2 minute read

Người con gái Nam Xương

Next Article
Truyện Kiều

Truyện Kiều

ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 3: Kết thúc bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật viết: … Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Câu 1: Theo em vì sao tác giả lại nhắc lại hình ảnh của những chiếc xe không kính ở cuối bài thơ? Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu đầu của khổ thơ trên và nêu tác dụng? Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn THCS, mối quan hệ giữa cái “không” và cái “có” đã được một nhà thơ khác sử dụng rất thành công để biểu đạt dụng ý nghệ thuật. Em hãy nêu tên tác phẩm và ghi rõ tên tác giả. Câu 4: Hình ảnh “trái tim” có ý nghĩa như thế nào? Qua đó ca ngợi phẩm chất gì của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ? Câu 5: Dựa vào nội dung của đoạn thơ trên, em hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em về một tình cảm đẹp của người lính lái xe ấy. Hướng dẫn trả lời Câu 1: Tác giả nhắc lại hình ảnh những chiếc xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe xây xước nhằm khẳng định sự gian khổ, ác liệt nơi chiến trường ngày càng tăng. Câu 2: - Các biện pháp điệp ngữ và liệt kê (chỉ rõ) - Tác dụng: + Tái hiện chân thực hình ảnh những chiếc xe trên tuyến đường TS + Tô đậm những thiếu thốn, khó khăn, gian khổ của người lính, sự khốc liệt của chiến trường và bản lĩnh của những người lính lái xe Câu 3: - Kể tên văn bản: Bạn đến chơi nhà - Tác giả: Nguyễn Khuyến Câu 4: - Trái tim của những người chiến sĩ lái xe một lòng hướng về miền Nam ruột thịt. - Phẩm chất: yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam, vì Tổ quốc. Câu 5:

27 a-Yêu cầu về kỹ năng: - Đúng phương pháp kiểu bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận ( giải thích, chứng minh, bình luận…) - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt ; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày rõ ràng. - Dựng đoạn có sự liên kết tốt. b- Yêu cầu về kiến thức: - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Học sinh có thể chọn tình đồng đội hoặc lòng yêu nước. - Giải thích theo đúng yêu cầu đã chọn. - Nêu biểu hiện và dẫn chứng để làm sáng rõ vấn đề. - Phê phán lối sống không đúng đắn. - Nêu phương hướng hành động của bản thân.

Advertisement

28

This article is from: