4 minute read

1.2. Cơ sở lí luận của dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Đánh giá HĐTN giúp GV xác định mức độ hiểu biết về kiến thức, KN và khả năng vận dụng kiến thức của HS, đo được mức độ phát triển năng lực của HS sau khi tổ chức HĐTN, phản ánh hoạt động học tập của HS tới GV, qua đó điều chỉnh cách dạy đồng thời thúc đẩy quá trình học tập của HS. - Công cụ đánh giá là bảng kiểm, đề kiểm tra, mẫu vật, phiếu đánh giá, sản phẩm học tập… - Quá trình đánh giá gồm 3 mức độ: + HS tự đánh giá + Nhóm đánh giá + GV đánh giá HS: Thông qua phiếu đánh giá/ bài kiểm tra/ câu hỏi thảo luận/ bài tập tình huống/ sản phẩm/ mẫu vật/… 1.1.4. Hình thức tổ chức các HĐTN trong nhà trường phổ thông HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. 1.2. Cơ sở lí luận của dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề 1.2.1. Năng lực giải quyết vấn đề Theo Nguyễn Lộc, Nguyễn Thị Lan Phương và các cộng sự (2016), “Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường” Trong dạy học, Năng lực GQVĐ có thể hiểu là khả năng của HS phát hiện ra vấn đề học tập cần giải quyết và biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân, sẵn sàng hành động để giải quyết tốt vấn đề đặt ra. Từ kết quả nghiên cứu về NLGQVĐ&ST trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cùng với thực tiễn dạy học Sinh học, chúng tôi đề xuất các năng lực thành phần và biểu hiện của NLGQVĐ như sau:

Năng lực thành phần Biểu hiện

Advertisement

Phát hiện và làm rõ vấn đề

Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập Phân tích được tình huống trong học tập Hình thành và triển Thu thập các thông tin có liên quan đến vấn đề và hình

khai ý tưởng mới thành ý tưởng mới Đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp

Đề xuất, lựa chọn giải pháp Đề xuất được một số giải pháp giải quyết vấn đề Lựa chọn được giải pháp giải quyết vấn đề

Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề Lập được kế hoạch, thực hiện được các nhiệm vụ giải quyết vấn đề Đánh giá được mức độ phù hợp và hiệu quả của các giải pháp giải quyết vấn đề

Tư duy sáng tạo Vận dụng giải pháp vào bối cảnh mới Tiếp nhận và đánh giá vấn đề dưới góc nhìn khác nhau Như vậy, NLGQVĐ trong môn Sinh học là khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập. Từ quá trình giải quyết vấn đề học tập, HS sẽ lĩnh hội được kiến thức mới, hình thành kỹ năng mới, vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn một cách sáng tạo. Sự sáng tạo trong quá trình GQVĐ có thể là một cách hiểu mới hoặc một hướng giải quyết mới cho vấn đề. Cái mới, sáng tạo ở đây là mới so với năng lực, trình độ của học sinh, mới so với nhận thức hiện tại của HS. 1.2.2. Vai trò của dạy học trải nghiệm với phát triển NLGQVĐ - Dạy học thông qua HĐTN nhằm hoàn thành mục tiêu của quá trình dạy học nói chung và phát triển NL GQVĐ nói riêng. Học tập trải nghiệm đã được thực tế chứng minh có những đóng góp giá trị đối với sự phát triển năng lực của HS. - Thông qua HĐTN học sinh có thể nắm bắt các khái niệm dễ dàng hơn, có cơ hội áp dụng các kiến thức và ý tưởng vào các tình huống thực tế, trong đó học sinh đóng vai trò chủ thể. Đó là một trong những cách hiệu quả nhất để hiểu được bản chất của khái niệm. Trong quá trình trải nghiệm, học sinh có nhiều cơ hội để phát huy tính sáng tạo. Với mỗi tình huống học tập mang tính thực tiễn, học sinh nhận thấy luôn có nhiều giải pháp khác nhau. Mỗi cá nhân được khuyến khích tìm kiếm, đưa ra giải pháp độc đáo của riêng mình để giải quyết vấn đề.. - Sai lầm trở thành bài học quý giá. Khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, học sinh có thể mắc sai lầm. Tuy nhiên, các em sẽ biết phân tích, so sánh lựa chọn loại bỏ những phương pháp, cách thức “sai”. Học sinh học được cách không sợ sai và ghi nhớ để không lặp lại những sai lầm đó

This article is from: