VẬN DỤNG THANG TƯ DUY BLOOM TRONG DẠY HỌC
vectorstock.com/28062412
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG THANG TƯ DUY BLOOM TRONG DẠY HỌC PHẦN VHHTPP 1930 - 1945 Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT LỚP 11 WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
FI
CI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU
AL
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
ƠN
ĐỀ TÀI:
OF
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
QU
Y
NH
Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11
Tổ: Văn - Anh
DẠ Y
KÈ
M
Người thực hiện: Mai Thị Nga
Năm học 2020 - 2021
AL Giáo viên
HS
Học sinh
VHHTPP 30 - 45
VHHTPP 1930 - 1945
GDPT
Giáo dục phổ thông
TP
Tác phẩm
ĐT
Đoạn trích
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
NH
Y
QU
Chí Phèo Bá Kiến
DẠ Y
KÈ
M
BK NC
ƠN
GV
CP
CI
Viết đầy đủ
OF
Kí hiệu viết tắt
FI
BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Nam Cao
DẠ Y
M
KÈ Y
QU ƠN
NH
CI
FI
OF
AL
MỤC LỤC
AL
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
CI
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2
FI
5. Đóng góp của sáng kiến ........................................................................................ 3
OF
6. Cấu trúc của sáng kiến: ......................................................................................... 3 B. NỘI DUNG
I. Cơ sở của đề tài ...................................................................................................... 3 1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 3
ƠN
2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 7 II. Một số biện pháp vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11 ............................................... 10
NH
1. Vận dụng thang tư duy Bloom trong việc đặt mục tiêu bài học ................... 10 2. Vận dụng thang tư duy Bloom trong việc đặt câu hỏi dạy - học .................. 16 3. Vận dụng thang tư duy Bloom trong việc kiểm tra đánh giá học sinh ......... 22
Y
III. Thực nghiệm sư phạm ....................................................................................... 28
QU
1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm ................................................................ 28 2. Nội dung thực nghiệm................................................................................... 28 3. Tiến trình thực nghiệm .................................................................................. 29 4. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 45
M
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 47
KÈ
II. Khả năng mở rộng của đề tài .............................................................................. 48 III. Kiến nghị ........................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 50
DẠ Y
PHỤ LỤC
DẠ Y
M
KÈ Y
QU ƠN
NH
CI
FI
OF
AL
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
AL
1. Lý do chọn đề tài
ƠN
OF
FI
CI
1.1. Bản chất của giáo dục là phát triển tư duy cho người học - làm cho người học trong một thời gian ngắn có thể có những kĩ năng, năng lực và phẩm chất nhất định về một lĩnh vực nào đó trong nền văn minh nhân loại: hiểu, biết, vận dụng, đánh giá, phân tích, sáng tạo. Trong hoạt động dạy - học ở nhà trường, việc phát triển tư duy cho HS là mục tiêu cốt lõi nhất. Trong nền giáo dục hiện đại, các nhà giáo dục thực sự quan tâm đến một thành tựu nghiên cứu về phát triển tư duy trong dạy - học là thang tư duy Bloom. Việc vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy - học đã đem đến những hiệu quả to lớn trong dạy học: góp phần quyết định đến mục tiêu giáo dục là phát triển năng lực người học; đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học; phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn…, đặc biệt là chương trình đổi mới giáo dục toàn diện trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
QU
Y
NH
1.2. Môn Ngữ văn với đặc thù vừa là bộ môn nghệ thuật vừa là bộ môn công cụ (ngôn ngữ và giao tiếp). Cốt lõi của văn học là hướng người học đến các giá trị chân, thiện, mĩ. Nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ dùng chỉ số EQ (cảm xúc) để hiểu, cảm nhận văn học. Hiểu như thế là sai lầm khi dạy và học Ngữ văn. Dạy và học môn Ngữ văn đòi hỏi phải dựa trên nền tảng, công cụ lí luận, cấu trúc ngữ pháp, thao tác lập luận, kiến thức văn học sử… Tất cả những yêu cầu trên cần được khẳng định bằng thước đo, chuẩn mực mà thang đo tư duy Bloom đáp ứng được yêu cầu trên. Mặt khác phần VHHTPP 1930 - 1945 là một phần trọng tâm của chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. Để đạt được mục tiêu cao nhất với một số tiết dạy được giới hạn cụ thể cần lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp và ứng dụng một thang đo tư duy hiện đại. Thang đo tư duy Bloom góp phần định hướng cụ thể các mục tiêu cần đạt, xây dựng hệ thống câu hỏi khoa học và đánh giá các mức độ phát triển tư duy, hình thành năng lực người học khi dạy - học một chuyên đề văn học khá lớn này.
DẠ Y
KÈ
M
1.3. Trong thực tế, việc dạy - học môn Ngữ văn còn một số vấn đề cần khắc phục: một số GV sa vào việc thuyết giảng văn bản văn học, HS đọc - hiểu TP văn học một cách chủ quan, cảm tính, học văn theo cách học vẹt, làm văn theo kiểu “chém gió”…. đã không hình thành được cho HS tư duy khoa học về con người, xã hội cũng như các giá trị tinh thần to lớn từ các TP văn học. Để HS hiểu hết giá trị và có những phân tích, đánh giá, vận dụng, sáng tạo từ những kiến thức đã học vào thực tiễn cần có sự hỗ trợ từ một thang đo tư duy hợp lí. Chính vì thế, vận dụng thang tư duy Bloom vừa là thước đo đánh giá đúng kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất người học vừa khắc phục được những hạn chế trên. 1.4. Trong nhiều năm đảm nhiệm giảng dạy môn Ngữ văn khối 11, bản thân tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi và tích lũy những kinh nghiệm, ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại, vận dụng các thành tựu lí luận dạy học mới nhất, 1
FI
CI
AL
đặc biệt thực nghiệm một cách nghiêm túc và khoa học việc vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy - học. Từ đó, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm, tích lũy được một số kỹ năng và đã đạt được một số thành công nhất định trong quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945, tạo được hứng thú và say mê cho HS đối với những giờ dạy - học. Vì thế, tôi xin được trình bày kết quả nghiên cứu, thực nghiệm qua đề tài: Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
OF
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phạm vi nghiên cứu
ƠN
Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của sáng kiến này là Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11.
NH
Trong đề tài, tác giả sáng kiến sẽ chỉ tập trung nghiên cứu và thực nghiệm việc vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học một số TP VHHTPP giai đoạn 1930 - 1945 trong chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu
QU
Y
Sáng kiến nhằm chứng minh sự cần thiết cũng như khả năng, ưu thế và hiệu quả to lớn của việc vận dụng thang tư duy Bloom trong việc dạy học môn Ngữ văn nói chung và phần VHHTPPgiai đoạn 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
M
3.2.1. Nghiên cứu cơ sở khoa học của đề tài, bao gồm việc làm rõ thang tư duy Bloom trong hoạt động dạy - học, thực trạng và khả năng vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học môn Ngữ văn nói chung và phần VHHTPP 1930 -1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11 nói riêng.
KÈ
3.2.2. Xây dựng hệ thống phương pháp, biện pháp vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 30 - 45 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11.
DẠ Y
3.2.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của những phương pháp, biện pháp vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 30 - 45 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuộc hai nhóm nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn: 2
AL
- Dùng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết để đánh giá, thẩm định những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
CI
- Dùng các phương pháp quan sát và điều tra để nắm bắt những dữ liệu cần thiết về việc vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 30 - 45 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11.
OF
FI
- Dùng phương pháp thực nghiệm để thẩm định, đánh giá tính khoa học, tính khả thi của hệ thống phương pháp, biện pháp được đề xuất trong sáng kiến về việc vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 30 - 45 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 5. Đóng góp của sáng kiến
NH
6. Cấu trúc của sáng kiến:
ƠN
Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11; đề xuất những phương pháp, biện pháp có tính khả thi nhằm vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 30 - 45 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11 một cách khoa học, hợp lí và đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy - học. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của sáng kiến sẽ được triển khai qua 3 phần: Phần I - Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Y
Phần II - Hệ thống biện pháp vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 30 - 45 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11.
QU
Phần III - Thực nghiệm sư phạm. B. NỘI DUNG
I. Cơ sở của đề tài
M
1. Cơ sở lý luận 1.1 Thang tư duy Bloom trong hoạt động dạy - học
DẠ Y
KÈ
Thang đo Bloom về các cấp độ tư duy được Benjamin Bloom, một giáo sư của trường Đại học Chicago đưa ra vào năm 1956. Trong đó Bloom có nêu ra sáu cấp độ nhận thức (gọi là thang đo tư duy Bloom). Thang đo này đã khẳng định ưu điểm của phương pháp dạy học nhằm khuyến khích và phát triển các kỹ năng tư duy của HS ở mức độ cao. Trong lĩnh vực giáo dục, thang cấp độ tư duy có thể được xem là một công cụ nền tảng để từ đó xây dựng và sắp xếp các mục tiêu giáo dục, xây dựng các chương trình, qui trình giáo dục và đào tạo, xây dựng và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá quá trình học tập. Thang cấp độ tư duy đầu tiên được xây dựng bởi Benjamin S.Bloom (1956), thường được 3
AL
gọi tắt là Thang Bloom hay Bảng phân loại Bloom (Bloom’s Taxonomy) bao gồm 6 cấp độ sau: 1. Biết (Knowledge) 2. Hiểu (Comprehension)
CI
3. Vận dụng (Application) 4. Phân tích (Analysis)
FI
5. Tổng hợp (Synthesis) 6. Đánh giá (Evaluation)
ƠN
OF
Nhận thấy thang trên chưa thật sự hoàn chỉnh, vào giữa thập niên 1999 Lorin Anderson, một học trò của Benjamin Bloom, đã cùng một số cộng sự đề xuất sự điều chỉnh như sau (Pohl, 2000): 1. Nhớ (Remembering) 2. Hiểu (Understanding)
NH
3. Vận dụng (Applying)
KÈ
M
6. Sáng tạo (Creating)
QU
5. Đánh giá (Evaluating)
Y
4. Phân tích (Analyzing)
Các cấp độ tư duy này được định nghĩa như sau:
DẠ Y
1. Nhớ: Bao gồm việc người học có thể nhớ lại các điều đặc biệt hoặc tổng quát, trọn vẹn hoặc một phần các quá trình, các dạng thức, cấu trúc… đã được học. Ở cấp độ này người học cần nhớ lại đúng điều được hỏi đến, ví dụ lặp lại đúng một định luật mà chưa cần phải giải thích hay sử dụng định luật ấy. Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này là: Trình bày, Nhắc lại, Mô tả, Liệt kê… 2. Hiểu: Ở cấp độ nhận thức này người học cần nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện qua khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ. Ví dụ: Giải thích một định 4
AL
luật, phân biệt cách sử dụng các thiết bị, viết tóm tắt một chương mục, trình bày một quan điểm. Từ khóa đánh giá: Giải thích, Phân biệt, Khái quát hóa, Cho ví dụ, So sánh…
FI
CI
3. Vận dụng: Người học có khả năng áp dụng thông tin đã biết vào một tình huống, một điều kiện mới. Ví dụ: Vận dụng một định luật để giải thích một hiện tượng; áp dụng các công thức, các định lí để giải một bài toán; thực hiện một thí nghiệm dựa trên một qui trình. Từ khóa đánh giá: Vận dụng, Áp dụng, Tính toán, Chứng minh, Giải thích, Xây dựng…
OF
4. Phân tích: Người học có khả năng chia các nội dung, các thông tin thành những phần nhỏ để có thể chỉ ra các yếu tố, các mối liên hệ, các nguyên tắc cấu trúc của chúng. Ví dụ: Lý giải nguyên nhân thất bại của một doanh nghiệp, hệ thống hóa các văn bản pháp qui, xây dựng biểu đồ phát triển của một doanh nghiệp. Từ khóa: Phân tích, Lý giải, So sánh, Phân biệt, Hệ thống hóa…
NH
ƠN
5. Đánh giá: Người học có khả năng đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối với một vấn đề dựa trên các chuẩn mực, các tiêu chí đã có. Ví dụ: Phản biện một nghiên cứu, một bài báo; đánh giá khả năng thành công của một giải pháp; chỉ ra các điểm yếu của một lập luận. Từ khóa: Đánh giá, Cho ý kiến, Bình luận, Tổng hợp, So sánh…
QU
Y
6. Sáng tạo: Đạt được cấp độ nhận thức cao nhất này người học có khả năng tạo ra cái mới, xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có. Ví dụ: Thiết kế một mẫu nhà mới, xây dựng một hệ tiên đề mới; xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá một hoạt động; đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế; xây dựng cơ sở lý luận cho một quan điểm; lập kế hoạch tổ chức một sự kiện mới. Từ khóa: Thiết kế, Xây dựng, Đề xuất….
KÈ
M
Đối chiếu 6 cấp độ nhận thức đã phân tích với các mục tiêu về Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ của người học, một cách tương đối ta thấy khi người học đạt được cấp độ nhận thức Nhớ và Hiểu thì cũng đồng nghĩa với các mục tiêu Kiến thức đã thỏa mãn. Để đạt các mục tiêu về Kỹ năng người học cần có được 2 cấp độ nhận thức cao hơn là Vận dụng và Phân tích. Cuối cùng, để đạt các mục tiêu cao nhất là có được nhận thức mới, Thái độ mới người học cũng cần có được các cấp độ nhận thức cao nhất là khả năng Đánh giá và khả năng Sáng tạo. Như vậy để kiểm tra đánh giá đạt được hiệu quả thì trước hết GVcần phải xác định được mục tiêu bài học mà HS cần đạt đến và mức độ đánh giá tư duy nhận thức.
DẠ Y
1.2. Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học ở chương trình Ngữ Văn THPT
Với việc phân hóa các thang đo tư duy của tiến sĩ - nhà giáo dục Mĩ Benjamin Samuel Bloom ở trên, chúng ta thấy hoàn toàn có thể vận dụng vào quá trình dạy học ở các nền giáo dục khác nhau, ở bất cứ các môn học nào, ở bất cứ các cấp học nào, đặc biệt ở môn Ngữ văn THPT. Sáu thang đo tư duy của Bloom mà 5
AL
sau này được học trò của Bloom là Anderson điều chỉnh không chỉ là những thang đo tư duy - nhận thức đơn thuần mà còn là những thang đo kĩ năng và năng lực của người học trong từng tiết học, môn học.
ƠN
OF
FI
CI
Môn Ngữ văn với những đặc thù riêng, vừa là môn học công cụ (ngôn ngữ và giao tiếp) vừa là môn học nghệ thuật (chân - thiện - mĩ) khiến cho việc dạy học môn Ngữ văn đòi hỏi GV không chỉ nắm vững kiến thức mà còn biết vận dụng các phương pháp dạy học hợp lí để đạt được hiệu quả cao nhất của giờ dạy - học. Thang đo tư duy Bloom có thể được xem là một thành tựu lớn về phương pháp dạy học hiện đại, là nền tảng lí luận khoa học để GV dạy môn Ngữ văn vận dụng trong hầu hết các khâu của quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn trong trường phổ thông. Dưới đây là những phạm vi có thể vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học môn Ngữ văn Phạm vi vận TT dụng thang đo tư Các hoạt động vận dụng cụ thể duy Bloom Đặt mục tiêu dạy - GV thiết kế bài dạy (soạn giáo án) học - HS tự đặt mục tiêu bài học
2
- GV vận dụng ở phương pháp phát vấn, gợi mở đàm Đặt hệ thống câu thoại và câu hỏi hoạt động nhóm. hỏi - HS vận dụng trong hoạt động đặt câu hỏi phản biện
3
Xây dựng các - GV vận dụng vào việc đánh giá, đo lường kết quả chuẩn kết quả học học tập của HS sau một tiết học, một chuyên đề hay tập của học sinh một học kì.
4
Kiểm tra đánh giá - GV vận dụng trong việc ra đề kiểm tra, thiết lập ma năng lực người trận các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kì học và kiểm tra cuối kì
5
Đánh giá năng lực - GV đánh giá, cho điểm trong hoạt động dự giờ thao người dạy (COT) giảng, dự giờ thi thực hành của đồng nghiệp
KÈ
M
QU
Y
NH
1
DẠ Y
Với phạm vi vận dụng rộng rãi ở trên, thang đo tư duy Bloom góp phần quan trọng vào việc định hướng cụ thể và khoa học cho GV Ngữ văn thực hiện các khâu: Thiết kế bài dạy (soạn giáo án), thực hiện dạy học (đặt câu hỏi trong quá trình dạy ở lớp), kiểm tra đánh giá năng lực HS (trong và sau quá trình dạy). Có được thang đo tư duy Bloom, GV Ngữ văn sẽ khắc phục được những khó khăn mang tính đặc trưng môn học như cách đặt mục tiêu dạy học chưa khoa học, chưa rõ ràng, hệ thống câu hỏi còn cảm tính, đáng giá HS chỉ bằng thói quen và kinh nghiệm. Khắc phục được những khó khăn đó, GV Ngữ văn cũng sẽ thực hiện được những giờ dạy học văn có hiệu quả, phát huy được những ưu thế của môn học. 6
2. Cơ sở thực tiễn
AL
2.1. Thực trạng vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
Việc vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học vốn đã phổ biến trong hơn năm thập kỉ qua ở các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và đã khẳng định được ưu điểm của phương pháp dạy học này - khuyến khích và phát triển các kĩ năng tư duy bậc cao ở người học. Ở Việt Nam chúng ta hiện nay, nhiều GV đã tích cực tìm tòi và vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học này, đặc biệt phải kể đến các GV ở các trường THPT quốc tế, các trường chuyên, trường điểm. Hơn thế, ở một số ít trường học, thang đo tư duy Bloom còn trở thành tiêu chí đánh giá giờ dạy của GV (COT), cũng có một số ít các đề tài nghiên cứu, các sáng kiến đề cập đến khả năng vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học, tiêu biểu như đề tài “Vận dụng một số dạng câu hỏi theo các thang bậc tư duy của bloom trong dạy học ngữ văn 8 trung học cơ sở” của tác giả Lê Thị Hạnh. Trong đề tài này, tác giả đã đề xuất các dạng câu hỏi dựa trên mức độ tư duy cho một số bài dạy đọc hiểu văn bản Ngữ văn THCS, góp phần khắc phục những hạn chế trong việc đặt câu hỏi của giáo viên. Một số bài viết có giá trị khác trên các trang mạng giáo dục là những bài nghiên cứu nhỏ của một số nhà giáo dục, một số giảng viên. Ở đó, các tác giả tập trung nghiên cứu thang đo tư duy Bloom ở khía cạnh đặt câu hỏi, đặt mục tiêu hoặc kiểm tra đánh giá năng lực. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy những đề tài nghiên cứu về thang đo tư duy Bloom trong dạy học môn Ngữ văn THPT nói chung và dạy học phần VHHTPP 30 - 45 nói riêng. Vì vậy, việc vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học môn Ngữ Văn vẫn đang ở mức thử nghiệm, tìm tòi và nghiên cứu. Thực trạng này vừa là cơ hội vừa là thử thách để các nhà giáo dục, các GV tâm huyết đổi mới giáo dục bắt tay vào việc vận dụng, ứng dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học môn Ngữ văn. Để thấy rõ hơn thực trạng trên, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu trả lời trắc nghiệm online trên Google Form và nhận được kết quả dưới đây (khảo sát ý kiến của 17 GV Ngữ văn trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị Xã Hoàng Mai).
7
AL
Kết quả khảo sát trên cho thấy thực tế tỉ lệ GV Ngữ văn từng biết và nghiên cứu phương pháp dạy học theo thang đo tư duy Bloom cao hơn (29,4% đến 35,3%) so với tỉ lệ GV từng vận dụng và có những thành công (17,6%).
NH
ƠN
OF
FI
CI
Mặt khác, phần VHHTPP 30 - 45 được xem là một phần nội dung kiến thức trọng tâm của chương trình Ngữ văn lớp 11 kì 1. Có rất nhiều công trình nghiên cứu công phu và chất lượng về phần văn học này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu đều tập trung vào nội dung kiến thức (Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, đề tài người nông dân…). Các công trình nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học ở phần văn học này chưa thật dày dặn. Tiêu biểu là luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thanh Hòa nghiên cứu về “Phương pháp giảng dạy TP VHHTPP 30 - 45 ở trường THPT” (năm 2011) cũng chỉ nêu ra được một số phương pháp dạy học phổ biến: Phương pháp đọc tác phẩm, phương pháp diễn giảng, phương pháp trực quan, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại... Khi dạy - học phần VHHTPP 30 - 45, hầu hết GV đều rơi vào tình trạng lúng túng xử lí khối kiến thức phong phú và thú vị này với khả năng giảng dạy trong khoảng thời gian ngắn ngủi và đối tượng HS khác nhau. Sau nhiều tiết thao giảng đã có nhiều kinh nghiệm được đúc rút để khắc phục khó khăn này. Song vẫn cần một sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học và những định hướng cụ thể, khoa học cho việc dạy và học phần văn học này có hiệu quả hơn. 2.2. Khả năng vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
Từ thực trạng vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học môn Ngữ văn nói chung và phần VHHTPP 30 - 45 được trình bày ở trên, chúng tôi có thể khẳng định khả năng vận dụng thang đo tư duy Bloom vào dạy học môn Ngữ văn là khả quan, thiết thực và hiệu quả. So với các môn khoa học tự nhiên, việc vận dụng các thang đo tư duy từ bậc thấp nhất (nhớ) đến bậc cao nhất (sáng tạo) vẫn dễ dàng hơn so với các môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn Ngữ văn. Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng cao về chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, việc dạy học môn ngữ văn không chỉ dừng ở việc cảm thụ văn chương mà phải đạt được năng lực vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo khi học. HS khi học phần VHHTPP 30 - 45 có thể vận dụng vào trong các bài học lịch sử Việt Nam trước cách mạng thánh 8/1945, có thể đánh giá được số phận người nông dân trước cách mạng, đánh giá được các mâu thuẫn nổi bật trong xã hội Việt nam trước cách mạng, có thể viết được một văn bản văn nghị luận bàn luận về giá trị hiện thực trong TP Chí phèo hay ĐT Hạnh phúc của một tang gia. Kết quả khảo sát khả năng vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP từ các GV Ngữ văn bậc THPT trên địa bàn Quỳnh Lưu - Hoàng Mai cũng đem đến những kết quả khả quan (có 17 GV tham gia khảo sát).
8
AL CI FI OF ƠN NH Y QU
DẠ Y
KÈ
M
Kết quả cho thấy trong số 17 GV được khảo sát, có 58,8% GV quan tâm và trong số 16 GV khảo sát, có 68,8% đánh giá có khả năng vận dụng thang đo tư duy Bloom trong hoạt động dạy học Ngữ văn THPT của mình. Mặt khác, có một số kết quả nghiên cứu việc vận dụng thang đo tư duy Bloom vào hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các bậc học khác nhau đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Từ đó, chúng tôi mạnh dạn đánh giá khả năng vận dụng lí luận dạy học này vào dạy học phần VHHTPP 30 - 45 và tiến hành tìm tòi, nghiên cứu và đúc kết được những biện pháp và phạm vi vận dụng ở phần II của đề tài. Chúng ta không thể nào mong rằng học sinh, nói chung, sẽ tự mình tiến lên được sáu bậc thang tư duy của Bloom trong quá trình học môn Ngữ văn. Vì thế, GV cần vận dụng các thang đo tư duy Bloom trong dạy học càng nhuần nhuyễn, nhịp nhàng càng dễ dàng dẫn dắt HS đạt đến các thang tư duy bậc cao. Vì thực tế bản chất của giáo dục là phải giúp HS phát triển trình độ nhận thức của mình lên từng bậc cao hơn, và cuối cùng phát triển được khả năng suy nghĩ độc lập của mỗi học sinh. Bản chất đó thể hiện rất rõ trong việc dạy học môn Ngữ văn. 9
FI
CI
AL
Trong những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện dạy học hiện đại như: máy tính, máy chiếu, bảng, biểu và các phần mềm dạy học.. các GV đã ngày càng đầu tư vào nhiều khâu trong quá trình dạy học như: soạn giáo án điện tử, dạy máy chiếu, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh. Những thay đổi trên đem đến cho môn Ngữ văn ở trường THPT một sức sống mới. Tuy nhiên, rất cần một nền tảng lí luận dạy học khoa học, tiên tiến và hiệu quả làm định hướng để những đổi mới trên thực sự hiệu quả. Vận dụng thang tư duy Bloom vào các khâu của quá trình dạy học là một hoạt động thiết thực và hiệu quả trong bối cảnh đổi mới giáo dục trên.
OF
II. Một số biện pháp vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11 1. Vận dụng thang tư duy Bloom trong việc đặt mục tiêu bài học
QU
Y
NH
ƠN
Mục tiêu bài học là những tiêu chí, mục đích mà HS phải chỉ ra, phải thể hiện, phải làm được sau bài học. “Mục tiêu bài học là một lời phát biểu mô tả kết quả thực hiện đã dự định của người học vào cuối buổi dạy” (Robert F. Mager, 1994). Như vậy, trong bất cứ một bài học nào, GV đều cần đặt ra mục tiêu bài học để HS hiểu rõ, nắm vững và làm được sau bài học. Mục tiêu bài học là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình thiết kế giáo án dạy học của giáo viên. Khi đặt ra mục tiêu bài học, người dạy phải căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng cũng như đối tượng HS cụ thể. Việc xác định mục tiêu dạy học có ý nghĩa hết sức quan trọng, một bài học thiếu mục tiêu hoặc xác định mục tiêu không rõ ràng, không đúng thì sẽ dẫn đến GV không xác định được đích đến, không biết mình đang đi đâu. Vì vậy, từ trước đến nay, tất cả các bài học đều được đặt mục tiêu trong sách giáo khoa (qua mục yêu cầu cần đạt) và trong giáo án (qua mục Mục tiêu cần đạt). Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học lại đòi hỏi người dạy phải thay đổi nhận thức và cách thức đặt mục tiêu bài học. 1.1. Đặt mục tiêu về kiến thức
DẠ Y
KÈ
M
Đặt mục tiêu về kiến thức trong nghiên cứu và đề xuất của chúng tôi được vận dụng cụ thể ở từng đơn vị kiến thức nhỏ trong một bài dạy. Có thể đặt mục tiêu cho hoạt động khởi động, cho các thao tác của hoạt động hình thành kiến thức mới hoặc ở các yêu cầu về phần luyện tập, vận dụng trong một giáo án dạy học phần VHHTPP 30 - 45. Mục tiêu bài giảng theo B.J.Bloom đề xuất như sau: Nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo. Từ đó khi viết mục tiêu về kiến thức cho phần VHHTPP 30 - 45 có thể sử dụng các động từ phù hợp với từng cấp độ về kiến thức như sau: Cấp độ
Nhớ
Nội dung kiến thức
Các động từ thường được sử dụng
- HS nhớ lại những tác giả, TP đã học phần Trình bày, Nhắc lại, VHHTPP 30 - 45 Nêu, Kể lại, Liệt kê… 10
CI
AL
- HS nhớ được các đơn vị nội dung kiến thức trong phần văn học hiện thực phê phán 30 - 45 trong chương trình Ngữ văn 11 (Tác giả, tác phẩm)
OF
FI
- Hiểu được nội dung các văn bản trong phần đọc - hiểu - Giải thích, Phân biệt, Hiểu - Tóm tắt được các TP văn học (Truyện ngắn Khái quát hóa, Cho ví Chí phèo, ĐT Hạnh phúc của một tang gia) hoặc dụ, So sánh… các đơn vị kiến thức trong bài tác giả Nam Cao.
NH
ƠN
- HS lí giải được bối cảnh lịch sử xã hội ảnh hưởng đến số phận người nông dân trong xã hội - Vận dụng, cũ với số phận người nông dân trong xã hội hiện - Chứng minh, nay. - Giải thích, Vận HS lí giải được một số tình huống, một số thực dụng - Bàn luận, trạng trong thực tế được đặt ra qua TP (hiện tượng nghiện rượu, say rượu từ truyện ngắn Chí - Liên hệ… Phèo, chữ hiếu trong gia đình Việt Nam hiện đại từ ĐT Hạnh phúc của một tang gia, ….
Y
- HS phân tích được những thành công về mặt nội dung và nghệ thuật trong một TP cụ thể
M
QU
- HS phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của TP Chí Phèo. So sánh đề tài người nông - Phân tích, dân trong TP của Nam Cao với người nông dân - Lý giải, trong TP Tắt đèn (Ngô Tất Tố) và Bước đường Phân cùng (Nguyễn Công Hoan) - So sánh, tích - HS phân tích các chân dung trào phúng trong - Lập biểu đồ, Phân biệt, ĐT Hạnh phúc của một tang gia.
DẠ Y
KÈ
- HS phân tích bức tranh đời sống xã hội thành - Hệ thống hóa… thị Việt Nam những năm trước cách mạng tháng 8 trong ĐT Hạnh Phúc của một tang gia (Số đỏ Vũ Trọng Phụng)
- Đánh giá - HS đưa ra những đánh giá, những ý kiến và Đánh kiến giải riêng của bản thân từ những kiến thức - Cho ý kiến giá đã học được về tác giả, TP phần VHHTPP 30 - - Bình luận, 45. - Tổng hợp 11
CI
- Viết
AL
- HS đưa ra đánh giá và lí giải được về giá trị - So sánh… nhân đạo trong Chí Phèo (Ví dụ như sâu sắc và mới mẻ so với các TP cùng đề tài)
FI
- HS tạo ra những sản phẩm mới từ những đơn - Vẽ Sáng tạo vị kiến thức đã học (Ví dụ như tranh, ảnh, kịch -Tạo/ thiết kế bản, video, slide, trang web có giá trị thực tế) - Đóng vai/ nhập vai
OF
Trong giáo án thực nghiệm, chúng tôi đặt phần mục tiêu tương ứng với mỗi phần kiến thức và ở mỗi mục tiêu có những tiêu chí cụ thể để đánh giá người học. 1.2. Đặt mục tiêu về kĩ năng
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
CT GDPT môn Ngữ văn 2018 cũng đã nêu rõ quan điểm xây dựng: “Lấy các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của CT theo định hướng NL và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp/ lớp. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được tích hợp vào hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập VB; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe”. Mặt khác, CT GDPT môn Ngữ văn 2018 được xây dựng theo hướng mở: “CT chỉ quy định các YCCĐ về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định các kiến thức cơ bản, cốt lõi về văn học, tiếng Việt và một số ngữ liệu bắt buộc. Việc lựa chọn nội dung dạy học để biên soạn SGK dành quyền chủ động cho tác giả; việc tổ chức dạy học, soạn đề thi, kiểm tra đánh giá… dành quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và GV miễn là đáp ứng các YCCĐ được quy định trong CT.” Với những định hướng trên, GV cần đặt mục tiêu bài học không chỉ về kiến thức mà còn về kĩ năng: Nghe, nói, đọc viết trong việc phát triển các phẩm chất năng lực cho người học. Ở phần văn học hiện thực phê phán 30 - 45, có thể tập trung đặt mục tiêu theo thang đo tư duy Bloom cho các kĩ năng dưới đây. Các kĩ Mục tiêu của chương trình tổng thể môn Ngữ Mục tiêu của phần năng Văn lớp 11 VHHTPP 30 - 45
DẠ Y
1.2.1. Đọc
Đọc hiểu nội dung (Văn bản văn học)
Đọc hiểu nội dung - Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, (Văn bản văn học) câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ Phân tích của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; - Phân tích ý nghĩa nhan nhận xét được những chi tiết quan trọng trong đề TP Chí Phèo và ĐT việc thể hiện nội dung văn bản. Hạnh phúc của một tang
– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư gia tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến - Phân tích được vẻ đẹp người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của 12
AL
văn bản; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ nhân vật Chí Phèo và trong một văn bản có nhiều chủ đề. đặc sắc của các chi tiết – Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm Tiếng chửi, Bát cháo xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hành…
OF
FI
CI
hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị - Phân tích được chân văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản. dung trào phúng trong ĐT Hạnh Phúc của một tang gia và một số chi tiết trào phúng như cảnh hạ huyệt..
ƠN
Đánh giá: Đánh giá được giá trị nội dung của các TP (hiện thực, nhân đạo)
Đọc hiểu hình thức (văn bản văn học)
Đọc hiểu hình thức (văn bản văn học)
NH
– Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong TP văn học.
QU
Y
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả ngôn ngữ,…
DẠ Y
KÈ
M
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ 3 (người kể chuyện toàn tri) và người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri), sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật,... – Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ. Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản.
- Phân tích thành công của các TP Chí Phèo, ĐT Hạnh phúc của một tang gia về không gian, thời gian, cốt truyện, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ (Người kể chuyện và nhân vật), người kể chuyện..
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, lời 13
Đánh giá: Liên hệ, so sánh, kết nối đề tài người nông dân trong truyện ngắn Chí Phèo với đề tài người nông dân trong các TPcùng thời (Tắt đèn - Ngô Tất Tố, Bước đường cùng Nguyễn Công Hoan,…)
OF
– So sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc.
CI
Liên hệ, so sánh, kết nối
FI
Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút hoặc tản văn; giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.
AL
thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc,...
ƠN
– Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học.
NH
– Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống. Đọc mở rộng
- Tìm đọc các TP của Nam Cao và Vũ Trọng Phụng, Giới thiệu một số TP đến bạn đọc qua các trang mạng xã hội như facebook hoặc Youtobe…
QU
Y
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học. Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.
M
Quy trình viết
Biết viết văn bản đúng quy trình, bảo đảm các bước đã được hình thành và rèn luyện ở các lớp trước.
KÈ
1.2.2. Viết
DẠ Y
Thực hành viết
- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội, trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.
- Viết được một bài văn nghị luận về TP Chí Phèo hoặc ĐT Hạnh phúc của một tang gia. - Viết được một vở kịch ngắn từ TP Chí Phèo 14
Nói
CI - Thuyết trình một vấn đề về nội dung và nghệ thuật của một trong những TP được học.
OF
– Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội; kết cấu bài có ba phần rõ ràng; có nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược; sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng.
ƠN
1.2.3. Nói và nghe
FI
- Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
AL
- Viết được văn bản nghị luận về một TP văn hoặc ĐT Hạnh phúc của học hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho một tang gia tượng; nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.
NH
– Biết giới thiệu một TP nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (ví dụ: TP văn học, TP điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ). - Giới thiệu cho GV và – Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu HS trong lớp học một về một vấn đề đáng quan tâm; biết sử dụng TP văn học của NC kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương hoặc Vũ Trọng Phụng
QU
Nghe
Y
tiện phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn.
KÈ
M
Nắm bắt được nội dung truyết trình và quan điểm của người nói. Nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình. Biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ. - Lắng nghe phần thuyết trình của các bạn/ các Nói nghe tương tác nhóm trong lớp Biết thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi; tranh luận một cách - Có những phản biện đúng đắn, sâu sắc. hiệu quả và có văn hoá.
DẠ Y
Như vậy, qua việc vận dụng các thang đo tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 30 - 45 nói riêng và môn Ngữ văn nói chung, GV sẽ đặt mục tiêu bài học cụ thể về kiến thức và kĩ năng, từ đó hình thành và phát triển các năng lực chung như tự học, hợp tác, giao tiếp,…. đến các năng lực đặc thù môn học là năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Tuy nhiên, khi vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy - học phần VHHTPP 30 - 45, chúng tôi nhận thấy các thang tư duy đều ở bậc cao, cụ thể là từ vận dụng, phân tích đến đánh giá và sáng tạo. Chính vì thế, GV 15
AL
phải nhận thức sâu sắc mục tiêu dạy học và việc vận dụng thang đo tư duy Bloom trong việc đặt mục tiêu bài học là một việc làm cần thiết và hiệu quả. 1.3. Những lưu ý khi viết mục tiêu bài học
FI
CI
- Theo quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm thì việc đặt mục tiêu bài học phải viết dưới góc độ người học (viết cho người học), nhấn mạnh kết quả cuối cùng của bài học là ở phía người học, GV phải viết bằng một động từ chỉ hành động (chỉ hành động của người học phải thực hiện sau bài học). Thay vì viết: Bài (tiết) này nhằm giúp HS… Thì nên viết: sau tiết học này HS cần: hiểu được, vận dụng được, phân tích được, đánh giá được, sáng tạo được…..
OF
- Để đặt được mục tiêu bài học chuẩn xác cần phải tuân thủ nguyên tắc: mục tiêu phải cụ thể, có thể đo được mức độ tư duy của người học, phù hợp với nội dung và điều kiện thực hiện (thời gian, đối tượng học sinh, phương tiện hỗ trợ…) nhằm đảm bảo khả năng người học hoàn thành mục tiêu mà GV đặt ra.
ƠN
- Mục tiêu bài học bao gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ. Đặt mục tiêu bài học ở nhiều phạm vi khác nhau: mục tiêu cho từng hoạt động học, mục tiêu cho một bài học cụ thể, mục tiêu cho cả một chuyên đề, tất cả các mục tiêu về kiến thức và kĩ năng đều hướng đến hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất người học.
NH
2. Vận dụng thang tư duy Bloom trong việc đặt câu hỏi dạy - học
KÈ
M
QU
Y
Sử dụng câu hỏi là một phương pháp đã được thực hiện lâu đời nhất trong lịch sử giáo dục gắn liền với tên tuổi những người thầy như Khổng Tử, Socrates, Platon,… Gần đây nhất có các tác giả Maczno (2007), Elder và Paul (2010) cũng đã đề cập đến đặt câu hỏi hiệu quả, nghệ thuật vận dụng các kiểu câu hỏi thông qua kỹ năng đặt và trả lời câu hỏi… Nhìn chung có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về đặt và trả lời câu hỏi trong dạy học nhưng khi đặt ra vấn đề phát triển năng lực, nhất là năng lực tư duy cho HS thì những câu hỏi kiểu cũ, vụn vặt, khép kín hoặc chưa có trọng tâm sẽ không mang lại hiệu quả khoa học cao, không kích thích người học hăng say tham gia vào quá trình học tập. Vì thế cần phải có một hệ thống câu hỏi và hệ thống câu hỏi này phải phù hợp với định hướng giáo dục của Việt Nam hiện nay là phát triển năng lực cho người học. Vận dụng thang đo tư duy Bloom trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong hoạt động dạy - học môn Ngữ văn đáp ứng được yêu cầu trên.
DẠ Y
Khi GV đặt ra câu hỏi, HS suy nghĩ để trả lời qua đó nâng cao được năng lực tư duy cho học sinh. Mức độ phát triển năng lực tư duy của HS như thế nào còn phụ thuộc vào chất lượng nội dung, hình thức của câu hỏi đặt ra. Vì thế, rất cần câu hỏi khoa học và có hệ thống ở các cấp độ khác nhau để lôi cuốn HS tham gia vào và giúp HS dễ lĩnh hội. Ở đây người viết sẽ xây dựng hệ thống câu hỏi dựa trên thang nhận thức của Bloom (Anderson và cộng sự, 1999) với các cấp độ: “Nhớ, Hiểu, Áp dụng, Phân tích, Đánh giá, Sáng tạo” để vận dụng vào phần VHHTPP 30 - 45. 16
NH
được/
QU
Y
nhắc lại đúng.
Khi đặt câu hỏi ở cấp độ “Nhớ”, GV có thể sử dụng các từ/cụm từ như: ai, ở đâu, khi nào, hãy nêu ra, hãy nhắc lại, hãy kể lại…
ƠN
1. Câu hỏi ở cấp độ Nhằm kiểm tra trí Nhớ (Remember) nhớ (khả năng Nhớ là khả năng học thuộc lòng) ghi nhớ, nhắc lại của HS về các chính xác và nhận thông tin, kiến diện thông tin. Nhớ thức liên quan được xem như là đến tác giả, tác nền tảng, rất cần phẩm, thời đại… thiết cho tất cả các Câu hỏi này giúp cấp độ tư duy. Nhớ HS tái hiện những ở đây được hiểu là gì HS đã nghe, đã nhớ lại những kiến đọc, đã học trên thức đã học và lớp.
DẠ Y
KÈ
M
2. Câu hỏi ở cấp độ Nhằm kiểm tra Hiểu (Understand) HS cách liên hệ, Hiểu là khả năng kết nối các thông diễn giải, giải thích tin, kiến thức nội vấn đề bằng cách dung trong bài nghĩ, cách lập luận học, thông tin về và ngôn ngữ của tác giả, tác phẩm, riêng mình. Hiểu thời đại và có sự không đơn giản là liên hệ bản thân. nhớ và nhắc lại Câu hỏi này còn những gì đã học, giúp HS hiểu đã biết mà phải có được những nét khả năng diễn đạt ý đặc sắc trong nội
Hệ thống câu hỏi minh họa
CI
Cách thức thực hiện
* Bài Tác giả NC - Kể tên một TP của Nam Cao mà em đã học?
FI
Mục đích
- Nêu những nét chính về cuộc đời của nhà văn Nam Cao?
OF
Các cấp độ tư duy theo thang Bloom
AL
2.1. Hệ thống câu hỏi theo thang tư duy Bloom trong phần dạy học VHHTPP30 - 45
Khi đặt câu hỏi ở cấp độ “Hiểu” thì GV có thể sử dụng các cụm từ như: hãy so sánh, hãy giải thích, vì sao…
- Kể tên đề tài chính/nêu những đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nam Cao * Bài Chí Phèo - Hãy nêu những nhan đề đã được đặt cho TP Chí Phèo? Kể tên hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Chí Phèo? * Bài tác giả Nam Cao: Vì sao Nam Cao lại thành công ở đề tài người nông dân nghèo và người trí thức nghèo? * Bài Chí Phèo: Vì sao khi in TP của mình vào tập Luống cày, Nam Cao lại chọn cho TP của mình nhan đề Chí Phèo? 17
tưởng, thông tin dung, nghệ thuật theo cách của riêng của TP và tài mình cho người năng của tác giả. khác cùng hiểu.
AL
* Bài “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ)
NH
QU
Y
DẠ Y
KÈ
M
mới.
* Bài tác giả Nam Cao - Phong cách nghệ thuật của Nam cao được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn Lão Hạc?
OF
Để có thể đặt câu hỏi ở cấp độ “áp dụng” thì GV cần phải tạo ra những tình huống mới, tình huống có vấn đề để HS vận dụng các kiến thức đã học, đã biết vào giải quyết vấn đề. GV cũng có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau cho một câu hỏi để HS lựa chọn một câu trả lời phù hợp, kèm theo đó là sự lý giải của HS. Chính việc so sánh rồi chọn lựa các câu trả lời, sau đó lý giải vì sao mình chọn là một quá trình tích cực hóa hoạt động học tập, phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy cho HS.
ƠN
3. Câu hỏi ở cấp độ Nhằm kiểm tra vận dụng (Apply) khả năng áp dụng Áp dụng hay còn những thông tin, gọi là ứng dụng, áp kiến thức đã học, dụng là khả năng đã đọc được vào sử dụng thông tin, tình huống mới, kiến thức và tình huống cụ thể chuyển đổi kiến như thế nào. thức từ dạng này Thông qua câu trả sang dạng khác (sử lời cho loại câu dụng những kiến hỏi này sẽ giúp thức đã học trong HS tăng thêm hoàn cảnh mới), kinh nghiệm, vốn tức là vận dụng sống, biết cách những gì đã học giải quyết vấn đề vào đời sống hoặc tương tự trong một tình huống cuộc sống.
FI
CI
- Em hiểu như thế nào về nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia?”
- Nếu em là nhà văn Nam Cao, sau cách mạng tháng 8/1945 em có xác định “Sống đã rồi hãy viết không”, vì sao? * Bài Chí Phèo - (khi tìm hiểu đoạn đầu tác phẩm) Em đã từng gặp những người “vừa đi vừa chửi” như CP chưa? Chia sẻ một tình huống cụ thể? * Bài “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ) - Từ đoạn trích, Em nghĩ như thế nào về việc tổ chức một đám tang phù hợp hiện nay?
18
* Bài tác giả Nam Cao
GV đưa ra vấn đề, tình huống có trong hoặc ngoài TP (nhưng có liên quan đến tác phẩm) và đặt câu hỏi yêu cầu HS đánh giá.
* Bài tác giả Nam Cao
* Bài Chí Phèo
CI
- Phân tích diễn biến tâm lí của CP khi được Thị Nở cho ăn bát cháo hành?
FI
ƠN Y
QU M
DẠ Y
KÈ
4. Câu hỏi ở cấp độ Đánh giá (Evaluate) Là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp. Trong hoạt động tiếp nhận TP văn chương, đánh giá
AL
Câu hỏi phân tích thường đòi hỏi HS phải trả lời: Tại sao? (khi giải thích nguyên nhân). Em có nhận xét gì? (khi đi đến kết luận). Em hãy lý giải/giải thích (khi chứng minh luận điểm) Tình huống phân tích thường có nhiều đáp án, nhiều sự lựa chọn khác nhau. Vì bản thân mỗi HS sẽ có những suy nghĩ, lập luận, quyết định khác nhau. GV tránh áp đặt, cần tôn trọng sự tự do sáng tạo của HS. Nhưng cũng cần điều chỉnh, định hướng khi HS có những sai lệch.
- Phân tích diễn biến tâm lí của CP khi bị Thị Nở từ chối? Vì sao lúc này “hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành”?
OF
Nhằm kiểm tra khả năng phân tích, lý giải những nội dung được học, từ đó tìm ra mối liên hệ, hoặc chứng minh luận điểm, hoặc đi đến kết luận về một vấn đề gì đó.
NH
4. Câu hỏi ở cấp độ Phân tích (Analyze) Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống. Phân tích đòi hỏi khả năng lập luận, suy luận cao kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm, chính kiến của bản thân người phân tích.
Nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của HS trong việc nhận định, đánh giá các sự kiện, thông tin trong TP hoặc về tác giả. Dạng câu hỏi này giúp thúc
* Bài “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ) - Phân tích niềm hạnh phúc của những người trong gia đình/những người ngoài gia đình trong đám tang của cụ cố Tổ? - Phân tích cảnh hạ huyệt trong ĐT để thấy được bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng?
- Thử đưa ra một đánh giá về vị trí của nhà văn Nam Cao và lí giải vì sao em đánh giá như vậy? * Bài Chí Phèo 19
đẩy HS tìm tòi tri thức, xác định giá trị đồng thời qua đó chúng ta hiểu được cách nhìn nhận, cách cảm, quan điểm, chính kiến của HS về vấn đề. Trả lời cho câu hỏi đánh giá đòi hỏi HS phải biết cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục để đưa ra và bảo vệ quan điểm của mình.
AL
- Chọn chi tiết đặc sắc nhất trong tác phẩm? Vì sao em lại chọn chi tiết đó?
DẠ Y
KÈ
M
6. Câu hỏi ở cấp độ Nhằm kiểm tra Sáng tạo (Create) khả năng của HS Đây là cấp độ cao có thể đưa ra dự nhất trong thang đoán, cách giải nhận thức của quyết vấn đề, các Bloom. Từ những câu trả lời hoặc đề thông tin, kiến thức xuất có tính sáng được cung cấp tạo. Câu hỏi dạng người học có khả này sẽ kích thích năng làm ra cái sự sáng tạo của mới. Để phát triển học sinh, qua đó được tài năng cho sẽ giúp GV kịp
FI
CI
- Có ý kiến cho rằng: Tác giả có dụng ý khi xây dựng nhân vật Bà Ba đẹp nhất làng Vũ Đại lại đẩy CP vào tù, Thị Nở xấu nhất làng Vũ Đại lại đưa CP về làm người lương thiện? Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
OF
QU
Y
NH
ƠN
là một bước cao (nhận thức - đánh giá - thưởng thức) thể hiện được trình độ, kinh nghiệm, vốn sống, khuynh hướng của người đánh giá.
GV cần tạo ra những tình huống, những câu hỏi buộc HS phải lập luận, suy đoán, vận dụng tư duy để có thể đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình.
* Bài “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ) - Ngoài chương truyện Hạnh phúc của một tang gia, em còn đọc thêm chương nào trong tiểu thuyết Số đỏ nữa? Đánh giá về giá trị hiện thực của TP Số đỏ? * Bài tác giả Nam Cao - Đóng vai nhà văn Nam Cao để trả lời câu hỏi: sau cách mạng tháng 8/1945, tại sao nhà văn lại xác định “sống đã rồi hãy viết” * Bài Chí Phèo - Nếu cho em viết 20
lại một đoạn trong truyện Chí phèo thì em sẽ viết lại đoạn nào? Vì sao?
AL
thời phát hiện và bồi dưỡng cho những em có năng khiếu
CI
- Thử viết tiếp/viết lại đoạn kết cho TP Chí phèo? Vì sao em viết như vậy?
FI
người học thì GV rất cần cho HS một môi trường thuận lợi để sáng tạo. Tránh gò bó áp đặt, bởi áp đặt là triệt tiêu hết mọi sự sáng tạo.
OF
2.2. Những lưu ý khi xây dựng hệ thống câu hỏi theo thang nhận thức của Bloom ở phần VHHTPP 30 - 45 Trong quá trình vận dụng các thang đo tư duy Bloom để xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học, GV cần lưu ý một số vấn đề để đạt hiệu quả cao nhất.
ƠN
2.2.1. Đối tượng học sinh
QU
Y
NH
Sự phân chia các cấp độ ở đây cũng chỉ mang tính tương đối, vì có trường hợp trong câu hỏi ở thang tư duy này lại có vế quan hệ với câu hỏi thang tư duy khác, và ngược lại. Câu hỏi ở mức độ tư duy càng cao thì sẽ giúp HS phát triển năng lực tư duy càng nhiều. Hệ thống câu hỏi trong giờ học phải giúp HS đạt tới mục tiêu bài học. Bên cạnh đó hệ thống câu hỏi cũng cần mang tính “vừa sức” và “tạo sức” và “thử sức” cho học sinh. GV cần tránh sử dụng nhiều câu hỏi ở cấp độ thấp sẽ khiến HS thấy nhàm chán, đơn điệu, không hứng thú với giờ dạy học (nhất là đối với những HS khá, giỏi). Ngược lại GV đặt quá nhiều những câu hỏi ở cấp độ cao cũng làm cho HS học lực trung bình sẽ khó theo kịp rồi từ đó cũng sinh ra tâm lý “đuối sức”. Vì vậy, phải tùy vào tình hình thực tế của lớp học mà cân nhắc, lựa chọn, phân phối các cấp độ câu hỏi cho hợp lý.
KÈ
M
Do trình độ nhận thức, vốn sống, trải nghiệm của HS ở lớp 11, THPT đã đạt đến một trình độ nhất định nên việc vận dụng hệ thống câu hỏi theo thang nhận thức của Bloom cho HS cần đa dạng ở các cấp độ nhớ, hiểu, phân tích, áp dụng, đánh giá, sáng tạo... đảm bảo độ vừa sức cũng như sự phù hợp với thực tiễn cuộc sống của HS. Đặc biệt, năng lực đánh giá và sáng tạo còn là cơ hội để HS phát huy được năng khiếu, sở thích, đam mê của mình ở các lĩnh vực khác nhau trong đời sống (vẽ, viết, diễn, thu thập thông tin, khả năng sử dụng công nghệ thông tin, khả năng lãnh đạo nhóm… ). Từ đó, HS sẽ có cơ hội phát huy và theo đuổi đam mê, là một trong những cơ sở lựa chọn nghề nghiệp khi học xong bậc THPT.
DẠ Y
2.2.2. Nội dung bài dạy
Nội dung kiến thức của một bài học nào đó quyết định đến việc lựa chọn câu hỏi theo những thang đo tư duy Bloom khác nhau. Đối với một bài văn học sử, cụ thể như Tác giả Nam Cao thì GV cần xác định rõ những cấp độ tư duy như nhớ, biết đã được trình bày sẵn trong sách giáo khoa (những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nam Cao) vì thế, không nên đặt những câu hỏi ở cấp độ này. 21
OF
FI
CI
AL
Ngược lại, cần yêu cầu HS phát huy các cấp độ tư duy ở mức độ cao hơn như vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. Ví dụ như vẽ sơ đồ tư duy nội dung kiến thức, đánh giá ảnh hưởng của cuộc đời và con người nhà văn trong các sáng tác của Nam Cao, vẽ tranh/làm Powerpoint giới thiệu về nhà văn, TP của nhà văn… Những yêu cầu đó vừa rèn luyện kĩ năng thế kỉ 21 cho HS vừa phát triển năng lực tư duy ở mức độ cao. Ngược lại, với những bài học là TP văn học, cụ thể như ĐT Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) hay Chí Phèo - Nam Cao thì GV không thể bỏ qua hệ thống câu hỏi ở cấp tư duy nhớ/hiểu vì nếu không đặt những câu hỏi ở cấp độ này, GV sẽ không thể xác định được HS đã chuẩn bị bài hay chưa, đã nắm kiến thức ở mức độ nào để nâng cao năng lực tư duy nhân thức ở mức độ cao hơn. Vì thế cần có những câu hỏi như: hãy nêu/hãy tóm tắt/hãy kể lại… nội dung tác phẩm/đoạn trích, các nhân vật, sự kiện, tình tiết trong tác phẩm.
NH
ƠN
Mặt khác GV có thể sử dụng câu hỏi dạng đánh giá, sáng tạo dành riêng cho HS khá, giỏi như một hình thức bài tập về nhà. Tuy nhiên, cũng không quên khuyến khích những HS còn lại mạnh dạn tham gia trả lời dạng câu hỏi này. Xây dựng hệ thống câu hỏi cho cùng một khối lớp nhưng ở mỗi lớp khác nhau GV nên có sự điều chỉnh tổ hợp câu hỏi cho phù hợp trình độ HS của từng lớp. GV cần phối hợp hài hòa, nhịp nhàng và hợp lý các dạng câu hỏi sao cho tất cả HS đều hăng hái tham gia vào giờ học. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào tài năng, bản lĩnh sư phạm của giáo viên. 3. Vận dụng thang tư duy Bloom trong việc kiểm tra đánh giá học sinh
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
Trong quá trình dạy - học, kiểm tra, đánh giá HS là khâu cuối cùng và cũng là khâu có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá cho chúng ta biết hiệu quả của hoạt động dạy - học bằng việc phân tích thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu bài học đã đề ra cũng như khả năng tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức của HS (mức độ hình thành kiến thức, vận dụng kiến thức đến đánh giá, phân tích và sáng tạo). Từ đó GV có những định hướng cụ thể để điều chỉnh hoạt động dạy của bản thân, đồng thời điều khiển hoạt động học của HS một cách phù hợp, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu dạy - học đã đề ra. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá năng lực người học lại cần một tiêu chí khoa học và cụ thể. Từ các cấp độ của nhận thức - các thang đo tư duy Bloom, GV có thể vận dụng vào việc ra các hệ thống câu hỏi, bài tập, cũng như các sản phẩm nhóm và cá nhân để kiểm tra năng lực mà người học đã đạt được, đã tiến bộ qua quá trình học tập cụ thể. Đánh giá năng lực người học chính là việc tái hiện lại các chuẩn năng lực trên từng cá nhân người học. Bên cạnh đó cũng đánh giá lại mức độ khoa học và hợp lý của các chuẩn năng lực và mục tiêu học tập mà môn học đã đưa ra từ các tiết học, các đơn vị bài học hoặc các chủ đề, chuyên đề trong môn học Ngữ văn. Nếu dựa theo thang Bloom thì bài kiểm tra phải được thiết kế theo các cấp độ nhận thức từ Kiến thức, Lĩnh hội, Vận dụng, Phân tích, Đánh giá và Sáng tạo. Tương ứng với các thang đo 22
CI
AL
tư duy Bloom trên, các GV dạy Ngữ văn từ trước đến nay đã vận dụng trong việc thiết kế ma trận bài kiểm tra ở các mức độ Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Trong quá trình vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học phần văn học hiên thực phê phán, chúng tôi đã nghiên cứu và đúc rút được các hình thức kiểm tra đánh giá hiệu quả dưới đây
Y
NH
ƠN
OF
FI
3.1. Xây dựng phiếu kiểm tra đánh giá theo tiêu chí (Rubric) Rubric là một công cụ có thể dùng trong đánh giá kết quả học tập của HS, được thể hiện bằng bảng miêu tả các tiêu chí cụ thể theo những cấp độ khác nhau dựa trên mục tiêu nhiệm vụ đặt ra. Rubric là Bảng hệ thống những yêu cầu cần đạt (nội dung kiến thức thể hiện trong bài viết, kĩ năng tạo lập bài viết, tính sáng tạo thể hiện trong bài viết) với các tiêu chí khác nhau ở từng mức độ căn cứ vào mục tiêu mà GV đặt ra. Tính ưu việt của Rubric thể hiện ở chỗ cùng một lúc có thể vừa cho điểm, vừa xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Trong quá trình kiểm tra đánh giá các mức độ tư duy của HS ở môn Ngữ văn thường sử dụng một trong hai loại Rubric: định tính hoặc định lượng Mô hình Rubric định tính, đánh giá mức độ tư duy nhận thức của HS có thể được thiết kế thành hai cột: - Cột thứ nhất ghi mức độ điểm số mà HS đạt được - Cột thứ 2 mô tả các tiêu chí ở mỗi mức điểm (những tiêu chí này thể hiện các yêu cầu cần đạt của sản phẩm mà GV đặt ra với HS ). Mô hình Rubric định lượng, đánh giá năng lực tạo lập văn bản của HS có thể được thiết kế thành nhiều cột: + Cột thứ nhất ghi nội dung chính của các điểm thành phần
QU
+ Những cột tiếp theo mô tả cụ thể tiêu chí cần đạt mà GV đặt ra tương ứng với từng mức điểm. Những mức điểm này nên xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp theo kiểu bậc thang mức độ tư duy để dễ dàng đánh giá.
KÈ
M
Trong quá trình dạy học Rubric là một công cụ đánh giá/chấm điểm, được xây dựng bởi GV (cũng có thể cho HS cùng tham gia) để hỗ trợ việc đánh giá chi tiết một sản phẩm hoặc một hoạt động học tập. Sử dụng rubric trong đánh giá học tập là một biểu hiện của tiếp cận dạy học lấy người học làm trung tâm. Với các tiêu chí đánh giá được mô tả cụ thể, GV có thể giảm hẳn việc cung cấp thông tin phản hồi về học tập cho mỗi học sinh.
DẠ Y
Xây dựng mô tả đối với mỗi mức đánh giá theo thang đo Bloom cho mỗi tiêu chí. Nên bắt đầu ở hai mức cao nhất và thấp nhất, sau đó gia giảm đối với các mức còn lại. Các mô tả cần rõ ràng, súc tích và bám sát các động từ trong thang đo tư duy Bloom là: Nhớ / Hiểu/ Vận dụng/ Phân Tích/ Đánh giá và sáng tạo. Dưới đây là thiết kế một Rubric trong quá trình dạy học phần Tác giả Nam Cao
23
AL
Nội dung yêu cầu: Sau khi học xong bài tác giả Nam Cao, em hãy tạo ra một sản phẩm cụ thể để giới thiệu về nhà văn Nam Cao. Rubric về sản phẩm Mô tả
Mức 1/ Nhớ
- Nhớ chính xác các thông tin về Nam Cao (Tên, tuổi, bút danh, các hoạt động chính, các đề tài chính, các TP tiêu biểu)
Mức 2/ Hiểu
- Lí giải/giải thích được một số vấn đề liên quan đến Nam Cao (vì sao thành công ở đề tài người nông dân nghèo và trí thức nghèo, vì sao lại đề cao “con người trong con người” khi sáng tác?)
- Phân tích những biểu hiện thành công về đề tài của Nam Cao - Phân tích những đặc điểm về phong cách nghệ thuật trong truyện ngắn Lão Hạc đã được học - Đánh giá vị trí, đóng góp của Nam Cao trong nền văn học Việt Nam hiện đại (so với các nhà văn cùng thời) - Lựa chọn và đưa ra được cách nghĩ/cách lí giải mang tính cá nhân phù hợp
Y
Mức 5/ Đánh giá
- Quan điểm về nhà văn, về TP của Nam Cao
ƠN
Mức 4/ Phân tích
- Liên hệ được các vấn đề về con người, thời đại của Nam Cao với các vấn đề thực tế
NH
Mức 3/ Vận dụng
OF
FI
CI
Tiêu chí
QU
- Tạo ra sản phẩm về nhà văn Nam cao theo những hình thức khác nhau như: sáng tác tiểu phẩm, vẽ tranh minh họa, vẽ sơ đồ tư duy, diễn kịch, tạo buổi phỏng vấn…
Mức 6/ Sáng tạo
Tiêu chí
M
Rubric về trình bày sản phẩm trên lớp Mô tả
KÈ
Trình bày rõ nội dung thuyết trình.
DẠ Y
Nội dung
Đảm bảo các bạn đều hiểu rõ nội dung thuyết trình. Có câu hỏi tương tác, thu hút người nghe. Trả lời những câu hỏi từ GV và các bạn HS khác.
Hình thức Sử dụng phương tiện trực quan để minh họa kiến thức
24
AL
Phong cách Tự tin, sử dụng cử chỉ, điệu bộ thuyết trình Trôi chảy, mạch lạc
Có sự hỗ trợ, kết hợp giữa các thành viên khi thuyết trình.
OF
Hợp tác nhóm
FI
Thời gian Đảm bảo thời gian quy định (Tối đa 15 phút)
CI
Tốc độ nói vừa phải, nhấn giọng hợp lý
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
3.2. Kiểm tra đánh giá qua các sản phẩm sáng tạo Sáng tạo nghệ thuật là năng lực thẩm mĩ cao nhất mà mục tiêu dạy - học Ngữ văn nói chung, dạy học VHHTPP 30 - 45 nói riêng hướng đến. Sáng tạo cũng chính là bậc tư duy cao nhất theo đang đo tư duy Bloom điều chỉnh. Năng lực thẩm mĩ bao gồm: năng lực phát hiện cái đẹp, năng lực thưởng thức cái đẹp và năng lực sáng tạo cái đẹp. Hoạt động sáng tạo ở đây rất đa dạng, phong phú và nhiều mức độ tùy thuộc vào khả năng tổ chức của GV và khả năng thực hiện của HS, cụ thể: 3.2.1. Vẽ tranh Trong các giờ học, cảm thụ về một nhân vật, một chi tiết nghệ thuật nào đó trong tác phẩm ngôn từ lại có thể được chuyển thể thành một “Tác phẩm” hội họa. Ví dụ như, vẽ tranh minh họa một chi tiết, một hoạt cảnh hoặc cả một sự kiện, một nhân vật trong một tác phẩm. Trong các giờ học, ở phần củng cố kiến thức hoặc ở các tiết tự chọn, GV có thể cho HS phát huy năng lực sáng tạo bằng các bức tranh minh họa. Hoạt động này khơi gợi, phát huy năng khiếu hội họa ở học sinh, khả năng hình dung, cảm thụ và biểu đạt những nhân vật, chi tiết, sự kiện trong tác phẩm theo một cách nhìn riêng, độc đáo, ấn tượng. Khi dạy học phần VHHTPP 30 - 45, Tác phẩm Chí Phèo và Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, HS thường rất thích thú để vẽ tranh chân dung các nhân vật Chí Phèo, Thị Nở, Tuyết ngây thơ, Phán mọc sừng… cũng có khi vẽ những cảnh có thể tái hiện được một chi tiết nghệ thuật độc đáo như: cảnh Chí Phèo ăn vạ, cảnh Thị Nở bưng bát cháo hành đưa cho Chí, cảnh hạ huyệt trong đám tang cụ cố Tổ, vẽ Facebook Nam Cao trong bài tác giả Nam Cao vốn là một sở thích của nhiều thế hệ học sinh. Tuy nhiên, mỗi năm HS lại có những sáng tạo riêng. (các sản phẩm của HS ở phần phụ lục) Vẽ tranh có thể là một quá trình sáng tạo của cá nhân học sinh, có thể là một quá trình hợp tác của nhiều thành viên trong cùng tổ, nhóm. Khi đánh giá, cho điểm bất cứ một bức tranh nào, GV cũng cần xem xét kĩ lưỡng ý tưởng, quá trình sáng tạo và sản phẩm cuối cùng ở nhiều tiêu chí (như phần thang Rubric ở trên). 3.2.2. Sáng tác văn học Sau khi học xong một tác phẩm văn học, HS sẽ có những suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng những câu chuyện, những câu thơ có cùng môtip hoặc tưởng 25
OF
FI
CI
AL
tưởng một kết thúc khác, tưởng tượng một câu chuyện khác từ câu chuyện được học. Những liên tưởng, tưởng tượng đó, nếu được nắm bắt và khích lệ đúng mức sẽ giúp HS có thể tạo ra những TP văn học mới, mang cảm hứng, quan điểm, tư tưởng, tình cảm mới mẻ, độc đáo của cá nhân học sinh, nhóm HS hoặc tập thể lớp. Những TP này góp phần soi chiếu lại những TP văn học đã học, góp phần thể hiện cách hiểu, cách cảm, cách thâm nhập riêng, độc đáo của người học trước tác phẩm. Kiểm tra, đánh giá HS theo thang đo tư duy Bloom ở bậc cao nhất là sáng tạo. Đây được xem là hình thức kiểm tra đánh giá đúng đắn, khả quan, thiết thực. Bởi vì, sáng tạo là một nhu cầu của quá trình học tập, mức độ sáng tạo tùy thuộc vào năng khiếu, trí tưởng tượng, khả năng hư cấu, vốn ngôn ngữ cũng như hiểu biết của HS về cuộc sống, con người và xã hội. Mặt khác, sáng tạo là hoạt động phát huy cao nhất tính chủ động, tích cực của HS, góp phần phát triển các năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt ở người học.
NH
ƠN
Khi dạy phần VHHTPP 30 - 45, GV thường hướng dẫn HS sáng tác một vở kịch nhỏ tái hiện lại một sự kiện, một chi tiết trong tác phẩm Chí Phèo, đoạn trích Hạnh Phúc của một tang gia. Hoặc là cho HS viết lại/viết tiếp đoạn kết của tác phẩm Chí Phèo. HS tích hợp kiến thức liên môn về Lịch sử, Địa Lý để có thể viết về một Chí Phèo sau cách mạng hoặc một Chí Phèo con ra đời từ bão táp của cách mạng tháng 8, cuộc đấu tranh tự giác, có tổ chức của người nông dân làng Vũ Đại ngày ấy… Cũng có thể, HS viết về một câu chuyện gần gũi với cuộc sống bằng những hình thức nghệ thuật học được từ tác phẩm Chí Phèo hay Số Đỏ.
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
3.2.3. Sân khấu hóa Giáo viên và HS đều là những đối tượng có nhiều khả năng, năng khiếu về âm nhạc, diễn xướng, diễn xuất, sân khấu hóa tác phẩm văn học. Các tác phẩm VHHTPP trong chương trình Ngữ văn 11 THPT khá đa dạng, phong phú và dễ dàng chuyển sang hoạt động sân khấu hóa. Mặt khác, dung lượng các tiết dạy tương đối nhiều (8 tiết chính, 4 tiết tự chọn) và HS lớp 11 khá năng động, thích khám phá và không bị áp lực các kì thi lớn như: thi HSG tỉnh lớp 12, thi THPT Quốc gia lớp 12. Ngoài ra một số trường THPT còn có nhiều chương trình hoạt động ngoại khóa về văn học như Câu lạc bộ Văn học dân gian, Tìm hiểu về văn học hiện thực và văn học lãng mạn 30 - 45, Văn học kháng chiến hay văn học thời kì đổi mới. Hoạt động sân khấu hóa giúp HS phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong các giờ học, nâng cao hiệu quả thẩm mĩ, khơi gợi niềm say mê hứng thú cho học sinh. Khi thực hiện sân khấu hóa một tác phẩm văn học dân, HS không chỉ cảm nhận được cái hay cái đẹp của ngôn từ nghệ thuật mà còn có sự tác động thấm thía, sâu sắc và bền bỉ bởi các yếu tố văn hóa - lịch sử. Qua đó, phát huy các năng lực người học, rèn luyện trí, thể, mĩ cho từng học sinh. Để tiến hành sân khấu hóa một tác phẩm, một đoạn trích trong phần VHHTPP 30 - 45, GV và HS phải có sự đầu tư nhiều hơn một giờ dạy thông 26
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
thường. GV xác định mục tiêu, phương tiện, cách thức thực hiện, định hướng năng lực hướng tới. Sau đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, từng cá nhân. HS đọc kĩ tác phẩm, viết lại lời diễn, chọn trang phục, sân khấu… GV sẽ làm khán giả, nhà cố vấn, giám khảo cho từng nhóm, từng đội. Vai trò cố vấn của GV đặc biệt quan trọng, đó là kịp thời phát hiện, định hướng cho HS trong cách chọn nội dung, hình thức cũng như tinh thần sân khấu hóa. Tuy nhiên, với hầu hết đối tượng HS, đây được xem là hoạt động thú vị và thu hút sự tham gia nhiệt tình và có hiệu quả. Diễn kịch: Kết hợp ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm với hoạt động diễn xuất, hóa trang, âm nhạc, sân khấu… HS diễn cảnh Chí phèo mới ra tù trở về làng ăn vạ, HS diễn cảnh Chí Phèo được Thị Nở cho ăn cháo hành, HS diễn đoạn Chí Phèo bị cự tuyệt hay cảnh Thị Nở sau khi nghe tin Chí Phèo tự sát. HS cũng có thể diễn lại tình tiết trong cảnh hạ huyệt trong đoạn trích Hạnh Phúc của một tang gia. Khi diễn kịch, HS hướng đến năng lực diễn xuất, khả năng nói trước đám đông, năng lực làm việc nhóm, đồng thời ghi nhớ tác phẩm, cảm thụ tác phẩm trong một không khí đậm đà màu sắc văn hóa truyền thống. (Các vở kịch của HS ở Phụ lục) Làm phim: Cùng với sự hỗ trợ vô cùng đắc lực của các phương tiện công nghệ như máy ảnh, máy quay, điện thoại và các phần mềm làm video vô cùng hữu hiệu. Việc đặt ra yêu cầu làm một đoạn phim ngắn khoảng 5 -7 phút đối với HS không chỉ là thử thách mà còn là một cơ hội, một điều kiện để được làm việc nhóm, phát huy khả năng công nghệ cũng như những tìm tòi hứng thú có được ngoài quyển SGK mà vẫn đạt được những mục tiêu học tập. Làm Phim cũng đem đến cho đông đảo người xem có một cách tiếp cận mới về tác phẩm văn học dưới góc nhìn và diễn của HS. Tuy nhiên, GV cần có sự định hướng cũng như nghiệm thu các sản phẩm sáng tạo này của HS. Ở phần VHHTPP, HS thường thích thú làm các video giới thiệu (review) các tác phẩm của nhà văn Nam Cao, nhà văn Vũ Trọng Phụng. HS cũng có thể làm phim về một vài tình tiết trong một vài tác phẩm của nhà văn Nam Cao, nhất là HS ở các vùng nông thôn. Khi dạy dạy phần VHHTPP, chúng tôi tiếp tục phát huy được “Dự án văn hóa đọc” vốn là dự án đọc được cô trò tự đề ra và thực hiện. Ở đó, HS được giao nhiệm vụ đọc và trình bày lại tác phẩm đã đọc theo cách riêng của HS. Trong đó, HS tiếp tục dự án trên bằng cách đọc và làm phim ngắn giới thiệu những tác phẩm của Nam Cao và Vũ Trọng Phụng trên Facebook mỗi nhà văn do HS tự thiết kế. Cuối cùng, để HS tiến hành các hoạt động sáng tạo trên, GV cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu bài dạy học chu đáo hơn, có sự chuẩn bị trước cả về phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo, giáo án, phiếu học tập, bảng phụ,… để các hoạt động dạy - học nhịp nhàng và thực sự hiệu quả. (Các đoạn phim của HS có dẫn nguồn ở phần phụ lục)
27
III. Thực nghiệm sư phạm
AL
1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm 1.1. Mục đích thực nghiệm
CI
Để những nghiên cứu về các phương pháp, cách thức vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học ở chương trình Ngữ văn có giá trị khả thi, chúng tôi tiến hành dạy học thực nghiệm với mục đích hướng đến là:
FI
- Kiểm chứng những nghiên cứu, giả định khoa học của đề tài.
OF
- Đánh giá khách quan tính khả thi và hiệu quả của những giải pháp, biện pháp, những phạm vi vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy - học phần VHHTPP 30 - 45. - Thu nhận và đánh giá mức độ hứng thú, thái độ tích cực, sáng tạo của HS trong học tập môn Ngữ văn 1.2. Yêu cầu thực nghiệm
ƠN
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT.
NH
Thực nghiệm là hoạt động thực tiễn khi chúng ta áp dụng những nghiên cứu, kinh nghiệm vào thực tế dạy học. Do đó, hoạt động này đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ, chu đáo về mọi mặt: giáo án thực nghiệm, chọn đối tượng thực nghiệm và đối chứng, chọn GV dạy thực nghiệm, đối chứng. Đồng thời, dạy thực nghiệm đòi hỏi đảm bảo tính khách quan, khoa học cho nên chúng ta cần tuân thủ mọi quy định cụ thể về số tiết phân phối chương trình, bài dạy theo đúng thứ tự.
Y
2. Nội dung thực nghiệm
QU
2.1. Bài dạy thực nghiệm: Với mong muốn được thể hiện nhiều và tốt nhất những định hướng vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học ở chương trình THPT, chúng tôi lựa chọn dạy thực nghiệm hai lớp với bài dạy cụ thể là: Chuyên đề VHHTPP 30 - 45, bài Chí Phèo - Nam Cao (bao gồm phần tác giả và tác phẩm)
M
2.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
KÈ
- Đối tượng thực nghiệm ở đây chúng tôi tiến hành dạy học ở 2 lớp: thực nghiệm và đối chứng. Yêu cầu của đối tượng thực nghiệm:
DẠ Y
+ Về phía HS : Các lớp thực nghiệm và đối chứng là những lớp có trình độ học tập tương đồng nhau, số lượng và điều kiện học tập đồng đều. + Về phía GV: GV tham gia dạy thực nghiệm và đối chứng có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm giảng dạy, có tinh thần say mê trong công việc.
- Địa bàn thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở khối 11, Trường THPT Nguyễn Đức Mậu. 28
- Danh sách các lớp học và các GV tham gia dạy đối chứng, thực nghiệm: Lớp đối chứng
Lớp
Sĩ số
GV
Lớp
Sĩ số
11A1
41
Mai Thị Nga
11A9
42
11A2
43
Hồ Thị Tuyết
11A10
40
11A3
41
Vũ Hữu Thành
11A8
40
GV
CI
Mai Thị Nga
Hồ Thị Tuyết
FI
Vũ Hữu Thành
OF
2.3. Thời gian thực nghiệm
AL
Lớp thực nghiệm
Các tiết dạy thực nghiệm và đối chứng được tổ chức thực hiện dạy học trong khoảng thời gian từ 15/10/2020 đến 15/12/2020 3. Tiến trình thực nghiệm
ƠN
3.1. Các bước tiến hành thực nghiệm
Để thực nghiệm khách quan và đạt được kết quả tốt nhất chúng tôi tiến hành thực nghiệm qua các bước sau gồm 3 giai đoạn sau:
NH
Bước 1: Công tác chuẩn bị thực nghiệm: Tiến hành lựa chọn nội dung thực nghiệm, tìm hiểu về đối tượng và địa bàn thực nghiệm, xây dựng kế hoạch cụ thể về thời gian dạy thực nghiệm. Trao đổi, thảo luận từng vấn đề cụ thể với GV dạy thực nghiệm và đối chứng nhằm lựa chọn bài dạy, lớp dạy và thời gian dạy phù hợp
QU
Y
Bước 2: Tiến hành thực nghiệm: Đây là bước quan trọng nhất, chúng tôi thực hiện các hoạt động sau: - Thống nhất giáo án dạy thực nghiệm, GV dạy thực nghiệm và đối chứng lên lịch dạy. Chúng tôi tiến hành trao đổi với GV dạy về nội dung và phương pháp lên lớp.
KÈ
M
- Người dạy là GV trực tiếp đứng lớp và tiết dạy thực nghiệm (cũng như đối chứng) được tiến hành như các tiết học bình thường khác. Các lớp thực nghiệm, GV dạy theo giáo án của chúng tôi đề xuất, còn các lớp đối chứng, GV dạy theo giáo án của GV. - Chúng tôi đồng thời tiến hành kiểm tra HS sau các tiết học thực nghiệm và đối chứng, quan sát và ghi chép cụ thể khả năng đáp ứng giáo án của HS.
DẠ Y
- Kết quả thực nghiệm cơ bản là kết quả thể hiện trong bài làm của HS và là thông tin thu được qua việc dự giờ, trao đổi với các GV.
Bước 3: Đánh giá thực nghiệm: Để đánh giá chính xác hoạt động thực nghiệm chúng tôi dựa vào: quan sát giờ dạy của GV, xử lý kết quả bài kiểm tra của HS. Dựa vào đánh giá, nhận xét của chúng tôi cũng như tổ chuyên môn về chất lượng bài dạy cũng như qua bài kiểm tra của HS. 29
3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm
FI
CI
AL
Giáo án thiết kế dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, năng lực trong dạy học Ngữ văn hiện nay. Mặt khác, vận dụng một cách linh hoạt và tập trung các thang đo tư duy Bloom vào các khâu của quá trình dạy học. Mỗi hoạt động dạy - học trong tiến trình dạy học, chúng tôi sẽ chỉ ra phạm vi, cách thức vận dụng thang đo tư duy Bloom cho hoạt động đó. Từ việc xác định mục tiêu cần đạt, sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học đến tiến trình dạy học đều tuân thủ nguyên tắc: Đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, phát huy khả năng, năng lực tư duy từ bậc thấp đến bậc cao trong thang đo tư duy Bloom.
3.3. Các giáo án dạy học
ƠN
OF
Tuy nhiên, giáo án minh hoạ chỉ ở 02 bài (Tác giả Nam Cao và TP Chí Phèo), cho nên chúng tôi không thể triển khai hết những biện pháp đã đề xuất mà chỉ tập trung vào một số biện pháp mà chúng tôi nghĩ là cần thiết và có hiệu quả trong quá trình dạy học phần VHHTPP 30 - 45 CHÍ PHÈO - Nam Cao A. TỔNG QUAN
NH
1. Những kiến thức có sẵn: Kiến thức về văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945, một số đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn trước năm 1945.
QU
Y
2. Câu hỏi dẫn dắt của tiết học (định hướng mục tiêu): Làm thế nào để hiểu được cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Nam Cao? Làm thế nào để phân tích được vẻ đẹp hình tượng Chí Phèo trong TP cùng tên của Nam Cao? B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ Tiết 51, 52
M
Tiết 53, 54, 55
Phần I - Tác giả Nam Cao Phần II - Tác Phẩm Chí Phèo
C. MỤC TIÊU VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
KÈ
Mục tiêu học tập
Tiêu chí đánh giá
Hiểu những nét chính về HS trình bày được những nét chính về tác giả, tác tác giả, tác phẩm. phẩm.
DẠ Y
Phân tích vẻ đẹp hình HS phân tích được vẻ đẹp của hình tượng Chí tượng Chí Phèo. Phèo.
Đánh giá được những nét HS đánh giá được những nét đặc sắc về nghệ thuật đặc sắc về nghệ thuật: xây của truyện: xây dựng nhân vật, tình huống truyện, dựng nhân vật, tình huống ngôn ngữ, bút pháp hiện thực,… 30
AL
truyện, ngôn ngữ, bút pháp hiện thực...
HS đánh giá được những nét đặc sắc về nội dung: giá trị hiện thực (bức tranh xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945, đặc biệt là số phận và bi kịch bị tha hóa của người nông dân…) và giá trị nhân đạo (bản chất lương thiện của người nông dân)…
Sáng tạo được một số sản phẩm giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nam Cao.
HS sáng tạo ra một số sản phẩm có giá trị (giá trị nhận thức, giá trị giáo dục và giá trị thẫm mĩ) từ những thông tin và hiểu biết, đánh giá về nhà văn Nam Cao.
OF
FI
CI
Đánh giá được những nét đặc sắc về nội dung: Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc.
HS rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, làm việc cá nhân, thuyết trình - phản biện, ghi chép.
NH
Kĩ năng học tập thế kỉ 21
ƠN
Sáng tạo được một số sản HS sáng tạo được những bức tranh hoặc những vở phẩm hội họa, kịch bản sân kịch nhỏ từ TP Chí Phèo. khấu,... từ TP Chí Phèo.
Ổn định lớp - điểm danh - thiết lập nguyên tắc lớp học, thiết lập mục tiêu bài học và tiến trình dạy- học
QU
định HS để đồ dùng gọn gàng ngăn nắp, chuẩn bị sẵn sàng cho tiết học.
DẠ Y
KÈ
M
Ổn lớp
Cách thức tiến hành
Y
C. TIẾN TRÌNH PHẦN I - TÁC GIẢ NAM CAO Tiêu chí Mục tiêu đánh giá
Nguyên tắc lớp học
- Một người nói
- Tích cực, chủ động - Ổn định nhanh sau một hoạt động - Cộng, trừ điểm nhóm. Mục tiêu bài học GV định hướng cách đặt mục tiêu bài học - Kiến thức: Trong tiết học này, em muốn đạt được mục tiêu kiến thức gì? - Kĩ năng: Trong tiết học này, em muốn rèn những kỹ năng gì? Câu hỏi: Ghi lại ít nhất 01 câu hỏi mà em muốn hỏi 31
thêm về nội dung bài học.
AL
GV thống nhất mục tiêu bài học:
CI
+ HS trình bày được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
FI
+ HS sáng tạo ra một số sản phẩm có giá trị (giá trị nhận thức, giá trị giáo dục và giá trị thẫm mĩ) từ những thông tin và hiểu biết, đánh giá về nhà văn Nam Cao.
Tiến trình bài học
Ổn định tổ chức, thiết lập nguyên tắc, đặt mục tiêu (tiết 1)
2
Khởi động (tiết 1)
3
Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nam Cao (tiết 1)
-
NH
HĐ khởi động
*Trò chơi: Ai nhanh hơn? HS tích cực tham gia trò + GV chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm ghi nhanh ra phiếu học tập A3: chơi
M
HS kể được 3 - 5 tác phẩm VHHTPP 30 - 45.
KÈ
DẠ Y * Mục tiêu:
Dặn dò - suy ngẫm (tiết 2)
QU
Tiêu chí
Luyện tập, thuyết trình, trình bày sản phẩm (tiết 2)
Y
5
ƠN
1
4
* Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, cởi mở; kết nối kiến thức đã học với kiến thức mới.
OF
+ HS rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, làm việc cá nhân, thuyết trình - phản biện, ghi chép.
? Hãy kể tên các TP- tác giả của trào lưu hiện thực trước CMT8/1945? + Các nhóm thảo luận, viết câu trả lời trong tối đa 2 phút. + GV kiểm tra phiếu học tập các nhóm và cho điểm. + GV trình chiếu slide một số TP của trào lưu VHHT. * GV dẫn vào bài mới: Tác giả Nam Cao
* Tiêu chí:
HS Hiểu bày
HĐ Hình thành kiến thức mới
trình I. Tìm hiểu về cuộc đời Nam Cao được HS đã có nhiệm vụ tìm hiểu trước ở nhà. 32
Nhóm có nhiệm vụ thuyết trình;
AL
Các nhóm khác lắng nghe, phản biện, đặt câu hỏi.
1. Những nét chính về cuộc đời
CI
GV kiểm tra nhanh qua các câu hỏi trắc nghiệm có nội dung xoay quanh tác giả Nam Cao. - Tên thật là Trần Hữu Tri, xuất thân trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, huyện Lí nhân, tỉnh Hà Nam - một vùng quê chiêm trũng, quanh năm nghèo đói.
FI
những nét chính về cuộc đời Nam Cao: Tên, tuổi, quê quán, gia đình, các hoạt động chính
OF
những nét chính về cuộc đời nhà văn Nam Cao
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
- Nam Cao là người con duy nhất trong gia đình - Đánh giá - HS Hiểu được đi học. Học xong bậc thành chung, vào Sài Gòn những ảnh được những kiếm sống và bắt đầu sáng tác. Ông luôn ước mơ được hưởng từ đặc điểm về đi xa học hỏi nhưng do đau ốm nên phải về quê. cuộc đời Con người - Ông lên Hà Nội dạy học ở một trường tư thục. Khi đến sự Nam Cao Nhật vào Đông Dương, trường đóng cửa, ông sống nghiệp chật vật, lay lắt bằng nghề viết văn và làm gia sư. văn học 1943, ông tham gia hội Văn hoá cứu quốc tại Hà Nội. của Nam Bị địch khủng bố gắt gao, ông về quê, tham gia cướp - HS đánh chính quyền ở địa phương. Cao giá được - 1946, với tư cách là phóng viên mặt trận, ông theo những ảnh đoàn quân Nam tiến vào đến Nam trung bộ. hưởng như: - 1947, ông lên Việt Bắc, làm công tác báo chí, tuyên + Sinh ra truyền phục vụ kháng chiến. trong một gia đình - 1950, ông tham gia chiến dịch Biên giới. nông dân - 11/1951, ông hi sinh khi đang đi công tác ở vùng nghèo quê địch hậu thuộc liên khu III khi tài năng đang nở rộ. ở Hà Nam - Năm 1996, được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ > Đề tài người nông Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2. Con người dân nghèo + Bản thân là một giáo khổ trường tư, một nhà văn nghèo > Thành công về đề tài người trí
- Nam Cao là con người có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú. Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen khao khát vươn tới “tâm hồn trong sạch và mơ ước tới cảnh sống, những con người thật đẹp”. Nam Cao thường hổ thẹn về những gì mà ông cảm thấy tầm thường, thấp kém ở mình. 33
thức nghèo
II. Tìm hiểu về Sự nghiệp văn học
HS trình bày được những nét chính về sự nghiệp văn học của NC
1. Quan điểm nghệ thuật
a. Đối với nhà văn (cái tài và cái tâm)
ƠN
- Phải có tài năng, sức sáng tạo
NH
- Phải gắn bó với đời sống nhân dân lao động “nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” - Phải tâm huyết với nghề “cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương rồi nhưng cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. b. Đối với tác phẩm văn học (giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo) “Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó chứa đựng được một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, vừa phấn khởi. Nó ca ngợi tình thương, sự bác ái, lòng công bình… Nó làm cho người gần người hơn” Nghĩa là tác phẩm văn chương phải chứa đựng trong đó tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc. Đây là cái xương cốt để tác phẩm văn chương tồn tại.
DẠ Y
KÈ
M
QU
Hiểu được những đặc điểm nổi bật trong sự nghiệp + Quan văn học điểm nghệ của Nam thuật Cao + Đề tài Phân chính tích và Phong đánh giá + cách nghệ được thuật những thành HS đánh công và giá được sự đóng góp tiến bộ về của Nam quan điểm Cao cho nghệ thuật nền của NC (so VHHTPP sánh với 30 - 45 quan điểm sáng tác của các nhà văn khác)
OF
* Tiêu chí:
Y
* Mục tiêu:
FI
CI
AL
- Nam Cao là con người có tấm lòng đôn hậu, chan + Con chứa yêu thương, gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức, người hướng nội khinh miệt trong xã hội -> dẫn Nam Cao đến với con nên có biệt đường nghệ thuật “ hiện thực vị nhân sinh”. tài khắc họa Cuộc đời lao động sáng tạo nghệ thuật vì lí tưởng tâm lí nhân nhân đạo và sự hi sinh anh dũng vì sự nghiệp giải vật…. phóng dân tộc của Nam Cao mãi mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn chân chính.
Đánh giá: Là một quan điểm đúng đắn, tiến bộ, tích cực, phù hợp với mọi thời đại, gặp gỡ với quan điểm của nhiều nhà văn lớn trong và ngoài nước, có tình định hướng cao cho những nhà văn trẻ.
HS phân 2. Sự nghiệp sáng tác. tích được a. Giai đoạn trước CMT8. cơ sở và - Sáng tác ở giai đoạn này tập trung vào hai đề tài 34
đóng góp của Nam Cao về các đề tài
chính :
HS phân tích được biểu hiện của phong cách nghệ thuật Nam Cao qua một số TP cụ thể.
- Qua những TP này, Nam Cao thường phản ánh những bi kịch tinh thần của tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo: họ có ý thức, có hoài bão, có nhân phẩm nhưng lại bị những bất công của xã hội, những gánh nặng “cơm áo gạo tiền” làm cho phải “sống mòn”, sống cuộc “đời thừa”.
OF
FI
CI
AL
Viết về người trí thức nghèo: tiêu biểu với các TP “Giăng sáng”, “Đời thừa”, “Sống mòn”, “Truyện tình” …
ƠN
- Tố cáo lên án xã hội bất công, phi nhân tính đồng thời Nam Cao thể hiện niềm khao khát một lẽ sống lớn, khao khát một cuộc sống sâu sắc, có ích và thực sự có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người. Viết về người nông dân nghèo: tiêu biểu với “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Một bữa no”, “Tư cách mõ”, “Trẻ con không được ăn thịt chó”…
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
- Qua những TP này, Nam Cao đã phản ánh chân thật cuộc sống tối tăm, cực nhục của người nông dân sau luỹ tre làng với những áp bức, bất công trong xã hội Việt Nam trước CMT8. Nam Cao đã kết tội đanh thép xã hội tàn bạo đã huỷ diệt cả thể xác lẫn linh hồn của người dân lương thiện, đẩy họ vào cuộc sống khốn cùng không lối thoát.
- Tuy nhiên, Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân mà ngược lại ông vẫn thấy ở họ nhân tính và bản chất lương thiện ngay cả khi họ bị xã hội độc ác cướp mất cả nhân hình và nhân tính. b. Giai đoạn sau CMT8.
- Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp ( 1945 - 1954). Nhật kí “Ở rừng” (1948), truyện ngắn “Đôi mắt” (1948), kí sự “Chuyện biên giới” (1950) là những TP có giá trị của nền văn xuôi thời kì đầu kháng chiến. 3. Phong cách nghệ thuật. - Nam Cao là nhà văn có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật kể cả nhân vật có tâm lí phức tạp, những hiện tượng lưỡng tính. 35
AL
- Nam Cao đã tạo ra những đoạn độc thoại nội tâm, đối thoại rất chân thật, sinh động. TP của ông thường có “kiểu kết cấu tâm lí” vừa phóng túng, linh hoạt, vừa nhất quán, chặt chẽ.
FI
CI
- Truyện của Nam Cao thường viết về những phạm vi nhỏ hẹp, những vấn đề quen thuộc, cả những cái tầm thường nhưng lại chứa đựng những vấn đề lớn lao, nhũng triết lí sâu sắc về cuộc sống, về nghệ thuật.
Tiêu chí
Sáng tạo được một sản phẩm để giới thiệu đến độc giả về nhà văn Nam Cao
- HS vẽ tranh
III. Luyện tập Thuyết trình/Trình bày sản phẩm (GV đã giao nhiệm vụ nhóm ở tiết 1) - HS bốc thăm thứ tự trình bày
ƠN
Mục tiêu
OF
- Nam Cao cũng là nhà văn có giọng điệu riêng: buồn thương chua chát, dửng dưng, lạnh lùng mà đầy thương cảm, yêu thương…
KÈ
M
QU
Y
NH
- HS thiết - HS trình bày sản phẩm - Phản biện) kế FB giới HS làm việc nhóm ở nhà. thiệu về nhà Nhóm có nhiệm vụ thuyết trình/ giới thiệu sản phẩm văn, trước lớp. - HS xây Các nhóm khác lắng nghe, phản biện, đặt câu hỏi. dựng kịch bản phỏng GV kiểm tra bằng một số câu hỏi nhanh để đánh giá vấn Nam 1. Tinh thần làm việc nhóm Cao. 2. Khả năng nhớ/ hiểu/ vận dụng kiến thức vào quá - HS giới trình sáng tạo thiệu về một TP của (Sản phẩm HS ở phần Phụ lục) Nam Cao bằng một video ngắn.
D. RÚT KINH NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ (SUY NGẪM) Chi tiết: ◻ Mục tiêu bài học rõ ràng
DẠ Y
◻ Tạo không khí tiết học để HS tích cực tham gia
◻ Tích hợp, áp dụng thang Bloom
◻ Có sự tương tác với học sinh ◻ Phản hồi cho học sinh
◻ Bài giảng phù hợp với nội dung môn học
36
FI
CI
AL
PHẦN II - TÁC PHẨM CHÍ PHÈO Mục Tiêu chí Cách thức tiến hành tiêu đánh giá Ổn HS để đồ Ổn định lớp - điểm danh - thiết lập nguyên tắc lớp học, gọn thiết lập mục tiêu bài học và tiến trình dạy - học định lớp dùng gàng ngăn Nguyên tắc lớp học nắp, chuẩn bị sẵn sàng - Một người nói cho tiết học. - Tích cực, chủ động
OF
- Ổn định nhanh sau một hoạt động - Cộng, trừ điểm nhóm. Mục tiêu bài học
ƠN
GV định hướng cách đặt mục tiêu bài học - Kiến thức: Trong tiết học này, em muốn đạt được mục tiêu kiến thức gì?
NH
- Kĩ năng: Trong tiết học này, em muốn rèn những kỹ năng gì? Câu hỏi: Ghi lại ít nhất 1 câu hỏi mà em muốn hỏi thêm về nội dung bài học.
Y
GV thống nhất mục tiêu bài học:
QU
+ HS phân tích được vẻ đẹp của hình tượng Chí Phèo
DẠ Y
KÈ
M
+ HS đánh giá được những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện: xây dựng nhân vật, tình huống truyện, ngôn ngữ, bút pháp hiện thực,…
+ HS đánh giá được những nét đặc sắc về nội dung: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
+ HS sáng tạo được những bức tranh hoặc những vở kịch nhỏ từ TP Chí Phèo + HS rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, làm việc cá nhân, thuyết trình - phản biện, ghi chép Tiến trình bài học 1 Ổn định tổ chức, thiết lập nguyên tắc, đặt mục tiêu (tiết 1) 2 Khởi động (tiết 1) 37
AL
3 Đọc - hiểu văn bản Chí Phèo (tiết 1 và tiết 2) 4 Luyện tập, thuyết trình, trình bày sản phẩm (tiết 3) 5 Dặn dò - suy ngẫm (tiết 3)
FI
- Phương pháp: thuyết trình bằng slide/ video trên máy chiếu
OF
- Nội dung: HS giới thiệu một TP của Nam Cao bằng video (5 phút) + HS giới thiệu những sản phẩm về Nam Cao sau khi đã hoàn thiện ở tiết trước
Tiêu chí
HĐ Hình thành kiến thức mới I. Tìm hiểu chung 1. Xuất xứ, nhan đề
- Nhan đề đầu tiên của truyện là “Cái lò gạch cũ”. Khi in thành sách lần đầu (1941), nhà xuất bản tự ý đổi tên là “ Đôi lứa xứng đôi”.
KÈ
M
QU
HS trình bày - Hiểu được những những nét chính về nét hoàn cảnh ra chính đời, xuất giá hoàn trị và nhan cảnh ra đề của TP đời, xuất Chí Phèo. xứ và HS phân tích giá trị và được ý nghĩa nhan đề nhan đề của của TP TP Chí Phèo
NH
ƠN
GV dẫn dắt về tình thương con và nỗi khổ của người nông dân; dẫn ý kiến của Nguyễn Tuân: “Kể từ khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao người ta mới thấu hiểu một cách đầy đủ về nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội cũ” Tại sao vậy? Mời HS cùng tìm hiểu TP Chí Phèo.
Y
Mục tiêu
CI
HĐ khởi động
Tạo tâm thế thoải mái, cởi mở; kết nối kiến thức đã học với kiến thức mới.
DẠ Y
Mục tiêu
Tiêu chí
- HS phân Phân tích được ý tích hình nghĩa tiếng tượng chửi của Chí nhân vật ở phần mở
- Năm 1946, khi in lại trong tập “Luống cày”, tác giả đặt lại tên là “Chí Phèo”. 2. Giá trị: Là kiệt tác của đời văn Nam Cao cũng như của nền VHHTPP 30 - 45
3. Đọc - tóm tắt II. Đọc - hiểu chi tiết 1. HÌNH TƯỢNG NHẬN VẬT CHÍ PHÈO Thảo luận nhóm Nhóm 1: Phân tích ý nghĩa của tiếng chửi mở đầu truyện. 38
đầu truyện
AL
Nhóm 2: Phân tích hình tượng Chí Phèo từ lúc ra đời - HS phân đến lúc bị đẩy vào tù. tích được số Nhóm 3: Phân tích hình tượng Chí Phèo từ khi Chí phận bất Phèo ra tù tới khi gặp Thị Nở. hạnh của Chí Nhóm 4: Phân tích diễn biến tâm lí của Chí Phèo từ và những vẻ khi bị Thị Nở từ chối chung sống đến khi giết Bá Kiến đẹp chất rồi tự sát. phác, thuần nông của Các nhóm trình bày - Các nhóm khác đặt câu hỏi Chí trước phản hồi - GV bổ sung nếu cần. khi đi tù của 1.1. Sự xuất hiện của nhân vật Chí Phèo Chí. - Mở đầu TP là hình ảnh: Chí Phèo vừa đi vừa chửi - HS phân tiếng chửi cùng song hành trong cuộc đời Chí - tiếng tích được chửi báo hiệu một Chí Phèo lưu manh, cô độc. quá trình tha CP nhận được hóa của CP CP chửi từ khi đi tù Chửi trời Trời có của riêng nhà nào về đến khi Chửi đời Đời là tất cả nhưng chẳng gặp Thị Nở. là ai - HS phân tích quá Chửi cả làng VĐ Cả làng VĐ tự nhủ chắc Trình hồi nó trừ mình ra sinh và bi kịch bị cự Chửi cha đứa nào Nhưng cũng không ai ra tuyệt của không chửi nhau với điều Chí từ khi hắn. gặp Thị Nở Chửi đứa chết mẹ nào Trời không biết, cả làng đến khi tự đẻ ra hắn cho hắn khổ VĐ cũng không ai biết sát. CP chửi tất cả, rối loạn, tự đặt mình vào thế đối lập với mọi người. Cái mà Chí nhận được chỉ là sự im lặng của mọi người.
DẠ Y
ƠN
NH
KÈ
M
QU
Y
+ Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo
OF
FI
CI
Chí Phèo
- Nguyên nhân: Say chỉ một phần; bởi cái say, cái tỉnh luôn song song tồn tại trong con người Chí. - Ý nghĩa tiếng chửi: + Tiếng chửi là phản ứng của Chí đối với cuộc đời, bộc lộ tâm trạng bất mãn cao độ khi bị làng xóm, xã hội gạt bỏ. + Bộc lộ sự bất lực, tuyệt vọng của một con người cô 39
AL
đơn khủng khiếp muốn giao tiếp với đồng loại nhưng bị đồng loại cự tuyệt. Tiếng chửi của Chí là âm thanh bi thiết của một tâm hồn vừa chống trả, vừa kêu cứu.
FI
a. Trước khi đi ở tù. * Lai lịch, nguồn gốc
OF
- Xuất thân: mồ côi, bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ bị tước đoạt gốc gác. * Lớn lên:
- Phải đi ở hết nhà này cho nhà khác, sống cuộc sống bơ vơ không nơi nương tựa.
ƠN
- HS lấy kinh nghiệm cá nhân đánh giá tương lai của Chí từ nguồn gốc xuất thân đến năm 20 tuổi.
1.2. Cuộc đời Chí Phèo
- Năm 20 tuổi:
+ Làm canh điền cho nhà Bá Kiến.
NH
- HS vẽ sơ đồ tư duy giới thiệu về lai lịch, nguồn gốc, cuộc đời của Chí.
CI
- Nghệ thuật: Vừa kể, vừa tả, vừa biểu hiện tâm lí rất đặc sắc; ngôn ngữ nhân vật hòa nhập ngôn ngữ tác giả.
+ Một người lao động khỏe mạnh, hiền lành, lương thiện, có lòng tự trọng, có ước mơ nhỏ bé cao đẹp > Chí Phèo xứng đáng được sống một cuộc sống bình thường, hạnh phúc.
Y
b. Bi kịch bị tha hóa
QU
* Sự tha hóa từ anh canh điền lương thiện trở thành tên lưu manh:
DẠ Y
KÈ
M
HS phân tích những biểu hiện của sự tha hóa ở Chí
HS lí giải theo kinh nghiệm cá nhân về sự tha hóa của Chí (và đưa ra giải pháp cho những trường hợp
. Nguyên nhân: do sự ghen tuông vu vơ của Bá Kiến. Nhà tù không những tước mất của Chí quyền tự do mà còn biến Chí trở thành con người khác. . Biểu hiện: - Ngoại hình (Nhân hình): + Diện mạo: “cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen… hai cánh tay cũng thế”.
+ Trang phục: mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. → mang hình dáng của một thằng lưu manh. - Lời nói và hành động (Nhân tính): + Triền miên trong những cơn say: “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi uống rượu với thịt chó 40
suốt từ trưa đến xế chiều”. + Sống bằng nghề gây gổ, chửi bới, dọa nạt, rạch mặt ăn vạ: “Say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến gọi tận tên tục ra mà chửi”
AL
như Chí trong đời sống thực tại - nếu có)
CI
* Sự tha hóa từ thằng lưu manh trở thành con quỷ dữ của làng VĐ: (GV bổ sung)
FI
Nguyên nhân: Do bị BK gian xảo lợi dụng Biểu hiện:
ƠN
OF
+ Chí trượt dài trên con đường tha hóa. Hắn chìm trong những cơn say dài mênh mông, vô tận. “Những cơn say của hắn tràn cơn này qua cơn khác,... để rồi say nữa, say vô tận” và “hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm”.
NH
+ Bàn tay Chí vấy đầy máu: hắn trở thành một kẻ đâm thuê, chém mướn, “phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui,… của bao nhiêu người lương thiện”. + Khuôn mặt của Chí “không còn phải là mặt người”, “mặt của một con vật lạ”, “vàng vàng… xạm màu gio; “nó vằn dọc vằn ngang, biết bao nhiêu là vết sẹo”
Y
Tóm lại: Từ một anh canh điền lương thiện, Chí đã biến thành một “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” bị cả xã hội chối bỏ, Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Chí điển hình cho hình ảnh người nông dân lao động bị đè nén đến cùng cực, và cũng là một nhân chứng tố cáo chế độ TD PK đã cướp đi quyền làm người của Chí.
DẠ Y
KÈ
M
QU
Hs thu thập thông tin ngoài pần tác phẩm được trích lược trong sgk Ngữ văn 11 để phân tích quá trình Chí Phèo tha hóa từ kẻ lưu manh thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.
c. Sự hồi sinh của CP sau khi gặp Thị Nở. * Diễn biến tâm trạng của Chí sau khi gặp Thị Nở, được Thị chăm sóc - Tỉnh rượu đến tỉnh ngộ
+ Cảm nhận được không gian (căn lều, ngoài căn lều…), Cảm nhận được thời gian (quá khứ, hiện tại, - Phân tích tương lai…), Có những cảm xúc chân thành (buồn, nguyên nhân nhớ...) khiến CP hồi → Như vậy, sau những ngày tháng sống trong vô thức, sinh Chí đã tỉnh táo suy nghĩ, nhận thấy tình trạng bi đát, 41
AL
- Phân tích tuyệt vọng của cuộc đời mình. biểu hiện - Từ tỉnh ngộ, CP khát khao hoàn lương và khát của quá trình khao hạnh phúc: hồi sinh + Chí hết sức ngạc nhiên và xúc động mạnh.
FI
CI
+ Chí bâng khuâng, vui buồn lẫn lộn. Hành động chăm sóc đầy tình thương yêu của Thị Nở đã khiến Chí “ăn năn”, Chí “thấy lòng thành trẻ con”, hắn “muốn làm nũng với thị như với mẹ”,
+ Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo
OF
+ Chí khao khát được trở lại làm người, một nguời dân hiền lành lương thiện + Chí khao khát hạnh phúc, khao khát có một mái ấm gia đình.
ƠN
+ Chí đã tìm ra con đường để thực hiện khao khát mãnh liệt đó của mình: đó là thị Nở. “Thị Nở sẽ mở đường cho hắn.
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
→ Cuộc gặp gỡ với thị Nở (cuộc tình và trận ốm) đã thức tỉnh phần người bấy lâu nay bị vùi lấp ở Chí để hắn trở về sống kiếp người một cách tự nhiên. Chính sự quan tâm, chăm sóc của Thị Nở đã giúp CP cởi bỏ được cái vỏ “quỷ dữ” để sống lại làm người. NC đã khẳng định sức sống bất diệt của “thiện lương” và khát khao hạnh phúc, đó là bản tính tốt đẹp của con người. Ngay cả khi bị tha hóa thì bản chất lương thiện đó như ngọn lửa cháy âm ỉ, gặp ngọn gió của tình yêu thương sẽ bùng lên mạnh mẽ.
Phân tích nguyên nhân khiến CP bị cự tuyệt?
d. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí (Diễn biến tâm trạng của Chí kể từ sau khi bị Thị Nở từ chối). * Nguyên nhân: + Trực tiếp: Do bị Thị Nở cự tuyệt
+ Gián tiếp: Do sự ngăn cản của bà cô Thị Nở, cả xã hội làng Vũ Đại đã không chấp nhận Chí. * Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
- Khi bị Thị Nở giận dữ trút vào mặt tất cả lời của bà Diễn biến cô: tâm trạng và + Chí cười bởi tưởng Thị Nở đùa với mình hành động 42
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
của CP khi + Rồi ngẩn người: ngỡ ngàng và chợt hiểu ra. “Hắn bị cự thuyệt? sửng sốt, đứng lên gọi lại”, “Hắn đuổi theo thị nắm lấy tay. Chí đã uống rượu nhưng không say mà càng uống càng tỉnh ra, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành Đánh giá giá và hắn đã “ôm mặt khóc rưng rức” trị hiện thực và nhân đạo → Chí thực sự đau đớn và tuyệt vọng hoàn toàn. Tiếng của TP qua khóc của Chí chứng tỏ anh đã ý thức được đầy đủ nhất chi tiết này? tấn bi kịch của một con nguời sinh ra làm người mà không được làm người. Chi tiết này có được xem - CP giải quyết bi kịch: Trong cơn khủng hoảng và bế là thành tắc, đau đớn, vật vã, Chí đã xách dao ra đi, nhưng công về khả không phải đến nhà Thị Nở để đâm chết bà cô Thị như năng khắc dự định ban đầu mà Chí đã đến nhà Bá Kiến “trợn họa tâm lí mắt”, “chỉ tay vào mặt lão”, đanh thép kết tội tên cáo nhân vật, già này và đòi “làm người lương thiện”, đòi lại bộ mặt kiểu “con lành lặn rồi đâm chết kẻ thù và tự kết liễu mình → người trong Việc làm này chứng tỏ Chí đã rơi vào tình cảnh tuyệt con người” vọng, cùng đường, không lối thoát. của nhà văn * Đánh giá hành động của Chí và lí giải nguyên Nam Cao nhân việc Chí đến nhà Bá Kiến và đâm chết Bá không? Vì Kiến sao? + Không phải là một hành động mù quáng do hơi men mang đến mà là một kết cục tất yếu.
KÈ
M
QU
+ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.
DẠ Y
Mục tiêu
Tiêu chí
HS Nêu Đánh giá những nét được đặc sắc về những nghệ thuật nét đặc sắc của TP Chí
+ Tố cáo mãnh liệt cái xã hội thực dân nửa phong kiến không những đẩy người nông dân lương thiện vào con đường bần cùng hóa mà còn đẩy họ vào chỗ chết. + Tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn VN trước CMT8 là hết sức gay gắt và chỉ có được giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt. 2. ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT 2.1. Nhân vật xây dựng được nhân vật Chí Phèo theo những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực: vừa mang tính khái quát cao độ, vừa mang tính cá biệt sinh động. 2.2. Giọng kể độc đáo, kết hợp hài hoà giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp với lời nửa trực tiếp. 43
2.3. Ngôn ngữ truyện linh hoạt, uyển chuyển, vừa có HS trình bày tác dụng thể hiện tính cách, tâm lí nhân vật vừa gần được những với lời ăn tiếng nói trong đời sống. nét chính về 2.4. Kết cấu mới mẻ, (kết cấu vòng tròn, đảo trật tự các xây dựng thời gian) có vẻ phóng túng, thoải mái nhưng lại rất nhân vật, chặt chẽ, lôgic. giọng kể, 2.5. Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn ngôn ngữ, biến hoá, bất ngờ. kết cấu,… của tác phẩm.
Mục tiêu
Tiêu chí
III. Tổng kết.
- HS đánh giá được giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo mới mẻ của NC khi viết về đề tài người nông dân và nông thôn trước CMT8/1945
“Chí Phèo” là truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Nó nói lên cái bi kịch lớn lao nhất, xót xa, đau đớn nhất của con người : bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người → tạo được sự cảm thông và sự chia sẻ sâu xa của người đọc.
DẠ Y
CI
ƠN
OF
FI
HS vẽ được tranh/ diễn được vở kịch ngắn/ viết được một bài thuyết trình khoảng 2 trang đáp ứng những yêu cầu về nội dung (Đúng chuẩn kiến thức) và hình thức (đẹp, sáng tạo)
KÈ
Sáng tạo một số sản phậm để giới thiệu về một góc nhìn/một cách đánh giá và tiếp nhân TP Chí Phèo
NH
Y
Tiêu chí
“Chí Phèo” thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao: xây dựng thành công những nhân vật điển hình bất hủ; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ; ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc.
HĐ Luyện tập
QU
Mục tiêu
M
Đánh giá giá trị nội dung tư tưởng của TP Chí Phèo
Phèo?
AL
về nghệ thuật: xây dựng nhân vật, tình huống truyện, ngôn ngữ, bút pháp hiện thực.
5 phút chuẩn bị, mỗi nhóm 10 phút trình bày sản phẩm và phản biện GV chia lớp thành 4 nhóm, Các nhóm thảo luận và lựa chọn một trong những nhiệm vụ dưới đây. Sau đó, về nhà chuẩn bị 1. Viết bài thuyết trình chứng minh qua TPChí Phèo, Nam Cao đã “Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (khoảng 2 trang giấy) 2. Đóng kịch (Phân vai, viết kịch bản, tập diễn) 3. Vẽ tranh thể hiện một chi tiết độc đáo trong TP Các nhóm bốc thăm thứ tự và trình bày sản phẩm
44
◻ Tích hợp, áp dụng thang Bloom
◻ Có sự tương tác với học sinh 4. Kết quả thực nghiệm 4.1. Tiêu chí đánh giá - Về phía HS
OF
◻ Bài giảng phù hợp với nội dung môn học
FI
◻ Phản hồi cho học sinh
AL
◻ Tạo không khí tiết học để HS tích cực tham gia
CI
D. RÚT KINH NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ (SUY NGẪM) Chi tiết: ◻ Mục tiêu bài học rõ ràng
ƠN
+ Kiểm tra, đánh giá HS về việc đạt đến những thang đo tư duy nào trong và sau khi học bài Chí Phèo - Nam Cao, Mức độ hứng thú của HS trong một giờ dạy đọc - hiểu văn học HTPP 30 - 45.
NH
+ Sự tương tác, hợp tác của HS và GV trong giờ học có vận dụng thang đo tư duy Bloom. + Dựa vào bài kiểm tra nhằm thu thập thông tin về khả năng ứng dụng tri thức vào thực tế học tập và giải quyết các tình huống cuộc sống của HS.
Y
- Về phía GV
QU
+ Đánh giá kết quả dạy học của GV thông qua tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy GV của Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Dựa vào những đánh giá của tổ chuyên môn, nhóm dự giờ, nhóm dạy thực nghiệm sau khi đã trao đổi, thảo luận và thống nhất kết quả đánh giá.
M
+ Cuối cùng căn cứ vào kết quả làm bài kiểm tra của HS để đưa ra đánh giá về phía hướng dẫn, tổ chức giờ học của GV. 4.2. Hình thức đánh giá
DẠ Y
KÈ
Căn cứ vào những hướng dẫn mới nhất của bộ GD & ĐT trong việc đổi mới trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tâp của HS theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi sử dụng hình thức kiểm tra ở 3 mức độ: Kiểm tra miệng (kĩ năng nói), Kiểm tra tự luận (kĩ năng viết), kiểm tra thông qua sản phẩm sáng tạo cụ thể (thông qua các hoạt động luyện tập được đề xuất và thực hiện trong giáo án ở trên)
Ngoài hình thức kiểm tra, đánh giá bằng bài kiểm tra cụ thể, chúng tôi còn tạo điều kiện cho HS trao đổi, đánh giá bạn và đánh giá các nhóm học tập qua nhiệm vụ học tập ở lớp và về nhà để có được sự đánh giá mang tính khách quan, toàn diện về hiệu quả. Chúng tôi đã thiết kế một số đề kiểm tra như sau, kết hợp 45
AL
nhiều hình thức kiểm tra trong quá trình dạy và học, thông qua quan sát giờ học, qua phương án tổ chức giờ dạy, thông qua phần thực hành và vận dụng được thể hiện trong giáo án, chúng tôi xây dựng đề kiểm ta. Bài kiểm tra miệng - Tóm tắt truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao
CI
Bài kiểm tra tự luận: - Bản chất lương thiện của Chí Phèo trong TP cùng tên của nhà văn Nam Cao?
FI
Bài tập vận dụng (làm việc nhóm, có sự chuẩn bị ở nhà)
OF
- Vẽ hoặc thiết kế Facebook giới thiệu về nhà văn Nam Cao hoặc Vẽ tranh minh họa cho một chi tiết trong TP Chí Phèo mà em thích. - Chuyển thể một đoạn văn trong TP Chí Phèo thành một vở kịch ngắn. 4.3 Kết quả thực nghiệm
ƠN
Qua kết quả điều tra, quan sát hoạt động dạy học của GV và hoạt động học tập của HS, đặc biệt qua kết quả bài làm của các lớp đối chứng và thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
NH
- Quá trình thực nghiệm đòi hỏi phải có sự công phu, kĩ lưỡng, từ việc xác định mục đích, đối tượng, địa bàn cho đến soạn giáo án, giao nhiệm vụ học tập ở nhà, ra đề kiểm tra thực nghiệm. GV phải có sự đầu tư, chuẩn bị một cách khoa học những nội dung liên quan đến bài học.
QU
Y
- Trong quá trình dạy học, GV cần phối hợp linh hoạt, đa dạng các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. GV biết tổ chức HS làm việc cá nhân, hoạt động trên tinh thần hợp tác, thảo luận nhóm, tranh luận. Phải tạo được không khí lớp học thật sôi nổi, dân chủ, cởi mở để kích thích hứng thú, khả năng khám phá, khả năng sáng tạo thẩm mĩ của HS. Bảng đánh giá kết quả xếp loại theo các mức độ của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
M
Tiêu chí 1: Tóm tắt truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao (kiểm tra miệng)
KÈ
Tiêu chí 2: Bản chất lương thiện của Chí Phèo trong TP cùng tên của nhà văn Nam Cao? (tự luận) Tiêu chí 3: Vẽ hoặc thiết kế Facebook giới thiệu về nhà văn Nam Cao hoặc Vẽ tranh minh họa cho một chi tiết trong TP Chí Phèo mà em thích. (làm sản phẩm)
DẠ Y
Tiêu chí 4: Chuyển thể một đoạn văn trong TP Chí Phèo thành một vở kịch ngắn (làm sản phẩm)
46
0
9
22,0
24
11A9 (ĐC) 42
4
9,5
19
45,2
16
Lớp
Sĩ số
58,5
AL
0
8
19,5
3
7,1
CI
41
38,0
Xếp loại Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ %
FI
GV Hồ Thị Tuyết
11A1(TN)
11A2 (TN) 43
1
2,3
10
11A10 (ĐC) 40
3
7,5
18
OF
GV Mai Thị Nga
Lớp
Xếp loại Sĩ Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 số Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ %
23,2
23
53,5
9
21,0
45,0
17
42,5
2
5,0
Lớp
Sĩ số
11A3 (TN)
41
1
2,4
8
19,5
26
63,4
6
14,7
11A8 (ĐC)
40
2
4,5
16
40,0
18
45,0
4
10
Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ %
NH
GV Vũ Hữu Thành
ƠN
Xếp loại
Y
Từ kết quả thu được từ bài kiểm tra về điểm số và xếp loại của hai lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi đưa ra những đánh giá như sau:
QU
- Mức độ hiểu bài của HS thực nghiệm cao hơn HS đối chứng. Điều này chứng minh cho việc áp dạy học theo định hướng tích hợp bước đầu đã đạt được những kết quả tốt.
M
- GV ở các lớp đối chứng có PPDH tích cực cho HS hoạt động nhóm, tranh luận nhưng chưa tạo được hứng thu cho HS.
KÈ
- GV ở các lớp thực nghiệm có sự đầu tư giáo án, nghiên cứu công phu bài dạy theo hướng đưa ra những định hướng dạy học tích hợp. Xây dựng được không khí học tập sôi nổi, nhiều tình huống có vấn đề, trao quyền chủ động khám phá cho HS nên phần lớn HS đã tham gia nhiệt tình, tích cực vào bài học.
DẠ Y
Như vậy, giải pháp đưa ra đã được kiểm chứng cụ thể trên đối tượng người dạy và người học. Kết quả thu được là cơ sở để chúng ta áp dụng đề tài nghiên cứu vào thực tiễn dạy học văn học dân gian ở trường THPT. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Đóng góp của đề tài
1. Tính mới 47
FI
CI
AL
Dạy - học theo các cấp độ thang tư duy Bloom đã và đang dần dần được vận dụng trong dạy - học ở tất cả các môn, tất cả các cấp học, trong đó có môn Ngữ Văn THPT. Tuy nhiên, vận dụng cụ thể và hiệu quả vào từng tiết dạy, từng bài học và từng chuyên đề trong chương trình Ngữ văn, THPT vẫn chưa có nhiều tìm tòi, nghiên cứu và đóng góp. Vì thế đề tài này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi, thực nghiệm của cá nhân tác giả trong năm học 2020 - 2021. Đề tài này chưa từng có ai công bố từ trước đến nay và có ý nghĩa lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, phù hợp với đặc trưng môn học và nâng cao hiệu quả dạy học.
ƠN
OF
Trên cơ sở khảo sát, thực nghiệm tôi đã đề xuất được các phạm vi và mức độ vận dụng thang đo tư duy Bloom vào việc dạy - học phần VHHTPP 30 - 45 và thực nghiệm thành công ở các bài học: Tác giả Nam Cao và TP Chí Phèo trong chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay. 2. Tính khoa học
KÈ
M
QU
Y
NH
Sáng kiến kinh nghiệm được tác giả trình bày bằng một hệ thống các phần, mục rõ ràng, logic. Cở sở của đề tài được nhìn nhận ở cả hai mặt: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, từ đó tôi đề xuất những hướng vận dụng thang đo tư duy Bloom cụ thể. Tôi sử dụng một cách chính xác các thuật ngữ khoa học, các ngữ liệu dạy học trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11. Để sáng kiến có tính chính xác cao, Tôi còn kết hợp lập các bảng, biểu thống kê, minh họa cho hệ thống lập luận. Những phương pháp và định hướng của sáng kiến phù hợp với lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy Ngữ văn nói riêng. 3. Tính hịệu quả Trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, Tôi và các đồng nghiệp (gọi chung là chúng tôi) có sự đối chứng giữa các lớp học, giữa các trường học trên cùng một địa bàn và ghi nhận hiệu quả của giáo án dạy học mà chúng tôi đề xuất đem đến tinh thần tích cực, chủ động và sáng tạo hơn cho HS. Từ chỗ ít phát biểu trong giờ học, ngại giao tiếp, ngại học văn, HS tích cực hơn trong giờ học, xung phong trình bày kết quả, thậm chí bổ sung bài làm của nhóm khác. Đặc biệt, HS thành thạo các kĩ năng học tập thế kỉ 21 như: Thu thập và xử lý thông tin, làm việc nhóm, thuyết trình… Những bài kiểm tra đạt chất lượng cao hơn.
DẠ Y
Sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở phần VHHTPP 30 45 trong chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT và tạo ra một cái nhìn tổng quan về định hướng dạy học hiện đại nhằm đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, phát triển được nhiều năng lực chung và chuyên biệt. II. Khả năng mở rộng của đề tài 1. Đối với môn Ngữ văn 48
FI
CI
AL
Vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy - học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng là xu hướng đổi mới trong dạy học trong nước và các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Những hướng vận dụng thang đo tư duy Bloom mà tác giả đã trình bày ở trên có thể mở rộng phạm vi áp dụng cho dạy - học toàn bộ chương trình Ngữ văn THPT. Từ phạm vi nghiên cứu dạy phần VHHTPP 30 - 45 trong chương trình Ngữ văn 11, THPT đến các phần Văn học dân gian, Văn học trung đại, Văn học lãng mạng, Văn học kháng chiến, Văn học sau 1975 và các TP văn học nước ngoài. Ở mỗi phần có thể vận dụng ở các mức độ: Đặt mục tiêu bài học, đặt hệ thống câu hỏi hoặc đặt yêu cầu cho dự án dạy - học và tùy theo đặc trưng mỗi giai đoạn, mỗi thể loại văn học.
OF
2. Đối với các trường THPT
ƠN
Đối tượng dạy - học thực nghiệm của sáng kiến là các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Về chất lượng đội ngũ GV và trình độ HS đạt mức chung với GV và HS trên toàn tỉnh Nghệ An và cả nước. Chính vì thế, sáng kiến có khả năng áp dụng cho tất cả các trường THPT. III. Kiến nghị
NH
1. Đối với Trường THPT Nguyễn Đức Mậu: Tiếp tục tạo mọi điều kiện để các GV thực hiện các chuyên đề, các dự án dạy học có hiệu quả, có tính thực tiễn, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để GV có điều kiện áp dụng những đổi mới của mình trong dạy học.
Y
2. Đối với Tổ Ngữ văn: Tiếp tục góp ý để tác giả sáng kiến bổ sung và hoàn thiện những kinh nghiệm, những đề xuất cho công trình nghiên cứu của mình.
M
QU
Để viết sáng kiến này, tôi đã cố gắng tìm tòi, trăn trở, thực nghiệm trong nhiều năm học qua, nhất là năm học 2020 - 2021, với mong muốn góp thêm những cách làm mới để nâng cao chất lượng bộ môn. Do kinh ngiệm còn hạn chế, chắc chắn đề tài vẫn còn rất nhiều thiếu sót. Tôi rất hi vọng sẽ nhận được những chia sẻ, những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn đề tài này.
DẠ Y
KÈ
Xin trân trọng cảm ơn! Quỳnh Lưu, tháng 03 năm 2021 Người thực hiện
Mai Thị Nga
49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực HS môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông. 3. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) (2018), Dạy - học phát triển năng lực môn Ngữ văn THPT, Nxb ĐHSP. 4. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Thanh Hùng (2007), PPDH Ngữ văn trung học phổ thông những vấn đề cập nhật, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 6. Nguyễn Viết Chữ (2009), PPDH TPvăn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục. 7. Phan Trọng Luận (chủ biên), (2004), PPDH văn, Tập một, Nxb ĐH Sư phạm. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Hà Nội 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Infographic Tìm hiểu Chương trình môn Ngữ văn. Hà Nội. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Tài liệu bồi dưỡng GVphổ thông đại trà, Mooodun 2- Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất năng lực HS trung học phổ thông môn Ngữ văn, TP Hồ chí Minh. 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Quốc Minh (2019), Xây dựng hệ thống câu hỏi theo thang nhận thức của Bloom nhằm phát triển tư duy trong dạy học TPvăn chương cho HS trung học cơ sở, Tạp chí khoa học đại học Văn, tập 6. 14. Phạm Ngọc Hiền (2018), Mục tiêu của việc dạy học môn Ngữ văn thời kì đổi mới. (nguồn https://phebinhvanhoc.com.vn/muc-tieu-cua-viec-day-hoc-nguvan-trong-thoi-ky-moi/) 15. Phan Trọng Luận (chủ biên), 2008, Thiết kế bài học Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục. 16. Đỗ Ngọc Miên. (2012). Chiến lược dạy học của giáo viên nhằm phát triển tư duy cho học sinh phổ thông. Tạp chí giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 281 (kì 1-3/2012). 50
A. CÁC BẢNG KHẢO SÁT TRÊN GOOGLE FORM
AL
PHỤ LỤC
CI
BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG THANG ĐO TƯ DUY BLOOM TRONG DẠY HỌC VHHTPP 1930 - 1945 NGỮ VĂN 11 THPT
OF
FI
Giới thiệu: Kính gửi quý thầy/cô giáo đang giảng dạy môn Ngữ văn trên địa bàn Quỳnh Lưu - Hoàng Mai! Chúng tôi đang thực hiện đề tài sáng kiện về Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. Để có những đánh giá khách quan và chính xác về đề tài của mình, chúng tôi gửi tới thầy/cô bản khảo sát gồm 03 câu hỏi dưới đây. Chúng tôi rất mong thầy/cô chọn chính xác đáp án của mình. Cảm ơn quý thầy cô!
a. Đã từng nghe qua/ đọc qua
ƠN
Câu 1: Mức độ tiếp nhận lí luận dạy học theo thang đo tư duy Bloom của thầy cô là
NH
b. Đã từng nghiên cứu/ đã từng được tập huấn c. Đã từng vận dụng trong dạy học môn Ngữ Văn d. Đã vận dụng và có những thành công nhất định
QU
a. Có khả năng cao
Y
Câu 2: Có khả năng vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học VHHTPP 30 - 45 không (dành cho gv có đáp án b, c, d ở câu 1) b. Có khả năng c. Bình thường d. Không
M
Câu 3: Mức độ quan tâm của thầy/ cô về khả năng vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học môn Ngữ Văn THPT là
KÈ
a. Rất quan tâm b. Quan tâm c. Bình thường
DẠ Y
d. Không
LINK KHẢO SÁT: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScLs_TceeHO_zBr50HqWmzRICZRt1cDb5rrJz24vLBTAunPQ/viewform
B. MỘT SỐ SÁNG TÁC CỦA HS TỪ BÀI TẬP VẬN DỤNG
Thực hiện: Nhóm 2 - lớp 11A1
CI
Kịch bản 1: NGÀY ĐẦU RA TÙ CỦA CHÍ
AL
(Chuyển thể một đoạn văn trong TP Chí Phèo thành một vở kịch ngắn)
OF
FI
Chí Phèo: (Hắn ngước mắt lên nhìn trời, đôi mắt láo liên, bầu trời vẫn cứ xanh, mây vẫn cứ trôi lững lờ) Mày cười tao đấy à? Mày thì đẹp, mày thì cao lắm? (Hahaaaa, hắn cười). Mẹ kiếp, tao chửi cha cái cuộc đời chó đẻ này? Tiên sư mẹ chúng mày, cút hết cho ông. Cút... cút hết... (tay vẫn cầm chai rượu, đưa lên nốc vài hớp). Người làng Vũ Đại:
Phụ 1: Ôi dào, hắn chửi trời, mà trời có của riêng ai đâu, mặc xác hắn.
ƠN
Phụ 2: Nó chửi trời, chửi đời có hề hấn gì mình, chắc nó trừ mình ra đó. Mà hơi đâu quan tâm đến thằng nát rượu ấy!
NH
Chí Phèo: Mẹ cha nó, mẹ cha cả cái làng Vũ Đại, phí rượu của ông đây. Mẹ cha đứa nào không chửi nhau nhau với tao. Mẹ cha, cả ổ bọn chúng mày. Thế là phí mất năm hào rượu của ông đây. Mẹ cha cái con bán rượu đểu, uống mãi mà vẫn tỉnh. Mẹ cha nhà chúng bay. Ra đây mà chửi nhau với ông. Tiên sư cha chúng mày.
Y
Phụ 2: Thôi ra điều làm gì với cái thằng điên ấy. Tốt nhất là để nó chửi chán rồi cũng yên thôi. Phụ 1: Mụ nói phải đấy!
M
QU
Chí Phèo: Con mẹ chúng mày, cái đứa chết dẫm nào đã đẻ ra ông đây? Ai đã đẻ ra tao? Để tao phải khổ thế này? Cái thằng Chí Phèo như tao? Đẻ ra cái thân khốn nạn này? Để tao phải nhục thế này, để tao sống như một con chó thế này. Mẹ cha chúng mày... (Hắn nghiến răng nghiến lợi, mà nói. Đáp lại hắn chỉ là tiếng chó sủa, chỉ có mấy con chó ra điều với hắn, không một ai nói gì cả)
KÈ
Chí Phèo: Câm mồm vào, mấy con chó ghẻ này. Ai cho chúng mày sủa. Á à, hay lại muốn vào nồi làm đồ nhắm của ông đây? (Chó vẫn cứ sủa)... Phụ 1: Đứng chửi nhau với mấy con chó dại, đúng là thằng điên! Cái thứ nát rượu chứ có được tích sự gì cho đời kia chứ!
DẠ Y
Phụ 2: Ơ thế bố mẹ hắn là ai đó hở? Sao không thấy bao giờ. Mà con cái thế này không biết có dám vác mặt ra làng không đó hử!
Phụ 1: Cái thằng ấy làm gì có cha mẹ, cái thứ côi cút, nứt từ cục đá ra ấy mà. Lớn lên nhờ tay người làng chúng ta cả, mà bây giờ lại ra thế ấy!
Phụ khác: Cả thân hắn còn không biết thì còn ai biết được nữa cơ chứ. Cái thứ mồ côi còn không biết thân! Đấy, nhìn kìa, trông có giống người đâu cơ chứ...
AL
(Tiếng chó cứ sủa, Chí Phèo cứ chửi, người trong làng thì vẫn thì thầm to nhỏ với nhau nhưng chẳng ai ra lời với hắn cả... Không biết hắn chửi ai tiếp nữa đây, tay cứ xách chai rượu, vừa đi, vừa uống, vừa chửi…)
CI
Chí Phèo: Sao tao lại khổ thế này? Á à, tại cái thằng Lí Kiến, nó cậy quyền cậy thế nó bỏ tù ông đây, nó ghen với ông, nó bỏ tù ông, nó làm ông khổ thế này. Mẹ cha nó, thằng Lí Kiến… (Hắn xách chai rượu đến nhà Lí Kiến, giờ đã là Bá Kiến. Hắn đến trước cửa nhà Bá Kiến).
OF
FI
Chí Phèo: Tiên sư nhà cái thằng Bá Kiến. Tiên sư cả ổ chúng mày. Mày... mày ghen với ông đây, mày bắt ông đây ở tù. Tao về rồi đây, tao đào cả mả tổ nhà chúng mày. Cậy quyền cậy thế bỏ tù ông đây. Mày ra đây cho ông, mày có dám bắt ông đi tù nữa không,... Tại nhà Bá Kiến
ƠN
Bà cả: Nó là cái thằng nào thế kia, gan cũng to bằng trời rồi đấy. Ông Bá nhà mình cũng khét tiếng trong hàng huyện, là bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại, cái thằng nào mà láo thế kia?
NH
Bà Hai: Phải đấy, thật là không biết trời cao đất dày… (Bốn bà nhà Bá Kiến kéo nhau nhau ra xem, thấy điệu bộ của Chí, ai cũng giảm đi nửa phần ngoa ngoắt, rồi bà cả đùn bà hai, bà hai đùn bà ba, bà ba lại đùn bà tư). Bà ba: Thôi chị cả ạ, đóng cho chặt cổng rồi mặc thây cha nó, nó chửi rồi cũng im thôi.
Y
Bà Tư: Phải đấy, phải đấy, cái thằng ấy nó liều lĩnh quá. (Chỉ có 3 con chó dữ, với một thằng say rượu. Cả làng Vũ Đại yên ắng là thế cũng ầm ỹ cả lên)
QU
Hàng xóm 1: Vui đáo để các ông các bà ạ, từ xưa đến nay chỉ thấy bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ Bá chửi người ta, bây giờ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ Bá.
M
Hàng xóm 2: Phen này cha con nhà thằng Bá kiến đố dám vác mặt đi đâu nữa đấy!
KÈ
Hàng xóm 3:Phúc đời nhà nó, ông Lý với ông Bá không có ở nhà. Không thì. (Lí Cường về…) Lý Cường: Thằng nào đây? Thằng nào chửi nhà ông? (Tiếng tát… bịch bịch… đấm nhau. Choang 1 tiếng, cái chai trong tay Chí vỡ ra, rạch vào mặt…)
DẠ Y
Chí Phèo: Ối làng nước ôi, cha con nhà thằng Bá kiến nó muốn giết tôi, nó muốn đâm chết tôi, ối làng nước ôi!
Mấy bà nhà cụ Bá: May quá cậu Lý về rồi, cái thứ không biết trời cao đất dày, đấy đấy, cậu Lý đánh cho nó biết nhà cụ Bá mình không dễ động(mỗi người 1 câu góp thêm chuyện. Lý cường ra mặt tự đắc. Mọi người đều tản ra để giữa 1 lối đi, có chuyện gì đó nhỉ? Hóa ra là cụ bá đã về)
AL
Cụ Bá: Có chuyện gì mà ồn áo thế? Cái gì mà đông vui thế kia hả? (Cụ Bá nhìn qua, đã thấu hết năm sáu phần câu chuyện. Trong lòng đã âm thầm tính toán nên xử lú cái thằng đầu bò này thế nào rồi. )
CI
Cụ Bá: Các bà vào nhà đi, đàn bà chỉ có nhiều chuyện, thêm lôi thôi rách việc. Nhanh lên còn đứng đó góp thêm chuyện vui đó phỏng? Còn các ông các bà nữa, cũng về đi thôi, có gì mà xúm lại thế này? (Cụ Bá đến gần, khẽ lay và gọi Chí dậy. Chí vẫn dửng dưng, nằm thin thít, rên lên mấy câu)
FI
Chí Phèo: Tao chỉ liều chết với bố con nhà chúng mày, tao mà chết cũng có thằng phải sạt nghiệp, có đứa phải khốn đấy chứ cụ Bá nhỉ?
NH
ƠN
OF
Bá Kiến (Cụ Bá cười, tiếng cười giòn giã): Cái anh này nói mới hay! Có ai làm gì nhà anh đâu mà anh phải chết? Sao nói chết là chết như thế được! Mà a Chí có phải con ngóe đâu? Hay lại say rồi đó hở? (Đổi giọng thân mật hơn, ngọt nhạt mà rằng) A Chí về từ hồi nào? Sao lại không ghé nhà tôi chơi? Đi, ta vào nhà uống nước nói chuyện, ai lại ngồi giữa làng giữa chợ thế kia! (Thấy Chí vẫn chưa đánh động gì, cụ Bá tiếp lời ). Nào anh Chí, đứng dậy, vào nhà uống nước đã. Có cái gì ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải thanh động cả làng đến xem. Người ngoài biết được, họ lại điều ra tiếng vào, lại đâm mang tiếng cả ra. (Cụ Bá xốc Chí dậy, vừa phàn nàn) Khổ quá! Giá có tôi ở nhà thì mọi chuyện đâu đến nông nỗi này. Chỉ tại cái thằng Lí Cường làm việc hấp tấp. Người lớn với nhau cả, chỉ cần 1 câu chuyện là xong thôi. Ai chứ anh với nó còn có họ nữa đây. (Biết Chí đã xuôi xuôi, Bá kiến lại cười nhẹ một cái, nháy mắt với thằng con của mình)
QU
Y
Cụ Bá: Lý cường đâu rồi, còn đứng đực mặt ra đấy làm gì. Tội mày đáng chết!Còn không mau bảo người đun nước làm gà, tiếp đãi a Chí, mau lên! (Cụ Bá đứng phắt dậy gọi thêm vài tiếng, Chí cũng chịu đi, hắn giả vờ khập khiễng cái chân như người bị què. Lúc này rượu đã nhạt bớt rồi, Chí không còn hăng hái như lúc đầu nữa. Cộng với sự ngọt ngào của cụ Bá làm Chí như mềm nhũn).
DẠ Y
KÈ
M
Chí Phèo: (Những suy nghĩ của Chí) Cái người như cụ Bá cũng có lúc cư xử nhũn nhặn với mình. Một đứa không có vây cánh, không có họ hàng thân thích, anh em cũng không như mìnhh cũng được cụ Bá mời vào uống nước(Hắn thầm vui trong lòng. Miên man một lúc hắn lại nghĩ) Nó kêu mình vào nhà vơ cho mình cái tội trộm đồ cắp của nhà nó cũng không chừng? Hay là không vào nữa (Nội tâm Chí Phèo đấu tranh)Rồi hắn cũng vào, còn cái gì để mất đâu cơ chứ, đi tù á, Chí ăn cơm tù cũng thành quen rồi, còn gì để sợ nựa. (Vào đến nhà, mới thấy Bá Kiến đúng là có ý mời hắn thât, chẳng vu vạ gì cho cam. Vừa giết gà mua rượu cho hắn uống, xong còn cho thêm bạc để mua thuốc. Tối muộn, Chí Phèo mới ra về, hắn vừa đi vừa cười) Chí Phèo: Ôi dào, tiền này thì để uống rượu. Còn thuốc thì nhai vài ba cái lá là xong. (Hahaa, cười giòn) Tự nhiên lại có tiền đi uống rượu, dăm ba cái vết rạch lại có tiền rồi… (Hahaaa…) (Chí Phèo cười, nụ cười quái dị, lẳng lặng đi về phía xa, cũng không biết hắn đi đâu. Hắn làm gì có nhà mà về, bóng đêm cứ trùm lấy
AL
thân hắn, cái thân hình nửa người nửa ngợm ấy. Rồi khuất dần trong đêm tối mịt mờ) ……………………………. Hết ……………………………. Thực hiện: Nhóm 3 - 11A2 Kịch bản Chí Phèo: HẠNH PHÚC
FI
Thực hiện: Nhóm 3 - Thị Nở - Chí Phèo
CI
Kịch bản 2: HẠNH PHÚC
Thị Nở (TN): Chí…. Chí ăn đi….
ƠN
Chí Phèo (CP): Mày…. Mày cho tao à?
OF
(Chí Phèo tỉnh dậy, ngơ ngác nhìn xung quanh. Hắn ngạc nhiên với bao câu hỏi trong đầu. Thị Nở bước vào, Chí Phèo vươn vai, ngáp mệt mỏi. Thị ngồi xuống đất và lấy bát cháo trong rá cho Chí)
(Thị Nở gấp gáp đưa cháo) - Mau ăn đi! Mỏi tay quá đây này. (Chí Phèo cầm bát cháo ăn)
NH
Thị Nở: Cháo nóng đấy, ăn từ từ thôi kẻo bỏng (Thị Nở nhìn Chí Phèo cười nhe răng, tỏ vẻ thích thú, vui vẻ) Chí Phèo: Cháo ngon quá… ngon thật đấy! (hắn húp lấy húp để)
Y
Thị Nở: Ăn đi, ăn nóng cho ra mồ hôi, ra mồ hổi là đỡ ngay ấy mà (vô thức đưa tay áo thấm những giọt mồ hôi trên trán Chí Phèo)
QU
(Chí Phèo quay sang nhìn Thị Nở, miệng vẫn còn dính cháo. Hai người nhìn nhau cười) Chí Phèo: Giá mà cứ thế này mãi thì thích nhỉ! (Thị Nở ngại ngùng cúi đầu xuống)
M
Chí Phèo: Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui… Mà này, đằng ấy có nhớ gì đêm qua không?
KÈ
(Thị Nở giật mình, e thẹn đánh nhẹ vai Chí Phèo)
Thị Nở: Gớm, sao mà có thứ người đâu mà lì quá thể! Người ta ngồi đấy mà dám xán lăn vào. Nỡm ạ… mà đêm qua sao liều thế, nhỡ trúng gió là chết toi đấy! (cười thẹn)
DẠ Y
Chí Phèo: (cười to): Chứ cứ để thế thì ế nhăn ra đấy…. (Thị Nở ngừng lại, tỏ vẻ đang suy nghĩ điều gì)
Chí Phèo: sao vậy Nở?
Thị Nở: Thế thôi, Nở về nhá, không bà cô mắng chết….
Chí Phèo: Chốc nữa Nở lại ra đây với tớ nữa nhá (cười)
CI
AL
(Thị quay sang lườm hắn. Hắn thích chí cười khanh khách, hắn sấn lấy véo má Thị một cái, Thị đẩy hắn ra, Thị thẹn thùng chạy nhanh ra khỏi cái miếu… Chí nhìn theo với một niềm vui và “tình yêu” dường như đang nảy nở trong hắn) ……………………………. Hết ……………………………. C. MỘT SỐ TRANH VẼ CỦA HS TỪ BÀI TẬP VẬN DỤNG
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
1. Vẽ và thuyết trình về nhà văn Nam Cao
FI
(Vẽ hoặc thiết kế Facebook giới thiệu về nhà văn Nam Cao hoặc Vẽ tranh minh họa cho một chi tiết trong TP Chí Phèo mà em thích. (làm sản phẩm))
DẠ Y
M
KÈ Y
QU ƠN
NH
CI
FI
OF
AL
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
2. Vẽ về một chi tiết/ nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
(Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt.)
Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ…
AL
D. MỘT SỐ VIDEO VÀ TRANG FACEBOOK CỦA HS TỪ BÀI TẬP VẬN DỤNG VÀ DỰ ÁN VĂN HÓA ĐỌC
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
Địa chỉ: https://www.facebook.com/huutri.tran.501598
DẠ Y
M
KÈ Y
QU ƠN
NH
CI
FI
OF
AL
DẠ Y
M
KÈ Y
QU ƠN
NH
CI
FI
OF
AL
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=rue2FFSZGU4
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
Thực hiện: Nhóm 1 – lớp 11A1
AL
Phim ngắn Chí Phèo
DẠ Y
M
KÈ Y
QU ƠN
NH
CI
FI
OF
AL
AL CI FI OF ƠN NH
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
(Cuộc trò chuyện giữa Chí Phèo và ông Giáo làng Vũ Đại )
(Chí Phèo dọa đốt quán bà bán rượu đầu làng vì không cho mua chịu…)
AL CI FI OF ƠN
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
(Thấy điệu bộ hung hăng của hắn, bà cả đùn bà hai, bà hai thúc bà ba, bà ba gọi bà tư,….)
(Chí Phèo bị lí Kiến ghen, đẩy vào tù… )