10 minute read
X A G A
from TÀI LIỆU ÔN THI THPT SINH HỌC 8 CHUYÊN ĐỀ 4 MỨC ĐỘ SINH HỌC 12 - NHÓM GIÁO VIÊN CHUYÊN (PHẦN 1)
+ Đảm bảo tính ổn định của cấu trúc không gian. DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL + Đảm bảo ADN có kích thước lớn bền vững hơn cấu trúc mạch đơn. + Đảm bảo ADN nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. + Thuận lợi cho việc phục hồi các tiền đột biến về trạng thái bình thường. Đặc trưng của ADN: - ADN đặc trưng bởi số lượng, thành phần trình tự phân bố các nucleotit, vì vậy từ 4 loại nucleotit đã tạo nên nhiều loại phân tử AND đặc trưng cho mỗi loài. - ADN khác nhau được đặc trưng bởi tỉ lệ A+T/G+X - ADN đặc trưng bởi số lượng, thành phần trình tự phân bố các gen trong từng nhóm gen liên kết. Chức năng: - ADN là vật chất lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền dưới dạng các mã bộ ba nuclêôtit. - ADN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ thông qua sự sao chép. - ADN có chức năng phiên mã cho ra các ARN, từ đây sẽ dịch mã để tạo nên protein đặc thù và tạo nên tính đa dạng của sinh vật. 2. Quá trình nhân đôi ADN. Vị trí - thời điểm: Diễn ra trong nhân tế bào, ngay trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia. Nguyên liệu: - Enzim: Enzim tham gia Chức năng Tháo xoắn Dãn xoắn và tách hai mạch kép của ADN để lộ hai mạch đơn ARN polimeraza Tổng hợp đoạn mồi ARN bổ sung với mạch khuôn ADN polimeraza
Gắn các nucleotit tự do ngoài môi trường vào liên kết với các nucleotit trong mạch khuôn để tổng mạch mới hoàn chỉnh. Ligaza Nối các đoạn Okazaki thành mạch mới hoàn chỉnh - Khuôn mẫu là ADN - 4 loại nucleotit: A, T, G, X. - ATP Diễn biến: Gồm 3 bước: Bước 1: Phân tử ADN mẹ tháo xoắn: - Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch
Advertisement
khuôn, trong đó một mạch có đầu 3’-OH, còn mạch kia có đầu 5’-P. DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới: - Enzim ADN polimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. Vì enzim ADN-polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’3’ - Trên mạch khuôn có đầu 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp liên tục theo chiều 5’3’ cùng chiều với chiều tháo xoắn. - Trên mạch khuôn có đầu 5’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn gọi là đoạn Okazaki cũng theo chiều 5’3’ ngược chiều với chiều tháo xoắn, sau đó các đoạn này được nối lại với nhau nhờ enzim nối ADN - ligaza Bước 3: Hai phân tử mới được tạo thành - Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn (một mạch được tổng hợp và một mạch cũ của phân tử ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử ADN con - Kết thúc quá trình nhân đôi: Hai phân tử ADN con được tạo thành có cấu trúc giống hệt nhau và giống ADN mẹ ban đầu. Chú ý: - Ở sinh vật nhân sơ, mỗi phân tử ADN là một đơn vị tái bản, khi tái bản tạo nên hai phễu tái bản. Đối với sinh vật nhân chuẩn, mỗi ADN gồm nhiều đơn vị tái bản. - Mỗi đơn vị tái bản gồm có hai chạc chữ Y phát sinh từ một điểm khởi đầu và được nhân đôi theo hai hướng.
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Kết quả: từ một phân tử ADN mẹ hình thành 2 phân tử ADN con, trong mỗi ADN con có một mạch là nguyên liệu cũ, một mạch là nguyên liệu mới được xây dựng nên, theo nguyên tắc bán bảo toàn. Ý nghĩa: Sự tổng hợp ADN là cơ sở hình thành NST, đảm bảo cho quá trình phân bào nguyên phân, giảm phân, thụ tinh xảy ra bình thường, thông tin di truyền của loài được ổn định. Ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử qua các thế hệ. Nhờ đó con sinh ra giống với bố mẹ, ông bà tổ tiên. B. CÁC DẠNG BÀI TẬP DẠNG 1. CÁC BÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ ADN VÀ QUÁ TRÌNH TỰ NHÂN ĐÔI A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT. Bài 1: Thành phần nào sau đây không có trong cấu trúc của ADN? A. Đường pentozo B. Bazơnitơ C. Gốc axit photphoric D. Đường deoxiribozo Bài 2: Điều nào sau đây đúng khi nói về liên kết bổ sung giữa các nuclêôtit trong phân tử ADN? A. A liên kết T bằng 2 liên kết hidro B. T liên kết X bằng 2 liên kết hidro C. X liên kết G bằng 2 liên kết hidro D. G liên kết A bằng 3 liên kết hidro Câu 3: Đơn phân cấu tạo của ADN là: A. Axit amin B. Axit deoxiribonucleic C. Axit ribonucleic D. Nuclêôtit Bài 4: ADN có trong thành phần nào sau đây của tế bào? A. Chỉ có ở trong nhân B. Màng tế bào C. Chỉ có ở bào quan D. Phần lớn ở trong nhân và một ít ở bào quan Bài 5: Trong quá trình hình thành chuỗi polinucleotit, nhóm photphat của nucleotit sau sẽ gắn vào nucleotit trước ở vị trí? A. Cacbon số 3’ của đường. B. Bất kì vị trí nào của đường. C. Cacbon số 5’ của đường. D. Cacbon số 1’ của đường. Bài 6: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là? A. ADN giraza B. ADN polimeraza C. helicaza D. ADN ligaza
Bài 7: Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là: DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL A. Tháo xoắn phân tử ADN. B. Lắp ráp các nuclêôtit tự do theo NTBS với mỗi mạch khuôn của ADN. C. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch của ADN. D. Nối các đoạn Okazaki với nhau. Bài 8: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn? A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’3’. B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch. C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’5’ D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’3’ Bài 9: Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở? A. Tế bào chất B. Riboxom c. Ty thể D. Nhân tế bào Bài 10: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc? A. bổ sung. B. bán bảo toàn. C. bổ sung và bảo toàn. D. bổ sung và bán bảo toàn. B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU Bài 1: Khi phân tích một axit nucleic, người ta thu được thành phần của nó có 20%A, 20%G, 40%X, 20%T. Axit nucleic này là: A. ADN có cấu trúc dạng sợi đơn B. ADN có cấu trúc dạng sợi kép. C. ARN có cấu trúc dạng sợi đơn. D. ARN có cấu trúc dạng sợi kép. Bài 2: Nội dung chủ yếu của nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN là: A. Các nucleotit ở mạch đơn này liên kết với các nucleotit ở mạch đơn kia. B. Tổng số nucleotit loại A và loại T bằng tổng số nucleotit loại G và loại X. C. Các nucleotit có kích thước lớn được bổ sung bởi các nu có kích thước bé. D. Tổng các nucleotit loại A và loại G bằng tổng số nucleotit loại T và loại X. Bài 3: Chức năng nào sau đây không phải của ADN? A. Mang và bảo quản thông tin di truyền B. Truyền đạt thông tin di truyền C. Làm khuôn mẫu để thực hiện quá trình phiên mã D. Làm khuôn mẫu để thực hiện quá trình dịch mã. Bài 4: ADN dạng kép thẳng có mặt ở: A. Tế bào nhân sơ B. Ti thể, lục lạp C. Tế bào nhân thực (trong nhân). D. Virut. Bài 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đơn phân của ADN? A. Đơn phân của ADN là axit amin.
B. Mỗi đơn phân được cấu tạo từ 4 thành phần. DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL C. Mỗi đơn phân chứa ít nhất 1 nhóm ba-zơnitơ. D. Trong cấu tạo của đơn phân, thành phần bazơnitơ không liên kết trực tiếp với axit photphoric. Bài 6: Nội dung không đúng khi nói về điểm giống nhau giữa sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là: A. Đều có nhiều đơn vị nhân đôi. B. Đều dựa trên nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. C. Đều dựa trên khuôn mẫu là phân tử ADN ban đầu. D. Đều có sự tham gia của enzim ADN poli- meraza Bài 7: Câu nào sau đây mô tả đúng nhất bản chất của nguyên tắc bán bảo tồn trong nhân đôi ADN? A. Sau quá trình nhân đôi, tạo thành hai phân tử ADN mới, mỗi phân tử ADN gồm một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp. B. Trong nhân đôi, một mạch mới được tổng hợp liên tục, còn mạch mới thứ hai đựợc tổng hợp đứt đoạn. C. Trong mỗi phân tử ADN mới được tạo thành, có lượng A=T và G=X. D. Sau quá trình nhân đôi, tạo thành hai phân tử ADN, một phần tử ADN là cũ và một phân tử ADN là hoàn toàn mới. Bài 8: Khi hỏi về hoạt động của các enzim trong các cơ chế di truyền ở cấp phân tử, phát biểu nào sau đây đúng? A. Enzim ADN polimeraza có khả năng tháo xoắn và xúc tác cho quá trình nhân đôi của ADN B. Enzim ARN polimeraza có khả năng tháo xoắn và tách 2 mạch của phân tử ADN C. Enzim ligaza có chức năng lắp ráp các nu-cleotit tự do của môi trường vào các đoạn Okazaki. D. Enzim ADN polimeraza có chức năng tổng hợp nucleotit đầu tiên và mở đầu mạch mới. Bài 9: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì? A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục. B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục. C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản. Bài 10: Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, thứ tự tác động của các enzim là? A. Giraza ADN polimeraza ligaza ARN polimeraza. B. Giraza ARN polimeraza ADN polimeraza ligaza. C. Giraza ADN polimeraza ARN polimeraza ligaza. D. Girazaligaza ARN polimeraza ADN polimeraza. C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG. Bài 1: Liên kết cộng hóa trị trong cấu trúc của ADN có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp 2 mạch của ADN liên kết chặt chẽ với nhau. B. Giúp cho phân tử ADN có tính linh động cao.