DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA CHỦ ĐỀ HỢP KIM VÀ CHỦ ĐỀ ANCOL

Page 1

SÁNG KIẾN DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI SẢN XUẤT

vectorstock.com/28062440

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

SÁNG KIẾN MÔN HÓA HỌC CẤP THPT DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA CHỦ ĐỀ HỢP KIM VÀ CHỦ ĐỀ ANCOL WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


HỆ THỐNG CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

THPT

Trung học phổ thông

GD

Giáo dục

ĐT

Đào tạo

TN

Thí nghiệm

HS

Học sinh

SV

Sinh viên

PTN

Phòng thí nghiệm

TPHH

Phương trình hóa học

CTTQ

Công thức tổng quát

gv

Giáo viên

CN

Công nghiệp

HTX

Hợp tác xã

SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

Trang 3


MỤC LỤC TÊN MỤC

TRANG

I.Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

6

1.1.Cở sở lý luận

6

1.2.Cơ sở thực tiễn

7

II. Mô tả giải pháp

8

2.1.Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

8

2.2.Giải pháp sau khi có sáng kiến

10

2.2.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh

10

2.2.2. Một số loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh

11

2.2.2.1.Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp

11

2.2.2.2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong công nghiệp

12

2.2.2.3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các dịch vụ khách sạn

12

du lịch 2.2.3. Quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục, dạy học gắn

13

với sản xuất, kinh doanh tại địa phương 2.2.4. Nội dung môn Hóa học cấp THPT với hoạt động sản xuất,

14

kinh doanh 2.2.4.1. Sơ lược về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có mối liên hệ

14

với môn Hóa học 2.2.4.2. Mối liên hệ của nội dung môn Hóa học cấp THPT với hoạt

Trang 4

15


động sản xuất, kinh doanh 2.2.4.3. Các phương án dạy học môn Hóa học cấp THPT gắn với

18

hoạt động sản xuất, kinh doanh 2.2.5. Chủ đề hợp kim gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh

20

máy móc tại làng nghề Xuân Tiến 2.2.6. Chủ đề Ancol gắn với hoạt động sản xuất bia ong Xuân Thủy

55

và rượu tại Xuân Trường III.Hiệu quả do sáng kiến đem lại

84

3.1.Hiệu quả kinh tế

84

3.2.Hiệu quả về mặt xã hội

84

IV.Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền

88

Tài liệu tham khảo

89

Phụ lục

90

Trang 5


BÁO CÁO SÁNG KIẾN DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA CHỦ ĐỀ HỢP KIM VÀ CHỦ ĐỀ ANCOL I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC NĂM HỌC 2018-2019 môn: HÓA HỌC THPT của tỉnh Nam Định nêu rõ:“Tiếp tục chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên tích cực sử dụng cácphương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tập trung hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ,hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của họcsinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như: dạy và học trực tuyến, trường học kết nối... Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh tự học, coi trọng việc giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường”.[2] Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu phải đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục. Đa dạng hoá nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các cấp học và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người. Nghị quyết yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, Trang 6


xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn [1] 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN : Trong những năm qua, hoạt động đổi mới hình thức và phương pháp dạy học ở cấp THPT đã được quan tâm tổ chức và thu được những kết quả bước đầu.

Tuy nhiên, do mục tiêu của chương trình giáo dục hiện hành chủ yếu là trang bị kiến thức, cùng với những hạn chế về năng lực thực hiện của GV và hạn chế trong công tác quản lý của các nhà trường nên hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều GV. Số GV thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho HS thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi, hợp lý và hiệu quả trong các trường phổ thông. Kết quả của hoạt động giáo dục này là sau khi ra trường học sinh, kể cả sinh viên không thể hòa nhập với môi trường làm việc mới và muốn làm được HS, SV phải được đào tạo lại từ đầu. Đó là chưa kể con số khổng lồ nhiều nhiều SV ra trường không có việc làm, bị thất nghiệp và muốn có việc làm phải làm những việc không đúng chuyên ngành đào tạo, họ cất bằng của mình đi để tìm việc mới mà đi làm công nhân, người ta gọi là thừa thầy, thiếu thợ. Chính vì vậy nếu giáo viên trang bị cho HS những kỹ năng kiến thức để định hướng nghề nghiệp ngay khi HS ngồi trên ghế nhà trường phổ thông là cực kỳ cần thiết. GV Trang 7


giúp HS càng tiếp cận với nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh tại địa phương thì càng tốt. Như vậy GV đã giúp cho HS trang bị một hành trang quan trọng trước khi các em bước vào cuộc sống, các em sẽ hiểu được giá trị của từng nhóm ngành nghề kinh doanh là cơ sở để các em định hướng được nghề nghiệp của mình trong cuộc sống. Lấy ví dụ điển hình từ bản thân tôi là cựu HS trường THPT Giao Thủy B khóa 1997-2000. Khi tôi ngồi trên ghế nhà trường, suốt 3 năm cấp III tôi chỉ cắm đầu vào học. Đến năm cuối cấp lớp 12, khi chọn trường để thi vào Đại học thì tôi rất mơ hồ về các trường Đại học và cũng không biết sau này học ra sẽ làm về lĩnh vực gì mà tôi chỉ nhớ vì gia đình tôi nghèo không muốn bố mẹ khổ nên quyết tâm thi vào nhóm các trường Sư phạm để bố mẹ đỡ tiền nuôi tôi ăn học. Đến bây giờ bản thân tôi còn thiếu sót hẳn kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, xử lý các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Trên các cơ sở đó là tiền đề để tôi viết SKKN “DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA CHỦ ĐỀ HỢP KIM VÀ CHỦ ĐỀ ANCOL” Trong đó chủ đề “Hợp kim” gắn liền với sản xuất, kinh doanh máy móc tại làng nghề Xuân Tiến, huyện Xuân Trường và chủ đề “An col” gắn với sản xuất bia tại công ty bia ong Xuân Thủy, nghề nấu rượu tại xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 2.1. GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN Trước đây tôi dạy bài hợp kim với bài ancol theo lối truyền thụ 1 chiều, hậu quả sau khi học xong học sinh hầu như không nhớ, không khắc sâu kiến thức đồng thời thiếu hẳn những kỹ năng mềm cần cho cuộc sống dẫn đến học sinh không có ấn tượng nhiều về môn hóa và hình ảnh giáo viên hóa lu mờ trong học sinh Cụ thể bài hợp kim tôi dạy về định nghĩa, lấy một số ví dụ về hợp kim, sau khi dạy xong tôi có cảm giác bắt học sinh phải công nhận đó là luận điểm khoa học Trang 8


đúng và học sinh phải học thuộc, với kiểu dạy như vậy thì những học sinh chăm chỉ cũng chỉ lưu vào bộ óc được 1 đến 2 ngày rồi cũng quên hết, nếu đổi lại tôi cho học sinh tự tìm hiểu hợp kim là gì, nêu những ví dụ mà em sưu tầm được để phát hiện ra kim loại khác hợp kim như thế nào, khác hỗn hợp như thế nào thì học sinh sẽ có hứng thú và nhớ lâu hơn. Trên cơ sở tự cho học sinh nghiên cứu, các em cũng đã được rèn nhiều kỹ năng mềm trong cuộc sống, phần nào cũng đã hướng tới được việc phát triển năng lực của học sinh. Khi dạy về chủ đề tính chất của hợp kim tôi cũng chỉ cho học sinh ghi qua về tính chất vật lý và cơ học thì khác kim loại nguyên chất, còn tính chất hóa học là tính chất của các nguyên tố tạo nên hợp kim đó, nếu học sinh chú ý ghi đầy đủ thì cũng chỉ công nhận như vậy là đúng, không khắc sâu nhiều cho học sinh. Ngược lại cũng với chủ đề đó tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị nghiên cứu trước, cho đến PTN tìm hiểu tính chất hóa học của hợp kim liệu có giống các kim loại hay phi kim nguyên chất tạo nên hợp kim đó không, thử tính chất cơ học của hợp kim có khác kim loại nguyên chất không để từ đó hướng cho học sinh đi đến một khẳng định khoa học chính xác, làm được điều đó sẽ khiến môn hóa học thêm phần thú vị, thu hút học sinh có niềm đam mê hóa học hơn lại rèn cho học sinh có thêm được nhiều kỹ năng trong cuộc sống. Với chủ đề Ancol, trước đây tôi hay dạy theo lối cũ, cứ tua một lèo nào là thứ nhất định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lý, tính chất hóa học, rồi điều chế, ứng dụng. Sau khi dạy xong tôi mới cảm nhận được lượng kiến thức mới nhiều quá, giáo viên áp đặt các luận điểm khoa học đúng, học sinh mải ghi chép, nhiều học sinh cận thị còn không ghi kịp, học sinh chưa ghi xong mục 1 giáo viên đã chuyển sang mục 2, rồi mục 3 và kiến thức cũng hoàn toàn mới, kết quả tôi thất bại, học sinh mơ hồ về kiến thức. Đổi lại, cho học sinh nghiên cứu trước từng mảng kiến thức, trình bày suy nghĩ, cảm nhận, ý hiểu của em về mảng kiến thức này để kịp thời chỉnh đốn các em, hiểu các em hơn thì tôi sẽ thành công. Nếu tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm yêu cầu hoàn thành đúng tiến độ thì học sinh phải tự giác nghiên cứu toàn bộ bài học đó đồng thời Trang 9


nghiên cứu chuyên sâu nhiệm vụ nhóm mình làm thì học sinh sẽ tiếp thu bài học tốt hơn và có hứng thú với môn hóa nhiều hơn. Đó là những chia sẻ những kinh nghiệm xuất phát từ đáy lòng tôi trong suốt 14 năm giảng dạy. Tôi nhận thấy nếu việc dạy học hướng tới việc phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt cho các em được trải nghiệm với những làng nghề truyền thống tại địa phương thì cực kỳ tốt, vì nó định hướng cho học sinh tự lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân, nó rèn cho học sinh có được nhiều kỹ năng qua việc trải nghiệm tại địa phương, một điều quan trọng là đỡ tốn kém kinh tế cho việc trải nghiệm đi xa. 2.2. GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN 2.2.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh [1] Tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường dù là hình thức sở hữu nào (Doanh nghiệp Nhà Nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,... ) thì đều có các mục tiêu hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp cũng theo đuổi các mục tiêu khác nhau, nhưng nhìn chung mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đều nhằm mục tiêu lâu dài, mục tiêu bao trùm đó là làm sao tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được các mục tiêu đó thì các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, xây dựng các kế hoạch thực hiện và đặt ra các mục tiêu chi tiết nhưng phải phù hợp với thực tế, đồng thời phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp và lấy đó làm cơ sở để huy động và sử dụng các nguồn lực sau đó tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong điều kiện nền sản xuất, kinh doanh chưa phát triển, thông tin cho quản lý chưa nhiều, chưa phức tạp thì hoạt động sản xuất, kinh doanh chỉ là quá trình sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu cuả xã hội sau đó là sự lưu thông trao đổi kinh doanh các mặt hàng do các doanh nghiệp sản xuất ra. Khi nền kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý nền kinh tế quốc dân không ngừng tăng lên. Quá Trang 10


trình đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển. Như vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh được hiểu như là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận. 2.2.2. Một số loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh [1] 2.2.2.1.Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trước mắt và dài hạn của nước ta. Sản xuất nông nghiệp phát triển là kết quả tổng hợp của việc sử dụng nguồn năng lực sản xuất trong quan hệ kết hợp hợp lý với điều kiện kinh tế tự nhiên và sử dụng những thành tựu mới nhất về khoa học-kỹ thuật. Đặc điểm nổi bật của hoạt động sản xuất nông nghiệp là chu kỳ sản xuất dài, những công việc sản xuất phải tiến hành trong những thời gian nhất định, ảnh hưởng của việc bảo đảm và sử dụng nguồn năng lực sản xuất và tác động của các điều kiện thiên nhiên đến tiến độ thực hiện các công việc sản xuất ở thời kỳ rất khác nhau. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của loại hình nông nghiệp chủ yếu dựa vào ngành trồng trọt và chăn nuôi. Quá trình sản xuất, kinh doanh ngành trồng trọt nhằm tăng thêm khối lượng sản phẩm và có thể được thực hiện theo hai hướng: Mở rộng diện tích trồng trọt và nâng cao năng suất cây trồng; đây là các biện pháp lớn để thực hiện kế hoạch về tổng sản lượng và trên góc độ phân tích ảnh hưởng đến kết quả sản xuất thì đây cũng là những nhân tố chủ yếu cần phải xem xét. Tương tự ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi được phát triển trên cơ sở mở rộng đàn súc vật và nâng cao năng suất súc vật, bởi vậy số lượng súc vật chăn nuôi và năng suất súc vật là hai nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả sản xuất ngành chăn nuôi.

Trang 11


2.2.2.2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong công nghiệp Đặc điểm của loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp là hoạt động trong các ngành như cơ khí, khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Việc sản xuất trong công nghiệp là việc tập trung vốn, lựa chọn công nghệ, thị trường, và hiệu quả một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất: dầu khí, luyện kim (thép, nhôm, kim loại quý hiếm...), cơ khí, điện tử, hoá chất cơ bản... để tiến hành các hoạt động sản xuất. Kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chính là việc trao đổi các sản phẩm mà trong các ngành công nghiệp đã sản xuất ra sau đó lại làm đầu vào cho các ngành này tiếp tục tiến hành chu kỳ sản xuất. 2.2.2.3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các dịch vụ khách sạn du lịch Ngành khách sạn là một bộ phận cơ bản và không thể thiếu được trong quá trình kinh doanh du lịch. Nó đảm bảo việc ăn ngủ và nghỉ ngơi tạm thời cho khách trong thời gian tham quan du lịch tại một điểm hoặc một vùng, một đất nước. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện “xuất khẩu vô hìnhvà xuất khẩu tại chỗ” trong kinh doanh du lịch quốc tế. Hiện nay cùng với sự phát triển của ngành du lịch và việc cạnh tranh trong việc thu hút khách. Hoạt động kinh doanh của ngành khách sạn không ngừng được mở rộng và da dạng hoá. Ngành khách sạn kinh doanh hai dịch vụ cơ bản đó là: Lưu trú (ở trọ) và phục vụ ăn uống. Ngoài hai dịch vụ cơ bản này, các nhà kinh doanh đã tổ chức các hoạt động kinh doanh khác như đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội diễn văn nghệ, các cuộc thi đấu thể thao, các loại hình chữa bệnh, các dịch vụ môi giới, dịch vụ thương nghiệp... Ngành khách sạn không chỉ kinh doanh các dịch vụ và hàng hoá

Trang 12


Do mình “sản xuất” ra mà còn kinh doanh “sản phẩm” của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Đặc điểm của ngành khách sạn du lịch là vốn đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh lớn. Chi phí bảo trợ và bảo dưỡng khách sạn chiếm một tỷ lệ lớn trong giá

thành của các dịch vụ hàng hoá. Do đó, trước khi xây dựng, nâng cấp, cải tạo các cơ sở khách sạn, nhà kinh doanh thường phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu du lịch, nguồn khách và thời gian kinh doanh để có các phương án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách có khả năng thanh toán đa dạng, đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh. Lực lượng lao động trong ngành khách sạn lớn, do vậy tác động lớn đến chi phí tiền lương trong giá thành các dịch vụ và quỹ tiền lương, mặt khác trong kinh doanh cần giải quyết lao động theo tính chất thời vụ. Điều này đòi hỏi phải tổ chức lao động trong quá trình phục vụ một cách tối ưu, nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ. Tích chất hoạt động kinh doanh của ngành khách sạn theo thời gian 24/24 giờ trong ngày, trong tuần và tất cả các ngày nghỉ lễ... Điều này đòi hỏi việc bố trí ca làm việc phải được tính toán một cách kỹ lưỡng đảm bảo phục vụ khách. Đối tượng của ngành là khách với dân tộc, giới tính, tuổi tác, sở thích, phong tục tập quán, nhận thức khác nhau. Do đó cần phải đáp ứng mọi sở thích nhu cầu của từng đối tượng này. 2.2.3. Quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục, dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương [1] Từ kinh nghiệm triển khai thí điểm chương trình giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại một số địa phương thời gian qua có thể đề xuất quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương như sau:

Trang 13


Bước 1: Lựa chọn cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương phù hợp với nội dung dạy học

Bước 2: Lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học

Bước 3: Khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh

Bước 4: Lập kế hoạch giáo dục/dạy học

Bước 5: Thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học

2.2.4. Nội dung môn Hóa học cấp THPT với hoạt động sản xuất, kinh doanh [1] 2.2.4.1. Sơ lược về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có mối liên hệ với môn Hóa học

- Để xác định được mối liên hệ của nội dung môn Hóa học cấp THPT với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trước hết cần xác định các lĩnh vực và các ngành chủ yếu trong sản xuất, kinh doanh. - Trong quan niệm hiện đại, cơ cấu kinh tế quốc dân được chia ra ba khu vực chính: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong mỗi khu vực chính đó sẽ có một số ngành chủ yếu (còn được gọi là ngành cấp 1). Có thể liệt kê một số ngành cấp 1 trong các khu vực chính đó như sau: - Khu vực nông nghiệp có hai ngành chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Hai ngành này nằm trong các khu vực thành phần của khu vực chính, đó là nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. - Khu vực công nghiệp có bốn ngành chủ yếu là: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, sản xuất và cung cấp điện và nước và ngành xây dựng. Có một cách phân chia khác khi xác định các ngành chủ yếu trong công nghiệp như chia Trang 14


ra các ngành: cơ khí, khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn v.v... - Khu vực dịch vụ có khá nhiều ngành chủ yếu như: thương mại, du lịch, vận

tải, ngân hàng, thông tin liên lạc, giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, hoặc như hoạt động của các đoàn thể xã hội… Dịch vụ là một khái niệm rất rộng, từ việc đáp ứng nhu cầu cá nhân đến việc phục vụ cho một ngành sản xuất, là một ngành kinh tế độc lập, hiện nay đang chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân và không ngừng được tăng cao. Có thể hiểu dịch vụ là toàn bộ các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người mà sản phẩm của nó tồn tại dưới hình thái phi vật thể. Khi xem xét sản xuất, kinh doanh dưới góc độ liên quan đến nội dung môn Hóa học THPT thì có thể các ngành chủ yếu còn được chia nhỏ hơn nữa. Ví dụ như khai thác, sản xuất, chế biến, bảo quản, trồng trọt, chăn nuôi… 2.2.4.2. Mối liên hệ của nội dung môn Hóa học cấp THPT với hoạt động sản xuất, kinh doanh Khi xác định mối liên hệ giữa nội dung môn Hóa học với hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương, giáo viên cần khảo sát thực tế các hoạt động sản xuất kinh doanh đang có và sắp có của địa phương, vùng lân cận. Sau đó đối chiếu với nội dung môn Hóa học để xác định nội dung đó liên quan đến những hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Để giúp giáo viên thuận tiện trong quá trình xác định này, có thể tham khảo bảng đối chiếu sau (Bảng 1):

Trang 15


Bảng 1. Đối chiếu nội dung môn Hóa học với những hoạt động sản xuất kinh doanh

Nội dung môn Hóa học

Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh

Lớp 10 I. Nguyên tử

- Các cở sở SXKD/nghiên cứu liên quan đến ứng dụng của các đồng vị phóng xạ như: + Trong sinh học: Nghiên cứu di truyền học, giải mã gen, tạo đột biến gen để tạo ran các giống mới có nhiều ưu việt… + Trong nông nghiệp: Dùng tia phóng xạ để bảo quan lương thực, thực phẩm, các loại hạt giống… - Năng lượng: Sử dụng năng lượng phản ứng hạt nhân cho các nhà máy điện nguyên tử…

II. Nhóm halogen

- Sản xuất/điều chế hóa chât: F2, Cl2, Br2, I2; HCl, NaCl… - Chế biến, bảo quản thực phẩm - Công nghiệp giấy, CN vải, sợi…

III. Oxi – Lưu huỳnh

- Khai thác, sản xuất hóa chất: S, H2SO4,.. - CN giấy, diêm, dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, cao su… - Chế biến, bảo quản thực phẩm…

IV. Tốc độ phản ứng và cân

- Sản xuất hóa chất, chất đốt, thiết bị (bếp

bằng hóa học

gas…) - Bảo quản thực phẩm…

Trang 16


Lớp 11 I. Sự điện li

Chăn nuôi, trồng trọt (ảnh hưởng của pH, nồng độ các ion…)

II. Nitơ - Photpho

- CN hóa chất: Sản xuất HNO3, phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc nổ… - Bảo quản thực phẩm… - Các cơ sở SXKD liên quan đến phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản… như HTX nông nghiệp, trang trại, nông trại…; các cơ sở SX phân bón…

III. Cacbon - Silic

- CN khai thác khoáng sản - Trang sức, mỹ nghệ - Kĩ thuật vô tuyến điện, điện tử, năng lượng (pin mặt trời)… - CN silicat (gốm, sứ, thủy tinh, xi măng…)

IV. Hiđrocacbon

- Nhiên liệu - CN hóa chất, hóa dầu, chất giặt rửa…

V. Ancol - Phenol

- CN thực phẩm: Sản xuất, chế biến rượu bia, nước giải khát… - Sản xuất phẩm nhuộm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc nổ… - CN polime, keo dán (keo dán gỗ, dán kim loại, dán sành, sứ…)

VI. Anđehit - Axit cacboxylic - CN thực phẩm, mỹ phẩm…

Trang 17


- CN polime, CN dệt; CN hóa chất… Lớp 12 - CN thực phẩm, mỹ phẩm

I. Este - Lipit

- CN sản xuất xà phòng, chất giặt rửa - CN polime, chất dẻo… - CN thực phẩm, dược phẩm

II. Cacbohiđrat

- CN mía đường - CN chế biến giấy, vải, sợi - Sản xuất gương, phích nước… III.

Amin,

Aminoaxit, - CN thực phẩm, dược phẩm…

Protein

- CN polime, tơ tổng hợp…

IV. Polime, vật liệu polime

- CN sản xuất, chế biến cao su, chất dẻo, tơ sợi, keo dán…

V. Kim loại

Mạ điện, điện phân, sản xuất pin, ắc quy, rèn, đúc kim loại (dao, búa, đúc đồng, nhôm…)

VI. Hóa học và vấn đề môi

Sản xuất, chế tạo các thiết bị lọc nước, lọc

trường

không khí, chống bụi, chống độc…; các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản ít độc hại với con người, thân thiện với môi trường…

Trang 18


2.2.4.3. Các phương án dạy học môn Hóa học cấp THPT gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh Quá trình dạy học môn Hóa học cấp THPT gắn với các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương có thể được chia ra 3 phương án khác nhau. Đó là: a) Phương án 1: Dạy học trên lớp. Theo phương án này, việc dạy học môn Hóa học với định hướng gắn với hoạt động giáo dục kinh doanh tại địa phương được thực hiện hoàn toàn trên lớp theo thời khóa biểu thông thường. Phương án này tuy có tính khả thi nhưng khó đạt hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn nội dung dạy học với hoạt động sản xuất kinh doanh. b) Phương án 2: Dạy học trên lớp kết hợp với dạy học tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Với phương án này, trên lớp giáo viên vẫn giảng dạy bình thường, việc gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ chủ yếu thể hiện ở khâu dặn dò trước khi tổ chức thăm quan học tập tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Khi hướng dẫn học sinh thăm quan, học tập tại cơ sở, ngoài các nội dung thăm quan thông thường, giáo viên phải hướng học sinh liên hệ các hoạt động ở cơ sở với những nội dung đã học. Qua đó vừa giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung học tập vừa thấy được ý nghĩa của việc học tập môn Hóa học. c) Phương án 3: Dạy học tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo phương án này, toàn bộ nội dung dạy học được thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Do vậy, giáo viên cần chọn những bài, nội dung phù hợp mà có thể thực hiện được tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Với phương án này, khâu chuẩn bị rất quan trọng. Một mặt giáo viên phải làm việc trước với cơ sở để chuẩn bị báo cáo viên, phương tiện dạy học; một mặt, giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị đọc trước bài ở nhà và những việc cần làm khi

Trang 19


thăm quan học tập tại cơ sở. Ngoài ra, sau buổi học tại cơ sở, giáo viên cần kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung nội dung dạy học nếu thấy cần thiết. 2.2.5. Chủ đề hợp kim gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh máy móc tại làng nghề Xuân Tiến I. TÊN BÀI HỌC: HỢP KIM (PHƯƠNG ÁN 1: DẠY HỌC TRÊN LỚP) (Thời lượng: 1 tiết + thời gian chuẩn bị 1 tuần) Ngày nay, ngành công nghiệp cơ khí chiếm một tỉ trọng lớn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Xuân Trường. Để tăng hiệu quả sử dụng các vật liệu kim loại trong đời sống và sản xuất thì rất cần thiết phải hiểu tính năng của kim loại và hợp kim. Nhằm cung cấp kiến thức khoa học về hợp kim cho học sinh, chúng tôi quyết định chọn chủ đề " hợp kim" để xây chủ đề dạy học gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương. II. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: Sau khi học xong bài học, học sinh có được kiến thức và kỹ năng sau: II.1. Kiến thức - Học sinh nêu được khái niệm hợp kim, - Học sinh biết được tính chất (dẫn nhiệt, dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy...) của hợp kim so với kim loại nguyên chất. - Học sinh nêu được ứng dụng của một số hợp kim (thép không gỉ, đuyra). - Học sinh biết cách tính hàm lượng kim loại trong hợp kim. II.2. Kỹ năng - Học sinh biết được TPHH của một số hợp kim thông dụng; PTHH minh họa tính chất của kim loại. - Quan sát được mẫu vật, nhận biết được một số loại hợp kim. - Học sinh làm thí nghiệm tìm hiểu về tính chất vật lí, cơ học, hóa học của kim loại nguyên chất và hợp kim. - Sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng bằng hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng. Trang 20


- Xác định % kim loại trong hợp kim. II.3. Năng lực, thái độ - Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực hợp tác nhóm; năng lực thu thập thông tin; năng lực tính toán; ... - Các năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; năng lực thực hành hóa học (nhận biết, sử dụng được hợp kim, ...); năng lực tính toán hóa học; năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống, giải quyết các tình huống thực tiễn. - Học sinh hứng thú, hăng say nghiên cứu và học tập; thấy được tầm quan trọng của phân hợp kim đối với sản xuất công nghiệp để có ý thức sử dụng, bảo quản và sử dụng hợp lí hợp kim. III. NỘI DUNG BÀI HỌC  Khái niệm về hợp kim: là hỗn hợp của kim loại với kim loại hoặc phi kim khác được nấu nóng chảy rồi để nguội  Tính chất của hợp kim: + Tính chất hóa học của hợp kim là tính chất của các đơn chất có trong hợp kim + Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn kim loại nguyên chất + Hợp kim có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt kém hơn so với kim loại nguyên chất + Hợp kim có độ cứng và độ bền cao hơn kim loại nguyên chất  Ứng dụng: tính siêu cứng, không bị ăn mòn, nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy thấp...  Luyện tập: + Bài toán xác định thành phần của hợp kim. IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1- Chuẩn bị của giáo viên

Trang 21


- Chia nhóm và giao nhiệm vụ chuẩn bị: quan sát hình ảnh và sưu tầm mẫu hợp kim ở địa phương , so sánh sự khác biệt giữa kim loại nguyên chất và hợp kim. So sánh tính chất vật lí,cơ học và hóa học, ... - Chuẩn bị các hình ảnh về vật liệu bằng kim loại nguyên chất và vật liệu bằng hợp kim . - Chuẩn bị các phiếu học tập sau: + Phiếu học tập 1: Khái niệm hợp kim b- Qua đó cho biết hợp kim là gì? Cho thí dụ. + Phiếu học tập 2: So sánh tính chất vật lí và hóa học của kim loại nguyên chất và hợp kim (HS dựa vào nội dung SGK) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 VẬT

LIỆU

CHỨA

KIM

LOẠI VẬT LIỆU CHỨA HỢP KIM

NGUYÊN CHẤT MÀU SẮC

TÍNH

CHẤT

VẬT LÍ,

HỌC TÁC

DỤNG

VỚI AXIT

SỬ DỤNG

+ Phiếu học tập 3: HS quan sát các mẫu hợp kim trong sgk cho biết chúng được dùng trong các ngành nào? Tại sao? Các loại hợp kim phổ biến

Ngành sử dụng_lí do Trang 22


Hợp kim không bị ăn mòn Fe-Cr-Mn Hợp kim siêu cứng W-Co, Co-Cr-W-Fe Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp Sn-Pb Hợp kim nhẹ, cứng bền Al-Si, Al-Cu-MnAg Hợp kim vàng tây Chia lớp học thành 3 nhóm để thực hiện nhiệm vụ tìm tòi mở rộng:  Nhóm 1: Tìm hiểu về các loại máy công nghiệp ở Xuân Tiến và mục đích sử dụng các loại máy này?  Nhóm 2: Thực trạng sản xuất các loại máy và những vấn đề còn tồn tại ở nơi sản xuất các loại máy móc  Nhóm 3: sưu tầm một số mẩu vật liệu kim loại xung quanh nơi ở. 2- Chuẩn bị của học sinh  Thu thập thông tin về hợp kim từ sách giáo khoa, internet, kinh nghiệm bản thân….  Hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 3- Phương pháp dạy học chủ yếu - Hoạt động nhóm. V. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Trải nghiệm kết nối ( 5 phút) a) Mục đích hoạt động: - Huy động các kinh nghiệm, kiến thức của HS đã được học về nhận biết hợp kim thông qua hình ảnh.

Trang 23


Trang 24


b) Nội dung hoạt động: - Học sinh quan sát các hình ảnh được cung cấp, phát biểu ý kiến, nhận xét về tên các loại vật liệu? Và thành phần kim loại trong vật liệu trên? - HS thảo luận: giữa kim loại nguyên chất và hợp kim của kim loại đó có tính chất vật lý, cơ học và hóa học giống nhau hay khác nhau. Trang 25


- Tại sao hợp kim sử dụng nhiều hơn kim loại nguyên chất? c) Kỹ thuật tổ chức hoạt động: Hình ảnh về quảng cáo cho một số cơ sở chế tác hợp kim ở địa phương

ĐỒ ĐỒNG XUÂN TIẾN

Trang 26


Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút) Hoạt động 2.1. (5 phút) Tìm hiểu khái niệm hợp kim a) Mục đích hoạt động: - HS nêu được: khái niệm hợp kim. b) Nội dung hoạt động -Học sinh tìm hiểu khái niệm. c) Kỹ thuật tổ chức hoạt động: - GV hướng dẫn các nhóm thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, GV theo dõi, kịp thời hỗ trợ khi cần thiết. d) Sản phẩm học tập + Nêu được khác niệm hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác. Hoạt động 2.2. (10 phút) Tìm hiểu tính chất của hợp kim a) Mục đích hoạt động:

Trang 27


- HS nêu được tính chất của hợp kim - Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm để nhận biết một số kim loại nguyên chất và hợp kim như Fe, Thép, Cu, hợp kim Cu-Zn, Au, Au-Ag b) Nội dung hoạt động - Các nhóm tìm hiểu màu sắc, tính dẫn điện, tính dẻo rồi so sánh, thực hiện thí nghiệm Fe, thép tác dụng với dd HCl. c) Kỹ thuật tổ chức hoạt động: - GV tổ chức cho HS thảo luận, báo cáo sản phẩm, phân tích và chuẩn hóa kiến thức cho học sinh. - GV cho HS báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi, thảo luận, tranh luận. - Các thành viên trong nhóm có thể bổ sung hoặc làm rõ ý tưởng. - HS các nhóm khác đề xuất câu hỏi, thảo luận và trình bày. - Trả lời câu hỏi khi được các nhóm khác yêu cầu làm rõ thêm và đặt câu hỏi cho nhóm khác. - Đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện dự án của các nhóm: kết hợp giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm của HS trên cơ sở các tiêu chí sản phẩm đề ra. d) Sản phẩm học tập:  Tính chất của hợp kim: + Tính chất hóa học của hợp kim là tính chất của các đơn chất có trong hợp kim + Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn kim loại nguyên chất + Hợp kim có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt kém hơn so với kim loại nguyên chất + Hợp kim có độ cứng và độ bền cao hơn kim loại nguyên chất Hoạt động 3. Hoạt động củng cố, luyện tập (20 phút) a) Mục đích hoạt động - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về hợp kim. Trang 28


- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. b) Nội dung hoạt động Hoàn thành các câu hỏi/ bài tập theo Phiếu học tập số 4 c) Kỹ thuật tổ chức hoạt động - Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/ bài tập trong phiếu học tập số 4 - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/ lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/ phương pháp giải bài tập. - GV có thể biên soạn các câu hỏi/ bài tập khác, phù hợp với đối tượng HS, tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang tính định hướng phát triển năng lực HS, tăng cường các câu hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức máy móc. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 HS hoạt động cá nhân hoàn thành các câu hỏi/ bài tập sau Câu hỏi luyện tập về hợp kim Câu 1: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng thanh hợp kim Pb - Sn vào một dung dịch chất điện li thì A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá.

B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn

điện hoá. C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá.

D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.

Câu 2: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau : Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là A. 4

B. 1

C. 2

Trang 29

D. 3


Câu 3: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình: A. Sn bị ăn mòn điện hóa.

B. Fe bị ăn mòn điện hóa.

C. Fe bị ăn mòn hóa học.

D. Sn bị ăn mòn hóa học.

Câu 4: Ngâm 2,33 gam hợp kim Fe – Zn trong lượng dư dung dịch HCl đến khi phản ứng hoàn toàn thấy giải phóng 896 ml khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim này là A. 27,9% Zn và 72,1%

Fe

B. 26,9% Zn và 73,1%

Fe

C. 25,9% Zn và 74,1%

Fe

D. 24,9% Zn và 75,1%

Fe

Câu 5: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 6: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: A. I, II và III.

B. I, II và IV.

C. I, III và IV.

D. II, III và IV. Câu 7: Trong hợp kim Al – Ni, cứ 10 mol Al thì có 1 mol Ni. Thành phần % về khối lượng của hợp kim này: A. 81% Al và 19% Ni

B. 82% Al và 18% Ni

C. 83% Al và 17% Ni

D. 84% Al và 16% Ni

Câu 8: : Dung dịch FeSO4 có lẫn CuSO4. Để loại bỏ CuSO4 có thể thêm vào dung dịch trên kim loại nào sau đây? A. Fe

B. Al

C. Zn

D. Pb

Câu 9: Nung một mẫu thép thường của nhà máy cơ khí Đình Mộc có khối lượng 10 gam trong O2 dư thu được 0,1568 lít khí CO2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó là A. 86%

B. 85%

C. 84% Trang 30

D. 0,82%


Câu 10: Liên kết hoá học chủ yếu trong họp kim là A. liên kết kim loại và liên kết cộng hoá trị. B. liên kết cộng hoá trị và liên kết ion. C. liên kết ion và tương tác yếu giữa các phân tử (tương tác Van der Waals). D. tương tác yếu giữa các phân tử (tương tác Van der Waals) và liên kết kim loại. Câu 11: Cho các tính chất sau : ( 1 ) Tính chất vật lí ; (2) Tính chất hoá học ; (3) Tính chất cơ học. Hợp kim và các kim loại thành phần tạo hợp kim đỏ có tính chất nào tương tự ? A. (1) B. (2) và (3) C. (2) D.(l)và(3) Câu 12: Có các phát biểu sau: (1) Hợp kim thép (Fe-C) ít bị ăn mòn hơn sắt. (2) Hợp kim Al-Cu-Mn-Mg nhẹ và cứng, dùng trong chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ. (3) Hợp kim vàng tây (Au-Ag-Cu) cứng hơn vàng nguyên chất. (4) Hợp kim Bi-Pb-Sn có nhiệt độ nóng chảy rất cao. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A.l.

B. 2.

C.3.

D. 4.

Câu 13: Một mẫu kim loại thủy ngân có lẫn tạp chất kẽm, thiếc, chì. Để làm sạch các tạp chất này có thể cho mẫu thủy ngân trên tác dụng với lượng dư của dung dịch nào sau đây ? A. Hg(NO3)2

B. Zn(NO3)2

C. Sn(NO3)2

D. Pb(NO3)2

Câu 14: Có 3 mẫu họp kim gồm Ag-Cu, Cu-Al và Fe-Cr-Mn. Dùng dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được 3 hợp kim trên ? A. HNO3

B. HC1

C. AgNO3

D.H2SO4đặc, nóng

Câu 15: Để xác định hàm lượng C trong một mẫu hợp kim Fe-C, người ta đem nung m gam hợp kim này trong không khí. Sau phản ứng hoàn toàn, chất rắn thu được có khối lượng tăng 28,89% so với lượng chất rắn ban đầu a) Công thức hoá học của loại hợp kim trên là A. FeC.

B. FeC2.

C. FeC3. Trang 31

D. Fe3C.


b) Hàm lượng % của C trong hợp kim trên là A. 17,65.

B. 30,00%.

C. 39,13%.

D.

6,67%. Câu 16: Một hợp kim có chứa 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al. Cho hợp kim vào 200ml dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 sau khi phản ứng kết thúc được dung dịch Y và 8,12 gam chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,672 lít H2 (ở đktc). Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là: A. 0,1 B. 0,15 C. 0,28 D. 0,25 Hoạt động 4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (5 phút, giao nhiệm vụ về nhà) a) Mục đích hoạt động - HĐ vận dụng và mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. b) Nội dung hoạt động Chia lớp học thành 3 nhóm  Nhóm 1: Tìm hiểu về một số doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc đá quý trên địa bàn huyện Xuân Trường.Tìm hiểu về thành phần của vàng ta,vàng Ý,vàng tây, vàng 24k,18k,14k…Dựa vào kiến thức đã học giải thích tại sao người ta hay dùng vàng tây và vàng Ý làm đồ trang sức còn vàng ta chủ yếu dùng vào mục đích tích lũy hoặc đầu tư.  Nhóm 2: Hiện nay rất nhiều thiết bị máy móc dạng thô được chế tác tại khu cơ khí Đình Mộc hoặc Xuân Tiến để ngoài trời và han gỉ. Theo em lớp gỉ đó tác nhân hóa học là gì , cách để giảm thiểu tác hại của lớp gỉ.  Nhóm 3 :Sưu tầm hình ảnh về việc sử dụng vỏ lon bia, nước ngọt hoặc các vật dụng cũ bằng nhôm để tái chế thành các vật dụng gia đình như: xoong, chảo, nồi, chày cối.Giải thích quy trình tái chế bằng kiến thức hóa học. Trang 32


c) Kỹ thuật tổ chức HĐ - GV giao cho HS làm việc theo nhóm, ngoài giờ lên lớp, có thể trao đổi trao đổi với giáo viên thông qua điện thoại, email; HS có thể tiếp tục học tập thông qua thực tế trồng cây công nghiệp tại địa phương…. - Giáo viên tiếp nhận sản phẩm của các nhóm, tham khảo ý kiến chuyên gia, ghi nhận lại toàn bộ quá trình phát triển của dự án (chụp hình trình chiếu hoặc quay video clip báo cáo). d) Sản phẩm học tập: - Trình bày bài viết bằng Powerpoint (yêu cầu bố cục rõ ràng, màu sắc tương phản ...) - GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS.

Sau đây là bản powerpoint tóm tắt quá trình dạy học trên lớp

Trang 33


Trang 34


Trang 35


Trang 36


Trang 37


Trang 38


Trang 39


Trang 40


Trang 41


Trang 42


Trang 43


Trang 44


Trang 45


Trang 46


Trang 47


Trang 48


Trang 49


Trang 50


Trang 51


Trang 52


Trang 53


Trang 54


2.2.6. Chủ đề Ancol gắn với hoạt động sản xuất bia ong Xuân Thủy và rượu tại Xuân Trường I. TÊN BÀI HỌC: Chủ đề Ancol gắn với hoạt động sản xuất bia ong Xuân Thủy và rượu tại Xuân Trường (Thời lượng: 2 tiết + thời gian chuẩn bị 2 tuần) II. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: Sau khi học xong bài học, học sinh có được kiến thức và kỹ năng sau: II.1.Kiến thức HS nêu được: - Định nghĩa, phân loại ancol. - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc  chức và thay thế). - Tính chất vật lí: Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước, Liên kết hiđro. - Tính chất hoá học: Phản ứng của nhóm OH (thế H, thế OH); phản ứng tách nước; phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, axit hoặc xeton; phản ứng cháy. - Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol. - Ứng dụng của etanol. - Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2). HS giải thích được - Tính chất vật lí, tính chất hóa học của ancol II.2. Kĩ năng - Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol. - Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 1C > 4C). - Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể.

Trang 55


- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol. - Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học. - Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol. II.3. Năng lực, thái độ - Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực hợp tác nhóm; năng lực thu thập thông tin; năng lực tính toán; ... - Các năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học , năng lực tính toán hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống, giải quyết các tình huống thực tiễn ,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Học sinh hứng thú, hăng say nghiên cứu và học tập, giáo dục tính cẩn thận, chính xác, ý thức trách nhiệm với sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội. III. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Khái niệm, phân loại, danh pháp,tính chất vật lí của ancol. 2. Tính chất hóa học a. Phản ứng thế H ở nhóm OH. b.Phản ứng thế nhóm OH. c. Phản ứng tách nước. d. Phản ứng oxi hóa. 3. Ứng dụng, điều chế a. Phương pháp điều chế ancol etylic. b. Phương pháp chung điều chế ancol. c. Ứng dụng của ancol. 4. Liên hệ thực tế a. Quy trình sản xuất, tiêu thụ ancol etylic và sản xuất bia tại địa phương b. Ảnh hưởng của sản xuất, sử dụng ancol etylic đến sự phát triển kinh tế và môi trường ở địa phương. c. Thực trạng sử dụng rượu bia ở địa phương Trang 56


IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên: Chia lớp thành 08 nhóm, mỗi nhóm lựa chọn một nội dung của bài để xây dựng các sản phẩm dự án của nhóm. Phân vai và phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm như sau: *Các nhóm nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ trong phiếu học tập về khái niệm,phân loại đồng phân, danh pháp của ancol. Nhóm 1. Nghiên cứu nội dung 1: - Khái niệm; đồng phân; CTTQ của ancol; tên gọi ancol - Các tính chất vật lý của ancol. Nhóm 2. Nghiên cứu nội dung 2: - Nghiên cứu cấu tạo của ancol: - Phản ứng thế H trong nhóm OH của ancol Nhóm 3. Nghiên cứu nội dung 3: - Nghiêm cứu phản ứng thế nhóm OH của ancol, phản ứng tách nước Nhóm 4. Nghiên cứu nội dung 4: - Nghiên cứu phản ứng oxi hóa không hoàn toàn (phản ứng với CuO) và phản ứng cháy của ancol. Nhóm 5. Nghiên cứu nội dung 5: Tìm hiểu các phương pháp điều chế ancol trong công nghiệp và trong đời sống. Tìm hiểu các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhóm 6: Nghiên cứu nội dung 6: - Tìm hiểu các ứng dụng của ancol vào trong cuộc sống, Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người và tìm hiểu thực trạng sử dụng rượu bia trong cuộc sống hiện nay. Nhóm7: Trình bày rượu bia với vấn đề tham gia giao thông hiện nay? Nhóm 8: Trình bày phương pháp sinh hóa để điều chế ancol etylic và quy trình nấu rượu thủ công và sản xuất bia ở quê em?

Trang 57


Học sinh: Thảo luận chọn dự án và phân công nhóm trưởng, thư ký nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. - Dụng cụ, hóa chất để tiến hành các thí nghiệm trong bài học - Máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước nội dung bài, nghiên cứu nội dung phần tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế, khảo sát thực trạng sử dụng rượu bia theo phiếu đánh giá của giáo viên. - Tìm các thông tin có liên quan đến chủ đề để giải quyết các nội dung trong chuyên đề. 3. Phương pháp dạy học chủ yếu - Dạy học dự án. V. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRONG BÀI ANCOL Hoạt động 1. Trải nghiệm kết nối ( 5 phút) a) Mục đích hoạt động: Từ các kiến thức HS đã được học về ancol etylic ở lớp 9 (tính chất vật lí, cấu tạo phân tử, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế) và từ những hiểu biết thực tế về ancol sẽ tạo hứng thú, nhu cầu học tập cho HS. b) Nội dung hoạt động:

Trang 58


Hình ảnh nấu rượu thủ công

Trang 59


Lúa mạch nhập khẩu: nguyên liệu sản xuất bia Trang 60


Bình lọc lấy dịch để lên men bia Trang 61


Bình chứa bia sau khi lên men phụ lần 2 - Học sinh quan sát các hình ảnh được cung cấp, phát biểu ý kiến, nhận xét về quy trình sản xuất bia khác gì so với sản xuất rượu. c) Kỹ thuật tổ chức hoạt động: Yêu cầu HS xem các hình ảnh: - sản xuất ancol etylic. - Nguyên liệu và cách sản xuất bia ong Xuân Thủy GV hướng dẫn các nhóm đặt ra các câu hỏi nghiên cứu của bài học. HS có thể nêu các ý kiến khác nhau. Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. (20 phút) Tìm hiểu khái niệm và phân loại; danh pháp ancol a) Mục đích hoạt động: - HS nêu được: khái niệm, cách phân loại ; danh pháp ancol. - Gọi tên được các ancol theo danh pháp IUPAC, tên thông thường. Trang 62


- Mô tả được cách đánh số, cách chọn mạch chính đều ưu tiên nhóm chức -OH b) Nội dung hoạt động - Các nhóm tìm hiểu khái niệm, phân loại ancol. - Tìm hiểu các cách gọi tên ancol. - Mỗi nhóm có một nhiệm vụ riêng. c) Kỹ thuật tổ chức hoạt động: HĐ nhóm - Giao nhiệm vụ cho các nhóm tự nghiên cứu tìm hiểu tại nhà. HĐ chung cả lớp - Đại diện cho 1 nhóm nên báo cáo, các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi thảo luận. - GV hướng dẫn các nhóm thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, GV theo dõi, kịp thời hỗ trợ khi cần thiết. d) Sản phẩm học tập + Nêu được khác niệm ancol. Điều kiện để tồn tại ancol, thành phần phân tử của ancol, công thức tổng quát của ancol. + Từ đặc điểm cấu tạo phân loại được các ancol * Dựa vào đặc điểm cấu tạo của ancol chia ancol theo 2 cách: - Dựa vào đặc điểm gốc hiđrôcacbon chia ancol thành 3 loại: ancol no, ancol không no, ancol thơm. - Dựa vào nhóm chức chia ancol thành 2 loại: ancol đơn chức, ancol đa chức. Viết được công thức tổng quát của ancol no, đơn chức mạch hở . * Công thức của ancol no, đơn chức, mạch hở: + Công thức dạng gốc-chức: CnH2n+1OH (n≥1). + Công thức dạng phân tử: CnH2n+2O (n≥1). * Tên thông thường = ancol + tên gốc hiđroocacbon + ic. * Tên thay thế = vị trí nhánh-tên nhánh tên mạch C chính-vị trí nhóm OH-ol.

Trang 63


Hoạt động 2.2. (30 phút) Tìm hiểu tính chất hóa học a) Mục đích hoạt động - Từ cấu tạo của ancol HS nêu được tính chất hóa học của ancol b) Nội dung hoạt động - Các nhóm tìm hiểu cấu tạo, nêu tính chất hóa học, viết phương trình minh họa, HS làm thí nghiệm, quan sát và giải thích hiện tượng khi cho ancol etylic tác dụng với Na, glixerol tác dụng với đồng (II) hiđroxit. c) Kỹ thuật tổ chức hoạt động - GV tổ chức cho HS thảo luận, nghiên cứu tính chất hóa học của ancol - GV cho các nhóm báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm mình. - Các thành viên trong nhóm có thể bổ sung hoặc làm rõ ý tưởng. - HS các nhóm khác đề xuất câu hỏi, thảo luận và trình bày. d) Sản phẩm học tập + Nêu được tính chất hóa học của ancol. + Tiến hành được các thí nghiệm theo yêu cầu của GV, quan sát và giải thích được hiện tượng thí nghiệm. + Viết được phương trình hóa học minh họa. + Hình thức trình bày: HS trình bày trên máy chiếu hoặc bảng phụ Hoạt động 2.4. (15 phút): Tìm hiểu ứng dụng, điều chế ancol a) Mục đích hoạt động: - Nêu được các phương pháp chung chủ yếu để điều chế ancol etylic; bia - Nếu được một số ứng dụng chủ yếu của ancol b) Nội dung hoạt động - Nêu được các phương pháp điều chế ancol etylic; bia - Nếu được một số ứng dụng chủ yếu của ancol etylic c) Kỹ thuật tổ chức hoạt động: HĐ: - GV cho đại diện 1 nhóm lên báo cáo; các nhóm khác nhận xét; thảo luận Trang 64


- HĐ chung cả lớp: GV yêu cầu một số nhóm trình bày các phương pháp để điều chế ancol etlyic và một số phương pháp thường dùng để ancol etylic trong các hộ gia đình, viết các PTHH xảy ra; các nhóm khác góp ý, bổ sung; GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức. - HĐ chung: GV cho học sinh đến cơ sở sản xuất để tìm hiểu d) Sản phẩm học tập - Sản phẩm: Báo cáo của các nhóm về các phương pháp để điều chế rượu etylic và bia; ứng dụng của rượu etylic. Hoạt động 3 ( 15 phút). Hoạt động củng cố, luyện tập a) Mục đích hoạt động - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về + Đặc điểm cấu tạo ancol, quan hệ giữa đặc điểm cấu tạo với tính chất vật lý + Tính chất hóa học và điều chế ancol - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. b) Nội dung hoạt động Hoàn thành các câu hỏi/ bài tập theo Phiếu học tập c) Kỹ thuật tổ chức hoạt động - Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/ bài tập trong phiếu học tập số 4 - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/ lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/ phương pháp giải bài tập. PHIẾU HỌC TẬP Câu 1. Có bao nhiêu ancol bậc III, có công thức phân tử C6H14O ? A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu2. Một ancol no đơn chức có %H = 13,04% về khối lượng. CTPT của ancol là Trang 65


A. C6H5CH2OH.

B. CH3OH.

C. C2H5OH.

D. CH2=CHCH2OH.

Câu 3. Có bao nhiêu đồng phân có công thức phân tử là C4H10O ? A. 6

B. 7

C. 4

D. 5

Câu 4. Cho các rượu sau: I. CH3-CH2-CH2-OH.

II. CH3-CH(OH)-CH3;

III. (CH3)2C(OH)-CH3

IV. CH3-CH2-CH2-CH2-OH.

V. CH3-CH(OH)-CH2-CH3.

VI. CH3-CH(CH3)-CH2-OH

Rượu bậc hai là: A. II, III, V.

B. II, V.

C. I, IV, V.

D. III, V.

Câu 5. Chọn phát biểu sai. A. Rượu bậc III ,cacbon mang nhóm -OH có chứa 3 nguyên tử H B. Rượu bậc I ,cacbon mang nhóm -OH có chứa 2 nguyên tử H C. Rượu bậc II ,cacbon mang nhóm -OH có chứa 1 nguyên tử H D. Rượu bậc III ,cacbon mang nhóm -OH không có chứa nguyên tử H Câu 6. Trong hỗn hợp etanol và nước, kiểu liên kết hiđro nào là bền nhất ? A.

B.

C.

D.

Câu 7. Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là A. 4-Etylpentan-2-ol.

B. 2-Etylbutan-3-ol.

C. 3-Etylhexan-5-ol.

D. 3-Metylpentan-2-ol.

Câu 8. Ancol no, đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 9. X là ancol mạch hở có chứa 1 liên kết đôi trong phân tử. Khối lượng phân tử của X nhỏ hơn 60. CTPT của X là A. C3H6O.

B. C3H8O.

C. C2H4(OH)2 Trang 66

D. C3H6(OH)2.


Câu 10. Tên thay thế (danh pháp IUPAC) của ancol CH3-CHOH-CH2CH(CH3)-CH3 là A. 1,3-đimetylbutan-1-ol

B. 4,4-đimetylbutan-2-ol

C. 2-metylpentan-4-ol

D. 4-metylpentan-2-ol

Câu 11. Cho các hợp chất sau: X. HOCH2-CH2OH

Y. HOCH2-CH2-CH2OH

Z. CH3-CHOH-CH2OH

T. HOCH2-CHOH-CH2OH

Những chất đồng phân với nhau là: A. X,Y

B. Y,Z

C. X, Y, Z

D. Y, T

Câu 12. So sánh tính linh động của H trong nhóm OH của các ancol sau: (X): metanol; (Y): etanol; (Z): propanol: A. X > Y > Z C. Z > Y > X

B. Y > X > Z

D. X > Z > Y

Câu 13. Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất? A. Rượu etylic.

B. Rượu n-propylic.

C. Etylmetyl ete.

D. Etylclorua.

Câu 14. Để làm khan etanol có lẫn nước, người ta có thể áp dụng phương pháp nào? A. Cho CaO (mới nung) vào rượu

B. Cho axit H2SO4 đậm đặc vào rượu

C. Cho CuSO4 khan vào rượu.

D. Đun nóng cho nước bay hơi.

Bài 15. X là một ancol có công thức phân tử C3H8On, X có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Số chất có thể có của X là: A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

d) Sản phẩm học tập * Kiểm tra, đánh giá HĐ + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của Hs và có giải pháp hỗ trợ hợp lý. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/ lời giải của HS về các câu hỏi/ bài tập trong phiếu học tập, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. Trang 67


Hoạt động 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng kiến thức (15 phút) a) Mục đích hoạt động - Hoạt động vận dụng và mở rộng kiến thức được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS qua bài học ancol b) Nội dung hoạt động Nhóm7: Trình bày rượu bia với vấn đề tham gia giao thông hiện nay? Nhóm 8: Trình bày phương pháp sinh hóa để điều chế ancol etylic và quy trình nấu rượu thủ công và sản xuất bia ở quê em? c) Kỹ thuật tổ chức HĐ - GV giao cho HS làm việc theo nhóm, ngoài giờ lên lớp, có thể trao đổi trao đổi với giáo viên thông qua điện thoại, email - Giáo viên tiếp nhận sản phẩm của các nhóm, tham khảo ý kiến chuyên gia, ghi nhận lại toàn bộ quá trình phát triển của dự án (chụp hình trình chiếu hoặc quay vieo clip báo cáo). d) Sản phẩm học tập: - Các nhóm trình bày bài viết bằng Powerpoint (yêu cầu bố cục rõ ràng, màu sắc tương phản ...) - GV có thể cho HS báo cáo kết quả hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS Sau đây là bản trình chiếu powerPoint tóm tắt quá trình dạy và học tập của học sinh

Trang 68


Hình ảnh nấu rượu thủ công

Trang 69


Lúa mạch nhập khẩu: nguyên liệu sản xuất bia

Trang 70


Bình lọc lấy dịch để lên men bia

Bình chứa bia sau khi lên men phụ lần 2 Trang 71


Trang 72


Trang 73


Trang 74


Trang 75


Trang 76


Trang 77


Trang 78


Trang 79


Trang 80


Trang 81


Trang 82


Trang 83


III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 3.1. HIỆU QUẢ KINH TẾ “DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI SẢN XUẤT, KINH

DOANH TẠI

ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA CHỦ ĐỀ HỢP KIM VÀ CHỦ ĐỀ ANCOL” cũng giống như một trong nhiều hoạt động trải nghiệm giáo dục nhưng điều khác biệt là được trải nghiệm tại chính quê hương mình, hoạt động này đỡ tốn kém cho phụ huynh học sinh, tiết kiệm tài chính đồng thời bắt buộc học sinh khi tham gia trải nghiệm phải thu được kết quả. Học sinh phải làm việc giống như một người nghiên cứu khoa học thực thụ. 3.2. HIỆU QUẢ VỀ MẶT XÃ HỘI “DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI SẢN XUẤT, KINH

DOANH TẠI

ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA CHỦ ĐỀ HỢP KIM VÀ CHỦ ĐỀ ANCOL” là hình thức giáo dục, dạt học trải nghiệm sáng tạo, bổ ích và cần thiết với giáo dục trung học phổ thông. Giáo dục, dạy học gắn liền với thực tiễn sản xuất đời sống địa phương mang lại hiệu quả tích cực đối với cả người dạy lẫn người học. Khi tham gia học tập trong môi trường này, học sinh thường đóng một vai cụ thể, từ đó kích thích hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng của học sinh. Cùng đó thông qua việc thường xuyên được tiếp cận với các hoạt động thực tiễn sản xuất, giúp học sinh có nhiều cơ hội hơn trong việc gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học tập trong thế giới thật. Thông qua chủ đề hợp kim HS cũng đã hiểu được phần nào cuộc sống, cách sản xuất của làng nghề Xuân Tiến , một làng nghề cung cấp máy móc cho cả nước. Thông qua chủ đề Ancol HS cũng đã hiểu được phần nào về quy trình sản xuất bia ong Xuân Thủy, quy trình nấu rượu, cách thức bảo quản để bia đến tay người tiêu dùng vẫn giữ hương vị thơm ngon. Khi tham gia các hoạt động thực tiễn người học có cơ hội để thử thách năng lực khác nhau của bản thân; học sinh được rèn khả năng tư duy, suy nghĩ sâu sắc khi gặp những vấn đề phức tạp; học sinh có điều kiện để khám phá, Trang 84


đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin từ các tình huống thực tiễn của địa phương; Có cơ hội để vận dụng và phát triển kiến thức lý thuyết đã học và đặc biệt rèn luyện cho học sinh phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp gặp phải trong khi tham gia các hoạt động thực tiễn.Thông qua chủ đề hợp kim HS cũng đã hiểu được tác dụng của từng loại hợp kim và cũng đã biết loại hợp kim nào người dân sử dụng nhiều để sản xuất máy móc. Thông qua chủ đề Ancol HS cũng đã hiểu được vì sao để bia lâu ngoài không khí sẽ không còn vị ngon và cũng đã biết được tác hại của việc uống nhiều bia, rượu. Khi tham gia vào hoạt động thực tiễn, mỗi học sinh phải đảm nhận một vai trò cụ thể. Vì vậy, học sinh được đặt trong tình huống buộc phải chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các vấn đề phát sinh một cách tốt nhất. Nhờ đó phát huy tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, năng lực giải quyết các vấn đề của học sinh.Thông qua chủ đề Ancol giúp được HS phân biệt được quy trình sản xuất rượu và bia. Khi tham gia giáo dục, dạy học gắn với thực tiễn sản xuất sinh không chỉ phải giao tiếp với thầy cô, bạn bè mà còn phải thường xuyên giao tiếp với rất nhiều các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Có thể là với người nông dân, cô chú công nhân, kĩ sư, bác sĩ… thông qua đó học sinh sẽ có cơ hội để rèn luyện nâng cao năng lực hợp tác, khả năng giao tiếp và tương tác với cộng đồng. Bên cạnh đó khi thực hiện một nội dung chủ đề giáo dục, dạy học gắn với thực tiễn sản xuất giáo dục, dạy học và đời sống xã hội, giáo viên và học sinh thay vì giảng dạy, học tập trong không gian lớp học, phòng thí nghiệm thì sẽ có cơ hội làm việc với những điều kiện trong đời sống thực tế. Giáo dục, dạy học gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh đã tạo ra môi trường học tập thân thiện; giúp các em hiểu giá trị của lao động, chia sẻ với những khó nhọc của bà con nông dân; tạo được không khí học tập thoải mái, phát huy được tính sáng tạo, tích cực của học sinh, gắn những lý thuyết đã học với thực tiễn lao động, sản xuất; giúp học sinh phát triển toàn diện, nâng cao kiến thức kỹ năng sống, bổ sung về kiến thức thực tế, vốn sống. Trang 85


Thông qua hoạt động giáo dục, dạy học gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, các em học sinh còn được phát triển khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân trong tập thể, phát triển khả năng hợp tác, làm việc nhóm, làm việc với cộng đồng Việc khai thác các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa bàn nhà trường đóng như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học. Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với sản xuất, kinh doanh; kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dạy học gắn liền hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương giúp kích thích hứng thú nhận thức của học sinh,phát triển trí tuệ của học sinh. Trong

quá trình học tập, trí tuệ của học sinh được phát triển nhờ sự tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, nhờ việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động tâm lí: tri giác, biểu tượng, trí nhớ,…. Cho học sinh tiếp cận các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng mục đích, đúng lúc với những phương pháp dạy học phù hợp, với sự hướng dẫn chi tiết mang tính định hướng, kích thích tư duy, giáo viên sẽ giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát triển trí tuệ của các em. Dạy học gắn liền hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương giúp giáo dục nhân cách học sinh, góp phần phát triển một số kỹ năng mềm ở học sinh đó Trang 86


là: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng lắng nghe tích cực; Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng; kỹ năng hợp tác; kỹ năng tư duy phê phán; kỹ năng đảm nhận trách nhiệm; kỹ năng đặt mục tiêu; kỹ năng quản lí thời gian; kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Đặc biệt với môn Hóa còn có thêm kỹ năng : kĩ năng học tập hoá học ; Kĩ năng thực hành hoá học ;Kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học.

Trang 87


IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Sáng kiến này do tôi tự viết ra sau khi nghiên cứu đợt tập huấn của Sở GD-ĐT Nam Định năm 2018 tuyệt đối không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Nếu vi phạm tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật.

CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

(xác nhận)

(Ký tên)

(Ký tên, đóng dấu)

Nguyễn Văn Thuấn

Trang 88


TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN GIÁO VIÊN 2018 “XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG GẮN VỚI SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG” 2. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC NĂM HỌC 2018-2019 môn: HÓA HỌC cấp THPT

Trang 89


PHỤ LỤC

Hình ảnh dạy học bài hợp kim

Hình ảnh dạy học bài hợp kim

Trang 90


Hình ảnh dạy học bài hợp kim

Hình ảnh dạy học bài Ancol

Trang 91


Hình ảnh dạy học bài Ancol

Hình ảnh dạy học bài Ancol

Trang 92


Hình ảnh dạy học bài Ancol

Hình ảnh dạy học bài Ancol

Trang 93


Hình ảnh dạy học bài Ancol

Hình ảnh dạy học bài Ancol

Trang 94


Hình ảnh dạy học bài Ancol

Hình ảnh dạy học bài Ancol

Trang 95


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH Tên tôi là: Nguyễn Văn Thuấn sinh ngày 05 tháng 06 năm 1982 Nơi công tác: Trường THPT Xuân Trường Chức danh: Giáo viên Trình độ chuyên môn: Th.S Hóa học Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 90% - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA CHỦ ĐỀ HỢP KIM VÀ CHỦ ĐỀ ANCOL - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đào tạo - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 1/2019 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh nghiên cứu và hướng dẫn học sinh, học sinh tự học. - Những điều kiện cân thiết để áp dụng sáng kiến: Áp dụng cho học sinh THPT - Đánh giá lợi ích thu được: Trong các lần thi chung, thi khảo sát, học sinh các lớp áp dụng sáng kiến có tỉ lệ làm những bài tập liên quan đến chủ đề Ancol và hợp kim cao hơn hẳn các lớp khác không được áp dụng sáng kiến; Đặc biệt học sinh được rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này. Sáng kiến có thể làm tài liệu tham khảo cho cho giáo viên nghiên cứu giảng dạy. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Xuân trường, ngày 20 tháng 5 năm 2019 Người nộp đơn

Nguyễn Văn Thuấn

Trang 96


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.