HƯỚNG DẪN LÀM TỐT BÀI THI MÔN NGỮ VĂN
vectorstock.com/28062412
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH 12 LÀM TỐT BÀI THI MÔN NGỮ VĂN TRONG KÌ THI THPTQG, TRẦN THỊ THƯƠNG (NGHỆ AN) WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
OF
FI CI A
A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Các bước thực hiện đề tài B. NỘI DUNG 1. Cơ sở vấn đề nghiên cứu 1.1. Cơ sở lý luận 1.2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng vấn đề nghiên cứu 2. Những kinh nghiệm hướng dẫn học sinh 12 làm tốt bài thi môn Ngữ văn trong kì thi
L
Trang
MỤC LỤC
THPT Quốc gia.
1 2 2 2 4 4 5 9
ƠN
2.1. Hướng dẫn HS nắm chắc cấu trúc, nội dung và cách làm các dạng câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. 9
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
2.2. Hướng dẫn HS nhận diện và sửa lỗi sai thường gặp ở các dạng câu hỏi trong bài thi Ngữ văn THPT Quốc gia 31 2.3. Hướng dẫn HS thực hành luyện tập kĩ năng làm bài thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 61 3. Thực nghiệm 73 C. KẾT LUẬN 1. Đóng góp của đề tài 76 2. Kiến nghị 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
FI CI A
OF
Chữ viết thường Viết tắt Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá PPDH và KTĐG Giáo viên GV Học sinh HS Sách giáo khoa SGK Văn bản VB Nghị luận xã hội NLXH Nghị luận văn học NLVH Thực nghiệm TN Đối chứng ĐC Tốt nghiệp TN Trung học phổ thông Quốc gia THPT QG Giáo dục và Đào tạo GD & ĐT Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Phong cách ngôn ngữ PCNN Phương thức biểu đạt PTBĐ Thao tác lập luận TTLL Khảo sát chất lượng KSCL Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Công nghệ thông tin CNTT
L
KÍ HIỆU VIẾT TẮT
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Kì thi Trung học phổ thông quốc gia có vai trò rất quan trọng, thực hiện đồng thời nhiều chức năng khác nhau trong giáo dục. Năm 2020, do những tác động từ đại dịch Covid-19 đến việc dạy và học, kỳ thi THPT QG tạm thời trở lại là kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục đích chính là xét công nhận tốt nghiệp THPT. Dù có những thay đổi về nội dung và hình thức thi qua các năm học, tuy nhiên, điều không thể phủ nhận đó là sự xuất hiện bất biến của bộ môn Ngữ văn trong các kì thi Quốc gia. Ngữ văn vẫn luôn là một môn thi bắt buộc trong kì thi THPT QG. Điều đó nói lên tầm quan trọng của việc học và thi môn Ngữ văn đối với tất cả học sinh lớp 12. Thực hiện chủ trương đổi mới mạnh mẽ nội dung, PPDH và hình thức KTĐG chất lượng học tập của HS, từ năm 2015 đến nay, việc ra đề thi môn Ngữ văn cho kì thi THPT QG có những thay đổi theo hướng “mở”, chú trọng đến hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Các câu hỏi được đưa vào đề thi không còn hướng đến mục đích tái hiện kiến thức lí thuyết mà chuyển sang đòi hỏi HS phải có năng lực huy động kiến thức tổng hợp, hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, rèn kĩ năng trình bày quan điểm riêng của cá nhân về các vấn đề văn học hoặc xã hội được nêu trong đề thi. Thế nhưng, một thực trạng không thể phủ nhận được là kết quả bài thi THPT QG môn Ngữ văn của HS cả nước, ở Nghệ An và của trường THPT Hoàng Mai- nơi tôi đang giảng dạy trong những năm vừa qua- vẫn chưa thực sự đạt kết quả cao. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT về kết quả điểm thi THPT quốc gia 2019, ở môn Ngữ văn, tổng số thí sinh dự thi là 867.937 em. Điểm số trung bình của môn này chỉ đạt 5,49 điểm. Cả nước có 3.128 bài thi bị điểm liệt (dưới 1 điểm), trong đó, Ngữ văn là môn thi bị điểm liệt chiếm số lượng nhiều nhất với 1.265 bài. Những con số này đã phần nào phản ánh thực trạng còn một bộ phận HS THPT chưa nắm chắc kiến thức, chưa có kĩ năng và phương pháp làm bài môn thi này. Vậy, làm thế nào để giúp các em yêu thích môn Ngữ văn đồng thời có thể nâng cao kết quả học tập và chất lượng bài thi môn Ngữ văn THPT QG là một vấn đề cấp thiết. Trong những năm gần đây, đã có không ít những hội thảo chuyên môn, những tài liệu của các nhà giáo dục, các SKKN của GV biên soạn để hỗ trợ cho quá trình học và ôn- luyện thi Ngữ văn cho học sinh THPT nói chung và HS 12 nói riêng. Tuy nhiên, nhiều tài liệu trong số đó đã viết cách đây khá lâu nên không còn phù hợp với cách ra đề theo hướng mới của Bộ, nhiều sách báo, SKKN hướng dẫn HS làm bài thi ở một hoặc các dạng câu hỏi của đề thi (Đọc- hiểu, Nghị luận xã hội, Nghị luận văn học) nhưng chủ yếu nặng về kiến thức lí thuyết, nhiều tài liệu được viết với nội dung và cách thức giống nhau, chưa bám sát vào những khó khăn trên thực tế bài làm mà HS mắc phải để từ đó xây dựng những biện pháp phù hợp, hiệu quả cho các em. Từ đó, bản thân tôi nhận thấy việc hướng dẫn cách làm bài thi môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 THPT là điều hết sức cần thiết để các em đạt kết quả tốt nhất cho kì thi quan trọng trong cuộc đời của mình. Khi thực hiện đề tài của mình, mục tiêu mà tôi hướng đến có nhiều điểm đồng điệu với các tài liệu luyện, ôn thi của các tác giả cùng hướng nghiên cứu. Đó là mong muốn kết quả của đề tài sẽ góp phần giúp GV và HS THPT ôn tập và đạt kết quả cao nhất trong bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT QG. Tuy nhiên, điểm mới trong đề tài nghiên cứu của tôi là các kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình giảng dạy và luyện thi, chấm thi trong một thời 1
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
gian khá dài, được trình bày ngắn gọn nhưng đầy đủ. Tôi đã cố gắng hệ thống các biện pháp hướng dẫn HS giải quyết đồng thời, trọn vẹn cả ba dạng câu hỏi của đề thi, để đưa lại một bài thi đạt kết quả cao trong tổng thể của nó. Cách ghi nhớ kiến thức mà tôi đề xuất cũng tương đối đơn giản, dễ nhớ, dễ vận dụng nhưng vẫn đảm bảo hàm lượng kiến thức cần có. Bên cạnh việc hướng dẫn HS cách làm từng dạng bài cụ thể, tôi còn hệ thống lại những lỗi sai mà các em thường mắc phải trong quá trình làm bài thi, từ đó, đề xuất cách sửa chữa các lỗi sai này cho các em. Đồng thời, các em sẽ có được những định hướng cụ thể và chi tiết nhất để làm tốt bài thi THPT Quốc gia. Đặc biệt, đây sẽ là công trình hỗ trợ ôn thi hiệu quả nhất, phù hợp với đối tượng học sinh trong trường THPT Hoàng Mai- nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy. Chính từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đem những hiểu biết và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình dạy học trình bày đề tài SKKN: “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh 12 làm tốt bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia”. Qua đó, tôi mong muốn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng dạy- học- thi môn học Ngữ văn, đáp ứng yêu cầu theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Nắm được tình hình học tập và thực trạng kết quả bài thi môn Ngữ văn THPT QG của lớp 12 ở trường THPT Hoàng Mai - Trình bày hệ thống các cách thức hướng dẫn HS làm tốt bài thi THPT QG môn Ngữ văn ở cả 3 dạng câu hỏi: Đọc- hiểu; NLXH, NLVH. - Giúp GV và HS THPT nói chung, ở trường THPT Hoàng Mai nói riêng nâng cao được chất lượng dạy- học- thi môn Ngữ văn THPT QG hiệu quả và đạt kết quả cao. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Dựa trên nghiên cứu kết quả học tập, kết quả bài thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn của HS khối 12 trường THPT Hoàng Mai từ năm 2019 đến nay để đề xuất những biện pháp hữu hiệu, phù hợp với đối tượng HS, giúp các em làm tốt bài thi, nâng cao kết quả thi cử của các em trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp thống kê, so sánh - Phương pháp thực nghiệm sư phạm…. 4. Các bước thực hiện đề tài - Khảo sát thực tiễn học tập và kết quả thi thử đầu năm của HS khối lớp 12 môn Ngữ văn ở trường THPT Hoàng Mai: Năm học 2019-2020 tại lớp 12A5, 12A9, 12A1, 12A13; năm học 2020-2021: 12A4, 12A5, 12A10, 12A13. Bằng cách ra đề và cho HS làm bài kiểm tra chất lượng đầu năm học, tại mỗi lớp. Mục đích nhằm kiểm tra trình độ ban đầu của HS tại các lớp được chọn để ĐC và TN. - Tổng hợp kết quả điều tra và phân tích số liệu thu thập được để đưa ra kết luận về thực trạng vấn đề và tính thiết thực, cần thiết của vấn đề nghiên cứu - Đề xuất và áp dụng các kinh nghiệm của bản thân đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy, luyện đề để giúp các em biết cách làm từng dạng bài trong đề thi. Từ đó, các em tự tin khi tham gia các kì thi thử và thi THPT QG đạt kết quả cao. - Sau thời gian áp dụng, GV ra đề thi thử tiếp tục cho các em ở các lớp này thực hiện để kiểm tra chất lượng, đồng thời GV cũng thống kê kết quả cụ thể của HS 2
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
trong kì thi TN THPT QG năm học 2019-2020 do Bộ GD&ĐT tổ chức và kết quả kì thi KSCL kết hợp thi thử lần 1 do Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức 2020-2021. - Phân tích kết quả sau khi đã tác động. Đưa ra kết luận về tính thiết thực, khả năng ứng dụng của đề tài nghiên cứu.
3
B. NỘI DUNG
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
1. Cơ sở vấn đề nghiên cứu 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá Đề tài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm tốt bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia được thực hiện dựa theo yêu cầu đổi mới cách thức ra đề thi môn Ngữ văn THPT QG trong gần 10 năm trở lại đây. Kỳ thi THPT QG được xây dựng trên cơ sở của Nghị quyết 29 Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được Hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua. Trong đó nêu rõ “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”. Thực hiện chủ trương này, bắt đầu từ năm 2015, kết quả các môn thi THPT QG không chỉ là căn cứ quan trọng nhất để xét tốt nghiệp THPT cho HS đã trải qua 12 năm học tập ở trường phổ thông, mà còn được xem là tham số đáng tin cậy để các trường trung cấp, cao đẳng và đại học trong cả nước tham khảo khi xét tuyển sinh. Một trong những môn thi bắt buộc để đảm bảo kết quả của kì thi này được công nhận là môn Ngữ văn. Điều đó nói lên tầm quan trọng của việc học và thi môn Ngữ văn đối với tất cả học sinh lớp 12 hệ phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên. Đề thi các môn trong kì thi này cũng được ra theo tinh thần xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới nội dung, PPDH, KTĐG ở trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phát triển phẩm chất và năng lực HS theo định hướng của chương trình Giáo dục phổ thông mới. Đáp ứng yêu cầu dạy- học chuyển từ giáo dục nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, chuyển từ PPDH theo lối “thầy đọc trò chép” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời cần đổi mới KTĐG. KTĐG là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học, là động lực để thúc đẩy sự đổi mới của quá trình dạy và học. Đáp ứng những yêu cầu trên, đề thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT QG hiện nay đã có những điều chỉnh quan trọng trong cấu trúc, giúp đề thi nói riêng, môn Ngữ văn nói chung có giá trị thực tiễn cao cho thực tế cuộc sống, con người. Một số cuộc hội thảo đã được tổ chức nhằm trao đổi về việc ra đề thi môn Ngữ văn theo hướng “mở”, theo chuẩn đánh giá của PISA để tạo nên bước đột phá cho hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học. Việc đổi mới cách thức ra đề thi môn Ngữ văn THPT QG như hiện nay tránh được tình trạng HS học vẹt, học tủ, chưa kiểm tra, đánh giá được phẩm chất, năng lực Ngữ văn của HS. Vì vậy, đề Ngữ văn nhiều năm nay đã thay đổi thiết kế theo hướng giúp học sinh chủ động vận dụng những kiến thức, hiểu biết, tình cảm, năng lực của mình thể hiện vào bài thi, qua đó đánh giá toàn diện nhất năng lực của học sinh. 1.1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề Khi lựa chọn nghiên cứu đề tài này, đối với cá nhân tôi, đó vừa là một việc thuận lợi, đồng thời cũng là một thách thức. Bởi khi bàn về vấn đề làm cách nào để giúp học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn có hiệu quả, trước đó đã có không ít tài liệu bao gồm cách sách báo, bài giảng trên Internet 4
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
và cũng không ít những SKKN bày tỏ sự trăn trở về vấn đề này. Bản thân trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu đề tài cũng đã được kế thừa, học hỏi được những phương pháp, cách thức từ các nguồn tài liệu phong phú này. Về sách, thị trường sách dành cho việc học- ôn- thi môn Ngữ văn THPT QG rất sôi động, có thể kể đến các tài liệu mới nhất hiện nay như: Cẩm nang luyện thi THPT Quốc gia biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tác gải Phan Danh Hiếu; Đột phá 8+ môn Ngữ văn kì thi THPT Quốc gia của tác giả Ngô Quang Thiện, Ôn luyện đề thi mẫu THPT Quốc gia môn Ngữ văn của tác giả Phan Thế Hoài; Combo chiến thuật ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn của tác giả Trịnh Văn Quỳnh, Combo bứt phá điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn của tác giả Chí Bằng (chủ biên); Ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn được phát hành trước mỗi kì thi.... Hằng năm, các bộ sách này lại được tái bản có bổ sung chỉnh sửa để phục vụ cho nhu cầu học tập và ôn luyện của đông đảo HS. Về SKKN trên lĩnh vực này có thể kể đến: Nâng cao kỹ năng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi cho học sinh Khối 12 thi tốt nghiệp; Một số kinh nghiệm ôn thi đại học môn ngữ Văn cho học sinh lớp 12; Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho HS THPT ; Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khối 12 cách làm phần Đọc- hiểu trong bài thi Ngữ văn, kì thi THPT Quốc gia; Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị Luận văn học với dạng đề theo hướng mở- THPT 12. Các SKKN này đã cố gắng tìm ra những phương pháp hướng dẫn HS làm bài thi môn Ngữ văn THPT QG có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, có nhiều sáng kiến đã được thực hiện cách đây khá lâu, không còn phù hợp để hướng dẫn HS làm bài thi theo cấu trúc đề thi mới, nhiều SKKN chỉ đi vào nghiên cứu cách làm một dạng câu hỏi cụ thể của đề thi như Đọc- hiểu hoặc NLXH hoặc NLVH nên chỉ giúp HS thực hiện tương đối tốt một câu hỏi cụ thể của đề bài mà thôi. Internet cũng đăng tải rất nhiều bài báo bàn về công tác hướng dẫn ôn thi cho HS 12: trên báo Giáo dục và thời đại có rất nhiều bài viết về cách thức hướng dẫn HS ôn tập môn văn thi tốt nghiệp. Báo Giáo dục Việt Nam cũng đăng tải bài viết Phương pháp ôn thi tốt nghiệp môn Văn của thầy giáo Huỳnh Ngọc Toàn. Cũng nghiên cứu về vấn đề này, báo Dân trí cũng đưa ra vấn đề Thi tốt nghiệp môn văn trong 120 phút học sinh cần lưu ý điểm gì?. Trên các tờ báo điện tử Tuyển sinh 247, doctailieu... cũng đưa ra rất nhiều đề thi thử theo tinh thần đổi mới. Một số bài báo cũng cung cấp thêm cho các em “Mẹo làm bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Văn đạt điểm cao”, trên kenhtuyensinh.vn, “Mẹo “ghi điểm” trong bài thi môn Ngữ văn THPT quốc gia” trên trang dantri.com.vn... Tất cả các tài liệu đều đi đến nỗ lực trong việc hướng dẫn HS làm bài thi THPT QG môn Ngữ văn đạt kết quả cao. Ngoài ra, các khóa học online, các video đăng tải trên youtobe được các thầy cô thực hiện khá công phu cũng là một kênh tham khảo có giá trị cho HS lớp 12 sử dụng để ôn- luyện thi có hiệu quả. 1.2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng vấn đề nghiên cứu Thực hiện đề tài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm tốt bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia, tôi xuất phát từ hai cơ sở thực tiễn có giá trị. Đó là dựa trên đặc điểm cấu trúc, nội dung đề thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT QG hiện nay của Bộ GD&ĐT và thực tiễn bài làm, kết quả bài thi THPT QG của HS 12.
5
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
1.2.1. Đặc điểm cấu trúc, nội dung đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia Từ năm 2015 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương gộp kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng lại làm một, gọi là kì thi THPT QG. Vì vậy, nội dung và cấu trúc đề thi môn Ngữ văn có những sự thay đổi khá căn bản so với đề thi từ năm 2014 trở về trước. Trước mỗi kì thi chính thức của mỗi năm học, Bộ GD&ĐT đã phổ biến Đề thi minh hoạ ( đó được coi là một điểm tựa dự kiến về hình thức của đề sẽ được ra trong kì thi chính thức). Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, đề thi THPT QG (năm 2020 là kì thi TN THPT QG) của Bộ GD&ĐT đang giữ hình thức và tính chất ra đề tương đối ổn định. Vừa qua, Bộ GD&ĐT chính thức ban hành quy chế thi TN THPT QG năm học 2020-2021, theo đó, về cơ bản kì thi năm nay vẫn được giữ tương đối ổn định như các kì thi THPT QG trước đây và thi TN THPT QG năm 2020. Theo đó, đề thi chính thức của môn Ngữ văn dành cho kì thi THPT QG gồm có hai phần: Đọc- hiểu (3,0 điểm) và Làm văn (7,0 điểm). Riêng phần Làm văn có hai câu: nghị luận xã hội (2,0 điểm) và nghị luận văn học (5,0 điểm). Phần Đọc- hiểu của đề thi hoàn toàn nằm ngoài SGK. Qua khảo sát đề thi Ngữ văn chính thức các năm cho thấy, nguồn ngữ liệu dùng cho câu hỏi Đọc- hiểu rất đa dạng và văn bản được chọn có thể là văn bản mà thí sinh chưa từng được làm quen. Phần Làm văn trong đề thi có một câu NLXH và một câu NLVH. Câu NLXH đòi hỏi thí sinh viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về một vấn đề về tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống có liên quan mật thiết đến văn bản Đọc- hiểu ở phần I của đề. Câu NLVH với các kiểu bài đa dạng, kiến thức được sử dụng chủ yếu nằm ở một hoặc một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12, không kể phần học thêm, văn học nước ngoài và phần nằm trong kế hoạch tinh giản của Bộ GD&ĐT. Ngoài đặc điểm hình thức, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn, tính chất của đề thi THPT QG cũng dần có những thay đổi mới mẻ, tiến bộ theo hướng “mở”. Đề văn “mở” tạo cho thí sinh cơ hội thể hiện mình, bộc lộ tinh thần chủ động trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Đồng thời, hướng ra đề này cũng đã khắc phục khoảng cách giữa kiến thức văn chương với đời sống hàng ngày. Từ thực tiễn đề thi của Bộ GD&ĐT, ta thấy việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS đang ngày càng hiện diện rõ hơn trong công việc ra đề. Để đáp ứng được những yêu cầu của đề thi đặt ra, HS cần rèn luyện năng lực Đọchiểu văn bản, bồi dưỡng, phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp xã hội của bản thân mình. Đồng thời, GV cũng dựa trên cách thức ra đề đó để hướng dẫn HS làm bài thi hiệu quả, khoa học, đạt kết quả cao. 1.2.2. Thực trạng bài làm và kết quả bài thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn Một thực tiễn khác thôi thúc tôi thực hiện đề tài là dựa trên kết quả bài thi môn Ngữ văn của HS THPT trong kì thi THPT QG (năm 2020 là kì thi TN THPT QG) Trong nhiều năm trở lại đây, kết quả kì thi THPT QG nói chung và kết quả bài thi môn Ngữ văn nói riêng luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, có một thực trạng là điểm thi môn Ngữ văn trong cả nước, ở Nghệ An, và hẹp hơn là ở trường THPT Hoàng Mai còn chưa cao. Như đã đề cập ở phần lí do chọn đề tài, theo thống kê của Bộ GD & ĐT, trong kì thi THPT Quốc gia năm 2019, cả nước có 3100 bài thi bị điểm liệt (dưới 1,0 điểm). Trong đó, môn Ngữ văn có số lượng HS bị điểm liệt nhiều nhất là 1265 bài 6
ƠN
OF
FI CI A
L
(chiếm 1/3). Số lượng này cao hơn so với năm 2017 là 2,5 lần và gấp 1,6 lần so với năm 2018 Bảng 1: (Nguồn: Internet)
NH
“Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của cả nước năm 2020 cho thấy: Có 830.764 thí sinh tham gia thi bài thi Ngữ văn, trong đó điểm trung bình 6,62, điểm trung vị 6,75; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7. Số thí sinh có điểm <= 1 là 119 (chiếm tỷ lệ 0,01%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình 75.779 (chiếm tỷ lệ 9%)”
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Bảng 2: Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 (Nguồn: Internet)
7
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Về kết quả môn thi Ngữ văn trong kì thi THPT QG của Tỉnh Nghệ An, năm 2020, dù vẫn là Tỉnh có kết quả môn thi này xếp ở top đầu của cả nước nhưng điểm trung bình chung vẫn đang dừng ở mức: 6,56 điểm. Theo thống kê bảng so sánh kết quả kì thi tốt nghiệp THPT QG năm 2020 của các trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Trường THPT Hoàng Mai không nằm trong tốp 10 trường có điểm trung bình Ngữ văn cao Bảng 3:
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Trong năm học 2019-2020, 2020-2021, khi tiến hành làm bài thi khảo sát chất lượng đầu năm ở các lớp 12 được chọn để ĐC và TN, tôi nhận thấy kết quả bài thi của HS chưa cao, kể cả những HS có điểm đầu vào môn Văn trong kì thi tuyển sinh vào 10 khá tốt. Bài thi của các em mắc khá nhiều lỗi về cả hình thức lẫn nội dung. Nhiều em chưa quen với cấu trúc đề thi, chưa nắm được kĩ năng làm từng dạng câu hỏi Đọc- hiểu, NLXH và NLVH của đề thi, nhiều em học tủ, học lệch nên ảnh hưởng đến kết quả bài làm. Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi nhận thấy việc đúc rút những kinh nghiệm từ việc hướng dẫn HS lớp 12 làm bài thi THPT QG là một việc làm rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu dạy, học, thi trong thời gian sắp tới, khi mà đề thi TN THPT QG năm 2021 vẫn được Bộ GD&ĐT dự báo thực hiện ổn định như các năm trước và cũng đang đến rất gần với HS lớp 12.
8
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
2. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh 12 làm tốt bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia. 2.1. Hướng dẫn HS nắm chắc cấu trúc, nội dung và cách làm các dạng câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. 2.1.1. Hướng dẫn HS nắm chắc cấu trúc, nội dung đề thi THPT QG Trong nhiều năm giảng dạy và luyện thi cho HS khối 12, tôi nhận thấy rằng, có rất nhiều em, nhất là HS theo học các khối A, B, A1 (không lấy kết quả thi THPT QG môn Văn để xét tuyển vào các trường ĐH) chưa nắm được đặc điểm cấu trúc, nội dung của đề thi. Ngoài ra, khi trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy rất nhiều GV khi luyện đề chỉ yêu cầu HS học thuộc kiến thức SGK, chú trọng luyện tập nhiều vào dạng câu hỏi NLVH với quan niệm chủ yếu cần hoàn thành câu có điểm số nhiều nhất. Vì vậy, HS rơi vào tình trạng học tủ, học vẹt rất nhiều. Không quan tâm đến cách làm các dạng câu hỏi Đọc- hiểu và NLXH nên dẫn đến tình trạng điểm số và chất lượng bài thi môn Ngữ Văn chưa cao. Từ tình trạng này, thiết nghĩ, GV còn cần hướng dẫn cho HS biết rằng đề thi THPT QG trong nhiều năm trở lại đây đều ra theo hướng mở, tích hợp, chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực của HS. Vì vậy, khi làm bài, HS còn phải thể hiện được quan điểm cá nhân, phát triển tốt khả năng thông hiểu, vận dụng, đánh giá, sáng tạo mới có thể đạt được điểm cao. Thêm vào đó còn xuất hiện hiện tượng, vì cấu trúc đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 của Sở GD&ĐT Nghệ An ra trong nhiều năm nay có cấu trúc gần tương đồng với cấu trúc đề thi THPT QG (cách làm này giúp HS dần làm quen với cấu trúc đề thi THPT QG) nên có nhiều HS còn nhầm lẫn giữa cách ra đề của hai kì thi này, gây ảnh hưởng đến tiến độ làm bài, kĩ năng và chất lượng kết quả bài thi THPT QG. Mặc dù, đề thi của hai kì thi này có nhiều điểm khác biệt nhất định. Vì vậy, theo tôi, trong quá trình giảng dạy và luyện đề thi, việc cần làm đầu tiên là hướng dẫn cho HS nắm chắc được cấu trúc, cách ra đề thi THPT QG (TN THPT QG) của Bộ GD&ĐT. Thực hiện công việc này, không những giúp người dạy tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức, cập nhật sự thay đổi trong cách ra đề thi của Bộ hàng năm để có định hướng ôn luyện cho các em một cách đúng hướng, có hiệu quả. Quan trọng hơn, việc làm này còn có ý nghĩa với HS trong việc ôn tập, khoanh vùng phạm vi kiến thức, luyện kĩ năng và biết cách thức xử lí các dạng câu hỏi cụ thể trong đề ra. Đây là khâu quan trọng đầu tiên quyết định đến điểm số và chất lượng bài thi THPT QG môn Ngữ Văn. Để HS nắm chắc cấu trúc, nội dung đề thi THPT QG, tôi thường hệ thống lại toàn bộ đề thi môn Ngữ Văn THPT QG (bao gồm cả đề minh họa) từ năm 2017 đến nay, phân tích các dạng câu hỏi trong đề, so sánh, đối chiếu để thấy được sự thay đổi về cách thức ra đề thi của Bộ qua mỗi năm. Từ đó, tổng kết lại những nội dung, cách thức ra đề, giúp các em làm quen dần và không còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc với đề thi chính thức của kì thi THPT QG. Để khắc phục tình huống còn nhiều HS nhầm lẫn giữa đề thi tuyển sinh vào 10 và đề thi THPT QG, tôi thường so sánh cấu trúc đề thi của hai kì thi này để giúp các em thấy được điểm khác nhau. Từ đó, tôi sẽ phân loại thành các chuyên đề để giảng dạy và ôn luyện cho các em.
9
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Bảng 4: Bảng so sánh cấu trúc đề thi tuyển sinh vào 10 (tỉnh Nghệ An) với đề thi THPT QG (TN THPT) Cấu trúc đề thi tuyển sinh vào 10 Cấu trúc đề thi THPT QG 3 câu (Đọc- hiểu, NLXH, NLVH). 3 2 phần, 3 câu (Phần I: Đọc- hiểu; Phần II: câu độc lập về nội dung kiến thức. Làm văn gồm NLXH và NLVH). Câu Đọc Câu Đọc hiểu với văn bản/ đoạn trích hiểu với văn bản/ đoạn trích có độ dài tương tương đối đơn giản, câu hỏi dừng lại đối, câu hỏi dừng lại ở mức độ Nhận biết, ở hai mức độ Nhận biết, thông hiểu thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Câu NLXH có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với câu Đọc- hiểu, dựa trên văn bản Đọc- hiểu. Câu NLXH yêu cầu viết thành bài Câu NLXH yêu cầu viết đoạn văn có dung văn. lượng khoảng 200 chữ Đọc- hiểu: 2 điểm Đọc- hiểu: 3 điểm NLXH: 3 điểm NLXH: 2 điểm NLVH: 5 điểm NLVH: 5 điểm Từ bảng so sánh trên, ta thấy rằng cấu trúc đề thi THPT QG có nhiều điểm khác biệt với đề thi tuyển sinh vào lớp 10 từ cách ra đề, độ khó của câu hỏi, số lượng điểm phân bổ cho từng câu, mối quan hệ giữa các câu trong đề đến mức độ phân hóa các câu hỏi cụ thể trong đề thi. Qua phân tích hệ thống đề thi chính thức môn Ngữ văn, kì thi THPT QG từ năm 2017 đến nay, đồng thời dựa trên việc đối sánh điểm khác biệt giữa cấu trúc đề thi tuyển sinh vào 10 và thi THPT QG môn Ngữ văn, GV cần giúp HS nhận diện, định hình cấu trúc, nội dung của đề thi THPT QG cụ thể: Đề thi gồm có hai phần: Đọc- hiểu và Làm văn. Phần Đọc- hiểu được dành 3,0 điểm; phần Làm văn được dành 7,0 điểm. Phần Làm văn gồm 2 câu: câu nghị luận xã hội được dành 2,0 điểm; câu nghị luận văn học được dành 5,0 điểm. Câu Đọc- hiểu (phần I) đưa ra một văn bản (hoặc thơ hoặc văn xuôi, lấy trọn vẹn cả tác phẩm hay chỉ trích một đoạn). Các văn bản này có thể từ nhiều nguồn khác như sách, báo, Internet,… Kèm theo văn bản Đọc- hiểu là một hệ thống câu hỏi phân chia thành 4 mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Xoay xung quanh các vấn đề rất đa dạng đã học từ bậc trung học như yêu cầu nhận diện được thể thơ, phong cách ngôn ngữ của văn bản, các phương thức biểu đạt, các thao tác nghị luận, các phép tu từ được sử dụng trong văn bản; yêu cầu phát biểu về chủ đề hay nêu được những nội dung chính mà văn bản đề cập. Cao hơn, câu hỏi có thể yêu cầu chỉ ra những giá trị của các biện pháp tu từ hay phát biểu cảm nghĩ về vấn đề mà văn bản nêu lên… Câu nghị luận xã hội (câu 1 phần II: Làm văn) có yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ với hình thức diễn đạt đa dạng, tùy chọn, nhằm trình bày ý kiến cá nhân về một tư tưởng, đạo lí hoặc về một vấn đề, hiện tượng xã hội nào đó có liên quan đến phần văn bản Đọc hiểu ở phần I của đề thi. Câu nghị luận văn học (thuộc phần II: Làm văn) yêu cầu bàn luận, phát biểu cảm nhận, suy nghĩ về những vấn đề trong các tác phẩm của văn học Việt Nam hiện đại được học trong chương trình Ngữ văn THPT, chủ yếu là năm ở chương trình SGK Ngữ văn 12. Số lượng tác giả hoặc tác phẩm được nhắc tới trong câu này không 10
OF
FI CI A
L
hạn định. Có khi cả hai, ba tác giả, tác phẩm cùng được nhắc đến để yêu cầu HS phải so sánh, nhằm thể hiện năng lực bao quát vấn đề và kiến thức văn học phong phú của mình. Việc nhận diện được đặc điểm cấu trúc đề thi sẽ là một căn cứ quan trọng giúp HS cần ôn tập những nội dung kiến thức nào, phân bố thời gian cụ thể cho từng câu, và cần có những kĩ năng nào khi xử lí đề thi. Cụ thể, từ việc nhận diện được cách ra đề ở dạng câu Đọc- hiểu, HS sẽ biết cần phải chú ý ôn tập những kiến thức từng được học về thể thơ, hình thức đoạn văn, các phương thức biểu đạt, các phong cách ngôn ngữ, các thao tác nghị luận, các phép tu từ,… Những kiến thức này sẽ giúp các em đọc văn bản một cách thuận lợi, hiểu được nội dung cốt yếu mà văn bản thể hiện. Quan trọng nhất, để làm tốt dạng câu này, các em cần vận dụng năng lực Đọc- hiểu của bản thân, bước đầu trình bày được suy nghĩ cá nhân một cách ngắn gọn, súc tích, logic, linh hoạt nhất. Thời gian dành cho câu hỏi này cũng không được quá nhiều bởi số lượng điểm (3 điểm) của câu hỏi không quá cao các vấn đề được hỏi cũng chưa làm khó thí sinh.
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
Ví dụ phần Đọc hiểu đề thi THPT QG năm 2017 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hộp khi quan sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta cùng vui buồn với một nhân vật trong truyện. Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường bệnh chật vật uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với một hình ảnh đẹp: một cậu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp rưỡi mình, đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống ôm cậu bé mà người vẫn rung lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừng chiến thắng. (Trích Thiện, Ác và Smartphone – Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, thấu cảm là gì? Câu 3. Nhận xét về hành vi của đứa trẻ ba tuổi, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích. Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm? Vì sao?
11
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Phần Đọc hiểu đề thi TN THPT QG năm 2020 đợt 2 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Chỉ những ai dám tin mình có thể làm được những việc tưởng chừng bất khả thì mới thực sự cáng đáng được công việc! Trái lại, những người thiếu niềm tin thì chẳng bao giờ đạt được gì cả. Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, niềm tin có thể giúp ta làm được nhiều việc lớn hơn cả dịch chuyển một ngọn núi. Chẳng hạn như trong thám hiểm vũ trụ, yếu tố quan trọng nhất, cũng là yếu tố cần thiết, chính là niềm tin vào khả năng nhân loại có thể làm chủ được khoảng không bao la ấy. Nếu không có niềm tin vững chắc vào khả năng con người du hành trong không gian, các nhà khoa học đã không thể có đủ lòng dũng cảm, niềm đam mê và sự nhiệt tình để biến điều đó thành sự thật. Trong việc đối diện với ung thư cũng vậy, niềm tin vào khả năng chữa khỏi bệnh nan y này đã tạo động lực lớn lao giúp con người tìm ra nhiều phác đồ điều trị. Hoặc vào trước năm 1994, người ta bàn luận xôn xao chung quanh việc xây dựng đường hầm xuyên biển Manche nối liền nước Anh với lục địa châu Âu, dài trên 50km, với e ngại đó là một dự án viển vông. Quả thực, dự án xuyên biển Manche được khởi đầu với không ít sai lầm, nhưng cuối cùng đã thành công vào năm 1994, trở thành đường hầm dưới biển dài nhất thế giới. Chính niềm tin kiên trì là động lực quan trọng dẫn đến sự ra đời của đường hầm biển Manche, mà Hiệp hội Kỹ sư dân dụng Mỹ gọi đó là một trong bảy kỳ quan thế giới hiện đại. Trích Dám nghĩ lớn, David J. Schwartz, Ph.D, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr.19-20) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, người ta e ngại điều gì khi xây đựng đường hầm xuyên biển Manche? Câu 3. Chỉ ra điểm tương đồng về cơ sở làm nên thành công trong thám hiểm vũ trụ và xây dựng đường hầm xuyên biển Manche được nêu trong đoạn trích. Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất”? Vì sao?
DẠ
Y
KÈ
Tiếp theo, đối với câu viết đoạn văn NLXH trong đề thi THPT QG, muốn làm tốt dạng câu hỏi này, HS phải có kiến thức về đoạn văn, các hình thức đoạn văn, có ý thức quan tâm đến các vấn đề đời sống đang diễn ra xung quanh mình, hằng ngày thông qua những kênh khác nhau; báo chí, truyền hình, phát thanh hay chính cuộc sống đời thường mà các em đang trải nghiệm. Vì là câu nghị luận về một vấn đề xã hội nên các em phải thực sự nắm được một cách tương đối chi tiết về nội dung vấn đề và có vốn từ vựng phong phú, có khả năng bày tỏ sự đánh giá độc lập của bản thân về vấn đề ấy, trên cơ sở tôn trọng thuần phong mỹ tục và các chuẩn mực đạo đức của dân tộc. Thời gian dành cho câu này cũng chỉ nên tương đương với thời gian làm câu Đọc- hiểu hoặc dài hơn 5 phút, bởi câu hỏi này có quĩ điểm thấp nhất trong cấu trúc đề thi (2 điểm)
12
FI CI A
L
Đề thi THPT QG năm 2017: Từ nội dụng đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống. Đề thi TN THPT QG năm 2020 đợt 2: Từ nội dụng đoạn trích ở phản Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống. Đề thi TN THPT QG năm 2018: Từ nội dụng đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy Suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay
NH
ƠN
OF
Câu hỏi cuối cùng là câu NLVH (câu 2 của phần Làm văn), là câu có quĩ điểm cao nhất trong toàn bài (5 điểm), cũng là câu các em phải dành nhiều thời gian làm bài nhất. Dựa trên sự thống kê các kiểu dạng đề ra thường gặp trong nhiều năm trở lại đây, để làm tốt câu NLVH, thí sinh phải học kĩ các tác giả, tác phẩm của vặn học Việt Nam hiện đại có trong chương trình Ngữ văn lớp 12, có thể bỏ các đơn vị bài học thêm, văn bản văn học nước ngoài và phần nằm trong chương trình tinh giản của Bộ. Hs cần nắm vững cách thức làm các dạng bài khác nhau xoay xung quanh những tác phẩm đã học. Đồng thời, HS cũng cần tìm hiểu thêm phần mở rộng liên hệ, đối sánh giữa các đối tượng, liên hệ đến suy nghĩ, trách nhiệm cá nhân đến những vấn đề được đặt ra trong đề thi. Phần kiến thức về nhiều thời kì văn học, loại hình văn học, kiến thức về lí luận văn học cũng không thể bỏ qua. Ví dụ:
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Đề thi THPT QG năm 2017 (xin phép được trích gọn) Đất là nơi anh đến trường ……Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đề thi THPT QG năm 2018: Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó, anh/chị hãy liên hệ sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu ( Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả. Đề thi THPT QG năm 2019: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất…, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.. (Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn lớp 12, Tập Một) Cảm nhận của anh chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của Hoàng phủ Ngọc Tường. Đề thi TN THPT QG năm 2020: Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện qua đoạn trích “Em ơi em...Đất Nước của ca dao, thần thoại” (trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, tập 1, SGK)
13
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
2.1.2. Hướng dẫn HS cách làm các dạng câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. 2.1.2.1. Dạng câu hỏi Đọc- hiểu văn bản Sau khi HS đã nắm vững được cấu trúc và nội dung của đề thi, GV cần hướng dẫn cho HS phân loại kiến thức lý thuyết cho từng dạng câu hỏi và cách làm từng kiểu câu cụ thể. Dựa vào việc phân tích cấu trúc đề thi THPT QG môn Ngữ Văn của Bộ GD&ĐT, kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu luyện thi, qua thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi trong quá trình ôn thi cũng cố gắng truyền đạt cho HS cách nắm vững kiến thức lý thuyết sao cho hiệu quả nhất, nhanh nhất và dễ nhớ nhất. Tôi thường phân loại kiến thức lý thuyết thành 3 chuyên đề tương ứng với 3 dạng câu hỏi của đề thi. Tôi cũng yêu cầu HS sau mỗi buổi học phải hệ thống hóa lại kiến thức của mình theo cách riêng, không nhất thiết phải ghi chép tràn lan từ trang này sang trang khác sẽ tạo cảm giác nhàm chán, khó học, cũng không cần thiết phải đăng kí cùng lúc từ 2-3 lớp học, khóa học bởi kiến thức mà các thầy cô truyền tải về cơ bản là giống nhau. Quan trọng nhất là cách tiếp cận, cách ghi nhớ riêng của mỗi em. Các em có thể sử dụng sơ đồ tư duy, lập bảng biểu, ghi chép các điểm cần lưu ý, thường nhầm lẫn vào sổ tay để tiện sử dụng...Sau đó, cố gắng vận dụng ngay những kiến thức đã được GV hướng dẫn vào thực hành làm từng câu cụ thể. Ở dạng câu hỏi Đọc- hiểu, tôi bám sát vào các mức độ nhận thức của mỗi loại câu hỏi. Bao gồm câu hỏi ở các dạng nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phân loại các câu hỏi nhỏ ở phần Đọc- hiểu theo từng mức độ sẽ giúp HS nhận diện nhanh, xử lí từng câu trong khoảng thời gian phù hợp. Vị trí, thứ tự các câu hỏi nhỏ ở phần Đọc- hiểu cũng là một trong những căn cứ để nhận diện từng mức độ khó, dễ khác khác nhau. Sau một quá trình giảng dạy, luyện thi ở trường THPT, tôi đã hệ thống hóa kiến thức Đọc- hiểu thông qua bảng dưới đây:
14
Bảng 5:
I C I
Kiến thức Đọc hiểu văn bản
Dấu hiệu nhận biết, các dạng câu hỏi thường gặp, cách làm nhanh) Mức độ Nhận biết
Dấu hiệu Các dạng câu nhận diện hỏi thường gặp - Thông thường đứng ở vị trí: câu 1, câu 2 trong phần Đọchiểu. - Bắt đầu bằng các cụm từ: chỉ ra, nêu, xác định, liệt kê, gọi tên, căn cứ vào văn bản, theo tác giả, dựa vào đoạn trích,
Thường liên quan đến kiến thức về: PCNN/PTBĐ/T TLL/Thể thơ/phép liên kết/ hình thức đoạn văn
L A
F F
Cách làm nhanh
O
- Ở những câu hỏi cần lựa chọn đáp án đúng trong nhiều phương án trả lời (Đối với dạng câu hỏi về trình bày PTBĐ, TTLL, PCNN) cần nhanh tay liệt kê ra giấy nháp các phương án và sử dụng phương pháp loại trừ. Cách làm này vừa giúp các em tránh nhầm lẫn, vừa giúp nhận diện chính xác và khoa học hơn. (Tham khảo thêm Bảng 7: dấu hiệu nhận diện Phương thức biểu đạt; Bảng 8: Bảng dấu hiệu nhận diện các thao tác lập luận; Bảng 10: Dấu hiệu nhận diện các phép liên kết) - Riêng đối với dạng câu hỏi về nhận diện PCNN, cần kết hợp với nhiều nguồn minh chứng (Cả thể loại, cả đặc trưng về từ ngữ, cả nguồn trích…) để nhận diện PCNN văn bản chính xác nhất, không nên chỉ dựa vào một đặc điểm, hoặc dựa vào nguồn trích dẫn văn bản nhiều khi sẽ dễ nhầm lẫn nhất giữa những văn bản tương đối khó phân biệt như Báo chí, chính luận… (Tham khảo bảng các tiêu chí phân biệt các PCNN nhanh, chính xác nhất do tôi xây dựng ở phần bảng 6) - Với thể thơ cần chú ý quan tâm đến số lượng chữ (âm tiết) của mỗi dòng, tránh đếm sót - Với dạng xác định hình thức đoạn văn cần tìm được vị trí câu chủ đề. Muốn tìm câu chủ đề cần đọc kĩ văn bản, chú ý tóm lược nội dung văn bản, sau đó kiểm tra nội dung đó thể hiện tập trung nhất ở câu nào. - Chú ý đến cách hỏi: những, các: Yêu cầu HS trả lời từ 2 câu trả lời trở lên; Một, chủ yếu: HS chỉ được lựa chọn và trả lời duy nhất một phương án. - Các hình ảnh, - Với dạng tìm các từ ngữ, hình ảnh, ca dao tục ngữ cần: từ ngữ, các câu + Đọc kĩ văn bản ca dao tục + Gạch chân các mệnh lệnh và phạm vi ngữ liệu đề cập (câu hỏi hỏi trong toàn văn bản ngữ,... hay chỉ hỏi một đoạn, một phần trong VB đó...)
Y Ạ D
M È
N Ơ
Y U Q
H N
K
15
L A
tìm...
Thông - Thường hiểu đứng ở vị trí: câu hỏi số 2, 3 trong phần Đọchiểu - Thường xuất hiện các cụm từ: hiểu như thế nào; vì sao; tác dụng; nội dung chính; thái độ;...
+ Bám sát vào VB nhất là những đoạn có chứa các từ trùng khớp với câu hỏi. + Nếu trích ca dao tục ngữ, phải chú ý đến các từ thường xuất hiện trong các ca dao tục ngữ quen thuộc, cần ghi chép nguyên văn các câu ca dao tục ngữ đó, không được bê nguyên cả đoạn thơ/đoạn văn vào
I C I
- Anh/Chị hiểu như thế nào về...(một hình ảnh, một từ ngữ, một ý kiến, một đoạn thơ,...)?
F F
Từ câu thông hiểu trở đi, yêu cầu HS luôn vận dụng thêm kiến thức cá nhân, trải nghiệm cá nhân để xử lí vấn đề, luôn bám sát vào ngữ liệu Đọc- hiểu, tránh tình trạng câu hỏi Đọc- hiểu nhưng HS không đọc vẫn hiểu và vẫn chém gió mạch lạc - Ở dạng câu hỏi “hiểu như thế nào”, cần giải thích ý nghĩa của hình ảnh/từ ngữ/ý kiến được trích từ văn bản theo quan điểm của cá nhân HS. Nhiều khi có thể giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của đối tượng được hỏi. Cần đặt đối tượng phải giải thích vào ngữ cảnh của văn bản đã cho để hiểu đúng ý nghĩa mà đề muốn hỏi Tránh dùng các từ đã có trong ý kiến, trong đoạn thơ cần giải thích đưa lại vào trong lời mình trình bày(có thể sử dụng thay thế bằng các từ đồng nghĩa, trường nghĩa tương tự...)
N Ơ
Y U Q
O
H N
- Vì sao tác giả cho rằng...(thường kèm theo một câu được trích từ văn bản)
- Ở dạng câu hỏi vì sao, cần đưa lý do, tìm nguyên nhân chứng minh cho vấn đề được hỏi. Với những ý kiến dài, HS cần gọi tên cốt lõi vấn đề được hỏi theo cách của mình, nghĩa là phải biến những câu/ý kiến dài thành cách hỏi ngắn gọn, dễ hiểu để đơn giản hóa vấn đề Cần đặt mình vào vị trí người giải quyết vấn đề được hỏi để đề xuất những lý do phù hợp, thiết thực nhằm giải quyết vấn đề tốt nhất.
- Tác dụng của Biện pháp tu từ có trong văn bản/ một đoạn văn bản...
- Nêu tên BPTT kèm dẫn chứng chứng minh Nêu tác dụng trên cả hai phương diện nghệ thuật và nội dung (HS cũng có thể nắm vững một số các giá trị tu từ đặc trưng của từng biện pháp để dễ dàng nhận diện tác dụng) Tham khảo Bảng 9: Bảng ghi nhớ tác dụng đặc trưng của các biện pháp tu từ
Y Ạ D
K
M È
16
L A
I C I
- Nội dung chính - Đọc kĩ văn bản của văn Nếu văn bản có nhiều đoạn, có thể tìm ý chính của các đoạn và liên kết các ý đó thành nội bản/đoạn trích dung Nếu văn bản chỉ có một đoạn có thể bám vào các câu chủ đề, các từ ngữ, câu văn thường xuất hiện nhiều lần trong văn bản - Thái độ của tác giả trước một - Đọc kĩ văn bản; Xác định vấn đề được tác giả đề cập đến trong văn bản là gì vấn đề cụ thể Chú ý bám vào giọng điệu của lời nói; các câu hỏi tu từ (nếu có), các từ ngữ trực tiếp thể được đề cập đến hiện cảm xúc, tình thái từ...Gọi tên thái độ bằng các tính từ chỉ tính chất đánh giá, bình trong văn bản luận - Anh/Chị có - Trình bày theo trình tự yêu cầu của câu hỏi: đồng tình với ý + Trả lời đồng tình hoặc không đồng tình kiến...(ý kiến + Giải thích lí do mà bản thân đồng tình hoặc không đồng tình (cần đưa lý do, tìm nguyên được trích từ nhân chứng minh cho vấn đề được hỏi. VB), vì sao? Cần đặt mình vào vị trí người giải quyết vấn đề được hỏi để đề xuất những lý do phù hợp, thiết thực nhằm giải quyết vấn đề tốt nhất. Tránh trình bày những vấn đề xa rời thực tế. sáo rỗng theo lối mòn)
F F
Vận dụng Vận dụng cao
N Ơ
O
- Thường nằm ở câu 4 của phần Đọchiểu - Thường có những cụm từ: bày tỏ - Bức thông - Có hai bước làm dạng câu hỏi này quan điểm điệp/bài học mà + Nên chọn bài học có thể là một ý kiến, một câu nói được trích ở văn bản Đọc- hiểu cá nhân; anh/chị tâm đắc Hoặc chọn một nội dung được trình bày ở văn bản Đọc- hiểu thông nhất qua VB? + Lí giải lí do lựa chọn thông điệp/bài học đó (Cách làm tương tự như phần lí giải lí do vì điệp, bài sao) học,... Để giúp HS tiếp cận nhanh với kiến thức phần Đọc- hiểu văn bản, năm học 2019-2020, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19 bùng phát mạnh mẽ, Sở GD&ĐT Nghệ An đã triển khai hình thức dạy-học trực tuyến, tôi cũng có tham gia dạy học trực tuyến phát trên kênh Youtube THPT Hoàng Mai online. Các Gv và HS có thể tham khảo thêm video này để phục vụ cho việc làm bài Đọc- hiểu được hiệu quả hơn Link: Văn 12 Cách làm bài đọc hiểu OTTHQG- Trần Thương THPT Hoàng Mai- Nghệ An - YouTube 17
M È
Y Ạ D
K
Y U Q
H N
L A
I C I
Bảng 6: Bảng phân loại Phong cách ngôn ngữ PCNN Báo chí
Thể loại thường gặp Quảng cáo, tin tổng hợp, tiểu phẩm, phóng sự, tin tức
Chức năng Thông báo thông tin Tác động
Chính luận
Lời kêu gọi Báo cáo chính trị Bình luận, diễn thuyết Các bài phát biểu của các chính trị gia Tạp chí, tập san, báo cáo khoa học, SGK, giáo trình, luận văn, luận án
Giao tiếp Chứng minh Tác động
Sinh hoạt
Nhật kí, trò chuyện, thư từ cá nhân Chủ yếu sử dụng ở dạng nói
Nghệ thuật
Đa dạng Thơ, truyện, kí, kịch Các câu chuyện trong quà tặng cuộc sống, hạt giống tâm hồn (kể cả nguồn trích là trên Internet)
Giao tiếp nhằm thể hiện tư tưởng tình cảm bình xét đánh giá cá nhân được sử dụng trong phạm vi hàng ngày Thể hiện rõ nét tình cảm cảm tính cá nhân Thông tin Thẩm mỹ
Khoa học
Thông báo Chứng minh
M È
Y Ạ D
K
Y U Q
Từ/câu
Biểu lộ cảm xúc Mở rộng ý nghĩa thể hiện tính chất bình giá rõ nét Sử dụng năng động, linh hoạt Sử dụng nhiều biện pháp tu từ Hệ thống thuật ngữ dùng riêng cho lĩnh vực chính trị Không dễ để giải thích
F F
N Ơ
O
H N
Đặc trưng Thời sự nóng hổi Có tính chiến đấu
Bình giá công khai Lập luận chặt chẽ
Hệ thống thuật ngữ Nhiều danh từ trừu tượng Câu văn hoàn chỉnh, hiểu theo nghĩa đen Chính xác cao độ, chặt chẽ Dùng nhiều từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ, khẩu ngữ Dùng lời lẽ suồng sã, thân mật
Trừu tượng Logic Khách quan, chính xác
Ngôn ngữ bóng bẩy, trau chuốt Dùng nhiều biện pháp tu từ
Có hình tượng nghệ thuật Truyền cảm Đa nghĩa Đậm dấu ấn cá nhân tác giả
Cá thể Cụ thể Cảm xúc
18
L A
I C I
Bảng 7: Bảng dấu hiệu nhận diện Phương thức biểu đạt Phương thức
Dấu hiệu nhận biết
Tự sự
- Câu chuyện được kể có sự kiện, diễn biến, cốt truyện, nhân vật - Xuất hiện chủ yếu trong câu chuyện quà tặng cuộc sống, hạt giống tâm hồn; Các tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết) - Chú ý nhiều khi có xuất hiện trong các văn bản trình bày quan điểm cá nhân nhưng chỉ nhằm mục đích làm phương tiện chứng minh cho quan điểm người viết thì văn bản đó có PTBĐ chính lại là nghị luận
F F
N Ơ
O
- Chủ yếu sử dụng để miêu tả đặc điểm tính chất của đối tượng nên xuất hiện nhiều tính từ - Xuất hiện nhiều trong đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự, trong thơ… - Trình bày, giới thiệu các thông tin, hiểu biết, đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng nhưng cần đảm bảo tính Thuyết minh khách quan, chính xác của đối tượng đang được miêu tả, có thể có thêm các số liệu chứng minh - Chủ yếu xuất hiện trong đoạn giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật, trình bày kiến thức về các vấn đề khoa học. - Nhằm bộc lộ cảm xúc chủ quan của người viết về vấn đề. Chú ý đến các từ chỉ tình thái Biểu cảm - Xuất hiện chủ yếu trong các tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút. - Có vấn đề nghị luận và quan điểm của người viết; Từ ngữ thường mang tính khái quát cao (nêu chân lí, quy luật); Sử dụng các thao tác: lập luận, giải thích, chứng minh Nghị luận - Chủ yếu xuất hiện trong các đoạn văn trình bày quan điểm cá nhân về bất cứ một vấn đề nào của cuộc sống: Quan điểm sống, quan điểm về các loại giá trị, quan điểm về vấn đề xã hội, về văn học…. Có tính khuôn mẫu theo kiểu loại được quy định Hành chính Xuất hiện nhiều trong các loại đơn từ, giấy xác nhận… công vụ (Phương thức và phong cách hành chính công vụ thường không xuất hiện trong bài đọc hiểu) Miêu tả
M È
Y Ạ D
Y U Q
H N
K
19
Bảng 8: Bảng dấu hiệu nhận diện các thao tác lập luận Dấu hiệu nhận diện Chủ yếu dùng lí lẽ để cắt nghĩa, giảng giải về vấn đề được đặt ra trong đoạn trích. Chia nhỏ đối tượng được đề cập đến trong đoạn trích thành nhiều yếu tố bộ phận nhỏ hơn Chủ yếu sử dụng dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến được đặt ra trong đoạn trích Có từ 2 ý kiến, hai đối tượng, hai vấn đề xuất hiện. Được đặt trong mối tương quan, cái nhìn đôi sánh để thấy đặc điểm, tính chất của mỗi đối tượng Trình bày quan điểm cá nhân nhằm đánh giá hiện tượng, vấn đề tốt/xấu, đúng/sai... Có từ 2 ý kiến được đặt ra. Người viết thường trao đổi, tranh luận để bác bỏ những ý kiến sai lệch, đề xuất những quan điểm đúng đắn hợp lí
L
Thao tác lập luận
FI CI A
Giải thích Phân tích Chứng minh
OF
So sánh Bình luận
ƠN
Bác bỏ
Bảng 9: Bảng ghi nhớ tác dụng đặc trưng của các biện pháp tu từ Tác dụng chủ yếu Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến So sánh trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có Nhân hóa hồn gần với con người Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, Ẩn dụ/hoán dụ gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc Khiến các sự việc, hiện tượng hiện lên một cách ấn tượng với Nói quá người đọc, người nghe. Nói giảm nói Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể tránh hiện sự trân trọng Diễn tả cụ thể, toàn diện nhiều mặt, giúp đối tượng hiện lên đầy Liệt kê đủ và rõ ràng hơn Điệp ngữ/Lặp cú Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm pháp hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.
KÈ
M
QU Y
NH
Biện pháp tu từ
Bảng 10: Dấu hiệu nhận diện các phép liên kết
Y
Các phép liên kết
DẠ
Phép lặp Phép thế Phép nối
Đặc điểm nhận diện Các từ, cụm từ được sử dụng lặp lại ở câu đứng sau giống như các từ, cụm từ đã có ở câu trước nó. Cùng chỉ một đối tượng, nhưng các từ, cụm từ được sử dụng ở câu sau có tác dụng thay thế các từ, cụm từ đã có ở câu trước tạo sự liên kết . Ví dụ: thế bằng các từ đồng nghĩa hoặc thế bằng đại từ… Sử dụng các từ ngữ biểu thị quan hệ nối kết giữa câu sau với câu 20
FI CI A
L
trước. Ví dụ: và, với, thì, mà, còn, nhưng, vì, nếu, tuy, cho nên..., vì vậy, do đó, bởi thế, tuy vậy, nếu vậy, vậy mà, thế thì, với lại, vả lại... Sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo Phép liên tưởng ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản. Có thể sử dụng từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
2.1.2.2. Dạng câu hỏi Nghị luận xã hội Ở câu hỏi NLXH (câu 1 phần Làm văn) trong đề thi THPT QG (TN THPT QG 2020). Tuy là câu hỏi có có quĩ điểm thấp nhất trong cấu trúc đề thi (2 điểm) nhưng thông thường các em lại dành nhiều thời gian cho câu này. Thậm chí, nhiều em còn “đầu tư” để viết đoạn văn có dung lượng lớn hơn cả bài NLVH hoặc viết đoạn văn thành bài văn NLXH. Với dạng bài này, trước hết tôi sẽ hướng dẫn HS tổng kết lại cách ra đề thi chính thức của những năm gần đây (từ năm 2017 đến nay). Sau đó, đề xuất một số công thức chung cho các kiểu đề này. Từ việc khảo sát đề thi THPT QG cho thấy, hướng ra đề phổ biến nhất ở dạng câu này là đề yêu cầu HS trình bày suy nghĩ của bản thân trong khoảng dung lượng 200 chữ bàn về một phương diện, khía cạnh cụ thể (vai trò, ý nghĩa, tác dụng, tác hại, cách thức, nguyên nhân…) trong một vấn đề có ý nghĩa về tư tưởng đạo lí (lí tưởng, lẽ sống, cách sống, mối quan hệ đạo đức…) được đặt ra có liên hệ mật thiết với văn bản ở phần Đọc- hiểu của đề thi. Ví dụ: Đề thi THPT Quốc gia năm 2017: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc- hiểu ("Thiện, Ác và smartphone" - Đặng Hoàng Giang), anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống. Đề thi THPT Quốc gia năm 2018: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc- hiểu (Đánh thức tiềm lực - Nguyễn Duy), anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay. Đề thi THPT Quốc gia năm 2019: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc- hiểu (Trước biển - Vũ Quần Phương), anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh ý chí con người trong cuộc sống. Đề thi TN THPT lần 1/2020: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc- hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày. Từ những đề trên ta nhận thấy, với cấu trúc ngôn từ quen thuộc trong các đề bắt đầu bằng "Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc- hiểu...", nghĩa là nội dung cần nghị luận có quan hệ hữu cơ với nội dung chính của ngữ liệu Đọc- hiểu. Điều này giúp HS có được những định hướng, gợi dẫn quan trọng ngay từ việc suy nghĩ và trả lời các câu hỏi. Đề bài cũng đã yêu cầu HS phải làm bài đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: viết đúng dung lượng theo yêu cầu đặt ra trong câu lệnh của đề bài; sau đó là yêu cầu về nội dung nghị luận, đó là một khía cạnh, một bình diện, một ý nhỏ trong vấn đề lớn, đã được đề cập đến ở phần Đọc hiểu 21
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Sau khi xác định được kiểu bài, bước quan trọng nhất là hướng dẫn HS hình thành một “công thức tương đối” cho từng dạng hỏi: Trước hết về hình thức đoạn văn. Đoạn văn phải đảm bảo đúng dung lượng theo yêu cầu của đề bài, thông thường là 2/3 mặt giấy hoặc tối đa là 1 mặt giấy thi, tránh viết đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn. Nắm chắc lý thuyết về cách viết đoạn văn, lựa chọn các hình thức đoạn văn phù hợp. Thông thường, tôi khuyên HS nên viết đoạn văn theo kiểu Tổng- phân- hợp hoặc đoạn văn theo hình thức diễn dịch (trình bày chủ đề cần nghị luận ở đầu đoạn). Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy đây là những cách viết phổ biến của HS thường lựa chọn. Không xuống dòng giữa đoạn; đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa và lùi vào một chữ ở đầu dòng và kết thúc bằng dấu ngắt câu - có thể là dấu chấm, chấm than, ba chấm hoặc chấm hỏi tùy theo kiểu câu phù hợp với nội dung kết đoạn. Về cách viết nội dung đoạn văn. + Cần xác định trúng vấn đề cần nghị luận bằng cách gạch chân cụm từ chứa khía cạnh cần nghị luận và vấn đề nghị luận. Ví dụ: Đề thi THPT Quốc gia năm 2017: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc- hiểu ("Thiện, Ác và smartphone" - Đặng Hoàng Giang), anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống thì "sự thấu cảm" là vấn đề, còn "ý nghĩa" là khía cạnh cần nghị luận trong đoạn văn đó. Đề thi TN THPT QG 2020 lần 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc- hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày. Trong đó, trân trọng cuộc sống mỗi ngày là vấn đề, sự cần thiết là khía cạnh cần nghị luận Dựa theo cách ra đề, để phần nào định hướng và giúp cho các em hình dung một con đường đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện trong việc tạo lập đoạn văn 200 chữ, trong quá trình giảng dạy, tôi thường hướng dẫn HS thực hành tạo lập đoạn văn nghị luận theo mô hình: Mở đoạn: Thường 1-2 câu, bắt buộc phải giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Nên mở bài ngắn gọn, trực tiếp. Thân đoạn: Viết số lượng câu nhiều nhất. tập trung vào khía cạnh cần nghị luận. Cách làm cụ thể: + Nếu đề yêu cầu nghị luận về ý nghĩa, vai trò, sức mạnh, giá trị, tầm quan trọng của….Thì HS có thể trình bày sức ảnh hưởng, tác động, chi phối của vấn đề theo các phương diện đối với bản thân mình và đối với những người xung quanh, với cộng đồng xã hội; hoặc có thể trình bày sức ảnh hưởng của vấn đề theo thời gian hiện tại và tương lai + Nếu đề yêu cầu nghị luận về nguyên nhân vấn đề …., có thể triển khai theo cách: Nguyên nhân chủ quan ( xuất phát từ bản thân HS: nhận thức, tâm lý, hoàn cảnh sống...), nguyên nhân khách quan (từ gia đình, nhà trường. xã hội) ; + Nếu đề yêu cầu nghị luận về giải pháp thực hiện một vấn đề…tôi thường định hướng cho HS viết theo các phương diện từ giải pháp của cá nhân các em tới giải pháp của cộng đồng; giải pháp xuất phát từ nhận thức đến hành động; giải pháp hiện tại và tương lai... Kết đoạn (nếu có): Có thể viết trong 1-2 câu để khẳng định lại vấn đề nghị luận 22
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Với dạng đề NLXH thông qua một ý kiến được trích dẫn từ đề Đọc hiểu văn bản, một danh ngôn, châm ngôn… Bên cạnh hướng dẫn HS nắm vững cách làm về hình thức, tôi cần hướng dẫn xử lí nhanh kiểu bài theo các bước sau Mở đoạn: Dẫn dắt vấn đề và nêu được ý kiến cần nghị luận vào đề Thân đoạn: + Giải thích ngắn gọn ý kiến (không nên chia tách từng từ để giải thích vì như vậy sẽ rất dài, chiếm dung lượng lớn bài làm, mất thời gian). Các em chỉ cần trình bày gọn ý nghĩa của ý kiến (Nên mở đầu bằng những cụm từ như: Đó là lời khuyên, lời động viên, lời phê phán, lời cảnh báo, cảnh tỉnh…) + Phần bàn luận nên tập trung trả lời câu hỏi vì sao có ý kiến đó (Vì sao có vấn đề được đặt ra trong ý kiến). Nếu ý kiến có từ hai vế trở lên, các em nên chia từng vế nhỏ để xem xét, bình luận. + Phần phản đề + Liên hệ bản thân về bài học nhận thức và hành động Kết đoạn: Đánh giá lại ý nghĩa của vấn đề được đề cập đến trong ý kiến Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên ra dạng đề có kiểu bài NLXH về một hiện tượng đời sống để HS luyện tập. Bởi đây cũng là một dạng đề có thể ra trong câu NLXH vì nó phù hợp với xu hướng ra đề văn hiện nay. Đó là với mong muốn HS trình bày những suy nghĩ, quan điểm cá nhân về những vấn đề nóng hổi, có ý nghĩa chính trị- xã hội nhưng cũng không kém phần gần gũi, thiết thực với giới trẻ. Thường đề phần nghị luận xã hội sẽ có các từ khóa như: thực trạng, đang diễn ra, hôm nay, hiện nay, ở Việt Nam... Với cách làm dạng đề này, GV có thể hướng dẫn HS thực hiện hình thức đoạn văn, phần phần mở và kết bài như trong đề NLXH về một tư tưởng đạo lí như đã nói ở trên. Về nội dung, nếu đề yêu cầu trình bày quan điểm cá nhân về một hiện tượng, không phân chia thành từng khía cạnh cụ thể của vấn đề, HS có thể trình bày theo hướng: + Dạng đề về hiện tượng tiêu cực: Các ý triển khai: * Giải thích (nếu cần). * Thực trạng: Vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? * Nguyên nhân do đâu và hậu quả để lại? * Giải pháp thiết thực và bài học * Liên hệ bản thân. + Dạng đề về hiện tượng tích cực: Các ý triển khai: * Giải thích (nếu cần) * Phân tích, chứng minh * Bình luận * Bài học và liên hệ bản thân. Nếu đề chỉ yêu cầu trình bày một khía cạnh cụ thể của vấn đề, các em chỉ cần bám vào trọng tâm của vấn đề được hỏi để trình bày. Một nhân tố không thể thiếu làm nên thành công của dạng câu này là HS cần ghi nhớ luôn đặt bản thân mình vào vị trí chủ thể trực tiếp giải quyết vấn đề cần nghị luận, liên hệ đời sống xã hội, có cái nhìn biện chứng về vấn đề. Chỉ trình bày vấn đề theo quan điểm cá nhân của bản thân, tránh tình trạng trình bày những vấn đề sáo rỗng, 23
L
thuộc lòng những đoạn văn mẫu trong tài liệu để chép vào hoặc cố gắng viết những điều lớn lao ngoài khả năng thực hiện của mình. Các em cần sử dụng văn phong giản dị, trong sáng, cách lập luận chặt chẽ và thuyết phục.
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
2.1.2.3. Dạng câu hỏi Nghị luận văn học Dạng câu hỏi NLVH (câu 2 phần Làm văn)- câu chiếm số điểm nhiều nhất, quan trọng nhất trong đề thi. Đề thi THPT QG môn Ngữ văn có các dạng câu NLVH rất phong phú, đa dạng. HS cũng thường có tâm lí sợ hãi với câu này bởi lí do là các em cảm thấy có quá nhiều kiểu dạng đề ra, rất khó nắm bắt được cách làm. Thậm chí có nhiều em còn mong muốn rằng GV có thể lập được “công thức” cho các kiểu bài để các em có định hướng cách làm ổn định và rõ ràng hơn. Hiểu được những khó khăn đó của HS, vì vậy, ngay từ đầu để hướng dẫn HS làm tốt dạng câu này, thông thường tôi sẽ dành một khoảng thời gian cùng HS phân tích hướng ra đề thi của dạng câu này. Sau đó, sơ đồ hóa cách làm các dạng bài cụ thể để HS có những điểm tựa căn bản khi làm dạng câu hỏi này. Qua phân tích, tổng hợp từ các đề thi THPT QG từ năm 2017 trở lại đây, dạng câu này thường xoay xung quanh 3 dạng bài cụ thể: NL về một đoạn trích/ một tác phẩm văn xuôi; Dạng bài NL về một đoạn trích/ một tác phẩm thơ. Còn dạng đề NL về một ý kiến bàn về văn học ít xuất hiện. Trong thời gian 120 phút, ngoài hai câu hỏi Đọc- hiểu và NLXH, đề thi rất khó có khả năng ra dạng bài nghị luận theo kiểu cảm nhận/ trình bày suy nghĩ về nội dung và nghệ thuật của cả một tác phẩm thơ/văn xuôi trọn vẹn trong chương trình Ngữ văn THPT (chủ yếu là khối 12) bởi các văn bản này khá dài và không dễ để có thể cảm nhận đầy đủ, hoàn chỉnh trong thời gian ngắn. Vì vậy, đề phần lớn sẽ yêu cầu HS đi sâu tìm hiểu một khía cạnh, một vấn đề cụ thể trong từng tác phẩm. Cách ra đề hoàn toàn phù hợp năng lực của tất cả các đối tượng HS, kể cả các em có học lực trung bình. Tất nhiên ở mỗi câu hỏi đều có cách thức hỏi riêng để phân hóa trình độ HS. Thực tế đã chứng minh, đề thi THPT QG nhiều năm gần đây chỉ xoay xung quanh những vấn đề cụ thể trong các văn bản như tình huống, nhân vật, đoạn trích ngắn, hình tượng thơ. Với dạng bài này, cần thời gian ôn tập, luyện đề bền bỉ, trong thời gian dài mới có thể tiến bộ được. Tôi thường hướng dẫn HS Nắm chắc về kiến thức: Những tác phẩm văn học đã được học trong chương trình SGK Ngữ văn, nhất là SGK Ngữ văn 12 Về kĩ năng tôi cũng luôn nhắc nhở HS cần nắm vững các thao tác lập luận như: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ, tổng hợp... Văn nghị luận có thể có các chi tiết tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh nhưng nó phải nhằm mục đích nghị luận. Về cách thức trình bày: Tôi hường xuyên lưu ý HS dù là dạng đề NLVH nào, bố cục của bài làm cũng cần đảm bảo motip ba phần cụ thể, đầy đủ: Mở bài – Giới thiệu tác giả, tác phẩm. – Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Thân bài – Làm rõ vấn đề nghị luận bằng sự kết hợp các thao tác lập luận như: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ, tổng hợp… (cảm nhận/phân tích vấn đề nghị luận ở cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật) 24
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
– Đánh giá và mở rộng vấn đề (có thể so sánh với các đối tượng, vấn đề khác để làm nổi bật, nhấn mạnh thêm ý nghĩa của vấn đề ) Kết bài – Khái quát lại vấn đề vừa nghị luận. – Liên hệ thực tế, bản thân. Không chỉ định hướng cách làm chung cho tất cả các dạng bài NLVH, tôi còn hướng dẫn chi tiết cho HS cách viết các phần của một bài văn NLVH. Cụ thể: Trước hết là cách viết phần Mở bài: Thông thường viết phần mở bài có hai cách: mở trực tiếp (đi thẳng vào vấn đề); mở gián tiếp để làm cầu nối cho ý tiếp sau. Nếu mở bài trực tiếp: GV cần hướng dẫn HS giới thiệu về tác giả (nên tập trung vào phong cách nghệ thuật, về vị trí của tác giả trong nền văn học, không cần thiết phải giới thiệu dài dòng về năm sinh, năm mất, tên thật, quê quán, năm mấy tuổi). Giới thiệu về tác phẩm (nên tập trung vào xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp của tác giả trên văn đàn văn học của dân tộc). Giới thiệu vấn đề cần nghị luận chú ý trình bày đầy đủ cả các lệnh chính và lệnh phụ (nếu có) trong bài để tránh sót. Nếu HS mở bài gián tiếp, tôi thường lưu ý các em có thể dẫn dắt bằng câu thơ, câu văn, câu lí luận văn học, so sánh các đối tượng với nhau để dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận. HS cũng nên viết các câu dài, câu ghép, câu phức nhiều thành phần và tăng cường sử dụng các tính từ miêu tả, biểu cảm. Tuy nhiên dù mở bài gián tiếp, các em cũng cần phải nêu được yêu cầu nghị luận vào mở bài. Khi viết phần Thân bài (phần giải quyết vấn đề, phần trung tâm của một bài văn, đoạn văn nghị luận). Về cơ bản, viết thân bài, thân đoạn cần đảm bảo các bước cơ bản sau: Bước 1. Đọc- hiểu đề bài – Đọc thật kĩ đề bài tìm kiểu đề (chú ý bám vào mệnh lệnh đề bài đã cho: Hãy phân tích/cảm nhận/bình luận/trình bày…). – Vấn đề cần nghị luận tập trung vào khía cạnh nào? Ngữ liệu được trích dẫn có nội dung chính? (chú ý bám vào các cụm từ ngay sau mệnh lệnh của đề bài: Diễn biến tâm lí/ vẻ đẹp tâm hồn/ hình tượng thiên nhiên/ vẻ đẹp hình tượng/ tình huống…) Lưu ý: Để bước này được nhanh và chính xác cần gạch chân vào đề, ghi nhanh các từ khóa ở giấy nháp. Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý, sắp xếp ý theo thứ tự sẽ được trình bày trong bài văn – Có thể chia nhỏ các vấn đề/ ngữ liệu đề cho thành những ý lớn nào? (Tìm cơ sở chia luận điểm). Trong mỗi ý chính cần những dẫn chứng, lí lẽ nào (Tìm luận cứ), sử dụng cách lập luận nào để thuyết phục người đọc, người chấm. – Người viết muốn sắp xếp các ý theo trình tự nào? – Những ý nào cần trình bày trước, những ý nào trình bày sau? (trước hết chia luận điểm của đề, sau đó mỗi luận điểm chia ý nhỏ hơn) – Việc sắp xếp các ý như vậy đã hợp lí chưa? Có cần điều chỉnh vị trí các ý không? Có thể suy nghĩ và căn chỉnh ở ngoài giấy nháp nhanh gọn. - Phân chia dung lượng ngắn dài cho mỗi ý. Ý nào cần viết ít, ý nào cần viết nhiều. Chú ý đến số lượng các mệnh lệnh để có cách viết ngắn dài cho phù hợp (nếu đề chỉ có một mệnh lệnh thì có thể viết dài hơn; nếu đề có hai mệnh lệnh thì cần viết nhiều ý không cần thiết gọn gàng lại) 25
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Lưu ý: Sau khi lập dàn ý, cần tự đặt câu hỏi dàn ý mình lập ra có phục vụ cho đề được hỏi hay không? Hay sẽ phục vụ cho đề khác cùng nội dung như vậy. Đặt câu hỏi để căn chỉnh lại cho phù hợp nhất với yêu cầu của đề. Khi đó, bài làm của thí sinh sẽ không chỉ dừng lại ở yêu cầu ĐÚNG mà là TRÚNG vấn đề nghị luận Bước 3. Tập trung viết bài - Mỗi ý của phần thân bài nên viết thành những đoạn văn khác nhau. - Đoạn văn nên viết theo lối diễn dịch, nên trình bày luận điểm ngay ở phần đầu đoạn. Mỗi luận điểm có thể triển khai nhiều đoạn, mỗi đoạn nên cố gắng làm sáng tỏ một vấn đề nhỏ gọn. - Luôn ghi nhớ đánh giá nghệ thuật xây dựng đối tượng trong văn bản - Có thể có so sánh lồng vào trong quá trình viết, nhưng cũng có thể đặt ở phần cuối bài viết Lưu ý: Luôn ghi nhớ tập trung viết bài bám sát vào vấn đề trọng tâm, khi đã hoàn thành được yêu cầu cơ bản mới có những mở rộng nâng cao, tránh sa đà vào việc so sánh, liên hệ mà không hoàn thành bài làm. Đặc biệt, trong quá trình HS viết đoạn văn, tôi thường hướng dẫn HS cách để cần đảm bảo sự liên kết giữa các đoạn bằng cách sử dụng các từ liên kết như Thứ nhất, Thứ hai; Một là, Hai là…; Trước tiên, Tiếp theo, Sau cùng…; Một mặt, Mặt khác; Nhưng song, trái lại, ngược lại, thế mà, tuy nhiên, tuy vậy, thế nhưng…; Bởi vậy, bởi thế, cho nên, vì vậy, vì thế, chính vì vậy, chính vì thế, do đó, vậy nên, vì lí do trên… Hoặc dùng các câu để liên kết: Không những …. mà còn ;Càng … càng; Nếu … thì…
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Bước 4: Khảo bài – Khi viết xong, luận đề đã sáng tỏ chưa? – Các ý có thống nhất và liên kết chặt chẽ với nhau không? – Câu chữ đã sáng rõ, mạch lạc chưa? Phần kết bài muốn đạt hiệu quả cần thực hiện nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở Mở bài và đã giải quyết ở Thân bài. Phần này góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn. HS có thể kết bài theo kiểu tóm lược (tóm tắt quan điểm, tổng hợp những ý chính đã nêu ở Thân bài). Cách kết bài này dễ viết hơn và thường được sử dụng nhiều hơn, phù hợp với dung lượng thời gian ít ỏi ở cuối giờ. Hoặc kết bài bằng cách bình luận mở rộng và nâng cao, liên hệ bản thân (trên cơ sở quan điểm chính của bài viết, bằng liên tưởng, vận dụng, người viết phát triển, mở rộng nâng cao vấn đề). Đây là kiểu mở bài hay, gây ấn tượng mạnh với người đọc, người chấm nhưng cần vững tay viết, chú ý về thời gian còn lại tránh hết giờ mà làm chưa hoàn tất. Từ “công thức chung” cho tất cả các dạng bài như trên, tôi tiếp tục hình thành cho HS cách làm từng kiểu bài cụ thể, thường gặp trong đề thi (trước hết là những dạng bài đã gặp trong đề thi THPT QG từ 2015 trở lại đây. Cụ thể: Từ đề thi THPT QG năm 2015: Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích (đã cho). Từ đó, bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Hướng dẫn các bước làm bài: Cảm nhận nhân vật trong đoạn trích. Từ đó, mở rộng bình luận… Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác. 26
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Nêu vị trí đoạn trích và khái quát nhân vật trong đoạn trích. Nêu ngắn gọn yêu cầu khác (nếu có). Thân bài: Cảm nhận về nhân vật trong đoạn trích. Hoàn cảnh và số phận của nhân vật Ngoại hình: Tính cách: (hình thành các luận điểm) - Thông qua lời nói - Hành động - Nhận xét của tác giả, của các nhân vật khác. - Diễn biến tâm lý Khát quát nhân vật Đánh giá về ý nghĩa xây dựng nhân vật đối với tác phẩm. Thông điệp tác giả muốn hướng tới Mở rộng nâng cao: liên hệ, so sánh với các nhân vật khác trong cùng giai đoan văn học hoặc có nét chung trong vai trò (mẹ, người phụ nữ,...) => khái quát lên hình tượng chung của một thời đại. Nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng nhân vật: (tình huống, ngôn ngữ, miêu tả nội tâm nhân vật,...) Bình luận về vấn đề được đặt ra ở lệnh phụ: (Phần bình luận ngắn hơn phần phân tích trước đó, nên viết thành đoạn văn, ít dẫn chứng). Đặc biệt, phải bám sát với vấn đề được đặt ra trước đó, không viết cảm tính hoặc quá khái quát Kết bài: Khái quát nhân vật trong đoạn trích. Đưa ra nhân định của bản thân về nhân vật (từ nhân vật em có thể đúc rút cho bản thân mình điều gì để hoàn thiện mình hơn hay cho em nhận thức đúng đắn về con người trong một giai đoạn) Từ đề thi THPT QG năm 2016: Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người. Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ Nhặt, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. Hướng dẫn các bước làm bài: Phân tích tình huống truyện (từ đó bình luận về một ý kiến có liên quan đến vấn đề) Các bước cụ thể: Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Gọi tên tình huống truyện Nêu nội dung ý kiến về tình huống truyện (nếu đề cho) Thân bài: Nêu khái niệm tình huống truyện - Tình huống truyện là tình thế xảy ra truyện, là hoàn cảnh mà nhà văn đặt nhân vật cuả mình vào trong đó để nhân vật bộc lộ sâu sắc tâm lý tính cách -> có ý nghĩa quyết định sống còn của tác phẩm 27
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
- Vai trò của tình huống truyện: thể hiện chiều sâu tư tưởng, thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa đặc điểm tính cách nhân vật,... - Mở rộng một số lý luân về tình huống Nêu nội dung, ý nghĩa của ý kiến được đề cập trong đề thi. Nêu tình huống truyện Phân tích tình huống truyện: - Tình huống truyện ấy có đặc điểm gì? - Ý nghĩa đối với việc khắc họa nhân vật. - Ý nghĩa đối với nội dụng, tư tưởng của tác phẩm truyện( thể hiện giá trị nhân đạo, hiện thực). - Thể hiện được tài năng của tác giả. - Ý nghĩa đối với nền văn học - Đánh giá, mở rộng, liên hệ Lưu ý: Trong quá trình phân tích tình huống, HS cần thường xuyên soi chiếu ý nghĩa của nó với ý kiến được trích dẫn trong đề, tránh “bỏ quên ý kiến” đã cho. Nghĩa là vừa phân tích tình huống, vừa bình luận về ý kiến. Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của tình huống truyện trong tác phẩm. Khái quát lại các giá trị của tình huống, ý nghĩa của nhận định. Khẳng định lại tài năng và tấm lòng của tác giả.
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Từ đề thi THPT QG năm 2017 (cách ra đề tương tự đề thi TN THPT QG năm 2020 cả lần 1 và lần 2. Tuy nhiên đề thi TN THPT QG 2020 chỉ có một lệnh chính) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ (đã cho) trong văn bản Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Từ đó, bình luận quan niệm về đất nước của tác giả Hướng dẫn làm bài: Dạng đề cảm nhận đoạn thơ. Từ đó bình luận quan điểm của tác giả Các bước cụ thể: Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Vị trí và nội dung chính của đoạn thơ. Nêu nội dung ý kiến về đoạn thơ (nếu đề cho). Thân bài: Giới thiệu sơ lược về hình tượng, nội dung xuyên suốt bài thơ, đoạn thơ hoặc cảm hứng chủ đạo của đoạn/ bài thơ (nỗi nhớ trong “Tây Tiến”, hình tượng sóng và em trong “Sóng”,...) Phân tích đoạn thơ theo hệ thống luận điểm phù hợp (có thể là phân tích dọc hoặc ngang nhưng phải khái quát được luận điểm theo từng phần) Bám sát các tín hiệu nghệ thuật: biện pháp tu từ, ngôn ngữ, cách ngắt nhịp, giọng điệu,... để phân tích. Mở rộng nâng cao so sánh với các bài thơ cùng chủ để, cùng giai đoạn. Khái quát nghệ thuật: hình tượng thơ, giọng điệu, thể thơ,... Bình luận quan điểm của tác giả cần bám sát vào đoạn thơ đã được phân tích trước đó để trình bày, tránh viết quá khái quát, xa rời đoạn thơ. Đánh giá về ý nghĩa xây dựng nhân vật đối với tác phẩm. 28
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Thông điệp tác giả muốn hướng tới Kết bài: Khái quát lại nội dung chính của đoạn thơ. Trình bày suy nghĩ của mình về đoạn thơ (đoạn thơ mang đến cho em bài học quý giá gì về cuộc sống: yêu nước, trách nhiệm của bản thân đối với đất nước,...) Từ đề thi THPT QG năm 2019: Cảm nhận của anh chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích (đã cho trước). Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của Hoàng phủ Ngọc Tường. Hướng dẫn làm bài: Cảm nhận một hình tượng trong đoạn trích văn xuôi. Các bước làm cụ thể: Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Giới thiệu hình tượng cần được phân tích Vị trí và nội dung chính của đoạn trích chứa hình tượng Nêu nội dung ý kiến về hình trượng trong đoạn trích (nếu đề cho). Thân bài: Nêu khái niệm hình tượng: (hình tượng là đối tượng được tác giả dụng công miêu tả trong tác phẩm của mình, có thể là sự vật, thiên nhiên, con người,…) Ý nghĩa của hình tượng đối với một tác phẩm nghệ thuật: đóng vai trò thể hiện, chứa đựng tư tưởng của tác giả,… Phân tích hình tượng theo hệ thống luận điểm phù hợp (có thể là phân tích dọc hoặc ngang nhưng phải khái quát được luận điểm theo từng phần) Bám sát các tín hiệu nghệ thuật: biện pháp tu từ, ngôn ngữ, cách ngắt nhịp, giọng điệu,các hình ảnh miêu tả hình tượng... để phân tích. Mở rộng nâng cao so sánh với các hình tượng khác trong các tác phẩm cùng chủ để, cùng giai đoạn. Đánh giá về ý nghĩa xây dựng nhân vật đối với tác phẩm. Thông điệp tác giả muốn hướng tới Kết bài: Khái quát lại giá trị của hình tượng trong đoạn trích. Trình bày suy nghĩ của mình về hình tượng
DẠ
Y
KÈ
Với xu hướng ra đề thi môn Ngữ văn trong kì thi TN THPT QG năm 2021, tôi còn định hướng thêm cho HS một số kiểu dạng bài NLVH cần ôn tập như Dạng 1: Nghị luận về một đoạn trích trong một tác phẩm văn xuôi Mở bài : Giới thiệu vài nét về tác giả (vị trí, phong cách) Khái quát chung về tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, vị trí của tác phẩm trong nền văn học nước nhà) Giới thiệu vấn đề nghị luận: giới thiệu đoạn trích, yêu cầu cần nghị luận Thân bài : Tóm tắt phần đầu từ đầu đến đoạn cần phân tích (ngắn gọn mang tính chất dẫn dắt) 29
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Làm rõ nội dung vấn đề nghị luận: + Cần bám vào đối tượng trung tâm của đoạn trích để dựa vào đó phân tích, cảm nhận. hoặc chú ý chia đoạn văn thành cụm câu có thể khái quát thành các luận điểm lớn để có căn cứ phân tích) +Chú ý đến dụng ý của tác giả được thể hiện trong đoạn văn. + Phân tích nghệ thuật đoạn trích. Liên hệ, mở rộng (nếu có) Đánh giá chung về giá trị của đoạn trích, tác phẩm Kết bài : Khái quát lại cái hay, cái độc đáo của đoạn trích, tác phẩm Nêu cảm xúc, ấn tượng của bản thân về đoạn trích, tác phẩm Dạng 2: Nghị luận về giá trị nhân đạo trong đạo trích tác phẩm Mở bài Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (Vị trí, phong cách của tác giả; Hoàn cảnh sáng tác; Vị trí, xuất xứ (nếu có)) Dẫn dắt vào giá trị nhân đạo, nêu vấn đề cần nghị luận Thân bài Giải thích khái niệm nhân đạo Phân tích các biểu hiện +Tố cáo chế độ thống trị đối với con người +Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh của con người +Trân trọng khát vọng tự do hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp của con người + Cổ vũ, tìm ra con đường giải phóng cho các nhân vật (Đây là điểm mới trong giá trị nhân đạo của các văn bản sau 1945) Liên hệ, mở rộng (nếu có) Đánh giá về giá trị nhân đạo của đoạn trích,tác phẩm đối với văn học Kết bài Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm Cảm nhận của bản thân về giá trị đó Dạng 3: Nghị luận về giá trị hiện thực trong đoạn trích, tác phẩm Mở bài Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (Vị trí, phong cách của tác giả; Hoàn cảnh sáng tác; Vị trí, xuất xứ (nếu có); Giới thiệu về vấn đề nghị luận) Dẫn dắt vào giá trị hiện thực, nêu vấn đề cần nghị luận Thân bài Khái niệm hiện thực Phân tích các biểu hiện + Phản ánh chân thực đời sống xã hội - lịch sử tại một thời điểm nhất định được tái hiện trong văn bản + Khắc họa rõ nét, cụ thể đời sống, nội tâm của con người + Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo hoặc ca ngợi xã hội - chế độ Liên hệ, mở rộng( nếu có) Đánh giá về giá trị hiện thực của đoạn trích tác phẩm Kết bài
30
L
Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
2.2. Hướng dẫn HS nhận diện và sửa lỗi sai thường gặp ở các dạng câu hỏi trong bài thi Ngữ văn THPT Quốc gia 2.2.1. Dạng câu hỏi Đọc- hiểu 2.2.1.1. Các lỗi sai thường gặp Qua quá trình giảng dạy, chấm bài thi của các em, tôi nhận thấy HS thường mắc các lỗi sai sau Về thời gian: Nhiều HS làm Đọc hiểu quá dài, đồng nghĩa với việc này là thời gian dành làm hai câu còn lại trong đề sẽ bị ảnh hưởng (thường là không kịp thời gian làm bài, bài làm chưa hoàn tất) Về hình thức: Rất nhiều HS trình bày Đọc- hiểu rất rườm rà. Thậm chí tất cả các câu đề viết đoạn văn, tẩy xóa, gạch bỏ rất nhiều Về nội dung: HS thường mắc nhiều lỗi sai đa dạng (tôi đã tổng hợp ở bảng sau)
31
I C I
BẢNG 11: Các lỗi sai thường gặp ở phần Đọc- hiểu văn bản và cách thức sửa lỗi Mức độ câu hỏi Nhận biết
Lỗi sai thường gặp (*)
L A
Cách sửa các lỗi
F F
(1) Thường nhầm lẫn giữa PTBĐ chính: Nghị luận với Tự (1) Tự sự là thao tác đơn thuần kể lại câu chuyện có sự mở đầu, diễn biến, kết thúc. Còn nếu câu chuyện được kể không nhằm mục đích tái hiện sự việc mà để phục vụ chứng minh cho một quan điểm tư tưởng, suy nghĩ của người viết đằng sau đó, thì đó lại là phương thức nghị luận. (2) Thường nhầm lẫn giữa TTLL: Giải thích, chứng minh, (2) phân tích Giải thích Chứng minh Phân tích Cả 3 TTLL đều sử dụng lí lẽ, dẫn chứng để nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề đặt ra trong một đoạn văn. Chủ yếu dùng lí Chủ yếu dùng Chia tách vấn lẽ cá nhân để dẫn chứng, số đề thành nhiều thuyết phục, liệu để làm sáng khía cạnh, tìm làm sáng tỏ đối tỏ vấn đề hiểu vào bản tượng chất của đối tượng đó (3) - Thường nhầm lẫn giữa PCNN: Báo chí- Chính luậnKhoa học (3) Không lựa chọn đáp án theo cách cảm tính. Cần kết hợp với nhiều đặc trưng của các PPCN (Tham khảo (4) - Xác định các BPTT nhầm lẫn giữa Ẩn dụ- Hoán dụ, Bảng 6) xác định sai BPTT theo yêu cầu của đề (4) Ẩn dụ Hoán dụ Có cấu trúc chung mỗi câu có 2 vế A-B, trong đó có
N Ơ
M È
Y Ạ D
Y U Q
O
H N
K
32
L A
I C I
một vế xuất hiện, một vế khác bị ẩn đi. Thông qua liên tưởng, người đọc có thể suy ra nghĩa của đối tượng bị ẩn Giữa A và B có thể Giữa A và B có mối quan tương đồng nhau về hệ với nhau, có thể thuộc nhiều nét nghĩa, tuy về nhau, hoặc chứa đựng nhiên về hình thức, A nhau và B không liên quan A nhau A=B (5) - Thể thơ: Cách nhanh nhất là đếm số từ của mỗi câu, nhưng cần đếm từ đầu đến cuối bài thơ, không được đếm vài ba câu thơ đầu và kết luận ngay. (6) Chú ý đề hỏi “Những, các” cần liệt kê từ 2 đáp án trở lên. Đề yêu cầu nên “chính, chủ yếu, một” chỉ được nêu 1 đáp án chính xác nhất. (7) Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng những từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật; trong phép liên tưởng, đó là những từ ngữ chỉ những sự vật khác nhau có liên quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến cái kia (liên tưởng). (8) Gạch chân cụm từ “Theo tác giả” để xác định đây là quan điểm của người viết. Cần tìm đáp án trong đề, chú ý các câu trong đề có chưa cụm từ trùng với câu hỏi (9) Gạch chân cụm từ “dựa vào đoạn trích”. Bám sát vào văn bản, đọc hết văn bản để nhặt hết các ý phục vụ cho câu hỏi, vì nhiều khi câu trả lời không chỉ nằm ở một phần của văn bản.
F F
N Ơ
(5) Xác định sai thể thơ (6) Ghi sai số lượng đáp án đề hỏi.
Y U Q
H N
(7) Không phân biệt được phép liên tưởng và phép thế trong hệ thống các phép liên kết
(8) Đề yêu cầu trả lời “Theo tác giả” nhưng lại trả lời theo cách hiểu của cá nhân
M È
(9) Đề yêu cầu trả lời “dựa vào đoạn trích” nhưng tìm không hết các ý trong đoạn
Y Ạ D
K
O
(10) - Đề yêu cầu xác định các câu từ ngữ, hình ảnh, các câu ca dao/tục ngữ… nhưng không liệt kê được đầy đủ hoặc bê nguyên đoạn trích có chứa các câu ca dao tục ngữ vào bài
33
L A
I C I
làm.
Thông hiểu
(1) Đề yêu cầu trình bày cách hiểu cá nhân về một hình ảnh, một từ ngữ, một ý kiến, một đoạn thơ… trong văn bản nhưng lại trích dẫn cách hiểu của tác giả, hoặc ….nêu cách hiểu cả văn bản mà không bám vào phạm vi ngữ liệu trích hỏi
Y U Q
(3) Đề yêu cầu trình bày tác dụng của BPTT nhưng không nêu được tên biện pháp, hoặc nêu sai, hoặc nêu sai BPTT nhưng tác dụng vẫn trả lời đúng. Nếu tác dụng của BPTT thường nêu chung chung, không chú ý đến giá trị tu từ đặc trưng của từng biện pháp.
Y Ạ D
K
F F
N Ơ
O
H N
(2) - Đề yêu cầu trả lời vì sao tác giả cho rằng...(thường kèm theo một câu được trích từ văn bản) nhưng lại nêu cách hiểu về ý kiến mà không trình bày lí do
M È
(10) Tìm các danh từ, động từ, tính từ hoặc chú ý đến các cụm từ có chứa câu ca dao tục ngữ. Dùng vốn hiểu biết ghi lại các câu ca dao tục ngữ (thường đề sẽ chỉ hỏi những câu gần gũi, quen thuộc, không mang tính chất đánh đố các em), không được chép lại cả câu dài (1) Cần nêu cách hiểu cá nhân, trả lời câu hỏi hình ảnh, từ ngữ, đoạn trích hỏi đó có nghĩa như thế nào; cần chú ý đến phạm vi ngữ liệu mà câu hỏi đề cập, thông thường đề chỉ trích từ 1-vài câu thơ trong văn bản, không yêu cầu giải thích cả văn bản. Nhiều khi câu hỏi dạng này cũng cần HS đặt hình ảnh chi tiết đó vào ngữ cảnh tổng thể của văn bản để giải thích, không đơn thuần chỉ hỏi cách hiểu bên ngoài. HS cũng có thể từ nghĩa đen (nếu có) của hình ảnh, chi tiết, câu văn thơ được hỏi để suy ra nghĩa ẩn dụ, nghĩa hàm ẩn của nó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều (2)Cần trả lời câu hỏi vì sao chứ không phải trả lời câu hỏi như thế nào. Nghĩa là đưa ra các lí lẽ chứng minh ý kiến của tác giả đưa ra chứ không phải trả lời cách hiểu cá nhân về ý kiến đó. (3) Trước hết cần liệt kê nhanh ra giấy những biện pháp quen thuộc, thường gặp đến ít quen thuộc hơn. Chú ý tìm những biện pháp đơn giản trước xem có xuất hiện không, rồi mới nghĩ đến những BPTT khó phát hiện hơn. Sau đó nhớ lại đặc trưng của từng BPTT và kiểm chứng giá trị ý nghĩa của nó với trường hợp cụ thể mà mình đang xét 34
L A
(4) Đề yêu cầu nêu nội dung chính của văn bản/đoạn trích song lại nêu chưa khái quát đầy đủ hoặc nêu lan man, không trúng nội dung chính
I C I
Chú ý đến giá trị của từng BPTT với câu văn, đoạn văn chứa nó; Đồng thời cũng cần chú ý tác dụng của nó đối với đối tượng được sử dụng biện pháp tu từ; thông qua đó BPTT có giá trị như thế nào trong việc thể hiện quan điểm, tư tưởng của tác giả. (4) Nắm vững phần hướng dẫn cách làm dạng câu này ở Bảng 5, hướng dẫn cách làm Nội dung chính của VB.
F F
O
(5) - Đề yêu cầu trình bày thái độ của tác giả trước một vấn đề cụ thể được đề cập đến trong văn bản nhưng lại không cảm nhận được tác giả bày tỏ thái độ gì, thậm chí còn không gọi được tên của thái độ một cách cụ thể, mà nói dài dòng, chung chung. (5) Nắm vững phần hướng dẫn cách làm dạng câu này ở Bảng 5, hướng dẫn cách làm phần thái độ tác giả Đồng thời cần chú đến bám vào hệ thống từ ngữ, câu chữ trên văn bản, chú ý đến các dấu hiệu thể hiện thái độ như các từ chỉ tình thái, các câu hỏi tu từ, giọng điệu Chú ý đến vấn đề được đề cập là tích cực hay tiêu cực để thêm phần “phán đoán” chắc chắn hơn. Chú ý đến nhan đề, mục đích tạo lập của văn bản (thường nằm ở phần nguồn dẫn cuối văn bản được trích) Vận - Đề yêu cầu trình bày ý kiến cá nhân cụ thể (tán thành hoặc Đây là câu hỏi có đáp án mở nên đòi hỏi HS vận dụng dụng/ không tán thành, đồng ý hoặc không đồng ý…) về một ý nhiều nhất kiến thức, vốn sống, quan điểm, tư tưởng Vận kiến, một vấn đề được trích từ văn bản nhưng có thể nêu của cá nhân, không nên trình bày cứng nhắc, sáo rỗng. dụng cao được ý kiến nhưng không lí giải được nguyên nhân chọn ý - Đọc hướng dẫn cách làm ở Bảng 5; chú ý đặt mình kiến vào vấn đề được hỏi, chú ý đến cốt lõi vấn đề đặt ra trong câu hỏi là gì. - Đề hỏi về Bức thông điệp/bài học mà anh/chị tâm đắc - Bài học có thể được rút ra từ vấn đề trọng tâm của nhất qua VB? Thường HS trả lời thiên về trình bày lại nội văn bản, cũng có thể được đút kết ngắn gọn ở một câu
N Ơ
M È
Y Ạ D
Y U Q
H N
K
35
L A
I C I
dung chính của câu hỏi mà ít chú ý đến tìm hiểu bài học nào đó của văn bản (thường là câu chủ đề). Đây là câu thấm thía nhất với mình. HS cũng không lí giải việc chọn hỏi có đáp án mở nên chỉ cần HS tìm được thông thông điệp đó hoặc có lí giải nhưng sơ sài. điệp/bài học mà mình cho là ý nghĩa nhất đều được chấp nhận - Chú ý viết ngắn gọn theo hệ thống ý - Đồng thời đưa ra lí lẽ để chứng minh ý kiến đó, bài học đó là rất sâu sắc. HS lại quay trở lại với dạng câu hỏi lí giải tại sao.
F F
N Ơ
M È
Y Ạ D
Y U Q
O
H N
K
36
FI CI A
L
Sau đây là một số ví dụ về lỗi sai phần Đọc hiểu được lấy từ bài làm của HS Từ đề bài Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều Vẫn còn có bao điều tốt đẹp Xa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệt Hãy vì người, nếu mong họ vì con.
OF
Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch Tình thương yêu không mua được bằng tiền Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên.
NH
ƠN
Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong. (Nói với con, Nguyễn Huy Hoàng, Nguồn http://baophunuthudo.vn/article) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản? Câu 2. Trong văn bản trên, người cha đã khuyên người con những điều gì? Câu 3. Theo Anh,chị vì sao tác giả cho rằng: “Hãy vì người, nếu mong họ vì con”
QU Y
Câu 4. Anh chị có đồng tình với những lời khuyên sau đây của người cha hay không? Vì sao? Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong
DẠ
Y
KÈ
M
Ví dụ: Lỗi sai trong bài làm dưới đây của HS Câu 2 chỉ đáp ứng được một phần của nội dung văn bản. Câu 3 trả lời sai yêu cầu khi đề yêu cầu “lí giải”, em lại trả lời về “cách hiểu về ý kiến”. Câu 4 chưa lí giải được nguyên nhân mà bản thân đồng tình với lời khuyên của người cha dành cho người con trong văn bản
37
'
38
Y
DẠ M
KÈ QU Y ƠN
NH
FI CI A
OF
L
FI CI A
L
Đề bài: Cũng ngữ liệu trên: văn bản Nói với con của Nguyễn Huy Hoàng Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra những câu tục ngữ dân gian được vận dụng trong đoạn thư thứ hai?
OF
Câu 3. Anh,chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều Vẫn còn có bao điều tốt đẹp Xa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệt Hãy vì người, nếu mong họ vì con. Câu 4. Những lời tâm sự “nói với con”của nhà thơ được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
Dưới đây là một bài làm của HS. Lỗi sai của HS ở bài này: Câu 1: Xác định sai thể thơ Câu 2: Trích nguyên văn đoạn thơ có chứa tục ngữ, chưa ghi lại được nguyên văn câu tục ngữ mà đề muốn hỏi Câu 3: Em có trình bày cách hiểu nhưng chủ yếu đi diễn xuôi nội dung của đoạn thơ, không phải trình bày cách hiểu theo lí lẽ, ngôn ngữ cá nhân Câu 4: Đề yêu cầu trình bày suy nghĩ nhưng em chủ yếu trình bày lại nội dung chính của văn bản.
39
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Cùng với đề này, một HS khác cũng mắc một số lỗi sai như Câu 3: Đề chỉ yêu cầu hỏi cách hiểu về một đoạn thơ trong văn bản, em không bám vào đoạn trích mà nêu cách hiểu về cả nội dung của văn bản, khiến câu trả lời dài dòng, lan man, thiếu trọng tâm Câu 4: Em có trình bày được suy nghĩ cá nhân nhưng chỉ dừng lại ở việc nhận xét về người cha trong văn bản, chưa nhận diện được giá trị của các bài học được nêu ra trong văn bản với chính mình.Dẫn đến, bài làm còn thiếu chiều sâu, không rõ suy nghĩ cá nhân một cách sâu sắc
DẠ
Y
KÈ
M
Ví dụ một đề bài khác: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Nền tảng của sự thành công nằm ở tính kỷ luật tự giác và được thể hiện thông qua sự tự chủ. Tự chủ là lòng can đảm được sử dụng đúng lúc, là khả năng tự chế ngự và kiểm soát tất cả các trạng thái cảm xúc của bản thân. Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính tự chủ chính là bánh lái, giữ cho thuyền đi đúng hướng, vượt qua những sóng gió của cuộc đời. Người hạnh phúc nhất chính là người có thể làm chủ được bản thân. Điềm tĩnh là một trong những biểu hiện của sự tự chủ. Người giữ được điềm tĩnh luôn ẩn chứa trong mình nguồn sức mạnh to lớn. Điềm tĩnh giúp con người giữ được sự sáng suốt trong khi những người khác không còn kiên nhẫn. Khi bị ai đó đổ lỗi, khi mọi lời chỉ trích đều dồn về bạn, khi bạn liên tục vấp ngã hay khi bị bạn bè quay lưng…ấy là những lúc bạn cần đến tính tự chủ và sự điềm tĩnh. Biết chế ngự bản thân và giữ được sự điềm tĩnh, bạn sẽ có được bình yên cũng như sẵn sàng đấu tranh cho những mục tiêu cao cả của đời mình. Hãy cố gắng giữ được vẻ bình tĩnh và cái tâm bình thản, sáng suốt trong mọi tình huống, bạn nhé! (Không gì là không có thể - George Matthew Adams, Thu Hằng dịch) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
40
FI CI A
L
Câu 1. Theo tác giả, những lúc bạn cần đến tính tự chủ và sự điềm tĩnh là lúc nào? Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu: Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính tự chủ chính là bánh lái, giữ cho thuyền đi đúng hướng, vượt qua những sóng gió của cuộc đời Câu 3. Theo anh, chị, tại sao tác giả khẳng định: Người hạnh phúc nhất chính là người có thể làm chủ được bản thân. Câu 4. Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu lí do chọn thông điệp đó.
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
Ở bài này, HS mắc rất nhiều lỗi sai, chỉ trừ câu 1, còn các câu còn lại HS chưa hoàn thành được Câu 2: xác định sai biện pháp tu từ: Không phân biệt được phép so sánh và phép ẩn dụ Câu 3: Em có lí giải vấn đề nhưng chỉ trình bày được 1 ý gần như không liên quan đến vấn đề được hỏi Câu 4: Em có nêu được thông điệp nhưng không lí giải được, lí giải chung chung, mang tính khuôn mẫu, chưa bám vào thông điệp và suy nghĩ cá nhân của mình để lí giải
41
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Từ đề bài sau Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (1) Một khi đã phân biệt chuyện nào đúng, chuyện nào sai, người nào đúng, người nào sai, khi đó bạn đã tự mặc định việc lựa chọn phe cho mình. Khi phân định rạch ròi đúng – sai, chúng ta có xu hướng tốn công thuyết phục những người xung quanh để họ có cùng niềm tin như mình, thậm chí còn ghét bỏ, không thể đứng cùng một chỗ với người có tư tưởng đối lập. Bạn đã bao giờ tự hỏi, điều gì khiến bạn cảm thấy khó chịu, ghét bỏ đối phương vào lúc đó chưa? Vì họ có quan điểm trái ngược? Hay vì họ không chịu lắng nghe bạn, không tin bạn, không tuân theo bạn, không thừa nhận rằng bạn đúng? (…) (2) Chúng ta có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác để giành được phần thắng, để được thừa nhận? Đến cuối cùng, chiến thắng đó liệu sẽ đem lại cho bạn điều gì? Bạn có thực sự chiến thắng không hay đó đơn thuần là chiến thắng của “cái Tôi” bên trong bạn? (3) Một “cái Tôi” luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy. Một “cái Tôi” khắc khoải mong được thừa nhận. Một “cái Tôi” thích chiến đấu hơn là nhún nhường. Một “cái Tôi” nói lý lẽ rất giỏi, nhưng lại chỉ thích bịt tai, vì không chịu lắng nghe nên chưa thể hiểu, chưa thể thương một người có lựa chọn khác biệt. Một “cái Tôi” vẫn còn cầm tù mình trong những vai trò, ranh giới, ẩn giấu bên trong là những lo toan, sợ hãi nên khi đứng trước sự đối lập, mới vội vàng nóng giận, vội vàng tức tối, cảm thấy bị đe doạ và lo lắng về tương lai. Khi “cái Tôi” tù túng thì sẽ rất khó để nó thực sự tôn trọng sự tự do của kẻ khác. (Trích Chúng ta đâu chỉ sống cho riêng mình – Dương Thùy, Nxb. Hà Nội, 2016, tr.118 – 119) Câu 1. Xác định những phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) và (3) của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, một “cái Tôi” tù túng thường có những biểu hiện như thế nào? (0,5 điểm) Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (3) của văn bản. (1,0 điểm) Câu 4. Theo anh/chị, việc đề cao “cái Tôi” cá nhân sẽ tác động như thế nào đến lối sống của thế hệ trẻ hiện nay? (1,0 điểm)
DẠ
Y
Bài làm của HS : Lỗi sai của HS cụ thể Câu 1: chưa xác định được phép liên kết, mặc dù các phép liên kết trong đoạn tương đối rõ và dễ nhận diện Câu 3: Nhầm lẫn giữa phép tu từ điệp từ với phép lặp cú pháp. Câu 4: Dung lượng viết dài hơn cả bài NLXH, câu trả lời còn khá lan man, dài dòng không cần thiết Tẩy xóa, gạch bỏ nhiều
42
L FI CI A OF ƠN NH
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Nguyên nhân của lỗi sai ở dạng câu này mà các em thường mắc phải là + Do chưa thường xuyên luyện kĩ năng làm bài thi nên khi tiếp cận với đề, các em bỏ rất nhiều thời gian đọc ngữ liệu. Nhiều HS chưa nắm vững kiến thức cách làm về các dạng câu hỏi cụ thể của phần Đọc- hiểu; HS làm bài với tâm lí chưa yên tâm nếu trả lời quá ngắn… 2.2.1.2. Cách thức sửa lỗi Từ bảng lỗi sai đã thống kê ở trên, tôi thường chỉ ra cho các em cách nhận diện và hướng dẫn các em sửa sai một cách cụ thể, dễ ghi nhớ cách thực hiện để áp dụng cho các dạng câu hỏi sau. + Thứ nhất, khắc phục lỗi làm bài về thời gian: GV cần yêu cầu HS đọc ngữ liệu chu đáo lần thứ nhất. Sau đó đọc câu hỏi và gạch chân các cụm từ mệnh lệnh, các phạm vi trích hỏi, sau đó lại đọc lại ngữ liệu Đọc- hiểu lần thứ hai theo định hướng câu hỏi. Luôn quy định cho HS về thời gian làm bài Đọc- hiểu là không quá 15 phút. Lấy thời gian đó làm thời gian quy chuẩn cho việc luyện đề của các em trong thời gian học và luyện thi Nêu cao khẩu hiệu làm bài Đọc- hiểu: GỌN- NHANH- TRÚNG + Thứ hai, khắc phục lỗi sai về hình thức: GV có thể khuyên HS phương án “tạm thời bỏ trống” hoặc trừ giấy để làm câu hỏi mà mình đang băn khoăn ở cuối giờ, tránh tình trạng suy nghĩ quá lâu hoặc viết dài rồi gạch bỏ, vừa mất thời gian, dẫn đến hình thức trình bày luộm thuộm, thiếu thiện cảm. 43
FI CI A
L
Trình bày các câu có nhiều lệnh hỏi bằng hệ thống các ý riêng, xuống dòng, không viết thành đoạn rườm rà, lan man. + Thứ ba, khắc phục lỗi về nội dung: Yêu cầu đầu tiên để sửa lỗi sai nội dung là HS phải nắm bắt cách nhận diện, cách làm mỗi loại câu hỏi ở các mức độ khác nhau (Đã hướng dẫn khi học về cách làm bài thi ở mỗi dạng câu hỏi mục …). Sau đó tùy thuộc vào lỗi sai cụ thể để hướng dẫn HS sửa lỗi một cách linh hoạt và hiệu quả nhất (đã được trình bày kết hợp ở bảng 11: Các lỗi sai thường gặp ở phần Đọc- hiểu văn bản và cách thức sửa lỗi)
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
2.2.2. Dạng câu hỏi Nghị luận xã hội 2.2.2.1. Các lỗi sai thường gặp Lỗi sai của dạng câu hỏi NLXH trong bài thi môn Ngữ văn của HS thường gặp có thể: Về thời gian: Với câu hỏi có quỹ điểm 2,0 điểm, tuy nhiên, vẫn là một câu thuộc dạng câu làm văn nên tâm lí của HS vẫn thường làm dạng câu này với thời gian dài hơn câu Đọc- hiểu (3,0 điểm). Thậm chí có em còn dành hẳn một tiếng đồng hồ để viết nháp và sau đó chép lại vào bài thi một cách hoàn hảo nhất. Về hình thức: Câu NLXH thường xuất hiện các lỗi sai quen thuộc như sai chính tả, câu lủng củng, dùng từ không đúng văn phong (thường sử dụng ngôn ngữ nói). Không trình bày được đoạn văn theo một hình thức nhất định Dung lượng đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn Không trình bày đoạn văn mà làm thành bài văn nhiều đoạn có mở bài thân bài kết bài đầy đủ Về nội dung: Qua quá trình giảng dạy, luyện thi, chấm bài, tôi đã thống kê được những lỗi nội dung mà HS thường mắc phải (được trình bày cụ thể ở bảng sau):
44
I C I
BẢNG 12: Dạng bài Nghị luận xã hội Các lỗi sai thường gặp, nguyên nhân, cách sửa lỗi TT 1
2
Lỗi sai Nguyên nhân Đoạn văn Chưa xác định được vấn đề không nêu trọng tâm đề cập đến trong được vấn đề đề ra nghị luận Chưa lựa chọn được cách thức xây dựng đoạn văn
L A
Cách thức sửa lỗi - Kiểm tra xem dạng đề đó thuộc kiểu dạng đề NLXH nào - Gạch chân các cụm từ quan trọng chứa mệnh lệnh và phương diện của vấn đề cần nghị luận (cách tìm đã hướng dẫn cụ thể ở mục 2.1.2.2. phần hướng dẫn HS cách làm dạng câu NLXH)
F F
N Ơ
O
Chưa xác định Chưa nắm chắc kiến thức - Xem xét vấn đề đó thuộc về tư tưởng đạo lí, phẩm chất, tính cách hay được dạng bài về cách làm các dạng bài thuộc vấn đề đang diễn ra trong đời sống để phân loại. NLXH đề ra NLXH cụ thể - Yêu cầu HS viết đoạn văn khi đặt vấn đề nhất thiết phải có 1-2 câu chủ đề chứa ý kiến, mệnh lệnh, khía cạnh của vấn đề cần nghị luận
3
Sai đề, lạc đề, viết lan man, không tập trung vào trọng tâm
4
Lặp ý, thiếu ý, sắp xếp các ý lộn xộn, thiếu liên kết giữa các câu
Chưa nắm được trọng tâm câu hỏi Viết đoạn văn nhưng lại viết các bước đầy đủ thành bài văn NLXH khiến vấn đề bị loãng, hòa vào các phần khác của một “bài” văn NLXH
H N
- Cần nắm được cách làm các dạng đề NLXH, - Nắm được trọng tâm câu hỏi: đề hỏi về khía cạnh gì, vấn đề cụ thể nào. - Trong bài ở một số các ý cần nhắc lại cụm từ chứa vấn đề cần nghị luận để không xa đề, lạc đề, luôn bám sát vào vấn đề cần nghị luận, nhắc nhở mình không được quên đi nhiệm vụ chính - Không nên trình bày đầy đủ các ý như khi viết một bài văn NLXH mà chỉ cần tập trung vào vấn đề được hỏi, dùng lí lẽ, dẫn chứng chứng minh cho vấn khía cạnh đó, không viết dài dòng, lan man, phân bố cho các khía cạnh khác (không cần thiết). Do không lập dàn ý - Cần lập dàn ý phần thân đoạn, viết các từ khóa cần thiết, điều chỉnh ở Không nắm được cách làm nháp trước khi viết của dạng NLXH trong đề ra - Cách thức tìm ý đã được hướng dẫn cụ thể ở phần cách làm dạng câu này Không nắm được các cách - Đặt ra các câu hỏi Vì sao, tại sao, như thế nào…để xác định các ý của đề thức liên kết câu, đoạn - Sử dụng các từ liên kết như thứ nhất, thứ hai…; Trước tiên, tiếp theo;
Y Ạ D
M È
Y U Q
K
45
L A
5
6
7
Không có lí lẽ, Vốn từ ít, rất khó diễn đạt ý kể dẫn chứng mình muốn thể hiện quá cụ thể và Do kinh nghiệm làm bài dài dòng
Dẫn chứng không tiêu biểu, thậm chí tự tạo ra dẫn chứng Nhiều suy nghĩ viết theo lối mòn, sáo rỗng Những biện pháp giải quyết vấn đề thiếu khả thi, hô hào, khẩu hiệu
Do ít cập nhật thông tin, các vấn đề xã hội, các sự kiện diễn ra trong đời sống Ít đọc sách báo, tài liệu Không ghi chép cụ thể Không giải quyết vấn đề đặt ra theo quan điểm góc nhìn cá nhân, theo trách nhiệm, năng lực bản thân mà viết hoa mỹ, vĩ mô Phụ thuộc vào văn mẫu
Y Ạ D
M È
I C I
Một mặt, mặt khác; Ngoài ra, bên cạnh đó; Bởi vậy, bởi thế, cho nên, vì vậy, vì thế, do đó, vậy nên, vì lí do trên…hoặc dùng các câu để liên kết: Không những …. mà còn; Càng … càng; Nếu … thì… - Đưa lí lẽ bằng lời nói, diễn đạt các ý bằng chính kiến của mình, sau đó đưa dẫn chứng thuyết phục thêm. - Trình bày dẫn chứng cần có tên nhân vật, sự việc xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến. - Chỉ nên điểm tên sự kiện, nhân vật, không sa vào kể cụ thể chi tiết dẫn chứng - Cần liên tục cập nhật thông tin, các vấn đề xã hội, các sự kiện đang diễn ra trong đời sống. Nên có sổ tay ghi chép phân chia thành các dạng dẫn chứng cụ thể để tiện học tập, ghi nhớ - Không được “bịa” những dẫn chứng không chính xác, ghi một cách chung chung như “bên cạnh nhà em”, “ông hàng xóm nhà em”… - Phải đặt mình là chủ thể thực hiện, giải quyết vấn đề theo quan điểm góc nhìn cá nhân - Không nên học thuộc một bài NLXH tương tự của người khác để chép theo, hoàn toàn không thiết thực - Trải nghiệm cuộc sống, đề xuất các phương án khả thi hữu hiệu có thể thực hiện được từ vị trí là một HS THPT.
Y U Q
F F
N Ơ
O
H N
K
46
FI CI A
L
Sau đây là một số ví dụ về lỗi sai bài làm của HS: Từ ngữ liệu Phần I: Đọc hiểu văn bản: Nói với con của Nguyễn Huy Hoàng (Ngữ liệu đã được trích dẫn ở phần trên) Câu NLXH được hỏi:Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc “Sống thẳng mình” của con người trong cuộc sống hôm nay.
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
Ví dụ: Bài làm của HS Lỗi về hình thức: bài làm này HS không trình bày theo hình thức đoạn văn mà viết theo bài văn Trọng tâm của đề là “ý nghĩa của việc sống thẳng mình” nhưng bài HS viết lan man, tập trung nhiều vào bình luận cách hiểu, biểu hiện của lối sống thẳng mình. Bài làm lan man, lạc đề
47
FI CI A
L
Từ ngữ liệu Phần I: Đọc hiểu văn bản: Nói với con của Nguyễn Huy Hoàng Câu NLXH được hỏi:Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến của William Shakespeare: “Ai cũng coi tính mạng là quý giá; nhưng người đáng kính trọng coi danh dự quý giá hơn tính mạng nhiều”.
M
QU Y
NH
ƠN
OF
Ví dụ lỗi sai từ bài làm của HS HS có cố gắng làm sáng tỏ vấn đề nhưng chưa nắm được cách làm bài nghị luận về một ý kiến, nên khi làm bài HS còn khá loay hoay với các ý, bài chưa mạch lạc, sáng rõ Dẫn chứng chưa tiêu biểu, xác thực.
Y
KÈ
Từ văn bản: Không gì là không có thể - George Matthew Adams, Thu Hằng dịch (văn bản đã được trích dẫn ở trên) câu NLXH yêu cầu: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về thực trạng rất nhiều người trẻ chưa có khả năng tự chế ngự và kiểm soát tất cả các trạng thái cảm xúc của bản thân trong cuộc sống hiện nay.
DẠ
Ví dụ: Lỗi sai từ bài làm của HS Trọng tâm của đề hỏi về thực trạng vấn đề, nghĩa là cần HS trình bày các biểu hiện của vấn đề, những dẫn chứng xác thực để chứng minh vấn đề nhưng bài của HS đi sâu vào trình bày tất cả các khía cạnh của vấn nạn “không tự chế ngự và kiểm soát được các xúc cá nhân”. Hậu quả dẫn đến bài viết khá lan man, xa đề. 48
L FI CI A OF ƠN NH QU Y
KÈ
M
Từ văn bản: Không gì là không có thể - George Matthew Adams, Thu Hằng dịch (văn bản đã được trích dẫn ở trên) câu NLXH yêu cầu: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về cách thức để có được sự tự chủ trong cuộc sống.
DẠ
Y
Ví dụ: Bài làm của HS mắc các lỗi sai chủ yếu: Sai hình thức đoạn văn Dung lượng quá dài (hơn 200 chữ rất nhiều) Trọng tâm của đề yêu cầu HS trình bày cách thức để có được sự tự chủ nhưng HS chủ yếu đi sâu lấy dẫn chứng quá chi tiết, kể lể dài dòng về các dẫn chứng chứng minh sự tự chủ trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy bài viết không giải quyết được yêu cầu, lạc đề.
49
L FI CI A OF ƠN NH QU Y
DẠ
Y
KÈ
M
2.2.2.2. Cách thức sửa lỗi Xuất phát từ thực trạng những lỗi sai mà HS mắc phải khi làm câu NLXH trong đề thi, tôi thường hướng dẫn HS sửa lỗi bằng những cách sau: Khắc phục lỗi sai về thời gian: Quy định thời gian lập dàn ý và làm bài không quá 20 phút. Ban đầu có thể xê dịch thêm 5-7 phút nhưng dần dần qua thời gian làm bài kiểm tra và ôn luyện, GV duy trì thời gian cho phép tối đa là 20 phút để HS thực hiện Khắc phục lỗi sai về hình thức: Đầu tiên, tôi sẽ ôn lại cho HS về đoạn văn và kĩ năng viết đoạn theo những hình thức quen thuộc (Tổng- phân- hợp, diễn dịch, quy nạp). Trong đó, đoạn văn viết theo hình thức Tổng-phân-hợp được khuyến khích sử dụng chủ yếu và phổ biến hơn cả. Luyện chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, không tẩy xóa. Nếu HS viết sai có thể gạch và viết lại, không nên bỏ toàn bộ bài để viết bài mới, tránh mất thời gian và bài sẽ rất luộm thuộm, không sạch đẹp (chữ viết của HS trong bài thi nếu đảm bảo yêu cầu sạch sẽ, ít mắc lỗi chính tả, đúng ngữ pháp, không lủng củng sẽ chiếm 0,25/2,0 điểm câu hỏi này). Khắc phục lỗi sai về nội dung: Xuất phát từ lỗi sai, nguyên nhân lỗi sai về nội dung đã chỉ ra ở trên, tôi đã áp dụng một số cách để hướng dẫn HS sửa lỗi cụ thể (đã thể hiện ở bảng 12) 50
2.2.3. Dạng câu hỏi Nghị luận văn học
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
2.2.3.1. Các lỗi sai thường gặp Câu NLVH là dạng câu HS thường mắc phải nhiều lỗi sai hơn cả. Nếu sai dạng câu này, kết quả bài thi chắc chắn sẽ không thể trên điểm trung bình vì đây là câu chiếm số lượng điểm nhiều nhất trong đề thi. Các lỗi sai thường gặp: Về thời gian: Lỗi sai mà HS thường gặp khi làm câu hỏi này là dành quá ít thời gian (ít hơn 60 phút) để giải quyết câu hỏi. Nguyên nhân của việc này là do học sinh suy nghĩ, đầu tư, viết quá dài hai phần Đọc- hiểu và NLXH, hoặc lập dàn ý quá kĩ lưỡng. Về hình thức: - Học sinh thường mắc lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu không đúng phong cách ngôn ngữ, câu văn lủng củng, viết tắt,… - Ngoài ra, học sinh còn mắc lỗi gạch xóa, chêm xen, thêm bớt vào giữa các câu khiến câu văn rất khó đọc, luộm thuộm. - Thân bài viết thành một đoạn văn dài không xuống dòng, không tạo lập được cấu trúc của một bài văn. - Bố cục mất cân xứng, không hợp lý (mở bài quá dài, kết bài sơ sài, quá ngắn gọn) Về nội dung: Lỗi sai của rất phong phú, cụ thể (Được trình bày cụ thể ở bảng 13)
51
I C I
BẢNG 13: Dạng bài Nghị luận văn học (Các lỗi sai thường gặp, nguyên nhân, cách sửa lỗi) Bố cục Mở bài
F F
Lỗi sai
Nguyên nhân
Cách thức sửa lỗi
- Quá hoa mĩ, bóng bẩy nhưng thiếu thông tin cần thiết - Không giới thiệu được/giới thiệu sai về tác giả, tác phẩm cần nghị luận - Không giới thiệu được/giới thiệu thiếu các vấn đề cần nghị luận - Lẫn lộn các giai đoạn, các thời kì trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc, thời kì sáng tác và các tác phẩm của các tác gia. - Không nắm được hoàn cảnh ra đời và tác động của hoàn cảnh đó đối với tác phẩm.
- Do thuộc lòng văn mẫu - Đưa quá nhiều đối tượng so sánh vào mở bài khiến vẫn đề nghị luận bị mờ nhạt - Chưa nắm được chức năng của phần mở bài - Do chưa học chắc kiến thức, nhầm lẫn giữa các tác giả cùng giai đoạn, giữa các tác phẩm cùng thể loại
Trước hết có thể mở bài theo cách trực tiếp hay gián tiếp tùy thuộc vào sức viết, kiến thức, năng khiếu của HS. Tuy nhiên, cần xác định được chức năng của mở bài nhằm mục đích giới thiệu + Tác giả + Văn bản + Vấn đề cần nghị luận: Cần gạch chân trọng tâm để xác định trúng vấn đề nghị luận (Lưu ý: Phần giới thiệu cụ thể về tác giả, tác phẩm có thể được giới thiệu ở phần đầu của thân bài, nếu HS làm mở bài theo kiểu gián tiếp. Cách làm này được chấp nhận) HS cần lựa chọn những nội dung quan trọng nhất về vị trí tác giả, về phong cách sáng tác của tác giả; Với tác phẩm có thể giới thiệu xuất xứ, ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, giá trị của tác phẩm; với vấn đề cần nghị luận cần trích mệnh lệnh của đề vào, đề có mấy yêu cầu cần giới thiệu đủ, trích dẫn cả phạm vi ngữ liệu cho trước. Để tránh lẫn lộn các giai đoạn, các thời kì trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc, thời kì sáng tác và các tác phẩm của các tác gia. Các em có thể lập bảng để phân biệt các tác giả ở mỗi giai đoạn, thời kì, phong cách khác nhau.
M È
Thân bài
L A
Y Ạ D
K
Y U Q
N Ơ
O
H N
- Không nhận diện được - Không nắm vững kiến thức - Yêu cầu tiên quyết của phần này yêu cầu HS phải nắm vững kiểu bài => lạc đề, không lý thuyết về các dạng bài lí thuyết các dạng đề cụ thể (như đã trình bày ở phần 2.1.2.3.
52
xác định được cách làm, dẫn đến bài viết thường giống nhau dù yêu cầu của đề bài rất khác nhau
NLVH. - Không đọc kĩ đề, không gạch chân mệnh lệnh, phạm vi dẫn chứng, kiểu bài yêu cầu nghị luận.
- Không nắm được trọng - Không lập dàn ý tâm câu hỏi, viết lan man, “chém gió”
- Viết không xong bài
Y Ạ D
I C I
F F
O
- Nhất thiết phải lập dàn ý, ghi lại các ý chính ở phần thân bài sẽ định triển khai. Các ý đó thực tế là những bước làm từng dạng bài cụ thể như đã hướng dẫn ở trên. Sau đó, cần đánh dấu lưu ý những ý cần tập trung dung lượng lớn hơn, ý cần viết nhanh nếu không phải trọng tâm, chỉ mang tính chất dẫn dắt hoặc bổ sung. Dàn ý cần ghi được những ý chính (bám sát vào những mệnh lệnh mà đề yêu cầu để xây dựng luận điểm. Mệnh lệnh nào xuất hiện trước giải quyết trước và dần dần với các lệnh tiếp theo)
N Ơ
H N
- Lỗi viết không xong bài có nhiều nguyên nhân. Có thể do thời gian làm hai câu Đọc hiểu và NLXH quá dài Có thể do chưa có kĩ thuật phân tích đề và làm bài
M È
K
Y U Q
L A
Hướng dẫn HS cách làm dạng bài Nghị luận văn học) - Học bao phủ kiến thức, trước hết ở lớp 12, trừ những văn bản đọc thêm, văn bản nước ngoài và văn bản nằm trong chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT. Không học theo phương án loại trừ các bài đã thi năm trước.
- Trước hết cần đặt ra quy định về thời gian làm bài cho mỗi câu thật cụ thể, không để thời gian quá ít cho bài NLVH - Cần căn cứ về cách hỏi của đề để căn chỉnh thời gian, cách viết cho phù hợp, cụ thể + Nếu đề chỉ hỏi một lệnh chính (Phân tích, cảm nhận, bình luận…) thì thời gian làm bài NLVH sẽ được dành trọn vẹn để giải quyết một vấn đề, chính vì thế, người viết có thể viết tương đối kĩ lưỡng các phần. Ngược lại, đề có thêm một lệnh phụ, sau lệnh chính (thường bắt đầu bằng cụm từ “từ đó…”), người viết cần dành thời gian phân bổ hợp lí để hoàn thành bài tổng thể + Nếu đề chỉ trích dẫn một ngữ liệu có dung lượng vừa phải để định hướng HS tìm hiểu, HS có thể có những phân tích kĩ
53
L A
I C I
lưỡng, cụ thể, liên hệ, so sánh, mở rộng nhiều hơn. Ngược lại, nếu ngữ liệu cho trước khá dài, không thuộc phần HS đã ôn kĩ, các em cần nhanh chóng xây dựng hệ thống luận điểm, bám sát vào câu chữ để có những định hướng cách làm nhanh và hợp lí, tránh hoang mang. Thêm vào đó cần xem xét đoạn trích đó, những điểm nào cần nhấn mạnh, cần bình sâu hơn, những đoạn nào có thể lướt qua được để có chiến lược làm bài phù hợp.
F F
- Không nắm vững kiến thức - Trích sai dẫn chứng, tác phẩm không đưa dẫn chứng, trích quá nhiều dẫn chứng… quên sự kiện, cốt truyện, nhầm lẫn nhân vật trong các tác phẩm. - Không biết cách triển khai - Kể lại tác phẩm, diễn nôm các bước làm bài, đưa nhiều cốt truyện dẫn chứng nhưng thiếu bình luận sâu sắc, sa vào việc kể lại cốt truyện từ đầu đến cuối, nhât là kiểu bài phân tích nhân vật. - Phụ thuộc hoàn toàn vào văn mẫu, không đặt mình vào tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
M È
Y Ạ D
K
Y U Q
N Ơ
O
- Riêng với thơ, cần học thuộc cả bài. Với văn bản văn xuôi, những câu, những đoạn quan trọng cần thuộc nguyên văn. Tránh lối suy nghĩ trong đề sẽ có trích đoạn nên không cần thuộc. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng HS không nắm được tổng thể văn bản, chỉ bám vào đoạn được trích để phân tích sẽ rất nhìn thấy hết ý nghĩa của nó. - Khi trích dẫn chứng, cần luôn ghi nhớ đi kèm với trích là bình, là nhận xét, là đánh giá theo quan điểm cá nhân, tránh trong một đoạn đưa quá nhiều dẫn chứng. Thêm vào đó, nên hệ thống dẫn chứng để phục vụ cho các ý đắc lực hơn, không nên đưa dẫn chứng men theo văn bản dễ tạo cảm giác kể lại, diễn nôm văn bản
H N
- Nên coi tài liệu tham khảo như một phương tiện, công cụ hỗ trợ thêm để lối hành văn của mình thêm trau chuốt, bóng bẩy, không nên học thuộc theo bởi nếu chỉ cần quên một ý, một đoạn thì HS sẽ rất lúng túng, thêm vào đó, các tài liệu trên internet hoàn toàn không trùng khớp với bất cứ đề thi nào của Bộ, nếu quá phụ thuộc vào văn mẫu, HS sẽ không thể sáng tạo, trình bày được quan điểm cá nhân cho từng dạng bài
54
L A
I C I
khác, dẫu rằng lượng kiến thức có thể cũng không có gì thay - Luôn quan niệm phân tích là đổi tìm hiểu về nội dung của văn - Thường thiếu phần nghệ bản, ít chú ý đến vẻ đẹp của - Luôn chú ý đến ý nghĩa của các hình thức nghệ thuật trong thuật, đánh giá vấn đề, liên nghệ thuật, giá trị của nghệ việc làm nổi bật vẻ đẹp của nội dung. Có thể ghi chép ý nghệ hệ mở rộng, sáng tạo thuật thuật ngay trong dàn bài thành một ý lớn để nhắc nhở mình khi làm bài.
F F
- Tham kiến thức, chưa có kĩ năng so sánh, không hiểu rõ - Đưa nhiều đối tượng so về mục đích so sánh, bản chất sánh không phù hợp với vấn của đối tượng so sánh. đề nghị luận - Kiến thức không sâu rộng, ít đọc tài liệu tham khảo
- Khả năng vận dụng kiến thức lí luận văn học vào bài kém hiệu quả, vụng về, thiếu sức thuyết phục.
M È
Y Ạ D
K
Y U Q
N Ơ
O
-Phần liên hệ mở rộng có thể đặt ở cuối bài, hoặc lồng vào các ý của bài. Nhưng không nên quá đầu tư vào phần so sánh này tránh mất thời gian. Cần thiết nhất phải hoàn thành làm đúng và đủ những yêu cầu đặt ra trong đề, còn làm hay phụ thuộc năng khiếu, vốn kiến thức, không nên so sánh khiên cưỡng, đưa các đối tượng so sánh nhằm mục đích hạ thấp hoặc nâng cao bất cứ đối tượng nào. Khi so sánh cần tìm ra những tiêu chí để so sánh mới nhận ra được điểm giống và khác nhau. - Việc đưa lí luận văn học là rất cần thiết, làm căn cứ thêm cho bài viết được thuyết phục, nhưng như đã nói, lí luận văn học sẽ làm bài văn hay hơn nhưng nếu quá lạm dụng có thể khiến bài bị loãng, dài, rườm rà. Có thể học lí luận theo từng chuyên đề, thuộc một khối lượng nhận định vừa phải để đưa vào bài. Có thể ghi chép ở sổ tay để dễ nhớ hơn. - Học theo chuyên đề khái quát, xâu chuỗi các đơn vị kiến thức, đặt các kiến thức cụ thể trong mỗi tác phẩm trong những giá trị khái quát theo từng phương diện của nội dung hoặc nghệ thuật để ghi nhớ theo motip các ý cần triển khai. - Đồng thời muốn nâng cao điểm số của câu hỏi này, HS cũng cần tìm hiểu thêm phần mở rộng liên hệ, đối sánh giữa các
H N
55
L A
I C I
đối tượng. Nói chung, nếu thiếu đi vốn văn học sâu rộng (bao gồm kiến thức về nhiều thời kì văn học, loại hình văn học, nền văn học và đặc biệt là kiến thức về lí luận văn học) thì ý tứ bài văn hay hệ thống luận điểm trong bài văn sẽ nghèo nàn, đơn giản, khó hi vọng có kết quả cao
F F
- Do học tủ, mỗi tác phẩm chỉ thuộc một bài làm, không - Lập dàn ý, viết các lệnh hỏi bằng những chữ to hơn thành - Giải quyết thiếu mệnh lệnh quan tâm đến lệnh hỏi của đề. luận điểm của bài làm, chú ý đến những mệnh lệnh đầu tiên của vấn đề cần nghị luận. thường sẽ là lệnh hỏi chính và đầu tư viết dài hơn. Các lệnh sau (nếu có) thường là lệnh phụ và viết với dung lượng ít hơn - Luôn quan niệm NLVH chỉ lệnh chính, chú ý suy ra trên cơ sở lệnh chính. Tránh viết lan đơn thuần là phân tích văn man. - Ít thể hiện được quan điểm bản, không chú ý đặt mình cá nhân, còn phụ thuộc vào vào những vấn đề có ý nghĩa - Cần cố gắng nhìn ra mối liên hệ giữa vấn đề được hỏi với văn mẫu, vào cách phân tích đặt ra có liên quan đến đời đời sống văn học, nhất là đời sống xã hội để tìm ra giá trị, ý của người khác. sống văn học và xã hội nghĩa của vấn đề trong đời sống thực tiễn hàng ngày. Từ đó, có những bài học nhận thức và hành động đúng đắn
N Ơ
Kết bài
- Quá sơ sài, không tổng kết được vấn đề - Kết bài quá dài, phần liên hệ, tuyên truyền, kêu gọi thiên về giáo huấn, khẩu hiệu.
Y Ạ D
H N
- Thiếu thời gian hoặc thừa thời gian nên cố gắng viết lan man kéo dài dung lượng bài làm - Không nắm được nhiệm vụ của phần kết bài. - Phụ thuộc vào văn mẫu, không xuất phát từ quan điểm cá nhân.
M È
K
Y U Q
O
- Tùy thuộc vào lượng thời gian còn lại để lựa chọn kết bài phù hợp. Có thể kết bài trực tiếp, ngắn gọn nếu còn ít thời gian. Nếu mở bài gián tiếp cũng không nên quá dài, làm giảm sức nặng của phần tổng hợp - Chú ý đảm bảo các yêu cầu cần thiết của kết bài: Chỉ nêu ý khái quát lại vấn đề, thiên về tổng kết, đánh giá vấn đề. Khẳng định lại quan điểm đã trình bài ở phần thân bài.
56
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Sau đây là một số ví dụ về lỗi sai trong bài làm của HS Đề ra: Hãy phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân để làm rõ quan niệm của tác giả về sức mạnh của cái đẹp Hình ảnh bài HS: Một số lỗi sai đã được GV nhận xét ở cuối bài
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Một ví dụ khác: Bài dưới đây cùng đề bài trên nhưng HS viết xa đề, lệch đề khi không bám vào vấn đề trọng tâm là “phân tích cảnh cho chữ” mà gần như HS đã phân tích cả văn bản Chữ người tử tù trên tổng thể, các phần làm như nhau nên trọng tâm bị mờ đi, không trúng vấn đề nghị luận
57
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Đề bài: Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang Dưới đây là một ví dụ về bài làm của HS: Bài cảm nhận về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên nhưng thiên về phân tích toàn bộ bài Tràng giang, chưa cảm nhận, bình luận được về hình ảnh này Tìm hiểu về thơ nhưng cả bài HS không trích dẫn được dẫn chứng câu thơ nào Không trích dẫn yêu cầu của đề HS cũng thiên về kể, tả lại bức tranh thiên nhiên ở bài thơ nhưng trên bề mặt câu chữ, chưa nhìn thấy được những nỗi niềm sâu kín của tác giả phía sau đó. GV đã chỉ rất rõ lỗi sai của HS ở dưới bài
58
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Đề bài: Cảm nhận đoạn một và ba bài Tây Tiến Từ hình ảnh bài làm của HS, GV đã chỉ ra một số lỗi sai cho em như sau Về hình thức: chữ nghĩa chưa đẹp Về cách làm: Đề yêu cầu cảm nhận tận hai đoạn là đoạn 1 và đoạn 3. Nhưng phần đầu em đi sâu trình bày cảm hứng chủ đạo của bài thơ qua việc phân tích quá kĩ hai câu đầu, dẫn đến thời gian làm bài không đủ để hoàn thành bài làm. Thêm vào đó, em cũng đi sâu cảm nhận quá kĩ lưỡng về từng đoạn thơ mà chưa biết điểm nào ở mỗi đoạn cần nhấn mạnh hoặc lướt qua, dẫn đến đoạn 1 em phân tích rất kĩ nhưng đoạn chưa cảm nhận được gì dẫn đến lỗi lệch đề. Lỗi của em thuộc về kĩ thuật khi làm bài GV đã chỉ rất rõ lỗi sai của HS ở dưới bài
59
Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn hai đứa trẻ của Thạch Lam
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Ví dụ về lỗi sai qua hình ảnh bài làm của HS: Trọng tâm đề là phân tích giá trị nhân đạo nhưng em lại gần như kể lại từ đầu đến cuối văn bản Hai đứa trẻ. Chữ viết rất chăm chút, nắn nót nên dẫn đến viết quá chậm, không đáp ứng thời gian làm bài GV đã chỉ rất rõ lỗi sai của HS ở dưới bài
DẠ
Y
KÈ
2.2.3.2. Cách thức sửa lỗi Từ những lỗi sai trên, tôi đã cố gắng đề xuất nhưng biện pháp giúp HS nhận diện và sửa lỗi trong bài làm về cả hình thức và nội dung Đầu tiên, yêu cầu bắt buộc đối với HS trước khi làm bài thi là phải nắm vững nguyên tắc làm các dạng bài cụ thể (như đã được hướng dẫn ở cách làm bài NLVH). Sau khi HS nắm được lí thuyết, tôi thường kiểm tra HS về lượng kiến thức này. Nhiều người dạy cho rằng như vậy là rập khuôn và thiên về mô típ quá nhiều, tuy nhiên, hiện nay, khi tư duy của HS đang phải “nạp” vào đầu rất nhiều lượng thông tin, cách “công thức hóa” cách làm các dạng đề trở nên có hiệu quả cho việc học tập và ôn luyện. Thực tế chứng minh, trên các bảng biểu hướng dẫn chấm của Bộ GD&ĐT, quy định rất rõ điểm số cho các bước này. Đây không phải là kiểu dạy thiên về kiến 60
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
thức, mà trước hết nó thể hiện tư duy logic, đồng thời cách hình thành cách làm như thế này là một cách nhanh nhất để HS khai thác vấn đề rõ ràng và rành mạch nhất. Đồng thời cũng cần khẳng định với HS, để sửa lỗi sai của bài NLVH không hề nhanh và đơn giản, bởi đây là dạng câu chiếm số điểm lớn, kiến thức cần được tích lũy trong thời gian dài và được thực hành qua từng bài, từng đề mới có thể tiến bộ được. Nếu chỉ qua một vài đề thi, một vài bài thi thử chưa thấy thay đổi về điểm số mà nhụt chí, chùn bước thì chắc chắn về lâu dài sẽ không gặt hái được kết quả cao. Trước hết cách khắc phục lỗi về Về thời gian: Tôi thường đặt ra quy định cho từng dạng câu hỏi cụ thể và yêu cầu HS phải đảm bảo thời gian để hoàn thành các câu đó. Kể cả hết giờ, chưa hoàn tất vẫn phải nạp bài Dựa trên cơ sở đó, GV có thể nhận xét và chỉ ra cho các em nguyên nhân của việc không hoàn thành bài làm trong thời gian cho phép để từ đó HS có những điều chỉnh phù hợp cho những bài làm sau. Về hình thức: Luôn luôn căn dặn các em nếu không viết được bài với chữ nghĩa thật đẹp cũng phải làm bài với tinh thần chữ “đọc được”, tránh để GV phải dịch bài. Khi chấm bài, GV cũng cần nói rõ với HS về việc sẽ mất từ 0,25-0,5 điểm nếu trình bày thiếu cẩn thận, chữ nghĩa khó đọc. Gv cũng chữa bài thật cẩn thận cho các em để chỉ ra những lỗi về hành văn, cách trình bày. Luôn nhắc nhở các em cần xuống dòng với những luận điểm khác nhau ở phần thân bài. Đầu tiên, khi tiếp cận với đề, HS nên dùng bút gạch chân những từ khóa chính trong câu hỏi để xác định đúng trọng tâm. Đồng thời sẽ không bị thiếu nội dung câu hỏi, tránh việc lạc đề xảy ra. Hãy dành 10 - 15 phút phác thảo nhanh chóng các ý cần làm cho 3 câu hỏi. Hãy nhớ, thời điểm bắt đầu vào phòng thi là lúc chúng ta minh mẫn nhất.
DẠ
Y
KÈ
M
2.3. Hướng dẫn HS thực hành luyện tập kĩ năng làm bài thi THPT Quốc gia Trước khi bắt đầu luyện đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, tôi luôn căn dặn học trò rằng: sẽ không quá khó khăn nếu các em có một lượng kiến thức vừa đủ, có phương pháp ôn luyện hiệu quả cùng mẹo hay làm bài thi. Cách tốt nhất để biến tri thức trong quá trình học tập thành sản phẩm của chính mình đó là kết quả bài thi, qua mỗi đợt kiểm tra, thi thử và quan trọng nhất là kì thi THPT QG. Tuy nhiên, kinh nghiệm ôn thi cho thấy, rất nhiều HS sở hữu trong tay nhiều cẩm nang ôn thi, nhiều sách hướng dẫn ôn thi, nhiều khóa học online của các thầy cô, nhưng vẫn kết quả bài thi vẫn chưa cải thiện được. Nguyên nhân của vấn đề này phần lớn là do khi học, các em vẫn chú trọng vào việc học thuộc kiến thức mà ít chú trọng đến thực hành luyện đề thi. GV khi giảng dạy trên lớp nhiều khi cũng thiên về dạy kiến thức, ngay cả các khóa học của các em trên mạng cũng chỉ thiên về dạy kiến thức, vì hầu như sau khi học trên mạng Internet, các em có thể làm bài nhưng cũng không ai chấm và sửa lỗi cho các em một cách chu đáo cẩn thận được. Với một khóa học online rất đông thành viên, việc đó gần như là không thể. Theo thời gian, học thì nhiều nhưng việc cọ xát với đề lại 61
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
rất thiếu, dẫn đến kĩ năng làm bài, kĩ năng xử lí vấn đề không thể nâng cao được. Đó cũng là lí do vì sao kết quả bài thi của các em không thể nâng lên. Để khắc phục tình trạng này, trong nhiều năm giảng dạy và ôn thi cho HS, tôi luôn đề cao phương châm “học đi đôi với hành”, học xong phần nào, ôn luyện phần đó, khi đã nhuần nhuyễn sẽ tiếp tục học phần mới và tổng ôn lại các phần trước đã học theo lối “ôn cố tri tân”. Học không chỉ là lưu trữ kiến thức rồi để đó, mà chỉ có thực hành, làm bài nhiều thì mới có thể nhớ kỹ, nhớ lâu với mục đích rèn luyện các thao tác kỹ thuật nhằm củng cố, kiểm tra kiến thức lý thuyết đã học và để tập dượt ứng dụng kiến thức khoa học trong thực tế. Cách làm này có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương pháp, phương tiện khác nhau. 2.3.1. Qua nhiều hình thức, phương pháp luyện thi Thứ nhất, tôi luôn đề cao việc hướng dẫn HS thực hành luyện tập kĩ năng làm bài thi THPT Quốc gia thông qua hoạt động học, luyện đề trực tiếp tại lớp. Bởi chỉ có thể thông qua quá trình giảng dạy, trao đổi trực tiếp, GV và HS mới có thể kịp thời trao đổi, giải quyết những vướng mắc của các em trong quá trình học giúp các em hiểu nhanh và khắc sâu vấn đề. Quá trình học và luyện đề thi tại lớp, tôi phân chia ra thành các giai đoạn với lộ trình cụ thể: Đầu tiên, tôi sẽ hướng dẫn HS tích lũy một hệ thống kiến thức nền tảng cần có để phục vụ cho việc luyện đề. Thời gian để HS tích lũy và củng cố kiến thức được diễn ra trong suốt năm học, tổng ôn vào những tháng cuối trước khi luyện đề. Tôi thường yêu cầu HS đặt ra mục tiêu, nắm chắc toàn bộ kiến thức Ngữ văn THPT, đặc biệt là hệ thống văn bản văn học của lớp 12 (trừ chương trình đọc thêm, văn học nước ngoài, chương trình đã được tinh giản theo quy định của Bộ. Kì thi TN THPT QG năm nay, đề thi vẫn không ra vào phần Bộ đã tinh giản ở năm học 2019-2020). Cần nắm vững kiến thức các dạng câu hỏi Đọc- hiểu, cách làm NLXH, có hệ thống dẫn chứng tiêu biểu, kiến thức về cách làm các dạng bài NLVH, thuộc thơ, các dẫn chứng văn xuôi cần thiết… kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Cách nhanh nhất để ôn chắc kiến thức là ôn theo chuyên đề, sau mỗi chuyên đề có thể kết hợp luyện riêng từng chuyên đề nhằm mục đích xử lí thật gọn và thật chắc từng phần, từng dạng câu hỏi trong đề. Tôi cũng khuyến khích HS tìm các tài liệu tham khảo liên quan đến chương trình lớp 12 như: sách luyện thi, video, audio bài giảng… Tuy nhiên không khuyến khích nhiều việc HS đăng kí tham gia các khóa học Ngữ văn được tổ chức trên mạng Internet. Tôi cũng thường khuyên HS hệ thống hóa kiến thức bằng chính sơ đồ do các em tự vẽ, tự thiết lập để tiện cho quá trình ôn tập lại sau này và dễ ghi nhớ kiến thức một cách khoa học và hệ thống hơn. Sau khi đã có được kiến thức cần thiết phục vụ cho việc làm bài thi, các em nên tập trung chú ý vào việc rèn phương pháp làm bài. Như đã trình bày ở trên, bất kì một dạng đề nào cũng có phương pháp giải riêng của nó. Nắm bắt mọi dạng bài từ dễ đến khó. Chia các mục tiêu chinh phục từ số điểm thấp đến cao. Có thể đặt mục tiêu chinh phục điểm 9+ trong đề thi. Khi làm các dạng bài tập nên ghi chép ra những lỗi sai thường mắc và cách khắc phục. Việc luyện đề này sẽ giúp các em có cái nhìn toàn diện nhất về một đề thi, giúp em rèn 62
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
tâm lý, thời gian, tốc độ làm bài, tốc độ tư duy… Quan trọng hơn cả, việc luyện đề sẽ giúp em biết được kiến thức mình bị hổng ở đâu để kịp thời bổ sung. Về cách thức hướng dẫn HS luyện đề, tôi thường cho HS làm bài theo nhiều cách. Cũng có thể phát đề cho HS làm trong thời gian 120 phút với cả 3 câu, cũng có thể tôi sẽ cắt rời từng câu trong đề và phát cho HS tương ứng với thời gian quy định cho mỗi câu. Sau khi HS làm xong hết câu nào, thì tôi thu lại và phát tiếp đề các câu khác cho đến hết câu cuối cùng. Tôi đã thực hiện cách làm này trong một thời gian khá dài, từ đó nhận thấy, HS đã biết cách phân bố thời gian hợp lí cho từng câu, không dành nhiều thời lượng cho câu Đọc- hiểu và NLXH quá nhiều. Cách làm này ban đầu có thể khiến HS chưa thích ứng được ngay, có em khi thu lại các câu riêng lẻ có thể sẽ làm chưa hoàn tất. Thế nhưng qua việc các em làm như vậy, tôi mới có thể phát hiện ra những lỗi sai cụ thể của các em, để từ đó HS điều chỉnh nội dung, cách thức làm bài phù hợp với dung lượng thời gian cho phép. Ngoài ra, tôi cũng yêu cầu HS phải nạp lại cả đề bài và giấy nháp đã có sự thể hiện cách các em lập dàn ý các câu NLVH, để kiểm tra xem các em đã suy nghĩ, phân tích đề, sắp xếp, lựa chọn các ý như thế nào cho bài làm của mình. Từ đó, định hướng cho các em cách làm. Giấy làm đề thi, kể cả bài kiểm tra ở lớp, bài thi thử tôi đều trang bị bằng giấy thi như giấy trong bài thi TN THPT QG, giúp các em căn chỉnh dung lượng mỗi bài, viết quen với loại giấy này để biết sức viết của mình đến đâu, hình thức trình bày như thế nào. Để tránh tình trạng HS có thể sao chép bài của nhau, tôi thường ra đề chẵn lẻ cho HS cả lớp, nhiều đề có thể giống nhau về ngữ liệu nhưng khác nhau về hệ thống câu hỏi (ví dụ đề ra KSLC của các lớp đầu năm học, tham khảo ở Phụ lục 1). Cách làm này không chỉ ngăn chặn được tình trạng HS lười học, học đối phó, sao chép mà còn giúp các em, khi chữa bài, cùng một lúc có thể tiếp cận được nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Cách thức chữa bài cũng là một trong những điểm tôi lưu ý để giúp HS nâng cao kĩ năng làm bài. Nếu GV chỉ đưa đề cho HS làm và chữa bài sơ lược, các em sẽ không thể tiến bộ nếu gặp phải các câu hỏi tương tự trong các đề thi tiếp theo. Tôi thường in đáp án rất cụ thể, chi tiết sau mỗi đề cho các em, không chỉ chữa đề bằng lời mà còn giúp các em hình dung được các ý mình còn thiếu, các ý cần được triển khai sắp xếp như thế nào nếu gặp dạng đề đó. Đồng thời, khi chấm bài tôi cũng chấm theo barem điểm trong đáp án này. Từ đó, hình thành cho các em cách thức làm bài thi thử, bài kiểm tra nhưng như một bài thi thật trong kì thi chính thức. Thứ hai: Ngoài ra, cách thức để HS làm tốt bài thi THPT QG là cần hướng dẫn HS thực hành luyện tập kĩ năng làm bài thi THPT Quốc gia thông qua hoạt động Tự học mỗi ngày của HS Bản thân tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp các HS, nhất là các em gia đình có điều kiện về kinh tế, đăng kí đi học thêm rất nhiều lớp, nhiều khóa học online, thậm chí một môn có thể học đến 2-3 thầy cô theo các ca nối tiếp nhau đến 23 giờ trong ngày. Điều này khiến không ít HS mệt mỏi và không còn đủ sức để về nhà ôn lại kiến thức, không còn thời gian luyện tập, kết hợp với việc học các môn văn hóa khác ở trường, nhiều em rơi vào tình trạng chán nản, hụt hơi, mệt mỏi và sợ hãi. Bởi nếu học thêm nhiều mà không ôn luyện lại kiến thức theo cách của bản 63
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
thân, kiến thức rất dễ trôi qua, không mang lại hiệu quả. Vì vậy, ngoài việc học trên lớp, học thêm, tự học sẽ giúp các em chủ động hơn nhiều trong việc tiếp cận kiến thức, bạn sẽ có xu hướng tìm tòi những thứ mình cần và mình hiểu để bù đắp những lỗ hổng của mình. Từ đó, giúp HS vững chắc, nhớ hơn và hiểu rõ vấn đề hơn. Đồng thời, tự học sẽ khiến HS không bị áp lượng bởi lượng kiến thức và bài tập của mình. Để hướng dẫn HS ôn luyện thi theo hướng tự học, tôi thường yêu cầu HS nạp lại kế hoạch ôn tập, luyện tập của mình theo kế hoạch ở nhà do mình chủ động lập ra. Trong kế hoạch đó thể hiện được thời gian học, thời gian luyện đề, và kết quả các em cam kết đạt được theo từng tuần. Sau thời gian học tập ở lớp, tôi cũng thường ra bài cho HS về nhà thực hành luyện tập và nạp lại sản phẩm cho GV qua từng tuần. HS có thể đăng kí ôn phần mình đang yếu, hổng hoặc đăng kí làm đề… Tôi cũng khuyên HS không nên luyện quá nhiều đề thi trong một ngày, luyện thi tối đa 2 đề/ngày. Trong thời gian luyện đề cần bấm giờ và làm bài nghiêm túc để đánh giá lượng kiến thức của bản thân và quen với tâm lí phòng thi. Đặc biệt với dạng câu NLVH, dạng câu khó học nhất trong đề thi, tôi cũng hướng dẫn HS cách ghi nhớ hệ thống bằng cách: Trước tiên các em hãy đọc toàn kiến thức từng đơn vị bài học của SGK khoảng 2-3 lần. Sau đó tóm tắt bài thành một dàn bài đại cương gồm nhiều mục, mỗi mục đặt một tiêu đề cho nó. Sau đó nhẩm trong óc từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên thì dừng lại, lật ra xem lại. Cứ thế tiếp tục nhẩm sang phần khác và không quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ Ghi ra giấy những điều cần lưu ý. Khi ghi chép, các em chỉ nên tóm tắt phần quan trọng sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại, HS sẽ hệ thống được kiến thức bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Mỗi HS có thể tự tạo hứng thú học tập và luyện đề cho mình bằng việc ghi lại những điều cần chú ý, nhấn mạnh, những câu nói hay, những dẫn chứng tiêu biểu qua những cuốn sổ tay. Tôi đã chứng kiến rất nhiều HSG Văn hoặc những em có điểm cao môn Ngữ văn thường rất chăm chút cho các cuốn sổ tay văn học, trong đó kiến thức các em cũng trình bày theo cách mình hiểu, màu sắc, hình ảnh rất lôi cuốn hấp dẫn. Khi giới thiệu cho cả lớp về những cuốn sổ tay này, HS rất hứng thú, có nhiều em cũng làm theo và cách làm này cho thấy hiệu quả cổ động, kích thích thị giác học tập rất tốt. Dưới đây là một số hình ảnh đẹp được chụp từ sổ tay của HS tự thực hiện
64
65
Y
DẠ M
KÈ QU Y ƠN
NH
FI CI A
OF
L
66
Y
DẠ M
KÈ QU Y ƠN
NH
FI CI A
OF
L
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Đặc biệt, tôi thường khuyên HS giữ tâm lí bình tĩnh, thoải mái khi tự học. Mặc dù thời gian thi đang ngày càng đến gần nhưng cũng đừng quá lo lắng dẫn đến hệ quả “ôn trước quên sau”. Kinh nghiệm ôn thi hiệu quả là ôn đến đâu chắc đến đó, bài tập nào đủ sức làm được thì ôn thật kĩ, để khi đi thi chắc chắn có điểm. Có như vậy, khi đi thi các sĩ tử sẽ cảm thấy tự tin và khi đi thi xong cũng không lo lắng sai phần này hoặc phần kia. Sau khi đã tự học kiến thức tương đối vững chắc, các em nên làm đề thi thử với áp lực thời gian thật. Tự chấm điểm theo đáp án, barem. Tổng kết, đánh giá năng lực bản thân sau khi hoàn thành mỗi đề thi thử. Nhiều HS chọn cách tự học ở nhà qua các khóa học online, trên các trang web luyện thi như Tuyensinh247.com; Hocmai.vn; Dethithudaihoc.com… Đó cũng là một phương án hay nhưng chưa thật nhiều các em có hiệu quả khi thực hiện cách học này. Tôi thường khuyên các em cân nhắc tới thời gian học, kinh phí khóa học, người dạy có đảm bảo uy tín và năng lực sư phạm hay không… để lựa chọn các khóa học có giá trị, không bị “ma trận” những khóa học online “mê hoặc” hoặc theo trào lưu mà đăng kí khi chưa tìm hiểu kĩ. Học nhóm để có thêm sự trao đổi, tương tác với bạn bè chưa bao giờ là hình thức học tập tồi nếu HS muốn nhanh tiến bộ. Tôi nhận thấy, nếu HS học nhóm cùng nhau sẽ là một trong những cách thức giúp các em nhớ bài lâu nhất. Cùng nhau làm bài thi trong một thời gian cho phép, trao đổi bài cho nhau, đọc bài của nhau cũng là một cách các em có thể học hỏi lẫn nhau. Với số lượng một lớp trên 40 HS, tôi cũng thường áp dụng cách chấm chéo bài làm của nhau, tự cho điểm lẫn nhau. Sau đó nạp lại để tôi kiểm tra, chấm lại một lần nữa. Từ đó, các em không chỉ biết năng lực của mình mà còn qua mỗi lần đọc bài, chấm bài của bạn có thể học tập thêm rất nhiều. Ngoài ra, với thời đại công nghệ 4.0 và chuyển đổi số trong giáo dục, tôi đã tận dụng tối đa các nền tảng công nghệ thông tin: Mail; facebook, zalo... để hướng dẫn HS thực hành luyện tập kĩ năng làm bài thi THPT Quốc gia. Sử dụng các phần mềm này, tôi thường lập các nhóm học tập ôn luyện đề thi theo từng mức độ các nhóm HS: TB, khá, giỏi để trao đổi giữa HS với HS, giữa GV và HS. GV có thể thông qua đó để chuyển đề, chia sẻ các trang web học tập, các video hay, bổ ích phục vụ cho việc ôn thi. HS thông qua các nền tảng này để nạp bài làm, trao đổi các vướng mắc. Đặc biệt trong thời điểm đại dịch Covid 19 đang diễn ra khá phức tạp, thì các phương tiện này càng tỏ ra có hiệu quả khi GV cần giảng dạy một bài học nào đó. Cách làm này càng tỏ ra thiết thực và khả thi hơn trong thời đại gần như HS nào cũng có điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng có kết nối Internet. Dưới đây là một số hình ảnh trao đổi với HS đã được lưu lại .
67
68
Y
DẠ M
KÈ QU Y ƠN
NH
FI CI A
OF
L
L FI CI A OF ƠN NH QU Y
DẠ
Y
KÈ
M
2.3.2. Qua nhiều phương tiện Trong quá trình hướng dẫn HS luyện thi THPT Quốc gia, phương tiện thiết yếu nhất, theo tôi, là mỗi GV cần có hệ thống các tài liệu tham khảo bao gồm hệ thống đề thi được bản thân GV đó cập nhật liên tục, qua nhiều năm, ở nhiều kênh như sách báo, tài liệu ôn thi, qua mạng Internet. Đặc biệt, tôi cũng thường tập ra đề thi với độ khó tương đương với đề thi THPT QG các năm trước đó để HS cọ xát, tiếp cận, làm thử và kiểm tra kết quả. Điều quan trọng nhất khi trang bị đề thi cho HS, không phải là cứ nhiều và cứ thật khó mới có thể kiểm chứng được trình độ của học trò, mà yêu cầu bắt buộc là đề thi phải bám sát với cấu trúc, nội dung đề thi THPT QG của Bộ tương đương với thời gian 120 phút. Tài liệu tham khảo khác rất đa dạng hiện nay là hệ thống sách luyện thi, sách lí luận văn học cũng rất cần thiết cho việc học và ôn thi của các em. Tài liệu, sách vở ôn thi hiện nay cũng đồ sộ như khối lượng kiến thức mà HS cần tiếp thu. Thông thường, ở đầu các buổi học, hoặc thời gian luyện đề, tôi sẽ giới thiệu các quyển sách 69
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
cần dùng cho việc ôn luyện, thi cử có hiệu quả. Tất nhiên đó sẽ là những cuốn sách mà bản thân tôi đã kiểm chứng tính hiệu quả và thiết yếu của nó để HS có thể tham khảo thêm. HS có thể không mua được hết chúng nên tôi cũng thường khuyên các em nên họp nhóm và chia nhau mua đầy đủ các sách mà thầy cô nêu ra, có thể chỉ là những sách photo. Nếu HS có nhu cầu muốn mua một cuốn sách nào đó, tôi cũng thường khuyên các em tham khảo thật kỹ ý kiến của thầy cô trước chọn. Có thể không phải vì tài liệu đó không hay, mà có thể kiến thức viết trong tài liệu đó không còn phù hợp hay quá cao với chương trình học, ôn tập mà HS đang học tập. Dưới đây là một số hình ảnh giới thiệu, tư vấn chọn sách tham khảo Ngữ văn, phục vụ ôn thi THPT QG.
Sử dụng hệ thống sơ đồ tư duy cả bằng giấy và cả bằng mind map AR là một trong những công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho việc ôn thi của HS. HS có thể vẽ theo cách ghi nhớ của mình, để giúp các em có công cụ nhanh nhất hệ thống hóa kiến thức 70
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Dưới đây là một số hình ảnh từ sơ đồ tư duy của HS:
71
L FI CI A OF ƠN
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
Phương tiện được sử dụng vào việc ôn- luyện thi hiện nay được rất nhiều HS sử dụng và đã phục vụ rất đắc lực đó là các thiết bị CNTT như: Điện thoại smartphone, máy tính bảng, máy tính... Ứng dụng CNTT trong dạy học, luyện thi thực sự rất cần thiết, là xu hướng tất yếu trong thời đại thế giới phẳng. Các phương tiện trên được sử dụng kết hợp sẽ giúp GV có thể cho phép rút ngắn thời gian trình bày bài dạy mà vẫn làm cho bài giảng sinh động, trực quan, hấp dẫn đối với HS. Sau đó, GV có thể gửi bài dạy trực tiếp qua các phần mềm để HS có thể học tập trực tuyến hiệu quả. Nhờ những ứng dụng của các thiết bị này mà HS dễ dàng tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả với những nguồn tài liệu vô cùng phong phú trên Internet. Đó cũng là một cách để các em sớm bắt kịp với kĩ năng sử dụng công nghệ, bắt kịp xu hướng thời đại và phát triển nhiều năng lực quan trọng để có sự chuẩn bị tốt nhất cho công việc của các em sau này. Việc học qua các thiết bị công nghệ cũng đòi hỏi các em phải vừa biết cách nghe-nhìn, vừa có cách thức ghi chép nhanh và logic. Nhờ đó, học sinh có thể phát triển toàn diện cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kích thích tư duy ngôn ngữ của các em. Bên cạnh đó, CNTT giúp giáo viên thiết kế những bài giảng độc đáo, mới lạ, có tính sáng tạo cao. Giáo viên nên tích hợp đa phương tiện như hình ảnh, video, các đoạn hội thoại,… để làm tăng chất lượng nội dung bài giảng. Năm học 2019-2020, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19 bùng phát mạnh mẽ, Sở GD&ĐT Nghệ An đã triển khai hình thức dạy-học trực tuyến , tôi cũng có tham gia dạy học trực tuyến phát trên kênh Youtube THPT Hoàng Mai online để đưa bài giảng kịp thời tới HS với phương châm “nghỉ học không nghỉ dạy”. Cách làm này được Sở GD&ĐT đánh giá cao.
72
L FI CI A OF ƠN NH
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Hiện nay, nếu cần điểm tên một số phần mềm ôn thi THPT QG có hiệu quả có thể kể đến một số như: Luyện Thi THPT Quốc Gia 2020; phần mềm Ôn Thi Đại Học - Luyện thi THPT. Ưu điểm của những phần mềm này là HS có thể sử dụng online hoặc offline ngay cả khi không có kết nối Internet. 3. Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mục đích thực hiện Trên cơ sở những nội dung đã trình bày ở mục 2, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích: kiểm chứng tính khả thi của việc vận dụng các phương pháp đã đề xuất vào việc hướng dẫn HS làm bài thi THPT QG môn Ngữ văn ở khối lớp 12 trong hai năm học 2019-2020 và 2020-2021. Từ đó, rút ra được những kết luận sát thực về hiệu quả mà các phương pháp đã đề xuất mang lại, đồng thời qua thực tế hoạt động dạy học cũng cho thấy những bất cập của vấn đề để ra hướng khắc phục cần thiết. 3.2. Đối tượng thực hiện Đối tượng chúng tôi tiến hành thực nghiệm là học sinh ở lớp 12 tại trường THPT Hoàng Mai. Mỗi lớp đều chọn được HS giỏi, khá, TB, yếu. Các lớp TN và ĐC trường như sau: Lớp thực nghiệm: Năm học 2019-2020 Số hs Năm học 2020-2021 Số HS Lớp 12A1,12A13 79 12A13, 12A10 88 Lớp đối chứng: Năm học 2019-2020 Số hs Năm học 2020-2021 Lớp 12A5,12A9 75 12A4, 12A5 72 73
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
3.3. Cách thức thực nghiệm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong năm học 2019-2020 và 2020-2021 theo quy trình: - Tiến hành kiểm tra trình độ ban đầu của HS các lớp đối chứng và thực nghiệm (Đề kiểm tra xin tham khảo Phụ lục 1) - Dựa trên kết quả bài làm của HS, tôi vừa giảng dạy, vừa áp dụng các kinh nghiệm mà mình đúc rút được để hướng dẫn HS làm bài, luyện đề thi theo cấu trúc đề thi THPT QG (TN THPT QG) - Nghiệm thu kết quả được tiến hành sau một thời gian áo dụng các kinh nghiệm từ sáng kiến bằng kết quả thi TN THPT QG năm 2019-2020 và thi KLCL kết hợp thi thử năm 2020-2021 - Thống kê phân tích xếp loại kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học. - Kết luận 3.4. Kết quả thực nghiệm Năm học 2019-2020 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng ĐIỂM Điểm bài % Điểm % Điểm bài % Điểm % kiểm tra TN kiểm tra TN đầu năm (SL đầu năm (SL (SL HS) HS) (SL HS) HS) >=9,0 1 1,3% 8 10,1% 0 0 0 0% 8,1-8,9 10 12,7% 21 26,6% 3 4,1 2 2,7% 7,0-8,0 25 31,6% 31 25,3% 10 13,3 8 10,7% 5,0-6,9 32 40,5% 19 24,1% 58 77,3 55 73,3% <=5,0 11 13,9% 0 0% 4 5,3 10 13,3% Từ bảng thống kê cho thấy, năm 2019-2020-năm đầu tiên tôi áp dụng các biện pháp, cách thức hướng dẫn ôn thi đã đề xuất trong SKKN vào các lớp TN (tôi trực tiếp giảng dạy) tại trường THPT Hoàng Mai ở lớp 12A1 (lớp chọn khối A) với sĩ số 41 em và tại lớp 12A13 (lớp khối D) với sĩ số 38 HS. Tuy là lớp khối A (không lấy kết quả môn Ngữ văn xét tuyển Đại học), nhưng điểm bài thi môn Ngữ văn thi THPT QG của lớp 12A1 khá cao, với điểm TB là 7,26. Lớp 12A13 có điểm TB môn Ngữ văn lên đến: 8,03. Cả hai lớp thực nghiệm có 8 em trên 9 điểm, có 29/79 đạt điểm thi từ 8 điểm trở lên (chiếm 36,7%), không có em nào bị dưới điểm trung bình (dưới 5 điểm). Kết quả này vượt hơn so với kết quả bài kiểm tra đầu năm (có đến 11/79 em bị điểm từ 5,0 điểm trở xuống. Lớp ĐC (những lớp không tác động bởi các biện pháp, cách thức từ SKKN), kết quả chưa cao. Không có HS nào đạt trên 9 điểm. Số lượng em đạt điểm trên 8 chỉ 2/75 (chiếm 2,7%), kết quả này không chênh lệch lắm với điểm bài kiểm tra đầu năm. Vẫn còn 10 em bị điểm dưới trung bình (chiếm 13,3 %). Tất nhiên để có kết quả học tập thi cử tốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng so bài KSCL đầu năm (khi chưa tác động) đến bài thi chính thức (sau khi đã tác động), thấy sự thay đổi rõ nét ở kết quả thi cử của HS đã có sự tiến bộ vượt bậc. Kết quả này phần nào chứng tỏ các biện pháp mà tôi đã 74
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
đúc rút được trong SKKN trên đây đã phát huy tác dụng và chứng minh hiệu quả cao của nó. Năm học 2020-2021 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng ĐIỂM Điểm % Điểm % Điểm % Điểm % bài ktra KS bài kiểm KS đầu năm TN tra đầu TN (SL HS) (SL HS) năm (SL (SL HS) HS) >=9 3 3,4% 9 10,2% 0 0% 0 0% 8,1-8,9 15 17,0% 28 31,8% 5 7.0 % 2 3% 7-8 35 39,8% 39 44,3% 10 13,9 % 7 10% 5-7 28 31,8% 10 11,4% 32 44,4 % 51 71% <=5 7 8% 2 2,3% 25 34,7 % 12 16% Năm 2020-2021 là năm thứ 2 tôi tiếp tục áp dụng các kiến giải đề xuất trong SKKN để hướng dẫn HS 12 học-ôn- thi TN THPT QG. Tại lớp TN: Trong bài KSCL đầu năm học nhận thấy: Số HS đạt trên 9 điểm chỉ có 3/88 em (chỉ chiếm 3,4 %). Điểm số HS đạt được nhiều nhất vẫn ở mức TB từ 7-8 điểm (chiếm gần 40%). Còn 7 em dưới điểm trung bình. Trong bài thi KSCL kết hợp thi thử do Sở GD&ĐT tổ chức vừa qua (sau một thời gian tác động các biện pháp đề xuất), kết quả thu được rất khả quan. Đã có 9 em đạt trên 9 điểm (tăng 6 em so với đầu năm). Có đến 28/88 em đạt từ 8-9 điểm (chiếm gần 32%), kết quả này tăng hơn nhiều so với bài kiểm tra đầu năm (chỉ đạt 15 em có điểm từ 8-9 điểm). Chỉ còn 2 em bị dưới điểm trung bình (chỉ chiếm 2,3%). Tại lớp ĐC (Các lớp không tác động) Trong bài KSCL đầu năm học nhận thấy: Số lượng HS đạt từ 8-9 điểm còn ít (5 em chiếm 7,0%). Có đến 25/72 em bị dưới điểm trung bình (chiếm 34,7%). Chiếm số lượng nhiều nhất vẫn là điểm từ 5-7 điểm (có đến 32 em chiếm 44,4 %) Trong bài thi KSCL kết hợp thi thử do Sở tổ chức: Vẫn chưa có HS đạt điểm 9. Điểm số chủ yếu mà HS đạt được vẫn chỉ dừng ở mức từ 5-7 điểm (51/72 em chiếm đến 71%). Qua kết quả khảo sát ở năm học này thêm một lần nữa cho thấy, những biện pháp nhằm cải thiện cách học và ôn thi cho HS THPT khối 12 đã hiệu quả. Tin rằng, đây sẽ là động lực lớn để tôi cố gắng áp dụng đại trà ở nhiều lớp và mang lại kết quả tích cực hơn nữa trong kì thi TN THPT QG sắp tới .(Tham khảo thêm Phụ lục 2,3: Kết quả thi chi tiết cụ thể của các lớp thực nghiệm- những lớp tôi trực tiếp giảng dạy trong hai năm học 2019-2020 và 2020-2021)
75
C. KẾT LUẬN
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
1. Đóng góp của đề tài 1.1. Tính mới: Đây là đề tài đã được nghiên cứu, thực nghiệm thành công và đúc rút từ kinh nghiệm có tính thực tiễn cao được triển khai tại trường THPT Hoàng Mai trong nhiều năm giảng dạy khối lớp 12 và luyện thi, chấm thi THPT QG (TN THPT QG) môn Ngữ văn tại trường THPT Hoàng Mai. Đề tài đã kế thừa nhiều thành tựu trong nỗ lực tìm kiếm, xây dựng hệ thống những biện pháp hiệu quả để giúp HS lớp 12 ôn luyện thi THPT QG môn Ngữ văn đạt kết quả cao, phát huy được phẩm chất và năng lực của các em. Trên cơ sở đó, đề tài tìm ra những hướng đi mới, đặc biệt phù hợp với HS trong việc hoàn thành bài thi quan trọng môn Ngữ văn, giúp nâng cao điểm số, chất lượng bài thi này trong kì thi THPT Quốc gia 1.2. Tính khoa học: Đề tài được trình bày bài bản, cẩn thận. Các phương pháp nghiên cứu được vận dụng phù hợp và phát huy hiệu quả của nội dung đề tài. Ngôn ngữ trong sáng, tường minh; cấu trúc gọn, rõ, chặt chẽ, dẫn chứng khách quan, xác thực. 1.3. Tính hiệu quả 1.3.1. Phạm vi ứng dụng Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi trong việc hướng dẫn HS giải quyết tốt cả ba dạng câu hỏi cụ thể của bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia, từ đó hoàn thành bài thi này với kết quả cao. 1.3.2. Đối tượng ứng dụng Đề tài áp dụng chủ yếu cho giáo viên và học sinh trong việc dạy – học, ôn thi, luyện đề thi môn Ngữ văn trong kì thì THPT Quốc gia. Đề tài có thể sử dụng đại trà cho tất cả các đối tượng cả TB, khá, giỏi bởi cách viết rõ ràng, tường minh, dễ hiểu. 1.3.3. Hiệu quả Đề tài đã được thể nghiệm tại trường THPT Hoàng Mai từ năm học 2019-2020 trở lại đây, và đã đem lại những hiệu quả thiết thực cho việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao kết quả bài thi THPT QG của HS lớp 12 tại trường THPT Hoàng Mai nói chung, tại các lớp tôi trực tiếp giảng dạy nói riêng. Các em đã nắm vững cấu trúc đề thi, nắm chắc kiến thức lí thuyết và áp dụng vào việc giải quyết các câu hỏi của đề thi một cách nhanh, chính xác, đạt kết quả khá cao trong kì thi TN THPT QG và thi KSCL. Đặc biệt, kết quả điểm thi môn Ngữ văn THPT QG qua từng năm của trường THPT Hoàng Mai, và các lớp bản thân trực tiếp giảng dạy đều đạt kết quả cao qua các năm. HS cũng thêm yêu, quý, và cảm thấy học, thi bộ môn này không còn khó khăn nữa.
DẠ
Y
Với riêng bản thân tôi, quá trình thực hiện đề tài, tôi đã thu nhận cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Tôi nhận thấy, việc dạy học, luyện thi các môn học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng, cơ bản đều phải xuất phát từ kiến thức cơ bản. lấy việc hình thành kĩ năng làm nền tảng, qua việc thi cử sẽ giúp các em phát triển thêm nhiều năng lực, phẩm chất. Bản thân cần cố gắng cân đối giữa việc trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để các em biết cách làm những dạng bài khác nhau, không rập khuôn, không cứng nhắc. 76
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
2. Kiến nghị 2.1. Với giáo viên Nâng cao chất lượng học tập- thi cử môn Ngữ văn trong kì thi THPT QG cho HS là một nhiệm vụ mỗi GV, đặc biệt là GV dạy khối 12 phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, xuyên suốt từ đầu năm học cho đến khi các em bước vào kì thi chính thức. Để hướng dẫn HS ôn thi đạt hiệu quả cao, GV cần có sự chuẩn bị chu đáo. GV cần chuẩn bị kế hoạch dạy học tập, luyện đề cụ thể. Mỗi GV phải luôn có những sáng tạo để truyền đạt kiến thức lí thuyết ngắn gọn, hiệu quả, dễ nhớ và quan trọng nhất phải dành nhiều thời gian cho các em thực hành luyện tập thường xuyên Ngoài học ở lớp, GV phải đặt ra những mục tiêu, yêu cầu cụ thể cho HS làm việc ở nhà thông qua hình thức tự học. Cần lưu ý rằng những yêu cầu về nhà này không nên chỉ đơn giản là học thuộc thơ, học thuộc kiến thức lí thuyết mà có thể tự đặt thời gian để làm bài, tự kiểm tra năng lực cá nhân. Giáo viên cần đổi mới cách dạy, cách kiểm tra – đánh giá … theo hướng phù hợp với tâm lý, trình độ của từng nhóm HS, nâng dần trình độ của các em lên những mục tiêu cao hơn. Giáo viên cũng cần định hướng học sinh trong việc sử dụng sách tham khảo; hướng dẫn các em lựa chọn một số khóa học online hiệu quả hoặc tải các app cần thiết phục vụ cho việc học- ôn- luyện thi tránh nhàm chán. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh 2.2. Với học sinh - Cần nâng cao nhận thức cá nhân về vị trí, vai trò của môn Ngữ văn trong kì thi THPT QG, tránh lối suy nghĩ môn Ngữ văn chỉ là môn phụ. Cố gắng tự học, tự rèn luyện để đạt kết quả tốt - Chủ động học tập, rèn luyện kĩ năng làm bài của bản thân. Trong quá trình học tập phải mạnh dạn giải quyết bài tập, tập vận dụng kiến thức lí thuyết được học thường xuyên luyện đề với những dạng khác nhau. Mạnh dạn trao đổi với thầy cô, bạn bè những trở ngại mà mình mắc phải khi học tập, học hỏi kinh nghiệm thi cử. - Tìm tòi các hình thức học tập đa dạng, lựa chọn nguồn tài liệu hợp lí phục vụ cho việc học- thi hiệu quả. Tránh những khóa học, những lớp học online mất nhiều tiền nhưng không thu lượm được bao nhiêu kiến thức, và học thiên về lí thuyết mà ít được vận dụng thực hành 2.3. Với các cấp quản lý - Sở GD&ĐT tăng cường tiến hành thi KSCL kết hợp thi thử nhiều lần trong năm, nhằm mục đích kiểm tra lại kiến thức của HS, giúp các em nhận thấy những lỗ hổng về kiến thức để sớm có phương án ôn luyện, thi cử - Các trường có thể tiến hành thi thử theo cụm trường để HS có cơ hội rèn luyện với đề thi, với không khí, tâm thế thi cử - Nhà trường xây dựng chương trình ôn thi THPT QG cho các môn từ đầu năm. Tăng cường các tiết thực hành, luyện tập làm bài để HS sớm được tiếp cận, cọ xát với nội dung, cấu trúc đề thi Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi, mong được cùng đồng nghiệp chia sẻ, góp ý. Tôi xin trân trọng cảm ơn những đóng góp của quý vị 77
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 10, 11, 12. NXB Giáo dục, H, 2006. 2. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/1/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT. 3. CTGDPT (2018), ban hành theo thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Các tài liệu, đề thi trên một số trang Web nguồn từ Internet 5. Các tài liệu luyện thi của các tác giả: Đặng Lưu, Phan Huy Dũng, Đỗ Ngọc Thống, Ngô Quang Thiện, Phan Danh Hiếu…
78
OF
FI CI A
L
PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC KHỐI 12 NĂM HỌC 2020-2021 (KIỂM TRA TẠI CÁC LỚP 12A4, 12A5, 12A10,12A13; SỐ LƯỢNG: 5) ĐỀ SỐ 1- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2021 Phần I. Đọc- hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều Vẫn còn có bao điều tốt đẹp Xa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệt Hãy vì người, nếu mong họ vì con.
ƠN
Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch Tình thương yêu không mua được bằng tiền Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên.
QU Y
NH
Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong. (Nói với con, Nguyễn Huy Hoàn, Nguồn http://baophunuthudo.vn/article) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra những câu tục ngữ dân gian được vận dụng trong đoạn thư thứ hai?
DẠ
Y
KÈ
M
Câu 3. Anh,chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều Vẫn còn có bao điều tốt đẹp Xa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệt Hãy vì người, nếu mong họ vì con. Câu 4. Những lời tâm sự “nói với con”của nhà thơ được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc- hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến của William Shakespeare: “Ai cũng coi tính mạng là quý giá; nhưng người đáng kính trọng coi danh dự quý giá hơn tính mạng nhiều” Câu 2. (5,0 điểm) Hãy phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân để làm rõ quan niệm của tác giả về sức mạnh của cái đẹp
79
FI CI A
L
ĐỀ SỐ 1- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2021 Phần I. Đọc- hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều Vẫn còn có bao điều tốt đẹp Xa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệt Hãy vì người, nếu mong họ vì con.
OF
Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch Tình thương yêu không mua được bằng tiền Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên.
NH
ƠN
Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong. (Nói với con, Nguyễn Huy Hoàng, Nguồn http://baophunuthudo.vn/article) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản? Câu 2. Trong văn bản trên, người cha đã khuyên người con những điều gì? Câu 3. Theo Anh,chị vì sao tác giả cho rằng: “Hãy vì người, nếu mong họ vì con”
KÈ
M
QU Y
Câu 4. Anh chị có đồng tình với những lời khuyên sau đây của người cha hay không? Vì sao? Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc- hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc “Sống thẳng mình” của con người trong cuộc sống hôm nay. Câu 2. (5,0 điểm) Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang
DẠ
Y
ĐỀ SỐ 1- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2021 Phần I. Đọc- hiểu (3,0 điểm) Nền tảng của sự thành công nằm ở tính kỷ luật tự giác và được thể hiện thông qua sự tự chủ. Tự chủ là lòng can đảm được sử dụng đúng lúc, là khả năng tự chế ngự và kiểm soát tất cả các trạng thái cảm xúc của bản thân. Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính tự chủ chính là bánh lái, giữ cho thuyền đi đúng hướng, vượt qua những sóng gió của cuộc đời. Người hạnh phúc nhất chính là người có thể làm chủ được bản thân.
80
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Điềm tĩnh là một trong những biểu hiện của sự tự chủ. Người giữ được điềm tĩnh luôn ẩn chứa trong mình nguồn sức mạnh to lớn. Điềm tĩnh giúp con người giữ được sự sáng suốt trong khi những người khác không còn kiên nhẫn. Khi bị ai đó đổ lỗi, khi mọi lời chỉ trích đều dồn về bạn, khi bạn liên tục vấp ngã hay khi bị bạn bè quay lưng…ấy là những lúc bạn cần đến tính tự chủ và sự điềm tĩnh. Biết chế ngự bản thân và giữ được sự điềm tĩnh, bạn sẽ có được bình yên cũng như sẵn sàng đấu tranh cho những mục tiêu cao cả của đời mình. Hãy cố gắng giữ được vẻ bình tĩnh và cái tâm bình thản, sáng suốt trong mọi tình huống, bạn nhé! (Không gì là không có thể - George Matthew Adams, Thu Hằng dịch) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Theo tác giả, những lúc bạn cần đến tính tự chủ và sự điềm tĩnh là lúc nào? Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu: Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính tự chủ chính là bánh lái, giữ cho thuyền đi đúng hướng, vượt qua những sóng gió của cuộc đời Câu 3. Theo anh, chị, tại sao tác giả khẳng định: Người hạnh phúc nhất chính là người có thể làm chủ được bản thân. Câu 4. Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu lí do chọn thông điệp đó. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc- hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về thực trạng rất nhiều người trẻ chưa có khả năng tự chế ngự và kiểm soát tất cả các trạng thái cảm xúc của bản thân trong cuộc sống hiện nay. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích cảm nhận của Xuân Diệu về thời gian trong đoạn thơ sau Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già, Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian. Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại. Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời. Mùi tháng năm đềù rớm vị chia phôi, Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt . Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? (Trích Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ Văn 11, tập 2, trang 21, NXB GD)
81
ĐỀ SỐ 1- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2021
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
Phần I. Đọc- hiểu (3,0 điểm) Nền tảng của sự thành công nằm ở tính kỷ luật tự giác và được thể hiện thông qua sự tự chủ. Tự chủ là lòng can đảm được sử dụng đúng lúc, là khả năng tự chế ngự và kiểm soát tất cả các trạng thái cảm xúc của bản thân. Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính tự chủ chính là bánh lái, giữ cho thuyền đi đúng hướng, vượt qua những sóng gió của cuộc đời. Người hạnh phúc nhất chính là người có thể làm chủ được bản thân. Điềm tĩnh là một trong những biểu hiện của sự tự chủ. Người giữ được điềm tĩnh luôn ẩn chứa trong mình nguồn sức mạnh to lớn. Điềm tĩnh giúp con người giữ được sự sáng suốt trong khi những người khác không còn kiên nhẫn. Khi bị ai đó đổ lỗi, khi mọi lời chỉ trích đều dồn về bạn, khi bạn liên tục vấp ngã hay khi bị bạn bè quay lưng…ấy là những lúc bạn cần đến tính tự chủ và sự điềm tĩnh. Biết chế ngự bản thân và giữ được sự điềm tĩnh, bạn sẽ có được bình yên cũng như sẵn sàng đấu tranh cho những mục tiêu cao cả của đời mình. Hãy cố gắng giữ được vẻ bình tĩnh và cái tâm bình thản, sáng suốt trong mọi tình huống, bạn nhé! (Không gì là không có thể - George Matthew Adams, Thu Hằng dịch) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2. Theo tác giả, điềm tĩnh có vai trò như thế nào với mỗi người? Câu 3. Nội dung chính của văn bản? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến Điềm tĩnh là một trong những biểu hiện của sự tự chủ không? Vì sao? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc- hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa của sự tự chủ của con người trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải doạ nạt hay giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn, rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui lại vừa buồn. Và một cái gì nữa, giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay ăn năn hối hận về tội ác khi không đủ sức để ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo rất ngon. Nhưng sao lại mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo? Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: vì có ai nấu cho ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Ðời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay “đàn bà”. Hắn nhớ đến “bà ta”, cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại kêu bóp lên trên, trên nữa, nó chỉ nghĩ đến sao cho thỏa nó chứ có yêu hắn đâu. Hồi ấy hắn hai mươi. Hai mươi tuổi, người ta
82
OF
FI CI A
L
không là đá, nhưng cũng không toàn là xác thịt. Người ta không thích cái gì người ta khinh. Vả lại bị một con đàn bà gọi đến nhà mà bóp chân! Hắn thấy nhục hơn là thích, huống hồi lại sợ. Quả thật, từ khi biết rằng con vợ chủ sai hắn làm một việc không chính đáng, hắn vừa làm vừa run. Không làm thì không được: mọi việc trong nhà, quyền đàn bà. Chứ hắn, hắn có lòng nào đâu! Ðến nỗi người đàn bà phát cáu. Bà thấy xa xôi không được, phải làm đến nơi. Bà bảo hắn rằng: “Mày thực thà quá! Con trai gì hai mươi tuổi mà đã như ông già”. Hắn vẫn giả vờ không hiểu. Bà lẳng lơ bảo: “Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư?...” và thấy hắn dùng dằng, bà mắng xơi xơi vào mặt. Hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả. Vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?” Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tư tưởng nhân đạo mà nhà văn Nam Cao muốn gửi gắm thông qua nhân vật này. ĐỀ SỐ 1- LUYỆN THI QUỐC GIA THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2021
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
Phần I. Đọc- hiểu (3,0 điểm) Nền tảng của sự thành công nằm ở tính kỷ luật tự giác và được thể hiện thông qua sự tự chủ. Tự chủ là lòng can đảm được sử dụng đúng lúc, là khả năng tự chế ngự và kiểm soát tất cả các trạng thái cảm xúc của bản thân. Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính tự chủ chính là bánh lái, giữ cho thuyền đi đúng hướng, vượt qua những sóng gió của cuộc đời. Người hạnh phúc nhất chính là người có thể làm chủ được bản thân. Điềm tĩnh là một trong những biểu hiện của sự tự chủ. Người giữ được điềm tĩnh luôn ẩn chứa trong mình nguồn sức mạnh to lớn. Điềm tĩnh giúp con người giữ được sự sáng suốt trong khi những người khác không còn kiên nhẫn. Khi bị ai đó đổ lỗi, khi mọi lời chỉ trích đều dồn về bạn, khi bạn liên tục vấp ngã hay khi bị bạn bè quay lưng…ấy là những lúc bạn cần đến tính tự chủ và sự điềm tĩnh. Biết chế ngự bản thân và giữ được sự điềm tĩnh, bạn sẽ có được bình yên cũng như sẵn sàng đấu tranh cho những mục tiêu cao cả của đời mình. Hãy cố gắng giữ được vẻ bình tĩnh và cái tâm bình thản, sáng suốt trong mọi tình huống, bạn nhé! (Không gì là không có thể - George Matthew Adams, Thu Hằng dịch) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Thao tác lập luận chính của văn bản? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính tự chủ chính là bánh lái, giữ cho thuyền đi đúng hướng, vượt qua những sóng gió của cuộc đời Câu 3. Theo anh/ chị, tự chủ là gì? Câu 4. Điều Anh/ chị tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản này là gì? Vì sao? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc- hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về cách thức để có được sự tự chủ trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn hai đứa trẻ của Thạch Lam
83
Phụ lục 2: KẾT QUẢ THI TN THPT QG NĂM 2019-2020 (LỚP THỰC NGHIỆM: 12A1, 12A13)
DẠ
Y
KÈ
84
L
Ngữ văn
FI CI A OF
ƠN
6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
NGUYỄN THỊ HIỀN ANH PHAN QUỲNH ANH LÊ THỊ NGỌC BÍCH NGUYỄN THỊ BÌNH HỒ NGỌC LINH CHI NGUYỄN THỊ KHÁNH CHI PHAN VĂN TIẾN DŨNG TRẦN TIẾN ĐẠT NGUYỄN THANH HẢI ĐẬU THỊ VÂN HẰNG VŨ LÊ VIỆT HẰNG TRẦN ĐÌNH HIỆP NGUYỄN LÊ HIẾU VÕ VĂN HIỆU LÊ VĂN HÙNG LÊ SỸ HUY QUÁCH THỊ HUYỀN TRẦN THỊ HƯƠNG VŨ THỊ HƯƠNG NGUYỄN VĂN KHÁNH NGUYỄN KIM KIÊN LÊ ĐẶNG DIỆU LINH NGUYỄN ĐÌNH LINH TRẦN PHÚC MẠNH LINH TRẦN THỊ KHÁNH LINH TRẦN THÙY LINH HOÀNG LÊ NA HOÀNG THỊ NGA PHAN THỊ NGÂN NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGÔ GIA PHONG HOÀNG DIỄM PHÚC NGUYỄN ANH QUỐC ĐẬU HẢI QUỲNH HỒ SỸ TĂNG NGUYỄN PHƯƠNG THẢO TRẦN NGUYỄN ANH THÙY LÝ XUÂN THUYÊN HỒ THỊ QUỲNH TRANG NGUYỄN HỒ HẢI TRIỀU
NH
5
12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1 12A1
Họ và tên
QU Y
1 2 3 4
Lớp 12
M
Số thứ tự
8.5 7 6.5 8 9 8 5 6.25 7.25 6 6.75 6 7.75 7 5 8 6.25 7.25 6.75 5.5 5.75 9 6 6.75 9.25 6.75 7.75 8.5 8.5 9 7.25 7.5 7 6.5 5.5 8.75 8 7.5 9 8
Y DẠ
QU Y
NH
FI CI A OF
ƠN
Điểm trung bình HỒ THÁI AN LÊ THỊ ANH LÊ THỊ NGỌC ÁNH TRẦN THỊ HUYỀN CẢNH NGUYỄN THỊ LINH CHI MAI THỊ CHINH VŨ THỊ DUNG NGUYỄN MAI ĐAN NGUYỄN HẬU GIANG NGUYỄN THỊ THU HÀ TĂNG THỊ HÀ ĐẬU THỊ NGUYỆT HẰNG ĐẬU THỊ HẬU LÊ THỊ THANH HOÀI HỒ THỊ HƯỞNG MAI THỊ LINH LÊ THỊ LOAN LÊ THỊ HẰNG NGA NGUYỄN THỊ NGÂN BÙI THỊ NHÀN TRẦN THỊ PHƯƠNG NGUYỄN THỊ QUỲNH LÊ THỊ TÂM NGUYỄN HÀ THANH TRẦN THỊ THANH VŨ THANH THANH VŨ THỊ THANH MAI THỊ PHƯƠNG THẢO NGUYỄN PHƯƠNG THẢO NGUYỄN THỊ THẢO TRƯƠNG THỊ THU THẢO THÁI THỊ THOA NGUYỄN THU THỦY LÊ THỊ XOAN HỒ THỊ XUÂN LÊ THỊ XUÂN HỒ THỊ HẢI YẾN TRẦN THỊ YẾN
7.75 41 7.26
L
NGUYỄN XUÂN VIỆT
12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13
KÈ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38
12A1
M
41
Điểm trung bình
85
8.25 8.75 8.5 8.25 8.25 7.75 7.5 6.75 6.5 8 8.25 8 8.5 8.25 8.25 8.75 8.25 8.75 8.5 8 8 6.5 8 7.25 7.5 7.75 7.5 8.75 8.25 8.25 8 7 8.25 9.25 9.25 7.5 9 38 8.03
Y DẠ
QU Y
OF
86
L
Ngữ văn
ƠN
KHTN KHTN KHTN KHTN KHTN KHTN KHTN KHTN KHTN KHTN KHTN KHTN KHTN KHTN KHTN KHTN KHTN KHTN KHTN KHTN KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH
NH
Ngô Quang Anh Trần Mai Anh Nguyễn Ngọc Minh Châu Nguyễn Ngọc Diệp Đậu Minh Đang Nguyễn Duy Đức Đinh Lê Công Hậu Nguyễn Thị Thu Huyền Đậu Thị Hương Mơ Nguyễn Bá Bảo Nam Đậu Hà Ngân Nguyễn Thị Ngân Nguyễn Thị Bảo Ngọc Nguyễn Phan Xuân Phát Nguyễn Duy Tuấn Phong Lê Như Quỳnh Nguyễn Diễm Quỳnh Trần Thị Anh Thư Nguyễn Duy Việt Mai Thị Mai Phạm Thanh An Phan Thị Mai Anh Lưu Thị Bình Hồ Thị Minh Châu Lê Thị Khánh Chi Nguyễn Thị Việt Hà Hồ Thi Minh Huyền Nguyễn Thị Huyền Trần Thị Mỹ Linh Nguyễn Thị Loan Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Trà My Hồ Thị Thúy Ngân Phan Khánh Ngọc Trần Thị Thảo Nguyên
KÈ
12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10
ĐIỂM THI
BÀI THI TỔ HỢP
HỌ VÀ TÊN
M
LỚP
FI CI A
Phụ lục 3: KẾT QUẢ ĐIỂM THI KSCL KẾT HỢP THI THỬ LẦN I NĂM HỌC 2020-2021 (LỚP THỰC NGHIỆM: 12A10, 12A13)
7.75 6.75 8.25 7.50 7.25 5.75 7.75 7.50 7.50 7.25 7.50 8.25 7.25 5.50 7.00 8.00 8.25 7.50 5.00 6.50 8.25 9.00 8.50 8.75 9.25 8.25 9.00 8.50 9.00 8.25 9.25 8.50 8.50 8.00 8.75
Y DẠ
FI CI A
L
9.00 8.00 8.50 8.50 8.75 8.25 9.00 8.00
ĐIỂM THI
87
Ngữ văn
OF
ƠN
KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH
NH
Hồ Thị Tú Anh Hồ Thục Anh Nguyễn Thị Mai Anh Nguyễn Thị Kim Chi Nguyễn Thị Diệu Nguyễn Thị Dung Nguyễn Lữ Quỳnh Dương Phan Văn Hà Trần Thị Mỹ Hạnh Quách Thị Hằng Lê Thị Khánh Huyền Nguyễn Khánh Huyền Nguyễn Thanh Huyền Nguyễn Thị Huyền Ngô Thị Hường Hồ Thị Linh Nguyễn Thị Linh Phan Trần Khánh Linh Trần Thị Linh Hoàng Thị Hồng Lụa Nguyễn Thị Trà My Lê Thị Nguyệt Nga Phạm Thị Nga Phạm Thị Nga Hồ Thị Ngọc Nguyễn Bích Ngọc Hồ Yến Nhi Đậu Thị Phương Lê Thị Phương Lê Thị Hoài Phương
KÈ
12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13
KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH BÀI THI TỔ HỢP
HỌ VÀ TÊN
QU Y
LỚP
Hồ Minh Phúc Nguyễn Thị Mai Phương Đậu Thị Quỳnh Vũ Thị Anh Quỳnh Trần Thị Phương Thảo Lê Thị Anh Thơ Bùi Thị Huyền Trang Nguyễn Thảo Vy
M
12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10 12A10
8.25 8.00 7.75 6.75 8.00 7.50 7.50 4.50 8.00 7.50 8.25 8.50 9.00 8.00 7.00 8.75 8.50 8.25 8.25 8.00 8.00 7.50 7.00 6.50 7.50 7.25 6.50 7.25 7.75 7.25
NH QU Y M KÈ Y DẠ
88
L
7.50 7.00 7.50 8.25 7.50 8.25 7.75 9.00 8.50 8.25 7.25 8.25 6.75 6.50 6.25
FI CI A
KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH KHXH
OF
Trần Thị Phượng Lê Đăng Quang Đặng Như Quỳnh Mai Thị Như Quỳnh Nguyễn Thị Hương Quỳnh Lê Bùi Mai Thảo Nguyễn Thị Thảo Lê Thị Hương Trà Quách Thị Thu Trang Nguyễn Thị Phương Trinh Trần Phúc Trọng Hồ Thị Tuyết Nguyễn Thị Thảo Vân Nguyễn Thị Viên Hồ Ngọc Vinh
ƠN
12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13 12A13