Thiết kế và sử dụng một số trò chơi kết hợp với dạy học STEM nâng cao hứng thú dạy học Hóa học 11

Page 1

MỘT SỐ TRÒ CHƠI KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC STEM

vectorstock.com/28062440

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

Báo cáo sáng kiến Thiết kế và sử dụng một số trò chơi kết hợp với dạy học STEM nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy học Hóa học lớp 11 Chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch, Chế tạo viên sủi tắm bồn “BATH BOMB” WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


AL

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NAM ĐỊNH

FI

CI

TRƢỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN

ƠN

OF

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

Thiết kế và sử dụng một số trò chơi kết hợp với dạy học

NH

STEM nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy học Hóa học lớp 11

QU

Y

Lĩnh vực (mã)/Cấp học: Hóa học (5)/THPT

Tác giả: Vũ Thị Phƣợng

M

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Hóa học

DẠ Y

Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trƣờng THPT Nguyễn Khuyến

Nam Định, ngày 20 tháng 5 năm 2021


AL

MỤC LỤC

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

CI

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BÁO CÁO SÁNG KIẾN ............................................................................................... 1

FI

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN ............................................... 1 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP................................................................................................. 2

OF

A. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến ............................................................ 2 B. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: ..................................................................... 6 CHƢƠNG 1: TRÕ CHƠI DẠY HỌC ......................................................................... 6

ƠN

1.1. Tổng quan về trò chơi ..........................................................................................6 1.1.1. Khái niệm trò chơi dạy học.............................................................. 6 1.1.2. Cấu trúc chung của trò chơi dạy học ...............................................7

NH

1.1.3. Phân loại trò chơi dạy học ............................................................... 7 1.1.4. Nguyên tắc sử dụng trò chơi dạy học ..............................................8 1.1.5. Chức năng dạy học của trò chơi ......................................................9

Y

1.2. Lợi ích của dạy học thông qua trò chơi.............................................................. 11 1.3. Các bƣớc thiết kế hoạt động dạy học bằng hình thức trò chơi........................... 11

QU

1.4. Thiết kế một số trò chơi áp dụng dạy học phần Hóa học lớp 11 .......................13 1.4.1. Những trò chơi không sử dụng máy tính - tivi .............................. 13 1.4.2. Những trò chơi dạy học cần thiết sử dụng máy vi tính và máy

M

chiếu; điện thoại thông minh. .......................................................................24 1.5. Hƣớng dẫn học sinh thiết kế và tổ chức trò chơi trong lớp học .........................28

1.5.1. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh thiết kế trò chơi ............................. 28 1.5.2. Một số sản phẩm trò chơi của học sinh .........................................28

CHƢƠNG 2: DẠY HỌC STEM ................................................................................ 32

DẠ Y

2.1. Dạy học STEM ...................................................................................................32 2.1.1. STEM là gì .....................................................................................32 2.1.2. Phân loại STEM .............................................................................33

2.2. Các hình thức tổ chức giáo dục STEM .............................................................. 33 2.2.1. Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM............................ 34


2.2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM ..........................................34

AL

2.2.3. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật .........................35 2.3. Nội dung giáo dục STEM ..................................................................................35 2.3.1. Bài học STEM ...............................................................................35

CI

2.3.2. Hoạt động trải nghiệm STEM........................................................37 2.3.3. Đề tài/dự án nghiên cứu khoa học, kĩ thuật ...................................38

FI

2.4. Xây dựng và thực hiện bài học STEM ............................................................... 38 2.4.1. Quy trình xây dựng bài học STEM................................................38

OF

2.4.2. Thiết kế tiến trình dạy học ............................................................. 39 2.4.3. Tiêu chí đánh giá bài học STEM ...................................................40 2.5. Thiết kế một số chủ đề STEM áp dụng dạy học phần Hóa học lớp 11 .............41

ƠN

2.5.1. Chủ đề 1: Chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch ..........41 2.5.2. Chủ đề 2: Chế tạo viên sủi tắm bồn “BATH BOMB”...................55 III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI ........................................................... 70

NH

1. Hiệu quả kinh tế ....................................................................................................70 2. Hiệu quả về mặt xã hội .........................................................................................70 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng............................................................................70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QU

PHỤ LỤC

Y

IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. .............. 72

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH THAM GIA CHƠI TRÒ CHƠI VÀ TỰ

DẠ Y

M

THIẾT KẾ TRÒ CHƠI


AL

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

: Giáo viên

HS

: Học sinh

STEM

: Science, Technology, Engineering và Mathematics

THPT

: Trung học phổ thông

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

GV


AL

1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

CI

Khổng Tử đã từng dạy học trò rằng: “Biết mà học không bằng thích mà

học, thích mà học không bằng vui say mà học”. Vì vậy một trong những giải

FI

pháp bảo đảm thành công trong dạy học cho HS nói chung và môn Hóa học nói riêng là tạo đƣợc sự hứng thú nhận thức cho các em. Có nhiều phƣơng pháp kích

OF

thích hứng thú học tập của HS, trong đó tiêu biểu là trò chơi dạy học. Trò chơi có tính hấp dẫn đặc biệt, kích thích sự hứng thú nhận thức, niềm say mê học tập và tính tích cực sáng tạo của HS.

ƠN

Trong kỉ nguyên phát triển mạnh mẽ của của cuộc cách mạng công nghiệp mới 4.0, nguồn lao động chất lƣợng cao không chỉ cần có kiến thức chuyên ngành mà đòi hỏi có sự hiểu biết của đa ngành. Ngoài ra các kỹ năng sử dụng

NH

kiến thức để giải quyết vấn đề, tạo sản phẩm sáng tạo và làm việc nhóm ngày càng đƣợc đề cao. Trong khi đó, ảnh hƣởng của khoa học, công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin dần chiếm ƣu thế trên mọi mặt của đời sống. Từ những việc

Y

đơn giản trong gia đình, đến những công việc trong các nhà máy, hãng, xƣởng

QU

đều ít nhiều liên quan và ứng dụng các thành tựu công nghệ kỹ thuật số và đòi hỏi sự vận dụng kiến thức tổng hợp của của khoa học và công nghệ. Trong kỉ nguyên mới này, con ngƣời nếu không muốn bị tụt hậu và đào thải thì cần phải trang bị những kĩ năng mới. Do vậy, cách giáo dục và tiếp cận vấn đề thực tế

M

cuộc sống trong tƣơng lai sắp tới cần đƣợc thay đổi phù hợp theo tƣ duy mới.

Giáo dục STEM đƣợc xem là một bƣớc đi quyết liệt của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Tích hợp các môn học là điều thiết yếu trong giáo dục STEM để chuẩn bị cho HS có kiến thức và kĩ năng liên ngành để có thể sống và đối mặt

DẠ Y

với những vấn đề phức tạp của thế giới ngày này cũng nhƣ đủ điều kiện, năng lực để có thể cạnh tranh trong thị trƣờng lao động toàn cầu. Bản thân tôi là một GV giảng dạy môn Hóa học tại Trƣờng THPT Nguyễn

Khuyến, một môn học mà nhiều HS rất “sợ ” học và đã có nhiều em nói rằng môn học này quá “khô khan”. Đặc biệt, nhiều em không có hứng thú với việc


2 học phần Hóa học lớp 11 và phần lớn các em đƣa ra lí do là vì nội dung vừa dài,

AL

vừa khó nhớ, các nội dung liên quan chặt chẽ với nhau, nhiều biểu tƣợng hóa

học mới, các loại công thức, danh pháp đặc biệt phần hóa học Hữu cơ lớp 11…

CI

Xuất phát từ thực tế trên, tôi thấy cần phải áp dụng một số phƣơng pháp dạy học

tích cực vào quá trình giảng dạy để lôi cuốn, tạo hứng thú học tập cho các em

FI

nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Trong quá trình giảng dạy của mình, tôi đã áp dụng một số trò chơi kết hợp với dạy học STEM tôi thấy HS rất thích thú, rất

OF

hào hứng đón nhận và kiến thức dần dần đƣợc các em nắm bắt thông qua các hoạt động đó một cách nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Không những thế các em cũng có thể tự tổ chức và thiết kế trò chơi vào những tiết học để khắc sâu kiến

ƠN

thức, tiết học sôi nổi và sinh động hơn. Khi tham gia thực hiện các chủ đề STEM học sinh đƣợc kết nối kiến thức học đƣờng với thế giới thực, đƣợc trải nghiệm thực tiễn, giải quyết các vấn đề thực tiễn giúp hình thành và phát triển năng lực

NH

phẩm chất cho HS.

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng một số trò chơi kết hợp với dạy học STEM nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy

QU

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

Y

học Hóa học lớp 11” làm đề tài nghiên cứu.

A. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến + Qua một số cuộc điều tra về phƣơng pháp dạy học hóa học hay các cuộc điều tra của Vụ giáo dục Trung học phổ thông hàng năm cho thấy: Trong các

M

giờ học hóa học, HS thƣờng ít đƣợc hoạt động, kể cả là các hoạt động cơ bắp và

các hoạt động tƣ duy. Các bài giảng của GV nặng về việc cho HS ghi chép. GV sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp thuyết trình, vấn đáp là chính. Với một giờ học thì thời gian dành cho hoạt động của HS rất ít.

DẠ Y

+ Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng việc sử dụng trò chơi kết hợp với

dạy học STEM ở một số lớp khối 11 tại trƣờng THPT Nguyễn Khuyến. Về đối tƣợng khảo sát: GV và HS lớp 11A2, 11A9 và 11A10 (năm học

2019-2020) tại nơi công tác.


3 Phƣơng pháp khảo sát: Bằng phƣơng pháp quan sát (thông qua dự giờ,

AL

thăm lớp), điều tra bằng Google forms… để thu thập thông tin về trực trạng nghiên cứu.

CI

Dƣới đây là kết quả điều tra thực trạng việc sử dụng trò chơi và dạy học STEM tại trƣờng THPT Nguyễn Khuyến:

FI

Đối với HS: Qua 3 câu hỏi nhiều lựa chọn, kết quả hỏi ý kiến 127 HS các lớp tôi trực tiếp giảng dạy, cho thấy:

OF

- 70,9% số HS cho rằng GV “thỉnh thoảng” và 19,7% số HS cho rằng GV

QU

Y

NH

ƠN

“rất ít khi” sử dụng trò chơi và dạy học STEM trong dạy học.

- 99,2% số HS cho rằng việc sử dụng trò chơi trong dạy học là “ rất cần

DẠ Y

M

thiết” và “ cần thiết”.


4 - Về hứng thú của HS khi GV sử dụng trò chơi kết hợp STEM trong dạy

AL

học lựa chọn “ Thích” và “ Rất thích”. Cũng có một số HS lựa chọn “ bình

ƠN

OF

FI

CI

thƣờng”

Qua kết quả khảo sát HS, tôi thấy rằng việc thiết kế và sử dụng trò chơi kết

NH

hợp dạy học STEM trong giảng dạy nói chung và môn Hóa học nói riêng là cần thiết, phù hợp với nhu cầu học tập của HS.

Đối với GV: Qua 4 câu hỏi nhiều lựa chọn, kết quả hỏi ý kiến GV ở trƣờng

Y

THPT Nguyễn Khuyến có 50 GV trả lời cho thấy.

QU

- 100% số GV đƣợc hỏi cho rằng việc sử dụng trò chơi kết hợp dạy học

DẠ Y

M

STEM là cần thiết và rất cần thiết.

- Hầu hết GV đồng ý việc sử dụng trò chơi kết hợp dạy học STEM nhằm

định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất cho HS.


OF

FI

CI

AL

5

- Phần lớn Thầy (Cô) lựa chọn sử dụng trò chơi trong phần Khởi động và

ƠN

Luyện tập. Khá ít thầy cô lựa chọn sử dụng trò chơi trong hình thành kiến thức

QU

Y

NH

hay tìm tòi mở rộng.

M

- Thông qua khảo sát cũng cho thấy các GV lựa chọn “Thi thoảng” hoặc

DẠ Y

“rất ít khi” sử dụng trò chơi kết hợp dạy học STEM trong quá trình dạy học.


OF

FI

CI

AL

6

Từ kết quả trên cho thấy việc tổ chức hoạt động dạy học theo phƣơng pháp sử dụng trò chơi, cũng nhƣ dạy học STEM cho HS còn hạn chế. Nếu có sử dụng

ƠN

trò chơi cũng chỉ là trò đơn giản trong khoảng thời gian ngắn ở hoạt động khởi động. GV muốn dạy học sử dụng trò chơi kết hợp dạy học STEM thì phải mất về nội dung và cơ sở vật chất.

NH

nhiều thời gian để xây dựng thiết kế thử nghiệm, cần có sự chuẩn bị công phu cả B. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

CHƢƠNG 1: TRÕ CHƠI DẠY HỌC

Y

1.1. Tổng quan về trò chơi

QU

1.1.1. Khái niệm trò chơi dạy học Trong lý luận dạy học, tất cả những trò chơi gắn với việc dạy học nhƣ là phƣơng pháp, hình thức tổ chức và luyện tập, không tính đến nội dung và

M

tính chất của trò chơi thì đều đƣợc gọi là TCDH. TCDH còn đƣợc hiểu là loại trò chơi có luật, có định hƣớng đối với sự phát triển trí tuệ của ngƣời học,

thƣờng do GV nghĩ ra và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học. TCDH đƣợc sáng tạo ra và đƣợc sử dụng bởi các nhà giáo và ngƣời lớn

dựa trên những khuyến nghị của lý luận dạy học, đặc biệt là của lý luận dạy

DẠ Y

học các môn học cụ thể. Chúng phản ánh lý thuyết, ý tƣởng, mục tiêu của nhà giáo, là một trong những hoạt động giáo dục không tuân theo bài bản cứng nhắc nhƣ những giờ học trƣớc kia. Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong TCDH đƣợc định hƣớng vào mục tiêu, nội dung học tập. Tóm lại, TCDH là những trò chơi giáo dục đƣợc lựa chọn, sử dụng để dạy


7 học, nó tuân thủ mục đích, nội dung, nguyên tắc của phƣơng pháp dạy học.

AL

1.1.2. Cấu trúc chung của trò chơi dạy học TCDH có cấu trúc chung bao gồm những thành tố:

CI

Mục đích chơi: Là những nhiệm vụ học tập của HS trong khi tham gia

chơi. Mục đích chơi là thành phần cơ bản của TCDH, nó chi phối tất cả những

FI

yếu tố của trò chơi. Mục đích chơi đƣợc xây dựng dựa vào mục tiêu dạy học, nội dung chƣơng trình. Trong một số trƣờng hợp, mục đích chơi chứa đựng

OF

trong chính tên gọi của trò chơi.

Luật chơi: Là những quy định nhằm bảo đảm sự định hƣớng các hoạt động và hành động chơi vào mục đích chơi hay nhiệm vụ học tập; chỉ ra các

ƠN

mục tiêu và kết quả của các hành động; xác định trình tự và tiến độ của các hành động; tạo ra các tiêu chí điều chỉnh các quan hệ, hành vi của ngƣời tham gia và tiêu chí đánh giá hoạt động, hành động chơi có đáp ứng các nhiệm vụ

NH

học tập hay không. Luật chơi là tiêu chuẩn đánh giá hành động chơi đúng hay sai. Luật chơi và mục đích chơi quy định nội dung của trò chơi, các thuộc tính không gian, thời gian và phƣơng tiện chơi.

Y

Các hành động chơi: Là những hoạt động thực sự mà ngƣời tham gia trò

QU

chơi tiến hành để thực hiện nhiệm vụ và vai trò của mình trong trò chơi. Hành động chơi phản ánh nội dung của trò chơi. Hành động chơi đòi hỏi phải có tính liên tục, tuần tự, phải có sự liên hệ qua lại giữa HS này với các HS khác. Kết quả chơi: TCDH bao giờ cũng có kết quả chơi nhất định. Khi trò chơi

M

kết thúc, mức độ đạt đƣợc của mục đích chơi đƣợc phản ánh ở kết quả hiện

thực mà HS thu đƣợc và kết quả đó cũng là kết quả giải quyết các nhiệm vụ học tập của HS. Đối với GV, kết quả chơi luôn là chỉ tiêu về mức độ thành công của phƣơng pháp dạy học.

DẠ Y

1.1.3. Phân loại trò chơi dạy học Căn cứ và 3chức năng tâm sinh lý chủ yếu của con người là nhận thức,

biểu cảm và vận động, TCDH được phân loại thành 3 nhóm: Nhóm 1: Trò chơi phát triển nhận thức. Là loại trò chơi đòi hỏi ngƣời

tham gia phải sử dụng các chức năng nhận thức, thực hiện các hành vi và


8 hành động nhận thức để tiến hành các nhiệm vụ chơi, hoàn thành các luật

AL

chơi hay quy tắc chơi, tuân thủ những yêu cầu và mục đích chơi, vì vậy mà

cải thiện và phát triển đƣợc khả năng nhận thức. Trò chơi phát triển nhận thức

CI

đƣợc phân chia thành một số nhóm nhỏ nhƣ: Các trò chơi phát triển cảm giác và tri giác; các trò chơi phát triển và rèn luyện trí nhớ; các trò chơi phát triển

FI

tƣởng tƣợng và tƣ duy.

Nhóm 2: Trò chơi phát triển các giá trị. Đó là những trò chơi có nội dung

OF

văn hoá, xã hội, trong đó các quan hệ chơi phóng tác hoặc lý tƣởng hoá các quan hệ đạo đức, thẩm mỹ, kinh tế, gia đình, xã hội, chính trị,... và các quy luật hay quy tắc chơi đƣợc định hƣớng vào việc kích thích, khai thác các thái

ƠN

độ, tình cảm tích cực, động viên ý chí và nhu cầu xã hội, khuyến khích sự phát triển các phẩm chất cá nhân của ngƣời tham gia. VD: các trò chơi phân vai đóng kịch, các trò chơi dân gian có tính chất lễ hội, thi nấu cơm, thi kéo

NH

co, thi đọc thơ…

Nhóm 3: Trò chơi phát triển vận động. Các trò chơi phát triển vận động là loại trò chơi đƣợc chơi hơi khác những trò chơi vận động, nó có phạm vi rộng

Y

hơn và có chức năng phát triển vận động. VD: các trò chơi thể thao nhƣ chơi

QU

bóng, đá cầu, mang vác, leo trèo, chạy nhảy, đuổi bắt, xếp hình bằng đội ngũ...Các trò chơi phóng tác có nội dung quân sự, lao động, dịch vụ đòi hỏi phải vận động thể chất và di chuyển cơ thể. Căn cứ vào mục đích sử dụng trong dạy học, TCDH có thể chia thành các loại: TCDH để nghiên cứu lí thuyết mới.

-

TCDH để củng cố bài học, sử dụng khi kết thúc bài học.

M

-

-

TCDH để hệ thống hóa kiến thức ở các tiết ôn tập, luyện tập.

Căn cứ vào phương tiện cần sử dụng, có thể phân chia TCDH thành 2 loại:

DẠ Y

- TCDH - TCDH

cần sử dụng máy tính, máy chiếu. không cần sử dụng máy tính, máy chiếu.

1.1.4. Nguyên tắc sử dụng trò chơi dạy học Phải xác định rõ mục tiêu dạy học, giáo dục của mỗi trò chơi: Cần làm rõ

những gì là nhiệm vụ, quan hệ nội dung và tình huống chơi; bên cạnh đó những


9 gì là nhiệm vụ, quan hệ nội dung và tình huống dạy học, giáo dục.

AL

Trò chơi phải có quan hệ chặt chẽ với nội dung học tập và nội dung cần phù hợp với thực tế tổ chức trò chơi. Chỉ lựa chọn những yếu tố, vấn đề quan

CI

trọng, cần thiết và thích hợp với phƣơng thức chơi để đƣa vào trò chơi với phán đoán rằng trò chơi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với giờ học bài bản.

FI

Trong trò chơi, vai trò của ngƣời chơi cần đƣợc xác định rõ ràng. Đặc biệt, phải tránh làm cho ngƣời chơi lẫn lộn vai chơi trong các trò chơi phân vai đóng

OF

kịch và một số trò chơi phóng tác với vai trò hoạt động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, vai trò, trách nhiệm đối với công việc trong quá trình chơi. Khi đề ra các giải pháp hay kết luận về những vấn đề, tình huống phóng tác

ƠN

(chơi), cần tránh tuyệt đối hoá hoàn cảnh chơi mà phải tìm cách đƣa vào những liên hệ, biến cố dữ liệu của đời sống thực tế, nhằm tạo ra sự gần gũi giữa tình huống chơi và tình huống thật.

NH

Luật chơi hoặc quy tắc chơi cần tự nhiên đến mức cao nhất, tránh gò bó và đƣợc HS hiểu rõ, chấp nhận trƣớc khi tiến hành trò chơi. Cần có sự thảo luận và tổng kết sau trò chơi về nội dung và mục tiêu học

Y

tập đạt đƣợc đến đâu, HS học đƣợc cái gì bổ ích theo yêu cầu dạy học và ngoài

QU

yêu cầu dạy học; xử lí tƣơng tác nhóm và rút kinh nghiệm về tổ chức, trách nhiệm cá nhân của HS trong hoạt động. GV cần chuẩn bị chu đáo để có khả năng giải đáp những thắc mắc của HS, hƣớng dẫn và điều chỉnh quá trình chơi, tổ chức trò chơi theo đúng thể loại đặc

M

thù của nó; cần sử dụng một số biện pháp, hình thức đánh giá kết quả học tập

của HS và những hoạt động khác nhau dƣới hình thức chơi. Điều đó không những giúp GV thu đƣợc thông tin ngƣợc cho việc dạy học nói chung mà còn giúp cho việc tổ chức hƣớng dẫn các trò chơi sau này đƣợc hiệu quả hơn.

DẠ Y

1.1.5. Chức năng dạy học của trò chơi Trò chơi dạy học có các chức năng cơ bản sau: Xây dựng đội chơi: Đó là những trò chơi đƣợc sử dụng để cải thiện mối

quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể. Các thành viên sẽ hợp lại thành nhóm và làm việc theo nhóm.


10 Cải thiện khả năng giao tiếp: Loại trò chơi này đƣợc thiết kế và sử

AL

dụng để cải thiện khả năng giao tiếp của HS. Khi c ó một chƣơng trình về kỹ

năng giao tiếp, HS cần phải đảm bảo tất cả những gì mình đƣa ra là đúng và

CI

những bản nhận xét là một phần quan trọng của trò chơi. Lời nhận xét phải cụ thể và hƣớng tới những cách cƣ xử của từng cá nhân khi giải quyết vấn đề.

FI

Phát triển kỹ năng thuyết trình: Trong khi sử dụng các trò chơi để tăng cƣờng kỹ năng thuyết trình, H S cần chớp thời cơ bằng việc thể hiện cá tính

OF

của mỗi cá nhân trong nhóm bất cứ khi nào có thể. Điều quan trọng là ngƣời thuyết trình phải đảm bảo những cá nhân đó đƣợc để ý và đƣợc báo cáo lại bởi các thành viên khác còn lại trong nhóm. Bằng cách quan sát đơn giản các

ƠN

thành viên trong đội sẽ nhận ra những điều mà họ cần.

Rèn luyện trí nhớ: Các hoạt động đòi hỏi phải tái hiện trong thời gian ngắn hoặc dài những kinh nghiệm tri giác, thị giác hoặc thính giác. Trí nhớ

NH

đƣợc trắc định bằng các trò đố, trong đó phải huy động tri thức từ quá khứ để giải đáp những câu hỏi đánh đố.

Rèn luyện tính sáng tạo: Những phƣơng án khác của trò chơi thích hợp

Y

nhất cho việc kích thích tính sáng tạo là giải trí bằng đồ họa, vẽ tranh, viết

QU

truyện, làm thơ, nghĩ ra các trò đùa, câu đố, mô tả những phát kiến tƣởng tƣợng...

Học những kỹ năng phán đoán: Đó là khả năng lƣờng trƣớc đƣợc những dữ liệu của các hành động có thể xảy ra trong tƣơng lai ở một tình huống, đánh

M

giá những nhân tố nào quyết định xác suất lớn nhất xảy ra điều gì đó.

Học kỹ năng giải quyết những bất đồng: Biết bình tĩnh, kiềm chế đƣợc sự bực tức, nóng nảy, bày tỏ đƣợc ý kiến cá nhân một cách nhẹ nhàng không chỉ trích, xúc phạm ngƣời khác, chấp nhận và có thiện chí thỏa hiệp.

DẠ Y

Học và rèn luyện hành vi có luật: Khi tham gia trò chơi, các cá nhân

phải hiểu các luật lệ, quy tắc chi phối hoạt động; tuân theo luật, tôn trọng những thoả thuận đã nhất trí với nhau để tránh vi phạm luật. Học cách làm chủ thái độ đối với thành công và thất bại: Có nghĩa là cá nhân

tán thành những phản ứng và chấp nhận về mặt xã hội trƣớc sự thắng và bại.


11 Cải thiện kỹ năng tự đánh giá, tự quản: Thông qua trò chơi, cho phép

AL

ngƣời tham gia biết đƣợc họ có thể cải thiện kỹ năng tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè; cải thiện khả năng tổ chức của những ngƣời tham gia trò chơi

CI

1.2. Lợi ích của dạy học thông qua trò chơi

Trò chơi không đơn thuần là giải trí. Chúng có thể là cuộc tìm kiếm giải

FI

pháp cho các vấn đề hệ trọng thách thức ngƣời chơi giải quyết các vấn đề của thế giới thực ở quy mô toàn cầu: đói nghèo, biến đổi khí hậu, hoà bình toàn cầu.

OF

Giáo dục thông qua trò chơi tác động trực tiếp đến sự tham gia và động cơ, gián tiếp dẫn đến việc hình thành thêm kiến thức và kỹ năng. Giáo dục thông qua trò chơi khuyến khích học sinh thực hiện một hành động

ƠN

Ngƣời học thƣờng đƣợc thúc đẩy bởi các cơ hội học tập thực hành và tích cực. Các thực hành liên tục của việc ra quyết định, lập kế hoạch và học tập phải đối mặt khi chúng lớn lên.

NH

trong môi trƣờng trò chơi rất dễ dịch sang các tình huống hàng ngày mà trẻ sẽ Các nhà giáo dục có thể nhận đƣợc phản hồi nhanh chóng bằng cách xem cách trẻ tham gia và phản ứng. Trong khi chơi một trò chơi, trẻ em cũng có thể

Y

tự do phạm sai lầm mà không có bất kỳ hậu quả lớn nào gây tổn hại về thể chất

QU

hoặc tinh thần. Họ có thể thử nghiệm trong một môi trƣờng an toàn khi chơi game. Bất kỳ sai lầm nào đƣợc thực hiện có thể đƣợc thảo luận trong một thiết lập nhóm sau đó. Đồng thời khi học tập thông qua trò chơi có thể phát huy đƣợc các loại trí thông minh.

M

1.3. Các bƣớc thiết kế hoạt động dạy học bằng hình thức trò chơi

Với đặc điểm đối tƣợng HS ở bậc THPT, việc tổ chức trò chơi trong thời gian dài cả tiết học có thể sẽ làm cho các em chú tâm đến nhiệm vụ chơi hơn mà sao nhãng nhiệm vụ học tập; đồng thời việc quản lý HS trong thời gian chơi dài

DẠ Y

cũng khó khăn cho GV. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn giải pháp chỉ tổ chức trò chơi ở một số hoạt động trong giờ học, phần thời gian còn lại của tiết học để nghiên cứu các kiến thức trọng tâm khác của bài, làm thí nghiệm hóa học hay kết hợp với dạy học các chủ đề STEM. Sau đây tôi đƣa ra tiến trình thiết kế hoạt động dạy học dƣới hình thức trò chơi nhƣ sau:


12 Bước 1: Lựa chọn bài học, hoạt động dạy học bằng trò chơi và lựa chọn

AL

trò chơi phù hợp

Trong một tiết học, GV lựa chọn một hoặc hai hoạt động dạy học để tổ

CI

chức trò chơi. VD: Hoạt động kiểm tra bài cũ, củng cố kiến thức hoặc hoạt động nghiên cứu kiến thức mới…

FI

Căn cứ vào mục tiêu của hoạt động dạy học cũng nhƣ các điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trƣờng, khả năng và năng lực của GV và HS để lựa chọn trò

OF

chơi cho phù hợp.

Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học (mục tiêu trò chơi)

Xác định mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực và phẩm chất

ƠN

cần phát triển cho HS.

GV cần nghiên cứu kĩ SGK, sách GV, chuẩn kiến thức, kĩ năng, các tài liệu liên quan. Phân tích, đánh giá đúng khả năng nhận thức, kĩ năng, thái độ của HS

NH

để đề ra mục tiêu cho phù hợp. Mục tiêu càng cụ thể thì việc thiết kế, tổ chức hoạt động, kiểm tra đánh giá kết quả trò chơi càng thuận lợi, chính xác. Bước 3: Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện chơi

Y

Để hoạt động dạy học bằng trò chơi thành công, thì khâu chuẩn bị đồ dùng

QU

dạy học, các phƣơng tiện hỗ trợ cũng rất quan trọng. GV phải liệt kê đầy đủ các đồ dùng dạy học, phƣơng tiện hỗ trợ nhƣ: Bảng phụ, phiếu học tập, phiếu trò chơi, tranh ảnh, hình vẽ, dụng cụ, video, máy tính, máy chiếu… Trong đó, nêu rõ GV cần chuẩn bị những phƣơng tiện, đồ dùng nào; HS cần chuẩn bị những đồ

M

dùng nào. GV nên tìm cách khắc phục các khó khăn cho phù hợp với điều kiện

cơ sở vật chất trƣờng học. GV dự kiến thành lập đội chơi, ngƣời điều khiển trò chơi, giám khảo, thƣ

ký, kinh phí, phần thƣởng cho HS…

DẠ Y

Bước 4: Thiết kế các hoạt động của trò chơi (theo mẫu sau)

Hoạt động của ngƣời dẫn chƣơng trình

Hoạt động của các đội chơi

1. Giới thiệu trò chơi

Trật tự và chú ý lắng nghe

2. Giới thiệu hình thức chơi, thành lập đội

Phân công nhóm trƣởng, thƣ ký

chơi và các bộ phận hỗ trợ.

và nhiệm vụ cho các thành viên.


13 3. Giới thiệu luật chơi

Chú ý lắng nghe để thực hiện

4. Điều khiển trò chơi

AL

HS tham gia chơi, thực hiện các nhiệm vụ chơi theo đúng luật

CI

chơi.

HS theo dõi, bổ sung, sửa sai bài

đội chiến thắng.

của các nhóm.

6. Hƣớng dẫn HS ghi chép, tổng hợp, hệ

thu đƣợc qua trò chơi.

Tự đánh giá và đánh giá lẫn

Giới thiệu hoạt động học tập tiếp theo.

nhau.

ƠN

Bước 5: Trình diễn thử

HS ghi chép, tổng hợp kiến thức

OF

thống kiến thức thu đƣợc qua trò chơi.

FI

5. Đánh giá kết quả, trao giải thƣởng cho

Sau khi thiết kế xong các hoạt động của trò chơi, GV nên trình diễn thử để dự kiến thời gian chơi và điều chỉnh lại kịch bản cho hợp lý. Đồng thời dự kiến,

NH

lƣờng trƣớc các khó khăn, các tình huống phát sinh, để có sự chuẩn bị biện pháp xử lý, tránh mất thời gian hoặc gây tranh cãi trong khi chơi. 1.4. Thiết kế một số trò chơi áp dụng dạy học phần Hóa học lớp 11

Y

1.4.1. Những trò chơi không sử dụng máy tính - tivi

QU

TRÕ CHƠI SỐ 1: THẺ BÀI “CHƢƠNG NITƠ – PHOTPHO” * Xác định mục tiêu của trò chơi - Giúp HS nhớ đƣợc tính chất vật lý, tính chất hóa học; ứng dụng của Nitơ – Photpho và hợp chất quan trọng của chúng.

M

- Giúp phát triển khả năng tƣ duy nhanh nhạy, khắc sâu kiến thức.

- Giúp HS phát triển năng lực hợp tác nhóm. - Giờ học thêm sôi nổi và hấp dẫn phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm. * Chuẩn bị điều kiện, phương tiện chơi. Giới thiệu và giải thích trò chơi

DẠ Y

Chuẩn bị: Bộ bài gồm 52 quân trong đó có 26 câu hỏi tƣơng ứng thẻ màu hồng, 26 quân đáp án tƣơng ứng thẻ màu vàng. Lƣu ý: Tùy thuộc thời gian và dung lƣợng kiến thức quyết định số quân bài tƣơng ứng. GV có chủ đích chia đội chơi và căn cứ vào đó để đƣa ra số lƣợng thẻ bài hợp lý.


14 Cách chơi:

AL

- GV chia lớp (40-42 HS) thành 4 đội chơi.

- Mỗi đội gồm 10-11 HS. Trong đó 9-10 bạn chơi và 1 bạn thƣ ký ghi lại

CI

kết quả chơi.

- Mỗi nhóm đƣợc phát bộ bài gồm 53 quân: 1 quân bài hƣớng dẫn chơi và

FI

52 quân bài chơi, 1 phiếu đáp án.

- HS có quân bài có chứa chữ BẮT ĐẦU sẽ chơi đầu tiên và có câu hỏi -

OF

các bạn còn lại tìm xem trong các lá bài của mình có chứa câu trả lời của câu hỏi đó thì đánh ra.

- Bạn chứa câu trả lời đánh lá bài ra đúng đáp án thì thƣ ký ghi lại vào

ƠN

phiếu đáp án và bạn đó đƣợc đánh tiếp một lá bài màu hồng (câu hỏi) tiếp theo. Cứ nhƣ vậy các đội sẽ chơi đến khi hết bài.

Lƣu ý: Các nhóm có thể chơi nhiều lần trên một bộ bài

NH

Luật chơi:

- Thời gian chơi là 5-7 phút

- HS nào hết bài trƣớc là ngƣời chiến thắng

Y

- Nhóm nào xong trƣớc trong lớp sẽ là nhóm chiến thắng đầy đủ. Giá thành:

QU

- Nhóm cần nộp lại cho Cô: 1 bộ bài đã sắp xếp hoàn chỉnh và phiếu đáp án

- In bìa dày, khoảng 6-7 tờ A4 cho một bộ sản phẩm.

M

- Giá thành khoảng 7.000đ/bộ.

DẠ Y

- Dùng nhiều lần.


DẠ Y

M

KÈ Y

QU ƠN

NH

CI

FI

OF

AL

15

Minh họa:


M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

16

*Hướng dẫn sử dụng trò chơi: - Trong quá trình tham gia trò chơi Thẻ bài HS rất hứng thú và tích cực, các

DẠ Y

em vừa chơi đồng thời lĩnh hội kiến thức, trò chơi vừa có tính cạnh tranh vừa phát huy đƣợc tinh thần đồng đội và các em có thể chỉ cho nhau những nội dung kiến thức còn bị quên. Từ đó các em có cách ghi nhớ kiến thức hiệu quả. Trò chơi có thể sử dụng trong các tiết luyện tập, ôn tập chủ đề hoặc hoạt động củng cố bài.


17 - Thông qua trò chơi GV có thể định hƣớng cho HS cách thiết kế trò chơi

AL

tƣơng tự ở những bài học khác, những chủ đề khác để giúp các em có thể tự chơi với nhau, tạo niềm vui trong quá trình học tập.

CI

TRÕ CHƠI SỐ 2: GHÉP HÌNH THÖ CƢNG “LUYỆN TẬP ANKEN” * Xác định mục tiêu của trò chơi

FI

- Giúp HS nhớ lại kiến thức về khái niệm; công thức tổng quát, đồng phân, Phân biệt ankan và anken.

OF

danh pháp; tính chất vật lý, hóa học; ứng dụng và điều chế của ankan – anken. - Giúp HS tƣ duy, phản xạ nhanh để tái hiện kiến thức. - Giúp HS rèn năng lực hơp tác nhóm.

ƠN

* Chuẩn bị điều kiện, phương tiện chơi. Giới thiệu và giải thích trò chơi Chuẩn bị

- Bộ các tấm domino (mỗi tấm domino ghi các nội dung câu hỏi - câu trả

NH

lời nối tiếp nhau)

- Hình thú cƣng (con mèo) để HS hình dung cách lắp ghép. - Phiếu học tập.

Y

Cách chơi:

QU

- GV chia lớp thành 5 nhóm (khoảng 8-9 HS một nhóm); cử ra 1 HS làm thƣ ký quan sát và ghi đáp án vào phiếu học tập. - Mỗi nhóm đƣợc phát 1 bộ các hình tam giác đã đƣợc xáo trộn và một hình mẫu thú cƣng (mèo). Băng dính 2 mặt để sau khi HS tìm đúng vị trí thì dính lại

M

vào hình mẫu đƣợc phát.

- HS xếp các tấm domino theo đúng nội dung (câu hỏi tƣơng ứng với câu trả lời nối tiếp)

Luật chơi:

DẠ Y

- Có 21 mảnh ghép là hình tam giác, hãy ghép các mảnh ghép lại với nhau

thành hình con mèo, sao cho hai cạnh của mảnh ghép này đƣợc tạo thành một câu khẳng định đúng. - Thời gian chơi là 7 phút. Nhóm nào hoàn thành đúng sẽ chiến thắng.


tùy theo GV triển khai (nếu tính điểm) hoặc tặng 1 phần quà nhỏ.

AL

18 - Nếu chƣa hết thời gian mà đã làm xong, đúng thì đƣợc cộng điểm thƣởng - Nếu hết thời gian quy định mà các nhóm chƣa làm xong, thì tính nhóm

CI

nào ghép đƣợc nhiều tấm domino nhất sẽ chiến thắng. Sau đó, tất cả sẽ cùng nhau hoàn thành.

FI

Chú ý: Nhóm cần nộp lại cho GV 1 hình thú cƣng đã sắp xếp hoàn chỉnh và phiếu đáp án đầy đủ.

OF

Giá thành:

- Sử dụng giấy A4 hoặc giấy bìa màu, giá thành rẻ.

M

QU

Y

NH

ƠN

Minh họa

* Hướng dẫn sử dụng trò chơi:

- Thích hợp cho phần kiểm tra lí thuyết hoặc học lí thuyết mới, HS sẽ rất

ham ghép hình và có tính cạnh tranh cao giữa các nhóm. Việc ngại học lí thuyết đã đƣợc giải quyết, mà kiến thức thì đƣợc xào đi xào lại dễ nhớ. Trò chơi cũng

DẠ Y

có thể sử dụng trong các tiết luyện tập; ôn tập chủ đề hoặc hoạt động củng cố bài học; khởi dộng. - Trò chơi giúp HS triển năng lực hóa học; sự nhanh nhẹn, sáng tạo trong

quá trình chơi. Ngoài ra, năng lực hợp tác và giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ đƣợc


19 phát triển mạnh mẽ vì HS bị sức ép về thời gian, tính thi đua các nhóm diễn ra

AL

mạnh mẽ nên cần phải hợp tác cùng nhau mới có kết quả cao. - GV có thể thiết kế các kiểu hình khác nhau * Xác định mục tiêu của trò chơi

FI

- Khái niệm ankin, xác định số đồng phân ankin

CI

TRÕ CHƠI SỐ 3: MẢNH GHÉP PUZZLE “BÀI ANKIN”

- Ôn lại tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của ankin

OF

- Rèn luyện tƣ duy, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày, kỹ năng lập luận.

- Thái độ tích cực, hợp tác, tập trung trong khi tham gia trò chơi

ƠN

- Thái độ nghiêm túc, có đầu tƣ khi đƣa ra thử thách cho nhóm khác * Chuẩn bị điều kiện, phương tiện chơi. Giới thiệu và giải thích trò chơi Cách chơi: - Chia HS thành 4 nhóm.

NH

Chuẩn bị: 5 bộ puzzle

- GV đƣa 2 trong 5 mảnh ghép có từ khóa cho mỗi nhóm (gồm 1 từ khóa

Y

ANKIN và 1 từ khóa khác)

QU

- HS tìm và ghép các mảnh ghép có liên quan đến từ khóa. Viết phƣơng trình hoặc giải thích mối liên hệ với từ khóa nếu có Luật chơi:

- Trong thời gian 5 phút, các nhóm phải hoàn thành nhiệm vụ

M

- Nhóm nào hoàn thành trƣớc sẽ chiến thắng

- Nếu hết thời gian mà vẫn chƣa xong thì tính điểm. Mỗi bội puzzle ghép đúng đƣợc 2 điểm. - Nhóm khác đƣa ra thắc mắc, nếu giải thích đúng thì cộng thêm 1 điểm, sai

DẠ Y

trừ 1điểm. Nếu nhóm đƣợc hỏi trả lời sai thì nhóm đặt câu hỏi đƣợc ƣu tiên trả lời trƣớc - GV trực tiếp điều khiển trò chơi và phân công 4 bạn làm giám khảo để

theo dõi chéo các đội.


20

ƠN

OF

FI

CI

AL

Minh họa

Đánh giá kết quả chơi và trao thường:

- Kết thúc trò chơi, sản phẩm của mỗi nhóm là 5 tấm puzzle đã ghép hoàn

NH

chỉnh. Đội chiến thắng là đội hoàn thành mảnh ghép sớm nhất, chính xác nhất. * Hướng dẫn sử dụng trò chơi:

- Trò chơi có thể sử dụng trong bất kỳ hoạt động nào của quá trình học tập:

Y

Khởi động; Hình thành kiến thức; Luyện tập hay Củng cố.

QU

- Trò chơi mảnh ghép puzzle khá đơn giản và dễ thiết kế. GV có thể hƣớng dẫn HS tự thiết kế các chủ đề tƣơng tự để HS có thể tự chơi giữa các nhóm giúp củng cố kiến thức sau mỗi tiết học. “ANCOL”

M

TRÕ CHƠI SỐ 4: AI NHANH HƠN ÁP DỤNG TRONG BÀI

* Lí do sử dụng trò chơi: - Bài ancol đƣợc nghiên cứu trong 2 tiết, với thời lƣợng 45 phút của tiết 1

thì HS chỉ cần nắm vững định nghĩa ancol, công thức cấu tạo cũng nhƣ danh

DẠ Y

pháp của ancol. Mặt khác đây là bài lí thuyết đầu tiên mà học sinh đƣợc học về một loại hợp chất hữu cơ không phải chỉ có C và H nữa mà thêm cả nguyên tử O. Nhƣ vậy căn cứ vào thời lƣợng tiết học cũng nhƣ mục tiêu nội dung chƣơng trình thì có thể sử dụng trò chơi cho tiết học này.


21 *Mục tiêu của trò chơi

AL

- Làm chính xác hóa các khái niệm, công thức cấu tạo cũng nhƣ danh pháp của một loại chất hóa học.

làm việc hợp tác. HS tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng.

FI

- Giờ học sôi nổi, thoải mái, cuốn hút HS.

CI

- Phát triển ở HS năng lực tƣ duy, phát hiện vấn đề nhanh chóng, kĩ năng

*Chuẩn bị điều kiện, phương tiện chơi. Giới thiệu và giải thích trò chơi

NH OH

OH

CH3

CnH2n+1OH

Y

CH3 – CH2- CH2 – CH2 – CHO

C6H5CH2OH

C(CH3)3OH

CH3 – CH2 – C = O OH

CH2 Cl – CH – CH3

CH3 – CH – CH2 - OH

ƠN

ANCOL

CH3 - CH - OH

CH2 = CH – CH2 – OH

CH2

OH

OH

CH3 – CH2 – C(OH)3

OH

OH CH3 – CH(CH3)– CH – CH3

CH3 - OH CH2 = CH - OH CH2 – CH2

CH3 – OH – CH3

OH

CH2 – CH2 – CH2

OH

OH

CH3 – CH – CH2 – CH3

OH

CH3 – O – CH2 – CH2 - OH

C3H5(OH)3

CH3 – CH2 – OH

CH3 – CH = CH – OH

CH3 – CH2 – CH2 – CH3 – CH2 - OH

OF

Chuẩn bị: GV cần chuẩn bị các tờ A0 nhƣ sau (mỗi đội 1 tờ):

QU

Cách chơi: Trò chơi có tên gọi “AI NHANH HƠN”, nghĩa là mỗi đội sẽ phải tìm ra trong các công thức trên đâu là ancol và dùng bút khoanh tròn vào ancol đó. Đội nào tìm đƣợc nhiều ancol hơn là đội thắng cuộc. GV trực tiếp điều

M

khiển trò chơi này. Luật chơi:

- Thời gian chơi 5 – 7 phút - Chia lớp thành 4 đội chơi, mỗi đội là một tổ. - Mỗi đội có 3 phút để tìm ra các công thức đúng của ancol và dùng bút

DẠ Y

màu khoanh tròn vào đáp án đó. Hết giờ, các đội cử đại diện lên treo kết quả lên bảng. Mỗi công thức đúng đội chơi có 10 điểm. Đội nào có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.


22 *Đánh giá kết quả chơi và trao giải cho người chơi

AL

Khi trò chơi kết thúc, GV đƣa ra đáp án để HS đối chiếu xem đội mình tìm đƣợc bao nhiêu công thức đúng. GV tuyên bố đội thắng cuộc (dƣới đây là đáp án).

C6H5CH2OH

CI

FI

CnH2n+1OH

NH

CH3 – CH2- CH2 – CH2 – CHO

=O OH

OH CH3

ƠN

OH

C(CH3)3OH

CH3 – CH2 – C

CH2 Cl – CH – CH3

CH3 – CH – CH2 - OH

OH

CH3 - CH - OH

ANCOL

OF

OH

OH

CH3 – CH2 – C(OH)3

CH2 = CH – CH2 – OH

CH2

OH CH3 – CH(CH3)– CH – CH3

CH3 - OH CH2 = CH - OH CH3 – CH2

CH3 – OH – CH3

OH

CH2 – CH2 – CH2

OH

OH

CH3 – CH – CH2 – CH3

OH

CH3 – O – CH2 – CH2 - OH

C3H5(OH)3

CH3 – CH2 – OH

CH3 – CH = CH – OH

CH3 – CH2 – CH2 – CH3 – CH2 - OH

*Thảo luận và rút ra kiến thức

Thông qua trò chơi này, định nghĩa, cấu tạo ancol sẽ đƣợc làm chính xác.

Y

Trong sách chỉ nêu: “ Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm

QU

hydroxyl liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no”. Ta thấy ở mạng lƣới trên có rất nhiều công thức cấu tạo chứa nhóm -OH nhƣng không phải ancol: ví dụ OH

, CH2=CH-OH,… HS khi chƣa nắm vững định nghĩa, rất dễ khoanh

M

nhầm công thức này.

Nhƣ vậy sau trò chơi HS phải biết nhận dạng công thức đúng của ancol và cần chú ý thêm rằng: một nguyên tử C chỉ liên kết với tối đa một nhóm -OH. *Hướng dẫn sử dụng: Trò chơi này có thể sử dụng trong:

DẠ Y

- Các tiết luyện tập, ôn tập, những tiết nghiên cứu lí thuyết mới mà HS hay

nhầm lẫn giữa các công thức có nhóm nguyên tử giống nhau hay là có các liên kết giống nhau: anken, ankađien, ancol, phenol, axit cacboxylic,…


23 - GV có thể tổ chức cho HS chơi vào cuối tiết 1 bài ancol hoặc khi kết thúc

AL

phần định nghĩa hoặc yêu cầu HS tự nghiên cứu phần định nghĩa rồi tham gia chơi trò chơi sau đó GV kết luận.

CI

TRÕ CHƠI SỐ 5: GIẢI MẬT THƢ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA KHI DẠY BÀI “THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC”

FI

* Luật chơi:

Hãy tƣởng tƣợng chúng ta là đội quân tham gia trận chiến phải

ƠN

OF

chuyển mật thƣ từ trên xuống dƣới gồm 2 cụm (2 dãy lớp)

- Có 4 mật thƣ, tính điểm cho mỗi mật thƣ là 10 điểm (2 điểm mỗi câu hỏi/mật thƣ và 2 điểm trình bày nhóm)

NH

- Mỗi mật thƣ đƣợc giải trong 5 phút, và chuyển thƣ từ trên xuống dƣới 4 lần sẽ giải hết 4 mật thƣ

- Có 2 cụm: Mỗi cụm gồm 4 nhóm HS, các nhóm phải phân công nhiệm vụ

Y

cho từng thành viên về ngƣời lƣu trữ mật thƣ, ngƣời nói và giải mật thƣ, ngƣời vận chuyển.

QU

- Sau khi giải hết mật thƣ thì GV sẽ cho các nhóm chấm chéo mật thƣ khi

DẠ Y

M

chiếu đáp án của từng mật thƣ. Công bố điểm và trao giải nhóm nhất, nhì, ba.


OF

FI

CI

AL

24

* Nhận xét:

- Trò chơi áp dụng cho tất cả các môn học, cho từng mục đích kiểm tra,

ƠN

đánh giá và dạy học của GV.

- Phát huy năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực tƣ duy sáng tạo, xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, viết

NH

phƣơng trình hóa học và đọc tên các chất.

1.4.2. Những trò chơi dạy học cần thiết sử dụng máy vi tính và máy chiếu; điện thoại thông minh.

Y

TRÕ CHƠI SỐ 1: TRÕ CHƠI QUIZIZZ ÁP DỤNG TRONG BÀI “LUYỆN TẬP ANKAN”

QU

* Giới thiệu về trò chơi Quizizz: Quizizz là một phần mềm ứng dụng đƣợc Ankit và Deepak thành lập năm 2015 khi đang dạy toán tại Đại học ở bang Bangalore, Ấn Độ. Ngày nay Quizizz đã trở thành công cụ hỗ trợ việc học tập

M

của hàng triệu học sinh, sinh viên của hơn 100 quốc gia trên thế giới. Quizizz là

một phần mềm, một ứng dụng trên nền tảng website, có các ứng dụng trên Appstore và CH play. * Mục đích của trò chơi: Với Quizizz GV có thể tổ chức một trò chơi trực

DẠ Y

tiếp với các câu hỏi trắc nghiệm online trên các thiết bị máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại thông minh cho HS. Sau khi kết thúc trò chơi Quizizz GV có một bảng thống kê khá chi tiết về ngƣời chơi: bảng xếp hạng; số câu trả lời đúng, sai…


Giúp HS củng cố: - Khái niệm ankan, xác định số đồng phân ankan.

CI

- Ôn lại tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của ankan.

AL

25 * Xác định mục tiêu của trò chơi Quizizz trong bài Luyện tập Ankan.

- Rèn luyện tƣ duy, phản xạ nhanh chính xác, kỹ năng làm việc nhóm.

FI

- Thái độ tích cực, hợp tác, tập trung trong khi tham gia trò chơi. - Thái độ nghiêm túc, có sự cạnh tranh giữa các đội chơi.

OF

* Chuẩn bị điều kiện, phương tiện chơi. Giới thiệu và giải thích trò chơi Chuẩn bị:

- Bƣớc 1: GV đăng ký tài khoản với Quizizz bằng cách truy cập website:

ƠN

https://quizizz.com/ - Bƣớc 2: Tạo bộ câu hỏi Quizizz cho trò chơi trực tuyến. - Phƣơng tiện: GV cần có máy tính kết nối tivi và mạng internet; tivi (các

NH

phòng học đã đảm bảo yêu cầu này). HS có điện thoại thông minh hoăc máy tính kết nối mạng. - Phiếu học tập.

Y

Cách chơi:

QU

- Chia lớp thành nhiều cặp (tùy theo số lƣợng HS của lớp; cứ 2 HS ghép thành cặp).

- GV hƣớng dẫn các em sử dụng điện thoại có kết nối mạng; truy cập vào website: https://quizizz.com/join hoặc GV gửi đƣờng link trò chơi vào nhóm

M

Zalo hoặc messenger của lớp.

- HS truy cập vào đƣờng link hoặc điền mã code của trò chơi và đƣợc xác nhận vào trò chơi. - Mỗi câu hỏi tùy theo mức độ mà GV đã đặt thời gian. Trong thời gian đó

DẠ Y

HS suy nghĩ và hoàn thành câu hỏi nhanh và chính xác. Luật chơi: - HS truy cập vào link của trò chơi. Khi GV hô khẩu hiệu Chuẩn bị - Bắt

đầu, các em sẽ tham gia trả lời câu hỏi của trò chơi.


26 - Trò chơi kết thúc khi GV quan sát các cặp chơi đã trả lời xong hết và GV

AL

bấm End Game. Ngay lập tức Quizizz sẽ thống kê những bạn nào dẫn đầu về điểm số, tiếp theo là số 2,3,…

CI

- GV khen thƣởng cho 3 cặp dẫn đầu của trò chơi. * Hướng phát triển của trò chơi Quizizz:

FI

Trò chơi Quizizz là một trò chơi đƣợc xây dựng trên nền tảng website trực tuyến, HS rất tích cực và hứng thú với trò chơi này. Sau khi chơi các em nhận

OF

đƣợc thống kê kết quả trong quá trình chơi của mình. Bản thân tôi thƣờng sử dụng Quizizz trong quá trình Khởi động tiết học; Củng cố tiết học ở tiết nghiên cứu bài mới; tiết luyện tập… Ngoài ra tôi thƣờng giao bài tập về nhà cho HS

ƠN

bằng cách gửi đƣờng link trò chơi và các em hoàn thành trong thời gian quy định. Đặc biệt trong thời gian giảng dạy online (do tình hình dịch bệnh Covid19) tôi đã sử dụng rất hiệu quả trò chơi này và nhận đƣợc sử hƣởng ứng rất tích

NH

cực từ HS.

TRÕ CHƠI SỐ 2: KHÁM PHÁ Ô CHỮ BÀI “PHENOL” * Mục tiêu:

Y

- Rèn cho HS kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học

QU

- HS nhớ kiến thức nhanh hơn và lâu hơn * Chuẩn bị điều kiện, phương tiện chơi. Giới thiệu và giải thích trò chơi Chuẩn bị:

- GV chuẩn bị nội dung trò chơi trên máy tính

M

- HS ôn bài cũ.

- Phƣơng tiện: màn hình, máy chiếu. Giới thiệu: Đây là một trò chơi khá quen thuộc, nhƣng vẫn tạo đƣợc sự

hứng thú với HS. Trên màn hình sẽ xuất hiện ô chữ., khi HS lựa chọn câu hỏi,

DẠ Y

GV mở câu hỏi, HS suy nghĩ và sắp xếp trả lời câu hỏi. Luật chơi: Cả lớp tham gia. GV mời một HS bất kỳ lựa chọn câu hỏi của

mình. Khi HS lựa chọn câu hỏi, GV mở gói câu hỏi, trong thời gian 10s suy nghĩ, HS đƣa ra đáp án. Nếu đáp án chính xác, HS nhận đƣợc một phần quà:


GV là ngƣời trực tiếp điều khiển máy tính và dẫn chƣơng trình. * Hướng dẫn sử dụng trò chơi:

CI

Trò chơi này có thể đƣợc sử dụng trong:

AL

27 điểm, gói quà,…Nếu trả lời sai, quyền trả lời sẽ nhƣờng cho HS khác trong lớp.

- Các tiết luyện tập, ôn tập chuẩn bị kiểm tra. - Hoặc dùng để củng cố bài học.

OF

VÍ DỤ : Tiết 56: Phenol (củng cố bài Phenol)

FI

- Có thể dùng để kiểm tra bài cũ.

- Mục tiêu: Thông qua trò chơi “Khám phá ô chữ” nhằm củng cố lại cho HS tính chất vật lý, hóa học đặc trƣng của phenol. Từ đó giúp các em khắc sâu

ƠN

kiến thức và lĩnh hội kiến thức ngay sau bài học. - Cách thức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

NH

- GV đƣa ra 6 gói

Nội dung

câu hỏi tƣơng ứng - HS lựa chọn gói - Nội dung trò chơi: Hãy sắp xếp các với 6 hàng ngang .

câu hỏi và sắp xếp câu sau thành câu có nghĩa?

Y

- GV gọi bất kỳ một thành câu trả lời

QU

HS nào trong lớp hoàn chỉnh.

(1): trong/ lạnh/ phenol/ ít/ nƣớc/

tan.

lựa chọn gói câu hỏi

=> phenol ít tan trong nƣớc lạnh.

của mình.

(2) phenol/ độc/ tiếp/ gây/bỏng/

- GV kích vào gói

M

câu hỏi, câu hỏi ở

hàng ngang lần lƣợt hiện ra.

- Sau khi HS có câu

DẠ Y

trả lời, GV kích vào gói câu hỏi thì đáp án chính xác xuất hiện.

- GV nhận xét, đánh

với/ da/ khi/ tiếp/ xúc/ nặng. => Phenol độc khi tiếp xúc với da gây bỏng nặng. (3) không/ là/ màu/ yếu/ phenol/ làm/ đổi/ axit/ quỳ/ tím. => Phenol là axit yếu không làm đổi màu quỳ tím. (4) Phenol/ thế/ gia/ phản/ ứng/ tham/ brom/ benzen/ hơn/ dễ. => phenol tham gia phản ứng thế


28 brom dễ hơn benzen.

giá câu trả lời của

AL

(5) Hƣởng/ benzen/ nhóm/ vòng/

HS.

đến/ ảnh/ OH.

CI

=> Vòng benzen ảnh hƣởng đến nhóm OH.

FI

(6) phenol/ đƣợc/ dán/ dụng/ keo/ sản/ xuất/ nhựa/ để.

OF

=> Phenol đƣợc ứng dụng để sản xuất nhựa keo dán.

ƠN

1.5. Hƣớng dẫn học sinh thiết kế và tổ chức trò chơi trong lớp học 1.5.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh thiết kế trò chơi Sau khi đã cho HS làm quen với việc học tập thông qua trò chơi mà mình

NH

đã thiết kế và tổ chức cho cả lớp thì tiếp tục cho HS tự thiết kế trò chơi của mình và thi đua giữa các nhóm.

- GV giới thiệu trang youtube và pinterest với từ khóa game chemistry thì

QU

- GV giao nhiệm vụ:

Y

có rất nhiều trò chơi cho HS tham khảo và thiết kế + Mỗi nhóm tự thiết kế một trò chơi về chủ đề hoặc phần kiến thức GV giao + Tự lồng ghép kiến thức đã qui định vào trò chơi + Tổ chức chơi theo trạm để thi đua giữa các nhóm

M

+ Tiêu chí chấm điểm: Về hình thức (4 điểm). Về nội dung kiến thức (4

điểm). Về cách tổ chức trò chơi và luật chơi (2 điểm) 1.5.2. Một số sản phẩm trò chơi của học sinh TRÕ CHƠI: ĐỪNG ĐỂ ĐIỂM RƠI

DẠ Y

* Luật chơi

- Mỗi đội cử 3 ngƣời chơi, xuất phát là 100 điểm trong tay - Có 1 câu hỏi chính và 3 câu hỏi phụ và 6 gợi ý, có 1 gợi ý cho sẵn - Các đội sẽ dùng điểm của mình để mua gợi ý


29 - Rút ngẫu nhiên 1 đến 5 giá điểm, ví dụ rút số 4 đƣợc 50 điểm, rút đƣợc

AL

mệnh giá nào tƣơng đƣơng với mất điểm từng đấy (100-50=50 điểm, vì lúc đầu có 100 điểm cho sẵn) nếu trả lời sai gợi ý còn nếu trả lời đúng thì đƣợc cộng

NH

ƠN

OF

FI

CI

từng đấy số điểm

TRÕ CHƠI: VÕNG QUAY MAY MẮN *Luật chơi:

Y

+ Ngƣời chơi quay và chọn vào các ô cộng điểm, mất điểm, mất lƣợt…

QU

+ Ngƣời chơi sẽ đƣợc cho sẵn 10 điểm + Nếu quay vào ô cộng điểm: ngƣời chơi trả lời đúng thì đƣợc cộng thêm từng đó số điểm; trả lời sai thì giữ nguyên điểm mà không đƣợc cộng

M

+ Nếu quay vào ô mất điểm: trả lời đúng giữ nguyên điểm, trả lời sai bị trừ

DẠ Y

từng đó số điểm...


OF

FI

CI

AL

30

ƠN

TRÕ CHƠI: ĐẤU TRƢỜNG TRUNG TÂM * Chuẩn bị

- Phiếu bốc thăm để ở trung tâm (là các câu hỏi bài tập đánh số câu 1, 2,

NH

3....) tùy mục đích thầy cô sử dụng thời gian bao nhiêu trong tiết học. - Phiếu câu hỏi 1, 2, 3 (là các bài tập ở các mức độ tƣơng ứng với số phiếu bốc thăm- tùy GV sử dụng phù hợp trình độ hs)

Y

- 3 giấy A3, bút dạ kẻ 4 bậc thang tƣơng ứng với các câu hỏi thăm đƣợc * Luật chơi

QU

- Bộ phiếu trả lời câu hỏi (đáp án A, B, C, D) tƣơng ứng với số câu hỏi bốc

- Chia lớp thành 3 góc chơi (lớp 36 HS). Mỗi góc 12 HS và 1 trọng tài

M

- Mỗi góc chơi là 1 bộ đấu trƣờng trung tâm. Mỗi góc chơi gồm 6 đội (có

thể nhiều hơn tùy GV). Mỗi đội gồm 2 HS (để thảo luận cùng nhau giải bài tập). Mỗi bộ chơi sẽ có 6 ô khác màu (có thể tự vẽ) tƣơng ứng 6 đội kéo dài đến trung tâm có 4 vạch (đó là bậc thang tƣơng ứng câu hỏi đội đó trả lời đƣợc sẽ bƣớc

DẠ Y

dần đến từng bậc (tiến dần trung tâm). Bắt đầu chơi bất kì đội nào theo chỉ định của trọng tài. - Đội đầu tiên chơi sẽ bốc thăm câu hỏi ở trung tâm thì trọng tài đƣa 6 câu

hỏi đã bốc đƣợc cho 6 đội cùng làm. Tối đa 2 phút


31 - Phát xong câu hỏi đội nào làm xong nhanh thì giơ phiếu đáp án lên.trọng

AL

tài nhìn vào phiếu đáp án so sánh. Nếu đúng thì quyền bốc thăm tiếp theo là đội trả lời đúng đó và đội ấy sẽ đi đƣợc nấc thang đó (để tiến dần trung tâm) đánh

CI

dấu bằng bút từng bậc thang đã đi hoặc dùng kẹo đặt vào nấc thang đi đƣợc. Nếu sai đội khác có quyền giơ phiếu tiếp. Nếu hết 2 phút không đội nào đƣa câu trả

FI

lời thì đội kế tiếp với đội đã bốc câu hỏi sẽ dành quyền bốc phiếu câu hỏi (kế tiếp theo chiều kim đồng hồ).

OF

- Trò chơi diễn ra đến khi đội nào đi đến nấc thang cuối cùng thì dừng lại và đội đó dành chiến thắng là 1 phần quà (có thể cho điểm 10)

- GV có thể đếm các bậc thang các đội còn lại đi đƣợc để phân giải hai, ba

ƠN

(có thể thƣởng điểm 9,8). Kết thúc trò chơi cho HS ăn kẹo đã đánh dấu các bậc

M

* Nhận xét

QU

Y

NH

thang đi đƣợc.

- Trò chơi phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng

lực tính toán.

- Trò chơi sử dụng cho mọi môn học. Tiểu kết chƣơng 1

DẠ Y

Qua việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học phần Hóa học lớp 11, tôi

thấy: Mỗi trò chơi đều cần xác định rõ mục tiêu của trò chơi, chuẩn bị điều kiện và phƣơng tiện chơi, giới thiệu và giải thích, điều khiển, hƣớng dẫn sử dụng trò chơi. GV có thể kết hợp những nội dung đó cùng với mục tiêu bài học cũng nhƣ


32 những điều kiện cho phép khác để tổ chức trò chơi. Cũng trên cơ sở đó GV cũng

AL

có thể tự mình thiết kế các trò chơi khác phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tế. Điều quan trọng nhất mà GV cần lƣu ý đó là: không nên để HS sa đà vào trò

CI

chơi mà quên mất nhiệm vụ học tập. Sau mỗi trò chơi GV nên hỏi các HS của mình xem: Em nhớ đƣợc những kiến thức và rèn luyện kĩ năng gì sau trò chơi CHƢƠNG 2: DẠY HỌC STEM

OF

2.1. Dạy học STEM

FI

này… Có nhƣ vậy việc tổ chức trò chơi mới đạt hiệu quả tối ƣu.

2.1.1. STEM là gì

STEM là thuật ngữ lần đầu tiên đƣợc giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mỹ vào

ƠN

năm 2001. STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học), thuật ngữ này đƣợc sử dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật

NH

và Toán học của mỗi quốc gia. Giáo dục STEM về bản chất đƣợc hiểu là trang bị cho ngƣời học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (đƣợc gọi là kiễn thức, kĩ năng

Y

STEM). Kiến thức và kĩ năng STEM phải đƣợc tích hợp, lồng ghép và bổ trợ

QU

cho nhau giúp HS không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra đƣợc những sản phẩm trong cuộc sống. Qua tham khảo tài liệu và thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: Khi học tập theo mô hình STEM HS đƣợc tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học tập theo

M

phƣơng pháp dạy học tích cực: học qua dự án, học qua trò chơi và đặc biệt

phƣơng pháp học qua thực hành luôn đƣợc áp dụng triệt để cho các môn học. Thông qua các chủ đề STEM HS đƣợc hoạt động, đƣợc trải nghiệm và thấy đƣợc ý nghĩa của tri thức với cuộc sống, HS đƣợc khuyến khích vận dụng kiến

DẠ Y

thức kĩ năng STEM để giải quyết các VĐ có liên quan đến cuộc sống, tạo ra sản phẩm phục vụ cuộc sống. Từ đó sẽ giúp HS hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện các nhiệm vụ học; đƣợc làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. HS còn đƣợc trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, ĐG đƣợc sự phù hợp, năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực


vào hình thành và phát triển phẩm chất, NL cho HS. 2.1.2. Phân loại STEM

CI

(1) Dựa trên các lĩnh vực STEM tham gia giải quyết vấn đề.

AL

33 STEM. Các hoạt động nêu trên làm tăng hứng thú học tập, góp phần tích cực

- STEM đầy đủ: là loại hình STEM yêu cầu ngƣời học cần vận dụng kiến

FI

thức của cả bốn lĩnh vực STEM để giải quyết vấn đề.

- STEM khuyết: là loại hình STEM mà ngƣời học không phải vận dụng

OF

kiến thức cả bốn lĩnh vực STEM để giải quyết vấn đề.

(2) Dựa trên phạm vi kiến thức để giải quyết vấn đề STEM - STEM cơ bản: là loại hình STEM đƣợc xây dựng trên cơ sở kiến thức

ƠN

thuộc phạm vi các môn học Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học trong chƣơng trình giáo dục phổ thông. Các sản phẩm STEM này thƣờng đơn giản, chủ đề giáo dục STEM bám sát nội dung sách giáo khoa và thƣờng đƣợc xây

NH

dựng trên cơ sở các nội dung thực hành, thí nghiệm trong chƣơng trình giáo dục phổ thông.

- STEM mở rộng: là loại hình STEM có những kiến thức nằm ngoài

Y

chƣơng trình và sách giáo khoa. Những kiến thức đó ngƣời học phải tự tìm hiểu

QU

và nghiên cứu. Sản phẩm STEM của loại hình này có độ phức tạp cao hơn. (3) Dựa vào mục đích dạy học - STEM dạy kiến thức mới: là STEM đƣợc xây dựng trên cơ sở kết nối kiến thức của nhiều môn học khác nhau mà HS chƣa đƣợc học (hoặc đƣợc học một

M

phần). HS sẽ vừa giải quyết đƣợc vấn đề và vừa lĩnh hội đƣợc kiến thức mới.

- STEM vận dụng: là STEM đƣợc xây dựng trên cơ sở những kiến thức đã đƣợc học. STEM dạng này sẽ bồi dƣỡng cho HS năng lực vận dụng lý thuyết vào thực tế. Kiến thức lý thuyết đƣợc củng cố và khắc sâu.

DẠ Y

2.2. Các hình thức tổ chức giáo dục STEM Giáo dục STEM là một phƣơng thức giáo dục nhằm trang bị cho HS những

kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Nội dung bài học theo chủ đề (sau đây gọi chung bài học) STEM gắn với

việc giải quyết tƣơng đối trọn vẹn một vấn đề, trong đó HS đƣợc tổ chức tham


34 gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để

AL

giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho HS.

CI

Tùy thuộc vào đặc thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, các trƣờng có thể áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục STEM nhƣ sau:

FI

2.2.1. Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM

- Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trƣờng trung

OF

học. GV thiết kế các bài học STEM để triển khai trong quá trình dạy học các môn học thuộc chƣơng trình giáo dục phổ thông theo hƣớng tiếp cận tích hợp nội môn hoặc tích hợp liên môn.

ƠN

- Nội dung bài học STEM bám sát nội dung chƣơng trình của các môn học nhằm thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông theo thời lƣợng quy định của các môn học trong chƣơng trình.

NH

- HS thực hiện bài học STEM đƣợc chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu học tập để tiếp nhận và vận dung kiến thức thông qua các hoạt động: lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu

QU

hƣớng dẫn của GV.

Y

thiết kế; chia sẻ, thảo luận, hoàn thiện hoặc điều chỉnh mẫu thiết kế dƣới sự 2.2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM - Hoạt động trải nghiệm STEM đƣợc tổ chức thông qua hình thức câu lạc bộ hoặc các hoạt động trải nghiệm thực tế; đƣợc tổ chức thực hiện theo sở thích,

M

năng khiếu và lựa chọn của học sinh một cách tự nguyện. Nhà trƣờng có thể tổ

chức các không gian trải nghiệm STEM trong nhà trƣờng; giới thiệu thƣ viện học liệu số, thí nghiệm ảo, mô phỏng, phần mềm học tập để học sinh tìm hiểu, khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống.

DẠ Y

- Hoạt động trải nghiệm STEM đƣợc tổ chức theo kế hoạch giáo dục hàng

năm của nhà trƣờng; nội dung mỗi buổi trải nghiệm đƣợc thiết kế thành bài học cụ thể, mô tả rõ mục đích, yêu cầu, tiến trình trải nghiệm và dự kiến kết quả. Ƣu tiên những hoạt động liên quan, hoạt động tiếp nối ở mức vận dụng (thiết kế, thử


35 nghiệm, thảo luận và chỉnh sửa) của các hoạt động trong bài học STEM theo kế

AL

hoạch dạy học của nhà trƣờng.

- Tăng cƣờng sự hợp tác giữa trƣờng trung học với các cơ sở giáo dục đại

CI

học, cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh

doanh, các thành phần kinh tế - xã hội khác và gia đình để tổ chức có hiệu quả

FI

các hoạt động trải nghiệm STEM phù hợp với các quy định hiện hành. 2.2.3. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật

OF

- Hoạt động này dành cho những HS có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn; thông qua quá trình tổ chức dạy học các bài học STEM và hoạt động trải

ƠN

nghiệm STEM phát hiện các HS có năng khiếu để bồi dƣỡng, tạo điều kiện thuận lợi HS tham gia nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật đƣợc thực hiện dƣới dạng một

NH

đề tài/dự án nghiên cứu bởi một cá nhân hoặc nhóm hai thành viên, dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên hoặc nhà khoa học có chuyên môn phù hợp. - Dựa trên tình hình thực tiễn, có thể định kỳ tổ chức ngày hội STEM hoặc

Y

cuộc thi khoa học, kỹ thuật tại đơn vị để đánh giá, biểu dƣơng nỗ lực của GV và

QU

HS trong việc tổ chức dạy và học, đồng thời lựa chọn các đề tài/dự án nghiên cứu gửi tham gia Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp trên. 2.3. Nội dung giáo dục STEM 2.3.1. Bài học STEM

M

a) Nội dung bài học STEM nằm trong chƣơng trình giáo dục phổ thông,

gắn kết các vấn đề của thực tiễn xã hội - Nội dung bài học STEM đuợc gắn kết với các vấn đề thực tiễn đời sống

xã hội, khoa học, công nghệ và HS đƣợc yêu cầu tìm các giải pháp đế giải quyết

DẠ Y

vấn đề, chiếm lĩnh kiến thức, đáp ứng yêu cầu cần đạt của bài học. - Nội dung kiến thức của các bài học thuộc một môn học hoặc một số môn

học trong chƣơng trình; bảo đảm giải quyết đƣợc vấn đề đặt ra một cách tƣơng đối trọn vẹn. b) Bài học STEM dựa theo quy trình thiết kế kĩ thuật


36 - Bài học STEM đuợc xây dựng dựa theo quy trình thiết kế kĩ thuật với tiến

AL

trình bao gồm 8 bƣớc: xác định vấn đề; nghiên cứu kiến thức nền; đề xuất các giải pháp; lựa chọn giải pháp; chế tạo mô hình (nguyên mẫu); thử nghiệm và

CI

đánh giá; chia sẻ thảo luận; điều chỉnh thiết kế. hiện rõ 8 bƣớc của quy trình thiết kế kĩ thuật nhƣ sau:

FI

- Cấu trúc bài học STEM có thể đuợc chia thành 5 hoạt động chính, thể + Hoạt động 1: Xác định vấn đề hoặc yêu cầu chế tạo một sản phẩm ứng

OF

dụng gắn với nội dung bài học với các tiêu chí cụ thể.

+ Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền (bao gồm kiến thức trong bài học cần sử dụng để giải quyết vấn đề hoặc chế tạo sản phẩm theo yêu cầu) và đề

ƠN

xuất các giải pháp thiết kế đáp ứng các tiêu chí đã nêu.

+ Hoạt động 3: Trình bày và thảo luận phƣơng án thiết kế, sử dụng kiến thức nền để giải thích, chứng minh và lựa chọn, hoàn thiện phƣơng án tốt nhất

NH

(trong truờng hợp có nhiều phƣơng án).

+ Hoạt động 4: Chế tạo sản phẩm theo phƣơng án thiết kế đã đuợc lựa chọn; thử nghiệm và đánh giá trong quá trình chế tạo.

Y

+ Hoạt động 5: Trình bày và thảo luận về sản phẩm đã chế tạo; điều chỉnh,

QU

hoàn thiện thiết kế ban đầu.

c) Phƣơng pháp dạy học đƣa HS vào các hoạt động tìm tòi và khám phá, định hƣớng hành động

- Hoạt động học của HS đƣợc thiết kế theo hƣớng mở về điều kiện thực

M

hiện, nhƣng cụ thể về tiêu chí của sản phẩm cần đạt.

- Hoạt động học của HS là hoạt động đƣợc chuyển giao và hợp tác; quyết định về giải pháp giải quyết vấn đề là của HS. - HS thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin để chia sẻ ý tƣởng và thiết

DẠ Y

kế lại nguyên mẫu của mình nếu cần. - HS tự điều chỉnh các ý tƣởng của mình và xây dựng hoạt động tìm tòi,

khám phá của bản thân.


37 d) Hình thức tổ chức dạy học cần lôi cuốn học sinh vào hoạt động kiến tạo,

AL

tăng cƣờng hoạt động nhóm, tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.

CI

- Hình thức tổ chức bài học STEM có thể linh hoạt, kết hợp các hoạt động trong và ngoài lớp học nhƣng cần đảm bảo mục tiêu dạy học của phần nội dung

FI

kiến thức trong chƣơng trình.

- Tăng cƣờng tổ chức hoạt động theo nhóm để phát triển năng lực giao tiếp

OF

và hợp tác cho học sinh nhƣng phải chỉ rõ nhiệm vụ và sản phẩm cụ thể của mỗi học sinh trong nhóm.

e) Thiết bị dạy học cần lƣu ý đến việc sử dụng thiết bị, công nghệ sẵn có,

ƠN

dễ tiếp cận với chi phí tối thiếu.

- Sử dụng tối đa các thiết bị sẵn có thuộc danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định. tiếp cận, chi phí rẻ và an toàn.

NH

- Tăng cƣờng sử dụng các vật liệu, công cụ gia dụng, công nghệ sẵn có, dễ - Khuyến khích sử dụng các nguồn tài nguyên số bổ trợ, thí nghiệm ảo, mô

Y

phỏng, phần mềm, có thể dễ dàng truy cập sử dụng trong và ngoài lớp học để

QU

học sinh chủ động học tập.

2.3.2. Hoạt động trải nghiệm STEM a) Nội dung hoạt động trải nghiệm STEM đƣợc lựa chọn phải gắn với việc thực hiện mục tiêu của chƣơng trình giáo dục phổ thông, tạo hứng thú và động

M

lực học tập nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.

- Chú trọng những hoạt động liên quan, hoạt động tiếp nối ở mức vận dụng (thiết kế, thử nghiệm, thảo luận và chỉnh sửa) các hoạt động của bài học STEM trong chƣơng trình, tập trung vào việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn xã hội,

DẠ Y

khoa học và công nghệ. - Nội dung hoạt động trải nghiệm STEM có thể gắn với các hoạt động nghề

nghiệp liên quan đến lĩnh vực STEM nhằm bổ trợ cho quá trình học tập, tạo hứng thú và động lực học tập, góp phần định hƣớng nghề nghiệp cho HS.


38 b) Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM cần phong phú, đa dạng,

AL

lôi cuốn HS vào hoạt động tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn xã hội, khoa học và công nghệ.

CI

- Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM có thể linh hoạt, kết hợp

các hoạt động trong trƣờng (dƣới hình thức câu lạc bộ) và ngoài trƣờng (tìm tòi,

FI

khám phá thực tiễn).

- Tăng cƣờng tổ chức hoạt động theo nhóm để phát triển năng lực giao tiếp

OF

và hợp tác cho HS nhƣng cần đảm bảo chỉ rõ nhiệm vụ và sản phẩm cụ thể của mỗi HS trong nhóm.

2.3.3. Đề tài/dự án nghiên cứu khoa học, kĩ thuật

ƠN

a) HS tham gia học tập trên cơ sở tự nguyện, có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn; chú trọng phát hiện các học sinh có năng lực và sở thích thông qua

NH

quá trình tổ chức dạy học bài học STEM và các hoạt động trải nghiệm STEM. b) Lựa chọn đề tài/dự án nghiên cứu khoa học, kĩ thuật phù hợp với HS hoặc nhóm HS trên cơ sở đáp ứng quy định tại Thông tƣ số 38/2012/TT-

Y

BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

QU

2.4. Xây dựng và thực hiện bài học STEM 2.4.1. Quy trình xây dựng bài học STEM a) Bước 1: Lựa chọn nội dung dạy học Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chƣơng trình môn học và các hiện

M

tƣợng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên, xã hội; quy trình hoặc

thiết bị công nghệ ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn để lựa chọn nội dung của bài học.

b) Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết

DẠ Y

Xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho HS thực hiện sao cho khi giải

quyết vấn đề đó, HS phải học đƣợc những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chƣơng trình môn học đã đƣợc lựa chọn hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết để xây dựng bài học. c) Bước 3: Xây dựng tiêu chí của sản phẩm/giải pháp giải quyết vấn đề


39 Xác định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm làm căn cứ quan trọng để đề

AL

xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm. d) Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

CI

- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học đƣợc thiết kế theo các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực với các hoạt động học bao hàm các bƣớc của quy

FI

trình kĩ thuật.

- Mỗi hoạt động học đƣợc thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung, dự kiến

OF

sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành và cách thức tổ chức hoạt động học tập. Các hoạt động học tập đó có thể đƣợc tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học (ở trƣờng, ở nhà và cộng đồng). học của học sinh bên ngoài lớp học. 2.4.2. Thiết kế tiến trình dạy học

ƠN

- Cần thiết kế bài học điện tử trên mạng để hƣớng dẫn, hỗ trợ hoạt động

NH

- Tiến trình bài học STEM tuân theo quy trình kĩ thuật, nhƣng các bƣớc trong quy trình có thể không cần thực hiện một cách tuần tự mà thực hiện song song, tƣơng hỗ lẫn nhau. Hoạt động nghiên cứu kiến thức nền có thể đƣợc tổ

Y

chức thực hiện đồng thời với việc đề xuất giải pháp; hoạt động chế tạo mẫu có

QU

thể đƣợc thực hiện đồng thời với việc thử nghiệm và đánh giá. Trong đó, bƣớc này vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để thực hiện bƣớc kia. - Mỗi bài học STEM có thể đƣợc tổ chức theo 5 hoạt động dƣới đây. Trong đó, hoạt động 4 và 5 đƣợc tổ chức thực hiện một cách linh hoạt ở trong và ngoài

M

lớp học theo nội dung và phạm vi kiến thức của từng bài học.

- Mỗi hoạt động phải đƣợc mô tả rõ mục đích, nội dung, dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh và cách thức tổ chức hoạt động. - Nội dung hoạt động có thể đƣợc biên soạn thành các mục chứa đựng các

DẠ Y

thông tin nhƣ là nguyên liệu, kèm theo các lệnh hoặc yêu cầu hoạt động để học sinh tìm hiểu, gia công trí tuệ để giải quyết vấn đề đặt ra trong hoạt động; cách thức tổ chức hoạt động thể hiện phƣơng pháp dạy học, mô tả cách thức tổ chức từng mục của nội dung hoạt động để HS đạt đƣợc mục đích tƣơng ứng.


40 a) Hoạt động 1: Xác định vấn đề

AL

GV giao cho HS nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn đề. Trong đó, HS phải hoàn thành một sản phẩm học tập hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể với các tiêu

CI

chí đòi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong bài học đế để xuất, xây

dựng giải pháp. Tiêu chí của sản phẩm là yêu cầu hết sức quan trọng, buộc HS

FI

phải nắm vững kiến thức mới thiết kế, giải thích đƣợc thiết kế cho sản phẩm cần làm.

OF

b) Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp

Tổ chức cho HS thực hiện hoạt động học tích cực, tăng cƣờng mức độ tự lực tuỳ thuộc từng đối tƣợng HS dƣới sự hƣớng dẫn một cách linh hoạt của GV.

ƠN

Khuyến khích HS hoạt động tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế sản phẩm.

c) Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp

NH

Tổ chức cho HS trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế kèm theo thuyết minh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã có); giáo viên tổ chức góp ý, chú trọng việc chỉnh sửa và xác thực các thuyết minh của HS để HS nắm vững

Y

kiến thức mới và tiếp tục hoàn thiện bản thiết kế trƣớc khi tiến hành chế tạo, thử

QU

nghiệm.

d) Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá Tổ chức cho HS tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế, kết hợp tiến hành thử nghiệm trong quá trình chế tạo. Hƣớng dẫn HS đánh giá mẫu và điều chỉnh

M

thiết kế ban đầu để bảo đảm mẫu chế tạo là khả thi.

e) Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm học tập đã hoàn thành; trao đổi, thảo

luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện.

DẠ Y

2.4.3. Tiêu chí đánh giá bài học STEM Các tiêu chí đánh giá bài học STEM tuân thủ các tiêu chí phân tích, rút

kinh nghiệm bài học theo Công văn số 5555/BGDĐT_GDTrH ngày 08/10/2014.


41 2.5. Thiết kế một số chủ đề STEM áp dụng dạy học phần Hóa học lớp 11

AL

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã tìm hiều, tôi áp dụng một số chủ đề dạy học STEM vào trong chƣơng trình Hóa học lớp 11. Những chủ đề tôi chọn đều

CI

cần tích hợp các kỹ năng vận dụng kiến thức khoa học vào giải quyết các vấn đề mang tính kỹ thuật và công nghệ. Vì vậy, tôi soạn bài học dựa trên quy trình

FI

thiết kế kỹ thuật.

2.5.1. Chủ đề 1: Chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch MÔ TẢ CHỦ ĐỀ

OF

A. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Vấn đề thực tiễn Bối cảnh: Hiện nay, tai nạn về điện luôn là vấn đề có thể xảy

ƠN

ra quanh ta, đặc biệt vào những ngày mƣa lũ. Tình huống cụ thể: Tìm hiểu nguyên nhân các dung dịch dẫn đƣợc điện, cũng nhƣ cách phòng tránh tai nạn điện. Đồng thời HS

NH

nghiên cứu và chế tạo Thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch đơn giản từ những nguyên vật liệu dễ kiếm. Nhiệm vụ: Chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch với

Nhiệm vụ

Y

chung/Sản phẩm các yêu cầu:

(1) Chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm.

QU

của chủ đề

(2) Mẫu mã đẹp, cân đối. (3) Có đủ thông tin về các thông số kĩ thuật như: loại vật liệu, lượng chất sử dụng…

M

(4) Thiết bị có khả năng thử tính dẫn điện.

Sản phẩm: Tài liệu thiết kế, thiết bị thử tính dẫn điện hoạt động tốt

DẠ Y

VỊ TRÍ CHỦ ĐỀ TRONG CHƢƠNG TRÌNH Bài Sự điện li – Hóa học 11

Môn học chủ đạo

Hóa học

Nội dung chủ

Nội

yếu và yêu cầu

dung

Yêu cầu cần đạt


42 Sự điện Thiết kế và chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện của li

dung dịch từ vật liệu dễ kiếm.

AL

cần đạt

Thông qua chủ đề thiết kế thiết bị thử tính dẫn điện của dung

đƣợc tích hợp

dịch, GV lồng ghép các yếu tố

CI

Các kiến thức

- Science:

FI

+ Vận dụng kiến thức vật lí để giải thích tính dẫn điện của vật, từ đó chế tạo đƣợc thiết bị thử tính dẫn điện đơn giản.

OF

+ Vận dụng kiến thức hóa học để giải thích vì sao dung dịch axit, bazơ, muối dẫn đƣợc điện; dự đoán đƣợc nồng độ các dung dịch đƣa vào thử nghiệm.

ƠN

- Technology: + Sử dụng Internet để tìm hiểu kiến thức, cách thức chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện đơn giản.

NH

+ Các công cụ, thiết bị sử dụng trong suốt quá trình triển khai tạo thành sản phẩm: Dây điện, pin 3V, bóng đèn led, kéo, băng dính đen, dĩa nhựa.

Y

- Engineering: HS thực hiện các giải pháp kĩ thuật thiết

QU

kế nên sản phẩm, sử dụng các dụng cụ, phƣơng tiện kỹ thuật để gia công. Thiết kế và lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Ví dụ: uốn, vẽ hình, kết nối… để thực hiện hóa ý

M

tƣởng thiết kế. - Mathematics: Kiến thức về toán, nhƣ tính toán dự trù chi

phí cho sản phẩm, tính toán kích thƣớc vật liệu cần để thiết kế.

Thời gian thực

Trên lớp: 01 tiết.

DẠ Y

hiện

MỤC TIÊU BÀI HỌC CHỦ ĐỀ STEM

(1) Nắm đƣợc khái niệm: Sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. (2) Hiểu và giải thích đƣợc vì sao có dung dịch dẫn đƣợc điện và có dung dịch không dẫn đƣợc điện. Vận dụng các kiến thức cũ của các bài học: Dòng điện và nguồn điện (Vật lí 7)


43 tƣởng. (4) Thiết kế đƣợc sản phẩm vừa vận hành tốt, vừa mang tính thẩm mỹ. (6) Có ý thức cẩn thận khi sử dụng điện.

FI

MA TRẬN CÁC PHA HOẠT ĐỘNG

CI

(5) Sử dụng nguyên vật liệu tái chế, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng.

AL

(3) Bản vẽ mô hình thiết bị thử tính dẫn điện chi tiết giúp truyền đạt, sáng tỏ các ý

Theo định hƣớng 5 hoạt động của Vụ trung học, bảng này chia thành 6 pha hoạt

OF

động để chi tiết hóa hơn hoạt động của học sinh Phƣơng pháp – kĩ

Pha hoạt

Thời

động

gian

1. Xác định

5

HS xác định đƣợc

Tự học, Thảo luận

Phim: Biện

nhiệm vụ

phút,

sản phẩm cần hoàn

nhóm

pháp phòng

của chủ đề

trên

thành và tiêu chí cụ

tránh tai nạn

lớp

thể của sản phẩm

điện – VTV1,

thức nền 3. Đề xuất

ƠN

Phiếu học tập

tài liệu,

số 1,

Thảo luận nhóm.

Sách giáo khoa.

Thảo luận nhóm

Phiếu học tập

3, 4, 5

số 1,

10

thiết kế

Sử dụng CNTT, tra

phút

4. Báo cáo

số 1

Tự học, tự tìm hiểu

M

phƣơng án

Phiếu học tập

1, 3, 4

QU

cứu kiến

thuật dạy học

NH

ở lớp

3, 4, 5

tài liệu qua Internet

Sách giáo khoa.

Thuyết trình,

Bản thiết kế

DẠ Y

phƣơng án thiết kế

Học liệu

Y

2. Nghiên

Mục tiêu

trình bày trên Vấn đáp, Phản biện,

Thảo luận cả lớp.

giấy A4.


44 1, 4, 5

sản phẩm

phút

6. Báo cáo

15

sản phẩm

phút

Thảo luận nhóm.

Nguyên vật liệu GV chuẩn bị.

4

AL

15

Sản phẩm đã

Thảo luận cả lớp.

hoàn thành.

CI

5. Thi công

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

FI

Hoạt động 1 – XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ CỦA CHỦ ĐỀ (05 phút)

Mục đích: HS xác định rõ nhiệm vụ của mình cần làm là thiết kế và chế tạo thiết động của thiết bị thử tính dẫn điện. Hoạt động

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV chiếu đoạn phim về “Biện pháp HS quan sát đoạn

ƠN

Giao nhiệm vụ

OF

bị thử tính dẫn điện của dung dịch từ vật liệu dễ kiếm. Nêu đƣợc nguyên lí hoạt

phòng tránh tai nạn điện – VTV1” để phim ngắn về “Biện HS thấy đƣợc tai nạn về điện là vấn pháp phòng tránh tai

NH

đề có thể xảy ra quanh ta, đặc biệt là nạn điện – VTV1”, vào những ngày mƣa lũ. Sau đó GV từ đó hình thành ý dẫn một số video, hình ảnh điện giật tƣởng ban đầu về

Y

khi lội nƣớc sau mƣa gần các cây cột sản phẩm.

QU

điện… từ đó dẫn đến nhiệm vụ dự án là Chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện

DẠ Y

M

của dung dịch

Chia nhóm HS. Ghi lại nhiệm vụ GV Phổ biến các nội dung hoạt động.

giao cho.

Phát phiếu học tập cho các nhóm, Nhận phiếu học tập hƣớng dẫn HS làm sản phẩm và hoàn số 1. thành phiếu học tập số 1

Phân công nhiệm vụ thành viên.


45 Thông báo cụ thể các yêu cầu cần Ghi lại yêu cầu của thiết đối với sản phẩm:

sản phẩm.

AL

Tổng kết

- Thiết bị có khả năng thử tính dẫn - Chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm, - Hình thức gọn gàng, đẹp mắt.

FI

vật liệu tái chế, đồ dùng quen thuộc.

CI

điện.

OF

Đánh giá: Thông qua biểu hiện của HS trong hoạt động thảo luận, nhận và phân công nhiệm vụ.

ƠN

Hoạt động 2 – NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN, ĐỀ XUẤT VÀ THẢO LUẬN PHƢƠNG ÁN THIẾT KẾ (10 phút) Mục đích:

NH

- HS tự tìm hiểu cùng lúc với quá trình thiết kế và chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện, cuối cùng đƣợc HS kết luận trong phiếu học tập số 1. - HS thảo luận đƣa ra bản thiết kế cho thiết bị.

Y

- Thông qua hoạt động báo cáo bản thiết kế, HS sẽ làm rõ những kiến thức “ẩn”

QU

trong sản phẩm. Hoạt động HS thực hiện nhiệm

Trong quá trình HS hoạt động Phân chia nhiệm vụ trong nhóm để nhóm, GV sẽ trực tiếp hỗ trợ hoàn thành phiếu học tập số 1. khi HS gặp vƣớng mắc.

vụ.

Hoạt động của HS

M

Hƣớng dẫn

Hoạt động của GV

Đề xuất giải Quan sát, hỗ trợ HS khi cần Tự thiết kế thiết bị thử tính dẫn

DẠ Y

pháp

thiết.

điện từ các vật liệu dễ kiếm (GV đã chuẩn bị sẵn) theo lựa chọn thống

Phỏng vấn HS để có cơ sở nhất của nhóm. đánh giá. Sau đó HS thảo luận nhóm để cùng Chú ý HS đặc biệt và lƣu vào nhau thống nhất thiết kế theo yêu


46 hồ sơ, là căn cứ để quy từ điểm cầu mà GV đƣa ra.

AL

chung của nhóm sang điểm cá

Đƣa thiết kế cho GV duyệt trƣớc

nhân.

CI

khi bắt tay làm sản phẩm. Duyệt thiết kế ttrƣớc khi HS

FI

chế tạo sản phẩm Báo cáo

Phỏng vấn khi HS trình bày Báo với GV khi đã thống nhất thiết

thiết kế

thiết kế tại nhóm.

OF

kế trong nhóm.

Yêu cầu sản phẩm học tập: – Cấu tạo (hình vẽ)

ƠN

– Nguyên lí hoạt động (có lí giải).

Dự kiến sản phẩm của HS: Bản thiết kế sơ đồ mạch điện của thiết bị:

QU

Y

NH

Trả lời các câu hỏi của GV

M

Đánh giá: Dựa vào biểu hiện của HS trong quá trình hoạt động cá nhân, thảo luận

DẠ Y

HS.

nhóm, bản thiết kế của nhóm, phiếu học tập số 1 và chất lƣợng trả lời câu hỏi của


47 Hoạt động 3 – CHẾ TẠO THIẾT BỊ THỬ TÍNH DẪN ĐIỆN THEO

AL

PHƢƠNG ÁN THIẾT KẾ (15 phút)

Mục đích: HS vận dụng kĩ năng thực hành, kĩ năng đọc hiểu sơ đồ mạch điện để

CI

cùng nhau chế tạo sản phẩm từ bản thiết kế đã thống nhất. Hoàn thiện lí thuyết và lí giải đƣợc nguyên lí hoạt động của thiết bị.

FI

Ở hoạt động này, HS sau khi đã thống nhất phƣơng án thiết kế của nhóm thì bắt tay hoàn thành sản phẩm với những nguyên liệu đã đƣợc GV chuẩn bị trƣớc.

OF

Trong trƣờng hợp phải điều chỉnh, HS ghi lại những thay đổi trong thiết kế vào phiếu học tập.

GV cần quan sát liên tục và hƣớng dẫn HS làm đúng bản thiết kế. Trong hoạt lắp bóng đèn đúng cực để đèn sáng.

ƠN

động này, GV cần chú ý cho HS xác định cực dƣơng, âm của pin và chú ý HS Sau khi HS chế tạo xong thiết bị thử tính dẫn điện có thể thử xem thiết bị hoạt tính dẫn điện của dung dịch

NH

động tốt không bằng cách thử với kéo sắt. Một số phƣơng án chế tạo thiết bị thử - Thiết bị sử dụng hệ thống: nguồn điện là bình acqui, dây dẫn và bóng đèn

Y

mắc nối tiếp với nhau.

QU

- Thiết bị sử dụng hệ thống: nguồn điện là bình acqui, dây dẫn và bóng đèn mắc nối tiếp với nhau.

Đánh giá: Dựa vào quá trình hoạt động nhóm của HS chế tạo sản phẩm, chất

M

lƣợng của sản phẩm. Phiếu học tập số 1.

Hoạt động 4 – TRÌNH BÀY VÀ THẢO LUẬN VỀ SẢN PHẨM ĐƢỢC CHẾ TẠO, ĐIỀU CHỈNH THIẾT KẾ (15 phút)

Hoạt động

DẠ Y

Thông báo

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Yêu cầu HS trƣng bày sản phẩm lên Trƣng bày sản phẩm tại bục giảng.

vị trí GV yêu cầu. Nhận nhiệm vụ.

Chuẩn bị cho mỗi nhóm 7 cốc đựng


48 (2) dung dịch NaCl, (3) dung dịch nhiệm vụ. NaOH, (4) dung dịch HCl, (5) dung

CI

dịch etanol (cồn tuyệt đối 900), (6)

AL

lần lƣợt các hóa chất sau: (1) nƣớc cất, Chuẩn bị thực hiện

dung dịch saccarozơ, (7) NaCl rắn Lắng nghe GV hƣớng dẫn

FI

khan.

vụ:

OF

Phân công mỗi nhóm 2HS làm nhiệm Ghi kết quả thử nghiệm của các nhóm vào hồ sơ

- 1HS thử nghiệm sản phẩm.

học tập.

ƠN

- 1HS làm giám sát: Các nhóm giám sát theo vòng tròn (nhóm 1 giám sát nhóm 2, nhóm 2 Bóng đèn sáng: (2), (3),

NH

giám sát nhóm 3… nhóm cuối (4) cùng giám sát nhóm 1).

→ Định nghĩa Sự điện

Thông báo: Sau khi kết thúc thử li, chất điện li gồm axit,

Y

nghiệm, HS sẽ bình chọn sản phẩm bazơ và muối.

QU

xuất sắc nhất theo các tiêu chí đã Bóng đèn không sáng: thống nhất.

phẩm

Tổ chức thử nghiệm sản phẩm

M

Báo cáo sản

(1), (5), (6), (7) → Chất không điện li. Thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao

GV cho HS về chỗ ngồi để tổng kết, nhận xét và phân tích kết quả

DẠ Y

Thảo luận

Các nhóm đánh giá cho điểm sản phẩm.

Trao thƣởng nhóm xếp thứ nhất. Gọi nhóm xếp thứ nhất lên trình bày Phân công nhiệm vụ về thiết kế trƣớc cả lớp. Nội dung trình bày trình bày bao gồm:


49 - Giới thiệu bản thiết kế

Các nhóm còn lại nghe,

AL

- Giải thích ý nghĩa, tác dụng, ghi chép lại những điều

thông số của từng bộ phận của cần lƣu ý, đặt câu hỏi

phản biện hoặc bổ sung,

CI

thiết bị.

- Lí giải vì sao nhóm mình thành góp ý để các nhóm đều

FI

công hoặc nhóm khác không có phƣơng hƣớng cải tiến sản phẩm của nhóm

thành công.

OF

mình.

Nêu những vƣớng mắc mà nhóm đã HS nhận nhiệm vụ, gặp phải.

phân công thành viên

ƠN

thực hiện: đèn ở cốc (1)

Chuẩn bị 2 cốc đựng dung dịch NaCl sáng hơn đèn ở cốc (2) cùng nồng độ, (1) 1 cốc giữ nguyên, → Độ sáng của bóng

NH

(2) 1 cốc pha loãng bằng nƣớc cất. đền tỉ lệ thuận với nồng Sau đó yêu cầu 1 nhóm lên thử tính độ của dung dich. dẫn điện ở 2 cốc, quan sát và so sánh

Y

độ sáng của bóng đèn? Độ sáng của Bóng đèn ở dung dịch

QU

đèn tỉ lệ nhƣ thế nào với nồng độ của HCl sáng hơn trong dung dịch?

dung dịch CH3COOH mặc dù cả 2 dung dịch

Tƣơng tự chuẩn bị 2 dung dịch HCl và đều có cùng nồng độ.

M

CH3COOH có cùng nồng độ để HS Vậy đèn sáng phụ thuộc

thử tính dẫn điện, quan sát và so sánh vào nồng độ của ion ở độ sáng của bóng đèn? Rút ra kết trong dung dịch chứ

DẠ Y

luận?

không phải nồng độ của chất. Tức là phụ thuộc vào khả năng phân li, mức độ điện li của các chất trong dung dịch.


50 HS rút ra trong dung

AL

dịch HCl phân li ra

nhiều ion hơn trong

CI

dung dịch CH3COOH HCl điện li mạnh hơn →

định

FI

Hoạt động nhóm hoàn thành bảng: So CH3COOH

sánh chất điện li mạnh và chất điện li nghĩa chất điện li mạnh

OF

yếu: Sau 3 phút thảo luận các nhóm và chất điện li yếu. báo cáo vòng tròn, nhóm sau báo cáo HS hào hứng nhận và khác nhóm trƣớc đã nêu đến khi hết ý thực

ƠN

thì GV dừng cuộc chơi cuộc chơi, hiện nhiệm vụ. tuyên bố nhóm thắng - thua cuộc dựa

Tổng kết

NH

theo số chất mà các nhóm nêu đƣợc.

Ghi lại kiến thức cần nhớ.

Tổng kết và đánh giá chung về dự án: Ghi lại kiến thức cần

Y

Kiến thức kĩ năng liên quan, thái độ làm nhớ.

QU

việc, kết quả đạt đƣợc… Một số câu hỏi gợi ý trong buổi tổng kết: 1. Dòng điện là gì? Nguồn điện là

gì? Vì sao có những dung dịch dẫn

M

đƣợc điện, có những dung dịch không

dẫn đƣợc điện? Những dung dịch dẫn đƣợc điện là do các tiểu phân nào? Em đã vận dụng các kiến thức trên nhƣ thế

DẠ Y

nào để chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch? 2. Chất điện li mạnh là gì? Chất điện li yếu là gì? Làm sao để nhận biết đƣợc chất điện li mạnh hay yếu bằng thiết bị


51 thử tính dẫn điện của dung dịch?

AL

3. Nêu những kĩ năng mà em rèn luyện đƣợc qua dự án?

CI

4. Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất? Tại sao? sản phẩm, em sẽ cải tiến sản phẩm

OF

nhƣ thế nào ?...

FI

5. Nếu có thời gian thêm để làm

Nhắc HS về nhà hoàn thành phiếu học Ghi lại nhiệm vụ về tập số 2 và tìm hiểu trả lời các câu hỏi nhà.

ƠN

sau : 6. Nêu nguyên nhân tai nạn về điện và một số kĩ năng cần thiết để sơ

NH

cứu ngƣời khi bị điện giật?

7. Biện pháp an toàn khi sử dụng điện? Ngƣời ta vận dụng các kiến thức

Y

nào về điện để bảo đảm an toàn khi sử

QU

dụng điện?

Đánh giá: Dựa vào biểu hiện của HS trong quá trình thuyết trình, phản biện, hỏi và đặt câu hỏi, góp ý với nhóm bạn, chất lƣợng sản phẩm. NGUỒN TÀI LIỆU HỖ TRỢ

DẠ Y

M

Phim về “Biện pháp phòng tránh tai nạn điện – VTV1”


52 Sách giáo khoa Hóa học 11 cơ bản.

AL

Nguyên liệu cần thiết: Dây điện, pin 3V, bóng đèn led, kéo, băng dính đen, dĩa

ƠN

OF

FI

CI

nhựa, bút chì, giấy viết.

NH

B. PHIẾU HỌC TẬP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Từ những vật liệu đƣợc chuẩn bị sẵn: Dây điện, pin 3V, bóng đèn led, kéo, băng

Y

dính đen, dĩa nhựa. Em hãy thiết kế và chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện thỏa mãn yêu cầu sau:

QU

- Thiết bị có khả năng thử tính dẫn điện. - Chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm, vật liệu tái chế, đồ dùng quen thuộc. - Hình thức gọn gàng, đẹp mắt

M

Yêu cầu: HS vẽ sơ đồ mạch điện của bản thiết kế, hoàn thành bảng ở ô bên dƣới.

Nếu có bất cứ thay đổi gì về thiết kế trong quá trình làm sản phẩm, các em ghi vào ô bên phải.

Sơ đồ mạch điện:………………………………………………………….

DẠ Y

Bản thiết kế

Phƣơng án 1: Phƣơng án 2:

Sản phẩm/ Kết quả


53 - Khái niệm: Chất điện li, chất điện li mạnh và chất điện li yếu?

AL

Kết luận: …………………………………………………………………………………

CI

- So sánh sự giống và khác nhau giữa chất điện li mạnh và chất điện li yếu? Lấy ví dụ từng loại? Viết phƣơng trình điện li.

OF

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

FI

…………………………………………………………………………………

Câu 1: Chất điện li là chất tan trong nƣớc

B. phân li một phần ra ion.

A. phân li ra ion.

D. tạo dung dịch dẫn điện tốt.

ƠN

C. phân li hòan toàn thành ion. Câu 2: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. NaCl.

B. C6H12O6.

C. HF.

D. H2O.

C. NaCl.

D. KOH.

NH

Câu 3: Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. KNO3.

B. CH3COOH.

Câu 4: Chất nào dƣới đây là chất không điện li? B. NaOH.

C. CH3COOH.

D. C2H5OH.

Y

A. NaCl.

QU

Câu 5: Chất nào sau đây không dẫn điện đƣợc? A. KCl rắn, khan.

B. CaCl2 nóng chảy.

C.NaOH nóng chảy.

D. HBr trong nƣớc.

M

Câu 6: Dãy chất nào dƣới đây đều là chất điện li mạnh? B. HCl, NaOH, CH3COOH.

C. KOH, NaCl, HgCl2.

D. NaNO3, NaNO2, HNO2.

A. HCl, NaOH, NaCl.

Câu 7: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ mol, dung dịch nào dẫn điện tốt

DẠ Y

nhất?

A. Ca(OH)2.

B. H2SO4.

C. NH4NO3.

D. Na3PO4.

Câu 8: Hoà tan 2,94 gam H2SO4 vào nƣớc để đƣợc 600 ml dung dịch X. Nồng độ của ion H+ trong X là A. 0,1.

B. 0,05.

C. 0,005.

D. 0,025.


54 Câu 9: Nồng độ mol của cation trong dung dịch Ba(NO3)2 0,45M là B. 0,90M.

C. 1,35M.

D. 1,00M.

AL

A. 0,45M.

Câu 10: Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M B. 1M.

C. 1,5M.

D. 2M.

FI

A. 0,5M.

CI

thì nồng độ ion Cl – có trong dung dịch tạo thành là

C. PHIẾU ĐÁNH GIÁ

Chỉ rõ

Điểm

Điểm Nhóm

Nhóm

Nhóm

Nhóm

Nhóm

Nhóm

đa

1

2

3

4

5

6

20

đƣợc

NH

nguyên lí hoạt động của thiết

tốt

hấp dẫn,

M

báo cáo

10

khoa học

Sản phẩm

10

DẠ Y

gọn gàng, đẹp mắt.

Hoạt động nhóm tích

QU

20

hoạt động

Trình bày

Y

bị Sản phẩm

Ghi

tối

ƠN

Tiêu chí

OF

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ THỬ TÍNH DẪN ĐIỆN

20

chú


55 cực, hiệu Tƣơng tác

AL

quả. 20

CI

tốt Lƣu ý đối

FI

với nhóm

OF

2.5.2. Chủ đề 2: Chế tạo viên sủi tắm bồn “BATH BOMB” A. KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔ TẢ CHỦ ĐỀ

ƠN

Vấn đề thực tiễn Bối cảnh: Cuộc sống hiện đại, nhu cầu chăm sóc bản thân và làm đẹp của con ngƣời ngày càng cao và đa dạng. Nếu trƣớc đây tắm chỉ là sự tất yếu của con ngƣời để vệ sinh cơ thể sau một ngày làm việc thì hiện nay

NH

tắm còn là thời gian để con ngƣời thƣ giãn để giảm bớt căng thẳng mệt mỏi của cuộc sống hiện đại. Những quả bomb tròn nhỏ xinh màu hồng pastel hay xanh da trời không chỉ xinh xắn, bom tắm là một liệu pháp

Y

làm đẹp rất đáng yêu. Với thành phần chính từ bột ngô, baking soda, dầu

QU

hạnh nhân và tinh dầu tạo mùi thơm, bomb tắm giúp da sạch thoáng và đƣợc giữ ẩm một cách tự nhiên nhất. Tình huống cụ thể: Thuốc dạng sủi và sản phẩm viên sủi sử dụng nhiều trong đời sống vì sự tiện lợi và tác dụng nhanh của nó. Một

M

hƣớng nghiên cứu mới là sử dụng viên sủi trong làm đẹp, thƣ giãn

đó là chế tạo viên sủi tắm bồn. HS có thể chế tạo viên sủi tắm vì nguyên liệu sản xuất rất dễ kiếm.

Nhiệm vụ

DẠ Y

chung/Sản phẩm của chủ đề

Nhiệm vụ: + Phát hiện và giải thích đƣợc các ứng dụng của các hợp chất

của cacbon (chú ý ứng dụng muối cacbonat trong y học) + Đề xuất qui trình sản xuất viên sủi tắm, tự chế tạo viên sủi tắm. + Biết cách sử dụng bảo quản viên sủi tắm, và viên thuốc sủi + Đề ra đƣợc biện pháp bảo vệ sức khỏe.


56 + Viên sủi tắm bồn “bath bomb”

Bài Hợp chất của Cacbon – Hóa học 11 Môn học chủ

Hóa học Nội dung

yếu và yêu cầu

Muối

cần đạt

Yêu cầu cần đạt

- Trình bày đƣợc tính chất các hợp chất của Cacbon

OF

Nội dung chủ

FI

đạo

CI

VỊ TRÍ CHỦ ĐỀ TRONG CHƢƠNG TRÌNH

AL

Sản phẩm:

cacbonat - Nêu đƣợc ứng dụng của các hợp chất của Cacbon, đặc biệt ứng dụng của muối cacbonat trong chế tạo viên sủi.

ƠN

- Giải thích đƣợc thành phần tạo sủi của một viên sủi. Các kiến thức

Science: Tính chất hóa học của muối cacbonat.

đƣợc tích hợp

Technology: Qui trình sản xuất viên sủi.

NH

Engineering: Cân đong phối trộn nguyên liệu. Bảo quản sản phẩm. Mathematics: Tính toán tỉ lệ trộn nguyên liệu. Thời gian thực

02 tiết trên lớp

Y

hiện

QU

MỤC TIÊU BÀI HỌC CHỦ ĐỀ STEM

(1) Phát hiện và giải thích đƣợc các ứng dụng của các hợp chất của cacbon (chú ý ứng dụng muối cacbonat trong y học)

M

(2) Nêu đƣợc ứng dụng của các hợp chất của Cacbon, đặc biệt ứng dụng của muối cacbonat trong chế tạo viên sủi.

(3) Giải thích đƣợc thành phần tạo sủi của một viên sủi. (4) Đề xuất quy trình sản xuất viên sủi tắm, tự chế tạo viên sủi tắm. (5) Biết cách sử dụng bảo quản viên sủi tắm, và viên thuốc sủi

DẠ Y

(6) Đề ra đƣợc biện pháp bảo vệ sức khỏe MA TRẬN CÁC PHA HOẠT ĐỘNG

Theo định hƣớng 5 hoạt động của Vụ trung học, bảng này chia thành 6 pha hoạt động để chi tiết hóa hơn hoạt động của học sinh


57 Thời

động

gian

1. Xác định

Tiết 1

Phƣơng pháp – kĩ

Mục tiêu

thuật dạy học HS xác định đƣợc

Tự học, Thảo luận

nhiệm vụ

nhiệm vụ cần thực

nhóm

của chủ đề

hiện

2. Nghiên

1, 2

Học liệu

AL

Pha hoạt

Hình ảnh một

CI

số loại viên sủi, Bảng KWL

FI

Tự học, tự tìm hiểu tài

Phiếu học tập

liệu,

số 1,

thức nền

Thảo luận nhóm.

Sách giáo

3. Đề xuất

thiết kế

3, 4, 5

Thảo luận nhóm

phƣơng án thiết kế

3, 4

QU

sản phẩm

6. Báo cáo

M

sản phẩm

5

số 1, Sách giáo

liệu qua Internet

khoa.

Thuyết trình,

Bản thiết kế

Vấn đáp, Phản biện,

trình bày trên

Thảo luận cả lớp.

giấy A3.

Thảo luận nhóm.

Nguyên vật

Y

Tiết 2

Phiếu học tập

Sử dụng CNTT, tra tài

NH

4. Báo cáo

khoa.

ƠN

3, 4

phƣơng án

5. Thi công

OF

cứu kiến

liệu GV giao cho các nhóm tự chuẩn bị. Thảo luận cả lớp.

Sản phẩm đã hoàn thành.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1 – XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ CỦA CHỦ ĐỀ (05 phút tại lớp) Mục đích: - HS phát hiện ra vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn.

DẠ Y

- HS có hứng thú tìm cách giải quyết vấn đề trên.

Hoạt động

Giao nhiệm vụ

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chiếu một số hình ảnh một số loại viên sủi Theo dõi hình ảnh sủi. Yêu cầu HS viết những điều đã biết


58 những điều muốn biết về viên thuốc sủi Thảo luận và hoàn thành bảng KWL

AL

vào bảng KWL. Dẫn dắt: để giải đáp các mong muốn của

CI

các em về viên thuốc sủi các em cần trang bị kiến thức về Muối cacbonat.

Thông báo các bƣớc và tiến trình thực hiện Ghi lại yêu cầu của

FI

Tổng kết

chủ đề

chủ đề.

OF

Đánh giá: Thông qua biểu hiện của HS trong hoạt động thảo luận, nhận và phân công nhiệm vụ.

ƠN

Hoạt động 2 – NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN, ĐỀ XUẤT VÀ THẢO LUẬN ĐƢA RA CÁC GIẢI PHÁP KHẢ DĨ (25 phút) Mục đích:

NH

- HS tìm hiểu các kiến thức STEM liên quan đến chủ đề - Học sinh nêu đƣợc nguyên lí chế tạo viên sủi, thành phần của viên sủi - HS đề xuất đƣợc ít nhất một giải pháp để chế tạo viên sủi tắm bồn từ nguyên

Y

liệu rẻ tiền dễ kiếm.

Hoạt động của GV

QU

Hoạt động Hƣớng

Hoạt động của HS Nội dung 1: Tìm hiểu các

Tổ chức trò chơi ghép tranh về tính chất của hợp chất của

sinh thực

tính chất và ứng dụng các hợp cacbon chất của cacbon.

hiện

M

dẫn học

nhiệm vụ. Chia lớp thành 4 nhóm.

Tiếp nhận hoạt động GV giao. Thảo luận nêu phƣơng pháp

Phát cho mỗi nhóm 21 mảnh xếp hình sao cho khoa học

DẠ Y

ghép hình tam giác đều, có thể nhất. ghép thành hình mèo theo mẫu.

Thực hiện ghép hình theo hƣớng dẫn của GV. Báo cáo kết quả hoạt động.


AL

59

HS tiếp thu ý kiến nhận xét của

Yêu cầu đại diện nhóm làm

CI

GV.

Dự kiến sản phẩm của HS:

FI

nhanh nhất báo cáo kết quả, các

kết quả khác với nhóm làm nhanh nhất. Nhận xét kết quả làm việc của

OF

nhóm còn lại cử đại diện báo cáo

ƠN

HS; động viên, khen ngợi tinh Nội dung 2: Tìm hiểu nguyên thần làm việc của HS. lí của viên sủi, thành phần

NH

Tổng kết kiến thức về hợp chất viên sủi. của cabon qua bảng tổng kết. - Thảo luận, hoàn thành bài tập

QU

Y

- Yêu cầu HS thảo luận theo - Treo bảng nhóm, báo cáo kết nhóm hoàn thành phiếu học tập quả, đối chiếu, nhận xét, bổ số 1. sung - Quan sát, theo dõi, hƣớng dẫn

DẠ Y

M

các hoạt động của các nhóm HS - Tự đánh giá kết quả và hỗ trợ nếu HS yêu cầu Dự kiến sản phẩm của HS: - Yêu cầu HS treo bảng nhóm lên Nguyên lí của viên sủi: bảng, gọi đại diện một nhóm lên Viên sủi chứa NaHCO và axit 3 trình bày kết quả hoạt động của xitric. Trong nƣớc axit phản nhóm, các nhóm khác nhận xét. ứng với NaHCO tạo ra CO 3

- Nêu đáp án các bài tập, các sủi tăm bay lên nhóm tự đối chiếu với kết quả 3NaHCO +C H O → 3 6 8 7 hoạt động của nhóm. C6H5O7Na3 + 3CO2 + 3H2O

2


60 - Yêu cầu các nhóm tự đánh giá Tỉ lệ các chất trong viên sủi tùy thuộc vào sản phẩm, nhƣng với

AL

kết quả của nhóm

viên sủi tắm bồn tỉ lệ khối

CI

lƣợng theo phƣơng trình hóa học.

Yêu cầu HS đề xuất qui trình chế Theo dõi thảo luận nhóm đề

giải pháp

tạo viên sủi bồn tắm để tắm xuất các bƣớc:

FI

Đề xuất

* Chuẩn bị nguyên liệu, dụng

OF

muối.

Hƣớng dẫn HS từ thành phần cụ

viên sủi đã biết đề xuất các Căn cứ vào thành phần viên C

ƠN

nguyên liệu cho viên sủi bồn tắm. sủi và thành phần viên sủi hạ sốt để HS đề xuất nguyên liệu cho viên sủi tắm bồn

NH

Hƣớng dẫn HS đƣa ra các giải Nêu các giải pháp tạo màu cho pháp tạo màu cho viên sủi.

viên sủi: Giải pháp 1: Dùng màu thực

Y

GV hƣớng dẫn HS nêu các giải phẩm pha trong nƣớc.

M

QU

pháp thực hiện trộn nguyên liệu

Giải pháp 2: Dùng cồn tuyệt đối chiết màu tự nhiên. Ví dụ: Màu cam: Ngâm gấc trong cồn. Màu vàng: Ngâm hạt dành dành trong cồn. Nêu các giải pháp trộn nguyên liệu:

DẠ Y

Giải pháp 1: Trộn tất cả các nguyên liệu cùng nhau Giải pháp 2: Trộn đều nguyên liệu dạng rắn trong cốc to và dạng lỏng trong chén nhỏ, sau


61 trộn đều nguyên liệu thể lỏng

rắn.

CI

* Cách tiến hành

AL

vào bát chứa nguyên liệu thể

Bƣớc 1: Trộn nguyên liệu

FI

Bƣớc 2: Đóng khuôn

Bƣớc 3: Hoàn thiện sản phẩm Phỏng vấn khi HS trình bày quy Nguyên liệu chế tạo viên sủi

thiết kế

trình thực hiện tại nhóm.

OF

Báo cáo

tắm bồn “bath bomb” Nhóm

Nguyên liệu

Muối thô

chất

Dầu dừa

ƠN

Hoạt

DẠ Y

M

QU

Y

NH

chính Chất

NaHCO3

tạo sủi

Axit citric

Chất

Bột bắp

tạo

Tinh dầu

màu,

Cánh

mùi,

khô

vị...

Chất

hoa

tạo

màu Cách xử lí chất tạo màu III. Các bƣớc thực hiện Bƣớc 1: Trộn các nguyên liệu Bƣớc 2: Đóng khuôn. Bƣớc 3: Hoàn thiện sản phẩm.

Đánh giá: Dựa vào biểu hiện của HS trong quá trình hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm, bản quy trình thực hiện của nhóm, phiếu học tập số 1 và chất lƣợng trả lời câu hỏi của HS.


62 Hoạt động 3 – LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TỐT NHẤT (15 phút)

AL

Mục đích: - HS phân tích đƣợc ƣu điểm nhƣợc điểm của mỗi giải pháp đƣa ra từ đó lựa chọn giải pháp tốt nhất. Hoạt động của

Qui trình chế tạo viên sủi

dẫn

Hoạt động của HS

FI

GV

CI

- Rèn luyện khả năng đánh giá vấn đề cho HS.

HS Các

nhóm

thảo

Hƣớng

Nguyên liệu:

phân tích các ƣu luận về ƣu nhƣợc Khối

điểm nhƣợc điểm điểm của các giải

lƣợng

của mỗi giải pháp.

(thể tích) Muối thô

40 gam

Dầu dừa (dầu 2ml

Baking

Soda 100 gam

50 gam

Bột bắp

10 gam

QU

Y

Axit citric

dẫn

của

HS viên sủi tắm bồn phần Giải pháp 1: Dùng màu

thực

liệu

pha

trong

phẩm nƣớc

Cánh hoa khô

Hƣớng

Chất tạo màu

thống trình.

dẫn nhất

HS Ƣu điểm: Nhanh, quy màu sắc bắt mắt. Nhƣợc điểm: Màu

tự nhiên)

thực phẩm không

M

nhất để chế tạo

chuẩn bị nguyên phẩm

2ml

(cồn pha màu 3ml

đƣợc giải pháp tốt

phân tích các giải Chất tạo màu. pháp

(NaHCO3)

Tinh dầu

NH

Hƣớng

hạnh nhân...)

pháp đã đƣợc đề xuất từ đó lựa chọn

ƠN

Nguyên liệu

OF

Chuẩn bị

có mùi hƣơng.

Etanol

Giải pháp 2: Dùng

bọt, 1 bát cỡ to, 1 bát cỡ nhỏ, phới

cồn chiết màu có

DẠ Y

Dụng cụ: Khuôn tròn làm viên sủi gỗ, ly đong ml, cân tiểu ly điện tử, ly

sẵn trong tự nhiên

giấy để đựng nguyên liệu, găng tay

Ƣu điểm: Hạn chế

Chất tạo màu: Dùng cồn chiết màu

nƣớc

có sẵn trong tự nhiên

trƣờng

làm cho

môi axit


63 phản

ứng

với

Bước 1: Trộn nguyên liệu.

NaHCO3, các chất

- Dùng tay trộn đều bột bắp, acit

màu tự nhiên an

citric, baking soda và muối thành

toàn cho da.

một hỗn hợp nhuyễn mịn vào bát to.

Nhƣợc điểm: Thời

CI

AL

Cách tiến hành

chuẩn

FI

gian

nguyên

liệu

bị lâu

OF

hơn.

Giai đoạn 2: Trộn

NH

- Cho hỗn hợp dầu dừa (dầu hạnh

ƠN

các nguyên liệu Giải pháp 1: Trộn tất cả các nguyên liệu với nhau: Trộn

nhân), tinh dầu, màu vào chiếc bát/lọ

không đồng đều

nhỏ khuấy đều.

nguyên liệu.

Y

- Lấy hỗn hợp từ chiếc bát/lọ nhỏ đổ/

QU

xịt từ từ vào trong chiếc bát lớn, vừa

Giải pháp 2: Trộn đều phần rắn và phần lỏng ở các

nhuyễn và đủ độ kết dính.

dụng cụ khác nhau

DẠ Y

M

đổ/xịt vừa trộn đều đến khi hỗn hợp

Bước 2: Đóng khuôn Cho vài bông hoa khô sau đó cho hỗn hợp nguyên liệu vào hai nửa khuôn hình cầu sao cho lƣợng bột

sau đó trộn lẫn.


64

FI

CI

AL

hơi ụ lên một chút.

OF

Chập hai nửa khuôn vào nhau rồi ấn nhẹ cho vừa khít. Giữ khuôn 5 phút

khối rồi từ từ nhấc nửa khuôn thứ nhất ra, nhẹ nhàng lật ngƣợc rồi nhấc

QU

Y

NH

nửa khuôn thứ 2 ra.

ƠN

cho các nguyên liệu đóng chặt thành

Sau khi lấy bath bomb ra khỏi

M

khuôn, xịt phủ bề mặt bằng dung dịch etanol để tạo độ kết dính và tăng

độ mịn bề mặt.

Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm - Để sản phẩm qua đêm cho khô.

DẠ Y

- Đóng gói sản phẩm. - Bảo quản sản phẩm nơi khô mát. Đánh giá: Dựa vào quá trình hoạt động nhóm của HS: tích cực, chủ động, đƣa ra lí do để lựa chọn giải pháp tốt nhất.


Mục đích: HS chế tạo thành công viên sủi bồn tắm theo quy trình. HS có thái độ nghiêm túc trong thực hiện nghiên cứu.

AL

65 Hoạt động 4 – THỰC HIỆN QUY TRÌNH (20 phút)

những nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

FI

HS yêu thích nghiên cứu tìm hiểu về hóa dƣợc.

CI

HS hiểu đƣợc ý nghĩa của quy trình: Chế tạo viên sủi bồn tắm từ

Dự kiến sản phẩm của HS

chế tạo viên sủi tắm viên sủi tắm bồn theo các bƣớc đã đƣợc

bồn.

ƠN

thống nhất.

OF

Yêu cầu HS thực hiện Thực hiện chế tạo Sản phẩm viên sủi tắm bồn

Theo dõi HS làm Trƣng bày sản phẩm việc, giúp đỡ HS nếu của nhóm.

NH

HS gặp khó khăn.

Đánh giá: Dựa vào quá trình hoạt động nhóm của HS chế tạo sản phẩm, chất

Y

lƣợng của sản phẩm.

QU

Hoạt động 5 – THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM, CHIA SẺ VÀ THẢO LUẬN (25 phút)

Mục tiêu: HS làm thí nghiệm thử khả năng phản ứng trong nƣớc của viên sủi.

M

HS đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá sản phẩm. HS trình bày báo cáo hoạt động nhóm qua đó có những đóng góp

cho việc hoàn thiện sản phẩm Hoạt động của GV

Thử nghiệm

- GV hƣớng dẫn HS tiến hành đánh

và đánh giá

giá sản phẩm theo các bƣớc

DẠ Y

Hoạt động

Hoạt động của HS

Bƣớc 1: Quan sát hình dạng, màu sắc, HS thực hiện các bƣớc cách bảo quản trang trí sản phẩm.

theo yêu cầu của GV để

Bƣớc 2: Làm thí nghiệm cho viên sủi đánh giá sản phẩm


66 vào chậu nƣớc để đánh giá khả năng HS tự đánh giá sản tan, khả năng sủi.

AL

phẩm của nhóm

- GV yêu cầu đại diện nhóm 4 báo cáo

CI

đánh giá của nhóm mình - GV đánh giá sản phẩm của HS dựa HS báo cáo

FI

vào tiêu chí đánh giá.

GV khen ngợi các nhóm làm việc tốt, HS tiếp thu đánh giá

OF

động viên các nhóm sản phẩm còn của GV. chƣa đạt yêu cầu. Báo cáo sản

Nhóm 1: Nguyên liệu

phẩm

Khối lƣợng (thể tích)

Muối thô

dừa (dầu

nhân)

40 gam

hạnh 2ml

NH

Dầu

ƠN

Nguyên liệu

Baking Soda (NaHCO3) 100 gam 50 gam

Bột bắp

10 gam

Tinh dầu

2ml

QU

Y

Axit citric

3ml

Cánh hoa khô Chất tạo màu

M

(cồn pha màu tự nhiên) Etanol

Các chất tạo màu, chất tạo hƣơng có thể thay đổi theo sở thích, nên sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên. Câu hỏi thảo luận: Có thể thay thế thành phần sủi bằng chất khác

DẠ Y

đƣợc không? Tại sao hạn phải hạn chế nƣớc trong nguyên liệu sản xuất. Nhóm 2: Video qui trình Câu hỏi thảo luận: Nếu không có khuôn ép viên sủi bồn tắm phải làm nhƣ thế nào?


67 viên.

AL

Làm thế nào để chế tạo viên sủi có màu khác nhau trong cùng 1 Nhóm 3: Bảo quản sản phẩm, hƣớng dẫn sử dụng.

CI

Bảo quản: Bảo quản trong hộp kín, để nơi khô ráo

Sử dụng: Dùng thả vào nƣớc (hiệu quả hơn với nƣớc ấm phù

FI

hợp với nhiệt độ cơ thể); sử dụng sản phẩm 1 lần/ tuần? Câu hỏi: Tại sao phải bảo quản sản phẩm nơi khô ráo.

OF

Tại sao chỉ nên sử dụng sản phẩm 1 lần/ tuần. Nhóm 4: Giới thiệu sản phẩm, giá thành sản phẩm Sản phẩm giúp thƣ giãn, làm sạch gia, nâng cao sức khỏe.

ƠN

Sản phẩm an toàn do sử dụng nguyên liệu dùng chế biến thực phẩm, đồ uống: Muối ăn, axit citric, bột bắp, dầu dừa; NaHCO3 từ thuốc đau dạ dày, màu sắc, hƣơng từ thiên nhiên.

NH

Đánh giá: Dựa vào biểu hiện của HS trong quá trình thuyết trình, phản biện, hỏi và đặt câu hỏi, góp ý với nhóm bạn, chất lƣợng sản phẩm.

Y

B. PHIẾU HỌC TẬP

QU

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Viên sủi và thuốc uống dạng sủi đƣợc ƣa chuộng hơn thuốc có cùng hoạt chất dạng viên nén do tác dụng nhanh và có các chất tạo hƣơng vị nên dễ uống. Thành phần của C sủi Hungary nhƣ sau:

M

Viên C sủi Hungary

Vitamin (C, Niacin, E, B2, B1, B6, B12)

Viên thuốc hạ sốt Efferalgan 500mg Paracetamol

500mg

acid citric khan

Sodium-hydrogen carbonate

sodium Hydrogen carbonat

Đường

povidone

DẠ Y

Citric acid

Chất tạo ngọt (aspartame*, sodium

sorbitol

saccharine )

hương cam

Mầu thực phẩm ( sunset yellow FCF)

aspartame

Hương cam tổng hợp giống tự nhiên

benzoate natri


68 1. Khi cho viên sủi vào nƣớc thấy viên sủi tan, dung dịch sủi bọt khí do

AL

trong thành phần tá dƣợc của viên sủi có cặp chất phản ứng với nhau tạo thành khí CO2. Hãy xác định cặp chất đó.

Viên thuốc hạ sốt

Viên C sủi Hungary

Efferalgan 500mg

FI

Nhóm

CI

2. Em hãy chia thành phần của viên sủi bọt theo nhóm:

Hoạt chất chính

OF

Chất tạo sủi Chất tạo màu, mùi, vị...

3. Cho biết thông tin về axit citric có công thức cấu tạo thu gọn

ƠN

C3H4(OH)(COOH)3

a. Hãy viết PTHH của phản ứng xảy ra khi cho viên sủi vào nƣớc. b. Một loại viên sủi bồn tắm có khối lƣợng 200 gam, trong đó thành phần

NH

sủi chiếm 75% khối lƣợng.

- Tính khối lƣợng axit citric và natrihidrocacbonat lấy theo tỉ lệ phản ứng trong viên sủi trên.

Y

- Thực tế để điều chỉnh pH cho phù hợp với ngƣời ta sử dụng NaHCO3 và

QU

axit citric theo tỉ lệ khối lƣợng 2:1. Hãy tính khối lƣợng axit citric và natri hidrocacbonat trong trƣờng hợp này. C. PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH Trƣờng: ................................................... Lớp: ...... Nhóm: ............

M

Chủ đề: ............................................................................................

Tiêu chí ĐG

DẠ Y

thuật

Điểm tối đa HS ĐG

Tính thành thục

20

Đúng kĩ thuật

10

Điểm

30

Hình

Tính độc đáo

20

thức

Tính thẩm mĩ

10

Điểm

30

GV ĐG

Nhận xét


69 Sử dụng tốt trong đời

Điểm Tính khả thi

15

CI

dụng

AL

15

sống

Phát triển đƣợc sản phẩm thành hàng hóa

15

FI

hữu

thƣơng mại. Điểm

15

Đúng thời gian quy

gian

định

10

ƠN

Thời

OF

Tính

XẾP LOẠI

80 – 100 điểm

Tốt

NH

Khá

60 – 79 điểm 40 – 59 điểm

Yếu

Dƣới 39 điểm

Y

Trung bình

QU

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chƣơng 2 của sáng kiến, tôi đã tiến hành: - Nghiên cứu cơ sở lí thuyết về dạy học STEM - Các hình thức tổ chức giáo dục STEM

M

- Nội dung giáo dục STEM

- Cách xây dựng và thực hiện bài học STEM Trên cơ sở đó, tôi đã xây dựng 02chủ đề/bài học STEM: Chủ đề 1. Chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch.

DẠ Y

Chủ đề 2. Chế tạo viên sủi tắm bồn “Bath Bomb”. Trong nội dung môn Hóa học lớp 11, còn rất nhiều các chủ đề STEM mà

các thầy/cô có thể thiết kế để cho HS của mình có cơ hội đƣợc trải nghiệm trong các tiết học nhằm nâng cao hứng thú học tập của HS. Với kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, tôi xin chia sẻ thêm đến thầy/cô tên một số chủ đề và hình ảnh tôi đã


70 trải nghiệm. (PHỤ LỤC)

AL

III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả kinh tế

CI

SKKN này giúp cho HS và GV có thể lấy đó làm tài tham khảo trong quá

trình dạy và học của mình. Hiện nay trên trên thị trƣờng có rất ít sách viết về

FI

nâng cao hứng thú dạy học cho HS, tùy vào điều kiện thực tế địa phƣơng, đặc điểm tâm sinh lí của HS mà GV lựa chọn hình thức dạy học phù hợp.

OF

2. Hiệu quả về mặt xã hội

SKKN này giúp HS hứng thú hơn trong việc học Hóa học lớp 11 nói riêng, kích thích sự tìm tòi cái mới ở tất cả các môn học khác nói chung. Hƣớng tới 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng

ƠN

đào tạo một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo phục vụ cho đất nƣớc. + Để đánh giá tính khả thi của biện pháp sử dụng trò chơi kết hợp dạy học

NH

STEM trong môn hóa học lớp 11 nhằm tạo hứng thú và tích cực hóa quá trình dạy học tôi đã tiến hành áp dụng tại các lớp thực dạy năm học 2020-2021. Tôi tiến hành điều tra, đánh giá sự hứng thú học tập của HS đối với môn hóa học, sự

Y

đón nhận của HS với phƣơng pháp dạy học sử dụng trò chơi và dạy học STEM.

QU

+ Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng trò chơi và dạy học STEM trong quá trình giảng dạy môn hóa học lớp 11. Đối tượng áp dụng: HS lớp 11A2, 11A7 và 11A10 (Năm học 2020-2021) của Trƣờng THPT Nguyễn Khuyến.

M

Phương pháp điều tra: Sử dụng Google Forms nhằm khảo sát mức độ hứng

thú học tập môn hóa ở những lớp đã áp dụng phƣơng pháp dạy học bằng trò chơi kết hợp dạy học chủ đề STEM . Nội dung và kết quả: Kết quả thu đƣợc qua việc thăm dò ý kiến qua Google

DẠ Y

Forms của 137 HS (lớp 11A2, 11A7 và 11A10) năm học 2020-2021 đƣợc thống kê dƣới đây: - Hơn 80% số HS thật sự rất hứng thú, vui vẻ tích cực với các tiết học mà

GV sử dụng phƣơng pháp mới.


OF

FI

CI

AL

71

- Hầu hết các em HS đều cho rằng việc sử dụng trò chơi và dạy học STEM

QU

Y

NH

ƠN

phù hợp với khả năng học tập đáp ứng xu thế đổi mới của xã hội.

- Đa số các em HS đều mong muốn trải nghiệm thƣờng xuyên trò chơi dạy

DẠ Y

M

học và dạy học chủ đề STEM trong các tiết học.


72 + Từ quá trình thực nghiệm và kết quả điều tra tôi nhận thấy:

AL

- Sử dụng trò chơi kết hợp với dạy học STEM thực sự gây đƣợc sự chú ý

cho HS trong tiết học và có thể đến các tiết học sau. Sau khi có sự hứng thú học

CI

tập thì học sinh sẽ nắm chắc bài hơn và tăng thêm niềm yêu thích môn Hóa học.

- GV nên để các em nghiên cứu trƣớc luật chơi ở các trò chơi dạy học hoặc

FI

các chủ đề STEM để các em chủ động ôn lại kiến thức hoặc là chuẩn bị tài liệu mới để trong quá trình học trên lớp đáp ứng một cách dễ dàng và đạt hiệu quả

OF

cao.

+ Kết quả bƣớc đầu đạt đƣợc khi tôi áp dụng trò chơi dạy học kết hợp dạy học chủ đề STEM vào giảng dạy chƣơng trình Hóa học lớp 11 cho thấy việc đổi

ƠN

mới phƣơng pháp dạy học là cần thiết và đáp ứng nhu cầu học tập của phần lớn các em học sinh.

IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN.

NH

Tôi xin cam kết đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi làm và viết. Không sao chép các số liệu và kết quả nghiên cứu của ngƣời khác hoặc vi phạm bản quyền. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng chấm sáng kiến kinh

Nam Định, ngày 20 tháng 05 năm 2021 Tác giả sáng kiến

DẠ Y

M

QU

Y

nghiệm về toàn bộ nội dung đề tài này.

Vũ Thị Phƣợng


CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

AL

(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)

CI

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

FI

……………………………………………………………………………………

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

……………………………………………………………………………………


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

AL

(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)

CI

…………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………

FI

……………………………………………………………………………………

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

……………………………………………………………………………………


TÀI LIỆU THAM KHẢO

AL

1. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cƣờng (2014), Lí luận dạy học hiện đại- Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB ĐHSP, Hà Nội.

CI

2. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Chƣơng trình giáo dục phổ thông Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT

FI

ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội. 3. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn hoá

OF

học (Ban hành kèm theo Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục Đào tạo (2018), Tài liệu tập huấn Định hƣớng giáo dục

ƠN

STEM trong trƣờng phổ thông, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Vụ giáo dục trung học, Chương trình phát triển trung học (2014). Tài liệu tập huấn, kiểm tra ĐG trong quá trình dạy học

NH

theo định hướng phát triển NL HS trường trung học phổ thông môn HH, Hà Nội- lƣu hành nội bộ.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo- Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy học tích cực- Một số

Y

phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học sƣ phạm Hà Nội , Hà Nội.

QU

7. Nguyễn Thanh Nga - Phùng Việt Hải - Nguyễn Quang Linh - Hoàng Phƣớc Muội (2018). Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho HS trung học cơ sở và trung học phổ thông. NXB Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh. 8. Trần Trung Ninh (Chủ biên), Phạm Ánh Tuyết, Nguyễn Phƣơng Thúy

M

(2016), Dạy học HH với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền

thông, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà nội. 9. Trần Thái Toàn, Phan Thị Thanh Hội (2017), Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thông qua ứng dụng mô hình STEM, Kỷ yếu Hội

DẠ Y

thảo khoa học giáo dục STEM trong chƣơng trình Giáo dục phổ thông mới, NXB Đại học sƣ phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.


PHỤ LỤC

AL

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH THAM GIA CHƠI TRÒ CHƠI VÀ TỰ

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

THIẾT KẾ TRÒ CHƠI

Hình 1.1. HS tham gia chơi trò chơi


AL CI FI OF ƠN NH Y QU M KÈ DẠ Y

Hình 1.2. HS thảo luận nhóm tự thiết kế trò chơi


OF

FI

CI

AL

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ STEM 1

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

Hình 2.1: HS thảo luận nhóm

Hình 2.2: HS thực hiện quy trình thiết kế


AL CI FI OF

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

Hình 2.3: Sản phẩm thiết bị thử tính dẫn điện


Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ STEM 2

DẠ Y

M

QU

Hình 2.4. HS thảo luận nhóm


AL CI FI OF

QU

Y

NH

ƠN

Hình 2.5. Học sinh thực hiện qui trình chế tạo viên sủi tắm bồn

DẠ Y

M

Hình 2.6. Sản phẩm viên sủi bồn tắm do HS chế tạo.


CHIA SẺ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM LỚP 11 KHÁC CỦA TÁC GIẢ

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

Chủ đề: Chế tạo chất chỉ thị từ tự nhiên và làm cốc cầu vồng

DẠ Y

M

Chủ đề: Xe đua phản lực (xe chạy bằng baking soda)


DẠ Y

M

KÈ Y

QU ƠN

NH

CI

FI

OF

Chủ đề: Kem “khói”

AL


NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

Chủ đề: Điều chế tinh dầu xả, bƣởi

DẠ Y

M

QU

Y

Chủ đề: Làm nến thơm


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CI

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

AL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

FI

Kính gửi: Hội đồng chấm SKKN Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định

OF

Họ và tên: Vũ Thị Phƣợng Ngày tháng năm sinh: 26/11/1989

Nơi công tác: Trƣờng THPT Nguyễn Khuyến

ƠN

Chức danh: Giáo viên dạy môn Hoá học

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ chuyên ngành lí luận và phƣơng pháp dạy học Hoá học

NH

Tỉ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Thiết kế và sử dụng một số trò chơi kết hợp với dạy học STEM nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu

Y

quả dạy học Hóa học lớp 11”

QU

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học Hóa học ở trƣờng THPT - Ngày sáng kiến đƣợc áp dụng lần đầu: tháng 10/2019 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Thiết kế và xây dựng một số trò chơi dạy học và các chủ đề STEM trong chƣơng trình Hóa học lớp 11 nhằm phục vụ nâng

M

cao hứng thú và hiệu quả dạy – học góp phần đào tạo một thế hệ trẻ có đủ phẩm

chất, năng lực để đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội. - Những thông tin cần đƣợc bảo mật: không - Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên tích cực tìm

DẠ Y

hiểu về việc sử dụng trò chơi dạy học, quan điểm dạy học STEM để áp dụng trong công tác giảng dạy. - Đánh giá lợi ích thu đƣợc hoặc dự kiến có thể thu đƣợc do áp dụng sáng

kiến theo ý kiến của tác giả: Sau quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, đề tài cũng mang lại ý nghĩa đối với bản thân và tập thể:


Đối với bản thân: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bản thân, đổi

AL

mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học bộ môn Hóa học lớp 11 tại trƣờng THPT theo định hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS.

CI

Đối với học sinh: Sau khi các em đƣợc tham gia vào các trò chơi học tập giúp các em hiểu kiến thức một cách sâu sắc, nhớ kiến thức lâu hơn, học sinh

FI

hứng thú học tập hơn. Đƣợc tham gia các chủ đề STEM học sinh đƣợc chiếm lĩnh tri thức một cách có hiệu quả, sáng tạo tiếp cận các kiến thức đa ngành, đa

OF

lĩnh vực, học đi đôi với hành. Giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân; giúp các em phát triển các năng lực hợp tác nhóm; năng lực giải quyết tình huống…

ƠN

Đối với đồng nghiệp: Từ kết quả thực hiện đề tài tôi có cơ hội chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiệm sử dụng trò chơi kết hợp với dạy học các chủ đề STEM thông qua giờ hội giảng; sinh hoạt chuyên môn…

NH

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Nam Định, ngày 20 tháng 05 năm 2021

DẠ Y

M

QU

Y

Ngƣời nộp đơn

Vũ Thị Phƣợng


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.