XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Page 1

BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU

vectorstock.com/28062412

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ngành : LL & PP DẠY HỌC BỘ MÔN VĂN - TIẾNG VIỆT Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀN

THÁI NGUYÊN - 2019


LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Phương Thảo

i


LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn là TS. Nguyễn Trọng Hoàn đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khóa 25 chuyên ngành Lí luận & phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập. Xin cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của cơ quan, đồng nghiệp, bạn học. Sự giúp đỡ, động viên kịp thời ấy đã đem đến cho tôi động lực to lớn. Giúp tôi luôn cố gắng và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Phương Thảo

ii


MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 5 5. Phạm vi đề tài .................................................................................................. 6 6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................. 6 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6 8. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 7 9. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG........................... 9 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 9 1.1.1. Một số vấn đề về khái niệm đọc hiểu ........................................................ 9 1.1.2. Năng lực đọc hiểu .................................................................................... 11 1.1.3 Cấu trúc của năng lực đọc hiểu ................................................................ 14 1.1.4. Phát triển năng lực đọc hiểu qua hệ thống bài tập................................... 15 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 22 1.2.1. Khảo sát hệ thống câu hỏi và bài tập đọc hiểu trong sách giáo khoa môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông ............................................................. 22 1.2.2. Một số nhận xét sơ bộ về hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông .................................................... 23

iii


1.2.3. Một số đề xuất khoa học của luận văn .................................................... 26 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 28 Chương 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............. 29 2.1. Các bài tập phát triển năng lực tóm tắt ....................................................... 29 2.1.1. Dạng bài tập tóm tắt bằng cách viết ra các ý chính ................................. 29 2.1.2. Dạng bài tập tóm tắt bằng sơ đồ tư duy ................................................... 31 2.1.3. Dạng bài tập tóm tắt bằng sư đồ graph .................................................... 35 2.2. Bài tập đánh giá năng lực nhận biết các biện pháp tu từ ............................ 40 2.2.1. Bài tập đánh giá năng lực nhận biết các biện pháp tu từ cú pháp ........... 40 2.2.2. Bài tập đánh giá năng lực nhận biết các biện pháp tu từ ngữ âm ............ 45 2.3. Bài tập đánh giá năng lực nhận biết phương thức biểu đạt của văn bản .... 49 2.4. Các bài tập đánh giá năng lực phản biện .................................................... 52 2.5. Các bài tập đánh giá năng lực đọc hiểu thông qua khai thác giá trị của văn bản tương đương ......................................................................................... 55 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 62 Chương 3: THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................... 63 3.1. Mục đích thể nghiệm ................................................................................. 63 3.2. Nội dung thể nghiệm .................................................................................. 63 3.3. Đối tượng thể nghiệm ................................................................................. 63 3.4. Phương pháp, tổ chức thể nghiệm .............................................................. 64 3.4.1. Phương pháp thực nghiệm ....................................................................... 64 3.4.2. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................... 64 3.5. Thời gian địa bàn thể nghiệm .................................................................... 64 3.6. Thiết kế giáo án đưa vào thể nghiệm.......................................................... 65 3.6.1. Giáo án lớp 10 ......................................................................................... 65 3.6.2. Giáo án lớp 11 ......................................................................................... 72 3.6.3. Giáo án dạy Lớp 12 ................................................................................. 80

iv


3.7. Đánh giá kết quả thể nghiệm ..................................................................... 92 3.7.1. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm.............................................. 92 3.7.2. Kết quả thực nghiệm................................................................................ 93 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................... 95 KẾT LUẬN....................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 98

v


DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu hướng dẫn đọc bài của các tiết dạy tác phẩm văn chương .............................................................................. 22 Bảng 1.2. Hệ thống bài tập đọc hiểu hướng dẫn học bài của các tiết dạy tác phẩm văn chương .............................................................................. 23 Bảng 1.3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu hướng dẫn đọc bài của các tiết dạy tác phẩm văn chương .............................................................................. 23 Bảng 1.4. Hệ thống bài tập đọc hiểu hướng dẫn học bài của các tiết dạy tác phẩm văn chương .............................................................................. 24 Bảng 1.5. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu hướng dẫn đọc bài của các tác phẩm ..... 25 Bảng 1.6. Hệ thống bài tập đọc hiểu hướng dẫn học bài tại các tác phẩm........ 26

vi


MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Dạy học theo định hướng năng lực, phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh đang ngày càng khẳng định ưu thế và thu được hiệu quả. Nếu người giáo viên muốn nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học thì điều quan trọng nhất là phải dạy cho học sinh cách đọc, cách nghĩ, cách nói, cách viết, cách học. Có mục tiêu đúng đắn sẽ có cách nghĩ đúng, có cách nghĩ đúng sẽ tìm ra được cách học hiệu quả, phù hợp. Để học sinh có được cách nghĩ và cách học hiệu quả thì giáo viên không ngừng tìm tòi và sáng tạo cách dạy, phương pháp dạy hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh. Hiện nay, đọc hiểu Ngữ văn đang là một phương pháp dạy học được đánh giá không chỉ mang lại hứng thú, sự tích cực, chủ động cho học sinh mà còn có khả năng phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo, hình thành được các năng lực, các kĩ năng sống cho các em. Trong phương pháp dạy đọc hiểu bản thân nó đã bao gồm một hệ thống các kĩ năng có mối liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau: đọc để hiểu văn bản, đọc để nghe “tiếng nói” trong văn bản, đọc để biết vận dụng vào tạo lập văn bản nói, văn bản viết sau khi đọc hiểu… để rồi sau mỗi bài học, chính học sinh sẽ rút ra cho mình được những bài học về cách đọc, cách hiểu một văn bản, cách diễn đạt những gì đã đọc hiểu được. Từ đây sẽ biết cách vận dụng kĩ năng đọc hiểu vào các hoàn cảnh cụ thể trong quá trình học tập và sinh sống. 1.2. Trước yêu cầu cần đổi mới đồng bộ chương trình dạy học bộ môn Ngữ văn cũng sẽ có nhiều thay đổi sâu sắc. Chương trình giáo dục của mỗi bộ môn không còn gò bó các nội dung dạy học. Ngoài những tác phẩm có giá trị to lớn về nhiều mặt đã được đưa vào chương trình thì mỗi một giáo viên có thể lựa chọn những văn bản để giảng dạy sao cho phù hợp với địa bàn, đặc điểm địa phương, với trình độ, tâm lí nhận thức của người học. 1.3. Qua việc khảo sát thực trạng của dạy học môn Ngữ văn, có thể nhận thấy một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn lúng túng, thiếu kinh nghiệm trong

1


cách tổ chức tiến trình, các bước đọc hiểu. Một trong những khâu còn nhiều vướng mắc đó là cách thiết kế các bài tập thực hành trong đọc hiểu văn bản. Còn tồn tại hiện tượng chưa chú trọng đến khâu thực hành đọc hiểu, hoặc có làm nhưng chưa có ý thức đầu tư cho hoạt động thực hành sau đọc hiểu. Từ đó dẫn đến hiện tượng, các giờ đọc hiểu trôi qua mà học sinh chưa thực sự được khắc sâu kiến thức cũng như kĩ năng đọc hiểu. Mặt khác, do không chú ý thực hành nên học sinh mới chỉ đọc để hiểu chứ chưa biết cách diễn đạt ý mình hiểu được qua đọc như thế nào? Vì thế kết quả của đọc hiểu chưa toàn diện, trong bốn kĩ năng học sinh cần đạt được: Nghe, nói, đọc, viết thì mới chỉ chú ý đến nghe và đọc còn nói và viết chưa có hiệu quả cao. Vì vậy mà khi gặp một văn bản mới còn nhiều lúng túng, đọc hiểu chưa hiệu quả, chưa có kĩ năng diễn đạt những gì mình hiểu. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Hiện nay, vấn đề đọc hay đọc hiểu không còn mới mẻ. Từ nhiều thập kỉ trước đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Ở nước ta, Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng là người đề cập sớm nhất đến vấn đề này. Trong tiểu luận khoa học “Dạy đọc hiểu là tạo nền tảng văn hóa cho người đọc” tại "Hội thảo khoa học chương trình và sách giáo khoa thí điểm" tổ chức tháng 9/2000 tại Hà Nội, ông đã nêu rất rõ quan điểm về dạy đọc hiểu trong dạy học hiện nay. Ở tiểu luận này, tác giả chỉ ra rõ rằng: “Hình thành năng lực đọc tác phẩm cho học sinh không thể không dựa vào những kết quả nghiên cứu sự hiểu biết về đặc điểm ngôn ngữ văn học và thể loại”. Có thể nói, đọc hiểu là một hoạt động xuyên suốt và có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều tri thức lí luận văn học. Muốn đọc hiểu tốt thì cần biết sử dụng tất cả các tri thức hiểu biết về văn học vào đọc hiểu. Vì vậy, năng lực đọc hiểu là năng lực quan trọng giúp cho học sinh biết cách đọc các loại văn bản khác nhau ở trong và ngoài nhà trường. Khi đã có năng lực đọc hiểu thì học sinh mới có thể phát triển năng lực diễn đạt. Bởi vì muốn diễn đạt tốt thì phải hiểu vấn đề và biết cách trình bày vấn đề. Như vậy, đọc hiểu sẽ góp phần củng cố và

2


phát triển năng lực sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, giúp học sinh có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Trong cuốn “Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường” Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng viết: “phải từ những bài học có sức lôi cuốn, hấp dẫn, nhẹ nhàng và phong phú mà khéo léo cho học sinh nhớ lại và vận dụng từ và nhóm từ trong những văn cảnh khác nhau trong văn bản”. Như vậy rõ ràng khi đọc, chủ thể đã thực hiện một hành động luyện tập, luyện tập những gì mình đã tích lũy trước khi đọc, vận dụng vào đọc hiểu văn bản mới. Do đó, đọc hiểu không chỉ giúp người đọc tiếp nhận tri thức mới và còn ôn luyện tri thức cũ, kĩ năng cũ. Đồng thời qua các hoạt động luyện tập thì kiến thức, kĩ năng, năng lực của người đọc ngày càng được nâng cao. Hoạt động đọc hiểu vì thế không chỉ là hoạt động khám phá cái mới mà còn là hoạt động luyện tập nâng cao. 2.2. Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn, một trong những người tâm huyết với hoạt động dạy đọc hiểu đã góp phần làm sáng rõ giá trị của đọc hiểu qua các bài báo, các chuyên luận, các cuốn sách viết về đọc hiểu: "Quan niệm và giải pháp đọc hiểu văn bản ngữ văn" (Trong cuốn "Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 6"); "Một số vấn đề đọc hiểu thơ trữ tình và tác phẩm văn chương nghị luận" (Trong cuốn "Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 7" (NXB GD 2005)); "Một số vấn đề đọc hiểu văn bản kịch" (Trong cuốn "Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 8" (NXB GD 2005)); "Một số vấn đề về đọc tác phẩm kí, tác phẩm truyện hiện đại" (Trong cuốn "Tạp chí văn học tuổi trẻ" số 3 năm 2004)... Qua đó, tác giả chỉ ra vai trò của đọc là“điểm khởi đầu cho những năng lực khác, đặc biệt là năng lực nhận biết, phân loại và tri giác các văn bản khác”. Có thể nói: đọc hiểu là một trong những năng lực quan trọng của quá trình học tập và đời sống của người học. Năng lực đọc hiểu sẽ khiến người đọc tự tin và đủ khả năng chiếm lĩnh các văn bản khác ngoài chương trình học. Và ý kiến trên cũng có thể hiểu được tính thực hành của đọc hiểu. Muốn đọc hiểu tốt phải thực hành trong khi học đọc hiểu và sau khi đọc

3


hiểu. Như vậy năng lực đọc hiểu mới phát huy và qua đó, người học sẽ được củng cố, rèn luyện và nâng cao hơn về năng lực đọc hiểu. Trong cuốn “Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương” tác giả chỉ rõ tầm quan trọng của đọc hiểu thông qua liên tưởng và tưởng tượng. Người đọc khi tiến hành đọc hiểu văn bản văn chương phải tập trung, hóa thân vào tác phẩm. Người đọc phải dùng liên tưởng, tưởng tượng để đọc hiểu tác phẩm. Đồng thời phải từ những gì tác phẩm đặt ra mà liên tưởng, tưởng tượng tiếp. Đây cũng chính là quá trình tự luyện tập, thực hành và nâng cao các kĩ năng đọc hiểu của người học. Liên tưởng và tưởng tượng có vai trò như một cầu nối, giúp người đọc có thể hiểu sâu sắc hơn, hiểu rộng hơn vấn đề được đề cập đến. Từ đó có cái nhìn toàn diện hơn, chính xác hơn, và sâu sắc hơn về văn bản. 2.3 Giáo sư Trần Đình Sử không chỉ nhìn thấy ý nghĩa của kĩ năng đọc hiểu đối với đời sống của con người nói chung mà ông còn nhìn thấy ý nghĩa to lớn của đọc hiểu trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng. Ông từng khẳng định: "Đọc hiểu văn bản - một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay". Theo tác giả dạy văn là "dạy cho học sinh biết kĩ năng đọc, kĩ năng hiểu các văn bản thông qua hệ thống từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật... Từ đó học sinh có thể vận dụng và đọc hiểu các văn bản bắt gặp trong học tập và đời sống". Như vậy có thể nói, chúng ta dạy học sinh cách học môn Ngữ văn thực chất là dạy cho học sinh có được năng lực đọc hiểu văn học, dạy cho học sinh có được năng lực tự chủ trong tiếp nhận tri thức. PGS.TS.Nguyễn Thái Hòa trong bài viết "Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu" đăng trên tạp chí "Thông tin Khoa học Sư phạm số 08 năm 2004" cũng đã nói đến tầm quan trọng của đọc hiểu. Hiện nay công nghệ phát triển vượt bậc, lượng thông tin ngày một nhiều đòi hỏi con người luôn nhanh nhạy, thích ứng. Mặt khác khối lượng công việc ngày càng cao mà quỹ thời gian không gia tăng. Vì vậy kĩ năng đọc hiểu càng quan trọng. Đọc hiểu giúp con người đọc nhanh,

4


hiểu nhanh, đọc chính xác, hiểu chính xác để tiếp nhận và giải mã các thông tin mà không mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Như vậy, đọc hiểu cũng có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao trình độ hiểu biết cho học sinh, chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. PGS.TS.Nguyễn Thị Hạnh trong bài viết “Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu cho môn Ngữ văn của trường trình giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Khoa học số 56 cũng nói đến việc cần thiết của đọc hiểu trong bộ môn Ngữ văn hiện nay. Theo tác giả cần thiết phải xây dựng các tiêu chuẩn về nội dung, chuẩn thể hiện năng lực đọc hiểu... Từ đó có thể xây dựng kế hoạch dạy học đọc hiểu khoa học, hiệu quả. Biết được các nội dung cụ thể để cung cấp kĩ năng đọc hiểu, biết được kết quả của dạy đọc hiểu đạt ở mức độ nào. Đồng thời có thể dễ dàng lên kế hoạch dạy học và bồi dưỡng cho học sinh các kĩ năng còn thiếu, còn yếu. Có thể nói, đọc hiểu ngày càng được quan tâm nhiều hơn, từ nhiều bình diện, từ nhiều góc độ. Đó chính là những nguồn tư liệu, gợi ý quý báu để chúng tôi tự tin hơn khi thực hiện luận văn này. 3. Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở tiếp thu những tiền đề khoa học về lý luận đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng đọc hiểu và từ thực tế nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng dạy đọc hiểu trong môn Ngữ văn tại cấp trung học phổ thông, người viết thấy cần thiết phải xây dựng một hệ thống các bài tập thực hành đọc hiểu để quá trình dạy đọc hiểu cho học sinh có thể đạt hiệu quả cao nhất. Qua đó giáo viên đánh giá được nhận thức và năng lực của học sinh cũng như tự đánh giá được hiệu quả giờ dạy của bản thân. Từ đây tìm ra một phương pháp phù hợp nhất để dạy và học có hiệu quả. Vì vậy người viết đề xuất luận văn: “Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản ngữ văn cấp trung học phổ thông”. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

5


1. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về dạy học đọc hiểu môn Ngữ văn trong trường Trung học phổ thông. 2. Khảo sát thực tế dạy đọc hiểu trong các giờ đọc hiểu văn bản tại trường Trung học phổ thông. Đây chính là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất hệ thống bài tập thực hành phát triển năng lực đọc hiểu văn bản Ngữ văn cho học sinh trong trường phổ thông. 3. Đề xuất hệ thống bài tập thực hành phát triển năng lực đọc hiểu văn bản Ngữ văn cho học sinh trong trường Trung học phổ thông. 5. Phạm vi đề tài Đề tài xây dựng hệ thống các bài tập thực hành đọc hiểu qua các tác phẩm tiêu biểu: "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi, "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu, "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh, "Thông điệp nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003" của Cô-phi An-nan. "Hồn Trương Ba da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ. 6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy học đọc hiểu các văn bản "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi, "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu, "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh, "Thông điệp nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003" của Cô-phi An-nan. "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ. 2. Khách thể nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên đối tượng giáo viên và học sinh trong trường Trung học phổ thông. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu lý thuyết đọc hiểu, thực hành đọc hiểu có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu các tài liệu lí thuyết chuyên ngành, liên ngành có liên quan đến đề tài. 6


- Nghiên cứu hệ thống các kiến thức khoa học có liên quan trực tiếp đến đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu trong hoạt động thực tiễn và thực nghiệm sư phạm - Phương pháp quan sát và phương pháp điều tra trực tiếp tình hình thực hiện các bài tập thực hành đọc hiểu trong các giờ Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông. - Phương pháp thảo luận nhóm sử dụng trong trao đổi, nghiên cứu về đề tài. - Phương pháp phỏng vấn lấy ý kiến về đề tài. - Phương pháp điều tra qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm tại trường THPT: Thực hiện tiến hành xây dựng một hệ thống các bài tập thực hành cho các văn bản "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi, "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu, "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh, "Thông điệp nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003" của Cô-phi An-nan. "Hồn Trương Ba da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ. 8. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng thành công hệ thống bài tập thực hành đọc hiểu môn Ngữ văn trong trường Trung học phổ thông thì sẽ góp phần giúp giáo viên đánh giá được năng lực của học sinh ngay sau quá trình đọc hiểu; đồng thời góp phần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học. Mặt khác, hệ thống bài tập thực hành cũng góp phần hình thành các năng lực tự học, tự đánh giá và khêu gợi hứng thú của học sinh đối với môn học. 9. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm ba nội dung lớn. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản Ngữ văn cấp Trung học phổ thông.

7


Chương 2:. Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản Ngữ văn cấp Trung học phổ thông. Chương 3: Thể nghiệm sư phạm.

8


Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số vấn đề về khái niệm đọc hiểu Dạy Đọc - hiểu là một phương pháp đem lại hiệu quả trong dạy học văn hiện nay. Giúp cho học sinh có được các kĩ năng đọc hiểu chính là tiền đề cơ bản để học tốt môn Ngữ văn cũng như các môn học khác. Muốn đọc hiểu có hiệu quả, trước tiên cần hiểu đúng khái niệm đọc hiểu. Đã có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề khái niệm của thuật ngữ này. Năm 1984 tác giả Anderson và Pearson đã nói đến Phương pháp dạy đọc - hiểu: “Đọc hiểu là năng lực nhận thức phức tạp yêu cầu khả năng tích hợp thông tin trong văn bản với tri thức người đọc.” Tác giả Durkin đến năm 1993 cũng đề cập đến đọc - hiểu: “Đọc hiểu là một quá trình tư duy có chủ tâm, trong suốt quá trình này, ý nghĩa được kiến tạo thông qua sự tương tác giữa văn bản và người đọc.” Ở Việt Nam, đến năm 2013, PGS.TS. Phạm Thị Thu Hương cũng đề cập đến đọc hiểu : “Đọc hiểu văn bản thực chất là quá trình người đọc kiến tạo ý nghĩa của văn bản đó thông qua hệ thống các hoạt động, hành động, thao tác.” PGS.TS. Nguyễn Thị Hạnh cho rằng: “ Đọc hiểu là hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành văn bản nhằm làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành vi của chính mình”. Trong cuốn “Kĩ năng đọc hiểu văn” tác giả Nguyễn Thanh Hùng cho rằng: nếu muốn xác định được đúng nghĩa của đọc hiểu thì chúng ta cần phải đưa khái niệm đọc hiểu vào trong chính hệ thống phong phú, đa dạng, phức tạp của hành động đọc để xem xét. Theo ông, “Đọc là tiền đề của hiểu. Đọc và hiểu có quan hệ phụ thuộc vào nhau và phối hợp với nhau để hiểu trọn vẹn tác phẩm trong quá

9


trình đọc. Đọc hiểu là phạm trù khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy văn học. Bản thân nó là khái niệm có quan hệ với năng lực đọc, hành động đọc, kĩ năng đọc để nắm vững ý nghĩa của văn bản nghệ thuật ngôn từ”. Có thể nói, tất cả các tác giả đều đã chú ý đến nội dung cốt lõi của khái niệm đọc hiểu. Đọc hiểu trước hết là một hoạt động của nhận thức. Đối tượng của đọc hiểu chính là ý nghĩa của văn bản, tác phẩm. Hoạt động đọc hiểu là hoạt động tương tác giữa người đọc và văn bản. Mục đích của đọc hiểu nhằm phát triển kiến thức, tạo lập kĩ năng, giúp người đọc có thể hiểu đúng, hiểu chính xác vấn đề mà văn bản đề cập đến. Từ hiểu đúng đến hiểu sáng tạo và biết vận dụng. Vì vậy, việc dạy đọc hiểu trong nhà trường có vai trò quan trọng, nó giúp người học có khả năng vân dụng việc đọc vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Đọc là thao tác quan trọng trong đọc hiểu, muốn đọc hiểu được một tác phẩm văn học thì trước tiên người đọc cần có năng lực đọc, kĩ năng đọc. Người đọc phải chuyển hóa được những con chữ, những kí tự trong văn bản thành ý nghĩa, tư tưởng. Người đọc phải có một trình độ nhận thức, hiểu biết nhất định để có thể đọc ra được nội dung thông tin của văn bản văn học. Từ kết quả của đọc sẽ làm cơ sở cho hiểu văn bản, hiểu các vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật, hiểu thông điệp nhà văn gửi gắm. Nếu không đọc được thì đồng nghĩa với việc không hiểu được. Nếu đọc sai thì không thể hiểu chính xác, hiểu đúng được. Vì vậy cần đọc chính xác, đọc kĩ, đọc phân tích, đọc sâu, đọc sáng tạo thì mới hiểu được đúng văn bản tác phẩm. Cơ sở của hiểu là đọc. Hiểu là kết quả của hành động đọc. Hiểu nghĩa là dùng kinh nghiệm sống, những hiểu biết, những kĩ năng tư duy của chính mình để lý giải những thông tin, những thông điệp mà ta đã đọc ra được từ văn bản văn học. Bản thân hiểu lại có thể chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Từ hiểu hiểu ít đến hiểu được nhiều hơn, từ hiểu nhiều đến hiểu được toàn bộ, từ hiểu toàn bộ đến hiểu được kĩ hơn, từ hiểu kĩ đến hiểu được sâu sắc và từ hiểu sâu

10


sắc đến hiểu được toàn diện văn bản, vấn đề được nói đến. Như vậy hiểu chính là nắm vững kiến thức. Đồng thời còn cần phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực hành, vận dụng. Chỉ có thể hiểu kĩ, hiểu sâu sắc, hiểu toàn diện khi đem kiến thức đọc được ra thực hành luyện tập và vận dụng vào thực tế đời sống, lao động, học tập. Từ đó mới thấy mối quan hệ gắn bó, mật thiết, chặt chẽ của đọc và hiểu. Đọc và hiểu luôn đi liền với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Mặt khác đọc hiểu là xuyên suốt, có mặt trong tất cả các giai đoạn của quá trình khám phá một văn bản văn học. Đọc hiểu văn chương trước hết là quá trình người đọc lao động sáng tạo, người đọc phải tập trung trí lực, cảm xúc và tâm hồn để đọc ra và hiểu ra vấn đề tác giả muốn gửi gắm. Vì vậy có thể nói mục đích của đọc hiểu trước hết là đọc ra được thông tin, nắm chắc các thông tin và hiểu nội dung, ý nghĩa của thông tin đó. Đọc hiểu là hoạt động của nhận thức nhằm nắm vững nội dung, ý nghĩa của văn bản ngôn từ. Từ đó người đọc có cơ hội trải nghiệm cảm xúc, cảm giác khác nhau thông qua các văn bản khác nhau. Kinh nghiệm đọc sẽ được hình thành và kinh nghiệm đọc giúp con người có thể chiếm lĩnh được nhiều tri thức do quá trình đọc mang lại. Đọc để hiểu, hiểu được có thể vận dụng được vào việc đọc hiệu quả hơn. Con người càng giỏi kĩ năng đọc hiểu càng có nhiều lợi thế để hoàn thiện trình độ nhận thức, năng lực của bản thân. Sách là kho tàng quý giá mà đời trước truyền lại cho đời sau, nhờ sách mà con người ta trưởng thành nhanh chóng. Nếu một người có khả năng đọc hiểu được nhiều loại sách thì chắc chắn người đó sẽ có quá trình hoàn thiện bản thân nhanh chóng so với người ít đọc hoặc kĩ năng đọc hiểu còn hạn chế. Chính vì vậy đọc sách luôn là nhu cầu quan trọng và phương pháp đọc hiểu giúp có thể đọc sách hiệu quả cao nhất. Đó cũng là lý do tại sao nhà trường cần chú ý phát triển năng lực đọc hiểu. 1.1.2. Năng lực đọc hiểu Đọc hiểu văn bản văn học có vai trò hết sức to lớn, quan trọng trọng dạy và học văn: Ngay từ khi ngồi ghế nhà trường phổ thông, đọc hiểu văn bản đã là

11


năng lực cần thiết cần phải cung cấp cho học sinh. Năng lực này là một nhân tố hết sức quan trọng của việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kĩ năng mới mà mỗi cá nhân sẽ cần tích lũy trong suốt cuộc đời. Đặc biệt là khi họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động ở những môi trường khác nhau, và trong những mối quan hệ khác nhau với người xung quanh, cũng như trong cả đời sống rộng lớn. Vì vậy năng lực đọc hiểu là một năng lực nền tảng và cần thiết phải bồi dưỡng cho học sinh. Muốn có năng lực đọc hiểu, trước hết học sinh cần phải được rèn luyện thói quen đọc. Phải có ý thức đọc sách. Từ chỗ có ý thức đọc đến hình thành niềm thích thú đọc. Khi đã có thích thú đọc thì sẽ đọc nhiều, và đọc có chọn lọc và ham đọc. Từ hứng thú của học sinh, giáo viên cung cấp cho học sinh cách hiểu, cung cấp cho học sinh cách giải mã văn bản văn học. Học sinh học được năng lực, phương pháp đọc hiểu sẽ tự thực hành đọc hiểu các văn bản tác phẩm văn học trong và ngoài chương trình sách giáo khoa. Học sinh có năng lực vân dụng phương pháp đọc hiểu và tất cả các lĩnh vực khác trong đời sống hàng ngày, từ đó có khả năng chiếm lĩnh, hiểu các tri thức khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau. Học sinh đưa những điều đã đọc được vào cuộc sống thực tế để dần hình thành những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc, thuần thục các kĩ năng đọc hiểu học sinh sẽ tự biết dùng từ ngữ hiệu quả, thành thạo để diễn đạt, trình bày lại những suy nghĩ của cá nhân một cách đầy đủ, khoa học, rành mạch. Nói về năng lực đọc hiểu, GS. Nguyễn Thanh Hùng đã phân chia thành những kiểu cụ thể như sau: Trước hết là kĩ năng đọc chính xác văn bản. Đây là kĩ năng đọc hiểu cơ bản nhất, kĩ năng này là những bước đệm đầu tiên. Đọc chính xác là yêu cầu về trí tuệ của nhận thức, nhằm phát hiện ra cái đúng, cái sai. Nếu giúp học sinh rèn

12


luyện kĩ năng này thường xuyên thì sẽ khích lệ các em có niềm tin vào chính bản thân, tin vào giá trị chân thiện mĩ của tác phẩm văn chương. Muốn có được kĩ năng đọc chính xác trong đọc hiểu tác phẩm văn chương, trước hết học sinh cần phải hiểu và nắm vững kiến thức về ngôn từ trong mối quan hệ văn cảnh, trong sự lựa chọn và kết hợp... Để củng cố kĩ năng đọc chính xác cho học sinh, giáo viên nên lưu ý giúp đỡ cho học sinh có thể tự trả lời câu hỏi tại sao nhà văn lại dùng loại từ ấy mà không dùng loại từ khác, tại sao lại vận dụng kiểu câu này mà không dùng kiểu câu kia, tại sao lại kết hợp câu ngắn dài rất khác nhau… Từ đó mà phán đoán để hiểu được phần ẩn ý của tác phẩm, tìm ra được thông điệp tác giả muốn gửi tới người đọc. Sau kĩ năng đọc chính xác văn bản tác phẩm là kĩ năng đọc phân tích. Đọc phân tích là cách mà người đọc xuyên qua lớp vỏ ngôn ngữ để đến với hình tượng nghệ thuật tác phẩm. Đọc phân tích là quá trình người đọc phát hiện ra những cái mới lạ của từ, của hình ảnh, của sự kiện, thế giới nội tâm nhân vật thông qua độc thoại và đối thoại trong tác phẩm. Khi người đọc thực hiện kĩ năng đọc phân tích trong đọc hiểu tác phẩm văn chương phải lưu ý đến những hình ảnh cảm tính gợi lên bởi những từ được dùng đồng thời người đọc phải theo dõi xem các từ trong mỗi cặp, mỗi cụm nhất định có liên quan với nhau như thế nào. Do vậy, để rèn luyện kĩ năng đọc phân tích người đọc cần quan tâm đến những nét độc đáo, mới lạ của từng kết cấu liên tưởng tưởng tượng thông qua hình ảnh, biểu tượng cụ thể mà tác giả dùng trong văn bản nhằm truyền đạt ý tưởng. Ngoài kĩ năng đọc chính xác và đọc phân tích thì đọc sáng tạo là kĩ năng rất quan trọng góp phần phát huy khả năng tư duy sáng tạo và phát hiện ra những tri thức mới của học sinh. Đọc sáng tạo là khả năng mà học sinh có thể liên hệ những gì đang đọc được trong văn bản với những gì đã được đọc trước đó. Lấy đó làm cơ sở để học sinh tự mở rộng sự hiểu biết của bản thân. Đặc biệt đối với văn bản nghệ thuật, khi học sinh đọc sáng tạo còn có thể xác định nghĩa mới cho hình tượng. Hay nói cách khác, đối với văn bản nghệ thuật thì người đọc còn có

13


thể tham gia vào sáng tạo văn bản, tìm thêm nghĩa mới cho văn bản. Đây gọi là quá trình đồng sáng tạo giữa người đọc và tác giả. Đọc sáng tạo để bổ sung thêm những nội dung mới cho tác phẩm, làm giàu có thêm về ý nghĩa xã hội và ý vị nhân sinh cho tác phẩm. Đọc sáng tạo có thể giúp người đọc tái hiện lại một cách rõ nét về cuộc đời số phận của nhân vật trung tâm. Đồng thời qua đọc sáng tạo, người đọc nhận ra giá trị và ý nghĩa sâu xa của tác phẩm. Đọc sáng tạo không bị ràng buộc quá chặt vào câu chữ và vào ngôn từ nghệ thuật. Trong đọc sáng tạo, người đọc có thể mở rộng liên tưởng, tưởng tượng, hoặc bám sát hình tượng nghệ thuật để dự đoán về ý đồ nghệ thuật, dự đoán về các gí trị nhân văn được tác giả nhắc đến. Khi thực hành kĩ năng đọc sáng tạo, độc giả phải vận dụng tất cả các kĩ năng như đọc trải nghiệm, đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng, đọc nhập vai và đọc lại để tìm kiếm nội dung, giá trị mới. Mức độ cao nhất trong đọc hiểu tác phẩm văn chương đó là kĩ năng đọc tích lũy. Kĩ năng đọc tích lũy là kĩ năng đọc nhấn mạnh tính chất, mức độ cao thấp, phức tạp hay đơn giản, khó hay dễ về việc vận dụng đọc hiểu có hiệu quả. Đây là mức độ cao trong đọc hiểu, tác động tích cực vào nhân cách toàn diện và văn hóa đọc của cá nhân học sinh. Vậy tích lũy ở đây là tích lũy cái gì? Đó chính là việc tích lũy thông tin thẩm mĩ, tích lũy kinh nghiệm nghệ thuật, tích lũy ý nghĩa và thủ pháp tạo sinh ý nghĩa. Khi người đọc có thể đọc tích lũy tức là họ có thể rút ra được cốt lõi những gì họ tiếp nhận. Khi thực hiện kĩ năng này cần lưu ý đến hành động đọc sâu. Đây là hành động đọc làm bộc lộ mối liên hệ thống nhất nhiều mặt của đời sống và tác phẩm nghệ thuật. 1.1.3 Cấu trúc của năng lực đọc hiểu Năng lực đọc hiểu là một trong những năng lực quan trọng. Để hướng dẫn học sinh nắm được năng lực đọc hiểu, trước hết cần nắm được cấu trúc của năng lực đọc hiểu. Theo tác giả Nguyễn Thị Hạnh (2014) cho rằng năng lực đọc hiểu “bao gồm những yếu tố cấu thành sau: tri thức về văn bản, về chiến lược đọc

14


hiểu; kĩ năng thực hiện các hành động, thao tác đọc hiểu; sự sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ trong đời sống cần đến đọc hiểu..." Từ đó chúng ta nhận thấy năng lực đọc hiểu là năng lực giải mã văn bản, hiểu nghĩa của văn bản, kiểm soát quá trình hiểu, phản hồi lại với văn bản, sử dụng văn bản để giải quyết những vấn đề của cá nhân và cuộc sống trên cơ sở sử dụng, huy động kiến thức nền của bản thân và các thao tác đọc hiểu nhằm đạt đến những mục tiêu cụ thể. Khi nắm được cấu trúc của năng lực đọc hiểu giáo viên sẽ xác định được hướng đi đúng đắn để dạy đọc hiểu cho người học. Trước hết phải dạy tri thức về văn bản. Tri thức là nền tảng cần có để có thể đọc hiểu được một văn bản. Không có tri thức về văn bản thì kết quả đọc hiểu chỉ là sự hời hợt bên ngoài. Người đọc không bao giờ hiểu đúng được nội dung, tư tưởng của văn bản. Từ có tri thức về văn bản mà người đọc mới tiến hành được các hành động, thao tác đọc hiểu. Dùng các thao tác, hành động đọc hiểu để đọc ra ý nghĩa, nội dung, tư tưởng của văn bản. Đây cũng chính là nền tảng để người học chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập của bản thân. Khi có tri thức, có năng lực hành động, thực hiện thì có tự tinn đọc hiểu, có kết quả đọc hiểu hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy khi nhu cầu học tập hoặc nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi thì người học cố thể chủ động, độc lập đọc hiểu được một văn bản có hiệu quả. Như vậy việc nắm được cấu trúc của năng lực đọc hiểu sẽ có ý nghĩa góp phần làm nên thành công trong quá trình dạy đọc hiểu. Từ đó mỗi giáo viên có thể dễ dàng xác định được hướng đi đúng đắn, hiệu quả trong tiến trình xây dựng kế hoạch dạy học. 1.1.4. Phát triển năng lực đọc hiểu qua hệ thống bài tập Hiện nay, hệ thống bài tập đọc hiểu tác phẩm văn học khá đa dạng, phong phú. Có rất nhiều dạng bài tập, nhiều dạng đề để học sinh có thể tự rèn luyện kĩ năng đọc hiểu. Ví dụ có các dạng bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu như : Đọc tóm tắt, đọc phát hiện nội dung tư tưởng, đọc phát hiện phương tiện nghệ thuật, đọc phát hiện phong cách ngôn ngữ, đọc phát hiện phương tiện biểu đạt, đọc và trình bày

15


suy nghĩ về vấn đề văn bản tác phẩm đề cập đến.... Tất cả các dạng bài tập trên nhằm rèn luyện và đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh. Các năng lực đọc hiểu cần chú ý như năng lực tóm tắt văn bản, năng lực nhận diện phong cách văn bản, năng lực nhận diện phương thức biểu đạt của văn bản, năng lực nhận diện các biện pháp nghệ thuật của văn bản, năng lực viết đoạn văn ngắn, năng lực đọc hiểu văn bản thông qua văn bản tương đương… 1.1.4.1. Dạng bài tập phát triển năng lực tóm tắt văn bản a) Năng lực, kĩ năng tóm tắt Năng lực tóm tắt văn bản là một trong những năng lực cơ bản và quan trọng của đọc hiểu văn bản. Năng lực này là khả năng có thể tóm gọn nội dung cơ bản của văn bản trong một thời gian hợp lí mà tóm tắt bảo đảm đầy đủ các nội dung chính mà văn bản đề cập đến. Tóm tắt văn bản là một kĩ năng quan trọng giúp học sinh có thể đọc hiểu có hiệu quả. Có thể nói muốn đọc hiểu được thì đầu tiên phải nắm được văn bản viết về nội dung gì, biết cách ghi nhớ những ý lớn của văn bản đó. Tóm tắt được văn bản, ghi nhớ được nội dung cơ bản của văn bản là nền móng để hoàn thành các khâu tiếp theo của quá trình đọc hiểu. b) Những lưu ý khi tóm tắt văn bản - Cần đọc và phát hiện ra vấn đề mà văn bản đề cập đến. - Biết cách phát hiện ý chính, ý phụ để quyết định loại bỏ hoặc giữ lại nội dung nào cho phù hợp với văn bản tóm tắt. - Văn bản tóm tắt đảm bảo đủ ý, không được quá dài. c) Các dạng tóm tắt cơ bản - Tóm tắt bằng cách viết ra các ý chính. - Tóm tắt bằng sơ đồ tư duy - Tóm tắt bằng sơ đồ Graph 1.1.4.2. Dạng bài tập phát triển năng lực nhận biết biện pháp nghệ thuật Biện pháp nghệ thuật là hệ thống các thủ pháp mà tác giả sử dụng để làm nổi bật nội dung tư tưởng chủ đề tác phẩm. Hệ thống các biện pháp nghệ thuật

16


có thể chia thành: Biện pháp nghệ thuật tu từ ngữ âm, biện pháp nghệ thuật tu từ cú pháp. a) Biện pháp tu từ cú pháp: TT

1

Tên biện pháp nghệ thuật Khởi ngữ Các thành phần biệt lập Thành phần tình thái Thành phần cảm thán

2 Thành phần gọi đáp Thành phần phụ chú Liên kết câu và liên kết đoạn văn Phép lặp Phép đồng nghĩa 3

Phép trái nghĩa Phép liên tưởng Phép thế Phép nối

Cách nhận biết biện pháp nghệ thuật "Thường đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu". "Thường phân biệt với chủ ngữ của câu bằng những quan hệ từ như: về, đối với, hoặc sau khởi ngữ là từ “ thì”" "Không tham gia và việc diễn đạt ý nghĩa sự việc của câu." "Được dùng để thể hiện cách nhìn, đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu." "Được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói, có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a, ôi, ơi, trời ơi… Thành phần tình thái có thể tách ra thành một kiểu câu đặc biệt." Là thành phần được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ ngữ dùng để gọi- đáp. "Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu hai chấm." Câu văn và đoạn văn trong văn bản phải được liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và cả hình thức. Sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết. Sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết. Sử dụng các từ ngữ trái nghĩa ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết. Sử dụng các từ ngữ cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước.

b) Biện pháp tu từ ngữ âm:

17


STT

1

2

3

4

5

6

7

8

Tên biện pháp nghệ thuật

So sánh

Nhân hóa

Ẩn dụ

Hoán dụ

Điệp ngữ

Chơi chữ

Nói quá

Cách nhận biết "So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng. Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên cần lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi." "Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,… Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…" "Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau." "Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi." "Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ. Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ." "Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ." Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng. Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế.

"Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển Nói giảm nói chuyển. Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông tránh thường của nó."

18


1.1.4.3. Dạng bài tập phát triển năng lực nhận biết phương thức biểu đạt của văn bản a) Phương thức biểu đạt của văn bản Phương thức biểu đạt của văn bản là cách thức diễn đạt nội dung tư tưởng chủ đề của mỗi văn bản. Mỗi một phương thức biểu đạt lại có những đặc trưng phù hợp. Có thể chia các phương thức biểu đạt thành các loại sau: - Phương thức tự sự - Phương thức miêu tả - Phương thức biểu cảm - Phương thức thuyết minh - Phương thức nghị luận - Phương thức điều hành b) Đặc trưng của các phương thức biểu đạt TT 1

2

3

4

5

6

Tên các phương thức

Cách nhận biết các phương thức biểu đạt Trình bày một chuỗi các sự kiện liên quan đến nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng Phương thức tự sự có một kết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người và bày tỏ thái độ khen chê. Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được các đặc điểm nổi bật của một sự Phương thức miêu tả việc, sự vật… làm cho những đối tượng được nói đến như hiện lên trước mắt người đọc. Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ, và sự đánh giá của người viết Phương thức biểu cảm đối với đối tượng được nói tới (hoặc giữa các nhân vật với nhau) Trình bày, giới thiệu, giải thích…nhằm làm rõ đặc Phương thức thuyết điểm cơ bản của một đối tượng, cung cấp tri thức minh về các hiện tượng sự vật trong tự nhiên và xã hội. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm Phương thức nghị luận nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm. Trình bày văn bản theo một số mục đích nhất định nhằm truyền đạt những nội dung và yêu cầu của Phương thức điều hành cấp trên hoặc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có thẩm quyền giải quyết.

19


1.1.4.4. Dạng bài tập phát triển năng lực phản biện a) Năng lực phản biện "Năng lực phản biện là năng lực nắm bắt, khai minh chân lí chỉ ra các ngụy biện/ ngụy tạo, cảnh báo các ngộ nhận, các nguy cơ (nếu có). Nó làm xuất hiện nhu cầu phản tỉnh, thôi thúc nhận thức lại các đối tượng, vấn đề trong chuyên môn. Năng lực phản biện là năng lực phát hiện ra những bất cập, bất hợp lí... để có thể nhận thức lại một cách đúng đắn hơn". (Nguyễn Thành Thi, "Cần rèn luyện năng lực phản biện trong học tập cho học sinh, sinh viên, Tạp chí khoa học văn hóa và du lịch, số 13, tháng 9 năm 2013"). Từ năng lực phản biện sẽ giúp học sinh hình thành tư duy phản biện. Theo Richard Paul - Linda Elder thì "tư duy phản biện (critical thinking) là nghệ thuật phân tích và đánh giá tư duy với định hướng cải thiện nó. (Cẩm nang tư duy phản biện - Richard Paul, Linda Elder). Như vậy có thể hiểu, tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích đánh giá một thông tin đã có theo cách nhìn khác cho vấn đề đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Đó chính là hoạt động huy động vốn tri thức, kinh nghiệm và năng lực lập luận của mình để chỉ ra những điểm đúng/sai, hợp lí/bất hợp lí, khả thi/ bất khả thi....của đối tượng đưa ra bàn luận một cách chính xác, tàn diện và thuyết phục. Mục đích của phản biện nói chung là mang lại nhận thức đúng đắn, sâu sắc về đối tượng và từ đó có giải pháp phù hợp, hiệu quả tác động lên đối tượng." "Tư duy phản biện có tính chủ động, do đó khi một người có tư duy phản biện họ sẽ tự nảy ra câu hỏi, tự tìm các thông tin liên quan, quan sát nhìn nhận, đánh giá vấn đề hơn là học hỏi thụ động từ người khác. Như vậy việc rèn luyện tư duy phản biện sẽ kích thích tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú mới cho họ trong quá trình tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức.Tư duy phản biện là một quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định hay giả thiết. Bạn biết cách phải suy nghĩ như thế nào khi đứng trước một điều gì đó."

20


b) Kĩ năng phản biện Tư duy phản biện là nghệ thuật dùng lý lẽ để phân tích các ý tưởng và đào sâu những khả năng tiềm ẩn của chúng ta. Vì vậy để có kĩ năng phản biện thì phải rèn luyện tư duy, rèn luyện kĩ năng dùng lí lẽ trong diễn đạt ngôn ngữ. Cần rèn luyện kĩ năng sắp xếp các lí lẽ, dẫn chứng một cách khoa học và thuyết phục. Đồng thời chú ý đến khả năng rút ra nhận xét, đánh giá trong quá trình phản biện. Rèn luyện bản lĩnh, khả năng nhận xét trung thực, chính xác, toàn diện một vấn đề đưa ra. Tránh cách phản biện cảm tính, một chiều và nói không có căn cứ các đáng. "Theo Richard Paul - Linda Elder thì một nhà tư duy phản biện sẽ biết: - Nêu ra những câu hỏi và những vấn đề thiết thực, sống còn, phát biểu chúng một cách rõ ràng, chính xác. - Tập hợp và đánh giá những thông tin có liên quan, sử dụng những ý niệm trừu tượng để lý giải chúng một cách hiệu quả; - Đi đến những kết luận và giải pháp có lý lẽ, kiểm nghiệm chúng bằng những tiêu chí và chuẩn mực thích hợp; - Tư duy một cách cởi mở bên trong những hệ thống tư tưởng khác nhau, nhìn nhận và đánh giá (nếu cần) những giả định , hàm ý và những hệ luận thực hành của chúng. - Truyền thông một cách hiệu quả cho người khác nhằm đưa ra những giải pháp cho những vấn đề phức hợp." 1.1.4.5 Dạng bài tập đọc hiểu thông qua khai thác giá trị của văn bản tương đương a) Khái niệm văn bản tương đương * Tương đương là gì? Theo từ điển tiếng Việt thì “tương đương” là có giá trị ngang nhau. Có rất nhiều khía cạnh: Tương đương về giá trị, tương đương về chất lượng, tương đương về cách thức, tương đương về độ dài, tương đương về mục đích, yêu cầu…

21


* Văn bản tương đương được hiểu là? Các văn bản được gọi là tương đương khi chung ngang nhau về giá trị. Một số mặt tương đương có thể gặp như sau: Văn bản tương đương về độ dài: là những văn bản có độ dài ngang nhau. Văn bản tương đương về mức độ kiến thức: là những văn bản có mức độ nội dung kiến thức ngang nhau. Có thể tương đương mức độ kiến thức nâng cao, mức độ kiến thức cơ bản, mức độ kiến thức tối thiểu… b) Một số tiêu chí tương đương của văn bản: Nội dung chủ đề, thể loại, phong cách ngôn ngữ, phương thức thể hiện... Hoạt động đọc hiểu văn bản thống qua khai thác giá trị của văn bản tương đương là chọn một văn bản tương đương (về mặt nội dung, thể loại, phong cách ngôn ngữ, phương thức thể hiện...) với văn bản vừa đọc hiểu để làm bài tập thực hành rèn luyện năng lực đọc hiểu. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khảo sát hệ thống câu hỏi và bài tập đọc hiểu trong sách giáo khoa môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông Để có thể xây dựng được hệ thống bài tập cho học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu phù hợp và hiệu quả nhất, giáo viên cần bám sát thực tế giảng dạy đọc hiểu văn bản ngữ văn hiện nay trong trường phổ thông. Với mục đích đó, luận văn đã tiến hành hoạt động khảo sát hệ thống câu hỏi và bài tập đọc hiểu của các bài dạy về tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn hiện hành. Bảng 1.1. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu hướng dẫn đọc bài của các tiết dạy tác phẩm văn chương Khối lớp

Số lượng bài

12 11 10 Tổng

34 43 39 116

Tổng số lượng câu hỏi 143 179 159 481

CH định hướng kiến thức 60 60 56 236

22

CH rèn kĩ năng 70 88 87 185

CH có dấu hiệu đánh giá năng lực 13 31 16 60


Bảng 1.2. Hệ thống bài tập đọc hiểu hướng dẫn học bài của các tiết dạy tác phẩm văn chương Khối lớp

Số lượng bài

Tổng số bài tập

12 11 10 Tổng

34 43 39 116

29 50 38 117

BT định hướng kiến thức 8 5 17 30

BT rèn kĩ năng 17 32 17 66

BT có dấu hiệu đánh giá năng lực 4 13 4 21

1.2.2. Một số nhận xét sơ bộ về hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông 1.2.2.1. Hệ thống câu hỏi, bài tập đọc hiểu nói chung Qua khảo sát có thể thấy số lượng câu hỏi và bài tập đọc hiểu không hề nhỏ. Tổng cộng có 116 tác phẩm văn học, 481 câu hỏi và 117 bài tập. Trung bình mỗi một tác phẩm có thể có 4 câu hỏi và 1 bài tập. Như vậy số lượng câu hỏi và bài tập đọc hiểu khá phong phú về mặt số lượng, phù hợp với hoạt động đọc hiểu một văn bản. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy số lượng câu hỏi định hướng kiến thức còn chiếm tỉ lệ lớn, sau đó đến câu hỏi rèn kĩ năng, còn các câu hỏi có dấu hiệu đánh giá năng lực thì rất hạn chế. Cụ thể: Bảng 1.3. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu hướng dẫn đọc bài của các tiết dạy tác phẩm văn chương Khối lớp

Số lượng bài học

Tổng số lượng câu hỏi

12

34

143

11

43

179

10

39

159

Tổng

116

481

CH định hướng kiến thức 60 = 42% 60 = 34% 56 = 35% 236 = 49,1%

23

CH rèn kĩ năng 70 = 49% 88 = 49% 87 = 55% 185 = 38,5%

CH có dấu hiệu đánh giá năng lực 13 = 9% 31 = 17% 16 = 10% 60 = 12,5%


Kết quả khảo sát trên cho thấy tỉ lệ các câu hỏi định hướng kiến thức còn chiếm tỉ lệ lớn (49,1%), sau đó là các câu hỏi rèn kĩ năng (38,5%). Các câu hỏi có dấu hiệu đánh giá năng lực đọc hiểu còn hạn chế (12,5%). Như vậy quá trình tự học và học tập trên lớp học sinh chủ yếu nắm kiến thức và rèn các kĩ năng. Việc phát triển các năng lực đọc hiểu chưa được chú trọng nhiều. Bảng 1.4. Hệ thống bài tập đọc hiểu hướng dẫn học bài của các tiết dạy tác phẩm văn chương Khối lớp

Số lượng bài học

Tổng số bài tập

12

34

29

11

43

50

10

39

38

Tổng

116

117

BT định hướng kiến thức

BT rèn kĩ năng

BT có dấu hiệu đánh giá năng lực

8

17

4

= 27,6%

= 58,6%

= 13,8%

5

32

13

= 10%

= 64%

= 26%

17

17

4

= 44,7%

= 44,7%

= 10,6%

30

66

21

= 25,6%

= 56,4%

= 17,9%

Nhìn vào kết quả khảo sát trên, có thể thấy tỉ lệ bài tập đọc hiểu rèn kĩ năng (56,4%) và định hướng kiến thức (25,6%) chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả. Các bài tập có dấu hiệu đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh chiếm tỉ lệ rất ít (17,9 %). Như vậy các bài tập chưa phát huy được hết năng lực của học sinh. Học sinh chủ yếu đầu tư nắm kiến thức và rèn kĩ năng. Năng lực đọc hiểu của học sinh chưa có điều kiện thực hành. 1.2.2.2. Hệ thống câu hỏi, bài tập đọc hiểu trong các văn bản thuộc phạm vi đề tài nghiên cứu Với mục tiêu xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngữ văn cho học sinh cấp trung học phổ thông, cụ thể sẽ xây dựng ở một số tác phẩm

24


như: "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi, "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu, "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh, "Nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003" của Cô-phi An-nan. "Hồn Trương Ba da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ. Vì vậy sẽ trực tiếp khảo sát cụ thể tại các tác phẩm trên. Kết quả thu được như sau: Bảng 1.5. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu hướng dẫn đọc bài của các tác phẩm

Tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" "Tuyên ngôn Độc lập"

Tổng số

CH định

lượng

hướng

câu hỏi

kiến thức

6

1

4

1

4

1

2

1

4

1

3

4

2

1

1

5

2

2

1

7

12

4

= 30,4%

= 52,2%

=17,4

CH rèn kĩ năng

CH có dấu hiệu đánh giá năng lực

"Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003" "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" Tổng

23

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các trong phần hướng dẫn học sinh học bài vẫn là dạng câu hỏi định hướng kiến thức (30,4%) và dạng câu hỏi rèn luyện kĩ năng (52,2%). Dạng câu hỏi có dấu hiệu đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh chiếm số lượng hạn chế (17,4%)

25


Bảng 1.6. Hệ thống bài tập đọc hiểu hướng dẫn học bài tại các tác phẩm

Tác phẩm

"Đại cáo bình Ngô" "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" "Tuyên ngôn Độc lập"

Tổng số

BT định

lượng bài

hướng kiến

tập

thức

2

1

BT có dấu BT rèn

hiệu đánh

kĩ năng

giá năng lực

1

2

1

1

1

1

1

1

"Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003" "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" Tổng

1

1

7

1

4

2

= 14,3%

= 57,1%

= 28,6%

Kết quả khảo sát cho ta thấy, hiện nay hệ thống bài tập hướng dẫn học sinh đọc hiểu còn hạn chế. Bên cạnh đó chủ yếu là bài tập rèn kĩ năng chiếm phần lớn (57,1%). Dạng câu hỏi có dấu hiệu đánh giá năng lực học sinh chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (28,6%). 1.2.3. Một số đề xuất khoa học của luận văn Sau quá trình khảo sát nghiêm túc thực trạng hệ thống câu hỏi và bài tập hướng dẫn đọc hiểu trong các tiết dạy tác phẩm văn học, nhận thấy cần thiết phải bổ sung các câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu của người học. Với tham vọng có thể gợi ý hướng xây dựng bài tập đọc hiểu cho các thầy cô và giúp ích cho học sinh trong quá trình rèn kĩ năng đọc hiểu, luận văn đã đi sâu nghiên cứu một số tác phẩm cụ thể và tiến hành xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu phù hợp.

26


Trong đó, luận văn đề xuất một số dạng bài tập đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản ngữ văn cấp trung học phổ thông phù hợp với các tác phẩm: "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi, "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu, "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh, "Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003" của Cô-phi An-nan. "Hồn Trương Ba da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ, đó là: 1) Dạng bài tập đánh giá năng lực tóm tắt văn bản 2) Dạng bài tập đánh giá năng lực nhận biết biện pháp nghệ thuật 3) Dạng bài tập đánh giá năng lực nhận biết phương thức biểu đạt của văn bản 4) Dạng bài tập đánh giá năng lực phản biện 5) Dạng bài tập đọc hiểu thông qua khai thác giá trị của văn bản tương đương.

27


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Ở chương này, chúng tôi đã hệ thống một cách khái quát những kiến thức lí luận chung nhất về đọc hiểu, năng lực đọc hiểu. Đồng thời, chúng tôi cũng đã nghiên cứu thực tiễn dạy đọc hiểu trong trường Trung học phổ thông, khảo sát hệ thống các bài tập đọc hiểu trong chương trình sách giáo khoa hiện hành. Đây chính là cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn vững chắc cho việc thực hiện đề tài XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh. Đây là một xu hướng tất yếu trong dạy học văn hiện nay. Xây dựng được hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu là đồng nghĩa với việc tạo được môi trường học tập tích cực, chủ động cho học sinh. Thông qua hệ thống các bài tập, học sinh tự mình luyện tập, thực hành các kĩ năng đọc hiểu đã được học. Hình thức luyện tập này sẽ mang đến một không khí học tích cực, hứng thú cho những tiết học Ngữ văn.

28


Chương 2 HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Các bài tập phát triển năng lực tóm tắt 2.1.1. Dạng bài tập tóm tắt bằng cách viết ra các ý chính Bài tập 1: Tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" của tác giả Nguyễn Trãi bao gồm bao nhiêu nội dung chính? Anh/chị hãy viết lại các nội dung chính đó. Gợi ý: đảm bảo được các nội dung chính của tác phẩm: - Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa. - Phần 2: Vạch rõ tội ác của kẻ thù. - Phần 3: Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và toàn thắng của cuộc khởi nghĩa. - Phần 4: tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. Bài tập 2: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã viết "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" để ca ngợi hình tượng người nghĩa sĩ nông dân và thay mặt nhân dân bộc lộ tình cảm dành cho họ. Anh/chị hãy trình bày lại các ý chính của tác phẩm này. Gợi ý: Đảm bảo được các nội dung chính của tác phẩm: - Lung khởi: Khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân-nghĩa sĩ. -Thích thực: Tái hiện chân thực hình ảnh người nông dân - nghĩa sĩ, từ cuộc đời lao động vất vả, tủi cực đến giây phút vươn mình trở thành dũng sĩ đánh giặc và lập chiến công. - Ai vãn: Bày tỏ lòng tiếc thương, sự cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người nghĩa sĩ - Kết: Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.

29


Bài tập 3: Hãy tóm tắt tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh bằng việc trình bày lại các ý chính mà tác giả đã đề cập đến trong tác phẩm. Gợi ý: Đảm bảo được các nội dung chính của tác phẩm: - Phần mở đầu tác giả nêu nguyên lý của tuyên ngôn. - Phần thứ hai tác giả tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế cách mạng và sự đấu tranh của nhân dân VN. - Phần kết thúc tác giả tuyên ngôn và tuyên bố về ý chí bảo vệ nền dân chủ tự do. Bài tập 4 Anh/chị hãy tóm tắt lại văn bản tác phẩm "Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS 1/12/2003" của tác giả Cô-phi An-nan bằng cách hệ thống các ý chính. Gợi ý: Đảm bảo được các nội dung chính của tác phẩm: - Nêu vấn đề thông qua việc khẳng định nhiệm vụ phòng chống HIV/ADIS đã được toàn thế giới quan tâm nhưng cần phải đẩy mạnh hơn nữa. - Nêu lên những mặt làm được và mặt chưa làm được trong công cuộc phòng chống AIDS của nhân loại. Từ đó xác định biện pháp để đẩy mạnh phòng chống AIDS. - Ra lời kêu gọi mọi người, mọi quốc gia nỗ lực hơn nữa trong phòng và chống AIDS. Bài tập 5 Anh/chị hãy tóm tắt lại các ý chính của trích đoạn kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" - tác giả Lưu Quang Vũ trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Gợi ý: Đảm bảo được các nội dung chính của tác phẩm: - Hồn Trương Ba muốn thoát ra khỏi xác anh hàng thịt. Tranh luận với xác hàng thịt. Tìm cách nói chuyện với những người trong gia đình. - Hồn Trương Ba cầu cứu Đế Thích giải thoát ông khỏi thực tại. - Hồn Trương Ba quyết định lựa chọn đời sống là chính mình.

30


2.1.2. Dạng bài tập tóm tắt bằng sơ đồ tư duy Bài tập 1: Anh/chị hãy tóm tắt đoạn văn bản sau bằng cách vẽ sơ đồ tư duy biểu thị các nội dung kiến thức. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có.

Cho nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong. Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Việc xưa xem xét, Chứng cớ còn ghi.” (Trích "Đại cáo bình Ngô" - Nguyễn Trãi) Gợi ý: Cho học sinh lựa chọn hình thức sơ đồ tư duy phù hợp. Đảm bảo sơ đồ mang tính logic, khoa học. Biểu đạt được nội dung cốt lõi là tư tưởng và những lí lẽ của Nguyễn Trãi trong đoạn trích.

31


Bài tập 2: Anh/chị hãy đọc kĩ và dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt đoạn trích sau: "Nhớ linh xưa Côi cút làm ăn; Toan lo nghèo khó, Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ, mắt chưa từng ngó. Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ. Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó. Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ. …” (Trích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - Nguyễn Đình Chiểu) Gợi ý: Cho học sinh lựa chọn hình thức sơ đồ tư duy phù hợp đảm bảo tính logic, khoa học, biểu đạt được nội dung hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc mà tác giả nói đến trong đoạn trích: Bài tập 3: Anh/chị hãy tóm tắt đoạn trích văn bản dưới đây bằng sơ đồ tư duy. “Hỡi đồng bào cả nước" “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

32


"Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: " “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.” (Trích "Tuyên ngôn Độc lập"- Hồ Chí Minh) Gợi ý: Cho học sinh lựa chọn hình thức sơ đồ tư duy phù hợp, mang tính logic, khoa học. Biểu đạt được nội dung nguyên lí của bản tuyên ngôn Độc lập: Bài tập 4: Anh/chị hãy tóm tắt đoạn văn bản sau bằng sơ đồ tư duy: "Đến thời điểm này, ngân sách dành cho phòng chống HIV đã được tăng lên một cách đáng kể, nhờ vào sự cam kết và đóng góp tại từng quốc gia. Đồng thời, vấn đề thành lập Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét cũng được thông qua. Đại đa số các nước đã xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS của mình. Ngày càng có nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc. Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS, hiện đang hoạt động tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các tỏ chức khác để cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này." "Nhưng cũng chính lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm.Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân giảm sút nghiêm

33


trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn an toàn - đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương.” (Trích "Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS 1/12/2003" - Cô-phi An-nan) Gợi ý: Cho học sinh lựa chọn hình thức sơ đồ tư duy phù hợp. Đảm sơ đồ mang tính logic, khoa học. Biểu đạt được nội dung nhưng việc làm được và chưa làm được của thế giới trong phong trào phòng chống AIDS Bài tập 5: Anh/chị hãy đọc và tóm tắt lại nội dung đoạn trích văn bản kịch sau thông qua sư đồ tư duy. “Xác hàng thịt: (bắt đầu) Vô ích cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác… Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lí, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù… Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy! Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ có cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc. Xác hàng thịt: Có thật thế không? Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có, thì chỉ là những thức thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…

34


Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: khi ông ở bên nhà tôi… Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cỏ nghẹn lại…Đêm hôm ấy suýt nữa thì… Hồn Trương Ba: Im đi, đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày… Xác hàng thịt: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ! Tôi chỉ trách là sao đêm hôm ấy ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của!... Này, nhưng ta nên thành thật với nhau một chút: Chẳng lẽ ông không sao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc hay sao? Để thỏa mãn tôi, chả lẽ ông không tham dự và chút đỉnh gì? Nào, hãy thành thật để trả lời! Hồn Trương Ba: Ta….ta… đã bảo mày im đi! Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được! Hai ta đã hòa làm một rồi! Hồn Trương Ba: Không! ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…” (Trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"- Lưu Quang Vũ) Gợi ý: Cho học sinh lựa chọn hình thức sơ đồ tư duy phù hợp. Đảm sơ đồ mang tính logic, khoa học. Biểu đạt được nội dung cuộc tranh luận giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt. 2.1.3. Dạng bài tập tóm tắt bằng sư đồ graph Bài tập 1: Anh /chị hãy sử dụng sư đồ graph để tóm tắt lại đoạn trích sau : “Nhân họ Hồ chính sự phiền hà, Để trong nước lòng dân oán hận. Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ, Bọn gian tà bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

35


Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế, Gây binh kết oán trải hai mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời, Nặng thuế khoá sạch không đầm núi. Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng. Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc. Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng, Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng. Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ; Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề những núi phu phen, Tan tác cả nghề canh cửi. Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất dung tha, Ai bảo thần nhân chịu được?...” (Trích "Đại cáo Bình Ngô" - Nguyễn Trãi) Gợi ý: Sử dụng sơ đồ Graph đảm bảo sơ đồ mang tính logic, khoa học. Biểu đạt được nội dung tội ác của quân thù. Bài tập 2: Anh/chị hãy đọc đoạn trích dưới đây và dùng sơ đồ graph để tóm tắt lại nội dung. "Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; Thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

36


Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đức đó. Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo,thương vì hai chữ thiên dân; Cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ. Hỡi ôi, thương thay! Có linh xin hưởng….” (Trích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"- Nguyễn Đình Chiểu) Gợi ý: Sử dụng sơ đồ Graph đảm bảo sơ đồ mang tính logic, khoa học. Biểu đạt được nội dung lí tưởng sống của người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài tập 3: Anh/chị hãy đọc đoạn văn bản sau và dùng sơ đồ graph để tóm tắt lại nội dung của văn bản. “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói."" "Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không" "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. "Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng." "Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều

37


người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ." "Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.” (Trích "Tuyên ngôn Độc lập"- Hồ Chí Minh) Gợi ý: Sử dụng sơ đồ Graph đảm bảo sơ đồ mang tính logic, khoa học. Biểu đạt được nội dung sự hèn nhát của Pháp và việc Việt Nam đánh Nhật giành lại chính quyền. Bài tập 4: Trong đoạn trích sau đây, tác giả đã trình bày những nội dung nào ? Anh/chị hãy đọc kĩ và dùng sơ đồ graph để mô tả lại kiến thức của đoạn trích. “Rõ ràng chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết. Chúng ta không thể tuyên bố rằng những thách thức cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng hơn và cấp bách hơn. Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình." . "Đó là lí do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn chậm hơn nữa, nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục

38


diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai đó có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ” . Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết.” (Trích

"Thông

điệp

nhân

ngày

thế

giới

phòng

chống

HIV/AIDS1/12/2003"- Cô-phi An - nan) Gợi ý: Sử dụng sơ đồ Graph đảm bảo sơ đồ mang tính logic, khoa học. Biểu đạt được nội dung giải pháp về phòng và chống AIDS: Bài tập 5: Anh/chị hãy mô tả lại kiến thức trong đoạn văn bản sau bằng sơ đồ graph. “Chị con dâu: (gọi theo con) Gái, quay lại đây, Gái! (nhìn thấy Hồn Trương Ba đang run rẩy, liền đi tới bên cạnh) Thầy, thầy đừng giận con trẻ… Nó rất yêu thương ông nội. Đêm nào có cũng khóc thương ông…Nó cất giữ nâng niu từng chút kỉ niệm của ông: đôi guốc gỗ, bó đóm thuốc lào, nhất là những cây thuốc trong vườn… Chỉ tại nó nghĩ thầy không phải là ông nội của nó, con dỗ dành thế nào nó cũng không nghe…(rưng rưng) Khổ thân thầy… Hồn Trương Ba: Đến lúc này, cả nhà chỉ còn mình con vẫn thương thầy như xưa. Chị con dâu: Hơn xưa nữa, thưa thầy. Hơn cả hôm thầy mới từ nhà người hàng thịt trở về. Bởi con biết bây giờ thầy khổ hơn xưa nhiều lắm…(khẽ) Mà u con cũng khổ hơn nhiều lắm. U đã định bỏ đi đâu thật xa, cho thầy được thảnh thơi. Nhà ta sắp tan hang ra cả… Hồn Trương Ba: Thầy đã làm khổ u con. Có lẽ cái ngày u chôn xác thầy xuống đất , tưởng thầy đã chết hẳn, u cũng không khổ bằng bây giờ. Chị con dâu: Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…Con càng thương thầy 39


, nhưng thầy ơi, làm sao, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?" Hồn Trương Ba: (Mặt lặng ngắt như tảng đá) Giờ thì cả con cũng… Chị con dâu: Thầy đừng giận con nếu con đã nói điều gì không phải. Hồn Trương Ba: Không, ta không giận. Cảm ơn con đã nói thật. Bây giờ thì… đi đi, cho ta được ngồi yên một lát. Đi đi! ….” (Trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"- Lưu Quang Vũ) Gợi ý: Sử dụng sơ đồ Graph đảm bảo sơ đồ mang tính logic, khoa học. Biểu đạt được nội dung cuộc đối thoại của hồn Trương Ba và con dâu. 2.2. Bài tập đánh giá năng lực nhận biết các biện pháp tu từ 2.2.1. Bài tập đánh giá năng lực nhận biết các biện pháp tu từ cú pháp Bài tập 1: Anh/chị hãy xác định khởi ngữ trong đoạn trích sau và nêu rõ tác dụng của khởi ngữ đó. a) “Trông người người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi, Tự ta ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối. Phần thì giận hung đồ ngang dọc, Phần thì lo vận nước khó khăn.” (Trích “Đại cáo bình Ngô” - Nguyễn Trãi) Gợi ý: Khởi ngữ "Trông người", "Tự ta" b) “Nhớ linh xưa: Cui cút làm ăn; toan lo nghè khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ử trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập mác tập cờ, mắt chưa từng ngó.

40


Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.” (Trích “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”- Nguyễn Đình Chiểu) Gợi ý: Khởi ngữ "Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy"; "tập mác tập cờ". c) “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu...." (Trích “Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ Chí Minh) Gợi ý: Khởi ngữ "Về chính trị, về kinh tế" d) “ Vợ Trương Ba: Ông bây giờ còn biết đến ai nữa! Cu Tị ốm thập tử nhất sinh, từ đêm qua tới giờ bắt đầu mê man, mẹ nó khóc đỏ con mắt. Khổ ! thằng bé đến ngoan là thế! Cái Gái thương bạn, ngơ ngẩn cả người…Không hiểu thằng bé có qua khỏi được không, khéo mà…(một lát) .Cái thân tôi thì sao trời lại không bắt đi cho rảnh! Hồn Trương Ba: Sao bà lại nói thế?” (Trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"- Lưu Quang Vũ) Gợi ý: khởi ngữ "Cái thân tôi"

41


Bài tập 2: Anh/chị hãy xác định các thành phần biệt lập trong những đoạn văn bản sau: a) “ Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới. Kiều khôn bĩ rồi lại thái, Nhật Nguyệt hối rồi lại minh. Muôn thủa nền thái bình vững chắc, Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu. Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vậy. Than ôi! Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm; Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn. Xa gần bá cáo Ai nấy đều hay.” (Trích "Đại cáo bình Ngô"- Nguyễn Trãi) Gợi ý: Thành phần cảm thán "Than ôi" b) “Ôi thôi thôi! Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ. Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.” (Trích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"- Nguyễn Đình Chiểu) Gợi ý: - Thành phần cảm thán "Ôi thôi thôi" c) “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.” (Trích "Tuyên ngôn Độc lập"- Hồ Chí Minh)

42


Gợi ý: - Thành phần phụ chú "Pháp và Nhật" d) “…Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân giảm sút nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn an toàn - đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương.” (Trích "Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS 1/12/2003" Cô-phi An - nan) Gợi ý: Thành phần phụ chú "- đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương.” e) “Xác hàng thịt: Chứ sao? Tôi thông cảm với những “ trò chơi tâm hồn của ông”. Nghĩa là: Những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hà, miễn là… ông vẫn làm đủ mọi việc để thỏa mãn những thèm khát của tôi!” (Trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"- Lưu Quang Vũ) Gợi ý: Thành phần phụ chú cảm thán "Hà hà" Bài tập 3: Anh/chị hãy xác định phép liên kết được sử dụng trong những đoạn văn bản sau: a) “Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh; Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều” (Trích "Đại cáo bình Ngô"- Nguyễn Trãi)

43


Gợi ý: - Phép điệp "lấy". - Phép dùng từ trái nghĩa "yếu- mạnh"; "ít-nhiều" b) “Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bòi cho nước nhà ta; bát cơm manh áo ở đời mắc mớ chi ông cha nó. Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui đồn lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió. Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn, sống làm chi ở lĩnh mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ. Thà thác mà địch câu đặng khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.” (Trích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"- Nguyễn Đình Chiểu) Gợi ý: phép thế "nó", "tây", "man di" c) “Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.” (Trích "Tuyên ngôn Độc lập" - Hồ Chí Minh) Gợi ý: Phép nối "Bởi thế cho nên" d) “Đến thời điểm này, ngân sách dành cho phòng chống HIV đã được tăng lên một cách đáng kể, nhờ vào sự cam kết đóng góp tại từng quốc gia. Đồng thời, vấn đề thành lập Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét cũng đã được thông qua. Đại đa số các nước đã xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS của mình. Ngày càng có nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc. Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS, hiện nay đang hoạt động tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với chính phủ và tổ chức khác để cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này.”

44


(Trích "Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003" Cô-phi An-nan) Gợi ý: Phép liên tưởng "chiến lược", "phòng chống, cuộc chiến", "hoạt động tích cực", "phối hợp chặt chẽ", "ứng phó" e) “Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu ròi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! ( nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi ngay tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!” (Trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" - Lưu Quang Vũ) Gợi ý: Phép liên tưởng "thân thể","hồn", "xác" 2.2.2. Bài tập đánh giá năng lực nhận biết các biện pháp tu từ ngữ âm Bài tập 1: Anh/chị hãy xác định trong các trích đoạn sau của tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ ngữ âm nào? a) “Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán; Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề những nỗi phu phen, Tan tác cả nghề canh cửi. Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dư bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.” b) “Đau lòng nhức óc, chốc đà mấy mươi năm trời; Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.”

45


c) “Tuấn kiệt như sao mai buổi sớm, Nhân tài như lá mùa thu. Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần Nơi duy ác hiếm người bàn bạc.” d) “Trông người người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi, Tự ta ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối. Phần thì giận hung đồ ngang dọc, Phần thì lo vận nước khó khăn. Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, Khi Khôi Huyện quân không một đội. Trời thử lòng trao cho mệnh lớn, Ta gắng chí khắc phục gian nan.” Gợi ý: a) Phép tu từ nói quá, cường điệu hóa “Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán"; "trúc Nam Sơn không ghi hết tội" ;"nước Đông Hải không rửa sạch mùi.” b) Phép tu từ hoán dụ “Đau lòng nhức óc"; Nếm mật nằm gai" c) Phép tu từ so sánh “Tuấn kiệt như sao mai buổi sớm, Nhân tài như lá mùa thu." d) Phép tu từ điệp cấu trúc: "Phần thì giận hung đồ ngang dọc, Phần thì lo vận nước khó khăn. Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, Khi Khôi Huyện quân không một đội"

46


Bài tập 2: Anh/chị hãy xác định biện pháp nghệ thuật mà tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã dùng ở tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong các đoạn trích sau: a) “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.” b) “Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen; ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ." c) “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.” Gợi ý: a) Phép tu từ nói quá "muốn tới ăn gan"; "muốn ra cắn cổ.” b) Phép tu từ ẩn dụ “bốn phía mây đen" c) Phép tu từ điệp cấu trúc “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc"; "sống thờ vua, thác cũng thờ vua". Bài tập 3: Anh/chị hãy xác định các biện pháp nghệ thuật tu từ ngữ âm được Hồ Chí Minh sử dụng trong tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” ở những đoạn trích sau: a) “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu” b) “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật đầu hàng Đồng Minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp" Gợi ý: a) Phép tu từ điệp từ “Chúng" Phép tu từ so sánh "nhà tù nhiều hơn trường học." 47


Phép tu từ hoán dụ "Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu” b) Phép tu từ điệp cấu trúc “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật đầu hàng Đồng Minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp" Bài tập 4 Anh/chị hãy xác định biện pháp nghệ thuật tu từ ngữ âm đã được tác giả sử dụng trong tác phẩm “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003” của Cô-phi An-nan . a) “Lẽ ra chúng ta phải giảm được ¼ số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiệm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm; và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi…” b) "Đó là lí do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra...." Gợi ý: a) Phép tu từ điệp “Lẽ ra " b) Phép tu từ ẩn dụ "sự thật không mấy dễ chịu" Bài tập 5: Anh/chị hãy xác định các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” qua các đoạn văn bản sau: a) “Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu! Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”

48


b) “Đề thích: (nhìn ra ngoài) Cái nhà sau rặng câu kia phải không? Tôi vừa thấy hồn thằng bé bay vụt lên khỏi mái nhà, tan mờ ra như một làn sương mỏng… Cu Tị là đứa trẻ như thế nào?" c) “Hồn Trương Ba: Tôi đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ… Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…” Gợi ý: a) Phép tu từ đối lập "bên trong - bên ngoài" . b) Phép tu từ so sánh "hồn thằng bé bay vụt lên khỏi mái nhà, tan mờ ra như một làn sương mỏng" c) Phép tu từ điệp "trong" 2.3. Bài tập đánh giá năng lực nhận biết phương thức biểu đạt của văn bản Anh/ chị hãy xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản sau: a) “ Nhân họ Hồ chính sự phiền hà, Để trong nước lòng dân oán hận. Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa, Bọn gian tà bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế, Gây binh kết án trải hai mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời, Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.” (Trích "Đại cáo bình Ngô"- Nguyễn Trãi)

49


b) “Ôi thôi thôi! Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ. Đau đớn bấy!Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.” (Trích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - Nguyễn Đình Chiểu) c) “Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn;Chín chục trận binh thư, đâu chờ bày bố. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi đeo bao tấu bầu ngòi; Trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ. Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. Chi nhọc quan quản trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kẻ đâm ngang, người chém dọc, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.” (Trích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - Nguyễn Đình Chiểu) d) “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

50


Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” (Trích "Tuyên ngôn Độc lập "- Hồ Chí Minh) e) “Đến thời điểm này, ngân sách dành cho phòng chống HIV đã được tăng lên một cách đáng kể, nhờ vào sự cam kết và đóng góp tại từng quốc gia. Đồng thời, vấn đề thành lập Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét cũng được thông qua. Đại đa số các nước đã xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS của mình. Ngày càng có nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc. Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS, hiện đang hoạt động tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các tỏ chức khác để cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này." "Nhưng cũng chính lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành , gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân giảm sút nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn an toàn - đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương." (Trích "Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003"Cô-phi An-nan) f) “Căn cứ Luật Giáo … Căn cứ Nghị định … "Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư về Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông."

51


Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2017. Thông tư này thay thế Thông tư số 01/4110/02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và Thông tư số 01/4110/02/2016/TTBGDĐT ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 01/4110/02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo….” Gợi ý: a) Phương thức biểu đạt nghị luận b) Phương thức biểu đạt biểu cảm c) Phương thức biểu đạt tự sự d) Phương thức biểu đạt nghị luận e) Phương thức biểu đạt thuyết minh f) Phương thức biểu đạt điều hành 2.4. Các bài tập đánh giá năng lực phản biện Bài tập 1: Có nhận định rằng: Phần một của tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi không chỉ là lời tuyên bố hùng hồn về cở sở chính nghĩa cho nền độc lập của nước ta mà còn thể hiện một tấm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Anh/chị hãy cho ý kiến về nhận định trên thông qua đoạn văn bản sau đây. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

52


Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có. Cho nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong, Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét, Chứng cớ còn ghi.” (Trích "Đại cáo bình Ngô" - Nguyễn Trãi) Gợi ý: Học sinh dựa vào đoạn thơ để lập luận "Đại cáo bình Ngô" thể hiện một tấm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc: Tự hào về đường lối nhân nghĩa, về nền văn hiến, về phong tục tập quán, về những chiến công của nhân dân, đất nước ta... Bài tập 2: Anh/chị hãy đọc đoạn văn bản dưới đây và cho biết hình tượng nghĩa sĩ Cần Giuộc có phải là một đội quân hùng mạnh hay không? “Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; Chín chục trận binh thư, đâu chờ bày bố. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi đeo bao tấu bầu ngòi; Trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ.

53


Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. Chi nhọc quan quản trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kẻ đâm ngang, người chém dọc, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.” (Trích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - Nguyễn Đình Chiểu) Gợi ý: Học sinh trình bày rõ quan điểm cá nhân và tìm dẫn chứng trng đoạn trích để thuyết phục người nghe, người đọc về ý kiến của bản thân: hùng mạnh hay không hùng mạnh? dựa vào chi tiết nào trong đoạn văn ? (trang bị, tập luyện, tinh thần, khí thế ra trận..) Bài tập 3: Anh/chị hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau và cho ý kiến của mình về nhận định sau: “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh còn bộc lộ một tấm lòng thương dân sâu sắc. “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. 54


Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.” Gợi ý: Học sinh chỉ rõ tấm lòng thương dân sâu sắc của Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào trong đoạn trích (hình ảnh của nhân dân, những từ ngữ chỉ nhân dân..) Bài tập 4: “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003” Cô-phi An -nan thể hiện một thái độ trăn trở, day dứt về nạn dịch AIDS. Anh/chị tán thành hay không tán thành? Vì sao? Gợi ý: Học sinh nêu rõ ý kiến của bản thân tán thành hay không? làm rõ thông qua các chi tiết thể hiện trong tác phẩm. (trước những việc chưa hoàn thành được, trước nạn dịch vẫn đang hoành hành, thái độ đối với việc chống AIDS..) 2.5. Các bài tập đánh giá năng lực đọc hiểu thông qua khai thác giá trị của văn bản tương đương Bài tập 1: Đọc hai đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm." (Trích "Hịch Tướng Sĩ" - Trần Quốc Tuấn ) 1. Xác định nội dung chính của đoạn văn bản trên? 2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên? 3. Xác định thể loại của đoạn văn bản trên?

55


4. So sánh nội dung, phương thức biểu đạt, thể loại văn học của đoạn văn bản trên với đoạn văn bản sau trong tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi "Ngẫm thù lớn há đội trời chung, Căm giặc lớn thề không cùng sống Đau lòng nhức óc, chốc đà mấy mươi năm trời; Nếm mật, nằm gai há phải một hai sớm tối. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh; Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phấn đắn đo càng kĩ " (Trích "Đại cáo bình Ngô" - Nguyễn Trãi) Gợi ý: Học sinh thấy được sự tương đương giữa hai tác phẩm cùng thuộc thể nghị luận trong văn học trung đại (nội dung chủ đề, phương thức biểu đạt, thể loại) Bài tập 2: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới. "Hỡi ôi! Súng giặc đất rền, Lòng dân trời tỏ. Mười năm công vỡ ruộng, xưa ắt còn danh nổi như phao, Một trận nghĩa đánh Tây, thân tuy mất tiếng vang như mõ. Nhớ linh xưa.Côi cút làm ăn. Toan lo nghèo khổ, Chưa quen cung ngựa đưa tới trường nhung. Chỉ biết ruộng trâu ở theo làng bộ; Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn làm quen; Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ, mắt chưa từng ngó. Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như nắng hạn trông mưa. Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lớp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ.

56


Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó. Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình. Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ." 1. Xác định thể loại của tác phẩm thông qua việc đọc đoạn văn bản trên? 2. Nêu nội dung của đoạn văn trên? 3. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên? 4. Từ đó hãy thực hành đọc hiểu văn bản dưới đây "Hỡi ơi! Giặc cỏ bò lan; Tướng-quân mắc hại. Ngọn khói Tây-bang đóng đó, cõi biên còn trống đánh sơn-lâm;Bóng sao Võ-khúc về đâu, đêm thu vắng tiếng canh dinh-trại. Nhớ tướng quân xưa: Gặp thuở bình cư. Làm người chí đại. Từ thuở ở hàng viên lữ pháp-binh trăm trận đã làu;Đến khi ra quản đồnđiền, võ-nghệ mấy ban cũng trải. Lối giặc đánh, tới theo quan tổng, trường thi, mô súng, trọn mấy năm ra sức tranh tiên;Lúc cuộc tan, về huyện Tân-hòa, đắp lũy đồn binh, giữ một góc bày lòng địch khái. Chợt thấy cánh buồm lai sứ, việc giảng-hòa những tưởng rằng xong;Đã đành tấm giấy tựu phong, phận thần-tử há đâu dám cãi. Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên-tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền;Theo bụng dân phải chịu tướng-quân-phù, gánh-vác một vai khổn ngoại Gồm ba tỉnh dựng cờ phấn nghĩa, sĩ-phu lắm kẻ xui theo;Tóm muôn dân gầy sổ mộ binh, luật-lệnh mấy ai dám trái. Văn thì nhờ tham-biện, thương-biện, giúp các cơ bàn-bạc nhung-công;Võ thì dùng tổng-binh, đốc-binh, coi các đạo sửa-sang khí-giái." (Trích "Văn tế Trương Định" - Nguyễn Đình Chiểu) 57


1. Xác định thể loại của tác phẩm thông qua việc đọc đoạn văn bản trên? 2. Nêu nội dung của đoạn văn trên? 3. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên? Gợi ý: Học sinh thực hành văn bản đã được học. Sau đó thực hành một văn bản có giá trị tương đương: thể loại văn tế; Nội dung bày tỏ tình cảm, thương tiếc, ca ngợi công đức người đã khuất; Phương thức biểu đạt biểu cảm. Bài tập 3: Đọc văn bản thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên phận định tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư." Bản dịch: "Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời." 1. Anh/chị hãy xác định vấn đề được đề cập đến trong văn bản trên? 2. Hãy xác định căn cứ làm nền tảng cho luận đề độc lập, chủ quyền của tác giả? 3. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? 4. So sánh với "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh ở các phương diện sau: nội dung? Phương thức biểu đạt? Gợi ý : Học sinh thấy được điểm chung của cả hai văn bản: vấn đề nghị luận : độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc; Căn cứ đều chắc chắn, hợp ý trời "định tại

58


thiên thư", vừa lòng người phù hợp với nhân dân loại tiến bộ (nhân dân của Pháp, của Mĩ cũng đòi tự do, bình đẳng; Phương thức nghị luận) Bài tập 4: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới. "Nhưng cũng chính lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm.Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân giảm sút nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn an toàn - đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương.” (Trích "Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS 1/12/2003" - Cô-phi An-nan) 1. Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên? 2. Theo em điểm nào của của đoạn văn bản trên hấp dẫn người đọc? 3. Hãy thực hiện 2 yêu cầu trên với văn bản sau đây "Trong 10 tháng đầu năm 2017, tại Việt Nam đã có 6.827 người chết và 11.785 người bị thương tật suốt đời do tai nạn giao thông, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do hành vi tham gia giao thông không an toàn như lái xe sai phần đường, làn đường, quá tốc độ, chuyển hướng không quan sát, vi phạm nồng độ cồn...thậm chí có những người lái xe vi phạm mang đến cái chết oan uổng, bất ngờ xảy đến cho cả những cụ già, trẻ nhỏ còn đang say giấc ngủ trong chính ngôi nhà mình. Đây thực sự là thảm họa cho dân tộc, thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ con người rất to lớn và không thể bù đắp được, đe doạ đến sự sinh tồn và phát triển của giống nòi. Đau đớn hơn, phía sau những cái chết do tai nạn giao thông là rất nhiều em nhỏ mất đi cơ hội đến trường, những bậc cha, mẹ già không còn nơi nương tựa và đói, nghèo ập đến với hàng chục ngàn gia đình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự

59


phát triển bền vững của đất nước Việt Nam. Đây là điều không thể chấp nhận được với một dân tộc đang sống trong hòa bình. ("Trích Thông điệp hưởng ứng “Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do Tai nạn giao thông năm 2017"- Uỷ ban ATGT Quốc gia) Gợi ý: Học sinh nêu được nội dung chính của hai văn bản (Nói về thực trạng của căn bệnh AIDS đang hoành hành; Nói về thực trạng của tai nạn giao thông trong 10 tháng đầu của năm 2017) Cả hai đoạn văn bản trên đều đưa thông tin, số liệu rất cụ thể, làm cho người đọc chú ý, suy nghĩ. Bài tập 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới "Vũ Như Tô - Tôi làm gì nên tội? Đan Thiềm - Vậy mà ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông. Cửu Trùng Đài, họ có cần đâu? Họ dấy nghĩa cốt giết ông, phá Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô - Phá Cửu Trùng Đài? Không đời nào! Mà tôi thì không làm gì nên tội. Họ hiểu nhầm. Đan Thiềm - Ông phải trốn đi. (có tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí). Ông phải trốn đi (lời có vẻ van lơn). Trong lúc biến có này, ông hãy tạm lánh đi. Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Học không phân biệt phải trái. Ông trốn đi. Tài kia không nên để uổng. Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai tô điểm nữa." (Trích "Vũ Như Tô" - Nguyễn Huy Tưởng) 1. Hãy xác định các yếu tố xung đột kịch trong đoạn trích trên. 2. Em hiểu đây là dạng ngôn ngữ gì? xác định vai trò của kiểu ngôn ngữ này: "có tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí." "lời có vẻ van lơn".

60


3. Xác định xung đột kịch cho đoạn văn bản kịch sau và hãy tìm dạng ngôn ngữ tương tự như dạng ngôn ngữ trong ý 2 . " Hồn Trương Ba: Ông hãy cứu nó! Ông phải cứu nó! ông có biết đứa con đối với người mẹ là như thế nào không? Còn to lớn hơn cả ý muốn của bà Tây Vương Mẫu nhà ông. Ông Đế Thích, vì con trẻ ông ạ, vì con trẻ! Ông hãy giúp tôi lần cuối cùng. Tôi sẽ không bào giờ làm phiền ông nữa, không đòi hỏi ông điều gì nữa! ( lấy bó hương ra) Đây! (bẻ gãy cả bó) Đế thích: (đắn đo rất lâu rồi quyết định) Vì lòng quý mến ông, tôi sẽ làm cu Tị sống lại, dù có bị phạt nặng... Nhưng còn ông... rốt cuộc ông muốn nhập vào thân thể ai? Hồn Trương Ba (sau một hồi lâu): Tôi đã nghĩ kĩ...(nói chậm và khẽ) Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn! Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là lầm lẫn của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống." (Trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" - Lưu Quang Vũ) Gợi ý: Học sinh xác định được xung đột kịch: giữa lí tưởng của Vũ Như Tô và thực tại đời sống lúc bấy giờ. Giữa Hồn Trương Ba thanh cao với thực tế cuộc sống.

61


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Chương 2 là chương trọng tâm của luận văn. Ở chương này, chúng tôi đã xây dựng một số dạng bài tập thực hành phát triển năng lực đọc hiểu văn bản Ngữ văn. Cụ thể bao gồm các dạng: bài tập đánh giá năng lực tóm tắt văn bản; bài tập đánh giá năng lực nhận biết biện pháp nghệ thuật; bài tập đánh giá năng lực nhận biết phương thức biểu đạt của văn bản; bài tập đánh giá năng lực phản biện; bài tập đọc hiểu thông qua khai thác giá trị của văn bản tương đương. Chúng tôi đã vận dụng các lí thuyết về đọc hiểu để áp dụng xây dựng các bài tập sao cho phù hợp với mục tiêu giáo dục và năng lực của học sinh cấp Trung học phổ thông. Với mong muốn hệ thống bài tập này đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra, chúng tôi sẽ tiến hành đưa hệ thống bài tập vào chương trình thực nghiệm sư phạm, hy vọng đem lại tính khả thi cho đề tài luận văn.

62


Chương 3 THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thể nghiệm Mục đích của luận văn là mong muốn cung cấp một số bài tập có chất lượng để giúp rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngữ văn ở cấp phổ thông cho học sinh. Vì vậy cần thiết phải tiến hành thực nghiệm sư phạm để có thể đánh giá đúng nhất hiệu quả của hệ thống bài tập đã được xây dựng. Kết quả của thực nghiệm sư phạm là thước đo chất lượng của luận văn: hệ thống bài tập trong luận văn đã phù hợp hay chưa? đạt hiệu quả ở mức độ nào? có gì cần phải điều chỉnh?... Kết quả thực nghiệm sẽ góp phần hoàn thiện luận văn, hoàn thiện hệ thống bài tập. Hy vọng rằng luận ăn sẽ là nguồn tham khảo cho các thầy cô trực tiếp giảng dạy cũng như mang lại bổ ích cho quá trình rèn luyện kĩ năng đọc hiểu của các em học sinh. 3.2. Nội dung thể nghiệm Áp dụng các dạng bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản Ngữ văn vào phần củng cố của giờ dạy chính khóa hoặc giờ dạy ôn tập “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi; “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu; Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh; “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003” của Cô-phi An-nan; “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Lấy ý kiến của giáo viên trong tổ bộ môn về việc áp dụng các dạng bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu . 3.3. Đối tượng thể nghiệm Các tác phẩm được lựa chọn đưa vào để làm dữ liệu xây dựng bài tập nằm trong chương trình môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông. Vì vậy đối tượng của luận văn là học sinh và giáo viên cấp Trung học phổ thông. Do đó có thể thể nghiệm trên tất cả các khối lớp 10, 11 và 12. 63


3.4. Phương pháp, tổ chức thể nghiệm 3.4.1. Phương pháp thực nghiệm Khi tiến hành nghiên cứu đề tài “XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG" tôi mong muốn sẽ mang lại cho học sinh một hệ thống bài tập phong phú, hiệu quả bổ ích cho quá trình rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. Giúp học sinh nắm vững một số dạng kĩ năng đọc hiểu văn bản. Vì vậy quá trình thực nghiệm được thực hiện một cách nghiêm túc với phương pháp như sau: - Trao đổi trực tiếp, cởi mở với giáo viên trong tổ bộ môn để họ hiểu được mục đích, nội dung, ý nghĩa và cách thức tiến hành trong giờ dạy học. Tiếp thu ý kiến đóng góp của họ một cách tích cực, cầu tiến. Cùng thảo luận những thuận lợi và khó khăn sẽ gặp phải khi tiến hành thực nghiệm sư phạm. - Tiến hành dự giờ để theo dõi tiến trình hoạt động của giáo viên và học sinh. - Sau mỗi bài dạy, chúng tôi nghiêm túc rút kinh nghiệm, nghiêm túc đánh giá kết quả giờ dạy, đánh giá chất lượng của các bài tập. Tiến hành kiểm tra nhận thức và kĩ năng của học sinh. Tất cả các quả trình đều tiến hành một cách khách quan nhằm có kết quả chính xác và trung thực nhất. - Sử dụng kết quả thu được để điều chỉnh hệ thống bài tập cho phù hợp với thực tế giảng dạy. 3.4.2. Tổ chức thực nghiệm - Công tác chuẩn bị: + Thiết kế các đề kiểm tra thực nghiệm + Lấy ý kiến giáo viên về các đề kiểm tra thực nghiệm + Chọn lớp thực nghiệm và đối chứng - Tiến hành thực nghiệm tại các lớp và dạy đối chứng tại lớp khác. 3.5. Thời gian địa bàn thể nghiệm - Thời gian thực nghiệm: Học kỳ II năm học 2018- 2019

64


- Địa bàn thực nghiệm: Trường THPT Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. - Thành phần thực nghiệm: + Lớp 12A6 Trường THPT Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. + Lớp 11A8 Trường THPT Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. + Lớp 10A7 Trường THPT Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. + Tổ chuyên môn Ngữ văn trường Trường THPT Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. 3.6. Thiết kế giáo án đưa vào thể nghiệm 3.6.1. Giáo án lớp 10 Tiết

Ngày soạn: Ngày giảng:

THỰC HÀNH KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU QUA MỘT SỐ BÀI TẬP A. Chuẩn kiến thức kĩ năng: 1. Về kiến thức: Củng cố kiến thức một số đoạn trích trong các tác phẩm văn học. 2. Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc hiểu thông qua các kiểu bài tập: Tóm tắt văn bản; Xác định biện pháp nghệ thuật; Năng lực phản biện. - Kĩ năng sống cơ bản + Ra quyết định: tìm cách giải quyết vấn đề mà đề bài đưa ra một cách đúng đắn và phù hợp. + Tự nhận thức về những bài học rút ra qua việc thực hành bài tập. 3. Về năng lực: + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản + Năng lực giải quyết những tình huống đặt + Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân + Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận thực hành

65


B. Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo án, phiếu học tập. C. Phương pháp dạy học. Dạy học theo nhóm, dạy học nghiên cứu. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp: 10A7: 2. Vào bài mới 2.1. Hoạt động khởi động: ( 7 phút) Gv: Dựa vào nội dung tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” hãy kể lại sự kiện lịch sử ấy. Hs trả lời: Kể theo tưởng tượng, quan điểm cá nhân đảm bảo trung thành với nội dung văn bản gốc, nêu được các ý chính cần nhớ. 2.2. Hoạt động luyện tập: (30 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt

GV: Phân công học sinh hoạt động nhóm, nghiên cứu bài tập trước khi đến lớp. HS: Chia theo 3 nhóm theo năng lực, mỗi nhóm phụ trách một dạng bài tập, trình bày kết quả. GV: Chốt lại vấn đề Nhóm I. Dạng bài tập tóm tắt văn Nhóm I

bản

Gợi ý:

a) Tác phẩm "Đại cáo bình Ngô"

a) Đảm bảo được các nội dung chính của tác giả Nguyễn Trãi bao gồm của tác phẩm:

66


- Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa.

bao nhiêu nội dung chính? Anh/ chị

- Phần 2: Vạch rõ tội ác của kẻ thù.

hãy viết lại các nội dung chính đó.

- Phần 3: Kể lại quá trình chinh phạt b) Anh/chị hãy tóm tắt đoạn văn gian khổ và toàn thắng của cuộc khởi bản sau bằng cách vẽ sơ đồ tư duy nghĩa.

biểu thị các nội dung kiến thức.

- Phần 4: tuyên bố chiến quả, khẳng “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, định sự nghiệp chính nghĩa.

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

b) Cho học sinh lựa chọn hình thức sơ Như nước Đại Việt ta từ trước, đồ tư duy phù hợp . Đảm bảo sơ đồ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. mang tính logic, khoa học. Biểu đạt Núi sông bờ cõi đã chia, được nội dung cốt lõi là tư tưởng và Phong tục Bắc Nam cũng khác. những lí lẽ của Nguyễn Trãi trong đoạn Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,

trích.

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có. Cho nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong. Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Việc xưa xem xét, Chứng cớ còn ghi. (Trích "Đại cáo bình Ngô" Nguyễn Trãi)

67


Nhóm II

Nhóm II: Dạng bài tập xác định

Gợi ý:

các biện pháp nghệ thuật

a) Khởi ngữ "Trông người", "Tự ta"

a)

b) - Phép điệp "lấy".

“Trông người người càng vắng

- Phép dùng từ trái nghĩa "yếu- bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi, Tự ta ta phải dốc lòng, vội vã hơn

mạnh"; "ít-nhiều"

c) Phép tu từ nói quá, cường điệu hóa cứu người chết đuối. “Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu Phần thì giận hung đồ ngang dọc, mỡ bấy no nê chưa chán"; "trúc Nam Phần thì lo vận nước khó khăn.” Sơn không ghi hết tội" ;"nước Đông (Trích “Đại cáo bình Ngô” Nguyễn Trãi)

Hải không rửa sạch mùi.”

d) Phép tu từ hoán dụ “Đau lòng nhức b) óc"; Nếm mật nằm gai"

“Thế trận xuất kì, lấy yếu chống

e) Phép tu từ so sánh

mạnh;

“Tuấn kiệt như sao mai buổi sớm, Dùng quân mai phục, lấy ít địch Nhân tài như lá mùa thu."

nhiều”

f) Phép tu từ điệp cấu trúc:

(Trích "Đại cáo bình Ngô"-

"Phần thì giận hung đồ ngang dọc,

Nguyễn Trãi)

Phần thì lo vận nước khó khăn.

c)

Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần

“Thằng há miệng, đứa nhe răng,

Khi Khôi Huyện quân không một đội"

máu mỡ bấy no nê chưa chán; Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề những nỗi phu phen, Tan tác cả nghề canh cửi. Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

68


Dư bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.” d) “Đau lòng nhức óc, chốc đà mấy mươi năm trời; Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.” e) “Tuấn kiệt như sao mai buổi sớm, Nhân tài như lá mùa thu. Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần Nơi duy ác hiếm người bàn bạc.” f) “Trông người người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi, Tự ta ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối. Phần thì giận hung đồ ngang dọc, Phần thì lo vận nước khó khăn. Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, Khi Khôi Huyện quân không một đội. Trời thử lòng trao cho mệnh lớn, Ta gắng chí khắc phục gian nan.” Nhóm III Gợi ý:

Nhóm III: Dạng bài tập đánh giá

Học sinh dựa vào đoạn thơ để lập luận năng lực phản biện "Đại cáo bình Ngô"thể hiện một tấm

69


lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu

Có nhận định rằng: Phần một

sắc: Tự hào về đường lối nhân nghĩa, về của tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” nền văn hiến, về phong tục tập quán, về của Nguyễn Trãi không chỉ là lời những chiến công của nhân dân, đất tuyên bố hùng hồn về cở sở chính nước ta...

nghĩa cho nền độc lập của nước ta mà còn thể hiện một tấm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Anh / chị hãy cho ý kiến về nhận định trên thông qua đoạn văn bản sau đây. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có. Cho nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong, Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét,

70


Chứng cớ còn ghi” (Trích "Đại cáo bình Ngô" Nguyễn Trãi) 2.3. Hoạt động ứng dụng, mở rộng: (7 phút) GV: Cho học sinh làm bài cá nhân, thu chấm để đánh giá: Đọc hai đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm". (Trích "Hịch Tướng Sĩ" - Trần Quốc Tuấn ) 1. Xác định nội dung chính của đoạn văn bản trên? 2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên? 3. Xác định thể loại của đoạn văn bản trên? 4. So sánh nội dung, phương thức biểu đạt, thể loại văn học của đoạn văn bản trên với đoạn văn bản sau trong tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi. " Ngẫm thù lớn há đội trời chung, Căm giặc lớn thề không cùng sống Đau lòng nhức óc, chốc đà mấy mươi năm trời; Nếm mật, nằm gai há phải một hai sớm tối. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh; Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phấn đắn đo càng kĩ " (Trích "Đại cáo bình Ngô" - Nguyễn Trãi) Gợi ý: Học sinh thấy được sự tương đương giữa hai tác phẩm cùng thuộc thể nghị luận trong văn học trung đại (nội dung chủ đề, phương thức biểu đạt, thể loại) E. Củng cố, dặn dò ( 1 phút)

71


- Nhắc học sinh hoàn thiện các bài tập. - Chuẩn bị bài cho tiết sau F. Rút kinh nghiệm. 3.6.2. Giáo án lớp 11 Tiết

Ngày soạn: Ngày giảng:

THỰC HÀNH KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU QUA MỘT SỐ BÀI TẬP A. Chuẩn kiến thức kĩ năng: 1. Về kiến thức: Củng cố kiến thức một số đoạn trích trong các tác phẩm văn học. 2. Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc hiểu thông qua các kiểu bài tập: Tóm tắt văn bản; Xác định các biện pháp nghệ thuật; Năng lực phản biện. - Kĩ năng sống cơ bản + Ra quyết định: tìm cách giải quyết vấn đề mà đề bài đưa ra một cách đúng đắn và phù hợp. + Tự nhận thức về những bài học rút ra qua việc thực hàng bài tập. 3. Về năng lực: + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản + Năng lực giải quyết những tình huống đặt + Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân + Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận thực hành B. Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo án, phiếu học tập. C. Phương pháp dạy học. Dạy học theo nhóm, dạy học nghiên cứu. D. Tiến trình dạy học

72


1. Ổn định tổ chức lớp: 11A8: 2. Vào bài mới 2.1. Hoạt động khởi động: (5 phút) Gv: Hãy kể lại điều làm em xúc động nhất khi học xong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. HS: Kể chân thành, nêu được điều ấn tượng nhất và lí giải được vì sao ấn tượng? có ý nghĩa già với bản thân? 2.2. Hoạt động luyện tập: (30 phút) Hoạt động của giáo viên và học

Yêu cầu cần đạt

sinh GV: Phân công học sinh hoạt động nhóm, nghiên cứu bài tập trước khi đến lớp. HS: Chia theo 3 nhóm theo năng lực, mỗi nhóm phụ trách một dạng bài tập, trình bày kết quả. GV: Chốt lại vấn đề Nhóm I. Dạng bài tập tóm tắt văn bản Nhóm I

a) Anh/chị hãy đọc kĩ và dùng sơ đồ

Gợi ý:

tư duy để tóm tắt đoạn trích sau:

a)

Cho học sinh lựa chọn hình thức

"Nhớ linh xưa

sơ đồ tư duy phù hợp . Đảm bảo sơ đồ Côi cút làm ăn; Toan lo nghèo khó, mang tính logic, khoa học. Biểu đạt Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường được nội dung hình tượng người nghĩa nhung; Chỉ biết ruộng trâu, ở trong sĩ Cần Giuộc mà tác giả nói đến trong làng bộ. đoạn trích

73


Hoạt động của giáo viên và học

Yêu cầu cần đạt

sinh b) Sử dụng sơ đồ Graph đảm sơ đồ

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy,

mang tính logic, khoa học. Biểu đạt tay vốn quen làm; Tập khiên, tập mác, được nội dung lí tưởng sống của người tập giáo, tập cờ, mắt chưa từng ngó. nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ. Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó. Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ. …” (Trích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - Nguyễn Đình Chiểu) b) Anh/chị hãy đọc đoạn trích dưới đây và dùng sơ đồ graph để tóm tắt lại nội dung. "Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều

74


Hoạt động của giáo viên và học

Yêu cầu cần đạt

sinh khen; Thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ. Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đức đó. Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo,thương vì hai chữ thiên dân; Cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ. Hỡi ôi, thương thay! Có linh xin hưởng….” (Trích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"- Nguyễn Đình Chiểu)

Nhóm II

Nhóm II: Dạng bài tập xác định các

Gợi ý:

biện pháp nghệ thuật

a) Khởi ngữ "Việc cuốc, việc cày, a) Nhớ linh xưa: việc bừa, việc cấy"; "tập mác tập cờ". Cui cút làm ăn; toan lo nghè khó. b) Thành phần cảm thán "Ôi thôi Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ử trong

thôi" c) phép thế "nó", "tây", "man di"

làng bộ.

d) Phép tu từ nói quá "muốn tới ăn gan"; "muốn ra cắn cổ.”

75


Hoạt động của giáo viên và học

Yêu cầu cần đạt

sinh e) Phép tu từ ẩn dụ “bốn phía mây Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc đen"

cấy, tay vốn quen làm; tập mác tập cờ,

f) Phép tu từ điệp cấu trúc “Sống mắt chưa từng ngó. đánh giặc, thác cũng đánh giặc"; Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi "sống thờ vua, thác cũng thờ vua".

tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.” (Trích “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”- Nguyễn Đình Chiểu) b)

“Ôi thôi thôi! Chùa Tông Thạnh năm canh

ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ. Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.” (Trích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"- Nguyễn Đình Chiểu) c) “Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bòi cho nước nhà ta; bát cơm manh áo ở đời mắc mớ chi ông cha nó.

76


Hoạt động của giáo viên và học

Yêu cầu cần đạt

sinh Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui đồn lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió. Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn, sống làm chi ở lĩnh mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ. Thà thác mà địch câu đặng khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.” (Trích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"- Nguyễn Đình Chiểu) d) “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.” e) “Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen; ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ." f) “Sống đánh giặc, thác cũng đánh Nhóm III

giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn

Gợi ý:

kiếp nguyện được trả thù kia; sống

Học sinh trình bày rõ quan điểm cá thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy nhân và tìm dẫn chứng trng đoạn trích đã rành rành, một chữ ấm đủ đền để thuyết phục người nghe, người đọc công đó.”

77


Hoạt động của giáo viên và học

Yêu cầu cần đạt

sinh về ý kiến của bản thân: hùng mạnh Nhóm III: Dạng bài tập đánh giá hay không hùng mạnh? dựa vào chi năng lực phản biện tiết nào trong đoạn văn ? (trang bị, tập Anh/chị hãy đọc đoạn văn bản dưới luyện, tinh thần, khí thế ra trận..)

đây và cho biết hình tượng nghĩa sĩ Cần Giuộc có phải là một đội quân hùng mạnh hay không? “Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; Chín chục trận binh thư, đâu chờ bày bố. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi đeo bao tấu bầu ngòi; Trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ. Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. Chi nhọc quan quản trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

78


Hoạt động của giáo viên và học

Yêu cầu cần đạt

sinh Kẻ đâm ngang, người chém dọc, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.” (Trích "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - Nguyễn Đình Chiểu) 2.3. Hoạt động ứng dụng, mở rộng: ( 9 phút) GV: Cho học sinh làm bài cá nhân, thu chấm để đánh giá: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới. "Hỡi ôi! Súng giặc đất rền, Lòng dân trời tỏ. Mười năm công vỡ ruộng, xưa ắt còn danh nổi như phao, Một trận nghĩa đánh Tây, thân tuy mất tiếng vang như mõ. Nhớ linh xưa. Côi cút làm ăn. Toan lo nghèo khổ, Chưa quen cung ngựa đưa tới trường nhung. Chỉ biết ruộng trâu ở theo làng bộ; Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn làm quen; Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ, mắt chưa từng ngó. Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như nắng hạn trông mưa. Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lớp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ.

79


Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó. Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình. Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ." 1. Xác định thể loại của tác phẩm thông qua việc đọc đoạn văn bản trên? 2. Nêu nội dung của đoạn văn trên? 3. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên? Gợi ý: Học sinh thực hành văn bản đã được học. thể loại văn tế; Nội dung bày tỏ tình cảm, thương tiếc, ca ngợi công đức người đã khuất; Phương thức biểu đạt biểu cảm. E. Củng cố, dặn dò( 1 phút) - Nhắc học sinh hoàn thiện các bài tập. - Chuẩn bị bài cho tiết sau F. Rút kinh nghiệm. 3.6.3. Giáo án dạy Lớp 12 Tiết

Ngày soạn: Ngày giảng:

THỰC HÀNH KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU QUA MỘT SỐ BÀI TẬP A. Chuẩn kiến thức kĩ năng: 1. Về kiến thức: Củng cố kiến thức một số đoạn trích trong các tác phẩm văn học. 2. Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc hiểu thông qua các kiểu bài tập: Tóm tắt văn bản; Xác định các biện pháp nghệ thuật; Xác định phương thức biểu đạt; Năng lực phản biện; Thông qua văn bản tương đương.

80


- Kĩ năng sống cơ bản + Ra quyết định: tìm cách giải quyết vấn đề mà đề bài đưa ra một cách đúng đắn và phù hợp. + Tự nhận thức về những bài học rút ra qua việc thực hành bài tập. 3. Về năng lực: + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản + Năng lực giải quyết những tình huống đặt + Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân + Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận thực hành B. Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo án, phiếu học tập. C. Phương pháp dạy học. Dạy học theo nhóm, dạy học nghiên cứu. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp: 12A6: 2. Vào bài mới 2.1. Hoạt động khởi động: (3 phút) Gv: Hãy liệt kê các dạng câu hỏi đọc hiểu thường gặp mà em biết? Hs trả lời: dạng câu hỏi nêu nội dung của văn bản, dạng câu hỏi xác định biện pháp nghệ thuật, xác định các phong cách ngôn ngữ, xác định phương thức biểu đạt . 2.2. Hoạt động luyện tập: (30 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh GV: Phân công học sinh hoạt động nhóm, nghiên cứu bài tập trước khi đến lớp.

81

Yêu cầu cần đạt


Hoạt động của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt

HS: Chia theo 4 nhóm theo năng lực, mỗi nhóm phụ trách một dạng bài tập, trình bày kết quả. GV: Chốt lại vấn đề Nhóm I. Dạng bài tập tóm tắt văn bản Nhóm I

a) Anh/chị hãy tóm tắt đoạn văn bản

Gợi ý:

sau bằng sơ đồ tư duy:

a) Cho học sinh lựa chọn hình thức sơ "Đến thời điểm này, ngân sách dành đồ tư duy phù hợp. Đảm sơ đồ mang cho phòng chống HIV đã được tăng tính logic, khoa học. Biểu đạt được nội lên một cách đáng kể, nhờ vào sự cam dung nhưng việc làm được và chưa kết và đóng góp tại từng quốc gia. làm được của thế giới trong phong trào Đồng thời, vấn đề thành lập Quỹ toàn phòng chống AIDS.

cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt

b) Sử dụng sơ đồ Graph đảm sơ đồ rét cũng được thông qua. Đại đa số mang tính logic, khoa học. Biểu đạt các nước đã xây dựng chiến lựơc được nội dung sự hèn nhát của Pháp và quốc gia phòng chống HIV/AIDS của việc Việt Nam đánh Nhật giành lại mình. Ngày càng có nhiều công ti áp chính quyền.

dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc. Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS, hiện đang hoạt động tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các tỏ chức khác để cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này."

82


Hoạt động của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt "Nhưng cũng chính lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành , gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm.Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân giảm sút nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn an toàn đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương.” (Trích "Thông điệp nhân ngày thế giới

phòng

chống

HIV/AIDS

1/12/2003" - Cô-phi An-nan b) Anh/chị hãy đọc đoạn văn bản sau và dùng sơ đồ graph để tóm tắt lại nội dung của văn bản. “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn

83


Hoạt động của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói."" "Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không" "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật." "Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng." "Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã

84


Hoạt động của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ." "Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.” (Trích "Tuyên ngôn Độc lập"- Hồ Chí Minh)

Nhóm II Gợi ý:

a) Khởi ngữ "Về chính trị, về kinh tế" Nhóm II: Dạng bài tập xác định các b) Thành phần phụ chú "Pháp và biện pháp nghệ thuật Nhật"

85


Hoạt động của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt

c) Thành phần phụ chú "- đặc biệt là a) “Về chính trị, chúng tuyệt đối Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy không cho nhân dân ta một chút tự do núi U-ran đến Thái Bình Dương.”

dân chủ nào.

d) Phép nối "Bởi thế cho nên"

Chúng thi hành những luật pháp dã

e) Phép liên tưởng "thân thể","hồn", man. Chúng lập ba chế độ khác nhau "xác"

ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc

f) Phép tu từ điệp từ “Chúng"

thống nhất nước nhà của ta, để ngăn

Phép tu từ so sánh "nhà tù nhiều hơn cản dân tộc ta đoàn kết.” (Trích “Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ

trường học."

Phép tu từ hoán dụ "Chúng tắm các Chí Minh) cuộc khởi nghĩa của ta trong những b) “…Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân

bể máu”

ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.” (Trích "Tuyên ngôn Độc lập"- Hồ Chí Minh) c) “…Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn an toàn đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương.” (Trích "Thông điệp nhân ngày thế giới

phòng

chống

HIV/AIDS

1/12/2003" Cô-phi An - nan)

86


Hoạt động của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt d) “Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.” (Trích "Tuyên ngôn Độc lập" Hồ Chí Minh) e) “Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu ròi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi ngay tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!” (Trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" - Lưu Quang Vũ) f) “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước

87


Hoạt động của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”

Nhóm III Gợi ý: Học sinh chỉ rõ tấm lòng

thương dân sâu sắc của Hồ Chí Minh Nhóm III: Dạng bài tập đánh giá được thể hiện như thế nào trong đoạn năng lực phản biện trích (hình ảnh của nhân dân, những từ a) Anh/chị hãy đọc kĩ đoạn văn bản ngữ chỉ nhân dân..)

sau và cho ý kiến của mình về nhận định sau: “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh còn bộc lộ một tấm lòng thương dân sâu sắc. “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

88


Hoạt động của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta

Nhóm IV

ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công

Gợi ý:

nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.”

Học sinh thấy được điểm chung của cả hai văn bản: vấn đề nghị luận : độc lập, Nhóm IV: Dạng bài tập thông qua chủ quyền của quốc gia, dân tộc; Căn văn bản tương đương. cứ đều chắc chắn, hợp ý trời "định tại

Đọc văn bản thơ sau và trả lời câu hỏi

thiên thư", vừa lòng người phù hợp bên dưới: với nhân dân loại tiến bộ (nhân dân của "Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Pháp, của Mĩ cũng đòi tự do, bình Tiệt nhiên phận định tại thiên thư. đẳng; Phương thức nghị luận)

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư." Bản dịch: "Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách trời.

89


Hoạt động của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời." 1. Anh/chị hãy xác định vấn đề được đề cập đến trong văn bản trên? 2. Hãy xác định căn cứ làm nền tảng cho luận đề độc lập, chủ quyền của tác giả? 3. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? 4. So sánh với "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh ở các phương diện sau: nội dung? Phương thức biểu đạt?

2.3. Hoạt động ứng dụng, mở rộng: (10 phút) GV: Cho học sinh làm bài cá nhân, thu chấm để đánh giá: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới. "Nhưng cũng chính lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành , gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm.Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân giảm sút nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn an toàn - đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương.” (Trích "Thông điệp nhân ngày thế giới

phòng chống HIV/AIDS

1/12/2003"- Cô-phi An-nan) 1. Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên? 90


2. Theo em điểm nào của của đoạn văn bản trên hấp dẫn người đọc? 3. Hãy thực hiện 2 yêu cầu trên với văn bản sau đây "Trong 10 tháng đầu năm 2017, tại Việt Nam đã có 6.827 người chết và 11.785 người bị thương tật suốt đời do tai nạn giao thông, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do hành vi tham gia giao thông không an toàn như lái xe sai phần đường, làn đường, quá tốc độ, chuyển hướng không quan sát, vi phạm nồng độ cồn...thậm chí có những người lái xe vi phạm mang đến cái chết oan uổng, bất ngờ xảy đến cho cả những cụ già, trẻ nhỏ còn đang say giấc ngủ trong chính ngôi nhà mình. Đây thực sự là thảm họa cho dân tộc, thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ con người rất to lớn và không thể bù đắp được, đe doạ đến sự sinh tồn và phát triển của giống nòi. Đau đớn hơn, phía sau những cái chết do tai nạn giao thông là rất nhiều em nhỏ mất đi cơ hội đến trường, những bậc cha, mẹ già không còn nơi nương tựa và đói, nghèo ập đến với hàng chục ngàn gia đình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước Việt Nam. Đây là điều không thể chấp nhận được với một dân tộc đang sống trong hòa bình. ("Trích Thông điệp hưởng ứng “Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do Tai nạn giao thông năm 2017"- Uỷ ban ATGT Quốc gia) Gợi ý: Học sinh nêu được nội dung chính của hai văn bản (Nói về thực trạng của căn bệnh AIDS đang hoành hành; Nói về thực trạng của tai nạn giao thông trong 10 tháng đầu của năm 2017) Cả hai đoạn văn bản trên đều đưa thông tin, số liệu rất cụ thể, làm cho người đọc chú ý, suy nghĩ. E. Củng cố, dặn dò - Nhắc học sinh hoàn thiện các bài tập. - Chuẩn bị bài cho tiết sau F. Rút kinh nghiệm.

91


3.7. Đánh giá kết quả thể nghiệm 3.7.1. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm - Học sinh đảm bảo nắm được kĩ năng đọc - hiểu văn bản, biết cách thực hành đọc hiểu văn bản. - Học sinh biết vận dụng kĩ năng đọc - hiểu văn bản vào đọc hiểu các văn bản khác ngoài chương trình. - Cụ thể các mức độ đáng giá: + Loại tốt (9 -10 điểm) : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, kĩ năng của bài kiểm tra; Biết cách trình bày lô gic, khoa học, chặt chẽ các nội dung kiến thức. Có thể áp dụng vào đọc hiểu văn bản ngoài chương trình + Loại khá (7- 8 điểm): Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, kĩ năng của bài kiểm tra. + Loại trung bình (5-6 điểm): Đáp ứng tương đối các yêu cầu, kĩ năng của bài kiểm tra. + Loại yếu (2-3-4 điểm): Kĩ năng đọc hiểu còn yếu, chưa biết cách đọc hiểu hiệu quả. + Loại kém (1 điểm): Không nắm được kĩ năng đọc hiểu văn bản.

92


3.7.2 Kết quả thực nghiệm - Kết quả bài kiểm tra của học sinh: Điểm Đối

Điểm 1 SL

tượng

Điểm 2- 3-4

Điểm 5-6

Điểm 7-8

Điểm 9-10

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6

8

20

27

40

53

9

12

17

23

26

35

28

37

2

2,7

%

Thử nghiệm Đối chứng

2

2,7

- Kết quả phiếu điều tra ý kiến của giáo viên về các dạng bài tập: Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Số lượng

6

2

0

%

75

25

0

Kết quả

Qua kết quả của quá trình thực nghiệm, có thể đánh giá sơ bộ về năng lực, kĩ năng đọc hiểu văn của học sinh ở các lớp chọn thực nghiệm. Qua một quá trình ngắn nhưng kết quả trên cho thấy, năng lực, kĩ năng đọc hiểu đã tiến bộ rõ. Cụ thể ở lớp được tiến hành thể nghiệm thì số em không nắm được kĩ năng đọc hiểu đã không còn. Số lượng học sinh đạt mức độ kĩ năng đọc hiểu còn hạn chế không chiếm tỉ lệ cao. Số lượng học sinh đạt điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ cao (Khá đạt 50%, Giỏi đạt 18 %). Như vậy cho thấy phương pháp dùng các bài tập đọc hiểu để hướng dẫn và cho các em thực hành đạt kết quả cao. Học sinh từng bước biết vận dụng các kĩ năng đọc hiểu vào giải quyết các yêu cầu, bài tập. Từ đó nâng cao năng lực của các em, biết vận dụng vào thực tế để đọc hiểu các văn bản bên ngoài chương trình. Qua điều tra cũng cho thấy, các giáo viên đồng tình với phương pháp dạy theo hướng đọc hiểu, xây dựng các bài tập thực hành đọc hiểu đa dạng để hoạt động dạy học có hiệu quả cao. Tỉ lệ các giáo viên đánh giá mức độ tốt và khá

93


chiếm 100% giáo viên được khảo sát. Qua đó cho thấy, việc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu cho học sinh là một hướng đi đúng đắn trong dạy học hiện nay. Nếu xây dựng được một hệ thống bài tập hiệu quả thì chắc chắn rằng học sinh sẽ có hứng thú, chủ động khám phá văn bản. Chất lượng giảng dạy bộ môn sẽ ngày càng tốt hơn.

94


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Chương 3 là hoạt động tiến hành đưa hệ thống các bài tập đã xây dựng vào thực tiễn dạy học ở trường phổ thông. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên tinh thần khách quan, trung thực. Sau một quá trình lên kế hoạch, tổ chức, tiến hành thực nghiệm, kết quả thu lại đã đạt với mục tiêu ban đầu của luận văn. Như vậy có thể nói, việc xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông là cần thiết. Qua đây, giáo viên có thể phàn nào tự đánh giá được kết quả giảng dạy của chính bản thân, đồng thời đánh giá được năng lực của học sinh. Đây là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục. Là căn cứ để xây dựng kế hoạch dạy học, phương pháp dạy học cho những giai đoạn kế tiếp.

95


KẾT LUẬN 1. Dạy học văn bản Ngữ văn theo hướng đọc hiểu là một hướng đi đúng đắn. Dạy đọc hiểu trước hết là dạy cho học sinh nắm được bản chất của vấn đề, cung cấp cho học sinh có các kĩ năng để đọc và từng bước, khám phá giá trị của văn bản. Điều này rất quan trọng. Vì bản chất của dạy học văn nói riêng và dạy học nói chung là dạy cho học sinh hiểu, sau đó có thể vận dụng và thực hành. Sau cùng, nhằm giúp học sinh có đủ năng lực, kĩ năng áp dụng các tri thức đã học được để giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. 2. Việc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu trong chương trình cấp THPT là hết sức cần thiết. Vì chỉ có thông qua hệ thống bài tập thì học sinh mới được củng cố những kiến thức, kĩ năng đã học. Đồng thời, thông qua hệ thống bài tập, học sinh hình dung dễ hơn bản chất của lý thuyết, nắm được cái cốt lõi, điểm mấu chốt để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và vận dụng. Mặt khác, khi xây dựng được một hệ thống bài tập đọc hiểu đa dạng, phong phú sẽ tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh trở nên chủ động, tích cực trong quá trình học tập, chiếm lĩnh tri thức đối với bản thân. Việc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu cũng giúp cho quá trình đánh giá, kiểm tra học sinh được chính xác hơn, khoa học hơn. Thông qua hệ thống bài tập đọc hiểu sẽ phản ánh rõ năng lực đọc hiểu, mức độ đạt được và kĩ năng đọc hiểu của học sinh. Điều này được phản ánh rõ qua hệ thống điểm số. Kĩ năng nào chưa làm được, kĩ năng nào làm tốt đều phản ánh ở việc các em đã thực hiện những yêu cầu của đề bài ra sao. Từ kết quả đó, giáo viên có phương án phù hợp để bồi dưỡng cho học sinh còn hạn chế, và nâng cao hơn nữa cho học sinh đã có kĩ năng tốt. 3. Quá trình xây dựng hệ thống bài tập thực hành đọc hiểu cấp THPT, từ việc nhận thấy tính ưu việt của nó, chúng tôi đã đưa vào thực nghiệm sư phạm và thu được kết quả ban đầu đúng hướng với mục đích của luận văn. Qua hệ thống bài tập thực hành đọc hiểu cung cấp cho học sinh, chúng tôi thấy kết quả khả quan. Học sinh lớp thực nghiệm được thực hành, củng cố và nâng cao kĩ

96


năng đọc hiểu cho nên ngày càng đạt kết quả cao. Các em đã nắm được kĩ năng đọc hiểu, và ngày càng thuần thục và vận dụng tốt hơn. Với dung lượng các bài tập còn hạn chế về cả số lượng và dạng bài, kết quả trên cũng rất đáng mừng. Hy vọng đây sẽ là những bước đệm để các em học sinh sẽ ngày càng yêu thích và khám phá các văn bản một cách hiệu quả nhất. Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi cũng đã lấy ý kiến các giáo viên về hệ thống các bài tập đọc hiểu, về phương pháp thực nghiệm. Đa số các giáo viên đều nhất trí về tính ưu việt của phương pháp dạy học này. Các giáo viên đều nhất trí cần xây dựng các hệ thống bài tập đọc hiểu phong phú, đa dạng. Với quy mô của luận văn, chúng tôi mới chỉ bước đầu xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu trên một số tác phẩm thuộc các dạng văn bản tiêu biểu nhất. Với các dạng bài tập thực hành tại các văn bản tiêu biểu này, hy vọng sẽ giúp ích cho các em học sinh và các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông. Do hạn chế về mặt thời gian và năng lực của bản thân, luận văn còn những thiếu sót nhất định:. Chưa đi sâu được nhiều loại văn bản khác; chưa khai thác được tất cả các dạng bài tập đọc hiểu... Hy vọng sẽ được các thầy cô giáo, các đồng nghiệp chỉ bảo để chúng tôi tiếp tục phát triển trong thực tiễn thời gian tới.

97


TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.

Nguyễn Thị Hạnh “Xây dựng chuẩn năng lực đọc - hiểu cho môn Ngữ văn của chương trình giá dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học, số 56.

2.

PGS.TS.Nguyễn Thái Hòa (2004) "Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu", tạp chí "Thông tin Khoa học Sư phạm "

3.

Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Rèn luyện tư duy sáng tạo và dạy học tác phẩm văn chương, NXB GD Việt Nam.

4.

Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Quan niệm và giải pháp đọc hiểu văn bản ngữ văn trong cuốn "Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 6", NXB GD Việt Nam.

5.

Nguyễn Trọng Hoàn (2004), “Một số vấn đề về đọc tác phẩm kí, tác phẩm truyện hiện đại”, Tạp chí văn học tuổi trẻ, Số 3.

6.

Nguyễn Trọng Hoàn (2004), Một số vấn đề đọc hiểu thơ trữ tình và tác phẩm văn chương nghị luận (trong cuốn "Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 7"), NXB GD Việt Nam.

7.

Nguyễn Trọng Hoàn (2005), Một số vấn đề đọc hiểu văn bản kịch (trong cuốn Đọc hiểu văn bản ngữ văn 8", NXB GD Việt Nam).

8.

Nguyễn Trọng Hoàn (2014), “Một số suy nghĩ về việc dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, Tạp chí Giáo dục, số 340/2014.

9.

Nguyễn Trọng Hoàn (2015), “Đổi mới tư duy tổ chức dạy học Ngữ văn nhằm thực hiện mục tiêu "thỏa mãn nhu cầu phát triển" và "phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân"”, Tạp chí Giáo dục, số 371/2015.

10. Nguyễn Trọng Hoàn (2016), “Kĩ năng tư duy sáng tạo trong dạy học Ngữ văn”, Tạp chí Giáo dục, số 391 (kì 1 - 10/2016). 11. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB GD Việt Nam. 12. Nguyễn Thanh Hùng (2011),“Kĩ năng đọc hiểu văn”, NXB Đại học Sư phạm 13. Nguyễn Thanh Hùng (2000) “Dạy đọc hiểu là tạo nền tảng văn hóa cho người đọc” tại "Hội thảo khoa học chương trình và sách giáo khoa thí điểm" 98


14. Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy học văn - NXB Đại học Sư phạm. 15. Nguyễn Huy Quát (1997), Tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học văn trong nhà trường, NXB GD Việt Nam. 16. Richard Paul - Linda Elder “Cẩm nang tư duy đọc”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 17. Richard Paul - Linda Elder “Cẩm nang tư duy phản biện”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 18. Richard Paul - Linda Elder “Cẩm nang tư duy phân tích”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 19. Mortimer J. Adler, Charles Van Doren "Phương pháp đọc sách hiệu quả", NXB Lao động - Xã hội 20. Rolf Dobelli (2011) "Tư duy rành mạch" Công ty TNHH một thành viên, NXB Thế giới. 21. Trần Đình Sử (2001), Đọc văn, Học văn, NXB GD Việt Nam. 22. Nhóm tác giả (Hà Minh Đức chủ biên) (2003) "Lí luận văn học", NXB Giáo dục 23. Nhóm tác giả (Phương Lựu chủ biên) (2013) "Lí luận văn học" NXB Đại học Sư phạm 24. Nhóm tác giả (Trần Đình Sử chủ biên) (2013)" Lí luận văn học" NXB Đại học Sư phạm 25. Nhóm tác giả (Nguyễn Thu Thủy chủ biên) (2017) "Lí luận dạy học Ngữ văn", NXB Đại học Thái Nguyên 26. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1, NXB Giáo dục, năm 2006 27. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 2, NXB Giáo dục, năm 2006 28. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập 1, NXB Giáo dục, năm 2007 29. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập 2, NXB Giáo dục, năm 2007 30. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 tập 1, NXB Giáo dục, năm 2008 31. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 tập 2, NXB Giáo dục, năm 2008

99


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.