1 minute read

Điện Biên Đông, năm học 2019-2020

Từ đó, có thể hiểu một cách đơn giản: Dạy học kết hợp là hình thức tổ chức dạy học hòa trộn giữa cách dạy học truyền thống trên lớp và cách dạy học hiện đại E-learning. Sự phối hợp nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức dạy - học giữa các hình thức dạy học khác nhau nhằm tối ưu hóa thế mạnh mỗi hình thức, đảm bảo hiệu quả giáo dục đạt được là cao nhất. 1.1.2.3. Các phương án dạy học kết hợp Có nhiều phương án học kết hợp được đưa ra dựa trên nội dung, phương pháp tiến hành và đặc điểm của môn học. Việc học kết hợp được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Theo một số nghiên cứu có đưa ra bốn mức độ của sự kết hợp là: Mức độ 1: Kết hợp ở mức hoạt động (Activity lever); Mức độ 2: Kết hợp ở mức độ khóa học (Courrse lever); Mức độ 3: Kết hợp ở mức độ chương trình (Program lever); Mức độ 4: Kết hợp ở mức độ thể chế (Institutional lever); Cách phân chia này dựa chủ yếu trên nội dung học được kết hợp. Dựa vào các nghiên cứu và tình hình thực tế, tác giả đề xuất những kiểu kết hợp sau: 1) Kết hợp về mặt phương pháp giữa các phương pháp dạy học khác nhau đối với từng nội dung học và môn học cụ thể; 2) Kết hợp trong một khâu hoặc trong các khâu của quá trình dạy học; 3) Kết hợp về mặt nội dung (trong một hoạt động, trong một bài, trong một chương hay cả chương trình học). Hệ thống các hình thức học kết hợp được thể hiện trong sơ đồ (xem hình 1.2). Đối với môn Địa lí, được coi là một khoa học liên ngành, việc nghiên cứu tri thức đòi hỏi phải trải qua quan sát, tìm tòi, nhận xét, phân tích, đánh giá và so sánh thực tế. Vì vậy, việc dạy học Địa lí sẽ phát huy hiệu quả một cách toàn diện khi có sự kết hợp giữa dạy học trên lớp với dạy học qua mạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Advertisement

This article is from: