4 minute read

Chiếc lược ngà

Câu 3: Tại sao có thể nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật. Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu theo phương thức diễn dịch để làm rõ hình ảnh của người lính lái xe trên chiếc xe không kính? Hướng dẫn trả lời Câu 1: Những câu thơ trên trích trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. - Bài thơ được sáng tác năm 1969 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt trên tuyến đường chiến lược. - Bài thơ đạt giải nhất cuộc thi báo Văn nghệ 1969 và được đưa vào tập “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả. Câu 2: Bài thơ độc đáo ngay từ nhan đề tác phẩm. - Nhan đề tưởng dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng thu hút người đọc bởi vẻ độc đáo, lạ lẫm của nó. Bài thơ làm nổi bật hình ảnh độc đáo: Những chiếc xe không kính. - Hai chữ bài thơ thêm vào cho thấy lăng kính nhìn hiện thực khốc liệt của chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ, hiên ngang, bất khuất, dũng cảm vượt qua thiếu thốn, gian khổ nguy hiểm của thời chiến. Câu 3: - Hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật bởi xưa nay hình ảnh tàu xe đi vào thơ ca đều được lãng mạn hóa, mỹ lệ hóa nhưng Phạm Tiến Duật lại không ngần ngại đưa vào thơ của mình hình ảnh trần trụi, thực tế “những chiếc xe không kính”. - Hình ảnh những chiếc xe không kính là nhân chứng hùng hồn, chân thực cho hiện thực chiến tranh khốc liệt lúc bấy giờ. Với tâm hồn lãng mạn, nhạy cảm cùng với nét tinh nghịch, ngang tàng hình tượng những chiếc xe không kính xuất hiện trong thơ như để thử thách con người, cũng như để khẳng định chất thép, tinh thần dũng cảm, lạc quan coi thường hiểm nguy của những người lính lái xe Trường Sơn. Câu 4: * Yêu cầu chung: - Nội dung: Học sinh nhận diện được dạng đề nghị luận văn học, biết kết hợp kiến thức và kỹ năng để tạo lập văn bản. Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách xong cần bám sát ngữ liệu, kết hợp các thao tác lập luận. - Hình thức: Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả. * Yêu cầu cụ thể: Đoạn văn tham khảo: - Tư thế hiên ngang, bất khuất: ung dung, nhìn thẳng ⇒ coi thường khó khăn, nguy hiểm. - Thái độ, tinh thần lạc quan, bông đùa với những khó khăn: Bụi phun vào tóc, vào mặt là một trò gây cười, mưa ướt áo cứ đi tiếp vì gió lùa áo khô nhanh thôi,

23 xe không kính cũng có cái hay đó là tầm nhìn rộng hơn, thấy được con đường “chạy thẳng vào tim”, thấy sao trời gần hơn “ùa vào buồng lái”. - Thái độ lạc quan, yêu đời, tự tin có chút bướng bỉnh, ngang ngạnh; hình ảnh người lính lái xe hiện lên vừa đáng yêu vừa đáng nể. (1) Trong bom đạn chiến tranh hình ảnh những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn. (2) Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu không làm khuất phục được ý chí chiến đấu lại khiến người lính lái xe bộc lộ được những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh tế lớn lao của họ đặc biệt là lòng dũng cảm, vượt qua mọi khó khăn. (3) Họ chính là chủ nhân của những chiếc xe không kính nên khi miêu tả, tác giả đã khắc họa những ấn tượng sinh động khi đang ngồi trên những chiếc xe không kính trong tư thế “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” qua khung cửa xe đã bị bom đạn làm mất kính. (4) Những câu thơ tả thực tới từng điểm diễn tả cảm giác về tốc độ của những chiếc xe đang lao nhanh ra đường: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái (5) Những hình ảnh thực như gió, con đường, sao trời, cánh chim vừa thực vừa thơ, lại cái thi vị nảy sinh trên những con đường bom rơi đạn nổ. (6) Dù trải qua hiện thực chiến tranh khốc liệt những người lính vẫn hướng về phía trước, xem thường mọi hiểm nguy với tinh thần thể hiện cái hiên ngang, trẻ trung của tuổi trẻ.

Advertisement

Cho câu thơ: ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 2:

“Những chiếc xe từ trong bom rơi” Câu 1: Chép tiếp 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện hai khổ thơ tiếp theo. Câu 2: Cho biết từ “trái tim” dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Nêu ý nghĩa của hình ảnh ấy trong việc thể hiện vẻ đẹp người lính lái xe? Câu 3: Em hiểu thế nào về hình ảnh trong hai câu thơ: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức quy nạp nêu cảm nhận về khổ thơ cuối bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính".

24

This article is from: