11 minute read

Bảng 1.1. So sánh dạy học truyền thống với dạy học trực tuyến Bảng 1.2. Phân phối chương trình dạy học môn Địa lí ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT huyện Điện Biên Đông, năm học

Các trường Đại học ở Việt Nam bước đầu nghiên cứu và triển khai đào tạo trực tuyến. Một số đơn vị đã xây dựng và ứng dụng các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính - Viễn thông, Đại học FPT, Học viện mở Hà Nội,... Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã mở một cổng đào tạo trực tuyến nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin đào tạo trực tuyến trên thế giới và ở Việt Nam. Một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã đưa ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo [19]. Việt Nam đã gia nhập mạng Đào tạo trực tuyến châu Á (Asia E-learning Network - AEN, địa chỉ website www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, Trường Đại học Bách Khoa,... Bộ GD-ĐT phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel công bố trang mạng giáo dục “Trường học kết nối” tại địa chỉ website http://truonghocketnoi.edu.vn là hệ thống hỗ trợ tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với mục đích sau: - Tổ chức và quản lí các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng GV qua mạng; hỗ trợ và theo dõi hoạt động sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên về đổi mới chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá; tạo môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các hoạt động học tập và hỗ trợ hoạt động trải nghiệm sáng tạo của HS qua mạng. - Tổ chức và quản lí hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của HS qua mạng theo hình thức “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”. - Tạo môi trường gắn kết giữa các trường sư phạm với các trường phổ thông/trung tâm giáo dục thường xuyên trong công tác đào tạo và bồi dưỡng GV. “Trường học kết nối” đã bước đầu cho kết quả tốt [19].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Advertisement

Dạy học kết hợp (Blended - Learning) là một trong những mô hình học tập được nhiều người quan tâm. Đây là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp học truyền thống và tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin, cụ thể là các chương trình dạy học qua hệ thống phần mềm hoặc trực tuyến (online). Công nghệ mang lại sự tiện nghi, nhanh gọn và tiết kiệm chi phí, tuy nhiên lại làm người học mất đi động cơ học tập và mất đi cơ hội giao tiếp liên nhân như trong các lớp học truyền thống. Chính vì vậy, các buổi học trực tiếp (face-to-face) vẫn giữ được nhiều giá trị mà việc tự học với máy tính không thể nào bù đắp được. Ngược lại, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và việc xuất hiện các chương trình ứng dụng trên mạng thì việc truyền đạt thuần túy không thể cung cấp cho người học được nguồn kiến thức khổng lồ và những thông tin thức thời. Vai trò hỗ trợ của học trực tuyến lúc này được thể hiện rất rõ nét. Dạy học kết hợp đã có một số tác giả nghiên cứu: Tác giả Nguyễn Văn Hiền có đưa ra một khái niệm tương tự là "Học tập hỗn hợp" để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học truyền thống với học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng; Tác giả Nguyễn Danh Nam cũng đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa E - learning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là "Blended Learning", tác giả Nguyễn Danh Nam (2008) đã xây dựng một số mô hình dạy học kết hợp trong dạy học môn Hình học sơ cấp cho học viên nghành toán đại học Sư phạm; tác giả Đỗ Vũ Sơn (2011) nghiên cứu triển khai dạy học kết hợp môn Bản đồ học cho các trường Đại học Sư phạm miền núi phía Bắc; Tác giả Phạm Xuân Lam tiến hành nghiên cứu vấn đề "Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy chương Virus và bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử dụng phần mềm Moodle". Một số tác giả đã nghiên cứu dạy học kết hợp, dạy học trực tuyến trong dạy học môn Địa lí THPT, tiêu biểu như: - Tác giả Đỗ Vũ Sơn (2011), với Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng giáo trình điện tử Bản đồ học trong các trường Đại học sư phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Miền núi phía Bắc. Trong luận án, tác giả Đỗ Vũ Sơn đã nghiên cứu, xây dựng giáo trình điện tử môn Bản đồ học và tiến hành đào tạo với hình thức dạy học kết hợp cho các trường Đại học Sư phạm khu vực Miền núi phía Bắc; PGS.TS Đỗ Vũ Sơn với khóa học “Bản đồ học” đạt hiệu quả tốt. - Các tác giả: Hà Văn Thám (2016) với Dạy học kết hợp (Blended Learning) môn Địa lí lớp 11 cho HS trường phổ thông Dân tộc nội trú; Đoàn Đức Hải (2017) với Thiết kế một số bài dạy học trực tuyến môn Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông; Hồ Duy Mạnh (2017) với Dạy học trên lớp kết hợp với dạy học trực tuyến môn Địa lí lớp 11 ở một số trường THPT ở tỉnh Lào Cai; Nguyễn Thị Hương Ly (2017) với Nghiên cứu, triển khai dạy học kết hợp môn Địa lí 10 ở tỉnh Thái Nguyên. Các công trình đã công bố trên đi sâu nghiên cứu lí luận về hình thức dạy học kết hợp, dạy học trực tuyến môn Địa lí THPT cho đối tượng là HS THPT ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Tại tỉnh Điện Biên chưa có công trình nghiên cứu nào một cách chuyên biệt về dạy học kết hợp (Blended learning) môn địa lí. Với việc kế thừa và phát huy các công trình đã công bố, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn về bồi dưỡng thường xuyên tự nhiên, kinh tế xã hội Việt Nam bằng hình thức ĐTTT nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Điện biên, đặc biệt đối học sinh khối 12 tại các trường THPT. Đây là hướng nghiên cứu mới chưa có tác giả nào tại tỉnh Điện Biên đi sâu nghiên cứu trước đây.

6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6.1. Quan điểm nghiên cứu

6.1.1. Quan điểm lịch sử Các đối tượng nghiên cứu đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi không ngừng theo thời gian. Mỗi một đối tượng nghiên cứu đều phải mất một thời gian dài để hình thành và biến đổi. Nghiên cứu phương pháp dạy học cần phải tìm hiểu, phát hiện sự hình thành, phát triển của quá trình dạy học để từ đó phát hiện ra quy luật tất yếu, quy luật khách quan của quá trình dạy học - giáo dục. Dạy học kết hợp cũng phải dựa trên lịch sử phát triển của một quá trình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

6.1.2. Quan điểm hệ thống Hệ thống là tập hợp các thành tố tạo nên một chỉnh thể toàn vẹn tương đối ổn định và vận động theo quy luật tổng hợp. Quan điểm hệ thống xuất phát từ sự tồn tại của các hiện tượng, là dựa trên các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau của các sự vật hiện tượng, của các bộ phận, thành tố cấu thành, theo một chuỗi các liên kết, một chu trình phát triển trên một lãnh thổ cụ thể. Khi một yếu tố thành phần thay đổi thì các yếu tố khác cũng thay đổi theo. Khi nghiên cứu vấn đề dạy học kết hợp, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng, các thành phần, bộ phận để xem xét một cách cụ thể. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm ra quy luật phát triển từng mặt và của toàn bộ hệ thống giáo dục. 6.1.3. Quan điểm tổng hợp Dựa trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá các sự vật hiện tượng trên một lãnh thổ cụ thể có tính toàn diện trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Trong nghiên cứu địa lí việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng do chính đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học này là các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội rất phong phú và đa dạng. Sử dụng phương pháp dạy học kết hợp cần nghiên cứu mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức, phương pháp dạy học khác, với toàn bộ các khâu của hệ thống giáo dục hiện nay một cách rõ ràng, khúc chiết, theo một hệ thống chặt chẽ có tính lôgíc cao... Đảm bảo được bài giảng được thiết kế phục vụ tốt nhất cho quá trình dạy học đó là có tính khoa học, tính vừa sức, tính sư phạm, tính tự lực và phát triển tư duy học sinh. 6.1.4. Quan điểm lãnh thổ Trên các phương diện tự nhiên cũng như kinh tế văn hóa xã hội, đối tượng nghiên cứu thường được xác định trên một lãnh thổ cụ thể đó là vị trí địa lí, chúng có sự phân hoá và phụ thuộc nội tại, đồng thời có liên quan chặt chẽ với các lãnh thổ xung quanh, quan điểm lãnh thổ giúp giải quyết một cách cụ thể quá trình và hiện tượng diễn ra trong phạm vi cùng chung lãnh thổ vốn đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

được xác lập trong tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội. Với mỗi vùng lãnh thổ địa lí có trình độ kinh tế xã hội khác nhau nên việc áp dụng các phương pháp dạy học đối với mỗi vùng miền cũng khác nhau cần phải có những nghiên cứu, ứng dụng phương pháp dạy học khác nhau cho phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh kinh tế, địa lí. Đề tài vận dụng quan điểm này để xác định không gian lãnh thổ nghiên cứu và thực nghiệm là học sinh THPT tại tỉnh Điện Biên. 6.1.5. Quan điểm công nghệ dạy học Công nghệ dạy học đồng nhất với việc sử dụng vào dạy học các phát minh các sản phẩm công nghệ hiện đại, các phương tiện, thiết bị hiện đại, các hệ thống và phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ để cải tiến quá trình học tập của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Công nghệ dạy học hiện nay đang là một hướng tiếp cận quan trọng để đổi mới PPDH nói chung và dạy học Địa lí nói riêng trong các nhà trường phổ thông. Ứng dụng công nghệ vào giảng dạy là một trong nhiều phương pháp dạy học tiên tiến hiệu quả. Đặc biệt là việc vận dụng công nghệ vào hình thức dạy học kết hợp (Blended Learning) sẽ đem lại hiệu quả tốt, cần phát huy và nhân rộng.

6.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy định của Nhà nước và của ngành Giáo dục và Đào tạo. Tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ, các tài liệu lý luận về quản lý, quản lý giáo dục và các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu chương trình SGK hiện hành và Chương trình Giáo dục phổ thông mới. 6.2.2. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu Thu thập và phân tích tài liệu, số liệu là một trong những việc rất quan trọng và cần thiết. Thông qua các hoạt động như quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp GV và HS, xử lý thông tin qua hệ thống phân tích - tổng hợp, kết hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

This article is from: