SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ 12

Page 1

BÀI TẬP THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

vectorstock.com/24597468

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ HÓA HỌC 12 WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


FI

CI

AL

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ƠN

OF

DƯƠNG THỊ VÂN QUỲNH

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG

NH

BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC

QU

Y

PHẦN HÓA HỮU CƠ - HÓA HỌC 12

DẠ Y

M

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN, 2019


CI

OF

FI

DƯƠNG THỊ VÂN QUỲNH

AL

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG

ƠN

BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC

NH

PHẦN HÓA HỮU CƠ - HÓA HỌC 12

Y

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học

QU

Mã số: 8140111

DẠ Y

M

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ĐỨC GIANG

NGHỆ AN, 2019


AL

LỜI CẢM ƠN

CI

Luận văn này được hoàn thành tại Viện Sư phạm Tự nhiên - Trường Đại học

Vinh. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quí báu của các

FI

thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn tới

OF

PGS.TS. Lê Đức Giang - người thầy đã tận tâm hướng dẫn, truyền cho tôi tri thức cũng như chỉ bảo, giúp đỡ, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành bản luận văn này.

ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Cao Cự Giác và TS. Hoàng Thanh Phong đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho luận văn này. Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo

NH

trong bộ môn - Phương pháp dạy học Hóa học giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo và các em HS của trường THPT Lê Quý Đôn, trường THPT Trần Phú đã hợp tác rất tốt với tôi giúp tôi hoàn

Y

thành đề tài.

QU

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tiếp sức, động viên tôi trong suốt thời gian qua.

DẠ Y

M

Tác giả

Dương Thị Vân Quỳnh


BTHH

Bài tập hóa học

BTTT

Bài tập thực tiễn

CTCT

Công thức cấu tạo

CTHH

Công thức hóa học

CTPT

Công thức phân tử

ĐC

Đối chứng

đktc

Điều kiện tiêu chuẩn

GV

Giáo viên

OF

ƠN

Hóa học hữu cơ

HHHC

Học sinh

HS

Năng lực

NH

NL NLGQVĐ

Năng lực giải quyết vấn đề

Nxb

Nhà xuất bản

PPDH

Phương pháp dạy học Phương trình hóa học

SGK

Sách giáo khoa

Y

PTHH

QU M KÈ DẠ Y

CI

Chữ viết đầy đủ

FI

Các chữ viết tắt

AL

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sư phạm


AL

MỤC LỤC Trang

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ..............................................................2 DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................1 DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................2 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................2 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .....................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3 6. Giả thuyết khoa học .............................................................................................3 7. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................3 8. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................4 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................5 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu BTTT và năng lực giải quyết vấn đề ...........5 1.1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu bài tập thực tiễn .....................................5 1.1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu năng lực giải quyết vấn đề ....................6 1.2. Cơ sở lý luận về bài tập thực tiễn .....................................................................7 1.2.1. Bài tập hóa học ...........................................................................................7 1.2.2. Bài tập thực tiễn..........................................................................................9 1.3. Cơ sở lý luận về năng lực giải quyết vấn đề ...................................................12 1.3.1. Phát triển năng lực trong dạy học .............................................................12 1.3.2. Năng lực giải quyết vấn đề .......................................................................16 1.4. Thực trạng sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong dạy học ở trường phổ thông trên địa bàn huyện Bố Trạch ....................20 1.4.1. Mục đích điều tra ......................................................................................20 1.4.2. Đối tượng, phương pháp điều tra .............................................................20 1.4.3. Kết quả điều tra ........................................................................................21 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................27 Chương 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HS TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ - LỚP 12 ........................................................................................28 2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung phần hóa hữu cơ-Hóa học 12 ............................28 2.1.1. Mục tiêu chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 .........................................28


DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

2.1.2. Cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 ..........................................29 2.1.3. Nội dung chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 ........................................29 2.2. Thiết kế bài tập thực tiễn phần hóa hữu cơ - hóa học 12 ................................30 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế BTTT ........................................................................30 2.2.2. Quy trình thiết kế bài tập thực tiễn để phát triển năng lực GQVĐ phần hóa hữu cơ - lớp 12 ....................................................................................31 2.2.3. Quy trình sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề...........................................................................................37 2.2.4. Một số hình thức sử dụng BTTT nhằm phát triển năng lực GQVĐ .......38 2.2.5. Hệ thống bài tập thực tiễn phần hóa học hữu cơ -lớp 12 giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề .........................................................................46 2.3. Một số giáo án có sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn. ...................................73 2.4. Xây dựng bộ công cụ sử dụng BTTT để phát triển năng lực GQVĐ .............73 2.4.1. Tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề ...........................................73 2.4.2. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề .....................76 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................79 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................80 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ..........................................80 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ...............................................................80 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm .............................................................................80 3.2. Nội dung thực nghiệm ....................................................................................80 3.2.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm ..................................................80 3.2.2. Tiến hành thực nghiệm .............................................................................81 3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................................................82 3.3.1. Kết quả phân tích bảng kiểm quan sát và đánh giá của GV và HS ..........82 3.3.2. Phương pháp xử lí số liệu .........................................................................84 3.3.3. Kết quả thực nghiệm ................................................................................86 3.3.4. Nhận xét chung .........................................................................................93 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................95 1. Kết luận ..............................................................................................................95 2. Kiến nghị............................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................... Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG Cấu trúc NL GQVĐ .............................................................................. 17 Số lượng GV tham gia điều tra thực trạng ............................................ 20

Bảng 1.3. Bảng 1.4.

Số lượng HS tham gia điều tra thực trạng ............................................ 21 Ý kiến của GV về việc sử dụng BTTT để phát triển NLGQVĐ trong dạy học hóa học ........................................................................... 21

Bảng 1.5.

Ý kiến GV về số lượng bài tập BTTT phần hóa hữu cơ trong SGK, SBT lớp 12 .................................................................................. 21

Bảng 1.6.

Ý kiến của GV về lợi ích của việc phát triển NLGQVĐ cho HS ......... 22

Bảng 1.7.

Ý kiến của GV về mức độ cần thiết của các dạng bài tập Hóa học

Bảng 1.8.

hữu cơ - lớp 12 có nội dung thực tiễn nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS ................................................................................................... 22 Những khó khăn khi sử dụng BTTT để phát triển NLGQVĐ cho HS ...... 23

CI

FI

OF

ƠN

Bảng 2.2.

Bảng nội dung chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 ............................ 29

Bảng 2.3. Bảng 2.4. Bảng 2.5. Bảng 3.1. Bảng 3.2.

Biểu hiện (tiêu chí) đánh giá NL GQVĐ .............................................. 74 Bảng kiểm quan sát khi sử dụng BTTT để phát triển năng lực GQVĐ ..... 76 Phiếu hỏi HS khi sử dụng BTTT để phát triển NL GQVĐ .................. 78 Bảng đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm ................................ 81 Kết quả đánh giá của GV về sự phát triển NL GQVĐ của HS qua bảng kiểm quan sát................................................................................ 82 Kết quả tự đánh giá của HS về sự phát triển NL GQVĐ...................... 83 Bảng thống kê bài KT số 1 ................................................................... 86 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài Kiểm tra số 1

Y

M

Bảng 3.3. Bảng 3.4. Bảng 3.5.

NH

Bảng 2.1.

Biện pháp nâng cao việc xây dựng và sử dụng BTTT nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS ........................................................................ 23 Bảng phân phối chương trình hóa học hữu cơ lớp 12........................... 29

QU

Bảng 1.9.

AL

Bảng 1.1. Bảng 1.2.

DẠ Y

của trường THPT Lê Quý Đôn ............................................................. 86 Bảng 3.6. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài Kiểm tra số 1 ..... 87 Bảng 3.7. Phân loại kết quả học tập của HS(%) bài KT số 1................................ 88 Bảng 3.8. Bảng thống kê bài KT số 2 ................................................................... 89 Bảng 3.9. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài Kiểm tra số 2 ....... 89 Bảng 3.10. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài KT số 2 của trường THPT Trần Phú .................................................................. 90 Bảng 3.11. Phân loại kết quả học tập của HS(%) bài KT số 2................................ 91 Bảng 3.12. Bảng thống kê các tham số đặc trưng ................................................... 92


AL

DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Đường lũy tích biểu diễn kết quả KT số 1 trường THPT Lê Quý Đôn ....... 87

CI

Hình 3.2. Đường lũy tích biểu diễn kết quả KT số 1 của trường THPT Trần Phú ........... 88 Hình 3.3. Đồ thị cột biểu diễn kết quả KT bài số 1 trường THPT Lê Quý Đôn

FI

và trường THPT Trần Phú ....................................................................... 88 Hình 3.4. Đường lũy tích biểu diễn kết quả KT số 2 trường Lê Quý Đôn .............. 90

OF

Hình 3.5. Đường lũy tích biểu diễn kết quả KT số 2 trường THPT Trần Phú ........ 91 Hình 3.6. Đồ thị cột biểu diễn kết quả KT bài số 2 THPT Lê Quý Đôn và

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

Trần Phú................................................................................................... 91


AL

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

CI

Chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng đa dạng, với xu thế toàn cầu

hóa lôi cuốn sự hội nhập của mọi quốc gia trên thế giới. Những thay đổi và phát

FI

triển liên tục ở mọi khía cạnh của cuộc sống đã đặt ra những thách thức cho ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của thời đại.

OF

Nghị quyết số 29-NQ/TƯ của Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền

ƠN

thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa

NH

dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”. Vì thế, để thực hiện tốt về mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TƯ, hiện nay chúng ta cần có nhận thức đúng về

Y

bản chất của sự đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Trong đó, năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) là 1 trong 10 năng lực của

QU

HS được đề cập đến trong chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018.

Mục tiêu chính của đổi mới giáo dục là tạo ra những con người đáp ứng được

M

yêu cầu của xã hội. Vì vậy cần luyện tập cho HS biết phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập và trong cuộc sống.

Từ những năm 1960 giáo viên Việt Nam đã làm quen với thuật ngữ “dạy học

nêu vấn đề”, nhưng cho đến nay nhiều giáo viên vẫn chưa vận dụng thành thạo.Trước hết, cần rèn luyện cho học sinh khả năng phát hiện vấn đề từ một tình

DẠ Y

huống trong học tập hoặc thực tiễn. Đây là một khả năng có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người và không dễ dàng gì có được. Sự thành đạt của mỗi người không chỉ tùy thuộc vào năng lực phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn mà còn phải biết giải quyết nó một cách hợp lí. Vì vậy, ngay từ khi còn ở ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải được hình thành và phát triển năng lực phát hiện 1


và giải quyết vấn đề.

AL

Hóa học là môn học thực nghiệm, kiến thức hóa học được vận dụng rất nhiều trong thực tế cuộc sống, do đó thông qua bài tập thực tiễn học sinh được mở rộng tri

CI

thức, rèn luyện khả năng tư duy, tính kiên nhẫn… và vận dụng những kiến thức được học vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra.

FI

Tuy nhiên, chương trình dạy và học hóa học phổ thông hiện nay còn nặng về lí thuyết hàn lâm đã làm hạn chế khả năng tư duy và vận dụng sáng tạo của học sinh

OF

Việt Nam so với bạn bè quốc tế. Do vậy, việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh là cần thiết. Trong chương trình hóa học lớp 12, kiến thức hóa hữu cơ có nội dung rất phong phú, đa dạng và gần gũi với thực tế. Vì vậy, việc sử dụng bài tập thực tiễn

ƠN

(BTTT) về hóa hữu cơ lớp 12 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trung học phổ thông là vấn đề mang tính cấp thiết, cần được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế và sử

NH

dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần hóa hữu cơ - Hóa học 12” 2. Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm thiết kế và sử dụng hệ thống các bài tập gắn

Y

với thực tiễn trong dạy học hóa hữu cơ lớp 12. Thông qua các bài tập thực tiễn hóa

QU

hữu cơ, học sinh sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Từ đó sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học hóa học trong trường trung học phổ thông.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

M

3.1. Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của bài tập thực tiễn và

năng lực giải quyết vấn đề . 3.2. Tìm hiểu thực trạng dạy học hóa học 12 ở các trường THPT huyện Bố Trạch,

Quảng Bình.

3.3. Phân tích cấu trúc nội dung và thành phần kiến thức phần hóa hữu cơ lớp 12,

DẠ Y

làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống câu hỏi về bài tập thực tiễn. 3.4. Đề xuất quy trình thiết kế bài tập thực tiễn, hệ thống bài tập thực tiễn, quy

trình sử dụng bài tập thực tiễn, một số hình thức sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong chương trình môn hóa hữu cơ 12. 2


3.5. Thiết kế bài học theo hướng sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng

AL

lực giải quyết vấn đề trong chương trình hóa hữu cơ 12.

3.6. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

CI

3.7. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài đã đặt ra.

FI

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu THPT và khả năng phát triển năng lực của HS.

OF

4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hóa hữu cơ lớp 12 ở trường 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống lý thuyết và bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học hóa hữu cơ lớp 12 ở trường THPT.

ƠN

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:

NH

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa, phương pháp tìm kiếm các nguồn tài liệu, phương pháp mô phỏng…..

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Y

+ Phương pháp tìm hiểu, quan sát.

QU

+ Phương pháp xây dựng phiếu điều tra + Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn, trao đổi và khảo sát + Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp toán học thống kê (áp dụng toán thống kê để xử lý số liệu và

M

sử dụng phần mềm đánh giá trong Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng).

6. Giả thuyết khoa học - Nếu lựa chọn các bài tập hóa học gắn liền thực tiễn cuộc sống trong phần

hóa hữu cơ lớp 12 trong dạy học thì có thể phát triển tốt năng lực giải quyết vấn đề của HS.

DẠ Y

7. Đóng góp mới của đề tài Về mặt lý luận: - Đề xuất được quy trình thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển

năng lực giải quyết vấn đề của HS trung học phổ thông. 3


- Đề xuất được một số hình thức sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng

AL

lực giải quyết vấn đề cho HS.

Về mặt thực tiễn: Thiết kế hệ thống giáo án, cách tổ chức các hoạt động và

CI

xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập thực tiễn trong chương trình hóa hữu cơ lớp 12 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS trung học phổ thông.

FI

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề xuất, tài liệu tham khảo, cấu trúc đề cương

OF

luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

Chương 2. Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải

ƠN

quyết vấn đề cho HS trong dạy học phần hóa hữu cơ - lớp 12.

DẠ Y

M

QU

Y

NH

Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.

4


CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

AL

Chương 1

quyết vấn đề

FI

1.1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu bài tập thực tiễn

CI

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu bài tập thực tiễn và năng lực giải

Hóa học là môn khoa học thực nghiệm. Dạy học hóa học cần gắn liền với thực

OF

tiễn, gắn liền với cuộc sống con người do đó GV nên cho HS thấy được sự gần gũi giữa kiến thức bộ môn với các hiện tượng thực tiễn, giúp các em sử dụng kiến thức đã được học để giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong thực tế cuộc sống. Từ đó HS sẽ có thêm kĩ năng sống, có hứng thú tìm hiểu khoa học, có NLGQVĐ tốt

ƠN

hơn và sẽ yêu thích môn hóa học hơn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc gắn bài học với các nội dung có liên quan tới thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Nhiều BTHH còn rất xa vời thực tiễn cuộc sống và sản xuất, quá chú trọng đến

NH

các tính toán phức tạp. Để phần nào đáp ứng được nhu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập môn hóa học phổ thông theo hướng gắn bó với thực tiễn, đã có một số sách tham khảo được xuất bản. Bên cạnh đó, một số đề tài luận văn cao học cũng đã nghiên cứu theo hướng

Y

thiết kế và sử dụng BTTT trong dạy học như:

QU

1. Đậu Thị Thịnh (2011), Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông phần hữu cơ lớp 12 nâng cao, Luận văn Thạc sĩ sư phạm, trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

M

2. Nguyễn Thị Hoàn(2014), Phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua

dạy học chương “Dẫn xuất Halogen- Ancol- Phenol”, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Khánh (2012), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài

tập Hóa học có nội dung thực tiễn để phát triển năng lực vận dụng kiến thức của

DẠ Y

học sinh phổ thông tỉnh Nam Định (Hóa học 12 nâng cao), Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Trương Thị Hương Giang (2016), Sử dụng bài tập thực tiễn dạy học phần

kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm (Hóa học 12) để phát triển năng lực vận dụng kiến 5


thức của học sinh, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc

AL

gia Hà Nội.

5. Lê Thị Kim Thoa (2009), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học

CI

gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TP. HCM.

FI

Ngoài ra còn một số bài báo về chủ đề này được đăng trên diễn đàn trao đổi như: Ngô Thị Ngọc Mai (2013), “Xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm nâng

OF

cao hiệu quả dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường trung học phổ thông”,Diễn đàn trao đổi (số 11).

1.1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu năng lực giải quyết vấn đề

ƠN

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, ở các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô, vấn đề rèn luyện năng lực nói chung và năng lực sáng tạo cho học trò trong nhà trường được đặc biệt quan tâm, điển hình là các tác giả I.Ia.Lecne, M.I.Macmutov,

NH

M.N.Xkatkin, V.Okon, V.G.Razumovski.

Ở Việt Nam, người đầu tiên đưa PPDH GQVĐ vào Việt Nam là dịch giả Phan Tất Đắc đã dịch cuốn sách “Dạy học nêu vấn đề” của Lecne (1977). Với môn Hóa học, PPDH GQVĐ được các tác giả Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương

Y

Xuân Trinh. Luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu DH nêu vấn đề của tác giả Lê Văn

QU

Năm (2001). Sử dụng DH nêu vấn đề - Ơrixtic để nâng cao hiệu quả dạy chương trình Hóa đại cương và Hóa vô cơ ở trường THPT. Từ nhiều năm nay ở nước ta có nhiều đề tài Luận văn Thạc sĩ đã nghiên cứu ứng dụng về NL và NLGQVĐ trong dạy học hóa học ở trường THPT như:

M

- Hoàng Thị Huyền (2015), Sử dụng hệ thống bài tập hóa học chương Oxi -

Lưu huỳnh hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. - Vũ Thị Minh Thúy (2016), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học

sinh thông qua dạy học chương hóa học và vấn đề phát triển kinh tế xã hội môi trường - hóa học 2, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

DẠ Y

Nguyễn Thị Hồng Luyến (2011), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho

học sinh thông qua dạy học các chủ đề tích hớp chương Nitơ - Hóa học nâng cao. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trương Thị Khánh Linh (2015), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học

6


sinh thông qua dạy học chương Oxi - Lưu huỳnh hóa học lớp 10. Luận văn Thạc sĩ,

AL

Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Bên cạnh đó còn có một số bài báo viết về NLGQVĐ được đăng trên tạp chí

CI

giáo dục như: Trần Thị Huế, Nguyễn Đức Dũng:”Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua một số bài tập chương Ni tơ (hóa học 11

FI

nâng cao)” Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018.

Như vậy, đã có nhiều tác giả quan tâm đến nghiên cứu NLGQVĐ, quan tâm

OF

đến việc sử dụng BTTT. Nhưng vấn đề: “Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần hóa hữu cơ Hóa học 12” là một vấn đề mới, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu.

1.2.1. Bài tập hóa học 1.2.1.1. Khái niệm bài tập hóa học

ƠN

1.2. Cơ sở lý luận về bài tập thực tiễn

NH

Bài tập là một dạng nhiệm vụ học tập có cấu trúc gồm những dữ kiện và những yêu cầu đòi hỏi người học phải thực hiện để nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức hoặc rèn luyện các kĩ năng và phát triển năng lực cho người học. BTHH là những bài luyện tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích

Y

chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng hóa học, hình thành khái niệm, phát triển tư

QU

duy hóa học và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức của HS vào thực tiễn. Như vậy, có thể coi BTHH là một vấn đề học tập được giải quyết nhờ những suy luận logic, những phép toán và thí nghiệm trên cơ sở các khái niệm, định luật, học thuyết và phương pháp hóa học [21].

M

1.2.1.2. Phân loại bài tập hóa học

Dựa trên những cơ sở khác nhau mà người ta có nhiều cách phân loại BTHH khác nhau Theo tác giả [21, tr.15-17], BTHH được phân loại như sau: * Phân loại bài tập hóa học theo nội dung học tập Sau mỗi bài học, SGK, sách BT sẽ có câu hỏi, bài tập để HS trả lời nhằm ôn

DẠ Y

lại kiến thức đồng thời nhấn mạnh những điểm cần lưu ý. Nhìn chung, các BT này đã tóm gọn khá đầy đủ các kiến thức trong chương trình, giúp ích rất nhiều cho HS trong việc rèn luyện kiến thức. Trong mỗi nội dung, lại chia thành BT lí thuyết, BT thực nghiệm. 7


- Hỏi về các khái niệm. Giải thích - So sánh. - Thiết lập công thức phân tử bằng các cách khác nhau. - Bài tập nhận biết - Tách chất - Làm sạch - Điều chế.

CI

- Thực hiện chuỗi phản ứng, viết các phương trình hóa học.

AL

* Phân loại bài tập hóa học theo từng dạng khác nhau của kiến thức từng chủ đề

FI

- Bài tập tính toán dựa trên phương trình hóa học của phản ứng. - … * Phân loại bài tập theo hình thức: BT tự luận và BT trắc nghiệm khách quan.

OF

- Bài tập thiếu dữ kiện cần biện luận.

ƠN

* Phân loại bài tập hóa học theo mức độ phát triển tư duy của HS Khi nghiên cứu trình độ nhận thức của HS THPT của nước ta, có nhiều ý kiến thống nhất rằng sự phân chia mức độ tư duy theo thang Bloom rất khó thực hiện, chỉ

NH

nên đánh giá trình độ phát triển tư duy của HS theo các mức độ: biết, hiểu, vận dụng, vận dụng sáng tạo. Do đó, chúng tôi thấy có thể phân BT theo 4 mức độ sau: Mức độ biết: BT ở mức độ này chỉ yêu cầu khả năng nhớ lại kiến thức một cách máy móc và nhắc lại được (trả lời được câu hỏi là gì? Là thế nào?). HS có thể

Y

sử dụng kiến thức phổ thông, kiến thức SGK, … trả lời dễ dàng thông qua các thao

QU

tác tư duy cụ thể, với kỹ năng bắt chước theo mẫu. Mức độ hiểu: BT ở mức độ này yêu cầu khả năng hiểu thấu được ý nghĩa kiến thức, giải thích được nội dung kiến thức, diễn đạt khái niệm theo sự hiểu biết mới của mình (trả lời câu hỏi vì sao? Như thế là thế nào? Có nghĩa là gì?). HS chỉ cần

M

nhớ lại các kiến thức đã học, thông qua các thao tác tư duy đơn giản để trả lời với kỹ

năng phát huy sáng kiến, không còn bắt chước máy móc. Mức độ vận dụng: BT ở mức độ này yêu cầu HS phải áp dụng được các kiến

thức đã học để giải quyết các vấn đề tương tự trong cùng phạm vi nhưng đã bị thay đổi, biến đổi một phần bằng cách phối hợp các thao tác tư duy ở mức độ hệ thống

DẠ Y

một cách nhuần nhuyễn. Mức độ vận dụng sáng tạo: BT ở mức độ này yêu cầu sử dụng các kiến thức

đã có, vận dụng vào tình huống mới với cách giải quyết mới, linh hoạt, độc đáo, hữu hiệu. HS phải tự mình tái hiện kiến thức một cách đầy đủ, chính xác và nhanh 8


chóng, kết hợp nhiều hình thức hoạt động tư duy một cách sáng tạo để giải quyết

AL

các vấn đề hoàn toàn mới. Loại bài tập này thường dành riêng cho HS khá, giỏi, có

tư duy nhanh nhạy. GV cần rèn luyện kỹ cho HS, phải hướng dẫn, gợi mở con

CI

đường để HS tự nắm kiến thức.

Trong quá trình dạy học, tùy theo mục đích dạy học, tính phức tạp và quy mô

FI

của từng loại bài, GV cần phải chú ý sử dụng hệ thống BTHH theo bốn bậc sao cho * Các cách phân loại bài tập khác

OF

phù hợp để nâng cao năng lực tư duy cho HS một cách hiệu quả nhất. Ngoài những cách trên, người ta còn phân loại BT theo: - Tính chất: BT định tính, định lượng và BT tổng hợp.

ƠN

- Độ khó: BT cơ bản và BT phức tạp (nâng cao).

1.2.1.3. Xu hướng phát triển của bài tập hóa học

- Loại bỏ những bài tập có nội dung hóa học nghèo nàn nhưng lại cần đến

NH

những thuật toán phức tạp để giải (như hệ nhiều ẩn nhiều phương trình, bất phương trình, cấp số cộng, cấp số nhân,….)

- Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giả định rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn hóa học.

Y

- Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan.

QU

- Xây dựng bài tập mới về bảo vệ môi trường và phòng chống ma túy. - Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho HS năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thực tiễn trong tự nhiên và cuộc sống. - Đa dạng hóa các loại hình bài tập như bài tập bằng hình vẽ, bài tập vẽ đồ thị,

M

sơ đồ, bài tập lắp dụng cụ thí nghiệm….

- Xây dựng bài tập có nội dung hóa học phong phú sâu sắc, phần tính toán đơn giản, nhẹ nhàng [31]. 1.2.2. Bài tập thực tiễn 1.2.2.1. Khái niệm bài tập hóa học thực tiễn

DẠ Y

Bài tập thực tiễn là những bài tập có nội dung hóa học liên quan đến các hiện

tượng, các ứng dụng, dây chuyền sản xuất công nghệ, bảo vệ môi trường trong thực tiễn cuộc sống. BTTT giúp cho HS bước đầu hiểu được những vấn đề, tình huống đơn giản trong thực tiễn cuộc sống. 9


1.2.2.2. Phân loại bài tập hóa học thực tiễn

AL

- Dựa vào tính chất của bài tập, có thể chia thành:

+ Bài tập định tính: Bao gồm các bài tập về giải thích các hiện tượng, các tình

CI

huống nảy sinh trong thực tiễn; lựa chọn hoá chất cần dùng cho phù hợp với tình huống thực tiễn, nhận biết, tinh chế, đề ra phương hướng để cải tạo thực tiễn…

FI

+ Bài tập định lượng: Bao gồm dạng bài tập về tính lượng hoá chất cần dùng, pha chế dung dịch…

OF

+ Bài tập tổng hợp: Bao gồm cả kiến thức định tính lẫn định lượng. - Dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung bài tập, có thể chia thành: + Bài tập về sản xuất hoá học

+ Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất. Bao gồm

ƠN

các dạng bài tập về:

* Giải quyết các tình huống có vấn đề trong quá trình làm thực hành, thí nghiệm như: Sử dụng dụng cụ thí nghiệm, sử dụng hoá chất hợp lí, xử lí tai nạn xảy

NH

ra, phòng chống độc hại, ô nhiễm trong khi làm thí nghiệm… * Sử dụng và bảo quản các hoá chất, sản phẩm hoá học trong ăn uống, chữa bệnh, giặt giũ, tẩy rửa…

Y

* Sơ cứu tai nạn do hoá chất. động sản xuất.

QU

* Giải thích các hiện tượng, tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống, lao + Bài tập có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường Mỗi lĩnh vực thực tiễn trên lại bao gồm tất cả các loại bài tập định tính, định

M

lượng, tổng hợp; bài tập lí thuyết, bài tập thực hành. - Dựa vào mức độ nhận thức của HS. Căn cứ vào chất lượng của quá trình lĩnh

hội và kết quả học tập, GS. Nguyễn Ngọc Quang đã đưa ra 4 trình độ lĩnh hội (4 mức độ) như sau: + Mức 1: Chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi lí thuyết.

DẠ Y

+ Mức 2: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện

tượng của câu hỏi lí thuyết. + Mức 3: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình

huống xảy ra trong thực tiễn. + Mức 4: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng hoá học để giải quyết 10


những tình huống thực tiễn hoặc để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học

AL

nhỏ, đơn giản, đề ra kế hoạch hành động cụ thể, viết báo cáo.

Từng mức độ trên có thể được chia làm nhiều mức độ nhỏ hơn nữa để phù hợp

CI

với trình độ của HS đồng thời cũng thể hiện sự phân hoá HS trong cùng một bài, trong hệ thống BTHH thực tiễn.

FI

Trên đây là một số cách phân loại BTHH thực tiễn. Tuy nhiên, có nhiều BTHH thực tiễn lại là tổng hợp của rất nhiều loại bài [8, tr.30-31]; [19, tr.21-13]

OF

1.2.2.3. Vai trò, chức năng của bài tập hóa học thực tiễn

Bài tập nói chung và BTHH nói riêng trong dạy học ở trường phổ thông vừa là mục đích vừa là nội dung, lại vừa là PPDH hiệu nghiệm. Nó cung cấp cho HS

ƠN

không chỉ kiến thức mà cả con đường dành lấy kiến thức và còn mang lại niềm vui sướng của sự phát hiện, vận dụng kiến thức, tìm ra đáp số. Bài tập hóa học có nội dung thực tiễn giúp HS tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức hóa học, có lòng tin

NH

vào khoa học.

Việc sử dụng BTHH có nội dung thực tiễn trong dạy học hóa học sẽ mang lại một số tác dụng tích cực sau đây:

- BTHH có nội dung thực tiễn chứa đựng mối quan hệ giữa cái đã biết và yêu

Y

cầu của bài tập tạo nên tình huống có vấn đề qua đó kích thích được tính tích cực,

QU

sáng tạo, hứng thú học tập của HS.

- BTHH có nội dung thực tiễn phát huy được tối đa nguồn tri thức, kĩ năng đã có của HS vừa để tìm kiếm tri thức mới, vừa rèn luyện năng lực vận dụng tích hợp nhiều nguồn tri thức để giải quyết vấn đề nghiên cứu.

M

- BTHH có nội dung thực tiễn tạo điều kiện tốt để HS tăng cường năng lực làm

việc hợp tác theo nhóm nhỏ, tăng cường năng lực giao tiếp và qua thảo luận, tranh luận sẽ rèn luyện cho các em năng lực lý giải, lập luận, phê phán một cách khoa học, làm phát triển năng lực GQVĐ cho HS. - BTHH có nội dung thực tiễn giúp HS nâng cao chất lượng kiến thức, giải

DẠ Y

thích được các hiện tượng hoá học trong tự nhiên, sự ảnh hưởng của hoá học đến kinh tế, sức khoẻ, môi trường và các hoạt động sản xuất. - BTHH có nội dung thực tiễn giúp hình thành ở người học ý thức, kĩ năng vận

dụng/ứng dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống, biến những tri thức, kĩ 11


năng thành hành động, góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn liên quan đến

AL

môn học.

Như vậy, BTHH có nội dung thực tiễn vừa là phương pháp để tổ chức hoạt

CI

động nhận thức cho HS, phát triển tư duy hóa học, hình thành ở HS ý thức, kĩ năng

vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống, tạo hứng thú học tập và niềm

1.3.1. Phát triển năng lực trong dạy học 1.3.1.1. Khái niệm năng lực

OF

1.3. Cơ sở lý luận về năng lực giải quyết vấn đề

FI

tin vào khoa học, vừa là mục đích, nội dung, phương tiện trong dạy học Hóa học.

Có rất nhiều định nghĩa về năng lực của nhiều tác giả khác nhau cả ở trong và

ƠN

ngoài nước. Các định nghĩa có thể diễn đạt bằng từ ngữ khác nhau, nhưng nội hàm tương đối thống nhất và khẳng định kiến thức, kỹ năng, thái độ là ba chất liệu quan trọng nhất để hình thành năng lực tương ứng trên cơ sở rèn luyện, trải nghiệm hoạt

NH

động nhất định [21, tr.13]

Theo Đặng Thành Hưng, NL là thuộc tính cá nhân thể hiện ở tổ hợp các hành động vật chất và tinh thần tương ứng với một dạng hoạt động nhất định dựa trên sự huy động các kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị có liên quan đảm bảo thực hiện

Y

thành công hoạt động ấy .

QU

Trong cuốn Tâm lí học nhân cách, tác giả Nguyễn Ngọc Bích đã định nghĩa: Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lí phù hợp với yêu cầu một loại hoạt động nhằm làm cho hoạt động đó đạt được kết quả. Như vậy, dù rất khó khăn trong việc định nghĩa năng lực nhưng các tác giả Việt

M

Nam và thế giới đều có cách hiểu tương tự nhau về năng lực: Năng lực là sự kết hợp

khả năng, phẩm chất và thái độ của một cá nhân hay tổ chức để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả.

1.3.1.2. Cấu trúc năng lực Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc

DẠ Y

của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể [3, tr.15-16]. 12


Năng lực chuyên môn: Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng

AL

như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý vận động.

CI

chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung - chuyên Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch,

FI

định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn.

OF

Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận giải quyết vấn đề.

ƠN

Năng lực xã hội: Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp.

NH

Năng lực cá thể: Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc - đạo

Y

đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm. học phổ thông

QU

1.3.1.3. Các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh trung Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [1] nêu rõ các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho HS THPT như sau:

M

- Năng lực tự chủ và tự học:

Trong dạy học môn Hóa học, năng lực tự chủ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động thực hành, triển khai các dự án học tập, thiết kế và thực hiện các thí nghiệm. Đặc biệt là trong việc thực hiện hoạt động tìm tòi khám phá khoa học.

DẠ Y

Định hướng tự lực, tích cực, chủ động trong phương pháp dạy học hóa học

cũng là nhân tố tích cực hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS. Dạy học hóa học hướng tới HS biết tra cứu, xử lý các nguồn tài nguyên hỗ trợ tự học (đặc biệt nhấn mạnh nguồn tài nguyên số); tới phương pháp và tiến trình tự học; tới các 13


hoạt động đánh giá thúc đẩy tự học cho HS.

AL

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

Thông qua các hoạt động được tổ chức trong quá trình dạy học môn Hóa học ở

CI

nhà trường phổ thông, HS có nhiều cơ hội để tiếp tục phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.

FI

Môn Hóa học có nhiều lợi thế trong hình thành và phát triển năng lực hợp tác khi người học thường xuyên thực hiện các dự án học tập, các bài thực hành thí

OF

nghiệm theo nhóm. Đặc biệt, khi thực hiện các nhiệm vụ của bài thực hành, một số thành viên cùng một nhóm thực hiện các nội dung khác nhau của cùng một nhiệm vụ, người học được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập. Đấy là những cơ hội tuyệt vời để người học có thể hình thành và phát triển năng lực hợp

ƠN

tác và giao tiếp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Giải quyết vấn đề và sáng tạo cũng là những đặc thù của việc tìm hiểu, khám

NH

phá thế giới khoa học, một trong những nội dung giáo dục của môn Hóa học. Môn Hóa học có nhiều cơ hội để phát triển cho HS năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Hóa học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Vì vậy, việc tổ chức dạy học sao cho HS đề xuất được vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch thuộc tìm tòi khám

Y

phá thế giới tự nhiên, một thành tố của năng lực hóa học. Trong chương trình giáo

QU

dục hóa học phổ thông, thành tố tìm tòi khám phá được nhấn mạnh và xuyên suốt từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông và được hiện thực hóa thông qua các mạch nội dung thực hành, trải nghiệm từ đơn giản đến phức tạp.

M

1.3.1.4. Các năng lực chuyên biệt cần hình thành và phát triển cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học hóa học

Trong chương trình môn Hóa học được ban hành năm 2018 [2, tr.5-7] nêu rõ các năng lực chuyên biệt cần hình thành và phát triển cho HS trung học phổ thông trong dạy học hóa học như sau: - Năng lực nhận thức hoá học: Nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo

DẠ Y

chất; các quá trình hoá học; các dạng năng lượng và bảo toàn năng lượng; một số chất hoá học cơ bản và chuyển hoá hoá học; một số ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất. Các biểu hiện cụ thể: + Nhận biết và nêu được tên của các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá 14


trình hoá học.

AL

+ Trình bày được các sự kiện, đặc điểm, vai trò của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học.

CI

+ Mô tả được đối tượng bằng các hình thức nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ, bảng.

FI

+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học theo các tiêu chí khác nhau.

OF

+ Phân tích được các khía cạnh của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học theo logic nhất định.

+ Giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa các các đối tượng, khái

ƠN

niệm hoặc quá trình hoá học (cấu tạo - tính chất, nguyên nhân - kết quả,...). + Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.

NH

+ Thảo luận, đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề. - Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích; dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống. Các biểu hiện cụ thể:

Y

+ Đề xuất vấn đề: nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích

QU

được bối cảnh để đề xuất vấn đề; biểu đạt được vấn đề. + Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu. + Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa

M

chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn,...);

lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu. + Thực hiện kế hoạch: thu thập được sự kiện và chứng cứ (quan sát, ghi chép,

thu thập dữ liệu, thực nghiệm); phân tích được dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết; rút ra được kết luận và và điều chỉnh được kết luận khi cần thiết.

DẠ Y

+ Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ,

biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, 15


bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.

AL

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức, kĩ số tình huống cụ thể trong thực tiễn. Các biểu hiện cụ thể:

CI

năng đã học để giải quyết một số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một + Vận dụng được kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích được một số hiện

FI

tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống.

+Vận dụng được kiến thức hoá học để phản biện, đánh giá ảnh hưởng của một

OF

vấn đề thực tiễn.

+ Vận dụng được kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề.

ƠN

+ Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. + Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.

NH

1.3.2. Năng lực giải quyết vấn đề

1.3.2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề Theo định nghĩa trong đánh giá PISA (2012): “NL GQVĐ là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ

Y

ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó - thể

QU

hiện tiềm năng là công dân tích cực và xây dựng”. Từ định nghĩa trên, chúng tôi có thể hiểu năng lực giải quyết vấn đề của HS là khả năng HS sử dụng tất cả các tri thức, kiến thức đã được học hoặc tìm hiểu qua

M

sách, báo, internet để tổng hợp, phân tích, so sánh, xử lí, tranh luận nhằm mục đích tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề một cách tối ưu và hiệu quả nhất.

1.3.2.2. Các thành tố năng lực giải quyết vấn đề Theo [4], [23], [30], cấu trúc NL GQVĐ dự kiến phát triển ở HS gồm 4 thành

tố, mỗi thành tố bao gồm một số hành vi cá nhân khi làm việc độc lập hoặc khi làm việc nhóm trong quá trình GQVĐ. Cụ thể là:

DẠ Y

- Tìm hiểu, khám phá vấn đề: nhận biết vấn đề, phân tích được tình huống cụ thể,

phát hiện được tình huống có vấn đề, chia sẻ sự am hiểu về vấn đề với người khác. - Thiết lập không gian vấn đề: lựa chọn, sắp xếp, TH thông tin với kiến thức đã

học. Xác định thông tin, biết tìm hiểu các thông tin có liên quan, từ đó xác định cách 16


- Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp:

AL

thức, quy trình, chiến lược giải quyết và thống nhất cách hành động. + Lập kế hoạch: thiết lập tiến trình thực hiện (thu thập dữ liệu, thảo luận, xin ý

CI

kiến, giải quyết các mục tiêu…), thời điểm giải quyết từng mục tiêu.

+ Thực hiện kế hoạch: thực hiện và trình bày giải pháp, điều chỉnh kế hoạch để

FI

phù hợp với thực tiễn và không gian vấn đề khi có sự thay đổi.

- Đánh giá và phản ánh giải pháp: Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ.

OF

Suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ. Điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới, xác nhận những kiến thức và kinh nghiệm thu được. Đề xuất giải pháp cho những vấn đề tương tự. Như vậy, cấu trúc NL GQVĐ được mô tả bởi 4 thành tố

ƠN

và các chỉ số hành vi được mô tả bởi sơ đồ sau:

Bảng 1.1. Cấu trúc NL GQVĐ

NH

NLGQVĐ

Tìm hiểu vấn đề

Nhận biết tình huống có VĐ

M

Giải thích thông tin VĐ

QU

Y

Thiết lập không gian vấn đề

DẠ Y

Chia sẻ sự am hiểu vềVĐ

Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp

Thu thập, đánh giá thông tin

Thiết lập tiến trình thực hiện

Kết nối thông tin

Phân bố, xác định cách sử dụng nguồnlập

Đánh giá, phản ánh giải pháp Đánh giá giải pháp đã thực hiện Phản ánh về các giá trị của giải pháp

Xác định cách GQVĐ

Thực hiện và trình bày giải pháp

Xác nhận kiến thức thu được

Thống nhất phương án

Tổ chức và duy trì hoạt động nhóm

Khái quát hoá các vấn đề tương tự

17


AL

1.3.2.3. Biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo như sau:

CI

Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được ban hành năm 2018 [1],

+ Nhận ra ý tưởng mới: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và

FI

phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới

OF

+ Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. + Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên

ƠN

những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng. + Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên

NH

quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.

+ Thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp; Tập hợp và điều phối được

Y

nguồn lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt động. Biết điều chỉnh kế hoạch và

QU

việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao. Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động. + Tư duy độc lập: Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận

M

thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề.

1.3.2.4. Các phương pháp đánh giá năng lực giải quyết vấn đề Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá

trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng

DẠ Y

dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục[2, tr.48]. Đánh giá qua quan sát: Đánh giá qua quan sát là hình thức GV đánh giá qua

thông qua quan sát các thao tác, kỹ năng thực hành và kỹ năng nhận thức của HS trong một tình huống cụ thể xem HS có đạt được các tiêu chí cụ thể mà GV đưa ra 18


không, GV ghi chép cẩn thận vào phiếu quan sát.

AL

Đánh giá qua hồ sơ học tập: Đánh giá qua hồ sơ học tập là hình thức HS tự

ghi kết quả học tập, tự đánh giá đối chiếu với mục tiêu đề ra của bản thân, so sánh

CI

xem bản thân mình có đạt được mục tiêu đề ra hay không.

Tự đánh giá: Tự đánh giá là một hình thức HS tự nhìn lại quá trình học tập của

FI

mình, tự đánh giá sự tiến bộ, nỗ lực của bản thân để kịp thời điều chỉnh.

Đánh giá qua điểm số: Đánh giá qua điểm số là một hình thức GV đánh giá

OF

năng lực HS thông qua các bài kiểm tra một tiết, 15 phút, miệng, học kỳ, thông qua kết quả bài kiểm tra GV sẽ đánh giá được khả năng lĩnh hội và vận dụng kiến thức của HS để kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ HS.

ƠN

Đánh giá về đồng đẳng: Là một quá trình trong đó các HS sẽ đánh giá công việc lẫn nhau dựa theo tiêu chí đã định sẵn. Phương pháp đánh giá này giúp HS phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

NH

1.2.3.5. Vai trò của năng lực giải quyết vấn đề

Theo [14], năng lực giải quyết vấn đề có vai trò như sau: • Đối với HS:

- NLGQVĐ giúp HS hiểu và nắm chắc nội dung cơ bản của bài học. HS có thể

Y

mở rộng và nâng cao những kiến thức xã hội của mình. cuộc sống.

QU

- NLGQVĐ giúp HS biết vận dụng những tri thức xã hội vào trong thực tiễn - NLGQVĐ giúp HS hình thành kỹ năng giao tiếp, tổ chức, khả năng tư duy, tinh thần hợp tác, hoà nhập cộng đồng.

M

• Đối với GV

- NLGQVĐ giúp GV có thể đánh giá một cách khá chính xác khả năng tiếp thu của HS và trình độ tư duy của họ, tạo điều kiện cho việc phân loại HS một cách chính xác.

- NLGQVĐ giúp cho GV có điều kiện trực tiếp uốn nắn những kiến thức sai

DẠ Y

lệch, không chuẩn xác, định hướng kiến thức cần thiết cho HS. - NLGQVĐ giúp GV dễ dàng biết được NL nhận xét, đánh giá, khả năng vận

dụng lý luận vào thực tiễn xã hội của HS. Từ đây định hướng phương pháp giáo dục tư tưởng học tập cho HS. 19


1.3.2.6. Phân tích bài tập thực tiễn với năng lực giải quyết vấn đề

AL

Theo tài liệu [6], các BTTT để giải quyết vấn đề là những bài tập liên quan đến hiện tượng thực tiễn đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức

CI

vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề. Như vậy, BTTT góp phần phát triển NLGQVĐ là các bài tập có hiện tượng thực tiễn chứa đựng tình huống có vấn

FI

đề, “nút thắt” kiến thức mà người học sẽ không “gỡ” được nếu chỉ học thuộc, chỉ dựa trên cách suy luận, vận dụng thông thường. Đó là các bài tập đòi hỏi HS phải có

OF

vốn kiến thức sâu, rộng và có sự tư duy logic, linh hoạt, không lệ thuộc vào vốn kiến thức đã được trang bị.

1.4. Thực trạng sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết

ƠN

vấn đề cho HS trong dạy học ở trường phổ thông trên địa bàn huyện Bố Trạch 1.4.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu thực trạng vấn đề thiết kế và sử dụng BTTT nhằm phát triển NLGQVĐ

NH

hóa học cho HS ở một số trường THPT tại tỉnh Quảng Bình. 1.4.2. Đối tượng, phương pháp điều tra 1.4.2.1. Đối tượng điều tra

Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 25 GV môn Hóa học tại 7 trường

Y

THPT ở tỉnh Quảng Bình và 168 HS khối 12 của 2 trường THPT trong năm học

QU

2018 - 2019. Cụ thể như sau:

Bảng 1.2. Số lượng GV tham gia điều tra thực trạng TÊN TRƯỜNG

STT

SỐ LƯỢNG GV

THPT Lê Quý Đôn - huyện Bố Trạch

4

2

THPT Ngô Quyền - huyện Bố Trạch

3

THPT Trần Phú - huyện Bố Trạch

4

3

4

THPT Nguyễn Trãi - huyện Bố Trạch

4

5

THPT Đào Duy Từ - Thành phố Đồng Hới

4

6

THPT Quang Trung - huyện Quảng Trạch

2

THPT Lệ Thủy - huyện Lệ Thủy

4

DẠ Y

M

1

7

Tổng

25

20


Bảng 1.3. Số lượng HS tham gia điều tra thực trạng SỐ LƯỢNG HS

AL

TÊN TRƯỜNG

STT

THPT Lê Quý Đôn - huyện Bố Trạch

88

2

THPT Trần Phú - huyện Bố Trạch

80

CI

1

Tổng

168

FI

1.4.2.2. Phương pháp điều tra thu lại phiếu và tiến hành xử lí kết quả thu được. 1.4.3. Kết quả điều tra 1.4.3.1. Kết quả điều tra GV

OF

Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho GV và HS (phụ lục 1 và 2). Sau đó

ƠN

Sau khi phát phiếu điều tra đến 25 GV, chúng tôi thu lại phiếu, xử lí và thu được kết quả như sau:

Bảng 1.4. Ý kiến của GV về việc sử dụng BTTT để phát triển NLGQVĐ

NH

trong dạy học hóa học Mức độ sử dụng BTTT để phát triển

Rất cần

Cần

Bình

NLGQVĐ trong dạy học hóa học

thiết

thiết

thường

60,00

20,00

cần thiết

20,00

Y

Tỉ lệ %

Không

QU

Đa số các GV cho rằng việc sử dụng BTTT để phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học hóa học là cần thiết, tuy nhiên vẫn còn 20,00% GV chỉ đánh giá ở mức độ bình thường. Điều này cho thấy rằng vẫn có GV ít sử dụng BTTT trong dạy học hóa học để phát triển NLGQVĐ.

M

Bảng 1.5. Ý kiến GV về số lượng bài tập BTTT phần hóa hữu cơ trong SGK, SBT lớp 12

Số lượng bài tập BTTT phần hóa hữu cơ trong SGK, SBT lớp 12 Tỉ lệ %

Nhiều

DẠ Y

8,00

Vừa đủ 24,00

Ít 68,00

Từ bảng 1.5, chúng ta có thể thấy rằng đa số các GV cho rằng số luợng bài tập

hóa học hữu có có nội dung thực tiễn trong SGK, SBT lớp 12 chưa nhiều, vì vậy việc thiết kế hệ thống BTTT phần hóa học hữu cơ lớp 12 là cần thiết để nguồn BTTT phong phú, đa dạng hơn. 21


Bảng 1.6. Ý kiến của GV về lợi ích của việc phát triển NLGQVĐ cho HS Tỉ lệ % 80,00

CI

Giúp HS củng cố, hiểu, nhớ, khắc sâu hơn kiến thức của bài học một cách khoa học.

AL

Lợi ích

Tạo hứng thú học tập cho HS.

88,00

Giúp HS tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo hơn trong suy nghĩ,

FI

trên con đường chinh phục tri thức trong học tập.

Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề

84,00

OF

đơn giản trong cuộc sống thực tiễn.

76,00

Việc phát triển NLGQVĐ cho HS là việc làm cần thiết trong việc củng cố,

ƠN

khắc sâu kiến thức bài học, cũng như tạo hứng thú học tập cho HS. Nó giúp HS tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo hơn trong học tập. Phát triển NLGQVĐ cũng sẽ giúp HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Điều này cho thấy

NH

rằng đa số các GV đều nhìn thấy được những lợi ích của việc phát triển NLGQVĐ cho HS.

Bảng 1.7. Ý kiến của GV về mức độ cần thiết của các dạng bài tập Hóa học hữu cơ - lớp 12 có nội dung thực tiễn nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS

Y

Mức độ và tỉ lệ %

Dạng bài tập

QU

Rất cần thiết

Để phát triển NLGQVĐ cần có dạng BTTT về điều chế, sản xuất hoá học.

Cần

Bình

Không

thiết thường cần thiết

76,00

16,00

8,00

0

80,00

16,00

4,00

0

Để phát triển NLGQVĐ cần có dạng bài tập có nội dung thực tiễn liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường trong cuộc sống con người.

72,00

20,00

8,00

0

Để phát triển NLGQVĐ cần có dạng BTTT về ứng dụng thực tế.

64,00 16,00

12,00

8,00

M

Để phát triển NLGQVĐ cần có dạng bài tập có nội dung thực tiễn về các hiện tượng trong

DẠ Y

đời sống, trong học tập và trong lao động sản xuất.

22


Kết quả cho thấy các dạng bài tập hóa học hữu cơ lớp 12 có nội dung thực tiễn

AL

nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS đều cần thiết. Đó là những dạng bài tập giúp HS vận dụng kiến thức để giải thích được các hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống.

CI

Đồng thời qua đó giúp HS củng cố, khắc sâu thêm kiến thức đã được học.

Bảng 1.8. Những khó khăn khi sử dụng BTTT để phát triển NLGQVĐ cho HS Khó khăn Có ít dạng. HS không đủ kiến thức. GV không có thời gian để biên soạn. Có ít tài liệu viết về bài tập thực tiễn hóa học.

OF

Trong kiểm tra, thi cử, số câu hỏi, BTTT hóa học còn ít.

FI

SL

ƠN

Khả năng vận dụng kiến thức của HS để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn còn hạn chế.

Tỉ lệ %

20

80,00

21

84,00

16

64,00

15

60,00

21

84,00

18

76,00

Từ bảng 1.8 chúng ta có thể thấy rằng còn rất nhiều khó khăn khi sử dụng

NH

BTTT nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS như: ít dạng bài tập, HS vẫn còn hạn chế về kiến thức, kĩ năng cũng như việc vận dụng kiến thức sách vở vào thực tiễn, bên cạnh đó thì việc GV không đủ thời gian để biên soạn câu hỏi cũng là khó khăn cần

Y

được quan tâm để khắc phục. Đa số HS có quan niệm học để thi vì vậy các em sẽ

QU

không chú ý tới loại BTTT do số lượng câu hỏi, BTTT trong kiểm tra và thi còn ít. Bảng 1.9. Biện pháp nâng cao việc xây dựng và sử dụng BTTT nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS Biện pháp

SL

Tỉ lệ %

21

84,00

Tăng cường kiểm tra - đánh giá nội dung có liên quan đến thực tiễn trong hóa học.

23

92,00

Thường xuyên cho HS bài tập thực tiễn theo hướng rèn luyện năng lực GQVĐ

18

72,00

Biện pháp khác

12

48,00

DẠ Y

M

Tăng cường sử dụng BTTT trong dạy học.

Để nâng cao việc xây dựng và sử dụng BTTT nhằm phát triển NLGQVĐ cho

HS, các GV cho rằng việc tăng cường kiểm tra - đánh giá nội dung thực tiễn hóa học là quan trọng nhất, bên cạnh đó cũng cần tăng cường sử dụng BTTT trong dạy 23


học hóa học, thường xuyên cho HS bài tập thực tiễn theo hướng rèn luyện

AL

NLGQVĐ. 1.4.3.2. Kết quả điều tra học sinh

CI

Sau khi phát phiếu điều tra đến 168 HS, chúng tôi thu lại phiếu, xử lí và thu được kết quả như sau:

FI

Câu 1:Trong quá trình học tập ở lớp, em có thích các tiết học hoá học Mức độ

Số ý kiến 6

Thích

55

Bình thường

72

3,57 32,74 42,86

ƠN

Rất thích

Tỉ lệ %

OF

không?

Không thích

35

20,83

Câu 2: Khi phát hiện các vấn đề thực tế trong bài tập có nội dung thực tiễn Thái độ

NH

mâu thuẫn với kiến thức mà em đã học, em có thái độ như thế nào? Số ý kiến

Tỉ lệ %

31

18,45

Hứng thú, muốn tìm hiểu

76

45,24

Thấy lạ nhưng không cần tìm hiểu

44

26,19

Không quan tâm đến vấn đề lạ

17

10,12

Rất hứng thú, phải tìm mọi cách để hiểu và giải

QU

Y

quyết vấn đề đó.

Câu 3: Khi làm nghiên cứu các bài tập thực tiễn hoá học, em đã từng làm

M

những dạng bài tập nào và mức độ như thế nào? Thường

Thỉnh

Chưa

xuyên

xuyên

thoảng

bao giờ

(%)

(%)

(%)

32,74

15,47

46,43

5.36

25

17,86

50

7,14

Bài tập về môi trường

22,03

25,60

50

2,38

Bài tập ứng dụng

32,14

26,79

36,9

4,17

Rất thường

Mức độ

Bài tập về sản xuất hoá học

DẠ Y

Bài tập về các vấn đề trong đời sống

24

(%)


AL

Câu 4: Khi gặp một vấn đề liên quan đến môn hóa học và các môn học khác trong thực tế cuộc sống cần phải giải quyết em làm thế nào? Cách giải quyết

Lựa chọn

kiếm tất cả các thông tin liên quan đến

22

giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất.

OF

Thảo luận nhóm, phản biện để cùng tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề khả thi nhất. Không cần thảo luận, không cần suy nghĩ,

32

19,05

70

41,67

ƠN

chờ thầy cô hoặc bạn bè giải quyết.

21

12,5

23

13,69

NH

Không quan tâm.

13,09

FI

môn học của mình và các môn học khác để

Thấy khó không muốn tìm hiểu.

CI

Suy nghĩ, huy động các kiến thức, tìm

Tỉ lệ %

Câu 5: Việc sử dụng bài tập thực tiễn hóa học có những tác dụng với các em như thế nào trong việc tiếp thu kiến thức hóa học? Tác dụng của BTTT

SL

Tỉ lệ %

168

100

Được tiếp xúc với nhiều dạng bài tập mới, lạ và khó.

127

75,60

Được rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống

157

93,45

Được rèn luyện khả năng tư duy, phân tích, phát hiện vấn đề chứ không chú trọng vào việc tính toán phức tạp.

149

88,69

M

QU

Y

Được rèn luyện kỹ năng giải bài tập để phát triển năng lực tư duy hóa học.

Câu 6: Em thấy có cần thiết phải sử dụng BTTT để hình thành và rèn luyện NL GQVĐ không?

DẠ Y

Mức độ

Số ý kiến

Tỉ lệ %

Rất cần thiết

56

33,33

Cần thiết

73

43,45

Bình thường

25

14,88

Không cần thiết

14

8,34

25


nhằm rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề trong giờ học hóa học? Cách sử dụng hiệu quả BTTT

AL

Câu 7: Theo các em, làm thế nào để sử dụng hiệu quả bài tập thực tiễn

SL

Tỉ lệ % 89,28

Tăng cường sử dụng kiến thức hóa học để giải quyết một số vấn 123 đề đơn giản trong thực tiễn cuộc sống.

FI

CI

Tăng cường những dạng bài tập có nội dung thực tiễn, mang tính vận dụng kiến thức vào thực tế hơn là những dạng bài tập tính 150 toán phức tạp.

73,21

140

83,33

Thường xuyên cho HS làm bài tập thực tiễn theo hướng rèn luyện 129 NLGQVĐ.

76,79

OF

Tăng cường kiểm tra - đánh giá bài tập hóa học có nội dung thực

ƠN

tiễn.

Biện pháp khác

17

10,12

Nhận xét: Qua các số liệu trên cho thấy:

NH

Nhiều HS có ý thức học tập tốt và thấy cần thiết để sử dụng BTTT hình thành và rèn luyện NL GQVĐ (rất cần thiết: 33,33%; cần thiết 43,45%). Tuy nhiên, số HS thích các giờ học hóa học không nhiều (rất thích: 6%; thích 55%). Từ kết quả số liệu ở câu 3 chúng ta thấy HS đã được làm quen với hầu hết các

Y

dạng BTTT, tuy nhiên vẫn chưa thường xuyên và còn nhiều dạng BTTT mà một số

QU

HS chưa bao giờ làm. Như vậy, khi xây dựng hệ thống BTTT, chúng ta cần chú ý hơn tới các dạng BTTT mà HS chưa bao giờ được làm. Từ kết quả trên chúng ta thấy đa số HS đã thấy được những tác dụng quan

M

trọng của bài tập có nội dung thực tiễn trong việc tiếp thu các kiến thức hóa học. 100% các em cho rằng BTTT sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập hóa

học. Như vậy, việc xây dựng và đưa các BTTT vào giảng dạy hóa học là cần thiết. HS cũng cho rằng để tăng hiệu quả của việc sử dụng BTTT nhằm rèn luyện năng lực GQVĐ, cần tăng cường dạng bài tập mang tính vận dụng kiến thức

DẠ Y

thực tiễn trong giờ học, thường xuyên cho HS làm BTTT hóa học theo hướng rèn luyện NLGQVĐ và đặc biệt chú ý tăng cường kiểm tra - đánh giá nội dung về BTTT hóa học cho HS.

26


Tiểu kết chương 1

AL

Qua nghiên cứu mục tiêu giáo dục, xu hướng phát triển giáo dục hiện nay,

chúng tôi đã hệ thống một cách cụ thể những cơ sở về lí luận và thực tiễn của đề tài

CI

nghiên cứu.Trong chương này chúng tôi đã:

- Tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu BTTT và năng lực GQVĐ;

FI

- Tìm hiểu khái niệm, phân loại BTHH;

- Làm rõ khái niệm BTTT, phân loại BTTT và vai trò của BTTT;

OF

- Bổ sung khái niệm của NLGQVĐ, phân tích cấu trúc và vai trò của năng lực giải quyết vấn đề; - Phân tích BTTT với NLGQVĐ;

ƠN

- Nghiên cứu các phương pháp đánh giá NLGQVĐ;

- Khảo sát, điều tra GV và HS về vấn đề thiết kế và sử dụng BTHH có nội dung gắn với thực tiễn ở trường THPT nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS. Qua đó,

NH

chúng tôi đã tìm hiểu được:

+ Vấn đề sử dụng BTHH có nội dung gắn với thực tiễn đang được chú ý, nhưng chất lượng và hình thức chưa được chú trọng nhiều. + Nguyên nhân của thực trạng trên chủ yếu là việc chuẩn bị và biên soạn bài

DẠ Y

M

QU

Y

tập thực tiễn tốn thời gian.

27


Chương 2

AL

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN PHẦN HÓA HỮU CƠ – HÓA HỌC 12

CI

NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC

2.1.1. Mục tiêu chương trình hóa học hữu cơ lớp 12

OF

2.1.1.1. Về kiến thức

FI

2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung phần hóa hữu cơ - Hóa học 12

- Cho HS biết:

+ Khái niệm, cấu tạo, tính chất của este, lipit và polime, phản ứng xà phòng hóa

ƠN

+ Cấu trúc phân tử của các hợp chất cacbohiđrat;

+ Phương pháp điều chế và ứng dụng của este và polime; + Phân loại, danh pháp của amin, amino axit, polime; khái niệm, vai trò, cấu

NH

tạo của peptit, protein. - Cho HS hiểu:

+ Mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất hóa học của cacbohiđrat;

Y

+ Cấu tạo phân tử, tính chất của, este, amin, amino axit, peptit, protein ; + Tính chất vật lí của polime.

QU

2.1.1.2. Về kĩ năng

+ Biết tính toán các bài tập vận dụng đến kiến thức cấu tạo, tính chất, điều chế hóa của este, lipit, cacbohydrat, amin, aminoaxit, peptit, protein, polime.

M

+ Phân biệt phản ứng trùng ngưng và phản ứng trùng hợp, polime thiên nhiên, polime nhân tạo và polime tổng hợp.

+ Biết vận dụng lí thuyết để giải các bài tập hóa học hoặc giải thích một hiện

tượng hóa học đơn giản trong đời sống, sản xuất thực tiễn. 2.1.1.3. Về tình cảm, thái độ

DẠ Y

+ Ý thức tuyên truyền vận dụng những kiến thức hóa học vào đời sống và sản xuất. + Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, trung thực trong công việc. + Có tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. + Tạo hứng thú học tập, yêu thích môn Hóa học.

28


2.1.2. Cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ lớp 12

AL

Cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 được phân phối số tiết lý thuyết, luyện tập và thực hành [27] như sau:

CI

Bảng 2.1. Bảng phân phối chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 Số tiết Nội dung

Luyện

Thực

thuyết

tập

hành

1

4

1

1

6

FI

Tổng

Este - lipit

3

0

2

Cacbohiđrat

4

3

Amin, aminoaxit và protein

5

1

0

6

4

1

1

6

16

4

2

22

Polime và vật liệu polime

4

Tổng

ƠN

1

OF

STT

NH

Như bảng 2.1, chúng ta thấy chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 vẫn nặng về lý thuyết, số tiết lý thuyết 16/22 tiết (72,73%), trong khi đó số tiết thực hành chỉ có 2/22 tiết (9,09%), số tiết luyện tập 4/22 tiết (18,18%). Với chương trình như vậy, việc để HS luyện tập trên lớp rất khó, chỉ đủ để HS ôn tập và củng cố một phần lý

Y

thuyết đã học. Vì vậy việc cung cấp cho HS hệ thống BTTT không chỉ giúp các em

QU

có thời gian ôn tập, củng cố kiến thức mà còn giúp các em có hệ thống bài tập để phát triển NLGQVĐ các hiện tượng từ thực tiễn cuộc sống. 2.1.3. Nội dung chương trình hóa học hữu cơ lớp 12

M

Phần Hóa học hữu cơ lớp 12 chương trình cơ bản được chia thành 4 chương với 16 bài [27]. Nội dung cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Bảng nội dung chương trình hóa học hữu cơ lớp 12

STT

Nội dung Chương 1: Este - lipit

Bài 1

Este

2

Bài 2

Lipit

3

Bài 3

Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp( Đã giảm tải)

4

Bài 4

Luyện tập: Este và chất béo.

DẠ Y

1

Bài

29


Chương 2: Cacbohiđrat Bài 5

Glucozơ

6

Bài 6

Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ

7

Bài 7

Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat

8

Bài 8

Thực hành: Điều chế, tính chất hóa học của este và cacbohiđrat

CI

AL

5

Chương 3: Amin, aminoaxit và protein Bài 9

Amin

10

Bài 10 Amino axit

11

Bài 11 Peptit và protein

12

Bài 12 Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein

OF

FI

9

Chương 4: Polime và vật liệu polime Bài 13 Đại cương về polime

14

Bài 14 Vật liệu polime

15

Bài 15 Luyện tập: Polime và vật liệu polime

16

Bài 16 Thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu polime

NH

ƠN

13

Theo bảng 2.2, ta thấy các bài luyện tập và thực hành vẫn còn ít do đó sẽ rất hạn chế cho GV trong việc rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho HS. Thời gian dành cho HS hoạt động ít, kể cả hoạt động tay chân và hoạt động tư duy.

Y

2.2. Thiết kế bài tập thực tiễn phần hóa hữu cơ - hóa học 12

QU

2.2.1. Nguyên tắc thiết kế bài tập thực tiễn - BTTT phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, phù hợp với thực tế hiện đại của xã hội.

Khi thiết kế BTTT phải đảm bảo tính chính xác, khoa học không tùy tiện thay

M

đổi những dữ liệu thực tiễn nhằm mục đích dễ tính toán.

Thiết kế các BTTT có nội dung sản xuất hóa học nên đưa vào các công nghệ hiện đại thường hay được sử dụng trong cuộc sống hiện nay, tránh sử dụng dây chuyền công nghệ lạc hậu, cũ kĩ không phù hợp với xu thế hiện đại của cuộc sống. - BTTT phải gần gũi với những hiểu biết trong thực tế cuộc sống của HS.

DẠ Y

Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến HH thì rất nhiều và rộng. Nếu thiết

kế được hệ thống BTTT có nội dung gần gũi với sự hiểu biết về đời sống xảy ra xung quanh HS thì sẽ tạo cho họ động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi tiếp nhận và giải quyết vấn đề. 30


- BTTT phải sát với nội dung học tập .

AL

Thiết kế BTTT nên bám sát nội dung chương trình học tập của HS. Nếu BTTT có nội dung quá mới, khác xa với những kiến thức hóa học của HS được học thì sẽ

CI

không thể tạo được động lực cũng như sự hứng thú trong việc giải bài tập . -BTTT phải đảm bảo tính sư phạm.

FI

Các tình huống xảy ra trong cuộc sống thực tiễn thường phức tạp hơn rất nhiều so với những kiến thức HH mà HS được học trong chương trình phổ thông.

OF

Do đó khi thiết kế BTTT cho HS phổ thông, GV cần phải có bước xử lí sư phạm để làm cho các tình huống xảy ra trong thực tiễn trở nên đơn giản hơn, phù hợp với trình độ kiến thức và khả năng của HS.

ƠN

- BTTT phải có tính hệ thống, logic.

Khi thiết kế BTTT cần sắp xếp chúng theo chương, bài trong chương trình HS đang học. Trong mỗi chương, bài nên có các BTTT ở dạng tự luận và trắc nghiệm.

NH

Trong quá trình dạy học hóa học, thông qua sự quan sát, theo dõi HS, thông qua kiểm tra, đánh giá, GV cần phải kịp thời thiết kế những BTTT phù hợp với trình độ nhận thức của HS trong từng lớp học, với lớp có nhiều HS giỏi và khá nên thiết kế BTTT ở mức độ vừa và cao hơn để nâng dần lên trình độ của HS .

Y

2.2.2. Quy trình thiết kế bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết

QU

vấn đề phần hóa hữu cơ - lớp 12

Sau khi nghiên cứu lý luận chung kết hợp với quá trình giảng dạy ở trường phổ thông, chúng tôi đưa ra quy trình thiết kế bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học hữu cơ lớp 12 theo các bước như sau:

M

Bước 1. Xác định mục đích của bài tập: Kiểm tra kiến thức đã học với các

mức độ khác nhau khi học kiến thức mới, liên hệ với kiến thức cũ hoặc có thể được dùng để luyện tập cho HS về một kĩ năng nào đó. Bước 2. Xác định mục tiêu kiến thức cần đạt được: Xác định kiến thức, kỹ

năng cần hình thành cho HS trong nội dung học tập có chứa tình huống thực tiễn.

DẠ Y

Bước 3. Xây dựng tình huống thực tiễn có chứa mâu thuẫn nhận thức.

Trên cơ sở các tri thức HS đã có, GV xây dựng tình huống thực tiễn chứa đựng

các mâu thuẫn nhận thức, đảm bảo HS có thể sử dụng kiến thức sẵn có của mình để giải quyết được vấn đề trong thực tiễn. 31


Bước 4. Soạn bài tập:

AL

- Căn cứ vào mục tiêu cụ thể để lựa chọn hình thức: trắc nghiệm tự luận hay trắc nghiệm khách quan (câu điền khuyết, câu ghép đôi, câu đúng/ sai, câu nhiều lựa

CI

chọn) và viết câu hỏi cụ thể.

- Khi viết cần lưu ý đến các nguyên tắc soạn thảo cho từng loại một.

FI

- Khi soạn cần chuẩn bị sẵn những bài hoàn chỉnh, đúng. Sau đó chọn các mồi nhử nếu là bài nhiều lựa chọn, hoặc cắt bớt nếu là bài điền khuyết.

OF

Lưu ý: Trên cơ sở và nguyên tắc đã nêu ở trên, GV có thể xây dựng BTTT xuất phát từ những yếu tố sau:

* Xuất phát từ những kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra

ƠN

Theo cách này, để xây dựng bài tập, đòi hỏi GV phải biết phân tích những kiến thức và kĩ năng làm bài tập thực tiễn cần kiểm tra HS, từ đó suy ra điều kiện và yêu cầu cho một bài tập gốc.

NH

Ví dụ 1: Sau khi học bài este (lớp 12), cần kiểm tra phương pháp điều chế và các kĩ năng viết PTHH để điều chế este metyl metacrylat, có thể đưa ra bài tập gốc như sau: “Cửa kính các xe ô tô thường làm bằng thủy tinh hữu cơ - sản phẩm polime khi trùng hợp metyl metacrylat. Loại thủy tinh này nhẹ hơn thủy tinh thông

Y

thường, khi vỡ thì thành các hạt nhỏ tròn tròn, không gây sát thương lớn như mảnh ancol metylic ?” Phân tích:

QU

thủy tinh thường, Hãy viết PTHH điều chế thủy tinh hữu cơ từ axit metacrylic và

Trong bài tập này, GV kiểm tra kiến thức của HS về phản ứng điều chế este

DẠ Y

M

metyl metacrylat và cách viết PTHH của phản ứng trùng hợp đã học

HS sẽ biết este metyl metacrylat được điều chế từ axit metacrylic (đã học ở 11,

HS phải nhớ lại CTHH) và ancol metylic (đã học ở 11, HS phải nhớ lại CTHH). Và

32


Từ este metyl metacrylat có thể điều chế được loại thủy tinh hữu cơ có nhiều ứng

AL

dụng thực tiễn

Từ bài tập gốc trên, GV có thể biến đổi thành nhiều bài tập khác nhau, chẳng

CI

hạn: Từ metyl metacrylat có thể điều chế được thủy tinh hữu cơ thủy tinh hữu cơ dùng làm răng giả, kính mũ bảo hiểm, kính xe ô tô…) em hãy cho biết axit và ancol

FI

nào sau đây dùng để điều chế metyl metacrylat ?

B. axit acrylic và ancol etylic

C. axit metacrylic và ancol metylic

D. axit metacrylic và ancol etylic

OF

A. axit acrylic và ancol metylic HS trả lời: Đáp án C

Ví dụ 2: Sau khi học xong bài saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ (lớp 12), cần

ƠN

kiểm tra sự chuyển hóa của tinh bột trong cơ thể và kĩ năng viết PTHH thủy phân tinh bột, có thể đưa ra bài tập gốc như sau: Trong cơ thể người và động vật, tinh bột bị thủy phân một phần thành glucozơ nhờ các enzim, trong môi trường axit loãng

NH

tinh bột bị thủy phân hoàn toàn thành glucozơ. Em hãy viết PTHH của phản ứng thủy phân đó? Phân tích:

H ,t HS dễ dàng viết được PTHH: (C6 H10O5 ) n + n H 2O ⎯⎯⎯ → n C6H12O6 (enzim) +

o

Y

Trong bài này GV kiểm tra kiến thức của HS về phản ứng thủy phân của tinh

QU

bột và kỹ năng viết PTHH của phản ứng thủy phân. Từ bài tập gốc trên, GV có thể biến đổi thành nhiều bài tập khác nhau, chẳng hạn: “Một trong những điều quan trọng mà việc ăn uống hàng ngày là ăn chậm,

M

nhai kỹ. Khi chúng ta ăn cơm, càng nhai kỹ chúng ta sẽ thấy cơm càng có vị ngọt, hãy giải thích vì sao?”

HS trả lời:

Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người

có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần

DẠ Y

tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt.  −amilaza  −amilaza mantaza → Mantozơ ⎯⎯⎯⎯ → Dextrin ⎯⎯⎯⎯⎯ → Glucozơ Tinh bột ⎯⎯⎯⎯⎯

Đối với bài tập này mâu thuẫn nhận thức là HS không nắm được sự chuyển

hóa của tinh bột trong cơ thể, dẫn đến trả lời sai hoặc chưa đầy đủ. Ví dụ 3: Sau khi học xong bài saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ (lớp 12), Ở phần 33


củng cố kiến thức, GV cần kiểm tra cấu trúc của tinh bột và xenlulozơ có thể đưa ra

AL

bài tập gốc như sau:”Tinh bột và xenlulozơ là 2 polisaccarit quan trọng trong cuộc sống, tinh bột dùng làm thức ăn cho con người và động vật, sản xuất bánh kẹo, còn

CI

xenlulozơ dùng sản xuất giấy, tơ sợi. Em hãy so sánh cấu trúc của tinh bột và xenlulozơ?”

FI

Phân tích: Đối với dạng bài tập này GV giới thiệu ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ làm lời dẫn cho bài tập, mục đích để HS cảm thấy hứng thú và nắm chắc

OF

ứng dụng của hai loại polisaccarit này. Từ đó sẽ muốn nắm vững hơn cấu trúc của nó. Mâu thuẫn nhận thức của bài tập này là so sánh điểm giống và điểm khác nhau của xenlulozơ và tinh bột, HS đã được học về cấu trúc của tinh bột và xenlulozơ

ƠN

một cách độc lập, riêng lẻ. Nhưng để so sánh không phải HS nào cũng làm được. Qua BT này HS sẽ biết hệ thống, tổng hợp kiến thức mình được học về cấu trúc phân tử của 2 polisaccarit này. HS có thể làm như sau:

NH

Xenlulozơ tạo thành từ các gốc β- glucozơ, tinh bột tạo thành từ các gốc α- glucozơ - Phân tử khối xenlulozơ lớn hơn phân tử khối của tinh bột (số mắt xích nhiều hơn). - Trong xenlulozơ chỉ có liên kết β- 1,4- glucozit, trong tinh bột có liên kết α1,4- glucozit và α-1,6- glucozit.

Y

- Các gốc glucozơ trong xenlulozơ tạo thành mạch không phân nhánh, không

QU

xoắn còn trong tinh bột các gốc glucozơ tạo thành mạch xoắn và phân nhánh. Từ bài tập gốc trên, GV có thể biến đổi thành nhiều bài tập khác nhau, chẳng hạn: “Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit có công thức phân tử (C6H10O5)n nhưng xenlulozơ có thể tạo thành sợi còn tinh bột thì không, hãy giải thích.”?

M

HS trả lời: Xenlulozơ có thể kéo thành sợi vì chúng có cấu tạo mạch không

phân nhánh, các phân tử xenlulozơ có mạch rất dài và sắp xếp song song với nhau theo một trục nên chúng dễ kéo thành sợi. Tinh bột không thể kéo thành sợi vì: - Amilopectin (chiếm trên 80% thành phần tinh bột) có cấu tạo dạng mạch

DẠ Y

phân nhánh. - Mạch phân tử amilozơ và amilopectin xoắn lại thành các vòng xoắn lò xo,

các vòng xoắn đó lại cuộn lại, làm cho tinh bột có dạng hạt * Xuất phát từ những sai lầm thường gặp về lí thuyết và thực hành. 34


Theo [7, tr.43-44], nếu GV có khả năng dự đoán được các sai lầm (về cả lí

AL

thuyết lẫn phương pháp thực hành) mà HS thường mắc phải, sẽ tạo nên được các

tình huống hấp dẫn trong bài tập mà ta có thể gọi là “bẫy”. Một GV giỏi, có kinh

CI

nghiệm trong dạy học, sẽ có khả năng dự đoán được nhiều sai lầm của HS, làm cơ sở để xây dựng các bài tập hoá học thực tiễn.

FI

Ví dụ 1: Khi nói đến phản ứng tráng bạc, HS thường ngộ nhận chỉ có andehit mới có phản ứng này, do đó khi thực hiện các bài tập nhận biết các chất hữu cơ,

OF

thường dẫn đến HS mắc sai lầm về kĩ năng chọn thuốc thử. Có thể đưa ra bài tập như sau: “Glucozơ (đường nho) và fructozơ (đường mật ong) là hai loại đường dùng cho ăn kiêng vì nó được hấp thụ trực tiếp vào máu qua đường tiêu hóa. Trình

ƠN

bày một phương pháp hóa học để phân biệt 2 loại đường này”.

Trong bài tập này, nếu HS nào không nắm được lí thuyết, cho rằng chỉ có gluccozơ chứa nhóm chức andehit mới có phản ứng tráng gương (bẫy về lí thuyết)

NH

thì sẽ dẫn đến cách nhận biết định tính bằng dung dịch AgNO3/NH3 (bẫy về thực hành). Nếu nắm kĩ lí thuyết, HS có thể dễ dàng nhận biết bằng dung dịch Br2 (chỉ có glucozơ mới làm mất màu dung dịch Br2 ).

Mâu thuẫn nhận thức của bài tập này là HS không biết, hoặc quên sự chuyển

Y

hóa qua lại giữa glucozơ và fructozơ trong môi trường kiềm, Phản ứng tráng gương

QU

được thực hiện trong môi trường kiềm. Ví dụ 2: “Glucozơ là loại đường dùng cho ăn kiêng, nó có nhiều trong quả chín đặc biệt là quả nho. Axit fomic là dạng axit cacboxylic đơn giản nhất có nhiều trong nọc ong và vòi đốt của kiến. Em hãy trình bày một phương pháp hóa học để

M

phân biệt 2 chất này”.

Trong bài tập này, nếu HS nào không nắm được lí thuyết, cho rằng chỉ có gluccozơ chứa nhóm chức andehit mới có phản ứng tráng gương (bẫy về lí thuyết) thì sẽ dẫn đến cách nhận biết định tính bằng dung dịch AgNO 3/NH3 (bẫy về thực hành). Nếu nắm kĩ lý thuyết, HS có thể dễ dàng nhận biết bằng qùy tím ( chỉ có axit

DẠ Y

fomic làm quỳ tím hóa hồng). Mâu thuẫn nhận thức của bài tập này là HS không nắm đươc cấu tạo của axit

fomic, dẫn đến không nhìn thấy được trong axit fomic cũng chứa nhóm chức anđehit nên nó có phản ứng tráng gương như glucozơ. 35


Từ bài tập gốc trên, GV có thể biến đổi thành các bài tập khác nhau, chẳng hạn

AL

như: “Trong phòng thí nghiệm, có 2 ống nghiệm đựng glucozơ và axit fomic riêng biệt, cho vào cả 2 ống nghiệm một lượng dư dung dịch NaOH, sau đó lần lượt cho

CI

hóa chất ở 2 ống nghiệm vào 2 cốc đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư. Nêu hiện tượng xảy ra. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra”.

FI

Trong bài tập này, HS thường không nhận ra muối HCOONa cũng tham gia phản ứng tráng bạc (bẫy về lí thuyết), từ đó sẽ nêu sai hiện tượng và kết luận không

OF

có kết tủa Ag xuất hiện ở cốc đựng HCOOH (bẫy về thực hành). * Xuất phát từ các bài tập thuần túy hóa học.

Xuất phát từ các bài tập thuần túy hóa học, GV đưa vào tình huống thực tiễn

ƠN

để giúp cho HS không những có được kiến thức trong sách giáo khoa, còn giúp cho HS biết được các kiến thức thực tiễn của cuộc sống, từ đó tăng sự hiểu biết của HS về những vấn đề xảy ra xung quanh môi trường sống của chúng.

NH

Ví dụ 1: Xuất phát từ một bài toán thuần túy hóa học sau: Khi phân tích chất A, người ta thu được 71,51%C; 6,67%H; 4,91%N. Cho biết khối lượng phân tử của A là 285. A có công thức phân tử là gì?

A. C17 H19 NO3

B. C15H17 NO3

C. C17 H19 N

D. C16 H19 NO3

Y

Từ bài toán gốc thuần túy hóa học nêu trên, GV có thể đưa vào một số kiến

QU

thức thực tế của cuộc sống để thành một bài toán có nội dung thực tiễn chẳng hạn như:

Moc-phin là một loại thuốc giảm đau, gây nghiện, nó thường được dùng cho những bệnh nhân điều trị ung thư giai đoạn cuối. Mocphin cho cảm giác lâng lâng,

M

dễ chịu, cảm thấy bớt lo lắng, sợ hãi khi sử dụng chúng. Tuy nhiên nếu tự ý sử

dụng, về lâu dài sẽ gây nghiện, sức khỏe giảm sút, sức đề kháng giảm, và còn nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng đến chính cuộc sống của bạn. Do đó chỉ được sử dụng mocphin khi có sự chỉ định của bác sĩ. Khi phân tích moc-phin, người ta thu được

DẠ Y

71,51%C; 6,67%H; 4,91%N. Khối lượng phân tử của moc-phin là 285. Cho biết công thức nào sau đây là của morphine?

A. C17 H19 NO3

B. C15H17 NO3

C. C17 H19 N

D. C16 H19 NO3

Ví dụ 2: Xuất phát từ một bài toán thuần túy hóa học sau: Cho xenlulozơ tác

dụng vừa đủ với axit nitric có mặt axit sunfuric đặc làm xúc tác thu được 29,7 g 36


xenlulozơ trinitrat. Tính thể tích của dung dịch axit nitric 63% (D = 1,4 g/ml) tham

AL

gia phản ứng ?

Từ bài toán gốc thuần túy hóa học nêu trên, GV có thể đưa vào một số kiến thức

CI

thực tế của cuộc sống để thành một bài toán có nội dung thực tiễn chẳng hạn như:

Xenlulozơ trinitrat rất dễ cháy và khi cháy không sinh ra khói nên được dùng

FI

làm thuốc súng không khói. Thể tích của dung dicḥ axit nitric 63% (D = 1,4 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 29,7 g xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 70%) là B. 43,86 ml.

C. 60,31 ml.

OF

A. 30,61 ml.

D. 42,34ml.

Bước 5. Xây dựng đáp án hoặc lời giải chi tiết và kiểm tra thật kỹ sự chính xác, phù hợp của đáp án so với kiến thức của HS.

ƠN

Bước 6. Chỉnh lí và hoàn thiện bài tập: Sau khi HS làm bài tập, nếu có chỗ nào chưa phù hợp GV tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện bài tập cho phù hợp với đối tượng HS, với mục tiêu đề ra.

NH

2.2.3. Quy trình sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Bước 1. Đặt vấn đề, nhận dạng và nêu được vấn đề cần giải quyết - GV giới thiệu bài tập thực tiễn, BTTT là một vấn đề trong thực tiễn cuộc

Y

sống cần giải thích hoặc tìm giải pháp để giải quyết.

QU

BTTT nên được thể hiện bằng một trong những cách sau: viết sẵn trên giấy khổ lớn, trình chiếu, photo cho từng người, từng nhóm hoặc GV nêu tình huống ra trước lớp.

GV cần mô tả kĩ BTTT, đặt ra câu hỏi định hướng về vấn đề cần giải quyết

M

- HS nghiên cứu BTTT

Cần dành thời gian từ 3-5 phút để HS nghiên cứu kĩ BTTT. HS nêu được các dữ kiện trong BTTT, nêu được vấn đề cần giải quyết.. Bước 2. Tìm giải pháp cho tình huống trong BTTT, tạo tình huống có vấn đề. Cho người học thu thập, làm rõ thông tin của đề bài, làm việc nhóm trao đổi,

DẠ Y

thảo luận Trong quá trình HS trao đổi, thảo luận sẽ xuất hiện tình huống có vấn đề đó là những khó khăn, bế tắc xuất phát từ nhu cầu nhận thức vì sao, đó là những mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái cần tìm. Bước 3. Giải quyết vấn đề, tranh luận, bảo vệ giải pháp và kết luận. 37


- Đại diện từng nhóm chia sẻ giải pháp của nhóm mình trước lớp.

AL

- Các nhóm khác tranh luận, phản biện, bổ sung.

- GV phân tích ưu nhược của từng giải pháp, bổ sung và chỉnh sửa nếu cần

CI

thiết, sau đó cùng tập thể chọn ra giải pháp tốt nhất .

- Rút ra kết luận từ tình huống của BTTT, điều chỉnh,vận dụng trong tình

FI

huống mới.

2.2.4. Một số hình thức sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực

OF

giải quyết vấn đề

Thiết kế bài tập thực tiễn chưa phải là quan trọng nhất và không phải một BTTT hay thì luôn có tác dụng tích cực. Vấn đề quan trọng là khi sử dụng phải trao

ƠN

đúng đối tượng, khai thác triệt để mọi khía cạnh của bài toán, để HS tự mình tìm ra cách giải. Lúc đó BTTT mới thật sự có ý nghĩa. Chúng tôi xin đề xuất một số cách sử dụng BTTT nhằm phát triển năng lực GQVĐ như sau:

NH

2.2.4.1. Sử dụng bài tập thực tiễn trong nghiên cứu xây dựng kiến thức mới Trong quá trình dạy học hóa học, GV có thể sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn để tạo tình huống có vấn đề, buộc HS phải huy động những kiến thức mình có để giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng nhiều cách khác nhau. Sau đó GV yêu cầu

Y

HS thảo luận để chọn phương án giải quyết vấn đề khả thi nhất.

QU

Ví dụ 1: Khi dạy bài “Amin”trong phần “Cấu tạo và tính chất hoá học”, GV có thể đưa bài tập thực tiễn: Tại sao khi nấu canh cá ta thường cho thêm các quả chua như: khế, dọc, sấu, me…?

Quy trình sử dụng BTTT nhằm phát triển năng lực GQVĐ như sau:

M

Bước 1. Đặt vấn đề, nhận dạng và nêu được vấn đề cần giải quyết

- GV nêu BTTT“Tại sao khi nấu canh cá ta thường cho thêm các quả chua như: khế, dọc, sấu, me…?” - HS nghiên cứu BTTT: HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết của BTTT:

Tại sao nấu canh cá phải thêm các quả chua, mục đích là gì?

DẠ Y

Bước 2. Tìm giải pháp cho tình huống trong BTTT, tạo tình huống có vấn đề. Gv chia người học ra thành 4 đến 6 nhóm tùy số HS của mỗi lớp đảm bảo mỗi

nhóm khoảng từ 5 - 7 người. cho người học thu thập, làm rõ thông tin đề bài, sau đó cho mỗi nhóm khoảng 3 đến 5 phút thảo luận, trao đổi về vấn đề. 38


Hs thảo luận: Cá thường có mùi tanh, vậy mùi tanh cá chứa chất gì?

AL

Hs thu thập thông tin: - Cá thường có mùi tanh, vậy mùi tanh cá chứa amin - Quả chua chứa axit

CI

Vậy khi cho amin vào axit điều gì sẽ xảy ra?

Bước 3. Giải quyết vấn đề, tranh luận, bảo vệ giải pháp và kết luận.

FI

GV yêu cầu đại diện từng nhóm chia sẻ giải pháp của nhóm mình trước lớp. Có nhóm sẽ cho rằng: Do mùi chua của quả “bắt “ mùi tanh của cá, mà không

OF

hiểu bản chất vấn đề là vì sao.

Có nhóm sẽ cho rằng do quả chua chứa axit đã phản ứng với chất tanh chứa hỗn hợp các amin trong cá, các nhóm khác tranh luận để tìm ra đáp án đúng nhất.

ƠN

- Kết luận vấn đề đúng nhất

Các quả chua đó sẽ làm canh cá không bị tanh. Các hỗn hợp amin trong cá( nhiều nhất là tri metyl amin) sẽ phản ứng với axit có trong các quả chua.

NH

- GV đưa phương trình:

(CH3 )3 N + H+ ⎯⎯ →(CH3 )3 NH (*) +

- GV hỏi HS về phản ứng (*) thuộc loại phản ứng gì đã học (oxi hoá khử hay axit - bazơ). Vai trò của (CH3)3N trong phương trình hóa học của phản ứng trên ?

Y

- HS: Đó là phản ứng axit - bazơ. (CH3)3N là bazơ.

QU

- GV khái quát: Vậy là các amin có tính chất bazơ. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu tại sao nó có tính bazơ xuất phát từ cấu tạo của nó. 2.2.4.2. Sử dụng bài tập thực tiễn để hoàn thiện kiến thức, kỷ năng, kỷ xảo.

M

Bài tập thực tiễn sẽ giúp HS cũng cố, khắc sâu thêm kiến thức, là sợi dây kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn, tạo niềm tin vào khoa học cho HS. Giúp HS hiểu

và giải thích được một số tình huống phát sinh trong cuộc sống một cách dễ dàng từ những kiến thức đã được học. Ví dụ: Khi dạy bài peptit - protein ( tiết 2), sau khi dạy xong phần tính chất

DẠ Y

hóa học của protein có thể đưa ra bài tập thực tiễn sau cho HS:”Vì sao không nên giặt quần áo nilon, len, tơ tằm bằng xà phòng có độ kiềm cao, không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc ủi quá nóng các đồ dùng trên?” Quy trình sử dụng BTTT nhằm phát triển năng lực GQVĐ như sau: Bước 1. Đặt vấn đề, nhận dạng và nêu được vấn đề cần giải quyết 39


AL

- GV nêu BTTT trên ở phiếu học tập hoặc ở màn hình máy chiếu - HS nghiên cứu BTTT

HS nhận diện được vấn đề cần giải quyết: Không giặt được quần áo làm từ thể giặt được chúng trong nước ở nhiệt độ cao hoặc quá nóng

CI

chất liệu nilon, len, tơ tằm trong xà phòng có môi trường kiềm cao, cũng như không

FI

Bước 2. Tìm giải pháp cho tình huống trong BTTT, tạo tình huống có vấn đề. Gv chia người học ra thành 4 đến 6 nhóm tùy số HS của mỗi lớp đảm bảo mỗi

OF

nhóm khoảng từ 5 - 7 người cho người học thu thập, làm rõ thông tin đề bài, sau đó cho mỗi nhóm khoảng 3 đến 5 phút thảo luận, trao đổi về vấn đề.

HS đặt ra câu hỏi quần áo nilon, len, tơ tằm có cấu tạo như thế nào?

ƠN

Hs thu thập thông tin:

HS biết được tơ nilon (poliamit), len và tơ tằm (protein) Cấu tạo chung của các loại len, tơ tằm, tơ nilon đều có liên kết - CO - NH -

NH

Đặc điểm của nhóm - CO - NH - là kém bền nhiệt, kém bền trong môi trường axit hoặc bazơ.

Mâu thuẫn kiến thức của Hs trong bài tập này là không biết cấu tạo chung của trường axit hoặc bazơ.

Y

loại len, tơ tằm, tơ nilon.Không biết bản chất kém bền nhiệt, kém bền trong môi

QU

Bước 3. Giải quyết vấn đề, tranh luận, bảo vệ giải pháp và kết luận. GV yêu cầu đại diện từng nhóm chia sẻ giải pháp của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác tranh luận để tìm ra đáp án đúng nhất HS kết luận: Không thể giặt được quần áo làm bằng các chất liệu từ nilon, len, tơ tằm trong

M

những chất tẩy rửa có môi trường kiềm vì các chất liệu trên đều có đặc điểm cấu

tạo chung là chứa các nhóm - CO - NH - trong phân tử. Các nhóm này không bền trong môi trường kiềm hoặc axit, nó dễ bị thuỷ phân cắt đứt nhóm CO - NH, vì vậy quần áo được sản xuất từ nilon, len, tơ tằm sẽ không bền và nhanh hư hỏng khi giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao.

DẠ Y

Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền đối với nhiệt. Nếu cho các loại quần áo làm từ

len, tơ tằm, nilon vào nước quá nóng hoặc ủi ở nhiệt độ cao sẽ làm hư hỏng quần áo GV kết luận, bổ sung nếu cần. Bài tập này giúp HS hiểu rõ và khắc sâu về cấu tạo chung của các loại len, tơ 40


tằm, tơ nilon đều có liên kết - CO - NH - kém bền, dễ bị thủy phân trong môi

AL

trường axit, kiềm.

Ví dụ 2: Khi dạy bài saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ ( tiết 2), để dạy phần cấu

CI

trúc phân tử của xen lulozơ, GV có thể nêu bài tập thực tiễn sau:“Tinh bột và

xenlulozơ đều là polisaccarit có công thức phân tử (C6H10O5)n nhưng tinh bột

FI

không thể kéo sợi còn xenlulozơ thì có thể kéo thành sợi, hãy giả thích.”? Quy trình sử dụng BTTT nhằm phát triển năng lực GQVĐ như sau:

OF

Bước 1. Đặt vấn đề, nhận dạng và nêu được vấn đề cần giải quyết -GV nêu BTTT: Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit có công thức phân tử (C6H10O5)n nhưng tinh bột không thể kéo sợi còn xenlulozơ thì có thể kéo thành - Người học nghiên cứu BTTT.

ƠN

sợi, hãy giả thích.”?

Cần dành thời gian từ 3 - 5 phút để người học nghiên cứu kĩ tình huống.

NH

HS nêu được vấn đề cần giải quyết: Tại sao tinh bột lại không kéo sợi được còn xenlulozơ lại có thể.

Bước 2. Tìm giải pháp cho tình huông trong BTTT, tạo tình huống có vấn đề. Gv chia người học ra thành 4 đến 6 nhóm tùy số HS của mỗi lớp đảm bảo mỗi

Y

nhóm khoảng từ 5 - 7 người cho người học thu thập, làm rõ thông tin đề bài, sau đó

QU

cho mỗi nhóm khoảng 3 đến 5 phút thảo luận, trao đổi về vấn đề. Trong bài tập này mâu thuẫn kiến thức của HS: - HS không nắm vững cấu tạo của tinh bột và xenlulozơ. Hoặc khi biết được cấu tạo của tinh bột và xenlulozơ nhưng vẫn không hiểu rõ bản chất của cấu tạo đó nên vẫn bế tắc, không giải thích được.

M

Hs thu thập thông tin đã biết cấu trúc của tinh bột và xenlulozơ

-Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit: amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ có mạch không phân nhánh, chúng không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo còn amilopectin có mạch phân nhánh. Xenlulozơ là một polime được tạo thành từ các mắt xích β - glucozơ ,

DẠ Y

xenlulozơ có mạch không phân nhánh. Bước 3. Giải quyết vấn đề, tranh luận, bảo vệ giải pháp và kết luận. GV yêu cầu đại diện từng nhóm chia sẻ giải pháp của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, phản biện để tìm ra đáp án đúng nhất 41


HS kết luận:

AL

Tinh bột không thể kéo thành sợi vì:

phân nhánh.

CI

- Amilopectin (chiếm trên 80% thành phần tinh bột) có cấu tạo dạng mạch

- Mạch phân tử amilozơ và amilopectin xoắn lại thành các vòng xoắn lò xo,

FI

các vòng xoắn đó lại cuộn lại, làm cho tinh bột có dạng hạt.

Xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh, các phân tử rất dài, sắp xếp

OF

song song với nhau theo một trục nên dễ xoắn lại thành sợi. GV kết luận, bổ sung nếu cần

2.2.4.3. Sử dụng bài tập thực tiễn để củng cố kiến thức trong các tiết luyện tập.

ƠN

Bài tập thực tiễn đủ các mức từ 1 đến 4 nhưng cần sử dụng nhiều bài tập thực tiễn ở mức 3 và 4 trong các tiết luyện tập để củng cố kiến thức đã học ở những bài trước và kích thích sự hứng thú, suy nghĩ để tìm ra kết quả của HS.

NH

Ví dụ 1: GV đưa ra bài tập thực tiễn cho phần “Tính chất vật lý của protein” (Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein). Bước 1. Đặt vấn đề, nhận dạng và nêu được vấn đề cần giải quyết - GV nêu BTTT: Sữa đậu nành - một loại đồ uống rất bổ dưỡng đối với sức

Y

khoẻ con người. Theo em uống sữa đậu nành vào thời điểm nào thì tốt ? B. Sau khi ăn sáng 1 - 2 giờ.

QU

A. Trước khi ăn sáng.

C. Ngay sau khi ăn cam, quýt.

D. Ngay trước khi ăn cam, quý

Người học nghiên cứu BTTT. Cần dành thời gian từ 3 - 5 phút để người học nghiên cứu kĩ tình huống.

M

HS phát hiện nêu được vấn đề cần giải quyết: Thành phần chính trong sữa đậu

nành là gì?

Bước 2. Tìm giải pháp cho tình huống trong BTTT, tạo tình huống có vấn đề. GV chia người học ra thành 4 đến 6 nhóm tùy số HS của mỗi lớp đảm bảo mỗi

nhóm khoảng từ 5 - 7 người cho người học thu thập, làm rõ thông tin đề bài, sau đó

DẠ Y

cho mỗi nhóm khoảng 3 đến 5 phút thảo luận, trao đổi về vấn đề. HS đặt ra câu hỏi: Thành phần chính trong sữa đậu nành là gì? • Dự kiến khó khăn của HS: * Thường thấy một số hàng quán bán đồ ăn sáng có bán sữa đậu nành nên có 42


thể chọn đáp án A.

AL

* Không biết trong sữa đậu nành chứa protein.

* Có thể có suy nghĩ: Trong cam quýt có axit nên dễ dàng thúc đẩy quá trình

CI

tiêu hoá.

Hs thu thập thông tin và biết được trong sữa đậu nành có chứa protein. Mâu

FI

thuẫn kiến thức của HS là không biết protein có hiện tượng đông tụ và kết tủa khi đun nóng, khi cho axit, bazơ hoặc một số muối vào dung dịch protein.

OF

HS tham khảo tài liệu, quan sát các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến tính chất vật lý của protein như: sự đông tụ của lòng trắng trứng, hiện tượng nổi “gạch cua” khi nấu canh cua (riêu cua)…

ƠN

Bước 3. Giải quyết vấn đề, tranh luận, bảo vệ giải pháp và kết luận. GV yêu cầu đại diện từng nhóm chia sẽ giải pháp của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, phản biện để tìm ra đáp án đúng nhất.

NH

Kết luận

Phương án B vì ở các phương án A, C, D, protein trong sữa đậu nành sẽ bị đông tụ lại dưới tác dụng của axit có trong dạ dày, cam, quýt, gây khó khăn cho việc tiêu hoá.

Y

BT này giúp HS biết dạng tồn tại, tính tan và sự đông tụ của protein, từ đó biết

QU

cách vận dụng để giải thích được các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ 2: Trong thực tiễn cuộc sống, rượu uống của con người chủ yếu được điều chế bằng cách lên men tinh bột (gạo, ngô sắn…). Gia đình bạn Bình có truyền thống nấu rượu để bán, đó là nghề gia truyền được truyền lại từ thế hệ trước. Bạn

M

Bình được giao nhiệm vụ nấu rượu (ancol etylic) từ 1 yến gạo nếp (chứa 81% tinh

bột).Với hiệu suất của quá trình lên men rượu đạt 80%, bạn Bình sẽ thu được được bao nhiêu lit rượu 400? Biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic là 0,789 g/ml.

Bài tập này giúp HS biết ràng thực tế rượu uống được sản xuất từ tinh bột, và

DẠ Y

HS phải huy động kiến thức đã được học để viết được PTHH hoặc sơ đồ phản ứng điều chế rượu từ tinh bột, vận dụng linh hoạt cách giải toán hóa học để tìm ra đáp án nhanh nhất. Quy trình sử dụng BTTT nhằm phát triển năng lực GQVĐ như sau: 43


Bước 1. Đặt vấn đề, nhận dạng và nêu được vấn đề cần giải quyết

AL

GV nêu BTTT: “ Bạn Bình được giao nhiệm vụ nấu rượu (ancol etylic) từ 1

yến gạo nếp (chứa 81% tinh bột). Với hiệu suất của quá trình lên men rượu đạt

CI

80%, bạn Bình sẽ thu được được bao nhiêu lit rượu 40o? Biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic là 0,789 g/ml.”

FI

- Người học nghiên cứu BTTT.

Cần dành thời gian từ 3 - 5 phút để người học nghiên cứu kĩ tình huống.

OF

HS phát hiện vấn đề cần giải quyết: Lên men rượu từ 1 yến gạo nếp ( chứa 81% tinh bột) sẽ thu được bao nhiêu lit rượu nguyên chất?

Bước 2. Tìm giải pháp cho tình huống trong BTTT, tạo tình huống có vấn đề.

ƠN

Gv chia người học ra thành 4 đến 6 nhóm tùy số HS của mỗi lớp đảm bảo mỗi nhóm khoảng từ 5 - 7 người cho người học thu thập, làm rõ thông tin đề bài, sau đó cho mỗi nhóm khoảng 3 đến 5 phút thảo luận, trao đổi về vấn đề.

NH

Mâu thuẫn kiến thức của bài này là HS không nhớ hoặc không biết quy trình lên men tinh bột sản phẩm cuối cùng thu được là gì? Cách chuyển đổi, tính toán từ những dữ kiện, số liệu đề ra còn lúng túng.

HS đặt ra câu hỏi lên men rượu từ tinh bột phải qua những giai đoạn nào?

Y

- Cách tính toán số mol, khối lượng, thể tích với bài toán có hiệu suất sẽ như

QU

thế nào?

Hs thu thập thông tin:

- Muốn lên men rượu từ tinh bột phải trải qua quá trình tạo glucozơ, sau đó HS viết được sơ đồ phản ứng, hoặc PTHH của các phản ứng lên men rượu từ tinh bột

M

- Hs sử dụng các cách giải khác nhau để tin ra kết quả.

Bước 3. Giải quyết vấn đề, tranh luận, bảo vệ giải pháp và kết luận. GV yêu cầu đại diện từng nhóm chia sẻ giải pháp của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, phản biện để tìm ra đáp án tối ưu nhất. HS trình bày các cách giải

DẠ Y

Kết luận Cách 1: Sơ đồ phản ứng: (C6H10O5 )n ⎯⎯ → n C6H12O6 ⎯⎯ → 2n C2H5OH Khối lượng tinh bột nguyên chất là 10.000*0,81= 8100g.

44


8100 50 = mol 162n n

Từ sơ đồ tìm được số mol ancol là: 100 mol

4,664.100 = 11,66 lít 40

+

H ,t (C6 H10O5 )n + n H 2O ⎯⎯⎯ → n C6 H12O 6 (1) o

men C6H12O6 ⎯⎯→ 2n C2H5OH + 2n CO2 (2)

OF

Cách 2: HS viết PTHH

FI

Vậy thể rượu 400 thu được là:

CI

100.46.0,8 = 4664ml = 4,664 lít 0,789

Thể tích rượu thu được là:

AL

Số mol tinh bột là:

Số mol tinh bột là:

ƠN

Khối lượng tinh bột nguyên chất là 10.000*0,81= 8100g. 8100 50 = mol 162n n

NH

50 mol Theo PTHH số 1, ta có: n C H O = n (C H O ) = 6 12 6 6 10 5 n n

Theo PTHH số 2, ta có: n = 2n = 100 mol C H5OH C6H12O6 2

Y

Vậy thể tích rượu thu được là:

QU

Vậy thể rượu 400 thu được là:

100.46.0,8 = 4664 ml = 4,664 lít. 0,789

4,664.100 = 11,66 lít. 40

GV nhận xét các cách giải: Cách 1 có ưu điểm hơn cách 2 là cách làm khá nhanh, ngắn gọn tiết kiệm thời

M

gian tuy nhiên cách 2 sẽ rèn được kỹ năng viết PTHH, giúp HS nhớ kỹ hơn các giai

đoạn của quá trình lên men rượu từ tinh bột. Đề xuất vấn đề mới: Để sản xuất rượu, ngoài việc sử dụng tinh bột còn có thể

sản xuất từ xenlulozơ hoặc từ saccarozơ. Tuy nhiên rượu để uống là rượu được sản xuất từ tinh bột.

DẠ Y

2.2.4.4. Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học kiểu bài kiểm tra, đánh giá

kiến thức Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình giảng dạy, thông qua

kiểm tra GV biết được khả năng tiếp thu kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức 45


của HS đối với những vấn đề đã được học. Một bài kiểm tra dành cho HS phổ thông

AL

thường sau một phần kiến thức của một chương, hoặc nhiều chương . Do đó, phần

kiến thức để kiểm tra thường mang tính hệ thống, tổng quát, nhằm mục đích kiểm

CI

tra HS một cách toàn diện về sự lĩnh hội kiến thức, KN vận dụng kiến thức, KN thực hành… của HS. Để dùng BTHH có nội dung thực tiễn trong bài kiểm tra kiến

FI

thức HS cũng cần phải được tính toán để phù hợp với mục đích của bài kiểm tra. Để biên soạn một đề kiểm tra phù hợp với lượng kiến thức, trình độ cũng như

OF

thời gian làm bài của HS đòi hỏi người GV phải có sự đầu tư, cân nhắc trong việc lựa chọn số lượng, độ khó của câu hỏi, cũng như hình thức kiểm tra. Một số câu hỏi hoặc bài tập có nội dung thực tiễn nhưng nội dung trả lời ngắn gọn và chỉ vận dụng thuần túy các kiến thức lý thuyết trong các chương, bài mà HS đã được cung cấp có

ƠN

thể đưa vào các đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm tra học kỳ… 2.2.5. Hệ thống bài tập thực tiễn phần hóa học hữu cơ - lớp 12 giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề

NH

Chương 1: Este - lipit

1. Dầu mỡ đã qua rán ở nhiệt độ cao có nên tái sử dụng nữa không? Vì sao? Hướng dẫn: Khi đun nóng dầu ăn ở nhiệt độ không quá 1020C thì các chất béo không có biến đổi đáng kể ngoài hóa lỏng. Nhưng khi nấu lâu ở nhiệt độ cao thì các

Y

axit béo không no có trong dầu ăn sẽ bị oxi hóa tạo thành các sản phẩm trung gian như

QU

peoxit, andehit, xeton làm dầu có mùi khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó dầu mỡ đã qua rán ở nhiệt độ cao không nên tái sử dụng nữa. 2. Nhân dân ta có câu:

M

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Hãy giải thích tại sao thịt mỡ thường được ăn cùng dưa hành đã muối chua? Hướng dẫn: Thịt mỡ chứa thành phần chính là chất béo, chất béo là este của

glixerol với các axit béo có công thức chung (RCOO)3C3H5. Dưa hành cung cấp môi trương axit H+, Trong môi trường axit chất béo bị thủy phân một phần do đó có lợi cho

DẠ Y

sự tiêu hoá mỡ. Vì vậy thịt mỡ thường được ăn kèm với dưa hành muối chua 3. Nguồn nước sinh hoạt của chúng ta lấy từ sông, hồ, giếng đều là nước cứng.

Em hãy cho biết ở gia đình em thường giặt áo quần bằng xà phòng hay bột giặt tổng hợp. Vì sao?

46


Hướng dẫn: Nguồn nước sinh hoạt của chúng ta lấy từ sông, hồ, giếng đều là

AL

nước cứng. Chúng ta thường giặt áo quần bột giặt tổng hợp, không dùng xà phòng

vì khi giặt rửa trong nước cứng xà phòng sẽ phản ứng với các ion Ca2+, Mg2+ gây

CI

ra kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa của chúng, vì thế áo quần sẽ nhanh cũ và mau hư hỏng. 2CH3(CH2)14COO- + Mg2+ → [CH3(CH2)14COO]2Mg

FI

Thí dụ:

giặt rửa tổng hợp dùng được cả trong nước cứng.

OF

Các muối sunfonat hoặc sunfat canxi, magiê không bị kết tủa,vì vậy chất 4. Tại sao khi chúng ta đi qua các nơi sữa chữa xe máy, xe hơi, gặp thời điểm họ đang phun sơn thì chúng ta thường có cảm giác như ngửi thấy mùi dầu chuối?

ƠN

Hướng dẫn: Dung môi cho một số loại sơn tổng hợp thường là các este có công thức CH3COOCnH2n+1. Các este CH3COOC4H9, CH3COOC5H11 có mùi gần giống với mùi dầu chuối.

NH

5. Iso-amyl axetat là chất lỏng không màu, có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu chuối và được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, iso-amy laxetat được điều chế từ axit axetic và ancol isoamylic. Để thu được 260 gam dầu chuối(iso-amyl axetat), người ta thực hiện phản ứng este hóa hỗn hợp gồm axit axetic và ancol isoamylic

Y

(có mặt axit sunfuric đặc xúc tác),với hiệu suất phản ứng đạt được 70%, em hãy tính

QU

khối lượng axit axetic và khối lượng ancol isoamylic cần sử dụng là bao nhiêu? Hướng dẫn:

M

H ⎯⎯ → CH3COOCH 2CH 2CH(CH3 )2 + H2 O CH3COOH + (CH3 )2CHCH 2CH 2OH ⎯⎯ to

Khối lượng CH3COOH cần:

+

60.260.100 = 171,43 ( g ) 130.70

Khối lượng rượu iso-amylic cần:

88.260.100 = 251,43 ( g ) 130.70

6. Khi nghiên cứu quả đào chín người ta tách ra được một chất X có mùi thơm

DẠ Y

rất dễ chịu, X có công thức phân tử là C3H6O2. Để xác định công thức cấu tạo của X, người ta làm một số thí nghiệm và biết được X có phản ứng tráng bạc, không phản ứng với Na hoặc K, trong X chỉ chứa một loại nhóm chức. Em hãy cho biết công thức cấu tạo của X là gì? Gọi tên X. Hướng dẫn: X có phản ứng tráng gương và không phản ứng với Na nên X là : 47


HCOOC2H5: (Etyl fomat)

AL

7. Có một loại chất béo là hỗn hợp của 50% triolein, 30% tripanmitin và 20%

tristearin, dùng chất béo này để điều chế xà phòng bằng cách cho tác dụng với dung

CI

dịch kiềm NaOH. Em hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế xà

phòng từ chất béo trên và tính khối lượng xà phòng thu được nếu dùng 100 kg chất béo đó, giả sử các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.

FI

Hướng dẫn:

OF

(C17 H35COO)3C3H5 + 3 NaOH ⎯⎯ → 3 C17 H35COONa + C3H5 (OH)3 (1) (C17 H33COO)3C3H5 + 3 NaOH ⎯⎯ → 3 C17 H33COONa + C3H5 (OH)3 (2)

(C15H31COO)3C3H5 + 3 NaOH ⎯⎯ → 3 C15H31COONa + C3H5 (OH)3 (3)

ƠN

Trong 100 kg chất béo có 50 kg triolein, 30 kg tripanmitin và 20 kg tristearin. Theo (1), (2), (3) khối lượng xà phòng thu được:

3.304.50 3.306.20 3.278.30 + + = 103,24 ( kg ) 884 890 806

NH

Khối lượng glixerol thu được:

92.50 92.20 92.30 + + = 10,68 ( kg ) 884 890 806

Y

8. Metyl salixylat (C8H8O3) là chất lỏng không màu, có mùi dầu gió và được

QU

sử dụng làm thuốc xoa bóp giảm đau, metyl salixylat được điều chế từ axit salixylic và ancol metylic có mặt axit sunfuric làm xúc tác, em hãy viết phương trình hóa học của phản ứng trên. Hướng dẫn:

M

COOH OH

+ CH3OH

H+, to

COOCH3 OH

+ H2O

9. Vì sao các chất béo (dầu, mỡ,…) không tan trong nước mà tan trong các

dung môi hữu cơ không phân cực?

DẠ Y

Hướng dẫn: Thông thường, các chất phân cực tan dễ dàng trong các dung môi

phân cực như nước, amoniac lỏng…; ngược lại các chất không phân cực tan dễ dàng trong các dung môi không phân cực như benzen,… Ở phân tử chất béo, các gốc hiđrocacbon rất dài, gồm toàn các nhóm không phân cực, chiếm hầu hết thể tích

48


phân tử. Vì vậy nó không tan trong nước (dung môi phân cực) mà tan trong dung

AL

môi hữu cơ không phân cực

10. Cửa kính các xe ô tô thường làm bằng thủy tinh hữu cơ - sản phẩm polime

CI

khi trùng hợp metyl metacrylat. Loại thủy tinh này nhẹ hơn thủy tinh thông thường,

khi vỡ thì thành các hạt nhỏ tròn tròn, không gây sát thương lớn như mảnh thủy tinh

FI

thường, Hãy viết PTHH điều chế thủy tinh hữu cơ từ axit metacrylic và ancol metylic ?

ƠN

OF

Hướng dẫn:

NH

11. Tại sao cảnh sát có thể lấy dấu văn tay của tội phạm lưu trên đồ vật ở hiện trường chỉ sau ít phút thử nghiệm? Hướng dẫn:

Y

Trên đầu ngón tay của chúng ta có chất béo, khoáng chất và mồ hôi. Khi cầm đồ vật thì những thứ đó sẽ lưu lại, nhưng mắt thường không nhận ra. Các cảnh sát sẽ

QU

dùng cồn iot đun nóng lên, khi bị đun nóng iot thăng hoa thành hơi màu tím,hòa tan vào chất béo, khoáng, mồ hôi tạo thành màu nâu trên các vân tay lưu lại. Do đó vân tay hiện rõ đến từng nét một.

M

12. Tại sao các loại kẹo, bánh lại có nhiều mùi thơm của các loại trái cây khác nhau, mùi thơm đó là gì?

Hướng dẫn:

Các mùi trái cây là do sự hiện diện của các hỗn hợp phức tạp của các chất hóa

học, trong đó các este đóng góp vai trò quan trọng. Mỗi loại hoa quả đều có mùi đặc

DẠ Y

trưng thể hiện lượng este đó chiếm ưu thế. Dựa vào đặc tính mùi vị trên, hiện nay trong công nghiệp thực phẩm người ta dùng các este để tạo mùi cho các sản phẩm, ví dụ:

1. Isoamyl axetat có mùi dầu chuối. 2. Amyl fomat có mùi mận. 49


3. Isoamyl axetat có mùi chuối chín.

AL

4. Etyl isovalerat có mùi táo. 5. Etyl butirat và Etyl propionat có mùi dứa.

CI

6. Benzyl axetat có mùi thơm hoa nhài

13.Trên trang “mẹo vặt gia đình” đưa ra lời khuyên dành về việc đánh bay dầu

FI

mỡ trên tủ bếp bằng các cách sau:

Cách 1: Dùng nước xà phòng loãng, ấm lau lên vết dầu mỡ rồi lau lại bằng

OF

nước sạch.

Cách 2: Cát đôi quả chanh hoặc dùng miếng giẻ sạch nhúng giấm lau lên vết dầu mỡ sau đó dùng nước sạch lau chùi lại. Hướng dẫn:

ƠN

Tại sao những cách trên lại có thể tẩy sạch các vết dầu mỡ bẩn? Cách 1: Vì xà phòng có tính kiềm nên dầu mỡ tan trong xà phòng theo phản t → 3RCOONa + C3 H5 (OH)3 ứng sau : (RCOO)3C3H5 + 3NaOH ⎯⎯ 0

NH

Cách 2: Trong giấm hoặc chanh có chứa axit nên dầu mỡ tan theo phản ứng : H ⎯⎯ → 3RCOOH + C3 H5 (OH)3 (RCOO)3C3H5 + H2O ⎯ ⎯ +

A. Isoamyl axetat.

QU

C. Metyl fomat.

Y

14. Este có mùi hoa nhài được sử dụng để tạo mùi thơm cho trà là este nào sau đây? B. Etyl butirat. D. Benzyl axetat.

Hướng dẫn: Đáp án D

15. Este có mùi dầu chuối được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm là este nào sau đây?

B. etyl butirat.

C. metyl fomat.

D. geranyl axetat.

M

A. Iso myl axetat. Hướng dẫn: Đáp án A

16. Axit axetyl salixylic ( O - CH3COO - C6 H4 - COOH ) được sử dụng làm

thuốc cảm thường gọi là aspirin, axetyl salixylic điều chế từ axit salixylic (axit o-

DẠ Y

hiđroxibenzoic) và anhiđrit axetic. Cho V lít dung dịch KOH 2M thì phản ứng vừa đủ với 36 g axit axetyl salixylic, cho biết giá trị của V là bao nhiêu? A. 0,3.

B. 0,6.

C. 0,4.

Hướng dẫn: Đáp án A 50

D. 0,2


AL

HO - C6H4 - COOH + (CH3CO)2O ⎯⎯ → CH3COO - C6H4 - COOH + CH3COOH CH3COO - C6H4 - COOH + 3NaOH ⎯⎯ → CH3COONa + NaO-C6H4 -COONa + 2H2O

= 0,2 mol

CI

axetylsalixylic

36

=

180

 n NaOH = 0,6mol  VNaOH =

0,6 = 0,3 lit 2

FI

n

17. Geranyl axetat là một chất lỏng không màu, có mùi thơm dễ chịu, được

OF

tìm thấy trong tinh dầu hoa hồng. Khi phân tích cánh hoa hồng người ta tìm thấy geranyl axetat có thành phần % các nguyên tố như sau: %C = 73,47; %H = 10,20; %O = 16,33%, khối lượng phân tử của geranyl axetat là 196g/mol. Công thức phân

ƠN

tử của geranyl axetat là: B. C12 H20O2

A. C12 H22O2 Hướng dẫn:

x:y:z=

D. C10 H22O2

NH

Đáp án: B

C. C11H11O

73,47 10,2 16,33 : : = 6,12 : 10,2 : 1,02 = 6 : 10 :1 12 1 16

CTĐG nhất của geranyl axetat là: C6 H10O

Y

MX = 196 = 98n  n = 2  CTPT: C12 H20O2

QU

18. Este có mùi dứa được sử dụng trong thực phẩm là este nào sau đây? A. Isoamyl axetat.

B. Etyl butirat.

C. Metyl fomat.

D. Geranyl axetat.

Hướng dẫn: Đáp án: B

M

19. Từ dầu thực vật (chất béo ở dạng lỏng) làm thế nào để chuyển thành bơ

(chất béo ở dạng rắn)? A. Hiđro hoá axit béo.

B. Hiđro hoá chất béo lỏng.

C. Đề hiđro hoà chất béo lỏng.

D. Xà phòng hoá chất béo lỏng.

Hướng dẫn: Đáp án: B

DẠ Y

20. Etylaxtat là chất lỏng không màu, có mùi ngọt đặc trưng và được sử dụng

trong keo, chất tẩy sơn móng. Trong công nghiệp etylaxetat được điều chế từ axit axetic và ancol etylic. Để thu được 3,52 gam etylaxetat, người ta thực hiện phản ứng este hóa hỗn hợp gồm 6 gam axit axetic và 6 gam ancol etylic (có mặt axit 51


CI

AL

sunfuric đặc xúc tác) như hình vẽ sau:

A. 60%

B. 30%

FI

Hiệu suất của phản ứng este hóa là bao nhiêu ? C. 40%

D. 50%

OF

Hướng dẫn: Đáp án D

H ⎯⎯ → CH 3COOCH 2CH 3 + H 2O CH3COOH + C2 H 5OH ⎯⎯ to +

CH3COOH

= 0,1mol; n

CH3COOH

= 0,2 mol  n

ƠN

n

CH3COOC2H5

= 0,1mol;

NH

4,4 .100% = 50% Hiệu suất phản ứng : 0,1.88

21. Este X có trong tinh dầu hoa nhài, CTPT của X là C9H10O2.Thủy phân hoàn toàn 3 g X trong dung dịch KOH vừa đủ thu được 1,96 g muối Y và m gam ancol thơm Z. Tên gọi của X là:

QU

C. Phenylaxetat

B. Phenylpropionat

Y

A. Etylbenzoat

D. Benzylaxetat

Hướng dẫn: Đáp án D

H ⎯⎯ → RCOOK + R 1OH RCOOR1 + KOH ⎯⎯ to +

M

n X = 0,04 mol; n

RCOOK

= 0,02 mol  M

RCOOK

=

3,92 = 98 g/mol; 0,04

R là CH3. Do đó X có CTCT: CH3COOCH2C6H5

DẠ Y

22. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:

Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? 52


AL

→ (HCOO)2Cu + 2H 2 O A. 2 HCOOH + Cu(OH)2 ⎯⎯ xt ⎯⎯ → CH3COOC2 H5 + H 2O B. CH3COOH + C2 H5OH ⎯ ⎯ to

D. C2H5COOH + KOH ⎯⎯ → C2 H5COOK + H2O

FI

Hướng dẫn:

CI

C. H2 NCH(CH3 )COOH + KOH ⎯⎯ → H2 NCH(CH3 )COOK + H2O

Đáp án: B

OF

23. Thành phần của dầu mau khô dùng để pha sơn là triglixerit của các axit béo không no là oleic và linoleic. Hãy cho biết có bao nhiêu triglixerit được tạo nên từ hai axit béo đó với glixerol? B. 3

Hướng dẫn: Đáp án: A

C. 5

D. 4

ƠN

A. 6

24. Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol? B. Dầu dừa

NH

A. Dầu đậu nành Hướng dẫn: Đáp án: C

C. Dầu bôi trơn máy D. Dầu gấc

Y

25. Một số este được dùng trong mĩ phẩm, hương liệu, bột giặt, nước lau nhà, dầu xả quần áo là nhờ các este

QU

A. là chất lỏng dễ bay hơi.

B. có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng. C. đều có nguồn gốc từ thiên nhiên.

M

D. có mùi thơm dễ chịu và an toàn với người Hướng dẫn:

Đáp án: D

26. Chọn phát biểu không đúng? A. Benzyl axetat có mùi hương hoa nhài

DẠ Y

B. Etyl fomat có mùi hương quả đào chín C. Etyl butirat có mùi hương quả dứa D. Isoamyl axetat có mùi hương hoa hồng Hướng dẫn:

53


AL

Đáp án: D (Isoamyl axetat có mùi hương chuối chín) Chương 2: Cacbohiđrat

CI

1. Một trong những điều quan trọng của việc ăn uống hàng ngày là ăn chậm, nhai kỹ. Khi chúng ta ăn cơm, càng nhai kỹ chúng ta sẽ thấy cơm càng có vị ngọt,

FI

hãy giải thích vì sao? Hướng dẫn:

OF

Tinh bột là thành phần chính của cơm. Khi ăn cơm, nhai kĩ sẽ tiết ra nước bọt, trong nước bọt có enzim amilaza nên tinh bột sẽ bị thủy phân một phần thành mantozơ vì thế khi ăn cơm nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt. Ở ruột, nhờ các enzim amilaza,

ƠN

mantaza của dịch tụy… tinh bột bị thủy phân hoàn toàn thành glucozơ rồi thấm qua thành ruột vào máu.

2. An rất thích ăn cơm niêu, đặc biệt là miếng cơm bị cháy vàng ở phía dưới đúng như vậy không, vì sao? Hướng dẫn:

NH

nồi, An bảo cơm cháy có vị ngọt hơn cơm ở phía trên không bị cháy, theo em có

Cơm bị cháy thành từng mảng vàng thường có vị ngọt hơn cơm phía trên vì

Y

trong cơm cháy vàng, một phần tinh bột đã biến thành đextrin nên khi ta ăn, chúng

QU

dễ bị thuỷ phân thành mantozơ ngay bởi các enzim trong nước bọt, nên ta thấy có vị ngọt hơn cơm phía trên nồi.

3. Ngày nay, khi cuộc sống càng hiện đại, chúng ta luôn bận rộn mọi lúc, mọi nơi, ngay cả việc ăn uống, nhiều người cũng phải tranh thủ ăn trên đường đi. Với

M

thói quen sinh hoạt này sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khoẻ, nhất là việc ăn nhanh sẽ khiến chúng ta đau dạ dày, chính vì thế ông cha xưa vẫn dạy rằng “nhai kỹ no

lâu, cày sâu tốt lúa”. Bằng những kiến thức đã học, và những hiểu biết của mình em hãy giải thích tại sao nhai kỹ no lâu? Hướng dẫn:

DẠ Y

Tiêu hoá là quá trình biến đổi thức ăn từ dạng phức tạp thành dạng đơn giản.

Cơm có thành phần chính là tinh bột, thực chất đó là một polisaccarit. Khi ta

ăn cơm, đầu tiên tinh bột sẽ bị thuỷ phân một phần bởi các enzim trong tuyến nước bọt. Sau đó chúng lại tiếp tục bị thuỷ phân khi đi vào trong dạ dày và ruột. Vì vậy

54


nếu ta nhai càng lâu thì quá trình thuỷ phân bởi enzim sẽ triệt để hơn do đó năng

AL

lượng được cung cấp nhiều hơn, vì vậy ta cảm thấy no lâu hơn.

4. Khi ăn sắn, nếu sắn bị đắng chúng ta thường được khuyên không nên

CI

ăn,vì có thể bị ngộ độc hoặc say sắn, khi bị ngộ độc hoặc say sắn người ta cho uống nước đường để giải độc, em hãy giải thích vì sao có thể giải độc như vậy?

FI

Hướng dẫn:

Sắn đắng chứa nhiều axit HCN là một chất rất độc, có thể gây tử vong cho

OF

người sử dụng. Khi bị ngộ độc sắn, thường sẽ cho bệnh nhân uống nước đường vì HCN sẽ tác dụng với glucozơ có trong dạ dày (Glucozơ là sản phẩm thủy phân của đường saccarozơ khi ta uống vào dạ dày) tạo ra sản phẩm dễ thủy phân giải phóng NH3.

ƠN

HOCH 2 (CHOH) 4CHO + HCN ⎯⎯ → HOCH 2 (CHOH) 4CH(OH)CN HOCH 2 (CHOH) 4CH(OH)CN + 2 H 2O ⎯⎯ → HOCH 2 (CHOH) 4COOH + NH3

NH

5. Trong thực tế để tráng ruột phích, người ta dùng phản ứng của glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3, mà không dùng fomalin em hãy cho biết tại sao? Viết phương trình hóa học của phản ứng tráng ruột phích? Hướng dẫn:

t HOCH 2 CH 2  CHO + 2 AgNO3 + 2 NH3 + 3 H 2O ⎯⎯ → HOCH 2 CH 2  COONH 4

Y

0

4

+ 2 Ag + 2 NH 4 NO3

QU

4

Vì HCHO gây độc cho con người. 6. Tinh bột và xenlulozơ là 2 polisaccarit quan trọng cuộc sống, tinh bột dùng làm thức ăn cho con người và động vật, sản xuất bánh kẹo, còn xenlulozơ dùng sản

M

xuất giấy tơ sợi. Em hãy so sánh cấu trúc của tinh bột và xenlulozơ?

Hướng dẫn:

Xenlulozơ tạo thành từ các gốc β- glucozơ, tinh bột tạo thành từ các gốc α-

glucozơ

- Phân tử khối xenlulozơ lớn hơn phân tử khối của tinh bột (số mắt xích nhiều hơn).

DẠ Y

- Trong xenlulozơ chỉ có liên kết β- 1,4- glucozit, trong tinh bột có liên kết α-

1,4- glucozit và α-1,6- glucozit. - Các gốc glucozơ trong xenlulozơ tạo thành mạch không phân nhánh, không

xoắn còn trong tinh bột các gốc glucozơ tạo thành mạch xoắn và phân nhánh. 55


7. Glucozơ là loại đường dùng cho ăn kiêng, nó có nhiều trong quả chín đặc

AL

biệt là quả nho. Axit fomic là dạng axit cacboxylic đơn giản nhất có nhiều trong nọc

độc ông và vòi đốt của kiến. Em hãy trình bày một phương pháp hóa học để phân

CI

biệt 2 chất này? Hướng dẫn: Dùng quỳ tím nhận ra axit fomic

FI

8. Theo bạn Bình nấu cơm nếp phải đổ ít nước hơn cơm tẻ có đúng không? Vì sao? Hướng dẫn:

OF

Nấu cơm nếp phải đổ ít nước hơn cơm tẻ vì tinh bột là hỗn hợp của amilozơ và amilopectin, amilopectin hầu như không tan trong nước nguội, trong nước nóng nó trương lên thành hồ. Trong gạo nếp hàm lượng amilopectin cao hơn trong

ƠN

gạo tẻ đó là lí do khi nấu cơm nếp chúng ta đổ ít nước hơn khi nấu cơm gạo tẻ. 9. Trong thực tiễn cuộc sống, rượu uống của con người chủ yếu được điều chế bằng cách lên men tinh bột (gạo, ngô sắn…). Gia đình bạn Bình có truyền thống nấu

NH

rượu để bán, đó là nghề gia truyền được truyền lại từ thế hệ trước. Bạn Bình được giao nhiệm vụ nấu rượu ( ancol etylic) từ 1 yến gạo nếp (chứa 81% tinh bột) với hiệu suất toàn bộ quá trình lên men rượu là 80% và khối lượng riêng của ancol etylic là 0,789g/ml, Hướng dẫn:

Y

bạn Bình sẽ nấu được được bao nhiêu lit rượu nguyên chất?

QU

Sơ đồ phản ứng: (C6H10O5 )n ⎯⎯ → n C6H12O6 ⎯⎯ → 2n C2H5OH Khối lượng tinh bột nguyên chất là 10.000*0,81= 8100g. Số mol tinh bột là:

8100 50 = mol 162n n

M

Từ sơ đồ tìm được số mol ancol là: 100 mol

Thể tích rượu thu được là:

100.46.0,8 = 4664 ml = 4,664 lít 0,789

Vậy thể rượu 400 thu được là:

4,664.100 = 11,66 lít 40

DẠ Y

10. Glucozơ (đường nho) và fructozơ (đường mật ong) là hai loại đường dùng

cho ăn kiêng vì nó được hấp thụ trực tiếp vào máu qua đường tiêu hóa. Trình bày một phương pháp hóa học để phân biệt 2 loại đường này. Hướng dẫn: Dùng dung dịch nước Br2 vì glucozơ làm mất màu dung dịch nước Br2 56


HOCH 2  CH 2  CHO + Br2 + H 2 O ⎯⎯ → HOCH 2  CH 2  COOH + HBr 4

AL

4

11. Khi nhỏ dung dịch iot vào một lát cắt từ củ sắn ta thấy lát sắn chuyển từ màu trắng sang xanh, nhưng nếu nhỏ dung dịch iot vào một lát cắt từ thân cây sắn

CI

thì không thấy chuyển màu, hãy giải thích tại sao? Hướng dẫn: sắn không chứa tinh bột nên không có hiện tượng gì.

FI

Lát sắn chứa tinh bột nên cho phản ứng màu với dung dịch iôt, còn thân cây

OF

12. Trong cơ thể người và động vật, tinh bột bị thủy phân một phần thành glucozơ nhờ các enzim, trong môi trường axit loãng tinh bột bị thủy phân hoàn toàn thành glucozơ. Em hãy viết PTHH của phản ứng thủy phân tinh bột trong môi Hướng dẫn:

ƠN

trường axit? H (C6H10O5 )n + n H2O ⎯⎯ → n C6H12O6 +

NH

13. Trong phòng thí nghiệm, có 2 ống nghiệm đựng glucozơ và axi fomic riêng biệt, cho vào cả 2 ống nghiệm một lượng dư NaOH, sau đó lần lượt cho hóa chất ở 2 ống nghiệm vào 2 cốc đựng dung dịch AgNO3 dư. Nêu hiện tượng xảy ra. Hướng dẫn:

Y

Viết PTHH

QU

Cả 2 cốc đều có kết tủa Ag xuất hiện

HCOOH + NaOH ⎯⎯ → HCOONa + H2O

2 HCOONa + 4  Ag(NH3 )2  OH ⎯⎯ → Na 2CO3 + CO2 + 4 Ag + 8 NH3 + 3 H2O

HOCH 2  CH 2  CHO + 2 AgNO3 + 2 NH 3 + 3 H 2O ⎯⎯ → HOCH 2 CH 2  COONH 4 4

4

M

+ 2 Ag + 2 NH 4 NO3

14. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit có công thức phân tử

(C6H10O5)n nhưng tinh bột không thể kéo sợi còn xenlulozơ thì có thể kéo thành sợi, hãy giải thích?

Hướng dẫn:

DẠ Y

Tinh bột không thể kéo thành sợi vì: - Amilopectin (chiếm trên 80% thành phần tinh bột) có cấu tạo dạng mạch

phân nhánh. - Mạch phân tử amilozơ và amilopectin xoắn lại thành các vòng xoắn lò xo,

57


các vòng xoắn đó lại cuộn lại, làm cho tinh bột có dạng hạt.

AL

Xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh, các phân tử rất dài, sắp xếp song song với nhau theo một trục nên dễ xoắn lại thành sợi.

CI

15. Tính khối lượng bạc sinh ra bám vào mặt kính của gương khi dùng dung dịch chứa 36g glucozơ phản ứng với lượng vừa đủ dung dịch bạc nitrat trong

FI

amoniac, biết hiệu suất phản ứng tráng gương là 80%. Hướng dẫn: 4

OF

HOCH 2 CH 2  CHO + 2AgNO3 + 2NH3 + 3H 2O ⎯⎯ → HOCH 2 CH 2  COONH 4 4

+ 2Ag + 2NH4 NO3

n

glucozo

= 0,2 mol; n

Ag

=n

AgNO3

= 2n

AgNO3

= 0,4 mol

ƠN

mAgNO3 = 170.0,4 = 68 gam; mAg = 108.0,4 = 4,32 gam .

16. Hãy giải thích vì sao trâu bò ăn được rơm rạ, tiêu hoá được chúng nhưng con người và một số động vật lại không ?

NH

Hướng dẫn: Trâu bò ăn được rơm rạ và có thể tiêu hóa được chúng vì trong dịch vị dạ dày của trâu bò có enzim xenlulaza có thể thủy phân xenlulozơ là thành phần chính trong rơm, rạ tạo ra sản phẩm glucozơ để cung cấp năng lượng cho

Y

chúng. Người không tiêu hóa được xenlulozơ vì trong hệ tiêu hóa của người không có enzim xenlulaza (dùng để thủy phân xenlulozơ) như ở các động vật ăn cỏ khác

QU

như trâu bò.

17. Để sản xuất rượu nho, người ta lên men 18 yến trái nho chứa 10% glucozơ thành rượu. Pha loãng rượu đó thành rượu 400 thì sẽ thu được bao nhiêu lít, biết

M

rằng trong quá trình sản xuất, rượu bị hao hụt mất 10% và khối lượng riêng của

rượu là 0,8g/ml.

DẠ Y

nC H O = 6 12 6

Hướng dẫn:

180.000.0,1

= 100 mol  n

180

C2 H5OH

=

100.2.100 = 222 mol. 90

mC H OH = 222.46 = 10212 gam  VC H OH = 2

5

2

 VC H OH = 2

5

5

10212 = 12765 ml 0,8

12765 = 319125 ml = 31,9125 lit 0,4

18. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, do nhu cầu sử dụng cao su tăng vọt, dẫn 58


đến việc thiếu hụt cao su thiên nhiên nên người ta phải dùng cao su tổng hợp, để sản

AL

xuất cao su buna người dùng tinh bột.

Em hãy viết sơ đồ phản ứng của việc sản xuất trên, và cho biết ngày nay

CI

người ta có dùng phương pháp sản xuất cao su buna từ tinh bột nữa không, nếu không thì dùng phương pháp nào?

FI

Hướng dẫn:

men men (C6 H10O5 ) n + n H 2O ⎯⎯ ⎯ → n C6 H12O6 ⎯⎯ ⎯ → 2n C 2 H 5OH + 2n CO 2 xt,t 2n C 2 H 5OH ⎯⎯⎯ → n CH 2 = CH - CH = CH 2 + 2n H 2O + n H 2

OF

o

xt,t ,p n CH 2 = CH - CH = CH 2 ⎯⎯⎯ → ( - CH 2 = CH - CH = CH 2 -) n o

xt,t CH 3CH 2CH 2CH 3 ⎯⎯⎯ → CH 2 = CH - CH = CH 2 + 2H 2 0

xt,t ,p n CH 2 = CH - CH = CH 2 ⎯⎯⎯ → ( - CH 2 = CH - CH = CH 2 -) n

ƠN

o

Ngày nay không dùng vì phương pháp đi từ tinh bột sử dụng nguyên liệu đắt, qua nhiều giai đoạn nên giá thành cao.

A. 0,01%

NH

19 . Hãy cho biết tỉ lệ glucozơ trong máu người luôn luôn không đổi là bao nhiêu? B. 0,1%

Hướng dẫn: Đáp án: B

C. 1%

D. 10%

Y

20. Từ metyl metacrylat có thể điều chế được thủy tinh hữu cơ, em hãy cho

QU

biết axit và ancol nào sau đây dùng để điều chế metyl metacrylat ? A. axit acrylic và ancol metylic

B. axit acrylic và ancol etylic

C. axit metacrylic và ancol metylic

D. axit metacrylic và ancol etylic

Hướng dẫn: Đáp án: C

M

21. Dung dịch iot tác dụng với hồ tinh bột cho màu xanh lam đặc trưng, sau đó đun nóng ta thấy

B. màu xanh nhạt hơn.

A. màu xanh đậm hơn.

C. màu xanh chuyển sang màu vàng rơm. D. màu xanh biến mất. Hướng dẫn:

DẠ Y

Đáp án: D 22. Xenlulozo trinitrat rất dễ cháy và khi cháy không sinh ra khói nên được

dùng làm thuốc súng không khói. Thể tích của dung dịch axit nitric 63% (D = 1,4 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 29,7 g xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 70%) là A. 30,61 ml.

B. 43,86 ml. 59

C. 60,31 ml.

D. 42,34 ml.


Hướng dẫn: Đáp án A H SO ,t →C6 H7 O2 (ONO2 )3 n + 3n H2 O C6H7O2 (OH)3 n + 3n HNO3 ⎯⎯⎯⎯



C6H7O2 (ONO2 )3  n

=

4

0,1 mol  n HNO = 0,3 mol 3 n

 m HNO = 0,3.63 =18,9 gam  VHNO = 3

18.9.100.100 = 30,61 ml 63.1,4.70

FI

3

CI

n

AL

o

2

OF

23. Xenlulozơ trinitrat dùng để chế tạo thuốc súng không khói.Người ta sản xuất được bao nhiêu tấn xenlulozơ trinitrat từ 1,62 tấn xenlulozơ, biết quá trình sản xuất hao hụt 20%? B. 2,376 tấn.

Hướng dẫn: Đáp án: B

C. 3,300 tấn.

D. 2,546 tấn.

ƠN

A. 2,673 tấn.

H SO t →  C6 H 7 O2 (ONO2 )3 n + 3n H 2 O C6 H7O2 (OH)3 n + 3n HNO3 ⎯⎯⎯⎯ o

4,

NH

2

0,01 0,01 n = n = (C6H10O5 )n n n C6H7O2 (ONO2 )3    

  3 

C6H7O2 (ONO2 )

= 0,01.297.0,8 = 2,376

n

Y

   

n

QU

m

   

24. Hiện nay xăng sinh học E5 được sử dụng bắt buộc trên toàn quốc với lí do bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Trong thành phần pha chế xăng E5 có

M

cồn nguyên chất (etanol), em hãy cho biết cồn nguyên chất (etanol) được sản xuất như thế nào?

A. Cho etylclorua tác dụng với dung dịch kiềm NaOH, đun nóng. B. Cho anđehit axetic tác dụng với hiđro có mặt Ni làm xúc tác. C. Thực hiện phản ứng lên men tinh bột sắn.

DẠ Y

D. Cho etilen tác dụng với nước có mặt axit sunfuric làm xúc tác. Hướng dẫn: Đáp án: C 25. Ancol etylic là sản phẩm trung gian từ đó sản xuất được cao su nhân tạo, tơ sợi

tổng hợp. Để sản xuất được 2,3 tấn ancol etylic người ta dùng m tấn bột ngô chứa 65%

60


A. 5,4 tấn.

B. 8,30 tấn.

C. 1,56 tấn.

D. 1,0125 tấn.

AL

tinh bột và sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 25%. Giá trị m là bao nhiêu?

CI

Hướng dẫn: Đáp án: B

FI

Sơ đồ phản ứng: (C6H10O5 )n ⎯⎯ → n C6H12O6 ⎯⎯ → 2n C2H5OH

0,05.162n.100.100 = 8,3 tấn 2n.65.75

ƠN

Khối lượng bột ngô là:

OF

2,3 0,05 n C H OH = = 0,05 T.mol; Từ sơ đồ số mol tinh bột là: T. mol 2 5 46 2n

NH

Chương 3

AMIN - AMINOAXT VÀ PROTEIN 1. Để khử mùi tanh của cá người ta dùng giấm, dùng rượu hoặc dùng chanh,

Y

cơ sở khoa học nào để làm như vậy không?

QU

Hướng dẫn: Cá có mùi tanh là do trong cá chứa hỗn hợp các amin và một số chất khác, do đó để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ăn người ta thường rửa lại bằng giấm để amin tác dụng với axit axetic trong giấm làm giảm bớt mùi tanh. RNH2 + CH3COOH → CH3COONH3R

M

Ngoài ra, người ta còn dùng rượu để làm bớt mùi tanh vì rượu là dung môi rất

tốt để hòa tan các amin trên. 2. An rất thích ăn canh cá nấu chua, mẹ An thường dùng các quả chua như

khế chua, dọc, sấu, me.. để nấu canh cá, Mẹ An cho rằng các quả chua sẽ bắt mùi tanh của cá, theo em có đúng không, vì sao?

DẠ Y

Hướng dẫn: Cá có mùi tanh là do trong cá chứa hỗn hợp các amin( nhiều nhất là tri

metyl amin) và một số chất khác, do đó khi nấu canh cá người ta thường cho thêm quả chua như sấu, dọc, me để giảm bớt mùi tanh của cá. Các quả chua sấu, dọc, me cung cấp môi trường axit nên các amin trong cá có tính bazơ sẽ tác dụng tạo ra muối làm giảm độ

61


tanh của cá.

(CH3 )3 N + H+ ⎯⎯ →(CH3 )3 NH

AL

+

3. Có một đầu bếp nổi tiếng cho rằng khi nấu thức ăn, sử dụng bột ngọt (mì

CI

chính) là cách để các bà nội trợ che dấu phương pháp nấu ăn tồi của mình. Bột ngọt(là muối mononatri của axit glutamic hay mononatri glutamat) thường được

FI

dùng làm gia vị trong các bữa chế biến món ăn hằng ngày của con người, tuy nhiên người ta thường khuyến cáo hạn chế sử dụng loại gia vị này, em hãy cho

OF

biết vì sao? Hướng dẫn:

Bột ngọt (mì chính) chỉ dùng làm gia vị, không có tác dụng dinh dưỡng, người

ƠN

ta khuyên không nên lạm dụng nó vì nó làm tăng ion Na+ trong cơ thể, làm ảnh hưởng các nơron thần kinh.

4. Em hãy cho biết vì sao khi nấu canh cua chúng ta thường thấy các mảng

NH

“gạch cua” nổi lên phía trên? Hướng dẫn:

Khi nấu canh riêu cua, chúng ta thường thấy các mảng gach cua nổi lên vì trong cua chứa protein, dưới tác dụng của nhiệt độ, protein bị đông tụ.

Y

5. An vào phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm và vô ý để axit nitic HNO3 dây

QU

vào da tay, An thấy vùng da tay đó bị vàng lên, An rất băn khoăn, em hãy giúp An giải thích hiện tượng đó? Hướng dẫn:

Da tay có chứa protein chứa nhân phenol (nhóm p-OH-C6H4-), khi bị

M

HNO3dây vào da thì nhóm p-OH-C6H4- trong protein tác dụng với axit bị HNO 3 tạo thành dẫn xuất nitro (-NO2) có màu vàng

6. Nước chanh rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên khi pha nước chanh không

được phép dùng sữa đặc có đường để pha, vì sao? Hướng dẫn: Trong sữa có thành phần protein gọi là cazein. khi vắt chanh vào sữa

DẠ Y

sẽ làm tăng độ chua tức là làm giảm độ pH của dung dịch sữa. Tới pH đúng với điểm đẳng điện của cazein thì chất này sẽ kết tủa. Khi làm phomat người ta cũng tách cazein rồi cho lên men tiếp. 7. Từ hạt cà phe người ta tách được chất Y chứa 49,48%C; 5,15%H; 28,87%N

về khối lượng. Em hãy xác định công thức phân tử của Y, biết MY = 194g/mol. 62


Hướng dẫn:

AL

% O = 16,5

Ta có : x : y : z : t =

49,48 5,15 16,5 28,87 : : : =4:5:1:2 12 1 16 14

CTĐG nhất của X là: C4 H5ON 2

FI

MX = 194 = 97n  n = 2  CTPT: C8H10O2 N4

CI

Gọi CTĐG nhất của X là C x H y O z N t

OF

8. Những người bị bệnh cao huyết áp được chỉ định dùng thuốc mỗi ngày để ổn định huyết áp. Trong thành phần của thuốc điều trị bệnh huyết áp có brađikinin đó là một nonapeptit có công thức viết tắt là Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-PheArg. Em hãy cho biết khi thuỷ phân không hoàn toàn nonapeptit này thì có thể thu

ƠN

được bao nhiêu tri peptit có chứa phenylanalin?

Hướng dẫn: Khi thủy phân không hoàn toàn nonapeptit Arg-Pro-Glt-Phe-Arg. Thì có thể thu được 5 tri peptit: Phe-Ser-Pro; Gly-Phe-Ser; Ser-Pro-Phe; Pro-Gly-Phe; Pro-

NH

Phe-Arg.

9. Nicotin là một chất đọc gây nghiện có nhiều trong cây thuốc lá. khi phân tích nicotin người ta thu được: 74,04%C; 17,28%N; và 8,64%H. Xác đinh CTPT của nicotin, biết ở trạng thái hơi, nicotin có tỉ khối so với oxi là 5,0625.

Y

Hướng dẫn: . Gọi CTPT của X là Cx H y N z

x=

74,07.162 = 10 12.100

y=

8,64.162 = 14 100

z=

M

QU

Ta có : M A = 32.5,0625 = 162

17,28.162 =2 14.100

10. Sữa đậu nành - một loại đồ uống rất bổ dưỡng đối với sức khoẻ con người.

Theo em uống sữa đậu nành vào thời điểm nào thì tốt ? B. Ngay trước khi ăn cam, quýt.

C. Ngay sau khi ăn cam, quýt.

D. Sau khi ăn sáng 1 - 2 giờ.

DẠ Y

A. Trước khi ăn sáng. Hướng dẫn: Đáp án: D

11. Để rửa sạch chai lọ, ống nghiệm đựng anilin (anilin có tính bazơ), người ta

63


nên dùng cách nào trong các cách sau đây?

AL

A. Rửa bằng xà phòng. B. Rửa bằng nước.

CI

C. Rửa bằng nước, sau đó dùng dung dịch kiềm như NaOH hoặc KOH, cuối cùng rửa lại bằng nước cất.

D. Rửa bằng dung dịch axit clohiđric, sau đó rửa lại thật sạch bằng nước

FI

Hướng dẫn: Đáp án: D

OF

12. Ma túy là chất gây nghiện khó cai bỏ có tác dụng ức chế, giảm đau, kích thích mạnh mê gây ảo giác và không làm chủ được bản thân khi dùng, thành phần

NH

ƠN

chính có công thức cấu tạo.

Công thức phân tử tương ứng của ma túy là B. C19H21NO3

C. C 16H 17NO3

D. C 17H 17NO3

Đáp án: A

QU

Hướng dẫn:

Y

A. C 17H 19NO3

13. Khi làm việc trong môi trường có các hoá chất chứa kim loại nặng, để giải độc người ta thường uống

B. sữa.

C. nước lọc.

D. nước muối loãng.

M

A. nước chanh. Hướng dẫn:

Đáp án: B

14. Khi nhỏ HNO3 đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng, đung nóng hh

thấy xuất hiện ….(1)…, Cho đồng (II) hidroxit vào dd lòng trắng trứng thấy màu

DẠ Y

…(2)… xuất hiện A. (1) kết tủa màu vàng, (2) tím xanh B. (1) kết tủa màu trắng, (2) tím xanh C. (1) kết tủa màu xanh, (2) vàng D. (1) kết tủa màu vàng, (2) xanh 64


Hướng dẫn:

AL

Đáp án: A

15. Axit glutamic là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp kích thích thần kinh.

CI

Axit glutamic giúp phòng ngừa và điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt axit glutamic, gồm mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt… A. C5H9O4N

B. C6H14O2N2

FI

CTPT của axit glutamic C. C6H14O4N

Hướng dẫn:

OF

Đáp án: A

D. C5H9O2N2

16. Axit glutamic được dùng để điều trị các tình trạng suy sụp thần kinh, mệt mỏi, suy nhược thể lực và tinh thần do làm việc quá độ hoặc trong thời kỳ dưỡng bệnh. A. CH2OH[CHOH]4COOH.

ƠN

Công thức cấu tạo thu gọn của axit glutamic là gì? B. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.

NH

C. HOOCCH2CH2CH2CH2COOH.

D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COONa. Hướng dẫn: Đáp án: B

Y

17. Lysin (Lys) giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa

QU

dinh dưỡng và phát triển chiều cao. Việc thiếu hụt chất này có thể khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, dễ thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố. Do sự bất hợp lý về khẩu phần nên người Việt dễ bị thiếu lysin. CTPT của Lysin là:

B. C6H14O2N2

C. C6H14O4N

D. C5H9O2N2

M

A. C5H9O4N Hướng dẫn:

Đáp án: B

18. Hút thuốc lá không những có hại cho sức khỏe của chính bản thân mình mà

còn gây hại cho những người xung quanh.Những người nghiện thuốc lá, hoặc những người sống với người nghiện thuốc lá thường có tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi và những

DẠ Y

bệnh ung thư khác cao. Nguyên nhân là do trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại. Em hãy cho biết trong các chất sau, chất nào có trong thuốc lá? A. Cafein.

B. Moocphin.

C. Etanal (CH3CHO).

D. Nicotin. 65


Hướng dẫn:

AL

Đáp án: D

19. Mocphin là một loại thuốc giảm đau, gây nghiện, nó thường được dùng

CI

cho những bệnh nhân điều trị ung thư giai đoạn cuối. Mocphin cho cảm giác lâng lâng, dễ chịu, cảm thấy bớt lo lắng, sợ hãi khi sử dụng chúng. Tuy nhiên nếu tự ý sử

dụng, về lâu dài sẽ gây nghiện, sức khỏe giảm sút, sức đề kháng giảm, và còn nhiều

FI

hệ lụy khác ảnh hưởng đến chính cuộc sống của bạn. Do đó chỉ được sử dụng mocphin khi có sự chỉ định của bác sĩ. Khi phân tích mocphin, người ta thu được công thức nào sau đây là của mocphin?

A. C17 H19 NO3

B. C15H17 NO3

C. C17 H19 N

D. C16 H19 NO3

ƠN

Hướng dẫn:

OF

71,51%C; 6,67%H; 4,91%N. Khối lượng phân tử của mocphin là 285. Cho biết

Đáp án: A Ta có : %O = 16,91%

71,51.285 = 17 12.100

z=

16,91.285 =3 16.100

Y

x=

NH

Gọi CTPT của Moc phin là C x H y O z N t

y=

6,67.285 = 19 100

t=

4,91.285 =1 14.100

QU

CTPT nhất của X là: C17 H19 NO3 20. Ma túy đá gây ảo giác thường trực, thần kinh rối loạn, và thậm chí có thể “điều khiển” con người ta… giết người. Em hãy cho biết công thức phân tử của chất methamphetamin có trong thành phần chính của ma túy đá là gì? B. C10 H15 N

C. C10 H 20 N

D. C15H 20 N

M

A. C10 H19 N

DẠ Y

Hướng dẫn: Đáp án: B

66


AL

Chương 4 POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

CI

1. Em hãy giải thích tại sao quần áo được làm từ các chất liệu như nilon, len,

tơ tằm không thể giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao hoặc giặt bằng nước quá

FI

nóng ? Hướng dẫn:

OF

Không thể giặt được quần áo làm bằng các chất liệu từ nilon, len, tơ tằm trong những chất tẩy rửa có môi trường kiềm vì các chất liệu trên đều có đặc điểm cấu tạo chung là chứa các nhóm -CO-NH- trong phân tử. Các nhóm này không bền

ƠN

trong môi trường kiềm hoặc axit, nó dễ bị thuỷ phân cắt đứt nhóm CO - NH, vì vậy quần áo được sản xuất từ nilon, len, tơ tằm sẽ không bền và nhanh hư hỏng khi giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao.

NH

Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền đối với nhiệt. Nếu cho các loại quần áo làm từ len, tơ tằm, nilon vào nước quá nóng hoặc là ủi ở nhiệt độ cao sẽ làm hư hỏng quần áo.

2. Đầu thế kỷ 20 nhu cầu cao su tăng vọt. Cao su thiên nhiên không đáp ứng

Y

đủ nhu cầu ngày càng cao nhu cầu sử dụng cao su thế giới trên thế giới. Do đó cao

QU

su tổng hợp ra đời. Ông tổ của nền sản xuất cao su tổng hợp là But-le-rôp (18281886). Ông là người đặt nền móng cho sự ra đời của cao su tổng hợp. Có nhiều loại cao su tổng hợp trong đó có một số loại thông dụng thường gặp trong cuộc sống, như cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N. Em hãy viết PTHH của phản ứng

M

điều chế các loại cao su đó từ các monome tương ứng? Nêu tính chất của các loại

cao su đó?

Hướng dẫn: a. Cao su buna

t ,xt n CH 2 = CH - CH = CH2 ⎯⎯⎯ → (- CH2 - CH = CH - CH2 -)n p o

DẠ Y

b. Cao su buna- S t ,xt n CH 2 = CH - CH = CH2 + n C6 H5CH = CH2 ⎯⎯⎯ → p o

(- CH2 - CH = CH - CH2 - CH(C6 H5 ) - CH2 -)n

c. Cao su buna- N

67


t ,xt n CH 2 = CH - CH = CH2 + n CH2 = CH - CN ⎯⎯⎯ → p

AL

o

(- CH2 - CH = CH - CH2 - CH(CN) - CH2 -)n

3. Em hãy cho biết vì sao cao su thiên nhiên và cao su isopren đều có cùng

CI

công thức [CH2 - C(CH3 ) = CH - CH 2 ]n , nhưng cao su thiên nhiên có tính đàn hồi hơn, bền hơn so với cao su isopren ?

FI

Hướng dẫn:

Tính chất của cao su thiên nhiên và cao su isopren tổng hợp không hoàn toàn

OF

giống nhau là do các nguyên nhân sau:

Cao su thiên nhiên có cấu trúc đều đặn: Gồm các mắt xích isopren cộng hợp liên tiếp theo kiểu 1,4 và tạo ra cấu hình cis ở mọi nối đôi trong toàn mạch. Cao su

ƠN

isopren tổng hợp có cấu trúc không đều đặn: Có mắt xích ở cấu hình cis, có mắt xích ở cấu hình trans, có thể có cả mắt xích được cộng hợp theo kiểu 1,2. Ngoài ra hệ số trùng hợp n ở cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp cũng có thể khác nhau.

NH

4. P.E là một polime có ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, dùng làm màng mỏng, bình chứa... P.E được sản xuất từ etilen. Em hãy cho biết từ 1 tấn etilen có thể điều chế bao nhiêu tấn PE với hiệu suất phản ứng là 80%? t,xt Hướng dẫn: n CH 2 = CH 2 ⎯⎯⎯ → (- CH2 - CH2 -)n p o

Y

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có mPE = mC2H4 = 1.0,8 = 0,8 tấn.

QU

5. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, sự tiện lợi luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy các sản phẩm từ nhựa luôn được ưu tiên hơn cả. Poli etilen là một loại nhựa nhiệt dẻo được dùng rất nhiều trên thế giới, P.E được sản xuất từ

M

etilen. Với hiệu suất phản ứng đạt được là 90%, người ta có thể điều chế được bao nhiêu tấn PE từ 4 tấn etilen chứa 30% là tạp chất?

A. 2,55

B. 2,8

C. 2,52

D.3,6

Hướng dẫn: Đáp án: C t,xt n CH 2 = CH 2 ⎯⎯⎯ → (- CH2 - CH2 -)n p o

DẠ Y

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có mPE = mC H = 4.0.7.0,9 = 2,52 tấn. 2

4

6. Nguyên liệu để sản xuất PVC ngày nay thường là khí thiên nhiên.Sau đây là

sơ đồ sản xuất PVC từ khí thiên nhiên

h=15% axetilen ⎯⎯⎯⎯→ h=95% vinylclorua ⎯⎯⎯⎯→ h=90% PVC Me tan ⎯⎯⎯⎯→ 68


Biết CH4 chiếm 95% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của mỗi giai đoạn nhiên (ở đktc). B. 5883.

C. 2941.

D. 5880.

Hướng dẫn: Đáp án: B

FI

Hiệu suất của cả gia đoạn là: H = 0,15.0,95.0,9 = 12,825%

2n CH4 ⎯⎯ → (C2H3Cl)n

1000.2 1000.2.22,4.100 1000.2.22,4.100.100  VCH4 =  Vkhi = = 5883 m3 62,5 62,5.12,825 62,5.12,825.95

OF

n CH4 =

CI

A. 5589.

AL

được cho như trên. Hãy cho biết để tổng hợp 1 tấn PVC cần bao nhiêu m3 khí thiên

7. Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế da nhân tạo (PVC) từ khí

là bao nhiêu? A. 3500m3

B. 3560m3

C. 3584m3

D. 5500m3

NH

Hướng dẫn:

ƠN

metan là 20% , em hãy cho biết để thu được 1 tấn PVC phải cần một thể tích metan

Đáp án: C

2n CH4 ⎯⎯ → (C2H3Cl)n

4

1000.2 1000.2.22,4.100  VCH = = 3584 m3 62,5 62,5.20 4

Y

n CH =

QU

8. Lấy lượng ancol và axit để sản xuất 1 tấn thủy tinh hữu cơ. Biết hiệu suất trùng hợp là 80% và hiệu suất este hóa là 50%. Khối lượng ancol và axit lần lượt là: A. 0,8 tấn và 2,175 tấn.

B. 0,8 tấn và 2,25 tấn.

C. 0,8 tấn và 1,25 tấn.

D. 1,8 tấn và 1,5 tấn.

M

Hướng dẫn: Đáp án: A.

t ,xt ⎯⎯⎯ → CH2 = C(CH3 )COOCH3 + H2 O CH 2 = C(CH3 )COOH + CH3OH ⎯⎯ ⎯

DẠ Y

n metyl metacrylat =

0

1000.100 = 12,5 80.100

Khối lượng axit metacrylic là:

12,5.100.87 = 2175 kg 50

Khối lượng của ancol metylic là:

12,5.100.32 = 800 kg 50

9. Cao su chưa được lưu hóa sẽ không giữ được những tính chất ưu việt của 69


nó, mùa đông thì đóng rắn, mùa hè thì chảy rửa, kết dính chính vì vậy trước khi sản

AL

xuất các vật dụng bằng cao su, người ta phải lưu hóa cao su. Sự lưu hóa đã làm cho cao su bền hơn,đàn hồi hơn, đưa cao su trở thành sản phẩm được sử dụng nhiều trên

CI

thế giới. Em hãy cho biết khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối

đisunfua -S-S-, biết rằng cao su isopren sau khi lưu hóa chứa khoảng 2 % lưu

B. 46

C. 24

Hướng dẫn: Đáp án: B C5n H8n + 2S ⎯⎯ → C5n H8n-2S2

ƠN

64 = 0,02  n = 46 68n + 64

D. 63

OF

A. 54

FI

huỳnh, giả thiết rằng lưu huỳnh đã thay thế H ở nhóm metylen trong mạch cao su?

10. Dạng tơ nilon phổ biến nhất hiện nay là tơ nilon-6, chúng thường được dùng để dệt vải, may mặc, vải lót săm lốp xe, bít tất,...

NH

Khi phân tích nilon - 6 người ta thu được: 63,68% C, 12,38%N, 9,80%H và 14,4%O, cho biết công thức nào trong các công thức sau là công thức thực nghiệm của nilon-6 ?

B. C6 H11ON

Đáp án B

D. C6 H11NO2

QU

Hướng dẫn:

C. C6 H10 N2O

Y

A. C5 H9 NO

Gọi CTĐG nhất của nilon - 6 là CxHyOzNt

M

Ta có: x : y : z : t =

63,68 9,8 14,4 12,38 : : : = 6 : 11 : 1 : 1 12 1 16 14

CTĐG nhất của nilon -6 là: C6H11ON

11. Em hãy cho biết có thể sản xuất được bao nhiêu kg cao su buna từ 100 lít dung

dịch rượu etylic 400, biết rằng khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml và hiệu suất của quá trình sản xuất đạt 75% ?

DẠ Y

A. 14,087 kg

B. 18,783 kg

C. 28,174 kg

Hướng dẫn: Đáp án: A Thể tích rượu nguyên chất 100.0,4 = 40 (lit) = 40000ml. Khối lượng rượu = 40000.0,8 = 32000 gam = 32 kg

70

D. kết quả khác


32 16 = (kmol ) 46 23

t ,xt 2 C2 H5OH ⎯⎯⎯ → CH 2 = CH - CH = CH 2 + H 2 O + H 2 0

t ,xt,p n CH 2 = CH - CH = CH 2 ⎯⎯⎯ → (- CH 2 - CH = CH - CH 2 -)n

Khối lượng cao su bu na là:

FI

8 (kmol) 23

8 .54.0,75 = 14,087 (kg) 23

OF

n C4H6 = 2 n C2H5OH =

CI

o

AL

Số mol rượu :

12. Để giặt quần áo làm từ chất liệu len, tơ tằm cần dùng loại xà phòng có tính chất nào dưới đây ? A. tính bazơ

B. tính axit

C. tính trung tính

ƠN

Hướng dẫn: Đáp án: C

D. đều được

13. Nguyên liệu trực tiếp để tổng hợp nên PVC là vinyclorua, em hãy cho biết có bao nhiêu mắt xích -CH2-CHCl- có trong PVC được điều chế từ 6,25 gam vinylclorua? B. 6,02.1022.

Hướng dẫn: Đáp án: B

NH

A. 6,02.1021.

C. 6,02.1020.

D. 6,02.1023.

Số mắt xích C2H3Cl trong polime tạo ra cũng chính là số phân tử C2H3Cl. mC2H3Cl

Y

Số măt xích cần xác định là:

M C 2 H 3C

.M =

6,25 .6,02.1023 = 6,02.1023 62,5

QU

14. Khi lưu hóa cao su buna người ta thu được một loại cao su lưu hóa trong đó lưu huỳnh chiếm 1,876% về khối lượng. Tỉ lệ số mắt xích cao su bị lưu hóa và không bị lưu hóa là:

B. 1:21

C. 1: 30

D. 1: 31

M

A. 1: 20

Hướng dẫn: Đáp án: D

C 4n H 6n + 2 S ⎯⎯ → C 4n H 6n-2S2 A 64 .100 = 1,876  n = 62 54n+62

Trong phân tử có 62 mắt xích, trong đó có 2 mắt xích bị lưu hóa và 62 mắt

DẠ Y

xích chưa lưu hóa tỉ lệ 2 : 62 = 1 : 31 15. Khi lưu hóa cao su isopren người ta thu được 1 loại cao su lưu hóa trong

đó lưu huỳnh chiếm 2% về khối lượng. Tỉ lệ số mắt xích cao su bị lưu hóa và không bị lưu hóa là: 71


A. 1: 22

B. 1: 23

C. 1: 30

D. 1: 31

AL

Hướng dẫn: Đáp án: A C5n H8n + 2 S ⎯⎯ → C5n H 8n-2S2

CI

64 = 0,02  n = 46 68n+64

FI

Trong phân tử có 46 mắt xích, trong đó có 2 mắt xích bị lưu hóa và 44 mắt xích chưa lưu hóa tỉ lệ 2 : 44 = 1 : 22

OF

16. Cao su bu na - N có tính kháng dầu tốt, được dùng rộng rãi trong các ứng dụng làm kín, các khớp nối trong các đường ống dẫn khí và hóa chất, bọc trục, băng chuyền, đệm lót. Cao su bu na - N là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp của buta -1,3- đien với B. etilen

Hướng dẫn: :Đáp án: A

C. stiren

ƠN

A. acrilonitrin

D. ni tơ

17. Trong chiến tranh thế giới II, do sự thiếu hụt cao su thiên nhiên nên chính

NH

phủ Mỹ đã phát triển loại cao su bu na - S. Cao su bu na - S có tính kháng lão hóa nhiệt, tính kháng mài mòn, khả năng gia công tốt hơn cao su thiên nhiên. Cao su bu na -S là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp của buta -1,3- đien với B. Etilen

C. Stiren

D. Lưu huỳnh

Y

A. acrilonitrin

QU

Hướng dẫn: Đáp án: C

18. Cao su buna có cấu tạo mạch như sau: …-CH2 -CH=CH-CH2-CH2-CH=CH-`CH2-… Công thức chung của cao su này là: B. (CH2-CH=CH-)n

C. (-CH2-CH=CH-CH2-)n

D. (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-)n

M

A. (-CH2-CH=)n

Hướng dẫn: Đáp án: C 19. Năm 1938 nhà khoa học người Mỹ Roy Plunkett (1910 - 1994) đã phát

minh ra một chất polime có những tính chất tuyệt vời mà các loại chất dẻo khác

DẠ Y

không thể làm được, nó có tên là teflon. Công thức của teflon là gì? A. ( - CF2- CF2-)n

B. ( - CH2- CF2-)n

C. ( - CCl2- CCl2-)n D. CF2 = CF2

Hướng dẫn: Đáp án: B 20. Tơ lapsan là một loại polieste được tổng hợp từ axit terephtalic và etylen

72


glycol. Nó có ưu điểm là bền, sợi tạo thành đẹp mắt, có độ dẻo dai nhất định. Bởi

AL

vậy mà tơ lapsan là một loại nhiên liệu để dệt vải, dệt lưới.. may quần áo, túi xách, mũ nón… Công thức nào sau đây là của tơ lapsan:

CI

A. ( - OC - C6 H 4 - COO - CH 2 CH 2 CH 2 O - )n

2 4

)

n

- CO - NH -  CH2 6 - NH -

Hướng dẫn: Đáp án: B

)

OF

( D. ( - OC -  CH 

C. - OC -  CH 2 4 - COO - CH 2CH 2O -

FI

B. ( - OC - C6 H 4 - COO - CH 2CH 2O - )n

n

21. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ phản ứng trùng ngưng giữa ?

ƠN

A. axit terephatlic và etylen glicol. B. axit α-aminocaproic và axit ađipic.

C. hexa metylen điamin và axit ađipic.

NH

D. axit α-aminoenantoic và etylen glycol. Hướng dẫn:Đáp án: C

22. Các polime là rác thải gây ô nhiễm môi trường là do chúng có tính chất: A. không bay hơi, khó bị phân hủy, khó tan trong hợp chất hữu cơ, có polime

Y

không tan trong bất kì dung môi nào.

QU

B. nhẹ dễ cháy, khi cháy tạo ra khi cacbonic, nước và nitơ đioxit. C. có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách nhiệt, cách điện. D. có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách điện nhưng nhẹ, dễ cháy, khi cháy tạo

M

ra khí cacbonic, nước và nitơ đioxit. 2.3. Một số giáo án có sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn.

( Phụ lục 5, 6, 7)

2.4. Xây dựng bộ công cụ sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực

giải quyết vấn đề

DẠ Y

2.4.1. Tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề Để đánh giá được sự phát triển của NL GQVĐ khi sử dụng bài tập thực tiễn, người

ta phải xác định được các biểu hiện của NL này và xây dựng bộ tiêu chí, công cụ đánh giá. Tham khảo tài liệu [14], từ đó chúng tôi thống nhất các tiêu chí để đánh giá các mức độ khác nhau của NL GQVĐ khi sử dụng BTTT: 73


Thành tố

Mức độ

Biểu hiện (tiêu

AL

Bảng 2.3. Biểu hiện (tiêu chí) đánh giá NL GQVĐ chí)

Mức 3

Mức 2

-Phân tích được

-Phân tích chính

- Phân tích được

tình huống trong học tập, trong thực tiễn

xác tình huống trong học tập, trong thực tiễn

tình huống cụ thể trong học tập, trong thực

tích được tình huống trong học tập, trong thực

cuộc sống

cuộc sống..

tiễn cuộc sống.

tiễn cuộc sống.

hiện

-Phát hiện ra vấn

-Không

Phát hiện và làm rõ

được tình huống có vấn đề trong thực

chính xác vấn đề trong học tập, trong thực

đề trong học tập, trong thực tiễn cuộc sống

hiện được tình huống có vấn đề trong học

vấn đề.

tiễn cuộc sống.

tiễn cuộc sống..

dưới sự hướng dẫn của GV.

tập, trong thực tiễn cuộc sống.

- Phát biểu được tình huống có vấn

- Phát biểu chính xác vấn đề trong học

- Phát biểu được vấn đề trong học tập, trong

- Không phát biểu được vấn đề trong học

đề trong học tập, trong thực tiễn cuộc sống..

tập, trong thực tiễn cuộc sống..

thực tiễn cuộc sống. nhưng chưa đầy đủ.

tập, trong thực tiễn cuộc sống..

DẠ Y

FI

CI

phân

phát

- Xác định được các thông tin trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn nhưng chưa đầy đủ.

- Không xác định được các thông tin trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn.

- Tìm ra kiến thức hóa học và kiến thức về thực tiễn liên quan đến vấn đề trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn.

- Biết tìm hiểu các thông tin có liên quan đến vấn đề trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn thông qua thảo luận với bạn bè, sách báo.

- Biết tìm hiểu các thông tin có liên quan đến vấn đề trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn ở SGK và dưới sự hướng dẫn của GV.

- Biết tìm hiểu các thông tin có liên quan đến vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống nhưng chỉ ở mức kinh nghiệm bản thân

QU

-Xác định chính xác các thông tin trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn.

trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn

-Không

-Thu thập và phân tích thông tin trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn.

M

Thiết lập kiến thức vấn đề

OF

ƠN

-Phát

NH

hiện

Y

- Phát

Mức 1

74


- Thực hiện và đánh giá các giải pháp GQVĐ cuộc sống thực tiễn. trong trong học tập và Suy nghĩ về cách thức và tiến trình GQVĐ.

DẠ Y

QU

M

Đánh giá và phản ánh các giải pháp GQVĐ trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn.

- Điều chỉnh và vận dụng các tình huống mới trong học tập và thực tiễn cuộc sống,.

- Nhận ra tốt sự phù hợp hay không phù hợp của các giải pháp GQVĐ trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn . - Vận dụng tốt trong tình huống mới.

75

CI

AL

- Đề xuất được giải pháp GQVĐ nhưng chưa chính xác. - Còn gặp khó khăn khi lập được kế hoạch để GQVĐ trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn.

FI

OF

- Thực hiện kế hoạch GQVĐ trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn.

- Đề xuất được giải pháp GQVĐ nhưng chưa đầy đủ, trọn vẹn. - Lập được kế hoạch để GQVĐ trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn nhưng chưa đầy đủ.

- Thực hiện kế hoạch GQVĐ trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn một cách độc lập nhưng chưa sáng tạo. - Thực hiện được giải pháp GQVĐ nhưng chưa trọn vẹn, đầy đủ.

- Không thực hiện được kế hoạch GQVĐ trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn.

- Nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của các giải pháp GQVĐ trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn nhưng chưa đầy đủ, trọn vẹn. - Biết vận dụng trong tình huống mới nhưng chưa trọn vẹn.

- Không nhận ra được sự phù hợp hay không phù hợp của các giải pháp GQVĐ trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn. - Không biết cách vận dụng trong tình huống mới.

ƠN

- Lập kế hoạch để GQVĐ trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn.

Y

Lập kế hoạch, thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn

-Đề xuất chính xác, khoa học giải pháp GQVĐ. - Lập được kế hoạch để GQVĐ trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn một cách đầy đủ, chính xác. - Thực hiện kế hoạch GQVĐ trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn một cách hợp lý, độc lập, sáng tạo. - Thực hiện và đánh giá tốt giải pháp GQVĐ.

NH

- Đề xuất giả thuyết.

- Không thể thực hiện được giải pháp GQVĐ.


2.4.2. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

AL

2.4.2.1. Bảng kiểm quan sát dành cho giáo viên

- Mục đích: Bảng kiểm quan sát giúp GV quan sát các tiêu chí của NL GQVĐ

CI

thông qua các hoạt động học tập của HS. Từ đó đánh giá được kiến thức, kĩ năng và

FI

NL GQVĐ khi sử dụng BTTT.

- Yêu cầu: Bảng kiểm quan sát phải rõ ràng, cụ thể, bám sát vào các tiêu chí

OF

của NL GQVĐ. - Quy trình thiết kế

+ Bước 1: Xác định đối tượng, thời điểm, mục tiêu quan sát.

ƠN

+ Bước 2: Xây dựng tiêu chí quan sát và các mức độ đánh giá cho mỗi tiêu chí. + Bước 3: Hoàn thiện các tiêu chí và mức độ đánh giá phù hợp. - Mẫu bảng kiểm quan sát dành cho GV

NH

Bảng 2.4. Bảng kiểm quan sát khi sử dụng BTTT để phát triển năng lực GQVĐ Ngày……. Tháng ………. Năm …………. HS được quan sát: ………………………….. Lớp …… Nhóm …….. Tên bài học: ……………………………………………….

NLGQVĐ của HS

TT

2

M

Phát hiện, nhận diện và nêu được 1 tình huống có vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

1

Mức độ

Tiêu chí phát triển

QU

S

Y

Tên GV quan sát: …………………………………………………………….

Phân tích được tình huống có vấn 2 đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

DẠ Y

Lập kế hoạch và đề xuất phương

3pháp giải quyết một số vấn đề đơn

3

giản trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

76

Chưa đạt

Đạt

Tốt

(0-4 điểm)

(5-7 điểm)

(8- 10 điểm)


4SGK, 4

AL

Thu thập và làm rõ các thông tin ở sách tham khảo, và các

nguồn khác để sử dụng cho việc

CI

giải quyết vấn đề. Kết hợp sử dụng kiến thức về thực 5

FI

5tiễn trong học tập và trong cuộc sống có liên quan để giải quyết

7

Đề xuất và phân tích được một số 6 giải pháp GQVĐ đặt ra trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn. Lựa chọn được giải pháp giải 7 quyết vấn đề theo hướng tối ưu nhất

10

Đánh giá tính hiệu quả của giải 9 pháp đã lựa chọn thông qua công

Y

9

đề đã lựa chọn thành công.

cụ đánh giá.

Vận dụng được trong bối cảnh mới 1 khi điều chỉnh PP GQVĐ đã thực

QU

8

NH

8Thực hiện giải pháp giải quyết vấn

ƠN

6

OF

vấn đề.

hiện.

M

2.5.2.2. Phiếu hỏi học sinh khi sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực

giải quyết vấn đề

- Mục đích: Dùng để hỏi HS các tiêu chí của NL GQVĐ. - Yêu cầu: Phiếu hỏi gồm các câu hỏi rõ ràng, cụ thể, bám sát vào các tiêu chí

DẠ Y

của NL GQVĐ.

- Quy trình thiết kế: + Bước 1: Xác định đối tượng, mục tiêu, thời điểm phỏng vấn hoặc hỏi. + Bước 2: Xác định các tiêu chí và các mức độ đánh giá cho mỗi tiêu chí,

thiết kế các câu hỏi và phương án lực chọn. 77


AL

+ Bước 3: Sắp xếp và hoàn thiện các câu hỏi. - Mẫu phiếu hỏi (dành cho HS):

Bảng 2.5. Phiếu hỏi HS khi sử dụng BTTT để phát triển NL GQVĐ

CI

Ngày……. Tháng ………. Năm ………….

Họ tên HS: …………………………….. Lớp ……….. Nhóm ……….

FI

Hãy so sánh với tiêu chí đánh giá NL GQVĐ để tự đánh dấu (X) vào ô tương ứng trong bảng sau:

ƠN

thực tiễn cuộc sống.

NH

Phân tích được tình huống có vấn đề 2 trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

Lập kế hoạch và đề xuất phương pháp 3 giải quyết một số vấn đề đơn giản trong

Y

3

Phát hiện, nhận diện và nêu được tình 1 huống có vấn đề trong học tập và trong

học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

QU

2

Chưa đạt

NLGQVĐ của HS

TT

1

Mức độ

Tiêu chí phát triển

Thu thập và làm rõ các thông tin

4SGK, sách tham khảo, và các nguồn khác để sử dụng cho việc giải quyết vấn đề.

M

4

Kết hợp sử dụng kiến thức về thực tiễn 5 trong học tập và trong cuộc sống có liên

DẠ Y

5

6

7

OF

S

quan để giải quyết vấn đề.

Đề xuất và phân tích được một số giải 6 pháp GQVĐ đặt ra trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn 7Lựa chọn được giải pháp giải quyết vấn đề theo hướng tối ưu nhất 78

Đạt

Tốt


8

AL

8Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề đã lựa chọn thành công. 9Đánh giá tính hiệu quả của giải pháp đã

CI

lựa chọn thông qua công cụ đánh giá.

9

1Vận dụng được trong bối cảnh mới khi

OF

FI

điều chỉnh PP GQVĐ đã thực hiện.

10

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

ƠN

Trong chương 2 của luận văn, chúng tôi đã:

1. Phân tích được mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần hóa hữu cơ- lớp 12 2. Đề xuất nguyên tắc thiết kế BTTT.

NH

4. Đã xây dựng được quy trình thiết kế BTTT để phát triển NLGQVĐ 5. Đã xây dựng quy trình sử dụng BTTT để phát triển NLGQVĐ 6. Đã thiết kế được hệ thống BTTT để phát triển NLGQVĐ 7. Đề xuất được các hình thức sử dụng BTTT nhằm phát triển NLGQVĐ

Y

8. Đã thiết kế ba giáo án: “Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ”, “Luyện tập cấu

QU

tạo của amin, aminoaxit, protein” và “Vật liệu polime”. 9. Đã đề xuất các tiêu chí đánh giá và bộ công cụ đáng giá NL GQVĐ để

DẠ Y

M

khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

79


Chương 3

AL

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

CI

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

- Kiểm tra và khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả, phù hợp của giả thuyết khoa

FI

học mà đề tài đã nêu ra.

- Đánh giá tính khả thi, tính phù hợp và chất lượng của hệ thống BTTT phần

OF

hóa học hữu cơ - lớp 12 đã thiết kế và sử dụng trong việc phát triển NLGQVĐ cho HS ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm

ƠN

- Xây dựng các phiếu điều tra của GV và HS về thiết kế BTTT để phát triển NL GQVĐ cho HS trước và sau khi tiến hành TN.

- Đánh giá NL GQVĐ bằng bộ công cụ vừa thiết kế.

NH

- Thiết kế kế hoạch bài dạy thực nghiệm.

- Xây dựng 2 đề KT 15 phút tiến hành KT cuối chương 1,2 và chương 3,4 để lấy kết quả TN.

- Xử lí các kết quả TN bằng phương pháp toán học thống kê.

Y

- Đánh giá tính khả thi, tính phù hợp và tính hiệu quả của hệ thống BTHH có

QU

nội dung thực tiễn đã thiết kế, sử dụng và các hình thức sử dụng BTTT nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 3.2. Nội dung thực nghiệm - Sử dụng đề kiểm tra trong quá trình dạy học để rèn luyện NLGQVĐ của HS.

M

Sau đó kiểm tra, đánh giá theo cách mà luận văn đề xuất.

- Đánh giá hiệu quả của việc dùng BTTT qua kết quả kiểm tra và quan sát của các nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng. 3.2.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm

- Đối tượng: HS khối 12

DẠ Y

- Địa bàn:

+ Trường THPT Trần Phú - huyện Bố Trạch - Quảng Bình + Trường THPT Lê Quý Đôn - huyện Bố Trạch - Quảng Bình

- Căn cứ trên cơ sở kết quả học tập môn Hóa học của năm lớp 11 để lựa chọn

lớp đối chứng (ĐC) và lớp thực nghiệm (TN) theo tiêu chí tương đương về sĩ số của 80


lớp và về trình độ, năng lực nhận thức của HS. cả hai lớp TN và ĐC.

CI

Đối tượng thực nghiệm cụ thể được giới thiệu trong Bảng 3.1

AL

- GV: Chọn GV có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt tình,… GV dạy đồng thời ở

Bảng 3.1. Bảng đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm

Lớp

Đối chứng

Số HS

44

40

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Lớp Số HS

THPT Lê Quý Đôn

12A2

44

12A4

THPT Trần Phú

12A2

40

12A3

GV thực hiện

FI

Thực nghiệm

Nguyễn Thị Thanh Tâm

OF

Trường

24/12/2018. 3.2.2. Tiến hành thực nghiệm

ƠN

- Thời gian: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm từ 07/9/2018 -

Trước khi tiến hành bài dạy TN, chúng tôi đã gặp gỡ và trao đổi với GV tham

NH

gia dạy học TN để thống nhất về:

- Khối lượng, nội dung kiến thức, PPDH và bài kiểm tra ở 2 lớp TN và ĐC. - Phương pháp tiến hành bài dạy TN, cách thức tổ chức giờ dạy nhằm định hướng phát triển NLGQVĐ cho HS.

Y

- Đánh giá sự phát triển NLGQVĐ của HS thông qua phân tích bảng kiểm

QU

quan sát của GV và bảng kiểm quan sát đánh giá NLGQVĐ của HS. Tiến hành dạy TN 3 bài theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo: - Bài 6: Saccarozơ, Tinh bột, xenlulozơ (tiết tiếp theo) - Bài12 : Luyện tập cấu tạo và tính chất của amin, aminoaxit, protein

M

- Bài 14: Vật liệu polime (tiết tiếp theo)

Lớp TN dạy theo giáo án được thiết kế và đề xuất của luận văn. Lớp ĐC dạy theo giáo án của GV tham gia tự thiết kế. Tiến hành kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức kĩ năng của HS qua 2 bài

kiểm tra theo kế hoạch.

DẠ Y

Sử dụng cùng một đề kiểm tra, đáp án và thang điểm cho cả lớp TN và lớp

ĐC. Bài kiểm tra được chấm bởi cùng một GV. Các đề kiểm tra sử dụng được đưa ra trong phần phụ lục 1, 2 . Chấm bài kiểm tra, xử lí kết quả thu được và rút ra kết luận. 81


3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm

AL

3.3.1. Kết quả phân tích bảng kiểm quan sát và đánh giá của GV và HS

Để đánh giá sự phát triển NL GQVĐ của HS, chúng tôi đã tiến hành như sau:

CI

- Cho HS tự đánh giá bằng cách phát phiếu hỏi HS cho cả lớp TN và lớp ĐC.

Ở lớp ĐC chúng tôi phát phiếu hỏi sau khi dạy theo cách truyền thống. Còn ở lớp

FI

TN chúng tôi tiến hành phát phiếu hỏi sau khi dạy xong 3 giáo án thực nghiệm.

- GV đánh giá HS dựa trên bảng kiểm quan sát cả lớp ĐC và lớp TN sau ba

OF

lần dạy

- Tính điểm TB theo từng tiêu chí bằng cách cộng điểm của tất cả các HS theo mỗi tiêu chí rồi chia cho số HS.

ƠN

Kết quả phân tích bảng kiểm quan sát của GV và phiếu tự đánh giá của HS về NLTN của HS được tổng hợp trong bảng 3.2 và bảng 3.3 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá của GV về sự phát triển NL GQVĐ của HS

NH

qua bảng kiểm quan sát Tiêu chí phát triển NLGQVĐ của HS

STT

Y

Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

2

QU

1

Phân tích được tình huống có vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

Kết quả điểm TB đạt được TN

ĐC

9.03

8.93

7.86

7.55

7.43

6.13

8.02

6.56

8.50

6.03

7.25

6.15

Lập kế hoạch và đề xuất phương pháp giải quyết một số vấn đề đơn giản trong học tập

M

3

và trong thực tiễn cuộc sống. Thu thập và làm rõ các thông tin

4

ở SGK,

sách tham khảo, và các nguồn khác để sử

DẠ Y

dụng cho việc giải quyết vấn đề.

5

6

Kết hợp sử dụng kiến thức về thực tiễn trong học tập và trong cuộc sống có liên quan để giải quyết vấn đề. Đề xuất và phân tích được một số giải pháp 82


Lựa chọn được giải pháp giải quyết vấn đề

6.90

phù hợp nhất Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề đã lựa

8

8,30

chọn thành công.

FI

Đánh giá tính hiệu quả của giải pháp đã lựa

9

7.79

chọn thông qua công cụ đánh giá.

OF

Vận dụng được trong bối cảnh mới khi điều

10

5.04

CI

7

AL

GQVĐ đặt ra

chỉnh PP GQVĐ đã thực hiện.

7.41

6,27

6.05

5.98

Bảng 3.3. Kết quả tự đánh giá của HS về sự phát triển NL GQVĐ

ƠN

Kết quả điểm TB đạt được

Tiêu chí phát triển NLGQVĐ của HS

STT

trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Phân tích được tình huống có vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

ĐC

8.58

8.06

7.79

6.46

7.07

5.15

7.99

6,00

8.23

6.07

7.02

5.99

6.76

5.03

Y

2

Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề

NH

1

TN

3

QU

Lập kế hoạch và đề xuất phương pháp giải quyết một số vấn đề đơn giản trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Thu thập và làm rõ các thông tin

sách tham khảo, và các nguồn khác để sử

M

4

ở SGK,

dụng cho việc giải quyết vấn đề. Kết hợp sử dụng kiến thức về thực tiễn trong

5

học tập và trong cuộc sống có liên quan để giải quyết vấn đề. Đề xuất và phân tích được một số giải pháp

DẠ Y 6

7

GQVĐ đặt ra Lựa chọn được giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp nhất 83


Đánh giá tính hiệu quả của giải pháp đã lựa

9

chọn thông qua công cụ đánh giá. Vận dụng được trong bối cảnh mới khi điều chỉnh PP GQVĐ đã thực hiện.

6,15

7.69

7.12

6.02

5.45

FI

10

8,05

AL

chọn thành công.

CI

Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề đã lựa

8

OF

Từ kết quả bảng 3.2 và 3.3 cho thấy điểm đánh giá ở lớp ĐC luôn thấp hơn lớp TN và lớp TN lần 1 lại nhỏ hơn lớp TN lần 2. Chứng tỏ thông qua việc sử dụng BTTT trong dạy học để phát triển NL GQVĐ đã có tác động tích cực đến sự phát

ƠN

triển NL GQVĐ cho HS ngay lần TN đầu tiên và sau khi điều chỉnh để áp dụng ở lần 2 lại thu được kết quả cao hơn. 3.3.2. Phương pháp xử lí số liệu

NH

- Lập bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất luỹ tích. - Vẽ đồ thị đường lũy tích từ bảng phân phối tần suất lũy tích. - Tính các tham số đặc trưng thống kê:

Y

a) Trung bình cộng ( X ): Tham số này được tính theo công thức (3.1): 1

QU

X=

n

k

m i .Xi

(3.1)

i =1

Trong đó: n là số HS trong lớp; mi là số HS đạt điểm Xi.

M

b) Phương sai (S2) và độ lệch chuẩn (S): S2 và S là các tham số đo mức độ phân tán của số liệu xung quanh giá trị trung

DẠ Y

bình cộng. Chúng được tính theo các công thức (3.2) và (3.3). k

1

S2 =

m i (X i −

X)

2

(3.2)

n −1 i =1

S = S2

(3.3)

Độ lệch chuẩn S càng nhỏ, số liệu càng ít phân tán . c) Hệ số biến thiên V: Tham số này đặc trưng cho mức độ dao động 84


(3.4)

AL

S V = X 100%

- Mức độ dao động là nhỏ khi V nằm trong khoảng 0 – 10% - Mức độ dao động là trung bình khi V nằm trong khoảng 10 – 30%.

CI

- Mức độ dao động là lớn khi V nằm trong khoảng 30 – 100%. Kết quả thu được là đáng tin cậy khi mức độ dao động là nhỏ hoặc trung bình.

OF

FI

Kết quả là không đáng tin cậy nếu mức độ dao động là lớn. Sau khi tính được giá trị trung bình cộng, để so sánh chất lượng của các tập thể HS cần căn cứ vào 2 trường hợp sau: - Nếu giá trị trung bình cộng của hai tập thể HS bằng nhau thì tập thể nào có độ lệch chuẩn S nhỏ hơn sẽ có chất lượng tốt hơn.

S ; Nếu m lớn thì độ phân tán lớn. n

NH

m=

ƠN

- Nếu giá trị trung bình cộng của hai tập thể HS khác nhau thì tập thể nào có hệ số biến thiên V nhỏ hơn sẽ có chất lượng đều hơn, Thêm vào đó giá trị X lớn hơn sẽ tương ứng với trình độ tốt hơn. d) Sai số tiêu chuẩn

e) Hệ số tin cậy t

Để so sánh sánh hiệu quả hai phương pháp dạy học, ta cần làm các bước sau: 2

n (X −Y) + SY 2

Y

Bước 1: tính ttn =

SX

QU

Trong đó: n là số HS mỗi lớp

- X là trung bình cộng lớp thực nghiệm. - Y là là trung bình cộng lớp đối chứng.

M

- S X 2 và SY 2 là phương sai của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Bước 2: Chọn mức ý nghĩa  , Thường lấy  = 0, 01;0, 05 , t là hệ số tin cậy, là

giao điểm của cột k = 2n - 2. Các số liệu được trình bày ở bảng phân phối Student. Bước 3: So sánh ttn và t ( , k ) tìm được trong bảng Student - Nếu ttn  t ( , k ) thì sự khác nhau giữa kết quả dạy học theo phương pháp mới

DẠ Y

ở lớp thực nghiệm và phương pháp cũ ở lớp đối chứng là thực chất. - Nếu ttn  t ( , k ) thì sự khác nhau giữa kết quả dạy học theo phương pháp mới

ở lớp thực nghiệm và phương pháp cũ ở lớp đối chứng chưa đủ ý nghĩa.

85


3.3.3. Kết quả thực nghiệm

AL

Sau chương este và cacbohiđrat, chúng tôi tiến hành KT 15 phút (bài KT số 1) và sau chương amin aminoaxit và protein, chúng tôi tiến hành KT 15 phút ( bài KT

CI

số 2) cho cả 2 đối tượng TN và ĐC. Kết quả được thông kê ở bảng sau: * Bài KT số 1

FI

Bảng 3.4. Bảng thống kê bài KT số 1 Điểm Xi

Trường

Lớp

THPT

(sĩ số)

Lê Quý Đôn

12A2(44)

TN

0 0 0 0

1 10 17 8

5 2 1

6.36

12A4(44)

ĐC

0 0 1 2

6 14 11 7

2 1 0

5.50

12A2(40)

TN

0 0 0 1

2 9

11 6 2 1

6.43

12A3(40)

ĐC

0 0 1 2

6

5,52

5

6

7

OF

tượng 0 1 2 3 4

ƠN

Trần Phú

Đối

8

6 13 7

8 9 10

4 1 0

X

Bảng 3.5. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài Kiểm tra số 1

QU

Y

Lớp TN 12A2 % đạt % HS đạt Xi trở Số đạt Xi xuống Xi 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 2 2.27 2.27 6 22.73 25 14 38.64 63.64 11 18.18 81.82 7 11.36 93.18 2 4.55 97.73 1 2.27 100 0 100 44

DẠ Y

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng

Số đạt Xi 0 0 0 0 1 10 17 8 5 2 1 44

M

Xi

NH

của trường THPT Lê Quý Đôn

86

Lớp ĐC 12A4 % đạt % HS đạt Xi trở Xi xuống 0 0 0 0 2.27 2.27 4.55 6.82 13.63 20.45 31.82 52.27 25 77.27 15.91 93.18 4.55 97.73 2.27 100 0 100 100


Bảng 3.6. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài Kiểm tra số 1

FI

CI

Lớp ĐC 12A3 % đạt % HS đạt Xi trở Xi xuống 0 0 0 0 0 0 2.5 2.5 5 7.5 15 22.5 32.5 55 17.5 72.5 15 87.5 10 97.5 2.5 100 0 100 100

OF

ƠN

0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng

Số đạt Xi 0 0 0 0 1 2 9 8 11 6 2 1 40

NH

Xi

Lớp TN 12A2 % đạt % HS đạt Xi trở Số đạt Xi xuống Xi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 2.5 2.5 2 5 7.5 6 22.5 30 13 20 50 7 27.5 77.5 6 15 92.5 4 5 97.5 1 2.5 100 0 100 40

AL

của trường THPT Trần Phú

DẠ Y

M

QU

Y

Từ bảng 3.3 và 3.4 ở trên ta vẽ được đồ thị đường tích lũy bài KT số 1

Hình 3.1. Đường lũy tích biểu diễn kết quả KT số 1 trường THPT Lê Quý Đôn

87


AL CI FI OF ƠN

Hình 3.2. Đường lũy tích biểu diễn kết quả KT số 1 của trường THPT Trần Phú Bảng 3.7. Phân loại kết quả học tập của HS(%) bài KT số 1 % HS

Yếu kém (0-4)

TB (5-6)

Khá (7-8)

Giỏi (9-10)

(1)

(2)

(3)

(4)

TN

4.76

52.39

35.71

7.14

ĐC

21.43

53.57

22.62

2.38

NH

Đối tượng

DẠ Y

M

QU

số 1

Y

Bài KT

Hình 3.3. Đồ thị cột biểu diễn kết quả KT bài số 1 trường THPT Lê Quý Đôn và trường THPT Trần Phú 88


* Bài kiểm tra số 2 Lớp

THPT

(sĩ số)

4 5

6

7

11 13 7 3

12A2(44)

TN

0 0 0 0

1 8

12A4(44)

ĐC

0 0 0 2

6 11 12 9

12A2(40)

TN

0 0 0 0

2 7

8

12A3(40)

ĐC

0 0 1 3

4 7

8 9

10 1

6.68

2 2

0

5.77

12 8 2

1

6.68

11 10 3 1

0

5,78

FI

Trần Phú

tượng 0 1 2 3

X

OF

Lê Quý Đôn

Điểm Xi

Đối

CI

Trường

AL

Bảng 3.8. Bảng thống kê bài KT số 2

Bảng 3.9. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài Kiểm tra số 2

ƠN

của trường THPT Lê Quý Đôn % đạt

% HS đạt Xi trở

Số đạt

% đạt

% HS đạt Xi

Xi

Xi

xuống

Xi

Xi

trở xuống

0

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

2

0

0

0

0

0

0

3

0

0

0

2

4.55

4.55

4

1

2.27

2.27

6

13.63

18.18

5

8

18.18

20.45

11

25

43.18

6

11

25

45.45

12

27.27

70.45

7

13

29.55

75

9

20.45

90.9

8

7

15.91

90.91

2

4.55

95.45

9

3

6.82

97.73

2

4.55

100

10

1

2.27

100

0

0

100

Tổng

44

100

44

100

QU

DẠ Y

Xi

Y

Số đạt

NH

Lớp ĐC 12A4

M

Lớp TN 12A2

89


của trường THPT Trần Phú Lớp TN 12A2

AL

Bảng 3.10. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài KT số 2 Lớp ĐC 12A3

% đạt

% HS đạt Xi trở

Số đạt

% đạt

% HS đạt Xi

Xi

Xi

xuống

Xi

Xi

trở xuống

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

2

0

0

0

1

3

0

0

0

4

2

5

5

5

7

17,5

22,5

6

8

20

42,5

7

12

30

8

8

20

9

2

5

10

1

2,5

Tổng

40

100

FI

CI

Số đạt

0 0

2.5

2.5

3

7.5

10

4

10

20

7

17.5

37.5

11

27.5

65

72,5

10

25

90

92,5

3

7.5

97.5

97,5

1

2.5

100

100

0

0

100

40

100

NH

ƠN

OF

0

Y

Xi

DẠ Y

M

QU

Từ bảng 3.7 và 3.8 ở trên ta vẽ được đồ thị đường lũy tích bài KT số 2

Hình 3.4. Đường lũy tích biểu diễn kết quả KT số 2 trường Lê Quý Đôn

90


AL CI FI OF

ƠN

Hình 3.5. Đường lũy tích biểu diễn kết quả KT số 2 trường THPT Trần Phú Bảng 3.11. Phân loại kết quả học tập của HS(%) bài KT số 2 % HS

TB (5 - 6) 2 40,48 48,81

NH

TN ĐC

Yếu - kém (0 - 4) 1 3,57 19,05

Khá (7 - 8) 3 47,62 28,57

Giỏi (9 - 10) 4 8,33 3,57

DẠ Y

M

QU

2

Đối tượng

Y

Bài KT số 2

Hình 3.6. Đồ thị cột biểu diễn kết quả KT bài số 2 THPT Lê Quý Đôn và Trần Phú Để có kết luận khách quan về hiệu quả của việc sử dụng BTTT để phát triển 91


thống kê toán học theo từng cặp lớp trong từng bài KT. Bảng 3.12. Bảng thống kê các tham số đặc trưng 12A2(44)

12A4(44)

12A2(40)

TN

ĐC

TN

Bài KT 1

6.36

5.5

6.43

CI

Lớp

Bài KT 2

6.68

5.77

6.68

5.78

Bài KT 1

1.28

1.41

1.5

1.55

Bài KT 2

1.33

1.41

1.38

1.56

Bài KT 1

1.63

1.98

2.25

2.41

Bài KT 2

1.76

1.99

1.92

2.44

Bài KT 1

20.13

25.64

23.33

27.93

Bài KT 2

19.91

24.44

20.66

26.99

Bài KT 1

0.19

0.21

0.24

0.25

Bài KT 2

0.2

0.21

0.22

0.25

V

m

Bài KT 1

t

FI

3.00

2.58

3.12

2.73

5.55

QU

Nhận xét:

ĐC

Y

Bài KT 2

12A3(40)

OF

S2

ƠN

S

NH

Đối tượng

X

AL

NL GQVĐ cho HS, chúng tôi tiến hành xử lí kết quả thu được bằng phương pháp

* Tỉ lệ HS yếu, kém, TB, khá và giỏi Qua kết quả TNSP được trình bày ở bảng 3.7 và 3.11 cho thấy chất lượng học

M

tập của HS khối lớp TN cao hơn HS khối lớp ĐC, thể hiện: - Tỉ lệ phần trăm (%) HS yếu kém, TB của khối TN luôn thấp hơn của khối

ĐC (thể hiện qua hình 3.3 và hình 3.6). - Tỉ lệ phần trăm (%) HS khá giỏi của khối TN luôn cao hơn của khối ĐC

(thể hiện qua hình 3.3 và hình 3.6).

DẠ Y

* Đường luỹ tích Đồ thị đường luỹ tích của khối TN luôn nằm ở phía bên phải và phía dưới

đường luỹ tích của khối ĐC (hình 3.1, hình 3.2, hình 3.4, hình 3.5). Điều này cho thấy chất lượng của lớp TN tốt hơn lớp ĐC.

* Giá trị các tham số đặc trưng 92


- Điểm TB cộng của HS khối TN cao hơn của khối ĐC (Bảng 3.12). ĐC chứng tỏ chất lượng của lớp TN tốt hơn và đều hơn so với lớp ĐC.

AL

- Dựa vào bảng 3.12 thì các giá trị S, S2 và Vcủa lớp TN luôn thấp hơn của lớp

CI

- V nằm trong khoảng 10-30% , vì vậy kết quả thu được đáng tin cậy.

Đối chiếu với bảng phân phối Student, lấy  = 0,05 ta có: t ( , k ) = 1,98  1,99.

FI

Thay số liệu ở bảng 3.10 vào công thức tính t cho thấy mọi giá trị tính được của ttn = 2,59  3,14. lớn hơn t ( , k ) = 1,98  1,99. Do đó sự khác nhau giữa phương

OF

pháp mới ở lớp thực nghiệm và phương pháp cũ ở lớp đối chứng là thực chất. Phương pháp mới tốt hơn phương pháp cũ, có hiệu quả hơn phương pháp cũ, với mức ý nghĩa 0,05.(Nghĩa là chỉ 0,05 trường hợp là không thực chất)

ƠN

Những kết quả trên cho thấy hướng nghiên cứu của đề tài là phù hợp với thực tiễn của quá trình dạy học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 3.3.4. Nhận xét chung

NH

Kết quả TNSP chứng tỏ các đề xuất trong đề tài là có tính khả thi và hiệu quả. Sử dụng BTTT đã đạt được hầu hết các mục tiêu đặt ra trong đó mục tiêu quan

DẠ Y

M

QU

Y

trọng nhất là phát triển được các NL cần thiết đặc biệt là NL GQVĐ cho HS.

93


AL

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Trong chương này, chúng tôi đã thực hiện:

CI

1. Trình bày mục đích, nhiệm vụ, nội dung và tiến trình TN sư phạm các tiết học đã thiết kế theo từng bước.

FI

2. Tiến hành TNSP tại hai trường THPT Lê Quý Đôn và THPT Trần Phú, tỉnh Quảng Bình.

OF

3. Xử lí kết quả của bộ công cụ đánh giá NL GQVĐ và kết quả hai bài KT theo phương pháp toán thống kê toán học để làm cơ sở khẳng định tính hiệu quả và tính khả thi của việc vận dụng BTTT góp phần phát triển NL GQVĐ cho HS. Cụ

ƠN

thể là

+ Phương pháp sử dụng BTTT để phát triển NL GQVĐ hoàn toàn có tính khả thi. + HS chấp nhận và hứng thú học tập.

NH

+ HS biết chủ động giải quyết các vấn đề đặt ra cả trong học tập và thực tiễn.

DẠ Y

M

QU

Y

+ Phát triển được một số NL cho HS đặc biệt là NL GQVĐ.

94


AL

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

CI

Sau quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra.

FI

- Tổng quan cơ sở lí luận của đề tài về các vấn đề: Bài tập thực tiễn, năng lực giải quyết vấn đề.

OF

- Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng BTHH có nội dung thực tiễn trong việc phát triển NLGQVĐ cho HS thông qua phiếu điều tra.

- Phân tích đặc điểm nội dung kiến thức phần hóa học hữu cơ lớp 12 ở trườngTHPT.

ƠN

- Đề xuất nguyên tắc, quy trình thiết kế và sử dụng hệ thống BTTT để phát triển NLGQVĐ cho HS.

- Đề xuất một số hình thức sử dụng BTTT để phát triển NLGQVĐ

NH

- Xây dựng được hệ thống BTHH có nội dung thực tiễn phần hóa học hữu cơ lớp 12 nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS.

- Xây dựng được 2 bài kiểm 15 phút sử dụng BTTT.

Y

- Thiết kế được 3 giáo án có sử dụng BTTT để phát triển NLGQVĐ cho HS gồm:

QU

+ Bài 6: Saccarozơ, Tinh bột, xen lulozơ (tiết tiếp theo) + Bài 12 : Luyện tập cấu tạo và tính chất của amin, aminoaxit, protein + Bài 14: Vật liệu polime (tiết tiếp theo)

M

- Đưa ra các mức độ biểu hiện của NLGQVĐ và tiêu chí đánh giá, công cụ đánh giá NLGQVĐ.

- Tiến hành TNSP ở 4 lớp 12 của các trường THPT Lê Quý Đôn, Trần Phú

huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình với 3 bài dạy thực nghiệm để đánh giá tính khả thi và phù hợp của hệ thống BTTT giúp phát triển NLGQVĐ cho HS. Thông qua

DẠ Y

các phiếu điều tra đã thu thập được ý kiến của GV và HS. Những ý kiến phản hồi cho thấy: Việc tổ chức dạy học sử dụng BTTT đã giúp phát triển năng lực HS, đặc biệt là NL GQVĐ. Qua đó góp phần tạo hứng thú học tập đối với HS và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Hoá học. Khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết khoa học, tính khả thi của đề tài dựa vào kết quả TNSP. Việc sử dụng BTTT đã nâng cao 95


năng lực GQVĐ, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường THPT

AL

trong giai đoạn hiện nay. 2. Kiến nghị

CI

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy được một số hạn chế khi giảng

dạy nội dung gắn liền BTHH có nội dung thực tiễn dẫn đến chưa phát huy tích cực

FI

vai trò của BTHH có nội dung thực tiễn trong việc phát triển NLGQVĐ cho HS . Từ đó, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:

OF

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tăng cường bài tập thực tiễn trong SGK và SBT.

- Sử dụng thêm bài tập thực tiễn trong đề thi THPT quốc gia. 2.2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo

ƠN

- Sử dụng bài tập thực tiễn khi ra các đề thi thử cho HS. - Tổ chức các lớp học bồi dưỡng, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm các biên soạn bài tập thực tiễn cho GV ở các trường THPT trong tỉnh.

NH

2.3. Với Tổ trưởng chuyên môn

- Tạo điều kiện cho các GV cùng chuyên môn có thời gian trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu những vấn đề mới trong chuyên môn.

Y

- Chủ động lắng nghe, đóng góp ý kiến, nhận xét cho GV trong tổ trong quá trình GV áp dụng BTHH có nội dung thực tiễn trong dạy học.

QU

Trên đây là những kết quả nghiên cứu của đề tài “Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong dạy học phần hóa hữu cơ - Hóa học 12”. Chúng tôi nhận thấy rằng đây chỉ là kết quả bước đầu khi

M

nghiên cứu thiết kế hệ thống bài tập hoá học có nội dung thực tiễn nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS. Vì thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng

tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp về mặt chuyên môn lẫn hình thức. Chúng tôi hi vọng đề tài này sẽ góp phần đổi mới

DẠ Y

phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học môn hoá học ở các trường phổ thông.

96


AL

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU

CI

[1]. Bộ GD & ĐT (2018), “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ”. [2]. Bộ GD & ĐT (2018), “Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học”.

OF

thông (lưu hành nội bộ), Hà Nội tháng 8 năm 2014.

FI

[3]. Bộ GD & ĐT, vụ Giáo dục trung học, Chương trình phát triển giáo dục trung học (2014). Tài liệu tập huấn, dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Hóa học cấp trung học phổ [4]. Bộ GD & ĐT (2014), Tài liệu hội thảo xây dựng chương trình giáo dục

ƠN

phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Hà Nội – Lưu hành nội bộ [5]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29 NQ/WT của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [6]. Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier (2014). Lí luận dạy học hiện đại. Cơ

NH

sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Nxb Đại học Sư phạm. [7]. Cao Cự Giác (Chủ biên) , Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong

M

QU

Y

dạy và học hóa học, Nxb Giáo dục. [8]. Trương Thị Hương Giang(2016), Sử dụng bài tập thực tiễn dạy học phần kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm (Hóa học 12) để phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội [9]. Nguyễn Thị Hoàn, 2014, Phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học chương “ Dẫn xuất Halogen- Ancol- Phenol”, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

DẠ Y

[10]. Phan Thị Huệ (2018) “Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm Hóa học cho học sinh”.Luận văn Thạc sĩ, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội [11]. Bùi Quốc Hùng(2014), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học chương Cac bon - Silic Hóa học lớp 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội. [12]. Trần Thị Huế, Nguyễn Đức Dũng:”Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua một số bài tập chương Ni tơ (Hóa học 11 nâng cao)” Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018. 97


AL

[13]. Nguyễn Văn Khánh (2012 ), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học có nội dung thực tiễn để phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh phổ thông tỉnh Nam Định (Hóa học 12 nâng cao), Luận văn thạc sĩ

CI

Giáo dục học, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. [14]. Nguyễn Thị Hồng Luyến (2011), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề

FI

cho học sinh thông qua dạy học các chủ đề tích hớp chương Nitơ – Hóa học nâng cao. Luận văn Thạc sĩ, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội. [15]. Ngô Thị Ngọc Mai (2013), “Xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm

OF

nâng cao hiệu quả dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ở trường trung học phổ thông”, Diễn đàn trao đổi (số 11).

ƠN

[16]. Lê Văn Năm - Phương pháp nghiên cứu khoa học và đánh giá trong dạy học Hóa học, Đại họcVinh. [17]. Đặng Thị Nga (2015), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hidrocacbon - Hóa học lớp 11 trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội. [18]. Lương Thiện Tài, Hoàng Anh Tài, Nguyễn Thị Hiển (2007), Xây dựng

NH

bài tập Hóa học thực tiễn trong dạy học phổ thông, Tạp chí Hóa học và ứng dụng (số 64)

M

QU

Y

[19]. Đậu Thị Thịnh (2011), Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn cho học sinh THPT phần hữu cơ lớp 12 nâng cao, Luận văn Thạc sĩ sư phạm, trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội [20]. Lê Thị Kim Thoa (2012), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập Hóa học gắn với thực tiễn dùng trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục, trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. [21]. Vũ Thị Phương Thùy(2012), Xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh lớp 11 ban nâng cao ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc

DẠ Y

sĩ Giáo dục học, Đại học sư phạm TP. HCM. [22]. Vũ Thị Minh Thúy (2016), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chương Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế xã hội môi trường – Hóa học 2, Luận văn Thạc sĩ, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội [23]. Tống Thị Trang (2014), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập Hóa học phần đại cương và hi đrocacbon Hóa học 11 nâng cao, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Đại học sư phạm Hà Nội. [24]. Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi hóa học với đời sống, Nxb Giáo dục.

98


[25]. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên) (2007), Bài tập Hóa học 12, Nxb Giáo

AL

dục.

[26] Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên) (2007), Sách giáo viên - Hóa học 12,

CI

Nxb Giáo dục. [27]. Vũ Anh Tuấn - Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa 12

FI

môn Hóa học, Nxb giáo dục. [28]. Vụ THPT (2008), Phân phối chương trình môn Hóa học THPT, thực hiện từ năm học 2008-2009, Bộ GD-ĐT

OF

[29]. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2016), Phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học phần ancol-phenol- Hóa học 11 trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội

ƠN

B. WEBSITES [30]. https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/, Bài viết Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực

DẠ Y

M

QU

Y

NH

[31] .https://hoahoc.org - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên( Th.sĩ Ngô Xuân Quỳnh)

99


DẠ Y

M

KÈ Y

QU ƠN

NH

PHỤ LỤC

1

CI

FI

OF

AL


AL

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT GV Họ và tên:.............................................................................................................

CI

Trường:.......................................................................Số năm công tác:..............

FI

Chúng tôi đang tiến hành điều tra thực trạng việc sử dụng hệ thống BTTT nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS ở các trường THPT trong địa bàn tỉnh Quảng

OF

Bình. Kính mong quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến, quan điểm của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô lựa chọn. Các câu trả lời của quý thầy (cô) chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu.

ƠN

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô! Các vấn đề tham khảo ý kiến

Câu 1. Theo thầy (cô) việc sử dụng BTTT để phát triển năng lực GQVĐ Rất cần thiết

NH

cho HS ở trường phổ thông như thế nào?

Bình thường

Vừa

Ít

Cần thiết

Không cần

Câu 2. Theo thầy (cô), số lượng bài tập Hóa học hữu cơ trong SGK, SBT lớp 12 có nội dung gắn liền với thực tiễn cuộc sống là

Y

Nhiều

QU

Câu 3. Theo thầy (cô) phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS cho HS sẽ đem lại lợi ích gì?

Giúp HS củng cố, hiểu, nhớ, khắc sâu hơn kiến thức của bài học một cách khoa học.

M

Tạo hứng thú học tập cho HS

Giúp HS tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo hơn trong suy nghĩ, trên con đường chinh phục tri thức trong học tập. Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề đơn giản

DẠ Y

trong cuộc sống thực tiễn

2


Câu 4. Thầy (Cô) vui lòng cho biết mức độ cần thiết của các dạng bài tập vấn đề cho HS.

Dạng bài tập

Rất cần Cần thiết

dạng BTTT về điều chế, sản xuất 1

hoá học.

thường

cần thiết

ƠN

Để phát triển NLGQVĐ cần có dạng

thiết

Không

OF

Để phát triển NLGQVĐ cần có

Bình

FI

TT

CI

Mức độ cần thiết

AL

hóa học hữu cơ lớp 12 có nội dung thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết

bài tập có nội dung thực tiễn về các hiện tượng trong đời sống, trong học tập và trong lao động sản xuất

NH

2

Để phát triển NLGQVĐ cần có dạng bài tập có nội dung thực tiễn liên quan

đến môi trường và bảo vệ môi trường trong cuộc sống con người.

Y

3

QU

Để phát triển NLGQVĐ cần có dạng BTTT về ứng dụng thực tế.

4

Câu 5. Theo thầy (cô) việc sử dụng bài tập thực tiễn hóa học nhằm phát

M

triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS gặp những khó khăn gì?

Có ít dạng. HS không đủ kiến thức. GV không có thời gian để biên soạn.

DẠ Y

Có ít tài liệu viết về bài tập thực tiễn hóa học. Khả năng vận dụng kiến thức thực tiễn của HS còn hạn chế. Trong kiểm tra, thi cử, số câu hỏi, bài tập thực tiễn hóa học còn ít. Khó khăn khác: .................................................................................

3


tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS? Tăng cường sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học.

CI

Mở lớp tập huấn cho GV.

AL

Câu 6. Theo thầy (cô), làm thế nào để nâng cao việc thiết kế và sử dụng bài

Tăng cường kiểm tra - đánh giá nội dung bài tập về thực tiễn cuộc sống có

FI

liên quan đến hóa học.

Thường xuyên cho HS giải thích những hiện tượng thực tiễn theo hướng

OF

rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề.

Biện pháp khác: ............................................................................................

ƠN

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, hợp tác của quý thầy (cô) và

DẠ Y

M

QU

Y

NH

mong tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung.

4


AL

PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT HS Họ và tên:......................................................................................................

CI

Lớp:.............................................Trường:.....................................................

FI

Để góp phần nâng cao khả năng vận dụng kiến thức và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS thông qua bài tập thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng dạy học

OF

môn hóa học ở trường phổ thông, mong các em HS vui lòng cho biết ý kiến, quan điểm của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô lựa chọn. Câu trả lời của các em chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Các vấn đề tham khảo ý kiến

ƠN

Xin chân thành cảm ơn!

Câu 1: Trong quá trình học tập ở lớp, em có thích các tiết học Hoá không? Thích

Bình thường

NH

Rất thích

Không thích

Câu 2: Khi phát hiện các vấn đề thực tế trong bài tập có nội dung thực tiễn mâu thuẫn với kiến thức mà em đã học, em có thái độ như thế nào?

Y

Rất hứng thú, phải tìm mọi cách để hiểu và giải quyết vấn đề đó

QU

Hứng thú, muốn tìm hiểu

Thấy lạ nhưng không cần tìm hiểu Không quan tâm đến vấn đề lạ Câu 3: Khi làm nghiên cứu các bài tập thực tiễn hoá học, em đã từng làm

M

những dạng bài tập nào và mức độ như thế nào? Mức độ

Rất thường

Thường

Thỉnh

Chưa

Xuyên

xuyên

thoảng

bao giờ

Bài tập về sản xuất hoá học

DẠ Y

Bài tập về các vấn đề trong đời sống Bài tập về môi trường Bài tập ứng dụng Câu 4: Khi gặp một vấn đề liên quan đến môn hóa học và các môn học khác

trong thực tế cuộc sống cần phải giải quyết em làm thế nào? 5


Suy nghĩ, huy động các kiến thức, tìm kiếm tất cả các thông tin liên quan

AL

đến môn học của mình và các môn học khác để giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất.

Thảo luận nhóm, phản biện để cùng tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề khả

CI

thi nhất.

Không cần thảo luận, không cần suy nghĩ, chờ thầy cô hoặc bạn bè giải quyết.

FI

Thấy khó không muốn tìm hiểu. Không quan tâm.

OF

Câu 5: Việc sử dụng bài tập thực tiễn hóa học có những tác dụng với các em như thế nào trong việc tiếp thu kiến thức hóa học?

Được rèn luyện kỹ năng giải bài tập để phát triển năng lực tư duy hóa học.

ƠN

Được tiếp xúc với nhiều dạng bài tập mới, lạ và khó.

Được rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống Được rèn luyện khả năng tư duy, phân tích, phát hiện vấn đề trong thực

NH

tiễn chứ không chú trọng vào việc tính toán phức tạp.

Câu 6. Em thấy có cần thiết phải sử dụng BTTT để hình thành và rèn luyện NL GQVĐ không? Rất cần thiết

Cần thiết

Bình thường

Không cần

Y

Câu 7: Theo các em, làm thế nào để sử dụng hiệu quả bài tập thực tiễn

QU

nhằm rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề trong giờ học hóa học? Tăng cường những dạng bài tập có nội dung thực tiễn, mang tính vận dụng kiến thức vào thực tế hơn là những dạng bài tập tính toán phức tạp.. Tăng cường sử dụng kiến thức hóa học để giải quyết một số vấn đề đơn

M

giản trong thực tiễn cuộc sống.

Tăng cường kiểm tra - đánh giá bài tập hóa học có nội dung thực tiễn. Thường xuyên cho HS BTTT hóa học theo hướng rèn luyện tư duy. Biện pháp khác:..............................................................................................

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các em cho nghiên cứu của

DẠ Y

chúng tôi.

6


PHỤ LỤC 3

AL

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT ( Bài số 1)

Câu 1. Andehit và glucozơ đều có phản ứng tráng gương, nhưng trong thực

CI

tế, người ta chỉ dùng glucozơ để tráng gương và tráng ruột phích, vì: A. Glucozơ rẻ tiền hơn các andehit

FI

B. Glucozơ không có độc tính như andehit

C. Glucozơ thực hiện phản ứng tráng bạc dễ hơn so với anđehit.

OF

D. Tất cả các lí do trên.

Câu 2. Miếng chuối còn xanh tác dụng với dung dịch iốt cho màu xanh là do có chứa: B. Saccarozơ.

C. Tinh bột.

ƠN

A. Glucozơ.

D. Xenlulozơ.

Câu 3. Hoàn thành nội dung sau: “Trong máu người luôn luôn có nồng độ ………… không đổi là 0,1%” B sắt

C. saccarozơ

D. glucozơ

NH

A muối khoáng

Câu 4: Cửa kính các xe ô tô thường làm bằng thủy tinh hữu cơ. Loại thủy tinh này nhẹ hơn thủy tinh thông thường, khi vỡ thì thành các hạt nhỏ tròn tròn, không gây sát thương lớn như mảnh thủy tinh thường.

Y

Từ metyl metacrylat có thể điều chế được thủy tinh hữu cơ, em hãy cho biết

QU

axit và ancol nào sau đây dùng để điều chế metyl metacrylat ? A. axit acrylic và ancol metylic

B. axit acrylic và ancol etylic

C. axit metacrylic và ancol metylic

D. axit metacrylic và ancol etylic

Câu 5: Thành phần của dầu mau khô dùng để pha sơn là triglixerit của các

M

axit béo không no là oleic và linoleic. Hãy cho biết có bao nhiêu triglixerit được tạo nên từ hai axit béo đó với glixerol?

A. 6

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 6: Este có mùi dứa được sử dụng trong thực phẩm là este có tên: A. isoamyl axetat.

B. etyl butirat.

C. metyl fomat. D. geranyl axetat.

DẠ Y

Câu 7: Từ dầu thực vật (chất béo ở dạng lỏng) làm thế nào để chuyển thành

bơ( chất béo ở dạng rắn)? A. Hiđro hoá axit béo.

B. Hiđro hoá chất béo lỏng.

C. Đề hiđro hoà chất béo lỏng.

D. Xà phòng hoá chất béo lỏng.

Câu 8: Etylaxtat là chất lỏng không màu, có mùi ngọt đặc trưng và được sử 7


dụng trong keo, chất tẩy sơn móng. Trong công nghiệp etylaxetat được điều chế từ

AL

axit axetic và ancol etylic. Để thu được 3,52 gam etylaxetat, người ta thực hiện phản ứng este hóa hỗn hợp gồm 6 gam axit axetic và 6 gam ancol etylic (có mặt axit

OF

FI

CI

sunfuric đặc làm xúc tác) như hình vẽ sau:

Hiệu suất của phản ứng este hóa là bao nhiêu ? B. 30%

C. 40%

D. 50%

ƠN

A. 60%

Câu 9: Xenlulozơ trinitrat dùng để chế tạo thuốc súng không khói.Người ta sản xuất được bao nhiêu tấn xenlulozơ trinitrat từ 1,62 tấn xenlulozơ, biết quá trình

NH

sản xuất hao hụt 10%? A. 2,673 tấn.

B. 2,970 tấn.

C. 3,300 tấn.

D. 2,546 tấn

Câu 10: Tại sao các món ăn làm từ gạo nếp lại dẻo hơn so với gạo tẻ ? A. Do gạo nếp có hàm lượng amilopectin thấp hơn.

Y

B. Do gạo nếp có hàm lượng amilopectin cao hơn gạo tẻ.

QU

C. Do gạo nếp có hàm lượng tinh bột thấp hơn gạo tẻ. D. Do gạo nếp có hàm lượng tinh bột cao hơn gạo tẻ. ĐÁP ÁN:

Đề KT 15 phút bài số 1 (MỖI CÂU 1 ĐIỂM) ĐA

D

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

C

A

B

B

D

A

B

M

1

DẠ Y

Câu

8


PHỤ LỤC 4:

AL

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT ( bài số 2)

Câu 1 . Để rửa sạch chai lọ, ống nghiệm đựng anilin( anilin có tính ba zơ), người ta

CI

nên dùng cách nào trong các cách sau đây? A. Rửa bằng xà phòng.

FI

B. Rửa bằng nước.

C. Rửa bằng nước, sau đó dùng dung dịch kiềm như NaOH hoặc KOH, cuối

OF

cùng rửa lại bằng nước cất.

D. Rửa bằng dung dịch axit clohiđric, sau đó rửa lại thật sạch bằng nước Câu 2. Axit glutamic được dùng để điều trị các tình trạng suy sụp thần kinh, mệt

ƠN

mỏi, suy nhược thể lực và tinh thần do làm việc quá độ hoặc trong thời kỳ dưỡng bệnh.

Axit glutamic có công thức cấu tạo thu gọn là:

NH

A. CH2OH[CHOH]4COOH. B. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. C. HOOCCH2CH2CH2CH2COOH.

D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COONa.

Y

Câu 3. Lysin ( Lys) giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối

QU

đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao. Việc thiếu hụt chất này có thể khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, dễ thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố. CTPT của Lysin là: A. C5H9O4N

M

C. C6H14O2N2

B. C6H14O2N D. C5H9O2N2

Câu 4. Năm 1938 nhà khoa học người Mỹ Roy Plunkett (1910 - 1994) đã phát minh ra một chất polime có những tính chất tuyệt vời mà các loại chất dẻo khác không thể làm được, nó có tên là teflon. Teflon có nhiều ứng dụng và ứng dụng quen thuộc với chúng ta nhất là tráng phủ lên nồi, chảo để chống dính.

DẠ Y

Công thức của teflon là gì? A. ( - CH2- CF2-)n

B. ( - CF2- CF2-)n

C. ( - CCl2- CCl2-)n

D. CF2 = CF2

9


Câu 5. Khi phân tích mocphin, người ta thu được 71,51%C; 6,67%H; 4,91%N.

AL

Khối lượng phân tử của morphine là 285. Cho biết công thức nào sau đây là của morphine?

D. C16 H19 NO3

C. C17 H19 N

B. C15H17 NO3

CI

A. C17 H19 NO3

Câu 6. Khi làm việc trong môi trường có các hoá chất chứa kim loại nặng, để giải A. nước chanh.

FI

độc người ta thường uống C. nước lọc.

B. sữa.

D. nước muối loãng.

OF

Câu 7. Khi nhỏ HNO3 đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng, đung nóng hỗn hợp thấy xuất hiện ….(1)…, Cho đồng (II) hidroxit vào dung dịch lòng trắng trứng thấy màu …(2)… xuất hiện

B. (1) kết tủa màu xanh, (2) vàng

ƠN

A. (1) kết tủa màu vàng, (2) tím hoa cà C. (1) kết tủa màu trắng, (2) tím xanh

D. (1) kết tủa màu vàng, (2) xanh

Câu 8. Sữa đậu nành - một loại đồ uống rất bổ dưỡng đối với sức khoẻ con người. A. Trước khi ăn sáng.

NH

Theo em uống sữa đậu nành vào thời điểm nào thì tốt ? B. Ngay trước khi ăn cam, quýt. C. Ngay sau khi ăn cam, quýt.

Y

D. Sau khi ăn sáng 1 - 2 giờ.

QU

Câu 9. Khi lưu hóa cao su isopren người ta thu được 1 loại cao su lưu hóa trong đó lưu huỳnh chiếm 2% về khối lượng. Tỉ lệ số mắt xích cao su bị lưu hóa và không bị lưu hóa là: A. 1 : 30

B. 1 : 23

C. 1 : 22

D. 1 : 31

M

Câu 10. Lấy lượng ancol và axit để sản xuất 1 tấn thủy tinh hữu cơ. Biết hiệu suất

trùng hợp là 80% và hiệu suất este hóa là 50%. Khối lượng ancol và axit lần lượt là A. 0,8 tấn và 2,175 tấn.

B. 0,8 tấn và 2,25 tấn.

C. 0,8 tấn và 1,25 tấn.

D. 1,8 tấn và 1,5 tấn.

DẠ Y

Đề KT 15 phút bài số 2 (MỖI CÂU 1 ĐIỂM) Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

D

B

C

B

A

B

A

D

C

A

10


AL

PHỤ LỤC 5 Giáo án số 1

CI

Bài 6. SACCAROZƠ, TINH BỘT, XENLULOZƠ (TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU

FI

1. Kiến thức

- HS trình bày được công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, (

OF

trạng thái, màu, độ tan), tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: Tính chất chung (thuỷ phân), tính chất riêng (phản ứng của hồ tinh bột với iot, phản ứng của xenlulozơ với axit HNO3); ứng dụng.

ƠN

2. Kĩ năng

- Quan sát mẫu vật thật, mô hình phân tử, làm thí nghiệm rút ra nhận xét. - Viết các PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học.

NH

- Giải bài tập hóa học. - Tư duy khoa học và sáng tạo 3. Phát triển năng lực

- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn

Y

ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực làm việc độc

QU

lập, năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm, năng lực tính hóa hóa học. 4. Liên hệ thực tế, ý nghĩa thực tiễn - Liên hệ thực tế về nguồn có chứa tinh bột, xenlulozơ. - Vai trò và ý nghĩa đối với cuộc sống chúng ta là gì.

M

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

Hóa chất: làm thí nghiệm của tinh bột tác dụng iot 2. Học sinh: - Một số thực phẩm, loại ngủ cốc có chứa tinh bột

DẠ Y

- Xem trước nội dung của bài.

III. PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu bài học và trình bày, quan sát, nêu và giải thích hiện tượng hóa

học, vấn đáp, nêu giải quyết vấn đề. 11


IV. CÁC CHUỖI HOẠT ĐỘNG

AL

A- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG, KẾT NỐI

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS làm phiếu học tập số 1

CI

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài 1: Bạn An thích ăn mía, nên bạn mua về rất nhiều mía về nhà để dự trữ

FI

tuy nhiên ở hai đầu đoạn mía của các đốt mía để lâu ngày xuất hiện mùi rượu etylic, hãy giải thích tại sao?

OF

Bài 2: Chọn từ thích hợp(xenlulozo hoặc tinh bột) rồi điền vào các chỗ trống:

A. Trong các loại củ, quả, hạt có chứa nhiều.......

ƠN

B. Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là......... C.......là lương thực của con người.

+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm thực hiện.

NH

+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

Một nhóm xung phong trình bày kết quả. Nhóm khác nghe, đánh giá, nhận xét.

Y

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV chuẩn xác kiến

QU

thức

Bài 1: Khi để ngọn mía lâu ngày trong không khí, ở đầu đoạn mía thường có mùi rượu etylic vì đoạn đầu cây mía tiếp xúc trực tiếp với không khí, trong không

M

khí có thể có một số vi khuẩn giúp phân hủy dần saccarozơ thành glucozơ, sau đó lên men glucozơ thành rượu etylic. Do vậy lâu ngày đoạn đầu mía thường có mùi

của rượu etylic.

Bài 2: Chọn từ thích hợp (xenlulozơ hoặc tinh bột) rồi điền vào các chỗ

trống:

DẠ Y

A.Trong các loại củ, quả, hạt có chứa nhiều tinh bột B.Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là xenlulozơ C. Tinh bột là lương thực của con người.

12


Vào bài: Tinh bột, xenlulozơ là những chất rất gần gũi với đời sống chúng ta,

AL

vậy nó có những tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng như thế nào trong thực tế, chúng ta vào bài hôm nay.

CI

B -HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên

FI

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. + Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: Một nhóm xung phong trình bày kết quả. Nhóm khác nghe, đánh giá, nhận xét.

OF

+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm thực hiện.

ƠN

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV cho HS quan sát các mẫu: Tinh bột (bột gạo, bột sắn), xenlulozơ (bông nõn). Yêu cầu HS nhận xét về trạng thái, màu sắc của các loại hợp chất đó; kiểm tra

NH

tính tan trong nước.

Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa để tìm hiểu thông tin về trạng thái tự nhiên của chúng

GV cho HS làm việc theo nhóm để hoàn thiện bảng sau:

QU

Trạng thái Tinh bột

Màu sắc

Rắn

Trắng

Rắn,

Không

M

Xenlulozơ

Y

Tính chất vật lý

dạng sợi

Trạng thái tự nhiên

Khả năng tan trong nước

màu

Không tan

Ngũ cốc…..

Không tan

Bông, tre, nứa, đay …

Hoạt động 2: Cấu trúc phân tử + Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. + Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.

DẠ Y

+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: HS xung phong trình bày kết quả. HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV chuẩn xác kiến thức 13


Hoạt động thầy

Hoạt động trò

CI

AL

GV: Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa HS tìm hiểu, trao đổi để hoàn thiện để tìm hiểu thông tin về cấu trúc của sgk tinh bột và xenlulozơ *Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit: amilozơ và amilopectin,trong đó amilozơ có mạch

FI

không phân nhánh, chúng không duỗi

OF

thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Còn amilopectin có mạch phân nhánh, không xoắn, có độ bền hóa học và cơ học cao, cả hai loại polisaccarit đều được tạo thành từ các gôc  -glucozơ ,do đó công

ƠN

thức phân tử của tinh bột là (C6H10O5)n

NH

*Xenlulozơ là một polime có khối lượng phân tử lớn, được tạo thành từ các gốc  - glucozơ do đó công thức phân tử

Sau đó GV đưa ra bài tập thực tiễn của xenlulozơ là(C6H10O5)n sau:“Tinh bột và xenlulozơ đều là

Y

polisaccarit có công thức phân tử (C6H10O5)n nhưng tinh bột không thể kéo sợi còn xenlulozơ thì có thể kéo thành

M

QU

sợi, hãy giải thích.”? * GV dành 3-5 phút để HS nghiên cứu BTTT. *Nêu vấn đề cần giải quyết:“Tại sao tinh bột lại không kéo sợi được còn

DẠ Y

xenlulozơ lại có thể” *Tìm giải pháp cho tình huống trong BTTT Gv chia người học ra thành 4 đến 6 nhóm tùy số HS của mỗi lớp đảm bảo mỗi nhóm khoảng từ 5 - 7 người. cho người học thu thập, làm rõ thông tin đề bài, sau đó cho mỗi nhóm khoảng 5 đến 7 phút thảo luận, trao đổi về vấn đề. HS

14

*HS dành 3-5 phút để nghiên cứu BTTT *HS phát hiện tình huống có vấn đề: “Tại sao tinh bột lại không kéo sợi được còn xenlulozơ lại có thể”. * Tìm giải pháp cho tình huống trong BTTT - Hs thảo luận - Hs thu thập thông tin đã biết: cấu trúc của tinh bột và xenlulozơ.


có thể nêu các cách khác nhau, có thể

Các nhóm tranh luận để tìm ra đáp án đúng nhất

AL

đúng hoặc sai.

*Tranh luận và bảo vệ giải pháp

CI

*Kết luận Hs kết luận Tinh bột không thể kéo thành sợi vì:

FI

- Amilopectin (chiếm trên 80% thành phần tinh bột) có cấu tạo dạng mạch

OF

phân nhánh.

- Mạch phân tử amilozơ và amilopectin xoắn lại thành các vòng xoắn lò xo, các

Xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh, các phân tử rất dài, sắp xếp song song với nhau theo một trục nên dễ

NH

giải pháp của nhóm mình trước lớp. *Kết luận GV kết luận, bổ sung nếu cần

ƠN

*Tranh luận và bảo vệ giải pháp vòng xoắn đó lại cuộn lại, làm cho tinh GV yêu cầu đại diện từng nhóm chia sẽ bột có dạng hạt.

xoắn lại thành sợi.

Hoạt động 4: Tính chất hóa học

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:Yêu cầu HS nghiên cứu sách giáo

Y

khoa và hoàn thiện phiếu học tập số 2.

QU

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài 1. Trong cơ thể người và động vật, tinh bột bị thủy phân thành glucozơ nhờ các enzim, trong dạ dày của động vật ăn cỏ xenlulozơ cũng bị thủy phân thành glucozơ nhờ các enzim. Trong môi trường axit, tinh bột và xenlulozơ bị thủy phân

M

hoàn toàn thành glucozơ. Em hãy viết phương trình hóa học của phản ứng thủy

phân tinh bột và xen lulozơ? Bài 2. HS làm thí nghiệm nhỏ dung dịch iot vào một lát cắt từ củ sắn trắng

và nhỏ dung dịch iot vào một lát cắt từ thân cây sắn ( Nêu hiện tượng, giải thích ?)

DẠ Y

Bài 3. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, và nổ mạnh không sinh ra khói

nên được dùng làm thuốc súng không khói. Để sản xuất xenlulozơ trinitrat người ta đun nóng xenlulozơ trong hỗn hợp axit nitric đặc và axitsunfuric đặc. Em hãy viết PTHH của phản ứng trên?

15


+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm thực hiện.

AL

+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: Một nhóm xung phong trình bày kết quả.

CI

Nhóm khác nghe, đánh giá, nhận xét.

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV chuẩn xác kiến thức Hoạt động của HS

- BT1 chỉ ỏ mức 1 ( Đối

FI

Hoạt động của GV

với HS khá), mức 2 đối với

OF

BT1.

H ,t (C6 H10O5 ) n + n H 2O ⎯⎯⎯ → n C6 H12O6 +

HS trung bình. BT2 BT2

o

HS làm TN theo nhóm:

ƠN

GV yêu cầu HS các

Hiện tượng:

nhóm làm TN theo BT2,

Nhỏ dung dịch iot vào một lát cắt từ củ sắn thấy

nêu hiện tượng của TN và

chuyển từ màu trắng sang xanh tím, còn nhỏ dung

NH

yêu cầu HS giải thích

dịch iot vào một lát cắt từ thân cây sắn thì không thấy hiện tượng gì.

Y

*Tình huống có vấn đề “dung dịch iot cho vào lát

cắt từ củ sắn thấy xuất hiện màu tím xanh, nhưng cho

QU

Tình huống có vấn đề vào lát cắt từ thân cây sắn thì không thấy chuyển “dung dịch iot cho vào lát màu” cắt từ củ sắn thấy xuất hiện

M

màu tím xanh, nhưng cho vào lát cắt từ thân cây sắn không

thấy

thì

DẠ Y

màu”

chuyển

*Tìm giải pháp cho tình huống Hs thu thập thông tin: - Trong củ sắn có chứa

nhiều tinh bột. - Cấu tạo tinh bột gồm amilozơ mạch không phân nhánh ở dạng xoắn, có nhiều lỗ rỗng và amilopectin có dạng mạch phân nhánh -Còn thân cây sắn chủ yếu là xenlulozơ Cấu tạo của xenlulozơ không có lỗ rỗng *Tranh luận và bảo vệ giải pháp

16


Đại diện từng nhóm chia sẽ giải pháp của nhóm

AL

mình trước lớp *Kết luận:

CI

Khi cho dung dịch iot vào tinh bột thì các phân tử amilozo sẽ giữ iốt trong lòng xoắn của nó làm cho

FI

màu của dung dịch lúc này là màu của amilozơ còn đối với xenlulozơ thì không có hiện tượng chuyển

OF

màu.

BT3. Hs viết PTHH của xelulozơ phản ứng với axit nitric

H SO ,t → C6 H 7O2 (OH)3 n + 3n HNO3 ⎯⎯⎯⎯ C6 H 7O2 (ONO2 )3 n + 3n H 2O

ƠN

o

2

4

NH

Hoạt động 5: Ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ

GV: Cho HS tìm hiểu các thông tin về ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ

Y

C-HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, LUYỆN TẬP

học tập số 3

QU

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS làm bài tập ở phiếu

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Bài 1. Hãy giải thích vì sao trâu bò có thể ăn được rơm rạ, tiêu hoá được chúng nhưng

M

con người và một số động vật lại không ? Bài 2. Một trong những điều quan trọng của việc ăn uống hàng ngày là ăn chậm,

nhai kỹ. Khi chúng ta ăn cơm, càng nhai kỹ chúng ta sẽ thấy cơm càng có vị ngọt, hãy giải thích vì sao? + Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm thực hiện.

DẠ Y

+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: Một nhóm xung phong trình bày kết quả. Nhóm khác nghe, đánh giá, nhận xét.

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV chuẩn xác kiến thức

17


Hoạt động của trò BT 1: BT1. HS dành 3 phút để nghiên cứu BTTT * GV dành 3 phút để HS nghiên cứu * HS phát hiện được tình huống có vấn đề BTTT là: ‘Trâu bò có thể ăn được rơm rạ ,tiêu hoá * Tình huống có vấn đề: “Trâu bò có được chúng nhưng con người và một số động thể ăn được rơm rạ, tiêu hoá được chúng vật lại không “ nhưng con người và một số động vật lại * Tìm giải pháp cho tình huống trong không?” BTTT * Tìm giải pháp cho tình huống trong - Hs thảo luận: Trong dạ dày bòcó loại BTTT enzim gì? Trong dạ dạy người có loại en zim Gv chia người học ra thành 4 đến 6 như bò không? nhóm tùy số HS của mỗi lớp đảm bảo - Hs thu thập thông tin đã biết: Tinh bột và mỗi nhóm khoảng từ 5 - 7 người. cho xenlulozơ có phản ứng thủy phân nhờ en zim. người học thu thập, làm rõ thông tin đề Dạ dày động vật nhai lại có enzim xen bài, sau đó cho mỗi nhóm khoảng 3 phút lulaza, của người không có thảo luận, trao đổi về vấn đề. HS có thể *Tranh luận và bảo vệ giải pháp nêu các cách khác nhau, có thể đúng hoặc sai Đại diện từng nhóm chia sẽ giải pháp của nhóm mình trước lớp *Tranh luận và bảo vệ giải pháp *Kết luận GV yêu cầu đại diện từng nhóm chia Phản ứng thuỷ phân xenlulozơ có thể xảy sẽ giải pháp của nhóm mình trước lớp ra nhờ tác dụng xúc tác của enzim xenlulaza *Kết luận có trong cơ thể động vật nhai lại (trâu, bò…). Cơ thể người không có enzim này nên không BT2 thể tiêu hoá được xenlulozơ Cũng giống như BT 1, Hs thảo luận BT2. và đi đến kết luận Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt.

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

Hoạt động của thầy

Tinh bột  −amilaza ⎯⎯⎯⎯⎯ →

Glucozơ

18

 −amilaza ⎯⎯⎯⎯⎯ → Dextrin

Mantozơ

mantaza ⎯⎯⎯⎯ →


AL

D-HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG + Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu

CI

các bài tập trong phiếu học tập số 4 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Bài 1. Theo bạn Bình nấu cơm nếp phải đổ ít nước hơn cơm tẻ có đúng không? Vì

FI

sao

Bài 2. An rất thích ăn cơm niêu, đặc biệt là miếng cơm bị cháy vàng ở phía dưới

OF

nồi, An bảo cơm cháy có vị ngọt hơn cơm ở phía trên không bị cháy, theo em có đúng như vậy không, vì sao?

Bài 3. Ngày nay, khi cuộc sống càng hiện đại, chúng ta luôn bận rộn mọi lúc, mọi

ƠN

nơi, ngay cả việc ăn uống, nhiều người cũng phải tranh thủ ăn trên đường đi. Với thói quen sinh hoạt này sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khoẻ, nhất là việc ăn nhanh sẽ khiến chúng ta đau dạ dày, chính vì thế ông cha xưa vẫn dạy rằng “nhai kỹ no

NH

lâu, cày sâu tốt lúa”. Bằng những kiến thức đã học, và những hiểu biết của mình em hãy giải thích tại sao nhai kỹ no lâu

+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Ở nhà

Y

+ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập: Tự lưu thành tài liệu học tập.

QU

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV kiểm tra sản

DẠ Y

M

phẩm HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà

19


AL

PHỤ LỤC 6: Giáo án số 2. BÀI 12: LUYỆN TẬP

CI

CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN I. MỤC TIÊU

FI

1. Kiến thức

So sánh, củng cố kiến thức về cấu tạo cũng như tính chất của amin, amino axit

OF

và protein. 2. Kĩ năng:

- Làm bảng tổng kết về các hợp chất trong chương.

- Viết các phương trình hóa học của phản ứng dưới dạng tổng quát cho các

ƠN

hợp chất amin, amino axit

- Giải các bài tập phần amin, amino axit và protein. 3. Thái độ:

NH

- HS hiểu được tầm quan trọng của các hợp chất amin, amino axit và protein cùng với kiến thức về amin, amino axit và protein đựơc hiểu kĩ (cấu tạo, tính chất của các hợp chất...) sẽ tạo hứng thú cho HS khi học bài luyện tập này. - Rèn luyện đức tính cẩn thận chính xác, chăm chỉ, có thái độ học tập nghiêm túc.

Y

4. Phát triển năng lực

QU

Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực làm việc độc lập, năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm, năng lực tính hóa hóa học. II. PHƯƠNG PHÁP

M

+ Nêu vấn đề. + Vấn đáp

+ Đàm thoại.

+ Hợp tác nhóm nhỏ III. CÁC CHUỖI HOẠT ĐỘNG

DẠ Y

A- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG, KẾT NỐI Cho Hs xem vi deo hình ảnh cá, thịt, trứng, một số loại thuốc bổ chứa một số

amino axit như lysin. Gv hỏi HS, từ vi deo về các hình ảnh trên giúp em liên tưởng đến các loại hợp

chất gì đã học? 20


Vào bài: Chúng ta đã được học về cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học

AL

của amin, aminoaxit, protein bài học hôm nay sẽ giúp các em cũng cố và khac sâu hơn nữa về các chất này.

CI

B- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động tìm hiểu kiến thức cần nhớ

FI

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Hãy cho biết công thức chung và tính chất hóa học của amin bậc 1, anilin, amino axit và protein? GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung vào bảng khuyết

OF

+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: hoạt động cá nhân

- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, đứng tại chỗ để trả lời nhanh các nội dung còn thiếu trong bảng khuyết.

ƠN

+ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:

- Hoạt động chung của cả lớp: GV mời một cá nhân báo cáo, các cá nhân khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức cần nhớ của chương 3

NH

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV chuẩn xác kiến thức I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ Tác nhân

Tính chất hóa học Amino axit

Tạo dd bazơ

-

HCl

Tạo muối R-NH3Cl

Tạo muối

Tạo muối hoặc bị thủy phân

-

Tạo muối

-

-

Tạo este

bị thủy phân khi đun nóng -

-

-

- và -amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng -

Tạo hợp chất màu tím

-

t0, xt

-

Tạo kết tủa màu trắng -

Cu(OH)2

-

-

DẠ Y

-

Tạo muối C6H5 NH3Cl -

M

Bazơ tan ( NaOH) Ancol ROH/HCl Br2/H2O

Protein

-

QU

H2 O

Y

Amin bậc 1

21


C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

AL

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Ra bài tập theo mức độ từ biết đến vận dụng.

CI

Dạng bài tập nhận biết: (HS yếu) Dạng bài tập thông hiểu: (HS trung bình)

FI

Dạng bài tập vận dụng: (HS khá) làm bài độc lập. + Bước 3: Báo cáo kết quả học tập: HS xung phong chữa bài.

ƠN

HS còn lại đánh giá, bổ sung.

OF

+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS sử dụng phiếu học tập số 1,

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV chuẩn xác kiến thức.

NH

- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập - Đánh giá kết quả hoạt động:

+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động GV cần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp

Y

hợp lý.

QU

+ Thông qua báo cáo của HS và sự góp ý, bổ sung của HS khác, GV biết được, HS đã có được những kiến thức nào; những kiến thức nào cần phải điều

DẠ Y

M

chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.

22


AL

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Dung dịch nào trong các chất sau đây không làm đổi màu quỳ tim?

C. HOOC - CH(NH2) - CH2 - CH2 - COOH

B. NH2 - CH2 - COOH

D. CH3 - CH2 - CH2 - NH2

2. Cho các dung dịch sau:

FI

(1) NH3; (2) C6H5 - NH2; (3)CH3 - NH2; (4) (CH3)2 - NH

CI

A. CH3 - NH2

Thứ tự các chất trên được sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ là B. (2)<(1)<(3)<(4)

C. (2)<(1)<(4)< (3)

D. (4)<(3)<(2)<(1)

OF

A. (1)< (2)<(3)< (4)

3. Dung dịch chất nào sau đây khi có phản ứng màu biure? B. andehit axetic

C. saccarozơ

D. lòng trắng trứng

ƠN

A. glucozơ

4. Số đồng phân amin có cùng công thức phân tử C4H11N là bao nhiêu? B. 5

C. 6

NH

A. 4

D. 8

5. Hòa tan m gam etyl amin (C2H5 - NH2 ) bằng dung dịch HCl 1M cần dùng vừa đủ 200ml. Tính m ?

nHCl = n C2H5 - NH2 = 0,2 mol => mC2H5 - NH2 = 45x 0,2 = 9.0 gam

Y

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

QU

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Cho HS làm BTTT sau: An rất thích ăn canh cá nấu chua, mẹ An thường dùng các quả chua như khế chua, dọc, sấu, me.. để nấu canh cá, Mẹ An cho rằng các quả chua sẽ bắt mùi tanh

M

của cá, theo em có đúng không, vì sao? + Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt động nhóm

+ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập: - Một nhóm xung phong trình bày kết quả. Nhóm khác nghe, đánh giá, nhận xét

DẠ Y

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV chuẩn xác kiến

thức:

23


Hoạt động HS

* GV nêu BTTT: “Khi nấu canh cá ta thường cho thêm các quả chua như: khế, dọc,

AL

Hoạt động GV

*Người học nghiên cứu BTTT.

Cần dành thời gian từ 3 - 5 phút

thích”

CI

sấu, me… bằng hiểu biết của mình em hãy giải để người học nghiên cứu kĩ tình huống.

FI

HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết:“Tại sao nấu canh cá phải thêm các quả chua, mục đích

OF

* Tìm giải pháp cho tình huống trong BTTT

Gv chia người học ra thành 4 đến 6 nhóm tùy là gì?” số HS của mỗi lớp đảm bảo mỗi nhóm khoảng

* Tìm giải pháp cho tình huống

ƠN

từ 5 - 7 người. cho người học thu thập, làm rõ trong BTTT thông tin đề bài, sau đó cho mỗi nhóm khoảng

Hs thu thập thông tin:

3 đến 5 phút thảo luận, trao đổi về vấn đề.

- Cá thường có mùi tanh, vậy

NH

* Tranh luận và bảo vệ giải pháp

GV yêu cầu đại diện từng nhóm chia sẽ giải pháp của nhóm mình trước lớp. * Kết luận

mùi tanh cá chứa amin - Quả chua chứa axit H+

* Tranh luận và bảo vệ giải pháp

Nguyên nhân gây nên mùi tanh của cá là do

Các nhóm khác trình bày giải

QU

Y

GV chuẩn xác kiến thức:

trong cá có các hỗn hợp amin,các amin có tính pháp, tranh luận để tìm ra đáp án bazơ nên sẽ tác dụng với axit trong các quả tốt nhât. * Kết luận

M

chua tạo ra muối làm giảm mùi tanh của cá.

( CH3 )3 N + H + → ( CH3 )3 NH 

+

HS trả lời: Các quả chua đó sẽ

làm canh cá không bị tanh hoặc giảm mùi tanh vì các amin trong cá sẽ phản ứng với axit có trong các

DẠ Y

quả chua.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG + Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu 24


AL

các bài tập trong phiếu học tập số 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Theo em uống sữa đậu nành vào thời điểm nào thì tốt ? A. Trước khi ăn sáng.

FI

B. Ngay trước khi ăn cam, quýt.

CI

Bài 1. Sữa đậu nành - một loại đồ uống rất bổ dưỡng đối với sức khoẻ con người.

C. Ngay sau khi ăn cam, quýt.

OF

D. Sau khi ăn sáng 1 - 2 giờ.

Bài 2. Axit glutamic được dùng để điều trị các tình trạng suy sụp thần kinh, mệt

bệnh.

ƠN

mỏi, suy nhược thể lực và tinh thần do làm việc quá độ hoặc trong thời kỳ dưỡng Axit glutamic có công thức cấu tạo thu gọn là: A. CH2OH[CHOH]4COOH.

NH

B. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. C. HOOCCH2CH2CH2CH2COOH.

Y

D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COONa.

QU

+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Ở nhà + Bước 3: Báo cáo kết quả học tập: Tự lưu thành tài liệu học tập. + Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV kiểm tra sản

DẠ Y

M

phẩm HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà

25


AL

PHỤ LỤC 7: Giáo án số 3 Bài 14

VẬT LIỆU POLIME ( TIẾP THEO)

CI

I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp HS biết: - Thành phần, tính chất và ứng dụng của cao su.

OF

Tích hợp kiến thức liên môn:

FI

- Khái niệm về cao su.

Môn vật lý về biến dạng đàn hồi.

Môn lịch sử về nguồn gốc cây cao su và nguồn gốc cây cao su ở Việt Nam.

ƠN

Môn văn học về Nỗi thống khổ của nhân dân Việt Nam thời Pháp thuộc và hình ảnh Đôi dép Bác Hồ.

Môn địa lý về công dụng, giá trị kinh tế, đặc điểm sinh thái cây cao su.

NH

2. Kỹ năng: Giúp HS rèn các kỹ năng:

- Viết các PTHH của phản ứng tổng hợp ra một số polime dùng làm cao su. - Giải các bài tập về polime.

Thông qua nội dung tích hợp, rèn luyện cho HS kỹ năng và hành vi:

Y

- Thu thập các thông tin, xử lí thông tin về vật liệu cao su ( tự nhiên và tổng

QU

hợp).

3. Tình cảm- thái độ:

GV truyền đạt để HS thấy được những ưu điểm và tầm quan trọng của cao su trong đời sống và sản xuất, từ đó tạo cho HS hứng thú và lòng say mê học bài này.

M

Thông qua nội dung tích hợp, giáo dục cho HS có ý thức sử dụng, bảo quản,

xử lí phế liệu hợp lí, có hiệu quả. 4. Định hướng năng lực được hình thành Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ

hóa học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực làm việc độc lập,

DẠ Y

năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm, năng lực tính hóa hóa học. II. Chuẩn bị + GV: - Máy tính, máy chiếu. 26


AL

- Mẫu dây cao su. + HS:

- Xây dựng clip hình ảnh về ứng dụng của vật liệu cao su và hành động của

CI

HS để bảo vệ môi trường. III. Phương pháp:

FI

+ Nêu vấn đề. + Trực quan.

OF

+ Vấn đáp + Đàm thoại. + Hợp tác nhóm nhỏ.

ƠN

IV. CÁC CHUỖI HOẠT ĐỘNG

A- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI *Mục tiêu hoạt động:

NH

- Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.

*Phương thức tổ chức HĐ:

- GV cho HS xem 1 đoạn video về ca khúc Đôi dép Bác Hồ. (cho HS nghe

Y

trong khoảng 1phút), sau đó GV sẽ đặt câu hỏi cho HS để dẫn dắt vào bài.

QU

GV: Em hãy cho biết Đôi dép Bác Hồ được làm từ vật liệu gì? GV hỏi Hs biết gì về đôi dép cao su của Bác Hồ không? GV bổ sung: Đôi dép Bác Hồ nguyên là một đôi dép lốp cũ, được làm từ một chiếc lốp ô tô quân sự của quân đội Pháp do quân đội Việt Nam thu được sau trận

M

phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép lốp này đã được Bác sử dụng hơn 20 năm, kể từ

năm 1947 đến khi Bác qua đời, và cũng từng theo chân Bác đi thăm các quốc gia bạn, như Ấn Độ, và hiện nay được đặt trong Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như một di vật của Bác.

GV hỏi: Từ hình ảnh Đôi dép cao su Bác Hồ gợi cho em suy nghĩ gì ?

DẠ Y

GV kết luận: Chúng ta hãy noi gương Bác, sống giản dị và tiết kiệm. Phấn đấu

học tập và rèn luyện tốt, đồng thời, các em cũng cần phải học tập sự sáng tạo của người Việt Nam chúng ta, đã biết tận dụng phế liệu cao su để làm nên những sản phẩm rất có ý nghĩa. 27


* Vào bài: Vật liệu polimđược chia làm 4 loại vật liệu: chất dẻo, tơ, cao su,

AL

keo dán tổng hợp. Trong đó có phần IV. Keo dán tổng hợp là nội dung giảm tải theo chương trình giảm tải của Bộ giáo dục.

tìm hiểu về cao su.

FI

B-HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khái niệm về cao su

OF

a) Mục tiêu hoạt động:

CI

Ở tiết 1, các em đã được tìm hiểu về chất dẻo và tơ, hôm nay chúng ta tiếp tục

- HS biết khái niệm về cao su.

b) Phương thức tổ chức hoạt động: Sử dụng phương pháp trực quan, vấn đáp

ƠN

GV:

- Lấy một mẫu dây cao su, kéo căng sợi dây cao su rồi buông tay ra. Yêu cầu HS cho biết biến dạng của sợi dây trong trường hợp trên thuộc kiểu

NH

biến dạng gì của vật rắn?

HS: quan sát GV làm thí nghiệm, vận dụng kiến thức môn vật lý cho biết đó là biến dạng đàn hồi.

GV nhận xét và bổ sung: tính biến dạng của vật rắn trong trường hợp trên

Y

được gọi là tính đàn hồi. Yêu cầu HS nêu:

QU

+ Khái niệm tính đàn hồi. + Khái niệm cao su.

c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi, tính đàn hồi là tính bị biến dạng khi chịu lực tác dụng bên ngoài và trở lại

M

dạng ban đầu khi lực đó thôi tác dụng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cao su thiên nhiên a) Mục tiêu hoạt động: - HS biết được lịch sử cây cao su. - HS biểu được cấu tạo, tính chất và ứng dụng của cao su thiên nhiên

DẠ Y

- Hs giải thích được tính đàn hồi của cao su, và biết được sự lưu hóa cao su

như thế nào, tại sao cần lưu hóa cao su? b) Phương thức tổ chứchoạt động: Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, vấn đáp,

hoạt động nhóm. 28


GV giới thiệu: Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis. Đó là loài

AL

cây thân gỗ, có thể cao tới trên 30m. Nhựa hay mủ màu trắng có trong các mạch ở vỏ cây. Cây cao su có lịch sử như thế nào?

CI

Nguồn gốc cây cao su: (Nhóm 1 trình bày) - Cây cao su đến Việt Nam:

Ngay từ những ngày đầu xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã tìm cách mang

FI

cây cao su vào trồng ở nước ta song tuổi thọ của những cây cao su đầu tiên quá ngắn ngủi. Phải đợi đến 1897, dược sĩ Raoul, sau khi đi công cán ở các thuộc địa

OF

Anh đã mang về vườn Thực Vật Sài Gòn 2.000 cây cao su thì việc trồng cao su mới được xem là chính thức bắt đầu ở Việt Nam. Và nếu tính từ năm 1897 đến nay, cây cao su cũng đã hơn 110 tuổi. Trong khoảng thời gian đó, cùng với đất nước và con

ƠN

người Việt Nam, cây cao su cũng có nhiều thay đổi.

GV đặt vấn đề: Với những lợi ích mà cây cao su mang lại, nên nhiều nước trên thế giới đã chú trọng đến trồng và phát triển cây cây cao su. Em hãy cho biết GV nhận xét và bổ sung:

NH

đặc điểm sinh thái của cây cao su?

- Đặc điểm sinh thái cây cao su: Ưa nhiệt, ẩm, không chịu được gió bão,thích hợp nhất với đất đỏ ba dan.

Y

GV yêu cầu: Em hãy liên hệ với điều kiện tỉnh Quảng Bình ?

QU

GV chuyển tiếp vấn đề: Trong các lợi ích mà cây cao su mang lại, thì mủ cao su được ví như là ‘‘vàng trắng”, mủ cao su dùng để sản xuất cao su tự nhiên là chủ yếu. Vậy cao su tự nhiên có cấu tạo, tính chất, ứng dụng ra sao? - Cấu tạo cao su thiên nhiên

M

GV thông báo: khi đun nóng cao su thiên nhiên tới 2500-3000 thì thu được isopren. Yêu cầu HS dự đoán cấu tạo của cao su thiên nhiên.

- Tính chất và ứng dụng: GV yêu cầu HS nêu tính chất vật lí của cao su và dự đoán tính chất hóa học

của cao su thiên nhiên. GV bổ sung: Đặc biệt cao su có thể tác dụng được với lưu huỳnh cho cao su

DẠ Y

lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong các dung môi hơn cao su thông thường, nguyên nhân do tạo ra các cầu nối -S-S- giữa các phân tử cao su. GV chiếu hình 4.3 SGK lên màn hình yêu cầu HS nhận xét cấu trúc của cao su

thô và cao su lưu hóa? 29


S

S

S

S ,t ⎯nS ⎯ ⎯ →

S

S

S

CI

Cao su lưu hóa

S

Cao su thô

AL

0

GV bổ sung tiếp thông tin: Người phát minh ra sự lưu hóa cao su là nhà khoa

FI

học Charles Goodyear (1800-1860), phát minh vào năm 1839. Từ phát minh này, Ứng dụng của cao su ( Nhóm 2 trình bày)

OF

rất nhiều các sản phẩm lưu hóa đã ra đời và được sử dụng ở khắp mọi nơi. Sau khi Charles Goodyear tìm ra phương pháp cao su lưu hóa, cao su chính thức phục vụ cho nhu cầu không thể thiếu của con người, bắt đầu từ áo, quần, giầy,

ƠN

dép … cho đến giữa thế kỷ XIX, cao su lăn bánh với chiếc xe đạp và chiếc ô tô. Từ đó nó trở thành vật liệu quan trọng đứng hàng thứ tư trên thế giới, không thể thiếu được trong thế giới văn minh.

NH

c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động của HS

- Sản phẩm: Bài thuyết trình của các nhóm gửi bằng powerpoin. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: GV đánh giá kết quả của 2 nhóm, các nhóm còn lại GV sẽ kiểm tra sau. Sau đó, GV kết luận chuẩn xác kiến thức

Y

Hoạt động 3: Tìm hiểu về cao su tổng hợp

QU

a)Mục tiêu hoạt động: Hs biết được một số cao su tổng hợp, biết cách viết PTHH điều chế chúng,, biết được các ứng dụng của chúng. b) Phương thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

M

Đầu thế kỷ 20 nhu cầu cao su tăng vọt. Cao su thiên nhiên không đáp ứng

đủ nhu cầu ngày càng cao nhu cầu sử dụng cao su thế giới trên thế giới. Do đó cao su tổng hợp ra đời. Ông tổ của nền sản xuất cao su tổng hợp là But-le-rôp (18281886). Ông là người đặt nền móng cho sự ra đời của cao su tổng hợp. Có nhiều loại cao su tổng hợp trong đó có một số loại thông dụng thường gặp trong cuộc

DẠ Y

sống, như cao su buna, cao su buna -S, cao su buna -N. Em hãy viết PTHH của phản ứng điều chế các loại cao su đó từ các monome tương ứng? Nêu tính chất của các loại cao su đó?

30


AL

Đối với dạng bài tập này, HS cần nắm chắc cách viết PTHH của phản ứng trùng hợp. Quy trình thực hiện bài toán như sau:

CI

Bước 1. Đặt vấn đề, nhận dạng và nêu được vấn đề cần giải quyết - GV ra BTTT ( Phiếu học tập)

FI

- Người học nghiên cứu BTTT.

Cần dành thời gian từ 3 - 5 phút để người học nghiên cứu kĩ tình huống.

OF

HS nêu vấn đề cần giải quyết: “Viết PTHH của phản ứng điều chế các loại cao su đó từ các monome tương ứng”

Bước 2. Tìm giải pháp cho tình huống trong BTTT, tạo tình huống có vấn

ƠN

đề.

Gv chia người học ra thành 4 đến 6 nhóm tùy số HS của mỗi lớp đảm bảo mỗi nhóm khoảng từ 5 - 7 người cho người học thu thập, làm rõ thông tin đề bài, sau đó

NH

cho mỗi nhóm khoảng 3 đến 5 phút thảo luận, trao đổi về vấn đề HS đặt ra câu hỏi: Cao su bu na, cao su bu na - S, cao su bu na- N được điều chế từ monome nào? HS thu thập thông tin:

Cao su bu na được điều chế từ buta-1,3- đien, cao su bu na - S được điều chế

Y

từ buta-1,3- đien và stiren, Cao su bu na -N được điều chế từ buta-1,3-đien và

QU

acrilonitrin.

- Tính chất các loại cao su tham khảo ở sách giáo khoa Những khó khăn HS có thể vướng mắc:

trùng hợp

M

- Một số HS không biết cách viết PTHH của phản ứng trùng hợp và đồng

- Một số HS quên công thức của buta -1,3- đien, stiren, acrilonitrin Bước 3. Giải quyết vấn đề, tranh luận, bảo vệ giải pháp và kết luận. - GV yêu cầu đại diện từng nhóm chia sẻ giải pháp của nhóm mình trước lớp. - Các nhóm khác tranh luận để tìm ra đáp án đúng nhất

DẠ Y

c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Các bảng phụ kết quả được các nhóm gắn lên bảng. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: GV đánh giá kết quả của 1 nhóm, các nhóm

còn lại GV sẽ kiểm tra sau. Sau đó, GV kết luận chuẩn xác kiến thức 31


a. Cao su buna - Điều chế t ,xt n CH 2 = CH - CH = CH2 ⎯⎯⎯ → (- CH2 - CH = CH - CH2 -)n p

CI

o

AL

Cao su tổng hợp

-Điều chế

FI

b. Cao su buna- S t ,xt n CH 2 = CH- CH = CH 2 +n C6 H5CH = CH 2 ⎯⎯⎯ → p

OF

o

(- CH 2 - CH = CH - CH 2 - CH(C6 H5 ) - CH2 -)n

b. Cao su buna- N - Điều chế

t ,xt n CH 2 = CH - CH = CH 2 + n CH 2 = CH - CN ⎯⎯⎯ → p

ƠN

o

(- CH 2 - CH = CH - CH2 - CH(CN) - CH2 -)n

NH

C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP 1) Mục tiêu hoạt động:

- Củng cố, khắc sâu các kiến thức trọng tâm đã học trong bài.

Y

- Rèn luyện kĩ năng viết các phương trình hoá học biểu diễn mối quan hệ giữa các chất.

QU

2) Phương thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm - GV tiếp tục tổ chức cho các nhóm thảo luận để làm các bài tập củng cố về cao su ở phiếu học tập số 2

M

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1 Cao su bu na - N có tính kháng dầu tốt, được dùng rộng rãi trong các ứng

dụng làm kín, các khớp nối trong các đường ống dẫn khí và hóa chất, bọc trục, băng chuyền, đệm lót. Cao su bu na - N là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp của buta -1,3- đien với

DẠ Y

A. acrilonitrin

B. etilen

C. stiren

D. ni tơ

Câu 2. Trong Chiến Tranh Thế Giới II, do sự thiếu hụt cao su thiên nhiên nên chính phủ Mỹ đã phát triển loại cao su bu na - S. Cao su bu na - S có tính kháng lão hóa nhiệt, tính kháng mài mòn, khả năng gia công tốt hơn cao su thiên nhiên.

32


Cao su bu na -S là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp của buta -1,3- đien với B. Etilen

C. Stiren

D. Lưu huỳnh

AL

A. acrilonitrin

Câu 3. Cao su buna có cấu tạo mạch như sau:

CI

-CH2 -CH = CH-CH2-CH2-CH = CH-CH2Công thức chung của cao su này là:

B. (CH2-CH=CH-)n

C. (-CH2-CH=CH-CH2-)n

D. (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-)n

FI

A. (-CH2-CH=)n

OF

Câu 4. Khi lưu hóa cao su isopren người ta thu được 1 loại cao su lưu hóa trong đó lưu huỳnh chiếm 2% về khối lượng. Tỉ lệ số mắt xích cao su bị lưu hóa và không bị lưu hóa là: B. 1: 23

C. 1: 30

D. 1: 31

ƠN

A. 1: 22

- Các bài tập 1,2,3,4 ở mức độ tái hiện, HS sẽ nhanh tìm ra đáp án Riêng bài tập số 5, được ra ở mức độ 3.

NH

Quy trình thực hiện bài toán như sau

Bước 1. Đặt vấn đề, nhận dạng và nêu được vấn đề cần giải quyết - GV đưa ra BTTT( đã có ở phiếu học tâp) - Người học nghiên cứu BTTT.

Y

Cần dành thời gian từ 3 - 5 phút để người học nghiên cứu kĩ tình huống.

QU

HS nêu vấn đề cần giải quyết: “Tính tỉ lệ số mắt xích cao su bị lưu hóa và không bị lưu hóa ?

Bước 2. Tìm giải pháp cho tình huống trong BTTT, tạo tình huống có vấn đề.

M

Gv chia người học ra thành 4 đến 6 nhóm tùy số HS của mỗi lớp đảm bảo mỗi

nhóm khoảng từ 5 - 7 người cho người học thu thập, làm rõ thông tin đề bài, sau đó cho mỗi nhóm khoảng 5 đến 7 phút thảo luận, trao đổi về vấn đề. HS có thể nêu các cách khác nhau, có thể đúng hoặc sai. HS đặt ra câu hỏi: Cao su isopren có công thức như thế nào? Cao sưu lưu hóa

DẠ Y

là gì? Viết PTHH của cao su isopren với lưu huỳnh như thế nào? HS thu thập thông tin: Cao su isopren có công thức (C5H8 )n, cao su lưu hóa là

cao su tác dụng với lưu huỳnh. Những khó khăn HS có thể vướng mắc: 33


- HS quên, không nhớ công thức của isopren

AL

- Không viết được PTHH của isopren và lưu huỳnh.

Bước 3. Giải quyết vấn đề, tranh luận, bảo vệ giải pháp và kết luận. phản biện tìm ra đáp án chính xác nhất. 64 = 0,02  n = 46 68n+64

FI

C5n H8n + 2 S ⎯⎯ → C5n H8n-2S2 ;

CI

GV yêu cầu đại diện từng nhóm chia sẽ giải pháp của nhóm mình trước lớp,

OF

Trong phân tử có 46 mắt xích, trong đó có 2 mắt xích bị lưu hóa và 44 mắt xích chưa lưu hóa tỉ lệ 2: 44 = 1: 22

3) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: GV kết luận chuẩn xác kiến thức - Sản phẩm: Các bảng phụ kết quả được các nhóm gắn lên bảng.

ƠN

- Đánh giá giá kết quả hoạt động: GV đánh giá kết quả của 1 nhóm, các nhóm còn lại GV sẽ kiểm tra sau. Câu 1: A

NH

Câu 2: C Câu 3: C Câu 4: B

C5n H8n + 2 S ⎯⎯ → C5n H 8n-2S2

QU

Y

64 = 0,02  n = 46 68n+64

Trong phân tử có 46 mắt xích, trong đó có 2 mắt xích bị lưu hóa và 44 mắt xích chưa lưu hóa tỉ lệ 2: 44 = 1: 22

M

D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1) Mục tiêu hoạt động:

HS vận dụng và tìm tòi mở rộng kiến thức về cao su.

2) Phương thức tổ chức hoạt động:Giao bài tập về nhà cho HS Câu 1. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, do nhu cầu sử dụng cao su tăng vọt,

DẠ Y

dẫn đến việc thiếu hụt cao su thiên nhiên nên người ta phải dùng cao su tổng hợp, để sản xuất cao su tổng hợp buna người dùng tinh bột. Em hãy viết sơ đồ phản ứng của việc sản xuất trên, và cho biết ngày nay

người ta có dùng phương pháp sản xuất cao su buna từ tinh bột nữa không, nếu không thì dùng phương pháp nào? 34


Câu 2. Khi lưu hóa cao su buna người ta thu được một loại cao su lưu hóa

AL

trong đó lưu huỳnh chiếm 1,876% về khối lượng. Tỉ lệ số mắt xích cao su bị lưu hóa và không bị lưu hóa là: B. 1:21

C. 1: 30

D. 1: 31

c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

- Làm bài tập 1, 2, 3 (GV vừa giao)

OF

Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau

35

FI

Bài làm của HS được GV nhận xét, đánh giá vào tiết sau.

CI

A. 1: 20


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.