TỔ CHỨC DẠY HỌC LỊCH SỬ THEO CHỦ ĐỀ
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX (LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) WORD VERSION | 2017 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ----------------------
TRỊNH THỊ TÂM
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX (LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Lịch sử
Người hướng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN THỊ QUÝ
HÀ NỘI, 2017
LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo ThS.Nguyễn Thị Quý, người đã chỉ bảo, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy cô giáo khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, những người đã truyền cho em những bài học, những kĩ năng, kiến thức, cũng như những kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Xin gửi cảm ơn đến Thư viện trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh trường THPT Đông Anh, trường THPT Thanh Chương I, trường THPT Nguyễn Cảnh Chân đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian em làm khóa luận. Cuối cùng em xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện
Trịnh Thị Tâm
LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài “Tổ chức dạy học theo chủ đề phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX (Lớp 10 chương trình chuẩn)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nguồn tư liệu được dùng trong khóa luận tốt nghiệp là chính xác, những trích dẫn là trung thực. Vì vậy tôi xin chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả của khóa luận! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện
Trịnh Thị Tâm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 8 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 9 6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................... 9 7. Bố cục của khóa luận ................................................................................. 10 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌCTHEO CHỦ ĐỀ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX (LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) .................................. 11 1.1. Những vấn đề lí luận liên quan đến dạy học chủ đề .................................. 11 1.1.1.Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu .............................. 11 1.1.2. Các bước tổ chức dạy học theo chủ đề .............................................. 14 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của dạy học theo chủ đề ........................................... 17 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu (Những vấn đề liên quan đến thực hiện dạy học theo chủ đề) ....................................................................... 21 1.2.1. Định hướng đổi mới chương trình giáo dục THPT ............................. 21 1.2.2. Đặc điểm học sinh THPT.................................................................. 23 1.2.3. Một số định hướng vận dụng PPDH theo chủ đề trong môn LS ở trường THPT............................................................................................. 24 1.2.4. Đặc trưng của kiến thức lịch sử, dạy học Lịch sử............................... 26 1.2.5. Thực trạng DHLS theo chủ đề ở trường THPT .................................. 29 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................ 34
Chương 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX (LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) ................................................................................................................... 36 2.1. Chương trình, sách giáo khoa môn lịch sử cấp THPT ............................... 36 2.1.1. Ưu điểm ........................................................................................... 36 2.1.2. Hạn chế: .......................................................................................... 37 2.1.3. Phân tích chương trình sách giáo khoa phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế XIX ........................................................................... 38 2.2 Thiết kế chủ đề ........................................................................................ 43 2.2.1. Yêu cầu thiết kế chủ đề ..................................................................... 43 2.2.2. Đề xuất các chủ đề ........................................................................... 46 2.3. Thực nghiệm sư phạm ............................................................................. 78 2.3.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................... 78 2.3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ............................................. 78 2.3.3. Tiến trình thực nghiệm ..................................................................... 79 2.3.4. Kết quả thực nghiệm ........................................................................ 80 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 87 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 90 PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV
: Giáo viên
HS
: Học sinh
CT
: Chương Trình
KLTN
: Khóa luận tốt nghiệp
PPDH
: Phương pháp dạy học
SGK
: Sách giáo khoa
THCS
: Trung học cơ sở
THPT
: Trung học phổ thông
GDPT
: Giáo dục phổ thông
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng so sánh những kĩ năng học sinh được rèn luyện sau giờ học lớp thực nghiệm (10A3) và lớp đối chứng (10A4) (Tỷ lệ %) ................. 84 Bảng 2.2: Bảng thống kê điểm kiểm tra của học sinh lớp đối chứng (10A4) và lớp thực nghiệm (10A3) .......................................................................... 85 Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích của học sinh đối với giờ họcở lớp thực nghiệm (10A3) và lớp đối chứng (10A4) (Tỷ lệ %)....................... 82 Hình 2.2: Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra của hai lớp lớp thực nghiệm (10A3) và lớp đối chứng (10A4) (Tỷ lệ %) ............................................. 86
MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bước sang thế kỉ XXI quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, đổi mới giáo dục đang là một xu thế tất yếu mang tính toàn cầu. Nước nào không đổi mới, hoặc cải cách giáo dục không thành công, nước đó sẽ mất khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế và sẽ bị tụt hậu xa hơn. Nhiều quốc gia đã và đang tiến hành cải cách để hướng tới một nền giáo dục hiện đại. Giáo dục Việt Nam cũng cần có sự đổi mới mạnh mẽ để nước ta có thể tự tin hội nhập. Một yêu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp giáo dục là phải đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học. Từ phương pháp dạy học truyền thống mang tính thụ động đã và đang được thay thế bằng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển mọi năng lực sáng tạo của HS. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; dạy học cần hướng vào việc tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập trong hoạt động và bằng hoạt động. Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, riêng đối với bậc trung học phổ thông mục tiêu đào tạo là: “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
1
Chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 sẽ được đổi mới theo tiếp cận năng lực trên cơ sở dạy học tích hợp đơn môn, liên môn, xuyên môn trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, khoa học – công nghệ. Sự kết hợp đó dựa trên nguyên lí “Tích hợp là phương thức hình thành nhân cách phát triển toàn diện” và phát triển năng lực là nguyên tắc xuyên xuốt chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Năng lực chỉ có thể hình thành và phát triển ở học sinh thông qua tổ chức dạy học bằng các hoạt động. Hoạt động xét về phương diện logic khoa học là một tổ hợp các thành phần kiến thức, kĩ năng của nhiều khoa học. Các kiến thức khoa học từ các môn học khác nhau phải được lựa chọn theo nguyên tắc hướng vào làm sáng tỏ một vấn đề nào đó có giá trị như một tiêu đề cốt lõi. Việc lựa chọn thành phần nội dung và phương pháp tổ chức học sinh lĩnh hội, vận dụng nội dung đó được định hướng bởi các chủ đề có phạm vi khái quát ở các cấp độ khác nhau. Giá trị tích hợp hay phạm vi tích hợp tăng dần từ các chủ đề trong một phân môn, trong một môn học (khoa học chuyên ngành), trong một lĩnh vực (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn…). Dạy học theo chủ đề là một trong những xu thế dạy học hiện đại. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện dạy học theo chủ đề đối với các môn học trong nhà trường phổ thông và đã đem lại hiệu quả nhất định, thí dụ như Australia, Anh, Hoa Kì, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ấn độ, Singapo, CHLB Đức... Với bối cảnh hội nhập quốc tế. Việc xây dựng chủ đề và tổ chức dạy học theo chủ đề sẽ giúp người học nắm chắc kiến thức và rèn kĩ năng tổng hợp, xử lý thông tin, đặc biệt là kĩ năng hệ thống hóa, kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích tổng hợp. Với cách khai thác chủ đề là đơn vị nội dung cơ bản để tổ chức dạy học vừa tránh được dạy những kiến thức, sự kiện, hiện tượng một cách rời rạc vừa là phương thức phát triển năng lực người học. Lịch sử là một trong những môn học có vai trong quan trọng trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là trong giáo dục và hình thành phẩm chất, nhân cách cho người học. Dạy học LS ở trường phổ thông không chỉ trang bị cho HS những kiếnthức cơ
2
bản về LS thế giới và dân tộc, mà qua đó còn hình thành cho các em những tư tưởng tình cảm đúng đắn: giáo dục lòng yêu nước, trung thànhvới dân tộc, với cách mạng… phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta để lại, noi gương người xưa để hành động trong ngày hôm nay, hăng say học tập tìm tòi học hỏi để chung tay xây dựng đất nước. Hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đã và đang được thực hiện mạnh mẽ trong các nhà trường phổ thông nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, chất lượng giáo dục môn học còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả bài học trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học phần lịch sử Việt nam trong chương trình lớp 10, tôi chọn đề tài nghiên cứu “TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX (LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)”. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Tài liệu nước ngoài M.T. Ogơrôtnhicôp trong cuốn “Giáo dục học” (NXB Giáo dục Matxcơva, Tổ tư liệu trường ĐHSP Hà Nội I, 1986), nhấn mạnh quan điểm đòi hỏi việc tổ chức bài học phù hợp với hứng thú của trẻ em nhưng cần: “giải thích những tài liệu nghiên cứu bằng những môn học khác nhau xung quanh môn học đó” [11;43] N.U. Savin trong cuốn “Giáo dục học” (NXB Giáo dục Hà Nội, 1983) nêu rõ: Nền học vấn phổ thông phản ánh đầy đủ và chính xác nhất tri thức khoa học và thực tiễn của nhân loại và nó thực sự là toàn diện. “Ở đó đã kết hợp một cách hữu cơ các 4 tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy con người đã đạt được sự hài hòa giữa học vấn về nhân văn và về tự nhiên…” [14;99]. Tài liệu giáo dục lịch sử tác giả N.G.Đai - ri trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” đã nêu ý nghĩa của việc sử dụng các nguồn tư liệu: phải sử dụng không ngừng và có hệ thống tất cả mọi nguồn tư liệu muôn hình muôn vẻ…Ông viết:“Toàn bộ công tác dạy học sẽ vô cùng có lợi, nếu thầy giáo hiểu môn học trên cơ sở tất cả các nguồn tư liệu hiện nay” [13;13]. Đai- ri còn nhấn mạnh:
3
“Thầy giáo bắt buộc phải biết rõ những thành tựu của khoa học lịch sử và của các khoa học giáo dục...phải biết tất cả những hiện tượng quan trọng nhất của đời sống chính trị xã hội và văn hóa” [13;13]. Khi trình bày về sự phát triển của khoa học LS, N.A. E- Rô- Phê- Ép đã đề cập đến nhiều vấn đề về LS xã hội, về văn hóa, tư tưởng, triết học, về nhiều lĩnh vực chuyên môn của khoa học lân cận, “họ hàng” với khoa học lịch sử. Trong cuốn “Lịch sử là gì” ông khẳng định: “Không có một bộ môn khoa học nào có thể phát triển một cách đơn độc” [12;147]. Tác giả nêu rõ mối quan hệ giữa LS với các khoa học nghiên cứu xã hội khác nhau, như xã hội học, dân tộc học, tâm lí xã hội…rất chặt chẽ.“Sở dĩ các ngành khoa học này xích gần nhau vì chúng cùng nghiên cứu một đối tượng như nhau”[12;147]. 2.2. Tài liệu trong nước 2.2.1. Sách chuyên khảo PPDHLS Trong nhiều cuốn sách, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến dạy học tích hợp, liên môn, dạy học theo chủ đề và vai trò, ý nghĩa to lớn của những PPDH đó trong quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Thứ nhất đó là cuốn “Một số chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử”(2002) trong cuốn này TS. Nguyễn Anh Dũng trong bài viết “Tích hợp kiến thức các bộ môn khoa học xã hội trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông” đã đề cập đến một số vấn đề về tích hợp, chủ yếu là các kiến thức bộ môn khoa học xã hội như Địa lý, Văn học, GDCD trong dạy học lịch sử. Mặc dù mới chỉ đề cập một cách khái quát về xu hướng tích hợp liên môn trong dạy học Lịch sử mà chưa đề cập đến tích hợp lịch sử theo chủ đề cụ thể nhưng bài viết đã nhấn mạnh được xu hướng tích hợp ngày càng phổ biến ở trong nước cũng như trên thế giới và hiệu quả to lớn đạt được khi dạy học tích hợp. Trong Tập bài giảng “Chương trình, phương pháp dạy học Lịch sử” (2011) của khoa Sư phạm, trường Đại học Giáo dục đã nêu lên khái niệm chung về dạy học tích hợp, ưu điểm của dạy học tích hợp cũng như và nhấn mạnh việc vận dụng tích hợp trong môn Lịch sử, từ đó đặt ra nhiệm vụ của giáo viên và học sinh. Theo đó,
4
các bài học trong môn Lịch sử có thể được tích hợp lại thành các chủ đề, chuyên đề vì giữa các chương, các bài, các phần có mối quan hệ chặt chẽ giúp cho học sinh hình thành kiến thức một cách có hệ thống. Cũng như có thể tích hợp liên môn giữa môn học Lịch sử với các môn học khác làm cho kiến thức các môn học bổ sung cho nhau, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các sự kiện đã học. Trong giáo trình “Phương pháp dạy học Lịch sử tập I” do Phan Ngọc Liên chủ biên (2010) có đề cập đến dạy học tích hợp cũng đã nhấn mạnh đến dạy học tích hợp liên môn. Việc dạy học tích hợp liên môn đòi hỏi giáo viên Lịch sử không chỉ có kiến thức vững chắc về bộ môn mà còn phải nắm vững nội dung, chương trình các môn học được giảng dạy ở trường phổ thông, trước hết là Văn học, Địa lí, GDCD. Học sinh có vai trò tích cực, chủ động trong việc học tập theo hướng tích hợp vì ở đây các em huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu, toàn diện một sự kiện. Các em được ôn tập, củng cố, tổng hợp các kiến thức ở mức cao hơn và biết vận dụng thông minh trong học tập. Tuy không đề cập nhiều theo hướng tích hợp chủ đề nhưng tài liệu đã tập trung phân tích rõ ý nghĩa của dạy học tích hợp trong xu thế phát triển chung của giáo dục hiện nay đặc biệt là nhấn mạnh sự tích hợp liên môn giữa các môn học. Phương pháp dạy học Lịch sử theo chủ đề tạo cho giáo viên có thể linh hoạt trong quá trình giảng dạy, học sinh học được nhiều và chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức. Hơn nữa khi học theo chủ đề sẽ giúp học sinh ôn tập có hệ thống và dễ dàng ghi nhớ kiến thức. Trong cuốn “Phương pháp ôn tập Lịch sử ở trường phổ thông – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2012), TS. Hoàng Thanh Tú đã nêu lên việc căn cứ vào trình độ học sinh, loại bài ôn tập trong chương trình, mục tiêu bài học cần đạt để lựa chọn, cấu trúc nội dung ôn tập phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp tiến hành. Nội dung ôn tập có thể được cấu trúc theo các chủ đề khái quát, so sánh các sự kiện trong mối quan hệ đồng đại, lịch đại, hay cũng có thể cấu trúc theo chủ đề tương ứng với các nội dung chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, kháng chiến. Dạy và học Lịch sử theo các chủ đề, chuyên đề không chỉ tạo tư duy logic cho học sinh, tăng khả năng hiểu bài mà còn giúp quá trình ôn tập hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó
5
học sinh được ôn tập, củng cố, tổng hợp các kiến thức ở mức độ cao và biết vận dụng sáng tạo trong học tập. 2.2.2. Tạp chí, báo cáo nghiên cứu về dạy học theo chủ đề PGS.TS. Nghiêm Đình Vỳ trong báo cáo tham luận “Một số suy nghĩ ban đầu về định hướng xây dựng chương trình và SGK môn Lịch sử ở trường phổ thông sau 2015” tại Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam đã chỉ rõ: “Hiện nay môn Lịch sử ở THPT đang được học theo chương trình đồng tâm với THCS, nhưng mức độ chưa được tốt. Chúng tôi đề nghị không nên học lặp lại mà nên áp dụng dạy theo chủ đề cả về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Nói như vậy không có nghĩa là môn Lịch sử là môn tự chọn, mà như trên tôi đã đề nghị phải là môn cơ bản, bắt buộc. Nhưng vẫn nên theo xu thế là trong nội bộ môn Lịch sử có những chủ đề bắt buộc và có cả chủ đề tự chọn”. Nhìn nhận từ thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay thì yêu cầu đổi mới là vấn đề cấp thiết. Việc tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề là một trong những hướng đi phù hợp và đúng đắn với thực tế giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục của nước ta hiện nay. Đây cũng là xu thế phát triển chung mà nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện với nhiều những thành tựu to lớn, như Hà Lan, Australia… Trong bài viết“Nhìn nhận lại chương trình, SGK Lịch sử hiện hành và một số vấn đề trao đổi, định hướng xây dựng chương trình, SGK sau năm 2015”của Ts. Nguyễn Xuân Trường tại Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam đã đề xuất ở cấp THPT, nội dung kiến thức lịch sử không lặp lại tiến trình như THCS, mà được thiết kế thành các chủ đề. Tuy nhiên, phải đảm bảo tính toàn diện giữa các chủ đề về chiến tranh với chủ đề về kinh tế, văn hóa. Như vậy, có thể thấy dạy học theo chủ đề là một trong những định hướng được nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục đưa ra tại hội thảo và đây là một trong những hướng đi đúng đắn, phù hợp với thực trạng dạy và học Lịch sử ở nước ta hiện nay góp phần xây dựng chương trình SGK mới sau năm 2015.
6
Ngoài ra, vấn đề trên cũng được một số luận án tiến sĩ, luận văn cao học đề cập tới như: Phạm Văn Thiêm “Sử dụng kiến thức Văn học, Địa lí, Chính trị trong giờ học lịch sử ở trường PTTH theo nguyên tắc liên môn” tác giả đã kết luận: “Dạy học theo nguyên tắc liên môn là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học trên lớp, từng bước nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đáp ứng được những yêu cầu cách mạng nước ta trong giai đoạn mới” [16;63]. Hay tác giả Trần Viết Thụ trong “Giảng dạy những nội dung văn hóa trong khóa trình lịch sử dân tộc ở trường PTTH”, Luận án Tiến sĩ (1997). Trong công trình nghiên cứu của Bùi Thị Hương Mơ với đề tài : “Xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1954 chươngtrình THPT chuyên” (Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm, 10/2013). Trong công trình này tác giả cũng đã nghiên cứu sâu về dạy học theo chủ đề môn Lịch sử và tác giả cũng đã đưa ra được một số chủ đề cơ bản dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1954 trong các trường THPT chuyên. Trong khóa luận “Phương pháp dạy học các chủ đề trong phần lịch sử ViệtNam lớp 11, chương trình chuẩn” (Khóa luận tốt nghiệp năm 2012, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN), tác giả Trương Thị Hòa cũng đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của phương pháp dạy học theo chủ đề đặc biệt là vận dụng trong dạy học lịch sử ở các trường THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Đồng thời tác giả cũng đã đề xuất một số cách thức xây dựng các chủ đề trong dạy học lịch sử ở lớp 11, chương trình chuẩn. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở trên đã trình bày những nội dung cơ bản về dạy học tích hợp, dạy học theo chủ đề và nhấn mạnh vận dụng dạy học tích hợp theo chủ đề trong môn Lịch sử, nhiệm vụ của giáo viên và học sinh cũng như những ưu điểm của dạy học theo chủ đề. Khẳng định dạy học theo chủ đề là một xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới và là xu thế tất yếu trong quá trình đổi mới ở nước ta. Tuy nhiên, các tài liệu trên chưa đi sâu vào việc xây dựng các chủ đề tích hợp trong phần Lịch sử Việt Nam lớp 10, vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp các chủ đề Lịch sử.Trên cơ sở đó, bài khóa luận sẽ đi sâu vào trình bày cơ sở lí luận, thực tiễn của dạy học Lịch sử theo chủ đề, đề xuất một số chủ đề và
7
phương pháp dạy học các chủ đề đó trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 10 THPT phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, chương trình chuẩn 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lí luận, thực tiễn dạy học theo chủ đề ở trường THPT để khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc dạy học theo chủ đề trong dạy học bộ môn Lịch sử nói chung và trong dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX nói riêng. Đề xuất xây dựng nội dung các chủ đề phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX và đề xuất PPDH theo chủ đề đã đề xuất theo định hướng phát triển năng lực HS. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên khóa luận cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học theo chủ đề, xác định cơ sở lí luận của việc tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy hoc Lịch sử ở trường THPT. - Nghiên cứu chương trình SGK Lịch sử lớp 10, phần lịch sử Việt Nam để đề xuất các chủ đề. - Tìm hiểu thực trạng dạy học theo chủ đề trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. - Đề xuất hệ thống các chủ đề và xây dựng một chủ đề cụ thể phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. - Thực nghiệm bài dạy cụ thể ở trường THPT và đánh giá hiệu quả của việc tổ chức dạy học theo chủ đề trong DHLS. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Quy trình DHLS theo chủ đề ở trường THPT. - Hoạt động dạy học theo chủ đề trong môn lịch sử ở trường THPT phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
8
Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu quy trình thiết kế xây dựng chủ đề trong môn lịch sử lớp 10 THPT. - Về nội dung: Dạy học tích hợp các chủ đề trong môn Lịch sử và vận dụng trong chương trình môn Lịch sử lớp 10 THPT (Chương trình chuẩn) phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. - Về địa bàn khảo sát: Các trường THPT Đông Anh, THPT Thanh Chương I, THPT Nguyễn Cảnh Chân. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học Lịch sử nói chung và lý luận dạy học nói riêng, SGK Lịch sử 10 cơ bản, các tài liệu về các Vương triều trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX…để tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài. - Phương pháp điều tra thực tiễn. - Sử dụng phiếu điều tra để đánh giá chất lượng dạy và học của hình thức dạy học theo chủ đề. - Xin ý kiến đánh giá của GV phổ thông về kết quả dạy và học của hình thức dạy học theo chủ đề thông qua giáo án. - Phương pháp thống kê toán học: Sau khi tiến hành điều tra khảo sát tại các trường THPT và tiến hành thực nghiệm tại trường THPT, sẽ tiến hành xử lí số liệu để làm nổi bật thực trạng dạy học tích hợp, dạy học theo chủ đề tại các trường THPT, cũng như những hiệu quả đạt được của việc vận dụng PPDH này trong dạy học Lịch sử. - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm điều tra và thực nghiệm sư phạm ở trường THPT. 6. Đóng góp của khóa luận - Ý nghĩa lí luận: Khẳng định vai trò, ý nghĩa của phương pháp dạy học theo chủ đề đặc biệt là vận dụng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
9
Đề xuất quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ đề trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. - Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng được một số chủ đề cụ thể thuộc nội dung lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, Lịch sử lớp 10 chương trình chuẩn. 7. Bố cục của khóa luận Bố cục: ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học theo chủ đề phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX (Lớp 10 chương trình chuẩn). Chương 2: Tổ chức dạy học theo chủ đề phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX (Lớp 10 chương trình chuẩn).
10
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX (LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 1.1. Những vấn đề lí luận liên quan đến dạy học chủ đề 1.1.1.Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu Khái niệm chủ đề Có nhiều quan niệm khác nhau về chủ đề: - Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Chủ đề là vấn đề chủ yếu được đặt ra trong tác phẩm, toát lên từ nội dung và theo một hướng tư tưởng nhất định. Chủ đề gắn bó với đề tài, nói lên cách tiếp cận, khai thác và khám phá vấn đề trong phạm vi cuộc sống của đề tài đó. - Theo từ điển tiếng Việt, chủ đề là nội dung chủ yếu, nổi bật được đề cập đến. - Theo từ điển tiếng Anh: Chủ đề là mục tiêu chính của một nội dung chẳng hạn như một cuốn sách, bài nói chuyện, hay triển lãm nghệ thuật, hay một cuộc thảo luận. - Theo tìm hiểu từ các tư liệu nghiên cứu có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm "chủ đề" như: Chủ đề là vấn đề chính, vấn đề chủ yếu mang tính khái quát về một hiện tượng nào đó trong đời sống tự nhiên và xã hội, đó là điểm nhấn gây ấn tượng nhất. Chủ đề là sự thể hiện sự thống nhất hữu cơ giữa hiện thực khách quan và tư tưởng chủ quan của con người. Chủ đề luôn được xây dựng từ một đề tài nhất định, tuy chủ đề gắn bó với đề tài nhưng nhiều khi nó vượt qua những giới hạn của những đề tài cụ thể mà nêu lên những vấn đề khái quát, rộng lớn hơn xuất phát từ những gợi ý của những hiện tượng tự nhiên và xã hội thông qua cách nhìn cụ thể. Như vậy, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về chủ đề nhưng các quan điểm trên đều có điểm chung là "sự thống nhất hữu cơ giữa hiện thực khách quan
11
và tư tưởng chủ quan của con người" hay "sự thống nhất giữa những hiện tượng tự nhiên và xã hội thông qua cách nhìn cụ thể". Theo đó, ta có thể đưa ra cách hiểu chung nhất, ngắn gọn nhất về chủ đề như sau: - Chủ đề là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chính yếu của hiện thực khách quan trong các mối liên hệ nhiều chiều của nó với các hiện tượng tự nhiên, xã hội. - Trong lĩnh vực giáo dục, chủ đề là một đơn vị nội dung kiến thức tương đối trọn vẹn mà khi học xong chủ đề người học có thể vận dụng kiến thức đã học được để giải quyết một vấn đề thực tiễn hoặc giải quyết một vấn đề trong bối cảnh mới và giá trị của chủ đề phụ thuộc vào mức độ phạm vi mà chủ đề phản ánh. - Yêu cầu về nội dung của chủ đề là phải chứa đựng những nội dung tri thức mang tính phổ biến, điển hình đồng thời phải có khả năng mở ra và kết hợpvới những lĩnh vực hay các chủ đề khác. Mỗi chủ đề sau khi học xong phải đảm bảo có thể giải quyết và xử lí được độc lập một lĩnh vực của đời sống đặt ra, nhưng đồng thời lại phải có khả năng kết nối với những chủ đề tiếp theo để phát triển lên một bước mới, một cấp cao hơn. Trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, chủ đề lịch sử được hiểu là những vấn đề nổi bật, quan trọng rút ra từ các giai đoạn (thời kì) lịch sử hay từ hệ thống các sự kiện, hiện tượng lịch sử có quan hệ mật thiết với nhau. Khi thiết kế các chủ đề lịch sử, giáo viên cần phải nắm rõ đặc trưng cơ bản của bộ môn Lịch sử, của kiến thức lịch sử, cần xem xét nét đặc trưng của các sự kiện, hiện tượng trong hệ thống kiến thức để vừa thấy được nét đặc trưng của mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử, vừa thấy được cái chung, thống nhất với các sự kiện, hiện tượng lịch sử khác, qua đó thể hiện được tính liên tục, tính phát triển và tính kế thừa, phát triển của lịch sử. Dạy học theo chủ đề Dạy học theo chủ đề (Themes based learning), là quá trình tổ chức cho học sinh tiếp cận, khai thác, khám phá vấn đề học tập để lĩnh hội và vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống nhận thức hay thực tiễn.
12
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó GV không dạy học chỉ bằng tổ chức học sinh tiếp thu kiến thức rời rạc mà chủ yếu là hướng dẫn HS tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức, kĩ năng ở phạm vi rộng vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn, hoặc ý nghĩa khái quát nguyên lí khoa học. Dạy học theo chủ đề là mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống đặc trưng bởi những bài học với chủ đề rời rạc, đơn lẻ. Dạy học theo chủ đề chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, hướng vào nội dung tích hợp gắn với thực tiễn và các tư tưởng có tính khái quát. Theo mô hình này, HS có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức của các môn học khác nhau, thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức. Việc học thực sự có giá trị với người học vì nó gắn với thực tế và rèn luyện kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. HS được tạo cơ hội thể hiện kiến thức lĩnh hội được và đánh giá việc học tập và giao tiếp của bản thân. Thông qua cách tiếp cận dạy học theo chủ đề, GV là người hướng dẫn, đồng hành và làm cho quá trình học tập trở nên dễ dàng hơn. Học sinh tích cực, chủ động và hứng thú hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức và thực hành giải quyết vấn đề. Dạy học theo chủ đề không chỉ giúp học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, mà hơn thế nữa, dạy học theo chủ đề hướng tới phát triển tư duy bậc cao thể hiện ở việc yêu cầu HS trả lời những câu hỏi có mức độ khái quát nhất định, mà để trả lời được những câu hỏi đó kiến thức phải được tổ chức sao cho thuận lợi cho quá trình học tập. Việc cấu trúc hóa nội dung học theo chủ đề có thể dẫn đến sự xóa bỏ ranh giới giữa các môn học được biên soạn như hiện nay. Dạy học theo chủ đề tăng cường tích hợp kiến thức liên môn, đa môn hay xuyên môn làm cho kiến thức (các khái niệm) có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều, đan bện vào nhau là sự tích hợp ở mức độ cao những kiến thức được học với các ứng dụng kĩ thuật và đời sống thực tiễn làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn.
13
Dạy học theo chủ đề ở cấp Phổ thông trung học là sự tăng cường sự tích hợp kiến thức (các khái niệm) có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều, là sự tích hợp vào nội dung học những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn, đó là “thổi hơi thở” của cuộc sống ngày hôm nay vào những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học. Dạy học theo chủ đề ở cấp THPT là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Theo một số quan điểm, dạy học theo chủ đề thuộc nội dung dạy học chứ không phải là một phương pháp dạy học nhưng chính nó lại tác động trở lại làm thay đổi rất nhiều đến việc lựa chọn phương pháp nào là phù hợp, hoặc cải biến các phương pháp sao cho phù hợp với nó. Do vậy, khi tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề cần lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung và hình thức tổ chức bài học nhằm tạo động lực, hứng thú cho người học. 1.1.2. Các bước tổ chức dạy học theo chủ đề * Thiết kế chủ đề lịch sử Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chủ đề sẽ xây dựng. Bước 2: Lựa chọn nội dung từ các bài học trong sách giáo khoa hiện hành của một môn học hoặc các môn học có liên quan để xây dựng nội dung bài học. Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành; dự kiến các hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinhđể xác định các năng lực và phẩm chất chủ yếu có thể góp phần hình thành/phát triển trong bài học. Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả ở bước 4 để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề bài học.
14
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học bài học thành các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cựcđể tổ chức cho học sinh thực hiện ở trên lớp và ở nhà. * Thiết kế hoạt động học tập theo chủ đề Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau: - Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới. - Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức. - Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới. Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa của môn học và những ứng dụng kĩ thuật, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn, tổ/nhóm chuyên môn xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học đơn môn. Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, lãnh đạo nhà trường giao cho các tổ chuyên môn liên quan cùng nhau lựa chọn nội dung để thống nhất xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn. Tùy nội dung kiến thức; điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; năng lực của giáo viên và học sinh, có thể xác định một trong các mức độ sau: Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh. Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá. Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
15
Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc. b) Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chủ đề bài học. Lựa chọn các nội dung của chủ đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của một môn học hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học. Thông thường, các bài học thuộc cùng một chủ đề trong sách giáo khoa hiện hành được đặt gần nhau, trong cùng một chương, gồm: các bài học lí thuyết mới; bài học luyện tập; bài học thực hành; bài ôn tập, củng cố. c) Bước 3: Xác định mục tiêu bài học Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng. d) Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. đ) Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề đã xây dựng. e) Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề thành các hoạt động học được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát.
16
Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chuyên đề theo phương pháp dạy học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó. Trong quá trình tìm hiểu, học sinh phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn. Mục tiêu chính của quá trình dạy học là giúp học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật, học sinh được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói. Những yêu cầu mang tính nguyên tắc nói trên của phương pháp dạy học tích cực là sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn các chuyên đề dạy học. Như vậy, việc xây dựng các tình huống xuất phát cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây: - Tình huống xuất phát phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng. - Việc xây dựng tình huống xuất phát cần phải chú ý tạo điều kiện cho học sinh có thể huy động được kiến thức ban đầu để giải quyết, qua đó hình thành mâu thuẫn nhận thức, giúp học sinh phát hiện được vấn đề, đề xuất được các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề. - Tiếptheo tình huống xuất phát là các hoạt động học như: đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; báo cáo, thảo luận; kết luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức... 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của dạy học theo chủ đề - Dạy học chủ đề và nhiều mô hình dạy học tích cực khác không được coi học sinh chưa biết gì trước nội dung bài mới mà trái lại, luôn phải nghĩ rằng học tự tin và có thể biết nhiều hơn những gì mà giáo viên mong đợi, vì thế dạy học cần cố gắng tận dụng tối đa kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng có sẵn của học sinh và khuyến khích khả năng biết nhiều hơn thế của học sinh về một vấn đề mới để giảm tối đa
17
thời gian và sự thụ động của học sinh trong tiếp nhận kiến thức mới, để tăng hiểu biết lên nhiều lần so với nội dung cần dạy. - Dạy học theo chủ đề đặt quan tâm chủ yếu đến việc sử dụng kiến thức, hiểu biết và thực hiện các nhiệm vụ học tập nhắm tới tự lĩnh hội hệ thống kiến thức có sự tích hợp cao, tinh giản và tính công cụ cao, đồng thời hướng tới nhiều mục tiêu giáo dục tích cực khác. Trong khi dạy học truyền thống coi trọng việc xây dựng kiến thức nên chỉ nhắm tới mục tiêu được cho rằng quá trình này có thể mang lại. - Trong dạy học theo chủ đề, kiến thức mới được học sinh lĩnh hội cùng lúc với việc giải quyết nhiệm vụ học tập, đó là kiến thức tổ chức theo một tổng thể mới khác với kiến thức trình bày trong tất cả các nguồn tham khảo. - Vai trò của giáo viên và học sinh thay đổi cơ bản từ giáo viên là trung tâm trong mô hình truyền thống sang học sinh là trung tâm (nhiều người hiểu vấn đề này chưa chuẩn xác: cứ cho học sinh hoạt động là quan tâm đến họ, là họ trở thành trung tâm, nhưng thực chất trong mô hình truyền thống giáo viên vẫn là người quyết định tất cả, nhất là chiến lược học tập, mục tiêu cuối cùng…). Giáo dục Lịch sử là môn học có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, phẩm chất, đạo đức và lối sống cho học sinh. Trên cơ sở cung cấp kiến thức thực sự khoa học, có hê thống hiện đại, cơ bản phổ thông mà giáo dục cho học sinh tính tích cực, tự giác, chủ động ứng xử lí tình huống. Thông qua các chủ đề lịch sử, học sinh hình thành những hiểu biết hệ thống về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc. Từ đó hình thành thế giới quan khoa học, có thái độ trân trọng những thành tựu của nhân loại, tự hào về tryền thống dân tộc và có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời giúp học sinh say mê học tập, tìm hiểu kiến thức lịch sử. Về kiến thức: Vận dụng các phương pháp dạy học theo chủ đề lịch sử sau khi hoàn thành nghiên cứu một giai đoạn, một thời kì hay một một khóa trình của chương trình có tác dụng thiết thực trong việc củng cố, hoàn thiện tri thức của HS. Do đặc trưng của khoa học lịch sử mang tính cụ thể, tính thống nhất, tính không lặp lại nên những kiến thức lịch sử chỉ thường được giảng dạy một lần cho HS và không trình bày lại,
18
điều này gây khó khăn cho việc học tập, ghi nhớ các sự kiện cơ bản. Việc vận dụng các phương pháp dạy học theo chủ đề sẽ giúp HS nắm được hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết giúp các em có cơ hội đào sâu và mở rộng những tri thức đã học, nâng cao hiểu biết, tiếp cận kiến thức ở nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ: Khi dạy về chủ đề: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII” sẽ giúp các em có cái nhìn khái quát và hệ thống về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Từ việc tìm hiểu các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, các em sẽ rút ra được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc kháng chiến này. Việc vận dụng PPDH theo chủ đề còn có ý nghĩa quan trọng trong việc làm cho kiến thức đã học trở nên phong phú, hệ thống và sâu sắc. Tính hệ thống là một trong những đặc điểm nổi bật của tri thức lịch sử. Vì vậy, khi dạy học lịch sử, người GV phải chú ý đến mối quan hệ ngang dọc, trước sau của các sự kiện lịch sử. Học sinh có nắm được những tri thức theo hệ thống và trật tự lôgic thì mới có thể ứng dụng những tri thức đó để giải quyết những vấn đề có tính chất thực tiễn. Vận dụng PPDH theo chủ đề góp phần giúp HS phát hiện ra những mối quan hệ mới của tài liệu học tập với những cái khác, giúp các em nắm vững tài liệu ở mức độ cao hơn. Các em chỉ ra được các mối liên hệ lôgic giữa các sự kiện, khái niệm lịch sử theo nội dung chủ đề. Các chủ đề lịch sử thường đi sâu vào những nội dung khác nhau, vì vậy việc vận dụng các PPDH theo chủ đề còn giúp các em có những hiểu biết lịch sử một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực của quá khứ như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tư tưởng...khắc phục được một số hạn chế củ chương trình lịch sử hiện nay là còn nặng về nội dung chính trị, chiến tranh. Đồng thời, giúp HS biết cách liên kết kiến thức của hai khóa trình: khóa trình lịch sử thế giới và khóa trình lịch sử Việt Nam trong cùng một giai đoạn để hiểu sâu sắc hơn các vấn đề lịch sử. Về kĩ năng: Thông qua việc học tập các chủ đề lịch sử, HS được rèn luyện các kĩ năng tư duy, kĩ năng học tập bộ môn và các kĩ năng sống. Theo các nhà nghiên cứu lí luận
19
dạy học việc nắm kiến thức sẽ là cơ sở cho việc phát huy tư duy. Các chủ đề đi vào những vấn đề lịch sử vừa rộng vừa sâu, không chỉ tái hiện các sự kiện mà còn đặt các sự kiện trong mối quan hệ với nhau, trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể để phân tích ý nghĩa, giải thích được nguyên nhân nảy sinh, phát triển hay suy vong của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Qua đó HS rèn được các kĩ năng tư duy: phân tích, giải thích, chứng minh... Việc vận dụng các PPDH theo chủ đề còn có tác dụng thiết thực trong việc rèn luyện các kĩ năng học tập bộ môn như: Kĩ năng ghi nhớ, trình bày các sự kiện cơ bản; kĩ năng lập bảng niên biểu hệ thống các sự kiện theo chủ đề; kĩ năng thu thập và xử lí các tài liệu kịch sử; kĩ năng nghe giảng và kết hợp tự ghi chép; kĩ năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề; kĩ năng đánh giá và kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ học tập hay yêu cầu của thực tiễn... Về thái độ: Môn Lịch sử trong trường phổ thông có nhiều ưu thế trong việc giáo dục HS. Những con người và những việc thực của quá khứ có sức thuyết phục, rung cảm mạnh mẽ đối với các thế hệ trẻ. Giáo dục tư tưởng tình cảm cho HS qua dạy học lịch sử là “dạy chữ để dạy người”. Trên cơ sở cung cấp kiến thức thực sự khoa học, có hệ thống hiện đại, cơ bản phổ thông mà giáo dục cho HS tính tích cực, tự giác, chủ động ứng xử trong mọi tình huống. Thông qua các chủ đề lịch sử, HS hình thành những hiểu biết hệ thống về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc. Từ đó hình thành thế giới quan khoa học, có thái độ trân trọng những thành tựu của nhân loại, tự hào về truyền thống dân tộc và có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc... Các chủ đề lịch sử được xây dựng không chỉ dựa trên mục tiêu nội dung chương trình mà còn dựa vào nhu cầu và hứng thú của học sinh, do đó sẽ có tác dụng lớn trong việc tạo ra động lực học tập cho các em. Khi đó các em sẽ không cầnđến sự động viên bên ngoài đối với việc học tập mà làm việc với sức mạnh của sự say mê bên trong theo nguyện vọng của bản thân. Thực tế dạy học cho thấy khi các em được học những chủ đề yêu thích (như chủ đề về các nhân vật lịch sử, về các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, các thành tựu văn hóa tinh thần...) các em sẽ rất nhiệt tình,
20
say mê và chủ động trong học tập. Việc hoàn thành nhiệm vụ học tập đem lại cho các em niềm vui sướng của sự thành công, tin tưởng vào sức mạnh, vào khả năng vượt qua khó khăn của bản thân. Vận dụng PPDH theo chủ đề được tiến hành theo hướng phát huy tính tích cực của HS thông qua các hoạt động học tập như: trao đổi, thảo luận, giải quyết vấn đề, hoàn thành bài tập, thực hiện các dự án học tập...qua đó HS được tích cực, sáng tạo trong tư duy và độc lập trong nhận thức, góp phần hình thành ý thức, thái độ học tập đúng đắn như tính chuyên cần, kiên trì vượt khó và thêm yêu thích môn học. Như vậy, ưu điểm của dạy học theo chủ đề là giúp phát triển năng lực người học, bởi những yếu tố sau: Kiến thức được trình bày một cách có hệ thống, chuyên sâu theo từng mạch nội dung Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giúp hình thành và phát triển một số năng lực cho người học 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu (Những vấn đề liên quan đến thực hiện dạy học theo chủ đề) 1.2.1. Định hướng đổi mới chương trình giáo dục THPT Nghị quyết 29 BCH TƯ Đảng nêu rõ: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” và học sinh trung học phổ thông “phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”. Theo đó, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hài hoà đức, trí, thể, mỹ của học sinh. Mục tiêu giáo dục phổ thông cần xác định rõ mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình giáo dục từng cấp học, môn
21
học. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Nội dung giáo dục tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh; coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, văn hoá pháp luật và ý thức công dân, tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hoá, truyền thống và đạo lí dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến thức quốc phòng, an ninh và giáo dục mĩ thuật, thể chất. Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hoá, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của học sinh. Nội dung giáo dục phổ thông được thiết kế theo hướng tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng số môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn. Biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng loại đối tượng học sinh, chú ý đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật. Ở bậc(THPT) chương trình cấp học được thiết kế cho học sinh sau giáo dục cơ bản (thường ở độ tuổi từ 16 đến 18). Việc học ở trung học phổ thông ứng với một giai đoạn quan trọng của quá trình chuyển đổi từ một nền tảng giáo dục cơ bản cung cấp cho tất cả học sinh trong những năm học bắt buộc sang việc tiếp cận với định hướng nghề nghiệp tương lai, chuẩn bị cho học sinh bước vào thị trường lao động hoặc theo học tiếp ở giáo dục sau THPT. Theo định hướng dạy học phân hóa ở THPT trong chương trình GDPT mới, cùng với các môn bắt buộc và tự chọn sẽ có các chuyên đề học tập dành cho học sinh các lớp 11, 12 tự chọn. Nội dung các chuyên đề học tập nhằm đáp ứng nhu cầu (sở thích, nguyện vọng) khác nhau của học sinh, đồng thời trang bị cho học sinh một số năng lực, nhất là năng lực chuyên biệt phù hợp với đặc điểm cá nhân, định hướng nghề nghiệp và tạo cơ hội cho học sinh chuẩn bị cho giai đoạn học tập sau giáo dục phổ thông tiếp cận với các lĩnh vực đào tạo đại học, cao đẳng hoặc nghề bậc cao.
22
Ở giáo dục phổ thông, cần chú ý phát triển cả năng lực chung–cốt lõi và năng lực chuyên biệt. Tuy nhiên trong từng giai đoạn học tập sẽ có những trọng tâm cơ bản khác nhau. Ở Tiểu học và THCS cần tập trung phát triển các năng lực chung– cốt lõi. Để phát triển các năng lực chung–cốt lõi, cần quan tâm thiết kế các nội dung, môn học mang tính tích hợp. Ở THPT, cùng với phát triển các năng lực chung–cốt lõi, cần chú ý phát triển các năng lực chuyên biệt, để vừa tiếp tục phát triển các phẩm chất năng lực đã được hình thành ở cấp THCS, vừa định hướng cho HS tìm tòi, khám phá được hướng đi cho tương lai phù hợp với tố chất và năng lực của mình; giúp học sinh nuôi dưỡng phẩm chất và năng lực người công dân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Như vậy, trong chương trình GDPT mới, mục tiêu của giáo dục cấp THPT là cùng với việc phát triển các năng lực chung sẽ chú trọng trang bị cho HS những năng lực chuyên biệt phù hợp với những đặc điểm cá nhân, định hướng nghề nghiệp của từng HS để tiếp cận với những ngành nghề tương lai trong thị trường lao động, trong đào tạo ở đại học,đào tạo nghề bậc cao hoặc đi vào cuộc sống. 1.2.2. Đặc điểm học sinh THPT Ở cấp THPT, là giai đoạn học sinh đã phát triển khá toàn diện về nhân cách. Ở giai đoạn này học sinh có thể khám phá “mình là ai” về năng lực, kĩ năng và điểm mạnh của bản thân và có xu hướng định hướng nghề nghiệp, kế hoạch cho bản thân trong tương lai. Điều quan trọng nhất là học sinh hiểu rõ ràng các tác động từ xã hội, gia đình và các tác động khác ảnh hưởng tới sự lập kế hoạch về nghề nghiệp và ra quyết định nghề nghiệp của bản thân mình. Học sinh dần dần có thể xác định được các mục tiêu nghề nghiệp của mình, đưa ra các quyết định về nghề nghiệp một cách hợp lí, và cuối cùng là đánh giá và thực hiện kế hoạch nghề nghiệp của bản thân mình một cách tốt nhất. Đặc điểm hoạt động học tập của lứa tuổi này đòi hỏi tính tích cực, năng động cao, đòi hỏi sự phát triển mạnh của tư duy lí luận. Hình thành hứng thú học tập liên quan đến xu hướng nghề nghiệp. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ, tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động
23
trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt, các em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ. Đặc biệt các em đã có sự thay đổi về tư duy: các em có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, chặt chẽ có căn cứ và mang tính nhất quán. Các hoạt động cảm giác, tri giác đạt tới trình độ tinh tế và nhạy cảm cao, óc quan sát phát triển mạnh, trí nhớ logic, ngôn ngữ trừu tượng ngày càng được bổ sung. Các em có thể cùng một lúc thực hiện được nhiều công việc, như một lúc có thể tính toán được nhiều phép toán, hay là vừa nghe giảng vừa chép bài, vừa tư duy. Do phải làm với một lượng tri thức lớn so với THCS nên các em THPT phát triển nhanh về tính sáng tạo và phân tích. Các em có thể độc lập đưa ra lí luận của mình, không nhất nhất là đồng tình với giáo viên, có khi còn tranh luận để bảo vệ cho ý kiến của mình. Có thể nói ở độ tuổi này tư duy đã đạt tới mức độ trưởng thành. Qua việc tìm hiểu, phân tích những đặc điểm về tâm lí cũng như những đặc điểm về nhận thức của HS THPT, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề hoàn toàn phù hợp với HS ở cấp học này. 1.2.3. Một số định hướng vận dụng PPDH theo chủ đề trong môn LS ở trường THPT Khi tích hợp các nội dung thành các chủ đề thường có một dung lượng kiến thức lớn, mang tính khái quát cao. Chính vì thế, khi dạy học theo chủ đề chúng ta cần vận dụng một cách linh hoạt, đa dạng nhiều phương pháp dạy học khác nhau và mỗi chủ đề cần có một PPDH chủ đạo. Với việc vận dụng nhiều phương pháp dạy học theo chủ đề chúng ta sẽ làm cho tiết học thêm sôi nổi, học sinh sẽ chủ động và tích cực hơn trong việc lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, đối với từng nội dung chủ đề khác nhau và với mỗi đối tượng nhận thức khác nhau chúng ta cần lựa chọn những PPDH sao cho phù hợp nhất. Ví dụ, đối với các chủ đề văn hóa, với một lượng kiến thức khá rộng với những thành tựu, lĩnh vực khác nhau thì GV nên sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp làm cho tiết học sinh động, lôi cuốn như: phương pháp trực quan giúp HS có cái nhìn cụ thể, trực quan, sinh động về các thành tựu văn hóa; hay phương pháp Graph
24
để cụ thể hóa những thành tựu về văn hóa, nghệ thuật... giúp HS nhớ kiến thức một cách khái quát và có hệ thống. Hơn nữa đây là một đề tài khá hấp dẫn, GV có thể sử dụng phương pháp dạy học dự án như “Hành trình di sản” hay thiết kế và tổ chức chương trình trò chơi truyền hình (Game show) “Hành trình văn hóa”. Qua việc học tập theo dự án, với những sản phẩm mà HS sáng tạo ra không cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức cơ bản về nền văn hóa dân tộc, tạo hứng thú học tập thông qua việc tham gia các trò chơi. Đặc biệt để hoàn thành nhiệm vụ được giao, học sinh được đóng vai vào các vai trò khác nhau của cuộc sống thực như: biên tập viên, đạo diễn, người dẫn chương trình. Thông qua đó học sinh sẽ được rèn luyện những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, hình thành năng lực và định hướng được cho ước mơ sau này của mình. Đối với các chủ đề về xã hội GV nên sử dụng các phương pháp trực quan như cho học sinh quan sát tranh ảnh giúp HS có cái nhìn cụ thể về tình hình xã hội nước ta qua các triều đại; hoặc GV có thể sử dụng phương pháp hệ thống câu hỏi và bài tập; phương pháp sử dụng SGK và tài liệu tham khảo để giúp HS tìm hiểu sâu hơn về đời sống và tình hình các giai cấp trong xã hội. Đối với các chủ đề về quân sự, đây là một chủ đề khá khó, bởi nhiều sự kiện, và mốc thời gian. Chính vì vậy, nếu dạy chủ đề này với những phương pháp như thuyết trình hay vấn đáp sẽ gây nên sự nhàm chán và không mang lại hiệu quả cao. Với chủ đề này, đặc biệt là khi học về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm GV có thể vận dụng và kết hợp đa dạng nhiều phương pháp giúp cho bài học sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn HS vào những trận đánh, những chiến thắng hào hùng của dân tộc. Ví dụ khi dạy chủ đề “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII” GV vận dụng và kết hợp nhiều phương pháp như: phương pháp trực quan, phương pháp Graph, phương pháp đóng vai....Mỗi một phương pháp sẽ là một nhiệm vụ HS phải thực hiện trong quá trình học tập.Với phương pháp trực quan GV có thể yêu cầu HS sưu tầm những hình ảnh trực quan về một cuộc kháng chiến và dựa vào những hình ảnh trực quan đó để thuyết trình cuộc kháng chiến đó. Với phương pháp Graph GV có thể yêu cầu HS thiết kế sơ đồ tư
25
duy về một trận đánh và dựa vào đó để trình bày về trận đánh đó. Với phương pháp đóng vai GV có thể cho HS đóng vai các vị tướng tài ba như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo… Hay cũng có thể là đóng vai là một nhà báo để phỏng vấn các nhân vật lịch sử, đối với lịch sử hiện đại cũng có thể làm phóng sự bằng cách phỏng vấn những nhân chứng sống. Như vậy, có thể thấy khi tổ chức dạy học Lịch sử theo chủ đề có thể vận dụng một cách đa dạng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, tuy nhiên giáo viên cũng cần phải dựa vào nội dung của từng chủ đề và từng đối tượng học sinh để lựa chọn PPDH phù hợp nhất, nhằm phát huy được tối đa sự hứng thú, tích cực của HS qua đó góp phần nâng cao hiệu quả bài học, và khắc phục tình trạng HS không thích học Lịch sử. 1.2.4. Đặc trưng của kiến thức lịch sử, dạy học Lịch sử * Đặc điểm của tri thức lịch sử Đặc điểm của tri thức lịch sử mang tính hệ thống, nội dung kiến thức có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy khi các nội dung được tích hợp lại thành những chủ đề sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh các sự kiện từ đó tìm ra bản chất, quy luật chi phối sự phát triển của lịch sử. Kiến thức lịch sử có những đặc điểm riêng, không giống với các môn học khác. Đặc điểm của kiến thức môn Lịch sử bao gồm: tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống, tính thống nhất giữa “sử” và “luận”. Chúng ta không thể trực tiếp quan sát mà chỉ có thể nhận thức một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu truyền lại. Kiến thức của môn học Lịch sử có tính quá khứ. Khi học Lịch sử học sinh được học về những sư kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, học sinh không được trực tiếp quan sát những sự kiện xảy ra mà chỉ nhận thức gián tiếp thông qua các nguồn tài liệu còn lưu lại hoặc trên cơ sở phân tích, suy luận từ những sự kiện, hiện tượng tương tự. Nếu như ở trong các môn khoa học tự nhiên, học sinh có thể trực tiếp quan sát các thí nghiệm, các hiện tượng để hình thành những hiểu biết thì trong môn Lịch sử, chúng ta không thể dựng lại
26
phần lớn quá khứ lịch sử đã qua. Do vậy, việc dạy học Lịch sử có phần khó khăn hơn các môn khác. Kiến thức của môn Lịch sử trong chương trình từng cấp học là không lặp lại. Con đường hình thành kiến thức lịch sử cho học sinh được bắt đầu từ việc cung cấp các sự kiện lịch sử. Trong khi đó, sự kiện lịch sử không lặp lại vì mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra trong một không gian, thời gian nhất định. Trong chương trình môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông, học sinh được học một hệ thống các sự kiện, lần lượt theo trình tự thời gian, diễn ra ở nhiều thời đại khác nhau, ở nhiều nước khác nhau. Các sự kiện dù có điểm giống nhau nhưng không bao giờ lặp lại nguyên si mà sự lặp lại trên cơ sở kế thừa, phát triển. Trong nội dung chương trình từng lớp, các sự kiện lịch sử thường chỉ được học một lần duy nhất, lần sau không lặp lại nữa. Còn chương trình môn học ở trường phổ thông nói chung theo nguyên tắc “đồng tâm”, có sự lặp lại nội dung giữa các lớp song lại cách xa nhau về thời gian. Kiến thức của môn Lịch sử có tính cụ thể. Học Lịch sử học sinh được học về những sự kiện gắn với thời gian, địa điểm và những nhân cật cụ thể. Mỗi sự kiện cụ thể của một quốc gia, dân tộc có quá trình diễn biến, kết quả, ý nghĩa trong những hoàn cảnh lịch sử riêng, đồng thời lại phát triển theo quy luật chung của tiến trình lịch sử nhân loại. Trên cơ sở những đặc điểm riêng của các sự kiện, hiện tượng lịch sử, học sinh cần khái quát được những đặc điểm riêng, quy luật phát triển chung của các sự kiện tương tự cùng thời đại (đồng đại) hoặc theo tiến trình lịch sử (lịch đại). Kiến thức của môn Lịch sử có tính hệ thống. Lịch sử diễn ra trong một không gian, thời gian rộng lớn ở nhiều thời đại khác nhau, ở nhiều nước khác nhau. Nội dung kiến thức trong môn lịch sử rất phong phú, được sắp xếp trong một hệ thống. Việc cung cấp kiến thức mới cũng như ôn tập kiến thức đã học cần làm rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa các sự kiện đồng đại (xảy ra cùng thời), lịch đại (xảy ra trước và sau), làm rõ tính logic, tất yếu của lịch sử. Kiến thức lịch sử luôn thể hiện tính thống nhất giữa “sử” và “luận”. Trong quá trình học tập,học sinh cần lĩnh hội hai phần cơ bản của kiến thức lịch sử: Phần
27
“sử” và phần “luận”. Phần “sử” là các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong xã hội loài người (Lịch sử thế giới) cũng như của dân tộc (Lịch sử dân tộc). Nó bao gồm nhiều yếu tố tạo thành như: thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, kết quả… và giúp cho học sinh biết lịch sử diễn ra như thế nào. Phần “luận” là cách giải thích, đánh giá, nhận xét, bình luận về các sự kiện lịch sử đã xảy ra. Hai phần “sử” và “luận” có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. * Đặc trưng của dạy học Lịch sử Thứ nhất: Lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu về những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, hiện không còn tồn tại nguyên vẹn trong thực tiễn, ngoài những dấu vết chứng minh một quá khứ có thực, đã tồn tại và tồn tại khách quan, nên không thể“phán đoán”, “suy luận”…để biết lịch sử. Do đó, nhận thức lịch sử chủ yếu không phải bằng con đường nhận thức trực tiếp, hoặc thông qua thí nghiệm như nhiều môn học khác, nhận thức lịch sử được tiến hành bằng việc giúp học sinh tái tạo ra các “biểu tượng của sự kiện lịch sử” bằng cách cho học sinh tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết quá khứ, tạo ra ở họ những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Thứ hai: Nhận thức lịch sử xét cho đến cùng là tìm hiểu bản chất của quá khứ chứ không chỉ là nhận thức bề ngoài, là kể lại diễn biến của sự kiện mà là nhận thức được bản chất của sự kiện, của quy luật phát triển xã hội. Thứ ba: Nhận thức được bản chất của sự kiện, của quá trình lịch sử chưa phải là mục tiêu cuối cùng của hoạt động dạy học lịch sử. Vấn đề còn ở chỗ, “phải khai thác được giá trị của sự kiện lịch sử cho việc giáo dục thến giới quan và nhân sinh quan cho học sinh, là vận dụng hiểu biết quá khứ vào thực tiễn cuộc sống”. Như vậy, với những đặc điểm của tri thức lịch sử, đặc trưng của dạy học lịch sử, phương pháp dạy học theo chủ đề rõ ràng là một hướng đi hiệu quả, khoa học, góp phần giúp học sinh có những hình dung sinh động về quá khứ, cụ thể hóa các sự kiện, khắc phục tình trạng“hiện đại hóa”lịch sử, phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng với sự kiện lịch sử.
28
1.2.5. Thực trạng DHLS theo chủ đề ở trường THPT * Mục đích, nội dung điều tra khảo sát Phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong các môn học ở trường phổ thông nói chung, môn Lịch sử nói riêng những năm gần đây đã đưa đến những thay đổi nhất định góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay là học sinh không hứng thú với việc học môn Lịch sử, chất lượng giáo dục Lịch sử còn thấp. Việc tiến hành điều tra, khảo sát về thực trạng dạy học Lịch sử nói chung, thực trạng tổ chức hướng dẫn học sinh học tập Lịch sử theo chủ đề ở trường THPT là hết sức cần thiết. Kết quả điều tra, khảo sát là cơ sở đưa ra những kết luận chung cũng như những yêu cầu đặt ra cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh vận dụng các phương pháp dạy học vào dạy các chủ đề trong môn Lịch sử ở trường phổ thông. Việc điều tra, khảo sát được tiến hành ở một số trường phổ thông trên địa bàn khác nhau: THPT Thanh Chương 1 (Nghệ An), THPT Nguyễn Cảnh Chân (Nghệ An), THPT Đông Anh (Hà Nội). Về phương pháp tiến hành: Tiến hành qua phỏng vấn một số giáo viên, học sinh; điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến 11 giáo viên (Phụ lục 1) và 190 học sinh (Phụ lục 2) ở các trường nêu trên. Nội dung điều tra khảo sát tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: - Tìm hiểu quan niệm giáo viên về các vấn đề như: mức độ giáo viên xây dựng và dạy học theo các chủ đề, thời điểm giáo viên dạy các chủ đề, mức độ giáo viên thường xuyên sử dụng các phương pháp trong dạy học Lịch sử nói chung và dạy học Lịch sử theo chủ đề nói riêng, những khó khăn của giáo viên khi triển khai dạy học Lịch sử theo chủ đề và đề xuất của giáo viên đối với chương trình sách giáo khoa Lịch sử trong lần đổi mới chương trình sách giáo khoa sắp tới. - Đối với học sinh, nội dung điều tra khảo sát tập trung tìm hiểu quan niệm, hứng thú với việc dạy học theo các chủ đề; mức độ và thời điểm học sinh được học các chủ đề trong môn Lịch sử; ý kiến đánh giá của học sinh về phương pháp dạy của giáo viên, chất lượng và hiệu quả sau các giờ học theo chủ đề, những thuận lợi khó khăn của học sinh khi học lịch sử theo chủ đề.
29
* Kết quả điều tra, khảo sát a) Quan niệm của giáo viên và học sinh Chúng tôi đưa ra một số câu hỏi nhằm tìm hiểu về thực trạng, nhận thức và phương pháp dạy học theo chủ đề ở trường THPT, kết quả thu được như sau: - Kết quả điều tra cho thấy hầu hết giáo viên tham gia khảo sát đã bước đầu được tiếp cận với việc tổ chức dạy học theo chủ đề trong môn Lịch sử ở trường THPT. Trong tổng số 11 giáo viên khi được hỏi được biết về vấn đề dạy học Lịch sử theo chủ đề thông qua kênh, loại phương tiện nào?, có 72,7% giáo viên đã trả lời được tiếp cận thông qua việc tham dự các khóa tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học; 18,2% giáo viên được biết đến thông qua việc trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên, tổ chuyên môn trong nhà trường, cụm trường và chỉ 9% giáo viên còn lại tự tìm tòi khai thác và tìm hiểu trên Internet, tivi hay các phương tiện thông tin đại chúng khác. - Tuy đại đa số các thầy cô đã được biết đến vấn đề dạy học Lịch sử theo chủ đề nhưng chỉ có 63,6% giáo viên thực hiện dạy học theo chủ đề trong hoạt động dạy học Lịch sử. Với những giáo viên chưa từng thực hiện dạy học theo phương pháp này được các thầy cô lý giải bằng nhiều khó khăn khác nhau: Do không đủ thời gian thực hiện theo khung phân phối chương trình, gặp khó khăn trong tổ chức, quản lí hoạt động dạy học theo chủ đề… Các thầy cô đã tiến hành dạy học Lịch sử theo chủ đề thường dạy trong các tiết dạy của phần lịch sử địa phương vì như thế mới theo kịp được chương trình, điều này cũng lí giải vì sao các thầy cô thường chỉ xây dựng và giảng dạy 1 chủ đề trên một học kì. Cũng chính vì lí do khó khăn về mặt thời gian mà 54,5% giáo viên lựa chọn dạy học chủ đề đơn môn, theo các thầy cô việc dạy học theo chủ đề đơn môn sẽ giảm bớt thời gian trong việc thiết kế, chuẩn bị chủ đề và có thể khắc sâu nội dung kiến thức Lịch sử cho học sinh. Tổng hợp các ý kiến cho thấy các chủ đề mà các thầy cô xây dựng có sự kết hợp giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam và những nội dung của lịch sử Việt Nam cũng đã được tích hợp lại thành những chủ đề. Điều này cũng khá thống nhất với ý kiến của đa số học sinh được khảo sát. Nhằm khảo sát mức độ thường xuyên của việc tổ chức dạy học theo
30
chủ đề, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi: “Trong quá trình học tập môn Lịch sử em có thường xuyên được học theo các chủ đề không?”thì chủ yếu các em trả lời là hiếm khi với 42,1%, và thỉnh thoảng với 39,4%. Hầu hết các chủ đề các em được học tập chủ yếu là các chủ đề tích hợp các phần của lịch sử Việt Nam, hay tích hợp giữa lịch sử Việt Nam với lịch sử thế giới, các chủ đề như: Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chủ đề văn hóa hay chủ đề về các nhân vật lịch sử,… Với các chủ đề các em đã được học, để điều tra sự hứng thú của học sinh đối với các chủ đề, phương pháp dạy học, hình thức dạy học thì kết quả nhận được như sau: có 36,8% học sinh thích học chủ đề lịch sử đơn môn với những lí do được các em đưa ra như: có thể khắc sâu được kiến thức lịch sử, một số lại cho rằng nó dễ học hơn và có thể tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Còn phần đông học sinh còn lại lại thích học lịch sử kết hợp với các môn khác với những ý kiến: có thể kết hợp với các kiến thức, có sự liên kết, liên hệ giữa các môn học, hình thành vốn kiến thức rộng hơn… b) Về phương pháp dạy và học Theo kết quả điều tra khảo sát thì có tới 72,2% lựa chọn phương pháp thuyết trình, và vấn đáp để dạy học theo chủ đề. Tuy nhiên khi được hỏi các em thích học lịch sử theo chủ đề với phương pháp nào thì có tới 84,2% HS được khảo sát trả lời là thích học phương pháp thành lập các dự án học tập và tổ chức theo hợp đồng lao động. Theo các em với các phương pháp học tập này sẽ thu hút sự hứng thú của các em, qua hoạt động học sinh được sáng tạo, phát huy được năng lực của các cá nhân và từ đó đạt kết quả tốt hơn. Điều này cho thấy giáo viên lựa chọn những phương pháp thuyết trình và vấn đáp trong quá trình dạy học môn Lịch sử là rất tốt và tích cực, tuy nhiên, giáo viên chưa thực sự khai thác và vận dụng những phương pháp mới, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, chưa tìm hiểu sở thích, nguyện vọng của học sinh. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho học sinh không có hứng thú đối với môn Lịch sử. Thực tế đặt ra đòi hỏi giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy học đa dạng nhằm hỗ trợ học sinh tham gia vào quá trình học tập, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
31
c) Về hiệu quả của học sinh sau khi tham gia hoạt động dạy học theo chủ đề Trong câu hỏi “Thầy cô nhận thấy học sinh có phản ứng như thế nào trong quá trình tham gia các hoạt động học tập theo chủ đề?” có tới 72,7 % giáo viên cho rằng học sinh của mình chủ động, tự tin tham gia hoạt động học, và chỉ có 27,3% giáo viên cho rằng học sinh của mình tỏ ra không thích thú, thoải mái, không chủ động, tự tin. Cô Đoàn Thị Khanh (THPT Đông Anh – Hà Nội) chia sẻ rằng khi học sinh được học Lịch sử theo chủ đề các em tỏ ra rất thích thú, tự giác, khi được giao nhiệm vụ các em rất tự giác, tính cạnh tranh giữa các thành viên trong nhóm cũng như các nhóm rất cao, từ đó không khí giờ học trở nên sôi nổi và hiệu quả bài học cũng được nâng cao hơn. Về phía học sinh với câu hỏi hiệu quả của các em đạt được sau khi được học theo chủ đề thì có tới 84,2% cho rằng mình hiểu bài hơn, kết quả học tập tốt hơn, 60,5 % cho rằng mình phát hiện được năng lực, sở trường của bản thân và 63% cho rằng phát triển năng lực giao tiếp, và làm việc nhóm. d) Ý tưởng, mong muốn, đề xuất của giáo viên và học sinh đối với chương trình sách giáo khoa mới trong thời gian tới Đa số các giáo viên đều cho rằng chương trình sách giáo khoa mới nên tích hợp thành các chủ đề nhưng cần có những hướng dẫn cụ thể để giáo viên không bỡ ngỡ cũng như khó khăn trong quá trình triển khai các chủ đề. Hơn nữa các chủ đề nên được xây dựng đa dạng, có chủ đề bắt buộc và tự chọn để phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng trường phổ thông. Theo ý kiến của Khang Thị Nhinh – Tổ trưởng tổ xã hội trường THPT Đông Anh Hà Nội: “Dạy học lịch sử theo chủ đề rất phù hợp với quá trình phát triển của giáo dục hiện nay nhưng đổi mới phải được tiến hành một cách đồng bộ, toàn diện, nhằm mục đích phát huy năng lực của người học, cùng với đó cần tăng cường các buổi tập huấn cũng như có bộ quy tắc, hướng dẫn cụ thể”. Về phía học sinh, đa số ý kiến của các em mong muốn chương trình SGK sẽ tích hợp thành các chủ đề, nội dung kiến thức không quá nặng nề với những số liệu khô khan và có thêm những hình ảnh minh họa phong phú hấp dẫn hơn.
32
Đây là những ý kiến, những đề xuất quan trọng từ thực tế dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng tôi thực hiện đề tài này. * Những vấn đề đặt ra cần giải quyết Điều tra, khảo sát ý kiến giáo viên và học sinh không chỉ giúp cho việc đưa ra những đánh giá, nhận xét về thực trạng dạy học nói chung, vấn đề tổ chức và hướng dẫn học sinh học môn Lịch sử theo chủ đề nói riêng mà còn là cơ sở nêu ra những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học. Thứ nhất, nhiều giáo viên đã xây dựng và dạy học Lịch sử theo chủ đề. Tuy nhiên, một số giáo viên vẫn gặp khó khăn trong quá trình xây dựng các chủ đề, khó khăn trong cách triển khai, bố trí thời gian sao cho phù hợp. Mặc dù nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc triển khai dạy học Lịch sử theo chủ đề song vì những lí do trên mà các thầy cô chưa chú ý đúng mức đến việc hướng dẫn học sinh học tập các chủ đề, chưa thiết kế được công cụ hỗ trợ phù hợp cho hoạt động học tập và kiểm tra đánh giá của học sinh. Thứ hai, do vẫn chú trọng vấn đề truyền đạt kiến thức hơn là việc hình thành kĩ năng phát triển năng lực nặng nên nhiều giáo viên vẫn tổ chức giờ học theo hướng một chiều:Giáo viên vẫn là người hoạt động chủ đạo, giáo viên là người cung cấp kiến thức còn học sinh là người tiếp nhận mà chưa hướng tới việc thiết kế các hoạt động học tập trên lớp hoặc ở nhà để học sinh là người thực hiện. Nhiều giáo viên đã chú ý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, song chưa đa dạng hóa các hoạt động học tập nhằm hướng đến các đối tượng học sinh với phong cách học và sở thích khác nhau. Chưa chú trọng các phương pháp dạy học hướng nhiều đến việc rèn luyện khả năng tư duy logic, khả năng nêu và giải quyết vấn đề, khả năng tự định hướng như: thảo luận nhóm, dạy học nêu vấn đề, dạy học dự án ít được giáo viên lựa chọn để triển khai dạy học các chủ đề. Sự đánh giá của giáo viên và học sinh về mức độ hứng thú đối với các phương pháp dạy học đặt ra vấn đề về việc giáo viên cần vận dụng, lựa chọn các phương
33
pháp dạy học khác nhau để tổ chức các hoạt động học tập gây hứng thú đối với học sinh. Nhất là trong điều kiện phát triển của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử nói chung và dạy học các chủ đề môn Lịch sử nói riêng. Đây là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số chủ đề và phương pháp dạy học các chủ đề trong phần lịch sử Việt Nam lớp 10 THPT, chương trình chuẩn. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã tập trung vào một số lí luận và thực tiễn tổ chức dạy học theo chủ đề trong môn Lịch sử ở trường THPT Trên cơ sở tìm hiểu những những vấn đề lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, như: khái niệm cơ bản liên quan đến việc tổ chức dạy học theo chủ đề, các bước tổ chức dạy học theo chủ đề, vai trò ý nghĩa của dạy học theo chủ đề… chúng tôi nhận thấy, dạy học theo chủ đề là tăng cường tích hợp kiến thức liên môn, đa môn hay xuyên môn làm cho kiến thức (các khái niệm) có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều, đan bện vào nhau là sự tích hợp ở mức độ cao những kiến thức được học với các ứng dụng kỹ thuật và đời sống thực tiễn làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn.Việc xây dựng chủ đề và tổ chức dạy học theo chủ đề sẽ giúp người học nắm chắc kiến thức và rèn kĩ năng tổng hợp, xử lý thông tin, đặc biệt là kĩ năng hệ thống hóa, kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích tổng hợp. Với cách khai thác chủ đề là đơn vị nội dung cơ bản để tổ chức dạy học vừa tránh được dạy những kiến thức, sự kiện, hiện tượng một cách rời rạc vừa là phương thức phát triển năng lực người học. Phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ như phương pháp dạy học tích cực, dạy học dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp "Bàn tay nặn bột"...; các kĩ thuật dạy học tích cực như động não, khăn trải bàn, bản đồ tư duy,... không còn xa lạ với đông đảo giáo viên hiện nay. Đồng thời việc tổ chức dạy học theo chủ đề bước đầu đã thực hiện ở các trường phổ thông. Song vấn đề yêu cầu, nguyên tắc, quy trình xây dựng chủ đề và phương pháp, hình
34
thức tổ chức dạy học theo chủ đề còn nhiều hạn chế.Với những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức dạy học theo chủ đề phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX (Lớp 10 chương trình chuẩn)”. Đây sẽ là những cơ sở quan trọng để chúng tôi thiết kế các chủ đề và tổ chức dạy học theo chủ đề nhằm hình thành và phát triển năng lực người học.
35
Chương 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX (LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 2.1. Chương trình, sách giáo khoa môn lịch sử cấp THPT 2.1.1. Ưu điểm Môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. So với chương trình cũ (trước 2002), bộ chương trình được thiết kế tương đối công phu. Chương trình đã chú ý giáo dục toàn diện các mặt đạo đức, trí tuệ, kĩ năng cơ bản và hướng nghiệp, chú ý tới sự liên thông giữa kiến thức lịch sử Việt Nam và lịch sử Thế giới, chú ý tới trình độ học sinh ở các vùng, miền… Chương trình là đã xây dựng được chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đây là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo để dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh. Một số thành tựu của khoa học Lịch sử, của khoa học Giáo dục đã được thể hiện trong chương trình1 (lịch sử Champa và các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam), cơ bản bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn, phù hợp với các đối tượng học sinh. Nhìn chung, chương trình môn Lịch sử các cấp đã bám sát mục tiêu, nội dung chương trình, đảm bảo được chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn Lịch sử. Những nội dung trọng tâm của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại trong CT về căn bản phù hợp với trình độ chuyên môn của giáo viên (GV) và phù hợp với sức học của HS các cấp. CT cũng đã định hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực.
Tuy nhiên, trong CT những thành tựu mới còn đang thảo luận, cũng như một số vấn đề có tính nhạy cảm thì chưa đưa vào CT. 1
36
2.1.2. Hạn chế: CT Lịch sử phổ thông hiện hành gần như tóm tắt sách sử của người lớn để cho học sinh học; chương trình đồng tâm của môn Lịch sử chưa sâu, chưa thực sự nâng cao về nhận thức, trình độ HS mà lên THPT các em lại phải học lại những nội dung đã học ở Trung học cơ sở THCS. Mặc dù có phần chuẩn kiến thức, kĩ năng nhưng vẫn chưa thể hiện được rõ các mức độ cần đạt. Cấu trúc chương trình chưa thật cân đối giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, giữa các nội dung về chính trị với kinh tế, xã hội, văn hóa… Kiến thức lịch sử cổ trung với kiến thức lịch sử hiện đại chưa cân đối, phần hiện đại chiếm quá nhiều thời lượng. Nhiều bài về lịch sử Việt Nam hiện đại còn hơi nặng, giống như viết về lịch sử Đảng. Trong CT còn có một số kiến thức vừa thừa lại vừa thiếu, thừa những cái không cần thiết, thiếu một số nội dung cơ bản, tiêu biểu. Nội dung CT nặng về lịch sử kháng chiến chống xâm lược, phong trào yêu nước; CT về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi thời kì, những biến đổi về tư tưởng, sự phát triển văn hóa còn chưa sâu, đôi khi mờ nhạt…Nhiều thành tựu nghiên cứu mới về lịch sử chưa kịp thời cập nhật (ví dụ: Vương triều Mạc, chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…). - CT môn Lịch sử còn “nặng’’, mang tính hàn lâm, chủ yếu tập trung vào việc truyền thụ kiến thức, chưa hướng sâu vào phát triển năng lục cho người học. Điểm này là hạn chế chung của nhiều môn học khác. Do đó chưa hấp dẫn người dạy và người học, dung lượng bài chưa phù hợp với thời lượng dạy học so với nước ngoài. - Chương trình được cấu tạo theo mô hình đồng tâm, kết hợp với đường thẳng, có nâng cao ở cả 3 cấp học, nhưng vẫn còn sự trùng lặp. Cụ thể, CT Lịch sử hiện hành đang được biên soạn theo dạng tiến trình thời gian, từ nguyên thủy đến hiện đại, nhưng lại là chương trình đồng tâm. Ở Tiểu học, lớp 4 và 5; Cấp THCS từ lớp 6 đến lớp 9 cũng học tiến trình như vậy và sau đó từ lớp 10 đến lớp 12, các em cũng học từng đó giai đoạn nhưng nội dung nâng cao hơn. Điều này dẫn đến sự trùng lặp, học sinh tưởng đã biết lịch sử nên chủ quan, không hào hứng với nội dung mới. Từ đó dẫn đến hiểu biết mơ hồ, học sinh tưởng đã biết nhưng lại thành không biết hoặc hiểu sai, hiểu chưa đúng về lịch sử. Khi viết SGK có cấp THCS còn sâu hơn THPT.
37
- Thiếu sự gắn kết cụ thể giữa LS Thế giới với LS Việt Nam, CT hiện hành đang có sự phân chia hai phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam không có sự tương đồng với nhau. Thông thường CT viết lịch sử thế giới trước rồi đến lịch sử Việt Nam để tạo ra cái khung bối cảnh cho lịch sử dân tộc, nhưng lại xây dựng cuốn chiếu hết hoàn toàn lịch sử thế giới giai đoạn này rồi mới đến lịch sử Việt Nam nên dẫn đến sự thiếu kết dính, thiếu gắn kết giữa hai nội dung. Học sinh học xong thế giới thì có thể không nhớ khi học đến nội dung Việt Nam. Ví dụ, chương trình lịch sử cấp THPT: - Lịch sử lớp 10: Lịch sử thế giới từ nguyên thủy đến thế kỷ XIX, lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến thế kỷ XIX. - Lịch sử lớp 11: Lịch sử thế giới từ thế kỷ XIX đến 1945, lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1918. - Lịch sử lớp 12: Lịch sử thế giới từ 1945 đến nay, lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay. Sự phân chia này có thể thấy nhiều hạn chế, chẳng hạn khi học sinh học Chiến tranh thế giới thứ 2 từ năm lớp 11, nhưng sang năm lớp 12 mới học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945 thì liệu học sinh còn nhớ, còn có sự liên hệ thực sự giữa các sự kiện chiến tranh Thái Bình Dương với lịch sử Việt Nam… Do vậy, nhằm khắc phục những hạn chế trong chương trình giáo dục hiện hành, nâng cao chất lượng, hiệu quả nội dung giáo dục lịch sử ở trường phổ thông trong khi chưa có chương trình, sách giáo khoa mới, cần phải phải tái cấu trúc toàn bộ chương trình môn học Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để giảm tải nội dung môn học một cách khoa học, khả thi đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực người học. 2.1.3. Phân tích chương trình sách giáo khoa phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế XIX Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX là một giai đoạn quan trọng trongtoàn bộ quá trình Lịch sử Việt Nam, được đề cập, giảng dạy trong chương trình. Chương trình SGK lớp 10 cơ bản trình bày ba phần: “Lịch sử thế giới thời
38
nguyên thủy, cổ đại, trung đại”, “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX” và “Lịch sử thế giới cận đại”. Phần Lịch sử Việt Nam gồm 4 chương và một phần sơ kết, gồm 16 bài. Trong đó giai đoạn Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX được sắp xếp nội dung trong chương II: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, chương III: Việt Nam thừ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, chương IV: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, và phần: Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX với 12 bài: Bài 17: Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X – XV Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII Bài 22: Tình hình kinh tế ở ở các thế kỉ XVI – XVIII Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII Bài 25: Tình hình chính tri, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX) Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân Bài 27: Qúa trình dựng nước và giữ nước Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến Nội dung cơ bản Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX gồm 5 nội dung chính: sự hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến; các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế; xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc; sự khủng hoảng của nhà nước phong kiến và các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.
39
Công cuộc xây dựng nhà nước là một quá trình, phụ thuộc vào sự phát triển của những quan hệ xã hội trong nước và ý thức giai cấp của các triều đại thống trị. Do hoàn cảnh đặc biệt, nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức theo mô hình nhà nước phong kiến Trung Quốc tuy nhiên vẫn giữ nhiều nét riêng của mình. Trong những thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, trải qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Vương triều Tây Sơn, Nguyễn, nhà nước phong kiến từng bước được hoàn chỉnh, tổ chức chặt chẽ trên cơ sở một lãnh thổ thống nhất (dưới thời vua Lê Thánh Tông nhà nước quân chủ trung ương tập quyền Việt Nam đã đạt trình độ tiên tiến đương thời). Mặc dù quá trình phong kiến hóa ngày càng tăng lên, giai cấp thống trị vẫn giữ được mối quan hệ gần gũi với nhân dân, thường xuyên (trong giai đoạn đầu của các triều đại) quan tâm đến sự ổn định và tập trung phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân. Đây là một yếu tố cực kì quan trọng để đoàn kết toàn dân trong kháng chiến chống ngoại xâm. Đặc điểm nổi bật nhất của Lịch sử dân tộc thời kì này là: Kháng chiến chống ngoại xâm (Không một triều đại nào không phải tiến hành một cuộc kháng chiến lớn hay cuộc khởi nghĩa lớn. Hầu hết các kẻ thù xâm lược đều xuất phát từ phương Bắc, nhưng không phải vì thế mà các cuộc kháng chiến khởi nghĩa đều diễn ra giống nhau mà kẻ thù tùy lúc mạnh yếu khác nhau chính vì vậy mỗi cuộc kháng chiến đều có những đặc điểm riêng, vừa thể hiện được so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch, nét đặc sắc về phương châm, chiến lược, chiến thuật của ta ở từng giai đọan khác nhau tùy thuộc vào thực tế xã hội và nhận thức của những người đứng đầu về việc phân tích thế mạnh yếu của hai bên. Qua những thắng lợi vang dội mà ta đạt được đã nói lên được tinh thần chủ động sáng tạo ý chí chiến đấu quật cường của nhân dân ta quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc. Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta cũng như quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc. Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm đều có tác dụng phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước, đồng thời để lại những bài học quý giá cho thế hệ sau. Trong những cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đã nổi lên hàng loạt vị chỉ huy quân sự tài giỏi, hàng loạt anh hùng mà công lao của họ mãi ghi sâu vào lịch sử, những tấm gương sáng quý giá cho đời sau.
40
Sau hơn 1000 năm bị kìm hãm, áp bức dưới sự đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã sớm nhận thức được tình trạng lạc hậu của đất nước và những điều kiện thuận lợi mới của 1 quốc gia độc lập, đã biết cùng nhau vươn lên trong xây dựng kinh tế, vượt qua cảnh đói nghèo, tạo cơ sở cho các cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập của tổ quốc. Nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến trong các thế kỉ X – XV lấy nông nghiệp làm cơ sở đã diễn ra khá tốt đẹp. Nhân dân và giai cấp thống trị đồng lòng, hợp sức cùng nhau xây dựng và bảo vệ sản xuất, đưa đất nước phát triển nhưng đồng thời do tác động của quan hệ sản xuất phong kiến, ruộng đất dần tập trung trong tay giai cấp địa chủ. Chính quyền trung ương dần bị suy thoái khủng hoảng. Thời kỳ này các tôn giáo như Nho, Phật, Đạo giáo đều phát triển. Cuối thế kỉ XV, Phật giáo và Đạo giáo suy dần, Nho giáo phát triển ở thế kỉ XV. Đến thế kỉ XVI – XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện khôi phục vị trí của mình. Các lĩnh vực giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học đều phát triển. Có nhiều thành tựu với đặc điểm nổi bật là mang tính dân tộc đậm đà tình cảm yêu nước sâu sắc. Với niềm tự hào sâu sắc, ý thức về cội nguồn dân tộc, từ giai cấp thống trị cho đến nhân dân ta từ tầng lớp trên của xã hội cho đến nhân dân lao động đều cố gắng xây dựng và phát triển nên văn hóa dân tộc vừa có nguồn gốc từ thời Văn Lang – Âu Lạc vừa phản ánh sâu sắc những nét đẹp của thời đại mình. Có thể nói cho đến thế kỉ XV, nền văn hóa dân tộc đã được xác lập và phát triển, được giới sử học gọi chung là văn hóa Thăng Long. Năm 1802, nhà Nguyễn được thành lập. Trong nửa thế kỉ thống trị, trên một đất nước vừa trải qua nhiều biến động lớn, nhà Nguyễn ra sức củng cố quyền thống trị, phục hồi kinh tế, chấn chỉnh văn hóa. Tuy nhiên, trong điều kiện của giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam, với tư tưởng thủ cựu, nhà Nguyễn không tạo ra cở sở cho một bước phát triển mới. Đất nước trở lại thống nhất, tạm thời bình yên sưới sự thống trị của một nhà nước mới. Nhưng những thể chế của chế độ phong kiến vẫn được duy trì, không tạo điều kiện vượt qua khủng hoảng; cuộc sống của nhân dân ngày càng thêm khổ cực. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và nhân dân ngày càng trở nên gay gắt, gây nên hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống phong kiến kéo dài cho đến giữa thế kỉ XIX.
41
Là một giai đoạn trong toàn bộ tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, giai đoạn này cũng như các giai đoạn khác, đều có vai trò rất quan trọng. Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX là một khóa trình có nội dung tương đối hấp dẫn về giai đoạn quá độ, hình thành và xác lập chế độ phong kiến của một quốc gia độc lập. Nhà nước quân chủ được thành lập và từng bước phát triển đỉnh cao ở thế kỉ X – XV trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa,… trên một lãnh thổ thống nhất cũng như quá trình suy yếu khủng hoảng của mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến dẫn đến những cuộc đấu tranh nổi dậy của nhân dân và binh lính. Dựa vào vị trí và nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa lịch sử lớp 10 chương trình chuẩn, ta xác định được những nhiệm vụ cơ bản khi dạy Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX như sau: Về kiến thức: - Trình bày và phân tích được quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến Việt Nam - Trình bày được tính giai cấp trong xã hội và mối quan hệ gần gũi với nhân dân của nhà nước trong giai đoạn này. - Chứng minh được từ thế kỉ XV – XV nền kinh tế của Việt Nam đa dạng và toàn diện: Lấy nông nghiệp làm cơ sở, thủ công nghiệp đa dạng phong phú, thương nghiệp phát triển. - Nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. - Đánh giá được vai trò của các vị anh hùng dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. - Trình bày và phân tích được các thành tựu của nền văn hóa dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Về kĩ năng: - Rèn luyện khả năng tư duy lịch sử như phân tích, đánh giá, so sánh… để tìm hiểu bản chất, quy luật lịch sử.
42
- Phát triển kĩ năng ứng dụng bài học lịch sử vào cuộc sống, kĩ năng thực hành bộ môn, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng mô tả lịch sử bằng ngôn ngữ nói, viết… để hướng tới hình thành một số năng lực cơ bản cho học sinh. Về thái độ: - Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, bảo vệ sự thống nhất nước nhà, bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc, lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc ta, ý thức đoàn kết tương thân tương ái, ý thức phản kháng trước sự xâm lăng và thống trị của các thế lực bên ngoài. - Giáo dục lòng biết ơn đối với các thế hệ tổ tiên cha anh, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì nền độc lập của dân tộc. - Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc trong xây dựng kinh tế, thấy được những hạn chế của nền kinh tế phong kiến ngay trong giai đoạn phát triển đỉnh cao của nó để rút ra bài học kinh nghiệm trong tiến trình xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. - Bồi dưỡng niềm tự hào về văn hóa đa dạng của dân tộc, ý thức bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, ý thức phát huy năng lực sáng tạo trong văng hóa. Qua việc xác định các mục tiêu của việc giảng dạy giai đoạn lịch sử này, ta thấy, nếu chỉ dạy trong chương trình nội khóa thì không thể hoàn thành các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, một cách toàn diện. Chính vì thế để học sinh nắm bắt một cách sâu sắc nội dung chương trình và để việc học lịch sử đúng với ý nghĩa của môn học thì giáo viên có thể xây dựng các chủ đề học tập phù hợp với nội dung để góp phần nâng cao hiệu quả bài học và hoàn thành mục tiêu giáo dục của môn học. 2.2 Thiết kế chủ đề 2.2.1. Yêu cầu thiết kế chủ đề Thứ nhất: Lựa chọn chủ đề Đểlựa chọn xây dựng được một chủ đề trước hết giáo viên cần xác định được nội dung kiến thức cơ bản. Đó là“kiến thức không thể thiếu được, cần thiết cho sự hiểu biết của học sinh về một thời đại, một nước, về một nhân vật, một diễn biến
43
lịch sử cụ thể. Dạy học lịch sử theo chủ đề không chỉ hướng đến việc giúp học sinh ghi nhớ các sự kiện lịch sử riêng lẻ mà giáo viên cần hệ thống hóa, khái quát hóa, “cấu trúc hóa” nội dung kiến thức theo các chủ đề. Từ đó, phân phối thời gian hợp lí cho từng chủ đề cũng như lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp. Điều này giúp giải quyết được “mâu thuẫn” giữa lượng kiến thức của chương trình môn học với thời gian thực tế trên lớp. Khó khăn nằm ở việc xây dựng các chủ đề. Rất khó để biên soạn các chủ đề thống nhất và vì vậy, nó khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên. Tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh mà giáo viên tổ chức dạy học các chủ đề sao cho đạt được mục tiêu chất lượng và hiệu quả nhất. Vì vậy GV phải căn cứ vào nội dung kiến thức và các ứng dụng của chúng trong thực tiễn để xác định chủ đề sao cho phù hợp, thông qua đó thể hiện được nội dung tích hợp liên môn. Thứ hai: Nội dung trong chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề Nội dung kiến thức phải thuộc chương trình môn học được dạy học tích hợp trong chủ đề; nêu rõ yêu cầu cần đạt; tên bài (tiết), thời lượng phân phối chương trình hiện hành Thứ ba: Xác định mục tiêu của chủ đề Trong quá trình dạy học, mục tiêu được coi là cái đích mà người dạy và người học hướng tới. Mục tiêu sẽ quy định nội dung và là cơ sở lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Trên cơ sở mục tiêu của môn học, người giáo viên xác định mục tiêu của từng chủ đề. Mục tiêu của từng chủ đề định hướng trên các mặt: kiến thức cần đạt, kĩ năng được rèn luyện và thái độ cần hình thành sau khi hoàn thành từng chủ đề cụ thể. * Về kiến thức: Trình bày về nội dung kiến thức mà học sinh sẽ học được thông qua chủ đề * Về kĩ năng: Trình bày về những tác động của việc thực hiện các hoạt động học theo chủ đề đối với nhận thức, giá trị sống và định hướng hành vi của học sinh.
44
* Về thái độ: Trình bày về những tác động của việc thực hiện các hoạt động học theo chủ đề đối với nhận thức, giá trị sống và định hướng hành vi của học sinh. * Các năng lực chính hướng tới: Học sinh được học thông qua thực hành, sáng tạo và tạo ra sản phẩm học tập có ý nghĩa cho bản thân; có thể thiết kế, xây dựng, sáng tạo ra một sản phẩm học tập ý nghĩa cho bản thân hoặc thực hiện một việc nào đó. Các năng lực đọc, viết, tính toán, khoa học… được phát triển trong việc tạo ra sản phẩm học tập. Thứ tư: Lên phương án/ kế hoạch dạy học theo chủ đề Trình bày nội dung bài học trong chủ đề, phân tích thời lượng và thời điểm thực hiện chủ đề trong mối liên hệ phù hợp với chương trình dạy học các môn học liên quan, xác định tính khả thi của nó. Lên ý tưởng, đặt ra những câu hỏi của chủ đề nhằm giải quyết vấn đề nào đó để qua đó học sinh học được nội dung kiến thức liên môn và các kĩ năng tương ứng đã được tách ra từ chương trình các môn học nói trên, có thể là vấn đề theo nội dung dạy học hoặc vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn. Lựa chọn các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các chủ đề đã xây dựng góp phần phát huy tính tích cực của học sinh. Tiêu chí để đánh giá phương pháp dạy học tích cực là mức độ người học chủ động, sáng tạo tham gia vào hoạt động học tập thay cho việc thụ động tiếp nhận kiến thức từ người dạy như việc tiếp nhận kiến thức truyền thống. Do vậy, bản thân các phương pháp dạy học không bao giờ là thụ động, vấn đề chính là người dạy sử dụng phương pháp đó như thế nào. Các phương pháp dạy học cần được vận dụng mềm dẻo cho phù hợp với nội dung của chủ đề và hình thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả, tránh áp dụng một cách công thức, cứng nhắc. Với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập, giáo viên cũng cần tạo ra một môi trường học tập tích cực trong lớp học. Trong đó, học sinh không chỉ là người chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập mà còn biết giao tiếp, hợp tác với bạn học cùng hoàn thành nhiệm vụ;biết tự đánh giá kết quả học tập của mình và đánh giá bạn học.
45
Tự học là một khâu trong quá trình thống nhất của việc dạy học. Việc tự học của học sinh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có tự học dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo. Vì vậy, để đạt hiệu quả dạy học, vấn đề hướng dẫn học sinh tự học là rất cần thiết. Theo hình thức này, giáo viên cần định hướng cho học sinh nội dung học tập của một chủ đề nhất định, thiết kế nhiệm vụ phù hợp và hướng dẫn học sinh độc lập hoàn thành, cung cấp tài liệu tham khảo nếu cần thiết, kiểm tra đánh giá thường xuyên… Điều quan trọng hơn cả là hướng dẫn học sinh phương pháp học phù hợp. Mỗi người có một hệ thần kinh với những đặc điểm nổi trội riêng vì thế mỗi người sẽ có một phong cách học (hay kiểu học) riêng. Giáo viên cần quan tâm đến phong cách học để hướng dẫn học sinh phương pháp tự học hiệu quả nhất. + Mô tả rõ sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành về nội dung và hình thức thể hiện có thể là bài báo cáo, bài trình chiếu, tập tranh ảnh, video, mô hình,... Đặc biệt, các chủ đề trong dạy học lịch sử thường có nội dung tổng hợp, chuyên sâu và hướng đến mục tiêu nhận thức cao hơn so với các bài học thông thường nên việc hướng dẫn học sinh tự kiểm tra đánh giá cần có những công cụ hỗ trợ. Khi tổ chức các hoạt động học tập trên lớp hay giao nhiệm vụ để học sinh học sinh chuẩn bị ở nhà, giáo viên cần cung cấp các công cụ với các tiêu chí cụ thể nhằm định hướng cho học sinh trong việc tự đánh giá kết quả đạt được. Có như thế thì việc đánh giá mới đảm bảo được độ khách quan, chính xác và thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. 2.2.2. Đề xuất các chủ đề * Bảng tổng hợp những chủ đề lớn phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Tên chủ đề
Nội dung
Phương pháp sử sụng
Sự hình thành và phát Thế kỉ X mở đầu thời đại - Dạy học nêu vấn đề triển của nhà nước phong phong kiến độc lập của + Với nội dung này giáo kiến Việt Nam từ thế kỉ X dân tộc Việt Nam, nhà viên có thể nêu vấn đề để đến giữa thế kỉ XIX.
nước quân chủ được thành hướng dẫn học sinh tự lập và từng bước phát học, hoặc thảo luận tại lớp,
46
triển đến đỉnh cao ở thế kỉ chuẩn bị xêmina, tham XV trên một lãnh thổ quan, ngoại khóa, sinh thống nhất. Trong suốt hoạt câu lạc bộ… năm thế kỉ đầu xây dựng Giáo viên đưa ra tình nhà nước phong kiến độc huống có vấn đề phát huy lập, dân tộc ta đã bước được tính chủ đạo và chủ đầu xây dựng và phát triển động của thầy và trò. Kích hoàn
nhà
chỉnh
nước thích tư duy sáng tạo của
phong kiến qua các triều học sinh trên cơ sở hoạt đại: Đinh – Tiền Lê; Lý – động tư duy tích cực, tạo Trần – Hồ; Lê Sơ. Cuộc không khí sôi nổi trong khủng hoảng chính trị ở lớp nếu thu hút được sự đầu thế kỉ XVI đã làm sụp tham gia trao đổi giải đổ triều Lê sơ. Nhà Mạc quyết vấn đề của học sinh. ra đời chưa được bao lâu Cách triển khai: thì xảy ra cuộc chiến tranh - Tạo tình huống có vấn Trịnh
–
chính
quyền
Nguyễn. ở
Hai đề: Ngay sau khi giành Đàng được độc lập nước ta đã
Trong và Đàng Ngoài xây dựng phát triển mô được hình thành, tồn tại hình nhà nước quân chủ, cho đến cuối thế kỉ XVIII. trải qua những bước thăng Vào cuối thế kỉ XVIII, chế trầm của lịch sử liệu mô độ
phong
kiến
Đàng hình này là lựa chọn đúng
Ngoài cũng như Đàng đắn hay sai lầm, liệu Trong bước vào giai đoạn không lựa chọn mô hình khủng hoảng suy tàn. Một này nước ta có thể đi theo phong trào nông dân bùng con đường nào? lên rầm rộ, mở đầu từ Ấp - Hướng dẫn học sinh Tây Sơn (Bình Định) và tham khảo một số tài liệu
47
đã bước đầu hoàn thành - Chủ trì thảo luận: GV sự nghiệp thống nhất đất chia lớp thành hai nhóm nước. Nhà Tây Sơn được và tổ chức thảo luận về ý thành lập thi hành nhiều kiến đã nêu: Lựa chọn mô chính chính sách tiến bộ hình nhà nước phong kiến giúp ổn định lại tình hình quân chủ là lựa chọn hoàn đất nước sau thời gian dài toàn đúng đắn, phù hợp chiến tranh liên miên. Sau nhất trong giai đoạn bấy khi đánh bại nhà Tây Sơn, giờ. năm 1802 Nguyễn Ánh + Nhóm 1: Đồng ý với lên ngôi và lập ra nhà quan điểm trên. Nguyễn. Trong nửa thế kỉ + Nhóm 2: Không đồng ý. thống trị, trên một đất - Tổng kết, nhận xét, đánh nước vừa trải qua nhiều giá, rút kinh nghiệm. biến
động
lớn,
nhà
Nguyễn ra sức củng cố quyền thống trị, phục hồi kinh tế, chấn chỉnh văn hóa. Tuy nhiên, trong điều kiện của giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam, với tư tưởng thủ
cựu,
nhà
Nguyễn
không tạo ra được cơ sở cho một bước phát triển mới. Văn hóa Việt Nam từ thế Trong các thế kỉ X –XIX, Với chủ đề Văn hóa Đại kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
cùng với sự nghiệp chính Việt Căn cứ vào mục tiêu trị, quân sự và phát triển của chủ đề ý tưởng dự án
48
kinh tế, nhân dân Việt được thiết kế như sau: Nam đã từng bước xây Thiết
kế
dựng cho mình một nền chương
và
tổ
chức
trình
trò
chơi
văn hóa mang đậm bản truyền hình (Game show) sắc văn hóa dân tộc. Trải “Hành trình văn hóa” qua các triều đại Đinh – - Giáo viên chia nhóm học Lê – Lý – Hồ - Lê Sơ ở sinh và giao nhiệm vụ cho các thế kỉ X – XV công mỗi nhóm: cuộc xây dựng văn hóa - Nhóm 1: Thiết kế bài được tiến hành đều đặn trình
chiếu
trên
nhất quán. Đây cũng là PowerPoint thể hiện toàn giai đoạn hình thành nền bộ nội dung kịch bản của văn hóa Đại Việt hay còn chương trình “Hành trình goi là nền văn hóa Thăng văn hóa” gồm bốn phần Long.Văn hóa Việt Nam thi: Khám phá, hiểu biết, giai đoạn này đã đạt được gặp gỡ và chinh phục rất nhiều thành tựu trên nhằm tìm hiểu những nội nhiều lĩnh vực: Tôn giáo, dung kiến thức cơ bản về tư tưởng, giáo dục, văn văn hóa dân tộc cuối thế kỉ học, nghệ thuật, khoa học XIX đầu thế kỉ XX. kĩ thuật,... Những thành Nhóm 2: Thiết kế ấn phẩm tựu văn hóa đã đạt được, trên
Publisher,
Word
vừa là sản phẩm của sự quảng cáo giới thiệu mục nghiệp chung nói trên, vừa đích, nội dung, thời gian, đặtnền móng vững chắc thể lệ đăng kí tham gia lâu dài cho dân tộc. Ở thế chương trình, giấy mời kỉ XVI – XVIII văn hóa học sinh các lớp khác cùng Việt Nam có những điểm tham gia. mới, phản ánh thực trạng -
49
Trang
web
trên
của xã hội đương thời. Publisher: giới thiệu về Trong lúc Nho giáo suy thành tựu văn hóa dân tộc thoái thì Phật giáo, Đạo trong những năm cuối thế giáo có điều kiện mở rộng kỉ XIX, những chính sách mặc dù không được như và tác động của chính sách thời Lý – Trần. Bên cạnh về văn hóa của các triều đó xuất hiện một tôn giáo đại phong kiến; tạo diễn mới: Thiên Chúa giáo đàn trao đổi về các chủ đề (đạo Kitô). Văn hóa nghệ lịch sử, đóng góp ý kiến thuật chính thống sa sút, cho chương trình. mất đi những nét tích cực Cả ba sản phẩm trên được của thế kỉ mới, trong lúc thiết kế bằng phần mềm: đó hình thành phát triển Microsoft Office Power một trào lưu văn học – Point mà học sinh đã được nghệ thuật dân gian phong hướng dẫn cách sử dụng phú làm cho văn hóa trong môn Tin học. mang đậm màu sắc nhân - Giáo viên cung cấp tài dân. Khoa học kĩ thuật có liệu hỗ trợ (tên sách và số những chuyển biến mới.
trang cần đọc, tên trang web để học sinh tham khảo), chia nhóm, phân công công việc cụ thể cho học sinh, công bố thời gian thực hiện và hoàn thành dự án, công bố tiêu chí đánh giá các sản phẩm. Giáo viên cũng dự tính thời gian thực hiện dự án để không ảnh hưởng đến
50
lịch trình học tập chung, hướng dẫn các nhóm lập kế hoạch thực hiện dự án. Khi trình bày dự án trên lớp, giáo viên lưu ý học sinh tham gia trong vai trò là người dẫn chương trình và
người
chơi
trong
chương trình Game Show. Giờ học trên lớp được tổ chức theo hình thức mới, cuốn hút học sinh tham gia. Kinh tế - xã hội Việt Nam Với niềm tự hào chân Với chủ đề này giáo viên từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ chính và ý thức vươn lên, có thể sử dụng phương XIX.
từ thế kỉ X cho đến thế kỉ pháp thảo luận nhóm. XV, nhân dân Việt Nam - Để khuyến khích học đã cần cù lao động, xây sinh tham gia vào chủ đề dựng và phát triển một thảo luận ở trên, giáo viên nền kinh tế tự chủ, toàn nên vận dụng kĩ thuật triển diện. Ruộng đất ngày càng khai theo “Động não xoay mở rộng, thủ công nghiệp vòng”.Cách
thức
triển
ngày càng phát triển tạo khai như sau: điều kiện cho sự phát triển Bước 1, mỗi nhóm có một của thương nghiệp trong tờ giấy (Khổ A4 hoặc A0) nước cũng như giao lưu để ghi chủ đề thảo luận ở với thương nhân nước đầu trang. Giáo viên dành ngoài. Tuy nhiên, do sự thời gian cho các nhóm chi phối của những quan trao đổi và ghi ra càng
51
hệ sản xuất phong kiến, xã nhiều câu trả lời/ý tưởng hội ngày càng phân hóa. càng tốt. Bước sang thế kỉ XVI, đất Bước 2, các nhóm trao đổi nước có nhiều biến động tờ giấy cho nhau để bổ lớn. Tuy nhiên, do nhiều sung cho câu trả lời/ý điều kiện khác nhau nên tưởng. nền kinh tế tiếp tục phát Bước 3, dán các tờ giấy triển với những biểu hiện lên cho cả lớp cùng quan có ý nghĩa xã hội quan sát. trọng. Nông nghiệp sau Bước 4, giáo viên dẫn dắt một thời gian dài bị chiến thảo luận toàn lớp để các tranh tàn phá dến thế kỉ nhóm bổ sung/bình luận XVII đã dần dần ổm định câu trả lời hoặc giải thích trở lại. Ở Đàng Ngoài, ý tưởng. nhân dân tiếp tục khai Theo cách này, các nhóm hoang mở rộng diện tích học sinh có cơ hội đưa ra đất canh tác. Ở Đàng các ý kiến nhận xét, đánh Trong, các chúa Nguyễn giá khác nhau. khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang, nhanh chóng mở rộng ruộng đồng. Diện tích ruộng cả nước tăng nhanh chóng. Nhân dân hai miền ra sức tăng gia sản xuất, bồi dắp đê đập, nạo vét mương máng. Ngành thủ công nghiệp, các nghề cũ vẫn được duy trì và phát triển,
52
một số ngành mới xuất hiện. Số làng nghề tăng lên
ngày
càng
nhiều.
Thương nghiệp, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII nội thương phát triển mạnh chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi. Ngoại thương cũng phát triển nhanh chóng do sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới và chủ trương mở cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn.
Ngoại
thương
phát triển rầm rộ lên trong một thời gian nhưng đến thế kỉ XVIII thì suy tàn do chế độ thuế khóa phức tạp và chủ trương đóng cửa của nhà Nguyễn. Sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến vừa góp phần nâng cao đời sống nhân dân, củng cố nền độc lập dân tộc, vừa đẩy nhanh sự phân hóa xã hội. Từ thế kỉ XIV,do
nhiều
53
nguyên
nhân khác nhau mất mùa, đói kém xảy ra ngày càng nhiều, nên “nhân
dân
nhiều người
bán
phải
ruộng đất và con trai con gái làm nô tỳ”. Trong khi đó, vua quan, quý tộc ra sức chiếm ruộng đất, ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến đời sống nhân dân. Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân đã bùng lên, nhất là vào cuối thế kỉ XIV. Trong thời kì đất nước bị chia cắt, đời sống nhân dân khổ cực. Cuối thế kỉ XVIII đất nước trở lại thống nhất, tạm thời yên bình dưới sự thống trị của một nhà nước mới. Nhưng những thể chế cũ của chế độ phong kiến vẫn được duy trì, không tạo điều kiện vượt qua khủng hoảng. Cuộc sống của nhân dân ngày càng thêm cực khổ. Đặc biệt dưới thời nhà Nguyễn, nạn tham quan ô lại rất phổ
54
biến, ở nông thôn địa chủ, cường hào hoành hành ức hiếp nhân dân. Không những thế thiên tai mất mùa, đói kém lại thường xuyên xảy ra. Chính vì vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và nhân dân trở nên gay gắt, gây nên hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống phong kiến kéo dài cho đến giữa thế kỉ XIX. Những cuộc kháng chiến Trong những thế kỉ xây Trong phần Lịch sử Việt chống giặc ngoại xâm từ dựng đất nước, nhân dân Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ X đến giữa thế kỉ ta vẫn phải liên tục tiến thế kỉ XIX, quá trình đấu XIX.
hành
các
cuộc
kháng tranh chống giặc ngoại
chiến chống ngoại xâm. xâm gắn liền với rất nhiều Với lòng yêu nước nồng mốc thời gian gắn với các nàn, với tinh thần chiến sự kiện trong quá trình đấu đấu kiên cường, anh dũng, tranh chống giặc ngoại nhân dân Đại Việt đã làm xâm giáo viên có thể vận nên biết bao chiến thắng dụng phương pháp Graph huy hoàng, giữ vững nền để học sinh khái quát được độc lập dân tộc. Năm thế quá trình đó một cách kỉ đầu thời phong kiến ngắn gọn và có thể dễ cũng là năm thế kỉ liên tục dàng ghi nhớ quá trình đó. nhân dân cùng các vương -
Lựa
chọn
sử
dụng
triều Tiền Lê, Lý, Trần phương pháp Graph để hợp sức đồng lòng cầm vũ dạy học nhưng ngoài ra
55
khí chống lại những cuộc cần kết hợp sử dụng đồ xâm lược lớn của nhà dùng trực quan cho học Tống, nhà Nguyên bảo vệ sinh quan sát lược đồ, vững chắc nền độc lập dân tranh ảnh. Giáo viên có thể tộc. Đầu thế kỉ XV, cuộc chia nhóm để học sinh tìm kháng chiến của nhà Hồ hiểu quá trình xâm lược thất bại, quân Minh thiết theo từng cuộc kháng lập nền đô hộ. Không chiến. chấp nhận cảnh mất nước, - Khi bắt đầu học chủ đề, hàng loạt cuộc khởi nghĩa giáo viên cung cấp cho của nhân dân Đại Việt học sinh sơ đồ diễn biến bùng nổ ở miền xuôi và với phần giới thiệu chủ đề, miền núi, cuối cùng, hợp sau đó học sinh sẽ lần lượt nhất lại trong cuộc khởi hoàn thành từng mặt trận. nghĩa Lam Sơn, đánh bại - Kết thúc chủ đề học sinh quân đô hộ, giành lại độc sẽ có một sơ đồ hoàn thiện lập cho đất nước “mở nền về quá trình đấu tranh thái bình muôn thưở”. chống giặc ngoại xâm từ Nguy cơ ngoại xâm tạm thế kỉ X đến giữa thế kỉ lắng trong vài thế kỉ. XIX. Bước sang thế kỉ XVIII nước ta phải đương đầu với hai thế lực ngoại xâm là quân Xiêm và quân Thanh. Nhà Tây Sơn mà đứng đầu là Quang Trung – Nguyễn Huệ đã đứng lên đánh bại, góp phần giữ vững nền độc lập của Tổ
56
quốc. Công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta qua các thời kì lịch sử đã để lại biết bao kì tích anh hùng, rất đáng tự hào, biết bao truyền thống cao quý, tươi đẹp, mãi mãi khắc sâu vào lòng của những người Việt Nam yêu nước. * Xây dựng và thiết kế hoạt động dạy học một chủ đề cụ thể: Để xây dựng chủ đề thực nghiệm này, chúng tôi đã tiến hành theo đúng tuần tự các bước đã được nêu ra ở Chương 1: Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học Đối với vần đề cần giải quyết trong chủ đề này là vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới Căn cứ vào nội dung kiến thức, điều kiện thực tế của trường THPT Đông anh, và trình độ nhận thức của lớp 10A3 (cũng là một lớp chọn trong trường), chúng tôi lựa chọn mức độ: - GV nêu vấn đề, gợi ý cho HS tìm ra cách giải quyết vấn đề, HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần, GV và HS cùng đánh giá. Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học - Nội dung chủ đề được thiết kế từ 2 bài và một mục trong SGK Lịch sử lớp 10 là bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV, và bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII, mục 3. Tình hình văn hóa – giáo dục, bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX); các bài này được đặt gần nhau. Nội dung chủ đề này được thiết kế theo nội dung lĩnh vực, đó chính là lĩnh vực văn hóa.
57
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành, căn cứ vào trình độ nhận thức của lớp 10A3, lớp được đánh giá là một trong những lớp chọn của trường, chúng tôi xác định mục tiêu từ bậc một đó là trình bày được, cho đến mục tiêu bậc 2, bậc 3 đó là giải thích được, đánh giá được và liên hệ được. Thông qua các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh, mục tiêu kĩ năng cần đạt được đó là trèn luyện được các kĩ năng tư duy logic, kĩ năng thu thập, xử lí thông tin, phân tích, đánh giá. Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Điều này được mô tả chi tiết dưới giáo án thực nghiệm, mức độ yêu cầu đối với từng nhóm sau giờ học. Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề đã xây dựng. Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề thành các hoạt động học được tổ chức cho học sinh, giao nhiệm vụ cho học sinh và sản phẩm cần đạt có, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát. Chủ đề: Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX Lí do xây dựng chủ đề Thế kỉ X mở đầu thời đại phong kiến độc lập dân tộc, trải qua quá trình lâu dài đã xây dựng cho mình được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Đây là một nội dung quan trọng được đề cập ở nhiều khía cạnh trong chương trình lịch sử ở cấp THPT. Trong chương trình SGK cấp THPT hiện hành nội dung này được bố trí trong bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV; bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII và
58
mục 3. Tình hình văn hóa giáo dục bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX). Với một khối lượng kiến thức lớn và khá rộng, lại được bố trí rải rác trong các phần của nhiều bài khác nhau. Chính vì vậy học sinh khó có thể định hình, khái quát và xâu chuỗi được kiến thức. Việc thâu tóm những nội dung này thành một chủ đề để nhằm khắc phục những điểm trùng lặp về mặt kiến thức các môn học cũng như các nội dung, giữa các bài trong môn học, tạo điều kiện cho học sinh có cái nhìn khái quát, tổng thể nhất về những thành tựu văn hóa mà cha ông ta đã sáng tạo ra từ thế kỉ X đến giữa thể kỉ XIX. Việc dạy học theo chủ đề cũng phù hợp với định hướng của chương trình giáo dục hiện nay, tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, qua đó phát huy năng lực của học sinh. Thông qua học tập theo chủ đề, học sinh sẽ tái hiện được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của dân tộc thời phong kiến, từ đó biết trân trọng, tự hào, có ý thức phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại mới. Với chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ” có thể được tiến hành trong 2 đến 4 tiết học tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn để sắp xếp cho phù hợp B. Nội dung chủ đề 1. Về tư tưởng, tôn giáo Chủ đề: Những bước thăng trầm của các loại hình tư tưởng, tôn giáo từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX Nho giáo Thế kỉ X – XV
Phật giáo và Đạo giáo Thế kỉ X –XV
Thiên chúa giáo Từ thế kỉ XVI – XVII
- Bắt đầu xâm nhập vào - Là giai đoạn cực thịnh - Nhiều giáo sĩ đạo Thiên xã hội Đại Việt, dần dần của Phật giáo, các vua Chúa phương Tây theo tạo lập vị thế trong hệ sùng Phật giáo, sư sãi các thuyền buôn nước thống chính trị xã hội Việt được phong chức tước cao ngoài Nam- Thời Lý Trần vẫn trong triều đình
59
vào
truyền đạo
Việt
Nam
đề cao phật giáo, dần dần Thế kỉ XV: Phật giáo bị - Du nhập muộn nhưng quan tâm Nho giáo - Thời đẩy vào dân gian, đẩy ra phát triển mở rộng rất Lê sơ, Nho giáo được khỏi cung đình, phổ biến nhanh chính thức nâng lên địa vị rộng rãi trong quần chúng - Nhiều nhà thờ Thiên độc tôn, tác động ngược nhân dân
Chúa giáo mọc lên ở
lại giáo dục khoa cử, thúc
nhiều nơi
đẩy giáo dục khoa cử
- Đạo Thiên Chúa trở
Nho học.
Thế kỉ XVI – XVIII
Thế kỉ XVI – XVIII
- Phật giáo dần dần phục truyền trong cả nước.
thành một tôn giáo lan
Gắn liền với sự sa sút của hồi địa vị của mình, rất chính quyền trung ương, nhiều vị chúa tôn sùng với chiến tranh phong đạo
phật:
(Chúa
Tiên
kiến và chia cắt, đất nước, Nguyễn Hoàng...) Nho giáo nói chung rơi vào tình trạng suy đồi, nội dung sáo rỗng, lí lẽ khuôn sáo. - Sự hình thành của nền kinh thế hàng hóa, vai trò; Nửa đầu thế kỉ XIX sự chi phối của thế lực - Nhà Nguyễn chủ trương Nửa đầu thế kỉ XIX đồng tiền trong các mối độc tôn Nho giáo, tuy Lúc đầu nhà Nguyễn thi quan hệ xã hội.
nhiên Phật giáo cũng được hành chính sách mềm dẻo quan tâm, tư tưởng “ phục đối với đạo thiên chúa,
Nửa đầu thế kỉ XIX
cổ”, Vua quan bỏ tiền chu nhưng sau đó hạn chế hoạt
- Cùng với sự suy vong cấp trùng tu tôn tạo các động của loại hình tôn khủng hoảng của chế độ công trình Phật giáo.
giáo này, cuối cùng là thi
phong kiến trên toàn cầu; Đạo giáo chia làm 2 xu hành chính sách cấm đạo, nhà
nước
quân
chủ hướng:
giết đạo.
chuyên chế Việt Nam - Đạo thần tiên: luyện đan,
60
cũng suy yếu kéo theo sự tu tiên… suy yếu hệ tư tưởng Nho - Đạo phù thủy: nặng bùa chú, mê tín…
giáo
- Nhà Nguyễn ra sức đề Những bước thăng trầm cao tạo sức ép, gắng của Đạo giáo tương đối gượng để vực lại địa vị giống với Phật giáo, tuy của Nho giáo, tìm cách nhiên Đạo giáo chỉ phổ bài ngoại, coi Nho giáo biến chủ yếu trong đời như là liều thuốc kháng sống của nhân dân sinh để đề kháng lại tác động,
ảnh hưởng bên
ngoài tuy nhiên đều bất lực. 2. Thành tựu thành văn a, Văn học * Từ thế kỉ X – XV: - Nở rộ dòng văn học Phật giáo, các sáng tác chủa yếu của tầng lớp trên của xã hội và viết bằng chữ Hán. - Nội dung: Mang nhiều chất men của chủ nghĩa dân tộc, văn học yêu nước, say sưa ca ngợi những chiến thắng vang dội, niềm tự hào về một dân tộc đã thoát khỏi 1000 năm bắc thuộc, liên tục đánh thắng những kẻ thù mạnh. * Thế kỉ XV - Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm bước đầu được hoàn thiện (từ thời Trần), những tác phẩm văn học chủ yếu xoáy sâu nội dung chiến thắng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. * Từ thế kỉ XVI – XVIII
61
- Văn học có sự chia tách thành hai dòng văn học, văn học cung đình và văn học dân gian. - Văn học chữ Nôm bắt đầu lên ngôi, dòng văn học dân gian nở rộ, chủ đề về đời sống dân gian, tâm tư tình cảm của quần chúng nhân dân, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa. * Nửa đầu thế kỉ XIX - Văn học thời kì này là sự kết tinh chiều dài lịch sử, có sự phát triển theo chiều sâu về cấu trúc cũng như chất lượng. - Những sáng tác văn học dân gian hay cung đình đều nở rộ, gắn liền với tên tuổi các vị vua, các tác giả thuộc tầng lớp quý tộc như: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Tùng Thiện Vương, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát… Tầng lớp quý tộc quan lại trở thành nguồn sáng tác chủ đạo. - Lần đầu tiên trên văn đàn Việt Nam xuất hiện những nữ thi sĩ như: Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm… b. Sử học, địa lý * Từ thế kỉ X – XV - Sử học: hạn chế về số lượng, địa lí hầu như không còn tồn tại, nguyên nhân là do chiến tranh, đô hộ. * Từ thế kỉ XVI – XVIII - Sử địa bắt đầu có những thành tựu lớn, gắn với sự ra đời của các bộ biên soạn Lịch sử, với tác phẩm tiêu biểu Đại Việt Sử Kí Toàn Thư của Ngô Sỹ Liên; các nhà sử học nổi tiếng nhà Lê biên soạn những bộ quốc sử dân tộc. Nửa đầu thế kỉ XIX - Thời kì này sử học, địa lý có nhiều thành tựu lớn nổi bật, xuất hiện nhiều bộ khảo cứu lịch sử địa lí của cả triều đình và tư nhân. - Nếu như trước đây việc ghi chép, biên soạn Lịch sử trực thuộc bộ lễ, thì thời kì này Quốc sử quán đã được thành lập, cơ quan biên soạn lịch sử, đơn vị độc lập, có con dấu riêng, kho lưu trữ riêng, được cấp thẩm quyền biên soạn Lịch sử.
62
- Các vị vua quan tâm đến việc biên soạn Lịch sử, đưa ra các chỉ dụ tập hợp tư liệu trong nhân dân, định ra lệ thưởng phạt đối với quan lại ở Quốc sử quán. 3. Nghệ thuật a. Nghệ thuật diễn xướng * Thế kỉ X – XV - Có sự hòa hợp giữa diễn xướng dân gian và diễn xướng cung đình, các loại hình diễn xướng gắn bó mật thiết với đời sống kinh tế nông nghiệp, với cư dân trên các dòng sông lớn: song Hồng, sông Cả, sông Mã… - Vua, quan lại, quý tộc, và nhân dân đều thưởng thức chung một loại hình diễn xướng. Vua cùng ngồi xem múa rồi nước với nhân dân, khoảng cách xã hội giữa quý tộc và bình dân chưa lớn. * Từ thế kỉ XV – XVIII - Thời kì này đã có sự tách rời, phân lập giữa diễn xướng dân gian và diễn xướng cung đình: tầng lớp trên thưởng thức loại hình nghệ thuật bác học, tầng lớp dưới thưởng thức loại hình nghệ thuật dân gian. * Từ thế kỉ XVI – XVIII - Yếu tố dân gian có cơ hội trỗi dậy, hình thành thành một trào lưu sáng tác dân gian, loại hình diễn xướng sân khấu được phục hồi, văn hóa truyền thống chèo, tuồng, chầu văn, ví, dặm, hát xoan… - Sự khắc nghiệt của chiến tranh, chia cắt, cuộc sống cơ cực, những loại hình nghệ thuật dân gian này được xem như một liều thuốc hữu dụng để xoa dịu về mặt tinh thần cho đông đảo quần chúng nhân dân. * Nửa đầu thế kỉ XIX - Diễn xướng dân gian đạt được những thành tựu đa dạng và có chiều sâu, bổ sung thêm những loại hình mới như: Kara bộ, đờn ca tài tử, hát bả chạo, hát bài chòi… - Nội dung diễn xướng được mở rộng hơn, chủ đề mới, đoạn khúc mới, khúc hát mới…
63
b. Nghệ thuật tạo hình Từ thế kỉ X – XV - Bắt đầu xuất hiện những thành tựu kiến trúc lớn đầu tiên của người Việt, thể hiện tính chất phật giáo cao độ, được thể hiện rõ nét qua các công trình kiến trúc các chùa: Báo An, Trấn Quốc, Diên Hựu, Phật Tích… - An Nam tứ đại khí là đỉnh cao của chế tác kim khí lớn nhất, rực rỡ nhất của 5 thế kỉ độc lập, bao gồm: Chuông Quy Điền, Vạc Phổ Minh, Tháp Báo Thiên, Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm - Những trang trí ở cung điện, chùa: mạng đậm dấu ấn phật giáo như biểu tượng lá đề, hoa sen, hình tượng rồng… * Từ thế kỉ XV – XVIII - Thời kì này, những tạo hình trên các công trình kiến trúc chủ yếu có nội dung về đời sống dân gian, một số gắn với các cơ sở phật giáo (18 vị La Hán chùa Tây Phương), trên các chuông chùa, tượng chùa… - Nội dung thể hiện trên các tranh vẽ, bản khắc, đều xoay quanh đời sống tâm tư tình cảm, vật chất của quần chúng. Kĩ thuật chế tác tranh bản khắc đạt được thành tựu mới tiêu biểu cho nghệ thuật hội họa và điêu khắc Việt Nam (Tranh Đông Hồ), đề tài tranh Đông Hồ gần gũi phản ánh về tình yêu đôi lứa, hoạt động lễ hội ở địa phương: Đám cưới chuột, đánh ghen, đấu vật… * Nửa đầu thế kỉ XIX - Thành tựu thời kì này chủ yếu tiếp nối thế kỉ XVI – XVIII, qua việc trùng tu tôn tạo các công trình kiến trúc của thế kỉ trước. - Có du nhập một số yếu tố từ kĩ thuật phương Tây - Nét nổi bật nhất về nghệ thuật tạo hình thời kì này được thể hiện qua hệ thống các cung điện, lăng tẩm, phủ đệ… Như vậy chúng ta có thể thấy: Thế kỉ X – XV là thời kì gắn liền với sự hình thành, nảy nở của nền văn hóa dân tộc, những bước đi chập chững nhằm tạo dựng những thành tựu đầu tiên. Đến thế kỉ XV – XVI thời kì Nho giáo bước đầu thống trị xã hội, văn hóa Việt Nam bắt
64
đầu bước vào nền văn minh Đông Á. Thế kỉ XVI – XVIII thời kì hình thành bức tranh sáng tối song hành; tối: về chính trị chiến tranh chia cắt, loạn lạc tang thương, sáng: Nền kinh tế thương nghiệp, nền văn hóa truyền thống được phục hồi, sáng tác dân gian có điều kiện nở rộ đối lập với khung cảnh đất nước. Nửa đầu thế kỉ XIX là thời kì kế thừa, phát huy đưa văn hóa dân tộc phát triển lên đến đỉnh cao mới. C. GIÁO ÁN CHI TIẾT Mục tiêu bài học Sau khi học xong chủ đề này, học sinh: a) Kiến thức: - Trình bày được những thành tựu điển hình của văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. - Lí giải được sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển của nền văn hóa dân tộc với các nền văn hóa khác. - Đánh giá được giá trị của những thành tựu văn hóa từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. - Liên hệ được văn hóa địa phương với nền văn hóa dân tộc. b) Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tư duy logic; xâu chuỗi các sự kiện, các vấn đề lịch sử. - Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin. - Kĩ năng thuyết trình. - Kĩ năng phân tích, đánh giá. c) Thái độ: - Giáo dục truyền thống yêu nước; ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. - Biết kết hợp văn hóa truyền thống với hiện đại. Định hướng hình thành năng lực: Tự học; Phát hiện và giải quyết vấn đề; Giao tiếp, hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ NỘI DUNG CỐT LÕI CỦA CHỦ ĐỀ Cùng với công cuộc xây dựng nhà nước phong kiến độc lập, phát triển kinh tế và chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân ta không ngừng
65
vươn lên sáng tạo và phát triển nền văn hóa dân tộc, tạo nên một nền văn hóa với nhiều thành tựu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu từ thế kỉ X đến giữa thế kỷ XIX về văn hóa tư tưởng, tôn giáo, văn học, giáo dục, nghệ thuật và khoa học kĩ thuật. I. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 chương trình chuẩn. - Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 10 THPT, NXB Đại học sư phạm (trang 197 – trang 254). - Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 1, NXB giáo dục. - Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Tiến trình Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Chia nhóm học sinh và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. 2. Chuẩn bị của học sinh - Tìm tài liệu và hoàn thành nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của thầy cô. III. Tiến trình dạy học (2tiết) Hoạt động 1: Khởi Động - Giới thiệu chủ đề, tìm hiểu về văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. - Bước 1: GV hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Đi tìm ẩn số”, kết hợp phát phiếu học tập (Vận dụng kĩ thuật “KWLH”). + GV thiết kế 6 ô số bí mật, đằng sau 6 ô số đó là 6 câu hỏi về những thành tựu, nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX trên hầu hết các lĩnh vực như: Văn học, kiến trúc, giáo dục, tôn giáo, nghệ thuật tạo hình… + HS lần lượt chọn các ô số và trả lời các câu hỏi ẩn sau các ô số đó, khi đả lời được câu hỏi mảnh ghép đáp án sẽ hiện ra, và khi giải mã được tất cả các mảnh ghép chủ đề bài học sẽ xuất hiện.
66
BẢNG HỎI THEO KĨ THUẬT DẠY HỌC “KWLH” Họ và tên học sinh:………………… ……………...Lớp: ………………… Câu hỏi: 1. Em đã biết gì về chủ đề này? (Học sinh điền vào cột K) 2. Em mong muốn được tìm hiểu những nội dung gì liên quan đến chủ đề này? (Học sinh điền vào cột W) 3. Em đã học thêm được những gì sau khi học xong chủ đề/bài học này? (Học sinh điền vào cột L) 4. Em có thể vận dụng vào thực tiễn những kiến thức nào và vận dụng như thế nào? (Học sinh điền vào cột H) K …………………...
W
L
H
.…….……………... …………………… ………………….
…………………… ……………………
…………………… ………………….
…………………… ……………………
…………………… ………………….
…………………… ……………………
…………………… ………………….
…………………… ……………………
…………………… …………………..
…………………… ……………………
…………………… …………………..
- Bước 2: Ẩn số của chương trình cũng là tên của chủ đề, sau khi tìm được ẩn số học sinh trao đổi, thảo luận với bạn và hoàn thiện vào phiếu học tập. - Bước 3: Thu thập thông tin phản hồi trên cột K và W, GV vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, giải mã tư liệu để hướng dẫn học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung của chủ đề. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 1. Tìm hiểu những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng Bước 1: Đặt vấn đề: GV nêu nhiệm vụ học tập cần giải quyết là tìm hiểu những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
67
Bước 2: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS giải quyết vấn đề Đọc thông tin dưới đây, trao đổi và thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ: HS nhóm 1+ nhóm 2: Vẽ sơ tư duy thể hiện quá trình du nhập, những bước thăng trầm của các loại hình tư tưởng tôn giáo từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. HS nhóm 3: Giải thích sự thay đổi địa vị của các loại hình tư tưởng tôn giáo này có mối liên hệ như thế nào đối với chính sách của các triều đại Lý – Trần – Lê sơ – Nguyễn. HS nhóm 4: Tại sao Thiên Chúa giáo khi mới được truyền vào nước ta lại được đông đảo quần chúng nhân dân tiếp nhận? Việc nhà Nguyễn đề cao Nho giáo, cấm truyền đạo Thiên Chúa phản ánh điều gì? THÔNG TIN HỖ TRỢ HỌC SINH Tư liệu 1: Mục B.1 Tư liệu 2: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tôn miếu chưa dựng, xã tắc chưa lập mà đã dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức, lại sửa chùa quán ở các lộ, cấp độ diệp cho hơn 1000 người ở kinh sư làm tăng…” [Đại Việt Sử kí toàn thư (Bản dịch), Nxb Khoa học xã hội, Tập 1, 2004, Tr191] Tư liệu 3: Vua Minh Mệnh bảo với quan cận thần: “Nhà Phật dùng thần đạo để dạy đời. Đạo Khổng chỉ dạy luân thường là môn dùng hằng ngày, song tóm lại chung quy đều dạy người ta làm điều thiện mà thôi. Đối với đạo Phật dạy người ta bằng thuyết họa phúc, báo ứng, ta không nên nhất khoát cho là dị đoan. Một việc khuyên người làm việc thiện của nhà Phật dẫu thánh nhân sống lại cũng không thể đổi bỏ đi được”. [Hòa thượng thí văn – Minh Mệnh triều ngự vấn, Thư viện Quốc gia Hà Nội, kí hiệu R.104, trích từ Đỗ Bang – Nguyễn Minh Tường, chân dung các vua triều Nguyễn, Tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1996, tr.156] Tư liệu 4: Lời của giám mục Panluy nói: “Truyền giáo là một công cuộc vĩ đại làm cho kẻ man rợn trở lại đạo Thiên chúa, củng cố việc buôn bán, phát triển giáo hội và làm giàu cho nước Pháp” [Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Nxb KHXH, Hà Nội, 1966, Tập XIX, tr.224]
68
Tư liệu 5: “Khoảng năm Cảnh Trị (1663 – 1671) và Chính Hòa (1680 – 1704), triều đình đã nhiều lần ra lệnh cấm rõ ràng, nhưng vì lòng dân bị che lấp đã lâu, rút cuộc không thay đổi được. Đến nay lại bàn cấm đoán nghiêm ngặt hơn, nhưng cũng không thể nào ngăn cấm được” [Khâm địnhViệt sử thông giám cương mục, tr.889] Tư liệu 6: “Tháng 3, mùa xuân. Lại hạ lệnh cấm tả đạo Gia Tô. Triều đình đã nhiều lần ra điều lệnh cấm tả đạo Gia Tô, nhưng quan và dân sở tại tham của đút lót của họ, che dấu lẫn nhau, nên đạo ấy lan ra làm người ta mê hoặc mỗi ngày một sâu rộng. Vì thế, triều định lệ ngăn cấm: người nào biết có người theo đạo Gia Tô được phép tố cáo; người theo đạo ấy sẽ phải cắt tóc trên đỉnh đầu, thích vào mặt bốn chữ “học Hoa lang đạo” và phát 100 quan tiền để thưởng cho người tố cáo. Nhưng cũng không sao ngăn cấm được” [Đại Việt Sử kí toàn thư (Bản dịch), Nxb Khoa học xã hội, Tập 1, 2004,tr771 – 772] Bước 3: HS nhận nhóm, nhận nhiệm vụ, lên kế hoạch giải quyết vấn đề Bước 4: HS thực hiện nhiệm vụ, đọc tư liệu trao đổi thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ Bước 5: Kết luận, GV cho HS các nhóm nhận xét chéo và tổng kết, chốt ý. 2. Khám phá những thành tựu về văn học - Bước 1: + GV chia lớp thành 2 nhóm + Các nhóm cùng nhau thảo luận và hoàn thành chung một yêu cầu, nhóm nào nhanh hơn, đưa ra được nhiều đáp án chính xác nhất sẽ được cộng điểm. + GV phát phiếu học tập và tư liệu hỗ trợ cho học sinh và phân công nhiệm vụ hai nhóm qua phiếu học tập và hướng dẫn cách tiến hành nhiệm vụ trong nhóm: Mỗi thành viên trong nhóm phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ giấy nhớ và dán ở xung quanh bảng bảng (theo phiếu học tập) như một triển lãm tranh. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cả nhóm trao đổi thảo luận để tìm ra ý kiến chung.
69
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM Nhiệm vụ: Sử dụng các thông tin hỗ trợ để hoàn thành nhiệm vụ được giao: Nhiệm vụ 1: 1. Nhóm 1: Liệt kê các tác phẩm văn học chữ Hán từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, sau đó lựa chọn thiết kế 3 câu hỏi về các tác phẩm đã tìm được và yêu cầu nhóm 2 trả lời. 2. Nhóm 2: Liệt kê các tác phẩm văn học chữ Nôm từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX sau đó lựa chọn thiết kế 3 câu hỏi về các tác phẩm đã tìm được và yêu cầu nhóm 1 trả lời. Ví dụ: Đây là 1 tác phẩm được viết bằng thể văn cổ với nội ca ngợi 1 dòng sông lịch sử gắn liền với những chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong sự nghiệp chống xâm lăng Nhiệm vụ 2: Nhiệm vụ chung của cả hai nhóm 2. Các tác phẩm văn học thế kỉ X – XV và thế kỉ XVI – XIX khác nhau thế nào trên các lĩnh vực: Thể loại, tác giả và nội dung? (1) Viết ý kiến cá nhân
(2) Viết ý kiến cá nhân
Ý KIẾN CHUNG CỦA CẢ NHÓM (4) Viết ý kiến cá nhân
(3) Viết ý kiến cá nhân
- Bước 2: Cá nhân học sinh sẽ làm việc độc lập viết ý kiến vào phần giấy của mình. - Bước 3: HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến chung rồi viết vào phần chính giữa, nội dung câu hỏi sẽ được ghi vào mẩu giấy khác. - Bước 4: HS lần lượt cử đại diên lên đặt câu hỏi cho nhóm bạn và trình bày sản phẩm, nhóm bạn nhận xét, góp ý, bổ sung. Cuối cùng giáo viên tổng kết và chốt ý bằng bảng sau:
70
Giai đoạn Thế kỉ X – XV
Tác phẩn tiêu biểu
Thể loại
Tác giả, nội dung
- Nam quốc sơn hà
- Thơ Đường
- Tác giả: Các sáng
- Hịch tướng sĩ
- Hịch
tác chủ yếu của
- Bình Ngô đại cáo
- Cáo
tầng lớp trên của
- Phú sông Bạch Đằng
- Phú
xã hội và viết bằng chữ Hán. - Nội dung: Mang nhiều chất men của chủ nghĩa dân tộc, văn học yêu nước, say sưa ca ngợi những chiến thắng vang dội, niềm tự hào về một dân tộc liên tục đánh bại những
kẻ
thù
mạnh. Thế kỉ
- Chinh phụ ngâm
thất lục bát
- Văn học có sự
- Truyền kì mạn lục
- Văn xuôi
chia tách thành hai
- Truyện Kiều
- Thơ lục bát
dòng văn học, văn
- Thơ Hồ Xuân Hương
- Thơ lục bát
học cung đình và
XVI XIX
- Lục bát và song - Tác giả: Thi sĩ
văn học dân gian - Nội dung: Phản ảnh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, chủ đề về đời sống dân gian, tình yêu
71
quê
hương
đất
nước, tình yêu đôi lứa Nửa đầu thế kỉ XIX lần đầu tiên trên văn đàn Việt Nam
cuất
hiện
những nữ thi sĩ. THÔNG TIN HỖ TRỢ NHIỆM VỤ Tư liệu 1: Mục 2.a * Kết thúc tuần 1: Giáo viên dặn dò HS và đưa ra nhiệm vụ cho tuần tiếp theo Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ, yêu cầu sản phẩm cho từng nhóm và tiêu chí đánh giá. Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tư duy khái quát về tình hình giáo dục Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX theo các nội dung: thời gian hình thành, chính sách về giáo dục, tác dụng của giáo dục trong đời sống xã hội. Nhóm 2: Viết kịch bản chi tiết, sau đó đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho một đoàn du khách khi đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Nhóm 3: Sáng tác một bài thơ hoặc một bài vè liệt kê được những công trình nghệ thuật, kiến trúc, khoa học kĩ thuật tiêu biểu thời kì này. Nhóm 4: Lựa chọn một thành tựu về khoa học kĩ thuật mà nhóm cho rằng nó có ý nghĩa cho đến ngày nay, và hãy chứng minh điều đó. Bước 2: HS nhận nhóm nhận nhiệm vụ của mình, bầu nhóm trưởng, thư kí, phân công nhiệm vụ. Bước 3: GV phát phiếu đánh giá sản phẩm dự án cho các nhóm và phiếu tự đánh giá của cá nhân trong nhóm. Bước 4: Hướng dẫn các nhóm giải quyết, triển khai nhiệm vụ được giao.
72
Tuần 2: 3. Tìm hiểu những thành tựu về giáo dục, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật Bước 1: GV yêu cầu các nhóm lấy phiếu đánh giá sản phẩm đã được phát để theo dõi quá trình các nhóm báo cáo sản phẩm để đánh giá, nhận xét. Bước 2: GV yêu cầu các nhóm lần lượt lên báo cáo sản phẩm đã chuẩn bị của nhóm mình. Mỗi nhóm có tổng thời gian báo cáo và trả lời phản biện là 10 phút. Bước 3: GV yêu cầu học sinh sử dụng kĩ thuật 321 để nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm (03 lời khen cho nhóm bạn, 02 lời góp ý – chưa hài lòng và 01 câu hỏi yêu cầu làm rõ, giải đáp thắc mắc liên quan đến sản phẩm). Lưu ý: Bám sát vào các tiêu chí đã đưa ra trong “phiếu đánh giá sản phẩm”. Các lời khen, góp ý và câu hỏi của các nhóm nhận xét, đánh giá, không được trùng nhau. THÔNG TIN HỖ TRỢ HỌC SINH Thông tin 1: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. (Thân Nhân Trung, Theo Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam,1014)
Hình ảnh câu nói nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung” được đặt ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Nguồn Google.com)
73
Thông tin 2: “Tháng 8, mùa thu. Định phép học võ và thi võ.Lúc ấy, nhân thái bình đã lâu, việc binh bị có phần biếng nhác. Triều đình bèn sắp xếp nơi học tập việc võ, đặt chức giáo thụ để dạy bảo. Con cháu công thần và con cháu bầy tôi đều cho vào nhà võ học, để học tập chiến lược trong Võ Kinh và các môn võ nghệ. Hàng tháng thi tiểu tập, bốn tháng trọng, thi đại tập; mùa xuân mùa thu tập môn võ nghệ, mùa đông, mùa hạ giảng bànVõ Kinh. Viên giáo thụ đề cử người nào trúng tuyển sẽ được bổ dụng. Lại chuẩn định 3 năm một lần thi võ, phàm dân đinh ai có tài trí hơn ngƣời cũng đƣợc dự thi. Phép thi: trước hết hỏi sơ lược về đại nghĩa trong sách Tôn tử, người nào thông hiểu nghĩa sách sẽ được vào thi khảo về võ nghệ: 1. Cưỡi ngựa múa đâu mâu; 2. Đấu kiếm, lân khiên; 3. Múa siêu đao; kỳ trót thi về phương pháp mưu mẹo việc binh. Ai trúng cách sẽ được dẫn vào sân phủ chúa thi phúc hạch, rồi tùy tài cao thấp theo thứ tự bổ dụng. Định rõ quy chế việc học và phép thi khảo Trường Quốc học: dùng tế tửu và tu nghiệp giữ chức quan giảng dạy. Con cháu các công thần văn, võ đều đƣợc vào học cùng với các học trò khác. Mỗi tháng có một kỳ tiểu tập, thi khảo học trò đã đƣợc vào học, việc này do giáo thụ và học chính quản lĩnh; bốn tháng trọng có một kỳ đại tập, thi khảo có học sinh và hương cống, việc này do viên quan ở QuốcTử giám chịu trách nhiệm. Người nào thi bốn kỳ đều trúng tuyển, thì viên quan ở Quốc Tử giám đứng bảo cử, bộ Lại sẽ theo thứ tự cất nhắc bổ dụng. Trường hương học: Viên hiệu quan chuyên giữ việc dạy bảo sinh đồ và đồng sinh có tài trí trong phủ mình. Mỗi năm, hai kỳ thi khảo. Người nào trúng 8 kỳ thi khảo, nếu người ấy là sinh đồ sẽ được miễn các kỳ thi khảo hằng năm, nếu là đồng sinh sẽ được đi thi hương: huyện lớn 200 người, huyện vừa 150 người, huyện nhỏ 100 người, trước hết do viên huyện phúc khảo, chọn lấy người trội nhất gọi là "toát vưu", sau do viên phủ và hai ty Thừa chính Hiến sát phúc khảo lại để định từng hạng: ngƣời nào nghĩa lý về văn bài có phần trội hơn gọi là hạng "sảo thông", người nào có phần kém một chút gọi là hạng "thứ thông". Sau khi đã chia từng hạng rồi, nếu có người nào chưa vừa ý, được phép tự mình khiếu tố so sánh,
74
để ấn định người hơn, người kém”. [Đại Việt sử kí toàn thư, Ngô Sĩ Liên, NXB Thời đại, tr 784] Thông tin 3: Trong các thế kỉ X đến thế kỉ XV, nghệ thuật kiến trúc phát triển. Nhiều chùa, tháp, kinh thành được xây dựng như : chùa Một cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, kinh đô Thăng Long, thành nhà Hồ, tháp Chăm….Nghệ thuật điêu khắc cũng đạt những thành tựu đặc sắc như : rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bệ chân cột hình hoa sen nở, các bức phù điêu vẽ các cô tiên, vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn…Nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo ngày càng phát triển. Múa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc xuất hiện thời Lý và ngày càng phát triển trong nhân dân. Âm nhạc, ca múa trong các ngày lễ hội dân gian khá phổ biến. Đến các thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển. Nhiều ngôi chùa mới được xây dựng như chùa Thiên Mụ-Huế, nhiều tượng Phật được làm ở các chùa. Nghệ thuật dân gian, đặc biệt là nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nhiều phường tuồng, chèo ở các làng hoạt động sôi nổi. Nhiều công trình khoa học trên các lĩnh vực sử học, địa lí, y học, triết học…xuất hiện.
Tháp Chăm Ninh Thuận
Thành nhà Hồ Thông tin 4:
Khoa học – kĩ thuật Việt Nam trong các thế kỉ X – XV nhiều công trình khoa học ra đời như: Lịch sử có Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu thời Trần, Lam Sơn thục lục, Đại Việt sử kí toàn thư…thời Lê sơ. Địa lí có Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Hồng
75
Đức bản đồ của Lê Thánh Tông…Quân sự có tác phẩm Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn. Hồ Nguyên Trừng thời Hồ đã chế tạo súng thần cơ và đóng thuyền chiến có lầu. Thành nhà Hồ là một thành tựu kĩ thuật và văn hóa quan trọng và năm 2011 được Unesco công nhận là di sản văn hóa của thế giới.Toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của VũHữu…Đến các thế kỉ XVI-XIX : Kĩ thuật đúc súng theo kiểu phương Tây, đóng thuyền, xây thành lũy được hình thành và phát triển, nghề làm đồng hồ ra đời. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố GÓC ĐỐ VUI
Câu 1: Kể tên ba loại trái cây không thể thiếu của các gia đình người Việt trong dịp tết nói lên ước mong khiêm nhường, không cầu kì cao sang của mỗi người. Câu 2: Đây là một hoạt động truyền thống mang lại sự may mắn của 2 con vật truyền thuyết biểu tượng của mùa xuân do các các diễn viên điều khiển. Câu 3: Đây là một phong tục có từ lâu đời, được chính chủ nhân của nó xem là một sự trang điểm cao quý. Mọi người tất cả nam cũng như nữ, người quyền quý cũng như kẻ nghèo hèn, đều nhất loạt phải làm điều này. Họ nói rằng nếu không sẽ giống như giống vật thô lỗ và thật là một sự sỉ nhục lớn nếu bị coi giống như voi và chó. Đáp án: Câu 1: Trái Măng Cầu, trái Dừa, trái Đu Đủ, với ý nghĩa là cầu vừa đủ. Câu 2: Múa Lân Câu 3: Tục nhuộm răng đen
76
GÓC SUY NGẪM
Những hình ảnh không đẹp tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Nguồn: Internet) Sau khi quan sát hai hình ảnh trên các em lần lượt trả lời các câu hỏi sau: - Những nhân vật trong hai bức ảnh đang có những hành động gì? - Quan điểm của em về những hành động đó? - Thái độ của em khi đến các khu di tích? - Theo em cần phải làm gì để bảo tồn những di tích lịch sử? Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng GV yêu cầu học sinh viết một bài viết trình bày quan điểm của bản thân: Có ý kiến cho rằng văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa bản điạ, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Cũng có ý kiến cho rằng Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa ngoại lai, là bản sao của văn hóa Trung Hoa.
77
Ý kiến của em. Thông tin hỗ trợ học sinh Thông tin 1: “Nghiêm sức cho người phương bắc sang trú ngụ, nhất luật phải tuân theo phong tục nước ta. Từ khi người nhà Thanh vào làm vua Trung Quốc, gióc tóc, mặc áo vắn, giữ y nguyên tập tục cũ Mãn Châu, lễ giáo phong tục về áo mũ đời Tống, đời Minh bị bỏ hết. Lái buôn phương bắc đi lại nước ta lâu ngày, trong nước cũng có người bắt chước. Triều đình bèn nghiêm sức: Các người phương bắc, người nào đã biên tên vào sổ sách nước ta, thì từ ngôn ngữ đến đồ mặc nhất luật phải theo phong tục nước ta. Các lái buôn phương bắc đến trú ngụ nước ta, nếu không có người quen biết hướng dẫn, không được tự tiện vào kinh thành. Nhân dân ở ven biên giới không được bắt chước tiếng nói và đồ vật của người phương bắc. Người nào trái sắc lệnh trên sẽ bị trị tội”. [Đại Việt sử kí toàn thư, Ngô Sĩ Liên, NXB Thời đại, tr 757 – 758] * Với chủ đề cụ thể này cũng chính là giáo án để chúng tôi thực nghiệm tại trường THPT. 2.3. Thực nghiệm sư phạm 2.3.1. Mục đích thực nghiệm Để kiểm chứng tính khả thi trong thực tế, tính khả thi của việc tổ chức dạy học môn Lịch sử theo chủ đề phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm. Thông qua thực tiễn việc thực hiện thực nghiệm sư phạm sẽ khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức dạy học môn Lịch sử theo chủ đề. Kết quả thực nghiệm bước đầu khẳng định tính hiệu quả của việc tổ chức dạy học theo chủ đề, là cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT. 2.3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm Nội dung thực nghiệm: Chúng tôi thực hiện giảng dạy thực nghiệm chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX”
78
Chúng tôi tiến hành soạn 2 giáo án: Giáo án thứ nhất (giáo án đối lớp chứng) không sử dụng biện pháp đề xuất, giáo án thứ hai (giáo án lớp thực nghiệm) thực hiện dạy học theo chủ đề. Cả hai giáo án đều do tác giả thực hiện tại trường THPT Đông Anh – Hà Nội. Phương pháp thực nghiệm: Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi lựa chọn 2 lớp 1 lớp thực nghiệm 10A3 và 1 lớp đối chứng 10A4. Thời gian thực nghiệm trong hai tiết lịch sử địa phương của 2 lớp 10A3, 10A4, trường THPT Đông Anh, Hà Nội, trong học kì II, năm 2016 – 2017. Địa bàn thực nghiệm: Học sinh khối lớp 10 trường THPT Đông Anh, Hà Nội. Để đảm bảo tính khách quan chúng tôi lựa chọn đối tượng nhận thức của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, có tổng 1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng khá tương đương nhau về cả số lượng học sinh và trình độ nhận thức. Ở hai lớp thực nghiệm: Bài thực nghiệm được soạn chi tiết, cấu trúc lại nội dung kiến thức trong sách giáo khoa thành một chủ đề và vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Sau bài dạy tiến hành thu thập ý kiến đánh giá, phản hồi từ phía giáo viên, học sinh về bài dạy thực nghiệm; ý kiến nhận xét của giáo viên về thái độ học tập, kết quả thực nghiệm, nhiệm vụ của học sinh; bài kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh. Phân tích, so sánh với kết quả của lớp đối chứng là cơ sở nêu ra những kết luận khái quát về vấn đề tổ chức, hướng dẫn dạy học Lịch sử theo chủ đề ở trường phổ thông. Ở lớp học đối chứng giáo viên tiến hành soạn giáo án và dạy bình thường theo phân phối chương trình. 2.3.3. Tiến trình thực nghiệm Trước khi bắt đầu bài dạy: Giáo viên tiến hành soạn giáo án thật chi tiết, liệt kê những tình huống có khả năng có thể xảy ra, biện pháp khắc phục, liệt kê những công việc cần thiết và yêu
79
cầu hỗ trợ: phòng máy, các thiết bị có liên quan… cung cấp tài liệu hỗ trợ cho học sinh. Trong quá trình thực hiện (chuẩn bị và tiến hành trong 2 tuần): Chuẩn bị: Tuần 1: GV tiến hành soạn giáo án chi tiết, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giao nhiệm vụ trong tuần sau cho HS. Tuần 2: Các nhóm HS chuẩn bị, làm việc nhóm và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trình bày: - Giáo viên tiến hành dạy theo chủ đề đã chuẩn bị. - Học sinh trình bày nội dung theo yêu cầu chuẩn bị của giáo viên. - Cả lớp lắng nghe và nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. - Giáo viên nhận xét, tổng kết nội dung bài học. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho học sinh: Chia nhóm học sinh và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của giáo viên. 2.3.4. Kết quả thực nghiệm Kết quả thực nghiệm được đánh giá trên các phương diện: - Quan sát, nhận xét của giáo viên về ý thức/thái độ học tập, mức độ tham gia các hoạt động nhóm, sản phẩm của các nhóm, mức độ tham gia hoạt động ở trên lớp. - Ý kiến phản hồi của học sinh sau giờ học. - Thông tin về mức độ đạt được mục tiêu bài học (kiến thức, kĩ năng) qua kết quả các bài kiểm tra, thông qua sản phẩm của học sinh; kết quả tổng hợp ý kiến phản hồi của giáo viên và học sinh. Cách thức tiến hành bài học của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự khác nhau nên kết quả chung có sự phân hóa. Ý kiến đánh giá của giáo viên Ở lớp đối chứng, giờ học được tiến hành theo phân phối chương trình, gồm 2 bài, chủ yếu thông qua việc giáo viên thuyết trình kiến thức kết hợp hỏi đáp. Qua quan sát và nhận xét cho thấy: hầu hết học sinh chưa tích cực, chủ động tham gia
80
vào bài học. Khảo sát học sinh sau giờ học cho thấy học sinh chưa có hứng thú với bài học vì các hoạt động học tập chưa phong phú, chủ yếu là học sinh ghi chép bài, nghe giáo viên giảng bài, đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. Giáo viên có chú ý rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh, song các kĩ năng cần thiết khác như: kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kĩ năng thực hành lập sơ đồ, bảng biểu, sử dụng phương tiện công nghệ chưa được chú ý đến. Giờ học thực nghiệm dạy học theo chủ đề được triển khai theo cách sử dụng một phương pháp chủ đạo kết hợp với sử dụng đa dạng các phương pháp khác trong quá trình triển khai từng nội dung trong đó học sinh là người chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tổng hợp ý kiến học sinh sau giờ học cho thấy hầu hết các em thích thú vì các hoạt động học tập đa dạng, cuốn hút. Qua việc tham gia các hoạt động trong giờ học thực nghiệm, học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng hơn (kĩ năng tư duy, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm, sử dụng phương tiện công nghệ, kĩ năng giao tiếp). Tổng hợp phiếu điều tra nhu cầu của học sinh trước khi dạy học chủ đề cho thấy hầu hết học sinh đều quan tâm đến nội dung của chủ đề và muốn được học các chủ đề bằng việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau đặc biệt là các phương pháp: phương pháp Graph, dạy học nêu vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan… Như vậy vận dụng các phương pháp dạy học tích cực rất phù hợp với sở thích và nhu cầu của học sinh. Trong quá trình dạy học Lịch sử theo chủ đề: Giáo viên đã tích cực chủ động giao nhiệm vụ, liên hệ với học sinh và theo dõi liên tục tình hình chuẩn bị và thực hiện các nhiệm vụ được giao của học sinh. Học sinh đã thực hiện nhiệm vụ được phân công một cách nghiêm túc và đạt hiệu quả cao. Học sinh thường xuyên trao đổi với giáo viên về các vấn đề mà mình còn thắc mắc qua trao đổi trực tiếp trên lớp, email, điện thoại. Mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ khi tham gia vào các hoạt động học tập Lịch sử theo chủ đề nhưng học sinh đã tích cực tìm kiếm tài liệu, sử dụng công nghệ vào nội dung chuẩn bị của mình để hoàn thiện tốt nhất nhiệm vụ được giao. Trong giờ học, học sinh đã được trình bày những hiểu biết của mình về các nội
81
dung trong bài học, được bày tỏ quan điểm của bản thân trước những vấn đề của lịch sử đặt ra trong bối cảnh ngày nay. Như vậy, giờ học thực nghiệm được triển khai, sáng tạo, linh hoạt, có sự điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng học sinh, kết hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong quá trình triển khai dạy học theo chủ đề đã nâng cao hứng thú học tập của học sinh, tạo môi trường học tập thoải mái, góp phần tích cực hóa vai trò của người học, bồi dưỡng kĩ năng và thái độ đúng đắn cho học sinh. Kết quả tổng hợp ý kiến phản hồi của học sinh sau giờ học Mức độ hứng thú của học sinh đối với giờ học: Sau khi tiến hành dạy học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, bằng việc phát phiếu thăm dò ý kiến phản hồi của học sinh (Phụ lục 4;5), kết quả cho thấy mức độ hứng thú của HS đối với giờ học ở hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm được thể hiện ở biểu đồ Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích của học sinh đối với giờ học ở lớp thực nghiệm (10A3) và lớp đối chứng (10A4) (Tỷ lệ %) 100% 90% 80% 70% 60% Không thích
50%
Thích
40% 30% 20% 10% 0% 10A3
10A4
Kết quả cho thấy chỉ có 33,3% số học sinh được điều tra ở lớp đối chứng bày tỏ họ thích các bài lịch sử vừa học trong khi đó 82,5% số học sinh lớp thực nghiệm thích thú với việc cấu trúc lại các bài học trong SGK thành chủ đề “Văn hóa Việt
82
Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ”. Hơn một nửa số học sinh lớp đối chứng được khảo sát 66,7% không thích những bài đã được học trong SGK và con số này ở lớp thực nghiệm khi được hỏi về việc có thích chủ đề được học là 17,5%. Kết quả khảo sát cho thấy rõ ràng việc tổ chức dạy học theo chủ đề đã thu hút đươc sự chú ý đông đảo của học sinh, lôi kéo đông đảo học sinh tham gia và đây là một trong những biện pháp tích cực góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Khi được hỏi: “Nếu các tiết học tiếp theo cũng sẽ được tiến hành dạy theo chủ đề thì các em cóhứng thú không? vì sao?” thì các em đều tỏ ra hào hứng với việc học Lịch sử theo chủ đề. Học sinh Nguyễn Văn Điền lớp 10A3 chia sẻ: “Mỗi tiết học Lịch sử em cảm thấy rất mệt mỏi, áp lực, nội dung kiến thức trong sách thì dài và quá nhiều sự kiện nên việc học dường như chỉ để đối phó. Còn khi được học Lịch sử theo chủ đề thì em cảm thấykhông khí lớp học sôi nổi, chúng em được làm, được thể hiện bản thân, qua các hoạt động, các sản phẩm tự tay mình làm chúng em đã lĩnh hội, khái quát được một lượng kiến thức cơ bản”. Kết quả mức độ tham gia của học sinh vào các hoạt động học tập được tổ chức trong lớp học ở lớp đối chứng (10A3) và lớp thực nghiệm (10A4) Trong phiếu điều tra đã đưa ra các mức độ để đánh giá thái độ tham gia và hứng thú của học sinh với các hoạt động học tập được tổ chức trong lớp học. Kết quả như sau: Qua biểu đồ trên cho thấy mức độ tham gia tích cực của học sinh lớp thực nghiệm trong các hoạt động được tổ chức trong tiết học đều cao hơn lớp đối chứng. Đặc biệt ở các hoạt động làm việc nhóm chỉ có 22,1% học sinh tích cực thì ở lớp thực nghiệm là 89,7,9 % và hoạt động làm bài tập là 15% ở lớp đối chứng và 45,4% ở lớp thực nghiệm. Các hoạt động khác như quan sát bản đồ (85,2%), vẽ sơ đồ lập bảng (87,9% và trả lời câu hỏi 82,4 là những con số thống kê thể hiện mức độ tham gia tích cực cũng như mức độ thích thú của học sinh lớp thực nghiệm và đều cao hơn lớp đối chứng. Việc được trực tiếp chuẩn bị bài cũng như thực hiện các nhiệm
83
vụ của giáo viên giao khiến cho học sinh chủ động, tích cực và sôi nổi bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình. Khi thiết kế bài học thành một chủ đề, học sinh được được gia những nhiệm vụ cụ thể, kích thích sự sáng tạo, hứng thú của học sinh. Hơn nữa học sinh chủ động tìm tòi, nghiên cứu kiến thức mới một cách khái quát, xuyên suốt, được trình bày ý kiến quan điểm cá nhân trong quá trình học, học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và hiệu quả bài học được nâng cao hơn Kết quả rèn luyện các kĩ năng của học sinh: Ngoài việc điều tra về mức độ hứng thú của học sinh, chúng tôi còn tìm hiểu về những kĩ năng mà học sinh được rèn luyện trong mỗi tiết học. Điều này được thể hiện qua bảng so sánh sau đây: Bảng 2.1: Bảng so sánh những kĩ năng học sinh được rèn luyện sau giờ học lớp thực nghiệm (10A3) và lớp đối chứng (10A4) (Tỷ lệ %) Kĩ năng
Lớp thực nghiệm 10A3
Lớp đối chứng 10A4
(39 học sinh)
(40 học sinh)
79,5
40
Kĩ năng thuyết trình
38,5
75
Kĩ năng viết
33,3
57,5
Kĩ năng vẽ sơ đồ, lập bảng
46,1
15
Kĩ năng làm việc nhóm
82,1
37,5
87,2
0
53,8
65
Kĩ năng tư duy (phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử)
Kĩ năng sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ việc học tập Kĩ năng giao tiếp
Qua bảng so sánh trên chúng ta có thể nhận thấy, sau giờ học ở lớp đối chứng HS chủ yếu được rèn luyện những kĩ năng cơ bản như: thuyết trình, kĩ năng giao tiếp trong khi đó, với việc hứng thú và tham gia tích cực vào các hoạt động được tổ chức trong lớp học như đã trình bày ở trên thì các kĩ năng mà học sinh lớp thực
84
nghiệm được rèn luyện đa dạng và có hiệu quả hơn rất nhiều. Học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng tư duy logic khi học các chủ đề với tính khái quát cao mà còn có cái nhìn tổng hợp để phát triển khả năng phân tích cũng như đánh giá được bản chất vấn đề. Trong quá trình tham gia các hoạt động học tập của chủ đề học sinh được rèn luyện kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp khi trình bày quan điểm của bản thân. Và việc đóng vai làm hướng dẫn viên du lịch, MC, hay biên tập viên, thì việc các em được rèn luyện các kĩ năng là điều hết sức cần thiết và quan trọng giúp cho việc dạy và học đạt hiệu quả cao nhất, và có ý nghĩa thực tiễn đối với các em sau này - Kết quả bài kiểm tra sau giờ học của học sinh Sau khi dạy xong các bài học ở lớp đối chứng cũng như chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX” ở lớp thực nghiệm, tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra trong vòng 15 phút (Phụ lục 6) để khảo sát mức độ nhận thức của học sinh sau giờ học. Đề kiểm tra giống nhau ở cả hai lớp, nội dung bám sát mục tiêu của bài học. Đề ra đảm bảo độ khó và độ vừa sức của học sinh cũng như đảm bảo về thời gian làm bài. Kết quả thu được như sau: Bảng 2.2:Bảng thống kê điểm kiểm tra của học sinh lớp đối chứng (10A4)và lớp thực nghiệm (10A3) (Theo nhóm điểm và tỷ lệ %) Giỏi
Khá
Trung bình
Dướitrung bình
(9-10)
(7-8)
(5-6)
(<5)
SLHS
7
27
6
0
TL %
17,5
67,5
15
0
SLHS
14
21
4
0
TL %
35,9
53,9
10,2
0
Điểm Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm
So sánh kết quả điểm kiểm tra sau giờ học đối chứng và thực nghiệm thể hiện ở biểu đồ sau đây cho kết quả: Ở lớp thực nghiệm kết quả bài kiểm tra đạt mức cao hơn lớp đối chứng, cụ thể như sau: tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi cao hơn rất nhiều so
85
váť&#x203A;i láť&#x203A;p Ä&#x2018;áť&#x2018;i chᝊng (35,9% so váť&#x203A;i 17,5%); táť&#x2030; láť&#x2021; háť?c sinh Ä&#x2018;ất Ä&#x2018;iáť&#x192;m trung bĂŹnh thẼp hĆĄn so váť&#x203A;i láť&#x203A;p Ä&#x2018;áť&#x2018;i chᝊng (10,2% so váť&#x203A;i 15%). ChĂşng ta cĂł tháť&#x192; thẼy sáťą khĂĄc biáť&#x2021;t khĂĄ láť&#x203A;n giᝯa Ä&#x2018;iáť&#x192;m kiáť&#x192;m tra trung bĂŹnh cᝧa láť&#x203A;p tháťąc nghiáť&#x2021;m vĂ láť&#x203A;p Ä&#x2018;áť&#x2018;i chᝊng, Ä&#x2018;iáť&#x192;m cᝧa láť&#x203A;p Ä&#x2018;ưᝣc táť&#x2022; chᝊc dấy theo chᝧ Ä&#x2018;áť cao hĆĄn Ä&#x2018;iáť&#x192;m cᝧa láť&#x203A;p dấy theo cẼu trĂşc bĂ i háť?c bĂŹnh thĆ°áť?ng. HĂŹnh 2.2: Biáť&#x192;u Ä&#x2018;áť&#x201C; so sĂĄnh káşżt quả bĂ i kiáť&#x192;m tra cᝧa hai láť&#x203A;p láť&#x203A;p tháťąc nghiáť&#x2021;m (10A3)vĂ láť&#x203A;p Ä&#x2018;áť&#x2018;i chᝊng (10A4) (Tᝡ láť&#x2021; %) 8 7 6 5 10A3
4
10A4 3 2 1 0 Trung bĂŹnh
KhĂĄ
Giáť?i
So sĂĄnh Ä&#x2018;iáť&#x192;m trung bĂŹnh chung giᝯa hai láť&#x203A;p Ä&#x2018;áť&#x2018;i chᝊng vĂ láť&#x203A;p tháťąc nghiáť&#x2021;m: Ä?iáť&#x192;m trung bĂŹnh chung cᝧa tᝍng láť&#x203A;p Ä&#x2018;ưᝣc tĂnh theo cĂ´ng thᝊc sau:
X = Trong Ä&#x2018;Ăł:
â&#x2C6;&#x2018; đ?&#x2018;&#x203A;đ?&#x2018;&#x2013;. đ?&#x2018;&#x2039;đ?&#x2018;&#x2013; đ?&#x2018;&#x203A;
X : Ä&#x2018;iáť&#x192;m trung bĂŹnh chung
ď&#x192;Ľ
n
i ď&#x20AC;˝1
táť&#x2022;ng sáť&#x2018; Ä&#x2018;iáť&#x192;m háť?c sinh trong láť&#x203A;p
đ?&#x2018;&#x2039;đ?&#x2018;&#x2013; : Ä&#x2018;iáť&#x192;m sáť&#x2018; cᝧa máť&#x2014;i háť?c sinh ni: sáť&#x2018; háť?c sinh cĂł cĂšng loấi Ä&#x2018;iáť&#x192;m n: táť&#x2022;ng sáť&#x2018; háť?c sinh Ä?iáť&#x192;m trung bĂŹnh cᝧa láť&#x203A;p Ä&#x2018;áť&#x2018;i chᝊng
86
X=
6∗6+15∗7+12∗8+6∗9+1∗10 40
= 7,2
Điểm trung bình của lớp thực nghiệm
X=
4∗6+6∗7+15∗8+8∗9+6∗10 39
= 8,2
Như vậy, điểm trung bình các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, chứng tỏ rằng lớp thực nghiệm với phương pháp dạy học mới được vận dụng vào dạy các chủ đề lịch sử cùng với sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và học sinh đã giúp cho học sinh tiếp thu bài học một cách tốt nhất, kiến thức được tiếp nhận một cách khái quát và có hệ thống xuyên suốt cả một thời kì. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định rằng việc xây dựng chủ đề và vận dụng các phương pháp dạy học vào dạy các chủ đề lịch sử ở trường phổ thông là phù hợp, có tính khả thi mà trước hết là trong phần Lịch sử Việt Nam lớp 10. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Trên cơ sở xác định mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX lớp 10 cùng với việc đề xuất cách thức xây dựng một số chủ đề đã đề cập ở chương trước đó, Chương 2 đã đưa ra một số phương pháp vận dụng vào dạy học các chủ đề và triển khai thực nghiệm sư phạm có ý nghĩa thực tiễn cao. Giáo viên lựa chọn cách thức phù hợp với nội dung kiến thức, nhu cầu của học sinh nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Kết quả thực nghiệm bước đầu khẳng định tính ứng dụng khả thi, hiệu quả của việc tổ chức học tập Lịch sử theo chủ đề trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông nói chung và trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 10 nói riêng. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp để dạy các chủ đề là vô cùng cần thiết. Giáo viên phải lựa chọn một phương pháp chủ đạo ở mỗi nội dung của chủ đề nhưng phải đảm bảo có sự kết hợp và vận dụng đa dạng các phương pháp khác nhau mà cụ thể là một số phương pháp được đề xuất trong đề tài để góp phần tạo hứng thú học tập, phát huy khả năng tư duy, năng lực sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao ý nghĩa thực tiễn của việc dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ với kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài: “Tổ chức dạy học theo chủ đề phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, (Lớp 10 chương trình chuẩn)” chúng tôi rút ra được một số kết luận sau đây: Để nâng cao hiệu quả bài học từ đó nâng cao chất lượng giáo dục cần phải đổi mới một cách toàn diện: Từ mục tiêu, đến nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện dạy học cũng như cách kiểm tra đánh giá. Trong đó dạy học theo chủ đề đang là một hướng đi đúng đắn theo định hướng chung của ngành giáo dục. Đề tài góp phần xây dựng và củng cố thêm cơ sở lí luận cho cách tiếp cận dạy học theo chủ đề vốn vẫn còn chưa được đề cập nhiều. Với đặc trưng ưu việt của mình dạy học theo chủ đề đang có nhiều ưu thế trong việc đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai, phát huy tính tích cực chủ động và huy động kiến thức kinh nghiệm của học sinh, gắn lí thuyết với thực tế. Trong khuôn khổ đề tài, bước đầu đã đề xuất xây dựng một số chủ đề trong nội dung chương lịch sử Việt Nam thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX và vận dụng các phương pháp khác nhau vào dạy học chủ đề theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đề xuất một vài khuyến nghị như sau: Thứ nhất, về việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử: Cần nghiên cứu và tích hợp các nội dung đơn môn, liên môn, xuyên môn, xây dựng thành các chủ đề phù hợp để góp phần phát triển giáo dục theo hướng phát huy năng lực của người học. Thứ hai, về kiểm tra, đánh giá trong môn Lịch sử. Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ để đạt hiệu quả cao nhất. Song song với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học thì cần phải chú ý đổi mới các hình thức, nội dung, kiểm tra, đánh giá. Cần đa dạng hóa các hình thức nội dung, phương pháp đánh giá,
88
kết hợp đánh giá quá trình thực hiện với đánh giá kết quả cuối cùng sẽ tạo sự tích cực cho học sinh, qua đó cũng giúp giáo viên có them kênh thông tin để thu thập những ý kiến phản hồi hữu ích để điều chỉnh việc dạy của chính mình và việc học của học sinh. Thứ ba, về phía giáo viên: Muốn nâng cao chất lượng dạy học một cách thực chất, trước hết giáo viên cần không ngừng học hỏi, rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm để có một vốn kiến thức, kĩ năng chuyên môn vững vàng.
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách chuyên khảo 1. Nguyễn Văn Ánh – Trần Thái Hà – Trịnh Đình Tùng,(2007), Tư liệu lịch sử lớp 10, NXB giáo dục, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Côi,(2011),Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Côi,(2011),Ôn luyện và kiểm tra Lịch sử 10. Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Thị Côi,(Chủ biên) (2011),Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Trần Văn Cường, (1997), Vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 6. Gielle O. Martin – Kniep,(2011), Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi. NXB Giáo dục ViệtNam. 7. Phan Ngọc Liên(Chủ biên),Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi(2010),Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 1. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 8. Phan Ngọc Liên(Chủ biên),Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, (2010),Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 2. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 9. Phan Ngọc Liên (2000),Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường(2002),Một số chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 11. M.T. Ogơrôtnhicôp, (1986), Giáo dục học. NXB Giáo dục Matxcơva, Tổ tưliệutrườngĐHSPHàNộiI. 12. N.A. E- Rô- Phê- Ép, (1981),Lịch sử là gì. NXB Giáo dục, HàNội. 13. N.G. Đairi, Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?, (1973), NXB Giáo dục, Hà Nội. 14. N.U. Savin, (1983), Giáo dục học. NXB Giáo dục, HàNội.
90
15. Phan Trọng Ngọ(2000),Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nxb Đại học Sư phạm. 16. Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), (2000),Hệ thống các phương pháp dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở. Nxb Đại học Sư phạm. 17. Hoàng Thanh Tú (2012),Phương pháp ôn tập Lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Phạm Hồng Việt, (2009), Dạy–học lịch sử 10 qua các nhân vật, Phần lịch sử thế giới. NXB Giáo dục Việt Nam, HàNội. Tạp chí, báo cáo nghiên cứu 19. Trần Văn Thụ, Vận dụng nguyên tắc liên môn khi dạy về văn hóa trong SGK lịch sử THPT, (1997), Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 12 năm 20. Nguyễn Quang Vinh, (1986), Dạy học các môn học theo quan điểm liên môn, tạp chí nghiên cứu giáo dục số10. 21. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam (2012). Nxb Giáo dục Việt Nam. Luận văn, Khóa luận tốt nghiệp 22. Trương Thị Hòa (2012), Phương pháp dạy học các chủ đề trong phần lịch sử Việt Nam lớp 11 THPT, chương trình chuẩn, Khóa luận tốt nghiệp – Khoa Lịch sử - TrườngĐại học Giáo dục – ĐHQGHN . 23. Bùi Thị Liên (2014), Vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề của Australia vào phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, Lớp 10 THPT (Chương trình chuẩn), Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN. 24. Bùi Thị Hương Mơ (2013), Xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1954 chương trình THPT Chuyên, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội. 25. Phạm Văn Thiêm, (1989), Sử dụng kiến thức văn học địa lí chính trị trong giờ học lịch sử ở trường phổ thông trung học theo nguyên tắc liên môn, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP HàNội. 26. Đậu Thị Hải Vân (2003),Sử dụng tài liệu văn học để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử trong dạy học chương II "Khái quát tiến trình lịch sử Việt Nam từ giữa
91
thế kỉ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất", Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội.
92
PHỤ LỤC
DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu khảo sát ý kiến giáo viên Phụ lục 2: Phiếu khảo sát ý kiến học sinh Phụ lục 3: Giáo án lớp đối chứng Phụ lục 4: Phiếu phản hồi ý kiến học sinh sau giờ học thực nghiệm Phụ lục 5: Phiếu phản hồi ý kiến học sinh lớp đối chứng Phụ lục 6: Đề kiểm tra sau giờ học Phụ lục 7: Hình ảnh và sản phẩm của buổi học thử nghiệm
Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Để tìm hiểu Thực tế việc tổ chức dạy học theo chủ đề trong môn Lịch sử ở trường THPT, chúng tôi rất mong nhận đươc những ý kiến của quý Thầy (Cô) theo các nội dung của phiếu hỏi. Xin vui lòng đánh dấu (X) vào câu trả lời Thầy (Cô) cho là phù hợp nhất hoặc theo ý kiến riêng. Chúng tôi xin cảm ơn sự hợp tác của Thầy (Cô) ---------------------------------
PHẦN 1. THÔNG TIN CÁ NHÂN Thầy (Cô) cho biết một số thông tin về bản thân 1. Họ và tên:…………………………… .. ………….. 2. Giới tính: ………….. 3. Năm sinh:………………………… 4. Trình độ đào tạo: …………………… 5. Số năm công tác: ………………… 6. Dạy môn nào: ………………………. 7. Tên trường: ………………………………………………………………….. 8. Địa chỉ: ……………………………………………………………………… PHẦN 2. NỘI DUNG HỎI Ý KIẾN Câu 1: Thầy (Cô) được biết về vấn đề dạy học Lịch sử theo chủ đề thông qua: (Đánh dấu X vào ô lựa chọn) Trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên, tổ chuyên môn trong nhà trường/ cụm trường Tham dự các khóa tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học. Đọc tài liệu tham khảo ở nhà trường, bài viết trên các tạp chí giáo dục. Khai thác, tìm hiểu trên Internet, ti vi, … Câu 2: Thầy (Cô) có thực hiện dạy học theo chủ đề trong hoạt động dạy học lịch sử không? (Đánh dấu X vào ô thích hợp) A. Không
B. Có
2a. Nếu “KHÔNG” thực hiện thì vì những lý do nào? (Đánh dấu X vào ô lựa
chọn) Chưa được biết cách triển khai phương pháp dạy học này. Không đủ thời gian (cho GV, HS) thực hiện theo khung phân phối chương trình. Tốn nhiều thời gian cho GV thiết kế, chuẩn bị chủ đề. HS chưa tích cực tham gia vào hoạt động của quá trình tổ chức dạy học theo chủ đề. GV gặp khó khăn trong tổ chức, quản lý các hoạt động dạy học chủ đề. GV gặp khó khăn khi đánh giá kết quả học tập. Lý do khác (ghi cụ thể): …………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 2b. Nếu “CÓ” thực hiện thì: 2b1. Thầy (Cô) thường thực hiện ở hoạt động giáo dục ngoại khóa, chính khóa ………………………………………………………………………………… 2b2. Số lượng bao nhiêu chủ đề/ 1 học kỳ? 2b3. Thời gian trung bình của mỗi chủ đề là bao nhiêu giờ học: …………………………………………………………………………………… 2b4. Thầy/Cô đã thực hiện dạy chủ đề Lịch sử nào? Hãy kể tên các chủ đề đã dạy .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Câu 3: Theo Thầy/Cô, loại chủ đề nào thuận lợi trong quá trình triển khai? (Có thể đánh dấu X vào 1 hoặc cả 2 ô lựa chọn) Chủ đề đơn môn Chủ đề liên môn Giải thích lí do: ……………………………………………………………………………………
Câu 4: HS của Thầy (Cô) có thực hiện các nhiệm vụ (NV)/ bài tập sau (BT) không? (Mỗi hàng đánh dấu X vào 1 ô lựa chọn) STT
Nhiệm vụ/ Bài tập
4.1
Quan sát và ghi chép thông tin quan sát được
4.2
thu thập thông tin từ điều tra thực tế
4.3
Vẽ tranh theo chủ đề hoặc vẽ tranh cổ động
Lựa
Người đề xuất NV
chọn
Giáo viên Học sinh
liên quan đến nội dung học tập 4.4
Viết và thực hiện các thông tin theo các thông điệp liên quan đến nội dung học tập
4.5
Thực hiện BT dựa trên kiến thức, kinh nghiệm đã có
4.6
Thực hiện BT vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
4.7
BT tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn thông tin liên quan đến nội dung học tập
4.8
BT vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn
4.9
BT đề hình thành kĩ năng (VD thu thập, xử lý thông tin/ tư liệu, trình bày, phân tích, tổng hợp, báo cáo, sơ đồ)
4.10
BT viết tiểu luận về 1 chủ đề lịch sử
4.12
Tự đánh giá quá trình làm việc nhóm/ cá nhân
Câu 6: Thầy/Cô có tổ chức thực hiện các chủ đề học tập ngoại khóa trong dạy học lịch sử không? (Đánh dấu X vào ô thích hợp) a. Không
b. Có
6a. Nếu “KHÔNG”, thì vì những lý do nào sau đây? (Đánh dấu X vào ô thích hợp) Không đủ thời gian thực hiện Không có kinh phí thực hiện Tốn nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị tiết học Khó khăn trong việc tổ chức tiết học Lí do khác (ghi cụ thể): .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. 6b. Nếu “CÓ”, Thầy/Cô thường tổ chức cho HS học ngoại khóa ở chủ đề học tập nào? Thời gian nào? Tại sao? .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Câu 6: Theo Thầy/Cô, để tổ chức dạy học môn Lịch sử theo chủ đề thì có thể vận dụng/ lựa chọn dạy theo phương pháp/kĩ thuật dạy học nào dưới đây? Vì sao 2.1. PPDH
Lựa chọn
2.2. Hình thức tổ chức
Lựa chọn
dạy học Thuyết trình
Nội khóa
Vấn đáp
Ngoại khóa
DH nêu vấn đề Dạy học dự án
Kết hợp nội khóa và
DH theo hợp đồng lao động
ngoại khóa
DH theo nhóm
Ý kiến khác: .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Câu 7: Thầy/Cô nhận thấy HS có phản ứng như thế nào trong quá trình tham gia các hoạt động học tập theo chủ đề? (Ở mỗi dòng dánh dấu X vào 1ô lựa chọn)
a Không thích thú , thoải mái
Thích thú, thoải mái
b Không chủ động, tự tin
Chủ động, tự tin
Cảm nhận khác ........................................................................................................ Câu 8:Khi dạy học theo chủ đề,thì hiệu qủa với học sinh là: (Đánh dấu X vào ô lựa chọn) Hiểu bài hơn, kết quả học tập tốt hơn Biết nhiều điều hơn ngoài kiến thức bài học Tự hoàn thành công việc theo phân công Bước đầu định hướng mục tiêu học tập Lập được kế hoạch công việc của bản thân Tự giải quyết được một số vấn đề liên quan đến bản thân Đưa ra một số quyết định cho tập thể Viết báo cáo và trình bày báo cáo, đề xuất ý tưởng trong tập thể Phát triển năng lực giao tiếp, làm việc nhóm Sử dụng nhiều ứng dựng công nghệ thông tin Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn Khả năng khác:................................................................................................... .............................................................................................................................. Câu 9: Thầy/Cô cho biết ý kiến về thuận lợi, khó khăn đối với học sinh trong dạy học theo chủ đề? (về các khía cạnh: Học tập các bước theo quy trình tổ chức dạy học theo chủ đề; tính chủ động, tích cực của học sinh; Hình thành kiến thức, kĩ năng,… Thuận lợi: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Khó khăn: ..............................................................................................................................
.............................................................................................................................. b. Câu 10: Thầy/Cô cho biết ý kiến về thuận lợi, khó khăn đối với giáo viên về thiết kế chủ đề, tổ chức dạy học chủ đề? Thuận lợi: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Khó khăn: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Đề xuất giải pháp .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Câu 11: Thầy/Cô có dự định tiếp tục vận dụng dạy học theo chủ đề vào dạy học hay không? (Đánh dấu X vào ô lựa chọn) a.
Không
b. Phân vân
c. Có
Giải thích lý do: ................................................................................................................... .............................................................................................................................................. Câu 12: Theo dự kiến, trong lần đổi mới chương trình sách giáo khoa này, chương trình giáo dục Lịch sử sẽ được thiết kế theo các chủ đề. Thầy/Cô có ý kiến đề xuất gì cho định hướng này không? .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn Thầy/Cô!
Phụ lục 2 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH PHẦN 1. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên: …………………………………… 2. Giới tính: ………………. 3. Lớp: ………………4. Trường: …………………………………………… 5. Địa chỉ: ……………………………………………………………………. PHẦN 2. NỘI DUNG HỎI Ý KIẾN Câu 1: Trong quá trình học tập môn Lịch sử em có thường xuyên được học theo các chủ đề không? Thường xuyên
Hiếm khi
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Câu 2: Em đã được học chủ đề nào. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Câu 3: Em thích học loại chủ đề và hình thức tổ chức học tập theo chủ đề nào? (Có thể đánh dấu X chọn theo ý kiến của em) 2. 1. Chủ đề thuộc kiến thức Lịch sử
Kết hợp Lịch sử và các môn học khác 2.2. Phương pháp dạy học Tổ chức nêu vấn đề thảo luận Thành lập các dự án học tập
Lựa chọn
Vì sao?
Tổ chức theo hợp đồng lao động Làm việc theo nhóm 2.3. Hình thức tổ chức dạy học Nội khóa
Ngoại khóa
Câu 4: Em thực hiện những hoạt động nào khi học theo chủ đề? (Đánh dấu X vào các ô lựa chọn) Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề Lựa chọn chủ đề Đề xuất câu hỏi Xác định mục tiêu Xác định nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ Trao đổi, thảo luận nhóm Trao đổi với giáo viên Xây dựng sản phẩm Báo cáo sản phẩm Tự đánh giá Đánh giá bạn Nhận xét, rút kinh nghiệm Hoạt động nào khó nhất: .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................
Câu 5: Theo em khi học theo chủ đề có hiệu quả gì với em Sau các giờ học theo chủ đề, em tự đánh giá khả năng của bản thân so với trước kia (Đánh dấu X vào ô lựa chọn) Hiểu bài hơn, kết quả học tập tốt hơn Biết nhiều điều hơn ngoài kiến thức bài học Phát hiện được năng lực, sở trường của bản thân Bước đầu định hướng mục tiêu học tập Lập được kế hoạch công việc của bản thân Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến bản thân Hoàn thành nhiệm vụ được phân công Trình bày suy nghĩ trước tập thể Phát triển nưng lực giao tiếp, làm việc nhóm Sử dụng nhiều ứng dựng công nghệ thông tin Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn Khả năng khác: ................................................................................................. .............................................................................................................................. Câu 6: Khi học theo chủ đề em gặp thuận lợi, khó khăn gì? Thuận lợi: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Khó khăn: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Câu 7: Em có thích học Lịch sử theo chủ đề không? Vì sao? .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cảm ơn sự hợp tác của em!
PHỤ LỤC 3 GIÁO ÁN LỚP ĐỐI CHỨNG
BÀI 24: TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII I.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức - Trình bày được những điểm mới của văn hóa Việt Nam thế kỉ XVI – XVIII, -
phản ánh thực trạng xã hội đương thời. Giải thích được nguyên nhân Nho giáo từng bước suy thoái trong khi đó phật giáo có điều kiện mở rộng.
-
Nêu được những mặt ưu điểm và hạn chế của khoa học – kĩ thuật thời kì này. 2. Về kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, liên hệ các sự kiện lịch sử. Kĩ năng quan sát, phân tích tranh ảnh. Kĩ năng làm việc nhóm. 3. Về thái độ Bồi dưỡng tình cảm đối với những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc.
-
Niềm tự hào về năng lực sáng tạo phong phú của nhân dân lao động.
-
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO - SGK lịch sử 10, nxb giáo dục ( tr 45-49) - Tư liệu lịch sử 10, nxb giáo dục (tr 83-84) - Nguyễn Thị Côi, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 10 ( tr 41-58) III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Chuẩn bị các câu hỏi. - Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
- Chuẩn bị tranh ảnh. 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước SGK bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVII.
-
Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân Nho giáo dần mất dần vị thế của mình và các tác phẩm văn học thể hiện sự suy thoái của đạo Nho. - Nhóm 2: Tìm hiểu biểu hiện của sự phát triển của Phật giáo thời kì này, giáo lí cơ bản của đạo phật. - Nhóm 3 tìm hiểu nguồn gốc Thiên chúa giáo và nhân vật Alechxang Đơ Rốt. - Nhóm 4 tìm hiểu những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của dân tộc. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Mở đầu bài học. Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi ô chữ và dẫn dắt học sinh vào bài mới. 2. Tổ chức hoạt động dạy học học trên lớp Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu hiểu hệ tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng. Hs: đọc SGK kết hợp liên hệ với kiến thức cũ trả lời câu hỏi: địa vị của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo thế kỉ XVI XVIII có gì thay đổi so với ở thế kỉ XV – XVI ? Gv: Nhận xét, bổ sung và kết luận: Thời Lý – Trần: Phật giáo phát triển mạnh. Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng chính củ giai cấp thống trị, tuy nhiên chưa phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Đạo giáo tuy không phổ cập nhưng hòa lẫn với các tín ngưỡng khác. Thời Lê sơ, Nho giáo được chính nâng lên địa vị độc tôn, phật giáo, đạo giáo suy dần. Đến thế kỉ XVI – XVII Nho giáo từng bước suy thoái, tôn ti trật tự phong kiến không được tôn trọng như trước. Phật giáo đạo có điều kiện khôi phục vị trí của mình nhưng không được như dưới thời Lý – Trần. Gv: chia lớp thành 4 nhóm và đưa ra nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Hs: Nhóm 1: Tìm hiểu về Nho giáo bằng việc trả lời các câu hỏi: tại sao trong thời
Kiến thức trọng tâm I.VỀ TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO - Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn. - Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý – Trần. - Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi. - Tín ngưỡng truyền thống phát huy: thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt. Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.
kì này Nho giáo lại dần bị suy thoái và mất đi địa vị độc tôn của mình ?Nêu những biểu hiện của nó.( giáo viên gợi ý học sinh nêu biểu hiện qua các tác phẩm văn học đương thời, thơ ca Nguyễn Bỉnh Khiêm…). Gv: Nhận xét, bổ sung và kết luận: Sự suy thoái của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, nhà nước phong kiến bị khủng hoảng, sự thay đổi vị trí của những người đứng đầu nhà nước, chính quyền nhà Lê suy sụp và nhất là trước tác động của nền kinh tế, quan hệ tiền tệ, Nho giáo không còn giữ được vị trí độc tôn. Quan lại biến chất chăm về lợi, quan tước, nhũng lạm, chấp chiếm ruộng đất, sách nhiễu nhân dân, mua quan bán tước. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thốt lên: “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”. Tiền đã chi phối xã hội một cách sâu sắc. Hs: Nhóm 2: Tìm hiểu về Phật giáo bằng việc trả lời các câu hỏi: em hãy nêu những biểu hiện để chứng minh phật giáo đang dần dần được hồi phục và phát triển ?trình bày hiểu biết của mình về một số giáo lí hay nghi lễ chính của Phật giáo mà em biết. Gv: Nhận xét, bổ sung và kết luận: Trong khi Nho giáo suy thoái thì Phật giáo có điều kiện khôi phục vị trí của mình. Số người theo đạo Phật ngày càng đông. Vua chúa, quan lại, quý tộc, phi tần sùng đạo Phật, bỏ tiền, ruộng cúng thí cho nhà chùa hoặc góp vào việc xây dựng chùa mới, đúc chuông tô tượng. Các chùa như Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Tây Phương, Thiên Mụ được tôn tạo, sửa sang đẹp đẽ. Xuất hiện một số nhà sư nổi tiếng, vị thế của nhà sư được nâng cao. Ngoài ra cùng với phật giáo thì Đạo giáo cũng có điều kiện phát triển, nhiều chùa quán được xây
dựng tuy nhiên không được như dưới thời Lý – Trần. Hs: Nhóm 3 Tìm hiểu về đạo Thiên Chúa giáo. Em hãy trình bày hiểu biết của mình về nguồn gốc của đạo Thiên Chúa Giáo, con đường truyền bá vào Việt Nam, ý nghĩa của việc Thiên chúa giáo được truyền vào nước ta ? (Giáo viên gợi ý học sinh đóng vai Alechxang Đơ Rốt để trình bày). Gv: Nhận xét, bổ sung và kết luận: Thiên chúa giáo hình thành từ thế kỉ I, ở Đế quốc Roma cổ đại. Ở các thế kỉ Trung đại, Thiên chúa giáo trở thành tôn giáo chính của cả Châu Âu. Thế kỉ XVI – XVII với cuộc phát kiến địa lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế hàng hóa phát triển, con đường buôn bán được mở rộng. Đã tạo điều kiện cho việc truyền bá vào nước ta, nhiều giáo sĩ đạo Thiên chúa đã theo các thuyền buôn nước ngoài vào Việt Nam truyền đạo. Nhu cầu hoạt động truyền đạo tăng lên, một số giáo sĩ đã cùng nhau góp sức sáng tạo chữ Việt theo mẫu tự Latinh. Alechxang Đơ Rốtđã dựa vào các công trình của người đi trước hoàn thiện bộ từ điển Việt – Bồ - Latinh, chữ quốc ngữ chính thức được ra đời. Sự ra đời của chữ quốc ngữ là một thành tựu lớn rất có ý nghĩa đối với sự phát triển của giáo dục, nâng cao dân trí, thực sự là một đóng góp quý báu của các giáo sĩ đạo Thiên chúa giáo đương thời. Tuy nhiên truyền giáo đã dọn đường cho chủ nghĩa thực dân, Vua Nguyễn ý thức được nhưng không có biện pháp đúng đắn một trong nhưng nguyên nhân nước ta bị thực dân Pháp xâm lược sau này. Hs: Nhóm 4: Tìm hiểu những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Em hãy liệt kê những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, lấy một ví dụ tiêu biểu thể hiện một trong những tín
ngưỡng truyền thống tốt đẹp đó. Gv: Nhận xét, bổ sung, kết luận: Cùng với việc tiếp nhận ảnh hưởng của các tư tưởng và tôn giáo, các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được phát huy, tôn trọng như thờ cúng tổ tiên, tôn thờ những người có công với làng với nước, nhất là những người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên mặt trái của tín ngưỡng như mê tín dị đoan, thờ cúng tùy tiện, đốt vàng mã, thả tiền làm ô nhiễm môi trường, tranh cướp nhau tại các lễ hội, cần có thái độ đúng đắn tại những nơi tâm linh…có ý thức bảo tồn di tích lịch sử. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển về giáo dục từ thế kỉ XVI – XVIII. Hs: đọc SGK và trả lời câu hỏi: Đặc điểm của giáo dục Việt Nam thế kỉ XVI – XVIII ? GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận: + Đàng ngoài: Nhà nước Lê – Trịnh vẫn cố gắng mở rộng giáo dục Nho học theo thời Lê sơ, nhưng người đi thi và đỗ không nhiều. + Đàng trong: Năm 1646, chúa Nguyễn mở khoa thi theo cách riêng, nội dung Nho học rất sơ lược. + Thời Quang Trung trị vì, giáo dục được chấn chỉnh, các sách được dịch từ chữ Hán ra chữa Nôm thành chương trình học, đưa thơ văn vào nội dung thi cử.
II. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC 1. Giáo dục - Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển. + Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng. + Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên. + Thời Quang Trung: đưa chữ
Nôm thành chữ viết chính thống.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phát triển văn học thế kỉ XVI – XVII. Hs: Đọc SGK và trả lời câu hỏi: Văn học Việt Nam thế kỉ XVI – XVIII có những điểm gì mới ? Gv: Nhận xét, bổ sung và kết luận Trong thời kì này văn học chữ Hán mất dần địa vị vốn có của nó trong thời Lê sơ. Văn học chữ nôm bắt đầu xuất hiện, có nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan…Văn học dân gian hình thành và phát triển khá rầm rộ. Gv: Em hãy kể tên những câu chuyện cổ tích mà em đã được học hay đã từng đọc, qua đó nêu cho cô điểm chung nhất của các câu chuyện cổ tích đó. Gv: Nhận xét, bổ sung và kết luận Văn học dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng, phản ánh những tình cảm của con người với quê hương đất nước, cùng với những nguyện vọng của họ trong cuộc sống đời thường, trong cuộc sống lứa đôi, phản ánh thực tế văn hóa dân tộc.
Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút.Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, SGK vẫn là Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế. 2. Văn học - Nho giáo suy thoái. Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước. - Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan… - Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian. -Thể hiện tinh thần dân tộc của nguyên nhân Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ... *Điểm mới trong văn học thế kỷ XVI – XVIII: + Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm.
+Phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng - Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến. Hoạt động 4: Tìm hiểu những nét đặc sắc về nghệ thuật thế kỉ XVI – XVIII. Hs: Đọc SGK và trả lời câu hỏi : Trình bày sự phát triển của nghệ thuật nước ta thế kỉ XVI – XVII. GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận + Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc tiếp tục phát triển, với các công trình có giá trị như Chùa Thiên Mụ, các tượng La Hán ở chùa Tây Phương… + Trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, miêu tả sản xuất sinh hoạt, lao động sản xuất. + Nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả hai đàng, nhiều làng có phường tuồng, phường chèo…
Alexandre De Rhodes đã dùng ký tự Latin ghi lại giọng nói của dân chúng nước Việt
III. NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC - KỸ THUẬT *Kiến trúc điêu khắc tiếp tục triển.( các vị La Hán chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay). *Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương. Nghệ thuật dân gian phát triển mạnh phản ánh truyền thống cần cù , lạc quan của nhân dân lao động, là vũ khí lên án sự áp bức bóc lột , bất công trong xã hội đương thời .
Hoạt động 4: Tìm hiểu những thành tựu về khoa học – kĩ thuật thế kỉ XVI – * Nghệ thuật sân khấu : quan họ
XVIII. , hát giặm , hò , vè, lý , si ,lượn… Hs: Đọc SGK và hoàn thành bảng thống kê thành tựu khoa học – kĩ thuật thế kỉ * Khoa học - kỹ thuật: XVI – XVIII sau: - Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp STT Lĩnh vực Thành tựu lục, Đại Việt sử ký tiền biên , Thiên Nam ngữ lục. 1 Sử học 2
Quân sự
3
Triết học
4
Y học
5
Kĩ thuật
-Địa lý : Thiên nam tứ chi lộ đồ thư. -Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ . -Triết học có Nguyễn Khiêm, Lê Quý Đôn.
Bỉnh
Gv: Nhận xét, bổ sung và kết luận Những thành tựu khoa học - kĩ thuật nói trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên nó cũng có những ưu điểm hạn chế như sau
-Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .
Ưu điểm và hạn chế :
Ưu điểm và hạn chế :
-Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến , xây thành luỹ
+ Về khoa học: đã xuất hiện một loạt các + Về khoa học: đã xuất hiện một nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự loạt các nhà khoa học, tuy nhiên nhiên không phát triển. khoa học tự nhiên không phát triển. + Về kĩ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương + Về kĩ thuật: đã tiếp cận với một Tây nhưng không được tiếp nhận và phát số thành tựu kĩ thuật hiện đại của triển. Do hạn chế của chính quyền thống phương Tây nhưng không được trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân tiếp nhận và phát triển. Do hạn đương thời. chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời.
Phụ lục 4 PHIẾU PHẢN HỒI Ý KIẾN HỌC SINH SAU GIỜ HỌC THỰC NGHIỆM Sau khi học xong chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX”, các em vui lòng trả lời câu hỏi dưới đây: Đánh dấu X vào câu trả lời phù hợp với bản thân. Câu 1: Em có thích chủ đề vừa học? Có
Không
Câu 2: Mức độ tham gia và hứng thú của em đối với các hoạt động học tập được tổ chức trong tiết học như thế nào? Mức độ
Mức độ tham gia Tích cực
Hoạt độnghọc tập
Không
Mức độ hứng thú Thích
tham gia
Ghi chép bài Trả lời câu hỏi Nghe giáo viên giảng bài Đọc sách giáo khoa Làm bài tập Lịch sử Quan sát bản đồ, sơ đồ Vẽ sơ đồ, lập bảng Làm việc nhóm Câu 3: Trong tiết học, bạn đã được rèn luyện các kĩ năng nào? A.Kĩ năng tư duy (phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử) B.Kĩ năng thuyết trình C.Kĩ năng viết D.Kĩ năng vẽ sơ đồ, lập bảng
Không thích
Phụ lục 5 PHIẾU PHẢN HỒI Ý KIẾN HỌC SINH LỚP ĐỐI CHỨNG Sau khi học xong bài 24 “Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII”, các em vui lòng trả lời câu hỏi dưới đây: Đánh dấu X vào câu trả lời phù hợp với bản thân. Câu 1: Em có thích hai bài học lịch sử vừa học? Có
Không
Câu 2: Mức độ tham gia và hứng thú của em đối với các hoạt động học tập được tổ chức trong tiết học như thế nào? Mức độ Hoạt độnghọc tập
Mức độ tham gia Tích cực
Không tham gia
Mức độ hứng thú Thích
1. Ghi chép bài 2. Trả lời câu hỏi 3. Nghe giáo viên giảng bài 4. Đọc sách giáo khoa 5. Làm bài tập Lịch sử 6. Quan sát bản đồ, sơ đồ 7. Vẽ sơ đồ, lập bảng 8. Làm việc nhóm Câu 3: Trong tiết học, bạn đã được rèn luyện các kĩ năng nào? Kĩ năng tư duy (phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử Kĩ năng thuyết trình Kĩ năng viết Kĩ năng vẽ sơ đồ, lập bảng Kĩ năng làm việc nhóm
Không thích
Kĩ năng sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ việc học tập Kĩ năng giao tiếp.
Phụ lục 6 ĐỀ KIỂM TRA SAU GIỜ HỌC ĐỀ KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ (Thời gian 15 phút) Nối các lĩnh vực khoa học ở cột A với thành tựu khoa học ở cột B sao cho phù hợp: A
B
1. Địa lí
1. Thiên Nam Ngữ Lục
2. Quân sự
2. Dư Địa Chí
3. Sử học
3. Hổ Trướng Khu Cơ
4. Y học
4. Đại Nam Thực Lục
Hãy chọn đáp án đúng: Câu 1: Thế kỉ XVI-XVIII hệ tư tưởng nào giữ vị trí độc tôn trong xã hội Việt Nam? A. Nho giáo B. Phật giáo C. Đạo giáo D. Không có hệ tư tưởng nào Câu 2: Nét nổi bật của văn học giai đoạn XVI-XVIII là sự nở rộ các tác phẩm văn thơ viết bằng chữ nào? A. Nôm B. Hán C. Quốc ngữ D. Các chữ trên Câu 3: Tại sao trong các thế kỉ XVII – XIX, Thiên chúa giáo không được phát triển sâu, rộng ở Việt Nam như Phật giáo? A. Thiên Chúa Giáo thờ độc thần
B. Được du nhập bằng con đường cưỡng bức C. Được du nhập không đúng thời điểm D. Do những chính sách của triều đình Câu 4: Nội dung cơ bản Văn học Đại Việt từ thế kỉ X – XV A. Phản ánh đời sống của tầng lớp trên B. Ca ngợi công ơn của tầng lớp trên C. Ca ngợi lòng yêu nước và ý thức tự cường của dân tộc D. Phản ánh tâm tư tình cảm của quần chúng nhân dân Câu 5: Chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên ở Đàng Trong vào năm nào? A. Năm 1644 B. Năm 1646 C. Năm 1664 D. Năm 1666 Câu 6: Chữ quốc ngữ ra đời vào thời gian nào? A. Đầu thế kỉ XVI B. Cuối thế kỉ XVI C. Thế kỉ XVII D. Thế kỉ XVIII Câu 7: Khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức dưới thời nhà nào A. Nhà Trần B.Nhà Lê sơ C. Nhà Hồ D. Nhà Lý Câu 8: Nội dung chủ yếu của giáo dục Việt Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII là: A. Kinh sử B. Thiên văn học C. Văn học D. Khoa học tự nhiên
Câu 9: “… vừa nói lên tâm tư nguyện vọng của nhân dân về cuộc sống tự do, thoát khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, ca ngợi quê hương vừa phản ánh những phong tục tập quán hay đặc điểm của quê hương” là nội dung của dòng văn học nào? A. Văn học chữ Hán B. Văn học chữ Nôm C. Văn học dân gian D. Tất cả các đáp án trên Câu 10: Nho giáo được chính thức nâng lên địa vị độc tôn dưới thời nhà nào A. Thời Lê sơ B. Thời Nhà Lý C. Thời nhà Trần D. Thời nhà Nguyễn
Phụ lục 7 HÌNH ẢNH VÀ SẢN PHẨM CỦA BUỔI HỌC THỬ NGHIỆM
Phần chuẩn bị của học sinh nhóm 2
Phần trình bày của nhóm 1, nhóm 2, về thành tựu tư tưởng, tôn giáo
Sản phẩm của học sinh nhóm 3