Sáng kiến Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa Lí cho học sinh lớp 12

Page 1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12

vectorstock.com/24597468

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

Sáng kiến Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa Lí cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Lý Tự Trọng WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI Tên sáng kiến: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa Lí cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Lý Tự Trọng I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Trong những năm gần đây, dạy và học trực tuyến đang trở thành xu hướng lan rộng ra tất cả các trường học bởi tính ưu việt của nó như: linh hoạt, dễ tiếp cận; nội dung phong phú; tiết kiệm chi phí, thời gian; mang tính toàn cầu; đáp ứng tốt nhu cầu học tập đa dạng của người học. Ở Việt Nam, dạy học trực tuyến được biết đến như một phương pháp giáo dục mới, chỉ thực sự bắt đầu phát triển trong vài năm gần đây nhằm kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống nên hiệu quả còn chưa cao. Năm học 2019 – 2020 do ảnh hưởng của dịch covid-19, lần đầu tiên trong lịch sử Giáo dục Việt Nam học sinh phải tạm nghỉ đến trường dài ngày (khoảng hơn 2 tháng với học sinh THPT tỉnh Nam Định). Trong thời gian nghỉ do ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành giáo dục cũng đã có nhiều giải pháp để giúp học sinh “tạm ngừng đến trường, không ngừng học”, trong đó điển hình nhất là giải pháp dạy và học trực tuyến. Đây cũng là hình thức dạy học mà nhiều giáo viên sử dụng “lần đầu tiên” trong sự nghiệp giáo dục của mình. Chính vì thế nên việc bỡ ngỡ, gặp khó khăn, lúng túng và “cười ra nước mắt” là điều không thể tránh khỏi. Chiều ngày 3 tháng 6 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về đánh giá chất lượng dạy học trực tuyến, dạy học từ xa. Ngoài việc tổng kết, đánh giá chất lượng hội nghị cũng chỉ ra những điểm còn hạn chế, khó khăn của phương thức dạy học này để có giải pháp khắc phục. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá: “Quá trình triển khai dạy và học trực tuyến trong mùa dịch Covid19 đã khẳng định ngành giáo dục có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tiên phong ứng dụng công nghệ. Đồng thời khẳng định phương thức dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời trong mùa dịch mà còn là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục từ mầm non đến đại học”. Tuy nhiên, việc dạy học trực tuyến cũng còn một số hạn chế về đường truyền, hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ, học sinh ở nông thôn và miền núi còn khó khăn để tiếp cận với hình thức dạy học này. Với trường THPT Lý Tự Trọng, ngay sau khi có thông báo nghỉ dịch lần 1 (từ ngày 4/2/2020 đến ngày 1/3/2020), Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch ôn tập trực tuyến cho học sinh trong thời gian nghỉ dịch. Việc ôn tập thường xuyên cho học sinh lớp 12 là hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, với lần triển khai này ngoài việc bỡ ngỡ với hình thức dạy học mới, giáo viên khi tham gia dạy học trực tuyến còn gặp rất nhiều khó khăn như sử dụng các phần mềm chưa thành thạo, chưa linh hoạt, một số học sinh nhà không có máy tính, không có mạng internet, hoặc có đầy đủ phương tiện tham gia học trực tuyến nhưng lại không tham gia hoạt động học…. Là một giáo viên dạy Địa lí của trường, sau mỗi giờ học trực tuyến tôi luôn băn khoăn, tìm tòi hướng khắc phục những hạn chế của từng bài giảng để mỗi giờ học của tôi đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu đã đề ra. Việc làm thế nào để học sinh chờ đợi đến giờ học trực tuyến môn Địa lí, chủ động tham gia nhiệt tình các hoạt động học trong giờ học; làm thế nào để mỗi bài học địa lí trở thành sự đam mê thích thú, sự mong ước được tìm hiểu khám phá của mỗi học sinh; làm thế nào để việc ôn tập, trang bị kiến thức chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp THPT, xét tuyển đại học của học sinh lớp 12 được diễn ra thường xuyên, liên tục, đạt kết quả cao 0


… là điều tôi muốn hướng tới. Chính những điều này đã thôi thúc tôi thực hiện sáng kiến Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa Lí cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Lý Tự Trọng. Qua sáng kiến này học sinh chắc chắn sẽ hứng thú hơn với các giờ học, với từng hoạt động học trực tuyến; yêu thích học tập môn Địa lí từ đó chủ động lĩnh hội kiến thức. Các nội dung, chuyên đề ôn tập cũng được diễn ra thường xuyên, liên tục, từ đó giúp học sinh phát triển các nội dung đã được học tập; định hướng ôn tập cho những kì thi lớn. Bản thân tôi cũng vận dụng ngày càng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp dạy học trực tuyến hơn nữa để góp phần nhỏ bé của mình cho thành công của nhà trường nói riêng và sự nghiệp giáo dục nước nhà nói chung. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1.1. Một số vấn đề chung về dạy và học trực tuyến Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự ra đời của mạng Internet đã đem lại cho con người nhiều ứng dụng tiện ích. Trong đó, dạy và học trực tuyến đang trở thành một giải pháp của giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Dạy học trực tuyến là một hình thức đào tạo qua mạng hoặc qua truyền hình, có nhiều đổi mới hơn so với dạy học truyền thống, cung cấp cho học sinh sự kết hợp hài hòa giữa nhìn, nghe và sự chủ động tích cực trong mọi hoạt động. Chính nhờ những tiện ích đó, dạy học trực tuyến đã mang lại hiệu quả cho việc học tập như: thu hút được nhiều đối tượng học sinh trong và ngoài trường (có thể còn là học sinh trên phạm vi toàn cầu), cắt giảm được nhiều chi phí xuất bản, in ấn tài liệu. Người học trực tuyến có thể chủ động chọn cho mình những kiến thức phù hợp với hình thức tiếp thu thụ động trên lớp theo lối truyền thống. Ngoài ra, người học còn có khả năng tự kiểm soát tốc độ học của mình sao cho phù hợp với bản thân mà vẫn đảm bảo được chất lượng học tập. Chính vì những ưu điểm trên học trực tuyến đang là một giải pháp tối ưu nhất với sự thu hút ngày càng đông đảo của học sinh, sinh viên. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về dạy học trực tuyến (dạy học online), nhưng cách hiểu cơ bản đó là một phương thức phân phối các tài liệu, nội dung học tập dựa trên các công cụ điện tử hiện đại như: điện thoại, máy tính, ipad… thông qua mạng internet. Trong đó, nội dung, tài liệu học tập có thể được cung cấp từ các thầy cô giáo, cũng có thể được cập nhật từ các website trường học trực tuyến và các ứng dụng di động khác. Giáo dục trực tuyến là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính, điện thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (Wifi, WiMax), mạng nội bộ (LAN). Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đề có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (E-School) mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học sinh, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác. Khái niệm học trực tuyến cũng được dùng như một thuật ngữ chỉ môi trường học tập mà trong đó, người học có thể tương tác với môi trường học tập thông qua Internet hoặc các phương tiện truyền thông điện tử khác. Đây là môi trường có khả năng chia sẻ cao, vận hành không phụ thuộc vào không gian, thời gian, tạo điều kiện để mọi người 1


trao đổi, tìm kiếm, học tập một cách dễ dàng. Việc học không chỉ bó hẹp cho học sinh, sinh viên ở các trường mà dành cho tất cả mọi người, không kể tuổi tác, hoàn cảnh sống. Việc dạy học trực tuyến đã có từ khá lâu. Khóa học qua mạng đầu tiên được đưa ra vào năm 1986 bởi trường Đại học John F. Kennedy ở California – Hoa Kỳ. Các chuyên gia về đào tạo giáo dục đã có hơn 30 năm nghiên cứu cho thấy kết quả học tập trực tuyến không hề thua kém so với các lớp học truyền thống. Tuy nhiên, việc học trực tuyến có đạt hiệu quả cao hay không cũng còn tùy thuộc vào giáo viên và sự hợp tác của học sinh. Ở Việt Nam, phương thức dạy học trực tuyến vẫn còn khá mới mẻ và đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với cả người dạy và người học do chưa được triển khai đồng đều, cơ sở hạ tầng của nhiều trường chưa thể đáp ứng tốt yêu cầu của đào tạo từ xa, cách thực hiện của mỗi trường lại rất khác nhau. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng phương thức dạy học này vẫn đang ngày càng phát triển và lan rộng; các phần mềm dạy học trực tuyến cũng không ngừng được nâng cấp và thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu của xã hội. Mô hình học tập này không chỉ giúp thầy và trò tiếp tục học tập, bồi dưỡng kiến thức mà còn nâng cao tính tự học và động lực học tập của học sinh, kể cả tính trách nhiệm lẫn kỉ luật tự giác trong học tập. Có rất nhiều phương thức cho quá trình dạy học trực tuyến như: dạy học bằng các văn bản thuần túy thông qua thư điện tử, qua truyền hình, qua các phần mềm hỗ trợ dạy học như zoom, shub, …. Ngoài ra, với việc học trực tuyến học sinh cũng có thể truy cập các liên kết bên ngoài, những mô phỏng chất lượng cao và các hiệu ứng sinh động. Chính vì thế, tùy thuộc vào yêu cầu, mục đích của từng nội dung học tập mà giáo viên có thể lựa chọn hình thức dạy học trực tuyến phù hợp, để các hoạt động học đạt hiệu quả cao nhất. E-learning (giáo dục trực tuyến hay dạy học online) có những giá trị, vẻ đẹp riêng, nhưng cũng đang có những hiểu lầm tai hại, nhất là trong thời điểm dịch vius corona, hình thức giảng dạy, học tập này được nói đến nhiều hơn. Để có thể áp dụng dạy và học trực tuyến một cách hiệu quả cần hiểu rõ về hình thức giảng dạy và học tập này. Việc hiểu E-learning là gì, những ứng dụng của nó trong giảng dạy ở Việt Nam còn chưa được hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc. Có thể tạm phân việc ứng dụng Elearning của các trường hiện nay thành 5 bậc: + Bậc 1 gồm 100% lớp học truyền thống. + Bậc 2, E-learning chỉ là nền tảng lưu trữ và chia sẻ một số tài nguyên học tập. + Bậc 3, E-learning được sử dụng rộng rãi hơn, nhiều tài nguyên hơn nhưng lớp học trực tiếp vẫn là chủ đạo. + Bậc 4, E-learning kết hợp trong phương thức và triết lí giáo dục, trở thành một thành phần quan trọng của quá trình tổ chức lớp học với các triết lí như học đảo ngược (flipped classroom). Đây là bậc cao. Ở mức độ này, có sự hiểu biết và đầu tư mạnh của lãnh đạo nhà trường, nhưng E-learning ẫn chỉ là công cụ dạy và học chứ chưa thay đổi cấu trúc và mô hình vận hành của nhà trường. + Ở bậc 5, trường học đã thực sự chuyển đổi số hoàn toàn (digitalization) mô hình hoạt động của mình từ học tập, giảng dạy, quản lí chất lượng. Ở bậc này nó thực sự thay đổi về cách tiếp cận và chất lượng giáo dục. 2


Theo đánh giá của các chuyên gia thì hầu hết các trường ở Việt Nam đang ở bậc 2, số ít ở bậc 3; bậc 4 diễn ra ở một số môn học, một số trường lớn nhưng chưa mang tính hệ thống. Mặc dù đã xuất hiện khá lâu (khoảng 13 đến 15 năm) ở Việt Nam nhưng ứng dụng của E-learning vẫn khá thấp. Lý do cơ bản là do đa số lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo đều quen với cách dạy “truyền thống”, chưa trang bị kĩ năng số và chưa vượt ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Điều cần thiết bây giờ là đào tạo kĩ năng số cho các thầy cô giáo, động viên họ dám dấn thân để ứng dụng E-learning hiệu quả nhất. Dạy học trực tuyến hay tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá là chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể, với giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đanh giá ở các nhà trường; giáo viên có thể thiết kế học liệu số, bài giảng E-learning giúp học sinh tự học. Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện có kho dữ liệu gồm hơn 5000 bài giảng điện tử Elearning đoạt giải trong các cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng E-learning do Bộ tổ chức. Kho dữ liệu này có bài giảng đầy đủ các cấp học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông với nội dung phong phú của các môn học trải dài các lớp học. Đây là nguồn học liệu chất lượng để các nhà trường lựa chọn và hướng dẫn học sinh tham khảo, cùng với hệ thống bài giảng điện tử mà giáo viên nhà trường chủ động xây dựng để cung cấp kiến thức, kĩ năng cho người học; đặc biệt là trong dịp các em không thể đến trường vì dịch Covid 19. Hiện nay, đa phần các giáo viên dạy học trực tuyến lựa chọn các công cụ như mạng xã hội Facebook, Zalo, qua Email hoặc các phần mềm hệ thống như Zoom, Google Classroom, Microsoft Team… để dạy học. Tuy nhiên, với các nền tảng này, nhiều thầy cô đang tìm cách để làm quen và dạy học trực tuyến với không ít khó khăn. Giáo viên mất nhiều thời gian soạn bài giảng, đọc, chấm bài, báo cáo với nhà trường, khó để quản lí chất lượng học sinh. Để đạt hiệu quả cao trong các hoạt động học, trước mỗi bài học trực tuyến, giáo viên phải cung cấp nội dung học tập, yêu cầu, tài liệu học tập trước cho học sinh. Trong quá trình giảng bài không ôm đồm, sa đà vào phân tích giảng giải nội dung mà chủ yếu quan tâm xem học sinh tiếp thu được đến đâu, lưu ý những điểm học sinh chưa rõ; tăng cường hướng dẫn học sinh tự học, chủ động lĩnh hội kiến thức. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học…”. Một trong những biện pháp quan trọng là chúng ta cần phải nhanh chóng ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin để biên soạn bài giảng điện tử áp dụng trong dạy và học ở Việt Nam nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh, sinh viên. Cùng với sự phát triển và yêu cầu ngày càng cao của xã hội, việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học không thể chỉ dừng lại ở việc kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống mà cần chuyển sang một trang mới để phù hợp hơn với mọi yêu cầu của xã hội, giúp người học có thể tham gia bài học mọi lúc, mọi nơi, tránh được các giờ học truyền thụ kiến 3


thức nhàm chán với người học. Để giải quyết những vấn đề này, dạy học trực tuyến chính là giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất hiện nay. Hơn nữa, cho đến nay dịch Covid-19 vẫn còn đang diễn biến hết sức phức tạp, Indonesia đã vượt qua Singapore, trở thành quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về số ca mắc và tử vong, Trung Quốc đang đứng trước làn sóng dịch bệnh thứ hai. Đến ngày 11 tháng 7 năm 2020 tổng số ca nhiễm trên toàn thế giới đã là 12.584.802; số ca tử vong là 561.386. Ở Việt Nam, số ca nhiễm là 369, đang điều trị 19 và chưa có ca nào tử vong (Theo https://ncov.moh.gov.vn/). Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid 19 đề nghị người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với “nhiệm vụ kép”, vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch Covid-19, giữ vững thành quả chống dịch đạt được. Trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh, mỗi giáo viên phải luôn có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tích cực bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin; luôn sẵn sàng, chủ động dạy học hiệu quả nhất với mọi điều kiện và hoàn cảnh. Do vậy, việc lựa chọn hình thức dạy học trực tuyến càng trở nên cần thiết hơn. Giáo viên cần chủ động hơn trong ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, sử dụng linh hoạt hơn các phương pháp, hình thức dạy học, tiếp cận nhanh chóng các phần mềm, công cụ hỗ trợ dạy học để việc dạy và học trực tuyến không còn là sự lúng túng, ngại dạy của các thầy cô; học sinh cũng không còn những lí do cá nhân, những lí do mà các em cố đưa ra để trốn tránh các giờ học trực tuyến nữa. Với sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo Nam Định; sự chỉ đạo, đôn đốc, động viên, hướng dẫn thường xuyên của Lãnh đạo trường THPT Lý Tự Trọng, các thầy cô giáo nhà trường đã mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các giờ dạy trực tuyến ngày càng được tổ chức nhiều hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên sự đổi mới đó vẫn còn nhiều hạn chế như một số thầy cô sử dụng chưa linh hoạt, thuần thục các phần mềm, phương tiện hỗ trợ dạy học bộ môn hoặc các phương pháp, phương tiện, phần mềm sử dụng lại không phù hợp với một số đối tượng học sinh, hoặc dạy học trực tuyến còn mang tính hình thức…. Bản thân tôi cũng nhận thấy một số phần mềm, công cụ hỗ trợ dạy học tôi áp dụng còn cứng nhắc, hiệu quả chưa cao, chưa phát huy tối đa các ứng dụng của từng phần mềm hỗ trợ dạy học. Vì vậy tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này vừa để học sinh được tiếp cận với các phương thức học chủ động, phát huy tốt nhất ý thức, nhận thức của học sinh, vận dụng được kiến thức môn học vào thực tiễn; vừa để bản thân tôi hiểu sâu sắc hơn, vận dụng nhuần nhuyễn hơn các phương pháp dạy và học tích cực trong môn Địa Lí, điều quan trọng hơn nữa là để bản thân tôi luôn sẵn sàng tâm thế bồi dưỡng kiến thức cho học sinh, hướng dẫn học sinh chủ động học tập trong điều kiện, hoàn cảnh phức tạp nhất. Việc tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển năng lực tự học của học sinh và nâng cao kĩ năng tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức và hỗ trợ học sinh học tập; thực hiện dạy học bám sát điều chỉnh nội dung dạy học là những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng. 1.2. Một số hiểu lầm hay gặp phải của dạy học online Việc dạy và học trực tuyến đang gặp phải rât nhiều khó khăn. Đầu tiên, nhiều người quan niệm cách giảng dạy này có chất lượng thấp. Ở bậc 1 thì chất lượng thấp là đúng, nhưng nguyên nhân chính là do người dùng, do giáo viên. Nhiều doanh nghiệp đã 4


đi trước các trường học khá xa, họ đã xây dựng được hệ thống riêng của mình. Nhiều người cũng cho rằng dạy học online thì tương tác giữa giáo viên với học sinh sẽ kém. Điều này không hoàn toàn đúng vì hình thức này có khả năng tương tác khá cao vì học sinh, giáo viên có thể trao đổi, trả lời, chia sẻ rất hiệu quả. Các hệ thống Live streaming (giảng dạy thời gian thực) hiện nay cho chất lượng rất tốt, không kém già các lớp học truyền thống mà còn ưu điểm hơn à học sinh và giáo viên không phải di chuyển và có thể xem lại buổi học bất cứ lúc nào. Với học sinh lớp 12, việc ôn tập của các em cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn, tránh được việc chen lấn vào các lớp học thêm như trước đây. Các em có thể chủ động hơn trong việc học tập của mình, tránh được những mệt mỏi, căng thẳng không cần thiết, nhất là khi các em phải ôn tập, trang bị kiến thức chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp THPT sắp diễn ra vào tháng 8 tới trong điều kiện thời tiết nóng bức như hiện nay. Có rất nhiều giáo viên, phụ huy học sinh, học sinh còn lo ngại bị mất thông tin cá nhân hay bị kẻ xấu tác động trong quá trình dạy học trực tuyến. Vấn đề này có thể có các cách khắc phục khác nhau tùy theo từng phần mềm, phương tiện mà giáo viên hay học sinh sử dụng. Nhiều ý kiến lầm tưởng rằng dạy học online chi phí đắt nhưng trên thực tế chi phí cho việc dạy và học này lại rất rẻ cho cả giáo viên và học sinh. Giáo viên có thể xem lại bài giảng của mình, hoàn thiện hơn về chuyên môn; học sinh có thể học chủ động hơn với các chủ đề, nội dung học tập. Có ý kiến lại nói rằng giáo viên sẽ mất bản quyền khi dạy học online. Điều này cũng không đúng. Nội dung hiện nay rất nhiều và miễn phí khắp nơi nên đây không phải là vấn đề lớn. Mặt khác, các hệ thống E-learning đều có các lớp bảo mật nên cũng không đáng lo ngại. Nếu bài giảng của chúng ta có người muốn tham khảo, muốn lấy là tư liệu cho họ, muốn chia sẻ cho bạn bè của họ thì chúng ta cũng đã được coi như thành công và rất đáng tự hào rồi. Không ít các thầy cô giáo được các em học sinh cả nước, thậm chí quốc tế biết đến nhờ những bài giảng hay, ý nghĩa, hữu ích với các em. Đây chính là những tấm gương sáng về việc tiếp cận công nghệ số, luôn tiên phong đi đầu để thầy cô chúng ta noi theo. 1.3. Những lợi ích của E-learning E-learning có rất nhiều lợi ích cho giáo viên và học sinh nhà trường. Đầu tiên, đây là một phương thức tổ chức kiến thức hiệu quả và dân chủ. Cái hay nhất của Elearning chính là một nền tảng tổ chức, chia sẻ và lưu trữ thông tin, kiến thức một cách hệ thống. Khi chúng ta có tài liệu hoặc bài giảng hay, chúng ta có thể chia sẻ ngay lập tức cho học sinh hoặc đồng nghiệp của mình. Đây chính là không gian học tập dân chủ và lành mạnh nhất. Tiếp theo, chúng ta có thể dạy và học ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Học sinh có thể vào bài học bất cứ lúc nào thuận tiện với họ, học bao nhiêu lần cũng được, học theo tốc độ và trí thông minh của mình. Lớp học truyền thống bắt buộc mọi người cùng học ở một thời điểm và vị trí, với cùng một tốc độ như nhau nên kém hiệu quả hơn ở góc độ này. Về chuẩn hóa chất lượng, sau khi các nội dung giảng dạy được xây dựng và đưa lên hệ thống thì nó minh bạch và trở nên chuẩn hóa. Giáo viên từ đó có thể liên tục cải tiến chất lượng, nhà trường cũng dễ dàng hơn trong việc quản lí và đảm bảo chất lượng giáo dục chung.

5


E-learning cũng giải phóng giáo viên rất tốt. Nếu thầy, cô dạy cùng một môn học cho 3 lớp/học kì, 2 học kì/năm, trong 5 năm liên tục, thầy cô sẽ dễ dàng trở thành “thợ dạy”. Với E-learning thì khác. Sau khi đầu tư nghiêm túc các bài giảng và tài nguyên số thì thầy cô giáo được giải phóng để liên tục cải tiên và sáng tạo những nội dung mới cho môn học của mình. Sau khi học sinh đã học những nội dung cơ bản thì thời gian trên lớp có thể dùng để thực hành, ứng dụng và nâng cao. Hoặc ngược lại, học sinh có thể trang bị những kiến thức mới trên lớp và ôn tập theo các chủ đề mà giáo viên xây dựng trên lớp học trực tuyến. Khi học sinh có những thắc mắc về bài học, giáo viên có thể tổng hợp và tạo ra một câu trả lời chuẩn trên hệ thống, cứ như vậy nội dung môn học sẽ liên tục được cập nhật và cải tiến. E-learning cũng tiết kiệm chi phí rất rõ. Chi phí (tài chính, thời gian, khả năng tiếp cận, nguồn lực khác) dành cho việc học thấp đi đáng kể đối với học sinh, đối với nhà trường, chi phí quản lí và tổ chức lớp học cũng giảm đáng kể. Đặc biệt thuận lợi với các sinh viên ở vùng sâu, vùng xa, có thể tham gia các khóa học trên E-learning mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có mạng Internet. Với những lợi ích này, E-learning cần được sử dụng rộng rãi hơn, không chỉ trong các trường đại học mà cả các trường THPT do học sinh ở các trường THPT đều rất nhạy bén với tiếp cận công nghệ thông tin, nhu cầu học tập cao. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1. Khái quát phạm vi áp dụng sáng kiến Trường THPT Lý Tự Trọng nằm trên địa bàn xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định. Năm học 2019 – 2020 khối 12 của trường có 10 lớp (384 HS) trong đó chỉ có 12 học sinh học khối C, 68 học sinh chọn tổ hợp môn Sử - Địa – GDCD là môn điều kiện để xét tốt nghiệp. Học sinh khối 10 và 11 đa số đều theo ban Khoa học tự nhiên. Vì vậy, việc tạo hứng thú cho học sinh đầu tư thời gian tìm hiểu các hoạt động học của môn Địa lí còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên đầu vào của học sinh trường THPT Lý Tự Trọng khá cao; đa số các em học sinh đều có tư duy, khả năng tự tìm tòi, học hỏi tốt. Hầu hết các đều có khả năng tiếp nhận thông tin nhạy bén, nhanh nhẹn, tiếp cận nhanh được các hình thức học trực tuyến. Vì vậy, với sáng kiến này các em sẽ biết cách lựa chọn thông tin chính xác, nâng cao khả năng tự học, tự tìm hiểu, chủ động khám phá kiến thức, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, phát huy được những ưu điểm của bản thân từ đó định hướng nghề nghiệp cho tương lai, phát triển cộng đồng. 2.2. Phạm vi và phương pháp dạy học tích cực 2.2.1. Phạm vi áp dụng sáng kiến Sáng kiến được áp dụng để giảng dạy môn Địa lí cả 3 khối lớp tại trường THPT Lý Tự Trọng; đặc biệt hiệu quả với học sinh 12 ôn thi Tốt nghiệp THPT và ôn thi đại học. 2.2.2. Một số phần mềm và công cụ dạy học trực tuyến miễn phí tốt nhất năm 2020 - Thứ nhất: Phần mềm Microsoft Teams: Là phần mềm dạy học trực tuyến được đánh giá là có độ bảo mật cao dùng để dạy học và làm việc online giúp giáo viên và học sinh duy trì được các hoạt động dạy và học từ xa đồng thời nâng cao hiệu suất 6


làm việc và học tập. Đây là ứng dụng trò chuyện, họp, gọi và làm việc trực tuyến bất kể bạn ở đâu. Teams có nhiều ưu điểm như: + Có thể truy cập trực tiếp trên web, cài trên máy tính, tải trên di động. Tuy nhiên, để thuận tiện nhất và sử dụng đầy đủ các tính năng của Teams bạn nên cài đặt và sử dụng trên máy tính. + Sử dụng miễn phí trong 6 tháng: Teams được phát hành từ năm 2018 với hai phiên bản miễn phí và trả phí (với nhiều tính năng nâng cao). Tuy nhiên, từ đầu tháng 3/2020 phiên bản trả phí này sẽ được hãng Microsoft phát hành miễn phí cho người dùng trong 6 tháng để hỗ trợ cộng đồng. + Microsoft Teams Meeting tích hợp nhiều công cụ làm việc: không chỉ có khả năng thực hiện họp qua video call, lưu trữ tài liệu, bài giảng, ứng dụng này còn tích hợp với bộ công cụ văn phòng Office 365 Microsoft giúp tối ưu hóa công việc lên cao nhất, nâng cao hiệu quả giảng dạy và làm việc nhóm. + Bạn có thể sử dụng Teams trên hầu hết các nền tảng phổ biến: ➢ Trên giao diện website Microsoft: https://teams.microsoft.com, ➢ Sử dụng phần mềm đã tải về trên máy tính. ➢ App trên điện thoại di động - Thứ 2: Phần mềm Zoom Meeting: Là phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí hỗ trợ cho nhà trường tổ chức các buổi giảng dạy nhanh và ổn định nhất trong mùa dịch Covid 19. Đây còn là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp để hội họp, bàn công việc trong mùa dịch tránh gặp gỡ tiếp xúc. Zoom meeting cung cấp tài khoản miễn phí và tài khoản nâng cấp lên các bản trả phí với các tính năng vô cùng giá trị. Ở bản miễn phí, ngoài các tính năng cơ bản Zoom meeting còn cung cấp các tùy chọn giới hạn nhưng vẫn đáp ứng phần lớn nhu cầu dạy học online như: ➢ Phòng học tối đa 100 người tham gia. ➢ Giới hạn 40 phút cho mỗi lần meeting. ➢ Không giới hạn số lần meeting. Ở bản trả phí chúng ta chỉ cần bỏ ra 300.000 VNĐ/tháng để nâng cấp tài khoản lên bản Pro là có thể sử dụng được những tính năng vô cùng giá trị như:\ ➢ Tổ chức được các phòng học trên 100 người tham gia. ➢ Tạo video khóa học trực tuyến bằng cách lưu trữ lại nội dung trên nền tảng đám mây của zoom với dung lượng lên tới 1 GB. Video này có thể tải về máy từ trình duyệt web. ➢ Không giới hạn thời lượng cho cuộc Meeting với việc tăng tối đa thời lượng cho mỗi lần Meeting lên 24 tiếng. Với những tính năng nổi trội trên thì có thể khẳng định Zoom meeting là một nền tảng xây dựng lớp học trực tuyến đáng để sử dụng kể cả trong các doanh nghiệp và trong trường học. - Thứ 3: Phần mềm EDUBIT.VN – Đây là nền tảng dạy học online chuyên nghiệp có phí dành cho nhà trường, giáo viên thiết lập bài giảng của mình. Bên cạnh 7


việc đăng tải, lưu trữ các video bài giảng thì giáo viên còn tổ chức các buổi giảng dạy trực tuyến để tương tác với học sinh, nâng cao chất lượng bài giảng. Edubit.vn là nền tảng dạy học online với nhiều tính năng nổi bật: Hỗ trợ hệ thống E-learning chuyên nghiệp; bảo mật thông tin bài giảng, chống dowload video bài giảng – chia sẻ tài khoản – hạn chế quay màn hình. Với chức năng tổ chức dạy học trực tuyến, học sinh sẽ được trao đổi trực tiếp với giáo viên; có bảng viết online để vẽ, viết, lưu lại; không phải ghi chép nhiều; có thể xe m lại buổi học nếu cần. Hiện phần mềm dạy trực tuyến này có hỗ trợ dùng miễn phí để trải nghiệm, bản miễn phí cho phép 100 học sinh tham gia. - Thứ 4: Thực hiện video giảng dạy online nhanh chóng qua ứng dụng SKYPE – Nhắc đến các phần mềm hỗ trợ tổ chức lớp học trực tuyến cho việc giảng dạy trong thời điểm hiện nay thì Skype là sự lựa chọn lý tưởng không nên bỏ qua. Bởi đây là ứng dụng phổ biến có thể dùng đươc trên điện thoại lẫn PC/ laptop, có thể thực hiện được các cuộc gọi video, gửi tin nhắn tức thời như SMS,… Ứng dụng thích nghi với mọi cấu hình, chỉ cần đảm bảo tốc độ mạng mà không cần trả thêm bất kì chi phí nào. Nếu tìm kiếm một phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến miễn phí dành cho các nhóm lẻ (như bồi dưỡng học sinh giỏi) thỉ Skype sẽ là gợi ý hoàn hoản. giao diện đơn giản sẽ giúp người dùng dễ sử dụng. - Thứ 5: Tổ chức lớp học trực tuyến miễn phí với ứng dụng Meeting từ Google: HANGOUTS MEET Tính năng của Hangouts cũng tương tự như Skype, cho phép người dùng thực hiện các cuộc gọi miễn phí. Người dùng có thể kết hợp cuộc gọi video, gọi nhóm,… vì vậy đây có thể coi là một trong những công cụ hỗ trợ cho quá trình học tập trực tuyến hiệu quả. Cách thức sử dụng Hangouts rất đơn giản. Giáo viên sẽ là người tạo cuộc họp trực tuyến và mời học sinh tham gia nhóm bằng cách gửi đường dẫn. Từ đó hỗ trợ giảng dạy, kết nối giữa học sinh với giáo viên. Hangouts hoạt động bằng cách gọi video trực tuyến. Từ đó thầy và trò có thể học tập ngay tại nhà, cung cấp kiến thức trong mọi thời điểm mà không phải di chuyển, đi lại nhiều. - Thứ 6: Áp dụng Workplace (Facebook) vào dạy học trực tuyến hiệu quả. Workplace Facebook được ra đời với mục đích duy trì kết nối giữa các thành viên trong một team. Nó cung cấp các tính năng giống như Facebook Groups hay Facebook Messenge. Đây là giải pháp hỗ trợ dạy học trực tuyến vô cùng hiệu quả cho thầy và trò. Workplace Facebook được tích hợp những tính năng tốt nhất của Facebook như News Feed, chia sẻ nhóm, Live, Reaction, search, thực hiện các cuộc trò chuyện,… Đồng nghĩa với việc các giáo viên có thể live stram để giảng bài. Bên cạnh đó ứng dụng còn hỗ trợ hiển thị lượng người tham gia, theo dõi. Workplace thực chất không phải là một dịch vụ miễn phí. Tuy nhiên đối với các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức giáo dục chúng ta sẽ được sử dụng miễn phí. Hoặc nhà trường, giáo viên có thể dùng thử miễn phí 3 tháng và trả 1 – 3 USD/tháng nếu có khoảng 1000 đến 10.000 thành viên. - Thứ 7: VNPT E-learning – Lớp học số thời 4.0 Trong thời điểm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát ở nhiều quốc gia trên thế giới, để giúp học sinh nắm vững kiến thức, thầy trò có thể dạy và học từ xa cũng như trao đổi sách vở, bài giảng, giao bài tập và chấm điểm,… thì phần mềm VNPT E-learning sẽ là phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí phù hợp nhất dành cho thầy cô, nhà trường. Ứng dụng này không chỉ hỗ trợ cho học sinh trong quá trình tìm lại 8


kiến thức mà còn giúp ích cho giáo viên, giảm thiểu tài liệu, biên soạn, giúp việc giảng dạy trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Đồng thời giúp nhà trường dễ dàng quản lí. Khi giáo viên sử dụng VNPT E-learning sẽ giúp số hóa tài liệu, thiết kế bài giảng điện tử, giúp chuẩn bị tài liệu, thết lập giáo án điện tử,… Các tư liệu có thể ở dạng phim, ảnh hoặc tài liệu, nhằm thu hút học sinh. Ngoài ra còn hỗ trợ theo dõi học sinh, điểm danh, đánh giá chất lượng học tập. Học sinh không chỉ được theo dõi bài giảng mà còn có thể làm bài trực tuyến, theo dõi kết quả học tập, live stream, chat với giáo viên theo thời gian thực. VNPT E-learning xây dựng chương trình học tương tác qua Whiteboard và bài giảng Scorm – phương pháp học trực quan sinh động. - Thứ 8: Phần mềm học trực tuyến VioEdu Đây là phần mềm hỗ trợ học trực tuyến dành cho học sinh tiểu học và trung học. Đặc biệt với những học sinh sắp sửa bắt tay vào kì thi Tốt nghiệp THPT sắp tới thì việc học tập, củng cố kiến thức tại VioEdu sẽ giúp các em vững tâm và tự tin hơn rất nhiều. Ở mỗi bài giảng sẽ có hệ thống các câu hỏi bài tập nhằm củng cố kiến thức và có bảng đánh giá tiến độ của học sinh để phụ huynh và thầy cô có thể theo dõi. Phần mềm có nhiều tính năng nổi bật như: đưa ra những hệ thống kê cơ bản về thời gian học, số lượng câu hỏi, lịch sử làm bài của học sinh. Trong quá trình học, hệ thống sẽ chỉ ra điểm mạnh, yếu của từng học sinh và có các cách khắc phục hiệu quả. Báo cáo, đánh giá và nhận xét với học sinh sẽ được cập nhật chi tiết và thường xuyên. Từ đó giúp giáo viên và phụ huynh có cái nhìn tổng quát về khả năng của con em mình; có thể tư vấn, hỗ trợ khắc phục những hạn chế mà các em gặp phải. - Thứ 9: Phần mềm dạy học online trên mạng với ViettelStudy Đây là phần mềm dạy học online không còn xa lạ với các cơ sở giáo dục trên cả nước. Hiện nay, Viettel đang triển khai chương trình học trực tuyến với các bài giảng, bộ đề miễn phí. Ngoài ra, tại đây giáo viên và học sinh có thể tương tác, trao đổi trực tuyến với hệ thống bảo mật cao, đảm bảo đem lại hiệu quả tốt nhất. - Thứ 10: Dạy học online qua các trang mạng xã hội Tận dụng tính năng của mạng xã hội, giáo viên và học sinh có thể dạy và học bằng cách livestream trên Fanpage, trang cá nhân, các nhóm chat, Group lớp… + Dạy học trực tuyến trên Facebook: 85% người dùng Internet hiện nay đều có ít nhất 1 tài khoản Facebook. Hiện nay, nhiều giáo viên đã sử dụng Facebook để truyền tải thông tin, kiến thức, bài học đến học sinh. Cách dạy học online này vừa tiện lợi, vừa tăng khả năng tương tác với học sinh. + Dạy học online qua Zalo: Đây cũng là lựa chọn hàng đầu cho giáo viên, là một ứng dụng do người Việt Nam phát triển với tính năng bảo mật về thông tin và các tin nhắn cực cao. Với các chức năng như: chat video, chat voice, tạo nhóm, chia sẻ link, video nhanh chóng. Zalo cũng là mạng xã hội giúp tăng khả năng tương tác của học sinh với giáo viên. + Dạy học thông qua Youtobe: Chắc chắn các thầy cô giáo không thể tìm ở đâu chứa nhiều nội dung bài học đa dạng và chi tiết như Youtobe. Chỉ cần sử dụng điện thoại, máy tính bảng hoặc Laptop thầy cô có thể truyền tải thông tin bài giảng dễ dàng. Hơn thế nữa, nội dung bài giảng không chỉ phục vụ cho việc học của học sinh của thầy 9


cô mà còn đến nhiều học sinh, đồng nghiệp khác. Youtobe chính là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho cách dạy học online và offline. + Truyền tải bài giảng thông qua Twitter: Mặc dù công cụ này chưa phổ biến tại Việt Nam nhưng Twitter là một công cụ online rất hiệu quả. Với mạng lưới đa quốc gia, chúng ta sẽ nhận được bài giảng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. + Giáo viên cũng có thể dạy học online bằng các công cụ có sẵn: Giáo viên cần chuẩn bị các công cụ để dạy học trực tuyến giúp bài giảng được hoàn thiện hơn như điện thoại hoặc máy tính, máy tính bảng kèm theo dung lượng lớn, pin khủng đảm bảo tốc độ xử lí âm thanh, hình ảnh tốt. Sử dụng các gói cáp quang tốc độ cao để bài giảng được truyền tải nhanh nhất. Bộ thiết bị livestream gồm: mic, tai phone, bộ điều chỉnh giúp xử lí âm thanh và loại bỏ các tiếng ồn bên ngoài. Bộ xử lí âm thanh giúp giọng nói rõ ràng và dễ nghe hơn. Nếu sử dụng camera ghi hình dùng webcam hoặc dùng các loại máy quay phim chuyên dụng. Việc này sẽ giúp truyền tải nội dung bài giảng được chất lượng và chân thực nhất. - Thứ 11: Dạy học trực tuyến trên truyền hình Đây là hình thức dạy học đã được sử dụng từ rất lâu; được sử dụng rộng rãi ở tất cả các tỉnh thành trong thời điểm học sinh tạm dừng đến trường do dịch Covid-19 và được đánh giá cao. Dạy học trực tuyến trên truyền hình là biện pháp tối ưu khi học sinh không thể đến trường. Không phải học sinh nào cũng có máy tính, điện thoại thông minh,… nhưng nhà em nào cũng có tivi để học nên hình thức này trở thành phương pháp tối ưu cho mọi vùng miền của tổ quốc. Hiện cả nước có hàng trăm kênh truyền hình hiện đại từ trung ương đến địa phương. Nhà nước nên huy động các kênh truyền hình cùng tham gia vào hoạt động giảng dạy nhiều giờ trong ngày, thậm chí cả ngày theo hình thức phi lợi nhuân. Khi các kênh truyền hình cùng tham gia cần có quy định rõ ràng thời khóa biểu cho từng môn học đối với từng khối lớp, áp dụng chung thống nhất trên cả nước hoặc cho từng tỉnh, thành phố. Giảng dạy trực tuyến, trong đó có giảng dạy trên truyền hình, là xu hướng chung của giáo dục toàn thế giới, các trường học ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. thời gian này cũng là cơ hội để các trường suy nghĩ về việc triển khai đại trà giảng dạy trực tuyến trong tương lai chứ không chỉ trong thời gian tránh dịch. Do vậy vì lợi ích của hơn 20 triệu học sinh, sinh viên, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng ủng hộ và chỉ thị cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin Truyền thông, Truyền hình Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cùng phối hợp khẩn trương chuyển sang áp dụng đại trà phương thức dạy học trên truyền hình ở quy mô toàn quốc trong mùa dịch covid-19. 2.2.3. Về dạy và học trực tuyến trong môn Địa lí cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Lý Tự Trọng Trong quá trình thiết kế bài dạy trực tuyến, tùy theo yêu cầu về nội dung kiến thức, mục tiêu ôn tập của từng chủ đề/chuyên đề mà giáo viên vận dụng các phần mềm và hình thức dạy và học trực tuyến sao cho phù hợp. Môn Địa lí ngoài cung cấp kiến thức người giáo viên phải rèn cho học sinh những kĩ năng cần thiết như: Khai thác thông tin kênh chữ, kênh hình, đọc bản đồ, tính toán…. Những kĩ năng này sẽ được các em nắm bắt dễ dàng hơn nếu các em thường xuyên được luyện tập, tham gia vào những phương pháp học tập đổi mới nhằm phát huy năng lực cốt lõi, cơ bản của bản thân. 10


Trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh covid-19, để đáp ứng yêu cầu của xã hội nói chung và môn Địa lí nói riêng, tôi thấy việc dạy học trực tuyến chủ động sẽ giúp phát huy năng lực học sinh, giúp cho các em được học tập thường xuyên, liên tục; tự mình khám phá, thấy được các mối quan hệ địa lí một cách rất tường minh, các kiến thức cơ bản sẽ trở nên dễ hiểu, đơn giản hơn, các em có thể học mọi lúc, mọi nơi, các em sẽ không còn tâm lí ngại học nữa. Ngoài ra, việc dạy học trực tuyến còn nhằm phát huy năng lực của học sinh, rèn cho các em thói quen quan sát, suy luận tư duy logic, rèn khả năng nhanh nhạy của đôi tay, trí óc. Việc ghi chép sẽ đơn giản, dễ hiểu, tránh được cách học vẹt, học thuộc lòng một cách máy móc, tạo tâm lý thoải mái khi học tập, kích thích được lòng ham học hỏi, khả năng tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh. Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy trực tuyến bộ môn Địa lí tại trường THPT Lý Tự Trọng, tôi thấy rằng ngoài các hình thức dạy học truyền thống nếu ta biết đổi mới, đa dạng các phương pháp, hình thức dạy học bộ môn nhằm phát huy năng lực của học sinh thì hiệu quả bài dạy cao hơn rất nhiều. Cùng với việc tạo không khí, thời gian chủ động cho học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, dễ dàng phân biệt được các mối quan hệ để phán đoán nhận định đúng về các sự vật, hiện tượng địa lí; phát huy tốt nhất năng lực của học sinh để nâng cao hứng thú, hiệu quả học tập cho học sinh. Đối với dạy Địa lí thì việc sử dụng các phần mềm, phương tiện dạy học trực tuyến nhằm phát huy năng lực của học sinh trong giờ học là một ưu thế để thu hút sự chú ý với học sinh. Các em sẽ được tự mình bù đắp những nội dung kiến thức còn chưa chắc chắn, các em cũng hiểu được các mối quan hệ địa lí một cách dễ dàng hơn theo cách hiểu của mình, thể hiện khả năng tư duy trước mọi người, được thể hiện khả năng công nghệ thông tin của mình trong quá trình học. Đó cũng là một cách để học sinh tham gia vào các hoạt động học trực tuyến nhiều hơn, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trong học tập, tạo không khí sôi nổi, vui vẻ. Hơn nữa, để tham gia được vào những phương pháp dạy học trực tuyến trong môn Địa lí ấy, đòi hỏi các em phải nhanh nhạy, tập trung vào các hoạt động học, luôn quan sát mọi sự vật, hiện tượng xung quanh, chăm đọc sách báo, biết sử dụng công nghệ thông tin để tìm hiểu các vấn đề địa lí. Nhờ vậy, sẽ có nhiều cách học thông minh được trò tìm ra và thể hiện, học hỏi lẫn nhau. Do đó, học địa lí sẽ đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, hiệu quả hơn khiến các em yêu thích môn học hơn. Thực tế cho thấy, khi áp dụng phương pháp dạy học này, học sinh tỏ ra rất hào hứng với các hoạt động học, vốn kiến thức của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả. Quan trọng hơn nữa, với học sinh chuẩn bị thi Tốt nghiệp THPT thì việc ôn tập trực tuyến sẽ giảm bớt căng thẳng cho các em, chủ động hơn trong tiếp nhận kiến thức, ôn tập có hiệu quả hơn trong những ngày thời tiết nóng bức này. Với việc ôn tập thường xuyên, chủ động các em chắc chắn sẽ dành điểm cao trong kì thi sắp tới. 2.3. Giải pháp cụ thể Để việc dạy học trực tuyến hiệu quả thì yếu tố quan trọng nhất là tâm huyết của các thầy cô giáo, của Ban giám hiệu và cả những người làm công tác quản trị nhà trường. Làm thế nào để duy trì việc dạy và học trong những ngày chống dịch Covid-19 là vấn đề đặt ra với cả ngành giáo dục. Mỗi nhà trường phải như một sợi dây kết nối 11


đồng bộ với học sinh giúp các em không quên kiến thức; phải nghĩ cách làm sao cho dạy học hiệu quả, đồng bộ từ nhà trường đến học sinh và phụ huynh. Trong thời gian học sinh nghỉ học do ảnh hưởng của dịch covid-19, nhiều giáo viên đã triển khai dạy học trực tuyến nhưng họ lại bị quá nhiều thông tin và công cụ dạy học trực tuyến chi phối nên nghĩ là khó thực hiện. Bản thân tôi lựa chọn các công cụ và phần mềm là shub classroom, zoom, zalo, yotube, facebook và hướng dẫn học sinh học trực tuyến trên truyền hình để củng cố kiến thức cho học sinh. Để chuẩn bị cho việc học trực tuyến đạt hiệu quả Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp với các thầy cô giáo chủ nhiệm và thầy cô giáo bộ môn khảo sát khả năng tham gia học tập trực tuyến của học sinh.

12


Hình 1: Bảng khảo sát thiết bị tham gia học trực tuyến của học sinh lớp 12A9 trường THPT Lý Tự Trọng 13


Lớp

Sĩ Số

Học sinh có thiết bị tham gia học trực tuyến

Học sinh nhà đã có hệ thống mạng

Học sinh không có thiết bị tham gia học trực tuyến

Học sinh nhà chưa có hệ thống mạng

12A1

39

39

38

0

1

12A2

38

38

36

0

2

12A3

40

40

39

0

1

12A4

38

38

38

0

0

12A5

33

33

33

0

0

12A6

37

36

34

1

2

12A7

33

33

32

0

1

12A8

33

33

31

0

2

12A9

36

36

33

0

3

12A10

37

37

35

0

2

Tổng

364

363

350

1

14

Bảng 1: Kết quả khảo sát thiết bị tham gia học trực tuyến của học sinh lớp 12 trường THPT Lý Tự Trọng Như vậy với khối 12 gần 100% học sinh có thiết bị tham gia học trực tuyến (điện thoại, Ipad, máy tính); 3,84% học sinh nhà chưa có hệ thống mạng Internet. Để tất cả các học sinh đều có đầy đủ trang thiết bị, hệ thống mạng Internet, giáo viên chủ nhiệm đã liên hệ với phụ huynh học sinh, đồng hành cùng phụ huynh và học sinh khắc phục những khó khăn này. Cùng thời điểm đó, các nhà mạng Việt Nam cũng đã giảm cước, tăng tốc độ đường truyền, nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá, tặng dữ liệu, miễn cước sử dụng các nội dung học tập, giải trí, có nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau theo từng đối tượng. Những điều này cũng tạo nhiều thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học trực tuyến. Để tránh tình trạng giáo viên và học sinh băn khoăn, loay hoay lựa chọn phần mềm và hình thức dạy học trực tuyến, Ban giám hiệu nhà trường đã định hướng sử dụng các phần mềm Zoom Meetting, Shub Classroom, kết hợp với thường xuyên thông báo tới học sinh, phụ huynh lịch dạy học trực tuyến trên truyền hình giúp việc dạy và học trực tuyến trở nên hiệu quả, đơn giản hơn với cả thầy và trò. 2.3.1. Dạy và học trực tuyến trong môn Địa lí bằng phần mềm Zoom Meeting * Ưu điểm - Zoom Meeting là phần mềm tổ chức lớp học trực tuyến cho hình ảnh rõ nét, mặt đối mặt và có thể chia sẻ video màn hình chất lượng cực cao, tốc độ tin nhắn nhanh. - Có khả năng tương thích với hầu hết các thiết bị và hệ điều hành. - Hỗ trợ chia sẻ màn hình cho học sinh đồng thời có thể chia sẻ cả màn hình hay chia sẻ duy nhất một cửa sổ. 14


- Hỗ trợ remote từ xa (kiểm soát bàn phím cũng như chuột) thiết bị của người khác vô cùng tiện lợi. - Có thể tiến hành cài đặt password cho mỗi phòng học để tránh người lạ truy cập. - Giáo viên có thể ghi lại nội dung bài ôn tập và chia sẻ cho học sinh. * Khó khăn Khi tiến hành sử dụng phần mềm zoom để ôn tập cho học sinh tôi gặp phải một số vấn đề như: ➢ Học sinh không tập trung, chưa nhiệt tình với một số hoạt động học, một số học sinh không hợp tác với giáo viên, các em lấy các lí do cá nhân để không tham gia bài ôn tập; một vài em lại loay hoay không đăng nhập được vào phần mềm để tham gia lớp học… ➢ Phần mềm Zoom miễn phí giới hạn thời gian bài học do vậy ảnh hưởng tới chất lượng bài giảng. Bất kì cuộc gọi video nào dài hơn 40 phút đều sẽ yêu cầu bản trả phí. ➢ Tốc độ đường truyền không ổn định làm chất lượng video kém và chất lượng âm thanh không ổn định ➢ Tính năng trò chuyện (chat) thường xuyên bị ẩn trong quá trình dạy và học qua video. ➢ Vấn đề an ninh mạng. * Giải pháp khắc phục - Việc học sinh không tập trung trong bài học, tôi nghĩ nguyên nhân chủ yếu do nội dung bài ôn tập chưa đủ sức hấp dẫn các em. Để khắc phục điều này tôi đã phối hợp các trò chơi vào trong bài giảng. Tôi sử dụng kết hợp phần mềm quizizz để soạn câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh. Chỉ bằng một thao tác đơn giản là soạn câu hỏi trắc nghiệm, tạo các trò chơi trực tuyến, gửi đường link cho học sinh tham gia trò chơi. Game này cũng đánh giá điểm số và xếp thứ tự học sinh tham gia. Với giải pháp này học sinh không còn thấy học trực tuyến nhàm chán, các em học tập sôi nổi hơn và không còn những lí do cá nhân để không tham gia bài ôn tập nữa. - Ngoài ra, để việc ôn tập trên Zoom đạt hiệu quả, tôi sử dụng kết hợp với phần mềm Shub Classroom để giao nhiệm vụ học tập cho học sinh trước khi tham gia bài học trực tuyến. Ví dụ 1: Dạy học trực tuyến rèn các kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong môn Địa lí cho học sinh. Bản đồ vừa có chức năng minh hoạ, vừa có chức năng cung cấp nguồn tri thức cho học sinh. Vì vậy, trong dạy học Địa lí, giáo viên có thể sử dụng bản đồ để minh hoạ, phân tích nội dung bài học (như chỉ rõ sự phân bố các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ, mối liên quan giữa các đối tượng địa lí,….) và để hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức. Qua đó, giáo viên hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, sử dụng thành thạo bản đồ để khai thác các nội dung cần tìm hiểu, học tập. Qua bản đồ, Atlat học sinh có thể khám phá các mối liên hệ tương hỗ, 15


nhân quả, vạch ra các dấu hiệu không thể hiện trực tiếp trên bản đồ nhưng lại có các dấu hiệu để nhận biết chúng. Môn Địa lí có đặc thù riêng là học sinh được mang quyển Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi, phục vụ cho làm bài thi Tốt nghiệp trung học phổ thông. Vì vậy, việc thường xuyên ôn tập, rèn các kĩ năng đọc bản đồ, đọc Atlat là hết sức cần thiết, giúp học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi quan trọng. Để bài dạy trực tuyến rèn các kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong môn Địa lí cho học sinh, giáo viên cần chuẩn bị: Bài giảng Powerpoit, Atlat Địa lí Việt Nam, phần mềm Zoom. Giáo viên thông báo tới học sinh nội dung ôn tập trước giờ học trực tuyến, yêu cầu học sinh chuẩn bị Atlat Địa lí Việt Nam trong giờ học. Trong quá trình ôn tập trực tuyến, giáo viên chiếu bài giảng đã chuẩn bị, chia sẻ màn hình để học sinh cùng theo dõi, tham gia các hoạt động học.

16


Hình 2: Các hình ảnh ôn tập trực tuyến bằng phần mềm Zoom Meeting Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác từng trang Atlat để học sinh có khả năng vận dụng tốt nhất từng bản đồ trong Atlat vào các nội dung của bài học, bài thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia. Ví dụ 2: Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo nhằm định hướng cho việc dạy và học môn Địa lí chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp THPT, tôi giao nhiệm vụ làm đề cho học sinh trên shub như một bài kiểm tra đã được cài sẵn thời gian làm bài. Kết quả đánh giá bài làm của học sinh cũng được cụ thể bằng điểm số và xếp thứ tự theo lớp. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ giải đề, giáo viên chữa đề cho học sinh qua zoom, phân tích chi tiết từng câu (ở mức độ dễ hay khó, nội dung nằm ở chủ đề nào?...). Từ đó, học sinh sẽ định hướng được nội dung, phương pháp ôn tập hiệu quả nhất cho bản thân. Khi ôn tập các chuyên đề giáo viên giao bài tập cho học sinh trước qua phần mềm Shub sau đó tiến hành thảo luận, chữa bài trực tuyến trên Zoom, củng cố bài học bằng câu hỏi trắc nghiệm thông qua trò chơi trực tuyến. Tất cả các hoạt động học này sẽ tạo hứng thú, tránh nhàm chán và chủ động lĩnh hội kiến thức, nhớ và vận dụng kiến thức hiệu quả cho học sinh.

17


18


Hình 3: Một số hình ảnh giao nhiệm vụ học tập và cho điểm học sinh bằng phần mềm Shub Classroom - Để tránh tình trạng học sinh quên giờ học trực tuyến, những lần dạy học đầu tiên ngoài việc giáo viên phải tìm hiểu kĩ phần mềm sẽ sử dụng, soạn bài chi tiết thì các thầy cô cũng cần thông báo lịch học chính xác tới học sinh (có thể báo lịch qua zalo, messenger, hoặc sổ liên lạc điện tử,…). Sau đó giáo viên kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường thực hiện theo thời khóa biểu dạy học trực tuyến chi tiết để tránh tình trạng trùng giờ, trùng lịch học giữa các môn. - Với hạn chế giới hạn thời gian học tập trên Zoom, thầy cô có thể chọn cài đặt phòng học trước khi tham gia dạy học, đặt lịch học và thời gian dạy học kéo dài hơn. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên dạy 1 bài giảng trực tuyến quá dài thời gian, điều này sẽ gây mệt mỏi và kém hiệu quả cho giờ học. 19


- Để đảm bảo an ninh mạng được tốt hơn khi thầy cô tham gia bài giảng, thầy cô có thể đặt chế độ duyệt thành viên tham gia lớp học. Thầy, cô nên yêu cầu học sinh của mình lấy đúng họ tên khi tham gia lớp học để việc duyệt thành viên dễ dàng hơn. Ngoài ra, cần chọn chế độ chỉ thầy cô mới chia sẻ được màn hình, chỉ bật chế độ này khi cần xem bài làm của học sinh. - Để tăng chất lượng âm thanh khi giảng bài, thầy cô yêu cầu học sinh khi tham gia bài học phải tắt Mic, bật Camera để quản lí học sinh; cả thầy và trò cần chọn đường truyền mạng ổn định nhằm nâng cao chất lượng giờ học. - Để đảm bảo học sinh nào cũng được tham gia học mà thầy cô giảng, thầy cô chọn chế độ ghi lại bài học. Thao tác này sẽ giúp tất cả các học sinh đều được ôn tập, học sinh cũng có thể xem lại bài đã ôn tập ở từng phần, từng nội dung.

Hình 4: Lưu trữ lại bài đã ôn tập trên zoom 2.3.2. Dạy học trực tuyến trên truyền hình Trong thời gian học sinh nghỉ học do dịch Covid, ngày 02 tháng 3 năm 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã có công văn số 254/SGDĐT-GDTrH về việc thông báo chương trình ôn tập cho học sinh lớp 9 và 12 trên truyền hình. Theo đó, nhằm giúp cho học sinh trên địa bàn tỉnh ôn tập hệ thống các kiến thức trọng tâm các môn học trong năm học 2019-2020, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và Công ty truyền thông DQT Hà Nội tổ chức sản xuất chương trình ôn tập cho học sinh. Lịch phát sóng ôn tập các môn học được thông báo tới các thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh. Ngoài ra các chương trình cũng được phát sóng lại trong khung giờ 23h00 mỗi ngày, sau bản tin cuối ngày, thời gian phát sóng từng môn có thể dao động trong khoảng 5 phút. Chương trình cũng được đăng tải trên Youtobe, chuyển 20


đường link qua email các đơn vị và đăng tải trên website của sở tại địa chỉ: http://namdinh.edu.vn. Việc dạy học qua truyền hình là phương án tốt, đặc biệt đối với các em học sinh lớp 9 và 12 cần ôn thi cuối cấp. * Ưu điểm Phương pháp dạy học này có ưu điểm nổi bật là phổ cập đến toàn tỉnh. So với hình thức học trực tuyến qua online thì hình thức học qua truyền hình có độ phổ biến cao hơn. Ngoài ra phụ huynh cũng có thể đồng hành cùng con, quan tâm hơn tới việc học của các con. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm như: Nhanh chóng: Học qua truyền hình là sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh nhận được ngay lập tức trên màn hình tivi, nó đến gần và nhanh hơn nhiều so với bất kì nền tảng trực tuyến nào khác. Ngoài ra, đối với những vùng sâu, vùng xa, sóng truyền hình phát huy được thế mạnh phủ sóng, giúp các em học sinh ở những vùng khó khăn vẫn có cơ hội được trau dồi tri thức. Trải nghiệm: Việc dạy học trên truyền hình sẽ giúp cho tất cả mọi học sinh được trải nghiệm bài giảng của những giáo viên giỏi nhất. Để có thể dạy học trên truyền hình, giáo viên đó chắc chắn phải là người có chuyên môn sâu, kiến thức vững vàng, kĩ năng hướng dẫn học sinh ôn tập tốt. Vì vậy, học qua tivi sẽ giúp các em học sinh có cơ hội tiếp xúc với các phương pháp học tập đa dạng, hiệu quả hơn. Tiện ích: Dạy học qua truyền hình có thể sử dụng tất cả các thiết bị hỗ trợ âm thanh và hình ảnh khác; kết hợp hiệu quả chúng với nhau. Hình ảnh, biểu đồ, phim, slide, đồ thị, bảng, máy chiếu trên cao có thể được sử dụng trong kỹ thuật giảng dạy qua tivi. Các cơ quan giáo dục có thể tạo ra các bài học trên truyền hình theo yêu cầu riêng của họ, phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng địa phương. Với những tiện ích trên, việc dạy và học qua truyền hình rất thích hợp để: ➢ Mở rộng và làm phong phú thêm kinh nghiệm học tập trên lớp của học sinh. ➢ Tạo sự quan tâm thực sự với chủ đề học sinh đang được học. ➢ Cung cấp nhiều trải nghiệm khác biệt so với phương pháp học truyền thống. ➢ Kích thích những học sinh học chậm, thụ động hơn bằng cách phát triển một cách tiếp cận mới với những học sinh này. ➢ Cung cấp cơ hội học hỏi, tạo ra các sản phẩm có thể cải thiện khả năng học tập cho học sinh. * Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, dạy học trên truyền hình cũng còn vướng nhiều bất cập, hạn chế như: Tính tương tác: không xây dựng được sự tương tác giữa thầy và trò. Dạy học qua truyền hình khiến học sinh không có hành động nào khác ngoài việc xem, nghe và ghi chép; không có sự tham gia của người học trong chương trình nên sẽ không có giao tiếp, tương tác như cách học truyền thống. 21


Khả năng tập trung: Vì không có sự quản lí và tương tác trực tiếp của giáo viên, cũng như hiếm có những bài kiểm tra hay công cụ quản lí học tập nên đôi khi học sinh sẽ quên hoặc lơ đễnh trong lúc học, nhất là ở cuối bài. Gián đoạn và mất tập trung ở phần cuối bài giảng có thể làm giảm nghiêm trọng hiệu quả của bài học. Việc học trên truyền hình mới chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức nên khó có thể kiểm soát được học sinh. Tính phù hợp: Dạy học trên truyền hình không phải lúc nào cũng phù hợp với nhu cầu của tất cả mọi người. Nó chỉ có thể được điều chỉnh cho nhóm cụ thể nếu nhu cầu của nhóm đó được xác định trước đó. Nói một cách dễ hiểu hơn, chẳng hạn một nhóm học sinh muốn bổ túc thêm kiến thức môn Địa lí, nhưng chương trình dạy học lại chủ yếu dạy Toán, Ngữ Văn, vậy nên nhu cầu của học sinh đó đã không được đáp ứng. Thời gian: Các bài học trên truyền hình được cố định khung giờ, học sinh có thể lỡ mất bài học nếu như bận đột xuất vào khung giờ đó. Tốc độ bài giảng: Giáo viên không kiểm soát được tốc độ phát triển của một bài học trên tivi. Đôi khi, bài giảng đó có thể diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm đối với học sinh đang theo học. * Giải pháp khắc phục Với môn Địa lí, trong thời gian học sinh tạm nghỉ học do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, có 2 cô giáo tham gia giảng bài trên kênh truyền hình tỉnh Nam Định là cô Mai Thị Tuyết Hạnh – giáo viên trường THPT Lê Hồng Phong và cô Vũ Thị Thu – giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo. Mỗi bài giảng đều là tâm huyết của các cô giáo, sự miệt mài, hết mình trong công việc của đội ngũ cộng tác viên, những người hỗ trợ kĩ thuật, ghi hình… Tuy nhiên, khi bài giảng được chiếu, nếu không có sự đôn đốc của các thầy cô giáo thì bài giảng rất dễ bị các em bỏ trôi, không học. Để việc dạy học này được hiệu quả, tôi đã triển khai việc học trực tuyến tới học sinh, cụ thể như sau: Bước 1: Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, thông báo lịch ôn tập trên truyền hình tới học sinh và phụ huynh học sinh. Bước 2: Trước khi vào giờ học nhắn tin nhắn nhắc nhở tới nhóm Zalo và Messenger của lớp, tránh tình trạng học sinh quên giờ học. Bước 3: Cùng ôn tập trực tuyến với học sinh giúp nâng cao kiến thức chuyên môn. Sau bài ôn, tôi giao nhiệm vụ học tập liên quan đến bài đã được ôn tập cho học sinh. Bước 4: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo thời gian quy định sau đó báo cáo kết quả thực hiện được qua Zalo, Messenger, Email… Giáo viên tổng hợp và phản hồi thông tin tới học sinh, đánh giá chi tiết kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Ví dụ 1: Bài “Phân tích đề minh họa 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, định hướng ôn tập” của cô Mai Thị Tuyết Hạnh dạy vào 7h30’ ngày 20 tháng 4 năm 2020. Sau khi cung cấp đề minh họa (yêu cầu học sinh làm trên phần mềm Shub Classroom), cung cấp thời gian, bài giảng trên truyền hình, nhắc lịch ôn tập cho học sinh, kết thúc bài học, tôi giao nhiệm vụ cho học sinh hoàn thành bảng ma trận đề do giáo viên cung cấp. Tổng hợp số câu hỏi dễ, trung bình, khó và rất khó, từ đó đề xuất phương pháp ôn tập hiệu quả nhất. 22


LỚP

DẠNG CÂU HỎI

CHỦ ĐỀ

TRUNG BÌNH

DỄ

RẤT KHÓ

KHÓ

TỔNG

11 ĐLTN

12

ĐLDC Lí thuyết

ĐL ngành ĐL vùng Atlat Biểu Đồ

Kĩ năng

Bảng số liệu

TỔNG

40 câu

Bảng 2: Nhiệm vụ yêu cầu học sinh hoàn thành sau bài học Sau khi học sinh tìm hiểu, thảo luận với nhau qua Zalo, Messenger,… giáo viên tổng hợp, hoàn thành bảng hoàn chỉnh. LỚP

DẠNG CÂU HỎI

CHỦ ĐỀ

DỄ

TRUNG BÌNH

KHÓ

RẤT KHÓ

Câu 68 (kĩ Câu 76 năng ở (kĩ năng Đông Nam ở Đông Á) Nam Á)

11

ĐLTN

12 Lí thuyết

Kĩ năng

Câu 41, 42

Câu 69,70,7 1

ĐLDC

TỔNG

2 câu = 5%

Câu 77,78,7 9

72,73,74

8 câu

3 câu

ĐL ngành

43,44

57,58,59, 65 75

7 câu

ĐL vùng

45

60,61,62,63, 64

6 câu

Atlat

Câu 46 đến 56

66

12 câu

Biểu Đồ

67

Bảng số liệu

68 (Lớp 11) 23

76(Lớp 11)

2 câu 80

2 câu


TỔNG

=40%

12 câu =30%

8 câu =20%

4 câu =10%

LT=5câu

LT=9câu

LT=7câu

LT=3câu

40 câu

16 câu

LT=24 câu KN=16 câu

KN=1câu KN=3câu

Lớp 12 = 38 câu = 95%

KN=3câu KN=1câu

Bảng 3: Kết quả tổng hợp việc thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu phân tích nội dung đề tham khảo của học sinh. Để củng cố thêm cấu trúc đề tham khảo, định hướng ôn tập hiệu quả cho học sinh, tôi tiếp tục biên soạn 1 đề mẫu, đăng lên Shubclassroom, yêu cầu học sinh thực hiện. Sau khi làm đề xong, yêu cầu mỗi học sinh rút ra định hướng cần ôn tập cho bản thân, cuối cùng giáo viên tổng hợp, định hướng ôn tập chung. - Về mức độ câu hỏi: + Dễ từ câu 41 đến câu 56: 16 câu chiếm 40%. + Trung bình từ câu 57 đến câu 68: 12 câu chiếm 30%. + Khó thấp từ câu 69 đến 76: 8 câu chiếm 20%. + Rất khó từ câu 77 đến 40: 4 câu chiếm 10%. - Kết luận: Đề tham khảo ra theo cấu trúc 40% dễ + 30% trung bình + 20% khó + 10% rất khó. Phần nội dung khó và rất khó vào chủ đề Địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, kĩ năng biểu đồ và bảng số liệu (trong đó tập trung nhiều nhất vào ĐLTN với 6 câu). Đề có 12 câu Atlat nhưng chỉ ra ở mức độ dễ + 1 câu mức độ trung bình. Địa lí vùng và địa lí ngành không có câu hỏi khó → So với đề thi THPT QG 2019 thì đề minh họa 2020 có phần nhẹ nhàng hơn, tập trung nhiều hơn vào kĩ năng Atlat, chuyển câu hỏi khó từ Địa lí ngành và vùng sang địa lí tự nhiên và địa lí dân cư. Kiến thức lớp 11 không vào lí thuyết mà chỉ hỏi 2 câu kĩ năng của Đông Nam Á. - Định hướng ôn tập: + Rà soát lại nội dung kiến thức Địa lí tự nhiên + Địa lí dân cư + Địa lí ngành (phần đã học) + kĩ năng địa lí (đặc biệt chú ý kĩ năng đọc Atlat với học sinh chưa chắc kiến thức). + Phần Địa lí ngành, Địa lí vùng cần học lí thuyết cơ bản, liên hệ ngành với vùng và thực tiến. + Cần tự giác ôn tập, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam thường xuyên. Khi làm bài trắc nghiệm cần đọc kĩ câu dẫn, gạch chân dưới các từ khóa, phân tích kĩ để lựa chọn đáp án chính xác. + Giáo viên củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan với đủ 4 mức độ theo chuyên đề bám sát theo các mức độ ở từng chuyên đề trong đề tham khảo (chú ý các câu hỏi vận dụng cho học sinh khá, giỏi). + Tích cực xây dựng và sưu tầm các đề theo cấu trúc đề minh học cho hs làm. + Theo dõi, bám sát quá trình ôn tập, giải đáp kịp thời những khó khăn, thắc mắc của học sinh. 24


Ví dụ 2: Bài “Ôn tập Địa lí tự nhiên Việt Nam” do cô Mai Thị Tuyết Hạnh thực hiện, chiếu trên truyền hình vào 7h30’ ngày 21 tháng 4 năm 2020. Tương tự như yêu cầu ở bài ôn tập trước (ở ví dụ 1). Sau khi học sinh được ôn tập trực tuyến, giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy phần Địa lí tự nhiên. Giáo viên soạn câu hỏi trắc nghiệm theo 4 mức độ, đăng bài lên Shub Classroom và yêu cầu học sinh thực hiện. Sau khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao, các em sẽ thấy được kết quả ôn tập của mình bằng điểm số và thứ tự mà phần mềm thống kê. Giáo viên nhận xét ưu điểm, hạn chế của học sinh, định hướng ôn tập chuyên đề này cho học sinh. Riêng những học sinh không kịp theo dõi bài dạy, các em có thể ôn tập sau bằng cách học vào các khung giờ phát lại trên truyền hình hoặc học qua bài giảng được đăng tải trên Youtobe.

Lịch dạy học trên truyền hình tỉnh Nam Định Với bài ôn tập “Giành điểm cao với các kĩ năng Địa lí” do cô Vũ Thị Thu thực hiện vào 7h30’ ngày 24 tháng 4 năm 2020, các thao tác ôn tập được thực hiện như ở 2 bài giảng của cô Mai Thị Tuyết Hạnh. Việc đồng hành cùng đồng nghiệp trong các bài giảng trên truyền hình, củng cố các nội dung ôn tập trực tuyến cho học sinh đã có hiệu quả rất tích cực. Mặc dù học sinh nghỉ học do dịch Covid-19 nhưng các hoạt động học tập vẫn được diễn ra thường xuyên, liên tục. Học sinh không những không bị quên kiến thức mà còn có khả năng ghi nhớ, vận dụng kiến thức linh hoạt, khả năng phân tích câu hỏi, phân tích đề của học sinh cũng được nâng cao rõ rệt. 2.3.3. Dạy và học trực tuyến trong môn Địa lí bằng việc kết hợp phần mềm Shub Classroom với các trang mạng xã hội. Từ ngày 27 tháng 4 năm 2020, học sinh các trường Trung học phổ thông tỉnh Nam Định trở lại trường học sau thời gian dài không đến lớp do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhờ việc ôn tập trực tuyến thường xuyên nên các hoạt động học của học sinh không bị gián đoạn, học sinh bắt nhịp tốt với các hoạt động học trên lớp. Việc dạy học trực tuyến vẫn được tiếp diễn song song với dạy học trên lớp. Giáo viên thường xuyên giao bài tập theo chuyên đề trên phần mềm Shub Classroom. Học sinh sử dụng các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, Google… để thực hiện các nhiệm vụ học tập, trao đổi, thảo luận theo nhóm. 25


Ví dụ: Nhằm định hướng cho việc dạy và học môn Địa lí chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp THPT năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề tham khảo lần 2. Cùng với việc phân tích cấu trúc và xây dựng đề theo đề tham khảo, giáo viên cũng đăng đề tham khảo lên Shub Classroom, yêu cầu học sinh giải đề, phân tích từng câu hỏi ở mức độ nào, nằm trong nội dung bài nào, từ đó học sinh có định hướng ôn tập phù hợp nhất với bản thân. LỚP

DẠNG CÂU HỎI

CHỦ ĐỀ

DỄ

TRUNG BÌNH

KHÓ

RẤT KHÓ

TỔNG

11 ĐLTN

12 Lí thuyết

Kĩ năng

TỔNG

Câu 77,78,7 9

Câu 41, 42 Câu 63

ĐLDC

6 câu

72,73,74

3 câu

ĐL ngành

43,44

64, 65

75

5 câu

ĐL vùng

45, 46

66,67,68,69, 71 70

8 câu

Atlat

Câu 47 đến 60

14 câu

Biểu Đồ

61

Bảng số liệu

62

76

77

3 câu 1 câu

=50%

10 câu =25%

6 câu =15%

4 câu =10%

LT=6câu

LT=8câu

LT=5câu

LT=3câu

40 câu

20 câu

LT=22 câu KN=18 câu

KN=14câu KN=2câu

40 câu

KN=1câu KN=1câu

Bảng 4: Kết quả phân tích nội dung đề tham khảo thi Tốt nghiệp THPT lần 2 Câu hỏi

Mức độ

41

Dễ

ĐLTN: Sử dụng và bảo vệ TNTN

42

Dễ

ĐLTN: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

43

Dễ

ĐL ngành: Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp

44

Dễ

ĐL ngành: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

45

Dễ

ĐL vùng: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở

Nội dung

26


ĐBSH 46

Dễ

ĐL vùng: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở BTB

47

Dễ

Atlat

48

Dễ

Atlat

49

Dễ

Atlat

50

Dễ

Atlat

51

Dễ

Atlat

52

Dễ

Atlat

53

Dễ

Atlat

54

Dễ

Atlat

55

Dễ

Atlat

56

Dễ

Atlat

57

Dễ

Atlat

58

Dễ

Atlat

59

Dễ

Atlat

60

Dễ

Atlat

61

Trung bình

Kỹ năng nhận xét biểu đồ

62

Trung bình

Kỹ năng nhận xét số liệu

63

Trung bình

ĐLTN: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

64

Trung bình

ĐL ngành: Vấn đề phát triển ngành GTVT và TTLL

65

Trung bình

ĐL ngành: Vấn đề phát triển thương mại và du lịch

66

Trung bình

ĐL vùng: Vấn đề khai thác thế mạnh ở TDVMNBB

67

Trung bình

ĐL vùng: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở DHNTB

68

Trung bình

ĐL vùng: Vấn đề khai thác thế mạnh ở TN

69

Trung bình

ĐL vùng: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở ĐNB

70

Trung

ĐL vùng: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL 27


bình 71

Khó

ĐL vùng: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

72

Khó

ĐLDC: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta

73

Khó

ĐLDC: Lao động và việc làm

74

Khó

ĐLDC: Đô thị hóa

75

Khó

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

76

Khó

Kỹ năng nhận dạng biểu đồ

77

Rất khó

Kỹ năng lựa chọn biểu đồ

78

Rất khó

ĐLTN: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

79

Rất khó

ĐLTN: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

80

Rất khó

ĐLTN: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Bảng 5: Kết quả phân tích theo nội dung bài, chuyên đề của đề tham khảo thi Tốt nghiệp THPT lần 2, năm 2020 – Bộ Giáo dục và Đào tạo Các mức độ dễ = nhận biết; trung bình = thông hiểu; khó = vận dụng; rất khó = vận dụng cao (mục đích giúp học sinh dễ nhận biết, phân tích câu hỏi. Với việc phân tích chi tiết đề tham khảo này, giáo viên sẽ định hướng chi tiết được cấu trúc đề, các mức độ, nội dung các câu hỏi ở từng bài, từng chuyên đề từ đó hướng ôn tập của học sinh sẽ rõ ràng, đơn giản và hiệu quả hơn. Giáo viên tiếp tục xây dựng đề theo định hướng đề tham khảo cho học sinh ôn tập. Về câu hỏi: - Các mức độ + Nhận biết (mức độ câu hỏi dễ) từ câu 41 đến câu 60: 20 câu. + Thông hiểu (mức độ trung bình) từ câu 61 đến câu 70: 10 câu. + Vận dụng (mức độ khó) từ câu 71 đến 76: 6 câu. + Vận dụng cao (mức độ rất khó) từ câu 77 đến 40: 4 câu. - Không vào kiến thức lớp 11. - So với đề tham khảo lần 1, đề tham khảo lần 2: + Tăng số câu sử dụng Atlat (từ 12 lên 14 câu). + Giữ nguyên 4 câu kĩ năng biểu đồ + bảng số liệu. + Giảm: ĐLTN 2 câu, ĐL ngành 1 câu, ĐL vùng tăng 1 câu; ĐLDC giữ nguyên 3 câu. Ví dụ: XÂY DỰNG ĐỀ THEO CẤU TRÚC ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – MÔN ĐỊA LÍ Câu 41: (NB) Biện pháp cải tạo đất hoang đồi núi trọc ở nước ta là A. làm ruộng bậc thang.

B. đào hố vẩy cá. 28


C. trồng cây theo băng.

D. nông - lâm kết hợp.

Câu 42: (NB) Vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng thường xuyên bởi lũ quét? A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 43: (NB) Nơi nào sau đây thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn? A. Sông suối.

B. Ao hồ.

C. Ô trũng.

D. Bãi triều.

Câu 44 : (NB) Ngành nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm? A. Chế biến sản phẩm trồng trọt.

B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi.

C. Chế biến thủy hải sản.

D. Chế biến gỗ và lâm sản.

Câu 45: (NB) Đồng bằng sông Hồng không có thế mạnh về A. dân cư, lao động.

C. thị trường tiêu thụ.

B. cơ sở hạ tầng.

D. di sản thiên nhiên.

Câu 46: (NB) Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong phát triển kinh tế của vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 47: (NB) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết trong tỉnh sau đây, tỉnh nào ở Tây Nguyên giáp Lào? A. Kon Tum.

B. Gia Lai.

C. Đắc Lắc.

D. Đắc Nông

Câu 48: (NB) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết bão đổ bộ vào vùng Bắc Trung Bộ có tần suất lớn nhất vào tháng nào? A. Tháng 7.

B. Tháng 8.

C. Tháng 9.

D. Tháng 10.

Câu 49: (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào ở nước ta có đỉnh lũ vào tháng 10? A. Sông Hồng.

B. Sông Cửu Long. C. Sông Đà Rằng.

D. Sông Cả.

Câu 50:(NB) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất badan tập trung nhiều ở vùng nào nước ta? A. Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Câu 51: (NB) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung? 29


A. Hoàng Liên Sơn.

B. Bạch Mã.

C. Tam đảo.

D. Đông Triều.

Câu 52: (NB) Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng khai thác thủy sản lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long? A. Cà Mau.

B. Kiên Giang.

C. An Giang.

D. Bạc Liêu.

Câu 53: (NB) Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp không có quy mô từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng ở nước ta (năm 2007) là A. Hải Phòng, Biên Hòa.

B. Thủ Dầu M ột và Vũng Tàu.

C. Thủ Dầu Một và Biên Hòa.

D. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Câu 54: (NB) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết 2 vùng nào sau đây chuyên canh cây cao su với quy mô lớn nhất nước ta? A. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. D. Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Câu 55: (NB) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, thị trường xuất – nhập khẩu lớn nhất của nước ta năm 2007 là A. Hoa Kì.

B. Xingapo.

C. Nhật Bản.

D. Trung Quốc.

Câu 56: (NB) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây là trung tâm du lịch quốc gia? A. Nha Trang, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng. B. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hạ Long. C. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng. D. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Câu 57: (NB) Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết nhà máy thủy điện nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Yaly.

B. Đrây H’ling.

C. Xê Xan.

D. Vĩnh Sơn.

Câu 59: ( NB) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết kênh đào nào sau đây thuộc tỉnh An Giang? A. Phụng Hiệp.

B. Rạch Sỏi.

C. Vĩnh Tế.

D. Kỳ Hương.

Câu 60: (NB) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trong ̣ điểm miền Trung? A. Chu Lai.

B. Chân Mây –Lăng Cô.

C. Dung Quất.

D. Vân Đồn. 30


Câu 61: (TH) Cho biểu đồ

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về tình hình phát triển du lịch của nước ta giai đoạn 2000-2015? A. Khách trong nước tăng nhanh hơn khách quốc tế. B. Khách trong nước tăng chậm hơn khách quốc tế. C. Doanh thu tăng chậm hơn khách trong nước và quốc tế. D. Khách trong nước tăng nhanh hơn doanh thu. Câu 62: (TH) Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ MỘT SỐ VÙNG Ở NƯỚC TA, NĂM 2017 Diện tích (km2)

Dân số (nghìn người)

Đồng bằng sông Hồng

15082,0

20099,0

Tây Nguyên

54508,3

5778,5

Đông Nam Bộ

23552,6

16739,6

Đồng bằng sông Cửu Long

40816,3

17738,0

Vùng

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, nhà xuất bản thống kê 2018) Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số của các vùng nước ta, năm 2017? A. Đông Nam Bộ cao hơn Đồng bằng sông Hồng B. Đông Nam Bộ cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long C. Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn Đồng bằng sông Hồng D. Tây Nguyên cao hơn Đồng bằng sông Hồng. 31


Câu 63: (TH) Nhân tố làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng giữa các miền và các vùng là A. vị trí địa lí và hình thể.

B. vị trí địa lí và địa hình.

C. gió mùa và địa hình.

D. gió muà và sông ngòi.

Câu 64: (TH) Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành nội thương nước ta hiện nay? A. Hình thành một thị trường thống nhất. B. Hàng hóa phong phú, đa dạng. C. Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. D. Thị trường mở rộng theo hướng đa dạng, đa phương hóa. Câu 65: (TH) Đặc điểm nổi bật về ngành bưu chính nước ta hiện nay là A. tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. B. phân bố chưa hợp lí giữa các vùng. C. công nghệ nhìn chung còn rất lạc hậu. D. đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Câu 66: (TH)Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng Đồng bằng Sông Hồng? A. Có nhiều thiên tai bão, lũ. C.Có đủ khoáng sản cho công nghiệp.

B.Có mật độ dân số cao nhất nước. D.Tài nguyên nước trên mặt xuống cấp.

Câu 67: (TH) Thế mạnh để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ở vùng Trung du, miền núi bắc Bộ là A. có đất phù sa cổ ở vùng đồi trước núi. B. có nhiều giống cây cận nhiệt và ôn đới. C. phần lớn là đất feralít và đất phù sa cổ. D. khí hậu có một mùa đông lạnh nhất nước ta. Câu 68: (TH) Vùng Duyên Hải Nam trung Bộ có ngành nuôi trồng thủy sản phá triển là nhờ A. có các ngư trường lớn.

B. có nhiều vụng, đầm phá.

C. các tỉnh đều giáp biển.

D. có nhiều bãi tôm,bãi cá.

Câu 69: (TH) Cần bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn ở Bắc Trung Bộ chủ yếu là do A. lũ lên nhanh, tập trung.

B. nạn cát bay phổ biến.

C. bão hoạt động mạnh..

D. gió phơn hoạt động mạnh.

Câu 70: (TH) Yếu tố nào sau đây không chứng minh Tây Nguyên thực sự là “kho vàng xanh” của nước ta? A. Độ che phủ rừng cao bậc nhất cả nước. B. Trong rừng có nhiều gỗ quý và chim thú quý 32


C. Sản lượng gỗ có thể khai thác cao nhất cả nước. D. Có nhiều vườn quốc gia nhất cả nước. Câu 71: (VDT) Ở nước ta hiện nay, tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất với đời sống của cư dân vùng ven biển là A. tài nguyên du lịch biển.

B. tài nguyên hải sản.

C. tài nguyên khoáng sản.

D. tài nguyên dầu khí.

Câu 72 : (VDT) Nguyên nhân chính dẫn đến mật độ dân số trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long là A. điều kiện tự nhiên.

B. trình độ phát triển kinh tế.

C. tính chất của nền kinh tế.

D. lịch sử khai thác lãnh thổ.

Câu 73: (VDT) Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay là A. tập trung thâm canh, tăng vụ. B. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. C. ra thành phố tìm kiêm việc làm. D. phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Câu 74: (VDT) Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có số đô thị ít nhất cả nước do A. kinh tế chậm phát triển. B. số lượng các đơn vị hành chính ít nhất. C. diện tích lãnh thổ nhỏ nhất. D. công nghiệp lạc hậu nhất. Câu 75: (VDT) Hạn chế lớn nhất trong phát triển ngành công nghiệp nhiệt điện của nước ta là A. chi phí sản xuất cao, khó cạnh tranh. B. gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên. C. thị trường đang chuyển hướng sử dụng năng lượng mới. D. nhà máy nhiệt điện phân bố không đều, hao phí lớn.

33


Câu 76 (VDT). Cho biểu đồ về GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2016

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu giá trị GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2016. B. Tốc độ tăng trưởng GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2016. C. Quy mô và cơ cấu GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2016. D. Giá trị GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2016. Câu 77: (VDC) Đặc điểm nào sau đây của địa hình nước ta tạo thuận lợi để hình thành các khu công nghiệp? A. Đồi núi thấp và đồng bằng chiếm phần lớn diện tích. B. Hướng nghiêng địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. C. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. D. Địa hình đồng bằng chiếm ¼ diện tích. CÂU 78: (VDC) Để bảo vệ và khai thác hiệu quả tài nguyên của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước ta cần A. đẩy mạnh sức mạnh về quân sự và an ninh quốc phòng. B. hiện đại hóa trang thiết bị và đàm phán với các nước láng giềng. C. tăng cường khai thác các nguồn lợi tài nguyên biển đảo. D. đàm phán với các quốc gia láng giềng có chung Biển Đông. Câu 79: (VDC) Sự khác biệt về chế độ nhiệt, ẩm giữa miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam là do sự tác động đồng thời của A. Địa hình và gió mùa.

B. Độ cao và hướng núi.

C. Địa hình và tín phong.

D. Gió mùa và tín phong. 34


Câu 80: (VDC) Cho bảng số liệu: DOANH THU DU LỊCH LỮ HÀNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2016 . Năm

Tổng số

Đơn vị: tỉ đồng Kinh tế

Kinh tế ngoài

Nhà nước

Nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

2010

15539,3

4950,4

9366,8

1222,1

2016

32530,3

4899,2

23996,2

3634,9

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, 2010) Theo bảng số liệu trên, để thể hiện quy mô doanh thu du lịch lữ hành và cơ cấu của nó phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2010 và năm 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Miền

B. Kết hợp

C. Cột

D. Tròn

→ Kết luận + Đề tham khảo ra theo cấu trúc 50% biết + 25% hiểu + 15% vận dụng + 10% vận dụng cao. Phần nội dung vận dụng vào chủ đề Địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, kĩ năng biểu đồ và bảng số liệu. Đề có 14 câu Atlat nhưng chỉ ra ở mức độ biết → tạo điều kiện cho hs trung bình và yếu kiếm điểm 5,6. Địa lí vùng, ngành không có vận dụng cao. + So với đề thi THPT QG 2019 thì đề minh họa 2020 có phần nhẹ nhàng hơn, tập trung nhiều hơn sang kĩ năng Atlat, chuyển câu hỏi vận dụng từ Địa lí ngành và vùng sang địa lí tự nhiên và địa lí dân cư. Không ra kiến thức lớp 11. → Phương hướng ôn tập cho học sinh + Rà soát lại nội dung kiến thức lí thuyết + kĩ năng địa lí (đặc biệt chú ý kĩ năng đọc Atlat với học sinh yếu và trung bình). + Củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan với đủ 4 mức độ theo chuyên đề (chú ý các câu hỏi vận dụng cho học sinh khá, giỏi). + Tích cực xây dựng và sưu tầm các đề theo cấu trúc đề tham khảo cho học sinh làm. + Giải đáp kịp thời những khó khăn, thắc mắc của học sinh. Ngay từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo thi Tốt nghiệp THPT, dưới sự chỉ đạo chuyên môn của đồng chí Vũ Mai Huế các tổ, nhóm chuyên môn của các trường THPT cũng đã họp trực tuyến để phân tích đề, xây dựng ma trận và làm đề theo ma trận. Các nhóm chuyên môn của các trường được thẩm định đề chéo nên các đề xây dựng đều có chất lượng rất cao. Đây là nguồn đề tham khảo phong phú, phục vụ hữu ích cho học sinh lớp 12 ôn thi Tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, thời gian ôn tập cho học sinh ở trên lớp rất hạn chế. Nếu các thầy cô ôn đề cho học sinh thì sẽ không có thời gian ôn chuyên đề, nếu ôn chuyên đề thì các thầy cô lại không có thời gian ôn đề hoặc chỉ ôn tập được một số lượng đề rất ít. Điều này dẫn đến việc sử dụng nguồn tài nguyên đề xây dựng không hiệu quả. 35


→ Giải pháp: Tiếp tục ôn tập theo chuyên đề cho học sinh khi ôn tập trên lớp. Việc luyện đề được thực hiện kết hợp với phần mềm Shub Classroom. Giáo viên tải đề lên phần mềm, cài đặt các chế độ thời gian, thông tin tới học sinh thời gian làm bài, lần lượt cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ theo từng đề thi mà các nhóm chuyên môn Địa lí ở các trường đã xây dựng. Giải pháp này tôi đã thực hiện và thấy rất hiệu quả, học sinh hứng khởi với các hoạt động học được giao trên từng đề do việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh được đánh giá bằng điểm số và thứ tự từ 1 đến hết lớp. Mục tiêu phấn đấu của các em rõ ràng hơn; các em cũng có ý thức ôn tập, nghiêm túc trong học tập hơn. Ngoài ra, thông qua các hoạt động này các em còn biết mình yếu ở những nội dung kiến thức nào để định hướng ôn tập và có biện pháp khắc phục. Giáo viên có thể giải đáp trực tiếp các thắc mắc của học sinh trong quá trình làm bài, theo sát quá trình ôn tập, hỗ trợ kịp thời những vướng mắc của học sinh, đánh giá hiệu quả tiến bộ của từng học sinh khi ôn tập. Việc ôn tập này được thực hiện nhịp nhàng giữa các hoạt động học trên lớp với các hoạt động được giao trên bài tập trực tuyến, học sinh được chủ động làm bài ở mọi địa điểm đã tạo tâm lí thoải mái, nâng cao đáng kể hiệu quả của việc ôn tập, chủ động lĩnh hội kiến thức ở học sinh. Sử dụng tốt nhất nguồn học liệu đã được các thầy cô trong tỉnh biên soạn cho học sinh ôn tập chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp THPT. 2.4. Đề xuất một số giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả của dạy học trực tuyến - Khắc phục hạn chế về công nghệ là mấu chốt quyết định thành công: Mục đích của dạy học trực tuyến cũng giống như dạy học truyền thống là giúp người học khởi tạo và củng cố kiến thức về một chủ đề nào đó. Điểm khác biệt giữa hai loại hình dạy và học này nằm ở công cụ và môi trường diễn ra sự tương tác giữa người học và người dạy. Tận dụng được sức mạnh của máy tính, mạng Internet cũng như khắc phục được những hạn chế về công nghệ của bản thân chính là mấy chốt quyết định thành công của quá trình dạy học trực tuyến. Khắc phục được hạn chế này thì việc dạy và học trực tuyến sẽ trở nên gần gũi và thân thiện với người học và người dạy hơn. - Lưu trữ lại bài giảng để người học xem khi cần: Do người học chỉ có thể tập trung trong một khoảng thời gian nhất định, việc người dạy nói hoặc trình bày bài giảng trong một khoảng thời gian dài có thể làm cho người học xao nhãng. Do vậy, các bài giảng đã được quay, được thực hiện nên lưu giữ lại để người học có thể xem lại khi cần. Các bài giảng cũng cần được lưu trữ một cách khoa học để dễ tìm kiếm khi cần. Sử dụng các công cụ quản lý học liệu trực tuyến như Google Classroom hay Blackboard có thể giúp việc tổ chức và lưu trữ các học liệu hiệu quả hơn. Ngoài các video bài giảng trực tuyến hoặc lưu trữ trên mạng, các học liệu khác như bài đọc, các đường dẫn tới tài liệu tham khảo trên mạng, các bài ôn tập, bài kiểm tra, các phiếu mô tả hoạt động học tập theo nhóm hoặc giữa học sinh với phụ huynh cũng cần được chuẩn bị và giới thiệu tới người học đúng thời điểm, phù hợp và hiệu quả. - Giáo viên cần chuẩn bị chi tiết nội dung cho từng chủ đề dạy học trực tuyến. Cần chắt lọc kiến thức, lên bố cục video và soạn giáo án kĩ lưỡng; cần chuẩn bị các tư liệu, hình ảnh, video… sẽ sử dụng kèm giáo án; các thiết bị chuẩn bị cho dạy trực tuyến cũng cần chuẩn bị kĩ càng. - Thời gian của 1 giờ học trực tuyến phải phù hợp, không nên kéo dài lê thê gây cảm giác mệt mỏi, chán nản cho người học. Tùy từng chuyên đề dạy học, giáo viên có thể tổ chức các trò chơi ôn tập trực tuyến nhằm thu hút sự tập trung của học sinh vào bài học, 36


tạo hứng thú, muốn khám phá kiến thức, muốn chinh phục những điểm số cao, tự giác tham gia các hoạt động học trực tuyến do giáo viên đưa ra. Điều này sẽ giúp giờ học trực tuyến thoải mái, nhẹ nhàng mà hiệu quả cao. - Mặc dù các em học sinh THPT đều khá năng động trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác các bài giảng của thầy cô giáo nhưng trong thực tế, hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của gia đình học sinh sẽ chi phối nhiều đến hoạt động học trực tuyến. Bởi lẽ, không phải gia đình nào cũng trang bị được mạng, máy tính, điện thoại thông minh cho con em mình học tập, nhất là ở các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Hơn nữa do đặc thù của học trực tuyến nên việc quản lý nền nếp, ý thức học tập của học sinh không trực tiếp nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Cần nâng cao hiệu quả tương tác giữa giáo viên và học sinh, tránh thực hiện bài giảng một chiều, học sinh tiếp nhận qua mạng, qua các phương tiện, sự tương tác cần liên tục trong giờ học và thông qua cả hệ thống câu hỏi, bài tập sau đó. - Trong quá trình dạy, giáo viên tăng cường tương tác với học sinh qua các kênh để nắm bắt ý thức học tập, chất lượng học tập bài học và những khó khăn của học sinh qua bài giảng. Thường xuyên nhắc nhở, động viên học sinh cố gắng học tập, gửi lịch phát bài giảng trực tuyến của các đài truyền hình Trung ương và địa phương để học sinh tham gia học tập, sau đó có câu hỏi, bài tập để đánh giá kết quả học tập qua truyền hình của học sinh. - Các sở Giáo dục và đào tạo cần có hướng dẫn cụ thể về tổ chức học trực tuyến để các nhà trường triển khai, hướng dẫn, tập huấn cho giáo viên kỹ thuật thực hiện, xây dựng kế hoạch chi tiết theo từng bộ môn, khối lớp. Các nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất, tận dụng tối đa các phương tiện để hỗ trợ cho giáo viên khi dạy học trực tuyến. Nhà trường, các thầy cô giáo cần phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để trao đổi kế hoạch, thống nhất cách làm, tăng cường sự phối hợp của phụ huynh khi các em học sinh học tập tại nhà. Căn cứ vào đặc thù vùng miền và các điều kiện hiện có, các thầy cô giáo cần chủ động, linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp. Ở những nơi không có điều kiện về mạng, kĩ thuật thì cần tìm giải pháp để giao bài, giao nhiệm vụ cho học sinh như soạn bài ôn tập, in và thông báo phụ huynh đến nhận, yêu cầu học sinh học qua truyền hình để việc ôn tập được thường xuyên, liên tục. - Người dạy cần xác định và thống nhất với người học mục tiêu của từng chuyên đề, nội dung ôn tập. Cần xác định mục tiêu rõ ràng: Việc học trực tuyến là một thay đổi đáng kể với học sinh, môi trường mạng Internet có nhiều nguồn gây mất tập trung. Do vậy, việc xác định rõ mục tiêu nhằm tạo cho học sinh quyết tâm học tập, bố trí thời gian và tâm trí một cách phù hợp nhất sẽ tạo hiệu quả cao cho quá trình học. Các em cần chủ động phản hồi và tham gia trao đổi với thầy cô, nhà trường và các nhà cung cấp dịch vụ để dần dần cải thiện, nâng cao hiệu quả của học tập trực tuyến. - Lựa chọn hệ thống phần mềm phù hợp: Các nhà quản lí, các thầy cô giáo cần chọ hệ thống phần mềm, chọn các nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu và đặc thù của cơ sở giáo dục của mình. Các phần mềm miễn phí thường khó tùy biến và cần có thời gian để người học và người dạy làm quen. Các giải pháp sử dụng phần mềm có trả phí như Zoom hay Skype để các giờ học hiệu quả hơn. Dù dùng giải pháp công nghệ nào, các cơ sở giáo dục cũng cần dành thời gian để người dùng làm quen với các hệ thống trước khi đi vào áp dụng. Ban đầu, các trường nên lựa chọn giảng dạy trực tuyến các môn học 37


cơ bản với số lượng người học không quá đông trước khi áp dụng cho những môn học có số lượng lớn và cho tất cả các bộ môn. - Dạy và học trực tuyến là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh cơ sở hạ tầng công nghệ ngày càng được cải thiện và diễn biến phức tạp của các dịch bệnh như Covid-19. Để quá trình chuyển đổi này được diễn ra hiệu quả cần tận dụng tôi đa sức mạnh lưu giữ, truyền và xử lý thông tin của công nghệ cũng như sự nỗ lực từ người học, tới sự chuẩn bị của người dạy, cũng như sự sẵn sàng của các nhà quản lý và tinh thần phụng sự của các nhà cung cấp dịch vụ. - Cần vượt trở ngại để không giậm chân tại chỗ: Khi áp dụng phương pháp dạy học trực tuyến, có rất nhiều trở ngại mà nếu chúng ta không thay đổi mạnh mẽ thì thật khó để triển khai đạt kết quả tốt. Mỗi giáo viên cần thay đổi, cải tiến để việc dạy học đạt được các mục tiêu đề ra. Nếu vì thách thức, trở ngại mà trì hoãn đổi mới thì không những giậm chân tại chỗ mà còn tụt lại rất xa, trong khi công nghệ đã và sẽ còn tiến rất nhanh. - Các thầy cô cần rèn luyện cho học sinh tinh thần tự giác học trực tuyến, tận dụng khả năng ghi chép thường xuyên, chia sẻ với người khác khi học tập. Thầy cô cũng cần áp dụng kết hợp nhiều phần mềm, phương pháp dạy học, xây dựng các trò chơi trực tuyến trong các bài học để học sinh hứng thú hơn trong các giờ học. Cần chú ý tới rèn luyện não bộ thường xuyên, rèn luyện khi được thực hiện giúp người học sẵn sàng thu nhận mọi thông tin, có thể sử dụng não bộ để phân tích, đánh giá và ghi nhớ kiến thức trong lĩnh vực mà bản thân đang tìm hiểu được dễ dàng hơn. - Để dạy học trực tuyến đạt hiệu quả, bản thân mỗi giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc trong tất cả các khâu. Trước khi tham gia học trực tuyến, học sinh phải được phổ biến tất cả các thao tác, phương pháp cũng như mục đích buổi học. Nếu giáo viên dạy trực tuyến theo các bước lên lớp giống như phương pháp dạy học truyền thống hoặc thực hiện kiến thức một cách máy móc qua hình thức quay video clip bài giảng thì sẽ không phát huy hiệu quả. Các thầy cô cần đầu tư những cách dẫn dắt thu hút, mới lạ, kết hợp dạy kiến thức với tổ chức hoạt động nhằm hấp dẫn học sinh mà vẫn đáp ứng được các mục tiêu bài học. Giáo viên cũng cần thiết kế bài dạy sao cho không quá dài, cần có nhiều điểm tập trung để thu hút học sinh. IV. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐEM LẠI Qua quá trình dạy học trong năm học 2019 – 2020 tôi thấy sáng kiến có tính khả thi, cùng với sự hướng dẫn của tổ trưởng chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường nên tôi sẽ tiếp tục áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy môn Địa lí ở các năm học tiếp theo tại trường THPT Lý Tự Trọng. Hiện nay, các phầm mềm hỗ trợ giảng dạy trực tuyến liên tục được hoàn thiện, nâng cấp; tốc độ đường truyền mạng ngày càng cao, tạo thuận lợi hơn cho việc dạy học. Dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nâng cao nên việc dạy học trực tuyến càng trở nên cấp thiết hơn. 1. Hiệu quả về kinh tế Qua các bài dạy Địa lí trực tuyến tôi đã thực hiện cho học sinh trường THPT Lý Tự Trọng, tôi thấy rằng việc sử dụng linh hoạt các phần mềm, công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến là việc làm hết sức cần thiết, hữu ích. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, kiến thức về công nghệ thông tin để tổ chức, hướng dẫn 38


học sinh giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong các hoạt động học và trong thực tiễn một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, đồng thời giúp cho quá trình học tập của học sinh được diễn ra thường xuyên, liên tục, hiệu quả cao. Ưu điểm của lớp học trực tuyến là khả năng giảm thiểu chi phí đi lại, tiết kiệm được thời gian và không gian học tập. Hơn thế nữa, việc xây dựng thiết kế các bài giảng trực tuyến không tốn nhiều chi phí cho cả người dạy và người học, có thể đào tạo mọi lúc mọi nơi, truyền đạt nhanh chóng thông tin theo yêu cầu của người học; có thể tối ưu nội dung, sinh động và uyển chuyển hơn (học sinh có thể chủ động và linh hoạt trong việc lựa chọn tham gia các hoạt động học tập với sự chỉ dẫn của giáo viên, học sinh cũng có thể tự điều chỉnh tốc độ học tập theo khả năng để nâng cao thêm kiến thức bản thân). Đối với giáo viên, có thể sử dụng hình ảnh, âm thanh và video để truyền đạt nội dung học tập đến người học hấp dẫn và sinh động hơn. Trường THPT Lý Tự Trọng là một trong năm trường THPT đang trong lộ trình xây dựng trung tâm giáo dục chất lượng cao của tỉnh Nam Định, vì vậy việc dạy và học của thầy trò nhà trường luôn được các cấp lãnh đạo Sở giáo dục và Đào tạo Nam Định, Huyện Nam Trực quan tâm. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học luôn được chú trọng đầu tư như máy chiếu, bảng thông minh, loa, máy tính nối mạng ở một số lớp học,.... Khi dạy và học trực tuyến trong thời gian nghỉ dịch Covid-19, Ban giám hiệu nhà trường luôn bố trí các phòng học với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy trực tuyến như máy tính, máy chiếu, loa, hệ thống mạng Internet phục vụ cho việc giảng dạy trực tuyến của các thầy cô giáo. Với những thầy cô chưa thành thạo với các phần mềm giảng dạy trực tuyến, Ban giám hiệu đã có sự hỗ trợ kịp thời, giúp cho việc dạy và học luôn được diễn ra thường xuyên, liên tục. Với việc sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện hiện đại hỗ trợ cho việc học, học sinh cũng có thể tự trang bị kiến thức cho bản thân, tiếp cận nhanh chóng với những tiến bộ của công nghệ thông tin, quỹ thời gian của học sinh được sử dụng hiệu quả, ý nghĩa hơn. Việc dạy học trực tuyến thường xuyên ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ công nghệ thông tin cho giáo viên; nâng cao hiệu quả học tập, khả năng tiếp cận công nghệ cho học sinh còn giúp sử dụng các thiết bị máy tính, máy chiếu,... được hiệu quả, thường xuyên hơn, nâng cao tuổi thọ của các thiết bị điện tử của cả cá nhân và nhà trường. Từ việc cho học sinh làm quen đến sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị hiện đại đã tạo điều kiện cho việc đào tạo nguồn lao động mới sáng tạo, chủ động học tập, rèn luyện, đi trước đón đầu các kĩ năng cần thiết cho một nền kinh tế thông minh và công nghiệp hoá – Công nghiệp 4.0. Hơn nữa, thông qua việc dạy và học trực tuyến giáo viên sẽ gần gũi học sinh hơn, giải quyết kịp thời những khó khăn mà các em gặp phải; thông qua các hoạt động học, học sinh sẽ tự tìm kiếm tri thức, chủ động khám phá để chiếm lĩnh kiến thức, sớm thích ứng với đời sống xã hội, tự giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Trong mọi diễn biến phức tạp nhất của dịch bệnh Covid-19, việc học tập của học sinh sẽ vẫn được diễn ra thường xuyên, liên tục; học tập trực tuyến kết hợp với việc học trên lớp sẽ đem lại hiệu quả cao, tạo tâm thế chủ động học tập cho học sinh. 2. Hiệu quả về mặt xã hội Dạy và học trực tuyến giúp quỹ thời gian của thầy và trò được sử dụng hiệu quả hơn. Trong thời gian nghỉ học do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì dạy học trực tuyến giúp việc thực hiện giãn cách xã hội hiệu quả hơn, thực hiện tốt nhất lời kêu gọi 39


của các y, bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch: “chúng tôi đi làm vì bạn, bạn ở nhà vì chúng tôi”. Ngoài ra, dạy học trực tuyến còn giúp các em được ôn luyện thường xuyên hơn về kiến thức, giáo viên có thể giải đáp kịp thời nhất thắc mắc của học sinh. Nhờ áp dụng công nghệ thông tin nên các tiết học trực tuyến được tổ chức đa dạng hơn, học sinh và giáo viên vẫn tương tác tốt với nhau. Khi tham gia học trực tuyến thì tính chủ động của học sinh được nâng cao rõ rệt, phát huy được tính tự giác, tự học, trao đổi nhóm ở học sinh. Học sinh cũng có thể thực hiện nhiệm vụ mà thầy cô giáo giao theo cách trao đổi, thảo luận trực tuyến. Điều này giúp học sinh có thể tự học hỏi lẫn nhau, việc tiếp nhận kiến thức ôn tập sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Học sinh cũng được rèn luyện các kĩ năng làm việc với các thiết bị thông minh, tránh việc sử dụng các thiết bị máy tính, điện thoại,… vào các mục đích không lành mạnh. Khi học trực tuyến các em sẽ giỏi công nghệ thông tin hơn, tự cài đặt và học cách sử dụng các phần mềm thầy cô yêu cầu. Các thầy cô giáo cũng phải tự học hỏi, tự cập nhật và nâng tầm của bản thân đối với công nghệ dạy online. Bài giảng dạy online cũng cần được chuẩn bị chu đáo, kĩ càng hơn giúp rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ và nâng cao trình độ chuyên môn cho người dạy. Khi sử dụng các trò chơi thích hợp trong từng hoạt động học để khơi dậy khả năng thích tìm tòi, khám phá kiến thức của học sinh sẽ giúp bài giảng hấp dẫn hơn. Lợi ích đối với người dạy: Do việc dạy học trực tuyến không được tiến hành thường xuyên như ở bậc đại học nên khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc dạy học trực tuyến trở thành yêu cầu bắt buộc, đặc biệt là với học sinh cuối cấp thì nhiều thầy cô giáo đã bắt tay ngay vào soạn bài, lên kế hoạch cho việc dạy online. Ban đầu, do nhiều nguyên nhân như khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên còn hạn chế, việc sử dụng các phần mềm học trực tuyến chưa thông thạo nên việc thực hiện chưa hiệu quả. Việc đưa ra các giải pháp khắc phục sau mỗi giờ học trực tuyến sẽ giúp bản thân giáo viên nâng cao được trình độ chuyên môn, trình độ công nghệ thông tin, kết nối thường xuyên với học sinh và cả phụ huynh học sinh. Khả năng xây dựng kế hoạch của giáo viên cũng được nâng cao rõ rệt. Lợi ích đối với người học: Học sinh ở các trường THPT đa phần đều rất năng động trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác các bài giảng của thầy cô giáo. Khi giáo viên xây dựng được kế hoạch bài giảng rõ ràng, chi tiết, lôi cuốn thì người học sẽ thấy họ được học chứ không bị học. Người học được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm không chỉ từ người thầy mà còn từ chính các bạn trong lớp. Học sinh hào hứng khi được học, được sáng tạo, được thể hiện, được làm. Nhờ học theo hướng tích cực mà học sinh ghi nhớ sâu kiến thức và tăng khả năng áp dụng vào thực tế lên gấp 3-4 lần so với cách học thụ động một chiều. Dạy học trực tuyến hiệu quả chính là tìm mọi cách giúp người học được chủ động trong việc học, cho họ được làm việc, được khám phá tiềm năng của chính mình. Người dạy cần giúp người học có được sự tự tin, có trách nhiệm với bản thân để từ đó chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. * Kết quả khi thực hiện sáng kiến: Các lớp dạy học trước đây ít sử dụng công nghệ thông tin, ít sự tương tác thường 40


xuyên của giáo viên và học sinh chưa phát huy tốt năng lực của học sinh: Tỷ lệ học sinh trên trung bình đạt 70 đến 75%; trong đó tỉ lệ khá giỏi đạt 25 đến 30%. Giờ học địa lí ở những lớp này thường không sôi nổi. Các em chỉ học và trả lời những kiến thức có sẵn trong sách, khả năng tư duy và tìm tòi hạn chế. Những câu hỏi mở rộng được giáo viên đưa ra các em ít khi trả lời đúng và đầy đủ. Thái độ đối với học tập không hào hứng, không nhiệt tình, mang đậm tính sách vở, nhiều khi còn học vẹt, đối phó nên hiệu quả học tập không cao. Vì vậy, việc học địa lí trở nên nhàm chán, ít cuốn hút các em hơn. Các biện pháp đổi mới nhằm phát huy năng lực của học sinh là hình thức cụ thể hoá thông tin, nó giúp các em được ôn tập, học tập liên tục, việc vận dụng kiến thức trở nên đơn giản hơn. Vì thế, sau khi áp dụng dạy học trực tuyến thường xuyên kể cả khi học sinh đến trường hoặc khi học sinh nghỉ học ở nhà do ảnh hưởng của dịch bệnh, khắc phục được các hạn chế trong các giờ học trực tuyến bằng một số giải pháp đã đưa ra, tôi thấy: - Ý thức học tập của học sinh tiến bộ rõ rệt, học sinh chăm học, chịu khó tham gia các hoạt động học tập hơn trước đây. Học sinh tự tin khi được trình bày ý kiến, quan điểm trước đám đông. Mối liên hệ giữa nhà trường, thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh học sinh khăng khít hơn. - Khả năng quan sát sự vật, hiện tượng của học sinh tốt hơn. Các em để ý quan sát những hiện tượng xảy ra xung quanh. Biết dựa vào kiến thức đã học để tự mình giải quyết các vấn đề ngoài thực tiễn như ô nhiễm môi trường, hoạt động kinh tế của gia đình,… Bước đầu hình thành nghề nghiệp trong tương lai… - So với cách dạy trước đây thì kết quả học tập nâng cao rõ rệt. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi nhiều hơn (khoảng 90%); lớp học sôi nổi hơn, các em đã biết đặt ra nhiều câu hỏi nhằm tìm hiểu vấn đề sâu hơn, rõ hơn đặc biệt là các vấn đề ngoài thực tiễn. Nhờ được ôn tập trực tuyến thường xuyên nên hiệu quả giảng dạy nâng cao rõ rệt. Kết quả thể hiện rõ qua kì thi khảo sát chất lượng học kì II và thi thử Tốt nghiệp THPT với 3 lớp theo ban C và ban D Lớp

Thi khảo sát chất lượng học kì II %

Thi thử Tốt nghiệp THPT

Điểm bình quân

HS Khá

HS Giỏi

(%)

(%)

%

Điểm bình quân

HS Khá

HS Giỏi

(%)

(%)

12A5

100

7,69

39,4

48,5

100

7,83

45,5

51,5

12A6

100

7,39

48,2

40,5

100

7,77

54,0

43,2

12A7

100

7,48

54,5

28,2

100

7,55

63,6

30,3

Bảng 6: Kết quả thi khảo sát của học sinh - Kết quả thi Tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc Gia trung bình môn Địa lí của trường đạt 7,96 điểm; xếp thứ 6 toàn tỉnh; không có học sinh đạt điểm dưới 6,5. 100% học sinh đạt điểm khá, giỏi.

41


Lớp

Thi Tốt nghiệp THPT Quốc Gia %

Điểm bình quân

HS Khá

HS Giỏi

(%)

(%)

(Điểm) 12A5

100

8,053

39,0

61,0

12A6

100

8,054

35,0

65,0

12A7

100

7,77

53,5

46,5

Trung bình

100

7,96

42,5

57,5

Bảng 7: Kết quả thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm học 2019 – 2020 Môn Địa lí - Trường THPT Lý Tự Trọng - Với các bài dạy trực tuyến thường xuyên, hợp lí tôi đã phát huy tốt tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, các bài dạy của tôi đã thú vị hơn trước, sôi nổi hơn trước và lòng yêu nghề ham học hỏi nhiều hơn, tránh được lối dạy học đọc – chép, gò bó với học sinh; góp phần tạo thêm sự phong phú và đa dạng hoá các hình thức dạy học trên lớp. Vì vậy việc dạy học trở nên thoải mái, nhẹ nhàng, chất lượng dạy học nâng cao rõ rệt. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Việc sử dụng các phương pháp, phần mềm dạy và học trực tuyến trong môn Địa lí là rất hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường phổ thông. Khắc phục những yếu điểm của dạy học trực tuyến giúp khơi dậy ở học sinh sự yêu thích, đam mê với bộ môn, tạo tiền đề đào tạo nguồn lao động mới năng động, sáng tạo, chủ động trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Những định hướng và giải pháp mà tôi báo cáo trong đề tài là khả thi và có hiệu quả cao. Các phương pháp dạy học rất đa dạng và phong phú, việc ôn tập của học sinh nhẹ nhàng, hiệu quả cao. Sử dụng thành công các phương pháp dạy học, các phần mềm, công cụ dạy học trực tuyến là kĩ thuật và cũng là nghệ thuật. Nghệ thuật sư phạm là sự vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học để đạt hiệu quả cao nhất. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm và sử dụng phương pháp tích cực, là phương pháp hướng tới người học sinh, khai thác hết tiềm năng trí tuệ của học sinh; phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của học sinh. “Người giáo viên trong quá trình dạy học không phải đem chân lí đến cho học sinh mà là người chỉ đường giúp học sinh tự tìm ra chân lí”. Đó chính là con đường nâng cao chất lượng dạy học. Việc dạy học trực tuyến đã được tôi áp dụng rất hiệu quả trong dạy học môn Địa lí ở trường THPT Lý Tự Trọng với cả 3 khối lớp, đặc biệt hiệu quả rõ rệt với học sinh lớp 12 đang chuẩn bị hành trang cho kì thi Tốt nghiệp THPT và đại học. Với các giải pháp tôi đã đưa ra, dạy học trực tuyến cũng áp dụng hiệu quả với các bộ môn khác và với tất cả các cấp học. Chỉ cần thầy cô chúng ta có đam mê, đủ nhiệt huyết chúng ta sẽ làm được tất cả những gì tốt đẹp nhất cho nguồn lao động tương lai của đất nước. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu 42


quả dạy học trực tuyến môn Địa lí cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Lý Tự Trọng” của tôi. Trong quá trình viết và áp dụng sáng kiến trong giảng dạy môn Địa lí tại trường THPT Lý Tự Trọng, tôi thấy các hoạt động dạy học của tôi đã tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu; việc ôn tập, tích lũy kiến thức, kĩ năng của học sinh được diễn ra thường xuyên, liên tục, hiệu quả giáo dục nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, chắc chắn sáng kiến còn cần phải được bổ sung và hoàn chỉnh hơn nữa. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám khảo và các bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi viết, không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ (Ký tên, đóng dấu) 43


TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) – Đỗ Hương Trà, Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm. 2. Bộ giáo dục và đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí lớp 10, 11, 12, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 3. Bộ giáo dục và đào tạo, Sách giáo viên Địa lí lớp 10, 11, 12, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 4. Bộ giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Địa lí lớp 10, 11, 12, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 5. Sở Giáo dục và đào tạo Nam Định, Địa lí Nam Định (Tài liệu giáo dục địa phương dùng cho các trường trung học phổ thông), Nhà xuất bản đại học Sư Phạm. 6. Trang giaoduc.edu.vn; trang tusach.thuvienkhoahoc.com và tài liệu từ các trang mạng khác.

44


MỤC LỤC Mục

Nội dung

Trang

I

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

2

II

MÔ TẢ GIẢI PHÁP

3

1

Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

3

1.1

Một số vấn đề chung về dạy và học trực tuyến

3

1.2

Một số hiểu lầm hay gặp phải của dạy học online

6

1.3

Những lợi ích của E-learning

7

2

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

8

2.1

Khái quát phạm vi áp dụng sáng kiến

8

2.2

Phạm vi và phương pháp dạy học tích cực

8

2.3

Giải pháp cụ thể

13

2.4

Đề xuất một số giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả của 38 dạy học trực tuyến

III

HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI

40

1

Hiệu quả về kinh tế

40

2

Hiệu quả về mặt xã hội

41

3

Khả năng áp dụng và nhân rộng

44

IV

Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền

45

45


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.