TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC
vectorstock.com/28062415
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection DẠY KÈM QUY NHƠN EBOOK PHÁT TRIỂN NỘI DUNG
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10,11 - KHTN BIÊN SOẠN: PHAN MẠNH HUỲNH (LƯU HÀNH NỘI BỘ) WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10 - KHTN
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
BÀI 1. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG. I. CẤP TẾ BÀO. - Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. - Tế bào được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử, bào quan, các yếu tố này tạo nên 3 thành phần cấu trúc là: màng sinh chất, tế bào chất và nhân. 1. Các phân tử Các phân tử có trong tế bào gồm các chất vô cơ như muối vô cơ, nước và các chất hữu cơ. 2. Các đại phân tử Chủ yếu là protein và axit nucleic là các chất đa phân có vai trò quyết định sự sống của tế bào nhưng chúng chỉ thực hiện được chức năng của mình trong tế bào. 3. Bào quan Gồm các đại phân tử và các phức hợp trên phân tử. II. CẤP CƠ THỂ 1. Cơ thể đơn bào Cấu tạo từ một tế bào nhưng thực hiện đầy đủ chức năng của một cơ thể sống. 2. Cơ thể đa bào. Cấu tạo gồm nhiều tế bào. Trong cơ thể đa bào, các tế bào phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng tạo nên mô, cơ quan, cơ thể. - Mô là tập hợp nhiều tế bào cùng loại (và sản phẩm của tế bào) cùng thực hiện một chức năng nhất định. - Cơ quan là tập hợp nhiều mô khác nhau, nhiều cơ quan tạo thành hệ cơ quan, nhiều hệ cơ quan tạo nên cơ thể thống nhất. III. CẤP QUẦN THỂ - LOÀI - Quần thể: tập hợp các cá thể cùng loài sống chung với nhau trong vùng địa lý nhất định, có khả năng sinh sản để tạo ra thể hệ mới. - Loài bao gồm nhiều quần thể. IV. CẤP QUẦN XÃ. Gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong vùng địa lý nhất định V. HỆ SINH THÁI – SINH QUYỂN. 1. Hệ sinh thái Bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống, trong đó chúng tạo nên một thể thống nhất. 2. Sinh quyển. Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên trái đất. * Tóm lại: + Hệ sống là một hệ mở có tổ chức phức tạp theo nhiều cấp tương tác với nhau và với môi trường sống. + Hệ sống là hệ thống nhất tự điều chỉnh thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc và chức năng, giữa hệ với môi trường sống. + Hệ luôn tiến hoá. CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Trình bày các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống? – Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được; những đặc điểm nổi trội được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là: trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hóa thích nghi với môi trường sống. Cấu trúc vật chất được gọi là cơ thể sống được hình thành và tiến hóa do sự tương tác của vật chất theo các quy luật lí, hóa học và được chọn lọc tự nhiên sàng lọc qua hàng triệu năm tiến hóa. – Hệ thống mở và tự điều chỉnh: sinh vật ở mọi cấp độ không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Do đó sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 2
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
làm biến đổi môi trường. Mọi cấp tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển. – Thế giới sống liên tục tiến hóa: dù cho thế giới sống là đa dạng, nhưng vẫn có những bằng chứng về tính thống nhất của chúng. Sự sống không ngừng tiến hóa tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng nhưng lại thống nhất. Câu 2. Trình bày khái quát nhất các khái niệm sau: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và Sinh quyển? – Mô: là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định. – Cơ quan: là tập hợp của nhiều mô khác nhau. – Hệ cơ quan: là tập hợp của nhiều cơ quan khác nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định. – Cơ thể: được cấu tạo từ các cơ quan và hệ cơ quan. – Quần thể: là một nhóm các cá thể cùng loài cùng sống trong 1 khu phân bố xác định, vào một thời điểm nhất định. – Quần xã: gồm nhiều quần thể của các loài khác nhau. – Hệ sinh thái: bao gồm quần xã và môi trường sống của chúng. – Sinh quyển: là hệ sinh thái lớn nhất bao gồm tất cả các quần xã của Trái Đất và sinh cảnh của chúng. Câu 3. Tại sao lại gọi Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của các cơ thể sống? Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của các cơ thể sống bởi vì: – Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo nên từ tế bào. – Tế bào có đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của sự sống như: TĐC, sinh trưởng, sinh sản, phát triển, cảm ứng di truyền, biến dị… Câu 4. Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc như thế nào? – Các cấp tổ chức từ thấp lên cao bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển. – Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được.
BÀI 2. GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT. I. CÁC GIỚI SINH VẬT 1. Khái niệm về giới Giới (Regnum) được xem là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. 2. Hệ thống 5 giới sinh vật Vào thế kỉ XIX Oaitâykơ và Magulis đề nghị xếp các sinh vật vào 5 lãnh giới: - Giới khởi sinh (Monera) - Giới nguyên sinh (Protista) - Giới nấm (Fungy) - Giới thực vật (Plantae) - Giới động vật (Animalia) * Tiêu chí cơ bản để phân biệt 5 giới sinh vật là: - Loại tế bào cấu tạo nên cơ thể sinh vật: nhân thực hay nhân sơ. - Tổ chức cơ thể là đơn bào hay đa bào. - Kiểu dinh dưỡng là tự dưỡng hay dị dưỡng II. CÁC BẬC PHÂN LOẠI TRONG MỖI GIỚI 1. Sắp xếp theo bậc phân loại từ thấp đến cao: Loài – Chi (giống) - Họ - Bộ - Lớp – Ngành - giới. 2. Đặt tên theo nguyên tắc dùng tên kép: - Tên thứ nhất là tên chi (viết hoa) Trang 3
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
- Tên thứ hai là tên loài (viết thường). Ví dụ : loài người (Homo sapiens) III. ĐA DẠNG SINH HỌC - Đa dạng loài: 1,8 triệu loài + Có khoảng 100 nghìn loài nấm + 290 nghìn loài thực vật + trên 1 triệu loài động vật - Đa dạng quần xã và hệ sinh thái. CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Trình bày khái niệm giới? Nêu các tiêu chí phân loại trong hệ thống phân loại 5 giới của Oaitâykơ và Magulis? – Giới trong Sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là: giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi (giống) - loài. – Oaitâykơ và Magulis chia thế giới sinh vật thành 5 giới bao gồm: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật. Hệ thống phân loại 5 giới của Oaitâykơ và Magulis chủ yếu dựa trên ba tiêu chí: loại tế bào nhân sơ hay nhân thực, mức độ tổ chức của cơ thể và kiểu dinh dưỡng. Câu 2. Trình bày đặc điểm chính của mỗi giới Nhân Đơn Đa Tự Giới Đặc điểm Nhân Dị Đại diện sơ thực bào bào dưỡng dưỡng Khởi Vi khuẩn + + + + sinh Tảo + + + + Nguyên Nấm nhầy + + + sinh Động vật nguyên + + + + sinh Nấm men + + + Nấm Nấm sợi + + + Rêu, Quyết, Hạt + + + Thực vật trần, Hạt kín Động vật có đây + + + Động vật sống (Cá, lưỡng cư...) Câu 3. Sự khác nhau cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật là gì? – Sự khác nhau cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật là: giới thực vật gồm những sinh vật sống cố định, sống tự dưỡng, cảm ứng chậm, còn giới động vật gồm những sinh vật sống dị dưỡng, phản ứng nhanh và có khả năng di chuyển.
BÀI 3. GIỚI THIỆU KHỞI SINH, GIỚI NGUYÊN SINH VÀ GIỚI NẤM. I. GIỚI KHỞI SINH - SV điển hình: Vi khuẩn - Cấu tạo: kích thước từ 1 – 3µm thuộc nhóm tế bào nhân sơ, đơn bào, có thành TB là peptiđôglican. - MT sống: đất, nước, không khí, cơ thể SV - Phương thức dinh dưỡng: Hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng; hóa dị dưỡng, quang dị dưỡng. - VSV cổ được tách ra khỏi vi khuẩn vì chúng có đặc điểm khác biệt với vi khuẩn về cấu tạo của thành tế bào, tổ chức bộ gen, sống môi trường khắc nghiệt. II. GIỚI NGUYÊN SINH GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 4
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
- SV điển hình: Động vật nguyên sinh (Protozoa), thực vật nguyên sinh (Tảo-Algae), nấm nhầy (Myxomycota) - Cấu tạo: SV nhân thực, đơn bào hoặc đa bào. - Phương thức dinh dưỡng rất đa dạng. III. GIỚI NẤM - SV điển hình: nấm men, nấm sợi. - Cấu tạo: tế bào nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào dạng sợi, có thành kitin (một số ít có thành xeNLulôzơ), không có lục tạp. - Phương thức dinh dưỡng: dị dưỡng (hoại sinh,kí sinh, cộng sinh) - Sinh sản chủ yếu bằng bào tử IV. CÁC NHÓM VI SINH VẬT - Vi sinh vật: là những sinh vật nhỏ bé có kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng, thích ứng cao với môi trường - Vi sinh vật gồm: vi khuẩn, nấm men, động vật nguyên sinh,tảo đơn bào. - Virut cũng được xếp vào vi sinh vật - Đại diện: Nấm men, nấm sợi.
BÀI 4. GIỚI THỰC VẬT I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI THỰC VẬT 1. Đặc điểm cấu tạo. Sinh vật vật đa bào nhân thực, cơ thể gồm nhiều tế bào được phân hoá thành nhiều mô và cơ quan khác nhau. Tế bào có thành xenlulôzơ, nhiều tế bào có chứa lục lạp. 2. Đặc điểm dinh dưỡng. Tự dưỡng nhờ quang hợp (dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng) do tế bào lá có sắc tố clorophyl . * Đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn của thực vật: + Lá có lớp cutin bên ngoài có tác dụng chống mất nước, biểu bì lá có chứa khí khổng để trao đổi khí và thoát hơi nước. + Hệ mạch dẫn phát triển để dẫn truyền nước và các chất. + Thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Thực vật có hoa thụ tinh kép tạo hợp tử và nội nhủ. + Sự tạo thành quả và hạt để bảo vệ nuôi phôi, phát tán và duy trì sự tiếp nối thế hệ. II. CÁC NGÀNH THỰC VẬT * Thực vật có nguồn gốc từ tảo lục đa bào nguyên thủy - Rêu: Chưa có hệ mạch. Tinh trùng có roi. Thụ tinh nhờ nước. - Quyết: Có hệ mạch. Tinh trùng có roi. Thụ tinh nhờ nước. - Hạt trần: Có hệ mạch. Tinh trùng không roi. Thụ phấn nhờ gió. Hạt không được bảo vệ. - Hạt kín: Có hệ mạch. Tinh trùng không roi. Thụ phấn nhờ gió, côn trùng. Thụ tinh kép. Hạt được bảo vệ trong quả. III. ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT - Đa dạng loài: 290000 loài chia làm 4 ngành. - Đa dạng về cấu tạo cơ thể và hoạt động sống thích nghi với các môi trường sống khác nhau.
Trang 5
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
BÀI 5. GIỚI ĐỘNG VẬT. I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT. 1. Đặc điểm về cấu tạo: Sinh vật vật đa bào nhân thực, cơ thể gồm nhiều tế bào được phân hoá thành nhiều mô và cơ quan khác nhau. Đặc biệt có hệ vận động và hệ thần kinh. 2. Đặc điểm về dinh dưỡng và lối sống: - Sống dị dưỡng. - Tự di chuyển được, tự tìm kiếm thức ăn. - Phản ứng nhanh, điều chỉnh được hoạt động của cơ thể, thích ứng cao với những biến đổi của môi trường. II. CÁC NHÀNH CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT. - Giới động vật có nguồn gốc từ tập đoàn đơn bào trùng roi nguyên thuỷ. - Động vật được chia thành hai nhóm chủ yếu: * Động vật không xương sống, gồm các ngành: + Ngành thân lỗ. + Nành ruột khoang. + Ngành giun dẹp + Ngành giun tròn + Ngành giun đốt. + Ngành thên mềm. + Ngành chân khớp + Ngành da gai. * Động vật có xương sống. Chỉ có 1 ngành với các lớp: + Nửa dây sống + Cá (cá miệng tròn, cá sụn, cá xương) + Lưỡng cư + Bò sát. + Chim + Thú III. ĐA DẠNG GIỚI ĐỘNG VẬT. - Đa dạng loài, cấu tạo cơ thể về hoạt động sống thích nghi với môi trường sống khác nhau. - Có hơn một triệu loài.
BÀI 7. CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC CỦA TẾ BÀO. I. CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC CẤU TẠO NÊN TẾ BÀO. 1. Những nguyên tố hoá học của tế bào Trong 92 nguyên tố hoá học có trong tự nhiên, có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống. => Ở cấp độ nguyên tử thì giới vô cơ và giới hữu cơ là đồng nhất. 2. Vai trò của các nguyên tố hóa học trong tế bào Tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Người ta chia nguyên tố hóa học thành 2 nhóm cơ bản: a. Nguyên tố đa lượng: - Các nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể lớn hơn 10-4 (0,01%) Ví dụ: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Na,…. - Thành phần cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ (protein, lipit, axit nucleic, cacbohydrat) và vô cơ cấu tạo tế bào, tham gia hoạt động sinh lý của tế bào. b. Các nguyên tố vi lượng: - Các nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể ít hơn 10-4 (0,01%) Ví dụ: Cu, Mn, Zn, Mo, Fe, B,... GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 6
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
- là thành phần cấu tạo enzim, các hoocmon, điều tiết quá trình TĐC trong tế bào. II. NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI TẾ BÀO. 1. Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước. - Gồm một nguyên tử oxy liên kết với hai nguyên tử hydro bằng liên kết cộng hoá trị. - Phân tử nước có tính phân cực (nghĩa là hai đầu tích điện trái dấu do đôi điện tử bị kéo lệch về phía oxy) => hình thành liên kết hydro giữa các phân tử nước với nhau và với chất tan khác => tạo cho nước có tính chất lý hoá đặc biệt như dẫn nhiệt, dẫn điện, tạo sức căng bề mặt,… 2. Vai trò của nước đối với tế bào. - Là thành phần chủ yếu trong mọi cơ thể sống. - là dung môi hoà tan các chất. - là môi trường phản ứng, tham gia các phản ứng sinh hoá,…. - Điều hoà thân nhiệt. CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Kể tên các nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể và vỏ Trái đất mà em biết? Trong các nguyên tố đó, những nguyên tố nào đóng vai trò chính cấu tạo nên cơ thể sống? Vì sao? – Thế giới sống và không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Trong thế giới sống, các nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống gồm: C, H, O, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg…Trong đó các nguyên tố C, H, O, N đóng vai trò chính, chúng chiếm khoảng 96 % khối lượng cơ thể sống. Vì chúng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, cacbohidrat, lipit, axit nuclêic là những chất hoá học chính cấu tạo nên tế bào. – Các nguyên tố khác mặc dù có thể chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không có nghĩa là chúng không có vai trò quan trọng đối với sự sống. Câu 2. Cacbon có vai trò gì với vật chất hữu cơ? Tại sao? Cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ. Vì nguyên tử cacbon có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử, do vậy một nguyên tử cacbon có thể cùng một lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử cacbon và với nguyên tử của các nguyên tố khác tạo nên một số lượng rất lớn các phân tử hữu cơ khác nhau. Câu 3. Dựa vào tỉ lệ các nguyên tố trong cơ thể, người ta chia các nguyên tố thành mấy loại? Vai trò của các nguyên tố đối với cơ thể sống? Tùy theo tỉ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sống mà các nhà khoa học chia các nguyên tố thành hai loại: nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. Nguyên tố Đa lượng Vi lượng Đặc điểm Chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01% Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối Tỉ lệ khối lượng cơ thể. lượng cơ thể. C, H, 0, N, Ca, P, K, S, Na, F, Cu, Fe, Mn, Zn, Mo... Đại diện Cl,… - Thành phần cấu tạo nên các - Thành phần cấu tạo nên các enzim, đại phân tử hữu cơ như prôtên, hoocmôn, sắc tố, vitamin,... cacbohiđrat, lipit, axit - Ảnh hưởng đến trao đỗi chất, điều Vai trò nuclêic,... là những chất hóa hòa quá trình sinh trưởng, phát triển học chính cấu tạo nên tế bào. của sinh vật... Câu 4. Mô tả cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước? Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực. Hai đầu mang điện trái dấu của hai phân tử nước khác nhau có thể hút nhau cũng như hút các phân tử hoặc các phần của phân tử khác có tích điện trái dấu. Chính nhờ đặc tính này mà nước có vai trò đặc biệt đối với thế giới sống. Câu 5. Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? Từ đó giải thích Trang 7
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
các hiện tượng sau: + Tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước? + Tại sao nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài được? – Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực. – Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt động giống như tấm bạt lò xo, trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng mặt nước không những giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước. – Nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài qua lỗ khí tạo thành cột nước liên tục trên mạch gỗ nhờ có sự liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. Câu 6. Hậu quả gì có thể xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá lạnh? Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá, nước trong nguyên sinh chất của tế bào đông thành đá, khoảng cách các phân tử xa nhau do đó không thực hiện được các quá trình trao đổi chất, thể tích tế bào tăng lên làm cho cấu trúc tế bào bị phá vỡ và tế bào bị chết. Câu 7. Vai trò của nước đối với tế bào? – Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh. Nước là dung môi phổ biến nhất, là môi trường khuếch tán và môi trường cho các phản ứng sinh hoá xảy ra. – Nước còn là nguyên liệu cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào. Do có khả năng dẫn nhiệt, toả nhiệt và bốc hơi cao nên nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt, đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ trong tế bào nói riêng và cơ thể nói chung. Nước liên kết có tác dụng bảo vệ cấu trúc của tế bào.
BÀI 8. CACBOHIDRAT (SACCARIT) VÀ LIPIT. I. CACBOHIĐRAT (Saccarit) Cacbohidrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O. Công thức chung: (CH2O)n, trong đó tỉ lệ H và O giống như trong phân tử nước. 1. Cấu trúc của cacbohiđrat. a. Cấu trúc của Monosaccarit (đường đơn) - Là loại đường có từ 3 – 7 nguyên tử cacbon trong phân tử. - Đường đơn phổ biến là hexôzơ và pentôzơ. + Hexôzơ: glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ. + Petôzơ: ribôzơ, đêôxyribôzơ. b. Cấu trúc của Disaccarit (đường đôi) : - Hai phân tử đường đơn cùng loại hay khác loại liên kết lại với nhau bằng liên kết glicozit và loại đi một phân tử nước tạo thành đường đisaccarit (lactozo, manozo… - Ví dụ: glucozo + galactozo => lactozo glucozo +glucozo => manozo c. Cấu trúc của Polisaccarit (đường đa) : - Nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng phản ứng trùng ngưng. + polisaccarit mạch thẳng (xenlulozo) hay mạch nhánh (tinh bột, glicogen) 2. Chức năng của cacbohidrat. - Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể. - Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. - Cacbohidrat liên kết với protein tạo nên các phân tử glycoprotein là những bộ phận cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào. II. LIPIT Lipit là hợp chất hữu cơ không tan trong nước,chỉ tan trong các dung môi hữu cơ : ete, benzen, clorofooc… * Cấu tạo ừ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác với cacbohydrat) được nối với nhau GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 8
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
bằng các liên kết hóa trị không phân cực. 1. Cấu trúc của lipit. a. Mỡ, dầu và sáp (lipit đơn giản) - Dầu: gồm 1 glixerol (rượu 3C) liên kết với 3 axit béo (chủ yếu là axit béo không no) - Mỡ: gồm 1 glixerol (rượu 3C) liên kết với 3 axit béo (chủ yếu là axit béo no) - Sáp: 1 rượu mạch dài kết hợp với một đơn vị nhỏ axit béo Mỗi axit béo thường gồm 16 -18C, trong đó có các liên kết C-H không phân cực nên lipit không tan trong nước b. Các photpholipit và steroit (lipit phức tạp) - Photpholipit: + Gồm 2 axits béo liên kết với 1 glixerol và vị trí thứ 3 của glixerol được liên kết với 1 nhóm photphat, nhóm photphat này nối glixerol với ancol phức ưa nước (colin hay axetylcolin) + Photpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol phức ưa nước và đuôi axit béo kị nước - Steroit: trong phân tử có các liên kết vòng 2. Chức năng của lippit - Cấu tạo nên hệ thống màng sinh học: photpholipit, colesterol - Năng lượng dự trữ: Dầu, mỡ - Dự trữ nước và tham gia nhiều chức năng sinh học khác: ơstrogen, sắc tố, vitamin: A, D, E, K. CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Vì sao khi đói lả (hạ đường huyết) người ta cho uống nước đường thay vì ăn các loại thức ăn khác? – Hạ đường huyết là một cụm từ dùng để chỉ sự giảm lượng đường trong máu dưới mức bình thường (đường ở đây muốn ám chỉ là loại đường glucozơ và mức bình thường được quy định từ 3,9-6,4 mmol/lít). Trong máu, đường glucozơ được đưa đi đến khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tổ chức bảo đảm cho sự sống bình thường của con người. Glucozơ là nguồn năng lượng chính của cơ thể đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ, khi đường huyết bị thấp hơn bình thường (hạ đường huyết) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người. Vì vậy khi đói lả (hạ đường huyết) người ta phải uống nước đường (đặc biệt nước mía, nước hoa quả) thay vì ăn các loại thức ăn khác để bổ sung và cân bằng lượng đường trong máu. Câu 2. Đường đôi là gì? Kể tên các loại đường đôi? Đường đa là gì? Có những loại đường đa nào? – Đường đôi gồm 2 phân tử đường đơn cùng loại hay khác loại (glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ) liên kết với nhau (nhờ liên kết glicôzit khi đã loại đi một phân tử nước), có vị ngọt và tan trong nước. Ví dụ, phân tử glucôzơ liên kết với phân tử fructôzơ tạo thành đường saccarôzơ, phân tử galactôzơ liên kết với phân tử glucôzơ tạo thành đường lactôzơ, 2 phân tử đường glucôzơ liên kết với nhau tạo thành đường mantozơ. – Đường đa (hay pôlisaccarit) gồm rất nhiều phân tử đường đơn bằng các phản ứng trùng ngưng và loại nước tạo thành các pôlisaccarit là các phân tử mạch thẳng (như xenlulôzơ) hay mạch phân nhánh (như tinh bột thực vật hay glicôgen động vật). Xenlulôzơ do rất nhiều đơn phân glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết glicôzit. Tinh bột và glicôgen cũng được hình thành từ rất nhiều các đơn phân là glucôzơ liên kết với nhau thành một phân tử có cấu trúc phân nhánh. Câu 3. Nêu chức năng của Cacbohiđrat? Cacbohiđrat có các chức năng chính sau: – Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể. Ví dụ: glicôgen là nguồn dự trữ năng lượng ngắn hạn trong cơ thể động vật, tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng trong cây... – Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. Ví dụ: xenlulôzơ là loại đường cấu tạo nên thành tế bào thực vật, kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của nhiều loài côn trùng hay một số loài động vật khác... – Cacbonhiđrat liên kết với prôtêin tạo nên các phân tử glicôprôtêin là những bộ phận cấu tạo Trang 9
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
nên các thành phần khác nhau của tế bào. Câu 4. Lipit là gì? Kể tên một số loại lipit chính và nêu chức năng của chúng? - Lipit là nhóm chất hữu cơ không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ête, clorofooc. - Một số loại lipit chính và chức năng của chúng: + Mỡ, dầu: được hình thành do một phân tử glixêrol (một loại rượu 3C) liên kết với 3 axit béo. Chức năng chính của chúng là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Một gam mỡ có thể cho một lượng năng lượng nhiều gấp đôi so với một gam tinh bột. + Phôtpholipit: cấu tạo từ một phân tử glixêrol liên kết với 2 phân tử axit béo và một nhóm phôtphat. Phôtpholipit có chức năng chính là cấu tạo nên các loại màng của tế bào. + Một số chất có bản chất là Stêrôit như colesterôn tham gia cấu tạo màng tế bào, testostêrôn và ơstrôgen là hoocmôn giới tính. + Sắc tố và vitamin: tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể. Câu 5. Nêu cấu tạo và chức năng của mỡ? – Cấu tạo của mỡ: gồm 1 phân tử glixêrol (một loại rượu 3C) liên kết với 3 axit béo (mỗi axit béo thường từ 16-18 nguyên tử C) + Mỡ ở động vật chứa các axít béo no nên thường có dạng rắn. + Mỡ ở thực vật và 1 số loại cá chứa các axít béo không no nên thường có dạng lỏng. – Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Một gam mỡ có thể cho một lượng năng lượng nhiều gấp đôi so với một gam tinh bột.
BÀI 9. PRÔTÊIN I. CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN: 1. Axitamin - đơn phân của protein: - Công thức tổng quát: H2N – CH – COOH R Trong đó: +(-N H2) - nhóm amin +(-COOH) - nhóm cacboxyl + gốc R Có 20 loại axitamin khác nhau chủ yếu ở gốc R ví dụ: H2N – CH2 – COOH : glixyl H2N – CH – COOH : Xêrin CH2OH - Trong tự nhiên có khoảng 20 nguyên tố hóa học, nhưng cơ thể động vật chỉ tổng hợp được một số aa gọi là aa thay thế.Còn aa không tự tổng hợp được gọi là aa không thay thế: valin, lơxin… 2. Cấu trúc chuỗi pôlypeptit - Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptid tạo thành chuỗi polipeptid. - Liên kết peptid được hình thành do nhóm cacbôxyl của aa này lên kết với nhóm amin của aa kế tiếp và loại đi một phân tử nước. - Nhóm amin đứng đầu chuỗi và nhóm cacbôxyl đứng cuối chuỗi. 3. Cấu trúc không gian của Prôtêin: a. Cấu trúc bậc 1: - Là một chuỗi polipeptid do các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo thành. b. Cấu trúc bậc 2: GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 10
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
- Do cấu trúc bậc 1 co xoắn (dạng ) hoặc gấp nếp (dạng ) - Cấu trúc này được giữ vững bằng các liên kết hidro. c. Cấu trúc bậc 3: - Cấu trúc không gian 3 chiều của protein do cấu trúc bậc 2 co xoắn hay gấp nếp tạo thành. - Phụ thuộc tình chất của nhóm R, liên kết đisunphua (-S-S-), liên kết hiđro. d. Cấu trúc bậc 4: Khi 2 hay nhiều chuỗi pôlypeptit kết hợp lại với nhau tạo thành cấu trúc bậc 4. 4. Tính đa dạng và đặc thù của protein: - Đa dạng: 2 0 loại aa sắp xếp khác nhau tạo vô số loại protein - Đặc thù bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các aa *Chú ý: các biến đổi đột ngột của môi trường:nhiệt đô, áp suất, PH…làm phá hủy cấu trúc không gian 3 chiều của protein => protein bị biến tính II. CHỨC NĂNG CỦA PROTEIN: - Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể VD: + Kêratin cấu tạo nên lông, tóc, móng tay. + Côlagen tham gia cấu tạo nên mô liên kết. - Vận chuyển các chất VD: Hêmôglôbin vận chuyển O2 và CO2 trong máu. - Kháng thể-bảo vệ cơ thể VD: Các kháng thể - Hoocmon điều hòa trao đổi chất VD: InSulin điều chỉnh lượng gllucôzơ trong máu - Enzim xúc tác phản ứng sinh hóa VD: aimilaza thủy phân tinh bột. - Chức năng vận động của tế bào và cơ thể VD: Actin và miôzin trong cơ. - Dự trữ cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể khi cần thiết VD: Albumin, cazêin (protein sữa) - Thụ thể thu nhận thông tin hoặc làm giá đỡ. VD: Các prôtêin thụ thể trên màng sinh chất. CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Tại sao một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 1000C mà prôtêin của chúng lại không bị hỏng? – Khi nhiệt độ môi trường quá cao có thể phá hủy cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng mất chức năng (hiện tượng biến tính của prôtêin). Một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 1000C mà prôtêin của chúng lại không bị hỏng do prôtêin của các loại sinh vật này có cấu trúc đặc biệt nên không bị biến tính khi ở nhiệt độ cao. Câu 2. Tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng? – Trong môi trường nước của tế bào, prôtêin thường quay các phần kị nước vào bên trong và bộc lộ phần ưa nước ra bên ngoài. Ở nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kị nước ở bên trong bộc lộ ra ngoài, nhưng do bản chất kị nước nên các phần kị nước của phân tử này ngay lập tức lại liên kết với phần kị nước của phân tử khác làm cho các phân tử nọ kết dính với phân tử kia. Do vậy, prôtêin bị vón cục và đóng thành từng mảng nổi trên mặt nước canh. Câu 3. Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau? – Các prôtêin khác nhau từ thức ăn sẽ được tiêu hoá nhờ các enzim tiêu hoá và sẽ bị thuỷ phân thành các axit amin không có tính đặc thù và sẽ được hấp thụ qua ruột vào máu và được chuyển đến tế bào để tạo thành prôtêin đặc thù cho cơ thể chúng ta. Nếu prôtêin nào đó không được tiêu hoá xâm nhập vào máu sẽ là tác nhân lạ và gây phản ứng dị ứng (nhiều người bị dị ứng với thức ăn như tôm, cua, ba ba…, trường hợp cấy ghép mô lạ gây phản ứng bong miếng ghép…) – Chế độ dinh dưỡng các axit amin không thay thế (cơ thể không tự tổng hợp được phải lấy từ Trang 11
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
thức ăn hàng ngày) do đó để phòng tránh suy dinh dưỡng (nhất là đối với trẻ em) nhất thiết là phải cung cấp đầy đủ lượng axit amin không thay thế (như trứng, sữa, thịt các loại…). Câu 4. Nêu chức năng của prôtêin? – Prôtêin là thành phần không thể thiếu được của mọi cơ thể sống. Cấu trúc của prôtêin quy định chức năng sinh học của nó. Prôtêin có cấu trúc và chức năng sinh học đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ có trong tế bào. – Prôtêin có một số chức năng chính sau: + Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Chúng đóng vai trò cốt lõi trong cấu trúc của nhân, của mọi bào quan, đặc biệt là hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao. Ví dụ: côlagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết, histon tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.... + Vận chuyển các chất. Một số prôtêin có vai trò như những “xe tải” vận chuyển các chất trong cơ thể. Ví dụ: hêmôglôbin... + Bảo vệ cơ thể. Ví dụ: các kháng thể (có bản chất là prôtêin) có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh... + Thu nhận thông tin. Ví dụ: các thụ thể trong tế bào... + Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. Ví dụ: các enzim (có bản chất là prôtêin) đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng sinh học... + Điều hoà quá trình trao đổi chất. Các hoocmôn - phần lớn là prôtêin – có chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất trong tế bào và trong cơ thể. Ví dụ: insulin điều hoà lượng đường trong máu... + Vận động. Nhiều loại prôtêin tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể. Ví dụ: miozin trong cơ, các prôtêin cấu tạo nên đuôi tinh trùng... + Dự trữ. Lúc thiếu hụt cacbohiđrat và lipit, tế bào có thể phân giải prôtêin dự trữ cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể hoạt động. Ví dụ: albumin, cazêin, prôtêin dự trữ trong các hạt của cây – Sự đa dạng của cơ thể sống do tính đặc thù và tính đa dạng của prôtêin quyết định. Câu 5. Nêu điểm khác nhau chính trong các bậc cấu trúc của prôtêin? Người ta phân biệt 4 bậc cấu trúc của prôtêin: – Cấu trúc bậc một: Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc một của prôtêin thực chất là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trên chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc một thể hiện tính đa dạng và đặc thù của prôtêin qua số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin. – Cấu trúc bậc hai: Chuỗi pôlipeptit co xoắn α hoặc gấp nếp β tạo nên nhờ các liên kết hiđrô giữa các axit amin trong chuỗi với nhau tạo nên cấu trúc bậc 2. – Cấu trúc bậc ba: là hình dạng của phân tử prôtêin trong không gian 3 chiều, do xoắn bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho mỗi loại prôtêin, tạo nên khối hình cầu). – Cấu trúc bậc bốn: khi prôtêin có 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit (cùng loại hay khác loại) phối hợp với nhau để tạo nên phức hợp prôtêin lớn hơn thì tạo nên cấu trúc bậc bốn của prôtêin. Các chuỗi pôlipeptit liên kết với nhau nhờ các liên kết yếu như liên kết hiđrô. Chỉ cần cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin bị hỏng (do nhiệt độ cao, độ pH,...) là prôtêin đã mất chức năng sinh học (hiện tượng biến tính của prôtêin). Câu 6. Kể tên các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin? Các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin: – Liên kết peptit hình thành giữa 2 axit amin. Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi pôlipeptit tạo nên cấu trúc bậc 1 của prôtêin. – Liên kết hiđrô. Cấu trúc bậc 2 của prôtêin được giữ vững nhờ liên kết hiđrô giữa các axit amin ở gần nhau. – Liên kết kỵ nước. Khi các gốc kỵ nước (ví dụ gốc -CH3 của các axit amin) ở gần nhau, giữa chúng hình thành lực hút, đó là lực hút kỵ nước tạo nên liên kết kỵ nước. – Liên kết đisunphua (-S-S-), góp phần hình thành cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của prôtêin. Câu 7. Nêu một vài loại prôtêin trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng? GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 12
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
– Collagen và elastin tạo nên cấu trúc sợi rất bền của mô liên kết, dây chằng, gân. Kêratin tạo nên cấu trúc của da, lông, móng. – Hoocmôn insulin và glucagon do tế bào đảo tụy thuộc tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa hàm lượng đường glucô trong máu. – Các enzim thủy phân trong dạ dày phân giải thức ăn, enzim amylaza trong nước bọt phân giải tinh bột, enzim pepsin phân giải prôtêin, enzim lipaza phân giải lipit. – Huyết sắc tố hêmôglôbin có chứa trong hồng cầu có vai trò vận chuyển ôxy và cacbônic trong máu... Câu 8. Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu? – Trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi pôlipeptit, từ đó tạo nên hình dạng không gian 3 chiều của prôtêin và do đó quyết định tính chất cũng như vai trò của prôtêin. Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp của các axit amin có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và tính chất của prôtêin. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi pôlipeptit quyết định tính đa dạng và đặc thù của prôtêin. – Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn mặc dù đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính là do chúng khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi pôlipeptit.
BÀI 10: AXIT NUCLEIC I. KHÁI NIỆM: - Axit nuclêic là một đại phân tử sinh học có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit. - Axit nuclêic có 2 loại: Axit đêoxiribônuclêic (ADN) và Axit ribônuclêic (ARN) II. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA ADN: 1. Nuclêôtit - Đơn phân của ADN: - Cấu tạo đơn phân của Nuclêôtit gồm 3 thành phần: + Đường Pentôzơ: (đường Đêôxiribô): C5H10O4. + Axit photphoric H3PO4 + Một trong 4 loai bazơnitơ: Adenin(A), Timin(T), Guamin(G), Xitoxin(X). - Từ 4 loại bazơnitơ tạo nên 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X - Tên gọi của bazơ nitơ chính là tên gọi của nuclêôtit. 2. Cấu trúc của ADN theo Watson và Crick: - ADN là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N, P; được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nucleotit, các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết photpho dieste tạo thành chuỗi polynucleotit. * Cấu trúc không gian của ADN: + Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit ngược chiều nhau, xoắn quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). các nucleotit đối diện trên hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hydro (trong đó A liên kết với T bằng 2 liên kết hydro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hydro). + Chiều cao vòng xoắn (chu kì xoắn): 3,4nm hay 34Ao (1 chu kì xoắn gồm 10 cặp Nuclêôtit) o kích thước 1 nuclêôtit: 3,4A hay 0,34nm. + Đường kính vòng xoắn:2nm - Chiều dài phân tử ADN từ vài chục đến vài trăm m . * Ở tế bào nhân sơ ADN tồn tại ở dạng mạch vòng, tế bào nhân thực tồn tại ở dạng chuỗi xoắn kép 3. Chức năng của ADN: - Tính đa dạng và đăc thù của ADN Mỗi phân tử AND được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit. - Chức năng: mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền Trang 13
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
+ Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử AND dưới dạng trình tự các nucleotit xác định. + Thông tin di truyền được bảo quản nhờ các liên kết photpho dieste, cấu trúc mạch kép và liên kết với protein. + Thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ sự nhân đôi AND trong quá trình phân bào. + Thông tin di truyền còn được truyền từ ADN → ARN → protein thông qua quá trình phiên mã và dịch mã. - Một số virut, thông tin di truyền được lưu trữ trên ARN. - Những sai sót trên ADN được enzim sữa sai trong tế bào sữa chữa.
BÀI 11: AXIT NUCLEIC(tt) II. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA ARN: 1. Nuclêôtit - Đơn phân của ARN: - Cấu tạo đơn phân của Nuclêôtit gồm 3 thành phần: + Đường Pentôzơ: (đường ribô): C5H10O5. + Axit photphoric H3PO4 + Một trong 4 loai bazơnitơ: Adenin(A), Uraxin(U), Guamin(G), Xitoxin(X). - Từ 4 loại bazơnitơ tạo nên 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X - Tên gọi của bazơ nitơ chính là tên gọi của nuclêôtit. 2. Cấu trúc của ARN: - ARN thông tin (mARN) : cấu tạo là một chuỗi polyribonucleotit mạch thẳng - ARN vận chuyển (tARN): cấu tạo là một chuỗi polyribonucleotit quấn trở lại một đầu. Trên mỗi phân tử đều có một bộ ba đối mã đặc hiệu (anticodon) để nhận ra và bắt đôi với côđon trên mARN . - ARN ribôxôm (rARN): cấu tạo là một chuỗi polyribonucleotit, nhiều vùng liên kết bổ sung tạo các vùng xoắn kép cục bộ. 3. Chức năng của ARN: - mARN: truyền đạt thông tin di truyền (làm khuôn cho quá trình dịch mã) - tARN mang axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin. - rARN: kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm (gồm 2 tiểu đơn vị lớn và bé tồn tại riêng lẻ trong tế bào) CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. So sánh cấu trúc và chức năng của ADN với ARN? So sánh cấu trúc và chức năng của ADN với ARN Điểm so sánh ADN ARN Cấu trúc: - Đơn phân - Đơn phân là nuclêôtit. - Đơn phân là ribônuclêôtit. - Số mạch, số đơn - 2 mạch dài với hàng chục - 1 mạch với hàng chục đến hảng nghìn phân nghìn đến hàng triệu ribônuclêôtit. - Thành phần của nuclêôtit. - Thành phần cấu trúc của ribônuclêôtit: một đơn phân - Thành phần cấu trúc của nuclêôtit: + Axit phôtphoric + Axit phôtphoric + Đường ribôzơ + Đường đêôxiribôzơ + Bazơ nitơ: A, u, G, X + Bazơnitơ: A, T, G, X Chức năng - ADN có chức năng mang, - ARN gồm 3 loại là mARN, tARN và bảo quản và truyền đạt rARN, mỗi loại thực hiện một chức năng thông tin di truyền. nhất định trong quá trình truyền đạt và dịch thông tin di truyền từ ADN sang prôtêin: GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 14
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
+ mARN: truyền đạt thông tin đi truyền: ADN —> ARN —> prôtêin. + tARN: vận chuyển axit amin đặc hiệu. + rARH: thành phần cấu tạo của ribôxôm (là bào quan tồng hợp prôtêin). Câu 2. Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và liên kết giữa các nuclêôtit. Điểm khác nhau giữa các nuclêôtit là gì? – ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một nuclêôtit. – Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm 3 thành phần là đường đêôxiribôzơ, nhóm phôtphat và bazơ nitơ. Có 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X, chúng phân biệt nhau về bazơ nitơ nên người ta gọi tên của các nuclêôtit theo tên của các bazơ nitơ (A = Ađênin, T = Timin, G = Guanin và X = Xitôzin). – Các nuclêôtit trên một mạch liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit. Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại). Các liên kết phôtphodieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlinuclêôtit là các liên kết bền vững, chỉ những tác nhân đột biến có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng tới liên kết này do đó liên kết phôtphodieste giữ cho phân tử ADN sự bền vững nhất định. Ngược lại, liên kết hiđrô là liên kết yếu nhưng ADN có rất nhiều liên kết hiđrô nên ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, chính nhờ tính linh hoạt này mà các enzim có thể sữa chữa các sai sót về trình tự sắp xếp các nuclêôtit. Câu 3. Phân biệt cấu trúc và chức năng của các loại ARN? Dựa vào chức năng của các ARN, người ta phân loại ARN thành 3 loại chính: Loai ARN Cấu trúc Chức năng mARN - ARN Là một mạch pôlyribônuclêôtit (gồm hàng Truyền đạt thông tin di thông tin trăm đến hàng nghìn đơn phân) sao chép từ truyền theo sơ đồ: ADN trong đó U thay cho T. ADN —> ARN —> prôtêin. tARN - ARN Là một mạch pôlyribônuclêôtit (gồm từ vài Vận chuyển axit amin đặc vận chuyển chục đến vài trăm đơn phân), có những đoạn hiệu tới ribôxôm để tổng các cặp bazơ (trên cùng 1 mạch) liên kết với hợp prôtêin. nhau theo nguyên tắc bỗ sung, phân tử tARN có 1 đầu mang axit amin, 1 đầu mang bộ ba đối mã (với bộ ba mã hóa trên mARN). rARN - ARN Là một mạch pôlyribônuclêôtit chứa hàng Là thành phần cấu trúc chủ ribôxôm trăm đến hàng nghìn đơn phân trong đó có yếu của ribôxôm (bào quan tới 70% số ribônuclêôtit có liên kết bổ sung. tổng hợp prôtêin). Câu 4. Dựa vào cơ sở khoa học nào mà người ta có thể xác định mối quan hệ huyết thống giữa 2 người, xác định nhân thân các hài cốt hay truy tìm dấu vết thủ phạm thông qua việc phân tích ADN? – Rất khó có trường hợp 2 người khác nhau (không có quan hệ huyết thống) lại có cấu trúc ADN hoàn toàn giống nhau (xác suất trùng hợp chỉ xảy ra 1 trên 200 triệu lần). Dựa vào tính chất này mà kĩ thuật phân tích ADN đã ra đời và nó đã có những ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn. – Các nhà khoa học có thể dựa vào ADN để truy tìm thủ phạm, xác định huyết thống, xác định nhân thân của các hài cốt... Ví dụ, người ta có thể tách ADN từ một sợi tóc còn sót lại trên hiện trường vụ án rồi so sánh ADN này với ADN của một loạt những người bị tình nghi. Nếu người tình nghi có ADN giống với ADN lấy từ sợi tóc để lại trên hiện trường thì có thể người đó có liên quan đến vụ án. Tương tự như vậy, người ta có thể xác định một đứa bé có phải là con của người này hay người kia nhờ vào sự giống nhau về ADN giữa con và bố. Câu 5. Chứng minh trong ADN, cấu trúc phù hợp với chức năng? Trang 15
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
Chức năng của ADN là bảo quản, lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. ADN có cấu trúc phù hợp để thực hiện chức năng của nó. – Đầu tiên xét chức năng của ADN là bảo quản, lưu trữ thông tin di truyền nên nó phải thật bền vững. ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là các nuclêôtit, các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste tạo thành chuỗi pôlynuclêôtit. Các liên kết phôtphodieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlinuclêôtit là các liên kết bền vững, chỉ những tác nhân đột biến có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng tới liên kết này do đó liên kết phôtphodieste giữ cho phân tử ADN sự bền vững nhất định giúp nó bảo quản và lưu trữ tốt thông tin di truyền. Mặt khác, các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại). Liên kết hiđrô là liên kết yếu nhưng ADN có rất nhiều liên kết hiđrô nên ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, chính nhờ tính linh họat này mà các enzim có thể sữa chữa các sai sót về trình tự sắp xếp các nuclêôtit. – ADN phiên mã tạo ra ARN, nhờ đó mà thông tin di truyền được truyền đạt từ ADN tới prôtêin theo sơ đồ ADN → ARN → prôtêin. Liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit của 2 mạch đơn làm cho ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, tính bền vững giúp nó bảo quản, lưu trữ thông tin di truyền tốt còn tính linh hoạt giúp cho 2 mạch đơn của nó dễ dàng tách nhau ra trong quá trình tái bản (truyền đạt thông tin di truyền giữa các thế hệ tế bào và cơ thể) và phiên mã (truyền đạt thông tin di truyền từ ADN tới prôtêin để biểu hiện thành tính trạng cơ thể). Mặt khác, nhờ nguyên tắc bổ sung mà thông tin di truyền được sao chép một cách chính xác nhất, hạn chế tới mức tối thiểu những sai sót, đảm bảo truyền đạt thông tin chính xác. – Ngoài ra, nguyên tắc cấu trúc đa phân làm cho ADN vừa đa dạng lại vừa đặc thù. Mỗi loại ADN có cấu trúc riêng, phân biệt với nhau ở số lượng, thành phần, trật tự các nuclêôtit. Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở hình thành tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật. Câu 6. Tại sao ADN vừa đa dạng lại vừa đặc trưng? – ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là các nuclêôtit. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các nuclêôtit làm cho ADN vừa đa dạng lại vừa đặc trưng. – Ngoài ra, cấu trúc không gian khác nhau của các dạng ADN cũng mang tính đặc trưng. Câu 7. Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên? – ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại), tuy liên kết hiđrô là liên kết yếu nhưng ADN có rất nhiều liên kết hiđrô nên ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, chính nhờ tính linh họat này mà các enzim có thể sữa chữa các sai sót về trình tự sắp xếp các nuclêôtit. – Mặt khác, do được cấu tạo từ 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên thông tin di truyền được bảo quản tốt vì khi có sự hư hỏng (đột biến) ở mạch này thì mạch không bị hư sẽ được dùng làm khuôn để sửa chữa cho mạch bị đột biến. Câu 8. Tại sao cũng chỉ 4 loại nuclêôtit nhưng các loài sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau? Tuy phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit, nhưng do thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ 4 loại nuclêôtit đó có thể tạo nên vô số phân tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN đó lại điều khiển sự tổng hợp nên các prôtêin khác nhau quy định các tính trạng rất đa dạng nhưng đặc thù ở các loài sinh vật khác nhau.
GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 16
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
BÀI 13. TẾ BÀO NHÂN SƠ I. Khái quát về tế bào: + Thuyết TB: tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, các quá trình chuyển hóa vật chất và di chuyển đều xảy ra trong tế bào, tế bào chỉ được sinh ra bằng sự phân chia của tế bào đang ồn tại trước đó. - Hình dạng và kích thước các loại TB không giống nhau nhưng đều có kích thước quá nhỏ. Dựa vào cấu trúc người ta chia 2 nhóm TB: TB nhân thực và tế bào nhân sơ đều có 3 thành phần cấu trúc cơ bản: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân). + Tế bào chất và các bào quan Tóm lại: TB là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ đặc điểm của 1 hệ sống. II. Cấu tạo tế bào nhân sơ (TBvi khuẩn) Tế bào nhân sơ có cấu trúc đơn giản, có kích thước nhỏ, chưa có màng nhân, chưa có các bào quan co màng bao bọc. 1. Thành phần bắt buộc: a. Màng sinh chất: Có cấu tạo từ photpholipit và Prôtêin b. Tế bào chất: - Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Gồm 2 thành phần chính: bào tương (một dạng keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác), có riboxom và các hạt dự trữ - Là nơi tổng hợp các loại Protein và các hoạt động sống của TB. c. Vùng nhân: Vùng nhân thường chỉ là 1 phân tử ADN vòng chưa có màng nhân rõ TB nhân sơ 2. Thành phần không bắt buộc a. Thành tế bào: được cấu tạo từ chủ yếu từ peptiđô glican, có chức năng quy định hình dạng tế bào.. Dựa vào thành TB người ta chia vi khuẩn ra làm 2 loại: Gram dương (G+) và Gram âm (-) b. Vỏ nhầy: Giúp vi khuẩn tăng sức bảo vệ hay bám dính vào các bề mặt của tế bào vật chủ. c. Lông: Ở một số vi khuẩn gây bệnh ở người, lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người. d. Roi: Có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển. CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ? Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện tích bề mặt (màng sinh chất) (S) trên thể tích của tế bào (V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn. Ngoài ra, kích thước tế bào nhỏ thì sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh. Câu 2. Trình bày cấu tạo của thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi của tế bào nhân sơ? – Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành phần hóa học quan trọng cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi khuẩn là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn). Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào. Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại: Gram dương và Gram âm. – Bên dưới lớp thành tế bào là một lớp màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit và prôtêin. Một số loại vi khuẩn, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy giúp vi khuẩn tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây bệnh… – Ngoài ra, ở một số vi khuẩn còn có lông và roi. Lông có chức năng như những thụ thể tiếp nhận các virut hoặc có thể giúp vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp, một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người. Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển. Câu 3. Trình bày cấu tạo và chức năng của tế bào chất ở sinh vật nhân sơ ? Trang 17
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
– Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân. Tế bào chất gồm có hai thành phần chính: bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác. Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin, rARN và không có màng bao bọc. Đây là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực. – Tế bào chất của vi khuẩn không có: hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Câu 4. Sự khác nhau giữa cấu tạo thành tế bào vi khuẩn Gram dương và Gram âm ? Thành tế bào của 2 nhóm vi khuẩn Gram dương và Gram âm khác nhau ở những điểm chủ yếu sau: Gram dương Gram âm - Không có màng - Có màng ngoài ngoài - Lớp peptiđôglican - Lớp peptiđôglican dày mỏng - Có axit teicoic - Không có axit teicoic - Không có khoang - Có khoang chu chất chu chất
BÀI 14. TẾ BÀO NHÂN THỰC A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC: - Kích thước lớn, cấu trúc phức tạp. - Có nhân và màng nhân bao bọc. - Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt. - Các bào quan đều có màng bao bọc B. CÁU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC. I. Nhân tế bào: 1. Cấu trúc: + Hình dạng: hình cầu, hình bầu dục. + Kích thứơc: đường kính 5micrômet. + Cấu trúc:
a. Màng nhân: là màng kép, dày 6 - 9 micrômet, có cấu trúc giống như màng sinh chất GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 18
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
Màng ngoài: thường nối với lưới nội chất. Trên bề mặt màng nhân có nhiều lỗ nhân, có đường kính từ 50 – 80 nanomet. Lỗ nhân được gắn với nhiều phân tử protein cho phép phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân. b. Chất nhiễm sắc: Gồm các sợi nhiễm sắc (cấu tạo từ ADN liên kết với protein histon). Các sợi nhiễm sắc qua quá trình xoắn tạo thành NST. c. Nhân con: trong nhân có 1 hay vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với phần còn lại là nhân con. Nhân con chủ yếu là protein (80- 85%) và rARN. 2. Chức năng: - Do chứa ADN nên quyết định mọi đặc tính của tế bào. - Điều khiển mọi hoạt động của tế bào, thông qua sự điểu khiển sinh tổng hợp prôtein. - Tham gia vào chức năng sinh sản. II. Ribôxôm: 1. Cấu tạo: - Ribôxôm là bào quan nhỏ, không có màng bao bọc. Kích thước từ 15- 25nm. - Thành phần hoá học: rARN và prôtein. - Trong mỗi tế bào: số lượng riboxom nhiều. 2. Chức năng: Chuyên tổng hợp prôtein của tế bào III. Khung xương tế bào. - Là hệ thống mạng sợi và ống protein (vi ống, vi sợi, sợi trung gian) đan chéo nhau. - Duy trì hình dạng và neo giữ các bào quan, giúp tế bào di chuyển, thay đổi hình dạng (ở amip) IV. Trung thể - Cấu trúc: không có cấu trúc màng được cấu tạo từ hai trung tử xếp thẳng góc với nhau theo trục dọc. * Trung tử là một ống hình trụ, rỗng dài, có đường kính khoảng 0,13 µm, gồm nhiều bộ ba vi ống xếp thành vòng. - Vai trò: quan trọng trong quá trình phân chia của tế bào (bào quan hình thành thoi vô sắc).
BÀI 15. TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt) V. TI THỂ: 1. Cấu trúc: Ti thể có 2 lớp màng bao bọc: Màng ngoài trơn không gấp khúc, màng trong gấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên đó có các enzim hô hấp. Bên trong chất nền có chứa ADN và ribôxôm. 2. Chức năng: Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào. VI. LỤC LẠP (chỉ có ở thực vật): 1. Cấu trúc: - Gồm 2 lớp màng bao bọc. - Bên trong: + Chất nền không màu có chứa ADN, ribôxôm, enzim xúc tác cho các phản ứng tối. + Hạt Grana: Hệ thống các túi dẹt (tilacoit) xếp chồng chất lên nhau, màng tilacôit có chứa chất diệp lục và enzim xúc tác cho các phản ứng sáng của quang hợp. Các Grana nối với nhau bằng hệ thống màng. 2. Chức năng: - Có khả năng chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học - Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.
Trang 19
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. So sánh ti thể với lục lạp? – Giống nhau: + Đều có 2 lớp màng bao bọc. + Đều có chức năng tổng hợp ATP cho tế bào . + Đều chứa ADN và riboxom. + Cả 2 bào quan này có nhiều enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. + Tự sinh sản bằng phân đôi. – Khác nhau : Ti thể Lục lạp - Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp. - Hai lớp màng đều trơn nhẵn. - Có các enzim hô hấp đính trên màng trong - Có enzim pha sáng quang hợp đính (hay các tấm răng lược crista) trên các túi tilacoit ở hạt grana. - Năng lượng (ATP) tạo ra được sử dụng cho - Năng lượng (ATP) tạo ra ở pha tất cả các họat động sống của tế bào. sáng được dùng cho pha tối để tổng - Có mặt hầu hết ở các tế bào. - Có mặt ở trong các tế bào quang hợp. Câu 2. Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm? – Lizôxôm là một loại bào quan dạng túi có kích thước trung bình từ 0,25 – 0,6µm, có một lớp màng bao bọc chứa nhiều enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. Các enzim này phân cắt nhanh chóng các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat, lipit. Lizôxôm tham gia vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như các bào quan đã hết thời hạn sử dụng. Lizôxôm được hình thành từ bộ máy gôngi theo cách giống như túi tiết nhưng không bài xuất ra bên ngoài. – Trong tế bào, nếu lizôxôm bị vỡ ra thì các enzim của nó sẽ phân hủy luôn cả tế bào. Câu 3. Trình bày chức năng của không bào? Không bào là bào quan được bao bọc bởi một lớp màng, bên trong là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu của tế bào. Chức năng của không bào khác nhau tùy từng loài sinh vật và từng loại tế bào. Một số tế bào cánh hoa của thực vật có không bào chứa các sắc tố làm nhiệm vụ thu hút côn trùng đến thụ phấn. Một số không bào lại chứa các chất phế thải, thậm chí rất độc đối với các loài ăn thực vật. Một số loài thực vật lại có không bào để dự trữ chất dinh dưỡng. Một số tế bào động vật có không bào bé, các nguyên sinh động vật thì có không bào tiêu hoá phát triển. Không bào được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy gôngi. Câu 4. Ý nghĩa của cấu trúc màng trong kiểu răng lược của ti thể ? Màng trong của ti thể ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào kiểu răng lược, cấu trúc này làm tăng diện tích của màng. Diện tích màng trong lớn nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa các mào, tăng lượng enzim, hỗ trợ quá trình hô hấp.
BÀI 16. TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt) VII. LƯỚI NỘI CHẤT: - Lưới nội chất là một hệ thống nội màng, gồm các xoang dẹp và ống thông với nhau. Có 2 loại lưới nội chất: - Mạng lưới nội chất hạt: + Nối liền với màng nhân và phía ngoài nối với mạng lưới nội chất trơn. + Mạng lưới nội chất hạt trên màng có đính nhiều ribôxôm. + Chức năng: Tổng hợp protein đưa ra ngoài tế bào và các protein cấu tạo màng, protein dự trữ, protein kháng thể,… - Mạng lưới nội chất trơn: + Nối liền với mạng lưới nội chất hạt và phía ngoài nối với màng sinh chất. + Mạng lưới nội chất trơn có chứa nhiều enzim đặc hiệu. + Chức năng: Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường phân huỷ các chất độc hại cho tế bào GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 20
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
- Ngoài ra Pêroxixom được hình thành từ mạng lưới nội chất trơn, chứa nhiều enzim đặc hiệu. Chức năng: chuyển hóa lipit, khử độc cho TB. VIII. BỘ MÁY GÔNGI VÀ LIZOXOM 1. Bộ máy gôngi - Cấu trúc: Bộ máy gôngi là hệ thống túi dẹp xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt nhau. - Chức năng: Bộ máy gôngi là nơi thu nhận một số chất như: Protein, lipit, đường…lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng rồi vận chuyển đến các nơi khác trong tế bào. Ngoài ra bộ máy gôngi còn là nơi tổng hợp một số hoomon và tổng hợp polisaccarit cấu trúc nên thành tế bào ở thực vật 2. Lizoxom: Đơ Đuyvơ phát hiện năm 1949. - Cấu trúc: Lizoxom là bào quan được hình thành từ bộ máy gôngi có dạng túi, có kích thước từ 0,25-0,6µm. Lizôxôm được bao bọc bởi một lớp màng bên trong chứa nhiều enzim thuỷ phân. - Chức năng: Phân huỷ các tế bào già, tế bào bị tổn thương và các bào quan hết thời hạn sử dụng. IX. KHÔNG BÀO: - Cấu trúc: Không bào là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Không bào được bao bọc bởi một lớp màng bên trong chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ hoặc có chứa sắc tố (TB cánh hoa) - Chức năng: + Tạo áp suất thẩm thấu cho tế bào. + Tạo màu sắc ở một số tế bào cánh hoa quyến rũ côn trùng thụ phấn. + Chứa chất phế thải, chất độc đối với một số loài ăn thực vật (chức năng bảo vệ),…
BÀI 16. TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt) X. MÀNG SINH CHẤT: 1. Cấu trúc: Cấu trúc khảm động: - Màng sinh chất được cấu tạo từ 2 thành phần chính: lipit màng và protein màng * Lipit màng là lớp phân tử kép lipit (gồm 2 phân tử lipit áp sát nhau làm nên cấu trúc cơ bản bao bọc quanh tế bào). Về thành phần hóa học: photpholipit và colesterol. Thành phần của đa số màng hầu như bao giờ cũng là photpholipit, liên kết với một hàm lượng nhỏ các lipit trung tính và glicolipit. + Lớp photpholipit : dày khoảng 9nm. - Phân tử phôtpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước vào nhau, 2 đầu ưa nước hướng ra ngoài. - Photpholipit gồm nhiều loại, các phân tử này xếp xen kẻ với nhau, từng phân tử có thể quay xung quanh các trục chính của mình và đổi chổ cho các phân tử bên cạnh hoặc cùng một lớp phân tử theo chiều ngang. Chính sự vận động đổi chổ này đã làm nên tính linh động của màng tế bào. Hai lớp màng thường chứa các lipit khác nhau. - Phân tử phôpholipit của 2 lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu. + Colesterol: nằm xen kẻ với photpholipit và rải rác trong màng. Chiếm 25 – 30% thành phần lipit màng. Colesterol cản trở sự đổi chổ của photpholipit, do đó làm giảm tính linh động của màng. Nên màng sẽ ổn định hơn. * Xen kẽ các phân tử phôtpholipit là các phân tử protein. Có 2 loại protein: - Protein xuyên màng: là loại xuyên suốt qua lớp kép phôtpholipit. Đây là kênh vận chuyển tích cực các chất qua màng (tính thấm chọn lọc của màng). - Protein bám màng: liên kết với cacbohidrat hoặc lipit để thực hiện nhiều chức năng khác như: thu nhận thông tin, protein là enzim, protein làm nhiệm vụ ghép nối TB. - Ngoài ra màng còn có cholesterol, có chức năng tăng cường tính ổn định của màng, cacbohidrat và glicoprotein giúp nhận biết tế bào quen hay lạ. 2.Chức năng: - Là ranh giới bên ngoài và là bộ phận chọn lọc các chất từ môi trường đi vào tế bào và ngược lại. - Vận chuyển các chất (Kênh prôtêin). Trang 21
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
- Tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào trong tế bào. - Là nơi định vị của nhiều loại enzim. - Các protein màng làm nhiệm vụ nối các tế bào lại thành một mô… - Nhờ glicôprôtein là “dấu chuẩn” để tế bào nhận biết nhau và nhân biết tế bào lạ. XI. CÁC CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT: 1. Thành tế bào: - Cấu trúc: + Thành tế bào nấm cấu tạo bằng kitin (một số là xenlulôzơ). + Thành TBĐV (nếu có) là glicôcalix. + Thành tế bào thực vật cấu tạo bằng xenlulôzơ trên thành có nhiều cầu sinh chất. + Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo bằng peptiđôglican trên thành không có cầu sinh chất - Chức năng: Bảo vệ tế bào, giúp tế bào có hình dạng và kích thước nhất định. 2. Chất nền ngoại bào: Tế bào động vật liên kết với nhau bằng chất nền ngoại bào - Cấu trúc: Chất nền ngoại bào cấu tạo từ glicôprotein và các hợp chất vô cơ và hữu cơ - Chức năng: Chất nền ngoại bào giúp tế bào động vật liên kết với nhau tạo thành mô và giúp tế bào thu nhận thông tin. CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất ở tế bào nhân thực? a. Cấu trúc màng sinh chất: Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động: – Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. – Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng. b. Chức năng màng sinh chất: – Màng sinh chất có tính bán thấm: Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc: lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào. – Thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời. – Nhờ có các “dấu chuẩn” glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào cùng 1 của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác). Câu 2. Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn và nấm? Bên ngoài màng sinh chất của thực vật và của nấm được bao bọc bởi thành tế bào. Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo từ xenlulôzơ. Còn ở nấm, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bằng kitin, thành tế bào vi khuẩn là peptiđôglican. Các chất này rất bền vững, có cấu tạo đặc biệt, giúp bảo vệ tế bào. Câu 3. Nêu các cấu trúc chính bên ngoài màng sinh chất? – Thành tế bào: Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật và nấm còn được bao bọc bởi thành tế bào. Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo từ xenlulôzơ. Còn ở nấm, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bằng kitin. Các chất này rất bền vững, có cấu tạo đặc biệt, giúp bảo vệ tế bào. – Chất nền ngoại bào: Bên ngoài màng sinh chất của tế bào người và động vật có cấu trúc gọi là chất nền ngoại bào. Chất nền ngoại bào cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. Chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin. Câu 4. Prôtêin của màng sinh chất có những loại nào? Prôtêin của màng sinh chất bao gồm 2 loại là prôtêin xuyên màng và prôtêin bề mặt. Prôtêin GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 22
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
xuyên màng là những loại xuyên suốt hai lớp phôtpholipit của màng sinh chất, còn prôtêin bề mặt là những prôtêin chỉ bám trên bề mặt màng sinh chất (chèn vào một lớp phôtpholipit). Các prôtêin có thể liên kết với các chất khác nhau như cacbohiđrat và lipit để thực hiện những chức năng khác nhau. Câu 5. Kể tên và nêu chức năng từng thành phần của màng sinh chất? Thành phần màng Chức năng Ví dụ 1. Tầng kép - Hàng rào thấm đối với prôtêin. - Tầng kép của tế bào không thấm phôtpholipit đối với các phân tử hòa tan trong nước. 2. Prôtêin xuyên màng -Vận chuyến các phân tử prôtêin -Kênh glicôporin để dẫn truyền a. Chất vận chuyển qua màng ngược gradien nong đường. độ. b. Các kênh - Dẫn truyền các phân tử qua -Kênh dẫn truyền nước qua màng. c. Thụ quan màng. -Các hoocmôn, các chất dẫn truyền - Dẫn truyền thông tin vào tế thần kinh liên kết với các thụ quan bào. màng. 3. Gen chỉ thị bề mặt - Glicôlipit có thể nhận dạng - Gen chỉ thị nhóm máu A, B, O tế bào mô... - Tế bào hồng cầu. - Xác định hình dạng tế bào. 4. Mạng lưới prôtêin - Neo giữ các prôtêin nhất định - Định vị thụ quan. bên trong vào các vị trí riêng.
BÀI 18. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT I. Vận chuyển thụ động: 1. Thí nghiệm (SGK) 2. Kết luận: - Khuếch tán: là chuyển động phân tán của các phân tử từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn. (do chuyển động nhiệt của chúng gây ra) - Thẩm thấu: là sự khuếch tán của nước (hay dung môi) qua màng bán thấm. (nước tự do) * Cơ chế: Vận chuyển thụ động là hình thức vận chuyển các chất tuân theo nguyên lí khuyếch tán và không tiêu tốn năng lượng - Vận chuyển thụ động bằng 2 con đường: + Qua lớp phôtpholipit kép: Các phân tử có kích thước nhỏ, các chất không phân cực, các chất tan trong lipit khuếch tán qua đường này (CO2, O2) + Qua kênh protein xuyên màng: các phân tử có kích thước lớn, các ion, các chất phân cực được vận chuyển qua kênh này (có tính chọn lọc) => Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào nồng độ, đặc tính lí hoá và tỉ lệ thuận với diện tích khuếch tán * Có 3 loại môi trường: - Dung dịch ưu trương: là dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ chất tan trong tế bào. - Dung dịch nhược trương: là dung dịch có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ chất tan trong tế bào. - Dung dịch đẳng trương: là dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào. II. Vận chuyển chủ động: - Là hình thức vận chuyển chất tan từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều gradien nồng độ) và tiêu tốn năng lượng - Vận chuyển chủ động cần có các kênh protein đặc hiệu cho từng loại chất cần vận chuyển. Ví dụ kênh K-Na chỉ vận chuyển Na+ và K+ - Các kênh protein xuyên màng thường vận chuyển các chất: đường, aa, các ion…để dự trữ vào kho tế bào Trang 23
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn +
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 2+
+
-
3-
- Các ion Na , Ca , K , Cl , HPO4 , được bơm chủ động vào TB để dự trữ. III. Nhập bào và xuất bào: - Nhập bào là hình thức vận chuyển các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. Nhập bào có 2 hình thức: + Ẩm bào: là hiện tượng màng tế bào biến dạng để đưa vào trong những chất có khối lượng phân tử lớn ở dạng lỏng, không thể lọt qua lỗ màng. +Thực bào: là hiện tượng màng tế bào biến dạng để đưa vào trong những chất có khối lượng phân tử lớn ở dạng rắn, không thể lọt qua lỗ màng. - Xuất bào là hiện tượng tế bào bài xuất ra ngoài các phân tử bằng cách hình thành các bóng xuất bào, các bóng này liên kết với màng, màng sẽ biến đổi và bài xuất các chất hoặc phân tử ra ngoài. - Hình thức vận chuyển này phải có sự biến đổi của màng sinh chất và tiêu tốn năng lượng CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động? – Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động: Vận chuyển chủ động là hình thức tế bào có thể chủ động vận chuyển các chất qua màng. Hình thức vận chuyển này cần phải có năng lượng ATP, có các kênh prôtêin màng vận chuyển đặc hiệu. – Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động: Vận chuyển thụ động là hình thức vận chuyển các chất qua màng theo građien nồng độ (từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp – cơ chế khuếch tán). Hình thức vận chuyển này không cần phải có năng lượng nhưng cũng cần phải có một số điều kiện: kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch về nồng độ, nếu là vận chuyển có chọn lọc (như vận chuyển các iôn) thì cần có kênh prôtêin đặc hiệu. Câu 2. Phân biệt vận chuyển chủ động với vận chuyển thụ động? Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động - Vận chuyển các chất đi từ nơi có nồng độ cao - Vận chuyển các chất đi từ nơi có nồng đến nơi có nồng độ thấp (thuận chiều građien độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược nồng độ). chiều građien nồng độ). - Không cần tiêu tốn năng lượng. - Tiêu tốn năng lượng ATP. - Khuếch tán trực tiếp qua màng hoặc nhờ các - Nhờ các kênh prôtêin đặc hiệu trên prôtêin xuyên màng. màng. - Ví dụ vận chuyển O2, CO2, glucôzơ. .. - Ví dụ vận chuyến ion Na+, K+... Câu 3. Trình bày các hình thức nhập bào và xuất bào? – Đối với các phân tử lớn (các thể rắn hoặc lỏng) không lọt qua các lỗ màng được thì tế bào sử dụng hình thức xuất bào hoặc nhập bào để chuyển tải chúng ra hoặc vào tế bào. – Nhập bào là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. Các phần tử rắn (ví dụ vi khuẩn) hoặc lỏng (ví dụ giọt thức ăn) khi tiếp xúc với màng thì màng sẽ biến đổi và tạo nên bóng nhập bào bao lấy vi khuẩn hay giọt lỏng, các bóng này sẽ được tế bào tiêu hoá trong lizôxôm. Nhập bào gồm 2 dạng: + Thực bào: chất vận chuyển ở dạng rắn. + Ẩm bào: chất vận chuyển ở dạng lỏng. – Xuất bào là phương thức đưa các chất ra ngoài tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. Trong hiện tượng xuất bào, tế bào bài xuất ra ngoài các chất hoặc phần tử bằng cách hình thành các bóng xuất bào (chứa các chất hoặc phần tử đó), các bóng này liên kết với màng, màng sẽ biến đổi và bài xuất các chất hoặc phần tử ra ngoài. Bằng cách xuất bào, các prôtêin và các đại phân tử được đưa ra khỏi tế bào. Câu 4. Các cô bán rau ngoài chợ thường vẩy nước vào rau cho rau tươi lâu, cơ sở khoa học của thao tác này là gì? Muốn cho rau tươi ta phải vẩy nước vào rau vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương lên khiến cho rau tươi không bị héo. GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 24
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
Câu 5. Tại sao khi xào rau thì rau thường bị quắt lại? Cách xào rau để rau không bị quắt và vẫn xanh? Nếu khi xào rau, ta cho mắm muối ngay từ đầu và đun nhỏ lửa thì do hiện tượng thẩm thẩu nên nước sẽ rút ra khỏi tế bào làm rau quắt lại và rau sẽ rất dai. Để tránh hiện tượng này, ta nên xào rau ít một, lửa to và không nên cho mắm muối ngay từ đầu. Khi lửa to, nhiệt độ của mỡ tăng cao đột ngột làm lớp tế bào bên ngoài của rau cháy ngăn cản nước thẩm thấu ra bên ngoài. Do vậy, nước vẫn được giữ lại trong tế bào làm cho rau không bị quắt nên vẫn dòn và ngon. Trước khi cho ra đĩa ta mới cho mắm muối, như vậy tránh được hiện tượng thẩm thấu nước từ tế bào ra ngoài.
BÀI 21. CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG I. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG - Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. - Năng lượng tồn tại ở 2 trạng thái: + Động năng: Năng lượng sẵn sàng sinh công (liên quan đến các hình thức chuyển động của vật chất: các ion, phân tử, các vật thể lớn). Trong TB động năng chứa trong liên kết cao năng của phân tử ATP. + Thế năng: là năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công (năng lượng có tiềm năng sinh công: nước hay vật nặng ở 1 độ cao nhất định, năng lượng các liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ, chênh lệch các điện tích ngược dấu ở 2 bên màng,…) - Trong Tb có các dạng năng lượng như: Nhiệt năng, hoá năng, động năng, điện sinh học… Nhưng trong đó hóa năng là nguồn năng lượng chủ yếu (năng lượng tồn tại trong các liên kết hoá học) II. CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG - Là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho các hoạt động sống (chuyển hóa giữa hai dạng động năng và thế năng) - Trong cơ thể sinh vật luôn xảy ra quá trình chuyển hoá năng lượng đó là quá trình đồng hoá và dị hoá giúp sinh vật tồn tại. + Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản, tiêu tốn năng lượng. + Dị hoá là quá trình phân huỷ chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản và giải phóng năng lượng - vaä Quá trình chuyển hoá năng lượng giữa các sinh vật: năng lượng ánh sáng mặt trời t quanghôïp thöï c chất hữu cơ, rồi qua chuỗi thức ăn vào cơ thể động vật, cuối cùng trở thành nhiệt năng phát tán vào môi trường. III. ATP - ĐỒNG TIỀN NĂNG LƯỢNG CỦA TẾ BÀO - Cấu trúc: ATP gồm có 3 thành phần chính: 1 Bazơ nitơ adênin liên kết với 3 nhóm phótphat, trong đó có 2 liên kết cao năng và đường ribôzơ. Mỗi liên kết cao năng bị phá vỡ sẽ giải phóng 7,3 kcal. - ATP truyền năng lượng bằng cách chuyển nhóm photphat cuối cùng để trở thành ADP ATP ---------> ADP +Pvc - Vai trò của ATP: + Sinh tổng hợp các chất + Sinh công cơ học + Dẫn truyền xung thần kinh + Vận chuyển các chất qua màng ngược với gradien nồng độ. CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Tại sao ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng không tốt cho cơ thể? Nhưng ăn quá nhiều chất đạm cũng không tốt cho cơ thể? – Đường và chất béo là những thực phẩm giàu năng lượng rất bổ dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng mà năng lượng không được sử dụng sẽ dẫn đến Trang 25
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
bệnh béo phì, bệnh tiểu đường cũng như các bệnh khác có liên quan. – Nếu chất đường và chất béo cung cấp nguồn năng lượng chính thì chất đạm (prôtêin) lại là thành phần cấu trúc quan trọng của tế bào và cơ thể. Trong khẩu phần ăn hàng ngày không thể nào thiếu nguồn thực phẩm prôtêin. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu prôtêin (thịt, trứng, cá...) cũng sẽ không tốt cho cơ thể, prôtêin vào cơ thể được phân giải thành các axit amin, khi các axit amin bị phân giải trong gan sẽ tạo ra urê là chất độc với cơ thể. Câu 2. Tại sao nói “ATP là đồng tiền năng lượng” của tế bào? – ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào với ý nghĩa ATP được sử dụng hàng ngày như tiền tệ, cụ thể nó cung cấp năng lượng cho tất cả mọi hoạt động sống của tế bào (trao đổi chất, vận chuyển các chất, sinh công cơ học, các quá trình hấp thụ...). – ATP có chứa các liên kết cao năng giàu năng lượng, ATP có năng lượng hoạt hóa thấp, dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng năng lượng. Các phản ứng thu nhiệt trong tế bào cần 1 năng lượng hoạt hóa thấp khoảng 7,3kcal cho nên ATP có khả năng cung cấp đầy đủ năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của tế bào Câu 3. Trình bày khái niệm năng lượng, trong tế bào có những dạng năng lượng nào? – Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Có nhiều dạng năng lượng khác nhau như: điện năng, quang năng, cơ năng, hoá năng, nhiệt năng… Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng thiên nhiên ta có thể phân biệt năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước… – Các dạng năng lượng chính trong tế bào: + Thế năng : Thế năng là trạng thái tiềm ẩn của năng lượng, dạng năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công (năng lượng các liên kết hoá học trong các hợp chất hữu cơ, chênh lệch các điện tích ngược dấu ở hai bên màng…). + Động năng: là dạng năng lượng sẵn sàng sinh công. + Nhiệt năng: giữ ổn định nhiệt độ tế bào, cơ thể. + Hoá năng: năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hoá học, đặc biệt là ATP. – Khi gặp các điều kiện nhất định, năng lượng tiềm ẩn chuyển sang trạng thái động năng có liên quan đến các hình thức chuyển động của vật chất (các ion, phân tử...) và tạo ra công tương ứng. Các dạng năng lượng có thể chuyển hoá tương hỗ và cuối cùng thành dạng nhiệt năng. Câu 4. Trình bày khái niệm chuyển hóa vật chất? – Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. Nhờ chuyển hóa vật chất, tế bào thực hiện được các đặc tính đặc trưng khác như sinh trưởng, cảm ứng và sinh sản. Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng. – Chuyển hóa vật chất bao gồm 2 mặt: tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản (quá trình đồng hóa) và phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn (quá trình dị hóa). Câu 5. Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào những việc chính nào? Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào những việc chính như: – Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào (tổng hợp prôtêin...). – Vận chuyển các chất qua màng (vận chuyển chủ động tiêu tốn nhiều năng lượng). – Sinh công cơ học (co cơ...). Câu 6. Phân biệt 2 quá trình đồng hóa và dị hóa? Nêu mối quan hệ giữa 2 quá trình này? – Phân biệt 2 quá trình đồng hóa và dị hóa Đồng hóa Dị hóa - Là quá trình tổng hợp các chất hữu - Là quá trình phân giải các chất hữu cơ cơ phức tạp từ các chất đơn giản. phức tạp thành các chất đơn giản hơn. - Là quá trình thu năng lượng. - Là quá trình giải phóng năng lượng. - Quá trình đồng hóa cung cấp vật - Quá trình dị hóa cung cấp năng lượng cho chất cho quá trình dị hóa sử dụng. quá trình đồng hóa và mọi hoạt động song khác. – Đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình vừa mâu thẫn vừa thống nhất (thể hiện trong quá trình chuyển hóa vật chất), sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu cho quá trình kia và ngược lại. GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 26
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
BÀI 22. ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT I. ENZIM VÀ CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA ENZIM: 1. Khái niệm - Enzim là chất xúc tác sinh học được tạo ra bởi tế bào sống. - Enzim có bản chất là protein (hoặc protein kết hợp với phân tử hữu cơ gọi là coenzim). - Enzim làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng. 2. Cấu trúc của enzim - Enzim gồm 2 loại: Enzim một thành phần (chỉ là protein) và enzim 2 thành phần (ngoài protein còn có các thành phần khác không phải là protein) * Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động. Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi tạo thành sản phẩm. + Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động chỉ tương thích với một loại cơ chất nhất định. Do đó mỗi enzim chỉ xúc tác cho một loại phản ứng nhất định. - Các dạng tồn tại của enzim: Hoà tan trong dịch bào hoặc liên kết với các bào quan 3. Cơ chế tác động của enzim: + Đầu tiên enzim kết hợp với cơ chất tại trung tâm hoạt động để tạo thành hợp chất trung gian (enzim-cơ chất). + Sau đó enzim tác động lên cơ chát để tạo thành sản phẩm. + Cuối phản ứng, enzim được giải phóng nguyên vẹn (giữ nguyên cấu trúc không gian) và có thể kết hợp với cơ chất mới cùng loại. - Enzim tăng tốc độ phản ứng bằng cách giảm năng lượng hoạt hoá thông qua việc tạo nhiều phản ứng trung gian. Ví dụ: A + B C + D (không có enzim xúc tác) A + B + X ABX CDX C + D + X (có enzim X) 4. Đặc tính của enzim: - Hoạt tính mạnh - Tính chuyên hoá cao 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt tình của enzim: - Nhiệt độ: Mỗi enzim có nhiệt độ tối ưu, tại đó hoạt động của enzim là tối đa. Ở mức nhiệt độ chưa đạt đến tối ưu thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm tăng hoạt tính của enzim. Nếu đã qua mức nhiệt độ tối ưu thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm giảm hoặc mất hoạt tính của enzim. - Độ PH: Mỗi enzim có độ PH tối ưu, Enzim của tế bào hoạt động ở PH từ 6-8. Tuy nhiên pepsin(enzim của dạ dày)hoạt động ở môi trường axit nên thích hợp với PH= 2 - Nồng độ cơ chất: Với một lượng enzim xác định nếu ta tăng dần lượng cơ chất thì hoạt tính của enzim tăng. Nhưng nếu tiếp tục tăng cơ chất thì hoạt tính của enzim không tăng nữa vì lúc đó các trung tâm hoạt động của enzim đã bảo hoà với cơ chất. - Nồng độ enzim: Với một lượng cơ chất xác định khi tăng nồng độ enzim thì hoạt tính của enzim cũng tăng => tốc độ phản ứng tăng. - Chất ức chế : Ức chế hoạt động của enzim (lk với enzim làm biển đổi cấu hình của enzim làm enzim không thể kết hợp với cơ chất). Ví du:Thuốc trừ sâu DDT ức chế hoạt tính của enzim hệ thần kinh người và động vật. Một số chất hóa học có thể ức chế hoạt động của enzim nên tế bào khi cần ức chế enzim nào đó có thể tạo ra chất ức chế đặc hiệu cho enzim ấy. - Chất hoạt hoá : khi lk với enzim sẽ làm tăng hoạt tính của enzim II. VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT - Enzim làm tăng tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào, giúp tế bào và cơ thể tồn tại. Trang 27
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
- Tế bào điều khiển quá trình chuyển hoá vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của enzim bằng chất hoạt hóa, chất ức chế hoặc ức chế ngược (Sản phẩm của con đường chuyển hóa khi đá đủ thì quay lại ức chế hoạt tính của enzim) Ức chế ngược
Enzim a A
Enzim b B
Enzim d
Enzim c C
D
P
- Khi một enzim nào đó không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì sản phẩm không được tạo thành, cơ chất tích luỹ lại hoặc chuyển hoá theo con đường phụ gây độc cho tế bào, làm cơ thể phát sinh bệnh lí (bệnh rối loạn chuyển hóa). CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Trình bày cấu trúc enzim và vai trò của nó trong quá trình chuyển hóa vật chất? a. Cấu trúc của enzim – Enzim có bản chất là prôtêin, thành phần của nó có thể chỉ là prôtêin hoặc prôtêin liên kết với các chất khác không phải prôtein. – Enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt gọi là trung tâm hoạt động, đây là vùng chuyên liên kết với cơ chất, tại đây các cơ chất liên kết tạm thời với enzim và nhờ đó phản ứng được xúc tác. – Trung tâm hoạt động của enzim có cấu hình không gian phải phù hợp với cấu hình không gian của cơ chất. b. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất – Nhờ enzim mà các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống xảy ra rất nhạy với tốc độ lớn trong điều kiện sinh lí bình thường. Khi có enzim xúc tác, tốc độ của một phản ứng có thể tăng hàng triệu lần. Nếu tế bào không có các enzim thì các hoạt động sống không thể duy trì được vì tốc độ của các phản ứng sinh hoá xảy ra quá chậm. – Tế bào có thể điều hòa quá trình chuyển hoá vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế. Các chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình của enzim làm cho enzim không thể liên kết được với cơ chất. Ngược lại, các chất hoạt hoá khi liên kết với enzim sẽ làm tăng hoạt tính của enzim. – Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức chế, làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hoá. – Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì sản phẩm không những không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó cũng sẽ bị tích luỹ lại gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hoá theo con đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí. Các bệnh đó ở người được gọi là bệnh rối loạn chuyển hoá. Câu 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim: – Nhiệt độ: Tốc độ của phản ứng enzim chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu (tại nhiệt độ này enzim có hoạt tính cao nhất). Ví dụ: đa số các enzim ở tế bào của cơ thể người hoạt động tối ưu ở khoảng nhiệt độ 350C – 400C, nhưng enzim của vi khuẩn suối nước nóng lại hoạt động tốt nhất ở 700C hoặc cao hơn. Khi chưa đạt đến nhiệt độ tối ưu của enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ phản ứng enzim. Tuy nhiên, khi đã qua nhiệt độ tối ưu của enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm giảm tốc độ phản ứng và có thể enzim bị mất hoàn toàn hoạt tính. – Độ pH: Mỗi enzim có pH tối ưu riêng. Đa số enzim có pH tối ưu trong khoảng 6 - 8. Có enzim hoạt động tối ưu trong môi trường axit như pepsin (enzim trong dạ dày) hoạt động tối ưu ở pH = 2. – Nồng độ cơ chất: Với một lượng enzim xác định, nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng dần nhưng đến một lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 28
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
độ cơ chất cũng không làm tăng hoạt tính của enzim. Đó là vì tất cả các trung tâm hoạt động của enzim đã được bão hoà bởi cơ chất. – Nồng độ enzim: Với một lượng cơ chất xác định, nồng độ enzim càng cao thì tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh. Tế bào có thể điều hoà tốc độ chuyển hoá vật chất bằng việc tăng giảm nồng độ enzim trong tế bào. – Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim: Một số chất hoá học có thể ức chế hoạt động của enzim nên tế bào khi cần ức chế enzim nào đó cũng có thể tạo ra các chất ức chế đặc hiệu cho enzim ấy (Ví dụ: một số chất độc hại từ môi trường như thuốc trừ sâu DDT là những chất ức chế một số enzim quan trọng của hệ thần kinh người và động vật). Một số chất khác khi liên kết với enzim lại làm tăng hoạt tính của enzim. Câu 3. Trình bày cơ chế tác động của enzim? – Sơ đồ tổng quát: Enzim + cơ chất → phức hợp enzim-cơ chất → sản phẩm trung gian → sản phẩm + enzim – Thoạt đầu, enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động để tạo hợp chất trung gian (enzim - cơ chất). Sau đó, bằng nhiều cách khác nhau, enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm của phản ứng và giải phóng enzim nguyên vẹn. Enzim được giải phóng lại có thể xúc tác phản ứng với cơ chất mới cùng loại. – Liên kết enzim - cơ chất mang tính đặc thù, vì thế mỗi loại enzim thường chỉ xúc tác cho một loại phản ứng sinh hoá. Cuối phản ứng, hợp chất đó sẽ phân giải để cho sản phẩm của phản ứng. Câu 4. Khi xào thịt bò người ta thường cho vài lát dứa tươi vào xào cùng. Tương tự khi ăn thịt bò khô người ta hay ăn cùng với nộm đu đủ. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp trên? Dứa có chứa bromelin còn đu đủ có chứa papain, đều là những enzim có tác dụng thủy phân prôtêin thành các axit amin có tác dụng tốt trong tiêu hóa. Chúng có tác dụng giống pepsin của dạ dày hoăc trypsin của dịch tụy. Vì vậy khi xào thịt bò với dứa sẽ giúp cho thịt được mềm hơn còn ăn thịt bò khô với nộm đu đủ sẽ giúp ích cho việc tiêu hóa. Câu 5. Hoạt tính của enzim tỉ lệ thuận với nhiệt độ đúng hay sai? Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim nhưng không theo tỉ lệ thuận. Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu mà tại đó enzim có hoạt tính tối đa. Quá nhiệt độ tối ưu, hoạt tính giảm dần và có thể ngừng hẳn.
BÀI 23, 24 HÔ HẤP TẾ BÀO I. KHÁI NIỆM HÔ HẤP TẾ BÀO: - Hô hấp tế bào là quá trình phân giải hợp chất hữu cơ (chủ yếu là glucozo) thành các chất đơn giản (CO2 và H2O), đồng thời giải phóng năng lượng ATP cho mọi hoạt động sống của tế bào của tế bào và cơ thể. - Phương trình hô hấp tế bào: C6H1206 + 602 = 6C02 + 6H20 + Q (ATP + Nhiệt) - Bản chất của quá trình hô hấp là quá trình ôxi hóa khử sinh học. Thong qua chuỗi phản ứng này, phân tử hữu cơ chủ yếu là (glucozo) được phân giải dần dần và năng lượng của nó được giải phóng dần dần ở các giai đoạn khác nhau. - Ti thể là bào quan nào thực hiện chức năng hô hấp - Tốc độ hô hấp phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào. II. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA HÔ HẤP TẾ BÀO: 1. Đường phân: - Nơi diễn ra: Tế bào chất - Nguyên liệu: Glucôzơ, ATP, ADP, NAD+ - Sản phẩm: Axit piruvic, ATP, NADH, ADP - Năng lượng: 4ATP – 2ATP = 2ATP 2. Chu trình Crep: - Nơi diễn ra: Chất nền ti thể Trang 29
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 +
+
- Nguyên liệu: Axetyl CoA, NAD , ADP, FAD . - Sản phẩm: CO2, NADH, ATP, các chất hữu cơ trung gian - Năng lượng: 2ATP 3. Chuỗi chuyền electron hô hấp: -Vị trí: Xảy ra ở màng trong ty thể - Kết quả: 1NADH oxihoa 2 ATP oxihoa 1FADH2 3 ATP Đây là giai đoạn thu được nhiều ATP nhất: 34 ATP 4. Sơ đồ tổng quát: Glucôzơ
Đường phân
2 ATP
Axit pyruvic Axêtyl – Co A CO2 Chu trình Crep
2 ATP
H+, e
Hệ dẫn truyền điện tử
34 ATP
NADH FADH2
O2 H2O SƠ ĐỒ (1): CON ĐƯỜNG PHÂN GIẢI GLUCÔZƠ.
III. Quá trình phân giải các chất khác: - Protein được phân giải thành aa, rồi tạo thành Axetyl-Coa sau đó đi vào chu trình crep. - Lipit được ôxi hoá tạo thành axit béo và glixerol rồi tạo thành Axetyl-CoA đi vào chu trình crep PROÂTEÂIN
CACBOHIDRAT
AXIT AMIN
ÑÖÔØNG 5 C, 6 C
LIPIT
AXIT BEÙO, GLYXEÂRIN
ATP ADP AXIT PYRUVIC
AXEÂTYL – CoA
SÔ ÑOÀ (2): TOÙM TAÉT QUAÙ TRÌNH PHAÂN GIAÛI CAÙC CHAÁT HÖÕU CÔ TRONG TEÁ BAØO CHU TRÌNH CREP ADP ATP (photphorin hoaù)
Vaän chuyeån ñieän töû O2 – NH2
GV: Phan Mạnh Huỳnh
H2O
Trang 30
CO2
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Bản chất của sự phân giải cacbohiđrat trong tế bào là gì? Bản chất của sự phân giải cacbohiđrat trong tế bào là sự bẻ gẫy dần dần mạch cacbon cho tới sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O, đồng thời năng lượng hóa học trong các liên kết của nguyên liệu hô hấp được chuyển thành năng lượng rất dễ sử dụng tích lũy trong các phân tử ATP. Câu 2. Vì sao quá trình đường phân xảy ra trong tế bào chất nhưng chu trình Crep lại xảy ra bên trong ti thể? – Quá trình đường phân xảy ra ở tế bào chất vì nguyên liệu là đường bị biến đổi tại nơi nó tồn tại để tạo thành các sản phẩm nhỏ hơn trước khi được vận chuyển vào ti thể để tham gia vào chu trình Crep. Mặt khác, việc vận chuyển đường vào trong ti thể cũng tiêu tốn năng lượng ATP trong khi ở tế bào chất có những enzim thích hợp cho quá trình phân cắt đường diễn ra. – Nguyên liệu của chu trình Crep là axit piruvic chứ không phải là đường do đó việc vận chuyển đường vào trong ti thể là không cần thiết, chỉ cần vận chuyển axit piruvic vào chất nền của ti thể là được. Mặt khác, ở ti thể chứa các loại enzim hô hấp cần thiết cho chu trình Crep diễn ra. Ngoài ra chu trình Crep tạo ra các chất tích trữ năng lượng như NADH, FADH2 trong ti thể, chúng sẽ tham gia vào chuỗi chuyền êlectron hô hấp diễn ra ở màng trong của ti thể, nhờ đó quá trình này được đáp ứng dễ dàng hơn mà đây lại là quá trình tạo ra nhiều năng lượng sinh học nhất. Do đó chu trình Crep diễn ra bên trong ti thể thuận cả đôi đường. Câu 3. Hô hấp tế bào là gì? Có những giai đoạn chính nào? Bản chất của quá trình này? – Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hoá năng lượng diễn ra trong mọi tế bào sống. Trong quá trình này, các chất hữu cơ bị phân giải thành nhiều sản phẩm trung gian rồi cuối cùng đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng tích luỹ trong các chất hữu cơ được giải phóng và chuyển thành năng lượng của các phân tử ATP, dạng năng lượng dễ sử dụng cho mọi hoạt động của tế bào. Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào là: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt) – Hô hấp tế bào có bản chất là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử. Thông qua chuỗi các phản ứng này, phân tử glucôzơ được phân giải dần dần và năng lượng của nó không được giải phóng ồ ạt mà được lấy ra từng phần ở các giai đoạn khác nhau. – Hô hấp tế bào được chia thành 3 giai đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp. Trong đó chuỗi chuyền êlectron hô hấp tạo ra được nhiều ATP nhất. Câu 4. Phân biệt đường phân với chu trình Crep? Đặc điểm phân Đường phân Chu trìnhCrep biệt 1. Vị trí Tế bào chất. Chất nền ti thể. 2. Nguyên liệu Glucôzơ, ATP, ADP, NAD+. Axit piruvic, côenzimA, NAD+, FAD+, ADP 3. Sản phẩm Axit piruvic, NADH, ATP, CO2, NADH, FADH2, các chất hữu cơ trung ADP gian. 4. Năng lượng 4ATP - 2ATP = 2ATP. 2ATP. Câu 5. Tại sao khi vận động quá sức ta thường thấy mỏi cơ? Khi tập luyện quá sức, quá trình hô hấp ngoài (hít thở) không cung cấp đủ ôxi cho quá trình hô hấp tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men kị khí để tạo ra năng lượng ATP. Một sản phẩm của quá trình lên men kị khí này là axit lactic, chất này tích lũy trong tế bào dẫn đến hiện tượng đau mỏi cơ.
BÀI 25. HÓA TỔNG HỢP VÀ QUANG TỔNG HỢP. I. HOÁ TỔNG HỢP: 1. Khái niệm: - Hoá tổng hợp là quá trình đồng hoá CO2 nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hoá để tổng hợp thành các hợp chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể. - PTTQ: Trang 31
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 VSV
A(chất vô cơ) + O2 AO2 + Q CO2 + RH2 + Q VSV Chất hữu cơ (Trong đó năng lượng do các phản ứng ôxi hoá khử tạo ra; RH2 là chất cho hidrô) 2. Các nhóm vi khuẩn hoá tổng hợp: a) Nhóm vi khuẩn lấy năng lượng từ các hợp chất chứa lưu huỳnh: - Nhóm vi khuẩn này ôxi hóa H2S tạo ra năng lượng rồi sử dụng một phần nhỏ năng lượng đó để tổng hợp chất hữu cơ. - PT: 2H2S +O2 VSV 2H2O+2S +Q (1) 2H2O+2S+3O2 VSV 2H2SO4 +Q (2) VSV CO2+H2S+Q 1/6C6H12O6 +H2O +2S (3). Con đường 2 chỉ thực hiện khi môi trường cạn H2S hoặc cần điều chỉnh pH của môi trường. - Vai trò: của nhóm vi khuẩn hoá tổng hợp lưu huỳnh là làm sạch môi trường nước b) Nhóm vi khuẩn lấy năng lượng từ các hợp chất chứa nitơ: - Nhóm vi khuẩn nitrit hoá: ôxi hoá NH3 thành axit nitrơ để lấy năng lượng, 6% năng lượng được giải phóng ra để tổng hợp chất hữu cơ +PT: 2NH3+3O2 VSV 2HNO2+2H2O +Q VSV CO2 +4H +Q 1/6C6H12O6 +H2O - Nhóm vi khuẩn nitrát hoá: ôxi hóa HNO2 thành HNO3 lấy năng lượng +PT: 2HNO2 + O2 VSV 2HNO3 + Q VSV CO2 +4H +Q 1/6C6H12O6 +H2O - Vai trò: của nhóm vi khuẩn này đảm bảo chu trình tuần hoàn vật chất xảy ra trong tự nhiên c) Nhóm vi khuẩn lấy năng lượng từ các hợp chất chứa sắt: - Nhóm vi khuẩn này ôxi hoá Fe (II) thành Fe (III) lấy năng lượng - PT: 4FeCO3 + O2 + 6H2O VSV 4Fe(OH)3 + 4CO2 +Q - Vai trò: nhờ hoạt động của nhóm vi khuẩn này mà tạo ra các quặng mỏ sắt II. QUANG TỔNG HỢP (QUANG HỢP): 1. Khái niệm: - Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu từ các chất vô cơ nhờ năng lượng của ánh sáng -PTTQ: AS,luïc laïp CO2 + H2O (CH2O) + O2 2. Sắc tố quang hợp: - Sắc tố quang hợp là các chất hữu cơ có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng. - Có 3 loại sắc tố quang hợp: Clorophyl (diệp lục), carotenoit (sắc tố vàng, da cam hay tím đỏ) và phicobilin. - Vai trò của sắc tố quang hợp: + Diệp lục: hấp thu quang năng có chọn lọc, có khả năng cảm quang và tham gia trực tiếp trong các phản ứng quang hoá. + Sắc tố phụ hấp thu được 10%-20% tổng năng lượng lá cây hấp thu được và bảo vệ chất diệp lục khi cường độ ánh sáng quá cao 3. Cơ chế quang hợp: Phân biệt 2 pha quang hợp Điểm phân biệt Pha sáng Pha tối Điều kiện Cần ánh sáng Không cần ánh sáng Nơi diễn ra Hạt grana Chất nền stroma + Nguyên liệu H2O, NADP , ADP CO2, ATP, NADPH Sản phẩm O2, ATP, NADPH Đường glucozơ III. MỐI LIÊN QUAN GIỮA HÔ HẤP VÀ QUANG HỢP: GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 32
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
Đặc điểm - PT tổng quát - Nơi thực hiện - Năng lượng - Sắc tố - Enzim - Vấn đề khác
THPT Lê Quý Đôn
Hô hấp Quang hợp toá C6H12O6+O2 → CO2 CO2 + H2O AS heäsaéc C6H12O6+O2 +H2O + Q(ATP và nhiệt) - Lục lạp - Ti thể - Tích lũy - Giải phóng - Có sắc tố quang hợp - Có sắc tố hô hấp - Enzim quang hợp - Enzim hô hấp - Xảy ra ở TB có khả năng quang hợp - Xảy ra ở mọi TB (phần xanh của cây)
BÀI 28: CHU KÌ TẾ BÀO & CÁC HÌNH THỨC PHÂN BÀO I. SƠ LƯỢC VỀ CHU KÌ TẾ BÀO 1. Khái niệm: - Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp. - Thời gian của chu kì tế bào tùy thuộc vào loại tế bào của cơ thể và tùy loài SV. - Chu kì tế bào diễn ra qua các quá trình sinh trưởng, phân chia nhân, phân chia tế bào chất và phân chia tế bào. - Chu kì tế bào gồm 2 thời kì : kì trung gian và nguyên phân. 2. Đặc điểm : Kì trung gian gồm 3 pha : G1, S, G2. * Pha G1: - Tế bào chất gia tăng, hình thành thêm các bào quan, phân hóa cấu trúc & chức năng tế bào. - Chuẩn bị tiền chất để tổng hợp ADN. - Cuối pha G1, tế bào cần vượt qua điểm kiểm soát R mới đi vào pha S. * Pha S: - Sao chép ADN, nhân đôi NST (NST đơn -----> NST kép). - Trung tử nhân đôi -----> hình thành thoi phân bào. - Tổng hợp các đại phân tử, chất giàu năng lượng. * Pha G2: - Tiếp tục tổng hợp prôtêin. - NST ở trạng thái kép. Sau pha S là quá trình nguyên phân. II. CÁC HÌNH THỨC PHÂN BÀO Gồm: Phân đôi & gián phân. 1. Phân đôi: (Phân chia trực tiếp) - Hình thức phân bào không tơ (không có thoi phân bào), là hình thức sinh sản ở tế bào nhân sơ (vi khuẩn). - Diễn biến: ADN nhân đôi, tế bàoc tăng thêm, tạo vách ngăn ngang ở giữa chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con. 2. Gián phân: (phân chia gián tiếp) - Hình thức phân bào có tơ (có hình thành thoi phân bào), có ở tế bào nhân thực. - Gián phân gồm: + Nguyên phân: Sự phân chia từ 1 tế bào mẹ thành 2 tế bào con, số lượng NST ở mỗi tế bào con giống hệt tế bào mẹ ban đầu. + Giảm phân: Sự phân chia từ 1 tế bào mẹ thành 4 tế bào con, số lượng NST ở mỗi tế bào con giảm đi 1/2 so với tế bào mẹ ban đầu. CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1, S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì Trang 33
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2. – Chu kì tế bào được điều khiển một cách rất chặt chẽ. Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau của cùng một cơ thể động vật, thực vật là rất khác nhau và được điều khiển nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
BÀI 29. NGUYÊN PHÂN I. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN - Nguyên phân là hình thức phân bào nguyên nhiễm, phổ biến ở tế bào nhân thực. (nghĩa là từ 1 tế bào mẹ qua nguyên phân tạo 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống với tế bào mẹ). - Nguyên phân: xảy ra ở tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dưỡng. - Nguyên phân gồm có sự phân chia nhân và phân chia tế bào chất 1. Sự phân chia nhân (phân chia vật chất di truyền) Gồm 4 kì: - Kì đầu: + NST kép bắt đầu co xoắn + Màng nhân và nhân con dần tiêu biến. + Trung tử di chuyển về 2 cực TB. Thoi phân bào xuất hiện - Kì Giữa: + NST kép co xoắn cực đại, có hình dạng đặc trưng cho loài và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào + Màng nhân và nhân con đã biến mất. - Kì sau: + Mỗi NST kép tách ra ở tâm động thành NST đơn đi về 2 cực của tế bào (nhờ sự co rút của thoi phân bào) - Kì cuối: + NST tháo xoắn và có dạng sợi mảnh + Màng nhân và nhân con xuất hiện. + Thoi phân bào biến mất. * Quá trình phân chia nhân ở tế bào động vật và thực vật giống nhau 2. Phân chia tế bào chất Sau khi nhân phân chia thì tế bào chất sẽ được phân chia để tạo ra 2 tế bào con (diễn ra rõ nhất ở kì cuối). - Ở động vật: Màng sinh chất thắt eo ở vùng xích đạo, eo thắt từ ngoài vào trong hình thành nên 2 tế bào con - Ở thực vật: thì tạo thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài. 3. Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ. II. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN PHÂN. 1. Về mặt lý luận - Đối với sinh vật đơn bào và sinh vật sinh sản vô tính nguyên phân là cơ chế sinh sản. (phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ thế hệ này say thế hệ khác, từ cơ thể này sang cơ thể khác). - Ở sinh vật đa bào: - Nhờ nguyên phân mà giúp cơ thể đa bào lớn lên. - Sự sinh trưởng của mô, tái sinh các bộ phân bị tổn thương nhờ nguyên phân. - Nhờ nguyên phân thay thế các tế bào già, bù đắp tế bào sinh dục sơ khai bị mất qua giảm phân. 2. Về mặt thực tiễn: - Ứng dụng để giâm, chiết, ghép cành… - Nuôi cấy mô có hiệu quả cao. GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 34
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
III. CÔNG THỨC Gọi k là số lần nguyên phân, a là số tế bào ban đầu, n là số NST đơn bội của loài. Ta có : - Số tế bào được tạo ra sau k lần nguyên phân là: a. 2k. - Số lượng NST của tế bào được tạo ra sau k lần nguyên phân là: a. 2n. 2k. CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Trình bày ý nghĩa của quá trình nguyên phân? – Với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ một tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống hệt nhau. – Với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, tái sinh các mô, cơ quan bị tổn thương. – Ở các các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ. Ứng dụng đặc điểm này trong nuôi cấy mô tế bào, giâm, chiết, ghép cành đạt hiệu quả. Câu 2. Trình bày các diễn biến chính của quá trình nguyên phân? Nguyên phân gồm 2 giai đoạn: phân chia nhân và phân chia tế bào chất. – Phân chia nhân (phân chia vật chất di truyền): được chia làm 4 kì là kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. Diễn biến chính của các kì: + Kì đầu: các NST kép sau khi nhân đôi ở kì trung gian bắt đầu co xoắn lại; cuối kì màng nhân và nhân con biến mất; thoi phân bào dần xuất hiện. + Kì giữa: các NST kép co ngắn cực đại, tập trung thành 1 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo; thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động. + Kì sau: 2 nhiễm sắc tử trong mỗi NST kép tách nhau ra và phân ly đồng đều trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào. + Kì cuối: các NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh; màng nhân và nhân con xuất hiện. – Phân chia tế bào chất: + Xảy ra ở kì cuối sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền. + Tế bào chất phân chia dần, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Các tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo, còn tế bào thực vật lại tạo thành vách ngăn tế bào ở mặt phẳng xích đạo. Câu 3. Tại sao các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc từ nhưng sau khi phân chia xong, NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh? – Các NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn. – Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh giúp thực hiện việc nhân đôi ADN, tổng hợp ARN và các prôtêin, chuẩn bị cho chu kì sau.
BÀI 30. GIẢM PHÂN I. NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA GIẢM PHÂN: 1. Giảm phân I: a. Kì đầu I: - Các NST đã tự nhân đôi tạo thành NST kép gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động (ở kì trung gian). - Sau đó các NST kép trong cặp NST kép tương đồng tiếp hợp với nhau theo chiều dọc, lúc này có thể xảy ra trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc tử không phải là chị em =>Hoán vị gen các NST bắt đầu xoắn và co ngắn. - Thoi phân bào bắt đầu xuất hiện. - Màng nhân và nhân con tiêu biến. b. Kì giữa I: - Các NST kép trong cặp tương đồng xoắn cực đại - Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Trang 35
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
c. Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi phân bào về 2 cực của tế bào. d. Kì cuối I: - Các NST kép di chuyển về 2 cực tế bào và dãn xoắn. - Màng nhân và nhân con dần xuất hiện - Thoi phân bào tiêu biến. * Tế bào chất phân chia thành 2 tế bào con với số lượng NST kép bằng một nửa của tế bào mẹ. 2. Giảm phân II: Sau kì cuối I là kì trung gian diễn ra rất nhanh, nhưng trong thời kì này không xảy ra quá trình nhân đôi của ADN và NST - Giảm phân II gồm 4 kì: a. Kì đầu II: Các NST trạng thái co xoắn, màng nhân tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện b. Kì giữa II: Các NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. c. Kì sau II: Các NST kép tách ra tạo thành NST đơn và tiến về mỗi cực của tế bào d. Kì cuối II: - Các NST đơn dãn xoắn. - Màng nhân và nhân con xuất hiện - Thoi phân bào tiêu biến. - Kết quả của giảm phân: Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con giống hệt nhau với bộ NST đơn bội (giảm đi một nữa so với tế bào mẹ). Quá trình này diễn ra theo công thức: (2n x 2) / 4 = n II. Ý NGHĨA CỦA GIẢM PHÂN: * Về mặt lý luận - Giảm phân tạo giao tử mang bộ NST đơn bội(n), thông qua quá trình thụ tinh khôi phục bộ NST lưỡng bội (2n) đặc trưng của loài - Kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST của loài sinh sản hữu tính được duy trì, ổn định qua các thế hệ cơ thể. - Tạo ra biến dị tổ hợp phong phú, giúp sinh giới đa dạng và phong phú =>Nguồn nguyên liệu dồi dào cho tiến hoá * Về mặt thực tiễn Sự phân li độc lập và sự trao đổi chéo của các cặp NST tương đồng trong giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST =>Thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử =>Hợp tử mang bộ NST khác nhau =>biến dị tổ hợp phong phú, giúp sinh giới đa dạng và phong phú => Nguồn nguyên liệu dồi dào cho chọn giống. CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. So sánh 2 quá trình giảm phân và nguyên phân? – Giống nhau: + Đều có bộ máy phân bào (thoi phân bào) + Lần phân bào II của giảm phân diễn biến giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa, các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào ở kì sau. + NST đều trải qua các biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn + Sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau. + Đều giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong các hình thức sinh sản (vô tính và hữu tính). GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 36
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
– Khác nhau: Nguyên phân - Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. - Gồm 1 lần phân bào với 1 lần NST tự nhân đôi. - Có thể xảy ra hiện tượng tiếp hợp nhưng không trao đổi chéo. - Là quá trình phân bào nguyên nhiễrn từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có bộ NST 2n. - Là cơ sở của hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật. - Nguyên phân là phương thức truyền đạt ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào của cơ thể.
Giảm phân - Xảy ra ở tế bào sinh dục chín. - Gồm 2 lần phân bào với 1 lần NST tự nhân đôi. - Có xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đồi chéo.
- Là quá trình phân bào giảm nhiễm từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có bộ HST n. - Là cơ sở của hình thức sinh sản hữu tính ở sinh vật. - Giảm phân cùng với thụ tinh là phương thức truyền đạt ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ cá thể. Câu 2. Trình bày các diễn biến chính các kì của giảm phân? 1. Giảm phân I: – Giống nguyên phân, tại kì trung gian, các NST được nhân đôi tạo các NST kép gồm 2 nhiễm sắc tử đính với nhau ở tâm động. a. Kì đầu I: – Các cặp NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng và có thể trao đổi đoạn crômatit cho nhau (hiện tượng trao đổi chéo). Sau khi tiếp hợp, các NST kép dần co xoắn. – Thoi phân bào dần hình thành, một số sợi thoi được đính với tâm động của các NST. – Cuối kì màng nhân, nhân con biến mất. – Kì đầu I chiếm phần lớn thời gian của quá trình giảm phân, tuỳ từng loài sinh vật mà có thể kéo dài tới vài ngày đến vài chục năm. b. Kì giữa I: – Các cặp NST kép tương đồng sau hi co ngắn cực đại sẽ tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi tơ vô sắc. – Dây tơ vô sắc từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng. c. Kì sau I: – Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi tơ vô sắc về một cực của tế bào. d. Kì cuối I: – NST dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi vô sắc biến mất. – Quá trình phân chia tế bào chất tạo nên 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa (n kép). 2. Giảm phân II: giảm phân II cơ bản giống nguyên phân cũng bao gồm các kì: kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II. Tuy nhiên ở lần giảm phân II có một điểm cần lưu ý sau: – Không xảy ra sự nhân đôi và tiếp hợp trao đổi chéo NST. – Ở kì giữa II, các NST kép chỉ tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. – Ở kì sau II, các NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn, mỗi NST đơn đi về 1 cực của tế bào. – Kết thúc kì cuối II (kết thúc quá trình phân bào), có 4 tế bào con được tạo ra từ một tế bào mẹ, mỗi tế bào con mang bộ NST đơn bội (n đơn). – Ở các loài động vật, quá trình phát sinh giao tử đực, 4 tế bào con sẽ biến thành 4 tinh trùng; quá trình phát sinh giao tử cái, 4 tế bào con sẽ biến thành 1 trứng và 3 thể cực. Ở các loài thực vật, sau khi giảm phân các té bào con phải trải qua một số lần phân bào để thành hạt phấn hoặc túi phôi. Trang 37
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
Câu 3. Trình bày ý nghĩa của quá trình giảm phân? – Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, góp phần làm tăng tính đa dạng của sinh giới. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới. – Sự phối kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh đã đảm bảo duy trì, ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính. Câu 4. Tại sao lại nói giảm phân II có bản chất giống nguyên phân? – Giảm phân II về cơ bản cũng giống như nguyên phân, đều bao gồm các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. Diễn biến hoạt động của NST cơ bản cũng giống nhau: NST co xoắn, tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo, các NST kép tách nhau ở tâm động, mỗi NST đơn di chuyển về một cực của tế bào. – So với nguyên phân, giảm phân II có một số điểm khác biệt: NST không nhân đôi, 2 tế bào con có bộ NST đơn bội (n). Câu 5. Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì? Các NST kép trong cặp tương đồng bắt đôi với nhau suốt theo chiều dọc có thể diễn ra tiếp hợp trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng, do đó tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng. Đó chính là cơ sở tạo nên các giao thử khác nhau về tổ hợp NST, cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
BÀI 33. DINH DƯỠNG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT I. KHÁI NIỆM VI SINH VẬT 1. Khái niệm: Vi sinh vật là những tập hợp các sinh vật thuộc nhiều giới (vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, vi nấm) 2. Đặc điểm chung: + Có kích thước hiển vi + Phần lớn là những sinh vật đơn bào nhân sơ (đường kính 0,2-2µm) hay nhân thực (đường kính 10-100 µm) + Sống riêng lẽ hay tập hợp nhiều cơ thể tạo thành tập đoàn. + Hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh. + Sinh trưởng mạnh có khả năng thích ứng cao với điều kiện môi trường. II. MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY VÀ CÁC KIỂU DINH DƯỠNG 1. Các loại môi trường nuôi cấy. - Có 3 loại môi trường: + Môi trường tự nhiên: Là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng và thành phần dinh dưỡng. VD: Cao thịt bò, pepton, cao nấm men + Môi trường tổng hợp: Là môi trường chứa các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng chất dinh dưỡng + Môi trường bán tổng hợp: Là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng như pepton, cao thịt bò, cao nấm men và các chất hóa học đã biết thành phần số lượng. - Các loại môi trường trên ở dạng lỏng nên gọi là môi trường lỏng hay môi trường dịch thể - Để nuôi cấy vi sinh vật trên môi trường đặc, người ta đã bổ sung vào môi trường nuôi cấy một ít Agar làm giá đỡ 2. Các kiểu dinh dưỡng - Dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon chia vi sinh vật thành 4 kiểu dinh dưỡng: Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn Ví dụ cacbon GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 38
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
Quang tự dưỡng Quang dị dưỡng
Ánh sáng
CO2
Ánh sáng
Chất hữu cơ
Hóa tự dưỡng
Chất vô cơ: NH4+, H2, CO2 H2S, Fe+,…
Tảo, vi khuẩn quang hợp. vi khuẩn tía, vi khuẩn lục không chứa S. vi khuẩn nitrat hóa, nitrit hóa, vi khuẩn sắt, vi khuẩn lưu huỳnh,… vi sinh vật lên men, hoại sinh.
Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ III. HÔ HẤP VÀ LÊN MEN. Quá trình chuyển hoá vật chất bao gồm: - Sinh tổng hợp các đại phân tử từ các chất dinh dưỡng đơn giản lấy từ môi trường - Có các phản ứng để tạo thành các chất giàu năng lượng dùng cho các phản ứng sinh tổng hợp 1. Hô hấp: Hô hấp là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống khác. a. Hô hấp hiếu khí - Khái niệm: Là quá trình oxy hóa các phân tử hữu cơ. - Chất nhận điện tử cuối cùng: Ôxi phân tử. + ở SV nhân thực chuỗi truyền điện tử ở màng trong ti thể. + ở SV nhân sơ diễn ra ngay trên màng sinh chất. - Chất tham gia: Phân tử hữu cơ - Có mặt của oxi phân tử: - Sản phẩm tạo thành : CO2, H2O, NL (khoảng 40%) b. Hô hấp kị khí - Khái niệm : Quá trình phân giải cacbohiđrat để thu năng lượng cho tế bào. - Chất nhận điện tử cuối cùng : Oxi liên kết (Phân tử hữu cơ NO3, SO4) . - Chất tham gia: Phân tử hữu cơ - Có mặt của oxi phân tử: không - Sản phẩm tạo thành : Chất hữu cơ không được oxy hoá hoàn toàn tạo ra các sản phẩm trung gian. Mức năng lượng khoảng 20 – 30% 2. Lên men - Khái niệm: Là quá trình phân giải cacbohidrat xúc tác bởi enzim trong ĐK kị khí - Chất nhận điện tử cuối cùng : Phân tử hữu cơ đơn giản. - Chất tham gia: Phân tử hữu cơ - Có mặt của oxi phân tử: không - Sản phẩm tạo thành : CO2, chất hữu cơ. Mức năng lượng khoảng 2% CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Trình bày khái niệm vi sinh vật? Kể tên một số đại diện của vi sinh vật mà em biết? – Vi sinh vật là những cơ thể sống có kích thước hiển vi, đường kính tế bào chỉ khoảng 0,2 ÷ 2 µm (đối với vi sinh vật nhân sơ) và 10 ÷ 00 µm (đối với vi sinh vật nhân thực). Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào, không thể thấy được bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính hiển vi, một số là tập hợp đơn bào. – Vi sinh vật gồm nhiều nhóm khác nhau, tuy vậy chúng đều có đặc điểm chung là hấp thụ, chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng. – Ví dụ về vi sinh vật: + Vi sinh vật nhân sơ : vi khuẩn, xạ khuẩn, xoắn thể… + Vi sinh vật nhân thật: nấm men, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, nấm sợi… Câu 2. Trình bày các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật cơ bản? – Có ba loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật cơ bản: a. Môi trường dùng chất tự nhiên: là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần như: cao thịt bò, pepton, cao nấm men (pepton là dịch thuỷ phân một phần Trang 39
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
của thịt bò, cazêin, bột đậu tương… dùng làm nguồn cacbon, năng lượng và nitơ. Cao thịt bò chứa các axit amin, peptit, nuclêôtit, axit hữu cơ, vitamin và một số chất khoáng. Cao nấm men là nguồn phong phú các vitamin nhóm B cũng như nguồn nitơ và cacbon). b. Môi trường tổng hợp: là môi trường trong đó các chất đều đã biết thành phần hoá học và số lượng. Nhiều vi khuẩn hoá dưỡng dị dưỡng có thể sinh trưởng trong môi trường chứa glucôzơ là nguồn cacbon và muối amôn là nguồn nitơ. c. Môi trường bán tổng hợp: là môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng như pepton, cao thịt, cao nấm men và các chất hoá học đã biết thành phần và số lượng… – Các môi trường nói trên đều ở dạng lỏng nên được gọi là môi trường lỏng (hoặc môi trường dịch thể). – Để nuôi cấy vi sinh vật trên bề mặt môi trường đặc, người ta thêm vào môi trường lỏng 1,5 ÷ 2% thạch (agar - một loại pôlisaccarit phức tạp chiết rút từ tảo đỏ ở biển). Câu 3. Trình bày các kiểu dinh dưỡng cơ bản của vi sinh vật? Khác với thực vật và động vật, dinh dưỡng ở sinh vật có tính đa dạng hơn. Dựa vào hai thông số nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta chia các hình thức dinh dưởng của vi sinh vật thành bốn kiểu dinh dưỡng cơ bản sau: Kiểu dinh Nguồn năng Nguồn cacbon Ví dụ dưỡng lượng chủ yếu Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 lưu huỳnh màu tía và màu lục. Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi Hóa tự duỡng Chất vô cơ CO2 hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ màu lục và màu tía. Nấm, động vật nguyên sinh, phần Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ lớn vi khuẩn không quang hợp. Câu 4. So sánh 2 kiểu chuyển hoá vật chất: hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí? Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí - Hô hấp hiếu khí là quá trình ôxi hóa các - Hô hấp kị khí là quá trình phân giải phân tử hữu cơ. cacbohiđrat. - Xảy ra trong điều kiện có O2. - Xảy ra trong điều kiện thiếu O2. - Số ATP nhận được khi phân giải một - Số ATP nhận được khi phân giải một mol mol glucozơ là 38 ATP. glucozơ là 22 mol ATP ÷ 25 mol ATP. - Chất nhận electron cuối cùng là oxi phân - Chất nhận alectron cuối cùng là một phân tử tử. vô cơ (ví đụ: NO 3 , SO 24 ). Câu 5. Vì sao không nên bón phân đạm cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước? Vi khuẩn phản nitrat hóa có khả năng dùng nitrat chủ yếu làm chất nhận điện tử. Tùy theo loài vi khuẩn mà sản phẩm của khử nitrat dị hóa là N2, N2O hay NO, đây đều là những chất mà cây trồng không hấp thụ được. Quá trình phản nitrat hóa xảy ra mạnh khi đất bị kị khí như khi dùng phân đạm (nitrat) cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước, phân nitrat dùng bón cho lúa bị nhóm vi khuẩn này sử dụng rất nhanh, nitrat có thể mất hết rất nhanh mà cây trồng không kịp sử dụng.
GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 40
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
BÀI 34: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT & ỨNG DỤNG I. Đặc điểm của các quá trình tổng hợp ở vi sinh vật. 1. Tổng hợp axit nuclêic & prôtêin Quá trình tổng hợp ADN, ARN & prôtêin là biểu hiện dòng thông tin từ nhân đến tế bào chất :
2. Tổng hợp pôlisaccarit Ở vi khuẩn & tảo sự tổng hợp pôlisaccarit (tinh bột & glycôgen) cần hợp chất mở đầu là ADP - glucôzơ (Ađênôzin điphotphat – glucôzơ) : ATP + glucôzơ → ADP - glucôzơ + Pvc (Glucôzơ)n +ADP - glucôzơ → (glucôzơ)n+1 + ADP 3. Tổng hợp lipit vi sinh vật tổng hợp lipit nhờ liên kết giữa glycerol & axit béo. Glycerol được chuyển hóa từ dihidrôxi axêton – P trong đường phân. Axit béo được tổng hợp từ sự kết hợp các phân tử Axêtyl – CoA trong chu trình Crep. II. Ứng dụng của sự tổng hợp ở vi sinh vật Việc ứng dụng sự tổng hợp của vi sinh vật dựa trên cơ sở : + Tốc độ st nhanh. + Tổng hợp sinh khối cao. 1. Sản xuất sinh khối (prôtêin đơn bào) * Mục đích : Để cung cấp prôtêin tổng hợp. * Thành tựu : - Nhiều loại nấm được SX là nguồn thực phẩm quý. - vi khuẩn lam tạo prô là nguồn thực phẩm ở châu Phi hoặc thực phẩm tăng lực ở Mĩ. - Tảo Chlorella là nguồn prôtêin & vitamin bổ sung trong kem, sữa chua, bánh mì,… - Lấy các chất thải từ việc chế biến rau quả làm cơ chất lên men snả xuất thức ăn cho vật nuôi => hạn chế ô nhiễm môi trường. 2. Sản xuất axit amin * Mục đích : SX để cung cấp các loại axit amin không thay thế cho SV (lizin, mêtiônin, thrêonin). * Thành tựu : Thu nhận các axit amin nhờ lên men vi sinh vật như : + Chủng vi khuẩn đột biến Corynebacterium glutamicum lên men tạo các a.a : glutamic, lizin, valin, phênylalanin,… + Sản xuất bột ngọt (Natri glutamat) từ quá trình lên men glutamic. 3. Sản xuất các chất xúc tác sinh học (enzim) Sử dụng các vi sinh vật để SX các enzim ngoại bào : + Amilaza (thủy phân tinh bột). + Prôtêaza (thủy phân prôtêin). + Xenlulaza (thủy phân xenlulôzơ). + Lipaza (thủy phân lipit). 4. Sản xuất gôm sinh học Vi sinh vật tiết ra môi trường các polisaccarit (gôm sinh học) có vai trò : - Bảo vệ tế bào vi sinh vật không bị khô, chống nhiễm virus. - SX kem, chất phụ gia khai thác dầu hỏa. - Chất thay huyết tương, dùng để tách chiết enzim. III. Tác hại của các quá trình tổng hợp ở VSV: - Một số sản phẩm gây độc cho con người. - Các quá trình tổng hợp của vi sinh vật không có đôi lúc trở nên có hại đối với con người nếu Trang 41
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
nó được tự do sinh trưởng trên các thực phẩm, thuốc men,… CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Tại sao khi nướng bánh mì lại trở lên xốp? Khi làm bánh mì, ngoài bột mì ra thì một thành phần không thể thiếu là nấm men, đây là những vi sinh vật sinh sản nhanh và biến đường, ôxi có trong bột mì thành khí cacbonic, sinh khối và vitamin. Khí cacbonic trong bột sẽ giãn nở và tăng thể tích khi nướng nên làm bánh mì nở, rỗng ruột và trở nên xốp hơn. Câu 2. Kể tên những ứng dụng của quá trình phân giải prôtêin và pôlisaccarit trong đời sống? – Nhờ prôtêaza của vi sinh vật mà prôtêin của cá, đậu tương... được phân giải tạo ra các axit amin, dùng nước muối chiết chứa các axit amin này ta được các loại nước mắm, nước chấm... sử dụng trong đời sống hàng ngày. – Sử dụng các loại enzim ngoại bào như amilaza thủy phân tinh bột để sản xuất kẹo, xirô, rượu... – Sử dụng vi khuẩn lactic lên men để tạo ra các thực phẩm như: sữa chua, dưa chua, quả dưa chuột muối, cà muối... Sử dụng nấm men rượu trong sản xuất rượu, nấm men bánh mì trong sản xuất bánh mì... Câu 3. Kể tên một số loại enzim tham gia phân giải các chất ở vi sinh vật? – prôtêaza tham gia phân giải prôtêin. – lipaza tham gia phân giải lipit. – amilaza tham gia thủy phân tinh bột. – xenlulaza tham gia phân giải xenlulozơ. Câu 4. Trình bày quá trình tổng hợp các chất trong tế bào vi sinh vật và ứng dụng của chúng trong đời sống con người? – Phần lớn vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các loại axit amin, chúng sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất. + Tổng hợp prôtêin: sự tổng hợp prôtêin diễn ra tương tự ở mọi tế bào sinh vật do các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit: n(axit amin) → prôtêin + Tổng hợp pôlisaccarit : ở vi khuẩn và tảo, việc tổng hợp tinh bột và glicôgen cần hợp chất mở đầu là ADP-glucôzơ (ađênôzin điphôtphat-glucôzơ): (Glucôzơ)n + ADP-glucôzơ? → (Glucôzơ)n+1 + ADP + Tổng hợp lipit: vi sinh vật tổng hợp lipit bằng cách liên kết glixêrol và các axit béo. Glixêrol là dẫn xuất từ đihiđrôxiaxêtôn-P (trong đường phân). Các axit béo được tạo thành nhờ sự kết hợp liên tục với nhau của các phân tử axêtyl-CoA. + Tổng hợp axit nuclêic: các bazơ nitơ kết hợp với đường 5 cacbon và axit phôtphoric để tạo ra các nuclêôtit, sự liên kết các nuclêôtit tạo ra các axit nuclêic. – Ứng dụng của sự tổng hợp ở vi sinh vật trong đời sống con người + Con người khai thác đặc điểm của vi sinh vật như tốc độ sinh trưởng và tổng hợp sinh khối cao để sản xuất các sản phẩm sinh học. 500 kg nấm men có thể tạo thành mỗi ngày 50 tấn prôtêin. + Sử dụng vi sinh vật để tạo ra các loại axit amin quý như axit glutamic, lizin và tạo prôtêin đơn bào... + Sản xuất các chất xúc tác sinh học: các enzim ngoại bào của vi sinh vật được sử dụng phổ biến trong đời sống con người và trong nền kinh tế quốc dân, chẳng hạn: * Amilaza (thuỷ phân tinh bột) được dùng khi làm tương, rượu nếp, trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, công nghiệp dệt, sản xuất xirô… * Prôtêaza (thuỷ phân prôtêin) được dùng khi làm tương, chế biến thịt, trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp bột giặt… * Xenlulaza (thuỷ phân xenlulôzơ) được dùng trong chế biến rác thải và xử lí các bã thải dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và sản xuất bột giặt… GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 42
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
* Lipaza (thuỷ phân lipit) dùng trong công nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa… Câu 5. Tại sao nói: tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là hai quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào? Tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là hai quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào bởi vì đồng hóa tổng hợp các chất cung cấp nguyên liệu cho dị hóa, còn dị hóa phân giải các chất cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho đồng hóa.
BÀI 35: QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG I. Đặc điểm của các quá trình phân giải ở VSV: - VSV có khả năng phân giải các chất phức tạp ở bên ngoài cơ thể nhờ các enzim do vi sinh vật tiết ra, hoặc bên trong tế bào. - Với các phân tử prôtêin, axit nuclêic, lipit, polisaccaric... không thể vận chuyển qua màng được thì VSV phải tiết enzim ra ngoài môi trường (enzim ngoại bào) để thủy phân các cơ chất trên thành các chất đơn. - Hình thức đa dạng 1. Phân giải A.nuclêic và prôtêin :
2. Phân giải pôlysaccarit: - Pôlysaccarit mônôsaccarit VD:
3. Phân giải lipit:
II. Ứng dụng của các quá trình phân giải ở VSV: 1. Sản xuất thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc. - Sử dụng các bã thải thực vật, nước thải từ các xí nghiệp chế biến sắn, khoai tây, dong riềng để trồng các loại nấm ăn. - Sản xuất tương nhờ enzim của nấm mốc và nấm men. - Muối dưa, muối cà nhờ vi khuẩn lactic - Sản xuất rượu nhờ men amilaza của nấm mốc. - Lên men rượu. VD:
- Muối dưa cà, làm sữa chua, … - Trồng nấm (nấm rơm, nấm meo, nấm hương,…) từ xác bã thực vật. - Làm tương, nước mắn,… 2. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Trang 43
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
- VSV phân giải xác động thực vật cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng → chế biến rảc thải thành phân bón. 3. Phân giải chất độc. - Sản xuất thuốc trừ sâu, diệt cỏ diệt nấm từ VSV. 4. Sản xuất bột giặt sinh học. - Để tẩy sạch các vết bẩn như bột, thịt, dầu mỡ người ta thêm vào đó enzim của VSV như amilaza, prôtêaza, lipaza, xenlulaza, … 5. Cải thiện công nghiệp thuộc da,... Dùng enzim Prôtêaza, lipaza để tẩy sạch lông ở da động vật giảm ô nhiễm môi trường. III. Tác hại của các quá trình phân giải ở VSV: - Gây hư hỏng thực phẩm. VD : Thức ăn bị ôi thiu do vi khuẩn và nấm mốc phân giải. - Làm giảm chất lượng các loại lương thực, đồ dùng và hàng hóa. VD: Quần áo, chăn mền, tranh ảnh dễ bị nấm mốc
BÀI 38. SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT I. KHÁI NIỆM - Sinh trưởng của vi sinh vật được hiểu là sự tăng tế bào của quần thể (Sinh trưởng của VSV là sự tăng số lượng TB. Do kích thước TB nhỏ khi nghiên cứu sinh trưởng của VSV là sự thay đổi của cả quấn thể VSV). - Thời gian thế hệ (g) là thời gian phân bào của 1 Tb (từ khi tế bào sinh ra đến khi tế bào phân chia). Mỗi VSV có thời gian thế hệ riêng. Cùng một loài nhưng trong những điều kiện môi trường khác nhau thì thời gian thế hệ cũng khác nhau. VD: vi khuẩn E. Coli là 12 giờ trong điều kiện là đường ruột. Còn nếu trong phòng thí nghiệm nhiệt độ là 40oC là 20 phút. gọi N = No x 2n N: Số TB tạo ra No: số TB ban đầu II. SINH TRƯỞNG CỦA QT VSV. 1. Nuôi cấy không liên tục: - Nuôi cấy không liên tục: là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa trong quá trình nuôi cấy. - Trong môi trường nuôi cấy không liên tục thì sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật theo 4 pha: + Pha tiềm phát (pha lag) - Vi khuẩn thích nghi với môi trường - Không có sự gia tăng số lượng tế bào. - Enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất. - vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ ADN chuẩn bị cho phân bào + Pha lũy thừa (pha log) - Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất. - vi khuẩn bắt đầu phân chia mạnh mẽ. - Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân. - Tốc độ sinh trưởng đạt cực đại. + Pha cân bằng: - Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết). - Tốc độ sinh trưởng, trao đổi chất của vi khuẩn giảm dần + Pha suy vong: Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần (do chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều) GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 44
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
2. Nuôi cấy liên tục: - Nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy. - Để thu được nhiều sinh khối hoặc sản phẩm của của VSV người ta dùng nuôi cấy liên tục. Trong đó các điều kiện môi trường duy trì ổn định nhờ việc bổ sung thường xuyên các chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải vi khuẩn có thể ST ở pha lũy thừa trong 1 thời gian dài SX sinh khối VSV, các Enzim, Vitamin, … CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này? – Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục cần có pha tiềm phát để giúp vi khuẩn có thời gian thích nghi với môi trường mới, enzim cảm ứng tương ứng được hình thành để phân giải cơ chất. – Trong nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, môi trường sống của vi khuẩn được ổn định, chúng đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát. Câu 2. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra? – Trong nuôi cấy không liên tục, các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, đồng thời các chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hóa vật chất được tích lũy ngày càng nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, chúng tự phân hủy ở pha suy vong. – Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung, các chất được tạo ra qua quá trình chuyển hóa cũng được lấy ra một lượng tương đương, do đó môi trường nuôi cấy luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng vi sinh vật bị phân hủy. Câu 3. Vẽ đồ thị đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục và trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn? – Đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục:
– Đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khẩn: quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha: + Pha tiềm phát (pha lag): đây là thời gian tính từ khi vi khuẩn được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Trong pha này vi khuẩn phải thích ứng với môi trường mới, do đó chúng phải tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim chuẩn bị cho sự phân bào. + Pha luỹ thừa (pha log) : trong pha này, vi khuẩn bắt đầu phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo luỹ thừa và đạt đến cực đại, thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất. + Pha cân bằng : trong pha này tốc độ sinh trưởng cũng như trao đổi chất của vi khuẩn giảm dần. Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào chết cân bằng với số lượng tế bào được tạo thành). Hơn nữa, kích thước tế bào nhỏ hơn trong pha log. Có một số nguyên nhân khiến vi khuẩn chuyển sang pha cân bằng như: chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, nồng độ ôxi giảm (đối với vi khuẩn hiếu khí), các chất độc (êtanol, một số axit) tích luỹ, pH thay Trang 45
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
đổi… + Pha suy vong: pha này thể hiện ở số lượng tế bào chết cao hơn số lượng tế bào mới được tạo thành do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ. Một số vi khuẩn chứa các enzim tự phân giải tế bào, số khác có hình dạng tế bào thay đổi do thành tế bào bị hư hại. Câu 4. Trình bày các khái niệm: sinh trưởng của vi sinh vật, thời gian thế hệ, nuôi cấy không liên tục, nuôi cấy liên tục? – Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. – Thời gian thế hệ (kí hiệu là g): là thời gian từ khi sinh ra của một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hay số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi. – Môi trường nuôi cấy không liên tục: môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất được gọi là môi trường nuôi cấy không liên tục. – Môi trường nuôi liên tục: là môi trường duy trì ổn định nhờ việc bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng chất thải. Nuôi cấy liên tục được sử dụng để sản xuất sinh khối vi sinh vật, các enzim, vitamin, êtanol… Câu 5. So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục? Nuôi cấy không liên tục Nuôi cấy liên tục - Không bổ sung chất dinh dưỡng mới. - Bổ xung thường xuyên đinh dưỡng mới. - Không rút bỏ các chất thải và sinh khối. - Thường xuyên rút bỏ chất thải và sinh khối. - Quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 - Quần thể vi sinh vật sinh trưởng ở pha luỹ pha: tiềm phát, luỹ thừa, cân bằng, suy vong. thừa trong thời gian dài, mật độ vsv tương đối ổn định, không có pha tiềm phát. - Vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong. - Vi sinh vật không bị phân hủy ở pha suy vong.
BÀI 39. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT I. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN SƠ: 1. Phân đôi: - Diễn ra chủ yếu ở vi khuẩn - Quá trình sinh sản nhờ sự hình thành các nếp gấp của màng sinh chất gọi là mezoxom. Vòng ADN của vi khuẩn sẽ lấy các nếp gấp trên màng sinh chất làm điểm tựa đính vào để nhân đôi, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo ra 2 tế bào vi khuẩn từ 1 tế bào - Kết quả: Hình thành 2 tế bào con giống nhau. 2. Nảy chồi và tạo thành bào tử: a) Nảy chồi: là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn sống trong nước. Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra tạo thành một vi khuẩn mới. b) Bào tử: là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn (ví dụ vi khuẩn metan). Bài tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng. Lưu ý: - Bảo tử sinh sản: chỉ có 1 lớp màng. Không có đipicôlinat. - Nội bào tử vi khuẩn: + Là cấu trúc tạm nghỉ không phải là hình thức sinh sản. Được hình thành trong tế bào sinh dưỡng của vi khuẩn + Gồm nhiều lớp màng dày, có đipicôlinat. II. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN THỰC: 1. Sinh sản bằng nảy chồi và phân đôi: - Phân đôi: Xảy ra đa số ở nấm men, diễn biến tương tự như vi sinh vật nhân sơ - Nảy chồi: Trên bề mặt tế bào mẹ xuất hiện một chồi, chồi lớn dần, nhận được đầy đủ các thành phần của tế bào rồi tách ra và tiếp tục sinh trưởng cho đến khi đạt đến kích thước nhất định thì mới tách khỏi tế bào mẹ. 2. Sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính: GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 46
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
- Sinh sản hữu tính ở nấm men: + Tế bào lưỡng bội giảm phân tạo thành 4 bào tử hoặc nhiều hơn 4 bào tử đơn bội có thành dày được bao bọc bên trong tế bào mẹ gọi là nang (túi). + Khi túi vỡ các bào tử đơn bội được giải phóng sau đó sẽ kết hợp với các bào tử đơn bội khác giới tính tạo thành tế bào lưỡng bội nảy chồi mạnh mẽ - Sinh sản vô tính ở nấm sợi: Bào tử vô tính tạo thành chuỗi trên đỉnh của các sợi nấm khí sinh hoặc được tạo thành bên trong các túi (nang). Loại bào vô tính khác gọi là bào tử áo có vách dày - Sinh sản hữu tính ở nấm sợi: + Nấm lớn(nấm rơm): Bào tử phát sinh trên đỉnh của đảm gọi là bào tử đảm + Bào tử túi:nằm trong một túi,một số túi được chứa trong thể quả chung lớn hơn + Bào tử tiếp hợp: được bao bọc bởi một vách dày, màu sẫm giúp chúng kháng được kháng được nhiệt độ cao và khô hạn của môi trường + Bào tử noãn: Là bào tử lớn có lông và roi được tạo thành ở một số nấm thuỷ sinh CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao? – Hầu hết các vi khuẩn có hại có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 - 700C hay cao hơn nếu được đun nấu trong ít nhất 10 phút. Các bào tử khó bị tiêu diệt hơn nên cần khoảng nhiệt độ 100 1200C trong ít nhất 10 phút. Thịt đóng hộp nếu không được diệt khuẩn đúng quy trình, các nội bào tử mọc mầm phát triển và phân giải các chất, thải ra CO2 và các loại khí khác làm cho hộp thịt bị phồng lên, biến dạng. Câu 2. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ? a. Phân đôi: – Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi. Khi hấp thụ và đồng hóa chất dinh dưỡng, tế bào vi khuẩn tăng kích thước do sinh khối tăng và dẫn đến sự phân chia, ở giai đoạn này màng sinh chất gấp nếp (gọi là mêzôxôm). – Vòng ADN của vi khuẩn sẽ lấy các nếp gấp trên màng sinh chất làm điểm tựa đính vào để nhân đôi, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo ra 2 tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào. b. Nảy chồi và tạo thành bào tử: – Một số vi khuẩn sinh sản bằng ngoại bào tử (bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng) như vi sinh vật sinh dưỡng mêtan (Methylosinus) hay bằng bào tử đốt (bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi dinh dưỡng) ở xạ khuẩn (Actinomycetes). – Vi khuẩn quang dưỡng màu tím (Rhodomicrobium vannielii) có hình thức sinh sản bằng phân nhánh và nẩy chồi. Tất cả các bào tử sinh sản đều chỉ có các lớp màng, không có vỏ và không tìm thấy hợp chất canxiđipicôlinat. Câu 3. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực? a. Sinh sản bằng bào tử: – Nhiều loài nấm mốc có thể sinh sản vô tính bằng bào tử kín (bào tử được hình thành trong túi), như nấm Mucor hay bằng bào tử trần như nấm Penicillium, đồng thời có thể sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân. b. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi: – Một số nấm men có thể sinh sản bằng cách nẩy chồi như nấm men rượu (Saccharomyces), phân đôi như nấm men rượu rum (Schizosacharomyces). – Các tảo đơn bào như tảo lục (Chorophyta), tảo mắt (Euglenophyta), trùng giày (Paramecium caudatum) sinh sản vô tính bằng cách phân đôi hay sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử nhờ kết hợp giữa 2 tế bào. Câu 4. Nêu những điểm khác biệt chính giữa hình thức sinh sản phân đôi ở vi khuẩn với nguyên phân? Cùng có sự nhân đôi ADN và phân chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con nhưng giữa hình thức Trang 47
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
sinh sản phân đôi ở vi khuẩn với nguyên phân có một số điểm khác biệt chính: sinh sản phân đôi không hình thành thoi vô sắc, không có các pha và các kì như nguyên phân. Câu 5. Trình bày cấu tạo và chức năng của nội bào tử? – Cấu tạo: nội bào tử (Endospore) không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng nghỉ của tế bào, nội bào tử có lớp vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat. – Chức năng: bảo vệ tế bào khi gằp điêu kiện bất lợi do nó có tính kháng nhiệt, kháng bức xạ, hóa chất, áp suất thẩm thấu...
BÀI 40: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HOÁ HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG VI SINH VẬT I. CÁC CHẤT DINH DƯỠNG. 1. Cacbon - Chiếm 50% khối lượng chất khô của tế bào vi khuẩn. - Là thành phần chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ, là thức ăn của vi sinh vật. 2. Nitơ, lưu huỳnh, photpho. - Ni tơ chiếm khoảng 14% khối lượng khô của tế bào vi khuẩn; còn lưu hùynh và photpho khoảng 4%. - Là thành phần chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ như prôtêin, axit nucleic, photpho lipit màng sinh chất, thành phần của ATP. 3. Oxy. Có 4 nhóm VSV khi dựa vào nhu cầu oxy cho sinh trưởng: + VSV hiếu khí bắt buộc: chỉ có thể sinh trưởng trong điều kiện khi có mặt oxy + VSV kị khí bắt buộc: Không cần O2, có O2 sẽ ức chế ST + VSV kị khí không bắt buộc: khi có O2 thì hô hấp hiếu khí; khi không có O2 thì hô hấp kị khí hoặc lên men. + VSV vi biếu khí: Cần [O2 ] nhỏ hơn [O2 ] trong không khí. 4. Các yếu tố sinh trưởng - YTST: là các chất hữu cơ quan trọng mà VSV không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ. - Tuỳ thuộc vào nhu cầu các chất này mà người ta chia VSV thành 2 nhóm: + Nhóm nguyên dưỡng: là những VSV có thể sinh trưởng trong môi trường tối thiểu. + Nhóm khuyết dưỡng: là những VSV không thể sinh trưởng trong môi trường tối thiểu. II. CÁC CHẤT ỨC CHẾ - Phenol và alcohol: gây biến tính protein; làm chất tẩy uế, làm sạch nước - Các halogen: gây biến tính protein; làm chất tẩy uế, làm sạch nước - Các chất oxy hoá: gây biến tính protein do oxy hoá; làm chất tẩy uế, làm sạch nước, sát trùng vết thương sâu, khử trùng thiết bị y tế,... - Các chất hoạt động bề mặt: làm giảm sức căng bề mặt của nước và gây hư hại màng sinh chất. - Các kim loại nặng: gây biến tính protein, bạc nitrat dung để tẩm các vật liệu băng bó vết thương,... - Các andehit: gây biến tính và làm bất hoạt protein, là các chất tẩy uế, ướp xác. - Chất kháng sinh: diệt khuẩn có tính chọn lọc, có tác dụng lên thành tế bào và màng sinh chất, kìm hãm việc tổng hợp axit nucleic và protein, dùng trong y tế, thú y. CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Trình bày cơ chế tác động và ứng dụng của một số hóa chất ức chế sinh trưởng đối với vi sinh vật trong đời sống? Cơ chế tác động và ứng dụng của một số hóa chất ức chế sinh trưởng đối với vi sinh vật trong đời sống: Hóa chất Cơ chế tác động Ứng dụng Các hợp chất Biến tính prôtêin, màng tế Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện... phênol bào. GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 48
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
Các loại cồn
Thay đổi tính thấm của Thanh trùng phòng thí nghiệm... màng đối với lipit. Iốt, rượu Iốt Ôxi hóa các thành phần tế Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh bào. viện... Clo, cloramin Sinh ôxi nguyên tử có tác Thanh trùng nước máy... dụng ôxi hóa mạnh. Các hợp chất Gắn vào nhóm SH của Diệt bào tử đang nảy mầm, thể sinh dưỡng. kim loại nặng prôtêin làm chúng bất hoạt. Các anđêhit Bất hoạt prôtêin. Thanh trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện,... Khí êtilen ôxit Ôxi hóa các thành phần tế Khử trùng dụng cụ kim loại, nhựa... Các chất kháng Diệt khuẩn chọn lọc. Dùng trong y tế, thú y... sinh Câu 2. Thế nào là nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật khuyết dưỡng, vi sinh vật nguyên dưỡng? – Nhân tố sinh trưởng: Lượng nhỏ chất dinh dưỡng (như axit amin, vitamin...) cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật nhưng chúng không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ. – Vi sinh vật nguyên dưỡng: là những vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng. – Vi sinh vật khuyết dưỡng: là những vi sinh vật không có khả năng tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng (ví dụ: E.coli là vi sinh vật khuyết dưỡng triptôphan, chúng không có khả năng tự tổng hợp triptôphan). Câu 3. Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh? Trong sữa chua lên men tốt (lên men đồng hình) chứa rất nhiều vi khuẩn lactic, chúng tạo ra môi trường axit (pH thấp) ức chế hầu như mọi loại vi sinh vật gây bệnh (vì những vi sinh vật này quen sống trong môi trường pH trung tính). Do đó trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Có thể nói sữa chua là loại thực phẩm vừa bổ dưỡng, vừa vô trùng. Câu 4. Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố vật lí lên vi sinh vật? Các yếu tố Ảnh hưởng Ứng dụng vật lí Nhiệt độ - Ảnh hưởng lớn đến các phản ứng sinh hóa - Sử dụng nhiệt độ cao để thanh trong tế bào. trùng. - Nhiệt độ cao làm biến tính prôtêin, axit Sử dụng nhiệt độ thấp để kìm hãm sự nucleic. phát triển của vi sinh vật. Độ ẩm - Hước là dung môi hòa tan các chất, môi - Tùy điều kiện, độ ẩm được dùng để trường của các phản ứng sinh hóa và tham gia khống chế sự sinh trưởng của từng vào quá trình chuyển hóa vật chất. nhóm vi sinh vật. pH - Ảnh hưởng đến tính thấm của màng tế bào, - Phân loại vi sinh vật. hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, - Điều chỉnh môi trường nuôi cấy. hoạt tính của enzim, sự hình thảnh ATP... Ánh sáng - Ảnh hưởng tới quang hợp, tác động tới bào - Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt tử sinh sản, tống hợp sắc tố, chuyển động hoặc ức chế vi sinh vật. hướng sáng... - Gây đột biến. Áp suất - Môi trường ưu trương gây co nguyên sinh - Bảo quản thực phẩm. thẩm thấu khiến tế bào vi sinh vật không phân chia được.
Trang 49
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
BÀI 41: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ ĐẾN SINH TRƯỞNG VI SINH VẬT I. NHIỆT ĐỘ - Ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng sinh hoá trong tế bào=> ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của VSV. - Dựa trên phạm vi nhiệt đột người ta chia VSV làm 4 nhóm: + VSV ưa lạnh: Nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng khoảng 150C, sống ở Nam cực + VSV ưa ấm: Nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng t ừ 20 – 400C. + VSV ưa nhiệt: Nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng từ 55 – 650C + VSV ưa siêu nhiệt: Nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng từ 85 – 1000C * Đa số vi khuẩn có nhiệt độ tối ưu, cực tiểu, cực đại. II. pH - pH ảnh hưởng đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính của enzim, sự hình thành ATP. - Dựa vào độ pH người ta chia VSV làm 3 nhóm: + VSV ưa axit: pH tối ưu cho sinh trưởng khoảng 4 – 6, một số ít vi khuẩn sinh trưởng tốt ở pH = 1 – 3. + VSV ưa trung tính: pH tối ưu cho sinh trưởng khoảng 6 – 8. Nếu 4> pH >9 thì ức chế sinh trưởng do ion H+ và OH- kìm hãm hoạt động của enzim. + VSV ưa kiềm: sinh trưởng tốt ơ pH > 9, đôi khi pH >11. III. ĐỘ ẨM. - Nước cần cho việc hoà tan các chất dinh dưỡng và enzim. - Tham gia vào phản ứng chuyển hoá vật chất quan trọng. * Khi sinh trưởng trong môi trường nước có nồng độ chất hoà tan cao hơn môi trưởng nội bào, nước từ bên trong có thể rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh. * Nhiều vi khuẩn sống ở biển hoặc hồ nước mặn (VSV ưa mặn), chúng dựa vào ion Na+ để duy trì thành tế bào và màng sinh chất. Một số nấm men, nấm mốc ưa thẩm thấu. IV. BỨC XẠ - Bức xự ion hoá (tia X, tia gamma) có tác dụng phá huỷ ADN của VSV. Dùng để khử trùng các thiết bị y tế,…. - Bức xạ không ion hoá (tia tử ngoại): kìm hãm sự sao mã và phiên mã của VSV. Dùng để tẩy uế và khử trùng bề mặt các vật thể, dịch lỏng.
Chương 3. VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
BÀI 43. CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT I. SỰ PHÁT HIỆN RA VIRUT Năm 1892 D. I. Ivanopxki, nhà khoa học người Nga lấy dịch ép của cây thuốc lá bệnh khảm, cho lọc qua nến lọc vi khuẩn. Rồi lấy dịch ép này nhiễm vào cây thuốc lá không bị bệnh thì thấy cây này cũng bị nhiễm bệnh. Soi dưới KHV thì không quan sát thấy mầm bệnh, nuôi trên thạch không thấy khuẩn lạc => Mầm bệnh là 1 loại VSV nhỏ hơn vi khuẩn. Năm 1898 người ta gọi là virut (mầm độc) Năm 1915 phát hiện ra virut ở vi khuẩn được gọi là thể thực khuẩn. II. KHÁI NIỆM Virut là một dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, kích thước của chúng siêu nhỏ (trung bình từ 10 – 100 nm) và có cấu tạo rất đơn giản, hệ gen chỉ gồm lõi là axit nucleic (AND hoặc ARN) được bao bọc bởi vỏ prôtêin (capsit). Sống kí sinh bắt buộc * Đặc điểm - Kích thước siêu nhỏ, không có cấu tạo tế bào. - Chỉ chứa một loại axit nucleic (ADN hoặc ARN). GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 50
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
- Không có hệ thống trao đổi chất và sinh năng lượng nên phải sống kí sinh bắt buộc. - Không có hệ thống sinh tổng hợp prôtêin riêng do không có ribôxôm ; không có hệ thống biến dưỡng riêng (không phân huỷ thức ăn để tạo ATP). - Không sinh trưởng cá thể - Không sinh sản - Không mẫn cảm với chất kháng sinh. III. HÌNH THÁI VÀ CẤU TẠO 1. Hình thái Dựa vào hình thái ngoài, người ta chia virut là 3 loại : cấu trúc xoắn, cấu trúc khối và cấu trúc hỗn hợp. 2. Cấu tạo. - Lõi : axit nucleic của vi rút chính là bộ gen (hệ gen) của chúng. Virrut chỉ chứa ADN (đơn hoặc kép) hoặc ARN (đơn hoặc kép). - Vỏ prôtêin (capsit): được cấu tạo bởi nhiều đơn vị hình thái (capsome). Vỏ mang thành phần kháng nguyên và có tác dụng bảo vệ lõi axit nucleic. * Phức hợp axit nucleic và prôtêin tạo thành nucleocapsit. * Một số vi rút còn có thêm vỏ ngoài được cấu tạo bởi lớp lipit kép và prôtêin. Trên vỏ ngoài có thể có gai glicoprôtêin đóng vai trò là kháng nguyên và giúp virut bám trên bề mặt tế bào vật chủ. * Virut không có vỏ ngoài là virut trần * Virut chưa có cấu tạo tế bào nên gọi là hạt virut * Ở ngoài tế bào virut tạo thành tinh thể. IV. PHÂN LOẠI Có nhiều cách phân loại : - Dựa vào axit nuleic thì phân thành virut ADN và virut ARN - Dựa vào đặc điểm vỏ prôtêin,… * Phân loại dựa trên vật chủ : 1. Virut ở động vật và người Chỉ chứa ADN hoặc có thể là ARN. Ví dụ: Virut HIV có lõi ARN 2. Virut ở vi sinh vật Hầu hết chứa ADN, một số ít chứa ARN. Ví dụ: Phagơ T chứa ADN 3. Vi rút ở thực vật Hầu hết chứa ARN. Ví dụ: Virut gây bệnh khảm thuốc lá,... CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Quan sát sơ đồ thí nghiệm của Franken và Conrat tiến hành ở virut gây bệnh khảm thuốc lá chứng minh vai trò của axit nuclêic (hệ gen). Từ đó mô tả thí nghiệm và giải thích tại sao virut phân lập được không phải là chúng B?
– Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của hai chủng virut A và B. Cả hai chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá, nhưng khác Trang 51
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A. – Virut nhận được không phải chủng B vì virut lai mang hệ gen của chủng A. – Kết luận: mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định. Câu 2. Tại sao gọi virut là kí sinh nội bào bắt buộc? Chúng được phân loại như thế nào? – Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào. Có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanômet) và có cấu tạo rất đơn giản, chỉ gồm một loại axit nuclêic được bao bọc bởi vỏ prôtêin. Virut không thể sống tự do và tồn tại bên ngoài tế bào sinh vật, đồng thời để nhân lên, virut phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào, vì thế chúng là kí sinh nội bào bắt buộc. – Virut được phân loại chủ yếu dựa vào axit nuclêic, cấu trúc vỏ capsit, có hay không có vỏ ngoài. Có 2 nhóm virut lớn: + Virut ADN (có vật chất di truyền là ADN, ví dụ như: virut đậu mùa, viêm gan B, hecpet...). + Virut ARN (có vật chất di truyền là ARN, ví dụ như: virut cúm, virut sốt xuất huyết Dengi, virut viêm não Nhật Bản, virut HIV...). Câu 3. Trình bày cấu tạo của virut? – Tất cả các virut đều bao gồm hai thành phần cơ bản: lõi là axit nuclêic (tức hệ gen) và vỏ là prôtêin (gọi là capsit) bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic. Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ capsit gọi là nuclêôcapsit. – Hệ gen của virut có thể là ADN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) trong khi hệ gen của tế bào luôn luôn là ADN chuỗi kép. – Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme. – Một số virut còn có thêm một vỏ bao bên ngoài vỏ capsit, gọi là vỏ ngoài. vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin. Trên mặt bỏ ngoài còn có các gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ. Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần. Câu 4. Trình bày đặc điểm hình thái của virut? Virut chưa có cấu tạo tế bào nên mỗi virut thường được gọi là hạt. Hạt virut có 3 loại cấu trúc: xoắn, khối và hỗn hợp (hay phức tạp): – Cấu trúc xoắn: Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. Cấu trúc xoắn thường làm cho virut có hình que hay sợi (virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại) nhưng cũng có loại hình cầu (virut cúm, virut sởi). – Cấu trúc khối: Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều (virut bại liệt). – Cấu trúc hỗn hợp: Cấu tạo giống con nòng nọc, đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn (ví dụ virut phagơ). Câu 5. So sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn Sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn: Tính chất Virut Vi khuẩn Có cấu tạo tế bào + Chỉ chứa ADN hoặc + Chứa cả ADN và + Chứa ribôxôm + Sinh sản độc lập + Sống kí sinh bắt buộc + (Chú thích: dấu + là Có, dấu – là Không)
GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 52
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
BÀI 44. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT. 1. Các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của phagơ. - Giai đoạn hấp phụ: Phagơ bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào chủ. Có sự liên kết đặc hiệu giữa gai glycoprotein hoặc protein bề mặt với thụ thể bề mặt của tế bào vật chủ. + Có loại virut chỉ hấp phụ lên bề mặt của một loại tế bào vật chủ. + Có loại virut có thể hấp phụ lên bề mặt của một vài loài. Ví dụ: Virut cúm lợn có thể lây cả lợn lẫn người. * Quá trình hấp phụ có hiệu quả cao khi môi trường chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ . - Giai đoạn xâm nhập: Khi phag ơ được hấp phụ lên tế bào vi khuẩn ở điểm thụ thể, thì đĩa gốc được cố định tại điểm đó nhờ 6 lông đuôi. Enzim lizozim được tiết ra phân giải peptidoglican của thành tế bào, các ion Ca2+ được giải phóng làm hoạt hóa ATP ở phần đuôi làm bao đuôi co lại và đẩy bộ gen của virut vào tế bào vật chủ. * Đối với virut động vật đưa cả nuclocapsit vào tế bào chủ rồi sau đó mới bỏ vỏ để phóng thích axit nucleic. - Giai đoạn sinh tổng hợp: sử dụng nguyên liệu và enzim của vật chủ để sinh tổng hợp các thành phần của virut (trừ 1 số virut có enzim riêng tham gia vào sinh tổng hợp). - Giai đoạn lắp ráp: Vỏ capsit bao lấy lõi ADN, các bộ phận khác như là đuôi, đĩa gốc gắn lại với nhau tạo thành phagơ mới. - Giai đoạn phóng thích: Các phagơ mới được tạo thành phá vở vỏ tế bào ào ạt chui ra ngoài hoặc tạo thành một lỗ thủng trên vỏ tế bào chủ và chui từ từ ra ngoài. 2. Virut ôn hoà và virut độc Trong một quần thể bị nhiễm virut ta có thể thấy hai chiều hướng phát triển. - Virut làm tan tế bào gọi là virut độc. - Virut không làm tan tế bào gọi là virut ôn hoà. II. HIV VÀ HỘI CHỨNG AIDS. HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. 1. Phương thức lây nhiễm Có 3 có đường lây nhiễm chủ yếu: - Lây truyền qua đường tình dục. - Lây truyền qua máu: tiêm chích ma tuý, ghép tạng, truyền máu. - Lây truyền từ mẹ sang con: thai nhi hay qua sữa mẹ 2. Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS. Sau một quá trình ủ bệnh thì xuất hiện các triệu chứng AIDS. Quá trình phát triển của bệnh có thể chi làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi giai đoạn cửa sổ): biểu hiện chưa rõ, có thể sốt nhẹ (kéo dài 2 tuần đến 3 tháng) - Giai đoạn không triệu chứng: Một số trường hợp có thể sốt, ỉa chảy không rõ nguyên nhân,... Số lượng tế bào limpho T giảm dần (kéo dài 1 – 10 năm) - Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: có những triệu chứng điển hình của AIDS như viêm niêm mạc thực quản, phế quản, phôỉ...viêm não, ung thư da và máu, triệu chứng thần kinh, cơ kết quả cơ thể chết vì tê liệt, điên dại. 3. Phòng tránh - Kiểm tra độ an toàn nguồn máu trước khi truyền. - Không tiêm chích ma tuý. - Chung thuỷ một vợ một chồng CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Trình bày chu trình nhân lên của virut trong tế bào? Chu trình nhân lên của virut trong tế bào bao gồm 5 giai đoạn. Trang 53
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
Các giai đoạn: Các giai đoạn
Đặc điểm - Virut bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể đặc hiệu với thụ thể của tế bào chủ. - Virut bám một cách đặc hiệu lên thụ thể bề mặt tế bào nhờ gai glicôprôtêin 1 Hấp phụ đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt tế bào. - Chính vì sự bám đặc hiệu trên mà mỗi loài virut chỉ có thể kí sinh trên 1 hoặc 1 số loại tế bào vật chủ nhất định. - Bao đuôi của virut co lại đẩy bộ gen của virut chui vào trong tế bào chủ. - Virut động vật đưa cả nuclêcapsit vào tế bào chất sau đó cởi vỗ để giải 2 Xâm nhập phóng axit nuclăc - Virut tiết enzim lizôxôm phá huỷ thành tế bào để đưa axit nuclêic vào trong. Sinh tổng - Bộ gen của Virut điều khiển bộ máy đi truyền của tế bào chủ tổng hơp 3 hợp ADN và vỏ capsit cho mình. - Vỏ capsit bao lấy lõi ADN, các bộ phận như là đĩa gốc, đuôi gẳn lại với 4 Lắp ráp nhau tạo thành virut hoàn chỉnh. - Các Virut mới được tạo thành phá vỡ võ tế bào chủ chui ồ ạt ra ngoài hoặc Phóng 5 tạo thành một lỗ thủng trên vỏ tế bào chủ và chui từ từ ra ngoài. thích - Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào gọi là chu trình sinh tan. Câu 2. Thế nào là bệnh cơ hội và vi sinh vật gây bệnh cơ hội? – Một số vi sinh vật ở điều kiện bình thường thì không gây bệnh nhưng khi cơ thể bị suy yếu hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm thì chúng lại trở thành tác nhân gây bệnh. Những vi sinh vật đó được gọi là vi sinh vật cơ hội, bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội. – Hiện nay nhiễm HIV/AIDS được coi là bệnh đại dịch toàn cầu, AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, người bị nhiễm HIV không phải bị chết vì virut HIV mà do các bệnh cơ hội khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Câu 3. Trình bày các con đường lây truyền HIV, các giai đoạn phát triển và các biện pháp phòng ngừa bệnh AIDS? – HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, chúng có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch, sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. – Có 3 con đường lây truyền HIV phổ biến: + Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng... + Qua đường tình dục không an toàn. + Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ – Các giai đoạn phát triển của bệnh HIV/AIDS: + Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn “cửa sổ”: kéo dài 2 tuần đến 3 tháng. Triệu chứng bệnh thường không biểu hiện hoặc biểu hiện nhẹ. + Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 - 10 năm. Lúc này số lượng tế bào Limphô T – CD4 giảm dần. + Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư Kapôsi, mất trí, sốt kéo dài, sút cân... cuối cùng dẫn đến cái chết . – Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu, các thuốc hiện có chỉ có thể làm chậm tiến trình dẫn đến bệnh AIDS. Do vậy, thực hiện lối sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ tệ nạn xã hội là biện pháp tốt nhất để phòng HIV/AIDS. Câu 4. Tại sao nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải? – Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là sự suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể không phải do nguyên nhân di truyền mà do bị GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 54
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
lây nhiễm bởi các tác nhân trong cuộc sống. – Virut HIV có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch, sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, HIV chính là một tác nhân gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
Bài 45: VIRUT GÂY BỆNH, ỨNG DỤNG CỦA VIRUT I. VI RUT GÂY BỆNH 1. Virus kí sinh ở thực vật (khoảng 1000 loài) a. Đặc điểm: - Virus tự nó không có khả năng xâm nhập vào tế bào thực vật (do tế bào TV có thành xenlulô bền vững): + Virut gây nhiễm nhờ vết tiêm chích của côn trùng hoặc vết xước cơ học. + Virus truyền bệnh thông qua hạt giống, củ giống, mắt ghép, cỏ dại,… - Sau khi nhân lên trong tế bào, virut chuyển sang tế bào khác qua cầu nguyên sinh chất. b. Gây bệnh: Virus gây tắc mạch làm lá bị đốm vàng, đốm nâu, lá bị xoăn hay héo, thân lùn,… c. Cách phòng bệnh: Chọn giống cây sạch bệnh, luân canh cây trồng, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh. 2. Vi rut kí sinh ở vi sinh vật (phagơ): có khoảng 3000 loài. - Virus kí sinh hầu hết ở vi sinh vật nhân sơ (vi khuẩn, xạ khuẩn) hoặc nhân thực (nấm men, nấm sợi). - Gây thiệt hại cho ngành CN vi sinh như sản xuất kháng sinh, thuốc trừ sâu sinh học, mì chính,… - Phagơ được sử dụng nhiều trong kĩ thuật di truyền. 3. Virut kí sinh ở côn trùng *Có 2 nhóm: - Nhóm virus chỉ kí sinh trên côn trùng (côn trùng là vật chủ). VD: Virus Baculo chỉ kí sinh trên nhiều sâu bọ ăn lá. - Nhóm virus kí sinh ở côn trùng (vật truyền trung gian) rồi nhiễm vào ĐV & người. Virus Đangơ gây bệnh sốt xuất huyết ở người, virus viêm não ngựa. 4. Virus kí sinh ở người & ĐV - Càng ngày người ta càng phát hiện ra nhiều bệnh do virus gây ra cho người & ĐV (khoảng 500 bệnh). - Tùy từng loại virus gây bệnh mà chúng có cách lây nhiễm & gây tác hại với mức độ khác nhau. II. ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN: 1. Bảo vệ đời sống con người & môi trường - Nghiên cứu tìm ra các loại vaccin phòng chống bệnh ở người & ĐV: bệnh đậu mùa, dịch cúm, bệnh dại, viêm gan,… - Một số virus (virus pox) nghiên cứu để giảm thiểu sự phát triển quá mức 1 số loài ĐV hoang dã như chuột, thỏ,… 2. Bảo vệ thực vật: - Sử dụng virut trừ côn trùng gây hại trên TV. VD: Sử dụng virus Baculo để SX thuốc trừ sâu ăn lá. - Ưu điểm: + Virut có tính đặc hiệu cao, không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích. + Dễ sản xuất, dễ bảo quản, hiệu quả diệt sâu cao, giá thành hạ. 3. Sản xuất dược phẩm Virus có vai trò quan trọng trong kĩ thuật di truyền & thiết lập bản đồ gen.VD: sản xuất Inteferon có khả năng chống virus, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch. Sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường cho người. Trang 55
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Trình bày ứng dụng của virut trong thực tiễn? – Trong nghiên cứu, bằng việc loại bỏ những đoạn gen không quan trọng của virut, thay vào đó các gen mong muốn và biến chúng thành vật chuyển gen lý tưởng. Bằng kĩ thuật này đã tạo ra những chế phẩm sinh học quý nhưng có giá thành rẻ, như interfêron, insulin... Cũng có thể dùng virut để nghiên cứu cách thức của tế bào vật chủ thải loại virut hay cách xâm nhập của virus vào trong tế bào vật chủ, từ đó tìm ra biện pháp để phòng ngừa virut. – Nhiều loại virut gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản xuất vacxin phòng chống có hiệu quả của bệnh này. Nhờ đó đã hạn chế và ngăn chặn được hầu hết các đại dịch đã từng là mối đe doạ trong lịch sử loài người như: đậu mùa, dịch cúm, dịch sốt… và điều trị một cách hiệu quả một số bệnh được coi là nan y như: bệnh dại, viêm gan B, viêm gan C… Một số virut ở động vật được nghiên cứu để giảm thiểu sự phát triển của một số loại động vật hoang dã như virut pox để hạn chế sự phát triển quá mức những đàn thỏ tự nhiên. – Trong nông nghiệp, virus được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học nhằm khống chế số lượng của một số loài sâu bệnh gây hại. Chế phẩm này có ưu điểm là: có tính đặc hiệu cao nên chỉ gây hại cho một số sâu bệnh nhất định, không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích; dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu bệnh cao, giá thành hạ... – Trong nghiên cứu sinh học phân tử, virut cung cấp một hệ thống đơn giản để thao tác và phát hiện chức năng của nhiều loại tế bào. Câu 2. Thuốc trừ sâu sinh học có chứa virut dựa trên cơ sở khoa học nào? Một số loại virut kí sinh và gây bệnh cho côn trùng cũng như một số vi sinh vật gây hại cho cây trồng. Do có tính đặc hiệu cao nên một số loại virut chỉ gây hại cho một số sâu bệnh nhất định mà không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích. Nhờ tính chất này mà một số loại virut được sử dụng để sản xuất các chế phẩm sinh học có tác dụng như những thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu bệnh, bảo vệ mùa màng. Câu 3. Trình bày phương thức xâm nhập của virut thực vật, triệu chứng của cây bị bệnh và cách phòng ngừa? – Virut tự nó không có khả năng xâm nhập vào tế bào thực vật. Phần lớn virut gây nhiễm do côn trùng, cây bị bệnh có thể truyền cho thế hệ sau qua hạt, số khác truyền qua các vết xây xát do nông cụ bị nhiễm gây ra. – Sau khi nhân lên trong tế bào, virut di chuyển sang tế bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào và cứ thế lan rộng ra. – Cây bị nhiễm virut thường có hình thái thay đổi: lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, lá bị xoăn hay héo, bị vàng rồi rụng, thân bị lùn hay còi cọc. – Hiện nay không có thuốc chống virut thực vật, biện pháp tốt nhất là chọn giống cây sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh. Câu 4. Tại sao virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước? Virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước, bởi vì: thành tế bào thực vật dày và không có thụ thể nên đa số virut xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ côn trùng (chúng ăn lá, hút nhựa cây bị bệnh rồi truyền sang cây lành); một số virut khác xâm nhập qua các vết xước.
GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 56
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
Bài 46: KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH I. KHÁI NIỆM BỆNH TRUYỀN NHIỄM: 1. Khái niệm: - Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. - Tác nhân: Vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virút,.. - Điều kiện gây bệnh: + Độc lực (mầm bệnh, độc tố). + Số lượng nhiễm đủ lớn. + Con đường xâm nhập thích hợp. 2. Phương thức lây truyền: a. Truyền ngang: Qua đường hô hấp, đường tiêu hoá, tiếp xúc trực tiếp (qua da & niêm mạc tổn thương, động vật cắn hoặc côn trùng đốt). b. Truyền dọc: Từ mẹ sang thai nhi 3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do vi rút: - Bệnh đường hô hấp (90% do virút): Viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, viêm đường hô hấp cấp (SARS), cúm. - Bệnh đường tiêu hoá: Viêm gan, quai bị, tiêu chảy, … - Bệnh thần kinh: Virut vào cơ thể theo nhiều con đường: hô hấp, tiêu hoá, niệu rồi vào máu đến hệ thần kinh trung ương gây bệnh: viêm não Nhật Bản, bại liệt. - Bệnh đường sinh dục: HIV, hecpec, viêm gan B. - Bệnh da: đậu mùa, mụn cơm, sởi,..chúng lây qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp. II. MIỄN DỊCH: 1. Khái niệm: Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. 2. Các loại miễn dịch a. Miễn dịch không đặc hiệu: Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh. VD: Các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể: Da, niêm mạc, dịch do cơ thể tiết ra (dịch tiêu hóa, dịch mật, nước mắt,…), dịch nhầy & lông rung, đại thực bào, bạch cầu trung tính,… Đặc diểm: - Không đòi hỏi tiếp xúc trước với kháng nguyên. - Có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng. b. Miễn dịch đặc hiệu: Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể khi có kháng nguyên xâm nhập vào. Có 2 loại: * Miễn dịch thể dịch: Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể (do tế bào limphô B tiết ra) nằm trong thể dịch (máu, sữa, dịch bạch huyết, dịch nước ối,…) - Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể. * Miễn dịch tế bào: Là miễm dịch có sự tham gia của các tế bào T độc. Tế bào T khi phát hiện ra tế bào nhiễm thì sẽ tiết ra protein để làm tan tế bào nhiễm khiến virut không nhân lên được. Miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ đạo trong các bệnh do virut. III. INTERFERON 1. Khái niệm: Interferon là loại prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào tiết ra chống lại virut, chống lại tế bào ung thư & tăng cường khả năng miễn dịch. 2. Vai trò – tính chất cơ bản của interferon (IFN): a. Tính chất: - IFN có bản chất là prôtêin, khối lượng phân tử lớn. - Bền vững trước các loại enzim (trừ prôtêaza), chịu axit, t0 cao. - Có tính đặc hiệu loài. Nhưng đặc biệt virut là ngoại lệ (ức chế nhân lên của bất kì loại virut nào). b. Vai trò Trang 57
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
Bảo vệ tế bào, ngăn cản sự nhân lên của virut, kích thích tăng số lượng tế bào miễn dịch Chống tế bào ung thư & virut. CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Miễn dịch là gì? Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu? – Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (các vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ…) khi chúng xâm nhập vào cơ thể. – Miễn dịch được chia làm 2 loại là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu: + Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể: da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra (dịch tiêu hoá, dịch mật, nước mắt, nước bọt…), dịch nhầy và lông rung ở hệ hô hấp, các đại thực bào, các bạch cầu trung tính đều có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy. + Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, bao gồm 2 loại: miễn dịch tế bào (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của tế bào limphô T độc) và miễn dịch thể dịch (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong thể dịch của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra). Câu 2. Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào? – Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào đều là những loại miễn dịch đặc hiệu: + Miễn dịch thể dịch: là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong thể dịch của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra, kháng thể nằm trong tất cả các chất lỏng (thể dịch) của cơ thể như: sữa, máu, dịch bạch huyết, dịch tuỷ sống, màng phổi... vì vậy nên có tên gọi là “miễn dịch thể dịch”. Chúng có nhiệm vụ ngưng kết, bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các loại độc tố do chúng sinh ra. + Miễn dịch tế bào: là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của tế bào limphô T độc. Các tế bào mang kháng thể này có nhiệm vụ tiêu diệt các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, thu gom các mảnh vụn trong cơ thể, bằng cách tiết ra loại prôtêin làm tan các tế bào bị nhiễm độc, ngăn cản sự nhân lên của virut. Trong những bệnh do virut gây ra, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể. Câu 3. Trình bày các con đường lây nhiễm bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây nên và cách phòng tránh? – Các con đường lây nhiễm bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây nên: + Lây truyền theo đường hô hấp: qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí) bắn ra khi ho hoặc hắt hơi. + Lây truyền theo đường tiêu hoá: vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm. + Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp (qua da và niêm mạc bị tổn thương, qua vết cắn của động vật và côn trùng, qua đường tình dục). + Truyền từ mẹ sang thai nhi (khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ). – Muốn phòng tránh các bệnh do vi sinh vật gây nên cần tiêm phòng vacxin, kiểm soát vật trung gian (muỗi, ve, bét...), giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống, vệ sinh ăn uống và thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm, an toàn trong truyền máu và quan hệ tình dục... Câu 4. Bệnh truyền nhiễm là gì? Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut? – Khái niệm bệnh truyền nhiễm: Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: có thể là vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut... Không phải cứ có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh. Muốn gây bệnh phải hội tụ đủ 3 điều kiện: độc lực (mầm bệnh và độc tố), số lượng nhiễm đủ lớn và con đường xâm nhiễm thích hợp. – Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut: + Bệnh đường hô hấp: virut từ sol khí đi qua niêm mạc vào mạch máu rồi tới các nơi khác nhau của đường hô hấp. Các bệnh thường gặp như: viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, viêm GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 58
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
đường hô hấp cấp (bệnh SARS)... + Bệnh đường tiêu hoá: virut xâm nhập qua miệng, lúc đầu nhân lên trong mô bạch huyết, sau đó một mặt vào máu rồi tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hóa, một mặt vào xoang ruột rồi ra ngoài theo phân. Các bệnh thường gặp như: viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày - ruột... + Bệnh hệ thần kinh: virut vào cơ thể theo nhiều con đường: hô hấp, tiêu hóa, niệu, sau đó vào máu rồi tới hệ thần kinh trung ương (như viêm não, viêm màng não, bại liệt). Một số virut (bệnh dại) tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại vi. + Bệnh lây qua đường sinh dục: lây trực tiếp qua quan hệ tình dục như HIV, hecpet (bóng nước sinh dục, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung), viêm gan B. + Bệnh da: virut vào cơ thể qua đường hô hấp, sau đó vào máu rồi mới đi đến da. Tuy nhiên cũng thường lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hàng ngày. Các bệnh trên da như đậu mùa, mụn cơm, sởi... Câu 5. Lấy ví dụ về một số bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra trên cơ thể con người? – Bệnh cúm do virut cúm gây ra, lây truyền qua đường hô hấp. – Bệnh AIDS do virut HIV gây nên, lây truyền qua đường máu, đường tình dục hoặc truyền từ mẹ sang con. – Bệnh tả, lị do vi khuẩn gây ra, lây truyền qua đường tiêu hóa. – Bệnh quai bị là bệnh do virus quai bị gây ra, lây truyền chủ yếu do các chất tiết của đường hô hấp. – Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra, lây truyền qua đường hô hấp.
Trang 59
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
CÂU HỎI THAM KHẢO Câu 1: Vang là đồ uống quý và bổ dưỡng có đúng không? Vì sao? (SGK Sinh 10 NC-Trang 124) HD: Vang là đồ uống quý vì nó là rượu nhẹ có tác dụng kích thích tiêu hóa(nếu không uống nhiều quá)đồng thời cung cấp nhiều loại vitamin có sãn trong dịch quả và được nẫm men hình thành trong quá trình lên men. Câu 2: Tại sao người ta nói vang hoặc sâmpanh đã mở phải uống hết? (SGK Sinh 10 NCTrang 124) HD: Vang, sâmpanh đã mở thì phải uống hết vì để hôm sau rượu dễ bị chua và nhạt đi do bị lên men axêtic. Vì đây là quá trình ôxi hóa hiếu khí được thực hiện bởi một nhóm vi khuẩn axẹtic lênmenaxêtic
C2H5OH CH3COOH + H2O Nếu để lâu nữa thì axit axêtic bị ôxi hóa tạo thành CO2 và nước làm giấm bị nhạt đi Câu 3: Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa có mùi thối ủng. Hãy giải thích hiện tượng trên? (SGK Sinh 10 NC-Trang 124) HD: Rượu nhẹ(hoặc bia) để lâu bị chuyển thành axitaxêtic tạo thành dấm nên có vị chua để lâu nữa axit axêticbị ôxi hóa tạo thành CO2 và nước làm cho dấm nhạt dần Câu 4: Nếu sirô quả (nước quả đặc đường) trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng phồng? Vì sao? (SGK Sinh 10 NC-Trang 124) HD: Bình nhựa dựng sirô quả sau một thời gian bình có thể bị phồng lên vì VSV phân bố trên bề mặt vỏ quả đã tiến hành lên men giải phóng một lượng khí CO2 làm căng phồng bình do hàm lượng đường trong dịch sirô quả rất cao. Câu 5: Vì sao sữa chua chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc sệt(đông tụ) và có vị chua khi làm sữa chua?Viết phương trình phản ứng và giải thích? (SGK Sinh 10 NC-Trang 126) HD: Vì vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa thành axit lactic đồng thời các prôtêin phức tạp đã chuyển thành các prôtêin đơn giản dễ tiêu; Sản phẩm axit và lượng nhiệt được sinh ra là nguyên nhân làm sữa đông tụ. Vì thế sữa chua có vị ngọt của sữa giảm hơn so với nguyên liệu sữa ban đầu, vị chua tăng lên và ở dạng đông tụ. VK Lactic VK Lactic PT: Lactôzơ Galactôzơ + Glucôzơ Axit lactic Câu 6: Người ta nói sữa chua là dạng thực phẩm rất bổ dưỡng có đúng không? Vì sao? (SGK Sinh 10 NC-Trang 126) HD: Đúng vì: Trong sữa chua có nhiều prôtêin dễ tiêu, có nhiều vitamin được hình thành trong quá trình lên men lactic Câu 7: Khi muối dưa người ta thường cho thêm một ít nước dưa cũ, 1-2 thìa đường để làm gì? Tại sao khi muối dưa người ta phải đổ ngập nước và nén chặt rau quả? (SGK Sinh 10 NC-Trang 126) HD: Khi muối dưa cho thêm ít nước dưa chua để cung cấp các vi khuẩn lăctic và làm giảm độ pH của môi trường tạo điều kiệncho vi khuẩn lactic phát triển.Thêm 0,5-1% đường để cung cấp thức ăn ban đầu cho vi kuẩn lactic, nhất là với loại rau, quả dùng để muối dưa có hàm lượng đường thấp dưới 5%. Khi muối dưa người ta thường đổ ngập nước và nén chặt rau, quả để tạo điều kiện yến khí cho vi khuẩn lactic phát triển đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối Câu 8: Khi muối dưa người ta có thể phơi dưa ở chỗ nắng nhẹ hoặc chỗ râm cho se mặt để làm gì? (SGK Sinh 10 NC-Trang 126) HD: Để làm giảm lượng nước trong rau, quả để khi muối không bị nhạt nước muối dưa. Câu 9: Rau, quả làm dưa chua phải có điều kiện gì? Nếu không đạt được điều kiện ấy phải làm như thế nào? (SGK Sinh 10 NC-Trang 126) HD: rau, quả muốn làm dưa chua phải có hàm lượng đường trên 5-6%. nếu thấp hơn thì khi muối phải bổ sung thêm đường Câu 10: Nếu dưa để lâu sẽ bị khú? vì sao? (SGK Sinh 10 NC-Trang 126) GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 60
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
HD: Vì: Trong quá trình muối dưa đã tạo điều kiện cho vi kuẩn lactic hoạt động, hàm lượng axit lactic tăng dần đến một mức độ nào đó sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic lúc đó một loại mấn men có thể phát triển được trong môi trường có độ pH thấp làm giảm hàm lượng axit lactic. Khi hàm lượng axit lactic giảm đến mức độ nhất định thì vi khuẩn lên men thối sẽ phát triển được làm khú dưa. Câu 11: Trên thị trường thường gặp các loại bột giặc sinh học. Em hiểu chữ “sinh học” ở đây là gì và tác dụng để làm gì ? (SGK Sinh 10 NC-Trang 119) HD: - Chữ “sinh học” trong bột giặt sinh học có nghĩa là bột giặt chứa một hoặc nhiều loại enzim để tẩy sạch một số vết bẩn. Các enzim đó là các enzim ngoại bào của VSV, có thể được sử dụng rộng rãi (VD: amilaza để loại bỏ tinh bột, prôtêaza loại bỏ prôtêin, lipaza loại bỏ mỡ …) Câu 12: Tại sao trâu bò lại đồng hóa được rơm, rạ, cỏ giàu chất xơ ? (SGK Sinh 10 NCTrang 119) HD: - Trong dạ dày của trâu bò chứa các VSV có thể tiết ra enzim xenlulaza có khả năng phân giải chất xenlulôzơ, hêmixenlulôzơ và pectin trong rơm, rạ thành các đơn chất mà cơ thể trâu bò có thể hấp thụ được. Câu 13: Tại sao VSV phải tiết các enzim vào môi trường ? (SGK Sinh 10 NC-Trang 122) HD: -Khi tiếp xúc với các chất dinh dưỡng cao phân tử : tinh bột, lipit, prôtêin… không thể vận chuyển qua màng tế bào nên vi sinh vật phải tiết vào môi trường các enzim thủy phân các cơ chất trên thành các chất đơn giản hơn (glucozo, axit béo, axit amin…) rồi mới hấp thụ vào tế bào. Câu 14: Vì sao trong nuôi cấy không liên tục VSV tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra ? HD: - Trong nuôi cấy không liên tục, thức ăn cạn kiệt, sản phẩm bài tiết tăngthay đổi tính thẩm thấu của màngvi khuẩn bị phân hủy, vi khuẩn tiết ra các chất ức chế nhauvi kuẩn tự phân hủy ở pha suy vong. -Trong nuôi cấy liên tục do thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và lấy ra 1 lượng chất thải tương đương, quá trình chuyển hóa luôn trong trạng thái tương đối ổn định => không có pha suy vong. Câu 15: Trong điều kiện tự nhiên, tại sao VSV không thể đạt được pha sinh trưởng lũy thừa ? (SGK Sinh 10 NC-Trang 128) HD: - Pha lũy thừa là pha diễn ra trong điều kiện vi sinh vật được ổn định và đầy đủ thức ăn. - Trong điều kiện tự nhiên: + Vi sinh vật phải chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi. + Thành phần chất dinh dưỡng không đủ. + Cạnh tranh giữa các VSV… Sự sinh trưởng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của môi trường không có pha lũy thừa hoặc chỉ có định kì. Câu 16: Cho ví dụ các bào từ sinh sản ở vi khuẩn và nấm ? HD: - Bào tử sinh sản ở vi khuẩn là bào tử đốt và ngoại bào tử. - Bào tử sinh sản ở nấm là : bào tử vô tính và bào tử hữu tính: + Bào tử vô tính : bào tử đính (bào tử trần) : nấm cúc, nấm penicilium và bào tử túi : nấm mucor… + Bào tử hữu tính : bào tử túi (nấm men) và bào tử tiếp hợp (nấm tiếp hợp)… Câu 17: Tại sao nói “Dạ dày- ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với VSV”? (SGK Sinh 10 NC-Trang 129) HD: - Dạ dày- ruột thường xuyên được bổ sung thức ăn (chất dinh dưỡng) và cũng thường xuyên phải thải ra ngoài các sản phẩm chuyển hóa vật chất cùng với các vi sinh vật do đó tương tự như một hệ thống nuôi cấy liên tục Câu 18: Nếu nuôi VSV không liên tục thì dựa vào đường cóng sinh trưởng em sẽ thu hoạch Trang 61
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
sinh khối vào thời điểm nào? (SGK Sinh 10 NC-Trang 129) HD: -Cuối pha luỹ thừa và đầu pha cân bằng (Vì số lượng tế bào của VSV ở đây đã đạt đến cực đại, số lượng tế bào nhiều nhất thu sinh khối hiệu quả nhất). Câu 19: Vì sao tác nhân gây hư hại cho rau quả thường là nấm mốc mà không phải là vi khuẩn? (SGK Sinh 10 NC-Trang 140) HD: - Vì trong rau quả có lượng đường và axit tương đối lớn, mà đây là những điêu kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển (vì nấm mốc là loại vi sinh vật ưa axit). Lại thêm độ ẩm cao, nấm mốc dễ sinh sôi nảy nở. Chúng phát triển đồng nghĩa với việc lượng chất dinh dưỡng, gluco và axit sẽ bị hấp thụ, đến khi chúng giảm đi thì các vi khuẩn khác mới có thể xâm nhập vào. Thế nhưng lúc này lượng chất dinh dưỡng đã cạn kiệt, nên các vi khuẩn khác sẽ không thể phát triển mạnh được. Câu 20: Khi mua một miếng thịt lợn hoặc con cá nhưng chưa kịp chế biến người ta thường xát muối lên miếng thịt, con cá. Tại sao? (SGK Sinh 10 NC-Trang 140) HD: - Vì: +Để ức chế sự phát triển của VSV trên thịt, cá. +Muối làm tăng áp suất thẩm thấu, rút nước trong tế bào vi khuẩn (nguyên nhân hư đò ăn)làm tế bào vi khuẩn chết. Câu 21: Gặp hôm trời nắng to ai cũng muốn mang phơi một số đồ dùng (quần áo, chăng chiếu...) cũng như thực phẩm (đậu nành, lạc vừng...). Việc phơi nắng có tác dụng gì? (SGK Sinh 10 NC-Trang 140) HD: -Quần áo, đậu, lạc,...để lâu ngày sẽ hút ẩm từ không khí, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Đem ra phơi nắng, ở nhiệt độ cao cùng với 1 số bức xạ sun làm diệt vsv, ức chế sự phát triển của nấm mốc, để đồ không bị nấm mốc Câu 22: Virut có được coi là 1 thực thể sống hay không? Vì sao? (SGK Sinh 10 NC-Trang 146) HD: -Virut không được coi là một cơ thể sinh vật vì : +Không có cấu tạo tế bào. +Không có các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống : sinh trưởng, phát triển, trao đổi chất,… khi ở ngoài tế bào chủ. +Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ. +Có khả năng tạo thành tinh thể. -Tuy nhiên, virut có khả năng sinh sản và di truyền các đặc tính của mình cho thế hệ sau. =>Chỉ được coi là dạng sống. Câu 23: Tại sao bệnh nhân AIDS ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện? Giải thích các triệu chứng ở giai đoạn thứ 2 và thứ 3. (SGK Sinh 10 NC-Trang 151) HD: GĐ đầu:(3 - 6 tuần) số tế bào limphô T > 500/ml máu. Vì ở giai đoạn đầu HIV có số lượng còn quá ít, số tế bào limpho T bị phá hủy chưa nhiều mới chỉ ảnh hưởng sức đề kháng của cơ thể nên triệu chứng không rõ, có thể có sốt nhẹ vì thế người nhiễm HIV ở giai đoạn này không biết mình mắc bệnh, nên có thể lây lan cho người khác. GĐ 2:(1 -10 năm) số tế bào limphô T = 200 – 500/ml máu. -HIV đã phá huỷ khá nhiều tế bào limphô T làm cho hệ miễn dịch bị giảm sút → xuất hiện một số triệu chứng: sốt kéo dài, ỉa chảy… GĐ 3: số tế bào limphô T < 200/ml máu. -Ở giai đoạn này, HIV đã phá huỷ hầu hết các tế bào limphô T trong hệ miễn dịch làm cho hệ miễn dịch dần dần mất tác dụng→ vi sinh vật cơ hội tàn phá các cơ quan của cơ thể→ Xuất hiện bệnh cơ hội : viêm niêm mạc thực quản, phế quản, phổi, viêm não, ung thư da và ung thư máu… dẫn đến tử vong. Câu 24: Tại sao nhờ kỹ thuật di truyền mà người ta cứu được rất nhiều bệnh nhân mắc GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 62
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
bệnh tiểu đường? (SGK Sinh 10 NC-Trang 154) HD: -Insulin là một loại hoocmôn do tuyến tuỵ tiết ra và có tác dụng điều hoà hàm lượng đường trong máu. -Nếu thiếu insulin sẽ mắc bệnh tiểu đường. -Viêc sản xuất insulin bằng cách chiết xuất từ tuyến tuỵ của người rất khó khăn, sản lượng rất ít, giá thành cao. =>Lợi dụng khả năng cho phép gắn gen lạ vào bộ gen của pharơ (kĩ thuật chuyển ghép gen), người ta đã gắn một đoạn gen của người cần sản xuất Insulin vào bộ gen của pharơ, khi pharơ ký sinh vào cơ thể vi khuẩn do khả năng sinh sản rất nhanh ở vi khuẩn nên đã sản xuất 1 lượng lớn Insulin trong thời gian ngắn với số lượng lớn, giá thành hạ, nhờ vậy đã cứu sống được nhiều bệnh nhân. Câu 25: Tại sao xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều VSV gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh? (SGK Sinh 10 NC-Trang 157) HD: - Xung quanh chúng ta có nhiềm vi sinh vật gây bệnh nhưng chúng ta không mắc bệnh là do: + Mầm bệnh không đủ độc tố và số lượng. + Không có con đường lây bệnh thích hợp. + Trong cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. Câu 26: Vì sao hiện nay không có thuốc đặc trị bệnh do virut nói chung và bệnh do HIV gây ra nói riêng? HD: - Do virut kí sinh trong tế bào do đó các thuốc kháng sinh không tác động đợc đến virut, hoặc trớc khi tiêu diệt đợc virut thì chính thuốc đã phá huỷ tế bào. Câu 27: Thế nào là vi sinh vật cơ hội? Thế nào là bệnh cơ hội?Các tế bào nào thường bị virút HIV tấn công ? HD: -Vi sinh vật cơ hội là vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công. - Bệnh cơ hội là bệnh do vi sinh vật cơ hội gây ra (Ví dụ : Lao, phổi, viêm màng não,…). - Các tế bào thường bi virut HIV tấn công là: Đại thực bào, tế bào LymphoT. Câu 28: Trong nuôi cấy không liên tục làm thế nào để không xảy ra pha suy vong? HD: -Trong nuôi cấy không liên tục, không có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng như không có sự rút bỏ các chất thải và sinh khối của tế bào dư thừa. Do đó pha luỹ thừa chỉ kéo dài qua vài thế hệ. Để không xảy ra pha suy vong cần bổ sung liên tục thêm các chất dinh dữơng vào môi trường và lấy đi một lượng tương đương dịch nuôi cấy. Câu 28: Trong tự nhiên (đất, nước,...): tại sao vi khuẩn không thể sinh sản với tốc độ cao như trong điều kiện nuôi cấy ở phòng thí nghiệm? HD: -Trong điều kiện tự nhiên (đất, nước, …) vi khuẩn không thể sinh sản với tốc độ như trong điều kiện phòng thí nghiệm. Do dinh dưỡng còn hạn chế và các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, pH,… thường xuyên thay đổi Câu 29: Các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở người do VSV gây ra ở người. (SGK Sinh 10 NC-Bài 46) HD: *Truyền ngang: - Lây truyền theo đường hô hấp: Nhiễm khuẩn do phế cầu trùng, Ho gà, Sốt phát ban Sởi,… - Lây truyền theo đường tiêu hoá: Tiêu chảy cấp, Rối loạn tiêu hóa, Viêm gan B, Uốn ván,… - Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp: Bệnh lậu, Bệnh giang mai,… - Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt: Bệnh dại, Sốt xuất huyết,… *Truyền dọc: -Từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai trong khi sinh nở hay qua sữa mẹ (HIV, viêm gan B,…) Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut: Trang 63
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
Viêm đường hô hấp cấp (Virut Sars), Cúm H1N1, Viêm gan A, Tiêu chảy(Virut Rota), Quai bị, Bệnh dại, Bại liệt, Viêm gan, BAIDS (Virut HIV), Ung thư cổ tử cung (Virut HPV), Bệnh Rubella, Bệnh đậu mùa,… Câu 30: Nuôi cấy 105 vi khuẩn E. Coli ở nhiệt độ 400C. Cứ 20 phút thì số lượng vi khuẩn tăng gấp đôi. Vậy, người ta đã mất thời gian nuôi cấy là bao lâu để thu được 8.105 tế bào vi khuẩn? HD: - Theo đề bài, ta có: số thế hệ N = N0 . 2n 2n = N / N0 = 8. 105 / 105 = 8 n=3 - Thời gian nuôi cấy vi khuẩn E. Coli là: n = t/ g t = n.g = 3.20 = 60 phút (1 giờ) Bảng 47-SGK Sinh 10 NC-Trang 159: Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở địa phương. Tên bệnh và tác Triệu chứng và tác hại Phương thức Phòng tránh nhân gây bệnh lây lan Bệnh Clamydia - Gây ngứa, có thể chuyển - Lây truyền - Giữ vệ sinh thành viêm phần phụ, tổn qua đường - Thực hiện an toàn tình thương 2 vòi trứng, dẫn tới vô quan hệ tình dục sinh, có thể gây có thai ngoài dục tử cung Bệnh viêm gan - Vàng da, sưng gan có khi xơ - Lây truyền - Thực hiện an toàn B (virut HBV) gan dẫn tới ung thư gan. qua đường truyền máu. máu, qua - Không tiêm chích ma đường quan túy. hệ tình dục, từ - Quan hệ tình dục an mẹ sang con. toàn. Bệnh dại (virut - Người bị chó dại cắn tùy - Do chó dại - Thực hiện tiêm phòng Rhabdo) theo vết thương mà phát bệnh cắn dại cho chó. mau hay chậm. - Nếu bị chó cắn cần - Sợ nước, sợ ánh sáng, bị sốt, tiêm phòng và theo dõi chảy rớt dãi, có thể bị điên và chó. chết. - Nếu chó phát bệnh dại thì phải tiêm đủ liều. Bệnh tả (vi - Ỉa chảy, nôn, mất nước, thân - Qua ăn uống - Vệ sinh ăn uống khuẩn tả) nhiệt hạ, co rút cơ - Tiếp xúc với - Tiêm phòng nguồn bệnh Câu 31. So sánh 2 loại bào quan có khả năng tổng hợp ATP trong tế bào. HD: Giống nhau: - Màng kép - Có ribôxôm, ADN, có khả năng tổng hợp prôtêin riêng. - Có khả năng tạo ATP
GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 64
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
Khác nhau: Ti thể Lục lạp - Màng trong gấp nếp - Màng trong không gấp nếp - Chuỗi chuyền điện tử nằm ở màng trong ti - Chuỗi chuyền điện tử nằm trên màng tilacôit thể - Không chứa sắc tố quang hợp - Có chứa sắc tố quang hợp - Có ở cả thực vật và động vật - Chỉ có ở thực vật - Phân giải chất hữu cơ giải phóng năng - Tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng lượng Câu 32. Trình bày diễn biến trong các pha của kỳ trung gian. HD: - Pha G1: NST dạng sợi nhiễm sắc và chất nhiễm sắc tiến hành tổng hợp mARN # tổng hợp nhiều chất hữu cơ # thời kì sinh trưởng của tế bào. - Điểm R: điểm hạn định (cuối pha G1) nếu vượt qua được tế bào sẽ tiếp tục phân chia (tế bào mầm), nếu không vượt qua được tế bào bị biệt hóa. - Pha S: sự nhân đôi của ADN dẫn đến sự nhân đôi của NST (từ NST đơn sang NST kép), mỗi NST gồm 2 sợi crômatit dính nhau ở tâm động (nhiễm sắc tử chị em). Pha G2: NST cơ bản giống pha S, diễn ra một số hoạt động phiên mvà dịch mã, đặc biệt là tổng hợp prôtêin tubulin là thành phần để cấu tạo nên sợitơhình thành thoi phân bào. Câu 33. Tại sao trong qui trình sản xuất rượu vang, nếu khơng thanh trng đng cch, rượu sẽ bị chua, khĩ bảo quản? HD: - Trong quá trình lên men, rượu vang rất dễ bị nhiễm vi khuẩn lactic dị hình (Leuconostoc oenos). Nếu rượu vang không được thanh trùng đúng cách, vi khuẩn này còn trong rượu vang sẽ biến đổi phần dư glucôzơ 1 thành axit lactic, CO2, etanol, axit axetic... - Do đó rượu vang có bọt và bị chua. Câu 34. Thế nào là tiếp hợp ở vi khuẩn ? Hiện tượng đó diễn ra như thế nào ? HD: - Tiếp hợp là hình thức trao đổi vật chất di truyền, hình thức sơ khai của sinh sản hữu tính. - Có hai “giới” vi khuẩn do có yếu tố F (F+) hay không có yếu tố F (F-). Yếu tố F mã hoá việc hình thành cầu sinh chất (lông tơ) giữa 2 cá thể. - Yếu tố F theo cầu sinh chất truyền từ cá thể này sang cá thể kia. - Yếu tố F có thể cài vào nhiễm sắc thể và khi đi sang cá thể kia có thể kéo theo cả một số gen khác. Câu 35: Phân biệt các khái niệm : hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng, hóa dị dưỡng và quang dị dưỡng. (học sinh có thể lập bảng so sánh) HD: - Hóa tự dưỡng là phương thức sử dụng nguồn cacbon từ các chất vô cơ và sử dụng năng lượng từ sự phân giải các chất hóa học. - Quang tự dưỡng là phương thức sử dụng nguồn cacbon từ các chất vô cơ và sử dụng năng lượng từ ánh sáng. - Hóa dị dưỡng là phương thức sử dụng nguồn cacbon từ các hợp chất hữu cơ và sử dụng năng lượng từ sự phân giải các chất hóa học. - Quang dị dưỡng là phương thức sử dụng nguồn cacbon từ các hợp chất hữu cơ và sử dụng năng lượng từ ánh sáng. Câu 36: Trình bày chức năng của loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật và loại bào quan chỉ có ở tế bào động vật. HD: - Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật là lục lạp, chức năng của lục lạp là quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể thực vật. Trang 65
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
- Loại bào quan chỉ có ở tế bào động vật là trung thể, chức năng của trung thể là bào hình thành nên thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế bào động vật Câu 37: Nêu những điểm giống nhau và những điểm khác nhau giữa hô hấp hiếu khí của vi sinh vật nhân thực và vi sinh vật nhân sơ? - Giống nhau: Diễn ra qua các giai đoạn giống nhau và chất nhận êlectron cuối cùng là O2. - Khác nhau : Ở vi sinh vật nhân thực diễn ra ở màng trong gấp khúc của ti thể còn ở vi sinh vật nhân sơ diễn ra ở màng sinh chất. Câu 38: Có 1000 tế bào mẹ hạt phấn giảm phân tạo ra các hạt phấn và 50 tế bào sinh noãn giảm phân tạo ra các túi phôi. Nếu các hạt phấn đều có khả năng thụ phấn và tất cả các trứng sinh ra đều được thụ tinh thì tối đa có thể sinh ra bao nhiêu hợp tử? Giải thích? HD: - Số hợp tử tối đa có thể sinh ra là 50 - Giải thích : + 1000 tế bào mẹ hạt phấn có thể sinh ra 4000 hạt phấn; 50 tế bào sinh noãn tạo ra tối đa 50 túi phôi. + Khi tất cả 50 trứng trong 50 túi phôi đều thụ tinh thì chỉ có thể có 50 hợp tử hình thành, dù số hạt phấn vẫn còn thừa. Câu 39: So sánh sự khác nhau giữa virut và vi khuẩn? HD: Virut Vi khuẩn - Chưa có cấu tạo tế bào. Cơ thể chỉ gồm - Có cấu tạo tế bào, gồm màng, chất vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic. nguyên sinh, nhân. - Mỗi loài chỉ chứa một trong hai loại axít -Có cả hai loại axít nuclêic: ADN và ARN. nuclêic: ADN hoặc ARN. - Có nhiều hình thức sống khác nhau: tự - Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào vật dưỡng bằng quang tổng hợp hay hoá tổng hợp; chủ. dị dưỡng theo kiểu hoại sinh, ký sinh hay cộng - Sinh sản phải nhờ hệ gen và các bào quan sinh. của tế bào chủ - Sinh sản chỉ dựa vào hệ gen của chính mình. Câu 40: So sánh pha sáng và pha tối ở thực vật? HD: Giống nhau: + Đều xảy ra trong lục lạp của tế bào. + Đều gồm hàng loạt các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử đi kèm nhau. - Khác nhau PHA SÁNG PHA TỐI - Xảy ra trong grana - Xảy ra trong stroma - Xảy ra trước và cần ánh sáng Xảy ra sau và không cần ánh sáng - Nguyên liệu đầu vào: ánh sáng,H2O - Nguyên liệu đầu vào: ATP, NADPH, CO2 - Sản phẩm đầu ra: Glucô và các chất hữu cơ - Sản phẩm đầu ra: NADPH, ATP khác - Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành - Chuyển hoá năng lượng hoá học trong năng lượng hóa học trong NADPH và ATP NADPH và ATP thành năng lượng hóa học trong glucô và các chất hữu cơ khác Câu 41: a.Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối trong quang hợp ở thực vật bậc cao. b. Ở cơ thể người tế bào nào có chứa nhiều ti thể nhất? Tế bào nào không cần ti thể? HD: a. - Phương trình pha sáng: töû dieäp luc 12H2O+12NADP+18ADP +18Pv + 60 löôï ng 6O2 + 12NADPH2 + 18ATP + 18H2O. - Phương trình pha tối quang hợp: 6CO2 + 12NADPH2 +18ATP + 12H2O → C6H12O6 +12NADP + 18ADP +18Pv b. Ty thể là cơ quan sản sinh năng lượng do đó tế bào có nhiều ty thể là tế bào hoạt động GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 66
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
mạnh nhất. TB cơ (cơ tim), Tb gan, vùng nào cần nhiều năng lượng thì tập trung nhiều ti thể nhất. -TB hồng cầu không cần ti thể, không tiêu tốn O2 trong ti thể, vì vai trò vận chuyển của nó vẫn hô hấp bằng con đường đường phân. Câu 42: Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và cacbon hãy phân biệt các kiểu dinh dưỡng của những sinh vật sau đây : Tảo, Khuẩn lam, Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía màu lục, Nầm men, Vi khuẩn lactic, vi khuẩn nitrat hoá, Vi khuẩn lục và vi khuẩn tía không có lưu huỳnh. HD: Vi sinh vật Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng Nguồn cacbon lượng - Tảo, khuẩn lam - Vi khuẩn có lưu huỳnh Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 màu tía, màu lục - Vi khuẩn không có lưu Quang dị dưỡng Ánh sáng chất hữu cơ huỳnh màu tía, màu lục - Vi khuẩn nitrat hoá Hoá tự dưỡng chất hữu cơ CO2 - Nấm men, vi khuẩn Hoá dị dưỡng chất hữu cơ chất hữu cơ lactic Câu 43. a. Phương thức đồng hóa CO2 của các vi sinh vật tự dưỡng. HD: Nhóm vi sinh vật tự dưỡng gồm có: - VSV tự dưỡng quang năng: Sử dựng năng lượng AS mặt trời để quang hợp, gồm: + Vi tảo, vi khuẩn lam: Lấy nguồn hyđro từ nước, quang hợp giải phóng oxy. + Một số vi khuẩn thuộc bộ Rhodospirillales: Lấy hyđro từ khí hyđro tự do, từ H2S, hoặc hợp chất hữu cơ có chứa hyđro. Quang hợp không giải phóng ra oxy. - VSV tự dưỡng hóa năng: Sử dụng năng lượng do oxy hóa hợp chất hữu cơ nào đó, gồm: + Vi khuẩn nitrit hóa: Sử dụng năng lượng sinh ra khi oxy hóa amôn thành nitrit. + Vi khuẩn nitrat hóa: Ôxy hóa nitrit thành nitrat để lấy năng lượng. + Vi khuẩn sắt: Lấy năng lượng từ phản ứng oxy hóa Fe++ thành Fe+++ . + Vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh: Lấy năng lượng khi oxy hóa S thành các hợp chất chứa S b. Điểm khác nhau giữa vi khuẩn hóa năng hợp và vi khuẩn quang hợp HD: Vi khuẩn hóa năng hợp sử dụng nguồn năng lượng từ oxy hóa các hợp chất vô cơ, còn vi khuẩn quang hợp sử dụng năng lượng từ AS mặt trời nhờ sắc tố. Câu 45: So sánh photphorin hoá quang hợp vòng và không vòng qua các chỉ tiêu sau: Hình thức photphorin hoá, sự tham gia của phản ứng ánh sáng, chất tham gia, sản phẩm, hiệu quả năng lượng. HD: Hình thức photphorin hoá Vòng Không vòng Sự tham gia của phản ứng Phản ứng ánh Phản ứng AS I và phản ứng ánh ánh sáng sáng I sáng II Chất tham gia ADP, H3PO4 ADP, H3PO4, H2O, NADP Sản phẩm ATP ATP, NADPH2, O2 Hiệu quả năng lượng 11 -22 % 36% Câu 46: Em hãy chỉ ra cách thức (con đường) để sản xuất dấm ăn từ nguyên liệu rỉ đường bằng cách sử dụng qui trình công nghệ lên men của các các vi sinh vật. HD: - Rỉ đường chủ yếu là các sacaroz (C12H22O11). Biến đổi rỉ đường thành rượu êtilic (C2H5OH) nhờ nấm men sacaromicess - Từ rượu êtilic biến đổi thành axit axetic (CH3COOH) do vi khuẩn axetic Trang 67
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
- Từ axit axetic pha loảng thành dấm ăn 6% Câu 47: a. Tại sao vi khuẩn gây loét dạ dày có thể sống được ở điều kiện pH rất thấp(2-3) HD: Vì: Vi khuẩn gây viêm loét dạ dày có khả năng tiết ra Na2CO3, enzim ureaza phân giải ure thành NH+ để nâng cao pH chỗ chúng ngự trị. b. Để dưa lâu sẽ có hiện tượng gì? Vì sao? HD: Dưa để lâu bị khú, nước dưa nhạt dần và bề mặt dưa xuất hiện váng trắng vì dưa khi quá chua, vi khuẩn lactic cũng bị ức chế nấm phát triển thành váng trắng, chúng oxi hóa axit lactic làm cho nước dưa nhạt dần, lúc này các vi khuẩn gây thối phát triển xâm nhập vào dưa làm dưa bị khú. c. Lá của cây trồng ngoài sáng và lá cây cùng loại trồng trong bóng râm thì TB lá của cây nào có nhiều lục lạp hơn? Giải thích? HD: - Lá cây trong bóng râm có nhiều lục lạp hơn. - Vì lục lạp làm nhiệm vụ QH. Khi ít ánh sáng → cần nhiều lục lạp → nhận nhiều ánh sáng hơn → QH tăng. d. Tại sao sợi rau muống chẻ khi ngâm vào nước sạch thì nó bị cong lại? HD: - Khi ngâm vào nước sạch, TB sẽ hút nước. - Lớp TB ở ngoài có lớp cutin → không hút nước → kích thước ít thay đổi. - Lớp TB phía trong không có cutin → hút nhiều nước → TB dài ra. - Sợi rau muống cong từ trong ra ngoài. Câu 48: Sự giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu trúc của ADN với mARN? HD: * Giống nhau : - Đều có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần cơ bản là : đường 5C, H3PO4, bazơ Nitric Trên mạch đơn của ADN và mARN các Nu liên kết với nhau bằng LK hoá trị bền vững Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các đơn phân * Khác nhau : ADN mARN - Đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn - Có kích thước và khối lượng bé - Có cấu trúc mạch kép - Có cấu trúc mạch đơn - Xây dựng từ 4 loại Nu (A,T,G,X) - Xây dựng từ 4 lọai Nu A,U,G,X - Trong mối Nu có đường C5H10O4 - Trong mỗi Nu có đường C5H10O5 Câu 49: So sánh tế bào thực vật với tế bào động vật . HD: Giống nhau : đều có các thành phần : + Màng nguyên sinh + Tế bào chất và các bào quan : ty thể,bộ máy gôngi,lưới nội chất, Ribôxôm + Nhân với nhân con và nhiễm sắc thể Tế bào thực vật Tế bào động vật - Có thành xenlulô ở bên ngoài - Không có thành xenlulô - Có lục lạp - Không có lục lạp - Chỉ ở thực vật bậc thấp mới có trung thể - Có trung thể - Có không bào trung tâm có kích thước to - Không có không bào hoặc có chứa nhiều nước, muối khoáng và các chất hữu cơ không bào kích thước nhỏ không quan trọng trong đời sống thực vật quan trọng - Không có khung xương tế bào - Có khung xương tế bào Câu 50: a. Quá trình tổng hợp glicôprôtêin trong tế bào được diễn ra như thế nào? Nêu chức năng của glicôprôtêin. GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 68
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
HD: * Quá trình tổng hợp glicôprôtêin: - Glicoprotein cấu tạo từ gluxit liên kết với prôtêin - Gluxit được tổng hợp bên trong mạng lưới nội sinh chất - Prôtêin được tổng hợp tại ribôxôm trên mạng lưới nội chất hat. - Sau khi tổng hợp xong gluxit và prôtêin được đưa vào gôngi để ttổng hợp nên glicoprotein * Chức năng của glicoprotein: - Là “dấu chuẩn” giúp các tế bào nhận biết nhau. - Là các thụ quan giúp tế bào thu nhận thông tin. b. Tế bào nấm men có cấu tạo khác vi khuẩn ở những điểm nào? HD: Nấm men Vi khuẩn - Nhân có màng nhân bao bọc - Nhân không có màng nhân bao bọc - Có dạng đa bào - Không có dạng đa bào - Không có vỏ nhầy - Có vỏ nhầy - Có ty thể,bộ máy gôngi, lưới nội chất - Không có c. Cấu tạo và vai trò của lizôxôm trong tế bào sinh vật nhân chuẩn ? Nếu lizôxôm vỡ trong tế bào sẽ gây hậu quả ra sao? HD: + Là các cấu trúc có kích thước từ 0,25 → 0,5 µm chứa các enzim thuỷ phân và được bao bọc bởi màng cơ bản. + khi các phân tử hữu cơ được tế bào hấp thụ bằng ẩm bào hay thực bào, các vi rút và thể lạ xâm nhập vào tế bào...đều được lizoxôm bao lấy và phân giải bằng hệ enzim của mình → là cơ quan tiêu hoá nội bào, bảo vệ, chống vi rút, vật thể lạ, chất độc xâm nhập vào tế bào Khi lizoxôm vỡ ra trong tế bào → các enzim thuỷ phân sẽ thoát ra ngoài → phân huỷ luôn cả tế bào Câu 51: a. Tại sao nói màng sinh chất có tính khảm động? Phân biệt chức năng của các loại protein màng? HD: -Màng sinh chất có tính khảm vì chen lẫn lớp kép photpholipit là các phân tử protein. Các phân tử protein có thể khảm nửa mặt ngoài, nửa mặt trong hay xuyên qua cả đôi photpholipit Màng sinh chất có tính động vì các phân tử photpholipit lên kết nhau bằng tương tác kị nướcloại liên kết yếu nên các phân tử lipit và protein và có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ nhớt -Protein màng có nhiều loại với các chức năng khác nhau . +Các protein bám màng: Mặt ngoài: ghép nối các tế bào với nhau, tín hiệu nhận biết tế bào. Mặt trong:bám vào khung xương tế bào ổn định hình dạng tế bào. +Các protein xuyên màng: Chất mang:vận chuyển các chất qua màng. Tạo kênh dẫn truyền các chất qua màng. Thụ quan: dẫn truyền thông tin vào tế bào. b. các TB nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. theo em “dấu chuẩn” là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào? HD: Dấu chuẩn là hợp chất glicôprôtêin Prôtêin được tổng hợp ở các ribôxôm trên màng lưới nội chất có hạt, sau đó đưa vào trong xoang của mạng lưới nội chất hạt tạo thành túi bộ máy gôngi. Tại đây prôtêin được hoàn thiện cấu trúc, gắn thêm hợp chất sacarit glicôprôtêin hoàn chỉnh đóng gói đưa ra ngoài Trang 69
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
màng bằng xuất bào. Câu 52 : a. Một bạn học sinh giải thích sự hút nước của những cây sống trong rừng ngập mặn như sau: “mặc dù sống trong môi trường có nồng độ muối cao hơn nồng độ dịch tế bào ở rễ cây, song các cây này vẫn hút được nước nhờ các prôtêin mang và phải tiêu tốn năng lượng ”. Bạn học sinh giải thích chưa đúng ở những điểm nào? b. Các cây sú, vẹt, đước sống ở vùng ngập mặn làm thế nào có thể hút được nước? HD: a. Những điều chưa chính xác khi giải thích - Cây hút nước theo cơ chế thẩm thấu: nước đi từ nơi thế năng nước cao nơi có thế năng nước thấp theo chiều gradien nồng độ và không tiêu tốn năng lượng - Nước được vận chuyển qua màng bằng prôtêin kênh là aquaporin b. Cây sú, đước, vẹt ... sống ở vùng ngập mặn lấy nước bằng cách: trong tế bào rễ quá trình hô hấp diễn ra rất mạnh tổng hợp các hợp chất hữu cơ tạo ra trong rễ một áp suất thẩm thấu cao để giúp cây hút nước. Mặt khác lá có tuyến thải muối thừa. Câu 53: cho 3 tế bào cùng loại vào: nước cất (A), dung dich KOH nhược trương (B), dung dịch Ca(OH)2 nhược trương (C) cùng nồng độ với dung dịch KOH . sau một thời gian, cho cả 3 tế bào vào dung dịch sacarozo ưu trương . hãy giải thích các hiện tượng xảy ra. HD: Khi cho 3 TB cùng loại vào: nước cất (A), dung dịch KOH nhược trương (B), dung dịch Ca(OH)2 nhược trương (C) cùng nồng độ với dung dịch KOH. Nhận xét về nồng độ ở 3 loại môi trường này : nồng độ nước cất < B< C. Vì theo công thức P = RCTi với i= 1+ (n-1) với n là số ion thì môi trường C> B Sau một thời gian, cho cả 3 TB vào dung dịch sacaroza ưu trương thì các TB đều có hiện tượng co nguyên sinh. TB A co nhanh, mạnh nhất sau đó đến TB B còn TB C co chậm nhất Câu 54: a. Vì sao Nấm không được xếp vào giới thực vật? HD: Thành tế bào của nấm là kitin không phải là xenlulozo, không chứa lục lạp, sống dị dưỡng b. Tại sao tế bào được xem là đơn vị tổ chức cơ bản của thế giới sống? HD: Tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào Mọi hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào c. Tại sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của cơ thể? HD: Tế bào tồn tại dưới những cấp độ khác nhau của tổ chức vật chất sống Ở cơ thể đơn bào nó là mức độ cơ thể, có những phương thức thích nghi đa dạng để tồn tại Ở cơ thể đa bào nó thuộc mức độ dưới cơ thể, trong quá trình tiến hóa đã xuất hiện những dạng sống khác nhau, bằng chứng là có sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng sinh lí sinh thái, sinh quyển. Tế bào có sự sinh trưởng, phát triển, bảo tồn, phục hồi tính nguyên vẹn và sinh sản nhờ năng lượng vật chất lấy từ môi trường. d. Loài sinh vật nào được coi là dạng trung gian giữa động vật và thực vật? tại sao? HD: - Trùng roi xanh Vì: + Đặc điểm của thực vật: sống tự dưỡng + Đặc điểm của động vật: di chuyển và bắt mồi Cấu tạo đơn bào nhân thực thuộc giới nguyên sinh. Câu 55: a. Vì sao virut chỉ gọi là dạng sống mà không phải là cơ thể sống? HD: Virut chưa có cấu tạo tế bào Ngoài tế bào chủ virut không thể sinh sản, chỉ trong tế bào chủ virut mới nhân lên được. GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 70
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
THPT Lê Quý Đôn
b. Vì sao một số loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc? HD: Vi khuẩn có chứa plasmit, phân tử ADN dạng vòng, trong plasmit chứa các gen tổng hợp enzim có khả năng phân hủy chất kháng sinh. c. Nội bào tử có phải là hình thức sinh sản của vi khuẩn không? Nội bào tử xuất hiện khi nào? Vai trò của nội bào tử? HD: Không phải là hình thức sinh sản Thường hình thành ở cuối pha sinh trưởng lũy thừa, khi môi trường thay đổi bất lợi như cạn chất dinh dưỡng, chất độc hại tăng. Vai trò: kháng nhiệt, kháng bức xạ, kháng hóa chất. d. Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống là gì? Trong đó những đặc tinh nào là quan trọng nhất? vì sao? HD: Trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi, khả năng tiến hóa thích nghi với môi trường và tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. Khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi Vì đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của hệ thống sống. e. Vì sao ngành thực vật hạt kín là ngành tiến hóa nhất? HD: Có hệ mạch rất phát triển, đưa chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Thụ phấn nhờ gió và côn trùng nên không phụ thuộc vào nước, khả năng thụ phấn cao hơn có chọn lọc hơn. Thụ tinh kép tỉ lệ nảy mầm sống sót cao. Hạt được bảo vệ trong quả. Câu 56: a. Điểm khác nhau giữa dầu và mỡ? tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ? HD: Dầu: ở nhiệt độ thường là thể lỏng, chứa axit béo không no. Mỡ: ở nhiệt độ thường là nửa lỏng, nửa rắn, chứa axit béo no. Vì dẫn đến xơ vữa động mạch. b. Ý nghĩa của việc nhuộm bằng phương pháp gram đối với các chủng vi khuẩn? HD: Để thấy sự khác biệt giữa 2 chủng vi khuẩn gram dương và gram âm. vi khuẩn gram dương có màu tím, vi khuẩn gram âm có màu đỏ. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh mà không làm tổn thương đến tế bào người. c. Thành phần cấu trúc nào của tế bào thực vật đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu? tại sao? HD: Không bào chứa nước và chất hòa tan tạo thành dịch tế bào. Dịch tế bào luôn có 1 áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất. d. Các câu sau đây đúng hay sai ? giải thích? HD: Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu hủy trong lizoxom.(sai, vì enzim tiêu hóa trong lizoxom phân hủy) Mỗi tế bào đều có màng sinh chất, tế bào chất, các bào quan và nhân. (sai, các tế bào vi khuẩn chưa có màng nhân) Riboxom 70S chỉ có ở tế bào vi khuẩn (sai, vì Riboxom 70S còn có ở ti thể và lục lạp trong tế bào nhân thực) Câu 57: a. Một nhà khoa học đã nghiền nát 1 mẫu mô thực vật sau đó đem li tâm và thu Trang 71
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
được một số bào quan. Các bào quan này có khả năng hấp thụ CO2 và giải phóng C Bào quan đó là gì? Em hãy mô tả cấu trúc và chức năng của bào quan đó? HD: Lục lạp Cấu tạo và chức năng: SGK b. Vai trò của nước đối với tế bào? Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? tại sao con nhên nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước? Tại sao nước vận chuyển từ rễcây lên thân đến lá và thoát ra ngoài được? HD: Là dung môi và là môi trường khuyếch tán, là môi trường và nguyên liệu cho các phản ứng xảy ra. Nước được cấu tạo từ một nguyên tử O2 liên kết với 2 nguyên tử H2 bằng liên kết cộng hóa trị. Do đôi electron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía O2 nên phân tử nước có 2 đầu điện tích trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực. Do các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt. Do các phân tử nước liên kết với nhau và liên kết với thành mạch gỗ tạo thành cột nước liên tục. c. Vi sinh vật có phải là một nhóm phân loại không? HD: Không. Vì chúng thuộc giới khởi sinh, nguyên sinh, nấm. Chúng có chung đặc điểm là kích thước hiểm vi, đơn bào, nhân thưc hoăc nhân sơ, sinh trưởng và sinh sản nhanh, phân bố rộng, thich ứng với môi trường cao. d. Trình bày sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường xung quanh? HD: Khuếch tán (thụ động) Chất đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng. + Hiện tượng thẩm tách (đối với chất tan) + Hiện tượng thẩm thấu (đối với dung môi) Hoạt tải qua màng (chủ động) chất đi ngược chiều gradien nồng độ, cần tiêu tốn năng lượng. Biến dạng qua màng: thực bào và ẩm bào. Câu 58: a. Thế nào là đa dạng sinh học? nêu nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học? HD: - Đa dạng sinh học: là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài vi sinh vật, thực vật và động vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường. - Đa dạng loài: là biểu hiện cơ bản nhất trong các biểu hiện của đa dạng sinh học, chỉ mức độ phong phú về mức độ loài. - Đa dạng di truyền: là đa dạng về các gen và các kiểu gen trong các quần thể của các phân loại thuộc một loài nhất định. - Đa dạng về quần xã và hệ sinh thái: Loài, quần xã, hệ sinh thái luôn luôn biến đổi nhưng luôn giữ là hệ cân bằng tạo nên sự cân bằng trong toàn bộ sinh quyển. Nhờ đa dạng sinh học giữ cân bằng sinh thái của trái đất, khí hậu ổn định góp phần bảo vệ các nguồn gen, giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa dòng chảy và tuần hoàn nước, tăng độ màu mỡ cho đất. - Nguyên nhân: + Sự khai thác quá mức, khai thác lạm dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự gia tăng dân số một cách báo động + Sự biến mất và thoái hóa sinh cảnh làm mất đi tính đa dạng sinh học + Tập quán sống du canh, du cư của đồng bào các dân tộc miền núi, phát lương, đốt rẫy + Quá trình công nghiệp hóa, giao thông hóa và đô thị hóa. b. Sự khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. HD: GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 72
Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10
Đặc điểm so sánh 1. Kích thước 2. Màng 3. Nhân
4. Tế bào chất
THPT Lê Quý Đôn
Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Nhỏ Lớn Có thành tế bào peptidoglican Thành tế bào là xenlulozo hoặc kitin - Chưa có nhân hoàn chỉnh, chỉ - Đã có nhân hoàn chỉnh, có màng có vùng nhân không có màng bao nhân bọc - ADN mạch thẳng kết hợp với - ADN dạng vòng không kết hợp protein để tạo thành chất nhiễm sắc với protein histon - Không có hệ thống nội màng - Có hệ thống nội màng, chia tế bào thành các xoang - Không có các bào quan có - Có nhiều bào quan có màng bao màng bao bọc bọc - Riboxom nhỏ 70S, tự do trong tế bào chất - Riboxom 80S, một số tự do, một số trên lưới nội chất
Trang 73
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
CHƯƠNG I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A - CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Bài 1,2: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT I. Vai trò của nước và nhu cầu nước đối với thực vật 1. Các dạng nước trong cây và vai trò của nó: Nước tự do Nước liên kết Là dạng nước chứa trong các TP của tế bào, Là dạng nước bị các PT tích điện hút bởi 1 Đặc trong các khoảng gian bào, trong các mạch lực nhất định hoặc các LK hóa học ở các điểm dẫn thành phần. Làm dung môi, điều hòa nhiệt, tham gia vào Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo Vai một số quá trình TĐC, đảm bảo độ nhớt của trong chất nguyên sinh của tế bào trò CNS, giúp cho quá trình TĐC bình thường. 2. Nhu cầu nước đối với thực vật - Nhu cầu nước của cây rất lớn. - Nhu cầu nước phụ thuộc vào các đặc điểm sinh thái của thực vật. - Nhu cầu nước còn phụ thuộc vào các loài cây khác nhau, nhóm cây khác nhau - VD: Một cây ngô tiêu thụ 200kg nước, một hécta ngô trong suốt thời kỳ sinh trưởng đã cần tới 8000 tấn nước. Để tổng hợp 1g chất khô, các cây khác nhau cần từ 200g đến 600g nước. II. Quá trình hấp thụ nước ở rễ 1. Đặc điểm của bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước - Hệ rễ cây ăn sâu, lan rộng, phân nhánh, trên rễ có nhiều lông hút để có bề mặt và độ dài tăng lên nhiều lần. - Rễ có khả năng hướng nước, hướng hoá. - Cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hút nước. + Miền trưởng thành: có thể sinh ra các rễ bên. + Miền hấp thụ: mang nhiều lông hút (tế bào lông hút có đặc điểm cấu tạo sau: thành tế bào mỏng, không có lớp cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn, có nhiều ti thể áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh. ) + Miền sinh trưởng: nhóm tế bào phân sinh làm cho rễ dài ra. + Chóp rễ: che chở mô phân sinh tận cùng của rễ khỏi bị huỷ hoại. 2. Con đường hấp thụ nước ở rễ: Hai con đường: - Con đường qua thành tế bào – gian bào. - Nước từ đất → màng tế bào lông hút → tế bào nhu mô vỏ → tế bào nội bì → mạch gỗ - Con đường qua chất nguyên sinh – không bào. Nước từ đất → màng tế bào lông hút → gian bào, thành tế bào nhu mô vỏ, tế bào nội bì → mạch gỗ. 3. Cơ chế dòng nước một chiều từ đất vào rễ lên thân - Nước từ đất vào lông hút rồi vào mạch gỗ của rễ theo cơ chế thẩm thấu, tức là từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp đến nơi có áp suất thẩm thấu cao hơn. . - Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ. VD: Hiện tượng rỉ nhựa và hiện tượng ứ giọt. III. Quá trình vận chuyển nước ở thân 1. Đặc điểm của con đường vận chuyển nước ở thân - Nước và các chất khoáng hòa tan trong nước được vận chuyển theo một chiều từ rễ → thân → lá. - Chiều của cột nước phụ thuộc vào chiều dài của thân cây. 2. Con đường vận chuyển nước ở thân - Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ từ rễ lên lá. - Tuy nhiên, nước cũng có thể vận chuyển theo chiều từ trên xuống ở mạch rây hoặc vận chuyển từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại. 3. Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước trong thân - Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước) - Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước) GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 1
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
- Lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn tạo thành dòng nước liên tục). IV. Thoát hơi nước ở lá 1. Ý nghĩa sự thoát hơi nước Thoát hơi nước là một “tai hoạ” nhưng cũng là một “tất yếu” - Sự thoát hơi nước là một “tai hoạ” vì: 99% lượng nước để rễ cây hấp thụ phải thoát ra ngoài không khí qua lá cây phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. - Sự thoát hơi nước là một “ tất yếu” vì: - Sự thoát hơi nước qua lá tạo nên một lực hút nước của lá làm cho nước tử rễ chuyển lên lá một cách dễ dàng. - Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt lá. - Khi thoát hơi nước thì khí khổng mở, đồng thời khí CO2 sẽ đi từ khí khổng vào lá, đảm bảo cho quá trình quang hợp thực hiện bình thường. 2. Con đường thoát hơi nước ở lá a. Con đường qua khí khổng: * Đặc điểm: - Lượng nước thoát ra nhiều. - Vận tốc lớn - Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. b. Con đường qua bề mặt lá – qua cutin: * Đặc điểm: - Lượng nước thoát ra ít. - Vận tốc nhỏ - Không được điều chỉnh 3. Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước. a. Cấu tạo khí khổng - 2 tế bào đóng nằm kề nhau tạo thành lỗ khí. - Trong tế bào đóng có hạt lục lạp, nhân, ti thể. - Mép trong của tế bào đóng sát lỗ khí dày hơn mép ngoài. b. Các phản ứng đóng mở khí khổng: - Phản ứng mở quang chủ động - Phản ứng đóng thủy chủ động c. Cơ chế đóng mở khí khổng: - Khi tế bào khí khổng trương nước, mép ngoài dãn nhiều hơn mép trong, làm tăng độ cong của tế bào khí khổng → khí khổng mở. - Khi tế bào khí khổng mất nước, thể tích tế bào giảm, mất sức căng, mép trong tế bào duỗi thẳng → khí khổng đóng * Nguyên nhân: - Khi cây chiếu sáng, lục lạp trong tế bào tiến hành quang hợp làm thay đổi nồng độ CO2 và pH. Kết quả, hàm lượng đường tăng → tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào → 2 tế bào khí khổng hút nước và khí khổng mở ra. - Hoạt động của các bơn iôn ở tế bào khí khổng → làm thay đổi áp suất thẩm thấu và sức trương nước của tế bào. - Khi cây bị hạn, hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng lên → kích thích các bơm iôn hoạt động → các kênh iôn mở → các iôn bị hút ra khỏi tế bào khí khổng → áp suất thẩm thấu giảm → sức trương nước giảm → khí khổng đóng. V. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến quá trình thoát hơi nước. 1. Ánh sáng: - Ánh sáng làm tăng nhiệt độ của lá nên làm tăng tốc độ thoát hơi nước. - Ánh sáng là tác nhân gây mở quang chủ động. - Ánh sáng tán xạ làm cho cường độ thoát hơi nước tăng 30%. 2. Nhiệt độ: - Nhiệt độ rất ảnh hưởng đến hoạt động hấp thụ nước ở rễ - Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến độ ẩm không khí → ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước của lá. 3. Độ ẩm đất và không khí: Lưu hành nội bộ
Trang 2
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
- Độ ẩm đất càng cao thì sự hấp thụ nước càng tốt. - Độ ẩm không khí càng thấp thì sự thoát hơi nước càng mạnh. 4. Dinh dưỡng khoáng Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hệ rễ và áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, nên ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và khoáng chất của rễ. - Sau khi bón phân cây khó hấp thụ nước. - Sau khi các chất khoáng vào rễ thì cây hấp thụ nước một cách dễ dàng. VI. Cơ sở khoa học của việc tưới tiêu hợp lí cho cây. 1. Cân bằng nước của cây trồng: Cân bằng nước: là sự tương quan giữa quá trình hấp thụ nước và quá trình thoát hơi nước. 2. Tưới nước hợp lí cho cây: Để tưới nước hợp lí cho cây, cần dựa trên các cơ sở khoa học sau đây: a. Xác định thời điểm tưới nước phù hợp: Bằng cách dựa vào các chỉ tiêu sinh lí của cây trồng phản ánh trạng thái của nước trong cây như: sức hút nước của lá, nồng độ hay áp suất thẩm thấu của dịch tế bào, độ mở của khí khổng, cường độ hô hấp của lá …. b. Xác định nhu cầu nước của cây: Nhu cầu nước của cây thay đổi theo loài cây trồng và theo các giai đoạn khác nhau của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Khi xác định nhu cầu nước của cây còn phải căn cứ vào tính chất vật lí, hóa học của từng loại đất và các điều kiện môi trường cụ thể. Dựa trên trên nhu cầu nước của cây trồng mà ta dự tính được tổng lượng nước cần tưới trên một diện tích gieo trồng của một loại cây trồng nào đó. c. Xác định phương pháp tưới thích hợp: Tùy theo loại cây trồng khác nhau và từng loại đất mà chọn cách tưới thích hợp nhất. Ví dụ đối với cây lúa nước thì có thể tưới ngập nước, còn ở cây trồng cạn thì cần tưới đạt 80% ẩm dụng toàn phần của đất. Về loại đất, đối với đất cát phải tưới nhiều lần, đối với đất mặn thì phải tưới nước nhiều hơn nhu cầu nước của cây.
CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Nước trong cây được vận chuyển như thế nào? Nguyên nhân nào giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét? TL: * Nước trong cây vận chuyển từ rễ lên lá qua 2 con đường: - Qua tế bào sống: + Tế bào lông hút rễ -> tế bào nhu mô rễ -> mạch dẫn rễ. + Mạch dẫn lá -> tế bào nhu mô lá -> khí khổng - Qua tế bào chết: qua mạch gỗ của rễ, thân, lá. Con đường này dài, nước vận chuyển nhanh. * Nguyên nhân giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét là: - Dòng nước liên tục qua lông hút vào rễ tạo áp suất rễ đẩy cột nước lên cao (động lực đầu dưới) - Nhờ sự thoát hơi nước ở lá cây gây ra sự chênh lệch áp suất thẩm thấu: lá -> thân -> rễ tạo hực hút tận cùng trên. - Nhờ lực liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch. Câu 2. Tại sao nói sự trao đổi nước và muối khoáng của cây xanh liên hệ mật thiết với nhau? - Chất khoáng hòa tan trong nước, cây hút khoáng thông qua quá trình hút nước. - Cây hút khoáng làm cho nồng đọ các chất trong cây tăng lên, thúc đẩy quá trình trao đổi nước càng mạnh. - Trao đổi nước và trao đổi khoáng luôn gắn liền và thúc đẩy lẫn nhau. Câu 3. Nhà sinh lí thực vật học người Nga Macximôp cho rằng: “thoát hơi nước là tai họa cần thíết của cây”. Em hảy giải thích tại sao? - Nước được cây hút từ đất, chỉ có một phần nhỏ tham gia tổng hợp các chất, còn phần lớn (99%) phải thoát ra ngoài không khí qua lá. - Thoát hơi nước lại cần thiết cho cây vì: + Thoát hơi nước là động cơ trên của quá trình vận chuyển nước. Nhờ lực hút lớn này, trong cây hình thành một dòng nước liên tục từ rễ lên lá, cùng với các chất khoáng và các chất do rễ cây tạo ra cũng được vận chuyển trong cây một cách dễ dàng. + Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt lá, thuận lợi cho quá trình quang hợp và các quá trình sinh lí khác đồng thời tránh đốt cháy lá do náng nóng. GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 3
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
+ Thoát hơi nước qua khí khổng đồng thời giúp hấp thụ CO2 từ không khíđảm bảo quang hợp xảy ra bình thường. + Thoát hơi nước làm cô đặc dung dịch khoáng từ rễ lên, giúp chất hữu cơ dễ được tổng hợp tại lá. Câu 4. Hiện tượng ứ giọt là gì? Hiện tượng này xảy ra ở đâu? Ở những nhóm cây nào thì xảy ra hiện tượng này? Vì sao? - Là hiện tượng rễ cây đó đẩy nước lên lá trong điều kiện không khí đã bão hòa hơi nước –> nước không thoát ra ở dạng hơi mà đọng lại thành giọt. Hiện tượng này chứng minh có ột áp suất rễ nhất định. - Xảy ra ở mép lá, tại thủy khổng. - Thường xảy ra ở những cây bụi thấp mà không xảy ra ở những cây gỗ cao. Vì, những cây mọc thấp ở điều kiện mặt đất, không khí dễ bão hòa (trong điều kiện ẩm ướt), áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt. Câu 5. Vẽ cấu tạo khí khổng lúc đóng và mở? Cơ chế đóng mở của khí khổng? HS tự trả lời Câu 6. Em hãy chứng minh mạch gỗ thuận lợi cho sự di chuyển của nước từ rễ lên lá? - Các tế bào mạch gỗ khi trưởng thành là các tế bào chết do bị lignin hóa mạnh tạo nên ống rỗng có lực cản thấp -> vận chuyển nước dễ dàng - Vách tế bào mạch gỗ được lignin hóa bền chắc -> chịu được áp suất lớn - Trên vách tế bào đều có lỗ bên là các vi miền, nơi không có vách thứ cấp, vách sơ cấp thì mỏng và thủng lỗ -> tạo điều kiện cho sự vận chuyển ngang. Câu 7. Trong điều kiện khô nóng, cây xanh đã thích nghi với việc trao đổi nước như thế nào? - Rễ lan rộng, đâm sâu, thân mọng nước, lá biến thành gai nhọn, tầng cutin dày, thân có sáp.. chu kì sống ngắn. - Khí khổng mở vào ban đêm, qua trình đồng hóa CO2 xảy ra vào ban đêm. Câu 8. Vì sao chỉ những cây chịu mặn mới sống được ở vùng đất mặn, các cây khác thì không? - Một đặc điểm thích nghi của các cây chịu mặn là sự tích lũy trong dịch bào một lượng muối lớn, tạo nên áp suất thẩm thấu trong dịch bào rất cao. Nhờ đó, nước có thể thấm qua màng vào bên trong tế bào. Câu 9. Những bằng chứng về việc hút và vận chuyển nước chủ động ở rễ? - Trong tế bào lông hút chứa nhiều chất tan làm tăng nồng độ dịch bào kéo theo sự tăng áp suất thẩm thấu, do đó tăng sự hút nước. - Hiện tượng rỉ nhựa: Cắt ngang thân cây nhỏ sát mặt đất thì sau một thời gian thấy chổ cắt tiết ra giọt dịch lỏng, chứng tỏ khi không còn động lực trên(do quá trình thoát hơi nước), rễ vẫn hút nước và đẩy nước chủ động. - Hiện tượng ứ giọt: Dùng cuông úp các cây non trong điều kiện bão hòa hơi nước thì đầu mép lá có các giọt nước đọng lại. Như vậy không có sự thoát hơi nước nhưng vẫn có sự đẩy nước từ rễ lên lá. Câu 10. So sánh tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng và qua bề mặt lá qua cutin? - Tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng lớn hơn rất nhiều so với tốc độ thoát hơi nước qua bề mặt lá – qua cutin. - Giải thích: vì tốc độ thoát hơi nước không chỉ phụ thuôc vào diện tích thoát hơi nước mà còn phụ thuộc vào chu vi của các diện tích đó. Trên 1mm2 lá có hàng trăm khí khổng nên tổng chu vi lớn hơn rất nhiều so với chu vi của lá. Câu 11. Cấu trúc và sinh lí tế bào lông hút có đặc điểm gì thích hợp với quá trình hấp thụ nước? Sự hút nước của tế bào rễ khác sự hút nước của thẩm thấu kế như thế nào? a) Cấu tạo và sinh lí: - Thành tế bào mỏng, không thấm cutin. - Chỉ có một không bào trung tâm lớn. - Áp suất thẩm thấu của rễ cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh. b) Thẩm thấu kế Tế bào thực vật: - Sự hút nước diễn ra cho đến khi cân bằng nồng độ hai bên - Sức hút nước bằng áp suất thẩm thấu S=P - Sự hút nước chỉ dừng lại khi tế bào no nước mặc dù vẫn còn chênh lệch nồng độ 2 bên. - Trong tế bào, sức hút nước nhỏ hơn áp suất thẩm thấu S=P-T Câu 12. Nguyên liệu của quá trình hô hấp là glucoz, lipit, protein diễn ra ở cây, ở hạt phản ánh tình trạng của cây như thế nào? - RQ = 1 => G, hô hấp bình thường ở hạt và cây - RQ<>1 => L, P hô hấp sử dụng nguồn nguyên liệu khác chứng tỏ cây đang ở tình trạng nguy hiểm Lưu hành nội bộ
Trang 4
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Nếu ở hạt thì tốt. Câu 13. Thế nào là : phản ứng mở quang chủ động, đóng thủy chủ động? cơ chế? - Phản ứng mở khí khổng chủ động lúc sáng sớm khi mặt trời mọc hoặc khi chuyển cây từ chổ tối ra sáng Cơ chế: Do tác động của ánh sáng đã tạo thành các chất có hoạt tính thấm thẩu, tế bào hạt đậu hút nước và khí khổng mở. - Phản ứng đóng khí khổng chủ động vào những giờ trưa khi cây mất một lượng nước khá lớn hoặc khi cây gặp hạn. Cơ chế: Do các tế bào hạt đậu mất nước, khí khổng đóng chủ động để giữ nước.
Bài 3,4,5: TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT I. Sự hấp thụ các nguyên tố khoáng: - Phần lớn các nguyên tố khoáng được hấp thụ vào cây dưới dạng ion. - Có hai cách hấp thụ: 1. Hấp thụ thụ động - Các nguyên tố khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ nồng độ từ cao đến thấp. - Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. - Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất. Cách này gọi là hút bám trao đổi.
2. Hấp thụ chủ động Hấp thu chủ động các chất khoáng là do màng sinh chất là màng sống có tính chọn lọc. - Các chất khoáng vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp (đất) đến nơi có nồng độ cao (rễ). - Ngược chiều gradien nồng độ. - Có sự tham gia của ATP và chất mang.
II. Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với TV. (Bảng 3-T30 SGK) 1. Vai trò của các nguyên tố đại lượng - Là thành phần bắt buộc trong câu trúc của tế bào, tham gia cấu tạo các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, saccarit, axit nuclêic,…. - Ảnh hưởng đến tính chất lí hoá của hệ thống keo trong chất nguyên sinh: tích điện bề mặt, độ ngậm nước, độ nhớt và độ bền của hệ thống keo nguyên sinh. 2. Vai trò của các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng - Là thành phần không thể thiếu được ở hầu hết các enzim. - Hoạt hoá cho các enzim. - Liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ – kim loại (hợp chất cơ kim). Hợp chất này có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. VD: - Cu trong xitôcrôm - Fe trong EDTA (êtilen đimêtyl têtra axêtíc) - Co trong vitamin B12 III. Vai trò của nitơ đối với thực vật 1. Nguồn nitơ cho cây: Có 4 nguồn cung cấp nitơ cho cây: + N2 của khí bị oxi hoá dưới điều kiện to cao, áp suất cao. + Quá trình cố định nitơ khí quyển. + Quá trình phân giải của các VSV GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 5
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
+ Nguồn phân bón dưới dạng amôn và nitrat. 2. Vai trò của nitơ đối với đời sống thực vật. - Nitơ đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nó quyết định đến năng suất và chất lượng thu hoạch. + Vai trò cấu trúc: Là thành phần cấu trúc của protein, axit nucleic, diệp lục, ATP. + Vai trò điều tiết: Là thành phần các chất điều tiết trao đổi chất: enzym, protein. → Nitơ vừa có vai trò cấu trúc vừa tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng. IV. Quá trình cố định nitơ khí quyển - Là quá trình khử nitơ trong khí quyển thành dạng amôn (N2 → NH4+), được thực hiện bởi: + Các vi khuẩn tự do: Azotobacter, Clostridium, Anabaena, Nostoc, … + Các vi khuẩn cộng sinh: Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu, Anabaena azollae trong bèo hoa dâu. - Cơ chế (tóm tắt):
- Điều kiện: + Có các lực khử mạnh + Được cung cấp năng lượng ATP + Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza. + Thực hiện trong điều kiện kị khí. V. Quá trình biến đổi nitơ trong cây 1. Quá trình khử NO3-→ NH4+ Cây hấp thụ được từ đất cả 2 dạng nitơ ôxi hoá (NO3-) và (NH4+) nhưng khi hình thành các axit amin thì cây cần nhiều NH2 nên trong cây có quá trình biến đổi NH4+ → NO3- Quá trình khử nitrát (NO3-): NO3- → NO2- → NH4+ có sự tham gia của các enzim khử reductaza. 2. Quá trình đồng hoá NH3 trong cây: Trong mô TV có 3 con đường liên kết NH3 với các hợp chất hữu cơ: * Tạo axit amin: Quá trình hô hấp của cây tạo ra các axit (R-COOH) và nhờ quá trình trao đổi nitơ, các axit này thêm gốc NH2 để thành các axit amin. Có 4 phản ứng: - Axit pyruvic + NH3 + 2H+ → Alanin + H2O - Axit α xêtôglutaric + NH3 + 2H+ → Glutamin + H2O - Axit fumaric + NH3 → Aspatic - Axit ôxalô axêtic + NH3 + 2H+ → Aspactic * Chuyển vị amin:axit amin + xêtô axit → axit amin mới Axit glutamic + axit pyruvic → axit α-xêtôglutamic + alanin Tác dụng: thành phần axit amin trong tế bào thường xuyên được thay đổi và bổ sung. * Các axitamin còn kết hợp với NH3 để tạo thành amit - Axit đicacboxilic + NH3 → Amit Tác dụng: Khử độc NH3 dư thừa, đồng thời tạo ngyồn dự trữ NH3 cho quá trình tổng hợp axit amin khi cần thiết. VI. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nitơ: 1. Ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng đến hấp thu khoáng và nitơ do có liên quan chặt chẽ với quá trình quang hợp và trao đổi nước của cây. - Quang hợp tạo ra năng lượng và lực khử, như vậy liên quan đến quá trình hấp thụ, vận chuyển, trao đổi khoáng và nitơ. - Sự thoát hơi nước liên quan đến quá trình hấp thụ nước và các chất khoáng hòa tan. 2. Nhiệt độ: - Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự hút khoáng chủ động và hút khoáng bị động. - Nhiệt độ càng thấp thì tốc độ khuếch tán các chất càng giảm. - Khi tăng nhiệt độ ở một giới hạn nhất định làm tăng sự hấp thụ các chất khoáng và nitơ - Nhiệt độ vượt quá mức tối ưu thì tốc độ hút khoáng giảm, hệ thống lông hút bị biến tính và chết. 3. Độ ẩm của đất: - Hàm lượng nước tự do trong đất nhiều giúp cho việc hòa tan nhiều ion khoáng. - Độ ẩm đất cao giúp cho hệ rễ sinh trưởng tốt và tăng diện tích tiếp xúc của rễ với các phân tử keo đất Lưu hành nội bộ
Trang 6
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
→ quá trình hút bám trao đổi các chất khoáng và nitơ giữa rễ và đất được tăng cường. 4. Độ pH của đất: - pH ảnh hưởng đến sự hoà tan khoáng - pH ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất khoáng của rễ - pH phù hợp nhất từ 6 - 6,5 5. Độ thoáng khí: quan hệ chặt chẽ với hoạt động của hệ rễ. - Khí CO2 sinh ra do hô hấp rễ trao đổi với các ion khoáng bám trên bề mặt keo đất. - Nồng độ oxi cao trong đất giúp cho hệ rễ hô hấp mạnh, tạo được áp suất thẩm thấu cao để hút nước và muối khoáng. - Hoạt động của hệ rễ trong môi trường thoáng khí của đất liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ khoáng và nitơ. VII. Bón phân hợp lí cho cây trồng. 1. Lượng phân bón: căn cứ vào - Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng - Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất - Hệ số sử dụng phân bón 2. Thời kỳ bón phân: - Mỗi thời kì sinh trưởng cây trồng cần các chất dinh dưỡng khác nhau với lượng bón khác nhau. - Cách nhận biết thời điểm bón phân căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá. 3. Cách bón phân: gồm bón lót và bón thúc, có thể bón qua rễ hoặc bón qua lá 4. Loại phân bón: Lựa chọn phân bón cần tùy thuộc vào từng loại cây trồng và giai đoạn phát triển của cây.
CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. a. Nước trong cây được vận chuyển như thế nào? Nguyên nhân nào giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét? b. Tại sao nói sự trao đổi nước và muối khoáng của cây xanh liên hệ mật thiết với nhau? * Nước trong cây từ rễ đến lá được vận chyển theo hai con đường: Con đường ngắn: đi qua các tế bào sống, nước vận chuyển chậm. Từ lông hút → tế bào nhu mô rễ → mạch dẫn rễ. + Theo con đường symplast hoặc apoplas Từ mạch dẫn lá → tế bào nhu mô lá →khí khổng. - Con đường dài: qua mạch gỗ của rễ, thân, lá. Con đường này đi qua các tế bào chết, dài, vận chuyển nhanh * Nguyên nhân giúp nước dịch chuyển lên cao hàng chục mét là: - Nhờ sự thoát hơi nước ở lá gây sự chênh lệch áp suất thẩm thấu ở lá > thân > rễ tạo lực hút tận cùng trên - Nhờ lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với các phân tử cấu tạo nên thành mạch. - Nhờ áp suất rễ tạo lực đẩy tận cùng dưới b. Sự trao đổi nước và khoáng có liên hệ mật thiết với nhau là vì: - Chất khoáng hòa tan trong nước, cây hút khoáng thông qua hút nước - Cây hút khoáng làm cho nồng độ các chất trong cây tăng lên, thúc đẩy quá trình trao đổi nước càng mạnh. - Trong quá trình vận chuyển nước trong thân, nhờ lực liên kết giữa các phân tử nuwocs với nhau, với các phân tử chất khoáng hòa tan trong nước mà các chất khoáng cũng đồng thời dược vận chuyển qua thân lên lá. - Trao đổi nước và trao đổi khoáng luôn gắn liền và thúc đẩy nhau. Câu 2. a. Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay thành phần quang phổ? Hai loại ánh sáng nói trên thích hợp với nhóm thực vật nào? Tại sao? b. Hô hấp sáng có ảnh hưởng gì đối với cây và xảy ra trong những bào quan nào của lá? c. Những cây lá có màu đỏ có quang hợp được không? tại sao? a. - Cả về cường độ quang hợp lẫn thành phần quang phổ ánh sáng. As phía trên thích hợp cho cây ưa sáng. As phía dưới thích hợp cho cây ưa bóng. b. Hô hấp sáng: (quang hô hấp) diễn ra đồng thời với quang hợp ở nhóm thực vật C3, gây lãng phí sản phẩm quang hợp. GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 7
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
- Xảy ra ở lục lạp, peroxixom và ti thể. c. Những cây có lá màu đỏ có quang hợp được: - Vì chúng vẫn có nhóm sắc tố màu lục, nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào là antoxianin và carotenoit. - Cường độ quang hợp thường không cao Câu 3. a. Tại sao đất chua nghèo dinh dưỡng? b. Vì sao đất kiềm cây khó sử dụng được chất khoáng? c. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân thảo và những cây bụi thấp? d. Tại sao cây sống ở vùng nước ngọt, đem trồng ở vùng đất có nồng độ muối cao thì mất khả năng sinh trưởng? a. Đất chua thì trong dung dich đất giàu các ion H+, các ion này sẽ đi vào keo đát và chiếm chỗ của các ion dwong trong đất là những chất dinh dưỡng. Trong dung dịch đất lúc này có nhiều ion dương là những chất dinh dưỡng, chúng dễ dàng bị rữa trôi làm cho đất nghèo dinh dưỡng. b. Đất kiềm làm cho nhiều loại muối khoáng (phosphat, vi lượng..) chuyển sang dạng khó tan và cây trồng khó sử dụng. c. Những cây này thường thấp, dễ bị tình trạng bão hòa hơi nước và bên cạnh đó áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây hiện tượng ứ giọt. d. Đất có nồng độ muối cao → nồng độ dung dịch đất cao hơn so với nồng độ dịch tế bào của cây trước đây sống ở vùng nước ngọt → có sự chệnh lệch nồng độ giữa hai môi trường. Nước vận chuyển theo cơ chế thẩm thấu, nghĩa là di chuyển từ trong tế bào ra ngoài cây và làm cho cây mất nước → héo dần và chết. Câu 4. a. Vì sao nói quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng? b. Có người nói: khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây có thể bị ngộ độc bởi NH3. Điều đó đúng hay sai? Giải thích. a. Khi phân tích thành phần sản phẩm thu hoạch của cây trồng, người ta thấy: C:45%; O: 42-45%; 6. 5%, Ttổng 3 nguyên tố này chiếm 90-95% khối lượng chất khô, phần còn lại 5-10% là khối lượng các nguyên tố khoáng khác. Rõ ràng là 90-95% sản phẩm thu hoạch của cây lấy từ CO2 và H2O thông qua hoạt động quang hợp. Chính vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng quang hợp quyết định 90-95% năng suất cây trồng. b. Đúng. Vì chu trình Crep sinh ra các chất trung gian dạng axit (R-COOH). Các chất này nhận gốc NH2 để tạo thành các axit amin. Có 4 phản ứng khử amin hóa để hình thành các axit amin: Axitpyruvic + NH3 +2 H+→ Alanin + H2O Axit alpha xetoglutaric + NH3 + 2H+ → Glutamin + H2O Axit fumaric + NH3 → Aspactic Axit oxaloaxetic + NH3 + 2 H+ → Aspactic + H2O
Vì vậy, chu trình Crep ngừng hoạt động thì NH3 tích lũy trong tế bào gây độc cho cây trồng. Câu 5. Để chứng minh sự cần thiết của CO2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm như sau: - Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày. - Tiếp theo lồng một lá của cây vào một bình tam giác A chứa nước ở đáy và đậy kín, tiếp đó lồng một lá tương tự vào bình tam giác B chứa dung dịch KOH và đậy kín. - Sau đó để cây ngoài sáng trong 5h - Cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở hai lá (bằng thuốc thử iot) Hãy cho biết: - Vì sao phải để cây trong tối trước hai ngày? - Kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả nư thế nào? Giải thích. - Nhận xét vai trò của khí CO2 đối với quang hợp. a. Để làm tiêu hết lượng tinh bột có trong mỗi lá. b. Lá trong bình A chuyển màu xanh đen do lá cây đã sử dụng khí cacbonic có trong bình để thực hiện quá trình quang hợp. Do đó khi thử tinh bột bằng iot đã xảy ra phản ứng màu đặc trưng với thuốc thử. Lá trong bình B không chuyển màu, do khí CO2 trong bình kết hợp với dung dịch KOH để tạo thành muối, nên lá trong bình này không tiến hành quang hợp được. Như vậy ta kết luận, khí CO2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, đó là nguyên liệu của quá trình quang hợp để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ. c. Nồng độ CO2 quyết định cường độ quang hợp, vì: - CO2 là nguyên liệu của quang hợp, nhìn chung nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp tăng. Lưu hành nội bộ
Trang 8
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Nếu CO2 quá thiếu hoặc quá thừa đều ức chế quang hợp - Vẽ đồ thị minh họa. Câu 6. a. Khi nói đến áp suất rễ, có nói đến hiện tượng ứ giọt: - Hiện tượng ứ giọt là gì? - Hiện tượng này xảy ra ở đâu? - Ở những nhóm cây nào thì xảy ra hiện tượng này? Vì sao? b. Tại sao khi trời nắng to ta không nên tưới nước cho cây? a. – Là hiện tượng mà rễ cây đã đẩy nước lên lá trong điều kiện không khí đã bão hòa hơi nước → nước không thoát được ở dạng hơi mà thoát ra ngoài mà đọng lại thành giọt. Hiện tượng này chứng minh rễ có một áp suất rễ nhất định. Hiện tượng này xảy ra ở mép lá, tại thủy khổng. Xảy ra ở những cây mọc thấp mà không xảy ra ở những cây thân gỗ cao. Vì những cây mọc thấp ở trong điều kiện gần mặt đất không khí dễ bão hòa (trong điều kiện ẩm ướt) nên khi rễ đẩy nước lên lá và gặp không khí bão hòa làm là không thoát hơi nước được → ứ giọt. b. Vì khi tưới nước, nước đọng trên lá thành từng giọt, giọt nước như một tháu kính hấp thụ ánh sáng → đốt nóng lá. Mặt khác lúc này nhiệt độ của đất cao, nước rơi xuống và bốc lên ngay làm bỏng lá. Câu 7: Sự chuyển hóa năng lượng ở thực vật ở 1 số giai đoạn được biểu diễn như sau: (1) (2) EHCHC EATP EATP a. Viết phương trình phản ứng cho mỗi giai đoạn b. Giai đoạn 1 diễn ra từ bao nhiêu con đường khác nhau? Cho biết điều kiện dẫn đến mỗi con đường đó. a. Giai đoạn I chính là pha tối trong quang hợp: 6CO2 + 12NADPH + 18ATP → C6H12O6 + 6H2O + 18ADP +12NADP Giai đoạn II chính là quá trình hô hấp: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 +6H2O + 38 ATP b. Giai đoạn I diễn ra từ 3 con đường khác nhau: chu trinh C3 đối với thực vật C3; chu trình C4 đối với thực vật C4, chu trình CAM đối với thực vật CAM. - Điều kiện dẫn đến mỗi con đường: + Con đường cố định Cacbon ở nhóm thực vật C3: xảy ra ở phần lớn thực vật sống trong điều kiện ôn đới, á nhiệt đới, khí hậu ôn hòa: CO2, O2, ánh sáng , nhiệt độ bình thường. + Con đường cố định cacbon ở nhóm thực vật C4: xảy ra ở phần lớn thực vật nhiệt đới họ hòa thảo, khí hậu nóng ẩm, CO2 giảm, O2 tăng, ánh sáng và nhiệt độ cao. + Con đường cố định cacbon ở thực vật CAM: xảy ra ở nhóm cây mọng nước trong điều kiện khắc nghiệt, khô hạn kéo dài ở sa mạc. Câu 8: Nhà sinh lí thực vật người Nga Macximop cho rằng: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”. Em hãy giải thích tại sao? – Là tai họa, vì: 99% lượng nước cây hút vào được thải ra ngoài qua lá, điều này không dễ dàng gì nhất là đối với những cây sống ở nơi khô hạn, thiếu nước. Là tất yếu, vì: + Thoát hơi nước là động lực trên của quá trình hút nước. nhờ lực hút lớn này trong cây đã hình thành nên một dòng nước liên tục từ rễ lên lá, cùng với các chất khoáng khác và một số chất hữu cơ do rễ tạo ra cũng được vận chuyển một cách dễ dàng. + Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt lá, thuận lợi cho quá trình quang hợp và các quá trình sinh lí khác đồng thời tránh đốt cháy lá do nắng bỏng + Thoát hơi nước qua lá đồng thời tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán từ không khí vào trong lá đảm bảo cho quá trình quang hợp diễn ra bình thường. + Thoát hơi nước còn làm cô đặc dung dịch khoáng từ rễ lên, giúp hợp chất hữu cơ dễ được tổng hợp tại lá. Câu 9. RQ là gì và ý nghĩa của nó? Xác định RQ của glucozo, glixerin (C3H8O3) *Khái niệm: Là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử oxi lấy vào khi hô hấp *Ý nghĩa: - Hệ số hô hấp cho ta biết nguyên liệu đạng hô hấp là nhóm chất gì - Xác định được tình trạng sinh lí của cây trồng GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 9
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
- Trên cơ sở hệ số hô hấp, có thể quyết định các biện pháp bảo quản nông sản. *Hệ số hô hấp của một số nhóm chất -RQ của nhóm cacbonat bằng 1. Ví dụ: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6 H2O RQ của nhóm lipit, protein <1 RQ của nhiều axit hữu cơ > 1 Ví dụ : 2 C3H8O3 + 7O2 → 6CO2 + 8H2O, RQ =0. 86 C18H36O2 + 26O2 → 18CO2 + 18H2O, RQ=O. 69 (Axit stearic) 2C2H2O2 + O2 → 4 CO2 + 2H2O, RQ=4 (Axit oxalic) Câu 10. a. Năng suất sinh học là gì? Năng suất kinh tế là gì? b. Sự tích lũy cacbon ở cây hướng dương (g/m2/ngày) như sau: rễ:0.2; lá: 0.3; thân: 0.6; hoa:8.8. Hãy tính năng suất sinh học và năng suất kinh tế của cây hướng dương? c. nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều tiết quang hợp. a. Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được trong một ngày đêm trên một hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng b. Năng suất kinh tế chỉ là một phần của năng suất sinh học chứa trong các cơ quan có giá trị kinh tế như hạt, củ, quả, lá… tùy vào mục đích của đối tượng gieo trồng. c. Năng suất sinh học của cây hướng dương: 0.2 + 0.3 + 0.6 + 8.8 = 9.9 gam/m2/ngày Năng suất kinh tế: 8. 8 gam/m2/ngày Câu 11. a. Trình bày thí nghiệm chứng minh: nước, Ca2+ là thành phần của tế bào thực vật. b. Trình bày thí nghiệm chứng minh quang hợp thải oxi a. Xác định sự có mặt của nước: Sấy lá cây → khối lượng của lá giảm so với ban đầu Đun nhẹ ống nghiệm đựng các mảnh lá trên ngọn lửa đèn cồn → trên thành ống nghiệm có nước ngưng tụ. Cho lá cây vào ống nghiệm → đun nhẹ đun nhẹ, sau đó cho môt vài tinh thể sunfat đồng không màu → CuSO4 chuyển sang màu xanh khi có nước. * Xác định sự có mặt của Ca2+ - Dùng cối sứ giã nhỏ ít lá cây → thêm vào một ít nước → ép và lọc lấy dịch chiết. - Cho dịch ép vào ống nghiệm → cho thêm vào ống nghiệm 3-5 giọt thuốc thử oxalat-amon - Nếu thành phần dịch lọc có Ca2+ sẽ tạo thành kết tủa trắng là oxalat canxi b. Chứng minh quang hợp thải oxi. Nguyên liệu: cây rong đuôi chó, cốc thủy tinh, phễu thủy tinh, ống nghiệm. Tiến hành: lấy cốc thủy tinh đựng nước + Cho một ít cành rong đuôi chó vào phễu (gốc ở miệng phễu)→ úp phễu vào cốc. + Lắp lên cuống phễu một ống nghiệm chứa đầy nước + Đưa thí nghiệm ra ngoài sáng. Kết quả: + Trên cành rong xuất hiện nhiều bọt khí → bọt khí nổi lên trong phễu, tập trung vào ống nghiệm → đẩy nước trong ống nghiệm xuống dần. Sau 3-4 h, lấy ngón tay bịt kín miện ống nghiệm, nhất ra ngoài, dùng que diêm còn tàn đỏ, hé ngón tay đưa que diêm vào ống nghiệm → que diêm bùng cháy. Kết luận: ngoài sáng, cây xanh quang hợp thải oxi. Câu 12. a. Tại sao người ta xem các nốt sần trên rễ cây họ đậu là những nhà máy phân đạm nhỏ bé. Khi trồng cây họ đậu có cần bón phân đạm không? Giải thích. b. tại sao tế bào lông hút có thể hút nước theo cơ chế thẩm thấu? a. Nói nốt sần trên rễ cây họ đậu là những nhà máy phân đạm nỏ bé vì: Vi khuẩn nốt sần trong đất xâm nhập vào rễ cây họ đậu, nhờ sự kích thích của một chất do vi khuẩn tiết ra, tế bào ở vỏ rễ cây họ đậu phân chia rất nhanh rồi mọc thành các nốt bé trong đó có chứa vi khuẩn nốt sần. Vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh trên rễ cây họ đậu theo hình thức cộng sinh. + Một mặt chúng sử dụng những sản phẩm quang hợp của cây họ đậu (đường). + Một mặt chúng lại cung cấp đạm cho cây đậu nhờ quá trình cố định đạm * Có thể bón đạm cho cây họ đậu tùy từng giai đoạn. Lưu hành nội bộ
Trang 10
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
- Giai đoạn còn non, chưa hình thành nốt sần ở rễ → cần bón một lượng đạm thích hợp - Giai đoạn sau của thời kỳ sinh trưởng: quang hợp giảm, cây họ đậu cung cấp glucozo cho vi khuẩn nốt sần ít → khả năng cố định đạm giảm → cây đậu có thể tăng năng suất. - Giai doạn ra hoa: là thời kỳ cố định đạm nhiều nhất, có thể thỏa mãn nhu cầu của cây. do đó không cần bón phan đạm cho cây. b. Tế bào lông hút có đặc điểm như một thẩm thấu kê: - Màng sinh chất và khối chất nguyên sinh có tính thấm chọn lọc giống như một màng bán thấm twong đối. - Trong không bào chứa các muối hòa tan có nông độ nhát định tạo ra tiềm năng thẩm thấu. - Tiềm năng thẩm thấu đó lớn hơn trong dung dich đất tạo ra độ chênh lệch về áp suất ở hai phía của màng tế bào → nước từ dung dịch đất đi vào màng tế bào. Câu 13: Trình bày đặc điểm của bộ rễ liên quan đến chức năng hút nước và hút khoáng? Đặc điểm bộ rễ liên quan đến chức năng hút nước và hút khoáng: - Rễ có khả năng đâm sâu, lan rộng. - Có khả năng hướng hoá và hướng nước. - Sinh trưởng liên tục. - Trên bề mặt rễ có rất nhiều tế bào biểu bì biến đổi thành các tế bào lông hút Câu 14 (đề HSG 2009 – 2010): a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước? b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào? *Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng hút nước: - Thành TB mỏng, không thấm cutin -> dễ thấm nước - Không bào trung tâm lớn -> tạo áp suất thẩm thấu cao - Có nhiều ti thể -> hoạt động hô hấp mạnh -> áp suất thẩm thấu lớn * Số lượng lông hút thay đổi khi: Môi trường quá ưu trương, quá axit (chua), thiếu oxi Câu 15: Tại sao nước được vận chuyển theo một chiều từ đất lên cây? - Do các TB ở cạnh nhau có áp suất thẩm thấu khác nhau. - Do quá trình thoát hơi nước ở lá liên tục diễn ra làm áp suất thẩm thấu tăng dần từ ngoài vào trong, từ rễ lên lá. => Nước được vận chuyển theo một chiều. Câu 16: Trình bày các con đường hấp thụ nước ở rễ? Đặc điểm của chúng?. Vai trò của vòng đai Casparin? * 2 con đường: + Con đường thành TB - gian bào: nước từ đất vào lông hút => gian bào của các tế bào nhu mô vỏ => đai Casparin => trung trụ => mạch gỗ + Con đường tế bào chất (Qua chất nguyên sinh - không bào): nước từ đất vào lông hút => chất nguyên sinh và không bào của các tế bào nhu mô vỏ => trung trụ => mạch gỗ * Đặc điểm: Qua thành TB – gian bào Qua chất nguyên sinh - không bào + Ít đi qua phần sống của TB + Đi qua phần sống của tế bào + Không chịu cản trở của chất nguyên sinh. + Qua chất nguyên sinh => cản trở sự di chuyền của nươc và chất khoáng. + Tốc độ nhanh + Tốc độ chậm + Khi đi đến thành TB nội bì bị vòng đai Casparin + Không bị cản trở bởi đai Casparin cản trở => nước đi vào trong TB nội bì. * Vai trò vòng đai Casparin: đai này nằm ở phần nội bì của rễ, kiểm soát và điều chỉnh lượng nước, kiểm tra các chất khoáng hoà tan. Câu 17(đề HSG 2008 - 2009): Cho các thành phần sau đây: Lông hút, đai Casparin, tế bào nhu mô vỏ, tế bào trụ bì, tế bào nội bì, gian bào. Hãy mô tả 2 con đường đi của nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất tới mạch gỗ của cây? - Con đường tế bào chất: Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất => lông hút => tế bào nhu mô vỏ => tế bào nội bì => tế bào trụ bì => mạch gỗ - Con đường gian bào: Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất => lông hút => gian bào => đai Casparin => tế bào nội bì => tế bào trụ bì => mạch gỗ Câu 18 (đề HSG 2009 – 2010): Giải thích vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết? GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 11
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
* Vì: Khi bị ngập úng -> rễ cây thiếu oxi-> ảnh hưởng đến hô hấp của rễ -> tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành lông hút mới-> cây không hút nước -> cây chết Câu 19: Trình bày khái niệm áp suất rễ? Giải thích tại sao áp suất rễ thường được quan sát ở cây bụi thấp? Áp suất rễ: lực đẩy nước từ rễ lên thân. Áp suất rễ thường quan sát ở cây bụi thấp vì: + Áp suất rễ: không lớn + Cây bụi thấp: Do chiều cao thân ngắn, mọc thấp gần mặt đất, không khí dễ bão hòa (trong điều kiện ẩm ướt) Áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá => nên trong điều kiện môi trường bão hoà hơi nước thì áp suất rễ đẩy nước lên thân gây hiện tượng ứ giọt hoặc rỉ nhựa. Câu 20: Các bằng chứng về khả năng hút và đẩy nước một cách chủ động của hệ rễ như thế nào? Trong canh tác để cây hút nước dễ dàng cần chú ý những biện pháp kỹ thuật nào? * Bằng chứng về khả năng hút và đẩy nước chủ động của hệ rễ: + Hiện tượng rỉ nhựa: Cắt ngang thân cây gần mặt đất, một thời gian sau ở mặt cắt rỉ ra các giọt nhựa; chứng tỏ rễ đã hút và đẩy nước chủ động. + Hiện tượng ứ giọt: úp chuông thuỷ tinh lên cây nguyên vẹn sau khi tưới đủ nước, một thời gian sau, ở mép lá xuất hiện các giọt nước. Sự thoát hơi nước bị ức chế, nước tiết ra thành giọt ở mép lá qua các lỗ khí chứng tỏ cây hút và đẩy nước chủ động.
* Biện pháp kỹ thuật để cây hút nước dễ dàng: Làm cỏ, sục bùn, xới đất kĩ để cây hô hấp tốt tạo điều kiện cho quá trình hút nước chủ động. Câu 21: Con đường vận chuyển nước, chất khoáng hoà tan và chất hữu cơ trong cây? Động lực vận chuyển của các con đường đó? Nội dung Nước và chất khoáng hoà tan Chất hữu cơ Con Chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ, tuy Theo dòng mạch rây đường vận nhiên nước có thể vận chuyển từ trên xuống chuyển: theo mạch rây hoặc vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại Động lực Lực đẩy của rễ (áp suất rễ), lực hút của lá (do Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ vận thoát hơi nước) và lực trung gian (lực liên kết quan nguồn (nơi saccarozo được tạo chuyển: giữa các phân tử nước và lực bám giữa các thành) có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan phân tử nước với thành mạch dẫn) chứa (nơi saccarozo được sử dụng hay dự trữ) có áp suất thẩm thấu thấp Câu 22: Trình bày cấu tạo lá phù hợp với chức năng thoát hơi nước? Bề mặt ngoài lá bao phủ bới lớp TB biểu bì. Các TB biểu bì có thể biến đổi thành TB khí khổng. Các TB khí khổng có lục lạp => tiến hành quang hợp. Thành TB trong dày, thành ngoài ngoài mỏng. Phủ bề mặt ngoài lá có thể phủ lớp cutin để chống thoát hơi nước. Câu 23: Trình bày cấu tạo tế bào lỗ khí phự hợp với chức năng của nó? Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng? - Cấu tạo: + Tự vẽ hình + Mô tả:. mép trong của tế bào rất dày, mép ngoài mỏng => giúp thực hiện cơ chế đóng mở khí khổng + trong có chứa lục lạp => tiến hành quang hợp để tạo chênh lệch áp suất thẩm thấu - Tác nhân chủ yếu gây đóng mở khí khổng: ánh sáng Câu 24 (đề HSG 2009 – 2010): a. Rễ cây hút khoáng theo các cơ chế nào? Nêu sự khác nhau giữa các cơ chế hút khoáng đó? b. Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và khoáng liên quan đến quá trình hô hấp của rễ cây? a. Cơ chế thụ động Cơ chế chủ động - Ion khoáng từ đất vào rễ theo građien nồng độ. - Ngược građien nồng độ. - Không hoặc ít tiêu tốn ATP. - Tiêu tốn ATP - Không cần chất mang - Cần chất mang b. - Vì phần lớn các chất khoáng được hấp thụ qua rễ vào cây theo cách chủ động cần tới ATP và các chất Lưu hành nội bộ
Trang 12
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
tải ion - Quá trình hô hấp tạo ra ATP và các chất tải ion cung cấp chủ yếu cho sự hấp thụ các chất khoáng qua các tế bào của rễ Câu 25: Vì sao trong mô thực vật xảy ra quá trình khử nitrat? - Nitơ ở dạng NO3- có nhiều trong đất và được thực vật hấp thụ dễ dàng. - Nitơ ở dạng NO3- là dạng ôxi hoá, còn trong cây cần nhiều Nitơ ở dạng khử NH2, NH3, NH4+ để tạo ra các axit amin. - Do đó, ở thực vật cần có quá trình khử NO3- để tạo ra NH4+ và tiếp tục được đồng hoá tạo ra aa để dự trữ nitơ và prôtêin. Câu 26. Tại sao đất chua thường nghèo các chất dinh dưỡng? - Đất chua có nhiều ion H+. Các ion H+ trong dịch đất sẽ thực hiện phản ứng trao đổi ion, các ion H+ bám trên bề mặt hạt keo đẩy các ion khoáng ra dịch đất. Các ion khoáng bị rửa trôi làm cho đất bị nghèo chất dinh dưỡng. Câu 27: Trình bày mối quan hệ giữa chu trình Crep và qúa trình đồng hoá NH3? - Chu trình Crep tạo ra các axit hữu cơ như α – xêtôglutarat, fumarat, oxalôaxetat. Các axit hữu cơ sẽ kết hợp với NH3 để tạo ra các aa => dự trữ nito và protein.
Bài 7: QUANG HỢP I. Vai trò của quang hợp. 1. Khái niệm: - Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ các chất vô cơ (CO2 và H2O) nhờ năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi hệ sắc tố ở thực vật. Phương trình quang hợp đầy đủ: 2. Vai trò của quang hợp: a. Tạo chất hữu cơ: Quang hợp tạo ra hầu hết toàn bộ các chất hữu cơ trên Trái Đất. b. Tích lũy năng lượng: Hầu hết các dạng năng lượng sử dụng cho các quá trình sống của các SV trên TĐ (ATP) đều được biến đổi từ năng lượng ánh sáng mặt trời nhờ quang hợp. c. Quang hợp giữ trong sạch bầu khí quyển: Nhờ quang hợp mà tỉ lệ CO2 và O2 trong khí quyển được cân bằng (CO2: 0,03%, O2: 21%) đảm bảo sự sống bình thường trên trái đất. II. Bộ máy quang hợp 1. Lá – Cơ quan quang hợp - Lá có dạng bản mỏng. - Luôn hướng về phía có ánh sáng. - Lớp mô dậu chứa lục lạp nằm sát biểu bì – chứa bào quan thực hiện chức năng quang hợp. - Lớp mô khuyết: có các khoảng gian bào chứa nguyên liệu quang hợp. - Có hệ mạch dẫn để đưa các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác - Có số lượng khí khổng lớn - Nhiệm vụ: trao đổi nước và khí khi quang hợp 2. Lục lạp – Bào quan thực hiện chức năng quang hợp - Hạt (Grana): Nơi thực hiện pha sáng của quang hợp. Cấu tạo Grana gồm: + Các tilacôit: chứa hệ sắc tố + Các chất chuyền điện tử + Trung tâm phản ứng - Chất nền (Strôma): Nơi thực hiện pha tối của quang hợp, gồm: + Thể keo có độ nhớt cao trong suốt + Chứa nhiều enzim cacboxi hoá. 3. Hệ sắc tố quang hợp a. Các nhóm sắc tố: - Nhóm sắc tố chính (diệp lục): + Diệp lục a: C55H72O5N4Mg + Diệp lục b: C55H70O6N4Mg - Nhóm sắc tố phụ (carôtenôit): GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 13
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
+ Carôten: C40H56 + Xantôphy: C40H56On (n:1+6) b. Vai trò của các nhóm sắc tố trong quang hợp: - Nhóm diệp lục: Hấp thu ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ và vùng sanh tím, chuyển năng lượng thu được từ các photon cho quá trình quang phân li nước và các phản ứng quang hoá để hình thành ATP và NADPH. - Nhóm carôtenôit: sau khi hấp thụ ánh sáng, đã chuyển năng lượng thu được cho diệp lục. Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Khái niệm về quang hợp? Vai trò của quang hợp? 2. Trình bày đặc điểm của bộ máy quang hợp? (Lá, lục lạp) 3. Hệ sắc tố quang hợp?
Bài 8: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT I. Khái niệm về hai pha của quang hợp - Pha sáng: + Pha sáng gồm các phản ứng cần ánh sáng. + Pha sáng là pha ôxi hoá để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP và NADPH đồng thời giải phóng O2. - Pha tối: + Pha tối gồm các phản ứng không cần ánh sáng nhưng phụ thuộc vào nhiệt độ. + Pha tối là pha khử CO2 bằng ATP và NADPH để tạo các hợp chất hữu cơ.
II. Quang hợp ở các nhóm thực vật 1. Pha sáng. - Pha sáng là pha ôxi hoá để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2. - Năng lượng của các photon kích thích hệ sắc tố thực vật: chdl + h√ chdl* chdl** chdl: trạng thái bình thường chdl*: trạng thái kích thích chdl**: trạng thái bền thứ cấp - Chất diệp lục ở trạng thái chdl* và chdl** được sử dụng cho quá trình quang phân li nước và phôtphorin hoá quang hoá để hình thành ATP và NADPH thông qua hệ quang hoá PSI và PSII. Theo phản ứng: 12H2O + 18ADP + 18P vô cơ + 12NADP+ → 18ATP + 12NADPH + 6O2 2. Pha tối - Pha tối là pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH được hình thành trong pha sáng để tạo các hợp chất hữu cơ (C6H12O6) a. Con đường cố định CO2 ở thực vật C3 –chu trình Canvin- Benson. - Tv C3: lúa, khoai, sắn, các loại rau, đậu, …. - Điều kiện của môi trường: nồng độ CO2, O2, nhiệt độ, ánh sáng bình thường, Lưu hành nội bộ
Trang 14
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
- Có thể chia chu trình Canvin thành 3 giai đoạn. Giai đoạn cố định CO2: Ribu-1,5-diP nhận CO2 và kết thúc là APG. Giai đoạn khử: * ATP, NADPH khử APG thành AlPG. * AlPG tách ra khỏi chu trình để hình thành cacbohidrat. Pha tái sinh chất nhận CO2: là Ribu-1,5-diP.
Chu trình cố định CO2 ở thực vật C3 b. Con đường cố định CO2 ở thực vật C4 –chu trình Hatch- Slack - Tv C4: sống ở vùng nhiệt đới như ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu,. . . - Điều kiện của môi trường:ánh sáng, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 thấp, O2 cao. - Chất nhận CO2: là PEP. - Sản phẩm đầu tiên là: AOA. - Tiến trình: Giai đoạn 1: là chu trình C4 xảy ra trong tế bào mô giậu. Giai đoạn 2: là chu trình Canvin xảy ra trong tế bào bó mạch. - Năng suất sinh học cao gấp đôi tv C3 - Hình 8. 3 SGK. c. Con đường cố định CO2 ở thực vật CAM - Điều kiện của môi trường: sa mạc hoặc bán sa mạc, cố định CO2 vào ban đêm - Đại diện: thực vật mọng nước. - Tiến trình: Giai đoạn 1: là chu trình C4 xảy ra ban đêm khi khí khổng mở. Giai đoạn 2: là chu trình Canvin xảy ra ban ngày khi khí khổng đóng. (cả hai giai đoạn này đều xảy ra trong cùng một tế bào). Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Nêu vai trò của pha sáng và pha tối trong quang hợp ? 2. Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa các con đường cố định CO2 ở 3 nhóm thực vật ? 3. Giải thích sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và CAM?
Bài 9: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP I. Nồng độ CO2. Nồng độ CO2 là nguồn cung cấp C cho quang hợp. Nồng độ CO2 quyết định cường độ của quá trình quang hợp. - Điểm bù CO2: nồng độ CO2 để cường độ QH và hô hấp bằng nhau. - Điểm bão hoà CO2: nồng độ CO2 để cường độ QH đạt cao nhất. Quang hợp tăng tỉ lệ thuận với nồng độ CO2 cho đến trị số bão hoà CO2, trên ngưỡng đó quang hợp giảm. II. Cường độ, thành phần quang phổ ánh sáng - Ánh sáng là nhân tố cơ bản để tiến hành quang hợp - Điểm bù ánh sáng: cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp và hô hấp bằng nhau. - Điểm bão hoà ánh sáng: cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại. Điểm bảo hòa về ánh sáng của quang hợp thay đổi tùy theo loại thực vật. Cây ưa bóng có điểm bảo hòa ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng. - Cùng một cường độ chiếu sáng, nhưng ánh sáng đơn sắc màu đỏ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. - Thành phần của quang phổ còn ảnh hưởng đến chất lượng quang hợp. Ví dụ: + Các tia xanh tím kích thích tổng hợp prôtêin, axit amin. + Các tia đỏ làm tăng quá trình tổng hợp cacbonhidrat. III. Nhiệt độ. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng enzim, vì vậy nó có tác động đáng kể đến cường độ GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 15
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
của quang hợp. Ở các giá trị nhiệt độ khác nhau, cường độ quang hợp thay đổi khác nhau. Nhiệt độ tối thiểu là mức nhiệt độ mà cây bắt đầu quang hợp. Từ nhiệt độ tối thiểu trở lên, cường độ quang hợp tăng theo sự tăng nhiệt độ và cường độ quang hợp cao nhất ở nhiệt độ tối ưu khoảng 25 – 350C tùy theo loài cây. Từ nhiệt độ tối ưu nếu tiếp tục tăng nhiệt độ thì quang hợp giảmdần và có thể ngừng hẳn. Nhiệt độ mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp được coi là điểm bù nhiệt độ của quang hợp. Tại điểm bù nhiệt độ này, cây vẫn tiến hành quang hợp nhưng không có tích lũy và nếu kéo dài, có thể gây chết. IV. Nước. - Hàm lượng nước trong không khí, trong lá ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. - Nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và kích thước của lá - Nước ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các sản phẩm quang hợp. - Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hiđrat hoá của chất nguyên sinh và do đó ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của hệ thống enzim quang hợp. - Quá trình thoát hơi nước đã điều hoà nhiệt độ lá, do đó ảnh hưởng đến quang hợp. - Nước là nguyên liệu trực tiếp cho quang hợp với việc cung cấp H+ và êlectron cho phản ứng sáng. V. Dinh dưỡng khoáng. Bón các nguyên tố đại lượng và vi lượng như: N, P, K, S, Mg, Fe, Cu… cho cây với liều lượng và tỉ lệ thích hợp sẽ tác dụng tốt đến quá trình tổng hợp hệ sắc tố quang hợp, khả năng quang hợp, diện tích lá, bộ máy enzim quang hợp và cuối cùng là hiệu suất quang hợp và năng suất cây trồng. Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Trình bày ảnh hưởng của CO2 và ánh sáng đến quang hợp? 2. Trình bày ảnh hưởng của nhiệt độ, nước và chất khoáng đến quang hợp?
Bài 10: QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG I. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng - Năng suất sinh học: Tổng lượng chất khô tích luỹ trong một ngày/ha gieo trồng - Năng suất kinh tế: Lượng chất khô tích luỹ trong các cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế *Vì sao nói quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất của cây trồng? Khi phân tích thành phần hóa học trong sản phẩm thu hoạch của cây trồng, người ta thu được các số liệu sau: C chiếm 45% tổng lượng chất khô, O chiếm 42 – 45%, H chiếm khoảng 6,5%. Tổng cộng 3 nguyên tố nói trên chiếm 90 – 95% tổng khối lượngchất khô của cây. Phần còn lại chiếm 5- 10% là các nguyên tố khoáng. Như vậy có đến 90- 95% sản phẩm thu hoạch của cây lấy từ CO2 và nước thông qua hoạt động quang hợp. Chính vì vậy mà ta nói rằng quang hợp quyết định 90- 95% năng suất cây trồng. *Vì sao nói tiềm năng của năng suất cây trồng rất lớn. ? Đêvit – nhà sinh lí học thực vật người Hà Lan đã tính toán rằng: Nếu chỉ sự dụng 5% năng lượng ánh sáng, cây trồng có thể cho năng suất gấp 4-5 lần năng suất cao nhất hiện nay. Điều này cho thấy tiềm năng của năng suất cây trồng còn rất lớn. Vấn đề là làm thế nào để đồng hóa tạo chất hữu cơ. Do đó cần có biện pháp làm sao cho các cấu trúc và mọi hoạt động của bộ máy được hoàn thiện và có hiệu quả nhất. II. Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua quang hợp * Biểu thức mối quan hệ giữa hoạt động của bộ máy quang hợp và năng suất cây trồng Nkt = (FCO. L. Kf. Kkt)n (tấn. ha) Nkt: năng suất kinh tế FCO2 : khả năng quang hợp L: diện tích quang hợp Kf: hệ số hiệu quả quang hợp Kkt: hệ số kinh tế n: thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp Năng suất quang hợp phụ thuộc vào các nhân tố: - Khả năng quang hợp của giống cây trồng. - Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp. - Khả năng tích lũy chất khô vào cơ quan kinh tế. - Thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp. Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng: Lưu hành nội bộ
Trang 16
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
- Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp. - Tăng diện tích lá. - Nâng cao hiệu quả quang hợp và hiệu suất kinh tế. - Chọn giống cây trồng và thời gian trồng nhằm tận dụng tối đa nguồn ánh sáng. III. Triển vọng và năng suất cây trồng - Tạo ra các quần thể cây trồng cho năng suấtcao, đáp ứng 3 ĐK: +Thành phần cấu tạo. +Cấu trúc của hệ. +Hoạt động của hệ. - Hệ số sử dụng ánh sáng lí thuyết: tỉ số % giữa số năng lượng tích lũy trong sản phẩm. - QH và số năng lượng sử dụng cho QH. - Hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng thực tiễn: tỉ số % giữa số năng lượng tích lũy trong sinh khối QH và số năng lượng sử dụng cho QH của quần thể. Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Biểu thức mối quan hệ giữa hoạt động của bộ máy quang hợp và năng suất cây trồng? 2. Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua quang hợp?
Bài 11: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT I. Khái niệm. 1. Định nghĩa: Hô hấp là quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q (NL: ATP + nhiệt) 2. Vai trò của hô hấp: - Giải phóng năng lượng ATP sử dụng cho các quá trình sống của cơ thể - Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây - Sản phẩm trung gian của quá trình hô hấp là nguyên liệu của các quá trình tổng hợp nhiều chất khác trong cơ thể. II. Cơ quan và bào quan hô hấp 1. Cơ quan hô hấp: Hô hấp xảy ra ở tất cả các cơ quan của cơ thể, đặc biệt xảy ra mạnh ở các cơ quan đang sinh trưởng, đang sinh sản và ở rễ 2. Bào quan hô hấp: Ti thể III. Cơ chế hô hấp: gồm 3 giai đoạn: * Giai đoạn 1: Đường phân - Xảy ra trong TBC - Nguyên liệu: glucôzơ - Sản phẩm: 2 axit piruvic, 2 ATP, 2 NADH * Giai đoạn 2: Hô hấp hiếu khí hoặc phân giải kị khí (lên men - Xảy ra trong chất nền ti thể + Nếu có O2: Axit piruvic → CO2 + ATP + NADH + FADH2 + Nếu thiếu O2: Axit piruvic → Rượu êtilic + CO2 + NL Axit piruvic → Axit lactic + NL * Giai đoạn 3: Chuỗi chuyền electron - Xảy ra ở màng trong ti thể - Kết quả tạo ra 36ATP IV. Hệ số hô hấp (RQ): 1. Hệ số hô hấp (RQ)(hay thương số hô hấp): là tỉ lệ giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào trong quá trình hô hấp. Hệ số hô hấp thay đổi tùy theo loại chất hữu cơ được phân giải trong quá trình hô hấp. Ví dụ: - RQ của nhóm chất cacbon hidrat bằng 1: C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O RQ = 6/6 = 1 - RQ của nhóm chất lipit, prôtêin thường nhỏ hơn 1. 2C3H8O3 + 7O2 6CO2 + 8H2O RQ = 6/7 = 0,86 - RQ của nhiền aixt hữu cơ thường lớn hơn 1: 2C2H2O4 + O2 4CO2 + 2H2O RQ = 4,0 GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 17
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
2. Ý nghĩa của hệ số hô hấp: Dựa trên hệ số hô hấp, có thể biết được nguyên liệu đang được sử dụng trong hô hấp là nhóm chất gì và trên cơ sở đó có thể đánh giá tình trạng hô hấp và tình trạng của cây. V. Hô hấp sáng: - Là quá trình hô hấp diễn ra ngoài ánh sáng - Các bào quan tham gia: lục lạp, perôxixôm, ti thể - Xảy ra ở thực vật C3 - Hô hấp sáng không tạo ra năng lượng ATP nhưng làm tiêu hao 30-50% sản phẩm quang hợp VI. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp trong cây. Sản phẩm của QH: là nguyên liệu của hô hấp. Sản phẩm của hô hấp: là chất xuất phát để QH. Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Trình bày khái niệm và vai trò của hô hấp? 2. Trình bày các giai đoạn của hô hấp?
Bài 12: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HÔ HẤP I. Nhiệt độ. Hô hấp bao gồm các phản ứng hóa học với sự xúc tác của các enzim, đo đó phụ thuộc chặt chẽ với nhân tố nhiệt độ. - Nhiệt độ thấp nhất mà cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 0 đến 100C tùy theo loài cây và vùng sinh thái khác nhau. - Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp của cây trong khoảng 30- 350C. Ở mức nhiệt độ này, cường độ hô hấp của cây cao nhất. - Nhiệt độ tối đa cho cây hô hấp trong khoảng 40- 450 C. Ở mức nhiệt độ này hô hấp của cây có cường độ rất thấp và nếu vượt qua mức nhiệt độ đó, hô hấp ngừng lại. - Trong khoảng từ nhiệt độ tối thiểu đến nhiệt độ tối ưu, cường độ hô hấp liên quan thuận với nhiệt độ. Ngoài khoảng này thì cường độ hô hấp liên quan nghịch với nhiệt độ II. Hàm lượng nước. - Nước là dung môi và là môi trường cho các phản ứng hóa học xảy ra. Nước còn tham gia trực tiếp vào ôxi hóa nguyên liệu hô hấp. - Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp. III. Nồng độ O2, CO2 1. Nồng độ O2: Ôxi tham gia trực tiếp vào việc ôxi hóa các hợp chất hữu cơ,chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi chuyền điện tử để sau đó hình thành nước trong hô hấp hiếu khí → Nồng độ O2 tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp. Nếu nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp bị ngừng trệ và khi giảm xuống dưới 5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí. 2. Nồng độ CO2: Nồng độ CO2 tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp IV. Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản 1. Mục tiêu của bảo quản: Giữ được đến mức tối đa số lượng và chất lượng nông sản 2. Hậu quả của hô hấp đói với vấn đề bảo quản nông sản: Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ - giảm số lượng và chất lượng của sản phẩm trong quá trình bảo quản 3. Các biện pháp bảo quản nông sản a. Bảo quản khô: Biện pháp này thường được sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm còn khoảng 13- 16% tùy theo hạt. b. Bảo quản lạnh: Biện pháp này được dùng cho phần lớn các loại thực phẩm, rau quả, chúng được giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có nhiệt độ phù hợp khác nhau, ví dụ: khoai tây ở 40C ; cải bắp ở 10C; cam, chanh ở 60C ; nhiều loại rau khác 3 – 70C. c. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao: Đây là biện pháp hiện đại và cho hiệu quả cao. Biện pháp này thường được sử dụng các kho kín có nồng độ CO2 cao hoặc đơn giản hơn là các túi pôliêtilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ CO2 thích hợp là điều rất quan trọng đối với các đối tượng và mục đích bảo quản. Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp? Lưu hành nội bộ
Trang 18
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
2. Trình bày mục tiêu và các biện pháp bảo quản nông phẩm?
CÂU HỎI ÔN TẬP QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP Câu 1: (đề HSG 2009 – 2010): a. Điểm bù ánh sáng quang hợp là gì? Điểm bù ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng khác nhau như thế nào? Giải thích? b. Điểm bão hoà CO2 là gì? Sự bão hoà CO2 xảy ra trong điều kiện tự nhiên không? * Điểm bù ánh sáng là: cường độ ánh sáng giúp quang hợp và hô hấp bằng nhau. * Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng, vì: Cây ưa bóng có lục lạp to, nhiều hạt diệp lục hơn cây ưa sáng -> hấp thu ánh sáng tích cực, hiệu quả -> có điểm bù ánh sáng thấp, thích nghi với cường độ chiếu sáng tương đối yếu. * Điểm bão hoà CO2: nồng độ CO2 để quang hợp đạt mức cao nhất. * Trong tự nhiên không xảy ra tình trạng bão hoà CO2, vì: hàm lượng CO2 trong tự nhiên chỉ vào khoảng 0, 03% rất thấp so với độ bão hoà CO2(0, 06% - 0, 4%). Câu 2: Đặc điểm cấu trúc nào của lục lạp thích ứng với việc thực hiện hai pha của quá trình quang hợp? - Ngoài là màng kép, trong là cơ chất (chất nền) có nhiều hạt grana. Hạt grana là nơi diễn ra pha sáng, chất nền là nơi diễn ra pha tối - Hạt grana chứa hệ sắc tố quang hợp (hấp thụ các tia sáng) chứa trung tâm phản ứng và các chất truyền điện tử giúp pha sáng được thực hiện - Chất nền có cấu trúc dạng keo, trong suốt, chứa nhiều enzim cacboxil hóa phù hợp với việc thực hiện các phản ứng khử CO2 trong pha tối. Câu 3: Vẽ sơ đồ 2 pha của quang hợp? Tại sao nói quang hợp là quá trình oxihoa khử?
Quang hợp là quá trình oxi hoá khử, vì quang hợp là một quá trình hoá học gồm 2 pha rõ rệt: Pha sáng là pha oxi hoá H2O nhờ năng lượng ánh sáng và pha tối là pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH hình thành từ pha sáng. Câu 4: Diệp lục và sắc tố phụ của cây xanh có vai trò như thế nào trong quang hợp? Diệp lục: clorophyl a: C55H72O5N4Mg, clorophyl b:C55H70O6N4Mg Caroten: C40H56, Xanthophyl: C40H56On (n:1-6) - Nhóm clorophyl: + Hấp thụ chủ yếu ánh sáng vùng đỏ, xanh tím(mạnh nhất tia đỏ) + Chuyển hóa năng lượng thu được từ photon ánh sáng ->Quang phân li nước giải phóng oxy và các phản ứng quang hóa -> ATP, tạo lực khử NADPH cho pha tối. - Nhóm carotenoit: + Sau khi hấp thụ ánh sáng thì chuyển năng lượng cho clorophyl (tia có bước sóng ngắn 440-480 nm) + Tham gia quang phân li nước giải phóng oxy + Bảo vệ diệp lục khỏi bị phân hủy lúc cường độ ánh sáng mạnh. Câu 5: Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay thành phần quang phổ? Hai loại ánh sáng nói trên thích hợp với những nhóm thực vật nào? Tại sao? b) Hô hấp sáng có ảnh hưởng gì đối với cây hay không? Tại sao? c) Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao? a) - Cả về cường độ lẫn thành phần quang phổ + As phía dưới tán cây thích hợp cây ưa bóng GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 19
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
+ As phía trên tán cây thích hợp cây ưa sáng. b) - Hô hấp sáng (quang hô hấp) diễn ra đồng thời với quang hợp nhóm C3, gây lãng phí sản phẩm quang hợp - Xảy ra ở lục lạp, peroxixom và ti thể. c) Có. Vì những cây có màu đỏ vẫn có nhóm săc tố màu lục, nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm săc tố dịch bào là antôxianin và carotenoit. Vì vậy, những cây này vẫn tiến hành quang hợp bình thường, tuy nhiên cường độ quang hợp thường không cao. Câu 6: Bảng so sánh các nhóm thực vật C3, C4, CAM. Thực vật C4 Thực vật CAM Thực vât C3 Đặc điểm Không Có Không Giải phẫu Kranz Chất nhận CO2 đầu tiên RDP PEP PEP Sản phẩm đầu tiên AOA (C4) AOA (C4) APG (C3) RDP-cacboxylase PEP-cacboxylase PEP-cacboxylase Enzym cacboxyl hóa RDP-cacboxylase RDP-cacboxylase Thời gian cố định CO2 Ngoài sáng Ngoài sáng Trong tối Quang hô hấp Cao Rất thấp Rất thấp Ức chế QH bởi O2 Có Không Có 0 Kích thích Kích thích Hiệu ứng nhiệt độ cao lên QH (30-40 C) Kìm hãm Điểm bù CO2 Cao (25-100 ppm) Thấp (0-10 ppm) Thấp (0-5 ppm) Năng suất sinh vật học Trung bình đến cao Cao Thấp Cao Thấp Rất thấp Sự thoát hơi nước Câu 7: Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường đọ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến = 0 không? Vì sao? * Vì: - HH làm tiêu hao chất hữu cơ - HH làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản -> tăng cường độ hô hấp của đối tượng đựơc bảo quản. - Làm tăng độ ẩm -> tăng cường độ hh, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phá hỏng sản phẩm - Làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản -> O2 giảm nhiều -> mt kị khí – sản phẩm sẽ bị phân hủy nhanh chóng. * Không nên, vì đối tượng bảo quản sẽ chết, nhất là hạt giống, củ giống. Câu 8. RQ là gì và nó có ý nghĩa gì? RQ đối với các nhóm chất hữu cơ khác nhau như thế nào? - RQ là kí hiệu của hệ số hô hấp: là tỉ lệ giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp. - RQ cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì và trên cơ sở đó có thể đánh giá tình trạng hô hấp và tình trạng của cây. - RQ của nhóm cacbohidrat = 1, lipit, protein <1, các axit hữu cơ > 1 Câu 9: Nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật? Hô hấp hiếu khí Lên men - Không cần - Cần oxy - xảy ra ở ti thể - xảy ra ở tế bào chất - Có chuổi truyền electron - Không có - Sản phẩm cuối: hợp chất vô cơ CO2 và H2O - SP cuối cùng là hợp chất hữu cơ: axit lactic, rượu - Tạo nhiều năng lượng hơn (36ATP) - Ít năng lượng hơn(2ATP) Câu 10: Hô hấp sáng là gì? Hô hấp sáng xảy ra ở nhóm thực vật nào, ở các cơ quan nào? Nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng của hô hấp sáng? - Hô hấp sáng: là quá trình hô hấp xảy ra ở ngoài ánh sáng - Hô hấp sáng xảy ra ở nhóm TV C3, , ở 3 loại bào quan: lục lạp, peroxixom và ti thể - Nguồn gốc nguyên liệu: RiDP trong quang hợp, sản phẩm cuối cùng tạo thành là: CO2 và Serin Câu 11. Những bộ phận nào của cây thường có cường độ hô hấp cao? Thực vật có hô hấp kị khí không? Khi nào? Ví dụ? - Cường độ hô hấp cao: hạt giống nảy mầm, hoa quả, chóp thân, chóp rễ, lá non, hệ mạch dẫn libe… - Thực vật củng có hô hấp kị khí: ở rễ bị ngập úng, hạt giống ngâm vào nước. Câu 12. Phân tích sự khác nhau giữa các chu trình cố định CO2 trong các nhóm thực vật (ôn đới, nhiệt đới, mọng nước ở samạc) về : chất nhận CO2, sản phẩm cố định CO2, các enzim xúc tác các phản ứng cacboxil hóa, thời gian xảy ra cố định CO2, không gian xảy ra cố định CO2. Đặc điểm C3 C4 CAM: Chất nhận CO2 Photpho enol piruvat và Ribulozơ 1,5 điphotphat Photpho enol Lưu hành nội bộ
Trang 20
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
piruvat và Ribulozơ 1,5 điphotphat Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên APG: Axit Photpho Glixeric Oxaloaxetat và APG Oxaloaxetat và APG Các enzim xúc tác các phản ứng cacboxil hóa Ribulozơ 1,5 điphotphat cacboxilaza (Rubisco) Photpho enol piruvat cacboxilaza và Ribulozơ 1,5 điphotphat cacboxilaza Photpho enol piruvat cacboxilaza và Ribulozơ 1,5 điphotphat cacboxilaza Thời gian xảy ra cố định CO2 Ban ngày Ban ngày Ban đêm Không gian xảy ra cố định CO2 Lục lạp tế bào mô giậu Lục lạp tế bào mô giậu và lục lạp tế bào bao bó mạch Lục lạp tế bào mô giậu Câu 13. Nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật? Hô hấp hiếu khí Lên men - Cần oxy - Giai đoạn phân giải hiếu khí xảy ra ở ti thể - Có chuổi truyền electron - Sản phẩm cuối: hợp chất vô cơ CO2 và H2O - Tạo nhiều năng lượng hơn (36ATP) - Ko cần - xảy ra ở tế bào chất - không có - Hợp chất hữu cơ: axit lactic, rượu - Ít năng lượng hơn(2ATP) Câu 14. Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường đọ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao? - HH làm tiêu hao chất hữu cơ - làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản -> tăng cường độ hô hấp của đối tượng đựơc bảo quản. - Làm tăng độ ẩm -> tăng cường độ hh, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phá hỏng sản phẩm - Làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản -> O2 giảm nhiều -> mt kị khí -> sản phẩm sẽ bị phân hủy nhanh chóng. - Không nên, vì đối tượng bảo quản sẽ chết, nhất là hạt giống, củ giống. Câu 15. RQ là gì và nó có ý nghĩa gì? Xác định RQ của glucoz (C6H12O6) và Glyxerin (C3H8O3)? - RQ là kiếu hiệu của hệ số ho hấp: là tỉ lệ giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 hút vào khi hô hấp. - RQ cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì và tên cơ sở đó có thể đánh giá tình trạng hô hấp và tình trạng của cây - Xác định RQ: + Glucoz : C6H12O6 + 6O2 -> 6CO2 + 6H2O => RQ = 6/6=1. + Glixerin: 2C3H8O3 + 7O2 -> 6CO2 + 8H2O => RQ = 6/7 =0,86 <1 (Lipit) Câu 16. Có người nói: Khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây có thể bị ngộ độc bởi NH3. Điều đó đúng hay sai? Giải thích? - Chu trình Krebs tạo áp suất thẩm thấu để rễ dễ dàng nhận nitơ. - Có mối quan hệ chặt chẽ giữa các sản phẩm của chu trình Krebs với hàm lượng NH3 trong cây. Vì các sản phẩm này cùng với NH3 -> các axit amin -> protein. Axit piruvic + NH3 -> Alanin Axit glutamic Glutamic Axit fumaric + NH3 -> Aspactic Câu 17. Diệp lục và sắc tố phụ của cây xanh có vai trò như thế nào trong quang hợp? Diệp lục: clorophyl a: C55H72O5N4Mg, clorophyl b:C55H70O6N4Mg Caroten: C40H56, Xanthophyl: C40H56On (m:1-6) - Nhóm clorophyl: + Hấp thụ chủ yếu ánh sáng vùng đỏ, xanh tím(mạnh nhất tia đỏ) + Chuyển hóa năng lượng thu được từ photon ánh sáng ->Quang phân li nước giải phóng oxy và các phản ứng quang hóa -> ATP, tạo lực khử NADPH cho pha tối. - Nhóm carotenoit: + Sau khi hấp thụ ánh sáng thì chuyển năng lượng cho clorophyl (tia có bước sóng ngắn 440-480 nm) GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 21
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
+ Tham gia quang phân li nước giải phóng oxy + Bảo vệ diệp lục khỏi bị phân hủy lúc cường độ ánh sáng mạnh. Câu 18. a) As dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay thành phần quang phổ? Hai loại ánh sáng nói trên thích hợp với những nhóm thực vật nào? Tại sao? b) Hô hấp sáng có ảnh hưởng gì đối với cây hay không? Tại sao? c) Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao? a) - Cả về cường độ lẫn thành phần quang phổ + As phía dưới tán cây thích hợp cây ưa bóng + As phía trên tán cây thích hợp cây ưa sáng. b) - Hô hấp sáng (quang hô hấp) diễn ra đồng thời với quang hởp nhóm C3, gây lãng phí sản phẩm quang hợp - Xảy ra ở lục lạp, peroxixom và ti thể. c) Có. Vì những cây có màu đỏ vẫn có nhóm săc tố màu lục, nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm săc tố dịch bào là antôxianin và carotenoit. Vì vậy, những cây này vẫn tiến hành qunag hợp bình thường, tuy nhiên cường độ quang hợp thường không cao. Câu 19. Sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể thực vật ở một số giai đoạn được biểu diễn như sau: (1) (2) EATP Ehợp chất hữu cơ EATP a) Viết pt phản ứng cho mỗi giai đoạn b) Giai đoạn (1) diễn ra từ bao nhiêu con đường khác nhau? Cho biết điều kiện dẫn đến mỗi con đường đó? a) * Giai đoạn 1: chính là pha tối của quang hợp 6CO2+12NADPH2+18ATP -> C6H12O6 +6H2O+18ADP+12NADP * Giai đoạn 2: chính là quá trình hô hấp C6H12O6 +6O2 -> 6H2O+6CO2+38ATP b) * Giai đoạn (1) diễn ra 3 con đường khác nhau: * Điều kiện dẫn đến mỗi con đường: - Con đường cố định cacbon ở nhóm thực vật C3: xảy ra ở phần lớn thực vật sống trong điều kiện ôn đới, á nhiệt đới, khí hậu ôn hòa; CO2, O2, ánh sáng , nhiệt độ bình thường. - Con đường cố định cácbon ở nhóm thực vật C4: xảy ra ở phần lớn thực vật nhiệt đới họ hòa thảo, khí hậu nóng ẩm, CO2 giảm, O2 tăng, ánh sáng cao, nhiệt độ cao. - Con đường cố định cacbon ở thực vật CAM: xảy ra nhóm cây mọng nước trong điều kiện khắc nghiệt, khô hạn kéo dài ở sa mạc. Câu 20. So sánh quang hợp ở cây xanh và ở vi khuẩn? * Giống nhau: - Đều sử dụng năng lượng ánh sáng - Tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ để xây dựng cơ thể và tạo năng lượng. * Khác nhau: Đặc điểm Quang hợp ở cây xanh Quang hợp ở vi khuẩn Nguyên liệu CO2, H2O CO2, H2S… Sản phẩm Có O2 Không có O2 Hiếu khí Yếm khí Điều kiện Sắc tố Diệp lục Các hợp chất poocphyrin quang hợp PTTQ 6CO2 + 6H2O + 674kcal->C6H12O6 + 6O2 CO2 + 2RH2 + quang năng ->(CH2O) + H2O + 2R Câu 21. Nêu sự khác biệt giữa quá trình hô hấp sáng và hô hấp ti thể? - Hô hấp sáng chỉ tiến hành ở các mô có quang hợp làm giảm sút cường độ quang hợp, chỉ xảy ra ở thực vật có điểm bù CO2 cao. - Hô hấp sáng phân giải sản phẩm sơ cấp làm tiêu hao 20-50%sản phẩm của quang hợp. - Cường độ hô hấp cao hơn nhiều so với hô hấp ti thể nhưng không tạp được ATP - Hô hấp sáng không nhạy cảm với chất kiềm hảm hô hấp ti thể. Câu 22. Chứng minh sự đồng hóa cacbon trong quang hợp của cây xanh là một quá trình sinh lí thể hiện sự thích nghi của chúng với môi trường sống? - Quá trình đồng hóa cacbon ở thực vật xảy ra trong pha tối của quang hợp. - Quá trình này xảy ra trong chất nền của ti thể. Lưu hành nội bộ
Trang 22
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
- Là quá trình bao gồm các phản ứng hóa học không có sự tham gia trực tiếp của ánh sáng nhưng sử dụng các sản phẩm của pha sáng là ATP, NADPH2 để khử CO2 tạo thành các hợp chất hữu cơ. - Quá trình này phù hợp với môi trường sống của thực vật thể hiện ở các đặc điểm sau: a) nhóm C3 b) nhóm C4 c) nhóm thực vật mọng nước - Ta thấy: do sống ở vùng nhiệt đới có cường độ ánh sáng lớn hơn nhóm thực vật C4 cố định CO2 ở thịt lá làm kho dự trữ, CO2 được chuyển vào lục lạp ở tế bào bao quanh bó mạch và đi vào chu trình Canvin nhằm khắc phục hiện tượng hô hấp sáng làm tiêu hao năng lượng vô ích. - Nhóm thực vật C3 thường phân bố ở vùng ôn đới nên không có đặc điểm này. - Đối với thực vật mọng nước: do sống ở nơi khô hạn nên có sự phân chia cố định CO2, ban đêm hấp thụ CO2, ban ngày khử thành chất hữu cơ, thể hiện đặc điểm thích nghi về mặt sinh thái nhờ đó đảm bảo đủ lượng CO2 ngay cả khi thiếu nước hay lỗ khí đóng vào ban ngày. Câu 23. a) Phân nhóm thực vật C3, C4 cho các loài cây sau đây: lúa, mía, khoai, đậu, cỏ gâu, rau dền ngô, sắn. b) Lập bảng so sánh những điểm khác biệt về quang hợp ở nhóm thực vật C3 và C4 a) C3: lúa, khoai, đậu, sắn; C4: mía, cỏ gấu, ngô, rau dền. b) Chỉ số so sánh C3, C4 Quang hô hấp Mạnh Yếu Con đường cố định CO2 Canvin-Bensơn Hatch- Slack Chất nhận CO2 đầu tiên Ribulozơ 1,5 đi photphat Photpho enol piruvic Enzim cố định CO2 Ribulozơ 1,5 đi photphat (Rubisco) Photpho enol piruvic cacboxilaza, Rubisco Sản phẩm đầu tiên của pha tối Axit photpho glixeric (C3) Axit oxaloaxetic (C4) Ái lực của cacboxilaza với CO2 Vừa phải - Cao Tế bào quang hợp của lá Nhu mô Nhu mô, bao bó mạch Số loại lục lạp 1- 2 Câu 24. a) Nêu mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp b) Hãy nêu sự khác nhau giữa quang hợp ở thực vật và ở vk lưu huỳnh? a) Quang hợp và hô hấp ở thực vật là 2 mặt đối lập của một quá trình đồng nhất ở cây xanh: Quang hợp Hô hấp - Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ. - Lấy năng lượng từ ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ, năng lượng được tích lũy trong các chất đã được tổng hợp. - Cần nguyên liệu CO2 và H2O - Xảy ra ở lục lạp của cây xanh - Là một quá trình khử - Là quá trình phân giải chất hữu cơ đã được tổng hợp - Giải phóng năng lượng tích lũy trong các hợp chất đã được tổng hợp, cung cấp cho mọi hoạt động sống và tổng hợp chất mới. - Sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O - Xảy ra liên tục ở các ti thể của tế bào - Là quá trình oxy hóa b) Quang hợp ở thực vật thải O2 vì chất cung cấp H và điện tử để khử CO2 là H2O và năng lượng sử dụng ánh sáng. Còn quang hợp ở vk không thải O2 vì chất cung cấp H và điện tử để khử CO2 là H2S và cung cấp năng lượng sử dụng để lấy từ các sản phẩm hóa học tạo ra. PTTQ: Thực vật :6CO2 + 6H2O + 674kcal->C6H12O6 + 6O2 VK lưu huỳnh: 6CO2 + 12H2S + hóa năng -> C6H12O6 + 6H2O + 12S Câu 25. Đặc điểm cấu trúc nào của lục lạp thích ứng với việc thực hiện hai pha của quá trình quang hợp? - Ngoài là màng kép, trong là cơ chất (thể nền) có nhiều hạt grana. Hạt grana là nơi diễn ra pha sáng, thể nền là nơi diễn ra pha tối. - Hạt grana chứa hệ sắc tố quang hợp (hấp thụ các tia ánh sáng) chứa trung tâm phản ứng và các chất truyền điện tử giúp pha sáng được thực hiện - Thể nền có cấu trúc dạng keo, trong suốt, chứa nhiều enzim cacboxil hóa phù hợp với việc thực hiện các phản ứng khử CO2 trong pha tối.
GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 23
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Bài 15: TIÊU HOÁ I. Khái niệm tiêu hóa: Là quá trình biến đổi các thức ăn phức tạp thành các hợp chất hữu cơ đơn giản, dễ hấp thụ, cung cấp cho các tế bào. II. Tiêu hóa ở các nhóm động vật. 1. Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa: Tiêu hóa nội bào: thức ăn tiếp nhận vào TB bằng cách thực bào được thủy phân bởi enzim chứa trong lizoxom. VD: trùng roi, trùng biến hình(Động vật đơn bào) 2. Động vật có túi tiêu hóa: Tiêu hóa ngoại bào: Thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng trong khoang tiêu hóa nhờ các TB tiêu hóa tiết dịch có chứa enzim. Tuy nhiên vẫn còn quá trình tiêu hóa nội bào. VD: ruột khoang 3. Động vật đã hình thành ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa: - Biến đổi cơ học: có tác dụng nghiền nhỏ thức ăn nhờ cơ quan nghiền như bộ hàm và cơ thành dạ dày. - Biến đổi hóa học: Nhờ tác dụng của các enzim từ các tuyến tiết ra thức ăn → những chất đơn giản hấp thụ vào máu và bạch huyết cung cấp cho các tế bào cơ thể. VD: Chó, Hổ……. III. Tiêu hóa ở động vật ăn thịt và ăn tạp. 1. Ở khoang miệng: Nhờ có hàm răng con mồi bị biến đổi thành những phần nhỏ tạo điều kiện cho quá trình biến đổi hóa học. 2. Ở dạ dày và ruột: a. Ở dạ dày: Nơi chứa và biến đổi thức ăn về mặt cơ học và hóa học đối với thức ăn prôtêin dưới tác dụng của HCl và Pepsin trong dịch vị. b. Ở ruột: Thức ăn tiếp tục được tiêu hóa dưới tác dụng của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột thành những chất dinh dưỡng để hấp thụ vào máu và bạch huyết. 3. Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng: a. Bề mặt hấp thụ của ruột: - Vai trò của ruột là tiêu hóa thức ăn và hấp thụ thức ăn. - Bề mặt hấp thụ của ruột lớn do 3 cấp độ cấu tạo: + Nếp gấp của niêm mạc + Lông ruột nhiều + Mỗi tế bào lông ruột có các lông cực nhỏ. b. Cơ chế hấp thụ: - Cơ chế khuếch tán như:Glixêrin, axít béo… - Cơ chế vận chuyển chủ động:phần lớn các chất còn lại như Glucô, axít amin. * Các chất hấp thụ vận chuyển theo con đường máu (đi qua gan) và đường bạch huyết trở về tim để phân phối tới các tế bào. IV. Tiêu hóa ở động vật ăn thực vật - Thành phần phần chủ yếu trong thức ăn thực vật là xenlulôzơ, rất ít prôtêin. 1. Biến đổi cơ học: Gồm quá trình biến đổi ở răng và dạ dày. Chức năng: nghiền nát thức ăn - Răng: + Răng cửa to bản bằng + Răng nanh giống răng cửa + Răng hàm có nhiều gờ có bề mặt nghiền rộng và có nhiều nếp men răng cứng - Dạ dày: chắc, khỏe a. Ở động vật nhai lại. Biến đổi cơ học: Cơ quan nghiền là răng và cơ dạ dày. Dạ dày chia làm 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. b. Ở động vật có dạ dày đơn. Biến đổi cơ học: Cơ quan nghiền là răng và cơ dạ dày. Thức ăn được biến đổi một phần ở dạ dày và ruột c. Chim ăn hạt và gia cầm. Biến đổi cơ học: Không có răng nên mổ hạt và nuốt ngay → dạ dày tuyến → dạ dày cơ (mề). 2. Biến đổi hóa học và sinh học Lưu hành nội bộ
Trang 24
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
a. Ở động vật nhai lai. - VD: trâu, bò, hươu, nai, dê, cừu. Dạ dày có 4 ngăn. - Tóm tắt quá trình tiêu hóa: Thức ăn vào miệng (nhai qua loa) → dạ cỏ (nhờ enzim và VSV phân giải thành tinh bột) → dạ tổ ong → miệng (nhai lại) → dạ lá sách (hấp thụ bớt nước) → dạ lá khế (tiết pepsin và HCl phân giải prôtêin cỏ và VSV) → ruột (hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu) b. Ở động vật có dạ dày đơn - VD: ngựa, thỏ, … - Thức ăn được tiêu hóa một phần ở dạ dày và ruột giống các ĐV khác. Riêng xenlulôzơ sẽ được biến đổi ở manh tràng nhờ VSV c. Ở chim ăn hạt và gia cầm. - Thức ăn → diều → dạ dày cơ (nghiền nát thức ăn) và dạ dày tuyến (tiết dịch tiêu hóa) giúp biến đổi thức ăn → ruột (thức ăn biến đổi nhờ dịch tiêu hóa tiết ra từ tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột.
CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Sự khác nhau giữa tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào. - Tiêu hoá nội bào là tiêu hoá thức ăn ở bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hoá hoá học trong không bào tiêu hoá nhờ hệ thống enzim. - Tiêu hoá ngoại bào là tiêu hoá thức ăn bên ngoài tế bào, thức ăn có thể được tiêu hoá hoá học trong túi tiêu hoá hoặc được tiêu hoá cả về mặt cơ học và hoá học trong ống tiêu hoá. Câu 2. Cho biết những ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với trong túi tiêu hoá? - Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hoá không bị trộn lẫn với chất thải. Còn thức ăn trong túi tiêu hoá bị lẫn với chất thải. - Trong ống tiêu hoá dịch tiêu hoá không bị hoà loãng, còn trong túi tiêu hoá dịch tiêu hoá vị hoà lẫn với nước. - Thức ăn đi theo một chiều. Ống tiêu hoá hình thành các bộ phận tiêu hoá thực hiện các chức năng khác nhau: Tiêu hoá cơ học, tiêu hoá hoá học, hấp thụ thức ăn trong khi đó túi tiêu hoá không có sự chuyên hoá như trong ống tiêu hoá. Câu 3. Vì sao khi ta nằm hoặc cúi xuống, thức ăn vẫn được nuốt vào và xuống dạ dày? - Nuốt là động tác nửa tự động. Trong giai đoạn đầu, nuốt là một động tác có ý thức: con người chủ động ngậm môi lại, lưỡi nâng cao viên thức ăn lên, ấn nó vào vòm cứng, sau đó lưỡi rụt lại một chút để đưa thức ăn vào vòm mềm, sát với họng. Thức ăn chạm vào hầu và thực quản. Từ đây nuốt là động tác tự động. - Thực quản được cấu tạo bởi lớp cơ trơn (cơ vòng và cơ dọc) nên thực quản co bóp một cách tự động theo kiểu nhu động. Nhờ vậy mà có thể nuốt thức ăn không lệ thuộc vào trọng lực của nó, ngay cả khi nằm hoặc cúi xuống. Câu 4. Thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt có ý nghĩa gì? Trình bày cơ chế của hiện tượng trên. - Thức ăn chuyển xuống ruột từng đợt có ý nghĩa là: + Dễ dàng trung hoà tính axit của thức ăn. + Các enzim đủ thời gian biến đổi thức ăn. + Đủ thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng - Thức ăn xuống ruột từng đợt có liên quan đến sự đóng mở môn vị. + Sự co bóp của dạ dày với áp lực ngày càng tăng làm cơ vòng môn vị mở. + Do pH ở tá tràng thay đổi khi thức ăn từ dạ dày xuống (kiếm -> axit) gây phản xạ co thắt cơ vòng môn vị. Câu 5. Về mặt cấu tạo, ống tiêu hoá của động vật ăn cỏ có gì khác biệt so với động vật ăn thịt? - Ở miệng có răng cửa và răng nanh thân to, chân rông giúp gặm thức ăn, răng hàm và răng cạnh hàm phẳng có những đường gờ chạy từ trước đến sau giúp nghiền cỏ. - Có nhiều vi sinh vật cộng sinh do đó mới có thể tiêu hoá được loại thức ăn khó tiêu hoá nhất là xenlulôzơ. - Ruột dài nên đoạn đường di chuyển của thức ăn trong ống tiêu hoá sẽ dài hơn, có đủ thời gian để biến đổi và hấp thu loại thức ăn khó tiêu. - Ống tiêu hoá có thể có sự biến đổi đặc trưng cho từng loài phù hợp với chức năng tiêu hoá xenlulozơ. Ví dụ, động vật nhai lại có dạ dày 4 túi, thỏ có manh tràng phát triển. Câu 6. Để điều trị bệnh loét dạ dày do thừa axit, người ta có thể sử dụng thuốc ức chế hoạt động loại prôtêin nào của màng tế bào niêm mạc dạ dày? Giải thích. GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 25
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN +
Tế bào niêm mạc dạ dày tạo ra axit HCl bằng cách có một số bơm H (bơm proton) và một số khác bơm Cl– vào trong dạ dày để rồi các ion này kết hợp với nhau tạo ra HCl trong dịch vị dạ dày. Nếu vì lý do nào đó việc tiết các ion này tăng lên quá mức sẽ khiến cho dạ dày bị dư thừa axit và bị loét. Do vậy, chúng ta có thể dùng thuốc ức chế các bơm proton trên màng sinh chất để giảm bớt axit của dạ dày.
Bài 17: HÔ HẤP I. Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ở các nhóm động vật 1. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể. - Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, giun đốt sự trao đổi khí thưc hiện qua màng sinh chất hoặc qua bề mặt cơ thể 2. Trao đổi khí qua mang - VD: trai, cua, ốc, tôm, cá, … - O2 hoà tan trong nước khuyếch tán vào máu, đồng thời CO2 từ máu khuyêch1 tán vào dòng nước chảy qua các lá mang nhờ hoạt động của các cơ quan tham gia vào hoạt động hô hấp: ở cá là sự nâng lên của xương nắp mang, phối hợp với sự đóng mở của miệng ; ở tôm cua là hoạt động của các tấm quạt nước. + Khi cá thở ra: cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở ra. + Khi cá thở vào: cửa miệng mở ra, thềm khoang miệng hạ xuống, nắp mang đóng - Cách sắp xếp của mao mạch trong phiến mang giúp cho dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài, làm tăng hiệu suất trao đổi khí giữa máu và dòng nước giàu O2 đi qua mang. 3. Trao đổi khí qua hệ thống ống khi a. Ở sâu bọ: Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần phân bố đến tận các tế bào của cơ thể để trao đổi khí. Hệ thống ống khí thông ra ngoài qua các lổ thở. - Sự lưu thông khí trong các ống khí thực hiện được nhờ sự co dãn của phần bụng -> làm thay đổi thể tích của khoang thân b. Ở chim: phổi nằm sát vào hốc sườn không thể thay đổi thể tích của khoang thân sự lưu thông khí phổi được thực hiện nhờ sự co dãn của hệ thống túi khí thông với phổi. Khi thể tích của khoang thân thay đổi theo sự co dãn của các cơ sườn hoặc sự nâng lên của đôi cánh khi bay làm cho các túi khí phồng xẹp không khí lưu thông qua các ống khí ở phổi diễn ra liên tục theo một chiều nhất định, kể cả khi hít vào và thở ra, đảm bảo không có không khí đọng trong phổi. 4. Trao đổi khí ở các phế nang (trong phổi) Đối với đa số ĐV trên cạn và 1 số ít ĐV dưới nước như rắn nước, ba ba, cá heo, cá voi,… sự trao đổi khí thực hiện qua bề mặt trao đổi khí ở các phế nang trong phổi. Sự lưu thông khí qua phổi thực hiện được nhờ sự nâng hạ của thềm miệng (ở lưỡng cư) hoặc co dãn của các cơ thở, làm thay đổi thể tích của khoang thân (bò sát) hay khoang ngực (ở thú và người) - Chúng thực hiện trao đổi khí qua phế nang trong phổi II. Vận chuyển O2, CO2 trong cơ thể và trao đổi khí ở tế bào (hô hấp trong) - Sự vận chuyển O2 và CO2 trong cơ thể được thực hiện nhờ máu và dịch mô. - Ôxy hít vào phổi(mang) được khuếch tán vào máu. Chúng kết hợp với hêmôglôbin hoặc hêmôxianin (sắc tố hô hấp) để trở thành máu động mạch chuyển đến tế bào. - CO2 được khuyếch tán vào máu và được vận chuyển tới mang hoặc phổi. CO2 được vận chuyển dưới dạng natribicacbônat (NaHCO3), một phần dưới dạng hoà tan trong huyết tương qua phổi tới mang ra ngoài.
Lưu hành nội bộ
Trang 26
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1 (đề thi 2007 - 2008): Cơ quan hô hấp của ĐV tiến hoá theo những hướng nào? Hướng tiến hoá: - Ngày càng phức tạp về cấu tạo và chức năng - Ngày càng thích nghi cao độ với môi trường Câu 2. Nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí của cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước? - Bề mặt trao đổi khí rộng, mỏng, ẩm ướt, có nhiều mao mạch, có sắc tố hô hấp, có sự lưu thông khí. - Sự hoạt động nhịp nhàng của xương nắp mang và miệng tạo dòng nước chảy một chiều liên tục từ miệng đến mang. - Cách sắp xếp mao mạch trong mang giúp máu chảy trong mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch. Câu 3 (đề thi 2008 - 2009): Quá trình hô hấp của cá và chim có những đặc điểm nào nổi bật? *Ở cá: - Trao đổi khí giữa máu trong các phiến mang và dòng nước bên ngoài liên tục nhờ sự thay đổi thể tích của khoang miệng và khoang nắp mang - Dòng nước chảy qua các lá mang và phiến mang luôn ngược chiều với dòng máu trong mao mạch phiến mang *Ở chim: - Dòng khí luân chuyển liên tục qua các ống k hí trong phổi nhờ sự co giãn các túi khí trong cơ thể tạo sự trao đổi khí liên tục giữa máu và khí trời - Trong phổi không có khí đọng như ở người và thú Câu 4. Tại sao người ta có thể thở bình thường ngay cả khi không suy nghĩ gì hay khi ngủ. - Nhờ phản xạ hô hấp: Là phản xạ không điều kiện mà trung khu nằm ở hành tuỷ. - Phản xạ xảy ra như sau: + Phế nang xẹp, kích thích cơ quan thụ cảm nằm trong thành phế nang, làm xuất hiện xung thần kinh. Xung thần kinh truyền về trung khu hô hấp và theo dây li tâm đến làm co các cơ thở gây nên sự hít vào. + Khi phế nang căng sẽ kìm hãm trung khu hít vào, cắt luồng thần kinh li tâm tới các cơ hít vào làm giãn các cơ này đồng thời kích thích trung khu thở ra. Cứ như vậy, hít vào, thở ra kế tiếp nhau và diễn ra liên tục. Câu 5. Nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí của cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước? - Bề mặt trao đổi khí rộng, mỏng, ẩm ướt, có nhiều mao mạch, có sắc tố hô hấp, có sự lưu thông khí. - Sự hoạt động nhịp nhàng của xương nắp mang và miệng tạo dòng nước chảy một chiều liên tục từ miệng đến mang. - Cách sắp xếp mao mạch trong mang giúp máu chảy trong mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch. Câu 6. Để tối ưu hóa hiệu quả trao đổi khí thì bề mặt hô hấp phải có những đặc điểm gì? Giải thích đặc điểm cấu tạo cơ quan hô hấp của chim thích nghi với đời sống bay lượn. + Đặc điểm của bề mặt hô hấp: - Bề mặt hô hấp cần phải mỏng, rộng và ẩm ướt để các chất khí dễ dàng khuếch tán. - Có mạng lưới mao mạch phát triển và thường chảy theo hướng ngược chiều với dòng khí đi vào để làm chênh lệch phân áp các chất khí giữa hai phía của bề mặt hô hấp. + Đặc điểm cơ quan hô hấp của chim: - Dòng máu chảy trong các mao mạch trên thành ống khí ngược chiều với dòng khí đi qua các ống khí. - Phổi của chim gồm nhiều ống khí song song và các túi khí có thể co giãn giúp cho việc thông khí qua phổi theo một chiều và luôn giàu ôxi cả khi hít vào và khi thở ra.
GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 27
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Bài 18: TUẦN HOÀN I. Tiến hóa của hệ tuần hoàn 1. Ở động vật chưa có hệ tuần hoàn - Động vật đơn bào và một số động vật đa bào như thủy tức, giun dẹp, … kích thước nhỏ, diện tích cơ thể lớn so với khối lượng - Các tế bào cơ thể có thể trao đổi chất trực tiếp với MT bên ngoài. 2. Ở động vật đã xuất hiện hệ tuần hoàn - Côn trùng, động vật có xương sống, … - Trao đổi chất với MT thông qua máu và dịch mô bao quanh tế bào - Vai trò của máu và dịch mô: vận chuyển các chất từ ngoài môi trường đến các cơ quan và vận chuyển các chất cần loại thải ra khỏi cơ thể. - Động lực làm cho máu vận chuyển là sự co bóp của tim. Con đường vận chuyển máu là hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch) 3. Tiến hóa của hệ tuần hoàn - Từ chưa có hệ tuần hoàn đến có hệ tuần hoàn - Từ hệ tuần hoàn hở → hệ tuần hoàn kín - Từ hệ tuần hoàn đơn → hệ tuần hoàn kép - Từ hệ tuần hoàn có 2 ngăn → 3 ngăn (máu pha nhiều ở lưỡng cư đếm máu pha ít hơn khi xuất hiện vách hụt trong tâm thất như ở bò sát) → 4 ngăn(máu khi bị pha trộn, thích nghi với hoạt động sống có nhu cầu năng lượng ngày càng cao) - Từ hệ tuần hoàn có sự pha trộn máu đến hệ tuần hoàn không có pha trộn máu II. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín 1. Hệ tuần hoàn hở - Đa số thân mềm và chân khớp, tim có cấu tạo đơn giản. - Đặc điểm: không có hệ thống mao mạch - Khi tim co, máu được bơm vơi áp lực thấp vào xoang cơ thể và trao đổi chất trực tiếp với tế bào. - Ở côn trùng, hệ tuần hoàn chỉ làm chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết 2. Hệ tuần hoàn kín - Có ở giun đốt, mực ống, bạch tuột và động vật có xương sống - Đặc điểm: có hệ thống mao mạch - Tim co bóp đẩy máu với áp suất lớn vào hệ thống động mạch đến mao mạch (trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch) sau đó theo hệ thống tĩnh mạch về tim - Các mạch xuất phát từ tim được nối với các mạch đưa máu trở về tim bằng các mao mạch,máu không trực tiếp tiếp xúc với tế bào mà thông qua dịch mô. - Ở ĐV có xương sống cón có mạch bạch huyết. - Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn qua tim theo 1 chiều hướng nhất định nhờ các van tim. - Gồm: + Hệ tuần hoàn đơn: Có ở cá. Chỉ có một vòng tuần hoàn + Hệ tuần hoàn kép: Có từ Lưỡng cư đến Thú (có phổi). Gồm vòng tuần hoàn lớn vận chuyển máu đi khắp cơ thể để thực hiện trao đổi chất và vòng tuần hoàn nhỏ vận chuyển khí để thực hiện sự trao đổi khí ở phổi. So sánh hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín Nội dung Tuần hoàn hở Tuần hoàn kín Phức tạp: TN, TT, van tim…. Tim (cấu Đơn giản, có các lỗ tim. tạo và hoạt Tim co → máu bơm vào xoang cơ thể Tim co đẩy máu vào động mạch với áp lực động) với áp lực thấp. máu tiếp xúc trực tiếp lớn, máu không tiếp xúc trực tiếp với tế bào với tế bào. mà thông qua dịch mô Hệ mạch Gồm tĩnh mạch, động mạch. Gồm tĩnh mạch, động mạch, mao mạch. (cấu tạo và Hệ tĩnh mạch góp thu gom các sản phẩm Đưa máu tới mô, cơ quan thông qua dịch mô hoạt động) trao đổi chất vê tim nhờ các lổ tim. → TĐC → vận chuyển các chất về tim.
Lưu hành nội bộ
Trang 28
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Bài 19: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TUẦN HOÀN I. Quy luật hoạt động của tim và hệ mạch 1. Hoạt động của tim Hoạt động của cơ tim có gì sai khác so với hoạt động của cơ xương(cơ vân)? Hoạt động của cơ tim Hoạt động của cơ xương - Cơ tim hoạt động theo quy luật “Tất cả hoặc không có - Cơ vân co phụ thuộc vào cường độ kích gì”. thích (sau khi kích thích đã tới ngưỡng) - Cơ tim hoạt động tự động (Không theo ý muốn) - Cơ vân hoạt động theo ý muốn - Cơ tim hoạt động theo chu kỳ (Có thời gian nghỉ đủ để - Cơ vân chỉ hoạt động khi có kích thích đảm bảo sự phục hồi khả năng hoạt động do thời gian trơ co thời kỳ trơ tuyệt đối ngắn. tuyệt đối dài) a. Cơ tim hoạt động theo quy luật “Tất cả hoặc không có gì”. - Khi kích thích dưới ngưỡng → tim hoàn toàn không co bóp - Khi kích thích tới ngưỡng → tim co bóp tối đa - Khi kích thích trên ngưỡng → tim không co mạnh hơn nữa. b. Cơ tim có khả năng HĐ tự động: - Tính tự động của tim: là khả năng hoạt động của tim khi tách rời khỏi cơ thể - Tim có tính tự động là nhờ hệ dẫn truyền tim - Hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng lưới Puôckin. - Hoạt động của hệ dẫn truyền tim: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp, xung thần kinh được truyền tới 2 tâm nhĩ (làm tâm nhĩ co) và nút nhĩ thất, và truyền theo bó His tới mạng lưới Puôckin phân bố trong thành cơ giữa 2 tâm thất làm cho tâm thất co c. Tim hoạt động theo chu kì. - Chu kì tim: là một lần co dãn của tim - Một chu kì tim gồm pha co tâm nhĩ, đến pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung. VD: ở người, chu kì tim = 0,8s. Trong đó, tâm nhĩ co: 0,1s, tâm thất co 0,3s, pha dãn chung 0,4s → nhịp tim người khoảng 75 lần. phút. - Ở đa số động vật, nhịp tim/phút tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể: động vật càng nhỏ, tim đập càng nhanh và ngược lại động vật càng lớn tim đập càng chậm. - Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn. Tỉ lệ S/V càng lớn thì nhiệt lượng bị mất vào môi trường xung quanh càng nhiều, chuyển hoá tăng lên, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ nhu cầu O2 cho quá trình chuyển hoá. - Tim hoạt động suốt đời không mỏi: vì thời gian nghỉ trong chu kì tim đủ để phục hồi khả năng hoạt động của cơ tim. Nếu xét riêng hoạt động của thành cơ thuộc các ngăn tim thì thời gian nghỉ còn nhiều hơn thời gian co của các ngăn tim. 2. Hoạt động của hệ mạch Hệ mạch bao gồm các động mạch, tĩnh mạch nối với nhau qua các mao mạch a. Huyết áp: - Khái niệm: huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch. - Khi tim co, đẩy một lượng máu lớn lên ĐM gây nên áp lực lớn lên thành mạch → huyết áp tâm thu (HAmax). Khi tim dãn, máu không được lên ĐM, áp lực máu lên thành mạch giảm → huyết áp tâm trương (HAmin) - Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng ; tim đập chậm và yếu làm huyết áp hạ. - Nếu huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài, đó là chứng huyết áp cao. Nếu huyết áp cực đại thường xuống dưới 80mmHG là thuộc chứng huyết áp thấp. b. Vận tốc máu. - Là tốc độ máu chảy trong thời gian một giây - Vận tốc máu phụ thuộc vào:tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp ở 2 đầu đoạn mạch. Tiết diện nhỏ và chênh lệch huyết áp lớn → máu chảy nhanh (và ngược lại). - Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chảy chậm nhất trong các mao mạch → đảm bảo cho sự trao đổi giữa máu và tế bào. VD: Ở người - Tiết diện ĐMC là 5-6cm2 → vận tốc máu: 500mm. s - Tiết diện MM 6200cm2 → vận tốc máu 0,5mm. s II. Điều hòa hoạt động của tim - mạch GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 29
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
1. Điều hòa hoạt động tim - Ngoài hệ dẫn truyền tim, tim còn sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm qua các dây thần kinh tương ứng. - Dây giao cảm có tác dụng tăng nhịp tim và sức co tim. Dây đối giao cảm có tác dụng giảm nhịp tim và sức co tim. 2. Điều hòa hoạt động hệ mạch. Điều hoà hoạt động của các mạch là do các nhánh thần kinh sinh dưỡng. Nhánh giao cảm gây co mạch ở những nơi cần ít máu và nhánh đối giao cảm gây dãn mạch ở những nơi cần nhiều máu. 3. Phản xạ điều hòa hoạt động tim – mạch - Nhờ các xung TK từ các thụ quan áp lực và thụ quan hóa học nằm ở cung chủ động mạch và xoang động mạch cổ theo các sợi hướng tâm nằm ở trung khu vận mạch trong hành tủy, từ đó xảy ra sự điều hòa hoạt động tim mạch để điều chỉnh huyết áp, vận tốc máu cho phù hợp với yêu cầu của các cơ quan trong cơ thể. - Ví dụ: * Khi huyết áp giảm hoặc khi nồng độ khí CO2 trong máu tăng → tim đập nhanh và mạnh,mạch co lại → áp lực máu tăng → máu chảy mạnh. * Khi lượng máu cung ấp cho não không đủ → tăng cường hoạt động của tim và co mạch ở các khu vực không hoạt động → dồn máu cho não.
CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Ở người, trong chu kì tim, khi tâm thất co thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi bằng nhau và không bằng nhau trong những trường hợp nào? Giải thích. Một chu kì tuần hoàn máu trải qua hai vòng tuần hoàn (vòng tuần hoàn qua phổi và vòng tuần hoàn đến các mô, cơ quan), trong đó lượng máu đi vào hai vòng tuần hoàn là ngang nhau, do vậy trong điều kiện bình thường thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi bằng nhau. Khi một trong hai lá van tim (van 2 lá hoặc van 3 lá) bị hở, khi bệnh nhân bị suy tim (suy tâm thất trái) thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi không bằng nhau. Câu 2. ở người, khi căng thẳng thần kinh thì nhịp tim và nồng độ glucôzơ trong máu thay đổi như thế nào? Giải thích. Khi căng thẳng thần kinh (bị stress) thì tăng nhịp tim và tăng đường huyết. Vì sự căng thẳng đã tác động đến phân hệ thần kinh giao cảm, gây hưng phấn thần kinh giao cảm. Thần kinh giao cảm sẽ tác động đến hạch xoang nhĩ làm tăng tần số phát nhịp dẫn tới tăng nhịp tim. Thần kinh giao cảm sẽ tác động kích thích quá trình chuyển hoá Glicôgen thành glucôzơ, tăng quá trình chuyển hoá lipit thành glucôzơ cho nên lượng đường trong máu tăng. Câu 3. Khi huyết áp thấp thì quá trình lọc ở cầu thận của cơ quan bài tiết nước tiểu bị trở ngại, thận đã tự điều chỉnh huyết áp bằng cách nào để quá trình lọc trở lại bình thường? - Cầu thận chỉ lọc được dễ dàng khi có áp suất lọc, mà áp suất lọc = huyết áp - (áp suất keo+ áp suất thuỷ tĩnh của dịch lọc trong nang Bao man). Huyết áp thấp thì áp suất lọc càng thấp nên trở ngại cho quá trình lọc máu tạo nước tiểu đầu. Thận đáp ứng lại bằng cách tiết ra renin điều chỉnh huyết áp qua hệ thống renin-angiotensin-aldosteron (RAAS) để tạo thành Angiotensin II. Chất này làm co mạch máu dẫn đến tăng huyết áp. - Angiotensin II cũng kích thích tuyến thượng thận tăng tiết hoocmon aldosteron và hoocmon này tác động lên ống lượn xa làm tăng tái hấp thu Na+ và nước ở ống lượn xa dẫn đến tăng thể tích máu và tăng huyết áp. Câu 4. Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng. Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua. - Mao mạch có đường kính rất nhỏ đủ chỉ để cho các tế bào hồng cầu di chuyển theo một hàng nhằm tối đa hoá việc trao đổi các chất với dịch mô. - Mao mạch chỉ được cấu tạo từ một lớp tế bào không xếp sít với nhau nhằm giúp cho một số chất cần thiết và bạch cầu có thể dễ ra vào mao mạch nhằm thực hiện chức năng vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể. - Số lượng mao mạch trong các cơ quan là rất lớn, chỉ cần khoảng 5% số mao mạch có máu lưu thông là đủ, số còn lại có tácdụng điều tiết lượng máu đến các cơ quan khác nhau theo các nhu cầu sinh lý của cơ thể. Lượng máu tới các mao mạch được điều tiết bởi các cơ vòng ở đầu các động mạch máu nhỏ trước khi tới lưới mao mạch. Câu 5. Hệ tuần hoàn kín xuất hiện từ giun đốt. Theo em chân khớp xuất hiện sau giun đốt trong quá Lưu hành nội bộ
Trang 30
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
trình tiến hoá có hệ tuần hoàn kín hay hở? Giải thích. - Côn trung có hệ tuần hoàn hở. Do côn trung tiến hành trao đổi khí qua hệ thống ống khí. Các ống khí phân nhánh trực tiếp đến từng tế bào. Do đó côn trùng không sử dụng hệ tuần hoàn kín để cung cấp O2 cho tế bào và thải CO2 ra khỏi cơ thể. - Côn trùng có lớp xương kitin cứng bao bọc lấy cơ thể vì vậy nếu lực đẩy của tim yếu sẽ không đủ khả năng đáp ứng được quá trình trao đổi chất của cơ thể. Câu 6: (đề thi 2008 - 2009): Giải thích tại sao hệ tuần hoàn hở thích hợp cho ĐV có kích thước cơ thể nhỏ và hoạt động chậm? Vì sao các động vật có xương sống kích thước cơ thể lớn cần phải có hệ tuần hoàn kín? - Những động vật có kích thước cơ thể nhỏ, hoạt động chậm tốn ít NL, nhu cầu cung cấp chất dinh dưỡng và đào thải thấp - HTH hở chưa có cấu tạo hoàn hảo, vận tốc vận chuyển máu chậm, dòng máu có áp lực thấp, không điều hoà được do đó khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và chất đào thải kém, chỉ đáp ứng được cho những cơ thể sinh vật có nhu cầu cung cấp và đào thải thấp - Những ĐV có kích thước cơ thể lớn, hoạt động mạnh tốn nhiều NL, nhu cầu cung cấp chất dinh dưỡng và đào thải cao - HTH kín có cấu tạo hoàn hảo, vận tốc vận chuyển máu nhanh, dòng máu lưu thông liên tục trong mạch với áp lực cao, có thể điều hoà được do đó khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và chất đào thải tốt, đáp ứng được cho những cơ thể sinh vật có nhu cầu cung cấp và đào thải cao Câu 7 (đề 2007 - 2008): Một người ở vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao có không khí nghèo O2. Hãy cho biết trong cơ thể người đó xảy ra những thay đổi nào về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp và tuần hoàn? Những thay đổi xảy ra: - Nhịp thở tăng nhanh và mạnh hơn, tăng khả năng trao đổi O2, CO2, tăng dung tích trao đổi khí ở phổi.... - Tim đập nhanh hơn, tăng tốc độ tuần hoàn máu - Tuỷ xương sản xuất thêm hồng cầu đưa vào máu làm tăng khả năng vận chuyển O2 của máu. Câu 8 (đề 2007 - 2008): a. Giải thích tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn đập được một thời gian ngắn nếu ta ngâm vào dung dịch dinh dưỡng thích hợp và có O2? b. Vì sao nhịp tim của trẻ con thường cao hơn người lớn? a. Vì tim có tính tự động, do hệ thống nút và sợi đặc biệt phối hợp hoạt động: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp, xung thần kinh được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất, rồi truyền theo bó His tới mạng Puóckin phân bố trong thành cơ giữa 2 tâm thất làm các tâm thất, tâm nhĩ co b. Vì: + Tim yếu => tạo lực yếu + Hoạt động trao đổi chất mạnh, nhu cầu O2 cao + Thể tích tim nhỏ Câu 9: Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? - Vì tim hoạt động có tính chu kì: thời gian co tâm nhĩ: 0,1 s, thời gian co tâm thất: 0,3s, thời gian giãn chung: 0,4s - Thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim đủ để phục hồi khả năng hoạt động của cơ tim. Nếu xét riêng hoạt động của thành cơ thuộc các ngăn tim thì thời gian nghỉ co nhiều hơn thời gian co của các ngăn tim
Bài 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI I. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi 1. Khái niệm: Các hệ thống sống dù ở mức độ nào cũng chỉ tồn tại và phát triển khi MT bên trong luôn duy trì được sự cân bằng và ổn định gọi là nội cân bằng. 2. Ý nghĩa: Cân bằng nội môi giúp duy trì áp suất thẩm thấu, huyết áp và độ pH của môi trường bên trong (nội môi) ổn định, đảm bảo sự tồn tại và thực hiện được chức năng của các tế bào cơ thể. II. Cơ chế đảm bảo cân bằng nội môi - Các bộ phận tham gia vào quá trình cân bằng nội môi: + Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ thể hặc cơ quan thụ cảm. + Bộ phận điều khiển: trung ương TK hoặc tuyến nội tiết. + Bộ phận đáp ứng kích thích. 1. Cân bằng áp suất thẩm thấu a. Vai trò của thận trong sự điều hòa nước và muối khoáng. GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 31
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
* Điều hòa lượng nước: phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu và huyết áp. - Khi áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm → thùy sau tuyến yên tăng cường tiết hoocmôn đa niệu (ADH) gây co động mạch → giảm bài xuất nước tiểu và tái hấp thu nước - Khi áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng → tăng bài xuất nước tiểu * Điều hoà muối khoáng: thành phần chủ yếu điều hòa áp suất thẩm thấu của máu là NaCl - Khi hàm lượng Na+ giảm → tuyến thượng thận tiết hoocmôn anđostêron → tái hấp thu Na+ - Khi hàm lượng Na+ tăng → lượng muối dư thừa sẽ được loại bỏ b. Vai trò của gan trong sự chuyển hóa các chất. * Điều hòa lượng glucơzơ: - Nồng độ glucơzơ tăng cao → tuỵ tiết ra isullin làm tăng quá trình chuyển đường thành glicogen trong gan - Nồng độ glucơzơ giảm → tuỵ tiết ra glucagon chuyển glicogen trong gan thành đường * Điều hoà lượng prôtêin huyết tương trong máu: - Gan điều hòa được nồng độ của các dạng prôtêin trong huyết tương như Fibrinozen, globulin, Anbumin. - Anbumin có vai trò làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương,giữ nước, giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu. - Nếu rối loạn chức năng gan,protêin huyết tương giảm,áp suất thẩm thấu giảm,nước bị ứ lại trong các mô → phù nề. 2. Cân bằng pH nội môi - pH ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các enzim, thay đổi chiều hướng của các phản ứng sinh hoá. - Các phản ứng sinh hoá trong cơ thể đòi hỏi một khoảng pH nhất định. - Cơ thể điều hoà pH thông qua điều hoà nồng độ ion H+ - Có 3 loại hệ đệm: + Hệ đệm bicacbonat: NaHCO3. H2CO3 (HCO3-. CO2): là hệ đệm có khả năng đệm tức thời nhưng không có khả năng đệm tối đa. Nồng độ CO2 do phổi điều chỉnh. Nồng độ bicacbonat do thận điều chỉnh. + Hệ đệm photphat: Na2HPO4. NaH2PO4 (HPO4. H2PO4-): có nhiều ở ống thận nên có khả năng tối đa ở vùng này + Hệ đệm prôtêinat: gồm các prôtêin huyết tương và prôtêin trong TB (TB hồng cầu) - Các axit amin có gốc –COOH có khả năng giải phóng H+, có gốc NH2 có khả năng hấp thu H+ → Hệ đệm prôtêinat là hệ đệm mạnh nhất của cơ thể. 3. Cân bằng nhiệt: Cơ thể cân bằng quá trình sinh nhiệt và toả nhiệt đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.
CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. ở chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tuỵ, mặc dù đã được tiêm hoocmôn tuyến tuỵ với liều phù hợp, nhưng con vật vẫn chết. Dựa vào chức năng tuyến tuỵ, giải thích vì sao con vật vẫn chết. Các hoocmôn tuyến tuỵ đều có bản chất là nosterôit (không phải strerôit) nên các thụ quan của nó nằm ở trên màng sinh chất của tế bào. Chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tuỵ khi tuyến tuỵ không tạo ra được hoocmôn hoặc tạo ra được hoocmôn nhưng tế bào đích bị sai hỏng thụ quan. Chuột thí nghiệm được tiêm hoocmon với nồng độ thích hợp nhưng vẫn bị chết chứng tỏ chuột bị sai hỏng thụ quan của tế bào đích nên hoocmôn không có hoạt tính. Tuyến tụy còn có chức năng ngoại tiết: tiết enzim tiêu hóa, trong trường hợp tuyến tụy bị hỏng chức năng gây rối loạn tiết enzim, hiện tượng tràn dịch tụy…trong những trường hợp này nếu tiêm hoocmon chuột vẫn bị chết. Câu 2. Ở người, khi nồng độ CO2 trong máu tăng thì huyết áp, nhịp và độ sâu hô hấp thay đổi như thế nào? Tại sao? Nồng độ CO2 trong máu tăng thì tăng huyết áp, tăng nhịp và tăng độ sâu hô hấp. Vì: Nồng độ CO2 trong máu tăng thì làm tăng lượng H+ trong máu, các iôn H+ sẽ tác động lên các thụ quan hoá học ở động mạch làm phát xung thần kinh truyền về trung ương giao cảm, trung ương giao cảm sẽ kích thích hạch xoang nhĩ tăng tần số phát nhịp làm tăng nhịp tim. Mặt khác trung ương giao cảm sẽ phát xung đến trung khu hô hấp làm tăng nhịp thở, gây có thắt mạnh cơ hoành và các cơ liên sườn làm thở sâu. Lưu hành nội bộ
Trang 32
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Câu 3. Các chất độc hại có trong cơ thể được gan xử lí theo những cơ chế chủ yếu nào? Theo cơ chế chủ yếu: - Cơ chế khử độc: Quá trình này thường bao gồm gắn hay kết hợp các chất độc với các chất hữu cơ khác tạo thành các nhóm hoạt động như một phân tử "đánh dấu". Nhờ đó thận có thể nhận biết và đào thải ra ngoài như các chất cặn bã. - Cơ chế phân huỷ trực tiếp (bởi enzym): Gan phân huỷ trực tiếp các chất độc thành các chất không độc để có thể được sử dụng trong quá trình chuyển hoá. Câu 4. Phản ứng sinh lí gì xảy ra khi các yếu tố kích thích tác động đến cơ thể người làm tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, tăng tiết mồ hôi…? Nêu cơ chế hình thành phản ứng đó. Đây là phản ứng stress báo động ngắn hạn. Cơ chế: Tín hiệu gây stress được chuyển tới vùng dưới đồi → tăng cường hoạt động của hệ thần kinh giao cảm → tăng tiết adrênalin và noadrênalin (từ tuyến thượng thận); đồng thời xung từ thần kinh giao cảm làm xuất hiện những biến đổi có tính chất báo động như: tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, giãn phế quản, tăng tiết mồ hôi … Các phản ứng báo động cùng với các phản ứng đề kháng có tác dụng giảm stress cho cơ thể. Câu 5. Sự tăng lên của nồng độ ion H+ hoặc thân nhiệt có ảnh hưởng như thế nào đến đường cong phân li của ôxi - hêmôglobin (HbO2)? Liên hệ vấn đề này với sự tăng cường hoạt động thể lực. - Sự tăng ion H+ và nhiệt độ máu làm đường cong phân li dịch về phía phải nghĩa là làm tăng độ phân li của HbO2, giải phóng nhiều O2 hơn. - Sự tăng giảm về ion H+ và nhiệt độ máu liên quan đến hoạt động của cơ thể. Cơ thể hoạt động mạnh sẽ sản sinh ra nhiều CO2 làm tăng ion H+ và tăng nhiệt độ cơ thể cũng sẽ làm tăng nhu cầu oxi, nên tăng độ phân li HbO2 giúp giải phóng năng lượng. Câu 6. Nêu sự khác biệt về cấu trúc thận của loài động vật có vú sống ở sa mạc với cấu trúc thận của loài động vật có vú sống ở nước. Giải thích. - Thận của các loài có vú sống ở sa mạc có vùng tuỷ thận dày hơn nhiều so với vùng tuỷ thận của động vật sống ở nước. - Lý do là vùng tuỷ thận dày chứa quai Henle dài và ống góp nhằm tái hấp thu được nhiều nước trở lại cơ thể, do vậy chúng tiết kiệm được nước. Chương II: CẢM ỨNG A-CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
Bài 23: HƯỚNG ĐỘNG Cảm ứng: Là phản ứng của SV đối với kích thích của môi trường. I. Khái niệm hướng động: Là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định. *Đặc điểm: - Vận động chậm và được điều tiết bởi hoocmôn thực vật - Vận động theo chiều thuận gọi là hướng động dương, theo chiều ngược gọi là hướng động âm. II. Các kiểu hướng động: 1. Hướng đất (hướng trọng lực) - Thí nghiệm: Đặt hạt đậu mới nảy mầm ở vị trí nằm ngang - Kết quả: rễ cong xuống, thân cong lên - Giải thích: + Vận động hướng đất theo chiều lực hút của trái đất là do sự phân bố không đều của auxin ở hai mặt của rễ. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cho sự phân chia kéo dài tế bào làm rễ cong xuống đất (Rễ hướng đất dương). + Hàm lượng auxin ở mặt dưới của chồi ngọn nhiều hơn mặt trên nên tế bào phân chia kéo dài làm chồi ngọn quay lên trên (Chồi ngọn hướng đất âm) 2. Hướng sáng - Thí nghiệm: Ở trong hộp kín có một lổ tròn, đặt cây vào trong. - Kết quả: chồi ngọn vươn về phía ánh sáng (hướng sáng dương) - Giải thích: + Do sự phân bố auxin mà cụ thể là axit indolaxetic (AIA) không đều nhau. Auxin vận chuyển chủ động về phía ánh sáng. Lượng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào. + AIA được xâm nhập vào thành tế bào làm đứt các vách ngang của xenlulozơ làm cho tế bào dãn dài ra. 3. Hướng nước GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 33
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
- TN: gieo hạt vào chậu thủng lổ hay trên lưới thép có bông ẩm, treo nghiêng, chờ đến khi hạt nảy mầm. - Kết quả: rễ mọc theo nguồn nước (hướng nước dương) - Giải thích: Nước đóng vai trò là tác nhân kích thích của môi trường dẫn đến phản ứng hướng nước. 4. Hướng hóa - TN: đặt hạt nảy mầm trên lưới sát mặt đất, ở giữa chậu thứ nhất đặt bình xốp chứa phân bón, ở giữa chậu thứ hai đặc bình chứa hóa chất độc hại (arsenat hay fluorua) - Kết quả: rễ cây phát triển đến nguồn chất dinh dưỡng (hướng động dương) và tránh xa nguồn hóa chất độc hại (hướng động âm) - Giải thích: rễ cây luôn phát triển hướng đến nguồn chất dinh dưỡng để hấp thụ muối khoáng III. Vai trò của hướng động trong đời sống thực vật: giúp cây thích nghi đa dạng đối với môi trường luôn biến đổi để tồn tại và phát triển. Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Thế nào là cảm ứng và hướng động ở thực vật? Cho ví dụ. 2. Ở thực vật có các kiểu hướng động nào? Cho ví dụ minh họa và giải thích. 3. Auxin có vai trò gì trong hướng động của cây?
Bài 24: ỨNG ĐỘNG I. Khái niệm - Khái niệm: Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng. - Cơ chế: + Thay đổi sức trương nước. + Co rút chất nguyên sinh. + Biến đổi quá trình sinh lí, sinh hóa theo nhịp điệu đồng hồ sinh học. II. Các kiểu ứng động 1. Ứng động không sinh trưởng - Là các vận động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào cây, chỉ liên quan đến sức trương nước, xảy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở các miền chuyên hóa của cơ quan. - Là vận động cảm ứng mạnh mẽ do chấn động và và chạm cơ học a. Vận động tự vệ ở cây trinh nữ. - Lá cây trinh nữ cụp xuống khi bị kích thích - Giải thích: Do sự giảm sút sức trương của thể gối ở cuống lá và gốc lá chét. Vận chuyển ion K+ đi ra khỏi không bào gây sự mất nước, giảm áp suất thẩm thấu. → Vận động tự vệ ở cây trinh nữ liên quan đến sức trương nước. b. Vận động bắt mồi ở thực vật. - Cây ăn sâu bọ (cây nắp ấm, cây bắt ruồi, cây gọng vó) - Nhờ sức trương nước của tế bào. Khi con mồi chạm vào lá làm sức trương nước giảm, làm cho các gai, lông, tua cụp xuống giữ chặt con mồi. 2. Ứng động sinh trưởng - Khái niệm: là các vận động có liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào cây. Thường là các vận động theo đồng hồ sinh học. - Các kiểu ứng động sinh trưởng: a. Vận động quấn vòng (vận động tạo giàn, vận động xoắn ốc): - Do sự di chuyển đỉnh, chóp của thân leo, các tua cuốn tạo các vòng giống nhau di chuyển liên tục quanh trục của nó. Hoocmon giberelin có tác dụng kích thích vận động. - VD: Rau muống có sự quấn vòng diễn ra cứ 5’ một lần. Trong 3h đỉnh chồi của rau muóng chuyển 35 vị trí theo vòng xoắn. b. Vận động nở hoa: - Cảm ứng theo nhiệt độ: Hoa nghệ tây, hoa mười giờ, hoa tuylíp… - Cảm ứng theo ánh sáng: Hoa cúc khép lại ban đêm nở ra khi có ánh sáng. Hoa quỳnh và hoa dạ hương nở vào ban đêm, hoa me đất nở lúc sáng sớm… → Vận động nở hoa có sự tham gia của hoocmon thực vật: auxin, giberelin… c. Vận động ngủ, thức: - Lá các cây họ Đậu và họ Chua me xòe ra khi kích thích, cụp lại khi ngủ theo cường độ ánh sáng và nhiệt độ. - Chồi ngủ ở một số cây bàng, phương, khoai tây, cây xứ lạnh. III. Vai trò: Là phản ứng thích nghi đa dạng của cơ thể thực vật đối với môi trường luôn biến đổi để tồn Lưu hành nội bộ
Trang 34
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
tại và phát triển. IV. Ứng dụng - Cây nhập nội cần đảm bảo đầy đủ nhiệt độ và ánh sáng cho quá trình ra hoa - Có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm chồi ngủ hay thức bằng cách dùng các hoá chất thích hợp phù hợp với nhu cầu của con người. Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Phân biệt hướng động và ứng động? 2. Phân bịêt ứng động sinh trưởng và không sinh trưởng? 3. Một số kiểu ứng động → Liên hệ thực tế? B. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
BÀI 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT I. Khái niệm về cảm ứng ở ĐV: - Cảm ứng ở động vật là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cơ thể. - Cảm ứng ở thực vật chủ yếu là các phản ứng diễn ra chậm, biểu hiện bằng hướng động và ứng động. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh. Cảm ứng ở mọi cơ thể ĐV có tổ chức TK đều được gọi là phản xạ. - Mức độ và tính chính xác của cảm ứng và hình thức cảm ứng thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ tổ chức của bộ phận tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích. II. Cảm ứng ở các nhóm ĐV khác nhau. 1. Ở động vật chưa có tổ chức thần kinh (Động vật đơn bào) 2. Ở động vật có tổ chức thần kinh. a. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới. b. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Đặc điểm tổ chức thần Ngành Khả năng cảm ứng Tổ chức thần kinh động vật kinh ĐV chưa có ĐV Chưa có. - Cơ thể phản ứng lại kích thích bằng sự tổ chức thần nguyên chuyển trạng thái co rút của chất nguyên sinh kinh sinh (hướng động). Hệ Các tế bào cảm giác liên - Khi kích thích ở bất kì điểm nào của cơ thể TK Ruột kết với các tế bào thần kinh cũng gây phản ứng toàn thân. dạng khoang liên hệ các tế bào biểu mô - Phản ứng nhanh, kịp thời nhưng chưa thật lưới cơ hoặc các tế bào gai. chính xác tiêu tốn nhiều năng lượng. Các TB TK tập trung thành - Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều Động dạng chuỗi hạch TK bụng, khiển hoạt đông ở mỗi vùng xác định. vật có tổ Hệ có não ở phía đầu từ đó - Phản ứng có định khu song vẫn chưa hoàn Giun chức TK phát đi 2 chuỗi hạch TK toàn chính xác, tiết kiệm được năng lượng thần bụng. truyền xung. dạng kinh chuỗi Dạng TK hạch gồm hạch -Hạch não tiếp nhận kích thích từ các giác Thân hạch não, hạch ngực và hạch quan, điều khiển các hoạt động phức tạp của mềm và bụng. Hạch não đặc biệt cơ thể. chân phát triển liên hệ với các - Phản ứng của cơ thể nhanh và chính xác khớp giác quan. hơn. c. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh ống: - Hệ thần kinh dạng ống gồm não, tuỷ sống, các dây TK, hạch thần kinh. - Não và tuỷ sống: hệ thần kinh trung ương - Các dây thần kinh, hạch thần kinh: thần kinh ngoại biên. - Căn cứ vào chức năng của hệ thần kinh có thể chia hệ thần kinh gồm: * Hệ thần kinh vận động: điều khiển hoạt động của cơ vân, là những hoạt động có ý thức. * Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều khiển và điều hoà của các nội quan, là những hoạt động tự động không theo ý muốn. Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm: bộ phận thần kinh giao cảm và bộ phận thần kinh đối giao cảm. III. Phản xạ – một thuộc tính cơ bản của mọi cơ thể có tổ chức TK: Mọi hoạt động từ đơn giản đến phức tạp của động vật có hệ thần kinh đều thực hiện bằng các phản xạ. Có hai loại phản xạ GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 35
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Phản xạ không điều kiện:là phản xạ có tính chất di truyền bẩm sinh, đặc trưng cho loài và bền vững. Phản xạ có điều kiện:là phản xạ học tập, tích lũy được từ kinh nghiệm trong đời sống cá thể. *Ý nghĩa: - Về lý luận: Động vật sống trong môi trường luôn thay đổi, vì thế bên cạnh số lượng hạn chế các phản xạ có điều kiện có tính chất bẩm sinh còn cần bổ sung các phản xạ có điều kiện học tập được có tính mềm dẻo linh hoạt, đảm bảo sự thích nghi với điều kiện sống để tồn tại. - Về thực tiển: hiểu biết về phản xạ, giúp người ta vận dụng xây dựng các phản xạ có điều kiện tốt trong lao động và trong sản xuất chăn nuôi. Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện Mục phân biệt Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện 1. Đặc điểm
Bẩm sinh, có tính chất bền Hình thành trong quá trình sống, không bền vững, di truyền, mang tính vững, dễ mất, Không di truyền, mang tính cá chủng loại, số lượng hạn chế thể, không di truyền, mang tính cá thể Chỉ trả lời những kích thích Trả lời các kích thích bất kỳ được kết hợp 2. Cơ chế tương ứng với kích thích không điều kiện 3. Các cấu trúc Trung ương, trụ não, tủy sống. Có sự tham gia của vỏ não TK TƯ tham gia Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Cảm ứng ở động vật là gì? Cảm ứng ở động vật có gì khác với thực vật? 2. Trình bày đặc điểm tiến hóa của tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật khác nhau? 3. Hãy nêu đặc điểm, chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng? 4. Phản xạ là gì? So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?
Bài 28: ĐIỆN THẾ NGHỈ VÀ ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG I. Điện thế nghỉ. 1. Thí nghiệm: Dùng 2 điện cực (vi điện cực) nối với một điện kế cực nhạy, đặt 1 điện cực ở mặt ngoài màng của một nơron, còn điện cực thứ hai đâm xuyên qua màng vào mặt trong màng tế bào. Kim của điện kế lệch đi một khoảng, chứng tỏ có sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng. 2. Khái niệm điện thế nghỉ: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch hiệu điện thế giữa 2 bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện âm so với bên ngoài màng điện dương 3. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ. - Khi ở trạng thái nghỉ: Nồng độ K+ trong TB nhiều hơn ngoài TB. Nồng độ Na+ ngoài TB nhiều hơn trong TB. K+ có xu hướng ra khỏi TB. Na+ có xu hướng vào TB. - Ở trạng thái nghỉ, màng sinh chất có tính thấm chọn lọc đối với K+ nghĩa là cho phép kênh K+ “mở hé” để K+ đi ra trong khi kênh Na+ vẫn đóng. Khi K+ đi ra mang theo điện tích dương (+) và các anion (-) bị giữ lại bên trong màng đã tạo nên lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu, nên K+cũng không thể đi ra một cách thoải mái (và cũng không thể đi xa khỏi màng). Hơn nữa, còn vì hoạt động của bơn Na+/ K+ thường xuyên chuyển Na+ ra và K+ vào (theo tỉ lệ 3 Na+ ra và 2K+ vào) nên duy trì được tính ổn định tương đối của điện thế nghỉ. II. Điện thế hoạt động 1. Khái niệm: - Khái niệm: Khi bị kích thích, tính thấm của màng thay đổi, màng chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động → điện thế hoạt động → (xung điện hay xung TK) - Cơ chế hình thành: Khi có kích thích: - Cửa Na+ mở →Na+ tràn vào bên trong do chênh lệch građien nồng độ →(khử cực rồi đảo cực) →chênh lệch điện thế theo hướng ngược lại: trong(+) ngoài(-). - Cửa Na+ mở trong khoảng khắc rồi đóng lại. - Cửa K+ mở → K+ tràn qua màng ngoài →tái phân cực: trong (-) ngoài (+). → Quá trình biến đổi trên là quá trình hình thành điện động hay xung điện (xung thần kinh). - Trong dịch bào chứa nhiều Na+ hơn ngoài dịch mô. - K+ trong dịch bào chứa ít hơn ngoài dịch mô. Lưu hành nội bộ
Trang 36
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN +
+
- Lập lại trật tự ban đầu bằng phân phối lại Na , K giữa trong và ngoài màng nhờ bơm Na+ - K+ (Cứ 3Na+ được chuyển ra ngoài dịch mô, có 2K+ được chuyển trở lại dịch bào). 2. Sự lan truyền xung TK trên sợi TK không có bao miêlin - Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích được lan truyền dọc sợ trục. - Xung thần kinh không chạy trên sợi trục nó chỉ kích thích vùng màng kế tiếp ở phía trước → thay đổi tính thấm của màng ở vùng này→ xuất hiện xung thần kinh tiếp theo, cứ tiếp tục như vậy trên suốt dọc sợi trục. - Xung thần kinh chỉ gây lên sự thay đổi tính thấm ở vùng màng phía trước, còn ở phía sau nơi điện động vừa sinh ra, màng đang ở giai đoạn trơ tuyệt đối, nên không tiếp nhận kích thích do điện động vừa hình thành ở phía trước gây nên. - Nếu kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh truyền theo cả 2 chiều kể từ điểm xuất phát. - Xung TK lan truyền liên tục là do sự mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng này đến vùng khác trên sợi TK. 3. Sự lan truyền xung TK trên sợi TK có bao miêlin - Bao miêlin có bản chất là photpholipit, có màu trắng, có tính chất cách điện - Bao miêlin bao bọc không liên tục mà ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie. - Trên sợi TK có bao miêlin xung TK lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. - Xung TK lan truyền theo lối nhảy cóc là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. So sánh về đặc điểm cấu tạo, cách lan truyền, ưu và nhuợc điểm của sợi thần kinh không có bao miêlin và sơi thần kinh có bao mielin? Sợi TK Đặc điểm cấu tạo Cách lan truyền Ưu và nhược điểm. Sợi thần kinh không được Liên tục từ vùng này Lan truyền xung thần kinh Sợi không có bao bọc miêlin sang vùng kế bên chậm. bao miêlin Sợi thần kinh được bao Nhảy cóc từ eo Lan truyền nhanh hơn so với Sợi có bao bọc miêlin không liên tục ranvien này sang eo sợi không có bao miêlin, tiết miêlin tạo nên các eo ranvien ranvien khác. kiệm được năng lượng. Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào? 2. Điện thế hoạt động là gì? Điện động được hình thành qua mấy giai đoạn? Giải thích? 3. So sánh về đặc điểm cấu tạo, cách lan truyền, ưu và nhược điểm của sợi thần kinh không có bao miêlin và sơi thần kinh có bao miêlin?
Bài 29: DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRONG CUNG PHẢN XẠ I. Dẫn truyền xung TK trong một cung phản xạ - Trong một sợi thần kinh, xung thần kinh có thể truyền theo cả 2 chiều nếu bị kích thích ở bất kì vị trí nào trên sợi trục. 1. Khái niệm xinap. - Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào kế tiếp. - Có 3 loại xinap: + Giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh. + Giữa tế bào thần kinh với TB cơ. + Giữa tế bào thần kinh với TB tuyến. 2. Cấu tạo của xinap. - Màng trước xinap: chứa chất trung gian hóa học và nhiều ti thể. - Màng sau xinap: chứa thụ thể thu nhận thông tin - Khe xinap. - Chùy xinap. 3. Quá trình lan truyền điện thế hoạt động qua xinap: - Gồm 3 giai đoạn: + Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap và làm Ca2+ vào chùy xinap. + Ca2+ làm các bóng chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng chất trung gian hoá học vào khe xinap → màng sau. + Chất chất trung gian hoá học → màng sau → xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 37
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
động hình thành được lan truyền đi tiếp. II. Mã thông tin thần kinh Những thông tin từ các cơ quan thụ cảm sẽ được mã hóa và trung ương thần kinh sẽ giải mã để nhận biết thông tin một cách chính xác. 1. Đối với các thông tin có tính chất định tính: - Các thông tin này được mã hóa bằng chính các nơron riêng biệt khi bị kích thích. - VD: SGK 2. Đối với các thông tin có tính chất định lượng: - Cách mã hóa 1: Phụ thuộc vào ngưỡng kích thích của các nơron (mã hóa bằng loại nơron và số lượng nơron). - Cách mã hóa 2: Phụ thuộc vào tần số xung thần kinh. Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Trình bày những diễn biến diễn ra ở cúc xynap khi có kích thích? 2. Cung phản xạ gồm có những thành phần nào? Xung thần kinh được dẫn truyền như thế nào trong cung phản xạ?
Bài 30: TẬP TÍNH I. Khái niệm 1. Hiện tượng - Tiếng ếch vang vọng cuối xuân, đầu hạ (đầu mùa mưa). - Cóc rình mồi + nhỏm lên bắt mồi: tập tính bẩm sinh. Cóc vội vàng nhảy ra thu minh lại để tránh mồi: tập tính thứ sinh. - Đàn ngỗng mới nở đi theo mẹ: tập tính bẩm sinh. 2. Định nghĩa tập tính: Tập tính là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời lại những kích thích của MT. Nhờ đó ĐV thích nghi với môi trường sống và tồn tại II. Các loại tập tính 1. Tập tính bẩm sinh - Là loại tập tính từ khi sinh ra đã có. - Mang tính bản năng. - Di truyền. - Không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện sống. - VD: SGK 2. Tập tính học được - Do học tập và trải nghiệm - Ở nhóm động vật càng tiến hóa, tập tính học được cành nhiều và càng phức tạp. - VD: SGK III. Cơ sở thần kinh của tập tính - Cơ sở thần kinh của các tập tính là các phản xạ - Các tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện. - Các tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. IV. Một số hình thức học tập ở động vật 1. Quen nhờn - Là hình thức học tập đơn giản nhất. - Kích thích được lặp lại nhiều lần → không gây nguy hiểm gì → động vật không có phản ứng trả lời lại kích thích. - VD: SGK 2. In vết. - Dễ thấy nhất là ở chim - Là hiện tượng động vật có tính bám và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. - VD: SGK - In vết có hiệu quả nhất ở giai đoạn động vật mới được sinh ra một vài giờ đồng hồ cho đến 2 ngày. 3. Điều kiện hóa. a. Điều kiện hóa đáp ứng (điều kiện hóa kiểu Paplôp) - Là hình thành mối liên kết mới trong TK trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời. Lưu hành nội bộ
Trang 38
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
- Vd của Páplốp: bật đèn và cho chó ăn → chó tiết nước bọt, lặp lại nhiều lần → chỉ bật đèn chó đã tiết nước bọt. b. Điều kiện hóa hành động (điều kiện hóa kiểu Skinnơ) - Là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó, động vật chủ động thực hiện lại các hành vi đó - VD: SGK 4. Học ngầm. - Là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được. Sau này, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện lại giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự. - VD: SGK 5. Học khôn. - Là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm ra cách giải quyết những tình huống mới - Học khôn chỉ có ở động vật có HTK phát triển như người và các động vật thuộc bộ Linh trưởng. - VD: SGK V. Một số dạng tập tính phổ biến ở ĐV 1. Tập tính kiếm ăn - săn mồi - Đa số tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức TK chưa phát triển là tập tính bẩm sinh - Ở động vật có HTK phát triển, tập tính kiếm ăn là học được từ bố mẹ hoặc do kinh nghiệm của bản thân - VD: SGK 2. Tập tính sinh sản - Tập tính sinh sản thuộc tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. - Thể hiện là do kích thích của môi trường ngoài (thời tiết, ánh sáng, âm thanh. . ) hay do môi trường trong (tác động hoocmôn sinh dục) 3. Tập tính bảo vệ lãnh thổ - ĐV có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản. Chúng dùng các chất tiết ra từ tuyến thơm, nước tiểu để đánh dấu và xác định vùng lãnh thổ. - Phạm vi bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài là khác nhau - VD: SGK 4. Tập tính xã hội - Là tập tính sống theo bầy đàn - Bao gồm: tập tính thứ bậc và tập tính hợp tác. - VD: ong, kiến, mối, 1 số loài cá, chim, voi, chó sói, trâu rừng, hươu, nai, … * Ý nghĩa: - Bảo đảm trật tự bầy đàn - Hỗ trợ nhau trong kiếm ăn cũng như chống kẻ thù. 5. Tập tính di cư - Xảy ra ở một số loài cá, chim, thú,…chúng thay đổi nơi sống theo mùa - Chúng thường di chuyển một quãng đường rất dài. Di dư có thể 2 chiều (đi và về) hoặc di cư 1 chiều (chuyển hẳn đến nơi ở mới) VI. Tập tính ở người. - VD tập tính bẩm sinh: Em bé mới sinh ra đã biết bú, biết khóc… - VD tập tính học được: + Thói quen tốt như chăm học, nề nếp, đúng giờ,… + Thói quen xấu như: lười biếng, cẩu thả, …. VII. Ứng dụng tập tính trong chăn nuôi và trong nông nghiệp VD: - Dạy chim, thú làm xiếc - Chó nghiệp vụ - Làm bù nhìn đuổi chim - Gọi trâu về chuồng VII. Ứng dụng tập tính trong chăn nuôi và trong nông nghiệp: 1. Ứng dụng trong chăn nuôi: - Nhiều động vật hoang dã đã được con người chọn lọc, thuần dưỡng từ thời xa xưa trở thành gia súc ngày nay. - Ví dụ: trâu bò. GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 39
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
2. Ứng dụng trong nông nghiệp: - Trong sản xuất nông nghiệp con người đã lợi dụng tập tính của động vật để phục vụ cho nông nghiệp. - Ví dụ: sử dụng ong mắt đỏ để diệt sâu hại cây. - Các nhà nghiên cứu dựa vào tập tính giao phối của nhiều côn trung gây hại, tạo thể đực bất thụ. VIII. Thay đổi tập tính động vật trong luyện thú. Trong các rạp xiếc, con người thay đổi tập tính bẩm sinh của ĐV còn non trở thành tập tính học được theo con đường thành lập các phản xạ có điều kiện. - Ví dụ: khỉ đi xe đạp. Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Tập tính ở động vật là gì? Cho ví dụ minh họa. 2. Có các loại tập tính nào ở động vật? Nêu đặc điểm và phân biệt các loại tập tính đó. Cho ví dụ minh họa. 3. Hãy cho biết một số hình thức học tập ở động vật, cho ví dụ minh họa? 4. Hãy cho biết một số tập tính phổ biến ở động vật. Cho ví dụ minh họa? 5. Phân tích ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ? 6. Nêu ứng dụng tập tính trong chăn nuôi và trong nông nghiệp? Ví dụ? 7. Con người đã ứng dụng các tập tính này trong huấn luyện và xiếc thú như thế nào?
CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Câu 1: Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của các hình thức cảm ứng ở động vật?
+ Về cơ quan cảm ứng: từ chỗ chưa có cơ quan chuyên trách đến chỗ có cơ quan chuyên trách thu nhận và trả lời kích thích. ở động vật có hệ thần kinh, từ dạng thần kinh lưới đến dạng thần kinh chuỗi, thần kinh hạch và cuối cùng là dạng thần kinh ống. + Về cơ chế cảm ứng(sự tiếp nhận và trả lời kích thích): từ chỗ chỉ là sự biến đổi cấu trúc của các phân tử prôtêin gây nên sự vận động của chất nguyên sinh(ở các động vật đơn bào) đến sự tiếp nhận dẫn truyền kích thích và trả lời lại các kích thích(ở các sinh vật đa bào). + ở các động vật có hệ thần kinh: từ phản xạ đơn đến phản xạ chuỗi, từ phản xạ không điều kiện đến phản xạ có điều kiện, nhờ đó mà cơ thể có thể thích ứng linh hoạt trước mọi sự đổi thay của điều kiện môi trường. Sự hoàn thiện của các hình thức cảm ứng là kết quả của quá trình phát triển lịch sử, bảo đảm cho cơ thể thích nghi để tồn tại và phát triển. Câu 2: Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào? Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương. Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu là do: + Nồng độ ion kali bên trong cao hơn bên ngoài tế bào. + Các cổng kali mở (tính thấm chọn lọc đối với K+) nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát mặt ngoài màng tế bào, làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm. + Bơm Na- K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào. Câu 3: Trình bày vai trò của bơm Na- K?
Bơm Na - K là các chất vận chuyển (bản chất là prôtêin) có ở trên màng tế bào. Bơm này có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ. Hoạt động của bơm Na - K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp (hình 27.3). Bơm Na - K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện. Câu 4: Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được hình thành như thế nào? - Điện thế hoạt động là sự biến đổi rất nhanh điện thế nghỉ ở màng tế bào, từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. - Khi bị kích thích, cổng Na+ mở rộng nên Na+ khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào gây ra mất phân cực và đảo cực. Tiếp đó, cổng K+ mở rộng hơn, còn cổng Na+ đóng lại. K+ đi qua màng ra ngoài tế bào dẫn đến tái phân cực. Câu 5: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có màng miêlin khác có màng miêlin như thế nào? Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có màng miêlin theo cách nhảy cóc?
- Trên sợi thần kinh không có màng miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. Lưu hành nội bộ
Trang 40
GV: Phan Mạnh Huỳnh
Sinh học 11- Ban KHTN
THPT Lê Quý Đôn
- Trên sợi thần kinh có màng miêlin, xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do lan truyền theo lối nhảy cóc nên tốc độ lan truyền nhanh hơn so với trên sợi không có màng miêlin. - Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Câu 6: Nêu khái niệm xi náp. Cấu tạo của xi náp hoá học? Quá trình chuyển giao xung thần kinh qua xináp gồm các giai đoạn nào?
- Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến...) - Xináp gồm: màng trước, màng sau, khe xináp và chuỳ xináp. Chuỳ xináp có các túi chứa chất trung gian hoá học. - Các giai đoạn của quá trình chuyển giao xung thần kinh qua xi nap + Xung thần kinh lan truyền đến chuỳ xináp và làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp. + Ca2+ làm cho các túi chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau. + Chất trung gian hoá học gắn vào thụ quan ở màng sau gây xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động hình thành lan truyền đi tiếp. Câu 7: Sự lan truyền xung thần kinh trong sợi thần kinh khác trong cung phản xạ như thế nào?
Truyền trong sợi kinh Truyền trong cung xạ
xung Hưng phấn được truyền đi trong sợi thần kinh dưới thần dạng xung thần kinh theo cả hai chiều (kể từ nơi kích thích) xung Trong cung phản xạ hưng phấn chỉ được dẫn truyền phản theo một chiều nhất định từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan đáp ứng
Câu 8: Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền hưng phấn qua xinap. Hãy giải thích tác dụng của các loại thuốc atrôpin, aminazin đối với người và dipterex đối với giun kí sinh trong hệ tiêu hoá của lợn. - Dùng thuốc atropin phong bế màng sau xinap sẽ làm mất khả năng nhận cảm của màng sau xinap với chất axetylcholin, do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt nên có tác dụng giảm đau.
- Thuốc aminazin có tác dụng tương tự như enzim aminoxidaza là làm phân giải adrenalin, vì thế làm giảm bớt lượng thông tin về não nên dẫn đến an thần. - Thuốc tẩy giun sán dipterex khi được lợn uống vào ruột thuốc sẽ ngấm vào giun sán và phá huỷ enzim cholinesteraza ở các xinap. Do đó, sự phân giải chất axetylcholin không xảy ra. Axetylcholin sẽ tích tụ nhiều ở màng sau xinap gây hưng phấn liên tục, cơ của giun sán sẽ co tetanos liên tục làm chúng cứng đờ không bám được vào niêm mạc ruột- bị đẩy theo phân ra ngoài. Câu 9: Tập tính là gì? Phân biệt và cho ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được?
Tập tính là những chuỗi những phản ứng của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. + Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Ví dụ: Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ thành một tấm lưới. Tập tính phóng lưỡi bắt mồi của cóc, tập tính sinh sản ở động vật, tập tính di cư, ve sầu kêu vào ngày hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản. + Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, có thể thay đổi. Ví dụ: Một số động vật vốn không sợ người nhưng nếu bị đuổi bắt, chúng sẽ học được kinh nghiệm chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người, chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ chạy. Câu 10: ở động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao?
Động vật bậc thấp hệ thần kinh có cấu trúc đơn giản, số lượng tế bào thần kinh ít, nên khả năng học tập rất thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, thêm vào đó tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. Do khả năng tiếp thu bài học kém và không có nhiều thời gian để học và rút kinh nghiệm(do tuổi thọ ngắn) nên các động vật này sống và tồn tại được chủ yếu là nhờ tập tính bẩm sinh. Câu 11: Tại sao động vật có hệ thần kinh phát triển và người có rất nhiều tập tính học được? Động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm.Tập tính ngày càng hoàn thiện do phần học tập được bổ xung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với bẩm sinh. Ngoài ra động vật có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo Trang 41 Lưu hành nội bộ GV: Phan Mạnh Huỳnh
Sinh học 11- Ban KHTN THPT Lê Quý Đôn dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hoàn thiện các tập tính phức tạp thích ứng với các điều kiện sống luôn biến đổi. Câu 12: Hãy cho biết ưu điểm và nhược điểm của tập tính sống bầy đàn ở động vật.
- Ưu điểm của tập tính sống bầy đàn trong kiếm ăn, tự vệ, bảo vệ con non, xây dựng nơi ở: + Kiếm ăn: chó sói cùng chung sức săn đuổi con mồi, con đầu đàn của hươu hướng dẫn cả đàn tìm đến nơi nhiều thức ăn. + Tự vệ: khi gặp nguy hiểm, nhiều con trong bầy đàn bò rừng đực quây thàng vòng tròn bảo vệ con non và con cái. + Xây dựng nơi ở: kiến, mối, ong cùng hợp sức xây tổ. - Nhược điểm: tập trung số lượng lớn nhiều khi dẫn đến khó khăn về thức ăn. Câu 13: Ở một số loài chó sói, các cá thể thường sống thành từng đàn chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất định, chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ, mỗi đàn đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu đàn này có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước sau đó còn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp. Không những thế, chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết đi hoặc quá già yếu thì con khoẻ mạnh thứ 2 đứng kế tiếp con đầu đàn sẽ lên thay thế.
Các hiện tượng trên mô tả hai loại tập tính xã hội quan trọng của loài sói. Hãy cho biết đó là những loại tập tính gì và những tập tính này mang lại lợi ích gì cho loài? - Cả hai loại tập tính xã hội như tập tính lãnh thổ và thứ bậc đều góp phần hạn chế sự tăng trưởng quá mức của quần thể. - Nhiều loài sinh vật có tập tính lãnh thổ và tập tính thứ bậc có thể hạn chế sự tăng trưởng của quần thể ở mức bằng hoặc dưới sức mang của môi trường. Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con đực được phép tham gia sinh sản. - Tập tính thứ bậc còn có ý nghĩa quan trọng đối với quần thể là đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn. Câu 14: Thế nào là hành động rập khuôn? Hành động rập khuôn có liên quan gì tới bản năng?
Khi một con vật phản ứng lại tín hiệu của môi trường bằng một loạt các hành động mà một khi hành động khơi mào đã xảy ra thì các hành động tiếp theo tự động được diễn ra. Tập tính này là đặc thù cho loài. Người ta gọi tập tính này là kiểu hành động rập khuôn. Bản năng là một loạt những hành động rập khuôn mang tính di truyền. Khi một con vật lần đầu tiên gặp một tín hiệu nào đó của môi trường nó phản ứng lại bằng hành động mang tính rập khuôn đặc thù cho loài thì tập tính đó được gọi là bản năng.
Lưu hành nội bộ
Trang 42
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Chương III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN A-SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT I. Khái niệm 1. Định nghĩa sinh trưởng và phát triển. - Sinh trưởng: là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước TB, làm cây lớn lên trong từng giai đoạn. - Phát triển: là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể, biểu hiện ở 3 quá trình liên quan: Sinh trưởng, sự phân hóa TB, mô và quá trình phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả) 2. Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển. - Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên tiếp, xen kẽ nhau trong quá trình sống của thực vật. - Hai quá trình này còn gọi là pha sinh trưởng, phát triển sinh dưỡng và pha sinh trưởng phát triển sinh sản (mốc là sự ra hoa) 3. Chu kì sinh trưởng và phát triển. - Ở thực vật có hạt một năm, chu kì sinh trưởng và phát triển có sự kế tiếp các giai đoạn của hai pha sinh trường và sinh sản bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi tạo ra hạt mới. II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật. 1. Sinh trưởng sơ cấp. - Là hình thức sinh trưởng làm cho cây lớn và cao lên do sự phân chia tế bào mô phân sinh đỉnh. - Xảy ra ở đa số cây một lá mầm và phần thân non của cây hai làm mầm. 2. Sinh trưởng thứ cấp. - Là hình thức sinh trưởng làm cho thân cây to ra do sự phân chia tế bào của mô phân sinh bên. - Xảy ra ở đa số cây hai lá mầm. III. Nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng. 1. Nhân tố bên trong: Gồm các hoocmôn kích thích sinh trưởng và các hoocmôn ức chế sinh trưởng. - Chất kích thích: auxin, gibêrelin, xitôkinin. - Chất kìm hãm: axit absixic, chất phenol. 2. Nhân tố bên ngoài: Gồm điều kiện tự nhiên và biện pháp canh tác. a. Nước (độ ẩm): Tác động đến hầu hết các giai đoạn. Là nguồn nguyên liệu của trao đổi chất ở cây. b. Nhiệt độ: quyết định sự nảy mầm của hạt, chồi. - Nhiệt độ tối ưu: 25-350C - Nhiệt độ tối thiểu: 5-150C - Nhiệt độ tối đa: 45-500C c. Ánh sáng: ảnh hưởng đến sự tạo lá, rễ, hình thành chồi, hoa, sự rụng lá. d. Phân bón: cung cấp nguyên liệu cho cấu trúc TB và các quá trình sinh lí diễn ra trong cây. Bảng so sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp Các chỉ tiêu Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Một lá mầm và chóp thân Hai lá mầm Dạng cây hai lá mầm khi còn non Mô phân sinh đỉnh Mô phân sinh bên (tầng Nơi sinh trưởng sinh vỏ và tầng sinh mạch) Xếp lộn xộn Xếp chồng chất Đặc điểm bó mạch Kích thước thân Bé Lớn Kiểu sinh trưởng Sinh trưởng chiều cao Sinh trưởng bề ngang 1 năm Nhiều năm Thời gian sống So sánh các cơ quan dinh dưỡng của cây 1 lá mầm và 2 lá mầm Cơ quan Cây một lá mầm Cây hai lá mầm Dinh dưỡng Hạt Có một lá mầm Có hai lá mầm Gân phân nhánh Lá Gân song song - Thân nhỏ (STSC) - Thân lớn (STTC) Thân - Bó mạch xếp lộn xộn - Bó mạch xếp hai bên tầng sinh mạch Rễ Rễ chùm Rễ cọc Hoa Hoa mẫu 3 Hoa mẫu 4 hay 5 GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 43
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Chu kì dinh dưỡng 1 năm 2 hay nhiều năm Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp? 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thực vật? 3. Nêu khái niệm sinh trường và phát triển? Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển? 4. So sánh các cơ quan dinh dưỡng của cây 1 lá mầm và 2 lá mầm?
Bài 35: HOOCMÔN THỰC VẬT I. Khái niệm. Hoocmôn thực vật (Phitôhoocmôn) là các chất hữu cơ có trong cây với 1 lượng rất nhỏ, được vận chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây, điều tiết và đảm bảo sự hài hòa các hoạt động sinh trưởng. Hoocmôn thực vật gồm 2 nhóm: + Nhóm hoocmôn kích thích sinh trưởng (auxin, gibêrelin, xitôkinin): tác động tới sự phân chia, kéo dài và lớn lên của tế bào. + Nhóm hoocmôn ức chế sinh trưởng (axit absitic, êtilen, chất chậm làm sinh trưởng và chất diệt cỏ): làm chậm quá trình phân chia, phân hoá tế bào. II. Hoocmôn kích thích sinh trưởng. 1. Auxin: - Có 3 dạng auxin chính: auxin a (C18H32O5), auxin b (C18H30O4) và heterôauxin (C10H9O2N) (AIA-axit indôl axêtic). - Nơi sinh sản: tế bào đang phân chia, mô phân sinh chồi ngọn. - Tác dụng: +Kích thích gây trương dãn tế bào, kích thích sự sinh trưởng của chồi ngọn và rễ ; đồng thời kìm hãm sự sinh trưởng của chồi bên tạo hiện tượng ưu thế ngọn ; cây mọc dài, vươn cao. + Điều chỉnh tính hướng sáng, hướng đất + Kích thích sự ra quả và tạo quả không hạt + Ngăn cản sự rụng lá, quả. - Không dùng auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trược tiếp làm thức ăn vì không có enzim tự phân giải nên tích luỹ gây độc cho người và động vật. 2. Gibêrelin: - Là các axit gibêrelic (GA). - Nơi sinh sản: các cơ quan còn non. - Tác dụng: + Làm tăng số lần nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của mỗi tế bào kích thích mọc dài của thân, cành, rễ. + Kích thích sự nảy mầm của hạt, củ, thân ngầm. + Kích thích ra hoa, tạo quả. + Tác động đến quá trình quanh hợp, hô hấp, trao đổi nitơ, axit nuclêic, hoạt hoá enzim và thành phần hoá học trong cây. 3. Xitôkinin: - Là dẫn xuất của adenin. - Nơi sinh sản: rễ. - Tác dụng: + Tăng sự phân chia tế bào mô phân sinh. + Hình thành cơ quan mới. + Kích thích sự phát triển chồi bên. + Ngăn chặn sự hoá già. + Kitôkinin nhân tạo như kinêtin dùng trong nuôi cấy tế bào và mô thực vật. III. Hoocmôn ức chế sinh trưởng. 1. Axit abxixic: - Nơi sinh sản: các cơ quan đang hoá già. - Tác dụng: + Ức chế sư sinh trưởng của cành, lóng. + Gây trạng thái ngủ của chồi hạt. + Làm đóng khí khổng. 2. Etilen: - Là dạng khí. - Nơi sinh sản: các cơ quan trong thời gian rụng lá, quả chín. Lưu hành nội bộ
Trang 44
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
- Tác dụng: + Kích thích sự chín ở quả. + Làm rụng lá, quả. 3. Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ: - Chất làm chậm sinh trưởng: CCC, MH, ATIB + Đặc điểm: Tổng hợp nhân tạo + Tác dụng sinh lí: Ức chế sinh trưởng nhưng không làm thay đổi đặc tính sinh sản → ứng dụng: Làm cỏ ở công viên, sân đá bóng mọc chậm - Chất diệt cỏ: 2,4D; 2,4,5T + Đặc điểm: tổng hợp nhân tạo + Tác dụng sinh lí: phá hoại các màng tế bào và màng sinh chất, ức chế quang hợp, xáo trộn quá trình sinh trưởng, ngừng trệ quá trình phân bào, ngăn cản quá trình sinh tổng hợp ở cỏ và chỉ diệt cỏ, các cây trồng không bị hại + Ứng dụng: Làm chất diệt cỏ ở ruộng ngô, đậu… IV. Sự cân bằng hoocmôn thực vật. - Mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển của cây đều được điều chỉnh bởi tác động của enzim và hoocmôn. Các chất kích thích sinh trưởng thường được hình thành ở cơ quan non, chi phối sự hình thành cơ quan sinh dưỡng. Ngược lại, các chất ức chế thường được hình thành và tích luỹ ở các cơ quan già, cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ, làm hoá già hay gây chết từng bộ phận hay toàn cây. - Tác động kích thaich1 hay ức chế: trạng thái cân bằng hoocmôn thực vật sẽ tạo điều kiện cho sự sinh trưởng thích hợp, tăng cường sự tổng hợp prôtêin, hoạt động của các enzim và tính thấm của nàng Sự cân bằng giữa 2 tác dụng kích thích và kìm hãm diễn ra lúc chuyển từ pha sinh dưỡng sang pha sinh sản thể hiện là sự phân hóa mầm hoa và tạo hoa. V. Ứng dụng trong nông nghiệp. Khi dùng chất điều hòa sinh trưởng cần chú ý + Nồng đồ sử dụng tối thích (vài ppm đến vài chục, vài trăm ppm) + Thỏa mãn nhu cầu về nước, phân bón và khí hậu + Chú ý tính chất đối kháng, hỗ trợ giữa các phitôhoocmôn. Đối với chất diệt cỏ cần chú ý đến tính chọn lọc riêng biệt. Bảng so sánh hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế sinh trưởng Nhóm Hoocmôn
Loại Hoocmôn Auxin
Kích thích sinh trưởng
Giberelin
Xitôkinin
Ức chế sinh trưởng
Axit abxixic
Etilen
Nơi sản sinh
Tác động sinh lý
+ Kéo dài tế bào. Tế bào đang phân chia ở mô + Kích thích tầng sinh mạch, tạo quả không hạt, phân sinh chồi ngọn sinh rễ phụ nhanh. + Ức chế rụng là và rụng quả. + Làm tăng sự phân chia tế bào mô phân sinh. Lục lạp, phôi hạt, chóp rễ + Kéo dài tế bào thân. + Kích thích sự phát triển quả và sự nảy mầm. + Tăng sự phân chia tế bào mô phân sinh. Tế bào đang phân chia ở rễ, + Kích thích sự phát triển chồi bên. hạt, quả + Làm chậm sự hóa già của lá. + Kích thích sự rụng lá, rụng quả, đóng lỗ khí trong điều kiện khô hạn. Lá già, thân, quả, hạt + Làm chậm sự kéo dài của rễ. + Gây trạng thái ngủ của chồi. Phần lớn các cơ quan, thời + Kích thích sự chín quả. gian rụng lá, quả chín + Ức chế sự sinh trưởng chiều dài thân.
Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Trình bày vai trò của các hoocmon kích thích sinh trưởng ở thực vật? 2. Trình bày vai trò của các hoocmon ức chế sinh trưởng ở thực vật? 3. So sánh hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế sinh trưởng? 4. Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ? 5. Nêu sự cân bằng hoocmôn thực vật và ứng dụng trong nông nghiệp?
GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 45
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Bài 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA I. Các nhân tố chi phối sự ra hoa. 1. Tuổi cây - Sự ra hoa liên quan với tuổi cây, với luợng hoocmôn - Cây non nhiều lá, ít rễ, nhiều Gibêrelin → 85 – 90% hoa đực. - Cây nhiều rễ phụ, nhiều Xitôkinin → hoa cái. - Cây nhiều rễ và lá, tạo hoocmôn cân bằng → tỉ lệ đực cái bằng nhau. 2. Vai trò ngoại cảnh: - Ngày ngắn, ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, lượng CO2 cao, độ ẩm cao, nhiều nitơ → hoa cái. - Ngày dài, ánh sáng đỏ, nhiệt độ cao, hàm lượng CO2 thấp, độ ẩm thấp, nhiều kali → hoa đực. - Chế độ dinh dưỡng tốt, tỉ lệ C/N cân đối → cây khoẻ → thúc đẩy ra hoa. Tóm lại: Yếu tố môi trường → phitôhoocmôn → bộ máy di truyền (ADN) → giới tính đực, cái. 3. Hoocmôn ra hoa-florigen: a. Bản chất Florigen: Là một hợp chất của Gibêrelin (Kích thích sinh trưởng của đế hoa) và anezin (kích thích sự ra mầm hoa). b. Tác động của florigen: - Lá là cơ quan tiếp nhận ánh sáng và sản sinh florigen kích thích sự ra hoa. - Tác nhân kích thích nở hoa có thể được truyền qua chỗ ghép. 4. Quang chu kỳ: a. Khái niệm: - Quang chu kỳ là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối liên quan đến sinh trưởng và phát triển của cây. - Quang chu kỳ tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp. b. Phân loại cây theo quang chu kỳ: - Cây trung tính: ra hoa ở ngày dài và ngày ngắn. VD: cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương,… - Cây ngày ngắn: ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ. VD: thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía, cà tím, cà phê ra hoa vào mùa đông. - Cây ngày dài: ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ. VD: hành, cà rốt, rau diếp, củ cải đường, thanh long, dâu tây, lúa mì, ra hoa vào mùa hè. c. Phitôcrôm: - Lá sắc tố enzim ở chồi mầm và chóp lá mầm. - Hấp thụ ánh sáng đỏ bước sóng 660nm và 730nm, có thể chuyển hoá lẫn nhau.
- Phitôcrôm tác động đến sự ra hoa, nảy mầm, tổng hợp sắctố, enzim, các vận động cảm ứng, đóng mở khí khổng. - Vai trò: + Có đặc tính kích thích của auxin. + Tổng hợp axit nicêic + Vận động cảm ứng II. Ứng dụng - Dùng gibêrelin tạo điều kiện cho sự ra hoa. - Dinh dưỡng hợp lí (tỉ lệ C/N) cây ra hoa dễ dàng. - Dùng tia lazer chuyển P660 thành P730 làm tăng hiệu suất quang hợp - Nhập nội, chuyển vùng cây trồng phải dựa vào nhu cầu ánh sáng của cây, có thể trồng cây trong điều kiện quang hợp nhân tạo. Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Các nhân tố chi phối sự ra hoa? 2. Florigen là gì? Trình bày ý nghĩa của Florigen đối với sự ra hoa? 3. Quang chu kỳ là gì? Căn cứ theo quang chu kì, có bao nhiêu loại cây? Tại sao có cây ra hoa vào mùa hè, có cây chỉ ra hoa vào mùa đông?
Lưu hành nội bộ
Trang 46
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
B-SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Bài 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT I. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển 1. Sự sinh trưởng: - Sự sinh trưởng là sự gia tăng kích thước cũng như khối lượng cơ thể động vật (cả ở mức độ tế bào, mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể) theo thời gian. VD: Gà con lớn hơn hợp tử, gà trưởng thành lớn hơn gà con. - Tốc độ sinh trưởng của các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể diễn ra không giống nhau VD: Ở người, thân và chân tay sinh trưởng nhanh hơn so với đầu; đầu của thai nhi 2-3 tháng tuổi dài bằng 1/2 cơ thể, đến 5-6 tháng bằng 1/3, khi mới sinh ra bằng 1/4 và đến 16 -17 tuổi chỉ còn bằng 1/7 cơ thể. - Tốc độ sinh truởng của động vật là chỉ tiêu quan trọng trong nghề chăn nuôi. 2. Sự phát triển: - Sự phát triển của động vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau gồm sinh trưởng, phân hoá (biệt hóa) tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. - VD: SGK 3. Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển: - Sinh trưởng và phát triển là quá trình có sự liên quan mật thiết bảo đảm cho duy trì thế hệ của loài thích nghi với điều kiện sống. - VD: SGK - Tốc độ sinh trưởng cũng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau. VD: Ở người sinh trưởng nhanh nhất khi thai nhi đạt 4 tháng tuổi và ở tuổi dậy thì. - Sinh trưởng của cơ thể đạt ở tuổi trưởng thành và tùy thuộc vào mỗi lòai động vật. VD: Thạch sùng dài 10cm, trăn dài tới 10m. - Sự phát triển được chia thành hai giai đọan: a. Giai đoạn phôi: Hợp tử (1 tế bào) → giai đoạn phân cắt trứng → phôi (nhiều tế bào giống nhau) → giai đoạn phôi nang (gồm hai lá phôi có tế bào khác nhau) → giai đoạn đoạn phôi vị (phôi gồm 2-3 lá phôi có nhiều tế bào khác nhau) → giai đoạn mầm cơ quan (phôi gồm nhiều tế bào biệt hoá khác nhau tạo nên các mô khác nhau là mầm của các cơ quan). b. Giai đoạn hậu phôi: Gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Tuỳ theo sự khác biệt trong sự biến đổi con non thành con trưởng thành mà phát triển được chia ra làm 2 kiểu: - Phát triển không qua biến thái: con non mới nở đã giống con trưởng thành (gà và động vật có vú) - Phát triển qua biến thái: con non mới nở (được gọi là ấu trùng) chưa giống con trưởng thành và phải trải qua nhiều lần biến đổi về hình thái và sinh lí mới đạt được cơ thể trưởng thành (động vật chất khớp và ếch nhái) II. Phát triển không qua biến thái. - Gặp ở một số động vật không xương sống và đa số động vật có xương sống (cá, chim, bò sát, động vật có vú và con người). - Là phát triển con non mới nở (hoặc đẻ) ra đã có cấu tạo hoàn toàn giống con trưởng thành. III. Phát triển qua biến thái. 1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn. - Con non hoàn toàn khác con trưởng thành. - Sự phát triển qua biến thái ở ếch nhái: Trứng → nòng nọc (sống trong nước, mang ngoài đuôi bơi) → ếch (cạn, hô hấp (da, phổi), chân nhảy). Đây là quá trình biến đổi ở mức phân tử, tế bào, mô, cơ quan đòi hỏi nhân tố tác động quan trọng là hoocmôn tuyến giáp. - Ở bọ cánh cứng, bướm, ruồi, muỗi. . . trải qua giai đoạn con non hoàn toàn khác con trưởng thành được gọi là sự biến thái hoàn toàn. - Sự phát triển qua biến thái mang tính thích nghi để duy trì sự tồn tại của loài đối với điều kiện khác nhau của môi trường sống. VD: Sâu (có bộ hàm thích nghi với ăn lá cây), bướm (có bộ vòi thích nghi với hút nhựa, mật hoa). 2. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn. Sự phát triển qua biến thái ở chân khớp: GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 47
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
- Ở châu chấu, tôm, cua, ve sầu. . . trải qua giai đọan con non giống con trưởng thành nhưng để trở thành cơ thể trưởng thành chúng phải trải qua nhiều lần lột xác được gọi là sự biến thái không hoàn toàn. - Sự phát triển qua biến thái ở chân khớp được điều chỉnh bởi hoocmon biến thái (ecđixơn) và hoocmon lột xác (juvenin). Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Nêu khái niệm về sinh trưởng và phát triển? Ví dụ? 2. Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển? Ví dụ? 3. Phân biệt khái niệm PT không qua biến thái, biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn? Lấy ví dụ minh họa?
Bài 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT I. Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong 1. Giới tính. - Trong cùng một loài, sự sinh trưởng và phát triển của con đực và con cái có thể khác nhau. Thường thì con cái có tốc độ lớn nhanh hơn, sống lâu hơn con đực. - VD: SGK 2. Các hoocmôn sinh trưởng và phát triển a. Hoocmôn điều hòa sự sinh trưởng. * Hoocmon sinh trưởng(GH): - Nguồn gốc: được sinh ra từ thuỳ trước tuyến yên. - Vai trò:+ Tăng cường quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào, mô, cơ quan → Tăng cường quá trình sinh trưởng của tế bào. + Hiệu quả sinh trưởng tuỳ thuộc vào loại mô và giai đoạn phát triển của chúng. + Có tác dụng đối với xương trẻ em, nhưng không tác dụng với xương người lớn. VD: GH làm cho xương trẻ em dài ra nhưng với xương của người lớn nó không có tác dụng. Đối với người lớn nếu tăng tiết GH sẽ sinh ra bệnh to đầu xương chi. * Hoocmon tirôxin: - Nguồn gốc: Sinh ra từ tuyến giáp. - Tác dụng: + Làm tăng tốc độ chuyển hoá cơ bản → tăng trưởng sinh trưởng. + Sản sinh Tirôxin bị rối loạn → gây ra bệnh nhược áp (nhịp tim chập, huyết áp cao, phù viêm). Hoặc gây ra bệnh cường giáp (nhịp tim nhanh, huyết áp thấp, sút cân, mắt lồi, bướu tuyến giáp). - Ở trẻ em nếu thiếu tiroxin sẽ làm cho xương và mô thần kinh sinh trưởng không bình thường và do đó có thể gây ra bệnh đần độn. Đối với người lớn tirôxin không có tác dụng như vậy. b. Hoocmôn điều hòa sự phát triển * Điều hòa sự biến thái: Sự phát triển biến thái ở sâu bọ thường được điều hoà bởi hai loại hoocmôn là ecđixơn và juvenin được tiết ra từ tuyến ngực. * Điều hòa sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh: - Ở động vật, trong giai đoạn trưởng thành sinh dục, xuất hiện những đặc tính sinh lí: tính trạng sinh dục thứ sinh. - Tính trạng sinh dục thứ sinh là khi người, ĐV bước vào tuổi dậy thì. Nó có sự khác nhau về đặc điểm hình thái, sinh lý giữa giới đực, giới cái. - Các tính trạng thứ sinh được điều hoà bởi hai loại hoocmôn: ơestrôgen (cái) và testosteon (đực). VD: Sừng ở hươu đực, bờm ở sư tử đực, râu ở đàn ông. . . * Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt: - Đối với động vật bậc cao và người, chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện ở tuổi trưởng thành sinh dục. Độ dài của chu kỳ thay đổi tùy loài. + Tuổi dậy thì: ở nữ: 13-14 tuổi, ở nam: 14-15 tuổi. Trong giai đoạn này dưới tác động của các hoocmon sinh dục, cơ thể có nhiều biến đổi trong cơ quan sinh dục cũng như xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ sinh. + Chu kỳ kinh nguyệt và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt: - Chu kỳ kinh nguyệt nằm trong khoảng 21-31 ngày, trung bình 28 ngày và kéo dài khoảng 5 ngày. - Thời gian rụng trứng: ngày thứ 14 (kể từ ngày bắt đầu có kinh) - Sự thay đổi trong buồng trứng và trong dạ con: + Trong pha nang trứng: nồng độ FSH, LH, ơestrôgen tăng → nang trứng phát triển → chín trứng → Lưu hành nội bộ
Trang 48
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
rụng trứng → lọt vào ống dẫn trứng. + Trong pha thể vàng: nang trứng (đã giao phối trứng) → biến thành thể vàng: - Nếu trứng được thụ tinh với tinh trùng → hợp tử. Thể vàng tiết prôgesterôn; prôgesterôn kết hợp với ơestrôgen, ức chế sự phát triển FSH, LH → ức chế sự phát triển nang trứng. - Ở dạ con: do tác dụng của prôgesterôn và ơestrôgen → niêm mạc dạ con dày lên, tích đầy máu trong mạch, chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con. Nhau thai hình thành nuôi phôi, tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG), có tác dụng duy trì thể vàng để chúng tiết prôgestenm, do thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng trứng. - Nếu trứng không được thụ tinh: thì thể vàng teo đi và chu kỳ kinh nguyệt được lặp lại. + Trong dạ con: không có phôi làm tổ, niêm mạc dạ con bị bong ra và được bài xuất ra ngoài cùng với máu (có kinh: khoảng 5 ngày) II. Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngòai: 1. Nhân tố thức ăn: - Quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển qua các giai đoạn. - Ví dụ: Tăng hàm lượng lizin 0,45 – 0,85% Lợn lớn nhanh (80 gram/ngày lên 210 gram/ngày) ở Lợn thịt trong giai đoạn cai sữa. - Thiếu vitamin, nguyên tố vi lượng: còi, sản lượng kém. 2. Nhân tố môi trường: như O2, CO2, H2O, muối khoáng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. . . gây ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển của động vật Ví dụ: - Cá sống trong các khu vực nước bị ô nhiễm, O2 ít => chậm lớn, không sinh sản. - Cá rô phi 30oC lớn nhanh, 18oC ngừng lớn, ngừng đẻ. III. Khả năng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người: 1. Cải tạo vật nuôi: a. Cải tạo giống di truyền: bằng phương pháp lai giống kết hợp với thụ tinh nhân tạo, công nghệ phôi nhằm tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương. Ví dụ: lai lợn Ỉ với lợn ngọai tạo ra giống Ỉ lai tăng khối lượng xuất chuồng từ 40 kg lên 100kg. b. Cải thiện môi trường: sử dụng thức ăn nhân tạo, cải tạo chuồng trại, sử dụng chất kích thích sinh trưởng, hoocmon. . . thích hợp cho từng giai đoạn nhằm thu sản phẩm tối đa với chi phí tối thiểu. 2. Cải thiện dân số và kế họach hóa gia đình: a. Cải thiện dân số: Cải thiện đời sống kinh tế và văn hóa, áp dụng nhiều biện pháp (tư vấn, kỹ thuật y, sinh học hiện đại) trong công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em, thụ tinh trong ống nghiệm, sử dụng tế bào nguồn. . . .. b. Kế hoạch hóa gia đình: (xem bảng 39-T. 151SGK) Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Trình bày nguồn gốc và vai trò của các hoocmon điều hòa sinh trưởng ở động vật? 2. Trình bày các hoocmôn điều hòa sự phát triển ở động vật? 3. Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến quá trình sinh trưởng và phát triển? 4. Nêu các biện pháp cải tạo giống vật nuôi? 5. Nêu các biện pháp phòng tránh thai chủ yếu để đảm bảo kế hoạch hoá gia đình?
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Câu 1: Khái niệm về sinh trưởng, phát triển, sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật. - Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. - Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hoá của tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt. - Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng theo chiều dài của thân và rễ cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ. - Sinh trưởng thứ cấp là của cây thân gỗ do tầng phát sinh mạch dẫn (mô phân sinh bên) hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác, mạch rây. Câu 2: Sinh trưởng thứ cấp khác với sinh trưởng sơ cấp ở điểm nào? Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày (đường kính) của cây do hoạt động của mô phân sinh bên (tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên. Câu 3: Trình bày mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên tiếp nhau của quá trình trao đổi chất. Sự biến đổi về số GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 49
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
lượng ở rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả và hạt. Hai quá trình này gọi là pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng và pha sinh trưởng phát triển sinh sản (mốc là sự ra hoa). Một cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm hay ngược lại. có thể cả hai đều nhanh hay đều chậm. Câu 4: Hoocmôn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng. Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do bản thân cơ thể tiết ra có tác dụng điều hoà hoạt động giữa các phần khác nhau trong cây. Đặc điểm chung: - Là các hợp chất hữu cơ được tạo nên trong một phần của cơ thể và di chuyển đến các phần khác, tại đó gây ra các hiện tượng kích thích hay ức chế sinh trưởng. - Với nồng độ rất thấp có thể gây những biến đổi lớn trong cơ thể. - Trong cây, hoocmon thực vật di chuyển trong mô mạch gỗ và mạch libe. - Phitôhoocmoncó tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmon động vật bậc cao. - Khác biệt với enzym là chất xúc tác cho một phản ứng sinh hoá, hoocmon hoạt hoá cả một chương trình phát sinh hình thái như kích thích hạt và chồi nảy mầm bao gồm rất nhiều quá trình và nhiều phản ứng hoá sinh. Câu 5: Có mấy nhóm hoocmôn thực vật. Nêu tên các hoocmôn của mỗi nhóm và ví dụ của chúng. Auxin: kích thích ra rễ của cành giâm (chiết) và kích thích thụ tinh tạo hạt. Gibêrêlin: pha ngủ cho mầm hạt, củ khoai tây và tạo quả không hạt. Xitôkinin: Nuôi cấy tế bào và mô thực vật (nhân giống vô tínha) và kích thích sinh trưởng của chồi non. Êtilen: Thúc quả xanh chóng chín và cảm ứng ra hoa ở cây dứa (tạo dứa trái vụ). Axit abxixic: ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá. Câu 6: Một cây ngày dài có độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ sẽ ra hoa. 1. Phải hiểu độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ thế nào cho đúng? 2. Cho ví dụ một quang chu kì cụ thể để cây này có thể ra hoa. 3. Cây này có thể ra hoa được không trong quang chu kì: 12 giờ chiếu sáng / 6 giờ trong tối / bật sáng trong tối / 6 giờ trong tối? 1. Phải hiểu 9 giờ là số giờ đêm dài nhất đối với cây ngày dài. Vì vậy tất cả các quang chu kì có số giờ đêm dưới 9 giờ sẽ làm cho cây ngày dài ra hoa P 2. Ví dụ 16 giờ chiếu sáng /8 giờ trong tối. 3. Ra hoa được vì thời gian ban đêm R (thời gian tối quyết định quá trình ra hoa và ta đã cắt đêm dài 12 giờ tối thành 2 đêm ngắn (6 giờ tối). Ví dụ cây thanh long ra hoa trái vụ vào mùa đông khi ta thắp đèn ban đêm. Câu 7: Tại sao thực vật hoàn thành chu trình phát triển rồi mới ra hoa kết quả? → Điều này có thể giải thích dựa trên quan điểm của triết học, khi đạt đến một giới hạn nhất định nào đó về lượng thì mới có sự thay đổi về chất. Trong thực vật nói chung và các loại cây trồng nói riêng đều trải qua quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, trong đó giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng thường kéo dài hơn sinh trưởng sinh thực (sinh sản). Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng có sự nhân lên về sinh khối các chất trong cá thể thực vật và đến một giai đoạn nào đó thì nó mới ra hoa kết quả. Câu 8: Tại sao mô phân sinh chờ chỉ hoạt động khi mô phân sinh ngọn bắt đầu sinh sản? Mô phân sinh chờ thường nằm ở nách lá và ít có điều kiện phát triển. Nguyên nhân là do lượng hoocmon sinh trưởng (thành phần chủ yếu là Auxin và Giberrilin) tập trung chủ yếu ở đỉnh sinh trưởng của cây mà cụ thể là ngọn chính của cây (người ta gọi đó là ưu thế đỉnh). Khi đỉnh sinh trưởng này ra hoa tức là nó đã ngừng sinh trưởng sinh dưỡng và chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực thì lúc này lượng hoocmon sinh trưởng lại tập trung vào các nách lá mà ở đó có các mô phân sinh chờ (mầm ngủ) đang tồn tại và kích thích chúng phát triển. Câu 9: So sánh giữa auxin và giberelin Auxin trong phân tử có nguyên tố Nitơ, Giberelin thì không Auxin, kích thích hay ức chế phụ thuộc vào nồng độ, Giberelin thì không. Auxin có các chất tự nhiên lẫn các chất tổng hợp nhân tạo, Giberelin thì chỉ có các chất tự nhiên, không có các chất nhân tạo. Câu 10: Nêu nguyên tắc ứng dụng và một số ứng dụng của các nhóm chất điều hoà sinh trưởng thực vật? Nguyên tắc ứng dụng các chất điều hoà sinh trưởng trong trồng trọt: Phải nêu được ba nguyên tắc sau Lưu hành nội bộ
Trang 50
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
đây: - Phải thăm dò nồng độ thích hợp cho từng cây và từng mục đích sử dụng. Thường nồng độ rất thấp (mức độ ppm) - Phải đảm bảo các điều kiện khí hậu, đất đai, phân bón, … tối ưu. - Phải chú ý đến tính hỗ trợ và tính đối kháng giữa các nhóm chất và tính chọn lọc (đối với các chất diệt cỏ). Một số ứng dụng của các chất điều hoà sinh trưởng: Gợi ý trả lời như sau: Căn cứ vào tác dụng sinh lí, có thể suy ra những ứng dụng. Ví dụ: Nhóm chất Auxin có những ứng dụng sau: - Phun trên lá giúp cây sinh trưởng tốt, giúp đậu hoa, đậu quả, tạo quả không hạt - Sử dụng cho việc ra rễ nhanh các cành chiết, cành ghép, cành giâm, ra rễ của mô sẹo trong nuôi cấy in vitro. - Ngắt ngọn để được nhiều nhánh, cành. Câu 11: Chất điều hòa sinh trưởng là gì? Các chất điều hòa sinh trưởng nội bào thực vật còn gọi là phytohormon. Đây là những sản phẩm bình thường của quá trình sống ở thực vật được tham gia vào điều khiển quá trình trao đổi chất và các quá trình hình thành mới các cơ quan ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Những phytohormon hiện nay được biết nhiều nhất là auxin, gibbrellin, sitocinin, axit absizic và etylen. Điều lưu ý là trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đã có mặt cùng lúc nhiều phytohormon khác nhau, nhưng với những tỷ lệ rất khác nhau. Đặc điểm quan trọng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật này là: với một hàm lượng rất ít đã có khả năng gây nên tác động làm thay đổi những đặc trưng về hình thái sinh lý của thực vật và chúng có thể di chuyển trong cây được. Câu 12: Các chất điều hòa sinh trưởng có vai trò gì cho cây trồng? Các chất điều hòa sinh trưởng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều khiển sinh trưởng phát triển của cây. Nói cách khác, hầu như tất cả các quá trình hoạt động của cây đều có sự tham gia của các chất điều hòa sinh trưởng. Tùy thuộc vào từng loại chất điều hoà sinh trưởng mà chúng có thể tham gia vào các quá trình cơ bản như: - Điều khiển các quá trình ra lá, phát chồi, tăng trưởng chiều cao và đường kính thân cây. - Điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả chính vụ và trái vụ. - Điều khiển quá trình ra rễ cho cây, cành giâm, cành chiết. - Điều khiển quá trình bảo quản hoa, quả trên cây và trong kho. - Điều khiển quá trình già của các bộ phận của cây. Để nghiên cứu ảnh hưởng của từng chất, người ta có thể phun trực tiếp lên từng bộ phận của cây trồng các chất riêng biệt ở các nồng độ khác nhau. Câu 13: Các chất điều hòa sinh trưởng bổ sung cho cây lấy từ đâu? Hiện nay có ba con đường thu nhận các chất điều hòa sinh trưởng: Chiết xuất từ thực vật, bằng con đường lên men vi sinh vật, và bằng con đường tổng hợp hóa học. + Con đường chiết xuất từ thực vật: Các chất điều hòa sinh trưởng đều có mặt trong các bộ phận của cây trồng, nhưng chúng ở nồng độ rất thấp, do vậy bằng con đường chiết xuất thì thực vật thì hiệu suất thu hồi thấp, dẫn tới giá thành cao. Vì vậy, trong thực tế nếu chất nào có thể thu nhận được bằng con đường hóa học hoặc vi sinh vật thì không bao giờ thu nhận bằng phương pháp chiết xuất từ thực vật. + Thu nhận bằng con đường lên men vi sinh vật: Chất điều hòa sinh trưởng nổi tiếng và mang lại nhiều ứng dụng nhất là gibberellin đã được thu nhận bằng con đường này. Bằng những kỹ thuật lên men, các nhà khoa học đã nuôi cấy nấm Fusarium moniliforme Trong quá trình phát triển nấm Fusarium moniliforme đã tổng hợp được chất kích thích sinh trưởng gibberellin và tiết vào môi trường lên men. Bằng kỹ thuật tách chiết, gibberellin đã được tách khỏi nuôi cấy và kết tinh dưới dạng tinh thể màu trắng. Ở Việt Nam, gibberellin cũng đã được thu nhận được bằng con đường lên men vi sinh vật đang ứng dụng rộng ở Việt Nam. + Thu nhận bằng con đường hóa học: Có nhiều chất điều hòa sinh trưởng được sản xuất bằng đường hóa học như nhóm chất auxin, etylen… Đây là con đường sản xuất kinh tế nhất. Hiện nay ở nước ta thu nhận các chất như auxin, etylen bằng con đường hóa học đang được tiến hành phổ biến ở một số Viện và các Trung tâm hóa học. Câu 14: Có bao nhiêu cách cung cấp chất điều hòa sinh trưởng cho cây trồng? Chất điều hòa sinh trưởng được đưa vào cây trồng dưới các hình thức: phun lên cây; ngâm củ, cành vào dung dịch; bôi lên cây; tiêm trực tiếp lên cây. Tuỳ theo mục đích và yêu cầu mà người ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng có thể sử dụng một trong trong những phương pháp trên, hoặc có thể cùng sử dụng GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 51
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
vài phương pháp cho cùng một đối tượng nghiên cứu và sản xuất. 1-Phun lên cây: Dùng để phun cho các cây trồng lấy lá hoa, quả và thân. Nồng độ phun được tính bằng mg/lít. Tùy từng giai đoạn phát triển của cây mà có nồng độ phun thích hợp. Trong một đời cây có thể phun nhiều lần. Khi phun chú ý điều kiện ngoại cảnh (xem câu 16, 23) để nâng cao hiệu quả hấp thụ của cây. 2-Ngâm củ, cành vào dung dịch: Để tăng thời gian tiếp xúc và khả năng hấp thu, người ta có thể ngâm các củ và cành vào dung dịch có chứa chất điều hòa sinh trường có nồng độ thích hợp. Trường hợp này dùng để kích thích nẩy mầm, phá ngủ một số củ và hạt, nhân nhanh các giống cây bằng phương pháp giâm cành để kích thích cành giâm nhanh ra rễ. 3- Bôi lên cây: Khi hai phương pháp trên không thực hiện được thì người ta dùng phương pháp bôi trực tiếp dung dịch có nồng độ đậm đặc hơn lên cây. Chất điều hòa sinh trưởng có thể được nhào trộn với các chất mang khác nhau (ví dụ như cao lanh…) thành một chất dẻo để đắp lên cây. Trường hợp này thường dùng để chiết cành cây giống, tạo cho cành chiết nhanh ra rễ. 4-Tiêm trực tiếp lên cây: phương pháp này chủ yếu dùng trong công tác nghiên ứng dụng. Ví dụ, tiêm thẳng vào chồi, vào mắt ngủ của củ hoặc vào thân cây (qua từng đốt, lóng…), qua đó xác định hiệu ứng của từng chất điều hòa sinh trưởng ở các nồng độ khác nhau lên đối tượng nghiên cứu. Câu 15: Tại sao phải bổ sung chất điều hòa sinh trưởng cho cây trồng? Các chất điều hòa sinh trưởng được tổng hợp và tích lũy trong quá trình phát triển của cây. Khi hạt gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm, oxy…các quá trình sinh hóa trong hạt bắt đầu được tiến hành đặc biệt là các quá trình tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng như gibberellin, auxin, Sitocinin… Trong thực tế không phải lúc nào cây cũng phát triển trong điều kiện tối ưu, mà ngược lại luôn luôn nằm trong trình trạng bất lợi. Ví dụ về cây lúa: ngâm ủ hạt thóc trong thời tiết lạnh, khi thiếu giống thì phải dùng thóc tươi có giai đoạn ngủ nghỉ sâu khó nẩy mầm, trên những vùng đất chua mặn lúa bị nghẹt rễ không phát triển được, đến thời kỳ phát đòng thì lúa bị nghẹn đòng không trổ bông được… Cho cây hoa: đến tế âm lịch đào không nở hoa hoạc nở rộ sớm trước tết. Cho cây quả: năm có quả năm không có quả, cây ra quả nhiều nhưng đậu quả ít… tất cả những trở ngại trên đã làm cho cây trồng phát triển kém, năng suất cây trồng thấp và chất lượng nông sản bị giảm. Để giải quyết được những khó khăn trên, trong nhiều năm qua cá nhà khoa học đã nghiên cứu quá trình biến động, tích lũy các chất điều hòa sinh trưởng trong từng giai đoạn phát triển của cây, biết được những phát triển bất thường của cây là do chất nào gây nên để từ đó có những quyết định đúng đắn trong việc bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng tương ứng cho cây, nhằm cho cây phát triển bình thường hoặc điều khiển phát triển theo hướng mong muốn của con người. Câu 16: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng lên năng suất và chất lượng nông sản như thế nào? Các chất điều hòa sinh trưởng có khả năng điều hòa sinh trưởng phát triển cây và dẫn tới tăng năng suất cây trồng. Tùy theo mục đích thu hoạch là thu hoạch lá, hoa, quả, thân rễ mà người ta phải sử dụng tùy chất điều hòa sinh trưởng riêng biệt hoặc hỗn hợp chúng. Nhìn chung khi phun chất điều hòa sinh trưởng lên cây trồng vào đúng giai đoạn thì có thể cho năng suất tăng trung bình từ 10 – 15%, nhiều trường hợp tăng Clo hơn, từ 15 –50%. Năng suất được tăng lên phụ thuộc rất nhiều điều kiện canh tác như: phân bón, nước và giống cây. Ví dụ: Phun gibberellin cho cây nho có thể tăng năng suất từ 20% - 100%, nhưng phun cho các cây rau lấy lá thì năng suất không vượt quá 30% cho mỗi lứa hái. - Phun gibberellin hoặc a- NAA cho cây đậu tương vào thời kỳ trước khi ra hoa rộ đã làm cho cây phát triển tốt, tăng số lượng lá trên cây, tăng số lượng và kích thước nốt sần ở rễ và tăng năng suất đậu từ 15 tới 17%. -Đối với cây lạc khi phun gibberellin, a- NAA và b- NOA có thể cho năng suất tăng từ 8 – 15% so với đối chứng. Khi sử dụng riêng chất điều hòa sinh trưởng để phun cho cây trồng thì năng suất được tăng lên, như trên đã trình bày, nhưng riêng về chất lượng nông sản thì có vấn đề. Khi phun ở nồng độ thấp, năng suất tăng thấp chất lượng đảm bảo. Khi phun ở nồng độ cao, năng suất tăng nhanh nhưng chất lượng lại giảm (giảm nồng độ đường, vitamin, tăng khả năng tích nước, v. v…). Vì thế trong thực tiễn sản xuất không nên dùng riêng rẽ chất điều hòa sinh trưởng để phun cho cây, đặc biệt ở nồng độ cao nhằm tăng sinh khối mà quên mất chất lượng. Trong các chế phẩm cần đưa thêm các thành phần vi lượng và N. P. K vào để đảm bảo chất lượng nông sản. Câu 17: Dùng chế phẩm có 2,4D để nhúng chùm hoa và phun lên cây lấy quả có được không? 2 4D (2,4 Diclorphenocxiaxetic) là chất độc diệt cỏ, ở nồng độ thấp có thể gây nên các hiệu ứng kích Lưu hành nội bộ
Trang 52
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
thích phát triển. Do vậy hiện nay có một số cơ sở vì mục đích kinh tế đã sản xuất các chế phẩm tăng năng suất cây trồng và chế phẩm đậu quả từ 2,4D. Các chế phẩm này thường được pha với bát con để nhúng chùm hoa hay trực tiếp phun lên quả non. Chất này dễ gây ngộ độc cho người sử dụng. quả được phun chất này ở nồng độ cao sẽ biến dạng và không đảm bảo chất lượng nông sản. Vì thế khi sử dụng các chế phẩm điều hòa tăng năng suất cây trồng cần cấm sử dụng các sản phẩm có chứa 2,4D. Auxin kích thích sinh trưởng của ống phấn và các sản phẩm của nó trong quá trình sinh trưởng của hạt, kích thích phát triển của quả và vỏ quả ở thịt quả. Auxin ức chế sinh trưởng của các chồi bên, tác động hỗ trợ với giberelin và xitoquinin trong phân chia tế bào và biệt hoá các tầng phát sinh. Auxin đối kháng với axit abxisic trong hiện tượng rụng lá. Câu 18: The relative elemental growth rate profile, r ( x ), is a spatial description of the expansion pattern in the growth zone.Hãy trình bày sự cân bằng hoocmon trong cây? Khác với động vật và người, ở thực vật, bất cứ hoạt động sinh trưởng và phát triển nào, đặc biệt là các quá trình hình thành cơ quan (rễ, thân, lá, hoa, quả…) cũng như sự chuyển qua các giai đoạn đoạn sinh trưởng, phát triển của cây đều được điều chỉnh đồng bởi nhiều loại hoocmôn có một ý nghĩa quyết định. Chính vì vậy mà sự cân bằng giãu các hoocmôn có một ý nghĩa quyết định. Nhìn chung có thể phân thành hai loại cân bằng là :sự cân bằng chung và sự cân bằng riêng giữa các hoocmôn. a. Sự cân bằng chung Sự cân bằng chung được thiết lập trên cơ sở hai nhóm hoocmôn thực vật có hoạt tính sinh lí trái ngược nhau, sự cân bằng được xác định trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây từ lúc bắt đầu nảy mầm cho dến khi chết. Các hoocmôn kích thích sinh trưởng được sản xuất chủ yếu trong các cơ quan còn non như chồi non, lá non, rễ non, quả non, phôi đang sinh trưởng… và chi phối sự hình thành các cơ quan sinh dưỡng. Các tác nhân kích thích chiếm ưu thế trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển sinh dưỡng. Trong lúc đó các hoocmôn ức chế sinh trưởng được hình thành và tích lũy chủ yếu trong các cơ quan già, cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ. Chúng gây ảnh hưởng ức chế lên toàn cây và chuyển cây vào giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ, gây nên sự già hóa và sự chết. Trong quá trình phát triển cá thể từ khi sinh ra cho đến khi cây chết (chẳng hạn cây ra hoa, quả một lần)thìsự cân bằng trong chúng diễn ra theo quy luật là các ảnh hưởng kích thích giảm dần và các ảnh hưởng ức chế thì lại tăng dần. Sự cân bằng như nhau giữa hai tác nhân đó là thời điểm chuyển cây từ giai đoạn sinh sản mà biểu hiện là sự phân hóa mầm hoa. Từ thời điểm đó trở về truớc ưu thế thế biểu hiện là các cơ quan sinh dưỡng sinh trưởng mạnh. Nhưng từ sau thời điểm đó thì các tác nhân ức chế chiếm ưu thế nên sự sinh trưởng của cây bị ngừng lại, cây ra hoa kết quả, già góa và chết. b. Sự cân bằng riêng Trong số cây có vô số các quá trình phát sinh hình thái và hình thành cơ quan khác nhau như sự hình thành rễ, thân, lá, hoa, quả, sự nảy mầm, sự chín, sự rụng, sự ngủ nghỉ đều được điều chỉnh bằng hai hay một vài hoocmôn đặc hiệu. Sự tái sinh rễ hoặc chồi được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa auxin và xitôkinin trong mô. Nếu tỉ lệ này nghiêng về auxin thì rễ được hình thành mạnh hơn và ngược lại thì chồi được hình thành. Đây là cơ sở cho việc tạo cây hoàn chỉnh trong nuôi cấy mô. Sự ngủ nghỉ và nảy mầm được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa AAB/GA. Tỉ lệ này nghiêng về AAB thì hạt, củ ở tình trạng ngủ nghỉ. Sự nảy mầm chỉ xảy ra khi nào trong cơ quan đó có hàm lượng GA cao hơn và ưu thế hơn AAB. Đây cũng là cơ sở để xử lí phá ngủ cho hạt, củ… Hoa qủa từ xanh chuyển sang chín được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa auxin/êtilen. Trong quả xanh, auxin chiếm ưu thế, còn trong quả chín thì êtilen được hình thành rất mạnh mẽ. Hiện tượng ưu thế ngọn được điều chỉnh bằng tỉ lệ auxin/xitôkinin. Auxin làm tăng ưu thế ngọn còn xitôkinin thì lại làm giảm ưu thế ngọn. Sự trẻ hóa và già hóa trong cây có liên quan chặt chẽ đến tỉ lệ xitôkinin/AAB. AAB là tác nhân gây già hóa còn xitôkinin là tác nhân gây trẻ hóa trong cây. Tại bất cứ một thời điểm nào trong các quá trình đó cũng đều xác định được một sự cân bằng đặc hiệu giữa các hoocmôn đó. Con người cũng đều xác định được một sự cân bằng đặc hiệu giữa hoocmôn đó. Con người cũng có thể điều chỉnh các quan hệ cân bằng đó theo chiều hướng có lợi cho con người. Câu 19: Bấm ngọn thân chính có ảnh hưởng như thế nào tới sinh trưởng phát triển của cây? Giải thích tại sao? Tạo điền kiện cho các chồi bên sinh trưởng mạnh Tán cây phát triển về bề rộng (hoặc cây ra nhiều hoa) GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 53
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Giải thích: Bấm ngọn cây đã hạn chế tác dụng ưu thế đỉnh của auxin → các chồi bên phát triển mạnh Câu 20: Giải thích vai trò của auxin trong hiện tượng hướng sáng và hướng đất của thực vật? Hướng sáng của thân: Ở thực vật, phần ngọn của cây có hiện tượng hướng về phía ánh sáng Do chất auxin tập trung nhiều ở phía tối của phần ngọn đã kích thích sự tăng trưởng mạnh ở phía đó hơn là phía có ánh sáng (ít auxin) → làm ngọn cây đã uốn cong về phía có ánh sáng Hướng đất của rễ: Rễ có hiện tượng hướng đất (uốn cong về phía trong đất) Do chất auxin tập trung nhiều ở phần tối, phía dưới của chóp rễ. Nhưng đối với rễ, nồng độ auxin tăng cao có tác dụng kìm hãm sự tăng trưởng, do đó phía trên của rễ tăng trưởng nhanh hơn phía dưới, làm cho đầu rễ uốn cong về phía lòng đất. Câu 21: Nêu vai trò và cơ chế tác dụng của chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm auxin trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật. Ứng dụng của auxin trong nuôi cấy mô thực vật? Vai trò của auxin: Kích thích ưu thế ngọn Kích thích sự phát sinh và sinh trưởng của rễ Thúc đẩy phân chia tế bào, làm trương giãn tế bào, kích thích sự ra quả và tạo quả không hạt, ức chế sự rụng hoa Cơ chế tác dụng của auxin làm giãn tế bào: Khi có mặt của auxin sẽ tác động vào bơm ATPaza lích thích bơm này chuyển H+ về phía trước thành tế bào tạo môi trường axit hoạt hoá enzim cắt đứt cầ nối ngang của polysaccarit gây phá vỡ thành tế bào ngay giữa các sợi xenlulozo, làm giãn thành tế bào, làm tế bào tăng thể tích và lớn lên. Ứng dụng cảa auxin trong nuôi cấy mô thực vật: Dùng auxin kết hợp với xytokinin và các chất kích thích sinh trưởng khác có tác dụng tạo rễ, tạo chồi, nhân giống cây trồng… Câu 22: Auxin là một nhóm chất điều hoà sinh trưởng quan trọng ở thực vật. Hãy nêu: Nêu tên chất đại diện tự nhiên và nhân tạo của nhóm này? Tác dụng sinh lý của nhóm này? Một số ứng dụng các hợp chất của nhóm này? Vì sao không sử dụng auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn? Tên chất đại diện là IAA (3- indol axetic acid) và nhân tạo ANA (acid naptil axetic), 2,4D, AIB (Acid indol butilic) Các hoạt động sinh lý cơ bản: Ưu thế đỉnh (ức chế chồi bên) Ra rễ cành chiết, càng giâm Kích thích sinh trưởng tế bào Kích thích đậu hoa, tạo quả không hạt. Tác dụng hướng quang hướng hoá. Một số ứng dụng: Ngắt ngọn để đẻ nhiều cành Sử dụng trong nhân giống vô tính Phun giúp đậu hoa, quả Vì chúng không có enzim phân giải nên tích lũy gây độc cho người và động vật Câu 23: Hãy nêu những kết quả đạt được qua việc sử dụng hoocmon thực vật trong sản xuất nông nghiệp? Trong những chất sau đây chất nào là hoocmon thực vật : Hoocmon sinh trưởng, hoocmon ức chế sinh trưởng và chất diệt cỏ? Auxin a (C18H32O5); Auxin b (C18H30O4); Heteroauxin (C10H9O2N); 2,4D; ANA; AIB; GA; Xitokinin; Acid abxixic (AAB, C14H19O4); Etilen; CCC, MH, ATIB; 2, 4, 5 T; Cacbamit, Percloram. Trong nông nghiệp, người ta sử dụng hoocmon thực vật như sau: Auxin: làm rễ mọc nhanh, mạnh (50-100ppm ngâm cành chiết 24h), tạo quả không hạt (cà chua, nho) Giberelin: làm sợi lanh, đay dày; quả không hạt (cam, dưa hấu, nho) Xitokinin: dùng trong nuôi cấy mô tạo cơ quansinh dưỡng (rễ mới, cành mới) Acid abxixic: gây nên trạng thái nghỉ, ngủ của chồi (cam, quýt, khoai tây) Lưu hành nội bộ
Trang 54
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Etilen: làm quả chín đều (cà chua, chuối), làm rụng lá Chất làm chậm sinh trưởng: cỏ ở công viên, sân đá bóng mọc chậm Chất diệt cỏ: làm chết cỏ ở ruộng ngô, đậu… b) Hoocmon kích thích sinh trưởng: Auxin a (C18H32O5) Auxin b (C18H30O4) Heteroauxin(C10H9O2N) GA Xitokinin Hoocmon ức chế sinh trưởng: CCC, MH, ATIB Acid abxixic (AAB, C14H19O4) Etilen Chất diệt cỏ: 2, 4, 5 T Cacbamit Percloram. 2,4D Câu 24: Khi tế bào nhu mô sinh trưởng trong thí nghiệm nuôi cấy mô tạo nên mô sẹo chưa phân chia và chưa phân hoá. Muốn cho mô phát triển bình thường tạo rễ, tạo chồi cần một tỉ lệ đặc biệt của 2 loại phitohoocmon. Đó là 2 loại phitohoocmon nào? Trình bày vai trò chủ yếu của chúng? Đó là auxin và xitokinin. Tỉ lệ thường gặp auxin/xitokinin = 35/1 Auxin: Kích thích hình thành và kéo dài rễ: sự nảy mầm Kích thích vận động hướng sáng và hướng đất Thúc đẩy sự phát triển của quả Gây hiện tượng ưu thế ngọn Xitokinin: Kích thích sự phân chia tế bào chồi (mô phân sinh) Thúc đẩy sự nảy mầm và sự ra hoa Thúc đẩy sự tạo chồi bên Ngăn cản sự hóa già Câu 25: Hoocmon thực vật là gì? Đặc điểm của chúng? Hoocmon thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể tiết ra có tác dụng điều hoà hoạt động giữa các phần khác nhau trong cây Đặc tính chung: Là các chất hữu cơ phân tử thấp được tạo ra trong một phần của cơ thể và chuyển đến các phần khác, tại đó gâu ra hiện tượng kích thích sinh trưởng hay ức chế sinh trưởng Với nồng độ rất cao có thể gây ra những biến đổi lớn trong cơ thể Trong cây hoocmon thực vật được chuyển trong m6 mạch gỗ và mô Libe Phitohoocmon có tính chuyên hoá thấp, thấp hơn nhiều so với hoocmon động vật bậc cao Khác biệt với Enzim là chất xúc tác cho một phản ứng sinh hoá. Hoocmon hoạt hoá cả một chương trình phát sinh hình thái Câu 26: Dựa vào tính hướng sáng và hiện tượng ưu thế ngọn ở cây, hãy giải thích sao auxin là hoocmon kích thích sinh trưởng nhưng cũng có thể là hoocmon ức chế sinh trưởng? Auxin là hoocmon kích thích sinh trưởng: Khi chiếu sáng từ 1 phía của thân → auxin chủ động di chuyển và tập trung nhiều về phía tối →auxin kích thích sự kéo dài tế bào ở phía tối → tế bào phía tối tăng trưởng nhanh →mọc cong về phía ánh tối→hướng sáng dương Auxin kích thích chồi ngọn và rễ chính sinh trưởng mạnh Auxin là hoocmon ức chế sinh trưởng: Khi chiếu sáng từ 1 phía của rễ→auxin chủ động di chuyển và tập trung nhiều về phía tối→auxin ức chế sự kéo dài tế bào ở phía tối→tế bào phía tối sinh trưởng chậm→mọc cong về phía tối→huớng sáng âm Nồng độ auxin cao ức chế sự sinh trưởng chồi bên và rễ bên→hiện tượng ưu thế ngọn GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 55
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Câu 27: Hoocmon giberelin và acid abxixic chủ yếu có ở bộ phận nào của cây? Hãy chứng minh tác dụng trái ngược của 2 loại hoocmon này trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật? Trong trồng trọt, người ta sử dụng giberelin nhằm mục đích gì? Ví dụ? Những điểm khác nhau giữa hoocmon giberelin và acid abxixic Giberelin Acid abxixic Có ở các cơ quan đang hóa già Có ở các cơ quan còn non Kích thích thân mọc cao, dài, các lóng vươn dài Ức chế sự sinh trưởng của cành, lóng Kích thích sự nảy mâm của hạt, chồi Gât trạng thái ngủ của chồi, hạt Kích thích sự rụng lá, rụng quả Kích thích ra hoa, tạo quả sớm, quả không hạt Trong trồng trọt, người ta sử dụng giberelin nhằm mục đích: Kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ (khoai tây) Tăng chiều cao đ/v cây lấy sợi như: lanh, đay…; cây thu hoạch đường như mía Tăng sinh khối rau ăn như: cải xanh, cải trắng, bắp cải, rau cải, … Tăng kích thuớc của các loại quả, tạo quả không hạt như: nho, táo, lê… Câu 28: Kể tên 2 loại phitohoocmon có tác dụng ức chế sinh trưởng ở thực vật? đặc điểm chung và đặc điểm riêng của chúng? Người ta sử dụng chúng trong nông nghiệp như thế nào? Hai loại phitohoocmon ức chế sinh trưởng ở thực vật là: etilen và acid abxixic Đặc điểm chung: Đều là chất hữu cơ có phân tử lượng thấp Đều được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây Đều có tác dụng ức chế sinh trưởng ở nồng độ thấp Đặc điểm riêng: Đặc điểm so sánh Etilen Acid abxixic Nguồn gốc Được tạo ra hầu hết ở các cơ Được tạo ra ở các cơ quan hoá quan của cây già (lá, thân quả, hạt) Trạng thái tồn tại Dạng khí Dạng lỏng Cơ chế tác dụng Thúc quả chín Kích thích sự rụng lá và quả gây ngủ đóng khí khổng khi khô hạn Lá, quả, chồi, rễ Cơ quan chịu tác dụng Quả Ứng dụng Thúc quả chín đều và tự động Bảo quản củ không nảy mầm Câu 29: Muốn cho cây sớm cho quả phải làm gì? Đối với những cây thân gỗ, muốn cây sớm cho quả người ta phải làm cho cây “già nhanh” để bước vào giai đoạn ra hoa sớm. Trong thực tế sản xuất người ta thường dùng các chất ức chế phát triển như alar hoặc CCC. Cây táo được phun alar với nồng độ 0, 15 – 0, 25% thì năm tiếp theo sẽ cho hoa nhiều. Nếu phun alar hoặc CCC ở nồng độ 0, 2 – 0, 5% vào cây đã tắt hoa thì làm cho cây không phát triển chồi đọt, dẫn tới kích thích sự tiếp tục phân hóa mầm hoa, vì thế năm tới cây tiếp tục ra hoa mạnh hơn. Câu 30: Có thể làm quả trên cây chậm chín để kéo dài thời gian thu hoạch được không? Làm quả trên cây chậm chín có một ý nghĩa quan trọng trong việc kéo dài thời gian thu hoạch, giảm tỷ lệ thối do thu hoạch ồ ạt, không đủ điều kiện bảo quản, tăng thời gian cung cấp quả tươi cho thị trường, nâng cao giá thành nông sản. Các nghiên cứu đã khẳngng định “Chất điều hòa sinh trưởng là phương tiện kéo dài sự chín, hay làm chậm chín quả”. Quả cam chín vỏ thường chuyển từ mầu xanh thành mầu vàng sau đó quả mầm và nhũn ra. Để kéo dài thời kỳ quả xanh, kìm hãm quá trình chín, người ta có thể phun chất kích thích sinh trưởng gibberellin (GA3) với nồng độ 10mg/l lên lá và quả trên cây khi quả bắt đầu chuyển màu vàng. Đối với chanh, phun GA3 ở nồng độ khoảng 40mg/l có thể kéo dài thời gian thu hoạch được hơn 1 tháng. Đối với một số cây quả chín rất nhanh, như cây hồng thì phải dùng nồng độ GA3 cao hơn nhiều từ 50200mg/l có thể kéo dài thời gian chín của quả 3 – 4 tuần sau khi phun so với đối chứng không phun. Hiện nay các chế phẩm “Làm chậm chín quả trên cây “cho nhiều cây ăn quả khác nhau đã được kiểm tra qua thực tế. Tại sao lại phải chế phẩm “Làm chậm chín quả trên cây “mà không nên dùng trực tiếp gibberellin? Vì trong chế phẩm “Làm chậm chín quả trên cây “ ngoài gibberellin còn chứa các nguyên tố vi lượng; N, P, K… nhằm hỗ trợ dinh dưỡng để phát triển cho cây khi giữ quả lâu trên cây, tăng cường độ bền cơ học của vỏ quả. Vì thế không những giữ quả được trên cây, mà còn tăng năng suất quả đáng kể. Trong Lưu hành nội bộ
Trang 56
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
nhiều trường hợp đảm bảo đuợc chất lượng và tăng năng suất từ 10-15% so với việc phun riêng chất kích thích sinh trưởng gibberellin. Câu 31: Các cây trồng lấy quả như cà chua, cà tím dưa chuột, dưa lê… muốn có năng suất cao thì phải dùng chế phẩm gì? Đối với tất cả các cây trồng lấy quả như trên muốn có năng suất cao thì phải dùng chế phẩm đậu quả. Chế phẩm này gồm các chất kích thích sinh trưởng (gibberellin, auxin, sitokinin…), hỗn hợp vi lượng, chất bám dính và phụ gia. Chế phẩm đậu quả cung cấp dinh dưỡng vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng cho cây. Hạn chế rụng quả, tăng tỷ lệ đậu quả, tăng chất lượng chống chịu sâu bệnh, dẫn tới tăng năng suất quả từ 20 đến 60% (tùy từng loại cây). Câu 32: Có thể làm cho quả chín đồng đều được không? Cho ví dụ! Các nhà khoa học đã khẳng định sự chín của quả được điều chỉnh bằng sự cân bằng của các chất điều hòa sinh trưởng auxin và ethylen. Khi hàm lượng điều hòa sinh trưởng auxin cao thì quả chưa chín; còn khi hàm lượng ethylen cao trong quả thì quá trình chín được kích thích. Do vậy, người ta gọi ethylen là chất điều khiển quá trình chín. Nó giúp việc hình thành và giải phóng các men (enzim) cần thiết cho những biến đổi sinh hóa đặc trưng cho quá trình chín. Những biến đổi đó là màu sắc, độ mềm, vị ngọt, mùi thơm của quả. Câu 33: Trồng dưa chuột muốn có hoa cái nhiều trên cây thì phải làm gì? Ở các cây họ bầu bí như bí ngô, bí đao, mướp, dưa lê, dưa chuột, dưa hấu…thì trên cây vừa tồn tại hoa đực và hoa cái. Để điều chỉnh được tỷ lệ hoa đực và hoa cái, người ta thường dùng hai chất điều hòa sinh trưởng gibberellin và etherl. Gibberellin để tăng tỷ lệ hoa đực và ethrel sẽ kích thích ra hoa cái. Câu 34: Muốn khoai tây giống trong kho bảo quản không bị nảy mầm phải làm thế nào? Trong sản xuất nhiều trường hợp lại cần thiết kéo dài thời kỳ ngủ nghỉ, kiềm chế nảy mầm của củ khoai tây. Để kéo dài thời kỳ ngủ nghỉ của khoai tây người ta thường sử dụng chất ức chế nẩy mầm như: MH (molein hydrazid) hoặc MENA (methyl ester của a-NAA). Dùng liều lượng 2, 5kg/ha MH để phun cho khoai tây trước khi thu hoạch 12-15 ngày sẽ làm giảm nẩy mầm và hao hụt trong bảo quản (8 tháng). Lượng hao hụt giảm xuống 50% so với đối chứng. MH còn sử dụng trong bảo quản các củ tỏi, hành, …, nồng độ xử lý thường dùng là 0, 5g/l. Câu 35: Có một số cây trồng cần làm cho chậm phát triển thì phải làm chế phẩm gì? Hiện nay chất được sử dụng phổ biến là CCC-chất đối kháng với gibberellin. Chất này có khả năng làm đanh ra. Chất chậm phát triển, hình dáng cây gọn lại, cây đanh ra. Chất này cũng được sử dụng nhiều trong nghề cây cảnh để kềm hãm phát tiển và tạo dáng cây. Câu 36: Làm sao để các cây hoa (cúc, hồng, cẩm chướng, thược dược …) ra hoa nhiều và đẹp? Chất điều hòa sinh trưởng thường được sử dụng nhiều trong việc điều khiển ra hoa cho một số cây hoa là gibberellin. Giberellin có khả năng làm cho các cuống hoa to và dài ra, làm cho cành hoa đẹp, làm cho cây cho hoa nhiều nụ và ra hoa tập trung. Câu 37: Các chất điều hòa sinh trưởng nào dùng trong công tác nhân giống cây bằng phương pháp giâm, chiết cành? Trong quá trình nhân giống cây bằng phương pháp giâm, chiết cành có một số cây trồng rất dễ ra rễ, song cũng có nhiều cây trồng rất khó ra rễ, đặc biệt vào những lúc thời tiết không thuận lợi thì hầu như không ra rễ. Trong nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định nhiều cành giâm và càng chiết không có khả năng cho ra rễ vì hàm lượng auxin nội sinh trong cành giâm, cành chiết không đủ cho sự hình thành rễ nhanh chóng, cho nên muốn cho cành giâm và càng chiết hình thành rễ nhanh thì phải xử lý auxin bên ngoài. Thực tế nghiên cứu cho thấy ngoài các chất điều hòa sinh trưởng kích thích ra rễ như IBA, a-NAA, còn có thể bổ sung thêm một số chất khác như axit nicotinic và các vitamin. Các chất này ở những nồng độ nhất định sẽ tạo thành chế phẩm giâm chiết cành.
GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 57
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
CHƯƠNG IV: SINH SẢN A- SINH SẢN Ở THỰC VẬT
Bài 33: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT * Khái niệm chung về sinh sản: Là quá trình hình thành cơ thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. * Các hình thức sinh sản: + Sinh sản vô tính. + Sinh sản hữu tính. I. Khái niệm. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Con sinh ra giống nhau và giống cây mẹ. II. Các hình thức sinh sản vô tính: 1. Sinh sản bằng bào tử: - Ví dụ: rêu, dương xỉ. - Là hình thức sinh sản ở thực vật có bào tử. - Vào thời kì trưởng thành, ở giai đoạn sinh sản vô tính, túi bào tử vỡ tung. - Trong túi bào tử: TB mẹ sinh bào tử (2n) Các bào tử đơn bội (n) Thể giao tử (n). - Sinh sản bào tử là hình thức sinh sản vô tính trong đó cơ thể mới sinh ra từ tế bào được gọi là bào tử. Bào tử được hình thành từ một cơ quan chuyên biệt trên cơ thể mẹ lưỡng bội (thể bào tử) gọi là túi bào tử. 2. Sinh sản sinh dưỡng: - Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính trong đó cơ thể mới hình thành tự một bộ phân của cơ thể mẹ. VD: Khoai tây, cỏ tranh, rau ngót… * Nhận xét: (Cơ chế sinh sản vô tính) + Ưu: Con giữ nguyên tính di truyền của bố mẹ nhờ cơ chế nguyên phân. + Nhược: con kém thích nghi khi điều kiện sống thay đổi do có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố, mẹ. III. Phương pháp nhân giống vô tính: * Cơ sở: - Giữ nguyên đặc tính cây mẹ. - Rút ngắn thời gian phát triển, sớm thu hoạch. * Ý nghĩa: -Thực vật: + Giúp cây duy trì nòi giống. + Phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi. + Sống được trong điều kiện bất lợi ở dạng củ, thân, lá, rễ… - Con người trong nông nghiệp: + Duy trì được tính trạng tốt có lợi cho con người. + Nhân giống nhanh. + Tạo giống cây sạch bệnh. + Phục chế giống quý đang bị thoái hoá. + Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp. Các hình thức nhân giống vô tính Hình thức Cách tiến hành Điều kiện Thành tựu Ghép Dùng cành, chồi, hay mắt - Phần vỏ của cành ghép và Xoài, măng cụt ghép của một cây này gốc ghép có mô tương đồng ghép lên thân hay gốc tiếp xúc và ăn khớp với nhau. của một cây khác Buộc cành ghép hay mắt ghép vào góc ghép. - Hai cây cùng ghép cùng loài, cùng giống. Chiết Chọn cành chiết cạo lớp - Cạo sạch lớp tế bào mô phân Măng cụt, cam vỏ, bọc đất mùn quanh sinh dưới vỏ. lớp vỏ đã cạo, đợi khi ra - Bảo đảm giữ ẩm và tuỳ loài rễ cắt rời cành đem trồng cây mà kích thước đoạn thân, thành cây mới. cành phù hợp. - Điều kiện vô trùng Lưu hành nội bộ
Trang 58
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Giâm
Tạo cây mới từ một phần - Bảo đảm giữ ẩm và tùy loài Khoai tây, cà chua của cơ quan sinh dưỡng cây mà kích thước thân cành (Thân, rễ, củ) bằng cách phù hợp vùi vào đất ẩm. Nuôi cấy Các tế bào, mô thực vật Điều kiện vô trùng Cây lương thực: Lúa, đậu. . . mô được nuôi dưỡng trong Cây ăn quả: Chuối, đu đủ, điều kiện môi trường nho. . . dinh dưỡng thích hợp sẽ Cây cảnh: Hoa hồng, phong phát triển thành cây mới. lan. . . Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Sinh sản vô tính là gì ? Các hình thức sinh sản vô tính? 2. Các hình thức nhân giống vô tính (Cơ sở khoa học, hình thức, cách tiến hành và thành tựu)? 3. Ý nghĩa của phương pháp nhân giống vô tính? 4. Nêu ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính?
Bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT I. Khái niệm sinh sản hữu tính: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái thông qua sự thụ tinh tạo nên hợp tử. II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa. 1. Sự hình thành hạt phấn và túi phôi. a. Hình thành hạt phấn TB mẹ hạt phấn (2n) GP tạo 4 tế bào (n), Mỗi tế bào (n) NP tạo 2 tế bào không cân đối + 1 TB sinh sản NP tạo 2 giao tử đực (n) + 1 TB dinh dưỡng tạo ống phấn b. Hình thành túi phôi: Tế bào mẹ túi phôi (2n) GP tạo 4 TB (n), 3 TB tiêu biến và 1 tế bào NP tạo túi phôi chứa noãn cầu (n) (trứng) và nhân cực (2n) 2. Thụ phấn và thụ tinh. a. Thụ phấn: + Khái niệm: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhuỵ của hoa. + Phân loại:- Tự thụ phấn - Thụ phấn chéo - Hình thức: + Tự thụ phấn: cây có hoa lưỡng tính. + Thụ phấn chéo: cây có hoa đơn tính và cây có hoa lưỡng chín không cùng lúc. - Tác nhân thụ phấn chéo: côn trùng, chim, gió, con người. - Sự nảy mầm của hạt phấn: Hạt phấn rơi vào đầu nhụy gặp điều kiện thuận lợi sẻ nảy mầm: + Tế bào sinh dưỡng phát triển thành ống phấn. Ống phấn theo vòi nhụy đi vào bầu nhụy. + Tế bào sinh sản nguyên phân tạo thành hai tinh trùng b. Thụ tinh: + Quá trình: Khi ống phấn mang 2 giao tử đực tới noãn - 1 giao tử đực (n) + noãn(n) → hợp tử (2n). - 1 giao tử đực (n) + nhân cực(2n) → nội nhũ(3n). => Thụ tinh kép. + Cả hai giao tử đực đều tham gia vào sự thụ tinh gọi là thụ tinh kép. 3. Sự tạo quả và kết hạt. - Sau khi thụ tinh: bầu → quả noãn → hạt - Hạt gồm: vỏ hạt, phôi hạt và nội nhũ. (phôi: rễ mầm, thân mầm, lá mầm) 4. Sự chín của quả, hat. a. Sự biến đổi sinh lí khi quả chín: Sự biến đổi sinh hoá, màu sắc, mùi vị, độ mềm và cường độ hô hấp mạnh (SGK) b. Các ĐK ảnh hưởng đến sự chín của quả: (SGK) III. Ứng dụng trong nông nghiệp. - Dùng đất đèn (khí đá) sản sinh khí etilen làm quả chín nhanh. GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 59
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
- Dùng Auxin kết hợp với nhiệt độ thấp: bảo quản quả được lâu. - Tạo quả không hạt: dùng auxin, giberelin tạo quả không hạt. Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính? 2. Trình bày một chu kỳ phát triển từ hạt đến hạt. Nêu các hình thức thụ phấn. Tại sao nói thực vật có hoa có sự thụ tinh kép? 3. Ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính?
Bài 44: SỰ SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT I. Khái niệm: - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chỉ cần một cá thể gốc. - Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là phân bào nguyên nhiễm. - Vật chất di truyền của cơ thể con và cơ thể gốc hoàn toàn giống nhau, đều có bộ NST 2n II. Các hình thức sinh sản vô tính 1. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc thấp: đối với động vật đa bào bậc thấp hiện tượng sinh sản vô tính rất phổ biến với nhiều hình thức khác nhau: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, tái sinh. Động vật đa bào bậc thấp Động vật Nảy chồi Phân mảnh Trinh sản Phân đôi Trùng roi + Thủy tức + + Hải quỳ + + Sán lông + Trai sông Ong + Từ tế bào gốc Từ 1 chồi trên Từ mảnh vụn của Từ 1 tế bào trứng n Đặc điểm phân chia nhân và cơ thể mẹ cơ thể gốc phân nguyên phân thành TBC 2 tế bào nguyên phân bào nguyên nhiễm cơ thể mới mà không Cơ thể mới Cơ thể mới qua thụ tinh. mới Tính phổ biến Rất phổ biến 2. Hình thức sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc cao: hình thức sinh sản vô tính rất ít. Hiện tượng này được thể hiện trong giai đoạn phát triển phôi sớm, từ một phôi ban đầu tách thành 2 hay nhiều phôi, mỗi phôi phát triển thành cơ thể. + Trinh sinh: hình thức sinh sản vô tính đặc biệt, trứng có thể phát triển thành cơ thể mới không qua thụ tinh. VD: Ong là kết quả của trinh sản đơn bội. Ong chúa, ong thợ là kết quả của sinh sản qua thụ tinh tạo cơ thể lưỡng bội. +Ưu điểm của hình thức sinh sản vô tính: Cá thể sống độc lập vẫn có thể sinh con cháu vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp * Tạo số lượng lớn con cháu giống nhau trong thời gian ngắn * Tạo các cá thể mới giống hệt nhau và giống hệt cá thể gốc. * Tạo các cá thể thích nghi môi trường sống ổn định. + Hạn chế: Do tạo ra các thế hệ con cháu có đặc điểm di truyền ổn định nên khó thích nghi khi điều kiện sống thay đổi Chết hàng loạt III. Nuôi cấy mô và nhân bản vô tính ở động vật. Hiện tượng Cách tiến hành Ví dụ Ý nghĩa nuôi cấy mô Tách mô từ cơ thể động vật và nuôi trong môi - Nuôi da Trong: - Nuôi máu Nuôi mô sống. trường đủ dinh dưỡng và nhiệt độ thích hợp. - Y học - Nuôi thận - Thẩm mỹ Ghép mô, cơ quan tách rời vào cơ thể nhận. - Ghép da - Chăn nuôi Ghép mô tách - Ghép thận (Chỉ ý nghĩa lý rời vào cơ thể. - Truyền máu luận chưa đạt -Tự ghép: Trên cùng một cơ thể. được ý nghĩa Các dạng cấy -Đồng ghép: Giữa 2 cơ thể có tương đồng về thực tế) ghép mô. mặt di truyền Lưu hành nội bộ
Trang 60
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Là hiện tượng chuyển nhân của một tế bào - Cừu Doly xôma vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi - Chó, lợn, bò, kích thích phát triển thành một phôi, sau đó khỉ… làm cho phôi phát triển thành một cơ thể mới. * Hạn chế của nhân bản vô tính - Động vật nhân bản vô tính có kiểu gen giống nhau khi có dịch bệnh, tác nhân gây hại → Chết hàng loạt làm ảnh hưởng năng suất chăn nuôi. - Động vật nhân bản vô tính không có ưu thế lai, vì vậy sức sống không cao, không tạo năng suất cao. Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Sinh sản vô tính là gì? Nêu ưu và nhược điểm của sinh sản vô tính? 2. Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật bậc thấp? 3. Trình bày nuôi cấy mô và nhân bản vô tính ở động vật? Hiện tượng nhân bản vô tính.
Bài 45: SỰ SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT I. Khái niệm: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới có sự tham gia của 2 giao tử đực và cái, hình thức này luôn kèm theo sự tổ hợp vật chất di truyền. II. Các hình thức thụ tinh trong sinh sản hữu tính ở động vật 1. Tự phối- tự thụ tinh: Một cá thể có thể hình thành cả giao tử đực và giao tử cái, rồi 2 giao tử này thụ tinh với nhau. VD: SGK 2. Giao phối- thụ tinh chéo: - Giao phối: Một cá thể sản sinh ra tinh trùng, một cá thể khác sản sinh ra trứng, rối 2 loại giao tử này thụ tinh với nhau đẻ tạo thành cơ thể mới. - Thụ tinh trong và thụ tinh ngoài: Thụ tinh ngoài Thụ tinh trong - Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng - Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh Khái và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh niệm dục của con cái - Con cái đẻ được nhiều trứng trong cùng 1 lúc - Hiệu suất thụ tinh cao - Không tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh - Hợp tử được bảo vệ tốt, ít chịu ảnh Ưu điểm - Đẻ được nhiều lứa hơn trong cùng khoảng hưởng của môi trường ngoài nên tỉ lệ hợp thời gian so với thụ tinh trong. tử phát triển và đẻ thành con cao. -Hiệu suất thụ tinh của trứng thấp - Tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh Nhược - Hợp tử không được bảo vệ nên tỉ lệ phát triển - Số lứa đẻ giảm, lượng con đẻ ít. điểm và đẻ con thấp. * Bản chất của sự thụ tinh: là sự tổ hợp vật chất di truyền của giao tử ♂ và giao tử ♀ hình thành hợp tử. III. Các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật: * Đẻ trứng: Nhiều loài động vật không xương sống, cá, ếch, bò sát, chim đẻ trứng * Đẻ trứng thai (noãn thai sinh): một số loài cá thụ tinh trong, trứng được thụ tinh nở thành con, sau đó mới được đẻ ra ngoài. * Đẻ con: Phôi thai phát triển tốt trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ qua nhau thai. Thai được bảo vệ an toàn, tránh được tác nhân từ môi trường. Phân biệt các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật Các hình thức Đẻ trứng Đẻ trứng thai Đẻ con Đặc điểm - Trứng được thụ tinh Trứng giàu noãn hoàng Trứng rất bé của động vật có vú ngoài sau khi đẻ đã được thụ tinh, nở được thụ tinh và phát triển trong - Trứng được thụ tinh thành con sau đó mới dạ con, phôi được bảo vệ và thu trước khi đẻ được đẻ ra ngoài. nhận chất dinh dưỡng từ máu của mẹ qua nhau thai cho đến lúc cơ thể phát triển đến giai đoạn có thể sống độc lập rồi mới được sinh ra. Nhận xét mức Mức độ tiến hóa thấp Tiến hóa hơn vì: Tiến hóa nhất vì: độ tiến hóa và vì phôi và con non - Phôi được bảo vệ tốt. Phôi và con được bảo vệ và nuôi giải thích không hoặc ít được - Con non ít được bảo vệ. dưỡng tốt. GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 61
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
bảo vệ. So sánh ưu và nhược điểm của hình thức đẻ trứng và đẻ con Đẻ trứng Đẻ con - Không mang thai nên con cái không - Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ khó khăn khi tham gia các hoạt động qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể sống. mẹ thích hợp với sự phát triển của thai. Ưu - Trứng thường có vỏ bọc chống lại các - Phôi thai được bảo vệ tốt nên tỉ lệ chết thai thấp. điểm tác nhân môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, VSV… - Khi môi trường bất lợi phôi phát triển - Mang thai gây khó khăn trong hoạt động sống kém và tỉ lệ nở thấp. của động vật. Nhược - Trứng phát triển ngoài cơ thể nên dễ bị - Tiêu tốn nhiều năng lựng để nuôi dưỡng thai nhi. điểm các động vật khác sử dụng làm thức ăn - Sự phát triển của phôi thai phụ thuộcvào sức khoẻ của cơ thể mẹ. Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Nêu khái niệm sinh sản hữu tính, bản chất của sinh sản hữu tính là gì? 2. Sinh sản hữu tính có ưu điểm và nhược điểm gì? - Ưu điểm của sinh sản hữu tính +Tạo ra các cơ thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền vì vậy động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi. +Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn. -Nhược điểm: Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp. 3. Tại sao động vật sống ở trên cạn không thể tiến hành thụ tinh ngoài được? - Những trở ngại liên quan sinh sản: +Thụ tinh ngoài không thực hiện được vì không có môi trường nước. +Trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bị các tác nhân khác làm hư hỏng, như nhiệt độ quá cao, ánh sáng mặt trời mạnh, vi trùng xâm nhập. . . - Khắc phục: +Thụ tinh trong +Đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ. 4. Chiều hướng tiến hoá của sinh sản ở động vật? - Về cơ quan sinh sản: Từ chưa có cơ quan sinh sản đến có cơ quan sinh sản, từ cơ quan SS đực cái còn nằm trên cùng một cơ thể → cơ quan SS đực cái nằm trên hai cơ thể riêng biệt (từ lưỡng tính → đơn tính) - Hình thức thụ tinh: từ tự thụ tinh → thụ tinh chéo, từ thụ tinh ngoài → thụ tinh trong. - Từ đẻ trứng → đẻ con - Bảo vệ trứng, bảo vệ con và chăm sóc con ngày càng hoàn thiện. 5. So sánh ưu và nhược điểm của hình thức đẻ trứng và đẻ con? 6. Phân biệt các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật?
Bài 45: CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN I. Tác động của hoocmôn. 1. Sinh trứng * Các loại hooc môn: Tên hoocmôn FSH LH Ơstrôgen và prôgestêron
Nơi sản sinh Tuyến Yên Tuyến Yên Buồng trứng-thể vàng
Tác dụng Sự phát triển của bao noãn Gây rụng trứng, tạo thể vàng. Tác dụng vùng dưới đồi và tuyến Yên, gây ức chế tiết chất FSH và LH Kích thích tuyến Yên tiết ra FSH và LH
GnRH Vùng dưới đồi * QT điều hoà sinh trứng: - Vùng dưới đồi → GnRH (nhân tố gây chế tiết FSH) → KT’ thùy trước tuyến yên → FSH + LH → gây hưng phấn → làm noãn chín + sự tăng lên thể vàng. - Buồng trứng → có tác động ngược trở lại → ơstrôgen + progesteron. Các chất này tiết ra với số lượng ở mức tối đa → tác động ngược lên tuyến yên + vùng dưới đồi → có tác dụng ức chế CQ trên tiết ra FSH + LH. - Nếu trứng không thụ tinh → thể vàng teo + thoái hoá → vùng dưới đồi K’T’ → tuyến yên → tiết ra Lưu hành nội bộ
Trang 62
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
FSH + LH → chu kỳ mới được phát động trở lại → hình thành nang noãn mới. * Dựa vào sơ đồ: Prôgesterôn → ức chế tiết các nhân tố dưới đồi → ức chế tiết FSH + LH → ức chế rụng trứng Thuốc chống thụ thai: uống vào giữa thời gian chu kì kinh nguyệt. Prôgesterôn + ơestrôgen (TH) → ức chế rụng trứng. 2. Sinh tinh *Các loại hoocmôn: Nơi sản sinh Tác dụng Tên hoocmôn FSH Tuyến Yên Kích thích ống sinh tinh sản xuất ra tinh trùng Kích thích tế bào kẽ sản xuất ra Testostêron LH Tuyến Yên Tinh hoàn Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng Testostêron Inhibin Tế bào ở ống sinh tinh Ức chế FSH GnRH Vùng dưới đồi Kích thích tuyến Yên tiết ra FSH và LH * QT điều hoà sinh tinh: - Vùng dưới đồi → GnRH (nhân tố gây chế tiết FSH) → kích thích thuỳ trước tuyến yên. + FSH kích thích → ống sinh tinh → tinh trùng. + LH kích thích → tế bào kẽ → tiết hoocmôn testostêron. - Khi LH gây hưng phấn tế bào kẽ → tiết hoocmôn testostêron, chất này tác động ngược lên tuyến yên → Ức chế tiết ra LH. - Ngoài ra, hoocmôn inhibin ức chế FSH. II. Tác động của môi trường. - Sinh sản của động vật phụ thuộc vào những nhân tố như: ánh sáng, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng. . . Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai? - Uống thuốc tránh thai dựa vào cơ chế điều hòa tạo trứng và rụng trứng. Thuốc tránh thai có tác dụng ức chế tuyến yên tiết FSH + LH. - Biện pháp tránh thai khác Dùng bao cao su, xuất tinh ngoài âm đạo, vòng tránh thai…là để ngăn trở sự gặp gỡ giữa tinh trùng và trứng. 2. Các hoocmôn FSH và LH được sản xuất ra từ đâu và vai trò của chúng trong quá trình sản sinh tinh trùng? 3. Có thể điều hoà sinh sản ở động vật bằng những cơ chế nào? Cho ví dụ. 4. Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testosteeron có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh hay sinh trứng hay không? Vì sao?
BÀI 47: ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI I. Điều khiển sinh sản ở động vật. 1. Điều khiển số con 2. Điều khiển giới tính ở đàn con Biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp Thay đổi yếu tố môi trường Biện pháp Nuôi cấy phôi thay đổi số con
Tác dụng – giải thích Kích thích trứng chín hàng loạt, rụng nhiều trứng – Sử dụng trứng để thụ tinh nhân tạo Tăng số trứng/lần đẻ, đẻ sớm - Cho nhiều con cái cùng mang thai và đẻ đồng loạt, tiện chăm sóc. - Tăng nhanh số lượng động vật quý hiếm - Hiệu quả thụ tinh cao Thụ tinh nhân tạo - Sử dụng hiệu quả các con đực tốt Sử dụng hoomôn Tạo được giới tính một số loài theo yêu cầu sản xuất Tách tinh trùng Chọn loại tinh trùng mang NST X hay Y để thụ tinh với trứng → tại giới tính theo ý muốn Biện pháp điều khiển Chiếu tia tử ngoại Tạo giới tính vật nuôi theo ý muốn (tằm đực) giới tính Tạo giới tính vật nuôi theo ý muốn Thay đổi chế độ ăn Xác dịnh sớm giới tính phôi Giúp phát hiện sớm giới tính vật nuôi để giữ lại hay loại (thể Bar) bỏ
GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 63
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
3. Thụ tinh nhân tạo - Xử lí giao tử ở nhiệt độ - 1960C của ni tơ lỏng - Thụ tinh nhân tạo có 2 phương pháp: + Thụ tinh ngoài cơ thể, VD: “thụ tinh khô” đối với con cái đã thành thục + Thụ tinh trong cơ thể cái, VD: Ở trâu, bò, lợn 4. Nuôi cấy phôi: - Vai trò: Nuôi cấy phôi giải quyết một số vấn đề trong tăng sinh ở vật nuôi và sinh đẻ có kế hoạch ở người. - Phương pháp: + Gây đa thai nhân tạo bằng cách tiêm hoocmon để chín và rụng nhiều trứng → thụ tinh nhân tạo → hợp tử → Phôi → cấy vào con cái mang thai + Phương pháp tách hợp tử đang phân chia ở giai đoạn 4 - 8 tế bào II. Sinh đẻ có kế hoạch ở người: 1. Mục đích: - Tránh sức ép lên môi trường - Tạo nền kinh tế phát triển bền vững - Chất lượng dân số tăng cao 2. Các biên pháp tránh thai - Bao cao su, vòng tránh thai, thuốc tránh thai, đình sản… * Hậu quả phá thai: xuất huyết, vô sinh, ảnh hưởng tâm lí, sức khoẻ nòi giống… 3. Tác dụng giáo dục dân số - Sức khoẻ sinh sản - Vì dân số tăng dẫn đến: nghèo, lạc hậu, bệnh tật, ô nhiễm … Phần câu hỏi và bài tập cuối bài: 1. Trình bày biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật, nêu rõ tác dụng – giải thích? 2. Để tăng sinh ở động vật cần phải có những biện pháp nào? 3. Vì sao có thể điều khiển giới tính đàn con của vật nuôi? Việc điều khiển giới tính của đàn con có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi? 4. Nuôi cấy phôi có vai trò gì trong chăn nuôi và trong sinh đẻ ở người? 5. Vì sao cần giáo dục dân số và giáo dục sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên?
Lưu hành nội bộ
Trang 64
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
CÂU HỎI TỰ LUẬN (PHẦN ĐÁP ÁN PHÍA SAU) Câu 1. Vai trò chung của nước với thực vật? Câu 2. Trao đổi nước ở thực vật gồm những quá trình nào? Câu 3. Phân biệt các dạng nước trong cây về vị trí, tính chất và vai trò? Câu 4. Trình bày đặc điểm của hệ rễ thích nghi với chức năng hút nước? Câu 5. Trong đất có những dạng nước nào, tồn tại ở những trạng thái nào? Rễ cây hấp thụ được dạng nào, ở trạng thái nào? Câu 6. Phân tích đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước? Câu 7. Nước được vận chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ nhờ cơ chế nào? Bằng những con đường nào? Câu 8. Đai Casparin nằm ở đâu, có chức năng gì? Câu 9. Áp suất rễ là gì? Trình bày 2 hiện tượng chứng minh có áp suất rễ? Câu 10. Trong cây có những dòng vận chuyển vật chất nào? Câu 11. Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá? Nếu một ống mạch gỗ bị tắc thì dòng mạch gỗ trong ống đó có tiếp tục được vận chuyển lên trên không? Câu 11’. So sánh tế bào quản bào và tế bào mạch ống? Câu 12. Cấu tạo mạch rây, thành phần của dịch mạch rây? Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác? Câu 12’. Phân biệt mạch gỗ và mạch rây về cấu tạo và chức năng và động lực vận chuyển vật chất ở 2 loại mạch này? Câu 13. Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân? Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước ở thân? Câu 14. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xẩy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo? Câu 15. Hiện tượng ứ giọt xảy ra trong điều kiện nào? Chứng minh điều gì? Câu 16. Tế bào long hút, tế bào nhu mô vỏ, tế bào nội bì, mạch gỗ. 4 loại tế bào trên loại nào có Ptt cao nhất, loại nào có Ptt thấp nhất? Câu 17. Làm thế nào để phân biệt được hiện tượng ứ giọt và hiện tượng sương trên lá? Câu 18. Ý nghĩa của việc làm cỏ lúa sục bùn (Lấy tay nhổ hết cỏ sau đó rúi xuống bùn) và xới đất quanh gốc cây? Câu 19. Tại sao nói thoát hơi nước là một tai hoạ tất yếu của thực vật? Câu 20. Trình bày các con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng? Câu 21. Các phản ứng đóng mở khí khổng? Câu 22. Nguyên nhân của sự đóng mở khí khổng? Câu 22’: Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối lien quan với cơ chế đóng mở của nó? Câu 23. Tại sao cây sương rồng, cây mọng nước ở sa mạc khí khổng lại đóng vào ban ngày? Câu 23’: Tại sao vào ban ngày khi có ánh sang mà lỗ khí của một số cây ở sa mạc như cây xương rồng vẫ đóng lại? Câu 24. Trình bày cấu tạo tế bào lỗ khí phù hợp với chức năng của nó? Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng? Câu 24’: Tại sao một số cây sau trận mưa môi trường dư thừa nước mà lỗ khí vẫn đóng vào ban ngày? Câu 25. Ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đến quá trình trao đổi nước? Câu 26. Nêu các cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng? Câu 27. Vì sao khi ở dưới tán cây thấy mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng? Câu 28. Cây trong vườn và cây trên đồi cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? Câu 29. Cây ở vùng ngập mặn hấp thụ nước như thế nào? Câu 30. Tại sao khi bón phân ta không nên bón nhiều quá vào gần gốc cây? Câu 31. Vì sao khi cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?Cây lúa bị ngập úng tại sao lại không chết? Câu 32. Tại sao ta không nên tưới nước cho cây trồng vào lúc giữa trưa nắng? Câu 32’: Đa số các loài cây lỗ khí chủ yếu nằm ở mặt dưới lá Điều này có ý nghĩa gì với cây? Câu 33. Tại sao diện tích lỗ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát ra qua bề mặt lá nhiều lần? Trình bày một thí nghiệm để chứng minh? Câu 33’: Cường độ thoát hơi nước ở mặt trên lá và mặt dưới lá mặt nào cao hơn? Vì sao? Câu 34. Dạng hấp thụ, chức năng và triệu chứng thiếu các nguyên tố N, K, P, S, Ca, Mg, Cl, Cu, Fe? Câu 35. Cây hấp thu các nguyên tố khoáng dưới dạng nào? GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 65
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
’
Câu 35 : Quá trình hấp thụ chất khoáng vào cây có tách rời với quá trình hấp thụ nước được không?Tại sao? Câu 36. Các nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đất vào cây theo những cách nào? Sự khác nhau giữa các cách đó? Câu 37. Nêu vai trò chung các nguyên tố đa lượng? Câu 38. Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng? Câu 39. Tại sao nguyên tố vi lượng chỉ cần một lượng nhỏ với TV? Câu 40. Tại sao quá trình hấp thụ nước và khoáng ở liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ? Câu 41. Nguồn cung cấp nitơ cho cây? Câu 42. Nêu vai trò của nitơ với đời sống TV? Câu 43. Quá trình cố định nitơ khí quyển và vai trò của nó? Câu 44. Trình bày quá trình biến đổi nitơ trong cây, vai trò của mỗi quá trình? Câu 45. Nêu mối qua hệ giữa chu trình Crep với quá trình đồng hoá NH3 trong cây? Câu 46. Vì sao trong mô TV phải diễn ra quá trình khử nitrat?quá trình này diễn ra ở bộ phận nào của cây? Câu 47. TV đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc? Câu 48. Trình bày ảnh hưởng của ánh sang, nhiệt độ và độ ẩm tới quá trình hấp thụ khoáng và nitơ? Câu 49. Ảnh hưởng của độ PH, độ thoáng khí tới quá trình hấp thụ khoáng và nitơ? Câu 50. Giải thích tại sao đất chua lại nghèo dinh dưỡng? Câu 51. Tại sao khi trồng cây người ta thường xuyên phỉa xới gốc cây cho tơi xốp? Câu 52. Thế nào là bón phân hợp lí cho cây trồng? Câu 53. Hãy cho ví dụ về cách tính lượng phân bón cho một thu hoạch định trước? Câu 54. Trình bày cách đo cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh? Câu 55. Chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa quá trình trao đổi nitơ và hô hấp?. Câu 56. Căn cứ vào đâu người ta phân biệt 2 loại vi khuẩn cố định nitơ? Câu 56’: Vai trò quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học? (vai trò quá trình cố định nitơ) Câu 57. Người ta nói chu trình Crep ngừng lại thì cây bị ngộ độc NH3. Điều đó đúng không tại sao? Câu 58. Sự hiểu biết về mối quan hệ giữa hô hấp và dinh dưỡng khoáng đã được ứng dụng như thế nào trong trồng trọt? Câu 58’; Ở ngô số lượng lỗ khí trên một cm2 biểu bì dưới lá là 7684, còn trên 1cm2 biểu bì trên lá là 9300. Tổng diện tích lá trung bình(cả 2 mặt lá) ở một cây là 6100cm2. Kích thước trung bình một lỗ khí là 25,6 x 3,3 micrômet Hãy cho biết: a. Tổng số lỗ khí ở cây ngô là bao nhiêu? Tại sao ở đa số các loài cây số lượng lỗ khí ở mặt dưới lá nhiều hơn số lượng lỗ khí ở mặt trên mà ở ngô thì không như vậy? b. Tỉ lệ diện tích lỗ khí trên diện tích lá là bao nhiêu? c. Tại sao tỉ lệ diện tích lỗ khí trên diện tích lá rất nhỏ (dưới 1%) nhưng lượng nước bốc hơi qua lỗ khí lại rất lớn (chiếm 80- 90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ bè mặt thoáng tự do của lá). Câu 59. Quang hợp là gì? Phương trình quang hợp? Vai trò quá trình quang hợp? Câu 60. Đặc điểm hình thái và cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp? Câu 61. Trình bày đặc điểm cấu trúc của lục lạp phù hợp với chức năng của nó? Câu 62. Trình bày về các nhóm sắc tố quang hợp và vai trò của nó? Câu 63. Những cây lá có màu đỏ có quang hợp được không?tại sao? Câu 64. Hãy tính lượng CO2 Hấp thụ và lượng O2 giải phóng của 1 ha rừng cho 15 tấn sinh khối/năm? (C= 12, O = 16, H = 1) Câu 65. Tại sao lá cây có màu xanh lục? Câu 66. Trong cây có nhiều loại sắc tố quang hợp có ý nghĩa gì với cây? Câu 67. Khi trong cây có tất cả các loại sắc tố mà không có diệp lục cây có quang hợp được không? Tại sao? Câu 68. Sự khác nhau giữa quang hợp ở vi khuẩn và quang hợp ở TV? Câu 69. Vì sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ? Câu 70. Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp sắc tố? Câu 71. Vai trò và cơ chế pha sang quang hợp? Câu 72. Sự giống nhau và khác nhau giữa các chu trình cố định CO2 ở ba nhóm TV?... Câu 73. Giải thích sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở TV C4 và CAM?.. Câu 74. Sự khác nhau giữa pha sang và pha tối của quang hợp? Mối quan hệ giữa 2 pha? Lưu hành nội bộ
Trang 66
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Câu 75. Tổng hợp ATP trong quang hợp và hô hấp có gì giống và khác nhau? Câu 76. Tại sao gọi quang hợp là quá trình Oxi hoá- khử? Câu 77. Phân biệt 2 hệ quang hoá? Câu 78. Tại sao đa số các loài TV pha tối không thực hiện vào ban đêm? Câu 79. Ví sao TV C4 có thể cố định CO2 ở nồng độ cực thấp? Câu 80. Sự thích nghi của TV C4 với nồng độ CO2 thấp? Câu 81. Tại sao trong chu trình CAM giai đoạn 1 (PEP => AOA => AM) lại có thể diẽn ra vào ban đêm? Câu 82. Ở TV CAM pha tối thực hiện như thế nào để thích nghi với khí hậu khô nóng? Câu 83. Nói pha tối là pha không cần ánh sang cũng diễn ra được, là pha diễn ra vào ban đêm đúng hay sai?Hãy lấy ví dụ ở các nhóm TV để chứng minh điều đó? Câu 84. Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và nồng độ CO2, ánh sang, nhiệt độ, nước? Câu 85. Vai trò dinh dưỡng khoáng với quang hợp? Câu 86. Tại sao cùng một cường độ chiếu sang ánh sang đơn sắ màu đỏ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sang đơn sắc màu xanh tím? Câu 87. Trên cùng một cây lá cây trong tán và ngoài tán cây có gì khác nhau? Câu 88. Biện pháp nhằm nâng cao năng suất cây trồng? Câu 89. Hô hấp là gì? Vai trò của hô hấp? Câu 90. Nêu các giai đoạn hô hấp diễn ra ở TV? Câu 91. RQ là gì? Ý nghĩa của nó? Câu 92. Hãy nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và quá trình lên men ở TV (điều kiện xẩy ra, nơi xẩy ra, cơ chế,chất nhận điện tử cuối cùng, hiệu quả năng lượng, sản phẩm) Câu 93. Trình bày về hô hấp sang ở TV? Câu 94. Tại sao ủ thóc trong thúng cho nảy mầm nhiệt độ trong thúng lại cao hơn môi trường một đến vài độ?. Câu 95. Cây thiếu nguyên tố Magiê lá thường có màu gì? Vì sao? Câu 96. Sự khác biệt giữa TV C3, C4, CAM? Câu 97. Tại sao khi thiếu nước pha sang không thể diễn ra được? Câu 98. Tổng hợp ATP ở ti thể và lục lạp có gì giống và khác nhau? Câu 99. phân tích hình 9.1; 9.2; 9.3 SGK? Câu 100. Những đặc điểm của TV CAM thích nghi với khí hậu khô nóng kéo dài? Câu 101. Phân biệt về màu sắc lá và khả năng quang hợp của cây ưa sang và cây ưa bong? Câu 102. Vì sao nói quang hợp là quá trình quyết định năng xuất cây trồng? Câu 103. Phân biệt năng suất sinh học và năng suất kinh tế? Câu 104. - Tại sao TV C4 có hiệu quả quang hợp cao hơn TV C3? Câu 105. Sự khác nhau giữa hô hấp sáng và hô hấp? Câu 106. Năng suất cây trồng ở TV C3 và TV C4 của nhóm nào cao hơn vì sao? Câu 107. Ý nghĩa của hô hâp sang Câu 108. Tại sao ở TV C4 không có hô hấp sang Câu 109. Phương pháp ngăn ngừa hô hấp sáng Câu 110. Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí? Câu 111. trong những trường hợp nào thì diễn ra lên men ở cơ thể thực vật? Câu 112. Giải thích mối lien quan giữa hô hấp và nhiệt độ môi trường giữa hô hấp và hàm lượng nước trong cây? Câu 113. Sự thay đổi nồng độ oxi và CO2 trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến hô hấp như thế nào? Câu 114. Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau, quả người ta phải khống chế sao cho cường độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu? Câu 115. Hãy nêu các biện pháp bảo quả nông sản? Câu 116. Tại sao ta không nên để rau quả trên ngăn đá tủ lạnh? Câu 117. Tại sao nhiệt độ quá cao lại không tốt cho hô hấp? Câu 118. Mục đích của việc phơi thóc, phơi lạc khô? Câu 119. Trình bày thí nghiệm chứng minh hô hấp thải CO2? Câu 120. Trình bày thí nghiệm chứng minh hô hấp sử dụng O2? Câu 121. Khi nghiên cứu chiều dài của rễ một số
GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 67
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
ĐÁP ÁN Câu 10. Các dòng vận chuyển vật chất trong cây - Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): Vận chuyển nước và ion khoáng và một số sản phẩm tổng hợp từ rễ axit amin, amit, vitamin, hoocmôn) từ rễ lên lá và các bộ phận khác - Dòng mạch rây (dòng đi xuống): Vận chuyển chất hữu cơ từ lá tới nơi sử dụng hoặc dự trữ Câu 11.* Cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và muỗi khoáng. Tế bào mạch gỗ gồm 2 loại TB là quản bào và mạch ống - Các tế bào cùng loại (quản bào - quản bào, mạch ống - mạch ống) nối với nhau theo cách: đầu tế bào này gắn vào đầu tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di truyển bên trong Các ống Quản bào- quản bào, mạch ống - mạch ống, quản bào- mạch ống xếp sát với nhau theo các lỗ bên, lỗ bên của tế bào ống này sít khớp với lỗ bên của tế bào ống bên cạnh => dòng mạch gỗ có thể vận chuyển ngang từ ống này sang ống khác, đảm bảo dòng vận chuyển bên trong được lien tục (kêt cả khi một ống nào đó bị tắc) - Là các tế bào chết tạo các ống rỗng => lực cản thấp => dòng mạch có thể di chuyển nhanh - Thành mạch gỗ được linhin hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước * Nếu một ống mạch gỗ nào đó bị tắc thì dòng mạch gỗ trong ống đó vẫ có thể tiếp tục được vận chuyển lên trên bằng cách di truyển ngang qua các lỗ bên sang ống bên cạnh và tiếp tục di truyển lên trên Câu 11’: So sánh quản bào và mạch ống * Giống nhau - cấu tạo: + Là các tế bào chết: Không có màng và các bào quan trở thành các ống rỗng + Thành tế bào được linhin hoá bền chắc và chịu nước + Các tế bào quản bào cũng như mạch ống đều có các lỗ bên. Các ống quản bào - quản bào, mạch ống mạch ống xếp sít với nhau theo các lỗ bên, lỗ bên của tế bào ống này sít khớp với lỗ bên của tế bào ống bên cạnh => dòng mạch có thể di truyển ngang từ ống này sạng ống bên cạnh - Chức năng: Đề có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng * Khác nhau: Quản bào - Tế bào hẹp, dài - Các tế bào nối với nhau theo kiểu đầu gối lên đầu - Dòng mạch di chuyển chậm hơn - Co trong tất cả các thực vật có hệ mạch
Mạch ống - Tế bào rộng, ngắn - Các tế bào nối với nhau theo kiểu đầu kề đầu thành ống dài - Dòng mạch di chuyển nhanh hơn - Chỉ có ở ngành thực vật hạt kín và bộ dây gắm ngành hạt trần
Câu 12: * Cấu tạo mạch rây - Cấu tạo từ các tế bào sống: Gồm tế bào hình rây và tế bào kèm + Tế bào hình rây: Không có nhân + Tế bào kèm: Có nhân, có nhiều ti thể (cung cấp năng lượng cho vận chuyển chủ động các chất trong dòng mạch rây) * Thành phần dịch mạch rây: Chủ yếu là saccarôzơ, axit amin, vitamin, hoocmôn, một số chất hữu cơ khác như ATP.. Trong dịch mạch rây có nhiều ion K+ => PH trong dịch mạch rây cao 8,0 – 8,5 * Động lực dòng mạch rây Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (nơi saccarôzơ được tạo thành) và cơ quan chứa (nơi saccarôzơ được sử dụng hay dự trữ) Cơ quan nguồn có áp suất thẩm thấu cao, cơ quan chứa có áp suất thẩm thấu thấp Dòng mạch di truyển từ nơi có áp suất thẩm thấu cao tới nơi có áp suất thẩm thấu thấp (cơ quan nguồn (lá) => ống rây qua lỗ bản rây vào ống rây khác =>Cơ quan chứa (nơi sử dụng, dự trữ) Câu 12’: Khác nhau giữa mạch gỗ và mạch rây Mạch gỗ Mạch rây Cấu tạo - Cấu tạo từ các tế bào chết gồm - Cấu tạo từ các tế bào sống gồm tế bào quản bào và mạch ống hình rây và tế bào kèm - Thành tế bào được linhin hoá, bền - Tính bền chắc và khả năng chịu nước chắc và chịu nước kém hơn Lưu hành nội bộ
Trang 68
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Chức năng
Vận chuyển nước, muối kloáng và Vận chuyển chủ yếu saccarôzơ, một số chất tổng hợp từ rễ như axit axitamin, vitamin, hoocmôn, một số chất amin, amit, vitamin, hoocmôn hữu cơ (ATP..), một số ion khoáng Động lực di Kết hợp 3 lực: Lực đẩy của rễ (áp Do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu cơ chuyển của dòng suất rễ), lực hút của lá do thoát hơi quan nguồn và cơ quan chứa mạch nước, lực lien kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ Câu 13. (SGK) Câu 14. Hiện tượng ứ giọt chỉ xẩy ra ở những cây thân bụi thấp và cây thân thảo vì: Những cây này thường thấp nên dễ bị tình trạng bão hoà hơi nước (nơi gần mặt đất thường có độ ẩm cao hơn phía trên), áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt Câu 15. Hiện tượng ứ giọt xẩy ra trong điều kiên không khí bão hoà hơi nước Chứng minh có áp suất rễ (nước được đẩy từ rễ lên) Câu 16. áp suất thẩm thấu tế bào lông hút < áp suất thẩm thấu tế bào nhu mô vỏ < áp suất thẩm thấu tế bào nội bì < áp suất thẩm thấu tế bào mạch gỗ. Nhờ vậy nước mới có thể vận chuyển từ tế bào lông hút vào mạch gỗ Câu 17. Hiện tượng ứ giọt các giọt nước ứ ra ở mép lá Sương trên lá các giọt nước nằm rải rác trên bề mặt lá Câu 18. * Ý nghĩa của việc làm cỏ sục bùn: + Loại bỏ cỏ dại + Tăng nồng độ ôxi trong nước giúp rễ cây hô hấp tốt + Hoà tan chất khoáng trong nước giúp cây hấp thụ + Làm đứt rễ cây, sinh ra nhiều rễ mới làm tăng diện tích hấp thụ nước và muối khoáng * Ý nghĩa xới đất quanh gốc cây + Làm Tăng độ thoáng khí (tăng nồng độ oxi trong đất) giúp rễ cây hô hấp tốt, sinh trưởng tốt + Làm đứt rễ cây, sinh ra nhiều rễ mới làm tăng diện tích hấp thụ nước và muối khoáng Câu 19. - Thoát hơi nước là tai hoạ: Trong quá trình sống, TV phải mất một lượng nước quá lớn (99% lượng nước cây lấy vào từ đất phải thoát ra ngoài không khí qua lá) - Ý nghĩa của thoát hơi nước + Là động cơ trên cùng của quá trình vận chuyển nước + Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá + Khi thoát hơi nước qua khí khổng thì đồng thời khí CO2 đi vào lá cung cấp nguyên liệu cho quang hợp Câu 20. a. Con đường qua khí khổng - Vận tốc lớn - Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng b. Con đường qua bề mặt lá – qua cutin - Vận tốc nhỏ - Không được điều chỉnh Câu 21. - Phản ứng mở quang chủ động: Ánh sang là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự đóng mở khí khổng Khí khổng mở chủ động ngoài ánh sáng - Phản ứng đóng thuỷ chủ động: Sự đóng chủ động của khí khổng khi thiếu nước là do axit abxixic (AAB) tăng lên khi thiếu nước Câu 22. - Cơ chế ánh sáng : Khi cây được chiếu sang tiến hành quang hợp sử dụng CO2 => tăng độ PH ở tế bào lỗ khí =>Tinh bột sẽ được chuyển thành đường =>Tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng => Tế bào khí khổng hút nước, trương nước =>khí khổng mở - Hoạt động của các bơm ion ở tế bào khí khổng => Tăng hoặc giảm hàm lượng các ion => Thay đổi áp suất thẩm thấu => Thay đổi sức trương nước của tế bào - Cơ chế AAB: Khi cây bị hạn => AAB trong tế bào khí khổng tăng =>Kích thích các bơm ion hoạt động => Các ion bị rút ra khỏi tế bào khí khổng => áp suất thẩm thấu giảm => Tế bào khí khổng mất nước => Khí khổng đóng Câu 22’: Đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng liên quan tới cơ chế đóng mở của nó: Mép trong nơi tiếp giáp giữa 2 tế bào khí khổng dày hơn mép ngoài. Khi trương nước mép trong cong theo mép ngoài => Khí khổng mở, Khi mất nước mép trong duỗi ra => khí khổng đóng Câu 23. Một số cây trong điều kiện thiếu nước (Xương rồng, cây mọng nước ở sa mạc) Khí khổng đóng GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 69
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
hoàn toàn vào ban ngày, khi mặt trời lặn khí khổng mới mở ra để tiết kiệm nước (thích nghi với điều kiện khô hạn ở sa mạc) Câu 24. - Mỗi lỗ khí được tạo nên từ 2 tế bào khí khổng hình hạt đậu có mép trong nơi tiếp giáp giữa 2 tế bào rất dày, mép ngoài mỏng + Khi tế bào khí khổng trương nước, mép trong cong theo mép ngoài => khí khổng mở + Khi tế bào khí khổng mất nước mép trong 2 duỗi ra => khí khổng đóng - Tác nhân chủ yếu điều tiết đọ mở của khí khổng: Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng Câu 24’: Do các tế bào biểu bì tăng về kích thước ép mạnh lên tế bào lỗ khí làm khe lỗ khí đóng lại, tế bào biểu bì mất ít nước và giảm thể tích lỗ khí lại mở Câu 25: * As Ảnh hưởng chủ yếu tới quá trình thoát hơi nước ở lá *. Nhiệt độ Ảnh hưởng đến cả hai quá trình: Hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá - Ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, hô hấp của rễ. Rễ nhiều hô hấp tốt sẽ hấp thụ được nhiều nước - Ảnh hưởng tới độ ẩm không khí, ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước ở lá * Độ ẩm đất và không khí - Độ ẩm đất càng cao sự hấp thụ nước càng tốt - Độ ẩm không khí càng thấp sự thoát hơi nước càng mạnh * Dinh dưỡng khoáng - Ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của hệ rễ - Ảnh hưởng tới áp suất thẩm thấu của đất Câu 26. * Cân bằng nước tưới của cây trồng: lượng nước hút vào (A), lượng nước thoát ra (B) A =B : Mô cây đủ nước, cây phát triển bình thường A>B : Mô dư thừa nước, cây phát triển binhf thường A<B : Mất cân bằng nước, cây héo, cần tưới nước * Tưới nước hợp lí cho cây trồng - Thời diểm cần tưới nước: Căn cứ vào chỉ tiêu sinh lí và chế độ nước của cây - Lượng nước tưới Căn cứ vào: Nhu cầu từng loại cây, tính chất vật lí hoá học của từng loại đất và các diều kiện môi trường cụ thể - Cách tưới phụ thuộc vào: + Nhóm cây trồng: VD. Lúa tưới ngập nước + Loại đất: VD. Đất cát tưới nhiều lần, đất mặn tưới nhiều hơn nhu cầu của cây… - Với cây trồng cạn: + Tưới trực tiếp vào gốc cây + Tưới theo rãnh + Tưới bằng ống dẫn nước ngầm + Tưới nhỏ giọt bằng hệ thống ống dẫn + Tưới phun Hai phương pháp cuối cùng là tốt nhất (Tiết khiêm nước, đảm bảo độ ẩm không khí, đảm bảo sự thoáng khí cua bộ rễ) Câu 27. Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ tăng cao Lá cây thoát hơi nước làm hạn môi trường xung quanh lá => Không khí dưới tán cây về mùa hè mát hơn so với không khí dưới mái che vật liệu xây dựng Câu 28. – Trong vườn ánh sáng yếu => Cây trong vườn có lớp cutin kém phát triển (mỏng) - Trên đồi ánh sáng mạnh => Cây trên đồi có lớp cutin phát triển mạnh (dày) Cutin là chất không thấm nước => nhiều cutin sự thoát hơi nước qua cutin-bề mặt lá càng yếu => Cây trong vườn thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn cây trên đồi Câu 29. Cây vùng mặn hấp thụ muối tích muối trong cơ thể => áp suất thẩm thấu trong cây cao hơn dịch đất nhờ vậy hấp thụ được nước Câu 30. Bón phân không nên bón tập chung vào gốc cây vì: - Cây hút nước theo cơ chế thẩm thấu, nước đi từ nơi có nồng độ chất tạn thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao (nơi có thế nước cao tới nơi có thế nước thấp) - Khi bón phân tập chung nhiều vào gốc cây => nồng độ dịch đất ở gốc cây cao hơn trong cây => nước đi từ trong cây ra ngoài môi trường đất => cây mất nước có thể chết Câu 31: Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết vì: Lưu hành nội bộ
Trang 70
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
- Cây trên cạn hấp thụ nước chủ yếu nhờ hệ rễ - Ngập úng lâu ngày trong đất thiếu oxi => rễ hô hấp kém,lâu ngày chết Mặt khác các vi sinh vật kị khí hoạt động mạnh tạo các chất độc làm rễ bị chết. Cây chết do rễ chết không hút được nước * Cây lúa ngập úng vẫn sống vì: Cây lúa có hệ thống thông khí từ lá tới rễ Câu 32: Ta không nên tưới nước cho cây trồng vào lúc giữa trưa nắng vì:Giữa trưa khi trời nắng gắt khí khổng thường đóng lại, nếu tưới nhiều nước vào giữa trưa có thể gây úng cho cây Câu 33: Diện tích khí không chỉ chiếm gần 1% diện tích lá nhưng lượng nước thoát ra qua khí khổng gấp nhiều lần qua bề mặt lá vì: - Người ta chứng minh nước thoát ra ở mép chậu nước dễ dàng hơn nhiều so với ở giữa chậu (hiệu quả mép) (do hơi nước ở giữa chậu đậm đặc hơn) => Vận tốc thoát hơi nước của một diện tích phụ thuộc chủ yếu vào chu vi của diện tích đó - Chu vi các lỗ khí khổng lớn hơn nhiều so với chu vi của lá, => Thoát hơi nước qua khí khổng lớn hơn thoát hơi nước qua bề mặt lá - Ngoài ra trên lá còn có lớp cutin không thấm nước ngăn cản sự thoát hơi nước * Thí nghiệm chứng minh Lấy 2 chậu nước như nhau, một chậu để nước bốc hơi tự do, còn một chậu để một tấm bìa đục nhiều lỗ nhỏ đặt lên trên, sau một thời gian chậu có miếng bìa sẽ bốc hơi nước nhiều hơn, cạn nhiều hơn Câu 33’: Cường độ thoát hơi nước ở mặt dưới là và mặt trên lá mặt nào cao hơn?vì sao? Ở mặt dưới cao hơn vì số lượng lỗ khí ở mặt dưới lá nhiều hơn mặt trên lá Câu 34: (SGK) Câu 35: (SGK) Câu 35’: Quá trình hấp thu khoáng có tách rời với quan trình hấp thụ nước được không? Vì sao? TL: Quá trình hấp thụ khoáng không thể tách rời quá trình hấp thụ nước được vì: Các chất khoáng hoà tan trong nước và được hấp thụ vào cây cùng với dòng nước Câu 36, 37, 38: (SGK) Câu 39: Nguyên tố vi lượng chỉ cần một lượng nhỏ với TV vì: vai trò các nguyên tố vi lượng trong cây không phải là vai trò cấu trúc mà chủ yếu là vai trò hoạt hóa enzim trong các quá trình trao đổi chất Câu 40: Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng lien quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ vì: Các sản phẩm của hô hấp là ATP và các chất trung gian đều cần thiết cho quá trình hấp thụ các chất khoáng + ATP tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động + CO2 sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình hút bám trao đổi + Các sản phẩm trung gian của hô hấp và sự hấp thụ các chất khoáng làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào làm tăng khả năng hút nước của tế bào Câu 41,42, 43,44: (SGK) Câu 45: Quan hệ giữa chu trình Crep với quá trình đồng hoá NH3: Chu trình Crep cung cấp các axit để hình thành các axitamin Câu 46: Trong mỗ thực vật phải diễn ra quá trìnhkhử nitrat vì: Cây không thể sử dụng NO3- mà sử dụng NH4+ để tổng hợp các axitamin Quá trình khử nitrat NO3- => NH4+ (NH4+ sử dụng để tổng hợp axitamin) Câu 47, 48, 49, 50, 51: (SGK) Câu 52: Bón phân phân hợp lí cho cây trồng là phải bón đúng loại phân, đúng số lượng, đúng lúc, đúng cách tuỳ loài cây, tuỳ giai đoạn phát triển của cây trồng. Câu 53. Tính lượng phân bón Nitơ cần thiết cho một thu hoạch 15 tấn chất khô/ha? biết nhu cầu dinh dưỡng của lúa là 14g nitơ /kg chất khô, lượng chất dinh dưỡng còn lại trong đất bằng 0, hệ số sử dụng phân nitơ là 60%. Cách tính: (1kg = 1000g) 14g = 14/1000 kg, 15 tấn = 15.000 kg Lượng nitơ cần để tạo ra 15 tấn chất khô: 15.000 x 14/1000 = 210 kg nitơ Hệ số sử dụng nitơ là 60% => lượng phân nitơ cần bón = 210 x 100/60 = 350 kg nitơ/ha Câu 54: * Chuẩn bị: * Cách tiến hành: (SGK nâng cao/28) Câu 55. Mối quan hệ giữa quá trình trao đổi nitơ và hô hấp * Hô hấp ảnh hưởng tới quá trình trao đổi nitơ GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 71
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
- Các sản phẩm của hô hấp là ATP và các chất trung gian đều cần thiết cho quá trình hấp thụ các chất khoáng + ATP tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động + Các sản phẩm trung gian của hô hấp => tăng áp suất thẩm thấu của tế bào => rễ có thể hút nước và khoáng (nitơ) dễ dàng * Quá trình cố định nitơ nhận lực khử và ATP từ hô hấp * Chu trình Crep trong hô hấp cung cấp các axit cho quá trình đồng hoá NH3 (tổng hợp axit amin) * Trao đổi nitơ cũng ảnh hưởng tới quá trình hô hấp: Quá trình trao đổi, nhiều nitơ sẽ cung cấp nguyên liệu tổng hợp axit amin từ đó tổng hợp prôtêin (nhiều prôtêin là enzim hô hấp) Câu 56. Căn cứ vào việc có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ hay không chia làm 2 nhóm vi khuẩn cố đinh nitơ là: vi khuẩn tự do và vi khuân cộng sinh - Vi khuẩn tựu do: Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ - Vi khuẩn cộng sinh: không cso khả năng tựu tổng hợp chất hữu cơ (lấy chất hữu cơ từ cơ thể cộng sinh để hô hấp tạo lực khử) Câu 56’: Vai trò quá trình cố định nitưo phân tử bằng con đường sinh học? (vai trò quá trình cố định nitơ) TL: - Biến đổi N2 => NH3 (NH4+ trong môi trường nước) có thể hấp thụ được - Bù lại cho đất lượng nitơ hàng năm bị mất do cây trồng lấy đi Câu 57. Đúng. Vì: Các axit của chu trình crep tham gia vào quá trình đồng hoá NH3, chu trình crep ngừng lại =>NH3 không được đồng hoá, tích luỹ trong cây gây độc cho cây Câu 57’: Tại sao sau khi bón phân đạm cho rau ta không nên hái rau ăn ngay? TL: Phân đạm chứa NO3-, cây hấp thụ chưa kịp chuyển hoá hết thành NH4+. Dư lượng NO3- có thể gây ung thư Câu 58. Ứng dụng hiểu biết về hô hấp và dinh dưỡng khoáng trong trồng trọt. Rễ hô hấp mạnh=> sinh trưởng mạnh sẽ hấp thụ tốt nước và muối khoáng Một số biện pháp tạo điều kiện rễ hô hấp tốt: - Xới đất => tăng độ thoáng khí => rễ hô hấp tốt - Làm cỏ sục bùn ở lúa => tăng nồng độ oxi trong nước =>rễ hô hấp tốt - Trồng cây trong thuỷ canh, khí canh tạo điều kiện cho rễ hô hấp mạnh nhất Câu 58’; Ở ngô số lượnglỗ khí trên một cm2 biểu bì dưới lá là 7684, còn trên 1cm2 biểu bì trên lá là 9300. Tổng diện tích lá trung bình(cả 2 mặt lá) ở một cây là 6100cm2. Kích thước trung bình một lỗ khí là 25,6 x 3,3 micrômet Hãy cho biết: a. Tổng số lỗ khí ở cây ngô là bao nhiêu? Tại sao ở đa số các loài cây số lượng lỗ khí ở mặt dưới lá nhiều hơn số lượng lỗ khí ở mặt trên mà ở ngô thì không như vậy? b. Tỉ lệ diện tích lỗ khí trên diện tích lá là bao nhiêu? c. Tại sao tỉ lệ diện tích lỗ khí trên diện tích lá rất nhỏ (dưới 1%) nhưng lượng nước bốc hơi qua lỗ khí lại rất lớn (chiếm 80- 90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ bè mặt thoáng tự do của lá). TL: a. Tổng số lỗ khí ở cây ngô:…………………………………….= 103602400 Vì lá cây ngô mọc đứng còn đa số các cây khác lá mọc ngang b. Tỉ lệ diện tích lỗ khí trên diện tích lá: …………………………….= 0,14% c. (xem lại câu 33) Câu 59,60,61,62: (SGK) Câu 63. + lá màu đỏ do sắc tố phụ carôtenôit nhiều chiếm ưu thế, diệp lục ít hơn. Carôtenôit không hấp thụ vùng ánh sang đỏ, phản chiếu lại mắt nên ta nhìn thấy lá cây màu đỏ. Những chỗ màu xanh có nhiều diệp lục + Cây vẫn quang hợp bình thường vì trong cây vẫn có diệp lục tuy nhiên cường độ quang hợp không cao (vì dl là sắc tố chính) Câu 64. Tính theo công thức tổng quát của quang hợp: → (CH2O)n + nH2O + nO2 nCO2 30.n (g) 32.n (g) 44.n (g) x (tấn) 15 (tấn) y (tấn) => Lượng CO2 hấp thụ: x = 15.44.n/30.n = 22 (tấn) Lượng oxi giải phóng: y = 15.32.n/30.n = 16 (tấn) Câu 65. Cây màu xanh lục do số lượng sắc tố diệp lục nhiều, diệp lục không hấp thụ vùng ánh sáng lục Lưu hành nội bộ
Trang 72
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
phản chiếu lại mắt chúng ta nên ta nhìn thấy lá cây màu xanh lục Câu 66. Thành phần ánh sang có nhiều vùng khác nhau (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) mỗi vùng có bước bước song khác nhau. Trong cây có nhiều loại sắc tố khác nhau để có thể hấp thụ được nhiều nhất nguồn năng lượng ánh sang. Câu 67 Cây không thể quang hợp được vì: chỉ có diệp lục mới tham gia trực tiếp trong các phản ứng quang hoá (chuyển hoá quang năng thành hoá năng trong ATP, NADPH) 68. Quang hợp ở TV Quang hợp ở VK Chất cung cấp H2 O Không phải là H2O có electron và hiđrô để thể là H2S,… khử CO2 Giải phóng oxi Có không Câu 69. Vì sắc tố chỉ tan trong dung môi hữu cơ, không tan trong nước Câu 70. Mỗi loại sắc tố có khả năng tan trong dung môi hữu cơ khác nhau. VD. Diệp lục tan trong dung môi axêtôn còn carôtenôit tan trong benzene. Câu 71. – Vai trò = KN - Cơ chế:….(SGK) Câu 72. * Giống nhau Đều là quá trình khử CO2 nhờ ATP và NADPH từ pha sánh để tổng hợp các chất hữu cơ (khởi đầu là glucôzơ) * Khác nhau TV C3 TV C4 TV CAM Đối tượng TV ôn đới, á nhiệt TV nhiệt đới (ngô, TV sa mạc (xương đới (lúa, khoai sắn, mía..) rồng,..) dứa, lá bỏng rau, đậu..) ĐK môi trường Nhiệt độ, ánh sang, Nhiệt độ, ánh sáng Sa mạc, khô hạn kéo nồng độ CO2, O2 cao, CO2 thấp, O2 dài bình thường cao Chất nhận CO2 đầu tiên RiDP PEP PEP Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên APG (C3) AOA (C4) AOA (C4) Ban ngày Giai đoạn 1 ban Đêm, Thời gian cố định CO2 Ban ngày giai đoạn 2 ban ngày tế bào mô giậu và Tế bào mô giậu Không gian cố định CO2 tế bào mô giậu tế bào bó mạch Câu 73. * Nhóm TV C4 quang hợp trong đk ánh sang cao, nhiệt độ cao, nồng độ oxi cao, trong khi đó nồng độ CO2 lại thấp nệ phải có quá trình cố điịnh CO2 hai lần. Lần 1 nhằm lấy nhanh CO2 vốn ít có trong không khí và tránh được hô hấp sang. Lần 2 cố định CO2 ở chu trình Canvin để hình thành các hợp chất hữu cơ trong tế bào bó mạch. * Nhóm TV CAM sống trong đk sa mạc hoặc bán sa mạc, phải tiết kiệm nước tới mức tối đa bằng cách đóng khí khổng ban ngày => quá trình cố định CO2 chia làm 2 gđ - Giai đoạn 1 diến ra vào ban đêm khi lỗ khí mở,CO2 vào lá, cố định CO2 không cần năng lượng từ pha sánh tạo AM là kho dự trữ CO2 chuẩn bị cho gđ2. - Giai đoạn 2 diễn ra vào ban ngày cố định CO2 ở chu trình canvin để hình thành các hợp chất hữu cơ (giai đoạn này cần ATP và NADPH từ pha sang) Câu 74. (xem lại lớp 10) Câu 75. Sự tổng hợp ATP trong quang hợp và hô hấp có gì giống và khác nhau? * Giống nhau: Cơ chế tổng hợp ATP: Đều là phản ứng kết hợp một phân tử phôtpho vô cơ với ADP nhờ một loại enzim xúc tác * Khác nhau: Tổng hợp ATP trong quang hợp Tổng ATP trong hô hấp - Nguồn năng lượng tổng hợp ATP là nhờ từ - Nguồn năng lượng tổng hợp ATP là ánh sang phản ứng ôxi hoá chất hữu cơ (glucôzơ) - Lượng ATP tạo ra ít, chỉ dung cho - Lượng ATP tạo ra nhiều, dung cho moi hoạt pha tối động sống Câu 76. Vì bản chất pha sang quang hợp là quá trình ôxi hoá nước nhờ năng lượng ánh sang. Pha tối là GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 73
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
quá trình khử CO2 nhờ ATP và NADPH do pha sang cung cấp. Câu 78. Pha tối xẩy ra không cần trực tiếp ánh sang nhưng không thể xảy ra độc lập với AS, vì phải sử dụng sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH vì vậy pha tối không thể thực hiện vào ban đêm (trừ TV CAM) Câu 79. Do có 2 loại enzim cố định CO2 PEP- cacboxilaza hoạt tính rất mạnh và RDP- cacboxilaza Câu 80. + En zim:… + quá trình cố định có 2 lần, lần 1 diễn ra ở tế bào mô dậu lấy nhanh CO2 vốn có ít ở không khí. Từ AOA => AM (là kho dự trữ tạm thời CO2). Lần 2 cố định CO2 trong chu trình Canvin tổng hợp chất hữu cơ diễn ra ở tế bào bó mạch Câu 81.Vì: Không cần ATP và NADPH từ pha sáng (trong chu trình Canvin – Benson mới cần ATP và NADPH từ pha sang) Câu 82. Ở sa mạc khí hậu khô nóng lỗ khí của cây đóng vào ban ngày, mở vào ban đêm nên cây không thể hấp thụ CO2 để thực hiện pha tối vào ban ngày được Pha tối diễn ra 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: diễn ra vào ban đêm khi lỗ khí mở CO2 vào lá, cố định CO2 không cần năng lượng từ pha sánh, tạo AM là kho dự trữ CO2 chuẩn bị cho giai đoạn 2 + Giai đoạn 2: diễn ra vào ban ngày, cố định CO2 ở chu trình canvin để hình thành các hợp chất hữu cơ (gđ này cần ATP và NADPH từ pha sáng) Câu 83. Nó pha tối là pha không cần ánh sáng cũng diễn ra được là pha diễn ra vào ban đêm là sai. Vì pha tối cần ATP và NADPH từ pha sang để cố định CO2, pha sang cần ánh sang mới diễn ra được Ví dụ: - TV C3, C4 pha tối diễn ra hoàn toàn vào ban ngày - TV CAM pha tối diễn ra 2 giai đoạn 1 ban đêm, giai đoạn 2 ban ngày (không thể diễn ra hoàn toàn vào ban đêm được) Câu 84, 85. (SGK) Câu 86. + Cường độ quang hợp chỉ phụ thuộc vào số lượng photon không phụ thuộc vào năng lượng photon (8 phôtôn kích thích được một phân tử CO2 tham gia quang hợp) + Cùng một cường độ ánh sang (cùng một mức năng lượng) số lượng photon ánh sáng đỏ gấp 2 lần số lượng photon ánh sáng xanh tím Câu 87.* Khác nhau về màu sắc: - Lá phía ngoài màu nhạt vì số lượng diệp lục ít, nằm sâu trong lá, tỉ lệ diệp lục a/dl b cao - Lá phía trong có màu đậm vì số lượng diệp lục nhiều, nằm bên ngoài tỉ lệ dla/dlb thấp * Khác nhau về khả năng quang hợp - Khi cường độ ánh sáng yếu (buổi sáng sớm và chiều tối nhiều tia đỏ) thì lá phía ở ngoài có cường độ quang hợp lớn hơn lá phía trong râm vì lá ở ngoài có nhiều diệp lục a, có khả năng hấp thụ tia sáng có bước sóng dài (tia đỏ) - Khi cường độ ánh sáng mạnh (buổi trưa có nhiều tia xanh, tia tím) thì cường độ quang hợp của lá phía trong lớn hơn lá phía ngoài vì lá phía trong có nhiều diệp lục b, có khả năng hấp thụ tia ánh sáng có bước sóng ngắn (tia xanh, tím) Câu 88: Biện pháp nhằm tăng năng suất cây trồng - Tăng diện tích lá: Bằng cách bón phân, tưới nước hợp lí, trồng với mật độ phù hợp - Tăng cường độ quang hợp: Bằng cách chăm sóc hợp lí, Chọn giống có cường độ quang hợp cao - Tăng hệ số kinh tế: Bằng cách chọn giống có giá trị kinh tế, sử dụng các biện pháp kĩ thuật hợp lí, giảm hô hấp sáng - Chọn các giống cây có thời gian sinh trưởng vừa phải, trồng vào thời vụ thích hợp để tận dụng tối đa nguồn ánh sáng Câu 89,90,91 (SGK) Câu 92. Chỉ tiêu ss Hô hấp hiều khí Lên men Điều kiện xẩy ra Có oxi Không có oxi Nơi xẩy ra Tế bào chất và ti thể tế bào chất 3 giai đoạn: Đường phân, chu 2 giai đoạn: Cơ chế trình Crep và chuỗi chuyền điện Đường phân và tử lên men Chất nhận điện tử O2 Chất hữu cơ cuối cùng Lưu hành nội bộ
Trang 74
GV: Phan Mạnh Huỳnh
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
Hiệu quả năng lượng Sản phẩm
Cao
Thấp
Chất vô cơ
Chất hữu cơ
Câu 93. (SGK) Câu 103. Năng suất sinh học: Là tổng lượng chât khô tích luỹ được trong mỗi ngày trên một hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng Năng suất kinh tế: Phần chất chất khô tích luỹ trong các cơ quan kinh tế (Hạt, củ, qủa...) Câu 104. TV C4 không có hô hấp sáng Câu 105: + Hô hấp sang phụ thuộc nhiều vào oxi và ánh sang + Có sự thải CO2 ngoài ánh sáng + Cường độ hô hấp sang lớn hơn + Hố hấp sang làm giảm cường độ quang hợp Câu 106: C4 cao hơn do không có hô hấp sang, không làm tiêu hao sản phẩm quang hợp Câu 107. Hình thành một số axit amin cho cây để tổng hợp prôtêin Câu 108. TV C4 có tỉ số CO2/O2 ở tế bào bó mạch cao làm giảm hoạt tính enzim oxigenaza (chức năng oxi hoá RiDP) Câu 109. Làm giảm lượng O2 trong không khí xuống 5% Câu 110. Hô hấp hiếu khí co hiệu quả năng lượng cao hơn Từ một phân tử glucôzơ phân giải trong hô hấp: Phân giải hiếu khí/phân giải kị khí = 38/2 = 19 lần Câu 111. Khi thiếu oxi Câu 112, 113. (vở ghi) Câu 114. – Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ => làm giảm số lượng, chất lượng trong quá trình bảo quản - Hô hấp làm tăng nhiệt độ môi trường => làm tăng cường độ hô hấp - Hô hấp sử dụng O2 tạo CO2, khi O2 giảm quá mức => phân giải kị khí => đối tượng bảo quả bị phân huỷ nhanh chóng Câu 115. (SGK) Câu 116. Vì nhiệt độ dưới O0c làm nước trong rau, quả đông lại thành đá=> phá vỡ tế bào rau, quả => ăn không ngon Câu 117. Nhiêt độ quá cao => enzim biến tính => hô hấp dừng lại? Câu 118. Mục đích giảm lượng nước trong thóc, lạc => hạn chế hô hấp tới múc tối thiểu, giữ được số lượng và chất lượng thóc, lạc Câu 119. TN chứng minh hô hấp thải CO2: a. Chuẩn bị - mẫu vật: Hạt (lúa, ngô hoặc đậu) mới nhú mầm - Dụng cụ: + Bình thuỷ tinh dung tích 1 lit, nút cao su đã khoan 2 lỗ vừa khí với ống thuỷ tinh hình chữ U và phễu thuỷ tinh, + ống nghiêm, cốc có mỏ + nước cất - Hoá chất: Nước Ba(OH)2 hoặc nước vôi trong Ca(OH)2 b. Cách tiến hành - Cho 50g hạt mới nhú mầm vào bình thuỷ tinh. Nút chặt bình bằng nút cao su có gắn phễu và ống thuỷ tinh hình chữ U, để khoảng 1,5 đến 2 giờ - Cho đầu ngoài của ống hình chữ U vào ống nghiệm có đựng nước vôi trong (hoặc Ba(OH)2) sau đó từ từ rót nước ít một qua phễu vào bình chứa hạt c. Kết quả Nước trong ống nghiệm vẩn đục d. Giải thích Hạt trong bình hô hấp tạo CO2 , do CO2 nặng hơn không khí nên nằm ở đáy bình, khi rót nước vào bình sẽ đẩy CO2 quan ống chữ U vào ống nghiệm đựng nước vôi trong làm nước vôi vẩn đục Câu 120. TN chứng minh hô hấp sử dụng O2 a. Chuẩn bị - Mẫu vật: Hạt lúa, ngô, đậu mới nhú mầm - Dụng cụ: + 2 Bình huỷ tinhdung tích 1 lit, 2 nút cao su không khoan lỗ + Dây kim loại có giá đỡ nến, diêm, nến GV: Phan Mạnh Huỳnh
Trang 75
Lưu hành nội bộ
THPT Lê Quý Đôn
Sinh học 11- Ban KHTN
b. Cách tiến hành - Lấy 100g hạt mới nhú mầm chia làm 2 phần bằng nhau - Đổ nước sôi lên một trong 2 phần hạt để giết chết hạt - Cho mỗi phần hạt vào một bình rồi nút chặt đẻ khoảng thời gian 1,5 đến 2 giờ - Mở nút bình chứa hạt sống đưa nến hoặc que diêm đang cháy vào - Mở bình chứa hạt chết đưa nến hoặc que diêm đang cháy vào c. Kết quả - Ở bình chứa hạt sống que diêm, nến bị tất ngay - Ở bình chứa hạt chết diêm. nến tiếp tục cháy d. Giải thích Hạt sống hô hấp lấy hết oxi trong bình, hạt chết không hô hấp oxi trong bình vẫn còn. Oxi duy trì sự cháy
Lưu hành nội bộ
Trang 76
GV: Phan Mạnh Huỳnh