2 minute read

Lời giới thiệu………………………………………………………...…………… …...1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm học gần đây, Bộ giáo dục – đào tạo đã và đang tiến hành lộ trình đổi mới giáo dục, đặc biệt là đổi mới hình thức dạy - học của giáo viên và học sinh. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề cấp bách hiện nay. Thực tiễn đất nước đang đòi hỏi ở thế hệ trẻ sự năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá, biết cộng tác với mọi người và làm việc trong tập thể. Lần đổi mới này đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Khi đó, giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng học sinh về phương pháp dạy học tích cực. Giáo viên bên cạnh bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thì phải cải thiện phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Advertisement

Trong quá trình đổi mới , phát huy năng lực tự học và tư duy sáng tạo của học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng nên việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động ( tư duy và thực tiễn). Vì vậy việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí, năng lực ,bôì dưỡng, rèn luyện phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục.

Qua nhiều năm giảng dạy môn Hóa học tại trường trung học phổ thông đặc biệt là từ khi đổi mới phương pháp dạy học tôi nhận thấy việc phát huy năng lực tự học vàn phát triển tư duy sáng tạo của học sinh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng bộ môn. Nếu khơi dậy đúng mức tính tích cực và sự chủ động trong học tập cũng như các hoạt động khác không những làm cho các em thu nhận được một lượng tri thức cho bản thân mà còn là cơ sở vững chắc để các em bước vào môi trường chuyên nghiệp nơi mà các em phải có năng lực tư duy và ý thức tự học cao hơn.

Trong chuỗi các hoạt động học tập, hoạt động trải nghiệm kết nối đóng vai trò như hoạt động khởi động của một bài dạy và là một vấn đề cần được quan tâm và cải tiến trong giảng dạy. Bởi xây dựng được nội dung, hình thức phù hợp, tổ chức hợp lý các hoạt động trải nghiệm kết nối sẽ định hướng, rèn luyện khả năng tự học của học sinh, phát huy phương pháp dạy học tích cực.

Với nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của hoạt động khởi động, với những kinh nghiệm của bản thân có được trong quá trình giảng dạy, sáng kiến “Một số cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm kết nối, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong chương trình hóa học THPT ” được xây dựng nhằm làm tốt hơn nữa các khâu

This article is from: