![](https://assets.isu.pub/document-structure/210814114353-3d6b5564bd6452cf9f7f89ec7fb2ec20/v1/9fba3307a1bdf688bc83f35e8279a008.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
9 minute read
dạy học kết hợp ở tỉnh Điện Biên
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210814114353-3d6b5564bd6452cf9f7f89ec7fb2ec20/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
Hình 1.2. Các phương án dạy học kết hợp
Advertisement
1.1.2.4. Ưu điểm của dạy học kết hợp Dạy học kết hợp được đánh giá là một giải pháp tốt cho giáo dục và đào tạo. Nghiên cứu của Osguthope & Graham (2003) đã chỉ ra các lý do để lựa chọn BL là: Tính phong phú của sư phạm; tiếp cận với sự hiểu biết; sự tương tác xã hội; hướng tới cá nhân; chi phí hiệu quả, dễ dàng sửa đổi. Dạy học kết hợp phát huy được ưu điểm, hạn chế nhược điểm của cả hai hình thức dạy học trực tuyến và dạy học truyền thống trên lớp. Tác giả Victoria L. Tinio nhận định rằng "Không phải tất cả các chương trình học đều có thể được thực hiện tốt nhất trong môi trường trang thiết bị điện tử...; căn cứ để lựa chọn hình thức đào tạo là đặc điểm của môn học, mục tiêu và kết quả học tập, tính cách của học viên và bối cảnh học tập để lựa chọn hình thức, phương pháp và phương tiện giảng dạy thích hợp nhất".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Chương trình môn Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông (hiện hành)
1.2.1.1. Mục tiêu, kỹ năng cần đạt Trên nền tảng những kiến thức cơ bản và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, Chương trình môn Địa lí giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực địa lí - một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chương trình bao gồm các kiến thức tổng quát về Địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế của đất nước Việt Nam. Theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục thì, học xong chương trình Địa lí 12 (chương trình chuẩn) học sinh đạt được: - Về kiến thức: Hiểu và trình bày được các kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang sinh sống nói riêng. - Về kĩ năng: Củng cố và phát triển: + Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí; vẽ lược đồ, biểu đồ; phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat, biểu đồ, lát cắt, số liệu thống kê... + Kĩ năng thu thập, xử lí, tổng hợp và thông báo thông tin địa lí. + Kĩ năng vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh.
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210814114353-3d6b5564bd6452cf9f7f89ec7fb2ec20/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Về thái độ, hành vi: + Có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tôn trọng các thành quả của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại. + Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí. + Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước; sẵn sàng tham gia vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng.
- Năng lực cần hình thành:
+ Hình thành và phát triển cho HS thế giới quan khoa học và các phẩm chất yêu thiên nhiên; có ý thức, niềm tin và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; yêu quý người lao động, tôn trọng những giá trị nhân văn khác nhau; rèn luyện được sự tự tin, trung thực, khách quan; đồng thời hình thành và phát triển được các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Hình thành và phát triển cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, cụ thể là năng lực địa lý, bao gồm các thành phần sau: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lý (tự nhiên, kinh tế - xã hội); Năng lực sử dụng các công cụ của Địa lí học và tổ chức học tập thực địa; Năng lực thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin địa lý; Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn [25]. 1.2.1.2. Nội dung chương trình Địa lí 12- THPT Nội dung chính là “Địa lí Việt Nam” nhằm trang bị cho các em HS những đặc điểm nổi bật về thiên nhiên, dân cư, kinh tế và các vấn đề đặt ra đối với đất nước, với các vùng và với địa phương - nơi HS đang sống; chuẩn bị cho HS những kiến thức cần thiết để hoà nhập vào cuộc sống hoặc tiếp tục học lên. CTĐL lớp 12 được biên soạn có kế thừa, phát triển từ nội dung Địa lí lớp 8, 9, 10, 11, vừa góp phần hoàn thiện nội dung của chương trình địa lí, làm cơ sở cho những hoạt động học tập và lao động sản xuất sau này của mỗi HS.
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210814114353-3d6b5564bd6452cf9f7f89ec7fb2ec20/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Cấu trúc chương trình Địa lí 12 gồm bốn phần lớn: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí kinh tế Việt Nam và Chuyên đề Ôn thi THPT Quốc gia thể hiện những nội dung sau: Địa lí tự nhiên Việt Nam giới thiệu bức tranh phong phú về vẻ đẹp thiên nhiên thông qua các thành phần như núi non, sông nước, sinh vật và các hiện tượng tự nhiên đặc trưng như khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, bão, thiên nhiên phân hóa,… Địa lí dân cư Việt Nam nổi bật với những đặc điểm của con người nước ta thông qua tình hình phát triển, cơ cấu dân số, tình hình lao động - việc làm và quá trình đô thị hóa. Địa lí kinh tế giúp học sinh thấy được đặc điểm của sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp tới các ngành dịch vụ. Việc đẩy mạnh khai thác phát kinh kinh tế - xã hội của bảy vùng kinh tế đã tạo nên sự phân hóa và hình thành các vùng kinh tế trên cả nước. Các chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia gồm khối kiến thức lớp 11 và 12 theo chương trình của Bộ GD&ĐT. Trong đó kiến thức lớp 12 là trọng tâm. Phần kĩ năng địa lí đa dạng như kĩ năng tính toán từ bảng số liệu, kỹ năng nhận dạng biểu đồ, chuyên đề về đọc Atlat Địa lí Việt Nam [7].
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210814114353-3d6b5564bd6452cf9f7f89ec7fb2ec20/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
1.2.2. Chương trình môn Địa lí 12 - THPT áp dụng ở tỉnh Điện Biên
1.2.2.1. Quy trình xây dựng phân phối chương trình ở tỉnh Điện Biên Phân phối chương trình quy định nội dung dạy học cho từng tiết học trên cơ sở khung phân phối chương trình (chương, phần, bài học, mô-đun, chủ đề,...) của Bộ, trong đó đã lược bỏ những nội dung cần điều chỉnh dạy học theo công văn số: 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian thực hiện kế hoạch dạy học trong năm là 37 tuần, trong đó học kì I là 19 tuần, học kì II là 18 tuần đây khung chương trình chung cho các trường trong toàn tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Căn cứ vào gợi ý chương trình dạy học bộ môn do do Bộ giáo dục ban hành, các trường chỉ đạo cho GV, nhóm GV cùng bộ môn xây dựng phân phối chương trình dạy học bộ môn năm học theo các bước sau: Bước 1: Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khai yêu cầu tới các giáo viên, dựa vào khung chương trình do Bộ GD-ĐT ban hành và sách giáo khoa môn học hiện hành, xác định và lựa chọn những nội dung kiến thức cơ bản và thiết yếu theo hướng giảm tải, xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh thực tế và đặc biệt là năng lực của học sinh nhà trường, mỗi giáo viên đề xuất các nội dung chưa hợp lí như: thời lượng cho bài học, xác định những nội dung dạy học trùng lặp của bộ môn trong cùng cấp học, những kiến thức khó hoặc chưa cần thiết, những thông tin đã cũ bị lạc hậu…Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khắc phục. Bước 2: Thống nhất xây dựng kế hoạch dạy học. Sau khi mỗi GV hoàn thành đề xuất cho môn học, tổ chuyên môn sẽ tổ chức họp GV cùng bộ môn, dựa trên đề xuất của GV để thống nhất xây dựng kế hoạch dạy học của môn học theo nguyên tắc: + Đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng. + Không gây xáo trộn quá lớn. + Phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và năng lực tổ chức dạy - học của giáo viên và học sinh nhà trường (đảm bảo tính khả thi). + Tạo được hứng thú và đồng thuận của giáo viên, học sinh. Bước 3: Phê duyệt kế hoạch dạy học. - Tổ trưởng, trưởng nhóm bộ môn báo cáo kế hoạch môn học đã được thống nhất trong tổ chuyên môn với Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng. Yêu cầu nắm chắc và giải trình được lí do của những thay đổi, điều chỉnh so với chương trình và SGK hiện hành. - Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch dạy học, phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học đã xây dựng.
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210814114353-3d6b5564bd6452cf9f7f89ec7fb2ec20/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn