1 minute read

1.2.2. Phân loại

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Chính nhờ đặc tính trên mà người ta có thể biến tính zeolit và đem đến cho nó những tính chất và ứng dụng mới trong các quá trình hấp phụ và xúc tác. 1.2.2. Phân loại Có nhiều cách để phân loại zeolit nhưng hiện nay các cách phân loại zeolit phổ biến là dựa theo nguồn gốc, theo đường kính mao quản và theo thành phần hóa học. 1.2.2.1. Phân loại theo nguồn gốc Theo cách này, zeolit được chia thành nhóm zeolit tự nhiên và zeolit tổng hợp. − Zeolit tự nhiên là zeolit được hình thành trong tự nhiên, từ sự kết hợp giữa đá và tro của núi lửa với các kim loại kiềm có trong nước ngầm. Zeolit này thường kém bền và do thành phần hóa học biến đổi đáng kể nên chỉ có một vài loại được ứng dụng trong thực tế và chỉ phù hợp với những ứng dụng mà không yêu cầu độ tinh khiết cao. − Zeolit tổng hợp là zeolit có một số ưu điểm trội hơn so với zeolit tự nhiên. Các vật liệu zeolit tổng hợp được có trạng thái đồng nhất, tinh khiết, đa dạng chủng loại, thậm chí có thể tổng hợp được zeolit không có mặt trong tự nhiên. Do đó, zeolit tổng hợp được ứng dụng rất nhiều trong nghiên cứu cũng như trong công nghiệp. Một số loại zeolit tổng hợp phổ biến là zeolit A, zeolit X, zeolit Y, zeolit ZSM-5,… 1.2.2.2. Phân loại theo đường kính mao quản [4] Đây là cách phân loại zeolit phổ biến nhất và được ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu để thực hiện chức năng xúc tác. Theo đó, zeoite được chia thành các nhóm sau: − Zeolit mao quản hẹp: được tạo thành với các kênh với đường kính mao quản xung quanh là 4 Å. − Zeolit mao quản trung bình: được tạo thành với các kênh với đường kính mao quản xung quanh là 5 - 6 Å. − Zeolit mao quản rộng: được tạo thành với các kênh với đường kính mao quản xung quanh là 7 Å.

Advertisement

This article is from: