5 minute read
4.2. Phân tích kết quả định lượng
2.5. Xử lý kết quả đánh giá - Từ bảng kiểm và phiếu đánh giá, tiến hành thống kê, xử lý số liệu, quy đổi thành điểm số và tính tỉ lệ % số HS đạt được mức năng lực của bảng tiêu chí. Từ đó, đưa ra nhận xét về mức độ phát triển năng lực của HS trước và sau khi học tập trải nghiệm. - Sau khi đánh giá định lượng qua bài kiểm tra, GV thống kê, xử lý số liệu để xác định tỉ lệ % số HS đạt điểm Xi. Từ đó đưa ra nhận xét sự tiến bộ của HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực trước và sau trải nghiệm.
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá học sinh Họ tên HS............................................Thuộc nhóm .......Lớp............ Tổng hợp điểm đánh giá
Advertisement
T T Họ tên Tự đánh giá Nhóm đánh giá
Các nhóm đánh giá HĐTN nhóm Giáo viên đánh giá HĐTN nhóm Bài kiểm tra 15p Tổng điểm Điểm TB
1
2
3
C. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích thực nghiệm - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hình thức dạy học trải nghiệm vào việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS THPT trong dạy học bài 19-Tuần hoàn máu (tiếp theo) và bài 21. Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người - Sinh học 11 THPT nói riêng và môn Sinh học nói chung.
- Xác định tính phù hợp của các H ĐTN đã thiết kế, tổ chức và triển khai trong quá trình dạy học bài 19-Tuần hoàn máu (tiếp theo) và bài 21. Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người - Sinh học 11. - Bên cạnh đó, thực nghiệm sư phạm cũng giúp chúng tôi thấy được những ưu, khuyết điểm và những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng hoạt động trải nghiệm vào dạy học Sinh học ở trường THPT, những thiếu sót mà đề tài cần bổ sung. Từ đó tìm ra hướng khắc phục, cải tiến kịp thời để nâng cao chất lượng của đề tài.
2. Đối tượng thực nghiệm Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm 3 cặp lớp tại 3 trường THPT Quỳnh Lưu 1. Ở mỗi trường, tôi chọn các cặp lớp có trình độ tương đương làm lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Lớp TN Lớp ĐC
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số 11B 37 11A1 40
11A02 40 11A03 40
3. Nội dung thực nghiệm - Đối với các lớp thực nghiệm, chúng tôi tiến hành dạy bài 19 và bài 21 – Sinh học 11 thông qua HĐTN như quy trình tổ chức đã xây dựng ở phần B. - Đối với các lớp đối chứng, tôi tiến hành giảng dạy theo giáo án phát triển năng lực với các PPDH khác (vấn đáp, trình chiếu...), làm việc theo nhóm. - Về đánh giá định tính, chúng tôi tiến hành đánh giá các mức độ đạt được về
NLGQVĐ qua theo dõi, quan sát, nhận xét của GV với HS trong toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động học tập, sản phẩm học tập và hoạt động báo cáo. - Đánh giá định lượng sự tiến bộ của HS về NLGQVĐ qua bài kiểm tra 15 phút lớp ĐC và lớp TN, đánh giá qua bảng kiểm, phiếu đánh giá. 4. Kết quả và biện luận
4.1. Phân tích kết quả định tính
Qua quan sát, phân tích thông tin, dự giờ, phỏng vấn GV ở các trường dạy thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy: Ở lớp đối chứng: - Đa số HS rất hào hứng khi tiếp cận tình huống và mong muốn được giải quyết vấn đề thực tiễn. Tuy nhiên trong quá trình học tập HS ít khi chủ động đặt câu hỏi, thảo luận tự do mà chủ yếu thực hiện theo yêu cầu của GV. Mặc dù được theo dõi các kỹ năng đo huyết áp, sơ cứu cho bệnh nhân khi bị thương, khi đột quỵ qua video, trình chiếu nhưng sau đó các em lúng túng, quên thao tác khi tự mình thực hiện. Ở lớp thực nghiệm: - Khi được trực tiếp tham gia các HĐTN HS rất hào hứng. Mới đầu các em đang còn e ngại nhưng sau đó các em đã nhanh chóng thích ứng, tích cực thực hiện các hoạt động trải nghiệm. HS chủ động đặt nhiều câu hỏi hơn, tìm kiếm nhiều nguồn thông tin hơn, tự tin thực hiện các bước trong quá trình xử lí tình huống. - HS có những thay đổi rõ rệt về thái độ, hành vi, nhận thức theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt qua sự trải nghiệm đã giúp các em có định hướng nghề nghiệp trong tương lai. - Năng lực giải quyết vấn đề của HS được cải thiện rõ rệt. Biểu hiện cụ thể: + HS sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ, tham gia HĐTN, chủ động trao đổi với các thành viên trong nhóm, trao đổi với GV, cán bộ y tế về những vướng mắc trong quá trình HĐTN. + Lập được kế hoạch và thực hiện giải quyết vấn đề hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm thời gian. + Khả năng tìm kiếm, phân tích và xử lý thông tin đầy đủ, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. + HS khắc sâu kiến thức, nhận thức đúng đắn hơn về sự vật, hiện tượng, trả lời chính xác hơn, sâu sắc hơn các vấn đề đặt ra. + Trong quá trình trải nghiệm luôn xuất hiện và nảy sinh những tình huống mới, vấn đề mới đòi hỏi HS phải sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết. Đây cũng là yếu tố quyết định để phát triển NL giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo. - GV dạy thực nghiệm phản hồi tích cực về tính hợp lý và hiệu quả của các dạng HĐTN được thiết kế với sự phát triển năng lực của HS. - Tuy nhiên, các GV cũng đề cập đến những khó khăn trong việc tổ chức các HĐTN (về điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, quản lí HS, đánh giá HS,...). Các