5 minute read

1.3.2. Kết quả khảo sát

- Phương pháp khảo sát: Bằng phương pháp quan sát (thông qua dự giờ, thăm lớp), điều tra bằng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp GV, HS… để thu thập thông tin về thực trạng nghiên cứu. - Thời gian khảo sát: Tháng 9 năm 2020.

1.3.2. Kết quả khảo sát 1.3.2.1. Thực trạng của giáo viên về việc lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động trong dạy học ở trường THPT

Advertisement

Để biết được thực trạng của việc lồng ghép trò chơi vào HĐKĐ thì tôi đã phát phiêu điều tra 60 giáo viên của Trường THPT Con Cuông (Phụ lục 1). + Giáo viên tổ chức các hình thức hoạt động khởi động. - Các hình thức về hoạt động khởi động. Biểu đồ 1.1. Các hình thức hoạt động khởi động của giáo viên Ở biểu đồ 1.1 ta thấy hình thức hoạt động khởi động hiện nay giáo viên chú trọng đến việc kiểm tra bài cũ (80%), chưa chú trọng các hình thức khác, đặc biệt là tổ chức trò chơi (5%). - Quan tâm của GV về việc lồng ghép các hình thức vào hoạt động khởi động. DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

Biểu đồ 1.2. Sự quan tâm của GV về việc lồng ghép các hình thức vào HĐKĐ

12

Ở biểu đồ 1.2 ta thấy các GV rất quan tâm (35%) và quan tâm (60%) về việc lồng ghép các hình thức vào hoạt động khởi động nhằm kích thích sự hứng thú của học sinh. Đây là vấn đề rất thuận lợi để tôi nghiên cứu việc lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động trong dạy học. + Giáo viên lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động trong dạy học. - Mức độ sử dụng về việc lồng ghép trò chơi dạy học vào các hoạt động dạy học trong một tiết học. Biểu đồ 1.3. Mức độ sử dụng trò chơi vào các HĐDH của GV Qua biểu đồ 1.3 ta thấy mức độ sử dụng về việc lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động: Thường xuyên (1,5%), có sử dụng (15,5%) và không sử dụng (83%). Điều này chứng tỏ GV ít quan tâm đến việc lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động. Mà GV chủ yếu quan tâm đến việc lồng ghép trò chơi vào hoạt động luyện tập: thường xuyên (71,10%), có sử dụng (16,90%) và không sử dụng (12%). - Quan điểm của giáo viên về việc lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động trong dạy học ở trường THPT. DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

Biểu đồ 1.4. Quan điểm của giáo viên về việc lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động

Ở biểu đồ 1.4. cho thấy 12% giáo viên về việc lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh là rất cần thiết, 16% GV cho rằng không cần thiết. Trong khi đó có đến 58% GV phân vân không biết là có lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh hay không. Điều này chứng tỏ GV chưa thật sự hiểu về sự lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động, lồng ghép như thế nào, lồng ghép ra sao. 1.3.2.2. Thực trạng nhận thức của HS về việc GV lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động trong dạy học ở trường THPT Để biết được thực trạng về nhận thức của HS về việc GV lồng ghép trò chơi vào HĐKĐ thì tôi đã phát phiếu điều tra 286 HS (Phụ lục 2) của Trường THPT Con Cuông mà tôi đang trực tiếp giảng dạy. + Cảm nhận của HS về bộ môn Hóa học. Biểu đồ 1.5. Nhận thức của HS về bộ môn Hóa học Dựa vào biểu đồ 1.5 tôi nhận thấy hầu như HS không thích về bộ môn hóa học (không thích chiếm 86%). Điều đó chứng tỏ khi học bộ môn này các em không có hứng thú, dẫn đến kết quả đạt chưa cao. + Lồng ghép trò chơi vào hoạt động khởi động DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

Biểu đồ 1.6. Sự lồng ghép trò chơi vào HĐKĐ thông qua HS

Ở biểu đồ 1.6 tôi thấy 83% HS cho biết GV không lồng ghép, 15% HS cho biết

GV thỉnh thoảng lồng ghép và 2% HS cho biết GV lồng ghép thường xuyên trò chơi vào hoạt động khởi động. Điều này chứng tỏ hầu hết GV không chú trọng vào việc lồng ghép trò chơi vào HĐKĐ mà họ chủ yếu lồng ghép các hình thức hoạt động khác vào hoạt động khởi động. + Cảm xúc của HS khi được GV lồng ghép trò chơi vào HĐKĐ. Biểu đồ 1.7. Cảm xúc của HS về việc lồng ghép trò chơi của GV Ở biểu đồ 1.7 tôi thấy HS rất hứng thú khi GV lồng ghép trò chơi vào HĐKĐ (HS rất hứng thú là 82%). Đây là cơ hội thuận lợi để tôi nghiên cứu đề tài này. + Sự cần thiết của GV về việc lồng ghép trò chơi vào HĐKĐ. DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

Biểu đồ 1.8. Sự cần thiết về việc lồng ghép trò chơi vào HĐKĐ

Ở biểu đồ 1.8 tôi thấy HS sinh rất mong muốn GV lồng ghép trò chơi vào HĐKĐ. Vì các em đã hiểu được rằng khi GV sử dụng trò chơi thì các em rất có hứng thú học tập. Trò chơi nhằm khơi dậy niềm đam mê học tập của các em, tạo ra tâm thế vững vàng khi học bài mới.

This article is from: