8 minute read

PHẦN III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI PHẦN IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN 96

điều kiện phát triển. Hơn nữa, khi HS đưa ra được ý kiến của cá nhân đó là lúc các em được tự tìm hiểu chính mình và tự khẳng định mình. Đây cũng chính là biểu hiện của kĩ năng tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo mà DH giải quyết vấn đề cho học sinh qua các dạng bài NLVH về tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn THPT hình thành và phát triển ở người học. Kiến thức mà HS lĩnh hội được từ học tập theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo không phải chỉ từ sự cung cấp và truyền đạt của GV mà đều thông qua hình thức tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. Trong quá trình làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm, năng lực cộng tác, chia sẻ và năng lực lĩnh hội, đánh giá được củng cố và nâng cao. Khi có được những kĩ năng thiết yếu của xã hội hiện đại này, HS sẽ trở thành con người năng động hơn. PHẦN III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả kinh tế - Sáng kiến thiết thực, hữu ích, dễ áp dụng. - Sáng kiến cũng đã tiết kiệm thời gian và chi phí của học sinh, phụ huynh: HS được học tập và trải nghiệm sáng tạo, đồng thời hiệu quả đem lại cao. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách tham khảo viết về các dạng bài và các đề văn minh họa. Nhưng việc chọn cuốn sách tham khảo có chất lượng từ tác giả có uy tín không dễ dàng và giá thành mỗi cuốn sách tham khảo không nhỏ với các con. Nguồn trên Internet rất phong phú nhưng để chọn chuẩn, hay đòi hỏi các con phải công phu, kiên trì, tinh và biết cách chọn lọc. Bản báo cáo sáng kiến này chúng tôi đã xây dựng, hệ thống cơ bản các dạng đề, các dạng bài, hướng dẫn phương pháp và gợi ý cách làm cho một số đề văn trọng tâm để các con hiểu, chắc kỹ năng làm bài và vận dụng, thực hành, tham khảo khi làm văn NLVH về tác phẩm kí nói riêng, tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THPT nói chung. 2. Hiệu quả về mặt xã hội - Bản báo cáo sáng kiến này nhằm phục vụ trực tiếp, cụ thể cho HS khối 11, 12, đặc biệt cho các bạn chọn khối thi C, D trong thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020 – 2021 ở trường THPT Nguyễn Khuyến và đã đạt hiệu quat tốt. Tất cả các em HS khi tiếp cận dạng đề văn NLVH về phân tích/cảm nhận tác phẩm/đoạn

trích/hình tượng văn học đều chắc và nhuần nhuyễn kĩ năng làm bài. Phổ điểm chung của HS 12 Nguyễn Khuyến là 7,54 (trong đó điểm bình quân của 12A6 là 7,71; 12A8 là 8,25 và 12A9 là 7,96). Kết quả này tạo và giữ vững thương hiệu tổ Văn nhà trường 02 năm liên tiếp đạt giải Nhất toàn Tỉnh về kết quả thi Văn Tốt nghiệp THPT Quốc gia. - Sáng kiến đã tạo tâm thế học tập mới, kích thích hứng thú, khả năng sáng tạo, tinh thần khám phá và góp phần bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho học sinh. Về phẩm chất, sáng kiến bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về văn học dân tộc, bồi dưỡng lòng trung thực, tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ, cũng như giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh sống tự tin, hòa đồng, thấu hiểu và chia sẻ trong học tập cũng như trong cuộc sống, thức nhận được chân giá trị, ý nghĩa của sự sống, để rồi từ đó làm thay đổi khá nhiều những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ của các em. Đồng thời từ sáng kiến các em còn được rèn các kĩ năng như giao tiếp, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng thuyết trình, phản biện, kĩ năng tự học, chủ động thu thập và xử lí tài liệu, kĩ năng công nghệ thông tin. Về năng lực, các em trong quá trình học tập trải nghiệm theo dự án đã hình thành, củng cố những năng lực chung như năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo và những năng lực chuyên biệt như năng lực đọc hiểu, năng lực ngôn ngữ … Sáng kiến này hoàn toàn phù hợp mục tiêu dạy học Ngữ văn hiện nay: chú trọng dạy chữ, dạy người và hướng nghiệp, giúp các em học sinh phát hiện ra thế mạnh và sở trường của bản thân. Thêm nữa, sáng kiến của chúng tôi còn có ý nghĩa thiết thực là hình thành tư liệu học tập mới từ các sản phẩm chất lượng của học sinh. - Sáng kiến góp phần thay đổi định kiến xã hội: trước đây xã hội đa phần nhìn nhận Ngữ văn là môn học thuộc, chỉ thích hợp với nữ sinh, điểm bài khó chạm ngưỡng tối đa của Giỏi và sự áp khung trong cách chấm của giáo viên/ giám khảo còn theo quan điểm chủ quan, mang tính tương đối, không như các môn khoa học tự nhiên; còn hiện tại thức nhận được rằng: nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao hàm nhiều loại tri thức, kỹ năng được phát triển trong môn Ngữ văn tác động tích cực tới khả năng học tập các môn khác và ngược lại.

Advertisement

+ Vận dụng kiến thức làm văn nghị luận văn học để giải thích, phân tích một hiện tượng văn học, văn hóa, xã hội khác tương ứng. - Kết hợp các PPDH, KTDH tích cực cho HS qua các dạng bài NLVH về tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn THPT theo hướng phát triển năng lực GQVĐ và sáng tạo, đồng thời tích hợp nội môn và liên môn với các môn khoa học khác góp phần đào tạo ra những con người mới đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới. + Câu hỏi, bài tập: quan sát tranh/ ảnh/ sơ đồ tư duy để trao đổi với nhau về một vấn đề nào đó có liên quan đến bài học; hoặc trực tiếp ôn lại kiến thức đã học ở cấp/ lớp dưới, hay kiến thức ngay trong kì học, năm học theo chủ đề, giai đoạn và thiết kế dưới dạng kết nối các vùng kiến thức. + Thi đọc diễn cảm, radio book, sưu tầm những tác phẩm khác của tác giả hoặc các tác giả khác sáng tác với cảm hứng, đề tài về chính nhà văn, đoạn văn/ tác phẩm được học), biên tập kịch bản, đóng phim, sáng tác video, hát, vẽ, … về nội dung liên quan đến bài học. Các hoạt động này trong một số trường hợp có thể phát triển thành các cuộc thi. + Trò chơi: thiết kế và tổ chức một số trò chơi trong các hoạt động dạy học (khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, thực hành, vận dụng) có nội dung gắn với bài học với hình thức tổ chức trò chơi phong phú, đa dạng, hấp dẫn. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường THPT, ở tất cả các đối tượng học sinh và ở các khu vực, vùng miền với điều kiện thực tế khác nhau. Cụ thể chúng tôi đã thực nghiệm sáng kiến này ở một số lớp khác tại trường THPT Nguyễn Khuyến (12A8 của cô giáo Phạm Thị Ngà, lớp 12A9 của cô giáo Vũ Thị Hương) cùng một số trường THPT trong và ngoài tỉnh (Trường THPT Lương Thế Vinh, huyện Vụ Bản, Nam Định; Trường THPT Trần Văn Bảo, huyện Nam Trực, Nam Định; Trường PTDT Nội Trú - THPT Mường Nhé, Điện Biên) … Chúng tôi vô cùng phấn khởi trước sinh khí tiếp nhận môn học hào hứng, tích cực, khả quan. Đặc biệt, theo chỉ đạo chuyên môn mới của Bộ từ năm 2018, kế hoạch dạy học được xây dựng theo chuyên đề và chú trọng phát triển các phẩm chất và năng lực học sinh thì càng có điều kiện để vận dụng phương pháp dạy học này.

PHẦN IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN

Chúng tôi xin cam đoan sáng kiến trên là do chúng tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và thực hiện trong quá trình dạy học cho học sinh tại lớp và kết hợp với đồng nghiệp tại các lớp 12A6, 12A8, 12A9 trường THPT Nguyễn Khuyến cũng như tại các đơn vị bạn trong tỉnh nhà: Trường THPT Lương Thế Vinh, Trường THPT Trần Văn Bảo (đều thuộc tỉnh Nam Định); Trường PTDT Nội Trú - THPT Mường Nhé, Điện Biên. Chúng tôi không sao chép, không vi phạm bản quyền của tác giả khác.

ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên)

TRẦN THỊ MINH HẠNH NGUYỄN THỊ YẾN

CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

..................................................................................................................................... (Ký tên, đóng dấu)

This article is from: