Tổ chức trò chơi trong dạy và học môn hóa học THPT nhằm tạo hứng thú học tập

Page 1

TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN HÓA

vectorstock.com/28062415

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi trong dạy và học môn hóa học THPT nhằm tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng giảng dạy WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN "Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài" luôn là nhiệm vụ trung tâm của giáo dục - đào tạo. Trong đó việc phát triển và bồi dưỡng học sinh về các môn học ở bậc phổ thông chính là bước khởi đầu quan trọng để đào tạo các em. Chúng ta đang ở trong giai đoạn quyết định của thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ cao, trong xu thế toàn cầu hóa, việc chuẩn bị và đầu tư vào con người nhằm tạo ra những con người có đủ trình độ để nắm bắt khoa học - kỹ thuật, đủ bản lĩnh để làm chủ vận mệnh đất nước. Hóa học là môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, mục tiêu giáo dục môn Hóa trường THPT cần cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức kĩ năng phổ thông cơ bản hiện tại thiết thực và gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi của các chất, những ứng dụng và tác hại của các chất trong đời sống, sản xuất và môi trường. Những nội dung này góp phần giúp học sinh có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể tiếp tục học lên, đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hóa học trong đời sống và sản xuất; mặt khác, góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Tuy nhiên, thực tế việc dạy Hóa ở các trường THPT cho thấy, học sinh vẫn nặng về lý thuyết, chưa gắn các kiến thức lý thuyết với các hiện tượng thực tiễn, chưa có nhiều hoạt động phát huy được năng lực của học sinh. Phương pháp dạy học vẫn còn cũ, chưa khơi dậy được sự hứng thú, tính độc lập sáng tạo của học sinh. Việc sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và dạy học môn hóa học nói riêng đang là xu thế của việc phát triển dạy học hiện đại nhằm kích thích cho học sinh tìm tòi kiến thức môn hóa học, tạo cho học sinh niềm say mê sáng tạo và yêu thích bộ môn hơn. Hơn nữa, hiện nay Hóa học cùng các môn học khác là Vật lí, Sinh học, Địa lí, Lịch sử và Giáo dục công dân là các môn học tự chọn để tạo thành hai bài thi tổ hợp Tự nhiên và tổ hợp Xã hội. Trong những năm tới, ở cấp trung học phổ thông, Hóa học sẽ là môn học bắt buộc với lớp 10 nhưng chỉ còn là môn tự chọn với lớp 11, 12. Do đó, việc giáo viên Hóa học phải dạy cuốn hút hơn, phải khơi gợi tình yêu Hóa học trong mỗi em học sinh là một trong những nhiệm vụ sống còn. Việc sử dụng trò chơi mở có thể được sử dụng để đánh giá học sinh thông qua các hoạt động của học sinh trong trò chơi. Ngoài đánh giá về kiến thức giáo viên còn có thể đánh gia thông qua các kĩ năng mà học sinh thể hiện để tham gia trò chơi. Các loại trò chơi trong dạy học nói chung và dạy học môn hóa học nói riêng rất da dạng và phong phú. Giáo viên không tìm hiểu kĩ càng thì không biết được loại trò chơi nào phù hợp với trường mình học sinh của mình và vì thế nên giáo viên không thường xuyên sử dụng trò chơi trong dạy học. Vì biên soạn ra một trò chơi áp dụng vào bài dạy mất rất nhiều thời gian nên nhiều giáo viên sưu tầm được giáo án của bài dạy có sử dụng trò chơi áp thì áp dụng luôn cho học sinh của mình mà không tìm hiểu xem có thích hợp với học sinh của mình hay không. Với trách nhiệm của người giáo viên Hóa học trực tiếp đứng lớp giảng dạy ở trường trung học phổ thông nhiều năm, tôi quan tâm nhiều đến chất lượng học tập của học sinh, đến suy nghĩ, tâm tư tình cảm của học sinh đối với bộ môn của mình, quan tâm

Trang 1


CI

AL

nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy học sao cho chất lượng dạy và học Hóa học của thầy trò chúng tôi đạt được hiệu quả tốt nhất trong những điều kiện hiện có. Vì vậy,tôi thường xuyên tìm hiểu và áp dụng trò chơi dạy học trong dạy và học môn Hóa học. Chính vì những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức trò chơi trong dạy và học môn hóa học nhằm tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn” II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

1.1. Thực trạng công tác dạy và học môn hóa học 1.1.1 Ưu điểm Việc dạy học tại các trường THPT nói chung chủ yếu áp dụng phương pháp dạy học truyền thống. Không thể phủ nhận các ưu điểm và những tích cực của dạy học truyền thống đã mang lại như: Dạy học thống nhất và đại trà, việc soạn bài của giáo viên đơn giản và quen thuộc, môn học và kĩ năng được dạy theo một trật tự cụ thể, chặt chẽ, đánh giá của giáo viên đơn giản, theo những hình thức học sinh đã biết, đánh giá của trường học, của các sở giáo dục được thực hiện một cách dễ dàng… Đa số giáo viên đều có ý thức trong việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy học tích hợp liên môn, vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo góp phần phát triển toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế vận dụng, nhiều giáo viên còn lúng túng khi thực hiện các kĩ thuật dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin, liên hệ kiến thức với các vấn đề trong thực tế,… Đối với việc sử dụng trò chơi trong dạy và học môn hóa học có nhiều ưu điểm có thể kể ra như: - Học trong quá trình vui chơi, là quá trình lĩnh hội tri thức vốn sống một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó phù hợp với đặc điểm tâm lí sinh học ở học sinh. Học tập bằng trò chơi sẽ khơi dậy hứng thú tự nguyện, làm giảm thiểu sự căng thẳng thần kinh ở các em. - Trong quá trình chơi học sinh huy động các giác quan để tiếp nhận thông tin ngôn ngữ. Học sinh phải tự phân tích tổng hợp so sánh khái quát hóa làm cho các giác quan tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn, các thao tác trí tuệ được hình thành. - Qua trò chơi học tập học sinh tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu được nhiều tri thức nhiều khái niệm trên cơ sở đó những phẩm chất trí tuệ của các em được hình thành như: Sự nhanh trí, tính linh hoạt, sáng tạo và kiên trì. - Trò chơi dạy học là kĩ thuật, hoạt động bổ trợ trong quá trình dạy học. Hoạt động này thiên về phần chơi, trong lúc chơi con người dường như quên đi mọi nỗi ưu tư, phiền muộn. Chính vì vậy mà trò chơi dạy học giúp xua đi nỗi lo âu nặng nề của việc học cho học sinh, giúp gắn kết tình cảm giữa giáo viên và học sinh trong lúc chơi. - Trong lúc chơi tinh thần của học sinh thường rất thoải mái nên khả năng tiếp thu kiến thức trong lúc chơi sẽ tốt hơn, hoặc sau khi chơi cũng sẽ tốt hơn. - Trò chơi dạy học cũng có thể hình thành nên cho học sinh những kĩ năng của môn học, học sinh không chỉ có cơ hội tìm hiểu kiến thức, ôn tập lại các kiến thức đã biết mà còn có thể có được kinh nghiệm, hành vi. - Một số trò chơi dạy học còn giúp cho học sinh có khả năng tư duy, cách giải quyết vấn đề nhanh nhẹn không chỉ trong lĩnh vực mình chơi mà cả các lĩnh vực của cuộc sống.

Trang 2


DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

-Một số trò chơi có thể giúp cho học sinh có khả năng quyết định các phương án đúng, cách giải quyết các tình huống một cách hợp lí. - Trò chơi dạy học cũng có thể là biện pháp mà giáo viên tạo ra sự ganh đua giữa các cá nhân học sinh hoặc giữa các nhóm học sinh. Khi tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm còn tạo sự gắn kết cho học sinh và tăng tinh thần đoàn kết cho học sinh. - Trò chơi góp phần hoàn thiện phẩm chất đạo đức, rèn cho học sinh tính trung thực, tổ chức tự lực, đoàn kết. Khi tham gia chơi mọi học sinh đều có quyền bình đẳng như nhau. Ở trò chơi học tập các em cảm nhận được một cách trực tiếp kết quả hoạt động của mình : Đúng hay sai, phát hiện ra cái mới…Kết quả này có ý nghĩa to lớn đối với các em, nó mang lai niềm vui vô hạn thúc đẩy tính tích cực, mở rộng củng cố và phát triển vốn hiểu biết của các em. Tại trường THPT Xuân Trường C, bản thân tôi và các giáo viên khác không chỉ áp dụng trò chơi cho các tiết hội giảng mà sử dụng linh hoạt trong các tiết dạy trên lớp. Không nhất thiết tổ chức trò chơi trong tất cả thời gian của tiết học mà có thể chỉ trong một hoạt động cụ thể nào đó. Những tiết học có sử dụng trò chơi học sinh cảm thấy hứng thú, vũi vẻ hơn, không khí học tập trong lớp thoải mái, bớt nặng nền, thầy trò gần gũi và hiểu nhau hơn. Sau mỗi tiết học học sinh không cảm thấy căng thẳng mệt mỏi mà có thể bắt đầu ngay tiết tiếp theo. Mỗi tiết học có sử dụng trò chơi gây được sự hưởng ứng của tất cả học sinh trong lớp có thể để lại dư âm đến rất nhiều tiết học sau đó của bộ môn. Với cơ chế mở của thông tư 26/2020/TT-BGDĐT qua mỗi trò chơi giáo viên có thể đánh giá học sinh bằng điểm số để khuyến khích động viên học sinh tích cực tham gia trò chơi trong mỗi tiết học hơn. 1.1.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế Việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn hóa học có nhiều bất cập Đối với bộ môn hóa học Hóa học là một môn hóa học đặc thù mang tính chất nối tiếp rất cao, nếu không nắm vững kiến thức của bài trước sẽ khó có thể học các bài sau, nếu chương trước không hiểu thì khi học chương sau sẽ rất dễ dẫn đến chán nản và môn hóa học sẽ trở thành một môn học khó để theo học được. Khi thi tuyển sinh vào lớp 10 đa số các em không được học nhiều về môn hóa mà chỉ học các môn ngữ văn, toán, ngoại ngữ nên khi bắt đầu học lớp 10 của chương trình trung học phổ thông các em không có các kiến thức cơ bản về môn hóa nên thường ngại học hóa, sợ học hóa vì mất gốc. Nhiều mảng kiến thức trừu tượng, nhiều phương trình hóa học phức tạp và danh pháp dễ gây nhầm lẫn nhiều nên học sinh thường hay mất gốc và chán nản với bộ môn. Học sinh học tập miễn cưỡng, chiếu lệ; ưu tiên lựa chọn các môn thuộc tổ hợp tổng hợp xã hội với suy nghĩ học các môn này sẽ “nhàn” hơn, khi thi THPT Quốc gia sẽ có kết quả cao hơn so với các môn thuộc tổ hợp tổng hợp tự nhiên. Đối với học sinh Đa số học sinh có ý thức tốt, mong muốn mình có vốn hiểu biết và kết quả học tập cao. Nhưng Hóa học là một trong những môn học khó có tính chất nối tiếp của các phần kiến thức nên đòi hỏi các em phải chăm chỉ và có tư duy tốt.

Trang 3


DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Một bộ phận học sinh có ý thức tự học còn thấp, năng lực tiếp thu bài chưa tốt để có thể học tập tốt nội dung giáo viên truyền thụ và có thể trả lời tốt các câu hỏi của giáo viên. Phương pháp học tập của học sinh chưa phù hợp với đặc thù bộ môn, thụ động trong học tập, tái hiện một cách máy móc rập khuôn những gì giáo viên giảng, lười suy nghĩ tìm tòi sáng tạo. Còn nhiều học sinh chưa chú tâm vào việc thực hiện hiệm vụ của giáo viên giao trên lớp, làm bài tập ở nhà, lười suy nghĩ, lười chép bài hoặc chép qua loa cho có lệ. Nhiều học sinh không học bài cũ, không nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp. Từ đó dẫn đến chất lượng học môn Hóa học của các em còn thấp. Đối với giáo viên Trong quá trình dạy học còn nặng về truyền thụ kiến thức theo kiểu đọc - chép, ít vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, ít cho học sinh thực hành thí nghiệm mà chủ yếu là thí nghiệm biểu diễn của giáo viên. Giáo viên chưa thực sự có sự công não, đa dạng các hoạt động học cho học sinh. Vì thế từ cách nêu vấn đề đến tổ chức các hoạt động dạy học chưa tạo được niềm say mê, hứng thú và hấp dẫn học sinh. Giáo viên thừa nhiệt tình nhưng chưa đủ kiến thức sâu rộng và khả năng linh hoạt về phương pháp giảng dạy. Một số giáo viên có ý thức đổi mới phương pháp dạy học nhưng chỉ mang tính đối phó khi có thao giảng, dự giờ, kiểm tra. Một bộ phận giáo viên không tích cực đầu tư cho tiết dạy cũng như công tác soạn giảng, thậm chí còn sao chép giáo án của người khác hoặc tải trên mạng về điều chỉnh chút ít để làm giáo án của riêng mình và để đối phó; lên lớp thiếu sự chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học dẫn đến tình trạng dạy chay, giờ học nhàm chán, thiếu sức hút. Riêng việc sử dụng trò chơi trong các tiết dạy còn nhiều bất cập như giáo viên ít sử dụng, không biết có các loại trò chơi nào để lựa chọn cho phù hợp. Nhiều giáo viên đã áp dụng trò chơi để nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh tuy nhiên áp dụng chưa đúng lúc đúng chỗ như cố áp dụng các trò chơi trong khi cơ sở vật chất của nhà trường, các trang thiết bị của học sinh không đáp ứng được yêu cầu của trò chơi Nhiều giáo viên quá lạm dụng trò chơi, khi sưu tầm được các bài giảng có tổ chức trò chơi từ các nguồn trên internet, các nhóm đổi mới phương pháp dạy học đều dùng để giảng dạy cho học sinh của mình mà thực sự lại không phù hợp với đối tượng học sinh mình giảng dạy. Nhiều giáo viên không áp dụng linh hoạt được các trò chơi trong các tiết dạy khiến trò chơi nặng nề, quá tham về kiến thức dẫn đến mất nhiều thời gian mà học sinh không hiểu bài. Giáo viện chọn hình thức tổ chức trò chơi không phù hợp như chia nhóm để hoạt động nhưng chỉ có một thành viên trong nhóm phát biểu, các học sinh khác không có các hoạt động để chủ đông lĩnh hội kiến thức Việc sử dụng trò chơi cũng có mặt trái là tốn thời gian, gây áp lực đến việc việc duy trì điểm số trong các kì thi, chưa chú trọng đến kĩ năng làm bài, với cách đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục. Để khách quan hơn trong việc tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng dạy và học môn hóa học ở trường THPT Xuân Trường C, tôi đã tiến hành thu thập thông tin qua phiếu điều tra với các em học sinh lớp tôi dạy (Phụ lục 1).

Trang 4


AL

% học sinh phân vân 68,3 % 68,8 % 67,4%

CI

Thống kê cho kết quả cụ thể là: Năm học % học sinh % học sinh yêu thích hóa học không yêu thích hóa học 2015 – 2016 12,2 % 19,5 % 2018 – 2019 10 % 21,2 % 2019 – 2020 11,2 % 21,4%

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

Với tỉ lệ trên, việc đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc thù bộ môn nói chung và tổ chức trò chơi trong dạy và học môn hóa học nhằm tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, để hóa học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một là một trong những công việc cần làm ngay và cần làm xuyên suốt. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 2.1. Cơ sở lí luận Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành của Bộ Giáo dục và đào tạo có chỉ rõ: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm của từng đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” K.D.Usinxki (một nhà giáo dục lỗi lạc người Nga) cho rằng: “Trong học tập không có hứng thú mà chỉ dùng sức mạnh của sự cưỡng ép, nó sẽ làm cho óc sáng tạo ngày thêm mai một, nó sẽ làm cho người học ngày một thờ ơ với loại hình hoạt động này”. Sự hứng thú của người học thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê với các môn học. Sự hứng thú là động cơ thúc đẩy người học tham gia tích cực và sáng tạo vào việc tìm hiểu kiến thức ở các môn học. Trong hoạt động học, khi không có hứng thú sẽ làm cho người học mất đi động cơ học, kết quả học tập không cao, thậm trí xuất hiện những cảm xúc tiêu cực vì vậy tôi đã tạo hứng thú cho học sinh thông qua sử dụng trò chơi trong dạy học môn hóa học. Để sử dụng trò chơi trong các tiết học nhằm tạo được hứng thú cho các em học sinh nhằm nâng cao chất lượng bộ môn giáo viên cần lựa chọn và thiết kế trò chơi phù hợp với nội dung kiến thức và đối tượng sử dụng. Trước hết giáo viên cần xác định rõ mục đích mục tiêu bài học: Đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất để xây dựng bài giảng. Khi xác định được mục tiêu bài học giáo viên mới xác định được các phương pháp kĩ thuật cũng như lựa chọn được trò chơi phù hợp với nội dung kiến thức bài học. Lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh: Khi lựa chọn trò chơi cần phải cân nhắc để phù hợp với nội dung bài dạy và phù hợp với đối tượng học sinh. Với một bài mới có kiến thức có liên quan nhiều đến kiến thức cũ, có thể từ bài cũ xây dựng được nên kiến thức của bài mới giáo viên có thể lựa chọn trò chơi mà để phần nhiều “đất diễn” cho học sinh, giáo viên chỉ cần đóng vai trò định hướng ban đầu và kết luận lại bài học. Thiết kế trò chơi với lượng kiến thức vừa phải mang tính chất giải trí, giảm tải căng thẳng, tạo không khí thi đua, vừa giúp ôn tập – hình thành – rèn luyện kiến thức

Trang 5


DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Trò chơi phải củng cố được một nội dung kiến thức cụ thể trong chương trình (có thể là kiến thức cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập, liên hệ thực tế…). Các trò chơi được xây dựng trên cơ sở các dạng bài tập, lý thuyết cần nhẹ nhàng, gây hứng thú cho học sinh góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức. Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kĩ năng hóa học, phát huy trí tuệ, óc phân tích, hoặc khả năng làm việc nhóm… Trò chơi cần có sức hấp dẫn thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ thoải mái. Trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp hay theo một khuôn mẫu nhất định nhưng cần gần gũi, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, thích hợp với học sinh của lớp dạy, của nhà trường. Trò chơi cần được diễn ra trong một quỹ thời gian nhất định, trong thời gian một tiết học ứng với 40 – 45 phút hoặc trong thời gian 5- 7 phút cuối mỗi tiết để củng cố kiến thức tùy theo dụng ý của người giáo viên. Tùy theo thời gian mà có thể sử dụng các hình thức chơi khác nhau có thể chơi theo nhiều vòng theo mô hình trò chơi đường lên đỉnh Olympia hoặc chỉ 3 - 5 câu hỏi cho mỗi đội – nhóm chơi. Hình thức chơi, các câu hỏi đưa ra trong trò chơi phải được lựa chọn và sử dụng phù hợp, đúng địa chỉ, tránh việc lan man, không liên quan đến nội dung kiến thức hoặc chỉ tập trung vào một số ít học sinh. Trong quá trình tôt chức trò chơi cần linh hoạt trong mỗi tiết dạy để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong quá trình sử dụng trò chơi giáo viên không hẳn nhất thiết theo kịch bản đã chuẩn bị trước, cần tùy cơ ứng biến. Giáo án chuẩn bị trước gồm nhiều phần nhưng khi tiến hành tổ chức trò chơi nếu mất nhiều thời gian hơn so với dự định, giáo viên có thể rút ngắn phần trò chơi, bớt đi các câu hỏi trong các phần để dành thời gian tóm tắt, củng có lại các phần đã học. Học sinh chưa hiểu rõ yêu cầu của trò chơi dẫn đến thực hiện không đúng yêu cầu của giáo viên hoặc không biết phải làm gì, làm như thế nào. Để tránh tình huống này giáo viên cần phổ biến rõ luật chơi, có động tác hỏi các em học sinh, đến khi cả lớp hiểu yêu cầu mới tiến hành trò chơi. Trong quá trình tổ chức trò chơi để hình thành kiến thức cho tiết học lý thuyết, học sinh thường chỉ chú ý đến các phần của trò chơi mà không ghi chép bài, giáo viên cũng cần chốt lại các phần kiến thức để học sinh ghi chép vào trong vở. Trong quá trình tổ chức trò chơi có chia nhóm học sinh trong lớp, giáo viên cũng cần phân chia các nhóm đều về số lượng, đều về học lực, và đôi khi cũng cần đều về giới tính nếu nhiệm vụ của các nhóm liên quan hay phụ thuộc vào giới tính. Nếu sản phẩm của mỗi nhóm là phần viết, vẽ, sơ đồ tư duy thì cũng cần phân nhóm sao cho mỗi nhóm có một cá nhân có thể hoàn thành nhiệm vụ này để cả lớp cùng hiểu được, quan sát được sản phẩm của mỗi nhóm. 2.2. Thực nghiệm sư phạm Qua nghiên cứu tôi tạm chia trò chơi thành 2 loại: Loại thứ nhất là trò chơi chỉ sử dụng các loại phương tiện dạy học cơ bản, không cần sử dụng đến mạng internet – tôi tạm gọi là trò chơi offline. Loại thứ hai là trò chơi có sử dụng các thiết bị như laptop, điện thoại thông minh, máy tính bảng… có kết nối mạng internet – tôi tạm gọi là trò chơi online 2.1.1 Trò chơi offline.

Trang 6


DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Có rất nhiều loại trò chơi mà không cần dùng đến mạng internet như ai nhanh hơn, thử trí thông minh, kết bạn, truyền tin… ở đây tôi xin giới thiệu trò chơi xếp hình và trò chơi đường lên đỉnh Olympia mà tôi đã áp dụng vào các lớp tôi dạy. 2.1.1.1 Trò chơi xếp hình - Trò chơi xếp hình sử dụng các mảnh ghép bằng giấy có ghi các thông tin về câu hỏi và câu trả lời về các nội dung kiến thức trong bài học, không yêu cấu các thiết bị dạy học hiện đại, vì vậy giáo viên có thể sử dụng trong bất kì tiết học nào và có thể sử dụng cho nhiều lớp khác nhau với cùng một bộ mảnh ghép câu hỏi – câu trả lời. Đây cũng có thể là phương án dự phòng cho các trường hợp các thiết bị dạy học như máy tính, máy chiếu, điện thoại thông minh, máy tính bảng không được sử dụng. Do trò chơi này đơn giản nên học sinh có thể tự thiết kế các câu hỏi, câu trả lời theo yêu cầu của giáo viên để tổ chức ra đề - xếp hình - chấm chéo giữa các nhóm. - Quy tắc: Hình mẫu được xếp bởi các mảnh ghép là các hình tam giác, hình vuông, hình ngũ giác, hình lục giác… hay trộn lẫn các hình với nhau. Hai hình có chung một cạnh sẽ có một câu hỏi và một câu trả lời (có thể màu chữ khác nhau hoặc độ dậm nhạt khác nhau để phân biệt câu hỏi và câu trả lời). Nếu hình mẫu có nhiều mảnh ghép thì nên có mảnh ghép gợi ý (Đặt ở vị trí cố định trong hình mẫu). Giáo viên giới hạn nội dung và số lượng câu hỏi cho mỗi nhóm và nhóm này cho nhóm khác. Có thể cho một số mảnh ghép gây nhễu để thử độ nhanh nhạy và chính xác của học sinh cũng như hạn chế học sinh ghép hình theo cảm tính hay sử dụng sự thông minh toán học. - Áp dụng vào bài dạy: Tôi áp dụng trò chơi này cho học sinh lớp 10 trong 3 bài. Lần 1 và lần 2 tôi thiết kế để các em xếp thành hình theo ý tưởng, hình vẽ của tôi. Trên cơ sở hiểu cách thức vận hành của trò chơi, lần ba tôi cho các em tự thiết kế hình vẽ, biên soạn câu hỏi theo nhóm để các nhóm làm chéo bài của nhau. + Lần 1: Tôi áp dụng vào bài 15 - Hóa trị và số oxi hóa phần II. Số oxi hóa Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 3: -KN:Số oxi hoá của 1 nguyên II.SỐ OXI HOÁ: -Hãy trình bày khái niệm về tố trong phân tử là điện tích 1.Khái Niệm: Số oxi số oxi hoá? VD? của nguyên tử nguyên tố đó hoá của 1 nguyên tố trong phân tử ,nếu giả định trong phân tử là điện rằng liên kết giữa các nguyên tích của nguyên tử tố trong phân tử là liên kết nguyên tố đó trong ion. phân tử ,nếu giả định rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion. Hoạt động 4: -GV: Có mấy qui tắc xác định số oxi hoá? Nêu các quy tắc xác định số oxi hóa?

-Có 4 qui tắc xác định số oxi hoá: *Qui tắc 1: Số oxi hoá của nguyên tố trong đơn chất bằng 0 *Qui tắc 2: Trong phân tử,

Trang 7

2.Qui tắc xác định: *Qui tắc 1: Số oxi hoá của nguyên tố trong đơn chất bằng 0 *Qui tắc 2: Trong phân tử, tổng số oxi hoá


CI

AL

trong nguyên tố bằng 0. *Qui tắc 3: Số oxi hoá trong các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó.Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tố bằng điện tích của ion. *Qui tắc 4: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hoá của H = +1(Trừ NaH, CaH2….) .Số oxi hoá của Oxi là -2 (Trừ : OF2, H2O2).

NH ƠN

OF FI

tổng số oxi hoá trong nguyên tố bằng 0. *Qui tắc 3: Số oxi hoá trong các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó.Trong ion đa nguyên tử,tổng số oxi hoá của các nguyên tố bằng điện tích của ion. *Qui tắc 4: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hoá của H = +1(Trừ NaH, CaH2….) .Số oxi hoá của Oxi là -2 (Trừ : OF2, H2O2).

Hoạt động 5: Tổ chức trò chơi Học sinh hoạt động nhóm Giáo viên chia nhóm và phổ biến luật chơi, đưa cho các nhóm các hình mẫu, gợi ý nếu cần thiết.

DẠ Y

M

QU Y

Cuối giờ giáo viên nhận xét về sự tích cực của tổ, của cá nhân khi tham gia các hoạt động. Tuyên dương những thành viên tích cực đồng thời nhắc nhở các thành viên chưa tích cực để rút kinh nghiệm lần sau.

Trang 8


AL CI OF FI NH ƠN

DẠ Y

M

QU Y

Hình mẫu và sản phẩm của học sinh tổ 2 lớp 10A1 năm học 2019-2020

Trang 9


AL CI OF FI NH ƠN

Hình mẫu và sản phẩm của học sinh tổ 3 lớp 10A1 năm học 2019-2020

DẠ Y

M

QU Y

+ Lần 2: Tôi áp dụng vào bài 17 - Phản ứng oxi hóa khử phần I. Định nghĩa Hoạt động của giáo Hoạt động của học Nội dung cơ bản viên sinh Hoạt động 1: Chất I. Phản ứng oxi hoá- khử: khử-chất oxi hoá; Sự -Xác định số oxi hoá 1. Xét phản ứng có oxi tham gia: 0 0 +2 −2 khử- Sự oxi hoá của Mg, O trước và VD1: 2 Mg + O2 → 2 Mg O (1) sau phản ứng Số oxh của Mg tăng từ 0 lên +2, Mg Gv nhắc lại ĐN sự oxi - Hs viết sự nhường nhường electron: hoá ở lớp 8. e của Mg 0 +2 Mg → Mg + 2e Cho pư: - Hs viết sự nhận e Mg + O2 của O Oxi nhận electrron: 0 −2 MgO O + 2e → O - Số oxi hoá của Mg - Gv lấy ví dụ, yêu →Quá trình Mg nhường electron là quá tăng hay giảm? Mg đã cầu học sinh xác trình oxh Mg. nhường e hay nhận e? định số oxi hoá của Ở phản ứng (1): Chất oxh là oxi, chất -Xác định số oxi hoá Cu, H trước và sau khử là Mg. của Mg và O2 trước và phản ứng 0 0 +2 −2 +1 −2 VD2: Cu O + H 2 → Cu + H 2 O (2) sau pứ - Hs viết sự nhận e -Nhận xét về sự thay của Cu Số oxh của đồng giảm từ +2 xuống 0, đổi số oxi hoá của Mg - Hs viết sự nhường đồng trong CuO nhận thêm 2 electron:

Trang 10


+2

e của H

0

+ 2e → Cu Số oxh của H tăng từ 0 lên +1, H nhường đi 1 e: H → H + 1e +2

CI

=> Quá trình Cu nhận thêm 2 electron +2

NH ƠN

QU Y

- Hs xác định chất khử- chất oxi hoá, sự khử- sự oxi hoá, viết các quá trình

0

+1

0

−1

VD3: 2 Na + Cl 2 → 2 Na Cl (3) Phản ứng này có sự thay đổi số oxi hóa, sự cho nhận electron: 0

Na

+1

→ Na + 1e

0

Cl + 1e → 0

−1

Cl +1 −1

0

VD4 : H 2 + Cl 2 → 2 H Cl (4)

M

Trong phản ứng (4) có sự thay đổi số oxi hóa của các chất, do cặp electron góp chung lệch về Clo.

KÈ DẠ Y

+2

gọi là quá trình khử Cu (sự khử Cu ). Phản ứng (2): Chất oxh là CuO, chất khử là Hiđro. Tóm lại: + Chất khử ( chất bị oxh) là chất nhường electron. + Chất oxh ( Chất bị khử) là chất thu electron. + Quá trình oxh ( sự oxh ) là quá trình nhường electron. + Quá trình khử (sự khử ) là quá trình thu electron. 2.Xét phản ứng không có oxi tham gia 2x1e

- Qua 2 vd trên, thế nào là chất khử- chất oxi hoá, thế nào là sự khửsự oxi hoá? - Hs trả lời - Gv nêu ví dụ

Hoạt động 2: Phản ứng oxi hoá- khử

+1

0

AL

Cu

OF FI

và O2. Cho pư: CuO + H2 Cu + H2 O - Số oxi hoá của Cu tăng hay giảm? Cu đã nhường e hay nhận e?

−3

VD 5 :

+5

N H 4 N O3

to

+1

N2 O +

2H 2 O

- Nhận xét gì về số oxi hoá của nguyên tố trước và sau pư

Trang 11

Phản ứng (5) nguyên tử N-3 nhường e, N+5 nhận e → có sự thay đổi số oxh của một nguyên tố. 3. Phản ứng oxi hoá- khử ĐN: Phản ứng oxh – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron


DẠ Y

OF FI

M

QU Y

NH ƠN

Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi Giáo viên chia nhóm và phổ biến luật chơi, đưa cho các nhóm các hình mẫu, gợi ý nếu cần thiết

CI

AL

trong các pthh ở các giữa các chất phản ứng, hay pư oxh – vd trên? khử là phản ứng hóa học trong đó có sự - Hs: Đều có sự thay thay đổi số oxh của một số nguyên tố. đổi số oxi hoá của nguyên tố →Những phản ứng như vậy gọi là phản ứng oxi hoá- khử Học sinh hoạt động nhóm

Sản phẩm của học sinh lớp 10A1 năm học 2019-2020

Trang 12


Khoa học

3

Thẩm mỹ

4

Sáng tạo

1

Sử dụng ngôn ngữ phù hợp bộ môn, kí hiệu và hình tượng hóa nội dung. Giấy đẹp hay chất liệu đẹp, chữ đẹp.

1

Hình mẫu đẹp, độc và lạ.

1

QU Y

2

NH ƠN

OF FI

CI

AL

+ Lần 3: Tôi áp dụng vào bài 26 – Luyện tập nhóm halogen Thời gian: 2 tiết trên lớp Các bước tiến hành: .Tiết 1: Giáo viên giới hạn nội dung chương Halogen, số lượng câu hỏi từ 25 – 40 câu trong đó có 25% là bài tập gồm cả cơ bản và nâng cao. . Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thảo luận hình mẫu, tìm số câu hỏi ứng với mỗi hình. . Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên (số lượng câu hỏi thuộc bài nào, phần nào). . Mỗi thành viên hoàn thành câu hỏi của mình. . Nhóm trưởng tổng kết các câu hỏi và câu trả lời nộp cho giáo viên. . Giáo viên kiểm tra nội dung và chỉnh sửa rồi đưa lại cho nhóm trưởng. . Yêu cầu học sinh thiết kế câu hỏi lên hình mẫu, gửi cho cô trước khi đến tiết chơi trò chơi. . Giáo viên đưa tiêu chí chấm điểm cho các nhóm trước. STT TIÊU CHÍ ĐIỂM GHI CHÚ 1 Nội dung 7 Đúng, đủ.

. Tiết 2: Tổ chức chơi trò chơi: Các nhóm chơi sản phẩm của nhóm khác theo

DẠ Y

M

sơ đồ sau: Lần 1: Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 1 Lần 2: Nhóm 4 Nhóm 3 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 4 Sau 2 lần chơi, giáo viên nhận xét về sự tích cực của tổ, của cá nhân khi tham gia các hoạt động. Tuyên dương những thành viên tích cực đồng thời nhắc nhở các thành viên chưa tích cực để rút kinh nghiệm lần sau. Sau đó chấm điểm từng nhóm theo tiêu chí đã đưa trước. Giáo viên cho học sinh kiểm tra 15 phút gồm khoảng 20 câu được chọn từ các câu hỏi của 4 nhóm nhằm kiểm tra kiến thức của học sinh. Cho học sinh chấm chéo nhau để rèn kĩ năng học hỏi từ sản phẩm của người khác.

Trang 13


AL CI OF FI

Hình mẫu và sản phẩn của học sinh nhóm 1 lớp 10A1 năm học 2019-2020

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

2.1.1.2 Trò chơi đường lên đỉnh Olympia - Giới thiệu: Đường lên đỉnh Olympia là một cuộc thi kiến thức trên truyền hình dành cho học sinh trung học phổ thông do VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Qua nhiều năm phát sóng, cứ mỗi năm lại có thêm những cải tiến và những luật chơi mới. Cuộc thi gồm 4 phần thi: Phần thi khởi động, phần thi vượt chướng ngại vật, phần thi tăng tốc, phần thi về đích Khi áp dụng vào bài giảng, không nhất thiết phải giữ nguyên luật chơi mà tùy vào các bài học khác nhau mà có thể biến đổi luật chơi khác nhau hoặc chỉ chọn một phần thi để áp dụng vào nội dung bài dạy cho phù hợp. Với trò chơi đường lên đỉnh Olympia phương tiện dạy học cần thiết phải có máy tính, máy chiếu. Phần thi khởi động, là phần thi đầu tiên giáo viên có thể kiểm tra kiến thức cũ hoặc hỏi các kiến đã được chuẩn bị trước của học sinh thông qua bộ câu hỏi trả lời nhanh Phần thi vượt chướng ngại vật giáo viên đưa ra câu hỏi các tổ - nhóm giơ tay hoặc bấm chuông để giành quyền trả lời Phần thi tăng tốc: Giáo viên có thể soạn các câu hỏi mảnh ghép để cuối cùng học sinh tìm được từ khóa của cả phần thi Phần thi về đích: Giáo viên đưa ra các bộ câu hỏi theo các gói giống như luật của chương trình cho các tổ - nhóm chọn để trả lời, mỗi gói câu hỏi có thể hỏi về một đơn vị kiến thức nhằm củng cố các đơn vị kiến thức đó. - Áp dụng vào bài dạy: Tôi đã áp dụng từng phần thi của trò chơi này trong nhiều bài khác nhau. Ở đây tôi xin giới thiệu bài học mà tôi đã áp dụng cả 4 phần thi vào trong một tiết của lớp 11A7 năm học 2019-2020. Tất nhiên, tôi cần giao nhiệm vụ cho các em và kiểm tra tiến độ để có phần chuẩn bị tốt nhất. GIÁO ÁN BÀI 11: HỢP CHẤT CỦA CACBON (tiết 1)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh biết:

Trang 14


DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

+ Tính chất vật lí, phương pháp điều chế và ứng dụng của CO, CO2. + CO là oxit không tạo muối (oxit trung tính) - Học sinh hiểu: + CO có tính khử; CO2 là một oxit axit và có tính oxi hóa 2. Kĩ năng - Giải thích tính chất hóa học của CO, CO2. - Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau để rút ra các kiến thức mới về tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế một số hợp chất của cacbon. - Viết được phương trình hóa học và xác định vai trò chất khử hoặc chất oxi hóa…để chứng minh cho tính chất của chúng. - Phân biệt khí CO, CO2 với hợp chất khí khác. 3. Thái độ - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc. - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học. - Có ý thức yêu quí và bảo vệ môi trường khí quyển trong sạch. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học - Năng lực tính toán - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống II. Chuẩn bị: * GV: - Bài giảng powerpoint, hệ thống câu hỏi và giáo án - Sơ đồ tư duy để trống thông tin - Phiếu học tập: gồm 4 phiếu học tập * HS: - Ôn tập kiến thức cũ, nghiên cứu tự học bám sát vào phiếu học tập, chuẩn bi bài powerpoint theo tổ tương ứng với các đội chơi + Đội 1: Chuẩn bị bài powerpoint về TCVL của CO và CO2 + Đội 2: Chuẩn bị bài powerpoint tính chất hóa học của CO + Đội 3: Chuẩn bị bài powerpoint về phương pháp điều chế CO, CO2 + Đội 4: Chuẩn bị bài powerpoint về tính chất hóa học CO2 III. Phương pháp - Sơ đồ tư duy, hoạt động nhóm, thuyết trình - Đặt vấn đề, vấn đáp, trực quan - Tổ chức dạy học theo chương trình cuộc thi đường lên đỉnh olympia IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định trật tự: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình giảng bài mới 3. Nội dung các hoạt động: (44 phút) 3.1. Khởi động: (5 phút) * Mục tiêu - Kích thích HS huy động kiến thức cũ để vận dụng vào thực tiễn.

Trang 15


QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

- Rèn luyện năng lực tư duy đánh giá nhận xét, động não. * Cách tiến hành GV cho HS xem video nói về sai lầm khi sử dụng than củi và than tổ ong. GV nêu câu hỏi. - Sau khi xem xong video em có nhận xét gì? Cá nhân em có giải pháp gì để khắc phục? HS trả lời ý kiến cá nhân (2-3 HS) * GV dẫn dắt: Vào mùa đông giá rét nhiều người hay đốt than tổ ong, than củi trong phòng ngủ đóng kín cửa cho ấm. Hậu quả là có nhiều người thiệt mạng vì sưởi ấm bằng bếp than. Vậy khí than có thành phần gì mà độc vậy? Khi đốt than thì các khí thoát ra thường gồm: CO, CO2, SO2, … trong đó có CO (cacbon oxit) là chất khí rất độc. Khí này lại không màu, không mùi, nên cơ thể không nhận biết được nó. Khi hít phải khí này thì CO sẽ tạo liên kết phức với Hemoglobin (Hb) làm cho Hb không mang được oxi tới các tế bào dẫn đến não thiếu oxi. Triệu trứng đầu tiên là cơ chế ngất dần và lịm hẳn khi không có người cứu giúp kịp thời. Vậy ngoài hậu quả ngộ độc khí than thì việc đốt than tổ ong còn ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay: “ Hợp chất của cacbon”. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu vào bài (2 phút) *GV giới thiệu chương trình đường HS Các đội chơi giới lên đỉnh olympia thiệu về đội của mình

DẠ Y

M

Hoạt động 2: Nghiên cứu về tính chất vật lí và phương pháp điều chế CO, CO2 (7 phút) * Mục tiêu - Giúp HS biết về tính chất vật lí và phương pháp điều chế CO, CO2 - Hình thành NL tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, đánh giá, giao tiếp * Cách tiến hành: GV tổ chức vòng thi “Khởi động” 1. GV tổ chức vòng thi “Khởi I. Tính chất vật lí và động”. - HS hội ý cả nhóm phương pháp điều chế 1.1. GV chiếu đồng thời câu hỏi của và điền vào sơ đồ tư CO, CO2 mỗi đội và hoàn thành trong 2 duy để trống thông tin 1. Tính chất vật lí của phút (phụ lục 3) - Đại diện đội 1 lên CO, CO2 - Sau khi đã hết thời gian 2 phút, GV thuyết trình tính chất kiểm tra bài làm từng đội và yêu vật lí của CO, CO2 cầu đội 1 và đội 3 lên thuyết trình - HS đội khác nhận

Trang 16


AL CI

OF FI

phần bài đã được giao xét và bổ sung - GV nhận xét bổ sung, chốt kiến - Đại diện đội 3 lên thức và thông báo số điểm mỗi thuyết trình phương đội pháp điều chế CO, CO2 - HS đội khác nhận xét và bổ sung

QU Y

NH ƠN

1.2. GV chiếu lần lượt 3 câu hỏi trắc nghiệm giúp HS củng cố kiến thức, mỗi câu trả lời đúng 10 điểm, trả lời sai đội khác được giành quyền trả lời (phụ lục 3) - HS: Ghi bài (hoàn - GV chốt và lưu ý, yêu cầu hs điền thiện sơ đồ tư duy để 2. Phương pháp điều chế vào sơ đồ tư duy trống CO, CO2 - GV: Tổng kết điểm của 4 đội trong vòng thi “khởi động”

DẠ Y

M

Hoạt động 3: Nghiên cứu về tính chất hóa học của CO, CO2 (10 phút) * Mục tiêu - Giúp HS hiểu rõ về tính chất hóa học của CO, CO2 - Hình thành NL tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, đánh giá, giao tiếp * Cách tiến hành: GV tổ chức vòng thi “Vượt chướng ngại vật” 2. GV dẫn chuyển ý, tổ chức II. Tính chất hóa học của vòng thi “Vượt chướng ngại vật”. CO, CO2 GV chiếu từng chướng ngại vật - HS: Bấm chuông - Chướng ngại vật 1 (phụ lục 9) giành quyền trả lời. +) GV yêu cầu đội 2 và đội 4 lên Đội nào trả lời sai, đội thuyết trình tính chất hóa học của khác bấm chuông CO, CO2 giành quyền trả lời.

Trang 17


NH ƠN

OF FI

CI

AL

*GV: kết luận về tính chất hóa học - Đội 2 và đội 4 lần của CO, CO2 lượt thuyết trình - Cho các đội khác nhận xét chéo và bổ sung - HS tiếp tục hoàn - Chướng ngại vật 2,3 (phụ lục 3) thiện sơ đồ tư duy +)GV yêu cầu học sinh giải thích trống 1. Tính chất hóa học của +)GV nhận xét và bổ sung CO - GV nhấn mạnh lại ý chính, yêu - HS bấm chuông trả cầu HS bổ sung vào sơ đồ tư duy lời *GV: Tổng kết điểm của 4 đội trong vòng thi “Vượt chướng ngại vật” - HS: Giải thích 2. Tính chất hóa học của CO2

DẠ Y

M

QU Y

Hoạt động 3. Nghiên cứu bài tập thực nghiệm (7 phút) * Mục tiêu - Tạo cơ hội cho HS khả năng quan sát, phán đoán, khả năng làm thí nghiệm. - Hình thành NL tự học, giải quyết vấn đề * Cách tiến hành: GV tổ chức vòng thi “Tăng tốc” 3. GV dẫn chuyển ý, tổ chức vòng thi “Tăng tốc” - HS bấm chuông - Tại phần thi tăng tốc GV đưa lần giành quyền trả lời lượt 3 câu hỏi trắc nghiệm nhanh - HS giải thích 3.1. Tăng tốc 1 (phụ lục 3) 3.2. Tăng tốc 2 (phụ lục 3) - HS hội ý nhanh và 3.3. Tăng tốc 3 (phụ lục 3) điền thông tin vào sơ đồ tư duy và hoàn - GV nhấn mạnh lại ý chính, yêu thiện phiếu học tập số cầu HS bổ sung vào sơ đồ tư duy 4 *GV tổng kết điểm của 4 đội qua vòng thi “Tăng tốc” Hoạt động 4: Vận dụng và phát triển kiến thức (12 phút) * Mục tiêu - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào thực tiễn.

Trang 18


+) GV Yêu cầu học sinh giải thích 4.2. Về đích 2:

NH ƠN

AL CI

OF FI

- Hình thành NL tự học, giải quyết vấn đề * Cách tiến hành: GV tổ chức vòng thi “Về đích” 4. GV tổ chức vòng thi về đích GV dẫn chuyển ý hướng dẫn học sinh hoàn thiện kiến thức thông qua bài tập nghiên cứu. 4.1. Về đích 1: - HS: Thảo luận và bấm chuông giành quyền trả lời

- HS nhận xét và bổ sung

- HS giải thích

QU Y

- HS bổ sung và nhận xét

M

+) GV Yêu cầu học giải thích, đội khác sẽ nhận xét chéo. 4.3. Về đích 3:

- HS thảo luận làm bài và bấm chuông giành quyền trả lời

DẠ Y

+) GV Yêu cầu học giải thích, đội - HS đội khác nhận khác sẽ nhận xét chéo. 4.4. Về đích 4: Ô mạo hiểm (phụ xét chéo lục 3) + Đối với câu hỏi trong ô mạo hiểm Đội nào trả lời đúng sẽ được gấp đôi số điểm cược

Trang 19


OF FI

CI

AL

+ GV giao về nhà để HS quay - HS được lựa chọn 1 video minh chứng 1 trong 2 ý trong 2 ý tưởng để trả tưởng lời câu hỏi *GV tổng kết điểm của 4 đội qua bốn vòng thi ( kết hợp điểm trên 4 phiếu hoc tập và sơ đồ tư duy) Sơ đồ tư duy “Hợp chất của GV: Tổng kết điểm của các đội, cacbon (tiết 1)” trao phần thưởng cho đội thắng cuộc và hướng dẫn

NH ƠN

5. Hướng dẫn tự học ở nhà: (1 phút) - Ôn lại bài cũ và nghiên cứu tiếp phần axit cacbonic và muối cacbonat - Hoàn thiện các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 (SGK – T 75) - Hiệu ứng nhà kính là gì? Nêu nguyên nhân, sự biểu hiện, hậu quả của sự gia tăng hiệu ứng nhà kính và giải pháp của em là gì?

DẠ Y

M

QU Y

- Mở rộng: Nếu điều kiện của giáo viên đáp ứng được thì giáo viên có thể tích hợp thêm trong phần trả lời của các cá nhân hoặc các đội chơi phần trả lời bằng phiếu QR code trên phần mềm plickers. Giáo viên chuẩn bị sẵn các phiếu QR code plickers để học sinh trả lời nhanh và hiện được ngay kết quả trên phông của máy chiếu. 2.1.2 Trò chơi online Hiện nay với công văn của bộ Giáo dục và đào tạo có cho phép học sinh được mang điện thoại đến trường. Vận dụng linh hoạt điều này giáo viên có thể thiết kế các trò chơi online có sử dụng mạng internet trên các ứng dụng như kahoot.com, thatquiz.com, quizizz.com, google form hoặc các phần mềm thí nghiệm ảo… Với việc được sử dụng điện thoại, máy tính bảng phục vụ cho quá trình học tập sẽ làm cho học sinh hứng thú với học tập hơn. Hơn nữa các công cụ online thường cho kết quả và xếp thứ tự ngay do đó giáo viên có thể chuẩn bị một số phần thưởng để trao cho học sinh trong quá trình học tập. Các ứng dụng tôi giới thiệu ở đây bản thân tôi mới áp dụng ở các bài luyện tập là phần nhiều, để áp dụng được vào một bài lý thuyết với hoạt động hình thành kiến thức chắc sẽ cần tư duy để hoàn thiện và kết hợp với các trò chơi offline ở trên. Ở đây tôi không đi sâu vào hướng dẫn sử dụng các ứng dụng, các phần mềm bởi hiện nay các thầy cô có thể dễ dàng tiếp cận các video hướng dẫn sử dụng trên internet trực quan và dễ hiểu hơn rất nhiều so với việc trình bày bằng lời, bằng chữ khô khan. Tôi chỉ giới thiệu sơ qua về các ứng dụng, các phần mềm mà tôi đã sử dụng và tập trung hơn vào việc áp dụng các ứng dụng, phần mềm đó trong bài học như thế nào nhằm tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. 2.1.2.1 Sử dụng ứng dụng Kahoot - Giới thiệu về Kahoot: Kahoot chính là một ứng dụng hỗ trợ người sử dụng học tập miễn phí nổi tiếng hiện nay dựa trên hình thức trò chơi và được sử dụng giống như một lớp học có sự tương tác qua lại. Về bản chất thì Kahoot chính là một website vì vậy

Trang 20


DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

có nó thể được sử dụng ở bất kỳ một thiết bị nào như là laptop, smartphone, máy tính để bàn, tablet,…miễn là thiết bị đang sử dụng được kết nối với internet. Kahoot hỗ trợ người sử dụng (bài kiểm tra trắc nghiệm) với rất nhiều các lựa chọn với các tính năng có thể tích hợp được cả hình ảnh và video một cách đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện. Kahoot là một nền tảng học tập dựa trên các câu hỏi trắc nghiệm của giáo viên dạy ở trên lớp học. Đây là một trang web giúp giáo viên có thể tạo ra các bộ câu hỏi trắc nghiệm một cách dễ dàng, gây được sự hứng thú cho người học. Kahoot giúp nâng cao chất lượng giáo dục, giúp đỡ cho giáo viên và học tập ở bất kỳ một cấp học nào. Kahoot là ứng dụng có thể tích hợp những hình ảnh, video… được tải trực tiếp từ máy tính hoặc điện thoại giúp tạo sự chú ý cho người học. Ưu điểm của Kahoot + Giúp người sử dụng có thể chủ động tương tác hơn. + Có thể đặt chế độ cài thời gian cho mỗi câu hỏi. + Có thể sử dụng bất kỳ trình duyệt web nào mà không cần phải cài đặt. + Có sẵn bộ câu hỏi hay được chia sẻ trên cộng đồng của Kahoot, do đó bạn hoàn toàn có thể tì và sử dụng thêm các câu đố khá. + Cuối mỗi bài học, người học có thể phản hồi về bài kiểm tra để giúp cho giáo viên có thể ngày càng hoàn thiện bộ câu hỏi của mình. + Kahoot hoàn toàn không mất phí. Nhược điểm của Kahoot + Kahoot chỉ có cho ra những câu hỏi trắc nghiệm. + Bởi vì đây là trò chơi trực tiếp nên người sử dụng phải ở cùng một phòng trong cùng một thời điểm. + Chỉ có 95 ký tự cho các câu hỏi và 60 ký tự cho câu trả lời. - Sử dụng ứng dụng Kahoot: Giáo viên điều hành trên máy tính, chiếu trên phông của máy chiếu, học sinh đọc câu hỏi trên phông và trả lời bằng điện thoại, máy tính bảng. Phần mềm sẽ tự động tính thời gian, tính điểm của từng học sinh và đưa ra các học sinh làm bài chính xác và nhanh nhất sau mỗi phần thi. - Áp dụng vào bài dạy: Trong quá trình dạy học tôi đã áp dụng Kahoot trong các bài luyện tập củng cố kiến thức chương sự điện li (bộ câu hỏi – phụ lục 5)

Trang 21


AL CI OF FI NH ƠN

Tiết học có sử dụng ứng dụng Kahoot của lớp 10A1 và 11A7 năm học 2019-2020 Một số ứng dụng tương tự mà giáo viên có thể sử dụng để thay thế kahoot như quizizz, quizlet, gimkit, blocket... Với ứng dụng blocket có 10 chế độ chơi trực tuyến và 5 chế độ chơi dạng bài tập về nhà thay vì chỉ có một hay hai chế độ chơi truyền thông như kahoot, quizizz... Với một bộ câu hỏi có thể chơi với 10 hình thức, chế độ chơi khác nhau, mỗi chế độ chơi đều có trải nghiệm chơi riêng biệt ví dụ như gold quest (tìm vàng), racing (đường đua), battle royale (đối kháng theo cặp)...

DẠ Y

M

QU Y

2.1.2.2 Sử dụng QR code - Giới thiệu về QR code: QR Code, viết tắt của Quick response code (tạm dịch "Mã phản hồi nhanh") hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode) là dạng mã vạch hai chiều (2D) có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone có chức năng chụp ảnh (camera) với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch. Bên trong một mã QR có thể chứa các thông tin liên quan đến sản phẩm, hoặ trang web, thông tin sự kiện, thông tin liên hệ, tin nhắn, hoặc cả một đoạn văn bản vị trí thông tin địa lý. Tùy thuộc vào thiết bị đọc mã vạch QR khi quét nó sẽ dẫn tới các kết quả có chứa sẵn bên trong. - Sử dụng ứng dụng QR Code: Giáo viện tạo ra bộ câu hỏi – bài tập và mã hóa chúng thành các mã QR code qua các công cụ như https://www.the-qrcodegenerator.com/, https://www.qrstuff.com/, hoặc tiện ích trình tạo mã QR của google chrome. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi như vòng thi vượt chướng ngại vật của trò chơi đường lên đỉnh Olympia. Mỗi tổ - nhóm trong lớp chọn một mã QR bất kì để lấy câu hỏi – bài tập của mình, giải và đưa ra kết quả, nếu đúng sẽ được cộng điểm, sai bị trừ điểm. Giáo viên có thể tạo các mã QR code không phải trả lời vẫn được điểm hay mất lượt để tăng hứng thú cho học sinh - Áp dụng vào bài dạy: Trong bài luyện tập halogen dạy trên lớp tôi đã chuẩn bị ba bộ câu hỏi (phụ lục 6) được mã hóa bằng QR code. Học sinh quét mã được bộ câu hỏi nào thì trả lời bộ câu hỏi đó. Tuy nhiên nếu tạo bằng website https://www.the-qrcode-

Trang 22


DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

generator.com/ mã tương đối phức tạp nên giáo viên có thể tích hợp với ứng dụng plickers.

Tiết học có sử dụng ứng dụng QR code của lớp 10A1 và 11A7 năm học 2019-2020

Trang 23


M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

2.1.2.3 Sử dụng ứng dụng Padlet - Giới thiệu về ứng dụng Padlet: Padlet là một bức tường ảo cho phép người dùng bày tỏ suy nghĩ về một chủ đề nào đó một cách dễ dàng. Padlet hoạt động giống như một trang giấy nơi mà mọi người có thể trình bày bất kì nội dung gì (VD: hình ảnh, video, tài liệu, văn bản) bất kì vị trí nào trên đó, cùng với bất kì ai cũng như từ bất kì thiết bị kết nối internet nào. Giáo viên có thể giảng bài trên lớp và thu thập ý kiến từ học sinh thông qua tương tác tức thì trên màn hình máy tính hoặc hỗ trợ cho việc thảo luận nhóm giữa học sinh.Công cụ này có thể tạo ra một Padlet sử dụng cho một lớp học trong năm nay rồi chia sẻ, tiếp tục sử dụng những dữ liệu và đường links đó vào những năm sau đó. Tuy nhiên vì các thông tin đưa lên là ẩn danh nên có thể các học sinh đưa lên các thông tin không liên quan đến vấn đề cần trao đổi hoặc khảo sát. - Sử dụng ứng dụng Padlet: Giáo viên có thể đưa ra một chủ đề nào đó hoặc tổ chức một cuộc thảo luận nhóm để học sinh có thể đặt câu hỏi hoặc trình bày quan điểm của mình theo một cách công khai danh tính hoặc ẩn danh. Qua các câu hỏi giáo viên có thể biết được phần kiến thức học sinh thắc mắc, hoặc vấn đề học sinh quan tâm. Phần tiện dụng của ứng dụng này là học sinh có thể ẩn danh để trả lời các yêu cầu của giáo viên. Bản thân tôi thường dùng ứng dụng này để thu thập các ý kiến góp ý của học sinh về bản thân cũng như bộ môn. - Áp dụng vào dạy học: Ở đây cuối giờ học áp dụng trò chơi online tôi thường tranh thủ một số phút cuối giờ khảo sát ý kiến của các em về giáo viên, bộ môn, về các ý kiến đề xuất của các em đối với bản thân tôi. Tuy nhiên, không thể tránh được việc các em up các ảnh, nội dung không liên quan đến khảo sát

DẠ Y

Khảo sát: Em có ấn tượng gì về môn hóa và giáo viên dạy môn hóa của lớp 11A7 năm học 2019-2020

Trang 24


AL CI OF FI

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

Khảo sát: Nêu các ý kiến đề xuất đối với việc dạy và học môn hóa học của lớp 10A1 năm học 2019-2020 Tương tự như ứng dụng padlet, giáo viên có thể sử dụng ứng dụng menti (tại địa chỉ http://menti.com) 2.1.2.4 Sử dụng ứng dụng Plickers - Giới thiệu về ứng dụng Plickers: Plickers là một công cụ đơn giản, mạnh mẽ cho phép giáo viên thu thập dữ liệu đánh giá theo thời gian thực mà không cần sử dụng thiết bị cầm tay đối với học sinh. Học sinh trả lời câu hỏi qua mã QR code của phần mềm bằng cách giơ cao để giáo viên ghi nhận đáp án bằng điện thoại thông minh có cài đặt phần mềm Plickers. Ưu điểm của ứng dụng Plickers: + Học sinh không cần sử dụng thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng. + Trong thời gian ngắn, giáo viên có thể ghi lại câu trả lời của tất cả học sinh trong lớp và có thể biết rõ học sinh nào đã trả lời, học sinh nào chưa trả lời câu hỏi. + Giáo viên có thể kết hợp với các trò chơi offline có sử dụng máy tính, máy chiếu đã trình bày ở trên trong phần kiểm tra khảo sát đánh giá năng lực sau mỗi trò chơi. Nhược điểm của ứng dụng Plickers: + Ứng dụng Plickers là một ứng dụng có trả phí, bản free chỉ có thể tạo được danh sách lớp dưới 40 học sinh và chỉ tạo được dưới 5 câu hỏi cho một bộ câu hỏi. Để được nhiều hơn giáo viên cần tạo nhiều bộ câu hỏi. - Sử dụng ứng dụng Plickers: Giáo viên có thể kết hợp kiểm tra đánh giá sau mỗi tiết học để nắm bắt được các nội dung kiến thức mà học sinh đã hiểu, biết vận dụng. Giáo viên tạo danh sách lớp trên ứng dụng, in cho học sinh bộ mã QR của ứng dụng (mỗi mã QR in trên ½ trang A4 được sử dụng cố định cho một học sinh). Giáo viên chiếu câu hỏi trên phông của máy chiếu, các học sinh trả lời bằng cách giơ mã QR xoay chiều đúng với đáp án đã lựa chọn. Giáo viên dùng mở ứng dụng trên điện thoại dùng camera quét hình

Trang 25


DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

ảnh mã QR của các học sinh trong lớp, phần mềm sẽ xử lí đưa ra đánh giá thống kê đúngsai, tỷ lệ trả lời đúng của mỗi câu hỏi, của mỗi học sinh. - Áp dụng vào bài dạy: Trong bài 34: Luyện tập oxi lưu huỳnh tôi đã tích hợp các câu hỏi luyện tập vào ứng dụng plickers cho học sinh luyện tập (phụ lục 7)

Tiết học có sử dụng ứng dụng Plickers của lớp 10A1 và 11A7 năm học 2019-2020

Trang 26


BÀI 16: LUYỆN TẬP

AL

- Áp dụng vào bài dạy: Tôi áp dụng trò chơi này cho học sinh lớp 10 với bài 16: Luyện tập liên kết hóa học – hóa trị số oxi hóa trong hội thi giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh năm 2020. Cụ thể như sau:

OF FI

CI

LIÊN KẾT HÓA HỌC – HÓA TRỊ – SỐ OXI HÓA Các kiến thức liên quan trực tiếp đến bài học: - Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị - Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion, trong hợp chất cộng hóa trị - Quy tắc xác định số oxi hóa I/ Mục tiêu bài học

2. Năng lực 2.1 Năng lực chung

NH ƠN

1. Nội dung kiến thức (1) Định nghĩa, bản chất của liên kết, hiệu độ âm điện, đặc tính của liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết cộng hóa trị không cực. (2) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị, quy ước cách viết điện hóa trị, cộng hóa trị (3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu độ âm điện. (5) Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể. (6) Viết được phương trình biểu diễn sự hình thành ion từ các nguyên tử tương ứng.

QU Y

Tự chủ - tự (7) Hoàn thành các phiếu học tập cá nhân màu trắng tại vòng chuyên học gia và phiếu học tập nhóm dựa trên cơ sở kiến thức cũ hoặc tra cứu từ tài liệu Giao tiếp - (8) Trao đổi thảo luận hoàn thành 2 phiếu học tập cá nhân màu xanh và hợp tác phiếu học tập A1 của cả nhóm

M

Giải quyết (9) Vận dụng các nội lý thuyết đã được ôn lại trong phiếu học tập cá vấn đề sáng nhân hoàn thành được các bài tập trong phiếu học tập nhóm tạo

2.2 Năng lực đặc thù

DẠ Y

Năng lực Khái niệm liên kết hoá học, liên kết ion, liên kết cộng hoá trị, hoá trị nhận thức hoá của nguyên tố trong hợp chất ion và hợp chất cộng hoá trị, số oxi hoá. học Năng lực vận Xác định loại liên kết, xác định điện hoá trị cộng hoá trị của nguyên tố dụng kiến trong hợp chất ion và hợp chất cộng hoá trị, xác đinh số oxi hoá của thức đã học nguyên tố, biểu diễn sự hình thành ion. 3. Phẩm chất

Chăm chỉ

Chủ động thực hiện các nhiệm vụ của các phiếu học tập cá nhân và

Trang 27


phiếu học tập nhóm Từ các nội dung phiếu học tập nhóm của từng thành viên tổng hợp ra kết quả của cả nhóm trình bày trong phiếu học tập khổ A1 (không tham khảo ý kiến của các nhóm khác)

AL

Trung thực

Tích cực hoàn thành các phiếu học tập các nhân, đóng góp các ý kiến cho nhóm để hoàn thành phiếu học tập nhóm

OF FI

Trách nhiệm

CI

Không nhắc bài bạn khác khi trả lời các câu hỏi trong phần khởi động và củng cố, trả lời các câu hỏi dựa trên quan điểm cá nhân (không nghe ý kiến từ các bạn khác)

4. Trọng tâm - So sánh các loại liên kết hoá học

- Hoá trị của nguyên tố trong hợp chất ion, hợp chất cộng hoá trị - Số oxi hoá của nguyên tố.

- Phương trình biểu diễn sự hình thành ion từ các nguyên tử tương ứng.

NH ƠN

II/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học

1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, đàm thoại gợi mở, thuyết trình.

2. Các kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, mảnh ghép, trò chơi. III/ Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên (GV)

- Làm các slide trình chiếu, kế hoạch dạy học.

QU Y

- Phiếu học tập:

+ 3 phiếu học tập các nhân: In mỗi loại 5 bản khổ A1, 20 bản giấy A4 trắng, 40 bản giấy A4 màu xanh + 1 phiếu học tập nhóm: In 5 bản khổ A1, 60 bản giấy A4 trắng Nhóm 1: Phiếu học tập cá nhân 1 màu trắng, phiếu học tập cá nhân 2, 3 màu xanh; ghim theo thứ tự 1,2,3

M

Nhóm 2: Phiếu học tập cá nhân 2 màu trắng, phiếu học tập cá nhân 1, 3 màu xanh; ghim theo thứ tự 2,1,3

Nhóm 3: Phiếu học tập cá nhân 3 màu trắng, phiếu học tập cá nhân 1, 2 màu xanh; ghim theo thứ tự 3,1,2 - Phiếu QR code.

DẠ Y

2. Học sinh (HS)

- Ôn tập các bài: Bài 12: Liên kết ion-tinh thể ion, Bài 13: Liên kết cộng hoá trị, Bài 15: Hoá trị và số oxi hoá - Đồ dùng học tập.

IV/ Tiến trình dạy học A. Tiến trình dạy học

Trang 28


Nội dung dạy học

chủ đạo Hoạt động 1: Khởi động

- GV chiếu các câu hỏi trên màn hình gọi học sinh có tên tương ứng trả lời.

CI

- GV quay vòng quay may mắn trên Đàm thoại Thông qua câu trang web https://wheelofnames.com/ gợi mở trả lời của HS với tên học sinh trong vòng quay

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 3: Luyện tập

NH ƠN

Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho Phương pháp + Qua quan sát học sinh thực hiện phiếu học tập cá dạy học của GV và nhân ở vòng 1: vòng chuyên gia nhóm đàm thoại gợi (7), (8) Kĩ thuật mở

(1), (2), (3)

mảnh ghép

GV yêu cầu các nhóm thảo luận để Phương pháp + Thông qua hoàn thành các yêu cầu trong phiếu dạy học quan sát mức học tập nhóm. nhóm độ và hiệu quả (9) Kĩ thuật tham gia vào hoạt động của mảnh ghép học sinh.

QU Y

(4), (5), (6)

+ Thông qua hoạt động của cả nhóm

DẠ Y

M

Hoạt động 4: Vận dụng Củng cố lại các GV củng cố lại các kiến thức được ôn kiến thức đã tập cho HS bằng ứng dụng plickers học

đánh giá

OF FI

Kiểm tra và tạo hứng thú cho học sinh thông qua vòng quay may mắn.

Phương án

PPDH, KTDH

AL

Mục tiêu hoạt động

Phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở, kĩ thuật dạy học trò chơi

Thông qua kết quả của ứng dụng được chiếu trên màn hình

B. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Khởi động (8 phút) 1.1 Mục tiêu - Tìm hiểu kiến thức học sinh đã nắm bắt được thông qua câu hỏi trắc nghiệm của trò chơi.

Trang 29


- Tạo hứng thú cho học sinh thông qua vòng quay may mắn. 1.2 Nội dung

AL

- Giáo viên quay vòng quay may mắn và gọi học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 1.3 Sản phẩm - Học sinh chọn các đáp án của câu hỏi trắc nghiệm khách quan

OF FI

1.4 Cách thức thực hiện

CI

- Học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

- Giáo viên dùng máy tính quay vòng quay may mắn, chiếu câu hỏi trên màn hình - Học sinh đọc câu hỏi trên màn hình và chọn đáp án đúng Mục tiêu Nội dung dạy học hoạt động

PPDH, KTDH

Phương án đánh giá

NH ƠN

chủ đạo Hoạt động 1: Khởi động - Tìm hiểu kiến thức thông qua câu hỏi trắc nghiệm của trò chơi.

DẠ Y

M

QU Y

- Tạo hứng thú cho học sinh thông qua vòng quay may mắn.

- GV quay vòng quay may Đàm + Qua quan sát: mắn trên trang web thoại gợi đánh giá qua https://wheelofnames.com/ mở phương án học sinh với tên học sinh trong lựa chọn vòng quay + Qua phần góp ý, - GV chiếu các câu hỏi bổ sung của các HS khởi động trên màn hình khác, GV biết được gọi học sinh có tên tương HS đã có được ứng trả lời. những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải củng cố kĩ hơn ở các hoạt động tiếp theo.

Trang 30


AL CI OF FI NH ƠN

Vòng quay wheelofname lớp 10A4-THPT Nguyễn Khuyến năm học 2020-2021 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Các câu hỏi của phần khởi động đã đề cập đến các nội dung kiến thức sau:

QU Y

1 là liên kết ion 2 là liên kết cộng hóa trị

3 là hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion 4 là hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị Và cuối cùng là số oxi hóa

Đây cũng là nội dung mà chúng ta ôn tập trong bài ngày hôm nay. Nội dung dạy học

DẠ Y

Mục tiêu hoạt động - Định nghĩa, bản chất của liên kết, hiệu độ âm điện, đặc tính

M

Chúng ta cùng vào bài 16: Luyện tập Liên kết hoá học – hoá trị - số oxi hoá PPDH, KTDH

Phương án

chủ đạo

đánh giá

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Phương + Thông VÒNG 1: VÒNG CHUYÊN GIA (thời gian 3 pháp dạy qua quan phút). học nhóm sát mức - Lớp chia thành 3 nhóm: Kĩ thuật độ và hiệu Nhóm 1: A1→ A15 quả tham mảnh Nhóm 2: B1→ B15 gia vào ghép Nhóm 3: C1→ C15 hoạt động Sản

Trang 31


NH ƠN

OF FI

Trong thời gian HS hoàn thành phiếu học tập màu trắng, GV chuyển cho 3 HS bất kì trong nhóm mỗi HS 1 phiếu học tập màu trắng in trên khổ A1 (và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập này bằng bút dạ màu đen) sao cho khi tạo thành nhóm mới 3 HS này ngồi ở 3 nhóm khác nhau và mỗi HS này có trách nhiệm thuyết trình, hướng dẫn cho các HS khác hoàn thành các phiếu học tập cá nhân màu xanh.

DẠ Y

của học Phiếu học sinh. tập cá + Thông nhân số 1 qua HĐ Phiếu học chung của lớp, tập cá cả nhân số 2 GV Phiếu học hướng HS tập cá dẫn nhân số 3 thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.

AL

GV yêu cầu từng HS tham khảo SGK hoàn thành phiếu học tập cá nhân màu trắng.

phẩm:

CI

(Dự kiến với lớp có 45 HS, với sĩ số khác, GV sẽ chia nhóm sao cho số lượng HS mỗi nhóm đều nhau để thực hiện vòng 2 mảnh ghép thuận lợi) - Nhiệm vụ: Tự nghiên cứu hoàn thành phiếu học tập cá nhân màu trắng.

GV đi đến từng nhóm quan sát và phát hiện khó khăn của HS để giải đáp, hoặc hướng dẫn nếu có nhóm chưa làm được bài. 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS trong mỗi nhóm thực hiện nội dung trong phiếu học tập cá nhân màu trắng trong thời gian 3 phút.

QU Y

VÒNG 2: VÒNG MẢNH GHÉP (thời gian 6 phút)

M

HS được chỉ định di chuyển về các nhóm mới tạo nhóm mới thời gian 1 phút. Tạo nhóm mới: Nhóm 1: (A1→A5) + (C6→C10) + (B11→B15) Nhóm 2: (B1→B5) + (A6→A10) + (C11→C15) Nhóm 3: (C1→C5) + (B6→B10) + (A11→A15) (Dự kiến với lớp có 45 HS, với sĩ số khác, GV sẽ đưa ra phương án tạo nhóm mới sao cho số lượng HS mỗi nhóm đều, số lượng HS di chuyển sang 2 nhóm gấp đôi số lượng HS ở lại nhóm)

của liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết cộng hóa trị không cực - Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị, quy ước cách viết điện hóa trị, cộng hóa trị Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố.

HS trong các nhóm đã được chỉ định (làm phiếu học tập cá nhân màu trắng khổ A1) lần lượt hướng dẫn nội dung đã hoàn thành trong phiếu học tập cá nhân cho các HS trong nhóm chưa hoàn thành phiếu các nhân còn lại thời gian 6 phút. GV đi đến từng nhóm quan sát và phát hiện khó khăn của HS để giải đáp, hoặc hướng dẫn HS trong

Trang 32


AL

nhóm nếu HS thuyết trình mà các HS khác chưa hiểu đề hoàn thành các phiếu học tập cá nhân màu xanh. Hoạt động 3: Luyện tập

Nội dung dạy học

NH ƠN

QU Y

DẠ Y

Phương án

chủ đạo

đánh giá

Phương + Thông - HĐ nhóm: GV yêu cầu các nhóm thảo luận để pháp dạy qua quan hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập học nhóm sát mức và nhóm. Kĩ thuật độ mảnh ghép hiệu quả 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập tham gia - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành Sản phẩm: vào hoạt viên: tiến hành thảo luận làm các nội dung trong Phiếu học động của phiếu học tập nhóm, quan sát và thống nhất để tập nhóm học sinh. ghi lại kết quả vào phiếu học tập. + Thông - Thư kí của nhóm thống nhất kết quả của cả qua HĐ nhóm ghi chép lại bằng bút dạ màu đen vào chung phiếu học tập in khổ A1. của cả - Chuyển phiếu học tập nhóm khổ A1 để chấm lớp, GV chéo giữa các nhóm theo sơ đồ: Nhóm 1 => hướng nhóm 2 => nhóm 3 => nhóm 1 dẫn HS - Các HS trong nhóm sau khi nhận được phiếu thực hiện học tập của nhóm khác chuyển đến nhận xét và các yêu chỉnh sửa bổ sung bằng bút dạ màu xanh. cầu và điều 3. Báo cáo, thảo luận chỉnh. - HĐ chung cả lớp: GV tổng hợp kết quả của 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

M

- Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu độ âm điện - Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể. - Viết được phương trình biểu diễn sự hình thành ion từ các nguyên tử tương ứng.

PPDH, KTDH

OF FI

Mục tiêu hoạt động

CI

Vận dụng các lý thuyết đã được ôn tập trong phiếu học tập nhóm, các em hãy hoàn thiện phiếu học tập nhóm (giấy A4) sau đó tổng hợp kết quả của cà nhóm, bạn thư kí của nhóm ghi vào phiếu học tập chung của nhóm khổ A1

các nhóm, cho các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. GV dán các phiếu học tập của cả 3 nhóm lên bảng bằng nam châm, chữa và sửa lỗi sai của từng nhóm bằng bút dạ màu đỏ. Liên hệ các phần lý thuyết từ phiếu học tập cá nhân sang phiếu học tập nhóm để HS hình dung các dạng bài tập của chương được xây dựng từ phần kiến

Trang 33


thức lý thuyết nào.

PPDH, KTDH chủ đạo

Nội dung dạy học

Phương án đánh giá

Phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở, kĩ thuật dạy học trò chơi Sản phẩm: I. Kiến thức cần nắm vững 1. So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị 2. Cách xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất 3. Quy tắc xác định số oxi hóa II. Vận dụng 1. Xác định loại liên kết dựa vào hiệu độ âm điện 2. Xác định điện hóa trị, cộng hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất 3. Xác định số oxi hóa

NH ƠN

- So sánh GV nhấn mạnh lại các các loại liên kiến thức được luyện kết hoá học tập trong tiết học Hoá GV củng cố lại các trị của kiến thức được ôn tập nguyên tô cho HS bằng ứng dụng trong hợp plickers

OF FI

Mục tiêu hoạt động

CI

Hoạt động 4: Vận dụng

AL

GV mở rộng dạng bài tập số 4 là dạng bài tập phục vụ cho chương 4-bài 17: Phản ứng oxi hoá khử.

GV chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực. Phương trình Chuẩn bị bài 17: Phản biểu diễn sự ứng oxi hoá khử hình thành ion từ các nguyên tử 4. Viết phương trình biểu tương ứng. diễn sự hình thành ion

QU Y

chất ion, hợp chất cộng hoá trị - Số oxi hoá của nguyên tố.

+ Thông kết quả từng HS trực tiếp màn hình

qua của hiện trên

+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.

M

VII. HỌC LIỆU - Sách giáo khoa Hóa Học 10 ban cơ bản.

- Sách bài tập Hóa học 10 cơ bản.

DẠ Y

- Các bài tập được sưu tập trên mạng. 2.1.2.5 Sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo crocodile chemistry và beaker - mix chemicals - Giới thiệu về phần mềm: Phần mềm crocodile chemistry là một phần mềm mô phỏng các dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm, cho phép người dùng có thể tiến hành các thí nghiệm từ đơn giản đến phức tạp trên máy tính. Tương tự thì phần mềm beaker - mix chemicals có tính năng tương tự như phần mềm crocodile chemistry nhưng là phiên bản cho điện thoại thông minh. - Ưu điểm của phần mềm crocodile chemistry và beaker - mix chemicals.

Trang 34


DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

+ Trong các giờ thực hành hoặc các thí nghiệm minh họa trên lớp giáo viên hoặc chỉ một số em học sinh trong tổ được tiến hành làm thí nghiệm do điều kiện về thời gian, hóa chất hoặc dụng cụ của phòng thí nghiệm. Với các phần mềm thí nghiệm ảo trên các em có thể tự tiến hành các thí nghiệm kiểm chứng, ghi chép các hiện tượng tại nhà. + Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay phần mềm crocodile chemistry và beaker - mix chemicals là giải pháp cho các giáo viên và các em học sinh nếu phải học các tiết thực hành bằng hình thức online. + Phần mềm crocodile chemistry và beaker - mix chemicals cho phép giáo viên và học sinh tiến hành các phản ứng với hóa chất có giá thành đắt hoặc các phản ứng gây cháy nổ, sinh ra các chất độc hại mà phòng thí nghiệm thực không đủ điều kiện để tiến hành thí nghiệm. - Nhược điểm của phần mềm crocodile chemistry và beaker - mix chemicals: + Các phần mềm mới chỉ đa dạng ở các hóa chất vô cơ, chưa có hoặc hạn chế các hóa chất hữu cơ. - Sử dụng phần mềm crocodile chemistry và beaker - mix chemicals: Giáo viên có thể cung cấp file cài đặt, hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng sau đó đưa các thí nghiệm minh họa, thí nghiệm trong các bài thực hành để học sinh tự làm, hoặc đưa các câu hỏi cần học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng.

Giới thiệu về phần mềm crocodile chemistry cho học sinh lớp 10A7 năm học 2019-2020 tại phòng học thông minh

Trang 35


AL CI OF FI NH ƠN

Học sinh Đinh Mạnh Hùng lớp 10A7 năm học 2019-2010 thao tác thí nghiệm trực tiếp trên bảng tương tác

M

QU Y

- Áp dụng vào bài dạy: Tôi áp dụng 2 phần mềm này cho học sinh lớp 12 với bài 30: thực hành tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng. Với các lớp nhiều học sinh có bị hiện đại như máy tính, điện thoại thông minh và thành thạo các phần mềm quay phim màn hình máy tính – điện thoại thì có thể yêu cầu các em làm các thí nghiệm ảo từ lớp 10. Tuy nhiên ở trường tôi lớp 10 và lớp 11 các em chưa được sử dụng nhiều các thiết bị điện tử hoặc chưa thành thạo các phần mềm quay phim màn hình, tôi lựa chọn bài thực hành ở phần vô cơ của chương trình lớp 12. Cụ thể như sau:

DẠ Y

GIÁO ÁN BÀI 30: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA NATRI, MAGIE, NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG Kiến thức cũ có liên quan: Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế của kim loại, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức đã học về tính chất hoá học đặc trưng của natri, magie, nhôm và hợp chất quan trọng của chúng. - Tiến hành một số thí nghiệm: + So sánh phản ứng của Na, Mg, Al với nước. + Al tác dụng với dung dịch kiềm. + Al(OH)3 tác dụng với dung dịch NaOH, H2SO4 loãng.

Trang 36


NH ƠN

OF FI

CI

AL

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm thực hành như làm việc với hoá chất, với dụng cụ thí nghiệm, kĩ năng làm thí nghiệm với lượng nhỏ hoá chất. 3. Thái độ: Nghiêm túc khi tiếp xúc với các hoá chất độc hại. 4. Phát triển năng lực + Năng lực tính toán + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học + Năng lực thực hành hóa học II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Dụng cụ: Ống ngiệm + giá để ống nghiệm + cốc thuỷ tinh + đèn cồn. - Hoá chất: Các kim loại: Na, Mg, Al; các dung dịch: NaOH, AlCl3, NH3, phenolphtalein. 2. Học sinh: + Chuẩn bị nội dung thực hành + Kẻ bản tường trình vào vở: STT Tên thí Cách tiến Hiện tượng Ptpư- Giải thích nghiệm hành 1 2 3 III. PHƯƠNG PHÁP: HS tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

QU Y

IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY: 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới:

M

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ Hoạt động 1: Công việc đầu bước thực hành. - GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết thực hành, những lưu ý cần thiết, thí dụ như phản ứng giữa Na với nước, không được dùng nhiều Na, dùng ống nghiệm chứa gần đầy nước. - GV có thể tiến hành một số tính chất mẫu cho HS quan sát.

DẠ Y

Hoạt động 2 - Thực hiện thí nghiệm 1 như SGK. - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra.

NỘI DUNG I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành:

Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với H2O. - Rót nước vào ống nghiệm thứ nhất (khoảng 3/4 ống), thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein; đặt vào giá ống nghiệm rồi bỏ vào đó một mẩu natri nhỏ bằng hạt gạo - Rót vào ống nghiệm thứ hai và ba khoảng 5 ml nước, thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein, sau đó đặt vào giá ống nghiệm, rồi bỏ vào ống thứ hai một mẩu

Trang 37


CI

AL

kim loại Mg và ống thứ ba một mẩu kim loại Al vừa cạo sạch lớp vỏ oxit. Quan sát hiện tượng xảy ra. Đun nóng cả hai ống nghiệm và quan sát. Nhận xét mức độ phản ứng ở 3 ống nghiệm. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

OF FI

NH ƠN

Hoạt động 3 - Thực hiện thí nghiệm như SGK. - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra.

Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm. Rót 2-3 ml dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm và bỏ vào đó một mẩu nhôm. Đun nóng nhẹ để xảy ra mạnh hơn. Quan sát bọt khí thoát ra. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng. Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.

M

QU Y

Hoạt động 4 - Thực hiện thí nghiệm như SGK. - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra.

II. Viết tường trình:

Hoạt động 5: Công việc sau buổi thực hành. - GV: Nhận xét, đánh giá buổi thực hành, yêu cầu HS viết tường trình. - HS: Thu dọn hoá chất, vệ sinh PTN.

- R vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch AlCl3 rồi nhỏ dung dịch NH3 dư vào sẽ thu được kết tủa Al(OH)3 - Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào một ống, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng. - Nhỏ dung dịch NaOH vào ống kia, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng và giải thích hiện tượng

DẠ Y

4. Hướng dẫn tự học ở nhà Dựa vào sự hiểu biết của em về phần mềm phần mềm crocodile chemistry và beaker - mix chemicals hãy tiến hành các thí nghiệm ảo để thay thế các thí nghiệm chưa có trong các tiết học hoặc bài thực hành, không thể làm được ở điều kiện phòng thí nghiệm như cho K tác dụng với nước, phản ứng nổ của thuốc nổ đen, phản ứng nhiệt

Trang 38


AL

nhôm, đốt cháy magie trong khí cacbonic... Tiến hành theo đơn vị tổ, quay video lại vào gửi file video vào địa chỉ mail phamduykhanhxtc@gmail.com Tôi tổng hợp video các em đã làm vào địa chỉ google drive sau https://drive.google.com/drive/folders/180qy97BqrtNpWqC50GedMTFF3wZ7IYMP

NH ƠN

OF FI

CI

III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Để đánh giá kết quả dạy học cũng như hiệu quả của báo cáo “ Tổ chức trò chơi trong dạy và học môn hóa học nhằm tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn” sau khi áp dụng với đối tượng là các em học sinh của trường THPT Xuân Trường C, tôi đã tiến hành thu thập thông tin qua phiếu điều tra (Phụ lục 4). Kết quả thống kê học sinh đầu năm học: Năm học % học sinh % học sinh % học sinh yêu thích hóa học không yêu thích hóa học phân vân 2015 – 2016 12,2 % 19,5 % 68,3 % 2018 – 2019 10 % 21,2 % 68,8 % 2019 – 2020 11,2 % 21,4% 67,4% Kết quả thống kê học sinh cuối năm học: Năm học % học sinh % học sinh % học sinh yêu thích hóa học không yêu thích hóa học phân vân 2015 – 2016 72,3 % 15,5 % 12,2 % 2018 – 2019 74,2 % 14,6 % 11,2 % 2019 – 2020 75,6% 13,8% 10,6%

M

QU Y

Với kết quả như trên, tôi nhận thấy nhiều học sinh đặc biệt là những học sinh trước đây còn phân vân giờ đã yêu thích môn hóa học hơn, hứng thú với những giờ dạy của tôi nhiều hơn, học sinh tiếp thu bài tốt hơn, hiểu đúng nội dung bài học hơn, không khí giờ học thoải mái hơn, lớp học trở lên “hạnh phúc” hơn. Ngoài ra, khi về nhà nhiều em đã tự giác làm bài tập về nhà trên giấy và qua các ứng dụng do tôi giao nhiệm vụ online; sự hứng thú, niềm đam mê với môn hóa học của các em không chỉ được thể hiện ở trường, ở lớp mà còn lan tỏa trong cả những sinh hoạt thường nhật khác của các em. Tôi đã thực dạy các bài sử dụng trò chơi xếp hình ở lớp 10A1 năm học 2015 – 2016 và lớp 10A1 năm học 2019-2020 gồm đa số là học sinh khá. Khi soạn trò chơi tôi đã xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng theo ba mức độ: Biết, hiểu và vận dụng kiến thức. Và có kết quả khảo sát cuối học kì 1 (năm học 2019-2020)

DẠ Y

Giỏi

Khá

Yếu

Trung bình

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

23

57,5%

9

22,5%

8

20%

0

0%

0

0%

Tôi đã thực dạy bài cacbon và hợp chất của cacbon (tiết 1) này ở lớp 11A7 lớp cơ bản năm học 2019 – 2020. Sau khi đề tài được thực hiện học sinh ở lớp với mức học

Trang 39


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

10

25%

20

50%

9

22,5%

1

2,5%

AL

trung bình và khá đã có kỹ năng giải bài tập, vận dụng linh hoạt kiến thức vào đời sống hàng ngày. Biết áp dụng kiến thức được học tăng lên rõ rệt. Kết quả cụ thể như sau: Yếu Kém Giỏi Khá Trung bình SL

%

0

0%

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

Trong số này các em cũng đã khắc phục được những sai lầm thường mắc phải, kỹ năng tính toán, lập luận cũng tiến bộ rất nhiều. Với đối tượng học sinh trung bình và khá trước tiên cần phải làm cho các em nắm được kiến thức cơ bản, hiểu rõ vấn đề, sau đó rèn luyện nâng cao dần dần, giáo viên không chỉ truyền đạt cho học sinh những kiến thức trong sách giáo khoa mà còn nên mở rộng, phân loại các dạng, khái quát được cách giải cho mỗi dạng tạo hứng thú học tập cho học sinh. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, mặc dù số lượng học sinh giỏi của nhà trường không nhiều, đầu vào của nhà trường tương đối thấp, có ít các học sinh vượt trội về môn hóa, song tôi cố gắng tuyển chọn và bồi dưỡng các em, thường xuyên bám đội tuyển và xây dựng hệ thống nguồn tài liệu phong phú, vì vậy đội tuyển HSG môn Hóa học do tôi lần đầu tiên lãnh đội năm học 2017-2018 cả 3/3 học sinh đạt giải bao gồm có hai giải ba, và một giải khuyến khích, đồng đội xếp thứ 15/50 trường THPT trong tỉnh, phối hợp cùng các giáo viên Toán, Lý, Sinh bồi dưỡng đội tổ hợp 8/10 em học sinh đạt giải với 4 giải ba và 4 giải khuyến khích. Năm học 2018-2019 đội tuyển học sinh giỏi môn hóa khối A, khối B trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh và đạt được kết quả khối A môn hóa xếp thứ 17/48, khối B môn hóa xếp thứ 12/48 trường THPT trong toàn tỉnh góp phần vào kết quả 3/3 em học sinh tham gia thi khối A đều đạt giải bao gồm hai giải nhì, một giải khuyến khích 3/3 em học sinh tham gia thi khối B đều đạt giải bao gồm một giải nhì, một giải ba, một giải khuyến khích. Công tác dạy ôn thi THPT QG 2018: Lớp 12A1 có 37/40 học sinh chọn môn hóa là môn xét tuyển đại học, lớp 12A2 có 31/40 học sinh chọn môn hóa là môn xét tuyển đại học. Kì thi THPT QG 2018 trường THPT Xuân Trường C có 3/39 học sinh đạt điểm ≥ 9 của toàn tỉnh Nam Định. Toàn tỉnh Nam Định có 64,96% học sinh đạt điểm trung bình, sau đây là bảng thống kê điểm thi của hai lớp mà tôi bồi dưỡng thi THPT QG Điểm ≥9 ≥8 ≥7 ≥6 ≥5 Số lượng HS 3/80 8/80 23/80 47/80 69/80 Tỷ lệ 3,75% 10% 28,75% 58,75% 86,25% Công tác bồi dưỡng thi THPT QG 2019: Lớp 12A1 có 29/40 học sinh chọn môn hóa là môn xét tuyển đại học, lớp 12A2 có 31/40 học sinh chọn môn hóa là môn xét tuyển đại học. Kì thi THPT QG 2018 trường THPT Xuân Trường C có 29/39 học sinh đạt điểm ≥ 9 của toàn tỉnh Nam Định. Toàn tỉnh Nam Định có 71,43% học sinh đạt điểm trung binh sau đáy là bảng thống kê điểm thi của hai lớp mà tôi bồi dưỡng thi THPT QG Điểm ≥9 ≥8 ≥7 ≥6 ≥5 Số lượng HS 2/79 8/79 35/79 54/79 64/79 Tỷ lệ 2,53% 10,13% 44,30% 68,35% 81,01% Trong năm học 2020 - 2021, khi được nhà trường giao nhiệm vụ tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh tôi đã xây dựng giáo án và dạy theo hướng tôt chức trò chơi

Trang 40


ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên)

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

để tạo hứng thú cho học sinh, nâng cao chất lượng tiết dạy và đã đạt được loại giỏi theo Quyết định KT số 2136/QĐ-SGDĐT ngày 10 tháng 12 năm 2020 với thành tích cá nhân xếp thứ 4/37 giáo viên tham gia hội thi của môn hóa học và vinh dự được giám đốc sở Giáo dục và đào tạo tặng giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong hội thi giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh góp phần vào thành tích giải nhì toàn đoàn của nhà trường. Việc sử dụng trò chơi trong dạy và học môn hóa học là việc cần làm luôn và xuyên suốt trong quá trình dạy học để đáp ứng nhu cầu của các em học sinh trong việc được tiếp cận các phương pháp kĩ thuật dạy học mới, tiếp cận với công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ chóng mặt hiện nay. Qua đó các em học sinh yêu thích và hứng thú với môn hóa học hơn. Đây cũng là điều cốt lõi để các em học sinh học tốt môn hóa học. Tuy nhiên sau khi áp dụng trò chơi vào dạy và học môn hóa học tại trường THPT Xuân Trường C nhằm tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tôi cũng có nhận ra một số vấn đề cần bổ sung điều chỉnh như sau: - Không nhất thiết áp dụng trò chơi trong tất cả các tiết học, cần có sự cân bằng giữa các tiết có sử dụng trò chơi, phương pháp dạy học truyền thống và kiểm tra đánh giá để đáp ứng yêu cầu của các kì thi, kiểm tra. Đôi khi phụ huynh đánh giá giáo viên thông qua điểm số của con cái, nên ngoài việc áp dụng trò chơi tạo hứng thú, niềm yêu thích cho học sinh thì giáo viên vẫn cần đáp ứng các nội dung kiến thức để thi cử. - Vận dung thông tư 26/2020/TT-BGDĐT, trong quá trình tổ chức trò chơi giáo viên có thể dựa vào quá trình hoạt động của học sinh để cho điểm đánh giá, có thể chỉ cá nhân học sinh, một tổ nhóm hoặc cả lớp. Điều này có thể kích thích học sinh tích cực tham gia trò chơi, tìm tòi sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ của trò chơi. Qua đó nâng cao được chất lượng môn học. - Trong quá trình tổ chức dạy học giáo viên có thể khuyến khích học sinh tự sáng tạo trò chơi, tự lãnh đạo, điều khiển trò chơi, điều này giúp phát huy tính sáng tạo của học sinh. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Trên đây là báo cáo sáng kiến “Tổ chức trò chơi trong dạy và học môn hóa học nhằm tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn” do chính bản thân chúng tôi đã học tập ở thầy cô, đồng nghiệp, nghiên cứu qua sách vở mạng internet, thực tiễn giảng dạy xin được chia sẻ và mong nhận được sự góp ý, trao đổi với quý thầy cô.

Lê Đức Dục

Phạm Duy khánh

Trang 41


CƠ QUAN ĐƠN VỊ

AL

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) ...............................................................................................................................................

CI

............................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................

OF FI

............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

(Ký tên, đóng dấu)

Trang 42


DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu khảo sát thông tin từ học sinh đầu năm học và phiếu khảo sát thông tin từ học sinh cuối năm học

Trang 43


Trang 44

DẠ Y

M

KÈ QU Y NH ƠN

AL

CI

OF FI


Trang 45

DẠ Y

M

KÈ QU Y NH ƠN

AL

CI

OF FI


Trang 46

DẠ Y

M

KÈ QU Y NH ƠN

AL

CI

OF FI


M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Phụ lục 2: Một số bài kiểm tra đánh giá năng lực học sinh sau trò chơi xếp hình ĐỀ 1: KIỂM TRA 15 PHÚT CHỦ ĐỀ: SỐ OXI HÓA Câu 1: Số oxi hóa của Cr trong hợp chất K2Cr2O7 là: A: +4 B: +6 C: +5 D: +7 Câu 2: Số oxi hóa của S trong hợp chất natri sunfit là: A: +4 B: +6 C: +5 D: +7 Câu 3: Hợp chất nào có chứa mức oxi hóa của Cl là +7: A: KCl B: HCl C: HClO3 D: HClO4 Dữ kiện sau dùng cho câu 4, 5, 6: Cho các chất sau: S, SO2, K2SO4, Na2SO3, H2SO3, CaSO3, H2S, H2SO4, CO2, BaSO4, SiO2, K2S, FeS. Câu 4: Có bao nhiêu hợp chất chứa nguyên tố có mức oxi hóa -2: A: 4 B: 6 C: 5 D: 3 Câu 5: Có bao nhiêu hợp chất chứa nguyên tố có mức oxi hóa +4: A: 4 B: 6 C: 5 D: 3 Câu 6: Có bao nhiêu hợp chất chứa nguyên tố có mức oxi hóa +6: A: 4 B: 6 C: 5 D: 3 2Câu 7: Số oxi hóa của S trong ion SO4 : A: +4 B: +6 C: +5 D: +7 Câu 8: Số oxi hóa của N trong hợp chất (NH4)2SO4 là: A: -1 B: -2 C: -3 D: +3 Câu 9: Trong hợp chất NaCl và Na2S thì nguyên tố Cl và S có mức oxi hóa lần lượt là: A: -2, -1 B: -1, -2 C: +2, -1 D: -1, +2 Câu 10: Số oxi hóa của N trong các hợp chất: NO, NH3, N2, HNO3 lần lượt là: A: +3, -3, 0, +5 B: +2, 0, -3, +5 C: +2, -3, 0, +5 D: +2, -3, -1, +5 Câu 11: Dấu dương của số oxi hóa của một nguyên tố trong hợp chất có nghĩa là: A: Hợp chất đó là hợp chất ion B: Hợp chất đó là hợp chất cộng hóa trị C: Nguyên tố đó là kim loại C: Điện tích dương được qui ước gắn cho nguyên tố đó Câu 12: Chọn nội dung đúng để hoàn thành câu sau: “ Trong tất cả các hợp chất…” A: Số oxi hóa của H luôn là +1 B: Số oxi hóa của Na luôn là +1 C: Số oxi hóa của O luôn là -2 D: Tất cả đều đúng. Câu 13: Dãy nào gồm các nguyên tố mà N được sắp xếp theo chiều số oxi hóa giảm dần: A: NO < NO2 - < NH3 < NO2 B: NO2 < NH3 < NO2 - < NO C: NH3 < NO < NO2 - < NO2 D: NH3 < NO < NO2 < NO2 Câu 14: Hãy viết công thức của 5 chất có mức oxi hóa là +4:

DẠ Y

Câu 15: Hãy viết công thức của 5 chất có mức oxi hóa là -2: ĐỀ 2: KIỂM TRA 45 PHÚT CHỦ ĐỀ: PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ A: TRẮC NGHIỆM( 6 điểm) Câu 1: Tìm định nghĩa sai?, A.Chất oxi hóa là chất có khả năng nhận electron B. Chất khử là chất có khả năng nhận electron C. Chất khử là chất có khả năng nhường electron D. Sự oxi hóa là quá trình nhường electron Câu 2: Theo quan điểm mới, quá trình oxi hóa là quá trình A. thu electron. B. nhường electron. C. kết hợp với oxi. D. khử bỏ oxi

Trang 47


DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Câu 3: Trong các phản ứng hóa học, các nguyên tử kim loại A. thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa B. chỉ thể hiện tính oxi hóa C. không thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa D. chỉ thể hiện tính oxi hóa Câu 4: Theo quan điểm mới, sự khử là: A. sự thu electron B. sự kết hợp với oxi C. sự nhường electron D. sự khử bỏ oxi. Câu 5: Trong phản ứng: KClO3 + 6HBr → KCl + 3Br2 + 3H2O thì HBr A. vừa là chất oxi hoá, vừa là môi trường B. là chất khử C. vừa là chất khử, vừa là môi trường D. là chất oxi hoá Câu 6: Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá là: A. 8 B. 6 C. 4 D. 2 Câu 7: Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại A. bị khử B. bị oxi hoá C. cho proton D. nhận proton Câu 8: Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O thì nguyên tử nitơ A. chỉ bị oxi hoá C. chỉ bị khử C. không bị oxi hoá, không bị khử D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử Câu 9: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ A. nhường 12e B. nhận 13e C. nhận 12e D. nhường 13e Câu 10: Cho phản ứng Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là A. 23 B. 27 C. 47 D. 31 Câu 11: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là: A. 5 và 2. B. 1 và 5. C. 2 và 5. D. 5 và 1. Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử các chất là phương án nào sau đây? A. 3, 14, 9, 1, 7. B. 3, 28, 9, 1, 14. C. 3, 26, 9, 2, 13. D. 2, 28, 6, 1, 14. B: TỰ LUẬN( 4 điểm) Cho bảng 1: STT Chất phản ứng Sản phẩm Nối cột A với cột B để có PTHH (A) (B) hoàn chỉnh 1 Al + O2 NO + H2O 2 NH3 + O2 Al(NO3)3 + NO + H2O 3 Al + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O 4 Al + H2SO4 đặc, HBr + H2SO4 nóng 5 Fe + HNO3 loãng Al2O3 6 SO2 + Br2 + H2O Al2(SO4)3 + SO2+ H2O Cho giá thành các chất như sau: + 500 ml dung dịch H2SO4 98% ( d = 1,98 g/ml): 250.000đ + 500 ml dung dịch HCl 21% ( d = 1,2 g/ml): 200.000đ Dựa vào bảng 1 và giá thành các chất trên, hãy cho biết: Muốn hòa tan 5,4 kg Al thì sử dụng 500 ml dung dịch H2SO4 98% ( d = 1,98 g/ml) hay 500 ml dung dịch HCl 21% ( d = 1,2 g/ml) sẽ tiết kiệm hơn? Giải thích.

Trang 48


DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

ĐỀ 3: KIỂM TRA 45 PHÚT CHỦ ĐỀ: NHÓM HALOGEN A: TRẮC NGHIỆM( 6 điểm) Câu 1. Dãy chất đều tác dụng với dung dịch HCl là A. Al, Zn, FeS, NaOH, MgO B. Fe, Ag, K2CO3, Ca(OH)2, CuO C. Ag, Na, CaCO3, KOH, CaO D. Na, Fe, Na2CO3, Ba(OH)2, NaNO3 Câu 2. Trong các halogen sau, halogen nào có tính khử yếu nhất? A. Br B. I C. Cl D. F Câu 3. Nước Gia-ven là hỗn hợp của dãy chất A. NaCl, NaClO, H2O B. HCl, HClO, H2O C. NaCl, NaClO3, H2O D. NaCl, NaClO4, H2O. Câu 4. Khi đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ không thu được kết tủa? A. dung dịch HCl B. dung dịch NaBr C. dung dịch NaF D. dung dịch HI Câu 5. Clo ẩm có tính tẩy màu và sát trùng vì A. clo là chất có tính oxih mạnh B. tạo ra Cl+ có tính oxh mạnh C. tạo ra HClO có tính oxh mạnh D. tạo ra HCl có tính axit Câu 6. Chọn phương trình phản ứng đúng. A. 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2 B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 C. Fe + Cl2 → FeCl2 D. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2 Câu 7. Hãy chọn câu không chính xác A. Halogen là những chất oxi hoá mạnh B. Khả năng oxi hóa của halogen giảm từ flo đến iot C. Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học D. Trong hợp chất các halogen đều có thể có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7 Câu 8. Trong các chất sau: O2, N2, Cl2, CO2 chất dùng để tẩy màu và diệt trùng là: A. Cl2 B. CO2 C. O2 D. N2 Câu 9. Chất nào sau đây được ứng dụng dung để tráng phim ảnh? A. NaBr. B. AgCl. C. AgBr. D. HBr. Câu 10. Clorua vôi và nước Giaven có tính chất nào giống nhau ? A. Tính oxi hoá B. Tính khử C. Tính axit D. Tính bazơ Câu 11. Axit không thể đựng trong bình thủy tinh là: A. HNO3 B. HF. C. H2SO4. D. HCl. Câu12. Clorua vôi là: A. Muối tạo bởi kim loại liên kết với một gốc axit. B. Muối tạo bởi kim loại liên kết với hai gốc axit. C. Muối tạo bởi hai kim loại liên kết với một gốc axit. D. Clorua vôi không phải là muối. B: TỰ LUẬN( 4 điểm) Có 2 phương pháp điều chế Cl2 như sau: Có 2 cơ sở sản xuất Cl2: t → MnCl2 + Cl2 + 2H 2O Cách 1: MnO2 + 4 HCl ⎯⎯ 0

dp ,cmn → 2 NaOH + H 2 + Cl2 Cách 2: 2 NaCl + 2H 2O ⎯⎯⎯ • Cơ sở Thành An: Từ 87 kg MnO2 và 5000 lít dung dịch HCl 36,5% ( d = 1,2 g/ml), hiệu suất đạt 80%. • Cơ sở Trường An: Từ 100 kg NaCl, hiệu suất đạt 90%.

Trang 49


AL

Theo tiêu chuẩn của Bộ y tế, hàm lượng Clo trong nước sạch phục vụ ăn uống là 0,3 – 0,5 mg/l. Hỏi lượng Clo sản xuất được từ mỗi cơ sở trên có thể làm sạch tối đa bao nhiêu lít nước phục vụ ăn uống?

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

Phụ lục 3: Phiếu học tập, slide câu hỏi trò chơi đường lên đỉnh Olympia và sơ đồ tư duy hợp chất của cacbon (tiết 1)

Trang 50


Trang 51

DẠ Y

M

KÈ QU Y NH ƠN

AL

CI

OF FI


AL CI OF FI NH ƠN

Phụ lục 4: Các phiếu học tập và hình ảnh giảng dạy của tiết dạy bài 16 Luyện tập liên kết hóa học-hóa trị- số oxi hóa Câu hỏi khởi động sử dụng vòng quay wheel of name Câu 1: Liên kết ion có bản chất là:

QU Y

A. Sự dùng chung các electron. B. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu. C. Lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do. D. Lực hút giữa các phân tử. Câu 2: Liên kết tạo thành do sự góp chung electron là loại: A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị. C. Liên kết kim loại. D. Liên kết hidro.

M

Câu 3: Trong hợp chất Al2O3 điện hóa trị của Al là A. 3+. B. +3. C. +2. D. -2.

Câu 4: Trong hợp chất H2O, cộng hóa trị của O là A. 1. B. -4 C. +1. D. 4

DẠ Y

Câu 5: Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2− và HNO3 lần lượt là A. +5, -3, +3

B. +3, -3, +5

C. -3, +3, +5 D. +3, +5, -3 PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN SỐ 1 Nội dung 1: So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị Cụ thể: Điền vào chỗ trống

Trang 52


Loại liên kết

LK ION

LK CỘNG HÓA TRỊ

Định nghĩa

Là liên kết được hình thành bởi ………………………… giữa các ion mang điện tích ……………………

Là liên kết được tạo nên giữa …………………………………………. bằng ………………………………………… cặp electron chung

Bản chất của liên kết

Electron chuyển từ …………..…………… Sang ……………………

Đôi electron chung ………….……… phía nguyên tử nào

Đôi electron chung ………………….. phía nguyên tử nào có ………………….

Hiệu độ âm điện

…………..………….….

………….……….

………………….

Đặc tính

………..…….…………

Có cực

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Không cực

……………..………………………….…

PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN SỐ 2 Nội dung 2: Cách xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất Cụ thể: Điền vào chỗ trống

QU Y

Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng ……………………………………. và được gọi là …………………….……… của nguyên tố đó. Quy ước: Khi viết điện hóa trị của nguyên tố ghi giá trị điện tích trước, dấu của điện tích sau

M

Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng ……..………… ………….………………………… của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là ………………………….… của nguyên tố đó.

DẠ Y

Quy ước: Cộng hóa trị được viết bằng số (không có dấu) PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN SỐ 3 Nội dung 3: Xác định số oxi hóa Cụ thể: Điền vào chỗ trống Quy tắc 1: Trong các đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng ………………………… Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố nhân với ………………… của từng nguyên tố bằng ………………….. Quy tắc 3: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tố bằng ……………………….. Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố nhân với ……………………….. của từng nguyên tố bằng ………………………….

Trang 53


F

Cl

N

C

H

Ca

CI

AL

Quy tắc 4: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của hiđro bằng …………..….., trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2…). Số oxi hóa của oxi bằng …………..………, trừ trường hợp OF2, peoxit (chẳng hạn H2O2) … PHIẾU HỌC TẬP NHÓM Bài 1: Dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố cho biết loại liên kết trong các chất sau đây: NaCl, CaF2, NH3, CH4. Cho độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố Na

QU Y

NH ƠN

OF FI

3,98 3,16 3,04 2,55 2,2 1,00 0,93 NaCl: Hiệu độ âm điện ……….………… Loại liên kết ……………………………… CaF2: Hiệu độ âm điện ……….………… Loại liên kết .………...…………………… NH3: Hiệu độ âm điện ……….……….… Loại liên kết ……………………………… CH4: Hiệu độ âm điện ……….…….…… Loại liên kết ……………………………… Bài 2: Xác định điện hóa trị, cộng hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất tương ứng Trong hợp chất NaCl Na có điện hóa trị …………………… Cl có điện hóa trị …………………… Trong hợp chất CaF2 Ca có điện hóa trị ………………….. F có điện hóa trị …………………… Trong công thức cấu tạo của phân tử NH3, nguyên tố N có cộng hóa trị là………… nguyên tố H có cộng hóa trị là………… Trong công thức cấu tạo của phân tử CH4, nguyên tố C có cộng hóa trị là……………… nguyên tố H có cộng hóa trị là……………… Bài 3: a. Xác định số oxi hóa của nguyên tố S trong S, H2S, H2SO4, SO42b. Xác định số oxi hóa của nguyên tố N trong N2, NO2, HNO3, NH4+ Bài 4: Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng: → Na+

;

Cl

− → Cl

Mg

→ Mg2+

;

O

2− →O

M

Na

DẠ Y

Câu hỏi củng cố bằng ứng dụng plickers Câu 1: Trong phân tử NaCl, điện hóa trị của Na và Cl lần lượt là A. 1-, 1+. B. 1+, 1+. C. 1-, 1-. D. 1+, 1-. Câu 2: Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện A. 0→<0,4 B. 0,4→<1,7 C. <1,7 D. ≥1,7 Câu 3: Tìm phát biểu sai về liên kết ion : A. Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa 2 ion mang điện tích trái dấu. B. Liên kết ion trong tinh thể NaCl là lực hút tĩnh điện giữa ion Na+ và ion Cl– C. Liên kết ion là liên kết được hình thành do sự tương tác giữa các ion cùng dấu.

Trang 54


OF FI

CI

AL

D. Liên kết ion là liên kết giữa 2 nguyên tố có hiệu số độ âm điện > 1,7 . Câu 4: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong H2S, SO2, H2SO4 lần lượt là A. -2, +4, +6. B. 0, +4, +6. C. -2, +2, +4. D. 0, +2, +4. Câu 5: Cho các nhận định sau: (1) SOH của nguyên tố trong đơn chất bằng 0 (2) Số oxi hóa của N trong KNO3 là +3 (3) Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường e để trở thành ion dương (4) Cộng hóa trị của O trong H2O là 2 Số nhận định đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

VI/ Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực 1. Nhận biết Câu 1: Trong phân tử NaCl, điện hóa trị của Na và Cl lần lượt là A. 1+ và 1-. B. 1+ và 1+. C. 1- và 1-. D. 1- và 1+. Câu 2: Trong phân tử H2O và O2, cộng hóa trị của O lần lượt là A. 2 và 0. B. 2 và 2. C. 1 và 0. D. 1 và 2. Câu 3: Cho phân tử CaCl2, hóa trị của canxi trong phân tử đó là A. điện hóa trị 2+. B. điện hóa trị 2-. C. điện hóa trị +2. D. cộng hóa trị 2. Câu 4: Trong phân tử HNO3, cộng hóa trị của các nguyên tố H, N, O lần lượt là A. 1+; 2-; 4+. B. 1, 4, 2. C. 1+; 4+, 2-. D. +1; -2; +4. Câu 5: Trường hợp nào dưới đây nguyên tố O không có số oxi hóa là -2? A. H2O. B. OF2. C. CO2. D. NO2. + 2+ 2Câu 6: Số oxi hóa của các nguyên tố ở các ion K , Mg , Cl , S lần lượt là A. -1; -2; +1; +2. B. 1-; 2-; 1+; 2-. C. +1; +2; -1; -2. D. 1+; 2+; 1-; 2-. Câu 7: Trong hợp chất H3PO4, số oxi hóa của P là A. +3. B. +2. C. +5. D. +4. Câu 8: Số oxi hoá của mangan (Mn) trong hợp chất KMnO4 là A.+1. B.-1. C.-5. D.+7. 2. Thông hiểu: Câu 9: Số oxi hóa của S trong các phân tử H2SO3, S, SO3, H2S lần lượt là A. +6; +8; +6; -2. B. +4; 0; +6; -2. C. +4; -8; +6; -2. D. +4; 0; +4; -2. Câu 10: Trong chất sau các hợp, trường hợp nào Cr có số oxi hóa lớn nhất? A. Cr2(SO4)3. B. CrCl2. C.CrO. D. K2Cr2O7. 2+ Câu 11: Số oxi hóa của Zn, Ba, N, C trong Zn, Ba , (NH4)2SO4, HCO3- lần lượt là A. 0, +2, -3, +4. B. 0, -2, -3, +4. C. -2, +4, 0, +3. D. +2, +3, 0, +4. Câu 12: Trong các hợp chất H2O, Na2O, F2O, Cl2O. Số hợp chất chứa oxi có số oxi hóa +2 là: A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 13: Cộng hóa trị của Clo trong hợp chất nào sau đây là lớn nhất? A. HClO. B. Cl2O7. C. HClO3. D. AlCl3.

Trang 55


DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Câu 14: Trong ion PO43-, số oxi hóa của P là A. +3. B. +2. C. +5. D. +4. 3. Vận dụng thấp: Câu 15: Cho các hợp chất: NH4+, NO2, N2O, NO3−, N2. Thứ tự giảm dần số oxi hóa của N là A. N2 > NO3− > NO2 > N2O > NH4+. B. NO3− > N2O > NO2 > N2 > NH4+. C. NO3− > NO2 > N2O > N2 > NH4+. D. NO3− > NO2 > NH4+ > N2 > N2O. Câu 16: Cho một số hợp chất của nguyên tố nitơ: Na3N, NO, N2O, NO2, HNO3, NaNO2, KNO3, NH3 và N2H4. Số các hợp chất trong đó nitơ có số oxi hóa dương là A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 17: Cho các phát biểu sau: (1) Trong hợp chất với oxi, nitơ có cộng hóa trị cao nhất bằng 5. (2) Trong các hợp chất, Flo luôn có số oxi hóa bằng -1. (3) Lưu huỳnh trong hợp chất với kim loại luôn có số oxi hóa là -2. (4) Nguyên tử N trong NH3 và trong NH4+ có cùng cộng hóa trị là 3 . Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 4. Vận dụng cao: Câu 18: Nguyên tố R là phi kim thuộc nhóm A. Hợp chất khí của R với hidro là RH3. Hóa trị và số oxi hóa của R trong oxit tương ứng với hóa trị cao nhất lần lượt là A. 3 và -3. B. 5 và -5. C. 5 và +5. D. 3 và +3. 1 Câu 19: Cho nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s . Trong hợp chất oxit cao nhất thì nguyên tố X không thể có số oxi hóa? A. +1. B. +2. C.+3. D.+6. Câu 20: Cho nguyên tố X có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p4. Trong hợp chất oxit cao nhất thì nguyên tố X có số oxi hóa? A. -1. B. -2. C.+3. D.+6.

Trang 56


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.