DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ” TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

Page 1

DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC HÓA HỌC

vectorstock.com/24597468

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ” TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

FI CI A

L

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

OF

KHOA HÓA HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ƠN

Đề tài:

VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

NH

“HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ”

QU Y

TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

M

Sinh viên thực hiện:

ThS. BÙI NGỌC PHƯƠNG CHÂU Phương pháp giảng dạy, Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

DẠ

Y

Người hướng dẫn:

PHẠM BÁ PHÚ QUANG, lớp 17SHH, khóa 2017

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2021


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

FI CI A

L

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

kết quả nghiên cứu trong luận án hoàn toàn trung thực và chưa có ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.

OF

Tác giả

DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

Phạm Bá Phú Quang

i


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

FI CI A

L

LỜI CÁM ƠN

Được sự đồng ý của nhà trường, sự giúp đỡ của GV hướng dẫn, tôi đã hoàn thành phần NCKH này.

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Bùi Ngọc Phương Châu,

OF

người trực tiếp hướng dẫn, động viên và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong khoa

ƠN

và phòng Khoa học đã tạo điều kiện tốt cho tôi học tập, làm việc và nghiên cứu. Sau cùng, tôi xin cảm ơn cha mẹ, là những người sinh thành, dưỡng dục tôi nên

NH

người.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng thời gian có hạn nên đề tài nghiên cứu

Đà Nẵng, tháng 3 năm 2021

DẠ

Y

M

QU Y

không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những lời góp ý chân thành.

ii


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

L

MỤC LỤC

FI CI A

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................................................. vii

OF

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DUNG DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ ..........................6

1.2.

ƠN

1.1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu - Một số nghiên cứu về vấn đề DHDA trên thế giới và Việt Nam. 6 Dạy học dự án ...............................................................................................................................7 Khái niệm dạy học dự án ......................................................................................................7

1.2.2.

Đặc điểm của DHDA .............................................................................................................9

1.2.3.

Tiến trình DHDA.................................................................................................................11

1.2.4.

Ưu và nhược điểm của DHDA............................................................................................13

1.3.

NH

1.2.1.

Thực trạng DHDA trong dạy học hóa học ở cấp THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng .............13

QU Y

1.3.1. Mục tiêu điều tra .......................................................................................................................13 1.3.2 Phương pháp điều tra ................................................................................................................14 1.3.3. Kết quả điều tra .........................................................................................................................15 1.3.4. Đánh giá chung về thực trạng ..................................................................................................18 CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ” .......................................................................................20

M

2.1. Phân tích đặc điểm cấu trúc nội dung chuyên đề trong môn Hóa học lớp 10 chương trình giáo dục phổ thông mới ..................................................................................................................................20

2.1.1. Môn Hóa học trong chương trình GD phổ thông mới ............................................................20 2.1.2. Vị trí, cấu trúc, nội dung chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ ....................22 2.2. Xây dựng hệ thống dự án cho chuyền đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ .................24

Y

2.2.1. Nguyên tắc chọn nội dung để xây dựng chủ đề dự án ............................................................24 2.2.2. Xây dựng dự án cho học tập .....................................................................................................25

DẠ

2.2.3. Các bước thực hiện DHDA cho dạy học chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ ..............................................................................................................................................................26

2.3. Thiết kế bài dạy cho chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ ................................30

iii


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 2.3.1. Kế hoạch tổng quát về thời gian ...............................................................................................30

L

2.3.2. Bộ câu hỏi định hướng .............................................................................................................32

FI CI A

2.3.3. Tiêu chí đánh giá.......................................................................................................................33 2.3.4. Tóm tắt kiến thức bài học .........................................................................................................45 2.3.5. Các trò chơi bổ trợ.....................................................................................................................60 2.3.6. Thí nghiệm bổ trợ chuyên đề ....................................................................................................65 2.3.7. Phiếu học tập .............................................................................................................................68 2.3.8. Hướng dẫn một số kĩ năng .......................................................................................................68

OF

2.3.9. Mục tiêu chung..........................................................................................................................71 2.3.10. Tiến trình dạy học ...................................................................................................................71 2.3.10. Dự đoán sản phẩm của dự án .................................................................................................92 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...........................................................................................106

ƠN

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................111 4.1. Kết luận ..........................................................................................................................................111 4.2. Kiến nghị ........................................................................................................................................111

DẠ

Y

M

QU Y

NH

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................113

iv


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

DHDA

Dạy học dự án

ĐHSP

Đại học Sư phạm

PPDH

Phương pháp dạy học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

TP

Thành phố

TK

Thư kí

NT

Nhóm trưởng

DA

Dự án

GQVĐ

ƠN

Năng lực

Giải quyết vấn đề Giáo dục

QU Y

GD

NH

NL

FI CI A

Phòng cháy chữa cháy

OF

PCCC

L

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Phương pháp dạy học tích cực

ST

Sáng tạo

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

CNTT

Công nghệ thông tin

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

SĐTD

Sơ đồ tư duy

DẠ

Y

M

PPDHTC

v


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community DANH MỤC CÁC BẢNG

L

Bảng 1.1. Danh sách các trường có HS thực hiện điều tra ...................................... 14

FI CI A

Bảng 1.2. Mức độ hiểu biết về DHDA của học sinh ............................................... 15 Bảng 1.3. Mức độ áp dụng phương pháp DHDA trong dạy học ............................. 16 Bảng 1.4. Thống kê trình độ CNTT của HS ............................................................ 18

Bảng 2.1. Phân bố nội dung chuyên đề trong các bậc học ....................................... 21 Bảng 2.2. Các nội dung trọng tâm của chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ ..................................................................................................................... 22

OF

Bảng 2.3. Các dự án sử dụng cho chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ .............................................................................................................................. 25 Bảng 2.4. Ví dụ về phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm ...................... 28

ƠN

Bảng 2.5. Kế hoạch tổng quát về thời gian dự án (10 tiết) ...................................... 30 Bảng 2.6. Tiêu chí đánh giá sự cộng tác .................................................................. 34 Bảng 2.7. Biểu mẫu công cụ đánh giá quá trình (dành cho HS) .............................. 35 Bảng 2.8. Biểu mẫu công cụ đánh giá đồng cấp ...................................................... 36

NH

Bảng 2.9. Hướng dẫn sử dụng công cụ đánh giá đồng cấp ...................................... 37 Bảng 2.10. Bảng đánh giá dự án Bình chữa cháy mini ............................................ 40 Bảng 2.11. Bảng đánh giá dự án Mặt nạ phòng độc ................................................ 41

QU Y

Bảng 2.12. Bảng đánh giá dự án Khảo sát ý thức PCCC của người dân tại địa phương...................................................................................................................... 42 Bảng 2.13. Bảng đánh giá dự án Tập huấn các kĩ năng khi xảy ra hỏa hoạn .......... 44 Bảng 2.14. Tìm hiểu hứng thú của học sinh đối với dự án ...................................... 79 Bảng 2.15. Hoạt động GV và HS trong tiết báo cáo và đánh giá dự án .................. 88

M

Bảng 3.1. Danh sách các GV tham gia nhận xét .................................................... 107

DẠ

Y

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia ....................................................... 108

vi


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ

L

Hình 1.1. Sơ đồ những đặc điểm của DHDA ............................................................ 9

FI CI A

Hình 1.2. Quy trình tổ chức DHDA ......................................................................... 11 Hình 1.3. Tiến trình DHDA ..................................................................................... 11 Hình 1.4. Biểu đồ thống kê hiệu quả khi làm việc nhóm của HS ............................ 16 Hình 1.5. Biểu đồ thống kê lựa chọn nhiệm vụ của HS ........................................... 17 Hình 1.6. Biểu đồ thống kê việc áp dụng kiến thức của HS .................................... 17 Hình 1.7. Thống kê trình độ CNTT của HS ............................................................. 19

OF

Hình 2.1. Khả năng phản ứng với CO2 của Mg ....................................................... 56 Hình 2.2. Bình chữa cháy CO2 ................................................................................. 57 Hình 2.3. Bình chữa cháy bột khô............................................................................ 57

ƠN

Hình 2.4. Vụ cháy nhà thờ Đức Bà. ......................................................................... 61 Hình 2.5. Cháy rừng Amazon 2019. ........................................................................ 61 Hình 2.6. Chung cư Carina ...................................................................................... 61

NH

Hình 2.7. Nhà máy Rạng Đông ................................................................................ 61 Hình 2.8. Thí nghiệm mô phỏng nguyên lý bình chữa cháy .................................... 66 Hình 2.9. Tam giác cháy .......................................................................................... 75 Hình 2.10. Sơ đồ các phương pháp làm ngừng sự cháy .......................................... 76

QU Y

Hình 2.11. Hướng dẫn giải ví dụ 1 ........................................................................... 89 Hình 2.12. Hướng dẫn giải ví dụ 2 ........................................................................... 90 Hình 2.13. Hướng dẫn giải ví dụ 3 ........................................................................... 91 Hình 2.14. Cấu tạo bình chữa cháy mini .................................................................. 93

M

Hình 2.15. Bước 2 – Cắt vỏ chai thành hình chữ U ................................................. 95 Hình 2.16. Bước 6 – Dán băng keo xung quanh cạnh vỏ chai chữ U ...................... 95

Hình 2.17. Mặt nạ phòng độc mô phỏng hoàn chỉnh ............................................... 96 Hình 2.18. Thực hành thoát khỏi đám cháy – Luôn giữ người ở vị trí thấp ............ 99 Hình 2.19. Một số tranh cổ động người dân PCCC ............................................... 105

DẠ

Y

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện đánh giá của chuyên gia về thời gian, nội dung các dự án trong dạy học chuyên đề ........................................................................................ 109

vii


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

L

MỞ ĐẦU

1.1.

FI CI A

1. Lý do chọn đề tài Xuất phát từ mục tiêu giáo dục hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trong bối cảnh hiện nay, các nước đang trên đà hội nhập quốc tế. Điều đó đã ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của cuộc sống. Theo đó, hệ thống giáo dục (GD) cũng đặt ra nhiệm vụ phải đổi mới căn bản và toàn diện. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI

OF

về đổi mới căn bản toàn diện GD và đào tạo (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã khẳng định "Phải chuyển đổi căn bản toàn bộ nền GD từ chủ yếu nhằm trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và NL người học, biết vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề thực

ƠN

tiễn, chuyển nền GD nặng về chữ nghĩa, ứng thí sang một nền GD thực học, thực nghiệp". Hệ thống GD thay vì tập trung vào sự ghi nhớ kiến thức của học sinh (HS) mà đã dần tập trung vào sự phát triển năng lực (NL) chuyên môn giúp các em được rèn luyện, chuẩn bị

1.2.

NH

hành trang trước khi bước vào xã hội mới.

Xuất phát từ ưu điểm của dạy học dự án

Phát triển những NL cần thiết cho HS là một trong những yêu cầu cấp thiết của xã

QU Y

hội hiện nay. Chương trình đổi mới của Bộ GD đã xác định những NL chung cần phát triển cho HS, đó là NL tự học, NL GQVĐ và sáng tạo. Phát triển các NL chung cho HS có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, song việc sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực trong đó có PPDH dự án

M

(DA) được xác định là một PPDH có hiệu quả. Dạy học dự án (DHDA) là một phương pháp (PP), một hình thức dạy học thực hiện các quan điểm dạy học (DH) hướng vào người học,

định hướng hoạt động và dạy học tích hợp. DHDA giúp phát triển, mở rộng kiến thức, phát triển các kĩ năng thông qua các nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích người học tìm tòi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện DA và tạo ra những sản

Y

phẩm học tập của chính mình. DHDA góp phần giúp HS gắn lí thuyết với thực hành, tư duy

DẠ

và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc hình thành và phát triển NL, hình thành trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc. 1


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 1.3.

Xuất phát từ đặc điểm môn Hóa học và đặc điểm nội dung chuyên đề học tập

L

Trong chương trình GD phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học

FI CI A

tự nhiên ở cấp THPT, được HS lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và NL của bản thân. Môn Hoá học giúp HS có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực GD khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy GD STEM, một trong những xu hướng GD đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên

OF

thế giới.

Trong mỗi năm học, những HS có định hướng nghề nghiệp cần sử dụng nhiều kiến thức hoá học được chọn ba chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng của bản thân và

ƠN

điều kiện tổ chức của nhà trường. Các chuyên đề này nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp HS tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để

NH

giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Cùng với đó, Bộ GD đưa ra thông tư 2020 “Quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ vào chương trình giảng dạy, hoạt động

QU Y

GD trong các cơ sở GD”.

Với ba lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng DHDA vào dạy học chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu

M

2.1.

Vận dụng DHDA trong dạy học chuyên đề học tập Hóa học trong việc phòng chống

cháy nổ, góp phần đổi mới PPDH, đổi mới PP đánh giá kết quả học tập của HS và nâng cao kết quả dạy học Hóa học theo chương trình mới 2018 của Bộ GD. 2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

DẠ

Y

2.2.1. Nghiên cứu lí luận và thực tiễn

2


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến DHDA; cơ sở

FI CI A

chương trình dạy học chuyên đề học tập kết hợp với DHDA.

L

phương pháp luận DHDA và vai trò của DHDA trong Hóa học ở cấp THPT; nghiên cứu

Nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu, tìm hiểu về một số vấn đề thực tiễn liên quan đến GD THPT; phân tích chương trình chuyên đề học tập, điều tra thực trạng sử dụng DHDA.

OF

2.2.2. Nghiên cứu sử dụng PPDH dự án

Nghiên cứu sử dụng PPDH dự án trong chuyên đề học tập Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ, nâng cao nhận thức của HS và lan tỏa đến cộng đồng.

ƠN

2.2.3. Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá

Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá trong DHDA và thiết kế kế hoạch bài dạy có

NH

sử dụng DHDA trong chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ. 2.2.4. Đánh giá mức độ khả thi của đề tài Sử dụng phương pháp chuyên gia hoặc tiến hành tại một số trường THPT trên địa

QU Y

bàn TP Đà Nẵng, lấy ý kiến chuyên gia nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của DHDA.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1.

Khách thể nghiên cứu

Quá trình DH Hóa học ở trường THPT. Đối tượng nghiên cứu

M

3.2.

Xây dựng DHDA vào chuyên đề học tập Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Nội dung nghiên cứu

Y

Các chuyên đề học tập trong chương trình Hóa phổ thông. Trong đó, chọn chuyên

DẠ

đề “Hóa học trong phòng chống cháy nổ”, ứng dụng các PPDH tích cực để giảng dạy. 4.2.

Địa bàn nghiên cứu Một số trường THPT ở TP Đà Nẵng. 3


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 4.3.

Thời gian nghiên cứu

L

Từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021.

FI CI A

5. Giả thuyết khoa học

Nếu sử dụng DHDA trong các chuyên đề mở rộng, đặc biệt là chuyên đề “Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” kết hợp với các PP và kĩ thuật dạy học tích cực khác một cách linh hoạt và sử dụng bộ công cụ đánh giá phù hợp với đối tượng sẽ góp phần phát

6. Các nhóm PP sử dụng trong PP nghiên cứu 6.1.

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

OF

triển toàn diện cho HS, nâng cao chất lượng dạy và học cho HS THPT.

Nghiên cứu tổng quan các tài liệu lí luận dạy học có liên quan đến đề tài như: Luật học tích cực, DHDA ở THPT.

ƠN

GD, các chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới GD phổ thông; phương háp dạy Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hóa,

6.2.

NH

khái quát hóa các tài liệu đã thu thập được.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phân tích chương trình mới môn Hóa học THPT phần chuyên đề học tập “Hóa

QU Y

học trong việc phòng chống cháy nổ”.

- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi và lấy ý kiến chuyên gia về các đề xuất trong khóa luận. 6.3.

Phương pháp xử lí thông tin

Sử dụng PP thống kê toán học trong khoa học GD để xử lí phân tích kết quả TNSP

M

nhằm xác định các tham số thống kê có liên quan để rút ra kết luận.

7. Những điểm mới của khóa luận - Xây dựng nội dung dạy học cho chuyên đề “Hóa học trong việc phòng chống cháy

nổ”.

Y

- Chuyên đề “Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ” là một trong ba chuyên đề

học tập thuộc lớp 10 trong chương trình GD phổ thông mới được bộ GD ban hành vào năm

DẠ

2018, nhưng theo lộ trình, đến năm học 2022 – 2023 mới bắt đầu áp dụng cho khối lớp 10. Hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về chuyên đề này. 4


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Đề xuất vận dụng DHDA trong dạy học chuyên đề học tập. Xác định nguyên tắc,

L

quy trình, sử dụng DHDA; lựa chọn nội dung, đề xuất hệ thống chủ đề dự án, các câu hỏi

FI CI A

định hướng nghiên cứu, thiết kế một số kế hoạch bài dạy có sử dụng DHDA và TNSP. 8. Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần kết luận chung và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục. Khóa luận có 3 phần chuyên đề “Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ”.

OF

Phần 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng DHDA vào dạy học hóa học Phần 2: Vận dụng DHDA trong dạy học chuyên đề “Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ”.

DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

Phần 3: Thực nghiệm sư phạm.

5


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

L

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DUNG DẠY

FI CI A

HỌC DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 1.1.

Lịch sử về vấn đề nghiên cứu - Một số nghiên cứu về vấn đề DHDA trên thế giới và Việt Nam.

OF

Một số tác giả như Kilpatrick [13], W.H, Thomas J.W [16], [17] đã khảo sát những cơ sở lí luận của DHDA; một số tác giả đi vào nghiên cứu tác dụng DHDA trong quá trình dạy học như Knoll. M [14], nghiên cứu về sự tạo hứng thú học tập trong DHDA và DHDA

ƠN

trong đào tạo và phát triển quốc tế,... Một số tổ chức GD của Mỹ cũng đã tổ chức nghiên cứu và tài trợ cho hoạt động nghiên cứu vận dụng DHDA như: Viện nghiên cứu GD Buck [18]; Tổ chức GD Quốc gia,... Các tổ chức này đã cung cấp cho giảng viên, sinh viên các theo PP này đạt hiệu quả tốt hơn.

NH

tài liệu và phương tiện hỗ trợ cho DHDA và tổng hợp các kinh nghiệm để việc dạy và học

Trong phong trào cải cách GD, các nhà sư phạm Mỹ đã đưa DHDA vào sử dụng ở

QU Y

các trường phổ thông để hoàn chỉnh cơ sở lí luận của PPDH này. DHDA được coi là PPDH quan trọng, điển hình để thực hiện quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm nhằm khắc phục những nhược điểm của DH truyền thống - coi GV là trung tâm của quá trình dạy học. DHDA được ứng dụng ở mọi cấp học từ GD phổ thông, đào tạo nghề, hệ cao đẳng, đại học trong hầu hết các môn học và ngành học.

M

Với các nước thuộc hệ thống Xã hội Chủ nghĩa trước đây, khái niệm DHDA hầu

như không được coi như là PPDH. Tuy nhiên những tư tưởng, hình thức dạy học tương tự DHDA có thể thấy được trong các mô hình trường học lao động của Nga từ sau cách mạng Tháng Mười năm 1917 như mô hình trường học lao động của Blonxki, Makarenko. Trong

Y

các trường này HS thường được giao các nhiệm vụ lao động phức hợp và đòi hỏi các em

DẠ

phải thực hiện một cách tự lực, sáng tạo.

6


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community DHDA cũng được sử dụng khá phổ biến trong tất cả các cấp học ở một số nước châu

L

Á như: Thái Lan, Singapo, Hồng Kong (Trung Quốc) với các DA học tập thuộc nhiều lĩnh

FI CI A

vực khác nhau.

Ở Việt Nam những hình thức dạy học tương tự DHDA đã được sử dụng trong đào tạo như ở trường Đại học Kiến trúc, Đại học Kỹ thuật thể hiện qua đồ án tốt nghiệp các ngành học; hình thức bài tập lớn, tiểu luận, khoá luận thực hiện trong hầu hết các trường ĐH và được coi là một tiêu chí trong quá trình đào tạo. Trong các hình thức này, sinh viên

OF

tự lực thực hiện những nhiệm vụ học tập mang tính nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của GV. Trong GD phổ thông, vào những năm 1960 - 1980, ở các trường phổ thông lao động cũng có những hoạt động gần gũi với DHDA, ví dụ như trường Thanh niên Lao động Xã

ƠN

hội chủ nghĩa Hòa Bình và một số trường THPT ở các TP (THPT Trần Hưng Đạo - Hải Phòng).

NH

Đã có một số luận án nghiên cứu và vận dụng DHDA trong dạy học hóa học ở trường THPT và đào tạo GV ở các trường đại học như: ở Intel [6] đã nghiên cứu vận dụng DHDA vào dạy học phần phi kim chương trình THPT nhằm hình thành cho HS các NL cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trong đó tập trung vào việc đề xuất hệ thống các

QU Y

DA phần hóa học phi kim và PP tổ chức thực hiện, thiết kế bộ công cụ đánh giá hiệu quả DHDA trong dạy học hóa học THPT. Tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá tính hiệu quả của DHDA và biện pháp tổ chức hoạt động học tập thực hiện hiệu quả DA, không đề cập đến việc phát triển NL cụ thể của HS.

M

Với bộ môn Hóa học, DHDA đã được GV và SV các trường ĐH quan tâm nghiên

cứu vận dụng (ĐHSP Hà Nội, ĐHSP TP Hồ Chí Minh, ĐHGD- ĐHQG Hà Nội, ĐHSP Quy Nhơn,...). Như các nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Thảo (2009) [7], Trần Thị Thu Huệ (2011) [10], Trần Văn Thành (2012) [11], Nguyễn Thị Thanh (2012), Bùi Thị Minh Dương

Y

(2012), Trần Thị Huyền Trang (2012), Phạm Thị Duyên (2014), Phạm Thị Bích Đào (2015).

DẠ

1.2.

Dạy học dự án

1.2.1. Khái niệm dạy học dự án 7


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community DHDA hay dạy học theo dự án (Teaching project - Project based learning) [1], [3]

L

được hiểu là một PPDH để thực hiện các quan điểm dạy học: định hướng hành động, dạy

FI CI A

học GQVĐ và quan điểm dạy học tích hợp. DHDA góp phần gắn lí thuyết với thực hành,

tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực việc phát triển NL làm việc tự lực, NL GQVĐ phức hợp, NL sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.

Đã có nhiều tổ chức, các nhà nghiên cứu GD nghiên cứu về DHDA và đưa ra khái

OF

niệm khác nhau về DHDA.

Theo John Thomas (2000) và các nhà GD Mỹ [12], [13], [16], thì DHDA là quá trình mô phỏng và giải quyết các vấn đề thực tế. Trong đó HS tự lựa chọn đề tài và thực hiện các

ƠN

DA học tập dựa trên sở thích và khả năng của bản thân. Các DA học tập không chỉ giúp HS học tốt bài trên lớp mà còn mở rộng ra ngoài phạm vi lớp học khi các em được phát huy trí

NH

thông minh của mình để hoàn thành dự án đã chọn.

Bộ GD Singapore thì xác định DHDA là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Quá trình học theo DA giúp HS củng cố kiến thức và xây dựng các kĩ năng hợp

QU Y

tác, giao tiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành trang cho các em trong sự nghiệp học tập suốt đời và đối mặt với các thử thách trong cuộc sống. Theo Cục GD Hồng Kông [15], DHDA là một hoạt động tìm hiểu sâu về một chủ thể cụ thể với mục tiêu, tạo cơ hội để người học thực hiện nghiên cứu vấn đề thông qua

M

việc kết nối các thông tin, phối hợp nhiều kĩ năng, giá trị và thái độ nhằm xây dựng kiến

thức và phát triển khả năng và thái độ học tập suốt đời. Theo Intel [6], DHDA là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện, thực

hành và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả DA là những

DẠ

Y

sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. Như vậy, có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về DHDA. Hiện nay DHDA

được nhiều tác giả coi là một hình thức tổ chức dạy học vì khi thực hiện DA có sử dụng nhiều PPDH cụ thể. Tuy nhiên với bình diện rộng của PPDH người ta cũng gọi là PPDH 8


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community DA. Khi đó cần hiểu đó là một PPDH phức hợp [1]. DA là một bài tập tình huống mà người

L

học phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học.

FI CI A

Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng khái niệm: DHDA là một hình thức (phương

pháp) dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra điều chỉnh, đánh giá quá

OF

trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA. 1.2.2. Đặc điểm của DHDA

QU Y

NH

ƠN

DHDA có những đặc điểm được xác định và mô tả bằng sơ đồ sau [1], [3]:

M

Hình 1.1. Sơ đồ những đặc điểm của DHDA

- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của DA xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ DA cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học. Các DA học tập gắn việc

Y

học trong nhà trường với việc GQVĐ của thực tiễn đời sống xã hội.

DẠ

- Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia đề xuất và chọn đề tài, nội

dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của HS cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện DA. 9


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành.

L

- Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện DA có sự kết hợp giữa nghiên

FI CI A

Thông qua đó kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.

- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện DA, các sản phẩm được tạo ra. Sản phẩm của DA bao gồm những thu hoạch lí thuyết, những sản phẩm vật chất của hoạt

OF

động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.

- Định hướng kĩ năng mềm: Làm việc theo DA sẽ hỗ trợ phát triển cả kĩ năng tư duy siêu nhận thức lẫn tư duy nhận thức như: hợp tác, tự giám sát, tìm kiếm, phân tích dữ liệu

ƠN

và đánh giá thông tin. Đồng thời, HS còn có cơ hội hình thành và rèn luyện các kĩ năng mềm cần có của con người trong thế kỉ XXI như: kĩ năng học tập và thích ứng, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng sống và hoạt động nghề nghiệp,…

NH

- Tính phức hợp: Nội dung DA có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp (liên môn học). - Tính tự lực cao của người học: Trong DHDA, người học cần tham gia tích cực và

QU Y

tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.

- Cộng tác làm việc: Các DA học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có

M

sự cộng tác phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng

như với các lực lượng xã hội khác. Ngoài các đặc điểm trên, chương trình dạy học Intel cho rằng DHDA còn có thêm

Y

đặc điểm quan trọng [6] là: Định hướng kĩ năng mềm; định hướng CNTT.

DẠ

Từ đặc điểm của DHDA ta thấy rằng bản chất của DHDA là người học lĩnh hội kiến

thức và kĩ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn (DA học tập), kết thúc DA người học phải tạo ra sản phẩm cụ thể. 10


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 1.2.3. Tiến trình DHDA

L

Quy trình tổ chức DHDA gồm 6 bước: Lựa chọn chủ đề, lập kế hoạch, thu thập

FI CI A

thông tin, xử lí thông tin, trình bày kết quả, báo cáo kết quả đánh giá [3]. Để thuận lợi cho

việc tổ chức các hoạt động 6 bước trên được gói lại thành 3 bước chính và được mô tả bằng

NH

ƠN

OF

sơ đồ sau:

Hình 1.2. Quy trình tổ chức DHDA

QU Y

Tiến trình DHDA cũng được đề xuất theo 5 bước: Xây dựng ý tưởng DA, xây dựng kế hoạch thực hiện DA, thực hiện DA, báo cáo kết quả và đánh giá [5]. Được mô tả bằng

DẠ

Y

M

sơ đồ sau:

Hình 1.3. Tiến trình DHDA 11


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Những hoạt động quan trọng trong các bước của quy trình gồm:

FI CI A

L

Bước 1: Xây dựng ý tưởng DA - Quyết định chủ đề.

GV và HS cùng nhau đề xuất ý tưởng, xác định chủ đề và mục tiêu của DA. GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để HS lựa chọn và cụ thể hóa. HS thảo luận nhóm lựa chọn và quyết định chủ đề và xây dựng các tiểu chủ đề. Tiểu chủ đề là những vấn đề nghiên cứu cụ thể. HS sử dụng kĩ thuật lập sơ đồ tư duy (SĐTD), khăn trải bàn để xây dựng tiểu

OF

chủ đề. Bước 2: Xây dựng kế hoạch

HS với sự hướng dẫn của GV xây dựng kế hoạch cho việc thực hiện DA. Nhóm HS

ƠN

cần xác định các nhiệm vụ cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành, dự kiến sản phẩm và phân công công việc trong nhóm và ghi trong sổ DA.

NH

Bước 3: Thực hiện dự án

Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. HS tiến hành các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành để hoàn thành sản phẩm

nguồn khác nhau.

QU Y

DA. Các hoạt động gồm: Thu thập thông tin, tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu từ các

Bước 4: Trình bày sản phẩm dự án Sản phẩm của DA có thể được trình bày giữa các nhóm trong 1 lớp, có thể giới thiệu trước toàn trường hay ngoài xã hội theo hình thức báo cáo văn bản, trình bày bằng

M

PowerPoint, kịch tiểu phẩm, áp phích, mô hình,...

Bước 5: Đánh giá dự án GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả DA, từ đó rút ra những kinh

nghiệm cho việc thực hiện các DA tiếp theo. Kết quả của DA cũng có thể được đánh giá từ

DẠ

Y

bên ngoài (GV, HS lớp khác, nhà trường - cơ sở quản lý GD,...)

12


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Việc phân chia các giai đoạn của DHDA chỉ mang tính tương đối. Trong thực tế các

1.2.4. Ưu và nhược điểm của DHDA DHDA được xác định có những ưu điểm cơ bản sau:

FI CI A

điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của DHDA.

L

hoạt động ở các giai đoạn có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, đánh giá,

- DHDA đã gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội

OF

giúp cho hoạt động học của HS trong nhà trường đa dạng hơn, cùng một nội dung học tập nhưng tổ chức hoạt động học theo những cách khác nhau thì tạo nên được các sản phẩm khác nhau.

ƠN

- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS, phát huy tính tự lực, trách nhiệm, sáng tạo, phát triển NLGQVĐ phức hợp, NL hợp tác, NL đánh giá, rèn luyện tính kiên nhẫn, ý thức trách nhiệm trong học tập.

NH

DHDA có những nhược điểm sau:

- DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lí thuyết mang tính hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản.

QU Y

- DHDA đòi hỏi nhiều thời gian, phương tiện vật chất và tài chính phù hợp. Đồng thời DHDA yêu cầu GV phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng. Với DA cần sự tích hợp công nghệ, đặc biệt CNTT còn đòi hỏi người học phải có kiến thức nền tảng nhất định về tin học.

M

DHDA thường áp dụng với những nội dung có liên quan đến vấn đề thực tiễn. Phần

1.3.

dạy học chuyên đề trong chương trình GD phổ thông mới là rất phù hợp. Thực trạng DHDA trong dạy học hóa học ở cấp THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng

DẠ

Y

1.3.1. Mục tiêu điều tra - Tìm hiểu thực tế dạy học chương trình hóa học lớp 10 nâng cao ở trường phổ thông

nhằm thu được một số thông tin sau: GV gặp thuận lợi, khó khăn gì trong quá trình DH; 13


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community mức độ phổ biến của việc vận dụng DHDA vào dạy học Hóa học; khả năng HS tiếp nhận

L

DHDA.

FI CI A

- Đánh giá thực trạng DH theo quan điểm dạy học tích cực trong CT SGK hiện hành. 1.3.2 Phương pháp điều tra

- Xây dựng phiếu điều tra về nhận thực của HS và GV về PPDH dự án trong dạy học Hóa học.

Nẵng.

- Số lượng điều tra:

ƠN

- Thời điểm điều tra: từ tháng 3/2021 – 4/2021.

OF

- Đối tượng: GV THPT và HS lớp 10 – 12 của các trường THPT trên địa bàn Đà

Bảng 1.1. Danh sách các trường có HS thực hiện điều tra Tên trường

NH

STT

khảo sát

THPT Chuyên Lê Quý Đôn

12

2

THPT Phan Châu Trinh

28

THPT Thái Phiên

30

THPT Nguyễn Trãi

4

THPT Hermann Gmeiner

2

QU Y

1

3 4

THPT Trần Phú

6

7

THPT Thanh Khê

4

8

THPT Hòa Vang

2

9

THPT Sơn Trà

2

10

THPT Nguyễn Khuyến

4

11

THPT Nguyễn Hiền

18

Y

6

M

5

DẠ

Số lượng HS tham gia

14


Skyline

2

13

THPT Nguyễn Văn Thoại

2

FI CI A

12

Tổng

116

1.3.3. Kết quả điều tra *

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

Chúng tôi điều tra trong 116 HS với 15 câu hỏi. Trong phạm vi khóa luận này

OF

chúng tôi nêu kết quả thống kê ý kiến trả lời cho 5 câu hỏi chính, cụ thể như sau: Về vận dụng DHDA trong dạy và học: a. Em có biết tới DHDA không?

Có Phần trăm %

58

50

NH

Số lượng

ƠN

Bảng 1.2. Mức độ hiểu biết về DHDA của học sinh Không

Số lượng

Phần trăm %

58

50

QU Y

b. Em đã từng được trải nghiệm PPDH dự án chưa? Bảng 1.3. Mức độ áp dụng phương pháp DHDA trong dạy học Đã từng

Phần trăm %

Số lượng

Phần trăm %

55,2

52

44,8

M

Số lượng

Chưa từng

64

Tính đến thời điểm 4/2021 khảo sát cho thấy rằng chỉ 50% số lượng HS tham gia

khảo sát có biết tới khái niệm DHDA, và chỉ 44,8% số lượng HS tham gia khảo sát đã từng được trải nghiệm DHDA. Điều này cho thấy rằng DHDA vẫn còn mới mẻ, chưa có tính

Y

phổ biến rộng rãi trên địa bản TP Đà Nẵng, mặc dù đã có các đợt tập huấn về các PPDH

DẠ

tích cực cho GV. Về phương pháp học tập: 15


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community a. Khi làm việc nhóm, hiệu quả làm việc nhóm của em so với làm việc cá nhân:

L

Kết quả làm hiệu quả làm việc nhóm của HS so với làm việc cá nhân được thể hiện

ƠN

OF

FI CI A

qua biểu đồ Hình 1.4.

NH

Hình 1.4. Biểu đồ thống kê hiệu quả khi làm việc nhóm của HS b. Khi tham gia học tập theo nhóm, em thích là: Kết quả lựa chọn vai trò bản thân trong học tập theo nhóm của HS được thể hiện ở

DẠ

Y

M

QU Y

biểu đồ Hình 1.5.

Hình 1.5. Biểu đồ thống kê lựa chọn nhiệm vụ của HS

c. Em có thường vận dụng kiến thức đã học vào đời sống không?

16


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Kết quả thống kê việc áp dụng kiến thức của HS vào thực tiễn được thể hiện trong

ƠN

OF

FI CI A

L

Hình 1.6.

Về trình độ CNTT

NH

Hình 1.6. Biểu đồ thống kê việc áp dụng kiến thức của HS

Trình độ CNTT của HS tham gia khảo sát được thể hiện ở bảng 1.4. và biểu đồ hình

QU Y

1.7.

Thông qua khảo sát, khả năng sử dụng CNTT của HS hiện đang ở mức tốt. Bảng 1.4. Thống kê trình độ CNTT của HS

M

Trình độ CNTT

Khả năng sử dụng internet

DẠ

Y

Khả năng sử dụng máy vi tính

Không thành

Mức độ Thành thạo

Rất thành thạo

1,7 %

53,5 %

44,8 %

13,8 %

60,3 %

25,9 %

thạo

17


Khả năng sử dụng chương

15,5 %

62,1 %

22,4 %

22,4 %

58,6 %

70,7 %

24,1 %

1,7 %

Khả năng sử dụng chương trình Microsoft PowerPoint

trình Microsoft Publisher Khả năng tìm kiếm thông tin trên internet Khả năng chỉnh sửa âm thanh/ hình ảnh/ đoạn

34,5 %

55,2 %

19,0 %

5,2 %

50,0 %

10,3 %

M

QU Y

NH

phim.

48,3 %

ƠN

Khả năng sử dụng chương

FI CI A

L

trình Microsoft Word

OF

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

Hình 1.7. Thống kê trình độ CNTT của HS

Y

1.3.4. Đánh giá chung về thực trạng

DẠ

Kết luận về tình hình học tập của HS, chúng tôi nhận thấy rằng: -

Đa số HS nhận thấy môn Hóa là một môn học khô khan.

18


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community -

Tính tích cực của HS chưa cao. HS ít có khả năng liên hệ những kiến thức

L

Hóa học đã được học với thực tế cuộc sống cũng như hạn chế trong việc vận dụng kiến thức

-

FI CI A

đã học để giải thích các hiện tượng xảy ra trên thực tế.

Khả năng sử dụng CNTT của các em thành thạo hơn so với các thế hệ trước,

đàm bảo điều kiện đề thu thập thông tin và báo cáo dự án. Tuy vậy, mức độ các em HS được trải nghiệm DHDA nói riêng và các PPDH tích cực nói chung vẫn chưa cao.

Xuất phát từ những thực trạng và kết quả thu được, nhóm nghiên cứu chúng tôi cho

OF

rằng cần phải xây dựng một hệ thống các dự án tham khảo cho GV để áp dụng cho chương trình GD phổ thông mới. Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi thực hiện một kế hoạch dạy học tham khảo, vận dụng DHDA dành cho 10 tiết thuộc chuyên đề Hóa học

DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

trong phòng chống cháy nổ của chương trình GD phổ thông mới.

19


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community “HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ”

L

CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

trình giáo dục phổ thông mới 2.1.1. Môn Hóa học trong chương trình GD phổ thông mới

FI CI A

2.1. Phân tích đặc điểm cấu trúc nội dung chuyên đề trong môn Hóa học lớp 10 chương

Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành

OF

phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất [2].

Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và TN, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ trong lĩnh vực hoá

ƠN

học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh vực của các ngành sinh học, y học và vật lí. Hoá học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu của hoá học được ứng dụng vào

NH

các ngành vật liệu, năng lượng, y dược, công nghệ sinh học, nông - lâm - ngư nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.

Trong chương trình GD phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học

QU Y

tự nhiên ở cấp THPT, được HS lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và NL của bản thân. Môn Hoá học giúp HS có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực GD khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc

thế giới.

M

đẩy GD STEM, một trong những xu hướng GD đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên

Ngày 26 tháng 12 năm 2018, kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ

trưởng Bộ GD và Đào tạo, chương trình GD phổ thông mới môn Hóa học được ban hành. Bên cạnh những thay đổi căn bản về nội dung GD cốt lõi, trong mỗi năm học, những HS

Y

có thiên hướng khoa học tự nhiên được chọn học một số chuyên đề học tập. Mục tiêu của

DẠ

các chuyên đề này là: – Mở rộng, nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu phân hóa sâu ở cấp THPT. 20


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community – Tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành, hoạt động trải nghiệm thực tế làm cơ

L

sở giúp HS hiểu rõ hơn các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề

FI CI A

liên quan đến hoá học.

– Giúp HS hiểu sâu hơn vai trò của hoá học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến hoá học để HS có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này cũng như có đủ NL để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoá học và tiếp tục tự học hoá học suốt đời.

OF

Trong mỗi bậc học, bao gồm ba loại chuyên đề, được biểu thị trong bảng 2.1 trích từ [2].

Chuyên đề học tập

Chuyên đề 10.1. Cơ sở hóa học

NH

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO KIẾN THỨC

ƠN

Bảng 2.1. Phân bố nội dung chuyên đề trong các bậc học Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

X X

Chuyên đề 12.3. Một số vấn đề cơ bản về phức chất

X

QU Y

Chuyên đề 12.1. Cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ

CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH

Chuyên đề 10.3. Thực hành: Hoá học và CNTT

X

Chuyên đề 11.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học hữu

M

X

Chuyên đề 12.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học vô cơ

X

CHUYÊN ĐỀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN HÓA HỌC

Y

Chuyên đề 10.2. Hoá học trong việc phòng chống cháy

X

DẠ

nổ

Chuyên đề 11.1. Phân bón

X 21


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Chuyên đề 11.3. Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ

L

X

FI CI A

2.1.2. Vị trí, cấu trúc, nội dung chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ

Chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ thuộc nhóm chuyên đề giới thiệu một số ngành nghề liên quan đến Hóa học, thuộc nội dung giảng dạy ở lớp 10. Thời lượng dành cho chuyên đề gồm 10 tiết, với 3 nội dung trọng tâm:

OF

Bảng 2.2. Các nội dung trọng tâm của chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ Yêu cầu cần đạt

Nội dung

Sơ lược về phản – Nêu được khái niệm, đặc điểm của phản ứng cháy (thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử và là phản ứng toả nhiệt, phát ra ánh sáng).

ƠN

ứng cháy và nổ

– Nêu được một số ví dụ về sự cháy các chất vô cơ và hữu cơ (xăng, dầu cháy trong không khí; Mg cháy trong CO2,...).

NH

– Nêu được điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra. – Nêu được khái niệm, đặc điểm cơ bản của phản ứng nổ (xảy ra với tốc độ rất nhanh kèm theo sự tăng thể tích đột ngột và toả lượng nhiệt

QU Y

lớn)

– Nêu được khái niệm phản ứng nổ vật lí và nổ hoá học. – Trình bày được khái niệm về “nổ bụi” (nổ bụi là vụ nổ gây bởi các hạt bụi rắn có kích thước hạt nhỏ (hầu hết các vật liệu hữu cơ rắn

M

như bột nhựa, bột đường, bột ngũ cốc cũng như bột kim loại có khả

DẠ

Y

năng tác dụng với oxygen và toả nhiệt mạnh) trong không khí). – Trình bày được những sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản ứng cháy: CO2, CO, HCl, SO2,... và tác hại của chúng với con người. (CO rất độc với con người. Ở nồng độ 1,28% CO, con người bất tỉnh sau 2 – 3 hơi thở, chết sau 2 – 3 phút).

22


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Điểm chớp cháy – Nêu được khái niệm về điểm chớp cháy (là nhiệt độ thấp nhất ở áp

L

(Nhiệt độ chớp suất của khí quyển mà một hợp chất hữu cơ hoặc vật liệu dễ bay hơi

FI CI A

cháy), nhiệt độ tự (có thể thay bằng cụm từ chất lỏng cháy dễ bay hơi vì nhiều hợp chất bốc cháy và nhiệt hữu cơ không có khả năng cháy) tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy độ cháy

trong không khí khi gặp nguồn phát tia lửa).

– Nêu được khái niệm về nhiệt độ tự bốc cháy (là nhiệt độ thấp nhất tại điều kiện áp suất khí quyển).

OF

mà tại đó, chất cháy tự cháy mà không cần tiếp xúc với nguồn nhiệt

– Trình bày được việc sử dụng điểm chớp cháy để phân biệt chất

ƠN

lỏng dễ cháy và có thể gây cháy. (chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8°C được gọi là chất lỏng dễ cháy. Trong khi các chất lỏng có điểm chớp cháy trên nhiệt độ đó gọi là chất lỏng có thể gây cháy).

NH

– Trình bày được khái niệm nhiệt độ cháy. – Phân tích được dấu hiệu để nhận biết về những nguy cơ và cách giảm nguy cơ gây cháy, nổ; cách xử lí khi có cháy, nổ. (Chú ý tìm

QU Y

hiểu, thu thập thông tin về điểm chớp cháy, nhiệt độ cháy của những chất hay gặp trong cuộc sống như: xăng, dầu, vật liệu xây dựng).

Hoá học về phản – Tính được △rHo một số phản ứng cháy, nổ (theo △fHo hoặc năng ứng cháy, nổ

lượng liên kết) để dự đoán mức độ mãnh liệt của phản ứng cháy, nổ.

M

– Tính được sự thay đổi của tốc độ phản ứng cháy, “tốc độ phản ứng

DẠ

Y

hô hấp” theo giả định về sự phụ thuộc vào nồng độ O2. – Nêu được các nguyên tắc chữa cháy (làm giảm tốc độ phản ứng cháy) dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học. – Giải thích được vì sao lại hay dùng CO2 để chữa cháy (cách li và làm giảm nồng độ O2; CO2 nặng hơn không khí).

23


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community – Giải thích được vì sao lại hay dùng nước để chữa cháy (làm giảm

FI CI A

L

nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy,...).

– Giải thích được lí do vì sao một số trường hợp không được dùng nước để chữa cháy (cháy xăng, dầu; đám cháy chứa hoá chất phản ứng với nước,...) mà lại phải dùng cát, CO2…

– Giải thích được tại sao đám cháy có mặt các kim loại hoạt động

OF

mạnh như kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm... không sử dụng nước, CO2, cát (thành phần chính là SiO2), bọt chữa cháy (hỗn hợp không khí, nước và chất hoạt động bề mặt) để dập tắt đám cháy.

ƠN

Trong phần khóa luận này, tôi tập trung xây dựng hệ thống dự án cho cả chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học tham khảo cho cả ba nội dung thuộc chuyên đề, với tổng thời lượng là 10 tiết học chính khóa.

NH

2.2. Xây dựng hệ thống dự án cho chuyền đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ 2.2.1. Nguyên tắc chọn nội dung để xây dựng chủ đề dự án

QU Y

Từ việc phân tích chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ của chương trình GD phổ thông mới, chúng tôi nghiên cứu, xác định nguyên tắc, lựa chọn nội dung và xây dựng hệ thống chủ đề DA cho phần nội dung này. Việc chọn nội dung xây dựng chủ đề DA cần đảm bảo các nguyên tắc [9] sau: Nguyên tắc 1: Các chủ đề DA phải bám sát nội dung kiến thức và mục tiêu chương

M

trình hoá học, tạo điều kiện để HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có ý nghĩa xã hội sâu

sắc và phù hợp trình độ HS. Nguyên tắc 2: Chủ đề DA là những vấn đề phức hợp, đòi hỏi HS phải tích hợp kiến

thức các môn học trong quá trình thực hiện DA và tạo điều kiện để HS phát triển các NL

DẠ

Y

chung.

Nguyên tắc 3: Các chủ đề DA phải gắn thực tiễn đời sống với những vấn đề xã hội

ở địa phương. 24


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Nguyên tắc 4: Các chủ đề DA phải phù hợp với trình độ nhận thức và thu hút được

L

sự quan tâm hứng thú của HS, tạo điều kiện để HS phát triển các NL hoạt động xã hội và

FI CI A

hình thành thái độ tích cực trong sinh hoạt cộng đồng.

Nguyên tắc 5: Các chủ đề DA học tập có nguồn tư liệu phong phú và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và xã hội, tạo điều kiện để HS tạo ra những sản phẩm có ý nghĩa.

OF

2.2.2. Xây dựng dự án cho học tập

Từ các nguyên tắc trên chúng tôi đã xác định chủ đề DA cho chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ. Từ các chủ đề này GV có thể tổ chức cho HS đề xuất,

ƠN

thực hiện các DA theo nội dung bài học, các DA nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề có liên quan để mở rộng kiến thức.

Các dự án cho chuyên đề và bộ câu hỏi định hướng được thể hiện trong bảng 2.3.

Tên dự án

NH

Bảng 2.3. Các dự án sử dụng cho chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ Bộ câu hỏi định hướng

QU Y

Dự án 1: Poster bình chữa cháy + Sự cháy là gì? mini.

+ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự cháy? Ảnh

Nhiệm vụ chính: Tìm hiểu các yếu hưởng như thế nào? tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng + Trên thị trường có những loại bình chữa cháy nào cháy, các loại bình chữa cháy hiện phổ biến? Cấu tạo của chúng có gì khác nhau? Tại

M

hành. Poster nghiên cứu cấu tạo sao phải phân thành nhiều loại bình chữa cháy? bình chữa cháy mini. Dự án 2: Mặt nạ phòng độc.

+ Khi có hỏa hoạn xảy ra, đâu là những nguyên nhân

Nhiệm vụ chính: Tìm hiểu về các chính khiến nạn nhân tử vong?

Y

tác nhân gây tử vong trong đám + Các loại khí độc sinh ra trong đám cháy là gì?

DẠ

cháy. Nêu thành phần hóa học của Chúng có tác động như thế nào đến sức khỏe con mặt nạ phòng độc sử dụng trong người? 25


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

FI CI A

con người khỏi các tác nhân khí độc?

L

đám cháy. Tìm hiểu cách làm mô + Cấu tạo của mặt nạ phòng độc sử dụng trong cứu phỏng mặt nạ phòng độc tại nhà. hỏa? Nguyên lý nào giúp mặt nạ phòng độc bảo vệ

+ Cách làm mặt nạ phòng độc đơn giản tại nhà?

Dự án 3: Tập huấn kĩ năng PCCC. + Theo tiêu chuẩn PCCC của Việt Nam, phân ra bao

OF

Nhiệm vụ chính: Tìm hiểu về các nhiêu loại đám cháy? Đó là những loại nào? Các loại đám cháy, các biện pháp xử lí biện pháp xử lí tương ứng với từng loại đám cháy. khi xảy ra cháy nổ. Tập huấn các + Nêu các kĩ năng cần thiết để thoát hiểm trong hỏa kĩ năng khi xảy ra hỏa hoạn cho hoạn. HS trong lớp.

ƠN

+ Nhóm hãy tổ chức một buổi tập huấn kĩ năng cho các HS khác trong lớp.

NH

Dự án 4: Bảng khảo sát tình hình, + Khảo sát tình hình PCCC tại địa phương. ý thức người dân địa phương về (Gợi ý mẫu khảo sát bao gồm: Thông tin chung, PCCC. tổng quan về kĩ năng PCCC của cá nhân và gia đình,

QU Y

Nhiệm vụ chính: Tìm hiểu tình các biện pháp án toàn trong PCCC của hộ gia đình, hình thực tế PCCC tại địa phương. …) Khảo sát về ý thức PCCC của + Tờ rơi tuyên truyền, tranh ảnh cổ động (nội dung người dân. Thiết kế tờ rơi tuyên sáng tạo, có thể lồng ghép các kiến thức khoa học về PCCC).

M

truyền, tranh ảnh cổ động.

2.2.3. Các bước thực hiện DHDA cho dạy học chuyên đề Hóa học trong việc phòng

chống cháy nổ

2.2.3.1. Chuẩn bị của GV và HS

Y

Chuẩn bị của GV: Để đảm bảo cho việc sử dụng PPDH DA có hiệu quả, GV cần

DẠ

chuẩn bị chu đáo cho giờ học, theo [9] cụ thể là: - Hướng dẫn HS học theo DA (dùng cho giờ học đầu tiên, khi HS học theo DHDA):

Bao gồm các hoạt động cụ thể theo tiến trình dự án mà HS phải thực hiện. Hướng dẫn một 26


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community số kĩ năng thực hiện DA như cách tìm kiếm và thu thập dữ liệu (thu thập thông tin, điều tra,

L

phỏng vấn, làm thí nghiệm, quan sát,…). Phân tích và giải thích các kết quả (lập bảng, biểu

FI CI A

đồ, so sánh các dữ liệu,…). Tổng hợp các thông tin, xây dựng, trình bày sản phẩm (mẫu

vật, hình ảnh, thuyết trình, trình chiếu,…). Xây dựng, sử dụng các tiêu chí đánh giá sản phẩm DA của bản thân và các bạn trong nhóm cũng như các nhóm khác.

- Chuẩn bị kế hoạch DHDA: Nghiên cứu lựa chọn nội dung DHDA (theo chương trình và SGK).

OF

Chuẩn bị của HS: Thực hiện các hoạt động tìm hiểu PPDH dự án, kĩ thuật thiết kế SĐTD,… theo yêu cầu của GV; chuẩn bị các công cụ, thiết bị để thu thập thông tin, trình

ƠN

bày sản phẩm cần trong DHDA (máy tính, máy ảnh, máy ghi âm,…). 2.2.3.2. Tổ chức thực hiện

Thực hiện dạy học theo quy trình DHDA

NH

Bước 1: Lập kế hoạch thực hiện dự án

- GV xây dựng hệ thống dự án cho HS. Từ chủ đề DA, GV hướng dẫn HS xây dựng và lựa chọn các DA (chủ đề của mỗi nhóm). Với mỗi DA, GV cần đề xuất một số câu hỏi

QU Y

nghiên cứu của DA (câu hỏi định hướng) và yêu cầu HS đề xuất thêm câu hỏi nghiên cứu sao cho phù hợp với thực tiễn địa phương và điều kiện cơ sở vật chất của nhóm. Từ đó xác định các phương án hướng dẫn HS tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đưa ra. - Các nhóm HS sẽ thảo luận có thể đề xuất thêm câu hỏi nghiên cứu và xây dựng,

M

lập kế hoạch thực hiện DA của cả nhóm và phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân. Khi xây dựng kế hoạch, GV cần chú ý hướng dẫn HS thảo luận, xác định được những công

việc cần làm, thời gian dự kiến để hoàn thành công việc, những vật liệu và nguồn kinh phí; phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. HS sử dụng KT SĐTD để xác định nội dung nhiệm vụ của DA cũng như dự kiến nội dung nghiên cứu và trình bày trong

Y

sản phẩm. HS sử dụng KT đặt câu hỏi 5W1H để trao đổi, phân công các nhiệm vụ cho từng

DẠ

cá nhân (ai thực hiện nhiệm vụ này? Làm những việc gì? Tại sao cần làm những việc đó? Làm như thế nào? Thực hiện ở đâu? Bao giờ hoàn thành?) để tìm hiểu các vấn đề có liên 27


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community cả nhóm, [9] ví dụ như là:

Họ và tên thành

Các vấn đề cần

Thời gian thực

viên nhóm

giải quyết

hiện

Các sản phẩm thu

được cần phân tích

Thành viên 1

OF

Thành viên 2

FI CI A

Bảng 2.4. Ví dụ về phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm

L

quan đến DA. Sự phân công này được ghi vào sổ DA, có thể trình bày bảng phân công của

ƠN

Bước 2: Thực hiện dự án

HS làm việc cá nhân hoặc nhóm. Thực hiện nhiệm vụ được phân công theo kế hoạch. Các hoạt động cụ thể của HS bao gồm:

NH

- Thu thập thông tin: HS thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau (báo chí, sách tham khảo, internet, thư viện,…), tiến hành thí nghiệm, quan sát thực tế, phỏng vấn, điều tra. HS cần sử dụng các công cụ: máy ảnh, ghi âm, phiếu phỏng vấn, điều tra, sổ ghi chép,…

QU Y

- Xử lí thông tin thu được: Phân tích thông tin, số liệu tổng hợp qua sơ đồ, biểu đồ và đưa ra ý kiến nhận xét, bàn luận về các số liệu đó. - Trao đổi thường xuyên với thành viên khác trong nhóm để chia sẻ dữ liệu, GQVĐ, những khó khăn cần tháo gỡ, kiểm tra tiến độ thực hiện, hỗ trợ nhau cùng đảm bảo kết quả

M

chung của nhóm,…

- Phát hiện các vấn đề nảy sinh, đối chiếu với yêu cầu (câu hỏi nghiên cứu và những dự kiến ban đầu,…) để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. - Trao đổi và xin ý kiến tư vấn của GV (nếu cần) để GQVĐ nảy sinh hoặc điều chỉnh

Y

hoạt động để đảm bảo tiến độ chung. Các hoạt động trong bước này không theo một trình

DẠ

tự nhất định mà có thể xảy ra xen kẽ, bổ sung lẫn nhau và có thể thực hiện nhiều lượt. Các thành viên trong nhóm cùng thực hiện, trao đổi đối chiếu với mục tiêu, câu hỏi định hướng nghiên cứu, điều chỉnh và luôn liên hệ, lấy ý kiến tư vấn của GV. 28


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Bước 3: Tổng hợp và báo cáo kết quả

FI CI A

L

Trong bước này GV cần hướng dẫn HS các nhóm thực hiện các hoạt động sau:

- Tổng hợp kết quả DA - trình bày sản phẩm: NT tập hợp các kết quả, sản phẩm của các thành viên và cùng thảo luận sắp xếp các tư liệu để trình bày sản phẩm DA của nhóm. Sản phẩm của nhóm bao gồm: Bản báo cáo về sản phẩm (bài thuyết trình), SĐTD, các mẫu vật, mô hình, hình ảnh minh họa,… do nhóm tạo ra.

OF

- Chuẩn bị kịch bản trình bày kết quả DA: Thảo luận về cách thức, hình thức trình bày sản phẩm của nhóm, các phương tiện cần thiết để thể hiện như: máy tính, máy chiếu, phần mềm trình chiếu (Power Point), video, kết hợp kênh chữ - kênh hình minh họa, đóng

minh họa trong sản phẩm.

ƠN

kịch, phim, triển lãm sản phẩm tự tạo và phân công cá nhân phụ trách các phần trình bày,

- Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả DA, các thành viên khác lắng nghe và có thể

NH

bổ sung, trả lời câu hỏi của các nhóm khác.

- Các nhóm khác lắng nghe, thảo luận, tranh luận nêu ra những câu hỏi để nhóm thực hiện trả lời, làm rõ nội dung, kinh nghiệm, cách thức thực hiện, hình ảnh và ý nghĩa của

QU Y

DA,… Nhóm trình bày kết quả cũng có thể chuẩn bị, nêu ra các câu hỏi thảo luận để tạo không khí sôi động, tăng hứng thú và cơ hội đánh giá đồng đẳng cũng như sự thể hiện NL trình bày, bảo vệ ý kiến của HS.

Trong bước này, GV là người tổ chức, điều khiển và chú trọng đến các hoạt động

M

như: Hỗ trợ người điều khiển nhóm (tùy tình hình) bằng cách nêu các câu hỏi bổ sung; phát hiện các vấn đề cần tranh luận trong các DA và làm trọng tài khi HS tham gia thảo luận,

tranh luận về sản phẩm DA. - Yêu cầu các nhóm HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng về kết quả của DA, quá

Y

trình thực hiện của từng thành viên. GV nhận xét và đánh giá sau cùng.

DẠ

- Rút ra bài học kinh nghiệm khi thực hiện DA: Nhìn lại quá trình thực hiện DA của

các nhóm, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm. GV hướng dẫn các nhóm HS cùng nhìn lại quá trình thực hiện DA và đánh giá về những việc làm được, những việc chưa tốt, 29


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community sự phối hợp giữa các thành viên, sản phẩm tạo ra, việc trình bày kết quả,…những kiến thức,

theo.

FI CI A

L

kĩ năng và các giá trị thu được; rút ra những bài học kinh nghiệm để tiến hành các DA tiếp

2.3. Thiết kế bài dạy cho chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ

Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi thiết kế kế hoạch dạy học tham khảo cho 10 tiết thuộc chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ. Dưới đây là tổng thể hồ sơ

OF

dạy học và kế hoạch 10 tiết chính khóa thuộc chuyên đề: 2.3.1. Kế hoạch tổng quát về thời gian

Bảng 2.5. Kế hoạch tổng quát về thời gian dự án (10 tiết) Nội dung hoạt động của GV

Tiết -

Thời gian

ƠN

chuyên đề

Lập kế hoạch cho bài dạy

NH

Nội dung

+ Xác định các chuẩn của bài học. + Phát triển những ý tưởng ban đầu về bài

QU Y

học.

+ Xây dựng bộ câu hỏi định hướng.

Sơ lược về phản ứng

+ Phác thảo lịch trình đánh giá cho bài học.

1,2,3

DẠ

Y

M

cháy và nổ

+ Đánh giá nhu cầu HS -

-

3 tiết trên lớp

Tổ chức dạy học

+ GV xác định các kỹ năng và kiến thức sẽ đưa vào bài dạy. + GV vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy tích cực vào giảng dạy. -

Triển khai dự án

30


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community + GV cho HS thống nhất chủ đề và lựa chọn

Lập kế hoạch hỗ trợ HS

+ Tạo các tài liệu trợ giúp cho HS.

FI CI A

-

L

dự án.

+ Thiết kế bài dạy nhằm đánh giá HS tự định hướng.

OF

+ Tìm hiểu các kỹ thuật dạy học phân hóa đối tượng.

+ Định hướng cho HS tìm hiểu về các kỹ Điểm chớp

ƠN

năng công nghệ thông tin, tìm kiếm tài liệu (cách sử dụng wiki, blog, Powerpoint,

cháy, nhiệt

-

4,5

internet).

cháy và nhiệt -

độ cháy

NH

Publisher và tìm kiếm thông tin trên

độ tự bốc

2 tiết trên lớp

-

Tổ chức hoạt động dạy học.

1 tuần ở nhà

QU Y

+ Vận dụng các thí nghiệm trực quan. + Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

+ Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy

M

học tích cực.

Y

Hóa học về

DẠ

phản ứng cháy nổ

6,7

-

Hỗ trợ các thắc mắc của HS trong quá trình thực hiện dự án.

+ Theo dõi, hỗ trợ, đánh giá học sinh. -

Tổ chức hoạt động dạy học.

+ Vận dụng các thí nghiệm trực quan.

-

2 tiết trên lớp

31


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community + Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy

FI CI A

L

học. + Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. -

Tiến hành kiểm tra tiến độ của các dự án

OF

+ Yêu cầu HS nộp bản báo cáo tiến độ dự án.

+ Tổ chức giải đáp, hỗ trợ thắc mắc cho HS.

ƠN

Tổ chức báo cáo, đánh giá HS báo cáo sản phẩm.

GV cùng cả lớp góp ý, nhận xét.

đánh giá sản

8,9

phẩm

GV hướng dẫn HS rút ra những kinh nghiệm

NH

Báo cáo,

-

2 tiết trên lớp

cho các dự án tiếp theo.

GV đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí đã xây

QU Y

dựng.

Luyện tập, tổng kết

10

chuyên đề

Luyện tập

Tổng kết chuyên đề

-

1 tiết ôn tập

M

2.3.2. Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát Hãy nêu vai trò của môn Hóa học trong phòng chống cháy nổ. Câu hỏi bài học

DẠ

Y

– Thế nào là phản ứng cháy nổ? – Điều kiện để xảy ra sự cháy là gì? – Các nguyên tắc chữa cháy dựa vào nguyên lý gì trong Hóa học? 32


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu hỏi nội dung

– Phản ứng nổ là gì? – Hãy phân biệt nổ vật lý và nổ hóa học.

– Điểm chớp cháy, nhiệt độ cháy là gì?

OF

– “Nổ bụi” là gì?

FI CI A

– Điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra là gì?

L

– Trình bày đặc điểm, khái niệm của phản ứng cháy.

– Nêu được khái niệm về nhiệt độ tự bốc cháy (là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó, chất

ƠN

cháy tự cháy mà không cần tiếp xúc với nguồn nhiệt tại điều kiện áp suất khí quyển). – Phân tích được dấu hiệu để nhận biết về những nguy cơ và cách giảm nguy cơ gây cháy, nổ; cách xử lí khi có cháy, nổ. (Chú ý tìm hiểu, thu thập thông tin về điểm chớp cháy,

NH

nhiệt độ cháy của những chất hay gặp trong cuộc sống như: xăng, dầu, vật liệu xây dựng). – Nêu cách tính △rHo một số phản ứng cháy, nổ. – Nêu cách tính sự thay đổi của tốc độ phản ứng cháy, “tốc độ phản ứng hô hấp”

QU Y

theo giả định về sự phụ thuộc vào nồng độ O2. – Vì sao lại hay dùng CO2 để chữa cháy? – Vì sao lại hay dùng nước để chữa cháy?

M

– Vì sao một số trường hợp không được dùng nước để chữa cháy (cháy xăng, dầu; đám cháy chứa hoá chất phản ứng với nước,...) mà lại phải dùng cát, CO2…

– Tại sao đám cháy có mặt các kim loại hoạt động mạnh như kim loại kiềm, kiềm

thổ và nhôm... không sử dụng nước, CO2, cát (thành phần chính là SiO2), bọt chữa cháy

Y

(hỗn hợp không khí, nước và chất hoạt động bề mặt) để dập tắt đám cháy.

DẠ

2.3.3. Tiêu chí đánh giá • Hình thức đánh giá: Đánh giá trong DHDA bao gồm đánh giá quá trình và đánh giá

tổng thể (điểm sản phẩm). 33


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 2.3.3.1. Đánh giá quá trình

L

Điểm quá trình do GV chấm cho mỗi HS thông qua theo dõi sự tham gia, cộng tác

FI CI A

của HS đó, thông qua điểm đánh giá sự cộng tác của nhóm trưởng đối với từng thành viên

và qua điểm tự đánh giá của HS. Trong quá trình thực hiện dự án, mỗi nhóm trưởng được yêu cầu ghi lại sự phân công nhiệm vụ và theo dõi mức độ tham gia và hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm. Từ đó, nhóm trưởng sẽ đánh giá sự tham gia của thành

thân.

OF

viên dựa trên tiêu chí đánh giá sự cộng tác. Mỗi HS cũng tự đánh giá sự tham gia của bản

Bảng 2.6. Tiêu chí đánh giá sự cộng tác Tiêu điểm

3

Đóng góp một

tích cực cho thảo luận nhóm.

Đóng góp cho nhóm

Có đóng góp.

nhiệm vụ đã

công việc được

nhiệm vụ với

nhận.

giao.

sự nhắc nhở.

Chia sẻ nhiều ý

Chia sẻ ý kiến

Thỉnh thoảng

kiến, đóng góp

khi được

chia sẻ ý

khuyến khích.

kiến.

M KÈ

Lắng nghe và

DẠ

Y

nhóm

quan tâm đến ý kiến của thành viên khác.

Lắng nghe ý kiến thành viên khác.

Không tham gia.

đều đặn.

Hoàn thành

nhiều thông tin.

Cộng tác với

nhưng không

Hoàn thành

QU Y

Hoàn thành tất cả

1

Có đóng góp

NH

cách đều đặn và

2

ƠN

4

Thỉnh thoảng lắng nghe ý kiến thành viên khác.

Không hoàn thành nhiệm vụ; làm cả nhóm bị chậm. Không chia sẻ ý kiến. Không lắng nghe và không quan tâm đến ý kiến thành viên khác; ngắt lời khi thành

34


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community viên khác đang

FI CI A

(Mỗi tiêu chí: mức độ 4: 2,5đ; mức độ 3: 1,5đ; mức độ 2:0,75đ; mức độ 1: 0đ)

L

nói.

Dựa vào Bảng 2.6 Tiêu chí đánh giá sự cộng tác, HS tự đánh giá và đánh giá các thành viên trong cùng một tổ.

Số thứ tự

Họ và tên thành viên

Đóng góp cho nhóm 4

Cộng tác

3

2

2

1

1

4

4

3

3

2

2

1

1

4

4

3

3

2

2

1

1

4

4

3

3

2

2

1

1

DẠ

Y

4

M

3

4

3

NH QU Y

2

Tổng điểm

với nhóm

ƠN

1

OF

Bảng 2.7. Biểu mẫu công cụ đánh giá quá trình (dành cho HS) Tên người đánh giá: Tổ: Bảng đánh giá mức độ đóng góp của các thành viên

35


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

FI CI A

L

2.3.3.2. Đánh giá sản phẩm

Điểm sản phẩm là trung bình cộng từ phiếu đánh giá của HS và GV. Với những dự bình cộng của điểm bài thuyết trình và sản phẩm. Đánh giá đồng cấp:

ƠN

- Tên công cụ: Rubric.

OF

án bao gồm cả bài thuyết trình và sản phẩm (tờ rơi, ấn phẩm…), điểm sản phẩm là trung

- Mục đích sử dụng công cụ:

NH

▪ Giúp đánh giá sản phẩm HS theo hướng phát triển NL. ▪ Đánh giá chính xác mức độ đạt chuẩn của HS và cung cấp thông tin phản hồi để HS tiến bộ không ngừng.

QU Y

Bảng 2.8. Biểu mẫu công cụ đánh giá đồng cấp

Tên người đánh giá:

Lớp:

Bảng đánh giá đồng cấp

Người

M

Tổ 1

Tổ 2

Tổ 3

Tổ 4

trình bày

 Tốt

 Tốt

 Tốt

 Khá

 Khá

 Khá

 Khá

 Đạt

 Đạt

 Đạt

 Đạt

 Tốt

DẠ

Y

Nội dung

 Cần cải thiện  Cần cải thiện

 Cần cải thiện  Cần cải thiện

36


 Tốt

 Tốt

 Tốt

 Khá

 Khá

 Khá

 Khá

 Đạt

 Đạt

 Đạt

 Đạt

FI CI A

Hình thức

 Tốt

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

 Cần cải thiện  Cần cải thiện

 Cần cải thiện  Cần cải thiện

 Tốt

 Tốt

 Tốt

Thuyết

 Khá

 Khá

 Khá

trình

 Đạt

 Đạt

 Đạt

 Tốt

 Khá  Đạt

 Cần cải thiện

Sử dụng

 Tốt

 Tốt

 Tốt

 Tốt

CNTT

 Khá

 Khá

 Khá

 Khá

trong trình  Đạt

 Đạt

 Đạt

 Đạt

ƠN

OF

 Cần cải thiện  Cần cải thiện  Cần cải thiện

 Cần cải thiện  Cần cải thiện  Cần cải thiện  Cần cải thiện

bày. Các câu

NH

hỏi

_Hết_

QU Y

- Cách sử dụng công cụ:

Bảng 2.9. Hướng dẫn sử dụng công cụ đánh giá đồng cấp Các mức độ đạt được của

Tiêu chí

Khá (7-8)

M

Tốt (9-10)

Nêu

các tiêu chí Trung bình (Đạt) (5-6)

Điểm Yếu (Cần cải đạt được thiện) (0-4)

được Nêu được mục Nêu được mục Nêu mục tiêu,

mục tiêu, vấn tiêu, vấn đề tiêu, vấn đề giải vấn đề cần giải

DẠ

Y

1. Nội dung

đề cần giải cần giải quyết quyết chưa đầy quyết chưa đầy quyết và cách và cách thức đủ, cách thức đủ và chưa nêu thức quyết

giải giải

quyết giải quyết chưa được cách thức

thích tương đối thích thật phù hợp.

GQVĐ. 37


hợp.

hợp.

Phân tích được Chưa phân tích

Phân tích các Phân

tích ít dữ liệu thu được các dữ được liệu, không sử

khoa học, có liệu

chưa dụng biểu đồ,...

FI CI A

dữ liệu logic được các dữ thập nhưng nhưng

sử dụng biểu chưa

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

logic logic khoa học. biểu bảng để xử

đồ, bảng biểu khoa học, có Các

dữ

liệu lí thông tin; bố

để trình bày sử dụng biểu trình bày còn ở cục sản phẩm

OF

dữ liệu, bố cục bảng trình bày dạng thô, bố cục không chặt chẽ, sản phẩm chặt dữ liệu, bố cục sản phẩm chưa chưa đưa chẽ, khoa học, sản phẩm chặt chặt

chẽ

ra

và được kết luận

ƠN

kết luận đầy chẽ, chưa thật khoa học, kết phù hợp cho đề đủ, phù hợp khoa học, kết luận chưa đầy tài dự án. với chủ đề.

luận phù hợp đủ.

NH

với chủ đề.

Trình bày đẹp, Trình bày rõ Trình bày rõ Trình bày chưa đầy đủ, rõ ràng ràng, cấu trúc ràng chưa thật rõ ràng và đầy

2. Hình

trúc

QU Y

độc đáo có cấu hợp lí, chưa đầy

đủ,

cấu đủ,

khoa học; các tiêu đề và nội hợp lí, các tiêu dung

trình

tiêu đề và nội dung

bày

dung

M

lộn

logic đầy đủ các trúc chưa thật xộn, các nội

thức

trọng

còn

chính đề, nội dung chưa được làm

quan chưa được làm chính

được nổi

bật,

làm rõ, nổi bật theo dõi.

chính

chưa rõ.

dễ được làm nổi bật.

dễ theo dõi.

DẠ

Y

Ý tưởng độc Ý tưởng mới Ý

3. Thuyết

tưởng

mới Ý tưởng quen

đáo, sáng tạo, hấp dẫn. Nội không hấp dẫn. thuộc, nội dung giới dung thiệu

không

giới Nội dung giới mới mẻ, sáng

sinh thiệu hấp dẫn, thiệu chưa được tạo. Nội dung

trình, báo 38


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community động, hấp dẫn có ý nghĩa. sinh động, còn sơ giới thiệu còn có ý nghĩa. Nêu được tên sài. Nêu được tên sơ

sài.

Nêu

FI CI A

Giới thiệu tên dự án, mục dự án, mục tiêu, được tên dự án,

L

cáo

dự án, mục tiêu, các vấn các vấn đề cần chưa nêu được tiêu, các vấn đề cần giải giải quyết chưa mục tiêu, các

đề cần giải quyết rõ ràng, đầy đủ và rõ vấn đề cần giải quyết trong dự

đầy đủ, thu đủ và thu hút.

án còn sơ sài.

OF

quyết rõ ràng, chưa thật đầy ràng. người

hút nghe.

ƠN

Sử dụng thành Sử dụng khá Sử dụng tương Sử dụng chưa 4. Sử

thạo, hợp lí, hợp lí, hiệu đối, hợp lí và hợp lí và hiệu

dụng

hiệu

quả các quả

phương hiệu quả các quả phương tiện

phương tiện kĩ tiện kĩ thuật phương tiện kĩ kĩ thuật kết hợp

tiện kĩ

thuật kết hợp kết

thuật,

CNTT, xử lí CNTT.

trong trình bày

hợp thuật kết hợp với CNTT.

với CNTT. Xử Chưa xử lí được được các tình Xử lí được lí các tình các tình huống huống, trình các tình huống huống trình khi trình chiếu.

QU Y

CNTT

NH

phương

chiếu nhanh và khi trình chiếu chiếu còn lủng chính xác. củng. kịp thời.

M

Xếp loại kết quả theo 4 mức độ:

- Mức độ tốt: Đạt từ khoảng 85-100% yêu cầu mỗi chỉ tiêu (hoặc tổng điểm đạt từ 85-100 điểm).

- Mức độ khá: Đạt từ khoảng 65 - dưới 85% yêu cầu mỗi chỉ tiêu (hoặc tổng điểm đạt từ

Y

65 - dưới 85 điểm).

DẠ

- Mức độ trung bình (đạt): Đạt từ khoảng 45 - dưới 65% yêu cầu mỗi chỉ tiêu (hoặc tổng điểm đạt từ 45 - dưới 65 điểm). 39


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Mức độ yếu (chưa đạt): Đạt từ dưới 45% yêu cầu mỗi chỉ tiêu (hoặc tổng điểm từ 0 -

L

dưới 45 điểm.

FI CI A

Đánh giá của GV

Bảng 2.10. Bảng đánh giá dự án Poster bình chữa cháy mini TT

Điểm tối

Tiêu chí

Bài báo cáo kiến thức (15) Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo

2

Bài trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.

ƠN

1

Bản phương án thiết kế (15)

Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: bản vẽ, cơ sở khoa học, nguyên lí hoạt động

4

Poster có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.

QU Y

Bình chữa cháy (30) 5

NH

3

OF

đa

Bình chữa cháy có nguyên lí hoạt động dựa trên việc vận dụng

10 5

10

5

5

tính chất cơ bản của C và hợp chất. Bình chữa cháy được thiết kế từ nguyên vật liệu dễ kiếm.

5

7

Bình chữa cháy có khả năng dập cháy.

5

8

Bình chữa cháy có hình thức đẹp.

9

M

6

Bản mô tả bình chữa cháy đầy đủ nội dung theo yêu cầu: cấu

5 5

tạo, cơ sở khoa học và nguyên lí hoạt động, nguyên vật liệu và

Y

cách làm, hướng dẫn sử dụng.

DẠ

10 Bài báo cáo sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.

5

Kĩ năng thuyết trình (20) 40


5

12 Kết hợp với cử chỉ, phương tiện khác hỗ trợ cho phần trình bày.

5

FI CI A

11 Trình bày mạch lạc, rõ ràng.

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

13 Trả lời được câu hỏi phản biện.

5

14 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo.

OF

Kĩ năng làm việc nhóm (20)

5

15 Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí.

10

16 Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để

10

ƠN

hoàn thành dự án.

NH

Tổng số điểm: 100 điểm

Bảng 2.11. Bảng đánh giá dự án Mặt nạ phòng độc Tiêu chí

QU Y

TT

Điểm tối đa

Bài báo cáo kiến thức (15) 1

Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo

10

2

Bài trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.

5

Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: bản vẽ, cơ sở khoa học, nguyên lí

3

M

Bản phương án thiết kế (15) 10

hoạt động

Bản thiết kế có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.

5

Y

4

DẠ

Mặt nạ phòng độc (30) 5

Mặt nạ có hình thức đẹp

5

41


Mặt nạ chắc chắn, bền khi va đập

5

7

Mặt nạ kín và có khả năng phòng độc

10

8

Bản mô tả măt nạ phòng độc đầy đủ nội dung theo yêu cầu: cấu

FI CI A

6

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

5

tạo, cơ sở khoa học và nguyên lí hoạt động, nguyên vật liệu và cách làm, hướng dẫn sử dụng. 9

Bài báo cáo sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.

OF

Kĩ năng thuyết trình (20) 10 Trình bày mạch lạc, rõ ràng.

12 Trả lời được câu hỏi phản biện.

ƠN

11 Kết hợp với cử chỉ, phương tiện khác hỗ trợ cho phần trình bày.

cáo. Kĩ năng làm việc nhóm (20)

5 5 5 5

NH

13 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo

5

QU Y

14 Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí. 15 Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để

10 10

hoàn thành dự án.

M

Tổng số điểm: 100 điểm

Tiêu chí

Điểm tối đa

Y

TT

Bảng 2.12. Bảng đánh giá dự án Khảo sát ý thức PCCC của người dân tại địa phương

DẠ

Bài báo cáo kiến thức (15) 1

Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo

10

2

Bài trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.

5 42


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: Thông tin người khảo sát, tổng

10

FI CI A

3

L

Bản khảo sát (15)

quan về kĩ năng PCCC, tổng quan về việc thực hiện các biện pháp PCCC tại hộ gia đình 4

Bản khảo sát có bố cục hợp lí.

5

Bản tổng hợp kết quả (30) Số lượng khảo sát đủ nhiều (≥50 bản), đáng tin cậy

6

Xử lí số liệu khảo sát

7

Rút ra được nhận xét chi tiết về tình hình PCCC tại địa phương

8

Bản tổng hợp có đủ các yêu cầu: Báo cáo số lượng khảo sát, xử

9

NH

lí số liệu, nhận xét, biện pháp.

ƠN

OF

5

Bài báo cáo sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.

Kĩ năng thuyết trình (20)

QU Y

10 Trình bày mạch lạc, rõ ràng.

5 5

10 5

5

5 5

12 Trả lời được câu hỏi phản biện.

5

13 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo

5

cáo.

M

11 Kết hợp với cử chỉ, phương tiện khác hỗ trợ cho phần trình bày.

Kĩ năng làm việc nhóm (20) 10

15 Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để

10

Y

14 Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí.

DẠ

hoàn thành dự án. Tổng số điểm: 100 điểm

43


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Bảng 2.13. Bảng đánh giá dự án Tập huấn các kĩ năng khi xảy ra hỏa hoạn Điểm tối

Tiêu chí

FI CI A

đa

Bài báo cáo kiến thức (15) 1

Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo

2

Bài trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.

3

10 5

OF

Bài tìm hiểu về các loại đám cháy (15)

L

TT

Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: Phân loại đám cháy, cách chữa

10

4

ƠN

cháy và nguyên lí chữa cháy cho từng loại đám cháy. Bài báo cáo có bố cục hợp lí.

5

NH

Bài kế hoạch tập huấn kĩ năng xử lí khi xảy ra hỏa hoạn (30) 5

Đặt vấn đề/ tình huống giả định tốt

5

6

Nêu đầy đủ các tác nhân gây nguy hiểm đến tính mạng con

5

7

QU Y

người trong đám cháy

Tập huấn đầy đủ các kĩ năng để xử lí khi có hỏa hoạn: dùng

10

khăn ướt che miệng, cúi người thấp, … 8

Bài kế hoạch có đủ các thông tin yêu cầu: đặt vấn đề/ nêu tình

5

Bài báo cáo sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.

9

M

huống, các nguy cơ, tập huấn kĩ năng thoát khỏi đám cháy 5

Kĩ năng thuyết trình (20) 5

11 Kết hợp với cử chỉ, phương tiện khác hỗ trợ cho phần trình bày.

5

12 Trả lời được câu hỏi phản biện.

5

DẠ

Y

10 Trình bày mạch lạc, rõ ràng.

44


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 13 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo

5

FI CI A

L

cáo. Kĩ năng làm việc nhóm (20)

14 Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí.

10

15 Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để

10

Tổng số điểm: 100 điểm 2.3.4. Tóm tắt kiến thức bài học

ƠN

Chuyên đề 10.2

OF

hoàn thành dự án.

HÓA HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

NH

Nội dung 1: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ I. Phản ứng cháy

Phản ứng cháy là phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử.

-

Đặc điểm của phản ứng cháy:

QU Y

-

● Tỏa nhiệt.

● Phát ra ánh sáng. -

Ví dụ về các sự cháy vô cơ và hữu cơ: (xăng, dầu cháy trong không khí, Mg

Điều kiện để xảy ra phản ứng cháy:

-

M

cháy trong O2,..)

● Phải nóng đến nhiệt độ cháy.

Y

● Phải có đủ oxi cho sự cháy.

DẠ

II. Phản ứng nổ -

Phản ứng nổ là phản ứng xảy ra với tốc độ rất nhanh kèm theo sự tăng thể tích

đột ngột và tỏa lượng nhiệt lớn. 45


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Đặc điểm của phản ứng nổ

-

Phân loại:

FI CI A

L

-

● Phản ứng nổ hóa học: là hiện tượng nổ do cháy cực nhanh gây ra (thuốc súng, bom, đạn, mìn, … ).

“Nổ bụi” là vụ nổ gây ra bởi các hạt bụi rắn có kích thước hạt nhỏ (hầu hết các vật liệu hữu cơ rắn như bột nhựa, bột đường, bột ngũ cốc cũng như bột kim loại có khả

OF

năng tác dụng với oxi và tỏa nhiệt mạnh trong không khí.)

● Phản ứng nổ vật lí: là trường hợp nổ do áp suất trong một thể tích tăng cao mà vỏ bình chứa không chịu nổi áp suất nén đó nên bị nổ.

ƠN

III. Sản phẩm của phản ứng cháy và tác hại đối với con người - Những sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản ứng cháy: CO2,

NH

CO, HCl, SO2,..

- Tác hại của chúng với con người: CO rất độc với con người. Ở nồng độ 1,28% CO, con người bất tỉnh sau 2-3 hơi thở, chết sau 2-3 phút.

QU Y

IV. Tình huống xử lí khẩn cấp khi có cháy ● Nên che chắn cẩn thận khi dùng các thiết bị hàn có tình trạng phóng tia lửa điện. ● Không dùng lửa để kiểm tra các thiết bị chứa chất dễ cháy như bình gas trong bếp, xăng dầu trong bình hoặc những nơi có nguy cơ gây cháy.

M

● Tắt bếp, thiết bị điện khi ngừng sử dụng, không nên làm việc này và việc kia

cùng lúc vì dễ dẫn đến tình trạng quên tắt thiết bị. ● Sử dụng thiết bị điện đúng công suất để đảm bảo sự an toàn cho chính bạn và những người xung quanh

DẠ

Y

● Không lưu trữ những chất dễ gây cháy nổ khi không được phép của cơ quan có chức năng. Phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn phòng cháy của cơ quan chức năng khi được phép lưu trữ. 46


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community ● Khi có cháy, cần ngắt các thiết bị điện trong gia đình qua công tắc điện tổng

FI CI A

L

bằng gậy, chất cách điện.

● Sử dụng bình chữa cháy gần nhất để dập tắt các đám lửa nhỏ không liên quan đến xăng, dầu…

Tuyệt đối không sử dụng nước để dập lửa phát ra từ xăng, dầu vì các chất trên nhẹ hơn nước nên sẽ khiến ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, khó khống chế.

OF

Nội dung 2: Điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy I. Điểm chớp cháy

Định nghĩa: điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một

ƠN

hợp chất hữu cơ hoặc vật liệu dễ bay hơi (có thể thay bằng cụm từ chất lỏng cháy dễ bay hơi vì nhiều hợp chất hữu cơ không có khả năng cháy) tạo thành lượng hơi đủ để bốc

NH

cháy trong không khí khi gặp nguồn phát tia lửa.

Chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8°C được gọi là chất lỏng dễ cháy. Trong khi các chất lỏng có điểm chớp cháy trên nhiệt độ đó gọi là chất lỏng có thể gây

QU Y

cháy.

Ví dụ điểm chớp cháy của xăng khoảng trên dưới -46°C. Điểm chớp cháy của dầu hoả từ 28 – 45°C. Những chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn 45°C là những chất cháy được. Dầu mazut, dầu thực vật thuộc loại này. Những chất có điểm chớp cháy từ 22 – 45°C thuộc loại chất dễ cháy, dầu hoả thuộc loại chất dễ cháy. Các chất có điểm chớp

M

cháy nhỏ hơn 22°C thuộc loại chất cháy nguy hiểm, cồn có điểm chớp cháy là 1°C thuộc

loại chất cháy nguy hiểm. Xăng có nhiệt độ chớp cháy thấp hơn thuộc loại chất cháy rất nguy hiểm.

II. Nhiệt độ tự bốc cháy

Y

Định nghĩa: nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy

DẠ

mà không cần tiếp xúc với nguồn nhiệt tại điều kiện áp suất khí quyển. III. Nhiệt độ cháy 47


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

V. Nguy cơ cháy nổ 1. Dấu hiệu nhận biết khi có hỏa hoạn xảy ra a) Dùng thính giác - Lắng nghe chuông báo động, tiếng ồn

FI CI A

tiêu chuẩn bị bắt cháy khi châm ngọn lửa vào và cháy không dưới 5 giây.

L

Định nghĩa: là nhiệt độ mà tại đó nhiên liệu được đốt nóng trong điều kiện theo

Dấu hiệu đầu tiên khi xảy ra hỏa hoạn trong tòa nhà hoặc khu chung cư là chuông

OF

báo động sẽ kêu lên. Nếu khu vực cháy nhỏ có thể tự xử lý được bạn có thể dùng bình cứu hỏa để dập tắt. Nếu đám cháy đã lan rộng thì bạn phải nhanh chóng di chuyển ra khỏi khu vực đám cháy càng nhanh càng tốt. Kể cả khi đó khu vực cháy đang ở tòa nhà bên

ƠN

cạnh thì cũng phải nhanh chóng di chuyển vì rất có thể đám cháy sẽ lây lan sang tòa nhà bạn đang ở.

NH

Vì thế bạn nên thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng xem chuông báo động còn hoạt động tốt hay không? Chuông báo động là thiết bị bắt buộc phải có và phải hoạt động tốt trong bất kể thời gian nào. Nếu thiếu hoặc khi có cháy mà chuông chống cháy lại không

QU Y

hoạt động thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho khu vực phát sinh và khu vực xung quanh. b) Dùng thị giác - Thấy khói

Đã có lửa thì sẽ có khói. Nếu khi vực cháy ở trước cửa lối ra vào của bạn khiến bạn bị kẹt không thể ra ngoài thì việc đầu tiên hãy lấy khăn hoặc quần áo nhúng vào nước rồi bịt chặt các khe, khoảng trống ở xung quanh cửa để không cho khói vào trong phòng

M

trong lúc chờ đợi cứu hộ hoặc tìm 1 lối thoát khác. Sau đó hãy lấy 1 chiếc khăn mặt ướt

bịt mũi và miệng lại rồi di chuyển bằng cách bò sát xuống sàn. Bằng cách này bạn sẽ hạn chế hít phải khói 1 cách ít nhất. c) Dùng khứu giác - Ngửi thấy mùi

Y

- Những đồ vật dễ cháy như rèm cửa, quần áo, gỗ khi cháy sẽ có mùi khét. Không

DẠ

phải tự nhiên mà vật nuôi lại có khả năng nhận biết hỏa hoạn trước con người, vì chúng có khứu giác nhạy hơn con người rất nhiều. 48


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

FI CI A

vì rất có thể chúng đang cảnh báo cho bạn gần đó đang có hỏa hoạn xảy ra.

L

- Hãy để ý đến thú cưng của bạn khi tự dưng chúng lại có hành động bất thường

d) Dùng xúc giác - Thấy nóng khi chạm vào cửa hoặc tay nắm cửa - Cố gắng bình tĩnh nhất có thể khi xảy ra hỏa hoạn.

- Khi thấy 3 dấu hiệu trên, khoan vội mở cửa vì rất có thể đám cháy đang ở trước cửa nhà, khi việc mở cửa ngay sẽ khiến ngọn lửa táp vào người, nặng có thể bỏng toàn

OF

thân. - Dùng mu bàn tay để kiểm tra nhiệt độ của tay nắm cửa, nếu nhiệt độ bình thường thì hãy mở cửa và thoát ra theo lối thang bộ. Còn không thì hãy thoát hiểm theo cách

IV. Cách xử lí khi có cháy nổ 1. Phản ứng nhanh khi có hỏa hoạn

ƠN

khác.

NH

Khi phát hiện có hỏa hoạn xảy ra, bạn nên thông báo cho những người xung quanh biết và đồng thời gọi số 114 của lực lượng cứu hỏa để kêu gọi sự giúp đỡ. Đóng các cửa trên đường lan truyền để tránh lửa lan rộng ra.

QU Y

2. Lối thoát hiểm Khi bước chân vào một ngôi nhà cao tầng, nhiều tầng, việc đầu tiên ta cần phải để ý xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu. Có thể chúng ta đi bằng lối thang máy nhưng vẫn cần phải đưa mắt ra xung quanh chú ý đến vị trí đặt các phương tiện chữa

M

cháy để khi xảy ra hỏa hoạn, các phương tiện này có thể giúp chúng ta thoát nạn. Hoặc đôi khi các cuộn dây vòi nước chính là các “dây” cứu nạn khi có hỏa hoạn.

3. Khi thoát hiểm, cần nhớ những điều sau: - Khi có cháy hãy bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất. Dùng các thiết bị

Y

chữa cháy có sẵn dập tắt đám cháy. Nếu không dập được cháy hãy đóng cửa phòng bị

DẠ

cháy lại

- Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn (hoặc nghe thông báo qua hệ thống

truyền thanh, vô tuyến). Có thể tìm lối thoát sang các phòng khác. Lưu ý hãy sử dụng cầu 49


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community thang bộ hay theo lối đèn có chữ "EXIT" - lối ra để thoát nạn. Tuyệt đối không dùng

L

thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ bị kẹt trong đó. Đồng

FI CI A

thời trên đường đi, hãy báo cho hàng xóm hoặc những người khác ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra.

- Nếu phải băng qua lửa thì hãy dùng chăn, áo thấm nước ướt trùm lên người. Bò hoặc đi khom người khi di chuyển trong vùng có nhiều khói. Nếu có điều kiện, hãy dùng khăn thấm nước để bị lên mũi sẽ giúp hạn chế hít phải khí độc. Lưu ý: nếu phải mở cửa

OF

hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở (bằng cách sờ tay vào cửa). Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở. 4. Cúi thấp người tránh khói cúi thấp người khi di chuyển.

NH

5. Kiểm tra tay cầm của cánh cửa

ƠN

Trong hỏa hoạn, khói luôn luôn bay cao, vì vậy kỹ năng thoát hiểm quan trọng là

Khi mở bất kỳ cánh cửa nào để thoát hiểm, bạn cũng nên kiểm tra liệu cánh cửa đó có nóng không bằng mu bàn tay. Không mở cửa nếu thấy cửa ấm và nóng vì phía sau

QU Y

cánh cửa lửa đang bùng lên.

- Khi mở cửa, nên tránh mặt, né người sang một bên đề phòng lửa tạt (để tránh tổn thương do hiện tượng chênh lệch áp suất). Khi vào phòng nếu thấy có khói lùa vào hãy dùng vải, giẻ ướt chặn lấy chân cửa.

M

- Nếu không tìm thấy lối ra cửa chính, hãy di chuyển ra ban công hoặc mở cửa sổ. Rồi từ ban công/cửa sổ hãy hô to cho mọi người biết. Sau đó gọi ngay cho lực lượng

PCCC (số 114) để thông báo vị trí cụ thể của mình. - Trong khi chờ đợi lực lượng PCCC chuyên nghiệp, hãy tìm các phương tiện cứu

Y

nạn có sẵn trong tòa nhà được trang bị từ trước như thang, dây thoát hiểm để xuống. - Hãy quan sát kỹ để tìm kiếm phương tiện, đôi khi tấm rèm, ga xé dọc, quần áo

DẠ

gió buộc lại cũng có thể là phương tiện giúp bạn thoát nạn. Lưu ý, tuyệt đối không hoảng hốt, nhảy từ trên cao xuống sẽ rất nguy hiểm. 50


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Khi có thang, đệm của lực lượng PCCC, cứu hộ cứu nạn đến và được yêu cầu,

FI CI A

L

bạn mới nhảy xuống.

- Khi thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang hãy gây chú ý với nhân viên cứu hỏa bằng cách vẫy tay, la hét. Nếu bị lửa làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước

OF

có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động. 6. Không quay lại

Bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi

ƠN

đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của

NH

lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm. Nội dung 3: Hoá học về phản ứng cháy, nổ

QU Y

I. Enthalpy của phản ứng cháy nổ [21]

Thông thường, phản ứng cháy nổ sẽ là phản ứng tỏa nhiệt, tương ứng ΔHro <0. Khi đó, ΔHro càng âm thì phản ứng càng mãnh liệt và càng nguy hiểm. Có hai cách dự đoán ΔHro của phản ứng cháy nổ:

ΔHro298 = ∑ 𝐸 b(cđ) - ∑ 𝐸 b(sp)

M

1/ Sử dụng năng lượng liên kết để ước lượng enthalpy.

Với Eb(cđ) và Eb(sp) là tổng năng lượng liên kết trong phân tử chất đầu và sản phẩm phản ứng.

DẠ

Y

2/ Sử dụng enthalpy chuẩn để ước lượng enthalpy. ΔHro298 = ∑ 𝛥f Ho298(sp) - ∑ 𝛥f Ho298(cđ)

51


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Enthalpy chuẩn là giá trị ∆H xác định đặc trưng cho sự thay đổi enthalpy trong

L

phản ứng tạo thành một chất nào đó. Nếu biết giá trị enthalpy chuẩn cần để tạo thành sản

FI CI A

phẩm và chất phản ứng trong một phản ứng hóa học, có thể cộng chúng lại để ước lượng enthalpy như đối với việc sử dụng năng lượng liên kết đã nêu ở trên. 3/ Lưu ý đổi dấu khi chuyển vế các phương trình.

Một điểm quan trọng cần nhớ là khi sử dụng enthalpy tạo thành của các bán phản

OF

ứng để tính enthalpy của toàn phản ứng, bạn cần đổi dấu enthalpy khi đổi vế các thành phần của phản ứng. Nói cách khác, nếu đổi chiều các phản ứng tạo thành để có thể triệt tiêu chất phản ứng hay sản phẩm, ta cần đổi dấu enthalpy của các phản ứng tạo thành đã

ƠN

bị đổi chiều. II. Tốc độ phản ứng cháy

- Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các

* Công thức tính: v =

|𝛥𝐶| 𝛥𝑡

NH

chất phản ứng hoặc sản phẩmứng trong một đơn vị thời gian. (mol/l.s)

QU Y

- Đối với chất tham gia (nồng độ giảm dần):

ΔC = Cđầu - Csau

- Đối với chất sản phẩm (nồng độ tăng dần): ΔC = Csau - Cđầu

M

* Đối với phản ứng tổng quát dạng : a A + bB → cC + dD v=

|𝛥𝐶𝐴| 𝑎𝛥𝑡

=

|𝛥𝐶𝐵| 𝑏𝛥𝑡

=

|𝛥𝐶𝐶| 𝑐𝛥𝑡

=

|𝛥𝐶𝐷| 𝑑𝛥𝑡

Y

III. Phân loại đám cháy

DẠ

Theo tiêu chuẩn Việt Nam trong PCCC [23], số hiệu TCVN4878:2009, các đám cháy được phân thành các loại sau: 52


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community -

Loại A: Đám cháy các chất rắn (thông thường là các chất hữu cơ) khi cháy

L

thường kèm theo sự tạo ra than hồng; Loại B: Đám cháy các chất lỏng và chất rắn hóa lỏng;

-

Loại C: Đám cháy các chất khí;

-

Loại D: Đám cháy các kim loại;

-

Loại F: Đám cháy dầu và mỡ của động vật hay thực vật trong các thiết bị nấu nướng.

FI CI A

-

OF

IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng - Nguyên tắc chữa cháy 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng cháy

-

Nồng độ

-

Áp suất

-

Nhiệt độ

-

Diện tích bề mặt

-

Chất xúc tác

NH

ƠN

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng bao gồm:

QU Y

2. Nguyên tắc chữa cháy

Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, nguyên tắc chữa cháy bao gồm các nguyên tắc sau:

Làm giảm nồng độ chất tham gia phản ứng cháy với oxygengen.

-

Làm ngạt: ngăn cách oxygengen và chất cháy.

-

Hạ nhiệt độ phản ứng cháy (dùng nước).

-

Tổng hợp các nguyên tắc trên.

M

-

Các chất chữa cháy cũng khác nhau tương ứng với từng loại đám cháy.

Y

a/ Đám cháy loại A:

DẠ

Đám cháy các chất rắn (thông thường là các chất hữu cơ) khi cháy thường kèm

theo sự tạo ra than hồng;

53


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Đối với loại đám cháy này có thể sử dụng các chất chữa cháy như nước, khí CO2,

FI CI A

L

hoặc bọt chữa cháy. Em có biết?

Phần lớn các đám cháy đều được lính cứu hỏa dập tắt bằng nước, theo [20]. Lý do: Lượng nước dồi dào, có sẵn, và rẻ. Hơn nữa, phần lớn các đám cháy thường gặp là đám cháy loại A và đám cháy loại B. Nước có nhiều tác dụng đồng thời như tác dụng

OF

làm lạnh, tác dụng làm loãng hồn hợp cháy của hơi nước, tác dụng cách ly…Song tác dụng chữa cháy chủ yếu của nước là tác dụng làm lạnh (hạ nhiệt độ đám cháy). -

Tác dụng làm lạnh: Tác dụng làm lạnh là tác dụng chữa cháy chủ yếu của

ƠN

nước. Khi phun vào đảm cháy, nó hấp thụ nhiệt của vùng cháy và chất cháy, làm giảm nhiệt độ của chúng. Khi nhiệt độ giảm xuống thấp hơn giá trị duy trì sự cháy thì quá trình cháy sẽ ngừng và đám cháy sẽ được dập tắt.

NH

Lượng nước phun vào đám cháy đã hấp thụ lượng nhiệt sinh ra từ đám cháy, do đó nhiệt lượng cháy giảm, dẫn đến nhiệt độ đám cháy giảm dần. Khi nhiệt độ đám cháy giảm, cường độ bức xạ nhiệt của ngọn lửa trên bề mặt chất cháy giảm, các khí cháy thoát

QU Y

ra từ bề mặt chất cháy giảm dần. Khi các chất khí cháy thoát ra không đủ đề tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy thì sự cháy không được duy trì và đám cháy được dập tắt. -

Tác dụng làm loãng của hơi nước: Hơi nước được tạo thành do tác dụng

nhiệt của đám cháy có tác dụng làm loãng hơi, khí cháy. Khi hóa hơi, cứ 1 lít nước tạo thành 1700 lít hơi nước. Hơi nước hòa trộn với hỗn hợp hơi, khí cháy và không khí làm

M

giảm nồng độ nguy hiểm cháy nổ của hỗn hợp hơi chất cháy. Khi nồng độ nguy hiểm

cháy nổ của hổn hợp chất cháy giảm xuống dưới giới hạn nồng độ bắt cháy thấp, thì lúc này sự cháy không được duy trì và đám cháy sẽ được dập tắt. Khi chữa cháy ở thể tích kín hơi nước ở vùng cháy sẽ chiếm chỗ và đầy không khí

Y

(oxygen) ra bên ngoài. Khi nồng độ oxygen giảm xuống dưới 14% thể tích thì không duy

DẠ

trì sự cháy, đám cháy được dập tắt. Nồng độ dập cháy của hơi nước chiếm khoảng 30 – 35% theo thể tích.

54


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community -

Tác dụng cách ly: Dưới tác dụng cơ học của tia nước làm tách chất cháy

L

khỏi nguồn nhiệt. Mặt khác khi phun nước vào đám cháy, nước đã bao phủ bề mặt và

FI CI A

ngấm vào trong chất cháy, nó vừa có tác dụng làm lạnh vừa có tác dụng cách ly sự xâm nhập của oxygen trong không khí đến chất cháy, ngăn cản sự bay hơi của các chất khí cháy để tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ. b/ Đám cháy loại B:

OF

Đám cháy các chất lỏng và chất rắn hóa lỏng;

Đám cháy loại này thường phổ biến trong các ngành công nghiệp xử lý sơn,chất bôi trơn, nhiên liệu. Trường hợp xảy ra đám cháy loại này thì cách ly chất cháy khỏi

ƠN

oxygen bằng cách phủ kín là tốt nhất. Em có biết?

Một số trường hợp không được dùng nước để chữa cháy (cháy xăng, dầu; đám

NH

cháy chứa hoá chất phản ứng với nước, …) mà lại phải dùng cát, CO2… Lý do là do xăng dầu nhẹ hơn nước nên khi dùng nước chữa cháy sẽ khiến xăng dầu nổi lên trên. Không những không dập tắt được lửa mà còn làm đám cháy lây lan rộng

QU Y

hơn. Chỉ có các vòi nước chữa cháy chuyên dụng của lực lượng PCCC mới có thể dập được đám cháy xăng dầu.

Nguyên lý chữa cháy dựa vào việc làm mất nguồn oxygen cung cấp cho đám cháy và làm đám cháy tắt. Vì vậy, để dập tắt các đám cháy xăng dầu không thể dùng nước mà

M

cần các loại chất chữa cháy có khả năng ngăn đám cháy tiếp xúc với khí oxygen.

c/ Đám cháy loại C:

Đám cháy các chất khí; Trường hợp xảy ra đám cháy loại này thì cách ly chất cháy khỏi oxygen bằng cách

Y

phủ kín, có thể sử dụng chất chữa cháy như CO2.

DẠ

d/ Đám cháy loại D:

55


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Đám cháy các kim loại, thường là các kim loại mạnh như sodium, barium,

FI CI A

L

caesium, magnesium, …

Loại này rất phổ biến trong các phòng thí nghiệm. Đối với đám cháy loại này thì sử dụng chất bột khô là biện pháp chữa cháy tốt nhất.

Lưu ý: Đối với đám cháy loại này [24], tuyệt đối không dùng chất chữa cháy là nước và CO2. Bởi vì ở nhiệt độ cao, các kim loại này có khả năng phản ứng với H2O và

OF

CO2, nên việc sử dụng các chất chữa cháy này sẽ làm đám cháy nghiêm trọng hơn. Thí dụ: 𝑡𝑜

-

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

-

2Mg +

ƠN

Phản ứng này tạo khí H2, có thể dẫn đến gây nổ. 𝑡𝑜

CO2 →

2MgO + C

NH

Sau đó, carbon sinh ra tiếp tục phản ứng:

𝑡𝑜

C + O2 → CO2

M

QU Y

-

Hình 2.1. Khả năng phản ứng với CO2 của Mg

Em có biết?

Y

1/ Khi chữa đám cháy kim loại trong phòng thí nghiệm, cần tránh nhầm lẫn giữa

DẠ

bình chữa cháy bột khô và bình chữa cháy CO2. Bình bột là bình chứa NaHCO3, dùng khí đẩy N2 để đẩy bột ra. Bình CO2 thì chứa khí CO2.

56


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Cách phân biệt đơn giản mà chính xác nhất là bình bột thì có đồng hồ đo trên

Hình 2.2. Bình chữa cháy CO2

FI CI A

ƠN

OF

đo, vòi phun lớn và dài khoảng 0.4m nhìn như chiếc loa.

L

đầu và vòi phun thì nhỏ chỉ cỡ ngón chân cái. Bình CO2 ngược lại không có đồng hồ

Hình 2.3. Bình chữa cháy bột khô

2/ Nếu khu vực cháy lớn, chúng ta sẽ dập đám cháy magie bằng gì? Khi có đám

NH

cháy kim loại, trước tiên đội lính cứu hỏa sẽ bình tĩnh cách ly mọi người ra khỏi khu vực cháy. Đám cháy magie có thể dập tắt bằng việc không làm gì cả. Đội lính cứu hỏa sẽ chỉ làm một việc vô cùng đơn giản là đứng xa ra. Đám cháy kim loại quá nóng và quá khó

QU Y

khăn để có thể kiểm soát, theo [24]. e/ Đám cháy loại F:

Đám cháy dầu và mỡ của động vật hay thực vật trong các thiết bị nấu nướng. Đám cháy loại này còn được gọi là lửa nhà bếp, xuất phát từ các chất lỏng dễ cháy

M

như mỡ, dầu, chất béo xảy ra khi nấu ăn. Đây là một trong những đám cháy rất phổ biến và vô cùng nguy hiểm. Cách tốt nhất để dập tắt lửa của loại đám cháy này là sử dụng bình

chữa cháy hóa chất ướt. V. Nguyên tắc trong phòng cháy

Y

Tham gia các lớp huấn luyện PCCC để nâng cao kiến thức, kỹ năng vận dụng của

DẠ

thành viên trong gia đình. Trang bị các phương tiện PCCC cần thiết như bình chữa cháy, mặt nạ phòng độc,

chuông báo cháy,... để có thể xử lý kịp thời khi có sự cố cháy nổ. 57


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện để kịp thời phát hiện những nguy cơ tiềm

FI CI A

L

ẩn dẫn đến cháy nổ.

Khi cần thiết phải hàn cắt kim loại, cần phải che chắn khu vực xung quanh bằng các chất liệu không cháy hoặc chuyển các vật liệu dễ cháy ra khu vực an toàn.

Những xe chở xăng dầu không chạy quá tốc độ: đường đồng bằng tối đa là 40km/h; đường thị trấn, thị xã, thành phố tối đa là 15km/h; đường rừng, núi tối đa là 20km/h. trong lúc lái xe. Bảo dưỡng xe theo định kỳ.

1. Phản ứng nhanh khi có hỏa hoạn

ƠN

VI. Nguyên tắc an toàn khi gặp hỏa hoạn [19], [22]

OF

Khoảng cách giữa 2 xe chở xăng dầu tối thiểu 20m. Tài xế, phụ xế không được hút thuốc

Khi phát hiện có hỏa hoạn xảy ra, bạn nên thông báo cho những người xung quanh

NH

biết và đồng thời gọi số 114 của lực lượng cứu hỏa để kêu gọi sự giúp đỡ. Đóng các cửa trên đường lan truyền để tránh lửa lan rộng ra. 2. Lối thoát hiểm

QU Y

Khi bước chân vào một ngôi nhà cao tầng, nhiều tầng, việc đầu tiên ta cần phải để ý xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu. Có thể chúng ta đi bằng lối thang máy nhưng vẫn cần phải đưa mắt ra xung quanh chú ý đến vị trí đặt các phương tiện chữa cháy để khi xảy ra hỏa hoạn, các phương tiện này có thể giúp chúng ta thoát nạn. Hoặc

M

đôi khi các cuộn dây vòi nước chính là các “dây” cứu nạn khi có hỏa hoạn. 3. Khi thoát hiểm, cần nhớ những điều sau:

- Khi có cháy hãy bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất. Dùng các thiết bị

chữa cháy có sẵn dập tắt đám cháy. Nếu không dập được cháy hãy đóng cửa phòng bị cháy lại

Y

- Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn (hoặc nghe thông báo qua hệ thống

DẠ

truyền thanh, vô tuyến). Có thể tìm lối thoát sang các phòng khác. Lưu ý hãy sử dụng cầu thang bộ hay theo lối đèn có chữ "EXIT" - lối ra để thoát nạn. Tuyệt đối không dùng 58


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ bị kẹt trong đó. Đồng

L

thời trên đường đi, hãy báo cho hàng xóm hoặc những người khác ở các phòng lân cận

FI CI A

biết đang có cháy xảy ra.

- Nếu phải băng qua lửa thì hãy dùng chăn, áo thấm nước ướt trùm lên người. Bò hoặc đi khom người khi di chuyển trong vùng có nhiều khói. Nếu có điều kiện, hãy dùng khăn thấm nước để bị lên mũi sẽ giúp hạn chế hít phải khí độc. Lưu ý: nếu phải mở cửa hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở (bằng cách sờ tay vào cửa). Nếu nhiệt độ quá cao,

OF

tuyệt đối không được mở. 4. Cúi thấp người tránh khói

Trong hỏa hoạn, khói luôn luôn bay cao, vì vậy kỹ năng thoát hiểm quan trọng là

ƠN

cúi thấp người khi di chuyển. 5. Kiểm tra tay cầm của cánh cửa

NH

Khi mở bất kỳ cánh cửa nào để thoát hiểm, bạn cũng nên kiểm tra liệu cánh cửa đó có nóng không bằng mu bàn tay. Không mở cửa nếu thấy cửa ấm và nóng vì phía sau cánh cửa lửa đang bùng lên.

QU Y

- Khi mở cửa, nên tránh mặt, né người sang một bên đề phòng lửa tạt (để tránh tổn thương do hiện tượng chênh lệch áp suất). Khi vào phòng nếu thấy có khói lùa vào hãy dùng vải, giẻ ướt chặn lấy chân cửa.

- Nếu không tìm thấy lối ra cửa chính, hãy di chuyển ra ban công hoặc mở cửa sổ.

M

Rồi từ ban công/cửa sổ hãy hô to cho mọi người biết. Sau đó gọi ngay cho lực lượng PCCC (số 114) để thông báo vị trí cụ thể của mình.

- Trong khi chờ đợi lực lượng PCCC chuyên nghiệp, hãy tìm các phương tiện cứu

nạn có sẵn trong tòa nhà được trang bị từ trước như thang, dây thoát hiểm để xuống.

Y

- Hãy quan sát kỹ để tìm kiếm phương tiện, đôi khi tấm rèm, ga xé dọc, quần áo

DẠ

gió buộc lại cũng có thể là phương tiện giúp bạn thoát nạn. Lưu ý, tuyệt đối không hoảng hốt, nhảy từ trên cao xuống sẽ rất nguy hiểm.

59


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Khi có thang, đệm của lực lượng PCCC, cứu hộ cứu nạn đến và được yêu cầu,

FI CI A

L

bạn mới nhảy xuống.

- Khi thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang hãy gây chú ý với nhân viên cứu hỏa bằng cách vẫy tay, la hét. Nếu bị lửa làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước

OF

có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động. 6. Không quay lại

Bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi

ƠN

đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của

2.3.5. Các trò chơi bổ trợ

NH

lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.

QU Y

➢ Trò chơi “ đi tìm ẩn số”.

Luật chơi: Có 4 câu hỏi Mỗi nhóm sẽ trả lời 1 câu hỏi trong thời gian 20s, với mỗi câu trả lời đúng sẽ có 1 hình ảnh ẩn số xuất hiện. Sau khi cả 4 nhóm đã hoàn thành các câu hỏi, GV cho HS quan sát lần lượt các bức tranh gợi ý và tiến hành đoán từ khóa.

M

* Câu hỏi

Câu 1: Trong các chất khí sau: CO2, SO2, N2, O2. Khí duy trì sự cháy là A. CO2.

B. SO2.

C. N2.

D. O2.

Y

Câu 2: Đối với bếp than, nếu ta đóng cửa lò, có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?

DẠ

Câu 3: Làm thế nào để dập tắt sự cháy? A. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy B. Cách li chất cháy với oxygen 60


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community C. Quạt

L

D. Kết hợp các yếu tố: Hạ nhiệt độ cháy xuống dưới nhiệt độ cháy, cách li chất cháy

FI CI A

với oxygen. Câu 4: Điều kiện phát sinh sự cháy là A. chất phải nóng đến nhiệt độ cháy B. phải đủ khí oxygen cho sự cháy

OF

C. cần phải có xúc tác cho phản ứng cháy

D. Phải đảm bảo đồng thời 2 yếu tố: chất cháy nóng đến nhiệt độ cháy, đủ oxygen

Đáp án

ƠN

cho sự cháy.

1

2

Đáp án

D

than sẽ cháy chậm, và có

NH

Câu hỏi

3

4

D

D

thể tắt vì thiếu oxygen

M

QU Y

Hình ảnh gợi ý:

Hình 2.5 : Cháy rừng Amazon 2019

DẠ

Y

Hình 2.4: Vụ cháy nhà thờ Đức Bà

Hình 2.6: Chung cư Carina

Hình 2.7: Nhà máy Rạng Đông 61


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community A

L

FI CI A

L

- Ô chữ ẩn số:

Thông tin liên quan: https://youtu.be/YV8TT9LRBrY

* Đánh giá: Đánh giá kết quả hoạt động thông qua câu trả lời của HS và thái độ hào hứng của HS khi tiếp nhận bài học mới. ➢ Trò chơi “ô chữ”

OF

Ô chữ gồm 13 hàng ngang và ô chữ chìa khóa cần tìm là một hang dọc gồm 10 chữ cái. Phân chia học sinh thành 4 đội chơi khác nhau (đội 1- tổ 1; đội 2- tổ 2; đội 3- tổ 3; đội 4- tổ 4).

ƠN

Các đội sẽ lần lượt thay nhau chọn ô chữ hàng ngang của mình. Với lượt lựa chọn ô chữ của mình nếu trả lời đúng thì đội chơi sẽ dành được 10 điểm, khi trả lời sai thì đội khác sẽ dành quyền trả lời để trả lời và khi trả lời đúng thì dành được 5 điểm. Trả lời sai thì

NH

không có điểm. Các đội chơi lần lượt lật các ô hàng ngang. Đôi nào nghĩ ra từ khóa hàng dọc thì có tín hiệu trả lời. Khi trả lời đúng mà số ô hàng ngang lật ra còn dưới 2 hàng thì được 80 điểm và dưới 4 hàng thì được 60 điểm, từ 4 hàng ngang đến 7 hàng ngang thì được

QU Y

40 điểm và sau khi tất cả các hàng ngang được lật ra thì chỉ được 20 điểm. Tổng kết trò chơi đội nào dành được nhiều điểm đội đó thắng cuộc. 1 2 4

5

M

3

6 7

DẠ

Y

8 9 10 11 62


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 12

Từ khóa: PHẢN ỨNG CHÁY NỔ 1

Đ I E M C H O P

C H A Y

FI CI A

L

13

2

H O H A P

3

T O A N H

4

N A N G L U O N G

OF

E T

5

L Ư A

6

E N

T R O P

7

X A N G

ƠN

I

8

Y

C A R B O N N H

I

10

A N H S

11

A N G

B A Y H O

12

E N

Bộ câu hỏi:

I

T H A L P Y

N O B U

QU Y

13

C

E T Đ O

NH

9

I

I

1. Định nghĩa: Là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà một chất hữu cơ hoặc một vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi gặp

M

nguồn phát tia lửa.

Đáp án: Điểm chớp cháy 2. Định nghĩa: là quá trình vận chuyển oxygen từ không khí bên ngoài vào các tế bào ở trong mô, và vận chuyển carbon dioxide theo chiều ngược lại.

Y

Đáp án: Hô hấp

DẠ

3. Phản ứng giải phóng năng lượng từ hệ thống ra môi trường xung quanh, thường ở dạng nhiệt – Đây là phản ứng gì? Đáp án: Tỏa nhiệt 63


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community tượng để thực hiện một công trên, hoặc để làm nóng, các đối tượng.

FI CI A

Đáp án: Năng lượng

L

4. Định nghĩa: Trong vật lý, đây là đại lượng vật lý mà phải được chuyển đến một đối

5. Định nghĩa: Quá trình oxygen hóa nhanh chóng của một vật liệu trong phản ứng cháy, giải phóng ra nhiệt, ánh sáng, và các sản phẩm phản ứng khác; trong đó các chất kết hợp với oxygen từ không khí thường phát ra ánh sáng, nhiệt và khói. Đáp án: Lửa

OF

6. Định nghĩa: Đại lượng đặc trưng cho độ mất trật tự của một hệ nhiệt động. Đáp án: Entropy

7. Định nghĩa: một chất lỏng dễ cháy có nguồn gốc từ dầu mỏ, được sử dụng chủ yếu

ƠN

làm nhiên liệu trong hầu hết các động cơ đốt trong. Đáp án: Xăng

nhiên liệu. Đáp án: Carbonic

NH

8. Loại khí sản sinh ra trong quá trình hô hấp của sinh vật hoặc trong quá trình đốt cháy

9. Định nghĩa: Là một tính chất vật lý của vật chất hiểu nôm na là thang đo độ "nóng"

QU Y

và "lạnh". Thang đo phổ biến nhất là thang đo Celsius, các thang đo Fahrenheit, và thang đo Kelvin.

Đáp án: Nhiệt độ

10. Định nghĩa: Dạng vật chất do vật phát ra hoặc phản chiếu trên vật, nhờ nó mắt có thể cảm thụ mà nhìn thấy vật ấy.

M

Đáp án: Ánh sáng

11. Định nghĩa: (Chất lỏng) chuyển thành hơi ở lớp bề mặt. Đáp án: Bay hơi

12. Định nghĩa: Nhiệt lượng mà hệ trao đổi trong quá trình đẳng áp.

Y

Đáp án: Enthalpy

DẠ

13. Định nghĩa: Vụ nổ gây bởi các hạt bụi rắn có kích thước hạt nhỏ (hầu hết các vật liệu hữu cơ rắn như bột nhựa, bột đường, bột ngũ cốc cũng như bột kim loại có khả năng tác dụng với oxi và toả nhiệt mạnh) trong không khí). 64


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Đáp án: Nổ bụi

FI CI A

L

2.3.6. Thí nghiệm bổ trợ chuyên đề ➢ Thí nghiệm 1: Khăn tay không cháy 1. Vật liệu thí nghiệm: - Rubbing alcohol/cồn tẩy rửa/cồn isopropyl

- Nước, muối ăn, kẹp gắp kim loại, găng tay cách nhiệt, tô, khăn tay, đèn xì, khay

OF

kim loại. 2. Cách tiến hành:

ƠN

- Pha hỗn hợp 50% cồn và 50% nước vào 1 cái tô

- Có thể pha thêm muối để tạo màu vàng rực cho lửa

NH

- Ngâm hoàn toàn khăn tay vào dung dịch khoảng 10 giây - Gắp chiếc khăn ra ngoài và hứng phía trên 1 khay kim loại chống cháy - Đốt khăn bằng đèn xì

QU Y

3. Điều gì đã xảy ra? (các câu hỏi xung quanh thí nghiệm) Chiếc khăn mặc dù bị lửa bao bọc xung quanh nhưng lại không bị cháy. -

Khăn tay được làm từ những vật liệu nào, liệu vật liệu đó có dễ cháy hơn giấy hay không?

M

Trả lời: Khăn nhỏ được làm từ các sợi vải, tương tự như vải trong quần áo chúng ta

mặc hằng ngày. Loại vải này khi bắt lửa sẽ khó cháy hơn giấy. - Nước có tác dụng gì trong việc giúp bảo vệ khăn khỏi cháy? Trả lời: Nhiệt tỏa ra từ cồn bị cháy đã được nước hấp thụ. Chính lớp nước giúp ngăn

DẠ

Y

không cho nhiệt lan đến tờ tiền và làm tờ tiền bị cháy. - Liệu chiếc khăn có bắt lửa rồi cháy không nếu ta pha quá ít nước vào dung dịch

với cồn? 65


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community nhiệt tỏa từ cồn vào tờ giấy. Vì thế, quá ít nước sẽ khiến chiếc khăn bị cháy.

FI CI A

➢ Thí nghiệm 2: Mô phỏng nguyên lý bình chữa cháy

L

Trả lời: Nếu ta pha quá ít nước vào dung dịch với cồn, sẽ không đủ nước để ngăn

Bình chữa cháy hoạt động bằng cách sử dụng carbon dioxide để ngăn oxygen tiếp xúc với ngọn lửa. Một ngọn lửa cần oxygen để cháy. Khí carbonic làm ngạt lửa. Những người lính cứu

OF

hỏa thường sử dụng kiến thức khoa học này trong công việc hàng ngày của họ. 1/ Dụng cụ, hóa chất:

ƠN

Lọ thủy tinh trong suốt; quả bóng bằng đất sét nhỏ; nến

sinh nhật nhỏ; diêm; 3 muỗng canh bột nở (baking soda); 1 muỗng

2/ Cách tiến hành:

NH

canh giấm.

Hình 2.8. Thí nghiệm mô phỏng nguyên lý bình chữa cháy

Bước 1: Đặt một viên đất sét nhỏ vào đáy lọ thủy tinh. Dán cây nến vào đất sét để nó đứng thẳng.

QU Y

Bước 2: Đổ bột nở vào lọ xung quanh đáy nến. Chú ý không để bột nở trên nến. Bước 3: Thắp nến.

Bước 4: Nhẹ nhàng đổ giấm xuống thành lọ để tránh ngọn lửa.

M

Điều gì xảy ra với ngọn lửa? Ghi lại kết quả.

GV có thể chia lớp thành từng nhóm nhỏ và hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm. GV yêu cầu HS nêu hiện tượng và giải thích. HS trả lời. GV yêu cầu các HS khác nhận xét. GV giải thích, kết luận.

Y

* Dự đoán sản phẩm của HS

DẠ

Hiện tượng: dung dịch giấm và baking soda có hiện tượng sủi bọt khí, sau một thời gian thì ngọn nến tắt hẳn. 66


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + H2O + CO2↑ (baking soda)

FI CI A

(giấm)

L

Phương trình phản ứng:

Giải thích: Khí CO2 sinh ra không duy trì sự cháy, CO2 nặng hơn không khí, nên dần đẩy hết khí O2 ra khỏi bình, khiến nến tắt. ➢ Thí nghiệm 3: Phân biệt cháy và nổ Dụng cụ, hóa chất:

-

Dụng cụ: Ống nghiệm, phễu thủy tinh, đĩa thủy tinh chịu nhiệt.

2.

Hóa chất: Cồn 70o, kẽm viên, dung dịch HCl 0,5M.

3.

Cách tiến hành:

ƠN

-

OF

1.

Cho vào ống nghiệm vài viên kẽm, thêm tiếp 2 ml dung dịch HCl 0,5M. Dùng phễu thủy tinh úp ngược lên miệng ống nghiệm. Dùng diêm đốt khí thoát ra. Cho khoảng 3-5 ml cồn 70◦ vào đĩa thủy tinh, châm lửa đốt cồn.

-

Quan sát hiện tượng, nhận xét sự khác nhau giữa sự cháy và nổ.

* Dự đoán sản phẩm của HS

NH

-

QU Y

Hiện tượng: Ở ống nghiệm, đốt cháy khí H2, ngọn lửa có màu xanh kèm theo tiếng nổ nhỏ. Ở đĩa đốt cồn, ngọn lửa cháy và không có âm thanh nổ. Phân biệt cháy và nổ

Khái niệm về sự cháy: Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh

M

sáng.

Khái niệm về nổ: Căn cứ vào tính chất nổ, chia thành 2 loại nổ chính: nổ lý học và

nổ hóa học.

+ Nổ lý học: là nổ do áp xuất trong một thể tích tăng lên quá cao thể tích đó không

Y

chịu được áp lực lớn nên bị nổ (như nổ xăm lốp xe khi bị bơm quá căng, nổ nồi hơi các

DẠ

thiết bị áp lực khác…)

67


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community + Nổ hóa học: là hiện tượng cháy xảy ra với tốc độ nhanh làm hỗn hợp khí xung

2.3.7. Phiếu học tập Phiếu KWL K

W

(Những điều đã biết)

(Những điều muốn biết)

FI CI A

L

quanh giãn nở đột biến sinh công gây nổ.

L

(Những điều đã học được)

…………………………

……………………………

……………………………

…………………………

……………………………

OF

……………………………

ƠN

Hướng dẫn sử dụng phiếu KWL:

Ở cột K: Đề nghị học sinh động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề. Cả giáo viên và học sinh cùng ghi nhận hoạt động này vào cột K. Hoạt động này kết các em đã ghi nhận. Một số lưu ý tại cột K:

NH

thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Tổ chức cho học sinh thảo luận về những gì

QU Y

+ Chuẩn bị những câu hỏi để giúp học sinh động não. Đôi khi để khởi động, học sinh cần nhiều hơn là chỉ đơn giản nói với các em : “Hãy nói những gì các em đã biết về...” + Khuyến khích học sinh giải thích. Điều này rất quan trọng vì đôi khi những điều các em nêu ra có thể là mơ hồ hoặc không bình thường.

M

Ở cột W: Hỏi học sinh xem các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề. Cả giáo viên và học sinh ghi nhận câu hỏi vào cột W. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các

ý tưởng. Nếu học sinh trả lời bằng một câu phát biểu bình thường, hãy biến nó thành câu hỏi trước khi ghi nhận vào cột W.

Y

Một số lưu ý tại cột W

DẠ

+ Hỏi những câu hỏi tiếp nối và gợi mở. Nếu chỉ hỏi các em : “Các em muốn biết

thêm điều gì về chủ đề này?” Đôi khi học sinh trả lời đơn giản “không biết”, vì các em chưa có ý tưởng. Hãy thử sử dụng một số câu hỏi sau : 68


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community “Em nghĩ mình sẽ biết thêm được điều gì sau khi em đọc chủ đề này?”

L

Chọn một ý tưởng từ cột K và hỏi, “Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan

FI CI A

đến ý tưởng này không?”

+ Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi của riêng bạn để bổ sung vào cột W. Có thể bạn mong muốn học sinh tập trung vào những ý tưởng nào đó, trong khi các câu hỏi của học sinh lại không mấy liên quan đến ý tưởng chủ đạo của bài đọc. Chú ý là không được thêm quá nhiều

OF

câu hỏi của bạn. Thành phần chính trong cột W vẫn là những câu hỏi của học sinh.

Ở cột L: Yêu cầu học sinh đọc và tự điền câu trả lời mà các em tìm được vào cột L. Trong quá trình đọc, học sinh cũng đồng thời tìm ra câu trả lời của các em và ghi nhận vào cột W.

ƠN

Một số lưu ý tại cột L

+ Ngoài việc bổ sung câu trả lời, khuyến khích học sinh ghi vào cột L những điều các em cảm thấy thích. Để phân biệt, có thể đề nghị các em đánh dấu những ý tưởng của

NH

các em. Ví dụ các em có thể đánh dấu tích vào những ý tưởng trả lời cho câu hỏi ở cột W, với các ý tưởng các em thích, có thể đánh dấu sao. + Đề nghị học sinh tìm kiếm từ các tài liệu khác để trả lời cho những câu hỏi ở cột

QU Y

W mà bài đọc không cung cấp câu trả lời. (Không phải tất cả các câu hỏi ở cột W đều được bài đọc trả lời hoàn chỉnh).

Học sinh có thể điền vào cột L trong khi đọc hoặc sau khi đã đọc xong. 2.3.8. Hướng dẫn một số kĩ năng

M

* Tìm kiếm thông tin: Đối với HS chưa quen với việc tìm thông tin trên mạng

internet, GV cần có sự hướng dẫn cụ thể như: công cụ tìm kiếm; cách chọn từ khóa; những trang web tin cậy; tìm hình ảnh và đoạn phim, cách sao lưu và tải về để minh họa cho bài làm của mình… giúp các em có được phương pháp và thói quen sử dụng công nghệ thông

Y

tin phục vụ cho học tập.

DẠ

Yêu cầu các em ghi lại nguồn tài liệu tham khảo (nhằm chứng minh tính tin cậy của

thông tin, có thể tra cứu lại dễ dàng và thể hiện ý thức tôn trọng quyền tác giả).

69


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community cô đọng, sử dụng sơ đồ, bảng biểu để làm phong phú thêm bài làm.

FI CI A

* Phân công nhiệm vụ

L

* Xử lí thông tin: chọn lọc những thông tin cần thiết và bổ ích, trình bày một cách

Dựa vào sơ đồ tư duy, các nhóm phân công nhiệm vụ các thành viên: tìm kiếm thông tin và hình ảnh liên quan đến từng nội dung của tiểu dự án; trao đổi bài viết trong nhóm, nhận xét, góp ý và hoàn thiện; thảo luận, thống nhất về cách trình bày sản phẩm.

- Các nội dung kiến thức cần sự chính xác – khoa học, phân tích – tổng hợp thông

OF

tin nên giao cho các bạn khá giỏi; Phần thiết kế và trình bày sản phẩm giao cho những bạn có năng khiếu về thẩm mỹ; Trong nhóm cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ nhau hình thành các kĩ năng cần thiết như tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin…

ƠN

* Báo cáo, thuyết trình a) Cách mở đầu hiệu quả:

+ Mở đầu bằng những câu hỏi bất ngờ: có tác dụng kích thích tư duy và trí tưởng người thuyết trình muốn dẫn dắt.

NH

tượng của người nghe. Nên dùng những câu hỏi đơn giản, hài hước và hướng về chủ đề mà + Mở đầu bằng một câu chuyện hay một tình huống bất ngờ, hoặc hài hước.

QU Y

+ Mở đầu bằng cách chiếm lấy tình cảm người nghe. b) Kĩ năng sử dụng lời nói: ngữ điệu cao thấp; giọng nói thể hiện sự nhiệt tình, cử chỉ - điệu bộ… Bài thuyết trình sẽ gây được sự chú ý và ấn tượng nếu có sự gợi ý, các câu hỏi thu hút sự tham gia của người nghe, có điểm nhấn và sự sáng tạo. c) Sử dụng hình ảnh, âm thanh minh họa phù hợp; cỡ chữ và màu sắc nổi bật ý trọng

M

tâm: đây là các phương tiện trực quan sinh động, lôi cuốn và dễ hiểu đối với người xem.

nghe.

d) Vấn đáp: nhằm thu hút sự chú ý, khơi gợi sự tò mò hiểu biết khám phá của người e) Lật ngược vấn đề: giúp làm nổi bật tầm quan trọng của vấn đề đang tìm hiểu.

Y

g) Kĩ năng soạn powerpoint: không quá nhiều chữ trong một slide, cỡ chữ ≥ 22; hình

ảnh minh họa rõ ràng và thẩm mỹ; không quá nhiều hiệu ứng gây phản cảm đối với người

DẠ

xem; có dàn ý trình bày, theo một trật tự hợp lí và có tiêu đề cho mỗi slide.

70


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

– HS trình bày được sản phẩm của phản ứng cháy. – HS nêu được khái niệm về điểm chớp cháy. – HS nêu được khái niệm về nhiệt độ tự bốc cháy.

FI CI A

– HS giải thích được tác hại của sản phẩm cháy lên sức khỏe con người.

L

2.3.9. Mục tiêu chung

– HS trình bày được việc sử dụng điểm chớp cháy để phân biệt chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy.

OF

– HS trình bày được khái niệm nhiệt độ cháy.

– HS phân tích được dấu hiệu để nhận biết về những nguy cơ và cách giảm nguy cơ gây cháy, nổ; cách xử lí khi có cháy, nổ.

DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

2.3.10. Tiến trình dạy học

71


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community TIẾT 1, 2, 3

L

(Nội dung: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ)

*Mục tiêu:

FI CI A

Hoạt động 1: Khởi động (20 phút)

- Hoạt động này giúp ổn định không khí lớp học, giúp HS sẵn sàng tư thế tập trung vào bài học. - Gợi mở cho HS kiến thức vào bài mới.

OF

- HS trình bày được sản phẩm của phản ứng cháy.

- HS giải thích được tác hại của sản phẩm cháy lên sức khỏe con người.

*Tổ chức hoạt động ❖ Chuyển giao nhiệm vụ học tập

ƠN

- HS trình bày những tình huống xử lí khẩn cấp khi gặp đám cháy, nổ.

NH

GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, tiến hành phổ biến luật chơi “ đi tìm ẩn số”. Luật chơi: Có 4 câu hỏi Mỗi nhóm sẽ trả lời 1 câu hỏi trong thời gian 20s, với mỗi câu trả lời đúng sẽ có 1 hình ảnh ẩn số xuất hiện. Sau khi cả 4 nhóm đã hoàn thành các

QU Y

câu hỏi, GV cho HS quan sát lần lượt các bức tranh gợi ý và tiến hành đoán từ khóa. - GV giới thiệu về bài học và dẫn dắt câu chuyện liên quan đến những hình ảnh gợi ý.

❖ Thực hiện nhiệm vụ học tập

M

- HS động não, nhớ lại kiến thức mình đã học nhanh nhất và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của GV trong thời gian quy định.

- HS chú ý lắng nghe luật chơi, tham gia vào trò chơi nhiệt tình.

❖ Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời các câu hỏi của GV và nhận xét câu trả lời của các bạn.

Y

- HS đoán chính xác nội dung của từ khóa và thảo luận, giải đáp các nội dung liên

DẠ

quan từ hình ảnh minh họa. ❖ Đánh giá kết quả và chuẩn hóa 72


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - HS lắng nghe câu trả lời của bạn, nhận xét và đóng góp, bổ sung ý kiến.

Hoạt động 2: Hoạt động chiếm lĩnh tri thức (70 phút) * Mục tiêu:

FI CI A

- GV giải thích từ khóa liên quan đến những bức tranh gợi ý.

L

- GV cho HS trả lời câu hỏi và giải thích đáp án lựa chọn, không lựa chọn.

- HS nêu được khái niệm, đặc điểm về phản ứng cháy, phản ứng nổ.

- HS phân biệt được các loại phản ứng nổ.

ƠN

- NL sử dụng ngôn ngữ Hóa học.

OF

- HS nêu được các ví dụ về các loại phản ứng cháy.

- NL hợp tác. * Tổ chức hoạt động

NH

Hoạt động của GV và HS I. Phản ứng cháy

QU Y

- GV sử dụng kỹ thuật “KWL” để HS liên hệ những kiến thức đã biết, những kiến thức muốn biết (HS điền ngay sau khi được nhận) và những kiến thức học được sau bài học (HS điền sau khi học xong dự án). - GV dẫn ra ví dụ về sự cháy: bếp than đang cháy, cháy rừng, đốt giấy, xăng

M

dầu cháy trong không khí.

GV yêu cầu HS viết phản ứng cháy của ví dụ trên và xác định loại phản ứng.

Từ đó yêu cầu HS nêu khái niệm và đặc điểm của phản ứng cháy.

DẠ

Y

HS viết các ví dụ: 𝑡𝑜

C + O2 → CO2 𝑡𝑜

C6H12O6 + 9O2 → 6CO2 + 6H2O

- HS trả lời, các HS khác nhận xét. 73


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

FI CI A

GV yêu cầu HS phân loại phản ứng cháy vô cơ và hữu cơ.

L

- GV đánh giá, kết luận.

GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:

Ta để cồn, gỗ, than trong không khí, chúng tự bốc cháy không? Vì sao?

-

HS trả lời: Chúng không tự bốc cháy, vì không đủ nóng.

Dùng bậc lửa đốt một que tăm và một thanh củi lớn. Vì sao que tăm cháy được

OF

-

mà thanh củi chưa cháy? Muốn cháy được phải có điều kiện gì? HS trả lời: Que tăm nhỏ hơn nên dễ cháy hơn, còn thanh củi chưa đủ nóng đến

-

ƠN

nhiệt độ cháy.

Để cho lửa trong bếp than cháy lớn hơn, người ta thường quạt nhẹ vào bếp lửa, em hãy giải thích tại sao.

NH

HS trả lời: Ta quạt nhẹ để cung cấp oxygen trong không khí cho sự cháy, nếu quạt mạnh quá thì làm nhiệt độ cháy hạ thấp làm tắt lửa.

QU Y

=> Vậy điều kiện phát sinh sự cháy là gì? - Ba yếu tố chất cháy, chất oxygen hóa và nguồn nhiệt tạo thành ba đỉnh của một tam giác (tam giác cháy).

+ Về vật cháy là cả thế giới vật chất hết sức đa dạng phong phú và tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí, chất cháy là chất có khả năng tiếp tục cháy sau khi đã tách

M

khỏi nguồn nhiệt.

+ Về oxygen: Oxygen là chất khí không cháy được nhưng nó là dưỡng khí cần

thiết, không có oxygen thì không sinh ra sự cháy được oxygen chiếm tỉ lệ 21% trong không khí nếu oxygen giảm xuống nhỏ hơn 14% thì hầu hết các chất cháy không duy

Y

trì được sự cháy nữa, trừ 1 số ít chất đặc biệt cháy được trong điều kiện nghèo oxygen

DẠ

( ví dụ hydrogen và methane còn 5% oxygen vẫn cháy được). + Nguồn lửa hay nguồn nhiệt: nguồn lửa nguồn nhiệt gây cháy thường xuất 74


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community phát từ các nguồn gốc.

L

• Điện năng biến thành nhiệt năng (do các nguyên nhân quá tải, nghẽn mạch, gia

FI CI A

nhiệt, hồ quang, tĩnh điện) • Phản ứng hóa học sinh nhiệt dẫn tới cháy. • Ma sát (cơ năng biến thành nhiệt năng)

• Ngọn lửa trần, nhiệt trần (nguồn lửa, nguồn nhiệt ở trạng thái mở như điếu thuốc, ngọn đèn, hàn xì khô)

NH

ƠN

OF

• Thiên nhiên sét, nhiệt mặt trời.

QU Y

Hình 2.9. Tam giác cháy

Tam giác cháy có ý nghĩa rất quan trọng trọng công tác PCCC nói chung và công tác chữa cháy nói riêng. Ví dụ, khi chữa cháy ta chỉ cần cắt đứt một trong ba cạnh của tam giác – cắt đứt mối liên hệ giữa ba yếu tố (chất cháy với chất oxygen hóa

M

hoặc chất cháy với nguồn nhiệt) thì đám cháy sẽ được đập tắt. Để thực hiện được “sự cắt đứt” này, căn cứ vào tác dụng chính của chất chữa

cháy tới quá trình làm ngừng sự cháy ta có bốn nhóm phương pháp làm ngừng sự cháy cơ bản sau đây:

Y

– Nhóm phương pháp làm lạnh: Làm lạnh vùng phản ứng cháy hay chất cháy.

DẠ

– Nhóm phương pháp cách ly: Cách ly chất cháy với vùng phản ứng cháy. – Nhóm phương pháp làm loãng: Làm giảm nồng độ các chất tham gia phản 75


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community ứng cháy.

L

– Nhóm phương pháp ức chế hóa học: Làm ngừng sự cháy bằng các phương

FI CI A

pháp ức chế hóa học.

Các nhóm phương pháp trên đều có những biện pháp cụ thể để thực hiện (xem

M

QU Y

NH

ƠN

OF

sơ đồ)

Hình 2.10. Sơ đồ các phương pháp làm ngừng sự cháy

DẠ

Y

II. Phản ứng nổ GV cho HS xem video về vụ nổ ở Beirut và yêu cầu HS động não nêu ra

những đặc điểm của vụ nổ giống và khác với các vụ cháy. 76


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

FI CI A

GV đưa ra ví dụ về vụ nổ bong bóng, pháo hoa, nổ lốp xe, nổ mìn, …

L

Từ đó, rút ra khái niệm phản ứng nổ.

GV đặt câu hỏi:

Theo em, phản ứng nổ có thể phân thành mấy loại? Phân loại các ví dụ trên.

-

HS trả lời: Có hai loại phản ứng nổ: vật lí và hóa học. Nổ bong bóng, nổ lốp xe là do

thể tích khí trong bong bóng và lốp xe gây ra áp suất lớn gây ra lực tác dụng lên thành

OF

bong bóng, lốp xe làm nổ bong bóng, lốp xe. Nổ mìn là do có phản ứng hóa HS ra lượng nhiệt lớn.

ƠN

III. Sản phẩm của phản ứng cháy và tác hại đối với con người GV thực hiện thí nghiệm vui “Đồng tiền cháy bỏng”.

- GV cho HS động não nêu ra các sản phẩm của phản ứng cháy.

- GV kết luận lại.

NH

- HS lần lượt kể ra: CO2, CO, HCl, SO2,…

QU Y

- GV chiếu đoạn phim ngắn về sản phẩm cháy CO2 và CO và yêu cầu HS nêu nội dung của đoạn video.

https://youtu.be/Uc930qStHU4 - HS nêu được sản phẩm cháy phụ thuộc vào điều kiện xảy ra sự cháy và

M

tính chất của CO2 và CO.

- GV kết luận. Căn cứ vào điều kiện xảy ra sự cháy người ta chia sản phẩm cháy thành

hai loại: sản phẩm cháy hoàn toàn và sản phẩm cháy không hoàn toàn.

DẠ

Y

IV. Tình huống xử lí khẩn cấp khi có cháy GV yêu cầu HS động não nêu ra các tình huống xử lí khẩn cấp khi có cháy.

77


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Sau đó, GV yêu cầu HS quan sát xem bạn HS trong đoạn phim đã làm những

FI CI A

L

gì rồi bổ sung vào phần nội dung ghi bài. https://youtu.be/eno-a8zKVsQ

* Dự đoán sản phẩm HS: Sản phẩm hoạt động là nội dung ghi bài. * Đánh giá

Nhận xét, đánh giá kết quả thông qua câu trả lời của HS và sự tham gia đóng góp

OF

ý kiến xây dựng bài của các HS còn lại.

Hoạt động 3: Mở rộng (lập kế hoạch dự án) (45 phút)

ƠN

* Mục tiêu: Giới thiệu cho HS các chủ đề dự án.

-

Rèn luyện cho HS ý thức làm việc nhóm, NL GQVĐ.

-

Rèn luyện cho HS ý thức bảo vệ môi trường.

* Tổ chức hoạt động:

NH

-

GV đưa ra câu hỏi khái quát: “Trên thế giới, do nạn chặt phá rừng bừa bãi,

QU Y

ngay lúc này, hàng nghìn vụ cháy rừng đang xảy ra tại Amazon, với mật độ dày đặc, tốc độ lan rộng nhanh và quy mô kỷ lục trong suốt 1 thập kỷ vừa qua. Chúng lớn đến mức thậm chí có thể quan sát được từ vũ trụ. Vụ cháy rừng lớn nhất lịch sử Australia bắt đầu từ tháng 11.2019 và kéo dài tới

M

tận tháng 1 năm 2020. Đám cháy liên tục lan rộng trong đó 2 bang New South Wales

và Victoria bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Quy mô và thiệt hại của vụ cháy rừng này không chỉ khiến Australia mà cả thế giới bàng hoàng. Riêng ở Việt Nam, ngày 15/12/2019 đến 14/6/2020, trên cả nước đã xảy ra

Y

1490 vụ cháy (trong đó có 27 vụ cháy lớn), 19 vụ nổ và 160 vụ cháy rừng làm 48

DẠ

người chết, 111 người bị thương, thiệt hại ước tính 336,65 tỷ đồng và thiêu rụi 756 ha rừng.

78


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

L

Vậy làm thế nào để giảm thiểu rủi ro cháy nổ, giảm thiểu thiệt hai khi xảy ra

HS thảo luận đề xuất và lựa chọn các dự án sau:

FI CI A

cháy nổ, cũng như nâng cao ý thức người dân trong công tác phòng chống cháy nổ?”

1. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng cháy, các loại bình chữa cháy hiện hành. Poster nghiên cứu cấu tạo bình chữa cháy mini.

2. Tìm hiểu về các tác nhân gây tử vong trong đám cháy. Nêu thành phần hóa

OF

học của mặt nạ phòng độc sử dụng trong đám cháy. Tìm hiểu cách làm mô phỏng mặt nạ phòng độc tại nhà.

3. Tìm hiểu về các loại đám cháy, các biện pháp xử lí khi xảy ra cháy nổ. Tập

ƠN

huấn các kĩ năng khi xảy ra hỏa hoạn cho HS trong lớp.

4. Tìm hiểu tình hình thực tế PCCC tại địa phương. Khảo sát về ý thức PCCC của người dân. Thiết kế tờ rơi tuyên truyền, tranh ảnh cổ động. Hoạt động của HS

NH

Hoạt động của GV

Biểu hiện của NLGQVĐ

QU Y

Tìm hiểu hứng thú của HS về chủ đề dự -HS nghe giới thiệu -Phân tích, lựa án và phân nhóm: GV cho HS đăng kí các dự án và điền vào chọn dự án phù vào bản tìm hiểu hứng thú đối với các bảng.

hợp với hứng thú,

M

dự án: HS hứng thú với dự án nào nhất - HS thảo luận, lập phong cách, điều thì đánh số 1, đánh 2 vào dự án hứng danh sách, đề cử kiện. thú thứ 2, đánh 3 vào dự án hứng thú nhóm trưởng (NT), -Nhận ra các vấn thứ 3. thư kí (TK), đặt tên đề cần giải quyết Bảng 2.14. Tìm hiểu hứng thú của nhóm.

học sinh đối với dự án Dự

Dự

dưới sự điều khiển

tên

án 2

án 3

án 4

của nhóm trưởng để

Y

Dự

DẠ

DA

lựa

- Các nhóm thảo luận chọn.

Họ và Dự án 1

trong

79


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

L

thực hiện các nhiệm

FI CI A

vụ. - Xác định mục đích, - Sau khi tổng hợp bảng tìm hiểu hứng nhiệm vụ của DA.

- Xác định mục

ƠN

OF

tiêu, thú, GV chia đều HS vào các nhóm với - Đề xuất và thảo nhiệm vụ và các các dự án HS hứng thú. luận về các câu hỏi vấn đề cần giải nghiên cứu cho DA. quyết trong DA. - Chuyển tải đến HS các câu hỏi bài - Lập và hoàn thiện -Đề xuất ý tưởng học. GV yêu cầu HS xác định mục đích, SĐTD về nội dung, liên quan đến DA kế hoạch DA. nội dung dự án. khi xây dựng - GV yêu cầu xây dựng lược đồ tư duy - Xây dựng và hoàn SĐTD để lấy ý kiến của các thành viên trong thiện kế hoạch DA.

đủ các nội dung.

QU Y

NH

- Hiểu và đề xuất nhóm về các nội dung cần tìm hiểu đối -Trao đổi với GV về được các câu hỏi với dự án. kế hoạch này. định hướng - GV tổng hợp ý kiến, bổ sung sao cho -Phân công công nghiên cứu của việc cho từng

DA lựa chọn.

M

- GV hướng dẫn cách tìm tài liệu: Sử nhóm nhỏ và các cá - Đề xuất được dụng internet (các trang tìm kiếm như nhân, trao phương án tìm google, yahoo…), đi thực tế, phỏng đổi để hiểu về các tòi, GQVĐ đưa ra vấn… nhiệm vụ và trong DA và xác

- GV và HS thống nhất thời gian thực sản phẩm cần hoàn định phương án phù hợp, tối ưu. hiện dự án: 2 tuần. thành.

DẠ

Y

Sản phẩm của dự án có thể trình bày -Các nhóm thảo - Lập được kế ở dạng powerpoint, word, mindmap, luận, hiểu và thống hoạch thực hiện phim phóng sự … nhất các tiêu chí DA.

80


- Nắm được các

FI CI A

Nhiệm vụ của mỗi nhóm khi thực hiện đánh giá các sản phẩm DA. dự án:

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

+ Lập kế hoạch cụ thể cho quá trình - TK ghi lại những tiêu chí đánh giá thực hiện dự án, bảng phân công công nội dung thảo luận và sử dụng trong việc trong đó nêu rõ nhiệm vụ của từng

đánh giá kết quả

thành viên trong nhóm và thời gian

DA.

OF

hoàn thành. + Lập sổ theo dõi dự án để ghi lại quá hiện của từng thành viên (GV có thể đưa ra mẫu sổ để HS làm theo).

NH

- GV đưa ra các tiêu chí đánh giá các

ƠN

trình thực hiện dự án, quá trình thực

sản phẩm của dự án để HS định hướng làm.

QU Y

*Sản phẩm hoạt động

- Kế hoạch dự án của các nhóm.

M

- SĐTD của các DA.

TIẾT 4, 5

Điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy

Hoạt động 1: Chiếm lĩnh tri thức (45 phút) * Mục tiêu

Y

– HS nêu được khái niệm về điểm chớp cháy.

DẠ

– HS nêu được khái niệm về nhiệt độ tự bốc cháy. – HS trình bày được việc sử dụng điểm chớp cháy để phân biệt chất lỏng dễ cháy

và có thể gây cháy. 81


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community – HS trình bày được khái niệm nhiệt độ cháy.

L

– HS phân tích được dấu hiệu để nhận biết về những nguy cơ và cách giảm nguy

FI CI A

cơ gây cháy, nổ; cách xử lí khi có cháy, nổ. * Tổ chức dạy học - GV thực hiện đốt cháy cồn và đốt cháy gỗ.

- GV yêu cầu nhận xét về thời gian hai chất liệu trên bắt đầu bốc cháy.

OF

- HS nhận xét, GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận về điểm chớp cháy.

- GV chiếu video giới thiệu về nhiệt độ tự bốc cháy của một số các nguyên vật

- GV yêu cầu HS nhận xét.

ƠN

liệu quen thuộc trong đời sống.

- GV chiếu video phóng sự về một vụ cháy lớn. GV đặt vấn đề: “Em sẽ dựa vào

NH

những dấu hiệu nào để phát hiện ra một đám cháy? Trong một vụ hỏa hoạn, theo em có những nguyên tắc nào để thoát nạn an toàn?” - HS thảo luận theo nhóm. Từng nhóm trình bày kết quả.

QU Y

- GV đối chiếu các phương án tối ưu, so sánh và đưa ra kết luận. * Đánh giá

Nhận xét, đánh giá kết quả thông qua câu trả lời của HS và sự tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài của các HS còn lại.

* Mục tiêu

M

Hoạt động 2: Luyện tập (20 phút)

- HS nắm vững các khái niệm về phản ứng cháy, nổ.

Y

- HS vận dụng những kiến thức đã học để xử lí các tình huống khẩn cấp khi có

DẠ

cháy.

* Tổ chức dạy học

82


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

L

GV chiếu các câu hỏi và yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để trả lời

FI CI A

1. Vụ cháy ở chung cư Carina rạng sáng 23/3/2018 làm tổn hại về người và của rất lớn. Thống kê có 13 người tử vong. Phần lớn nguyên nhân chết không do chết cháy mà do sự chen lấn và hít phải khói độc, mất bình tĩnh xử lý tình huống. Hãy giải thích

vì sao lính cứu hỏa lại khuyên dùng khăn ướt chặn hết các cửa ra vào ở các căn hộ chung cư khi bị cháy và di chuyển ra ban công?

OF

2. Khi đang ở tầng 18 của chung cư mà tầng 17 đang bị cháy không thể xuống dưới được thì em sẽ làm gì? A. Nhảy xuống.

ƠN

B. Cố chạy xuống, dùng khăn ướt bịt mũi và gọi 114. C. Chạy lên tầng cao nhất, dùng khăn ướt bịt mũi và gọi 114.

NH

D. Ở trong phòng căn hộ đóng kín cửa lại.

3. Theo em, có mấy cách nhận biết đám cháy qua các dấu hiệu ban đầu? * Dự đoán sản phẩm HS

QU Y

1. Dùng khăn đặc biệt là nhúng ướt thì sẽ cản hết các khí độc từ đám cháy bay vào căn hộ. Nước vừa có tác dụng hạ nhiệt vừa có thể lấp các khe hở giữa các lớp vải. 2. C

M

3. Khói, ánh lửa, tiếng nổ, mùi sản phẩm cháy. * Đánh giá: Đánh giá thông qua quan sát và hỏi đáp.

Hoạt động 3: Mở rộng (Giải đáp thắc mắc trong quá trình thực hiện dự án) (25 phút) * Đề tài 1: Poster nghiên cứu cấu tạo bình chữa cháy mini.

DẠ

Y

- Dự đoán khó khăn:

83


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community + Học sinh không nắm rõ thông tin về các thông số kĩ thuật như: hoạt động của

L

bình chữa cháy; kiến thức về tính chất của carbon và hợp chất; vật liệu cần dùng; phản

FI CI A

ứng hóa học (nếu có); lượng chất sử dụng và tạo thành.

+ Học sinh chưa nắm được cách làm poster, bản thiết kế. - Hướng dẫn giải quyết:

+ Giáo viên định hướng bằng các yêu cầu cần đạt cho poster, bao gồm: cấu tạo

OF

(hình vẽ); nguyên vật liệu dự kiến (có định lượng); nguyên lí hoạt động (có phương trình hóa học và lí giải việc vận dụng nguyên lí dập tắt đám cháy). * Lưu ý: GV có thể cho học

powerpoint, hình vẽ trên bảng...

ƠN

sinh lựa chọn linh hoạt hình thức bản thiết kế: poster (giấy roki, lịch cũ…), bài trình chiếu

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh các nguồn tham khảo về thiết kế bình chữa cháy.

- Dự đoán khó khăn

NH

* Đề tài 2: Mặt nạ phòng độc tại nhà

+ Học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tham khảo bằng tiếng Anh.

QU Y

+ Học sinh tham khảo nguồn yêu cầu nguyên vật liệu đắt tiền. - Hướng dẫn giải quyết

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh xử lí khi sử dụng các nguồn tiếng Anh bằng việc giới thiệu các công cụ phiên dịch. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể giới thiệu cho học sinh

M

các nguồn sử dụng tiếng Việt để học sinh dễ tiếp cận hơn.

+ Giáo viên chỉnh sửa yêu cầu để phù hợp với điều kiện kinh tế của học sinh (Giảm mức độ đánh giá hiệu quả sản phẩm). * Đề tài 3: Tập huấn các kĩ năng khi xảy ra hỏa hoạn cho học sinh trong lớp

DẠ

Y

- Dự đoán khó khăn: + Học sinh chưa có sự chuẩn bị về mặt tâm lý.

84


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community + Thao tác của học sinh còn miễn cưỡng, chưa tạo được sự thú vị trong buổi tập

- Hướng dẫn giải quyết

FI CI A

L

huấn. Học sinh chưa có sự phối hợp đồng bộ.

+ Giáo viên gợi ý một số hình thức thay thế cho buổi tập huấn như: diễn kịch, tọa đàm. Giáo viên gợi ý một số kịch bản vui cho học sinh.

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh một số nguồn video tham khảo các buổi tập

OF

huấn PCCC.

* Đề tài 4: Bản khảo sát tình hình và ý thức PCCC của người dân tại địa phương

ƠN

- Dự đoán khó khăn

+ Học sinh không biết xử lí số liệu sau khi khảo sát.

- Hướng dẫn giải quyết

NH

+ Mẫu khảo sát của học sinh chưa đảm bảo chất lượng.

+ Giáo viên hướng dẫn một số biểu mẫu khảo sát của các lĩnh vực khác.

QU Y

+ Giáo viên định hướng một số yêu cầu cần đạt trong mẫu phiếu khảo sát. + Giáo viên hướng dẫn tổng hợp bảng khảo sát. TIẾT 6, 7

Hóa học về phản ứng cháy nổ

* Mục tiêu:

M

Hoạt động 1: Khởi động dẫn nhập (Trò chơi ô chữ) (30 phút)

- Hoạt động này giúp ổn định không khí lớp học, giúp học sinh sẵn sàng tư thế

tập trung vào bài học.

Y

- Gợi mở cho học sinh kiến thức vào bài mới.

DẠ

* Tổ chức hoạt động: GV chiếu slide ô chữ, phổ biến luật chơi và chia đội cho HS. 85


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

L

* Đánh giá:

FI CI A

GV đánh giá thông qua hình thức hỏi đáp.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Enthalpy của phản ứng cháy nổ (40 phút) * Mục tiêu

- HS trình bày được cách tính △rHo một số phản ứng cháy, nổ.

OF

- HS có khả năng tư duy vận dụng để giải các dạng bài tập yêu cầu △rHo một số phản ứng cháy, nổ.

- Rèn năng lực hợp tác, năng lực thực hành hoá học, kỹ năng quan sát, phán

ƠN

đoán.

- Rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

NH

* Tổ chức hoạt động

- GV yêu cầu HS nhắc lại về các khái niệm về enthalpy, entropy, năng lượng tự do và năng lượng liên kết.

QU Y

- HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV đánh giá, kết luận.

- GV giới thiệu khái niệm enthalpy của phản ứng cháy nổ. GV yêu cầu HS dự đoán công thức tính ΔHro.

M

- GV yêu cầu HS dự đoán cách phân loại đám cháy.

- GV giới thiệu cho HS cách phân loại đám cháy theo tiêu chuẩn Việt Nam trong PCCC.

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng cháy.

DẠ

Y

Từ đó yêu cầu HS làm việc nhóm và dự đoán các cơ chế trong chữa cháy. - GV cho các nhóm HS trình bày. - Các HS khác nhận xét, đánh giá. 86


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

L

- GV đánh giá, kết luận.

FI CI A

Hoạt động 3: Trải nghiệm kết nối (20 phút) * Mục tiêu:

Hoạt động này tạo hứng thú, khơi gợi sự tò mò, khám phá khoa học tự nhiên nơi học sinh. Giúp học sinh liên hệ kiến thức thực tiễn.

OF

* Tổ chức dạy học:

GV thực hiện thí nghiệm mô phỏng bình chữa cháy bằng giấm và baking soda.

ƠN

GV có thể chia lớp thành từng nhóm nhỏ và hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm. GV yêu cầu HS nêu hiện tượng và giải thích.

* Dự đoán sản phẩm của HS

NH

HS trả lời. GV yêu cầu các HS khác nhận xét. GV giải thích, kết luận.

Hiện tượng: dung dịch giấm và baking soda có hiện tượng sủi bọt khí, sau một

QU Y

thời gian thì ngọn nến tắt hẳn. Phương trình phản ứng:

CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + H2O + CO2↑ (giấm)

(baking soda)

M

Giải thích: Khí CO2 sinh ra không duy trì sự cháy, CO2 nặng hơn không khí, nên

dần đẩy hết khí O2 ra khỏi bình, khiến nến tắt. TIẾT 8, 9 Báo cáo và đánh giá sản phẩm dự án

DẠ

Y

Hoạt động: Báo cáo kết quả dự án (90 phút) Bảng 2.15. Hoạt động GV và HS trong tiết báo cáo và đánh giá dự án

87


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Biểu hiện khả

FI CI A

nhóm

L

năng làm việc

- Tổ chức, theo dõi các - Đại diện 4 nhóm HS báo cáo kết quả, - Phối hợp với các nhóm HS báo cáo kết sản phẩm dự án (7 phút), các nhóm thành viên trong quả (từ 5-7 phút).

khác theo dõi và thảo luận (3 phút).

nhóm báo cáo kết

của sản phẩm dự án rõ ý tưởng dự án.

OF

- GV có thể hỗ trợ HS - Các thành viên trong nhóm phối hợp quả, trình bày sản làm rõ vấn đề, ý nghĩa trình bày, minh họa hoặc bổ sung, làm phẩm. - Tích cực tham gia

ƠN

bằng cách nêu câu hỏi - HS các nhóm khác nêu câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của bổ sung. nhóm khác hoặc bổ ý kiến nhận xét.

QU Y

NH

- GV làm trọng tài trong - Trả lời câu hỏi của các nhóm khác, sung làm rõ ý quá trình HS thảo luận yêu cầu làm rõ nội dung, đặt câu hỏi tưởng kết quả thu và nêu ra nhận xét cuối cho các nhóm khác. TK ghi tóm tắt các được của dự án. cùng. ý kiến góp ý.

TIẾT 10

Luyện tập, tổng kết chuyên đề

Hoạt động 1: Luyện tập (30 phút)

M

1/ Sử dụng năng lượng liên kết để ước lượng enthalpy. ΔHro298 = ∑ 𝐸 b(cđ) - ∑ 𝐸 b(sp)

Với Eb(cđ) và Eb(sp) là tổng năng lượng liên kết trong phân tử chất đầu và sản phẩm phản ứng.

Y

Theo [21], hầu như tất cả các phản ứng hóa học đều bao gồm việc tạo thành hoặc

DẠ

bẻ gãy liên kết giữa các nguyên tử. Vì trong một phản ứng hóa học, năng lượng chỉ có thể được tạo ra hoặc mất đi, nếu ta biết được năng lượng cần để tạo (hoặc bẻ gãy) các 88


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community liên kết trong một phản ứng, sau đó cộng tổng tất cả chúng lại, ta có thể ước lượng được

L

sự thay đổi enthalpy của toàn bộ phản ứng một cách chính xác.

FI CI A

Ví dụ 1, xét phản ứng H2 + F2 → 2HF. Trong trường hợp này, năng lượng để phá

vỡ liên kết giữa hai nguyên tử H của phân tử H2 là 436 kJ/mol, năng lượng cần để tạo thành F2 là 158 kJ/mol. Vậy, năng lượng cần để tạo thành HF từ H và F là: -568 kJ/mol. Lấy giá trị này nhân với 2, vì sản phẩm của phản ứng là 2HF, ta có: 2 × -568 = 1136

kJ/mol.

Cộng

tất

cả

các

giá

trị

năng

này

lại

ta

được:

QU Y

NH

ƠN

OF

436 + 158 + -1136 = -542 kJ/mol.

lượng

Hình 2.11. Hướng dẫn giải ví dụ 1

2/ Sử dụng enthalpy chuẩn để ước lượng enthalpy.

M

ΔHro298 = ∑ 𝛥f Ho298(sp) - ∑ 𝛥f Ho298(cđ)

Enthalpy chuẩn là giá trị ∆H xác định đặc trưng cho sự thay đổi enthalpy trong

phản ứng tạo thành một chất nào đó. Nếu biết giá trị enthalpy chuẩn cần để tạo thành sản phẩm và chất phản ứng trong một phản ứng hóa học, có thể cộng chúng lại để ước lượng

Y

enthalpy như đối với việc sử dụng năng lượng liên kết đã nêu ở trên. •

Ví dụ 2, xét phản ứng C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O. Trong trường hợp này,

DẠ

ta biết các giá trị enthalpy chuẩn của các phản ứng thành phần như sau: C2H5OH → 2C + 3H2 + 0.5O2 = 228 kJ/mol 89


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

FI CI A

3H2 + 1.5 O2 → 3H2O = -286 × 3 = -858 kJ/mol

L

2C + 2O2 → 2CO2 = -394 × 2 = -788 kJ/mol

Ta có thể cộng gộp các phản ứng thành phần này lại để được phương trình phản ứng là C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O, đây là phản ứng ta đang cần tìm enthalpy, do đó ta có thể cộng enthalpy của các phản ứng thành phần ở trên để có được giá trị enthalpy

NH

ƠN

OF

của toàn phản ứng như sau: 228 + -788 + -858 = -1418 kJ/mol.

QU Y

Hình 2.12. Hướng dẫn giải ví dụ 2 3/ Lưu ý đổi dấu khi chuyển vế các phương trình. Một điểm quan trọng cần nhớ là khi sử dụng enthalpy tạo thành của các bán phản ứng để tính enthalpy của toàn phản ứng, bạn cần đổi dấu enthalpy khi đổi vế các thành

M

phần của phản ứng. Nói cách khác, nếu đổi chiều các phản ứng tạo thành để có thể triệt tiêu chất phản ứng hay sản phẩm, ta cần đổi dấu enthalpy của các phản ứng tạo thành đã

bị đổi chiều. •

Trong ví dụ 3 dưới đây, ta có thể thấy rằng phản ứng tạo thành C2H5OH được sử

Y

dụng theo chiều ngược lại. C2H5OH → 2C + 3H2 + 0,5O2 cho thấy C2H5OH bị phân hủy chứ không được tạo thành. Bởi chúng ta đã đổi chiều phản ứng để có thể triệt tiêu các

DẠ

thành phần một cách hợp lý, do đó, ta cần đổi dấu enthalpy của phản ứng, như vậy ta

90


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community được giá trị là 228 kJ/mol. Trên thực tế, enthalpy của phản ứng tạo thành C2H5OH là -

OF

FI CI A

L

228 kJ/mol.

ƠN

Hình 2.13. Hướng dẫn giải ví dụ 3 Hoạt động 2: Tổng kết chuyên đề (15 phút)

GV tiến hành cho HS tổng hợp lại những kiến thức đã học được bằng sơ đồ tư

-

NH

duy.

HS rút kinh nghiệm thông qua đánh giá của GV và các HS khác

-

PHIẾU RÚT KINH NGHIỆM 3 điều em cảm thấy hài lòng về dự án của nhóm mình

QU Y

-

……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

3 điều em cảm thấy bản thân cần sửa đổi trong các dự án sau

-

M

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

DẠ

Y

……………………………………………………………………………………… -

3 điều em học được thông qua thực hiện dự án và làm việc đội nhóm

……………………………………………………………………………………… 91


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

L

………………………………………………………………………………………

FI CI A

………………………………………………………………………………………

2.3.10. Dự đoán sản phẩm của dự án * Chủ đề 1: Poster bình chữa cháy mini

OF

Nhiệm vụ chính: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng cháy, các loại bình chữa cháy hiện hành. Nghiên cứu trình bày cấu trúc bình chữa cháy mini. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng cháy:

-

Các loại bình chữa cháy hiện hành:

-

Nghiên cứu cấu trúc bình chữa cháy mini:

ƠN

-

NH

+ Thân bình cứu hoả làm bằng thép đúc, hình trụ đứng và thường thì thân bình được sơn màu đỏ.

+ Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều (như bình cứu hoả Nga, Ba Lan,…), hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò

QU Y

bóp cũng đồng thời là tay xách (bình Trung quốc, Nhật Bản,…). Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình.

+ Trong bình và dưới van là ống nhựa cứng dẫn khí CO2 được nén lỏng ra ngoài. + Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá

M

mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài để đảm bảo an toàn. + Loa phun làm bằng kim loại hay cao su, nhựa cúng và được gắn với khớp nối bộ

van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm. + Thông thường, bình cứu hoả đều được sơn màu đỏ (trừ bình của Ba Lan sơn màu

trắng và bình loại CDE của Trung quốc sơn màu đen).

DẠ

Y

+ Trên thân bình đều có nhãn ghi đặc điểm của bình, cách sử dụng,…. + Khí CO2 được nến chặt trong bình với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng nên khi

chữa cháy chỉ vặn van hay rút chốt rồi bóp cò là khí CO2 sẽ phun ra dập tắt đám cháy. 92


FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

OF

Hình 2.14. Cấu tạo bình chữa cháy mini

+ Cơ chế chữa cháy (tác dụng) của bình cứu hoả CO2 là làm lạnh do khí CO2 ở dạng lỏng khi bay hơi sẽ thu nhiệt xung quanh, lạnh tới – 78,9oC chuyển từ dạng lỏng sang dạng

ƠN

khí.

Hoạt động chủ yếu với khí nén áp suất cực lớn (250 Bar ≈ 25.000.000 N/m2) với khí Nito trơ được nạp bên trong bình. Quý khách hàng có thể thấy lực nén lớn đến cỡ nào.

NH

+ Vì là bình chữa cháy dạng khí nên nên phạm vi chữa cháy của bình CO2 rất rộng, lan tỏa rất nhanh, khống chế đám cháy loại A (Gỗ, giấy ) và đám cháy loại E (Điện) cực kỳ tốt. Lý tưởng sử dụng cho các nhà máy có nhiều thiết bị điện tử.

QU Y

+ Lượng khí CO2 được nén chặt trong bình dưới áp suất cao sẽ chuyển về dạng lỏng, nên khi sử dụng bình chữa cháy MT3, bạn hãy bóp cò tay xách là khí CO2 sẽ phun ra và có thể dập tắt đám cháy nhanh chóng chỉ cần dưới 10 giây. Lưu ý:

M

+ Vì bình CO2 có tính làm lạnh, loãng không khí cực nhanh và mạnh, rất nguy hiểm

khi không may phun trực tiếp vào người. Người dùng phải cực kỳ lưu ý vấn đề này. + Khi tháo lắp các bộ phận như vòi phun, ống nhựa xifong phải vặn thật chắc chắn.

(Lỏng sẽ dò khí vào tay cầm khi phun sẽ rất lạnh cho tay).

DẠ

Y

* Chủ đề 2: Mặt nạ phòng độc tại nhà.

93


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Nhiệm vụ chính: Tìm hiểu về các tác nhân gây tử vong trong đám cháy. Nêu thành phần nạ phòng độc tại nhà. -

Các tác nhân có thể gây tử vong trong đám cháy: + Kiến trúc đổ/ sập. + Nhiệt độ ngọn lửa cao, gây bỏng.

FI CI A

L

hóa học của mặt nạ phòng độc sử dụng trong đám cháy. Tìm hiểu cách làm mô phỏng mặt

+ Khí độc: Có rất nhiều khí độc được sinh ra trong khói của đám cháy như CO,

OF

CO2, ammonia, acid hữu cơ... trong đó CO và CO2 là nguyên nhân chính gây tử vong. Trong nhiều vụ hỏa hoạn, nạn nhân tử vong do ngộ độc khí dẫn đến suy hô hấp. Hầu hết những người chết trong đám cháy là do ngạt khói chứ không phải bị bỏng. Khói mù mịt

ƠN

dẫn đến mất phương hướng, khó nhìn nên nạn nhân càng khó thoát ra ngoài. - Những loại khí độc sinh ra từ đám cháy vô cùng nguy hiểm: + Khí carbon monoxide (CO): Là khí không màu, không mùi, nhẹ bằng không khí,

NH

rất độc với hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. Khi hít phải khí CO, máu trở nên không tiếp nhận được oxygen, hệ thần kinh sẽ bị tê liệt.

+ Khí carbon dioxide (CO2): Là khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí,

QU Y

con người hít phải sẽ bị ngạt. Khi nồng độ CO2 từ 3% bắt đầu gây khó thở, từ 8% đến 10% có thể gây mất cảm giác và chết người. + Các sản phẩm cháy có chứa chlorine và hợp chất của chlorine (như HCl) rất độc với phổi.

+ Các sản phẩm cháy có chứa lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh (H2S, SO2...) Cách làm mặt nạ mô phỏng mặt nạ phòng độc tại nhà:

-

M

gây độc đối với niêm mạc, miệng và đường tiêu hóa. + Cấu tạo sơ lược của mặt nạ phòng độc: Mặt nạ chống hơi độc hay mặt nạ phòng

độc là loại mặt nạ được sử dụng để bảo vệ người dùng khỏi hít phải các khí độc hại trong

Y

không khí và các chất gây ô nhiễm môi trường. Mặt nạ tạo một tấm phủ kín lên mũi và

DẠ

miệng, nhưng cũng có thể che mắt và các mô mềm dễ bị tổn thương khác của khuôn mặt. Người sử dụng của mặt nạ chống hơi độc không được bảo vệ từ khí mà da có thể hấp thụ.

94


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Phin lọc của mặt nạ phòng độc chứa than hoạt tính và than hoạt tính còn dùng để lọc nước,

L

dùng được với than gỗ.

FI CI A

Để tăng hiệu quả lọc khí người ta tẩm thêm vào than hoạt tính dung dịch chứa Crom, Đồng, Bạc… và một số chất xúc tác khác trong bộ lọc để có thể đẩy nhanh quá

trình hấp thụ chất độc hại, biến nó thành vô hại trước khi vào cơ thể người. Than hoạt tính được sử dụng trong phin lọc là loại than hoàn toàn khác so với than hoạt tính bình thường. + Nguyên vật liệu: chai soda 2 lít; mặt nạ/ khẩu trang chống bụi; băng keo; dao

OF

+ Cách làm mặt nạ mô phỏng mặt nạ phòng độc (phin lọc không tiêu chuẩn) theo [26]:

ƠN

Bước 1: Cắt đáy chai 2 lít. Ở đáy chai có một đường nối. Dùng dao cắt dọc theo đường may cho đến khi cắt hết phần đáy chai. Bước 2: Cắt một hình chữ U trên mặt bên của chai. Nhớ loại bỏ nhãn nhựa bao quanh chai. Một phần

NH

của nó sẽ vẫn còn trên chai sau khi đã lấy nó ra. Cắt hình chữ U để loại bỏ phần nhãn còn lại đó. Đáy của chữ U nên cao hơn nắp chai khoảng 2 inch. Chiều rộng

QU Y

của chữ U phải vừa đủ lớn để có thể vừa với khuôn mặt người sử dụng.

Hình 2.15. Bước 2 – Cắt vỏ chai thành hình chữ U

Bước 3: Làm

lớp phin lọc bằng cách loại bỏ dây đeo khỏi mặt nạ/ khẩu

M

trang chống bụi.

Hình 2.16. Bước 6 – Dán băng keo xung quanh cạnh vỏ chai chữ U

Bước 4: Đặt khẩu trang chống bụi bên trong đáy chữ U, sao cho mặt nạ nghiêng xuống một chút về phía nắp chai. Việc này tạo ra một khoang nhỏ giữa nắp chai và mặt nạ.

Bước 5: Sử dụng bang keo dán cố định khẩu trang vào vỏ chai. Cần dán chắc chắn

DẠ

Y

xung quanh khu vực mặt nạ và không có khe hở để không khí độc có thể xâm nhập. Bước 6: Dán băng keo các cạnh xung quanh của vỏ chai chữ U. Có thể sẽ có một số

cạnh lởm chởm khu vực chai được cắt. Để làm cho mặt nạ thoải mái hơn một chút, hãy dán 95


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community một ít băng keo dọc theo các cạnh đó. Bên cạnh đó, các mép băng keo còn giúp tạo ra được quả phòng độc.

FI CI A

L

một miếng trám tốt hơn xung quanh khuôn mặt người sử dụng - điều này giúp tăng hiệu

Bước 7: Cắt 4 khe ở hai bên mặt nạ. Cần phải cắt một số khe để nối các dải dây buộc. Cắt hai đường rạch gần phần trên cùng của mặt nạ - một đường ở mỗi bên - và một đường khác ở dưới hai cạnh bốn inch - một lần nữa, mỗi bên một đường.

Bước 8: Luồn dây đeo qua các khe. Bắt đầu từ bên trong chai và luồn ra ngoài. Buộc

OF

các đầu bằng một nút quá chặt để chúng không bị bung ra.

Bước 9: Dán băng keo lên các vết rạch. Để ngăn

không khí xâm nhập vào mặt nạ của bạn và để tăng cường

ƠN

độ chắc chắn cho dây đeo, hãy dán một ít băng keo lên các khe.

Bước 10: Dùng dao đục một vài lỗ trên nắp chai.

NH

Điều này sẽ cho phép người sử dụng nhận được một chút

Hình 2.17. Mặt nạ phòng độc mô phỏng hoàn chỉnh

không khí khi bật mặt nạ phòng độc.

QU Y

* Chủ đề 3: Tập huấn kĩ năng PCCC

Nhiệm vụ chính: Tìm hiểu về các loại đám cháy, các biện pháp xử lí khi xảy ra cháy nổ. Tập huấn các kĩ năng khi xảy ra hỏa hoạn cho học sinh trong lớp. - Các loại đám cháy

M

Theo tiêu chuẩn Việt Nam trong PCCC, số hiệu TCVN4878:2009, các đám cháy được

phân thành các loại sau: ✓ Loại A: Đám cháy các chất rắn (thông thường là các chất hữu cơ) khi cháy thường kèm theo sự tạo ra than hồng;

Y

✓ Loại B: Đám cháy các chất lỏng và chất rắn hóa lỏng;

DẠ

✓ Loại C: Đám cháy các chất khí; ✓ Loại D: Đám cháy các kim loại;

96


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community nướng.

FI CI A

- Các biện pháp xử lí khi xảy ra cháy nổ (Học sinh thuyết trình và mô phỏng).

L

✓ Loại F: Đám cháy dầu và mỡ của động vật hay thực vật trong các thiết bị nấu

1. Tìm cách dập lửa

Khi phát hiện có đám cháy bạn đừng quá hoảng hốt và sợ hãi, điều đầu tiên là phải ổn định nhịp thở, bình tĩnh để tìm cách xử lý. Bạn nên quan sát xem vị trí ngọn lửa và khói

OF

ở đâu. Nếu đám cháy nhỏ bạn nên tìm cách dập lửa, có thể dùng bình bột, bình khí CO2, cát, chăn ướt hoặc những thứ khác mà bạn có thể kiếm được ngay quanh đó có khả năng dập lửa.

ƠN

Trong trường hợp đám cháy quá lớn không thể dập lửa thì phải nhanh chóng tìm cách thoát hiểm. Hét lên cho mọi người trong nhà biết để cùng thoát hiểm, ngay sau đó hãy lập tức ấn máy gọi 114 để được trợ giúp.

NH

2. Lên kế hoạch thoát hiểm từ trước

Bạn nên có một kế hoạch thoát thân khi đám cháy xảy ra. Cả gia đình nên ngồi lại để phác thảo một bản đồ cho kế hoạch thoát hiểm của mình. Khói từ đám cháy có thể gây

QU Y

khó nhìn mọi đồ vật, vì thế, việc học và nhớ các cách ra khỏi nhà là rất quan trọng. Có bao nhiêu lối thoát hiểm? Làm thế nào để đi tới những lối thoát hiểm đó? 3. Khi thoát hiểm, cần nhớ những điều sau: Không cố thu những đồ có giá trị hay đi tìm vật nuôi trong nhà. Bạn nên thoát khỏi

M

đám cháy càng nhanh càng tốt nếu có thể.

Không cố tìm hiểu nguyên nhân đám cháy xảy ra khi lửa đã cháy quá lớn. Ngắt cầu dao điện nơi xảy ra đám cháy, điện gây cháy nổ sẽ khiến đám cháy bùng

phát nhanh hơn.

Y

Khi ra ngoài, chỉ mở cửa bạn cần và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy

DẠ

lan nhanh.

97


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở - mặt kia

L

của cánh cửa đang cháy. Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay. Vì lòng bàn

FI CI A

tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân của bạn khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa.

Nếu quả đấm cửa mát, và bạn không nhìn thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa rất chậm và cẩn thận. Khi mở cửa, nếu bạn thấy lửa bùng lên, hay có khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh và đảm bảo chắc chẳn rằng nó đã được đóng chặt.

OF

Nếu đang chạy thoát cùng người khác, hãy đi cùng nhau nếu có thể.

Rất có thể lối thoát bị cháy hoặc có khói, vì thế, bạn cần phải biết những lối thoát khác ở chỗ nào. Ngoài ra, nếu bạn sống trong chung cư, bạn cũng cần phải biết cách tốt

ƠN

nhất đến cầu thang hay các lối thoát hiểm khác.

Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn.

NH

4. Luôn giữ cơ thể ở vị trí thấp

Nếu bạn thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm. Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị hại hơn là lửa. Bạn sẽ hít ít khói hơn nếu cơ thể bạn ở gần sát nền nhà. Theo tự nhiên, khói

QU Y

bay lên cao, vì thế, nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm, ở vị trí thấp có nghĩa bạn bò dưới khói. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói.

Thoát hiểm qua cửa dẫn ra ngoài nên là lựa chọn đầu tiên của bạn, nhưng bạn cũng

M

có thể kiểm tra xem cửa sổ có thể là lối chạy thoát được không. Thậm chí cửa sổ trên tầng

DẠ

Y

cao cũng có ích khi bạn cần giúp đỡ, từ lính cứu hỏa, hay từ người khác.

98


OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

5. Nếu quần áo của bạn bị cháy

ƠN

Hình 2.18. Thực hành thoát khỏi đám cháy – Luôn giữ người ở vị trí thấp

thôi.

NH

Đừng chạy vòng quanh, bạn sẽ chỉ quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn

Nằm xuống, việc này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn (lửa cháy từ dưới lên trên).

QU Y

Dập lửa, bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng, như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa. Lăn vòng quanh để giúp dập lửa. 6. Làm gì khi không thể ra ngoài ngay lập tức?

M

Bạn không thể thoát ra ngoài nhanh được vì lửa hay khói đã chặn mất lối thoát

Nếu bạn ở tầng trệt, ra ngoài bằng cửa sổ: ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài

để đỡ bạn.

Nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối, khi

DẠ

Y

chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt hay chăn để tránh bị cứa vào tay. Hạ trẻ xuống càng thấp càng tốt trước khi thả bé xuống để người lớn đỡ trẻ nếu có

thể. Hạ thấp cơ thể bạn bằng cách đặt tay lên bậc cửa sổ trước khi thả mình xuống. 99


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng

FI CI A

L

Chọn một phòng có cửa sổ nếu có thể.

Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính.

Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.

OF

Nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Tốt hơn nếu bạn nhúng ướt miếng vải trước khi che lên miệng. Ngay từ bây giờ, hãy nghĩ xem phòng nào là tốt nhất, bạn cần một cửa sổ có thể mở

ƠN

được, và nếu có thể, một chiếc điện thoại để gọi cấp cứu.

Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ.

NH

Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh.

QU Y

7. Không quay lại

Nếu ra ngoài được, bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính

M

cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.

8. Trang bị những thiết bị phòng cháy, chữa cháy Để đề phòng cháy, hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bạn và gia đình nên trang

bị cho mình những thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm như: Bình cứu hỏa, mặt nạ

DẠ

Y

chống độc, dây thoát hiểm,... để bảo vệ an toàn tính mạng cho gia đình cùng như bản thân. * Chủ đề 4: Phiếu khảo sát ý thức PCCC của người dân tại địa phương

100


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Nhiệm vụ chính: Tìm hiểu tình hình thực tế PCCC tại địa phương. Khảo sát về ý thức PCCC

PHIẾU KHẢO SÁT

FI CI A

- Phiếu khảo sát tình hình thực tế PCCC tại địa phương:

L

của người dân. Thiết kế tờ rơi tuyên truyền, tranh ảnh cổ động.

“THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ PCCC TRONG HỘ GIA ĐÌNH”. Quý vị thân mến!

OF

Với mong muốn tìm hiểu thực trạng thi hành các biện pháp PCCC trong hộ gia đình, để có những giải pháp phù hợp và thiết thực hơn, chúng tôi mong nhận được sự chia sẻ của

ƠN

bạn. A. Thông tin chung Họ và tên quý vị:

NH

Giới tính: Nam/ Nữ Địa chỉ:

SĐT: Email:

QU Y

Hộ gia đình gồm: …………….. thành viên

Nhà ở của bạn thuộc loại:

M

□ Biệt thự

□ Nhà cấp 2

□ Nhà cấp 3

□ Nhà tạm

□ Căn hộ chung cư

□ Nhà cấp 4

□ Nhà cấp 1

Khác: ……………………………………….. B. Tổng quan về kĩ năng PCCC

Y

Câu 1: Bạn đã từng được tập huấn kĩ năng xử lí khi xảy ra hỏa hoạn chưa?

DẠ

□ Đã từng (nhiều lần)

□ Đã từng (một lần)

□ Chưa từng

Câu 2: Tên các đơn vị, các nguồn thông tin giúp bạn có kiến thức về PCCC: 101


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

□ Địa phương

□ Cơ quan

□ Báo giấy

□ Báo điện tử

□ Tivi

□ Gia đình

□ Bạn bè

□ Sách vở

□ Nguồn khác: ……………………………………….

OF

□ Không nguồn nào kể trên.

FI CI A

□ Trường học

L

□ Mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram, …)

Câu 3: Bạn đã từng chứng kiến bao nhiêu cuộc hỏa hoạn trong thực tế? □ Trên 2 cuộc

□ 2 cuộc

□ 1 cuộc

□ Chưa từng

ƠN

Câu 4: Theo bạn, có bao nhiêu loại đám cháy? □ 4 loại

□ 1 loại

□ Không phân loại

□ 3 loại

NH

□ Trên 4 loại

□ 2 loại

Câu 5: Theo bạn, bạn có đủ bình tĩnh khi xử lí hỏa hoạn không? □ Khá bình tĩnh

□ Rất hoảng loạn

□ Không ý kiến

□ Khá hoảng loạn

QU Y

□ Rất bình tĩnh

Bạn hãy đánh dấu X vào mức độ đồng ý phù hợp với bản thân: [1] hoàn toàn không đồng ý; [2] không đồng ý; [3] không ý kiến; [4] Đồng ý; [5] hoàn toàn đồng ý.

STT

M

Câu 6: Bạn nghĩ những khu vực nào nên có các biện pháp PCCC?

Hộ gia đình

2

Chung cư cao tầng

3

Doanh nghiệp

4

Trường học

DẠ

Y

1

Mức độ Nhận định 1

2

3

4

5

102


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Ý kiến khác: ……………………………………….

FI CI A

L

5

Câu 7: Bạn nghĩ kiến thức về PCCC sẽ giúp ích gì cho bạn?

Mức độ

Nhận định

STT

1

Giảm thiểu thương vong khi có hỏa hoạn xảy ra

2

Giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro hỏa hoạn

3

Giảm thiểu thiệt hại về tài sản khi xảy ra hỏa hoạn

4

Bảo vệ an toàn cho bản thân

5

Giáo dục con trẻ kiến thức PCCC

6

Ý kiến khác: ……………………………………….

3

4

5

NH

ƠN

OF

1

2

QU Y

Câu 8: Bạn nghĩ đâu là lý do khiến người dân ít tiếp cận kiến thức PCCC? Mức độ

Nhận định

STT

Mất thời gian

2

Tốn nhiều tiền bạc, công sức cho một buổi tập huấn

3

Kiến thức khô khan, nhàm chán

2

3

4

5

M

1

1

Không thiết thực vì hiếm khi xảy ra hỏa hoạn

5

Dù có biết cũng không thực hiện được vì nguy hiểm

DẠ

Y

4

6

Ít có môi trường tuyên truyền, thực hành

7

Ít đầu sách/ báo viết về PCCC

103


Giáo dục phổ thông chưa áp dụng giảng dạy

9

Ý kiến khác: ……………………………………….

FI CI A

8

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

C. Về việc ứng dụng các biện pháp PCCC trong hộ gia đình

Câu 9: Nhà ở của bạn có lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố không? □ Có một lối

□ Không có lối nào

OF

□ Có nhiều lối

Câu 10: Gia đình bạn có phương tiện chữa cháy (bình cứu hỏa) không? □ Có nhiều

□ Có một bình

□ Không có

□ Có

□ Không

ƠN

Câu 11: Gia đình bạn có sử dụng hệ thống báo cháy không?

NH

Câu 12: Gia đình bạn có kiểm tra hệ thống điện và bếp gas không? □ Khoảng một lần mỗi tháng

□ Khoảng một lần mỗi ba tháng

□ Khoảng một lần mỗi sáu tháng

□ Khoảng một lần mỗi năm

□ Có trục trặc mới kiểm tra

QU Y

□ Nhiều hơn một lần mỗi tháng

□ Ý kiến khác: ……………………………………….. □ Chưa từng

□ Nguy cơ cao

□ Nguy cơ thấp

M

Câu 13: Theo bạn, khu dân cư của bạn có khả năng xảy ra hỏa hoạn không?

□ Không ý kiến

□ Không có nguy cơ

Bạn hãy đánh dấu X vào mức độ đồng ý phù hợp với bản thân: [1] hoàn toàn không

Y

đồng ý; [2] không đồng ý; [3] không ý kiến; [4] Đồng ý; [5] hoàn toàn đồng ý.

DẠ

Câu 14: Bạn nghĩ đâu là lý do gia đình bạn nên có phương tiện chữa cháy?

STT

Nhận định

Mức độ 104


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 2

3

4

5

Không bị cơ quan chức năng xử phạt

2

Hạn chế thiệt hại khi có hỏa hoạn

3

Tạo tâm lí yên tâm

4

Giáo dục trẻ nhỏ ý thức PCCC

5

Ý kiến khác: ……………………………………….

OF

1

FI CI A

L

1

Xin chân thành cảm ơn các ý kiến chia sẻ của bạn

Một số tranh ảnh cổ động do học sinh thiết kế

QU Y

NH

-

ƠN

***

DẠ

Y

M

Hình 2.19. Một số tranh cổ động người dân PCCC

105


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

FI CI A

L

3.1. Mục đích của TN sư phạm Chúng tôi tiến hành TN sư phạm với mục đích:

- Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học nêu ra trong khóa luận.

- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng DHDA trong dạy học chuyên

3.2. Nhiệm vụ và TN sư phạm Chúng tôi đã xác định các nhiệm vụ TNSP gồm:

OF

đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ.

ƠN

- Lựa chọn đối tượng và địa bàn để tổ chức TNSP. - Xác định nội dung và phương pháp TNSP.

- Chuẩn bị các kế hoạch bài dạy, phương tiện dạy học, trao đổi với các GV bộ môn

NH

Hóa học về PPDHDA, các hoạt động dạy học, PP đánh giá, bộ công cụ đánh giá kết quả DHDA; cách tổ chức giờ dạy theo PPDHDA.

- Thiết kế thang đo và bộ công cụ đánh giá kết quả học tập DA; phiếu hỏi GV, phiếu

QU Y

đánh giá sản phẩm DA.

- Thu thập và xử lí kết quả TNSP (định tính, định lượng), rút ra kết luận. 3.3. Nội dung TN sư phạm

M

Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội, trên cơ sở kết quả xây dựng chương trình, tình hình chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GD và cơ sở vật chất để

triển khai thực hiện đổi mới, Bộ GD&ĐT thực hiện lộ trình áp dụng chương trình mới như sau: Năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021 - 2022 đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022 - 2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023 - 2024 đối với lớp 4, lớp 8

DẠ

Y

và lớp 11; năm học 2024 - 2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Dựa trên thực tế, đề tài chúng tôi chưa thể tiến hành TN sư phạm bằng giảng dạy nội

dung chương trình mới cho HS. Vì vậy, chúng tôi tiến hành xin ý kiến tham khảo của 106


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community chuyên gia bằng cách gửi bản kế hoạch dạy học và phiếu khảo sát đến 31 GV môn Hóa học

L

tại các cấp và ghi nhận các phản hồi bằng phiếu hỏi.

Tên trường

1

THPT Thái Phiên, Đà Nẵng

2

THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng

3

THPT FPT, Đà Nẵng

4

THPT Nguyễn Văn Trỗi, Quảng Nam

2

5

THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đăk Nông

2

6

THPT Ngô Quyền, Đà Nẵng

2

7

THPT Hoàng Hoa Thám, Tp. Hồ Chí Minh

2

8

THPT Trần Phú, Quảng Bình

1

9

THPT Nguyễn Thái Bình, Quảng Nam

1

10

THPT Bùi Dục Tài, Quảng Trị

1

THPT Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu

1

THPT Lê Thánh Tông, Gia Lai

1

THPT Nguyễn Hữu Thận, Quảng Trị

1

THPT Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

1

15

THPT Nguyễn Văn Trỗi, Hà Tĩnh

1

16

THPT Nguyễn Du, Đăk Nông

1

17

THPT Nguyễn Đình Liễn, Hà Tĩnh

1

18

THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

1

ƠN

NH

QU Y

11 12

Y DẠ

M

13 14

Số lượng GV

OF

STT

FI CI A

Bảng 3.1. Danh sách các GV tham gia nhận xét

Tổng

6 4 2

31 107


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 3.3. Kết quả TN sư phạm

FI CI A

L

Kết quả cho thấy: Bảng 3.2. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia

Đánh giá mức độ đạt được Mức 1

Mức 2

Mức 3

Số

Số

Số

%

GV

%

GV

GV

Tính cấp thiết của đề tài DHDA đối với yêu cầu cần đạt của dạy học 0

Sự phù hợp về phân bố thời gian

Số

%

GV

Mức 5

Số

%

GV

0

0

0

10

32,3

21

67,7

0

0

1

3,2

2

6,5

18

58,1

10

32,3

QU Y

các hoạt động trong kế hoạch dạy

0

NH

phổ thông mới.

0

ƠN

chuyên đề trong chương trình GD

%

Mức 4

OF

Tiêu chí đánh giá

0

0

0

0

0

0

14

45,2

17

54,8

0

0

0

0

0

0

13

42,0

18

58,0

0

0

0

0

1

3,2

12

38,7

18

58,1

0

0

0

0

2

6,5

14

45,2

15

48,4

0

0

0

0

1

3,2

18

58,1

12

38,7

học. Tính thực tiễn, tính đa dạng của hệ thống các nhiệm vụ dự án.

Sự phù hợp của hệ thống kiến thức được xây dụng trong chuyên đề.

M

Tính khoa học, chính xác, cập nhật

của hệ thống câu hỏi trò chơi, thí nghiệm Hóa học.

Khả năng rèn luyện cho HS ứng

Y

dụng CNTT vào học tập.

DẠ

Mức phù hợp của các công cụ đánh giá

108


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community (Mức 5: Rất phù hợp; Mức 4: Phù hợp; Mức 3: Bình thường; Mức 2: Ít phù hợp; Mức 1:

L

Không phù hợp)

FI CI A

Ở hầu hết tiêu chí đánh giá, các GV được khảo sát đều chọn mức 4 hoặc 5, chỉ có một số ít GV chọn mức 3 ở một vài tiêu chí. Chỉ có một giáo viên chọn mức 2 ở tiêu chí phân bố thời gian các hoạt động trong kế hoạch dự án, không có giáo viên nào chọn mức 1 ở tất cả các tiêu chí. Cụ thể là:

- 100% GV cho rằng đề tài có tính cấp thiết đối với chương trình GD phổ thông mới

OF

(32,3% ở mức 5; 67,7% ở mức 4).

- Phần lớn GV đánh giá cao sự phù hợp về phân bố thời gian các hoạt động trong kế

hợp).

ƠN

hoạch dạy học (32,3% rất phù hợp; 58,1% phù hợp; 6,5% bình thường; 3,2% không phù

- 100% GV đánh giá hệ thống kiến thức xây dựng trong chuyên đề là phù hợp và rất

NH

phù hợp (58,0% rất phù hợp; 42% phù hợp).

- GV đánh giá hệ thống các nhiệm vụ dự án có tính thực tiễn, tính đa dạng cao (54,8%

QU Y

rất phù hợp và 45,2% phù hợp).

HÌNH 3.1. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA VỀ THỜI GIAN, NỘI DUNG CÁC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ Phù hợp

Bình thường hoặc không phù hợp

DẠ

Y

60 50 40 30 20 10 0

M

Rất phù hợp

Sự phân bố thời gian các hoạt động

Hệ thống kiến thức được xây dựng trong chuyên đề

Hệ thống các nhiệm vụ dự án có tính thực tiễn

Hệ thống câu hỏi trò chơi và thí nghiệm

109


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Phần lớn GV đánh giá hệ thống câu hỏi trò chơi và thí nghiệm hóa học trong kế

L

hoạch dạy học là phù hợp (3,2% bình thường; 38,7% phù hợp; 58,1% rất phù hợp).

FI CI A

- GV cho rằng các công cụ đánh giá là phù hợp (3,2% bình thường; 58,1% phù hợp; 38,7% rất phù hợp).

- Để đánh giá quá trình thực hiện DHDA và hiệu quả DHDA trong dạy học chuyên đề, chúng tôi đã phỏng vấn và phát phiếu hỏi GV tham gia dạy thực nghiệm, một số GV

OF

trong tổ bộ môn hóa học và đã nhận được những phản hồi tích cực như sau:

+ Ý kiến của ThS. Phạm Thị Cẩm Lai, công tác tại đơn vị Trường THPT Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, cho rằng: “Nội dung chuyên đề rất cấp thiết, mang tính thời sự. Tuy nhiên,

ƠN

nếu có thể, cho HS thực hành việc chống cháy nổ để các em có thể tự làm thì tốt hơn”. + Ý kiến của ThS. Võ Thị Hà, công tác tại đơn vị Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, Hà Tĩnh cho rằng: “Nội dung bài học khá phong phú, làm rõ được các mục tiêu cần đạt của

NH

chủ đề, PPDH đa dạng, chú trọng phát triển các phẩm chất NL của HS”. + Ý kiến của GV Trần Thanh Biển, công tác tại đơn vị Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Đăk Lăk cho rằng: “Chuyên đề rất gần gũi với tực tế, mang tính cấp thiết, GD được

QU Y

ý thức và kĩ năng cho HS, qua chuyên đề này HS áp dụng được nhiều kiến thực hóa học vào thực tiễn. Nếu có thời gian nên để HS tự làm thí nghiệm và TN một số tình huống giả định.”

Nhìn chung, đa số GV đánh giá cao với việc vận dụng DHDA vào dạy học chuyên

M

đề Hóa học trong phòng chống cháy nổ. Một bộ phận nhỏ GV đánh giá còn nhiều bất cập. GV tham gia khảo sát cũng chỉ ra

một số điểm cần cải thiện hơn như là: giảm bớt các mục tiêu của hoạt động khởi động; cần đặt câu hỏi trọng tâm và chi tiết hơn, không hỏi chung chung; cập nhật thêm chi tiết các dự

DẠ

Y

án.

110


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ

L

4.1. Kết luận

FI CI A

Sau một quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đã hoàn thành được những mục đích và nhiệm vụ đề ra dưới dây: Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và lí luận của đề tài

-

+ Đã nghiên cứu lịch sử phát triển của DHDA, nghiên cứu quá trình áp dụng DHDA vào giảng dạy trên thế giới và ở Việt Nam.

OF

+ Đã nghiên cứu cấu trúc bộ môn Hóa học trong chương trình GD phổ thông mới nói chung, vị trí và câu trúc của chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ nói riêng. trong dạy học Hóa học ở cấp THPT.

ƠN

+ Đã khảo sát mức độ hiểu biết, những khó khăn của GV và HS về áp dụng DHDA

CNTT, kĩ năng làm việc nhóm, … -

NH

+ Đã nghiên cứu và khảo sát các kĩ năng cần thiết của HS trong DHDA như kĩ năng Xây dựng bộ kế hoạch dạy học tham khảo, vận dụng DHDA vào dạy học chuyên đề

Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ

QU Y

+ Đã xây dựng quy trình dạy vận dụng DHDA vào dạy học chuyên đề. + Đã hệ thống hóa các câu hỏi định hướng trong chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ.

+ Đã xây dựng hệ thống dự án, biểu mẫu, tiêu chí đánh giá các dự án thuộc chuyên

M

đề.

+ Đã hòan thành thực nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia, tiến hành phân tích và đưa ra

các số liệu thống kê, làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu nội dung dạy học theo yêu cầu cần đạt cho chuyên đề 10.2: Hóa học trong phòng chống cháy nổ được Bộ GD và Đào tạo quy định trong chương trình phổ thông mới.

Y

4.2. Kiến nghị

DẠ

- Tiếp tục mở rộng chuyên đề, thay đổi dự án phù hợp với tình hình địa phương. - Bổ sung các dự án mới làm phong phú hệ thống dự án của dạy học chuyên đề. 111


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

- Bổ sung kế hoạch dạy học chi tiết cho từng tiết học.

112


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community TÀI LIỆU THAM KHẢO

FI CI A

L

Tài liệu tiếng Việt

1/ Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại. Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm.

2/ Bộ Giáo dục và đào tạo (12/2018), Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình tổng thể. Ban hành kèm theo thông tư 32 của Bộ GD và ĐT.

pháp và kĩ thuật dạy học - NXB Đại học Sư phạm.

OF

3/ Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực. Một số phương

4/ Đặng Thị Hồng Thủy (2015), Giáo án dạy học dự án Bình chữa cháy mini – Lớp 11.

ƠN

Trường THPT Nguyễn Du, TP Hồ Chí Minh.

5/ Đỗ Hương Trà (2007), Dạy học dự án và tiến trình thực hiện. Tạp chí Giáo dục, Số 157,

NH

tr 12-14.

6/ Intel và Hiệp hội Công nghệ trong Giáo dục Quốc tế (2003), Intel teach to the future. Tài liệu tập huấn trong dạy học cho tương lai, ISTE, TPHCM.

QU Y

7/ Nguyễn Thị Diệu Thảo (2009), Dạy học theo dự án và vận dụng trong đào tạo giáo viên trung học cơ sở môn công nghệ. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội. 8/ Phạm Ngọc Thùy Dung (2012), Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học phần hóa vô cơ THPT. Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.

M

9/ Nguyễn Thị Phương Thúy (2016), Vận dụng dạy học theo dự án nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Hóa học hữu cơ trung học phổ thông miền núi phía Bắc,

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội. 10/ Trần Thị Thu Huệ (2011), Phát triển một số năng lực của học sinh trung học phổ thông

Y

qua phương pháp và sử dụng thiết bị trong dạy học hóa học vô cơ. Luận án Tiến sĩ Giáo

DẠ

dục học, Viện KHGD Việt Nam. 11/ Trần Văn Thành (2012), Tổ chức dạy học dự án về một số kiến thức điện tử học - Vật lí 9 - Trung học cơ sở. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội. 113


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Tài liệu tiếng Anh

L

12/ Denyse Tremblay (2002), Adult Education A Lifelong journey The competency - based

FI CI A

approach" Helping learners become autonomous", Danton .J. (1985). Advantures in thinking Australia: Thomas Nelson.

13/ Kilpatrick,W.H, The project method. Teacher college record, 19 pp. 319-335.

14/ Knoll,M. (1997), The project method: Its vocational education origin and international

OF

development. Journal of Industrial Teacher Education, 34(3), pp, 59-80.

15/ Markhom.T,Larmer.J &Ravitz.J.(2003), Project Based Learning Handbook. Hongkong: Buck Institute for Education.

ƠN

16/ Thomas. J. W. (1998), Project - based learning: Overview. Novato. CA: The Buck Institute for Education.

CA: The Autodesk Foundation.

NH

17/ Thomas.J.W. (2000), A Review of Research on project - based learning. San Rafael.

18/ Buck institute education, Why project based - learning (PBL). Retrieved November 26,

QU Y

2011, from http://www.bie.org. Trang web

19/ Bài viết Các kĩ năng thoát khỏi đám cháy bạn nên biết; truy cập ngày 14, tháng 12, năm 2020; trang web https://meta.vn/

M

20/ Bài viết Các chất chữa cháy – Tác dụng chữa cháy của nước; truy cập ngày 2, tháng 1, năm 2021; trang web: https://sieuthiphongchay.vn/

21/ Bài viết Cách để Tính Entanpy của Phản ứng Hóa học; truy cập ngày 2, tháng 1, năm 2021, trang web: https://www.wikihow.vn

Y

22/ Bài viết Cách nhanh nhất để thoát khỏi đám cháy; truy cập ngày 2, tháng 1, năm 2021;

DẠ

trang web: https://giadinh.net.vn/ 23/ Bài viết Phân loại đám cháy và cách thức dập tắt chúng; truy cập ngày 3, tháng 2, năm 2021; trang web: http://thicongphongchaychuachay.com.vn/ 114


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 24/ Bài viết Giải đáp thắc mắc: đám cháy magie dập tắt bằng gì?; truy cập ngày 3, tháng 2,

L

năm 2021; trang web: https://pcccantam.com/

FI CI A

25/ Bài viết Khi gặp đám cháy chất lỏng xăng dầu, hóa chất phải làm gì?; truy cập ngày 14, tháng 2, năm 2021; trang web: https://thietbipccc.net/

26/ Bài viết How to Make an Improvised Gas Mask; truy cập ngày 3, tháng 2, năm 2021; trang web: https://www.artofmanliness.com/

DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

năm 2021; trang web: https://bcc.thienbang.com/

OF

27/ Bài viết Bình chữa cháy có mấy loại trên thị trường hiện nay; truy cập ngày 5, tháng 2,

115


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

116


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

117


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

118


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

119


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

120


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

121


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

122


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

123


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

124


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

125


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

126


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

127


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

128


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

129


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

130


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

131


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

132


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

133


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

134


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

135


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

136


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

137


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

138


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

139


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

140


DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

FI CI A

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

141


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.