THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
vectorstock.com/28062412
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CHO NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC VĂN XUÔI 1930-1945 WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực, phẩm chất cho người học trong dạy học văn xuôi 1930- 1945, lớp 11- THPT MÔN: NGỮ VĂN
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TÀO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực, phẩm chất cho người học trong dạy học văn xuôi 1930- 1945, lớp 11- THPT
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 4 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 4 3. Giả thuyết khoa học............................................................................................. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 5 5. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5 7. Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................... 5 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 6 1. Cơ sở lý luận. ...................................................................................................... 6 1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 6 1.1.1. Trải nghiệm ................................................................................................... 6 1.1.2. Sáng tạo ......................................................................................................... 6 1.1.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo .................................................................... 6 1.2. Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường THPT............................................... 7 1.3. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ Văn ............................................... 7 1.4. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn xuôi 1930- 1945 ............................ 8 2. Cở sở thực tiễn .................................................................................................... 8 2.1. Thực trạng dạy học Ngữ Văn trong nhà trường hiện nay ................................ 8 2.2. Thực trạng của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn và văn xuôi 1930- 1945, ở trường THPT..................................................................... 9 2.2.1. Thực trạng nhận thức, mức độ sử dụng HĐTN vào dạy học của giáo viên. 9 2.2.2. Mức độ hứng thú của HS đối với các HĐTN. ............................................. 10 CHƯƠNG 2.......................................................................................................... 12 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CHO NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC VĂN XUÔI 1930 1945, NGỮ VĂN 11 ............................................................................................. 12 2.1. Cấu trúc, nội dung chương trình phần văn xuôi 1930- 1945 có thể thiết kế được các HĐTN và các năng lực, phẩm chất cần hướng tới cho HS ................... 12 2.1.1. Cấu trúc, nội dung chương trình phần văn xuôi 1930- 1945 có thể thiết kế được các hoạt động trải nghiệm. ........................................................................... 12 1
2.1.2. Những năng lực và phẩm chất cần hướng tới cho HS trong dạy học văn xuôi 1930- 1945, Ngữ văn 11 ........................................................................................ 13 2.3. Thiết kế HĐTN để phát triển năng lực và phẩm chất cho người học trong dạy học phần văn xuôi 1930- 1945, văn 11- THPT ..................................................... 13 2.3.1. Quy trình thiết kế HĐTN để phát triển năng lực, phẩm chất cho HS ......... 14 2.3.2. Thiết kế HĐTNST theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học trong văn xuôi 30- 45, văn học 11-THPT. ..................................................... 15 2.3.2.1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm sân khấu hóa một đoạn trích trong văn bản “Chí Phèo”............................................................................................................. 15 2.3.2.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm xem phim truyện, tư liệu ở văn bản đọc hiểu Chí Phèo. ....................................................................................................... 19 2.3.2.3. Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo dự án trong văn bản Hai đứa trẻ. ... 21 2.2.2.4. Thiết kế HĐTN cuộc thi diễn kịch trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù ... 25 2.2.2.5. Thiết kế hoạt động trải nghiệm bằng phương pháp đóng vai và thảo luận ở đoạn trích “hạnh phúc một tang gia” trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. ............. 27 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 31 1. Mục đích thực nghiệm....................................................................................... 31 2. Nhiệm vụ của thực nghiệm ............................................................................... 31 3. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................ 31 3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm.......................................................................... 31 3.2. Nội dung thực nghiệm. ................................................................................... 32 3.3. Tiến hành dạy thực nghiệm ............................................................................ 32 3.4. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................... 33 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 35 1. Kết luận ............................................................................................................. 35 2. Kiến nghị ........................................................................................................... 36 PHỤ LỤC KỊCH BẢN ........................................................................................ 37 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH HĐTN .......................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 51
2
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/Ký hiệu
Cụm từ đầy đủ
PPĐV
Phương pháp đóng vai
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
THPT
Trung học phổ thông
HĐTN
Hoạt động trải nghiệm
ĐC
Đối chứng
TN
Thực nghiệm
3
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo, việc hình thành và phát triển năng lực ở người học đã được xác định trong mục tiêu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để góp phần chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm học tập ở các môn học và tổ chức dạy học theo hướng hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất người học là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Môn Ngữ văn là bộ môn mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn. Môn học giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Đồng thời nó cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc, phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha do đó dạy và học trải nghiệm sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của bộ môn văn học. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những phương pháp, hình thức tổ chức góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất người học trong các nhà trường trung học phổ thông. Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn học là một đòi hỏi hết sức quan trọng trong hoạt động giáo dục hiện nay, nhằm góp phần thực hiện theo mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới, vừa nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, vừa phát triển được năng lực chuyên biệt giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng, đồng thời học sinh vận dụng được kiến thức vào đời sống. Hoạt động trải nghiệm luôn đem lại những bài học quý giá cho HS chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống sau này. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực, phẩm chất cho người học trong dạy học văn xuôi 1930- 1945, lớp 11- THPT” nhằm góp phần cải tiến phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn hiện nay và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cách thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn xuôi 1930-1945, lớp 11 - THPT nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho người học, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. 3. Giả thuyết khoa học
4
Nếu thiết kế những HĐTN sáng tạo phù hợp nội dung và phương pháp đưa ra, sẽ phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh và nâng cao chất lượng dạy - học Ngữ văn - 11 nói riêng và văn học nói chung ở trường trung học phổ thông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về hoạt động trải nghiệm, vai trò và phương pháp thiết kế hoạt động trải nghiệm. 4.2. Nghiên cứu qui trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh trong dạy - học Ngữ văn -11 phần văn xuôi Việt Nam 1930- 1945 4.3. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong dạy - học Ngữ văn -11, phần văn xuôi Việt Nam 1930-1945 4.4. Thực nghiệm sư phạm để khảo sát khả năng tổ chức các HĐTN của học sinh, xác định hiệu quả của việc tổ chức HĐTN trong dạy học văn xuôi Việt Nam 1930- 1945, Ngữ văn 11. 5. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động trải nghiệm và phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm đó để phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT phần văn xuôi Việt Nam 1930-1945, Ngữ văn 11. 6. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu về HĐTN, phương pháp dạy học Văn, sách giáo khoa phổ thông, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo… - Tiến hành thực nghiệm sư phạm: khảo sát ý kiến của giáo viên, của học sinh về HĐTN trong dạy học Ngữ văn. Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi ý kiến với giáo viên, xây dựng hệ thống các câu hỏi, phiếu điều tra để điều tra thực trạng. - Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận, chứng minh tính khả thi của đề tài. 7. Những đóng góp mới của đề tài 7.1. Xây dựng được quy trình thiết kế các HĐTN sáng tạo nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh trung học phổ thông trong phần văn xuôi Việt Nam 1930- 1945, Ngữ văn 11. 7.2. Tổ chức các HĐTN sáng tạo đã xây dựng để phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh trung học phổ thông trong phần văn xuôi Việt Nam 19301945, Ngữ văn 11. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn hiện nay
5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận. 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Trải nghiệm Theo Từ điển Tiếng Việt: “Trải nghiệm là trải qua, kinh qua” [3; 1020]. Quan niệm này có phần đồng nhất với quan điểm triết học khi xem trải nghiệm chính là kết qủa của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả của các hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả kĩ thuật và kĩ năng, các nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan. Dưới góc nhìn sư phạm, trải nghiệm được hiểu chính là sự thực hành trong quá trình đào tạo và giáo dục, là một trong những phương pháp đào tạo nhằm giúp người học không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác. Nói như vậy học qua trải nghiệm sẽ gắn liền với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân. 1.1.2. Sáng tạo Theo Từ điển Tiếng Việt: “Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần; Tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có” [3; 847]. Sáng tạo là biểu hiện của tài năng trong những lĩnh vực đặc biệt nào đó, là năng lực tiếp thu tri thức, hình thành ý tưởng mới và muốn xác định được mức độ sáng tạo cần phải phân tích các sản phẩm sáng tạo. Sáng tạo được hiểu là hoạt động của con người nhằm biến đổi thế giới tự nhiên, xã hội phù hợp với các mục đích và nhu cầu của con người trên cơ sở các qui luật khách quan của thực tiễn, đây là hoạt động đặc trưng bởi tính không lặp lại, tính độc đáo và tính duy nhất. Sáng tạo là một thuộc tính nhân cách tồn tại như một tiềm năng ở con người. Tiềm năng sáng tạo có ở mọi người bình thường và được huy động trong từng hoàn cảnh sống cụ thể. 1.1.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HĐTN sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân. HĐTN sáng tạo được hiểu là cầu nối nhà trường, kiến thức các môn học với thực tiễn cuộc sống một cách có tổ chức, có định hướng, góp phần tích cực vào hình thành và củng cố năng lực và phẩm chất nhân cách. Sự vận dụng kiến thức đã 6
học và áp dụng trong thực tế đời sống đối với một đơn vị (một phần kiến thức) nào đó, giúp học sinh phát hiện, hình thành, củng cố kiến thức một cách sáng tạo và hiệu quả. Các hoạt động này được thực hiện trong lớp học, ở trường, ở nhà hay tại bất kỳ địa điểm nào phù hợp. Một số phương pháp tổ chức HĐTN sáng tạo trong dạy học được sử dụng ở trường phổ thông như: Tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo qua qui mô lớp học/ giờ học có vận dụng các phương pháp- kĩ thuật dạy học tích cực để học sinh được trải nghiệm như: dự án dạy học, đóng vai, sân khấu hóa…Ngoài ra có các hoạt động trải nghiệm với qui mô lớn như: tổ chức các câu lạc bộ, hoạt động tham quan, dã ngoại tìm hiểu các di sản văn hóa, thực nghiệm khoa học, tổ chức các diễn đàn, các sự kiện văn hóa- thể thao, các cuộc thi, các trò chơi vận động; các hoạt động thiện nguyện. Như vậy, có thể thấy hoạt động TNST được tiến hành đa dạng về hình thức. 1.2. Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường THPT HĐTN sáng tạo được xem là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong quá trình giáo dục nói chung, quá trình dạy học nói riêng ở nhà trường phổ thông, góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường trong chương trình phổ thông 2018 “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn, từ đó, hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân” HĐTN là cầu nối nhà trường, kiến thức các môn học với thực tiễn cuộc sống một cách có tổ chức, có định hướng góp phần tích cực vào hình thành và củng cố năng lực và phẩm chất nhân cách. Giúp giáo dục thực hiện được mục đích tích hợp và phân hóa của mình nhằm phát triển năng lực thực tiễn và cá nhân hóa, đa dạng hóa tiềm năng sáng tạo. Nuôi dưỡng và phát triển đời sống tình cảm, ý chí tạo động lực hoạt động, tích cực hóa bản thân. 1.3. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ Văn Tổ chức HĐTN sáng tạo trong môn Ngữ văn có ý nghĩa quan trọng trong xu thế dạy học hiện nay. So với những phương pháp dạy học quen thuộc thì dạy học theo phương pháp trải nghiệm gợi được hứng thú, khơi dậy niềm đam mê văn chương nghệ thuật cho học sinh, giúp các em bộc lộ được năng khiếu, khả năng cảm nhận riêng. Bằng việc thực tiễn trải nghiệm, học sinh biết đấu tranh với cái ác, ca ngợi cái đẹp, nhận thức được những giá trị của cuộc sống. Thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm thì năng lực ngôn ngữ, giao tiếp của học sinh sẽ được cải thiện, bởi vì các em được bày tỏ quan điểm bằng ngôn ngữ của bản thân. Bên cạnh đó còn phát triển năng lực giải quyết tình huống thực tiễn, bởi từ những tình huống gặp được qua trải nghiệm thì ứng xử của học sinh sẽ có điều chỉnh phù hợp. 7
Đồng thời phát triển năng lực phát hiện vấn đề bởi vì tác phẩm văn học là một cấu trúc mở. Qua những HĐTN các em sẽ có nhiều phát hiện mang dấu ấn của cá nhân. Ngoài ra, tổ chức HĐTN sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn học cũng là cách phát triển con đường tiếp nhận sáng tạo việc đọc hiểu văn bản ở người đọc. Qua mỗi hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vốn sống, vốn hiểu biết của thầy và trò đều được mở rộng, HS không còn học chay, thụ động mà sẽ gắn với thực tế trải nghiệm sinh động, phong phú, hình thành xúc cảm thẩm mĩ cho các em, nâng cao chất lượng dạy học văn 1.4. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn xuôi 1930- 1945 Xuất phát từ mục tiêu chung của HĐTN sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn, việc tổ chức HĐTN trong dạy học văn xuôi 1930- 1945 là một điều cần thiết để nâng cao hiệu quả của giờ học văn. Thông qua HĐTN trong dạy học văn xuôi 1930- 1945, học sinh được phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo trong hoạt động học tập của mình. Bồi dưỡng và phát triển năng lực đặc thù của môn học như năng lực đọc hiểu, năng lực thưởng thức, cảm thụ văn chương, năng lực đánh giá cái hay, cái đẹp của văn chương, năng lực vận dụng. Từ đó có thể tham gia vào quá trình giao tiếp văn học, giao tiếp đời sống một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó tổ chức HĐN sáng tạo trong dạy học văn xuôi 1930- 1945 còn phát huy sự trải nghiệm sáng tạo thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học ở chính mỗi bản thân học sinh. Qua hoạt động trải nghiệm đó, mỗi học sinh sẽ có những cảm nhận riêng, mới mẻ và bổ ích, có những cách nhìn nhận về cuộc sống, về con người khác nhau. Mỗi bài học trải nghiệm sẽ là một bài học làm người giúp các em sống tốt hơn, hoàn thiện và phát triển nhân cách, năng lực chủ thể học sinh. Hơn ai hết học sinh biết kết nối và luôn có ý thức trải nghiệm để thẩm thấu sâu sắc những giá trị nhân văn của tác phẩm, làm phong phú hơn vốn sống, vốn hiểu biết xã hội của bản thân, hình thành nên động cơ, niềm tin và giá trị sống. 2. Cở sở thực tiễn 2.1. Thực trạng dạy học Ngữ Văn trong nhà trường hiện nay Môn Ngữ văn trong nhà trường trong thời gian qua là một môn học ít thu hút được sự chú ý của học sinh. Phần vì nhu cầu thực dụng của người học để có nhiều cơ hội lựa chọn thi vào các trường đại học, tìm kiếm việc làm thì cũng không thể không kể đến nội dung chương trình, phương pháp, kĩ thuật dạy học, kiểm tra đánh giá,… chưa đáp ứng được sự mong mỏi, khơi dậy niềm đam mê, yêu thích môn học. Thực tiễn dạy học Ngữ văn của Việt Nam trong thời gian gần đây và thực trạng hiện nay cho thấy cách dạy học Ngữ văn theo lối độc diễn và cung cấp cho học sinh các kiến thức lí thuyết một cách tách biệt không đáp ứng được nhu cầu học tập của giới trẻ ngày nay và không còn phù hợp với xu thế của giáo dục hiện đại. Tác giả Phan Trọng Luận trong cuốn “Phương pháp dạy học Văn” đã tổng kết 8
tình hình dạy học văn như sau: “Dạy Văn suốt thế kỉ qua vẫn là lối dạy khuôn sáo. Dạy tác phảm văn chương là thông báo, áp đặt từ phía giáo viên. HS không trực tiếp rung cảm trước tác phẩm, thiếu sự giao tiếp cần có giữa nhà văn với bạn đọc, học sinh. Giờ văn thiên về xã hội học nhằm cung cấp cho HS bức tranh hai màu về xã hội và con người. Phương pháp sáo mòn, công thức áp dụng cho mọi giờ văn, mọi đối tượng, trình tự giờ văn cứng nhắc, khuôn sáo. Không khí giờ Văn nặng nề, đơn điệu, thiếu rung động thẩm mĩ.”[22, tr. 28]. Một vài năm gần đây, dạy học Ngữ văn đã có những nỗ lực trong đổi mới phương pháp dạy học và cũng đã có những bước chuyển biến, chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, chuyển từ phương pháp học theo lối truyền thống “truyền thụ một chiều” sang vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực, phẩm chất. Tuy nhiên kết quả vẫn con chưa được như sự mong đợi. Các phương tiện dạy học chưa được sử dụng và phát huy một cách hiệu quả. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại bước đầu được vận dụng nhưng vẫn chưa được linh hoạt, chưa đạt kết quả cao. Phương pháp tổ chức dạy học trên lớp hầu như chỉ chú trọng truyền tải kiến thức cho HS, chưa chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Việc tổ chức các hoạt động học tập cũng chưa phong phú và đa dạng. 2.2. Thực trạng của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn và văn xuôi 1930- 1945, ở trường THPT. 2.2.1. Thực trạng nhận thức, mức độ sử dụng HĐTN vào dạy học của giáo viên. Để có cơ sở thực tiễn cho việc ứng dụng HĐTN ở trường THPT đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến hành điều tra về nhận thức, mức độ sử dụng của 12 giáo viên dạy Ngữ văn ở 3 trường THPT trên địa bàn. Kết quả thu được như sau: Mức độ, nhận thức và lí do A. Mức độ nhận thức - Rất cần thiết - Cần thiết - Không cần thiết B. Các lí do - Kích thích hứng thú học tập của học sinh - Phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh - Đảm bảo kiến thức vững chắc - Chuẩn bị công phu mất thời gian - HS được thể hiện mình trước đám đông
Số giáo viên
Tỉ lệ %
9 3 0
75 25 0
12 12
100 100
9 7 12
75 58 100
Bảng 1: Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về sử dụng HĐTN trong dạy học ở trường THPT 9
Để điều tra thực trạng vận dụng HĐTN trong dạy học Ngữ văn, tác giả đã tiến hành điều tra các HĐTN được các GV sử dụng. Kết quả như sau: TT
Các HĐTN
Thường xuyên
Thỉnh thoảng Không sử dụng
SL
%
SL
%
SL
%
1
Sân khấu hóa
1
8
1
8
10
84
2
Xem phim truyện, tư liệu
3
25
2
16
7
59
3
Dự án
2
16
3
25
7
59
4
Hội thi, cuộc thi
0
0
16
10
84
5
Đóng vai, thảo luận nhóm
2
16
16
8
68
2 2
Bảng 2: Thực trạng sử dụng các HĐTN của GV trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT Qua số liệu cho thấy: - Về giáo viên: ở bảng 1 từ 12/12 GV được khảo sát đều khẳng định sự cần thiết cả việc sử dụng HĐTN trong dạy học. Các GV đã có nhận thức đúng đắn về tác dụng HĐTN: 100%(12/12) GV đều cho rằng HĐTN kích thích sự hứng thú trong học tập, phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo, hình thành năng lực, phẩm chất của HS.100% (12/12) GV đều cho rằng nếu thực hiện các HĐTN hs sẽ được thể hiện mình trước đám đông. Qua khảo sát này cho thấy các giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng HĐTN trong dạy học nhữ văn và văn xuôi 30-45. - Ở bảng 2 cho thấy từ 8/12 giáo viên thường xuyên không sử dụng các HĐTN. 3/12 giáo viên thường xuyên sử dụng HĐTN, 7/12 thỉnh thoảng mới sử dụng. Điều này cho thấy giữa nhận thức, thái độ và hành động thực tế của GV còn có khoảng cách khá xa. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học còn gặp nhiều khó khăn. 2.2.2. Mức độ hứng thú của HS đối với các HĐTN. Để tìm hiểu về mức độ hứng thú của HS đối với các HĐTN tôi đã tiến hành điều tra 100 HS khối 11 của 3 trường THPT ở trên địa bàn kết quả thu được như sau:
10
Các HĐTN Sân khấu hóa
Rất thích SL % 90
90
7
7
3
3
0
0
2
Xem phim
85
85
10
10
5
5
0
0
3
Dự án Cuộc thi/ hội thi Đóng vai, nhóm
83
83
8
8
7
7
2
2
87
87
7
7
6
6
3
3
82
82
11
11
6
6
1
1
TT 1
4 5
Thích SL %
Bình thường Không thích SL % SL %
Bảng 3: Mức độ hứng thú của học sinh với các HĐTN - Về phía học sinh: Qua điều tra tôi thấy hầu hết các em rất thích thú khi được tổ chức HĐTN trong giờ học Ngữ văn. 75 HS rất thích và 18 HS thích GV sử dụng các HĐTN trong giờ học ngữ văn. Như vậy đây là một thuận lợi để giáo viên có thể áp dụng các HĐTN này trong xu thể đổi mới PPDH hiện nay.Tuy nhiên trong quá trình dạy học giáo viên rất ít khi sử dụng HĐTN, nếu có thì cũng chỉ trong các tiết thao giảng hoặc sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa. Qua tìm hiểu tôi thấy nguyên nhân của thực trạng trên là do: - Việc sử dụng HĐTN trong dạy học Ngữ văn, đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, chuẩn bị mất thời gian. Không phải nội dung nào cũng sử dụng HĐTN một cách hiệu quả, giáo viên phải mất thời gian chuẩn bị giáo án và triển khai HĐTN trên lớp. - Năng lực của GV tổ chức HĐTN còn hạn chế, lúng túng chưa biết vận dụng hình thức HĐTN nào cho phù hợp với từng văn bản và cách thức tiến hành ra sao. - Khả năng hợp tác của học sinh chưa chủ động khi tham gia hoạt động nhóm. - Chương trình môn học còn nặng về cung cấp kiến thức, giáo viên không có thời gian để tổ chức HĐTN trong dạy học. Đó là những nguyên nhân hạn chế việc sử dụng các HĐTN trong dạy học ngữ văn. Thực tế đó cho thấy việc áp dụng HĐTN trong dạy học Ngữ văn còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng với tư cách một giáo viên Ngữ văn, tôi cho rằng mình cần phải có trách nhiệm – đó là làm cho học sinh yêu thích môn Ngữ văn. Để làm được điều đó, trước hết bản thân tôi phải thay đổi phương pháp dạy học. Để cho môn Ngữ văn, đặc biệt là văn xuôi 1930- 1945 trở nên hứng thú học tập với học sinh, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, tôi đã thiết kế và tổ chức những HĐTN trong quá trình dạy học của bản thân. 11
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CHO NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC VĂN XUÔI 1930 - 1945, NGỮ VĂN 11 2.1. Cấu trúc, nội dung chương trình phần văn xuôi 1930- 1945 có thể thiết kế được các HĐTN và các năng lực, phẩm chất cần hướng tới cho HS 2.1.1. Cấu trúc, nội dung chương trình phần văn xuôi 1930- 1945 có thể thiết kế được các hoạt động trải nghiệm. Chương trình ngữ văn 11, tác phẩm văn xuôi chiếm một vị trí tương đối quan trọng. Trong đó tác phẩm văn xuôi 1930- 1945 ở trường THPT được bố trí ở chương trình Ngữ văn 11- tập 1, bao gồm tác phẩm 4 tác phẩm: “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, “Chí Phèo” của Nam Cao và đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” - Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Đây là những tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc đó là quan điểm, cách nhìn, tình cảm của nhà văn hướng về con người, yêu thương con người, đấu tranh để bảo vệ con người, phát hiện, nâng niu những giá trị, vẻ đẹp, ước mơ, khát vọng chính đáng của con người. Học tác phẩm văn xuôi 1930- 1945 sẽ định hướng cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp, thái độ sống đúng đắn, cách ứng xử văn minh trong đời sống, đồng thời phát triển được những năng lực cần thiết cho HS. Chính vì điều đó, trong quá trình dạy- học phần văn học này, tôi đã tiến hành tổ chức các HĐTN cho học sinh. HĐTN sáng tạo trong dạy học Ngữ văn có hai hình thức. Hình thức thứ nhất là tổ chức HĐTN qua những giờ đọc hiểu văn bản. Hình thức thứ hai là qua hoạt động ngoại khóa văn học. Nhưng qua nghiên cứu thực nghiệm, dựa vào nội dung kiến thức của văn bản, mục tiêu của bài học tôi đã tiến hành tổ chức các HĐTN qua những giờ đọc hiểu văn xuôi 1930- 1945, ở lớp 11. Đối với tác phẩm Chí Phèo có thời lượng 4 tiết, giáo viên dành 2 tiết cho học sinh tìm hiểu hình tượng nhân vật Chí Phèo bằng phương pháp nêu vấn đề, còn 2 tiết sau của bài tôi tổ chức HĐTN sân khấu hóa bằng việc lựa chọn một sự kiện trong văn bản Chí Phèo là “Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở” và giao nhiệm vụ cho học sinh chuyển thể thành kịch bản. Bên cạnh HĐTN sân khấu hóa, tác phẩm “Chí Phèo” tôi còn tổ chức HĐTN xem phim truyện “Làng Vũ Đại ngày ấy”, phim tài liệu “làng Vũ đại ngày ấy- bây giờ” với thời lượng 2 tiết của tác phẩm Chí Phèo. Tác phẩm “Chữ người tử tù” có 3 tiết, tôi dành hai tiết sau tiến hành HĐTN bằng hình thức tổ chức cuộc thi đóng kịch với sự kiện “Huấn Cao từ khi bước vào nhà giam” và yêu cầu học sinh chuyển thể thành kịch để thi giữa các nhóm. Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”, tôi chọn HĐTN bằng hình thức đóng vai nhân vật (chuyển đoạn trích thành 1 kịch bản) trong quá trình dạy học cũng với thời lượng 2 tiết. Còn tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam với dung lượng 3 tiết tôi chuyển sang buổi chiều trong thời điểm dạy học bài Hai Đứa Trẻ theo hình thức dạy học dự án. Việc tổ chức các 12
HĐTN trong những tác phẩm văn học 1930-1945 với mục đích để phát triển phẩm chất, năng lực đặc thù, năng lực chung, năng lực riêng cho HS trong quá trình tiếp cận văn bản văn học giai đoạn này, đồng thời làm cho tác phẩm văn học gần hơn với đời sống. 2.1.2. Những năng lực và phẩm chất cần hướng tới cho HS trong dạy học văn xuôi 1930- 1945, Ngữ văn 11 Chương trình giáo dục phổ thông mới với mục tiêu giáo dục học sinh phổ thông để rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực. Theo đó 5 phẩm chất chủ yếu cần có ở học sinh là: Yêu nước, nhân ái, khoan dung, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Đồng thời học sinh cần được phát triển 10 năng lực cốt lõi gồm: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất. Với đặc thù của môn Ngữ văn, cùng với mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đinh hướng, việc thiết kế HĐTN sáng tạo phải theo hướng chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong quá trình dạy học. Chính vì vậy thiết kế và tổ chức HĐTN trong quá trình dạy học văn xuôi 19301945, là tôi muốn hướng tới phát triển những năng lực sau cho HS. - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, tin học. - Năng lực đặc thù môn Ngữ Văn: Sử dụng tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ - Năng lực cá nhân: năng lực viết kịch bản, đóng kịch, năng lực trình bày vấn đề, năng lực tranh luận. Bên cạnh đó, thiết kế HĐTN những tác phẩm văn xuôi 1930- 1945, là bồi dưỡng cho học sinh phẩm chất: lòng nhân ái, khoan dung. Cụ thể: - Biết yêu thương con người, yêu cái đẹp, cái thiện, biết hướng thiện - Biết cảm thông, độ lượng, sẻ chia, giúp đỡ những con người bất hạnh trong cuộc sống - Biết trân trọng, nâng niu những khát vọng của con người - Biết căm ghét cái xấu, cái ác - Biết sống lành mạnh, yêu thương, quan tâm người thân và gia đình 2.3. Thiết kế HĐTN để phát triển năng lực và phẩm chất cho người học trong dạy học phần văn xuôi 1930- 1945, văn 11- THPT
13
2.3.1. Quy trình thiết kế HĐTN để phát triển năng lực, phẩm chất cho HS Căn cứ vào mục tiêu chương trình HĐTN và đặc điểm kiến thức môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn. Căn cứ vào các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh và một số công trình nghiên cứu khác. Sau khi thực nghiệm sư phạm, chỉnh sửa lại cho phù hợp và tiến hành thử nghiệm, tôi đề xuất quy trình thiết kế và sử dụng dạy học văn xuôi 1930- 1945 trong môn Ngữ Văn 11 theo quy mô lớp học như sau: Bước 1: Xác định, tên HĐTN, mục tiêu, hình thức HĐTN - Xác định tên HĐTN được áp dụng cho từng văn bản văn học trong văn xuôi 1930- 1945 - Xác định mục tiêu của HĐTN sáng tạo đã lựa chọn. Mục tiêu bao gồm: Hoạt động này có thể hình thành cho HS những kiến thức ở mức độ nào? Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức? Những kĩ năng, NL nào có thể được hình thành ở HS và các mức độ đạt được sau khi tham gia hoạt động? Những thái độ, phẩm chất nào có thể được hình thành hay thay đổi ở HS sau hoạt động trải nghiệm? - Xác định hình thức của HĐTN Căn cứ vào mục tiêu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, năng lực, phẩm chất của bài học, đặc điểm đối tượng học sinh từ đó để lựa chọn hình thức thiết kế, tổ chức HĐTN sáng tạo phù hợp. Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ và nhận nhiệm vụ Đối với GV: - GV dự kiến phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm hay cá nhân để chuẩn bị cho những vấn đề liên quan đến HĐTN - Dự kiến thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị - Dự kiến thời gian, địa điểm, nội dung tổ chức hoạt động, những lực lượng tham gia hoạt động. Đối với HS: - Khi được giao nhiệm vụ, tập thể lớp, các tổ, nhóm cần bàn bạc một cách dân chủ và chủ động phân công những công việc cụ thể cho từng cá nhân, tổ và nhóm, trao đổi, bàn bạc để xây dựng kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị. - Sau khi phác thảo kế hoạch hoạt động của nhóm và gửi GV duyệt, góp ý, sữa chữa các chỗ chưa hợp lý - Các nhóm luyện tập, chuẩn bị HĐTN bằng hình thức đã được thống nhất 14
Trong quá trình đó, GV cần tăng cường sự theo dõi, kiểm tra và giúp đỡ kịp thời, giải quyết những vướng mắc để hoàn thành tốt khâu chuẩn bị, tránh phó mặc hoặc qua loa, đại khái. Bước 3: Tổ chức HĐTN trên lớp - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ đã được giao (Qua hoạt động ấy, HS có cơ
hội tương tác lẫn nhau, tăng cường năng lực hợp tác, làm việc nhóm, sự sáng tạo và chủ động để phát triển năng lực và phẩm chất) - GV quan sát, bao quát các HĐTN của các em để nhận xét chính xác Bước 4: Đánh giá, nhận xét sau khi hoàn thành HĐTN sáng tạo và hình thành kiến thức bài học qua HĐTN đó. - GV tổ chức thảo luận, nhận xét kết quả HĐTN giữa nhóm cho HS như: làm
việc nhóm, sự sáng tạo, nội dung thể hiện, những thông tin cần bổ sung. - GV tổ chức thảo luận về kiến thức của bài học thông qua HĐTN - Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS hình thành kiến thức của tác phẩm văn học từ hoạt động đã được trải nghiệm Bước 5: Áp dụng: - HS vận dụng những kết quả trải nghiệm vào giải quyết nhiệm vụ hoặc vấn đề học tập gắn liền với thực tiễn. - Hình thành những năng lực, phẩm chất qua HĐTN 2.3.2. Thiết kế HĐTNST theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học trong văn xuôi 30- 45, văn học 11-THPT. 2.3.2.1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm sân khấu hóa một đoạn trích trong văn bản “Chí Phèo” 2.3.2.1.1. Hoạt động trải nghiệm sân khấu hóa. “Sân khấu hóa các tác phẩm văn học” là học sinh có thể chuyển thể những tác phẩm văn học vốn là loại hình nghệ thuật bằng ngôn từ thành những loại hình nghệ thuật khác như: kịch, múa, nhạc kịch, hát, chèo. Hình thức sân khấu hóa là một hình thức dạy học có ý nghĩa theo quan điểm dạy học văn “trả tác phẩm về cho học sinh”. Đây là hình thức được GV lựa chọn nhiều nhất. Bởi đặc thù của văn bản nghệ thuật là hình tượng được xây dựng từ chất liệu ngôn từ, do đó, người học có thể hình dung, tưởng tượng thậm chí sáng tạo hình tượng trên một chất liệu khác. GS Phan Trọng Luận cho rằng: “Nhà văn chỉ miêu tả bức tranh, còn người đọc phải nhìn thấy bức tranh từ trong hình dung, tưởng tượng”. Vì thế, người đọc có thể diễn tả bức tranh đời sống, hình tượng nghệ thuật qua trí tưởng tượng, liên tưởng của mình bằng các chất liệu nghệ thuật khác
15
như: hội họa, âm nhạc, sân khấu. Chính vì vậy học sinh rất sự hứng thú với hình thức này. 2.3.2.1.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm sân khấu hóa một trích đoạn trong tác phẩm Chí Phèo Truyện Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc, rất thích hợp để GV tổ chức HĐTN trong quá trình dạy học. Để tiến hành tổ chức HĐTN, tôi đã thiết kế và sử dụng theo các bước sau Bước 1: Xác định tên, mục tiêu, hình thức và nội dung HĐTN, - Xác định tên, hình thức, nội dung HĐTN: Tổ chức HĐTN sân khấu hóa tác phẩm Chí Phèo với sự kiện “Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở”. Giáo viên có thể chọn 1 trong các sự kiện sau: Chí Phèo đến nhà Bá Kiến sau khi ra Tù, Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở để học sinh chuyển thể thành kịch bản. Hoặc có thể chuyển thể toàn bộ tác phẩm. Sau khi thảo luận, trao đổi với học sinh, tôi đi đến thống nhất là lựa chọn sự kiện “Chí Phèo gặp Thị Nở” cho các nhóm HĐTN bằng hình thức sân khấu hóa. Sự lựa chon này là phù hợp với hình thức trải nghiệm trong giờ đọc hiểu. Đồng thời để có thể so sánh sự nhập vai và tinh thần làm việc của các nhóm trong lớp . - Xác định mục tiêu cần đạt của HĐTN sân khấu hóa sự kiến “Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở”. + Về kiến thức: Làm rõ khát vọng làm người lương thiện của Chí Phèo khi gặp Thị Nở đồng thời cả nỗi đau của Chí Phèo khi bị từ chối tình yêu + Kĩ năng: Biết chuyển thể được một đoạn trích trong tác phẩm “Chí Phèo” bám sát với văn bản gốc. + Về phẩm chất: Bồi dưỡng lòng nhân ái cho HS. Cụ thể: Có niềm tin vào “chất người” ủ kín bên trong “con người thứ hai” và khả năng vươn dậy của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám 1945. Trân trọng khát vọng sống của con người. + Về năng lực: Phát triển năng lực chung cho học sinh: năng lực tự học, năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Phát triển các năng lực cá nhân như viết kịch bản, đóng kịch, tranh luận. - Hình thức HĐTN: Diễn kịch. Bước 2: Chuyển giao và nhận nhiệm vụ Phía GV: - GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm đọc kĩ văn bản Chí Phèo để chuyển thể sự kiện “Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở” thành kịch bản.
16
- Phân công trên cơ sở các nhóm tham gia dự án. (Yêu cầu các nhóm chuyển thể văn bản kịch phải bám sát nội dung văn bản gốc. Nội dung phải làm rõ khát vọng làm người lương thiện của Chí Phèo khi gặp Thị Nở đồng thời cả nỗi đau của Chí Phèo khi bị từ chối tình yêu). - GV yêu cầu HS phải giao kịch bản trước khi luyện tập để GV sữa chữa bổ sung phù hợp với mục tiêu của HĐTN, và theo dõi quá trình luyện tập của HS. - Giao hạn thời gian hoàn thành HĐTN (1tuần), mỗi nhóm trình diễn trong 10 phút. -Tổ chức HĐTN sân khấu hóa sự kiến “Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở với dung lượng thời gian (90p). Phía HS: - HS đọc kỹ văn bản Chí Phèo, thảo luận, bàn bạc thống nhất trong nhóm để lập kế hoạch chuyển thể thành kịch bản sân khấu hóa và nạp cho GV kịch bản đó để kiểm tra điều chỉnh những điểm chưa phù hợp ở các nhóm. Yêu cầu: chuyển thể văn bản phải đảm bảo với văn bản gốc và hình thức diễn không phản giáo dục. - Các nhóm lựa chọn thành viên trong nhóm có khả năng diễn kịch để phân vai và tiến hành luyện tập theo kịch bản đã chuyển thể. - Các nhóm luyện tập để diễn tả đúng với trạng thái, cử chỉ, hành động, tâm trạng của nhân vật Chí Phèo, Thị Nở, bà Cô, Bá Kiến.. Tromg quá trình học sinh luyện tập đóng kịch sự kiện “Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở” GV theo dõi quá trình luyện tập của các nhóm để điều chỉnh cho phù hợp với văn bản Chí Phèo, đồng thời diễn tả đúng tính cách, tâm trạng của nhân vật Bước 3: Tổ chức HĐTN trên lớp. - Các nhóm trình diễn sự kiện “Chí Phèo gặp Thị Nở” đã được chuẩn bị và luyện tập. Các nhóm khác theo dõi HĐTN của nhau. - Giáo viên bao quát lớp học để đánh giá, nhận xét đúng về diễn xuất và nội dung diễn xuất của các nhóm. Bước 4: Thảo luận, trao đổi kết quả HĐTN của các nhóm. - Khi các nhóm hoàn thành phần trình diễn của mình, GV tổ chức cho HS nhận xét kết quả HĐTN sân khấu hóa của các nhóm xung quanh nội dung: Nhóm nào tốt, nhân vật nào ấn tượng, nội dung, hình thức biểu diễn của các nhóm như thế nào? Từ đó để đi đến khen ngợi nhóm có kết quả hay nhất, tốt nhất trong HĐTN này. - Sau đó GV tiến hành tổ chức cho HS thảo luận, nhân xét qua hệ thống câu hỏi sau để đi đến kiến thức của bài học:
17
+ Khi Chí Phèo gặp Thị Nở trạng thái, tâm trạng Chí Phèo hiện lên như thế nào? + Nhà văn cho Chí Phèo gặp Thị Nở, theo em tác giả muốn đề cập tới một vấn đề là gì? + Thông điệp nào của nhà văn có ý nghĩa quan trong nhất trong tác phẩm Chí Phèo? + Nếu được viết lại kết truyện Chí Phèo, em sẽ viết lại như thế nào? + Em rút ra được bài học gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cách sống trong cuộc đời như thế nào để người với người gần nhau hơn? + Theo em, để cứu lấy những con người như Chí Phèo thì xã hội cần phải làm gì? Qua việc thảo luận, trao đổi này các em sẽ tìm được tiếng nói chung về giá trị của tác phẩm Chí Phèo là thể hiện niềm tin vào sức mạnh của tình người, vào nhân tính và bản chất con người của nhà Văn Nam Cao. Bước 5: Vận dụng. - Từ việc hiểu được giá trị sự kiện “Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở” mà nhà văn gửi gắm trong, GV cho HS vận dụng kết quả HĐTN để hiểu hơn về đời sống, để giải quyết tình huống thực tiễn. Để làm rõ điều này tôi đã tiến hành cho HS thảo luận bằng những câu hỏi: + Từ bi kịch đó của Chí Phèo, em định hướng cho mình thái độ sống và cách sống như thế nào? Từ môi trường xã hội mà Chí Phèo sống, em cảm nhận như thế nào về môi trường sống của mình ngày nay? + Nếu trong lớp em có một “Chí Phèo” thì chúng ta có kỳ thị như làng Vũ Đại kỳ thị Chí Phèo của Nam Cao không? Nếu gặp tình huống ấy em sẽ ứng xử ntn? Qua việc tổ chức HĐTN sân khấu hóa sự kiện “Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở” trong tác phẩm Chí Phèo không những gây được sức hấp dẫn, hứng thú học tập của học mà còn tạo điều kiện cho HS đượ sống với tác phẩm văn học. Phương pháp dạy học này cũng là cách tạo điều kiện để học sinh phát huy vai trò tự chủ trong việc học, không bị giới hạn, bó buộc bởi những nội dung trong bài giảng của giáo viên, phát triển năng lực hợp tác để tình bàn xích lại gần nhau, giải quyết vấn đề và sáng tạo để được đưa ra những quan điểm, suy nghĩ và những cách ứng xử tình huống, ứng phó với những thay đổi của cuộc sống. thể hiện quan điểm của mình, giúp cho các em thêm tự tin trong cuộc sống. Bên cạnh đó tổ chức HĐTN này là cơ hội để cho các em được bộc lộ các năng lực cá nhân như diễn kịch, viết kịch bản, khả năng tranh luận
18
Thông qua HĐTN sân khấu hóa này các em còn biết lựa chọn cho mình lối sống tốt đẹp như: yêu thương, nhân ái, bao dung, đồng cảm với những con người bất hạnh trong cuộc sống và biết giúp đỡ họ vượt qua bất hạnh ấy. Trân trọng những khát vọng của họ dù là nhỏ bé nhất. 2.3.2.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm xem phim truyện, tư liệu ở văn bản đọc hiểu Chí Phèo. 2.3.2.2.1. Hoạt động trải nghiệm qua xem phim truyện và phim tư liệu. Bên cạnh HĐTN bằng hình thức sân khấu hóa sự kiện “Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở” trong tác phẩm Chí Phèo, trong quá trình dạy học tác phẩm Chí Phèo, tôi còn dạy học tác phẩm này bằng việc tổ chức HĐTN xem phim truyện và phim tư liệu. Vậy HĐTN sáng tạo xem phim truyện, phim tư liệu là gì? Đó là một dạng trải nghiệm trực quan, sinh động. Với hình ảnh, âm thanh, màu sắc, con người, cảnh vật được ghi lại chân thực sinh động tác động mạnh vào các giác quan của người học. Qua các hình ảnh phim, tư liệu người học có thể hình dung cụ thể, dễ hiểu hơn về môi trường sản sinh nhân vật, về văn hóa xã hội mà nhà văn đã nếm trải và hiểu hơn về tác phẩm văn học. 2.3.2.2.2.Thiết kế hoạt động trải nghiệm xem phim truyện, tư liệu ở văn bản đọc hiểu Chí Phèo. Để tiến hành HĐTN xem phim truyện, phim tư liệu này, tôi đã thiết kế theo các bước như sau: Bước 1: Xác định tên, hình thức, nội dung và mục tiêu của HĐTN - Xác định tên: tổ chức HĐTN xem phim truyện và phim tư liệu cho HS trong dạy học văn bản Chí Phèo. - Xác định mục tiêu cần đạt của HĐTNST + Kiến thức: Học sinh hiểu được không gian văn hóa hình thành tác phẩm. Hiểu được thông điệp mà nhà văn Nam Cao muốn hướng tới. + Kỹ năng: Hình thành kỹ năng nghe, nhìn nhận xét, đánh giá, so sánh. + Phẩm chất: Biết yêu thương, sẻ chia, đồng cảm với bất hạnh của người khác. Trân trọng những khát vọng của con người. + Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực so sánh, đánh giá, trình bày vấn đề, năng lực cảm thụ, thẫm mỹ - Xác định hình thức, nội dung trải nghiệm: Xem phim phòng máy chiếu. - Bước 2: Chuyển giao và nhận nhiệm vụ Phía GV: 19
- GV chọn, chuẩn bị phim truyện “Làng Vũ Đại ngày ấy” do NSND Phạm Văn Khoa đạo diễn được chuyển thể từ tác phẩm văn học Lão Hạc, Sống mòn, Chí Phèo của nhà văn Nam Cao và phim tài liệu “ Làng Vũ Đại ngày ấy – bây giờ” do đài Truyền hình Việt Nam sản xuất cho HS. Nguồn phim lấy từ các địa chỉ Youtube và htt:vtv.vn. (Yêu cầu khi lựa chọn phim tư liệu, phim truyện phải phù hợp với nội dung bài học. Bởỉ khối lượng phim tư liệu, hình ảnh…trên internet là vô cùng lớn, nếu không tìm hiểu kĩ sẽ khiến cho tiết học nhàm chán hoặc mất thời gian làm ảnh hưởng đến các hoạt động học khác). - Chuẩn bị phương tiện: máy tính, máy chiếu, âm thanh, phòng chiếu. - Giáo viên kiểm tra trước các bộ phim đã download. - Dự kiến thời gian tổ chức HĐTN (90p), theo kế hoach dạy học ngữ văn. Phía HS: - HS đọc kỹ tác phẩm Chí Phèo ở nhà và soạn bài Chí Phèo - Chuẩn bị câu hỏi liên hệ thực tế để nắm rõ hình tượng nhân vật Chí Phèo, thấu hiểu được những tư tưởng, những ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm. Bước 3: Tiến hành HĐTN qua phim truyện và phim tư liệu. - GV cho HS quan sát phim trên máy chiếu. (Tùy theo thời gian tổ chức, GV điều chỉnh thời lượng chiếu cho thích hợp, nếu thời gian ngắn thì GV có thể chỉ cho HS xem những hình ảnh, cảnh quan trọng của phim có liên quan đến bài học trong giờ đọc hiểu văn bản. Nếu tổ chức trải nghiệm qua ngoại khóa thì GV cho HS xem hết cả hai bộ phim. Ở đây chúng tôi chọn trải nghiệm qua giờ đọc hiểu văn bản, sau khi đã tiến hành dạy và học Chí Phèo 2 tiết, nên chỉ dành 2 tiết còn lại để cho HS trải nghiệm xem. Nên tôi chỉ chọn những hình ảnh, cảnh quan trọng của phim có liên quan đến bài học trong giờ đọc hiểu văn bản để chiếu cho HS xem) - Giáo viên bao quát lớp để xem thái độ theo dõi phim của HS Bước 4: Tổ chức thảo luận sau xem phim. - Sau khi trải nghiệm xong, GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận, chia sẻ những hiểu biết của bản thân về bộ phim mà Gv đã cho các em xem - Cho HS thảo luận, nhận xét giữa đọc hiểu văn bản Chí Phèo với HĐTN xem phim có gì khác nhau. Cảm xúc của em sau khi xem phim ra sao. - Cho HS thảo luận về giá trị, thông điệp của tác phẩm Chí Phèo muốn hướng tới với mục đích.
20
+ Để giúp hs hiểu sâu hơn về giá trị của tình người đã đánh thức khát khao hoàn lương và giúp Chí Phèo nhận ra bi kịch về nỗi đau không được công nhận là người của Chí Phèo + Hiểu được thông điêp: Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ mất cả nhân hình lẫn nhân tính đầy bi kịch xót xa. - Cuối cùng GV cho HS thảo luận: Trước cuộc đời của Chí Phẻo, em hãy bày tỏ thái độ và tình cảm của mình đối với nhân vật. Bước 5: Vận dụng. - Để làm rõ bước này chúng tôi đã đưa ra những câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Có ý kiến cho rằng Chí Phèo rất đáng thương. Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng Chí Phèo đáng trách. Vậy ý kiến của em ra sao? Câu hỏi 2: Trong xã hội hiện nay còn có Chí Phèo nữa không? Nếu có một Chí Phèo trong đời sống thực tại, em sẽ ứng xử như thế nào? Với HĐTN này học sinh rất hứng thú vì được trực tiếp “mục sở thị” (nhìn thấy tận mắt) hình ảnh người làng Vũ Đại, hình ảnh Chí Phèo, Thị Nở để rồi các em có những so sánh với chính sự tưởng tượng của mình khi chỉ được đọc tác phẩm một cách đơn thuần. HĐTN này không chỉ giúp các em hiểu được thông điệp của nhà văn gửi gắm qua nhân vật Chí Phèo mà còn đem đến một giờ học sôi động, hào hứng mà còn phát triển được năng lực tự học, tự tin trình bày ý kiến cá nhân trước tập thể, biết cách xử lý tình huống đặt ra, nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, phát triển phẩm chất nhân ái, độ lương cho HS sau khi được trải nghiệm xem phim như: biết yêu con người, biết đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ với những bất hạnh của người khác, biết đặt niềm tin vào con người. 2.3.2.3. Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo dự án trong văn bản Hai đứa trẻ. 2.3.2.3.1. Quan điểm dạy học theo dự án. Theo tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam và cộng sự (2019), dạy học theo dự án “là một hình thức thông qua trải nghiệm, trong đó người học được khuyến khích thực hiện một nhiệm vụ phức hợp: giải quyết một vấn đề hay trả lời một câu hỏi phức tạp liên quan đến đời sống thực tiễn và gắn với nội dung dạy học”. Theo đó dạy học dự án có những đặc trưng sau - Học sinh chủ động hợp tác để giải quyết một vấn đề cụ thể và qua đó có cơ hội phát triển năng lực, phẩm chất trên cơ sở tạo kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ
21
- Hình thành tính kỷ luật, tự giác và kỹ năng hợp tác giữa HS với HS, HS với GV cũng như tát cả các thành viên tham gia hoạc tập dự án - Sản phẩm của dự án thực nghiệm thường bao gồm bao gồm bài báo cáo đi cùng những hồ sơ liên quan như kế hoạch thực hiện, nhật kí công việc, bài thuyết trình, video clip, cũng như tranh ảnh minh họa 2.3.2.3.2. Thiết kế HĐTN học tập theo dự án trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930- 1945 mang giá trị nhân đạo sâu sắc: đó là sự xót thương những con người nghèo khổ, phát hiện và miêu tả được những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, trân trọng những ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn của Thạch Lam dành cho những con người nghèo khổ nơi phố huyện. Chính vì vậy khi dạy học văn bản đọc hiểu “Hai đứa trẻ” tôi đã chọn tổ chức HĐTN theo dự án học tập. HĐTN này có thể tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Xác định tên và mục tiêu cần đạt, hình thức của HĐTN - Tên HĐTN: Thực hiện một dự án học tập về truyện ngắn “Hai đứa trẻ” - Xác định mục tiêu cần đạt của dự án. + Về kiến thức: Hiểu được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm thông qua những cảnh đời tối tăm, cơ cực nghèo nàn của những con người nơi phố huyện. + Kỹ năng: Kỹ năng CNTT về video, clip, phỏng vấn, trả lời phỏng vấn + Về phẩm chất: Bồi dưỡng lòng nhân ái: Giàu lòng yêu thương con người. Biếtc cảm thông, sẻ chia, giúp đỡ những nỗi khổ, bất hạnh của con người. Biết trân trọng vào những khát vọng, ước mơ nhỏ bé của họ. + Về năng lực: Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực công nghệ thông tin. Năng lực cảm thu, thẩm mỹ. Bước 2: Chuyển giao và nhận nhiệm vụ Phía GV: - GVlên danh sách và chia nhóm để giao nhiệm vụ cho các nhóm. Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Thực hiện gian hàng tư liệu về tác giả Thạch Lam, tác phẩm Hai đứa trẻ: sách, báo, tạp chí, nguồn tư liệu online, websites,… + Nhóm 2: Thực hiện phóng sự xoay quanh tác phẩm bằng quay video, phỏng vấn GV, HS, người đọc về hiểu biết của mình ở tác phẩm Hai đứa trẻ và nhà văn Thạch Lam 22
+ Nhóm 3: Chuyển thể kịch bản và sân khấu hóa bằng diễn kịch một trích đoạn trong “Hai Đứa Trẻ” đó là đoạn: Cảnh chờ tàu của chị em Liên + Nhóm 4: Tổ chức tọa đàm bằng câu hỏi phỏng vấn về tác phẩm Hai đứa trẻ và nhà văn Thạch Lam. Sưu tầm những bài thơ, bài viết về nhà văn Thạch Lam và tác phẩm Hai Đứa trẻ. - GV theo dõi HS thực hiện: Tập dượt, chạy chương trình, chỉnh sửa kịch bản, bổ sung vào nhật kí công việc. - GV chuẩn bị máy chiếu, CNTT, chọn địa điểm tổ chức và sắp xếp địa điểm để tổ chức HĐTN. Cử MC dẫn dắt dự án Hai Đứa Trẻ. - GV hướng dẫn HS lên kịch bản, thiết kế kịch bản như sau: gian hàng tư liệu về truyện ngắn Hai Đứa Trẻ - Hình thức tổ chức: Buổi chiều trong tuần theo kế hoạch giảng dạy bài: Hai Đứa Trẻ. - Thời gian hoàn thành công việc nhóm 10 ngày, mỗi nhóm thực hiện trong 10 phút. Phía HS. - Các nhóm lên kế hoạch, kịch bản thực hiện dự án: nhật kí công việc, phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm. - Các nhóm đọc tác phẩm để nắm và hiểu thêm văn bản. - Các nhóm tiến hành thu thập thông tin và tập dượt, chạy chương trình của nhóm mình. Gửi báo cáo tiến độ công việc đã thực hiện cho GV về nhật kí công việc. + Gian hàng tư liệu về truyện ngắn Hau đứa trẻ. + Bảng câu hỏi phỏng vấn. + Nội dung và các video clip phóng sự. + Nội dung tọa đàm về truyện ngắn Hai đứa trẻ. + Công việc luyện tập sân khấu hóa “Cảnh chờ tàu của hai chị em Liên” - Viết sản phẩm, gửi cho GV góp ý để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với mục tiêu của HĐTN. - HS lên kịch bản, thiết kế kịch bản cho toàn bộ dự án theo thứ tự như sau: thuyết trình gian hàng tư liệu về truyện ngắn Hai Đứa Trẻ, sau đó chiếu phóng sự về Hai đứa trẻ, trình diễn sân khấu hóa “Cảnh chờ tàu của chị em Liên” và chủ đề, nội dung tọa đàm về tác phẩm Hai đứa trẻ. Bước 3: Tổ chức dự án học tập “Hai đứa trẻ” * MC lên dẫn dắt dự án “Hai đứa trẻ” theo 3 phần: 23
- Phần 1: Chào hỏi và giới thiệu mở đầu của dự án Hai đứa trẻ - Phẩn 2: Nội dung dự án theo thiết kế kịch bản thứ tự theo dẫn dắt của MC + Nhóm trình bày bằng thuyết trình gian hàng tư liệu về tác phẩm Hai Đứa Trẻ và nhà văn Thạch Lam qua máy chiếu + Nhóm tổ chức trình bày phóng sự theo hình thức quay video, clip + Nhóm biểu diễn sân khấu hóa “Cảnh chờ tàu của chị em Liên” + Nhóm tổ chức tọa đàm trực tiếp tại HĐTN về chủ đề và nội dung tác phẩm bằng câu hỏi phỏng vấn (phỏng vấn các bạn HS và GV trong trường mình) - Phần 3: Kết thúc và cảm ơn. * Giáo viên bao quát, theo dõi HS thực hiện dự án Bước 4: Sau khi kết thúc dự án. - GV tổ chức thảo luận cho HS nhận xét về kết quả, tinh thần thái độ, sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm và khen thưởng nhóm thực hiện dự án tốt nhất. - GV tổ chức thảo luận, trao đổi về giá trị và thông điệp của truyện ngắn Hai đứa trẻ mà tác giả gửi gắm bằng câu hỏi để HS rút ra kiến thức của bài học: Cụ thể. + Qua dự án này em hiểu gì về cuộc sống của người dân phố huyện? + Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm? + Từ cuộc sống của những con người trong Hai đứa trẻ, rút ra bài học gì cho bản thân? - GV tổ chức đúc kết những gì HS đã học được, những bài học kinh nghiệm cho lần sau về học văn theo hình thức tổ chức dự án Bước 5: Vận dụng: Bằng việc cho HS thảo luận câu hỏi: - Trong xã hội hiện nay, nếu gặp những người có hoàn cảnh như những người dân phố huyện, em sẽ làm gì? - Những chương trình thiện nguyện nào giúp đỡ người nghèo mà em biết? Em đã tham gia chương trình thuyện nguyện nào chưa? Ý nghĩa của những chương trình này? Như vậy dạy học Hai đứa trẻ theo dự án góp phần phát triển nhiều năng lực, rèn luyện nhiều kĩ năng như giao tiếp, kĩ năng lập kế hoạch, tổ chức, kĩ năng thuyết trình, phản biện, kĩ năng tự học, thu thập và xử lí tài liệu, kĩ năng công nghệ thông tin… Dạy học theo dự án còn góp phần phát hiện ra thế mạnh và sở trường của bản thân, phát huy các phẩm chất: hòa đồng, tự tin, thấu hiểu và chia sẻ… Dạy học theo dự án làm cho tác phẩm văn học trở nên gẫn gũi với cuộc sống. Nó vừa có ý 24
nghĩa thực tiễn thiết thực là hình thành tư liệu học tập mới từ các sản phẩm chất lượng của học sinh, vừa có ý nghĩa giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 2.2.2.4. Thiết kế HĐTN cuộc thi diễn kịch trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù 2.2.2.4.1. Hoạt động trải nghiệm hội thi, cuộc thi Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức HĐTN hấp dẫn, lôi cuốn HS và đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho HS. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Tổ chức hội thi cho HS là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của GV trong quá trình tổ chức HĐTN. Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn HS tham gia một cách chủ động, tích cực vào các HĐTN của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho HS; thu hút tài năng và sự sáng tạo của HS; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của HS, góp phần bồi dưỡng cho HS động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức. 2.2.2.4.2. Thiết kế dạy học tác phẩm Chữ người tử tù bằng HĐTN hội thi/ cuộc thi. Trong quá trình dạy học văn bản Chữ người tử tù, tôi đã tổ chức cho học sinh ngay trên lớp bằng HĐTN cuộc thi chuyển thể trích đoạn “Huấn Cao từ khi bước vào nhà tù” thành kịch bản để diễn kịch. Để thực hiện được HĐTN này cần thực hiện như sau: Bước 1: Xác định tên, mục tiêu cần đạt cho HĐTN. - Xác định tên HĐTN: cuộc thi đóng kịch cho sự kiện “Huấn Cao từ khi bước vào nhà giam” trong tác phẩm Chữ Người tử tù của Nguyễn Tuân. - Xác định mục tiêu của HĐTN + Kiến thức: Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này. + Kỹ năng: tổ chức hội thi, cuộc thi diễn kịch. + Phẩm chất: Biết yêu trân trọng, nâng niu cái đẹp, cái thiên lương, người tài. Biết lên án cái ác, cái xấu. Có bản lĩnh vững vàng trong mọi hoàn cảnh để giữ, cái tâm, cái thiện + Năng lực: - Năng lực tự học: HS xây dựng được kịch bản, đóng vai nhân vật. - Năng lực sáng tạo: Hs xác định và hiểu được những ý tưởng mà Nguyễn Tuân muốn gửi gắm;
25
- Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hoạt động thảo luận nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề: lí giải vấn đề đời sống được thể hiện qua tác phẩm sự đề cao cái đẹp, đề cao thiên lương của con người - Năng lực giao tiếp: nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt qua trình bày quan điểm, tranh luận ý kiến - Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ. biết rung động trước cá đẹp nhân cách và tài năng của nhân vật Bước 2: Chuyển giao và nhận nhiệm vụ Phía GV: - Thành lập ban giám khảo (chọn 4 học sinh) và xây dựng thang điểm chấm thi. Ban giám khảo được lựa chọn từ những học sinh có năng khiếu văn học. Giáo viên làm trưởng ban giám khảo để đảm bảo sự công bằng. Ban giám khảo tiến hành xây dựng các tiêu chí chấm điểm. Tiêu chí chấm dựa vào thời gian, nội dung và hình thức diễn. - Thành lập nhóm lớp (3 nhóm) và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm luyện tập. Để so sánh giữa các nhóm và chấm điểm được công bằng GV trao đổi và thống nhất cả 3 nhóm cùng chung một nhiệm vụ: xây dựng kịch bản cho sự kiện “Huấn Cao từ khi bước vào nhà giam”. - Trong quá trình học sinh xây dựng kịch bản và luyện tập, giáo viên tiến hành kiểm tra, điều chỉnh những điểm chưa phù hợp. Chuẩn bị phòng học để diễn kịch - Thời hạn hoàn thành: 1 tuần - Hình thức: Thi giữa các nhóm trong thời gian 90 phút tại phòng học. Phía HS: - HS đọc kỹ văn bản, soạn bài Chữ người tử tù và tiến hành thống nhất xây dựng kịch bản.(Yêu cầu: khi chuyển thể kịch bản phải đảm bảo về nội dung là sự chiến thắng của cái đẹp trước cái xấu và dù ở nơi đâu thì cái đẹp cũng chiến thắng. Đặc biệt trong sự kiện có viết chữ Thư Pháp nên các em phải chuẩn bị giấy, bút để viết bằng chữ của các em. Nếu nhóm nào viết được chữ thư pháp sẽ được cộng thêm điểm, nếu không viết được sẽ bị trừ điểm) - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm đóng vai nhân vật( Lời thoại, nhân vật, diễn biến vở kịch phải bám sát nguyên tác của tác giả, đồng thời phải diễn được thần thái của nhân vật qua tác phong, cử chỉ) - Các thành viên trong nhóm luyện tập, chỉnh sửa bổ sung những chỗ chưa hợp lý 26
- Trang phục phù hợp với nhân vật - Sắp xếp phòng học để tham gia biểu diễn. Bước 3: Tổ chức cuộc thi diễn kịch“ Huấn Cao từ khi bước vào nhà giam” - Các nhóm trình diễn sự kiện: “Huấn Cao từ khi bước vào nhà giam” đã chuẩn bị sẵn. - Ban giám khảo theo dõi phần diễn của các nhóm và chấm điểm theo Brem đã thống nhất. Đặc biệt chú ý cho điểm cao đối với những nhóm viết được chữ Thư Pháp (yêu cầu BGK chấm điểm công tâm) Bước 4: Sau cuộc thi - Ban giám khảo thảo luận, thống nhất kết quả và công bố kết quả cho các nhóm, nhóm cao điểm nhất sẽ là người chiến thắng, được phần thưởng đó là một tràng pháo tay và được cho điểm vào con điểm thường xuyên kỳ I. - Sau khi công bố kết quả, GV tiến hành tổ chức thảo luận, đánh giá, nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong phần thi của các nhóm như: kịch bản, phần diễn, nội dung để rút kinh nghiệm cho lần sau - GV cho HS thảo luận + Qua HĐTN này, em thấy nhân vật Huấn Cao hiện lên như thế nào? Từ đó nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì cho người đọc? Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao em rút ra được bài học gì cho bản thân? Bước 5: Vận dụng Từ thông điệp được truyền tải trong “Huấn Cao từ khi bước vào nhà tù ” ở trên, GV đưa ra những câu hỏỉ cho HS thảo luận để ứng dụng vào thực tiễn + Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những giá trị văn hóa truyền thống có còn được xem trọng nữa không? Suy nghĩ về trách nhiêm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống ấy? Thông qua HĐTN này học sinh được phát triển những năng lực như mục tiêu của HĐTN đã định hướng. Đồng thời qua HĐTN sẽ hình thành được những phẩm chất tốt đẹp cần có của người học sau khi được hóa thân vào nhân vật như: biết yêu thương, trân trọng, nâng niu cái đẹp, cái thiện, luôn có bản lĩnh vững vàng, dù trong hoàn cảnh nào cũng giữ cái tâm, thiên lương trong sáng. Bên cạnh đó HĐTN còn kích thích được sự ganh đua trong học tập của các nhóm và làm cho giờ học trở nên thú vị, sinh động và hấp dẫn hơn đối với học sinh. 2.2.2.5. Thiết kế hoạt động trải nghiệm bằng phương pháp đóng vai và thảo luận ở đoạn trích“hạnh phúc một tang gia” trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. 2.2.2.5.1. Phương pháp đóng vai 27
Phương pháp đóng vai là một trong những phương pháp dạy học tích cực, nhằm phát huy cao độ tính tự giác, độc lập, sáng tạo của người học.Trong quá trình nghiên cứu tôi gặp rất nhiều các định nghĩa khác nhau về phương pháp đóng vai, tuy nhiên trong đề tài này tôi sử dụng định nghĩa của tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 năm 2006, đó là “Đóng vai là phương pháp tổ chức cho người học thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định”. Với định nghĩa này các tác giả tiếp cận phương pháp đóng vai theo hướng nhấn mạnh vai trò của người học qua việc thể hiện quan điểm thái độ, hành vi của mình trước tình huống được giao. Giáo viên nêu các tình huống mở để người học sáng tạo kịch bản, lời thoại phù hợp với nội dung, kĩ năng của mình. PPĐV giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung đang học, phát triển trí tuệ và phẩm chất nhân cách cho HS. Ngoài việc cung cấp kiến thức sát với nội dung bài học, đóng vai giúp phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của người học, kích thích người học đưa ra nhiều ý tưởng mới cho bài học 2.2.2.5.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm bằng phương pháp đóng vai và thảo luận ở đoạn trích “hạnh phúc một tang gia”trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. PPĐV có thể áp dụng qua các hoạt động ngoại khóa, hoặc trong kiểm tra đánh giá, tuy nhiên ở đề tài này tôi trình bày cách thức sử dụng trong bài dạy nội khóa. Qua nghiên cứu và thực nghiệm trong các tiết dạy nội khóa, dựa vào mục đích sử dụng của giáo viên chúng tôi đã chọn đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia” để tiến hành HĐTN bằng phương pháp đóng vai và thảo luận nhóm. HĐ được tiến hành các bước như sau: Bước 1: Xác định tên và mục tiêu cần đạt của HĐTN: - Xác định tên HĐTN: Dạy học văn bản đọc hiểu “Hạnh phúc một tang gia” bằng phương pháp đóng vai. - Mục tiêu cần đạt của HĐTN + Kiến thức: cho HS thấy rõ sự giả dối, lố lăng của đám con cháu đại bất hiếu trong gia đình cụ cố Hồng và sự bịp bợm của xã hội tư sản Thành Thị qua HĐTN. + Thái độ, phẩm chất: Giáo dục lối sống, thái độ sống, cách ứng xử văn minh, có đạo lý, có đạo đức, có hiếu nghĩa. Căm ghét cái xấu, cái ác. Biết hướng thiện. + Kỹ năng: dàn dựng kịch, đóng vai nhân vật. + Năng lực: - Năng lực tự học: tự làm việc để hình thành HĐTN
28
- Năng
lực giải quyết vấn đề: lí giải vấn đề đời sống được thể hiện qua tác phẩm sự lên án những nghịch lí, lố lăng của xã hội giao thời; - Năng lực sáng tạo: học sinh xác định và hiểu được những ý tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm. - Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hoạt động thảo luận - Năng lực giao tiếp TV: HS giao tiếp cùng tác giả qua văn bản, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt. - Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ văn học- tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng. Bước 2: Chuyển giao và nhận nhiệm vụ Phía GV. - Tổ chức lớp học thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm cùng chuyển thể đoạn trích “ Hạnh phúc một tang gia” thành một kịch bản và đóng vai các nhân vật trong đoạn trích đó - GV chuẩn bị máy chiếu, phòng học. Phía HS - Các nhóm đọc kỹ văn bản, thảo luận kịch bản - Phân vai đóng nhân vật, cách thể hiện nhân vật dàn cảnh, học lời thoại. Để có được ngoại hình và thần thái giống nhân vật thì đòi hỏi học sinh phải tìm hiểu kĩ về nhân vật đó - Các nhóm tiến hành luyện tập vai diễn theo kịch bản (Việc xây dựng kịch bản và tập diễn do học sinh tiến hành trước khi đến lớp, tức là có sự chuẩn bị trước. Giáo viên là người chỉ dẫn, sửa kịch bản, tổng duyệt trước khi học sinh diễn trước tập thể lớp) - Để có thời gian gian chuẩn bị GV sẽ giao nhiệm vụ trước. Thời gian chuẩn bị là 7 ngày, thời gian trình bày mỗi nhóm 10 phút) - Hình thức: Quay video, hoặc clip sản phẩm của nhóm để trình chiếu trên máy chiếu đã chuẩn bị. Bước 3: Tổ chức HĐTN - Các nhóm đưa sản phẩm quay video hoặc clip trình bày trên máy chiếu - Cả lớp theo dõi sản phẩm. Bước 4: Thảo luận, nhận xét, đánh giá. 29
- Sau khi các nhóm hoàn, GV tổ chức cho học sinh tranh luận, nhận xét hoạt động đóng vai: Kịch bản, diễn xuất, đúng/sai, vai diễn nào thể hiện tốt nhất. - GV nhận xét, đánh giá quá trình chuẩn bị, kỹ năng đóng vai, hiệu quả đóng vai, có thể chất vấn các vai diễn. - Qua HĐTN, GV tổ chức cho các nhóm thảo luận những vấn đề: + Vì sao cái chết của cụ Tổ lại trở thành niềm vui cho mọi người thân? + Em có nhận xét gì về xã hội thương lưu thành thị đương thời qua “Hạnh phúc tang gia”. + Vũ Trọng Phụng đã thể hiện thái độ như thế nào đối với xã hội lúc bấy giờ qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”?. Từ việc thảo luận của các nhóm về những câu hỏi đó, GV cho học sinh chốt kiến thức và những vấn đề trọng tâm từ bài học “Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại, suy đồi về đạo đức của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu, thành thị trước cách mạng tháng Tám bằng việc khai thác những yếu tố mâu thuẫn để gây cười, cái cười phê phán đây mỉa mai châm biếm. Bước 5: Vận dụng: GV tiến hành tổ chức vận dụng bằng câu hỏi: - Sau khi đọc hiểu xong “Hạnh phúc của một tang gia”, em thấy thực trạng nào đang xảy ra? Thực trạng này hiện nay có còn trong xã hội nữa không? Hứng minh. - Từ vấn đề được gợi ra trong tác phẩm, rút ra cho em bài học gì? Từ những câu hỏi này tôi phát triển cho học sinh những phẩm chất, kỹ năng, năng lực cần có trong cuộc sống: Giải quyết vấn đề, trình bày ý kiến cá nhân, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ để học sinh làm hành trình cho cuộc sống sau này. Có thể nói rằng hoạt động đóng vai giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung bài học, phát triển trí tuệ, phẩm chất, nhân cách người học ngoài việc cung cấp kiến thức sát đúng với bài học, đóng vai giúp phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của người học, kích thích người học đưa ra nhiều ý tưởng mới cho bài học đồng thời có tác dụng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm. Thông qua đóng vai tạo không khí học tập sôi nổi, khơi dậy hứng thú cho học sinh trong học văn.
30
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng tính khả thi của đề tài và khả năng áp dụng HĐTN dạy học văn xuôi 1930- 1945, ngữ văn 11 vào thực tế một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông. 2. Nhiệm vụ của thực nghiệm Trong phạm vi thời gian và khả năng tiến hành thực nghiệm, tôi tập trung nhằm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Chọn đối tượng để tổ chức thực nghiệm - Xác định nội dung và phương pháp thực nghiệm - Chuẩn bị kế hoạch bài học, phương tiện dạy học, công cụ đánh giá - Lập kế hoạch và tiến hành thực nghiệm - Xử lí kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận 3. Phương pháp thực nghiệm 3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm Quá trình thực nghiệm của tôi được tiến hành tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách ở các lớp tôi đang tiến hành giảng dạy khối 11. Tôi đã chọn 2 lớp: 1 lớp đối chứng và 1 lớp thực nghiệm để dạy. Lớp thực nghiệm Lớp 11C1
Lớp đối chứng
Số học sinh
Lớp
Số học sinh
42
11c5
40
Bảng 1: Các lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm Như vậy lớp thực nghiệm và đối chứng có tương đương nhau về sĩ số, tôi tiến hành điều tra chất lượng ban đầu của hai lớp qua kết quả năm 2019-2020. Lớp
Sĩ số
11C1 11c5
42 40
Kết quả môn Văn 1 năm học 2019 -2020 Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 7 16,6 22 52,4 13 31 0 0 6 15 19 47,5 15 37,5 0 0
Bảng 2: Bảng thống kê kết quả năm học 2019-2020 của lớp ĐC và TN Qua kết quả học hai lớp ĐC và TN gần tương đương nhau. Loại giỏi ở lớp ĐC và TN là: (16,6% và 15%) Khá là(52,4% và 47,5%), TB là (31% và 35% không có học sinh điểm yếu bộ môn. 31
Thời gian thực nghiệm là học kì I năm học 2020-2021: Tuần 12 3.2. Nội dung thực nghiệm. Cả hai lớp này đều được dạy cùng một bài: “Chí Phèo” của Nam Cao 3.3. Tiến hành dạy thực nghiệm - Lớp thực nghiệm: Tổ chức HĐTN sân khấu hóa trích đoạn “Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở, hoạt động nhóm kết hợp với việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại (máy tính, máy chiếu…) - Lớp đối chứng: Sử dụng chủ yếu các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, gợi mở..) Sau khi sử dụng HĐTN sân khấu hóa cho trích đoạn “Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở” trong bài Chí Phèo, tôi đã tiến hành khảo sát ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cùng thời điểm với câu hỏi . Em có yêu thích HĐTN trong bài Chí Phèo không? Hãy đánh dấu X vào một lựa chọn sau. 1. Yêu thích 2. Không yêu thích 3. Bình thường 4. Ý kiến khác Sau khi điều tra, tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu và thu được kết quả như sau:
Lớp Lớp thực nghiệm 11C1 Lớp đối chứng 11c5
Sĩ số
Yêu thích SL %
Kết quả khảo sát Không yêu thích Bình thường SL % SL %
Ý kiến khác SL %
42
35
83
5
12
2
5
0
0
40
10
25
22
55
7
17
1
3
Bảng 3: Tổng hợp kết quả thực nghiệm Ngoài ra tôi tiến hành khảo sát ở 5 GV dạy bộ môn Văn ở trường tôi công tác về thực hiện HĐTN trong dạy Văn qua năm học: 2019- 2020 và thu được kết quả dưới đây:
32
Năm học
2019-2020
Kết quả Tiếp tục Sử dụng Sử dụng thực hiện hiệu quả hiệu quả và nhân không cao rộng 5/5 100%
0/5 0%
4/5 80%
Không Sử dụng tiếp tục sử có cải dụng tiến 0/5 0%
1/5 20%
Bảng 4: Bảng khảo sát ý kiến của giáo viên 3.4. Kết quả thực nghiệm Qua phân tích kết quả thực nghiệm tôi thấy tính hiệu quả của đề tài. * Về phía HS: Với việc sử dụng HĐTN các em tiếp nhận một sự trải nghiệm đầy thú vị trong chính lớp học của mình. Các em học tập sôi nổi, hào hứng, thú vị hơn. Các em được chủ động tiếp cận văn bản, thâm nhập vào thế giới của tác phẩm, nắm bắt hồn cốt của tác phẩm, giúp các em có thể đồng sáng tạo với nhà văn và tạo ra sân chơi bổ ích. HĐTN giúp các em được bày tỏ quan điểm, thái độ và cách nhìn mới mẻ. Nhiều HĐTN giúp các em thể hiện được năng khiếu, phát huy năng lực, sở trường của bản thân. Với những lớp không áp dụng phương pháp của đề tài, giờ học uể oải, hiệu quả thấp. * Một số ý kiến của HS: Em Nguyễn Thị Lệ lớp 11C1 sau khi được sử dụng HĐTN đã bộc bạch: “Em rất thú vị với tiết học có HĐTN như thế này, vì chúng em được hóa thân vào nhân vật. Giờ văn có HĐTN thật sôi nổi không giống với giờ văn trước đây rất nhàm chán cô giảng, trò nghe” Em Nguyễn Thị Vân Dung lớp 11C1 thì có ý kiến: “Qua tiết học này em có cơ hội được đóng kịch cùng các bạn, giúp tình bạn trong lớp càng thêm bền chặt và gắn bó. Được cùng các bạn trải qua những khoảng thời gian luyện tập vất vả để tạo ra một sản phẩm thật tốt. Đây là một PPDH rất ý nghĩa và bổ ích cho học sinh, chúng em vừa học vừa được sống với tác phẩm. Giờ học trở nên cuốn hút. Em rất thích những tiết học như thế này” Em Nguyễn Toại Tâm 11C1: “Em cảm thấy vui hơn. Cả lớp học tập rất hứng thú, sôi nổi tham gia xây dựng bài. Những giờ học như thế này chúng em mới có cơ hội bộc lộ sở trường, được thoái mái bộc lộ quan điểm” * Về phía GV: Trước đây họ rất ngại áp dụng HĐTN vì phải chuẩn bị công phu, mất thời gian, mất công sức. Tuy nhiên sau khi tổ chức HĐTN thì phấn lớn giáo viên đã thống nhất cao và đồng thuận ý kiến tiếp tục tổ chức và nhân rộng hơn. 33
Như vậy, qua kết quả trên cho thấy việc sử dụng HĐTN vừa phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, vừa phát triển được năng lực, phẩm chất của học sinh trong học tập. Đặc biệt là phát huy được khả năng tự học, độc lập suy nghĩ, tự khám phá của học sinh. Với những kết quả đó, chúng tôi có thể khẳng định rằng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo các hình thức này sẽ là cơ sở, là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học cũng như tạo được hứng thú và niềm đam mê văn chương của học sinh.
34
PHẦN KẾT LUẬN 1. Những đóng góp của đề tài 1.1. Tính mới của đề tài Đề tài đã hệ thống được các cách thức tổ chức HĐTN sáng tạo trong giờ học đọc hiểu văn xuôi 1930-1945 để phát triển năng lực, phẩm chất, tạo hứng thú cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. 1.2. Tính hiệu quả của đề tài Đề tài được trình bày rõ ràng, dễ áp dụng trong dạy học. Đề tài có thể áp dụng cho các tác phẩm văn xuôi khác hoặc trong chương trình ngoại khóa. Qua những năm gần đây tác giả và các đồng nghiệp trong trường đã thể nghiệm phương pháp này. Điều mà chúng tôi nhận thấy rất rõ ràng là không những giáo viên mà cả học sinh đều rất hứng thú trong giờ học. Chính vì vậy, hiệu quả trong giờ học được nâng lên một cách rõ rệt, học sinh vừa nắm kiến thức bài học vừa được sống với tác phẩm văn học. Ngoài ra, việc tổ chức các HĐTN kết hợp với các phương pháp dạy học hiện đại, HS có nhiều cơ hội để thể hiện năng khiếu của bản thân, ngày càng tự tin hơn trong các hoạt động tập thể. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài tác giả nhận thấy có một số khó khăn, vướng mắc. Chương trình Ngữ văn hiện hành đang có nhiều bài học khó và kiến thức quá nặng nên việc thiết kế và tổ chức khó thực hiện vì không đủ thời gian. Trong khi đó do tâm lí từ các nhà quản lí giáo dục, giáo viên đang xem nhẹ môn học nên “ngại đầu tư”, “ngại chuẩn bị”, bản thân học sinh chưa tích cực hợp tác dẫn đến quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn. 2. Kết luận và kiến nghị 1.1. Kết luận Đổi mới dạy học Ngữ văn theo hướng kết hợp với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hình thức dạy học sinh động, hấp dẫn. Tăng cường sự tương tác giữa học sinh với nhau, đưa văn học gắn liền với cuộc sống. Dạy học đọc hiểu văn bản văn học gắn liền với hoạt động trải nghiệm đánh thức được những rung động về tâm hồn của học sinh. Dạy đọc hiểu văn xuôi 1930- 1945 theo hướng kết hợp với các hoạt động trải nghiệm như sân khấu hóa, xem phim, học tập theo dự án, cuộc thi kịch, đóng vai kết hợp thảo luận, có ý nghĩa tích cực hơn so với cách đọc hiểu trước đây. Khi được tổ chức HĐTN trong dạy học Ngữ văn, học sinh sẽ có cơ hội bộc lộ được suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về nhân vật, tình huống, về thông điệp, giá trị tác phẩm. Giáo viên giao học sinh thực hiện nhiệm vụ bằng các dự án về tác phẩm thì học sinh có điều kiện tự nghiên cứu, tự học về các vấn đề tác phẩm. Các hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học văn xuôi 1930- 1945 là một cách đọc hiểu sáng tạo cần được phát huy để đáp ứng yêu cầu với chương trình phổ thông mới 2018 35
2. Kiến nghị + Với các cấp quản lý giáo dục: Trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay, việc dạy – học không chỉ trang bị cho các em kỹ năng sống. Việc áp dụng đổi mới cách tiếp cận bài học là một hướng đi đúng và cần thiết. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này chỉ mang lại kết quả cao, bền vững khi các cấp quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm từ khâu biên soạn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Đặc biệt, trang bị hệ thống cơ sở vật chất như máy chiếu, máy tính… phục vụ cho hoạt động dạy học. + Với giáo viên: Để tổ chức giờ dạy Văn xuôi 1930- 1945 hiệu quả giáo viên cần xác định tư tưởng, tâm thế đúng cho bản thân và học sinh: tầm quan trọng của các tác phẩm văn xuôi. Giáo viên cần tạo sân chơi, hoạt động cho học sinh trong giờ học: giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn học sinh làm việc, khám phá, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo. Đặc biệt, giáo viên cần không ngừng học tập, nâng cao hiểu biết, không ngại khó, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học. Và cuối cùng, cần dành thời gian cho hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực tự học, luyện tập HĐTN của học sinh để đảm nhận được sự phản hồi tích cực. + Với học sinh: Học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo bài ở nhà. Từ kiến thức và kỹ năng cụ thể trong giờ học trên lớp, học sinh tự rút ra cho mình phương pháp học tập, tự tìm tòi tài liệu, để rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực, phẩm chất nguời học. Sáng kiến kinh nghiệm “Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực, phẩm chất cho người học trong dạy học văn xuôi 1930- 1945, lớp 11- THPT” là sự nghiên cứu tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của tác giả và các đồng nghiệp, thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực góp phần vào việc đổi mới dạy học Ngữ văn. Tác giả rất mong muốn nhận được những góp ý từ các bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp và bạn bè chia sẻ, góp ý, bổ sung để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
36
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ TỔ CHỨC HĐTN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN ( DÙNG CHO GV) Để thực hiện thành công đề tài “Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực, phẩm chất cho người học trong dạy học văn xuôi 19301945, lớp 11- THPT” tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy (cô). Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng cách đánh dấu X vào ô thầy (cô) lựa chọn. Họ và tên GV:…………………………………Trường:………………… Câu 1: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về tổ chức HĐTN trong dạy học Ngữ văn? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Ý kiến khác:…………………………………………………………….. Câu 2:Thầy (cô) có thường xuyên tổ chức HĐTN trong dạy học? Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng Câu 3: Khi tổ chức HĐTN vào dạy học Ngữ văn thầy (cô) đánh giá như thế nào về ưu điểm của PP này? Phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh Đảm bảo kiến thức vững chắc Chuẩn bị công phu mất thời gian HS được thể hiện mình trước đám đông Kích thích hứng thú học tập của học sinh Câu 4:Theo thầy(cô) những khó khăn mà GV thường gặp khi tố chức dạy học bằng HĐTN là ( thầy cô có thể lựa chọn nhiều phương án) Mất thời gian, chuẩn bị công phu. Khó đảm bảo tiến độ giờ học Lúng túng về quy trình thực hiện HS không hợp tác 37
Ý kiến khác……………………………………………. .Cám ơn thầy, cô đã hợp tác! PHIẾU ĐIỀU TRA ( DÙNG CHO HỌC SINH) Để thực hiện thành công đề tài “Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực, phẩm chất cho người học trong dạy học văn xuôi 19301945, lớp 11- THPT” tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của em. Em vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng cách đánh dấu X vào ô mà em lựa chọn. Họvà tên:…………………………….Lớp:…….Trường:…………………. Câu 1:Em có suy nghĩ như thế nào khi được học tiết học Ngữ văn có tổ chức HĐTN ? Được thể hiện mình trước đám đông Được giao lưu, trao đổi, tranh luận với các bạn Dễ hiểu và nắm chắc kiến thức Ý kiến khác:…………………………………………………………….. Câu 2: Em hãy đánh dấu vào ô mà em chọn với các HĐTN mà GV tổ chức trong dạy học (mỗi HĐTN chỉ được đánh một ô) TT Các PP
1 2 3
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
Sân khấu Xem phim Dự án
4
Cuộc thi/ hội thi
5
Đóng vai, nhóm Cảm ơn sự hợp tác của em!
38
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ KỊCH BẢN HĐTN HỌC SINH CHUẨN BỊ KỊCH BẢN: CHÍ PHÈO SAU KHI GĂP THỊ NỞ (Sản phẩm của nhóm 1) Cảnh 1: Chí Phèo gặp Thị Nở Thị Nở : Nài từ sáng đến giờ mới có lưng bát cơm nguội với hai quả chuối vào bụng, thế mà phải đi xách nước cho cô chị tắm đã nhớ. Cấm đứa nào ngoi lên đấy đứa nào mà ngoi lên là chị cắt tiết, lột phao câu chúng mày. Ra bờ sông: Ô... đứa nào ở dưới sông thế nhỉ ?...Thôi đúng rồi... đúng là Nở rồi ! Sao hôm nay, mình lại xinh thế nhỉ ? Môi thì đỏ tựa mào gà, mắt đen lay láy như là hòn than... Hơ (buồn ngủ) ... Kềnh cái đã (nằm dưới bụi chuối). Chí Phèo (Uống rượu một mình dưới ánh trăng, hắn vừa đi vừa chửi) - Anh hùng làng này cốc thằng nào bằng ông. Bây giờ ông có vườn, ông có đất,… Không thằng nào bằng ông, haha… Chí Phèo - Cái gì mà lù lù một đống thế này ? haha… Thì ra là con Nở! Nhìn kĩ con Nở cũng xinh phết... Ông thơm một miến! Thị Nở - Ô! Cái gì mà thích thế nhỉ ? - A.... thì ra là thằng Chí Phèo. Mày làm gì bà thế ? Bà... bà la làng lên bây giờ… Chí Phèo -Thế mày la làng đi... Ối làng nước ơi, ối làng nước ơi... (Thị Nở bịt miệng Chí Phèo) Chí Phèo - Nở ... Thị Nở (e ngại) - Rồi ... Chí ... Gớm cả ... (bước ra sau bụi chuối) Chí Phèo (theo sau)- … Nở.... Nở ... Cảnh 2 : Tại lò gạch cũ (Chí Phèo tỉnh dậy ... Thị Nở đi vào, tay bưng bát cháo hành đưa Chí Phèo.) Thị Nở (thổi) - Chí ... Chí ăn đi... (Chí Phèo ăn cháo). Ăn từ từ thôi kẻo tuột mồm ! Chí Phèo (diễn tả tâm trạng Chí Phèo khi được nhận Cháo) - Giá mà cứ thế này mãi thì thích nhỉ ? - Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui... Này, đằng ấy còn nhớ gì đêm qua không ? Thị Nở - Nỡm ạ... Chí Phèo - Nở … Nở … Nở. Cảnh 3: Thị nở về gặp bà cô, Chí phèo đợi Thị Nở và chia tay Chí Phèo - Mẹ cha con Nở... Đi đâu mà giờ này chưa về ? (Thị Nở đùng đùng bước vào) 39
Chí Phèo -Mày đi đâu giờ này mới về ? Thi Nở - Ớ...tôi làm gì mà anh chửi ? Thế chuyện gì mà chửi tôi ? Chí Phèo - haha Thị Nở - A…aaa... Lại còn cười… Anh nhạo tôi đấy hử ? Trời ơi là trời! Tôi điên lên mất, trời ơi là trời! . Bà cô tôi nói tôi mà lấy cái ngữ nhà anh thì nhục cho cha ông nhà tôi lắm ! Ngoài ba mươi tuổi, ai lại còn đi lấy chồng; mà còn lấy thì không bao giờ lấy cái thằng không cha không mẹ, chẳng được cái gì ngoài ăn vạ ! Từ nay tôi với anh không còn quan hệ gì nữa …Tôi thèm cái ngữ nhà anh đấy. Chí Phèo (chạy theo) - Nở…Nở... (Thị Nở hất tay Chí Phèo ngã.) Chí Phèo - Ối làng nước ơi … Cảnh 4: Tại nhà bá kiến. Bá Kiến - Bà Tư đi đâu mà lâu thế không biết ? Giá có bà ở nhà, bóp đầu cho ông thì sướng phải biết đấy nhỉ! Người đâu, bốn mươi tuổi rồi mà cứ phây phây, bọn trai trẻ nó trêu đùa, cười tít cả mắt lại mới chết chứ. Kiểu này, ông phải cho đi tù, đi tù hết ! Chí Phèo đến. ...Ông đau đầu quá mà sao chưa thấy bà Tư về nhở ? Chí Phèo - Bá Kiến ! Thằng Bá Kiến đâu rồi ? Bá Kiến (thì thầm) - Người cần thì chẳng thấy đâu, kẻ không muốn thấy mặt thì cứ vác mặt đến. Chí Phèo đấy hở ? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho. Bá Kiến (ném bẹt 5 hào ra cho Chí Phèo) - Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à ? Chí Phèo (trợn mắt, chỉ vào mặt cụ Bá) - Tao không đến đây xin năm hào. Bá Kiến (thở dài) - Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn. Chí Phèo (vênh cái mặt lên) - Tao đã bảo tao không đòi tiền. Bá Kiến - Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì ? Chí Phèo (dõng dạc) - Tao muốn làm người lương thiện. Bá Kiến (cười ha hả ) - Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. Chí Phèo (lắc đầu) - Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách...biết không!...Chỉ còn một cách là...cái này! Biết không!... 40
Haaaa.....Chí Phèo rút dao ra, xông vào và đâm Bá Kiến chết rồi hắn cũng tự sát Bà cô Thị Nở (chỉ vào mặt Nở) - Phúc đời nhà mày, con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo. Thị Nở (cười, nói lảng) - Hôm qua làm biên bản, lí Cường nghe đâu đã tốn gần một trăm. Thiệt người lại thiệt của. Thị Nở (chạy đến) - Bá...Bá Kiến! Chí... Gớm! Sao có lúc nó hiền như đất… Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào? KỊCH BẢN: HẠNH PHÚC MỘT TANG GIA (Sản phẩm của nhóm 3) Phân cảnh 1: Ông cụ già đang được bà cụ và ông Văn Minh đút cháo Ông cụ ho: khù khụ “ từ từ thôi, muốn ta chết nghẹ hả?” Cụ bà đáp giọng chán nản: “Vâng, vâng”. Ông Văn Minh: vuốt lưng cụ: “Ông mau uống đi cho chóng khỏi”. Ông Cụ: “Di chúc thì ta đã viết xong rồi đấy. Chỉ còn việc đợi khi nào ta chất thôi” (Sau khi nghe cụ ông đề cập đến di chúc) Ông Phán với nói với cụ Hồng bằng vẻ mặt buồn rầu “Ôi cụ khỏe thế thì đến khi nào cụ mới chết được ạ” Cụ Hồng đáp bằng giọng ngán ngẩm: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Để ta nghĩ cách. “Thì chỉ còn cách làm cho bản di chúc ấy thành hiện thực”, “Thế thì chắc phải nhờ đến ông đốc tờ Xuân” Phân cảnh 2: Sau khi ông Phán vừa nhắc đến Xuân , vừa dứt lời thì Xuân từ ngoài bước vào nhà cụ Hồng Ông Văn Minh: Thấy Xuân liền đứng dậy, mỉa mai: “Ôi ngọn gió nào đưa ngài đến đây vậy, Ngài Xuân” Cô Tuyết: Đang ngồi trong phòng vừa nghe thấy Xuân thì lập tức chạy ra, đi một vòng quanh nó và nhay nháy mắt “A....anh Xuân” Xuân: Lờ Tuyết đi, nó đến bên giường cụ Tổ hỏi to; “Bẩm cụ vẫn mạnh khỏa chứ? Sau khi tôi chữa cho cụ thì cụ không đau yếu gì chứ” Cụ già: Ngừng thìa, trọ trẹ đáp: “Cảm ơn quan đốc lắm. Từ độ quan đốc chữa cho thì già vẫn khỏe mạnh, mà chưa biết lấy gì tạ ơn quan đốc đấy”
41
Xuân vênh váo, hất hàm hỏi Văn Minh: “từ độ tôi không lại giúp được thì cửa hàng vẫn đông khách chứ hả”? (Tuyết lúc này đang đứng cạnh Văn Minh) Bà vợ Văn Minh từ đâu bước ra đỡ lời: “Vâng, có nhiều bà, nhiều cô hỏi thăm quan anh lắm đấy” Xuân: Vẫn vênh váo, đút tay vào túi quần, nói dỗi: “ Hỏi thăm làm gì, tôi thì danh giá quái gì! Hạ lưu! Ma cà bông! Nhặt banh quần, không đứng đắn, chỉ đang nhổ vào cái mặt!” Xuân: Vẫn đi đi lại lại, Tuyết nghe thấy hậm hực nói: “còn tôi đây chỉ muốn được có người nhổ vào mặt, tát vào mặt!” Ông Văn Minh tức lắm nhưng vì trong nhà đang có nhiều người nên đành dịu giọng; “Mời quan đốc ngồi chơi. Nào nhà này có ai sơ suất lỡ lời gì đâu?” Xuân vẫn đi đi lại lại (xung quanh chỗ cụ Viên đang nằm), giận dữ nói: "Tôi mà đã nổi giận thì có người chết! Tôi xấu thì cũng chả ai đẹp!" Mọi người đều im lặng. Ai cũng sợ hãi không dám nói gì cả. Xuân cứ lầm lầm cái mặt, đi đi lại lại độ 10 phút nữa, chỉ có tiếng gót giầy của nó là phá tan cái không khí im lặng của gian phòng. Nó sắp nguôi giận thì vợ ông Phán Mọc sừng bước vào nhà “Ôi chà đông đủ thế” Làm cho nó chợt nghĩ đến số tiền năm đồng mà nó có thể dùng để trả nợ sư ông tăng Phú một chầu chay..Nay mai..(Ngước mắt.. nghĩ ngợi..). Nó bèn ưỡn ngực, nhìn sang ông Phán: “Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng!” (Vị trí của cụ Hồng và ông Phán không thay đổi) Tất cả mọi người đều như là điện giật (gồm bà Văn Minh, bà Hoàng Hôn, cô Tuyết) Ông Phán: đứng dậy tức tối rồi ôm lấy ngực ngã khuỵu xuống đất, khặc khừ kể lể: "Cha mẹ ôi! Đã đẹp mặt tôi chưa? Vợ tôi ngủ với giai mà đến ai cũng biết cả, cả bàn dân thiên hạ đều rõ! Rõ đau đớn khổ nhục!" Xuân Tóc Đỏ chưa kịp hoảng hốt về cái trò đùa ấy mà lại xoay ra bi kịch như thế thì trong màn, ông cụ già cũng nấc một cái to, ngã xuống giường. (cụ tổ vẫn chưa chết.) Cả nhà nhao lên, chia làm hai tốp (Ông bà Văn Minh một tốp) một đỡ cụ tổ, một (bà Hoàng Hôn một tốp) thì đỡ ông phán đứng dậy. Cụ bà hoảng sợ, nắm lấy tay áo kêu van với Xuân: "Xin anh rũ lòng thương chạy chữa ngay cho cụ tôi”
42
Cụ Tổ: rền rĩ nói như sắp tắt: "Không cần! Để ta chết! Sống cũng nhục! Có chạy chữa thì chạy chữa cho cái thanh danh nhà tao, mà bọn chúng mày đã trót bôi nhọ! Thế? Xuân: Chân nó run lên, lắp bắp nói: "Thưa, quả con vô học, xưa nay nhặt banh quần vợt, hạ lưu, không biết thuốc ạ!” Rồi nó ra cửa, chạy thẳng một mạch như thằng ăn cắp (tông vào cửa lớp chạy ra). Sau đó mọi người nhốn nháo một hồi và lần lượt từng người mở một nụ cười mãn nguyện. Thậm chí họ còn vỗ tay hô to: “Đợi chờ mãi mới tới thời khắc này” (Ông Phán và ông cụ Viên nói). Phân cảnh 3.1 (Vào cảnh: lấy khăn đắp lên người cụ cố tổ. Vai nữ ngồi ở 1 góc bàn để soạn quần áo, vai nam - Phán, Văn Minh cũng ngồi ở 1 góc bàn.) (Vị trí chố của cụ Hồng vẫn không đổi) Trong lúc mọi người vẫn đang chuẩn bị cho đám tang thì ông Phán hối hả chạy vào phòng cụ Hồng hối hả nói: "Dạ bẩm, giờ con có còn được coi là cháu rể của cụ Viên không ạ?” Vẫn cái câu quen thuộc của cụ Hồng: "Biết rồi khổ lắm nói mãi." “Nghĩa là không ạ? Vì vợ con nó cho con mọc sừng?” Cụ Hồng ngồi dậy, ra hiệu cho ông Phán ngồi xuống giường. Cụ ho khù khù rồi nói: "Việc ma chay của cụ Viên là quan trọng nhất, không được để dư luận phân tán về việc của anh và con gái tôi. Tôi sẽ cho anh thêm vài chục nghìn tiền thừa kế nữa được không?” Ông Phán vui mừng đáp: "Vâng ạ, vậy con xin lui ạ." (Xong thì ông Phán trở về ngồi cùng Văn Minh) Phân cảnh 3.2: Phía bên ngoài, mọi người đang chọn trang phục cho đám tang. Bà Văn Minh cầm trên tay cái áo dài, ướm thử lên người Tuyết. "Không biết cái áo này có vừa người chị không Tuyết nhỉ?" Còn Tuyết thì vừa kiếm được một cái áo đầm trắng, viền đen nên cô chẳng màng gì đến bà Văn Minh. Mặt cô hớn hở ướm thử lên người mình là xoay một vòng. "Mặc đồ thế chẳng khác gì đi hội hả Tuyết?" - vợ ông Phán liếc nhìn bộ đầm của Tuyết rồi hất giọng nói. "Chị cũng thế thôi, có khác gì em đâu nhỉ?" - Tuyết liếc mắt nhìn cái bộ đầm ngắn ngủn của chị mình. 43
Bà Văn Minh xen vào thở dài nói với giọng mỉa mai: "Đám tang nhà mình chắc nổi nhất Hà Thành rồi còn gì." Lúc này cụ Hồng bước vào phòng, ho khù khụ rồi chậm rãi nói: "Nào nào tới giờ lành rồi." Phân cảnh 4: Đám tang chuẩn bị bắt đầu. (Mọi người đứng ở cuối lớp tính luôn Tú Tân.) (Chèn âm thanh.) Trong nhà từng người thắp nhang cho cụ cố như đúng lễ nghi để thiên hạ nhìn vào biết họ là những đứa con, đứa cháu hiếu thảo bằng những giọt nước mắt giả tạo đang chạy dài trên gương mặt của mỗi người. Ngay sau đó thì mỗi người lo một việc. (Sau khi từng người thắp hương xong) Tuyết xuất hiện trước mặt các vị khách quang với bộ trang phục trắng ngây thơ. Cô đi qua đi lại, ỏng ẹo trên đôi giày cao gót "Ta đây vẫn còn giữ chữ trinh đấy nhé." - cô cố nói lớn. Còn cậu Tú Tân thì cầm trên tay chiếc máy ảnh mới được gửi từ Pháp về chụp khắp nơi."Máy ảnh mới gửi từ Pháp về giờ đã có dịp dùng rồi." - cậu Tú Tân cười khoái chí. Sau đó nhìn sang các vị khách, cậu nhăn nhó nói lớn: "Này này, mấy anh đứng ngay hàng lại để tôi chụp nào!" (Sau khi nói thì Tú Tân vẫn tiếp tục đi đi lại lại cho tới khi kết thúc.) Bà Hoàng Hôn với bộ đầm sặc sỡ đứng chống tay ra vẻ quyền lực dặn dò hai tên cảnh sát mà bà mới thuê để giữ trật tự cho đám tang: "Này! Này, hai anh chú ý kêu mấy đứa thổi kèn phải thổi lớn hơn, sôi nổi hơn cho tôi!" Hai tên cảnh sát: đáp đồng loạt: "Vâng." Ngay sau đó thì bà cũng chạy đi đến bọn đàn ông đang tụ tập ở kia. (Bà Hoàng Hôn chạy tới bàn của tụi trai ngồi chéo chân giả bộ tám chuyện.) “Này thổi lớn lên nào!” – họ lần lượt căn dặn bọn người thổi kèn. Sau họ đứng chống tay, vừa cười, vừa tán dóc: "Ê, cái nhà này đám linh đình quá ha." "Như rẫy hội ấy." - anh cười mỉa mai. "Này này, dạo vợ anh có đẻ thêm lứa nào chưa?" "Cả chục đứa ở nhà nuôi muốn chết rồi kìa." "Chà chà, anh và vợ khỏe thật, tôi đây có hai đứa muốn thêm mà chưa nổi đây này." Nói rồi hai anh cười lớn. Tiếng cười hòa vào cái không khí ồn ào, náo nhiệt của một đám tang. (Chèn âm thanh, tiếng ồn.) 44
MẪU BIÊN BẢN HOẠT ĐỘNG NHÓM CHUẨN BỊ CHO PHẦN HĐTN CỦA HS 1. DANH SÁCH HỌC SINH PHÂN THEO NHÓM - Nội dung: …… - Danh sách: TT
Họ và tên
Thành tích học tập bộ môn
Lớp
Trách nhiệm
0
2. BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM (LẬP KẾ HOẠCH) 1. Thời gian, địa điểm, thành phần - Địa điểm:................................................................................................. - Thời gian: từ......giờ......đến .....giờ ..........Ngày.......tháng ..... năm ....... - Nhóm số: ……...; Số thành viên: ....................
Lớp:………...
- Số thành viên có mặt............ Số thành viên vắng mặt.......... 2. Nội dung công việc:: (Ghi rõ tên công việc, cách tiến hành công việc) ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 45
................................................................................................................................. 3. Bảng phân công cụ thể
TT
Họ và tên
Công việc được giao
Thời hạn hoàn thành
G hi chú
0 1 4. Kết quả làm việc ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 5. Thái độ tinh thần làm việc ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 6. Đánh giá chung ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 7. Ý kiến đề xuất ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 46
Thư kí
Nhóm trưởng
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỔ CHỨC HĐTN
47
48
49
50
51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), “Dự thảo chương trình giáo dục tổng thể phổ thông” 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), “Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông” 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), “Ngữ văn 11”, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Nguyễn Viết Chữ (2010), “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường”, NXB Giáo dục 5. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh (2004), “Phương pháp dạy học Văn”, NXB Đại học sư phạm 6. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, ThS Bùi Ngọc Diệp, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 7. Các dạng thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn trung học phổ thông, ThS Lê Khánh Tùng, Trường Đại học sư phạm Huế. 8. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục, 2007. 9. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp, “Tổ chức hoạt động giáo dục trong trường trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu tập huấn. 10. Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Kim Dung, “Quan niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo và một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông”. Kỉ yếu hội thảo phát triển chương trình nhà trường; Những kinh nghiệm thực tiễn (Sơ kết một năm thực hiện đề án “Xây dựng phổ thông thực hành Nguyễn Tất Thành theo mô hình phát triển năng lực học sinh), Hà Nội, thàng 8 năm 2014.
52