5 minute read

1.2. Cơ sở lí luận của đề tài

thực hiện xây dựng BTTT cho chủ đề này nhằm bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL GV khi giảng dạy. 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài 1.2.1. Cơ sở lí luận về năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học a) Khái niệm năng lực Với những cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm khác nhau về NL. Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của các nhân phù hợp với những yêu cầu của một loại hoạt động cụ thể, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt. Năng lực là mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị hoàn thành có kết quả một hoạt động cụ thể, năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động” [22]. Theo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD & ĐT (2018) thì: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [3]. b) Phân loại năng lực Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Sinh học 2018 của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT, NL được phân chia làm 2 loại là năng lực chung và năng lực chuyên biệt: (1) Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển. Những NL chung bao gồm: NL tự chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. (2) Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và các hoạt động giáo dục nhất định. Những NL chuyên môn gồm: NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ, NL thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển NL chung và các phẩm chất (nhân ái, trung thực, yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ) trong chương trình GD phổ thông tổng thể môn Sinh học 2018 cũng đã đưa ra những yêu cầu cần đạt NL đặc thù trong nhóm NL Sinh học bao gồm ba NL thành phần sau: - NL nhận thức sinh học: Trình bày, phân tích và giải thích được các kiến thức sinh học cốt lõi về các sự vật hiện tượng, khái niệm, quy luật và các quá trình sinh học; những thuộc tính cơ bản về các cấp độ tổ chức sống phân tử, tế bào, cơ thể quần thể, 7

quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển. Từ nội dung kiến thức sinh học về các cấp độ tổ DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL chức sống, HS khái quát được các đặc tính chung của thế giới sống là trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng; sinh trưởng và phát triển; cảm ứng; sinh sản; di truyền, biến dị và tiến hoá. Thông qua các chủ đề nội dung sinh học, HS trình bày và giải thích được các thành tựu công nghệ sinh học trong chăn nuôi, trồng trọt, xử lí ô nhiễm môi trường, sản xuất thực phẩm sạch; trong y - dược học. - NL tìm hiểu thế giới sống: Thực hiện được hoạt động tìm hiểu thế giới sống, bao gồm: đề xuất vấn đề; đặt câu hỏi cho vấn đề; đưa ra phán đoán, xây dựng giả thuyết; lập kế hoạch; thực hiện kế hoạch; viết, trình bày báo cáo và thảo luận; đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề trong các tình huống học tập, đưa ra quyết định. Để thực hiện được các hoạt động trong tiến trình tìm hiểu thế giới sống, HS hình thành và phát triển các kĩ năng như: quan sát, thu thập và xử lí thông tin bằng các thao tác logic phân tích, tổng hợp, so sánh, thiết lập quan hệ nguyên nhân - kết quả, hệ thống hoá, chứng minh, lập luận, phản biện, khái quát hoá, trừu tượng hoá, định nghĩa khái niệm, rèn luyện NL siêu nhận thức. - NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Có khả năng giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và đời sống hằng ngày liên quan đến Sinh học; giải thích, ĐG những vấn đề thực tiễn của ứng dụng tiến bộ sinh học; giải thích và xác định được quan điểm cá nhân để có ứng xử thích hợp trước những tác động đến đời sống cá nhân, cộng đồng, loài người như sức khoẻ, an toàn thực phẩm, nông nghiệp sạch, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; giải thích được cơ sở khoa học của các giải pháp công nghệ sinh học để có định hướng lựa chọn ngành nghề; giải thích cơ sở sinh học để có ý thức tự giác thực hiện các biện pháp luyện tập, phòng chống bệnh, tật, nâng cao sức khoẻ tinh thần và thể chất [3]. c) Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Theo Từ điển Tiếng Việt, vận dụng là đem tri thức vận dụng vào thực tiễn [23; tr 1105]. Theo Chương trình giáo dục phổ tổng thể năm 2018 (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/Thông Tư - Bộ GD & ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học có nghĩa là HS vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp [3]. Theo tác giả Phan Thị Thanh Hội và Nguyễn Thị Tuyết Mai: “Vận dụng kiến thức vào thực tiễn là quá trình đem tri thức áp dụng vào những hoạt động của con 8

Advertisement

This article is from: