TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO OLYMPIC MÔN SINH HỌC 2020 MỚI NHẤT LỚP 10 11 (50 ĐỀ CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)

Page 1

ĐỀ ĐỀ NGHỊ OLYMPIC MÔN SINH HỌC

vectorstock.com/3687784

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection DẠY KÈM QUY NHƠN OLYMPIAD PHÁT TRIỂN NỘI DUNG

TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO OLYMPIC MÔN SINH HỌC 2020 MỚI NHẤT LỚP 10 11 (50 ĐỀ CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO) WORD VERSION | 2020 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


——————— ĐỀ (Gồm có 2 trang)

KỲ THI OLYMPIC Môn thi : SINH HỌC 10 Thời gian : 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ———————————

Câu 1.( 2 điểm). Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích! a. Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP. b. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm. c. Tinh bột và xenlulôzơ đều là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật. d. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn. e. Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân. f. Loại monosacarit tham gia cấu tạo nên ADN là C5H10O4. g. Mọi tế bào trong cơ thể nhân thực đều có nhân chính thức. h. Trong quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật, thoi phân bào được hình thành nhờ trung thể. Câu 2. (2 điểm) Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và liên kết giữa các nuclêôtit. Điểm khác nhau giữa các loại nuclêôtit? Câu 3.( 2 điểm). Cho một phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có tỉ lệ các nuclêôtit trên mạch 1 là A1: T1: X1: G1 = 1: 3: 4: 6 và có (A1+T1) / (G1+X1) = 0,4. Trên phân tử ADN này có 760 liên kết hiđrô. a. Tính số lượng liên kết hoá trị của cả phân tử ADN. Giải thích cách tính? b. Tính số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch của phân tử ADN trên? Câu 4: (1 điểm). Mô tả cấu trúc của nhân tế bào. Câu 5. ( 1 điểm). Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao? Câu 6. ( 2 điểm). Bạn Nam đã đặt 3 ống nghiệm sau: Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng đã đun sôi. - Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng. - Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl 2M. Tất cả các ống đều đặt trong điều kiện 370C- 400C. a. Theo em, bạn muốn làm thí nghiệm chứng minh điều gì? b. Nếu bạn Nam quên không đánh dấu các ống. Em hãy nêu phương pháp giúp bạn nhận biết được các ống nghiệm trên? Câu 7 (2 điểm). Chứng minh rằng prôtêin là hợp chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể sống! Câu 8 (2 điểm). Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về các dấu hiệu: Điều kiện xảy ra, nơi xảy ra và sản phẩm tạo ra. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng? Câu 9.( 2 điểm). Em hãy chứng minh rằng trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng được giải phóng dần dần qua từng giai đoạn khác nhau chứ không giải phóng ồ ạt ngay một lúc. Câu 10.( 4 điểm). Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 360 nhiễm sắc thể đơn, đang phân bào tại vùng sinh sản. Mỗi tế bào đều nguyên phân một số lần bằng số nhiễm sắc thể đơn có chung một nguồn gốc trong một tế bào. Tất cả các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân tạo tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5%. Các hợp tử tạo ra chứa tổng số 2880 nhiễm sắc thể đơn. a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, tên loài. b. Xác định số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu và số tế bào sinh tinh. ------ Hết -----( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (2 điểm) Đáp án Điểm a. Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP. 0.25 Sai. Lục lạp cũng là bào quan tổng hợp ATP. b. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm. Sai. Vì vi khuẩn không chui vào lizôxôm mà chỉ nhờ enzim tiêu hoá trong 0.25 lizôxôm phân huỷ. c. Tinh bột và xenlulôzơ là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật. Sai. Tinh bột là nguồn nguyên liệu dự trữ cho tế bào thực vật, xenlulôzơ 0.25 là thành phần cấu trúc nên thành tế bào thực vật. d. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn. Sai. Ribôxôm 70S còn có ở ti thể, lục lạp của tế bào nhân thực. 0.25 e. Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân. Sai. Lipit không có cấu trúc đa phân. f. Loại monosacarit tham gia cấu tạo nên ADN là C5H10O4. Đúng. g. Mọi tế bào trong cơ thể nhân thực đều có nhân chính thức. Sai. Có tế bào không có nhân. Ví dụ tế bào hồng cầu. h. Trong quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật, thoi phân bào được hình thành nhờ trung thể. Sai. Thực vật bậc cao không có trung thể, thoi phân bào hình thành nhờ thể hình sao. Câu 2. (2 điểm). Đáp án - Nuclêôtit là đơn phân của ADN , Cấu tạo gồm bazơ nitơ, axit phôt phoric và Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0.25 0.25 0.25 0.25 Điểm 0.5


đường đêôxi ribôzơ. Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phốt phođieste (ở mỗi mạch polinuclêôtit) - Giữa các nu liên kết với nhau theo nguyên tắc đa phân gồm rất nhiều đơn phân. Đơn phân gồm 4 loại A, T ,G, X. Các đơn phân liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. A của mạch này liên kết với T của mạh kia bằng 2 LK hiđ rô và ngược lại. G của mạch này LK với T của mạch kia bằng 3 LK hiđrô và ngược lại - Các nu khác nhau ở các loại bazơnitơ A, T, G, X

1

0.5

Câu 3.( 2 điểm). Đáp án Điểm a. Theo nguyên tắc bổ sung ta có: T1=A2 và X1=G2 nên (A1+T1) / (G1+X1) = 1.0 0,4 A/G=0,4 (1) Mà liên kết Hiđrô được tính theo công thức : H=2A+3G=760 (2) từ 1 và 2 A = 80 (nu) G = 200 (nu). Số liên kết hóa trị của phân tử ADN = tổng số liên kết hóa trị giữa đường và axit trong một nu + số liên kết hóa trị giữa các nu. Do ADN dạng vòng nên HT = 2 x N = 2 x 560=1120 (lk). b. Do tỉ lệ giữa các nu trên mạch 1 là A1: T1: X1: G1 = 1: 3: 4: 6 và theo nguyên tắc bổ sung ta có A1=T2= (1x280)/14= 20 nu. T1=A2= 3 x A1= 60 nu. X1=G2= 4 x A1= 80 nu. G1= X2= 6 x A1= 120 nu.

1.0

Câu 4: (1 điểm). Mô tả cấu trúc của nhân tế bào? Đáp án Nhân cấu tạo gồm 3 phần: - Màng nhân: là một màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện sự trao đổi chất giữa nhân với tế bào chất. - Nhân con: là nơi tổng hợp ribôxôm cho tế bào chất. - Nhiễm sắc thể: là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng sợi mảnh. Lúc sắp phân chia tế bào, những sợi này sẽ co xoắn lại và dày lên thành các nhiễm sắc thể với số lượng và hình thái đặc trưng cho loài. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm có: prôtein và ADN Câu 5. ( 1 điểm). Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

Điểm 0.25 0.25 0.5


Đáp án - Tế bào gan là tế bào có nhiều nhân, tế bào hồng cầu là tế bào không nhân. - Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng. - vì nhân chứa nhiều nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển và điều hoà mọi hoạt động sống của tế bào.

Điểm 0.5 0.25 0.25

Câu 6. ( 2 điểm). Đáp án Điểm a. Bạn muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của 0.5 enzim. b. Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quỳ tím để nhận biết. 0.5 Phương pháp: - Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có tinh bột và nước bọt pha loãng). 0.5 Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi: - ống 1 có dung dịch tinh bột và nước bọt, nhưng nước bọt đã đun sôi nên enzim mất hoạt tính; ống 3 có dung dịch tinh bột và nước bọt nhưng có axit là môi 0.5 trường không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng quỳ tím sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1. . Câu 7 (2 điểm). Đáp án Prôtêin đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong tế bào, cơ thể: • Chức năng cấu trúc: Prôtêin là thành phần cấu trúc chính của tế bào (màng sinh chất, tế bào chất, nhân). • Chức năng xúc tác: Prôtêin là thành phần chính của các enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa. • Chức năng điều hòa: Prôtêin là thành phần chính của các hoocmon. • Chức năng bảo vệ cơ thể: Prôtêin là thành phần của kháng thể. • Chức năng vận chuyển các chất: Prôtêin cấu tạo nên hêmôglôbin.

Điểm 0.25 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25

Câu 8 (2 điểm). Đáp án Dấu hiệu Điều kiện xảy ra

Pha sáng Chỉ xảy ra khi có ánh sáng

Điểm Pha tối Xảy ra cả khi có ánh sáng và cả trong tối.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0.5


Nơi xảy ra

Ở tilacôit của lục lạp

Trong chất nền của lục lạp.

Sản phẩm ATP và NADPH ,Ôxi Cacbohiđrat ,ADP, NADP. tạo ra * Trong quang hợp, pha tối phụ thuộc vào pha sáng vì: Pha tối cần sử dụng các sản phẩm của pha sáng( ATP, NADPH).

0.5 0.5 0.5

Câu 9.( 2 điểm). Đáp án • Hô hấp tế bào gồm ba giai đoạn chính: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron. • Năng lượng ATP được giải phóng dần dần quan ba giai đoạn đó, giai đoạn chuỗi chuyền electron giải phóng nhiều năng lượng nhất. • Ví dụ. Nguyên liệu hô hấp là 1 phân tử glucôzơ thì năng lượng giải phóng qua các giai đoạn như sau: - Đường phân: giải phóng 2 ATP. - Chu trình Crep: giải phóng 2 ATP. - Chuỗi chuyền electron giải phóng 34 ATP.

Điểm 0.5 0.5 1.0

Câu 10.( 4 điểm). Đáp án Gọi - số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu là a ( a € N). - Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n. số NST đơn có chung một nguồn gốc trong 1 tế bào là n. • Ta có: - Tổng số NST đơn có trong các tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là: a.2n = 360 (1). - Số tế bào sinh tinh là: a.2n. - Số tinh trùng được tạo ra là: 4.a.2n. - Số tinh trùng được thụ tinh là: 4.a.2n.12,5% = 0,5. a.2n = Số hợp tử được hình thành. - Tổng số NST đơn trong các hợp tử: 0,5. a.2n. 2n = 2880 (2). - Từ (1) và (2) suy ra: n = 4. a. Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 8. Ruồi giấm. b. Số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu: a.2n = 360 a = 45. Số tế bào sinh tinh = 45. 24 = 720.

------ HẾT ------

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

Điểm 0.25

0.5 0.25 0.25 0.25 0. 5 0.5 0.5 0.5 0.5


ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

(Đề này có 3 trang)

THI OLIMPIC Môn: Sinh – Lớp: 10 Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề

Câu I.(4 điểm) 1. (1đ). So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng? 2.(1đ). Đặc điểm nào trong cấu trúc của lục lạp và ti thể nhằm làm gia tăng diện tích màng của những bào quan này và điều đó có tác dụng gì? 3.(1đ). Mô tả cấu trúc của nhân tế bào. 4.(1đ) Một nhà sinh học chụp bằng kính hiển vi điện tử 2 tế bào chuột, 2 tế bào lá đậu và 2 ảnh của vi khuẩn E.coli. Ông quên đánh dấu hình và để lộn xộn. Nếu chỉ còn các ghi chú quan sát sau đây bạn có thể phát hiện ảnh thuộc đối tượng nào không? Hình A: Lục lạp, các ribôxôm, nhân Hình B: Vách tế bào, màng sinh chất Hình C: ti thể, vách tế bào, màng sinh chát Hình D: Các vi ống, bộ máy gôngi Hình E: màng sinh chất, các ribôxôm Hình F: Nhân, lưới nội chất hạt Câu II. (3 điểm) 1. (2đ). Các chữ A, B, C, D trong hình sau tương ứng với những chất nào? Nêu tên cơ chế vận chuyển các chất đó qua màng.

A B

Aquaporin

C

D

Aquapor D D D Aquapori 2.(1đ). Tế bàon có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng những cách

nào? Câu III. (3 điểm)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1. (1đ).Chu kỳ tế bào ở tế bào nhân thực gồm những giai đoạn nào? Nêu diễn biến cơ bản ở các pha của kỳ trung gian. 2. (2đ). Một gen có khối lượng là 540000 đvC và có số nu loại G bằng 30% tổng số nuclêôtit của gen. a. Tính số nu mỗi loại và số liên kết hyđrô của gen b. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có 10% ađênin và 40% guanin. Xác định số nu từng loại nu trên mỗi mạch đơn của gen Câu IV (2.5 điểm). Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về các dấu hiệu: Điều kiện xảy ra, nơi xảy ra và sản phẩm tạo ra. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng? Tại sao chất độc ức chế một enzim của chu trình Cavin cũng ức chế các phản ứng pha sáng? Câu IV(2.5 điểm) 1.(1đ). Hãy cho biết các câu sau đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích ? a. Cacbon là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong cơ thể sống b. Cho thuốc thử Feling vào dung dịch đường mía rồi đun sôi, ta thấy kết tủa đỏ gạch. c. Đường đơn không có tính khử, có vị ngọt, tan trong nước. d. Lipit, protein và cacbonhidrat đều là các hợp chất hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân 2.(1,5đ). Tại sao tinh bột là dạng dự trữ cacbon và năng lượng thích hợp cho thực vật còn glicogen là dạng dự trữ cacbon và năng lượng thích hợp cho động vật? Câu V.(2điểm).Một tế bào sinh dục sơ khai đực và một TBSD sơ khai cái của một loài nguyên phân với số lần bằng nhau. Các tế bào mới được tạo thành đều giảm phân cho 320 giao tử. Số nhiễm sắc thể trong các tinh trùng nhiều hơn số NST trong các trứng là 1344 NST. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 6,25%. a. Tính số tinh trùng và số trứng tạo thành. B. Tính số lần nguyên phân của TBSD sơ khai ban đầu. C. Tính số hợp tử tạo thành. D. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài. Câu VI.(3 điểm) 1.(1.5đ). Tại sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong kiểm nghiệm thực phẩm? Lấy ví dụ minh họa? 2.(1.5đ). Nêu đặc điểm của 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn? Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này? -------------HẾT-------------

THI OLIMPIC Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Môn: Sinh – Lớp:10

HƯỚNG DẪN CHẤM Câu I.(4 điểm) 1. (1đ) So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng? Đáp án * Giống nhau: • Đều có cấu trúc màng kép • Đều là bào quan có khả năng tổng hợp ATP * Khác: Ti thể Lục lạp Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp khúc trên có đính các enzim hô hấp Tổng hợp ATP dùng cho mọi hoạt động của tế bào Có trong mọi loại tế bào

Điểm 0,25

Cả hai màng đều trơn nhẵn, có thêm hệ thống túi tylacoid, trên đó có đính các sắc tố quang hợp và các chất vận chuyển điện tử. Tổng hợp ATP ở pha sáng, chỉ dùng cho pha tối của quang hợp Chỉ có trong các tế bào quang hợp ở thực vật

Mỗi ý đúng được 0,25đ 2.(1đ)Đặc điểm nào trong cấu trúc của lục lạp và ti thể nhằm làm gia tăng diện tích màng của những bào quan này và điều đó có tác dụng gì? Đáp án Điểm Ti thể: - Màng trong gấp nếp hình thành các mào -> Làm gia tăng diện tích màng - Đây là nơi gắn các enzim của chuỗi chuyền electron hô hấp nên sẽ làm tăng hiệu quả của hô hấp tế bào Lục lạp - Trong chất nền có các hạt grana hình thành từ các túi tilacoit xếp chồng lên nhau. - Đây là nơi gắn với các sắc tố và chuỗi chyền điện tử quang hợp làm tăng hiệu quả quang hợp - Đây 3.(1 điểm). Mô tả cấu trúc của nhân tế bào. Đáp án Nhân cấu tạo gồm 3 phần: - Màng nhân: là một màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện sự trao đổi chất giữa nhân với tế bào chất. - Nhân con: là nơi tổng hợp ribôxôm cho tế bào chất. - Nhiễm sắc thể: là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng sợi mảnh. Lúc sắp Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,25 0,25 0,25 0,25

Điểm 0.25 0.25 0.5


Đáp án Điểm phân chia tế bào, những sợi này sẽ co xoắn lại và dày lên thành các nhiễm sắc thể với số lượng và hình thái đặc trưng cho loài. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm có: prôtein và ADN 4.(1đ) Một nhà sinh học chụp bằng kính hiển vi điện tử 2 tế bào chuột, 2 tế bào lá đậu và 2 ảnh của vi khuẩn E.coli. Ông quên đánh dấu hình và để lộn xộn. Nếu chỉ còn các ghi chú quan sát sau đây bạn có thể phát hiện ảnh thuộc đối tượng nào không? Hình A: Lục lạp, các ribôxôm, nhân Hình B: Vách tế bào, màng sinh chất Hình C: ti thể, vách tế bào, màng sinh chát Hình D: Các vi ống, bộ máy gôngi Hình E: màng sinh chất, các ribôxôm Hình F: Nhân, lưới nội chất hạt Hình A có lục lạp và hình C có vách tế bào, ti thể. Vậy hình A và C phải là 0,5 của tế bào cây đậu Hình D có bộ máy gôngi và hình F có nhân, lưới nội chất hạt. Vậy hình D 0,25 và F phải là của tế bào chuột Suy ra hình B và E là của vi khuẩn 0,25 Câu II. (3 điểm) 1. (2đ). Các chữ A, B, C, D trong hình sau tương ứng với những chất nào? Nêu tên cơ chế vận chuyển các chất đó qua màng Đáp án Điểm A- Những chất có kích thước nhỏ, không phân cực, không tích điện hoặc 0.25 chất tan trong lipit, vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp 0.25 - Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit. B- Nước, vận chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp. 0.25 - Thẩm thấu qua kênh prôtêin aquaporin. 0.25 C- Những chất có kích thước lớn, phân cực, tích điện, không tan trong 0.25 lipit, vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Khuếch tán qua kênh prôtêin 0.25 D- Các chất vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. 0.25 - Vận chuyển chủ động, cần sử dụng năng lượng ATP. 0.25 2.(1đ). Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng những cách nào? Đáp án Điểm - Tế bào điều chỉnh hoạt động trao đổi chất thông qua điều khiển hoạt tính 0.5 của các enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế. - Tế bào điều chỉnh hoạt động trao đổi chất bằng ức chế ngược: Sản phẩm 0.5 của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng đầu con đường chuyển hóa. Câu III. (3 điểm) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1. (1đ)Chu kỳ tế bào ở tế bào nhân thực gồm những giai đoạn nào? Nêu diễn biến cơ bản ở các pha của kỳ trung gian. Điểm Đáp án Chu kỳ tế bào ở tế bào nhân thực gồm kỳ trung gian (G1 + S+ G2) và quá 0.25 trình nguyên phân - Diễn biến cơ bản các pha của kỳ trung gian. - Pha G1: Diễn ra sự gia tăng TBC, hình thành thêm các bào quan khác 0.25 nhau, phân hoá về cấu trúc, chức năng của tế bào (tổng hợp các prôtêin, chuẩn bị các tiền chất, các điều kiện cho sự tổng hợp ADN). - Pha S: Diễn ra sao chép ADN và nhân đôi NST, pha S còn diễn ra sự 0.25 nhân đôi trung tử và quá trình tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ cao phân tử, các hợp chất giàu năng lượng. - Pha G2: Tiếp tục tổng hợp prôtêin có vai trò với sự hình thành thoi phân 0.25 bào. NST ở pha này vẫn giữ nguyên trạng thái như cuối pha S. 2. (2đ) Một gen có khối lượng là 540000 đvC và có số nu loại G bằng 30% tổng số nuclêôtit của gen. a. Tính số nu mỗi loại và số liên kết hyđrô của gen. b. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có 10% ađênin và 40% guanin. Xác định số nu từng loại nu trên mỗi mạch đơn của gen. Đáp án Điểm a. Số nu mỗi loại và số liên kết hyđrô của gen 0.25 Số nuleôtit của gen là: N = M/300 = 540000/300 = 1800 0.25 Mà theo đề bài G = 30% N = 30%× 1800 = 540 0.25 Ta có 2A + 2G = N -> A = N/2 – G = 1800/2 – 540 = 360 Số liên kết hyđrô =2A + 3G = 2×360 + 3×540 = 2340 0.25 b. Số nu mỗi loại trên mỗi mạch đơn của gen Ta có số nu trên mỗi mạch đơn của gen N1 = N2 = N/2 = 1800/2 = 900 0.25 Trên mạch 1 ta có A1 = 10%, G1 = 40% -> A1 = T2 = 10%×900 = 90 0,25 G1 = X2 = 40% ×900 = 360 Mà A1 + A2 =A -> A2 = A - A1= 360 – 90= 270 = T1 0,25 G1 + G2 = G -> G2 = G - G1 = 540 – 360 = 180 = X1 0,25 Câu IV (2.5 điểm). 1.(2đ)Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về các dấu hiệu: Điều kiện xảy ra, nơi xảy ra và sản phẩm tạo ra. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng? Tại sao chất độc ức chế một enzim của chu trình Cavin cũng ức chế các phản ứng pha sáng? Dấu hiệu Điều kiện xảy ra

Đáp án Điểm Pha sáng Pha tối Chỉ xảy ra khi có ánh sáng Xảy ra cả khi có ánh sáng và 0.5 cả trong tối.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Nơi xảy ra

Ở tilacôit của lục lạp

Trong chất nền của lục lạp.

0.5

Sản phẩm tạo ra

ATP và NADPH ,Ôxi

Cacbohiđrat ,ADP, NADP.

0.5

* Trong quang hợp, pha tối phụ thuộc vào pha sáng vì: Pha tối cần sử 0.5 dụng các sản phẩm của pha sáng( ATP, NADPH). *Tại sao chất độc ức chế một enzim của chu trình Cavin cũng ức chế các phản ứng pha sáng? Vì các phản ứng sáng cần ADP và NADP+ từ chu trình Cavin. Nên khi 0.5 chu trình Cavin bị ức chế thì sẽ không tạo ra ADP và NADP+ nên các phản ứng sáng cũng bị ức chế Câu IV(4đ) 1.(1đ). Hãy cho biết các câu sau đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích ? a. Cacbon là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong cơ thể sống . b. Cho thuốc thử Feling vào dung dịch đường mía rồi đun sôi, ta thấy kết tủa đỏ gạch. c. Đường đơn không có tính khử, có vị ngọt, tan trong nước. d. Lipit, protein và cacbonhidrat đều là các hợp chất hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Điểm Đáp án a. Sai. Vì Ôxi là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong cơ thể sống(65%) 0.25 b.Sai. Không tạo kết tủa đỏ gạch vì đường mía là đường đôi không có tính 0.25 khử nên không cho phản ứng với thuốc thử c. Sai. Vì đường đơn có tính khử 0.25 d. Sai. Vì lipit không phải là hợp chất hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc 0.25 đa phân 2.(1,5đ). Tại sao tinh bột là dạng dự trữ cacbon và năng lượng thích hợp cho thực vật còn glicogen là dạng dự trữ cacbon và năng lượng thích hợp cho động vật? Đáp án Điểm - Chất dự trữ ở thực vật là tinh bột vì . - Tinh bột là chất khó tan trong nước nên khó sử dụng. 0.25 - Không có khả năng thẩm thấu và khuếch tán, có thể được sử dụng làm chất dự trữ dài hạn, tích trưc trong các bào quan chuyên trách là củ, hạt. 0.25 - Thực vật có lối sống cố định nên cần ít năng lượng cho hoạt động hơn động vật. 0.25 Chất dự trữ động vật là glicogen vì: - Glicogen là chất dự trữ dễ huy động, dễ phân hủy, tích trữ ngắn hạn. 0.25 - Năng lượng giải phóng nhiều hơn tinh bột. 0.25 - Động vật sống di chuyển, cần nhiều năng lượng hơn thực vật. 0.25 3 (1.5đ) Câu V.(1.5đ).Một tế bào sinh dục sơ khai đực và một TBSD sơ khai cái của một loài nguyên phân với số lần bằng nhau. Các tế bào mới được tạo thành đều giảm phân cho 320 giao tử. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Số nhiễm sắc thể trong các tinh trùng nhiều hơn số NST trong các trứng là 1344 NST. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 6,25%. a. Tính số tinh trùng và số trứng tạo thành. B. Tính số lần nguyên phân của TBSD sơ khai ban đầu. C. Tính số hợp tử tạo thành. D. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài. Điểm Đáp án a. Tính số tinh trùng và số trứng tạo thành Theo đề bài, ta có: giao tử đực và giao tử cái có số lần nguyên phân bằng 0,5 nhau Mà: 1 tế bào sinh giao tử đực tạo ra 4 tinh trùng 1 tế bào sinh giao tử cái tạo ra 1 trứng => số tinh trùng gấp 4 lần số trứng Gọi a là số trứng => số tinh trùng là 4a Ta có: 4a+ a= 320 => 5a =320 => a= 64 => 4a= 256 Vậy có 64 trứng và 256 tinh trùng b. Tính số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai: 0,5 k 6 Số tế bào con tạo thành = 2 =64 = 2 Vậy tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 6 lần c. Số hợp tử được tạo thành 0,5 Ta có hiệu suất thụ tinh của trứng 6,25% -> sô trứng được thụ tinh là = 6,25%× 64 = 4 - Số hợp tử = số trứng được thụ tinh = 4 hợp tử ta có: NST tinh trùng = 256.n NSTtrứng = 64.n 0.5 Mà: NSTtinh trùng – NSTtrứng = 1344 Hay: 256.n – 64.n = 1344 => 192.n = 3648 => n=7 => 2n= 7.2= 14 Vậy số NST trong bộ lưỡng bội của loài 2n =14 Câu VI(2.5đ) 1.(1.5đ). Tại sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong kiểm nghiệm thực phẩm? Lấy ví dụ minh họa? Đáp án Điểm Nguyên tắc - Vi sinh vật khuyết dưỡng chỉ phát triển khi có đầy đủ các nhân tố sinh 0,25 trưởng 0,25 - Tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật tăng khi nồng độ các nhân tố sinh trưởng tăng Cách tiến hành kiểm nghiệm Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Khi đưa vi sinh vật khuyết dưỡng về một nhân tố sinh trưởng nào đó vào thực phẩm, nếu hàm lượng chất đó càng lớn thì vi sinh vật phát triển càng 0,5 mạnh-> người ta dựa vào số lượng vi sinh vật sinh trưởng trong môi trường chuẩn( đối chứng) với hàm lượng chất kiểm định xác định-> từ đó có thể xác định được hàm lượng chất đó trong thực phẩm. Ví dụ: khi muốn kiểm tra hàm lượng riboflavin trong thực phẩm, ta sử dụng 0,5 vi sinh vật khuyết dưỡng với axit riboflvin. Nuôi cấy trên môi trường của thực phẩm, sau đó xác định lượng vi sinh vật từ môi trường nuôi cấy->. Đối chiếu với mức chuẩn để xác định nồng độ riboflavin trong thực phẩm. Có thể sử dụng các chủng vi sinh vật khuyết dưỡng để xem xét hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm. 2.(1.5đ). Nêu đặc điểm của 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn? Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này? Điểm Đáp án - Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để 0,25 phân giải cơ chất. - Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng 0,25 tế bào trong quần thể tăng rất nhanh. - Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không 0,25 đổi theo thời gian. - Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào 0,25 trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều. Khi nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần thời gian để làm quen với môi 0.5 trường (các hợp chất của môi trường cảm ứng để hình thành các enzim tương ứng), còn trong nuôi cấy liên tục thi môi trường ổn định vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.

ĐỀ THI OLYMPIC SINH HỌC LỚP 10 (Thời gian làm bài…. phút) ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ Câu 1. ( 1,5 điểm) a. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo em “dấu chuẩn” là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào? b. Một loại polisaccarit được cấu tạo từ các phân tử glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4glycozit thành mạch thẳng không phân nhánh.Tên của loại polisaccarit này là gì? Ở tế bào nấm, chất Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


hóa học nào thay thế vai trò của loại polisaccarit này? Hãy cho biết đơn phân cấu tạo nên chất hóa học này? Câu 2. ( 2 điểm) a. Tại sao axit nuclêic và prôtêin được xem là hai vật chất cơ bản không thể thiếu của mọi cơ thể sống? b. Cho các chất: Tinh bột, xenlulôzơ, phôtpholipit và prôtêin. Chất nào trong các chất kể trên không phải là pôlime? Chất nào không tìm thấy trong lục lạp? Câu 3. ( 2 điểm) Trong tế bào có một bào quan được ví như “hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên đồng ruộng”? Hãy cho biết tên gọi, cấu tạo, chức năng của loại bào quan này trong tế bào nhân thực? Câu 4. ( 2 điểm) Vận chuyển phân tử protein ra khỏi tế bào cần các bào quan nào? Mô tả quy trình vận chuyển này. Câu 5. ( 2,5 điểm) Dựa vào yếu tố nào để xác định tế bào đó còn sống hay chết? Em hãy chứng minh điều này qua một thí nghiệm đã học. Câu 6. ( 2 điểm) Một đoạn phân tử ADN có khối lượng 9.105 đ.v.C, có số nuclêôtit loại A kém loại khác 100 nuclêôtit. Trên mạch 1 của gen có nuclêôtit loại T kém loại A 100 nu, trên mạch 2 có nu chiếm 20% số nu của mạch. Hãy tính: - Số vòng xoắn của phân tử ADN. - Số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch đơn trong phân tử ADN trên? Câu 7. ( 4 điểm) Ở gà, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 78 NST. Có 2000 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp một số đợt bằng nhau tạo ra các tế bào con, đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 39780000 NST mới. 1/4 số tế bào con sinh ra trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân cho tinh trùng. 1/100 số tinh trùng tạo thành được tham gia vào quá trình thụ tinh. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125%, của trứng là 25%. Mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra một hợp tử bình thường. a) Xác định số lần nguyên phân của các tế bào sinh dục sơ khai ban đầu và số hợp tử được tạo thành. b) Tính số lượng tế bào sinh trứng cần thiết cho quá trình thụ tinh. Câu 8. ( 2 điểm) a. Mô tả cấu trúc của nhân tế bào? b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao? Câu 9. ( 2 điểm) Hãy trình bày ý nghĩa sinh học và mối liên hệ giữa nguyên phân, giảm phân, thụ tinh trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền ở cơ thể sống.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ OLYMPIC SINH HỌC LỚP 10 (Thời gian làm bài…. phút)

Câu

Nội dung Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

Điểm


Câu 1

Câu 2

Câu 3

a. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo em dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào? b. Một loại polisaccarit được cấu tạo từ các phân tử glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4- glycozit thành mạch thẳng không phân nhánh.Tên của loại polisaccarit này là gì? Ở tế bào nấm, chất hóa học nào thay thế vai trò của loại polisaccarit này? Hãy cho biết đơn phân cấu tạo nên chất hóa học này? Trả lời : a.- Dấu chuẩn là hợp chất glycoprotein.(0,25) - Protein được tổng hợp ở các riboxom trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong xoang của mạng lưới nội chất hạt tạo thành túi bộ máy Golgi. Tại đây protein được hoàn thiện cấu trúc gắn thêm hợp chất saccarit glicoprotein hoàn chỉnh đóng gói đưa ra ngoài màng bằng xuất bào.(0,75đ) b.Xellulozơ, ở nấm có kitin thay thế loại này (0,25đ) Đơn phân: Glucozơ liên kết với N-axetylglucozamin. (0,25đ) a. Tại sao axit nuclêic và prôtêin được xem là hai vật chất cơ bản không thể thiếu của mọi cơ thể sống? b. Cho các chất: Tinh bột, xenlulôzơ, phôtpholipit và prôtêin. Chất nào trong các chất kể trên không phải là pôlime? Chất nào không tìm thấy trong lục lạp? Trả lời : a. * Axit nuclêic là chất không thể thiếu vì : (0,5đ) Có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật. * Prôtêin không thể thiếu được ở mọi có thể sống vì: ( 1đ) - Đóng vai trò cốt lõi trong cấu trúc của nhân, của mọi bào quan, đặc biệt hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao. - Các enzim (có bản chất là prôtêin) đóng vai trò xúc tác các phản ứng sinh học. - Các kháng thể có bản chất là prôtêin có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. - Các hoocmôn phần lớn là prôtêin có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất. - Ngoài ra prôtêin còn tham gia chức năng vận động, dự trữ năng lượng, giá đỡ, thụ thể. b. (0,5đ) - Chất không phải là đa phân (pôlime) là phốtpholipit vì nó không được cấu tạo từ các đơn phân (mônôme) - Chất không tìm thấy trong lục lạp là xenlulôzơ. Trong tế bào có một bào quan được ví như “hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên đồng ruộng”? Hãy cho biết tên gọi, cấu tạo, chức năng của loại bào quan này trong tế bào nhân thực? Trả lời: - Lưới nội chất (0,25đ) - Cấu tạo(1đ) + Là hệ thống màng đơn, có cấu tạo giống màng sinh chất + Gồm một hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau tạo thành mạng lưới phân bố khắp tế bào, ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất. + Xuất phát từ màng nhân, có thể nối liền màng sinh chất, liên hệ với bộ máy golgi, thể hoà tan thành một thể thống nhất. + Lưới nội chất hạt mặt ngoài còn gắn các riboxom, lưới nội chất trơn thì đính rất nhiều các enzim. - Chức năng: (0,75đ) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

1,5 điểm

2 điểm

2 điểm


+ Chức năng chung : là hệ thống trung chuyển nhanh chóng các chất ra vào tế bào đồng thời đảm bảo sự cách li của các quá trình khác nhau diễn ra đồng thời trong tế bào. + Lưới nội chất hạt: Nơi tổng hợp protein + Lưới nội chất trơn: Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy các chất độc hại. Câu 4

Vận chuyển phân tử protein ra khỏi tế bào cần các bào quan nào? Mô tả quy trình vận 2 điểm chuyển này. Trả lời : * Vận chuyển protein ra khỏi tế bào cần các bào quan: (0,5đ) - Hệ thống mạng lưới nội chất hạt. - Bộ Gôngi. - Màng sinh chất. * Mô tả quy trình vận chuyển: (1,5đ) - Protein tổng hợp bởi riboxom tại mạng lưới nội chất hạt được vận chuyển đến bộ Gôngi. - Ở bộ Gôngi, phân tử protein được gắn thêm cacbohydrat tạo ra glycoprotein được bao gói trong túi tiết và tách ra khỏi bộ Gôngi và chuyển đến màng sinh chất. - Chúng gắn vào màng sinh chất phóng thích protein ra bên ngoài tế bào bằng hiện tượng xuất bào.

Câu 5

Dựa vào yếu tố nào để xác định tế bào đó còn sống hay chết? Em hãy chứng minh 2,5 điểm điều này qua một thí nghiệm đã học. Trả lời : * Dựa vào hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh để xác định tế bào đó còn sống hay đã chết.(0,5đ) * Cách xác định:(2điểm) + Nguyên liệu: - Lá thài lài tía, củ hành tím. - Kính hiển vi, dao lam, phiến kính, lá kính. - Ống nhỏ giọt, giấy thấm, nước cất, dd nước muối loãng. + Cách tiến hành: - Bước 1: Tách lớp biểu bì của lá → đặt lên phiến kính → nhỏ nước cất → quan sát dưới KHV (hình 1) - Bước 2: nhỏ dd muối loãng lên mép lá kính → quan sát dưới KHV( hình 2). - Bước 3: nhỏ nước cất lên mép lá kính → quan sát dưới KHV( hình 3). + Kết quả so với hình 1: - hình 2: khối NSC co. - hình 3: khối NSC trở về trạng thái ban đầu như hình 1. + Giải thích: - hình 2: vào môi trường ưu trương → tế bào mất nước → khối NSC co : hiện tượng co nguyên sinh. - hình 3: vào môi trường nhược trương → tế bào hút nước → khối NSC dãn ra sát thành tế bào: hiện tượng phản co nguyên sinh.

Câu 6

Một đoạn phân tử ADN có khối lượng 9.105 đ.v.C, có số nuclêôtit loại A kém loại 2 điểm khác 100 nuclêôtit. Trên mạch 1 của gen có nuclêôtit loại T kém loại A 100 nu, trên mạch 2 có nu loại X chiếm 20% số nu của mạch. Hãy tính: - Số vòng xoắn của phân tử ADN. - Số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch đơn trong phân tử ADN trên? Trả lời : Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


-

Số vòng xoắn: N = 900000/300 = 3000 (0,25đ) C = 3000/20 = 150 (0,25đ) - Số nu mỗi loại trên mỗi mạch (0.5đ) + Số nucleotit mỗi loại của ADN A= T= 700, G= X= 800 + Số nu mỗi loại trên mỗi mạch :(1đ) A1 = T2 = 400 T1 = A2 = 300 G1 = X2 = 300 X1 = G2 = 500 Câu 7

Ở gà, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 78 NST. Có 2000 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp một số đợt bằng nhau tạo ra các tế bào con, đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 39780000 NST mới. 1/4 số tế bào con sinh ra trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân cho tinh trùng. 1/100 số tinh trùng tạo thành được tham gia vào quá trình thụ tinh. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125%, của trứng là 25%. Mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra một hợp tử bình thường. a) Xác định số lần nguyên phân của các tế bào sinh dục sơ khai ban đầu và số hợp tử được tạo thành. b) Tính số lượng tế bào sinh trứng cần thiết cho quá trình thụ tinh. Trả lời : * Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai ban đầu: - Gọi k là số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai ban đầu(k nguyên, dương). Ta có phương trình: 2.103 x(2k - 1)x78 = 39780000 2k – 1 = 39780.103/ 78x2.103 - Vậy k = 8 (1đ) * Số hợp tử được tạo thành: - Số tế bào sinh dục sơ khai được tạo ra qua 8 lần nguyên phân liên tiếp là 2000x256 = 512. 103 (0,5 đ) - Số tinh trùng được tạo ra là 1/4 x 512.103 x4 = 512.103. (0,5đ) - Số tinh trùng được trực tiếp thụ tinh là 512.103 x 1/100 . 3,125/100 = 160 (0,5đ) - Vì 1 trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra 1 hợp tử nên số hợp tử được tạo thành là 160.(0,5đ) b) Số lượng tế bào sinh trứng cần thiết cho quá trình thụ tinh: - Vì 1 tế bào sinh trứng kết thúc giảm phân tạo ra 1 trứng, mà hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% nên số tế bào sinh trứng cần thiết cho quá trình thụ tinh là 160x100/25 = 640 (1đ)

Câu 8

a. Mô tả cấu trúc của nhân tế bào? 2 điểm b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao? Trả lời : *Cấu trúc của nhân tế bào (1 đ) - Màng nhân: là một màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện sự trao đổi chất giữa nhân với tế bào. - Nhân con: là nơi tổng hợp ribôxôm cho tế bào chất. - Nhiễm sắc thể: là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng sợi mảnh. Lúc sắp phân chia tế bào, những sợi này sẽ co xoắn lại và dày lên thành các nhiễm sắc thể với số lượng và hình thái đặc trưng cho loài. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm có: prôtein và ADN. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

4 điểm


b. (1đ) - Tế bào gan là tế bào có nhiều nhân,tế bào hồng cầu là tế bào không nhân. - Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng. - vì nhân chứa nhiều nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển và điều hoà mọi hoạt động sống của tế bào. Câu 9

Ý nghĩa sinh học và mối liên hệ giữa nguyên phân, giảm phân, thụ tinh trong quá 2 điểm trình truyền đạt thông tin di truyền ở cơ thể sống. Trả lời : + Ý nghĩa sinh học của nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. * Nguyên phân: (0,5đ) - Ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài - Tăng nhanh sinh khối tế bào. - Tạo điều kiện cho các đột biến tế bào sinh dưỡng có thể nhân lên qua các thế hệ tế bào. * Giảm phân: (0,5đ) - Giảm bộ nhiễm sắc thể trong giao tử, nhờ vậy khi thụ tinh khôi phục được trạng thái lưỡng bội - Trong giảm phân có hiện tượng phân li độc lập, tổ hợp tự do , sự trao đổi đoạn ở kì trước I. Đây là cơ sở của hiện tượng biến dị tổ hợp. - Nhờ giảm phân các đột biến được nhân lên dần trong quần thể. * Thụ tinh; (0,5đ) Khôi phục bộ nhiếm sắc thể lưỡng bội do sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Mặt khác do sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử tạo ra nhiều kiểu hợp tử làm tăng tần số các loại hợp tử. + Mối quan hệ: (0,5đ) - Nhờ nguyên phân mà các thế hệ tế bào vẫn chứa đựng thông tin di truyền đặc trưng cho loài. - Nhờ giảm phân mà tạo ra được các giao tử đơn bội. - Thụ tinh đã khôi phục bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. - Nhờ kết hợp ba quá trình trên mà tạo điều kiện cho các đột biến có thể nhân lên trong loài

ĐỀ KHẢO SÁT OLYMPIC SINH HỌC LỚP 10 (Thời gian làm bài 150 phút) Câu 1 (1 điểm) Lipit và cacbohiđrat đều có thành phần hoá học là C, H, O. Để phân biệt 2 loại hợp chất trên người ta căn cứ vào đâu? Câu 2 (2 điểm) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1. (2đ) Cho các sinh vật sau đây: vi khuẩn lam, trùng đế giày, tảo lục, nấm sợi, nấm nhầy, sứa, tôm. Mỗi sinh vật trên được xếp vào giới nào ? Nêu đặc điểm của mỗi giới đó ? 2. (1đ) Bạn Hà đã đặt 3 ống nghiệm sau: Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng đã đun sôi. Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng. Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl 2M. Tất cả các ống đều đặt trong điều kiện 37 - 400C. a. Theo em bạn Hà muốn làm thí nghiệm chứng minh điều gì? b. Nếu bạn Hà quên không đánh dấu các ống. Em hãy nêu phương pháp giúp bạn nhận biết được các ống nghiệm trên? Câu 3 (4 điểm) 1. (1đ) So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng? 2. (1đ) Nêu những chức năng chính của prôtêin màng trong hoạt động sống của tế bào? 3. (1đ) Những phát biểu nào sau đây là đúng hay sai? Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng. a. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và bị vỡ ra. b. Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các "dấu chuẩn" là prôtêin bám màng. c. Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay dổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường. d. Các vi ống và vi sợi là thành phần bền nhất của khung xương tế bào. 4. (1đ) Căn cứ vào tiêu chí nào để chia vi khuẩn thành 2 loại Gram âm và Gram dương? Cách nhận biết. Câu 4 (4 điểm) 1. (1đ) Nêu cơ chế vận chuyển của prôtêin, axít béo, ion và nước đi qua màng sinh chất.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2. (1đ) Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Tại sao có sự khác nhau đó? Từ thí nghiệm này rút ra kết luận gì? 3. (1đ) Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng. Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu trong lục lạp? Hãy giải thích vì sao lại xảy ra ở đó. 4. (1đ) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Tại sao khi qua nhiệt độ tối ưu của enzim, nếu tăng nhiệt độ thì sẽ làm giảm tốc độ phản ứng và có thể gây biến tính enzim? Câu 5 (2 điểm) 1. Chu kỳ tế bào ở tế bào nhân thực gồm những giai đoạn nào? Nêu diễn biến cơ bản ở các pha của kỳ trung gian. 2. Sự phân chia của vi khuẩn có theo các pha như trên không?

Câu 6 (3 điểm) 1. (1đ) a. Quan sát tác động của enzim trong tế bào, người ta có sơ đồ sau:

Enzim 1 Chất A

Enzim 2 Chất B

Chất C

Enzim 3 Chất P (sản phẩm)

TẾ BÀO

Ức chế liên hệ ngược Từ sơ đồ trên, hãy nhận xét cơ chế tác động của enzim? 2. (1đ) Tại sao sữa chua là thực phẩm ưa thích của nhiều người? Giải thích sự thay đổi trạng thái, hương vị của sữa trong quá trình lên men axit lactic. 3. (1đ) a. Mô tả cấu trúc của nhân tế bào? b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao? Câu 7 (3 điểm) 1. (1đ) Trình bày sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2. (2đ) Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 360 nhiễm sắc thể đơn, đang phân bào tại vùng sinh sản. Mỗi tế bào đều nguyên phân một số lần bằng số nhiễm sắc thể đơn có chung một nguồn gốc trong một tế bào. Tất cả các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân tạo tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5%. Các hợp tử tạo ra chứa tổng số 2880 nhiễm sắc thể đơn. a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, tên loài. b. Xác định số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu và số tế bào sinh tinh.

Đáp án đề thi Olympic môn Sinh học lớp 10 Câu 1 (1 điểm) • •

Thành phần hoá học: Cacbonhyđrat có tỉ lệ H:O = 2:1 Tính chất: Cacbonhyđrat không kị nước, Lipit kị nước.

Câu 2 1. (2đ) - Vi khuẩn lam thuộc giới khởi sinh (0,25 đ) Đặc điểm : là sinh vật nhân sơ, đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng (0,25 đ) - Trùng đế giày, nấm nhầy, tảo lục thuộc giới nguyên sinh (0,25 đ) Đặc điểm : là sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng (0,25 đ) - Nấm sợi : thuộc giới nấm (0,25 đ) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Đặc điểm : là sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng hoại sinh (0,25 đ) - Sứa, tôm thuộc giới động vật (0,25 đ) Đặc điểm : là sinh vật nhân thực, đa bào, sống dị dưỡng (0,25 đ) 2. (1đ) a. Bạn muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzim. b. Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quỳ tím để nhận biết. Phương pháp: •

Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có tinh bột và nước bọt pha loãng).

Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi: • •

Ống 1 có dung dịch tinh bột và nước bọt, nhưng nước bọt đã đun sôi nên enzim mất hoạt tính; Ống 3 có dung dịch tinh bột và nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt.

Chỉ cần thử bằng quỳ tím sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1. Câu 3 (4 điểm) 1. So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng? * Giống nhau: • •

Đều có cấu trúc màng kép Đều là bào quan có khả năng tổng hợp ATP

* Khác: Ti thể

Lục lạp

Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp khúc trên có đính các enzim hô hấp

Cả hai màng đều trơn nhẵn, có thêm hệ thống túi tylacoid, trên đó có đính các sắc tố quang hợp và các chất vận chuyển điện tử.

Tổng hợp ATP dùng cho mọi

Tổng hợp ATP ở pha sáng, chỉ dùng cho pha tối của

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


hoạt động của tế bào

quang hợp

Có trong mọi loại tế bào

Chỉ có trong các tế bào quang hợp ở thực vật

2. Chức năng chính của prôtêin màng gồm (1đ) Ghép nối 2 tế bào với nhau Là thụ thể bề mặt tiếp nhận các thông tin Giúp tế bào nhận biết nhau nhờ dấu hiệu nhận biết đặc hiệu (glicôprôtêin) Là các kênh vận chuyển các chất qua màng, là enzim màng.....

• • • •

3. (1đ) Sai.Không bị vỡ vì có thành tế bào. Sai. Dấu chuẩn là glycoprotein. Đúng. Sai: Thành phần bền nhất là sợi trung gian.

• • • •

4. (1đ) • •

Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học; Cách nhận biết: nhuộm màu Gram chúng bắt màu khác nhau • Gram âm có màu đỏ, Gram dương màu tím.

Câu 4 (4 điểm) 1 (1đ) • • •

Protein: Sự biến dạng của màng sinh chất (xuất hoặc nhập bào). Steroid: Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit. ion: • Vận chuyển thụ động nhờ các pecmeaza, không tiêu tốn năng lượng ATP Vận chuyển chủ động nhờ các kênh protein trên màng, tiêu tốn năng lượng ATP Nước: Vận chuyển thụ động qua kênh aquaporin trên màng, nhờ protein mang hoặc khuếch tán trục tiếp qua lớp kép photpholipit. •

2. (1đ) Sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy là do: •

Đun sôi cách thủy các phôi trong 5 phút. Để giết chết phôi Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết ăn màu. Vì tế bào sống có khả năng thẩm chọn lọc chỉ cho các chất cần thỉết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này. Kết luận: Thí nghiệm trên chứng tỏ rằng phôi sống do MSC có khả năng thấm chọn lọc nên không bị nhuộm màu. Còn phôi chết MSC mất khả năng thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào, chất nguyên sính bắt màu.

3. (1đ) •

Pha tối của quang hợp phụ thuộc vào pha sáng vì trong pha tối xảy ra sự tổng hợp glucôzơ cần năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp.

Pha sáng xảy ra ở tilacốit của lục lạp trong màng tilacôit chứa hệ sắc tố quang hợp dãy chuyền điện tử, phức hệ ATP - synthetaza, do đó đã chuyển hoá NLAS thành năng lượng tích trong ATP và NADPH. Pha tối xảy ra trong chất nền lục lạp, trong chất nền lục lạp chứa các enzim và cơ chất của chu trình Canvis do đó glucô được tổng hợp từ CO2 với năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp.

4. (1đ) •

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ enzim, chất ức chế enzim. Enzim có bản chất là protein, cấu hình không gian ba chiều của protein được ổn định nhờ các liên kết yếu (liên kết hidro, liên kết đisunfua..). Ở nhiệt độ cao, các liên kết yếu này bị phá vỡ làm thay đổi cấu hình không gian của enzim, do đó trung tâm hoạt động của enzim bị biến đổi không phù hợp với cơ chất nên enzim mất khả năng xúc tác.

Câu 5 (2đ) 1. Chu kỳ tế bào ở tế bào nhân thực gồm kỳ trung gian (G1 + S+ G2) và quá trình nguyên phân. Diễn biến cơ bản các pha của kỳ trung gian.

• •

Pha G1: Diễn ra sự gia tăng TBC, hình thành thêm các bào quan khác nhau, phân hoá về cấu trúc, chức năng của tế bào (tổng hợp các prôtêin, chuẩn bị các tiền chất, các điều kiện cho sự tổng hợp ADN). Pha S: Diễn ra sao chép ADN và nhân đôi NST, pha S còn diễn ra sự nhân đôi trung tử và quá trình tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ cao phân tử, các hợp chất giàu năng lượng. Pha G2: Tiếp tục tổng hợp prôtêin có vai trò với sự hình thành thoi phân bào. NST ở pha này vẫn giữ nguyên trạng thái như cuối pha S.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2. Sự phân chia của vi khuẩn không theo các pha như trên, vì vi khuẩn phân chia trực phân. Câu 6 (3 điểm) 1. (1đ) Từ sơ đồ tác động của enzime nhận thấy: - Tính chuyên hóa cao của enzime. - Sự chuyển hóa vật chất trong tế bào bao gồm các phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào của cơ thể sống, cần có sự xúc tác của enzime giúp sự chuyển hóa diễn ra nhanh hơn. - sản phẩm của phản ứng này lại trở thành cơ chất cho phản ứng tiếp theo và sản phẩm cuối cùng của phản ứng khi được tạo ra quá nhiều thì lại trở thành chất ức chế enzime xúc tác cho phản ứng đầu tiên. - Khi một enzime nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì không những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất của enzime đó tích lũy có thể gây độc cho tế bào. 2. (1đ) * Vì sữa chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng: •

Có hương vị thơm ngon tự nhiên.

Dễ tiêu, bổ dưỡng chứa đường đơn, vitamin, axit amin...

* Giải thích sự thay đổi trạng thái, hương vị của sữa trong quá trình lên men: •

Vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa thành axit lăctic làm giảm độ pH cùng với lượng nhiệt sinh ra -> Sữa chua có vị ngọt thấp hơn so với sữa nguyên liệu, vị chua tăng lên và ở dạng đông tụ.

Các sản phẩm phụ este, axit hữu cơ... làm cho sữa có hương thơm.

3 (1đ) a. Nhân cấu tạo gồm 3 phần: - Màng nhân: là một màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện sự trao đổi chất giữa nhân với tế bào. - Nhân con: là nơi tổng hợp ribôxôm cho tế bào chất. - Nhiễm sắc thể: là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng sợi mảnh. Lúc sắp phân chia tế bào, những sợi này sẽ co xoắn lại và dày lên thành các nhiễm sắc thể với số lượng và hình thái đặc trưng cho loài. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm có: prôtein và ADN. b. - Tế bào gan là tế bào có nhiều nhân,tế bào hồng cầu là tế bào không nhân. - Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng. - vì nhân chứa nhiều nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển và điều hoà mọi hoạt động sống của tế bào.Câu 7 (3 điểm)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1 (1đ). Căn cứ: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: Pha tiềm phát, pha luỹ thừa, pha cân bằng và pha suy vong + Pha tiềm phát: Vi khuẩn thích nghi với môi trường, không có sự gia tăng số lượng tế bào, enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất. + Pha luỹ thừa: Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh trưởng cực đại. + Pha cân bằng: Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi). + Pha suy vong: Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần (do chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều).

2. (2đ) Gọi • •

Số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu là a (a € N). Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n.

số NST đơn có chung một nguồn gốc trong 1 tế bào là n. Ta có: •

Tổng số NST đơn có trong các tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là:

a.2n = 360 (1). • • • • • •

Số tế bào sinh tinh là: a.2n. Số tinh trùng được tạo ra là: 4.a.2n. Số tinh trùng được thụ tinh là: 4.a.2n.12,5% = 0,5. a.2n = Số hợp tử được hình thành. Tổng số NST đơn trong các hợp tử: 0,5. a.2n. 2n = 2880 (2). Từ (1) và (2) suy ra: n = 4. Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 8. Ruồi giấm.

a. Số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu: a.2n = 360, a = 45. Số tế bào sinh tinh = 45. 24 = 720.

KỲ THI OLYMPIC 10 Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


NĂM HỌC 2018-2019

Câu 1 ( 2.5đ) : Xét các đại phân tử sau dây: Xenlulozo, PhotphoLiptit, AND và Protein. - Những đại phân tử nào cấu tạo theo nguyên tắc đa phân? - Những đại phân tử nào vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù? - Loại phân tử nào có tính đa dạng nhất? Vì sao? - Những phân tử nào có trong lục lạp của tế bào? - Cho ví dụ loại tế bào nào trong tế bào nhân thực không có nhân và loại tế bào có nhân? Giải thích? Câu 2( 2.5đ) a- Trình bày các bậc cấu trúc của phân tử Pr? b- Bậc cấu trúc nào quan trọng nhất? Vì sao? c- Chức năng của AND?vì sao AND mang thông tin di truyền? Tại sao thông tin di truyền được AND bảo quản? Câu 3 (3.5đ): a. Màng sinh chất của tế bào nhân thực được cấu tạo từ những thành phần nào? b.Tạo sao màng sinh chất có cấu trúc khảm động. c.Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ Glicopr màng.Giải thích tại sao chất độc A làm mất chức năng của bộ máy gongi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô. d.Nêu chức năng chủ yếu của lưới nội chất?Cho 1 ví dụ về 1 loại tế bào người có lưới nội chất hạt phát triển và lưới nội chất trơn phát triển? Giải thích chức năng của các loại tế bào này? Câu 4: (3đ) a.Trong các bào quan của tế bào nhân thực bào quan nào màng đơn, bào quan nào màng kép? b.Trong tế bào thực vật có 2 loại bào quan thực hiện chức năng tổng hợp ATP đó là bào quan nào? - Điểm giống nhau của 2 bào quan?. c.Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật? d.Tại sao các tế bào có cường độ trao đổi chất cao,hoạt động sinh lí phức tạp thường có nhiều ở ti thể. Câu 5: ( 2đ) Một tế bào nhân tạo có màng bán thấm và chứa dung dịch lỏng ( 0,03M saccarozo, 0,02M glucozo)được ngâm vào cốc chứa loại dung dịch( 0,01M sacarozo, 0,01M glucozo, 0,01M frutozo).Màng bán thấm chỉ cho nước, đường đơn đi qua và không cho đường đôi đi qua. a.Dung dịch ngoài tế bào là đẳng trương, ưu trương hay nhược trương?Vì sao? b.Hãy chỉ ra đường đi của các chất tan và nước. c.Khối lượng của tế bào nhân này có thay đổi không? Giải thích? Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 6 (1.5đ) Cho sơ đồ chất A chất B chất C Chất S Hãy cho biết: a. Từ sđ trên rút ra nhận xét gì? b. Nếu chất S quá dư thừa thì nđ chất nào sẽ tang, giải thích Câu 7( 2.5đ) c. Chu kỳ tế bào gồm mấy giai đoạn? Giai đoạn nào chiếm ưu thế trong chu kỳ? d. Loài ruồi (Musca domestica) có 2n = 12. Xét tế bào A, B, c, D của loài đều nguyên phân liên tiếp trong 120 phút. Tế bào B có số đợt nguyên phân gấp 4 lần so với tế bào A và gấp 8 lần nguyên phân của tế bào c. Tổng số đợt nguyên phân của cả 4 tế bào là 17. Xác định: Số lần nguyên phân của mỗi tế bào? Chu kì tế bào của mỗi tế bào trên xảy ra trong bao nhiêu phút? Tổng số tế bào con được sinh ra từ cả 4 tế bào trên. Số NST đơn trong các tế bào con của tế bào D. Câu 8(2.5đ): a. Dựa vào nhu cầu oxy, người ta chia vi sinh vật thành những nhóm nào? Giải thích? b. Hệ vi sinh vật trong muối chua hoa quả thay đổi theo thời gian như thế nào?

……………………………………..HẾT………………………………………………………

ĐÁP ÁN Câu 1 ( 2.5đ): -Những đại phân tử có cấu trúc đa phân: Xenlulo, AND và Pr. (0,5đ) -Phân tử vừa đa dạng vừa đặc thù: AND và Pr.( 0,25đ) -Pr là có tính đa dạng cao nhất vì có số đơn phaan cấu tạo nhiều ( Có khoảng 20 aatrong khi AND được cấu tạo từ 4 loại nu), Pr có 4 bậc cấu trúc không gian, các bậc cấu trúc không gian qiu định tính đa dạng của Pr. (0,5đ) -Chất không có trong lục lạp của tế bào TV là : photphoL (0,25đ) Tế bào gan là tê bào có nhiều nhân, TB hồng cầu là tế bào không nhân ( 0,25đ) -TB không nhân thì không có khả năng sinh trưởng. (0,25đ) -Vì nhân chứa nhiều NST mang AND có các gen điều khiển và điều hoàn mọi hoạt động sống tb.(0,25đ). Câu 2: ( 2.5đ) -Pr có 4 bậc cấu trúc: Bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4 ( mỗi bậc 0,25đ).

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


-Bậc có cấu trúc quan trọng nhất là bâc 1 ( 0,25đ): Vì bậc 1 được đặc trưng bởi trình tự sắp xếp aa trình tự sắp xếp aa sẽ xác định vị trí hình thành nên các lk hóa hóa học khác, tạo thành các phân tử Pr có bậc cấu trúc hơn (chỉ cần thay đổi 1aa nào đó trong cấu trúc bậc 1). (0,25đ). -Chức năng của AND: mang, bảo quản và truyền thông tin di truyền. ( 0,25) -ADN mang thông tin dt vì AND được cấu tạo từ các nu, thông tin dt được lưu trữ trong AND dưới dạng số lượng, thành phần và trình tự nu, trình tự các nu làm nhiệm vụ mã hóa các aa trong Pr qui định đặc điễm TB (0,25). -Thông tin dt trong AND được bảo quản chặt chẽ, những sai sot trong ADN hầu hết được hệ thống các Enzim sữa sai trong Tb sữa chữa, thông tin dt từ thế hệ nay sang thế hệ khác nhờ vào qúa trình nhân đôi (0,5đ). Câu 3( 3.5đ) -Cấu trúc MSC: + 2 lớp photphoL ( nêu được dầu ưa nước và kị nước) (0,25đ) + các Pr: Pr xuyên màng và Pr bám màng. (0,25đ) + Ngoài ra trên màng còn có khảm thêm các phân tử GlicoL, GicoPr, colesteron..... -Gọi MSC có cấu trúc khảm đông vì: Các phân tử PhotphoL , Pr đều có thể di động khá linh động trong phạm vi của màng ( theo không gian 2 chiều) ( 0,25đ). -Chất độc A làm mô tb hỏng theo các bước sau: (1đ) + Pr được tổng hợp từ Ri được Th trên lưới nội chất đưa vào bộ máy gongi. +Tại bộ máy gongoi, Pr được lắp ráp thêm C glicopr. +Glicopr được đưa vào bóng nội bào và chuyển đến màng tạo Glicopr màng. + Chất độc A làm mất chức năng bộ máy gongi qt lắp ráp Pr với C bị hỏng nên màng thiếu Glicopr hoặc Glicopr sai lệch so bình thường không có thụ thể đó thì các tb trong mô không còn nhận biết nhau chúng không lk với nhau làm hỏng tổ chức mô. -Chức năng của Lnc: +Lnc hạt: Chứa cá hạt ri Th pr, cấu trúc nên MSC hoặc Th Pr tiết ra ngoài Tb ( 0,5) +Lnc trơn: Chứa các E tham gia Th L, chuyển hóa đường và giải độc ( 0,5đ) -TB bạch cầu : có lnc hạt phát triển. Vì chúng có khả năng TH và tiết ra các kháng thể.(0,5đ) -TB gan: có lnc trơn phát triển. Vì chứa E phân giải chất độc hại (0,25đ). Câu 4: (3đ) a-Bào quan có màng kép : nhân, ti thể, lục lạp (0,25đ) Bào quan có màng đơn: lưới nội chất, bộ máy gongi, lizoxom, không bào. ( 0,25đ). b-2 loại bào quan có chức năng TH ATP là : lục lạp và ti thể ( 0,25đ). *Điễm giống nhau giữa 2 bào quan: (mỗi ý 0,25đ) +Đều là bào quan có màng kép. +Đều có chứa ADN, Ri và E +Tạo ATP Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


+Là hệ thống di truyền ngoài nhân. +Tham gia chuyển hóa Nl và vật chất cho Tb. c-Điễm giống nhau và khác nhau giữa Tb TV và ĐV: *Giống nhau: Đều có cấu tạo chung: MSC, TBC và nhân ( 0,25đ) *Khác nhau: (0, 5đ) Tb động vật Tb thực vật -Hình dạng: rất đa dạng, tùy thuộcvào -hình dạng: ổn định( vì có thành Tb). từng loại mô và tùy thuộc vào chức năng của loại tb. -Không có thành tb -Có thành Tb bằng Xelulozo -Có bào quan Lizoxom, trung thể, ít khi -Có luclạp, không bào lớn nằm ở trung có không bào tâm Tb d. Tai sao: do chức năng chủ yếu của ti thể là trung tâm giải phóng và chuyển hóa Nl cho tb.Vì vậy hoạt động sống của tế bào diễn ra còn mạnh thì sự có mặt ti thể càng nhiều.(0,25đ) Câu 5: ( 2đ) a.Dung dịch ngoài là nhược trương. (0,25đ). Vì tổng nồng độ chất tan ở trong Tb là 0,05M còn tổng nồng độ chất tan của dung dịch là 0,03M. ( 0,25đ) b.Đường đi của các chất: -Gluco đi từ trong ra ngoài. Vì nông độ Glu trong tb 0,02 lớn gơn nồng độ chất tan trong dung dịch 0,01.( 0,25đ) -Fru đi từ ngoài vào trong.Vì nồng độ ở trong Tb là 0M còn chất tan trong dd là 0,02M.(0,25đ) -Saccarozo là đương đôi nên không đi qua màng bán thấm không khuyếch tán qua màng (0,25đ) -Nước đi từ ngoài vào trong Tb. Vì đây là dd nhược trương. ( 0,25đ) c. Tb nhân trở nên căng hỏn.Vì nước thẩm thấu vào trong tb làm tăng thể tích và khối lượng của tb ( 0,5đ) Câu 6 (1,5đ): a. Mỗi E tđ lên 1 cơ chất. TB có hệ thống đa E, gồm nhiều E xúc tác 1 dây chuyền phản ứng. SP của phản ứng này là cơ chất PƯ tiếp theo (0.5đ) b. Khi S quá dư thừa thì chất A sẽ tăng lên nó kìm hãm E đầu tiên của PƯ, làm ngưng hoạt động của toàn hệ thống (1đ) Câu 7: (2.5đ) a. Gồm 2 gđ: kì TG và qt NP. (0.25đ) KÌ TG chiếm ưu thế trong chu kì, có 3 pha: G1, S, G2 (0.25đ) b.(2đ) Số lần nguyên phân: Gọi x: số lần nguyên phân của tế bào c. 2x: số lần nguyên phân của tế bào A. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


j: số lần nguyên phân của tế bào B. y: số lần nguyên phân của tế bào D. (* và y đều là số nguyên dương) Ta có: 2jc + 8jc + X + y = 17 <=> 1 lx + y = 17. => X = I , y = 6. Vậy, số đợt nguyên phân của 4 tế bào A, B, c, D lần lượt là 2, 8, 1 và 6. Chu kì tế bào: -Của tế bào A: 120 : 2 = 60 phút. -Của tếbào B: 120 : 8 = 15 phút. -Của tế bàoC: 120 : 1 = 120 phút. Của tế bào D: 120 : 6 = 20 phút. Tổng số tế bào con: 22 + 2* + 21 + 26 = 326 tế bào. Số NST trong các tế bào con của tế bào D: 26 X 12 = 768 (NST) Câu 8(2.5đ) a. Chia làm 4 nhóm: - Hiếu khí bắt buộc: chỉ sinh trưởng khi có oxy, vì oxy là nguyên liệu thiết yếu dùng để nhận điện tử cuối cùng. VD: Tảo, ĐVNS, nấm (0.25đ) - Kị khí bắt buộc: Sinh trưởng không cần oxy, vì oxy là chất độc gây chết tế bào. Trong TB không có enzym SOD, catalaza. VD: VSV sống trong dạ dày động vật ăn cỏ, ruột mối (0.25đ) - Kị khí không bắt buộc: Có thể sử dụng oxy hoặc không oxy. VD: nấm men (0.25đ) - Vi hiếu khí: VSV trong MT có nồng độ oxy thấp (2-10%). Nếu trên 20% sẽ chết. VD: VK tả, VK giang mai (0.25đ) b. Ban đầu VK lactic và VK gây thối có thể cùng phát triển. VK lactic lên men a. Lactic làm giảm độ pH của dung dịch, ức chế hoạt động của VK thối (0.5đ) Dưa chua dần lên, độm pH tiếp tục giảm, ức chế VK lactic(0.5đ) Nấm men phát triển vì sinh trưởng trong độ pH thấp xuất hiện lớp ván trắng. Nấm men oxy hóa a.lactic thành CO2 và H2O làm dưa giảm dần độ chua(0.5đ)

KỲ THI OLYMPIC Môn: SINH HỌC 10 Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề) ĐÈ MINH HỌA (gồm 02 trang) Câu 1. (4,0 điểm) 1. Các câu sau đây là đúng hay sai? Nếu sai, hãy giải thích ngắn gọn. a. Tinh bột và xenlulozo đều là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật. b. Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, protein và axit nucleic đều là những những phân tử có cấu trúc đa phân. 2. Một phân tử mARN được 10 riboxom dịch mã. a. Có bao nhiêu chuỗi polipeptit được hình thành. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


b. Các chuỗi polipeptit này có cấu trúc giống hay khác nhau? Giải thích? Câu 2. (4,0 điểm) 1. Trình bày chức năng của peroxixom. 2. Tại sao nói lưới nội chất có vai trò trong việc gia tăng diện tích hệ thống màng của tế bào? 3. Trong sự di chuyển của các chất qua màng tế bào, phương pháp khuếch tán qua kênh protein có những ưu thế gì so với khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép? 3. Ở những người có hàm lượng cholesteron trong máu rất cao, gây xơ vữa động mạch do di truyền có liên quan đến một trong những kiểu nhập bào, đó là kiểu nào? Em hãy giải thích hiện tượng này. Câu 3. (5,0 điểm) 1. Tại sao ATP được xem là đồng tiền năng lượng của tế bào. 2. Cho biết enzim là gì và bản chất hóa học của nó? Nguyên nhân làm xuất hiện những bệnh chuyển hóa ở người? 3. Tại sao lên men rượu từ nguyên liệu tinh bột phải có giai đoạn hiếu khí? 4. Tại sao khi các tế bào cơ hoạt động liên tục thì thường có hiện tượng mỏi cơ? 4. Phân biệt pha sáng với pha tối trong quang hợp ở thực vật. Câu 4. (5,0 điểm) 1. a. Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì đầu của nguyên phân thoi vô sắc bị phá hủy? b. Tại sao tế bào ung thư lại có thể phân chia liên tục tạo ra các khối u? 2.a. Trong giảm phân, nếu 2 NST trong một cặp NST tương đồng không tiếp hợp với nhau ở kì đầu giảm phân I thì sự phân li của các NST về các tế bào con như thế nào? b. Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi nhau có ý nghĩa gì? 3. Trong cơ thể một sinh vật (bộ NST 2n < 100), xét quá trình phân chia của một nhóm tế bào sinh dưỡng và một nhóm tế bào sinh dục sơ khai. Tổng số tế bào ban đầu của 2 nhóm bằng NST đơn của bộ NST lưỡng bội của loài. Các tế bào sinh dưỡng đều nguyên phân một số lần bằng nhau và bằng với số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu. Các tế bào sinh dục sơ khai cũng nguyên phân một số lần bằng nhau và bằng với số tế bào sinh dưỡng ban đầu. Tổng số tế bào con sinh ra từ hai nhóm là 152 tế bào. Tổng số NST đơn do môi trường nội bào cung cấp cho quá trình phân bào của cả hai nhóm bằng 1152 NST đơn. a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài. b. Tìm số tế bào đầu tiên của mỗi nhóm. Câu 5. (2,0 điểm) 1. Tại sao nói VSV khuyết dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong kiểm nghiệm thực phẩm? Lấy ví dụ minh họa. 2. Tại sao ở người việc tìm thuốc chống virut khó khăn hơn nhiều so với việc tìm thuốc chống vi khuẩn.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


KỲ THI OLYMPIC Môn: SINH HỌC 10 Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. (4,0 điểm) 1. Các câu sau đây là đúng hay sai? Nếu sai, hãy giải thích ngắn gọn. a. Tinh bột và xenlulozo đều là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật. b. Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, protein và axit nucleic đều là những những phân tử có cấu trúc đa phân. 2. Một phân tử mARN được 10 riboxom dịch mã. a. Có bao nhiêu chuỗi polipeptit được hình thành. b. Các chuỗi polipeptit này có cấu trúc giống hay khác nhau? Giải thích? Nội dung Điểm 1. a. Sai (0,5) vì tinh bột là nguồn nguyên liệu dự trữ cho tế bào thực vật, 1 xenlulozo là thành phần cấu trúc nên thành tế bào thực vật. (0,5) b. Sai (0,5) . Lipit không có cấu trúc đa phân. (0,5) 1 2. a. Mỗi riboxom dịch mã trên ARN thì tạo ra 1 chuỗi polipeptit (0,5) → một 1 phân tử mARN được 10 riboxom dịch mã tạo thành 10 chuỗi polipeptit (0,5) b. Các chuỗi polipeptit này có cấu trúc giống nhau. (0,5) Giải thích: 1 + Do quá trình dịch mã được diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. (0,25) + Các tARN mang các axit amin có bộ ba đối mã đến bổ sung với các bộ ba trên mARN. Quá trình như vậy liên tục được diễn ra khi các riboxom thực hiện quá trình dịch mã. (0,25) Câu 2. (4,0 điểm) 1. Trình bày chức năng của peroxixom. 2. Tại sao nói lưới nội chất có vai trò trong việc gia tăng diện tích hệ thống màng của tế bào? 3. Trong sự di chuyển của các chất qua màng tế bào, phương pháp khuếch tán qua kênh protein có những ưu thế gì so với khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép? 4. Ở những người có hàm lượng cholesteron trong máu rất cao, gây xơ vữa động mạch do di truyền có liên quan đến một trong những kiểu nhập bào, đó là kiểu nào? Em hãy giải thích hiện tượng này. Nội dung Điểm 1. – Khử độc alcol (rượu) và các hợp chất độc hại bằng cách truyền hidrogen từ 0,25 các chất độc đến oxi. - Phá hủy các axit béo thành phân tử nhỏ hơn rồi vận chuyển dến ti thể để làm 0,25 nguyên liệu cho hô hấp tế bào. - Tham gia quá trình chuyển hóa các axit nucleic ở khâu oxi hóa axit uric (sản 0,25 phẩm chuyển hóa của purin) - Tham gia vào quá trình sinh tổng hợp lipit ở động vật (tổng hợp axit mật từ 0,25 cholesterol) 2. – Màng lưới nội chất có thể tăng trưởng nhờ sự bổ sung protein màng và 0,25 photpholipit. - Protein màng được tổng hợp ở riboxom chúng tự xen vào màng lưới nội chất và 0,25 gắn ở đó nhờ những thành phần kị nước của chúng. - Photpholipit được lắp ráp vào trong màng nhờ các enzim được tạo ra ở màng 0,25 lưới nội chất. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Màng lưới nội chất mở rộng và được truyền đi dưới dạng các túi vận chuyển đến các phần khác nhau của hệ thống màng trong. 3. – Khuếch tán qua kênh protein có tính đặc hiệu cao hơn so với khuếch tán qua lớp photpholipit. Mỗi kênh protein thông thường chỉ có một hoặc một số chất tan giống nhau đi qua. - Khuếch tán qua kênh protein cho phép các chất (phân tử) có kích thước lớn hoặc tích điện đi qua màng, trong khi đó phương thức khuếch tán thì không. - Khuếch tán qua kênh protein có thể dễ dàng được điều hòa tùy thuộc vào nhu cầu của tế bào. Tế bào có thể điều hòa hoạt động này qua việc đóng mở các kênh, qua số lượng các kênh trên màng. Trong khi đó, khuếch tán qua lớp photpholipit kép hoàn toàn phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ giữa bên trong và bên ngoài màng. - Khuếch tán qua kênh protein diễn ra nhanh hơn so với khuếch tán qua lớp photpholipit kép. 4. - Ở người hàm lượng cholesterol trong máu rất cao do di truyền là protein thụ thể trên màng lấy các hạt cholesterol bị sai hỏng hay bất hoạt hoàn toàn, do đó các hạt này không vào trong tế bào được bằng cách nhập bào. - Thay vào đó, cholesterol tích tụ trong máu gây xơ vỡ động mạch – là sự tích tụ cặn lipit trong thành mạch máu. Chỗ tụ đó làm thành mạch máu phồng vào phía trong làm hẹp mạch máu và cản trở dòng máu.

0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,5 0,5

Câu 3. (5,0 điểm) 1. Tại sao ATP được xem là đồng tiền năng lượng của tế bào. 2. Cho biết enzim là gì và bản chất hóa học của nó? Nguyên nhân làm xuất hiện những bệnh chuyển hóa ở người? 3. Tại sao lên men rượu từ nguyên liệu tinh bột phải có giai đoạn hiếu khí? 4. Tại sao khi các tế bào cơ hoạt động liên tục thì thường có hiện tượng mỏi cơ? 5. Phân biệt pha sáng với pha tối trong quang hợp ở thực vật. Nội dung Điểm 1. ATP là đồng tiền năng lượng vì: - ATP là hợp chất chứa 2 liên kết photpho cao năng, liên hết này mang nhiều năng 0,25 lượng nhưng năng lượng hoạt hóa lại thấp → dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng và dễ tái tạo. - Mỗi liên kết cao năng bị phá vỡ giải phóng khoảng 7,3 kcal/mol, mà hầu hết các 0,25 phản ứng thu nhiệt trong tế bào cần năng lượng hoạt hóa ít hơn 7,3 kcal/mol. - Là dạng năng lượng dễ vận chuyển. - ATP cung cấp năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của tế bào: co cơ, vận 0,25 chuyển, tổng hợp các chất. 0,25 2. – Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong cơ thể sống. - Bản chất hóa học của enzim là protein. 0,25 - Nguyên nhân xuất hiện các bệnh rối loạn chuyển hóa là: Khi một enzim nào đó 0,25 không tổng hợp được hoặc tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì sản phẩm không 0,5 được tạo thành mà cơ chất của enzim đó sẽ tích lũy lại gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hóa theo con đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí. 3. Nấm men rượu chỉ có thể chuyển hóa từ những phân tử đường đơn thành rượu (0,25). Nhờ nấm mốc trong bột bánh men tiết amilaza để phân giải tinh bột thành 1 đường (0,25). Nấm mốc sống trong điều kiện hiếu khí. (0,5) 4. Vì: - Khi hoạt động liên tục thì các tế bào cơ bị thiếu hụt O2 do cơ thể đáp ứng không Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


kịp. - Khi bị thiếu O2, tế bào chuyển sang hô hấp kị khí tạo thành sản phẩm là axit lactic, năng lượng ATP tạo ra ít. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến mỏi cơ. 5. Đặc điểm Pha sáng Pha tối Thời gian Xảy ra ban ngày. Xảy ra ban ngày, ban đêm. Nơi diễn ra Tilacoit của lục lạp. Chất nền của lục lạp. + Nguyên liệu NLAS, H2O, NADP , ADP CO2, NADPH, ATP Sản phẩm NADPH, ATP và oxi Các chất hữu cơ

0,5 0,5

0,25 0,25 0,25 0,25

Câu 4. (5,0 điểm) 1. a. Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì đầu của nguyên phân thoi vô sắc bị phá hủy? b. Tại sao tế bào ung thư lại có thể phân chia liên tục tạo ra các khối u? 2.a. Trong giảm phân, nếu 2 NST trong một cặp NST tương đồng không tiếp hợp với nhau ở kì đầu giảm phân I thì sự phân li của các NST về các tế bào con như thế nào? b. Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi nhau có ý nghĩa gì? 3. Trong cơ thể một sinh vật (bộ NST 2n < 100), xét quá trình phân chia của một nhóm tế bào sinh dưỡng và một nhóm tế bào sinh dục sơ khai. Tổng số tế bào ban đầu của 2 nhóm bằng NST đơn của bộ NST lưỡng bội của loài. Các tế bào sinh dưỡng đều nguyên phân một số lần bằng nhau và bằng với số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu. Các tế bào sinh dục sơ khai cũng nguyên phân một số lần bằng nhau và bằng với số tế bào sinh dưỡng ban đầu. Tổng số tế bào con sinh ra từ hai nhóm là 152 tế bào. Tổng số NST đơn do môi trường nội bào cung cấp cho quá trình phân bào của cả hai nhóm bằng 1152 NST đơn. a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài. b. Tìm số tế bào đầu tiên của mỗi nhóm. Nội dung Điểm 1a. – Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau để việc phân chia 0,5 được dễ dàng không bị rối kích thước của NST. - Ở kì trước của nguyên phân nếu thoi phân bào bị phá hủy thì các NST sẽ không 0,5 di chuyển về các tế bào con và tạo ra tế bào tứ bội (4n) do NST đã nhân đôi. b. Tế bào ung thư lại có thể phân chia liên tục tạo ra các khối u vì: - Các gen tiền ung thư bị đột biến thành gen gây ung thư, các gen ức chế khối u bị đột biến không còn tác dụng ức chế nữa. 0,2 - Tế bào ung thư không có khả năng tự chết theo lập trình. - Tế bào ung thư mất tác dụng với các yếu tố chống tăng sinh, chúng tự sản xuất 0,2 các yếu tố tăng trưởng. 0,2 - Thay đổi khả năng biệt hóa tế bào: Tế bào không làm nhiệm vụ cấ utạo nên cơ quan, chúng chỉ ăn và lớn lên. 0,2 - Không có khả năng ức chế tiếp xúc, có thể xâm lấn mô xung quanh và di căn. 2a. Nếu tiếp hợp không xuất hiện giữa 2 NST trong cặp NST tương đồng thì 0,2 chúng sẽ sắp xếp (không thành 2 hàng) trên mặt phẳng phân bào (0,5), sự phân li ngẫu nhiên (thường không đúng) về các tế bào con trong giảm phân I. (0,5) 1 b. Hiện tượng NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa: - Các NST tương đồng trong giảm phân tiếp hợp với nhau nên có thể xảy ra trao đổi chéo làm tăng biến dị tổ hợp. - Mặt khác do NST tương đồng bắt đôi từng cặp nên sự phân li của các NST làm Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


giảm số lượng NST đi một nửa (các NST kép tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo là do chúng bắt đôi nhau) 3. Gọi a là số tế bào sinh dưỡng của nhóm 1 → số lần nguyên phân của nhóm là b. b là số tế bào sinh dục sơ khai của nhóm 2 → số lần nguyên phân của nhóm là a. 2n là bộ NST lưỡng bội của loài. Theo đề bài: Tổng số tế bào ban đầu của 2 nhóm bằng NST đơn trong bộ lưỡng bội của loài → a + b = 2n. Tổng số tế bào con được sinh ra từ 2 nhóm là: a.2b + b.2a = 152 (1) Môi trường cung cấp 1152 NST đơn. → a x (2b – 1) x 2n + b x (2a – 1) x 2n = 1152 (2) → a.2b.2n – a.2n + b.2a.2n – b.2n = 1152 → (a.2b +b.2a).2n – (a+b).2n = 1152. → 152.2n – 2n.2n = 1152. → (2n)2 – 152.2n + 1152 = 0 Giải phương trình ta được 2n = 8 (chọn) và 2n = 144 (loại). Vậy bộ NST của loài 2n = 8. b. Vậy a + b = 8 (3) Kết hợp (1) và (3) chỉ có giá trị a = 2 và b = 6 hoặc a = 6 và b = 2.

0,5 0,5

Câu 5. (2,0 điểm) 1. Tại sao nói VSV khuyết dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong kiểm nghiệm thực phẩm? Lấy ví dụ minh họa. 2. Tại sao ở người việc tìm thuốc chống virut khó khăn hơn nhiều so với việc tìm thuốc chống vi khuẩn. Nội dung Điểm 1. VSV khuyết dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm thực phẩm vì: - Nguyên tắc: 0,5 + VSV khuyết dưỡng chỉ phát triển khi có đầy đủ các nhân tố sinh trưởng. + Tốc độ sinh trưởng của VSV tăng khi nồng độ các nhân tố sinh trưởng tăng. - Các tiến hành kiểm nghiệm: Khi đưa VSV khuyết dưỡng về 1 nhân tố sinh trưởng nào đó vào thực phẩm, nếu hàm lượng chất đó càng lớn thì VSV phát triển 0,25 càng mạnh → người ta dựa vào số lượng VSV so với số lượng VSV sinh trưởng trong môi trường chuẩn (đối chứng) với hàm lượng chất kiểm định xác định → từ đó có thể xác định được hàm lượng chất đó trong thực phẩm. - Ví dụ: Khi muốn kiểm tra hàm lượng riboflavin trong thực phẩm, ta sử dụng VSV khuyết dưỡng với axit riboflavin. Nuôi cấy trên môi trường của thực phẩm sau đó xác định lượng VSV từ môi trường nuôi cấy → đối chiếu với mức chuẩn để 0,25 xác định nồng độ riboflavin trong thực phẩm → Có thể sử dụng các chủng VSV khuyết dưỡng để xem xét hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm (hoặc các chất có hại trong thực phẩm) 2. – Vi khuẩn là sinh vật nhân sơ có nhiều đặc điểm khác biệt với tế bào nhân thực. - Vì thế thuốc kháng sinh chống vi khuẩn tập trung vào các khác biệt đó để vẫn 0,25 tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh mà tránh tác động có hại đến tế bào người. - Ví dụ, đích tác động của các kháng sinh là ngăn cản tổng hợp thành tế bào, ức 0,25 chế riboxom 70S, ARN polimeraza của vi khuẩn… - Virut không có cấu tạo tế bào nên chúng thường phải sử dụng vật liệu của các tế bào người để nhân lên trong tế bào người. Vì vậy thuốcch ống virut cũng rất độc 0,25 Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


với các tế bào người. 0,25

-------------------------------ĐỀ THI THAM KHẢO

KỲ THI HỌC SINH GIỎI OLYMPIC LỚP 10 ---------------------------MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1: (4,0 điểm) 1. Có 3 dung dịch để trong phòng thí nghiệm.Dung dịch 1 chứa ADN, dung dịch 2 chứa emzim amilaza , dung dịch 3 chứa glucozơ .Người ta đun nhẹ ba dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào ? Vì sao? 2. Một đoạn ADN chứa hai gen: - Gen thứ nhất dài 0,51 µm và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất như sau: A:T:G:X=1:2:3:4 - Gen thứ hai dài bằng phân nửa chiều dài của gen thứ nhất và có số lượng nuclêôtit từng loại trên mạch đơn thứ hai là: A = T/2 = G/3 = X/4 Xác định: a. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của mỗi gen. b. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN c. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn ADN Câu 2: (4,0 điểm) 1. a. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ ? b. Ở tế bào vi khuẩn lam, vi khuẩn cố định đạm, tế bào biểu mô ruột ở người, tế bào biểu mô ống thận ở người, màng sinh chất có những biến đổi gì giúp tế bào thích nghi với chức năng ? 2. Quan sát hình vẽ sau về các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất:

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


a. Hãy chú thích các con đường (1), (2), (3), (4) và cho biết các chất được vận chuyển theo mỗi con đường trên. b. Sự vận chuyển các chất theo đường (1), (2) có gì khác nhau? Câu 3: (5,0 điểm) 1. Phân biệt quang hợp và hô hấp theo bảng sau: Dấu hiệu Quang hợp Hô hấp 1. Không gian, thời gian xảy ra 2. Các thành phần tham gia 3. Các sản phẩm tạo ra 4. Loại phản ứng 2. a. Trình bày cơ chế tác động của enzim ? b. Hoạt tính của enzim tỉ lệ thuận với nhiệt độ đúng hay sai. Giải thích? 3. Sơ đồ dưới đây mô tả con đường chuyển hóa giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất H và E dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên một cách bất thường? Hãy giải thích?

A

B

C

D

F

H

E

Câu 4: (5,0 điểm) 1.

G

a) Hãy nêu 2 sự kiện trong giảm phân bình thường dẫn đến việc hình thành nhiều loại giao tử khác nhau. Giải thích? b) Tại sao nói quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh có vai trò duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài? 2. a. Tại sao các NST co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào bị phá huỷ? Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì? b. Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh dục đang thực hiện quá trình giảm phân có tất cả 128 NST kép. - Hãy xác định nhóm tế bào này đang ở kì nào? - Tính số lượng tế bào ở thời điểm tương ứng? Biết rằng mọi diễn biến trong nhóm tế bào như nhau.và tế bào chất phân chia khi kết thúc kì cuối của mỗi lần phân bào Câu 5: (2,0 điểm) Tiến hành nuôi cấy 3 chủng vi khuẩn (kí hiệu I, II, III) trong các môi trường (kí hiệu A, B, C) thu được kết quả như sau: Môi Thành phần môi trường nuôi cấy Chủng I Chủng Chủng III trường II NaCl, (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, + + A CaCl2, chiếu sáng và sục khí CO2. NaCl, (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, + B CaCl2, che tối và sục khí CO2. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


NaCl, (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, + CaCl2, cao thịt bò, che tối. Chú thích: (+) Vi khuẩn mọc (sinh trưởng và phát triển), (-) Vi khuẩn không mọc. a) Hãy xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn trên? b) Chủng I phát triển trên mặt thoáng của ống nghiệm có môi trường C. Khi bổ sung thêm KNO3 vào ống nghiệm thì chủng I phát triển được cả ở mặt thoáng và trong toàn bộ ống nghiệm. Hãy giải thích hiện tượng trên. - HẾTC

ĐÁP ÁN SINH 10 NĂM HỌC 2018 – 2019 Câu

Nội dung

1 (4 đ)

1.. - Chất bị biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất là amylaza. - Giải thích: + Amylaza là enzym có bản chất là protein, ở nhiệt độ cao thì các liên kết hydro bị bẻ gãy làm biến đổi cấu trúc không gian. Prôtêin được cấu tạo từ các loại axit amin có tính đồng nhất không cao nên khi nhiệt độ hạ xuống thì sự phục hồi chính xác các liên kết hydro sau khi đã bị bẻ gãy là khó khăn. + ADN khi bị đun nóng cũng bị biến đổi cấu trúc (hai mạch tách ra) do các liên kết hydro giữa hai mạch bị bẻ gãy; nhưng do các tiểu phần hình thành liên kết hydro của ADN có số lượng lớn, tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ xuống, các liên kết hydro được tái hình thành. Vì vậy, khi nhiệt độ hạ thấp thì ADN có thể hồi phục cấu trúc ban đầu. + Glucôzơ là một phân tử đường đơn. Các liên kết trong phân tử đều là các liên kết cộng hóa trị bền vững, không bao giờ đứt gãy tự phát trong điều kiện sinh lý tế bào, rất bền với tác dụng của nhiệt độ cao. 2. a. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtlt trên mỗi mạch đơn của mỗi gen: + . Gen thứ nhất: - Tổng số nuclêôtit của gen: (0,51 . 104 .2 )/ 3,4 = 3000 (nu) - Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen: 3000 : 2 = 1500 (nu) Theo đề bài: A1 : T1 : G1 : X1 = 1 : 2 : 3 : 4 = 10% : 20% : 30% : 40% - Vậy số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ nhất: + A1 = T2 = 10% = 10% . 1500 = 150 (nu) + T1 = A2 = 20% = 20% . 1500 = 300 (nu) + G1 = X2 = 30% = 30% . 1500 = 450 (nu) + X1 = G2 = 40% = 40% .1500 = 600 (nu) + . Gen thứ hai: - Số nuclêôtit của gen: 3000 : 2 =1500 (nu) - Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen: 1500 : 2 = 750 (nu) Theo đề bài : A2 = T2/2 = G2/3 = X2/4 => T2 = 2A2, G2 = 3A2, X2 = 4A2 A2 + T2 + G2 + X2 = 750 Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

Điể m 0.5

0.5

0.5

0.5

0.5


A2 + 2A2 + 3A2 + 4A2 = 750 → A2 = 75 - Vậy, số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ hai: + T1 = A2 = 75 (nu) = 75/750 . 100% = 10% + A1 = T2 = 2 . 10% = 20% = 20% .750 = 150 (nu) + X1 = G2 = 3 . 10% = 30% = 30% . 750 = 225 (nu) + G1 = X2 = 10% . 4 = 40% = 40% . 750 = 300 (nu) b. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN : - Đoạn ADN có: 3000 + 1500 = 4500 (nu) - A = T = 150 + 300 + 75 +150 = 675 (nu) = 675/400 . 100% = 15% - G = X = 50% - 15% = 35% = 35% . 4500 = 1575 (nu) c. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn AND: - Số liên kết hyđrô: 2A + 3G = 2. 675 + 3. 1575 = 6075 liên kết Số liên kết hóa trị: 2N - 2 = 2 . 4500 -2 = 8998 liên kết

0.5

0.5

0.5 2 (4 đ)

1. a. - Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện tích bề mặt (S) trên thể tích của tế bào (V) sẽ Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn. - Ngoài ra, kích thước tế bào nhỏ thì sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh. b. - Tế bào vi khuẩn lam: màng sinh chất gấp nếp và tách ra hình thành các túi dẹt tilacoit chứa sắc tố giúp tế bào thực hiện chức năng quang hợp - Vi khuẩn cố định đạm: màng sinh chất gấp nếp tạo mezoxom, bên trong chứa hệ enzim nitrogenaza giúp tế bào thực hiện quá trình cố định nitơ - Tế bào biểu mô ruột ở người: màng sinh chất lồi ra ngoài hình kép theo chất nguyên sinh và hệ thống vi sợi, thành các vi mao làm tăng diện tích tiếp xúc giúp tế bào thực hiện chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng - Tế bào biểu mô ống thận ở người: màng sinh chất lõm xuống tạo thành nhiều ô, trong các ô chứa nhiều ti thể giúp tế bào tăng cường trao đổi các chất. 2. a) Chú thích: (1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit: vận chuyển các phân tử nhỏ không phân cực, tan trong lipit như: O2, CO2, … (2) Sự khuếch tán qua kênh protein mang tính chọn lọc : vận chuyển các chất H2O, protein,... (3) Vận chuyển đối chuyển (vận chuyển chủ động): bơm Na+-K+ cứ 3Na+ được bơm ra thì có 2K+ được bơm vào. (4) Biến dạng màng sinh chất qua hình thức nhập bào: vi khuẩn, giọt thức ăn,... b) Điểm khác nhau: (1) không mang tính chọn lọc. (2) có tính chọn lọc nhờ các kênh protein chuyên hóa, tốc độ nhanh.

0.5

0.5

0.25 0.25 0.25

0.25

0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5

3. (5 đ)

1. Phân biệt quang hợp và hô hấp Dấu hiệu Quang hợp + Trong lôc l¹p cña c¸c 1. Không gian, thời gian xảy tÕ bµo quang hîp, khi ra 2. Các thành phần tham gia 3. Các sản phẩm tạo ra 4. Loại phản ứng

Hô hấp

+ Trong ti thÓ cña mäi tÕ bµo, ë mäi cã ¸nh s¸ng lóc + CO2; H2O, n¨ng l-îng ¸nh + Oxy vµ chÊt h÷u s¸ng vµ chÊt diÖp lôc c¬ (CH2O)n + (CH2O)n vµ Oxy + CO2, H2O, ATP vµ toC + Ph¶n øng khö (tæng + Ph¶n øng oxy ho¸

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0.5 0.5 0.5


hîp)

(ph©n gi¶i)

a. – Sơ đồ tổng quát: Enzim + cơ chất → phức hợp enzim - cơ chất → sản phẩm trung gian → sản phẩm + enzim – Thoạt đầu, enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động để tạo hợp chất trung gian (enzim - cơ chất). Sau đó, bằng nhiều cách khác nhau, enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm của phản ứng và giải phóng enzim nguyên vẹn. Enzim được giải phóng lại có thể xúc tác phản ứng với cơ chất mới cùng loại. – Liên kết enzim - cơ chất mang tính đặc thù, vì thế mỗi loại enzim thường chỉ xúc tác cho một loại phản ứng sinh hoá. b. - Hoạt tính của enzim tỉ lệ thuận với nhiệt độ là sai - Giải thích: Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim nhưng không theo tỉ lệ thuận. Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu mà tại đó enzim có hoạt tính tối đa. Quá nhiệt độ tối ưu, hoạt tính giảm dần và có thể ngừng hẳn. 3. Nếu chất H và E dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất G sẽ tăng lên một

cách bất thường. Giải thích: Chất H và E dư thừa trong tế bào sẽ ức chế các phản ứng biến đổi chất C thành chất D và chất F, dẫn đến chất C dư thừa trong tế bào. Do chất C dư thừa sẽ ức chế enzim chuyển đổi chất A thành chất B, nên chất A được tích lại trong tế bào. Chất A dư thừa sẽ chuyển hóa thành chất G nên chất G tăng lên bất thường.

0.5 0.5 0.25

0.25

0.5

0.5

0.5 0.25 0.25

4. (5 đ)

1. a) Hãy nêu 2 sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành nhiều loại giao tử khác nhau. Giải thích? + Sự trao đổi chéo các NST (cromatit) ở kì đầu giảm phân I dẫn đến sự hình thành các NST có sự tổ hợp mới các alen ở nhiều gen + Ở kì sau giảm phân I, sự phân li độc lập của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ trong cặp NST tương đồng một cách ngẫu nhiên, dẫn đến sự tổ hợp khác nhau của các NST. b) ) Tại sao nói quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài. - Đối với loài sinh sản vô tính, nguyên phân là cơ chế sinh sản: tế bào con có bộ NST giống hệt mẹ (2n) - Đối với loài sinh sản hữu tính: + Giảm phân: tạo giao tử (n) làm có số lượng NST giảm 1 nửa so với số lượng NST trong bộ NST của loài . + Thụ tinh: xảy ra kết hợp 2 giao tử đơn bội tạo thành hợp tử (2n) + Nguyên phân: làm tăng số lượng tế bào (2n) dẫn đến cơ thể sinh trưởng và phát Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0.5

0.5

0.25


triển. Như vậy, nhờ 3 quá trình trên mà bộ NST của loài được duy trì qua các thế hệ. 2. a.- Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau để việc phân chia được dễ dàng không bị rối do kích thước của NST. - Ở kì trước của nguyên phân nếu thoi phân bào bị phá huỷ thì các NST sẽ không di chuyển về các tế bào con và tạo ra tế bào tứ bội do NST đã nhân đôi. - Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa: + Các NST tương đồng trong giảm phân tiếp hợp với nhau nên có thể xảy ra trao đổi chéo làm tăng biến dị tổ hợp. + Mặt khác do NST tương đồng bắt đôi từng cặp nên sự phân li của các NST làm giảm số lượng NST đi một nửa (các NST kép tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo là do chúng bắt đôi với nhau) b. Nhóm tế bào thực hiện giảm phân ở kì: - + Kì trung gian ( pha S, pha G2 ) lần phân bào I sau khi đã nhân đôi, kì đầu I, kì giữa I, kì sau I + Số lượng tế bào : 128 : 8 = 16 tế bào - + Kì đầu II, kì giữa II + Số lượng tế bào : 128 : 4 = 32 tế bào

0.25 0.25 0.25

0.5 0.5 0.5 0.5

0.25 0.25 0.25 0.25 5. (2 đ)

a) Hãy xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn trên? Chủng I: Sống trong điều kiện bóng tối và đòi hỏi phải có chất hữu cơ →kiểu dinh dưỡng hóa dị dưỡng. + Chủng II: Sống được trong bóng tối nhưng đòi hỏi phải có CO2 → Kiểu dinh dưỡng hóa tự dưỡng + Chủng III: Chỉ sống trong điều kiện có CO2 và ánh sáng → kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng b) Hãy giải thích hiện tượng: + Chủng I chỉ phát triển trên bề mặt thoáng chứng tỏ chúng cần O2 để hô hấp → Hô hấp hiếu khí. + Khi có KNO3 vi khuẩn phát triển được dưới đáy ống nghiệm → chủng I là vi khuẩn kị khí không bắt buộc. Khi không có O2, chúng sẽ sử dụng NO3- là chất nhận êlectron cuối cùng.

------------------------------

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

1.0

1.0


MÔN THI: SINH HỌC 10 Thời gian 150 phút ( không kể thời gian phát đề) ----------------------------------------------

ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 2 trang)

Câu 1:(2,5đ) a. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? b. Cấu tạo của photpholipit? Chức năng chính của photpholipit? Vì sao khi nấu sốt cà chua, người ta thường cho cà chua vào dầu (hoặc mỡ) trước lúc cho nước và gia vị vào? c. Cho các loại cacbohdrat sau: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ, lactôzơ, glicôgen, xenlulôzơ, mantôzơ, galactôzơ. Hãy sắp xếp các loại cacbohidrat trên theo cấu trúc: đường đơn, đường đôi, đường đa. Loại cacbohidrat nào có nguồn gốc ở cơ thể thực vật? Loại cacbohidrat nào có nguồn gốc ở cơ thể động vật? Câu 2:(1,5đ) Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen đều có số liên kết hiđro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G =10% tổng số Nuclêôtit của gen. Trên 1 mạch của gen này có A= 250, T= 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa nuclêôtit loại G và A là 150. (Biết rằng gen của 2 loài vi khuẩn trên gồm 2 mạch bằng nhau). Hãy xác định số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi loài vi khuẩn trên. Loài vi khuẩn nào có thể sống trong nước nóng tốt hơn? Câu 3:(4đ) a. Nêu những điểm khác nhau về cấu trúc và chức năng của ty thể và lục lạp ? b. Tế bào hồng cầu không có ty thể có phù hợp gì với chức năng mà nó đảm nhận? c. Tế bào vi khuẩn không có ty thể vậy chúng tạo ra năng lượng từ bộ phận nào trong tế bào? Câu 4: (2đ) a. Quan sát tác động của enzim trong tế bào, người ta có sơ đồ sau: Enzim 1

Chất A

Enzim 2

Chất B

Chất C

Enzim 3

TẾ BÀO

Chất P (sản phẩm)

Ức chế liên hệ ngược

Từ sơ đồ trên, hãy nhận xét cơ chế tác động của enzim? b. Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của Enzim có trong nước bọt, em Bình đã tiến hành thí nghiệm sau: Trong 3 ống nghiệm đều có chứa hồ tinh bột loãng, em lần lượt đổ thêm vào: Ống 1: thêm nước cất Ống 2: thêm nước bọt Ống 3: cũng thêm nước bọt và có nhỏ vài giọt HCl vào Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm. Bình quên không đánh dấu các ống. Em có cách nào giúp Bình tìm đúng các ống nghiệm trên? Theo em trong ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào khồng? Tại sao? Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 5: (3đ) a. Phân biệt đường phân và chu trình Crep với chuỗỉ truyền elêctron hô hấp về mặt năng lượng ATP. Giải thích tại sao tế bào cơ nếu co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa? b. Oxi được sinh ra trong quang hợp được vận chuyển qua bao nhiêu lớp màng để ra khỏi tế bào? Câu 6: (4đ) 1. Tại sao trong quá trình nguyên phân các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử? Tại sao khi phân chia xong NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh? 2. Một tế bào sinh dục đực sơ khai ở ruồi giấm ( 2n = 8 ) nguyên phân liên tiếp một số đợt, người ta thấy môi trường nội bào đã cung cấp 504 NST đơn. Các tế bào con tạo ra đều giảm phân tạo giao tử bình thường. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25%, của trứng là 50%. Hãy xác định: a/ Số lần nguyên phân của tế bào đã cho? b/ Số hợp tử tạo ra? c/ Số tế bào sinh trứng cần thiết để hòan tất quá trình thụ tinh ở trên?. Câu 7:( 3đ) Nuôi vi khuẩn E.cooli trong môi trường có cơ chất là glucozơ cho đến khi ở pha log, đem cấy chúng sang các môi trường sau: Môi trường 1: có cơ chất glucozơ Môi trường 2: có cơ chất mantozơ Môi trường 3: có cơ chất glucozơ và mantozơ Các môi trường đều trong hệ thống kín. Đuờng cong sinh trưởng của vi khuẩn E.coli gồm những pha nào trong từng môi trường trên? Giải thích? ………….HẾT……….. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Môn: Sinh học 10 CÂU Câu 1 (2,5)

NỘI DUNG a. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? - Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định. - Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá -> tế bào bị vỡ -> khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa => quả chuối sẽ mềm hơn. b. Cấu tạo của photpholipit? Chức năng chính của photpholipit? Vì sao khi nấu sốt cà chua, người ta thường cho cà chua vào dầu (hoặc mỡ) trước lúc cho nước và gia vị vào? - Cấu tạo của photpholipit: gồm 1 phân tử glixêrol, 2 phân tử axit béo và 1 nhóm phot phat. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

Đ

0,25 0,25

0,25


- Chức năng chính: cấu tạo nên các loại màng của tế bào. - Vì, cà chua chứa nhiều carôtenôit tan trong dầu hoặc mỡ. Cho các loại cacbohidrat sau: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ, lactôzơ, glicôgen, xenlulôzơ, mantôzơ, galactôzơ. c. Hãy sắp xếp các loại cacbohidrat trên theo cấu trúc: đường đơn, đường đôi, đường đa. Loại cacbohidrat nào có nguồn gốc ở cơ thể thực vật? Loại cacbohidrat nào có ở cơ thể động vật? - Đường đơn: glucozơ, fructôzơ, galactôzơ. - Đường đôi: saccrôzơ, lactôzơ, mantôzơ. - Đường đa: tinh bột, glicôgen, xenlulôzơ. - Có nguồn gốc ở cơ thể thực vật: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ, xenlulôzơ, mantôzơ. - Có nguồn gốc ở cơ thể động vật: lactôzơ, glicôgen, galactôzơ. Câu 2 (1,5)

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen đều có số liên kết hiđro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G =10% tổng số Nuclêôtit của gen. Trên 1 mạch của gen này có A= 250, T= 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa nuclêôtit loại G và A là 150. (Biết rằng gen của 2 loài vi khuẩn trên gồm 2 mạch bằng nhau). Hãy xác định số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi loài vi khuẩn trên. Loài vi khuẩn nào có thể sống trong nước nóng tốt hơn? 1. Số nucleotit của gen ở mỗi loài vi khuẩn * Ở gen của loài vi khuẩn 1 - Xác định tỉ lệ từng loại Nu của gen: G% = X% = 10% → A% = T% = 40% A = T = 250 + 350 = 600 (Nu) → G= X= (10% : 40%).600 = 150 (Nu) Ở gen của loài vi khuẩn 2: G – A = 150 G = X = 450 2G + 2A = 1500 A = T = 300 2. Loài vi khuẩn sống trong nước nóng tốt hơn - Sô liên kết H ở gen của loài vi khuẩn 1: H = 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 150 = 1650 - Sô liên kết H ở gen của loài vi khuẩn 2: H = 2A + 3G = 2 x 300 + 3 x 450 = 1950 - Loài vi khuẩn 2 có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn vì có số cặp G = X nhiều hơn, số liên kết hidro nhiều hơn (có cùng số nu) nên gen (ADN) ít bị biến tính hơn.

Câu 3

0,25 0,25

Bào quan lục lạp

0,5

0,5

0,5

Bào quan ty thể 0,4

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


(4)

- Cả 2 màng đều trơn nhẵn, không gấp - Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong nếp. gấp nếp. - Trên bề mặt tilacoic có chứa hệ sắc - Trên mào răng lược có chứa enzym tố, hệ vận chuyển điện tử. hô hấp, hệ vận chuyển điện tử. - Có ở tế bào quang hợp. - Có ở mọi tế bào. - Tổng hợp ATP, lực khử ở pha sáng - Tổng hợp ATP, lực khử từ sự phân sau đó sử dụng vào pha tối của quang giải chất hữu cơ dùng cho mọi hoạt động hợp. sống của tế bào. - Chuyển năng lượng ánh sáng mặt - Chuyển năng lượng hóa học trong trời thành năng lượng hóa học trong chất hữu cơ thành năng lượng hóa học chất hữu cơ. trong ATP. b. Tế bào hồng cầu không có ty thể có phù hợp gì với chức năng mà nó đảm nhận? - Tế bào hồng cầu không có ty thể phù hợp với nhiệm vụ vận chuyển ô xi vì nếu có nhiều ty thể chúng sẽ tiêu thụ bớt ôxi. Trên thực tế, hồng cầu được thiết kế chuyên vận chuyển ô xi nên cũng tiêu tốn rất ít năng lượng. c. Tế bào vi khuẩn không có ty thể vậy chúng tạo ra năng lượng từ bộ phận nào trong tế bào?

Câu 4 (2)

Câu 5

0,4 0,4 0,4

0,4 1

1

- Tế bào vi khuẩn không có ty thể, chúng tạo ra năng lượng nhờ các enzim hô hấp nằm trên màng sinh chất của tế bào vi khuẩn a. Từ sơ đồ tác động của enzime nhận thấy: - Tính chuyên hóa cao của enzime. - Sự chuyển hóa vật chất trong tế bào bao gồm các phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế 1 bào của cơ thể sống, cần có sự xúc tác của enzime giúp sự chuyển hóa diễn ra nhanh hơn. - sản phẩm của phản ứng này lại trở thành cơ chất cho phản ứng tiếp theo và sản phẩm cuối cùng của phản ứng khi được tạo ra quá nhiều thì lại trở thành chất ức chế enzime xúc tác cho phản ứng đầu tiên. - Khi một enzime nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì không những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất của enzime đó tích lũy có thể gây độc cho tế bào. b. - Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quì để phát hiện. 0,25 - Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính 0,5 là ống 2 (có tinh bột và nước bọt) Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi, trong đó ống 1 chứa nước lã (không có enzim), ống 3 có nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng giấy quì sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1. - Kết luận: Tinh bột chỉ bị biến đổi bởi enzim có trong nước bọt hoạt động trong môi trường thích hợp, ở nhiệt độ thích hợp. a.Phân biệt đường phân, chu trình crep. Chuỗi truyền electron + Quá trình đường phân: hai phân tử ATP + Chu trình Crep:, tạo ra 2 ATP Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,25

1


(3)

+ Chuỗi truyền electron hô hấp : tạo ra 34 ATP - Nếu tế bào cơ co liên tục sẽ bị “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa vì khi cơ làm việc cơ hấp thụ nhiều ôxi và glucô, thải nhiều CO2 và axit lactic, nên cơ cần cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và mang đi chất thải. Khi cơ làm việc nhiều, cơ sẽ thiếu chất dinh dưỡng (nếu không được cung cấp kịp thời). Mặt khác axit lactic ứ đọng đầu độc cơ làm cho biên độ co cơ giảm, dần dần cơ không thể tiếp tục co nữa gây cảm giác mỏi, mệt nhọc b.Oxi sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình quang phân li nước và đi qua 4 lớp màng để ra khỏi tế bào :

1 1

. Màng tilacoit . Màng trong của lục lạp . Màng ngoài của lục lạp Câu 6 (4)

. Màng sinh chất 1. - NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn. - Sau khi phân chia xong NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh để thực hiện việc nhân đôi ADN, tổng hợp ARN và protêin trong chu kì tế bào sau được thuận lợi. 2. a/ Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào, k ∈ N+. Ta có: 2n x( 2k – 1 ) = 504. ⇒k=6 b/ Số tế bào sinh tinh tạo ra: 26 = 64. Số giao tử đực tạo ra do giảm phân: 64 x 4 = 256. Số giaotử đực đã thụ tinh = số hợp tử = 256 x 6,25% = 16. c/ Số giao tử cái đã thụ tinh: 16. Số giao tử cái tạo ra do giảm phân: 16 x 100/ 50 = 32. Số tế bào sinh trứng : 32.

Câu 7 (3)

0,5 0,5

1 1

1

Nuôi vi khuẩn E.cooli trong môi trường có cơ chất là glucoz ơ cho đến khi ở pha log, đem cấy chúng sang các môi trường sau: Môi trường 1: có cơ chất glucozơ Môi trường 2: có cơ chất mantozơ Môi trường 3: có cơ chất glucozơ và mantozơ Các môi trường đều trong hệ thống kín. Đuờng cong sinh trưởng của vi khuẩn E.coli gồm những pha nào trong từng môi trường trên? Giải thích? - Các môi trường đều trong hệ thống kín, có nghĩa là cơ chất chỉ được cung cấp một lần và chất thải không được lấy ra. Đó chính là môi trường nuôi cấy không liên tục. 0,5 - Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục gồm 4 pha: pha lag (pha tiềm sinh), pha log (pha lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong. - Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường 1 gồm 3 pha: pha log (pha Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong. Pha tiềm phát không có vì môi trường cũ và 0,5 mới đều có cơ chất là glucozơ nên khi chuyển sang môi trường mới, vi khuẩn không phải trải qua giai đoạn thích ứng với cơ chất. - Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường 2 gồm 4 pha: pha lag, pha log (pha lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong vì mantozơ là cơ chất mới nên vi 1 khuẩn phải trải qua giai đoạn thích ứng, tiết các enzim phân giải cơ chất nên cần phải có pha lag. - Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường 3 gồm 4 pha: 1pha lag, 2 1 pha log (pha lũy thừa), 1pha cân bằng, 1pha suy vong. + Vi khuẩn sẽ sử dụng cơ chất glucozơ trước, không có pha lag và sinh trưởng theo pha log. + Khi hết glucozơ thì vi khuẩn chuyển sang môi trường mới là mantozơ nên phải có sự thích ứng với cơ chất mới và sinh trưởng theo các pha: pha lag (pha tiềm sinh), pha log (pha lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong.

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ (Đề thi có 02 trang)

KỲ THI OLYMPIC Môn: SINH HỌC - Lớp 10 Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề)

Câu 1: (4,0 điểm) Thành phần hóa học của tế bào

a. Hãy chỉ ra các mạch axit béo phổ biến trong phosphoglyceride và tại sao các mạch axit béo này có số nguyên tử các bon khác nhau theo bội số của 2? b. Các phân tử photpholipit khi hình thành lớp kép có sự tham gia của các lực liên kết nào? c. Tại sao nói cấu trúc bậc một của protein quyết định cấu trúc của các bậc còn lại? d. Một trong số các chức năng của lipit là dự trữ năng lượng, giải thích tại sao ở động vật thì chất dự trữ này là mỡ trong khi ở thực vật là dầu? Câu 2: (4,0 điểm) Cấu trúc của tế bào

a. Nêu cấu trúc của vi sợi và giải thích vai trò của nó trong tế bào niêm mạc ruột ở cơ thể động vật và tế bào trong cơ thể thực vật. b. Màng sinh chất của tế bào có thể biến đổi để thích nghi với chức năng của chúng, em hãy lấy 4 ví dụ về các tế bào khác nhau để chứng minh nhận định đó? Câu 3: (5,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Người ta làm thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ O2 đến quá trình quang hợp của một loài thực vật (loài A). Kết quả thí nghiệm đo được biểu diễn trên đồ thị dưới đây:

a. Tại sao lại có sự khác nhau về cường độ quang hợp ở ba điều kiện môi trường có nồng độ O2 khác nhau? b. Khi bố trí thí nghiệm tương tự ở loài thực vật khác (Loài B) người ta thu được kết quả thí nghiệm hoàn toàn khác biệt, cường độ quang hợp gần như không đổi ở các môi trường nêu trên và đồ thị ở mức cao hơn so với quang hợp loài A. Hãy đưa ra giải thích phù hợp cho hiện tượng này. c. Vì sao khi tách clorophyl khỏi lục lạp và để trong ống nghiệm sau đó chiếu sáng sẽ xuất hiện hiện tượng phát huỳnh quang màu đỏ da cam và tỏa nhiệt; nhưng khi chiếu sáng vào clorophyl trong tế bào sống thì không xảy ra hiện tượng trên? Câu 4: (5,0 điểm) Phân bào

a.Thời điểm hình thành, thời gian tồn tại, vai trò của cyclin A, cyclin B trong chu kì tế bào? b. Người ta tách một tế bào từ một mô đang nuôi cấy sang môi trường mới. Trong môi trường mới, qua quá trình nguyên phân liên tiếp sau 13h7phút các tế bào đã sử dụng của môi trường 720 nhiễm sắc thể đơn và lúc này quan sát thấy các nhiễm sắc thể đang ở trạng thái xoắn cực đại. Tìm 2n? Biết thời gian của kỳ đầu : kỳ giữa : kỳ sau : kỳ cuối trong quá trình phân bào có tỉ lệ 3:2:2:3 tương ứng với 9/19 chu kỳ tế bào, trong đó kỳ giữa chiếm 18 phút. Câu 5: (2,0 điểm) Sinh học vi sinh vật

Dịch nuôi cấy trực khuẩn uốn ván (chostridium tetani) đang ở pha lũy thừa: + Lấy 5ml đưa vào ống nghiệm A đem nuôi ở nhiệt độ 32 – 35oC thêm 15 ngày + Lấy 5 ml đưa vào ống nghiệm B nuôi ở nhiệt độ 32 – 35oC trong 24 giờ Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Đun cả 2 ống dịch ở 80oC trong 20 phút; sau đó cấy cùng 1 lượng 0,1 ml dịch mỗi loại lên môi trường phân lập dinh dưỡng có thạch ở hộp petri tương ứng (A và B) rồi đặt vào tủ ấm 32 – 35oC trong 24 giờ. a. Số khuẩn lạc phát triển trên hộp petri A và B có gì khác nhau không? Vì sao? b. Hiện tượng gì xảy ra khi để trực khuẩn uốn ván thêm 15 ngày . c. Làm thế nào rút ngắn được pha tiềm phát trong nuôi cấy vi sinh vật? -----------------HẾT---------------Họ và tên:………………………………………..……………………….. Số báo danh:…………………..…….

KỲ THI OLYMPIC Môn: SINH HỌC - Lớp 10

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ Câu 1: (4,0 điểm).

a. Hãy chỉ ra các mạch axit béo phổ biến trong phosphoglyceride và tại sao các mạch axit béo này có số nguyên tử các bon khác nhau theo bội số của 2? b. Các phân tử photpholipit khi hình thành lớp kép có sự tham gia của các lực liên kết nào? c. Tại sao nói cấu trúc bậc một của protein quyết định cấu trúc của các bậc còn lại? d. Một trong số các chức năng của lipit là dự trữ năng lượng, giải thích tại sao ở động vật thì chất dự trữ này là mỡ trong khi ở thực vật là dầu? Trả lời Nội dung Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

Điểm


a. Hãy chỉ ra các mạch axit béo phổ biến trong phosphoglyceride và tại sao các 1,0đ mạch axit béo này có số nguyên tử các bon khác nhau theo bội số của 2? Các axit béo phổ biến trong phosphoglyceride chứa 14, 16, 18 hoặc 20C, chứa cả mạch no lẫn không no. Giải thích: Các axit béo được tổng hợp tử các khối cấu trúc 2 cacbon là acetat (CH3COO-) theo sơ đồ sau: Acetat (CH3COO-) + coenzim A axetyl coA tham gia tổng hợp axit béo. b. Các phân tử photpholipit khi hình thành lớp kép có sự tham gia của các lực 1,0đ liên kết nào? - Liên kết kị nước và tương tác Van de Waals giữa các mạch axit béo làm bền tổ chức của các đuôi axit béo không phân cực xếp xít nhau. - Liên kết hidro và ion làm ổn định tương tác giữa các đầu photpholipit phân cực với nhau và với nước. c. Tại sao nói cấu trúc bậc một của protein quyết định cấu trúc của các bậc còn 1,0đ lại? - Cấu trúc bậc hai trở lên của protein được hình thành do sự cuộn xoắn chuỗi polipeptit theo những cách khác nhau nhờ các liên kết giữa các axit amin. - Sự hình thành những liên kết này phụ thuộc vào trình tự các axit amin. d. Một trong số các chức năng của lipit là dự trữ năng lượng, giải thích tại sao ở 1,0đ động vật thì chất dự trữ này là mỡ trong khi ở thực vật là dầu? - Mỡ là lipit có chứa nhiều các axit béo no còn dầu có chứa nhiều các axit béo không no. - Động vật có khả năng di chuyển nên sự nén chặt của lipit dưới dạng mỡ giúp cho nó thuận lợi hơn trong hoạt động của mình, đồng thời khi tích lũy hay chiết rút năng lượng thì nó phồng lên hoặc xẹp đi một cách thuận lợi. Thực vật sống cố định nên nguyên liệu dự trữ có thể là dầu với cấu trúc lỏng lẻo hơn. Câu 2: (4,0 điểm)

a. Nêu cấu trúc của vi sợi và giải thích vai trò của nó trong tế bào niêm mạc ruột ở cơ thể động vật và tế bào trong cơ thể thực vật. b. Màng sinh chất của tế bào có thể biến đổi để thích nghi với chức năng của chúng, em hãy lấy 4 ví dụ về các tế bào khác nhau để chứng minh nhận định đó? Trả lời Nội dung

Điểm

a. Nêu cấu trúc của vi sợi và giải thích vai trò của nó trong tế bào niêm mạc ruột ở cơ thể động vật và tế bào trong cơ thể thực vật. - Cấu trúc của vi sợi: Có đường kính 7 nm và được cấu tạo từ các phân tử actin. 0,5đ - Các phân tử actin hình cầu liên kết với nhau thành chuỗi và vi sợi được cấu tạo từ 0,5đ hai chuỗi actin xoắn lại với nhau. - Trong các tế bào làm nhiệm vụ hấp thu các chất (như tế bào niêm mạc ruột), các 0,5đ vi sợi tham gia vào cấu tạo nên các lõi của vi lông nhung làm tăng diện tích màng tế bào do đó làm gia tăng bề mặt diện tích hấp thu các chất vào bên trong tế bào. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Trong các tế bào thực vật, vi sợi giúp vận chuyển dòng tế bào chất bên trong tế bào nhờ đó việc phân phối các chất trong tế bào diễn ra nhanh hơn. b. Bốn ví dụ là: - Vi khuẩn lam: Màng sinh chất gấp nếp tạo thành các túi tilacoit chứa sắc tố, nơi thực hiện quang hợp - Vi khuẩn cố định đạm: Màng sinh chất gấp nếp tạo thành các túi chứa enzim nitrogenaza giúp thực hiện quá trình cố định đạm. - Tế bào biểu mô ống thận: Màng sinh chất lõm xuống tạo thành các ô chứa ty thể cung cấp năng lượng. - Tế bào biểu mô ruột non: Màng sinh chất lồi ra kéo theo chất nguyên sinh và hệ thống vi sợi hình thành nên lông ruột làm tăng diện tích tiếp xúc với chất dinh dưỡng.

0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ

Câu 3: (5,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Người ta làm thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ O2 đến quá trình quang hợp của một loài thực vật (loài A). Kết quả thí nghiệm đo được biểu diễn trên đồ thị dưới đây:

a. Tại sao lại có sự khác nhau về cường độ quang hợp ở ba điều kiện môi trường có nồng độ O2 khác nhau? b. Khi bố trí thí nghiệm tương tự ở loài thực vật khác (Loài B) người ta thu được kết quả thí nghiệm hoàn toàn khác biệt, cường độ quang hợp gần như không đổi ở các môi trường nêu trên và đồ thị ở mức cao hơn so với quang hợp loài A. Hãy đưa ra giải thích phù hợp cho hiện tượng này. c. Vì sao khi tách clorophyl khỏi lục lạp và để trong ống nghiệm sau đó chiếu sáng sẽ xuất hiện hiện tượng phát huỳnh quang màu đỏ da cam và tỏa nhiệt; nhưng khi chiếu sáng vào clorophyl trong tế bào sống thì không xảy ra hiện tượng trên?

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Trả lời a) - Loài thực vật thí nghiệm là một loài thực vật C3, hai pha của quang hợp đều xảy ra tại tế bào mô dậu nên có hiện tượng hô hấp sáng xảy ra, làm giảm năng xuất quang hợp trong điều kiện môi trường có nồng độ O2 cao. Với sự có mặt của nồng độ càng O2 tăng cao thì cường độ quang hợp càng thấp. - Enzim Rubisco có tính lưỡng tính nên có sự cạnh tranh giữa O2 và CO2 đối với enzyme Rubisco của chu trình Calvin-Benson. + Trong chu trình Canvin, ở giai đoạn cố định CO2, CO2 được kết hợp với RUBP để tạo thành 2 phân tử của 3PGA. + Trong hô hấp sáng, O2 sẽ thay thế CO2 kết hợp với RUBP để tạo thành 1 phân tử của 3PGA và một phân tử photphoglycolate, phân tử C2 này bị oxi hóa thành CO2, làm giảm năng xuất quang hợp. b) - Loài thực vật A là thực vật C4, không có hô hấp sáng. - Thực vật C4 thực hiện pha tối theo chu trình Hatch- Slack, có cố định CO2 sơ cấp nên duy trì nồng độ CO2 trong tế bào cao. - Có sự phân hóa thích nghi: Phân vùng phản ứng, pha sáng ở tế bào mô dậu (nơi giải phóng nhiều O2). Pha tối nơi thực hiện chu trình Canvin, có nồng độ O2 thấp. Enzim Rubisco hoạt động trong môi trường này duy trì hoạt tính cacboxylaza mạnh nên không xảy ra hô hấp sáng - Cường độ quang hợp mạnh ở C4 không chỉ do không có hố hấp mà còn do được cung cấp nồng độ CO2 cao trong môi trường phản ứng nên đồ thị mức cao hơn. c. - Khi clorophyl trong ống nghiệm hấp thụ photon, electron được giải phóng sẽ nhanh chóng trở về trạng thái gốc ban đầu, năng lượng photon chuyển hóa thành nhiệt và phát huỳnh quang. - Clorophyl trong tế bào sống không xảy ra hiện tượng trên vì electron được giải phóng không trở về trạng thái gốc ban đầu mà được chuyền cho chất nhận e- đầu tiên.

1.0

0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0,5 0,5

Câu 4: (5,0 điểm) Phân bào

a.Thời điểm hình thành, thời gian tồn tại, vai trò của cyclin A, cyclin B trong chu kì tế bào? b. Người ta tách một tế bào từ một mô đang nuôi cấy sang môi trường mới. Trong môi trường mới, qua quá trình nguyên phân liên tiếp sau 13h7phút các tế bào đã sử dụng của môi trường 720 nhiễm sắc thể đơn và lúc này quan sát thấy các nhiễm sắc thể đang ở trạng thái xoắn cực đại. Tìm 2n? Biết thời gian của kỳ đầu : kỳ giữa : kỳ sau : kỳ cuối trong quá trình phân bào có tỉ lệ 3:2:2:3 tương ứng với 9/19 chu kỳ tế bào, trong đó kỳ giữa chiếm 18 phút. Trả lời: Ý Nội dung Điểm a Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Đặc điểm Cyclin A Thời điểm hình Cuối pha G1 thành Thời gian tồn tại Cuối pha G1 đến cuối pha S Vai trò Cùng với enzim kinaza xúc tiến cho sự tái bản ADN

b

Cyclin B Cuối pha G2

Cuối pha G2 đến kì đầu của phân bào Cùng với enzim kinaza tham gia tạo vi ống tubulin để hình thành thoi phân bào - Kỳ giữa có thời gian 18 phút tương ứng với tỉ lệ 2/10. Do đó thời gian của các kỳ còn lại là: Kỳ đầu – 27 phút, kỳ sau - 18 phút, kỳ cuối – 27 phút. - Vậy 4 kỳ có thời gian là 90 phút chiếm 9/19 nên chu kỳ tế bào là 190 phút, trong đó kỳ trung gian là 100 phút. - Ở thời điểm 13h7phút = 787 phút. Do các NST đang ở trạng thái xoắn cực đại nên phải ở kỳ giữa của chu kỳ tế bào tức là phải trải qua 127 phút. Nên 787 phút = 90 + (3 x 190) + 127. Tức là tế bào được nuôi cấy ở môi trường trước đó đã trải qua kỳ trung gian và khi chuyển qua môi trường mới thì cần thêm 90 phút nữa để kết thúc phân bào, sau đó trải qua 3 chu kỳ nữa và đang dừng lại ở kỳ giữa. Như vậy tế bào này đã hoàn thành được 4 chu kỳ và đang ở kỳ giữa của chu kỳ thứ năm. - Ta có : a.2n (2x – 1) = 720. Trong đó a = 2 (Vì do có 1 chu kỳ tế bào đã lấy nguyên liệu từ môi trường trước đó nên chuyển qua môi trường mới số tế bào bắt đầu chu kỳ mới là 2 tế bào). x = 4 (2 tế bào hoàn thành được 3 chu kỳ và đang ở kỳ giữa của chu kỳ thứ năm, đang ở kỳ giữa nên đã trải qua kỳ trung gian và cần lấy nguyên liệu của môi trường) 2.2n (24 – 1) = 720 2n = 24

0,5 0,5 1,0

0,5 0,5 1,0

1,0

Câu 5: (2,0 điểm) Sinh học vi sinh vật

Dịch nuôi cấy trực khuẩn uốn ván (chostridium tetani) đang ở pha lũy thừa: + Lấy 5ml đưa vào ống nghiệm A đem nuôi ở nhiệt độ 32 – 35oC thêm 15 ngày + Lấy 5 ml đưa vào ống nghiệm B nuôi ở nhiệt độ 32 – 35oC trong 24 giờ Đun cả 2 ống dịch ở 80oC trong 20 phút; sau đó cấy cùng 1 lượng 0,1 ml dịch mỗi loại lên môi trường phân lập dinh dưỡng có thạch ở hộp petri tương ứng (A và B) rồi đặt vào tủ ấm 32 – 35oC trong 24 giờ. a. Số khuẩn lạc phát triển trên hộp petri A và B có gì khác nhau không? Vì sao? b. Hiện tượng gì xảy ra khi để trực khuẩn uốn ván thêm 15 ngày . c. Làm thế nào rút ngắn được pha tiềm phát trong nuôi cấy vi sinh vật? Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Trả lời Ý Nội dung Điểm 0 a - Khi đun dịch vi khuẩn ở 80 C các tế bào sinh dưỡng bị tiêu diệt, chỉ 0,25 còn lại các nội bào tử do đó: - Số khuẩn lạc của hộp A nhiều hơn hộp B vì sau khi đun 2 dịch thì các 0,5 tế bào sinh dưỡng đều bị tiêu diệt, chỉ có nội bào tử tồn tại. Trong dịch A số lượng nội bào tử hình thành nhiều hơn. Khi nuôi cấy thì những nội bào tử này sẽ nảy mầm hình thành tế bào sinh dưỡng. b Khi để vi khuẩn uốn ván thêm 15 ngày thì vi khuẩn sẽ hình thành nội 0,5 bào tử c Để rút ngắn pha tiềm phát cần: + Sử dụng môi trường nuôi cấy có đủ các thành phần dinh dưỡng cần 0,25 thiết, đơn giản, dễ hấp thu. + Mật độ giống nuôi cấy phù hợp 0,25 + Môi trường nuôi cấy gần giống với môi trường nuôi cấy trước đó. 0,25 …………………..Hết……………… TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN

ĐỀ ĐỀ NGHỊ THI OLIMPIC MÔN SINH HỌC LỚP 10

ĐỀ BÀI Câu 1. 2đ a. Phân biệt các loại liên kết trong phân tử ADN? Vì sao phân tử ADN có đường kính không đổi suốt dọc chiều dài của nó? b. Tinh bột, xenlulôzơ, photpholipit và protêin là các đại phân tử sinh học. -Chất nào trong các chất kể trên không phải là pôlime? -Chất nào không tìm thấy trong lục lạp? -Nêu cấu tạo của xenlulôzơ Câu 2. 2đ a. Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen đều có số liên kết hiđro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G=10% tổng số Nu của gen. Trên 1 mạch của gen này có A= 250, T= 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa Nu loại G và A là 150. Từ những phân tích ở trên, em hãy dự đoán loài vi khuẩn nào có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn?. Giải thích? 2đ Câu 3. 4đ a. Trong tế bào thực vật có hai bào quan tổng hợp ATP là bào quan nào? Cho biết điểm giống nhau trong cấu tạo giữa 2 bào quan đó? Từ đó rút ra nhận xét gì về nguồn gốc 2 loại bào quan này? 2đ b. Ngâm tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì củ hành trong các dung dịch sau: - dung dịch ưu trương - dung dịch nhược trương. Dự đoán các hiện tượng xảy ra và giải thích? 2đ Câu 4. (5đ). Ph©n biÖt quang hîp vµ h« hÊp tÕ bµo theo b¶ng sau:

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Dấu hiệu

Quang hîp

H« hÊp

1. Kh«ng gian, thêi gian x¶y ra 2. C¸c thµnh phÇn tham gia 3. C¸c s¶n phÈm t¹o ra 4. Lo¹i ph¶n øng Câu 5. 5đ 1. (2đ) Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào của quá trình phân bào (a:Hàm lượng AND) Hàm lượng ADN trong 1 tế bào 4a 2a a I II III IV V VI Thời gian a. Đây là quá trình phân bào gì? b. Xác định các giai đoạn tương ứng: I, II, III, IV, V, VI trong sơ đồ trên. 2. (3 điểm) Nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian của quá trình phân bào. Em có nhận xét gì về kỳ trung gian ở các loại tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư? Câu 6. 2đ a. Trình bày đặc điểm sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục 1đ b. Một quần thể vi sinh vật có số lượng tế bào ban đầu là 24.108 tế bào được nuôi cấy trong 3 giờ đã thu được 12384.108 tế bào. Hãy cho biết thời gian thế hệ của vi sinh vật là bao nhiêu? 1đ

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


ĐÁP ÁN Câu 1. a. - Các loại liên kết của ADN: + Liên kết photphođieste: hình thành giữa các Nu liên tiếp nhau trên một mạch poliNu 0,25đ + Liên kết hiđro: hình thành giứa 2 Nu đứng đối diện nhau trên 2 mạch poliNu theo NTBS 0,25đ - Vì: giữa 2 mạch poliNu các Nu liên kết với nhau theo NTBS: cứ 1 bazơ lớn lại liên kết với 1 bazơ nhỏ 0.5đ b.Chất trong các chất kể trên không phải là đa phân (polime) là photpholipit vì nó không được cấu tạo từ các đơn phân ( là monome) 0,25đ -Chất không tìm thấy trong luc lạp là celluloz.0,25đ - Công thức cấu tạo: (C6H10O5)n 0.25đ - Tính chất: Celluloz được cấu tạo từ hàng nghìn gốc β-D-glucoz lên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glucozit. tạo nên cấu trúc mạch thẳng, rất bền vững khó bị thủy phân. 0.25đ Câu 2. Ở gen của loài vi khuẩn 1 - Xác định tỉ lệ từng loại Nu của gen: + A = T = 250 + 350 = 600 (Nu) tương ứng với 50% - 10% = 40% tổng số Nu của gen + => G= X= 10% = 600/4 = 150 (Nu) 0.5đ - Sô liên kết H: = 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 150 = 1650 0.5đ Ở gen của loài vi khuẩn 2: G – A = 150 G = X = 390 2A + 3G = 1650 A = T = 240 0.5đ Loài vi khuẩn 2 có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn vì có số cặp G = X nhiều hơn 0.5đ Câu 3. a. - Đó là 2 bào quan: Ti thể và lục lạp........................................................................0.25đ. - Điểm giống nhau: + Đều có cấu tạo 2 lớp màng ......................................................................................0,25đ. + Có ADN vòng, trần, kép; có ribôxôm 70S................................................................0.75đ + Nhận xét: 2 bào quan này đều có chung từ 1 nguồn gốc ( từ vi khuẩn)...................0.25đ b. Hiện tượng: 1đ Môi trường Tế bào hồng cầu Tế bào biểu bì hành Ưu trương Nhăn nheo Co nguyên sinh Nhược trương Vỡ MSC áp sát thành tế bào (tế bào trương nước) - Giải thích: 1.0đ + Tế bào hồng cầu: Trong môi trương ưu trương:-> tế bào mất nước -> nhăn nheo Trong môi trường nhược trương: tế bào hút nước , do không có thành tế bào -> tế bào hút no nước -> vỡ tế bào +Tế bào biểu bì hành do có thành tế bào nên không bị vỡ ra khi ở môi trường ưu trương. Câu 4. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Ph©n biÖt quang hîp vµ h« hÊp trong tÕ bµo DÊu hiÖu

Quang hîp

H« hÊp

1. Kh«ng gian vµ thêi gian

+ Trong lôc l¹p cña c¸c tÕ + Trong ti thÓ cña mäi tÕ 1đ bµo quang hîp, khi cã ¸nh bµo, ë mäi lóc s¸ng

2. Thµnh phÇn tham gia

+ CO2; H2O, n¨ng lîng ¸nh s¸ng vµ chÊt diÖp lôc

+ Oxy vµ chÊt h÷u c¬ (CH2O)n

3. S¶n phÈm t¹o ra

+ (CH2O)n vµ Oxy

+ CO2, H2O, ATP vµ toC

4. Lo¹i ph¶n øng

+ Ph¶n øng khö (tæng hîp)

+ Ph¶n øng oxy ho¸ (ph©n gi¶i)

Câu 5. 1. (2 điểm) Đây là quá trình giảm phân: - I. Pha G1 - II. Pha S , G2 - III. Kỳ đầu 1, giữa 1, sau 1 - IV. Kỳ cuối 1 - V. Kỳ đầu 2, giữa 2, sau 2. - VI. Kỳ cuối 2 2. (3 điểm) Đặc điểm của các pha trong ký trung gian: - Pha G1: gia tăng tế bào chất, hình thành nên các bào quan tổng hợp các ARN và các protein chuẩn bị các tiền chất cho sự tổng hợp ADN. Thời gian pha G1 rất khác nhau ở các loại tế bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R tế bào nào vượt qua R thì đi vào pha S, tế bào nào không vượt qua R thì đi vào quá trình biệt hóa. - Pha S: có sự nhân đôi của ADN và sự nhân đôi NST, nhân đôi trung tử, tổn hợp nhiều hợp chất cao phân tử từ các hợp chất nhiều năng lượng. - Pha G2: Tiếp tục tổng hợp protein , hình thành thoi phân bào. - Tế bào vi khuẩn: phân chia kiểu trực phận nên không có kỳ trung gian. - tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kỳ trung gian. - Tế bào thần kinh: Kỳ trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể. - Tế bào ung thư: kỳ trung gian rất ngắn. Câu 6. a. 1đ - Đặc điểm sinh trưởng của VSV ở môi trường nuôi cấy không liên tục: + Pha tiềm phát: Số lượng tế bào chưa tăng do vi sinh vật phải thích nghi với môi trường sống, enzim cảm ứng được hình thành. 0.25đ + Pha luỹ thừa: 0.25đ . số lượng vi sinh vật tăng rất nhanh . tốc độ sinh trưởng lớn nhất và không đổi .thời gian thế hệ đạt hằng số + Pha cân bằng:

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Số lượng vi sinh vật đạt cực đại và không đổi theo thời gian, số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi, tốc độ sinh trưởng bằng 0 do chất dinh dưỡng dần cạn kiệt 0.25đ + pha suy vong: số tế bào giảm đi nhanh chóng, số tế bào chết ngày càng nhiều do chất dinh dưỡng đã cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ quá nhiều 0.25đ b. - Ta có công thức: N= N0 * 2n => 2n = N/ N0 = 12288.108 : (24. 108) = 512 0,5đ => Số thế hệ vi sinh vật tạo ra sau 3h nuôi là: n = 9 0.25đ - Thời gian thế hệ của VSV là: g = t/n = 3h/9=180’/9 = (20 phút) 0,25đ TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN

ĐỀ ĐỀ NGHỊ THI OLIMPIC MÔN SINH HỌC LỚP 10 ĐỀ BÀI

Câu 1. 2đ a. Phân biệt các loại liên kết trong phân tử ADN? Vì sao phân tử ADN có đường kính không đổi suốt dọc chiều dài của nó? b. Tinh bột, xenlulôzơ, photpholipit và protêin là các đại phân tử sinh học. -Chất nào trong các chất kể trên không phải là pôlime? -Chất nào không tìm thấy trong lục lạp? -Nêu cấu tạo của xenlulôzơ Câu 2. 2đ a. Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen đều có số liên kết hiđro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G=10% tổng số Nu của gen. Trên 1 mạch của gen này có A= 250, T= 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa Nu loại G và A là 150. Từ những phân tích ở trên, em hãy dự đoán loài vi khuẩn nào có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn?. Giải thích? 2đ Câu 3. 4đ a. Trong tế bào thực vật có hai bào quan tổng hợp ATP là bào quan nào? Cho biết điểm giống nhau trong cấu tạo giữa 2 bào quan đó? Từ đó rút ra nhận xét gì về nguồn gốc 2 loại bào quan này? 2đ b. Ngâm tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì củ hành trong các dung dịch sau: - dung dịch ưu trương - dung dịch nhược trương. Dự đoán các hiện tượng xảy ra và giải thích? 2đ Câu 4. (5đ). Ph©n biÖt quang hîp vµ h« hÊp tÕ bµo theo b¶ng sau: Dấu hiệu

Quang hîp

H« hÊp

1. Kh«ng gian, thêi gian x¶y ra 2. C¸c thµnh phÇn tham gia 3. C¸c s¶n phÈm t¹o ra 4. Lo¹i ph¶n øng Câu 5. 5đ Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1. (2đ) Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào của quá trình phân bào (a:Hàm lượng AND) Hàm lượng ADN trong 1 tế bào 4a 2a a I II III IV V VI Thời gian a. Đây là quá trình phân bào gì? b. Xác định các giai đoạn tương ứng: I, II, III, IV, V, VI trong sơ đồ trên. 3. (3 điểm) Nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian của quá trình phân bào. Em có nhận xét gì về kỳ trung gian ở các loại tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư? Câu 6. 2đ a. Trình bày đặc điểm sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục 1đ b. Một quần thể vi sinh vật có số lượng tế bào ban đầu là 24.108 tế bào được nuôi cấy trong 3 giờ đã thu được 12384.108 tế bào. Hãy cho biết thời gian thế hệ của vi sinh vật là bao nhiêu? 1đ

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


ĐÁP ÁN Câu 1. a. - Các loại liên kết của ADN: + Liên kết photphođieste: hình thành giữa các Nu liên tiếp nhau trên một mạch poliNu 0,25đ + Liên kết hiđro: hình thành giứa 2 Nu đứng đối diện nhau trên 2 mạch poliNu theo NTBS 0,25đ - Vì: giữa 2 mạch poliNu các Nu liên kết với nhau theo NTBS: cứ 1 bazơ lớn lại liên kết với 1 bazơ nhỏ 0.5đ b.Chất trong các chất kể trên không phải là đa phân (polime) là photpholipit vì nó không được cấu tạo từ các đơn phân ( là monome) 0,25đ -Chất không tìm thấy trong luc lạp là celluloz.0,25đ - Công thức cấu tạo: (C6H10O5)n 0.25đ - Tính chất: Celluloz được cấu tạo từ hàng nghìn gốc β-D-glucoz lên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glucozit. tạo nên cấu trúc mạch thẳng, rất bền vững khó bị thủy phân. 0.25đ Câu 2. Ở gen của loài vi khuẩn 1 - Xác định tỉ lệ từng loại Nu của gen: + A = T = 250 + 350 = 600 (Nu) tương ứng với 50% - 10% = 40% tổng số Nu của gen + => G= X= 10% = 600/4 = 150 (Nu) 0.5đ - Sô liên kết H: = 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 150 = 1650 0.5đ Ở gen của loài vi khuẩn 2: G – A = 150 G = X = 390 2A + 3G = 1650 A = T = 240 0.5đ Loài vi khuẩn 2 có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn vì có số cặp G = X nhiều hơn 0.5đ Câu 3. a. - Đó là 2 bào quan: Ti thể và lục lạp........................................................................0.25đ. - Điểm giống nhau: + Đều có cấu tạo 2 lớp màng ......................................................................................0,25đ. + Có ADN vòng, trần, kép; có ribôxôm 70S................................................................0.75đ + Nhận xét: 2 bào quan này đều có chung từ 1 nguồn gốc ( từ vi khuẩn)...................0.25đ b. Hiện tượng: 1đ Môi trường Tế bào hồng cầu Tế bào biểu bì hành Ưu trương Nhăn nheo Co nguyên sinh Nhược trương Vỡ MSC áp sát thành tế bào (tế bào trương nước) - Giải thích: 1.0đ + Tế bào hồng cầu: Trong môi trương ưu trương:-> tế bào mất nước -> nhăn nheo Trong môi trường nhược trương: tế bào hút nước , do không có thành tế bào -> tế bào hút no nước -> vỡ tế bào +Tế bào biểu bì hành do có thành tế bào nên không bị vỡ ra khi ở môi trường ưu trương. Câu 4. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Ph©n biÖt quang hîp vµ h« hÊp trong tÕ bµo DÊu hiÖu

Quang hîp

H« hÊp

1. Kh«ng gian vµ thêi gian

+ Trong lôc l¹p cña c¸c tÕ + Trong ti thÓ cña mäi tÕ 1đ bµo quang hîp, khi cã ¸nh bµo, ë mäi lóc s¸ng

2. Thµnh phÇn tham gia

+ CO2; H2O, n¨ng lîng ¸nh s¸ng vµ chÊt diÖp lôc

+ Oxy vµ chÊt h÷u c¬ (CH2O)n

3. S¶n phÈm t¹o ra

+ (CH2O)n vµ Oxy

+ CO2, H2O, ATP vµ toC

4. Lo¹i ph¶n øng

+ Ph¶n øng khö (tæng hîp)

+ Ph¶n øng oxy ho¸ (ph©n gi¶i)

Câu 5. 1. (2 điểm) Đây là quá trình giảm phân: - I. Pha G1 - II. Pha S , G2 - III. Kỳ đầu 1, giữa 1, sau 1 - IV. Kỳ cuối 1 - V. Kỳ đầu 2, giữa 2, sau 2. - VI. Kỳ cuối 2 2. (3 điểm) Đặc điểm của các pha trong ký trung gian: - Pha G1: gia tăng tế bào chất, hình thành nên các bào quan tổng hợp các ARN và các protein chuẩn bị các tiền chất cho sự tổng hợp ADN. Thời gian pha G1 rất khác nhau ở các loại tế bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R tế bào nào vượt qua R thì đi vào pha S, tế bào nào không vượt qua R thì đi vào quá trình biệt hóa. - Pha S: có sự nhân đôi của ADN và sự nhân đôi NST, nhân đôi trung tử, tổn hợp nhiều hợp chất cao phân tử từ các hợp chất nhiều năng lượng. - Pha G2: Tiếp tục tổng hợp protein , hình thành thoi phân bào. - Tế bào vi khuẩn: phân chia kiểu trực phận nên không có kỳ trung gian. - tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kỳ trung gian. - Tế bào thần kinh: Kỳ trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể. - Tế bào ung thư: kỳ trung gian rất ngắn. Câu 6. a. 1đ - Đặc điểm sinh trưởng của VSV ở môi trường nuôi cấy không liên tục: + Pha tiềm phát: Số lượng tế bào chưa tăng do vi sinh vật phải thích nghi với môi trường sống, enzim cảm ứng được hình thành. 0.25đ + Pha luỹ thừa: 0.25đ . số lượng vi sinh vật tăng rất nhanh . tốc độ sinh trưởng lớn nhất và không đổi .thời gian thế hệ đạt hằng số + Pha cân bằng:

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Số lượng vi sinh vật đạt cực đại và không đổi theo thời gian, số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi, tốc độ sinh trưởng bằng 0 do chất dinh dưỡng dần cạn kiệt 0.25đ + pha suy vong: số tế bào giảm đi nhanh chóng, số tế bào chết ngày càng nhiều do chất dinh dưỡng đã cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ quá nhiều 0.25đ b. - Ta có công thức: N= N0 * 2n => 2n = N/ N0 = 12288.108 : (24. 108) = 512 0,5đ => Số thế hệ vi sinh vật tạo ra sau 3h nuôi là: n = 9 0.25đ - Thời gian thế hệ của VSV là: g = t/n = 3h/9=180’/9 = (20 phút) 0,25đ

ðỀ THI THAM KHẢO

KỲ THI OLYMPIC

Môn thi: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (5điểm) a. So sánh cấu trúc và chức năng của ADN và ARN? (2đ) b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao? (1đ) c. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích: (1đ) - Vì sao, khi bảo quản rau, quả tươi, chỉ để ở ngăn lạnh không để trong ngăn đông đá của tủ lạnh? - Vì sao, khi nấu canh cua, thịt cua đóng thành từng mảng? d. Một gen dài 3060 A0. Trên mạch 1 có A1= X1 = 20% số nuclêôtit của mạch. Trên mạch 2 có A2 -T2 = 180 nuclêôtit của mạch . Tính % và số nuclêôtit từng loại của mỗi mạch đơn và cả gen? (1đ)

Câu 2. (4điểm) a. Ở tế bào thực vật có hai bào quan tổng hợp ATP. Đó là bào quan nào? Hãy so sánh hai bào quan đó? 2,5đ b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao?1,5đ Câu 3. (2điểm) a. Phân biệt sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục với nuôi cấy liên tục?

b.Một loài vi khuẩn, trong điều kiện ổn định có khả năng sinh sản theo kiểu phân đôi 20 phút một lần. Nếu đưa 1 vi khuẩn vào môi trường nuôi cấy, sau 3 giờ số tế bào trong quần thể là bao nhiêu? Câu 4 ( 5điểm). a. Ph©n biÖt quang hîp vµ h« hÊp tÕ bµo theo b¶ng sau: 2đ Dấu hiệu

Quang hîp

H« hÊp

1. Kh«ng gian, thêi gian x¶y ra 2. C¸c thµnh phÇn tham gia 3. C¸c s¶n phÈm t¹o ra 4. Lo¹i ph¶n øng

b. Nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian của quá trình phân bào. Em có nhận xét gì về kỳ trung gian ở các loại tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư? 2,5đ c. Tại sao các nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau của quá trình phân bào? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào không được hình thành? 0,5đ Câu 5. (4điểm) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


a. Giả sử một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Xét 15 tế bào sinh tinh chín và 15 tế bào sinh trứng chín giảm phân bình thường. Xác định số loại tinh trùng và số loại trứng tối đa khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể có thể có? 1đ b. Ở vùng sinh sản của một động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số lần liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 1496 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo được 152 giao tử và môi trường phải cung cấp 1672 nhiễm sắc thể đơn. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) và giới tính của loài? 1đ c. Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của Enzim có trong nước bọt, Bạn An đã tiến hành làm thí nghiệm như sau: 2đ Trong 3 ống nghiệm đều có chứa hồ tinh bột loãng, lần lượt đổ thêm vào: Ống 1: thêm nước cất Ống 2: thêm nước bọt Ống 3: cũng thêm nước bọt và có nhỏ vài giọt HCl Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm. An quên không đánh dấu các ống. Em có cách nào giúp bạn tìm đúng các ống nghiệm trên? Theo em trong ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào không? Tại sao?

............................HẾT....................................

KỲ THI OLYMPIC

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Câu1. a.

Môn thi: SINH HỌC 10 Nội dung

a. So sánh cấu trúc và chức năng của ADN và ARN? * Giống nhau - Đều là các axit Nucleic có cấu trúc đa phân, đơn phân là các Nucleotit - Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học : C, H, O, N, P - Đều có bốn loại Nucleotit trong đó có ba loại Nu giống nhau là A, G, X - Giữa các đơn phân đều có liên kết hóa học nối lại thành mạch - Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp protein đề truyền đạt thông tin di truyền * Khác nhau : ADN ARN

* Cấu tạo: + Có hai mạch xoắn đều quanh một trục + Phân tử ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn phân tử ARN + Nu ADN có 4 loại A, T, G, X * Chức năng:

* Cấu tạo: + Có cấu trúc gồm một mạch đơn + Có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN + Nu ARN có 4 loại A, U, G, X * Chức năng:

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

Điểm 0,5đ

0,75đ 0,75đ


+ ADN có chức năng tái sinh và sao mã + ADN chứa thông tin qui định cấu trúc các loại protein cho cơ thể

b.

+ ARN không có chức năng tái sinh và sao mã + Trực tiếp tổng hợp protein . mARN truyền thông tin qui định cấu trúc protein từ nhân ra tế bào chất . tARN chở a.a tương ứng đến riboxom và giải mã trên phân tử mARN tổng hợp protein cho tế bào . rARN là thành phần cấu tạo nên riboxom

0,5đ 0,25đ 0,25đ

- Tế bào gan là tế bào có nhiều nhân, tế bào hồng cầu là tế bào không nhân. 0,25đ - Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng. - Vì nhân chứa nhiều nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển và điều 0,25đ hoà mọi hoạt động sống của tế bào. - Rau, hoa quả tươi chứa nhiều nước khi để vào ngăn đông tủ lạnh nước trong tế 0,25đ bào đóng băng làm tăng thể tích đẫn đến phá vỡ tế bào. - Nước cua, thịt cua chứa nhiều protein, ở nhiệt độ cao protein biến tính kết lại thành mảng.

c. d.

N = 1800 nu N/2 = 900 nu Tacó: A1= X1=20% Suy ra: A1=T2=20% X1=G2=20% Suy ra số nu của A1=T2 = 180 nu X1=G2 = 180nu Mà A2-T2=180nu => A2 =180 +180 =360nu Nên G2= 900-(180+180+360) = 180nu Vậy % từng loại: Trên mỗi mạch: A1=T2=20% T1=A2= 40% X1=G2=20% G1=X2=20% Số nu trên mỗi mạch đơn: A1=T2= 180 nu T1=A2= 360 nu X1=G2=180 nu G1=X2=180 nu Số nu từng loại của gen: A=T= 180+360 =540 nu G=X= 180+180 =360 nu Tỉ lệ % từng loại của gen: A=T= 30% G=X= 20% Câu 2. (4điểm) a.

a.+ Bào quan có khả năng tổng hợp ATP là ti thể và lục lạp + Giống nhau - Có cấu trúc màng kép -

Bên trong chứa AND dạng vòng, riboxoom, protein và enzim

-

Đều có nguồn gốc cộng sinh từ vi khẩn

-

Đều là bào quan chuyển hóa năng lượng trong tế bào

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,25đ 0,25đ

0,25đ

0,5đ 0,5đ


Khác nhau Bào quan lục lạp - Cả 2 màng đều trơn nhẵn, không gấp nếp. - Trên bề mặt tilacoic có chứa quang tôxôm, hệ sắc tố, hệ vận chuyển điện tử. - Có ở tế bào quang hợp.

b.

1,5đ( mỗi ý Bào quan ty thể đúng - Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong g là 0,15đ - Trên mào răng lược có chứa enzym hô) h hệ vận chuyển điện tử. - Có ở mọi tế bào.

- Tổng hợp ATP, lực khử ở pha sáng sau đó được sử dụng vào pha tối của quang hợp.

- Tổng hợp ATP, lực khử từ sự phân giả hữu cơ dùng cho mọi hoạt động sống củ

- Chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học trong chất hữu cơ.

- Chuyển năng lượng hóa học trong chấ cơ thành năng lượng hóa học trong ATP.

- Tế bào gan, tế bào cơ vân là tế bào có nhiều nhân, tế bào hồng cầu là tế bào không nhân. - Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng. - vì nhân chứa nhiều nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển và điều hoà mọi 0,5đ 0,5đ hoạt động sống của tế bào.

0,5đ

Câu 3. a. Sự sinh trưởng của vi sinh vật a.(2điể Trong nuôi cấy không liên tục: Không có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới, m) 0,75đ

không có sự rút bỏ các chất thải và sinh khối của tế bào dư thừa nên quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha.

0,7

Trong nuôi cấy liên tục: điều kiện môi trường được duy trì ổn định nhờ việc bổ 5đ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải vì vậy quần thể vi sinh vật có thể sinh trưởng ở pha lũy thừa trong một thời gian b.

dài, mật độ tế bào tương đối ổn định. b. - Sau 3 giờ loài vi khuẩn nhân lên: 180 : 20 = 9 (lần)

0,5đ

9

nên số lượng vi khuẩn sau 3 giờ sẽ là 2 = 512 (tế bào vi khuẩn) Câu

a. Ph©n biÖt quang hîp vµ h« hÊp tÕ bµo:

4 DÊu hiÖu a 1. Kh«ng gian, thêi gian . (

5 đ i ể m

Quang hîp

H« hÊp

x¶y ra

+ Trong lôc l¹p cña c¸c tÕ bµo quang hîp, khi cã ¸nh s¸ng

+ Trong ti thÓ cña mäi tÕ bµo, ë mäi lóc

2. C¸c thµnh phÇn tham gia

+ CO2; H2O, n¨ng lưîng ¸nh s¸ng vµ chÊt diÖp lôc

+ Oxy vµ chÊt h÷u c¬ (CH2O)n

3. C¸c s¶n phÈm t¹o ra

+ (CH2O)n vµ Oxy

+ CO2, H2O, ATP vµ toC

4. Lo¹i ph¶n øng

+ Ph¶n øng khö (tæng

+ Ph¶n øng oxy ho¸

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

2điể m( mỗi ý đúng ở mỗi nội dung 0,25đ )


)

b.

Câu 5 (4điểm

hîp) (ph©n gi¶i) b.Đặc điểm của các pha trong ký trung gian: - Pha G1: gia tăng tế bào chất, hình thành nên các bào quan tổng hợp các ARN và các protein chuẩn bị các tiền chất cho sự tổng hợp ADN. Thời gian pha G1 rất khác nhau ở các loại tế bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R tế bào nào vượt qua R thì đi vào pha S, tế bào nào không vượt qua R thì đi vào quá trình biệt hóa. - Pha S: có sự nhân đôi của ADN và sự nhân đôi NST, nhân đôi trung tử, tổn hợp nhiều hợp chất cao phân tử từ các hợp chất nhiều năng lượng. - Pha G2: Tiếp tục tổng hợp protein , hình thành thoi phân bào. - Tế bào vi khuẩn: phân chia kiểu trực phận nên không có kỳ trung gian. - tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kỳ trung gian. - Tế bào thần kinh: Kỳ trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể. - Tế bào ung thư: kỳ trung gian rất ngắn. c. - Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau để việc di chuyển về 2 cực tế bào được dễ dàng, không bị rối loạn do kích thước của NST. - Nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào không được hình thành thì các NST không phân li được về 2 cực tế bào => tế bào không phân chia => tạo ra tế bào có bộ NST tăng gấp đôi(4n). a. - Số loại tinh trùng tối đa được tạo ra: 15 x 4 = 60 loại.

- Số loại trứng tối đa tạo ra: 15 x 1 = 15 loại. b. - Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài = (1672-1496)/4 = 44 NST. ) - Giới tính: Số tế bào sinh giao tử = 1672/44 = 38 Số giao tử giao tử được sinh ra từ 1 tế bào sinh giao tử = 152/38 = 4 => Giới đực. c. - Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quì để phát hiện. - Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có tinh bột và nước bọt) Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi, trong đó ống 1 chứa nước lã (không có enzim), ống 3 có nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng giấy quì sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1. - Kết luận: Tinh bột chỉ bị biến đổi bởi enzim có trong nước bọt hoạt động trong môi trường thích hợp, ở nhiệt độ thích hợp.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ

0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ 0,75đ 0,5đ


KỲ THI OLYMPIC Môn thi: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ (Đề gồm có 2 trang)

Câu 1: (3 điểm) a. Mô tả cấu trúc của nhân tế bào? b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao? Câu 2: (3,5 điểm) Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng. a. Nguyên nhân chính làm cho các thực vật không ưa mặn không có khả năng sinh trưởng trên những loại đất có nồng độ muối cao là do thế nước của đất quá thấp. b. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn. c. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm. d. Tế bào vi khuẩn có thể bị phá vỡ khi đưa vào dung dịch quá nhược trương. e. Tinh bột và xenlulozơ là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật. Câu 3: (5 điểm) Nêu những điểm khác nhau về cấu trúc và chức năng của ty thể và lục lạp ? Câu 4: (3 điểm) a. Quan sát tác động của enzim trong tế bào, người ta có sơ đồ sau: Enzim 1

Chất A

Enzim 2

Chất B

Chất C

Enzim 3

TẾ BÀO

Chất P (sản phẩm)

Ức chế liên hệ ngược

Từ sơ đồ trên, hãy nhận xét cơ chế tác động của enzim? b. Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của Enzim có trong nước bọt, em Bình đã tiến hành thí nghiệm sau: Trong 3 ống nghiệm đều có chứa hồ tinh bột loãng, em lần lượt đổ thêm vào: Ống 1: thêm nước cất Ống 2: thêm nước bọt Ống 3: cũng thêm nước bọt và có nhỏ vài giọt HCl vào Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Bình quên không đánh dấu các ống. Em có cách nào giúp Bình tìm đúng các ống nghiệm trên? Theo em trong ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào không? Tại sao? Câu5: (2,5 điểm) Cho sơ đồ chuyển hoá sau: NH3 Q ( hoá năng) + CO2

HNO2

chất hữu cơ

a. Cho biết tên VSV tham gia sơ đồ chuyển hoá trên. b. Hình thức dinh dưỡng và kiểu hô hấp của VSV này? Giải thích? c. Viết phương trình phản ứng chuyển hoá trong sơ đồ trên. Câu 6: (3 điểm) a. Hoàn thành các phương trình sau C6H12O6 Vi khuẩn êtilic ? + ? + C6H12O6

Vi khuẩn lactic

?

+

Q

Q

b. Hai nhóm vi khuẩn trên thực hiện kiểu chuyển hóa dinh dưỡng nào? Phân biệt kiểu chuyển hóa đó với các kiểu chuyển hóa còn lại của vi sinh vật hóa dưỡng theo bảng sau: Kiểu chuyển hóa dinh dưỡng

Chất nhận electron cuối cùng

1. 2. 3.

--------------- Hết ---------------

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


KỲ THI OLYMPIC Môn thi: SINH HỌC 10 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC

Nôi dung

Điểm

Câu 1: (3 điểm) a. Nhân cấu tạo gồm 3 phần: - Màng nhân: là một màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện sự trao đổi chất giữa nhân với tế bào. - Nhân con: là nơi tổng hợp ribôxôm cho tế bào chất. - Nhiễm sắc thể: là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng sợi mảnh. Lúc sắp phân chia tế bào, những sợi này sẽ co xoắn lại và dày lên thành các nhiễm sắc thể với số lượng và hình thái đặc trưng cho loài. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm có: prôtein và ADN. b. - Tế bào gan là tế bào có nhiều nhân,tế bào hồng cầu là tế bào không nhân. - Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng. - vì nhân chứa nhiều nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển và điều hoà mọi hoạt động sống của tế bào. Câu 2: ( 3, 5đ) a. Đúng. Thế nước của đất quá thấp --> cây mất nước chứ không hút được nước--> chết. b. Sai. Ribôxôm 70S còn có ở ty thể, lục lạp của tế bào nhân thực. c. Sai. Vì vi khuẩn không chui vào lizôxôm mà chỉ nhờ enzim tiêu hoá trong lizôxôm phân huỷ. d. Sai. Tế bào vi khuẩn có thành tế bào sinh ra một áp suất trương nước( sức căng trương nước) giữ cho tế bào có hình dạng kích thước ổn định không bị phá vỡ. e. Sai. Tinh bột là nguồn nguyên liệu dự trữ cho tế bào thực vật, Xenlulzơ là thành phần cấu trúc thành tế bào thực vật. Câu 3: (5đ) Bào quan lục lạp

- Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp.

- Trên bề mặt tilacoic có chứa quang tôxôm, hệ sắc tố, hệ vận chuyển điện tử.

- Trên mào răng lược có các hạt ôxixôm chứa enzym hô hấp, hệ vận chuyển điện tử. - Có ở mọi tế bào.

- Tổng hợp ATP, lực khử ở pha sáng sau - Tổng hợp ATP, lực khử từ sự phân giải đó sử dụng vào pha tối của quang hợp. chất hữu cơ dùng cho mọi hoạt động sống của tế bào. - Chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học trong chất hữu cơ.

0,5đ 0,5đ 0, 5đ 0, 5đ 0, 5đ 0,75đ 0, 5đ 0,75đ 0,75đ 0,75đ

Bào quan ty thể

- Cả 2 màng đều trơn nhẵn, không gấp nếp.

- Có ở tế bào quang hợp.

0,5đ

- Chuyển năng lượng hóa học trong chất hữu cơ thành năng lượng hóa học trong ATP.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

1,0đ

1,0đ 1,0đ 1,0đ

1,0đ


Câu 4: (3 điểm) a. Từ sơ đồ tác động của enzime nhận thấy: - Tính chuyên hóa cao của enzime. - Sự chuyển hóa vật chất trong tế bào bao gồm các phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào của cơ thể sống, cần có sự xúc tác của enzime giúp sự chuyển hóa diễn ra nhanh hơn. - sản phẩm của phản ứng này lại trở thành cơ chất cho phản ứng tiếp theo và sản phẩm cuối cùng của phản ứng khi được tạo ra quá nhiều thì lại trở thành chất ức chế enzime xúc tác cho phản ứng đầu tiên. - Khi một enzime nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì không những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất của enzime đó tích lũy có thể gây độc cho tế bào. b. - Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quì để phát hiện. - Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có tinh bột và nước bọt) Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi, trong đó ống 1 chứa nước lã (không có enzim), ống 3 có nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng giấy quì sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1. - Kết luận: Tinh bột chỉ bị biến đổi bởi enzim có trong nước bọt hoạt động trong môi trường thích hợp, ở nhiệt độ thích hợp. Câu 5: (2,5 điểm) a. Tên VSV tham gia sơ đồ chuyển hoá trên: Nitrosomonas, Nitrobacter. b. Hình thức dinh dưỡng và hô hấp: - Hoá tự dưỡng vì nhóm VSV này tổng hợp chất hữu cơ nhờ nguồn năng lượng thu được từ các quá trình oxihoa các chất,nguồn cacbon từ CO2 - Hiếu khí bắt buộc vì nếu không có O2 thì không thể oxihoa các chất và không có năng lượng cho hoạt động sống. c. Phương trình phản ứng: - Vi khuẩn nitric hoá ( Nitrosomonas) 2NH3 + 3O2 → 2HNO2 + 2H2O + Q CO2 + 4H + Q′ (6%) → 1/6C6H12O6 + H2O - Các vi khuẩn nitrat hóa ( Nitrobacter) 2HNO2 + O2 → 2HNO3 + Q CO2 + 4H + Q′ (7%) → 1/6C6H12O6 + H2O Câu 6: (3điểm) a. Hoàn thành phương trình: khuẩn C6H12O6 Vi 2C2H5OH + 2CO2 + Q etilic Vi khuẩn C6H12O6 lactic 2CH3CHOHCOOH + Q b. - Hai nhóm vi khuẩn trên chuyển hóa dinh dưỡng theo kiểu lên men. - Phân biệt các kiểu chuyển hóa dinh dưỡng: Kiểu chuyển hóa dinh dưỡng Chất nhận electron cuối cùng 1. Lên men là các phân tử hữu cơ . 2. Hô hấp hiếu khí là O2 . 3. Hô hấp kị khí . là 1 chất vô cơ như NO3− ; SO42− ; CO2

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0, 5đ

0, 5đ 0, 5đ 0, 5đ

0, 5đ 0, 5đ

0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ

0,5đ 0, 5đ 0, 5đ 0, 5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ


ðỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 02 trang)

KỲ THI OLYMPIC MÔN: SINH HỌC – LỚP 10 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề.

Câu I. (4 điểm) 1. Tại sao khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm em ở đó có nước hay không? 2. Trình bày cấu trúc bậc I của prôtêin. Tại sao cấu trúc bậc I lại quyết định các bậc cấu trúc còn lại của prôtêin. 3. Trong khẩu phần ăn, những loại lipit nào không tốt cho sức khỏe con người? Giải thích? Câu II: ( 4 điểm ) 1. Hãy cho biết vai trò của thành tế bào vi khuẩn. Trong trường hợp nào vi khuẩn bị mất thành nhưng không bị chết? 2. Em hãy cho biết, những nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích? a) Mỗi tế bào đều có màng, tế bào chất, các bào quan và nhân. b) Tế bào thực vật có thành tế bào, không bào, lục lạp, ti thể, trung thể, nhân,… c) Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có thành tế bào. 3. Trong các bào quan có trong tế bào nhân thực, hãy cho biết: a) Những bào quan nào chứa đồng thời prôtêin và axit nuclêic? b) Những bào quan nào thực hiện chức năng chuyển hóa năng lượng cho tế bào? c) Những bào quan nào có màng đơn? 4. a) Vì sao màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động? b) Tiến hành ngâm tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì vảy hành vào dung dịch ưu trương, nhược trương. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích? Câu III ( 5 điểm ) 1. ATP được cấu tạo như thế nào? Giải thích vì sao phân tử ATP có 3 nhóm photphat nhưng chỉ có 2 nhóm có liên kết cao năng? 2. Enzim là gì? Nêu cơ chế tác động của enzim? Tế bào có thể điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào? 3. Phân biệt đường phân và chu trình crep với chuỗi chuyền electron hô hấp về mặt năng lượng ATP. Giải thích tại sao tế bào cơ nếu co liên tục thì sẽ “ mỏi’’ và không thể tiếp tục co được nữa? Câu IV.( 5 điểm )

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1. Giải thích ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền và đối với sinh trưởng phát triển của cơ thể? 2. Xét 5 tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật có 2n=10. Trong 5 tế bào này có 3 tế bào nguyên phân 5 lần, 2 tế bào còn lại chỉ nguyên phân 3 lần. Tính tổng số nhiễm sắc thể mà môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân của 5 tế bào nó trên. 3. Nêu những điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân. Câu V. ( 2 điểm ) 1. Thế nào là môi trường nuôi cấy không liên tục? Tại sao trong nuôi cấy liên tục không xảy ra pha suy vong? 2. Tại sao nói dạ dày – ruột người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật? ----------- HẾT -----------

ðỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI OLYMPIC MÔN: SINH HỌC – LỚP 10 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề. HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu I. (4 điểm) 1. Tại sao khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm xem ở đó có nước hay không? 2. Trình bày cấu trúc bậc I của prôtêin. Tại sao cấu trúc bậc I lại quyết định các bậc cấu trúc còn lại của prôtêin. 3. Trong khẩu phần ăn, những loại lipit nào không tốt cho sức khỏe con người? Giải thích? Hướng dẫn chấm Câu Nội dung Điểm - Nguyên nhân là vì: 1 (1 điểm) + Nước là thành phần cấu trúc quan trọng của tế bào, là thành 0,5đ phần chủ yếu của mọi cơ thể sống nên không có nước thì sẽ không có tế bào. Mà tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sinh vật nên không có nước thì chắc chắn sẽ không có sự sống. + Mặt khác, nước là dung môi, là môi trường sống của tế bào ( tế bào ngâm mình trong nước). Vì vậy nếu không có nước thì chắc 0,5đ chắn sẽ không có sự sống. 2 ( 1,5đ Cấu trúc bậc I của prôtêin: - Là một chuỗi pôlipeptit do các axitamin liên kết với nhau bằng 0,5đ )

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


liên kết peptít tạo thành. Cấu trúc bậc I của prôtêin quyết định các bậc cấu trúc còn 1đ lại ( Bậc II, III, IV), vì: - Cấu trúc bậc I đặc trưng bởi trình tự sắp xếp các axit amin. Trình tự sắp xếp các axit amin sẽ xác định vị trí hình thành các liên kết yếu ( H, ion, vanđơvan) , liên kết đi sunfit và các tương tác kị nước để tạo nên các bậc cấu trúc cao hơn ( bậc II,III,IV). - Vì vậy chỉ cần làm thay đổi 1 axit amin nào đó trong cấu trúc bậc I thì sẽ làm thay đổ cấu trúc không gian của prôtêin dẫn tới làm cho prôtêin bị mất chức năng. 3 ( 1,5đ) Các loại lipit không tốt cho sức khỏe con người là: cholestrol, 0,75đ chất béo no, chất béo không no dạng trans ( có nhiều trong thức ăn nướng và thức ăn chế biến sẵn) Giải thích: Gây xơ vữa động mạch, chúng tích lũy trong thành 0,75đ mạch máu, tạo nên những chỗ lồi vào trong, cản trở dòng máu, giảm tính đàn hồi của thành mạch.

Câu II: ( 4 điểm ) 1. Hãy cho biết vai trò của thành tế bào vi khuẩn. Trong trường hợp nào vi khuẩn bị mất thành nhưng không bị chết? 2. Em hãy cho biết, những nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích? a) Mỗi tế bào đều có màng, tế bào chất, các bào quan và nhân. b) Tế bào thực vật có thành tế bào, không bào, lục lạp, ti thể, trung thể, nhân,… c) Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có thành tế bào. 3. Trong các bào quan có trong tế bào nhân thực, hãy cho biết: a) Những bào quan nào chứa đồng thời prôtêin và axit nuclêic? b) Những bào quan nào thực hiện chức năng chuyển hóa năng lượng cho tế bào? c) Những bào quan nào có màng đơn? 4. a) Vì sao màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động? b) Tiến hành ngâm tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì vảy hành vào dung dịch ưu trương, nhược trương. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích? Hướng dẫn chấm Câu Nội dung Điểm Thành tế bào vi khuẩn có vai trò: Qui định hình dạng của tế bào ( 0,25đ 1 (0,5 ngăn cản sự trương nước làm vơ tế bào ) điểm) Vi khuẩn bị mất thành nhưng không bị chết trong trường hợp Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


sau: - Khi vi khuẩn sống trong môi trường có áp suất thẩm thấu bằng áp suất thẩm thấu của tế bào vi khuẩn thì dù vi khuẩn bị mất thành cũng không bị chết. 2 ( 1,5đ) a) Sai. Vì: Một tế bào nhân chuẩn điển hình mới có đủ các thành phần trên chứ không phải mọi tế bào đều có. Ví dụ, tế bào vi khuẩn không có nhân mà chỉ có vùng nhân, tế bào hồng cầu không có nhân. b) Sai. Vì: Tế bào thực vật bậc cao không có trung thể, tế bào lông hút không có lục lạp. c) Sai. Vì: nấm cũng có thành tế bào bằng kitin. Không phải tất cả vi khuẩn đều có thành tế bào. a) Những bào quan chứa đồng thời prôtêin và axit nuclêic: Gồm 3 ( 1đ) có nhân tế bào, ti thể, lục lạp, ribôxôm. - Nhân tế bào có chứa axit nuclêic là vì nhân có AND, ARN. - Ti thể có chứa axit nuclêic vì ti thể có AND dạng vòng. - vì lục lạp có AND dạng vòng. - vì ribôxôm được cấu tạo từ rARN và prôtêin. b) Có 2 loại bào quan có chức năng chuyển hóa năng lượng là bào quan: ti thể và lục lạp. c) Các loại bào quan có màng đơn: lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn, bộ máy gôngi, lizôxôm, perôxixôm, gliôxixôm, không bào. a) Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động, vì: 4 ( 1đ) - Khảm, vì: Ngoài 2 lớp photpholpit của màng còn có nhều phân tử prôtêin, côlestêron nằm xen kẽ và các phân tử cacbohyđat liên kết trên bề mặt màng. - Động, vì: các phân tử photpholpit và prôtêin có khả năng di chuyển trên màng. b) Giải thích: - Tế bào hồng cầu: Trong môi trường ưu trương, do không có không bào trung tâm, tế bào mất nước ở chất nguyên sinh nên nhăn nheo lại; trong môi trường nhược trương, tế bào hút nước, do không có thành tế bào nên tế bào no nước và bị vỡ. - Tế bào biểu bì hành: Môi trường ưu trương, do không có không bào trung tâm. Khi đó, màng sinh chất tách dần khỏi thành tế bào ( co nguyên sinh ) . Môi trường nhược trương, tế bào hút Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,25đ

0,5đ

0,5đ 0,5đ 0,5đ

0,25đ 0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ


nước, màng sinh chất áp sát thành tế bào. Câu III ( 5 điểm ) 1. ATP được cấu tạo như thế nào? Giải thích vì sao phân tử ATP có 3 nhóm photphat nhưng chỉ có 2 nhóm có liên kết cao năng? 2. Enzim là gì? Nêu cơ chế tác động của enzim? Tế bào có thể điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào? 3. Phân biệt đường phân và chu trình crep với chuỗi chuyền electron hô hấp về mặt năng lượng ATP. Giải thích tại sao tế bào cơ nếu co liên tục thì sẽ “ mỏi’’ và không thể tiếp tục co được nữa? Hướng dẫn chấm Câu Nội dung Điểm 1 ( 1,5đ) ATP được cấu tạo gồm: 0,5đ + 1 phân tử Bazơ nitơ Ađênin. + 1 phân tử đường Ribôzơ. + 3 nhóm phôtphat, trong đó có 2 liên kết cao năng. - Mỗi liên kết cao năng bị phá vỡ sẽ giải phóng 7,3kcal. Giải thích: Phân tử ATP có 3 nhóm photphat nhưng chỉ có 2 nhóm có liên kết cao năng, vì: - Trong phân tử ATP, chỉ có liên kết P~P mới là liên kết giàu năng lượng, còn liên kết P-C là 1 liên kết cộng hóa trị bền 0,5đ vững. 0,5đ - Liên kết P~P là lên kết cao năng, vì nhóm P của phân tử ATP tích điện âm nên khi 2 nhóm p ở cạnh nhau thì đẩy nhau ( tích điện cùng dấu ) làm cho liên kết này dễ bị đứt ra. Khi bị đứt ra thì giải phóng nhiều năng lượng vì đây là 1 liên kết cộng hóa trị có năng lượng liên kết lớn. Enzim là chất xúc tác sinh học, có bản chất là Protein, xúc tác 0,75đ 2 ( 1,5đ) các phản ứng sinh hóa trong điều kiện bình thường của cơ thể sống. Làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi sau phản ứng. 0,75đ Cơ chế tác động: Gồm các bước: + Enzim kết hợp với cơ chất tạo thành phức hợp Enzim – cơ chất. + Enzim tương tác với cơ chất tạo sản phẩm. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


3

+ Sản phẩm tạo thành và enzim được giải phóng nguyên vẹn. Liên kết enzim – cơ chất mang tính đặc thù. Tế bào có thể điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách điều chỉnh hoạt tính của enzim. - Phân biệt đường phân, chu trình crep, chuỗi chuyền êlêctrôn: + Quá trình đường phân là quá trình biến đổi glucôzơ trong tế bào chất. Từ một phân tử glucôzơ bị biến đổi tạo ra 2 phân tử axit piruvic (C3H4O3) và 2 phân tử ATP + Chu trình Crep: Hai phân tử axit piruvic bị ôxi hoá thành hai phân tử axêtyl côenzim A, tạo ra 2 ATP + Chuỗi truyền êlêctrôn hô hấp xảy ra trên màng trong của ti thể, tạo ra nhiều ATP nhất là 34 ATP - Nếu tế bào cơ co liên tục sẽ bị “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa vì khi cơ làm việc cơ hấp thụ nhiều ôxi và glucô, thải nhiều CO2 và axit lactic, nên cơ cần cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và mang đi chất thải. Khi cơ làm việc nhiều, cơ sẽ thiếu chất dinh dưỡng (nếu không được cung cấp kịp thời). Mặt khác axit lactic ứ đọng đầu độc cơ làm cho biên độ co cơ giảm, dần dần cơ không thể tiếp tục co nữa gây cảm giác mỏi, mệt nhọc.

0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ

Câu IV.( 5 điểm ) 1. Giải thích ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền và đối với sinh trưởng phát triển của cơ thể? 2. Xét 5 tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật có 2n=10. Trong 5 tế bào này có 3 tế bào nguyên phân 5 lần, 2 tế bào còn lại chỉ nguyên phân 3 lần. Tính tổng số nhiễm sắc thể mà môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân của 5 tế bào nó trên. 3. Nêu những điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân. Hướng dẫn chấm Câu Nội dung Điểm - Ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền của sinh vật: 1 ( 1,25đ) + Là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của 0,25đ loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể ở các loài sinh sản vô tính. + Bộ NST được ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 2 0,25đ cơ chế là nhân đôi NST và phân ly NST. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2 ( 2,5 đ)

3 ( 1,25đ)

-Ý nghĩa của nguyên phân đối với sinh trưởng và phát triển của cơ thể: + Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, giúp cho sự tăng trưởng của các mô, cơ quan , nhờ đó giúp cơ thể lớn lên và phát triển. + Nguyên phân tạo ra các tế bào mới để bù đắp các tế bào của các mô bị tổn thương hoặc thay thế tế bào già chết. - Số nhiễm sắc thể tự do cung cấp cho 3 tế bào nguyên phân 5 lần: 10 x 3 x (25-1) = 10 x 3 x 31 = 930 ( NST) - Số nhiễm sắc thể tự do cung cấp cho 2 tế bào nguyên phân 3 lần: 10 x 2 x ( 23- 1) = 10 x 3 x 7 = 140 ( NST ) - Tổng số nhiễm sắc thể tự do cần cung cấp: 930 + 140 = 1070 ( NST) - Đều có sự nhân đôi nhiễm sắc thể và phân li của NST - Đều diễn ra các kì tương tự: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. - Đều có sự hình thành thoi tơ vô sắc, sự biến mất của màng nhân, sự phân chia tế bào,...

0,25đ 0,5đ

0,5đ 1đ 1đ

0,25đ 0,5đ 0,5đ

Câu V. ( 2 điểm ) 1. Thế nào là môi trường nuôi cấy không liên tục? Tại sao trong nuôi cấy liên tục không xảy ra pha suy vong? 2. Tại sao nói dạ dày – ruột người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật?

Câu 1 (0,75đ)

2 ( 1,25đ)

Hướng dẫn chấm Nội dung Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi sản phẩm chuyển hoá. Trong nuôi cấy liên tục không xảy ra pha suy vong, vì: Chất dinh dưỡng luôn được bổ sung liên tục không bị cạn kiệt và chất độc hại được lấy ra. - Nuôi cấy liên tục là phương thức nuôi cấy mà môi trường nuôi được bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng và liên tục lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương. - Ở ruột của người , có thể em việc ăn , uống chính là bổ sung chất chất ding dưỡng , việc hấp thu chất dinh dưỡng của ruột

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

Điểm 0,25đ 0,5đ

0,5đ 0,75đ


và chất thải của bài tiết chính là lấy đi các chất khỏi môi trường nuôi. Như vậy, hệ tiêu hóa của ruột người chính là một hệ vật nuôi cấy vi sinh vật liên tục. Các vi sinh vật ở trong ruột người không ngừng được cung cấp chất dinh dưỡng và các loại bỏ chất thải. ----------- HẾT ----------

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

KÌ THI OLYMPIC Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (3 điểm) 1. Cho 2 loại axit nucleic sau: - (A) là một loại axit nucleic chứa 100% các nucleotit có các liên kết Hidro, thường được chứa trong cấu trúc của một số bào quan hoặc tế bào của một số loài vi khuẩn. - (B) là một loại axit nucleic chứa 100% các nucleotit có các liên kết Hidro, được sinh ra trong nhân, được xem là bền nhất trong các loại axit nucleic. Cho biết (A), (B), là gì. Đặc điểm khác nhau cơ bản? 2. Các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích a. Thức ăn giàu colesteron như lòng đỏ trứng, não động vật..có thể gây xơ cứng mạch máu. Vì vậy cần ăn kiêng những loại thức ăn này. b. Lipit, protein và cacbohydrat đều là các hợp chất hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. c. Tế bào thực vật không dự trữ glucozo mà thường dự trữ tinh bột, vì glucozo không tạo áp suất thẩm thấu, còn tinh bột tạo áp suất thẩm thấu, tinh bột khó bị oxi hóa, còn glucozo dễ bị oxi hóa. d. Bazơ nitơ adenin và timin thuộc nhóm purin ( có một vòng thơm), guanin và xitonin thuộc nhóm pyrimidin( có hai vòng thơm). Câu 2: ( 1điểm) Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 306nm, cả hai mạch của gen đều có A=2G, trên mạch hai G=120 nucleotit. Xác định số nu từng loại của gen. Câu 3 : ( 3 điểm) Cấu trúc tế bào 1. Dựa vào sự khác biệt nào giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người mà người ta có thể sử dụng kháng sinh đặc hiệu chỉ để tiêu diệt vi khuẩn mà không làm tổn hại đến tế bào người? 2. Nêu các thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào và vai trò của các thành phần đó? 3. Vì sao khuyên người già không nên ăn nhiều loại dầu mỡ động vật? Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


4. Khi xem dưới kính hiển vi lát cắt của cùng một mô thực vật ở trong môi trường saccarozo ưu trường và ure ưu trương thấy: - Trong dung dịch saccarozo ưu trương quá trình co nguyên sinh chất xảy ra lâu hơn và bền hơn. - Trong dung dịch ure ưu trương lúc đầu xảy ra quá trình co nguyên sinh chất nhưng sau một thời gian ngắn thấy phản co nguyên sinh. Hãy giải thích hiện tượng? Câu 4. 1. Bản chất pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp là gì? 2. Bố trí thí nghiệm với 3 ống nghiệm sau: Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng đã đun sôi. Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng. Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl 2M. Tất cả các ống đều đặt trong điều kiện 370C- 400C. a. Thí nghiệm chứng minh điều gì? b. Nếu không đánh dấu các ống. Em hãy nêu phương pháp nhận biết được các ống nghiệm trên? 3. Nêu vị trí xảy ra giai đoạn đường phân và chu trình crep, giải thích sự phù hợp trong cấu trúc và chức năng giai đoạn đường phân và chu trình crep? 4. Trong tế bào thực vật có những loại bào quan nào có khả năng tổng hợp ATP? Đặc điểm giống nhau trong cấu trúc và chức năng của các bà quan này? Câu 5: ( 3 điểm) 1. (1 điểm) a. Hình thái NST thay đổi qua các giai đoạn và ý nghĩa của sự biến đổi đó? b. Em có nhận xét gì về kỳ trung gian ở các loại tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư? 2. ( 2 điểm) Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào của quá trình phân bào (Kí hiệu a: Hàm lượng ADN trong 1 tế bào)

4a 2a a

I trình phân II bào gì. IIIGiải IV VI Thời gian a. Đây là quá thích?V b. Xác định các giai đoạn tương ứng: I, II, III, IV, V, VI trong sơ đồ trên. Câu 6.(2 điểm) Một loài thực vật 2n = 24, có 3 tế bào thực hiện quá trình nguyên phân với diễn biến và số lần như nhau a. Các tế bào con ở thế hệ cuối cùng chứa 1152 nhiễm sắc thể đơn. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào. b. Nếu ở kì giữa của quá trình nguyên phân người ta đếm được trong tất cả các tế bào có 576 cromatic. Các tế bào đang nguyên phân lần thứ mấy? Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 7: (2 điểm) 1. (1 điểm) Môi trường nuôi cấy (môi trường D) gồm các thành phần: NaCl: 5g/l; (NH4)3PO4: 0,2g/l; KH2PO4: 1g/l; MgSO4: 0,2g/l; CaCl2: 0,1g/l. Tiến hành nuôi cấy các chủng vi khuẩn A và chủng B trong các môi trường và điều kiện khác nhau, thu được kết quả như sau: Môi trường

Thành phần

Chủng A

Chủng B

Mọc

Không mọc

2

Môi trường D + 10g cao thịt bò, để trong bóng tối Môi trường D, để trong bóng tối có sục CO2

Không mọc

Mọc

3

Môi trường D, chiếu sáng, có sục CO2

Không mọc

Mọc

1

Xác định các loại môi trường và các kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn nêu trên. 2. ( 1 điểm) Thời gian thế hệ của E.coli là 20 phút. Biết khối lượng mỗi E.coli là 5.10-13g, khối lượng Trái đất là 6.1027g. - Theo lí thuyết, sau thời gian bao lâu để nuôi cấy từ một vi khuẩn E.coli thành quần thể có khối lượng bằng với Trái đất? - Giải thích vì sao trong thực tế vi khuẩn E.coli không thể đạt được khối lượng của Trái đất? -------------------------------------------------------HẾT-------------------------------------------------------

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 1

2

3

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung 1. - (A) là ADN dạng vòng, (B) là ADN dạng thẳng. - Điểm khác nhau cơ bản: + ADN dạng vòng gồm hai mạch polinucleotit, không liên kết với protein Histon, gồm các loại nu A, T, G, X. + ADN dạng thẳng gồm hai mạch polinucleotit, liên kết với protein Histon, gồm các loại nu A, T, G, X. 2. a. Sai. Colesteron là chất tham gia vào cấu trúc màng sinh chất tế bào nên cần phải ăn với lượng hợp lý. b. Sai. Lipit cấu tạo theo nguyên tắc đơn phân. c. Sai. Bazơ nitơ adenin và guanin thuộc nhóm purin ( có hai vòng thơm), timin và xitonin thuộc nhóm pyrimidin( có một vòng thơm). d. Sai. tế bào thực vật không dự trữ glucozo mà dự trữ tinh bột vì tinh bột không tạo áp suất thẩm thấu, còn glucozo tạo áp suất thẩm thấu. Số nucleotit của gen N= x 2= 1800 (nu).

Điểm 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0.5 0.5 0,25

Ta có N= 2A+ 2G = 2.(A1 + A2) + 2.(G1+ G2) mà A1= 2G1, A2 = 2G2=2.120 → N= 2.(2G1 +240) + 2.(G1 + 120) → Mạch một G1= 180 (nu) 0,25 Vậy G=G1 + G2= 180+120 =300 (nu) 0,25 A= -G= 600 (nu) 0,25 ( HS làm theo cách khác đúng vẫn cho tối đa số điểm) 1. 0,5 - Tế bào vi khuẩn có thành peptidoglican, tế bào người không có thành peptidoglican→dùng kháng sinh tác động vào thành tế bào vi khuẩn. 0,5 - Riboxom vi khuẩn và người khác nhau→ dùng thuốc kháng sinh tác dụng vào riboxom ngăn cản quá trình dịch mã của vi khuẩn. 2. - Photpholipit: là chất không phân cực do đó không cho các chất tan 0,25 trong nước cũng như chất tích điện đi qua. - Protein của màng có thể là: enzim, kênh vận chuyển các chất, là các 0,25 thụ thể. - Cacbohidrat liên kết với Protein tạo thành Glicoprotein tạo nên các 0,25 dấu chuẩn đặc trưng riêng cho từng loại tế bào. 0,25 - Colesteron: tăng ổn định cấu trúc màng sinh chất. 3. 0,5 - Người già có hệ mạch yếu, hoạt động chậm. 0,5 - Các loại dầu mỡ động vật có hàm lượng axit béo no và colesteron cao. Các loại phân tử này làm giảm tính đàn hồi của màng ( xơ cứng màng) dẫn đến tăng huyết áp, có thể vỡ mạch máu, gây tai biến. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


4

5

4. 0,5 - Cả hai tế bào đều co nguyên sinh khi nhúng vào hai dung dịch ưu trương vì nước di chuyển từ tế bào ra môi trường( dung dịch ưu 0,25 trương). - Saccarozo không di chuyển qua màng tế bào nên không gây hiện 0,25 tượng phản co nguyên sinh. - Ure là chất có khả năng di chuyển qua màng tế bào. Khi ure di chuyển từ dung dịch vào tế bào làm tăng nồng độ chất tan do đó nước lại đi từ dung dịch vào tế bào. 1. Bản chất của pha sáng là pha oxi hóa nước, thông qua pha sáng năng lượng ánh sáng đã chuyển thành năng lượng trong ATP, NADPH. 0,5 - Bản chất của pha tối là pha khử CO2 nhờ sản phẩm của pha sáng để hình 0,5 thành các hợp chất hữu cơ (C6H12O6). 2. - Chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzim có 0,25 trong nước bọt (Trong nước bọt chủ yếu là enzim amilaza). * Phương pháp nhận biết được các ống nghiệm : - Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quỳ tím để nhận biết. 0,25 + Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có ống 2 (có tinh bột và nước bọt pha loãng) không có màu xanh tím. 0,25 + Dùng quỳ tím: ống nghiệm 3 có HCl nên có màu đỏ, ống nghiệm 1 không có HCl nên có màu xanh. 0,25 3. - Đường phân xảy ra ở tế bào chất vì: 0,25 + Vận chuyển đường vào ti thể tiêu tốn nhiều năng lượng. 0,25 + Sự biến đổi đường thành các sản phẩm nhỏ hơn trước khi vào ti thể. 0,25 + Ở tế bào chất tồn tại các enzim thích hợp cho quá trình phân cắt đường. 0,25 - Chu trình Crep chỉ xảy ra bên trong chất nền của ti thể vì: 0,25 + Nguyên liệu chu trình Crep là axit piruvic được vận chuyển dễ dàng vào ti 0,25 thể. + Ti thể chứa các enzim hô hấp cần thiết cho chu trình Crep. 0,25 + Chu trình Crep tạo ra các chất trữ năng lượng như NADH, FADH2 trong ti 0,25 thể chúng sẽ dễ dàng tham gia vào chuỗi truyền electron diễn ra ở màng trong ti thể. 4. -Ti thể và lục lạp. Ti thể tổng hợp ATP trong chu trình crep và chuỗi truyền 0,25 electron, còn lục lạp tổng hợp ATP trong pha sáng của quang hợp. - Điểm giống: + Bào quan có màng kép bao bọc trong tế bào nhân thực. 0,25 + Bên trong chứa ADN vòng, riboxom,protein, enzim. 0,25 + Đều là bào quan chuyển hóa năng lượng. 0,25 1. (1.5 điểm ) a. Hình thái NST thay đổi qua các giai đoạn và ý nghĩa: - Kì trung gian: NST dãn xoắn, tạo điều kiện cho sự nhân đôi ADN, tổng 0,25 hợp ARN và Protein. - Kì giữa: NST co xoắn cực đại, có ý nghĩa đối với sự phân li đồng đều của 0,25 Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


6

7

các NST về hai cực của tế bào ở kì sau. 0,25 - Tế bào vi khuẩn: phân chia kiểu trực phân nên không có kỳ trung gian. - tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không 0,25 có kỳ trung gian. - Tế bào thần kinh: Kỳ trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể. 0,25 - Tế bào ung thư: kỳ trung gian rất ngắn. 0,25 2. (1.5 điểm) - Đây là quá trình giảm phân. 0,25 - Hàm lượng ADN có một lần tăng lên (II), nhưng có hai lần giảm (IV, VI) 0,25 tương ứng với một lần nhân đôi ADN và hai lần phân chia tế bào của giảm phân - I. Pha G1 - II. Pha S , G2 - III. Kỳ đầu 1, giữa 1, sau 1 - IV. Kỳ cuối 1 - V. Kỳ đầu 2, giữa 2, sau 2. - VI. Kỳ cuối 2 (2 ý đúng cho 0,25đ; 3 ý đúng cho 0,5đ;4 cho 0,75đ; 5 hoặc 6 ý đúng cho tối đa 1 đ) * Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào : - Gọi x là số lần nguyên phân của mỗi tế bào →Số tế bào con tạo ra sau quá trình nguyên phân là: 1152 : 24 = 48 tế bào 0,25 x Ta có: 3 x 2 = 48 => x = 4 Vậy số lần nguyên phân của mỗi tế bào là 4 0,25 * Thời điểm tế bào đang nguyên phân: - Số tế bào đang tham gia nguyên phân tại thời điểm quan sát: (576 : 2) : 24 = 12 0,25 - Số tế bào đang tham gia nguyên phân ở kì giữa = số tế bào con được tạo ra ở lần nguyên phân trước đó = 12 0,25 - Gọi k là số lần nguyên mà mỗi tế bào đã trải qua, ta có: 3 x 2k = 12 => k = 2. 0,25 Vậy các tế bào đang nguyên phân lần thứ 3 0,25 ( HS làm cách khác có kết quả đúng vẫn cho số điểm tối đa) 1. (1 điểm) – Môi trường 1 là môi trường bán tổng hợp vì chứa các chất đã biết thành 0,25 phần hóa học, tỉ lệ và các chất tự nhiên chưa biết thành phần, tỉ lệ. - Môi trường 2 và 3 là môi trường tổng hợp vì chỉ chứa các chất đã biết thành phần hóa học và tỉ lệ 0,25 - Chủng A sống được trong điều kiện bóng tối và đòi hỏi phải có chất hữu cơ → kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng 0,25 - Chủng B sống được trong bóng tối nhưng đòi hỏi phải có CO2 → kiểu 0,25 dinh dưỡng là hóa tự dưỡng. 2.(1 điểm) - Số E.coli tương ứng với khối lượng Trái đất =1,2.1040 0,25 - Số thế hệ của E.coli: log2 (1,2.1040)=133,14 0,25 Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Thời gian để E.coli có khối lượng bằng với Trái đất: 133,14x 20=2662,8 phút= 44,38 h. - Trên thực tế khối lượng vi khuẩn E.coli không đạt được khối lượng bằng Trái đât vì các điều kiện môi trường tự nhiên không phải tối ưu

0,25 0,25

KỲ THI OLYMPIC ĐỀ̀ THI MÔN SINH HỌC LỚP 10 Thời gian làm bài 180’ Câu I. (5,5 điểm) 1.(2,0 điểm) Tinh bột, xenlulôzơ, photpholipit và protêin là các đại phân tử sinh học. a.Chất nào trong các chất kể trên không phải là pôlime? b.Chất nào không tìm thấy trong lục lạp? c.Nêu cấu tạo và vai trò của xenlulôzơ 2.(1,5 điểm) Những phát biểu nào sau đây là đúng hay sai?. Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng. a. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và bị vỡ ra. b. Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là prôtêin bám màng. c.Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay dổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường. d. Tất cả tế bào thực vật đều có màng sinh chất, tế bào chất, trung thể và nhân. g. Sự lên men rượu và lên men lactic đều là các phản ứng oxi hóa khử. h. Mỗi tế bào đều có màng sinh chất, tế bào chất và nhân. 3.(2,0 điểm) a. Prôtêin được tổng hợp ở bào quan nào? Sau khi tổng hợp chúng sẽ được vận chuyển ra khỏi tế bào bằng con đường nào? b. Vì sao nước đá nổi trong nước thường? Câu II. (5,0 điểm) 1.(2,0 điểm) Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào của quá trình phân bào (a:Hàm lượng AND) Hàm lượng ADN trong 1 tế bào 4a 2a a I

II

III

IV

V

VI

Thời gian

a.Đây là quá trình phân bào gì? b.Xác định các giai đoạn tương ứng: I, II, III, IV, V, VI trong sơ đồ trên. 2.(3,0 điểm) Có 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 2480 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 2560 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân. Hãy xác định:

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó?. b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích?

Câu III. (2,0 điểm) 1.(1,0 điểm) Vi khuẩn lam tổng hợp chất hữu cơ của mình từ nguồn C nào? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì? 2.(1,0 điểm) Nêu ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống. Câu IV: (4,0 điểm) 1.(2,0 điểm) Gọt vỏ 1 củ khoai tây rồi cắt làm đôi, khoét bỏ phần ruột tạo 2 cốc A và B. Đặt 2 cốc bằng củ khoai vào 2 đĩa petri. -Lấy 1 củ khoai khác có kích thước tương tự đem đun trong nước sôi trong 5 phút. Gọt vỏ rồi cắt đôi. Khoét ruột 1 nửa củ tạo thành cốc C. Đặt cốc C vào đĩa petri. -Cho nước cất vào các đĩa petri. -Rót dung dịch đường đậm đặc vào cốc B và C. Đánh dấu nước dung dịch bằng kim ghim. -Để yên 3 cốc A, B, C trong 24 giờ. a.Mức dung dịch đường trong cốc B và C thay đổi thế nào? Tại sao? b.Trong cốc A có nước không? Tại sao? 2.(2,0 điểm) a. Nêu cơ chất, tác nhân, sản phẩm, phương trình phản ứng của quá trình lên men rượu? b. Trong h« hÊp hiÕu khÝ, h« hÊp kÞ khÝ vµ lªn men th× chÊt nhËn ®iÖn tö cuèi cïng lµ nh÷ng chÊt nµo ? Câu V(2,0 điểm). Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về các dấu hiệu: Điều kiện xảy ra, nơi xảy ra và sản phẩm tạo ra. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng? Câu VI.(1,5 điểm) a. Trong tế bào có các phân tử sinh học: Lipit, ADN và prôtêin. Cho biết những phân tử nào có liên kết hiđrô? Vai trò của liên kết hiđrô trong các phân tử đó? b. Vì sao tế bào thực vật không dự trữ glucôzơ mà thường dự trữ tinh bột? ( Đề này gồm có 02 trang) ------------------------------Hết---------------------------------

THI OLYMPIC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN SINH HỌC - LỚP 10 Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu Câu I

Nội dung 1. a.Chất trong các chất kể trên không phải là đa phân (polime) là photpholipit vì nó không được cấu tạo từ các đơn phân ( là monome) b.Chất không tìm thấy trong luc lạp là xenlulôzơ. c. cấu tạo: (C6H10O5)n Gồm có nguyên tố C, H, O. Các đơn phân tạo nên xenlulôzơ là đường đơn 6 C. Các đường đơn liên kết nhau bằng liên kết glicôzit. - Vai trò: * xenlulôzơ tạo nên thành tế bào thực vật. * Động vật nhai lại: xenlulôzơ là nguồn năng lượng cho cơ thể. * Người và động vật không tổng hợp được enzym cellulaza nên không thể tiêu hóa được celluloz nhưng celluloz có tác dụng điều hòa hệ thống tiêu hóa làm giảm hàm lượng mỡ, cholesteron trong máu, tăng cường đào thải chất bã ra khỏi cơ thể. 2. a. Sai.Không bị vỡ vì có thành tế bào. b. Sai. Dấu chuẩn là glycoprotein. c. Đúng. d..sai . Vì tế bào thực vật bậc cao không có trung thể. g. Sai . Vì quá trình lên men rượu không cần ô xi h. Sai. Vì tê bào vi khuẩn ( nhân sơ ) không có nhân chính thức chỉ có phân tử AND trần.

điểm

0,5 điểm 0,5 0,5

0,5( chỉ cần đủ 2/3 vai trò)

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

3. a.Prôtêin được tổng hợp ở Ribôxôm Lưới nội chất hạt-> tạo thành túi tiết-> Gôngi-> Túi bóng-> màng sinh chất b.-Ở nước đá liên kết H2 bền vững , mật độ phân tử ít , khoảng trống giữa các phân tử lớn. -Ở nước thường liên kết H2 yếu, mật độ phân tử lớn , khoảng trống giữa các phân tử nhỏ. Vậy nước đá có cấu trúc thưa hơn và nó nổi trên nước thường.

Câu II

1. a. Đây là quá trình giảm phân: b.- I. Pha G1 - II. Pha S , G2 - III. Kỳ đầu 1, giữa 1, sau 1 - IV. Kỳ cuối 1 - V. Kỳ đầu 2, giữa 2, sau 2. - VI. Kỳ cuối 2

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5 Mỗi giai đoạn đúng: 0,25


2. a.Gọi x là số lần NP của tế bào sinh dục sơ khai. 2n là bộ NST lưỡng bội của loài. Ta có : 2n (2x - 1) 10 = 2480 2n.2x. 10 = 2560 2n = 8 : ruồi giấm. b. Xác định giới tính: Số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai: 2n.2x. 10 = 2560 2x = 32. x = 5. Số tế bào con sinh ra là 320. số giao tử tham gia thụ tinh: 128 x 100/ 10 = 1280. Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào sinh giao tử: 1280 / 320 = 4. con đực.

0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

Câu III

Câu IV

1. Vi khuẩn lam có khả năng quang tự dưỡng: sử dụng nguồn C của CO2. Vi khuẩn lam có khả năng cố định N2 tự do ( N2 → NH3). 2. Ứng dụng: - Xử lý nước thải, rác thải. - Sản xuất sinh khối ( giàu prôtêin, vitamin, enzim,..) - Làm thuốc. - Làm thức ăn bổ sung cho ngưòi và gia súc. - Cung cấp O2.

1 a. Mức dung dịch đường trong cốc B tăng vì: - Tế bào sống có tính chọn lọc. - Thế nước trong đĩa pêtri cao hơn trong dung dịch đường trong cốc B → nước chui qua củ khoai vào cốc B bằng cách thẩm thấu → mực dung dịch dường trong cốc B tăng lên. + Dung dịch đường trong cốc C hạ xuống vì: - Tế bào trong cốc C đã chết do đun sôi → thấm tự do → đường khuếch tán ra ngoài → dung dịch đường trong cốc C hạ xuống. c. Trong cốc A không thấy nước → sự thẩm thấu không xảy ra vì không có sự chênh lệch nồng độ giữa hai môi trường. 2 a. - Cơ chất: tinh bột, đường glucôzơ - Tác nhân : nấm men có trong bánh men rượu, có thể có một số loại nấm mốc, vi khuẩn. - Sản phẩm: về mặt lý thuyết có Etanol 48,6%, CO2 46,6%, glixeron 33, 3%, axit sucxinic 0, 6%, sinh khối tế bào 1,2% so với lượng glucô sử dụng

0,5 0,5 Mỗi úng dụng : 0,2

0,75

0,75 0,5

0,25 0,25 0,25

Nấm mốc - Phương trình (C6H10O5 )n + H2O

n C6H12O6

Nấm men rượu Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,25


- C6H12O6

C2H5OH + CO2 + Q.

b. ChÊt nhËn ®iÖn tö cuèi cïng: - Trong h« hÊp hiÕu khÝ: chÊt nhËn ®iÖn tö cuèi cïng lµ «xy ph©n tö. - Trong h« hÊp kÞ khÝ: chÊt nhËn ®iÖn tö cuèi cïng lµ «xy liªn kÕt . - Trong lªn men: chÊt nhËn ®iÖn tö cuèi cïng lµ mét chÊt h÷u c¬.

0,25

0,25 0,25 0,25 1,5

Câu V Phân biệt pha sáng và tối: Dấu hiệu Pha sáng Điều kiện Chỉ xảy ra khi có ánh xảy ra sáng Nơi xảy ra Ở màng tilacôit của lục lạp Sản phẩm tạo ATP và NADPH ra ,Ôxi

Pha tối Xảy ra cả khi có ánh sáng và cả trong 0,5 tối…………………………. Trong chất nền của lục lạp . …… 0,5 Cacbohiđrat ,ADP, NADP……… 0,5

Trong quang hợp, pha tối phụ thuộc vào pha sáng vì: Sản phẩm của pha 0,5 sáng là nguyên liệu cho pha tối Câu VI

0,25 a*có liên kết hyđro: ADNvà prôtêin........................................................... * Vai trò của liên kết hiđrô trong cấu trúc các phân tử: - ADN: Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc 0,75 bổ sung tạo cấu trúc không gian của ADN -Protein: tham gia cấu trúc của protêin bậc 2, 3,4 b. Tế bào thực vật không dự trữ glucôzơ mà thường dự trữ tinh bột vì: - Tinh bột không tạo áp suất thẩm thấu, còn glucozơ tạo áp suất thẩm 0,5 thấu.......................... - Tinh bột khó bị ôxi hóa, còn glucozơ dễ bị ôxi hóa (tính khử mạnh)......... HẾT.

KỲ THI OLYMPIC MÔN THI: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. ( 2,0 đ) Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích. 1. Mỡ ở động vật và ở thực vật đều được cấu tạo từ glixêrol và axit béo no. 2. Guanin và Xitozin là hai bazơ nitơ có kích thước lớn, còn Adenin và Timin có kích thước bé. 3. Mật độ của các phân tử nước ở trạng thái rắn (nước đá) thấp hơn ở trạng thái lỏng. 4. Cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân. Câu 2. (3,0 đ)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1. Trong tế bào động vật, ba loại cấu trúc dưới tế bào nào có chứa protein và axit nucleic? Hãy nêu sự khác nhau giữa các axit nucleic có trong ba loại cấu trúc đó về: số mạch, dạng cấu trúc, loại đơn phân. 2. Xét một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực. Mạch thứ nhất của gen có hiệu số giữa nuclêôtit loại Guanin và Adenin bằng 10% số nucleotit của mạch, mạch thứ hai có hiệu số giữa nuclêôtit loại Adenin với Xitozin bằng 10% số nucleotit của mạch và hiệu số giữa nuclêôtit loại Xitozin và Guanin bằng 20% số nucleotit của mạch. Tính tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen nói trên. Câu 3.(3.0 đ) 1. Giả sử các chất sau đây ở ngoài màng tế bào đều có nồng độ cao hơn bên trong tế bào: O2, Na+, H2O, prôtêin. Hãy xác định phương thức vận chuyển từng chất qua màng sinh chất vào trong tế bào và giải thích vì sao. 2. Các tế bào nhận biết nhau và nhận biết tế bào lạ nhờ vào “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo em “dấu chuẩn” là hợp chất hóa học nào? Quá trình tổng hợp và vận chuyển chất này đến màng sinh chất diễn ra như thế nào? Câu 4.( 4,0 đ) 1. Nêu diễn biến cơ bản từng pha của kì trung gian trong chu kì tế bào. 2. Các hình vẽ sau đây mô tả tế bào cơ thể lưỡng bội đang ở kì nào, của quá trình phân bào nào? Giải thích? Biết rằng không xảy ra đột biến; các cặp chữ cái (A và a), (B và b), (D và d) là các cặp nhiễm sắc thể tương đồng. A.A A.A a.a a.a B.B B.B b. b.b b D.D D.D d.d 3. Một hợp tử của một loài khi nguyên phân cho ra 4 tế bào A, B, C, D. d.d - Tế bào A nguyên phân một số đợt liên tiếp tạo ra số tế bào con bằng sHÌNH ố nhiễ2m sắc thể đơn trong 1 bộ nhiễm sắc thể lưỡng bộiHÌNH của loài. - Tế bào B nguyên phân tạo ra các tế bào con với tổng số nhiễm sắc thể đơn gấp 4 lần số nhiễm sắc thể đơn trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. - Tế bào C và D nguyên phân tạo các tế bào con với tổng số 32 nhiễm sắc thể đơn. - Tất cả các tế bào con được tạo ra từ quá trình nguyên phân của 4 tế bào A, B, C, D có tổng số 128 nhiễm sắc thể đơn. Biết rằng bộ nhiễm sắc thể của các tế bào đều ở trạng thái chưa nhân đôi và quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Xác định: a. Số nhiễm sắc thể đơn trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. b. Số đợt phân bào liên tiếp của các tế bào A, B, C, D. Câu 5( 4,0 đ) 1. Trong tế bào có những loại hợp chất hữu cơ nào? Những hợp chất hữu cơ nào là thành phần cơ bản của sự sống? Vì sao? 2. Các thành phần nào tham gia cấu tạo nên màng tế bào và nêu vai trò của các thành phần đó. 3. Trong tế bào thực vật có những bào quan nào chứa axit nucleic? Phân biệt các loại axit nucleic trong các loại bào quan đó. Câu 6. ( 2,0 đ) 1. Trong tế bào thực vật có hai bào quan tổng hợp ATP đó là hai bào quan nào? Cho biết điểm giống nhau trong cấu tạo giữa 2 bào quan đó? Từ đó rút ra nhận xét gì về nguồn gốc 2 loại bào quan này? Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2. Cho các tế bào: Tế bào tuyến nhờn của da, tế bào gan, tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào thùy trước tuyến yên. Trong các tế bào này, tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển, tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển; chức năng phổ biến của tế bào đó là gì? 3. Một tế bào nhân tạo có màng bán thấm chỉ cho nước và các phân tử đường đơn đi qua. Dung dịch trong tế bào chứa 0,03M saccarôzơ; 0,02M glucôzơ. Đưa tế bào này vào cốc chứa dung dịch 0,01M saccarôzơ; 0,01M glucôzơ và 0,01M galactôzơ. Các chất trong và ngoài tế bào sẽ chuyển dịch như thế nào? Thể tích tế bào biến đổi theo hướng nào? Câu 7. (2,0đ) 1. Biết iôt tác dụng với tinh bột cho màu xanh tím, các ống nghiệm sau được đặt ở nhiệt độ 370C, tỉ lệ các chất và thời gian đều thích hợp. - Ống nghiệm 1: Tinh bột + nước bọt, sau đó cho iôt vào. - Ống nghiệm 2: Tinh bột + nước cất, sau đó cho iôt vào. - Ống nghiệm 3: Tinh bột + nước bọt đã đun sôi, sau đó cho iôt vào. - Ống nghiệm 4: Tinh bột + nước bọt + HCl, sau đó cho iôt vào. Kết luận và giải thích về màu sắc trong từng ống nghiệm sau thời gian thí nghiệm.

2. Nêu cấu trúc của phôtpholipit. Vì sao phôtpholipit lại giữ chức năng quan trọng trong cấu trúc màng sinh học? 3. Bào quan nào được ví như là một túi chứa enzim trong tế bào nhân thực? Nêu chức năng của bào quan đó? ………….Hết………..

ĐÁP ÁN ĐỀ OLIMPIC SINH HỌC 10 Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 1: Mỗi kết luận đúng: +0.25 đ Mỗi ý giải thích đúng: + 0,25 đ 1. Sai. Vì mỡ động vật chứa nhiều axit béo no, còn mỡ thực vật chứa nhiều axit béo không no. 2. Sai. Vì Guanin và Ađênin là bazơ nitơ có kích thước lớn, còn Xitôzin và Timin là các bazơ nitơ có kích thước bé. 3. Đúng. 4. Sai. Vì lipit không có cấu trúc đa phân. Câu 2: ÝNội dung điểm - Ở tế bào động vật, ba loại cấu trúc dưới tế bào có chứa protein và axit nucleic là: 1 + Ribôxôm (chứa rARN và prôtêin ), (2,0) + Ti thể (chứa ADN vòng và prôtêin) + Nhân tế bào (chứa ADN và prôtêin). (Đúng 2 ý cho 0,25 điểm, đúng 3 ý cho 0,5 điểm)

- Điểm khác nhau: Điểm khác nhau Số mạch

rARN Mạch đơn

ADN ti thể Mạch kép

ADN nhân Mạch kép

Dạng cấu trúc Đơn phân

Dạng cuộn xoắn 4 loại: U, A, G, X

Dạng vòng 4 loại: T, A, G, X

Dạng thẳng 4 loại: T, A, G, X

( Có 3 ý, mỗi ý đúng 2 cột cho 0,25 điểm, đúng 3 cột cho 0,5 điểm => 3 x 0,5 = 1,5 điểm) 2 (1,0)

Tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen : Theo đề bài : Mạch 1: %G1 – %A1 = 10% <=> %X2 – %T2 = 10% (1) Mạch 2: %A2 – %X2 = 10%; %X2 – %G2 = 20% => %A2 – %G2 = 30% (2) (0,25 điểm) Từ (1) và (2) => (%A2 – %G2) - (%X2 – %T2 ) = 20% <=> (%A2 + %T2) - (%X2 + %G2 ) = 20% <=> 2%A - 2%G = 20% (3) (0,5 điểm) Theo nguyên tắc bổ sung: %A + %G = 50% (4) Từ (3) và (4) => %A = %T = 30% ; %G = %X = 20% (0,25 điểm)

Ýđiểm Câu 3 1 (2,0đ)

Nội dung

Xác định phương thức vận chuyển từng chất qua màng sinh chất vào trong tế bào và giải thích: Chất Phương thức vận chuyển Giải thích O2

Khuếch tán qua lớp photpholipit.

Na+

Khuếch tán qua kênh prôtêin

Vì O2 là chất khí không phân cực và có kích thước nhỏ hơn lỗ màng. Vì Na+ là ion.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


xuyên màng. H2 O Prôtêin

2 (1,0)

Câu 4 Ýđiểm 1 (1,0)

Vì phân tử prôtein là đại phân tử có kích thước lớn hơn lỗ màng .

Nội dung Diễn biến cơ bản từng pha của kì trung gian trong chu kì tế bào.

Các pha Pha G1

Pha G2

3 (2,0)

Vì nước là chất phân cực.

(Mỗi chất nêu đúng phương thức vận chuyển cho 0,25 điểm, giải thích đúng cho 0,25 điểm => 4 x 0,5 = 2,0 điểm) - “Dấu chuẩn” là hợp chất glicôprôtêin, đây là hợp chất của prôtêin kết hợp với cacbohidrat. (0,25 điểm) - Glicôprôtêin được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất bằng cách: + Prôtêin được tổng hợp tại ribôxôm trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào xoang của lưới nội chất hạt → đóng gói trong túi tiết → bộ máy Gôngi. (0,25 điểm) - Tại bộ máy Gôngi: protein hoàn thiện cấu trúc (gắn thêm hợp chất cacbohidrat tạo thành glycôprôtêin hoàn chỉnh) (0,25 điểm)→ đóng gói trong túi tiết → đưa ra bên ngoài màng bằng cách xuất bào. (0,25 điểm)

Pha S

2 (1,0)

Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng. Nhập bào nhờ sự biến dạng của màng tế bào.

Diễn biến cơ bản Là thời kì sinh trưởng của tế bào. (0,25 điểm) - Độ dài pha G1 thay đổi và nó quyết định số lần phân chia của tế bào trong các mô khác nhau - Chỉ tế bào nào vượt qua điểm kiểm soát G1 mới có khả năng phân chia. (HS chỉ cần nêu được ý 2 cho 0,25 điểm ) - Diễn ra sự nhân đôi của ADN và NST. (0,25 điểm) - Trung tử nhân đôi. Diễn ra sự tổng prôtêin (histon), prôtêin của thoi phân bào (tubulin...) (0,25 điểm)

- Hình 1: Tế bào đang ở kì giữa của giảm phân I. (0,25 điểm) Vì các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.(0,25 điểm) - Hình 2: Tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân. (0,25 điểm) Vì các NST kép tương đồng xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. (0,25 điểm) a. - Gọi x là số nhiễm sắc thể đơn trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. => Số nhiễm sắc thể trong các tế bào con của A là x.x = x2 (0,25 điểm) => Số nhiễm sắc thể trong các tế bào con của B là 4.x (0,25 điểm) Số nhiễm sắc thể trong các tế bào con của C và D là 32. - Ta có phương trình: x2 + 4x + 32 = 128 (0,25 điểm) Giải phương trình ta có nghiệm duy nhất x = 8 - Vậy bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n = 8. (0,25 điểm) b. - Tế bào con được tạo ra từ tế bào A = số NST đơn trong 1 tế bào = 8 Số lần nguyên phân liên tiếp của tế bào A là (a):

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


(0,25 điểm) 2a = 8 => a = 3 lần - Tế bào B nguyên phân cho các tế bào con với tổng số nhiễm sắc thể đơn gấp 4 lần số nhiễm sắc thể đơn của một tế bào = 4 x 8 Số tế bào con của tế bào B là: (4 x 8): 8 = 4 Số lần nguyên phân liên tiếp của tế bào B là (b): 2b = 4 => b = 2 lần. (0,25 điểm) - Tế bào C và D đều nguyên phân cho các tế bào con với tổng số 32 nhiễm sắc thể đơn => Tế bào C và D cho số tế bào con là: 32 : 8 = 4 (0,25 điểm) => Mỗi tế bào C, D chỉ cho 2 tế bào con. Vậy số đợt nguyên phân của mỗi tế bào C, D là (c): 2c = 2 => c = 1 lần. (0,25 điểm) (HS giải theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) Câu 5 1 (1,0đ)

2 (2,0đ)

- Những hợp chất hữu cơ trong tế bào: Cacbohidrat, lipit, prôtêin, axitnuclêic,... - Chất hữu cơ là thành phần cơ bản của sự sống: Prôtêin và axit nuclêic Vì: + Prôtêin có các vai trò sau: Cấu trúc, dự trữ axit amin, vận chuyển các chất, bảo vệ cơ thể, điều hòa hoạt động cơ thể, xúc tác các phản ứng hóa học, thụ thể, vận động, . . . + Axit nuclêic : Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền (ADN). Truyền đạt thông tin di truyền (mARN), vận chuyển aa (tARN), cấu tao ribôxôm (rARN). Thành phần tham gia cấu tạo nên màng tế bào và vai trò của các thành phần đó: Lớp kép phôtpholipit: (0,25đ) Giữ nước cho tế bào, vận chuyển các chất không phân cực hòa tan trong lipit, giúp màng có tính khảm động. (0,25đ) Protein (xuyên màng và protein bám màng) (0,25đ) Vận chuyển các chất qua màng có tính chọn lọc, góp phần vào tính khảm động của màng. (0,25đ) Chôlestêrôn (0,25đ) Tăng cường sự ổn định của màng (tế bào động vật) (0,25đ) Glicoprotein (0,25đ) “Dấu chuẩn” nhận biết tế bào quen và liên kết lại thành mô. (0,25đ)

3

Bào quan chứa axit nucleic trong tế bào thực vật là: Nhân, lục lạp, ti thể và ribôxôm.

(1,0đ)

Phân biệt các loại axit nucleic của các loại bào quan: - Axit nucleic của nhân chủ yếu là ADN mạch thẳng xoắn kép có kết hợp với protein

0,25đ 0,25đ 0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ 0,5đ

0,25đ 0,25đ

histon. Ngoài ra còn có một ít ARN. - Axit nucleic của ti thể và lục lạp là ADN dạng vòng không kết hợp với protein.

0,25đ

- Axit nucleic của ribôxôm là ARN riboxom

0,25đ

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 6 * Đó là 2 bào quan: Ti thể và lục lạp. * Điểm giống nhau: - Đều có cấu tạo 2 lớp màng. - Có ADN vòng, trần, kép; có ribôxôm 70S. * Nhận xét: 2 bào quan này đều có chung từ 1 nguồn gốc (từ vi khuẩn). * TB có LNC trơn phát triển là: + Tuyến nhờn của da. Chức năng tổng hợp lipit. + Tế bào gan. Chức năng loại bỏ độc tính cho TB cơ thể. + Tế bào kẽ tinh hoàn. Chức năng tổng hợp steroit (testosteron) * TB có LNC hạt phát triển là: + Tế bào thùy trước tuyến yên. Chức năng tổng hợp prôtêin - Glucôzơ đi từ bên trong tế bào ra ngoài. - Galactôzơ đi từ ngoài vào trong tế bào. - Nước đi từ ngoài vào trong tế bào. - Thể tích tế bào tăng lên so với ban đầu. Câu 7 - Ống 1: Không màu, vì tinh bột bị Enzim amilaza phân giải hết - Ống 2: Có màu xanh tím, vì không có Enzim phân giải nên tinh bột + iốt xanh tím. - Ống 3: Có màu xanh tím, vì Enzim bị biến tính ở nhiệt độ cao nên tinh bột không bị phân giải.

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ

- Ống 4: Có màu xanh tím, vì Enzim bị biến tính bởi axit nên tinh bột không bị phân giải. 2. Cấu trúc và chức năng của phôtpholipit

0,25đ

- Gồm 1 phân tử glixeron liên kết với 2 pt axit béo, 1 gốc phôtphat, gốc phôtphat liên kết với 1 alcôn phức (côlin...)Đầu phôtphat ưa nước, đuôi axit béo kị nước ® là phân tử lưỡng cực.

0,25đ

- Là phân tử lưỡng cực nên phôtpholipit vừa tương tác được với nước vừa bị nước đẩy => trong môi trường nước, các phân tử phôtpholipit có xu hướng tập hợp lại đầu ưa nước quay ra ngoài môi trường, đuôi kỵ nước quay vào nhau tạo nên cấu trúc kép, tạo nên lớp màng => tham gia cấu trúc nên tất cả các màng sinh học.

0,25đ 0,25đ 0.25đ

3. - Bào quan đó là lizôxôm - Cấu trúc: dạng túi, có một lớp màng bao bọc, chứa nhiều enzim thủy phân prôtêin, cacbohiđrat, lipit,... - Chức năng: phân hủy các TB già, TB tổn thương, các bào quan hết hạn sử dụng

Môn thi: SINH - Khối 10 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ : Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 1(4đ): Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích! i. Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP. j. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm. k. Tinh bột và xenlulôzơ đều là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật. l. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn. m. Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân. n. Loại monosacarit tham gia cấu tạo nên ADN là C5H10O4. o. Mọi tế bào trong cơ thể nhân thực đều có nhân chính thức. p. Trong quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật, thoi phân bào được hình thành nhờ trung thể.

Câu 2(2đ): Các chữ A, B, C, D trong hình sau tương ứng với những chất nào? Nêu tên cơ chế vận chuyển các chất đó qua màng. A B

C

D

Aquaporin Aquapor in

D

D

Câu 3(3đ): 1. (1đ) Cho biết nấm men có những kiểu chuyển hóa vật chất nào? Muốn thu sinh khối nấm men người ta phải làm gì?

2. (1đ) Tại sao sữa chua là thực phẩm ưa thích của nhiều người? Giải thích sự thay đổi trạng thái, hương vị của sữa trong quá trình lên men axit lactic.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


3. (1đ) Hãy giải thích tại sao có những vi khuẩn khuyết dưỡng không thể sống được trên môi trường nuôi cấy tối thiểu nhưng khi được nuôi cấy chung với một chủng vi sinh vật nguyên dưỡng khác thì cả 2 đều sinh trưởng và phát triển bình thường?

Câu 4: (2đ) Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 360 nhiễm sắc thể đơn, đang phân bào tại vùng sinh sản. Mỗi tế bào đều nguyên phân một số lần bằng số nhiễm sắc thể đơn có chung một nguồn gốc trong một tế bào. Tất cả các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân tạo tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5%. Các hợp tử tạo ra chứa tổng số 2880 nhiễm sắc thể đơn. a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, tên loài. b. Xác định số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu và số tế bào sinh tinh.

Câu 5(3đ): 1. Trong bốn đại phân tử hữu cơ: Cacbohidrat, lipit, axit nucleic, protein, những đại phân tử hữu cơ nào có cấu trúc đa phân? Nêu chức năng của các đại phân tử có cấu trúc đa phân đó? 2. Trên 1 mạch của gen có chứa 150A và 120T. Gen nói trên có chứa 20% số loại Nu X. Tính số Nu từng loại của gen? Gen đó có chiều dài là bao nhiêu?

Câu 6(4đ): 1. (1đ) Nêu cơ chế vận chuyển của prôtêin, axít béo, ion và nước đi qua màng sinh chất. 2. (1đ) Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Tại sao có sự khác nhau đó? Từ thí nghiệm này rút ra kết luận gì?

3. (1đ) Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng. Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu trong lục lạp? Hãy giải thích vì sao lại xảy ra ở đó.

4. (1đ) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Tại sao khi qua nhiệt độ tối ưu của enzim, nếu tăng nhiệt độ thì sẽ làm giảm tốc độ phản ứng và có thể gây biến tính enzim?

Câu 7(2đ): Bạn Lan đã đặt 3 ống nghiệm sau: Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng đã đun sôi.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng. Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl 2M. Tất cả các ống đều đặt trong điều kiện 37 - 400C. a. Theo em bạn Lan muốn làm thí nghiệm chứng minh điều gì? b. Nếu bạn Lan quên không đánh dấu các ống. Em hãy nêu phương pháp giúp bạn nhận biết được các

ống nghiệm trên?

………………………..Hết………………………

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SINH HỌC KHỐI 10 Câu 1

Nội dung cần đạt i. Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP.

Điểm 0,5

Sai. Lục lạp cũng là bào quan tổng hợp ATP. j. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm. Sai. Vì vi khuẩn không chui vào lizôxôm mà chỉ nhờ enzim tiêu hoá trong lizôxôm phân huỷ. k. Tinh bột và xenlulôzơ là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế

0.5

bào thực vật. Sai. Tinh bột là nguồn nguyên liệu dự trữ cho tế bào thực vật, xenlulôzơ là thành phần cấu trúc nên thành tế bào thực vật. l. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn. Sai. Ribôxôm 70S còn có ở ti thể, lục lạp của tế bào nhân thực.

0.5

0.5

m. Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân. Sai. Lipit không có cấu trúc đa phân.

0.5

n. Loại monosacarit tham gia cấu tạo nên ADN là C5H10O4. Đúng.

0.5

o. Mọi tế bào trong cơ thể nhân thực đều có nhân chính thức. Sai. Có tế bào không có nhân. Ví dụ tế bào hồng cầu.

0.5

p. Trong quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật, thoi phân bào được hình thành nhờ trung thể.

2

Sai. Thực vật bậc cao không có trung thể, thoi phân bào hình thành nhờ thể hình sao.

0.5

A- Những chất có kích thước nhỏ, không phân cực, không tích điện hoặc chất tan trong lipit, vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit.

0.25

B- Nước, vận chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp. - Thẩm thấu qua kênh prôtêin aquaporin.

0.25 0.25

C- Những chất có kích thước lớn, phân cực, tích điện, không tan trong lipit, vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Khuếch tán qua kênh prôtêin

0.25

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0.25

0.25


D- Các chất vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. - Vận chuyển chủ động, cần sử dụng năng lượng ATP.

3

0.25 0.25

1. (1đ) Nấm men có 2 kiểu chuyển hóa vật chất. Khi có oxi tiến hành hô hấp hiếu khí, tạo nhiều ATP sinh trưởng mạnh. Khi không có oxi thực hiện quá trình lên men Muốn thu sinh khối nấm men cần tạo môi trường hiếu kí, khi đó nấm men tiến hành

0.25 0.25 0.5

hô hấp hiếu khí tạo nhiều ATP, sinh trưởng mạnh thu nhiều sinh khối. Vì sữa chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng:

0,5

Có hương vị thơm ngon tự nhiên. Dễ tiêu, bổ dưỡng chứa đường đơn, vitamin, axit amin... Giải thích sự thay đổi trạng thái, hương vị của sữa trong quá trình lên men:

0,5

Vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa thành axit lăctic làm giảm độ pH cùng với lượng nhiệt sinh ra -> Sữa chua có vị ngọt thấp hơn so với sữa nguyên liệu, vị chua tăng lên và ở dạng đông tụ. Các sản phẩm phụ este, axit hữu cơ... làm cho sữa có hương thơm

3 (1đ)

0,5 Chủng khuyết dưỡng không thể sống trên môi trường nuôi cấy tối thiểu

đượcvì chúng thiếu nhân tố sinh trưởng mà chúng không thể tự tổng hợp được Khi nuôi cấy 2 chủng nguyên dưỡng và khuyết dưỡng chung trong môi trường tối thiểu thì chủng nguyên dưỡng tổng hợp được 1 hợp chất được xem là nhân tố sinh trưởng đối với chủng thứ 2. Vì vậy chủng thứ 2 cũng sinh trưởng và phát triển bình thường cùng chủng thứ nhất.

4

Gọi Số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu là a (a € N). Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5


số NST đơn có chung một nguồn gốc trong 1 tế bào là n.

0,25

Ta có: Tổng số NST đơn có trong các tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là:

0,25

a.2n = 360 (1). Số tế bào sinh tinh là: a.2n. Số tinh trùng được tạo ra là: 4.a.2n. Số tinh trùng được thụ tinh là: 4.a.2n.12,5% = 0,5. a.2n = Số hợp tử được hình

0,25

thành. Tổng số NST đơn trong các hợp tử: 0,5. a.2n. 2n = 2880 (2). Từ (1) và (2) suy ra: n = 4.

0,25 0,25

Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 8. Ruồi giấm. a. Số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu: a.2n = 360, a = 45.

0,25 0,25

Số tế bào sinh tinh = 45. 24 = 720.

0,25

5

Cacbohidrat (0,5 đ) (1 ý đúng cho 0,25đ) - Là nguồn năng lượng dự trữ cho TB - Thành phần cấu tạo của TB và các bộ phận khác

Axit nucleic (0,5đ) (2 ý đúng cho 0,25đ)

Protein (1,0 đ) (2 ý đúng cho 0,25đ)

- ADN mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền - mARN: Truyền thông tin từ ADN tới riboxom, mạch khuôn tổng hợp Protein - tARN: vận chuyển các aa tới riboxom để dịch mã tổng hợp Protein - rARN: cấu tạo riboxom

- Cấu tạo nên TB và cơ thể - Dự trữ các aa - Vận chuyển các chất - Bảo vệ cơ thể - Thu nhận thông tin - Xúc tác các phản ứng sinh hoá - Điều hòa các hoạt động của cơ thể - Vận động - Môi giới

+ A = T= A1 + T1 = 150 +120 = 270 (Nu) + A+X = 50% mà X = 20% => A= 30% => G = X = (20x 270) : 30 = 180 (nu) + N/2 = A+G = 270 + 180 = 450 (nu) + L= (N/2)x 3,4 = 450 x 3,4 = 1530 (Ao)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,25 0,25 0,25 0,25


1. Protein: Sự biến dạng của màng sinh chất (xuất hoặc nhập bào).

6

1,0

Steroid: Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit. ion: Vận chuyển thụ động nhờ các pecmeaza, không tiêu tốn năng lượng ATP Vận chuyển chủ động nhờ các kênh protein trên màng, tiêu tốn năng lượng ATP Nước: Vận chuyển thụ động qua kênh aquaporin trên màng, nhờ protein mang hoặc khuếch tán trục tiếp qua lớp kép photpholipit.

2. Sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun

1,0

cách thủy là do: •

Đun sôi cách thủy các phôi trong 5 phút. Để giết chết phôi

Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết ăn màu. Vì tế bào sống có khả năng thẩm chọn lọc chỉ cho các chất cần thỉết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này.

Kết luận: Thí nghiệm trên chứng tỏ rằng phôi sống do MSC có khả năng thấm chọn lọc nên không bị nhuộm màu. Còn phôi chết MSC mất khả năng thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào, chất nguyên sính bắt màu.

3. Pha tối của quang hợp phụ thuộc vào pha sáng vì trong pha tối xảy ra sự tổng hợp glucôzơ cần năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp. Pha sáng xảy ra ở tilacốit của lục lạp trong màng tilacôit chứa hệ sắc tố quang hợp dãy chuyền điện tử, phức hệ ATP - synthetaza, do đó đã chuyển hoá NLAS thành năng lượng tích trong ATP và NADPH. Pha tối xảy ra trong chất nền lục lạp, trong chất nền lục lạp chứa các enzim và cơ chất của chu trình Canvis do đó glucô được tổng hợp từ CO2 với năng lượng từ

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

1,0


ATP và NADPH do pha sáng cung cấp.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất,

1,0

nồng độ enzim, chất ức chế enzim. Enzim có bản chất là protein, cấu hình không gian ba chiều của protein được

ổn định nhờ các liên kết yếu (liên kết hidro, liên kết đisunfua..). Ở nhiệt độ cao, các liên kết yếu này bị phá vỡ làm thay đổi cấu hình không gian của enzim, do đó trung tâm hoạt động của enzim bị biến đổi không phù hợp với cơ chất nên enzim mất khả năng xúc tác.

7

a. Bạn muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzim.

0,5

b. Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quỳ tím để nhận biết.

0,25

Phương pháp: Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó

0,25

chính là ống 2 (có tinh bột và nước bọt pha loãng). Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi:

Ống 1 có dung dịch tinh bột và nước bọt, nhưng nước bọt đã đun sôi nên

0,25

enzim mất hoạt tính;

Ống 3 có dung dịch tinh bột và nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng quỳ tím sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,25


KÌ THI OLYMPIC Môn thi: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài :150 phút (không kể thời gian giao đề) (ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ) Câu 1: (4.5đ): 1. giải thích: a. vì sao khi bảo quản rau quả tươi, người ta chỉ để trong ngăn lạnh chứ không để trong ngăn đá của tủ lạnh. b. vì sao khi nấu canh cua, thịt cua đóng thành từng mảng? 2. các câu sau đây đúng hay sai, giải thích a. Các hợp chất như: protein, axit nuleic, lipit, cacsbonhidat đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân b. Trong tế bào, ti thể là bào quan duy nhất tổng hợp ATP c. Vi khuẩn bị bạch cầu thực bào và tiêu hủy trong lizoxom 3, gen A mã hóa được một phân tử protein hoàn chỉnh có 298 axit amin. Phân tử ARN sinh ra từ gen này có tỉ lệ các loại ribonucleotit A:U:G:X lần lượt phân chia theo tỉ lệ 1:2:3:4 . a) Tìm số lượng từng loại nucleotit của đoạn phân tử AND đó? b) Số lượng ribonucleotit từng loại tên cả hai phân tử ARN ? Câu 2: (3.5 đ) 1. a. Một người uống một lượng lớn rượu thì chỉ sau một thời gian ngắn trong các tế bào gan có số lượng một loại bào quan tăng gấp vài lần. Hãy cho biết tên, chức năng của bào quan đó. b. Cho biết chức năng chính của không bào ở các tế bào sau đây: Tế bào lông hút của rễ cây, tế bào cánh hoa, tế bào lá cây ở 1 số thực vật mà động vật không dám ăn 2. 1 nhà sinh học chụp bằng kính hiển vi điện tử 2 tế bào chuột và 2 tế bào lá đậu và 2 tế bào ecoli. Ông quên đánh dấu hình và để lẫn lộn. Nếu chỉ còn các ghi chú quan sát sau đây bạn có thể phát hiện thuộc đối tượng nào không: Hình A: lục lạp, riboxom, nhân Hình B: vách tế bào, màng sinh chất Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Hình C: ti thể, vách tế bào, màng sinh chất. Hình D: các vi ống, hệ thống gongi Hình E: màng bào chất, các riboxom Hình F: nhân, lưới nội chất 3. 1 tế bào nhân tạo chứa dung dịch lỏng(có 2 loại chất tan là saccarozo và glucozo với ồng độ tương ứng là 0,04M và 0,03M) bao trong màng có tính thấm chọn lọc được ngâm vào cốc chứa các loại dung dịch khác (dung dịch có 3 chất tan saccarozo 0,01M, glucozo 0,02M, và fructozo 0,01M). Màng thấm cho nước và đường đơn đi qua nhưng không cho đường đôi đi qua. a. chất tan và dung môi nước sẽ di chuyển như thế nào. b. dung dịch ngoài tế bào là đẳng trương, ưu trương hay nhược trương? c. sau 1 thời gian tế bào này sẽ thay đổi thể tích như thế nào. a. các câu sau đây đúng hay sai, nếu sai sửa lại cho đúng câu 3: (5đ) 1. vì sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào? Trình bày cấu trúc và chức năng của ATP? 2. Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của Enzim có trong nước bọt, em Bình đã tiến hành thí nghiệm sau: Trong 3 ống nghiệm đều có chứa hồ tinh bột loãng, em lần lượt đổ thêm vào: Ống 1: thêm nước cất Ống 2: thêm nước bọt Ống 3: cũng thêm nước bọt và có nhỏ vài giọt HCl vào Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm. Bình quên không đánh dấu các ống. Em có cách nào giúp Bình tìm đúng các ống nghiệm trên? Theo em trong ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào không? Tại sao? 3. so sánh quang hợp và hô hấp Câu 4: (5đ) 1. Nêu đặc điểm các pha của kì trung gian, em có nhận xét gì về kì trung gian của các loại tế bào sau đây: tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào vi khuẩn, tế bào ung thư 2. Người ta tách một tế bào vừa kết thúc kỳ trung gian từ mô đang nuôi cấy sang một môi trường mới. Trải qua 14 giờ 15 phút ở môi trường mới các tế bào sử dụng của môi trường nội bào lượng ADN tương đương 420 NST đơn. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


a. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài. Biết rằng thời gian các kỳ của quá trình nguyên phân có tỉ lệ 2:1:1:2 tương ứng với 6/19 chu kỳ tế bào, kỳ cuối chiếm 18 phút. b. mô tả trạng thái của NST ở phút thứ 120, 362? 3. Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng chín đòi hỏi môi trường cung cấp 240 NST đơn. Số NST đơn trong 1 giao tử được tạo ra ở vùng chín gấp 2 lần số tế bào tham gia vào đợt phân bào cuối cùng tại vùng sinh sản. a. Xác định bộ NST 2n của loài c. Sau khi giảm phân các giao tử được rạo thành đều tham gia thụ tinh. Tổng số NST trong các hợp tử tạo thành là 128. Tính hiệu suất thụ tinh của giao tử ? câu 5: (2 đ) 1. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường không liên tục thì thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào là hiệu quả nhất? Giải thích? 2. Để bảo quản thực phẩm được lâu người ta thường ngâm muối, đường, ngâm chua hoặc phơi khô, giải thích cơ sở khoa học của 2 phương pháp trên.

KÌ THI OLYMPIC Môn thi: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài :150 phút (không kể thời gian giao đề) (ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ) Câu 1: (4.5đ) 1. giải thích:

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


a. rau hoa quả tươi chứa nhiều nước, khi để vào ngăn đông tủ lạnh nước trong tế bào đong băng tăng thể tích làm phá vỡ tế bào (0.5đ) b. nước cua, thịt cua chứa nhiều proetin, ở nhiệt độ cao protein bị biến tính kết lại thành mảng (0.5đ) 2. (1.5đ) a. Các hợp chất như: protein, axit nuleic, lipit, cacsbonhidat đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân - Sai vì lipit có cấu tạo không theo nguyên tắc đa phân( 0.5đ) b. Trong tế bào, ti thể là bào quan duy nhất tổng hợp ATP. - Sai vì lục lạp cũng tổng hợp được ATP (0.5đ) c. .Vi khuẩn bị bạch cầu thực bào và tiêu hủy trong lizoxom - Sai vì vi khuẩn không chui vào lizoxom mà bị lizoxom tiết enzim phân hủy (0.5đ) 3. bài toán (2.0đ) - số aa trong phân tử protein hoàn chỉnh = N/2.3-2=298, N=1800 (nu).(0.5đ) - số nu từng loại trên mARN: (1.0đ) + rA=(1800/2×1)/10=90(nu) + rU=(1800/2×2)=180 (nu) +=rG=(1800/2×3)/10=270 + rX=( 1800/2×4)/10=360 Số nu từng loại trên AND: (0.5đ) + A=T=rA+rU=270 (nu) + G=X=rG+rX=630 (nu) Câu 2: (3.5đ) 1. a. (0.5đ) - Rượu là chất độc với cơ thể và các tế bào gan có chức năng khử độc. Bào quan trong tế bào gan có chức năng khử độc là lưới nội chất trơn. - Lưới nội chất trơn có vai trò: Khử độc, Tổng hợp lipit, Chuyển hóa đường b. ( 0.5)Cho biết chức năng chính của không bào ở các tế bào sau đây: -Tế bào lông hút của rễ cây: giúp tế bào hút nước, - tế bào cánh hoa: tạo màu cho cánh hoa,

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- tế bào lá cây ở 1 số thực vật mà động vật không dám ăn: chứa đựng chất độc, phế thải của tế bào 2. Ý-điểm

Nội dung

2.(1.0đ)

- Hình A có lục lạp, hình C có vách tế bào, ti thể phải là tế bào lá đậu. - Hình D có bộ máy gongi, hình F có nhân, lưới nội chất đều có nhân chẩn phải là tế bào chuột. - Suy ra hình B và E là của vi khuẩn

3.(1.5đ)

a. - glucozo khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài - saccarozo không di chuyển qua màng vì nó là đường đôi. - Fructozo đi vào trong tế bào. - Nước thẩm thấu từ ngoài vào trong tế bào. b. môi trường nhược trương vì bên trong tế bào là 0,07M còn bên ngoài là 0,04M. c. tế bào sẽ căng lên hơn vì nước di chuyển vào trong tế bào.

Câu 3: (5đ) 1.(1.5đ) .- giải thích được ATP là đồng tiền năng lượng. - cấu trúc và chức năng của ATP 2.(1.5đ) - Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quì để phát hiện. (0,25đ) - Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có tinh bột và nước bọt) (0,25đ) - Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi, trong đó ống 1 chứa nước lã (không có enzim), ống 3 có nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng giấy quì sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1. (0.75đ) - Kết luận: Tinh bột chỉ bị biến đổi bởi enzim có trong nước bọt hoạt động trong môi trường thích hợp, ở nhiệt độ thích hợp. (0,25đ) 3. so sánh quang hợp và hô hấp (2.0đ) * giống nhau: - đều là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. - đều trải qua nhiều giai đoạn và tạo các sản phẩm trung gian. - có sự xúc tác của hệ enzim. * khác nhau: Quang hợp Hô hấp Phương trình tổng 6CO2 + 6H2O + nlas => C6H12O6 + C6H12O6 + 6O2 => 6CO2 + 6H2O quát 6O2 + năng lượng (nhiệt + ATP) Khái niệm Là quá trình sử dụng năng lượng ánh Là quá trình chuyển đổi năng lượng sáng để tổng hợp các chất hữu cơ tè trong nguyên lệu hữu cơ thành năng nguyên liệu vô cơ lượng ATP Nguyên liệu Chất vô cơ CO2,H2O,NLAS Chất hữu cơC6H12O6, O2 Sản phẩm C6H12O6, O2 CO2,H2O,năng lượng (ATP, nhiệt) Năng lượng Được tích lũy Được giải phóng Đối tượng Xảy ra ở mọi sinh vật Xảy ra ở thực vật, tảo, 1 số loại vi khuẩn Bào quan Ti thể Lục lạp - Giải phóng năng lượng cho mọi - Tạo ra nguồn hữu cơ từ các chất vô cơ hoạt động sống của tế bào cho sinh giới. - Trong quá trình hô hấp, có tạo ra Vai trò - Chuyển hóa năng lượng ánh sáng một số sản phẩm trung gian làm thành hóa năng. nguyên liệu cho một số quá trình - Góp phần điều hòa khí hậu sống khác

Câu 4:

1. a. (1.5đ)- Nêu đặc điểm các pha của kì trung gian, - em có nhận xét gì về kì trung gian của các loại tế bào sau đây: tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào vi khuẩn, tế bào ung thư Tế bào hồng cầu không có nhân nên không có kì trung gian, Tế bào vi khuẩn trực phân nên k có kì trung gia. Tế bào thần kinh kì trung gian kéo dài đến suốt cuộ đời. Tế bào ung thư: kì trung gian ngắn 2.(1.5đ) a. - Thời gian các kì của quá trình nguyên phân: Kì trước + Kì giữa + Kì sau + Kì cuối = (2 + 1 + 1 + 2)18/2 = 54 phút - Thời gian của cả chu kì tế bào: 54 x 19/6 = 171 phút + Trong đó kì trung gian=171-54=116 phút + kì đầu = 2×54/6=18 phút. + kì giữa=1×54/6=9 phút. + kì sau= 9 phút. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


+ kì cuối = 18 phút - ở phút 120= 116+4, suy ra tế bào đang ở kì đầu: NST ở trạng thái kép, sợi mảnh đang dần co xoắn lại - ở phút thứ 362 = 171×2 + 18 + 2 Suy ra tế bào đang ở kì giữa của lần phân bào kế tiếp:NST co xoắn cực đai, và ở trạng thái kép, mỗi NST kép gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động, các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào 3. Ý-điểm Nội dung 3 (2.0đ) a.(0.5đ) Xác định bộ NST 2n - Gọi x là số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài, k là số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai ( x, k nguyên dương, x chẵn) - Theo đề bài: + (2k -1).x + x.2k = 240 (1) + x/ 2 = 2. 2k-1 (2) + Thay 2 vào 1 ta được: (x/2 -1 )x +x.x/2 = 240⇔ x2 – x - 240 = 0 ⇔ x =16 , k= 3 - Vậy bộ NST 2n =16 b. .(0.5đ) Số cromatic và số NST cùng trạng thái - Kì giữa nguyên phân : 32 cromatic, 16 NST kép - Kì giữa giảm phân I: 32 cromatic, 16 NST kép - Kì giữa giảm phân II: 16 cromatic, 8 NST kép - Kì giữa nguyên phân :0 cromatic, 8 NST đơn. c. .(0.5đ) Số tế bào tham gia giảm phân: 23 = 8 - Số hợp tử : 128 / 16= 8 - Nếu tế bào sinh dục trong giảm phân là tế bào sinh dục cái → 8 giao tử cái đều tham gia tạo hợp tử HSTT = 8. 100/ 8 = 100% - Nếu tế bào sinh dục trong giảm phân là tế báo sinh dục đực → tạo 8.4 = 32 giao tử chỉ có 8 giao tử tham gia tạo hợp tử → HSTT = 8 . 100/32 =25% d. .(0.5đ) Số loại giao tử tối đa: 2n = 28= 256 Điều kiện : các NST có cấu trúc khác nhau

Câu 5 (2đ) 1. (0.5đ) Thu hoạch sinh khối vào cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng là tốt nhất. Vì: Lúc này quần thể vi khuẩn có sinh khối lớn nhất, ít chất thải nhất, thời gian nuôi cấy không kéo dài và không tốn thêm thức ăn 2. (1.5đ) Ngâm muối, đường: tạo môi trường ưu trương làm cho nước trong tế bào vi sinh vật rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh làm cho vi sinh vật làm hỏng thực phẩm không phát triển được giúp bảo quản được lâu. - Ngâm chua tạo môi trường axit. Hầu hết vi sinh vật gây thối rửa không phát triển được trong môi trường quá axit nên bảo quản thực phẩm lâu.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Phơi khô: nguyên nhân làm hỏng thực phẩm là do vi sinh vật gây nên, nước là thành phần không thể thiếu đối với sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, vì vậy phơi khô để giảm lượng nước trong thực phẩm hạn chế sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật vì vậy bảo quản được lâu

ðỀ THI ðỀ NGHỊ

KỲ THI OLYMPIC Môn: SINH - Lớp 10 Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề)

(Đề thi có 2 trang)

Câu 1: (2 điểm) 1. Những nhận định sau là đúng hay sai? Nếu sai thì hãy sửa lại cho đúng. a. Trong phân tử xenlulose, các đơn phân glucose liên kết với nhau bằng liên kết α 1,4-glicozit, không phân nhánh. b. Khi tỉ lệ photpholipit/cholesterol cao sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng tế bào thực vật. c. Trong chuỗi đơn ADN, đường đêôxiribôzơ luôn được gắn với axit photphoric ở vị trí C3’. d. Trong ba loại ARN, mARN là đa dạng nhất. 2. Tại sao ngay đêm trước khi dự báo có băng, người nông dân tưới nước lên cây trồng để bảo vệ cây? Câu 2: (2 điểm) a. Tinh bột, xenlulozơ, photpholipit và Protein là các đại phân tử sinh học. Trong các chất đó, chất nào không tìm thấy trong lục lạp? Nêu vai trò của chất đó. b. Trong tế bào thực vật các bào quan nào có chứa axit nuclêic? Phân biệt các loại axit nuclêic trong các loại bào quan đó. Câu 3:(4 điểm) a. Những bộ phận nào của tế bào tham gia vào việc hình thành và vận chuyển phân tử prôtêin ra khỏi tế bào? Giải thích. b. Nếu một người uống thuốc pelicillin với một lượng lớn thì chỉ vài ngày, trong các tế bào gan có một loại bào quan tăng gấp đôi, số lượng bào quan này chỉ trở lại bình thường trong vòng 5 ngày sau khi thôi dùng thuốc. Điều này chứng tỏ thuốc pelicillin là chất như thế nào đối với cơ thể? Tên gọi, cấu tạo và chức năng của bào quan có sự thay đổi đó? c. Cho 4 nhóm tế bào thực vật cùng loại vào 4 dung dịch nhược trương riêng biệt có cùng nồng độ là: A – nước; B – KOH; C – NaOH; D – Ca(OH)2. Sau 1 thời gian chuyển các tế bào sang các ống nghiệm chứa dung dịch saccarozơ ưu trương có cùng nồng độ. Nêu hiện tượng và giải thích. Câu 4: (2 điểm) a. Enzim có thể làm giảm năng lượng hoạt hoá và tăng tốc phản ứng bằng những cách nào ?

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


b. Một nhà khoa học đã tạo ra một loại thuốc nhằm ức chế một enzym “X”. Tuy nhiên, khi thử nghiệm trên chuột ông ta lại thấy thuốc có nhiều tác động phụ không mong muốn vì nó ức chế cả một số enzym khác. * Hãy giải thích cơ chế có thể có của thuốc gây nên tác động không mong muốn nói trên. * Hãy thử đề xuất một loại thuốc vẫn ức chế được enzym X nhưng lại không gây tác động phụ không mong muốn. Giải thích. Câu 5: (3 điểm) a. Tại sao nói: đường phân có thể chia thành 2 pha : pha đầu tư năng lượng và pha thu hồi năng lượng? b. Trong hô hấp tế bào, vì sao các phản ứng của chu trình Crep không có sự tiêu dùng ôxi nhưng vẫn được xếp vào pha hiếu khí? c. Vì sao trong chuỗi truyền điện tử của hô hấp tế bào, điện tử không được truyền từ NADH, FADH2 tới ngay ôxi mà phải qua một dãy truyền electron? Câu 6 : (2 điểm) a. Các nhà khoa học cho rằng khối u gây bệnh ung thư ở người được phát sinh từ một tế bào bị đột biến. Trong cơ thể người, các loại mô biểu bì thường bị ung thư như biểu bì lót trong các cơ quan nội tạng (phổi, ruột,...). - Vì sao tế bào ở các mô biểu bì thường bị ung thư? - Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát sinh ung thư? Giải thích? b. Phân biệt phân bào ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực? Câu 7:(3 điểm) Có 10 tế bào sinh dục thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo ra các giao tử, môi trường cung cấp thêm nguyên liệu tạo ra 2560 nhiễm sắc thể đơn. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của giao tử bằng 10% đã hình thành nên 128 hợp tử. a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài b. Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các loại giao tử đó. Câu 8: (2 điểm) Cho dòng vi khuẩn lắc tíc đồng hình vào bình A, dòng vi khuẩn lắc tíc dị hình vào bình B (bình A, B đều chứa dung dịch Glucôzơ). a. Nhận xét kết quả ở 2 bình trên. b. Khi ứng dụng lên men lactic trong muối dưa rau quả, một học sinh nhận xét như sau: - Vi khuẩn lactic phá vỡ tế bào làm cho rau quả tóp lại - Các loại rau quả đều có thể muối dưa - Muối rau quả phải cho một lượng muối để diệt vi khuẩn lên men thối (lượng muối từ 4-6% khối lượng khô của rau quả) Nhận xét trên đúng hay sai? Hãy giải thích?

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


-Hết-

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ Câu Câu 1

Hướng dẫn chấm Điểm Những nhận định sau là đúng hay sai? Nếu sai thì hãy sửa lại cho đúng. 2 a. Trong phân tử xenlulose, các đơn phân glucose liên kết với nhau bằng liên kết α -1,4-glicozit, không phân nhánh. b. Khi tỉ lệ photpholipit/cholesterol cao sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng tế bào thực vật. c. Trong chuỗi đơn ADN, đường đêôxiribôzơ luôn được gắn với axit photphoric ở vị trí C3’. d. Trong ba loại ARN, mARN là đa dạng nhất. 2. Tại sao ngay đêm trước khi dự báo có băng, người nông dân tưới nước lên cây trồng để bảo vệ cây? 1. a. Sai. Trong phân tử xenlulose, các đơn phân glucose liên kết với nhau bằng 0,25 TL liên kết β -1,4-glicozit, không phân nhánh. b. Sai. Khi tỉ lệ photpholipit/cholesterol cao sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng 0,25 tế bào. c. Sai. Trong chuỗi đơn ADN, trong một nucleotit, đường đêôxiribôzơ gắn với axit photphoric ở vị trí C5’; giữa các nucleotit với nhau, đường đêôxiribôzơ của nucleotit này 0,25 gắn với axit photphoric của nucleotit khác ở vị trí C3’. 0,25 d. Đúng. 2. Ngay đêm trước khi dự báo có băng, người nông dân tưới nước lên cây trồng để bảo vệ cây vì: 0,25 - Nước có tính phân cực nên giữa các phân tử nước hình thành các liên kết hidro. o - Khi nhiệt độ xuống dưới 0 C, nước bị khóa trong các lưới tinh thể, mỗi phân tử nước liên kết hidro với bốn phân tử nước khác tạo ra lớp băng bao phủ bên ngoài 0,25 lá. - Lớp băng cách li lá với môi trường, bảo vệ nước trong lá không bị đóng băng, 0,5 đảm bảo cho quá trình trao đổi chất trong cây diễn ra bình thường. Câu 2 a. Tinh bột, xenlulozơ, photpholipit và Protein là các đại phân tử sinh học. Trong 2 các chất đó, chất nào không tìm thấy trong lục lạp? Nêu vai trò của chất đó. b. Trong tế bào thực vật các bào quan nào có chứa axit nuclêic? Phân biệt các loại axit nuclêic trong các loại bào quan đó. a. TL - Chất không được tìm thấy trong lục lạp là xenlulozơ 0,25 - Vai trò: Cấu tạo nên thành tế bào thực vật; Cung cấp dinh dưỡng cho động vật 0,5 nhai lại, giúp cơ thể người tiêu hóa... b. Các bào quan có chứa axit nucleic: nhân, lục lạp, ty thể và riboxom. 0,5 - Axit nuclêic của nhân chủ yếu ADN mạch thẳng xoắn kép có kết hợp với protein 0,25 histon, ngoài ra còn có 1 số ít ARN. - Axit nuclêic của ty thể và lục lạp là ADN dạng vòng không kết hợp với protêin. 0,25 - Axit nuclêic của riboxom là rARN. 0,25 Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 3

a. Những bộ phận nào của tế bào tham gia vào việc hình thành và vận chuyển phân tử prôtêin ra khỏi tế bào? Giải thích.

4

b. Nếu một người uống thuốc pelicillin với một lượng lớn thì chỉ vài ngày, trong các tế bào gan có một loại bào quan tăng gấp đôi, số lượng bào quan này chỉ trở lại bình thường trong vòng 5 ngày sau khi thôi dùng thuốc. Điều này chứng tỏ thuốc pelicillin là chất như thế nào đối với cơ thể? Tên gọi, cấu tạo của bào quan có sự thay đổi đó?

TL

Câu 4

c. Cho 4 nhóm tế bào thực vật cùng loại vào 4 dung dịch nhược trương riêng biệt có cùng nồng độ là: A – nước; B – KOH; C – NaOH; D – Ca(OH)2. Sau 1 thời gian chuyển các tế bào sang các ống nghiệm chứa dung dịch saccarozơ ưu trương có cùng nồng độ. Nêu hiện tượng và giải thích. a. Hình thành và vận chuyển một protein ra khỏi tế bào thì cần các bộ phận: - Lưới nội chất hạt chứa ribixôm: tổng hợp protein - Túi tiết tách ra từ lưới nội chất vận chuyển protein - Bộ máy Gongi: Liên kết protein với một số chất khác như các chuỗi đường ngắn để tạo ra các phân tử glicoprotein hoặc liên kết với lipit tạo lipo protein. Các chất này lại được đóng gói trong túi tiết để chuyển đến màng tế bào. - Màng sinh chất: liên kết với các túi tiết để giải phóng các phân tử hữu cơ ra khỏi tế bào. b. pelicillin là chất độc đối với cơ thể và gan có chức năng khử độc. Bào quan có sự thay đổi: mạng lưới nội chất trơn Cấu tạo: - Lưới nội chất là hệ thống màng tạo thành các ống, xoang dẹt thông nhau. -Trong xoang có chứa nhiều enzim tổng hợp lipit, chuyển hóa cacbohydrate và enzim khử độc thuốc và chất độc. c. - Khi đưa tế bào thực vật vào các dung dịch nhược trương, nước đi từ ngoài vào tế bào dẫn đến hiện tượng trương nước của tế bào: + Nước cất: nước vào tế bào nhiều, tế bào trở nên tròn cạnh. + Dung dịch KOH và NaOH: KOH và NaOH điện ly hoàn toàn làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch nước vẫn khuếch tán vào trong tế bào nhưng thấp hơn nước cất, tế bào trương nước ít hơn. + dung dịch Ca(OH)2 điện ly theo 2 nấc, trong đó nấc 1 có độ điện ly bằng của KOH và NaOH do đó tính chung dung dịch Ca(OH)2 có áp suất thẩm thấu cao hơn các dung dịch khác Mức độ trương nước thấp hơn các dung dịch khác. - Khi đưa các tế bào trên vào dung dịch saccarozơ ưu trương thì tốc độ co nguyên sinh của các tế bào giảm dần theo thứ tự: D > B = C > A a. Enzim có thể làm giảm năng lượng hoạt hoá và tăng tốc phản ứng bằng những cách nào ? b. Một nhà khoa học đã tạo ra một loại thuốc nhằm ức chế một enzym “X”. Tuy nhiên, khi thử nghiệm trên chuột ông ta lại thấy thuốc có nhiều tác động phụ không mong muốn vì nó ức chế cả một số enzym khác. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5

0,5 2


TL

Câu 5

TL

* Hãy giải thích cơ chế có thể có của thuốc gây nên tác động không mong muốn nói trên. * Hãy thử đề xuất một loại thuốc vẫn ức chế được enzym X nhưng lại không gây tác động phụ không mong muốn. Giải thích. a. - Tạo khuôn cho các cơ chất liên kết trên trung tâm hoạt động có thể tiếp xúc với 0,25 nhau theo hướng hợp lý để phản ứng giữa chúng có thể xảy ra. - Kéo căng và bẻ cong các liên kết hoá học trong phân tử cơ chất làm chúng dễ bị phá vỡ ngay ở nhiệt độ và áp suất bình thường. 0,25 - Do cấu trúc đặc thù của vùng trung tâm hoạt động đã tạo ra vi môi trường có độ pH thấp hơn so với trong tế bào chất nên enzim dễ dàng truyền H+ cho cơ chất. 0,25 - Các vị trí hoạt động trong trung tâm hoạt động của enzim trực tiếp tham gia vào trong phản ứng hoá học bằng cách hình thành các liên kết cộng hoá trị tạm thời với cơ chất. Cuối phản ứng các vị trí hoạt động này lại được khôi phục như thời 0,25 điểm trước phản ứng. b. - Cơ chế tác động: Thuốc có thể là chất ức chế cạnh tranh đối với nhiều loại enzym khác nhau, vì thế thay vì chỉ ức chế enzym X nó ức chế luôn một số enzym quan trọng khác gây nên các tác động phụ không mong muốn. 0,5 - Cải tiến thuốc: Để thuốc có thể ức chế riêng enzym X chúng ta nên sử dụng chất ức chế không cạnh tranh đặc hiệu cho enzym X. Chất ức chế không cạnh tranh sẽ liên kết dị lập thể (với vị trí khác không phải là trung tâm hoạt động của 0,5 enzym) nên không ảnh hưởng đến hoạt tính của các enzym khác. a.Tại sao nói: đường phân có thể chia thành 2 pha : pha đầu tư năng lượng và 3 pha thu hồi năng lượng? b.. Trong hô hấp tế bào, vì sao các phản ứng của chu trình Crep không có sự tiêu dùng ôxi nhưng vẫn được xếp vào pha hiếu khí? c. Vì sao trong chuỗi truyền điện tử của hô hấp tế bào, điện tử không được truyền từ NADH, FADH2 tới ngay ôxi mà phải qua một dãy truyền electron? a. Đường phân gồm 2 pha : - Pha đầu tư năng lượng: pha này tế bào tiêu dùng ATP để hoạt hóa phân tử 0,5 đường ( 2ATP) - Pha thu hồi : Là pha sinh tổng hợp ATP. Đường phân tạo một số ATP nhở photphoryl hóa mức cơ chất ( khoảng 4ATP) . Như vậy sự đầu tư năng lượng ở giai đoạn đầu đầu được trả lãi trong pha thu hồi 0,5 b. - Chu trình Crep phân giải hoàn toàn chất hữu cơ tạo ra sản phẩm chủ yếu là chất khử NADH và FADH2, các chất này vận chuyển điện tử, tạo lực hoá thẩm ở 0,5 chuỗi truyền e ở màng trong ti thể. - Oxy chỉ là chất nhận e cuối cùng trong dãy truyền e, nhưng nếu không có oxy chuỗi truyền e sẽ ngừng hoạt động, ứ đọng NADH và FADH2 dẫn đến cạn kiệt 0,5 NAD+ và FAD+ và do đó các phản ứng của chu trình Crep sẽ ngừng trệ. c. - Kìm hãm tốc độ thoát năng lượng của electron từ NADH và FADH2 đến oxi. - Năng lượng trong electron được giải phóng từ từ từng phần nhỏ một qua nhiều 0,5 chặng tích lũy dưới dạng ATP của chuỗi để tránh sự “bùng nổ nhiệt” đốt cháy tế 0,5 bào. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 6 a. - Các tế bào của chúng liên tục phân chia để thay thế các tế bào chết hoặc bị tổn thương nên khả năng phát sinh và tích luỹ các đột biến cao hơn các tế bào khác. Vì đột biến gen thường hay phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN. Do vậy, tế bào càng nhân đôi nhiều càng tích luỹ nhiều đột biến. b. - Sinh vật nhân sơ: Tế bào phân đôi thành 2 tế bào con mà không có sự hình thành thoi vô sắc(phân bào không tơ) - Sinh vật nhân thực: Sự phân bào có sự hình thành thoi vô sắc (phân bào có tơ) gọi là gián phân gồm nguyên phân và giảm phân Câu 7

TL

Câu 9

TL

Có 10 tế bào sinh dục thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo ra các giao tử, môi trường cung cấp thêm nguyên liệu tạo ra 2560 nhiễm sắc thể đơn. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của giao tử bằng 10% đã hình thành nên 128 hợp tử. a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài b. Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các loại giao tử đó. a. Gọi 2n là bộ NST của loài gọi k là số lần nguyên phân Số NST được cung cấp trong quá trình nguyên phân là:10.2n(2k-1)=2480 (1) Số NST được cung cấp trong quá trình giảm phân là:10.2n2k=2560 (2) Từ (1)và (2)=>10.2n=80 =>2n=8 b. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục ban đầu là 2k=2560/(10.8) =32=25 => số lần nguyên phân là 5 - Số tế bào con sinh ra : 10.25=320 - Số giao tử thụ tinh = số hợp tử =128 => số giao tử hình thành 128.100/10=1280 Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào sinh giao tử 1280/320=4 => Giới tính của cơ thể: giới tính đực. Cho dòng vi khuẩn lắc tíc đồng hình vào bình A, dòng vi khuẩn lắc tíc dị hình vào bình B (bình A, B đều chứa dung dịch Glucôzơ). a. Nhận xét kết quả ở 2 bình trên. b. Khi ứng dụng lên men lactic trong muối dưa rau quả, một học sinh nhận xét như sau: - Vi khuẩn lactic phá vỡ tế bào làm cho rau quả tóp lại - Các loại rau quả đều có thể muối dưa - Muối rau quả phải cho một lượng muối để diệt vi khuẩn lên men thối (lượng muối từ 4-6% khối lượng khô của rau quả) Nhận xét trên đúng hay sai? Hãy giải thích? a. - Bình A có quá trình lên men lactic đồng hình là quá trình lên men đơn giản, chỉ tạo thành axit lactic, không có CO2.

- Bình B có quá trình lên men lactic dị hình là quá trình lên men phức tạp, ngoài

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

2 0,5 0,5 0,5 0,5 3

0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 2

0,25 0,25


tạo ra axit lactic còn có rượu etylic, axit axetic, CO2. b. - Sai: VK lactic không phá hoại tế bào và chất nguyên sinh của rau quả mà có tác dụng chuyển glucôzơ ở dung dịch muối rau quả thành axit lactic. - Sai: Các loại rau quả dùng để lên men lactic phải có một lượng đường tối thiểu để sau khi muối có thể hình thành một lượng axit lactic 1-2% (độ pH=4-4.5%). - Sai: Muối có tác dụng tạo áp suất thẩm thấu, rút lượng nước và đường trong rau quả ra dung dịch cho vi khuẩn lactic sử dụng, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối. Hết

ĐỀ ĐỀ NGHỊ (Đề gồm có 2 trang)

KỲ THI OLYMPIC Môn thi: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. ( 4,0 điểm) 1. ( 1,5đ ) Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Nếu sai sửa lại đúng. a. Liên kết hidrô có trong các loại phân tử: nước, protein, ADN, ARN. b. Phân tử nước có tính chất phân cực. c. Các loại đường đa là: saccarozo, tinh bột, mantozo, xenlulozo, glicogen. d. Các phân tử hữu cơ: protein, cacbonhidrat, lipit, protein, axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. 2. ( 1,5đ ) a. Nhà khoa học tiến hành phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi A rồi lấy nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi B cấy vào. Ếch con được tạo ra mang đặc điểm chủ yếu của nòi nào? Thí nghiệm chứng minh điều gì? 0,5đ b. Nêu vai trò của mỗi nhóm nguyên tố hóa học có trong tế bào? 0,5đ c. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? 0,5đ 3. ( 1,0đ ) Một gen có số liên kết hidro bằng 24 lần số chu kỳ xoắn. Trên mạch thứ nhất của gen có A – G = 180 nu, trên mạch thứ 2 của gen có A- G = 60 nu. Tính số lượng từng loại nu của gen ? Câu 2. ( 3,0 điểm) 1. Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 200ml nước cất, người ta tiến hành một số thí nghiệm như sau: Thí nghiệm 1: Cho thêm vào ống nghiệm 1 vi khuẩn gram dương và 5ml nước bọt Thí nghiệm 2 : Cho thêm vào ống nghiệm 2 tế bào thực vật và 5ml nước bọt Thí nghiệm 3: Cho thêm vào ống nghiệm 3 tế bào hồng cầu và 5ml nước bọt Thí nghiệm 4: Cho thêm vào ống nghiệm 4 vi khuẩn gram âm và 5ml nước bọt Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5 0,5 0,5


Sau 1 thời gian điều gì sẽ xảy ra ? 2. Xét ty thể A của tế bào tuyến tụy và ty thể B của tế bào cơ tim, Hãy dự đoán ty thể của tế bào nào có diện tich màng trong lớn hơn ? Tại sao ? 3.Các câu sau đây đúng hay sai ? Nếu sai thì giải thích ? a. Ở tế bào nhân thực, ty thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP b. Mọi tế bào trong cơ thể động vật đều có nhân . c. Trong tế bào, các bào quan có màng đơn như: lưới nội chất, bộ máy gôngi, lizoxom, không bào, nhân. d. Ở người, trong các loại tế bào: tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào cơ, tế bào thần kinh thì tế bào bạch cầu chứa nhiều lizoxôm nhất. Câu 3. (1,0 điểm) Nêu chức năng của các bộ phận hoặc bào quan trong TB trực tiếp tham gia vào việc sản xuất và vận chuyển glycoprotein ra khỏi tế bào động vật? Câu 4: (3.0 điểm) 1. Enzim có thành phần hóa học là gì ? - Cho 1 lượng tương đương, cơ chất A và enzim B vào trong ống nghiệm( điều kiện thích hợp cho enzim hoạt động), sau 1 thời gian người ta thấy sản phẩm không tạo ra. Giải thích vì sao ? 2. Hô hấp tế bào gồm những giai đoạn nào ? Cho biết nơi xảy ra và mức năng lượng giải phóng ở các giai đoạn đó. Câu 5: (2.0 điểm) Phân biệt quan g hợp và hô hấp theo bảng sau: Dấu hiệu Quang hợp Hô hấp 1. Không gian xảy ra 2. Các thành phần tham gia 3. Các sản phẩm tạo ra 4. Loại phản ứng Câu 6: (3.0 điểm) 1. (1,5đ) Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào của quá trình phân bào (a:Hàm lượng AND) Hàm lượng ADN trong 1 tế bào 4a 2a a I II III IV V VI Thời gian a. Đây là quá trình phân bào gì? b. Xác định các giai đoạn tương ứng: I, II, III, IV, V, VI trong sơ đồ trên. 4. (1,5 điểm) Nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian của quá trình phân bào. Em có nhận xét gì về kỳ trung gian ở các loại tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư? Câu 7: (2.0 điểm) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Hai hợp tử của loài lúa nước ( 2n= 24) nguyên phân liên tiếp một số lần khác nhau. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 2256 NST đơn. a. Tính tổng số tế bào con được tạo ra từ quá trình nguyên phân của 2 hợp tử nói trên ? b. Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử. Biết rằng số tế bào con được tạo ra từ hợp tử I nhiều gấp đôi số tế bào con được tạo ra từ hợp tử II. Câu 8. (2,0 điểm) 1. Trong môi trường tự nhiên ( đất, nước) pha log ở vi khuẩn có diển ra không ? Tại sao ? 2. Khi ta mua thịt ,cá nhưng chưa kịp chế biến người ta thường xát muối lên thịt, cá. Hãy giải thích tại sao ? 3. Sơ đồ quá trình chuyển hóa tinh bột thành rượu. Tại sao khi ủ rượu cần tránh điều kiện hiếu khí ? 4. Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh ? ------------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI OLYMPIC MÔN THI : SINH HỌC 10 Thời gian :150 phút ( KKTGGĐ)

Câu 1. ( 4,0 điểm) 1. ( 1,5đ ) Câu 1

Nội dung a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. Các loại đường đa là:tinh bột, xenlulôzơ, glicogen., Các loại đường đôi là: saccarôzơ, mantôzơ d. Sai. Các hợp chất hữu cơ: protein, cacbonhidrat, protein, axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân còn lipit không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

(1,5đ)

Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

2. ( 1,5đ ) Câu2. a. a. - Kết quả: Ếch con này mang đặc điểm của nòi B. - Qua thí nghiệm chuyển nhân chứng minh được rằng nhân là nơi chứa thông tin di truyền của tế bào (Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào). b. b. Vai trò của mỗi nhóm nguyên tố: Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,25đ 0,25đ


- Nguyên tố đa lượng: Tham gia cấu tạo tế bào, điều tiết quá trình sinh lí . - Nguyên tố vi lượng: Tham gia trao đổi chất: cấu tạo enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào. c. c. Giải thích: - Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định.. - Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá -> tế bào bị vỡ -> khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa => quả chuối sẽ mềm hơn. 3. ( 1,0 đ ) Theo đề ta có: 2A + 3G = {24 ( 2A + 2G )} : 20 <=> 40A + 60G = 48A + 48G 8A – 12G = 0 ( 1) ( 0,25 đ) Mặt khác theo đề ta có: A1- G1 = 180 A2 - G2 = 60 (A1+ A2) – ( G1 + G2) = 240 A - G = 240 ( 2) ( 0,25 đ) Từ (1) và (2) A= 720, G = 480 ( 0,25 đ) Vậy số lượng từng loại nu của gen là: A= T = 720, G = X = 480 ( 0,25 đ)

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ

Câu 2. ( 3,0 điểm) 1. ( 1,0 đ ) Ở ống nghiệm 1: tế bào vi khuẩn vỡ vì nước bọt có chứa lizoxom làm tan thành tế bào và trong môi trường nhược trương tế bào hút nước mạnh làm vỡ tế bào.(0,25 đ) Ở ống nghiệm 2: không có hiện tượng gì xảy ra do lizoxom không tác động làm phá vỡ thành tế bào thực vật và trong môi trường nhược trương mặc dù tế bào hút nước mạnh nhưng do có thành tế bào nên tế bào không bị vỡ..(0,25 đ) Ở ống nghiệm 3: tế bào hồng cầu bị vỡ vì mặc dù lizoxom không tác động vào màng tế bào nhưng trong môi trường nhược trương do tế bào hút nước mạnh làm vỡ tế bào. .(0,25 đ) Ở ống nghiệm 4: không có hiện tượng gì xảy ra do lizoxom chỉ phá vỡ thành tế bào nhưng vi khuẩn gram âm còn có lớp màng ngoài khoang chu chất có tác dụng bảo vệ, nên tế bào chỉ hút nước đến một mức độ nhất định không làm cho tế bào bị vỡ..(0,25 đ) 2. ( 1,0 đ ) Tế bào cơ tim có diện tich màng trong ty thể lớn hơn .(0,25 đ) Tại vì : ty thể là nơi tổng hợp ATP cung cấp cho các hoạt động sống. Tế bào cơ tim cần nhiều năng lượng cho hoạt động do đó cần nhiều protein và enzim tham gia vào chuỗi chuyền điện tử nên diện tích màng trong lớn hơn..(0,75 đ) 3. ( 1,0 đ ) a. Sai vì ngoài ty thể còn có lục lạp là bào quan có khả năng tổng hợp ATP ( 0,25 đ) b. Sai vì tế bào hồng cầu không có nhân ( 0,25đ) c. Sai vì nhân có 2 lớp màng bao bọc ( 0,25 đ) d. Đúng ( 0,25 đ) Câu 3. (1,0 điểm) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Tên bào quan (hoặc bộ phận) Nhân tế bào Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn Túi tiết

Bộ máy gongi

Chức năng Chứa TTDT, điều khiển mọi hoạt động sống của TB. Tạo ra mARN, rARN,tARN thông qua quá trình phiên mã. Sản xuất protein Sản xuất glycogen/cacbohidrat Vận chuyển protein từ lưới nội chất hạt và vận chuyển glycogen từ lưới nội chất trơn đến bộ máy gongi Vận chuyển glycoprotein từ bộ máy gongi tới màng sinh chất, hòa màng và đẩy glycoprotein ra khỏi tế bào. Lắp ráp protein và glycogen tạo thành glycoprotein, đóng gói, phân phối sản phẩm.

0.25 0.25

0.25

0.25

Câu 4: (3.0 điểm) 1. Enzim có thành phần hóa học là protein hoặc protein liên kết với 1 phân tử hữu cơ gọi là cooenzim.(0,5đ) - Vì : Cấu hình không gian của ezim không tương thích với cấu hình không gian của cơ chất.(0,5đ) 2. Hô hấp tế bào gồm 3 giai đoạn : đường phân, chu trình crep và chuỗi chuyền electron.(0,5đ) So sánh : mỗi ý 0,25đ Đường phân Chu trình Crep Chuỗi chuyền electron Nơi xảy ra Tế bào chất Chất nền ti thể Màng trong của ti thể Mức năng lượng 4ATP 2ATP 34ATP giải phóng Câu 5: (2.0 điểm) Ph©n biÖt quang hîp vµ h« hÊp tÕ bµo theo b¶ng sau: Ph©n biÖt quang hîp vµ h« hÊp trong tÕ bµo DÊu hiÖu Quang hîp 1. Kh«ng gian vµ thêi + Trong lôc l¹p cña c¸c tÕ gian bµo quang hîp, khi cã ¸nh s¸ng 2. Thµnh phÇn tham gia + CO2; H2O, n¨ng lîng ¸nh s¸ng vµ chÊt diÖp lôc 3. S¶n phÈm t¹o ra + (CH2O)n vµ Oxy 4. Lo¹i ph¶n øng + Ph¶n øng khö (tæng

H« hÊp + Trong ti thÓ cña mäi tÕ 0,5đ bµo, ë mäi lóc + Oxy vµ chÊt h÷u c¬ (CH2O)n + CO2, H2O, ATP vµ toC + Ph¶n øng oxy ho¸

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5đ 0,5đ 0,5đ


hîp)

(ph©n gi¶i)

Câu 6: (3.0 điểm) 1. (1,5 điểm) Đây là quá trình giảm phân: - I. Pha G1 - II. Pha S , G2 - III. Kỳ đầu 1, giữa 1, sau 1 - IV. Kỳ cuối 1 - V. Kỳ đầu 2, giữa 2, sau 2. - VI. Kỳ cuối 2 2. (1,5 điểm) Đặc điểm của các pha trong ký trung gian: (1,0 đ) - Pha G1: gia tăng tế bào chất, hình thành nên các bào quan tổng hợp các ARN và các protein chuẩn bị các tiền chất cho sự tổng hợp ADN. Thời gian pha G1 rất khác nhau ở các loại tế bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R tế bào nào vượt qua R thì đi vào pha S, tế bào nào không vượt qua R thì đi vào quá trình biệt hóa. - Pha S: có sự nhân đôi của ADN và sự nhân đôi NST, nhân đôi trung tử, tổn hợp nhiều hợp chất cao phân tử từ các hợp chất nhiều năng lượng. - Pha G2: Tiếp tục tổng hợp protein , hình thành thoi phân bào. Nhận xét (0,5 đ) - Tế bào vi khuẩn: phân chia kiểu trực phận nên không có kỳ trung gian. - tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kỳ trung gian. - Tế bào thần kinh: Kỳ trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể. - Tế bào ung thư: kỳ trung gian rất ngắn. Câu 7: (2.0 điểm) 1 a. Tính tổng số tế bào con: ( 1,0 đ) Gọi x là số lần nguyên phân của hợp tử I, số tế bào con sinh ra là 2x Gọi y là số lần nguyên phân của hợp tử II, số tế bào con sinh ra là 2y Theo đề bài ta có phương trình 24 (2x – 1) + 24 (2y – 1) = 2256 Tổng số tế con : 2x + 2y = 96 1 b. Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử ; ( 1,0đ ) Ta có : 2x = 2.2y 2.2y + 2y = 96 => x= 6, y = 5 Vậy hợp tử I nguyên phân liên tiếp 6 lần Hợp tử II nguyên phân liên tiếp 5 lần Câu 8. (2,0 điểm) 1. Trong môi trường tự nhiên pha log không diển ra do một số điều kiện không thích hợp như : thiếu chất dinh dưỡng, sự cạnh tranh dinh dưỡng với các sinh vật khác, nhiệt độ, pH thay đổi .. ( 0,5đ) 2. Vi khuẩn là tác nhân gây hỏng thực phẩm( thịt, cá ) vì thế khi ta xát muối lên thịt, cá làm áp suất thẩm thấu tăng cao nên rút nước trong tế bào vi khuẩn làm cho vi khuẩn bị chết. Vì vậy muối là chất sát trùng có thể tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi sinh vật. ( 0,5đ) 3 Sơ đồ quá trình chuyển hóa tinh bột thành rượu : Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Nấm ( đường hóa) Nấm men rượu Tinh bột ----------------------- Glucôzơ ------------------- Êtanol + CO2 ( Kỵ khí ) Khi ủ rươu cần tránh điều kiện hiếu khí là vì nấm men có thể chuyển hóa Glucozơ thành CO2 và H2O trong điều kiện hiếu khí . Do đó cần tránh điều kiện hiếu khí để tránh hao hụt rượu. ( 0,5 đ) 4. Vì trong sữa chua vi khuẩn lactic đã chuyển hóa đường thành axitlactic, do đó trong môi trường axit( pH thấp) ức chế mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh ( vì những vi khuẩn này thường sống trong điều kiện pH trung tính ) ( 0,5đ) ------------------HẾT-----------------

THI OLYMPIC Môn thi: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) ĐỀ ĐỀ NGHỊ ( Đề gồm có 2 trang) Câu 1: (2 điểm) Trong tế bào có các đại phân tử: cacbohyđrat, prôtêin, lipit, axit nuclêic. 1. Mỗi loại đại phân tử đó được cấu tạo từ những nguyên tố nào? 2. Đơn vị cơ sở của mỗi loại đại phân tử đó là gì? Câu 2: ( 2 điểm) Một phân tử ADN mạch kép( thứ nhất) có 150 vòng xoắn và có số liên kết hiđrô là 3500 liên kết 1. Tính số nuclêôtit từng loại của gen ? 2. Phân tử ADN thứ 2 có số liên kết hiđrô bằng phân tử ADN nói trên nhưng có chiều dài ngắn hơn phân tử ADN thứ nhất là 510 A0 . Tính số nuclêôtit từng loại của phân tử ADN thứ 2 ? Câu 3: (2 điểm) 1. Dựa vào những đặc điểm nào trên tiêu bản để nhận biết tế bào động vật và tế bào thực vật? 2. Một loại bào quan trong tế bào thực vật có chức năng làm cho tế bào có thể gia tăng kích thước nhanh chóng nhưng lại ít tiêu tốn năng lượng? Hãy cho biết đó là bào quan nào và cho biết chức năng của bào quan đó? Câu 4: ( 2 điểm) 1. Trong cơ thể người, loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không ? Vì sao ? 2.Nêu điểm khác nhau khi đưa tế bào thực vật và tế bào động vật vào dung dịch ưu trương . Giải thích vì sao có sự khác nhau đó? Câu 5: (3 điểm)Xét sơ đồ chuyển hóa năng lượng như sau: Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Quang năng Hóa năng trong chất hữu cơ Hóa năng trong ATP 1. (1) và (2) là những quá trình sinh lí nào? 2. So sánh hai quá trình trên? Câu 6: ( 2 điểm) 1.Cho đồ thị sau :

Em hãy đưa ra nhận xét, từ đó rút ra kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính của enzim. 2. Tại sao các biện pháp bảo quản nông phẩm đều hướng tới việc làm giảm cường độ hô hấp? Câu 7: ( 3 điểm) 1. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào? 2. Điểm khác nhau trong phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và thực vật? 3. Sự đóng xoắn cực đại của NST ở kì giữa của nguyên phân có ý nghĩa gì? Câu 8: ( 2 điểm) Ở gà, bộ NST 2n = 78. Quan sát các tế bào sinh dưỡng đang phân bào người ta đếm được tổng số NST kép trên mặt phẳng xích đạo và số NST đơn đang phân li về các cực là 6630.Trong đó số NST đơn nhiều hơn NST kép là 1170 1. Xác định các tế bào đang nguyên phân ở kì nào? 2. Số lượng tế bào ở mỗi kì là bao nhiêu? Câu 9: (2 điểm) 1. Tại sao vi khuẩn được chọn làm mô hình đểnghiên cứu sinh trưởng của VSV? 2. Nuôi vi khuẩn E.coli trong môi trường có cơ chất glucôzơ cho đến khi ở pha log, đem cấy chúng sang các môi trường sau: - Môi trường 1: có cơ chất glucôzơ. - Môi trường 2: có cơ chất mantôzơ Các môi trường trên đều trong hệ thống kín. Đường cong của vi khuẩn E.coli gồm những pha nào trong từng môi trường trên? Giải thích?

KỲ THI OLYMPIC Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Môn thi: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (2 điểm) Trong tế bào có các đại phân tử: cacbonhydrat, protein, lipit, axit nucleic. 1. Mỗi loại đại phân tử đó được cấu tạo từ những nguyên tố nào? 2. Đơn vị cơ sở của mỗi loại đại phân tử đó là gì? Hướng dẫn chấm Ý điểm Nội dung 1 (1đ) 1. Mỗi loại đại phân tử đó được cấu tạo từ những nguyên tố : Cacbonhydrat: C, H, O. (0,25đ) Protein: C, H, O, đôi khi có thêm S, P. (0,25đ) Lipit : C, H, O, đôi khi có thêm N, P. ( 0,25đ) Axit nucleic: C, H, O, N, P. ( 0,25đ) 2 ( 1đ) 2. Đơn vị cơ sở của mỗi loại đại phân tử: - Cacbohydrat: gồm các loại đường từ 3 – 7 nguyên tử cacbon trong phân tử, trong đó phổ biến và quan trọng nhất là đường 6C ( hexozơ: glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ) và 5C ( pentôzơ: ribôzơ, đêôxiribôzơ) (0,25đ) - Prôtêin: axitamin ( H2N – CH – COOH) ( 0,25đ) R - Lipit: Glyxêron và axit béo. (0,25đ) - Axitnuclêic: các nuclêôtit. (0,25đ) Câu 2: ( 2 điểm) Một phân tử ADN mạch kép( thứ nhất) có 150 vòng xoắn và có số liên kết hiđrô là 3500 liên kết 1. Tính số nuclêôtit từng loại của gen ? 2. Phân tử ADN thứ 2 có số liên kết hiđrô bằng gen nói trên nhưng có chiều dài ngắn hơn phân tử ADN thứ nhất là 510 A0 . Tính số nuclêôtit từng loại của phân tử ADN thứ 2 ? Hướng dẫn chấm Ý điểm Nội dung 1 (1đ) 1. N = 150 x 20 = 3000 ( nu) (0,25đ) 2A + 3G = 3500 2A + 2G = 3000 (0,25đ) ⇔ A = T = 1000 ( nu) ; G = X = 500 ( nu) (0,25đ) (0,25đ) 2 ( 1đ) 2. H = 2A + 3G = 3500 (0,25đ) l1 =

3000 x 3,4A0 = 5100 A0 2

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


l2 = l2 – 510 = 5100 – 510 = 4590 ⇒ N = 2700 (nu) (0,25đ) 2A + 3G = 3500 2A + 2G = 2700 (0,25đ) ⇒ A = T = 550 ( nu) ; G = X = 800 ( nu) (0,25đ) Câu 3: (2 điểm) 1. Dựa vào những đặc điểm nào trên tiêu bản để nhận biết tế bào động vật và tế bào thực vật? 2. Một loại bào quan trong tế bào thực vật có chức năng làm cho tế bào có thể gia tăng kích thước nhanh chóng nhưng lại ít tiêu tốn năng lượng? Hãy cho biết đó là bào quan nào và cho biết chức năng của bào quan đó? Hướng dẫn chấm Ý điểm Nội dung 1 (1đ) 1. Tế bào thực vật Tế bào động vật Thường không có hình dạng ổn Thành xenlulozo cứng Thường có góc cạnh, hình dạng định, tròn. ổn định. Không bào lớn, đẩy nhân gần Ít có không bào, nhân ở trung màng sinh chất tâm. Có lục lạp, thiếu trung thể Có trung thể, thiếu lục lạp. 2 ( 1đ) 2. - Bào quan đó là không bào. - Chúc năng: + Dự trữ các chất dinh dưỡng. + Chứa các chất độc hại đối với TB. + Dự trữ các ion cần thiết cho TB. + Không bào ở cánh hoa chứa sắc tố giúp hấp dẫn côn trùng đến thụ phấn Câu 4: ( 2 điểm) 1. Trong cơ thể người, loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không ? Vì sao ? 2.Nêu điểm khác nhau khi đưa tế bào thực vật và tế bào động vật vào dung dịch ưu trương . Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?

Ý điểm 1.(1 đ)

Hướng dẫn chấm Nội dung - Trong cơ thể người : + Loại tế bào có nhiều nhân là bạch cầu đa nhân. (0,25đ) + Loại tế bào không có nhân là hồng cầu. ( 0,25đ)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Các tế bào không có nhân không có khả năng sinh trưởng. (0,25đ) - Vì : nhân là trung tâm điều khiển, định hướng, giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào. (0,25đ) Hiện tượng: Tế bào thực vật: Co nguyên sinh TB không bị biến dạng. Tế bào động vật: Mất nước ở chất nguyên sinh TB bị biến dạng. Giải thích: - Tế bào thực vật: Không bị biến dạng do có thành tế bào. - Tế bào động vật: Bị biến dạng do không có không bào và thành tế bào.

2. (1đ)

Câu 5: (3 điểm)Xét sơ đồ chuyển hóa năng lượng như sau: Quang năng Hóa năng trong chất hữu cơ Hóa năng trong ATP 3. (1) và (2) là những quá trình sinh lí nào? 4. So sánh hai quá trình trên? 5. Hướng dẫn chấm Ý điểm 1. (1 đ) 2. (1đ)

Nội dung (1) là quang hợp. (0,25đ) (2) là hô hấp tế bào. (0,25đ) 2. Phân biệt quang hợp và hô hấp tế bào. Tiêu chí Quang hợp CO2 + H2O + NLAS Phương trình phản (CH2O) + O2. (0,25đ) ứng Lục lạp. (0,25đ) Nơi thực hiện Ánh sáng. (0,25đ) Năng lượng Cần sắc tố quang hợp. Sắc tố (0,25đ) - Chuyển hóa NL A/S NL hóa học - Tổng hợp chất hữu cơ Vai trò - Cân bằng tỉ lệ O2/CO2. (0,25đ)

Hô hấp C6H12O6 + O2 6CO2 + 6H2O + NL ( ATP + nhiệt) (0,25đ) Ti thể. (0,25đ) Hợp chất hữu cơ. (0,25đ) Không cần. (0,25đ) - Chuyển hóa năng lượng trong chất hữu cơ NL ATP cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào. (0,25đ)

Câu 6: ( 2 điểm) 1.Cho đồ thị sau :

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Em hãy đưa ra nhận xét, từ đó rút ra kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính của enzim. 2. Tại sao các biện pháp bảo quản nông phẩm đều hướng tới việc làm giảm cường độ hô hấp? Hướng dẫn chấm Ý điểm Nội dung 1. (1 đ) 1. - Nhận xét: + Trong khoảng nhiệt độ từ 100C đến 370C thì nhiệt độ tăng thì hoạt tính của enzim tăng. (0,25đ) + Khi nhiệt độ vượt quá nhiệt độ tối ưu (> 370C), enzim dần dần bị mất hoạt tính. (0,25đ) -Kết luận: Mỗi loại enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất. (0,5đ) 2. (1đ) 2. - Hô hấp làm tiêu hao lượng chất hữu cơ trong sản phẩm là giảm chất lượng nông phẩm. (0,25đ) - Hô hấp làm tăng nhiệt độ môi trường bảo quản, làm tăng tốc độ quá trình hô hấp của đối tượng cần bảo quản. (0,25đ) - Hô hấp làm tăng độ ẩm không khí tạo điều kiện cho hoạt động vi sinh vật, vi sinh vật phân giải làm nông phẩm hỏng nhanh. (0,25đ) - Hô hấp mạnh làm giảm O2 tăng CO2, quá trình hô hấp chuyển sang phân giải kị khí làm nông sản hỏng nhanh. (0.25đ) Câu 7: ( 3 điểm) 1. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào? 2. Điểm khác nhau trong phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và thực vật? 3. Sự đóng xoắn cực đại của NST ở kì giữa của nguyên phân có ý nghĩa gì? Hướng dẫn chấm Ý điểm Nội dung 1. (1 đ) 1. Sự phân chia tế bào chất rõ nhất ở kì cuối, sự phân chia này có thể bắt đầu diễn ra ở cuối kì sau nhưng chưa rõ rệt. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2. (1đ)

2. - Ở tế bào động vật sự phân chia tế bào chất bằng cách hình thành eo thắt ở cùng xích đạo của tế bào bắt đầu co thắt từ ngoài (màng sinh chất) vào trung tâm. (0,5đ) - Ở tế bào thực vật sự phân chia tế bào chất là sự hình thành vách ngăn (vách xenlulôzơ) từ trung tâm ra ngoài. (0,5đ)

3. ( 1đ)

3.NST đóng xoắn cực đại ở kì giữa giúp cho quá trình phân li NST về 2 cực của tế bào ở kì sau diễn ra thuận lợi, không bị đứt gãy gây đột biến NST.

Câu 8: ( 2 điểm) Ở Gà, bộ NST 2n = 78. Quan sát các tế bào sinh dưỡng đang phân bào người ta đếm được tổng số NST kép trên mặt phẳng xích đạo và số NST đơn đang phân li về các cực là 6630.Trong đó số NST đơn nhiều hơn NST kép là 1170 1. Xác định các tế bào đang nguyên phân ở kì nào? 2. Số lượng tế bào ở mỗi kì là bao nhiêu? Hướng dẫn chấm Nội dung Ý điểm 1. (0,5 đ) TB nguyên phân đang ở kì giữa (0,25đ) và kì sau (0,25đ) 2. (1,5 đ) Gọi x là số NST đơn, y là số NST kép x + y = 6630 x – y = 1170 (0,25đ) → x = 3900, y = 2730 (0,25đ) Số lượng TB ở - kì giữa: 2730 : 78 = 35 (TB) (0,5đ) - kì sau: 3900 : ( 78 x 2) = 25 (TB) (0,25đ) Câu 9: (2 điểm) 1. Tại sao vi khuẩn được chọn làm mô hình đểnghiên cứu sinh trưởng của VSV? 2. Nuôi vi khuẩn E.coli trong môi trường có cơ chất glucôzơ cho đến khi ở pha log, đem cấy chúng sang các môi trường sau: - Môi trường 1: có cơ chất glucôzơ. - Môi trường 2: có cơ chất mantôzơ Các môi trường trên đều trong hệ thống kín. Đường cong của vi khuẩn E.coli gồm những pha nào trong từng môi trường trên? Giải thích? Hướng dẫn chấm Ý điểm Nội dung 1. (1 đ) 1. - Kích thước nhỏ, cấu tạo đơn giản, chưa phân hóa cao, nghiên cứu sinh trưởng trên cả quần thể. ( 0,5đ) - Sinh sản vô tính bằng trực phân, vòng đời ngắn, sự tăng khối lượng dẫn ngay đến sự phân chia. ( 0,5đ) 2. (1 đ) 2. Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục gồm 4 pha: pha lag ( pha tiềm phát), pha log ( phan Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong. - Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường 1 gồm 3 pha: pha log, pha cân bằng, pha suy vong ( 0,25đ). Pha tiềm phát không có vì môi trường cũ và mới đều có cơ chất là glucôzơ nên khi chuyển sang môi trường mới, vi khuẩn không phải trãi qua giai đoạn thích ứng với cơ chất. (0,25đ) - Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường 2 gồm 4 pha: pha lag, pha log, pha cân bằng, pha suy vong ( 0,25đ). Vì mantôzơ là cơ chất mới nên vi khuẩn phải trãi qua giai đoạn thích ứng, tiết các enzim phân giải cơ chất nên cần phải có pha lag. (0,25đ)

KỲ THI OLYMPIC Môn thi: SINH HỌC 10

ðỀ THI ðỀ NGHỊ

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

( Đề thi có 02 trang) Câu 1: (4.5 điểm) 1. Khi phân tích thành phần hóa học thành tế bào của 2 nhóm tế bào A và B (không rõ nguồn gốc) và cho li tâm siêu tốc thu được kết quả: - Nhóm tế bào A: Thành tế bào là peptidoglican, hằng số lắng của riboxôm là 70S. - Nhóm tế bào B: Thành tế bào là xelulôzơ, hằng số lắng của riboxôm là 80S và 70S. Hãy cho biết 2 loại tế bào trên thuộc loại tế bào nào? Thuộc đối tượng sinh vật nào? 2. Trong các loại đại phân tử sinh học, loại phân tử nào có tính đa dạng cao nhất? Hãy chứng minh đại phân tử đó có cấu trúc đa dạng nhất trong tất cả các đại phân tử hữu cơ? 3. Một gen có 1680 liên kết hidrô. Mạch thứ nhất của gen có tổng của 2 loại nuclêôtit A và T bằng 20% số nuclêôtit của mạch và tổng của 2 loại nuclêôtit G và A bằng 40% số nuclêôtit của mạch. Mạch thứ 2 có số nuclêôtit loại G bằng 9/7 số nuclêôtit loại X. Xác định: a. Chiều dài của gen. b. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen và trong mỗi mạch đơn của gen. Câu 2: (5.5 điểm) 1. Sơ đồ sau mô tả về các quá trình sinh học diễn ra trong các bào quan của một tế bào thực vật

1

A

2

Kí hiệu: - Bào quan I: D e-

C

- Bào quan II:

- A,B,C,D: Kí hiệu các giai ATP ñoạn. 1,2,3: Kí ệu của các hi Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú B ATP Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com chất ñược tạo


Hãy cho biết: a. Tên gọi của bào quan I, II là gì? b. Tên gọi của A,B,C là gì? c. Tên gọi của các chất 1,2,3 d. Trình bày kết quả của giai đoạn C trong sơ đồ? 2. Nếu ta cho một tế bào hồng cầu và một tế bào thực vật vào nước cất thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Tại sao? 3. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể động vật thì tế bào bạch cầu Lympho B tiết ra kháng thể để diệt vi khuẩn. Hãy cho biết vai trò của mỗi loại bào quan ở tế bào lympho B tham gia vào quá trình sản xuất và tiết kháng thể. Câu 3: (3.5 điểm) 1. a. Enzim là gì? Giải thích tại sao một số người không uống được sữa? b. Cho một lát khoai tây sống vào đĩa thứ nhất và một lát khoai tây chín vào đĩa thứ hai ở nhiệt độ phòng rồi nhỏ vào mỗi lát khoai tây một giọt H2O2 thì lượng khí thoát ra ở mỗi đĩa như thế nào? Giải thích? 2. Theo em câu nói :“Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng” có chính xác không? Vì sao? Câu 4: (4 điểm) 1. Hợp tử của một loài có bộ NST lưỡng bội 2n=6, ký hiệu AaBbXY. Hãy viết kí hiệu bộ NST khi hợp tử trải qua mỗi kì của quá trình nguyên phân. 2. 10 tế bào sinh dục của một cơ thể nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 NST đơn mới tương đương. Các tế bào con đều trải qua vùng sinh trưởng bước vào vùng chín, giảm phân tạo nên các giao tử, môi trường nội bào đã cung cấp thêm nguyên liệu tạo nên 2560 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử 10% tạo nên 128 hợp tử lưỡng bội bình thường. a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và tên của loài đó? b. Xác định giới tính của cơ thể tạo nên các giao tử trên? c. Các hợp tử được chia thành hai nhóm A và B có số lượng bằng nhau. Mỗi hợp tử trong nhóm A có số đợt nguyên phân gấp 2 lần số đợt nguyên phân trong nhóm B. Các hợp tử trong mỗi nhóm có số đợt nguyên phân bằng nhau. Tổng số NST đơn có trong toàn bộ các tế bào con sinh ra từ 2 nhóm bằng 10240 NST đơn lúc chưa nhân đôi. Tìm số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử trong mỗi nhóm tế bào. 3. Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào? Nêu điểm khác nhau cơ bản trong phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật và tế bào động vật? Giải thích tại sao lại có sự khác nhau đó? Câu 5: (2.5 điểm) 1. Nuôi vi khuẩn E.coli trong môi trường có cơ chất là glucozơ cho đến pha log thì đem cấy chúng sang các môi trường sau: Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Môi trường 1: có cơ chất glucôzơ - Môi trường 2: có cơ chất mantôzơ - Môi trường 3: có cơ chất glucôzơ và mantôzơ Các môi trường đều trong hệ thống kín. a. Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn E.coli trên thuộc phương pháp nuôi cấy nào? Vì sao? b. Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn E.coli gồm những pha nào trong từng môi trường trên? Giải thích? 2. Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi khuẩn kí sinh gây bệnh? ------------------- HẾT ------------------

KỲ THI OLYMPIC

HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn thi: SINH HỌC 10

(Hướng dẫn chấm có 06 trang) Câu 1: (4.5 điểm) 1. Khi phân tích thành phần hóa học thành tế bào của 2 nhóm tế bào A và B (không rõ nguồn gốc) và cho li tâm siêu tốc thu được kết quả: - Nhóm tế bào A: Thành tế bào là peptidoglican, hằng số lắng của ribôxôm là 70S. - Nhóm tế bào B: Thành tế bào là xelulôzơ, hằng số lắng của ribôxôm là 80S và 70S. Hãy cho biết 2 loại tế bào trên thuộc loại tế bào nào? Thuộc đối tượng sinh vật nào? 2. Trong các loại đại phân tử sinh học, loại phân tử nào có tính đa dạng cao nhất? Hãy chứng minh đại phân tử đó có cấu trúc đa dạng nhất trong tất cả các đại phân tử hữu cơ ? 3. Một gen có 1680 liên kết hidrô. Mạch thứ nhất của gen có tổng của 2 loại nuclêôtit A và T bằng 20% số nuclêôtit của mạch và tổng của 2 loại nuclêôtit G và A bằng 40% số nuclêôtit của mạch. Mạch thứ 2 có số nuclêôtit loại G bằng 9/7 số nuclêôtit loại X. Xác định: a. Chiều dài của gen. b. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen và trong mỗi mạch đơn của gen Hướng dẫn chấm Ýđiểm 1 (1,0)

Nội dung Tế bào nhóm A: Tế bào nhân sơ; Tế bào vi khuẩn. (0.5 điểm) Tế bào nhóm B: Tế bào nhân thực; Tế bào thực vật. (0.5 điểm) (Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm => 4 x 0,25 = 1,0 điểm)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2 (1,5)

- Prôtêin (0.5 điểm) - Chứng minh: + Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin. Có 20 loại axitamin tham gia cấu tạo prôtêin. (0.25 điểm) Phân tử có càng nhiều loại đơn phân thì tính đa dạng càng cao. (0.25 điểm) + Prôtêin có cấu trúc không gian 4 bậc. (0.25 điểm) Các bậc cấu trúc không gian quy định tính đa dạng của prôtêin. (0.25 điểm)

3 (2,0)

Gọi: + N là tổng số nuclêôtit của gen. + A,T,G,X là các nuclêôtit của gen. + A1, T1,G1,X1 là các nuclêôtit của mạch thứ nhất của gen. + A2, T2,G2,X2 là các nuclêôtit của mạch thứ hai của gen. a.Chiều dài của gen Theo đề ta có: Số liên kết hidrô của gen là 2A + 3G = 1680 (1) Mạch 1: A1 + T1 + G1+ X1 = 100%.N/2 A1 + T1 = 20%.N/2 G1+ X1 = 80%. N/2 Mà A=T = A1 + T1= 20%.N/2 (2) G=X= G1+ X1 = 80%. N/2 (3) Thế (2) và (3) vào (1) ta có: 2. 20%.N/2 + 3. 80%. N/2 = 1680 N = 1200(Nu) (0.25 điểm) Chiều dài của gen là: (1200:2).3.4 = 2040 A0 (0.25 điểm) b. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen A=T =A1 + T1= 20%.600 = 120 (Nu) (4) (0.25 điểm) G=X= G1+ X1 = 80%. 600= 480 (Nu) (5) (0.25 điểm) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi mạch đơn của gen Mạch 2: G2 = 9/7 X2 <=> X1= 9/7 G1 (6) Thế (6) vào (5) G1= X2= 210 (Nu) (0.25 điểm) X1=G2= 270 (Nu) (0.25 điểm) Theo đề: G1 + A1 = 40%.600 = 240 (Nu) A1= T2= 240 -210 = 30 (Nu) (0.25 điểm) T1= A2= 120 -30 = 90 (Nu) (0.25 điểm)

(HS giải theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) . Câu 2: (5.5 điểm) 1.Sơ đồ sau mô tả về các quá trình sinh học diễn ra trong các bao quan của một tế bào thực vật

1

A

2

Kí hiệu: - Bào quan I: D e-

C

- Bào quan II:

- A,B,C,D: Kí hiệu các giai ATP ñoạn (Pha) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 1,2,3: Kí Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Hãy cho biết: e. Tên gọi của bào quan I, II là gì? f. Tên gọi của A,B,C là gì? g. Tên gọi của các chất 1,2,3 h. Trình bày vị trí xảy ra; kết quả của giai đoạn C trong sơ đồ? 2. Nếu ta cho một tế bào hồng cầu và một tế bào thực vật vào nước cất thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Tại sao? 3. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể động vật thì tế bào bạch cầu Lympho B tiết ra kháng thể để diệt vi khuẩn. Hãy cho biết vai trò của mỗi loại bào quan ở tế bào lympho B tham gia vào quá trình sản xuất và tiết kháng thể. Hướng dẫn chấm Ýđiểm 1 (2,5)

2 (1.5)

3 (1.5 điểm

Nội dung a. Tên bào quan Bào quan I: Ti thế; bào quan II: Lục lạp (0.5 điểm) b. Tên các giai đoạn: A: pha sáng; B: pha tối; (0.25 điểm) C đường phân; D: Chu trình Crep (0.25 điểm) c. Tên các chất Chất 1: CO2 ; Chất 2: O2; Chất 3: Glucôzơ (0.75 điểm) d. C là giai đoạn đường phân: - Xảy ra trong tế bào chất (0.25 điểm) - Glucôzơ 2 Axitpiruvic + 2 ATP + 2 NADH (0.5 điểm) - Nước cất là nước tinh khiết không chứa các chất tan => Môi trường nước cất là môi trường nhược trương so với tế bào (0.5 điểm) - Khi cho một tế bào hồng cầu vào nước cất => nước trong nước cất đi vào trong tế bào => tế bào hồng cầu tăng kích thước sau đó bị vỡ ra. (0.5 điểm) - Khi cho một tế bào thực vật vào trong nước cất => nước vào trong tế bào thực vật làm tăng kích thước của tế bào, tế bào to ra áp sát vào thành tế bào nhưng không bị vỡ vì đã có thành tế bào gia cố vững chắc cho tế bào. (0.5 điểm) - Các bào quan tham gia tiết kháng thể: Lưới nội chất hạt (ribôxôm), bô máy gôngi (0.5 điểm) + Lưới nội chất hạt là nơi tổng hợp chuổi polipeptit. Chuỗi polipeptit sau khi được tổng Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


)

hợp ở lưới nội chất hạt thì được đóng gói trong các bóng tải để chuyển đến bộ máy goongi. (0.5 điểm) + Bộ máy Goongi làm nhiệm vụ biến đổi chuổi polipeptit, gắn các chuỗi polipeptit thành 1 kháng thể hoàn chỉnh, sau đó đóng gói trong các túi tiết để xuất bào ra khỏi tế bào. (0.5 điểm)

Câu 3: (3.5 điểm) 1. a. Enzim là gì? Giải thích tại sao một số người không uống được sữa? b. Cho một lát khoai tây sống vào đĩa thứ nhất và một lát khoai tây chín vào đĩa thứ hai ở nhiệt độ phòng rồi nhỏ vào mỗi lát khoai tây một giọt H2O2 thì lượng khí thoát ra ở mỗi đĩa như thế nào? Giải thích? 2. Theo em câu nói :“Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng” có chính xác không? Vì sao? Hướng dẫn chấm ÝNội dung điểm a- Enzim là chất xúc tác sinh học, có bản chất là prôtêin, xúc tác các phản ứng sinh hóa 1 (2,5) trong điều kiện bình thường của cơ thể sống. Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng. (0.5 điểm) - Lactôzơ là đường chính trong các loại sữa của động vật có vú. Để hấp thụ lactôzơ, cơ thể có loại gen mã hóa enzim lactaza để phân hủy lactôzơ thành glucôzơ và galactôzơ để dễ dàng hấp thụ vào máu. (0.5 điểm) Tuy nhiên ở một số người do gen mã hóa enzim lactaza bị mất cơ thể không tổng hợp được enzim lactaza nên lactôzơ không được tiêu hóa Cơ thể những người này không dung nạp được lactôzơ – thành phần đường chủ yếu trong sữa nên không uống được sữa. (0.5 điểm) b- Lượng khí thoát ra ở hai đĩa khác nhau: Lượng khí thoát ra ở đĩa thứ nhất nhiều, không có khí thoát ra ở đĩa thứ hai.(0.5 điểm) - Giải thích: + Ở đĩa thứ nhất, lát khoai tây sống, enzim có hoạt tính cao nên tốc độ phản ứng xảy ra nhanh, H2O2 bị enzim catalaza phân hủy thành H2O và O2 nên khí O2 thoát ra nhiều → bọt khí trên bề mặt lát khoai tạo ra nhiều.(0.25 điểm) + Ở đĩa thứ hai, lát khoai tây chín, enzim đã bị nhiệt độ cao phân hủy làm mất hoạt tính nên phản ứng không xảy ra, H2O2 không bị phân hủy → không có bọt khí. (0.25 điểm) 2 (1)

- Không chính xác. (0.25 điểm) - Giải thích: Vì pha tối dùng sản phẩm của pha sáng (ATP và NADPH) để hoạt động Pha tối sử dụng năng lượng chứa trong ATP và NADPH để đồng hóa CO2, tổng hợp các hợp chất hữu cơ trong cơ thể. (0.25 điểm) Hơn nữa, có loại enzim của pha tối được hoạt hóa bởi ánh sáng. (0.25 điểm) Do đó, nếu tình trạng không có ánh sáng kéo dài, pha tối cũng không thể tiếp tục xảy ra. (0.25 điểm)

Câu 4: (4 điểm) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1. Hợp tử của một loài có bộ NST lưỡng bội 2n=6, ký hiệu AaBbXY. Hãy viết kí hiệu bộ NST khi hợp tử trải qua mỗi kì của quá trình nguyên phân. 2. 10 tế bào sinh dục của một cơ thể nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 NST đơn mới tương đương. Các tế bào con đều trải qua vùng sinh trưởng bước vào vùng chín, giảm phân tạo nên các giao tử, môi trường nội bào đã cung cấp thêm nguyên liệu tạo nên 2560 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử 10% tạo nên 128 hợp tử lưỡng bội bình thường. a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và tên của loài đó? b. Xác định giới tính của cơ thể tạo nên các giao tử trên? c. Các hợp tử được chia thành hai nhóm A và B có số lượng bằng nhau. Mỗi hợp tử trong nhóm A có số đợt nguyên phân gấp 2 lần số đợt nguyên phân trong nhóm B. Các hợp tử trong mỗi nhóm có số đợt nguyên phân bằng nhau. Tổng số NST đơn có trong toàn bộ các tế bào con sinh ra từ 2 nhóm bằng 10240 NST đơn lúc chưa nhân đôi. Tìm số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử trong mỗi nhóm tế bào. 3. Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào? Nêu điểm khác nhau cơ bản trong phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật và tế bào động vật? Giải thích tại sao lại có sự khác nhau đó? Hướng dẫn chấm ÝNội dung điểm - Kỳ trung gian: AAaaBBbbXXYY (0.25 điểm) 1 (1,25) - Kỳ đầu: AAaaBBbbXXYY (0.25 điểm) - Kỳ giữa: AAaaBBbbXXYY (0.25 điểm) - Kỳ sau: AaBbXY  AaBbXY (0.25 điểm) - Kỳ cuối: AaBbXY, AaBbXY (0.25 điểm) 2 (2,0)

Gọi k là số lần nguyên phân của 10 TB sinh dục sơ khai. 2n là bộ NST lưỡng bội của loài. a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài Theo đề: 10.2n.(2k – 1) = 2480 (1) 10.2n.2k = 2560 (2) Lấy (2) – (1) 2n = 8 Ruồi giấm (0.5 điểm) 2k = 2560/10.8 = 32 K = 5 b. Theo đề : Số giao tử tham gia thụ tinh: 128.100%/10% = 1280 (giao tử) Số TB sinh giao tử tham gia giảm phân: 10.2k = 10.32= 320 (TB) Vậy: Số giao tử sinh ra từ một tế bào sinh giao tử : 1280/320 = 4 Con đực (0.5 điểm)

c. Gọi a là số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử trong nhóm B 2a là số lần nguyên phân của mỗi hợp tử trong nhóm A. Theo đề ta có: Số hợp tử của mỗi nhóm là 128:2 = 64 (hợp tử) (0.25 điểm) Số NST đơn trong tế bào con bằng 10240 2n .64.22a + 2n.64.2a = 10240 (0.25 điểm)  22a + 2a = 20 Nếu a = 1 22a + 2a < 20 (loại) Nếu a = 2 22a + 2a = 20 (nghiệm đúng). (0.25 điểm) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Vậy số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử nhóm B, nhóm A lần lượt là 2; 4 (0.25 điểm)

(HS giải theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì cuối. (0.25 điểm) 2 (0,75) - Điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật là sự hình thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài (vách tế bào), còn ở tế bào động vật là sự hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế bào bắt đầu co thắt từ ngoài (màng sinh chất) vào trung tâm. (0.25 điểm) - Có sự khác nhau đó là do tế bào thực vật có thành tế bào bằng xenlulôzơ, làm cho tế bào không vận động và không co thắt được. (0.25 điểm) Câu 5: (3.5 điểm)

1.Nuôi vi khuẩn E.coli trong môi trường có cơ chất là glucozơ cho đến pha log thì đem cấy chúng sang các môi trường sau: - Môi trường 1: có cơ chất glucôzơ - Môi trường 2: có cơ chất mantôzơ - Môi trường 3: có cơ chất glucôzơ và mantôzơ Các môi trường đều trong hệ thống kín. a. Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn E.coli trên thuộc phương pháp nuôi cấy nào? Vì sao? b. Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn E.coli gồm những pha nào trong từng môi trường trên? Giải thích? 2. Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi khuẩn kí sinh gây bệnh? Hướng dẫn chấm Ýđiểm 1 (2.25 đ)

Nội dung

a. Các môi trường đều trong hệ thống kín, có nghĩa là cơ chất chỉ được cung cấp một lần và chất thải không được lấy ra. Đó chính là môi trường nuôi cấy không liên tục.(0.25 điểm) + Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục gồm 4 pha: pha lag (pha tiềm sinh), pha log (pha lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong. (0.25 điểm) b. - Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường 1 gồm 3 pha: pha log (pha lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong. Pha tiềm phát không có vì môi trường cũ và mới đều có cơ chất là glucozơ nên khi chuyển sang môi trường mới, vi khuẩn không phải trải qua giai đoạn thích ứng với cơ chất. (0.5 điểm) - Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường 2 gồm 4 pha: pha lag, pha log (pha lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong vì mantozơ là cơ chất mới nên vi khuẩn phải trải qua giai đoạn thích ứng, tiết các enzim phân giải cơ chất nên cần phải có pha lag. (0.5 điểm) - Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường 3 gồm 4 pha: 1pha lag, 2 pha log (pha lũy thừa), 1pha cân bằng, 1pha suy vong. (0.25 điểm) + Vi khuẩn sẽ sử dụng cơ chất glucozơ trước, không có pha lag và sinh trưởng theo pha log. (0.25 điểm) + Khi hết glucozơ thì vi khuẩn chuyển sang môi trường mới là mantozơ nên phải có sự thích ứng với cơ chất mới và sinh trưởng theo các pha: pha lag (pha tiềm sinh), pha log Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


(pha lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong. (0.25 điểm) Đa số vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm trung tính. Trong sữa chua có nhiều axit lactic 2 (0,25) tạo pH thấp trong môi trường, vi sinh vật gây bệnh sẽ bị tiêu diệt ở điều kiện này. (0.25 điểm) ------------------------------HẾT-------------------------------

ĐỀ THI OLIMPIC – MÔN THI: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 150 phút, (không kể thời gian giao đề) Câu 1. ( 2,5 điểm ) 1.Nêu các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống,cấp độ nào là cơ bản nhất? Vì sao? 2.Có ba sinh vật nhân thực I,II,III, trong đó: - Tế bào sinh vật nhân thực I: có sắc tố quang hợp, có thành xenlulozơ,sống ở cạn. - Tế bào sinh vật nhân thực II: không có sắc tố quang hợp, có thành kitin,không có lục lạp. - Tế bào sinh vật nhân thực III: có sắc tố quang hợp, có thành xenlulozơ,sống ở nước. Hãy cho biết sinh vật I,II,III thuộc những giới sinh vật nào? Gọi tên hình thức dinh dưỡng của các sinh vật đó? Câu 2. ( 4,5 điểm ) 1.Quan sát và mô tả hình vẽ sau ,từ đó nêu ra điểm giống và khác nhau giữa 2 phân tử này?

2. Thế nào là nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng ? Ở một số vùng để cây Táo sinh trưởng phát triển tốt người ta thường đóng một số đinh kẽm vào thân cây. Hãy giải thích tại sao? Câu 3. ( 5,0 điểm ) 1.Nêu những điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực? Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2. Cho biết tế bào thực vật khác tế bào đông vật ở những điểm cơ bản nào? 3. Những điều sau đây là đúng hay sai. Nếu sai hãy sửa lại cho đúng. a/ Tế bào để trong dung dịch ưu trương sẽ bị trương lên. b/ Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và vỡ tan. c/ Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và bị tiêu hủy trong Lizoxom d/ Vận chuyển dễ dàng các chất qua màng tế bào là phương thức vận chuyển cần tiêu phí năng lượng ATP. Câu 4. ( 4,25 điểm ) 1. Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp ở cây xanh về các tiêu chí sau: Nơi diễn ra, điều kiện, nguyên liệu, sản phẩm, chuyển hóa năng lượng. 2.Quá trình hô hấp tế bào của một người đang chạy bộ diễn ra mạnh hay yếu.Tại sao? Câu 5. ( 3,75 điểm ) 1.Nêu diễn biến cơ bản từng pha của kỳ trung gian trong chu kỳ tế bào. 2.Một tế bào sinh dục sơ khai ở Gà mái ( 2n=78) tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần tạo ra các tế con . 75% số tế bào con này bước vào giai đoạn chín và thực hiện giảm phân tạo giao tử. Hỏi: a/ Số giao tử tạo thành sau giảm phân là bao nhiêu? b/ Số NST, số Cromatit, số tâm động của tế bào ở kỳ đầu nguyên phân lần thứ 1 là bao nhiêu? c/ Số nhiễm sắc thể mang nguyên liệu hoàn toàn mới ở tất cả tế bào con ở thế hệ cuối cùng sau nguyên phân là bao nhiêu? Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


………………………………………..Hết………………………………………….

ĐỀ THI OLIMPIC MÔN THI: SINH HỌC 10 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: ( 2,5đ ) Ýđiểm 1 ( 1đ)

2 ( 1,5đ)

Nội dung

-Các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống: tế bào,cơ thể,quần thể, quần xã, hệ sinh thái.( 0,25đ ) -Cấp độ nào là cơ bản nhất: Tế bào ( 0,25 đ ) - Vì: + Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.( 0,25đ ) + Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống ( hoặc các hoạt động sống diển ra trong tế bào) ( 0,25đ ) Sinh vật Giới Hình thức dinh dưỡng Thực vật Tự dưỡng I Nấm Dị dưỡng ( hoặc dị dưỡng hoại sinh) II Tảo Tự dưỡng ( hoặc quang tự dưỡng) III ( Mỗi ý đúng 0,25 x 6 ý = 1,5đ)

Câu 2: ( 4,5đ) 1.Quan sát và mô tả hình vẽ sau ,từ đó nêu ra điểm giống và khác nhau giữa 2 phân tử này?

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2. Ýđiểm 1 2,0 đ

Nội dung -Hình vẽ mô tả : Cấu trúc của 2 loại pôlisacaric là Tinh bột và xenlulôzơ (0,25đ ) - Sự giống nhau: + Cấu trúc: - Đều là đại phân tử gồm nhiều đơn phân là glucozo (0,25đ ) - Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết glicozit bền chắc. (0,25đ ) + Chức năng: - Là thành phần cấu trúc tế bào.(0,25đ ) - Sự khác nhau: Nội dung Xenlulozo Tinh bột - Mạch thẳng - Phân nhánh ( ) - Dạng mạch: - Chức năng: - Cấu trúc thành tế bào - Dự trữ năng lượng( ) ( Mỗi ý đúng 0,25 x 4 ý = 1,0đ)

2 2,5 đ

- Thế nào là nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng ? + Nguyên tố đa lượng: Nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể lớn hơn 0,01 %.( 0,25đ) + Nguyên tố vi lượng: Nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể nhỏ hơn 0,01 %. (0,25đ ) - Cho ví dụ: Từ 4 nguyên tố trở lên +Nguyên tố đa lượng: C,H,O,N… (0,25đ ) +Nguyên tố vi lượng: Cu, Mn, Mo, Zn... (0,25đ) - Ở một số vùng để cây Táo sinh trưởng phát triển tốt người ta thường đóng một số đinh kẽm vào thân cây. Hãy giải thích tại sao? + Kẽm (Zn) là nguyên tố vi lượng ( 0,5đ ) + Vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong đời sống của cây. (0,5đ ) + Đóng đinh vào thân cây: Để Zn có thể khuyết tán từ từ và thường xuyên Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


cung cấp cho cây. (0,5đ )

.Câu 3. ( 5,0 đ )

ÝNội dung điểm 1 2,5Nêu đ - Nêu những điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực? Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

- Kích thước nhỏ, cấu trúc đơn giản - Không có màng bao bọc vật chất di truyền - Tế bào chất không có hệ thống nội màng - Không có màng bao bọc các bào quan

- Kích thước lớn, cấu trúc phức tạp - Có màng bao bọc vật chất di truyền

- Không có khung tế bào

- Có khung tế bào

- Tế bào chất có hệ thống nội màng - Có màng bao bọc các bào quan

( Mỗi ý đúng 0,25 x 10 ý = 2,5đ) 2 1,5 đ

-Cho biết tế bào thực vật khác tế bào đông vật ở những điểm cơ bản nào? Tế bào động vật - Không có thành tế bào - Không có lục lạp - Không có không bào

Tế bào thực vật - Có thành tế bào - Có lục lạp - Có không bào

( Mỗi ý đúng 0,25 x 6 ý = 1,5 đ) 3 1,0 đ

- Những điều sau đây là đúng hay sai. Nếu sai hãy sửa lại cho đúng. a/ Sai. Tế bào co lại vì mất nước. ( 0,25đ) b/ Sai. Tế bào trương lên nhưng không vỡ vì có thành tế bào bằng xenlulozo bền chắc. ( 0,25đ) c/ Sai. Vi khuẩn không chui vào lizoxom mà chỉ nhờ enzim tiêu hóa trong Lizoxom. ( 0,25đ) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


d/ Sai. Không tiêu phí năng lượng.( 0,25đ) Câu 4. ( 4,25đ) Ýđiểm 1 2,5 đ

Nội dung -Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp ở cây xanh về các tiêu chí sau: Nơi diễn ra, điều kiện, nguyên liệu, sản phẩm, chuyển hóa năng lượng. Nội dung Nơi diễn ra

Xenlulozo -Màng tilacoit của lục lạp

Tinh bột -Chất nền của lục lạp

Điều kiện

-Có ánh sáng

- Xảy ra cả khi có ánh sáng hoặc không có ánh sáng

Nguyên liệu

- Ánh sáng,H2O ,ADP,NADP ATP,NADPH,O2

-CO2, ATP,NADPH,

Sản phẩm Chuyển hóa năng lượng

- Các chất hữu cơ ( tinh bột..) - Chuyển hóa năng - Sử dụng ATP và lượng ánh sáng ( NADPH từ pha sáng Quang năng) thành hóa để tổng hợp chất hữu năng tích lũy trong cơ. ATP và NADPH

( Mỗi ý đúng 0,25 x 10 ý = 2,5đ) 2 1,75đ

- Quá trình hô hấp tế bào của một người đang chạy bộ diễn ra mạnh hay yếu.Tại sao? - Diễn ra mạnh (0,25đ) - Vì: + Khi chạy các tế bào cơ, xương cần nhiều năng lượng ATP cung cấp cho quá trình vận động. ( 0,5đ ) + Hô hấp tế bào phải tăng cường hoạt động đáp ứng nhu cầu cơ thể.( 0,5 đ) -> tăng hô hấp ngoài để tăng cường hấp thụ khí O2 và thải khí CO2. ( 0,25đ ) -> Vì vậy người chạy bộ thường phải thở mạnh hơn so với bình thường. ( 0,25đ) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 5. ( 3,75đ) 2.Một tế bào sinh dục sơ khai ở Gà mái ( 2n=78) tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần tạo ra các tế con . 75% số tế bào con này bước vào giai đoạn chín và thực hiện giảm phân tạo giao tử Hỏi: a/ Số giao tử tạo thành sau giảm phân là bao nhiêu? b/ Số NST, số Cromatit, số tâm động của tế bào ở kỳ đầu nguyên phân lần thứ 1 là bao nhiêu? c/ Số nhiễm sắc thể mang nguyên liệu hoàn toàn mới ở tất cả tế bào con ở thế hệ cuối cùng sau nguyên phân là bao nhiêu? Ýđiểm 1 0,75đ

2 3,0 đ

Nội dung -Nêu diễn biến cơ bản từng pha của kỳ trung gian trong chu kỳ tế bào. + Pha G1 : Tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.( 0,25đ) + Pha S : ADN nhân đội-> NST nhân đôi -> NST kép dính nhau ở tâm động.( 0,25đ) + Pha G2 : Tế bào tổng hợp những gì còn lại cho quá trình phân bào.( 0,25đ) a/ Số giao tử tạo thành sau giảm phân là bao nhiêu? + Số tế bào con tạo thành sau 5 lần nguyên phân: n 5 2 = 2 = 32 tế bào con ( 0,5đ) + Số giao tử tạo thành sau giảm phân 5 a = 2 x 75% = 24 giao tử. ( 0,5đ) b/ Số NST, số Cromatit, số tâm động ở kỳ đầu nguyên phân là bao nhiêu? + 2n NST kép= 2 X 39 = 78 ( 0,5đ) + Cromatit = 4 n = 4 X 39 = 156 ( 0,5đ) + Tâm động = 2 n = 2 X 39= 78 ( 0,5đ) c/ Số nhiễm sắc thể mang nguyên liệu hoàn toàn mới ở tất cả tế bào con ở thế hệ cuối cùng sau nguyên phân? + Gọi K là số lần nguyên phân: + Số NST mang nguyên liệu hoàn toàn mới là: ( 2K – 2 ) X 2n = 30 X 78 = 2340 NST ( 0,5đ) .............................Hết........................ Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


ĐỀ ĐỀ NGHI (Đề gồm có 2 trang)

KỲ THI OLYMPIC Môn thi: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. ( 3,0 điểm) 1. Hãy giải thích tại sao nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tế bào sinh vật? 2. Tại sao nói cấu trúc bậc một của protein quyết định cấu trúc của các bậc còn lại? 3. Một trong số các chức năng của lipit là dự trữ năng lượng, giải thích tại sao ở động vật chất dự trữ là mỡ mà không phải là dầu? Câu 2. ( 1,0 điểm) Một phân tử ADN mạch kép có chiều dài 5100A0, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 38%. Trên mạch 1 của ADN có A = G = 20% tổng số nucleotit của mạch. Xác định số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi mạch của gen. Câu 3. (3,0 điểm) 1. Trong cấu trúc của màng sinh chất, protein màng phân bố như thế nào? Nêu các chức năng của protein màng? Vì sao tế bào có thể “chọn’’ được các chất nhất định để vận chuyển vào tế bào bằng con đường thực bào? 2. Bào quan lizôxôm ở tế bào động vật có chức năng gì? Được hình thành từ đâu? Trong các loại tế bào sau: Tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu; loại tế bào nào chứa nhiều lizôxôm nhất? Giải thích. Câu 4: (2.0 điểm) Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh dục của ruồi giấm đang thực hiện quá trình giảm phân có tổng số 128 NST kép. Nhóm tế bào này đang ở kì nào và có số lượng bao nhiêu? Biết rằng mọi diễn biến trong các tế bào là như nhau. Câu 5: (3.0 điểm): Sơ đồ dưới đây là các con đường giải phóng năng lượng ở vi sinh vật: Chất cho eletron hữu cơ. A

B Q

Q Chất hữu cơ

O2

C

Q NO-3; SO42-; CO2

1. Em hãy cho biết tên các con đường A, B, C 2. Phân biệt các con đường trên về điều kiện xảy ra, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm tạo thành. 3. Vi khuẩn lam tổng hợp prôtêin của mình từ nguồn cacbon và nitơ ở đâu? kiểu dinh dưỡng của chúng là gì? Câu 6: (2.0 điểm) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1. ATP có cấu tạo như thế nào? Vì sao nói ATP là “đồng tiền năng lượng” của tế bào? ATP có vai trò gì đối với hoạt động sống của tế bào? 2. Enzim là gì? Nêu cấu trúc của enzim. Tại sao khi tăng nhiệt độ quá cao so với nhiệt độ tối ưu thì enzim bị giảm hoặc mất hoạt tính? Tế bào có thể điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất bằng cách nào? Câu 7: (3.0 điểm) 1. Nói “ Kì trung gian là thời gian tế bào nghỉ ngơi giữa 2 lần nguyên phân” có đúng không? Giải thích? 2. Trong giai đoạn đầu quá trình phát triển phôi ở ruồi giấm, giả sử từ nhân của hợp tử đã diễn ra sự nhân đôi liên tiếp 7 lần, nhưng không phân chia tế bào chất. Kết quả thu được sẽ như thế nào? Phôi có phát triển bình thường không? Tại sao? Câu 8. (3,0 điểm) 1. Người ta cấy vi khuẩn Proteus vulgaris trên các môi trường dịch thể có thành phần tính theo đơn vị g/l như sau: NH4Cl – 1; FeSO4.7H2O - 0,01; K2HPO4 – 1; CaCl2 - 0,01; MgSO4.7H2O - 0,2; H2O - 1 lít. Các nguyên tố vi lượng (Mn, Mo,Cu, Zn): mỗi loại 2. 10-5 Bổ sung thêm vào mỗi loại môi trường các thành phần sau: Các loại môi trường Chất bổ sung M1 M2 M3 Glucose 6g 6g 6g Axit nicotinic 0 0,15mg 0 Cao nấm men 0 0 6g Sau 24 giờ nuôi trong tủ ấm ở nhiệt độ phù hợp, người ta thấy có sự sinh trưởng của vi khuẩn trên các môi trường M2, M3; còn trên môi trường M1 không có vi khuẩn phát triển. - Dựa theo các chất dinh dưỡng có trong môi trường nuôi cấy, hãy cho biết M1, M2 và M3 thuộc về các loại môi trường gì? - Axit nicotinic giữ vai trò gì đối với vi khuẩn Proteus vulgaris ? Vì sao? 2. Thế nào là nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật. Khi nuôi vi khuẩn E.Coli trên môi trường chứa hỗn hợp glucozơ và lactozơ, sự tăng trưởng của vi khuẩn được ghi lại theo đồ thị bên. Căn cứ vào đồ thị, hãy cho biết: - Nồng độ glucozơ trong môi trường nuôi cấy cao nhất và thấp nhất ở thời điểm nào? Giải thích. - Vào thời điểm nào của quá trình nuôi cấy thì vi khuẩn tiết ra enzym galactosidaza (enzim phân giải lactozơ). Giải thích.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


------------------HẾT-----------------

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. ( 3,0 điểm) 1. Hãy giải thích tại sao nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tế bào sinh vật? 2. Tại sao nói cấu trúc bậc một của protein quyết định cấu trúc của các bậc còn lại? 3. Một trong số các chức năng của lipit là dự trữ năng lượng, giải thích tại sao ở động vật chất dự trữ là mỡ mà không phải là dầu? Hướng dẫn chấm ÝNội dung điểm Do phân tử nước có tính phân cực (0,5), nên phân tử nước này sẽ hút phân tử nước kia và hút các 1 phân tử phân cực khác, do đó nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống (0,5). (1,0) Cấu trúc bậc một của protein quyết định cấu trúc của các bậc còn lại, vì 2 - Cấu trúc bậc hai trở lên của protein được hình thành do sự cuộn xoắn chuỗi polipeptit theo những (1,0) cách khác nhau nhờ các liên kết giữa các axit amin. (0,5) - Sự hình thành những liên kết giữa các axit amin trong cấu trúc bậc cao hơn phụ thuộc vào trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1. (0,5) (Cấu trúc bậc 1 đặc trưng bởi trình tự sắp xếp các axit amin. Trình tự sắp xếp các axit amin sẽ xác định vị trí hình thành các liên kết yếu (H, ion, Vande van), liên kết disunfit và các tương tác kị nước để tạo nên các bậc cấu trúc cao hơn.) - Mỡ là lipit có chứa nhiều các axit béo no còn dầu có chứa nhiều các axit béo không no. (0,25) 3 - Động vật có khả năng di chuyển nên sự nén chặt của lipit dưới dạng mỡ giúp cho nó thuận lợi (1,0) hơn trong hoạt động của mình (0,25), đồng thời khi tích lũy hay chiết rút năng lượng thì mỡ có thể phồng lên hoặc xẹp đi dễ dàng. (0,25) Dầu có cấu trúc lỏng lẻo hơn nên không có những đặc điểm trên (0,25) Câu 2. ( 1,0 điểm)

Một phân tử ADN mạch kép có chiều dài 5100A0, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 38%. Trên mạch 1 của ADN có A = G = 20% tổng số nucleotit của mạch. Xác định số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi mạch của gen. Hướng dẫn chấm Ýđiểm (1,0)

Nội dung

% A1 + %T 1 = 38% %A1 + %T1 = 76% %T1 = 76% - A1 = 76% - 20% = 56% (0,25) 2 G1 = 100% - (%A1 + %T1 + %X1) = 100% - (56% + 20% + 20%) = 4% (0,25) Tổng số nuclêôtit của ADN là: (5100 x 2) : 3,4 = 3000 (nu) (0,25) Số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi mạch: A1 = T2 = 20% x 1500 = 300 (nu) T1 = A2 = 56% x 1500 = 840 (nu) G1 = X2 = 4% x 1500 = 60 (nu) X1 = G2 = 20% x 1500 = 300 (nu) (0,25) (HS làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) Câu 3. (3,0 điểm) 1. Trong cấu trúc của màng sinh chất, protein màng phân bố như thế nào? Nêu các chức năng của protein màng? Vì sao tế bào có thể “chọn’’ được các chất nhất định để vận chuyển vào tế bào bằng con đường thực bào?

A=

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2. Bào quan lizôxôm ở tế bào động vật có chức năng gì? Được hình thành từ đâu? Trong các loại tế bào sau: Tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu; loại tế bào nào chứa nhiều lizôxôm nhất? Giải thích. Hướng dẫn chấm ÝNội dung điểm * Phân bố protein màng: xuyên màng và bám màng (0,25). 1 (1,5) * Chức năng của protein màng là: - Tạo kênh vận chuyển các chất - Protein thụ thể tiếp nhận thông tin - Glycoprotein là dấu chuẩn nhận biết tế bào - Protein gắn với khung xương tế bào duy trì hình dạng tế bào - Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa diễn ra trên màng - Các protein làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào thành các mô (Thí sinh nêu được 1 ý cho 0,25; 2 ý cho 0,5; 3 ý cho 0,75; 4-6 ý cho 1,0) * Tế bào có thể “chọn’’ được các chất nhất định để vận chuyển vào tế bào bằng con đường thực bào vì: Trên màng tế bào có các thụ thể có thể liên kết đặc hiệu với 1 số chất nhất định (0,25) * Chức năng của bào quan lizôxôm: 2 - Phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi, các bào quan (1,5) già...(0,5) * Bào quan lizôxôm ở tế bào nhân thực được hình thành từ bộ máy golgi. (0,25) * Tế bào bạch cầu chứa lizôxôm nhiều nhất. (0,5) Vì nó đảm nhiệm chức năng tiêu diệt vi khuẩn, tế bào già, tế bào bị tổn thương. (0,25) Câu 4: (2.0 điểm) Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh dục của ruồi giấm đang thực hiện quá trình giảm phân có tổng số 128 NST kép. Nhóm tế bào này đang ở kì nào và có số lượng bao nhiêu? Biết rằng mọi diễn biến trong các tế bào là như nhau. 1.0đ 0.5đ 0.5đ

Hướng dẫn chấm - NST kép có thể ở 1 trong các kì sau: Kì trung gian lần phân bào I sau khi đã nhân đôi, kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I, kì đầu II, kì giữa II. (Thí sinh làm đúng 1-2 ý cho 0,25; 34 ý cho 0,5; 5-6 ý cho 0,75; 7 ý cho 1,0) + Số lượng tế bào ở kì trung gian lần phân bào I sau khi đã nhân đôi, kì đầu I, kì giữa I, kì sau I: 128 : 8 = 16 tế bào.

+ Số lượng tế bào ở kì cuối I, kì đầu II, kì giữa II: 128 : 4 = 32 tế bào

(HS làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) Câu 5: (3.0 điểm): Sơ đồ dưới đây là các con đường giải phóng năng lượng ở vi sinh vật:

Chất cho eletron hữu cơ. A

B Q

Q Chất hữu cơ

O2

C

Q NO-3; SO42-; CO2

1. Em hãy cho biết tên các con đường A, B, C Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2. Phân biệt các con đường trên về điều kiện xảy ra, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm tạo thành. 3. Vi khuẩn lam tổng hợp prôtêin của mình từ nguồn cacbon và nitơ ở đâu? kiểu dinh dưỡng của chúng là gì? Hướng dẫn chấm Ý- điểm 1(0,75) 2(1,75)

3(0,5)

Nội dung

A. lên men. B. hô hấp hiếu khí C. hô hấp kị khí. Hô hấp kị khí Điều kiện Kị khí Chất nhân e cuối chất vô cơ (NO-3; cùng là SO2-..) sản phẩm trung gian và tạo ít năng lượng ATP

Hô hấp hiếu khí Hiếu khí ô xi phân tử

Lên men kị khí chất hữu cơ

CO2; H2O, ATP trung gian, tạo ra năng lượng sinh ra ít năng lượng ATP nhiều nhất

Kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng. - Nguồn cacbon cung cấp là do quá trình quang tự dưỡng, nguồn nitơ là nhờ nitroogenaza cố định nitơ phân tử, diễn ra chủ yếu trong tế bào dị hình.

Câu 6: (2.0 điểm) 1. ATP có cấu tạo như thế nào? Vì sao nói ATP là “đồng tiền năng lượng” của tế bào? ATP có vai trò gì đối với hoạt động sống của tế bào? 2. Enzim là gì? Nêu cấu trúc của enzim. Tại sao khi tăng nhiệt độ quá cao so với nhiệt độ tối ưu thì enzim bị giảm hoặc mất hoạt tính? Tế bào có thể điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất bằng cách nào? Hướng dẫn trả lời: 1. 0.25đ * Cấu tạo ATP: Gồm 3 thành phần: Ađênin, Đường Ribôzơ, 3 nhóm phôtphat - ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào: 0.25đ + Đây là hợp chất cao năng, có 2 liên kết giàu năng lượng (mỗi liên kết chứa 31kj/mol) + Các liên kết trong ATP dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng 0,25đ - ATP cần cho mọi hoạt động của tế bào và cơ thể như: tổng hợp các chất, vận chuyển chủ động các chất qua màng, sinh công cơ học, dẫn truyền xung thần kinh… ( hs trình bày được từ 3 vai trò trở lên cho điểm tối đa) 2. 0.25đ - Enzim: Là chất xúc tác sinh học, có bản chất prôtêin, xúc tác các phản ứng sinh hóa trong điều kiện bình thường của cơ thể sống. Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đôỉ sau phản ứng. Cấu trúc của enzim: 0.25đ + Enzim gồm 2 loại: Enzim 1 thành phần (chỉ là prôtêin) và enzim 2 thành phần (ngoài prôtêin còn liên kết với chất khác không phải prôtêin). + Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt liên kết với cơ chất được gọi 0.25đ là trung tâm hoạt động. (Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất, nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi tạo thành sản phẩm.) 0.25đ - Khi tăng nhiệt độ quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


enzim bị giảm hoặc mất đi là do prôtêin của enzim bị biến tính, cấu hình không gian của trung tâm hoạt tính bị thay đổi. 0.25đ - Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất bằng cách điều chỉnh hoạt tính của enzim. Câu 7: (3.0 điểm) 1. Nói “ Kì trung gian là thời gian tế bào nghỉ ngơi giữa 2 lần nguyên phân” có đúng không? Giải thích? 2. Trong giai đoạn đầu quá trình phát triển phôi ở ruồi giấm, giả sử từ nhân của hợp tử đã diễn ra sự nhân đôi liên tiếp 7 lần, nhưng không phân chia tế bào chất. Kết quả thu được sẽ như thế nào? Phôi có phát triển bình thường không? Tại sao? Hướng dẫn trả lời: 1. - Nói “ Kì trung gian là thời gian tế bào nghỉ ngơi giữa 2 lần nguyên phân” là không đúng. 0.5đ - Kì trung gian gồm 3 pha: G1, S và G2 chiếm thời gian chủ yếu (90%) trong chu kì tế bào. 0.5đ 0.25đ Pha G1: Tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng của tế bào Pha S: Nhân đôi ADN nhân đôi NST 0.5đ Trung tử nhân đôi 0.25đ Pha G: Tổng hợp những gì còn lại cần cho sự phân bào 2. Nguyªn ph©n x¶y ra mµ sù ph©n chia tÕ bµo chÊt chưa x¶y ra th× sÏ h×nh thµnh mét tÕ 0.5đ bµo ®a nh©n (trong tr-êng hîp nµy lµ tÕ bµo chøa 128 nh©n). - Ruåi con sÏ ph¸t triÓn b×nh th-êng, (0.25đ) v× tÕ bµo ®a nh©n nªu trªn sÏ ph©n chia 0.5đ tÕ bµo chÊt ®Ó h×nh thµnh ph«i nang, råi ph¸t triÓn thµnh ruåi tr-ëng thµnh. (0.25đ) Câu 8. (3,0 điểm) 1. Người ta cấy vi khuẩn Proteus vulgaris trên các môi trường dịch thể có thành phần tính theo đơn vị g/l như sau: NH4Cl – 1; FeSO4.7H2O - 0,01; K2HPO4 – 1; CaCl2 - 0,01; MgSO4.7H2O - 0,2; H2O - 1 lít. Các nguyên tố vi lượng (Mn, Mo,Cu, Zn): mỗi loại 2. 10-5 Bổ sung thêm vào mỗi loại môi trường các thành phần sau: Các loại môi trường Chất bổ sung M1 M2 M3 Glucose 6g 6g 6g Axit nicotinic 0 0,15mg 0 Cao nấm men 0 0 6g Sau 24 giờ nuôi trong tủ ấm ở nhiệt độ phù hợp, người ta thấy có sự sinh trưởng của vi khuẩn trên các môi trường M2, M3; còn trên môi trường M1 không có vi khuẩn phát triển. - Dựa theo các chất dinh dưỡng có trong môi trường nuôi cấy, hãy cho biết M1, M2 và M3 thuộc về các loại môi trường gì? - Axit nicotinic giữ vai trò gì đối với vi khuẩn Proteus vulgaris ? Vì sao? 2. Thế nào là nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Khi nuôi vi khuẩn E.Coli trên môi trường chứa hỗn hợp glucozơ và lactozơ, sự tăng trưởng của vi khuẩn được ghi lại theo đồ thị bên. Căn cứ vào đồ thị, hãy cho biết: - Nồng độ glucozơ trong môi trường nuôi cấy cao nhất và thấp nhất ở thời điểm nào? Giải thích. - Vào thời điểm nào của quá trình nuôi cấy thì vi khuẩn tiết ra enzym galactosidaza (enzim phân giải lactozơ). Giải thích.

Ý 1 (1,0) 2 (2,0)

Hướng dẫn trả lời: Nội dung * M1, M2: Môi trường tổng hợp(0,25) M3: Môi trường bán tổng hợp. (0,25) * Axit nicotinic là nhân tố sinh trưởng đối với vi khuẩn Proteus vulgaris. (0,25) Vì thiếu nó (môi trường M1) vi khuẩn không phát triển. (0,25) * Nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy không liên tục đối với vi sinh vật: - Nuôi cấy không liên tục: Môi trường nuôi cấy không được bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất. (0,5) - Nuôi cấy liên tục: Môi trường nuôi cấy được bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương. (0,5) * Nồng độ glucozơ cao nhất và thấp nhất : - Nồng độ glucozơ cao nhất tại thời điểm bắt đầu nuôi cấy (0 phút). Vì lúc này vi khuẩn chưa sử dụng glucozơ (0,25) - Nồng độ glucozơ thấp nhất vào khoảng phút thứ 100 phút. Vì khi đó vi khuẩn đã sử dụng hết nguồn glucozơ (0,25) * Thời điểm vi khuẩn tiết ra enzym galactosidaza: Vào khoảng phút thứ 100, vi khuẩn tiết ra enzym galactosidaza. (0,25) Vì vi khuẩn đã sử dụng hết nguồn glucozơ (đường đơn), sẽ tiết enzym galactosidaza để phân giải lactozơ. (0,25)

ĐỀ ĐỀ NGHỊ

KỲ THI OLYMPIC ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài : 150 phút

Câu 1: (2,0 điểm). a. Vai trò của các liên kết hidro trong các phân tử xenlulozo, ADN, protein? b. ADN có tính chất và đặc điểm gì mà có thể đảm bảo cho nó giữ được thông tin di truyền? Câu 2: (2,0 điểm).

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


a. Có ý kiến cho rằng cholesterol là loại lipit hoàn toàn có hại cho cơ thể người. Ý kiến đó có chính xác không? Vì sao? Tại sao ăn dầu cá hoặc dầu ôliu tốt cho tim mạch? b. Tại sao một số động vật nhỏ (nhện, gọng vó…) có thể di chuyển trên mặt nước mà không bị chìm? c. Tại sao các protein màng lyzosome không bị thủy phân bởi enzim thủy phân có trong lyzosome. Câu 3: (4 điểm). a. “Nhờ có bào quan này mà tế bào được xoang hóa nhưng vẫn đảm bảo sự thông thương mật thiết giữa các khu vực”. Nhận định trên đang nói về bào quan nào của tế bào nhân thực? Hãy cho biết chức năng của bào quan đó? b. Phân biệt cấu trúc tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực. c. Trong sự di chuyển của các chất qua màng tế bào, phương thức khuếch tán qua kênh prôtêin có những ưu thế gì so với phương thức khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép? d. Khi một protein lạ xuất hiện trong máu của người, chúng thường bị các tế bào bạch cầu phát hiện và phân hủy. Hãy cho biết tế bào bạch cầu có thể phân hủy các protein này theo cơ chế nào? Tại sao chỉ có protein lạ bị bạch cầu phân hủy còn protein của cơ thể thì không? Câu 4: (5 điểm). a. Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp của cây xanh ? b. Giải thích tại sao tế bào cơ nếu co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa? c. Tại sao khi cơ thể chúng ta hoạt động thể dục, thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucozơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn? d. Lấy một lớp tế bào biểu bì từ củ hành tím và ngâm vào dung dịch KNO3 10%. Sau vài phút, phần nguyên sinh bắt đầu tách dần khỏi thành tế bào và co lại, đó là hiện tượng gì? Giải thích. Khoảng trống giữa thành tế bào và khối chất nguyên sinh đã bị co lại có chứa thành phần nào không? Tại sao? Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 5: (5 điểm). 1. (4 điểm) Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 360 nhiễm sắc thể đơn, đang phân bào tại vùng sinh sản. Mỗi tế bào đều nguyên phân một số lần bằng số nhiễm sắc thể đơn có chung một nguồn gốc trong một tế bào. Tất cả các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân tạo tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5%. Các hợp tử tạo ra chứa tổng số 2880 nhiễm sắc thể đơn. a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, tên loài. b. Xác định số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu và số tế bào sinh tinh. 2. (1 điểm) Nêu các đặc điểm giống và khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của nguyên phân với nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân II trong điều kiện nguyên phân và giảm phân xảy ra bình thường ? Câu 6: (2 điểm). Môi trường có ánh sáng và giàu CO2, một nhóm vi khuẩn có thể phát triển trên môi trường với các thành phần được xác định như sau: (NH4)2SO4: 1,65g/l

Na2HPO4: 1,3g/l

KH2PO4: 1g/l

FeSO4.7H2O: 0,01g/l CaCl2: 0,01g/l

Glucôzơ: 1,2g/l

Nước chiết thịt bò

MgSO3.7H2O: 1,5g/l

a. Môi trường trên là loại môi trường gì?Giải thích? b. Vi khuẩn phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng gì? Nêu tên một số đối tượng vi khuẩn minh họa. c. Nguồn cacbon, nguồn năng lượng và nguồn nitơ của vi khuẩn này là gì? ----------------------------Hết---------------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ NGHỊ

KỲ THI OLYMPIC ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài : 180 phút

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Vai trò của các liên kết hidro trong các phân tử xenlulozo, AND, protein

0,25

- Xenlulozo: Các liên kết hidro giữa các phân tử ở các mạch hình thành nên các bó dài dạng vi sợi sắp xếp xen phủ tạo nên cấu trúc dai và chắc. 0,25

a

- AND: các nu tren 2 mạch đơn của AND liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.Trong đó A nối với T bằng 2 liên kết hidro, G nối với X bằng 3 liên kết hidro, đảm bảo cho AND có cấu trúc bền vững.

0,25

- Protein: các chuỗi polipeptic bặc 1 hình thành liên kết hidro giữa nhóm C-O và N-H ở các vòng xoắn gần nhau hình thành cấu trúc bậc 2 của protein. Câu 1

AND có tính chất và đặc điểm gì mà có thể đảm bảo cho nó giữ được thông tin di truyền? -

AND gồm 2 chuỗi polinuclêôtit xoắn song song và ngược chiều nhau, quanh một

0,25

trục tưởng tượng như hình một cái thang dây xoắn. -

Trên mỗi mạch đơn của phân tử AND, các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết photphođieste bền vững.

-

b

Trên 2 mạch kép các cặp nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hydrô giữa các

0,25 0,25

cặp bazơ-nitric theo nguyên tắc bổ sung. Đây là liên kết không bền vững nhưng trong phân tử AND có số lượng liên kết hydrô là rất lớn, đảm bảo cho cấu trúc không gian của phân tử AND vừa bền vững nhưng cũng rất linh hoạt. -

0,25

Nhờ các cặp nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung đã tạo cho AND có chiiêù rộng ổn định, các vòng xoắn của AND đẽ liên kết với prôtêin tạo cấu trúc AND ổn định, thông tin di truyền được điều hoà.

-

Từ 4 loại nuclotit với cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của các loại phân tử protêin ở các loài sing vật.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,25


Có ý kiến cho rằng cholesterol là loại lipit hoàn toàn có hại cho cơ thể 1,0 người. Ý kiến đó có chính xác không? Vì sao? Tại sao ăn dầu cá hoặc dầu ôliu tốt cho tim mạch? Trả lời: - Sai. - Vì cholesterol có một số vai trò nhất định:

0,2 5

+ Là thành phần xây dựng nên màng tế bào. + Tạo các hoocmon sinh dục (nguyên liệu để chuyển hóa thành các hoocmon 0,2 5 a sinh dục quan trọng như testosteron, oestrogen…). + Tạo muối mật → tiêu hoá mỡ. - Ăn dầu cá hoặc dầu ôliu tốt cho tim mạch vì: + Trong dầu cá có chất béo không bão hòa đa, trong dầu oliu có chất béo

0,2 5

không bão hòa đơn. Câu 2

+ Hai loại chất béo này có tác dụng làm giảm lượng lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) xuống, tăng lượng lipoprotein tỉ trọng cao (HDL). HDL mang cholesterol về gan để phân giải. Điều này làm giảm lượng cholesterol trong 0,2 5 máu và giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch.

b

Tại sao một số động vật nhỏ (nhện, gọng vó…) có thể di chuyển trên mặt 0,5 nước mà không bị chìm? Trả lời: Một số đông vật nhỏ có khả năng di chuyển trên mặt nước là do: - Sự liên kết của các phân tử nước (bằng các liên kết hiđro) tạo sức căng bề 0,2 mặt cho khối nước, lực này tuy yếu nhưng có khả năng đỡ được một số côn 5 trùng nhỏ. - Chân của nhện nước được bao bọc bởi các chất kị nước, đẩy nước giúp cho chân nhện không bị nước bao bọc và tụt xuống dưới mặt nước.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,2 5


c

Tại sao các protein màng lyzosome không bị thủy phân bởi enzim thủy 0,5 phân có trong lyzosome. Trả lời: - Để tránh tác động phân hủy của enzim hydroxylaza trong lyzosome, các 0,2 protein trên màng lyzosome đều được glycosyl hóa. - Glycosyl hóa đầu N với sự gắn oligosacharit tạo glycoprotein giúp tránh tác 5 động của enzim.

0,2 5

“Nhờ có bào quan này mà tế bào được xoang hóa nhưng vẫn đảm bảo sự 1,0 thông thương mật thiết giữa các khu vực”. Nhận định trên đang nói về bào quan nào của tế bào nhân thực? Hãy cho biết chức năng của bào quan đó? Trả lời: - Nhận định trên nói về lưới nội chất.

Câu a - Chức năng lưới nội chất: liên lạc giữa các phần khác nhau trong tế bào. 3 + Lưới nội chất trơn: tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, khử độc cho tế bào.

0,2 5 0,2

+ Lưới nội chất hạt: tổng hợp protein tiết ra ngoài tế bào, protein cấu tạo 5 0,2 nên màng sinh chất… 5 0,2 5

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Phân biệt cấu trúc tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực. Trả lời: (Mỗi ý đúng 0,25 điểm) Tế bào nhân sơ Kích thước nhỏ

Tế bào nhân thực Kích thước lớn hơn.

Chưa có nhân. Chỉ có vùng nhân Có nhân với màng nhân. Trong nhân là phần tế bào chất chứa 1 phân chứa chất nhiễm sắc và nhân con. tử ADN b

1,0

0,2 5 0,2 5

Vật chất di truyền là 1 phân tử Vật chất di truyền là nhiều phân tử ADN trần dạng vòng phân tán ADN dạng thẳng kết hợp với prôtêin trong tế bào chất.

Histôn tạo nên các NST ở trong nhân.

Tế bào chất không có hệ thống Tế bào chất có hệ thống nội màng chia nội màng, chỉ chứa các bào quan thành các xoang riêng biệt và có các bào

0,2 5

đơn giản không có màng bao bọc quan phức tạp có màng bao bọc như ty như ribôxôm.

thể, bộ máy Gôngi, lục lạp…

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,2 5


Trong sự di chuyển của các chất qua màng tế bào, phương thức khuếch 1,0 tán qua kênh prôtêin có những ưu thế gì so với phương thức khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép? Trả lời: - Khuếch tán qua kênh protein có tính đặc hiệu cao hơn so với khuếch tán qua lớp phôtpholipit. Mỗi kênh protein thông thường chỉ cho một hoặc một số chất 0,2 tan giống nhau đi qua. 5 - Khuếch tán qua kênh protein cho phép các chất (phân tử) có kích thước lớn và/hoặc tích điện đi qua màng, trong khi đó phương thức khuếch tán thì không c

- Khuếch tán qua kênh protein có thể dễ dàng được điều hòa tùy thuộc vào nhu cầu của tế bào. Tế bào có thể điều hòa hoạt động này qua việc đóng – mở

0,2 5

các kênh, qua số lượng các kênh trên màng. Trong khi đó, khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép hoàn toàn phụ thuộc vào sự chênh lệch (gradient) nồng độ 0,2 5 giữa bên trong và bên ngoài màng - Khuếch tán qua kênh prôtêin diễn ra nhanh hơn so với khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép. 0,2 5

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Khi một protein lạ xuất hiện trong máu của người, chúng thường bị các 1,0 tế bào bạch cầu phát hiện và phân hủy. Hãy cho biết tế bào bạch cầu có thể phân hủy các protein này theo cơ chế nào? Tại sao chỉ có protein lạ bị bạch cầu phân hủy còn protein của cơ thể thì không? Trả lời: d

- Các protein bị phân hủy theo cơ chế thực bào: màng tế bào tiếp xúc với protein, lõm vào hình thành túi nhập bào sau đó túi nhập bào được dung 0,5 hợp với lizoxom, các enzyme thủy phân trong lizoxom sẽ thủy phân tử protein lạ. - Bạch cầu có thể phân biệt được đâu là protein lạ, đâu là protein của cơ thể nhờ các thụ thể trên màng tế bào. Chỉ những protein được liên kết được với

0,5

thụ thể trên màng tế bào bạch cầu mới bị phân hủy. Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối trong quá trình 1,0 quang hợp của cây xanh ? Trả lời: * Phương trình tổng quát : 0,5 - Pha sáng:

Câu a 4 12H2O + 12NADP+ + 12ADP + 18Pi => 12NADPH + 18ATP + 6H2O + 6O2 - Pha tối:

6CO2 + 12NADPH + 18ATP +12H2O => C6H12O6 + 12NADP+ + 18ADP + 18Pi

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5


Giải thích tại sao tế bào cơ nếu co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp 1,0 tục co được nữa? Trả lời: - Vì khi tế bào sử dụng hết oxy mà không được cung cấp kịp nên quá trình b sinh hóa trong tế bào bị bắt buộc chuyển sang hô hấp kị khí tạo axit lactic và 0,5 một lượng nhỏ ATP không đủ cho hoạt động co cơ. - Chính axit lactic (sản phẩm của hô hấp kị khí) là nguyên nhân làm tế bào

0,5

không tiếp tục co được nửa. Tại sao khi cơ thể chúng ta hoạt động thể dục, thể thao thì các tế bào cơ 1,0 lại sử dụng đường glucozơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn? Trả lời: Khi chúng ta hoạt động thể dục, thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucozơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp vì: - Năng lượng giải phóng từ mỡ chủ yếu từ các axit béo.

0,2 5 - Axit béo có tỉ lệ oxi/cacbon thấp hơn nhiều so với đường glucozơ. c - Vì vậy, khi hô hấp hiếu khí, các axit béo của tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều 0,2 5 oxi, mà khi hoạt động mạnh lượng oxi mang đến tế bào bị giới hạn bởi khả 0,2 năng hoạt động của hệ tuần hoàn 5 - Do vậy mặc dù phân giải mỡ tạo nhiều năng lượng nhưng tế bào cơ lại không sử dụng mỡ trong trường hợp oxi không được cung cấp đầy đủ. 0,2 5

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Lấy một lớp tế bào biểu bì từ củ hành tím và ngâm vào dung dịch KNO3 2.0 10%. Sau vài phút, phần nguyên sinh bắt đầu tách dần khỏi thành tế bào và co lại, đó là hiện tượng gì? Giải thích. Khoảng trống giữa thành tế bào và khối chất nguyên sinh đã bị co lại có chứa thành phần nào không? Tại sao? - Dung dịch muối KNO3 10% là dung dịch ưu trương đối với tế bào thực 1,0 vật. Khi cho các tế bào biểu bì vảy hành tím vào dung dịch muối thì d

nước trong tế bào vảy hành tím sẽ thẩm thấu ra dung dịch muối, gây nên hiện tượng co nguyên sinh. - Thành tế bào thực vật dễ dàng cho nước và muối khoáng đi qua, trong khi màng sinh chất có tính thấm chọn lọc nên các tế bào thực vật bị co 1,0 nguyên sinh khi cho vào dung dịch muối KNO3 10%, khoảng trống giữa thành tế bào và khối chất nguyên sinh đã bị co lại sẽ chứa dung dịch muối KNO3 10%.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 360 nhiễm sắc thể đơn, đang 4,0 phân bào tại vùng sinh sản. Mỗi tế bào đều nguyên phân một số lần bằng số nhiễm sắc thể đơn có chung một nguồn gốc trong một tế bào. Tất cả các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân tạo tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5%. Các hợp tử tạo ra chứa tổng số 2880 nhiễm sắc thể đơn. a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, tên loài. b. Xác định số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu và số tế bào sinh tinh. Trả lời: • Gọi - số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu là a ( a € N). - Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n.( n € N). Câu 1 5

0.2 5

số NST đơn có chung một nguồn gốc trong 1 tế bào là n. • Ta có: -

Tổng số NST đơn có trong các tế bào sinh dục sơ khai ban đầu

0.5

là: a.2n = 360 (1). 0.2

- Số tế bào sinh tinh là: a.2n.

5

- Số tinh trùng được tạo ra là: 4.a.2n. - Số tinh trùng được thụ tinh là: 4.a.2n.12,5% = 0,5. a.2n = Số hợp tử được hình thành.

0.2 5 0.2

n

- Tổng số NST đơn trong các hợp tử: 0,5. a.2 . 2n = 2880 (2).

5

- Từ (1) và (2) suy ra: n = 4. c. Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 8. Ruồi giấm. d. Số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu: a.2n = 360 a = 45. Số tế bào sinh tinh = 45. 24 = 720.

0. 5 0.5 0.5 0.5 0.5

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Nêu các đặc điểm giống và khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của nguyên phân với nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân II trong điều kiện nguyên phân và giảm phân xảy ra bình thường ? Trả lời: - Giống nhau : Mỗi NST đều gồm hai nhiễm sắc tử chị em và đều xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào - Khác nhau : 2 + Nguyên phân : ++ NST có hai nhiễm sắc tử giống hệt nhau ++ Tại vị trí tâm động của NST ở kỳ giữa của nguyên phân . thì protein thể động liên kết ở cả hai phía của tâm động, do vậy thoi phân bào liên kết với tâm động ở cả hai phía của NST thông qua protein thể động. + Giảm phân : NST ở giảm phân II thường chứa hai nhiễm sắc tử khác biệt nhau về mặt di truyền do trao đổi chéo xảy ra ở giảm phân I.

1,0

0,2 5

0,2 5 0,2 5

0,2 5 Môi trường có ánh sáng và giàu CO2, một nhóm vi khuẩn có thể phát 2,0 triển trên môi trường với các thành phần được xác định như sau:

Câu a. 6

(NH4)2SO4: 1,65g/l

Na2HPO4: 1,3g/l

MgSO3.7H2O: 1,5g/l

KH2PO4: 1g/l

FeSO4.7H2O: 0,01g/l CaCl2: 0,01g/l

Glucôzơ: 1,2g/l

Nước chiết thịt bò

a. Môi trường trên là loại môi trường gì? Vì sao? Trả lời: 0,2 Môi trường trên là môi trường bán tổng hợp Vì: Gồm chất tự nhiên (nước chiết thịt bò) và các chất đã biết rõ thành phần và 5 0,2 số lượng ((NH4)2SO4: 1,65g/l; Na2HPO4: 1,3g/l; MgSO3.7H2O: 1,5g/l; 5 KH2PO4: 1g/l; FeSO4.7H2O: 0,01g/l; CaCl2: 0,01g/l; Glucôzơ: 1,2g/l)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Vi khuẩn phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng gì? Nêu tên một số đối tượng vi khuẩn minh họa. b

Trả lời: Kiểu dinh dưỡng: Quang tự dưỡng Ví dụ: Vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh

0,2 5 0,5

Nguồn cacbon, nguồn năng lượng và nguồn nitơ của vi khuẩn này là gì? Trả lời: c Nguồn cacbon: CO2 (0,25đ); Nguồn năng lượng: Ánh sáng (0,25đ); Nguồn nitơ: (NH4)2SO4 (0,25đ)

----------------------------Hết---------------------------------

KỲ THI OLIMPIC Môn thi: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ DỰ BỊ Câu 1 (3,0 điểm): Cho các loại cacbohdrat sau: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ, lactôzơ, glicôgen, xenlulôzơ, mantôzơ, galactôzơ. a. Hãy sắp xếp các loại cacbohidrat trên theo cấu trúc: đường đơn, đường đôi, đường đa. Loại cacbohidrat nào có nguồn gốc ở cơ thể thực vật? Loại cacbohidrat nào có nguồn gốc ở cơ thể động vật? b. Loại cacbohidrat nào có cấu trúc bền vững cơ học nhất? Giải thích? Câu 2 (1,5 điểm): Nêu các bậc cấu trúc của protein? Vì sao khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh chứ không dùng phương pháp bảo quản nóng? Câu 3 (3,5 điểm): Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,7 5


a. Thành phần cấu trúc nào của tế bào thực vật đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu? Tại sao? b. Quan sát hình vẽ sau về các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất:

- Hãy chú thích các con đường (1), (2), (3), (4) và cho biết các chất được vận chuyển theo mỗi con đường trên. - Sự vận chuyển các chất theo đường (1), (2) có gì khác nhau? Câu 4 (2,5 điểm): a. ATP là gì? Vì sao ATP được gọi là “Tiền tệ năng lương” của tế bào? b. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích. + Trong pha tối của quang hợp sử dụng ATP của pha sáng để khử CO2 thành chất hữu cơ. +Trong các con đường cố định CO2 thì con đường C3 là phổ biến cho thực vật ở vùng khô, nóng, sáng. +Hô hấp tế bào là quá trình chuyển năng lượng trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP. Câu 5 (2,5 điểm): a. Sơ đồ sau thể hiện một con đường chuyển hóa các chất trong tế bào:

Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên bất thường? Giải thích? b. Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa enzim pepsin vào môi trường ruột non và đưa enzim tripsin vào dạ dày? Câu 6 (2,5 điểm): Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng chín đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp tổng cộng 240 NST đơn. Số NST đơn Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


có trong 1giao tử được tạo ra ở vùng chín gấp 2 lần số tế bào tham gia vào đợt phân bào cuối cùng tại vùng sinh sản. Tổng số giao tử được tạo ra bằng 1/2048 tổng số kiểu tổ hợp giao tử có thể được hình thành của loài. 1. Xác định bộ NST 2n của loài? 2. Số NST đơn mà môi trường nội bào phải cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục đã cho là bao nhiêu? 3. Cá thể chứa tế bào nói trên thuộc giới tính gì? Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử xẩy ra bình thường? Câu 7 (2,5 điểm): a. Hoạt động bình thường của nhiễm sắc thể trong giảm phân sẽ hình thành loại biến dị di truyền nào và xảy ra ở kì nào ? b. Nêu 2 cách để nhận biết 2 tế bào con sinh ra qua 1 lần phân bào bình thường từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n của ruồi giấm đực là kết quả của nguyên phân hay giảm phân. Câu 8 (2 điểm): Nuôi vi khuẩn E.cooli trong môi trường có cơ chất là glucozơ cho đến khi ở pha log, đem cấy chúng sang các môi trường sau: Môi trường 1: có cơ chất glucozơ Môi trường 2: có cơ chất mantozơ Môi trường 3: có cơ chất glucozơ và mantozơ Các môi trường đều trong hệ thống kín. Đuờng cong sinh trưởng của vi khuẩn E.coli gồm những pha nào trong từng môi trường trên? Giải thích?

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


KỲ THI OLIMPIC Môn thi: Sinh học 10 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu

Nội dung

Điểm

Cho các loại cacbohdrat sau: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ, lactôzơ, glicôgen, xenlulôzơ, mantôzơ, galactôzơ. a. Hãy sắp xếp các loại cacbohidrat trên theo cấu trúc: đường đơn, đường đôi, đường đa. Loại cacbohidrat nào có nguồn gốc ở cơ thể

Câu 1 (3,0 điểm)

thực vật? Loại cacbohidrat nào có nguồn gốc ở cơ thể động vật? - Đường đơn: glucozơ, fructôzơ, galactôzơ. - Đường đôi: saccrôzơ, lactôzơ, mantôzơ. - Đường đa: tinh bột, glicôgen, xenlulôzơ. - Có nguồn gốc ở cơ thể thực vật: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ, xenlulôzơ, mantôzơ. - Có nguồn gốc ở cơ thể động vật: lactôzơ, glicôgen, galactôzơ. b. Loại cacbohidrat nào có cấu trúc bền vững cơ học nhất? Giải thích? - Xenlulôzơ là loại cacbohidrat nào có cấu trúc bền vững cơ học nhất. - Xenlulozơ là hợp chất trùng hợp (pôlime) của nhiều đơn phân cùng

1,0

0,75

0,5

loại là glucozơ, các đơn phân này nối với nhau bằng liên kết 1 β - 4 glucozit tạo nên sự đan xen 1 "sấp", một "ngửa" nằm như dải băng duỗi thẳng không có sự phân nhánh. Nhờ các liên kết này các liên kết hidro 0,75 giữa các phân tử nằm song song song với nhau và hình thành nên bó dài dưới dạng vi sợi, các sợi này không hòa tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu trúc dai và chắc.

Câu 2 (1,5 điểm)

Nêu các bậc cấu trúc của protein? - Bậc 1: trình tự các axit amin trong chuỗi poli peptit mạch thẳng. - Bậc 2: do bậc 1 xoắn α hay gấp nếp β. - Bậc 3: do bậc 2 tiếp tục cuộn xoắn lại theo không gian ba chiều. - Bậc 4: do từ 2 hay nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau tạo thành. Vì sao khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp bảo

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

1,0


quản lạnh chứ không dùng phương pháp bảo quản nóng? - Trong trứng có nhiều protein, cấu trúc không gian của protein được hình thành bởi các liên kết hiđrô, không bền với nhiệt độ

0,5

cao - Không dùng phương pháp bảo quản nóng (bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ cao) thì nhiệt độ cao làm cho liên kết hiđrô bị đứt gãy, cấu trúc không gian của protein bị phá vỡ và protein mất hoạt tính, làm cho trứng nhanh bị hỏng. a. Thành phần cấu trúc nào của tế bào thực vật đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu? Tại sao? - Không bào. - Giải thích: Không bào chứa nước và chất hoà tan tạo thành dịch tế bào. Dịch tế bào luôn có một áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất.

Câu 3 (3,5 điểm)

b 1. Hãy chú thích các con đường (1), (2), (3), (4) và cho biết các chất được vận chuyển theo mỗi con đường trên. Chú thích: (1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit: vận chuyển các phân tử nhỏ không phân cực, tan trong lipit như: O2, CO2, … (2) Sự khuếch tán qua kênh protein mang tính chọn lọc : vận chuyển các chất H2O, protein,... (3) Vận chuyển đối chuyển (vận chuyển chủ động): bơm Na+-K+ cứ 3Na+ được bơm ra thì có 2K+ được bơm vào. (4) Biến dạng màng sinh chất qua hình thức nhập bào: vi khuẩn, giọt thức ăn,...

Câu 4 (2,5 điểm):

0,5 0,5

0,5 0,5 0,5 0,5

b 2. Sự vận chuyển các chất theo đường (1), (2) có gì khác nhau? (1) không mang tính chọn lọc. (2) có tính chọn lọc nhờ các kênh protein chuyên hóa, tốc độ nhanh.

0,5

a. ATP là gì? Vì sao ATP được gọi là “Tiền tệ năng lương” của tế bào? - ATP: + Ađênôzintriphôtphat (Phân tử ribôzơ làm khung để gắn với ađênin và ba nhóm phôtphat + Mọi cơ thể sống đều sử dụng năng lượng ATP. + Quá trình sinh năng lượng biến đổi ADP thành ATP, quá trình tiêu

0,25

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,25 0,25


thụ năng lượng biến đổi ATP thành ADP. b. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích. + Trong pha tối của quang hợp sử dụng ATP của pha sáng để khử CO2 thành chất hữu cơ. +Trong các con đường cố định CO2 thì con đường C3 là phổ biến cho thực vật ở vùng khô, nóng, sáng. +Hô hấp tế bào là quá trình chuyển năng lượng trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP. + Sai. Vì trong pha tối của quang hợp còn sử dụng NADPH2 của pha

0,25

sáng.

0,25

+ Sai. Vì Thực vật phân bố ở vùng khô, nóng, sáng có con đường cố định C4 hay CAM. + Đúng. Vì hô hấp là quá trình chuyển năng lượng tích lũy trong các

0,25

chất hữ cơ thành năng lượng ATP. a. Sơ đồ sau thể hiện một con đường chuyển hóa các chất trong tế bào:

Câu 5 (2,5 điểm)

Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên bất thường? Giải thích? - Chất G dư thừa → các phản ứng (C → D) sẽ giảm → Cơ chất C dư thừa - Chất F dư thừa → phản ứng (C → E) sẽ giảm → Cơ chất C dư thừa - Chất C dư thừa → phản ứng (A → B) sẽ giảm → Cơ chất A dư thừa→ phản ứng (A → H) sẽ tăng → Chất H tăng → phản ứng (H → K) sẽ tăng → Chất K tăng

0,5 0,5 0,5

b. Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa enzim pepsin vào môi trường ruột non và đưa enzim tripsin vào dạ dày? Nếu đưa enzim pepsin vào môi trường ruột non (độ pH = 8) và đưa enzim tripsin vào dạ dày (độ pH = 2) thì cả 2 enzim này đều bị biến tính 0,5 Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


vì độ pH ở mỗi loại môi trường không thích hợp cho hoạt động của mỗi enzim.

0,25

- Enzim pepsin chỉ hoạt động thích hợp ở độ pH: 1- 4; hoạt động tối ưu ở đô pH: 1,5 – 2 (axit mạnh) - Enzim tripsin chỉ hoạt động thích hợp ở độ pH: 6 – 10; hoạt động tối ưu ở độ pH: 8 – 9 (kiềm nhẹ)

0,25

Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng chín đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp tổng cộng 240 NST đơn. Số NST đơn có trong 1giao tử được tạo ra ở vùng chín gấp 2 lần số tế bào tham gia vào đợt phân bào cuối cùng tại vùng sinh sản. Tổng số giao tử được tạo ra bằng 1/2048 tổng số

Câu 6 (2,5 điểm)

kiểu tổ hợp giao tử có thể được hình thành của loài. 1. Xác định bộ NST 2n của loài? n = 2.2k – 1 = n = 2k (2k – 1).2n + 2k.2n = 240 ↔ (2.2k – 1).2n = 240 ↔ (2n – 1).2n = 240 ↔ 2n2 – n – 120 = 0 → n = 8 → 2n = 16 2. Số NST đơn mà môi trường nội bào phải cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục đã cho là bao nhiêu? n = 2k = 8 → k = 3 - Vùng sinh sản: (2k – 1).2n = 7.16 = 112 (NST) - Vùng sinh trưởng: 0 - Vùng chín: 2k.2n = 8.16 = 128 (NST) 3. Cá thể chứa tế bào nói trên thuộc giới tính gì? Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử xảy ra bình thường? 2k.y = (1/2048).4n = 48/2048 ↔ 23.y = 23.213/2048 → y = 4 → cá thể có giới tính đực.

Câu 7 (2,5 điểm)

1.0 0,25 0,25 0,25 0,25

0,5

a. Hoạt động bình thường của nhiễm sắc thể trong giảm phân sẽ hình thành loại biến dị di truyền nào và xảy ra ở kì nào ? Đó là biến dị tổ hợp do hoán vị gen thông qua hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn của từng cặp NST tương đồng xảy ra ở kỳ đầu của giảm phân I; do phân li độc lập, tổ hợp tự do giữa các cặp NST tương đồng xảy ra 1,0 ở kỳ sau của giảm phân I. b. Nêu 2 cách để nhận biết 2 tế bào con sinh ra qua 1 lần phân bào

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


bình thường từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n của ruồi giấm đực là kết quả của nguyên phân hay giảm phân. Quan sát hình thái NST dưới kính hiển vi : + Nếu các NST trong tế bào con ở trạng thái đơn, tháo xoắn => 2 tế bào con đó sinh ra qua nguyên phân.

0,75

+ Nếu các NST trong tế bào ở trạng thái kép còn đóng xoắn => 2 tế bào con đó sinh ra sau giảm phân I. - Phân biệt qua hàm lượng ADN trong tế bào con : + Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân bằng

0,75

nhau và bằng tế bào mẹ => tế bào đó thực hiện phân bào nguyên phân. + Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân khác nhau (do tế bào con chứa NST X kép có hàm lượng ADN lớn hơn tế bào con có chứa NST Y kép) và và khác tế bào mẹ (chứa cặp NST XY) thì tế bào đó phân bào giảm phân.

Câu 8 (2 điểm)

Nuôi vi khuẩn E.cooli trong môi trường có cơ chất là glucozơ cho đến khi ở pha log, đem cấy chúng sang các môi trường sau: Môi trường 1: có cơ chất glucozơ Môi trường 2: có cơ chất mantozơ Môi trường 3: có cơ chất glucozơ và mantozơ Các môi trường đều trong hệ thống kín. Đuờng cong sinh trưởng của vi khuẩn E.coli gồm những pha nào trong từng môi trường trên? Giải thích? - Các môi trường đều trong hệ thống kín, có nghĩa là cơ chất chỉ được cung cấp một lần và chất thải không được lấy ra. Đó chính là môi trường nuôi cấy không liên tục. - Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường 1 gồm 3 pha: pha log (pha lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong. Pha tiềm phát không có vì môi trường cũ và mới đều có cơ chất là glucozơ nên khi chuyển sang môi trường mới, vi khuẩn không phải trải qua giai đoạn thích ứng với cơ chất. - Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường 2 gồm 4 pha: pha lag, pha log (pha lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong vì mantozơ là cơ chất mới nên vi khuẩn phải trải qua giai đoạn thích ứng, tiết các enzim phân giải cơ chất nên cần phải có pha lag. - Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường 3 gồm 4 pha:

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5

0,5

0,5


1pha lag, 2 pha log (pha lũy thừa), 1pha cân bằng, 1pha suy vong. + Vi khuẩn sẽ sử dụng cơ chất glucozơ trước, không có pha lag và sinh trưởng theo pha log.

0,5

+ Khi hết glucozơ thì vi khuẩn chuyển sang môi trường mới là mantozơ nên phải có sự thích ứng với cơ chất mới và sinh trưởng theo các pha: pha lag (pha tiềm sinh), pha log (pha lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong. ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 10 Câu 1 (1 điểm) a. Giải thích vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này? b. Vì sao lại có thể vừa dùng đường để nuôi cấy vi sinh vật và vừa dùng đường để ngâm các loại quả?

Câu 2 (3 điểm) 1. (1đ). Loại ARN nào đa dạng nhất? loại ARN nào có số lượng nhiều nhất trong tế bào nhân thực? giải thích? 2. (2đ). Bạn Hà đã đặt 3 ống nghiệm sau: Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng đã đun sôi. Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng. Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl 2M. Tất cả các ống đều đặt trong điều kiện 37 - 400C. a. Theo em bạn Hà muốn làm thí nghiệm chứng minh điều gì? b. Nếu bạn Hà quên không đánh dấu các ống. Em hãy nêu phương pháp giúp bạn nhận biết được các ống nghiệm trên?

Câu 3 (4 điểm) 1. So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng? (1đ)

2. Nêu những chức năng chính của prôtêin màng trong hoạt động sống của tế bào? (1đ). 3. a. b. c.

(1đ). Những phát biểu nào sau đây là đúng hay sai? Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và bị vỡ ra. Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là prôtêin bám màng. Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay dổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


d. Các vi ống và vi sợi là thành phần bền nhất của khung xương tế bào. 4. Căn cứ vào tiêu chí nào để chia vi khuẩn thành 2 loại Gram âm và Gram dương? Cách nhận biết. (1đ)

Câu 4 (4 điểm)

1. (1đ). Nêu cơ chế vận chuyển của prôtêin, steroit, ion và nước đi qua màng sinh chất. 2. (1đ) Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Tại sao có sự khác nhau đó? Từ thí nghiệm này rút ra kết luận gì? 3. (1đ) Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng. Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu trong lục lạp? Hãy giải thích vì sao lại xảy ra ở đó. 4. (1đ) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Tại sao khi qua nhiệt độ tối ưu của enzim, nếu tăng nhiệt độ thì sẽ làm giảm tốc độ phản ứng và có thể gây biến tính enzim? Câu 5 (2 điểm) 1. Chu kỳ tế bào ở tế bào nhân thực gồm những giai đoạn nào? Nêu diễn biến cơ bản ở các pha của kỳ trung gian. 2. Sự phân chia của vi khuẩn có theo các pha như trên không?

Câu 6 (3 điểm) 1. Cho biết nấm men có những kiểu chuyển hóa vật chất nào? Muốn thu sinh khối nấm men người ta phải làm gì? (1đ) 2. Tại sao sữa chua là thực phẩm ưa thích của nhiều người? Giải thích sự thay đổi trạng thái, hương vị của sữa trong quá trình lên men axit lactic. (1đ) 3. Hãy giải thích tại sao có những vi khuẩn khuyết dưỡng không thể sống được trên môi trường nuôi cấy tối thiểu nhưng khi được nuôi cấy chung với một chủng vi sinh vật nguyên dưỡng khác thì cả 2

đều sinh trưởng và phát triển bình thường? (1đ) Câu 7 (3 điểm) 1. (1đ) Lipit và cacbon hiđrat đêù có thành phần hoá học là C, H, O. Để phân biệt 2 loại hợp chất trên người ta căn cứ vào đâu? 2. (2đ) Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 360 nhiễm sắc thể đơn, đang phân bào tại vùng sinh sản. Mỗi tế bào đều nguyên phân một số lần bằng số nhiễm sắc thể đơn có chung một nguồn gốc trong một tế bào. Tất cả các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân tạo tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5%. Các hợp tử tạo ra chứa tổng số 2880 nhiễm sắc thể đơn. a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, tên loài. (1đ) b. Xác định số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu và số tế bào sinh tinh.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


ĐÁP ÁN Câu Ý 1 a.

b.

Nội dung * Khi nuôi cấy không liên tục: vi khuẩn cần có thời gian để làm quen với môi trường, hình thành các emzim cảm ứng để phân giải cơ chất. - Khi nuôi cấy liên tục: do môi trường ổn định, vi khuẩn đã có emzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát. * Dùng để nuôi cấy vi sinh vật vì đường là nguồn dinh dưỡng cho VSV. - Dùng để ngâm các loại quả với nồng độ quá cao sẽ gây co nguyên sinh ở tế bào VSV (diệt VSV để bảo quản nông sản).

2 1

- ARN thông tin đa dạng nhất + Vì tế bào có rất nhiều gen mã hóa protein, mỗi gen lại cho ra 1 loại ARNm

Điểm 1.0 0.25 0.25 0.25 0.25

3.0 0.25 0.25

- ARNr có số lượng nhiều nhất. + Vì trong tb nhân thực, gen tổng hợp riboxom thường lặp lại rất nhiều lần, hơn 0.25 nữa số lượng riboxom là rất lớn và riboxom dùng để tổng hợp nên tất cả các loại protein của tế bào. 0.25 2 a.

Bạn muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzim.

0.5

Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quỳ tím để nhận biết. b.

Phương pháp: - Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có tinh bột và nước bọt pha loãng). Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi:

0.5 0.25

- Ống 1 có dung dịch tinh bột và nước bọt, nhưng nước bọt đã đun sôi nên enzim 0.25 mất hoạt tính; - Ống 3 có dung dịch tinh bột và nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng quỳ tím sẽ 0.25 phân biệt được ống 3 và ống 1. 0.25 4.0

3

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1.

So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng?

0.25

* Giống nhau: - Đều có cấu trúc màng kép - Đều là bào quan có khả năng tổng hợp ATP * Khác nhau:

0.75

Ti thể

Lục lạp

- Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong - Cả hai màng đều trơn nhẵn, có thêm gấp khúc trên có đính các enzim hô hệ thống túi tylacoid, trên đó có đính hấp các sắc tố quang hợp và các chất vận chuyển điện tử. - Tổng hợp ATP dùng cho mọi hoạt động của tế bào - Tổng hợp ATP ở pha sáng, chỉ dùng cho pha tối của quang hợp - Có trong mọi loại tế bào - Chỉ có trong các tế bào quang hợp ở thực vật

2.

Chức năng chính của prôtêin màng gồm : - Ghép nối 2 tế bào với nhau - Là thụ thể bề mặt tiếp nhận các thông tin

0.25 0.25

- Giúp tế bào nhận biết nhau nhờ dấu hiệu nhận biết đặc hiệu 0.25 (glicôprôtêin) - Là các kênh vận chuyển các chất qua màng. 3.

- Sai.Không bị vỡ vì có thành tế bào. - Sai. Dấu chuẩn là glycoprotein. - Đúng. - Sai: Thành phần bền nhất là sợi trung gian.

4.

0.25

0.25 0.25 0.25 0.25

- Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học;

0.5

- Cách nhận biết: nhuộm màu Gram chúng bắt màu khác nhau

0.5

+ Gram âm có màu đỏ, Gram dương màu tím.

4

4.0 1

-Protein: Sự biến dạng của màng sinh chất (xuất hoặc nhập bào). - Steroid: Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0.25


-ion:

0.25

+ Vận chuyển thụ động nhờ các pecmeaza, không tiêu tốn năng lượng ATP. +Vận chuyển chủ động nhờ các kênh protein trên màng, tiêu tốn năng lượng 0.25 ATP

-Nước: Vận chuyển thụ động qua kênh aquaporin trên màng, nhờ protein mang hoặc khuếch tán trục tiếp qua lớp kép photpholipit. 0.25 2

Sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy là do: - Đun sôi cách thủy các phôi trong 5 phút. Để giết chết phôi - Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết ăn màu. Vì tế bào sống có khả năng thẩm chọn lọc chỉ cho các chất cần thỉết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi 0.5 chết không có đặc tính này. - Kết luận: Thí nghiệm trên chứng tỏ rằng phôi sống do MSC có khả năng thấm chọn lọc nên không bị nhuộm màu. Còn phôi chết MSC mất khả năng thấm chọn 0.5 lọc nên phẩm màu thấm vào, chất nguyên sính bắt màu.

3

- Pha tối của quang hợp phụ thuộc vào pha sáng vì trong pha tối xảy ra sự tổng

0.5

hợp glucôzơ cần năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp. - Pha sáng xảy ra ở tilacốit của lục lạp trong màng tilacôit chứa hệ sắc tố quang hợp dãy chuyền điện tử, phức hệ ATP - synthetaza, do đó đã chuyển hoá NLAS thành năng lượng tích trong ATP và NADPH.

0.25

- Pha tối xảy ra trong chất nền lục lạp, trong chất nền lục lạp chứa các enzim và cơ chất của chu trình Canvis do đó glucô được tổng hợp từ CO2 với năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp. 4

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ

0.25 0.25

chất, nồng độ enzim, chất ức chế enzim. -Enzim có bản chất là protein, cấu hình không gian ba chiều của protein được ổn

định nhờ các liên kết yếu (liên kết hidro, liên kết đisunfua..)

0.5

- Ở nhiệt độ cao, các liên kết yếu này bị phá vỡ làm thay đổi cấu hình không gian của enzim, do đó trung tâm hoạt động của enzim bị biến đổi không phù hợp với cơ chất nên enzim mất khả năng xúc tác. 0.25 2.0

5 Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1

- Chu kỳ tế bào ở tế bào nhân thực gồm kỳ trung gian (G1 + S+ G2) và quá trình nguyên phân. - Diễn biến cơ bản các pha của kỳ trung gian. + Pha G1: Diễn ra sự gia tăng TBC, hình thành thêm các bào quan khác nhau, phân hoá về cấu trúc, chức năng của tế bào (tổng hợp các prôtêin, chuẩn bị các 0.5 tiền chất, các điều kiện cho sự tổng hợp ADN). + Pha S: Diễn ra sao chép ADN và nhân đôi NST, pha S còn diễn ra sự nhân đôi trung tử và quá trình tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ cao phân tử, các hợp chất 0.5 giàu năng lượng. + Pha G2: Tiếp tục tổng hợp prôtêin có vai trò với sự hình thành thoi phân bào. NST ở pha này vẫn giữ nguyên trạng thái như cuối pha S.

2

- Sự phân chia của vi khuẩn không theo các pha như trên, vì vi khuẩn phân chia trực phân.

6

0.5

0.5

3.0 1

- Nấm men có 2 kiểu chuyển hóa vật chất. + Khi có oxi tiến hành hô hấp hiếu khí, tạo nhiều ATP sinh trưởng mạnh.

0.5

+ Khi không có oxi thực hiện quá trình lên men - Muốn thu sinh khối nấm men cần tạo môi trường hiếu kí, khi đó nấm men tiến hành hô hấp hiếu khí tạo nhiều ATP, sinh trưởng mạnh thu nhiều sinh khối. 0.5 2

* Vì sữa chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng: - Có hương vị thơm ngon tự nhiên. - Dễ tiêu, bổ dưỡng chứa đường đơn, vitamin, axit amin...

0.25

* Giải thích sự thay đổi trạng thái, hương vị của sữa trong quá trình lên men:

0.25

- Vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa thành axit lăctic làm giảm độ pH cùng với lượng nhiệt sinh ra -> Sữa chua có vị ngọt thấp hơn so với sữa nguyên liệu, vị chua tăng lên và ở dạng đông tụ. - Các sản phẩm phụ este, axit hữu cơ... làm cho sữa có hương thơm.

3

- Chủng khuyết dưỡng không thể sống trên môi trường nuôi cấy tối Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0.25

0.25 0.5


thiểu đượcvì chúng thiếu nhân tố sinh trưởng mà chúng không thể tự tổng hợp được - Khi nuôi cấy 2 chủng nguyên dưỡng và khuyết dưỡng chung trong môi trường 0.5 tối thiểu thì chủng nguyên dưỡng tổng hợp được 1 hợp chất được xem là nhân tố sinh trưởng đối với chủng thứ 2. Vì vậy chủng thứ 2 cũng sinh trưởng và phát triển bình thường cùng chủng thứ nhất.

7

3.0 1

- Căn cứ: +Thành phần hoá học: Cacbonhyđrat có tỉ lệ H:O = 2:1

0.5 0.5

+Tính chất: Cacbonhyđrat không kị nước, Lipit kị nước.

2

Gọi -

số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu là a (a € N).

-

Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n.

(số NST đơn có chung một nguồn gốc trong 1 tế bào là n.

0.25

Ta có:

- Tổng số NST đơn có trong các tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là: a.2n = 360 (1). -Số tế bào sinh tinh là: a.2n. -Số tinh trùng được tạo ra là: 4.a.2n.

0.25 n

n

-Số tinh trùng được thụ tinh là: 4.a.2 .12,5% = 0,5. a.2 = Số hợp tử được hình thành. -Tổng số NST đơn trong các hợp tử: 0,5. a.2n. 2n = 2880 (2). -

Từ (1) và (2) suy ra: n = 4.

-

Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 8. Ruồi giấm.

e. Số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu: a.2n = 360 (a = 45. Số tế bào sinh tinh = 45. 24 = 720.

0.25 0.25 0.25 0.25

0.25 0.25

KÌ THI OLYMPIC

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN SINH HỌC 10 (Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4,0 điểm) 1. Có bốn loại đại phân tử sau : Tinh bột, xenlulozo, protein, photpholipit. Hãy cho biết: a. Loại chất nào không có cấu trúc đa phân? b. Cấu tạo tinh bột và xenluolozo có điểm khác nhau nào cơ bản? 2. Một gen có chiều dài 4080 A0 và có 3100 liên kết hydro. Trên mạch 1 của gen có nucleotit (nu) lọai A chiếm 20% số nu của mạch, trên mạch 2 có hiệu số giữa X và G = 100 nu. a. Tính khối lượng và số vòng xoắn của gen. b. Tính số nu mỗi lọai của gen. c. Tính số nu mỗi lọai trên mỗi mạch đơn của gen. Câu 2: (2,0 điểm) 1. So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng. 2. Nhà khoa học tiến hành phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi A rồi lấy nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi B cấy vào. Ếch con được tạo ra mang đặc điểm chủ yếu của nòi nào? Thí nghiệm chứng minh điều gì? Câu 3: (3,0 điểm) 1. Giải thích Tại sao thành tế bào thực vật có cấu trúc dai và chắc? 2. Quan sát hình vẽ sau về các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất:

a. Hãy chú thích các con đường (1), (2), (3), (4) và cho biết các chất được vận chuyển theo mỗi con đường trên. b. Sự vận chuyển các chất theo đường (1), (2) có gì khác nhau? Câu 4: (3,0 điểm) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1. Enzim là gì? Tại sao khi nhiệt độ tăng lên quá nhiệt độ tối ưu thì hoạt tính của enzim lại giảm nhanh? 2. Phân biệt hô hấp và quang hợp về các nội dung sau: Không gian, thời gian diễn ra; Thành phần tham gia; Sản phẩm tạo ra; Loại phản ứng? Câu 5: (2,0 điểm) Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của ATP. Tại sao nói ATP là “đồng tiền năng lượng của tế bào” ? Câu 6: (1,0 điểm) Nêu sự khác biệt cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân về số lần phân bào, sô tế bào con, số NST trong tế bào con, loại tế bào thực hiện. Câu 7: (3,0 điểm) Một tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm (2n = 8) tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra số tế bào mới ở thế hệ cuối cùng có 512 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. 1. Hãy xác định số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai nói trên. 2. Các tế bào mới được tạo thành nói trên đều trở thành tế bào sinh trứng: a. Khi tế bào sinh trứng giảm phân thì lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào tạo ra bao nhiêu NST đơn? b. Quá trình giảm phân trên tạo ra được bao nhiêu trứng và tổng số NST trong các tế bào trứng là bao nhiêu? c. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và mỗi trứng thụ tinh cần 1 triệu tinh trùng tham gia Xác định số tinh trùng tham gia thụ tinh cho 25% số trứng nói trên. Câu 8: (2,0 điểm)

a. Trong nước mắm và trong tương có rất nhiều axit amin. Chất này có nguồn gốc từ đâu, do vi sinh vật nào tác động để tạo thành? b. Làm nước sirô quả trong bình nhựa kín, sau một thời gian thì bình sẽ căng phồng. Hãy giải thích tại sao? ……………………Hết……………………

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC MÔN SINH HỌC 10 Câu 1: (4 đ) 1. (1đ) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Có bốn loại đại phân tử sau : Tinh bột, xenlulozo, protein, photpholipit. Hãy cho biết: (0,5 đ)

a. Loại chất không có cấu trúc đa phân: Photpholipit b. Cấu tạo tinh bột và xenluolozo có điểm khác nhau cơ bản: - Tinh bột có cấu trúc mạch không phân nhánh.

(0,25 đ)

- Xenlulozo có các mạch nhánh xen kẽ với nhau

(0,25 đ)

2. ( 3 đ) a. Tổng số nuclêôtit của gen : N = 2 x 4080 : 3,4 = 2400(nu). - Khối lượng của ge : M = 2400 x 300 = 720.000 (đvC)

(0. 5 đ)

- Số vòng xoắn của gen: C = 2400 : 20 = 120 (vòng)

(0. 5 đ)

b. Số nu mỗi loại của gen: G = X = 3100 – 2400 = 700

(0.5 đ)

A = T = 1200 – 700 = 500

(0.5 đ)

c. Số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi mạch của gen : Theo nguyên tắc bổ sung ta có : (0.25 đ)

A1 = T2 = 0,2 x 1200 = 2400

(0.25 đ)

=> T1 = A2 = 500 – 240 = 260 Theo đề cho ta có : G2 – X2 = 100 (1) Mặt khác :

G2 + X2 = 700

(0,25đ)

(2)

Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được : X1 = G2 = 400. X2 = G1 = 300.

(0.25 đ)

1. 1. So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng:

(1,0 đ)

Câu 2: (2 điểm) (0,25 đ)

* Giống nhau: - Đều có cấu trúc màng kép - Đều là bào quan có khả năng tổng hợp ATP

(0,75 đ)

* Khác: Ti thể

Lục lạp

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong- gCả hai màng đều trơn nhẵn, có thêm hệ thống túi tylacoid, khúc trên có đính các enzim hô hấp trên đó có đính các sắc tố quang hợp và các chất v chuyển điện tử. - Tổng hợp ATP dùng cho mọi hoạt độ của tế bào - Có trong mọi loại tế bào

- Tổng hợp ATP ở pha sáng, chỉ dùng cho pha tố quang hợp - Chỉ có trong các tế bào quang hợp ở thực vật

2. - Ếch con có các tính chất của loài B.

(0,5 đ)

- Thí nghiệm chứng minh Nhân tế bào là nơi chứa vật chất di truyền, quy định mọi đặc tính của tế bào, cơ thể (0,5 đ) Câu 3: (3 điểm) 1. Giải thích.

(1,0 đ)

- Do thành tế bào được cấu tạo từ xenlulozo mà Xenlulozơ được cấu tạo từ nhiều đơn phân là glucozơ, các đơn phân này nối với nhau bằng liên kết 1-4 glucozit tạo nên sự đan xen một sấp, một ngửa. Các phân tử xenlulozơ nằm như một cái băng duỗi thẳng, không có sự phân nhánh. Các liên kết hiđrô giữa các phân tử nằm song song và hình thành nên bó dài dưới dạng vi sợi, các sợi này không hoà tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên cấu trúc dai và chắc. 2. a) Chú thích:

(1,0 đ)

(1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit: vận chuyển các phân tử nhỏ không phân cực, tan trong lipit như: O2, CO2, … (2) Sự khuếch tán qua kênh protein mang tính chọn lọc : vận chuyển các chất H2O, protein,... (3) Vận chuyển đối chuyển (vận chuyển chủ động): bơm Na+-K+ cứ 3Na+ được bơm ra thì có 2K+ được bơm vào. (4) Biến dạng màng sinh chất qua hình thức nhập bào: vi khuẩn, giọt thức ăn,... b) Điểm khác nhau:

(1,0 đ)

(1) không mang tính chọn lọc. (2) có tính chọn lọc nhờ các kênh protein chuyên hóa, tốc độ nhanh Câu 4: (3 đ) 1. KN: Enzim là chất xúc tác xinh học có bản chất là Protein, Enzim là ăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi sau phản ứng. (0,5 đ) Giải thích: Do enzim có bản chất là Protein nên khi nhiệt độ cao các liên kết Hidro trong Protein bị phá vỡ làm thay đổi cấu trúc nên Protein bị biến tính làm enzim mất hoạt tính. (0,5 đ) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2. Phân biệt hô hấp và quang hợp về các nội dung sau: Không gian, thời gian diễn ra; Thành phần tham gia; Sản phẩm tạo ra; Loại phản ứng? Chỉ tiêu so sánh

Hô hấp

Điểm

Quang hợp

di thể, lúc tế bào cần nLục lạp, Khi có ánh sáng Không gian, thời gian Ti ra lượng

0,5 đ

Thành phần tham gia; Glucozo, Oxi

CO2, H2O, Ánh sáng

0,5 đ

Sản phẩm tạo ra

ATP, CO2

Glucozo, Oxi

0,5 đ

Loại phản ứng

Oxi hóa

Khử

0,5 đ

Câu 5: 2 đ a. Bạn muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzim.

(0,5 đ)

b. Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quỳ tím để nhận biết.

(0,5 đ)

Phương pháp: - Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có tinh bột và nước bọt pha loãng). (0,25 đ) - Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi.

(0,25 đ)

- Ống 1 có dung dịch tinh bột và nước bọt, nhưng nước bọt đã đun sôi nên enzim mất hoạt tính. (0,25 đ) - Ống 3 có dung dịch tinh bột và nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng quỳ tím sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1. (0,25 đ) Câu 6:((1 đ) Nêu sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân

Chỉ tiêu

Nguyên phân

Giảm phân

Điểm

Số lần phân bào

1

2

0,25 đ

Số tế bào con

2

4

0,25 đ

Số NST trong tế bào con Giống tế bào mẹ

Giảm đi ½ so với tế 0,25 đ mẹ

Loại tế bào thực hiện Tế bào sinh dưỡng

Tế bào sinh dục

0,25 đ

Câu 7: (3 đ)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1. Số đợt nguyên phân: Số tế bào con sau nguyên phân: = 512/ 8 = 64

(0,5 đ)

Số lần nguyên phân = 2k = 64 Vậy k = 6

(0,5 đ)

2.a.Số NST môi trường cung cấp cho 64 tế bào sinh trứng = 64x 8 = 512

(0,5 đ)

2.b. Số trứng tạo thành = 64 trứng

(0,5 đ)

Số NST trong các trứng = 64x 4 = 256 NST 2.c. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25%, vậy có 16 trứng được thụ tinh,

(0,5 đ)

mà mỗi trứng cần 1 triệu tinh trùng. Vậy số tinh trùng cần là 16 triệu.

(0,5 đ)

Câu 8 (2 đ)

a. Từ protein trong cá và đậu. VSV phân giải Protein

(1,0 đ)

b. Trong quá trình làm siro có xảy ra quá trình lên men rượu tạo ra khí CO2. Khí CO2 sẽ làm bình căng lên. (1,0 đ) ……………………………………………………….

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


KỲ THI OLYMPIC

Môn: SINH HỌC- Lớp 11 ĐỀ ĐỀ NGHỊ

Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề)

Câu I:(4,0 điểm ) 1. (1,5 điểm ) .Sự thiếu một trong những nguyên tố Mg, Fe, N ,đều làm cho lá cây bị úa vàng . Hãy hoàn bảng sau bằng cách đánh dấu ( x ) vào cột (1), (2) và nêu vai trò của từng nguyên tố vào cột (3) Lá non vàng trước Lá già vàng trước (2) Vai trò (3) (1) Mg Fe N 2.(1,5 điểm ).Tại sao nói sự trao đổi nước và muối khoáng ở cây xanh có liên hệ mật thiết với nhau? 3.(1,0 điểm) Nếu bạn mua các cành hoa ngoài chợ , tại sao bạn nên cắt đoạn đầu cành hoa ngâm dưới nước và chuyển đến bình hoa trong khi đầu cắt vẫn đẫm nước ? Câu II.(4,0 điểm).Các câu sau đúng hay sai ? giải thích ? 1.(1,0 điểm).Chức năng của hệ tuần hoàn châu chấu không làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2. 2.(1,0 điểm).Người ta dùng khí cacbogen( 5% CO2 và 95% O2 )để cấp cứu người bị ngất do ngạt thở mà không phải là oxi nguyên chất . 3. (1,0 điểm ).Những người lao động nặng hoặc luyện tập thể thao thì pH trong máu của động mạch sẽ tăng. 4. (1,0 điểm).Hemoglobin của thú sống dưới nước sâu có ái lực với O2 cao hơn so với hemoglobin của thú sống ở độ cao. Câu III.(4,0 điểm) 1.(2,0 điểm). a. Cho một chậu cây, một máy đo cường độ quang hợp, một dung dịch chất ức chế quang hợp. Có hai nhóm học sinh tiến hành làm thí nghiệm để chứng minh vai trò của chất ức chế quang hợp - Nhóm 1: Cho chất ức chế quang hợp vào chất dinh dưỡng rồi tưới trực tiếp vào rễ cây, sau đó đo cường độ quang hợp - Nhóm 2: Phun chất ức chế quang hợp lên bề mặt lá, sau đó đo cường độ quang hợp. Biết có một nhóm đã thành công trong việc chứng minh tác dụng của chất ức chế quang hợp. Hãy cho biết đó là nhóm nào và giải thích? b. Giải thích tại sao khi được chiếu sáng, lục lạp nguyên vẹn giải phóng nhiệt và huỳnh quang ít hơn so với dung dịch chlorophyll tách rời 2.(2,0 điểm). Các chất tham gia và sản phẩm của quá trình quang hợp đi đến lục lạp và ra khỏi lục lạp bằng những con đường nào? Câu IV .(2,0 điểm). 1.(1,0 điểm). Hoạt động của coenzim NADH trong hô hấp tế bào và quá trình lên men có gì khác nhau? 2.(1,0 ) .Hãy chọn các điều kiện theo thứ tự ưu tiên cần thiết cho hạt giống nảy mầm. Giải thích? Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 1 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu V.(3,0 điểm) 1.(1,0 điểm).So với động vật ăn thịt thì động vật ăn thực vật có ống tiêu hóa dài hơn và trong hệ tiêu hóa có sự cộng sinh của vi sinh vật . Nêu 2 ưu điểm của ống tiêu hóa dài và giải thích vì sao trong hệ tiêu hóa của động vật ăn thực vật lại là nơi hấp dẫn cho vi sinh vật cộng sinh ? 2. (2,0 điểm).Chuỗi polipeptit dưới đây: NH3-Gly –Lys –Met –Thr- Phe- Thr –Arg –Pro – Cys- Tyr –Glu –Ser- Gly –Lys- Ala- Val – COOH Được phân giải trong dạ dày và ruột .Hãy chỉ ra sản phẩm là các đoạn polipeptit ngắn hơn được phân giải bởi enzim pepssin trong dạ dày , enzim tripsin và trimotripssin trong ruột non ? Câu VI .(3,0 điểm) 1.(1,0 điểm). Tại sao trong hệ tuần hoàn của người , máu lại lưu thông liên tục và chỉ theo 1 chiều ? 2.(2,0 điểm) . Ở người bình thường , huyết áp ở mau mạch phổi là 5-10 mmHg còn huyết áp ở mau mạch thận là 60 mmHg .Hãy giải thích tại sao có sự khác nhau như vậy .Sự khác nhau đó có ý nghĩa gì ?

…………………………………..Hết……………………………………………

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 2 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT OLYMPIC Câu I 1 (1,5 điểm)

Điểm Mg

Lá non vàng trước Lá già vàng trước x

Fe

x

Vai trò (3) Thành phần của diệp lục 0,5 hoạt hóa enzim 0,5 Thành phần của xitocrom,hoạt hóa enzim tổng hợp diệp lục Thành phần của protein, 0,5 axit nucleic

N x 2( 1,5 điểm) Nói sự trao đổi nước và muối khoáng ở cây xanh có liên hệ mật thiết với nhau vì: -cây muốn trao đổi được khoáng thì cần phải có nước hòa tan, nước và muối khoáng thường được vận chuyển đi trong cây song song với nhau -cây muốn hấp thụ nước vào trong rễ thì cần phải duy trì một nồng độ các chất tan ,muối khoáng cao bên trong tế bào rễ bằng cách hấp thụ thụ động nhưng chủ yếu là hấp thụ chủ động -khi cây thoát hơi nước qua lá làm cô đặc (tăng nồng độ) dung dịch trong các tế bào thực vật ,điều này xảy ra sự chênh lệch thế nước từ lá đến rễ tạo 3(1,0 động lực đầu trên cho sự hấp thụ nước và muối khoáng vào trong cây . điểm) -sau khi các hoa bị cắt rời , sự thoát hơi nước từ các lá và từ cánh hoa sẽ liên tục kéo nước lên xylem.Nếu hoa cắt rời được chuyển trực tiếp vào lọ hoa các bóng khí trong mạch xylem ngăn chặn sự vận chuyển nước từ lọ đến hoa Câu -cắt đọan cành hoa ngâm dưới nước một vài cm từ chỗ cắt lần đầu ,sẽ loại II(4,0 bỏ bóng khí khiến dòng nước đi từ lọ đến cánh hoa được liên tục . ) 1. 1.đúng .Vì côn trùng có hệ thống ống dẫn khí ,trao đổi khí trực tiếp với tế bào 2. đúng .do CO2 có tác dụng kích thích trung khu hô hấp gián tiếp qua nồng độ H+ tác động lên thụ thể ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ làm tăng phản xạ hô hấp ,nên cần một lượng CO2 nhỏ để gây phản xạ thở . 3.sai. pH trong máu sẽ giảm do khi lao động nặng hay luyện tập thể thao nhu cầu năng lượng cao, phân giải nhiều chất hữu cơ , tạo nhiều CO2 sản sinh nhiều H+ trong máu, pH giảm 4. sai. Động vật có vú sống lặn sâu cần hemoglobin giải phóng hết O2 III trong máu nên có ái lực thấp .Động vật có vú ở độ cao cần hemoglobin 1.(2,0 gắn chặt O2 trong phổi .nên có ái lực cao. điểm) 1. a. Nhóm 2 thành công, do hấp thụ qua khí khổng Nhóm 1 không thành công, do tính thấm chọn lọc của màng TB lông hút và TB nội bì b. - Ở lục lạp, khi các photon tác động, các electron ở lớp ngoài cùng bị bật ra và được chất nhận e sơ cấp trong quang hệ bắt giữ khiến cho chúng không rơi lại trạng thái nền. - Ở dung dịch chlorophyll tách rời, khi các photon tác động, các electron ở lớp ngoài cùng bị bật ra và không được chất nhận e sơ cấp trong quang hệ Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 3 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5 0,5 0,5

0,5 0,5 Đúng hay sai 0,25 điểm, giải thích 0,75 điểm

0,5 0,5 0,5 0,5


bắt giữ, khiến cho chúng rơi lại trạng thái nền → tỏa nhiệt và phát sáng 2.Các chất tham gia và sản phẩm của quá trình quang hợp đi đến lục lạp và ra khỏi lục lạp bằng những con đường :

0,5 0,5

+ Chất tham gia: - CO2: Qua khí khổng --> gian bào---> màng kép của lục lạp ---> chất nền 0,5 của lục lạp.( đi trực tíêp qua lớp photpholipit kep của lục lạp). - H2O: Rễ ---> mạch gỗ ---> lá màng kép của lục lạp ---> chất nền của lục

0,5

lạp. + sản phẩm: màng thilacoit

màng lục lạp

0,5

O2: Xoang thilacoit ---------------> chất nền của lục lạp ---------------> Câu TBC ---------> khí khổng--> ngoài IV Glucose: Hình thành tinh bột và dự trữ một phần ở lục lạp (2,0 điểm) Hình thành đường đôi ( sacarozơ) đi theo mạch rây ---> rễ.

Câu V 3,0 điểm

a. Trong hô hấp tế bào, NADH đi vào chuỗi truyền điện tử (e-) để tổng hợp ATP, chất nhận H+ và e- cuối cùng là oxi. - Trong quá trình lên men, NADH không đi vào chuỗi truyền e- mà nhường H+ và e- tới sản phẩm trung gian để hình thành axit lactic hoặc rượu (0,2đ) b. Nước --> nhiệt độ --> ôxi... Vì: - Hạt giống khô, độ ẩm thấp --> tế bào chất ở dạng gel--> không trao đổi được - Nhiệt độ ảnh hướng đến hoạt tính enzin - ôxi là nguyên liệu cho hô hấp

0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5

1. a. Hai ưu điểm của ống tiêu hóa dài : -Tăng chiều dài đường tiêu hóa giúp làm tăng thời gian chế biến thức ăn -Tăng chiều dài đường tiêu hóa giúp tăng bề mặt hấp thụ chất dinh dưỡng b. Trong hệ tiêu hóa của động vật ăn thực vật là nơi hấp dẫn cho VSV cộng sinh vì -Chúng được bảo vệ chống lại các VSV khác nhờ nược bọt, dịch vị

0,5

-Có được nhiệt độ ổn định thích hợp cho hoạt động của các enzim

0,5

-Được cung cấp đầy đủ thức ăn 2.a. Sản phẩm là các đoạn polipeptit ngắn hơn được phân giải bởi enzim pepssin trong dạ dày: -Gly –Lys –Met –Thr -Phe- Thr –Arg –Pro – Cys - Tyr –Glu –Ser- Gly –Lys- Ala- Val Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 4 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5


Vì enzim pepsin chỉ phân cắt các protein thành các đoạn polipeptit ngắn tại cầu nối peptit được tạo thành bởi nhóm NH2 của các aacos vòng thơm là ở aa pheninalanin và tirozin vòng;

0,5

b. Sản phẩm của đoạn polipeptit do enzim tripsin và trimotripssin trong ruột non: -Gly-Lys -Met- Thr 0,25 -Phe -Thr-Arg -Pro-Cys 0,25 Tyr -Glu-Ser –Gly-Lys -Ala-Val 0,5 Vì en zim tripsin cắt các liên kết peptit ở phía trong chuỗi từ đầu CÔH tại các aa kiểu như Lys, Arg,histidin còn chimotripsin cắt ở đầu COOH đối với các aa kiểu có vòng thơm như pheninalanin

Câu VI 3,0 điểm

1.Trong HTH người máu lưu thông liên tục 1 chiều do: -Tim hoạt động co bóp nhịp nhàng và liên tục : sự tuần hoàn máu có được 2(2,0 điểm) do lực bơm hút của tim tạo ra.Tim co bóp liên tục làm cho máu lưu thông 0,5 liên tục. -Mặc dù co bóp theo chu kì nhưng máu vẫn chảy liên tục thành dòng là nhờ tính đàn hồi của động mạch .

0,25

-Máu lưu thông theo 1 chiều là nhờ hệ thống van bao gồm : +Van nhĩ thất : đảm bảo máu chỉ đi twftaam nhĩ xuống tâm thất + Van tổ chim:đảm bảo máu chỉ đi từ tâm thất sang động mạch

0,25

+ Van tĩnh mạch :đảm bảo máu chỉ đi từ các cơ quan về tim 2. a. giải thích sự khác nhau :

-Huyết áp ở mao mạch phụ thuộc vào lực đẩy của tim và thể tích máu trong

0,25

mao mạch . lực đẩy của tim càng mạnh , huyết áp càng cao , thể tích máu trong mao mạch càng ít , huyết áp càng thấp.

0,25

-ở mao mạch phổi huyết áp rất thấp trong khi đó ở thận huyết áp lại rất cao do:

-+Máu đến phổi nhận được lực đẩy từ tâm thất phải, máu đến thận nhận được lực đẩy từ tâm thất trái . do thành tâm thất trái dày hơn nên lực đẩy cũng lớn hơn .

-+Số lượng mao mạch ở phổi nhiều hơn rất nhiều so với mao mạch ở thận , do đó lượng máu bơm vào mỗi mao mạch ở phổi ít hơn , dẫn đến huyết áp thấp hơn. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 5 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5


b. ý nghĩa sự khác nhau : -Huyết áp ở mao mạch phổi rất thấp, thấp hơn áp suất keo của máu , nhờ đó nước và các chất dinh dưỡng không bị đẩy vào phế nang ,ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi khí -Ngoài ra , huyết áp thấp làm cho máu lưu thông qua mao mạch phổi chậm , đủ thời gian để trao đổi khí diễn ra hoàn toàn -Huyết áp ở mao mạch thận rất cao , cao hơn áp suất keo , do đó tạo ra một lực đẩy nước và các chất tan vào nang bowman đảm bảo sự lọc nước tiểu diễn ra bình thường

ĐỀ ĐỀ NGHỊ THI OLYMPIC MÔN: SINH HỌC 11. Thời gian: 180 phút. Câu 1(4 điểm) a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước? Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào? b. Tại sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa ? Câu 2(2 điểm) Vì sao nói cây xanh “tắm mình trong biển khí nitơ” nhưng cây vẫn có thể thiếu đạm? Làm thế nào để nitơ trong không khí biến đổi thành dạng nitơ mà cây có thể sử dụng?Nêu cơ chế và điều kiện nào để thực hiện quá trình này? Câu 3(4 điểm) a.Người ta làm thí nghiệm như sau:Đặt hai cây thực vật C3 và C4 ( kí hiệu cây A và B) vào một nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO2 và có thể điều chỉnh nồng độ oxi từ 0% đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng như sau: Hàm lượng O2(%) Cường độ quang hợp(mg CO2/dm2.giờ) Cây A Cây B 21% 25 40 0% 40 40 Hãy cho biết cây A thuộc thực vật C3 hay C4? Giải thích? b.Nếu khí hậu trong một vùng địa lý tiếp tục nóng và khô hơn thì thành phần của các loại thực vật C3,C4 và CAM ở vùng đó sẽ thay đổi như thế nào? c. Điểm bù ánh sáng quang hợp là gì? Điểm bù ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng khác nhau như thế nào? Giải thích? d. Điểm bão hoà CO2 là gì?Sự bão hoà CO2 xảy ra trong điều kiện tự nhiên không? Câu 4(2 điểm) Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường độ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao?

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 6 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 5 (3 điểm) 1.Hãy chú thích vào sơ đồ quá trình tiêu hóa ở động vật nhai lại. Cỏ 1

4

2

3

5

6

7

8

2. Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng. a. Trong các mặt biến đổi thức ăn thì biến đổi thức ăn về mặt cơ học là quan trọng nhất. b. Lông nhung đẩy thức ăn đi trong ruột non. c. Ở người, quá trình tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở dạ dày. d. Một số người có thể cắt túi mật mà vẫn hoạt động được bình thường vì trong dịch mật không có chứa enzym tiêu hoá câu 6(2 điểm) a.Vì sao nói hô hấp của chim đạt hiệu quả quả cao nhất so với động vật trên cạn? b.Tại sao mang cá chỉ thích nghi với hô hấp dưới nước? Tại sao khi lên cạn cá sẽ bị chết? Câu 7(4 điểm) a. Giải thích vì sao ở động vật có vú những loài có khối lượng cơ thể nhỏ thường có nhịp tim nhanh hơn nhịp tim của những loài có khối lượng cơ thể lớn ? b. Vận tốc máu chảy trong hệ mạch như thế nào? Giải thích tại sao có sự khác nhau đó? c. Một người chuyển từ vùng đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao . Hãy cho biết những thay đổi về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có thể xảy ra trong cơ thể người đó? Giải thích? Câu 8: ( 1 điểm) Cảm giác khát sẽ xảy ra khi nào? Tại sao khi uống nhiều rượu thường cảm thấy khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu? ------------------------------------------HẾT------------------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ SINH HỌC Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 7 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


KHỐI 11 Câu Câu 1 (2điểm) .

Câu 2. (2điểm)

HƯỚNG DẪN CHẤM. Nội dung đáp án a.Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng hút nước: - Thành TB mỏng, không thấm cutin -> dễ thấm nước - Không bào trung tâm lớn -> tạo áp suất thẩm thấu cao - Có nhiều ti thể -> hoạt động hô hấp mạnh -> áp suất thẩm thấu lớn * Số lượng lông hút thay đổi khi: Môi trường quá ưu trương, quá axit (chua), thiếu oxi b.Không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa vì: + Nhiệt độ, ánh sáng cao, cây hô hấp mạnh, cần nhiều O2, nếu tưới nước, đất sẽ bị chặt→cây không lấy được O2→ hô hấp kị khí → năng lượng giảm và không tạo được các chất trung gian đồng thời sinh ra sản phẩm độc làm cây hút nước không được trong khi đó lá thoát hơi nước mạnh. + Những giọi nước đọng lại trên lá như một thấu kính hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời→đốt nóng cây. *Cây xanh “tắm mình trong biển khí nitơ” nhưng cây vẫn có thể thiếu đạm vì: Nitơ tồn tại trong không khí chiếm đến 78% nhưng cây không hấp thụ được vì chúng ở dạng N2 với 3 liên kết giữa 2 nguyên tử N rất bền vững. *Để nitơ trong không khí biến đổi thành dạng nitơ mà cây có thể sử dụng:Ở một số vi khuẩn sống tự do (Azotobacter, Clostridium,Nostoc…),vi khuẩn cộng sinh(Rhizobium,Anabaena azollae….) có khả năng cố định nito khí quyển nhờ có enzim nitrogenaza. *Cơ chế:

Câu 3 (4điểm)

*Điều kiện: - Có lực khử mạnh. - Có ATP - Có enzim nitrogenaza - Thực hiện trong điều kiện kị khí. a. Cây A là thực vật C3, cây B là thực vật C4 vì:

Điểm 0.5đ

0,5đ 1đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

Cây C3 có hô hấp sáng nên khi thay đổi nồng độ oxi thì ảnh hưởng đến hô hấp sáng làm giảm năng suất quang hợp.Thực vật C4 không có hô hấp sáng nên khi thay đổi nồng độ oxi thì không ảnh hưởng đến cường độ quang hợp 1đ - Cây A ở 2 lần thí nghiệm có cường độ quang hợp khác nhau là do nồng độ oxi 0% đã làm giảm hô hấp sáng đến mức tối đa do đó cường độ quang hợp tăng lên (từ 25 đến 40 mg -

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 4. (2 điểm)

b.Khí hậu trong một vùng địa lý tiếp tục nóng và khô hơn thì thành phần của các loại thực vật C3, C4 và CAM ở vùng đó sẽ thay đổi -Nếu khí hậu một vùng bị nóng và khô hơn thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm gia tăng số lượng các loài cây C4 và CAM vì những cây này có các cơ chế quang hợp thích hợp với điều kiện khô nóng. -Ngược lại, số lượng cây C3 giảm vì trong điều kiện khô nóng hiệu quả quang hợp của chúng sẽ giảm làm cho sức sống kém và dần dần bị các loài C4 và CAM cạnh tranh loại trừ. c.*Điểm bù ánh sáng là điểm cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. * Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng, vì: Cây ưa bóng có lục lạp to, nhiều hạt diệp lục hơn cây ưa sáng -> hấp thu ánh sáng tích cực, hiệu quả -> có điểm bù ánh sáng thấp, thích nghi với cường độ chiếu sáng tương đối yếu. d.* Điểm bão hoà CO2 là: nồng độ CO2để cường độ quang hợp đạt mức cao nhất. * Trong tự nhiên không xảy ra tình trạng bão hoà CO2, vì: hàm lượng CO2 trong tự nhiên chỉ vào khoảng 0,03% rất thấp so với độ bão hoà CO2( 0,06% - 0,4%).

* Vì: Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ - Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản -> tăng cường độ hô hấp của đối tượng đựơc bảo quản. - Làm tăng độ ẩm -> tăng cường độ hô hấp, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phá hỏng sản phẩm - Làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản -> O2 giảm nhiều -> môi trường kị khí –sản phẩm sẽ bị phân hủy nhanh chóng. * Không nên, vì đối tượng bảo quản sẽ chết, nhất là hạt giống, củ giống. 1. Chú thích sơ đồ: 1. Miệng 2. Thực quản 3. Dạ cỏ 4. Dạ tổ ong 5. Dạ lá sách 6. Dạ múi khế 7. Ruột non 8. Manh tràng 2.Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng a. Sai. Tiêu hóa hóa học là quan trọng nhất, vì quá trình này Câu 6. biến đổi thức ăn thành những chất đơn giản cuối cùng, hấp thụ (2 điểm) được vào cơ thể. b. Sai. Lông nhung hấp thụ chất dinh dưỡng. c. Sai. Quá trình tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở ruột non vì ruột có đủ các loại enzym để biến đổi tất cả thức ăn về mặt hoá học. d. Đúng. Mật do gan tiết ra. Túi mật chỉ là nơi chứa chứ không tiết mật. Mật giúp phân nhỏ các giọt mỡ để biến đổi mỡ nhanh hơn thành axit béo và glixerol. (HS trả lời đúng mỗi ý được 0.25đ) Hô hấp của chim đạt hiệu quả quả cao nhất so với động vật Câu 5. (3 điểm)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 9 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0.5đ 0.5đ

0.5đ 0.5đ

1đ 1đ


trên cạn: + Phổi chim có đầy đủ đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. +Phổi chim được cấu tạo bởi các ống khí , các ống khí nằm dọc trong phổi và được bao bọc bởi hệ thống mao mạch dày đặc , phổi được thông với hệ thống túi khí trước và sau + Khi hít vào và thở ra phổi chim không thay đổi thể tích chỉ có túi khí thay đổi thể tích, phổi luôn có không khí giàu oxy để trao đổi khí với máu trong mao mạch phổi. + Phổi chim cũng có dòng chảy song song và ngược chiều với dòng không khí lưu thông trong các ống khí . + Không có khí cặn →chênh lệch oxi luôn cao Câu 7: (4 điểm)

Câu 8 (1 điểm)

*Mang cá chỉ thích nghi với hô hấp dưới nước vì: - Ở dưới nước do lực đẩy của nước làm các phiến mang xòe ra làm tăng diện tích trao đổi khí. - Nhờ hoạt động của các cơ quan tham gia vào động tác hô hấp: sự nâng hạ của xương nắp mang phối hợp với mở đóng của miệng làm cho dòng nước chảy một chiều gần như liên tục qua mang. - Cách sắp xếp của các mao mạch trong các phiến mang giúp cho dòng máu trong các mao mạch luôn chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài làm tăng hiệu suất trao đổi khí giữa máu và dòng nước giàu oxy đi qua mang. * Ở trên cạn cá sẽ bị chết vì: - Khi cá lên cạn do mất lực đẩy của nước nên các phiến mang và các cung mang xẹp lại, dính chặt với nhau thành một khối làm diện tích bề mặt trao đổi khí còn rất nhỏ. -Hơn nữa khi các lên cạn mang cá bị khô nên cá không hô hấp được và cá sẽ chết trong thời gian ngắn . a.Ở động vật có vú những loài có khối lượng cơ thể nhỏ thường có nhịp tim nhanh hơn nhịp tim của những loài có khối lượng cơ thể lớn vì: - Động vật càng nhỏ tỉ lệ S/V càng lớn, tốc độ chuyển hóa càng cao, tiêu tốn ôxi để giải phóng năng lượng cho duy trì thân nhiệt càng nhiều do đó nhịp hô hấp và nhịp tim càng tăng. - Động vật càng nhỏ khối lượng tim càng nhỏ, lực co bóp tim yếu nên tim phải co bóp nhanh hơn để kịp thời cung cấp máu cho cơ thể. b.Vận tốc máu chảy trong hệ mạch: - Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch. - Tốc độ máu thấp nhất trong mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ. * Giải thích: - Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. - Trong hệ động mạch tổng tiết diện tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch-> tốc độ máu giảm dần. - Trong hệ tĩnh mạch tổng tiết diện giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ-> tốc độ máu tăng dần. - Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch-> máu chảy với vận tốc

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 10 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0.5đ

0.5 đ

0.5đ

0.5đ 0.5đ


chậm nhất. c. Những thay đổi về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp, 0.5đ tuần hoàn và máu có thể xảy ra trong cơ thể người là: + Nhịp thở nhanh hơn, tăng thông khí→ có thể tăng thể tích phổi + Tim đập nhanh hơn, tăng tốc độ tuần hoàn máu→ có thể tăng thể tích tâm thất. + Máu nhiều hồng cầu hơn. * Giải thích: - Ở vùng núi cao, không khí loãng, ít oxy hơn→cơ thể có những thay đổi để thích nghi. Cảm giác khát xảy ra khi: áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm hoặc do mất nước hoặc do lượng NaCl đưa vào nhiều, làm nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào tăng gây tăng áp suất thẩm thấu máu. Tất cả những thay đổi trên sẽ kích thích trung khu điều hòa cân bằng nước ở vùng dưới đồi gây nên cảm giác khát. Biểu hiện rõ nhất của cảm giác khát là khô miệng, nước bọt tiết ít và quánh - Cảm giáckhát một mặt sẽ dẫn tới nhu cầu uống nước cao, mặt khác sẽ có cơ chế giảm lượng nước tiểu bài xuất để điều chỉnh áp suất thẩm thấu máu trở lại bình thường *Khi uống nhiều rượu thường cảm thấy khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu: - Hoocmon ADH kích thích tế bào ống thận tăng cường tái hấp thu nước trở về máu. - Rượu làm giảm ADH →giảm hấp thu nước ở ống thận→kích thích đi tiểu và mất nước nhiều qua nước tiểu - Mất nước→áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao→kích thích vùng dưới đồi gây cảm giác khát.

ĐỀ ĐỀ NGHỊ THI OLYMPIC MÔN SINH HỌC KHỐI 11 Câu 1: ( 2 đ) a. Rễ cây có chức năng gì? Trình bày đặc điểm cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hút nước và muối khoáng? b. Tại sao nói: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”? Câu 2: ( 2 đ ) a. Vì sao đất chua thường nghèo dinh dưỡng? b. Nitơ cung cấp cho cây có thể được lấy từ những nguồn nào? c. Thực vật hô hấp hiếu khí nhưng VSV cộng sinh lại cố định nitơ trong điều kiện kị khí. Cây khắc phục hiện tượng này như thế nào? d. Nồng độ NH4+ cao có ảnh hưởng gì cho cây? Cây khắc phục điều đó ra sao? Câu 3:( 4 đ ) Cho hình vẽ: Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 11 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


a. Hình vẽ trên mô tả cấu trúc lá của nhóm thực vật nào? Giải thích? b. Ghi chú thích cho các chữ cái và chữ số ở hình vẽ trên. c. Phân biệt cấu trúc của lục lạp ở tế bào A và B. Câu 4 : Tiến hành thí nghiệm như sau: Chọn hai lá cây cùng loại đã để 48 giờ trong tối, một lá được chiếu ánh sáng đơn sắc màu đỏ, một lá được chiếu ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. Sau đó, nhuộm màu cả hai lá bằng iốt. Hãy cho biết a, Mục đích của thí nghiệm. b, Vì sao phải để lá cây trong tối trước khi làm thí nghiệm? c, Hiện tượng thí nghiệm và giải thích hiện tượng. Câu 4: ( 2 đ ) a. Hệ số hô hấp là gì? Có nhận xét gì về hệ số hô hấp của hạt cây họ lúa và hạt hướng dương trong quá trình nảy mầm? b. Tính năng lượng thu được trong các giai đoạn của quá trình hô hấp khi oxi hóa hết 18g Glucozo? Câu 5: a. Vận tốc dòng máu, huyết áp khác nhau như thế nào ở các loại mạch? Vẽ đồ thị thể hiện. b. Hồng cầu có cấu tạo hình đĩa, lõm hai mặt . Đặc điểm này mang lại những lợi thế gì? c. Một người trưởng thành có tần số tim là 75 nhịp/phút, thể tích tâm thu là 70ml. Sau một thời gian dài luyện tập thể thao, tần số tim của người đó là 60 nhịp/phút. Hãy xác định thời gian một chu kì tim, thời gian hoạt động và thời gian nghỉ của tim trong 1 phút trong hai trường hợp (trước và sau luyện tập thể thao). d. Để tăng lưu lượng tim thì tăng nhịp tim hay tăng thể tích tâm thu có lợi cho cơ thể hơn? Câu 6: ( 2 đ ) a. Tại sao nói: Trao đổi khí ở Chim hiệu quả hơn trao đổi khí ở Thú? b. Mô tả hoạt động trao đổi khí ở cá xương? Tại sao vớt cá lên cạn sau một thời gian sẽ bị chết? c. Các bề mặt trao đổi khí có đặc điểm gì? Câu 7 : (3đ) a. Tại sao thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại như trâu, bò Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


b. Dạ dày của gà có bao nhiêu túi? Trình bày đặc điểm biến đổi thức ăn ở dạ dày gà ? c.Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? Trình bày cơ chế của hiện tượng trên. Câu 8 : (1 đ )Tại sao pH trung bình của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp: 7,35 7,45

HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: ( 2 đ 0 a. – Chức năng của rễ: + Hấp thụ nước và muối khoáng + Dẫn truyền chất dĩnh dưỡng từ bề mặt hấp thụ + Níu chặt cây, cố định cây vào đất để nâng đỡ cây và giúp cây đứng vững trongkhông gian + Giữ hạt đất, chống rửa trôi, xói mòn đất,... - Cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hút nước và muối khoáng: + Hệ rễ phân nhánh nhiều và có nhiều lông hút + Rễ phát triển theo hướng đâm sâu và lan rộng hướng về phía nguồn nước, số lượng lông hút nhiều => tăng bề mặt hấp thụ + Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng: thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn, áp suất thẩm thấu cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh b. – Tai họa: Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, cây phải mất đi một lượng nước quá lớn (99%) => cây phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là điều không dễ dàng trong điều kiện môi trường luôn thay đổi. - Tất yếu: + Thoát hơi nước tạo động lực đầu trên cho quá trình vận chuyển nước + Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá + Tạo điều kiện cho CO2 đi vào lá cung cấp nguyên liệu cho quang hợp. Câu 2: ( 2 đ ) a. Đất chua thường nghèo dinh dưỡng vì: + Trong đất, các hạt keo âm giữ các cation – là nguồn dinh dưỡng của cây trồng, tránh được sự rửa trôi + Đất chua chứa nhiều ion H+ nên chúng thay thế vị trí của các cation trên bề mặt keo đất + Các cation giảm dần do cây sử dụng và bị rửa trôi nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng b. Các nguồn nitơ cung cấp cho cây: + Nguồn vật lí – hóa học: Các tia lửa điện trong các cơn giông biến nito phân tử thành dạng nitrat cho cây sử dụng. + Các vi sinh vật sống tự do và cộng sinh có khả năng cố định nito khí quyển cung cấp cho cây + Nguồn nito do các vi khuẩn phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất + Nito từ phân bón c. Cây khắc phục bằng cách: Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 13 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5đ

0,5đ

0,5đ 0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ


+ Tăng cường độ hô hấp + Trong cây có protein hem Leghemoglobin có ái lực cao với oxi, protein này cho phép hô hấp mà không ức chế nitrogenaza. + d. - Nồng độ NH4 cao làm chậm sinh trưởng của cây, có thể gây ngộ độc cho cây, làm giảm khả năng hấp thụ K+ của cây,... - Cây khắc phục bằng cách: tăng chuyển hóa thành axit amin, thực hiện amit hóa để làm giảm NH4+ trong cây. Câu 3: b. Đây là cấu trúc lá của thực vật C4 vì: - Có lớp tế bào bao bó mạch phát triển, các tế bào nhu mô bao quanh các tế bào bao bó mạch - Có quá trình cố định CO2 diễn ra theo 2 giai đoạn ở hai loại tế bào khác nhau c. Ghi chú thích - A – tế bào nhu mô lá B – tế bào bao bó mạch 1 – CO2 ; 2 – OAA ; 3 – A.malic ; 4 – A.pyruvic ; 5 – PEP 6 – Glucozo ( chất hữu cơ) ; Enzym 1 – PEP cacboxylaza ; Enzym2 – Rubisco ( RiDP cacboxylaza) c. So sánh cấu trúc 2 loại lục lạp Lục lạp tế bào nhu mô Lục lạp tế bào bao bó mạch - Grana phát triển - Grana kém phát triển, chứa ít PSII - Enzym cố đinh CO2 là PEPcacboxylaza, ít hoặc không có - Enzym cố định CO2 là RiDP rubisco cacboxylaza - Chứa nhiều hạt tinh bột Câu 4 : ( 1 đ ) a. Mục đích: Chứng minh ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn ánh sáng xanh tím. b. Để lá cây trong tối trước khi làm thí nghiệm để lá sử dụng hết tinh bột. c, Hiện tượng: cả hai lá đều chuyển màu xanh đen nhưng lá cây được chiếu ánh sáng đỏ có màu thẫm hơn. - Ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn → lá cây được chiếu ánh sáng đỏ quang hợp mạnh hơn → tổng hợp nhiều tinh bột hơn → màu thẫm hơn. Câu 5: a. - Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử oxi cây lấy vào khi hô hấp. - Trong quá trình nảy mầm của cây họ lúa, chất dự trữ chủ yếu là đường thì hệ số hô hấp gần bằng 1. + Ở hạt cây hướng dương giàu chất béo, sự biến đổi của hệ số hô hấp phức tạp: ở giai đoạn đầu hệ số hô hấp xấp xỉ bằng 1 do hạt sử dụng đường để hô hấp, sau đó hệ số hô hấp giảm xuống còn 0,3 – 0,4 do hạt sử dung nguyên liệu là chất béo, tiếp theo đó hệ số hô hấp lại tăng lên gần bằng 1 do đường bắt đầu được tích lũy. b. Tính hệ số hô hấp 18g glucozo ứng với 0,1mol => có 0,1 * 6,02.1023 phân tử - Đường phân từ 1 phân tử glucozo tạo ra 2 ATP - Nếu không có oxi thì từ 1 glucozo tạo 2ATP - Nếu có oxi thì ở chu trình Creps tạo ra 2 ATP Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 14 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5đ

0,5 đ

1,5đ

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ

1đ (mỗi giai đoạn 0,25đ)


Chuỗi chuyền electron tạo ra 34 ATP HS nhân kết quả trên với số phân tử Glucozo là được Câu 5: -

a.

- Vận tốc dòng máu tỉ lệ nghịch với tiết diện mạch ( máu chảy trong 0,25đ động mạch là nhanh nhất, chậm hơn ở tĩnh mạch và chậm nhất ở mao mạch vì tổng tiết diện mao mạch lớn nhất) 0,25đ - Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm dần ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch 0,5đ - HS vẽ đồ thị b. Ưu điểm của cấu tạo hồng cầu hình đĩa, lõm 2 mặt 0,25đ - Khó vỡ, giảm tiêu hao oxi khi vận chuyển 0,25đ - Tăng S/V 0,25đ - Có thêm chỗ để chứa hêmoglobin 0,25đ - Tăng thêm số lượng hồng cầu trên đơn vị thể tích 0,75đ c. - Khi chưa luyện tập thể thao: + Thời gian 1 chu kì tim: 60 : 75 = 0,8 (giây) + Thời gian hoạt động của tim trong 1 phút: 0,4 x 75 = 30 (giây) 0,75đ + Thời gian nghỉ của tim trong 1 phút: 0,4 x 75 = 30 (giây) - Sau khi luyện tập thể thao: + Thời gian 1 chu kì tim: 60 : 60 = 1 (giây) 0,25đ + Thời gian hoạt động của tim trong 1 phút: 0,4 x 60 = 24 (giây) 0,25đ + Thời gian nghỉ của tim trong 1 phút: 60 - 24 = 36(giây) d. Tăng thể tích tâm thu có lợi hơn. - Nếu tăng nhịp tim, thời gian nghỉ của tim giảm → tim chóng mệt, dễ dẫn đến suy tim. Câu 6: a. Trao đổi khí ở chim: có sự tham gia của các túi khí giúp không khí 0,5đ qua phổi luôn là khí giàu oxi, không có khí cặn, trong phổi chiều của dòng máu song song và ngược với chiều dòng khí trong ống khí - Ở thú khi hô hấp còn chứa nhiều khí nghèo oxi trong phổi 0,25đ b. – Trao đổi khí ở cá xương + Cử động thở vào: thềm miệng hạ xuống làm giảm áp lực của nước 0,25đ trong khoang miệng, nắp mang phình ra, riềm mang khép lại => nước 0,25đ chảy vào + Cử động thở ra: miệng ngậm lại, nền hầu nâng lên, , nắp mang mở ra 0,5đ => nước chảy ra qua khe mang + TĐK diễn ra ở các phiến mang: số lượng phiến mang nhiều, chiều dòng nước ngược với chiều dòng máu chảy trong các mao mạch mang 0,25đ => tăng hiệu quả trao đổi khí. - Cá chết vì: + Các phiến mang dính lại => giảm diện tích bề mặt + Bề mặt không ẩm ướt Câu 7 : 3 ñ) a. Thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng nhưng các động vật nhai (2đ lại vẫn phát triển bình thường do: ) - Thức ăn ít chất nhưng số lượng thức ăn lấy vào nhiều nên cũng đủ bù nhu 0,25 cầu protein cần thiết.................................................................................................................. ....... Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 15 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Trong dạ dày động vật nhai lại có 1 số lượng lớn vi sinh vật sẽ tiêu hóa ở dạ múi khế là nguồn cung cấp cho cơ thể............................................................................................ - Chúng tận dụng triệt để được nguồn nito trong ure: + Ure theo đường máu vào tuyến nước bọt..................................................................... + Ure trong nước bọt lại được vi sinh vật trong dạ dày sử dụng để tổng hợp protein, cung cấp cho cơ thể động vật nhai lại.............................................................................. b. * Dạ dày gà có 2 túi: dạ dày tuyến và dạ dày cơ.............................................................. * Đặc điểm biến đổi thức ăn ở dạ dày gà: - Thức ăn từ thực quản chuyển xuống dạ dày tuyến rồi qua dạ dày cơ để biến đổi 1 phần................................................................................................................. ................. - Ở dạ dày tuyến có lớp niêm mạc chứa tuyến vị tiết dịch tiêu hóa thấm lên thức ăn ......................................................................................................................... .................. - Ở dạ dày cơ có cấu tạo từ lớp cơ dày, khỏe, chắc giúp nghiền nát hạt đã thấm dịch tiêu hóa tạo 1 phần chất dinh dưỡng.......................................................................................... c. - Chủ yếu là biến đổi Prôtêin thành các chuỗi polipeptit ngắn dưới tác dụng của enzim pepsin với sự có mặt của HCl. - Ý nghĩa của thức ăn xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ:

0,25

0,25 0,25

0,25 0,25 0,25

0,25 0,25

0,25

0,25 + Dễ dàng trung hoà lượng axít trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một , tạo môi trường cần thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột (vì có NaHCO3 từ tuỵ và ruột tiết ra với nồng độ cao). 0,25 + Để các enzim từ tuỵ và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hoá lượng thức ăn đó+ Để các enzim từ tuỵ và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hoá lượng thức ăn đó + Đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng Câu 8 : ( mỗi ý ñúng 0,25 ñ ) pH của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp là nhờ các hệ đệm: - Hệ đệm bicacbonat CO2 + H2O ⇔ H2CO3⇔ HCO3- + H+ - Hệ đệm phốt phát. H2PO4- ⇔ HPO42- + H+ - Hệ đệm protêin là hệ đệm quan trọng trong dịch cơ thể nhờ khả năng điều chỉnh cả độ toan lẫn kiềm. - Điều chỉnh độ kiềm nhờ gốc –COOH và điều chỉnh độ toan nhờ gốc –NH2 của prôtêin.

KỲ THI OLYMPIC Môn thi: SINH HỌC 11

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 16 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 1: (2,0 điểm) 1.1.Chọn phương án trả lời đúng và giải thích phương án đó? Giả sử một cây bị thiếu vòng đai caspari ở rễ. Cây này sẽ a.không có khả năng cố định nitơ. b.không có khả năng vận chuyển nước và các chất khoáng lên lá. c.không có khả năng kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hấp thu. d.có khả năng tạo áp suất rễ cao hơn so với các cây khác. 1.2. Sản phẩm nào của quá trình quang hợp có thể tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi nitơ?Sản phẩm nào của quá trình hô hấp có thể tham gia trực tiếp vào quá trình hấp thụ muối khoáng? Câu 2: (2,0 điểm) a. Trên cùng một cây, thế nước ở tế bào lá và thế nước ở tế bào rễ khác nhau như thế nào? Giải thích. b. Một thửa ruộng sau thời gian dài không canh tác (ruộng bỏ hoang), khi phân tích thành phần hóa học người ta thấy lượng đạm trong đất có tăng hơn so với thời gian đầu mới ngừng canh tác. Giải thích tại sao? Câu 3: (2,0 điểm) a. Ở thực vật C4, lục lạp của tế bào bao bó mạch có gì khác so với lục lạp của tế bào mô giậu? Đặc điểm này phù hợp với chức năng của tế bào bao bó mạch như thế nào? b. Giải thích tại sao khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo, bọt khí ôxi lại nổi lên nhiều hơn? c. Tại sao phycôbilin là sắc tố quang hợp không thể thiếu được của các nhóm tảo (trừ tảo lục)? Câu 4: (2,0 điểm) Một nhóm học sinh đã làm thí nghiệm sau: Đặt 2 cây A và B vào một phòng kính có chiếu sáng và có thể điều chỉnh hàm lượng O2 trong phòng này từ 0% đến 21% (các nhân tố khác đều ở giá trị tối ưu). Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau: Thí nghiệm Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2/giờ) Cây A Cây B Thí nghiệm 1 18 55 Thí nghiệm 2 29 56 a. Nêu mục đích và giải thích nguyên lí của thí nghiệm trên. b. Cách bố trí thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.

Câu 5: (2,0 điểm) Một học sinh đã dùng sơ đồ sau để ôn tập về các quá trình sinh học diễn ra trong các bào quan của một tế bào thực vật. - Bào quan I:

1

Kí hiệu:

A Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 2 D 17 C + Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Bào quan II: - A, B, C, D: giai đoạn/pha - 1, 2, 3: các chất tạo ra

Câu hỏi: a. Tên gọi của bào quan I và II là gì? b. Tên gọi của A, B, C, D, E ? c. Tên gọi của các chất 1, 2, 3? d. Trình bày diễn biến của giai đoạn C trong sơ đồ ? Câu 6: (2,0 điểm) a. Cho các động vật sau: Trai, Cua, cá chép, cá hồi, cá heo, chim bồ câu. Hãy sắp xếp các loài động vật phù hợp vào các dạng hệ tuần hoàn ở động vật: (1) Hệ tuần hoàn hở (2) Hệ tuần hoàn đơn (3) Hệ tuần hoàn kép b. Một học sinh nhận định rằng: “ Cá xương trao đổi khí hiệu quả nhất trong các động vật sống ở nước”. Nhận định này đúng hay sai? Hãy giải thích? Câu 7: (2,0 điểm) a. HCl và enzim pepsin được tạo ra ở dạ dày như thế nào? Vai trò của HCl và pepsin trong quá trình tiêu hóa thức ăn? Vì sao thành dạ dày không bị phân giải bởi dịch vị? b. Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân li HbO2, giải thích tại sao khi lao động cơ bắp thì cơ vân nhận được nhiều O2 hơn so với lúc cơ thể nghỉ ngơi. Câu 8: (2,0 điểm) a.Tim của động vật có vú có áp lực trong tâm thất trái và tâm thất phải khác nhau. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó và tác dụng đối với hệ tuần hoàn. b. Mạch đập ở cổ tay và thái dương có phải do máu chảy trong hệ mạch gây nên hay không? Vì sao? c. Vì sao những người bị hở van nhĩ thất hoặc hen suyễn mãn tính thường dẫn đến suy tim? Câu 9: (2,0 điểm) a. Em hãy kể tên và nêu mục đích của một số biện pháp bảo quản nông sản an toàn mà em biết. b. Khi con người ăn cơm, quá trình tiêu hóa từ khoang miệng đến ruột non diễn ra như thế nào? Câu 10: (2,0 điểm) Người ta sử dụng một loại thuốc gây ức chế hoạt động của thùy sau tuyến yên để tiêm cho một con thỏ thí nghiệm. Các chỉ số sinh lí dưới đây ở con thỏ này sẽ như thế nào? Giải thích a. Huyết áp. b. Áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 18 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


c. Áp suất lọc của cầu thận. d. Nhịp hô hấp. ……….. HẾT ……

KỲ THI OLYMPIC HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 11 Câu

Nội dung

Điểm

Câu

1.1.Chọn phương án trả lời đúng và giải thích phương án đó? Giả sử một cây bị thiếu vòng đai caspari ở rễ. Cây này sẽ 1 (2,0 a.không có khả năng cố định nitơ. điểm) b.không có khả năng vận chuyển nước và các chất khoáng lên lá. c.không có khả năng kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hấp thu. d.có khả năng tạo áp suất rễ cao hơn so với các cây khác. Trả lời: - Câu trả lời đúng: c - Giải thích: Vòng đai caspari có vai trò điều chỉnh lượng nước và kiểm tra

0,5 0,5

các chất khoáng hòa tan trong nước.

Câu 2 (2,0

1.2.Sản phẩm nào của quá trình quang hợp có thể tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi nitơ?Sản phẩm nào của quá trình hô hấp có thể tham gia trực tiếp vào quá trình hấp thụ muối khoáng? Trả lời: -Sản phẩm của quang hợp có thể tham gia trao đổi nitơ là ATP, NAD(P)H, Feredoxin khử (0,25đ) + NAD(P)H tham gia vào quá trình biến đổi NO3- → NO20,5 NO3- + NAD(P)H + H+ + 2e- → NO2- + NAD(P)+ + H2O +Feredoxin khử tham gia chuyển NO2- thành NH4+ NO2- + 6 Feredoxin khử + 8H+ + 6e- → NH4+ + 2H2O (Viết đủ 2 phương trình được 0,25đ) -Những sản phẩm của quá trình hô hấp có thể tham gia vào sự hấp thu muối khoáng là: +Các sản phẩm trung gian, CO2, H2O tham gia vào cơ chế hấp thu khoáng bị 0,25 động. VD: CO2 liên quan đến hút bám trao đổi, các chất hữu cơ do hô hấp tạo ra làm tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu cao. 0,25 +Một số sản phẩm trung gian, ATP tham gia quá trình hấp thu chủ động. a. Trên cùng một cây, thế nước ở tế bào lá và thế nước ở tế bào rễ khác nhau như thế nào? Giải thích. - Thế nước ở tế bào lá thấp hơn so với thế nước của tế bào rễ.

điểm) - Giải thích: Do ở lá xảy ra quá trình thoát hơi nước nên các tế bào lá có nồng

0,25 0,25

độ dịch bào lớn hơn tế bào rễ là nơi không có sự thoát hơi nước. b. Một thửa ruộng sau thời gian dài không canh tác (ruộng bỏ hoang), khi phân tích thành phần hóa học người ta thấy lượng đạm trong đất có tăng hơn so với thời gian đầu mới ngừng canh tác. Giải thích tại sao? * Các cơ chế làm tăng lượng đạm trong đất: - Qua quá trình cố định nitơ theo con đường điện hóa (do có sự phóng tia lửa điện trong không khí khi mưa dông): Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 19 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,25


N2 + 2O2 NO2- NO3-

0,25

- Quá trình cố định nitơ khí quyển bởi các nhóm vi sinh vật (nhờ có hệ enzim

0,25

nitrogenaza): 2H

2H

2H

0,25

N=N ---------> HN=NH --------> H2N-NH2 --------> 2NH3. - Quá trình phân giải các hợp chất chứa nitơ bởi các vi sinh vật đất: + Các hợp chất hữu cơ chứa nitơ (xác, chất thải của sinh vật) nhờ hoạt 0,25 động của các vi khuẩn mùn hóa và các vi khuẩn khoáng hóa (VK nitrit hóa và nitrat hoá) đã biến nitơ ở dạng hữu cơ thành nitơ dạng vô cơ. + Sơ đồ tóm tắt:

Chất hữu cơ chứa nitơ

VK mùn hóa

0,25

NH3

VK nitrit hóa

NO2-

VK nitrat hóa

Câu

a. Ở thực vật C4, lục lạp của tế bào bao bó mạch có gì khác so với lục lạp

3

của tế bào mô giậu? Đặc điểm này phù hợp với chức năng của tế bào bao

(2,0

NO3-

bó mạch như thế nào?

điểm) * Lục lạp của tế bào bao bó mạch khác với lục lạp tế bào mô giậu: – Hạt grana kém phát triển hoặc tiêu biến hoàn toàn

0,25

– Chỉ có PSI, không có PSII

0,25

* Đặc điểm này phù hợp với tế bào bao bó mạch: – Hạt grana kém phát triển hoặc tiêu biến hoàn toàn phù hợp với chức năng

0,25

thực hiện pha tối (chu trình Calvin) của tế bào bao bó mạch. – Không có PSII → không có O2 trong tế bào → tránh được hiện tượng O2

0,25

cạnh tranh với CO2 để liên kết với enzim Rubisco. b. Giải thích tại sao khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo, bọt khí ôxi lại nổi lên nhiều hơn? - Khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo đã kích thích pha tối của

0,5

quang hợp hoạt động tốt hơn. Pha tối hoạt động tốt sẽ cần nhiều sản phẩm của pha sáng (ATP và NADPH), do đó pha sáng phải hoạt động tốt hơn, phân li H2O xảy ra mạnh hơn, ôxi thải ra nhiều hơn. c. Tại sao phycôbilin là sắc tố quang hợp không thể thiếu được của các nhóm tảo (trừ tảo lục)? - Phycôbilin cócấu trúc mạch thẳng, tan được trong nước, gồm 2 dạng là phycôerythrin và phycôcyanin. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 20 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,25


- Phycôbilin có cực đại hấp thụ ánh sáng ở vùng tia lục, là loại tia mà các

0,25

thực vật và tảo lục không hấp thụ được, năng lượng mà chúng hấp thụ được truyền cho chlorophyll Câu

Một nhóm học sinh đã làm thí nghiệm sau: Đặt 2 cây A và B vào một

4

phòng kính có chiếu sáng và có thể điều chỉnh hàm lượng O2 trong

(2,0

phòng này từ 0% đến 21% (các nhân tố khác đều ở giá trị tối ưu). Kết

điểm) quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau: Thí nghiệm

Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2/giờ) Cây A

Cây B

Thí nghiệm 1

18

55

Thí nghiệm 2

29

56

a. Nêu mục đích và giải thích nguyên lí của thí nghiệm trên. b. Cách bố trí thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận. a. - Mục đích của thí nghiệm: Xác định cây C3 và cây C4.

0,25

- Nguyên lý của thí nghiệm: Vì cây C3 phân biệt với cây C4 ở một đặc điểm

0,5

sinh lý rất quan trọng là: Cây C3 có hô hấp ánh sáng, trong khi đó cây C4 không có quá trình này. Hô hấp ánh sáng lại phụ thuộc chặt chẽ vào nồng độ O2 trong không khí. Nồng độ O2 giảm thì hô hấp ánh sáng giảm rõ rệt và dẫn đến việc tăng cường độ quang hợp. b. - Cách bố trí 2 thí nghiệm: +TN 1: Đo cường độ quang hợp của cây A và cây B ở điều kiện nồng độ ô xi

0,25

bằng 21%. +TN 2 Đo cường độ quang hợp của cây A và cây B ở nồng độ ôxi bằng 0%.

0,25

- Kết quả thí nghiệm cho thấy: Cây A ở 2 TN có cường độ quang hợp khác

0,5

nhau nhiều là do ở thí nghiệm 2 nồng độ ôxi 0% đã làm giảm hô hấp sáng đến mức tối đa và do đó cường độ quang hợp tăng lên. Trong khi đó cây B ở 2 lần TN cường độ quang hợp hầu như không đổi, có nghĩa là ở cây B không có quá trình hô hấp ánh sáng, như vậy nồng độ ôxi thay đổi không ảnh hưởng đến cường độ quang hợp. - Kết luận: Cây A là cây C3, cây B là cây C4

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 21 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,25


Câu 5 (2,0

a. Bào quan I: Ti thể; b.

6

0,5

A: pha sáng; B: pha tối; C: đường phân; D: chu trình Crep; E: chuỗi 0,5

chuyền electron.

điểm) c.

Câu

Bào quan II: Lạp thể

1: CO2; 2: O2; 3: đường glucozơ

0,5

d.Nêu được diễn biến của giai đoạn C trong sơ đồ.

0,5

a. Sắp xếp các động vật phù hợp với các dạng tuần hoàn: (1) Hệ tuần hoàn hở: Trai, Cua

(2,0

(2) Hệ tuần hoàn đơn: Cá chép, cá hồi

điểm)

(3) Hệ tuần hoàn kép: Cá heo, chim bồ câu b. Nhận định “ Cá xương trao đổi khí hiệu quả nhất trong các động vật sống ở nước” là đúng. Vì: + Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo dòng nước chảy 1 chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang + Cách sắp xếp của mao mạch mang giúp dòng máu chảy trong mao mạch

0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ

0.5đ

song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch mang Câu

a. HCl và enzim pepsin được tạo ra ở dạ dày như thế nào? Vai trò của

7

HCl và pepsin trong quá trình tiêu hóa thức ăn? Vì sao thành dạ dày

(2,0

0.5đ

không bị phân giải bởi dịch vị?

điểm) - HCl: Tế bào đỉnh (TB viền) bơm ion H vào xoang dạ dày với nồng độ rất

0,25

cao. Những ion này kết hợp với ion clo vừa khuếch tán vào xoang qua các kênh đặc hiệu trên màng để tạo thành HCl. - Các TB chính tiết ra pepsinogen. HCl chuyển pepsinogen thành pepsin bằng

0,25

cách xén bớt một phần nhỏ của phân tử pepsinogen làm lộ ra trung tâm hoạt động của enzim. (Đây có thể là một cơ chế điều hòa ngược dương tính) Như vậy: cả HCl và pepsin đều được tạo ra ở trong xoang dạ dày. - Vai trò của HCl:

0,5

+ Phá vỡ chất nền ngoại bào dùng để liên kết các tế bào với nhau trong thịt và trong rau. + Tạo môi trường axit làm prôtêin bị biến tính duỗi thẳng ra và dễ bị enzim phân cắt. + HCl chuyển pepsinogen thành pepsin. Sau khi HCl biến một phần pepsinogen thành pepsin, tới lượt mình pepsin mới đựoc tạo ra có tác dụng giống như HCl biến pepsinogen còn lại thành pepsin. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 22 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5


- Vai trò của enzim pepsin: + Pepsin là một loại endopeptidaza có tác động cắt liên kết peptit ở chuỗi pôlipeptit trong thức ăn tạo ra các chuỗi pôlipeptit ngắn (4 – 12 aa) + Hoạt động phối hợp của HCl và pepsin còn có tác dụng diệt khuẩn trong thức ăn và tạo hỗn hợp bán lỏng (nhũ chấp) + Thành phần dịch vị vẫn bất hoạt cho đến khi chúng được giải phóng vào xoang dạ dày. + Các TB lót dạ dày không bị tổn thương do lớp chất nhày (một hỗn hợp glycoprotêin quánh, trơn gồm nhiều tế bào, muối và nước) rất dày bảo vệ (do các tế bào cổ tuyến tiết ra). + Sự phân chia tế bào liên tục bổ sung vào lớp biểu mô mới cứ 3 ngày một lần, thay thế tế bào bị bong do tác động của dịch vị. b. Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân li HbO2, giải thích tại sao khi lao động cơ bắp thì cơ vân nhận được nhiều O2 hơn so với lúc cơ thể nghỉ ngơi. - Phân áp O2 ở cơ vân giảm làm tăng quá trình phân li của HbO2 → Hb + O2

0,5

- CO2 được giải phóng → pH giảm → tăng quá trình phân li. - Do hiệu ứng Bohr: CO2 từ TB chuyển vào hồng cầu càng nhiều thì H+ tăng → pH giảm → phân li HbO2 tăng → tăng cung cấp O2 cho TB → hiệu ứng Bohr. Ngược lại khi máu từ cơ quan trở về tim và hồng cầu khi tới phổi (phế nang), .... Câu 8 (2,0

a.Tim của động vật có vú có áp lực trong tâm thất trái và tâm thất phải khác nhau. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó và tác dụng đối với hệ tuần hoàn.

điểm) Nguyên nhân: Do thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải nên khi co tạo áp lực lớn hơn. Tác dụng: Tâm thất trái tạo ra áp lực lớn để thắng sức cản lớn trong vòng tuần hoàn lớn. Tâm thất phải tạo ra áp lực nhỏ hơn đủ để thắng sức cản máu trong vòng tuần hoàn nhỏ.

0,25 0,25

b. Mạch đập ở cổ tay và thái dương có phải do máu chảy trong hệ mạch gây nên hay không? Vì sao? Mạch đập ở cổ tay và thái dương không phải do máu chảy trong hệ mạch gây nên mà do tính đàn hồi của thành động mạch và nhịp co bóp của tim gây nên. c. Vì sao những người bị hở van nhĩ thất hoặc hen suyễn mãn tính Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 23 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5


thường dẫn đến suy tim? - Ở những người bị hở van tim: Mỗi lần tâm thất co, van tim khép không chặt

0,5

→ máu một phần trở ngược lại tâm nhĩ → lượng máu vào ĐM chủ giảm → không đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng, O2 cho cơ thể → tim phải gắng co bóp mạnh và tăng nhịp → suy tim. - Hen suyễn gây khó thở → co hẹp các tiểu phế quản → thông khí khó khăn

0,5

→ tăng nhịp tim, thể tích co tim → tim làm việc quá tải → suy tim. Câu 9 (2,0 điểm)

a.Em hãy kể tên và nêu mục đích của một số biện pháp bảo quản nông sản an toàn mà em biết. • Một số biện pháp bảo quản: + Bảo quản khô + Bảo quản lạnh + Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao (Nêu đủ 3 biện pháp được 0,5đ; nêu được 2 biện pháp 0,25đ; nêu 1 biện pháp không có điểm) • Mục đích của các biện pháp bảo quản: + Giảm mức tối thiểu cường độ hô hấp + Ức chế phát triển của vi sinh vật phân hủy b.Khi con người ăn cơm, quá trình tiêu hóa từ khoang miệng đến ruột non diễn ra như thế nào? Quá trình tiêu hóa cơm ở người: + Ở khoang miệng: - Tiêu hóa cơ học: Nhai, nghiền -

Tiêu hóa hóa học: Biến đổi 1 phần tinh bột thành đường Maltozơ nhờ enzim amilaza có trong nước bọt

+ Ở dạ dày: Tiêu hóa cơ học: nhào, trộn + Ở ruột: -Tiêu hóa cơ học: Co bóp -Tiêu hóa hóa học: Biến đổi tinh bột và đường maltozơ thành đường glucozơ nhờ enzim tiêu hóa và glucozơ được hấp thu vào máu qua bề mặt ruột non. (Nêu được tiêu hóa cơ học 0,5đ; tiêu hóa hóa học 0,5đ) Câu

Người ta sử dụng một loại thuốc gây ức chế hoạt động của thùy sau

10

tuyến yên để tiêm cho một con thỏ thí nghiệm. Các chỉ số sinh lí dưới đây

(2,0 điểm)

ở con thỏ này sẽ như thế nào? Giải thích a. Huyết áp. b. Áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 24 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5

0,25 0,25


c. Áp suất lọc của cầu thận. d. Nhịp hô hấp. a. - Huyết áp giảm.

0,25

- Giải thích: Thùy sau tuyến yên bị ức chế →giảm giải phóng ADH vào máu

0,25

→giảm tái hấp thu nước ở ống thận, kết quả giảm thể tích máu → huyết áp giảm.

0,25

b. - Áp suất thẩm thấu tăng.

0,25

- Giải thích: Do cơ thể mất nhiều nước →nồng độ các chất tan trong dịch cơ thể tăng → áp suất thẩm thấu tăng.

0,25

c. - Áp suất lọc của cầu thận giảm.

0,25

- Giải thích: + Huyết áp giảm → áp suất lọc của cầu thận giảm (hoặc). + Huyết áp giảm → gây phản xạ co tiểu động mạch đến thận → giảm áp suất máu (hoặc).

0,25 0,25

d. - Nhịp hô hấp tăng. - Giải thích: Huyết áp giảm → lượng máu từ tim lên phổi giảm → lượng CO2 bài tiết ở phổi giảm, đồng thời lượng O2 vào máu giảm → nồng độ H+ trong máu tăng → kích thích trung khu hô hấp làm tăng nhịp hô hấp. --------------- HẾT ---------------

ĐỀ THI KHẢO SÁT OLYMPIC MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề)

Câu 1: (3đ) 1. Hãy giải thích các hiện tượng sau: a. Mưa lâu ngày, đột ngột nắng to, cây bị héo. b. Thế nước ở lá thấp hơn thế nước ở rễ cây. 2. a. Trình bày vai trò của nguyên tố nitơ đối với thực vật? b. Hãy giải thích tại sao tồn tại 2 nhóm vi khuẩn cố định nitơ: Vi khuẩn tự do và vi khuẩn cộng sinh. Câu 2. (1đ) Nước được hấp thụ từ đất vào cây qua rễ theo hai con đường: a) Nêu những đặc điểm lợi và bất lợi của hai con đường đó? b) Hệ rễ đã khắc phục đặc điểm bất lợi của hai con đường đó bằng cách nào ? Câu 3.(2đ) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 25 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Quá trình hô hấp nội bào xảy ra theo 3 giai đoạn. Hãy cho biết : a/ Nơi diễn ra, nguyên liệu đầu tiên, sản phẩm cuối cùng của mỗi giai đoạn ? b/ Vì sao chu trình Crep không sử dụng ôxi nhưng nếu không có ôxi thì chu trình Crep không xảy ra ? Câu 4. (4đ) a/ Cho sơ đồ mô tả chu trình sinh học ở một nhóm loài thực vật như sau: A B 2

2 1 CO2

CO2

4

Canvin

3 3

Hãy cho biết : - Tên gọi chu trình, tên gọi của nhóm thực vật có chu trình đó ? - Tên gọi thích hợp của A và B ? - Các chất tương ứng với 1,2 3,4 là gì ? b/ Tại sao nồng độ CO2 thấp không gây hiện tượng hô hấp sáng ở thực vật C4 nhưng gây hô hấp sáng ở thực vật C3 ? Câu 5. (4đ) a) Hãy cho biết đường đi của máu trong tĩnh mạch phổi, qua tim và vòng quanh cơ thể rồi trở về lại tĩnh mạch phổi. b) Huyết áp ở loại mạch nào là thấp nhất? vì sao? c) Vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất? Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay chậm trong từng loại mạch đó. d)Trình bày chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật Câu 6. (3đ) So sánh sự khác nhau cơ bản trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật ăn thực vật với động vật ăn thịt và ăn tạp? Câu 7. (2đ) Cho sơ đồ sự trao đổi khí ở phổi chim như sau? Môi trường

O2  → Khí

O

CO2 CO2 2 → (1)  quản  (2) → Khí quản → các ống khí trong phổi →

 → Môi

trường a) Cho biết (1)và (2) là tên 2 bộ phận nào tham gia trao đổi khí ở chim? b) Hoạt đông hai bộ phận này diễn ra như thế nào khi chim hít vào và thở ra? Câu 8. (1đ) Khi uống nhiều rượu dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu. Giải thích? – Hoocmôn ADH kích thích tế bào ống thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu. Rượu làm giảm tiết ADH → giảm hấp thu nước ở ống thận → kích thích đi tiểu mất nước nhiều qua nước tiểu. - Mất nước → áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao → kích thích vùng dưới đồi gây cảm giác khát.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 26 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


ĐÁP ÁN Đề thi Olympic môn sinh học 11 Câu 1: (3 điểm) 1. Giải thích các hiện tượng sau: a. Mưa lâu ngày, đột ngột nắng to, cây bị héo. b. Thế nước ở lá thấp hơn thế nước ở rễ cây. 2. a. Trình bày vai trò của nguyên tố nitơ. b. Hãy giải thích tại sao tồn tại 2 nhóm vi khuẩn cố định nitơ: Vi khuẩn tự do và vi khuẩn cộng sinh. Ý- Điểm 1 (1 điểm)

Nội dung a. Mưa lâu ngày, đột ngột nắng to, cây bị héo: - Mưa lâu ngày làm độ ẩm không khí cao sẽ cản trở sự thoát hơi nước (0,25 điểm ). - Nắng to đột ngột sẽ đốt nóng lá vì sự thoát hơi nước ở lá gặp khó khăn (0,25 điểm). b. Thế nước ở lá cây thấp hơn thế nước ở rễ cây - Do nồng độ chất tan trong tế bào cao. (0,25 điểm). - Nguyên nhân do có sự thoát hơi nước ở lỗ khí khổng trên lá còn ở rễ không có sự thoát hơi nước. (0,25 điểm). Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 27 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2 (2 điểm)

a. Vai trò của nitơ - Vai trò cấu trúc: Nitơ là thành phần của hầu hết các hợp chất hữu cơ trong cây (protein, axit nucleic…) cấu tạo nên tế bào, cơ thể. (0,25 điểm) - Vai trò điều tiết: Tham gia thành phần của các enzim, hoocmon…. Điều tiết các quá trình, sinh lí hóa sinh trong tế bào, cơ thể (0,25 điểm) b. - Có 4 điều kiện để cố định nitơ khí quyển: có lực khử mạnh, được cung cấp ATP, có sự tham gia của enzim nitrogenaza, thực hiện trong điều kiện kị khí. (1 điểm) - Nếu nhóm vi khuẩn nào có đủ 4 điều kện trên thì thuộc nhóm tự do. Nếu không đủ 4 điều kiện trên thì phải sống cộng sinh, để lấy những điều kiện còn thiếu từ sinh vật cộng sinh cùng. (0,5 điểm)

Câu 2 (1đ) b/ - Con đường qua thành tế bào và gian bào: hấp thụ nhanh và nhiều nước nhưng lượng nước và các chất khoáng hoà tan không được kiểm tra. (0,25) - Con đường tế bào: lượng nước và các chất khoáng hoà tan được kiểm tra bằng tính thấm chọn lọc của tế bào sống, nhưng nước được hấp thụ chậm và ít hơn . (0,25) c/ Sự khắc phục của hệ rễ : (0,5) - Đặt vòng đai Caspari trên thành tế bào nội bì. Vòng đai Caspari được cấu tạo bằng chất không thấm nước và không cho các chất khoáng hoà tan trong nước đi qua. Vì vậy nước và các chất khoáng hoà tan phải đi vào trong tế bào nội bì, ở đây lượng nước đi vào được điều chỉnh và các chất khoáng hoà tan được kiểm tra. Câu 3.(2đ) a/ ( 1,5 đ) Giai đoạn Nơi diễn ra Nguyên liệu Sản phẩm Đường phân Tế bào chất Glucozo,NAD+, ADP, Pi Axit pyruvic, ATP, NADH Chu trình Crep Chất nền ti thể Axetyl CoenzimA, ATP, NADH, + + NAD , FAD , ADP, Pi, FADH2, CO2 H2O. Chuỗi truyền e Màng trong ti thể NADH, FADH2, O2, NAD+, FAD+, ATP, ADP, Pi H2O b/ (0,5 đ) Chu trình Crep sử dụng sản phẩm của chuỗi truyền e để làm nguyên liệu. Chuỗi truyền e xảy ra cần có sự tham gia của oxi, do đó nếu không có oxi thì chuỗi truyền e không xảy ra không có nguyên liệu cho chu trình Crep chu trình Crep không xảy ra. Câu 4. (4đ) a/ (2,5đ) - Tên gọi : chu trình cố định CO2 ở thực vật C4. - A : lục lạp của tế bào mô giậu. - B : lục lạp tế bào bao bó mạch. - Các chất tương ứng : 1-Axit oxaloaxetic (AOA). 2- Axit malic 3- Axit pyruvic 4- Photpho enolpyruvic (PEP). b/ (1,5đ) Vì : - Thực vật C4 có chu trình dự trữ CO2 ở lục lạp tế bào mô giậu nên tạo một kho dự trữ CO2 là axit malic, nên khi nồng độ CO2 thấp vẫn không gây cạn kiệt CO2. - Ở thực vật C4, có hai loại lục lạp, quá trình quang phân ly nước diễn ra ở lục lạp của tế bào mô giậu nên O2 tạo ra sẽ khuếch tán ra môi trường. Do đó chu trình Canvin diễn ra ở tễ bào bao bó mạch nơi có nguồn dự trữ CO2 cao và O2 thấp không có hô hấp sáng. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 28 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Thực vật C3 không có kho dự trữ CO2, enzim Rubisco vừa có hoạt tính khử vùa có hoạt tính oxi hóa, nên khi thiếu CO2 sẽ xảy ra hô hấp sáng. Câu 5. (4đ) a) Tỉnh mạch phổi tâm nhĩ trái tâm thất trái động mạch chủ động mạch nhỏ mao mạch tế bào mao mạch tính mạch nhỏ tính mạch chủ tâm nhĩ phải tâm thất phải động mạch phổi mao mạch phổi tĩnh mạch phổi (1,5đ) b) Huyết áp thấp nhất ở tĩnh mạch chủ (0, 5đ) Giải thích: Huyết áp là áp lực của máu do tim co bóp,tĩnh mạch chủ xa tim nên trong quá trình vận chuyển máu, do ma sát với thành mạch và giữa các tiểu phân tử máu với nhau đã làm giảm áp lực máu.(1đ) c) Vận chuyển máu: -Nhanh nhất ở động mạch.Tác dụng đưa máu kịp thời đến cơ quan, chuyển nhanh sản phẩm của hoạt động của tế bào đến nơi cần hoặc đến cơ quan bài tiết(0,5đ) -Chậm nhất ở mao mạch. Tác dụng tạo điều kiện cho máu kịp trao đổi chất với tế bào.(0,5đ) Câu 6. (3đ) Dấu hiệu so sánh Cấu tạo răng 0.5đ Dạ dày 0.5đ Ruột Manh tràng 0.5đ Thức ăn 0.5đ Biến đổi cơ học 0,25đ Biến đổi sinh học 0.25đ Kết quả 0.5đ

Động vật ăn thực vật R/hàm to,bề mặt răng rộng và khỏe,R/nanh không phát triển Một hay bốn túi,có nhóm chứa VSV lên men -Dài hơn,dịch tiêu hóa ít các loại enzim -Lớn

Động vật ăn thit,ăn tạp R/hàm bé,bề mặt răng hẹp,R/nanh phát triển Một túi,không chứa VSV lên men -Ngắn hơn,dịch tiêu hóa nhiều các loại enzim -nhỏ

Chủ yếu là thực vật, ít lipit, protein Mạnh hơn

Đầy đủ các loại chất hữu cơ:lipit,protein,gluxit Yếu hơn

Có nhóm xảy ra vừa ở dạ dày và Chủ yếu ở ruột già ruột Hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ Hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ thức thức ăn thấp hơn ăn cao hơn

Câu 7. (2đ) Cho sơ đồ trao đổi khí ở phổi chim: a) Tên 2 bộ phận tham gia trao đổi khí ở chim:(1)Túi khí sau;(2) Túi khí trước(0,5đ) b) Hoạt động của túi khí (1,5đ) - Hít vào: O2 theo khí quản vào túi khí sau,đẩy khí qua các ống khí trong phổi và dồn vào túi khí trước.Cả 2 túi khí trước và sau đếu phồng lên. (0,75đ) -Thở ra: Các cơ thở dãn,các túi khí bị ép,O2 từ túi khí sau đẩy qua các ống khí trong phổi, túi khí trước ép khí CO2 ra ngoài (0,75đ) Câu 8. (1đ) Khi uống nhiều rượu dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu. Giải thích? – Hoocmôn ADH kích thích tế bào ống thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu. Rượu làm giảm tiết ADH → giảm hấp thu nước ở ống thận → kích thích đi tiểu mất nước nhiều qua nước tiểu. (0,5đ) - Mất nước → áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao → kích thích vùng dưới đồi gây cảm giác khát. (0,5đ)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 29 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


KỲ THI OLYMPIC Môn: SINH HỌC 11 Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề) ĐÈ MINH HỌA(gồm 02 trang) Câu 1. (4,0 điểm) Giải thích các hiện tượng sau: 1. Đối với các loại cây như rau cải, rau muống cần bón tỉ lệ phân với tỉ lệ nitơ cao. 2. Hiện tượng ứ giọt thường xuất hiện ở cây thân thảo một lá mầm. 3. Ở miền Bắc nước ta, về mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp đến mức rét hại thì mạ xuân thường bị chết rét. 4. Một thửa ruộng sau thời gian dài không canh tác (ruộng bỏ hoang), khi phân tích thành phần hóa học người ta thấy lượng đạm trong đất có tăng hơn so với thời gian đầu mới ngừng canh tác Câu 2. (4,0 điểm) 1. Thực vật có hai hình thức hô hấp đều cần oxi nhưng chúng khác nhau về bản chất, hãy nêu sự khác nhau giữa 2 hình thức hô hấp này? 2. Những lá cây có màu đỏ có quang hợp được không? Vì sao? 3. Vì sao khi cây thiếu nước năng suất lại giảm? Câu 3. (2,0 điểm) 1. Hô hấp sáng là gì? Điều kiện gây ra hô hấp sáng? 2. Dựa trên đặc điểm hô hấp ở thực vật, hãy nêu cơ sở khoa học của các phương pháp bảo quản nông sản: bảo quản lạnh, bảo quản khô và bảo quản ở nồng độ CO2 cao? Câu 4. (3,0 điểm) 1. Điểm đặc trưng nổi bật trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở trâu, bò là gì? Sự kiện đó diễn ra như thế nào? 2. Tại sao thức ăn gần như không được hấp thụ ở dạ dày mà chỉ được hấp thu càng lúc càng mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tráng. Vai trò chủ yếu của dạ dày trong tiêu hóa thức ăn là gì? 3. Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được protein của thức ăn nhưng lại không phân giải được protein của chính cơ quan tiêu hóa này? Câu 5. (2,0 điểm) 1. Các túi khí ở chim có tác dụng gì? Hiện tượng “hô hấp kép” ở chim là gì? 2. Nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí ở cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước? Câu 6. (4,0 điểm) 1. Mọi sinh vật có kích thước nhỏ đều có hệ tuần hoàn hở là đúng hay sai? Giải thích tại sao? 2. Các động vật có hệ tuần hoàn kép đều là loài đẳng nhiệt? Đúng hay sai? Giải thích tại sao? 3. Tại sao đều ở gần tim nhưng huyết áp ở tĩnh mạch chủ giảm gần đến không, còn huyết áp ở động mạch chủ lại cao nhất? 4. Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? Câu 7. (1,0 điểm) Giải thích cơ chế chúng ta có cảm giác khát nước? Tại sao uống rượu hay café thường đi tiểu nhiều?

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 30 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


KỲ THI OLYMPIC Môn: SINH HỌC 11 Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. (4,0 điểm) Giải thích các hiện tượng sau: 1. Đối với các loại cây như rau cải, rau muống cần bón tỉ lệ phân với tỉ lệ nitơ cao. 2. Hiện tượng ứ giọt thường xuất hiện ở cây thân thảo một lá mầm. 3. Ở miền Bắc nước ta, về mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp đến mức rét hại thì mạ xuân thường bị chết rét. 4. Một thửa ruộng sau thời gian dài không canh tác (ruộng bỏ hoang), khi phân tích thành phần hóa học người ta thấy lượng đạm trong đất có tăng hơn so với thời gian đầu mới ngừng canh tác. Nội dung Điểm 1. Đây là các loại cây lấy lá nên cần cung cấp nhiều nitơ cho cây (0,5), giúp ra 1 nhiều cành, lá, lá phát triển to và xanh tốt. (0,5) 2. Hiện tượng ứ giọt thường xảy ra đối với cây một lá mầm kích thước nhỏ vì các 1 cây này chiều cao thấp (0,25), áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước lên lá dù không có thoát hơi nước xảy ra ở lá (0,5). Các cây này nằm dưới thấp nên dễ bị bão hòa hơi nước hơn. (0,25) 3. Nhiệt độ quá thấp thì rễ cây bị tổn thương và rễ không thể lấy được nước, dẫn 0,5 đến mất cân bằng nước thường xuyên và cây chết. Nguyên nhân làm giảm sức hút nước khi nhiệt độ thấp: 0,5 - Nhiệt độ thấp làm cho độ nhớt của chất nguyên sinh và nước đều tăng, đồng thời tính thấm của chất nguyên sinh giảm dẫn đến cản trở sự xâm nhập và vận động của nước vào rễ. - Hô hấp rễ giảm nên thiếu năng lượng cho hút nước tích cực. - Sự thoát hơi nước của cây giảm làm giảm động lực quan trọng cho dòng mạch gỗ. - Giảm khả năng sinh trưởng của rễ, nhiệt độ quá thấp hệ thống lông hút bị chết và rất chậm phục hồi. (Nêu được 3 ý trở lên được điểm tối đa). 4. Các cơ chế làm tăng lượng đạm trong đất: - Quá trình cố định nitơ theo con đường điện hóa (do sự phóng tia lửa điện trong 0,25 không khí khi mưa dông): N2 + 2O2 → NO2- → NO3- Quá trình cố định nitơ khí quyển bởi các nhóm VSV (nhờ có hệ enzim 0,25 nitrogenaza) N N → HN = NH → H2N – NH2 → 2NH3. - Quá trình phân giải các hợp chất chứa nitơ bởi các VSV đất: Các hợp chất hữu cơ chứa nitơ (xác, chất thải của sinh vật) nhờ hoạt động của các vi khuẩn mùn hóa và các vi khuẩn khoáng hóa (vi khuẩn nitrit hoa và nitrat hóa) đã biến nitơ ở dạng hữu cơ thành nitơ dạng vô cơ.

0,5

Câu 2. (4,0 điểm) 1. Thực vật có hai hình thức hô hấp đều cần oxi nhưng chúng khác nhau về bản chất, hãy nêu sự khác nhau giữa 2 hình thức hô hấp này? 2. Những lá cây có màu đỏ có quang hợp được không? Vì sao? 3. Vì sao khi cây thiếu nước năng suất lại giảm? Nội dung Điểm 1. 2 Chỉ tiêu so Hô hấp hiếu khí Hô hấp sáng sánh (1) (1) Điều kiện Không cần ánh sáng, cả Khi cường độ ánh sáng cao, xảy ra ngày và đêm nhiệt độ cao Chuỗi vận ở màng trong hoặc màng Không cần

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 31 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


chuyển electron Nguyên liệu

sinh chất. Chủ yếu là glucozơ, sản Axit glicolic sản phẩm của quá phẩm của quá trình quang trình oxi hóa RiDP trong lục hợp trong lục lạp. lạp. Không tạo ATP từ axit amin, Sản phẩm Tạo ATP, không trực tiếp NH3. tạo axit amin, NH3. Vị trí và đối Xảy ra ở ti thể của mọi thực Xảy ra ở lục lạp, peroxixom, tượng xảy ra vật. thi thể ở thực vật C3 Kết quả Có lợi, cung cấp năng lượng Có hại vì làm tiêu tốn sản cho các hoạt động sống của phẩm quang hợp và năng thực vật. lượng mất dưới dạng nhiệt. 2. Quang hợp được (0,5) vì những cây có màu đỏ vẫn có nhóm sắc tố màu lục, nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào là antoxianin và carotenoit (0,25). Vì vậy những cây này vẫn tiến hành quang hợp bình thường, tuy nhiêu cường độ quang hợp thường không cao. (0,25) 3. Khi đủ nước, trong pha sáng quang hợp diễn ra quá trình: H2O + ADP + H3PO4 + NADP → ATP + NADPH + O2. ATP và NADPH: Lực đồng hóa khử CO2. Khi thiếu nước, trong pha sáng quang hợp diễn ra quá trình photphorin hóa vòng không tạo được NADPH, nên không tổng hợp chất hữu cơ trong pha tối làm giảm năng suất cây trồng.

1

0,5

0,5

Câu 3. (2,0 điểm) 1. Hô hấp sáng là gì? Điều kiện gây ra hô hấp sáng? 2. Dựa trên đặc điểm hô hấp ở thực vật, hãy nêu cơ sở khoa học của các phương pháp bảo quản nông sản: bảo quản lạnh, bảo quản khô và bảo quản ở nồng độ CO2 cao? Nội dung Điểm 1. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài ánh sáng. 0,5 - Hô hấp sáng xảy ra: + Cường độ ánh sáng cao. 0,25 + Lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều trong lục lạp. 0,25 2. - Mục đích của bảo quản nông sản là giữ cho nông sản ít thay đổi về số lượng 0,25 và chất lượng. Vì vậy, phải khống chế hô hấp của nông sản ở mức tối thiểu. - Cường độ hô hấp tăng hoặc giảm tỉ lệ thuận với nhiệt độ, với độ ẩm và tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2. 0,25 - Trong điều kiện nhiệt độ thấp (bảo quản lạnh), trong điều kiện nông sản khô (bảo quản khô), trong điều kiện nồng độ CO2 cao (bảo quản ở nồng độ CO2 cao), hô 0,5 hấp nông sản ở mức tối thiểu trong suốt quá trình bảo quản Câu 4. (3,0 điểm) 1. Điểm đặc trưng nổi bật trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở trâu, bò là gì? Sự kiện đó diễn ra như thế nào? 2. Tại sao thức ăn gần như không được hấp thụ ở dạ dày mà chỉ được hấp thu càng lúc càng mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tráng. Vai trò chủ yếu của dạ dày trong tiêu hóa thức ăn là gì? 3. Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được protein của thức ăn nhưng lại không phân giải được protein của chính cơ quan tiêu hóa này? Nội dung Điểm 1. Đặc trưng nổi bật: - Thức ăn qua miệng 2 lần. 0,2 - Ngoài tiêu hóa cơ học và hóa học cần có sự biến đổi sinh học nhờ các VSV cộng 0,2 sinh. - Dạ dày động vật nhai lại chia thành 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi 0,2 khế (dạ dày chính thức). - Thức ăn là cỏ, rơm… được nhai qua loa ở miệng rồi đưa xuống dạ cỏ. Tại đây, 0,2 nhờ thời gian lưu lại thức ăn tại dạ cỏ tạo điều kiện cho hệ VSV sống cộng sinh

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 32 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


trong dạ cỏ phát triển mạnh, tiết ra xenlulaza tiêu hóa thức ăn xenlulozo thành glucozo. VSV sử dụng nguồn nitơ trong nước bọt của trâu bò tổng hợp thành protein. - Khi dạ dày đã đầy, thức ăn được ợ lên miệng nhai lại thức ăn sau khi được nhai kĩ cùng với lượng lớn VSV sẽ được chuyển qua dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế. 2. – Thức ăn không được hấp thu ở dạ dày vì chưa được tiêu hóa hóa học xong. Chỉ mới một phần gluxit và protein được biến đổi thành những hợp chất tương đối đơn giản. - Thức ăn được hấp thu mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng vì: + Thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành những chất đơn giản. (0,25) + Bề mặt hấp thu của ruột tăng lên rất lớn, nhờ các nếp gấp cực nhỏ của niêm mạc ruột mang rất nhiều những lông hấp thu cực nhỏ. (0,25) - Vai trò chủ yếu của dạ dày: tiêu hóa cơ học (biến đổi thức ăn thành những phân tử nhỏ) tạo điều kiện cho tiêu hóa hóa học. 3. – Pepsin dạ dày không phân hủy protein của chính nó bởi vì ở người bình thường, lót trong lớp thành dạ dày có chất nhày bảo vệ: chấy nhày này có bản chất là glicoprotein và mucôplisaccarit do các tế bào cổ tuyến và tế bào niệm mạc bề mặt của dạ dày tiết ra. - Lớp chất nhày nêu trên có hai loại: + Loại hòa tan: có tác dụng trung hòa một phần pepsin và HCl. + Loại không hòa tan: tạo thành một lớp dày 1 – 1,5 mm bao phủ toàn bộ lớp thành dạ dày. Lớp này có độ dai, có tính kiềm có khả năng ngăn chặn sự khuếch tán ngược của H+ → tạo thành hàng rào ngăn tác động của pepsin – HCl. - Ở người bình thường, sự tiết chất nhày là cân bằng với sự tiết pepsin – HCl, nên protein trong dạ dày không bị phân hủy (dạ dày được bảo vệ)

0,2 0,25 0,5

0,25 0,5

0,25

0,25 Câu 5. (2,0 điểm) 1. Các túi khí ở chim có tác dụng gì? Hiện tượng “hô hấp kép” ở chim là gì? 2. Nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí ở cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước? Nội dung Điểm 1. * Các túi khi ở chim có tác dụng: 0,5 - Hoạt động như những bơm hút và đẩy không khí. (0,25) - Ngoài ra túi khí còn làm giảm thể trọng khi bay, góp phần điều hòa thân nhiệt. (0,25) * Hiện tượng hô hấp kép ở chim: 0,5 - Phổi chim nhận không khí giàu oxi cả lúc hít vào lẫn thở ra. (0,25) - Dòng khí giàu oxi liên tục đi qua phổi. (0,25) 2. Nguyên nhân giúp cá xương hô hấp hiệu quả vì cá: - Có 4 đặc điểm của bề mặt hô hấp, quan trọng nhất là diện tích bề mặt rộng do 0,25 các lá mang có nhiều phiến mang chứa mạng lưới mao mạch dày đặc. - Có dòng nước chảy gần như liên tục và 1 chiều từ miệng qua mang. 0,25 - Có dòng máu chảy song song và ngược chiều với dòng nước đảm bảo sự khuếch 0,25 tán khí dễ dàng. - Sử dụng oxi tiết kiệm do là sinh vật biến nhiệt được môi trường nước đệm đỡ. 0,25 Câu 6. (4,0 điểm) 1. Mọi sinh vật có kích thước nhỏ đều có hệ tuần hoàn hở là đúng hay sai? Giải thích tại sao? 2. Các động vật có hệ tuần hoàn kép đều là loài đẳng nhiệt? Đúng hay sai? Giải thích tại sao? 3. Tại sao đều ở gần tim nhưng huyết áp ở tĩnh mạch chủ giảm gần đến không, còn huyết áp ở động mạch chủ lại cao nhất? 4. Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? Nội dung Điểm 1. Sai 0,5 Vì sinh vật có tỉ lệ S/V nhỏ thì có hệ tuần hoàn hở hay hô hấp trực tiếp chủ yếu 0,5

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 33 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


qua da (0,25), sinh vật có tỉ lệ S/V lớn thì cần có hệ tuần hoàn kín để vận chuyển được đầy đủ khí tới tận các mô và tế bào nằm sâu trong cơ thể sinh vật (0,25) 2. Sai - Các động vật có hệ tuần hoàn kép, có tim 4 ngăn chia hai nửa riêng biệt nên máu đi nuôi cơ thể không bị pha trộn (những loài đẳng nhiệt). - Vì vậy, ở các loài động vật có xương sống chỉ có chim và thú thuộc loại này. Lưỡng cư, bò sát tuy có hệ tuần hoàn kép nhưng vẫn là động vật biến nhiệt. 3. Huyết áp ở động mạch chủ (mạch chuyển máu từ tim đi) do nguyên nhân: - Sức đẩy của tim. (0,125) - Co dãn có thành mạch, độ nhớt của máu, tiết diện mạch. (0,125) Huyết áp của tĩnh mạch chủ do nguyên nhân: - Sức bơm của tim: máu chảy trong hệ thống tĩnh mạch là nhờ chênh lệch áp suất đầu và cuối tĩnh mạch, do sức đẩy của tim → áp suất giảm dần. (0,15) - Sức hút của tim: lúc tâm trương → áp suất trong tâm thất giảm, van nhĩ hạ xuống → tâm nhĩ rộng ra tạo sức hút máu từ tĩnh mạch về tim. (0,15) - Do lồng ngực: áp suất lồng ngực thấp hơn so với không khí. (0,15) - Do áp suất âm: áp suất âm giảm → tĩnh mạch giãn ra → máu dồn về tim. (0,15) - Do co cơ: tĩnh mạch nằm xen vào sợi cơ → cơ ép → đẩy máu đi và hệ van làm máu chảy một chiều. (0,15) 4. Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng: - Nhờ tính tự động của tim: là khả năng có dãn tự động theo chu kì của tim. - Tính tự động của tim có được do hệ dẫn truyền tim. - Hệ dẫn truyền tin là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành phần tim, gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, mạng Puôckin. Cơ chế: Nút xoang nhĩ tự phát xung điện, xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → lan khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.

0,5 0,25 0,25 0,25 0,75

0,25 0,25 0,25 0,25

Câu 7. (1,0 điểm) Giải thích cơ chế chúng ta có cảm giác khát nước? Tại sao uống rượu hay café thường đi tiểu nhiều? Nội dung Điểm Khi cơ thể mất nước, áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào tăng lên, huyết áp giảm 0,25 hoặc do lượng NaCl đưa vào nhiều làm nồng độ Na+ trong dịch ngoài bào tăng gây tăng thẩm áp máu, tất cả những yếu tố trên sẽ kích thích trung khu điều hòa nước ở vùng dưới đồi thị, gây cảm giác khác và tìm nước uống cho đỡ khát. Điều hòa lượng nước thải chủ yếu do thận: ống lượn xa và ống góp thận đóng vai trò trong điều chỉnh lượng nước thải ra bằng đường nước tiểu, dưới tác dung của 0,25 hoocmôn chống đa niệu (ADH) do thùy sau tuyến yên tiết ra. Hoocmôn này làm tăng tính thấm của ống lượn xa và ống góp, do đó làm tăng hấp thụ nước trở lại giảm lượng nước tiểu. Nếu thiếu ADH, nước được hấp thụ giảm và lượng nước tiểu thải ra nhiều. - Uống rượu có tác dụng làm kìm hãm tiết ADH nên làm tăng lượng nước tiểu bài xuất. 0,25 - Uống café, cafein có tác dụng kìm hãm sự tái hấp thụ Na+ hoặc các chất tan khác ở phần ống thận đã làm tăng thẩm áp trong dịch ống thận, nên giảm tái hấp thụ 0,25 nước và tăng lượng nước tiểu. ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI OLYMPIC MÔN : SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề. Câu 1: ( 3 điểm) a. Phân biệt ở cơ quan tiêu hóa: miệng, dạ dày, ruột của động vật ăn hạt và động vật ăn cỏ.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 34 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


b. Ở người, quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở đâu ? c. Hình thức tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào. Đúng hay sai. Giải thích. Câu 2: (2 điểm): Cho các nguyên tố khoáng sau: , P, K, S, Mg, Fe, Mn, Mo, Ca, Cu. Hãy chọn các nguyên tố liên quan đến: a. Hàm lượng diệp lục b. Quá trình quang phân li nước c. Sự bền vững của thành tế bào d. Quá trình cố định nitơ khí quyển Câu 3:( 2 điểm): a. Trình bày cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và muối khoáng? b. Ở rễ, việc kiểm soát dòng nước và khoáng từ ngoài vào trong mạch gỗ do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. Đúng hay sai? Giải thích. Câu 4: (2 điểm): Các câu sau đúng hay sai? Hãy giải thích. a. Ở động vật có vú, nhịp tim tỉ lệ nghịch với kích thước và khối lượng của cơ thể. b. Các động vật có hệ tuần hoàn kép đều là loài đẳng nhiệt. Câu 5: (2,5 điểm): Nhà khoa học Marey tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng một bình chứa nước có chiều cao không đổi( tức là áp suất không đổi). Đáy bình có bình hình chữ U nối với 2 ống, một ống cao su và một ống thủy tinh. Dùng một kẹp đóng ngắt nhịp nhàng cho nước chảy vào 2 ống theo từng đợt. a. Hiện tượng gì xảy ra trong 2 ống trên? b. Thí nghiệm trên chứng minh cho hoạt động của hệ tuần hoàn? c. Giải thích kết quả và rút ra kết luận? d. Vận tốc máu thay đổi như thế nào trong hệ mạch? Giải thích? Câu 6:( 1 điểm): Hoạt động của thận được điều tiết như thế nào trong trường hợp: Áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao sau bữa ăn có quá nhiều muối? Câu 7:( 2 điểm): a. Phân tích những đặc điểm độc đáo giống nhau về bề mặt trao đổi khí khí ở cá và chim mà ở thú không có được giúp cá xương và chim trao đổi khí hiệu quả với môi trường sống? b. Tại sao trẻ em cất tiếng khóc chào đời? Câu 8:( 3,5 điểm) a. Tại sao trong quá trình quang hợp, nếu quá thiếu hoặc quá thừa CO2 đều làm giảm năng suất cây trồng?

b. Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau: TN1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục. TN2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2. TN3: Đo cường độ quang hợp ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao. (mgCO2/dm2lá.giờ). Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên. c. Trong quang hợp ở thực vật C3, để tổng hợp 1 phân tử glucôzơ cần bao nhiêu ATP và NADPH? Chứng minh? Câu 9:( 2 điểm) Trong cây, sự chuyển hóa năng lượng có nhiều quá trình, có 2 giai đoạn được biểu diễn bằng sơ đồ sau: giai đoạn 1 EATP EHCHC (Hợp chất hữu cơ) giai đoạn 2 EHCHC

EATP

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 35 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Giai đoạn 1 và 2 là gì? Viết phương trình tổng quát cho mỗi giai đoạn? Giai đoạn 1 có thể xảy ra theo những con đường nào? Điều kiện của mỗi con đường đó là gì? Con đường nào có hô hấp sáng? Vì sao?

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THAM KHẢO MÔN : SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao bài. Câu 1: ( 3 điểm) a. Phân biệt: Cơ quan tiêu hóa Miệng

Dạ dày Ruột

Động vật ăn hạt Có mỏ sừng (0,25đ)

Động vật ăn cỏ Có răng cửa, răng hàm, răng nanh (0,25đ)

Có dạ dày tuyến, dạ dày cơ (0,25đ) Có manh tràng nhưng ngắn (0,25đ)

Dạ dày có 4 túi(ĐV nhai lại) hoặc 1 túi(ĐV không nhai lại) (0,25đ) Có mạnh tràng dài có nhiều vi khuẩn tiêu hóa xenlulôzơ. (0,25đ)

b. - Quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở ruột non. (0,5đ) - Bởi vì ở miệng và dạ dày, thức ăn được biến đổi về mặt cơ học là chính, biến đổi hóa học chỉ có cacbohyđrat và prôtêin được biến đổi bước đầu (0,25đ). Ở ruột non thì có đầy đủ các loại enzim được tiết ra từ các tuyến khác nhau đổ vào ruột để biến đổi tất cả các loại thức ăn về mặt hóa học thành các chất đơn giản. (0,25đ) c. Sai. (0,25đ) Tế bào trên thành túi tiêu hóa tiết ra enzim vào khoang tiêu hóa để tiêu hóa hóa học thức ăn (tiêu hóa ngoại bào). Sau đó các chất đơn giản được hấp thụ qua màng tế bào tiếp tục chuyển hóa thành những chất đặc trưng cho cơ thể (tiêu hóa nội bào). (0,25đ) Câu 2: (2 điểm): a. Hàm lượng diệp lục: N, Mg, Fe Tham gia cấu tạo diệp lục, hoạt hóa enzim.(0,5đ) b. Quá trình quang phân li nước: Mn, Cl Xúc tác quang phân li nước,cân bằng ion.(0,5đ) c. Sự bền vững của thành tế bào: Ca Thành phần cấu trúc màng, hoạt hóa enzim.(0,5đ) d. Quá trình cố định nitơ khí quyển: Mo Xúc tác cố định nitơ, chuyển NO3-.(0,5đ) Câu 3:( 2 điểm): a. Cấu tạo của mạc gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và muối khoáng: - Mạch gỗ gồm quản bào và mạch ống là những tế bào chết, đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong. (0,5đ) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 36

Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Thành được linhin hóa bền chắc, chịu được áp lực của dòng nước bên trong.(0,25đ) - Các lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ bên của tế bào khác taoj dòng vận chuyển ngang.(0,25đ) b. Sai.(0,5đ) Ở rễ, việc kiểm soát dòng nước và khoáng từ ngoài vào trong mạch gỗ do nội bì của rễ với vai trò của đai Caspari, cho phép điều chỉnh chất lượng và vận tốc dòng chảy trước khi vào trung trụ của rễ.(0,5đ) Câu 4: (2 điểm): a. Đúng. (0,5đ) Ở động vật có vú, kích thước cơ thể càng nhỏ thì nhịp tim càng nhanh vì chúng có tỉ lệ S/V lớn nên sự mất nhiệt ra môi trường nhiều (0,25đ). Để duy trì thân nhiệt, buộc chúng phải tăng cường các quá trình trao đổi chất và quay vòng máu nhanh, vì thế nhịp tim tăng lên.(0,25đ) b. Sai. (0,5đ) Các động vật có hệ tuần hoàn kép, có tim 4 ngăn chia 2 nữa riêng biệt nên máu đi nuôi cơ thể không bị pha trộn ( những loài đẳng nhiệt)(0,25đ). Vì thể, ở các loài động vật có xương sống chỉ có chim thú thuộc loại này. Lưỡng cư, bò sát tuy có hệ tuần hoàn kép nhưng vẫn là động vật biến nhiệt. (0,25đ) Câu 5: (2,5 điểm): a. Hiện tượng: - Nước ở ống cao su chảy liên tục, nước ở ống thủy tinh chảy ngắt quãng.(0,25đ) - Lượng nước chảy ra trong cao su nhiều hơn từ ống cao su.(0,25đ) b. Thí nghiệm trên chứng minh: Khi tim co bóp, tống máu theo từng nhịp, nhưng máu trong hệ mạch vẫn chảy liên tục thành dòng.(0,5đ) c. - Giải thích: Khi tim co bóp tạo ra một lực khá lớn, một phần lực này dùng để đẩy máu trong hệ mạch, một phần làm động mạch dãn ra. Vì thế khi tim dãn nhờ tính đàn hồi của thành động mạch, máu vẫn chảy trong mạch.(0,25đ) - Kết luận: Tính đàn hồi của thành động mạch có tác dụng làm máu chảy liên tục thành dòng mặc dù tim co bóp từng dợt, đồng thời làm tăng lưu luqoqngj máu đối với mỗi lần co bóp của tim (nên tiết kiệm được năng lượng co tim)(0,25đ) d. Vận tốc máu giảm dần từ động mạch - tĩnh mạch - mao mạch. (0,25đ) - Giải thích: + Máu chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. Nên tổng tiết diện nhỏ, chênh lệch huyết áp lớn máu chảy nhanh, ngược lại máu chảy chậm.(0,25đ) + Trong động mạch, máu chảy nhanh nhất để kịp đưa máu đến cơ quan, đồng thời máu cũng chuyển nhanh các sản phẩm của hoạt động tế bào đến cơ quan cần hặc cơ quan bài tiết(0,25đ). Trong mao mạch, máu chảy chậm nhất để đảm bảo quá trình trao đổi chất giữa máu với tế bào.(0,25đ) Câu 6:( 1 điểm):ASTT trong máu tăng cao sau bữa ăn có quá nhiều muối - ASTT của máu cao kích thích lên vùng dưới đồi làm tăng giải phóng ADH ở tuyến yên (0,25đ) - ADH kích thích thận tái hấp thụ nước.(0,25đ) - Vùng dưới đồi còn gây cảm giác khát, động vật tìm nước để uống.(0,25đ) Câu 7:( 2 điểm): a.Hai đặc điểm độc đáo giống nhau về bề mặt trao đổi khí khí ở cá và chim mà ở thú không có được giúp cá xương và chim trao đổi khí hiệu quả với môi trường sống: - Có hệ thống mao mạch ở mang (hoặc phổi) sắp xếp luôn song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của phiến mang(ống khí) tạo nên hiện tượng “ dòng chảy song song và ngược chiều” giúp tăng hiệu quả trao đổi khí giữa mang với dòng nước giàu O2 qua mang.(0,5đ) - Có sự lưu thông khí gần như liên tục hoặc liên tục qua bề mặt trao đổi khí: + Dòng nước chảy một chiều và gần như liên tục qua mang nhờ hoạt động nhịp nhàng của cửa miệng, thềm miệng, nắp mang, và diềm nắp mang.(0,5đ) + Quá trình hô hấp ở phổi chim là hô hấp kép nên cả khi hít vào và thở ra ở chim đều có dòng không khí giàu O2 liên tục qua phổi. (không có khí đọng như ở thú) (0,5đ) b. Thai nhi trong bụng mẹ sử dụng O2 trong máu mẹ qua nhau thai, phổi chưa hoạt động.(0,25đ) Khi sinh ra, bị tách rời khỏi cơ thể mẹ, nồng độ CO2 trong máu bé tăng cao kích thích trung khu hô hấp hoạt động. Cử động khóc mở đường thông khí cho khí tràn vào phổi nên khóc là dấu hiệu của sự sống khi đứa trẻ chào đời.(0,25đ) Câu 8:( 3,5 điểm) a. Quá thiếu hay quá thừa CO2 đều làm giảm năng suất cây trồng vì: * Trường hợp quá thiếu CO2 ( thường do lỗ khí đóng, hô hấp yếu) - RiDP tăng, APG giảm, ảnh hưởng đến hoạt động của chu trình canvin..(0,25đ)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 37 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Enzim Rubisco tăng hoạt tính oxigenaza xuất hiện hiện tượng hô hấp sáng dẫn đến làm giảm hiệu suất quang hợp giảm năng suất cây trồng..(0,25đ) * Trường hợp quá thừa CO2 - Gây ức chế hô hấp ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, vận chuyển, sinh các chất cần năng lượng ảnh hưởng đến quang hợp giảm năng suất cây trồng..(0,25đ) - Làm quá trình phân giải mạnh hơn quá trình tổng hợp diệp lục, đồng thời có thể làm enzim Rubisco bị biến tính giảm hiệu suất quang hợp giảm năng suất cây trồng..(0,25đ) b. * Thí nghiệm 1: - Nguyên tắc: Dựa vào điểm bù CO2 khác nhau của TVC3 và TVC4(0,25đ).. Cây C3 sẽ chết trước do có điểm bù CO2 cao khoảng 30ppm còn TV C4 có điểm bù CO2 thấp (0-10ppm).(0,25đ) * Thí nghiệm 2: - Nguyên tắc: Dựa vào hô hấp sáng(0,25đ).. Hô hấp sáng phụ thuộc vào nồng độ O2; hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C3 không có ở thực vật C4 nên khi điều chỉnh O2 cao thì năng suất quang hợp TV C3 giảm đi..(0,25đ) * Thí nghiệm 3:

- Nguyên tắc: Dựa vào điểm bảo hòa ánh sáng(0,25đ). Điểm bảo hòa ánh sáng của thực vật C4 cao hơn thực vật C3 nên ở điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao do cường độ quang hợp của thực vật C4 cao hơn (thường gấp đôi thực vật C3..(0,25đ)

c. - Cần 12 NADPH và 18 ATP. (0,5đ) - Chứng minh: + Trong chu trình Canvin, xuất phát từ 1 phân tử CO2 cần 2 ATP và 2 NADPH để khử 2 APG thành 2 AlPG; 1ATP để tái tạo chất nhận RuBP. Tổng cộng cần 3ATP và 2 NADPH để khử 1 phân tử CO2.(0,25đ) + Để tổng hợp 1 phân tử glucôzơ cần khử 6 phân tử CO2 → Cần 18 ATP và 12 NADPH.(0,25đ) Câu 9:( 2 điểm) * Giai đoạn 1 là pha tối của quang hợp; Giai đoạn 2 là quá trình hô hấp tế bào.(0,25đ) * PTTQ: - Giai đoạn 1: 18ATP +12NADPH + 6CO2 →C6H12O6 + 6H2O + 18ADP +18Pvô cơ + 12NADP+.(0,25đ) - Giai đoạn 2: C6H12O6 + 6O2 + 6H2O → 6CO2 + 12H2O + (36 - 38) ATP + Nhiệt.(0,25đ) * Giai đoạn 1 có 3 con đường khác nhau: chu trình C3 đối với thực vật C3; chu trình C4 ở thực vật C4, chu trình CAM đối với thực vật CAM.(0,25đ) * Điều kiện của mỗi con đường: - Con đường cố định cacbon ở nhóm thực vật C3: xảy ra ở phần lớn thực vật sống trong điều kiện ôn đới, á nhiệt đới, khí hậu ôn hòa: CO2, O2, ánh sáng, nhiệt độ bình thường.(0,25đ) - Con đường cố định cacbon ở nhóm thực vật C4: xảy ra ở pần lớn thực vật nhiệt đới họ hòa thảo, khí hậu nóng ẩm, CO2 giảm, O2 tângnhs sáng và nhiệt độ cao.(0,25đ) - Con đường cố định cacbon ở nhóm thực vật CAM: xảy ra ở nhóm thực vật mọng nước trong điều kiện khắc nghiệt, khô hạn kéo dài ở sa mạc.(0,25đ) - Con đường cố định cacbon ở nhóm thực vật C3 có thể xảy ra hô hấp sáng. Vì khi O2 tăng, CO2 giảm thì hoạt tính enzim Rubisco thắng hoạt tính cacboxil hóa nên : RiDP + O2→ 1APG + 1 axit glicolic→ hô hấp sáng.(0,25đ)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 38 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


ĐỀ ĐỀ NGHỊ OLIMPIC MÔN SINH 11

2

Cường độ quang hợp (mgCO2/dm /h)

2

Cường độ quang hợp (mgCO2/dm /h)

Thời gian 150 phút Câu 1. (4,0 điểm) 1.Trình bày cấu tạo của mạch gỗ? Phân tích đặc điểm cấu tạo của mạch gỗ phù hợp với chức năng ? 2. Nguyên nhân chủ yếu làm nhiều loài cây trồng không thể sống được ở nơi có nồng độ muối cao? 3. Giải thích các hiện tượng sau đây: a.Vì sao sau một thời gian dài mưa nhiều thì các lá trưởng thành ở cây đậu nành hóa vàng? b. Vì sao khi cắt ngang thân cây hoa cúc vào buổi sáng sớm thì thấy các giọt nước ứ lại trên bề mặt vết cắt còn cắt vào buổi trưa thì không có hiện tượng này? 4. Cho một chậu cây, một máy đo cường độ quang hợp, một dung dịch chất ức chế quang hợp. Một học sinh tiến hành 2 thí nghiệm chứng minh vai trò của chất ức chế quang hợp như sau: - Thí nghiệm 1: Phun chất ức chế quang hợp vào rễ cây, sau đó đo cường độ quang hợp. - Thí nghiệm 2: Phun chất ức chế quang hợp lên bề mặt lá, sau đó đo cường độ quang hợp. Biết có một thí nghiệm thành công. Đó là thí nghiệm nào? Giải thích. Câu 2. (3,0 điểm) 1. Cho sơ đồ về mối quan hệ giữa quang hợp của thực vật C3, C4 với cường độ ánh sáng (hình a) và với nhiệt độ (hình b).

5

I

4 3

II

2 1

0

1

2

3

4

5

Ánh sáng

III

5 4 3

IV

2 1

0

10

20

30

40

Nhiệt độ (t0C )

Hình a Hình b Mỗi đường cong: I, II, III, IV tương ứng với nhóm thực vật nào? Giải thích. 2.Dưới đây là sơ đồ cố định CO2 của một loài thực vật. Hãy cho biết: a. Tên nhóm thực vật? Vị trí xảy ra của hai quá trình này? b. Chú thích cho các chữ số 1, 2, 3, 4, và chữ cái A, B? CO2

(4) (1)

I

Chu trình Canvin

(3) (2)

CO2 II

3. a. Giải thích vì sao thực vật C4 có điểm bão hòa nhiệt độ cao hơn thực vật C3 ? b. Có ý kiến cho rằng: Các cây rong màu đỏ là các cây có thể sống ở mức nước sâu nhất. Nhận định đó có đúng không? Vì sao? Câu 3. (2,0 điểm) 1. Ở thực vật, hoạt động của enzim rubisco như thế nào trong điều kiện đầy đủ CO2 và thiếu CO2? 2. Một bà nội trợ đặt một túi quả trong tủ lạnh, còn một túi quả bà để quên ở trên bàn. Vài ngày sau, khi lấy quả ra ăn bà thấy rằng quả để trong tủ lạnh ăn ngọt hơn so với quả để quên trên mặt bàn. Hãy giải thích hiện tượng trên? Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 4. ( 4,0 điểm) 1.Đối với động vật có ống tiêu hóa, sự hấp thụ các sản phẩm tiêu hóa diễn ra ở đâu? Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng?

2. Điểm đặc trưng nổi bật trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở trâu, bò là gì? 3.Nguyên nhân nào làm cho hoạt động trao đổi khí ở cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước? 4.Trình bày cơ chế thông khí ở phổi chim? Câu 5. ( 4,0 điểm) 1. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? a. Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ. b. Hoạt động của hệ tuần hoàn của cá kém hiệu quả hơn so với hoạt động của hệ tuần hoàn của ếch. c. Ở cá sấu, tim có 3 ngăn với 2 vòng tuần hoàn. d. Trong cơ thể người, tim là cơ quan cần nhiều ôxi nhất. 2.Nêu các quy luật hoạt động của cơ tim và hệ mạch? 3.Nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp/phút. Giả sử, thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1giây, của tâm thất là 1,5 giây. Tính tỉ lệ về thời gian giữa các pha trong chu kì tim của loài động vật trên? Câu 6.(3,0 điểm) 1. Xét các nhóm động vật sau: chim, lưỡng cư, sâu bọ, cá, bò sát a. Hãy sắp xếp các nhóm trên theo chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn và chỉ ra đặc điểm tiến hóa của từng nhóm loài trên về hệ tuần hoàn? b. Trong các nhóm loài trên, chức năng của hệ tuần hoàn ở nhóm loài nào khác so với các nhóm còn lại? Sự khác biệt đó là gì? 2. Khi lao động nặng, lượng CO2 sản sinh ra nhiều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 40 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm có 06 trang) Câu 1. (4,0 điểm) 1. Trình bày cấu tạo của mạch gỗ? Phân tích đặc điểm cấu tạo của mạch gỗ phù hợp với chức năng ? 2. Nguyên nhân chủ yếu làm nhiều loài cây trồng không thể sống được ở nơi có nồng độ muối cao? 3.Giải thích các hiện tượng sau đây: a.Vì sao sau một thời gian dài mưa nhiều thì các lá trưởng thành ở cây đậu nành hóa vàng? b. Vì sao khi cắt ngang thân cây hoa cúc vào buổi sáng sớm thì thấy các giọt nước ứ lại trên bề mặt vết cắt còn cắt vào buổi trưa thì không có hiện tượng này? 4. Cho một chậu cây, một máy đo cường độ quang hợp, một dung dịch chất ức chế quang hợp. Một học sinh tiến hành 2 thí nghiệm chứng minh vai trò của chất ức chế quang hợp như sau: - Thí nghiệm 1: Phun chất ức chế quang hợp vào rễ cây, sau đó đo cường độ quang hơp. - Thí nghiệm 2: Phun chất ức chế quang hợp lên bề mặt lá, sau đó đo cường độ quang hơp. Biết có một thí nghiệm thành công. Đó là thí nghiệm nào? Giải thích. Hướng dẫn chấm ÝNội dung điểm - Cấu tạo của mạch gỗ: Gồm quản bào và mạch ống đều là các tế bào chết nối kế tiếp 1 (1,0) nhau tao thành ống rỗng. (0,25đ) - Đặc điểm cấu tạo của mạch gỗ phù hợp với chức năng : + Mạch gỗ chủ yếu vận chuyển nước và muối khoáng theo cơ chế thấm thấu từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp. (0,25đ) + Mạch gỗ là các tế bào chết có tác dụng giảm sức cản của dòng nước được vận chuyển ngược chiều trọng lực trong cây. (0,25đ) + Thành của các tế bào chết dày giúp cho ống dẫn không bị phá hủy bởi áp lực âm hình thành trong ống dẫn bởi lực hút do thoát hơi nước ở lá. (0,25đ)

2 (1,0)

- Rễ hấp thu nước theo cơ chế thầm thấu từ nơi có thế nước cao từ dung dịch đất vào nơi có thế nước thấp của tế bào lông hút.(0,5đ) - Khi đất có nồng độ muối cao, dịch bào rễ cây nhược trương so với dịch đất cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và cây chết.(0,5đ)

3 (1,0)

a. Sau một thời gian dài mưa nhiều thì các lá già ở cây đậu nành chuyển thành màu vàng, đây là triệu chứng thiếu ni tơ , vì: + Ở rễ cây đậu nành có vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh tạo nốt sần, có khả năng cố định N2 . Vi khuẩn này sinh trưởng, phát triển trong điều kiện hiếu khí. (0,25) + Mưa nhiều làm cạn kiệt oxi trong đất, cây không hình thành nốt sần, không chuyển N2 thành NH4+ →cây thiếu ni tơ →lá vàng. (0,25) b. Khi cắt thân cây vào buổi sáng thì mạch gỗ chịu áp suất dương do áp suất rễ gây ra→ các giọt nước ứ đọng. (0,25) Buổi trưa, mạch gỗ chịu áp suất âm do thoát hơi nước, đồng thời áp suất rễ không thể theo kịp sự thoát hơi nước tăng → không có hiện tượng ứ giọt. (0,25)

4 (1đ)

- Thí nghiệm 1 không thành công (0,25) vì tính thấm chọn lọc của màng sinh chất của tế bào lông hút và tế bào nội bì. (0,25) -Thí nghiệm 2 thành công(0,25) vì hấp thụ qua khí khổng. (0,25)

Câu 2. (3,0 điểm) 1. Cho sơ đồ về mối quan hệ giữa quang hợp của thực vật C3, C4 với cường độ ánh sáng (hình Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 41 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2

Cường độ quang hợp (mgCO2/dm /h)

2

Cường độ quang hợp (mgCO2/dm /h)

a) và với nhiệt độ (hình b).

5

I

4 3

II

2 1

0

1

2

3

4

5

Ánh sáng

III

5 4 3

IV

2 1

0

10

20

30

40

Nhiệt độ (t0C )

Hình a Hình b Mỗi đường cong: I, II, III, IV tương ứng với nhóm thực vật nào? Giải thích. 2. Dưới đây là sơ đồ cố định CO2 của một loài thực vật. Hãy cho biết: a. Tên nhóm thực vật? Vị trí xảy ra của hai quá trình này? b. Chú thích cho các chữ số 1, 2, 3, 4, và chữ cái A, B ? CO2

(4) (1)

I

Chu trình Canvin

(3) (2)

CO2 II

3. a. Giải thích vì sao thực vật C4 có điểm bão hòa nhiệt độ cao hơn thực vật C3 ? b. Có ý kiến cho rằng: Các cây rong màu đỏ là các cây có thể sống ở mức nước sâu nhất. Nhận định đó có đúng không? Vì sao? Hướng dẫn chấm ÝNội dung điểm - Đường cong I,III : thực vật C4.(0,25đ) 1 - Đường cong II, IV: là thực vật C3. (0,25đ) (1,0) Giải thích: - Thực vật C4 có điểm bão hòa ánh sáng và khả năng chịu nhiệt cao. (0,25đ) - Thực vật C3 có điểm bão hòa ánh sáng và khả năng chịu nhiệt thấp.(0,25đ) a.Nhóm thực vật CAM, tế bào mô giậu.(0,25đ) 2 b. 1: Axit oxalôaxetic (AOA) ; 2: Axit malic (AM) ; 3: Glucôzơ ; 4: Photpho enol (1,0) piruvat (PEP). A: ban ngày. B: ban đêm. (2 chú giải đúng = 0,25đ) 3 (1,0)

a.

-TV C3 chỉ có một loại lục lạp tế bào mô giậu nằm sát dưới lớp biểu bì trên nên khi nhiệt độ tăng sẽ tác động trực tiếp đến hệ enzim quang hợp vì vậy làm giảm cường độ quang hợp.(0,25đ) - TV C4 có hai loại lục lạp là lục lạp của tế bào mô giậu và lục lạp tế bào bao bó mạch, trong đó lục lạp tế bào bao bó mạch chứa hệ enzim quang hợp nằm sâu phía dưới thịt lá nên nhiệt độ môi trường tăng cao không gây ảnh hưởng đến hoạt tính enzim. (0,25đ) b. Đúng(0,25đ)vì: - Màu của tảo chính là màu của ánh sáng phản xạ hoặc xuyên qua. Như vậy tảo đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ và để quang hợp được, tảo này phải hấp thụ ánh sáng xanh tím. Ánh sáng xanh tím có bước sóng ngắn nhất trong ánh sáng mặt trời nên xuyên được đến mực nước sâu nhất.(0,25đ)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1. Ở thực vật, hoạt động của enzim rubisco như thế nào trong điều kiện đầy đủ CO2 và thiếu CO2? 2. Một bà nội trợ đặt một túi quả trong tủ lạnh, còn một túi quả bà để quên ở trên bàn. Vài ngày sau, khi lấy quả ra ăn bà thấy rằng quả để trong tủ lạnh ăn ngọt hơn so với quả để quên trên mặt bàn. Hãy giải thích hiện tượng trên? Hướng dẫn chấm ÝNội dung điểm Enzim rubisco vừa có hoạt tính cacboxy hóa vừa có hoạt tính oxi hóa: 1 -Trong điều kiện đầy đủ CO2, enzim rubisco có tính cacboxy hóa(0,25đ), xúc tác gắn (1,0) CO2 với Ri1,5diP tạo thành 2APG. (0,25đ) - Trong điều kiện thiếu CO2, Rubisco có hoạt tính oxi hóa(0,25đ), nóphân giải Ri1,5diP tạo thành APG và axit glicolic; axit glicolic được oxi hóa thành axit glicoxilic (hô hấp sáng). (0,25đ) - Quả được bảo quản trong tủ lạnh dưới điều kiện nhiệt độ thấp làm ức chế enzim hô 2. hấp nên quá trình hô hấp bị giảm cường độ xuống mức tối thiểu (0,25đ) (1,0) →tránh tiêu hao lượng đường trong quả . Vì vậy, quả ngọt hơn so với quả trên bàn.(0,25đ) - Quả để trên bàn: Do không được bảo quản nên cường độ hô hấp giữ nguyên (0,25đ) →hàm lượng đường tiêu giảm nhanh hơn so với quả để trong tủ lạnh. Vì vậy, quả kém ngọt hơn so với quả để trong tủ lạnh(0,25đ) Câu 4. ( 4,0 điểm) 1.Đối với động vật có ống tiêu hóa, sự hấp thụ các sản phẩm tiêu hóa diễn ra ở đâu? Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng?

2.Điểm đặc trưng nổi bật trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở trâu, bò là gì? 3.Nguyên nhân nào làm cho hoạt động trao đổi khí ở cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước? 4. Trình bày cơ chế thông khí ở phổi chim?

Hướng dẫn chấm Ýđiểm 1 (1,0)

2 (1,0)

Nội dung - Ruột là bộ phận tiêu hóa quan trọng nhất của cơ quan tiêu hóa và diễn ra sự hấp thụ các sản phẩm tiêu hóa.(0,25đ) - Đặc điểm cấu tạo của ruột phù hợp với chức năng hấp thụ các chất: + Ruột dài. (0,25đ) + Cấu tạo từ 3 cấp độ: nếp gấp niêm mạc ruột, lông ruột và lông cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt ruột dẫn đến tăng khả năng hấp thụ. (0,25đ) + Hệ thống mao mạch và bạch huyết dày đặc.(0,25đ)

- Điểm đặc trưng: +Thức ăn qua miệng 2 lần ( nhai lại). (0,25đ) + Ngoài sự biến đổi về mặt cơ học, hoá học còn có sự biến đổi sinh học nhờ vi sinh vật sống cộng sinh. (0,25đ) + Thức ăn là thực vật là nguồn dinh dưỡng nuôi sống VSV sống cộng sinh trong dạ cỏ. (0,25đ) + VSV lại là thức ăn chủ yếu cung cấp protein cho cơ thể trâu, bò (0,25đ) - Bề mặt trao đổi khí rộng, mỏng, ẩm ướt, có nhiều mao mạch, có sắc tố hô hấp, có 3 (1,0) sự lưu thông khí.(0,5đ) - Sự hoạt động nhịp nhàng của xương nắp mang và miệng tạo dòng nước chảy một chiều liên tục từ miệng đến mang.(0,25đ) - Cách sắp xếp mao mạch trong mang giúp máu chảy trong mạch song song ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch. (0,25đ) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 43 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


4 (1,0)

Cơ chế thông khí ở phổi chim: - Động tác hít vào: khi cơ thở co→thể tích khoang thân lớn→áp suất trong khoang thân giảm→không khí giàu ôxi từ ngoài theo khí quản tràn vào túi khí sau, đẩy không khí qua ống khí của phổi vào túi khí trước.Cả hai túi khí đều phồng.(0,5đ) - Động tác thở ra: lúc cơ thở giản→thể tích khoang thân giảm→áp suất trong khoang thân tăng→các túi khí bị ép→ đẩy không khí giàu ôxi từ túi khí sau qua ống khí của phổi, túi khí trước ép lượng khí nhiều CO2 ra ngoài .Cả hai túi khí đều dẹp. (0,5đ)

Câu 5. ( 4,0 điểm) 1. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? a. Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ. b. Hoạt động của hệ tuần hoàn của cá kém hiệu quả hơn so với hoạt động của hệ tuần hoàn của ếch. c. Ở cá sấu, tim có 3 ngăn với 2 vòng tuần hoàn. d. Trong cơ thể người, tim là cơ quan cần nhiều ôxi nhất. 2.Nêu các quy luật hoạt động của cơ tim và hệ mạch? 3.Nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp/phút. Giả sử, thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1giây, của tâm thất là 1,5 giây. Tính tỉ lệ về thời gian giữa các pha trong chu kì tim của loài động vật trên?

Hướng dẫn chấm Ýđiểm 1 (1,0)

2 (1,0)

3 (1,0)

Nội dung a. Đúng. Do HTH hở có máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên máu không đi xa đến các cơ quan và bộ phận ở xa tim→kích thước cơ thể nhỏ. (0,25đ) b. Sai. Vì cá hoạt động rất tốt với 1 vòng tuần hoàn (hệ tuần hoàn đơn), hơn nữa máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. Còn ếch dù có 2 vòng tuần hoàn (hệ tuần hoàn kép) nhưng máu đi nuôi cơ thể là máu pha. (0,25đ) c. Sai. Vì cá sấu, tim có 4 ngăn với 2 vòng tuần hoàn. (0,25đ) d. Sai.Vì:Trong cơ thể người, tim không phải là cơ quan hoạt động nhiều nhất, trong chu kì tim có ½ thời gian hoạt động và ½ thời gian nghỉ. Thận là cơ quan hoạt động nhiều nhất, do phải liên tục lọc máu đưa tới các cơ quan trong cơ thể. (0,25đ)

Các quy luật hoạt động của cơ tim và hệ mạch: - Quy luật “hoặc tất cả hoặc không có gì”. (0,25đ) - Tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì. (0,25đ) - Tim hoạt động có tính tự động. (0,25đ) - Sự vận chuyển máu trong mạch tuân theo các quy luật của thủy động học. (0,25đ) - Thời gian của 1 chu kì tim là: 60/25 = 2,4 giây. - Pha nhĩ co là: 2,4 – 2,1 = 0,3 giây.(0,25đ) - Pha thất co là: 2,4 – 1,5 = 0,9 giây( 0,25 điểm) - Pha giãn chung là: 2,4 – (0,3+ 0,9) = 1,2 giây(0,25đ) => Tỉ lệ về thời gian các pha trong chu kì tim là: 0,3 : 0,9 : 1,2 1: 3: 4 (0,25đ)

Câu 6.(3,0 điểm) 1. Xét các nhóm động vật sau: chim, lưỡng cư, sâu bọ, cá, bò sát a. Hãy sắp xếp các nhóm trên theo chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn và chỉ ra đặc điểm Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 44 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


tiến hóa của từng nhóm loài trên về hệ tuần hoàn? b. Trong các nhóm loài trên, chức năng của hệ tuần hoàn ở nhóm loài nào khác so với các nhóm còn lại? Sự khác biệt đó là gì? 2. Khi lao động nặng, lượng CO2 sản sinh ra nhiều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? ÝĐIỂM 1- 2.0 đ

NỘI DUNG

a. Chiều hướng tiến hóa (1) Sâu bọ: hệ tuần hoàn hở →(2) Cá: hệ tuần hoàn kín, 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn → (3) Lưỡng cư: hệ tuần hoàn kín, 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, máu pha nhiều → (4) Bò sát: hệ tuần hoàn kín, 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, vách ngăn tâm thất hụt, máu pha ít → (5) Chim: hệ tuần hoàn kín, 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, máu không pha (1.25 đ) b. Chức năng của hệ tuần hoàn ở sâu bọ (0.25 đ) có sự khác biệt với các nhóm loài còn lại. Sự khác biệt đó là máu không có chức năng vận chuyển khí mà chỉ vận chuyển chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết (0.5đ) 2 – 1.0 đ Khi lao động nặng, CO2 sản sinh nhiều sẽ làm pH máu giảm hình thành H+ và HCO3-.(0.25 đ) H+ hình thành sẽ kích thích trung khu hô hấp làm tăng cường thông khí ở phổi (0.25 đ) xảy ra hiện tượng tăng nhịp thở và thở sâu (0.25 đ) để thải nhanh CO2 ra ngoài qua phổi làm giảm tính axit của máu, giữ cho pH trong máu ổn định. (0.25 đ)

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

KỲ THI OLYMPIC Môn: SINH HỌC- Lớp 11 Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề)

(Đề thi có … trang) ĐỀ

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 45 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 1: (4 điểm) 1.Bằng cách nào nước có thể vận chuyển được từ rễ lên đến thân cây cao hàng chục mét? 2.Chức năng của rễ? Trình bày đặc điểm cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hút nước và muối khoáng? 3. Hạn sinh sinh lý là gì ? Nguyên nhân dẫn đến hạn sinh sinh lý? Câu 2:(4 điểm) 1. Từ PTTQ hãy nêu vai trò của quang hợp? 2. Tại sao lá cây có màu xanh? Trong tự nhiên lá cây có nhiều màu sắc khác nhau, điều đó chứng tỏ gì? 3. Để giảm bớt sự mất nước do quá trình thoát hơi nước, cây xanh đã có những đặc điểm thích nghi như thế nào? 4. Điểm bão hoà CO2 là gì? Sự bão hoà CO2 có xảy ra trong điều kiện tự nhiên không, vì sao? Câu 3: (3 điểm) 1. Nêu khái niệm hô hấp sáng. Có ý kiến cho rằng : “Hô hấp sáng có hại cho cây”. Bạn hãy nhận xét ý kiến trên. 2.Dựa trên đặc điểm hô hấp ở thực vật, hãy nêu cơ sở khoa học của các phương pháp bảo quản nông sản: Bảo quản lạnh , bảo quản khô và bảo quản ở nồng độ CO2 cao. 3. Nêu 2 phương pháp để xác định nhiều hạt lúa đang nảy mầm và chưa nảy mầm Câu 4: (2 điểm) 1. Quá trình trao đổi khí ở côn trùng có ưu điểm gì? 2. Nêu các dẫn chứng cho thấy cấu tạo phổi và hoạt động thông khí ở phổi chim khác hẳn các động vật có phổi khác? Câu 5:(3 điểm) 1. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi ? 2. Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở ? 3. Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu từ động mạch khi tâm thất co và tâm nhĩ dãn. Đối với cơ tim thì ngược lại, nó nhận được nhiều máu khi tâm thất dãn và ít máu khi tâm thất co. Tại sao có sự khác biệt như vậy? Câu 6: (1 điểm) 1. Hãy giải thích tại sao khi ta uống nhiều nước thì lượng nước tiểu thải qua thận tăng lên? 2. Nêu mối quan hệ giữa tuyến yên và vùng dưới đồi trong hoạt động chức năng của chúng ? Câu 7:(3 điểm) 1. Phân biệt cơ quan tiêu hóa (miệng, dạ dày, ruột non, manh tràng) của động vật ăn cỏ và động vật ăn hạt? 2. Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì?

ĐÁP ÁN Câu

Ý

1

1

2

Nội dung Nước có thể vận chuyển lên trên những thân cây cao hàng chục m là nhờ có 3 động lực - Áp suất rễ - động lực đầu dưới - Lực hút do sự thoát hơi nước ở lá- động lực đầu trên - Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa phân tử nước với vách mạch gỗ. *Chức năng của rễ: - Hấp thụ nước và muối khoáng - Dẫn truyền chất dĩnh dưỡng từ bề mặt hấp thụ -Néo chặt cây, cố định cây vào đất để nâng đỡ cây và giúp cây đứng vững trong không gian + Giữ hạt đất, chống rửa trôi, xói mòn đất,... *Cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hút nước và muối khoáng: - Hệ rễ phân nhánh nhiều và có nhiều lông hút - Rễ phát triển theo hướng đâm sâu và lan rộng hướng về phía nguồn nước, số lượng lông hút nhiều => tăng bề mặt hấp thụ - Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng: thành tế bào mỏng, không

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 46 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25

0,25


thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn, áp suất thẩm thấu cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh 3

2

1

2

3

4

3

1

0,25

0,5 - Hạn sinh sinh lý là hiện tượng rễ cây được cung cấp đủ nước nhưng 0,5

cây vẫn không hút được nước - Nguyên nhân: + Nồng độ các chất tạo áp suất thẩm thấu ở môi trường đất quá cao so với áp suất thẩm thấu trong rễ (do bón phân ,...) 0,25 + Do cây ngập trong môi trường nước lâu ngày, thiếu oxy để hô hấp 0,25 6CO2 + 6 H2O NLAS MTC6H12O6 + 6O2 0,25 DL Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất. 0,25 Biến đổi và tích luỹ năng lượng (năng lượng vật lí thành năng lượng 0,25 hoá học). Hấp thụ CO2 và thải O2 điều hòa không khí. Diệp lục (chlorophin) là sắc tố có khả năng hấp thụ các tia sáng ngoại trừ tia sáng xanh. Do đó tia sáng xanh phản chiếu lại vào mắt làm ta thấy lá cây có màu xanh Ngoài diệp lục ra còn có nhóm sắc tố kháclà Carotenoit. Do thành phần và hàm lượng các nhóm sắc tố khác nhau. - Đa số cây trong môi trường khô hạn có + Lá biến thành gai, lá nhỏ với lớp cutin dày… thích ứng hỗ trợ giảm bớt lượng nước bay hơi. + Khí khổng ít, tập trung ở mặt dưới lá, tránh ánh nắng trực tiếp. - Cây rụng lá ở vùng nhiệt đới vào mùa khô: thân làm nhiệm vụ quang hợp với những cây mất nước thường xuyên - Các cây mọng nước thuộc họ thuốc bỏng : khí khổng mở ban đêm khi không khí lạnh và ấm hơn, đóng ban ngày để ngăn chặn thoát hơi nước. * Điểm bão hoà CO2 là: nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt mức cao nhất. * Trong tự nhiên không xảy ra tình trạng bão hoà CO2, vì: hàm lượng CO2 trong tự nhiên chỉ vào khoảng 0,03% rất thấp so với độ bão hoà CO2 (0,06% - 0,4%). * Hô hấp sáng là sự hô hấp gia tăng thêm bên cạnh hô hấp bình thường

0,25 0,5 0,5

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 0,5

xảy ra ở thực vật C3 trong điều kiện chiếu sáng mạnh.

2

* Ý kiến đó là chưa đầy đủ, vì hô hấp sáng tiêu hao một lượng RiDP nhưng không tạo ra ATP, làm giảm năng suất quang hợp, tuy nhiên hô hấp sáng hình thành một số axit amin. - Mục đích của việc bảo quản nông sản là giữ nông sản ít thay đổi về số lượng và chất lượng .Vì vậy, phải khống chế hô hấp của nông sản ở mức tối thiểu. - Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với nhiệt độ, độ ẩm và tỷ lệ nghịch với nồng độ CO2.. - Trong điều kiện: nhiệt độ thấp (bảo quản lạnh) và độ ẩm thâp (bảo quản khô) hoặc trong điều kiện CO2 cao (bảo quản nồng độ CO2 cao) hô hấp thực vật sẽ được hạn chế ở mức tối thiểu nên thời gian bảo quản được kéo dài

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 47 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5

0,25 0,25

0,5


3

Phương pháp 1. Lấy hai nhúm hạt cho vào hai bình kín rồi dẫn khí từ bình vào cốc chứa dung dịch nước vôi trong (

0,5

Ca(OH)2 ). Khí từ bình nào làm nước vôi vẩn đục thì chính là bình chứa hạt đang nảy mầm. Vì Ca(OH)2 + CO2 ( sinh ra khi hạt hô hấp ) ---> CaCO3 kết tủa. Phương pháp 2 . Cho hai loại hạt ( mỗi loại 1 kg) vào hai hộp

0,5

xốp cách nhiệt, cắm nhiệt kế vào hạt và theo dõi nhiệt độ. Hộp xốp nào nhiệt độ tăng thì chính là hộp xốp chứa hạt đang nảy mầm.Vì hô hấp là quá trình toả nhiệt. 4

1

- Hệ thống ống khí côn trùng đã giảm xuống tối thiểu mức hao phí năng lượng trong trao đổi khí do các ống khí trực tiếp đến các 0,5 tế bào cơ thể → không tốn năng lượng vận chuyển khí trung gian qua hệ tuần hoàn. - Hình thức trao đổi khí này thích nghi với một số loài động vật 0,5 có kích thức nhỏ, hệ tuần hoàn hở.

2

- Cấu tạo phổi: + Không có phế nang mà cấu tạo bởi hệ thống ống khí. + Các ống khí nằm dọc trong phổi và được bao quanh bởi hệ 0,5 thống mao mạch dày đặc. + Phổi thông với hệ thống túi khí gồm nhóm túi khí trước và nhóm túi khí sau. - Hoạt động thông khí: + Khi chim đậu: Sự thông khí qua phổi chủ yếu do cơ liên sườn co dãn → thay đổi thể tích khoang thân → phồng các túi 0,5 khí sau → không khí từ ngoài tràn vào các túi khí sau và các ống khí trong phổi. + Khi chim bay: Hoạt động của đôi cánh → thay đổi thể tích các túi khí trước theo nhịp cánh bay. + Các túi khí hoạt động như một hệ thống bơm hút đẩy không khí từ ngoài qua khí quản vào các túi khí sau, qua các ống khí với mao mạch bao quanh ống khí, nhận CO2 qua các túi khí trước để ra ngoài.

5

1

*Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì: 0,25 - Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kỳ - Bắt đầu mỗi chu kỳ là pha co tâm nhĩ tiếp đó là pha co tâm 0,25 thất & kết thúc là pha dãn chung 0,25

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 48 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Thời gian mỗi chu kỳ khoảng 0,8s, trong đó TN co khoảng 0,1s nghỉ 0,7s, tâm thất co 0,3s, nghỉ 0,5s. Pha dãn chung 0,25 0,4s. Như vậy thời gian nghỉ trong một chu kỳ tim của các ngăn tim nhiều hơn thời gian co của các ngăn tim nên tim hoạt động suốt đời mà không mỏi 2

3

6

1

*Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở là: Trong hệ tuần hoàn kín: - Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao 0,25 - Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa 0,25 -Điều hoà phân phối máu đến các cơ quan nhanh 0,25 - Đáp ứng được nhu cầu TĐK & TĐC cao 0,25 - Khi tâm thất co tạo áp suất máu cao hơn nên hầu hết các cơ quan nhận được máu nhiều hơn so với khi tâm thất giãn, huyết áp giảm. Trong khí đó lúc tâm thất co, các sợi cơ tim ép 0,5 vào thành các động mạch vành ở tim nên máu vào tim ít hơn -Khi tâm thất giãn, máu có xu hướng dội lại tim ở gốc động mạch chủ cũng là nơi xuất phát của động mạch vành tim. Lúc đó cơ tim giãn nên không gây cản trở việc cung cấp máu cho tim vì thế lượng máu vào động mạch vành nuôi tim nhiều 0,5 hơn so với khi tâm thất co

- Uống nhiều nước làm áp suất thẩm thấu máu giảm, giảm kích thích lên vùng dưới đồi, giảm tiết ADH, tính thấm ở ống 0,25 thận giảm, giảm lượng nước tái hấp thu => tăng thải nước tiểu. - Uống nước nhiều làm tăng huyết áp, tăng áp lực lọc ở cầu 0,25 thận, tăng thải nước tiểu.

2

7

1

- Vùng dưới đồi tiết ra các yếu tố giải phóng hoặc các yếu tố 0,25 ức chế (hoocmôn) làm tăng cường hoặc ức ché việc sản xuất và tiết hoocmôn của thùy trước tuyến yên. Tế bào thần kinh ở vùng dưới đồi sản xuất hoomôn ADH và ôxitôxin đưa xuống thùy sau tuyến yên - Nồng độ cao hoocmôn tuyến yên gây ức chế ngược trở lại vùng dưới đồi. Tuyến yên gián tiếp gây ức chế hoặc kích 0,25 thích ngược trở lại vùng dưới đồi thông qua tiết hoocmôn của một số tuyến nội tiết do nó chi phối. Đặc điểm Miệng

Động vật ăn hạt Động vật ăn cỏ Không có răng, có Có răng: răng cửa, mỏ sừng răng hàm, răng

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 49 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5


nanh... Dạ dày truyến và dạ Dạ dày 4 túi ở động dày cơ vật nhai lại và dạ dày 1 túi ở thỏ, ngựa... Ngắn Dài

Dạ dày

Ruột non Manh tràng

2

Nhỏ, triển

không

phát Phát triển ở nhóm động vật có dạ dày 1 túi

Ý nghĩa của thức ăn xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ: - Dễ dàng trung hoà lượng axít trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một, tạo môi trường cần thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột (vì có NaHCO3 từ tụy và ruột tiết ra với nồng độ cao). - Để các enzim từ tụy và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hoá lượng thức ăn đó. - Đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng.

0,5

0,5

0,5

0,5

0,25 0,25

( Đề đề nghị )

ĐỀ THI OLYMPIC Môn thi: SINH HỌC 11. Thời gian 150 phút

Câu I (2 điểm): Hãy giải thích các hiện tượng, trên cơ sở hiện tượng hút nước và thoát hơi nước ở cây xanh 1. Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt. 2. Khi bón nhiều phân đạm vào gốc cây thì cây bị héo. 3. Khi mưa lâu ngày đột ngột nắng to thì cây bị héo. 4. Người ta thường xới đất, làm cỏ sục bùn cho một số loại cây trồng. Câu II (2 điểm). 1. Cho các nguyên tố khoáng sau: N, P, K, S, Mg, Mn, Mo, Ca, Cu. Hãy tóm tắt vai trò của các nguyên tố liên quan đến: a. Cấu tạo chất diệp lục. b. Quá trình quang phân li nước. c. Sự bền vững của thành tế bào. d. Quá trình cố định Ni tơ từ khí quyển. 2.Tại sao dư lượng NO3- trong mô thực vật là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ sạch hóa học của nông phẩm? Câu III (4 điểm). 1.Tại sao ban trưa, nắng gắt, ánh sáng dồi dào, cường độ quang hợp lại hạ thấp? Một hiện tượng khác xảy ra đồng thời làm giảm năng suất quang hợp, đó là hiện tượng gì? Giải thích 2. Đối với những cây thích nghi với điều kiện nóng, khô (mía, ngô) thì cơ chế nào làm tăng hiệu suất quang hợp của cây? 3.Giải thích sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở thực vật C3, C4, CAM. 4. Trong pha tối của quá trình quang hợp ở nhóm thực vật C3, để tạo ra 10 phân tử glucôzơ thì pha sáng phải cung cấp bao nhiêu phân tử NADPH và ATP? Câu IV(2 điểm). 1. Cho sơ đồ sau: Rượu, axit lac tic II I Glucôzơ

Axit pyruvic

CO2 + H20 Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 50 III Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


a. Đây là quá trình sinh lí nào ở thực vật? b. Nêu điều kiện và nơi xảy ra các quá trình I, II, III. 2. Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Cơ chế nào để thực vật tồn tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời không? Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường thường xuyên thiếu oxi? Câu V (3 điểm). 1. Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng. a. Trong các mặt biến đổi thức ăn thì biến đổi thức ăn về mặt cơ học là quan trọng nhất. b. Lông nhung đẩy thức ăn đi trong ruột non. c. Ở người, quá trình tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở dạ dày. d. Một số người có thể cắt túi mật mà vẫn hoạt động được bình thường vì trong dịch mật không có chứa enzym tiêu hoá 2. Tại sao thức ăn gần như không được hấp thu ở dạ dày mà chỉ được hấp thu càng lúc càng mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng? Vai trò chủ yếu của dạ dày trong sự tiêu hóa thức ăn là gì?

3. Cho hình minh họa hệ tiêu hóa của 4 loài I, II, III, IV. Từ hình vẽ hãy nêu đặc điểm tiêu hóa của mỗi loài? IV

Câu VI (2 điểm) 1. Cho sơ đồ sự trao đổi khí ở phổi chim như sau: Môi trường

CO2

O2

CO2

Khí quản

O2

(1)

Các ống khí trong phổi

CO2

Môi trường Khí quản (2) Cho biết (1), (2) là tên bộ phận nào tham gia trao đổi khí ở chim? Hoạt động của hai bộ phận này diễn ra như thế nào khi chim hít vào thở ra? 2. Có mấy hình thức trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường?. Kể tên ? Hãy sắp xếp các loài động vật sau : châu chấu, trùng biến hình, ốc, ba ba, rắn nước, cua, giun đốt vào hình thức trao đổi khí phù hợp ? Câu VII(4 điểm). 1. Hãy giải thích sự thay đổi huyết áp và vận tốc máu trong các trường hợp sau: - Đang hoạt động cơ bắp - Sau khi nín thở quá lâu - Trong không khí có nhiều CO - Tuyến trên thận tiết ít anđosteron

2.Một người từ vùng đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao, không khí ở vùng núi đó nghèo oxi. Em hãy cho biết trong cơ thể người đó xảy ra những thay đổi nào về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu. 3.Giải thích vì sao cá tồn tại hệ tuần hoàn đơn, trong khi động vật có xương sống bậc cao (chim, thú) có vòng tuần hoàn kép? 4. Hệ tuần hoàn kín xuất hiện từ giun đốt. Theo em chân khớp (xuất hiện sau giun đốt trong quá trình tiến hoá) có hệ tuần hoàn kín hay hở? Giải thích?

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu VIII (1 điểm). Một người không bị bệnh tiểu đường, không ăn uống gì để đi xét nghiệm máu. Khi xét nghiệm máu, bác sĩ thông báo nồng độ glucagôn cao, nồng độ insulin thấp. Bệnh nhân đó rất lo lắng. Nếu em là bác sĩ, em sẽ giải thích cho bệnh nhân đó như thế nào? --------------------------------------- HẾT ---------------------------------

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 52 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm có trang) Câu I (2 điểm): Hãy giải thích các hiện tượng, trên cơ sở hiện tượng hút nước và thoát hơi nước ở cây xanh 1. Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt. 2. Khi bón nhiều phân đạm vào gốc cây thì cây bị héo. 3. Khi mưa lâu ngày đột ngột nắng to thì cây bị héo. 4. Người ta thường xới đất, làm cỏ sục bùn cho một số loại cây trồng. HƯỚNG DẪN CHẤM Ý Nội dung Điểm 1 - Hiện tượng rỉ nhựa: Nếu cắt ngang thân, nước được bơm từ rễ lên trào ra ngoài. 0,25 (0,5) Hiện tượng ứ giọt: Khi độ ẩm không khí cao, ở mép lá cây thân thảo hình thành các giọt nước - Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt chứng tỏ rễ đẩy nước chủ động lên thân, gọi là áp suất 0,25 rễ 2 (0,5)

- Rễ hấp thu nước theo cơ chế thẩm thấu từ nơi có thế nước cao từ dung dịch đất (Áp 0,25 suất thẩm thấu thấp) vào nơi có thế nước thấp (áp suất thẩm thấu cao) của tế bào lông hút. - Khi bón nhiều phân đạm vào gốc cây thì làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch 0,25 đất cây không hấp thụ được nước, lá vẫn thoát hơi nước cân bằng nước trong cây bị phá vỡ cây héo 3. Khi mưa lâu ngày, đột ngột nắng to thì cây héo mưa lâu ngày, độ ẩm không khí 0,25 (0.5) cao và bão hòa hơi nước sẽ cản trở sự thoát hơi nước. Khi đột ngột nắng to,sự thay đổi mạnh về nhiệt độ khiến cây ko kịp phản ứng để 0,25 thoát hơi nước làm mát lá, vì thế khiến lá nhanh chóng bị héo 4 Người ta thường xới xáo, làm cỏ sục bùn cho một số cây trồng làm đất tơi xốp 0,25 (0,5) thoáng khí, tăng lượng oxi tạo điều kiện cho lông hút của rễ phát triển 0,25 tăng lượng oxi cho rễ giúp rễ hô hấp tốt tạo năng lượng để hút nước. Câu II (2 điểm). 1. Cho các nguyên tố khoáng sau: N, P, K, S, Mg, Mn, Mo, Ca, Cu. Hãy tóm tắt vai trò của các nguyên tố liên quan đến: 1. Cấu tạo chất diệp lục 2. Quá trình quang phân li nước. 3. Sự bền vững của thành tế bào. 4. Quá trình cố định Ni tơ từ khí quyển. HƯỚNG DẪN CHẤM Ý Nội dung Điểm 1. a.Cấu tạo diệp lục tố (0,75) (1,5đ) - N: tham gia cấu tạo vòng pyrol, 0,25 -Mg: tham gia cấu tạo nhân diệp lục tố 0,25 - Fe: tham gia cấu tạo enzim, hoạt hóa enzim 0,25 0,25 b. Quá trình quang phân ly nước (0,25) Mn, Cl: kích thích quang phân ly nước, cân bằng ion c. sự bền vững của thành tế bào (0,25đ) 0,25 Ca: tham gia thành phần cấu trúc màng, hoạt hóa enzim d. quá trình cố định nitơ từ khí quyển (0,25đ) 0,25 Mo: tham gia cố định nitơ, chuyển hóa NO32 - Dư lượng nitrat tích luỹ quá giới hạn cho phép sẽ gây độc cho sức khoẻ 0,25 (0,5) con người. 0,25

- Nitrat sẽ chuyển hoá thành nitrit (NO2). + Ở trẻ em, NO2 vào máu sẽ làm hemoglobin sẽ chuyển thành methemoglobin suy giảm hoặc mất chức năng vận chuyển O2 → Các bệnh về hồng cầu, như bệnh xanh da ở trẻ con. Ở người lớn thì methemoglobin có thể chuyển ngược thành hemoglobin

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 53 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


+ Nitrit (NO2)là chất có khả năng gây ung thư cho người. + Nitrit (NO2) là tác nhân gây đột biến gen. Câu III (4 điểm). 1.Tại sao ban trưa, nắng gắt, ánh sáng dồi dào, cường độ quang hợp lại hạ thấp? Một hiện tượng khác xảy ra đồng thời làm giảm năng suất quang hợp, đó là hiện tượng gì? Giải thích 2. Đối với những cây thích nghi với điều kiện nóng, khô (mía, ngô) thì cơ chế nào làm tăng hiệu suất quang hợp của cây? 3.Giải thích sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở thực vật C3, C4, CAM. 4. Trong pha tối của quá trình quang hợp ở nhóm thực vật C3, để tạo ra 10 phân tử glucôzơ thì pha sáng phải cung cấp bao nhiêu phân tử NADPH và ATP? HƯỚNG DẪN CHẤM Ý Nội dung Điểm 1. * Lí do cường độ quang hợp hạ thấp : (1,0đ) - Buổi trưa : Thoát hơi nước mạnh → tế bào lỗ khí mất nước, vách mỏng tế bào hạt 0,25 đậu co lại nhiều làm lỗ khí khép kín - trao đổi nước ngưng trệ. - Thoát hơi nước → hàm lượng axit abxixic tăng lên, kích thích các bơm ion hoạt 0,25 động, các ion rút ra khỏi tế bào khí khổng làm cho các tế bào này giảm áp suất thẩm thấu, giảm sức trương nước và khí khổng đóng. * Lí do giảm năng suất quang hợp : 0,25 - Do hiện tượng hô hấp sáng. - Lỗ khíđóng → hàm lượng CO2 giảm → hô hấp sáng tăng tạo chất photphoglicolat 0,25 bị oxi hoá giải phóng năng lượng vôích (mất ribulozođiphotphat). 2 (0,1đ)

Sự thích nghi làm tăng hiệu suất quang hợp ở cây C4 : - CO2 có nồng độ thấp + phân tử có 3 cacbon bắt nguồn từ axit puruvic (C3H4O3) → axit oxaloaxetic có 4 cacbon → axit malic là kho dự trữ tạm CO2. - Axit malic chuyển vào tế bào bao quanh bó mạch (có nồng độ O2 thấp để giảm hô hấp sáng - giải phóng CO2để thực hiện quang hợp C3.

0,5 0,5

Sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở thực vật C3, C4, CAM. - Thực vật C3: Sống ở vùng ôn đới, á nhiệt đới, điều kiện cường độ ánh sáng, nhiệt 0,5 độ, nồng độ CO2, O2 bình thường, do đó đã cố định CO2 1 lần theo chu trình Canvin. - Thực vật C4: Sống ở vùng nhiệt đới nóng ẩm kéo dài, ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ 0,5 O2 cao, nồng độ CO2 thấp nên phải có quá trình cố định CO2 2 lần: + 1 lần lấy nhanh CO2 vốn ít ỏi trong không khí và tránh hô hấp sáng tại tế bào mô giậu + lần 2 cố định CO2 theo con đường Canvin để hình thành chất hữu cơ trong tế bào bao bó mạch. - Thực vật CAM: Sống ở sa mạc hoặc bán sa mạc, khí hậu khô nóng kéo dài, phải 0,5 tiết kiệm nước đến mức tối đa bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm để lấy CO2 vào dự trữ và cố định CO2 theo chu trình Canvin để hình thành chất hữu cơ vào ban ngày. 4. *Dựa vào chu trình Canvin – Benson (0,5đ) 0,25 1 - 1 vòng quay của chu trình Canvin sử dụng 9 ATP và 6 NADPH để tạo ra phân 2 tử glucôzơ →để tạo 1 glucôzơ thì chu trình phải quay 2 vòng do đó phải cần 18 ATP và 12 NADPH. 0,25 - Để tạo ra 50 phân tử glucôzơ cần: 10 × 18 ATP = 180 ATP 10 × 12 NADPH = 120 NADPH Câu IV(2 điểm). 1.a. Đây là quá trình sinh lí nào ở thực vật? b. Nêu điều kiện và nơi xảy ra các quá trình I, II, III. 2. Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Cơ chế nào để thực vật tồn tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời không? Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường thường xuyên thiếu oxi?

3 (1.5đ)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 54 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


HƯỚNG DẪN CHẤM Ý Nội dung Điểm 1. a. Đây là quá trình hô hấp thực vật. 0.25 (1đ) b I: Đường phân. Nơi xảy ra: tế bào chất. (Điều kiện yếm khí) 0.25 II: Quá trình lên men. Nơi xảy ra: ở tế bào chất. Điều kiện yếm khí. 0.25 0.25 III: Chu trình Nơi xảy ra: ở thể nền của ti thể. Điều kiện hiếu khí. 2. - Ở thực vật phân giải kị khí xảy ra khi rễ cây bị ngập úng, hạt ngâm trong 0.25 (1đ) nước hay cây trong điều kiện thiếu oxi. Cơ chế để thực vật tồn tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời: Thực vật thực hiện hô hấp kị khí. 0.25 Giai đoạn đường phân xảy ra ở tế bào chất: Glucozo axit piruvic + ATP + NADH. Lên men rượu tạo axit lactic hoặc etanol Axit piruvic etanol + CO2 + NL Axit piruvic axit lactic + NL. *Một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường 0,5 thường xuyên thiếu oxi: - Hệ rễ ít mẫn cảm với điều kiện kị khí. - Trong thân và rễ có hệ thống gian bào thông với nhau dẫn oxi từ thân xuống rễ. - Rễ mọc ngược lên để hấp thụ oxi không khí như rễ thở ở sú, vẹt, mắm... Câu V (3 điểm). 1. Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng. a. Trong các mặt biến đổi thức ăn thì biến đổi thức ăn về mặt cơ học là quan trọng nhất. b. Lông nhung đẩy thức ăn đi trong ruột non. c. Ở người, quá trình tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở dạ dày. d. Một số người có thể cắt túi mật mà vẫn hoạt động được bình thường vì trong dịch mật không có chứa enzym tiêu hoá 2. Tại sao thức ăn gần như không được hấp thu ở dạ dày mà chỉ được hấp thu càng lúc càng mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng? Vai trò chủ yếu của dạ dày trong sự tiêu hóa thức ăn là gì?

3. Cho hình minh họa hệ tiêu hóa của 4 loài I, II, III,IV. Từ hình vẽ hãy nêu đặc điểm tiêu hóa của mỗi loài? HƯỚNG DẪN CHẤM Ý 1. (1đ)

2 (1đ)

3. (1đ)

Nội dung 1.Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng a. Sai. Tiêu hóa hóa học là quan trọng nhất, vì quá trình này biến đổi thức ăn thành những chất đơn giản cuối cùng, hấp thụ được vào cơ thể. b. Sai. Lông nhung hấp thụ chất dinh dưỡng. c. Sai. Quá trình tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở ruột non vì ruột có đủ các loại enzym để biến đổi tất cả thức ăn về mặt hoá học. d. Đúng. Mât do gan tiết ra. Túi mật chỉ là nơi chứa chứ không tiết mật. Mật giúp phân nhỏ các giọt mỡ để biến đổi mỡ nhanh hơn thành axit béo và glixerol. - Thức ăn không được hấp thu ở dạ dày vì chưa được tiêu hóa hóa học xong. Chỉ mới một phần gluxit và protein được biến đổi thành những hợp chất tương đối đơn giản. - Thức ăn được hấp thu mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng vì: + Thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành những chất đơn giản. + Bề mặt hấp thu của ruột tăng lên rất lớn, nhờ các nếp gấp cực nhỏ của niêm mạc ruột mang rất nhiều những lông hấp thụ cực nhỏ. - Vai trò của yếu của dạ dày: Tiêu hóa cơ học (biến đổi thức ăn thành những phân tử nhỏ) tạo điều kiện cho tiêu hóa hóa học. - Loài I: Động vật ăn cỏ, vì ruột dài, dạ dày lớn nhiều ngăn. - Loài II: Động vật ăn cỏ, vì ruột dài, manh tràng rất lớn. - Loài III: Động vật ăn thịt, vì ruột ngắn, manh tràng nhỏ, dạ dày đơn.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 55 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25


- Loài IV: Chim ăn hạt, có dạ dày tuyến, dạ dày cơ. Câu VI (2 điểm)

0,25

1. Cho sơ đồ sự trao đổi khí ở phổi chim như sau: Môi trường

CO2

O2

CO2

Khí quản

O2

(1)

Các ống khí trong phổi

CO2

ng Hoạt động của hai bộ phận này quảntham gia trao đổi Môi Cho biết (1),(2)(2) là tên bộ phKhí ận nào khí ởtrườ chim? diến ra như thế nào khi chim hít vào thở ra? 2. Có mấy hình thức trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường?. Kể tên ? Hãy sắp xếp các loài động vật sau : châu chấu, trùng biến hình, ốc, ba ba, rắn nước, cua, giun đốt vào hình thức trao đổi khí phù hợ p ? HƯỚNG DẪN CHẤM

Nội dung 1 (1đ)

(1): túi khí sau, (2): túi khí trước -Hoạt động các túi khí: + Khi hít vào: O2 theo khí quản tràn vào túi khí sau, đẩy không khí qua các ống khí trong phổi và dồn vào túi khí trước. Cả 2 túi khí trước và sau đều phồng lên + Khi thở ra: Các cơ thở dãn, các túi khí bị ép, O2 từ các túi khí sau đẩy qua các ống khí trong phổi, còn túi khí trước ép CO2 ra ngoài

2 (1đ)

Có 4 hình thức: + TĐK qua bề mặt cơ thể : trùng biến hình, giun đốt + TĐK qua mang : ốc, cua + TĐKqua hệ thống ống khí : châu chấu + TĐK qua các phế nang trong phổi : ba ba, rắn nước

Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25

Câu VII (4 điểm). 1. Hãy giải thích sự thay đổi huyết áp và vận tốc máu trong các trường hợp sau: - Đang hoạt động cơ bắp - Sau khi nín thở quá lâu - Trong không khí có nhiều CO - Tuyến trên thận tiết ít anđosteron

2. Một người từ vùng đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao, không khí ở vùng núi đó nghèo oxi. Em hãy cho biết trong cơ thể người đó xảy ra những thay đổi nào về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu. 3. Giải thích vì sao cá tồn tại hệ tuần hoàn đơn, trong khi động vật có xương sống bậc cao (chim, thú) có vòng tuần hoàn kép? 4. Hệ tuần hoàn kín xuất hiện từ giun đốt. Theo em chân khớp (xuất hiện sau giun đốt trong quá trình tiến hoá) có hệ tuần hoàn kín hay hở? Giải thích? HƯỚNG DẪN CHẤM Ý 1. (0,1)

Nội dung Điểm - Đang hoạt động cơ bắp: tăng huyết áp và vận tốc máu do tăng tiêu thụ Oxi ở cơ và 0,25 tăng thải CO2 vào máu - Sau khi nín thở quá lâu: nồng độ oxi trong máu giảm và CO2 tăng tim đập nhanh, 0,25 mạnh → tăng huyết áp và vân tốc máu - Trong không khí có nhiều CO: Co sẽ gắn với Hb làm giảm nồng độ oxi trong 0,25 máu→tăng huyết áp và vận tốc máu - Tuyến trên thận tiết ít anđosteron: làm giảm tái hấp thụ Na+ cùng với nước → 0,25 Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 56

Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2. (0,1đ)

3 (1đ)

4 (1đ)

giảm lượng máu tuần hoàn → huyết áp và vận tốc máu giảm Những thay đổi xảy ra: - Nhịp thở nhanh hơn, tăng thông khí, tăng khả năng tiếp nhận O2. - Tim đập nhanh hơn, tăng tốc độ tuần hoàn máu. Tập trung nhiều máu cho các bộ phận quan trọng như não, tim. - Do hồng cầu gắn được ít oxi hơn nên tủy xương sản xuất thêm hồng cầu đa vào máu, làm tăng khả năng vận chuyển oxi của máu. - Tăng thể tích phổi và thể tích tâm thất. Ở cá: + Môi trường nước đệm đỡ. + Nhiệt độ nước tương đương thân nhiệt cá giảm nhu cầu năng lượng → nhu cầu oxi thấp→cá có hệ tuần hoàn đơn. Ở chim, thú: + Nhu cầu năng lượng cao nên cần nhiều oxi, máu được oxi hóa từ các cơ quan trao đổi khí → về tim. + Từ tim máu được phân bố khắp cơ thể→tuần hoàn kép giúp tăng áp lực máu và tốc độ dòng chảy. - Côn trùng có hệ tuần hoàn hở. - Do côn trùng tiến hành trao đổi khí qua hệ thống ống khí. Các ống khí phân nhánh trực tiếp đến từng tế bào. Do đó côn trùng không sử dụng để cung cấp O2 cho tế bào và thải CO2 ra khỏi cơ thể.

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25

Câu VIII (1 điểm). Một người không bị bệnh tiểu đường, không ăn uống gì để đi xét nghiệm máu. Khi xét nghiệm máu, bác sĩ thông báo nồng độ glucagôn cao, nồng độ insulin thấp. Bệnh nhân đó rất lo lắng. Nếu em là bác sĩ, em sẽ giải thích cho bệnh nhân đó như thế nào? HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung Bệnh nhân đó không nên lo lắng vì: -Tham gia điều hòa lượng glucôzơ trong máu có sự tham gia của 2 hoocmôn ở tuyến tụy là: insulin và glucagôn. -Khi nồng độ glucôzơ trong máu cao thì tuyến tụy tiết insulin chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen → giảm đường huyết. -Khi nồng độ glucôzơ trong máu thấp thì tuyến tụy tiết glucagôn chuyển hóa glicôgen thành glucôzơ → tăng đường huyết. - Do bệnh nhân không ăn uống nên hàm lượng glucôzơ trong máu giảm. Hàm lượng glucôzơ trong máu sẽ được gan bù lại nhờ chuyển glicôgen dự trữ thành glucôzơ. Vì thế khi xét nghiệm máu thì cho kết quả là nồng độ glucagôn cao, nồng độ insulin thấp.

Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25

--------------------------------------- HẾT -----------------------------------

KÌ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG MÔN: SINH HỌC 11 ( Thời gian : 180 phút ) ĐỀ : Câu 1: ( 2 ,0 điểm ) a.Cơ chế nào đảm bảo cho sự vận chuyển nước và muối khoáng trong mạch gỗ theo một chiều từ rễ lên lá? Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống có thể tiếp tục đi lên được không? Giải thích? b. Giải thích tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo? Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 57 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 2: ( 2,0 điểm ) 1. Cho sơ đồ chuyển hóa nitơ sau:

NO3

-

(3)

(1)

NO3( 4)

N2 không khí (2)

NH4

NH4+

+

(3) Rễ cây

a.Các số (1), (2), (3), (4 ) tương ứng với những quá trình nào? b.Trong các quá trình trên ,những quá trình nào cần sự xúc tác của enzim ? Câu 3: ( 2 điểm ) a. Hô hấp sáng là gì? Hô hấp sáng xảy ra ở nhóm thực vật nào, ở các cơ quan nào?. Nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng của hô hấp sáng?. b. Một bà nội trợ đặt một túi quả trong tủ lạnh, còn một túi quả bà để quên ở trên bàn. Vài ngày sau, khi lấy quả ra ăn bà thấy rằng quả để trong tủ lạnh ăn ngọt hơn so với quả để quên trên mặt bàn. Hãy giải thích hiện tượng trên? Câu 4: ( 2,0 điểm ) a.Tại sao nói quá trình đồng hoá CO2 ở thực vật C3, C4, CAM đều phải trải qua chu trình Canvin? b. Sự điều hoà chu trình Canvin có ý nghĩ như thế nào? Loại enzim nào quan trọng nhất trong việc điều hoà chu trình Canvin? Câu 5: (2, 0 điểm ) a.Ở cây mía có những loại lục lạp nào?.Phân tích chức năng của mỗi loại lục lạp đó trong quá trình cố định CO2? b.Tại sao để tổng hợp 1 phân tử glucozo , thực vật C4 cần nhiều ATP hơn so với thực vật C3 Câu 6: ( 2 điểm ) a. Trong hô hấp, cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng ôxi của nước khi đi qua mang. Ngoài những đặc điểm của bề mặt trao đổi khí mà tất cả các loài sinh vật đều có, cá xương còn có những đặc điểm nào làm tăng hiệu quả trao đổi khí? b.Tại sao động vật có phổi không trao đổi khí được trong nước ? So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể động vật với cơ thể thực vật Câu 7: ( 4,0 điểm ) a.Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích. -. Nhờ sự đàn hồi của thành động mạch mà huyết áp được duy trì tương đối ổn định trong suốt quá trình lưu thông trong cơ thể. - Người lớn có chu kỳ tim ngắn hơn trẻ em - Tim của bò sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể trong cơ thể là máu không pha. - Sau khi nín thở vài phút thì nhịp tim vẫn đập bình thường b.Giải thích các hiện tượng sau: - Tại sao khi tiêm chủng thường tiêm vào tĩnh mạch? Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 58 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Vì sao khi sơ cứu người bị ngạt thở người ta thường dùng phương pháp ép lồng ngực và hà hơi thổi ngạt ? - Tại sao pH của máu chỉ dao động trong giới hạn từ 7,35 – 7,45 Câu 8: ( 3 điểm ) a Hãy dự đoán ở động vật ăn thịt sống, giả sử ta bỏ một miếng thịt nạc còn nguyên vẹn vào ruột non thì nó sẽ biến đổi như thế nào? b.Các chất dinh dưỡng sau khi được biến đổi ở ruột non sẽ được hấp thụ theo những cơ chế nào? Phân biệt các cơ chế đó Câu 9: ( 1 điểm ) “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước, đời cháu đi tiểu” Trong sinh lý của cơ thể động vật, em hiểu như thế nào về câu nói trên *** HẾT ***

KÌ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG MÔN: SINH HỌC 11 ( Thời gian : 180 phút )

ĐÁP ÁN Câu

Nội dung

1 (2,0 đ)

- Cơ chế đảm bảo cho sự vận chuyển theo một chiều từ rễ lên lá: + Lực đẩy của rễ - Áp suất rễ: Nhờ hoạt động hô hấp mạnh của rễ tạo nên sự chênh lệch về ASTT của miền lông hút (có ASTT cao) với dung dịch đất(có ASTT thấp) → tạo nên sự chênh lệch sức hút nước của các tế bào rễ theo hướng tăng dần từ ngoài vào trong. + Lực hút của lá: Do quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra liên tục làm cho khí khổng mở, CO2 khuếch tán vào để thực hiện quang hợp gây nên sự tăng dần ASTT của các tế bào từ ngoài vào trong, từ rễ lên lá tạo lực kéo cột nước lên. + Lực trung gian: Gồm lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ, lực trung gian này lớn hơn tác dụng trọng lục của khối lượng cột nước. - Nếu ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể di chuyển ngang theo các lỗ bên vào ống mạch gỗ bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên. - Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo: Vì những cây này thường thấp nên dễ bị trạng thái bão hòa hơi nước do đó khi áp suất rễ đẩy nước từ rễ lên lá theo dòng mạch gỗ thì nước không thoát thành hơi mà đọng lại thành giọt ở mặt dưới lá nơi có nhiều khí khổng và tập trung ở đầu cuối của lá.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 59 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

Điểm 0,5 đ

0,5

0,25

0,25

0,5đ

Ghi chú


2 (2đ

3

a.(1) Quá trình hình thành NO3- từ N2 bằng con đường hóa học( nhờ hiện tượng phóng điện từ các tia chớp trong cơn giông ) (2) quá trình cố định ni tơ ( diễn ra ở các nhóm vi sinh vật cố định đạm) (3) là quá trình hấp thụ ni tơ ở rễ cây: Rễ cây hấp thụ ni tơ dưới 2 dạng: NH4+ và NO3(4)Là quá trình khử nitrat trong cây:Cây chỉ sử dụng NH4+ để hình thành các axit amin. Do vậy NO3- được hút vào sẽ được rễ chuyển hóa thành để cây sử dụng NH4+ b. Quá trình (2) và (4) cần sự xúc tác của các enzim - Quá trình ( 2) diễn ta trong tế bào của vi khuẩn cố định đạm, cần sự xúc tác của các enzim nitrogenanza và 1 số enzim khác - Quá trình ( 4) diễn ra trong tế bào rễ cây , cần sự xúc tác của các enzim đặc hiệu -Quá trình (1) và (3) diễn ra ở môi trường ,không cần sự xúc tác của enzim

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25 0,25

a.

- Hô hấp sáng: là quá trình hô hấp xảy ra ở ngoài ánh sáng - Hô hấp sáng xảy ra ở nhóm thực vật C3, - Hô hấp sáng xảy ra ở 3 loại bào quan: lục lạp, peroxixom và ti thể - Nguồn gốc nguyên liệu: RiDP trong quang hợp -Sản phẩm cuối cùng tạo thành là: CO2 và Serin

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ

b.

- Quả được bảo quản trong tủ lạnh dưới điều kiện nhiệt độ thấp làm 0,25 đ ức chế enzim hô hấp nên quá trình hô hấp bị giảm cường độ xuống mức tối thiểu tránh tiêu hao lượng đường trong quả . Vì vậy, quả ngọt hơn so với quả trên bàn. - Quả để trên bàn: Do không được bảo quản nên cường độ hô hấp giữ 0,25đ nguyên làm hàm lượng đường tiêu giảm nhanh hơn so với quả để trong tủ lạnh. Vì vậy, quả kém ngọt hơn so với quả để trong tủ lạnh 4

a.Chu trình Canvin mang tính phổ biến: tất cả các loài thực vật khi đồng hoá CO2 đều phải trải qua chu trình Canvin để tổng hợp đường, 0,5đ từ đó tổng hợp các chất hữu cơ khác b. Ý nghĩa: Đảm bảo quá trình đồng hoá CO2 xảy ra thuận lợi, phù hợp với nhu cầu cơ thể 0,5đ - Chu trình Canvin được điều hoà bởi enzim Ri-1,5-DP – cacboxilaza vì nó quyết định phản ứng đầu tiên quan trọng của chu trình => ảnh 0,5đ hưởng tới tốc độ chu trình Canvin

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 60 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


5

a. - Cây mía là thực vật C4 nên có 2 loại lục lạp: Lục lạp tế bào mô giậu và lục lạp tế bào bao bó mạch *Lục lạp ở tế bào mô giậu: có enzim PEP – cacboxilaza cố định CO2 tạo AOA, dự trữ CO2 * Lục lạp ở tế bào bao bó mạch: có enzim RiDP cacboxilaza cố định CO2 trong các hợp chát hữu cơ b. -Theo chu trình Canvin , để hình thành 1 phân tử glucozo cần 18 ATP -Ở thực vật C4 , ngoài 38 ATP này cần có thêm 6ATP để hoạt hóa axit pyruvic thành PEP. Vì vậy để tổng hợp 1 phân tử glucozo thực vật C4 cần 24 ATP 6 ( 2 đ)

7 ( 4 đ)

a. -Dòng nước chảy gần như liên tục qua mang nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của thềm miệng ,nắp mang và diềm nắp mang -các mao mạch trên phiến mang xếp song song và ngược chiều dòng nước chảy b. *Vì: khi động vật có phổi ngập trong nước, nước sẽ tràn vào đường dẫn khí (khí quản, phổi) Không có sự lưu thông khí trong phổi => sau một thời gian ngắn các động vật sẽ thiếu Oxi nên sẽ chết * TĐK ở thực vật TĐK ở động vật Trao đổi khí cả khi quang hợp và hô Chỉ trao đổi khí khi hô hấp hấ p Quang hợp hấp thụ CO2 và thải O2 Hô hấp nhận O2 và thải CO2 TĐK giữa cơ thể với môi trường được TĐK giữa cơ thể với môi trường thực hiện qua khí khổng ở lá và thân được thực hiện qua cơ quan hô hấp là bề mặt cơ thể hoặc mang hay hệ thống ống khí, phổi

a. - Sai: Vì máu trong động mạch phổi là máu đỏ thẫm , giàu CO2 - Sai, vì : càng xa tim , hệ mạch càng phân nhánh , tiết diện càng lớn , ở mao mạch tiết diện rất lớn nên huyết áp giảm - Sai vì trẻ em có chu kì tim ngắn hơn người lớn - Sai vì tim bò sát thực chất là có 3 ngăn có vách hụt nên có sự pha trộn máu ở tâm thất - Sai , vì khi nín thở vài phút thì tim đập nhanh hơn do nồng độ oxi giảm ,nồng độ cacbonic tăng trong máu . Tác động lên áp thụ quan ở cung động mạch chủ ,xoang động mạch cảnh và trung khu vận hành ở hành tủy làm tim đập nhanh và mạnh b. - Tiêm vào tĩnh mạch vì: + Động mạch có áp lực máu mạnh nên khi rút kim tiêm ra dễ gây chảy nhiều máu và dễ bị vỡ + Động mạch nằm sâu trong thịt nên khó tìm thấy + Tĩnh mạch nằm nông (gần da) nên dễ tìm, tĩnh mạch rộng nên dễ Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 61 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,5 đ

0,25đ 0,25đ 0,25 đ 0,5đ

0,25đ 0,25 đ 0,25 đ

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,75đ

0,25đ 0,25đ 0,25đ


luồn kim tiêm. - Sơ cứu người bị ngạt thở người ta thường dùng phương pháp ép lồng ngực và hà hơi thổi ngạt : + Ép lồng ngực để đưa không khí từ trong phổi ra ngoài + Thổi khí vào phổi qua miệng làm giãn phế nang, đưa không khí vào kích thích hành tủy gây phản xạ hô hấp trở lại - pH của máu chỉ dao động trong giới hạn từ 7,35 – 7,45 là nhờ các hệ đệm +Hệ đệm bicacbonat ở phổi:CO2 + H2O  H2CO3 HCO3- + H+ +Hệ đệm photphat ở thận: H2PO4 HPO42- + H+ +Hệ đệm proteinat điều chỉnh độ kiềm nhờ gốc –COOH và điều chỉnh độ axit nhờ gốc –NH2 của protein 8 ( 3 đ)

a. Miếng thịt đó hầu như không hề bị biến đổi vì: + Mỗi bộ phận cơ quan tiêu hóa đảm nhận một chức năng nhất định + Quá trình biến đổi thức ăn chỉ diễn ra trọn vẹn khi các bộ phận cấu thành cơ quan tiu hóa còn hoàn chỉnh và thức ăn được biến đổi theo trình tự + Các enzim được tiết ra từ dịch ruột không có khả năng phân hủy protein nguyên vẹn mà chỉ phân hủy được các chuỗi polypeptit ngắn b. *Cơ chế hấp thụ các chất dinh dưỡng: chủ yếu theo cơ chế chủ động, một phần theo cơ chế khuyếch tán Phân biệt Nội dung Cơ chế khuyếch tán Cơ chế chủ động Các chất hấp thụ Gixerin, axit béo, các Glucozo, aa……. VTM tan trong dầu.. Chiều vần chuyển Từ nơi có nồng độ Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng thấp đến nơi có nồng độ thấp độ cao Năng lượng KHông tiêu dùng NL Cần tiêu dùng NL * Các chất hấp thụ được vận chuyển theo con đường máu (đi qua gan) và đường bạch huyết trở về tim để phân phối tới các tế bào

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25 đ 0,25 đ

0,25 đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ

0,25 đ

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25 đ

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 62 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 9 (1đ)

Nội dung phát biểu thuộc cơ chế duy trì cân bằng nội môi qua vai trò của thận điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu (điều hoà nước và muối khoáng- NaCl) Giải thích: + Khi lượng muối NaCl được đưa vào cơ thể quá nhiều (ăn mặn) làm áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao sẽ kích thích trung ương thần kinh( vùng dưới đồi thị và sau tuyến yên) gây cảm giác khát và tăng tiết hoocmon chống đa niệu gây co động mạch thận. Kết quả cần cung cấp thêm nước cho cơ thể (uống nước ) và giảm tiểu. + Sau khi cơ thể uống nước để giải khát , áp suất thẩm thấu trong máu giảm dần, thận tăng thải nước có nhiều ion Na+, qua đó duy trì áp suất thẩm thấu.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 63 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

(0.25 đ) (0.25 đ)

(0.25 đ) (0.25 đ)


KỲ THI HỌC SINH GIỎICẤP TRƯỜNG MÔN THI: SINH HỌC 11 THỜI GIAN LÀM BÀI: 150’ Câu 1. (4,0 điểm) 1. Trong quá trình hút nước của thực vật, một trong những thành phần cấu tạo của tế bào lại có tác dụng hạn chế lực hút nước theo cơ chế thẩm thấu.Đó là thành phần nào? Mô tả cấu tạo phù hợp chức năng của thành phần này? 2. Trình bày con đường vận chuyển nước, các chất khoáng và các chất hữu cơ trong cây? Động lực vận chuyển của các con đường đó? Câu 2: (4,0 điểm) 1. So sánh nhóm thực vật C3 và C4 về các tiêu chí: Chất nhận CO2 đầu tiên, Enzim cố định CO2, Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên, Không gian thực hiện, Thời gian, Năng suất sinh học? 2.Trong điều kiện nào và ở loại thực vật nào thì hô hấp sáng có thể xảy ra? Giải thích.Nếu khí hậu trong một vùng địa lí tiếp tục trở nên nóng và khô hơn thì thành phần của các loại thực vật (C3 , C4 và CAM) ở vùng đó sẽ thay đổi như thế nào? Câu 3. (2,0 điểm).Các câu sau là đúng hay sai. Giải thích? 1. Hô hấp tế bào có ba giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn đều giải phóng ATP nhưng giai đoạn đường phân giải phóng nhiều ATP nhất. 2. Trong pha tối của quang hợp, với sự tham gia của ATP tạo ra từ pha sáng, CO2 sẽ bị khử thành các sản phẩm hữu cơ. 3. Bên cạnh quang hợp, hóa tổng hợp là một con đường đồng hóa cacbon được tìm thấy ở vi khuẩn tự dưỡng như vi khuẩn lam. 4. Hô hấp tế bào là quá trình chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP. Câu 4.(3,0 điểm). Người ta làm các thí nghiệm đối với enzim tiêu hóa ở động vật như sau: Thứ tự Điều kiện thí nghiệm Enzim Cơ chất thí nghiệm Nhiệt độ (oC) pH 1 Amilaza Tinh bột 37 7-8 2 Amilaza Tinh bột 97 7-8 3 Pepsin Lòng trắng trứng 30 2-3 4 Pepsin Dầu ăn 37 2-3 5 Pepsin Lòng trắng trứng 40 2-3 6 Pepsinogen Lòng trắng trứng 37 12-13 7 Lipaza Dầu ăn 37 7-8 8 Lipaza Lòng trắng trứng 37 2-3 1. Hãy cho biết sản phẩm sinh ra từ mỗi thí nghiệm? 2. Hãy cho biết mục tiêu của các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1 và 2 Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 64 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Thí nghiệm 3 và 5 - Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7 - Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8. Câu 5. (2,0 điểm)Trong quá trình hô hấp của chim bồ câu: 1. Các túi khí của chim có tác dụng gì? Hiện tượng hô hấp kép là gì? 2. Giả sử người ta làm phẩu thuật cắt bỏ các túi khí thì chim có sống sót được không? Giải thích? Câu 6. (4,0 điểm) 1. Nêu chu kỳ hoạt động của tim? Giải thích vì sao tim bơm máu vào động mạch thành từng đợt nhưng máu trong mạch vẫn chảy thành dòng liên tục? 2. Nhịp tim là gì? Mối liên hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể? 3. Tại sao khi đung bếp than trong phòng kien dễ gây hiện tượng ngạt thở? Câu 7. (1,0 điểm). Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi? Hệ đệm nào là mạnh nhất? -----HẾT----ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC 11 Câu

Nội dung

Câu 1. - Đó là thành tế bào thực vật. 1 * Cấu tạo của thành tế bào thực vật:

Điểm 1đ

- Thành gồm lớp ngoài và giữa được cấu tạo từ xenlulo, lớp trong cấu tạo 0,5đ từ pectin. Hàng trăm sợi xenlulo xếp song song tạo thành bó mixen. Các cầu nối hydrogen giữ khoảng cách giữa các sợi xenlulo song song trong bó. - Khoảng 20 bó mixen tạo thành sợi bé, nhiều sợi bé tạo thành sợi lớn. Các sợi bé sắp xếp theo nhiều hướng khác nhau (vách sơ cấp) hoặc xếp 0,5đ song song lớp này chồng lên lớp khác giao nhau (vách thứ cấp). 2.

0,5đ

- Nước và các chất hòa tan: Chủ yếu vận chuyển theo dòng mạch gỗ, tuy nhiên nước cũng có thể vận chuyển theo dòng mạch rây từ trên xuỗng 0,5đ hoặc vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại - Động lực của dòng mạch gỗ: Áp suất rẽ, lực hút do thoát hơi nước và lực 0,5đ liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thanh mạch - Các chất hữu cơ được vận chuyển theo dòng mạch rây - ĐỌng lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẫm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 65 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5đ


Câu 1. 2

Điểm so sánh Chất nhận CO2 đầu tiên Enzim cố định CO2 Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên Không gian thực hiện Thời gian Năng suất sinh học

C3 RiDP (Ribulôzơ 1,5 diphôtphat). Rubisco.

C4 PEP (phôtpho enol pyruvat).

0,25đ

PEP-cacboxilaza và Rubisco. AOA (axit oxalo axetic).

0,25đ

0,25đ

Ban ngày.

Lục lạp tế bào mô giậu và lục lạp tế bào bao bó mạch. Ban ngày.

Trung bình

Cao

APG (axit phôtpho glixeric) Lục lạp tế bào mô giậu.

0,25đ

0,25đ 0,25đ

Câu 2. - Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tại lục lạp của thực vật C3, 0,5đ 2 lượng CO2 cạn kiệt, nồng độ oxi cao => xảy ra hô hấp sáng - Vì trong điều kiện đó thì enzim rubisco xúc tác cho RiDP liên kết với 0,5đ oxi thay vì với CO2 tạo ra axit glicôlic đi ra khỏi lục lạp đến peroxixom và bị phân giải thành CO2. - Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở thực vật C3 vì thực vật C3 chỉ có 1 loại enzim 0,5đ cố định CO2 không thể hoạt động trong điều kiện nồng độ CO2 cực kì thấp. * Nếu khí hậu của một vùng bị nóng và khô hơn thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm gia tăng dần số lượng các loài cây C4 và CAM vì những cây này có 0,5đ các cơ chế quang hợp thích hợp với điều kiện khô nóng. - Ngược lại, số lượng các loài cây C3 sẽ bị giảm vì trong điều kiện khí 0,5đ hậu khô nóng hiệu quả quang hợp của chúng sẽ bị giảm. 0,5đ Câu 1. Sai, vì: chuỗi chuyền electron hô hấp giải phóng nhiều ATP nhất 3 2. Sai, vì: trong pha tối của quang hợp, với sự tham gia của ATP và 0,5đ NADPH (hay NADH) tạo ra từ pha sáng, CO2 sẽ bị khử thành các sản phẩm hữu cơ 3. Sai, vì: vi khuẩn lam tự dưỡng theo phương thức quang tổng hợp chứ 0,5đ không phải hóa tổng hợp 4. Đúng, vì: hô hấp tế bào là quá trình chuyển năng lượng của các nguyên 0,5đ liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 66 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 1. TN1: Mantô 4 TN2: Không biến đổi

0,25đ

TN3: Axít amin

0,25đ

TN4: Không biến đổi

0,25đ

TN5: Axít amin

0,25đ

TN6: Không biến đổi

0,25đ

TN7: Glyxêrin + axít béo

0,25đ

TN8: Không biến đổi

0,25đ

0,25đ

2. - Thí nghiệm1 và 2: Enzim chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cơ 0,25đ thể (khoảng 37oC). Ở nhiệt độ cao enzim bị phá hủy. - Thí nghiệm 3 và 5: Nhiệt độ môi trường càng tăng thì tốc độ xúc tác cơ 0,25đ chất của enzim càng tăng (trong giới hạn). - Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7: Mỗi enzim tiêu hóa hoạt động thích nghi trong 0,25đ môi trường có độ pH xác định. - Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8: Mỗi loại enzim chỉ xúc tác biến đổi một loại chất (cơ chất) nhất định. 0,25đ Câu 1. 5 * Tác dụng của các túi khí ở chim:

0,5

- Hoạt động như một máy bơ hút và đẩy không khí - Làm giảm trọng lượng cơ thể khi bay, góp phần điều hòa thân nhiệt * Hiện tượng hô hấp kép ở chim: Là hiện tượng phổi chim nhận không khí 0,5đ giàu oxi lúc hít vào lẫn thở ra, dòng khí giàu oxi liên tực qua phổi. 2. - Chim sẽ chết vì hô hấp của chim diễn ra với cường độ rất thấp, không 0,5đ đủ khí để cung cấp oxi cho chim hoạt động. - Nguyên nhân là do ở chim, phổi không co bóp, sự lưu thông khí qua phổi có được là do sự co bóp của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích của 0,5đ các túi khí. Nếu không có các túi khí thì không diễn ra lưu thông khí → Hô hấp bị đình trệ

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 67 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1. - Tim hoạt động theo chu kì: Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ 1đ Câu →pha co tâm thất → pha giãn chung. Mỗi chu kì 0. 8s, gồm 3 pha trong đó 6 tâm nhĩ co 0, 1s, tâm thất co 0, 3s, thời gian dãn chung 0, 4s. - Do tính đàn hồi của động mạch: Động mạch đàn hồi, dãn rộng ra khi tim 1đ co đẩy máu vào động mạch. Động mạch co lại khi tim dãn.Khi tim co đẩy máu vào động mạch tạo cho động mạch một thế năng. Khi tim dãn, nhờ tính đàn hồi động mạch co lại, thế năng của động mạch chuyển thành động năng đẩy máu chảy tiếp. 0,5đ 2. Nhịp tim là số lần co bóp của tim trong 1 phút - Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể: Động vật có khối lượng 0,5đ càng nhỏ thì nhịp tim càng lớn và ngược lại 3. DO - Hàm lượng khí oxi giảm , khí CO2 tăng

- Hb đễ dàng liên kết bền với khí CO nên trong máu thiếu Hb để vận chuyển oxi làm cho cơ thể thiếu oxi nên bị ngạt thở + + + Câu - Hệ đệm có khả năng lấy đi ion H (khi ion H dư thừa) hoặc ion OH 0,5đ (khi thừa OH+) khi các ion này làm thay đổi pH của môi trường trong. 7 0,5đ - Hệ đệm mạnh nhất là hệ đệm prôtêinat (prôtêin)

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ OLIMPIC SINH 11-

MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1/ (2 đ)Nước được hấp thụ từ đất vào cây qua rễ theo hai con đường : c) Đó là hai con đường nào ? d) Nêu những đặc điểm lợi và bất lợi của hai con đường đó? e) Hệ rễ đã khắc phục đặc điểm bất lợi của hai con đường đó bằng cách nào ? Câu 2/ (3đ) a/ Cho sơ đồ mô tả chu trình sinh học ở một nhóm loài thực vật như sau: A B

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 68 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2

2

1 CO2

CO2

4

Canvin

3 3

Hãy cho biết : - Tên gọi chu trình, tên gọi của nhóm thực vật có chu trình đó ? - Tên gọi thích hợp của A và B ? - Các chất tương ứng với 1,2 3,4 là gì ? b/ Tại sao nồng độ CO2 thấp không gây hiện tượng hô hấp sáng ở thực vật C4 nhưng gây hô hấp sáng ở thực vật C3 ? Câu 3/ (2 đ) a/ Các nguồn đạm trong đất có được do đâu ? Giải thích ? b/ Vì sao nói quá trình thoát hơi nước là tai họa tất yếu ? Sự thoát hơi nước xảy ra ở bộ phận nào ? Câu 4/ (2đ) Quá trình hô hấp nội bào xảy ra theo 3 giai đoạn. Hãy cho biết : a/ Nơi diễn ra, nguyên liệu đầu tiên, sản phẩm cuối cùng của mỗi giai đoạn ? b/ Vì sao chu trình Crep không sử dụng ôxi nhưng nếu không có ôxi thì chu trình Crep không xảy ra ? Câu 5/ (2đ) a/Khí CO2 được vận chuyển trong cơ thể dưới những dạng nào? Dạng nào là chủ yếu? b/Tại sao nói chim là động vật hô hấp hiệu quả nhất trên cạn? Câu 6(2 đ). 1/ Ở động vật ăn thực vật quá trình tiêu hóa thức ăn về mặt sinh học được diễn ra ở đâu? Vì sao thức ăn ở động vật ăn thực vật chứa hàm lượng protein rất ít nhưng chúng vẫn phát triển và hoạt động bình thường? 2/ Hệ thống tiêu hóa của động vật từ bậc thấp đến bậc cao đã tiến hóa theo những chiều hướng nào? Câu 7(2 đ). a/ Nêu đặc điểm của bề mặt trao đổi khí? b/ Vi sao chim không phải là động vật tiến hoá nhất nhưng lại là động vật trao đổi khí hiệu quả nhất trên cạn? Câu 8(3 đ). a/ Vì sao nhịp tim của trẻ con thường cao hơn người lớn? b/ Phân biệt HTH hở và HTH kín theo nội dung bảng sau? Câu 9 (2đ) a/Chứng minh cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng biến đổi và hấp thụ chất dinh dưỡng

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 69 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


b/Nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí của cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước ?

ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC

Câu 1/(2đ) a/ Đó là hai con đường : - Con đường gian bào: nước qua thành tế bào lông hút vào các khoảng trống - gian bào, đến thành tế bào nội bì, gặp vòng đai Caspari,chuyển vào tế bào - nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ. 0,5 đ - Con đường tế bào: nước vào tế bào chất ,qua không bào,sợi liên bào - => Nói chung nước đi qua phần sống của tế bào,qua tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ . 0,5 đ b/ - Con đường qua thành tế bào và gian bào: hấp thụ nhanh và nhiều nước nhưng lượng nước và các chất khoáng hoà tan không được kiểm tra. 0,25 - Con đường tế bào: lượng nước và các chất khoáng hoà tan được kiểm tra - bằng tính thấm chọn lọc của tế bào sống,nhưng nước được hấp thụ chậm - và ít hơn . 0,25đ c/ Sự khắc phục của hệ rễ :0,5đ - Đặt vòng đai Caspari trên thành tế bào nội bì. Vòng đai Caspari được cấu tạo bằng chất không thấm nước và không cho các chất khoáng hoà tan trong nước đi qua.Vì vậy nước và các chất khoáng hoà tan phải đi vào trong tế bào nôi bì,ở đây lượng nước đi vào được điều chỉnh và các chất khoáng hoà tan được kiểm tra. Câu 2/(3đ) a/ (2đ) - Tên gọi : chu trình cố định CO2 ở thực vật C4. 0,5 0,5 - A : lục lạp của tế bào mô giậu. B : lục lạp tế bào bao bó mạch. - Các chất tương ứng : 1,0 1-Axit oxaloaxetic (AOA). 2- Axit malic 3- Axit pyruvic 4- Photpho enolpyruvic (PEP). b/ (1đ)Vì : - Thực vật C4 có chu trình dự trữ CO2 ở lục lạp tế bào mô giậu nên tạo một kho 0,25 dự trữ CO2 là axit malic, nên khi nồng độ CO2 thấp vẫn không gây cạn kiệt CO2. - Ở thực vật C4, có hai loại lục lạp, quá trình quang phân ly nước diễn ra ở 0,25 lục lạp của tế bào mô giậu nên O2 tạo ra sẽ khuếch tán ra môi trường. Do đó chu trình Canvin diễn ra ở tễ bào bao bó mạch nơi có nguồn dự trữ CO2 cao và O2 thấp không có hô hấp sáng. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 70 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Thực vật C3 không có kho dự trữ CO2, enzim Rubisco vừa có hoạt tính khử 0,25 - vùa có hoạt tính oxi hóa, nên khi thiếu CO2 sẽ xảy ra hô hấp sáng. 0,25 Câu 3/(2đ) a/ (1 đ) 0,5 - Bón phân - Chất hữu cơ bị phân hủy do hoạt động của vi sinh vật đất : Mùn NH3 axit nitro Nitrit nitrat - Cố định đạm qua con đường : 0,5 + Vật lý – hóa học : khi có sấm sét N2 + O2 NO2 HNO3 Nitrat. + Sinh học : cố định nito nhờ hoạt động của vi sinh vật. b/ ( 1 đ) - tai họa vì : trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, thực vật phải mất đi lượng nước quá lớn : 98% lượng nước thoát qua lá. 0,25 - Tất yếu : + Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. 0,5 + Khí khổng mở làm cho CO2 khuếch tán vào cung cấp cho quang hợp. + Hạ nhiệt độ của cây. - Bộ phận thaot hơi nước : chủ yếu qua lá : 0,25 + Thoát hơi nước qua khí khổng : chủ yếu. + Thoat hơi nước qua lớp cutin mỏng. Câu 4/ a/ ( 1,5 đ) Giai đoạn Nơi diễn ra Nguyên liệu Sản phẩm +, Đường phân Tế bào chất Glucozo,NAD Axit pyruvic, ADP, Pi ATP, NADH Chu trình Crep Chất nền ti thể Axetyl CoenzimA, ATP, NADH, FADH2, CO2 NAD+, FAD+, ADP, Pi, H2O. Chuỗi truyền e Màng trong ti thể NADH, FADH2, NAD+, FAD+, O2, ADP, Pi ATP, H2O b/ (0,5 đ)Chu trình Crep sử dụng sản phẩm của chuỗi truyền e để làm nguyên liệu. Chuỗi truyền e xảy ra cần có sự tham gia của oxi, do đó nếu không có oxi thì chuỗi truyền e không xảy ra không có nguyên liệu cho chu trình Crep chu trình Crep không xảy ra.

Câu 5/(2đ) a/ Khí CO2 được vận chuyển trong cơ thể dưới những dạng: - Dạng NaHCO3 trong huyết tương - Dạng kết hợp với hêmôglôbin. - Dạng hòa tan trong huyết tương. * Dạng vận chuyển chủ yếu là NaHCO3 trong huyết tương điểm)

0,25 0,25 0,25 0,25

b\Nói chim là động vật hô hấp hiệu quả nhất trên cạn là vì: - Có đủ các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. 0,25 - Ngoài ra còn có các đặc điểm + Không khí giàu oxi liên tục qua hệ thống ống khí trong phổi cả khi hít vào và khi thở ra (hô hấp kép) 0,25 đ + Không khí qua hệ thống ống khí lúc hít vào và thở ra theo 1 chiều, không có khí cặn đọng lại trong phổi 0,25 + Dòng máu chảy trong mao mạch trên thành ống khí luôn song song và ngược chiều với dòng khí lưu thông trong các ống khí. 0,25 đ Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 71 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 6(2đ) a/ Diễn ra ở dạ cỏ của động vật nhai lại và manh tràng của động vật có dạ dày đơn. Vì + Trong hệ tiêu hóa của động vật ăn cỏ có hệ VSV tiết ra enzim xenlulaza giúp tiêu hóa thức ăn xenlulozo. + VSV cũng chính là nguồn cung cấp protein cho cơ thể vật chủ b/ Hướng tiến hóa - Cấu tạo ngày càng phức tạp: + Từ không có cơ quan tiêu hoá (động vật dơn bào) đến có cơ quan tiêu hóa (động vật đa bào) + Từ túi tiêu hóa (ruột khoang) đén ống tiêu hóa (động vật có xương sống) - Chức năng ngày càng chuyên hóa: + Các bộ phận của ống tiêu hóa đảm nhiệm những chức năng riêng, mang tính chuyên hóa cao đảm bảo tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn + Từ tiêu hóa nội bào đến tiêu hóa ngoại bào. Nhờ tiêu hóa ngoại bào mà động vật ăn được thức ăn có kích thước lớn hơn

1,0 0,5

0,5

Câu 7 (2đ) a/ Đặc điểm bề mặt trao đổi khí: 0,5 + Bề mặt TĐK rộng. + Mỏng và ẩm ướt + Có nhiều mao mạch máu và sắc tố hô hấp. + Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ khí. b/ Vì. - Hệ hô hấp của chim gồm đường dẫn khí, phổi và hệ thống túi khí. Phổi của chim không có phế nang mà được cấu tạo bởi một hệ thống ống giàu mao mạch bao quanh. - Chim có hệ hô hấp kép: + Khi hít vào, không khí giàu Oxi đi vào phổi và vào túi khí sau, còn không khí giàu CO2 từ phổi đi vào túi khí trước 0,75 + Khi thở ra, không khí giàu oxi từ túi khí sau đi vào phổi còn không khí giàu CO2 từ phổi và túi khí trước đi theo con đường dẫn khí ra ngoài cả khi hít vào, thở ra đêu có không khí giàu Oxi qua phổi để thực hiện trao đổi khí. Khi hô hấp, phổi chim không thay đổi thể tích => chim là ĐV 0,75 trao đổi khí hiệu quả nhất trên cạn. Câu 8(2đ) a/ Vì - Trẻ em có kích thước cơ thể nhỏ -> Tỉ lệ S/V lớn -> Mất nhiều nhiệt 1,0 -> Chuyển hóa nhanh -> Nhu cầu trao đổi chất cao -> Nhịp tim cao.................. - Thành tim mỏng, áp lực yếu -> Mỗi lần co bóp tống máu đi ít -> Nhịp tim nhanh. - Cơ thể đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh -> Trao đổi chất mạnh -> Lượng máu đến các cơ quan tăng -> Tim đập nhanh. b/. So sánh hệ tuần hở và kín. 1,0 Tiêu chí Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Đa số ĐV thân mềm, chân Mực ống, bạch tuộc giun Đại diện khớp đốt và ĐV có xương sống Cấu tạo tim Đơn giản Phức tạp Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 72 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Tuần hoàn

Hiệu quả

- Hệ mạch hở (giữa ĐM và TM ko có mạch nối) - Máu từ tim→ Động mạch → Khoang máu (TĐC trực tiếp với TB)→Tĩnh mạch→ Tim. - Máu luân chuyển chậm với áp xuất thấp.

- Hệ mạch kín (Giữa ĐM và TM có mao mạch nối) - Máu từ tim→ Động mạch → Mao mạch (TĐC gián tiếp với TB)→ Tĩnh mạch→ Tim. - Máu luân chuyển nhanh với áp suất cao.

Câu 9 : (2 đ) a/Ruột non có bề mặt hấp thụ tăng lên hàng trăm tới hàng nghìn lần nhờ được cấu tạo bởi 3 cấp độ :(0,5đ) + Niêm mạc ruột nếp gấp nhiều. + Trên niêm mạc ruột có nhiều lông ruột. + Trên đỉnh các lông ruột gồm nhiều lông cực nhỏ. b/(1,5đ) - Bề mặt trao đổi khí rộng, mỏng, ẩm ướt và có nhiều mao mạch máu, có sắc tố hô hấp, có sự lưu thông khí. - Sự hoạt động nhịp nhàng của xương nắp mang và miệng tạo dòng nước chảy liên tục một chiều từ miệng đến mang. - Cách sắp xếp mao mạch trong mang giúp máu chảy trong mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mạch.

KÌ THI OLYMPIC Môn Sinh 11 Thời gian 150phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 4 điểm) a) Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào? b) Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? c) Cây bạch đàn với cây lá lốt cây nào thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? Giải thích? d) Dùng kiến thức sinh học để giải thích câu nói “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Câu 2: ( 4 điểm) a) Hãy trình bày quá trình quang hợp của 3 loài cây sau: rau dền, rau diếp và cây lúa? b) Để xác định khả năng quang hợp của một cành lá có diện tích 0,4dm2, một người đã cắt cành này vào trong bình kín và chiếu sáng 20 phút. Rồi lấy cành lá ra khỏi bình và cho vào bình 20ml dung dịch Ba(OH)2 lắc đều để hòa tan hết CO2 trong bình. Sau đó đêm bình này chuẩn độ với HCl thì thấy hết 20ml HCl. Cũng làm như vây với bình không chứa cành lá thì thấy hết 15ml HCl. Xác định cường độ quang hợp ( mgCO2/dm2/giờ) của cành nói trên. Biết rằng 1ml HCl tương ứng 0,6mg CO2. Câu 3: ( 2 điểm) a) Hô hấp sáng là gì?Hô hấp sáng được thực hiện như thế nào mà gây ảnh hưởng làm giảm năng suất cây trồng?

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 73 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


b) Nhờ đâu mà thực vật C4 không có hiện tượng hô hấp sáng? Biện pháp ngăn ngừa hiện tượng bất lợi này ? Câu 4: ( 3 điểm) a) Tại sao thức ăn từ dạ dày xuống ruột từng đợt? b) Cho biết độ dài ruột của 1 số động vật như sau :Trâu, bò : 55 - 60m, heo 22m, chó 7m, cừu 32m. - Nhận xét về mối liên quan giữa thức ăn với độ dài ruột của mỗi loài? - Giải thích ý nghĩa của sự khác nhau đó. Câu 5: ( 2 điểm) Hô hấp ở cá có đặc điểm gì nổi bật? Loài động vật nào sống ở cạn có hiệu quả trao đổi khí cao nhất? Giải thích? Câu 6: ( 4 điểm) a) Thế nào là vòng tuần hoàn đơn,vòng tuần hoàn kép?Cho ví dụ minh hoạ? b) Tại sao khi người ta lao động nặng,tim phải thay đổi nhịp co bóp ? c) Vì sao trước khi thi đấu các vận động viên thường lên các vùng núi cao luyện tập để nâng cao thành tích? Câu 7: ( 1 điểm) Tại sao uống rượu nhiều dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu?

ĐÁP ÁN KÌ THI OLYMPIC

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 74 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Môn Sinh 11

Câu 1

Đáp án

Điểm a. + Con đường gian bào 0.25 0.25 + Con đường tế bào chất 1 b. Vì khi đó trễ cây ở trong môi trường quá ưu trương, thiếu oxi nên 0.5 lông hút bị đứt gãy dẫn đến mất cân bằng nước 0.5 c. Cây lá lốt thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn 0.5 Vì – Lớp cutin càng dày thì thoát hơi nước qua cutin càng giảm - Cây lá lốt có lớp cutin mỏng hơn cây bạch đàn d. lúa chiêm lấp ló đầu bờ nghĩa là lúa đang thời kì phát triển rất cần dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng - khi có sấm tức là tạo ra sự phóng điện trong không khí, nhiệt độ lúc này là khoảng 2000 độ C. Liên kex t N≡N trong N2 bình thường rất bền nhưng ở mức nhiệt này thì bị phá vỡ liên kết => N2 phản ứng ngay với O2 N2 + O2 → (2000 độ C) 2NO - NO lại phản ứng ngay với O2 tạo ra NO2 (khí có màu nâu). 2NO + O2 → 2NO2 - Khi đó có mưa thì sẽ có phản ứng tạo ra HNO3 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 - Lúc này HNO3 dễ dàng phản ứng với nhiều chất (chủ yếu là gốc kim loại R+ hoặc NH4+) để tạo thành muối nitrat => rất nhiều dinh dưỡng cho cây hấp thụ ngay lập tức => "phất cờ mà lên" NH4+ + NO3- → NH4NO3 R+ + NO3- → RNO3

2

3

Phân biệt được rau diếp, lúa quang hợp theo chu trình C3 còn rau dền quang hợp theo chu trình C4 Rau diếp, lúa quang hợp theo chu trình C3. Trình bày đúng chu trình Rau dền quang hợp theo chu trình C4. Trình bày đúng chu trình Theo đề ta có các PT phản ứng CO2 + Ba(OH)2 = BaCO3 + H2O Ba(OH)2 + HCl = BaCl2 + H2O Theo đề ta biết lượng HCl cần để hòa tan Ba(OH)2 dư là 20 – 15 = 5ml 1ml HCl tương ứng 0,6mg CO2. Nên 5ml HCl tương ứng 3mg CO2. 3 20 Vậy cường độ quang hợp là x = 2.5 mg CO2dm2/giờ 0,4 60 - Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài ánh sáng - QT này được tạo ra do Axit glicôlic được tạo thành từ Ribulôzô đi phốt phát trong ánh sáng cao, hàm lượng O2tăng, cuối cùng Axit glicôlic bị oxy hoá tạo ra CO2,giải phóng năng lượng vô ích (vì chủ yếu dưới dạng nhiệt ) và giảm Ri-điP nên Giảm HSQH nên Giảm NS cây trồng . -TVC4 có nguồn dự trữ C02(axit malic ) nên tỷ lệ CO2/ O2ở các tế bào bao quanh bó mạch cao do đó không có hiện tượng quang hô hấp sáng - Biện pháp ngăn ngừa hô hấp sáng : + Giảm O2trong không khí xuống 5%

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 75 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0.5

0.5

0.5 1 1 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0,5 0,5

0.5 0.5


4

5

6

7

+ Chọn những tv có cường độ hấp thu C02mạnh và cường độ HH sáng yếu a) – Cần đủ thời gian để tiết enzim tiêu hóa - Tạo môi trường thuận lợi cho các emzim hoạt động b) - Trâu, bò, cừu: là những động vật ăn cỏ, có ruột dài nhất - Heo ăn tạp có ruột dài trung bình -Chó là loài ăn thịt,có ruột ngắn nhất ý nghĩa của sự khác nhau : -ĐV ăn cỏ có ruột dài nhất vì thức ăn cứng, khó tiêu, và nghèo chất dinh dưỡngnên ruột dài sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu được triệt để. -ĐV ăn thịt: Thức ăn thịt thường mềm, dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng nên chỉ cần ruột ngắn cũng đủ cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn. Hơn nữa ruột ngắn còn làm giảm khối lượng cơ thể giúp dễ di chuyển khi săn mồi. - Động vật ăn tạp là dạng trung gian giữa 2 nhóm trên . - Trao đổi khí giữa máu trong các phiến mang và dòng nước bên ngoài liên tục nhờ sự thay đổi thể tích của khoang miệng và khoang nắp mang - Dòng nước chảy qua các lá mang và phiến mang luôn ngược chiều với dòng máu trong mao mạch phiến mang - Chim - Vì nhờ có hệ thống túi khí mà thở ra và hít vào đều có oxi qua phổi -Vòng tuần hoàn đơn (1 vòng TH) :trong vòng TH máu qua tim 1 lần Vd: Vòng TH của cá :Máu từ tim ĐM mang ĐM chủ lưng Các cơ quan TM Tim -Vòng tuần hoàn kép (2 vòng TH) : Trong vòng TH máu qua tim 2 lần VD: Vòng TH ở thú : +Vòng TH nhỏ : Máu từ tâm thất phải ĐM phổi Phổi TM phổi Tâm nhĩ trái +Vòng TH lớn : Máu từ tâm thất trái ĐM chủ các cơ quan TM chủ Tâm nhĩ phải . -Khi làm việc cần cung cấp nhiều năng lượngợcần nhiều dinh dưỡng,ô xy->tim đập nhanh-.— c) - Hàm lượng O2 thấp hơn vùng đồng bằng - Cơ thể phải thích nghi: tăng hồng cầu, tim đập nhanh và cơ tim khỏe- có sức bền - Cơ thể trong trạng thái gần giống khi thi đấu - Uống rượu nhiều sẽ ức chế tuyến yên tiết ADH làm giảm quá trình hấp thu nước ở thận. Làm cho cơ thể mất nhiều nước qua nước tiểu - Mất nước và nồng độ cồn trong máu cao làm áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao kích thích vùng dưới đồi gây cảm giác khát ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 02 trang)

0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.25

0.5 0.5 0.5 0.5

1

0.5 0.5 1 0,25 0,5 0,25

0.5 0.5

KỲ THI OLYMPIC MÔN: SINH HỌC – LỚP 11 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề.

Câu I. (4 điểm) 1. Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây: Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 76 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


3

N2 VK cố định nitơ 1

4

VK amôn hoá

VK phản nitrat hoá VK nitrat hoá 2

NH4+

Rễ

a/ Chú thích từ 1 đến 4. b/ Cho biết điều kiện xảy ra của quá trình cố định nitơ? Vì sao vi khuẩn lam có thể cố định được nitơ trong điều kiện sống hiếu khí của chúng ? 2. Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?Tại sao quá trình hấp thụ nước và khoáng ở cây liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ? 3. a) Trình bày đặc điểm cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hút nước và muối khoáng? b) Tại sao nói: Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây? Câu II ( 4 điểm ) 1. Chỉ ra điểm khác nhau cơ bản giữa lớp tế bào thịt lá sát tế bào biểu bì mặt trên (1) và lớp tế bào thịt lá sát tế bào biểu bì mặt dưới (2) trong sơ đồ giải phẫu lá. Giải thích vì sao có sự khác nhau như vậy. Sơ đồ giải phẫu lá

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2. a. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau trong pha tối ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và thực vật CAM về các tiêu chí sau: chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên, nơi diễn ra, hô hấp sáng, năng suất sinh học. b. Tại sao năng suất sinh học ở thực vật CAM thấp hơn thực vật C3? 3. Giải thích tại sao buổi trưa nắng gắt, cường độ ánh sáng mạnh nhưng cường độ quang hợp lại giảm? Câu III ( 2 điểm ) 1. Hãy giải thích tại sao khi trời nắng, nhiệt độ cao, gió mạnh, thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng, còn thực vật C4 thì không có hô hấp sáng? 2. Nêu các con đường hô hấp ở thực vật. Hô hấp và quang hợp có mối quan hệ như thế nào? Viết phương trình tổng quát của hô hấp và quang hợp để chứng minh mối quan hệ nêu trên. Câu IV ( 3 điểm ) 1. Phân tích những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. 2. Trong 3 cơ quan: dạ dày, túi mật, túi mật, tụy thì cơ quan nào nếu bị cắt bỏ sẽ gây nguy hiểm nhất đến quá trình tiêu hóa ở người? 3. Cơ quan tiêu hóa của động vật nhai lại có cấu tạo và hoạt động như thế nào để có thể biến đổi thức ăn nhiều chất xơ, ít chất dinh dưỡng thành sản phẩm tiêu hóa giàu prôtêin? Câu V ( 2 điểm ) 1. Trong quá trình hô hấp của chim bồ câu, giả sử người ta làm phẩu thuật cắt bỏ các túi khí thì chim có sống sót được không? Giải thích? 2. Tại sao nói: Trao đổi khí ở Chim hiệu quả hơn trao đổi khí ở Thú? Câu VI. ( 4 điểm ) 1. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi ? 2. Nêu đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá? Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở? 3. Nêu các quy luật hoạt động của tim? Ý nghĩa của các quy luật đó? Câu VII ( 1 điểm) 1. Thế nào là cân bằng nội môi?Tại sao phải cân bằng nội môi? 2. Tại sao ở người bình thường khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn giữ một tỉ lệ ổn định? ----------- HẾT ---------ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 02 trang)

KỲ THI OLYMPIC MÔN: SINH HỌC – LỚP 11 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề. HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu I. (4 điểm) 1. Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây:

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 78 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


3

N2 VK cố định nitơ 1

4

VK amôn hoá

VK phản nitrat hoá VK nitrat hoá 2

NH4+

Rễ

a/ Chú thích từ 1 đến 4. b/ Cho biết điều kiện xảy ra của quá trình cố định nitơ? Vì sao vi khuẩn lam có thể cố định được nitơ trong điều kiện sống hiếu khí của chúng ? 2. Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?Tại sao quá trình hấp thụ nước và khoáng ở cây liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ? 3. a) Trình bày đặc điểm cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hút nước và muối khoáng? b) Tại sao nói: Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây? Hướng dẫn chấm Câu Nội dung Điểm a/ Chú thích: 0,25đ 1 + (1 1. NH4 2. NO3điểm) 3. N2 4. Chất hữu cơ b/ Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra: 0,25đ + Có lực khử mạnh + Có ATP. + Có enzim nitrogenase + Thực hiện trong điều kiện yếm khí. * Vi khuẩn lam dạng sợi có khả năng cố định nitơ trong điều kiện sống hiếu khí của chúng vì: - Trong sợi vi khuẩn lam có tế bào dị nang (loại tế bào to hơn tế bào bình thường, có vách dày, không màu, trong suốt), loại tế bào này có 0,5đ enzyme nitrogenase có khả năng cắt đứt liên kết 3 giữa 2 nguyên tử nitơ để liên kết với hiđro tạo NH4+ - Tế bào dị nang không có oxygen tạo môi trường yếm khí cho quá trình cố định nitơ. * Nhờ sự thoát hơi nước ở lá cây gây ra sự chênh lệch áp suất thẩm 0,75đ 2 ((1,25đ thấu. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 79 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


)

3 1,75đ

Lực đẩy của rễ ( áp suất rễ ) Nhờ lực liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. * Quá trình hô hấp tạo ra nặng lượng ATP cung cấp cho quá trình hút nước và muối khoáng... Quá trình hút nước thì cung cấp các chất dinh dưỡng tham gia cấu tạo nên các enzim tham gia hô hấp. Ngoài ra hô hấp tạo ra sự chênh lệch nồng độ các chất chính vì vậy sẽ thúc đẩy quá trình hút nước và muối khoáng. a) Bộ rễ phát triển rất mạnh về số lượng, kích thước và diện tích đặc biệt là lông hút... Bộ rễ phát triển về chiều sâu và lan rộng hướng đến nguồn nước... b) Là tai họa, vì: 99% lượng nước cây hút vào được thải ra ngoài qua lá, điều này không dễ dàng gì nhất là đối với những cây sống ở nơi khô hạn, thiếu nước. Là tất yếu, vì: • Thoát hơi nước là động lực trên của quá trình hút nước.... • Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt lá..... • Tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán từ không khí vào trong lá đ ảm bảo cho quá trình quang hợp diễn ra bình thường. • Thoát hơi nước còn làm cô đặc dung dịch khoáng từ rễ lên, giúp h ợp chất hữu cơ dễ được tổng hợp tại lá.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,75đ

Câu II: ( 4 điểm ) 1. Chỉ ra điểm khác nhau cơ bản giữa lớp tế bào thịt lá sát tế bào biểu bì mặt trên (1) và lớp tế bào thịt lá sát tế bào biểu bì mặt dưới (2) trong sơ đồ giải phẫu lá. Giải thích vì sao có sự khác nhau như vậy. Sơ đồ giải phẫu lá

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2. a/ Lập bảng so sánh những điểm khác nhau trong pha tối ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và thực vật CAM về các tiêu chí sau: chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên, nơi diễn ra, hô hấp sáng, năng suất sinh học. b/ Tại sao năng suất sinh học ở thực vật CAM thấp hơn thực vật C3? 3. Giải thích tại sao buổi trưa nắng gắt, cường độ ánh sáng mạnh nhưng cường độ quang hợp lại giảm? Hướng dẫn chấm Câu Nội dung Điểm 1 Lớp tế bào thịt lá sát biểu Lớp tế bào thịt lá sát biểu bì (1 điểm) 1đ bì mặt trên mặt dưới - dạng tế bào: dài - dạng tế bào : tròn hơn - các tế bào xếp rất sát nhau - các tế bào xếp ít sát nhau - lục lạp nhiều, xếp theo - lục lạp ít hơn, xếp rời rạc trong chiều thẳng đứng tế bào Sự khác nhau này là để phù hợp với chức năng : tế bào phía trên có chức năng chủ yếu là quang hợp, tế bào phí dưới có chức năng trao đổi khí . 2 2,0đ

a. Bảng so sánh các tiêu chí ở 3 nhóm thực vật Tiêu chí Nhóm TV Nhóm TV C4 Nhóm TV C3 CAM Chất nhận Ri15DP PEP PEP CO2 đầu (C5) tiên Sản phẩm APG ( C3) AOA AOA cố định CO2 đầu tiên Nơi diễn ra Lục lạp Cố định CO2 ở lục Lục lạp của TB của TB mô lạp TB mô giậu và mô giậu khử CO2 ở lục lạp giậu TB bao bó mạch Hô hấp Có Không Không sáng Năng suất Trung bình Cao Thấp

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 81 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,25đ 0,25đ

0,25đ

0,25đ 0,25đ


3 ( 1đ)

sinh học b. Năng suất sinh học ở nhóm thực vật CAM thấp hơn nhóm thực vật C3 - Nhóm thực vật CAM sử dụng một phần tinh bột để tái tạo PEP chất tiếp nhận CO2 → giảm lượng chất hữu cơ trong quá trình tích luỹ. - Điều kiện sống của nhóm CAM khắc nghiệt, bất lợi hơn: khô hạn, thiếu nước, ánh sáng gắt. - Buổi trưa nắng gắt, cường độ thoát hơi nước mạnh hơn sự hút nước tb mất nước tăng qt tổng hợp AAB tb khí khổng giảm sức trương nước tb khí khổng đóng lại ngừng qt trao đổi khí khoảng gian bào mô giậu thiếu CO2 cđ QH giảm.

0,75đ

Câu III ( 2 điểm ) 1. Hãy giải thích tại sao khi trời nắng, nhiệt độ cao, gió mạnh, thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng, còn thực vật C4 thì không có hô hấp sáng? 2. Hô hấp và quang hợp có mối quan hệ như thế nào? Hướng dẫn chấm Câu Nội dung Điểm Ngày trời nắng, nhiệt độ cao , gió mạnh , tại lục lạp của thực vật 0,5đ 1 ( 1đ) C3, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích luỹ lại nhiều (do hệ thống II hoạ động mạnh tạo ra nhiều O2 do quang phân li nước) enzim cacboxilaza chuyển thành enzim ôxigenaza ôxi hoá ribulôzơ1-5 điphôtphat đến CO2 xảy ra kế tiếp nhau ở ba bào quan: lục lạp,perôxiôm và kết thúc ở ti thể. 0,25đ Thực vật C 4 không có hô hấp sáng vì: -Thực vầt này có tế bào bao bó mạch đồng hoá CO2, ,mô giậu 0,25đ cung cấp CO2 . -Mô giậu không thiếu CO2, O2 không cao nên không có hoạt tính ôxi hoá ribulôzơ 1-5 diphotphat. - Sản phẩm của hô hấp là nguyên liệu của quang hợp . 0,25đ 2 ( 1đ) -Hô hấp phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng, cung cấp cho 0,5đ các hoạt động sống trong đó có hoạt động tổng hợp các hợp chất tham gia vào quang hợp và hoạt động tổng hợp nên cấu trúc bộ máy quang hợp -Hô hấp tạo các sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho quá 0,25đ trình tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho quang hợp Câu IV ( 3 điểm ) 1. Phân tích những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 82 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2. Trong 3 cơ quan: dạ dày, túi mật, túi mật, tụy thì cơ quan nào nếu bị cắt bỏ sẽ gây nguy hiểm nhất đến quá trình tiêu hóa ở người? 3. Cơ quan tiêu hóa của động vật nhai lại có cấu tạo và hoạt động như thế nào để có thể biến đổi thức ăn nhiều chất xơ, ít chất dinh dưỡng thành sản phẩm tiêu hóa giàu prôtêin? Hướng dẫn chấm Câu Nội dung Điểm Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa và 1 ( 1đ) hấp thụ chất dinh dưỡng: - Ruột non rất dài thuận lợi cho tiêu hóa và hấp thụ triệt để chất dinh0,25đ dưỡng có trong thức ăn theo dọc chiều dài của ruột. - Lớp niêm mạc có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ - 0,25đ tăng diện tích bề mặt lên nhiều lần, tăng khả năng hấp thụ thức ăn. - Có đầy đủ các loại enzim -> biến đổi triệt để thức ăn về mặt hóa 0,25đ 0,25đ học. - Hệ thống mao mạch máu, bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột -> tăng khả năng hấp thụ, vận chuyển các chất dinh dưỡng sau khi được biến đổi. - Cả 3 cơ quan đều có vai trò nhất định trong tiêu hóa. Tuy nhiên, n 0,75đ 2 0,75đ cắt bỏ tuyến tụy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến quá trình tiêu hóa, vì: + Tụy tiết ra nhiều enzim quan trọng để tiêu hóa thức ăn. + Dạ dày chỉ tiết pepsinogen và HCl biến đổi một phần prôtêin. + Nếu cắt túi mật thì mật từ gan có thể chuyển thẳng theo ống dẫn đến tá tràng, ít ảnh hưởng đến tiêu hóa. 3 ( 1,25đ) - Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở trâu phù hợp với loại thức ăn: 0,25đ + Hàm trên không có răng cửa mà có tấm sụn để giữ, bứt cỏ khi ăn. răng hàm có bề mặt rộng, nhiều nếp men răng cứng, góc quai hàm mở rộng theo chiều trái phải để nhai, nghiền thức ăn.. + Dạ dày có 4 ngăn, dạ cỏ có dung tích lớn chứa được nhiều cỏ 0,25đ khi ăn, dạ cỏ cũng là nơi có hệ vi sinh vật phát triển để tiêu hóa thức ăn. 0,25đ - Phương thức tiêu hóa: + Ngoài tiêu hóa cơ học, lí học còn có tiêu hóa sinh học nhờ VSV phân giải xenlulôzơ thành đường đơn và các axit béo cung cấp cho cơ thể đồng thời là nguyên liệu cho VSV trong dạ cỏ tổng 0,5đ hợp prôtêin của chúng với khối lượng lớn. + Trong quá trình nhai lại, một phần amôni (NH 3 ) là sản phẩm thải của cơ thể được tậnthu qua tuyến nước bọt làm nguồn cung cấp nitơ cho các VSV tổng hợp aa và prôtêin. Câu V ( 2 điểm ) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 83 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1. Trong quá trình hô hấp của chim bồ câu, giả sử người ta làm phẩu thuật cắt bỏ các túi khí thì chim có sống sót được không? Giải thích? 2. Tại sao nói: Trao đổi khí ở Chim hiệu quả hơn trao đổi khí ở Thú? Hướng dẫn chấm Câu Nội dung Điểm - Chim sẽ chết vì hô hấp của chim diễn ra với cường độ rất thấp, 0,5đ 1 ( 1đ) không đủ khí để cung cấp oxi cho chim hoạt động. - Nguyên nhân là do ở chim, phổi không co bóp, sự lưu thông khí 0,5đ qua phổi có được là do sự co bóp của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích của các túi khí. Nếu không có các túi khí thì không diễn ra lưu thông khí → Hô hấp bị đình trệ. - Trao đổi khí ở Chim: có sự tham gia của các túi khí giúp không 0,75đ 2 ( 1đ) khí qua phổi luôn giàu oxi, không có khí cặn. Trong phổi, chiều của dòng máu song song và ngược chiều với chiều dòng khí trong 0,25đ ống khí. - Ở Thú: khi hô hấp còn chứa nhiều khí nghèo oxi trong phổi. Câu VI. ( 4 điểm ) 1. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi ? 2. Nêu đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá? Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở? 3. Nêu các quy luật hoạt động của tim? Ý nghĩa của các quy luật đó? Hướng dẫn chấm Câu 1 ( 1,25đ)

2 ( 1,5đ)

Nội dung Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì: - Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kỳ - Bắt đầu mỗi chu kỳ là pha co tâm nhĩ tiếp đó là pha co tâm thất & kết thúc là pha dãn chung - Thời gian mỗi chu kỳ khoảng 0,8s, trong đó TN co khoảng 0,1s nghỉ 0,7s, tâm thất co 0,3s, nghỉ 0,5s. Pha dãn chung 0,4s. Như vậy thời gian nghỉ trong một chu kỳ tim của các ngăn tim nhiều hơn thời gian co của các ngăn tim nên tim hoạt động suốt đời mà không mỏi -Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá: + Tim bơm máu giàu CO2 => vào động mạch => mang => lên hệ thống mao mạch mang (trao đổi khí) => máu giàu O2 => tiếp đó vào động mạch lưng => vào hộ thống mao mạch (trao đổi chất với tế bào) => máu giàu CO2 => về tĩnh mạch và trở về tim.

Điểm 0,25đ 0,5đ 0,5đ

0,5đ

+ Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: Trong hệ 1,0đ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 84 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


chất. 3 ( 1,25đ)

0,5đ *Các qui luật hoạt động của tim: - Tính tự động của tim . - Hoạt động theo chu kỳ. - Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”. * Ý nghĩa các quy luật: - Giúp tim có lực co bóp mạnh nhất để bơm máu vào động mạch cung 0,75đ cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào cơ thể đồng thời tạo lực hút máu tĩnh mạch trở về tim . - Co bóp nhịp nhàng của các buồng tim cùng với vai trò của các van tim mà máu chảy theo 1 chiều. - Giúp tim co bóp suốt đời mà không mỏi.

Câu VII ( 1 điểm) 1. Thế nào là cân bằng nội môi? Tại sao phải cân bằng nội môi? 2. Tại sao người bình thường khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn giữ một tỉ lệ ổn định? Hướng dẫn chấm Câu Nội dung Điểm *Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ 0,25đ 1 0,25đ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra bình thường. *Để đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra bình thường Ở người bình thường khi ăn nhiều đường, lượng đường trong 2 0,75đ máu vẫn giữ một tỉ lệ ổn định, vì: - Khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu tăng cao, gan nhận 0,25đ được nhiều glucozơ từ tĩnh mạch của gan, gan sẽ biến đổi glucozơ thành glycogen dự trữ trong gan và cơ nhờ hoocmon insulin => lượng đường trong máu luôn giữ ổn định - Khi ăn ít đường, lượng glucozơ trong máu giảm, gan sẽ chuyển 0,25đ hoá glycogen dự trữ thành glucozơ nhờ hoocmon glucagon. Khi nguồn glycogen dự trữ hết, gan chuyển hoá aa, axit lactic, glyxerin (sinh ra do phân huỷ mỡ) thành gluozơ. Do đó, lượng đường trong máu vẫn luôn ổn định - Nếu lượng glycogen dự trữ trong gan đạt đến mức độ tối đa thì 0,25đ gan sẽ chuyển hoá glucozơ thành lipit dự trữ ở các mô mỡ, đảm bảo lượng đường luôn ổn định. ----------- HẾT ----------

KỲ THI OLYMPIC LỚP 11 (Đề thi này có 02 trang)

Môn thi : SINH HỌC Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 85 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 1. ( 2đ) Nghiên cứu về sự thoát hơi nước qua lá ccủa ba loài cây (A, B, C), người ta thuđược số liệu sau: gi Tên cây Mặt lá Số lượng khí khổng/mm2 Thoát hơi nước (mg/24 giờ) Cây A Mặt trên 33 550 Mặt dưới 40 680 Cây B Mặt trên 0 0 Mặt dưới 60 160 Cây C Mặt trên 0 150 Mặt dưới 70 580 ơ nước ở lá cây. 1. Từ những số liệu trên, em có thể rút ra những kết luận gì về sự thoát hơi 2. Nêu vai trò chính của quá trình thoát hơi nước ở lá đối với thực vật. Câu 2(2,0 điểm):

Quan sát sơ đồ trên, hãy cho biết: nh dạng nào? 1. Rễ cây hấp thụ nitơ ở những 2. Nhóm sinh vật ở các vị trí (4), (5), (7), (11) là loại nào? 3. Nêu hậu quả củaa quá trình (8) và biện pháp khắc phục? Câu 3(4,0 điểm): 1. ực vậ vật lại thải ra ôxi? a. Tại sao quang hợp ở thực b. Chu trình cố định CO2 của 3 loài thực vật: dứa, lúa, mía có sự khác nhau. Hãy trả lời nội dung của các dưới đây? ô theo kí hiệu nêu ở bảng dư So sánh Dứa Lúa Mía Chất nhận CO2 khí quyển 1 2 3 Sản phẩm tạo thành đầu tiên 4 5 6 Loại tế bào tham gia 7 8 9 Năng suất sinh học 10 11 12

ện như nhau, nhưng chỉ b. Có hai cây (A và B) hoàn toàn giống nhau được trồng trong điều kiện chiếu sáng: cây A được chiếu sáng bằng ng ánh sáng đỏ đỏ, cây B được chiếu khác nhau về chế độ chiế ắng. Hỏi H sau cùng một thời gian, sinh khối củaa cây nào tăng nhanh hơn? sáng bằng ánh sáng trắng. Vì sao? 2. Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau: TN1: Đưaa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục. th điều chỉnh được nồng độ O2. TN2: Trồng cây trong nhà kín có thể h ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao. TN3: Đo cường độ quang hợp (mgCO2/dm2lá.giờ). c các thí nghiệm nói trên. Hãy phân tích nguyên tắc của Câu 4. (2,5đ) ức hô hấp đều cần oxi nhưng ng chúng khác nhau về bản chất. Hãy nêu 1.Thực vật có hai hình thứ h đó về đối tượng, điều kiện, nơi xảy ra và sản phẩm? sự khác nhau giữa hai hình thức hô hấp ang nẩy nẩ mầm và các dụng cụ, hóa chất đầy đủ trong phòng thí nghiệm, 2.Cho một túi hạt đang hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng chứ minh quá trình hô hấp sản sinh CO2. Giải ải thích vvì sao người ta

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 5. (2,5đ) 1. Hệ thống tiêu hóa của động vật từ bậc thấp đến bậc cao đã tiến hóa theo những chiều hướng nào? 2. Giải thích vì sao tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất? Câu 6. (2đ) 1. Tại sao trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao? Vì sao mang cá xương

chỉ thích hợp với hô hấp dưới nước mà không thích hợp với hô hấp trên cạn? Câu 7. (4đ) 1. Huyết áp là gì? Phân biệt huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu? 2. Chất cholesterol là gì? Mối liên quan giữa chất cholesterol với huyết áp? 3. Nhịp tim của Ếch là 50 lần/phút. Giả sử thời gian các pha của chu kỳ tim lần lượt chiếm tỉ lệ là 1:3:4. -Tính thời gian tâm nhĩ, tâm thất được nghỉ ngơi. -Từ đó giải thích vì sao tim ếch nói riêng và tim của các loài động vật nói chung có thể hoạt động suốt đời mà không mỏi 4. Hãy cho biết hoạt động của các van tim đóng hay mở và hướng vận chuyển của máu trong các pha của một chu kỳ tim bằng cách điền nội dung thích hợp vào bảng sau: Các pha Hoạt động của van tim Sự vận chuyển của máu Van nhĩ thất Van động mạch Pha co tâm nhĩ Pha co tâm thất Pha dãn chung Câu 8.(1đ)Một người lao động nặng hoặc chơi thể thao thì pH máu động mạch thay đổi như thế nào? Cơ chế nào giúp pH máu ổn định? ----------------- HẾT -----------------

KỲ THI OLYMPIC LỚP 11 THPT (Đề thi này có 02 trang)

Môn thi : SINH HỌC Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. (2đ) Nghiên cứu về sự thoát hơi nước qua lá của ba loài cây (A, B, C), người ta thuđược số liệu sau: Số lượng khí khổng/mm2 Thoát hơi nước (mg/24 giờ) Tên cây Mặt lá Cây A Mặt trên 33 550 Mặt dưới 40 680 Cây B Mặt trên 0 0

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 87 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Mặt dưới 60 160 Cây C Mặt trên 0 150 Mặt dưới 70 580 hơ nước ở lá cây. 1. Từ những số liệu trên, em có thể rút ra những kết luận gì về sự thoát hơi 2. Nêu vai trò chính của quá trình thoát hơi nước ở lá đối với thực vật. Nội dung Điểm Câu 1 1 Những kết luận vềề ssự thoát hơi nước ở lá cây: - Tốc độ thoát hơi nước ở mỗi loài cây là khác nhau. 0,25 ổng ở mặt dưới thường nhiều hơn ở mặt trên. Tốc độ thoát - Số lượng khí khổng ới cao hơn ở mặt trên => số lượng khí khổng ng có vai trò 0,5 hơi nước ở mặt dướ ự thoát hơi nước của lá cây. quan trọng trong sự khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước, - Mặt trên củaa cây C không có khí kh ổng không phải là con đường thoát hơi nướcc duy nhất, nh mà chứng tỏ khí khổng khuếch tán qua bề mặt lá được gọi là thoát hơi ơi nước qua 0,5 hơi nước có thểể khuế ếu không có cutin. Chấtt cutin có bbản chất là lipit nên không thấm nước, nếu mỏng thì nước có thể khuếch tán qua lớp biểu bì của lá. hoặc có lớpp cutin mỏ ng loài cây B ở 0,25 - Loài cây B và C đều không có khí khổng ở mặt trên nhưng ng cutin dày hơn mặt trên không có sự thoát hơi nước, chứng tỏ loài B có tầng loài C. vậ Vai trò chính của quá trình thoát hơi nước ở lá đối vơi cơ thể thực vật: 2 - Tạo động lựcc chính cho quá trình vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ 0,25 lên lá. 0,25 - Thoát hơi nước làm khí khổng mở giúp lấy CO2 cung cấp nguyên liệu cho quang hợp. Câu 2. (2đ)

Quan sát sơ đồ trên, hãy cho biết: nh dạng nào? 1. Rễ cây hấp thụ nitơ ở những 2. Nhóm sinh vật ở các vị trí (4), (5), (7), (11) là loại nào? 3. Nêu hậu quả củaa quá trình (8) và biện pháp khắc phục? Câu 2 Nội dung Rễ cây hấp thụ Nitơ ở dạng NO3- và NH4+ 1 v ở các vị trí: Tên củaa các nhóm sinh vật 2 giải nitơ từ xác sinh vật thành NH3. (4): vi khuẩnn amôn hóa: phân gi (5): vi khuẩn cố định nitơ: khử nitơ khí quyển thành dạng amôn. chuyển hóa NH4+ thành NO3(7): vi khuẩnn nitrat hóa: chuy ản nitrat hóa: chuyển hóa NO3- thành thành Nitơ ơ phân tử. (11): vi khuẩn phản 3

Điểm 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25

Đây là quá trình phản nitrat trong đất gây thất thoát đạm. 0,25 ho động 0,25 Xảy ra trong điềuu kiện kkị khí do đó cần làm đất thoáng khí để tránh hoạt của nhóm vi khuẩn này Câu 3. (4đ) 1. Tại sao quang hợp ở thực ực vậ vật lại thải ra ôxi? (0,5)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2.Chu trình cố định CO2 của 3 loài thực vật: dứa, lúa, mía có sự khác nhau. Hãy trả lời nội dung của các ô theo kí hiệu nêu ở bảng dưới đây? (1,5) So sánh

Dứa

Lúa

Mía

Chất nhận CO2 khí quyển 1 2 3 Sản phẩm tạo thành đầu tiên 4 5 6 Loại tế bào tham gia 7 8 9 Năng suất sinh học 10 11 12 3.Có hai cây (A và B) hoàn toàn giống nhau được trồng trong điều kiện như nhau, nhưng chỉ khác nhau về chế độ chiếu sáng: cây A được chiếu sáng bằng ánh sáng đỏ, cây B được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng. Hỏi sau cùng một thời gian, sinh khối của cây nào tăng nhanh hơn? Vì sao? (0,5) 4. Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau: (1,5) TN1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục. TN2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2. TN3: Đo cường độ quang hợp ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao. (mgCO2/dm2lá.giờ). Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên.

Câu 3 1

Nội dung Điểm - Quang hợp ở thực vật thải ra ôxi vì: + Thực vật sử dụng nước làm nguồn electron và Hiđrô cung cấp cho quang hợp. 0,25đ + Khi thực vật quang hợp, nước bị quang phân li tạo ra electron, H+ và O2. 0,25đ Electron và H+ được tế bào sử dụng còn ôxi được thải ra ngoài. 1. PEP 2. Ribulozơ 1 - 5dP 3. PEP 4. AOA 5. APG 2 4 ý: 6. AOA 7. Tế bào mô giậu (Tế bào nhu mô) 8. Tế bào mô giậu 0,5đ 9. Tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch 10. Thấp 11.Trung bình 12. Cao - Sinh khối của cây B tăng nhanh hơn. 3 0,25đ - Vì: Cây A chỉ hấp thu được năng lượng của ánh sáng đỏ trong khi đó cây B hấp 0,25đ thu được năng lượng của cả ánh sáng đỏ và các ánh sáng có bước sóng khác nhờ hệ sắc tố quang hợp (gồm cả diệp lục và carotenoit) do đó năng lượng hấp thu được nhiều hơn, quang hợp diễn ra mạnh hơn, sinh khối tăng nhanh hơn. 4 * Thí nghiệm 1: 0,5 - Nguyên tắc: Dựa vào điểm bù CO2 khác nhau của TVC3 và TVC4. Cây C3 sẽ chết trước do có điểm bù CO2 cao khoảng 30ppm còn TV C4 có điểm bù CO2 thấp (0-10ppm). 0,5 * Thí nghiệm 2: - Nguyên tắc: Dựa vào hô hấp sáng. Hô hấp sáng phụ thuộc vào nồng độ O2; hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C3 không có ở thực vật C4 nên khi điều chỉnh O2 cao thì năng suất quang hợp TV C3 giảm đi. 0,5 * Thí nghiệm 3: - Nguyên tắc: Dựa vào điểm bảo hòa ánh sáng. Điểm bảo hòa ánh sáng của thực vật C4 cao hơn thực vật C3 nên ở điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao do cường độ quang hợp của thực vật C4 cao hơn (thường gấp đôi ) thực vật C3 Câu 4. (2,5đ) 1.Thực vật có hai hình thức hô hấp đều cần oxi nhưng chúng khác nhau về bản chất. Hãy nêu sự khác nhau giữa hai hình thức hô hấp đó về đối tượng, điều kiện, nơi xảy ra và sản phẩm? 2.Cho một túi hạt đang nẩy mầm và các dụng cụ, hóa chất đầy đủ trong phòng thí nghiệm, hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh quá trình hô hấp sản sinh CO2. Giải thích vì sao người ta sử dụng hạt đang nẩy mầm để làm thí nghiệm? Câu Nội dung Điểm 1 Chỉ tiêu so sánh Hô hấp hiếu khí Hô hấp sáng 0,25đ Đối tượng C3, C4, CAM C3 Điều kiện Không cần ánh sáng, cả Khi cường độ ánh sáng cao, 0,25đ ngày lẫn đêm. CO2 cạn kiệt, O2 cao … 0,25đ Nơi xảy ra Ti thể Lục lạp, Peoxixom, ti thể

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 89 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Sản phẩm

2

ATP, không trực tiếp tạo axit amin

Không ATP, tạo axit amin

Chuẩn bị: một bình thủy tinh thể tích từ 2-3l, có nút; cốc nước vôi trong. Cách tiến hành: 1.Cho hạt vào bình thủy tinh. 2. Cho hạt, cốc nước vôi trong vào bình. 3. Đậy nút cao su chặt, kín 4. Để bình vào chỗ tối Kết quả: sau thời gian 90-120p: nước vôi trong vẩn đục chứng tỏ hô hấp sinh ra CO2. Người ta sử dụng hạt đang nẩy mầm để làm thí nghiệm vì hạt đang nẩy mầm quá trình hô hấp mạnh nhằm cung cấp năng lượng và các chất trung gian cho quá trình hình thành thân, rễ mầm. Do đó lượng CO2 sinh ra nhiều, kết quả thí nghiệm sẽ chính xác.

0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ

Câu 5. (2,5đ) 1. Hệ thống tiêu hóa của động vật từ bậc thấp đến bậc cao đã tiến hóa theo những chiều hướng nào? 2. Giải thích vì sao tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất? Câu 5 Nội dung Điểm 1. - Cấu tạo của cơ quan tiêu hóa ngày càng phức tạp: 0,5đ + Từ chưa có cơ quan tiêu hóa( động vật đơn bào) đến có cơ quan tiêu hóa( động 0,25đ vật đa bào). + Từ cơ quan tiêu hóa là túi tiêu hóa (ruột khoang) đến hình thành ống tiêu hóa( động vật có xương sống). 0,25đ - Chức năng tiêu hóa ngày càng chuyên hóa: 0,5đ + Các bộ phận của ống tiêu hóa đảm nhận những chức năng riêng, mang tính chuyên hóa cao đảm bảo hiệu quả tiêu hóa thức ăn. + Từ tiêu hóa nội bào đến vừa tiêu hóa nội bào và ngoại bào đến tiêu hóa ngoại bào. Nhờ tiêu hóa ngoại bào mà động vật có thể ăn được những thức ăn có kích thước lớn hơn. 2.

- Tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất vì 0,5đ + Miệng và dạ dày chỉ biến đổi chủ yếu thức ăn về mặt cơ học nhờ răng và thành dạ dày, và một phần biến đổi hóa học nhờ amilaza và pepsin tạo điều kiện biến đổi 0,5đ hóa học chủ yếu ở ruột. + Ở ruột non có đủ tất cả các enzim của các tuyến tiêu hóa: tuyến tụy, dịch ruột và gan để biến đổi tất cả các loại thức ăn chưa được biến đổi (lipit) hoặc chỉ mới biến đổi một phần (gluxit và protein) thành các chất đơn giản mà cơ thể có khả năng hấp thụ được.

Câu 6. (2đ)

Tại sao trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao? Vì sao mang cá xương chỉ thích hợp với hô hấp dưới nước mà không thích hợp với hô hấp trên cạn? Câu 6 Nội dung Điểm Trao đổi khí của cá xương đạt hiệu quả cao vì: - Mang cấu tạo gồm nhiều cung mang, mỗi cung mang gồm nhiều 0,5đ phiến mang mang cá có diện tích trao đổi khí lớn. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 90 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


-

Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhiệt nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang. - Cách sắp xếp của mao mạch máu trong mang song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài của mao mạch. Cá lên cạn không hô hấp được vì: - Khi lên cạn do mất lực đẩy của nước, các cung mang và các phiến mang xẹp và dính chặt với nau 1 khối diện tích bề mặt trao đổi khí nhỏ. - Lên cạn mang cá bị khô.

0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ

Câu 7. (4đ) 4. Huyết áp là gì? Phân biệt huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu? 5. Chất cholesterol là gì? Mối liên quan giữa chất cholesterol với huyết áp? 6. Nhịp tim của Ếch là 50 lần/phút. Giả sử thời gian các pha của chu kỳ tim lần lượt chiếm tỉ lệ là 1:3:4. -Tính thời gian tâm nhĩ, tâm thất được nghỉ ngơi. -Từ đó giải thích vì sao tim ếch nói riêng và tim của các loài động vật nói chung có thể hoạt động suốt đời mà không mỏi 4. Hãy cho biết hoạt động của các van tim đóng hay mở và hướng vận chuyển của máu trong các pha của một chu kỳ tim bằng cách điền nội dung thích hợp vào bảng sau: Sự vận chuyển của Các pha Hoạt động của van tim máu Van nhĩ thất Van động mạch Pha co tâm nhĩ Pha co tâm thất Pha dãn chung Câu 7 1

2

3

4

Nội dung Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Phân biệt huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu: -Huyết áp tối đa: ứng với lúc tâm thu gây áp lực máu cao nhất đo được tại động mạch. -Huyết áp tối thiểu: ứng với lúc tâm trương gây áp lực máu thấp nhất đo được tại động mạch Chất cholesterol là những lipit không chứa các axit béo no và trong phân tử có cấu trúc vòng. -Mối liên quan giữa cholesterol và huyết áp: khi hàm lượng cholesterol trong máu cao liên quan đến các bệnh tim mạch. Chất này sẽ tích tụ lại ở mặt trong của động mạch làm hẹp lòng động mạch, giảm tính đàn hồi của mạch nên làm huyết áp cao. Nhịp tim của Ếch là 50 lần/phút 1 chu kỳ tim dài: 60/50 = 1,2s. Từ tỉ lệ các pha pha co tâm nhĩ: 0,15s; pha co tâm thất: 0,45s Thời gian tâm nhĩ nghỉ: 1,2 – 0,15 = 1,05s Thời gian tâm thất nghỉ: 1,2 – 0,45 = 0,75s Giải thích: các tế bào cơ tim có giai đoạn trơ tuyệt đối dài có thời gian nghỉ đủ để hồi sức cho nhịp co tiếp theo. Nếu xét riêng hoạt động của thành cơ thuộc các ngăn tim thì thời gian nghỉ còn nhiều hơn thời gian co nên hoạt động suốt đời mà không mỏi. Các pha Hoạt động của van tim Sự vận chuyển của máu Van nhĩ thất Van động mạch Pha co tâm nhĩ Mở Đóng Từ tâm nhĩ vào tâm thất Pha co tâm thất Đóng Mở Từ tâm thất vào động mạch. Pha dãn chung Mở Đóng Máu từ tĩnh mạch vào tâm

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 91 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5

0,5 0,5 0,5

0,25 0,25 0,5


nhĩ và tâm thất. Câu 8.(1đ) Một người lao động nặng hoặc chơi thể thao thì pH máu động mạch thay đổi như thế nào? Cơ chế nào giúp pH máu ổn định? Câu 8 Nội dung Điểm - Một người lao động nặng hoặc chơi thể thao thì pH máu động mạch giảm. 0,5đ Vì khi lao động nặng hô hấp sinh ra nhiều CO2 nên nồng độ H+ trong máu tăng, pH máu giảm. 0,5đ + - Cơ chế: khi trong máu pH giảm hệ đệm hoạt động lấy đi H để duy trì pH ổn đinh. Có 3 hệ đệm tham gia: + Bicacbonat: HCO3- + H+ H2CO3 pH tăng. +Hệ đệm photphat: HPO42- + H+ H2PO4- pH tăng. +Hệ đệm protenat sẽ lấy H+ nhờ gốc NH2.

-----------------HẾT------------KỲ THI OLYPIC ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH

LỚP: 11

Câu 1. (5 điểm ) 1. Tại sao nguyên tố vi lượng chỉ cần liều lượng ít, nhưng cây trồng vẫn không đạt năng suất cao nếu không được thoả mản mức đòi hỏi của các nguyên tố này? Cho vài ví dụ cụ thể sự cần thiết của các nguyên tố vi lượng đó (Fe, Mn, Zn...)? 2. Trên cùng một cây, lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng và lá ở trong bóng râm ít ánh sáng có màu sắc và khả năng quang hợp khác nhau. Sự khác nhau đó như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? 3. Theo nghiên cứu của Kixenbec ở cây ngô: - Số lượng khí khổng trên 1 cm2 biểu bì dưới là 7684, còn trên 1 cm2 biểu bì trên là 9300. - Tổng diện tích lá trung bình ( cả 2 mặt lá ) ở 1 cây là 6100 cm2. - Kích thước trung bình của khí khổng là 25,6 x 3,3 micromet. a. Tại sao ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiều hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà ở ngô thì không như vậy? b. Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là bao nhiêu? c. Tại sao tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là rất nhỏ (dưới 1%) nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng là rất lớn (chiếm 80 – 90% lượng nước bốc bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng tự do của lá )? 4. Sự vận chuyển liên tục của nước trong mạch gỗ phụ thuộc vào các yếu tố nào? Yếu tố nào làm ngưng trệ sự liên tục đó? Câu 2. (5điểm ). 1. Tại sao dạ dày tiêu hoá được prôtêin nhưng lại không tiêu hoá được prôtêin của chính mình? 2. Cho biết tên của các enzim xúc tác ở các phương trình sau: (C6H10O5)n + nH2O → nC12H12O11 (1) C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (2) Prôtêin + H2O → Polipeptit (3) Polipeptit + H2O → Axit amin (4) 3. Ngoài hêmôglôbin ra còn có sắc tố nào mang ôxi. Vì sao nó là sắc tố có lợi nhất? Cấu tạo và cơ chế hoạt động. 4. Vì sao khi hít phải ôxit cacbon (CO) thì người ta có thể chết nhưng nếu hít phải CO2 thì chỉ có phản ứng tăng nhịp tim và tăng nhịp thở?

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 92 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


KỲ THI OLYPIC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH

LỚP: 11

Câu 1. (5 điểm ) 1. Tại sao nguyên tố vi lượng chỉ cần liều lượng ít, nhưng cây trồng vẫn không đạt năng suất cao nếu không được thoả mản mức đòi hỏi của các nguyên tố này? Cho vài ví dụ cụ thể sự cần thiết của các nguyên tố vi lượng đó (Fe, Mn, Zn...)? 2. Trên cùng một cây, lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng và lá ở trong bóng râm ít ánh sáng có màu sắc và khả năng quang hợp khác nhau. Sự khác nhau đó như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? 3. Theo nghiên cứu của Kixenbec ở cây ngô: - Số lượng khí khổng trên 1 cm2 biểu bì dưới là 7684, còn trên 1 cm2 biểu bì trên là 9300. - Tổng diện tích lá trung bình ( cả 2 mặt lá ) ở 1 cây là 6100 cm2. - Kích thước trung bình của khí khổng là 25,6 x 3,3 micromet. a. Tại sao ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiều hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà ở ngô thì không như vậy? b. Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là bao nhiêu? c. Tại sao tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là rất nhỏ (dưới 1%) nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng là rất lớn (chiếm 80 – 90% lượng nước bốc bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng tự do của lá )? 4. Sự vận chuyển liên tục của nước trong mạch gỗ phụ thuộc vào các yếu tố nào? Yếu tố nào làm ngưng trệ sự liên tục đó? Đáp án: 1.- Vì nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các enzim.(0,25 điểm) + Năng suất cây trồng phụ thuộc vào cường độ của quá trình trao đổi chất ( quang hợp, hô hấp, trao đổi chất...), sinh trưởng và phát triển của cây. Tất cả những quá trình này đều cần sự xúc tác của enzim.(0,25 điểm) + Nồng độ và khả năng hoạt hoá của enzim phụ thuộc nhiều vào sự có mặt và nồng độ các vi lượng trong cây.(0,25 điểm) - Ví dụ: (0,25 điểm) + Fe là thành cấu trúc bắt buộc của enzim xitôcrôm, xúc tác phản ứng ôxi hoá khử. + Mn tham gia vào xúc tác chuyển hoá nitơ, phân giải nguyên liệu trong chu trình Crebs. +Zn tham gia vào tổng hợp triptophan tiền thân của IAA. 2. - Trên cùng một cây, lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng và lá ở trong bóng râm ít ánh sáng có màu khác nhau: + Lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng có màu nhạt vì số lượng diệp lục ít và tỉ lệ diệp lục a / diệp lục b cao ( diệp lục a nhiều).(0,25 điểm) + Lá ở trong râm ít ánh sáng có màu đậm vì số diệp lục nhiều và tỉ lệ diệp lục a / diệp lục b thấp ( diệp lục b nhiều).(0,25 điểm) - Khả năng quang hợp của chúng khác nhau: + Khi cường độ ánh sáng mạnh thì lá ở ngoài có cường độ quang hợp lớn hơn lá ở trong vì lá ở ngoài có diệp lục a, có khả năng hấp thụ tia sáng có bước sóng dài (tia đỏ).(0,25 điểm). + Khi cường độ ánh sáng yếu thì lá ở trong có cường độ quang hợp lớn hơn lá ở ngoài vì lá ở phía trong có diệp lục b, có khả năng hấp thụ tia sáng có bước sóng ngắn (tia xanh tím). (0,25 điểm) 3. a. Ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiều hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà cây ngô thì không như vậy là vì lá ngô mọc đứng, còn ở các lá khác thì mọc ngang. .(0,25 điểm) b. Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là: Tổng số khí khổng có ở cây ngô đó là:

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 93 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


( 7684 + 9300 ) x 6100 = 103602400 . 103602400 x (25,6 x 3,3) x 103 : (6100 x 102) x 100% = 0,14%. .(0,25 điểm) c. Tỉ lệ diện tích lá rất nhỏ nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng lại rất lớn, vì các phân tử nước ở mép lá bốc hơi nhanh hơn các phân tử nước ở các vị trí khác. .(0,25 điểm) Diện tích khí khổng rất nhỏ nhưng số lượng khí khổng rất lớn đã tạo ra khả năng thoát hơi nước rất lớn. .(0,25 điểm) 4. - Sự vận chuyển liên tục của nước trong mạch gỗ : Một phân tử nước từ mạch gỗ của lá được tách khỏi lực hút của phân tử nước trong mạch vận chuyển liên tục trong một cột nước từ rễ lên lá. Lực hấp dẫn, lực liên kết giữa các phân tử nước trong mạch gỗ là kết quả của sự hiện diện các cầu hiđrô giữa chúng. (0,5 điểm) - Các yếu tố làm ảnh hưởng tới sự liên tục của cột nước trong mạch gỗ: + Áp suất rễ là lực đẩy phía dưới (khoảng 3 – 4 atm). (0,25 điểm) + Sự thoát hơi nước ở lá là lực hút ở phía trên cùng (khoảng 30 – 40 atm), là nhân tố chính kéo cột nước liên tục đi lên. (0,25 điểm) + Trong mạch gỗ, cột nước có sự liên kết chặt chẽ giữa các phân tử nước và sự liên kết giữa các phân tử nước với phân tử xenlulôzơ của thành mạch. (0,25 điểm) Nhờ 3 lực phối hợp đó, dòng nước trong mạch gỗ có thể dẫn lên cao hàng chục, hàng trăm mét. (0,25 điểm) - Một bọt khí trong mạch sẽ làm đứt gãy sự liên tục của dòng nước, một số phân nước bị tách xa khỏi cầu hiđrô. Nước ở phần trên của bọt khí có thể dâng cao lên nhưng sẽ không có các phân tử nước thay thế vào, các phân tử nước ở dưới bọt khí bị gãy do lực kết bám bị ngừng trệ. Dòng nước qua mạch gỗ không thể chuyển vận xa hơn nữa, Nước từ đất không lên lá được. (0,5 điểm) Câu 2. (5điểm ). 1. Tại sao dạ dày tiêu hoá được prôtêin nhưng lại không tiêu hoá được prôtêin của chính mình? 2. Cho biết tên của các enzim xúc tác ở các phương trình sau: (C6H10O5)n + nH2O → nC12H12O11 (1) C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (2) Prôtêin + H2O → Polipeptit (3) Polipeptit + H2O → Axit amin (4) 3. Ngoài hêmôglôbin ra còn có sắc tố nào mang ôxi. Vì sao nó là sắc tố có lợi nhất? Cấu tạo và cơ chế hoạt động. 4. Vì sao khi hít phải ôxit cacbon (CO) thì người ta có thể chết nhưng nếu hít phải CO2 thì chỉ có phản ứng tăng nhịp tim và tăng nhịp thở? Đáp án 1. – Tuy dạ dày chứa enzim tiêu hóa, nhưng bản thân enzim ở trạng thái không hoạt động (pepsinogen). Khi có HCl thì nó mới biến đổi thành dạng hoạt động (pepsin). (0,25 điểm) - Nhờ lớp chất nhầy muxin bao phủ lên bề mặt niêm mạc, nên nó hạn chế tác dụng của HCl và pepsin. (0,25 điểm) - Niêm mạc dạ dày còn tiết chất antipepsin để chống lại pepsin. (0,25 điểm) - Ngoài ra tuần hoàn máu dạ dày có môi trường kiềm có tác dụng kháng axit dịch vị. (0,25 điểm) 2. Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm. 1: amilaza; 2: maltaza; 3: pepsin; 4: trypsin. 3.. – Một sắc tố mang oxi thứ 2 là myoglobin có rất nhiều trong cơ. (0,25 điểm) - Mỗi một phân tử myoglobin gồm 1 nhóm hem gắn với 1 chuỗi protein và globin. (0,25 điểm) - Oxi gắn vào myoglobin chặt hơn rất nhiều và chỉ giải phóng ra khi áp suất ôxi thấp, chính vì vậy myoglobin là sắc tố có lợi nhất trong quá trình huy động tích cực khi mà ôxi từ máu không đủ đi đến cơ. (0,5 điểm) - Khi hoạt động, áp suất ôxi giảm xuống đến không và ôxi tách ra khỏi myoglobin dẫn đến sự hô hấp ưa khí vẫn tiếp tục. (0,25 điểm) - Myoglobin góp phần đáng kể trong hoạt động cơ trong một thời gian dài. (0,25 điểm) 4. Người ta có thể chết nếu hít phải ôxit cacbon (CO), Nhưng nếu hít phải CO2 thì chỉ có phản ứng tăng nhịp tim và tăng nhịp thở vì: - Nếu hít phải CO2 làm nồng dộ trong máu tăng thì chỉ kích thích các hoá thụ quan nằm ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cổ theo các dây thần kinh IX và X về trung khu điều hoà tim mạch và điều hoà hô hấp ở hành tuỷ (0,25 điểm)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 94 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Đồng thời CO2 cũng còn kích thích trực tiếp vào trung khu hô hấp ở hành tuỷ dưới dạng H+ (CO2 + H2O → H2CO3 → HCO3- +H+ ) làm tăng nhịp tim và nhịp hô hấp để thải nhanh CO2 ra khỏi cở thể qua đường hô hấp (0,5 điểm). - Còn nếu hít phải CO thì CO chiếm chỗ của O2 trong phân tử Hb tạo thành HbCO (0,25 điểm) HbCO là một hợp chất bền chặt, khó phân li, làm hạn chế sự vận chuyển ôxi và có thể gây chêt vì “ngạt thở” do thiếu ôxi (0,5 điểm).

KỲ THI CHỌN HỌC OLIMPIC MÔN: SINH HỌC LỚP 11 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu hỏi 1: (4 điểm) A. Trong một thí nghiệm ở thực vật C3, người ta thấy: khi tắt ánh sáng hoặc giảm nồng độ CO2 đến 0% thì có một chất tăng và một chất giảm. Hãy cho biết: a. Tên của hai chất đó. b. Chất nào tăng, chất nào giảm khi tắt ánh sáng? c. Chất nào tăng, chất nào giảm khi giảm nồng độ CO2? d. Giải thích hai trường hợp c và b. B. Các loài tảo biển có nhiều màu sắc khác nhau: tảo lục, tảo lam, tảo nâu, tảo đỏ, tảo vàng ánh…Hãy cho biết: a. Loại nào có chứa diệp lục, loại nào không? b. Sự khác nhau về màu sắc này có ý nghĩa gì? c. Hãy sắp xếp thứ tự có thể gặp các loài tảo từ trên mặt biển xuống đáy biển sâu. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy? Câu hỏi 2:(2 điểm)Một người bị nôn rất nhiều lần trong ngày do bị cảm. Bệnh nhân không những không giữ được nước và thức ăn đưa vào mà còn mất nhiều dịch vị. 1. Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo cách nào? 2. Các hệ cơ quan chủ yếu nào tham gia vào điều chỉnh lại cân bằng và các hệ cơ quan đó hoạt động như thế nào giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường? Câu hỏi 3 (3 điểm): Trong quá trình hô hấp của chim bồ câu: a. So sánh hàm lượng khí CO2 trong túi khí trước với túi khí sau. Giải thích. b. Giả sử người ta làm phẩu thuật cắt bỏ các túi khí thì chim có sống sót được không? Giải thích. Câu hỏi 4: (4 điểm) a. Về mặt cấu tạo, ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ có gì khác biệt so với ống tiêu hóa của động vật ăn thịt? b. Em hãy dự đoán nếu bỏ nguyên một miếng thịt vào ruột non thì sẽ biến đổi như thế nào? c. Trình bày sự thích nghi của thận động vật có xương sống đối với môi trường sống? Câu hỏi 5: (3 điểm) 1. Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích nghi với động vật ít hoạt động, trong khi đó côn trùng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở ? 2. Tại sao cùng là động vật có xương sống, cá có hệ tuần hoàn đơn còn chim, thú có hệ tuần hoàn kép? Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 95 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu hỏi 6: (2 điểm) Cho hình vẽ như sau: 3

N2

VK phản nitrat hoá

VK cố định nitơ 1 VK amôn hoá

VK nitrat hoá

2

NH4+ Rễ

4

- Quan sát hình vẽ trên và cho biết: 1. Chú thích từ 1 đến 4. 2. Cho biết điều kiện xảy ra của quá trình cố định nitơ? Vì sao vi khuẩn lam có thể cố định được nitơ trong điều kiện sống hiếu khí của chúng ? Câu hỏi 7: (1 điểm) Một dung dịch chứa glucozo và saccarozo với nồng độ lần lượt 0,02M và 0,03M. Hãy xác định áp suất thẩm thấu của dung dịch biết nhiệt độ của dung dịch là 27 độ C

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 96 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


HƯỚNG DẪN CHẤM: Câu hỏi 1: (4 điểm) A. Trong một thí nghiệm ở thực vật C3, người ta thấy: khi tắt ánh sáng hoặc giảm nồng độ CO2 đến 0% thì có một chất tăng và một chất giảm. Hãy cho biết: a. Tên của hai chất đó. b. Chất nào tăng, chất nào giảm khi tắt ánh sáng? c. Chất nào tăng, chất nào giảm khi giảm nồng độ CO2? d. Giải thích hai trường hợp c và b. B. Các loài tảo biển có nhiều màu sắc khác nhau: tảo lục, tảo lam, tảo nâu, tảo đỏ, tảo vàng ánh…Hãy cho biết: a. Loại nào có chứa diệp lục, loại nào không? b. Sự khác nhau về màu sắc này có ý nghĩa gì? c. Hãy sắp xếp thứ tự có thể gặp các loài tảo từ trên mặt biển xuống đáy biển sâu. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy? Trả lời: A. a. Đó là hai chất: chất nhận CO2 và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của chu trình Canvin: ribulôzơ 1,5 đi phôtphat(RiDP) và axit phôtpho glixêric(APG).(0.5đ) b. Khi tắt ánh sáng, APG tăng, RiDP giảm. (0.25đ) c. Khi giảm nồng độ CO2, RiDP tăng, APG giảm. d. Giải thích theo sơ đồ sau: (0.5đ) CO2

RiDP

APG

ATP NADPH2 AlPG B. a. Tất cả các loài tảo đều có chứa chất diệp lục vì diệp lục là sắc tố QH thực hiện quá trình tổng hợp chất hữu cơ. Các sắc tố phụ lấn át màu của diệp lục làm cho tảo có nhiều màu sắc khác nhau. (0.5đ) b. Sự khác nhau về màu sắc có ý nghĩa thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Thực vật sống gần mặt nước biển có hàm lượng diệp lục cao, càng xuống sâu hàm lượng diệp lục càng thấp. (0.25đ) - Thành phần quang phổ của ánh sáng mặt trời trong vùng nhìn thấy được có độ dài sóng khác nhau nên khả năng xuyên sâu củng khác nhau.Ánh sáng đỏ chỉ chiếu đến lớp nước biển trên mặt, ánh sáng cam xuống sâu hơn một chút, ánh sáng vàng và lục xuyên sâu hơn, ánh sáng lam và tím xuống được các lớp nước sâu hơn cả. (0.25đ) c. Tảo lục Tảo lam Tảo nâu Tảo vàng ánh Tảo đỏ. (0.5đ) Do thích nghi với khả năng hấp thu ánh sáng mạnh, các loài tảo lục chiếm ưu thế ở tầng biển nông, nó dễ dàng hấp thu ánh sáng đỏ. Tảo lam hấp thu ánh sáng cam sống ở chỗ tương đối sâu. Tảo nâu hấp thu ánh sáng lục, vàng nên có thể sống ở tầng sâu hơn. Tảo đỏ hấp thu được ánh sáng lục nên sống ở tầng sâu nhất. (0.5đ) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 97 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu hỏi 2: (3 điểm)Một người bị nôn rất nhiều lần trong ngày do bị cảm. Bệnh nhân không những không giữ được nước và thức ăn đưa vào mà còn mất nhiều dịch vị. a. Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo cách nào? b. Các hệ cơ quan chủ yếu nào tham gia vào điều chỉnh lại cân bằng và các hệ cơ quan đó hoạt động như thế nào giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường? Đáp án câu 2 1. - Nôn nhiều gây giảm thể tích máu và huyết áp, tăng pH máu.0,5đ - Hệ tiết niệu, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ nội tiết tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi.0,5đ 2. - Hệ tiết niệu điều chỉnh thể tích máu và pH qua cơ chế làm giảm mất nước và H + thải theo nước tiểu. Renin, aldosteron, ADH được tiết ra gây tăng tái hấp thu Na + và nước, dây giao cảm làm co mạch đến thận làm giảm áp lực lọc.0,5đ

- Hệ hô hấp giúp duy trì pH qua điều chỉnh làm giảm tốc độ thải CO2 . pH thấp làm giảm kích thích lên trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm.0,25đ

- Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các nơi dự trữ.0,25đ

- Mất nước do nôn còn gây cảm giác khát dẫn đến uống nước để duy trì áp suất thẩm thấu.0,5đ Câu hỏi 3 : (3 điểm)Trong quá trình hô hấp của chim bồ câu: a. So sánh hàm lượng khí CO2 trong túi khí trước với túi khí sau. Giải thích. b. Giả sử người ta làm phẩu thuật cắt bỏ các túi khí thì chim có sống sót được không? Giải thích. ĐÁP ÁN a. - Ở trong túi khí trước có hàm lượng khí CO2 cao hơn rất nhiều so với ở trong túi khí sau. 0,5đ - Nguyên nhân là vì ở chim, khí được dẫn một chiều từ môi trường ngoài → khí quản → túi khí sau → phổi → túi khí trước → khí quản → môi trường ngoài. Do đó khí ở trong túi khí sau gần giống với khí của ngoài môi trường (nghèo CO2); khí ở trong túi khí trước là khí đã qua trao đổi ở phổi (giàu CO2). 0,5đ b. - Chim sẽ chết vì hô hấp của chim diễn ra với cường độ rất thấp, không đủ khí để cung cấp oxi cho chim hoạt động. 0,5đ - Nguyên nhân là do ở chim, phổi không co bóp, sự lưu thông khí qua phổi có được là do sự co bóp của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích của các túi khí. Nếu không có các túi khí thì không diễn ra lưu thông khí → Hô hấp bị đình trệ. 0,5đ Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 98 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


c. Tập luyện trên vùng núi cao:Vùng núi cao có nồng độ O2 loãng hơn vùng đồng bằng thấp, nên khi luyện tập trên vùng núi cao thì: (0.5đ) + Hồng cầu tăng số lượng. (0.25đ) + Tim tăng cường độ vận động, cơ tim khỏe, hô hấp khỏe, bền sức. (0.25đ) Câu hỏi 4: (4 điểm) a. Về mặt cấu tạo, ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ có gì khác biệt so với ống tiêu hóa của động vật ăn thịt? b, Em hãy dự đoán nếu bỏ nguyên một miếng thịt vào ruột non thì sẽ biến đổi như thế nào? c. Trình bày sự thích nghi của thận động vật có xương sống đối với môi trường sống? Trả lời: a.Sự khác biệt về mặt cấu tạo ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt : - Ở miệng có răng nanh(thân co, chân rộng) giúp gặm thức ăn, răng hàm và răng cạnh hàm phẳng có những đường gờ chạy từ trước đến sau giúp nghiền cỏ. (0,25đ) - Có nhiều vi sinh vật cộng sinh do đó mới có thể tiêu thụ đựợc loại thức ăn khó tiêu nhất là chất xơ. (0,25đ) - Ruột dài nên đoạn đường di chuyển của thức ăn trong ống tiêu hóa sẽ dài hơn, có đủ thời gian để biến đổi và hấp thu loại thức ăn khó tiêu. (0,25đ) - Ống tiêu hóa có thể có sự biến đổi đặc trưng cho từng loài phù hợp với chức năng tiêu hóa Xelulô.Ví dụ động vật nhai lại dạ dày có bốn túi, thỏ có manh tràng rất dài, đây là nơi chứa vi sinh vật sống cộng sinh. (0,5đ) b. Miếng thịt đó hầu như không hề bị biến đổi vì: + Mỗi bộ phận cơ quan tiêu hóa đảm nhận một chức năng nhất định. 0,25 đ + Quá trình biến đổi thức ăn chỉ diễn ra trọn vẹn khi các bộ phận cấu thành cơ quan tiêu hóa còn hoàn chỉnh và thức ăn được biến đổi theo trình tự0,25đ + Các enzim được tiết ra từ dịch ruột không có khả năng phân hủy protein nguyên vẹn mà chỉ phân hủy được các chuỗi polypeptit ngắn0,25đ c. Thay đổi cấu trúc và chức năng của nephron giúp động vật có vú điều hoà thẩm thấu trong các môi trường sống khác nhau. (0.25đ) Động vật có vú sống ở sa mạc, nơi khan hiếm nước, có quai Henlê rất dài, giúp tăng hiệu quả hấp thu nước, nước tiểu thải ra ít và cô đặc. (0.5đ) Hải li kiếm ăn ngâm mình trong nước, do vậy không phải đôi phó với tình trạng thiếu nước.Quai Henlê ngắn nên khả năng cô đặc nước tiểu giảm, nước tiểu thải ra nhiều. (0.25đ) Chim có quai Henlê ngắn hơn so với thú do vậy khả năng cô đặc nước tiểu kém hơn . khắc phục hiện tượng đó chim bảo tồn nước bằng cách thải ra axit uric tốn rất ít nước. (0.25đ) Thận của bò sát không có quai Henlê, khả năng cô đặc nứơc tiểu kém. Khắc phục nhược điểm đó trực tràng có khả năng tái hấp thu nước rất mạnh từ phân và nước tiểu, đồng thời cũng thải ra axit uric tốn rất ít nước. (0.25đ) Cá xương nước ngọt có dịch cơ thể ưu trương so với nước nên nước từ môi trường xung quanh ngấm vào cơ thể qua da và mang. Vì vậy thận có xương thải một lượng lớn nước tiểu rất loãng kèm theo NH3. Cá xương bảo tồn muốn bằng cách tăng cường tái hấp thu muối ở ống thận và hấp thu muối từ nước vào mang. (0.5đ) Câu hỏi 5: (3 điểm) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 99 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1. Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích nghi với động vật ít hoạt động, trong khi đó côn trùng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở ? 2. Tại sao cùng là động vật có xương sống, cá có hệ tuần hoàn đơn còn chim, thú có hệ tuần hoàn kép? Đáp án: 1. Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật ít hoạt động vì: - Máu chảy trong mạch và điều phối tới các cơ quan ở hệ tuần hoàn hở với tốc độ chậm.0,25đ - Không đáp ứng được nhu cầu O 2 , thải CO 2 của động vật hoạt động tích cực chỉ đáp ứng được cho động vật ít hoạt động.0,25đ * Côn trùng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở vì: - Côn trùng không sử dụng hệ tuần hoàn để cung cấp O 2 cho tế bào và thải CO 2 ra khỏi cơ0,25đ - Côn trùng sử dụng hệ thống ống khí, các ống khí phân nhánh tới tận các tế bào.(0,25đ) 2. * Ở cá tồn tại hệ tuần hoàn đơn do: - Cá sống trong môi trường nước nên cơ thể được môi trường nước nâng đỡ.(0,5) - Nhiệt độ nước tương đương với thân nhiệt của cá nên nhu cầu năng lượng, ôxi thấp.(0,5đ) * Ở chim và thú tồn tại hệ tuần hoàn kép do: - Chim và thú là động vật hằng nhiệt, hoạt động nhiều nên cần nhiều năng lượng và ôxi.(0,5đ) - Hệ tuần hoàn kép giúp tăng áp lực máu và tốc độ chảy nên cung cấp đủ oxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể.(0,5đ)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 100 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu hỏi 6: (2 điểm) Cho hình vẽ như sau: 3

N2

VK phản nitrat hoá

VK cố định nitơ 1

VK nitrat hoá

2

VK amôn hoá

NH4+ Rễ

4

- Quan sát hình vẽ trên và cho biết: 1, Chú thích từ 1 đến 4. 2, Cho biết điều kiện xảy ra của quá trình cố định nitơ? Vì sao vi khuẩn lam có thể cố định được nitơ trong điều kiện sống hiếu khí của chúng ? ĐÁP ÁN: 1. Chú thích: 1. NH4+ 2. NO33. N2 4. Chất hữu cơ 1 điểm( mỗi ý đúng 0,25đ) 2. Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra: + Có lực khử mạnh + Có ATP. + Có enzim nitrogenase + Thực hiện trong điều kiện yếm khí. 0,5đ - Vi khuẩn lam dạng sợi có khả năng cố định nitơ trong điều kiện sống hiếu khí của chúng vì: - Trong sợi vi khuẩn lam có tế bào dị nang (loại tế bào to hơn tế bào bình thường, có vách dày, không màu, trong suốt), loại tế bào này có enzyme Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 101 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


nitrogenase có khả năng cắt đứt liên kết 3 giữa 2 nguyên tử nitơ để liên kết với hiđro tạo NH4+ 0,25đ - Tế bào dị nang không có oxygen tạo môi trường yếm khí cho quá trình cố định nitơ. 0,25đ Câu hỏi 7: (2 điểm) Một dung dịch chứa glucozo và saccarozo với nồng độ lần lượt 0,02M và 0,03M. Hãy xác định áp suất thẩm thấu của dung dịch biết nhiệt độ của dung dịch là 27 độ C Đáp án: Hai loại chất tan này không điện li nên i=1 mà P= RTC Trong đó R là hằng số khí= 0,082 T là nhiệt độ K= 273+ độ C C là nồng độ chất tan tính theo Mol/l - Áp suất thẩm thấu do glucozo gây ra = 0,082x (273+27) x 0,02= 0,492 atm. 0,5đ - Áp suất thẩm thấu do sâccozo gây ra = 0,082x (273+27) x 0,03= 0,738 atm.0,5đ - Áp suất thẩm thấu của dung dịch bằng tổng áp suất thẩm thấu do chất tan trong dung dịch gây ra = 0,492+ 0,738= 1,23 atm 1đ

KỲ THI OLYMPIC MÔN THI: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: (2điểm) 1. Người ta làm thí nghiệm như sau : Đặt 1 cây thực vật C3 và 1 cây thực vật C4 ( kí hiệu là A và B) vào một nhà kính có cường độ chiếu sáng thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO2 và có thể điều chỉnh lượng O2 từ 0% - 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thu được như sau : Hàm lượng O2% Cường độ quang hợp (mg/co2 /dm2 / giờ) Cây A Cây B 21% 25 40 0% 40 40 Hãy xác định 2 cây trên thuộc TVC3 hay TVC4 . Giải thích ? 2.Trồng hai cây đậu non giống nhau về mọi đặc điểm sinh học trong điều kiện hoàn toàn như nhau, chỉ khác nhau về chế độ chiếu sáng. Sau 2 tuần, một cây có khối lượng tăng gấp đôi, một cây khối lượng không thay đổi. Giải thích vì sao ? Câu 2: (2 điểm) 1. Để đảm nhận chức năng hô hấp thì bề mặt trao đổi khí cần có những đặc điểm gì? 2. Tại sao mang cá lại thích hợp với trao đổi khí dưới nước nhưng không thích hợp với trao đổi khí trên cạn? Câu 3: ( 2 điểm) 1. Tại sao ở cây thuốc bỏng, nếu hái lá nhai vào buổi sáng ta thấy lá có vị chua, nhưng hái lá nhai vào buổi chiều thì có vị hơi nhạt (vị chua giảm nhiều)?. 2.Vì sao khi lúa vào giai đoạn làm đòng người ta thường bón tro bếp? Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 102 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 4: (3 điểm) 1. Giải thích các hiện tượng sau: a. Mưa lâu ngày, đột ngột nắng to, cây bị héo. b. Thế nước ở lá thấp hơn thế nước ở rễ cây. 2. a. Trình bày vai trò của nguyên tố nitơ. b. Hãy giải thích tại sao tồn tại 2 nhóm vi khuẩn cố định nitơ: Vi khuẩn tự do và vi khuẩn cộng sinh. Câu 5: (5 điểm) 1.Trình bày sự tiến hóa về hệ tiêu hóa ở động vật. 2. Vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất? Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay hay chảy chậm trong từng loại mạch đó? 3. Vì sao động vật ăn cỏ ăn một lượng thức ăn nhiều hơn động vật ăn thịt? 4. Tại sao ở thực vật C4 và CAM có thêm giai đoạn cố định CO2 tạm thời? Câu 6: (2 điểm) Cho các hạt đậu xanh nảy mầm trong các điều kiện thí nghiệm khác nhau như sau: TN 1: Đậu xanh + H2O + CO2 + O2 + nhiệt độ TN 2: Đậu xanh + H2O + O2 + nhiệt độ + ánh sáng TN 3: Đậu xanh + H2O + O2 + nhiệt độ Hãy cho biết kết quả và giải thích cho từng trường hợp Câu 7: (4 điểm) 1. Tỉ lệ S/V của sinh vật có ý nghĩa như thế nào với hoạt động tuần hoàn và hô hấp của sinh vật? 2. Ở trẻ em, nhịp tim đo được là 120-140 lần/phút. Theo em, thời gian một chu kì tim ở trẻ em tăng hay giảm? Giả sử đo được chu kì tim của một em bé là 120 lần/phút. Căn cứ vào chu kì chuẩn ở người, hãy tính thời gian các pha trong một chu kì tim của em bé đó. 3. Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật ít hoạt động? Tại sao côn trùng có khả năng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở? 4. Một nạn nhân bị tai nạn mất nhiều máu, huyết áp của nạn nhân thay đổi như thế nào? Cơ thể có những hoạt động gì để điều chỉnh sự thay đổi của huyết áp? *** Hết***

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 103 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (2điểm) 1. Người ta làm thí nghiệm như sau : Đặt 1 cây thực vật C3 và 1 cây thực vật C4 ( kí hiệu là A và B) và một nhà kính có cường độ chiếu sáng thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO2 và có thể điều chỉnh lượng O2 từ 0% - 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thu được như sau : Hàm lượng O2% Cường độ quang hợp (mg/co2 /dm2 / giờ) Cây A Cây B 21% 25 40 0% 40 40 Hãy xác định 2 cây trên thuộc TVC3 hay TVC4 . Giải thích ? 2.Trồng hai cây đậu non giống nhau về mọi đặc điểm sinh học trong điều kiện hoàn toàn như nhau, chỉ khác nhau về chế độ chiếu sáng. Sau 2 tuần, một cây có khối lượng tăng gấp đôi, một cây khối lượng không thay đổi. Giải thích vì sao ? . Nội dung Ý- Điểm A : thực vật C3 ; B : thực vật C4 . 0,5 điểm 1 Cây A (C3) khi tăng nồng độ oxi thì cường độ quang hợp giảm. Chứng tỏ ở 1 điểm cây A có hiện tượng hô hấp sáng 0,25 điểm Cây B (C4) không có hô hấp sáng nên năng suất quang hợp không ảnh hưởng dù có thay đổi nồng độ oxi. 0,25 điểm 2 1 điểm

Cây tăng khối lượng chứng tỏ có cường độ quang hợp lớn hơn hô hấp. Cây khối lượng không đổi chứng tỏ có cường độ quang hợp chỉ bằng cường độ hô hấp.(0,5 điểm) chế độ ánh sáng của 2 cây khác nhau về cường độ: - ở cây có khối lượng tăng gấp đôi: cường độ chiếu sáng cao hơn điểm bù ánh sáng. (0,25 điểm) - ở cây có khối lượng không thay đổi: cường độ chiếu sáng chỉ bằng điểm bù ánh sáng. (0,25 điểm)

Câu 2: (2 điểm) 1. Để đảm nhận chức năng hô hấp thì bề mặt trao đổi khí cần có những đặc điểm gì? 2. Tại sao mang cá lại thích hợp với trao đổi khí dưới nước nhưng không thích hợp với trao đổi khí trên cạn? Ý – Điểm 1 1 điểm

+ Diện tích bề mặt rộng, ẩm ướt, mỏng (0,25 điểm) + Có sự lưu thông khí tạo sự chênh lệch nồng độ O2 và CO2(0,25 điểm) + Có nhiều mao mạch (0,25 điểm)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 104 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


+ Có sắc tố hô hấp, kết hợp với O2 làm tăng khả năng vận chuyển O2 (0,25 điểm) 2 1 điểm

+ Mang cá thích hợp cho sự trao đổi khí ở dưới nước: miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều gần như liên tục từ miệng qua mang.Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mo mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài của mao mạch mang (0,5 điểm) + Mang cá không thích hợp với trao đổi khí trên cạn: trên cạn các phiến mang sẽ dính chặt lại với nhau (do mất lực đẩy của nước) dẫn đến diện tích bề mặt trao đổi khí chỉ còn rất nhỏ. Thêm vào đó, khi lên cạn, không khí làm cho mang bị khô, khí O2 và CO2 không khuyếch tán được qua mang. Kết quả là cá sẽ bị chết vì không hô hấp được (0,5 điểm)

Câu 3: (2 điểm) 1. Tại sao ở cây thuốc bỏng, nếu hái lá nhai vào buổi sáng ta thấy lá có vị chua, nhưng hái lá nhai vào buổi chiều thì có vị hơi nhạt (vị chua giảm nhiều)?. 2.Vì sao khi lúa vào giai đoạn làm đòng người ta thường bón tro bếp? Ý- Điểm 1 (1 điểm)

2 (1 điểm)

Nội dung - Cây thuốc bỏng thuộc nhóm thực vật CAM, ban đêm khí khổng mở thực hiện quá trình cố định CO2 lần 1 tạo axit malic nên sau một đêm axit malic tích trữ nhiều trong lá làm cho lá có vị chua (0,5 điểm) - Ban ngày khí khổng đóng, một lượng lớn axit malic được biến đổi để thực hiện quá trình cố định CO2 lần 2 tạo glucozơ nên chiều tối lá có vị nhạt(0,5 điểm) Giai đoạn này lúa ra hoa kết hạt, tro bếp chứa nhiều K (0,25 điểm) , bón K để tăng quá trình vận chuyển các chất hữu cơ tích lũy ở hạt để tăng năng suất cây trồng (0,5 điểm). K còn giúp tế bào cứng cáp hơn, chống lốp đổ (0,25 điểm).

Câu 4: (3 điểm) 1. Giải thích các hiện tượng sau: a. Mưa lâu ngày, đột ngột nắng to, cây bị héo. b. Thế nước ở lá thấp hơn thế nước ở rễ cây. 2. a. Trình bày vai trò của nguyên tố nitơ. b. Hãy giải thích tại sao tồn tại 2 nhóm vi khuẩn cố định nitơ: Vi khuẩn tự do và vi khuẩn cộng sinh. Ý- Điểm 1 (1 điểm)

Nội dung a. Mưa lâu ngày, đột ngột nắng to, cây bị héo: - Mưa lâu ngày làm độ ẩm không khí cao sẽ cản trở sự thoát hơi

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 105 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2 (2 điểm)

nước(0,25điểm). - Nắng to đột ngột sẽ đốt nóng lá vì sự thoát hơi nước ở lá gặp khó khăn(0,25điểm). b. Thế nước ở lá cây thấp hơn thế nước ở rễ cây - Do nồng độ chất tan trong tế bào cao. (0,25điểm). - Nguyên nhân do có sự thoát hơi nước ở lỗ khí khổng trên lá còn ở rễ không có sự thoát hơi nước. (0,25điểm). a. Vai trò của nitơ - Vai trò cấu trúc: Nitơ là thành phần của hầu hết các hợp chất hữu cơ trong cây (protein, axit nucleic…) cấu tạo nên tế bào, cơ thể. (0,25 điểm) - Vai trò điều tiết: Tham gia thành phần của các enzim,hoocmon…. Điều tiết các quá trình, sinh lí hóa sinh trong tế bào, cơ thể (0,25 điểm) b. - Có 4 điều kiện để cố định nitơ khí quyển: có lực khử mạnh, được cung cấp ATP, có sự tham gia của enzim nitrogenaza, thực hiện trong điều kiện kị khí.(1 điểm) - Nếu nhóm vi khuẩn nào có đủ 4 điều kện trên thì thuộc nhóm tự do. Nếu không đủ 4 điều kiện trên thì phải sống cộng sinh, để lấy những điều kiện còn thiếu từ sinh vật cộng sinh cùng.(0,5 điểm)

Câu 5: (5 điểm) 1.Trình bày sự tiến hóa về hệ tiêu hóa ở động vật. 2. Vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất? Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay hay chảy chậm trong từng loại mạch đó? 3. Vì sao động vật ăn cỏ ăn một lượng thức ăn nhiều hơn động vật ăn thịt? 4. Tại sao ở thực vật C4 và CAM có thêm giai đoạn cố định CO2 tạm thời? . Nội dung Ý- Điểm Hệ tiêu hóa ở động vật tiến hóa theo hai hướng: 1 - Cấu tạo ngày càng phức tạp:(0,25điểm). (2 điểm) + Từ không có cơ quan tiêu hóa đến có cơ quan tiêu hóa.(0,25điểm). + Từ túi tiêu hóa đến ống tiêu hóa.(0,25điểm). - Chức năng ngày càng chuyên hóa:(0,25điểm). + Ở động vật chỉ có túi tiêu hóa: Túi tiêu hóa chưa phân hóa thành các bộ phận. (0,25điểm). + Ở động vật có ống tiêu hóa: Ống tiêu hóa phân thành các bộ phận riêng biệt ( miệng, thực quản,…dạ dày, ruột, hậu môn), mỗi bộ phận này giữ một chức năng riêng. (0,25điểm). + Sự chuyên hóa cao của các bộ phận trong ống tiêu hóa làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.(0,25điểm). + Sự tiêu hóa thức ăn tiến hóa từ hình thức tiêu hóa nội bào đến tiêu hóa ngoại bào. (0,25điểm). - Nhanh nhất ở động mạch. (0,25 điểm) 2 Tác dụng: đưa máu kịp thời đến các cơ quan, chuyển nhanh các sản phẩm (1 điểm) của hoạt động tế bào đến các nơi cần hoặc đến cơ quan bài tiết (0,25 điểm) - Chậm nhất ở mao mạch. (0,25 điểm) Tác dụng: tạo điều kiện cho máu trao đổi chất với tế bào. (0,25 điểm) Động vật ăn thịt: thức ăn giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa (0,5 điểm) 3 - Động vật ăn cỏ: thức ăn có chứa nhiều xenlulozo, khó tiêu hóa và năng (1 điểm) lượng thấp (0,5 điểm) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 106 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


4 (1 điểm)

- Thực vật C4: Quang hợp trong điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao, trong khi nồng độ CO2 thấp nên phải có thêm giai đoạn cố định CO2 tạm thời để lấy nhanh CO2 ít ỏi trong không khí và tránh hô hấp sáng (0,5 điểm) - Thực vật CAM: sống ở sa mạc nên phải tiết kiệm nước tối đa, vì vậy khí khổng đóng vào ban ngày, quá trình cố định CO2 vào ban đêm.(0,5 điểm)

Câu 6: (2 điểm) Cho các hạt đậu xanh nảy mầm trong các điều kiện thí nghiệm khác nhau như sau: TN 1: Đậu xanh + H2O + CO2 + O2 + nhiệt độ TN 2: Đậu xanh + H2O + O2 + nhiệt độ + ánh sáng TN 3: Đậu xanh + H2O + O2 + nhiệt độ Hãy cho biết kết quả và giải thích cho từng trường hợp

Ý- Điểm (2 điểm)

. Nội dung - Thí nghiệm I: hạt không nảy mầm được.(0,25điểm). Vì: Quá trình hô hấp diễn ra yếu, do có CO2. (0,25điểm). - Thí nghiệm II: hạt không nảy mầm được. (0,25điểm). Vì: Quá trình hô hấp diễn ra yếu, do có ánh sáng. (0,25điểm). - Thí nghiệm III: hạt nảy mầm. (0,25điểm). Vì: Quá trình hô hấp diễn ra mạnh, cung cấp đủ năng lượng để các phản ứng sinh hóa xảy ra, tạo nhiều sản phẩm trung gian, giúp cho quá trình tổng hợp mới của mầm hạt nảy mầm.(0,75điểm).

Câu 7: (4 điểm) 1. Tỉ lệ S/V của sinh vật có ý nghĩa như thế nào với hoạt động tuần hoàn và hô hấp của sinh vật? 2. Ở trẻ em, nhịp tim đo được là 120-140 lần/phút. Theo em, thời gian một chu kì tim ở trẻ em tăng hay giảm? Giả sử đo được chu kì tim của một em bé là 120 lần/phút. Căn cứ vào chu kì chuẩn ở người, hãy tính thời gian các pha trong một chu kì tim của em bé đó. 3. Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật ít hoạt động? Tại sao côn trùng có khả năng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở? 4. Một nạn nhân bị tai nạn mất nhiều máu, huyết áp của nạn nhân thay đổi như thế nào? Cơ thể có những hoạt động gì để điều chỉnh sự thay đổi của huyết áp? .Nội dung Ý- Điểm S/V có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành đặc điểm cấu tạo và hoạt 1. động của hệ tuần hoàn và hô hấp giúp sinh vật thích nghi tốt hơn với môi 0,5điểm trường. (0,5điểm). 2 1,5 điểm

3 1 điểm

Thời gian của 1 chu kỳ tim ở trẻ em là: 60s: 120 = 0,5s. (0,25điểm). - 0,5s < 0,8s thời gian của một chu kì tim ở trẻ em giảm.(0,25điểm). - Ta có tỉ lệ co tâm nhĩ: co tâm thất: dãn chung = 1 : 3 : 4. (0,25điểm). Suy ra, ở trẻ em, tâm nhĩ co: 0,0625s, tâm thất co: 0,1875s, dãn chung: 0,25s. (0,75điểm).

Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật ít hoạt động vì: Máu chảy với tốc độ chậm điều hòa phân phối máu đến các cơ quan chậm không đáp ứng đủ nhu cầu O2 và thải CO2. (0,5điểm). - Mặc dù côn trùng có hệ tuần hoàn hở nhưng vẫn có khả năng hoạt động tích cực vì: Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 107 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


+ Côn trùng không sử dụng tuần hoàn hở để cung cấp O2 và thải CO2 ra khỏi cơ thể (0,25điểm). + Côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí. (0,25điểm). 4 1 điểm

- Khi mất máu huyết áp giảm (0,5 điểm) - Huyết áp giảm kích thích vùng dưới đồi gây cảm giác khát uống nước. (0,25 điểm). Thùy sau tuyến yên tăng tiết ADH tác động lên ống lượn xa tăng tái hấp thu nước tăng thể tích máu điều chỉnh huyết áp trở về bình thường (0,25 điểm)

KÌ THI OLYMPIC Môn Sinh 11 Thời gian 150phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 4 điểm) e) Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào? f) Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? g) Cây bạch đàn với cây lá lốt cây nào thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? Giải thích? h) Dùng kiến thức sinh học để giải thích câu nói “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Câu 2: ( 4 điểm) c) Hãy trình bày quá trình quang hợp của 3 loài cây sau: rau dền, rau diếp và cây lúa? d) Để xác định khả năng quang hợp của một cành lá có diện tích 0,4dm2, một người đã cắt cành này vào trong bình kín và chiếu sáng 20 phút. Rồi lấy cành lá ra khỏi bình và cho vào bình 20ml dung dịch Ba(OH)2 lắc đều để hòa tan hết CO2 trong bình. Sau đó đêm bình này chuẩn độ với HCl thì thấy hết 20ml HCl. Cũng làm như vây với bình không chứa cành lá thì thấy hết 15ml HCl. Xác định cường độ quang hợp ( mgCO2/dm2/giờ) của cành nói trên. Biết rằng 1ml HCl tương ứng 0,6mg CO2. Câu 3: ( 2 điểm) c) Hô hấp sáng là gì?Hô hấp sáng được thực hiện như thế nào mà gây ảnh hưởng làm giảm năng suất cây trồng? d) Nhờ đâu mà thực vật C4 không có hiện tượng hô hấp sáng? Biện pháp ngăn ngừa hiện tượng bất lợi này ? Câu 4: ( 3 điểm) c) Tại sao thức ăn từ dạ dày xuống ruột từng đợt? d) Cho biết độ dài ruột của 1 số động vật như sau :Trâu, bò : 55 - 60m, heo 22m, chó 7m, cừu 32m. -

Nhận xét về mối liên quan giữa thức ăn với độ dài ruột của mỗi loài?

-

Giải thích ý nghĩa của sự khác nhau đó.

Câu 5: ( 2 điểm) Hô hấp ở cá có đặc điểm gì nổi bật?

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 108 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Loài động vật nào sống ở cạn có hiệu quả trao đổi khí cao nhất? Giải thích? Câu 6: ( 4 điểm) d) Thế nào là vòng tuần hoàn đơn,vòng tuần hoàn kép?Cho ví dụ minh hoạ? e) Tại sao khi người ta lao động nặng,tim phải thay đổi nhịp co bóp ? f) Vì sao trước khi thi đấu các vận động viên thường lên các vùng núi cao luyện tập để nâng cao thành tích? Câu 7: ( 1 điểm) Tại sao uống rượu nhiều dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu?

ĐÁP ÁN Môn Sinh 11 Câu 1

Đáp án

Đ iể m d. + Con đường gian bào 0.25 0.25 + Con đường tế bào chất 1 e. Vì khi đó trễ cây ở trong môi trường quá ưu trương, thiếu oxi nên lông 0.5 hút bị đứt gãy dẫn đến mất cân bằng nước 0.5 f. Cây lá lốt thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn 0.5 Vì – Lớp cutin càng dày thì thoát hơi nước qua cutin càng giảm - Cây lá lốt có lớp cutin mỏng hơn cây bạch đàn d. lúa chiêm lấp ló đầu bờ nghĩa là lúa đang thời kì phát triển rất cần dinh dưỡng

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 109 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0.5


cho quá trình sinh trưởng - khi có sấm tức là tạo ra sự phóng điện trong không khí, nhiệt độ lúc này là khoảng 2000 độ C. Liên kết N≡N trong N2 bình thường rất bền nhưng ở mức nhiệt này thì bị phá vỡ liên kết => N2 phản ứng ngay với O2 N2 + O2 → (2000 độ C) 2NO - NO lại phản ứng ngay với O2 tạo ra NO2 (khí có màu nâu). 2NO + O2 → 2NO2 - Khi đó có mưa thì sẽ có phản ứng tạo ra HNO3 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 - Lúc này HNO3 dễ dàng phản ứng với nhiều chất (chủ yếu là gốc kim loại R+ hoặc NH4+) để tạo thành muối nitrat => rất nhiều dinh dưỡng cho cây hấp thụ ngay lập tức => "phất cờ mà lên" NH4+ + NO3- → NH4NO3 R+ + NO3- → RNO3 2

3

4

0.5

Phân biệt được rau diếp, lúa quang hợp theo chu trình C3 còn rau dền quang hợp theo chu trình C4 Rau diếp, lúa quang hợp theo chu trình C3. Trình bày đúng chu trình Rau dền quang hợp theo chu trình C4. Trình bày đúng chu trình Theo đề ta có các PT phản ứng CO2 + Ba(OH)2 = BaCO3 + H2O Ba(OH)2 + HCl = BaCl2 + H2O Theo đề ta biết lượng HCl cần để hòa tan Ba(OH)2 dư là 20 – 15 = 5ml 1ml HCl tương ứng 0,6mg CO2. Nên 5ml HCl tương ứng 3mg CO2. 20 3 2 x = 2.5 mg CO2dm /giờ Vậy cường độ quang hợp là 0,4 60

0.5

- Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài ánh sáng - QT này được tạo ra do Axit glicôlic được tạo thành từ Ribulôzô đi phốt phát trong ánh sáng cao, hàm lượng O2tăng, cuối cùng Axit glicôlic bị oxy hoá tạo ra CO2,giải phóng năng lượng vô ích (vì chủ yếu dưới dạng nhiệt ) và giảm RiđiP nên Giảm HSQH nên Giảm NS cây trồng . -TVC4 có nguồn dự trữ C02(axit malic ) nên tỷ lệ CO2/ O2ở các tế bào bao quanh bó mạch cao do đó không có hiện tượng quang hô hấp sáng - Biện pháp ngăn ngừa hô hấp sáng : + Giảm O2trong không khí xuống 5% + Chọn những tv có cường độ hấp thu C02mạnh và cường độ HH sáng yếu b) – Cần đủ thời gian để tiết enzim tiêu hóa - Tạo môi trường thuận lợi cho các emzim hoạt động b) - Trâu, bò, cừu: là những động vật ăn cỏ, có ruột dài nhất - Heo ăn tạp có ruột dài trung bình -Chó là loài ăn thịt,có ruột ngắn nhất ý nghĩa của sự khác nhau : -ĐV ăn cỏ có ruột dài nhất vì thức ăn cứng, khó tiêu, và nghèo chất dinh dưỡngnên ruột dài sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu được triệt để. -ĐV ăn thịt: Thức ăn thịt thường mềm, dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng nên chỉ cần ruột ngắn cũng đủ cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn. Hơn nữa ruột ngắn còn làm giảm khối lượng cơ thể giúp dễ di chuyển khi săn mồi.

0,5 0,5

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 110 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

1 1 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5

0.5 0.5

0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.25


5

6

7

- Động vật ăn tạp là dạng trung gian giữa 2 nhóm trên . - Trao đổi khí giữa máu trong các phiến mang và dòng nước bên ngoài liên tục nhờ sự thay đổi thể tích của khoang miệng và khoang nắp mang - Dòng nước chảy qua các lá mang và phiến mang luôn ngược chiều với dòng máu trong mao mạch phiến mang - Chim - Vì nhờ có hệ thống túi khí mà thở ra và hít vào đều có oxi qua phổi -Vòng tuần hoàn đơn (1 vòng TH) :trong vòng TH máu qua tim 1 lần Vd: Vòng TH của cá :Máu từ tim ĐM mang ĐM chủ lưng Các cơ quan TM Tim -Vòng tuần hoàn kép (2 vòng TH) : Trong vòng TH máu qua tim 2 lần VD: Vòng TH ở thú : +Vòng TH nhỏ : Máu từ tâm thất phải ĐM phổi Phổi TM phổi Tâm nhĩ trái +Vòng TH lớn : Máu từ tâm thất trái ĐM chủ các cơ quan TM chủ Tâm nhĩ phải . -Khi làm việc cần cung cấp nhiều năng lượngcần nhiều dinh dưỡng,ô xy-->tim đập nhanh-.— c) - Hàm lượng O2 thấp hơn vùng đồng bằng - Cơ thể phải thích nghi: tăng hồng cầu, tim đập nhanh và cơ tim khỏe- có sức bề n - Cơ thể trong trạng thái gần giống khi thi đấu - Uống rượu nhiều sẽ ức chế tuyến yên tiết ADH làm giảm quá trình hấp thu nước ở thận. Làm cho cơ thể mất nhiều nước qua nước tiểu - Mất nước và nồng độ cồn trong máu cao làm áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao kích thích vùng dưới đồi gây cảm giác khát ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

(Đề gồm 02 trang)

0.5 0.5 0.5 0.5 1

0.5 0.5 1 0,25 0,5 0,25

0.5 0.5

KÌ THI OLYMPIC

Môn: Sinh học 11 Thời gian làm bài: 150 phút

-----------------------------------------------------------------------------------------------------Câu 1: (4 điểm) 1. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ cây thay đổi như thế nào? 2.Cứ 1000g nước được cây hấp thụ thì có 990g bay hơi, chỉ còn 1-2g nước tham gia tạo chất khô. Quá trình thoát hơi nước của cây có phải là quá trình lãng phí nước không? Vì sao? 3. Thực vật mặc dù tắm trong biển khí nitơ nhưng không sử dụng được, vì chúng không có enzim nitrogenaza. Một số vi khuẩn có enzim này nhưng phải sống cộng sinh với thực vật mới cố định được nitơ. Hãy giải thích? 4. Tại sao bón phân đạm NH4Cl và (NH4)2SO4 có thể làm nghèo dinh dưỡng của đất? Câu 2: (4 điểm) 1.Dưới đây là sơ đồ cố định CO2 ở một loài thực vật:

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 111 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Hãy cho biết: a/ Tên chu trình? Chu trình đó có thể xảy ra trong điều kiện ngoại cảnh như thế nào? b/Các chất tương ứng với các số 1, 2, 3, 4 là gì và chứa bao nhiêu nguyên tử C? c/ Vị trí và thời gian xảy ra quá trình I và II ? 2. Người ta tiến hành thí nghiệm trồng hai cây A và B trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm, cường độ quang hợp của cây B không thay đổi. Mục đích thí nghiệm này là gì? Giải thích? 3. Hãy cho biết các phát biểu sau đây đúng hay sai. Giải thích? a/ Trong pha tối của quang hợp, với sự tham gia của ATP tạo ra từ pha sáng, CO2 sẽ bị khử thành các sản phẩm hữu cơ. b/ Ánh sáng sau khi chiếu qua tán cây sẽ có tỉ lệ tia đỏ/tia lục thấp hơn lúc ban đầu. Câu 3: (2 điểm) Cho các vật liệu và dụng cụ thí nghiệm sau: một tủ ấm, bốn ống nghiệm, một lọ axit pyruvic, một lọ glucôzơ, một lọ chứa dịch nghiền tế bào, một lọ chứa ti thể và máy phát hiện CO2. Hãy tiến hành thí nghiệm chứng minh hô hấp thải CO2 và giải thích kết quả thí nghiệm? Câu 4 (3 điểm): 1. Phân biệt cơ quan tiêu hóa (miệng, dạ dày, ruột non, manh tràng) của động vật ăn cỏ và động vật ăn hạt? 2. Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? Câu 5: (2 điểm) 1. Để đảm nhận chức năng hô hấp thì bề mặt trao đổi khí cần có những đặc điểm gì? 2. Tại sao mang cá lại thích hợp với trao đổi khí dưới nước nhưng không thích hợp với trao đổi khí trên cạn? Câu 6: (4 điểm) 1. Cho bảng sau: Động vật Ếch Cá hồi Tôm đồng Chuồn chuồn Giun đất Thằn lằn Hệ tuần hoàn Cơ quan hô hấp a/ Hãy điền dạng tuần hoàn và loại cơ quan hô hấp thích hợp của các loài động vật theo bảng trên? Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 112 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


b/ Ở động vật nào không phân biệt sự trao đổi khí ngoài và trao đổi khí trong? Tại sao có thể nói kiểu trao đổi khí và hệ tuần hoàn này cũng là sự thích nghi đối với sự tồn tại và phát triển của chúng? 2. a/ Một bệnh nhân bị hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín) - Nhịp tim của bệnh nhân đó thay đổi không? Tại sao? - Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim có thay đổi không? Tại sao? - Huyết áp động mạch có thay đổi không? Tại sao? - Hở van tim gây nguy hại như thế nào đến tim? b/ Tại sao cá chỉ có một vòng tuần hoàn, còn động vật ở cạn và thú lại xuất hiện vòng tuần hoàn thứ hai? Câu 7: (1 điểm) Bằng kiến thức sinh học, hãy giải thích câu: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”. ---HẾT---

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

KÌ THI OLYMPIC

Môn: Sinh học 11

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu

Nội dung

1. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ cây thay đổi như sau: - Nếu bón phân quá nhiều nồng độ dung dịch đất lớn hơn nồng độ dịch bào rễ không hút nước được cây bị héo (0,5 điểm) - Nếu bón phân vừa phải: Câu 1 + Khi mới bón phân, cây khó hút nước do nồng độ dung dịch đất lớn (0,25 điểm) (4đ) + Về sau, rễ hút khoáng tăng nồng độ dịch bào cây hút nước dễ dàng hơn (0,25 điểm) 2. Quá trình thoát hơi nước của cây không phải là quá trình lãng phí nước(0,25 điểm) Vì: + Quá trình thoát hơi nước tạo động lực quan trọng cho quá trình hút nước và khoáng (0,25 điểm) + Giúp khí CO2 khuếch tán vào lá để cung cấp cho quá trình quang hợp (0,25 điểm) + Giúp hạ nhiệt độ lá cây vào những ngày nắng nóng đảm bảo các quá trình sinh lý Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 113 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


diễn ra bình thường (0,25 điểm) 3. Điều kiện để quá trình cố định nito khí quyển có thể xảy ra là: có lực khử mạnh, được cung cấp năng lượng ATP, có sự tham gia enzim nitrogenaza, thực hiện trong điều kiện kị khí (0,25 điểm) - Một số nhóm vi khuẩn sống tự do có đủ 4 điều kiện trên nên chúng cố định được nito (0,25 điểm) - Một số nhóm vi khuẩn như Rhizobium trong nốt sần cây họ đậu, Anabaena azollae trong bèo hoa dâu phải sống cộng sinh với cây chủ mới có khả năng cố định nito, vì chúng không có đủ 4 điều kiện trên. (0,25 điểm) Ví dụ lực khử và năng lượng phải lấy từ quá trình quang hợp, hô hấp hay lên men của cây chủ (0,25 điểm) 4. - Khi bón phân NH4Cl và (NH4)2SO4 thì cây hấp thụ NH4+, còn lại Cl-, SO42trong môi đất sẽ kết hợp với H+ tạo thành HCl và H2SO4 đất chua (0,5 điểm) -Các ion H+ chiếm chỗ của các ion khoáng trên bề mặt keo đất, đẩy các nguyên tố khoáng vào dung dịch đất. Khi có mưa các nguyên tố khoáng ở dạng tự do dễ bị rửa trôi. (0,5 điểm) 1. Câu 2 a) - Chu trình cố định CO2 ở thực vật CAM(0,25 điểm) (4đ) - Sống ở vùng sa mạc, điều kiện khô hạn kéo dài(0,25 điểm) b) Các chất: 1. Axit oxalo axetic (AOA) chứa 4C (0,25 điểm) 2. Axit malic (AM) chứa 4C(0,25 điểm) 3. Tinh bột (CH2O)n chứa nhiều C (0,25 điểm) 4.Photpho enol pyruvic (PEP) chứa 3C(0,25 điểm) c) - Quá trình I xảy ra vào ban đêm tại lục lạp của TB mô giậu. (0,25 điểm) - Quá trình II xảy ra vào ban ngày tại lục lạp của TB mô giậu. (0,25 điểm) 2. - Mục đích: Phân biệt cây C3 và cây C4 (0,25 điểm) - Giải thích: + Khi cường độ chiếu sáng và nhiệt độ tăng cây C3 (cây A) phải đóng khí khổng để chống mất nước (0,25 điểm) làm O2 khó thoát ra ngoài, CO2 khó đi từ ngoài vào trong xảy ra hô hấp sáng giảm cường độ quang hợp (0,25 điểm) + Cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao không xảy ra hô hấp sáng cường độ quang hợp không thay đổi(0,25 điểm) 3.

a/ Sai. Vì pha tối sử dụng ATP và NADPH do pha sáng cung cấp(0,5 điểm) b/ Đúng.Vì tia đỏ được diệp lục hấp thụ nhiều, tia lục hầu như diệp lục không hấp thụ sau khi chiếu qua tán cây thì tia đỏ giảm nhiều, tia lục không đổi tỉ lệ tia đỏ/tia lục giảm (0,5 điểm) * Bố trí thí nghiệm như sau: (0,5 điểm) Câu 3 - Ống 1: axit piruvic + dịch nghiền tế bào (2đ) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 114 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Ống 2: axit piruvic + ti thể - Ống 3: Glucôzơ + dịch nghiền tế bào - Ống 4: Glucôzơ + ti thể Đưa 4 ống nghiệm vào tủ ấm vớ nhiệt độ thích hợp. Sau một thời gian thấy kết quả: ống 1,2,3 có CO2 bay ra; ống 4 không có CO2 bay ra (0,5 điểm) *Giải thích: - Ống 1: dịch nghiền tế bào có ti thể axit piruvic đi vào ti thể quá trình hô hấp xảy ra CO2(0,25 điểm) - Ống 2: axit piruvic đi vào ti thể quá trình hô hấp xảy ra CO2(0,25 điểm) - Ống 3: Glucôzơ trong tế bào chất sẽ biến đổi thành axit piruvic (đường phân), axit piruvic đi vào ti thể quá trình hô hấp xảy ra CO2(0,25 điểm) - Ống 4: Glucôzơ không biến đổi thành axit piruvic vì không có tế bào chất hô hấp không xảy ra. (0,25 điểm) Vậy quá trình hô hấp thải CO2 Đặc điểm Động vật ăn hạt Động vật ăn cỏ Câu 4 Miệng Không có răng, có mỏ Có răng: răng cửa, răng (3đ) (0,5 điểm) sừng hàm, răng nanh... Dạ dày Dạ dày truyến và dạ dày Dạ dày 4 túi ở động vật cơ nhai lại và dạ dày 1 túi ở (0,5 điểm) thỏ, ngựa... Ruột non Ngắn Dài (0,5 điểm) Manh tràng Nhỏ, không phát triển Phát triển ở nhóm động 2. vật có dạ dày 1 túi (0,5 điểm) - Chủ yếu là biến đổi prôtêin thành các chuỗi pôlipeptit ngắn dưới tác dụng của enzim pepsin với sự có mặt của HCl.(0,25 điểm) - Ý nghĩa của thức ăn xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ: + Dễ dàng trung hoà lượng axít trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một, tạo môi trường cần thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột (vì có NaHCO3 từ tụy và ruột tiết ra với nồng độ cao). (0,25 điểm) + Để các enzim từ tụy và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hoá lượng thức ăn đó. (0,25 điểm) + Đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng.(0,25 điểm)

Câu 5 1. + Diện tích bề mặt rộng, ẩm ướt, mỏng (0,25 điểm) + Có sự lưu thông khí tạo sự chênh lệch nồng độ O2 và CO2(0,25 điểm) (2đ) + Được cung cấp nhiều mao mạch (0,25 điểm) + Có sắc tố hô hấp, kết hợp với O2 làm tăng khả năng vận chuyển O2 (0,25 điểm) 2. + Mang cá thích hợp cho sự trao đổi khí ở dưới nước: miệng và nắp mang đóng Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 115 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều gần như liên tục từ miệng qua mang.Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mo mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài của mao mạch mang (0,5 điểm) + Mang cá không thích hợp với trao đổi khí trên cạn: trên cạn các phiến mang sẽ dính chặt lại với nhau (do mất lực đẩy của nước) dẫn đến diện tích bề mặt trao đổi khí chỉ còn rất nhỏ. Thêm vào đó, khi lên cạn, không khí làm cho mang bị khô, khí O2 và CO2 không khuyếch tán được qua mang. Kết quả là cá sẽ bị chết vì không hô hấp được (0,5 điểm) 1. a/ Động vật Ếch Cá hồi Tôm đồng Chuồn chuồn Giun đất Thằn lằn Hệ tuần Kín Kín Hở Hở Kín Kín Câu 6 hoàn (4đ) (0,5 điểm) Cơ quan Phổi, da Mang Mang Hệ thống ống Da Phổi hô hấp khí (0,5 điểm) 1.b/ - Chuồn chuồn không phân biệt sự trao đổi khí ngoài và trao đổi khí trong. Vì oxi cung cấp trực tiếp qua hệ thống ống khí, phân nhánh đến tận các mô và tế bào. (0,5 điểm) - Mặc dù có hệ tuần hoàn hở nhưng chuồn chuồn vẫn có khả năng hoạt động tích cực, thể hiện sự thích nghi do chúng không sử dụng hệ tuần hoàn hở để cung cấp oxi cho tế bào và thải CO2 ra khỏi cơ thể, mà chúng trao đổi khí trực tiếp với môi trường thông qua hệ thống ống khí (0,5 điểm) 2. a/ - Nhịp tim tăng để đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan(0,25 điểm) - Lượng máu giảm vì van nhĩ thất đóng không kín, khi tim co bóp một phần máu quay trở lại tâm nhĩ(0,25 điểm) - Thời gian đầu, nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không đổi. Về sau, suy tim nên huyết áp giảm(0,25 điểm) - Hở van tim gây suy tim do tim phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài(0,25 điểm) 2. a/ - Cá: + Sống trong môi trường nước, nhu cầu năng lượng thấp hơn ở cạn do mọi hoạt động đều có môi trường nước nâng đỡ (0,25 điểm) + Hô hấp bằng mang, bề mặt hô hấp nhỏ, hệ thống mao mạch ít phù hợp với tim nhỏ 2 ngăn và 1 vòng tuần hoàn (0,25 điểm) - Động vật ở cạn và thú: + Sống trên cạn diễn ra nhiều hoạt động, môi trường sống phức tạp nên nhu cầu năng lượng cao (0,25 điểm) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 116 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


+ Bề mặt trao đổi khí lướn, hô hấp bằng phổi, hệ thống mao mạch gặp sức cản lớn do ma sát với thành mạch, nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao... xuất hiện vòng tuần hoàn thứ 2(0,25 điểm) + Trời nóng chóng khát (0,5 điểm) - Khi trời nóng, cơ thể tiết mồ hôi sẽ làm cho cơ thể hạ nhiệt (khi mồ hôi bay hơi sẽ toả Câu 7 nhiệt), ta có cảm giác mát, dễ chịu. (1,0) - Mồ hôi tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng thiếu nước, sẽ có cảm giác khát nước. + Trời mát chóng đói (0,5 điểm) - Khi trời lạnh, quá trình trao đổi chất trong cơ thể tăng, đảm bảo tăng sinh nhiệt vì cơ thể luôn mất nhiệt do lạnh. - Cơ thể phải sử dụng một lượng lớn glucoz để cung cấp năng lượng nên nồng độ glucozo trong máu giảm, gây cảm giác đói nhanh. ĐỀ THI OLYMPIC Môn thi: SINH HỌC 11. Thời gian 150 phút

(Đề đề nghị)

Câu 1. (4,0 điểm) 1. Rễ của thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng? 2. Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng? Giải thích. 3. Hãy nêu các căn cứ dùng để xác định loại phân bón, liều lượng phân bón hợp lí cho cây trồng. 4. Quan sát sơ đồ sau, hãy cho biếtTên và hoạt động của các nhóm sinh vật ở các vị trí (a), (b), (c), (d).

d a

c

*

b

2

gđộquanghợp(mgCO2/dm/h)

2

ờngđộquanghợp(mgCO2/dm/h)

Câu 2. (4,0 điểm) 1. Nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh? 2. Cho sơ đồ về mối quan hệ giữa quang hợp của thực vật C3, C4 với cường độ ánh sáng (hình a) và với nhiệt độ (hình b). Mỗi đường cong: I, II, III, IV tương ứng với nhóm thực vật nào? Giải thích.

5 4

I

5

III

4

3 Thanh Tú II hành PDF bởi Ths Nguyễn Phát IV 117 2 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com 1 3 2

1


Hình a Hình b 3. Dưới đây là sơ đồ cố định CO2 của một loài thực vật. Hãy cho biết: a. Tên nhóm thực vật? Vị trí xảy ra của hai quá trình này? b. Chú thích cho các chữ số 1, 2, 3, 4, và I, II ? CO2

(4) (1)

I

Chu trình

(3) (2)

CO2 II

4.a.Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau: TN1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục. TN2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2. TN3: Đo cường độ quang hợp ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao. (mgCO2/dm2lá.giờ). Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên. b. Trong một thí nghiệm về pha tối quang hợp ở thực vật C3, người ta thấy: Khi tắt ánh sáng thì có một chất tăng và một chất giảm. Hãy cho biết:Tên của hai chất đó và giải thích. Câu 3. (2,0 điểm) 1.Nêu mối liên quan giữa hô hấp và hấp thụ khoáng của cây. 2. Hãy phân biệt các hình thức hô hấp ở thực vật theo các nội dung trong bảng sau: Nội dung phân biệt Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Hô hấp sáng 1. Điều kiện xảy ra 2. Chất tham gia 3. Sản phẩm quá trình 4. Năng lượng thu được cho 1 phân tử chất tham gia Câu 4. (3,0 điểm) 1. Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động chủ yếu nào? Thực chất của quá trình tiêu hóa là gì? 2. Giải thích về mặt sinh học của câu thành ngữ: “Nhai kĩ no lâu”. Vì sao trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng. 3. Xác định các loại enzim tiêu hóa có trong các dịch sau đây và vai trò của chúng đối với tiêu hóa thức ăn. a. Dịch vị b. Dịch mật c. Dịch tụy d. Dịch ruột Câu 5. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu về trao đổi khí ở phổi người trưởng thành : Khí Áp suất từng phần tính bằng milimet thuỷ ngân (mmHg) hệ số hoà tan các khí Không khí Không khí Máu tĩnh mạch Máu động trong phế trong các mạch mạch trong nang đi tới phế nang các mạch từ Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 118 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


phê nang đi ra 102 40

O2 159 100 40 0,024 CO2 0,2 - 0,3 40 46 0,57 1. Từ bảng trên ta biết được điều gì ? 2. Tại sao sự chênh lệch của khí O2 thì cao, sự chênh lệch của khí CO2 tuy thấp nhưng sự trao đổi khí CO2 giữa máu với không khí trong phế nang vẫn diễn ra bình thường ? So sánh tốc độ khuếch tán của khí O2 và của khí CO2 tại phế nang. Câu 6. (4,0 điểm) 1. Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? 2. Hãy điền các nội dung thích hợp về hoạt động của tim trong sự vận chuyển máu trong bảng sau Các pha trong chu Hoạt động của van trong các pha Sự vận chuyển của kì tim máu Van nhĩ – thất Van động mạch Pha nhĩ co Pha thất co Pha dãn chung 3. Giữa 2 biện pháp: Tăng thể tích co tim và tăng nhịp tim, biện pháp nào có lợi cho hệ tim mạch hơn? Vì sao? 4. Hãy vẽ đường đi của tế bào hồng cầu từ mao mạch của ngón cái thuộc tay trái sang mao mạch của ngón cái thuộc tay phải? Câu 7. (1,0 điểm) Trình bày cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu diễn ra trong cơ thể khi bạn ăn quá mặn. HẾT

ĐỀ THI OLYMPIC Môn thi: SINH HỌC 11. Thời gian 150 phút HƯỚNG DẪN CHẤM

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 119 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu NỘI DUNG Điể m 1. 1. Đặc điểm hình thái của rễ thực vật trên cạn thích nghi với chức năng tìm (4 kiếm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng: điể + Rễ có dạng hình trụ, đầu cùng có bao đầu rễ để bảo vệ: dễ dàng đâm sâu, lan m) rộng, len lỏi vào các lớp đất để tìm nguồn nước. + Phần chóp rễ là đỉnh sinh trưởng: phân chia hình thành các tế bào mới, miền sinh trưởng dãn dài: tăng kích thước tế bào, kéo dài rễ, chuyên hóa chức năng cho các tế bào. + Rễ có tính hướng nước dương, hướng hóa dương đối với chất dinh dưỡng. + Miền lông hút: có các lông hút, giúp tăng diện tích tiếp xúc của rễ với môi trường, tăng khả năng hấp thụ nước và muối khoáng. (Mỗi ý 0,25 điểm) 2. Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. (0,25 đ) Vì: - Mỗi khí khổng được cấu tạo bởi 2 tế bào hình hạt đậu. Mỗi tế bào hạt đậu có thành phía trong dày hơn, thành phía ngoài mỏng hơn. Hai tế bào có thành dày quay vào nhau. (0,25 đ) - Khi no nước, vách mỏng của tế bào khí khổng căng phồng làm cho vách dày cong theo, lỗ khí mở ra, hơi nước thoát ra. (0,25 đ) - Khi mất nước, vách mỏng hết căng và vách dày duỗi thẳng lại làm lỗ khí đóng lại, hơi nước không thể thoát ra. (0,25 đ) 3. – Để xác định loại phân bón hợp lí cần căn cứ vào loại cây trồng, mục đích trồng, giai đoạn phát triển của cây. (0,25 đ) – Để xác định lượng phân bón hợp lí cần căn cứ vào: + Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng(0,25 đ) + Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất(0,25 đ) + Hệ số sử dụng phân bón (0,25 đ) 4.Tên của các nhóm sinh vật ở các vị trí (a): vi khuẩn cố định nitơ: khử nitơ khí quyển thành dạng amôn. (b): vi khuẩn amôn hóa: phân giải nitơ từ xác sinh vật thành NH3. (c): vi khuẩn nitrat hóa: chuyển hóa NH4+ thành NO3(d): vi khuẩn phản nitrat hóa: chuyển hóa NO3- thành thành Nitơ phân tử. (Mỗi ý 0,25 điểm) 2. 1.-Thành phần của hệ sắc tố quang hợp: Diệp lục và carôtenôit. Diệp lục là sắc (4 tố chủ yếu của quang hợp, carôtenôit là sắc tố phụ quang hợp.(0,25 đ) điể - Chức năng của hệ sắc tố quang hợp: m) + Diệp lục gồm diệp lục a và diệp lục b. Trong đó diệp lục a (P700và P680) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng ở các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Các phân tử diệp lục b và diệp lục a khác hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a (P700 và P680) ở trung tâm phản ứng quang hợp. (0,25 đ) + Các carôtenôit gồm carôten và xantôphin (ngoài ra ở tảo còn có phicôbilin). Chức năng của chúng là hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục b để diệp lục b truyền tiếp cho diệp lục a. (0,25 đ) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 120 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


+ Ngoài ra, carôtenôit còn có chức năng lọc ánh sáng, bảo vệ diệp lục không bị phân hủy khi cường độ chiếu sáng quá mạnh.. (0,25 đ) 2. - Đường cong I,III : thực vật C4. (0,25đ) - Đường cong II, IV: là thực vật C3. (0,25đ) Giải thích: Thực vật C4 có điểm bão hòa ánh sáng và khả năng chịu nhiệt cao. 0,25đ)- Thực vật C3 có điểm bão hòa ánh sáng và khả năng chịu nhiệt thấp. 0,25đ) 3. a.Nhóm thực vật CAM, tế bào mô giậu.(0,25đ) b. 1: Axit oxalôaxetic (AOA) ; 2: Axit malic (AM) ; 3: Glucôzơ ; 4: Photpho enol piruvat (PEP). I: ban đêm. II: ban ngày (2 chú giải đúng = 0,25đ) 4. a. * Thí nghiệm 1: - Nguyên tắc: Dựa vào điểm bù CO2 khác nhau của TVC3 và TVC4. Cây C3 sẽ chết trước do có điểm bù CO2 cao khoảng 30-70 ppm còn TV C4 có điểm bù CO2 thấp (0-10ppm). * Thí nghiệm 2: - Nguyên tắc: Dựa vào hô hấp sáng. Hô hấp sáng phụ thuộc vào nồng độ O2; hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C3 không có ở thực vật C4 nên khi điều chỉnh O2 cao thì năng suất TV C3 giảm đi. * Thí nghiệm 3: - Nguyên tắc: Dựa vào điểm bảo hòa ánh sáng. Điểm bảo hòa ánh sáng của thực vật C4 cao hơn thực vật C3 nên ở điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao do cường độ quang hợp của thực vật C4 cao hơn (thường gấp đôi ) thực vật C3 b. Khi tắt áng sáng: APG (sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của chu trình Canvin ) tăng, RiDP (chất nhận CO2) giảm.Vì pha sáng không xảy ra-> thiếu ATP, NADPH cung cấp cho phản ứng khử APG thành AlPG trong chu trình Canvin, mà giai đoạn cố định CO2 vẫn còn diễn ra. (Mỗi ý 0,25 điểm) 3 1. Mối liên quan giữa hô hấp và hấp thụ khoáng: (2 - Hô hấp sinh ra chất trung gian làm tăng áp suất thẫm thấu -> tăng khả năng điể hấp thụ khoáng thụ động. (0,25 đ) m) - Hô hấp tạo ATP và chất trung gian (đóng vai trò là chất mang) -> tăng khả hhtv năng hấp thụ khoáng chủ động. (0,25đ) 2. Nội dung phân biệt Hô hấp hiếu Hô hấp kị khí Hô hấp sáng khí 1. Điều kiện xảy ra Có O2 Không có O2 Ở thực vật C3, cường độ chiếu sáng mạnh, nồng độ CO2 thấp, O2 cao 2. Chất tham gia Glucozơ Glucozơ Ribulozơ 1 (hoặc ghi (hoặc ghi 5dP nguyên liệu nguyên liệu trực (hoặcnguyên trực tiếp là tiếp là axit liệu trực tiếp là axit piruvic) piruvic) axit glicolic) 3. Sản phẩm quá CO2, H2O, Hoặc C2H5OH + Serin + CO2 trình ATP CO2 + ATP Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 121 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Hoặc CH3COCOOH + ATP 4. Năng lượng thu được cho1 phân tử chất tham gia

4. (3 điể m)

5. (2 điể m)

36 ATP( Vì 2ATP 0 ATP 2 ATP tiêu tốn cho quá trình) hoặc 38 ATP (2 ý đúng = 0,25 đ) 1. Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động chủ yếu sau: + Ăn và uống (Đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa). + Tiêu hóa thức ăn. + Hấp thụ các chất dinh dưỡng. + Thải phân. (2 ý đúng = 0,25 đ) - Thực chất của quá trình tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột non, đồng thời thải bỏ các chất bã, chất thừa, chất không cần thiết… ra khỏi cơ thể.(0,5đ) 2. - Khi nhai kĩ thức ăn sẽ được nghiền nhỏ, làm tăng bề mặt tiếp xúc với các enzim tiêu hóa —> nên hiệu suất tiêu hóa cao, cơ thể sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, cơ thể được đáp ứng đầy đủ nên no lâu. (0,5đ) - Vì khi ngậm cơm lâu trong miệng, tinh bột trong cơm sẽ được enzim amilaza biến đổi thành đường đôi (đường mantôzơ), đường này đã tác động lên các gai vị giác trên lười —> sẽ cảm thấy vị ngọt, nên trẻ em thường thích ngậm cơm lâu trong miệng, nếu ngậm cơm nhiều lần liên tục sẽ trở thành thói quen.(0,5đ) 3. a. Dịch vị: Do dạ dày tiết ra, có chứa enzim pepsin, có tác dụng biến đổi protein thành các chuỗi polipeptit ngắn với sự có mặt của HCl. b. Dịch mật: Do gan tiết ra, không chứa enzim tiêu hóa nhưng thành phần quan trọng của nó là axit mật, có tác dụng nhũ tương hóa chất béo và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các enzim tiêu hóa ở ruột. c. Dịch tụy: Do tuyến tụy tiết ra, d. Dịch ruột: Do tuyến ruột tiết ra, có chứa enzim phân giải protein như tripsin; enzim phân giải lipit như lipaza; enzim phân giải cacbohydrat như amilaza, mantaza; enzim nucleaza ... (Mỗi ý 0,25 điểm) 1. Cho thấy - Sự chênh lệch giữa áp suất từng phần của các khí O2 và CO2 trong máu tĩnh mạch đi tới phế nang và áp suất từng phần của các khí đó trong khí ở phế nang : O2 là 100 - 40 = 60 mmHg ; CO2 là 46 - 40 = 6 mmHg. - Chiều khuếch tán phụ thuộc vào áp suất riêng phần của từng loại khí, chúng đi từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Không tiêu tốn năng lượng. - Khả năng hòa tan của các khí trong dung dịch: CO2 có hệ số hoà tan gấp khoảng 24 lần O2 (Mỗi ý 0,25 điểm) 2. Vì theo phương trình tính tốc độ khuếch tán chất khí như sau:

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 122 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán khí (D) qua màng hô hấp: gồm ∆P là chênh lệch áp xuất riêng phần của chất khí A là diện tích vùng khuếch tán S là độ tan của chất khí d là khoảng cách giữa 2 nơi khuếch tán PTL là trọng lượng phân tử của chất khí (0,5 điểm) - Với phương trình trên, nếu cùng diện tích vùng khuếch tán (A), cùng khoảng cách giữa 2 nơi khuếch tán (d) thì tốc độ khuếch tán của một loại khí qua phổi

6. (4 điể m)

ngoài phụ thuộc vào độ chênh lệch áp xuất riêng phần của chất khí ( ) còn phụ thuộc vào tỉ lệ S/ ( hệ số khuếch tán). Mà hệ số khuếch tán của CO2 là lớn nhất, gấp 20,3 lần O2 (0,25đ) - Theo bảng số liệu trên, áp dụng phương trình tính tốc độ khuếch tán chất khí, ta có + D của CO2 = ( 6. A. 0,57) / (d. ) + D của O2 = ( 60. A. 0,024) / (d. ) D của CO2 / D của O2 = 2 lần. Vậy tốc độ khuếch tán của CO2 nhanh gấp 2 lần O2 (0,5đ) 1. - Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng trong dung dịch sinh lí một khoảng thời gian nhất định là nhờ có hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin. (0,5đ) - Cơ chế: Cứ sau một khoảng thời gian nhất định nút xoang nhĩ lại tự phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co. (0,5đ) 2. Các pha trong chu Hoạt động của van trong c Sự vận chuyển của kì tim ác pha máu Van nhĩ Van động mạch – thất Pha nhĩ co

Mở

Đóng

Từ tâm nhĩ vào tâm thất

Pha thất co

Đóng

Mở

Từ tâm thất vào động mạch

Pha dãn chung

Mở

Đóng

Từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ rồi vào tâm thất

(3 ý đúng của mỗi pha = 0,5 đ) 3. Tăng thể tích co tim có lợi cho hệ tim mạch hơn (0,25 đ) vì: Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 123 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


7. (1 điể m)

- Nếu tăng nhịp tim thì thời gian của chu kì tim ngắn lại-> thời gian nghỉ ngơi của tim giảm xuống, tim sẽ chóng mệt hơn. (0,25 đ) - Nếu tăng thể tích co tim thì mỗi lần co sẽ tống được một lượng máu lớn hơn vào trong hệ mạch -> sẽ làm giảm nhịp co tim, tim có thời gian nghỉ ngơi dài hơn để phục hồi sức làm việc. (0,25 đ) 4. Hồng cầu từ mao mạch ngón cái thuộc tay trái -> tĩnh mạch tay trái-> các tĩnh mạch -> tâm nhĩ phải -> tâm thất phải -> động mạch phổi -> mao mạch phổi -> tĩnh mạch phổi -> tâm nhĩ trái -> tâm thất trái -> động mạch chủ -> ĐM cánh tay phải-> mao mạch của ngón cái thuộc tay phải. (đúng mỗi vị trí trừ vị trí đầu tiên: từ mao mạch ngón cái thuộc tay trái) = 0,125 đ) Khi ăn mặn, hàm lượng ion Na+ trong máu tăng lên -> tăng áp suất thẩm thấu > áp thụ quan trên thành mạch máu (0,25 đ) -> kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước nằm ở dưới đồi thị gây cảm giác khát -> uống nhiều nước để giải khát. (0,25 đ) -> kích thích thùy sau tuyến yên tăng cường tiết hoocmon (ADH) -> tái hấp thụ nước trả lại máu -> giảm lượng nước tiểu (0,25 đ) -> kích thích thận tăng cường thải Na+ 90,25 đ) HẾT KỲ THI OLYMPIC Môn : SINH HỌC – Lớp 11

Thời gian : 150 phút ( không tính thời gian ra đề ) ĐỀ THAM KHẢO Câu I. ( 4.0 điểm ) 1. a. Tại sao tế bào lông rễ có thể hút nước theo cơ chế thẩm thấu? b. Giải thích hiện tượng cây bị héo khi bón quá nhiều phân cho cây. 2. Về sự trao đổi nước và khoáng ở thực vật a. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ cây thay đổi như thế nào? b. Sự hấp thụ khoáng gắn liền với quá trình hô hấp của rễ cây. Em hiểu điều đó như th ế nào c. Tại sao khi lúa bước vào giai đoạn đứng cái, người ta thường rút nước phơi ruộng? 3.a. Khi trồng các loại cây như đậu, lạc, bèo hoa dâu tại sao cần bón đủ lượng molipđen (Mo)? b. Tại sao đất chua lại nghèo dinh dưỡng ? c. Nguyên nhân vì sao đất bị chua? Câu II. ( 4.0 điểm ) 1. Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau: TN1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục. TN2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2. TN3: Đo cường độ quang hợp ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao. (mgCO2/dm2lá.giờ). Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên. 2. a. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau trong pha tối ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và thực vật CAM về các tiêu chí sau: chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên, nơi diễn ra, hô hấp sáng, năng suất sinh học. b. Tại sao năng suất sinh học ở thực vật CAM thấp hơn thực vật C3?

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 124 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu III. ( 2.0 điểm ) Hãy giải thích tại sao: 1. Khi trời nắng,nhiệt độ cao,gió mạnh,thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng? 2. Thực vật C4 không có hô hấp sáng? 3. Ở miền Bắc nước ta, về mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp đến mức rét hại thì mạ xuân thường bị chết rét. Em hãy giải thích hiện tượng này và đề xuất biện pháp kỹ thuật chống rét.

Câu IV. ( 3.0 điểm ) 1. Cơ quan tiêu hóa của động vật nhai lại có cấu tạo và hoạt động như thế nào để có thể biến đổi thức ăn nhiều chất xơ, ít chất dinh dưỡng thành sản phẩm tiêu hóa giàu prôtêin? 2.Tại sao thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại như trâu, bò vẫn phát triển bình thường ? Câu V. ( 2.0 điểm )

Trong quá trình hô hấp của chim bồ câu: 1. So sánh hàm lượng khí CO2 trong túi khí trước với túi khí sau. Giải thích. 2. Giả sử người ta làm phẩu thuật cắt bỏ các túi khí thì chim có sống sót được không? Giải thích. Câu VI. ( 4.0 điểm ) 1. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín? 2. Tại sao khi chạy nhanh thì huyết áp tăng cao nhưng nghỉ ngơi lại trở lại bình thường? 3. T¹i sao nh÷ng ng−êi bÞ xuÊt huyÕt n·o cã thÓ dÉn ®Õn b¹i liÖt hoÆc tö vong th−êng lµ nh÷ng ng−êi bÞ cao huyÕt ¸p? Câu VII. ( 1.0 điểm ) Vẽ sơ đồ và giải thích cơ chế duy trì cân bằng nội môi glucôzơ bằng Insulin và Glucagon.

ĐÁP ÁN

Câu I. ( 4.0 điểm ) 1. a. Tại sao tế bào lông rễ có thể hút nước theo cơ chế thẩm thấu? b. Giải thích hiện tượng cây bị héo khi bón quá nhiều phân cho cây. 2. Về sự trao đổi nước và khoáng ở thực vật a. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ cây thay đổi như thế nào? b. Sự hấp thụ khoáng gắn liền với quá trình hô hấp của rễ cây. Em hiểu điều đó như th ế nào c. Tại sao khi lúa bước vào giai đoạn đứng cái, người ta thường rút nước phơi ruộng? 3.a. Khi trồng các loại cây như đậu, lạc, bèo hoa dâu tại sao cần bón đủ lượng molipđen (Mo)? b. Tại sao đất chua lại nghèo dinh dưỡng ? c. Nguyên nhân vì sao đất bị chua?

Trả lời: 1.a. Vì tế bào lông hút có đặc điểm như một thẩm thấu kế:

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 125 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Màng sinh chất và khối chất nguyên sinh có thẩm tính chọn lọc giống như một màng b án thấm tươg đối.Trong không bào chứa các muối hoà tancó nồng độ nhất định tạo ra t iềm năng thẩm thấu (áp suất thẩm thấu).Tiềm năng thẩm thấu đó thường lớn hơn dung dịch đất, tạo ra độ chênh lệch về áp suất thẩm thấu ở 2phía của màng tế bào: áp suất t hẩm thấu bên trong tế bào lớn hơn bên ngoài tế bào. Vì vậy, nước từ dungdịch đất đi v ào bên trong tế bào. 1.b. Cây bị héo khi bón phân quá nhiều vì: Nồng độ muối trong dung dịch đất tăng cao, tiềm năng thẩm thấu trong tế bào không t ạo ra được sự chênh lệch áp suất thẩm thấu đáng kể, nên nước đã không đi ngoài vào trog tế bào được=>Phần trên của cây sau khi thoát hơi nước đã không bù vào lại, thiếu nước, sức t rương nước của tế bào giảm nên bị héo. 2.a. Cây hút nước bằng cơ chế thẩm thấu nên: - Khi mới bón phân cây khó hút nước (do nồng độ khoáng ở trong dịch đất cao). - Về sau cây hút nước dễ hơn vì sự hút khoáng làm tăng nồng độ dịch bào. 2.b. Sự hấp thụ khoáng gắn liền với quá trình hô hấp của rễ vì: Quá trình hô hấp giải phóng ATP cung cấp cho sự hút khoáng (vì cây hút khoáng chủ yếu theo cơ chế chủ động). - Hô hấp giải phóng CO2 khuyếch tán ra dịch đất gặp nước tạo thành H2CO3; H2CO3 lại phân li thành H+ và HCO3, H+ lại trao đổi ion với các cation đang được hấp phụ trên bề mặt keo đất làm tăng sự hấp thụ khoáng bằng cơ chế hút bám – trao đổi. 2.c. Bước vào giai đoạn đứng cái người ta thường rút nước phơi ruộng vì: Giai đoạn đứng cái là giai đoạn vươn lóng của lúa, là kết quả của sự giãn tế bào ở các t ế bào phía dưới mô phân sinh. Điều kiện ngoại cảnh cực kỳ quan trọng cho sự giãn tế bào là nước. Vì vậy rút nước phơi ruộng vào lúc này là hạn chế sự vươn lóng từ đó hạn chế nguy cơ lốp đổ ở những ruộng lúa sinh trưởng mạnh 3.a. Môlipđen là thành phần cấu tạo quan trọng của các enzim xúc tác cho quá trình cố định nitơ, như enzim: Nitrogenaza, hydrogenaza, nitroreductaza… 3.b Đất chua chứa nhiều axit giải phóng nhiều ion H+, các ion H+ đẩy các ion cần thiế t cho cây như NH4+, K+, ..tách khỏi bề mặt keo đất và chiếm chỗ làm cho các ion khoáng dễ bị rửa trôi nên đất nghèo dd. 3.c ( 0,5 điểm )Có nhiều nguyên nhân nhưng 1 nguyên nhân chính do mưa axit ( các nhà máy thải oxit, oxit gặp H2O tạo ra các axit trong nước mưa có axit) Câu II. ( 4.0 điểm ) 1. Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau: TN1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục. TN2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2. TN3: Đo cường độ quang hợp ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao. (mgCO2/dm2lá.giờ). Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 126 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2. a. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau trong pha tối ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và thực vật CAM về các tiêu chí sau: chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên, nơi diễn ra, hô hấp sáng, năng suất sinh học. b. Tại sao năng suất sinh học ở thực vật CAM thấp hơn thực vật C3? Trả lời: 1. phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên. * Thí nghiệm 1: Nguyên tắc: Dựa vào điểm bù CO2 khác nhau của TVC3 và TVC4. Cây C3 sẽ chết trước do có điểm bù CO2 cao (30ppm) còn TV C4 có điểm bù CO2 thấp (0-10ppm).

* Thí nghiệm 2: Nguyên tắc: Dựa vào hô hấp sáng. Hô hấp sáng phụ thuộc vào nồng độ O2; hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C3 không có ở thực vật C4 nên khi điều chỉnh O2 cao thì năng suất quang hợp TV C3 giảm đi. * Thí nghiệm 3: Nguyên tắc: Dựa vào điểm bão hòa ánh sáng. Điểm bão hòa ánh sáng của thực vật C4 cao hơn thực vật C3 nên ở điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao do cường độ quang hợp của thực vật C4 cao hơn (thường gấp đôi ) thực vật C3 2.a. Bảng so sánh các tiêu chí ở 3 nhóm thực vật Tiêu chí Nhóm TV C3 Nhóm TV C4 Nhóm TV CAM Chất nhận CO2 Ri15DP (C5) PEP PEP đầu tiên Sản phẩm cố APG ( C3) AOA AOA định CO2 đầu tiên Nơi diễn ra Lục lạp của Cố định CO2 ở lục lạp TB Lục lạp của TB mô TB mô giậu mô giậu và khử CO2 ở lục giậu lạp TB bao bó mạch Hô hấp sáng Có Không Không Năng suất sinh Trung bình Cao Thấp h ọc 2.b. Năng suất sinh học ở nhóm thực vật CAM thấp hơn nhóm thực vật C3 - Nhóm thực vật CAM sử dụng một phần tinh bột để tái tạo PEP chất tiếp nhận CO2 → giảm lượng chất hữu cơ trong quá trình tích luỹ. - Điều kiện sống của nhóm CAM khắc nghiệt, bất lợi hơn: khô hạn, thiếu nước, ánh sáng gắt Câu III. ( 2.0 điểm ) Hãy giải thích tại sao: 1. Khi trời nắng,nhiệt độ cao,gió mạnh,thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng? 2. Thực vật C4 không có hô hấp sáng? 3. Ở miền Bắc nước ta, về mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp đến mức rét hại thì mạ xuân thường bị chết rét. Em hãy giải thích hiện tượng này và đề xuất biện pháp kỹ thuật chống rét.

Trả lời: 1. Ngày trời nắng, nhiệt độ cao , gió mạnh , tại lục lạp của thực vật C3, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích luỹ lại nhiều (do hệ thống II hoạt động mạnh tạo ra nhiều O2 do quang phân li nước) enzim cacboxilaza chuyển thành enzim ôxigenaza ôxi hoá ribulôzơ1-5 điphôtphat đến CO2 xảy ra kế tiếp nhau ở ba bào quan: lục lạp,perôxiôm và kết thúc ở ti thể.

2. Thực vật C 4 không có hô hấp sáng vì: -Thực vầt này có tế bào bao bó mạch đồng hoá CO2, ,mô giậu cung cấp CO2 . -Mô giậu không thiếu CO2 O2 không cao nên không có hoạt tính ôxi hoá ribulôzơ 1-5 diphotphat.

3. Ở miền Bắc nước ta, về mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp đến mức rét hại thì mạ xuân thường bị chết rét. Em hãy giải thích hiện tượng này và đề xuất biện pháp kỹ thuật chống rét.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 127 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Nhiệt độ quá thấp thì rễ cây bị tổn thương và rễ không thể lấy được nước dẫn đến mất cân bằng nước thường xuyên và cây chết. Nguyên nhân làm giảm sức hút nước khi nhiệt độ thấp: -

Nhiệt độ thấp làm cho độ nhớt của chất nguyên sinh và nước đều tăng, đồng thời tính thấm của chất nguyên sinh giảm dẫn đến cản trở sự xâm nhập và vận động của nước vào rễ.

-

Hô hấp rễ giảm nên thiếu năng lượng cho hút nước tích cực.

-

Sự thoát hơi nước của cây giảm làm giảm động lực quan trọng cho dòng mạch gỗ.

Giảm khả năng sinh trưởng của rễ, nhiệt độ quá thấp hệ thống lông hút bị chết và rất chậm phục hồi. Biệp pháp kỹ thuật: - Che chắn bằng polyetilen - Bón tro bếp - Tránh gieo vào các đợt có rét đậm, rét hại

Câu IV. ( 3.0 điểm ) 1. Cơ quan tiêu hóa của động vật nhai lại có cấu tạo và hoạt động như thế nào để có thể biến đổi thức ăn nhiều chất xơ, ít chất dinh dưỡng thành sản phẩm tiêu hóa giàu prôtêin? 2.Tại sao thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại như trâu, bò vẫn phát triển bình thường ? Trả lời: 1* Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở trâu phù hợp với loại thức ăn: - Hàm trên không có răng cửa mà có tấm sụn để giữ, bứt cỏ khi ăn. răng hàm có bề mặt rộng, nhiều nếp men răng cứng, góc quai hàm mở rộng theo chiều trái phải để nhai, nghiền thức ăn.. - Dạ dày có 4 ngăn, dạ cỏ có dung tích lớn chứa được nhiều cỏ khi ăn, dạ cỏ cũng là nơi có hệ vi sinh vật phát triển để tiêu hóa thức ăn. * Phương thức tiêu hóa: - Ngoài tiêu hóa cơ học, lí học còn có tiêu hóa sinh học nhờ VSV phân giải xenlulôzơ thành đường đơn và các axit béo cung cấp cho cơ thể đồng thời là nguyên liệu cho VSV trong dạ cỏ tổng hợp prôtêin của chúng với khối lượng lớn. - Trong quá trình nhai lại, một phần amôni (NH 3 ) là sản phẩm thải của cơ thể được tận thu qua tuyến nước bọt làm nguồn cung cấp nitơ cho các VSV tổng hợp aa và prôtêin. 2.Tại sao thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại như trâu, bò vẫn phát triển bình thường ? - Thức ăn ít chất nhưng số lượng thức ăn lấy vào nhiều nên cũng đủ bù nhu cầu protein cần thiết

- Trong dạ dày động vật nhai lại có 1 số lượng lớn vi sinh vật sẽ tiêu hóa ở dạ múi khế là nguồn cung cấp cho cơ thể. - Chúng tận dụng triệt để được nguồn nito trong ure: + Ure theo đường máu vào tuyến nước bọt. + Ure trong nước bọt lại được vi sinh vật trong dạ dày sử dụng để tổng hợp protein, cung cấp cho cơ thể động vật nhai lại. Câu V. ( 2.0 điểm )

Trong quá trình hô hấp của chim bồ câu: 1. So sánh hàm lượng khí CO2 trong túi khí trước với túi khí sau. Giải thích. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 128 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2. Giả sử người ta làm phẩu thuật cắt bỏ các túi khí thì chim có sống sót được không? Giải thích. Trả lời: 1. - Ở trong túi khí trước có hàm lượng khí CO2 cao hơn rất nhiều so với ở trong túi khí sau. - Nguyên nhân là vì ở chim, khí được dẫn một chiều từ môi trường ngoài → khí quản → túi khí sau → phổi → túi khí trước → khí quản → môi trường ngoài. Do đó khí ở trong túi khí sau gần giống với khí của ngoài môi trường (nghèo CO2); khí ở trong túi khí trước là khí đã qua trao đổi ở phổi (giàu CO2). 2. - Chim sẽ chết vì hô hấp của chim diễn ra với cường độ rất thấp, không đủ khí để cung cấp oxi cho chim hoạt động. - Nguyên nhân là do ở chim, phổi không co bóp, sự lưu thông khí qua phổi có được là do sự co bóp của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích của các túi khí. Nếu không có các túi khí thì không diễn ra lưu thông khí → Hô hấp bị đình trệ. Câu VI. ( 4.0 điểm ) 1. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín? 2. Tại sao khi chạy nhanh thì huyết áp tăng cao nhưng nghỉ ngơi lại trở lại bình thường? 3. T¹i sao nh÷ng ng−êi bÞ xuÊt huyÕt n·o cã thÓ dÉn ®Õn b¹i liÖt hoÆc tö vong th−êng lµ nh÷ng ng−êi bÞ cao huyÕt ¸p?

Trả lời: 1. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín? Trả lời Tiêu chí Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Đa số ĐV thân mềm, chân Mực ống, bạch tuộc giun đốt và ĐV có Đại diện xương sống khớp Cấu tạo tim Đơn giản Phức tạp - Hệ mạch hở (giữa ĐM và - Hệ mạch kín (Giữa ĐM và TM có mao TM ko có mạch nối) mạch nối) - Máu từ tim→ Động mạch → Mao mạch - Máu từ tim→ Động mạch Tuần hoàn máu → Khoang máu (TĐC trực (TĐC gián tiếp với TB)→ Tĩnh mạch→ Tim. tiếp với TB)→Tĩnh mạch→ - Có vận chuyển khí. Tim - Không vận chuyển khí - Máu luân chuyển chậm với - Máu luân chuyển nhanh với áp suất cao. Hiệu quả tuần hoàn. áp xuất thấp. 2. Tại sao khi chạy nhanh thì huyết áp tăng cao nhưng nghỉ ngơi lại trở lại bình thường? - Khi hoạt động mạnh như chạy, tim đập nhanh, mạnh hơn để vận chuyển máu nhanh hơn nhằm cung cấp Oxi cho các tế bào của cơ thể tạo nhiều năng lượng , đồng thời khử độc cho tế bào bằng tải CO2 ra khỏi tế bào. Khi tim đập nhanh, mạnh nó sẽ bơm một lượng máu lớn lên động mạch. Lượng máu lớn gây ra áp lực mạnh lên động mạch, kết quả là huyết áp tăng lên. Do đó, khi vừa chạy xong huyết áp tăng. - Khi trở lại bình thường tim đập chậm và yếu, lượng máu được bơm lên động mạch ít, áp lực tác dụng lên thành động mạch yếu, kết quả là huyết áp giảm. * Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm, kết 3.T¹i sao nh÷ng ng−êi bÞ xuÊt huyÕt n·o cã thÓ dÉn ®Õn b¹i liÖt hoÆc tö vong th−êng lµ nh÷ng ng−êi bÞ cao huyÕt ¸p? HuyÕt ¸p lµ ¸p lùc cña m¸u t¸c ®éng lªn thµnh m¹ch, tÝnh t−¬ng ®−¬ng víi mmHg/cm2. Ng−êi ta ph©n biÖt huyÕt ¸p cùc ®¹i lóc tim co vµ huyÕt ¸p cùc tiÓu lóc tim gi·n. ë ng−êi lóc huyÕt ¸p cùc ®¹i lín qu¸150 mmHg vµ kÐo dµi, ®ã lµ chøng huyÕt ¸p cao. NÕu huyÕt ¸p cùc ®¹i xuèng d−íi 80mmHg thuéc chøng huyÕt ¸p thÊp. Víi ng−êi bÞ chøng huyÕt ¸p cao cã sù chªnh lÖch nhá gi÷a huyÕt ¸p cùc ®¹i vµ huyÕt ¸p cùc tiÓu, chøng tá ®éng m¹ch bÞ s¬ cøng, tÝnh ®µn håi gi¶m, m¹ch dÔ bÞ vì, ®Æc biÖt ë n·o, g©y xuÊt huyÕt n·o dÔ dÉn ®Õn tö vong hoÆc b¹i liÖt. Câu VII. ( 1.0 điểm ) Vẽ sơ đồ và giải thích cơ chế duy trì cân bằng nội môi glucôzơ bằng Insulin và Glucagon Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 129

Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Giải thĂ­ch - áťž ngĆ°áť?i, náť“ng Ä‘áť™ GlucozĆĄ trong mĂĄu cân báşąng khoảng 90mg/ 100ml. Sáťą cân báşąng GlucĂ´zĆĄ náť™i mĂ´i Ä‘ưᝣc Ä‘iáť u hòa báť&#x;i hai hoocmĂ´n Ä‘áť‘i khĂĄng lĂ Insulin vĂ Glucagon. - Khi mᝊc GlucĂ´zĆĄ mĂĄu tăng cao kĂ­ch thĂ­ch lĂŞn tuyáşżn t᝼y, cĂĄc táşż bĂ o β cᝧa t᝼y giải phĂłng Insulin vĂ o mĂĄu. Insulin chuyáťƒn hĂła GlucĂ´zĆĄ thĂ nh GlicĂ´gen tĂ­ch lĹŠy trong gan, Ä‘áť“ng tháť?i kĂ­ch thĂ­ch cĂĄc táşż bĂ o cĆĄ tháťƒ lẼy nhiáť u GlucĂ´zĆĄ lĂ m cho náť“ng Ä‘áť™ GlucĂ´zĆĄ mĂĄu giảm váť mᝊc cân báşąng. - Khi mᝊc GlucĂ´zĆĄ mĂĄu giảm kĂ­ch thĂ­ch lĂŞn tuyáşżn t᝼y, cĂĄc táşż bĂ o Îą cᝧa t᝼y giải phĂłng Glucagon vĂ o mĂĄu. Glucagon chuyáťƒn hĂła GlicĂ´gen trong gan thĂ nh GlucĂ´zĆĄ, giải phĂłng vĂ o mĂĄu lĂ m cho náť“ng Ä‘áť™ GlucĂ´zĆĄ mĂĄu tăng váť mᝊc cân báşąng.

Ä?ᝀ Ä?ᝀ NGHᝊ (Ä?áť gáť“m cĂł 2 trang)

Kᝲ THI OLYMPIC MĂ´n thi: SINH HáťŒC 11 Tháť?i gian lĂ m bĂ i: 150 phĂşt (khĂ´ng káťƒ tháť?i gian giao Ä‘áť )

Câu I (2 Ä‘iáťƒm) 1. Phân tĂ­ch Ä‘ạc Ä‘iáťƒm cẼu tấo cᝧa mấch gáť— phĂš hᝣp váť›i chᝊc năng ? 2. NguyĂŞn nhân chᝧ yáşżu lĂ m nhiáť u loĂ i cây tráť“ng khĂ´ng tháťƒ sáť‘ng Ä‘ưᝣc áť&#x; nĆĄi cĂł náť“ng Ä‘áť™ muáť‘i cao? 3. VĂŹ sao khi bᝊng cây Ä‘i tráť“ng phải cắt báť›t máť™t phần cĂ nh lĂĄ? Câu II (2 Ä‘iáťƒm). Giải thĂ­ch cĂĄc náť™i dung sau:

1. Sau khi bĂłn phân, khả năng hĂşt nĆ°áť›c cᝧa ráť… cây thay Ä‘áť•i. 2. Khi lĂ m giĂĄ Ä‘áť— ngĆ°áť?i ta hay sáť­ d᝼ng nĆ°áť›c sấch. 3. CĂł hai nhĂłm vi khuẊn cáť‘ Ä‘áť‹nh N: nhĂłm táťą do vĂ nhĂłm cáť™ng sinh. 4. Theo tiĂŞu chuẊn VIETGAP Ä‘ưᝣc Báť™ NĂ´ng Nghiᝇp vĂ PhĂĄt Triáťƒn NĂ´ng ThĂ´n ban hĂ nh năm 2008 thĂŹ cần káşżt thĂşc bĂłn Ä‘ấm trĆ°áť›c khi thu hoấch Ă­t nhẼt 15 ngĂ y. Câu III (4 Ä‘iáťƒm). 1.SĆĄ Ä‘áť“ dĆ°áť›i Ä‘ây mĂ´ tả quĂĄ trĂŹnh nĂ o trong quang hᝣp? NĂŞu cĂĄcÄ‘iáťƒm chĂ­nh trong quĂĄ trĂŹnh nĂ y? Ă ĂĄ / ᝇ ᝼

2H2O 4H+ + 4e- + O2

2. Khi chiáşżu sĂĄng váť›i cĆ°áť?ng Ä‘áť™ thẼp nhĆ° nhau vĂ o 3 loĂ i cây A, B vĂ C tráť“ng trong nhĂ kĂ­nh, ngĆ°áť?i ta nháş­n thẼy áť&#x; cây A lưᝣng CO2 hẼp th᝼ tĆ°ĆĄng Ä‘Ć°ĆĄng váť›i

PhĂĄt hĂ nh PDF báť&#x;i Ths Nguyáť…n Thanh TĂş 130 Ä?ăng kĂ˝ Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


lượng CO2 thải ra; ở cây B lượng CO2 hấp thụ nhiều hơn lượng CO2 thải ra; còn ở cây C lượng CO2 hấp thụ ít hơn lượng CO2 thải ra. a. Chỉ tiêu sinh lý nào về ánh sáng được dùng để xếp loại các nhóm cây này? Giải thích. b. Để đạt hiệu suất quang hợp cao cần trồng mỗi loài cây này trong những điều kiện ánh sáng như thế nào? 3. a. Ở cây mía có những loại lục lạp nào? Phân tích chức năng của mỗi loại lục lạp đó trong quá trình cố định CO2? b.Tinh bột có vai trò gì trong quang hợp ở thực vật CAM? 4. Trong pha tối của quá trình quang hợp ở nhóm thực vật C3, để tạo ra 50 phân tử glucôzơ thì pha sáng phải cung cấp bao nhiêu phân tử NADPH và ATP? Câu IV(2 điểm). 1. Tại sao người ta thường sử dụng biện pháp bảo quản khô đối với hạt giống? Tại sao hàm lượng CO2 cao trong môi trường làm cho quá trình hô hấp bị ức chế? 2. Hệ số hô hấp là gì? Nhận xét hệ số hô hấp ở hạt cây lúa và hạt cây hương dương trong quá trình này mầm? Câu V (3 điểm). 1. Giải thích các nhận định sau: a. Người mắc bệnh về gan thì chế độ ăn thường kiêng thức ăn giàu lipit. b. Trong những ngày trời rét, phải cung cấp thức ăn liên tục và đầy đủ cho gia súc. 2. Cho biết lợi ích của việc VSV sống cộng sinh trong ống tiêu hóa của động vật ăn thực vật? 3. Tại sao khi mổ mề của gà hoặc chim bồ câu thường thấy có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì? Câu VI (2 điểm). 1. Vào mùa hè, lúc buổi trưa nắng gắt, tại sao cá nuôi trong ao hồ thường hay ngoi đầu lên mặt nước? Lúc bầy giờ trong hệ tuần hoàn của cá có những thay đổi nào để thích nghi với môi trường? 2. Phế nang là một cấu trúc có vai trò quan trọng trong hoạt động hô hấp của con người. Nêu ba cấu trúc giúp phế nang thực hiện tốt chức năng của nó. 3. Những câu sau đây đúng hay sai? Giải thích? a. Về bản chất hô hấp nội bào và hô hấp ngoài là giống nhau. b. Lưỡng cư hô hấp chủ yếu bằng phổi. 1. Cấu tạo của tim ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng máu đi nuôi cơ thể? 2. Các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích? a. Các động vật có kích thước lớn có hệ tuần hoàn kín. b. Nhiệt độ nước càng cao thì lượng Hb trong máu động vật có xương sống ở nước càng thấp. 3. Điểm khác nhau cơ bản về hoạt động của hệ tuần hoàn ếch khi chúng sống trên cạn và sống dưới nước? 4. a. Tại sao khi đang chạy nhanh mà dừng lại đột ngột thì rất nguy hiểm đến tính mạng? b. Trình bày vai trò của protein huyết tương. Câu VIII (1 điểm). Một người bị nôn mửa nhiều trong suốt 24h. Hãy cho biết trong trường hợp này cơ thể người bệnh có những đáp ứng như thế nào để giữ ổn định độ pH của máu và ổn định huyết áp? --------------------------------------- HẾT -----------------------------------

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 131 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


HƯỚNG DẪN CHẤM Câu I (2 điểm): 1. Phân tích đặc điểm cấu tạo của mạch gỗ phù hợp với chức năng ? 2. Nguyên nhân chủ yếu làm nhiều loài cây trồng không thể sống được ở nơi có nồng độ muối cao? 3. Vì sao khi bứng cây đi trồng phải cắt bớt một phần cành lá? HƯỚNG DẪN CHẤM Ý Nội dung Điểm 1 * Mạch gỗ chủ yếu vận chuyển nước và muối khoáng theo cơ chế thấm thấu từ nơi 0,25 (1,0) có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp. * Đặc điểm cấu tạo của mạch gỗ phù hợp với chức năng : + Mạch gỗ bao gồm quản bào và mạch ống là những tế bào chết, đầu của tế bào này 0,25 gối với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá có tác dụng giảm sức cản của dòng nước được vận chuyển ngược chiều trọng lực trong cây. 0,25 + Thành của các tế bào chết được linhin hóa bền chắc, giúp cho ống dẫn không bị phá hủy bởi áp lực âm hình thành trong ống dẫn bởi lực hút do thoát hơi nước ở lá. 0,25 + Các lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ bên của tế bào kia tạo thành dòng vận chuyển ngang vận chuyển các chất khi có các ống bị tắc. 2 - Rễ hấp thu nước theo cơ chế thầm thấu từ nơi có thế nước cao từ dung dịch đất vào 0,25 (0,5) nơi có thế nước thấp của tế bào lông hút. - Khi đất có nồng độ muối cao, dịch bào rễ cây nhược trương so với dịch đất cây 0,25 không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và cây chết. 3. - Khi bứng cây, một số rễ bị tổn thương không hút nước được. Trong khi đó, quang 0,5 0.5 hợp, hô hấp và thoát hơi nước vẫn diễn ra bình thường không đủ nước cho các hoạt động sống của cây cây héo và chết. - Cắt bớt cành lá để giảm sự thoát hơi nước giúp cây không bị héo Câu II (2 điểm). Giải thích các nội dung sau:

1. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ cây thay đổi. 2. Khi làm giá đỗ người ta hay sử dụng nước sạch. 3. Có hai nhóm vi khuẩn cố định N: nhóm tự do và nhóm cộng sinh. 4. Theo tiêu chuẩn VIETGAP được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành năm 2008 thì cần kết thúc bón đạm trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày. HƯỚNG DẪN CHẤM Ý Nội dung Đ iể m 1. Cây hút nước bằng cơ chế thẩm thấu nên: (0,5đ) - Khi mới bón phân cây khó hút nước (do nồng độ khoáng ở trong dịch đất 0,25 0,25

cao). - Về sau cây hút nước dễ hơn vì sự hút khoáng làm tăng nồng độ dịch bào.

2. (0,5đ)

3. (0,5đ)

4. (0,5đ)

- Nước sạch có ít khoáng chất nhằm mục đích ngăn cản sự phát triển của rễ, tập trung vào 0,25 phát triển trụ mầm làm cho giá dài và mập. Nguồn chất dinh dưỡng trong trường hợp này được huy động chủ yếu từ hai lá mầm vì thế lá mầm sẽ teo nhỏ lại, ăn sẽ ngon. - Nước không sạch, có nhiều chất khoáng thì rễ sẽ nhiều, trụ mầm mảnh mai. 0,25 * Có 4 điều kiện để cố định N khí quyển: có lực khử; có ATP; có enzim nitrogenaza; có 0,25 enzim hoạt động yếm khí. * Nếu nhóm vi khuẩn nào có đủ 4 điều kiện trên thì thuộc nhóm tự do. Nếu không có đủ 4 điều kiện trên thì phải sống cộng sinh để lấy những điều kiện còn thiếu từ sinh vật cộng sinh cùng. 0,25 - Dư lượng nitrat tích luỹ quá giới hạn cho phép sẽ gây độc cho sức khoẻ 0,25

con người. - Nitrat sẽ chuyển hoá thành nitrit (NO2). 0,25 + Ở trẻ em, NO2 vào máu sẽ làm hemoglobin sẽ chuyển thành methemoglobin suy giảm hoặc mất chức năng vận chuyển O2 → Các bệnh về hồng cầu, như bệnh xanh da ở trẻ con. Ở người lớn thì methemoglobin có

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 132 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


tháťƒ chuyáťƒn ngưᝣc thĂ nh hemoglobin + Nitrit (NO2)lĂ chẼt cĂł khả năng gây ung thĆ° cho ngĆ°áť?i. + Nitrit (NO2) lĂ tĂĄc nhân gây Ä‘áť™t biáşżn gen. VĂŹ váş­y hĂ m lưᝣng nitrat trong rau lĂ máť™t trong nhᝯng tiĂŞu chĂ­ Ä‘áťƒ Ä‘ĂĄnh giĂĄ rau sấch. Câu III (4 Ä‘iáťƒm). 1.SĆĄ Ä‘áť“ dĆ°áť›i Ä‘ây mĂ´ tả quĂĄ trĂŹnh nĂ o trong quang hᝣp? NĂŞu cĂĄcÄ‘iáťƒm chĂ­nh trong quĂĄ trĂŹnh nĂ y? Ă ĂĄ / ᝇ ᝼

2H2O 4H+ + 4e- + O2

2. Khi chiáşżu sĂĄng váť›i cĆ°áť?ng Ä‘áť™ thẼp nhĆ° nhau vĂ o 3 loĂ i cây A, B vĂ C tráť“ng trong nhĂ kĂ­nh, ngĆ°áť?i ta nháş­n thẼy áť&#x; cây A lưᝣng CO2 hẼp th᝼ tĆ°ĆĄng Ä‘Ć°ĆĄng váť›i lưᝣng CO2 thải ra; áť&#x; cây B lưᝣng CO2 hẼp th᝼ nhiáť u hĆĄn lưᝣng CO2 thải ra; còn áť&#x; cây C lưᝣng CO2 hẼp th᝼ Ă­t hĆĄn lưᝣng CO2 thải ra. a. Chᝉ tiĂŞu sinh lĂ˝ nĂ o váť ĂĄnh sĂĄng Ä‘ưᝣc dĂšng Ä‘áťƒ xáşżp loấi cĂĄc nhĂłm cây nĂ y? Giải thĂ­ch. b. Ä?áťƒ Ä‘ất hiᝇu suẼt quang hᝣp cao cần tráť“ng máť—i loĂ i cây nĂ y trong nhᝯng Ä‘iáť u kiᝇn ĂĄnh sĂĄng nhĆ° tháşż nĂ o? 3. a. áťž cây mĂ­a cĂł nhᝯng loấi l᝼c lấp nĂ o? Phân tĂ­ch chᝊc năng cᝧa máť—i loấi l᝼c lấp Ä‘Ăł trong quĂĄ trĂŹnh cáť‘ Ä‘áť‹nh CO2? b.Tinh báť™t cĂł vai trò gĂŹ trong quang hᝣp áť&#x; tháťąc váş­t CAM? 4. Trong pha táť‘i cᝧa quĂĄ trĂŹnh quang hᝣp áť&#x; nhĂłm tháťąc váş­t C3, Ä‘áťƒ tấo ra 50 phân táť­ glucĂ´zĆĄ thĂŹ pha sĂĄng phải cung cẼp bao nhiĂŞu phân táť­ NADPH vĂ ATP? HĆŻáťšNG DẪN CHẤM Ă? Náť™i dung Ä?iáťƒm 1. - SĆĄ Ä‘áť“ mĂ´ tả quĂĄ trĂŹnh quang phân li nĆ°áť›c trong pha sĂĄng 0,25 (1Ä‘) - CĂĄc Ä‘iáťƒm chĂ­nh trong quĂĄ trĂŹnh nĂ y: + Năng lưᝣng kĂ­ch thĂ­ch chẼt diᝇp l᝼c thĂ nh dấng kĂ­ch Ä‘áť™ng vĂ Ä‘ưᝣc sáť­ d᝼ng Ä‘áťƒ 0,25 quang phân li nĆ°áť›c + H+ tham gia hĂŹnh thĂ nh ATP vĂ chẼt kháť­ NADPH 0,25 + Giải phĂłng O2 tᝍ nĆ°áť›c. 0,25 2.a. - Cây A: CĆ°áť?ng Ä‘áť™ quang hᝣp báşąng cĆ°áť?ng Ä‘áť™ hĂ´ hẼp nĂŞn CO2 thải ra vĂ hẼp th᝼ 0,25 (1,5Ä‘) tĆ°ĆĄng Ä‘Ć°ĆĄng. Cây A lĂ cây trung tĂ­nh. - Cây B hẼp th᝼ CO2: CĆ°áť?ng Ä‘áť™ quang hᝣp láť›n hĆĄn cĆ°áť?ng Ä‘áť™ hĂ´ hẼp nĂŞn cây hẼp 0,25 th᝼ CO2 tᝍ mĂ´i trĆ°áť?ng nhiáť u hĆĄn thải ra. Cây B cĂł Ä‘iáťƒm bĂš ĂĄnh sĂĄng thẼp, lĂ cây Ć°a bĂłng. - Cây C thải CO2: CĆ°áť?ng Ä‘áť™ hĂ´ hẼp láť›n hĆĄn cĆ°áť?ng Ä‘áť™ quang hᝣp nĂŞn lưᝣng CO2 0,25 thải ra mĂ´i trĆ°áť?ng nhiáť u hĆĄn hẼp th᝼. Cây C cĂł Ä‘iáťƒm bĂš ĂĄnh sĂĄng cao, lĂ cây Ć°a sĂĄng. b. Cây A tráť“ng áť&#x; máť?i Ä‘iáť u kiᝇn ĂĄnh sĂĄng. 0,75 Cây B tráť“ng dĆ°áť›i tĂĄn cây khĂĄc, hoạc dĆ°áť›i bĂłng râm ‌ Cây C tráť“ng nĆĄi quang Ä‘ĂŁng, hoạc nĆĄi nhiáť u ĂĄnh sĂĄng ‌ 3. a. - MĂ­a thuáť™c nhĂłm tháťąc váş­t C4 nĂŞn cĂł 2 loấi l᝼c lấp: (1Ä‘) - L᝼c lấp áť&#x; táşż bĂ o mĂ´ giáş­u: cĂł enzim PEP – cacboxilaza cáť‘ Ä‘áť‹nh CO2 tấo AOA, dáťą 0,25 trᝯ CO2 - L᝼c lấp áť&#x; táşż bĂ o bao bĂł mấch: cĂł enzim RiDP cacboxilaza cáť‘ dáť‹nh CO2 trong cĂĄc 0,25 hᝣp chĂĄt hᝯu cĆĄ b. Tinh báť™t vᝍa lĂ sản phẊm trong quang hᝣp áť&#x; tháťąc váş­t CAM, vᝍa lĂ nguáť“n tĂĄi tấo 0.5 PEP cho pha táť‘i 4. *Dáťąa vĂ o chu trĂŹnh Canvin – Benson (0,5Ä‘) 0,25 1 phân - 1 vòng quay cᝧa chu trĂŹnh Canvin sáť­ d᝼ng 9 ATP vĂ 6 NADPH Ä‘áťƒ tấo ra 2 táť­ glucĂ´zĆĄ â†’Ä‘áťƒ tấo 1 glucĂ´zĆĄ thĂŹ chu trĂŹnh phải quay 2 vòng do Ä‘Ăł phải cần 18

PhĂĄt hĂ nh PDF báť&#x;i Ths Nguyáť…n Thanh TĂş 133 Ä?ăng kĂ˝ Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


ATP và 12 NADPH. - Để tạo ra 50 phân tử glucôzơ cần: 50 × 18 ATP = 900 ATP 50 × 12 NADPH = 600 NADPH

0,25

Câu IV(2 điểm). 1. Tại sao người ta thường sử dụng biện pháp bảo quản khô đối với hạt giống? Tại sao hàm lượng CO2 cao trong môi trường làm cho quá trình hô hấp bị ức chế? 2. Hệ số hô hấp là gì? Nhận xét hệ số hô hấp ở hạt cây lúa và hạt cây hương dương trong quá trình này mầm? HƯỚNG DẪN CHẤM Ý Nội dung Điểm 1. - Vì các loại hạt khô vẫn duy trì được cường độ hô hấp tối thiểu để giữ cho hạt còn 0,5 (1đ) khả năng nảy mầm - Các phản ứng decacboxi hóa giải phóng CO2 trong hô hấp là các phản ứng thuận 0,5 nghịch. Do đó hàm lượng CO2 cao trong môi trường làm cho quá trình hô hấp bị ức chế 2. * Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa phân tử CO2 cây thải ra và số phân tử O2 cây lấy 0,25 (1đ) vào khi hô hấp. * Nhận xét: - Trong quá trình nảy mầm của hạt cây lúa, chất dự trữ chủ yếu là đường nên RQ ≈ 0,,25 1. - Trong quá trình nảy mầm của hạt cây hướng dương, chất dự trữ là chất béo. Sự 0,25 biến đổi của hệ số hô hấp rất phức tạp + Giai đoạn đầu: RQ ≈ 1 do hạt sử dụng đường để hô hấp + Giai đoạn sau: RQ giảm xuống còn 0,3 – 0,4 do hạt chuyển sang sử dụng nguyên 0,25 liệu là chất béo. + Sau đó, hệ số hô hấp lại tiếp tục tăng lên RQ ≈ 1 do đường bắt đầu được tích lũy. Câu V (3 điểm). 1. Giải thích các nhận định sau: a. Người mắc bệnh về gan thì chế độ ăn thường kiêng thức ăn giàu lipit. b. Trong những ngày trời rét, phải cung cấp thức ăn liên tục và đầy đủ cho gia súc. 2. Cho biết lợi ích của việc VSV sống cộng sinh trong ống tiêu hóa của động vật ăn thực vật? 3. Tại sao khi mổ mề của gà hoặc chim bồ câu thường thấy có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì? HƯỚNG DẪN CHẤM Ý 1.a. 0,75

b. 0,75

2. 0,75

Nội dung * Vì gan giúp tiêu hóa và hấp thụ lipit, cụ thể: - Gan tiết ra dịch mật góp phần nhũ tương hóa lipit nên làm tăng bề mặt tiếp xúc của lit và lipaza sự biến đổi lipit tiến hành dễ dàng. - Dịch mật có các muối mật và muối kiềm giúp sự hấp thụ các sản phẩm tiêu hóa lipit qua niêm mach ruột được dễ. * Gia súc là động vật đẳng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường thấp hơn so với thân nhiệt thì động vật mất nhiệt vào môi trường xung quanh. - Để bù lại lượng nhiệt đã mất đi và duy trì thân nhiệt, tăng khả năng chống lạnh thì quá trình oxi hóa các chất tăng để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng bù lại phần nhiệt bị mất. Vì vậy phải cung cấp thức ăn liên tục. - Nếu thiếu ăn gia súc sẽ sút cân, mất sức và dễ mắc bệnh. Cộng sinh giúp 2 bên cùng có lợi: - VSV lợi dụng môi trường thuận lợi trong dạ cỏ hoặc manh tràng để sinh sống và sinh sản - VSV đi cùng thức ăn đến phần sau của ống tiêu hóa trở thành nguồn cung cấp protein quan trọng cho động vật ăn thực vật. - ĐV có xương sống không tự sản xuất ra enzim xenlulơz nhưng VSV sản xuất ra được cùng với các enzim khác giúp phân hủy xenlulôzo và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật thành các chất đơn giản cho bản thân chúng và động vật ăn thịt Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 134

Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

Đ iể m 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25


khác 3. - Vì: chim không có răng để nghiền ⇒ thức ăn không được biến đổi cơ học ở khoang 0,75 0,25 miệng - Tác dụng: 0,25 + Giúp nghiền nhỏ thức ăn dễ dàng nhờ lớp cơ dày, khỏe, chắc chắn của mề co bóp + Chà sát thức ăn đã được làm mềm bởi dịch tiết ra ở diều 0,25 Câu VI (2 điểm). 1. Vào mùa hè, lúc buổi trưa nắng gắt, tại sao cá nuôi trong ao hồ thường hay ngoi đầu lên mặt nước? Lúc bầy giờ trong hệ tuần hoàn của cá có những thay đổi nào để thích nghi với môi trường? 2. Phế nang là một cấu trúc có vai trò quan trọng trong hoạt động hô hấp của con người. Nêu ba cấu trúc giúp phế nang thực hiện tốt chức năng của nó. 3. Những câu sau đây đúng hay sai? Giải thích? a. Về bản chất hô hấp nội bào và hô hấp ngoài là giống nhau. b. Lưỡng cư hô hấp chủ yếu bằng phổi.

HƯỚNG DẪN CHẤM Ý 1. (0,75)

Nội dung Điểm * Nhiệt độ cao, hàm oxi trong nước không đáp ứng đủ cho nhu cầu hô hấp của cá → 0,25 cá ngoi lên mặt nước để hớp lấy không khí có oxi nhiều hơn. * Những thay đổi trong hệ tuần hoàn: - Hàm lượng hồng cầu, sắc tố hô hấp (Hb) trong máu gia tăng giúp vận chuyển oxi 0,25 nhiều hơn. - Hệ tuần hoàn hoạt động tích cực hơn, tăng tốc độ tuần hoàn đưa máu lên mang 0,25 giúp trao đổi khí nhanh hơn. 0,5 2. - Chất hoạt diện trên bề mặt phế nang giúp làm giảm sức căng bề mặt, phế nang (0,75) không bị xẹp. - Các lông ở một số tế bào bề mặt phế nang giúp loại bỏ các hạt bụi bẩn. 0,25 - Các bạch cầu tuần tra tại các phế nang và nuốt các hạt lạ. 0,25 3. a. Sai. Vì hô hấp ngoài thực chất chỉ là sự trao đổi khí (hô hấp vật lí), còn hô hấp 0,25 (0,5đ) trong là chuỗi phản ứng oxi hóa khử (hô hấp hóa học). b. Sai. Lưỡng cư hô hấp chủ yếu bằng da vì phổi quá nhỏ, ít phế nang không cung 0,25 cấp đủ oxi cho cơ thể. Câu VII (4 điểm). 1. Cấu tạo của tim ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng máu đi nuôi cơ thể? 2. Các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích? a. Các động vật có kích thước lớn có hệ tuần hoàn kín. b. Nhiệt độ nước càng cao thì lượng Hb trong máu động vật có xương sống ở nước càng thấp. 3. Điểm khác nhau cơ bản về hoạt động của hệ tuần hoàn ếch khi chúng sống trên cạn và sống dưới nước? 4. a. Tại sao khi đang chạy nhanh mà dừng lại đột ngột thì rất nguy hiểm đến tính mạng? b. Trình bày vai trò của protein huyết tương. HƯỚNG DẪN CHẤM Ý 1. (0,5đ) 2. (1đ)

Nội dung * Cấu tạo của tim ảnh hưởng đến chất lượng máu: - Tim 3 ngăn ở lưỡng cư máu pha nhiều. - Tim 3 ngăn một vách hụt ở bò sát máu pha ít - Tim 4 ngăn ở chim và thú máu không pha. a. Đúng. Các động vật có kích thước lớn có hệ tuần hoàn kín. Vì máu được lưu thông liên tục trong mạng lưới mạch máu, với áp lực cao nên các bộ phận ở xa vẫn nhận đủ máu rối sau đó trở về tim. Các tế bào của mô không tiếp xúc trực tiếp với máu nhưng lại tắm mình trong dịch mô. b. Sai. Nhiệt độ càng cao thì lượng oxi hòa tan trong nước càng giảm → do đó lượng Hb trong máu tăng.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 135 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

Điểm 0,5

0.5

0.5


3. (1đ)

4.a. (0,5đ) b. (1đ)

* Trên cạn, máu vận chuyển khí giàu CO2 lên phổi và da, thực hiện trao đổi khí. * Dưới nước, ếch điều chỉnh tuần hoàn máu, dòng máu được ngăn không cho tới phổi vì lúc này, phổi không hoạt động. Dòng máu tiếp tục tới da – là cơ quan duy nhất giúp ếch trao đổi khí ở nước.

0.5

0.5 0.5

a. Nếu ngừng hoạt động đột ngột, các cơ chân dừng co và dãn, máu dồn về chân nhiều, ít máu trở về tim, tim vẫn đập nhanh → nếu tim yếu hoặc bị tổn thương sẽ nguy hiểm đến tính mạng. c. Vai trò của protein huyết tương: + chất đệm chống lại những thay đổi về độ pH, giúp duy trì ptt máu, độ nhớt máu + globulin miễn dịch hoặc các kháng thể chống lại các virut và các yếu tố ngoại lai khác xâm nhập. + các protein khác gắn kết với lipit giúp lipit di chuyển trong máu (vì lipit không tan trong nước nên phải được gắn với protein thì mới có thể di chuyển trong máu). + 1 số protein huyết tương là các yếu tố đông máu.

0.25 0.25 0.25 0.25

Câu VIII (1 điểm). Một người bị nôn mửa nhiều trong suốt 24h. Hãy cho biết trong trường hợp này cơ thể người bệnh có những đáp ứng như thế nào để giữ ổn định độ pH của máu và ổn định huyết áp? HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung - Do mất nước nên huyết áp giảm. Cơ thể phản ứng lại bằng cách tăng tái hấp thụ nước ở thận, tăng cảm giác khát để uống nước bổ sung tăng huyết áp. - Dịch gian bào và nước từ tế bào vào máu, co mạch máu ngoại vi tăng huyết áp. - Do mất nhiều dịch vị có tính axit cao của dạ dày nên pH trong máu giảm. Hô hấp của cơ thể phải thay đổi mới điều chỉnh được lượng CO2, điều chỉnh được pH máu.

Điểm 0,25 0,25 0,5

--------------------------------------- HẾT ----------------------------------KÌ THI OLYMPIC MÔN SINH HỌC 11

I-Trao đổi nước và khoáng Câu 1: ( 2 điểm) a. (0.75 điểm) Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thì tốc độ sinh trưởng của cây sẽ như thế nào? Giải thích? Trả lời Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thường dẫn đến tốc độ sinh trưởng của cây giảm. (0.25 điểm) Vì : - Làm giảm khả năng hút nước của rễ do nồng độ dung dịch đất cao. (0.25 điểm) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 136 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Một số ion khoáng của dung dịch môi trường ảnh hưởng xấu lên khả năng hút khoáng của cây do nồng độ của chúng trong dung dịch quá cao. (0.25 điểm) b. (1.25 điểm) Tại sao nói: Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây? a. – Tai họa: Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, cây phải mất đi một lượng nước quá lớn (99%) => cây phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là điều không dễ dàng trong điều kiện môi trường luôn thay đổi.(0.5 điểm) - Tất yếu: + Thoát hơi nước tạo động lực đầu trên cho quá trình vận chuyển nước(0.25 điểm) + Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá(0.25 điểm) + Tạo điều kiện cho CO2 đi vào lá cung cấp nguyên liệu cho quang hợp(0.25 điểm) Câu 2: ( 2 điểm) Cho sơ đồ sau:

Quan sát sơ đồtrên, hãy cho biết: a. Rễcây hấp thụNitơ ởnhững dạng nào? b. Tên của các nhóm sinh vật ở các vị trí (4), (5), (7), (11). c. Đặc điểm hoạt động của nhóm sinh vật (11). Hậu quả các hoạt động này và biện pháp khắc phục? d.Người ta thường khuyên rằng:"Rau xanh vừa tưới phân đạm xong không nên ăn ngay". Hãy giải thích lời khuyên đó? Đáp án : a.(0.25 điểm) RÔ c©y hÊp thô ®−îc nit¬ d¹ng NH4+ vµ NO3(0.25 điểm) b.(0.5 điểm) (4) Vi khuẩn cố định Nitơ (5) Vi khuẩn Amon hoá (0.25 điểm) (7) Vi khuẩn Nitrat hoá (11) Vi khuẩn phản Nitrat hoá(0.25 điểm) c. Đặc điểm: Hoạt động trong điều kiện kị khí(0.25 điểm) Hậu quả:Hoạt động này chuyển hoá Nitrat thành Nitơ phân tử dạng cây không sử dụng được (NO3 - ------------- N2 ). (0.25 điểm) Khắc phục: Làmđất thoáng khíđể tránh hoạtđộng của nhóm vi khuẩn này(0.25 điểm) d. (0.5 điểm) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 137 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


+ Khi tưới phân đạm -> cung cấp nguồn ion NO-3(0.25 điểm) + Mới tưới đạm cây hút NO-3 chưa kịp biến đổi thành NH+4 -> người ăn vào NO-3 bị biến đổi thành NO-2 -> gây ung thư(0.25 điểm)

Quang hợp ở thực vật 1.(1 điểm). Quan sát màu sắc lá của 1 số cây thấy lá không có màu xanh nhưng vẫn sống bình thường. Giải thích và chứng minh quan điểm giải thích của mình? Giải thích: Cây vẫn có khả năng quang hợp do vẫn có diệp lục nhưng chúng không có màu xanh vì diệp lục bị các sắc tố phụ át. (0.5 điểm) - Chứng minh: Nhúng lá đó vào nước nóng -> sắc tố phụ tan hết và có màu xanh. (0.5 điểm) 2. (1.5 điểm) Chu trình cố định CO2 c ủa 3 loại thực vật Ngô , l úa , thanh long có sự khác biệt . Hãy trả lời nội dung của các ô theo ký hiệu của bảng sau. So sánh Chất nhận CO2 Sản ph ẩm tạo thành đầu tiên Loại tế bào tham gia Năng suất sinh h ọc

Ngô A B

Lúa E F

Thanh long I K

C D

G H

L M

Ngô PEP AOA

Lúa Ribulozo 1,5 dP APG

Thanh long PEP AOA

Tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch cao

Tế bào mô giậu

Tế bào mô giậu

Trung bình

thấp

Đáp án : So sánh Chất nhận CO2 Sản ph ẩm tạo thành đầu tiên Loại tế bào tham gia Năng suất sinh học

3. (0.5 điểm) Vì sao ở thực vật CAM loại bỏ hoàn toàn tinh bột ở lục lạp thì quá trình cố định CO2 ban đêm không tiếp tục xảy ra? Đáp án : Chất cố định CO2 tạm thời vào ban đêm là PEP được hình thành từ tinh bột -> lấy hết tinh bột thì quá trình này dừng lại. (Học sinh có thể vẽ sơ đồ chu trình cố định CO2 ở thực vật CAM hoặc không) 4 .(1 điểm) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 138 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


a. Điểm bù ánh sáng quang hợp là gì? Điểm bù ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng khác nhau như thế nào? Giải thích? b. Điểm bão hoà CO2 là gì? Sự bão hoà CO2 xảy ra trong điều kiện tự nhiên không? TL: *Điểm bù ánh sáng là: cường độ ánh sáng giúp quang hợp và hô hấp bằng nhau…….. * Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng, vì: Cây ưa bóng có lục lạp to, nhiều hạt diệp lục hơn cây ưa sáng -> hấp thu ánh sáng tích cực, hiệu quả -> có điểm bù ánh sáng thấp, thích nghi với cường độ chiếu sáng tương đối yếu………….. * Điểm bão hoà CO2: nồng độ CO2 để quang hợp đạt mức cao nhất……………….. * Trong tự nhiên không xảy ra tình trạng bão hoà CO2, vì: hàm lượng CO2 trong tự nhiên chỉ vào khoảng 0,03% rất thấp so với độ bão hoà CO2( 0,06% - 0,4%)……

Hô hấp ở thực vật a. (1 ®iÓm) V× sao nãi: "H« hÊp s¸ng g¾n liÒn víi nhãm thùc vËt C3 ? b. (1 ®iÓm) BiÓu ®å d−íi ®©y biÓu diÔn qu¸ tr×nh h« hÊp cña 1 c©y trong ®iÒu kiÖn b×nh th−êng. H·y chän ®−êng cong thÝch hîp biÓu thÞ cho c¸c giai ®o¹n h« hÊp trong ®êi sèng cña c©y. Gi¶i thÝch t¹i sao? øng dông trong viÖc b¶o qu¶n c¸c s¶n phÈm n«ng nghiÖp nh− thÕ nµo?

Đáp án : a. (1điểm) Nói hô hấp sáng gắn liền với thực vật C3 bởi vì: + Nhóm này khi sống trong điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, phải tiết kiệm nước bằng cách giảm độ mở của khí khổng, làm O2 khó thoát ra ngoài, CO2 khó đi từ ngoài vào trong (0.5 điểm) + Nồng độ O2 cao, CO2 thấp trong khoảng gian bào kích thích hoạt động của enzym RUBISCO theo hướng oxy hóa (hoạt tính oxidaza), làm oxy hóa RiDP (C5) thành APG (C3) và axit glycolic (C2). Axit glycolic chính là nguyên liệu của quá trình hô hấp sáng. (0.5 điểm) b. (1điểm) - Đường cong C là đường cong thích hợp để biểu thị cho các giai đoạn hô hấp trong đời sống của cây (0.25 điểm) Vì giai đoạn hạt đang nẩy mầm và giai đoạn cây ra hoa trái là giai đoạn hô hấp mạnh trong đời sống của cây, do đó tại vị trí này đường cong biểu diễn tăng. (0.25 điểm) - Ứng dụng trong bảo quản hạt giống, hoa quả: Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 139 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Quá trình hô hấp mạnh của các sản phẩm nh hoa quả, củ hạt, lúc bảo quản lại gây tỏa nhiệt mạnh làm tiêu hao nhanh chất hữu cơ, nên làm giảm chất lượng sản phẩm. (0.25 điểm) Do đó, cần làm hạn chế hô hấp bằng cách hạ nhiệt độ, tăng lượng khí CO2 khí nitơ, làm giảm độ thông thoáng và độ ẩm... là điều kiện cần thiết.(0.25 điểm)

Tiêu hóa 1.(1

i m)Sự tiêu hoá hoá hực ự dự dày diựn ra nhự thự nào? Thực ựn sau khi

ựựực tiêu hoá ự dự dày ựựực chuyựn xuựng ruựt tựng ựựt vựi lựựng nhự có ý nghựa gì? - Chủ yủu là biủn ủủi Prôtêin thành các chuủi polipeptit ngủn dủủi tác dủng của enzim pepsin vủi sủ có mủt của HCl(0.25 i m)

- Ý nghĩa của thức ăn xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ: + Dủ dàng trung hoà lủủng axít trong thủc ủn tủ dủ dày xuủng ít mủt , tủo môi trủủng củn thiủt cho hoủt ủủng của các enzim trong ruủt (vì có NaHCO3 tủ tuủ và ruủt tiủt ra vủi nủng ủủ cao(0.25 i m) + ủủ các enzim tủ tuủ và ruủt tiủt ra ủủ thủi gian tiêu hoá lủủng thủc ủn ủó(0.25 i m) + ủủ thủi gian hủp thủ các chủt dinh dủủng(0.25 i m) 2.a. Sự khác biệt về mặt cấu tạo ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt : - Ở miệng có răng nanh(thân co, chân rộng) giúp gặm thức ăn, răng hàm và răng cạnh hàm phẳng có những đường gờ chạy từ trước đến sau giúp nghiền cỏ. (0,5đ) - Có nhiều vi sinh vật cộng sinh do đó mới có thể tiêu thụ đựợc loại thức ăn khó tiêu nhất là chất xơ. (0,25đ) - Ruột dài nên đoạn đường di chuyển của thức ăn trong ống tiêu hóa sẽ dài hơn, có đủ thời gian để biến đổi và hấp thu loại thức ăn khó tiêu. (0,5đ) - Ống tiêu hóa có thể có sự biến đổi đặc trưng cho từng loài phù hợp với chức năng tiêu hóa Xelulô.Ví dụ động vật nhai lại dạ dày có bốn túi, thỏ có manh tràng rất dài, đây là nơi chứa vi sinh vật sống cộng sinh. (0,5đ) b.(1 điểm)Dạ dày gà có bao nhiêu túi: Trình bày đặc điểm biến đổi thức ăn ở dạ dày gà? Trả lời - Dạ dày gà có 2 túi: dạ dày tuyến và dạ dày cơ - Biến đổi thức ăn: thức ăn từ thực quản (diều) chuyển xuống dạ dày tuyến rồi qua dạ dày cơ để biến đổi một phần: + Dạ dày tuyến có lớp niêm mạc chứa tuyến vị tiết dịch tiêu hóa (pepsin) thấm lên thức ăn hạt có kích thước lớn + Dạ dày cơ: cấu tạo từ lớp cơ dày. Khỏe và chắc giúp nghiền nát hạt đã thấm dịch tiêu hóa tạo một phần chất dinh dưỡng Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 140 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Hô hấp 1. (0.5 điểm) Tại sao nói: Trao đổi khí ở Chim hiệu quả hơn trao đổi khí ở Thú? 2. (1.5 điểm) Mô tả hoạt động trao đổi khí ở cá xương? Tại sao vớt cá lên cạn sau một thời gian sẽ bị chết? 1.Trao đổi khí ở chim: có sự tham gia của các túi khí giúp không khí qua phổi luôn là khí giàu oxi, không có khí cặn, trong phổi chiều của dòng máu song song và ngược với chiều dòng khí trong ống khí (0.5 điểm) Ở thú khi hô hấp còn chứa nhiều khí nghèo oxi trong phổi (0.25 điểm) 2.Trao đổi khí ở cá xương(0.75 điểm) + Cử động thở vào: thềm miệng hạ xuống làm giảm áp lực của nước trong khoang miệng, nắp mang phình ra, riềm mang khép lại => nước chảy vào(0.25 điểm) + Cử động thở ra: miệng ngậm lại, nền hầu nâng lên, , nắp mang mở ra => nước chảy ra qua khe mang(0.25 điểm) + TĐK diễn ra ở các phiến mang: số lượng phiến mang nhiều, chiều dòng nước ngược với chiều dòng máu chảy trong các mao mạch mang => tăng hiệu quả trao đổi khí.(0.25 điểm) Cá chết vì: + Các phiến mang dính lại => giảm diện tích bề mặt (0.25 điểm) + Bề mặt không ẩm ướt (0.25 điểm)

Tuần hoàn 1.(1 điểm) a.(1 điểm)Nêu sự tiến hoá và ý nghĩa tiến hoá của tim và của hệ tuần hoàn . 2. Nêu sự tiến hoá và ý nghĩa tiến hoá của tim và của hệ tuần hoàn. - Ở các động vật đơn bào và đa bào bậc thấp, thức ăn và ôxi được cơ thể tiếp nhận trực tiếp từ môi trường xung quanh.(0.25 điểm) - Ở các động vật đa bào bậc cao, các tế bào của cơ thể chỉ tiếp nhận các chất dinh dưỡng và ôxi từ môi trường ngoài một cách gián tiếp thông qua môi trường trong là chất dịch bao quanh tế bào, nên cơ thể đã hình thành tim là cơ quan chuyên trách giúp lưu chuyển dòng dịch này. - Ở các động vật có xương sống, cấu tạo tim thay đổi dần:(0.25 điểm) + Tim 2 ngăn với một vòng tuần hoàn (cá). + Tim 3 ngăn với hai vòng tuần hoàn (ếch).(0.25 điểm) + Tim 3 ngăn và một vách ngăn chưa hoàn chỉnh với 2 vòng tuần hoàn (bò sát). + Tim 4 ngăn hoàn chỉnh với 2 vòng tuần hoàn (chim và thú).(0.25 điểm) b.(1 điểm).Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép. Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì hệ tuần hoàn của chúng có 2 vòng tuần hoàn: Vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.(0.25 điểm) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 141 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ vào các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi chất và trao đổi khí. Sau đó, máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim.(0.25 điểm) Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở lại tim.(0.25 điểm) Do có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ nên hệ tuần hoàn của lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kép. Những động vật có phổi, tim có 3 – 4 ngăn là những động vật có hệ tuần hoàn kép(0.25 điểm) Câu 2: ( 1 điểm ) a.(0.5 điểm). Giải thích tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn đập được một thời gian ngắn nêu ta ngâm vào dung dịch dinh dưỡng thích hợp và có O2? b.(0.5 điểm). Vì sao nhịp tim của trẻ con thường cao hơn người lớn? a. Vì tim có tính tự động, do hệ thống nút và sợi đặc biệt phối hợp hoạt động: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp, xung thần kinh được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất, rồi truyền theo bó His tới mạng Puốckin phân bố trong thành cơ giữa 2 tâm thất làm các tâm thất, tâm nhĩ co b. Vì: + Tim yếu => tạo lực yếu + Hoạt động trao đổi chất mạnh, nhu cầu O2 cao + Thể tích tim nhỏ 3.a(0.5 điểm). Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.“Máu trong tĩnh mạch trên gan (tĩnh mạch rời gan) có màu đỏ thẫm và có rất ít chất dinh dưỡng”. b. (0.5 điểm). Một người bị bệnh huyết áp kẹt (huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương = 20 mmHg). Bác sĩ cho biết nguyên nhân huyết áp kẹt là do hẹp van tổ chim trong động mạch chủ. Tại sao hẹp van tổ chim gây ra huyết áp kẹt? Huyết áp kẹt gây nguy hiểm như thế nào đối với người bệnh? a. - Đúng ở chỗ: máu có màu đỏ thẩm vì giàu CO2, vì máu đỏ tươi xuất phát từ động mạch chủ sau khi trao đổi khí ở các cơ quan (dạ dày, ruột, lách,…)sẽ nhận CO2 thành máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch trên gan đổ vào tĩnh mạch chủ dưới trở về tim(0.25 điểm) - Sai ở chỗ: “Rất ít chất dinh dưỡng” vì: chúng vừa mới được hấp thu các chất dinh dưỡng từ ruột non nên giàu chất dinh dưỡng(0.25 điểm) b. - Khi van tổ chim hẹp, lượng máu được tống ra khỏi tâm thất trái trong giai đoạn tâm thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu dẫn đến huyết áp kẹt (0.25 điểm) - Huyết áp kẹt làm giảm áp lực bơm máu, tuần hoàn máu giảm, dễ gây phì đại tâm thất trái dẫn đến suy tim (0.25 điểm)

Cân bằng nội môi 1.(1 điểm)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 142 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


“Đời cha ăn mặn, đời con khát nước, đời cháu đi tiểu” Trong sinh lý của cơ thể động vật, em hiểu như thế nào về mối quan hệ trên Nội dung phát biểu thuộc cơ chế duy trì cân bằng nội môi(0.25 điểm). Qua vai trò của thận điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu (điều hoà nước và muối khoáng- NaCl) (0.25 điểm) Giải thích: + Khi lượng muối NaCl được đưa vào cơ thể quá nhiều (ăn mặn) làm áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao sẽ kích thích trung ương thần kinh( vùng dưới đồi thị và sau tuyến yên) gây cảm giác khát và tăng tiết hoocmon chống đa niệu gây co động mạch thận. Kết quả cần cung cấp thêm nước cho cơ thể (uống nước ) và giảm tiểu. (0.25 điểm) + Sau khi cơ thể uống nước để giải khát , áp suất thẩm thấu trong máu giảm dần, thận tăng thải nước có nhiều ion Na+, qua đó duy trì áp suất thẩm thấu. (0.25 điểm) KÌ THI OLYMPIC ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN SINH HỌC 11 (Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1(4,0 điểm). a. So sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Nêu mối quan hệ giữa hai dòng này trong cơ thể thực vật. b. Điều kiện để một sinh vật có khả năng sử dụng trực tiếp nitơ tự do trong không khí? c. Tại sao thực vật bậc cao không thể sử dụng trực tiếp được nitơ tự do trong không khí? Chúng sử dụng trực tiếp nitơ ở dạng nào? Câu 2(4,0 điểm). a. Nêu sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của lục lạp tế bào mô dậu và lục lạp tế bào bao bó mạch của thực vật C4. b. Hiệu quả quang hợp của thực vật C4 lớn gấp 2 lần thực vật C3 nhưng hiệu quả năng lượng của thực vật C3 lại cao hơn thực vật C4. Hãy chứng minh nhận định trên. c. Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục. Thí nghiệm 2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2. Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên. d. Để minh họa mối liên quan giữa các chất tham gia phản ứng và sản phẩm hình thành sau phản ứng một người đã viết phương trình tổng quát về quang hợp ở cây xanh như sau: 6 CO2 + 12 H2O

C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O

Cách viết này đã chính xác chưa? Nếu chưa, hãy chỉ ra và giải thích. Câu 3(2,0 điểm). a. So sánh sự khác nhau giữa hô hấp tế bào và hô hấp sáng. b. Hãy bố trí thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở thực vật có thải nhiệt. Câu 4(3,0 điểm). a. Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào? Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa? b. Ở người, quá trình tiêu hóa ở bộ phận nào trong ống tiêu hóa là quan trọng nhất? Vì sao? Câu 5(2,0 điểm). a. Đặc điểm của quá trình trao đổi khí qua da ở giun đất. Nêu cấu tạo của da giun đất phù hợp với chức năng hô hấp. b. Nêu các đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí ở cá xương. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 143 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 6 (4,0 điểm). a. Nêu cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. b. Hoạt động của cơ tim có gì khác hoạt động của cơ vân? c. Xét các nhóm động vật sau: Chim, lưỡng cư, sâu bọ, cá, bò sát. Trong các nhóm loài trên, chức năng của hệ tuần hoàn ở các nhóm loài nào có sự khác biệt so với các nhóm loài còn lại? Sự khác biệt đó là gì? d. Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích. d1. Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu O2. d2. Nhờ sự đàn hồi của thành động mạch mà huyết áp được duy trì tương đối ổn định trong suốt quá trình lưu thông trong cơ thể. d3. Người lớn có chu kỳ tim ngắn hơn trẻ em d4. Tim của bò sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể trong cơ thể là máu không pha. d5. Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất khí và chất dinh dưỡng. Câu 7 (1,0 điểm). Tại sao khi lao động quá mức thì pH của máu sẽ giảm? Trong trường hợp này, sự điều chỉnh pH của máu được thực hiện như thế nào? ……………………………Hết………………………

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 144 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


KÌ THI OLYMPIC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN SINH HỌC 11

Câu

Nội dung Điểm a. - Giống nhau + Đều là những dòng vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật. 0.25 + Thành phần chủ yếu là nước và một số chất tan. 0.25 - Khác nhau Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây - Vận chuyển các chất từ đất - Vận chuyển các chất từ tế 0.25 đến mạch gỗ của rễ, vào mạch bào quang hợp trong phiến lá gỗ của thân rồi lan tỏa đến lá và đến cuống lá rồi đến các cơ quan cần sử dụng sản phẩm các phần khác. quang hợp (rễ, hạt, củ, quả...). - Cấu tạo từ các tế bào đã chết, - Cấu tạo từ các tế bào còn 0.25 hóa gỗ có các lỗ bên áp sát tạo sống, nối tiếp nhau bằng bản rây và có các tế bào kèm nuôi thành dòng liên tục. dưỡng. - Vận chuyển các chất ngược - Đa số vận chuyển xuôi 0.25 chiều trọng lực. chiều trọng lực. - Thành phần gồm nước, chất Gồm nước, đường 0.25 axit amin, khoáng hòa tan, một ít chất hữu Saccarozơ, cơ gồm Hoocmôn vitamin. Có Hoocmôn TV, vitamin. Có nhiều ion K+ nên có pH cao. độ pH trung bình. 1 (4,0 điểm) - Vận chuyển gồm 3 lực: lực - Lực vận chuyển là lực thẩm 0.25 đẩy của áp suất rễ, lực hút do thấu do có chênh lệch về áp thoat hơi nước, lực liên kết suất thẩm thấu giữa cơ quan giữa các phân tử nước với nhau nguồn và cơ quan chứa. và với thành mạch. Mối quan hệ - Dòng mạch gỗ vận chuyển muối và chất khoáng cho quá trình 0.25 quang hợp ở lá để cho sản phẩm tạo dịch mạch rây. - Dòng mạch rây cung cấp chất dinh dưỡng để các tế bào rễ hô 0.25 hấp hút khoáng, tạo cơ chế đóng mở khí khổng, sinh ra các lực vận chuyển dòng mạch gỗ. 0.25 - Hai dòng này có thể trao đổi nước cho nhau qua các lỗ bên của tế bào mạch gỗ. b. - Điều kiện để một sinh vật có khả năng sử dụng trực tiếp nitơ tự do trong không khí. + Có lực khử mạnh với thế năng khử cao 0.25 + Có đủ năng lượng (ATP), có sự tham gia của các nguyên tố vi 0.25 lượng (Mg, Mo Co..) + Có sự tham gia của enzim nitrogennaza. 0.25 + Phải tiến hành trong điều kiện yếm khí. 0.25 c. Thực vật bậc cao: Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 145 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


- Thực vật bậc cao không sử dụng trực tiếp được nitơ tự do là do 0.25 chúng không có enzim nitrogennaza. - Thực vật bậc cao sử dụng trực tiếp 2 dạng cơ bản: 0.25 * Dạng vô cơ: NH+4 và NO-3 . * Dạng hữu cơ: Một số loại amit đơn giản và phức tạp (cây ăn thịt) a. Sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của lục lạp tế bào mô dậu và lục lạp tế bào bao bó mạch của thực vật C4 Lục lạp tế bào mô dậu Điểm Phân biệt Cấu tạo - Có hạt Grana phát triển mạnh - Enzim cố định là PEP cacboxilaza Chức Thực hiện pha sáng năng trong quang hợp

Lục lạp tế bào bao bó mạch - Hạt Grana ít phát triển, hoặc tiêu biến - Enzim cố định là Ri 1,5 điP cacboxilaza Không thực hiện pha sáng, mà chỉ thực hiện pha tối

b. - Thực vật C3 Để tổng hợp 1 phân tử glucozo, chu trình phải sữ dụng 12NADPH, 18 ATP tương đương 764 Kcal. (Vì 12 NADPH x 52,7 Kcal + 18 ATP x 7,3 Kcal = 764 Kcal) 1 phân tử glucozo có dự trữ năng lượng là 674 Kcal Vậy hiệu quả năng lượng : (674/764)x 100% = 88% - Thực vật C4 Để tổng hợp 1 phân tử glucozo, chu trình phải sữ dụng 2 12NADPH, 24 ATP tương đương 808 Kcal. (4,0 điểm) (Vì 12 NADPH x 52,7 Kcal + 24 ATP x 7,3 Kcal = 808 Kcal) 1 phân tử glucozo có dự trữ năng lượng là 674 Kcal Vậy hiệu quả năng lượng : (674/808)x 100% = 83% Kết luận: Hiệu quả quang hợp của thực vật C4 lớn gấp 2 lần thực vật C3 nhưng hiệu quả năng lượng của thực vật C3 lại cao hơn thực vật C4 c. Nguyên tắc các thí nghiệm: TN1: Dựa vào điểm bù CO2 của thực vật C3 cao hơn thực vật C4. TN2: Dựa vào quá trình hô hấp sáng. Trong điều kiện chiếu sáng mạnh, nồng độ O2 cao, thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng làm cường độ quang hợp giảm còn thực vật C4 không ảnh hưởng. 4. - Cách viết này chưa chính xác. - Chỗ chưa chính xác: + Oxy được tạo ra (phóng thích do quang hợp) trong pha sáng không phải lấy từ CO2 mà là do sự quang phân ly nước : 2H2O 4H+ + 4e- + O2. + CO2 (lấy vào) chỉ được sử dụng trong pha tối (bị khử) và oxi của CO2 sẽ tham gia tạo thành glucozơ và nước (sản phẩm của quang hợp). +Nước sinh ra trong quang hợp là ở pha tối (không phải do nước lấy vào) vì nước lấy vào trong quang hợp đã bị quang phân ly hết ở pha sáng. a. Nêu sự khác nhau giữa hô hấp tế bào và hô hấp sáng 3 Điểm phân biệt Hô hấp tế bào Hô hấp sáng (2,0 điểm)

0.25 0.25 0.5

0,5

0,5

0,5 0,5

0.25 0.25 0.25 0.25

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 146 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Điều kiện xảy ra

Không cần ánh sáng, Khi có Oxi và tùy thuộc và nhu cầu năng lượng của tế bào

Bào quan thực hiện

Ti thể

Nguyên liệu Hiệu quả năng lượng

Glucozơ 38 ATP

Xảy ra ở thực vật C3 trong điều kiện ánh sáng mạnh, nồng độ O2 cao, CO2 thấp. Lục lạp, peroxixom, ti thể RiDP Không

b. Bố trí thí nghiệm: - Chuẩn bị: Hạt nảy mầm, bình thủy tinh, hộp xốp, nhiệt kế. - Cho hạt vào bình thủy tinh, nút kín bình và cắm nhiệt kế vào trực tiếp trong khối hạt. Đặt bình thủy tinh có chứa hạt ẩm cùng với nhiệt kế vào hộp xốp cách nhiệt. - Theo dõi nhiệt độ lúc bắt đầu cắm nhiệt kế và sau 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ. Ghi kết quả nhiệt độ. - Giải thích: Quá trình hô hấp có tỏa nhiệt theo sơ đồ phản ứng sau: C6H12O6 +6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt) a. Sự khác nhaugiữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào: - Tiêu hóa nội bào: là tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim. - Tiêu hóa ngoại bào: là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào, thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa. * Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa: - Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải. Còn thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn bởi chất thải. 4 - Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong (3,0 điểm) túi tiêu hóa dịch tiêu hóa bị hòa lẫn với nước. - Thức ăn đi theo 1 chiều ống tiêu hóa hình thành các bộ phận tiêu hóa thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn trong khi đó ở túi tiêu hóa không có sự chuyên hóa như trong ống tiêu hóa. b. Ở người, quá trình tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất. - Vì: + Ở miệng và dạ dày thức ăn chỉ mới biến đổi chủ yếu về mặt cơ học nhờ răng và cơ thành dạ dày. + Ở ruột non, nhờ có đầy đủ các loại enzim để tiêu hóa hóa học, biến đổi thức ăn thành những chất đơn giản cuối cùng, hấp thu được vào máu. a. * Đặc điểm của quá trình trao đổi khí qua da ở giun đất: 5 - Khí O2 khuyếch tán qua da vào máu đến tế bào. Khí CO2 (2,0 điểm) khuyếch tán từ bên trong cơ thể qua da ra ngoài do có sự chênh lệnh về phân áp O2 và CO2. - Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 và sinh

0.25

0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25

0.5 0.5

0.25 0.25 0.25

0.25 0.5 0,5

0.25 0.25

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 147 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


ra CO2 làm chênh lệnh phân áp O2 và CO2. * Đặc điểm cấu tạo của da giun đất phù hợp với chức năng hô hấp: - Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể khá lớn là nhờ cơ thể có kích thước nhỏ. - Da của giun đất luôn ẩm ướt nên chất khí dễ dàng khuyếch tán qua. - Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp. - Khí O2 và CO2 khuyếch tán rất nhanh trong không khí giun đất trao đổi khí qua bề mặt cơ thể không cần thông khí. b. Các đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí ở cá xương: - Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều từ miệng qua mang ra ngoài. - Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang. a. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. - Cấu tạo: Hệ tuần hoàn có 3 phần + Dịch tuần hoàn: Máu hoặc hổn hợp máu ( dịch mô) + Tim + Hệ thống mạch máu (ĐM, TM, MM) - Chức năng: Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác đáp ứng cho các họat động sống của cơ thể. Hoạt động của cơ tim Hoạt động của cơ vân - Cơ tim hoạt động theo quy - Cơ vân co mạnh hay yếu luật "Tất cả hoặc không có phụ thuộc vào cường độ kích gì". thích. - Tim hoạt động tự động - Cơ vân hoạt động theo ý (không theo ý muốn). muốn. - Tim hoạt động theo chu kì. - Cơ vân chỉ hoạt động khi có kích thích. c. - Nhóm loài có hệ tuần hoàn khác biệt nhất là sâu bọ. 6 - Điểm khác biệt: sâu bọ có hệ tuần hoàn hở, các loài còn lại có hệ (4,0 điểm) tuần hoàn kín. - Sâu bọ có sắc tố trong máu là huyết thanh tố, các loài khác là huyết hồng tố - Hệ tuần hoàn sâu bọ không thực hiện nhiệm vụ trao vận chuyển khí, các loài khác thì có vận chuyển khí d. d1. Sai. Máu trong động mạch phổi là máu đỏ thẫm, giàu CO2. d2. Sai. Càng xa tim, hệ mạch càng phân nhánh, tiết diện càng lớn, ở mao mạch tiết diện rất lớn nên huyết áp giảm. d3. Sai. Trẻ em có chu kỳ tim ngắn hơn. Trẻ em có tỉ lệ S/V lớn tiêu hao năng lượng để duy trì thân nhiệt cao để đáp ứng nhu cầu cơ thể tim phải đập nhanh hơn do đó chu kỳ tim ngắn hơn người lớn. d4. Sai. Tim bò sát thực chất là 3 ngăn có vách hụt nên có sự pha trộn máu ở tâm thất. d5. Sai. Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn chỉ thực hiện chức năng vận chuyển dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết mà không tham gia vận chuyển các chất khí do các tế bào trao đổi khí trực tiếp với

0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25

0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25

0.25 0.25

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 148 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


không khí bên ngoài qua hệ thống ống khí phân nhánh đến tận các tế bào. - Lao động quá mức làm hô hấp tế bào tăng lên để đáp ứng nhu 0.5 cầu năng lượng cho cơ thể → lượng CO2 nhiều hơn bình thường sẽ hòa tan trong huyết tương tạo thành H2CO3, → phân li thành 7 H+ và HCO3- → nồng độ H+ trong máu tăng → làm pH máu giảm (1,0 điểm) thấp. - Trong trường hợp này, hệ đệm bicacbonat, trong đó có HCO3- sẽ 0.5 làm giảm tính axit của máu bằng phản ứng: HCO3- + H+ → CO2 + H2O

KỲ THI OLYMPIC

Môn thi: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

ĐỀ THI THỬ (Đề thi có 02 trang)

Câu 1. (3,0 điểm) a. So sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. b. Nêu mối quan hệ giữa hai dòng này trong cơ thể thực vật. Câu 2. (3,0 điểm) 1. Tại sao ta không nên tưới nước cho cây vào giữa trưa hè nắng gắt?

2. Cho một tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào một dung dịch. Hãy cho biết: a. Khi nào sức căng trương nước T xuất hiện và tăng? b. Khi nào T cực đại và khi T cực đại thì bằng bao nhiêu? c. Khi nào T giảm và khi nào T giảm đến 0? d. Một cây được tưới nước và bón phân bình thường. Hãy nêu những trường hợp T có thể tăng? Câu 3. (3,0 điểm) Dưới đây là sơ đồ cố định CO2 ở một loài thực vật: CO24 3

1

Chu trình Canvin

2

CO2

( I )( II ) Hãy cho biết: a. Tên chu trình? Chu trình đó có thể xảy ra trong điều kiện ngoại cảnh như thế nào? b. Các chất tương ứng với các số 1, 2, 3, 4 là gì và chứa bao nhiêu nguyên tử C? c. Vị trí và thời gian xảy ra quá trình I và II ? Nếu đưa chúng về trồng nơi khí hậu ôn hòa, nhiệt độ, ánh sáng vừa phải thì chúng có tổng hợp chất hữu cơ theo con đường như trên không? Vì sao? Câu 4. (2,0 điểm) a. Tại sao nói động vật nhai lại tận dụng triệt để nguồn nitơ có trong thức ăn hơn các động vật khác? b. Tại sao ở trâu bò nồng đồ glucozơ trong máu thấp hơn các động vật khác? Câu 5. (3,0 điểm) a. Để tối ưu hoá hiệu quả trao đổi khí thì bề mặt hô hấp phải có những đặc điểm gì? Giải thích đặc điểm cấu tạo cơ quan hô hấp của chim thích nghi với đời sống bay lượn. b. Trong số các động vật ở nước, cá xương là động vật trao đổi khí hiệu quả nhất? Vì sao?

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 149 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 6. (3,0 điểm) a. Chức năng của hệ tuần hoàn ở sâu bọ khác với của thú ở điểm nào? b. Sự thay đổi vận tốc máu ở các đoạn mạch trong hệ tuần hoàn kín có ý nghĩa như thế nào? c. Chiều hướng tiến hóa về cấu tạo của tim. Vì sao trong tim máu chỉ chảy theo một chiều? Câu 7. (3,0 điểm) a. Nêu và giải thích sự khác nhau giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trong một cung phản xạ và trên một sợi trục? b. Tại sao khi đi xe ôtô, để hạn chế say xe người ta lại uống thuốc chống nôn?

---------------------------- HẾT -----------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm có 06 trang)

KỲ THI OLYMPIC Môn thi: SINH HỌC 11

Câu 1. (3,0 điểm) a. So sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. b. Nêu mối quan hệ giữa hai dòng này trong cơ thể thực vật.

Hướng dẫn chấm Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 150 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Ýđiểm 1 (0,5) 2 (1,5)

Nội dung * Giống nhau : - Đều là những dòng vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật. - Thành phần chủ yếu là nước và một số chất tan. * Khác nhau: Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây - Vận chuyển các chất từ đất đến mạch gỗ của rễ, - Vận chuyển các chất từ tế bào quang hợ vào mạch gỗ của thân rồi lan tỏa đến lá và các phần phiến lá đến cuống lá rồi đến các cơ quan dụng sản phẩm quang hợp (rễ, hạt, củ, quả khác. - Cấu tạo từ các tế bào còn sống, nối tiếp nhau - Cấu tạo từ các tế bào đã chết, hóa gỗ có các lỗ bên bằng bản rây và có các tế bào kèm nuôi dư - Đa số vận chuyển xuôi chiều trọng lực. áp sát tạo thành dòng liên tục. - Vận chuyển các chất ngược chiều trọng lực. - Thành phần gồm nước, chất khoáng hòa tan, một ít chất hữu cơ gồm Hoocmôn vitamin. Có độ pH trung bình. - Vận chuyển gồm 3 lực: lực đẩy của áp suất rễ, lực hút do thoat hơi nước, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch.

3 (1,0)

- Gồm nước, đường Saccarozơ, axit amin, Hoocmôn TV, vitamin. Có nhiều ion K+ n pH cao. - Lực vận chuyển là lực thẩm thấu do có ch lệch về áp suất thẩm thấu giữa cơ quan ngu cơ quan chứa

b. Mối quan hệ: - Dòng mạch gỗ vận chuyển muối và chất khoáng cho quá trình quang hợp ở lá để cho sản phẩm tạo dịch mạch rây. - Dòng mạch rây cung cấp chất dinh dưỡng để các tế bào rễ hô hấp hút khoáng, tạo cơ chế đóng mở khí khổng, sinh ra các lực vận chuyển dòng mạch gỗ. - Hai dòng này có thể trao đổi nước cho nhau qua các lỗ bên của tế bào mạch gỗ.

Câu 2. (3,0 điểm) 1. Tại sao ta không nên tưới nước cho cây vào giữa trưa hè nắng gắt?

2. Cho một tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào một dung dịch. Hãy cho biết: a. Khi nào sức căng trương nước T xuất hiện và tăng? b. Khi nào T cực đại và khi T cực đại thì bằng bao nhiêu ? c. Khi nào T giảm và khi nào T giảm đến 0? d. Một cây được tưới nước và bón phân bình thường. Hãy nêu những trường hợp T có thể tăng? Hướng dẫn chấm

Ýđiểm

Nội dung

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 151 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


1 (1,0)

1. Ta không nên tưới nước cho cây vào giữa trưa hè nắng gắt vì: - Các giọt nước đọng trên bề mặt lá có vai trò như những thấu kính hội tụ, hấp thu năng lượng ánh sáng Mặt trời đốt cháy lá cây. - Váo buổi trưa, cây mất nước mạnh và ở trạng thái co nguyên sinh hoàn toàn, sức hút nước lúc đó đạt cực đại là S = P + T. Việc hút nước đột ngột dễ gây tổn thương chất nguyên sinh làm chất tế bào.

2 (2,0)

2. Cho một tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào một dung dịch a. Khi tế bào nhận nước thì T xuất hiện và nếu tế bào tiếp tục nhận nước thì T tăng. b. T cực đại khi tế bào bão hoà nước và lúc đó T = P. c. Khi tế bào mất nước thì T giảm và khi tế bào bắt đầu co nguyên sinh thì T = 0. d. T chỉ có thể tăng trong trường hợp tế bào nhận nước mà không thoát được nước. Như vậy T sẽ tăng trong các trường hợp sau: Đưa cây vào trong tối, bão hoà hơi nước trong không gian trồng cây, tăng hàm lượng AAB làm khí khổng đóng.

Câu 3. (3,0 điểm) Dưới đây là sơ đồ cố định CO2 ở một loài thực vật: CO24 3

1

Chu trình Canvin

2

CO2

( I )( II ) Hãy cho biết: a. Tên chu trình? Chu trình đó có thể xảy ra trong điều kiện ngoại cảnh như thế nào? b. Các chất tương ứng với các số 1, 2, 3, 4 là gì và chứa bao nhiêu nguyên tử C? c. Vị trí và thời gian xảy ra quá trình I và II ? Nếu đưa chúng về trồng nơi khí hậu ôn hòa, nhiệt độ, ánh sáng vừa phải thì chúng có tổng hợp chất hữu cơ theo con đường như trên không? Vì sao?

Hướng dẫn chấm Ýđiểm 1 (1,0)

Nội dung a. Chu trình cố định CO2 ở thực vật CAM, điều kiện khí hậu khô hạn kéo dài, ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 thấp.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 152 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


2 (1,0)

b. Các chất: 1. Axit oxalo axetic (AOA) chứa 4C. 2. Axit malic (AM) chứa 4C. 3. Tinh bột (CH2O)n chứa nhiều C. 4. Photpho enol pyruvic (PEP) chứa 3C.

3 (1,0)

c. - Quá trình I xảy ra vào ban đêm tại lục lạp của TB mô giậu. - Quá trình II xảy ra vào ban ngày tại lục lạp của TB mô giậu. - Nếu đưa về trồng trong điều kiện khí hậu ôn hòa thì cũng vẫn tiến hành cố định CO2 theo con đường như trên vì đây là đặc điểm thích nghi đặc trưng cho từng loài đã hình thành qua quá trình chọn lọc tự nhiên.

Câu 4. (2,0 điểm) a. Tại sao nói động vật nhai lại tận dụng triệt để nguồn nitơ có trong thức ăn hơn các động vật khác? b. Tại sao ở trâu bò nồng đồ glucozơ trong máu thấp hơn các động vật khác? Hướng dẫn chấm ÝNội dung điểm 1 (1,0) a. Động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn, trong đó dạ cỏ có hệ vi sinh vật cộng sinh, chúng sử dụng protein từ cỏ để tạo sinh khối hoặc khử amin để giải phóng ra amoniac, amoniac vào máu, qua gan trở lại ống tiêu hoá dưới dạng urê trong nước bọt, urê lại được hệ vi sinh vật khác tạo ra protein mới, cuối cùng phần lớn sinh khối vi sinh vật được tiêu hoá ở dạ múi khế nhờ pepsin, HCl và hấp thu vào máu, như vậy sẽ không có hợp chất chứa nitơ nào bị lãng phí cả 2 (1,0)

b. Sản phẩm phân giải xellulo của vi sinh vật chủ yếu là là axit hữu cơ sản phẩm phân giải sinh khối vi sinh vật là các axitamin, các chất này hấp thu vào máu trâu bò tạo thành các hợp chất hữu cơ khác hoặc dùng làm nguyên liệu dị hoá nên trong máu trâu bò không duy trì nồng độ glucozơ cao như ở các động vật khác.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 153 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 5. (3,0 điểm) a. Để tối ưu hoá hiệu quả trao đổi khí thì bề mặt hô hấp phải có những đặc điểm gì? Giải thích đặc điểm cấu tạo cơ quan hô hấp của chim thích nghi với đời sống bay lượn. b. Trong số các động vật ở nước, cá xương là động vật trao đổi khí hiệu quả nhất? Vì sao? Hướng dẫn chấm Ýđiểm 1 (1,0)

2 (1,0)

3 (1,0)

Nội dung a. Đặc điểm của bề mặt hô hấp. - Bề mặt trao đổi khí rộng → trao đổi khí được nhiều. - Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt → giúp O2 và CO2 dễ dàng khuyếch tán qua. - Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch → một lượng máu lớn đi qua cơ quan hô hấp → tăng hiệu quả trao đổi và vận chuyển khí. - Máu chứa sắc tố hô hấp → tăng khả năng vận chuyển và trao đổi khí. - Có sự lưu thông khí → tạo sự chênh lệch nồng độ khí O2, CO2. Đặc điểm cơ quan hô hấp chim. - Dòng máu chảy trong các mao mạch trên thành ống khí ngược chiều với dòng khí đi qua các ống khí. - Phổi của chim cấu tạo bởi hệ thống ống khí, phổi thông với hệ thống túi khí. Các túi khí có thể co giãn giúp việc thông khí qua phổi theo một chiều và luôn giàu O2 cả khi hít vào và thở ra. b. Trong số các động vật sống ở nước, cá xương là động vật trao đổi khí hiệu quả nhất vì: - Mang cá đáp ứng được các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. - Mang cấu tạo từ nhiều cung mang, mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang → diện tích trao đổi khí lớn. - Hệ mao mạch ở mang dày đặc, máu có Hb → trao đổi và vận chuyển khí hiệu quả. - Dòng nước đi từ miệng qua mang đem theo O2 hòa tan đến mang và CO2 từ mang thải ra ngoài. + Dòng nước chảy một chiều gần như liên tục qua mang (nhờ hoạt động nhịp nhàng của cửa miệng, thềm miệng, nắp mang, diềm nắp mang). + Có hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều giữa nước ngoài mang và máu trong mang tăng hiệu quả trao đổi khí.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 154 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Câu 6. (3,0 điểm) a. Chức năng của hệ tuần hoàn ở sâu bọ khác với của thú ở điểm nào? b. Sự thay đổi vận tốc máu ở các đoạn mạch trong hệ tuần hoàn kín có ý nghĩa như thế nào? c. Chiều hướng tiến hóa về cấu tạo của tim. Vì sao trong tim máu chỉ chảy theo một chiều? Hướng dẫn chấm Ýđiểm 1 (1,0)

2 (1,0)

3 (1,0)

Nội dung a. Khác nhau: - Chức năng của hệ tuần hoàn ở sâu bọ chỉ vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết. - Chức năng của hệ tuần hoàn ở thú vận chuyển chất dinh dưỡng, sản phẩm bài tiết, chất khí trong hô hấp.

b. Ý nghĩa của sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch: - Trong động mạch máu chảy với tốc độ rất nhanh để kịp đưa máu đến các cơ quan đồng thời chuyển nhanh các sản phẩm của hoạt động tế bào đến những nơi cần hoặc đến cơ quan bài tiết. - Mao mạch có tốc độ chậm nhất để tạo điều kiện cho máu thực hiện sự trao đổi chất với tế bào. - Tĩnh mạch máu chảy nhanh hơn mao mạch là để nhanh chóng đưa máu về tim. c. Chiều hướng tiến hóa về cấu tạo tim: - Ngày càng có cấu trúc phức tạp, phân hóa thành các ngăn tim độc lập nhau: tim một ngăntim hai ngăn- tim ba ngăn- tim ba ngăn có vách ngăn hụt- tim bốn ngăn. - Hình thành các van tim giữa các buồng tim. Đặc điểm tiến hóa về cấu tạo trên đảm bảo cho máu đi nuôi cơ thể từ dạng máu pha đến dạng máu không pha. - Thành tim có độ dày mỏng khác nhau phù hợp với chức năng đẩy máu đi với đoạn đường có độ dài khác nhau: tâm nhĩ mỏng hơn tâm thất, tâm thất trái dày hơn tâm thất phải. * Trong tim máu chảy theo một chiều là nhờ: - Sự co bóp có tính chu kỳ theo trật tự giữa tâm nhĩ và tâm thất. - Sự đóng mở của các van nhĩ thất: luôn mở về phía tâm thất.

Câu 7. (3,0 điểm) a. Nêu và giải thích sự khác nhau giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trong một cung phản xạ và trên một sợi trục? b. Tại sao khi đi xe ôtô, để hạn chế say xe người ta lại uống thuốc chống nôn? Hướng dẫn chấm

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 155 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


Ýđiểm 1 (2,0)

Nội dung

a. - Trong 1 sợi trục thần kinh, nếu kích thích ở 1 điểm bất kì thì xung thần kinh sẽ lan truyền theo cả 2 chiều. Vì cả 2 bên của điểm bị kích thích, màng vẫn ở trạng thái nghỉ nên dòng điện động xuất hiện sẽ kích thích cả 2 bên màng làm thay đổi tính thấm và nơi này sẽ xuất hiện điện hoạt động. Cứ như vậy, xung thần kinh được lan truyền theo cả 2 chiều. - Trong 1 cung phản xạ thì xung thần kinh truyền theo 1 chiều từ cơ quan thụ cảm theo nơron hướng tâm về trung ương, qua nơron trung gian chuyển sang nơron li tâm đến cơ quan đáp ứng. Vì khi qua xinap, xung thần kinh chỉ truyền theo 1 chiều nhất định nhờ chất môi giới trung gian được giải phóng từ cúc xinap của nơron trước, sẽ được các thụ thể ở màng sau xinap tiếp nhận và xung thần kinh tiếp tục được truyền đi.

2 (1,0)

b. - Nôn là do đi xe bị lắc nhiều → kích thích cơ quan tiền đình trong ốc tai → hình thành xung thần kinh đến cơ dạ dày → dạ dày co bóp mạnh gây nôn. - Thuốc chống nôn có cấu trúc như chất trung gian hóa học, theo đường máu tới khe xinap → kết hợp với các thụ thể trên màng sau xinap làm phong bế màng sau xinap → ức chế sự truyền xung thần kinh tới dạ dày → không gây nôn nữa.

----------------------------------------Hết ------------------------------------------

(Đề này có 02 trang)

THI OLIMPIC Môn: Sinh 11 Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: ( 6điểm) a. Nhiều loài thực vật trên cạn không có lông hút thì rễ cây hấp thụ nước và iôn khoáng bằng cách nào? Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? b. Giải thích hiện tượng ứ giọt ở cây? Hiện tượng này chứng minh điều gì? c. Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và khoáng ở cây liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ? d. Nêu ứng dụng về mối quan hệ giữa hô hấp và dinh dưỡng khoáng trong trồng trọt giúp rễ cây hô hấp tốt hơn? Câu 2: ( 3điểm) Trong sự trao đổi nước ở cây xanh, sự thoát hơi nước chủ yếu xảy ra ở khí khổng. Nêu cơ chế đóng mở khí khổng vào banngày và ý nghĩa của sự đóng mở khí khổng trong hoạt động sống của cây? Câu 3:( 3điểm) a. Đặc điểm thích nghi của thực vật sống ở vùng khô hạn? b. Nêu những biện pháp nâng cao tính chịu khô hạn của cây xanh? Câu 4:( 4 điểm) Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 156 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com


a. Cấu tạo của mang thích nghi với sự trao đổi khí như thế nào? b. Tại sao mang cá chỉ thích hợp hô hấp trong nước mà không thích hợp cho hô hấp trên cạn? c. Hãy nêu các cơ chế điều hòa giúp cá xương duy trì được áp suất thẩm thẩm thấu cơ thể khi sống trong các điều kiện bất lợi về thẩm thấu( môi trường nước ngọt và nước biển) Câu 5: ( 4 điểm) a. Vì sao cơ thể động vật đa bào lớn phải có hệ tuần hoàn? b. Vì sao hệ tuần hoàn của chân khớp tuy xuất hiện sau giun đốt trong quá trình tiến hóa nhưng hệ tuần hoàn của giun đốt là hệ tuần hoàn kín còn của chân khớp là hệ tuần hoàn hở? Vì sao ở côn trùng hệ tuần hoàn hở không có vai trò vận chuyển khí? c. Để nâng cao thành tích thi đấu thể dục thể thao, một số vận động viên trước khi thi đấu chọn vùng núi cao làm địa điểm tập luyện. Cho biết điều này có lợi ích gì với vận động viên? ...........................Hết ........................

THI OLIMPIC Môn: Sinh – Lớp: 11

HƯỜNG DẪN CHẤM Câu

Nội dung

Điểm

1 (6 điểm) a.Nhiều loài thực vật trên cạn không có lông hút thì rễ cây hấp

thụ nước và iôn khoáng bằng cách nào? Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? (1,5đ) Trả lời: - Nhiều loài thực vật trên cạn không có lông hút thì rễ cây hấp thụ nước và iôn khoáng bằng hệ nấm rễ( 0,5đ) - Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì + Lông hút chết vì thếu oxy để hô hấp + Lông hút chết thì cây không hút được nước, cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và cây bị chết. ( HS làm được một trong 2 ý trên cho 1đ ) b. Giải thích hiện tượng ứ giọt ở cây? Hiện tượng này chứng minh điều gì? Trả lời: - Giải thích hiện tượng ứ giọt ở cây là do: + Ban đêm cây hút nhiều nước, nước được chuyển theo mạch gỗ lên lá và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ướt, độ ẩm tương đối của không khí cao, bão hòa hơi nước, không thể hình thành hơi nước thoát vào không khí như ban ngày, do đó nước ứ qua mạch gỗ ở tận đầu cuối của lá nơi có khí khổng. Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 157 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

1,5

1,5

1


2 (3đ)

+ Hơn nữa do lực liên kết giữa các phân tử nước nên hình thành nên những giọt nước treo đầu tận cùng của lá. (HS chỉ cần làm được ý 1 cho 1đ) - Hiện tượng này chứng minh điều gì? Chứng minh được 1 trong 3 động lực của dòng mạch gỗ là lực đẩy của rễ ( áp suất rễ) c.Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và khoáng ở cây liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ? - ATP( sản phẩm của hô hấp) tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động chất khoáng, CO2( sản phẩm của hô hấp) tham gia vào quá trình hút bám trao đổi... - Các sản phẩm trung gian của hô hấp và sự hấp thụ các chất khoáng làm tăng ASTT của tế bào làm tăng khả năng hút nước của tế bào... d. Ứng dụng về hô hấp và dinh dưỡng khoáng trong trồng trọt giúp rễ hô hấp tốt hơn: - Xới đất, làm cỏ sục bùn.... - Trồng cây trong thuỷ canh, khí canh tạo điều kiện cho rễ phát triển hô hấp mạnh nhất.... ( HS làm được 1 trong 2 ý trên cho 0,5) b. Ứng dụng về hô hấp và dinh dưỡng khoáng trong trồng trọt giúp rễ hô hấp tốt hơn: - Xới đất, làm cỏ sục bùn.... - Trồng cây trong thuỷ canh, khí canh tạo điều kiện cho rễ phát triển hô hấp mạnh nhất.... ( HS làm được 1 trong 2 ý trên cho 0,5) Trong sự trao đổi nước ở cây xanh, sự thoát hơi nước chủ yếu xảy ra ở khí khổng. Nêu cơ chế đóng mở khí khổng vào banngày và ý nghĩa của sự đóng mở khí khổng trong hoạt động sống của cây? - Cơ chế đóng mở khí khổng vào banngày: Khi no nước, thành mỏng của khí khổng căng ra khiến thành trong cũng phải cong theo, mở lỗ ở giữa. Còn ngược lại, khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, đóng lỗ lại - Ý nghĩa của sự đóng mở khí khổng trong hoạt động sống của cây Thoát hơi nước qua khí khổng có 3 tác dụng chính. +Giúp vận chuyển nước và khoáng chất từ rễ lên khắp các cơ quan một cách dễ dàng, từ đó tạo liên kết giữa các bộ phận của cây và tạo độ cứng cho cây thân thảo. +Tạo điều kiện để khí cacbonic khuếch tán vào lá, bắt đầu quá trình quang hợp. +Hạ nhiệt cho cây.

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 158 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

0,5

2 1

1

1

1,5

1,5


3(3đ)

4(4đ)

5(4đ)

a.Đặc điểm thích nghi của thực vật sống ở vùng khô hạn? - Lá nhỏ, lớp cutin dày, lá biến thành gai. - Khí khổng ẩn sâu được bao phủ bằng lớp long mịn. Ở các loại TV CAM khí khổng được mở vào ban đêm. - Rụng lá làm giảm sự thoát hơi nước. - Thân có mạch gỗ nhiều, nhỏ...tăng sự hút và dẫn nước. - Rễ đâm sâu, lan rộng và phân nhánh nhiều. ( HS làm được 1 ý thì cho 0,5) b.Nêu những biện pháp nâng cao tính chịu khô hạn của cây xanh? - Cải tạo đất, tưới nước, bón phân hợp lí. - Chọn cây chịu nóng hạn. - Rèn luyện hạt giống bằng cách để thiếu nước. - Chọn tạo giống. - Ứng dụng công nghệ tế bào, công nghệ sinh học.... ( HS làm được 1 ý thì cho 0,5) a.Cấu tạo của mang thích nghi với sự trao đổi khí như thế nào? - Hệ thống mang gồm nhiều cung mang. Mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang. Trên mỗi phiến mang gồm nhiều mao mạch. b.Tại sao mang cá chỉ thích hợp hô hấp trong nước mà không thích hợp cho hô hấp trên cạn? - Khi cá lên cạn, do mất lực đẩy của nước nên các phiến mang và các cungmangxếp lại dính chặt vào nhau làm thành một khối làm diện tích bề mặt trao đổi khí còn rất nhỏ . (1đ) - Hơn nữa, khi lên cạn, mang cá bị khô nên không hô hấp được. c.Hãy nêu các cơ chế điều hòa giúp cá xương duy trì được áp suất thẩm thẩm thấu cơ thể khi sống trong các điều kiện bất lợi về thẩm thấu( môi trường nước ngọt và nước biển) - Cá xương nước ngọt có dịch cơ thể ưu trương so với nước ngọt nên nước đi vào cơ thể qua mang và một phần qua bề mặt cơ thể. Cá xương duy trì áp suất thẩm thấu bằng cách thải nhiều nước tiểu qua thận và hấp thu tích cực muối qua mang. - Cá xương ở biển thì có dịch cơ thể nhược tương so với nước biển nên nước đi ra khỏi cơ thể qua mang và một phần bề mặt cơ thể. Cá xương duy trì áp suất thẩm thấu bằng cách uống nước biển để bù lại lượng nước đã mất và tăng cường thải muối qua mang ra ngoài. a.Vì sao cơ thể động vật đa bào lớn phải có hệ tuần hoàn? +Tỉ lệ S/V nhỏ nên sự khuếch tán các chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu các hoạt động sống.(0,5) + Phần lớn mặt ngoài cơ thể không thấm nước, các khoảng cách bên trong rất lớn gây khó khăn cho sự khuếch tán các chất.(0,5)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 159 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

1,5

1,5

1

1

2

1

1

1

2

0,5


b.Vì sao hệ tuần hoàn của chân khớp tuy xuất hiện sau giun đốt trong quá trình tiến hóa nhưng hệ tuần hoàn của giun đốt là hệ tuần hoàn kín còn của chân khớp là hệ tuần hoàn hở? - Ở giun đốt, tuy tim chỉ là các mạch bên chuyên hóa được gọi là tim bên còn rất sơ khai nhưng máu vẫn chuyển đi, thắng được sức ma sát của thành mao mạch là nhờ hoạt động hỗ trợ của các bao cơ khi di chuyển ( 0,25 ) kết hợp với sự co bóp của các mạch bên ( 0,5 ) - Ở chân khớp, tần cuticun chuyển thành bộ xương ngoài đã vô hiệu hóa hoạt động của các bao cơ ( 0,5 ), trong khi tim chưa trở thành một cơ quan chuyên hóa đủ mạnh để thắng sức ma sát của mao mạch nên hệ tuần hoàn hở là một đặc điểm thích nghi ( 0,5 ) -Ở côn trùng hệ tuần hoàn hở không có vai trò trong vận chuyển khí vì hệ thống ống khí phân nhánh đến tận tế bào(0,5) c. Lợi ích tập luyện trên vùng núi cao: - Ở vùng núi cao nồng độ O2 loãng hơn vùng đồng bằng => số lượng hồng cầu tăng lên.(0,5) - Tim tăng cường vận động, cơ tim khỏe, hô hấp khỏe, bền sức.(0,5)

Phát hành PDF bởi Ths Nguyễn Thanh Tú 160 Đăng ký Word doc qua Zalo 0905779594 Email thanhtuqn88@gmail.com

1

0,5

1


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.