CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC ÔN THI HỌC SINH GIỎI
vectorstock.com/20159044
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 9 ÔN THI HỌC SINH GIỎI VÀ LUYỆN THI VÀO 10 CHUYÊN SINH (PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP, ÔN TẬP CÓ TRẢ LỜI, TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN) WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
D
ẠY M
KÈ Y
U
Q H
N Ơ N
FF IC IA L
O
SINH HỌC 9
Page 1
FF IC IA L
Chủ đề 1: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
1. Một số khái niệm cơ bản: * Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho thế hệ con cháu . * Biến dị : là hiện tượng con cái sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. * Tính trạng kiểu hình, hay tính trạng: là một biểu hiện đặc trưng về kiểu hình của một sinh vật có thể do di truyền, do môi trường hoặc là sự kết hợp của cả hai yếu tố trên. Ví dụ: màu mắt là một đặc trưng, màu mắt xanh, nâu hay hạt dẻ là các tính trạng. * Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện rõ rệt, lấn át các tính trạng khác cùng loại trong một tổ hợp di truyền dị hợp tử; được thể hiện chủ yếu ở thế hệ F1. * Tính trạng lặn là tính trạng không thể hiện được vì bị các tính trạng khác cùng loại (cùng cặp alen đối xứng) lấn át trong một tổ hợp di truyền dị hợp tử; tính lặn chưa được thể hiện ở thế hệ F1 mà chỉ xuất hiện được ở thế hệ F2. * Cặp tính trạng tương phản là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng. Ví dụ : Hoa đỏ và hoa trắng là cặp tính trạng tương phản của loại tính trạng màu sắc hoa. * Thể đồng hợp chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau. (2 alen giống nhau). Ví dụ : AA, AABB, AAbb ... * Thể dị hợp chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau. (2 alen khác nhau) Ví dụ : Kiểu gen chứa 1 cặp gen dị hợp: Aa, AABb, aabbMm Kiểu gen chứa 2 cặp gen dị hợp: AaBb, AABbMm. * Giống thuần hay dòng thuần là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. Giống thuần chủng có kiểu gen ở thể đồng hợp. Ví dụ: aabbDDee là kiểu gen thuần chủng AaBbDD là kiểu gen không thuần chủng * Biến dị tổ hợp là biến dị do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ. * Nhân tố di truyền (Gen) là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm nhất định, sản phẩm đó là một chuỗi polipeptit hoặc một loại ARN. Gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định tính trạng. * Kiểu gen: còn gọi là kiểu di truyền là bản chất di truyền của tính trạng do tổ hợp gen tạo nên, thể hiện ra bên ngoài thông qua kiểu hình. Ví dụ: Aa ; AaBB ; AB/abXY Kiểu gen: là tập hợp tất cả các gen trong tế bào của cơ thể. Tuy nhiên trong thực tế để thuận tiện khi nghiên cứu chỉ xét một hoặc một vài gen. * Kiểu hình: còn gọi là kiểu biểu hiện là những biểu hiện ra ngoài của một hay nhiều tính trạng của cá thể trong một giai đoạn phát triển nhất đinh. Kiểu hình là kết quả của mối tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Ví dụ: Ruồi giấm thân xám, cánh dài, mắt đỏ; ruồi giấm thân đen, cánh cụt, mắt trắng. Page 2
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Kiểu hình: là tập hợp tất cả các tính trạng của cơ thể. Tuy nhiên trong thực tế để thuận tiện khi nghiên cứu chỉ xét một hoặc một vài tính trạng. * Một số kí hiệu: P: cha mẹ F: con, cháu G: giao tử × : lai 2. Các thí nghiệm Menđen 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đậu Hà Lan là loại cây quen thuộc của địa phương có cấu tạo hoa đặc biệt dẫn tới cây có khả năng tự thụ phấn cao độ, giúp cho Menđen chủ động trong các phép lai, dễ tạo dòng thuần. 2.2. Phương pháp phân tích cơ thể lai Tạo các dòng thuần về 1 hoặc vài tính trạng Lai các cặp bố mẹ thuần chủng về một hoặc vài tính trạng, theo dõi kết quả ở thế hệ con cháu. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. Thực nghiệm kiểm chứng kết quả.
D
ẠY
KÈ
M
Hình 2: Tiến hành giao phấn chéo ở đậu Hà Lan. 2.3. Các thí nghiệm của Menđen a) Lai 1 tính trạng
Page 3
FF IC IA L O
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
b) Lai 2 tính trạng
3. Các định luật Menđen 3.1. Quy luật phân li ֎ Quy luật phân li muốn nói tới sự phân li cái gì? a) Thí nghiệm lai 1 tính trạng có kiểu hình tương phản Tiến hành phép lai thuận nghịch ( Lai thuận nghịch: Là phép lai thay đổi vị trí của bố mẹ nhằm phát hiện ra các định luật di truyền: Định luật di truyền gen nhân và gen tế bào chất) với tính trạng màu sắc hoa đậu Hà Lan đều cho kết quả như sau: Page 4
FF IC IA L
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
Nhận xét: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn. b) Menđen vận dụng toán xác suất thống kê để lí giải tỉ lệ kiểu hình 3:1 bằng giả thuyết như sau: o Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định (ngày nay gọi là cặp gen, cặp alen). Trong tế bào các nhân tố không hòa trộn vào nhau. o Bố mẹ truyền cho con chỉ 1 trong 2 thành viên nhân tố di truyền (Ví dụ Aa sẽ tạo ra 2 giao tử A và a). o Khi thụ tinh các giao tử kết hợp ngẫu nhiên tạo ra các hợp tử.
D
ẠY
c) Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền qui định. Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền. Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh. d) Lai phân tích: Là phép lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội cần kiểm tra kiểu gen (AA, Aa) với cơ thể mang tính trạng lặn (aa). + Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA). + Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa).
Page 5
FF IC IA L O N
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
e) Phân biệt các hiện tượng trội hoàn toàn, trội không hoàn toàn: Trội không hoàn toàn Trội hoàn toàn Alen trội át chế sự biểu hiện của alen lặn do Alen trội tương tác với a len lặn biểu hiện kiểu đó trong kiểu gen dị hợp Aa thì chỉ có alen A hình trung gian biểu hiện. Ví dụ: A _đỏ, a_trắng Ví dụ: A _đỏ, a_trắng AA_đỏ; Aa đỏ; aa_trắng AA_đỏ; Aa hồng ; aa_trắng
3.2. Quy luật phân li độc lập a) Thí nghiệm lai 2 tính trạng có kiểu hình tương phản Khi tiến hành cả phép lai thuận và phép lai nghịch đều thu được kết quả như sau: Page 6
FF IC IA L O N Ơ
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Nhận xét: - Xét sự di truyền của từng tính trạng: mỗi tính trạng di truyền theo quy luật phân li. - Xét sự di tryền của cả 2 tính trạng: 9/16 vàng, trơn = 3/4 vàng × 3/4 trơn 3/16 vàng, nhăn = 3/4 vàng × 1/4 nhăn 3/16 xanh, trơn = 1/4 xanh × 3/4 trơn 1/16 xanh, nhăn = 1/4 xanh × 1/4 nhăn b) Nội dung quy luật: Có thể phát biểu nội dung quy luật theo những cách sau đều cùng bản chất: Lai 2 bố mẹ khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỷ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nó. Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng khác. Các nhân tố di tryền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
D
ẠY
c) Giải thích: Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định (A, a quy định màu hạt; B, b quy định vỏ hạt) Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập và tổ hợp tự do.
Page 7
FF IC IA L O N
AABB × aabb (hạt vàng, trơn) (hạt xanh, nhăn) GP AB ab F1 AaBb (hạt vàng ,trơn) AaBb × AaBb F1 × F1 : (hạt vàng, trơn) (hạt vàng, trơn) GF1 : AB Ab aB ab AB Ab aB ab F2: AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBb AaBb Ab AaBb AAbb AaBb Aabb aB AaBb AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb
Ơ
P
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Sơ đồ lai:
ẠY
Kiểu hình Tỉ lệ F2 Tỉ lệ mỗi kiểu gen ở F2
D
Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2
Hạt vàng, trơn
Hạt vàng, nhăn Hạt xanh, trơn
Hạt xanh, nhăn
1 AABB 2 AaBB 2 AABb 4 AaBb 9
1 Aabb 2 Aabb
1 aabb
1 aaBB 2 aaBb
3
3
1
d) Ý nghĩa + Quy luật phân ly độc lập giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp đó là sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen. + Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối việc chọn giống và tiến hóa.
Page 8
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP Chú ý: Không cần giải các bài tập tính toán phức tạp. Điều quan trọng là thông qua bài tập học sinh giải thích được qui luật di truyền Menđen.
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
1. Bài tập quy luật phân li a) Dạng toán thuận : Cho biết kiểu hình của P xác định kiểu gen ,kiểu hình của F1, F2 * Bước 1 : Xác định trội lặn . * Bước 2 : Quy ước gen * Bước 3 : Xác định kiểu gen * Bước 4 : Lập sơ đồ lai Học sinh phải được tập dượt để viết thành thạo 6 sơ đồ lai từ P đến F2: - P: AA x AA - P: AA x Aa - P: AA x aa - P: Aa x Aa - P: Aa x aa - P: aa x aa Muốn biết đời con thì phải viết giao tử, sau đó lập bảng để xác định kiểu gen và kiểu hình ở đời con. Hạt trên cây F1 chính là đời F2. Khi tự thụ phấn thì chỉ có kiểu gen dị hợp mới cho 2 loại kiểu hình, còn kiểu gen đồng hợp chỉ cho 1 loại kiểu hình. Trong trường hợp đặc biệt: trội không hoàn toàn thì tỉ lệ kiểu gen cũng chính là tỉ lệ kiểu hình. Nếu xuất hiện tỉ lệ 2:1 thì có 1 kiểu gen gây chết ( 1AA chết : 2AA (2Aa) : 1 aa). Xác định trội lặn trong trường hợp trội hoàn toàn có 2 cách: Cách 1: Nếu 1 gen quy định 1 tính trạng, ở đời con F1 xuất hiện tỉ lệ 3:1 thì kiểu hình chiếm tỉ lệ 3/4 là kiểu hình trội, còn kiểu hình chiếm tỉ lệ 1/4 là kiểu hình lặn. Trong trường hợp này kiểu gen của P là dị hợp (Aa × Aa) Cách 2: Nếu 1 gen quy định 1 tính trạng, kiểu hình P đem lai là tương phản, ở F1 cho 100% kiểu hình giống bố hoặc giống mẹ thì kiểu hình xuất hiện ở F1 là kiểu hình trội. Trong trường hợp này kiểu gen của P là thuần chủng (AA × aa). Ví dụ 1: Ở đậu Hà Lan, màu hoa do 1 gen quy định, người ta đem lai bố mẹ có kiểu hình hoa đỏ với hoa trắng thu được F1 có 100% kiểu hình hoa đỏ. a) Xác định kiểu hình trội, lặn. b) Xác định kiểu gen P. c) Hãy xác định giao tử của cơ thể có kiểu gen: AA, Aa, aa? Hướng dẫn giải a) Xác định kiểu hình trội, lặn. Theo đề: đỏ là trội so với trắng Quy ước: A-đỏ; a - trắng b) Xác định kiểu gen P. Kiểu gen P: AA × aa c) Hãy xác định giao tử của cơ thể có kiểu gen: AA, Aa, aa? Kiểu gen AA cho 1 loại giao tử là: A Kiểu gen Aa cho 2 loại giao tử là: A và a Kiểu gen aa cho 1 loại giao tử: a b/ Dạng toán nghịch : Biết tỷ lệ kiểu hình ở F1,F2 xác định P - Nếu F1 thu được tỷ lệ 3:1 thì cả bố và mẹ đều dị hợp 1 cặp gen (Aa) Page 9
Nếu F1 thu được tỷ lệ 1:1 thì bố hoặc mẹ một bên dị hợp 1 cặp gen (Aa) còn người kia có kiểu gen đồng hợp lặn (aa) - Nếu F1 đồng tính thì P thuần chủng - Nếu F1 phân ly tỷ lệ 1: 2 : 1 thì cả bố và mẹ đều dị hợp 1 cặp gen nhưng tính trạng trội là trội không hoàn toàn . Ví dụ 2: Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng. Cho cây thân cao tự thụ phấn cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 cao :1 thấp. a) Xác định kiểu hình trội, lặn. b) Hãy xác định kiểu gen của bố mẹ đem lai. c) Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2 có tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình như thế nào? Hướng dẫn giải a) Theo đề thì cao trội so với thấp A – thân cao trội hoàn toàn so với a – thân thấp. b) Số tổ hợp kiểu hình ở F1 là: 3 + 1 = 4 = 2×2. => Mỗi bên P cho ra 2 loại giao tử. => P: Aa × Aa. c) P: Aa × Aa → F1: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa 1/4 AA khi giảm phân sẽ cho ra: 1/4 A. 2/4 Aa khi giảm phân sẽ cho ra: 1/4 A : 1/4 a 1/4 aa khi giảm phân sẽ cho ra: 1/4 a. => F1 có tỉ lệ các giao tử là: 1/2 A : 1/2 a. Khi F1 giao phấn ngẫu nhiên: (1/2 A ; 1/2 a) × (1/2 A ; 1/2 a) => F2 có tỉ lệ kiểu gen là: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa và tỉ lệ kiểu hình là: 3 thân cao : 1 thân thấp. 2. Bài tập quy luật phân li độc lập a) Xác định giao tử trong điều kiện các gen phân li độc lập - Một tế bào sinh dục đực có n cặp gen dị hợp (n≠0) khi giảm phân bình thường chỉ tạo ra 2 loại giao tử đực, 1 tế bào sinh dục cái giảm phân chỉ tạo ra 1 loai giao tử cái. - Một cơ thể đực hoặc cái có n cặp gen dị hợp (n≠0) giảm phân cho 2n loại giao tử. - Trong điều kiện các cặp gen phân li độc lập (các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau) thì tỉ lệ mỗi loại giao tử bằng tích tỉ lệ các alen có trong giao tử đó. Ví dụ: Một cá thể đực có kiểu gen AaBbDd. a) Một tế bào của cơ thể này giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử đực? b) Cơ thể này giảm phân bình thường sẽ cho bao nhiêu loại giao tử? Tỉ lệ mỗi loại? c) Trong giảm phân I, nếu ở một số tế bào các nhiễm sắc thể mang gen Aa không phân li thì sẽ cho những loại giao tử nào? Hướng dẫn giải: a) Một tế bào của cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân chỉ cho ra 2 loại giao tử đực đó là: ABD và abd hoặc ABd và abD hoặc Abd và aBD. b) Kiểu gen AaBbDd có 3 cặp gen dị hợp => Áp dụng công thức tính số loại giao tử, cơ thể đực mang kiểu gen này giảm phân bình thường sẽ cho số loại giao tử là:23 = 8 (loại) c) Xác định tỉ lệ các loại giao tử Các tế bào mang gen Aa giảm phân bình thường cho ra 2 loại giao tử A, a; các tế bào giảm phân không bình thường cho Aa, O. Bb giảm phân cho ra 2 loại giao tử B, b. Dd giảm phân cho ra 2 loại giao tử D, d. Do đó các loại giao tử là: ABD; ABd; AbD; Abd; aBD; aBd; abD; abd; AaBD; AaBd; AabD; Aabd; OBD; OBd; ObD; Obd; b) Xác định số tổ hợp giao tử, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình trong điều kiện các gen phân li độc lập Trong điều kiện các cặp gen phân li độc lập thì ở đời con: - Số tổ hợp giao tử = Số loại giao tử ♂ × Số loại giao tử ♀
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
-
Page 10
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Số loại kiểu gen = tích số loại kiểu gen của từng cặp gen - Số loại kiểu hình = tích số loại kiểu hình của từng cặp tính trạng. Ví dụ : Cho phép lai ♂AaBbDDEe × ♀AabbDdEe. Biết một gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội là hoàn toàn. a) Ở đời con có bao nhiêu tổ hợp giao tử (số tổ hợp tử)? b) Ở đời con có bao nhiêu loại kiểu gen? c) Ở đời con có bao nhiêu loại kiểu hình? Hướng dẫn giải: - Xác định số loại giao tử của cơ thể đực và cơ thể cái: Áp dụng công thức tính số loại giao tử trong điều kiện các gen phân li độc lập: + Cơ thể đực có kiểu gen AaBbDDEe có 3 cặp gen dị hợp nên cơ thể đực sẽ tạo ra số loại giao tử đực là: 23 = 8 (loại) + Cơ thể cái có kiểu gen AabbDdEe có 3 cặp gen dị hợp nên cơ thể cái cũng tạo ra số loại giao tử là: 23 = 8 (loại) a) Áp dụng công thức tính số kiểu tổ hợp giao tử trong điều kiện các gen phân li độc lập => Ở đời con của phép lai trên có số tổ hợp giao tử là: 8 × 8 = 64 b) Phép lai: ♂AaBbDDEe × ♀AabbDdEe - Xét số loại kiểu gen của từng cặp gen Aa × Aa → 3 loại kiểu gen Bb × bb → 2 loại kiểu gen DD × Dd → 2 loại kiểu gen Ee × Ee → 3 loại kiểu gen - Áp dụng công thức tính số loại kiểu gen ở đời con trong điều kiện các gen phân li độc lập => Ở đời con của phép lai trên có số loại kiểu gen là: 3. 2 .2 .3 = 36 kiểu gen. - Xét số loại kiểu hình của từng cặp gen Vì mỗi gen quy đinh một tính trạng và các gen trội là trội hoàn toàn nên: Aa × Aa → 2 loại kiểu hình Bb × bb → 2 loại kiểu hình DD × Dd → 1 loại kiểu hình Ee × Ee → 2 loại kiểu hình c) Áp dụng công thức tính số loại kiểu hình ở đời con trong điều kiện các gen phân li độc lập => Ở đời con của phép lai trên có số loại hợp kiểu hình là: 2. 2 .1. 2 = 8 kiểu hình. c) Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình, kiểu gen ở đời con Trong điều kiện phân li độc lập thì ở đời con: - Tỉ lệ phân li kiểu hình = tích tỉ lệ kiểu hình của các tính trạng - Tỉ lệ phân li kiểu gen = tích tỉ lệ kiểu gen của từng tính trạng. - Tỉ lệ một kiểu hình = tích tỉ lệ của các cặp tính trạng có trong kiểu hình đó. Ví dụ : Cho phép lai ♂AaBbDDEe × ♀AabbDdEe. Biết một gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội là hoàn toàn. a) Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình F1? b) Ở đời F1, loại kiểu hình có 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu? c) Ở đời con loại cá thể chỉ có 6 alen lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Hướng dẫn giải: a) - Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1: Do mỗi gen quy định một tính trạng và các tính trạng trội là trội hoàn toàn nên: Aa × Aa → 3/4 trội : 1/4 lặn Bb × bb → 1/2 trội : 1/2 lặn DD × Dd → 100% trội Ee × Ee → 3/4 trội : 1/4 lặn Page 11
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Áp dụng công thức tính tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con trong trường hợp các gen phân li độc lập => Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con của phép lai trên là: (3 : 1) × (1 : 1) × 1 × (3 : 1) = 9 : 9 : 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1 - Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1: Ta có: Aa × Aa → 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa Bb × bb → 1/2Bb : 1/2bb DD × Dd → 1/2DD : 1/2Dd Ee × Ee → 1/4EE : 2/4Ee : 1/4ee Áp dụng công thức tính tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con trong trường hợp các gen phân li độc lập => Tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con của phép lai trên là: (1 : 2 : 1) ×(1 : 1) × (1 : 1) × (1 : 2 : 1) = 4:4:4:4:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:2:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1:1 b) Xác suất xuất hiện kiểu hình chỉ chứa 1 tính trạng lặn về gen A ở đời con là: 1/4×1/2×1×3/4=3/32 Xác suất xuất hiện kiểu hình chỉ chứa 1 tính trạng lặn về gen B ở đời con là: 3/4×1/2×1×3/4=9/32 Xác suất xuất hiện kiểu hình chỉ chứa 1 tính trạng lặn về gen D ở đời con là: 3/4×1/2×1×1/4=3/32 => Ở đời F1, loại kiểu hình có 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ là: 3/32+9/32+3/32=15/32 c) Aa x Aa → 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa Bb x bb → 1/2Bb : 1/2bb DD x Dd → 1/2DD : 1/2Dd Ee x Ee → 1/4EE : 2/4Ee : 1/4ee Cá thể có 6 alen lặn có thể mang các kiểu gen là: aabbDDee, aabbDdEe, AabbDdee hoặc aaBbDdee. => Ở đời con loại cá thể chỉ có 6 alen lặn chiếm tỉ lệ là: 1/4×1/2×1/2×1/4+1/4×1/2×1/2×2/4+2/4×1/2×1/2×1/4+1/4×1/2×1/2×1/4=3/32 d) Nhận dạng quy luật di truyền phân li độc lập Nếu đề bài cho một trong các điều kiện sau: - Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên các cặp NST khác nhau. - Nếu cho tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của đời con mà + Tỉ lệ kiểu hình = tích tỉ lệ kiểu hình của các tính trạng. + Tỉ lệ kiểu gen = tích tỉ lệ kiểu gen của từng tính trạng. => Có thể khẳng định các tính trạng trong bài toán di truyền theo quy luật phân li độc lập. Ví dụ : Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định. Cho cây thân cao màu đỏ giao phấn với cây thân thấp màu trắng được F1 có 100% cây thân cao màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn đời F2 có tỉ lệ 56,25% cây thân cao hoa đỏ; 18,75% cây thân cao, hoa trắng; 18,75% cây thân thấp hoa đỏ; 6,25% cây thân thấp hoa trắng. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai? Hướng dẫn giải: - F2 có tỉ lệ kiểu hình là: 9 thân cao, hoa đỏ : 3 thân cao, hoa trắng : 3 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng - Xét riêng từng tính trạng: Thân cao / thân thấp = (9 + 3) / (3 + 1) = 3/1 Hoa đỏ / hoa trắng = (9 + 3) / (3 + 1) = 3/1 - Tích chung hai loại kiểu hình: (thân cao : thân thấp) x (hoa đỏ : hoa trắng) = (3 : 1) x (3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1 => phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của bài ra. => Bài toán tuân theo quy luật di truyền phân li độc lập. Page 12
FF IC IA L
e) Xác định kiểu gen, kiểu hình của P khi biết kiểu hình của đời con - Bước 1: Nhận diện quy luật di truyền chi phối (sử dụng các dấu hiện nhận biết ở 1.4) - Bước 2: Sử dụng các dữ kiện về tỉ lệ kiểu gen hoặc tỉ lệ kiểu hình ở đời con mà đề bài cung cấp để xác định kiểu gen, kiểu hình của P. Ví dụ: Ở lúa A_thân cao; a_thân thấp, B_ hạt tròn; b_hạt dài; D_chín sớm; d_chín muộn. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Các gen nằm trên các NST thường khác nhau. Bố mẹ có kiểu gen và kiểu hình như thế nào nếu F1 có tỉ lệ phân tỉ kiểu hình: 27: 9: 9: 9 : 3: 3: 3: 1? Hướng dẫn giải: - Bước 1: Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên các NST thường khác nhau => Các tính trạng di truyền tuân theo quy luật di truyền phân li độc lập. - Bước 2: Các tính trạng là trội hoàn toàn nên F1 có tỉ lệ kiểu hình: 27: 9: 9: 9 : 3: 3: 3: 1 = (3 : 1).(3 : 1).(3 : 1) => P dị hợp cả 3 cặp gen ở cả 2 bên bố và mẹ. => Kiểu gen của P là: AaBbDd × AaBbDd
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
ÔN TẬP Câu 1: Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học? Trả lời: - Đối tượng nghiên cứu di truyền học là nghiên cứu bản chất và tính qui luật của hiện tượng di truyền. - Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế di truyền, tính qui luật của hiện tượng biến dị và di truyền để giải thích tại sao con cái sinh ra giống với bố mẹ, tổ tiên trên những nét lớn, nhưng lại khác bố mẹ, tổ tiên ở hàng loạt các đặc điểm khác. - Ý nghĩa thực tiễn: Biến dị và di truyền là cơ sở của chọn giống, sử dụng để phát hiện các nguyên nhân, cơ chế của bệnh , tật di truyền để đề xuất các lời khuyên phù hợp trong tư vấn Di truyền học và đặc biệt có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại. Câu 2: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai mà Menđen nêu ra là gì? Trả lời: Gồm vấn đề cơ bản sau: - Tạo dòng thuần chủng. - Lai và phân tích kết quả lai trên từng cặp tính trạng riêng rẽ để phát hiện ra tính qui luật của mỗi tính trạng rồi phân tích tổng hợp sự di truyền của nhiều tính trạng. - Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai và kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đưa vào lai. - Sử dụng toán thống kê để xử lý, tính toán các số liệu trên cơ sở đó nhanh chóng đề xuất các qui luật di truyền. Câu 3: Đậu Hà lan có những thuận lợi gì mà được Menđen chọn làm đối tượng để nghiên cứu di truyền? Trả lời: Đậu Hà lan có 3 thuận lợi trong nghiên cứu di truyền: - Cây ngắn ngày. - Có nhiều tính trạng đối lập và đơn gen. - Có khả năng tự thụ phấn nhờ đó mà tránh được tạp giao trong lai giống. Câu 4: Giả thuyết giao tử thuần khiết và nhân tố di truyền trong quan niệm của Menđen đã được sinh học hiện đại xác nhận như thế nào? Trả lời: - Giả thuyết về giao tử thuần khiết của Menđen đã được sinh học hiện đại xác nhận qua cơ chế giảm phân tạo giao tử. - Nhân tố di truyền theo quan niệm của Menđen chính là gen, gen nằm trên nhiễm sắc thể thành cặp tương ứng.
Page 13
FF IC IA L O N Ơ H N Y U Q D
ẠY
KÈ
M
Câu 5: Thế nào là cặp tính trạng tương phản? Cho ví dụ minh họa. Trả lời: Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái kiểu hình khác nhau thuộc cùng một tính trạng biểu hiện trái ngược, đối lập nhau. Câu 6: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản lai với nhau để tim kiếm các qui luật di truyền? Trả lời: Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản lai với nhau để phát hiện ra qui luật tính trội ở F1 và phát hiện ra qui luật phân tính ở F2. Câu 7: Dòng thuần chủng là gì? Trả lời: + Dòng thuần là dòng đồng hợp tử về kiểu gen và đồng nhất về một loại kiểu hình. + Tuy nhiên trong chọn giống, khi đề cập tới dòng thuần, người ta chỉ đề cập tới một hay một số tính trạng được các nhà chọn giống quan tâm có liên quan tới năng suất, phẩm chất và khả năng thích nghi. Câu 8: Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử người ta làm thế nào? Cho ví dụ. Trả lời: Page 14
FF IC IA L
Muốn xác định kiểu gen của một cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử, người ta lấy cơ thể mang tính trạng trội đó cho lai với cơ thể mang tính trạng lặn. Nếu đời con chỉ biểu hiện là tính trạng trội thì cơ thể mang tính trạng trội đó có kiểu gen là đồng hợp tử. Nếu đời con có cả tính trạng trội và tính trạng lặn thì cơ thể mang tính trạng trội đó là dị hợp tử. Ví dụ: HS tự lấy ví dụ. Câu 9: Thế nào là KH, TT trội, TT lặn, KG, Thể đồng hợp, thể dị hợp? Trả lời: - Kiểu hình : Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể. VD : Thân cao, thân thấp,… - Tính trạng trội : Là tính trạng biểu hiện ở F1. - Tính trạng lặn : là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện. - Kiểu gen : Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. VD : AA, Aa,… - Thể đồng hợp : Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau. - Thể dị hợp : Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau.
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
Câu 12: Phát biểu vắn tắt nội dung qui luật phân li độc lập của Menđen khi lai hai hay nhiều cặp tính trạng. Trả lời: Khi lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này độc lập với sự di truyền của cặp tính trạng kia và ngược lại. Và tỉ lệ kiểu hình của F2 bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó. Câu 13: Dựa vào căn cứ nào để cho rằng tính trạng màu sắc và hình dạng hạt của đậu Hà lan trong thí nghiệm của Menđen là di truyền độc lập? Trả lời: Ở F2 , tỉ lệ kiểu hình chung của hai tính trạng là: 9 trơn, vàng : 3 trơn, xanh : 3 nhăn, vàng : 1 nhăn, xanh. Đó là kết quả của sự tổ hợp tỉ lệ kiểu hình của hai tính trạng: ( 3 trơn : 1 nhăn) với ( 3 vàng : 1 xanh ). Câu 14: Trên cơ sở sự di truyền độc lập của hai tính trạng trong thí nghiệm của Menđen, hãy cho biết công thức chung về tỉ lệ kiểu hình cho sự di truyền của n cặp tính trạng di truyền độc lập? Trả lời: Tỉ lệ chung về tỉ lệ kiểu hình của n cặp tính trạng là ( 3 : 1 )n
Page 15
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 15: Thế nào là biến dị tổ hợp? Loại biến dị này xuất hiện trong hình thức sinh sản nào? Giải thích? Trả lời: - Sự phân li các cặp tính trạng dẫn đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P là biến dị tổ hợp. - Giải thích: trong quá trình giảm phân đã xẩy ra sự nhân đôi, phân li và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể, của các cặp gen tương ứng từ đó tạo ra các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. - Các loại giao tử này được tổ hợp lại trong thụ tinh đã tạo nên nhiều loại hợp tử khác nhau về nguồn gốc NST, nguồn gốc của các alen dẫn tới sự tổ hợp lại các tính trạng hay tạo nên các kiểu hình mới ở thế hệ con. Câu 16: Menđen đã giải thích sự di truyền độc lập khi lai hai cặp tính trạng như thế nào? Trả lời: Để giải thích kết quả thí nghiệm, Menđen cũng cho rằng mỗi tính trạng được xác định bởi một cặp nhân tố di truyền. Với thí nghiệm trên ông ký hiệu: - Hạt vàng được xác định bởi nhân tố di truyền A. - Hạt xanh được xác định bởi nhân tố di truyền a. - Vỏ trơn được xác định bởi nhân tố di truyền B. - Vỏ nhăn được xác định bởi nhân tố di truyền b. Vì vậy, F1: cây hạt vàng, vỏ trơn có kiểu gen là AaBb. Cây này khi giảm phân tạo ra 4 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau: AB: Ab: aB: ab, vì vậy khi tổ hợp thành hợp tử ở đời lai F2 tạo ra 16 tổ hợp di truyền, phân hóa thành 9 kiểu di truyền có tỉ lệ 1 AABB:2 AABb: 1Aabb: 2 AaBB :4AaBb : 2 Aabb : 1 aaBB : 1 aabb. Tỉ lệ 9 kiểu di truyền nói trên là kết quả của sự tổ hợp tự do và ngẫu nhiên của tỉ lệ kiểu di truyền ở hai cặp tính trạng khi lai F1 với nhau: ( 1 AA : 2 Aa : 1 aa ) ( 1 BB : 2 Bb : 1 bb ). Trên cơ sở 9 kiểu di truyền đã tạo ra 4 kiểu hình ở F2 với tỉ lệ : 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn. Đây là kết quả của sự tổ hợp hai tỉ lệ kiểu hình ( 3 hạt vàng : 1 hạt xanh ) với ( 3 vỏ trơn : 1 vỏ nhăn ). Chứng tỏ hai tính trạng này di truyền độc lập không phụ thuộc vào nhau Câu 17: Sinh học hiện đại đã làm sáng tỏ cho hiện tượng di truyền độc lập về hai cặp tính trạng của Menđen như thế nào? Trả lời: - Sinh học hiện đại đã nhận thấy rằng nhân tố di truyền mà Menđen đã nhắc đến trong các thí nghiệm của mình đó chính là gen. Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên một cặp NST tương đồng. - Vì vậy để chứng minh cho nhận thức đúng đắn của Menđen, sinh học hiện đại đã gắn mỗi cặp nhân tố di truyền lên mỗi cặp NST để thấy được sự phân li và tổ hợp các NST gắn liền với sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền. - Bản chất của sự di truyền độc lập chính là do sự phân li, tổ hợp tự do của các nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân và quá trình thụ tinh. Câu 18: Nêu các điều kiện nghiệm đúng cho qui luật phân li độc lập của Menđen. Trả lời: Các điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li độc lập của Menđen: - P thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng. - Trội phải lấn át hoàn toàn lặn. - Các loại giao tử sinh ra phải bằng nhau, sức sống ngang nhau. - Khả năng gặp nhau và phối hợp với nhau giữa các loại giao tử trong thụ tinh phải ngang nhau. - Sức sống của các loại hợp tử và sức sống của các cơ thể trưởng thành phải giống nhau. - Phải có số lượng lớn cá thể thu được trong đời lai. - Mỗi cặp nhân tố di truyền phải tồn tại trên mỗi cặp NST khác nhau để khi phân li thì độc lập với nhau, không lệ thuộc vào nhau. Page 16
FF IC IA L
Câu 19: Nêu ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống của qui luật di truyền độc lập của Menđen. Trả lời: - Ý nghĩa trong tiến hóa: Dựa vào qui luật này chúng ta có thể giải thích được tính nguồn gốc và sự đa dạng của sinh giới trong thế giới tự nhiên. - Ý nghĩa trong chọn giống: Là cơ sở khoa học và là phương pháp tạo ra giống mới trong lai hữu tính. Câu 20: Tại sao các loài giao phối( sinh sản hữu tính) lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn so với các loài sinh sản vô tính? Trả lời: - Các loài giao phối trong quá trình giảm phân xảy ra cơ chế phân li, tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể và của gen đã tạo nên nhiều loại giao tử, nhờ đó khi thụ tinh đã tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. - Đối với các loài sinh sản vô tính là hình thức sinh sản bằng con đường nguyên phân nên bộ NST, bộ gen ở đời con vẫn giống với bộ NST, bộ gen so với thế hệ mẹ.
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phương pháp nghiên cứu của Menđen được gọi là B. Phương pháp phân tích các thế hệ lai. A. Phương pháp lai phân tích. C. Phương pháp tạp giao. D. Phương pháp tự thụ phấn. Câu 2: Điểm độc đáo nhất trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là A. Cặp tính trạng đem lai phải tương phản. B. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai. C. Theo dõi sự di truyền của tất cả các tính trạng qua các thế hệ lai. D. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được trong thí nghiệm. Câu 3: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen là A. Lai giống rồi dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. B. Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. C. Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ, dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng. D. Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ, dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng. Câu 4: Phép lai được thực hiện với sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là: A. Lai phân tích B. Tạp giao C. Lai thuận nghịch D. Lai gần Câu 5: Cặp phép lai nào dưới đây xem là phép lai thuận nghịch: A. ♀AA x ♂aa và ♀Aa x ♂Aa B. ♀Aa x ♂Aa và ♀ aa x ♂AA C. ♀Aa x ♂aa và ♀ Aa x ♂AA D. ♀AA x ♂aa và ♀ aa x ♂AA Câu 6: Tự thụ phấn là hiện tượng: A. Thụ phấn giữa các hoa trên các cây khác nhau của cùng một loài. B. Thụ phấn giữa các hoa khác nhau trên cùng một cây. C. Thụ phấn giữa các hoa của các cây khác nhau của cùng một loài. D. Thụ phấn giữa các hoa của các loài khác nhau. Câu 7: Ở thực vật hiện tượng tạp giao là hiện tượng A. Thụ phấn giữa các hoa khác nhau trên cùng một cây. B. Thụ phấn xảy ra trên cùng một hoa. Page 17
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
C. Thụ phấn giữa các hoa khác nhau trên cùng một cây và giữa các hoa của các cây khác nhau thuộc cùng một loài. D. Thụ phấn giữa các hoa của các cây khác nhau thuộc cùng một loài. Câu 8: Kiểu gen là: A. Tập hợp toàn bộ các gen trong nhân một tế bào. B. Các gen mà con cái nhận được từ thế hệ bố mẹ. C. Kiểu gen quy định kiểu hình sinh vật . D. Gen trội quy định kiểu hình trội, gen lặn quy định kiểu hình lặn. Câu 9: Kiểu hình là A. Tập hợp toàn bộ các tính trạng biểu hiện trong một tế bào . B. Tập hợp toàn bộ các tính trạng biểu hiện ở một cơ thể C. Kiểu gen quy định kiểu hình sinh vật. D. Gen trội quy định kiểu hình trội, gen lặn quy định kiểu hình lặn. Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây của đậu Hà Lan là không đúng: A. Tự thụ phấn chặt chẽ. B. Có thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau C. Thời gian sinh trưởng dài. D. Có nhiều cặp tính trạng tương phản. Câu 11: Tính trạng trội là A. Tính trạng luôn biểu hiện ở F1. B. Tính trạng chỉ biểu hiện ở F2. C. Tính trạng của bố mẹ (P). D. Tính trạng của cơ thể mang kiểu gen AA hay Aa Câu 12: Theo Menđen cặp nhân tố di truyền quy định tính trạng A. Phân li đồng đều về mỗi giao tử. B. Cùng phân li về mỗi giao tử. C. Hoà lẫn vào nhau khi phân li về mỗi giao tử. D. Lấn át nhau khi phân li về mỗi giao tử. Câu 13: Menđen dùng phép lai phân tích trong các thí nghiệm để A. Xác định các cá thể thuần chủng. B. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng. C. Xác định tính trạng nào là trội tính trạng nào là lặn. D. Kiểm tra các cơ thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp hay dị hợp . Câu 14: Menđen đã tiến hành phép lai phân tích bằng cách: A. Lai các cá thể đồng hợp với cá thể mang kiểu hình lặn. B. Lai giữa hai cá thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản. C. Lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể có kiểu hình lặn. D. Lai giữa cơ thể có kiểu hình trội với cơ thể có kiểu hình lặn. Câu 15: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là A. Sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST đồng dạng trong giảm phân. B. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST tương đồng. C. Sự tự nhân đôi của NST trong quỏ trỡnh phõn bào, sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh. D. Cơ chế tự nhân đôi ở kỳ trung gian và sự tổ hợp trong thụ tinh . Câu 16: Menđen đã giải thích quy luật phân li bằng A. Sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NSTđồng dạng trong giảm phân. B. Giả thiết giao tử thuần khiết . C. Hiện tượng phân li của các cặp nhân tố di truyền trong giảm phân . D. Hiện tượng trội hoàn toàn. Câu 17: Để xác định một tính trạng là trội hoàn toàn hay lặn người ta thực hiện A. Cho cơ thể mang kiểu hình trội hoặc lặn tự thụ phấn . Page 18
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
B. Thực hiện lai phân tích các cá thể mang kiểu hình trội C. Tiến hành lai giữa hai cá thể khác nhau bởi 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở F2 tính trạng chiếm tỉ lệ 3/4 là tính trạng trội, tính trạng chiếm tỉ lệ 1/4 là tính trạng lặn . D. Cho cá thể mang tính trạng lặn lai với cá thể mang tính trạng trội nếu F1 đồng tính. Câu 18: Để có thể xác định cơ thể mang kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp A. Lai xa. B. Lai gần . C. Lai phân tích. D. Lai thuận nghịch. Câu 19: Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 chỉ biểu hiện một tính trạng trong cặp tương phản của bố hoặc của mẹ là A. bố mẹ đem lai phải thuần chủng . B. bố mẹ thuần chủng đem lai phải có một tính trạng là trội hoàn toàn . C. phải có nhiều cá thể lai F1. D. tổng tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải bằng 4. Câu 20: Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 chỉ biểu hiện 1 trong hai tính trạng của bố hoặc của mẹ là A. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng mang tớnh trạng giống nhau. B. Bố mẹ mang tính trạng có kiểu hình đối lập nhau. C. Phải có nhiều cá thể F1. D. P thuần chủng, mang tính trạng đối lập, gen trội trong cặp gen tương ứng phải trội hoàn toàn. Câu 21: Cặp phép lai nào dưới đây được gọi là phép lai phân tích? A. AA x aa và Aa x aa. B. Aa x aa và AA x Aa. C. Aa x Aa và Aa x Aa. D. aa x aa và aa x Aa. Câu 22: Thể đồng hợp có A. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau. B. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau. C. Kiểu gen chứa các cặp gen trong đó có 2 gen lặn. D. Kiểu gen chứa các cặp gen trong đó có 2 gen trội. Câu 23: Thể dị hợp có A. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2gen tương ứng giống nhau. B. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2gen tương ứng khác nhau. C. Kiểu gen chứa các cặp gen trong đó có 2 gen lặn. D. Kiểu gen chứa các cặp gen trong đó có 2 gen trội. Câu 24: Biến dị tổ hợp là A. Biến dị tổ hợp là sự xuất hiện các kiểu hình khác P B. Là các kiểu hình khác P xuất hiện ở F2. C. Là các kiểu hình khác P xuất hiện do sự phân li độc lập và sự tổ hợp lại các tính trạng của P. D. Không bao giờ xuất hiện ở F1. Câu 25: Biết tỉ iệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai là 9:3:3:1 thì có thể kết luận A. Có sự di truyền độc lập giữa các tính trạng. B. Có sự phân li độc lập giữa các cặp gen tương ứng . C. Đời con có 16 hợp tử về 4 loại kiểu hình. D. Mỗi bên bố mẹ đều cho 4 loại giao tử . Câu 26: Nội dung quy luật phân li độc lập được phát biểu A. Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di ruyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. Page 19
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
B. Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 9:3:3:1. C. Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, F1 đồng tính F2 phân li kiểu hình (3:1) (3:1). D. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. Câu 27: Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen của cơ thể đồng hợp? A. AABb. B. AaBb. C. aaBB. D. aaBb. Câu 28: Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen của cơ thể dị hợp? A. AaBb. B. AAbb. C. aaBB. C. aabb. Câu 29: Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen của cơ thể thuần chủng? B. AAbb C. aaBb D. Aabb A. AaBb Câu 30: Cặp tính trạng nào sau đây là cặp tính trạng tương phản A. Thân cao và lá dài B. Chín sớm và lá đỏ C. Hạt tròn và hạt dài D.Vỏ nhăn và hạt vàng Câu 31: Khi giảm phân bình thường cơ thế có kiểu gen nào dưới đây cho 2 loại giao tử? A. AaBb B. AAbb C. aabb D. aaBb Câu 32: Cơ thể có kiểu gen AabbHH giảm phân bình thường cho : B. 2 loại giao tử. A. 1 loại giao tử. C. 3 loại giao tử . D. 4 loại giao tử. Câu 33: Cơ thể có kiểu gen AabbHh giảm phân bình thường cho : B. 2 loại giao tử. C. 3 loại giao tử . D. 4 loại giao tử. A. 1 loại giao tử. Câu 34: Khi giảm phân bình thường cơ thế có kiểu gen nào dưới đây cho 4 loại giao tử? A. AaBb B. AAbb C. aabb D. aaBb Câu 35: Trong trường hợp gen trội không hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu hình 1:1 ở F1 chỉ xuất hiện ở phép lai: A. Aa x Aa B. AA x aa C. Aa x aa D. aa x aa Câu 36: Ở chó lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Lai bố mẹ đều lông ngắn, thể dị hợp, kết quả F1 sẽ là: A.Toàn bộ lông dài B.1 lông ngắn: 1 lông dài C.3 lông ngắn: 1 lông dài D.2 lông ngắn:1lông dài Câu 37: Ở chó lông ngắn trội không hoàn toàn so với lông dài. Lai bố mẹ đều có kiểu gen di hợp kết quả của F1 sẽ là: A. Toàn lông ngắn B. 1 lông ngắn :1 lông dài C. 3 lông ngắn : 1 lông dài D. 1 lông ngắn : 2 lông trung bình : 1 lông dài Câu 38: Ở cà chua gen A qui định thân đỏ thẫm, gen a qui định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc thân cây cà chua người ta thu được kết quả sau: P: Thân đỏ thẫm × Thân xanh lục. F1: 50,1% thân đỏ thẫm : 49,9 thân xanh lục Kiểu gen P trong phép lai trên là A. P: AA x aa B. P: AA x Aa C. P: Aa x aa D. P: Aa x Aa Câu 39: Ở cà chua gen A qui định thân đỏ thẫm, gen a qui định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc thân cây cà chua người ta thu được kết quả sau: P: Thân đỏ sẫm × Thân đỏ thẫm. F1: 74,9% thân đỏ thẫm : 25,1% thân xanh lục Kiểu gen P trong phép lai trên là: B. P: AA xAa C. P: Aa x aa D. P: Aa x Aa A. P: AA x aa Câu 40: Cà chua gen A qui định thân đỏ thẫm là trội hoàn toàn so với gen a qui định thân xanh lục. Khi lai 2 giống cà chua thuần chủng thân đỏ thẫm và thân xanh lục được F1, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được ở F2 kiểu hình sau : A. Toàn thân đỏ thẫm B. Toàn thân xanh lục C. 3 thân đỏ thẫm : 1 thân xanh lục D. 1 quả đỏ : 1 quả vàng Câu 41: Màu sắc hoa mõm chó do 1 gen qui định. Theo dõi sự di truyền mầu sắc hoa mõm chó người ta thu được kết quả sau: P: Hoa hồng × Hoa hồng Page 20
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
F1: 25,1% hoa đỏ : 49,9% hoa hồng :25% hoa trắng Điều nào sau đây đúng cho phép lai trên: A. Hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. B. Hoa đỏ trội không hoàn toàn so với hoa trắng. C. Hoa trắng trội hoàn toàn so với hoa đỏ. D. Hoa hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng. Câu 42: Ở người gen A qui định tóc xoăn là trội hoàn toàn so với gen a qui định tóc thẳng. Mẹ và bố có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra toàn tóc xoăn: A. Mẹ tóc xoăn (AA) x Bố tóc thẳng (aa) Bố tóc xoăn( Aa) B. Mẹ tóc xoăn( Aa) x C. Mẹ tóc thăng( aa) x Bố tóc xoăn( Aa) Bố tóc thẳng (aa) D. Mẹ tóc xoăn( Aa) x Câu 43: Ở người gen A qui định tóc xoăn là trội hoàn toàn so với gen a qui định tóc thẳng. Mẹ và bố có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra toàn tóc thẳng: A. Mẹ tóc xoăn (AA) x Bố tóc thẳng (aa) B. Mẹ tóc xoăn( Aa) x Bố tóc xoăn( Aa) C. Mẹ tóc thăng(AA) x Bố tóc xoăn( Aa) D. Mẹ tóc thẳng ( aa) x Bố tóc thẳng (aa) Câu 44: Khái niệm cặp tính trạng tương phản nghĩa là A. Các tính trạng khác nhau do cùng 1 gen qui định. B. Các gen khác nhau qui định các tính trạng khác nhau. C. Các gen trong cùng 1 cặp gen tương ứng qui định các trạng thái khác nhau của cùng 1 tính trạng. D. Các tính trạng có biểu hiện đối lập (tương phản) với nhau. Câu 45: Ở người gen A qui định tóc xoăn là trội, gen a qui định tóc thẳng, gen B qui định mắt đen, gen b qui định mắt xanh, các gen phân li độc lập với nhau. Bố có tóc thẳng, mắt xanh. Người mẹ có kiểu gen phù hợp để con sinh ra đều có mắt đen, tóc xoăn là A. AaBb B. AaBB C. AABb D. AABB Câu 46: Ở người gen A qui định tóc xoăn là trội, gen a qui định tóc thẳng. Trong một gia đình bố và mẹ đều tóc xoăn nhưng sinh con ra có người tóc xoăn có người tóc thẳng. Kiểu gen của bố mẹ là A. AA x AA B. Aa x Aa C. Aa x AA D. AA x Aa Câu 47: Ở người gen A qui định tóc xoăn là trội, gen a qui định tóc thẳng. Trong một gia đình bố và mẹ đều tóc xoăn nhưng sinh con đầu lòng lại có tóc thẳng. Vậy kiểu gen của bố mẹ là A. AA x AA B. Aa x Aa C. Aa xAA D. AA x Aa Câu 48: Màu lông gà do 1 gen qui định. Khi lai gà trống trắng với với gà mái đen đều thuần chủng thì thu được F1 đều có lông màu xanh da trời. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau cho F2 có kết quả về kiểu hình A. 1 lông đen : 1 lông xanh da trời : 2 lông trắng B. 2 lông đen : 1 lông xanh da trời : 1 lông trắng C. 1 lông đen : 2 lông xanh da trời : 1 lông trắng D. 1 lông đen : 1 lông xanh da trời : 1 lông trắng Câu 49: Ở gà gen A qui định chân thấp, gen a qui định chân cao, kiểu gen BB- lông đen, Bblông đốm (trắng và đen), bb- lông trắng. Cho biết các gen qui định kiểu chân vào màu lông phân li độc lập. Cho nòi gà thuần chủng chân thấp, lông trắng giao phối với gà chân cao, lông đen được F1. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ là A. 9 chân thấp lông đen : 3 chân thấp, lông đốm :3 chân cao, lông đốm: 1 chân cao , lông trắng B. 6 chân thấp, lông trắng : 2 chân thấp lông đen :2 chân thấp lông trắng : 2 chân cao lông đốm :1 chân cao lông đen: 1 chân cao lông trắng. C. 4 chân thấp lông đốm :2 chân thấp lông đen : 2 chân thấp lông trắng :1 chân cao lông đốm :1 chân cao lông đen :1 chân cao lông trắng. Page 21
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
D. 6 chân thấp lông đốm :3 chân thấp lông đen :3 chân thấp lông trắng :2 chân cao lông đốm :1 chân cao lông đen :1 chân cao lông trắng. Câu 50: Khi lai 2 giống cà chua thuần chủng thân đỏ thẫm lá nguyên và thân màu lục, lá chẻ được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ :9 thân đỏ thẫm lá chẻ: 3 thân đỏ thẫm lá nguyên: 3 thân màu lục lá chẻ : 1 thân màu lục lá nguyên. Giải thích tại sao F2 lại có tỉ lệ kiểu hình như trên? A. Vì tỉ lệ phân li từng căp tính trạng đều 3:1 B. Vì có 4 kiểu hình khác nhau C. Vì thân đỏ thẫm trội hoàn toàn so với thân lục, lá chẻ là trội hoàn toàn so với lá nguyên D. Vì 2 cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau Câu 51: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qủa vàng, gen B quả tròn, gen b quả bầu dục. Khi lai 2 giống cà chua quả màu đỏ dạng bầu dục và quả vàng dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ dạng tròn. Cho F1 lai phân tích thu được: 301 cây quả đỏ dạng tròn: 299 cây quả đỏ dạng bầu dục :301 cây quả vàng dạng tròn : 303 cây vàng dạng bầu dục. Kiểu gen của P phải như thế nào? D. P: AAbb x aaBB A. P: AABB x aabb B. P: Aabb x aaBB C. P: AaBB x AABb Câu 52: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ , gen a qủa vàng, gen B quả tròn , gen b quả bầu dục. Khi lai 2 giống cà chua quả màu đỏ, dạng bầu dục và quả màu vàng, dạng tròn, F1 thu được quả đỏ, tròn và quả vàng, tròn với tỉ lệ 1:1. Kiểu gen của P phải như thế nào? A. P: AABB x aabb B. P: Aabb x aaBB C. P: AaBB x AABb D. P: Aabb x aaBb Câu 53: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qủa vàng, gen B quả tròn , gen b quả bầu dục. Phép lai nào dưới đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình quả vàng, bầu dục? A. P: aaBB x AAbb B. P: Aabb x aaBb C. P: AaBb x AaBb D. P: aabb x aaBb Câu 54: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qủa vàng, gen B quả tròn, gen b quả bầu dục. Phép lai nào dưới đây sẽ cho kiểu gen và kiểu hình ít nhất? A. P: AABB x aabb B. P: Aabb x aaBB C. P: AaBB x AABb D. P: Aabb x aaBb Câu 55: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ , gen a qủa vàng, gen B quả tròn , gen b quả bầu dục. Phép lai nào dưới đây sẽ cho kiểu gen và kiểu hình nhiều nhất? A. P: AABB x aabb B. P: Aabb x aaBB C. P: AaBb x AaBb D. P: Aabb x aaBb Câu 56: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ , gen a qủa vàng, gen B quả tròn , gen b quả bầu dục. Phép lai nào dưới đây sẽ làm xuất hiện kiểu hình quả vàng, bầu dục? A. P: aaBb x AAbb B. P: AaBb x AABb C. P: Aabb x aaBb D. P: aaBB x AABb Câu 57: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qủa vàng, gen B quả tròn, gen b quả bầu dục. Phép lai nào dưới đây sẽ cho kiểu hình nhiều nhất? A. P: AABB x aabb B. P: Aabb x aaBB C. P: AaBB x AABb D. P: Aabb x aaBb Câu 58: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qủa vàng, gen B quả tròn, gen b quả bầu dục. Cho cây cà chua kiểu hình trội lai phân tích thế hệ sau được tỉ lệ: 50% đỏ, tròn: 50%vàng, tròn. Cây cà chua đó có kiểu gen C. AABb B. AaBB D. Aabb A. aabb Câu 59: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qủa vàng, gen B quả tròn, gen b quả bầu dục. Cho cây cà chua kiểu hình trội lai phân tích thế hệ sau được tỉ lệ : 50% đỏ, tròn :50% đỏ, bầu Cây cà chua đó có kiểu gen : A. aabb C. AABb B. AaBB D. Aabb Câu 60: Ở chó lông đen là trội (A ) so với lông trắng (a), lông ngắn (B) là trội so với lông dài (b). Các cặp gen phân li độc lập. Xác định kiểu gen của bố và mẹ trong các phép lai sau đây: Phép lai 1: AaBb x AaBb Phép lai 2: aaBb x aaBb Page 22
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Phép lai 3: Aabb x Aabb Phép lai 4: AaBb x Aabb Nếu F1 thu được 89 đen ngắn, 31 đen dài, 29 trắng ngắn, 11 trắng dài thì nó thuộc: A. Phép lai 1 B. Phép lai 2 C. Phép lai 3 D. Phép lai 4 Câu 61: Ở chó lông đen là trội (A ) so với lông trắng (a), lông ngắn (B) là trội so với lông dài (b). Các cặp gen phân li độc lập. Xác định kiểu gen của bố và mẹ trong các phép lai sau đây: Phép lai 1: AaBb x AaBb Phép lai 2: aaBb x aaBb Phép lai 3: Aabb x Aabb Phép lai 4: AaBb x Aabb Nếu F1 thu được 30 đen ngắn, 31 đen dài, 10 trắng ngắn, 11 trắng dài thì nó thuộc: A. Phép lai 1 B. Phép lai 2 C. Phép lai 3 D. Phép lai 4 Câu 62: Ở chó lông đen là trội (A ) so với lông trắng (a), lông ngắn (B) là trội so với lông dài (b). Các cặp gen phân li độc lập. Xác định kiểu gen của bố và mẹ trong các phép lai sau đây: Phép lai 1: AaBb x AaBb Phép lai 2: aaBb x aaBb Phép lai 3: Aabb x Aabb Phép lai 4: AaBb x Aabb Nếu F1 thu được 28 trắng ngắn: 9 trắng dài thì nó thuộc: A. Phép lai 1 và 2. B. Phép lai 2 C. Phép lai 1 và 3 D. Phép lai 4 Câu 63: Ở chó lông đen là trội (A ) so với lông trắng (a), lông ngắn (B) là trội so với lông dài (b). Các cặp gen phân li độc lập. Xác định kiểu gen của bố và mẹ trong các phép lai sau đây: Phép lai 1: AaBb x AaBb Phép lai 2: aaBb x aaBb Phép lai 3: Aabb x Aabb Phép lai 4: AaBb x Aabb Nếu F1 thu được 33 đen dài : 10 trắng dài, thì nó thuộc: A. Phép lai 2 và 3. B. Phép lai 3 và 4. C. Phép lai 3. D. Phép lai 1 và 3. Câu 64: Ở chó lông đen là trội (A ) so với lông trắng (a), lông ngắn (B) là trội so với lông dài (b). Các cặp gen phân li độc lập. Xác định kiểu gen của bố và mẹ trong các phép lai sau đây: Phép lai 1: AaBb x AaBb Phép lai 2: aaBb x aaBb Phép lai 3: Aabb x Aabb Phép lai 4: AaBb x Aabb Các phép lai nào có tỉ lệ kiểu hình giống nhau: A. Phép lai 1 và 2. B. Phép lai 2 và 3. C. Phép lai 3 và 4. D. Phép lai 1 và 4. Câu 65: Trong quy luật phân li độc lập nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì tỉ lệ kiểu gen ở F2 là: A. (3 :1)n B. (1:2: 1)2 C. 9 :3: 3: 1 D. (1: 2: 1)n Câu 66: Trong quy luật phân li độc lập nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: A. (3 :1)n B. (1:2: 1)2 C. 9 :3: 3: 1 D. 3: 3: 1: 1 Câu 67: Trong quy luật phân li độc lập nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì số loại kiểu gen ở F2 là: A. 3n B. 2n C. 16 D. (1: 2: 1)n Câu 68: Trong quy luật phân li độc lập nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì số loại kiểu hình ở F2 là: A. 3n B. 2n C. ( 3: 1)n D. 9:3:3:1 Câu 69: Cơ thể có kiểu gen :AaBbkkTt khi giảm phân bình thường sẽ cho số loại giao tử là A. 4. C. 8. B. 6. D. 12. Page 23
Q
Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết
D
ẠY
KÈ
M
ĐÁP ÁN Câu 1: Đáp án: B Câu 2: Đáp án: B Câu 3: Đáp án: C Câu 4: Đáp án: C Câu 5: Đáp án: D Câu 6: Đáp án: B Câu 7: Đáp án: C Câu 8: Đáp án: A Câu 9: Đáp án: B Câu 10:Đáp án:C Câu 11: Đáp án:D Câu 12: Đáp án:A Câu 13: Đáp án:D Câu 14: Đáp án:C Câu 15: Đáp án:C Câu 16: Đáp án: B Câu 17: Đáp án:C Câu 18: Đáp án C Câu 19: Đáp án: B Câu 20: Đáp án: D
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 70: Trong quy luật phân li độc lập nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì kết quả ở F2 sẽ có số kiểu hình đồng hợp lặn là: A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 71: Để F1 biểu hiện tính trạng trội hoàn toàn thì A. P thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng. B. các giao tử sinh ra bằng nhau. C. số lượng cá thể F1 sinh ra phải đủ lớn. D. P dị hợp về một cặp tính trạng. Câu 72: Thí ngiệm của Menden, khi cho F1 lai phân tích thì thu được tỉ lệ kiểu hình: A. 1 vàng trơn : 1 xanh nhăn. B. 1 vàng trơn : 1 vàng nhăn: 1 xanh trơn : 1 xanh nhăn. C. 3 vàng trơn : 1 xanh nhăn. D. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn: 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn. Câu 73: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 ? A. AA x AA B. Aa x Aa C. AA x Aa D. Aa x aa Câu 74: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1 A. AABB x aabb. B. AABb x AaBb. C. AaBb x AaBb. D. Aabb x Aabb. Câu 75: Cho chó lông ngắn là trội hoàn toàn so với lông dài. Khi lai giữa hai chú cho, F1 thu được 3 chó lông ngắn : 1 chó lông dài. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên: A. AA x Aa. B. Aa x Aa. C. Aa x aa. D. AA x aa.
Page 24
FF IC IA L O N Ơ H N
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
Câu 21:Đáp án: A Nhận biết Câu 22:Đáp án: A Nhận biết Câu 23: Đáp án: B Nhận biết Câu 24: Đáp án: C Thụng hiểu Câu 25: Đáp án ;C Nhận biết Câu 26: Đáp án: D Nhận biết Câu 27: Đáp án: C Nhận biết Câu 28: Đáp án: A Nhận biết Câu 29: Đáp án: B Nhận biết Câu 30: Đáp án: C Nhận biết Câu 31: Đáp án D Nhận biết Câu 32: Đáp án:B Nhận biết Câu 33: Đáp án:D Nhận biết Câu 34: Đáp án :A Nhận biết Câu 35: Đáp án: C Thông hiểu Câu 36: Đáp án :C Thông hiểu Câu 37: Đáp án: D Thông hiểu Câu 38: Đáp án: C Thông hiểu Câu 39: Đáp án: D Thông hiểu Câu 40: Đáp án: C Thông hiểu Câu 41: Đáp án: B Thông hiểu Câu 42: Đáp án: A Thông hiểu Câu 43: Đáp án : D Thông hiểu Câu 44: Đáp án: C Thông hiểu Câu 45: Đáp án: D Thông hiểu Câu 46: Đáp án: B Thông hiểu Câu 47: Đáp án: B Thông hiểu Câu 48: Đáp án: C. Vận dụng Câu 49: Đáp án: D. Vận dụng Câu 50: Đáp án: D Vận dụng Câu 51: Đáp án: D Vận dụng Câu 52: Đáp án: B Vận dụng Câu 53: Đáp án: A Vận dụng Câu 54: Đáp án: A Vận dụng Câu 55: Đáp án: C Vận dụng Câu 56: Đáp án: C Vận dụng Câu 57: Đáp án : D Vận dụng Câu 58: Đáp án: B Vận dụng Câu 59: Đáp án: C Vận dụng Câu 60: Đáp án: A Vận dụng Câu 61: Đáp án: D Vận dụng Câu 62: Đáp án: B Vận dụng Câu 63: Đáp án: C Thông hiểu Câu 64: Đáp án: B Thông hiểu Câu 65: Đáp án:D Thông hiểu Câu 66: Đáp án: A Thông hiểu Câu 67: Đáp án: A Thông hiểu Câu 68: Đáp án: B. Thông hiểu Câu 69: Đáp án: C Thông hiểu Câu 70: Đáp án: D Thông hiểu Câu 71: Đáp án: A
Page 25
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 72: Đáp án: B Câu 73: Đáp án: B Câu 74: Đáp án: C Câu 75: Đáp án: B
Page 26
Chủ đề 2: NHIỄM SẮC THỂ
O
FF IC IA L
1. Nhiễm sắc thể a) Tính đặc trưng của bộ NST: - Tế bào của một loài sinh vật đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định. Ví dụ: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, người bộ NST 2n = 46…
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
Hình 1: Nhiễm sắc thể của ruồi giấm - Ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở cặp NST giới tính. - Bộ NST lưỡng bội : Chứa các cặp NST tương đồng ký hiệu là 2n NST - Bộ NST đơn bội : Chứa 1 chiếc của mỗi cặp tương đồng ký hiệu là n NST. b) Sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.
D
ẠY
Hình 2: Sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào c) Cấu trúc của NST: - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa. + Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V.
Hình 3: Hình thái nhiễm sắc thể ở kì giữa là hình chữ V hoặc hình que hoặc hình hạt Page 27
FF IC IA L
+ Dài 0,5 – 50 micrômét, Đường kính 0,2 – 2 micrômét. + Cấu trúc: ở kì giữa NST gồm 2 crômatít (nhiễm sắc tử chị em) gắn nhau ở tâm động.
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
+ Mỗi crômatít gồm phân tử ADN và Prôtêin loại histôn.
O
Hình 4: Cấu trúc hiển vi nhiễm sắc thể kép ở kì giữa
KÈ
Hình 5: Cấu trúc siêu hiển vi nhiễm sắc thể
D
ẠY
d) Chức năng của NST: - NST có cấu trúc mang gen trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. - NST có đặc tính tự nhân đôi → các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể. 2. Nguyên phân : a) Nguyên phân là gì ? Nguyên phân là hình thức phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở hầu hết các tế bào trong cơ thể, trừ các tế bào sinh dục ở vùng chín b) Những diễn biến của NST trong nguyên phân:
Page 28
FF IC IA L
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
Hình 6: Diễn biến nhiễm sắc thể trong nguyên phân + Kỳ trung gian: - NST dài mảnh, duỗi xoắn - NST nhân đôi thành NST kép -Trung tử nhân đôi thành 2 trung tử + Nguyên phân: Các kì Những diễn biến cơ bản của NST Kì đầu - NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt - Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động Kì giữa - Các NST kép đóng xoắn cực đại - Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Kì sau - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. Kì cuối - Các NST đơn dãn xoắn ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất c) Kết quả của quá trình nguyên phân: Từ một tế bào mẹ mang 2n NST sau 1 lần nguyên phân tạo thành 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống với tế bào mẹ. d) Ý nghĩa của nguyên phân : - Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào, giúp cơ thể lớn lên - Là phương thức duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ tế bào ở những loài sinh sản hữu tính và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản vô tính. 3. Giảm phân a) Giảm phân là gì ? - Khái niệm : Giảm phân là hình thức phân bào giảm nhiễm xảy ra ở tế bào sinh dục tại vùng chín của ống dẫn sinh dục - Cơ chế: Giảm phân diễn ra qua hai lần phân bào liên tiếp song chỉ có một lần NST tự nhân đôi, mỗi lần phân bào đều gồm có giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn phân bào chính thức:
Page 29
Hình 7: Diễn biến nhiễm sắc thể trong giảm phân
Kì giữa Kì sau
- Các NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào - Các NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào
- NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào - Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội.
N
O
Kì cuối - Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội (kép)
FF IC IA L
+ Kỳ trung gian - NST ở dạng sợi mảnh. - Cuối kì NST nhân đôi thành NST kép dính nhau ở tâm động. + Diễn biến NST ở giảm phân: Các kì Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì Giảm phân I Giảm phân II Kì đầu - Các NST xoắn, co ngắn - NST co lại cho thấy số lượng NST kép - Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp trong bộ đơn bội. hợp và có thể bắt chéo, sau đó tách rời nhau
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
b) Kết quả của giảm phân : Từ 1 tế bào mẹ (2n NST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n NST)
Hình 8: Kết quả giảm phân tạo giao tử
D
c) Ý nghĩa: Tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc NST.
4. Phát sinh giao tử và thụ tinh : a/ Sự giống nhau và khác nhau giữa phát sinh giao tử đực và giao tử cái * Giống nhau : + Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều tiến hành nguyên phân liên tiếp nhiều lần. + Noãn bào bậc I và tinh bào bậc I đều trải qua giảm phân để hình thành giao tử. Page 30
1 tinh bào bậc 2 qua giảm phân 2 cho 2 tinh trùng kích thước bằng nhau Kết quả : 1 tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng đều có khả năng thụ tinh .
Phát sinh giao tử cái 1 noãn bào bậc I qua giảm phân 1 cho 1 thể cực thứ nhất kích thước nhỏ và 1 noãn bào bậc 2 kích thước lớn . 1 noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2 cho 1 thể cực thứ 2 kích thước nhỏ và 1 tế bào trứng kích thước lớn Kết quả : 1 noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 3 thể cực thứ 2 không có khả năng thụ tinh và một tế bào trứng có khả năng thụ tinh
FF IC IA L
* Khác nhau : Phát sinh giao tử đực 1 tinh bào bậc I qua giảm phân 1 cho 2 tinh bào bậc 2, kích thước bằng nhau.
H
Ơ
N
O
b)Thụ tinh:
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
Hình 9: Quá trình thụ tinh: 1 giao tử đực (n) + trứng (n) → Hợp tử (2n) - Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và 1 giao tử cái. - Bản chất là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử. c) Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh: + Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ cơ thể. + Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hóa. 5. Giải thích quy luật phân li và phân li độc lập bằng giảm phân và thụ tinh: a) Quy luật phân li: Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định (A quy định hoa tím và a quy định hoa trắng). Trong tế bào: NST tồn tại thành từng cặp tương đồng , trên cặp NST tương đồng là cặp gen alen quy định tính trạng. Quá trình giảm phân: cặp NST phân li đồng đều về 2 giao tử khác nhau → 2 alen cũng phân li về 2 giao tử khác nhau. Quá trình thụ tinh: các giao tử kết hợp ngẫu nhiên kéo theo sự kết hợp ngẫu nhiên của các alen.
Page 31
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Hình 10: Giải thích quy luật phân li bằng cơ chế giảm phân và thụ tinh b) Quy luật phân li độc lập: Mỗi tính trạng do 1 cặp alen quy định (R, r quy định màu hạt; Y, y quy định vỏ hạt) Mỗi cặp alen nằm trên 1 cặp NST tương đồng khác nhau. Quá trình giảm phân và thụ tinh: các cặp NST tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do → Các cặp alen cũng phân li độc lập và tổ hợp tự do.
U
Hình 11: Giải thích quy luật phân li độc lập bằng giảm phân và thụ tinh
D
ẠY
KÈ
M
Q
6. Liên kết gen a) Thí nghiệm của Moocgan
Page 32
FF IC IA L O
N
Hình 12: Thí nghiệm lai phân tích ruồi đực của Moocgan
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
Nhận xét: - Xét sự di truyền của gen quy định từng tính trạng: P: thân xám × thân đen → F1: thân xám => thân xám trội hoàn toàn so với thân đen => Quy ước B- thân xám; b-thân đen. => Kiểu gen F1 là Bb P: cánh dài × cánh cụt → F1: cánh cụt => cánh dài trội hoàn toàn so với cánh cụt => Quy ước V- cánh dài; v-cánh cụt. => Kiểu gen F1 là Vv Xét chung cả 2 tính trạng => F1 là BbVv - Vì F1 dị hợp 2 cặp gen mà chỉ cho 2 loại giao tử => 2 cặp gen đó phải nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng => Hiện tượng liên kết gen b) Đặc điểm của liên kết hoàn toàn :Các gen trên cùng 1 NST làm thành nhóm gen liên kết kết, cùng phân li và cùng tổ hợp trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Số nhóm liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội(n) của loài đó. Số nhóm tính trạng liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.
Page 33
FF IC IA L O
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
Hình 13: Giải thích quy luật liên kết gen bằng cơ chế giảm phân và thụ tinh c) Ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự duy trì bền vững từng nhóm tính trạng quy định bởi các gen trên cùng một NST. => Trong chọn giống nhờ liên kết gen mà các nhà chọn giống có khả năng chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn luôn đi kèm với nhau.
D
ẠY
KÈ
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP 1. Bài tập về nguyên phân, giảm phân Dạng 1.1: Nhận biết các kì trong nguyên phân, giảm phân. Ví dụ: Hình minh họa sau đây minh họa tế bào đang ở kì nào trong phân bào?
Page 34
FF IC IA L
C. hình 3. D. hình 4. Hướng dẫn giải Căn cứ vào trạng thái và hoạt động của NST nhận thấy: - Hình A: Tế bào đang ở kì đầu của quá trình nguyên phân. Các NST bắt đầu co xoắn. - Hình B: Tế bào đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân. Các NST xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Hình C: Tế bào đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Mỗi cromatit của NST kép tách nhau ra và di chuyển về hai cực của tế bào. - Hình D: Tế bào đang ở kì cuối của quá trình nguyên phân. Đang xảy ra sự phân chia tế bào chất. => Đáp án C.
O
B. hình 2.
Y
N
H
Ơ
N
A. hình 1.
ẠY
KÈ
M
Q
U
Dạng 1.2: Xác định số NST, số cromatit, số tâm động trong 1 tế bào qua từng kì Phương pháp - Số NST, số cromatit và số tâm động trong 1 tế bào chứa 2n NST qua các kì của nguyên phân:
D
- Số NST, số cromatit và số tâm động trong 1 tế bào chứa 2n NST qua các kì của giảm phân:
Page 35
FF IC IA L O
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
Ghi chú: Kì trung gian ở trên được xác định thời điểm từ pha S . VD: Ở lúa nước 2n = 24, số NST có trong 1 tế bào ở cuối kỳ đầu của nguyên phân là A. 0. B. 12. C. 24. D. 48. Hướng dẫn giải Số NST trong mỗi tế bào ở cuối kỳ đầu của quá trình nguyên phân là: 2n kép. => Số NST có trong 1 tế bào ở cuối kỳ đầu của quá trình nguyên phân là: 24. => Đáp án C Dạng 1.3: Xác định loại giao tử được tạo thành qua giảm phân * 1 tế bào sinh dục đực giảm phân không trao đổi chéo cho 2 loại giao tử. * 1 tế bào sinh dục cái giảm phân chỉ cho 1 loại giao tử. * 1 cơ thể đực hoặc cái giảm phân thì số loại giao tử là 2n . Ví dụ 1: Quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng NST có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là A. 2n = 36. B. 2n = 16. C. 2n = 26. D. 2n = 8. Hướng dẫn giải: Số loại giao tử là: 2n = 256 => n = 8. => 2n = 16 => Đáp án B. Ví dụ 2: Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb tham gia quá trình giảm phân tạo giao tử. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hướng dẫn giải Một tế bào tham gia giảm phân chỉ tạo ra tối đa 2 loại giao tử. Một tế bào có kiểu gen AaBb qua giảm phân chỉ tạo ra 2 loại giao tử là: AB, ab hoặc aB, Ab. Ví dụ 3: Một cơ thể có kiểu gen là AB//ab tham gia quá trình giảm phân tạo giao tử cho số loại giao tử tối đa tạo ra là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hướng dẫn giải Trong quá trình giảm phân cơ thể có kiểu gen AB/ab sẽ tạo ra tối đa 2 loại giao tử là: AB, ab => Đáp án B.
Page 36
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Ví dụ 4: Xác định giao tử của 1 tế bào có kiểu gen sau đây giảm phân cho những loại giao tử nào? • Aa • AaBb • AaBbDdXY • AB/ab Hướng dẫn trả lời Một cơ thể giảm phân: • Aa → 2 loại giao tử • AaBb→ 4 loại giao tử • AaBbDdXY → 16 loại giao tử • AB/ab → 2 loại giao tử Nếu là tế bào sinh dục đực giảm phân cho 2 loại. Nếu là tế bào sinh dục cái giảm phân cho 1 loại. Dạng 1.4. Xác định nguyên liệu môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân: Nếu có 1 tế bào 2n nguyên phân k lần thì - Số tế bào con sinh ra: 2k - Số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các tế bào con: 2n.2k - Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với số lượng NST đơn: 2n.(2k-1). Ví dụ: Có 5 tế bào 2n =8 nguyên phân một số lần như nhau, môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với 280 nhiễm sắc thể đơn. Hãy xác định số lần nguyên phân của các tế bào và số tế bào con được tạo ra. Hướng dẫn trả lời: Áp dụng công thức: Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với số lượng NST đơn: 2n.(2k-1). => 5.8. (2k-1) = 280 => k = 3 Vậy các tế bào nguyên phân 3 lần và tạo ra số tế bào con là 5.23 = 40 2. Di truyền liên kết Dạng 2.1. Xác định giao tử trong trường hợp di truyền liên kết: Bài 1: Xác định giao tử của các kiểu gen sau: a) AaBb b) AB//ab c) Ab//aB Hướng dẫn giải: a) AaBb giảm phân cho 4 loại giao tử: AB = ab = Ab = aB = 0,25 b) AB//ab giảm phân cho 2 loại giao tử: AB = ab = 0,5. c) AB//ab giảm phân cho 2 loại giao tử: Ab = aB = 0,5. Dạng 2.2. Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của đời con lai F1 của phép lai có bố mẹ dị hợp 2 cặp gen:
D
P
AB/ab × AB/ab Ab/aB × Ab/aB AB/ab × Ab/aB
F1
Kiểu gen Kiểu hình 1 AB/AB : 2 AB/ab : 1 ab/ab 3 A-B- : 1 aabb 1 Ab/Ab : 2 Ab/aB : 1 aB/aB 1 A-bb: 2A-B-: 1 aaB1 AB/Ab : 1 AB/ab : 1 Ab/aB : 1 aB/ab
Bài 2: Ở cà chua: A-quả đỏ; a-quả vàng; B-quả tròn; b- quả bầu dục; các gen di truyền liên kết. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của cặp bố mẹ có kiểu gen: AB/ab × AB/ab Page 37
Hướng dẫn trả lời:
N
O
FF IC IA L
Viết sơ đồ lai: P: AB/ab × AB/ab G: AB = ab = 0,5 AB = ab = 0,5 F1: 1 AB/AB : 2 AB/ab : 1 ab/ab Kiểu hình: 3 đỏ, tròn; 1 vàng bầu dục. Dạng 2.3: Xác định quy luật di truyền Phương pháp chung: Bước 1: Xét riêng sự di truyền củaen g quy định từng tính trạng. Bước 2: Xét sự di truyền chung của 2 tính trạng: (Cần giả thiết các trường hợp có thể xảy ra đó là: Phân li độc lập hoặc liên kết gen hoặc hoán vị gen, mỗi trường hợp thử tính theo một kiểu hình hoặc kiểu gen nào đó, thường là kiểu hình đồng hợp lặn về tất cả các gen). Bước 3: Viết sơ đồ lai kiểm nghiệm kết quả. Có thể xác định nhanh theo cách sau: • Xét phép lai 2 tính trạng đơn gen. • Xuất phát từ phép lai P thuần chủng, các kiểu hình tương phản → F1 → F2 hoặc xuât phát là bố mẹ dị hợp 2 cặp gen (Aa,Bb) cho tự thụ → được F1 cho kết quả như sau: Kết quả phân li kiểu hình Quy luật Kiểu gen F1 (hoặc P) F2 (hoặc F1)
Phân li độc lập AaBb Hoán vị gen cả bố và mẹ với f = AB/ab hoặc Ab/aB 0,5 Liên kết gen hoàn toàn AB/ab Ab/aB ab/ab (F2) > 1/16 → AB/ab (HVG 1 hoặc cả 2 bên bố mẹ)
H
Ơ
9:3:3:1
U
Y
N
3:1 1:2:1
D
ẠY
KÈ
M
Q
Bài 3: Cho cây có quả to, màu vàng giao phấn với cây có quả nhỏ, màu xanh được F1 có 100% cây quả to, màu xanh. Cho F1 giao phấn với nhau đời F2 thu được 25% quả to, màu vàng; 50% quả to, màu xanh; 25% cây quả nhỏ, màu xanh. Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định. a) Hãy xác định quy luật di truyền chi phố phép lai. b) Xác định kiểu gen của P. Hướng dẫn giải: a) Xác định quy luật di truyền: F2: Quả to : Quả nhỏ = 3 : 1 => F1: Aa; Quả xanh : Quả vàng = 3 : 1 => F1: Bb Tỉ lệ F2 có 1:2:1 => liên kết gen hoàn toàn, kiểu gen F1 là liên kết đối: Ab/aB b) Kiểu gen P: Ab/Ab × aB/aB • Cũng là tình huống trên, nếu lai phân tích thì cho kết quả như sau: Kết quả phân li kiểu hình Quy luật Kiểu gen F1 (hoặc P) FB 1:1:1:1 1:1
Phân li độc lập AaBb Hoán vị gen cả bố và mẹ với f = 0,5 AB/ab hoặc Ab/aB Liên kết gen hoàn toàn
AB/ab Ab/aB Page 38
Ab/aB nếu FB không có ab/ab
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
ÔN TẬP Câu 1: NST là gì? Giải thích cấu tạo và chức năng của NST. Trả lời: NST là cấu trúc nằm trong nhân của tế bào, dễ bắt màu khi khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm. - Cấu tạo NST: NST thường chỉ được quan sát rõ nhất vào kỳ giữa của quá trình phân bào. Lúc này nó đóng xoắn cực đại và có dạng đặc trưng. Vào kỳ này, NST gồm 2 cromatit giống hệt nhau dính với nhau ở tâm động. mỗi cromatit chứa 1 phân tử ADN và mmột loại protein dạng histon. - Chức năng: NST có vai trò quan trọng trong sự di truyền , do đó có những chức năng sau: + NST là cấu trúc mang gen. Gen nằm trên phân tử ADN của NST. Gen chứa thông tin qui định tính trạng di truyền của cơ thể. + NST có khả năng tự nhân đôi để truyền thông tin di truyền qua các thế hệ. NST nhân đôi được nhờ phân tử ADN nằm trong nó nhân đôi. Câu 2: Trình bày những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân. Trả lời: Quá trình nguyên phân xẩy ra gồm một giai đoạn chuẩn bị ( còn gọi là kỳ trung gian) và quá trình phân bào chính thức ( gồm 4 kỳ) Trong mỗi kỳ nói trên, NST có những biến đổi như sau: 1. Kỳ trung gian: NST ở dạng sợi mảnh do duỗi xoắn. Vào kỳ này, NST tiến hành tự nhân đôi: mỗi NST đơn tạo thành một NST kép gồm hai cromatit giống nhau dính với nhau ở tâm động. 2. Phân bào chính thức: a. Kỳ đầu (còn gọi là kỳ trước): Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn dần lại và dày dần lên. b. Kỳ giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại cho thấy hình thái rõ rệt, dễ quan sát nhất. Lúc này các NST kép chuyển về tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. c. Kỳ sau: Mỗi NST kép trong tế bào chẻ dọc ở tâm động tạo thành hai NST đơn phân ly về hai cực của tế bào. d. Kỳ cuối: Các NST ở các tế bào con duỗi xoắn và trở lại dạng sợi dài mảnh. Câu 3: Trình bày những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình giảm phân. Trả lời: Trong giảm phân gồm hai lần phân chia tế bào. Ở mỗi lần phân bào đó đều gồm giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) và quá trình phân bào chính thức gồm 4 kì. 1. Lần phân bào I trong giảm phân (giảm phân I): a) Kì trung gian I: NST tự nhân đôi: Mỗi NST đơn tạo thành 1 NST kép gồm có hai crômatit giống hệt nhau, dính với nhau ở tâm động. b) Phân bào chính thức: Gồm 4 kì: - Kì đầu I: Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn dần lại. Sau đó xẩy ra sự tiếp hợp và có thể bắt chéo giữa 2 crômatit trong từng cặp NST kép tương đồng, rồi tách nhau ra. - Kì giữa I: Các NST kép đóng xoắn cực đại và tạo ra dạng đặc trưng. Chúng tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Kì sau I: Mỗi NST kép trong từng cặp tương đồng phân ly về một cực của tế bào và vẫn đóng xoắn. - Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành với bộ nhân là đơn bội kép (n kép) và vẫn giữ nguyên trạng thái đóng xoắn. 2. Lần phân bào II trong giảm phân (Giảm phân II) a. Kì trung gian: Diễn ra rất nhanh, các NST kép đơn bội (n) trong tế bào vẫn đóng xoắn và không xảy ra nhân đôi. Page 39
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
b. Phân bào chính thức: - Kì đầu II: Các NST kép co ngắn lại cho thấy rõ số lượng của bộ nhân đơn bội. - Kì giữa II: Các NST kép vẫn đóng xoắn và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng của thoi phân bào. - Kì sau II: Hai crômatit trong mỗi NST kép tách ra ở tâm động tạo thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào. - Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong hai nhân mới với bộ nhân là đơn bội đơn (n đơn) Câu 4: Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và quá trình phát sinh giao tử cái. Trả lời: Quá trình phát sinh giao tử cái: Từ tế bào mầm qua quá trình nguyên phân tạo ra noãn nguyên bào. Từ noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc I. Từ noãn bào bậc một qua giảm phân lần một tạo thành noãn bào bậc hai và thể cực thứ nhất, qua giảm phân lần hai tạo thành tế bào trứng và thể cực thứ hai. Như vậy từ một noãn bào bậc một qua hai lần giảm phân tạo thành một tế bào trứng và 3 thể cực thứ hai. Quá trình phát sinh giao tử đực: Từ tế bào mầm qua quá trình nguyên phân tạo thành tinh nguyên bào. Tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc I. Tinh bào bậc I qua giảm phân I tạo thành tinh bào bậc II., qua giảm phân lần II tạo thành tinh tử. Câu 5: Thụ tinh là gì? Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh. Trả lời: 1) Khái niệm về thụ tinh: Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái, hay giữa một tinh trùng và một tế bào trứng để tạo thành hợp tử. Về mặt di truyền, thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp hai bộ nhân đơn bội (n) để tạo thành bộ nhân lưỡng bội (2n) có nguồn gốc từ bố và mẹ ở hợp tử. 2) Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh: Nhờ có giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n) và qua thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái, bộ NST lưỡng bội (2n) được phục hồi. như vậy sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thị tinh đã đảm bảo sự duy trì ổn định của bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể của loài. Mặt khác, giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử qua thụ tinh đã tạo các hợp tử mang nững tổ hợp NST khác nhau. Chính đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú ở những loài sinh sản hữu tính, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn gióng. Do đó, người ta thường dùng phương pháp lai hữu tính để tạo nhiều biến dị tổ hợp nhằm phục vụ cho công tác chọn giống. Câu 6: Nêu khái niệm và ví dụ về NST giới tính và về sự phân hóa cặp NST giới tính ở sinh vật. Trả lời: Trong các tế bào lưỡng bội (2n) của mỗi loài, bên cạnh các NST thường (kí hiệu chung là A), luôn săp xếp thành các cặp tương đồng, giống nhau về giới đực và giới cái, còn có một cặp NST giới tính có thể tương đồng (XX) ở giới này nhưng lại không tương đồng (XY) khi ở giới còn lại. Ví dụ: trong tế bào lưỡng bội của người có 46 NST xếp thành 23 cặp; trong đó có 44 NST thường (44A) xếp thành 22 cặp tương đồng và 1 cặp NST giới tính; ở nữ là cặp tương đồng XX và ở nam là cặp không tương đồng XY. NST giới tính có chức năng mang gen qui định giới tính và những tính trạng liên quan đến giới tính. Sự phân chia giới tính của mỗi loài tùy thuộc vào sự có mặt của cặp NST giới tính XX hay XY trong tế bào. Ví dụ: ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây me chua…, giới đực mang cặp NST giới tính XY, giới cái mang cặp XX. Ngược lại ở chim ếch nhái, bò sát… giới đực mang cặp XX, giới cái mang cặp XY. Page 40
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 7: So sánh NST thường và NST giới tính về cấu tạo và chức năng. Trả lời: 1. Các điểm giống nhau: a. Về cấu tạo: - Đều được cấu tạo từ hai thành phần là phân tử ADN với một loại Prôtêin là Histôn. - Đều có tính đặc trưng theo loài. - Các cặp NST thường và cặp NST giới tính XX đều là cặp tương đồng gồm hai chiếc giống nhau. b. Về chức năng: - Đều có chứa gen qui định tính trạng của cơ thể. - Đều có những hoạt động giống nhau trong phân bào như nhân đôi, đóng xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, phân ly về hai cực của tế bào… 2. Các điểm khác nhau: NST thường NST giới tính Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội Chỉ có một cặp trong tế bào lưỡng bôi Luôn sắp xếp thành các cặp tương đồng Cặp XY là cặp không tương đồng Về cấu tạo Giống nhau về cá thể đực và cá thể cái Khác nhau giữa cá thể đực và cá thể trong loài. cái trong loài. Không qui định giới tính của cơ thể. Qui định giới tính. Về chức Chứa gen qui định tính trạng thường Chứa gen qui định tính trạng thường năng không liên qua đến giới tính. có liên quan đén giới tính. Câu 8: Giải thích cơ chế sinh con trai và con gái ở người, vẽ sơ đồ minh họa. Vì sao ở người tỉ lệ nam : nữ trong cấu trúc dân số với qui mô lớn luôn xấp xỉ 1 : 1
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
Trả lời: 1. Giải thích và vẽ sơ đồ minh họa cơ chế sinh con trai, con gái ở người. a) Sơ đồ minh họa: P: mẹ (44A + XX) x bố (44A + XY) G: 22A + X 22A + X 22A + Y F1: 44A + X 44A + XY (Con gái) ( con trai ) b) Giải thích: Sự phân li của các cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh là cơ chế xác định giới tính. - Trong phát sinh giao tử: + Mẹ mang cặp NST giới tính XX tạo ra một loại trứng duy nhất đều mang NST giứi tính X(đồng giao tử). + Bố mang cặp NST giới tính XY tạo ra hai loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau: Một loại mang X và một loại mang Y(dị giao tử). - Trong thụ tinh: + Trứng X kết hợp với tinh trùng X tạo hợp tử XX (44A + XX) phát triển thành con gái. + Trứng X kết hợp với tinh trùng Y tạo hợp tử XY (44A + XY) phát triển thành con trai. 2) Tỉ lệ nam : nữ luôn xấp xỉ 1 : 1: Trong giảm phân tạo giao tử, giới nữ luôn tạo ra một loại trứng mang X, còn giới nam tạo ra hai loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau là X và Y, nên cấu trúc dân số với qui mô lớn, tỉ lệ nam : nữ luôn xấp xỉ 1 : 1. Câu 9: Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn? Giải thích và nêu ví dụ minh họa. Trả lời: 1) Cơ sở khoa học của việc điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi: Page 41
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Vì bên cạnh NST giới tính là yếu tố qui định giới tính của cơ thể, thì sự hình thành và phân hóa giới tính còn chịu tác động bởi hoocmôn sinh dục và các điều kiện của môi trường ngoài. - Về tác động hoocmôn sinh dục: Nếu tác động hoocmôn sinh dục vào giai đoạn sớm của quá trình phát triển cơ thể có thể làm biến đổi giới tính mặc dù không làm thay đổi cặp NST giới tính. Chẳng hạn tác động hoocmôn sinh dục đực mêtyltestôstêrôn vào cá vàng cái lúc còn non, có thể biến cá cái trở thành cá đực. - Về điều kiện của môi trường ngoài: Các điều kiện như ánh sáng, nhiệt độ tác động lên quá trình nở của trứng, của cơ thể non hay thời gian thụ tinh… có thể là thay đổi giới tính. Ví dụ: Một số loài rùa, ở nhiệt độ dưới 280C, trứng nở thành rùa đực còn ở nhiệt độ trên 32oC trứng nở thành rùa cái. 2) Ý nghĩa thực tiễn của việc điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi: Việc nắm vững cơ chế di truyền giối tính và các yếu tố ảnh hưởng đến giới tính giúp con người chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi phù hợp với mục đích sản xuất và tạo ra lợi ích kinh tế cao nhất trong quá trình sản xuất. Ví dụ: người ta có thể chủ động tạo ra toàn tằm đực trong chăn nuôi tằm dâu vì tằm đực cho năng suất cao hơn tằm cái. TRẮC NGHIỆM Câu 1: NST kép cấu trúc gồm A. 2 NST đơn trong cặp NST tương đồng. B. 2 NST đơn gắn với nhau ở tâm động trong đó 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ. C. Hai nhiễm sắc tử chị em gắn với nhau ở tâm động. D. Một cặp NST tương đồng. Câu 2: NST chỉ có hoạt tính di truyền và khả năng tự nhân đôi khi A. ở trạng thái không đóng xoắn . B. ở trạng thái bắt đầu đóng xoắn . C. ở trạng thái đóng xoắn cực đại . D. ở trạng thái đang phân li về 2 cực của tế bào. Câu 3: Trong chu kì tế bào NST tự nhân đôi ở A. Kì đầu C. Kì sau D. Kì giữa B. Kì trung gian Câu 4: Trong nguyên phân, NST bắt đầu co ngắn đóng xoắn diễn ra ở C. Kì sau D. Kì giữa A. Kì đầu B. Kì trung gian Câu 5: Trong nguyên phân NST tập trung tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở A. Kì đầu B. Kì cuối C. Kì sau D. Kì giữa Câu 6: Trong nguyên phân NST phân li về 2 cực tế bào ở A. Kì đầu B. Kì cuối C. Kì sau D. Kì giữa Câu 7: Trong nguyên phân sự phân chia tế bào chất để tạo ra 2 tế bào con diễn ra ở A. Kì đầu B. Kì cuối C. Kì sau D. Kì giữa Câu 8: Kì nào sau đây chiếm 90% thời gian trong chu kì tế bào? A. Kì trung gian B. Kì cuối C. Kì sau D. Kì giữa Câu 9: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở A. Kì trung gian B. Kì sau C. Kì đầu D. Kì giữa. Câu 10: Trong nguyên phân ở kỳ giữa diễn ra A. Các NST kép co ngắn đóng xoắn và phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. B. Các NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo . C. Các cặp NST kép đóng xoắn cực đại và tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. D. Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội. Câu 11: Nguyên phân là quá trình A. Giúp gia tăng số lượng tế bào làm cho cơ thể đa bào lớn lên. B. Bổ sung cho những tế bào già và chết , tế bào bị tổn thương của cơ thể. C. Duy trì bộ NST lưỡng bội qua các thế hệ tế bào. Page 42
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
D. tế bào 2n phân chia thành 2 tế bào giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu. Câu 12: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. B. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con. C. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. Câu 13: Trong giảm phân I ở kì sau diễn ra A. Các NST kép co ngắn, đóng xoắn. B. Các NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo . C. Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. D. Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội. Câu 14: Trong giảm phân I ở kì đầu diễn ra A. Các NST kép co ngắn đóng xoắn . B. Các NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo . C. Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. D. Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội. Câu 15: Trong giảm phân I ở kì cuối diễn ra A. Các NST kép co ngắn đóng xoắn . B. Các NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo. C. Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. D. Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội. Câu 16: Trong giảm phân II , NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở A. Kì đầu. B. Kì cuối. C. Kì sau. D. Kì giữa. Câu 17: Sự hình thành giới tính ở cá thể của nhiều loài được xác định chủ yếu bởi A. ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngoài. B. ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong. C. cơ chế NST xác định giới tính . D. ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Câu 18: Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1 : 1? A. Số giao tử đực bằng số giao tử cái. B. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau. C. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau. D. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có sức sống ngang nhau. Câu 19: Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là A. Sự kết hợp theo nguyên tắc 1 giao tử đực với 1 giao tử cái. B. Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bội. C. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái. D. Sự tạo thành hợp tử. Câu 20: Kết quả kì cuối của giảm phân I các NST nằm gọn trong nhân với số lượng A. 2n ( đơn bội). B. n (kép). C. n (đơn). D. 2n (kép). Câu 21: Kết quả kì cuối của giảm phân II các NST nằm gọn trong nhân với số lượng B. n (kép). C. n (đơn). D. 2n (kép). A. 2n ( đơn bội). Câu 22: Kết thúc kỳ cuối của giảm phân II số NST trong tế bào là: A. 2n ( đơn bội). B. n (kép). C. n (đơn). D. 2n (kép). Câu 23: Cho các phát biểu sau: 1. NST giới tính ở người bỡnh thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội. 2. NST thường luôn tồn tại thành cặp tương đồng trong tế bào sinh dưỡng. 3. Giới đực mang cặp NST giới tính XY, giới cái mang cặp NST giới tính XX. 4. NST thường chỉ mang gen quy định tính trạng thường. Các phát biểu đúng là Page 43
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. 1,3. B. 1,2. C. 2,3. D. 1,4. Câu 24: Quá trình phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở loại tế bào B. Giao tử. A. Tế bào sinh tinh hoặc tế bào sinh trứng. C. Trứng. D. Tế bào sinh dưỡng. Câu 25: Thoi vô sắc được hình thành từ A. Màng nhân. B. Tâm động . C. Trung thể. D. Tế bào chất. Câu 26: Trong quá trình phân bào thoi vô sắc là nơi A. Xảy ra quá trình nhân đôi của trung thể . B. Xảy ra quá trình nhân đôi của ADN. C. Tâm động của NST bám và trượt về các cực của tế bào. D. NST thực hiện việc đóng xoắn . Câu 27: Kết quả của quá trình nguyên phân là hình thành nên. A. Hai tế bào con mang bộ NST n. B. Hai tế bào con mang bộ NST 2n. C. Hai tế bào con mang bộ NST n.kép. D. Hai tế bào con mang bộ NST 2n.kép. Câu 28: Câu nào sau đây là đúng? A. Số lượng NST trong bộ NST phản ánh mức độ tiến hoá của loài. B. Số lượng NST trong bộ NST không phản ánh mức độ tiến hoá của loài. C. Các loài khác nhau có số lượng NST trong bộ NST khác nhau. D. NST là cấu trúc trong nhân tế bào bắt màu trong điều kiện tự nhiên. Câu 29: Kết quả của quá trình giảm phân là hình thành nên A. Hai tế bào con mang bộ NST n. B. Hai tế bào con mang bộ NST 2n. C. Hai tế bào con mang bộ NST n.kép. D. Giao tử Câu 30: Từ mỗi tinh bào bậc I qua giảm phân cho ra A. 1 tinh trùng. B. 2 tinh trùng. C. 4 tinh trùng. D. 1 tinh trùng và 3 thể cực. Câu 31: Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho ra A. 1 trứng. B. 2 trứng và 2 thể cực. C. 4 trứng. D. 1 trứng và 3 thể cực. Câu 32: Thành phần nào của tế bào có chứa ADN nhiều nhất? A. Lưới nội chất. B. Chất tế bào. C. Crômatit. D. Nhân con. Câu 33: Bộ NST của loài không có tính chất hoặc khả năng sau: A. Đặc trưng và ổn định . B. Tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST đồng dạng ở kỳ đầu giảm phân I. C. Tính đặc trưng thay đổi qua các thế hệ tế bào. D. Tự nhân đôi và phân ly trong quá trình phân bào. Câu 34: Trong nguyên phân, NST ở kỳ giữa A. Tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào B. Bắt đầu đóng xoắn co ngắn. C. Phân li về 2 cực của tế bào. D. Tự nhân đôi. Câu 35: Chú thích 1, 2, 3 của hình vẽ bên là
D
A. 1: NST; 2: tâm động; 3: crômatit. B. 1: NST; 2: nhân con; 3: crômatit. C. 1: crômatit; 2: tâm động; 3: NST. D. 1: NST; 2: tâm động; 3: NST kép. Câu 36: Đặc điểm nào sau đây không phải là cấu tạo của NST kép A. 2 crômatit đính với nhau qua tâm động. B. 2 nhiễm sắc tử đính với nhau ở eo thứ 1 . C. 2 nhiễm sắc tử chị em đính với nhau qua tâm động. D. 2 nhiễm sắc tử đính với nhau ở eo thứ 2.
Page 44
FF IC IA L
Câu 37: Ghép các nội dung ở cột B tương ứng với cột A: Cột A (Các kỳ nguyên Cột B (Diễn biến của NST ) phân) a. Các NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào. 1. Kỳ trung gian. 2. Kỳ đầu. b. Các NST đơn phân li đồng đều về 2 cực của tế bào. 3. Kỳ giữa. c. Các NST đơn tự nhân đôi thành NST kép. 4. Kỳ sau. d. Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn. e. Các NST kép xếp thành 2 hàng trờn mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
A. 1 – c; 2 – d; 3 - b ; 4 – a. B. 1 – c; 2 – b; 3 - a ; 4 – d. C. 1 – c; 2 – a; 3 - d ; 4 – b. D. 1 – c; 2 – d; 3 - a ; 4 – b. Câu 38: Sự kiện quan trọng ở kỳ đầu của giảm phân I là A. Các NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào . B. Các NST bắt đầu đóng xoắn co ngắn. C. Các NST kép phân li về 2 cực của tế bào. D. Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau sau đó lại tách rời nhau ra. Câu 39: Trong giảm phân I NST ở kỳ sau A. Tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. B. Bắt đầu đóng xoắn co ngắn. C. Phân li về 2 cực của tế bào. D. Sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng . Câu 40: Một hợp tử ở người có bộ NST lưỡng bội 2n = 46 thực hiện nguyên phân. Khi ở kỳ trung gian, số tâm động có trong hợp tử là A. 46 B. 92 C. 23 D. 69 Câu 41: Một hợp tử ở người có bộ NST lưỡng bội 2n = 46 thực hiện nguyên phân. Khi ở kỳ đầu số NST kép có trong hợp tử : A. 46 B. 92 C. 23 D. 69 Câu 42: Một hợp tử ở người có bộ NST lưỡng bội 2n = 46 thực hiện nguyên phân. Khi ở kỳ giữa số sợi crômatit có trong hợp tử : A. 46 B. 92 C. 23 D. 69 Câu 43: Một hợp tử ở người có bộ NST lưỡng bội 2n = 46 thực hiện nguyên phân. Kỳ sau số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau: A. 46 B. 92 C. 23 D. 69 Câu 44: Một hợp tử ở người có bộ NST lưỡng bội 2n = 46 thực hiện nguyên phân. Kỳ sau số tâm động trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau: A. 46 B. 92 C. 23 D. 69 Câu 45: Một tế bào của người có bộ NST lưỡng bội là 46 nguyên phân liên tiếp tạo ra số tế bào con ở thế hệ cuối cùng có tổng số 736 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Số đợt nguyên phân của tế bào đó là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 46: Một tế bào của người có bộ NST lưỡng bội là 46 nguyên phân 5 đợt liên tiếp. Số tế bào con tạo ra là A. 4. B. 8. C. 16. D. 32. Câu 47: Một tế bào của người có bộ NST lưỡng bội là 46 nguyên phân 3 đợt liên tiếp. Số NST có trong tổng số các tế bào con tạo ra là: A. 92. B. 148. C. 368. D. 736.
Page 45
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 48: Một tế bào của người có bộ NST lưỡng bội là 46 đang ở kỳ sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn? B. 46. C. 92. D. 69. A. 23. Câu 49: Bộ NST lưỡng bộị của người cú số lượng là A. 23. B. 46. C. 92. D. 69. Câu 50: Một tế bào của người có bộ NST lưỡng bộị là 46. Số NST trong bộ NST đơn bội là A. 23. B. 46. C. 92. D. 69. Câu 51: Một tế bào của người có bộ NST lưỡng bộị là 46. Tổng số tế bào con sinh ra trong các thế hệ tế bào do quá trình nguyên phân từ một tế bào lưỡng bội của người là 32. Biết rằng các tế bào con có số lần nguyên phân như nhau. Xác định số NST có trong thế hệ tế bào cuối cùng ở trạng thái chưa nhân đôi. B. 736. C. 1426. D. 1472. A. 184. Câu 52: Ở ngô có bộ NST 2n = 20. Một nhóm tế bào mang 400 NST ở dạng sợi mảnh đang phân li về 2 cực. Số tế bào của nhóm là: A. 10. B. 20. C. 30. D. 40. Câu 53: Ở ngô có bộ NST 2n = 20. Một nhóm tế bào đang nguyờn phõn mang 400 NST kép đóng xoắn co ngắn cực đại. Số tế bào của nhóm là: A. 10. B. 20. C. 30. D. 40. Câu 54: Một tế bào cà độc dược có bộ NST 2n = 24 nguyên phân liên tiếp 3 đợt. Ở kỳ giữa, số crômatit và số tâm động có trong các tế bào tạo ra là A. 192 sợi crômatit và 192 tâm động. B. 384 sợi crômatit và 192 tâm động. C. 384 sợi crômatit và 384 tâm động. D. 192 sợi crômatit và 384 tâm động. Câu 55: Một tế bào cà độc dược có bộ NST 2n = 24 nguyên phân liên tiếp 3 đợt. Ở kỳ sau, số NST đơn và số tâm động có trong các tế bào tạo ra là A. 192 NST đơn và 192 tâm động B. 384 NST đơn và 192 tâm động C. 384 NST đơn và 384 tâm động D. 192 NST đơn và 384 tâm động Câu 56: Ở gà bộ NST 2n =78. Một tế bào thực hiện nguyên phân 3 lần liên tiếp. Số tế bào và số lượng NST ở thế hệ tế bào cuối cùng là A. 8 tế bào và 312 NST. B. 6 tế bào và 624 NST C. 8 tế bào và 624 NST. D. 16 tế bào và 624 NST. Câu 57: Một tế bào sinh dục mang một cặp NST tương đồng ký hiệu là A và a. Khi hoàn tất quá trình giảm phân cho mấy loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại là A. 1 loại giao tử, chiếm 100%. B. 2 loại giao tử, mỗi loại chiếm 1/2. C. 3 loại giao tử , mỗi loại chiếm 1/3. D. 4 loại giao tử , mỗi loại chiếm 1/4. Câu 58: Một tế bào sinh dục mang hai cặp NST tương đồng ký hiệu là Aa và Bb. Khi hoàn tất quá trình giảm phân cho mấy loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại là A. 1 loại giao tử, chiếm 100% B. 2 loại giao tử, mỗi loại chiếm 1/2. C. 3 loại giao tử , mỗi loại chiếm 1/3. D. 4 loại giao tử , mỗi loại chiếm 1/4. Câu 59: Khi cho cơ thể chứa hai cặp NST tương đồng ký hiệu là Aa và Bb tự thụ phấn. Số kiểu tổ hợp NST khác nhau trong hợp tử tạo thành là: A. 4. B. 6. C. 8. D. 9. Câu 60: Trong thí nghiệm của Moocgan cho các ruồi thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản: mình xám, cánh dài và mình đen cánh cụt ở F1 thu được toàn mình xám cánh dài. Tiến hành lai phân tích ruồi đực F1 bằng ruồi cái kiểu hình mình đen, cánh cụt thu được 50% xám dài :50% đen cụt. Kết quả nào sau đây là đúng nhất: A. Ruồi đực F1 mang kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen. B. Tính trạng mình xám cánh dài là trội hoàn toàn so với mình đen cánh cụt. C. Các gen chi phối các tính trạng cùng nằm trên một NST. D. Các gen quy định các tính trạng trên cùng nằm trên 1 NST và liên kết hoàn toàn. Câu 61: Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản. Page 46
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
B. Không có hiện tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính. C. Các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng. D. Các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau. Câu 62: Những đặc điểm nào sau đây không phù hợp với ruồi giấm? A. Bộ NST có số lượng ít, ruồi đực có hiện tượng liên kết hoàn toàn. B. Dễ nuôi và dễ thí nghiệm. C. ít biến dị. D. Thời gian sinh trưởng ngắn. Câu 63: Hiện tượng liên kết gen không có hiện tượng nào? A. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. B. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng. C. Khi lai giữa các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản thì kết quả ở F2 tương tự như trong kết quả lai một tính của Men đen D. Tăng biến dị tổ hợp. Câu 64: Thế nào là nhóm gen liên kết? A. Các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. B. Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. C. Các gen không alen cùng nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. D. Các gen alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. Câu 65: Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa A. Không cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. B. Tạo biến dị tổ hợp làm tăng tính đa dạng của sinh giới. C. Tạo điều kiện cho các gen quý trên 2NST tương đồng, có điều kiện tái tổ hợp và di truyền cùng nhau. D. Đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm gen quý và hạn chế biến dị tổ hợp. Câu 66: Để phát hiện ra quy luật liên kết gen, Moocgan đã thực hiện A. Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản: mình xám, cánh dài và mình đen cánh cụt F1 được toàn mình xám cánh dài, cho các ruồi F1 giao phối. B. Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản: mình xám, cánh dài và mình đen cánh cụt F1 được toàn mình xám cánh dài, lai phân tích ruồi đực F1 với ruồi cái đồng hợp lặn kiểu hình mình đen, cánh cụt. C. Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản: mình xám, cánh dài và mình đen cánh cụt F1 được toàn mình xám cánh dài, lai phân tích ruồi cái F1 với ruồi đực đồng hợp lặn kiểu hình mình đen, cánh cụt. D. Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản: mình xám, cánh dài và mình đen cánh cụt F1 được toàn mình xám cánh dài, cho các ruồi F1 lần lượt giao phối với ruồi bố mẹ. Câu 67: Trong thí nghiệm của Moocgan cho các ruồi thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản: mình xám, cánh dài và mình đen cánh cụt ở F1 thu được toàn mình xám cánh dài. Tiến hành lai phân tích ruồi đực F1 với ruồi cái kiểu hình mình đen, cánh cụt Moocgan thu được kết quả A. 100% xám dài. B. 41% xám dài: 41% đen cụt: 9% xám cụt: 9% đen cụt . C. 25% xám dài: 25 đen cụt: 25 xám cụt: 25 đen cụt. D. 50% xám dài: 50% đen cụt. Câu 68: Nội dung nào dưới đây không đúng trong trường hợp liên kết gen? A. Do gen nhiều hơn NST nên trên cùng một NST phải mang nhiều gen. B. Các gen trên cùng một NST phân ly cùng nhau trong quá trình phân bào. C. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng và hạn chế biến dị tổ hợp. D. Tăng biến dị tổ hợp. Page 47
Câu 69: Tế bào lưỡng bội của một loài mang một cặp NST tương đồng trên đó có hai cặp gen dị AB Qua giảm phân tế bào của loài đó cho ab
hợp sắp xếp như sau:
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. Cho một loại giao tử AB. B. Cho 2 loại giao tử Aa ; Bb. C. Cho 2 loại giao tử AB ; ab . D. Cho 4 loại giao tử A; B; a; b. Câu 70: Số lượng NST trong bộ lưỡng bội thể hiện A. mức độ tiến hóa của loài. B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài. C. tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. D. số lượng gen của mỗi loài. Câu 71: Trong nguyên phân, NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì B. đầu. C. sau. D. cuối. A. giữa. Câu 72: Thực chất của di truyền độc lập các tính trạng, nhất thiết F2 phải có A. tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn. B. tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó. C. 4 kiểu hình khác nhau D. các biến dị tổ hợp Câu 73: Ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết là A. xác định số nhóm gen liên kết. B. chọn những nhóm tính trạng tốt di truyền cùng nhau. C. dễ xác định số nhóm gen liên kết của loài. D. đảm bảo sự di truyền bền vững các tính trạng. Câu 74: Lai phân tích là phép lai giữa tính trạng A. trội với lặn, xác định kiểu gen của tính trạng lặn. B. trội với lặn, xác định kiểu gen của tính trạng trội. C. trội với trội, xác định kiểu gen của tính trạng lặn. D. lặn với lặn, xác định kiểu gen của tính trạng trội. Câu 75: Ở giới dị giao tử thì trường hợp nào đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1: 1 ? A. Số giao tử đực bằng giao tử cái. B. Số cá thể đực bằng số cá thể cái. C. Hai loại giao tử X và Y có số lượng ngang nhau. D. Hiệu suất thụ tinh cao. Câu 76: Thông thường trong giao tử cái của ruồi giấm chỉ mang B. toàn NST X. A. toàn NST thường. C. một nửa NST thường, một nửa NST giới tính. D. mỗi NST của cặp tương đồng. Câu 77: Điều kiện nào không đúng đối với sự đảm bảo tỉ lệ 1 đực : 1 cái ? A. sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử. B. số lượng giao tử X và Y bằng nhau. C. các hợp tử có sức sống ngang nhau. D. sự thụ tinh có chọn lọc. Câu 78: Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là sự A. kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực với một giao tử cái. B. kết hợp của 2 giao tử đơn bội. C. tạo thành hơp tử. D. tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái. ĐÁP ÁN
D
ẠY
Câu 1: Đáp án : C Nhận biết Câu 2: Đáp án: A Thông hiểu Câu 3: Đáp án : B Nhận biết Câu 4: Đáp án: A Nhận biết Câu 5:Đáp án: D Nhận biết Câu 6: Đáp án: C Nhận biết Câu 7: Đáp án: B Nhận biết Câu 8: Đáp án:A Nhận biết Câu 9: Đáp án: D Nhận biết Câu 10: Đáp án: C Nhận biết Câu 11: Đáp án: D Nhận biết Câu 12: Đáp án: C Nhận biết Page 48
FF IC IA L O N Ơ H N
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
Câu 13: Đáp án: C Nhận biết Câu 14: Đáp án: A Nhận biết Câu 15: Đáp án: D Nhận biết Câu 16: Đáp án : D Nhận biết Câu 17: Đáp án: C Nhận biết Câu 18: Đáp án: C Thông hiểu Câu 19: Đáp án: C Thông hiểu Câu 20: Đáp án: B Thông hiểu Câu 21: Đáp án: C Thông hiểu Câu 22: Đáp án: A Thông hiểu Câu 23: Đáp án :B Thông hiểu Câu 24: Đáp án: D Nhận biết Câu 25: Đáp án: C Nhận biết Câu 26: Đáp án: C Nhận biết Câu 27: Đáp án: B Thông hiểu Câu 28: Đáp án: B Nhận biết Câu 29: Đáp án: D Thông hiểu Câu 30: Đáp án: C Thông hiểu Câu 31: Đáp án: D Thông hiểu Câu 32: Đáp án: C Nhận biết Câu 33: Đáp án: C Nhận biết Câu 34: Đáp án: A Nhận biết Câu 35: Đáp án: CThông hiểu Câu 36: Đáp án: D Nhận biết Câu 37: Đáp án: D Nhận biết Câu 38: Đáp án: D Thông hiểu Câu 39: Đáp án: C Nhận biết Câu 40: Đáp án: A Thông hiểu Câu 41: Đáp án: A Thông hiểu Câu 42: Đáp án: BThông hiểu Câu 43: Đáp án: B Thông hiểu Câu 44: Đáp án: B Thông hiểu Câu 45: Đáp án: C Vận dụng Câu 46: Đáp án: D Vận dụng Câu 47: Đáp án: C Vận dụng Câu 48: Đáp án: B Thông hiểu Câu 49: Đáp án: B Thông hiểu Câu 50: Đáp án: A Thông hiểu Câu 51: Đáp án: D Vận dụng Câu 52: Đáp án: A Vận dụng Câu 53: Đáp án: B Vận dụng Câu 54: Đáp án: B. Vận dụng Câu 55: Đáp án: C. Vận dụng Câu 56: Đáp án: C Vận dụng Câu 57: Đáp án: B Thông hiểu Câu 58: Đáp án: D Thông hiểu Câu 59: Đáp án: D Thông hiểu Câu 60: Đáp án: D Nhận biết Câu 61: Đáp án: C Nhận biêt Câu 62: Đáp án: C Nhận biết Câu 63: Đáp án: D Nhận biết
Page 49
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 64: Đáp án: B Nhận biết Câu 65: Đáp án: D Nhận biết Câu 66: Đáp án: B Nhận biết Câu 67: Đáp án: D Thông hiểu Câu 68: Đáp án: D Nhận biết Câu 69: Đáp án:C Thông hiểu Câu 70: Đáp án C Câu 71: Đáp án A Câu 72: Đáp án B Câu 73: Đáp án B Câu 74: Đáp án B Câu 75: Đáp án C Câu 76: Đáp án D Câu 77: Đáp án D Câu 78: Đáp án A
Page 50
Chủ đề 3: ADN, ARN, PROTÊIN
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
1. ADN. a) Cấu tạo hoá học ADN. - Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H,O, N, P. .. - ADN thuộc đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là Nuclêôtit. - Có 4 loại bazơ nitơ là Ađênin (A), Timin (T), Guanin (G), Xitozin (X). Mỗi nuclêôtit có kích thước 0,34 nm và có khối lượng phân tử trung bình 300đvc. => Sự khác nhau trong thành phần ,số lượng và trình tự sắp xếp của 4 loại Nuclêôtit dẫn đến ADN có tính đa dạng và đặc thù.
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
Hình 1: Cấu tạo hóa học và cấu trúc ADN b) Cấu trúc không gian của ADN : - ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song , xoắn đều theo chiều từ trái sang phải, vòng xoắn 20A0.. - Các Nuclêôtit trên 2 mach đơn liên kết với nhau bằng liên kết Hiđrô : A liên kết với T = 2 Lkết hiđrô. G liên kết với X = 3 lkết hydrô và theo nguyên tắc bổ sung => Trong phân tử ADN ta có : A=T, X=G. c) Quá trình tự nhân đôi của ADN: - Quá trình tổng hợp ADN diễn ra trong nhân tế bào tại NST ở trạng thái sợi mảnh duỗi xoắn trong kì trung gian của quá trình phân bào
Page 51
FF IC IA L O
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
Hình 2: Quá trình tự nhân đôi ADN theo nguyên tắc bổ sung + Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc + Các nuclêôtít của mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung, 2 mạch mới của 2 ADN con dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau. + Kết quả : 2 phân tử ADN con đơược hình thành giống nhau và giống ADN mẹ * ADN nhân đôi theo những nguyên tắc: + Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtitclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại , G liên kết với X hay ngược lại . + Nguyên tắc bán bảo tồn: Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ ) mạch còn lại được tổng hợp mới.
Hình 3 : Nguyên tắc bán bảo tồn trong nhân đôi ADN d) Bản chất của gen: - Bản chất hóa học của gen là ADN. - Chức năng gen: có cấu trúc mang thông tin qui định cấu trúc phân tử Prôtêin
Page 52
FF IC IA L
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
Hình 4 : Chức năng của gen e) Chức năng của ADN : - Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền . 2. ARN. a) Cấu tạo hoá học: - Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P. - ARN thuộc loại đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn nhưng nhỏ hơn so với ADN - Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nuclêôtitclêôtit là A, U, X, G. Mỗi nuclêôtit có kích thước 0,34 nm và có khối lượng phân tử trung bình 300đvc.
D
ẠY
KÈ
M
Hình 5: Sự khác nhau về cấu tạo hóa học giữa ARN và ADN là đường ribozơ và một bzơnitơ b) Quá trình tổng hợp ARN - Quá trình tổng hợp ARN tại NST ở kì trung gian khi NST ở trạng thái sợi mảnh tháo xoắn - Diễn biến: + Gen tháo xoắn, tách dần thành 2 mạch đơn. + Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung + Khi tổng hợp xong ARN tách khỏi gen đi ra chất tế bào. - Nguyên tắc tổng hợp ARN: ARN được tổng hợp dựa trên mạch khuôn ( mạch gốc) của ADN theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với U ,T liên kết với A ,G liên kết với X và ngược lại.
Hình 6: Quá trình nhân đôi ARN 3. Prôtêin Page 53
O
FF IC IA L
a) Cấu trúc: - Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố cơ bản : C, H, O, N, ngoài ra còn có thêm S, P. - Prôtêin là một đại phân tử được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là axít amin. - Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự các axit amin.
N
Hình 7: Các bậc cấu trúc của prôtêin
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
- Các bậc cấu trúc: + Cấu trúc bậc 1: là chuỗi aa có trình tự xác định + Cấu trúc bậc 2: là chuỗi aa tạo vòng xoắn lò xo + Cấu trúc bậc 3: có hình dạng không gian ba chiều, do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho từng loại protein + Cấu trúc bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi a xít amin kết hợp với nhau (cùng loại hoặc khác loại) b) Chức năng: + Cấu tạo tế bào và cơ thể + Dự trữ các aa + Vận chuyển các chất (hemôglôbin) + Bảo vệ cơ thể (kháng thể) + Thu nhận thông tin (thụ thể) + Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh (enzim). + Điều hòa (hoocmôn) + Vận động (prôtêin cơ) 4. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng : (ADN→ mARN → protein →tính trạng)
Page 54
FF IC IA L
O
Hình 8: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
N x3,4 A o 2
Q
L=
U
Y
N
H
Ơ
N
- Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên ADN quy định trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên ARN . - Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên ARN lại quy định trình tự sắp xếp các axit amin trên prôtêin - Pr trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào,từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể => Vậy gen quy định tính trạng. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP 1. Bài tập về cấu trúc ADN: • Đơn phân: nuclêôtit (A,T,G,X) • Liên kết giữa các đơn phân: liên kết cộng hóa trị (OH-C3 với P-C5) tạo thành 2 chuỗi polinuclêôtit ngược chiều nhau. - Cấu trúc không gian gồm 2 mạch xoắn đều. 1.1. Chiều dài (L):
ẠY
KÈ
M
N: là tổng số nuclêôtit của phân tử ADN 3,4 Ao : kích thước trung bình của 1 nuclêôtit L: chiều dài của phân tử ADN Chiều dài trung bình của một phân tử ADN mạch kép: (1Ao = 10-1nm = 10-4µm = 10-7mm) 1.2. Khối lượng (M): Khối lượng trung bình của một nuclêôtit: 300 đ.v.C Khối lượng trung bình của một phân tử ADN: M = N . 300 đ.v.C 1.3. Số vòng xoắn (C): C=
N 20
C=
L 34A0
D
1.4. Liên kết hóa học: a. Liên kết phôtphođieste có trong ADN kép, thẳng Ta có: * Giữa hai nuclêôtit liền kề trên một mạch được nối với nhau bởi 1 liên kết phôtphođieste *
N : Tổng số nuclêôtit trên một mạch 2
Liên kết phôtphođieste có trong 1 mạch =
N −1 2 Page 55
Liên kết phôtphođieste có trong ADN: 2(
N − 1) = N - 2 2
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Theo nguyên tắc bổ sung ta có: b. Liên kết hiđrô(H): Do A chỉ liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G chỉ liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô, nên tổng số liên kết hiđrô của ADN là: H = 2 x (Số lượng cặp A = T) + 3 x (Số lượng cặp G ≡ X) Mà số lượng cặp A=T bằng số nuclêôtit loại A của phân tử ADN, số lượng cặp G ≡ X bằng số lượng nuclêôtit loại G của phân tử ADN H = 2A + 3G 1.5. Số lượng nuclêôtit Theo NTBS thì:
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
=> A = A1 + A2 = A1 + T1 = A2 + T2 T= T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2 Do đó: A=T => %A=%T => G = G1 + G2 = G1 + X1 = G2 + X2 X = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2 Do đó: G = X => %G=%X Tổng số nu của ADN: A+T+G+X=N =>A+G= N/2 Vì %A=%T; %G=%X => %A+%G = %T + %X = 50% - Số liên kết hóa trị giữa các Nu = số liên kết hóa trị trên mỗi mạch x 2= (N/2 -1) x 2 = N - 2 - Số liên kết phôtpho đieste giữa các phân tử đường trong ADN = N – 2 - Số liên kết hidro: H= 2A+3G = 2T + 3X 1.6. Tỉ lệ nuclêôtit a. Trên mỗi mạch %A1=%T2 , %T1=%A2 , %G1=%X2 , %X1=%G2. %A1 +% T1 + %G1 + %X 1 = %A2 + %T2 + %X2 + %G2 b. Trên cả hai mạch
D
% A1 + % A2 %T1 + %T2 = = ... = ... 2 2 %G1 + %G 2 % X 1 + % X 2 %G = % X = = = ... = ... 2 2 % A = %T =
2. Bài tập về cấu trúc ARN - ARN chỉ có 1 mạch, do đó không được áp dụng NTBS (A = U; G=X) mặc dù tARN và rARN vẫn có những chỗ có các nuclêôtit liên kết với nhau theo NTBS
Page 56
O
FF IC IA L
- Khi tính toán dựa vào mạch gốc (mạch ADN) để tính (số lượng Nu, số liên kết hóa trị, số ribonu do môi trường cung cấp qua các lần sao mã….). Tuy nhiên dạng bài tập này có nhiều hạn chế về bản chất phiên mã nên hạn chế sử dụng. 3. Bài tập về cấu trúc protein - Chiều dài protein: L = Số aa trên phân tử pr x 3 A0 - Khối lượng protein: m pr = số aa trên phân tử pr x 110 đvC - Số liên kết peptit = số aa-1 = số phân tử nước được giải phóng. 4. Quá trình tự nhân đôi ADN
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
Xác định số phân tử ADN được tạo thành, số mạch đơn được tạo thành từ x phân tử ADN ban đầu sau k lần nhân đôi. + Số phân tử ADN được tạo thành = x.2k + Số phân tử ADN được tổng hợp hoàn toàn từ các Nu tự do của môi trường là x(2k – 2) + Số mạch đơn được tạo thành = 2x.2k + Số mạch đơn được tổng hợp hoàn toàn từ các Nu tự do của môi trường là x(2.2k – 2) Ví dụ 1: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là A. 112. B. 448. C. 224. D. 336. Hướng dẫn trả lời: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô => 2A+3G =2128 2(A1+T1)+3(G1+X1) =2128 (*) Theo đề: A1=T1 ; G1 =2A1; X1 = 3T1 Thay vào (*) 4A1 +3(2A1 + 3T1) = 2128 19A1 =2128 => A1 = 112 => A = 112.2 = 224 => Đáp án C Ví dụ 2: Một gen dài 425 nm và có tổng số nuclêôtit loại A và nuclếôtit loại T chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3. II. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72. III. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28. IV. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X. A.4. B. 2. C. 1. D. 3 . Hướng dẫn trả lời: Tổng số nu của 1 mạch gen = 425/0,34 = 1250 nu Số nu của gen 1250.2 = 2500 A + T = 40%.2500 = 1000 => A = T = 1000/2 = 500 nu => G = X = 2500/2 – 500 = 750 nu Page 57
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Mạch 1 có: T1 = 220 => A1 = 500 -220 = 280 nu X1 = 20%.1250 = 250 nu => G1 = 750 – 250 = 500 nu Theo NTBS: A1 = T2 = 280 nu T1 = A2 = 220 nu G1 = X2 = 500 nu X1 = G2 = 250 nu Xem xét các phát biểu : I. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3.=> sai Vì 500/250 =2 II. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72.=> sai Vì (220+500)/(280+250) = 720/530 ≠ 53/72. III. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28. .=> đúng Vì 250/280 = 25/28 IV. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X. Vì 500/1250 = 0,4 Vậy chỉ có III đúng => Đáp án C Ví dụ 3: Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26. II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41. III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3. IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7. A. 4. B. 2. C.3. D. 1. Hướng dẫn trả lời: Lưu ý đề bài cho gen có 1200 cặp nu Ta có G = 20%.1200.2 = 480 nu => A = 1200 – 480 = 720 nu Theo NTBS: A = T = 720 nu G = X = 480 nu Mạch 1 có: T1 = 200 => A1 = 720 -200 = 520 nu X1 = 15%.1200 = 180 nu => G1 = 480 – 180 = 300 nu Theo NTBS: A1 = T2 = 520 nu T1 = A2 = 200 nu G1 = X2 = 300 nu X1 = G2 = 180 nu Xem xét các phát biểu : I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26 => Sai Vì 520/300 ≠ 15/26 II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41 => đúng Vì (T1 + X1)/(A1 + G1) = (200+180)/(520+300) = 380/820 = 19/41 III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3 => đúng Vì A2/X2 = 200/300 = 2/3. IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7 => đúng Vì (A2 + X2)/(T2 + G2) = (200+300)/( 520+180) = 500/700 = 5/7 Vậy II, III, IV đúng => Đáp án C Ví dụ 4: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1500 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại A chiếm 15% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 có 150 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại G chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Page 58
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
I. Mạch 1 của gen có G/X = 3/4. II. Mạch 1 của gen có (A + G) = (T + X). III.Mạch 2 của gen có T = 2A. IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 2/3. A.2. B.1. C.3. D.4. Hướng dẫn trả lời: Lưu ý đề bài cho gen có 1500 cặp nu Ta có A = 15%.1500.2 = 450 nu => G = 1500 – 450 = 1050 nu Theo NTBS: A = T = 450 nu G = X = 1050 nu Mạch 1 có: T1 = 150 => A1 = 450 -150 = 300 nu G1 = 30%.1500 = 450 nu => X1 = 1050 – 450 = 600 nu Theo NTBS: A1 = T2 = 300 nu T1 = A2 = 150 nu G1 = X2 = 450 nu X1 = G2 = 600 nu Xem xét các phát biểu : I. Mạch 1 của gen có G/X = 3/4 => đúng Vì G1/X1 = 450/600 = 3/4 II. Mạch 1 của gen có (A + G) = (T + X) => đúng Vì (300 + 450) = (150 +600) => đúng III. Mạch 2 của gen có T = 2A. IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 2/3. Vì ( 150+450)/(300+600) = 600/900 = 2/3 => đúng Vậy I, II, III, IV đúng => Đáp án D Ví dụ 5: Một gen có 2500 nuclêôtit và 3250 liên kết hiđrô. Mạch 1 của gen có 275 nuclêôtit loại X và số nuclêôtit loại T chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mạch 1 của gen có X/G = 15/19. II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 12/13. III. Mạch 2 của gen có T/G = 5/19. IV. Mạch 2 của gen có 38% số nuclêôtit loại X. A. 4. B. 3. C. 1. D.2. Hướng dẫn trả lời: Lưu ý đề bài cho gen có 2500 nu => 2A + 2G = 2500 (1) Số liên kết hiđrô = 2A + 3G = 3250 (2) Giải hệ phương trình (1) và (2) : lấy (2) – (1) => G = X = 750 nu; A = T = 2500/2 – 750 = 500 nu; Mạch 1 có: X1 = 275 => G1 = 750 - 275 = 475 nu T1 = 30%.(2500/2) = 375 nu => A1 = 500 – 375 = 125 nu Theo NTBS: A1 = T2 = 125 nu T1 = A2 = 375 nu G1 = X2 = 475 nu X1 = G2 = 275 nu Xem xét các phát biểu : I. Mạch 1 của gen có X/G = 15/19. => sai Vì 275/475 ≠ 15/19 II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 12/13. => sai Vì (375+ 275)/(125+475) = 650/600 ≠ 12/13 Page 59
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
III. Mạch 2 của gen có T/G = 5/19. => sai Vì 125/275 ≠5/19. IV. Mạch 2 của gen có 38% số nuclêôtit loại X. 475/1250 = 0,38 => đúng Vậy chỉ có IV đúng => Đáp án C ÔN TẬP Câu 1: Nêu cấu tạo hóa học của phân tử ADN. Trả lời: Phân tử ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn. Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N và P. ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các Nuclêôtit. Mỗi phân tử ADN có hàng vạn đến hàng triệu Nuclêôtit với 4 loại: A, T, G, X. Trong phân tử ADN, các Nuclêôtit liên kết với nhau theo chiều dọc tạo thành mạch (gọi là mạch pôlinuclêôtit). Với hàng vạn đến hàng triệu Nuclêôtit, gồm 4 loại sắp xếp với thành phần, số lượngvà trật tự khác nhau, tạo cho ADN ở sinh vật vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù. Tính đa dạng của ADN: với thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp khác nhau của các loại Nuclêôtit tạo ra gần như vô số loại ADN trong các cơ thể sống. Tính đặc thù của ADN: Mỗi một loại ADN có thành phần, số lượng và trật tự xác định của các Nuclêôtit. Câu 2: Nêu cấu trúc không gian của ADN. Trả lời: Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải, tạo thành các vòng xoắn mang tính chu kỳ. Mỗi chu kỳ xoắn có chiều dài là 34Å, chứa 20 Nuclêôtit xếp thành 10 cặp. Đường kính vòng xoắn là 10Å. Giữa các Nuclêôtit trên hai mạch của phân tử ADN, theo từng cặp liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung, thể hiện như sau: A = T, G ≡ X. Do nguyên tắc bổ sung nên nếu biết trình tự các Nuclêôtit trên 1 mạch của ADN, ta có thể suy ra trình tự các Nuclêôtit trên mạch còn lại. Và cũng theo nguyên tắc bổ sung nên trong phân tử ADN có: Số A = T và số G = X → A + G = T + X. Riêng tỉ lệ: A + T / G + X trong ADN thì khác nhau và mang tính đặc trưng cho từng loài Câu 3: Nêu chức năng của ADN? Để thực hiện các chức năng đó, phân tử ADN có những đặc điểm cấu tạo và hoạt động như thế nào? Trả lời: * Chức năng của ADN: là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử nhờ thực hiện được hai chức năng quan trọng sau đây: ADN chứa đựng thông tin di truyền. ADN còn truyền đạt thông tin di ruyền qua các thế hệ tế bào và các thế hệ cơ thể khác nhau của loài. * Những đặc điểm cấu tạo và họat động giúp ADN thực hiện chức năng di truyền: Để thực hiện chức năng chứa đựng thông tin di truyền: ADN là cấu trúc mang gen, gen chứa thông tin di truyền. Các gen phân bố theo chiều dọc của phân tử ADN. Và cấu trúc hai mạch xoắn kép là đặc điểm hợp lý để trật tự các gen trên phân tử ADN được ổn định; góp phần tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền của ADN. Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền: nhờ hoạt động tự nhân đôi, nên ADN thực hiện được sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ. Chính quá trình tự nhân đôi ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản, duy trì các đặc tính của từng loài ổn định qua các thế hệ, đảm bảo sự sinh sôi nẩy nở của sinh vật. Câu 4: ADN tự nhân đôi như thế nào ? Bản chất hóa học của gen là gì ? Cho biết chức năng của ADN? Page 60
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Trả lời : ADN tự nhân đôi tại NST ở kỳ trung gian. ADN tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu Quá trình tự nhân đôi: Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc. Các Nuclêôtit của mạch khuôn liên kết với các Nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung, 2 mạch mới dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau. Kết quả: 2 phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ. Bản chất hóa học của gen chính là ADN. Mỗi gen cấu trúc là một đoạn mạch của phân tử ADN mang thông tin qui định cấu trúc của của một loại Prôtêin nhất định. Chức năng của ADN : Lưu giữ thông tin di truyền. Truyền đạt thông tin di truyền. Câu 5: ARN là gì? Nêu cấu trúc của ARN? Có mấy loại ARN? ARN được tổng hợp như thế nào? Cho biết mối quan hệ giữa gen và ARN? Trả lời: ARN là một axit nuclêôtitcleic có cấu tạo tương tự ADN. Trong phân tử ARN không có T (timin) mà T được thay thế bởi U (uraxin). ARN là một đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtitcleotit. Có 4 loại nuclêôtitcleotit: A, U, G, X liên kết với nhau tạo thành một chuỗi xoắn đơn. Mỗi ARN do hàng trăm đến hàng ngàn đơn phân cấu tạo nên. ARN nhỏ hơn nhiều lần so với ADN. Dựa vào cấu tạo người ta phân ARN thành 3 loại: mARN: Truyền đạt thông tin di truyền. tARN: Vận chuyển các axit amin đến riboxom tham gia tổng hợp protein. rARN: Tham gia cấu tạo riboxom. Quá trình tổng hợp ARN: Quá trình tổng hợp ARN tại NST ở kỳ trung gian. Quá trình tổng hợp: Gen tháo xoắn và tách dần thành 2 mạch đơn. Các nuclêôtitcleoti ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtitcleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung. Sau khi tổng hợp xong, ARN tách khỏi gen đi ra tế bào chất. Nguyên tắc tổng hợp: Khuôn mẫu: dựa trên 1 mạch khuôn của gen. Bổ sung: A – U; T – A; G – X; X – G. Mối quan hệ giữa gen và ARN: Gen làm khuôn mẫu để tổng hợp ARN. Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các nuclêôtit trên ARN. Câu 6: So sánh cấu trúc ADN và ARN? Trả lời: Điểm giống nhau: Cấu tạo đa phân gồm nhiều đơn phân. Các đơn phân liên kết với nhau tạo thành mạch. Điểm khác nhau: ADN ARN Hai mạch xoắn kép. Một mạch xoắn hoặc thẳng. Nuclêôtitcleotit có 4 loại: A, T, G, X. Nuclêôtitcleotit có 4 loại: A, U, G, X. Kích thước lớn, khối lượng lớn, đơn phân Kích thước nhỏ hơn, khối lượng nhỏ hơn, nhiều hơn. đơn phân ít hơn.
Page 61
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 7: Nêu cấu trúc của phân tử Protein? Protein thể hiện tính đặc trưng và đa dạng như thế nào? Nêu chức năng của protein? Trả lời: Cấu trúc của phân tử protein: Protein được cấu tạo chủ yếu bởi các nguyên tố: C, H, O, N. Protein cũng là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các axit amin. Có hơn 20 loại axit amin khác nhau. Cách sắp xếp khác nhau của 20 axit amin này đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của protein. Mỗi phân tử protein không chỉ đặc trưng bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin, số chuỗi axit amin mà con do cấu trúc không gian của phân tử. Có 4 bậc cấu trúc: Cấu trúc bậc 1: là chuỗi axit amin có trình tự xác định. Cấu trúc bậc hai: Là chuỗi axit amin tạo vòng xoắn lò xo. Cấu trúc bậc 3: Do cấu trúc bậc 2 xếp cuộn theo kiểu đặc trưng, tạo nên tính đặc trưng của protein. Cấu trúc bậc 4: Gồm nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau. Tính đặc trưng và đa dạng của phân tử protein: Tính đặc trưng: các phân tử protein đặc trưng bởi thành phần, số lượng, trình tự các axit amin và cấu trúc không gian của chúng. Tính đa dạng: với bốn yếu tố trên thay đổi tạo ra vô số protein khác nhau, nên các loại phân tử protein trong cơ thể sinh vật vừa rất đa dạng vừa rất đặc trưng. Chức năng của protein: Protein có nhiều chức năng quan trọng như: Tham gia cấu trúc tế bào. Xúc tác các quá trình trao đổi chất (enzim). Điều hòa hoạt động cơ thể (hoocmon) Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật và các vật lạ xâm nhập (kháng thể). Câu 8: trình bày quá trình tổng hợp protein? Quá trình tổng hợp Prôtêin diễn ra theo nguyên tắc nào? Cho sơ đồ: gen (1 đoạn của ADN) → mARN → protein → tính trạng. Em hãy cho biết mối quan hệ 1, 2, 3 trong sơ đồ trên, từ đó cho biết mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Nêu bản chất của mối quan hệ? Trả lời: Quá trình tổng hợp protein: - Riboxom dịch chuyển trên mARN theo từng bộ ba. - Khi riboxom dịch chuyển 1 nấc trên mARN thì tARN vận chuyển 1 axit amin vào riboxom và đặt axit amin vào đúng vị trí (bộ ba đối mà của nó khớp với bộ ba mã hóa của mARN). - Khi riboxom dịch hết chiều dài của mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong (Ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc của mARN thì không có axit amin nào được vận chuyển thêm nữa). Quá trình tổng hợp Prôtêin diễn ra theo nguyên tắc: Bổ sung: A – U; G – X và ngược lại. - Khuôn mẫu: mARN làm khuôn mẫu. Mối quan hệ 1, 2, 3 trong sơ đồ: - 1: Gen làm khuôn mẫu để tổng hợp mARN. - 2: mARN làm khuôn mẫu để tổng hợp Protein. - 3: Protein tham gia cấu trúc và các hoạt động sinh lý trong tế bào biểu hiện thành tính trạng. - Từ mối quan hệ 1, 2, 3 cho thấy gen qui định tín trạng. Bản chất của mối quan hệ: Trình tự các nuclêôtitclêôtit trên gen qui định trình tự các nuclêôtitclêôti trên mARN. Trình tự các nuclêôtitclêôtit trên mARN qui định trình tự các axit
Page 62
amin trong phân tử Prôtêin. Protein tham gia cấu trúc và các hoạt động sinh lý trong tế bào biểu hiện thành tính trạng.
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
TRẮC NGHIỆM Câu 1: ADN có chiều dài A. Tương ứng với chiều dài của ARN. B. Dài hàng nghìn µm. C. Dài tới hàng trăm µm. D. Dài tới hàng nghìn mm. Câu 2: Đơn phân của ADN gồm có 4 loại nuclêôtitclêôtit là : A. T, U, G, X. B. A, U, G, X. C. G, A, X, T. D. U, T, A, G. Câu 3: Phân tử ADN có khối lượng đạt đến B. Hàng trăm đến hàng vạn đvC. A. Hàng vạn đvC. C. Hàng vạn đến hàng triệu đvC. D. Hàng triệu đến hàng chục triệu đvC. Câu 4: ADN có cấu trúc không gian là A. Chuỗi xoắn đều quanh 1 trục từ trái sang phải B. Chuỗi xoắn đơn C. Gồm 2 mạch polynuclêôtitclêotit xoắn đều D. Chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục từ trái sang phải Câu 5: Điều nào sau đây nói về ADN là sai? A. ADN thuộc loại đại phân tử có kích thước lớn. B. ADN dài có tới hàng trăm µm, khối lượng đến hàng triệu hàng chục triệu đvC. C. Đơn phân của ADN gồm có 4 loại : A, T, G, X. D. ADN gồm hàng trăm đơn phân. Câu 6: Tính đặc thù của ADN do yếu tố nào sau đây quy định? A. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nuclêôtitclêotit trong phân tử ADN. B. Khối lượng phân tử ADN trong nhân tế bào C. Tỷ lệ A + T/ G + X trong phân tử ADN D. A + G = T + X Câu 7: Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân trường hợp nào sau đây là đúng? A. A + T = G + X. B. A = G; T = X. C. A + T + G = A + X + T. D. A + X + T = G + X + T. Câu 8: Một mạch của phân tử ADN cú trình tự là : - A – T – G – X – T – A – G - . Trình tự các nuclêôtitclêotit trên mạch bổ sung với đoạn mạch trên là A. - T – A – T– G – A – T – G. B. - T – A – X – X – A – T – X. C. - T – A – X – G – A – T – X. D. - T – A – T– G – A – T – X. Câu 9: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả A. A = X; G = T. C. A = G; T = X. B. A + T = G + X. D. A + G = T + X. Câu 10: Trong quá trình tự nhân đôi của ADN thì NTBS được thể hiện là A. A liên kết với U ; G liên kết với X. B. A liên kết với A ; G liên kết với X. C. G liên kết với X ; A liên kết với T và ngược lại. D. X liên kết với T ; G liên kết với A. Câu 11: Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở A. Diễn ra trong nhân tế bào khi NST đang nhân đôi ở kỳ trung gian. B. Diễn ra trong chất tế bào khi NST đang duỗi xoắn ở kỳ trung gian. C. Diễn ra trong nhân tế bào khi NST đang đóng xoắn ở kỳ đầu. D. Diễn ra trong nhân tế bào tại NST đang duỗi xoắn ở kỳ trung gian. Câu 12: Trung bình mỗi gen có khoảng A. 600 đến 1000 cặp nuclêôtit. B. 1000 đến 1500 cặp nuclêôtit. C. 1200 đến 1500 cặp nuclêôtit. D. 600 đến 1500 cặp nuclêôtit. Page 63
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 13: Mạch mới của mỗi ADN con được tổng hợp từ A. phân tử ADN mẹ. B. mạch đối diện của ADN mẹ. C. 2 mạch khuôn của ADN mẹ. D. mạch khuôn của ADN mẹ theo NTBS : A với T ; G với X. Câu 14: Mỗi ADN con được tổng hợp có chiều dài : A. Ngắn hơn chiều dài của ADN mẹ. B. Dài hơn chiều dài của ADN mẹ. C. Bằng một nửa so với chiều dài của ADN mẹ. D. Bằng với chiều dài của ADN mẹ. Câu 15: Ý nghĩa của sự nhân đôi ADN là để A. tạo ra nhiều ADN con. B. tạo ra 2 mARN. C. đảm bảo thông tin di truyền cho mỗi ADN con. D. truyền đạt thông tin di truyền cho mỗi ADN con, làm cơ sở cho nhân đôi NST. Câu 16: Điều nào sau đây nói về chức năng của ADN là đúng nhất? A. Đóng vai trò quan trọng trong nhân tế bào. B. Là vật chất di truyền quan trọng nhất. C. Là nơi lưu giữ thông tin di truyền. D. lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. Câu 17: Sự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc A. Nguyên tắc bổ sung. B. Nguyên tắc giữ lại một nửa. C. Nguyên tắc bán bảo toàn. D. Nguyên tắc khuôn mẫu, bổ sung và bán bảo toàn. Câu 18: Cặp gen tương ứng Aa nằm trên 1 cặp NST tương đồng thì gen A và a có chiều dài A. Không bằng nhau. B. Bằng nhau. C. Gen A dài hơn gen a. D. Gen a dài hơn gen A. Câu 19: Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền? A. tARN. B. mARN. C. rARN. D. Cả 3 loại ARN. Câu 20: Điều nào sau đây nói về ARN là sai? A. Có khối lượng và kích thước lớn hơn ADN. B. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. C. Là 1 chuỗi xoắn đơn. D. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị. Câu 21: ARN được tách ra khỏi mạch khuụn của gen như thế nào? A. Mạch ARN mới tách dần trong quá trình tổng hợp. B. Tổng hợp hết rồi mới tách C. Mạch ARN mới dính chặt với ADN cần phải có 1 tác nhân nào đó mới tách được D. Mạch ARN mới cứ tổng hợp được một đoạn polynuclêôtit nhất định thì tách ra. Câu 22: Khối lượng và kích thước ARN so với ADN như thế nào? A. Bằng với kích thước và khối lượng ADN B. Có kích thước và khối lượng lớn hơn C. Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn D. Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều Câu 23: ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào? A. Nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bổ sung. B. Nguyên tắc bổ sung. C. Nguyên tắc khuôn mẫu. D. Nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bổ sung. Câu 24: Quá trình tổng hợp ARN được diễn ra ở : A. Trong nhân tế bào B. Trong phần chất tế bào C. Tại Ribôxom D. Trung thể Câu 25: Tính đặc thù của mỗi mARN do yếu tố nào sau đây quy định? A. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nuclêôtitclờụtit trong phân tử. B. Khối lượng và kích thước ARN. C. Tỷ lệ A + U / G + X. D. Số lượng, trình tự sắp xếp các nuclêôtitclờụtit trong phân tử. Câu 26: Phân tử ARN được tổng hợp có trình tự các nuclêôtitclêotit A. Được bổ sung với mạch gốc. Page 64
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
B. Được bổ sung với mạch mã sao. C. Được bổ sung với mạch gốc trong đó T được thay thế bằng U. D. Bổ sung với mạch mã sao trong đó A được thay thể bằng U. Câu 27: Loại ARN nào sau đây có chức năng vận chuyển axitamin? B. mARN C. rARN D. Cả 3 loại ARN. A. tARN Câu 28: Loại ARN nào sau đây là thành phần cấu tạo nên ribôxôm A. tARN B. mARN C. rARN D. Cả 3 loại ARN. Câu 29: ARN có cấu trúc không gian là C. Hai chuỗi xoắn kép D. Hai mạch đơn A. Chuỗi xoắn đơn B. Chuỗi xoắn kộp Câu 30: Một gen có 3000 nuclêôtitclờụtit mARN được tổng hợp từ gen trên có A. 3000 nuclêôtit. B. 6000 nuclêôtit. C. 1500 nuclêôtit. D. 4500 nuclêôtit. Câu 31: Đặc điểm nào sau đây nói về cấu tạo hoá học của prôtêin là sai A. Là hợp chất hữu cơ do C, H, O, N và một số nguyên tố khác cấu tạo nên. B. Dài tới hàng nghìn µm và khối lượng tới hàng chục triệu đvC. C. Có cấu trúc đa phân gồm hàng trăm đơn phân. D. Đơn phân là các aa Câu 32: Prôtein không có chức năng nào sau đây? A. Xúc tác quá trình trao đổi chất. Lưu giữ thông tin di truyền. B. C. Điều hoà quá trình trao đổi chất. D. Bảo vệ cơ thể. Câu 33: Prôtêin có mấy bậc cấu trúc? A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 34: Đơn phân của Prôtêin là B. Axitamin C. Polipeptit D. Gluxit A. Nuclêôtitclêotit Câu 35: Điều nào sau đây nói về cấu trúc của Prôtêin là sai? A. Có khối lượng và kích thước lớn hơn ADN. B. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. C. Có 4 dạng cấu trúc không gian đặc thù. D. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết peptit. Câu 36: Tính đặc thù của mỗi loại Prôtêin do yếu tố nào sau đây quy định? A. Tỷ lệ các loại axitamin B. Cách bố trí axitamin trong phân tử Prôtêin C. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các aa trong phân tử và cấu trúc khôn gian đặc thù D. Số lượng, thành phần các aa trong phân tử và cấu trúc không gian đặc thù Câu 37: Tính đa dạng của các loại Prôtêin do yếu tố nào sau đây quy định? A. Do có nhiều loại axitamin khác nhau. B. Mỗi loại Prôtêin có chiều dài khác nhau. C. Do số lượng thành phần và cách sắp xếp khác nhau của 20 loại axitamin trong phân tử và cấu trúc không gian đặc thù. D. Do số lượng và cách sắp xếp khác nhau của 20 loại axitamin. Câu 38: Có bao nhiêu axit amin tham gia cấu tạo nên prôtêin? A. 4 loại. B. 10 loại. C. Hơn 20 loại. D. Hơn 64 loại. Câu 39: Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của Prôtêin? A. Cấu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 2. C. Cấu trúc bậc 3. D. Cấu trúc bậc 4. Câu 40: Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây? A. Cấu trúc bậc 1 . B. Cấu trúc bậc 1 và 2. C. Cấu trúc bậc 2 và 3. D. Cấu trúc bậc 3 và 4. Câu 41: Phân tử mARN được tổng hợp từ A. Một mạch của gen B. Hai mạch của gen C. Mạch khuôn của gen và diễn ra ở trong nhân D. Mạch khuôn của gen và diễn ra ở trong tế bào chất Câu 42: Vật chất di truyền của cơ thể là A. ADN và NST. B. Prôtêin. C. mARN, tARN. D. Ribôxom. Page 65
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 43: Các axit amin trong chuỗi pôlypeptit được liên kết với nhau bởi A. Liên kết hoá học B. Liên kết peptit C. Liên kết hyđrô D. Liên kết hoá trị Câu 44: Tương quan về số luợng giữa axit amin và nuclêôtitclờụtit của mARN khi ở trong ribôxom là A. 2-4. B. 1-4. C. 1-3. D. 1-6. Câu 45: Chuỗi axitamin vừa được tổng hợp xong thuộc cấu trúc bậc mấy A. Cấu trúc bậc 2 B. Cấu trúc bậc 4 C. Cấu trúc bậc 3 D. Cấu trúc bậc 1 Câu 46: Ghép nội dung cột A với cột B cho phù hợp: Cột A Cột B 1. Gen cấu trúc a. Nơi giải mã 2. mARM b. Bản mã gốc 3. tARN c. Bản mã sao 4. Ribôxôm d. Vận chuyển axit amin e. Nơi cung cấp axit amin A. 1-a, 2-d, 3-c, 4-a. B. 1-b, 2-c, 3-a, 4-d. C. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c. D. 1-b, 2-c, 3-d, 4-a. Câu 47: Trong quá trình hình thành chuỗi axitamin những thành phần nào sau đây không tham gia A. Gen (1 đoạn ADN), mARN B. tARM, aa C. Ribôxôm, các enzim D. Các không bào Câu 48: Thực chất của quy trình tổng hợp mARN trong nhân tế bào là A. Quá trình sao mã B. Quá trình giải mã C. Quá trình liên kết các Ribônuclêôtitclêotit D. Quá trình thay thế Timin bằng Uraxin Câu 49: Thực chất của quá trình sinh tổng hợp Prôtêin là A. Quá trình sao mã B. Quá trình hình thành chuỗi aa C. Quá trình giải mã D. Quá trình hoạt động của nhân tế bào Câu 50: So với bộ ba mã sao trên mARN thì số bộ ba đối mã trên các tARN đến giải mã là A. bằng với số bộ ba mã sao trên mARN. B. ít hơn số bộ ba mã sao. C. nhiều hơn số bộ ba mã sao. D. ít hơn 1 bộ ba so với số bộ ba mã sao trên mARN. Câu 51: mARN có vai trò A. truyền đạt thông tin di truyền. B. vận chuyển axit amin. D. thành phần cấu tạo riboxom. C. lưu dữ thông tin di truyền. Câu 52: Cấu trúc trung gian giữa gen và protein là A. mARN. B. rARN C. tARN. D. enzim. Câu 53: Đơn phân của ADN là A. axit amin. B. nuclêôtit. C. vitamin. D. glucozơ. Câu 54: Cơ sở vật chất di truyền chủ yếu ở cấp phân tử là A. tARN. B. ADN. C. mARN. D. Prôtêin. Câu 55: Thực chất của quá trình hình thành chuỗi axit amin là sự xác định A. trật tự sắp xếp của các axit amin. B. số lượng axit amin. C. số loại các axit amin. D. cấu trúc không gian của axit amin. Câu 56: đặc điểm của thường biến là A. thay đổi kiểu gen và kiểu hình. B. thay đổi kiểu gen và không thay đổi kiểu hình. C. không thay đổi kiểu gen và không thay đổi kiểu hình. D. không thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình. Câu 57: Tham gia vào cấu trúc của ADN gồm các nuclêôtit A. A, T, X, U. B. A, T, G, X. C. A, T, U, G. D. G, X, A, U. Câu 58: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là A. A liên kết với T; G liên kết với X. B. A liên kết với U; G liên kết với X. C. A liên kết với G; X liên kết với T. D. A liên kết với X; G liên kết với T. Page 66
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 59: Yếu tố nào quyết định nhất tính đa dạng của ADN ? A. Trật tự sắp xếp các nuclêôtit. B. Cấu trúc xoắn kép của ADN. C. Số lượng các nuclêôtit. D. Cấu trúc không gian của ADN. Câu 60: Chức năng không có ở protein là A. cấu trúc tế bào. B. xúc tác quá trình trao đổi chất. C. điều hòa quá trình trao đổi chất. D. truyền đạt thông tin di truyền. Câu 61 : Trong quá trình tổng hợp ARN liên kết hidro không được hình thành giữa A. A- T. B. T- A. C. G -X. D. X- G. Câu 62: ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do sự trùng ngưng của A. một loại đơn phân. B. hai loại đơn phân. C. ba loại đơn phân. D. bốn loại đơn phân. Câu 63: ADN có A = 250 nuclêôtit ; X = 350 nuclêôtit, tổng số nuclêôtit là B. 1250. C. 600. D. 1000. A. 1200. Câu 64: Một tế bào 2n= 8, số lượng NST ở thể tam nhiễm là A. 8. B. 4. C. 9. D. 12. Câu 65: Cho một mạch ADN có trình tự nuclêôtitcleoit như sau : - A- X- G- T- A –T-X-. Trình tự mạch ARN được tổng hợp từ mạch trên sẽ là B. – T – X – X – A – T - A – G A. – U – X – X - A – T - A – G C. – U – G – X - A- T - A – G D. – U – G – X – A – U - A – G. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đáp án : C Nhận biết Câu 2: Đáp án : C Nhận biết Câu 3: Đáp án : D Nhận biết Câu 4: Đáp án : D Nhận biết Câu 5: Đáp án : D Nhận biết Câu 6: Đáp án : A Nhận biết Câu 7: Đáp án : C Nhận biết Câu 8: Đáp án: C Vận dụng Câu 9: Đáp án : D Nhận biết Câu 10: Đáp án : C Nhận biết Câu 11: Đáp án : D Nhận biết Câu 12: Đáp án : D Nhận biết Câu 13: Đáp án : D Nhận biết Câu 14: Đáp án : D Nhận biết Câu 15: Đáp án : D Thông hiểu Câu 16: Đáp án : D Nhận biết Câu 17: Đáp án : D Thông hiểu Câu 18: Đáp án : B Vận dụng Câu 19: Đáp án : B Nhận biết Câu 20: Đáp án : A Nhận biết Câu 21: Đáp án : B Nhận biết Câu 22: Đáp án :D Nhận biết Câu 23: Đáp án A Nhận biết Câu 24: Đáp án : A Nhận biết Câu 25: Đáp án : A Thông hiểu Câu 26: Đáp án : C Thông hiểu Câu 27: Đáp án : A Nhận biết Câu 28: Đáp án : C Nhận biết Câu 29: Đáp án: A Nhận biết Câu 30: Đáp án : C Vận dụng Câu 31: Đáp án : B Nhận biết Câu 32: Đáp án: B Thông hiểu Page 67
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Nhận biết Nhận biết Nhận biết Thông hiểu Thông hiểu Nhận biết Vận dụng Vận dụng Nhận biết Nhận biết Thông hiểu Thông hiểu Nhận biết Thông hiểu Thông hiểu Thông hiểu Thông hiểu Vận dụng
KÈ
M
Câu 33: Đáp án : B Câu 34: Đáp án : B Câu 35: Đáp án : A Câu 36: Đáp án : C Câu 37: Đáp án : C Câu 38: Đáp án : C Câu 39: Đáp án : A Câu 40: Đáp án : D Câu 41: Đáp án : C Câu 42: Đáp án : A Câu 43: Đáp án : B Câu 44: Đáp án :C Câu 45: Đáp án : D Câu 46: Đáp án D. Câu 47: Đáp án :D Câu 48: Đáp án : A Câu 49: Đáp án : C Câu 50: Đáp án : D Câu 51: Đáp án A Câu 52: Đáp án A Câu 53: Đáp án B Câu 54: Đáp án B Câu 55: Đáp án A Câu 56: Đáp án D Câu 57: Đáp án B Câu 58: Đáp án A Câu 59: Đáp án A Câu 60: Đáp án D Câu 61 : Đáp án A Câu 62: Đáp án D Câu 63: Đáp án A Câu 64: Đáp án C Câu 65: Đáp án D
Chủ đề 4: BIẾN DỊ
D
ẠY
1. Khái niệm biến dị: - Biến dị là hiện tượng ở thế hệ con xuất hiện những đặc điểm khác biệt về các chi tiết giữa các cá thể đời con hoặc giữa con cái với các cá thể thế hệ bố mẹ. - Có hai loại, đó là biến dị di truyền được và biến dị không di truyền được. * Biến dị di truyền được: liên quan đến các biến đổi vật chất di truyền bao gồm: + Biến dị tổ hợp do sự khác nhau trong tổ hợp các gen khi giảm phân và thụ tinh. + Đột biến trong ADN (đột biến gen) và đột biến về số lượng hoặc cấu trúc NST (đột biến NST). + Cá thể có mang các đột biến, biểu hiện ra kiểu hình gọi là thể đột biến. * Biến dị không di truyền được gọi là thường biến do ảnh hưởng của môi trường làm biến đổi kiểu hình.
Page 68
FF IC IA L O N Ơ H N Y U Q
Hình 1: Sơ đồ phân loại biến dị
D
ẠY
KÈ
M
2. Biến dị di truyền 2.1. Đột biến gen a) Khái niệm - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, thường liên quan đến 1 cặp nucleotit (đột biến điểm) hoặc một số cặp nucleotit.
Hình 2: Các dạng đột biến gen Page 69
FF IC IA L
- Các dạng đột biến gen: mất, thêm và thay thế 1 cặp nuclêôtit. - Thể đột biến: là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. b) Nguyên nhân - Do tác nhân lí, hóa, sinh hoặc rối loạn trao đổi chất trong tế bào. => rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN. - Con người gây ra các đột biến bằng tác nhân vật lí, hoá học. c) Vai trò của đột biến gen
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
Hình 3: Đột biến gen có thể dẫn đến gây ung thư - Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật - Đột biến gen đôi khi có lợi cho con người → có ý nghĩa trong chăn nuôi và trồng trọt.
Hình 4: Một số thể đột biến gen
D
ẠY
2.2. Đột biến nhiễm sắc thể. a) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc NST. - Các dạng: Mất đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn.
Page 70
FF IC IA L
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
Hình 5: Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - Đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con ngơời - Nguyên nhân: Do các tác nhân vật lí, hoá học → phá vỡ cấu trúc NST → sắp xếp lại cấu trúc NST. - Tính chất của đột biến cấu trúc NST: + Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân sinh vật + Một số đột biến có lợi → có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá
D
ẠY
KÈ
Hình 6: Một số thể đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể b) Đột biến số lượng nhiễm sắc thể: - Là đột biến làm biến đổi số lượng nhiễm sắc thể. - Có 2 dạng đột biến số lượng NST: dị bội thể và đa bội thể. * Hiện tượng dị bội thể: - Là đột biến thêm hoặc mất 1 NST ở 1 cặp NST nào đó. - Các dạng: 2n + 1 (thể ba nhiễm), 2n – 1(thể một nhiễm). - Cơ chế phát sinh thể dị bội: Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân li → tạo thành 1 giao tử mang 2 NST và 1 giao tử không mang NST nào. Các giao tử này tham gia thụ tinh tạo thành thể lệch bội.
Page 71
FF IC IA L O
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
Hình 7: Cơ chế tạo thể lệch bội (dị bội) trong giảm phân - Hậu quả: Gây biến đổi hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh NST.
Page 72
FF IC IA L O N Ơ H N Y
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Hình 8: Một số thể đột biến lệch bội * Hiện tượng đa bội thể: - Là trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n (lớn hơn 2n) → hình thành các thể đa bội. Dấu hiệu nhận biết thể đa bội là tăng kích thước các cơ quan. - Cơ chế hình thành thể đa bội: Do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân không bình thường →không phân li tất cả các cặp NST → tạo thể đa bội. - Ứng dụng: + Tăng kích thước thân cành → tăng sản lượng gỗ. + Tăng kích thước thân, lá, củ → tăng sản lượng rau, màu. + Tạo giống có năng suất cao.
Page 73
FF IC IA L O N Ơ
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Hình 9: Một số thể đột biến đa bội 3. Thường biến a) Khái niệm thường biến Thường biến: là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể, dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường. - Ví dụ: Sự biến đổi lá của cây rau mác trong các điều kiện ngập nước khác nhau:
D
Hình 10: Sự biến đổi của lá cây rau mác trong điều kiện ngập nước khác nhau Đặc điểm của thường biến - Chỉ biến đổi kiểu hình mà không biến đổi kiểu gen nên không di truyền được. - Xảy ra đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường. - Giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống để tồn tại. b) Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình - Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. - Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. Page 74
FF IC IA L
- Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường. c) Mức phản ứng - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước các môi trường khác nhau. - Mức phản ứng do kiểu gen quy định. Ví dụ: Con tắc kè hoa có các kiểu hình là giới hạn của thường biến
O
Hình 11: Một số kiểu hình là giới hạn của thường biến + Trên lá cây: da có hoa văn màu xanh của lá cây + Trên đá: màu hoa rêu của đá + Trên thân cây hoặc lá khô: da màu hoa nâu
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP Các bài toán thường khai thác mối quan hệ giữa các đại lượng giữa gen ban đầu và gen đột biến trên cơ sở dạng đột biến gen gây nên hoặc xác định dạng đột biến trên cơ sở phân tích cấu trúc gen ban đầu và gen đột biến. Gọi N : tổng số nuclêôtit của gen H : số liên kết hiđrô của gen L : chiều dài của gen Sau đột biến điểm: + Mất 1 cặp nu thì: N-2; H-2 nếu mất cặp A-T hoặc H-3 nếu mất cặp G-X; L - 0,34 (nm) + Thêm 1 cặp nu thì: N+2 nếu thêm cặp A-T; H+2 hoặc H+3 nếu thêm cặp G-X; L + 0,34 (nm) + Thay thế 1 cặp nu thì: N không đổi; H+1 nếu thay thế cặp A-T bằng cặp G-X hoặc H-1 nếu thay thế cặp G-X bằng cặp A-T hoặc H thay thế cũng loại; L không đổi. Bài toán có thể khai thác sự biến đổi của chuỗi polipeptit, dựa vào bảng mã di truyền từ cấu trúc của gen và ngược lại từ chuỗi polipeptit đi xác định trình tự nuclêôtit trên mARN và gen. Ví dụ 1: Gen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, gen B bị đột biến thành gen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là A. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. B. mất một cặp G - X. C. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. D. mất một cặp A - T. Hướng dẫn trả lời: Xét gen B: L = 221nm => N = (221.2)/0,34 = 1300 nu => 2A + 2G = 1300 (1) Số liên kết hiđrô: 2A + 3G = 1669 (2) Lấy (2) – (1) => G = 369 nu => A = 1300/2 -369 = 281 nu Qua 2 lần nguyên phân (ADN nhân đôi 2 lần) thì môi trường cũng cấp nguyên liệu cho gen B là A = T = 281(22-1) = 843 nu G = X = 369(22-1) = 1107 nu => Môi trường cung cấp nguyên liệu cho gen b là Page 75
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A = T = 1689 – 843 = 846 nu G = X = 2211 – 1107 = 1104 nu => Số nu mỗi loại của gen b là A = T = 846/(22-1) = 282 nu => Tăng thêm 1 nu G = X = 1104(22-1) = 368 nu => Giảm 1 nu => Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T => Đáp án A Ví dụ 2: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành gen a. Gen a có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen a là: B. A = T = 801; G = X = 400. A. A = T = 800; G = X = 399. C. A = T = 799; G = X = 401. D. A = T = 799; G = X = 400. Hướng dẫn trả lời: Gen A có N = (408.2)/0,34 = 2400 nu => T + G = 1200 Giả thiết; T = 2G => 3G = 1200 => G = 400 nu => T = 800 nu Theo NTBS : A = T = 800; G = X = 400. => Số liên kết hiđrô = 2.800 + 3.400 = 2800 Gen A đột biến điểm giảm 2 liên kết hiđro => Mất 1 cặp A- T => Số nu mỗi loại gen a là: A = T = 799; G = X = 400. => Đáp án D Ví dụ 3: Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành gen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. B. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. C. mất một cặp G - X. D. mất một cặp A - T. Hướng dẫn trả lời: Gen A có N = (153.2)/0,34 = 900 nu => N = 2A + 2G = 900 (1) H = 2A + 3G = 1169 (2) Lấy (2) – (1) => G = 269 nu => A = 900/2 – 269 = 181 nu NTBS: A = T = 181 nu; G = X = 269 nu => Môi trường cung cấp số nu cho Gen A nhân đôi 2 lần: A = T = 181.(22-1) = 543 ; G = X = 269. (22-1) = 807 => Môi trường cung cấp số nu cho gen a là: A = T = 1083 – 543 = 540 ; G = X = 1617 – 807 = 810 => Số nu mỗi loại của gen a là A = T = 540/(22-1) = 180 giảm 1 só với gen A G = X = 810/(22-1) = 270 tăng 1 so với gen A => Đột biến thay thế 1 cặp A-T → 1 cặp G-X => Đáp án A Ví dụ 4: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å. Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là A. 370 và 730. B. 375 và 745 C. 375 và 725. D. 355 và 745. Hướng dẫn trả lời: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại ađênin (A). => 2A + 3G = 3000; G = 2A => 4G = 3000 => G = 750 Page 76
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
NTBS: A = T = 750/2 = 375; G = X = 750 Đột biến làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å => Mất (85.2)/3,4 = 50 nu, trong đó có 5X => mất 5 G => Sau đột biến G còn là 750 – 5 = 745 nu Mất 5 cặp G-X => mất 20 cặp A – T => Lượng A còn sau đột biến = 375 – 20 = 355 nu => Đáp án D ÔN TẬP Câu 1: Nêu một số khái niệm trong di truyền học? Trả lời: - Tính trạng: Những đặc điểm cụ thể về hình dạng, màu sắc, cấu tạo hoặc sinh lý hoặc sinh lý cơ thể của sinh vật. - Cặp tính trạnh tương phản: Hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng 1 tính trạng. - Nhân tố di truyền: hay còn gọi là gen. Qui định khả năng biểu hiện của tính trạng. - Kiểu gen: Tập hợp toàn bộ các gen của cơ thể. - Kiểu hình: Tập hợp toàn bộ các tính trạng của cá thể. - Dòng thuần chủng: Bao gồm những cá thể có chung nguồn gốc nên giống nhau về kiểu gen, biểu hiện thành những đặc điểm giống nhau nên thế hẹ sau thường giống với thế hệ trước. - Lai : Cho giao phối giữa các cá thể sinh sản hữu tính hoặc cho thụ phấn chéo giữa hai cá thể thực vật. Câu 2: Di truyền là gì? Biến dị là gì? Nêu quan hệ giữa di truyền và biến dị? Trả lời: Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho thế hệ con cháu. Biến dị là hiện tượng ở thế hệ con xuất hiện những đặc điểm khác biệt về các chi tiết giữa các cá thể đời con hoặc giữa con cái với các cá thể thế hệ bố mẹ. Di truyền vã biến dị có những biểu hiện mâu thuẫn nhau nhưng là 2 mặt của cùng 1 quá trình, đó là quá trình sinh sản của sinh vật. Câu 3: Có mấy loại biến dị? Trả lời: Có hai loại, đó là biến dị di truyền được và biến dị không di truyền được. - Biến dị di truyền được: liên quan đến các biến đổi vật chất di truyền bao gồm: + Biến dị tổ hợp do sự khác nhau trong tổ hợp các gen khi giảm phân và thụ tinh. + Đột biến trong ADN (đột biến gen) và đột biến về số lượng hoặc cấu trúc NST (đột biến NST). + Cá thể có mang các đột biến, biểu hiện ra kiểu hình gọi là thể đột biến. - Biến dị không di truyền được gọi là thường biến do ảnh hưởng của môi trường làm biến đổi kiểu hình. Câu 4: Đột biến gen là gì? Trả lời: - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên qua đến một hoặc một số cặp Nu xẩy ra tại một điểm của phân tử ADN nên đột biến gen còn gọi là đột biến điểm. - Đột biến gen là hình thức biến đổi vật chất di truyền ở cấp độ phân tử nên không thể phát hiện được bằng kính hiển vi quang học. Câu 5: Các dạng đột biến gen thường gặp? Trả lời: Có 4 dạng thường gặp: Mất cặp Nu. Thêm cặp Nu. Thay thế cặp Nu. Đảo vị trí giữa các cặp Nu. Câu 6: Nguyên nhân gây đột biến gen? Trả lời: Page 77
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Trong điều kiện tự nhiên, đột biến gen phát sinh do các tác nhân của môi trường trong và ngoài cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tự sao chép của phân tử ADN. Tự sao bình thường cho phân tử ADN giống hệt, tự sao khong bình thường cho phân tử ADN có sai khác ở một vài cặp Nu gây đột biến gen. - Trong thực nghiệm con người chủ động gây ra các đột biến bằng các tác nhân vật lý hay hóa học gọi là đột biến nhân tạo. Câu 7: Ý nghĩa của đột biến gen? Trả lời: - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, từ đó biến đổi mARN và biến đổi Prôtêin tương ứng nên có thể biểu hiện ra những biến đổi kiểu hình sinh vật. - Đột biến gen có thể có hại hoặc có lợi cho bản thân sinh vật hoặc đối với con người. - Đột bến nhân tạo cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình lai tạo và chọn giống mới trong khoa học chọn giống hiện đại. Câu 8: Đột biến cấu trúc NST là gì? Trả lời: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST, gồm các dạng: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn. Câu 9: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST là gì? Trả lời: Tác nhân vật lý và hóa học của ngoại cảnh phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây nên sự sắp xếp lại các đoạn của chúng, làm thay đổi thành phần, số lượng và trình tự các gen trên NST là nguyên nhân chủ yếu gây đột biến cấu trúc NST. Câu 10: Ý nghĩa của đột biến cấu trúc NST ? Trả lời: - Trong quá trình tiến hóa của loài, các gen đã được sắp xếp trên NST một cách hợp lý. Đột biến cấu trúc NST làm biến đổi cách sắp xếp bình thường nên thường gây hại. Ví dụ: mất đoạn NST trên cặp NST số 21 gây bệnh ung thư máu ở người. - Nhưng cũng có trường hợp đột biến cấu trúc NST có lợi. ví dụ lặp đoặn gen tổng hợp enzim thủy phân tinh bột ở lúa đại mạch làm tăng họat tính của enzim, có lợi cho nhà sản xuất rượu bia. Câu 11: Đột biến số lượng NST là gì? Trả lời: Đột biến số lượng NST là hiện tượng số lượng của bộ NST của tế bào sinh dưỡng thay vì là 2n như bình thuờng thì lại thêm hoặc mất một NSTở một cặp nào đó, gọi là thể dị bội. Trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n (lớn hơn 2n) được gọi là hiện tượng đa bội hóa và tạo ra thể đa bội. Đột biến dị bội NSt có thể xẩy ra ở người, động vật và thực vật. Đột biến đa bội NST chỉ gặp ở thực vật, không gặp ở người và động vật. Câu 12: Nguyên nhân của đột biến dị bội thể? Trả lời: Trong quá trình phát sinh giao tử có một cặp NST tương đồng không phân ly, dẫn đến tạo ra một giao tử mang hai NST và một giao tử không mang NST nào. Sự tổ hợp các giao tử trên sẽ tạo ra thể 2n+1 (thể 3 nhiễm) hoặc thể 2n – 1 (thể một nhiễm). (HS vẽ sơ đồ như SGK). Câu 13: Nêu đặc điểm của thể đa bội? có thể nhận biết thể đa bội qua đặc điểm nào? Ứng dụng của thể đa bội? Cơ chế hình thành thể đa bội? Trả lời: Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội nên số lượng ADN cũng tăng tương ứng, làm cho quá trính tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn đến kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng và phát triển mạnh. Dấu hiệu nhận biết thể đa bội: tăng kích thươc cơ quan. Page 78
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Ứng dụng của thể đa bội: - Tạo ra giống cây trồng ó năng suất cao. - Tăng kích thước thân, cành → tăng sản lượng gỗ. - Tăng kích thước lá, củ, quả… → tăng sản lượng rau màu. Cơ chế hình thành thể đa bội: Do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân không bình thường => không phân ly tất cả các cặp NST => thể đa bội. Câu 14: Thường biến là gì? Cho biết mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? Mức phản ứng là gì? Trả lời: Thường biến: Là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Thường biến biểu hiện đồng lọat theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh không di truyền được. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình: - Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. - Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. - Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay một nhóm gen) trước những điều kiện môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen qui định. Câu 15: Phân biệt tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng? Trả lời: Tính trạng chất lượng thường là các tính trạng về hình dáng, màu sắc, dễ nhận biết bằng mắt thường, phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, rất ít phụ thuộc hoặc không chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi của môi trường. Tính trạng số lượng thường là các tính trạng tổng hợp, khó nhận biết bằng mắt thường, phải cân đong đo đếm, phụ thuộc vào nhiều gen, mỗi gen tương tác với môi trường một cách khác nhau nên dễ thay đổi bởi những thay đổi của môi trường. Câu 16: Phân biệt thường biến với đột biến? Trả lời: Thường biến Đột biến - Do môi trường thay đổi. - Do các tác nhân gây đột biến như tác nhân vật lý, tác nhân hóa học. - Không biến đổi kiểu gen. - Đồng lọat, định hướng. - Làm biến đổi kiểu gen.NST... - Không di truyền được. - Cá thể, không định hướng. - Có ý nghĩa thích nghi. - Di tryền được. - Là nguyên liệu của chọn lọc.
D
ẠY
TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đột biến gen là gì? A. Đột biến gen là những biến trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit. B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của ARN. C. Đột biến gen là những biến đổi về kiểu hình do kiểu gen gây ra. D. Đột biến gen là những biến đổi về kiểu gen do kiểu hình gây ra. Câu 2: Dạng đột biến gen làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen là: A. Mất một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit. B. Mất một cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit. C. Thêm một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác. Page 79
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 3: Vai trò của đột biến gen đối với sinh vật là gì ? A. Có lợi cho sinh vật. B. Không có lợi và cũng không có hại cho sinh vật. C. Giúp sinh vật có ưu thế hơn so với bố mẹ. D. Đa số có hại cho sinh vật, số ít có lợi cho sinh vật. Câu 4: Dạng đột biến gen có thể chỉ làm thay đổi một axitamin trong phân tử prôtêin mà gen đó quy định là A. Mất một cặp nuclêôtit B. Thêm một cặp nuclêôtit C. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác. D. Mất một cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit Câu 5: Các tác nhân gây ra đột biến gen bằng cách nào? A. Làm rối loạn quá trình tự sao của ADN hoặc trực tiếp làm biến đổi cấu trúc của ADN. B. Làm rối loạn quá trình tổng hợp ARN. C. Làm rối loạn quá trình tổng hợp protêin. D. Làm rối loạn quá trình phân li của NST. Câu 6: Một gen có 3000 nuclêôtit , trong đó A = 2G bị đột biến thay thế một cặp G - X bằng một căp A – T. Số nuclêôtit loại G của gen sau đột biến là A. 1000. B. 501. C. 499. D. 498. Câu 7: Khả năng biểu hiện ra kiểu hình của đột biến gen ở trường hợp nào sau đây là đúng? A. Đột biến gen khi đã phát sinh thì sẽ biểu hiện ngay ra ngoài kiểu hình. B. Đột biến gen chỉ làm thay đổi cấu trúc của gen và không làm thay đổi kiểu hình. C. Nếu đột biến gen tạo ra các gen trội thì sẽ biểu hiện ra kiểu hình ở cơ thể mang đột biến. D. Nếu đột biến tạo ra các gen lặn thì sẽ không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình. Câu 8: Gen A có 900 nuclêôtit loại A, 600 nuclêôtit loại G bị đột biến thành gen a, gen a có 901 nuclêôtit loại A và 599 nuclêôtit loại G.Vậy dạng đột biến trên là A. Thêm một cặp A-T. B. Mất một cặp G-X. C. Thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. D. Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. Câu 9: Đột biến gen thể hiện ra ngoài kiểu hình thường có hại cho sinh vật vì A. Đa số gen tạo ra các gen lặn. B. Đa số gen tạo ra các gen lặn trội. C. Đột biến gen gây ra những rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin. D. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp một đột biến có hại trở thành có lợi. Câu 10: Loại biến dị nào sau đây là biến dị di truyền? A. Thường biến B. Biến dị tổ hợp và đột biến C. Đột biến và thường biến D. Thường biến và biến dị tổ hợp Câu 11: Dạng đột biến không làm thay đổi số lượng gen trên một NST là A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Mất đoạn. D. Mất đoạn và đảo đoạn. Câu 12: Đột biến NST là A. sự thay đổi số lượng NST B. sự thay đổi cấu trúc NST C. sự thay đổi lớn về kiểu hình D. sự thay đổi về cấu trúc và số lượng NST Câu 13: Dạng đột biến làm giảm số lượng gen trên một NST là: A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Mất đoạn. D. Mất đoạn và đảo đoạn. Câu 14: Đột biến nào gây ra bệnh ung thư máu ở người ? A. Lặp đoạn ở NST số 21. B. Mất đoạn ở NST số 21. C. Mất đoạn ở NST giới tính X. D. Đảo đoạn ở NST số 21. Câu 15: Hoạt động của NST diễn ra ở kỳ nào trong phân bào giảm phân có thể gây ra đột biến cấu trúc NST? A. Kỳ đầu của giảm phân I. B. Kỳ giữa của giảm phân I C. Kỳ sau của giảm phân I. D. Kỳ sau của giảm phân II. Page 80
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 16: Một đoạn NST bị đứt ra rồi quay ngược 1800 và lại gắn trở lại NST làm thay đổi trật tự phân bố các gen trên NST. Đây là cơ chế phát sinh dạng đột biến nào? A. Mất đoạn B. Lặp đoạn C. Đảo đoạn D. Thay thế một cặp nuclêôtit Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST là A. Sự thay đổi của môi trường sống B. Sự phân li độc lập của các NST kép tương đồng trong giảm phân C. Rối loạn quá trình tự sao của ADN. D. Các tác nhân vật lí, hoá học phức tạp ở ngoại cảnh Câu 18: Dạng đột biến nào làm tăng số lượng gen trên một NST? A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Mất đoạn. D. Mất đoạn và đảo đoạn. Câu 19: Phát biểu nào không đúng về đột biến cấu trúc NST? A. Đột biến cấu trúc NST chỉ làm thay đổi trật tự sắp xếp các gen trên NST không làm thay đổi số lượng gen trên NST. B. Đột biến cấu trúc NST di truyền được. C. Đột biến cấu trúc NST làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng trên cơ thể sinh vật. D. Đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho sinh vật một số có lợi cho sinh vật. Câu 20: Trên NST số III của một dòng ruồi giấm gốc có các gen (biểu thị bằng một chữ cái) theo trình tự: ABCDEFG. Ở một số ruồi giấm thế hệ sau người ta lại phát hiện trình tự phân bố các gen trên NST số III là ABCDCDEFG. Dạng đột biến đã xảy ra ở dòng ruồi giấm nói trên là A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Mất đoạn. D. Mất đoạn và đảo đoạn. Câu 21: Thể lệch bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có biến đổi về số lượng xảy ra đối với A. Một cặp NST. B. Một hay một số cặp NST. C. Nhiều cặp NST. D. Tất cả các cặp NST. Câu 22: Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có chứa bộ NST nào sau đây được gọi là thể lệch bội? A. 2n. B. 2n + 2. C. 3n. D. 4n. Câu 23: Trường hợp nào sau đây có thể tạo thành hợp tử phát triển thành người mắc bệnh Đao? A. Giao tử chứa 2NST số 23 kết hợp với giao tử bình thường. B. Giao tử chứa 2NST số 21 kết hợp với giao tử bình thường. C. Giao tử không chứa NST số 21 kết hợp với giao tử bình thường. D. Giao tử chứa 1NST số 21 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường. Câu 24: Ở cà độc dược 2n = 24, vậy số lượng NST có trong tế bào sinh dưỡng của cây cà độc dược thể khuyết nhiễm (thiếu một cặp NST tương đồng) là A. 12. B. 22. C. 23. D. 25. Câu 25: Cơ chế phát sinh thể lệch bội là ? A. Cả bộ NST không phân li. B. Cặp NST giới tính không phân li. C. Một cặp NST thường không phân li. D. Một hoặc một số cặp NST không phân li. Câu 26: Sự không phân li của 2 cặp NST tương đồng trong tế bào 2n khi giảm phân hình thành hai loại giao tử nào? A. n + 1 và n – 1. B. 2n – 2 và 2n + 2. C. n – 4 và n + 4. D. n + 2 và n – 2. Câu 27: Sự kết hợp giữa loại giao tử mang n + 1 NST và giao tử bình thường tạo ra hợp tử có bộ NST là A. 2n – 1. B. 2n – 2. C. 2n + 1. D. 3n. Câu 28: Ở ngô 2n = 20, người ta tìm thấy trong tế bào sinh dưỡng có 19NST. Vậy cây ngô nói trên bị đột biến dạng nào? A. Đột biến gen. B. Đột biến cấu trúc NST. C. Đột biến lệch bội thể. D. Đột biến đa bội thể. Câu 29: Một cặp NST tương đồng quy ước là aa, nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của giảm phân I thì sẽ tạo ra những loại giao tử nào ? A. aa và a. B. aa và O. C. aa và A. D. AA, aa, A và a. Page 81
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 30: Nguyên nhân phát sinh đột biến số lượng NST là A. Cấu trúc NST bị phá vỡ. B. Quá trình tiếp hợp và bắt chéo của NST bị rối loạn. C. Quá trình nhân đôi của NST bị rối loạn. D. Sự phân li không bình thường của NST ở kì sau. Câu 31: Cơ chế phát sinh thể đa bội là A. Một cặp NST thường không phân li. B. Cặp NST giới tính không phân li. C. Một hoặc một số cặp NST không phân li. D. Tất cả các cặp NST không phân li. Câu 32: Ở cải bắp 2n = 18, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của cải bắp tam bội là A. 21. B. 27. C. 36. D. 54. Câu 33: Để tạo và chọn giống cây trồng lấy rễ, thân, lá có năng suất cao trong chọn giống người ta phải dùng phương pháp để gây đột biến dạng nào ? A. Lặp đoạn NST. B. Đảo đoạn NST. C. Lệch bội. D. Đa bội. Câu 34: Dạng đột biến NST nào làm số lượng ADN trong tế bào tăng nhiều nhất? A. Đa bội thể. B. Dạng 2n + 2. C. Lặp đoạn NST. D. Đảo đoạn NST. Câu 35: Ở củ cải 2n = 18, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của củ cải tứ bội là A. 22. B. 27. C. 36. D. 72. Câu 36: Bộ NST nào sau đây có trong tế bào sinh dưỡng của thể đa bội? A. 6n. B. 2n + 1. C. 2n. D. n. Câu 37: Ta có thể nhận biết thể đa bội ở thực vật bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào ? A. Kích thước NST. B. Hình dạng các cơ quan, bộ phận của cơ thể. C. Kích thước của cơ quan, bộ phận của cơ thể. D. Số lượng ADN. Câu 38: Thể tam bội 3n chỉ có thể được hình thành do rối loạn phân bào nào? A. Nguyên phân. B. Giảm phân. C. Không xảy ra rối loạn trong quá trình phân bào. D. Nguyên phân và giảm phân. Câu 39: Thể đa bội là A. Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số lượng NST nhiều hơn 2n. B. Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là bội số của 2n. C. Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là bội số của n. D. Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là bội số của n (nhiều hơn 2n ). Câu 40: Thể đa bội không có ưu thế hơn thể lưỡng bội ở đặc điểm nào? A. Sức chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường. B. Khả năng sinh sản. C. Khả năng sinh trưởng. D. Kích thước của các cơ quan sinh dưỡng. Câu 41: Thường biến có đặc điểm là A. Biến đổi kiểu hình có liên quan đến biến đổi kiểu gen. B. Biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen. C. Biến đổi kiểu gen không làm biến đổi kiểu hình. D. Không có biến đổi kiểu hình và không có biến đổi kiểu gen. Câu 42: Loại biến dị nào sau đây không di truyền? A. Đột biến gen. B. Đột biến NST. C. Biến dị tổ hợp. D. Thường biến. Câu 43: Giới hạn năng suất của một giống cây trồng do yếu tố nào quy định? A. Điều kiện thời tiết. B. Chế độ dinh dưỡng. C. Kiểu gen của cơ thể. D. Kĩ thuật canh tác. Câu 44: Phát biểu nào dưới đây là đúng về kiểu hình của sinh vật? A. Bố mẹ truyền cho con những kiểu hình đã được hình thành sẵn. B. Kiểu hình do môi trường quy định. C. Kiểu hình do kiểu gen quy định. Câu 45: Thường biến có ý nghĩa gì với sinh vật? A. Không có ý nghĩa gì với sinh vật. B. Thường gây hại cho sinh vật. C. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường. D. Là nguyên liệu cho chọn giống. Câu 46: Nguyên nhân gây ra thường biến ở sinh vật là A. Sự thay đổi của môi trường sống. Page 82
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
B. Do rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể. C. Do kiểu gen bị thay đổi. D. Do các tác nhân vật lí, hoá học phức tạp ở ngoại cảnh. Câu 47: Phát biểu nào sau đây là không đúng về thường biến? A. Thường biến là loại biến dị mang tính cá thể và có định hướng. B. Thường biến là loại biến dị mang tính đồng loạt và không định hướng. C. Thường biến là loại biến dị mang tính cá thể và không định hướng. D. Thường biến là loại biến dị mang tính đồng loạt và có định hướng. Câu 48: Sự khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến là A. Đột biến thường có hại cho sinh vật, thường biến có lợi cho sinh vật. B. Thường biến phổ biết hơn đột biến. C. Đột biến di truyền được, thường biến không di truyền được. D. Đột biến không có tính định hướng, thường biến có tính định hướng. Câu 49: Hiện tượng nào sau đây không phải là thường biến? A. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao. B. Da của người đen xạm lại khi phơi nắng nhiều. C. Một số cây mạ có màu trắng không có khả năng tổng hợp chất diệp lục. D. Cây bàng rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân. Câu 50: Một giống lúa đang được trồng đại trà đã đạt được năng suất tối đa của giống đó, muốn đạt được năng suất lúa ở mức cao hơn nữa thì người nông dân phải làm gì ở vụ sau? A. Cấy lúa đúng thời vụ. B. áp dụng đúng kĩ thuật canh tác. C. Thay giống lúa trên bằng một giống lúa có giới hạn năng suất lúa cao hơn. D. Chăm sóc cung cấp đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho lúa. Câu 51: Thể dị bội là những biến đổi về số lượng NST thường xảy ra ở A. một cặp NST. B. một số cặp NST. C. một hay một số cặp NST. D. tất cả các cặp NST. Câu 52: Thể đa bội thường gặp ở A. động vật có xương sống. B. thực vật.C. động vật không xương sống.D. vi sinh vật. Câu 53: Kiểu hình là kết quả của sự tương tác A. kiểu gen và môi trường. B. các kiểu gen với nhau. C. các môi trường khác nhau. D. của đột biến. Câu 54: đặc điểm của thường biến là A. thay đổi kiểu gen và kiểu hình. B. thay đổi kiểu gen và không thay đổi kiểu hình. C. không thay đổi kiểu gen và không thay đổi kiểu hình. D. không thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình. Câu 55: Dạng đột biến gây ung thư máu ở người là A. mất đoạn NST 21. B. lặp đoạn NST 21 C. NST X có 3 chiếc. D. NST 21 có 3 chiếc. Câu 56: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể đa bội ? A. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ. B. Tăng khả năng sinh sản. C. Kích thước tế bào lớn hơn tế bào bình thường. D. Phát triển khỏe, chống chịu tốt. Câu 57: Trường hợp nào sau đây do thường biến gây nên? A. Mất đoạn NST 21 gây bệnh ung thư máu. B. Sự thay đổi màu sắc thân của tắc kè hoa. C. NST 21 có 3 chiếc gây bệnh Đao. D. Bạch tạng ở lúa. Câu 58: Điều nào không đúng với ưu điểm của thể đa bội so với thể lưỡng bội ? A. Cơ quan sinh dưỡng to lớn hơn. B. Phát triển khỏe hơn. C. Độ hữu thụ kém hơn. D. Có sức chống chịu tốt hơn. Câu 59: Điều nào không đúng khi nói về thường biến ? A. Những biến đổi kiểu hình của cùng kiểu gen. B. Có khả năng di truyền. Page 83
C. Ảnh hưởng của môi trường. D. Những biến đổi đồng loạt. Câu 60: Một tế bào 2n= 8, số lượng NST ở thể tam nhiễm là A. 8. B. 4. C. 9. D. 12. Câu 61: Một NST có trình tự các đoạn gen trên đó là ABCDEF. Khi đột biến NST có trình tự các đoạn gen ABCDBCDEF, đây là dạng đột biến A. Thêm đoạn. B. Mất đoạn . C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn.
D
ẠY
O N Ơ H N
KÈ
M
Q
U
Y
Nhận biết Nhận biết Nhận biết Vận dụng Nhận biết Vận dụng Thông hiểu Thông hiểu Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Vận dụng Thông hiểu Nhận biết Nhận biết Nhận biết Vận dụng Nhận biết Nhận biết Thông hiểu Thông hiểu Nhận biết Vận dụng Nhận biết Nhận biết Vận dụng Nhận biết Nhận biết Thông hiểu Nhận biết Nhận biết Thông hiểu Nhận biết Nhận biết Vận dụng Nhận biết Vận dụng Nhận biết Nhận biết Thông hiểu
FF IC IA L
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đáp án: A Câu 2: Đáp án: B Câu 3: Đáp án: D Câu 4: Đáp án: C Câu 5: Đáp án: A Câu 6: Đáp án : C Câu 7: Đáp án: C Câu 8: Đáp án: C Câu 9: Đáp án: C Câu 10: Đáp án: B Câu 11: Đáp án: A Câu 12: Đáp án: D Câu 13: Đáp án: C Câu 14: Đáp án: B Câu 15: Đáp án: A Câu 16: Đáp án: C Câu 17: Đáp án: D Câu 18: Đáp án: B Câu 19: Đáp án: A Câu 20: Đáp án: B Câu 21: Đáp án: B Câu 22: Đáp án: B Câu 23: Đáp án: B Câu 24: Đáp án: B Câu 25: Đáp án: D Câu 26: Đáp án: D Câu 27: Đáp án: C Câu 28: Đáp án: C Câu 29: Đáp án: B Câu 30: Đáp án:D Câu 31: Đáp án: D Câu 32: Đáp án: B Câu 33: Đáp án: D Câu 34: Đáp án: A Câu 35: Đáp án: C Câu 36: Đáp án: A Câu 37: Đáp án: C Câu 38: Đáp án: B Câu 39: Đáp án: D Câu 40: Đáp án: B Câu 41: Đáp án: B Câu 42: Đáp án: D Câu 43: Đáp án: C
Page 84
O
FF IC IA L
Nhận biết Nhận biết Nhận biết Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
Câu 44: Đáp án: D Câu 45: Đáp án: C Câu 46: Đáp án: A Câu 47: Đáp án: D Câu 48: Đáp án: C Câu 49: Đáp án: C Câu 50: Đáp án: C Câu 51: Đáp án C Câu 52: Đáp án B Câu 53: Đáp án A Câu 54: Đáp án D Câu 55: Đáp án A Câu 56: Đáp án B Câu 57: Đáp án B Câu 58: Đáp án C Câu 59: Đáp án B Câu 60: Đáp án C Câu 61: Đáp án C
Page 85
Chủ đề 5: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
1. Khó khăn và thuận lợi trong việc nghiên cứu di truyền người 1.1. Khó khăn - Người sinh sản muộn, đẻ ít con, số lượng NST nhiều,... - Vì lí do đạo đức, xã hội nên không thể áp dụng các phương pháp lai, gây đột biến,... như các sinh vật khác.
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
Hình: Bộ NST của người đàn ông 1.2. Thuận lợi - Đặc điểm sinh lí và hình thái ở người đã được nghiên cứu toàn diện nhất so với bất kì sinh vật nào. - Đã nghiên cứu về bản đồ hệ gen người. ⇒ Thuận lợi cho nghiên cứu di truyền và phòng ngừa bệnh tật. 2. Các phương pháp nghiên cứu di truyền người
Page 86
FF IC IA L O
N
Nhằm xác định gen quy đinh tính trạng là trội hay lặn, nằm trên NST thường hay giới tính, di truyền theo quy luật nào.
Nội dung Nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng qua nhiều thế hệ trong những người có quan hệ họ hàng.
H
Nghiên cứu phả hệ
Mục đích
Ơ
Phương pháp
U
So sánh những đặc điểm giống và khác nhau trong trường hợp đồng sinh sống trong cùng môi trường hay khác môi trường
M
Q
Nghiên đồng sinh
Y
N
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò kiểu gen và vai trò môi trường đối với sự cứu hình thành tính trạng - Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng.
Kết quả
Tóc quăn là trội so với tóc thẳng, bệnh mù màu đỏ và lục, máu khó đông là gen lặn trên NST X quy định…
- Tính trạng nhóm máu, bệnh máu khó đông mù màu,… hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu gen. - Khối lượng cơ thể, độ thông minh phụ thuộc cả vào kiểu gen và môi trường.
D
ẠY
KÈ
- Khái niệm đồng sinh ở đây đang nói về đồng sinh cùng trứng tức là một trứng thụ tinh với tinh trùng, sau đó phôi phân cắt thành hai hay nhiều phôi và phát triển thành hai hay nhiều cá thể mới nên kiểu gen hoàn toàn giống nhau do vậy có các tính trạng như màu mắt, màu tóc, nhóm máu, bệnh di truyền giống hệt nhau.
Page 87
O
FF IC IA L
- Đồng sinh khác trứng là trường hợp hai hay nhiều tinh trùng thụ tinh với hai hay nhiều trứng, trường hợp này hai cá thể không hoàn toàn giống nhau mà chỉ đơn thuần giống như anh em ruột bình thường.
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
3. Các bệnh và tật di truyền ở người - Bệnh di truyền. Các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, bệnh miễn dịch bẩm sinh, các khối u bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ bẩm sinh. - Tật di truyền. Những bất thường hình thái lớn hoặc nhỏ, có thể biểu hiện ngay trong quá trình phát triển phôi thai, ngay từ khi mới sinh ra hoặc biểu hiện ở giai đoạn muộn hơn nhưng đã có nguyên nhân ngay từ trước khi sinh. => Các bệnh, tật di truyền đều là những bất thường bẩm sinh. Tên bệnh Đặc điểm di truyền Biểu hiện bên ngoài 1. Bệnh Đao Cặp NST số 21 có 3 -Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, NST mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn 2. Bệnh Tơcnơ Cặp NST số 23 chỉ có - Lùn, cổ ngắn, là nữ. 1 NST - Tuyến vú không phát triển, thơờng mất trí và không có con. 3. Bệnh bạch Đột biến gen lặn - Da và tóc màu trắng tạng - Mắt màu hồng 4. Bệnh câm điếc Đột biến gen lặn - Câm điếc bẩm sinh bẩm sinh
Page 88
FF IC IA L O N Ơ H
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
* Đột biến NST và đột biến gen gây ra các dị tật bẩm sinh ở người. + Tật khe hở môi hàm + Tật bàn tay, bàn chân mất một số ngón. + Tật bàn chân nhiều ngón 4. Vai trò của di truyền học với con người. a) Di truyền học với hôn nhân: Di truyền học đã giải thích được cơ sở khoa học của các qui định: + Hôn nhân một vợ một chồng + Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không đơợc kết hôn. b) Di truyền học và kế hoạch hoá gia đình: - Phụ nữ sinh con trong độ tuổi 25 đến 34 là hợp lí - Từ độ tuổi > 35 tỉ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh đao tăng rõ. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN NGƯỜI 1.1. Xác định gen quy định tính trạng là gen trội hay gen lặn Với điều kiện 1 gen quy định 1 tính trạng (tính trạng đơn gen), khi quan sát phả hệ. * Nếu bố mẹ không bị bệnh mà con xuất hiện bệnh, không tính yếu tố do đột biến thì tính trạng bệnh do gen lặn quy định.
Hình 1. Phả hệ cho thấy tính trạng bệnh do gen lặn quy định * Nếu bố mẹ bị bệnh mà con không bị bệnh, không tính yếu tố do đột biến thì tính trạng bệnh do gen trội hoàn toàn quy định. Page 89
FF IC IA L
Hình 2. Phả hệ cho thấy tính trạng bệnh do gen trội quy định 1.2. Xác định gen gây bệnh nằm trên NST thường hay NST giới tính Cách tốt nhất là chúng ta thử 2 khả năng. gen trên NST thường và gen trên NST giới tính. Đối với gen trên NST giới tính Y thì dễ dàng nhận ra trong phả hệ thể hiện quy luật di truyền thẳng (di truyền trực tiếp).
U
Y
N
H
Ơ
N
O
Hình 3. Phả hệ cho thấy tính trạng bệnh do gen trên NST Y quy định Nếu loại trừ trường hợp gen trên NST Y ở vùng không tương đồng, ta chỉ còn xét 2 trường hợp là gen trên NST thường và gen trên NST giới tính X. Chúng ta hãy xem xét một thí dụ phả hệ sau.
D
ẠY
KÈ
M
Q
Sai lầm mắc phải là quan sát phả hệ thấy tính trạng bệnh di truyền chéo, từ đó kết luận bệnh do gen lặn nằm trên NST X quy định. Trên thực tế, khi ta xét 2 trường hợp cụ thể như sau. – Trường hợp 1. Gen trên NST thường Từ (3) x (4) => (5) bị bệnh do đó bệnh do gen lặn quy định. => Kiểu gen của (2) và (5) là aa. => Kiểu gen của (3) và (4) là Aa. – Trường hợp 2. Gen trên NST X không có trên NST Y. Từ (3) x (4) => (5) bị bệnh do đó bệnh do gen lặn quy định. => Kiểu gen của (2) và (5) là XaY. => Kiểu gen của (4) là XAY. => Kiểu gen của (3) là XAXa Như vậy cả 2 trường hợp đều đúng. Một số dấu hiệu để nhận định nhanh, nếu bài toán nhắc tới bệnh quen thuộc đã được khoa học xác nhận thì có thể bỏ qua các khâu xác định kiểu gen. bệnh mù màu, bệnh máu khó đông do gen lặn trên NST X không có trên Y quy định, bệnh bạch tạng, bệnh pheninketo niệu do gen lặn trên NST thường quy định.
Page 90
FF IC IA L
Ví dụ 1: Cho sơ đồ phả hệ sau:
Ơ
N
O
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác định kiểu gen của từng người trong phả hệ? Hướng dẫn trả lời. 12 × 13 → 18, 19 bình thường => bệnh do gen trội quy định (quy ước A); gen bình thường a => Kiểu gen 12, 13 là Aa Sơ đồ lai. 12 × 13 = Aa × Aa → 1 AA; 2 Aa; 1aa=> 17, 20 có kiểu gen là AA hoặc Aa Kiểu gen 1,3,7,8,9,14,15,16,18,19 là aa 2 × 7 → 7 => 2 là Aa 3 × 4 → 9 => 4 là Aa Vì 1 là aa => 5,6 là Aa Vì 3 là aa => 10, 12 là Aa
U
Y
N
H
Ví dụ 2: Cho sơ đồ phả hệ sau:
D
ẠY
KÈ
M
Q
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Hãy xác định kiểu gen của từng người trong phả hệ. Hướng dẫn trả lời. Từ phả hệ ta xác định được. - Gen quy định bệnh là gen lặn, quy ước a - Gen trên NST thường - Kiểu gen của từng người được xác định như sau.
Page 91
FF IC IA L
Ví dụ 3: Cho sơ đồ phả hệ dưới đây, biết rằng alen a gây bệnh là lặn so với alen A không gây bệnh và không có đột biến xảy ra ở các cá thể trong phả hệ.
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
Kiểu gen của những người. I1, II4, II5 và III1 lần lượt là. A. XAXA, XAXa ,XaXa và XAXa. B. aa, Aa, aa và Aa. C. Aa, aa, Aa và Aa. D. XAXA, XAXa,XaXa và XAXA. Hướng dẫn trả lời. Nếu bệnh do a quy định trên X thì kiểu gen I2 , II2, II6 là XaY ; II3 là XAY I1 là XAXa; II1 và II5, III1 là XAXa => Đối chiếu các nghiệm không có nghiệm phù hợp => loại Nếu bệnh do a quy định trên NST thường thì kiểu gen I2 , II2, II4, II6 là aa ; Còn lại đều là Aa
M
=> Đối chiếu các nghiệm => Đáp án C ÔN TẬP
D
ẠY
KÈ
Câu 1: Tại sao không thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu di truyền ở động thực vật khi nghiên cứu di truyền học ở người? Trả lời: Người sinh sản chậm, ít con. Cấu tạo bộ NST người phức tạp, số lượng NST nhiều, nhỏ, gần giống nhau, mang rất nhiều gen. Con người có đời sống thành xã hội, có nền văn hóa, luân lý, không thể tiến hành lai giống hay gây đột biến… như các loài sinh vật khác. Do đó để nghiên cứu di truyền học ở người đòi hỏi phải có những phương pháp nghiên cứu riêng. Câu 2: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Trả lời: Theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ (ít nhất là 3 thế hệ), để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
Page 92
FF IC IA L
Câu 3: Ở người có những bệnh và tật di truyền nào? Nêu đặc điểm di truyền và biểu hiện của những bệnh và tật di truyền đó? Trả lời: Tên bệnh Đặc điểm di truyền Biểu hiện bên ngoài 1. Bệnh Đao Cặp NST số 21 có 3 -Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, NST mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn 2. Bệnh Tơcnơ Cặp NST số 23 chỉ có - Lùn, cổ ngắn, là nữ. 1 NST - Tuyến vú không phát triển, thơờng mất trí và không có con. 3. Bệnh bạch Đột biến gen lặn - Da và tóc màu trắng tạng - Mắt màu hồng 4. Bệnh câm điếc Đột biến gen lặn - Câm điếc bẩm sinh bẩm sinh
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
* Đột biến NST và đột biến gen gây ra các dị tật bẩm sinh ở người. + Tật khe hở môi hàm + Tật bàn tay, bàn chân mất một số ngón. + Tật bàn chân nhiều ngón Câu 4: Nguyên nhân gây nên các bệnh di truyền ở người? Nêu các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền ở người? Trả lời: Nguyên nhân gây nên các bệnh tật bẩm sinh ở người: Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do các tác nhân lý, hóa trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường sống hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào. Các biện pháp hạn chế: - Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học. - Ngăn cấm các hành vi gây ô nhiễm môi trường. - Sử dụng hợp lý các loại thuốc bảo vệ thục vật. - Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh. Câu 5: Trẻ đồng sing là gì? Ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh? Trả lời: - Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ sinh ra trong một lần sinh. - Có hai dạng: Trẻ đồng sinh cùng trứng: Có cùng kiểu gen và cùng giới tính. Trẻ đồng sinh khác trứng: Khác nhau về kiểu gen, cùng giới hoặc khác giới. - Ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh: Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng trong cùng điều kiện môi trường và trong những điều kiện khác nhau, có thể xác định được tính trạng nào do gen qui địnhlà chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội từ đó ra các biện pháp thích hợp. Câu 6: Di truyền y học tư vấn là gì? Tại sao luật pháp nước ta cấm kết hôn trong vàng 4 đời và qui định 1 vợ một chồng? Trả lời: Di truyền y học tư vấn là sự phối hợp các phaương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng với nghiên cứu phả hệ. Từ đó cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến bệnh và tật di truyền. Di truyền học đã chứng minh giao phối gần làm suy thoái nòi giống vì những gen lặn gây bệnh có nhiều cơ hội tạo nên thể đồng hợp và biểu hiện ra bệnh tật di truyền nên những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau. Page 93
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Thống kê dân số ở nhiều nước, kể cả nước ta từ sau ngày hòa bình lập lại cho thấy tỷ lệ dân số nam : nữ trong độ tuổi kết hôn (từ 18 tuổi đến 35 tuổi) là 1:1 nên nam giới chỉ được lấy 1 vợ, nữ giới chỉ được lấy 1 chồng là có cơ sở khoa học. Câu 7: Tại sao phụ nữ không nên sinh con quá sớm hoặc quá muộn, quá dày hoặc quá nhiều con và không nên sinh con ở tuổi ngoài 35? Trả lời: Phụ nữ lập gia đình sớm, cơ thể phát triển chưa đầy đủ sinh con yếu đuối dễ bệnh tật và chưa đủ khả năng chăm sóc và nuôi dạy con cái. Phụ nữ lớn tuổi sức kẻo giảm sút, các đột biến di truyền dễ phát sinh, sinh con muộn, đứa trẻ dễ mắc các bệnh di truyền thường gặp như hội chứng đao, tật sứt môi, thừa ngón, chết yểu…nên việc phụ nữ không nên sinh con ngoài 35 tuổi là có cơ sở khoa học. Sinh con quá dày, quá đông sẽ hạn chế khả năng chăm sóc, nuôi dạy dẫn đến vòng xoáy đông con, đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu… nên mỗi gia đình chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con. Câu 8: Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường? Làm thế nào để chống ô nhiễm môi trường ? Trả lời: Ô nhiễm môi trường làm gia tăng tỉ lệ người mắc bệnh tật di truyền nên cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường. Trong sản xuất và đời sống để bảo vệ môi trường cần: - Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thức vật. - Cấm sử dụng các hóa chất độc hại gây ung thư trong chế biến và bảo vệ thực phẩm. - Qui định nghiêm ngặt về chế độ an toàn phóng xạ. - Vệ sinh môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh kể cả trong cộng đồng dân cư. - Dân số tăng quá nhanh cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường, cần kiểm soát quá trình tăng dân số một cách hợp lý.
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phương pháp nghiên cứu phả hệ : A. Là phương pháp nghiên cứu đặc điểm di truyền của một bộ tộc nào đó. B. Là phương pháp theo dõi sự di truyền một số tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ. C. Là phương pháp theo dõi những bệnh , tật di truyền của một dòng họ qua một số thế hệ. D. Là phương pháp nghiên cứu bệnh trong một cộng đồng dân cư. Câu 2: Nghiên cứu phả hệ cho chúng ta những thông tin về A. Đặc điểm di truyền của các tính trạng trên những người cùng một dòng họ qua các thế hệ. B. Số lượng thành viên trong gia đình. C. Tình trạng sức khoẻ của các thành viên trong dòng họ. D. Tình trạng hôn nhân của các thành viên trong gia đình. Câu 3: Có thể phân biệt được người mắc bệnh đao và người mắc bệnh tơcnơ bằng mắt thường dựa vào A. Dựa vào phương pháp phả hệ. B. Phải phân tích kiểu gen. C. Dựa vào kiểu hình khác nhau của hai bệnh nhân. D. Dựa vào đặc điểm sinh lí. Câu 4: Hiện tượng di truyền thẳng là hiện tượng A. Là bố truyền lại các tính trạng của mình cho con trai qua NST Y trong cặp NST giới tính. B. Là bố truyền lại các tính trạng của mình cho con gái qua NST X trong cặp NST giới tính. C. Là mẹ truyền các tính trạng cho con trai. D. Là mẹ truyền các tính trạng cho con gái. Câu 5: Hiện tượng di truyền chéo là Page 94
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. Là bố truyền lại các tính trạng của mình cho con trai. qua NST Y trong cặp NST giới tính. B. Là ông ngoại truyền các tính trạng cho con gái qua NST X trong cặp NST giới tính sau đó truyền lại cho cháu trai. C. Là bố truyền lại các tính trạng của mình cho con gái. D. Là mẹ truyền các tính trạng cho con gái. Câu 6: Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở những điểm nào: A. Trẻ đồng sinh cùng trứng hoàn toàn giống nhau về kiểu hình.Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu hình khác nhau hoàn toàn B. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen và cùng giới tính. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau hoàn toàn C. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên khác giới tính. D. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen và cùng giới tính. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể khác giới tính , có thể cùng giới tính Câu 7: Tại sao người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ và nghiên cứu trẻ đồng sinh để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người? A. Vì đây là phương pháp dễ làm dễ theo dõi. B. Vì ở người sinh sản muộn , đẻ ít con và vì lí do xã hội không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến C. Vì con cái có hiện tượng giống bố mẹ. D. Vì ở người không áp dụng được các phương pháp nghiên cứu trên động vật. Câu 8: Ý nghĩa của nghiên cứu trể đồng sinh là gì? A. Biết được tính trạng nào đó phụ thuộc hay không phụ thuộc vào kiểu gen để tạo điều kiện cho việc phát triển tính cách của trẻ được nghiên cứu. B. Biết được tiềm năng của trẻ để định hướng về học tập và lao động. C. Có thể xác dịnh được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội. D. Để biết được trẻ đồng sinh có đặc điểm gì khác so với các trẻ khác Câu 9: Các tính trạng ở người chịu ảnh hưởng nhiều của ngoại cảnh: A. Màu mắt, màu sắc tóc, giọng nói. B. Giọng nói, màu da, C. Chiều cao, màu da, dạng mũi, khuôn mặt. D. Sức khoẻ, màu mắt. Câu 10: Bệnh máu khó đông do gen nào quy định (Trội hay lặn) có liên quan đến giới tính không? Nằm trên NST nào? A. Do gen lặn quy định nằm trên NST thường . B. Do gen lặn quy định nằm trên NST giới tính Y. C. Do gen lặn quy định nằm trên NST giới tính X D. Do gen trội quy định nằm trên NST giơí tính X. Câu 11: Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân Tớcnơ : A. Bệnh nhân là nam có cổ ngắn. lùn mất trí nhớ B. Bệnh nhân là nữ bé lùn, má phệ lưỡi hơi thè ra, mắt sâu. C. Bệnh nhân là nữ, si đần, da và tóc màu trắng. D. Bệnh nhân là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt,, tử cung nhỏ, mất trí nhớ và không có con. Câu 12: Người bị bệnh Đao có biểu hiện: A. Bé , lùn, cổ rụt , má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, ngón tay ngắn. B. Si đần bẩm sinh và không có con. C. Da và tóc màu trắng, mắt màu hồng. D. Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, ngón tay ngắn, si đần bẩm sinh và không có con. Câu 13: Nguyên nhân dẫn đến bệnh Đao là Page 95
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. Do có 3 NST X trong cặp NST giới tính. B. Do có 3 NST trong cặp thứ 21. C. Có cặp NST giới tính là XXY D. Do có 3 NST trong cặp thứ 20 Câu 14: Nguyên nhân dẫn đến bệnh Tơcnơ là A. Do có 3 NST X trong cặp NST giới tính. B. Có 3 NST trong cặp NST 21 . C. Có cặp NST giới tính là XO D. Có cặp NST giới tính YO Câu 15: Người ta nhận biết bệnh nhân bị bạch tạng ở đặc điểm: A. Tóc và mắt màu vàng. B. Tóc và da màu trắng, mắt màu hồng C. Tóc và mắt màu trắng. D. Tóc và da màu trắng, mắt màu xanh. Câu 16: Dấu hiệu nhận biết người bị tật khe hở môi hàm: A. Môi và hàm bị sứt thành khe lớn B. Bàn chân mất và dính ngón. C. Môi và hàm đua ra phía ngoài. D. Môi sứt và hàm không có răng. Câu 17: Nguyên nhân dẫn đến bệnh và tật di truyền là gì? A. Do quá trình trao đổi chất nội bào bị rối loạn. B. Do sự thay đổi của môi trường sống C. Do các tác nhân vật lí , hoá học tác động vào quá trình phân bào. D. Do rối loạn môi trường nội bào và quá trình phân bào dưới tác động của môi trường sống. Câu 18: Nguyên nhân dẫn đến bệnh di truyền A. Là do các đột biến trên NST và đột biến các gen trội gây nên. B. Do các tác nhân vật lí hoá học gây ra các đột biến gen và các đột biến NST C. Là do các tác nhân như: thuốc diệt cỏ, phân bón gây ra. D. Do bộ NST 2n đột biến thành 4n. Câu 19: Nguyên nhân của tật di truyền là? A. Tật di truyền do đột biến gen lặn B. Tật di truyền .do đột biến gen trội. C. Tật di truyền thường do đột biến gen trội và đột biến NST D. Do đột biến NST Câu 20: Các biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh và tật di truyền là: A. Sử dụng thuốc trừ sâu theo đúng quy trình và hợp lí. B. Phòng, chống ô nhiễm môi trường. C. Khi có bệnh , tật di truyền thì không nên sinh con. D. Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và một số chất độc hoá học khác theo đúng quy trình và hợp lí. Tích cực phòng, chống ô nhiễm môi trường. Câu 21: Thế nào là Di truyền học tư vấn? A. Là khoa học nghiên cứu phả hệ , xét nghiệm và chuẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh , tật di truyền ở người B. Là cung cấp những lời khuyên về một bệnh , tật di truyền nào đó. C. Là khoa học nghiên cứu và cung cấp những lời khuyên cho hôn nhân D. Là nghiên cứu khả năng di truyền một loại bệnh nào đó Câu 22: Chức năng của di truyền học tư vấn là gì: A. Chuẩn đoán , cung cấp thông tin và cho lời khuyên. B. Tìm hiểu khả năng mắc bệnh của con cháu về một số bệnh nào đó. C. Đưa ra những cơ sở khoa học để phòng tránh các bệnh di truyền. D. Chuẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền. Page 96
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 23: Tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao cao nhất ở những bà mẹ sinh con có độ tuổi là: A. Tuổi từ 18-30 B. Tuổi từ 40 trở lên C. Tuổi từ 30-34. D. Tuổi từ 35-39 Câu 24: Những người có quan hệ huyết thống trong vòng bao nhiêu đời thì không được lấy nhau? A. 4 đời B. 6 đời C. 5 đời D. 7 đời Câu 25: Độ tuổi nào tỉ lệ nam nữ là 1:1? A. 1-5 tuổi B. 5-14 tuổi C. 18-35 tuổi D. 35-45 tuổi Câu 26: Từ 80 tuổi trở lên số cụ ông hay số cụ bà nhiều hơn? A. Số cụ ông nhiều hơn B. Cứ 100 cụ bà thì có gần 40 cụ ông. C. Số cụ ông và cụ bà ngang nhau D. Cứ 100 cụ bà thì có 90 cụ ông. Câu 27: Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được lấy nhau? A. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt. B. Nếu lấy nhau sẽ bị dư luận và xã hội lên án . C. Nếu lấy nhau thì vi phạm Luật hôn nhân và gia đình. D. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt và vi phạm Luật hôn nhân và gia đình Câu 28: Tại sao quy định :”Hôn nhân một vợ một chồng” của luật hôn nhân và gia đình lại có cơ sở sinh học? A. Để tránh tăng dân số. B. Để đảm bảo bình đẳng giới tính. C. Vì trong độ tuổi kết hôn 18-35 tỉ lệ nam nữ là 1:1 D. Vì lí do đạo đức. Câu 29: Người con trai và người con gái mắc chứng câm điếc bẩm sinh kết hôn với nhau xác xuất con đầu lòng của họ bị bệnh là : A. 50% B. 25% C. 75% D. 100% Câu 30: Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường là: A. Ô nhiễm môi trường làm cho kiểu hình bị biến đổi. B. Làm môi trường sống khó khăn hơn ảnh hưởng tới sinh hoạt C. Các vụ thử bom nguyên tử đã gián tiếp gây các bệnh di truyền. D. Các chất đồng vị phóng xạ ,chất hoá học độc hại thâm nhập vào cơ thể , tích luỹ trong mô xương , mô máu, tuyến sinh dục… sẽ gây ung thư máu, các khối u và đột biến ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đáp án B Câu 2: Đáp án A Câu 3: Đáp án C Câu 4: Đáp án A
Nhận biết Nhận biết Nhận biết Thông hiểu Page 97
FF IC IA L O N Ơ H N
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
Câu 5: Đáp án B Thông hiểu Câu 6: Đáp án D Nhận biết Câu 7: Đáp án B Nhận biết Câu 8: Đáp án C Nhận biết Câu 9: Đáp án B Vận dụng Câu 10: Đáp án C Vận dụng Câu 11: Đáp án D Nhận biết Câu 12: Đáp án D Nhận biết Câu 13: Đáp án B Nhận biết Câu 14: Đáp án C Nhận biết Câu 15: Đáp án B Nhận biết Câu 16: Đáp án A Nhận biết Câu 17: Đáp án D Thông hiểu Câu 18: Đáp án B Thông hiểu Câu 19: Đáp án C Vận dụng Câu 20: Đáp án D Vận dụng Câu 21: Đáp án A Nhận biết Câu 22: Đáp án D Nhận biết Câu 23: Đáp án B Nhận biết Câu 24: Đáp án A Nhận biết Câu 25: Đáp án C Nhận biết Câu 26: Đáp án B Nhận biết Câu 27: Đáp án D Thông hiểu Câu 28: Đáp án C Thông hiểu Câu 29: Đáp án D Vận dụng Câu 30: Đáp án D Nhận biết.
Page 98
Chủ đề 6: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
FF IC IA L
1. Công nghệ tế bào 1.1. Khái niệm công nghệ tế bào - Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng phơơng pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. - Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn:
O
Hình 1: Các giai đoạn nhân giống vô tính ở thực vật
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
+ Tách tế bào từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trơờng dinh dưỡng để tạo mô sẹo + Dùng hooc môn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. 1.2. Ứng dụng công nghệ tế bào a) Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng. Quy trình nhân giống vô tính:
D
ẠY
Hình 2: Quy trình nuôi cấy mô ở cà rốt - Ưu điểm: + Tăng nhanh số lượng cây trồng. + Rút ngắn thời gian tạo cây con. + Bảo tồn 1 số nguồn gen thực vật quí hiếm - Thành tựu: Nhân giống ở cây khoai tây, mía, hoa phong lan, cây gỗ quí. b) Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây. - Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn tế bào xôma biến dị. - Ví dụ: + Chọn dòng tế bào chịu nóng và khô từ tế bào phôi của giống CR 203. + Nuôi cấy để tạo ra giống lúa mới cấp quốc gia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu hạn, chịu nóng tốt. Page 99
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
c) Nhân bản vô tính ở động vật. - Ý nghĩa: + Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. + Tạo cơ quan nội tạng của động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan. - Ví dụ: Nhân bản ở cừu, bò…
Hình 3: Nhân bản vô tính Cừu Đôly
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
2. Công nghệ gen: 2.1. Khái niệm công nghệ gen và kĩ thuật gen - Kĩ thuật gen: Là các thao tác tác động lên ADN để chuyển 1 đoạn ADN mang 1 hoặc 1 cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền.
Page 100
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Hình 4: Các khâu của kĩ thuật chuyển gen - Các khâu của kĩ thuật gen: + Tách ADN gồm tách ADN NST của tế bào cho và ADN làm thể truyền từ vi khuẩn, vi rút + Tạo ADN tái tổ hợp (ADN lai) nhờ emzim + Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận - Công nghệ gen: là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng kĩ thuật gen. 2.2. Ứng dụng của công nghệ gen a) Tạo ra các chủng vi sinh vật mới. - Các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết (aa, prôtêin, kháng sinh) với số lượng lớn và giá thành rẻ. - Ví dụ: Dùng E.coli và nấm men cấy gen mã hoá sản ra kháng sinh và hoocmon Insulin. b) Tạo giống cây trồng phổ biến đổi gen. - Tạo giống cây trồng biến đổi gen là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý vào cây trồng. - Ví dụ: Cây lúa được chuyển gen quy định tổng hợp ò- Caroten ( tiền vitamin A) vào tế bào cây lúa tạo ra giống lúa giàu Vitamin A. - Ở Việt Nam: Chuyển gen kháng sâu kháng bệnh, tổng hợp Vitamin A, gen chín sớm vào cây lúa, ngô, khoai tây, đu đủ. c) Tạo giống động vật biến đổi gen. - Trên thế giới: Đã chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn giúp hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn. - Ở Việt Nam: Chuyển gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng của người vào cá trạch. 3. Thoái hóa giống do tự thụ phấn và giao phối gần 3.1. Hiện tượng thoái hóa giống a) Thoái hóa giống do tự thụ phấn bắt buộc - ở cây giao phấn, khi cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ ở các đời con cháu xuất hiện các biểu hiện sức sống kém dần, sinh trưởng, phát triển chậm và một số đặc điểm có hại khác gọi là hiện tượng thoái hóa. - Việc tự thụ phấn bắt buộc nhằm tạo nên dòng thuần để sử dụng trong các phương pháp lai phục vụ chọn giống.
D
Hình 5: Hiện tượng thoái hóa giống khi cho ngô tự thụ phấn qua nhiều thế hệ b) Thoái hóa giống do giao phối gần ở động vật - Giao phối gần là hiện tượng con cái sinh ra của cùng một cặp bố mẹ giao phối với nhau hoặc giao phối giữa bố mẹ và con cái của chúng. - Giao phối gần gây hiện tượng thoái hóa giống: sinh trưởng, phát triển chậm, giảm sức đẻ, quái thai, dị dạng bẩm sinh,… 3.2. Nguyên nhân của sự thoái hóa
Page 101
FF IC IA L
Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần, tỷ lệ dị hợp tử (có ưu thế lai) giảm dần, tỷ lệ đồng hợp tử tăng dần, trong đó các tính trạng xấu có cơ hội biểu hiện ở trạng thái đồng hợp tử lặn gây ra hiện tượng thoái hóa giống.
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
Hình 6: Qua các thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ Aa (ưu thế lai) giảm dần 3.3. Vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống - Tạo dòng thuần. - Củng cố một số tính trạng mong muốn - Phát hiện và loại bỏ các gen xấu ra khỏi quần thể. 4. Ưu thế lai 4.1. Hiện tương ưu thế lai - Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 biểu hiện sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, cho năng suất cao hơn trung bệnh giữa bố và mẹ. - VD: Cà chua hồng VN x cà chua Ba Lan; gà Đông Cảo x gà Ri; Vịt x ngan,…
D
Hình 7: Hiện tượng ưu thế lai ở cà chua 4.2. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai - Khi lai giữa hai dòng thuần thì ưu thế lai biểu hiện rõ nhất. Khi đó F1 có 100% kiểu gen dị hợp Aa. => Kiểu gen dị hợp có những đặc điểm vượt trội (ưu thế lai) so với các kiểu gen đồng hợp (AA; aa). - Ưu thế lai biểu hiện tốt nhất ở F1 (Có sự đồng đều cao về năng suất và chất lượng) sau đó giảm dần qua các thế hệ vì tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể cao nhất ở F1, các thế hệ sau tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần nên ưu thế lai cũng giảm dần Page 102
FF IC IA L O
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
Hình 8: Các kiểu gen dị hợp tự thụ phấn sẽ phân li kiểu hình ở thế hệ F2 - Muốn duy trì ưu thế lai ở F1 người ta sử dụng phương pháp sinh sản vô tính. 4.3. Các biện pháp tạo ưu thế lai a. Cây trồng: - Lai khác dòng: tạo hai dòng thuần rồi cho lai với nhau. - Thành tựu: + Ngô: F1 có năng suất tăng 25 - 30% + Lúa: F1 có năng suất tăng 20 - 40% - Lai khác thứ: Vừa tạo ưu thế lai vừa tạo giống mới.
Hình 9: Hiện tượng ưu thế lai ở ngô b. Vật nuôi: - Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp bố mẹ thuần chủng thuộc hai dòng khác nhau rồi dựng F1 làm sản phẩm. Page 103
O
FF IC IA L
- Thành tựu: Lợn: ỉ Móng Cái x Đại bạch;
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
Hình 10: Phép lai Ỉ Móng Cái với Đại Bạch tạo giống F1 ưu thế lai 4.4. Biện pháp duy trì và củng cố ưu thế lai: • Ở TV: sử dụng sinh sản sinh dưỡng thay thế cho sinh sản hữu tính • Ở ĐV: cho lai luôn phiên giữa cá thể con lai với thế hệ cha mẹ ban đầu 5. Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống 5.1. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí Tác nhân Tiến hành Kết quả Ứng dụng - Chiếu tia, các tia - Chiếu xạ vào hạt nảy 1.Tia phóng - Gây đột biến gen. xuyên qua màng, mô ( xạ … - Chấn thương gây ĐB ở mầm, đỉnh sinh trởng. xuyên sâu) NST - Mô thực vật nuôi cây. - Tác động lên ADN - Chiếu tia, các tia 2.Tia tử - Gây ĐB gen - Xử lí VSV bào tử và xuyên qua màng ngoại ( hạt phấn. xuyên nông) 3.Sốc nhiệt - Tăng giảm nhiệt độ - Mất cơ chế tự bảo vệ sự - Gây hiện tượng đa bội môi trờng đột ngột cân bằng. ở 1 số cây trồng ( đặc - Tổn thương thoi phân biệt là họ cà) bào rối loạn phân bào. - Đột biến số lợng NST. 5.2. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học. - Hóa chất: EMS, NMU, NEU, Cônrixin. - Phương pháp: Ngâm hạt khô, hạt nảy mầm vào dung dịch hóa chất, tiêm dung dịch vào bầu nhụy, tẩm dung dịch vào bầu nhụy… + Dung dịch hóa chất tác động lên phân tử AND làm thay thế cặp nuclêic, mất cặp nuclêic, hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc. 5.3. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống. a) Trong chọn giống vi sinh vật: ( phổ biến là gây ĐB và chọn lọc) - Chọn các cá thể ĐB tạo ra chất có hoạt tính cao. - Chọn thể ĐB sinh trưởng mạnh, để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn. b) Trong chọn giống cây trồng: - Chọn ĐB có lợi, nhân thành giống mới hoặc dùng làm bố mẹ để lai tạo giống. - Chú ý các đột biến: Kháng bệnh, khả năng chống chịu, rút ngắn thời gian sinh trưởng. c) Đối với vật nuôi: Page 104
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Chỉ sử dụng các nhóm ĐV bậc thấp. - Các ĐV bậc cao: Cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi xử lí bằng tác nhân lí hóa. 6. Các phương pháp chọn lọc fsdfsgs Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thể Cách - Chọn ra một nhóm cá thể phù hợp mục - Chọn lấy một số ít cá thể tốt nhất sau đó tiến tiêu chọn lọc nhân lên riêng rẽ theo từng dòng. hành - Ở cây trồng: hạt của các cây được thu - So sánh giữa các dòng và chọn dòng tốt hoạch chung, trộn lẫn với nhau để trồng - Có thể tiến hành một hay nhiều lần trong vụ sau rồi so sánh với năng suất giống ban đầu để đánh giá. - Ở vật nuôi: chọn những cá thể có kiểu hình đẹp, lớn nhanh, đẻ tốt để nhân giống. - Tùy thuộc vật liệu khởi đầu, yêu cầu chọn lọc để tiến hành chọn lọc một hay nhiều lần. Ứng - Dễ sử dụng với những tính trạng có hệ số - Áp dụng cho những tính trạng có hệ số dụng di truyền cao. di truyền thấp. - Đối với cây tự thụ phấn, chỉ cần chọn lọc - Có thể áp dụng một lần đối với các cây một lần là có hiệu quả còn cây giao phấn nhân giống vô tính hoặc tự thụ phấn. Còn hoặc động vật cần chọn lọc nhiều lần. cây giao phấn thì chọn lọc qua nhiều thế hệ. - Ở động vật sử dụng phương pháp kiểm tra đực giống qua đời sau. Ngày nay người ta còn bổ sung thêm phương pháp phân tích hóa sinh hoặc phân tích tế bào trên đực giống. Ưu điểm - Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên dễ áp - Kết hợp được sự đánh giá kiểu gen và dụng rộng rãi. kiểu hình nên nhanh chóng đạt hiệu quả. Nhược - Chỉ căn cứ trên kiểu hình, không xét kiểu - Đòi hỏi công phu, tốn kém nên khó áp điểm gen nên việc cũng cố và tích lũy các biến dụng rộng rãi. dị chậm đưa ra kết quả.
Hình 11: Sơ đồ chọn lọc hàng loạt Page 105
FF IC IA L
Hình 12: Đa bội hóa ở dâu tằm
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
Hình 12: Chọn lọc cá thể 7. Thành tựu chọn giống ở Việt Nam 7.1. Thành tựu chọn giống cây trồng a) Gây đột biến nhân tạo Gây đột biến nhân tạo theo 3 hướng: - Gây đột biến rồi chọn lọc cá thể ưu tú để tạo ra giống mới. - Phối hợp giữa lai hữu tính với xử lý đột biến. - Chọn giống bằng chọn dũng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma. b) Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có. - Tạo biến di tổ hợp: DT10 x OM80, chọn lọc và thu được giống DT17 - Chọn lọc cá thể: Cà chua P375, lúa CR203, đậu tương AK02 c) Tạo giống ưu thế lai và đa bội thể - Tạo ưu thế lai: Ngô lai: LVN10 chịu hạn, chống đổ, kháng bệnh tốt. - Tạo giống đa bội thể: Dâu tằm tam bội số 12: Lá dày, thịt lá nhiều sức sống cao, năng suất 29,7tấn/ha/năm.
7.2. Thành tựu chọn giống vật nuôi - Tạo giống mới: ĐB-I-81; BS-I-81; gà Rốt-ri; Plaimao-ri; Vịt bạch tuyết. - Cải tạo giống địa phương: Lai giống cái địa phương tốt nhất với đực ngoại tốt nhất qua 4 -5 thế hệ để tạo giống có tầm vóc gần giống với giống ngoại. - Tạo ưu thế lai: Lợn, bò F1 - Nuôi thích nghi giống nhập nội. - Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác chọn giống. Page 106
FF IC IA L O N
Ơ
Hình 13: Ưu thế lai F1 cho nhiều sữa và thích nghi với khí hậu VN
H
ÔN TẬP
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
Câu 1: Công nghệ tế bào là gì? Ứng dụng của công nghệ tế bào? Nêu những ưu điểm và thành tựu của nhân giống vô tính? Trả lời: Công nghệ tế bào là qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với kiểu gen của cơ thể gốc. Công nghệ tế bào gồm hai công đoạn thiết yếu: - Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng vô trùng để tạo mô non gọi là mô sẹo. - Dùng hoocmôn sinh trưởng với tỉ lệ thích hợp kích thích mô sẹo phân hóa phát triển thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Công nghệ tế bào được ứng dụng trong nhân giống vô tính hay nhân bản vô tính hoặc trong chọn dòng xôma biến dị để tạo ra giống cây trồng mới. Ưu điểm của nhân giống vô tính : - Tăng nhanh số lượng cây giống. - Rút ngắn thời gian tạo cây con. - Bảo tồn một số nguồn gen thực vật quí hiếm. Thành tựu: Nhân giống ở cây khoai tây , mía , hoa phong lan , cây goã quí. Câu 2: Người ta sử dụng kĩ thuật gen vào mục đích gì? Kĩ thuật gen gồm những khâu chủ yếu nào? Công nghệ gen là gì? Trả lời: 1. Kĩ thuật gen là tập hợp các phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển động thông tin di truyền từ một cá thể của một loài sang cá thể của loài khác. 2. Kĩ thuật gen gồm các khâu cơ bản: + Khâu 1: Tách ADN NST của tế bào và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ một tế bào khác. Page 107
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
+ Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp ( ADN lai) bằng cách cắt ADN của tế bào cho và phân tử ADN làm thể truyền ở vị trí xác định nhờ enzim cắt chuyên biệt. Ghép ADN của tế bào cho vào ADN thể truyền nhờ enzim nối. + Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận và nghiên cứu sự biểu hiện của gen được chuyển. 3. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen. Câu 3: Kĩ thuật gen là gì? Trong sản xuất và đời sông, kĩ thuật gen được ứng dụng trong những lĩnh vực chủ yếu nào? Trả lời: 1. Kĩ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động cỉịnh hướng lên ADN cho phép chuyển thông tin di truyền từ một cá thể của một loài sang cá thể thuộc loài khác. Kĩ thuật gen gồm ba bước, ứng với ba phương pháp chính là: tách ADN từ cơ thể cho và tách ADN dùng làm thế’ truyến từ một tế bào khác; cắt nối đế’ tạo ADN tái tổ hợp, đưa ADN tái tổ hợp vào cơ thể nỉtộn và nghiên cứu sự biểu hiện cùa gen được chuvển 2. Trong sản xuất và đời sông, kĩ thuật gen được ứng dụng để chuyển gen; tạo ra các chủng vi sinh vật mới, các thực vật và động vật chuyển gen. Câu 4: Công nghê sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào? Cho biết vai trò của công nghệ sinh học và từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống. Tại sao công nghệ sinh học là hướng ưu tiên và phát triển trên thế giới và ở Việt Nam? Trả lời: 1. Công nghê sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra sản phẩm sinh học cần thiết cho con người. 2. Gồm 7 lĩnh vực: + Công nghệ lên men + Công nghệ tế bào +Công nghệ enzim + Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi + Công nghệ sinh học xử lí môi trường + Công nghệ gen + Công nghệ sinh học y - dược 3. Vai trò của công nghệ sinh học là tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người. + Kĩ thuật gen được ứng dụng để tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học với sô lượng lớn và giá thành rẻ. + Bằng kĩ thuật gen, người ta đã đưa nhiều gen quy định nhiều đặc điểm quý như nàng suất và hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh, kháng thuôc diệt cỏ dại và chịu được các điều kiện bất lợi, tăng thời hạn bảo quản, khó bị dập nát khi vận chuyển,... vào cây trồng. + Chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn giúp cho hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn, hàm lượng mỡ ít hcm lợn bình thường. + Đã chuyển gen xác định mùi sữa ở-người vào tế bào phôi bò cái làm cho sữa bò có mùi sữa người và dễ tiêu hóa dùng để nuôi trẻ em trong vòng 6 tháng tuổi. + Đã chuyển gen tổng hợp hooc-môn sinh trưởng và gen chịu lạnh từ cá Bắc cực vào cá hồi và cá chép. + Ở Việt Nam, đã chuyển gen tổng hợp hooc-môn sinh trưởng ở người vào cá chạch. 4. Công nghệ sinh học là hướng ưu tiên và phát triển trên thế giới và ở Việt Nam vì ngành này có hiệu quả kinh tế và xã hội cao. Câu 5: Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo những hướng nào? Tại sao người ta lại sử dụng ít phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi? Trả lời: 1. Các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật thường được sử dụng để sản xuất các chế phẩm sinh học, các chất có rõ hoạt tính cao như kháng sinh, vacxin.... Page 108
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
2. Gây đột biến trong chọn giống ít sử dụng với động vật vì cơ thể động vật dễ bị tác động bởi những tác động bất thường từ các tác nhân gây đột biến ( nhất là đối với động vật bậc cao). Do đó, có thể làm giảm sức sống hoặc gây chết. Câu 6:Tại sao các tia phóng xạ lại có khả năng gây đột biến? Người ta sử dụng tia phóng xạ để gây đột biến ở thực vật theo những cách nào? Tại sao tia tử ngoại thường được dùng để xử lí các đối tượng có kích thước bé? Trả lời: 1. Vì các tia phóng xạ khi xuyên qua các mô song chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến ADN trong tế bào gây ra đột biến gen hoặc làm chấn thương NST gây ra đột biến NST. 2. Để gây đột biến ở thực vật người ta sử dụng cách chiếu xạ với cường độ và liều lượng hợp lí vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của nhân, cảnh, hạt phấn, bầu nhụy. Gần đây người ta còn chiếu xạ vào mô thực vật nuôi cấy. 3. Vì tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu như tia phóng xạ. Câu 7: Sốc nhiệt là gì? Tại sao sốc nhiệt cũng có khả năng gây đột biến? Sốc nhiệt chủ yếu gây ra loại đột biến nào? Trả lời: 1. Sốc nhiệt là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột. 2. Sốc nhiệt làm cho cơ thể tự bảo vệ sự cân bằng cơ thể không kịp điều chỉnh nên gây chấn thương trong bộ máy di truyền. 3. Sốc nhiệt chủ yếu gây rối loạn sự phân bào dẫn đến đột biến số lượng NST. Câu 8: Tại sao khi thấm vào tế bào, một số hóa chất lại gây ra đột biến gen? Trên cơ sở nào mà người ta hy vọng có thể gây ra những đột biến gen theo ý muốn? Tại sao khi dùng cônsixin có thể gây ra các thể đa bội? Người ta đã dùng tác nhân hóa học nào để tạo ta các đột biến bằng các phương pháp nào? Trả lời: 1. Một số hóa chất khi thấm vào tế bào sẽ tác động trực tiếp đến ADN gây ra hiện tượng thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác, gây mất hoặc thêm cặp nucleotit. 2. Có những loại hóa chất chỉ tác động đến các nucleotit xác định điều này hứa hẹn sẽ đem đến những đột biến theo ý muốn. 3. Cônsixin cản trở sự hình thành của thoi phân bào làm cho NST không phân li. 4. Gây đột biến bằng các tác nhân hóa học bằng cách: ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm tại những thời điểm nhất định, tiêm hóa chất vào bầu nhụy, quấn bông có tẩm hóa chất vào các đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi. Đối với vật nuôi, có thể cho hóa chất tác động đến tinh hoàn hoặc buồng trứng. Câu 9: Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thề khi gây đột biến? Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lí và hóa học, người ta thường sử dụng các biện pháp nào? Hãy nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật. Trả lời: 1. Người ta phải chọn tác nhân cụ thế khi gây đột biến vì các tác nhân có tác dụng khác nhau tới cơ sờ vật chất của tính di truyền; tia phóng xạ có sức xuyên sâu, dễ gảy (lột biến gen và đột biến NST (số lượng và cấu trúc); tia tử ngoại có sức xuyên kém nên chỉ dùng để xử lí vật liệu có kích thước bé; có loại hóa chất có tác động chuyên biệt, đặc thù đôi với loại nuclêôtit nhất định của gen. 2. Người ta đã chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân và cành, hạt phân, bầu nhụy hoặc vào mô nuôi cấy. Khi xử lí đột biến bằng tác nhân hóa học, người ta ngâm hạt khó hoặc hạt nảy mầm ờ thời diếm nhất dinh vào dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp, tiêm dung dịch hóa chất vào bầu nhụy hoặc dùng que cuốn bông có tẩm hóa chát đặt vào đỉnh sinh trưởng của thân và cành. Đốì với dộng vật, có thể cho hóa chất tác động lẽn tinh hoàn hoặc buồng trứng. Page 109
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
3.Nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật. - Trong chọn giông vi sinh vật: đã tạo được chủng nấm pênixilin có hoạt tính cao hơn 200 lần dạng ban đầu; đã tạo được các thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn, chọn được các thé đột biến giảm sức sống không còn khá năng gây bệnh để tạo vacxin phòng bệnh cho người và gia súc. - Trong chọn giống cây trồng: đã tạo ra giống lúa Tám thơm đột biến khắc phục tình trạng khan hiếm gạo Tám thơm trong các tháng 6-11. Sử dụng các thể đa bội ờ dâu tầm, dương liễu, dưa hấu,... để tạo ra các giống cây trồng đa bội có năng suất cao, phẩm châ't tốt. - Trong chọn giống vật nuôi: sử dụng đột biến nhàn tạo ở động vật bậc thấp. Câu 10: Hiện tượng thoái hóa tự do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào? Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa? Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết , tỉ lệ đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào? Trả lời: 1. Thoái hóa giống biểu hiện như sau: các cá thể của các thế hệ tiếp có sức sống kém dần ở các dấu hiện biểu hiện như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết,... 2. Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa giống vì thể đồng hợp tăng, chúng làm xuất hiện các tổ hợp gen đồng hợp tử lặn gây hại cho cơ thể sinh vật. 3. Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết , tỉ lệ đồng hợp tử sẽ tăng lên trong khi tỉ lệ dị hợp tử lại giảm xuống. Câu 11: Giao phối gần là gì? Gây ra những hậu quả nào ở động vật? Trả lời: 1. Giao phối gần (giao phối cận huyết) là giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. 2. Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau như: sinh trưởng, phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non. Câu 12: Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ. Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp này nhằm mục đích gì? Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa giống nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống? Trả lời: 1. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật dẫn đến thoái hóa là do các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp. Vi dụ: Ở gà thả nuôi trong vườn cũa hộ gia đình ở thôn quê do giao phối gần nên chỉ sau 1 -> 2 năm thì chúng bị toi. 2. Phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phôi gần có tác dụng cùng cố’ và giữ tính ổn định của một sô' tính trạng mong muôn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể. 3. Trong chọn giống người ta dùng phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần chủng, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng hoặc phát hiện các gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể. Câu 13: Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thế lai ở thực vật và động vật? Trả lời: 1. Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ. Page 110
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
2. Ví dụ: Con lai giữa cà chua hồng Việt Nam và cà chua Ba Lan; Gà Đông Tảo và gà Ri Câu 14: Tại sao khi lai hai dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất? Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. Trả lời: 1. Khi lai hai dòng thuần chủng, ưu thê lai biểu hiện rõ nhất vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp. 2. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ vì có hiện tượng phân li tạo ra các cặp gen đồng hợp, vì vậy số gen dị hợp giảm đi. Câu 15: Ưu thể lai là gì? Cho biết cở sở di truyền cùa hiện tượng trên. Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì? Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào được dùng phổ biến nhất. Tại sao? Trả lời: 1. Hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bô mẹ được gọi là ưu thế lai. 2. Người ta không dùng con lai F1, làm giống vì nếu làm giống thì ở đời sau, qua pháu li, sẽ xuất hiện các kiểu gen dồng hợp về các gen lận có hại, ưu thế lai giảm. 3. Muốn duy tri ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (băng giảm, chiết, ghép,...) 4. Trong chọn giống cây trồng, người ta thường đùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thế tài. Phương pháp lai khác dòng được sử dụng phổ biến hơn. Câu 16: Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống? Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ. Trả lời: 1. Phép lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống. 2. Không dùng con lai kinh tế để làm giống là vì : thế hệ tiếp theo có sự phân li dẫn đến sự gặp nhau của các gen lặn gây hại. 3. Ở nước ta hiện nay, phổ biên là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội. Ví dụ: Con cái là ỉ Móng cái × con đực thuộc giống lợn Đại Bạch. Câu 17: Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần được tiến hành như thế nào, có ưu nhược điểm gì và thích hợp với loại đối tượng nào? Trả lời: 1. Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần tiến hành như sau: + Năm thứ nhất (năm I) người ta gieo trồng giống ban đầu để chọn lọc các cây ưu tú, phù hợp với mục đích chọn lọc. Hạt của các cây ưu tú được thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau (năm II). + Ở năm II. so sánh giông tạo ra băng chọn lọc hàng loạt, được gọi là “giống chọn hàng loạt” với giống ban đầu và giống đôi chứng (giông tốt đang được sử dụng đại trà trong sản xuất). + Qua đánh giá so sánh, nếu giống chọn hàng loạt đã đạt yêu cầu đặt ra, hơn hẳn giông ban đầu thì không cần chọn lần 2. + Nếu giống mang chọn lọc thoái hóa nghiêm trọng, không đồng nhất về chiều cao và khả năng sinh trường,... thì tiếp tục chọn lọc lần 2, cho đến khi nào vượt được giông ban đầu. 2. Ưu nhược điểm: + Chọn lọc hàng loạt có Ưu điểm là đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, cỏ thể áp dụng rộng rãi. + Hình thức chọn lọc hàng loạt có nhược điểm là chỉ dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến phát sinh do vi khí hậu và địa hình. Câu 18: Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành thế như nào? Có ưu, nhược điềm gì so với phương pháp chọn lọc hàng loạt và thích hợp với đối tượng nào? Trả lời: Page 111
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như sau: + Ở năm I, trên ruộng chọn giống khởi đầu, người ta chọn ra những cá thể tốt nhất. Hạt của mỗi cây được gieo riêng từng dòng để so sánh (năm II) + Ở năm II, người ta so sánh các dòng với nhau, so với giống gốc và giống đôi chứng để chọn dòng tốt nhất, đáp ứng mục tiêu đạt ra. Trường hợp còn chưa đạt yêu cầu thì tiến hành chọn lọc cá thể lần 2. Chọn lọc cá thể phối hợp được chọn lọc dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen. Chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn. Câu 19: Chọn lọc hàng loạt một lần hoặc hai lần giống khác nhau như thế nào? Có hai giống lúa thuần chủng tạo ra đã lâu :giống lúa A bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng, giống lúa B có sai khác rõ rệt giữa các cá thể về hai tính trạng nói trên. Em sử dụng phương pháp và hình thức chọn lọc nào để khôi phục lại 2 đặc điểm tốt ban đầu của hai giống nói trên ? Cách tiến hành trên từng giống như thế nào? Trả lời: 1. Chọn lọc hàng loạt một lần bắt đầu ở năm 1, tên đối tượng ban đầu. Chọn lọc hàng loạt lần hai bắt đầu ở năm 2, tên đối tượng đã qua chọn lọc ở năm 1. Về biện pháp tiến hành thì chọn lọc 1 lần và 2 lần đều giống nhau. 2. Chọn lọc hàng loạt một lần thích hợp với giống lứa A, còn chọn lọc hàng loạt hai lần hoặc nhiều lần thích hợp với giống lúa B Câu 20: Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp nào được xem là cơ bản? Cho ví dụ minh họa kết quả của mỗi phương pháp đó. Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào? Tại sao? Cho ví dụ. Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng hoặc vật nuôi ở Việt Nam là ở lĩnh vực nào? Trả lời: 1. Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng các phương pháp lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp, đột biến thực nghiệm, tạo giống đa bội thể, tạo giống ưu thế lai F1, kết hợp với các phương pháp chọn lọc. 2. Phương pháp lai hữu tính vẫn được coi là phương pháp cơ bản. 3. Trong chọn giống vật nuôi, lai giống là phương pháp chủ yếu vì nó tạo nguồn biến dị tổ hợp cho tạo, chọn giống mới, cải tạo giống có năng suất thấp và tạo ưu thế lai. 4. Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giông cây trồng hoặc vật nuôi ở nước ta là lĩnh vực chọn giống lúa, ngô, còn trong chọn giống vật nuôi là chọn giống ưu thế lai ở lợn và gà. TRẮC NGHIỆM
D
ẠY
Câu 1: Công nghệ tế bào là A. ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra các mô cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. B. công nghệ chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác. C. công nghệ chuyên nghiên cứu và xử lí các quá trình xảy ra trong tế bào. D. ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra các mô cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Là công nghệ chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác. Câu 2: Những ứng dụng của công nghệ tế bào là A. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng. B. Nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng. C. Nhân bản vô tính ở động vật. D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng. Nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng. Nhân bản vô tính ở động vật Câu 3: Trong nuôi cấy mô để có được mô non hoặc cơ thể hoàn chỉnh không Page 112
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. Tách tế bào, nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô non (mô sẹo). B. Sử dụng hoomon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh. C. Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường tối ưu cho phát triển thành cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh. D. Gây đột biến bằng các tác nhân phóng xạ. Câu 4: Nhận xét nào sau đây không là ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm? A. Là phương pháp có hiệu quả để tăng nhanh số lượng cá thể phục vụ cho sản suất. B. Phương pháp nhân giống vô tính giúp cho bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm. C. Ở Việt Nam, đã có quy trình nhân giống trong ống nghiệm đối với khoai tây, mía, dừa ... và bước đầu đạt kết quả nhân giống cây rừng (lát hoa, bạch đàn....). D. Tạo ra giống mới. Câu 5: Ở Việt Nam đã nhân bản vô tính thành công đối với động vật nào? A. Bò. B. Gà. C. Cá trạch. D. Cừu. Câu 6: Kĩ thuật gen là A. Tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của một loài sang cá thể của loài khác. B. Tập hợp những nghiên cứu về gen (sự tự nhân đôi, phân chia tổ hợp và đột biến....) để hiểu rõ cấu tạo và chức năng của gen. C. Công nghệ tác động vào gen để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt. D. Tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ cá thể này sang cá thể khác. Câu 7: Kĩ thuật gen không có khâu nào? A. Tách ADN, NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut. B. Tạo ADN lai bằng cách cắt ADN của tế bào cho, ADN làm thể truyền ở vị trí xác định, ngay sau đó ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN thể truyền. C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhân. D. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. Câu 8: Ứng dụng nào không phải của công nghệ gen? A. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới. B. Tạo giống cây trồng biến đổi gen. C. Tạo giống vật nuôi và cây trồng đa bội hoá. D. Tạo giống vật nuôi biến đổi gen. Câu 9: Thể truyền thường dung là cấu trúc mang ADN dạng vòng nằm ở A. Nhân tế bào nhân thực. B. Trong NST. C. Vùng nhân của E.coli và nấm men. D. Tế bào chất của E.coli và nấm men. Câu 10: Trong ứng dụng di truyền học người ta tách ADN của tế bào cho rồi chuyển sang tế bào nhận nhờ thể truyền là ngành kĩ thuật về A. Công nghệ tế bào. B. Công nghệ gen. C. Công nghệ sinh học D. Công nghệ nhân giống vô tính Câu 11: Công nghệ sinh học là một ngành công nghệ Page 113
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người . B. nghiên cứu và vận dụng những kỹ nghệ về tế bào trong sản xuất. C. vận dụng cơ chế của các quá trình sống trong chăn nuôi và trồng trọt. D. nghiên cứu và vận dụng những kỹ nghệ về tế bào trong sản xuất. Câu 12: Công nghệ sinh học hiện đại gồm những lĩnh vực nào? 1) Công nghệ tế bào thực vật và động vật. 2) Công nghệ chuyển nhân và phôi. 3) Công nghệ lắp ghép và thay thế nội tạng ở động vật. 4) Công nghệ xử lí môi trường. 5) Công nghệ enzim, pôtêin để sản xuất axit amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, chế tạo các chất cảm ứng sinh học và thuốc phát hiện chất độc. 6) Công nghệ gen (công nghệ cao) quyết định sự thành công của cách mạng sinh học. 7) Công nghệ làm giấm và làm tương. 8) Công nghệ lên men để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi ,trồng trọt và bảo quản. A. 1, 3, 4, 5, 6, 7. B. 1, 2, 4, 5, 6, 8. C. 2, 3, 4, 5, 6, 8. D. 3, 4, 5, 6, 7, 8. Câu 13: Thể truyền có khả năng A. Ghép ADN của mình vào ADN của thể nhận. B. Tự ghép ADN của thể cho vào ADN của mình. C. Mang ADN tái tổ hợp vào trong tế bào vi khuẩn. D. Tự ghép ADN của thể cho vào ADN của mình và ghép ADN của mình vào ADN của thể nhận. Câu 14: Người ta thường dùng vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận, vì A. Vi khuẩn E.coli có nhiều trong môi trường. B. Vi khuẩn E.coli sinh sản nhanh. C. Vi khuẩn Ecoli dễ nuôi cấy. D. Vi khuẩn Ecoli không gây hại cho sinh vật. Câu 15: Kĩ thuật cấy gen mã insulin của người vào E.coli nhằm A. Tạo ra số lượng lớn tế bào cho. B. Tạo ra số lượng lớn thể truyền. C. Tạo ra số lượng lớn prôtêin do đoạn gen của tế bào cho mã hoá. D. Làm cho vi khuẩn E.coli sinh sản nhanh hơn. Câu 16: Người ta đã ứng dụng kĩ thuật di truyền vào lĩnh vực A. Sản xuất các sản phẩm sinh học. B. Tạo giống cây trồng biến đổi gen. C. Tạo giống vật nuôi biến đổi gen. D. Sản xuất các sản phẩm sinh học,tạo giống cây trồng biến đổi gen, tạo giống vật nuôi biến đổi gen. Câu 17: ADN của thể truyền khác ADN của NST ở A. Hình dạng. B. Cấu trúc. C. Số lượng. D. Hình dạng, cấu trúc, số lượng. Câu 18: Tại sao công nghệ sinh học đang được ưu tiên phát triển? A. Vì giá trị sản lượng của một số sản phẩm công nghệ sinh học đang có vị trí cao trên thị trường thế giới. B. Vì công nghệ sinh học dễ thực hiện hơn các công nghệ khác. Page 114
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
C. Vì thực hiện công nghệ sinh học luôn luôn giữ được môi trường trong sạch. D. Vì công nghệ sinh học là ngành khoa học kỹ thuật mới. Câu 19: Biện pháp nào không phải ứng dụng của công nghệ gen? A. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới. B. Tạo giống cây trồng biến đổi gen. C. Tạo giống vật nuôi biến đổi gen. D. Tạo giống cây trồng và giống vật nuôi đa bội hoá. Câu 20: Chọn từ phù hợp trong số những từ cho sẵn để điền vào chỗ trống trong câu :”Công nghệ tế bào được ... trong vi nhân giống hay nhân bản vô tính hoặc trong chọn dòng tế bào xôma biến dị để tạo ra gống cây trồng mới “. A. Áp dụng. B. Ứng dụng. C. Thực hiện. D. Vận dụng. Câu 21: Gây đột biến bằng tác nhân vật lí không có tác nhân nào? A. Các tia phóng xạ. B. Tia tử ngoại. C. Ánh sáng có bước sóng dài. D. Sốc nhiệt. Câu 22: Tại sao các tia phóng xạ có khả năng gây đột biến? A. Khi xuyên qua mô, các tia phóng xạ tác động lên ADN gây đột biến gen và đột biến NST. B. Khi vào tế bào, các tia phóng xạ tác động vào tế bào chất gây đột biến trong tế bào. C. Các tia phóng xạ tác động vào cơ thể làm biến đổi hình thái. D. Khi xuyên qua mô, các tia phóng xạ tác động lên ADN gây đột biến gen và đột biến NST.Khi vào tế bào, các tia phóng xạ tác động vào tế bào chất gây đột biến trong tế bào. Câu 23: Thế nào là sốc nhiệt? A. Sốc nhiệt là hiện tượng đi ngoài trời nắng gắt, nhiệt độ cao, người bị hoa mắt , toát mồ hôi và mệt. B. Là khi nhiệt độ tăng giảm đột ngột và cơ thể không kịp điều hoà, gây chấn thương trong bộ máy di truyền, gây rối loạn phân bào. C. Sốc nhiệt là khi nhiệt độ tăng giảm đột ngột, những người bị bệnh tim thường bị ngất. D. Là khi nhiệt độ tăng giảm đột ngột và cơ thể không kịp điều hoà, gây chấn thương trong bộ máy di truyền, gây rối loạn phân bào, những người bị bệnh tim thường bị ngất Câu 24: Khoanh tròn vào đáp án sai: A. Hiện nay đã có những hoá chất gây đột biến với hiệu quả cao (như EMS, NMU, NEU..........). B. Trong tương lai có thể chủ động gây ra đột biến mong muốn, khi sử dụng hoá chất nhất định để làm biến đổi các nuclêôtit xác định. C. Để gây đột biến ở vật nuôi, có thể cho hoá chất tác động vào các tế bào tim, não.......... D. Khi thấm vào mô đang phân bào, côxisin cản trở sự hình thành thoi vô sắc, làm cho NST không phân li tạo ra thể đa bội. Câu 25: Chọn cụm từ thích hợp trong số những cụm từ cho sẵn để điền vào chỗ trống trong câu :”Người ta dùng dung dịch cônsixin để tạo ... ... bằng cách thấm vào các mô đang phân bào, cônsixin cản trở sự hình thành thoi phân bào, làm cho NST không phân li”. A. Thể đa bội . B. Thể lưỡng bội. C. Thể tam nhiễm. D. Thể khuyết nhiễm. Câu 26: Cônsixin được sử dụng để gây đột biến nhân tạo, vì A. Có khả năng làm mất đi hoặc thêm một nuclêôtit. B. Có khả năng làm mất đi một đoạn NST. Page 115
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
C. Có khả năng kìm hãm sự hình thành thoi phân bào làm cho các cặp NST không phân li được trong quá trình phân bào. D. Có khả năng kích thích và ion hoá các nguyên tử của phân tử ADN. Câu 27: Người ta thường không gây đột biến nhân tạo ở động vật bậc cao, vì A. Sức chịu đựng của chúng thường kém hơn các sinh vật khác. B. Chúng phản ứng rất nhạy với các tác nhân lí hoá, dễ gây chết . C. Không tạo ra năng suất cao. D. Sức chịu đựng của chúng thường tốt hơn các sinh vật khác. Câu 28: Trong chọn giống thực vật, việc chiếu xạ để gây đột biến nhân tạo thường không được thực hiện ở A. Hạt khô, hạt nảy mầm. B. Hạt phấn, bầu nhuỵ. C. Đỉnh sinh trưởng. D. Rễ. Câu 29: Các tia phóng xạ có thể gây đột biến khi A. Đủ cường độ và liều lượng với thời gian thích hợp. B. Cường độ, liều lượng thấp nhưng chiếu trong thời gian dài. C. Cường độ, liều lượng cao trong thời gian ngắn. D. Cường độ cao, liều lượng thấp trong thời gian ngắn. Câu 30: Đối với thỏ, người ta có thể sử dụng phương pháp gây đột biến là A. Cho hoá chất NMU tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng. B. Tiêm dung dịch hoá chất NMU vào bắp đùi. C. Xông hoá chất MNU qua đường hô hấp. D. Cho thỏ tắm trong dung dịch hoá chất NMU. Câu 31: Giao phối gần là A. sự giao phối giữa các con sinh ra từ cùng một cặp bố mẹ hoặc con cái giao phối với bố mẹ của chúng. B. hiện tượng các con vật trong cùng một vùng sống giao phối với nhau. C. hiện tượng các con vật có quan hệ họ hàng giao phối với nhau. D. hiện tượng các con vật trong cùng một loài giao phối với nhau. Câu 32: Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần qua nhiêu thế hệ sẽ gây ra hiện tượng thoái hoá giống vì A. Các cặp gen dị hợp dần dần đi vào trạng thái đồng hợp. B. Qua nhiều thế hệ tỉ lệ đồng hợp càng giảm và tỉ lệ dị hợp tăng, làm cho giống bị thoái hoá. C. Tỉ lệ các cặp gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tăng ,trong các cặp đồng hợp, có những cặp đồng hợp lặn biểu hiện ra tính trạng xấu (Aa × Aa →1AA : 2Aa : 1aa). D. Tỉ lệ các cặp gen dị hợp tăng dần, tỉ lệ đồng hợp giảm ,trong các cặp đồng hợp, có những cặp đồng hợp lặn biểu hiện ra tính trạng xấu (Aa × Aa →1AA : 2Aa : 1aa). Câu 33: Mục đích của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần trong chọn giống A. Là củng cố một số đặc tính nào đó bằng cách tạo ra các dòng thuần. B. Đánh giá từng dòng thuần, loại bỏ gen xấu ra khỏi giống. C. Dùng các dòng thuần lai với nhau để tạo ra ưu thế lai. D. Là củng cố một số đặc tính nào đó bằng cách tạo ra các dòng thuần, đánh giá từng dòng thuần, loại bỏ gen xấu ra khỏi giống, dùng các dòng thuần lai với nhau để tạo ra ưu thế lai. Câu 34: Giao phối gần không dẫn tới A. Hiện tượng thoái hoá giống. B. Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm. C. Các gen lặn có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp. D. Ưu thế lai. Câu 35: Nguyên nhân nào dưới đây không phải của hiện tượng thoái hoá giống? A. Tự thụ phấn bắt buộc kéo dài ở thực vật. Page 116
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
B. Giao phối cận huyết ở động vật. C. Các gen lặn có hại biểu hiện ra kiểu hình. D. Lai giữa các cặp bố mẹ khác nhau về các cặp tính trạng tương phản. Câu 36: Trong một quần thể thực vật, ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen Aa = 100%. Quần thể trên tự thụ phấn thì thế hệ tiếp theo sẽ có tỉ lệ thành phần kiểu gen là A. 50% AA + 50% Aa. B. 25% AA + 50% Aa + 25% aa. C. 50% AA + 25% Aa + 25% aa. D. 25% AA + 25% Aa + 50% aa. Câu 37: Hiện tượng nào không phải là của thoái hoá giống A. Con cháu có sức sống kém dần, sinh trưởng và phát triển chậm. B. Thế hệ sau khả năng chống chịu kém, bộc lộ các tính trạng xấu, năng xuất giảm. C. Con cháu xuất hiện những quái thai dị hình, nhiêu cá thể bị chết. D. Con cháu có sức chống chịu tốt hơn, sinh trưởng mạnh hơn. Câu 38: Cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình “Cấm kết hôn trong vòng 4 đời “là A. Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình. B. Đột biến xuất hiện với tần số cao ở thế hệ sau. C. Thế hệ sau có những biểu hiện suy giảm trí tuệ. D. Thế hệ sau kém phát triển dần. Câu 39: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết không nhằm A. Củng cố một số đặc tính mong muốn nào đó. B. Tạo ra dòng thuần. C. Tạo nguyên liệu cho lai khác dòng. D. Tạo giống mới. Câu 40: Một số loài sinh vật không bị thoái hoá khi tự thụ phấn hay giao phối cận huyết vì A. Chúng mang các cặp gen dị hợp. B. Chúng mang các cặp gen đồng hợp. C. Chúng thích nghi với cách tự thụ phấn hay giao phối cận huyết. D. Chúng mang cả các cặp gen đồng hợp và dị hợp. Câu 41: Ưu thế lai là A. Cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ (sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt). B. Các tính trạng hình thái và năng suất ở cơ thể lai cũng biểu hiện cao hơn ở bố mẹ. C. Các tính trạng chất lượng cũng biểu hiện cao hơn hẳn bố mẹ. D. Cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ (sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt), các tính trạng hình thái và năng suất ở cơ thể lai cũng biểu hiện cao hơn ở bố mẹ. Câu 42: Phương pháp tạo ưu thế lai là A. Lai khác dòng, lai khác loài. B. Lai khác thứ. lai khác loài. C. Lai khác thế hệ. D. Lai khác dòng (dòng thuần chủng), lai khác thứ Câu 43: Nguyên nhân dẫn đến ưu thế lai là gì? A. Ở dạng thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện một số tính trạng xấu. B. Khi lai các bố mẹ thuần chủng với nhau, chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở con lai F1. C. Do lai khác dòng, nên các gen tương ứng tranh nhau thể hiện ra kiểu hình. D. Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1. Câu 44: Lai kinh tế là gì? A. Là phép lai cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai giống có phẩm chất khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm. B. Là phép lai giữa hai cá thể thuộc dòng thuần với cơ thể dị hợp. Page 117
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
C. Là phép lai giữa hai dòng đã bị thoái hoá để khôi phục các tính trạng tốt vốn có. D. Là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm. Câu 45: Để tạo ưu thế lai người ta không dùng phương pháp lai A. Lai khác dòng (dòng thuần chủng). B. Lai khác thứ. C. Lai kinh tế. D. Lai gần. Câu 46: Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi người ta dùng phương pháp lai A. Lai khác dòng (dòng thuần chủng). B. Lai khác thứ. C. Lai kinh tế. D. Lai phân tích. Câu 47: Con lai F1 trong phép lai kinh tế để A. Dùng làm giống. B. Dùng làm sản phẩm. C. Tạo loài mới. D. Dùng để lấy thịt. Câu 48: Khi lai hai cơ thể bố mẹ có kiểu gen như sau: AAbbCC × aaBBcc cho thế hệ con có kiểu gen A. AABBCC. B. AaBbcc. C. AaBbCc. D. aaBbCc. Câu 49: Muốn duy trì ưu thế lai cần A. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng thế hệ lai F1. B. Dùng phương pháp nhân giống vô tính , vi nhân giống. C. Nuôi trồng cách li các cá thể F1. D. Sinh sản hữu tính. Câu 50: Ở thực vật, để duy trì ưu thế lai, người ta không sử dụng phương pháp A. Cho tự thụ phấn kéo dài. B. Cho sinh sản sinh dưỡng. C. Nhân giống vô tính. D. Vi nhân giống. Câu 51: Trong chọn giống thực vật, phương pháp chọn lọc cá thể thích hợp với loại đối tượng A. Cây được gây đột biến. B. Cây tự thụ phấn . C. Cây giao phấn. D. Cây nuôi cấy tế bào. Câu 52: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp nào có hiệu quả nhất? A. Chọn lọc hàng loạt một lần. B. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần. C. Chọn lọc cá thể, kiểm tra được giống qua đời con. D. Chọn lọc hàng loạt một lần, chọn lọc hàng loạt nhiều lần. Câu 53: Khoanh tròn vào đáp án sai trong các câu sau? A. Chọn lọc cá thể vừa chọn lọc được kiểu hình vừa kiểm tra được kiểu gen, nhưng phải công phu và chặt chẽ. B. Phương pháp chọn lọc hàng loạt cũng được áp dụng trên vật nuôi và đã tạo ra những giống có năng suất cao (thịt trứng sữa.....). C. Chọn lọc hàng loạt nhanh cho kết quả ổn định cả về kiểu gen và kiểu hình. Page 118
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
D. Chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn và những cây có thể nhân giống vô tính bằng mắt ghép cành. Câu 54: Chọn lọc hàng loạt là A. Gieo hạt của từng cây được chọn thành từng giòng riêng để so sánh. B. Chọn và so sánh các dòng với nhau . C. Dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống. D. Chọn lọc lấy những cá thể tốt nhất dựa trên kiểu gen. Câu 55: Trong chọn lọc hàng loạt một lần ở cây trồng, hạt của cây được chọn sẽ được sử dụng A. Gieo trồng riêng rẽ thành các dòng khác nhau. B. Trộn lẫn với nhau để trồng trong vụ sau . C. Cho tự thụ phấn một cách chặt chẽ . D. Nhân lên thành các dòng rồi cho chúng giao phấn với nhau. Câu 56: Chọn lọc cá thể được áp dụng cho A. Cây nhân giống vô tính. B. Cây tự thụ phấn. C. Cây giao phấn. D. Cây nhân giống vô tính và cây tự thụ phấn. Câu 57: Điều nào sau đây không đúng đối với chọn lọc hàng loạt? A. Với cây tự thụ phấn, chọn lọc hàng loạt một lần. B. Với cây giao phấn, chọn lọc hàng loạt nhiều lần. C. Chỉ áp dụng với cây có hệ số di truyền thấp. D. Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém. Câu 58: Đặc điểm nào không phải của khoa học chọn gống hiện đại? A. Chủ động tạo nguồn biến dị. B. Hoàn thiện các phương pháp chọn lọc. C. Sử dụng kĩ thuật di truyền. D. Sử dụng cơ thể lai để làm giống. Câu 59: Chọn giống động vật thường tiến hành A. Gây đột biến rồi chọn lọc. B. Những thể đột biến có lợi được chọn lọc trực tiếp nhân thành giống mới. C. Lai giống rồi chọn lọc. D. Chọn lọc hàng loạt. Câu 60: Để cải tạo giống heo Thuộc Nhiêu Định Tường(thuần chủng lặn), người ta cho lai với con đực giống Đại Bạch(thuần chủng trội) về tính trạng tỉ lệ nạc cao. Nếu lấy hệ gen của con đực Đại Bạch làm tiêu chuẩn thì ở thế hệ F2 tỉ lệ gen của Đại Bạch trong quần thể là A. 3/4. B. 1/2. C. 1/4. D. 2/3. Câu 61: Phương pháp gây đột biến nhân tạo nào sau đây không sử dụng trong chọn giống cây trồng? A. Gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc cá thể để tạo giống mới. B. Phối hợp lai hữu tính và xử lí đột biến. C. Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma. D. Cho thụ phấn giữ hai loài khác nhau rồi gây đột biến. Câu 62: Trong chọn giống cây trồng, người ta dụng những phương pháp chủ yếu là A. Gây đột biến nhân tạo tạo giống ưu thế lai. B. Gây đột biến nhân tạo, lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống đã có. C. Gây đột biến nhân tạo, tạo giống ưu thế lai và giống đa bội thể. Page 119
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
D. Gây đột biến nhân tạo,lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống đã có, tạo giống ưu thế lai và giống đa bội thể. Câu 63: Thành tựu nổi bật trong chọn giống vật nuôi là gì? 1) Tạo giống mới. 2) Cải tạo giống địa phương. 3) Tạo giống ưu thế lai. 4) Tạo giống đa bội thể. 5) Nuôi thích nghi giống nhập nội. 6) Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống. 7) Ứng dụng công nghệ vi sinh học trong công tác giống. A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 3, 4, 5, 6, 7. C. 1, 2, 3, 5, 6. D. 2, 3, 4, 6, 7. Câu 64: Chọn câu sai trong các câu sau : A. Bằng phương pháp chọn lọc cá thể đối với các thể đột biến ưu tú, người ta đã tạo ra giống lúa có tiềm năng năng suất cao (DT10, TK106...). B. Giống đậu tương DT55 (năm 2000) được tạo ra bằng sử lí đột biến giống đậu tương DT74 có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu rét tốt, hạt to... C. Giống lạc V79 được tạo ra bằng chiếu xạ tia X vào hạt giống lạc bạch xa : sinh trưởng khoẻ, hạt to trung bình, đều, vỏ dễ bóc.... D. Giống cà chua hồng lan được tạo ra từ thể đột biến nhân tạo từ giống cà chua Ba Lan trắng. Câu 65: Thành tựu nào trong chọn giống cây trồng không có ở Việt Nam là A. Giống lúa. B. Giống ngô. C. Giống đậu tương. D. Giống củ cải đường tam bội. Câu 66: Giống dâu số 12 (tạo ra từ giống dâu Bắc Ninh) là giống dâu A. Tam bội (3n). B. Tứ bội (4n). C. Lưỡng bội (2n). D. Thập nhị bội (12n). Câu 67: Giống táo đào vàng (năm 1998) có nguồn gốc từ giống táo Gia Lộc được tạo ra bằng cách A. Xử lí đột biến thể đa bội. B. Xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non. C. Lai khác dòng. D. Xử lí đột biến ở hoa. Câu 68: Lai bò vàng Thanh Hoá và bò Hônsten Hà Lan người ta dùng con lai để A. Làm giống. B. Lấy thịt. C. Lấy sữa. D. Làm sức kéo. Câu 69: Những giống vật nuôi sau đây giống nào đã được nhập nội không thích nghi với điều kiện ở Việt Nam? A. Gà Tam Hoàng. B. Cá chim trắng. C. Vịt siêu thịt (Super meat). D. Bò sữa Hà Lan. Câu 70: Người ta đã xác định kiểu gen cho sản lượng sữa có chu ki cao nhất của những con bò làm giống là Page 120
A. AA. B. AB. C. BB. D. Bb.
O N Ơ H N
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
Câu 1: Đáp án: A Nhận biết Câu 2: Đáp án: D Nhận biết Câu 3: Đáp án: D Thông hiểu Câu 4: Đáp án: D Thông hiểu Câu 5: Đáp án : C Vận dụng Câu 6: Đáp án: A Nhận biết Câu 7: Đáp án: D. Nhận biết Câu 8: Đáp án: C Thông hiểu Câu 9: Đáp án : D Vận dụng Câu 10: Đáp án : B Nhận biết Câu 11: Đáp án: A Nhận biết Câu 12: Đáp án: B. Thông hiểu Câu 13: Đáp án : C Thông hiểu Câu 14: Đáp án : B Thông hiểu Câu 15: Đáp án : C Vận dụng Câu 16: Đáp án : D Nhận biết Câu 17: Đáp án : D Vận dụng Câu 18: Đáp án : A. Thông hiểu Câu 19: Đáp án: D Nhận biết Câu 20: Đáp án : B. Thông hiểu Câu 21: Đáp án: C Nhận biết Câu 22: Đáp án: A. Thông hiểu Câu 23: Đáp án: B. Thông hiểu Câu 24: Đáp án: C. Vận dụng Câu 25: Đáp án : A. Nhận biết Câu 26: Đáp án : C.Nhận biết Câu 27: Đáp án : B Vận dụng Câu 28: Đáp án : D Nhận biết Câu 29: Đáp án : A. Nhận biết Câu 30: Đáp án : A. Nhận biết Câu 31: Đáp án: A Nhận biết Câu 32: Đáp án: C. Thông hiểu Câu 33: Đáp án: D Nhận biết Câu 34: Đáp án : D.Nhận biết Câu 35: Đáp án : D. Nhận biết Câu 36: Đáp án B Vận dụng Câu 37: Đáp án : D. Nhận biết Câu 38: Đáp án : A Vận dụng Câu 39: Đáp án : D. Thông hiểu Câu 40: Đáp án :B. Nhận biết Câu 41: Đáp án: A. Nhận biết Câu 42: Đáp án: D. Nhận biết Câu 43: Đáp án: D. Thông hiểu Câu 44: Đáp án: D Nhận biết Câu 45: Đáp án: D Thông hiểu Câu 46: Đáp án: C. Nhận biết
FF IC IA L
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
Page 121
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 47: Đáp án: B Nhận biết Câu 48: Đáp án: C Vận dụng Câu 49: Đáp án :B. Thông hiểu Câu 50: Đáp án : A Thông hiểu Câu 51: Đáp án: B. Nhận biết Câu 52: Đáp án: C. Nhận biết Câu 53: Đáp án: C. Thông hiểu Câu 54: Đáp án: D. Nhận biết Câu 55: Đáp án :B. Thông hiểu Câu 56: Đáp án : D. Thông hiểu Câu 57: Đáp án : C Vận dụng Câu 58: Đáp án : D Thông hiểu Câu 59: Đáp án : C. Nhận biết Câu 60: Đáp án : A Vận dụng Câu 61: Đáp án: D Nhận biết Câu 62: Đáp án: D Nhận biết Câu 63: Đáp án: C. Thông hiểu Câu 64: Đáp án : D Thông hiểu Câu 65: Đáp án :D. Nhận biết Câu 66: Đáp án : A Nhận biết Câu 67: Đáp án : B Vận dụng Câu 68: Đáp án : C. Thông hiểu Câu 69: Đáp án : D Vận dụng Câu 70: Đáp án : C Thông hiểu
Page 122
Chủ đề 7: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
1. Môi trường sống của sinh vật - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. - Có 4 loại môi trường: + Môi trường nước. + Môi trường đất - không khí. + Môi trường trong lòng đất. + Môi trường sinh vật.
U
Y
Hình 1: Các loại môi trường sống
D
ẠY
KÈ
M
Q
2. Các nhân tố sinh thái - Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. - Các nhân tố sinh thái: + Nhóm nhân tố vô sinh: đất, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ,… + Nhóm nhân tố hữu sinh: VSV, động vật, thực vật. + Nhân tố con người: (Tác động tích cực và tiêu cực)
Hình 2: Các nhân tố sinh thái Page 123
O
FF IC IA L
3. Giới hạn sinh thái - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. - Ví dụ:
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
Hình 3: Giới hạn sinh thái với khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu của loài
M
Hình 4: Giới hạn về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam
D
ẠY
KÈ
4. Ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lý và tập tính của sinh vật.
Hình 5: Cường độ ánh sáng thay đổi theo vĩ độ trên Trái đất Page 124
FF IC IA L O N Ơ H
N
Hình 6: Tác động của ánh sáng lên sinh vật
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
4.1. Sự thích nghi của thực vật với ánh sáng Thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng của môi trường.
Hình 7: Sự phân tầng của thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới Page 125
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Người ta chia thực vật thành các nhóm: - Thực vật ưa sáng, có các đặc điểm: + Thân cây nếu mọc riêng lẻ thường thấp, phân cành nhiều, tán rộng ; cây mọc ở nơi nhiều cây thân cây cao, mọc thẳng, cành tập trung phần ngọn, lá và cành phía dưới sớm rụng. + Lá nhỏ, tầng cutin dày, màu nhạt, phiến lá dày, mô dậu phát triển, lá thường xếp xiên góc. + Lục lạp có kích thước nhỏ. + Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh. - Thực vật ưa bóng có các đặc điểm: + Thân cây nhỏ ở dưới tán các cây khác. + Lá to, tầng cutin mỏng, màu đậm, phiến lá mỏng, mô dậu kém phát triển, lá thường xếp xen kẽ nhau và nằm ngang so với mặt đất. + Lục lạp có kích thước lớn. + Cây ưa bóng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng yếu. - Thực vật chịu bóng: Mang những đặc điểm trung gian giữa hai nhóm trên. 4.2. Sự thích nghi của động vật với ánh sáng Theo sự thích nghi của động vật với ánh sáng người ta chia thành các nhóm: - Động vật ưa hoạt động ban ngày có những đặc điểm sinh thái: + Cơ quan thị giác phát triển, từ cơ quan cảm quang của động vật bậc thấp đến mắt có cấu tạo phức tạp ở động vật bậc cao. + Thân con vật có màu sắc, nhiều trường hợp rất sặc sỡ. - Động vật ưa hoạt động ban đêm, sống trong hang, dưới biển sâu... có những đặc điểm sinh thái : + Thân có màu sẫm. + Mắt có thể phát triển (cú, chim lợn...) hoặc nhỏ lại (lươn), tiêu giảm... phát triển xúc giác, có cơ quan phát sáng.
Hình 8: Sự thích nghi với ánh sáng của các loài động vật ưa hoạt động ban ngày
Page 126
FF IC IA L O N Ơ H N Y U Q M KÈ ẠY D Hình 9:Sự thích nghi của động vật hoạt động ban đêm hoặc trong hang tối
Page 127
FF IC IA L O N
Ơ
Hình 10: Ong sử dụng mặt trời để báo hiệu nơi có thức ăn cho đàn
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
5. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ môi trường đến các đặc điểm về hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật. Theo sự thích nghi của động vật với nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm: 5.1. Động vật biến nhiệt - Là các loài động vật có thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường. - Để hoàn thành một giai đoạn sống động vật biến nhiệt cần tích đủ một lượng nhiệt gọi là tổng nhiệt hữu hiệu (S) được tính theo công thức: S = (T - C).D (Trong đó: T : nhiệt độ môi trường; C: nhiệt độ ngưỡng phát triển; C là hằng số đặc trưng cho loài; D là số ngày hoàn thành giai đoạn sống). 5.2. Động vật hằng nhiệt - Là các loài động vật có thân nhiệt ổn định, độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường.
Hình 11:Sự thích nghi với nhiệt độ của các loài động vật hằng nhiệt Page 128
FF IC IA L
- Sự thích nghi về nhiệt độ của động vật hằng nhiệt tuân theo quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman) và quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể (quy tắc Anlen). Các quy tắc Nội dung Quy tắc về kích Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (khí hậu lạnh) thì kích thước cơ thước cơ thể thể lớn hơn so với động vật cùng loài có quan hệ họ hàng gần nhau sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Quy tắc diện tích Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi... thường bé bề mặt cơ thể hơn tai, đuôi, chi... của động vật vùng nóng.
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
=> Theo các quy tắc trên thì Sinh vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới có tỉ lệ S/V lớn và ngược lại sinh vật sống ở vùng ôn đới tỉ lệ S/V nhỏ. 6. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật. 6.1. Thích nghi của thực vật trên cạn với độ ẩm - Cây ưa ẩm: Sống nơi ẩm ướt, lá to và mỏng, tầng cutin rất mỏng. Khả năng điều tiết nước yếu, gặp điều kiện khô hạn như khi nắng nóng quá cây thoát nước nhanh nên bị héo. - Cây ưa hạn:
Hình 12: Sự thích nghi của thực vật nơi khô hạn + Chống mất nước: Lá tiêu giảm hoặc biến thành gai (xương rồng). Phiến lá hẹp, dài + Dự trữ nước: Thân có nhiều tế bào chứa nước, khi gặp mưa cây tích luỹ một lượng nước trong cơ thể, trong củ... + Lấy nước: Rễ mọc sâu trong lòng đất, hoặc lan rộng để hấp thụ nước... Page 129
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
+ Trốn hạn: Khi khô hạn lâu, hoạt động sinh lí của cây yếu, ban ngày lỗ khí đóng để hạn chế mất nước. Hạt rụng xuống, ngủ nghỉ khi gặp điều kiện thuận lợi thì nảy mầm. - Cây trung sinh: Có tính chất trung gian giữa 2 nhóm trên. 6.2. Thích nghi của động vật ở cạn - Động vật ưa ẩm (ếch, nhái, giun đất...) nhu cầu về độ ẩm môi trường hoặc trong thức ăn cao. Da ẩm ướt và là cơ quan trao đổi nước, khí của cơ thể (ếch nhái). Hoạt động nhiều vào ban đêm, trong bóng râm hoặc trốn tránh vào các hang hốc. Vào mùa đông lạnh hoặc khi thiếu nước thì ếch nhái có thể ngủ thời gian dài trong hang hoặc vùi mình trong bùn ẩm ướt. - Động vật ưa khô sống được ở nơi có độ ẩm thấp, thiếu nước lâu dài. Có một số đặc điểm: + Chống thoát hơi nước: giảm lỗ chân lông, hoá sừng, phân khô, nước tiểu ít + Chứa nước: tích luỹ dưới dạng mỡ (bướu ở lạc đà), ốc miệng có nắp chứa nước. + Lấy nước: chủ động tìm nguồn nước, sử dụng các loại nước (lạc đà sử dụng cả nước mặn), uống nước nhiều. Một số ĐV có thể tạo nước trong có thể nhờ quá trình phân giải mỡ. + Trốn hạn : khi thời tiết khô thì di trú đến nơi có độ ẩm cao và ổn định, di cư trốn hạn (nhiều loài côn trùng), hoạt động về đêm…
U
Hình 13: Các loài động vật tiêu biểu ở vùng khô hạn
D
ẠY
KÈ
M
Q
7. Nhân tố sinh vật Bao gồm các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật. 7.1. Các mối quan hệ cùng loài: a) Hỗ trợ nhau trong điều kiện thuận lợi. Ví dụ: nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu...
Page 130
FF IC IA L
Hình 14: Quan hệ hỗ trợ cùng loài b) Cạnh tranh lẫn nhau khi gặp điều kiện bất lợi ( ví dụ: môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành nhau con cái...) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm hoặc dẫn tới hiện tượng tự tỉa ở thực vật
N
Y
N
Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.
M
Q
Cạnh tranh
Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu... từ sinh vật đó. Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ...
U
Hội sinh
H
Hỗ trợ
Kí sinh, nửa kí sinh Sinh vật ăn sinh vật khác
Giun đũa sống trong ruột người. Cây nắp ấm bắt côn trùng.
D
ẠY
KÈ
Đối địch
Ví dụ Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
Ơ
7.2. Các mối quan hệ khác loài: Quan hệ Đặc điểm Cộng Sự hợp tác cùng có lợi giữa các sinh loài sinh vật.
O
Hình 15: Quan hệ cạnh tranh cùng loài
Page 131
N
H
Ơ
N
O
Hình 17: Quan hệ hợp tác
FF IC IA L
Hình 16: Quan hệ hội sinh
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
Hình 18: Quan hệ cộng sinh
Hình 19: Quan hệ ức chế – cảm nhiễm
Page 132
FF IC IA L
Ơ
N
O
Hình 20: Quan hệ vật ăn thịt – con mồi
H
Hình 21: Quan hệ kí sinh – vật chủ
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
ÔN TẬP Câu 1: Môi trường sống của sinh vật là gì? Có những loại môi trường sống nào? Trả lời: - Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. - Có bốn loại môi trường sống chủ yếu: Môi trường nước, môi trường trên mặt đất – không khí (môi trường trên cạn), môi trường trong đất và môi trường sinh vật. Câu 2: Nhân tố sinh thái là gì? Có những nhóm nhân tố sinh thái nào? Trả lời: - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. - Các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm: + Nhân tố vô sinh: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình... + Nhân tố hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác. Câu 3: Thế nào là giới hạn sinh thái? Cho ví dụ. Trả lời: - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. - Ví dụ: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn chịu đựng từ 50C đến 420C, nhiệt độ cực thuận là 300C. Câu 4: Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan sẽ thay đổi. Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó. Trả lời: Cây phong lan sống trong rừng rậm thường ở dưới tán rừng nên ánh sáng chiếu thường yếu (rừng thường có nhiều tầng cây), khi chuyển về vườn nhà cây cối mọc thưa hơn nên ánh sáng
Page 133
O
FF IC IA L
chiếu vào cây phong lan mạnh, độ ẩm trong rừng cao hơn trong vườn, nhiệt độ trong rừng ổn định hơn ở ngoài rừng,… Câu 5: Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống của thực vật như thế nào? Trả lời: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật. Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Có nhóm cây ưu sáng và nhóm cây ưu bóng. Câu 6: Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưu sáng và ưu bóng. Trả lời: Thực vật ưu sáng Thực vật ưu bóng - Phiến là nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt. - Phiến là lớn, màu xanh thẫm. - Lá có tầng cutin dày, mô dậu phát triển, nhiều - Lá có mô dậu kém phát triển, ít lớp tế bào. lớp tế bào. - Cường độ quang hợp cao ở cường độ ánh - Có khả năng quang hợp ở cường độ ánh sáng sáng mạnh. yếu. - Cường độ hô hấp cao hơn so với cây ưa bóng - Cường độ hô hấp thấp hơn so với cây ưa sáng - Khả năng điều tiết thoát hơi nước linh hoạt. - Khả năng điều tiết thoát hơi nước kém.
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
Câu 7: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống của động vật như thế nào? Trả lời: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. Có nhóm động vật ưu sáng và nhóm động vật ưu tối. Câu 8: Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái, sinh lí của cơ thể sinh vật như thế nào? Trả lời: Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 500C. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. Sinh vật được chia thành hai nhóm: Sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt. Câu 9: Thế nào là sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt? Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao? Trả lời: - Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát. - Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con người. - Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường vì sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa thân nhiệt giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định không phụ thuộc vào môi trường ngoài. Câu 10: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào? Trả lời: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện: - Hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí và có nguồn sống đầy đủ. - Cạnh tranh khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở,… Page 134
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 11: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? Trả lời: Tự tỉa là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài, xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng. Câu 12: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? Trả lời: Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết, cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ. Câu 13:So sánh hai hình thức quan hệ sinh vật khác loài là:Cộng sinh và hội sinh.Cho ví dụ. Trả lời: 1. Những điểm giống nhau: - Đều là mối quan hệ của sinh vật khác loài. - Các sinh vật hỗ trợ nhau trong quá trình sinh sống. 2. Những điểm khác nhau: Cộng sinh Hội sinh - Hai loài cùng sống chung với - Hai loài cùng sống chung với nhau, nhưng Biểu hiện nhau và cùng có lợi. chỉ một loài có lợi, còn một loài không có lợi mà cũng không có hại. - Nấm và tảo sống chung với - Một số loài sâu bọ sống trong tổ kiến. nhau để tạo thành địa y. - Địa y sống trên thân của cây gỗ. Ví dụ - Hải quỳ cộng sinh với tôm kí cư.
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
Câu 14: Nêu sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật (hoặc Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào)? Cho ví dụ. Hãy nêu các mối quan hệ khác loài. Trả lời: a) Quan hệ cùng loài: - Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ: nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu... Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ nhau trong điều kiện thuận lợi hoặc cạnh tranh lẫn nhau khi gặp các điều kiện bất lợi. Gặp điều kiện bất lợi (Ví dụ: Môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành nhau con cái...) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm đối với động vật; còn với thực vật sẽ diễn ra hiện tượng tự tỉa ( thiếu ánh sang…) - Ý nghĩa: Giúp sinh vật thích nghi được với môi trường sống. b) Quan hệ khác loài: Quan hệ Đặc điểm Ví dụ Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối Sự hợp tác cùng có lợi giữa các Cộng sinh khoáng và năng lượng ánh sáng loài sinh vật. Hỗ trợ mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp. Hội sinh Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá Page 135
được đưa đi xa. Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.
Giun đũa sống trong ruột người.
FF IC IA L
Đối địch
trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. Cạnh tranh Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. Kí sinh, Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của nửa kí sinh sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu... từ sinh vật đó. Sinh vật ăn Gồm các trường hợp: Động vật ăn sinh vật thực vật, động vật ăn thịt con mồi, khác thực vật bắt sâu bọ...
Cây nắp ấm bắt côn trùng.
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
TRẮC NGHIỆM Câu 1: Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm A. tất cả các nhân tố vô sinh bao quanh sinh vật. B. tất cả các nhân tố hữu sinh bao quanh sinh vật. C. tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh bao quanh sinh vật. D. tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại với sinh vật làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Câu 2: Ta nói "Nước vừa là một nhân tố sinh thái lại vừa là một môi trường" vì A. nước là yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống của sinh vật. B. nước là môi trường sống chủ yếu của sinh vật, tạo ra các tế bào của cơ thể. C. nước là môi trường có đủ các chất vô cơ và hữu cơ, không khí hòa tan, có thực vật, động vật và cả vi sinh vật thường xuyên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật sống trong đó. D. nước là yếu tố không thể thiếu được của mỗi sinh vật và cấu tạo cơ thể phần lớn là nước. Câu 3: Giun đũa, giun kim, giun móc, sán lá sống trong môi trường nào sau đây? A. môi trường đất. B. môi trường nước. C. môi trường không khí. D. môi trường sinh vật. Câu 4: Mỗi loài sinh vật có một môi trường sống đặc trưng vì lí do chủ yếu là A. chúng sinh ra từ môi trường đó. B. chúng có những đặc điểm thích nghi với môi trường về hình thái, sinh lí, và tập tính. C. chúng có những đặc điểm thích nghi với môi trường về cách lấy thức ăn. D. môi trường đó có nhiều thức ăn và có quan hệ đực cái. Câu 5: Cá voi có đặc điểm cơ bản thích nghi với môi trường nước là A. thân hình thoi để giảm sức cản của nước khi bơi. B. chi tiêu giảm biến thành vây. C. không có vảy để giảm sức cản của nước. D. lấy thức ăn vào cùng với nước, khi nhô lên mặt biển phun nước thành cột. Câu 6: Dơi thích nghi với điều kiện “bay” truyền giữa các tán cây là nhờ A. chân dơi yếu khó cất mình nên khỏi mặt đất. B. màng da nối liền thân với các chi. C. có cơ quan khứu giác phát triển phát ra siêu âm với tần số lớn khi va vào chướng ngại vật khi bay. D. thức ăn là sâu bọ, hoa quả ở trên cây. Câu 7: Chim và thú thường thay lông khi mùa đông tới bằng một lớp lông tơ dày; sóc tích trữ thức ăn để qua đông... Trên đây là hai hiện tượng phản ánh A. sự phản ứng của sinh vật trước thay đổi đột ngột của môi trường. Page 136
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
B. sự ảnh hưởng của qui luật mùa đối với đời sống sinh vật. C. đặc điểm đặc trưng của động vật trong môi trường sống. D. sự thích nghi của sinh vật với sự thay đổi của môi trường sống. Câu 8: Các nhân tố sinh thái là A. tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật. B. tất cả các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. C. những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. D. những tác động của con người tới môi trường và sinh vật. Câu 9: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với A. một nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái sinh vật không thể tồn tại. B. một nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái sinh vật vẫn tồn tại được. C. nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. Câu 10: Phát biểu đúng về nhân tố sinh thái? A. trong thiên nhiên, các nhân tố sinh thái không ngừng tác động, chi phối lẫn nhau và tác động lên sinh vật. B. các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật. C. các nhân tố sinh thái tác động không giống nhau đối với các hoạt động sống của sinh vật và ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của sinh vật. D. trong thiên nhiên, các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái không ngừng tác động, chi phối lẫn nhau và tác động không giống nhau đối với các hoạt động sống của sinh vật và ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của sinh vật. Câu 11: Các nhân tố sinh thái tác động như thế nào đến sinh vật? A. các nhân tố sinh thái tác động luôn đồng đều lên sinh vật. B. các nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên sinh vật. C. có nhân tố sinh thái là cực thuận với mọi hoạt động sinh lí của sinh vật. D. nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau luôn giống nhau. Câu 12: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt vì A. con người có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển và sinh sản của sinh vật một cách nhân tạo để phục vụ cho lợi ích của mình. B. con người làm biến đổi mạnh mẽ môi trường của nhiều loài sinh vật và do đó luôn đe dọa cuộc sống của chúng. C. con người luôn tác động tích cực tới sinh vật làm cho chúng phát triển mạnh mẽ. D. con người có thể cải tạo sinh vật để tạo ra các giống cho năng suất cao. Câu 13: Các nhân tố sinh thái: A. Không thay đổi. B. Thay đổi theo từng môi trường. C. Thay đổi theo từng môi trường và thời gian. D. Thay đổi theo thời gian. Câu 14: Giới hạn sinh thái là: A. Là giới hạn dưới. B. Là giới hạn trên. C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định . D. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái . Page 137
FF IC IA L
Câu 15: Nhân tố sinh thái bao gồm: A. Nhân tố vô sinh, khí hậu, ánh sang, động vật, thực vật. B. Nhân tố hữu sinh ,nước. C. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh (gồm nhân tố con người và các sinh vật khác). D. Nhân tố vô sinh, vi khuẩn, đất, ánh sáng, rừng cây. Câu 16: Nhân tố sinh thái con người được tách thành 1 nhóm nhân tố sinh thái riêng vì: A. Con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác. B. Con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên vừa cải tạo thiên nhiên. C. Hoạt động của con người khác với các sinh vật khác. D. Hoạt động của con người phức tạp nhất Câu 17: Hãy ghép mỗi dòng ở cột trái với mỗi dòng ở cột phải để được câu trả lời đúng: Tên sinh vật
Môi trường sống của sinh vật a. Ruột người b. Nước c. Trên mặt đất- không khí d. Chuồng gà e. Trong đất
O
1. Gà 2. Giun đũa 3. Cá trắm 4. Giun đất
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
A. 1-c; 2-b; 3-a; 4-e. B. 1-c; 2-e; 3-b; 4-a. C. 1-c; 2-a; 3-b; 4-e. D. 1-c; 2-a; 3-e; 4-b. Câu 18: Người ta lập được bảng khái quát về ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên sự phát triển của loài cá chép như sau: Tên loài Giới hạn dưới Giới hạn trên Cực thuận o o Cá chép 4C 40 C 28oC Biên độ nhiệt của giới hạn chịu đựng ở loài cá chép trên là: A. 26o C. B. 14o C. C. 16o C. D. 36o C. o Câu 19: Cho biết một loài vi khuẩn có giới hạn nhiệt độ từ O C → 80oC trong đó điểm cực thuận là + 55oC. Một loài cá có giới hạn nhiệt độ từ Oo → 58oC trong đó điểm cực thuận là 32oC. Em hãy chọn một ý kiến đúng nhất trong các ý kiến sau: A. Vi khuẩn có vùng phân bố rộng hơn loài cá đó. B. Vi khuẩn có vùng phân bố hẹp hơn loài cá đó. C. Vi khuẩn có giới hạn chịu đựng nhỏ hơn loài cá đó. D.Vi khuẩn có vùng phân bố rộng hơn nhưng giới hạn chịu đựng nhỏ hơn loài cá đó. Câu 20: Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5 - 42°C. Điều giải thích đúng là A. nhiệt độ 5°C là giới hạn trên, 42°C là giới hạn dưới. B. nhiệt độ 5°C là giới hạn dưới, 42°C là giới hạn trên. C. nhiệt độ < 5°C gọi là giới hạn dưới, > 42°C là giới hạn trên. D. nhiệt độ 5°C gọi là giới hạn dưới, > 42°C là giới hạn trên. Câu 21: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là 2°C đến 44°C, điểm cực thuận là 28°C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là 5°C đến 42°C, điểm cực thuận là 30°C. Nhận định đúng là A. cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn. B. cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt cao. C. cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn. D. cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn. Câu 22: Cho các thông tin sau. Giới hạn về nhiệt độ của loài chân bụng Hiđrôbia aponensis là từ +1°C đến+60°C, của đỉa phiến là từ +0,5°C đến +24°C. Loài chuột cát ở Đài nguyên thích hợp ở nhiệt độ từ -5°C đến +30°C. Cá chép ở nước ta thích nghi ở nhiệt độ là +2°C đến +44°C. Page 138
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Trong các loài trên loài nào có khả năng phân bố hẹp nhất? A. đỉa phiến. B. chuột cát. C. chân bụng Hiđrôbia aponensis. D. cá chép. Câu 23: Khi ánh sáng trong nước thay đổi, những nhân tố sinh thái thay đổi theo tác động tới cá là A. nhiệt độ, nồng độ pH, ánh sáng. B. độ mặn, độ trong, nhiệt độ, ánh sáng. C. nhiệt độ, nồng độ khí, ánh sáng. D. ánh sáng, nồng độ pH. Câu 24: Cây trồng ở giai đoạn nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất của nhiệt độ? A. cây non. B. sắp nở hoa. C. nở hoa. D. nảy mầm. Câu 25: Nhiệt độ ảnh hưởng mạnh nhất vào giai đoạn nào của vật nuôi? A. phôi thai. B. trưởng thành. C. sau trưởng thành. D. sơ sinh. Câu 26: Tổng nhiệt hữu hiệu là lượng nhiệt cần thiết cho A. hoạt động sinh sản của sinh vật. B. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. C. một chu kì phát triển của sinh vật. D. sự phát triển thuận lợi nhất của sinh vật. Câu 27: Mùa đông ruồi muỗi phát triển ít chủ yếu là do A. ánh sáng yếu. B. nhiệt độ thấp. C. độ ẩm thD. nhiều kẻ thù ăn ruồi, muỗi. Câu 28: Lớp động vật có thân nhiệt phụ thuộc nhiều nhất vào nhiệt độ A. cá xương. B. ếch nhái. C. cá sụn. D. chim. Câu 29: Nhiệt độ môi trường tăng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, tuổi phát dục ở động vật biến nhiệt là A. tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục ngắn. B. tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục kéo dài. C. tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục ngắn. D. tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục kéo dài. Câu 30: Hiện tượng ngủ đông của một số động vật là do tác động chủ yếu của nhân tố sinh thái A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. thiếu thức ăn. D. độ ẩm. Câu 31: Động vật biến nhiệt ngủ đông để A. thích nghi với môi trường. B. báo hiệu mùa lạnh. C. giảm tiêu tốn năng lượng. D. tồn tại. Câu 32: Về mùa đông ruồi, muỗi phát triển ít chủ yếu là do A. mùa đông có nhiệt độ thấp. B. chúng di cư sang các vùng có điều kiện thuận lợi hơn. C. mùa đông có ánh sáng yếu. D. mùa đông bị con khác tiêu diệt nhiều hơn. Câu 33: Thực vật thích nghi với môi trường nhiệt độ cao mang nhiều đặc điểm giống với A. thực vật ưa sáng, chịu hạn. B. thực vật ưa ẩm, ưa sáng. C. thực vật ưa ẩm, ưa bóng. D. thực vật ưa sáng. Câu 34: Động vật hằng nhiệt có thể phát tán và sinh sống khắp nơi vì A. nhiệt độ không ảnh hưởng đến các động vật này. B. các động vật này có khả năng điều hòa và giữ được nhiệt độ cơ thể ổn định mặc dù nhiệt độ của môi trường lên cao hoặc xuống thấp. C. nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể các động vật này cũng thay đổi theo để thích nghi. D. các động vật này có cấu tạo cơ thể tương đối hoàn chỉnh nên có khả năng thích nghi cao. Câu 35: Động vật đẳng nhiệt thích nghi với điều kiện nhiệt độ thấp theo qui tắc A. tăng diện tích bề mặt cơ thể, tăng thể tích cơ thể. B. giảm diện tích bề mặt cơ thể, tăng thể tích cơ thể. C. tăng diện tích bề mặt cơ thể, giảm thể tích cơ thể. D. giảm diện tích bề mặt cơ thể, giảm thể tích cơ thể. Câu 36: Mối quan hệ giữa tổng nhiệt hữu hiệu với thời gian phát triển của động vật biến nhiệt là A. nhiệt độ xuống quá thấp động vật còn phát triển được, nhiệt độ lên cao thời gian phát triển cá thể dài. B. nhiệt độ xuống quá thấp động vật không phát triển được, nhiệt độ lên càng cao thời gian phát triển ngắn. Page 139
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
C. nhiệt độ môi trường lên cao hay xuống thấp không ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật. D. tổng nhiệt hữu hiệu ít ảnh hưởng tới thời gian phát triển của động vật biến nhiệt. Câu 37: Gấu Bắc cực có bộ lông dày và trắng muốt, điều đó được giải thích A. Bắc cực trống trải, nên gấu cần có đặc điểm phù hợp để tránh kẻ thù. B. có khả năng cách nhiệt và hòa với màu của tuyết trắng. C. lông dày dễ di chuyển trên tuyết. D. mỗi vùng gấu có một màu lông riêng và độ dày mỏng khác nhau. Câu 38: Một loài sâu có nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 5°C, thời gian một vòng đời ở 30°C là 20 ngày. Một vùng có nhiệt độ trung bình 25°C thì thời gian một vòng đời của loài này tính theo lý thuyết sẽ là A. 30 ngày. B. 15 ngày. C. 20 ngày. D. 25 ngày. Câu 39: Khi tăng nhiệt độ của môi trường trong khuôn khổ của giới hạn sinh thái thì làm tăng quá trình trao đổi chất của động vật biến nhiệt (động vật máu lạnh), nhưng lại kìm hãm sự di động và làm cho con vật trở nên đờ đẫn. Nguyên nhân của hiện tượng này là A. mỗi nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên các chức phận sống khác nhau. B. mỗi nhân tố sinh thái tác động đồng đều lên các chức phận sống khác nhau. C. các nhân tố sinh thái tác động làm tăng quá trình này thì đồng thời kìm hãm quá trình hoạt động khác của cơ thể. D. khi nhiệt độ tăng làm chúng tỏa ra nhiều nhiệt làm sự di chuyển khó khăn hơn. Câu 40: Phát biểu đúng về vai trò của ánh sáng đối với sinh vật là A. tia hồng ngoại tham gia vào sự chuyển hoá vitamin ở động vật. B. ánh sáng nhìn thấy tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật. C. tia tử ngoại chủ yếu tạo nhiệt sưởi ấm sinh vật. D. điều kiện chiếu sáng không ảnh hưởng đến hình thái thực vật. Câu 41: Ánh sáng có vai trò quan trọng nhất đối với bộ phận của cây A. thân. B. hoa. C. lá. D. quả. Câu 42: Một số loài cây (hồi, mỡ, lim, xà cừ...) có lá ở phần ngọn nhỏ, dày, có tầng cutin dày, nhiều gân, màu nhạt. Lá ở phần tán có phiến lớn, mỏng, cutin mỏng, ít gân màu thẫm. Hiện tượng trên phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của thực vật? A. hàm lượng CO2. B. ánh sáng. C. nhiệt độ. D. độ ẩm. Câu 43: Có hiện tượng tỉa cành tự nhiên của thực vật là do A. cành dưới ra trước nên già cỗi, sớm bị rụng. B. cành dưới nhận được ít ánh sáng nên quang hợp kém, ít tạo được chất hữu cơ không đủ nuôi dưỡng cành. C. cành dưới bị cành trên cạnh tranh, lấn át hút nhiều chất dinh dưỡng hơn. D. cành dưới thường nhỏ, yếu tố lá ít nên quang hợp yếu, sớm bị rụng. Câu 44: Lá cây ưa sáng thường có đặc điểm A. phiến lá dày, mô giậu phát triển. B. phiến lá mỏng, mô giậu kém phát triển. C. phiến lá dày, mô giậu kém phát triển. D. phiến lá mỏng, mô giậu phát triển. Câu 45: Khi trồng cây bên cạnh cửa sổ cây thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía ngoài cửa sổ. Đó là do A. cây thiếu độ ẩm của môi trường tự nhiên. B. cây thiếu nước mưa. C. nhu cầu về ánh sáng để quang hợp. D. cây bị thiếu ôxy do ở trong nhà không đủ ôxy cho cây hô hấp. Câu 46: Với cây lúa, ánh sáng có vai trò quan trọng nhất ở giai đoạn A. hạt nảy mầm, trổ bông. B. mạ non, lúa con gái.C. mạ non, trổ bông.D. hạt nảy mầm, lúa chín. Câu 47: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối nhân tố sinh thái ánh sáng, người ta có thể trồng xen kẽ các loại cây theo trình tự nào sau đây là hợp lí nhất? A. cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. Page 140
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
B. cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. C. tùy từng mùa ánh sáng thay đổi, mà có thể trồng đảo thứ tự các cây cho nhau. D. không thể trồng chung cả hai loại cây này. Câu 48: Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây sẽ nhanh chóng phát triển là A. cây gỗ chịu bóng. B. cây gỗ ưa sáng. C. cây thân cỏ ưa sáng. D. cây gỗ ưa bóng. Câu 49: Trong rừng, tồn tại song song nhiều tầng cây đó là do A. các cây phân tầng để dễ nhận ánh sáng mặt trời. B. sự phân chia các ổ sinh thái khác nhau tránh sự cạnh tranh. C. các cây có nhu cầu ánh sáng khác nhau, cây tầng trên là những cây ưa sáng che bớt ánh sáng cho các cây ưa bóng và cây chịu bóng ở tầng dưới phát triển. D. có các cây tầng trên tồn tại bên cạnh các cây tầng dưới nhưng chúng đều nhận được ánh sáng như nhau để phát triển tạo nên thảm thực vật phong phú. Câu 50: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng với động vật là giúp sinh vật A. kiếm mồi. B. định hướng trong không gian. C. nhận biết. D. sinh sản. Câu 51: Những động vật hoạt động nơi thiếu ánh sáng. lòng đất, trong hang động, đáy biển... có đặc điểm thích nghi. A. có cơ quan thu nhận ánh sáng là tế bào cảm quan. B. cơ quan thị giác phát triển, mắt rất tinh, cơ quan xúc giác phát triển. C. cơ quan thị giác có nhiều tế bào hình nón nhận biết ánh sáng. D. cơ quan thị giác tiêu giảm, cơ quan xúc giác phát triển. Câu 52: Người ta chiếu sáng nhiều cho cá hồi để chúng thay mùa đẻ trứng từ tháng 11 (mùa đông) xuống tháng 7 (mùa thu) là vì lí do chủ yếu A. rút ngắn thời gian đêm, kéo dài thời gian ngày. B. thay đổi thời gian chiếu sáng cực đại trong ngày. C. giảm tổng nhiệt hữu hiệu đối với cá. D. cá sẽ thay đổi tập tính để thích nghi với điều kiện sống mới. Câu 53: Muốn gà siêu trứng đẻ nhiều trứng người ta thường chiếu đèn liên tục để A. tăng tổng nhiệt hữu hiệu của gà lên, do đó tăng khả năng tạo và đẻ trứng. B. tạo nhiều ánh sáng vì gà đẻ trứng vào ban ngày. C. gà nhầm ánh sáng đèn với nhịp điệu ngày đêm. D. thay đổi tập tính cho gà ngủ ít ăn nhiều để đẻ nhiều trứng. Câu 54: Nguyên nhân hình thành nhịp sinh học ngày đêm là do A. sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. B. sự thay đổi nhịp nhàng giữa sáng và tối của môi trường. C. đặc điểm của loài từ khi mới hình thành loài để lại. D. cấu tạo và khả năng trao đổi chất để thích nghi với môi trường ngày khác đêm. Câu 55: Hiện tượng nào sau đây không đúng với khái niệm nhịp sinh học? A. cây ôn đới rụng lá vào mùa đông. B. dơi ngủ ngày hoạt động về đêm. C. lá của một số cây họ đậu xếp lại khi mặt trời lặn. D. cây trinh nữ xếp lá lại khi có va chạm. Câu 56: Hiện tượng giun nhiều tơ nổi lên trên mặt nước khi đã thành thục về sinh dục vào những ngày đầu tiên của tuần trăng là một ví dụ về A. nhịp điệu tuần trăng. B. nhịp điệu ngày đêm. C. nhịp điệu mùa. D. nhịp điệu thủy triều. Câu 57: Tín hiệu chính để khởi động nhịp sinh học ở sinh vật là A. độ ẩm. B. nhiệt độ. C. độ đài chiếu sáng trong ngày. D. trạng thái sinh lí. Câu 58: Phát biểu nào sau đây là đúng về nhịp sinh học? A. nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục của môi trường. B. nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường. C. nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi. Page 141
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
D. nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường. Câu 59: Ở biển, sự phân bố của các nhóm tảo (tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục) từ mặt nước xuống lớp nước sâu theo trình tự A. tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ. B. tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu. C. tảo đỏ, tảo nâu, tảo lục. D. tảo nâu, tảo lục, tảo đỏ. Câu 60: Những thực vật sống trong nước có cơ quan dự trữ khí ở cuống lá (bèo Nhật Bản, thân sen, súng...) để thích nghi với đặc điểm A. trong nước có cường độ ánh sáng yếu hơn trong không khí. B. nhiệt độ trong nước ổn định hơn trong không khí. C. nồng độ oxi hoà tan trong nước cao. D. nồng độ oxi hoà tan trong nước thấp. Câu 61: Thực vật sống trong nước có phao nổi hoặc có mô xốp bao bọc lấy thân cây là để thích nghi với đặc điểm A. nước có độ đặc lớn, thân có cấu tạo đó có tác dụng nâng đỡ cho các cơ thể sống trong nước. B. nước có sóng gợn trên mặt, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển trên mặt nước của cây. C. cường độ ánh sáng trong nước yếu hơn trong không khí, nên cây nổi để quang hợp. D. nồng độ oxi hoà tan trong nước thấp. Câu 62: Đối với loài thực vật sống chìm trong môi trường nước thường có đặc điểm thích nghi A. thân dài mảnh, lá mỏng hoặc lá rất dài, phiến hẹp. B. thân dày, lá mỏng và bé. C. thân dày, lá dày và có kích thước to. D. thân mềm, lá dày to. Câu 63: Cây chịu hạn thường có phiến lá A. dày, mô giậu phát triển. B. rộng, có nhiều lỗ khí. C. mỏng, mô giậu phát triển. D. mỏng, mô giậu kém phát triển. Câu 64: Cây ưa sáng nhưng ưa ẩm có phiến lá A. dày, mô giậu phát triển. B. mỏng, mô giậu kém phát triển. C. hẹp, mô giậu phát triển. D. mỏng, bản lá rộng, mô giậu phát triển. Câu 65: Cây xương rồng mọc trên sa mạc có thân mọng nước, lá biến thành gai, rễ ăn nông. Đó là những đặc điểm thích nghi với môi trường A. ít sinh vật khác sinh sống. B. sa mạc rộng lớn dễ bị các sinh vật khác phá hủy tấn công. C. ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, khí hậu khô nóng. D. ít sinh vật khác sinh sống hoặc sa mạc rộng lớn dễ bị các sinh vật khác phá hủy tấn công hay ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, khí hậu khô nóng đều không đúng. Câu 66: Động vật sống nơi ẩm ướt thường có đặc điểm A. da phủ lớp vảy khô. B. da trần, có lớp chất nhờn. C. da phủ vảy hoặc lông bao phủ có tuyến nhờn. D. da trần, khô. Câu 67: Ở nhiều loài cây, lá thường rụng vào cuối thu sang đông. Hiện tượng này có ý nghĩa chủ yếu nào đối với sự tồn tại của cây? A. giúp cây đấu tranh tốt hơn với sâu hại. B. giúp cây giảm chi phí năng lượng không cần thiết. C. giúp cây giảm sự thoát hơi nước. D. giúp cây giảm tiếp xúc với các điều kiện bất lợi của môi trường. Câu 68: Nhân tố sinh thái quyết định tới sự phân bố, mức độ phong phú của các loài sinh vật là A. ánh sáng. B. độ ẩm. C. nhiệt độ. D. gió. Câu 69: Nhịp sinh học là khả năng A. thích ứng nhịp nhàng của sinh vật với môi trường. B. điều chỉnh nguồn thức ăn nơi ở của sinh vật. Page 142
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
C. hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường. D. phát sinh biến dị tạo ra đột biến mới ở sinh vật. Câu 70: Ý nghĩa của nhịp sinh học đối với sinh vật A. ảnh hưởng đến mọi quá trình sinh lí - sinh thái diễn ra trong cơ thể mỗi loài. B. là đặc điểm thường biến, không di truyền. C. hình thành tập tính thói quen cho mỗi loài sinh vật từ đó di truyền cho thế hệ sau. D. hình thành đặc điểm nhất thời, không tồn tại lâu và không di truyền. Câu 71: Nguyên nhân hình thành nhịp sinh học ngày đêm là do A. sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. B. sự thay đổi nhịp nhàng của vòng quay Trái đất giữa sáng và tối của môi trường. C. do cấu tạo cơ thể chỉ thích nghi với hoạt động ngày và đêm. D. do yếu tố di truyền của loài quy định. Câu 72: Nhân tố sinh thái giữ vai trò quan trọng trong chu kì ngày đêm là A. nhiệt độ. B. độ ẩm. C. ánh sáng. D. nước. Câu 73: Ở vùng ôn đới, nhịp điệu sinh học của sinh vật chủ yếu xảy ra theo kiểu A. nhịp điệu ngày đêm. B. nhịp điệu mùa. C. nhịp điệu tuần trăng. D. nhịp điệu thuỷ triều. Câu 74: Yếu tố có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhịp sinh học A. môi trường sống. B. nhân tố vô si C. di truyền. D. di truyền và môi trường sống. Câu 75: “Đồng hồ sinh học” là khả năng A. biểu thị thời gian phát triển của sinh vật. B. biến đổi, tiến hóa theo thời gian của sinh vật. C. thể hiện sự thích ứng của sinh vật với môi trường theo chu kì chuẩn xác. D. dự báo thời tiết, khí hậu ảnh hưởng tới sự phát triển của sinh vật. Câu 76: Những loài cá có nhu cầu ôxi cao thường sống ở. A. hồ. B. sông, suối. C. nơi có nước sâu. D. nơi giàu chất hữu cơ trong giai đoạn phân hủy. Câu 77: Sống ở nơi lộng gió cây thường có đặc điểm A. cây thường thấp, có thân bò, rễ ăn sâu xuống nền đất, có bạnh rễ. B. cây có lá biến thành gai hoặc có rễ phụ. C. cây có thân cao, tán rộng. D. cây có thân thấp, to, lá có phiến nhỏ, mọc xiên. Câu 78: Để phát tán đi xa, hạt thường có túm lông (hạt cúc, hạt bông gòn...) hoặc có cánh. Điều đó có ý nghĩa A. dễ bám vào lông của động vật nhờ đó hạt được đưa đi xa. B. chim chóc hoặc sâu ăn và mang hạt đi xa dễ dàng. C. dễ bay đi xa trong không trung nhờ gió thổi. D. người mang hạt giống nhẹ dễ vận chuyển đi xa. Câu 79: Phát biểu đúng về tác động trở lại giữa sinh vật và môi trường sống A. sinh vật phụ thuộc vào môi trường sống, chúng luôn biến đổi theo môi trường. B. sinh vật thích nghi với môi trường sống, khi điều kiện sống thay đổi sinh vật biến đổi để phù hợp với điều kiện sống. C. sinh vật có thể làm giảm nhẹ tác động của các nhân tố sinh thái, biến đổi môi trường theo hướng có lợi cho đời sống của mình. D. sinh vật sống trong môi trường đã biến đổi môi trường, làm môi trường ngày một suy thoái. Câu 80: Các sinh vật sống trong đất (giun, chân khớp...) có vai trò chủ yếu đối với môi trường đất là A. làm tăng độ ẩm của đất. B. làm đất tơi xốp, tăng độ màu mỡ. D. tạo nơi sống cho sinh vật khác. C. chống xói mòn. Câu 81: Ngựa vằn là đặc sản của châu Phi, sông ở vùng núi cao và những khu rừng thưa, trên thân có những vằn đen và trắng xen lẫn nhau. Dưới ánh nắng và dưới ánh trăng, do hai màu đen, trắng nhận và trả ánh sáng khác nhau nên có thể làm nhòe và tản mát tấm thân có hình khối của chúng, nếu để Page 143
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
mắt nhìn cũng khó phân biệt chúng với mọi vật xung quanh. Đoạn miêu tả trên nói đến kiểu thích nghi nào của sinh vật với môi trường sống? A. thích nghi về sinh thái. B. thích nghi kiểu màu sắc ngụy trang. C. thích nghi kiểu màu sắc báo hiệu. D. thích nghi về hình thái. Câu 82: Giới hạn sinh thái là A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian B. là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp đảm bảo cho sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất C. là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật D. là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển Câu 83: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng? A. Chịu được ánh sáng mạnh. B. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu. C. Lá xếp nghiêng. D. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng. Câu 84: Nhân tố vô sinh bao gồm tất cả A. nhân tố vật lí, nhân tố hóa học của môi trường xung quanh sinh vật. B. tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật. C. tác động trực tiếp hay gián tiếp của tự nhiên lên cơ thể sinh vật. D. các yếu tố sống của tự nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật. Câu 85: Giới hạn sinh thái là A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. Câu 86: Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt của cơ thể voi sống ở vùng ôn đới so với voi sống ở vùng nhiệt đới là A. có đôi tai dài và lớn. B. cơ thể có lớp mở dày bao bọc. C. kích thước cơ thể nhỏ.D. ra mồ hôi. Câu 87: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng? A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật. B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người. C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật. D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. Câu 88: Nơi ở của các loài là A. địa điểm cư trú của chúng. B. địa điểm sinh sản của chúng. C. địa điểm thích nghi của chúng. D. địa điểm dinh dưỡng của chúng. Câu 89: Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường? A. Lưỡng cư. B. Cá xương. C. Thú. D. Bò sát. Câu 90: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật Page 144
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. phát triển thuận lợi nhất. B. có sức sống trung bình. C. có sức sống giảm dần. D. chết hàng loạt. Câu 91: Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật A. ưa bóng và chịu hạn. B. ưa sáng. C. ưa bóng. D. chịu nóng. Câu 92: Có các loại môi trường phổ biến là A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật. B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong. C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài. D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn. Câu 93: Có các loại nhân tố sinh thái nào? A. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật. B. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người. C. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh. D. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh. Câu 94: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6oC và 42oC. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC được gọi là A. khoảng gây chết. B. khoảng thuận lợi. C. khoảng chống chịu. D. giới hạn sinh thái. Câu 95: Đặc điểm nào sau đây là không đúng với cây ưa sáng? A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang. B. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh. C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng. D. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá. Câu 96: Ở động vật hằng nhiệt (đồng nhiệt) sống ở vùng ôn đới lạnh có các phần thò ra (tai, đuôi) A. to ra, còn kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. B. nhỏ lại, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. C. nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. D. to ra, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. Câu 97: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây? A. Nhóm nhân tố vô sinh. B. Nhóm nhân tố hữu sinh. C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh. D. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh. Câu 98: Phát biểu nào sau đây là không đúng về nhân tố sinh thái? A. Nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh của môi trường, có hoặc không có tác động đến sinh vật. B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. C. Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường, có tác động và chi phối đến đời sống của sinh vật. D. Nhân tố sinh thái gồm nhóm các nhân tố vô sinh và nhóm các nhân tố hữu sinh. Câu 99: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật A. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác. B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác. C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh. D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh. Câu 100: Càng lên phía Bắc, kích thước các phần thò ra ngoài cơ thể của động vật càng thu nhỏ lại (tai, chi, đuôi, mỏ…). Ví dụ. tai thỏ Châu Âu và Liên Xô cũ, ngắn hơn tai thỏ Châu Phi. Hiện tượng trên phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của sinh vật? A. Kẻ thù. B. Ánh sáng. C. Nhiệt độ. D. Thức ăn. Page 145
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 101: Trong các nhân tố vô sinh tác động lên đời sống của sinh vật, nhân tố có vai trò cơ bản là A. ánh sáng. B. nhiệt độ. C. độ ẩm. D. gió. Câu 102: Đối với mỗi nhân tố sinh thái, các loài khác nhau A. có giới hạn sinh thái khác nhau. B. có giới hạn sinh thái giống nhau. C. lúc thì có giới hạn sinh thái khác nhau, lúc thì có giới hạn sinh thái giống nhau. D. Có phản ứng như nhau khi nhân tố sinh thái biến đổi. Câu 103: Chọn câu sai trong các câu sau. A. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật. B. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. C. Sinh vật không phải là nhân tố sinh thái. D. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh. Câu 104: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6oC, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42oC, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20oC đến 35oC. Mức 5,6oC gọi là A. điểm gây chết giới hạn dưới. B. điểm gây chết giới hạn trên. C. điểm thuận lợi. D. giới hạn chịu đựng. Câu 105: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6oC, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42oC, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20oC đến 35oC. Mức 42oC được gọi là A. giới hạn chịu đựng. B. điểm thuận lợi. C. điểm gây chết giới hạn trên. D. điểm gây chết giới hạn dưới. Câu 106: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6oC, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42oC, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20oC đến 35oC. Khoảng nhiệt độ từ 20oC đến 35oC được gọi là A. giới hạn chịu đựng. B. khoảng thuận lợi. D. điểm gây chết giới hạn dưới. C. điểm gây chết giới hạn trên. Câu 107: Khoảng thuận lợi là A. khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật. B. khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng sinh sản của sinh vật. C. khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. D. khoảng các nhân tố sinh thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịu đựng được. Câu 108: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là. 2oC đến 44oC. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là. 5,6oC đến 42oC. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng? A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn. C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn. D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn. Câu 109: Câu nào sai trong số các câu sau? A. Ánh sáng là một nhân tố sinh thái. B. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới thực vật mà không ảnh hưởng gì tới động vật. C. Ánh sáng là nhân tố sinh thái vô sinh. D. Mỗi loài cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng nhất định. Câu 110: Giới hạn sinh thái gồm có Page 146
FF IC IA L
A. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận. B. khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu. C. giới hạn dưới, giới hạn trên. D. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn chịu đựng. Câu 111: Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành những nhóm nào? A. Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày. B. Nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm. C. Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày và nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm. D. Nhóm động vật ưa hoạt động vào lúc chiều tối.
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: Đáp án D Câu 2: Đáp án C Câu 3: Đáp án D Câu 4: Đáp án B Câu 5: Đáp án A Câu 6: Đáp án D Câu 7: Đáp án D Câu 8: Đáp án A Câu 9: Đáp án A Câu 10: Đáp án D Câu 11: Đáp án B Câu 12: Đáp án A Câu 13: Đáp án: C Nhận biết Câu 14: Đáp án: C Nhận biết Câu 15: Đáp án : C Nhận biết Câu 16: Đáp án: B Nhận biết Câu 17: Đáp án: C Thông hiểu Câu 18: Đáp án: D Vận dụng cấp độ thấp Câu 19: Đáp án: A Vận dụng cấp độ cao Câu 20: Đáp án B Câu 21: Đáp án B Câu 22: Đáp án A Câu 23: Đáp án C Câu 24: Đáp án D Câu 25: Đáp án D Câu 26: Đáp án C Câu 27: Đáp án B Câu 28: Đáp án B Câu 29: Đáp án A Câu 30: Đáp án A Câu 31: Đáp án C Câu 32: Đáp án A Câu 33: Đáp án A Câu 34: Đáp án B Câu 35: Đáp án C Câu 36: Đáp án B Câu 37: Đáp án B Câu 38: Đáp án D Câu 39: Đáp án A Câu 40: Đáp án B
Page 147
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 41: Đáp án C Câu 42: Đáp án B Câu 43: Đáp án B Câu 44: Đáp án A Câu 45: Đáp án C Câu 46: Đáp án C Câu 47: Đáp án B Câu 48: Đáp án C Câu 49: Đáp án C Câu 50: Đáp án B Câu 51: Đáp án D Câu 52: Đáp án B Câu 53: Đáp án A Câu 54: Đáp án B Câu 55: Đáp án D Câu 56: Đáp án A Câu 57: Đáp án C Câu 58: Đáp án D Câu 59: Đáp án A Câu 60: Đáp án D Câu 61: Đáp án A Câu 62: Đáp án B Câu 63: Đáp án D Câu 64: Đáp án C Câu 65: Đáp án C Câu 66: Đáp án B Câu 67: Đáp án C Câu 68: Đáp án B Câu 69: Đáp án A Câu 70: Đáp án A Câu 71: Đáp án B Câu 72: Đáp án C Câu 73: Đáp án B Câu 74: Đáp án D Câu 75: Đáp án C Câu 76: Đáp án B Câu 77: Đáp án A Câu 78: Đáp án C Câu 79: Đáp án C Câu 80: Đáp án B Câu 81: Đáp án B Câu 82: Đáp án A Câu 83: Đáp án B. Đọc lại kiến thức phần sự thích nghi của thực vật với ánh sáng. Câu 84: Đáp án A. Câu 85: Đáp án A. Xem lại khái niệm giới hạn sinh thái. Câu 86: Đáp án B. Câu 87: Đáp án D. Câu 88: Đáp án A. Câu 89: Đáp án C. Câu 90: Đáp án A. Câu 91: Đáp án B. Page 148
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 92: Đáp án A. Câu 93: Đáp án D. Câu 94: Đáp án D. Câu 95: Đáp án A. Câu 96: Đáp án C. Câu 97: Đáp án B. Câu 98: Đáp án A. Câu 99: Đáp án B. Câu 100: Đáp án C. Câu 101: Đáp án A. Câu 102: Đáp án A. Câu 103: Đáp án C. Câu 104: Đáp án A. Câu 105: Đáp án C. Câu 106: Đáp án B. Câu 107: Đáp án C. Câu 108: Đáp án A. Câu 109: Đáp án B. Câu 110: Đáp án B. Câu 111: Đáp án C.
Page 149
Chủ đề 8: HỆ SINH THÁI
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
I. QUẦN THỂ 1. Khái niệm quần thể 1. Quần thể là gì? - Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản. - Ví dụ: Rừng cọ, đồi chè, đàn chim én…
Hình 1: Một số quần thể điển hình
D
- Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể. 3. Các đặc trưng cơ bản của quần thể 3.1. Tỉ lệ giới tính. - Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái. - Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuổi và phụ thuộc vào tỉ lệ tử vong. - Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản. 3. 2. Thành phần nhóm tuổi - Người ta chia cấu trúc tuổi thành: Page 150
FF IC IA L
+ Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể. + Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể + Tuổi quần thể: tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể. - Có 3 loại nhóm tuổi được sắp xếp thành tháp tuổi:
Hình 2: Tháp tuổi (A-Dạng phát triển; B- Dạng ổn định; C- Dạng suy thoái)
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
- Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ từng loài và điều kiện sống của môi trường. Khi nguồn sống suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hay xảy ra dịch bệnh … thì các cá thể già và non chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình. - Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. Ví dụ: khi đánh cá, nếu các mẻ lưới đều thu được số lượng cá lớn chiếm ưu thế → nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng; nếu chỉ thu được cá nhỏ → nghề cá đã khai thác quá mức. 3.2. Mật độ cá thể của quần thể - Mật độ cá thế của quần thể là số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. - VD: Mật độ muỗi: 10 con/ 1m2 Mật độ rau cải: 40 cây/ 1m2 - Mật độ quần thể phụ thuộc vào: chu kì sống sinh vật, nguồn thức ăn của quần thể, yếu tố thời tiết, hạn hán, lũ lụt. - Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể. 4. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật. - Môi trường ( nhân tố sinh thái) ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể. - Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng. 5. Quần thể người a) Sự khác nhau giữa quần thể người và các quần thể sinh vật khác. Ngoài những đặc trưng sinh học như các quần thể sinh vật khác, quần thể người còn có các đặc trưng xã hội: + Đặc điểm quần thể người giống quần thể sinh vật: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong, ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật. + Đặc điểm chỉ có ở quần thể người: Pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hoá, do con người có tư duy phát triển và có khả năng làm chủ thiên nhiên. + Con người có lao động và tư duy có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể. b) Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người - Quần thể người gồm 3 nhóm tuổi: + Nhóm tuổi trước sinh sản + Nhóm tuổi lao động và sinh sản + Nhóm tuổi hết lao động nặng - Có 2 dạng tháp dân số: + Tháp dân số trẻ ( dạng phát triển) Page 151
FF IC IA L
+ Tháp dân số già ( dạng ổn định)
Y
N
H
Ơ
N
O
Hình 3: Tháp dân số ( a+b: Tháp dân số trẻ; b: tháp dân số già)
U
Hình 4: Cấu trúc tuổi của một số quần thể người điển hình
D
ẠY
KÈ
M
Q
3. Tăng dân số và phát triển xã hội - Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong. - Mỗi quốc gia cần phát triển cơ cấu dân số hợp lý và thực hiện pháp lệnh dân số nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. - Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hoà với sự phát triển KT - XH, tài nguyên, môi trường của mỗi đất nước. II. QUẦN XÃ 1. Thế nào là quần xã sinh vật?
Hình 5: Cấu trúc quần xã Page 152
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian xác định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất. Do đó, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Hình 6: Một số quần xã điển hình
D
ẠY
KÈ
M
2. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã Dấu hiệu cơ bản của quần xã là số lượng và thành phần các loài sinh vật trong quần xã. - Số lượng các loài được đánh giá qua độ đa dạng, độ nhiều và độ thường gặp. + Độ đa dạng: + Độ nhiều: + Độ đặc trưng: - Thành phần các loài được thể hiện qua việc xác định loài ưu thế và loài đặc trưng. + Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn và vai trò quan trọng hơn loài khác. + Loài ưu thế (loài chủ chốt) là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh. 3. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã - Sự cân bằng sinh học được duy trì khi số lượng cá thể của các quần thể luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường - Nhân tố môi trường (vô sinh + hữu sinh) luôn thay đổi → tác động đến sinh vật làm sinh vật biến đổi về số lượng được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. Page 153
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
III. HỆ SINH THÁI 1. Thế nào là hệ sinh thái + Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). + Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Ví dụ: hệ sinh thái rừng nhiệt đới; hệ sinh thái rừng ngập mặn...
Hình 7: Một số hệ sinh thái tự nhiên
Page 154
FF IC IA L
O
Hình 8: Một số hệ sinh thái nhân tạo
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
2. Thành phần hệ sinh thái, gồm: - Thành phần không sống: Đất, đá, nước, thảm mục... - Thành phần sống: Động vật, thực vật, vi sinh vật... + Sinh vật sản xuất trên cạn phổ biến là thực vật. + Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, ... (phân giải xác sinh vật). + Cây rừng cung cấp thức ăn, nơi ở, tạo khí hậu ôn hoà cho động vật sống. + Động vật ăn thực vật nhưng cũng góp phần thụ phấn, phát tán và cung cấp phân bón cho thực vật.
Hình 9: Thành phần cấu trúc hệ sinh thái 3. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. 3.1. Chuỗi thức ăn. Page 155
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Chuỗi thức ăn là 1 dãy nhiều loài SV có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là 1 mắt xích vừa là SV tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là SV bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ. Ví dụ: Cỏ → Sâu → ếch → Rắn → Vi sinh vật
Hình 10: Chuỗi thức ăn và bậc dinh dưỡng
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
3.2. Lưới thức ăn. - Lưới thức ăn: Bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. - Lưới thức ăn gồm 3 thành phần chủ yếu: + SV sản xuất + SV tiêu thụ + SV phân hủy
Hình 11: Lưới thức ăn đồng cỏ
Page 156
FF IC IA L O Ơ
ÔN TẬP
N
Hình 12: Lưới thức ăn hệ sinh thái rừng
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Câu 1: Thế nào là một quần xã sinh vật? Cho ví dụ. Trả lời: - Quần xã sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. - Ví dụ: Khóm trúc, bụi tre, đàn kiến,… Câu 2: Các cá thể trong quần thể có những mối quan hệ nào? Kết quả và ý nghĩa của các mối quan hệ đó? Trả lời: Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh. - Quan hệ hỗ trợ: + Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống. + Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. - Quan hệ cạnh tranh: + Khi mật độ các cá thể tăng cao, nguồn sống không đủ làm cho các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau. + Giúp cho sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Câu 3: Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể. Đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao? Trả lời: - Những đặc trưng cơ bản của quần thể: + Tỉ lệ giới tính. + Thành phần nhóm tuổi. + Mật độ quần thể.
Page 157
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Mật độ quần thể là đặc trưng quan trọng nhất của quần thể vì mật độ quần thể quyết định cả hai tính chất còn lại là tỉ lệ giới tính và thành phần nhóm tuổi. Câu 4: Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào? Trả lời: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi,…Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết. Mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng. Câu 5: Quần thể người có những đặc điểm nào giống và khác với những quần thể sinh vật khác? Trả lời: - Giống nhau: Đặc điểm của quần thể người giống với đặc điểm của quần thể sinh vật: Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong,… - Khác nhau: Đặc điểm chỉ có ở quần thể người: Pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa,… Câu 6: Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có? Trả lời: Quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có vì con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. Câu 7: Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào? Trả lời: Tháp dân số trẻ Tháp dân số già - Hình dạng tháp dân số có đáy rộng do số lượng - Hình dạng tháp dân số có đáy hẹp. trẻ em sinh ra hằng năm cao. - Cạnh thấp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu thị - Đỉnh không nhọn và cạnh thấp gần như tỉ lệ người tử vong cao. thẳng đứng biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp. - Tuổi thọ trung bình thấp - Tuổi thọ trung bình cao.
D
ẠY
KÈ
M
Câu 8: Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì? Trả lời: Phát triển dân số hợp lí là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi quốc gia, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội với sử dụng tài nguyên, môi trường của đất nước. Câu 9: Thế nào là một quần xã sinh vật? Cho ví dụ. Trả lời: - Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. - Ví dụ: Ao cá tự nhiên. Câu 10: Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào? Trả lời: Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật - Tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống - Tập hợp các quần thể của các loài khác nhau sống trong một sinh cảnh . trong một sinh cảnh. - Đơn vị cấu trúc là cá thể. - Đơn vị cấu trúc là quần thể - Mối quan hệ chủ yếu là mối quan hệ sinh - Mối quan hệ chủ yếu là mối quan hệ dinh dưỡng. sản và di truyền. - Độ đa dạng thấp. - Độ đa dạng cao. - Không có hiện tượng khống chế sinh học - Có hiện tượng khống chế sinh học. Page 158
- Chiếm một mắt xích trong chuỗi thức ăn.
- Bao gồm một đến nhiều chuỗi thức ăn.
FF IC IA L
Câu 11: Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật. Trả lời: Đặc điểm Các chỉ số Thể hiện Độ đa dạng Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã Số lượng Độ nhiều Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã các loài trong quần Độ thường Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan xã gặp sát Loài ưu thế Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã Thành phần loài trong Loài đặc Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác quần xã trưng
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
Câu 12: Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? Cho ví dụ minh họa. Nêu ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học. Trả lời: a) Khái niệm: - Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng số lượng các cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm, làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể luôn dao động quanh vị trí cân bằng. - Ví dụ: Sử dụng ong mắt đỏ để khống chế sâu cuốn lá lúa, dùng bọ rùa để tiêu diệt rệp cam,.. b) Ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học: - Ý nghĩa sinh học: + Phản ánh mối quan hệ đối địch trong quần xã. + Làm cho số lượng các thể của mỗi quần thể dao động trong thế cân bằng, từ đó tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. - Ý nghĩa thực tiễn: + Là cơ sở khoa học cho các biện pháp đấu tranh sinh học nhằm chủ động kiểm soát số lượng cá thể của mỗi loài theo hướng có lợi cho con người. Câu 13: Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học. Trả lời: - Cân bằng sinh học là số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. - Ví dụ: Gặp khí hậu thuận lợi (ấm áp, độ ẩm cao,…), cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm. Câu 14: Thế nào là một hệ sinh thái? Nêu các thành phần chính của hệ sinh thái. Trả lời: - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Ví dụ: Rừng mưa nhiệt đới. - Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau: + Thành phần vô sinh như đất, đá, nước, thảm mục,… + Thành phần hữu sinh: ● Sinh vật sản xuất là thực vật. ● Sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. ● Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm,… Câu 15: Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó. Trả lời:
Page 159
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Ví dụ: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái. - Thành phần chính trong hệ sinh thái: + Thành phần vô sinh: Đất, đá, lá rụng, mùn hữu cơ,… + Thành phần sống: ● Sinh vật sản xuất: Cây gỗ, cây cỏ,… ● Sinh vật tiêu thụ cấp 1: Sâu ăn lá cây, chuột, hươu,… ● Sinh vật tiêu thụ cấp 2: Bọ ngựa, cầy,… ● Sinh vật tiêu thụ cấp 3: Rắn, đại bàng, hổ,… ● Sinh vật phân giải: Vi sinh vật, nấm, địa y, giun đất,… Câu 16: Thế nào là một chuỗi thức ăn? Cho ví dụ. Trả lời: - Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ. - Ví dụ: Cây cỏ Chuột Rắn. Câu 17: Thế nào là một lưới thức ăn? Nêu thành phần chủ yếu của lưới thức ăn hoàn chỉnh. Trả lời: - Lưới thức ăn bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. - Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm ba thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Câu 18: So sánh sự khác nhau giữa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Trả lời: Chuỗi thức ăn Lưới thức ăn - Là một dãy nhiều loài sinh vật, mỗi loài là một - Mỗi loài trong quần xã thường là mắt xích mắt xích thức ăn. Mỗi loài sinh vật trong chuỗi của nhiều chuỗi thức ăn. Tất cả các chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía thức ăn trong quần xã hợp thành lưới thức trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ. ăn. - Là thành phần nhỏ trong lưới thức ăn, có một số - Là cấu trúc lớn, chứa các chuỗi thức ăn. mắt xích chung với các chuỗi thức ăn khác trong hệ lưới. - Phạm vi loài trong chuỗi thức ăn ít hơn trong - Phạm vi loài trong lưới thức ăn nhiều hơn lưới thức ăn. chuỗi thức ăn. - Điều kiện sinh thái trong chuỗi thức ăn ít phức - Điều kiện sinh thái trong lưới thức ăn phức tạp hơn trong lưới thức ăn. tạp hơn trong chuỗi thức ăn. - Các chuỗi thức ăn đều là tạm thời, không bền - Trong lưới thức ăn nếu càng có nhiều chuỗi vững do chế độ ăn của các loài động vật thường thức ăn thì càng có nhiều dạng ăn rộng nên thay đổi theo mùa, theo tuổi và trạng thái sinh lí tính ổn định của quần xã càng được tăng của con vật. cường. TRẮC NGHIỆM
I. QUẦN THỂ Câu 1: Quần thể là gì? A. Tập hợp những cá thể cùng loài, giống nhau về hình thái, cấu tạo; có thể giao phối tự do với nhau. B. Tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố. Page 160
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
C. Tập hợp những cá thể cùng loài, có mật độ, thành phần kiểu gen đặc trưng. D. Tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một ổ sinh thái, tại một thời điểm nhất định. Câu 2: Quần thể không có đặc điểm nào sau đây? A. Tồn tại trong một giai đoạn lịch sử xác định. B. Mỗi quần thể có khu phân bố xác định. C. Cách li sinh sản với quần thể khác dù cùng loài. D. Luôn luôn xảy ra giao phối tự do. Câu 3: Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống khác nhau đã tạo nên sự đa hình của quần thể. Trường hợp nào sau đây là thể hiện sự đa hình của quần thể? A. nhiều loài thực vật có họ hàng gần thường có nhu cầu khác nhau về kiểu đất hay điều kiện khí hậu. B. các con thỏ sống ở vùng lạnh thường có tai nhỏ hơn các con thỏ cùng loài sống ở vùng nóng. C. các con chim đực trang trí tổ để thu hút con cái cùng loài. D. sư tử biển có chân chèo giúp chúng bơi lội tốt dưới nước nhưng lại khó khăn khi di chuyển trên cạn. Câu 4: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị tổ chức cơ sở đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên là A. cá thể. B. quần thể. C. quần xã. D. hệ sinh thái. Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng với khái niệm quần thể? A. nhóm cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung. B. quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định. C. quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên nhất thời các cá thể. D. quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên. Câu 6: Điều nào là quan trọng nhất trong khái niệm quần thể? A. quần thể gồm số đông cá thể cùng loài. B. quần thể chiếm một khoảng không gian xác định. C. quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên nhất thời các cá thể. D. quần thể gồm các cá thể giao phối tự do với nhau. Câu 7: Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể? A. cá chép trong ao. B. cá rô phi đơn tính trong ao. C. thông ở đồi thông Đà Lạt. D. đồi chè Thái Nguyên. Câu 8: Tập hợp các sinh vật nào dưới đây không được gọi là một quần thể? A. cọ ở Phú Thọ. B. đàn hải âu ở đảo Phú Quốc. C. bầy sói trong một khu rừng. D. cá trong hồ Tây. Câu 9: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối? A. những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. B. những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê. C. những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. D. những con cá sống trong cùng một cái hồ. Câu 10: Điều quan trọng nhất để hình thành quần thể mới là A. cách li sinh thái. B. cách li địa lí. C. cách li di truyền. D. tất cả các hình thức cách li. Câu 11: Lối sống bầy đàn của động vật đem lại lợi ích A. hạn chế sự tiêu tốn thức ăn. B. giảm diện tích không gian. C. kiếm được nguồn thức ăn, chống được kẻ thù. D. các cá thể gắn bó với nhau, đảm bảo số lượng nhất định. Câu 12: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Các cây xanh trong một khu rừng B. Các động vật cùng sống trên cùng một đồng cỏ C. Các cá thể chuột đồng trên một cánh đồng lúa. D. Các con cá chép trong một chậu. Câu 13: Tập hợp sinh vật nào dưới đây không phải quần thể? Page 161
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông. B. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi. C. Các con sói trong một khu rừng. D. Các con ong mật trong một vườn hoa. Câu 14: Số lượng hay khối lượng sinh vật sống trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là A. kích thước của quần thể. B. mật độ cá thể của quần thể. C. sự phân bố của quần thể. D. trạng thái cân bằng của quần thể. Câu 15: Quan hệ hỗ trợ của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa quan trọng là A. cá thể chống được các điều kiện bất lợi của môi trường. B. đảm bảo quần thể tồn tại ổn định, kiếm được thức ăn và sinh sản ra thế hệ sau. C. đảm bảo quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống làm tăng khả năng phát triển và sinh sản của các cá thể. D. các cá thể trong quần thể phát triển tốt hơn lớn nhanh hơn cho năng suất cao. Câu 16: Ong, kiến, mối sống theo kiểu mẫu hệ với sự phân chia thứ bậc và chức năng rõ ràng. Kiểu sống của các loài trên để thể hiện ưu thế của. A. quan hệ hỗ trợ. B. hiệu suất nhóm. C. quan hệ cạnh tranh. D. tụ họp. Câu 17: Ý nghĩa mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể A. các sinh vật trong quần thể sống tốt hơn, phát triển mạnh hơn. B. đảm bảo quần thể tồn tại ổn định, làm tăng khả năng phát triển và sinh sản của các cá thể. C. đảm bảo số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. các cá thể trong quần thể chết nhiều hơn, phát tán đi các nơi khác. Câu 18: Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là A. đặc điểm đối lập nhau, đảm bảo quần thể tồn tại và phát triển. B. đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo quần thể tồn tại và phát triển ổn định. C. quan hệ song song giúp quần thể tồn tại và phát triển. D. quan hệ gắn bó chặt chẽ các cá thể với nhau. Câu 19: Hiện tượng tự tỉa của thực vật là hiện tượng thể hiện mối quan hệ A. ức chế - cảm nhiễm của các sinh vật khác loài. B. cạnh tranh khi thiếu ánh sáng, chất dinh dưỡng của các cá thể cùng loài hoặc khác loài. C. sự cố bất thường. D. ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể trong loài hoặc khác loài trong quần xã. Câu 20: Trong quần thể sinh vật, giữa các cá thể không diễn ra mối quan hệ nào sau đây? A.cạnh tranh về thức ăn nơi ở.B. cạnh tranh về sinh sản C. động vật ăn thịt lẫn nhau.D. hội sinh. Câu 21: Xảy ra hiện tượng kí sinh cùng loài trong điều kiện A. nơi có dồi dào thức ăn. B. nơi nguồn thức ăn hạn hẹp. C. khi các cá thể cùng loài tranh nhau chỗ ở, một số cá thể đã sống trên cá thể cùng loài. D. các cá thể có mật độ vượt quá “sức chịu đựng”. Câu 22: Mối quan hệ nào trong quần thể là mối quan hệ không phổ biến? A. quan hệ hội sinh. B. quan hệ hỗ trợ. C. quan hệ kí sinh và quan hệ ăn thịt đồng loại. D. quan hệ đối địch. Câu 23: Dấu hiệu không phải là đặc trưng của quần thể là A. mật độ. B. tỉ lệ giới tính. C. cấu trúc tuổi. D. độ đa dạng. Câu 24: Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật có ý nghĩa trong chăn nuôi A. tạo sự cách li sinh sản. B. điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp. C. tạo điều kiện sinh sản với tốc độ nhanh. D. giữ tỉ lệ giới tính trong quần thể là 1 . 1. Page 162
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 25: Các cá thể trong quần thể phân bố theo nhóm có ý nghĩa sinh thái A. các cá thể cạnh tranh nhau về thức ăn, đực cái... B. sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường sống. C. đảm bảo khả năng sinh sản của các cá thể. D. các cá thể hỗ trợ lẫn nhau, chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. Câu 26: Cho các ví dụ sau. 1. một con gà dù đã ăn rất no, khi cho ăn chúng không thể ăn được nữa, nhưng khi đưa đến bên một con gà khác đang tích cực ăn, thì con gà ấy vẫn có thể ăn thêm được 34% khối lượng thức ăn đã ăn. 2. Cây mọc chụm trên đồi trọc thảo nguyên có thể tạo ra những điều kiện để đấu tranh với hoàn cảnh sống khắc nghiệt và các loại cỏ dại khác. Các ví dụ trên phản ánh mối quan hệ A. Quan hệ hợp tác. B. Cạnh tranh cùng loài. C. Hiệu quả nhóm. D. Khống chế sinh học. Câu 27: Trong bầy, các cá thể có hoạt động sống và khả năng chống chịu tốt hơn với những tác động bất lợi của môi trường. Người ta gọi đó là A. quan hộ hỗ trợ. B. hiệu suất nhóm. C. sự phân bố đồng đều. D. tụ họp. Câu 28: Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định được gọi là A. Nhóm sinh vật. B. Quần xã sinh vật. C. Quần thể sinh vật. D. Số lượng sinh vật. Câu 29: Đặc điểm nổi bật của quần thể sinh vật so với các nhóm cá thể khác loài là A. Sự giao phối tự do giữa các cá thể. B. Sự cạnh tranh nguồn thức ăn trong môi trường sống. C. Sự hỗ trợ với nhau trong quá trình sống. D. Sự cạnh tranh về nơi ở. Câu 30: Đặc điểm sau đây không được xem là điểm đặc trưng của quần thể? A. Tỷ lệ giới tính của các cá thể trong quần thể B. Thời gian hình thành của quần thể C. Thành phần nhóm tuổi của các cá thể D. Mật độ của quần thể Câu 31: Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là A. ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành. B. Trẻ, trưởng thành và già. C. Trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản. D. Trước giao phối và sau giao phối. Câu 32: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể? A. Nhóm tuổi sau sinh sản. B. Nhóm tuổi còn non và nhóm tuổi sau sinh sản. C. Nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. D. Nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sinh sản. Câu 33: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là A. Không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể. B. Có vai trò chủ yếu làm tăng khối lượng và kích thước của quần thể. C. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể. D. Làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể. Câu 34: Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng hoặc khối lượng sinh vật có ở A. Một khu vực nhất định. B. Một khoảng không gian rộng lớn. C. Một đơn vị diện tích. D. Một đơn vị diện tích hay thể tích. Câu 35: Yếu tố tác động làm thay đổi mật độ của quần thể là A. Tỷ lệ tử vong của quần thể. B. Biến động của điều kiện sống như lũ lụt, cháy rừng, dịch bệnh... C. Tỷ lệ sinh sản của quần thể. D. Tỷ lệ tử vong, tỷ lệ sinh sản và biến động của điều kiện sống của quần thể. Câu 36: Trong các dấu hiệu đặc trưng của quần thể, dấu hiệu nào quan trọng nhất? Page 163
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. tỉ lệ đực - cái. B. thành phần cấu trúc tuổi. C. mật độ. D. tỉ lệ sinh sản - tử vong. Câu 37: Trong các dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào không phải là đặc trưng cơ bản của quần thể? A. đặc điểm phân bố. B. mật độ. C. độ đa dạng. D. thành phần cấu trúc tuổi. Câu 38: Nghiên cứu thành phần nhóm tuổi của quần thể có ý nghĩa. A. hiểu được sự phát triển hay diệt vong của quần thể. B. bảo vệ và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên hoang dã. C. chủ động cung cấp nguồn sống cho quần thể. D. điều chỉnh số lượng đực cái, phù hợp đảm bảo sự phát triển của quần thể. Câu 39: Trong tự nhiên, khi quần thể chỉ còn một số cá thể sống sót thì sẽ có khả năng xảy ra nhiều nhất là A. sinh sản với tốc độ nhanh. B. hồi phục. C. diệt vong. D. ổn định. Câu 40: Khi quần thể cá lóc trong ao có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời gian phát triển của cá con do. A. chúng cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở. B. gặp điều kiện bất lợi. thiếu thức ăn, môi trường ô nhiễm. C. có sự cố bất thường. bão, lũ... D. dịch bệnh phát sinh. Câu 41: Số lượng cá thể trong quần thể có xu hướng ổn định là do. A. có hiện tượng ăn lẫn nhau. B. số lượng cá thể yếu thì tự chết. C. sự thống nhất tỉ lệ sinh - tử. D. tự điều chỉnh trong quần thể. Câu 42: Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hoà mật độ quần thể là A. di cư, nhập cư. B. dịch bệnh. C. khống chế sinh học. D. tỉ lệ sinh - tử. Câu 43: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài có ý nghĩa A. đảm bảo ổn định cân bằng sinh thái. B. hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn. C. ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể. D. đảm bảo ổn định cân bằng sinh thái, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn và ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể. Câu 44: Cấu trúc tuổi của một quần thể có dạng hình tháp, đáy rộng cho thấy quần thể này thuộc dạng quần thể A. đang ổn định. B. đang bắt đầu suy thoái. C. đang tăng trưởng nhanh. D. bị hạn chế bởi một số yếu tố của môi trường. Câu 45: Ở động vật và thực vật, khi kích thước quần thể vượt quá sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau (thức ăn, nơi làm tổ). Người ta gọi đó là hiện tượng. A. tự tỉa thưa. B. quan hệ đối địch. C. ăn thịt đồng loại. D. hiệu suất nhóm. Câu 46: Một quần thể có tỉ lệ những cá thể già cao hơn những cá thể trẻ thì quần thể ấy có khuynh hướng A. tăng nhanh sau đó giảm nhanh. B. tiếp tục tăng nhanh không ngừng. C. tăng chậm và ổn định ở một kích thước quần thể nhỏ.D. không thay đổi kích thước quần thể. Câu 47: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự thay đổi mật độ quần thể? A. Mật độ quần thể không thể tăng vượt quá sức chứa của môi trường. B. Hiện tượng tự tỉa thưa là kết quả cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể về nguồn nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, khoáng.... C. Khi hiện tượng tỉa thưa xảy ra, sự cạnh tranh giữa các cá thể làm cho mức sinh sản giảm nhưng mức tử vong tăng. D. Hiện tượng tự tỉa thưa thường chỉ gặp ở thực vật, như trường hợp “mạ ” thông quá nhiều ở bìa các rừng thông Đà Lạt, một số bị chết. Câu 48: Khi một quần thể gia tăng mật độ và dưới sức ép đông đảo của các cá thể, tốc độ tăng trưởng của các quần thể giảm trong khi tỉ lệ tử vong gia tăng là do A. sự di cư của các cá thể kém ra khỏi nơi ở. B. bệnh truyền nhiễm gia tăng và tính kháng của cá thể giảm. C. thức ăn cạn kiệt và môi trường ô nhiễm. Page 164
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
D. sự di cư của các cá thể kém ra khỏi nơi ở, bệnh truyền nhiễm gia tăng, tính kháng của cá thể giảm, thức ăn cạn kiệt và môi trường ô nhiễm. Câu 49: Mật độ cá thể là một đặc tính cơ bản của quần thể vì A. mật độ ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể. B. mật độ ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản, tử vong và sự phân bố của quần thể. C. mật độ quyết định tỉ lệ đực cái và thành phần nhóm tuổi. D. mật độ thể hiện sự phát triển của quần thể. Câu 50: Trong tự nhiên mật độ các cá thể trong quần thể luôn điều chỉnh quanh mức cân bằng là A. khi thức ăn dồi dào, cá thể trong quần thể phát triển mạnh, hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi. B. số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường. C. khi thức ăn dồi dào, số cá thể tăng mạnh. Khi mật độ cá thể tăng quá cao, dẫn tới cạnh tranh, nhiều cá thể bị chết và mật độ trở lại mức cân bằng. D. điều kiện môi trường luôn ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể. Câu 51: Để xác định mật độ của quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể và A. diện tích khu vực phân bố của chúng. B. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể. C. tỉ lệ sinh và chết của quần thể. D. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể. Câu 52: Cho các ví dụ sau: 1. Chim sẻ ngô, khi mật độ là 1 đôi/ha thì số lượng con nở ra trong một tổ là 14, khi mật độ tăng lên 18 đôi/ha thì chỉ còn 8 con. 2. Voi châu Phi, khi mật độ quần thể bình thường thì trưởng thành ở tuổi 11 hay 12 và 4 năm đẻ một lứa; khi mật độ cao thì trưởng thành ở tuổi 18 và 7 năm mới đẻ một lứa. 3. Khi mật độ mọt bột lên cao có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời gian phát triển của ấu trùng. Các ví dụ trên nói lên ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc trưng nào của quần thể? A.tỉ lệ các nhóm tuổi của quần thể. B.khả năng chống chịu với các điều kiện sống của môi trường. C. mật độ và sức sinh sản của quần thể. D. mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần thể. Câu 53: Mật độ cá thể trong quần thể được coi là đặc tính cơ bản của quần thể vì mật độ cá thể ảnh hưởng đến A. tỉ lệ nhóm tuổi trong quần thể. B. mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể. C. tỉ lệ giới tính trong quần thể. D. đặc điểm phân bố của quần thể. Câu 54: Yếu tố nào sau đây không làm thay đổi trạng thái cân bằng của quần thể? A. đột biến. B. sinh sản hữu tính. C. di cư và nhập cư. D. tiến hoá nhỏ. Câu 55: Trạng thái cân bằng của quần thể được duy trì bởi. A. sự thống nhất giữa tăng số lượng cá thể và tăng tỉ lệ sinh sản của quần thể. B. sự biến động số lượng cá thể của quần thể. C. sự thống nhất giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể. D. sự thống nhất giữa tỉ lệ sinh sản và giảm số lượng cá thể của quần thể. Câu 56: Kích thước của quần thể là A. số lượng hay khối lượng cá thể trong một đơn vị diện tích hay thể tích. B. diện tích hay thể tích nơi sống của quần thể. C. số lượng cá thể đực và cái trong một đơn vị diện tích hay thể tích. D. số lượng, khối lượng cá thể hay năng lượng tích luỹ trong cá thể, phân bố trong một khoảng không gian. Câu 57: Một nhóm cá nhỏ sống ở một hồ nước có đáy đầy cát màu nâu sáng. Phần lớn cá trong Page 165
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
quần thể này đều có màu nâu sáng, một ít cá có màu lốm đốm (khoảng 10%). Loài cá này là thức ăn của một loài chim sống gần bờ biển. Một công ty xây dựng đã rải sỏi xuống đáy hồ, làm đáy hồ trở nên lốm đốm. Dự đoán nào sau đây là chính xác về các sự kiện sẽ có thể xảy ra đối với quần thể cá này? A. tỉ lệ cá có màu lốm đốm sẽ tăng dần qua thời gian. B. sau ba thế hệ tất cả cá sẽ có màu lốm đốm. C. khi các cá lốm đốm bị ăn thịt, các con khác sẽ sinh sản nhiều hơn để bù đắp lượng thiếu hụt đó. D. tỉ lệ cá trong hồ vẫn giữ nguyên như ban đầu. Câu 58: Sự gia tăng chất dinh dưỡng trong các hồ làm giảm hàm lượng ôxi tới mức nguy hiểm. Lí do chính dẫn đến làm giảm mạnh lượng ôxi là A. có sự tiêu thụ ôxi của thực vật trong nước ăn chất dinh dưỡng. B. có sự tiêu thụ ôxi của cá trong nước ăn chất dinh dưỡng. C. có sự ôxi hóa nitrat và phôtphat. D. có sự gia tăng số lượng của sinh vật phân hủy tiêu thụ ôxi. Câu 59: Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hòa mật độ quần thể là A. đấu tranh cùng loài. B. tỉ lệ sinh sản - tử vong. D. hiện tượng di cư - nhập cư. C. hiện tượng khống chế sinh học. Câu 60: Cho các ví dụ sau: 1. Gieo ngải ở mật độ 100.000 hạt trên 1m2 thì giữa những cây con có một sự cạnh tranh mạnh mẽ, nhiều cây bị chết, mật độ quần thể giảm đi rõ rệt. 2. Mọt bột cấy trong môi trường nuôi cấy có 64g bột thì số lượng cá thể đạt ở mức cực đại là 1750 cá thể. Nếu môi trường chỉ có 16g bột thì số lượng cá thể tối đa chỉ đạt được 650 cá thể. Các ví dụ trên đề cập đến hiện tượng sinh thái nào? A. mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường. B. hiện tượng đấu tranh cùng loài. C. hiện tượng khống chế sinh học. D. cơ chế điều hòa mật độ quần thể. Câu 61: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. sức tăng trưởng của các cá thể trong quần thể. D. nguồn thức ăn từ môi trường. Câu 62: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi. trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản. Quần thể sẽ bị diệt vong khi mất đi A. nhóm cá thể đang sinh sản. B. nhóm cá thể trước sinh sản. C. nhóm cá thể trước sinh sản và đang sinh sản.D. nhóm cá thể đang sinh sản và sau sinh sản. Câu 63: Trạng thái cân bằng của quần thể thể hiện ở A. số lượng cá thể của quần thể tương đối ổn định. B.tỉ lệ đực cái của quần thể tương đối ổn định. C. tỉ lệ tử vong của quần thể thấp. D. số cá thể sinh ra nhiều. Câu 64: Trạng thái cân bằng của quần thể xảy ra khi A. nguồn sống kém, số lượng cá thể đang tăng lại giảm. B. các sinh vật trong quần thể cạnh tranh lẫn nhau, nên có một số cá thể bị diệt vong. C. nguồn sống dồi dào, số cá thể tăng mạnh. D. nguồn sống dồi dào số lượng cá thể tăng cao, khi đó lại diễn ra sự cạnh tranh giữa các cá thể làm số lượng cá thể lại giảm. Câu 65: Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng đấu tranh cùng loài là A. do có cùng nhu cầu sống. B. do tranh giành con cái. C. do điều kiện sống thay đổi. D. do mật độ quần thể cao. Câu 66: Nguyên nhân kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu (quần thể dễ dẫn tới diệt vong) là A. số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ bị suy giảm. B. khả năng sinh sản giảm. C. dễ xảy ra giao phối cận huyết. Page 166
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
D. số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ bị suy giảm, khả năng sinh sản giảm và dễ xảy ra giao phối cận huyết. Câu 67: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi A. Xảy ra cạnh tranh gay gắt trong quần thể. B. Nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi. C. Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống. D. Dịch bệnh lan tràn. Câu 68: Trạng thái cân bằng của quần thể là: A. Khả năng duy trì nguồn thức ăn ổn định của quần thể. B. Khả năng tạo ra sự ổn định về nơi ở trong quần thể. C. Khả năng tự điều chỉnh mật độ của quần thể ở mức cân bằng. D. Khả năng duy trì sự sinh sản của quần thể. Câu 69: Khi kích thước quần thể quá lớn dễ xảy ra hiện tượng. A. xuất cư của một số cá thể. B. nhập cư của một số cá thể. C. sinh sản nhiều. D. mật độ tăng. Câu 70: Biến đổi số lượng của quần thể là hiện tượng A. do ảnh hưởng của môi trường sống kích thước của quần thể tăng cao. B. sự tăng giảm số lượng cá thể của quần thể để phù hợp với hoàn cảnh sống. C. do ảnh hưởng của nguồn sống làm số cá thể của quần thể giảm mạnh. D. giới hạn kích thước của quần thể. Câu 71: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể là A. do ảnh hưởng của nguồn sống bị biến đổi làm số lượng cá thể biến đổi. B. do các sinh vật có đặc điểm di cư, một nhóm cá thể tách ra khỏi đàn. C. sự phản ánh tổng hợp của quần thể trước sự biến đổi các nhân tố sinh thái của điều kiện sống. D. mật độ cá thể vượt quá giới hạn cho phép. Câu 72: Nhân tố nào dưới đây không phải là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể? A. cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài về thức ăn, nơi ở... B. di cư của các cá thể khi số lượng cá thể của quần thể quá đông. C. quan hệ con mồi - vật ăn thịt, vật chủ - vật kí sinh, dịch bệnh... D. sự phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể. Câu 73: Hiện tượng minh họa cho sự biến động cá thể không theo chu kì là A. một nhóm người ra khai hoang và định cư tại một hòn đảo mới. B. các con chim cái thích giao phối với con chim đực cùng loài có bộ lông sặc sỡ. C. một trận động đất tiêu diệt phần lớn cá thể của quần thể. Các cá thể còn lại sinh sản khôi phục số lượng cá thể ban đầu. D. rươi sống ở vùng nước lợ ven biển Bắc Bộ đẻ rộ vào sau rằm tháng 9 và pha trăng non đầu tháng 10. Câu 74: Khi gặp điều kiện thuận lợi, một loài tảo phát triển mạnh gây ra hiện tượng “nước nở hoa” là một ví dụ về. A. quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể. B. quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. C. sự biến động số lượng theo chu kì của quần thể. D. sự biến động số lượng không theo chu kì của quần thể. Câu 75: Chuồn chuồn, ve sầu..., có số lượng cá thể nhiều vào những tháng xuân hè, nhưng rất ít vào những tháng mùa đông. Hiện tượng ấy thuộc dạng biến động số lượng. A. theo chu kì ngày đêm.B. không theo chu kì. C. theo chu kì tháng. D. theo chu kì mùa. Câu 76: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El - Nino là kiểu biến động A. theo chu kì mùa. B. theo chu kì nhiều năm. C. không theo chu kì. D. theo chu kì tuần trăng. Câu 77: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật? A. khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. Page 167
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
B. khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. C. khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. D. khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu. Câu 78: Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là A. Giới tính, sinh sản, hôn nhân và văn hoá. B. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong. C. Văn hoá, giáo dục, mật độ, sinh sản và tử vong. D. Hôn nhân, giới tính, mật độ. Câu 79: Những đặc điểm chỉ có ở quần thể người và không có ở các quần thể sinh vật khác là A. Giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hoá. B. Sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế. C. Pháp luật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, hôn nhân. D. Tử vong, văn hoá, giáo dục, sinh sản. Câu 80: Những yếu tố nào sau đây có ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống của con người và đến chính sách kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia? A. Tỷ lệ giới tính. B. Sự tăng, giảm dân số. C. Thành phần nhóm tuổi. D. Tỷ lệ giới tính, sự tăng giảm dân số và thành phần nhóm tuổi. Câu 81: Xảy ra hiện tượng xuất cư chủ yếu là khi A. kích thước của quần thể vượt quá giới hạn của môi trường, mật độ lớn. B. có sự cạnh tranh giữa các cá thể, mức tử vong của cá thể tăng. C. có sự sinh sản mạnh của cá thể trong quần thể. D. thiếu thức ăn, nguồn sống bị thiếu hụt. Câu 82: Yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến việc tăng, giảm dân số ở quần thể người là A. Mật độ dân số trên một khu vực nào đó. B. Tương quan giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong. C. Tỷ lệ giới tính. D. Mật độ và lứa tuổi trong quần thể người. Câu 83: Hiện tượng tăng dân số tự nhiên là do A. Số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong. B. Số người sinh ra và số người tử vong bằng nhau. C. Số người sinh ra ít hơn số người tử vong. D. Chỉ có sinh ra không có tử vong. Câu 84: Quần thể người có đặc điểm mà quần thể sinh vật khác không có là A. tỉ lệ giới tính. B. thành phần nhóm tuổi. C. mật độ. D. đặc trưng kinh tế - xã hội. Câu 85: Nghiên cứu tháp dân số có ý nghĩa A. hiểu được sự gia tăng dân số của đất nước theo hướng nào. B. hiểu được tình hình kinh tế, xã hội của nước đó. C. hiểu được sự gia tăng dân số của đất nước, từ đó điều chỉnh sự gia tăng dân số cho hợp lí. D. hiểu được tỉ lệ nam nữ và mật độ phân bố của dân số. Câu 86: Trong quần thể người, tăng dân số quá nhanh dẫn tới A. sức lao động dồi dào, tạo ra nhiều sản phẩm trong xã hội, chất lượng cuộc sống nâng cao. B. chất lượng môi trường giảm, ảnh hưởng tới cuộc sống con người, tài nguyên bị cạn kiệt nhanh. C. dân số tăng trưởng nhanh chóng, kinh tế phát triển mạnh. D. sản phẩm xã hội làm ra nhiều, chất lượng môi trường giảm, tài nguyên bị cạn kiệt nhanh. Câu 87: Ý nghĩa ngày dân số thế giới là A. kỷ niệm ngày em bé thứ 5 tỉ trên Trái Đất chào đời. B. thể hiện dân số đạt mức tăng trưởng Page 168
FF IC IA L
cao. C. các quốc gia chú ý phát triển dân số hợp lí. D. các quốc gia cần hạn chế sự gia tăng dân số. Câu 88: Phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là A. đảm bảo sự phát triển dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên của đất nước. B. đảm bảo sự duy trì nòi giống, phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn thế giới. C. đảm bảo sự phát triển dân số theo xu hướng dân số già. D. đảm bảo sự phát triển dân số để đất nước ngày càng giàu có hơn. Câu 89: Có bao nhiêu nhân tố sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật? (1) mức sinh sản; (2) mức tử vong; (3) Nhập cư; (4) xuất cư. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 90: Hiện tượng tăng dân số cơ học là do A. Tỷ lệ sinh cao hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong. B. Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong bằng nhau. C. Số người nhập cư nhiều hơn số người xuất cư. D. Lượng người xuất cư nhiều hơn lượng người nhập cư.
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
Câu 91: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Cây cỏ ven bờ. B. Đàn cá rô trong ao. C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh. D. Cây trong vườn. Câu 92: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể. B. làm tăng mức độ sinh sản. C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng. D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng. Câu 93: Ý nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên? A. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn. B. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn. C. Tự vệ tốt hơn. D. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh. Câu 94: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau. Câu 95: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể? A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây. B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo. C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới. D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng. Câu 96: Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối? A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê. B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. D. Những con cá sống trong một cái hồ. Câu 97: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt. B.Tập hợp cây cọ ở trên quả đồi Phú Thọ. C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ. D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây. Câu 98: Một số loài cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau. Hiện tượng này thể hiện ở mối quan hệ A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ khác loài. C. cộng sinh. D. hỗ trợ cùng loài. Câu 99: Tập hợp những quần thể nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. Page 169
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
B. Những con cá sống trong Hồ Tây. C. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc Gia Cát Tiên. D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương. Câu 100: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu. B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa. C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp. D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong. Câu 101: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống. C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu. Câu 102: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ? A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. C. Hiện tượng tự tỉa thưa. D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Câu 103: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh? A. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể. B. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. Câu 104: Ăn thịt đồng loại xảy ra do A. tập tính của loài. B. con non không được bố mẹ chăm sóc. C. mật độ của quần thể tăng. D. quá thiếu thức ăn. Câu 105: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là A. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống. B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống. C. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi. D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống. Câu 106: Quan hệ cạnh tranh là A. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc cạnh tranh nhau con cái. B. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng. C. các cá thể trong quần thể cạnh tranh giành nhau con cái để giao phối. D. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc nơi ở của quần thể. Câu 107: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm. B. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau. D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường. Câu 108: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào? A. Quan hệ hỗ trợ.B. Cạnh tranh khác loài.C. Kí sinh cùng loài. D. Cạnh tranh cùng loài. Câu 109: Tỉ lệ đực. cái ở ngỗng và vịt lại là 40/60 (hay 2/3) vì A. tỉ lệ tử vong 2 giới không đều. B. do nhiệt độ môi trường. C. do tập tính đa thê. D. phân hoá kiểu sinh sống. Câu 110: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là A. phân hoá giới tính. B. tỉ lệ đực : cái (tỉ lệ giới tính) hoặc cấu trúc giới tính. Page 170
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
C. tỉ lệ phân hoá. D. phân bố giới tính. Câu 111: Tỉ lệ đực : cái của một quần thể sinh vật thường xấp xỉ là A. 1:1. B. 2:1. C. 2:3. D. 1:3. Câu 112: Số lượng từng loại tuổi cá thể ở mỗi quần thể phản ánh A. tuổi thọ quần thể. B. tỉ lệ giới tính. C. tỉ lệ phân hoá.D. tỉ lệ nhóm tuổi hoặc cấu trúc tuổi. Câu 113: Hậu quả từ sự gia tăng dân số quá nhanh là A. Điều kiện sống của người dân được nâng cao hơn. B. Trẻ được hưởng các điều kiện học hành tốt hơn. C. Thiếu lương thực, thiếu nơi ở, thiếu trường học và bệnh viện. D. Nguồn tài nguyên dự trữ ít bị khai thác hơn. Câu 114: Để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân điều cần làm là A. Xây dựng gia đình với quy mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con. B. Tăng cuờng và tận dụng khai thác nguồn tài nguyên. C. Chặt phá rừng nhiều hơn. D. Tăng tỷ lệ sinh con trong cả nước. Câu 115: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật. B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được. C. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau. Câu 116: Phát biểu đúng về vai trò của ánh sáng đối với sinh vật là A. Ánh sáng nhìn thấy tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật. B. Tia hồng ngoại tham gia vào sự chuyển hoá vitamin ở động vật. C. Điều kiện chiếu sáng không ảnh hưởng đến hình thái thực vật. D. Tia tử ngoại chủ yếu tạo nhiệt sưởi ấm sinh vật. Câu 117: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ. B. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt. D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định. C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái. Câu 118: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể. B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường. C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể. D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể. Câu 119: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi A. điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất. Câu 120: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là A. tận dụng nguồn sống thuận lợi. B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài. C. giảm cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài. Câu 121: Mật độ của quần thể là A. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó. B. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể. C. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần Page 171
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
thể. D. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Câu 122: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? (1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể. (2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. (3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. (4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 123: Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học? A. Vào mùa đông ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái giả chết. B. Nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn. C. Cây mọc trong môi trường có ánh sáng chỉ chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía nguồn sáng. D. Khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp, có nhiều thức ăn. Câu 124: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí? A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại. B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại. C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể. D. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Câu 125: Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có đặc điểm là A. thường gặp khi điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường, nhưng ít gặp trong thực tế. B. các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất. C. thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả năng đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể. D. xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, thường xuất hiện sau giai đoạn sinh sản. Câu 126: Kích thước của một quần thể không phải là A. tổng số cá thể của nó. B. tổng sinh khối của nó. C. năng lượng tích luỹ trong nó. D. kích thước nơi nó sống. Câu 127: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể. B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể. C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể. D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể. Câu 128: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là A. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn. B. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ. C. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể. D. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống. Câu 129: Kích thước của quần thể sinh vật là Page 172
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể. B. độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố. C. thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể. D. tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể. Câu 130: Xét các yếu tố sau đây: I. Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể. II. Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể . III. Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường. IV. Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là A. I và II. B. I, II và III. C. I, II và IV. D. I, II, III và IV. Câu 131: Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng? A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. B. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian. C. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian. D. Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Câu 132: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối? A. Độ đa dạng về loài. B. Tỉ lệ giới tính. C. Mật độ cá thể. D. Tỉ lệ các nhóm tuổi. Câu 133: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật A. thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong. B. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp. C. chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật. D. đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường. Câu 134: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên? A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể. B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản. C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài. Câu 135: Hiện tượng cá thể rời bỏ quần thể này sang quần thể khác được gọi là A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. sự xuất cư. D. sự nhập cư. Câu 136: Hiện tượng các cá thể cùng loài ở quần thể khác chuyển tới sống trong quần thể gọi là A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. sự xuất cư. D. sự nhập cư. Câu 137: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp? A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể. B. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít. Page 173
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 138: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. C. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. Câu 139: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật? A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu. Câu 140: Thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là A. biến động kích thước. B. biến động di truyền. C. biến động số lượng. D. biến động cấu trúc. Câu 141: Nhân tố dễ gây đột biến số lượng ở sinh vật biến nhiệt là A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. độ ẩm. D. không khí. Câu 142: Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể? A. Ánh sáng. B. Nước. C. Hữu sinh. D. Nhiệt độ. Câu 143: Các dạng biến động số lượng? 1. Biến động không theo chu kì. 2. Biến động theo chu kì. 3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường) 4. Biến động theo mùa vụ. Phương án đúng là A. 1, 2. B. 1, 3, 4. C. 2, 3. D. 2, 3, 4. Câu 144: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện A. biến động theo chu kì ngày đêm. B. biến động theo chu kì mùa. C. biến động theo chu kì nhiều năm. D. biến động theo chu kì tuần trăng. Câu 145: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện A. biến động tuần trăng. B. biến động theo mùa. C. biến động nhiều năm. D. biến động không theo chu kì. Câu 146: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ A. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt. C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài. Câu 147: Ở cây trồng nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng nhiều nhất đối với giai đoạn nào? A. Cây ra hoa. B. Cây con. C. Cây trưởng thành. D. Hạt nảy mầm. Câu 148: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá. mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,....vì A. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo. B. tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao. C. tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy. D. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. Page 174
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 149: Cây trồng quang hợp ở vùng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ A. 15oC - 20oC. B. 20oC - 25oC. C. 20oC - 30oC. D. 25oC - 30oC. Câu 150: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể. B. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. C. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống. D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. II. QUẦN XÃ Câu 1: Quần xã sinh vật là. A. Tập hợp các quần thể sinh vật giống nhau, được hình thành trong một quá trình lịch sử, cùng sống trong một sinh cảnh và có các mối quan hệ tương hỗ mà gắn bó như một thể thống nhất. B. Tập hợp các quần thể trong một giai đoạn lịch sử, nhờ các mối liên hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất. C. Tập hợp các quần thể sinh vật ngẫu nhiên, cùng sống trong một không gian xác định, gắn bó như một thể thống nhất. D. Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, được hình thành trong một quá trình lịch sử, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, nhờ các mối quan hệ tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất. Câu 2: Nhóm sinh vật nào sau đây là một quần xã? A. Các cây cọ sống trên một quả đồi. B. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên. C. Các con chim sống trong một khu rừng. D. Các con cá chép sống trong một cái hồ. Câu 3: Ốc sống ở đáy hồ thuộc về. A. Quần thể sinh vật. B. Quần xã sinh vật. C. Đàn ốc. D. nhóm ngẫu nhiên. Câu 4: Đặc trưng cơ bản không phải của quần xã? A. Độ đa dạng về loài. B. Số lượng các nhóm loài. C. Thành phần nhóm tuổi. D. Sự phân bố của loài trong không gian. Câu 5: Đặc trưng có ở quần xã không có ở quần thể là. A. Mật độ, kích thước. B. Tỉ lệ giới tính. C. Độ đa dạng. D. Thành phần nhóm tuổi. Câu 6: Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật ở điểm căn bản nào nhất? A. thời gian hình thành. B. số loài. C. độ đa dạng của các cá thể trong cùng một loài. D. cấu trúc phân tầng. Câu 7: Để phân biệt nhóm loài ưu thế, nhóm loài thứ yếu, nhóm loài ngẫu nhiên trong quần xã sinh vật, người ta dựa vào. A. Vai trò, số lượng của các nhóm loài trong quần xã. B. Số lượng cá thể của các nhóm loài trong quần xã. C. Quan hệ với các nhóm loài khác trong quần xã. D. Sự phân bố của các nhóm loài trong quần xã. Câu 8: Loài ưu thế phân biệt với các loài khác trong quần xã là. A. loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. B. loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc có số lượng hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã. C. loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của một số loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. D. loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã. Câu 9: Loài ngẫu nhiên phân biệt với các loài khác trong quần xã là. A. loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. B. loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc có số lượng hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan Page 175
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
trọng trong quần xã. C. loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của một số loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. D. loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã. Câu 10: Loài đặc trưng của rừng cây ôn đới là. A. cây lá rộng. B. cây lá kim. C. quần thể cây bụi. D. quần thể cây gỗ to sống lâu năm. Câu 11: Loài thực vật chiiếm ưu thế của hoang mạc là. A. Xương rồng. B. Cây lá kim. C. Cây lá rộng rụng lá. D. Cỏ thân ngầm có rễ ăn sâu. Câu 12: Quần thể ưu thế trong quần xã là quần thể có. A. số lượng nhiều. B. vai trò quan trọng, hoạt động mạnh. C. khả năng cạnh tranh cao. D. sinh sản mạnh, nhu cầu cao. Câu 13: Các quần thể ưu thế của quần xã thực vật cạn là. A. thực vật thân gỗ, có hoa. B. thực vật thân bò, có hoa. C. thực vật hạt trần. D. thực vật bậc thấp. Câu 14: Trong quần xã rừng U Minh, cây tràm được coi là loài. A. ưu thế. B. đặc trưng. C. tiên phong. D. ổn định. Câu 15: Quần thể đặc trưng trong quần xã là quần thể có. A. kích thước lớn, không ổn định, thường gặp. B. kích thước nhỏ, phân bố hẹp, thường gặp ở quần xã khác. C. kích thước lớn, phân bố rộng, ít gặp ở quần xã khác. D. kích thước nhỏ, mới xuất hiện. Câu 16: Độ đa dạng của một quần xã thể hiện. A. số lượng cá thể nhiều. B. có nhiều nhóm tuổi khác nhau. C. có nhiều tầng phân bố. D. có thành phần loài phong phú. Câu 17: Quần xã nào sau đây có độ đa dạng cao nhất? A. Quần xã sinh vật rừng thông phương Bắc. B. Quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới. C. Quần xã sinh vật savan. D. Quần xã sinh vật rừng lá rộng ôn đới. Câu 18: Độ đa dạng sinh học của quần xã có thể coi là hằng số sinh học vì. A. các quần thể trong quần xã có mối quan hệ ràng buộc. B. cùng sinh sống dẫn tới các quần thể cùng tồn tại. C. có mối quan hệ hợp tác nên quần xã ổn định. D. số lượng cá thể lớn nên quần xã phát triển ổn định. Câu 19: Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện. A. số lượng cá thể nhiều. B. có nhiều nhóm tuổi khác nhau. C. có nhiều tầng phân bố. D. có thành phần loài phong phú. Câu 20: Để phân biệt sinh vật tự dưỡng hay dị dưỡng người ta dựa vào. A. Sự phân bố của nhóm loài trong quần xã. B. Quan hệ với các nhóm loài khác trong quần xã. C. Hoạt động chức năng của các nhóm loài. D. Vai trò số lượng các nhóm loài trong quần xã. Câu 21: Ý nghĩa của sự phân bố không gian trong quần xã là: 1. tiết kiệm không gian sống. 2. tăng khả năng sử dụng nguồn sống. 3. giảm mức độ cạnh tranh sinh thái trong quần xã. 4. đảm bảo cho quần xã luôn có mật độ tối thích. Phương án đúng là A. 1, 2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 1,4. Câu 22: Sự phân tầng thẳng đứng trong quần xã là do. A. phân bố ngẫu nhiên của các quần thể. B. trong quần xã có nhiều quần thể. C. nhu cầu không đồng đều ở các quần thể. D. sự phân bố để tận dụng diện tích không gian. Câu 23: Sự phân bố của các cá thể để chúng tồn tại cân bằng trong tự nhiên, có xu hướng nhằm. A. thể hiện sự phát triển ngẫu nhiên của các sinh vật. Page 176
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
B. giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. C. thể hiện sự phân bố đồng đều của sinh vật. D. thể hiện số lượng loài nhiều của quần xã. Câu 24: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa. A. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. D. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể. Câu 25: Trong đời sống sản xuất, sự phân tầng của sinh vật trong quần xã có ý nghĩa đầy đủ là. A. trồng nhiều loại cây trên một diện tích, tiết kiệm công chăm sóc. B. giảm thời gian sản xuất. C. tăng năng suất từng loại cây trồng. D. tiết kiệm không gian đối với vật nuôi, cây trồng, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên. Câu 26: Sự phân bố cá thể trong quần xã rừng không phải theo chiều thẳng đứng thể hiện ở. A. tầng cây gỗ cao vượt tán. B. tầng cây gỗ dưới tán. C. cây cỏ bìa rừng và cây cỏ giữa rừng. D. tầng cây tán rừng. Câu 27: Sự phân bố theo chiều thẳng đứng của nhiều tầng cây trong rừng thể hiện. A. tận dụng diện tích rừng và tận dụng triệt để nguồn thức ăn trong rừng. B. sự thích nghi của thực vật với điều kiện chiếu sáng khác nhau. C. sự thích nghi của thực vật với điều kiện độ ẩm khác nhau. D. sự hỗ trợ nhau của các loài cây để cùng nhau lấy được nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất. Câu 28: Trong quần xã ao nuôi cá, người ta thường thả nhiều loài cá trong ao nhằm. A. tận dụng diện tích ao hồ và tận dụng triệt để nguồn thức ăn trong ao. B. để dễ quan sát và tiện việc chăm sóc. C. để tránh sự cạnh tranh về thức ăn trong ao. D. để chúng cùng hỗ trợ nhau trong cuộc sống chung. Câu 29: Sự phân bố sinh vật trong nước biển theo chiều ngang là. A. cá sống ven bờ, cá sống vùng khơi xa. B. cá vùng nước mặt và cá vùng nước đáy. C. cá vùng nước giữa và cá vùng đáy sâu. D. tảo trên bề mặt và san hô đáy sâu. Câu 30: Sự phân bố theo chiều ngang của sinh vật trong quần xã thể hiện. A. sự phân bố ngẫu nhiên của sinh vật. B. sự thích nghi với cường độ chiếu sáng khác nhau. C. sự cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở. D. sự phân bố phù hợp với điều kiện sống thuận lợi như thức ăn dồi dào, độ ẩm thích hợp... Câu 31: Sự phân chia các loài trong quần xã thành 3 nhóm. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải theo. A. tổ chức cơ thể. B. khả năng phát triển. C. phương thức dinh dưỡng. D. hình thức sinh sản. Câu 32: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật là mối quan hệ. A. hợp tác và nơi ở. B. cạnh tranh phát triển và nơi ở. C. hỗ trợ cùng sinh sống. D. dinh dưỡng (nguồn sống) và nơi ở. Câu 33: Trên một cánh đồng, cỏ dại phát triển làm năng suất lúa giảm. Đó là mối quan hệ. A. cộng sinh. B. hội sinh. C. cạnh tranh khác loài. D. kí sinh. Câu 34: Hai loài ếch cùng sống chung một hồ, một loài tăng số lượng, loài kia giảm số lượng là quan hệ. A. kí sinh. B. cộng sinh. C. cạnh tranh. D. ức chế - cảm nhiễm. Câu 35: Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần cây họ đậu có quan hệ. A. cộng sinh. B. hợp tác. C. hội sinh. D. kí sinh. Câu 36: Mối quan hệ giữa kiến và cây kiến là mối quan hệ. A. hợp tác. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. kí sinh. Page 177
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 37: Lan sống trên cành cây gỗ trong rừng là mối quan hệ. A. hợp tác. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. kí sinh. Câu 38: Hải quì sống trên thân cua là mối quan hệ. A. kí sinh. B. hợp tác. C. hội sinh. D. cộng sinh. Câu 39: Sinh vật tiết ra các chất kìm hãm sự phát triển của đồng loại và những loài xung quanh là quan hệ. A. cộng sinh. B. hội sinh. C. ức chế - cảm nhiễm. D. cạnh tranh. Câu 40: Vai trò của nấm và tảo trong địa y là. A. Nấm hút nước và muối khoáng từ cây cung cấp cho tảo và cho nấm. B. Tảo chế tạo chất hữu cơ cung cấp cho nó và cho nấm. C. Nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho nấm và tảo, còn tảo quang hợp tạo chất dinh dưỡng cung cấp cho tảo và nấm. D. Nấm chế tạo chất hữu cơ cung cấp cho nó và cho tảo, tảo hút nước và muối khoáng cung cấp cho cả hai. Câu 41: Nấm sống trên cổ bông lúa là quan hệ. A. cộng sinh. B. kí sinh. C. hợp tác. D. hội sinh. Câu 42: Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì A. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại. B. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì. C. cả hai loài đều có lợi. D. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại. Câu 43: Con ve bét hút máu con chó là kiểu quan hệ. A. kí sinh - vật chủ. B. cộng sinh. C. khống chế sinh học. D. hội sinh. Câu 44: Có hiện tượng tự tỉa của thực vật là do A. có một số cây kém tiến hóa bị đào thải. B. các cây cùng loài hoặc khác loài mọc dày, thiếu ánh sáng, thiếu thức ăn. C. các cây khống chế lẫn nhau. D. hiện tượng cây không tổng hợp được chất hữu cơ đủ nuôi mình nên bị chết. Câu 45: Hiện tượng tỉa thưa ở sinh vật là thể hiện mối quan hệ A. cạnh tranh về thức ăn nơi ở. B. phân li ổ sinh thái. C. hỗ trợ để sinh vật khác tồn tại. D. hiện tượng ức chế - cảm nhiễm. Câu 46: Hiện tượng tỉa thưa của sinh vật có ý nghĩa A. số lượng sinh vật giảm không ảnh hưởng tới chất lượng môi trường. B. tránh cạn kiệt nguồn thức ăn, đảm bảo cân bằng sinh thái. C. kích thước quần xã giữ được giới hạn. D. dễ phân li ổ sinh thái, sinh vật ngày càng đa dạng. Câu 47: Khi nhấc rễ một cây đậu lên, chúng ta thấy rất nhiều các nốt sần. Đó là hiện tượng A. vi khuẩn cố định đạm kí sinh trên rễ cây họ đậu. B. vi khuẩn cố định đạm sống hội sinh với rễ cây họ đậu. C. vi khuẩn cố định đạm sống cộng sinh trên rễ cây họ đậu. D. vi khuẩn cố định đạm hợp tác cùng cây họ đậu phát triển. Câu 48: Địa y là ví dụ minh họa cho mối quan hệ A. kí sinh giữa tảo và nấm. B. cộng sinh giữa tảo và nấm. C. hội sinh giữa tảo và nấm. D. cạnh tranh giữa tảo và nấm. Câu 49: Trùng roi Trichomonas sống trong ruột mối giúp mối tiêu hóa xelulôzơ, đây là dạng quan hệ. A. hợp tác. B. hội sinh. C. cộng sinh. D. hỗ trợ. Câu 50: Mối quan hệ thể hiện lối sống bắt buộc nếu rời khỏi nhau cả hai sinh vật đều chết là A. Quan hệ kí sinh - vật chủ. B. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi. C. quan hệ cộng sinh. D. quan hệ hội sinh. Câu 51: Vi sinh vật sống trong dạ dày của động vật nhai lại là mối quan hệ. Page 178
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. hợp tác. B. hội sinh. C. cộng sinh. D. hỗ trợ. Câu 52: Thỏ và cừu tranh giành nhau thức ăn trên một đồng cỏ, đây là dạng quan hệ A. cạnh tranh khác loài. B. cạnh tranh cùng loài. C. ức chế - cảm nhiễm. D.vật ăn thịt con mồi. Câu 53: Quan hệ giữa trâu và chim sáo là mối quan hệ nào sau đây? A. Quan hệ hội sinh. B. Quan hệ cộng sinh. C. Quan hệ kí sinh - vật chủ.D. Quan hệ hợp tác. Câu 54: Cá ép sống bám vào đồi mồi thể hiện mối quan hệ A. hợp tác. B. hội sinh. C. cộng sinh. D. hỗ trợ. Câu 55: Tảo giáp trong ao tiết ra một chất gây đỏ nước làm chết nhiều thực vật và động vật trên bề mặt hồ ao. Ví dụ trên minh họa cho dạng quan hệ A. ức chế - cảm nhiễm. B. đối địch. C. kí sinh. D. cạnh tranh. Câu 56: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là. A. kí sinh. B. cạnh tranh. C. vật ăn thịt - con mồi. D. ức chế - cảm nhiễm. Câu 57: Khi trai con mới nở chúng thường bám vào mang cá nhờ đó chúng mang trai đi xa và lấy được thức ăn. Đó là hiện tượng A. sống cộng sinh giữa trai và cá. B. trai được lợi, còn cá không có lợi cũng chẳng có hại. C. trai nửa kí sính trên cá, ảnh hưởng tới sự kiếm thức ăn của cá. D. trai lấy thức ăn từ cá ảnh hưởng tới cá làm cá chậm lớn. Câu 58: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ A. động vật ăn thịt và con mồi.B. cạnh tranh khác loài. C. ức chế - cảm nhiễm.D. hội sinh. Câu 59: Cây tầm gửi sống trên thân cây bưởi thể hiện mối quan hệ A. hợp tác. B. hội sinh. C. nửa kí sinh. D. cộng sinh. Câu 60: Mối quan hệ giữa tò vò và nhện được mô tả trong câu ca dao. ''Tò vò mà nuôi con nhện, về sau nó lớn nó quyện nhau đi; tò vò ngồi khóc tỉ ti. nhện ơi, nhện hỡi nhện đi đằng nào''. Đó là mối quan hệ nào? A. Quan hệ kí sinh. B. Quan hệ hội sinh. C. Quan hệ con mồi - vật ăn thịt. D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm. Câu 61: Một loài động vật phù du có kẻ thù là loài cá ăn thịt. Loài cá này thường ăn động vật phù du có kích thước lớn. Dựa trên nguyên lí chọn lọc tự nhiên, dự đoán nào sau đây phù hợp nhất? A. cá ăn thịt sẽ tiến hóa theo hướng miệng nhỏ hơn để tránh làm tuyệt chủng loài động vật nhỏ này. B. động vật phù du sẽ thành thục sinh dục ở kích cỡ lớn. C. động vật phù du sẽ thành thục sinh dục khi chúng có kích cỡ còn tương đối nhỏ. D. khi ăn hết loài động vật phù du đó cá chuyển sang ăn các loài sinh vật khác. Câu 62: Hiện tượng khống chế sinh học có thể hiểu như thế nào? A. động vật ăn thịt tiêu diệt con mồi, động vật nhai lại ăn cỏ. B. loài này kìm hãm không cho loài kia phát triển. C. số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của một số quần thể khác ức chế. D. số lượng cá thể của loài này bị số lượng cá thể của loài kia kìm hãm. Câu 63: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra ở các mối quan hệ nào sau đây? A. giữa chuột và rắn hổ mang. B. giữa thỏ và bò. C. giữa rắn hổ mang và rắn cạp nia. D. giữa vi khuẩn lam và nấm trong địa y. Câu 64: Người ta đã ứng dụng các hiểu biết về sinh thái học để bảo vệ môi trường và mùa màng như. Dùng ong mắt đỏ để trừ một số sâu bọ gây bệnh trên lúa. Dùng nấm phấn trắng để tiêu diệt sâu thông và sâu rau. Từ vi khuẩn Eutobaetrin chế ra các chất gây bệnh chống lại nhiều loại sâu bọ nguy hiểm (sâu róm hại táo, sâu bướm hại cải...). Các ví dụ trên là ứng dụng của hiện tượng sinh thái nào sau đây? Page 179
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. Khống chế sinh học. B. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi. C. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm. D. Quan hệ kí sinh - vật chủ. Câu 65: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã? A. quần thể chim sâu và quần thể sâu đo. B. quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ. C. quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào. D. quần thể cá chép và quần thể cá mè. Câu 66: Sự hạn chế số lượng cá thể của con mồi là những ví dụ về. A. cân bằng sinh học. B. cân bằng quần xã. C. nhịp sinh học. D. khống chế sinh học. Câu 67: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã có ý nghĩa. A. dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học. B. làm tăng mối quan hệ giữa các loài. C. phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học. D. làm giảm mối quan hệ giữa các loài. Câu 68: Vai trò của khống chế sinh học trong sự tồn tại của quần xã là A. điều hoà mật độ ở các quần thể. B. làm giảm số lượng cá thể trong quần xã. C. đảm bảo sự cân bằng trong quần xã. D. điều hoà mật độ ở các quần thể, làm giảm số lượng cá thể và đảm bảo sự cân bằng trong quần xã. Câu 69: Chọn câu sai trong các câu sau? A. Nhờ khống chế sinh học mà cá thể của quần thể luôn dao động quanh vị trí cân bằng. B. Nhờ khống chế sinh học mà số lượng cá thể của quần thể nào đó trong quần xã luôn giảm. C. Nhờ khống chế sinh học mà số lượng cá thể của cả quần xã được duy trì ở mức phù hợp với khả năng của môi trường. D. Nhờ khống chế sinh học mà tạo nên sự cân bằng trong quần xã Câu 70: Khi sâu bọ phát triển mạnh, số lượng chim sâu cũng tăng theo. Khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, sâu bọ bị quần thể chim sâu tiêu diệt mạnh mẽ hơn nên số lượng sâu bọ lại giảm mạnh đi. Sự hạn chế số lượng sâu là hiện tượng. A. cơ chế điều hòa mật độ.B.sự cân bằng sinh học.C.trạng thái cân bằng. D.khống chế sinh học. Câu 71: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến A. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã. B. làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã. C. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. D. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã. Câu 72: Khống chế sinh học đưa đến hệ quả A. kích thước của mỗi quần thể trong quần xã được giữ ở mức tương quan chung, bảo đảm sự cân bằng về sinh thái. B. kích thước của mỗi quần thể trong quần xã không thay đổi. C. kích thước của quần xã không thay đổi. D. kích thước của mỗi quần thể trong quần xã ổn định trong mối tương quan chung. Câu 73: Trong quá trình tồn tại và phát triển của quần xã, các quần thể sinh vật và môi trường luôn có sự tác động qua lại với nhau. Sự tác động đó dẫn tới kết quả A. các quần thể trong quần xã biến đổi. B. các cá thể trong quần xã biến đổi. C. quần xã luôn được duy trì không thay đổi. D. quần xã biến đổi qua các giai đoạn khác nhau và cuối cùng sẽ dẫn tới một quần xã tương đối ổn định. Câu 74: Có một loài sâu đục thân gây bệnh ở ngô phát tán trong một vùng sản xuất nông nghiệp trồng chủ yếu hai giống ngô B và S. Giống B mang gen Bt có khả năng kháng sâu, còn giống ngô S thì không. Loài sâu này là thức ăn chính của một loài chim trong vùng. Giả sử loài chim bị tiêu diệt một cách đột ngột bởi hoạt động săn bắn. Hậu quả nào sau đây có xu hướng xảy ra sớm nhất? A. Tỉ lệ chết của giống ngô S tăng lên. Page 180
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
B. Tỉ lệ chết của giống ngô B tăng lên. C. Tỉ lệ chết của loài sâu đục thân tăng lên. D. Sự tăng nhanh số lượng các dòng ngô lai có khả năng kháng bệnh. Câu 75: Cân bằng sinh học trong quần xã là A. trạng thái mà ở đó số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động quanh vị trí cân bằng. B. trạng thái mà ở đó kích thước của quần xã luôn ổn định. C. trạng thái mà số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã không thay đổi. D. trạng thái mà ở đó số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng và từ đó toàn bộ số lượng các loài sinh vật trong quần xã cũng dao động quanh vị trí cân bằng. Câu 76: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ A. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. B. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. C. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài. D. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt. Câu 77: Sự phân hóa các ổ sinh thái giúp các loài giảm bớt sự A. đối địch. B. hợp tác. C. cạnh tranh. D. cộng sinh. Câu 78: Nguyên nhân hình thành các ổ sinh thái trong quần xã là A. thiếu thức ăn, nơi ở. B. sự phân tầng thẳng đứng. C. cạnh tranh. D. kí sinh. Câu 79: Muốn nuôi cá đạt năng suất cao và nuôi được nhiều cá thì người ta chọn. A. nuôi một loài cá trong ao để tránh sự cạnh tranh. B. nuôi nhiều loại cá, mỗi loài thích nghi ở một tầng nước khác nhau. C. nuôi một loài cá và thả thêm rong bèo để cung cấp đủ thức ăn. D. nuôi một loài cá và nuôi thêm cua, tôm. Câu 80: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái? A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người. B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. C. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường. D. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Câu 81: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự A. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã. B. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác. C. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật. D. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật. Câu 82: Từ một hố bom dần hình thành quần xã sinh vật ở nước. Quá trình này được gọi là A. diễn thế nguyên sinh. B. diễn thế thứ sinh. C. diễn thế phân hủy. D. diễn thế nhân tạo. Câu 83: Diễn thế sinh thái là A. sự biến đổi cấu trúc quần thể. B. thay quần xã này bằng quần xã khác. C. mở rộng vùng phân bổ. D. tăng số lượng quần thể. Câu 84: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào. B. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. C. Trong diễn thế sinh thái, nhiều chỉ số sinh thái biến đổi phù hợp với trạng thái mới của quần Page 181
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
xã và phù hợp với môi trường. D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh. Câu 85: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. B. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định. C. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn. D. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. Câu 86: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về sự biến đổi của các chỉ số sinh thái trong quá trình diễn thế? A. sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm. B. số lượng loài giảm, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài tăng lên. C. lưới thức ăn trở nên phức tạp, thức ăn mùn bã sinh vật ngày càng quan trọng và quan hệ giữa các loài càng trở nên căng thẳng. D. kích thước và tuổi thọ của các loài đều tăng lên, quần xã sử dụng năng lượng ngày một hoàn hảo. Câu 87: Diễn thế sinh thái nguyên sinh và thứ sinh diễn ra một cách mạnh mẽ nhất là do A. thay đổi nhân tố vô sinh. B. các sinh vật khác. C. con người. D. sự phát triển của sinh vật từ thấp đến cao. Câu 88: Nhóm sinh vật có thể cư trú được ở đảo mới hình thành do núi lửa là A. thực vật thân bò, có hoa. B. thực vật thân cỏ, có hoa. C. thực vật hạt trần. D. địa y, quyết. Câu 89: Thực chất của diễn thế sinh thái l A. quá trình biến đổi mạnh mẽ và liên tục các nhân tố hữu sinh. B. quá trình biến đổi tuần tự quần xã qua các giai đoạn khác nhau. C. quá trình biến đổi mạnh mẽ và liên tục của các nhân tố vô sinh. D. quá trình biến đổi của nhân tố hữu sinh, nhân tố vô sinh không thay đổi. Câu 90: Quá trình phát triển của diễn thế nguyên sinh là A. từ quần xã ổn định thay thế bằng quần xã mới. B. từ chưa có quần xã đến có quần xã. C. từ quần xã khởi đầu đơn giản đến quần xã ổn định. D. từ quần xã trung gian đến quần xã ổn định. Câu 91: Việc đốt rẫy làm nương, trồng rừng phi lao, bạch đàn, tràm hoa vàng,... thuộc loại diễn thế nào? A. diễn thế nguyên sinh. B. diễn thế thứ sinh. C. diễn thế phân hủy. D. diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh với từng vùng. Câu 92: Rừng nguyên sinh được hình thành theo con đường A. diễn thế nguyên sinh. B. diễn thế thứ sinh. C. diễn thế phân hủy. D. diễn thế nguyên sinh từ môi trường nước. Câu 93: Đặc điểm cơ bản để phân biệt diễn thế nguyên sinh với diễn thế thứ sinh là A. môi trường khởi đầu. B. môi trường cuối cùng. C. diễn biến diễn thế. D. điều kiện môi trường. Câu 94: Diễn thế phân hủy được phân biệt với diễn thế nguyên sinh ở đặc điểm là A. có sự tác động của yếu tố môi trường. B. có thể tạo nên một quần xã trung gian. C. có sự trải qua nhiều giai đoạn diễn thế. D. không thể tạo nên một quần thể ổn định. Câu 95: Xu hướng chung của diễn thế nguyên sinh là A. từ quần xã già đến quần xã trẻ. B. từ môi trường chưa có hoặc có quần xã trẻ đến quần xã ổn định. C. từ quần xã ổn định đến quần xã bị suy kiệt. D. từ môi trường có 1 quần xã sinh sống đến hình thành quần xã mới. Page 182
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 96: Trong môi trường tương đối ổn định, nguyên nhân chính ở trong quần xã dẫn đến diễn thế sinh tháilà A. sự cố bất thường. bão, lụt, cháy, ô nhiễm. B. sự thay đổi thời tiết khí hậu. nắng, mưa, chuyển mùa. C. loài đặc trưng của quần xã thay đổi. D. thay thế nhóm loài ưu thế này bằng nhóm loài ưu thế khác có sức cạnh tranh cao hơn. Câu 97: Nguyên nhân bên ngoài dẫn đến diễn thế sinh thái thường xuyên là A. sự cạnh tranh của các loài trong quần xã. B. khai thác từ từ của con người tới quần xã. C. biến đổi đột ngột của điều kiện khí hậu. D. thay đổi do sự cố bất thường. Câu 98: Một ao hồ đang bị bồi cạn dẫn đến hệ quả rõ rệt nhất là A. sinh khối của quần xã đang tăng. B. cấu trúc của quần xã đang thay đổi. C. mối cân bằng sinh thái đã được xác lập. D. số lượng cá thể đang tăng. Câu 99: Trong rừng mưa nhiệt đới người dân tộc chặt cây để làm nương rẫy. Trên đó, bắt đầu là các trảng cỏ phát triển, các cây họ lúa, họ đậu, họ cói cũng sẽ phát triển do được chăm sóc. Cũng có thể mọc lại một số cây gỗ nhưng đó là những cây ưa sáng, phát triển nhanh và có gỗ mềm. Có cả các cây dây leo phát triển nhưng tổng số loài bao giờ cũng ít đi. Đoạn văn trên mô tả quá trình A. Diễn thế nguyên sinh trên cạn. B. Diễn thế nguyên sinh dưới nước. C. Diễn thế thứ sinh của rừng. D. Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. Câu 100: Kết quả của diễn thế sinh thái là A. thay đổi cấu trúc quần xã. B. tăng số lượng quần thể. C. bảo vệ sự đa dạng sinh học. D. thiết lập mối quan hệ cân bằng mới giữa sinh vật và môi trường sống. Câu 101: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là A. độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp. B. tính ổn định của quần xã ngày càng giảm. C. độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản. D. sinh khối ngày càng giảm. Câu 102: Nghiên cứu diễn thế sinh thái có ý nghĩa A. dự đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng. B. nắm được lịch sử phát triển của quần xã. C. xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên, khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường. D. đề ra các biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi. Câu 103: Khai thác tài nguyên rừng không hợp lí có thể coi là hành động A. tạo điều kiện cho diễn thế sinh thái thứ sinh phát triển. B. tự đào huyệt chôn mình của diễn thế sinh thái. C. biến đổi các quần xã rừng này thành các quần xã rừng mới. D. làm thay đổi thành phần khí hậu và sinh vật Câu 104: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào A. cạnh tranh cùng loài. B. khống chế sinh học. C. cân bằng sinh học. D. cân bằng quần thể. Câu 105: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là A. cân bằng sinh học. B. cân bằng quần thể. C. khống chế sinh học. D. giới hạn sinh thái. Câu 106: Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về A. giới động vật. B. giới thực vật. C. giới nấm. D. giới nhân sơ (vi khuẩn). Câu 107: Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là A. cá cóc. B. cây cọ. C. cây sim. D. bọ que. Câu 108: Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là Page 183
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. tôm nước lợ. B. cây tràm. C. cây mua. D. bọ lá. Câu 109: Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào? A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Trảng cỏ. B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Trảng cỏ. C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Trảng cỏ. D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Trảng cỏ. Câu 110: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã? A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh. B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh. D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh. Câu 111: Tính đa dạng về loài của quần xã là A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài. B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã. C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát. D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. Câu 112: Quần xã sinh vật là A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau. C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. Câu 113: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài? A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu. B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng. D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ. Câu 114: Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là A. phân tầng thẳng đứng. B. phân tầng theo chiều ngang. C. phân bố ngẫu nhiên. D. phân bố đồng đều. Câu 115: Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. kí sinh. Câu 116: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài? A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu. B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng. C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối. D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. Câu 117: Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ A. hội sinh. B. cộng sinh. C. kí sinh. D. ức chế cảm nhiễm. Câu 118: Một quần xã ổn định thường có A. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp. B. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao. C. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao. D. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp. Câu 119: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài A. vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu. B. chim sáo đậu trên lưng trâu rừng. Page 184
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
C. cây phong lan bám trên thân cây gỗ. D. cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. Câu 120: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa các loài A. vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu. B. chim sáo đậu trên lưng trâu rừng. (C). cây phong lan bám trên thân cây gỗ. D. cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. Câu 121: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. kí sinh. Câu 122: Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác. B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm. C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm. D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh. Câu 123: Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác. B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm. C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh. D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh. Câu 124: Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. kí sinh. Câu 125: Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là A. giun sán sống trong cơ thể lợn. B. các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng. C. khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật xung quanh. D. thỏ và chó sói sống trong rừng. Câu 126: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang? A. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài. B. Do nhu cầu sống khác nhau. D. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng. C. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài. Câu 127: Tập hợp các dấu hiệu để phân biệt các quần xã được gọi là A. đặc điểm của quần xã. B. đặc trưng của quần xã. D. thành phần của quần xã. C. cấu trúc của quần xã. Câu 128: Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là A. diễn thế nguyên sinh. B. diễn thế thứ sinh C. diễn thế phân D. biến đổi tiếp theo. Câu 129: Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Đây là A. diễn thế nguyên sinh. B. diễn thế thứ sinh. C. diễn thế phân hu D. biến đổi tiếp theo. Câu 130: Diễn thế sinh thái là A. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường. B. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Câu 131: Sự hình thành ao cá tự nhiên từ một hố bom được gọi là A. diễn thế nguyên sinh. B. diễn thế thứ sinh. C. diễn thế phân huỷ. D. diễn thế nhân tạo. Câu 132: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không có lợi hoặc có hại là mối quan hệ nào? Page 185
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. Quan hệ cộng sinh. B. Quan hệ hội sinh.C. Quan hệ hợp tác D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm. Câu 133: Ví dụ về mối quan hệ hợp tác là A. động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân huỷ xelulozo thành đường. B. nhiều loài phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác. C. nấm và vi khuẩn lam quan hệ với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên một dạng sống đặc biệt là địa y. D. sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy rận” để ăn. Câu 134: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ A. hội sinh. B. hợp tác. C. Ức chế - cảm nhiễm. D. cạnh tranh. Câu 135: Hiện tượng một số loài cua biển mang trên thân những con hải quỳ thể hiện mối quan hệ nào giữa các loài sinh vật? A. Quan hệ sinh vật kí sinh – sinh vật chủ. B. Quan hệ cộng sinh. C. Quan hệ hội sinh. D. Quan hệ hợp tác. Câu 136: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái? A. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người. B. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã. C. Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu. D. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. Câu 137: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh? A. Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt. B. Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định. C. Trong điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định. D. Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái. Câu 138: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh? A. Khởi đầu từ môi trường trống trơn. B. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng. C. Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định. D. Hình thành quần xã tương đối ổn định. Câu 139: Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là A. sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế. B. sự cạnh tranh trong loài chủ chốt. C. sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế. D. sự cạnh tranh trong loài đặc trưng. Câu 140: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây sai? A. Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi như vùng đất màu mỡ, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào. B. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. C. Sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật, không có sự phân tầng của các loài động vật. Câu 141: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. B. Trong diễn thế sinh thái, song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. C. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái. D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Câu 142: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hoá được cỏ nhờ các vi sinh vật sống Page 186
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh. B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh. D. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh. Câu 143: Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ- sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ. B. Mối quan hệ sinh vật chủ- sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học. C. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi. D. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ. Câu 144: Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản. B. Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường. C. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài. D. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Câu 145: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh? A. Tầm gửi và cây thân gỗ. B. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y. D. Giun đũa và lợn. C. Cỏ dại và lúa. Câu 146: Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu hướng A. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống. B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng sử dụng nguồn sống. C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. D. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống. Câu 147: Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây? A. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài. B. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi. C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi. D. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại. Câu 148: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng? A. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng. B. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên. C. Tính đa dạng về loài tăng. D. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn. Câu 149: Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất? A. Hoang mạc. B. Thảo nguyên. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Savan. Câu 150: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia? A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường. B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. C. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. D. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. Câu 151: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật? A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt. B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh. C. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái Page 187
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
của mình. D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá. Câu 152: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là A. sinh khối ngày càng giảm. B. độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp. C. tính ổn định của quần xã ngày càng giảm. D. độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản. Câu 153: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ A. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt. C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài. Câu 154: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào. C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh. Câu 155: Trên một đảo mới được hình thành do hoạt động của núi lửa, nhóm sinh vật có thể đến cư trú đầu tiên là A. sâu bọ. B. thực vật thân cỏ có hoa. C. thực vật hạt trần. D. địa y. Câu 156: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là A. cạnh tranh. B. ký sinh. C. vật ăn thịt - con mồi. D. ức chế cảm nhiễm. Câu 157: So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hoá học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây? (1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. (2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết. (3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh. (4) Không gây ô nhiễm môi trường. A. (1) và (4). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (2). III. HỆ SINH THÁI Câu 1. Hệ thống gồm quần xã và môi trường vô sinh của nó tương tác thành một thể thống nhất được gọi là A. Tập hợp quần xã. B. Hệ quần thể. C. Hệ sinh thái. D. Sinh cảnh. Câu 2. Hệ sinh thái không có đặc tính A. Trao đổi vật chất và năng lượng. B. Là hệ kín không tự điều chỉnh.. C. Thường cân bằng ổn định. D. Các thành phần tương tác nhau. Câu 3. Nếu gọi sinh cảnh là tập hợp nhân tố vô sinh thì có thể biểu diễn. A. Hệ sinh thái = Quần thể + Sinh cảnh. B. Hệ sinh thái = Quần xã + Sinh cảnh. C. Hệ sinh thái = Cá thể + Sinh cảnh. D. Hệ sinh thái = Sinh vật + Môi trường. Câu 4. Theo bạn, ví dụ có thể minh họa cho một hệ sinh thái là A. Một hồ với rong, tảo, động vật, vi khuẩn, v.v. cùng mọi vật chất và yếu tố khí hậu liên quan. B. Một khu rừng có thảm cỏ, cây, sâu bọ, chim chóc và thú, nấm, vi sinh vật, v.v ở đó. C. Một cái hồ nhưng không tính các sinh vật, chỉ kể các nhân tố vô cơ (nước, khoáng, khí, nhiệt độ, v.v). D. Sinh vật và môi trường sống, miễn là chúng tạo thành một thể thống nhất. Câu 5. Ví dụ không thể minh họa cho một hệ sinh thái là A. Hồ với rong, tảo, cua, cá, vi khuẩn v.v cùng các chất và yếu tố khi hậu liên quan. B. 1 khu rừng có cỏ, cây, sâu bọ, chim chóc, thú, nấm, vi sinh vật, v.v và nhân tố vô cơ ở đó. Page 188
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
C. 1 cái ao nhưng không tính sinh vật, chỉ kể các nhân tố vô cơ (nước, khoáng, khí, nhiệt độ, v.v). D. 1 quần xã ở một hòn đảo và sinh cảnh ở đấy. Câu 6. Kiểu hệ sinh thái (HST) thường thấy ở Việt Nam gồm A. Rừng ôn đới, đài nguyên, đồng cỏ ôn đới. B. Taiga và HST nước ngọt, nước mặn, nước lợ. C. Rừng nhiệt đới, savan, HST nước ngọt và mặn. D. Savan (đồng cỏ nhiệt đới), sa mạc, HST nước. Câu 7. Tập hợp nào sau đây gồm các tập hợp còn lại? A. Quần xã. B. Quần thể. C. Hệ sinh thái. D. Sinh cảnh. Câu 8. Một hệ sinh thái biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống vì A. Nó gồm các cơ thể sống. B. Nó có chu trình sinh học hoàn chỉnh. C. Nó có cấu trúc của một hệ sống. D. Nó có trao đổi chất và năng lượng. Câu 9. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có cấu trúc gồm A. Các yếu tố khí hậu. B. Chất hữu cơ và vô cơ. C. Sinh vật sản xuất, tiêu thụ và phân giải. D. Sinh cảnh và sinh vật. Câu 10. Đặc điếm sinh học cơ bản của một hệ sinh thái là A. Luôn mở. B. Có đủ sinh vật và sinh cảnh. C. Có chu trình sinh học đầy đủ. D. Có biến đổi hoàn toàn. Câu 11. Đâu là một hệ sinh thái (HST) nhân tạo? A. Rừng nhiệt đới. B. HST biển. C. Rừng cao su. D. Savan. Câu 12. Đâu là một HST (hệ sinh thái) tự nhiên? A. Nhà kính trồng cây. B. Rừng nhiệt đới. C. Bể cá cảnh. D. Trạm vũ trụ. Câu 13. HST nhân tạo khác HST tự nhiên ở điểm chính là A. Thường nhỏ bé hơn B. Độ đa dạng thấp. C. Do con người tạo ra. D. Phục vụ con người. Câu 14. HST tự nhiên có đặc điểm khác hẳn HST nhân tạo là 1. Độ đa dạng cao. 2. Năng suất sinh học thấp. 3. Phát triển khách quan. A. 1. B. 1, 2. C. 1,3. D. 1,2,3. Câu 15. Hệ sinh thái sa mạc có đặc điểm là A. Quần xã chịu khô hạn. B. Loài ưu thế là thông lá kim. C. Nhiều sinh vật phù du. D. Chủ yếu là cỏ và cây bụi. Câu 16. Hệ sinh thái Savan có đặc điểm là A. Quần xã chịu khô hạn. B. Loài ưu thế là thông lá kim. C. Nhiều sinh vật phù du. D. Chủ yếu là cỏ và cây bụi. Câu 17. Rừng Taiga là hệ sinh thái có đặc điểm A. Quần xã chịu khô hạn. B. Loài ưu thế là thông lá kim. C. Nhiều sinh vật phù du. D. Chủ yếu là cỏ và cây bụi. Câu 18. Hệ sinh thái nước có đặc điểm là A. Quần xã chịu khô hạn. B. Loài ưu thế là thông lá kim. C. Nhiều sinh vật phù du. D. Chủ yếu là cỏ và cây bụi. Câu 19. Hệ sinh thái cạn có độ đa dạng cao nhất là A. Savan. B. Taiga. C. Rừng nhiệt đới. D. Rừng ngập mặn. Câu 20. Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm. năng lượng mặt trời là nguồn gốc chính, số loài hạn chế và được cấp thêm vật chất? A. Rừng nhiệt đới.B. Hệ sinh thái biển C. Hệ sinh thái nông nghiệp D. Hoang mạc và savan. Câu 21. Một đĩa thí nghiệm có cấy môi trường dinh dưỡng vô sinh với 2 loài đang phát triển là tảo lục và vi khuẩn phân hủy có thể xem là A. Quần xã. B. Hệ sinh thái. C. 2 quần thể. D. Hỗn hợp loài. Câu 22. Rừng cúc phương không có đặc điểm là A. Thực vật phân tầng. B. Nhiều cây gỗ leo. C. Chênh lệch nhiệt ngày đêm lớn. D. Sâu bọ rất phong phú. Page 189
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 23. Sinh vật khác loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau, trong đó mỗi sinh vật vừa có nguồn thức ăn là sinh vật phía trước, lại vừa l nguồn thức ăn của sinh vật phía sau tạo thành. A. Lưới thức ăn. B. Chuỗi thức ăn. C. Dây truyền sinh thái. D. Dãy quan hệ khác loài. Câu 24. Sơ đồ phản ánh 1 chuỗi thức ăn là A. Ánh sáng → Nhiệt độ → Lúa. B. Lúa → Châu chấu → Cóc. C. Phân bón → Lúa → Năng suất. D. Cháy rừng → Ô nhiễm. Câu 25. Chuỗi thức ăn gồm ít nhất bao nhiêu bậc dinh dưỡng? A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 26. Trong tự nhiên, chuỗi thức ăn thường gồm nhiều nhất bao nhiêu bậc dinh dưỡng? A. 2 hay 3. B. 4 hay 5. C. 6 hay 7. D. 8 hay 9. Câu 27. Bậc dinh dưỡng đầu tiên trong 1 chuỗi thức ăn thường là. A. Nấm B. Thực vật. C. Động vật. D. Vi sinh vật. Câu 28. Sơ đồ chuỗi thức ăn hoàn toàn đúng là A.Diều hâu →Rắn →Cóc →Châu chấu → Lúa. B.Lúa →Châu chấu →Cóc →Rắn →Diều hâu. C.Châu chấu→Cóc →Rắn →Diều hâu → Lúa. D.Cóc →Châu chấu →Lúa →Rắn → Diều hâu. Câu 29. Các chuỗi thức ăn trong tự nhiên được quy ước chia thành A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. Rất nhiều. Câu 30. Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng như sơ đồ A. Cỏ → Hươu → Báo. B. Mùn → Giun đất → Gà. C. Ếch → Rắn → Đại bàng. D. Chuột → Mèo → Hổ Câu 31. Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng bã hữu cơ như sơ đồ A. Cỏ → Hươu → Hổ. B. Mùn → Giun đất → Gà. C. Ếch → Rắn → Đại bàng. D. Tảo → Tôm → Cá rô. Câu 32. Trong quần xã tự nhiên, một loài này trực tiếp tiêu diệt loài khác bằng quan hệ sinh học được gọi là A. Sinh vật ăn thịt. B. Đối thủ. C. Kẻ thù. D. Thiên địch. Câu 33. Đồng cỏ Mộc Châu vào mùa hè có chuỗi thức ăn ưu thế là chuỗi khởi đầu bằng A. Cỏ xanh. B. Mùn. C. Bò sữa. D. Côn trùng. Câu 34. Vào mùa đông, Đồng cỏ Mộc Châu có chuỗi thức ăn ưu thế là chuỗi khởi đầu bằng A. Cỏ xanh. B. Mùn. C. Bò sữa. D. Sâu bọ. Câu 35. Trong chuỗi thức ăn. Cỏ → Hươu → Hổ, thì cỏ là A. Vật sản xuất. B. Vật ăn cỏ. C. Ăn thịt bậc I D. Ăn thịt bậc II. Câu 36. Trong chuỗi thức ăn. Cỏ → Hươu → Hổ, thì hươu là. A. Vật sản xuất. B. Vật ăn cỏ. C. Ăn thịt bậc I D. Ăn thịt bậc II. Câu 37. Trong chuỗi thức ăn. Cỏ → Hươu → Hổ, thì hổ là. A. Vật sản xuất. B. Vật ăn cỏ. C. Ăn thịt bậc I D. Ăn thịt bậc II. Câu 38. Trong quần xã, sinh khối lớn nhất thường thuộc về. A. Vật sản xuất. B. Vật tiêu thụ cấp I. C. Vật tiêu thụ cấp II. D. Sinh vật phân hủy. Câu 39. Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn trong quần xã tạo thành. A. Lưới thức ăn. B. Mạng lưới quần thể. C. Chuỗi thức ăn. D. Dây chuyền sinh thái. Câu 40. Người, sán dây, hổ, bò, hươu, báo có thể xếp chung vào nhóm. A. Sinh vật ăn tạp. B. Sinh vật tự dưỡng. C. Sinh vật tiêu thụ. D. Sinh vật phân giải. Câu 41. Cấu trúc lưới thức ăn càng phức tạp khi. A. Quần xã có độ đa dạng càng thấp. B. Quần xã ở vĩ độ càng thấp. C. Quần xã mới hình thành. D. Quần xã đang suy thoái. Câu 42. Một biểu đồ gồm kích thước từng bậc dinh dưỡng trong 1 chuỗi thức ăn có thể tạo thành. A. Lưới thức B. Tháp sinh thái. C. Hệ sinh thái. D. Chuỗi dinh dưỡng. Câu 43. Trong một biểu đồ tháp sinh thái, trục tung biểu diễn. A. Số lượng cá thể. B.Sinh khối quần thể. C.Năng lượng quần thể tích tụ. D.Bậc dinh dưỡng. Page 190
FF IC IA L
Câu 44. Trong biểu đồ tháp sinh thái, trục hoành không biểu diễn. A. Số lượng cá thể. B. Sinh khối quần thể. C. Năng lượng quần thể tích tụ. D. Mối quan hệ dinh dưỡng. Câu 45. Tháp sinh thái nói chung thường có hình dạng như A. Hình trụ. B. Hình hộp chữ nhật. C. Hình chóp. D. Hình cầu. Câu 46. Kiểu tháp sinh thái có dạng như sơ đồ bên là
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
A. Tháp năng lượng chuẩn. B. Tháp số lượng vật chủ - ký sinh. C. Tháp khối lượng sinh vật nổi. D. Tháp sinh khối quần xã cạn. Câu 47. Dạng tháp sinh thái chuẩn phản ánh đúng hiệu suất dinh dưỡng là A. Tháp số lượng. B. Tháp sinh khối. C. Tháp năng lượng. D. Tháp sinh khối và tháp năng lượng. Câu 48. Chuỗi thức ăn sẽ tạo ra tháp sinh thái có đỉnh ở dưới là. A. 100 cây cỏ → 10 con sâu → 1 con cóc. B. 1500 g cỏ → 500 g sâu → 10 con cóc. C. 1 cây gạo → 100 con sâu → 10 000 vi khuẩn.D. 12 000 cal sâu → 110 cal cóc → 5 cal chim ưng. Câu 49. Tháp sinh thái có dạng chuẩn khi A.Phản ánh năng lượng bậc trước lớn hơn bậc sauB.Đáy to nhất, sau đó càng lên đỉnh càng nhỏ. C.Các bậc có sinh khối như nhau hay xấp xỉ nhau.D.Đỉnh ở dưới nhỏ, càng lên càng to đều. Câu 50. Một tháp số lượng chính xác cho ta thông tin đầy đủ về A. Thành phần chuỗi thức ăn. B. Hiệu suất mỗi bậc dinh dưỡng. C. Lưới thức ăn và quan hệ mọi loài. D. Kích thước từng bậc. Câu 51. Một tháp sinh khối chính xác cho ta thông tin đầy đủ về A. Thành phần chuỗi thức ăn. B.Hiệu suất mỗi bậc dinh dưỡng. C. Kích thước từng bậc. D.Thành phần chuỗi thức ăn và kích thước từng bậc dinh dưỡng. Câu 52. Một tháp năng lượng chính xác cho ta thông tin đầy đủ về 1. Thành phần chuỗi thức ăn. 2. Hiệu suất mỗi bậc dinh dưỡng. 3. Kích thước từng bậc. A. 1, 2. B. 2, 3. C. 1, 3. D. 1, 2, 3. Câu 53. Tháp biểu diễn sinh khối thủy sinh vật. “vật phù du → giáp xác → cá ăn giáp xác → cá ăn thịt” thường ở dạng A. Hình chóp ổn định. B. Mất cân đối C. Đáy to nhất ở trên. D. Đỉnh lộn ngược. Câu 54. Tháp sinh khối. “vật phù du → giáp xác → cá ăn giáp xác → cá ăn thịt” thường ở dạng mất cân đối vì A. Vật phù du sinh sản rất nhanh. B. Giáp xác sinh sản tức thời nhanh.. C. Cá ăn thịt nhiều. D. Cá ăn giáp xác ít Câu 55. Tháp sinh thái dạng ngược (đỉnh ớ dưới) thường gặp ở quan hệ A. Con mồi – thú ăn thịt. B.Vật chủ - ký sinh vật. C.Cỏ - động vật ăn cỏ. D.Ức chế - cảm nhiễm. Câu 56. Khi nói về tháp sinh thái, thì câu đúng là A. Tháp số lượng là loại tháp chuẩn. B. Tháp sinh khối bao giờ cũng ở dạng chuẩn. C. Tháp năng lượng thay đổi thất thường. D. Tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy lớn nhất. Câu 57. Chu trình trao đổi và chuyển hóa vật chất ở hệ sinh thái được gọi là A. Chu trình tuần hoàn vật chất. B. Chu trình tuần hoàn năng lượng. C. Chu trình sinh địa hóa. D. Chu trình sinh thái học. Câu 58: Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên: (1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện. Page 191
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
(2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. (3) Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp. (4) Thực hiện các biện pháp. tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất. (5) Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế. Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 59: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? (1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. (2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh. (3) Xây dựng hệthống các khu bảo tồn thiên nhiên. (4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 60: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây? (1) Xây dựng các nhà máy xửlí và tái chế rác thải. (2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường. (3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh. (4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người. (5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản. A. (2), (3), (5). B. (1), (3), (5). C. (3), (4), (5). D. (1), (2), (4). Câu 61: Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh. B. Con người phải tự nâng cao nhận thức về sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên. C. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học. D. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống. Câu 62: Một trong những đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa là A. nhóm thực vật chiếm ưu thế là rêu, cỏ bông. B. khu hệ động vật khá đa dạng nhưng không có loài nào chiếm ưu thế. C. khí hậu lạnh quanh năm, cây lá kim chiếm ưu thế. D. kiểu rừng này tập trung nhiều ở vùng xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều. Câu 63. Các hoạt động của con người đã gây ra hiệu ứng nhà kính vì. A. Sử dụng quá nhiều ôxy. B. Sản sinh quá nhiều cacbonic. C. Tạo ra nhiều rác thải và hóa chất. D. Gây ô nhiễm nước ngọt và nước biển. Câu 64. Hiệu ứng nhà kính dẫn đến kết quả là A. Tăng nhiệt độ địa quyển. B. Giảm nồng độ khí ôxy. C. Tăng nhiệt độ khí quyển. D. Làm thủng lớp ôzôn (O3). Câu 65.“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” bởi vì có sấm thì A. Sẽ mưa to, nhiều nước làm lúa mọc nhanh. B.Có chớp tăng muối nitơ thúc lúa mọc tốt. C. Vi sinh vật cố định đạm hoạt động mạnh hơn. D.Sinh tia lửa điện tổng hợp nhiều ôzôn. Câu 66. Bộ phận của sinh vật khó hoàn lại nhanh chóng vật chất cho chu trình sinh địa hóa của hệ sinh thái là A. Rễ và lá. B. Xương. C. Thân cây. D. Thịt và da. Câu 67. Tập hợp các hệ sinh thái có chung đặc điểm địa lý, khí hậu và thổ nhưỡng gọi là. A. Siêu hệ sinh thái. B. Sinh quyển. C. Biôm hay khu sinh học. D. Đới. Câu 68: Trái đất không phải là một hệ sinh thái kín bởi vì A. Các loài thực vật, tảo và các vi khuẩn quang hợp hấp thu năng lượng từ mặt trời, và nhiệt Page 192
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
năng sinh ra từ sinh quyển trên Trái đất, thoát ra không gian vũ trụ. B. Con người đã làm ô nhiễm bầu khí quyển cũng như thủy quyển. C. Vi khuẩn có thể sống được trên những ngọn núi tuyết phủ quanh năm, nhờ gió có thể mang các chất dinh dưỡng đến cho chúng. D. Mưa trong đất liền có nguồn gốc từ sự bốc hơi ngoài đại dương. Câu 69: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường? A. Than đá. B. Xăng, dầu. C. Khí butan (gas). D. Khí hiđro. Câu 70: Năng lượng được trả lại môi trường do hoạt động của nhóm sinh vật A. sinh vật phân giải. B. sinh vật sản xuất. C. động vật ăn thực vật.D. động vật ăn động vật. Câu 71: Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố, … là những ví dụ về A.hệ sinh thái trên cạn. B.hệ sinh thái nước ngọt.C.hệ sinh thái tự nhiên. D.hệ sinh thái nhân tạo. Câu 72.Rừng lá rộng rụng theo mùa phân bố ở A. Vùng cực bắc. B. Xích đạo. C. Cận nhiệt đới. D. Ôn đới bán cầu Bắc. Câu 73: Hệ sinh thái nào sau đây cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại A. hệ sinh thái nông nghiệp. B. hệ sinh thái ao hồ. C. hệ sinh thái trên cạn. D. hệ sinh thái savan đồng cỏ. Câu 74. Nguồn năng lượng chủ yếu cho sinh giới là A.Năng lượng sinh học. B.Năng lượng mặt trời. C.Nhiên liệu hóa thạch. D.Năng lượng phóng xạ. Câu 75.Trong hệ sinh thái, dòng năng lượng thường bắt đầu từ. A. Môi trường. B. Cây xanh. C. Vụn hữu cơ. D. Vi khuẩn phân hủy. Câu 76. Dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn đi theo chiều A. Từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc cao hơn. B. Từ bậc dinh dưỡng cao xuống bậc thấp hơn. C. Từ vật sản xuất đến vật tiêu thụ. D. Từ sinh vật tiêu thụ cấp dưới lên cấp trên. Câu 77: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm A. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. B. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã. C. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể. D. mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã. Câu 78. Khi nói về năng lượng ở hệ sinh thái thì câu sai là. A. Năng lượng truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên cao. B. Càng lên bậc cao thì dòng năng lượng càng giảm. C. 90% năng lượng được truyền lên bậc trên. D. Trong mỗi dòng, năng lượng chỉ được dùng 1 lần. Câu 79. Hiện tượng nào không làm thất thoát năng lượng ở hệ sinh thái có thể là A. Cành gãy, lá rụng, cá thể chết. B. Hô hấp và bức xạ, lột xác. C. Chất thải hay bài tiết. D. Con mồi bị ăn thịt. Câu 80: Hệ sinh thái là gì? A. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã. B. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã. C. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã. D. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã. Câu 81: Sinh vật sản xuất là những sinh vật A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường. B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật. C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân. D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp. Câu 82: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm Page 193
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước. B. hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. C. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt. D. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn. Câu 83: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải. C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải. D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải. Câu 84: Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào? A. Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. B. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường. C. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau. D. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường. Câu 85: Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là A. có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc. B. có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái. C. điều kiện môi trường vô sinh. D. tính ổn định của hệ sinh thái. Câu 86: Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào? A. Sinh vật phân giải. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C.Sinh vật tiêu thụ bậc 2. D.Sinh vật sản xuất. Câu 87: Để góp phần cải tạo đất, người ta sử dụng phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có khả năng A. cố định nitơ từ không khí thành các dạng đạm B.cố định cacbon từ không khí thành chất hữu cơ. C. cố định cacbon trong đất thành các dạng đạm. D.cố định nitơ từ không khí thành chất hữu cơ. Câu 88: Nguyên nhân nào sau đây không làm gia tăng hàm lượng khí CO2 trong khí quyển A. phá rừng ngày càng nhiều. B. đốt nhiên liệu hóa thạch. C. phát triển của sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải. D. sự tăng nhiệt độ của bầu khí quyển. Câu 89: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về A. nguồn gốc. B. cạnh tranh. C. hợp tác. D. dinh dưỡng. Câu 90: Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật có sinh khối trung bình lớn nhất là A. sinh vật phân hủy. B. sinh vật sản xuất. C.sinh vật tiêu thụ bậc 1. D.sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 91: Phát biểu đúng về chuỗi thức ăn? A. Chuỗi thức ăn chỉ có thể khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng, sau đó là sinh vật tiêu thụ các cấp. B. Chuỗi thức ăn khởi đầu phải bằng mùn bã sinh vật do sinh vật phân giải tạo ra để nuôi sống sinh vật tự dưỡng. C. Chuỗi thức ăn có thể khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng, và cũng có thể khởi đầu bằng mùn bã sinh vật. D. Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng là hệ quả của chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ. Câu 92: Trên đồng cỏ phía bắc Việt Nam vào mùa xuân hè, cỏ mơn mởn non tơ làm thức ăn cho trâu bò và các loài côn trùng ăn cỏ. Vào mùa đông khô hanh, cỏ cằn cỗi, úa vàng, chuỗi thức ăn trở nên ưu thế là chuỗi thức ăn khởi đầu bằng A. sinh vật tự dưỡng. B. sinh vật phân hủy. C. chất mùn bã hữu cơ. D. sinh vật tự dưỡng và mùn bã hữu cơ hoạt động đồng thời. Câu 93: Vai trò chủ yếu của chuỗi thức ăn trong chu trình tuần hoàn vật chất là Page 194
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. đảm bảo mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài. B. đảm bảo cân bằng sinh thái. C. đảm bảo tính khép kín và bền vững của các hệ sinh thái. D. giúp sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt. Câu 94: Lưới thức ăn là A. một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về dinh dưỡng. B. gồm nhiều chuỗi thức ăn có mắt xích chung, thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng của các loài sinh vật trong quần xã. C. một số chuỗi thức ăn của các sinh vật trong quần xã. D. mối quan hệ của các nhân tố hữu sinh trong quần xã sinh vật. Câu 95: Lưới thức ăn trong quần xã thể hiện A. chu trình tuần hoàn vật chất khép kín. B. sử dụng hết nguồn sống của quần xã. C. vai trò của các sinh vật trong quần xã. D. vai trò của sinh vật sản xuất trong giới sinh vật. Câu 96: Quần xã có lưới thức ăn phức tạp là A. quần xã trẻ. B. quần xã trưởng thành. C. quần xã vĩ độ cao. D. quần xã ngoài khơi xa. Câu 97: Có 5 sinh vật là. trăn, cỏ gà, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn. Giữa chúng có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây? A. cỏ châu chấu trăn gà vi khuẩn. B. cỏ trăn châu chấu vi khuẩn gà. C. cỏ châu chấu gà trăn vi khuẩn. D. cỏ châu chấu vi khuẩn gà trăn. Câu 98: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Lúa rắn chuột diều hâu. B. Lúa chuột diều hâu rắn. C. Lúa chuột rắn diều hâu. D. Lúa diều hâu chuột rắn. Câu 99: Sinh vật nào được coi là mắt xích chung trong sơ đồ dưới đây? A. Sâu đo. B. Châu chấu. C. Chim ăn thịt. D. Chim ăn sâu bọ. Câu 100: Trong chuỗi thức ăn sau. Cỏ → Thỏ → Cáo → Hổ. Sinh vật có sinh khối trung bình lớn nhất là A. Cỏ. B. Thỏ. C. Cáo. D. Hổ. Câu 101: Trong chuỗi thức ăn sau. Cỏ → Thỏ → Cáo → Hổ. Sinh vật có sinh khối trung bình nhỏ nhất là A. Cỏ. B. Thỏ. C. Cáo. D. Hổ. Câu 102: Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa → Châu chấu → Ếch → Rắn → Đại bàng. Tiêu diệt mắt xích nào sẽ gây hậu quả lớn nhất? A. Châu chấu. B. Ếch. C. Rắn. D. Đại bàng và lúa. Câu 103: Sơ đồ chuỗi thức ăn đúng là A. Cây ngô Nhái Rắn Sâu ăn lá ngô Diều hâu Sinh vật phân giải. B. Cây ngô Sâu ăn lá ngô Nhái Diều hâu Rắn Sinh vật phân giải. C. Cây ngô Sâu ăn lá ngô Nhái Rắn Diều hâu Sinh vật phân giải. D. Cây ngô Rắn Sâu ăn lá ngô Nhái Rắn Diều hâu Sinh vật phân giải. Câu 104: Phát biểu đúng về lưới thức ăn? A. quần xã phải đa dạng mới tạo thành lưới thức ăn. B. các chuỗi thức ăn có mắt xích chung gọi là lưới thức ăn. C. nhiều chuỗi thức ăn tạo thành lưới thức ăn. D. nhiều quần thể trong quần xã mới tạo thành lưới thức ăn. Câu 105: Có một lưới thức ăn của hệ sinh thái là
Sơ đồ lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là A. Cáo, mèo rừng, gà. B. Cáo, hổ, mèo rừng. C. Dê, thỏ, gà. Câu 106: Có một lưới thức ăn của hệ sinh thái là
D. Thỏ, cáo, mèo rừng.
Page 195
Số chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn là. A. 5. B. 6. C. 7. Câu 107: Có một lưới thức ăn của hệ sinh thái là
FF IC IA L
D. 8.
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
Số loài sinh vật tiêu thụ bậc 1 là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 108: Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường A. hô hấp của động vật, thực vật. B. lắng đọng vật chất. C. sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải. D. sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Câu 109: Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hoá chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hoá chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường? A. Có hệ thống sử lí chất thải trước khi xả ra ngoài hệ thống không khí, sông, hồ, biển. B. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả. C. Thay đổi công nghệ sản xuất, sử dụng nhiên liệu sạch. D. Xả chất thải trực tiếp ra không khí, sông và biển lớn. Câu 110: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng. B. Số lượng cá thể sinh vật ăn thịt bao giờ cũng nhiều hơn số lượng cá thể con mồi. C. Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn. D. Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn. Câu 111: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau. Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy A. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. B. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn. C. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích. D. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3. Câu 112: Hệ sinh thái có biểu hiện là A. một tổ chức sống có sự trao đổi vật chất giữa các sinh vật với sinh cảnh. B. gồm nhiều quần xã sinh vật. C. gồm nhiều quần thể sinh vật. D. có kích thước lớn, phân bố rộng rãi. Câu 113: Một hệ sinh thái bao gồm các yếu tố cấu thành căn bản nào? A. các chuỗi và lưới thức ăn. B. quần xã và sinh cảnh. Page 196
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
C. các quần thể và nhân tố sinh thái. D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Câu 114: Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái gồm A. thành phần vật chất vô sinh (sinh cảnh). B. thành phần hữu sinh. C. thành phần vật chất vô sinh và hữu sinh. D. các sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Câu 115: Trong hệ sinh thái có các mối quan hệ thể hiện A. các sinh vật trong quần xã tác động lẫn nhau bằng mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh. B. tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật và sinh vật với ngoại cảnh. C. tác động của ngoại cảnh lên sinh vật tạo nên sự phát triển. D. tác động của sinh vật làm biến đổi điều kiện của môi trường. Câu 116: Nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái là A. điều kiện tự nhiên của môi trường sống. B. các sinh vật. C. con người. D. mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường. Câu 117: Hệ sinh thái nhân tạo có điểm khác cơ bản với hệ sinh thái tự nhiên là A. diện tích nhỏ hẹp. B. có bổ sung thêm một nguồn vật chất và năng lượng, cải tạo hệ sinh thái. C. có các nhân tố hữu sinh phong phú và phân tầng thẳng đứng. D. sinh vật phát triển nhanh, thích nghi cao với điều kiện môi trường. Câu 118: Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì A. có cấu trúc lớn nhất. B. luôn giữ vững cân bằng. C. có chu trình tuần hoàn vật chất. D. có nhiều chuỗi và lưới thức ăn. Câu 119: Hệ thống sống được coi là một hệ mở vì A. thường xuyên có sự tích lũy thông tin di truyền. B. thường xuyên thực hiện các chu trình sinh địa hóa các chất. C. thường xuyên có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. D. thường xuyên có sự trao đổi các chất với môi trường. Câu 120: Sự trao đổi vật chất giữa các hệ thống sống với môi trường được thể hiện thông qua A. chu trình sinh địa hóa các chất. B. sự tích lũy các chất hữu cơ ở cơ thể thực vật. C. sự biến đổi các chất vô cơ thành các chất hữu cơ qua quá trình quang hợp ở thực vật. D. mối quan hệ về mặt dinh dưỡng giữa các sinh vật. Câu 121: Mô hình V.A.C là một hệ sinh thái vì lí do cơ bản A. có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. B. có kích thước quần xã lớn (trên cạn, dưới nước), có môi trường tự nhiên và nhân tạo. C. có thành phần loài phong phú và có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường vườn - ao - chuồng. D. có chu trình tuần hoàn vật chất khép kín giữa vườn - ao - chuồng. Câu 122: Vai trò của chuỗi và lưới thức ăn trong chu trình tuần hoàn vật chất A. đảm bảo mối quan hệ sinh dưỡng. B. đảm bảo tính khép kín. C. đảm bảo giai đoạn trao đổi chất bên trong. D. đảm bảo tính bền vững. Câu 123: Chu trình sinh địa hóa là chu trình A. trao đổi vật chất dinh dưỡng qua các bậc dinh dưỡng của quần xã sinh vật. B. trao đổi năng lượng giữa môi trường và quần xã sinh vật. C. trao đổi các chất hóa học giữa môi trường và quần xã sinh vật. D. hấp thụ năng lượng của các bậc sinh vật trong quần xã sinh vật. Câu 124: Trong chu trình sinh địa hóa các chất, các chất phức tạp bị phân giải thành các chất đơn giản để quay trở lại hệ sinh thái là nhờ A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật phân hủy. C. sinh vật ăn thịt. D. sinh vật ăn cỏ. Câu 125: Chu trình các chất khí có đặc điểm. A. các chất tham gia vào chu trình, sau khi đi qua quần xã sinh vật sẽ được hoàn lại cho chu trình. Page 197
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
B. các chất tham gia vào chu trình, sau khi đi qua quần xã sẽ được tách khỏi chu trình đi vào các lớp trầm tích. C. các chất tham gia vào chu trình, sau khi đi qua quần xã chúng biến thành năng lượng cung cấp cho sinh vật. D. các chất tham gia vào chu trình, sau khi đi qua quần xã chúng được tạo ra các chất khí khác bay vào khí quyển. Câu 126: Cacbon từ môi trường vào cơ thể sinh vật với vai trò A. là thành phần cấu tạo các chất sống, là nguyên tố cần thiết cho mọi hoạt động sống. B. tạo CO2 để thải ra ngoài môi trường. C. tham gia vào các enzim chuyển hóa năng lượng. D. tham gia vào quá trình tạo năng lượng cho cơ thể. Câu 127: Nguồn nước trong tự nhiên có được là do A. mạch nước ngầm trong đất tự sinh ra. B. nước luân chuyển theo vòng tuần hoàn. C. nước từ biển, sông ngấm vào đất. D. do mưa từ trên bầu khí quyển xuống. Câu 128: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường. B. Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi. C. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật. Câu 129: Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là A. không khí. B. nước. C. ánh sáng. D. gió. Câu 219: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây? A. Khí clo. B. Khí cacbon oxit. C. Khí cacbonic. D. Khí hiđro clorua. Câu 130: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? A. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ. B. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. C. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ. D. Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất. Câu 131: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ. C. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ. D. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn. Câu 132: Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là A. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người. B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. C. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật. D. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở. Câu 133: Khu sinh học là A. Hệ sinh thái và khu vực sống của chúng. B. Hệ sinh thái rất lớn có các sinh vật phân bố ở một khoảng không gian nhất định trên Trái đất. C. Hệ sinh thái rất lớn có các sinh vật phân bố ở các vùng đất liền kề trên Trái đất. D. Hệ sinh thái rất lớn đặc trưng cho đất đai và khí hậu ở vùng đó. Page 198
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 134: Khu sinh học đóng vai trò quan trọng nhất trong sinh quyển là A. Rừng rậm nhiệt đới. B. Hoang mạc và sa mạc. C. Thảo nguyên. D. Rừng rụng lá ôn đới. Câu 135: Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển là A. số loài động vật và vi sinh vật ngày một gia tăng trên Trái đất. B. sự phân hủy của các chất hữu cơ nhiều, nhiều nhà máy xí nghiệp ra đời. C. sự hô hấp của các loài sinh vật trên Trái đất tăng lên. D. nhiên liệu hóa thạch bị đốt cháy, thảm thực vật ngày một thu hẹp. Câu 136: Sự gia tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển không dẫn tới hậu quả A. diện tích rừng giảm đi nhanh chóng, đất ngày một thoái hóa, xói mòn, lũ lụt ngày một gia tăng. B. bức xạ nhiệt trên hành tinh không thoát vào vũ trụ, nhiệt độ trái đất tăng lên. C. mực nước đại dương nâng cao, nhiều vùng đất thấp và thành phố ven biển có nguy cơ bị ngập trong nước biển. D. gây hiện tượng "hiệu ứng nhà kính". Câu 137: Khu sinh học dưới nước có giá trị sinh học cao là A. Khu sinh học nước ngọt. B. Đại dương khơi xa. C.Thềm lục địa. D. Vùng trên triều và vùng triều. Câu 138: Người ta trồng cây họ đậu xen canh với các cây khác (như ngô, lúa...) nhằm mục đích chủ yếu để A. tận dụng diện tích trồng trọt, tăng năng suất cây trồng. B. thêm vụ trồng cây trong năm, tăng sản lượng hoa màu. C. cải tạo đất nghèo đạm nhờ vi khuẩn cố định nitơ trong đất. D. cải tạo đất nghèo đạm nhờ vi khuẩn nitrat hóa trong đất. Câu 139: Trong sản xuất nông nghiệp, trước khi trồng lúa người ta thường thả bèo hoa dâu rồi vùi xuống đất nhằm mục đích chủ yếu là A. bèo hoa dâu là nguồn phân xanh tạo điều kiện cho vi khuẩn phân hủy tạo chất khoáng cho lúa. B. trong bèo hoa dâu có vi khuẩn lam có thể cố định nitơ trong nước cung cấp cho lúa. C. trong bèo hoa dâu có vi khuẩn nitrat hóa cung cấp nguồn nitơ cho lúa. D. bèo hoa dâu là nguồn nitơ dưới dạng nitrat cung cấp cho lúa. Câu 140: Ca dao đồng ruộng có câu. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Nghe ba tiếng sấm phất cờ mà lên''. Câu ca dao đó được giải thích với lí do cơ bản A. khi có tiếng sấm báo hiệu trời sắp đổ mưa, cung cấp cho đồng ruộng một lượng nước, giúp lúa phát triển tốt hơn. B. khi có tiếng sấm báo hiệu trời sắp đổ mưa, cung cấp cho đồng ruộng một lượng nitơ trong khí quyển dưới dạng nitrat, giúp lúa phát triển. C. khi có tiếng sấm báo hiệu trời sắp để mưa, cung cấp cho cây lúa một lượng phôtpho dưới dạng phôtphat hòa tan, giúp lúa phát triển tốt. D. khi có tiếng sấm báo hiệu trời sắp đổ mưa, cung cấp cho cây lúa một lượng cacbon để lúa quang hợp tổng hợp chất hữu cơ giúp lúa lớn nhanh. Câu 141: Rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp phân bố ở A. Vùng Bắc cực. B. Vùng nhiệt đới xích đạo. C. Vùng cận nhiệt đới. D. Vùng ôn đới Bắc Bán Cầu. Câu 142: Hàng năm con người phải sản xuất hàng trăm triệu tấn phân lân để cung cấp cho đồng ruộng vì. A. Sau khi đi vào chu trình phôtpho thường bị thất thoát lắng đọng xuống đáy sâu và không trở lại chu trình. B. Phôtpho rất cần cho cơ thể sinh vật để tạo ra năng lượng, mà tự nhiên rất ít phôtpho. C. Để cải tạo đất cung cấp cho đất một lượng đạm đáng kể. D. Để thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể thực vật, động vật lại không cung cấp đủ phôtpho cho cây trồng. Page 199
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 143: Một số hiện tượng như mưa, lũ, chặt phá rừng,... có thể dẫn tới hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ (N), phôtpho (P), và canxi (Ca) cần cho một hệ sinh thái, nhưng nguyên tố cacbon (C) hầu như không bao giờ thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó là do A. Thực vật có thể tạo ra cacbon của riêng chúng từ nước và ánh sáng mặt trời. B. Lượng cacbon các loài sinh vật sử dụng cho các hoạt động sống không đáng kể. C. Các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất, còn cacbon có nguồn gốc từ không khí. D. Nấm và vi khuẩn cộng sinh giúp thực vật dễ dàng tiếp nhận và sử dụng hiệu quả cacbon từ môi trường. Câu 144: Trong các hệ sinh thái, các cơ thể ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối ít hơn so với các loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn bởi vì A. Sinh khối giảm khi bậc dinh dưỡng tăng lên. B. Các loài động vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao nhất phải tốn nhiều năng lượng cho quá trình săn bắt mồi. C. Các sinh vật sản xuất (thực vật) thường có khối lượng lớn hơn nhiều các sinh vật tiêu thụ (chim, thú). D. Không phải mọi năng lượng đều được sinh vật chuyển hóa thành sinh khối, một phần lớn chuyển thành năng lượng nhiệt và thoát ra ngoài môi trường. Câu 145: Sự khác biệt rõ rệt nhất về dòng năng lượng và dòng vật chất trong hệ sinh thái là. A. Các chất dinh dưỡng được sử dụng lại, còn năng lượng thì không. B. Năng lượng được sử dụng lại còn các chất dinh dưỡng thì không. C. Các cơ thể sinh vật luôn cần chất dinh dưỡng nhưng không phải lúc nào cũng cần năng lượng. D. Các cơ thể sinh vật luôn luôn cần năng lượng, nhưng không phải lúc nào cũng cần chất dinh dưỡng. Câu 146: Trong hệ sinh thái hoàn chỉnh nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là A. Sinh vật sản xuất. B. Động vật ăn thực vật. C. Động vật ăn thịt. D. Sinh vật phân huỷ. Câu 147: Trong nội bộ quần xã việc trao đổi vật chất và năng lượng thực hiện qua A. Sự hợp tác của các quần thể sinh vật. B. Sinh vật cạnh tranh nhau để đảm bảo nguồn sống. C. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. D. Sinh vật ăn các sinh vật khác để tồn tại. Câu 148: Trong rừng, hổ không có vật ăn thịt chúng là do A. Hổ có vuốt chân và răng rất sắc chống trả mọi kẻ thù. B. Hổ có sức mạnh không loài nào địch nổi. C. Hổ chạy rất nhanh, vật ăn thịt khác khó lòng đuổi được. D. Hổ có số lượng ít, sản lượng thấp, không thể tạo nên một quần thể vật ăn thịt nó đủ số lượng tối thiểu để tồn tại. Câu 149: Chuỗi thức ăn thường không kéo dài (4 - 5 bậc đối với hệ sinh thái trên cạn, 6 - 7 bậc đối với hệ sinh thái dưới nước). Đó là do A. Vật ăn thịt bậc cuối thường có sức mạnh quá lớn, không có loài nào bắt được. B. Năng lượng bị hao hụt quá nhiều qua các bậc dinh dưỡng, hiệu suất sử dụng của bậc dinh dưỡng cao rất ít. C. Vật ăn thịt bậc cao có kích thước lớn nên không còn sinh vật ăn được nó. D. Vật ăn thịt bậc càng cao thường có bộ não phát triển nên chúng lẩn tránh kẻ thù tốt vì vậy không có kẻ thù. Câu 150: Trong chăn nuôi, người ta thường nuôi những loài sử dụng thức ăn là thực vật hoặc gần với nguồn thức ăn là thực vật như. thỏ, trâu, bò, gà, vịt, cá trắm cỏ trắm đen....là do A. Ở bậc dinh dưỡng thấp, nhất là sinh vật sản xuất trong chuỗi thức ăn, tổng năng lượng trong chúng là lớn nhất. B. Ở bậc dinh dưỡng thấp trong chuỗi thức ăn, tổng năng lượng trong chúng là nhỏ nhất. C. Ở bậc dinh dưỡng càng cao, nhất là vật ăn thịt cuối cùng trong chuỗi thức ăn có số lượng rất Page 200
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
ít. D. Ở bậc dinh dưỡng càng cao, nhất là vật ăn thịt trong chuỗi thức ăn có tổng sinh khối lớn. Câu 151: Rừng có ý nghĩa lớn nhất với sinh quyển là A. Giữ cân bằng sinh thái và phát triển bền vững của sinh quyển. B. Điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất. C. Nguồn tài nguyên to lớn của con người. D. Giữ cân bằng sinh thái và phát triển bền vững của sinh quyển, điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất và là nguồn tài nguyên to lớn của con người. D. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 152: Trong hình tháp sinh khối, càng xa sinh vật sản xuất thì A. Sinh khối của sinh vật càng tăng. B. Sinh khối của sinh vật càng giảm. C. Sinh khối của sinh vật tăng lên nhưng với tốc độ chậm dần. D. Sinh khối của sinh vật luôn duy trì ở một giá trị ổn định. Câu 153: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là A. Động vật nhỏ như. thỏ, sóc, chồn. B. Các cây gỗ lớn nhỏ, cây cỏ, thực vật bì sinh. C. Giun đất, nấm. D. Động vật cỡ lớn như. voi, sư tử, hổ, báo. Câu 154: Sự phân bố năng lượng của các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái luôn biểu diễn theo dạng tháp chuẩn. đáy lớn, đỉnh nhỏ. Đó là do A. Thức ăn bậc trước lớn hơn bậc sau do sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên. B. Năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình. C. Sinh vật bậc trước thường có cơ thể nhỏ nên tích lũy năng lượng lớn hơn. D. Sinh vật bậc sau thường là sinh vật tiêu thụ lớn dần nên chúng ít có kẻ thù ăn chúng. Câu 155: Tài nguyên nào dưới đây là tài nguyên không tái sinh? A. Sinh vật biển. B. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió. C. Khoáng sản. dầu mỏ, khí đốt, than đá... D. Rừng. Câu 156: Hiện nay nguồn tài nguyên nào đang bị đe dọa suy thoái nghiêm trọng nhất? A. Rừng, đất không ô nhiễm. B. Khoáng sản quí. C. Năng lượng mặt trời. D. Sinh vật biển. Câu 157: Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên là. A. Đáp ứng được nhu cầu hiện tại của con người và xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp. B. Đáp ứng được nhu cầu hiện tại của con người, không làm mất cân bằng sinh thái. C. Đáp ứng được nhu cầu hiện tại của con người để phát triển xã hội và đảm bảo duy trì lâu dài cho thế hệ con cháu mai sau. D. Đáp ứng được nhu cầu hiện tại của con người và không gây ô nhiễm môi trường. Câu 158: Sử dụng nước phải tiết kiệm vì A. Nước ngọt là nguồn tài nguyên hữu hạn, nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. B. Mực nước ngầm ngày một cạn kiệt, mực nước biển ngày một dâng cao. C. Nhiệt độ Trái đất tăng lên, lượng mưa đang giảm dần. D. Nhiều vùng rừng trên Trái đất đang bị chặt phá, nước chảy tràn ra biển. Câu 159: Công việc mà con người cần làm là tiền đề để phát triển bền vững môi trường thiên nhiên là A. Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. B. Bảo vệ, cải tạo môi trường. C. Bảo vệ các nguồn tài nguyên. D. Trồng thêm cây, gây thêm rừng. Câu 160: Lượng khí CO2 tăng cao do nguyên nhân nào sau đây A. hiệu ứng “nhà kính”. B. trồng rừng và bảo vệ môi trường. C. sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải. D. sử dụng các nguồn nguyên liệu mới như. gió, thủy triều,… Câu 161: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất Page 201
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. B. bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm. C. cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn. D. sử dụng tiết kiệm nguồn nước. Câu 162: Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật phân huỷ.C. Động vật ăn thực vật. D. Động vật ăn thịt. Câu 163: Sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là do A. Thức ăn bậc trước lớn hơn bậc sau. B. Năng lượng bị hao hụt qua các bậc dinh dưỡng. C. Sinh vật không hấp thụ hết chất dinh dưỡng. D. Năng lượng bị hao hụt qua các bậc dinh dưỡng và sinh vật không hấp thụ hết chất dinh dưỡng. Câu 164: Phát biểu nào sau đây là đúng về hệ sinh thái? A. trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng. B. sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn. C. trong hệ sinh thái, năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không. D. trong hệ sinh thái, nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất. Câu 165: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường. C. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại. D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Câu 166: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái? A. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn. B. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn. C. Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần. D. Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình. Câu 167: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là A. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ. B. tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái. C. kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất. D. làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai. Câu 168: Sự phân chia sinh quyển thành các khu sinh học khác nhau căn cứ vào A. đặc điểm khí hậu và mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu. B. đặc điểm địa lí, mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu. C. đặc điểm địa lí, khí hậu. D. đặc điểm địa lí, khí hậu và các sinh vật sống trong mỗi khu. Câu 169: Thảo nguyên là khu sinh học thuộc vùng A. vùng nhiệt đới. B. vùng ôn đới. C. vùng cận Bắc cực. D. vùng Bắc cực. Câu 170: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng A. ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng. B. xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên. C. vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư. D. chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất. Câu 171: Bảo vệ đa dạng sinh học là A. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và nơi sống của các loài. B. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và về loài. C. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái. D. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái. Câu 172: Để góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, cần hạn chế sự gia tăng loại khí nào sau Page 202
đây trong khíquyển? A. Khí nitơ.
B. Khí heli.
C. Khí cacbon điôxit.
D. Khí neon.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
I. QUẦN THỂ Câu 1: Đáp án D Câu 2: Đáp án D Câu 3: Đáp án B Câu 4: Đáp án B Câu 5: Đáp án C Câu 6: Đáp án D Câu 7: Đáp án B Câu 8: Đáp án D Câu 9: Đáp án B Ghi chú: những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê. “Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực là mối chúa, chuyên giao phối, mối cái là mối hậu, chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính. Câu 10: Đáp án C Câu 11: Đáp án C Câu 12: Đáp án : C Thông hiểu Câu 13: Đáp án : B Thông hiểu Câu 14: Đáp án B Câu 15: Đáp án C Câu 16: Đáp án B Câu 17: Đáp án C Câu 18: Đáp án B Câu 19: Đáp án B Câu 20: Đáp án D Câu 21: Đáp án B Câu 22: Đáp án C Câu 23: Đáp án D Câu 24: Đáp án B Câu 25: Đáp án D Câu 26: Đáp án C Câu 27: Đáp án B Câu 28: Đáp án : C Nhận biết Câu 29: Đáp án : A Thông hiểu Câu 30: Đáp án : B Nhận biết Câu 31: Đáp án : C Câu 32: Đáp án : A Nhận biết Câu 33: Đáp án : B Nhận biết Câu 34: Đáp án : D Nhận biết Câu 35: Đáp án : D Vận dụng Câu 36: Đáp án C Câu 37: Đáp án C Câu 38: Đáp án B Câu 39: Đáp án C Page 203
FF IC IA L O N Ơ
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Câu 40: Đáp án B Câu 41: Đáp án C Câu 42: Đáp án D Câu 43: Đáp án D Câu 44: Đáp án C Câu 45: Đáp án A Câu 46: Đáp án C Câu 47: Đáp án D Câu 48: Đáp án D Câu 49: Đáp án B Câu 50: Đáp án C Câu 51: Đáp án A Câu 52: Đáp án C Câu 53: Đáp án B Câu 54: Đáp án B Câu 55: Đáp án C Câu 56: Đáp án D Câu 57: Đáp án A Câu 58: Đáp án D Câu 59: Đáp án B Câu 60: Đáp án D Câu 61: Đáp án D Câu 62: Đáp án C Câu 63: Đáp án C Câu 64: Đáp án D Câu 65: Đáp án A Câu 66: Đáp án D Câu 67: Đáp án : B Câu 68: Đáp án : C Nhận biết Câu 69: Đáp án A Câu 70: Đáp án B Câu 71: Đáp án C Câu 72: Đáp án D Câu 73: Đáp án C Câu 74: Đáp án D Câu 75: Đáp án D Câu 76: Đáp án B Câu 77: Đáp án C Câu 78: Đáp án : B Nhận biết Câu 79: Đáp án : C Nhận biết Câu 80: Đáp án : D Nhận biết Câu 81: Đáp án A Câu 82: Đáp án : B Thông hiểu Câu 83: Đáp án : A Thông hiểu Câu 84:Đáp án D Câu 85: Đáp án C Câu 86: Đáp án B Câu 87: Đáp án C Câu 88: Đáp án A Câu 89: Đáp án B. đáp án đúng là (1) và (3) Câu 90: Đáp án : C Thông hiểu
Page 204
FF IC IA L O
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
Câu 91: Đáp án B. Câu 92: Đáp án C. Câu 93: Đáp án D. Câu 94: Đáp án D. Câu 95: Đáp án B. Câu 96: Đáp án A. Câu 97: Đáp án C. Câu 98: Đáp án D. Câu 99: Đáp án C. Câu 100: Đáp án C. Câu 101: Đáp án A. Câu 102: Đáp án C. Câu 103: Đáp án A. Câu 104: Đáp án D. Câu 105: Đáp án D. Câu 106: Đáp án A. Câu 107: Đáp án B. Câu 108: Đáp án D. Câu 109: Đáp án A. Câu 110: Đáp án B. Câu 111: Đáp án A. Câu 112: Đáp án D. Câu 113: Đáp án : CNhận biết Câu 114: Đáp án : ANhận biết Câu 115: Đáp án D. Câu 116: Đáp án A. Câu 117: Đáp án B. Câu 118: Đáp án A. Câu 119: Đáp án C. Câu 120: Đáp án A. Câu 121: Đáp án D. Câu 122: Các phát biểu đúng là. (1), (2) và (3) => Đáp án A. Câu 123: Đáp án C. Câu 124: Đáp án A. Câu 125: Đáp án B. Câu 126: Đáp án D. Câu 127: Đáp án B. Câu 128: Đáp án C. Câu 129: Đáp án A. Câu 130: Đáp án D. Câu 131: Đáp án D. Câu 132: Đáp án A. Câu 133: Đáp án D. Câu 134: Đáp án C. Câu 135: Đáp án C. Câu 136: Đáp án D. Câu 137: Đáp án A. Câu 138: Đáp án C. Câu 139: Đáp án A. Câu 140: Đáp án C. Câu 141: Đáp án A.
Page 205
O N Ơ H N Y U Q
D
ẠY
KÈ
M
II. QUẦN XÃ Câu 1: Đáp án D Câu 2: Đáp án C Câu 3: Đáp án B Câu 4: Đáp án C Câu 5: Đáp án C Câu 6:Đáp án B Câu 7: Đáp án A Câu 8: Đáp án A Câu 9: Đáp án D Câu 10: Đáp án B Câu 11: Đáp án D Câu 12: Đáp án B Câu 13: Đáp án A Câu 14: Đáp án B Câu 15: Đáp án C Câu 16: Đáp án D Câu 17: Đáp án B Câu 18: Đáp án A Câu 19: Đáp án D Câu 20: Đáp án C Câu 21: Đáp án B Câu 22: Đáp án C Câu 23: Đáp án B Câu 24: Đáp án C Câu 25: Đáp án D Câu 26: Đáp án C Câu 27: Đáp án B Câu 28: Đáp án A Câu 29: Đáp án A Câu 30: Đáp án D Câu 31: Đáp án C Câu 32: Đáp án D Câu 33: Đáp án C Câu 34: Đáp án C Câu 35: Đáp án A Câu 36: Đáp án B Câu 37: Đáp án C Câu 38: Đáp án D Câu 39: Đáp án C Câu 40: Đáp án C
FF IC IA L
Câu 142: Đáp án C. Câu 143: Đáp án A. Câu 144: Đáp án C. Câu 145: Đáp án D. Câu 146: Đáp án A. Câu 147: Đáp án D. Câu 148: Đáp án D. Câu 149: Đáp án C. Câu 150: Đáp án A.
Page 206
FF IC IA L O N Ơ H N Y U Q
D
ẠY
KÈ
M
Câu 41: Đáp án B Câu 42: Đáp án C Câu 43: Đáp án A Câu 44: Đáp án A Câu 45: Đáp án A Câu 46: Đáp án B Câu 47: Đáp án C Câu 48: Đáp án B Câu 49: Đáp án C Câu 50: Đáp án C Câu 51: Đáp án C Câu 52: Đáp án A Câu 53: Đáp án D Câu 54: Đáp án B Câu 55: Đáp án A Câu 56: Đáp án B Câu 57: Đáp án B Câu 58: Đáp án B Câu 59: Đáp án C Câu 60: Đáp án C Câu 61: Đáp án C Câu 62: Đáp án D Câu 63: Đáp án A Câu 64: Đáp án A Câu 65: Đáp án A Câu 66: Đáp án D Câu 67: Đáp án A Câu 68: Đáp án D Câu 69: Đáp án D Câu 70: Đáp án D Câu 71: Đáp án C Câu 72: Đáp án A Câu 73: Đáp án D Câu 74: Đáp án A Câu 75: Đáp án D Câu 76: Đáp án A Câu 77: Đáp án A Câu 78: Đáp án C Câu 79: Đáp án B Câu 80: Đáp án A Câu 81: Đáp án B Câu 82: Đáp án A Câu 83: Đáp án B Câu 84: Đáp án C Câu 85: Đáp án B Câu 86: Đáp án B Câu 87: Đáp án C Câu 88: Đáp án D Câu 89: Đáp án B Câu 90: Đáp án C Câu 91: Đáp án B
Page 207
FF IC IA L O N Ơ H N Y U Q
D
ẠY
KÈ
M
Câu 92: Đáp án A Câu 93: Đáp án A Câu 94: Đáp án D Câu 95: Đáp án B Câu 96: Đáp án D Câu 97: Đáp án C Câu 98: Đáp án B Câu 99: Đáp án C Câu 100: Đáp án D Câu 101: Đáp án A Câu 102: Đáp án C Câu 103: Đáp án B Câu 104: Đáp án B. Câu 105: Đáp án C. Câu 106: Đáp án B. Câu 107: Đáp án A. Câu 108: Đáp án B. Câu 109: Đáp án A. Câu 110: Đáp án B. Câu 111: Đáp án A. Câu 112: Đáp án D. Câu 113: Đáp án B. Câu 114: Đáp án A. Câu 115: Đáp án C. Câu 116: Đáp án D. Câu 117: Đáp án B. Câu 118: Đáp án C. Câu 119: Đáp án A. Câu 120: Đáp án C. Câu 121: Đáp án A. Câu 122: Đáp án A. Câu 123: Đáp án C. Câu 124: Đáp án B. Câu 125: Đáp án B. Câu 126: Đáp án B. Câu 127: Đáp án B. Câu 128: Đáp án A. Câu 129: Đáp án B. Câu 130: Đáp án C. Câu 131: Đáp án A. Câu 132: Đáp án B. Câu 133: Đáp án D. Câu 134: Đáp án C. Câu 135: Đáp án B. Câu 136: Đáp án B. Câu 137: Đáp án B. Câu 138: Đáp án C. Câu 139: Đáp án C. Câu 140: Đáp án D. Câu 141: Đáp án A. Câu 142: Đáp án D.
Page 208
O N
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
III. HỆ SINH THÁI Câu 0+ 10+ 20+ 30+ 40+ 50+ 60+ 70+ 1 C C B B D D A D 2 B B C D B D B D 3 B C B A D B B A 4 A D B B D A C B 5 C A A A C B B A 6 C D C B B D B A 7 C B B C C C C A 8 B C B A C C A C 9 D C A A B B D D 10 C C A C D D A A Câu 58: Đáp án C. Câu 59: Đáp án B. Câu 60: Đáp án D. Câu 61: Đáp án A. Câu 62: Đáp án B. Câu 68: Đáp án A Câu 69: Đáp án D. Câu 70: Đáp án A. Câu 71: Đáp án D. Câu 73: Đáp án A. Câu 77: Đáp án A. Câu 80: Đáp án A. Câu 81: Đáp án C. Câu 82: Đáp án B. Câu 83: Đáp án A. Câu 84: Đáp án B. Câu 85: Đáp án A. Câu 86: Đáp án D. Câu 87: Đáp án A Câu 88: Đáp án D Câu 89: Đáp án D Câu 90: Đáp án B
FF IC IA L
Câu 143: Đáp án A. Câu 144: Đáp án A. Câu 145: Đáp án B. Câu 146: Đáp án C. Câu 147: Đáp án A. Câu 148: Đáp án A. Câu 149: Đáp án C. Câu 150: Đáp án C. Câu 151: Đáp án B. Câu 152: Đáp án B. Câu 153: Đáp án A. Câu 154: Đáp án A. Câu 155: Đáp án D. Câu 156: Đáp án A. Câu 157: Đáp án A.
Page 209
FF IC IA L O N Ơ H N Y U Q
D
ẠY
KÈ
M
Câu 91: Đáp án C Câu 92: Đáp án C Câu 93: Đáp án A Câu 94: Đáp án B Câu 95: Đáp án A Câu 96: Đáp án B Câu 97: Đáp án C Câu 98: Đáp án C Câu 99: Đáp án D Câu 100: Đáp án A Câu 101: Đáp án D Câu 102: Đáp án D Câu 103: Đáp án C Câu 104: Đáp án B Câu 105: Đáp án B Câu 106: Đáp án B Câu 107: Đáp án C Câu 108: Đáp án B. Câu 109: Đáp án D. Câu 110: Đáp án A. Câu 111: Đáp án C. Câu 112: Đáp án A. Câu 113: Đáp án B Câu 114: Đáp án C Câu 115: Đáp án B Câu 116: Đáp án C Câu 117: Đáp án B Câu 118: Đáp án C Câu 119: Đáp án C Câu 120: Đáp án A Câu 121: Đáp án D Câu 122: Đáp án B Câu 123: Đáp án C Câu 124: Đáp án B Câu 125: Đáp án A Câu 126: Đáp án A Câu 127: Đáp án B Câu 128: Đáp án C. Câu 129: Đáp án C. Câu 130: Đáp án B. Câu 131: Đáp án C. Câu 132: Đáp án B. Câu 133: Đáp án D Câu 134: Đáp án A Câu 135: Đáp án D Câu 136: Đáp án A Câu 137: Đáp án C Câu 138: Đáp án C Câu 139: Đáp án B Câu 140: Đáp án B Câu 141: Đáp án D
Page 210
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 142: Đáp án A Câu 143: Đáp án C Câu 144: Đáp án D Câu 145: Đáp án A Câu 146: Đáp án A Câu 147: Đáp án C Câu 148: Đáp án B Câu 149: Đáp án B Câu 150: Đáp án A Câu 151: Đáp án D Câu 152: Đáp án B Câu 153: Đáp án B Câu 154: Đáp án B Câu 155: Đáp án C Câu 156: Đáp án A Câu 157: Đáp án C Câu 158: Đáp án A Câu 159: Đáp án B Câu 160: Đáp án C. Câu 161: Đáp án C. Câu 162: Đáp án A Câu 163: Đáp án D Câu 164: Đáp án B Câu 165: Đáp án D Câu 166: Đáp án B Câu 167: Đáp án D. Câu 168: Đáp án D. Câu 169: Đáp án B. Câu 170: Đáp án D. Câu 171: Đáp án C. Câu 172: Đáp án C.
Page 211
Chủ đề 9: CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
I. CON NGƯỜI LÀ MỘT NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG 1. Tác động của con người tới môi trường qua các thời kỳ phát triển xã hội - Xã hội nguyên thuỷ: Con người đó biết sử dụng lửa, gần ra các vụ cháy nhiều cánh rừng lớn. - Xã hội nụng nghiệp: Con người trồng trọt, chăn nuôi, chặt phá rừng lấy đất ở canh tác và chăn thả gia súc làm thay đổi đất và tầng nước mặt. - Xã hội công nghiệp: Con người sản xuất bằng máy móc, đô thị hoá ngày càng tăng đó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường: giảm diện tích rừng và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hoạt động của con người còng góp phần cải tạo môi trường, hạn chế bệnh dịch và tạo ra nhiều hệ sinh thái trồng trọt, chăn nuôi. 2. Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên Hoạt động chặt phá rừng bừa bói và gần cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như gây xói mòn đất, lũ lụt, hạn hán, làm giảm lượng nước ngầm, giảm lượng mưa, khí hậu thay đổi, giảm sự đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái,… 3. Vai trò của con người trong việc cải tạo môi trường + Hạn chế sự gia tăng dân số: + Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên. + Pháp lệnh bảo vệ môi trường. + Phục hồi trồng rừng + Xử lí rác thải + Lai tạo giống có năng suất và phẩm chất tốt. + Tìm kiếm và sử dụng nguồn nguyên liệu sạch. + Phát triển công nghệ chế tạo vật liệu mới... II. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1. Ô nhiễm môi trường là gì. - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác. - Nguyên nhân: + Do hoạt động của tự nhiên: Núi lửa, lũ lụt… + Do hoạt động của con người.
Page 212
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Hình 1: Tình trạng ô nhiễm môi trường ở VN 2. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm. 2.1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. - Nguồn gốc: Qúa trình đốt cháy nhiên liệu, hoạt động của phương tiện vận tải, nhà máy → khí độc CO, CO2, SO2, NO2, bụi… - Tác hại: Gây 1 số bệnh về đường hô hấp: Lao phổi, ung thư.. 2.2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. - Nguồn gốc: + Thuốc bảo vệ thực vật: Trừ sâu, diệt cỏ… + Chiến tranh: Chất độc hóa học làm rụng lá cây. - Tác hại: Tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Dị tật bẩm sinh. 2.3. Ô nhiễm do chất phóng xạ. - Nguồn gốc: Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vủ khí hạt nhân. - Tác hại: Gây đột biến ở người và sinh vật, gây 1 số bệnh di truyền và ung thư. 2.4. Ô nhiễm do các chất thải rắn. - Nguồn gốc: Các vật liệu thải trong công nghịêp, nông nghiệp, sinh hoạt và y tế… - Tác hại: Tạo điều kiện cho nhiều loài VSV gây bệnh phát triển, làm mất mĩ quan… 2.5. Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh. - Nguồn gốc: Chất thải sinh hoạt, bệnh viện, xác chết VSV, rác… - Tác hại: Gây bệnh tả, lị, sốt rét, giun sán… 3. Hạn chế ô nhiễm môi trường Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: - Không khí: + Có qui hoạch tốt và hợp lý khi xây dựng các khu công nghiệp và khu dân cư. + Tăng cường xây dựng các công viên, vành đai xanh để hạn chế bụi, tiếng ồn. + Cần lắp đặt các hệ thống lọc bụi và xử lý khí độc trước khi thải ra môi trường. + Sử dụng nguyên liệu sạch - Nguồn nước: Xây dựng các hệ thống cấp và thải nước ở các đô thị, khu công ngiệp để nguồn nước thải không làm ô nhiễm nguồn nước sạch. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải. - Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: tăng cường các các biện pháp cơ học, sinh học để tiêu diệt sâu hại. - Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn: Cần quản lý chặt chẽ các chất thải rắn, chú ý tới các biện pháp phân loại, tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất. - Tóm lại, muốn hạn chế sự ô nhiễm môi trường thì các quốc gia phải có sự hợp tác chặt chẽ và cơ cơ cấu phát triển kinh tế hợp lý, bền vững. III. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu - Có 3 dạng tài nguyên: + Tài nguyên tái sinh: Có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lí. + Tài nguyên không tái sinh: Là dạng tài nguyên sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường.
Page 213
Page 214
D
ẠY M
KÈ Y
U
Q H
N Ơ N
FF IC IA L
O
FF IC IA L
Hình 2: Các dạng tài nguyên
Tài nguyên rừng Rừng là nguồn cung cấp lâm sản, thuốc, gỗ. Rừng điều hòa kh hậu Tái sinh
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
2. Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên Tài nguyên đất Tài nguyên nước 1. Đặc điểm Đất là nơi ở, nơi Nước là nhu cầu không thể sản xuất thiếu của tất cả các sinh vật trên trái đất 2. Loại tài Tái sinh Tái sinh nguyên 3. Cách sử Cải tạo đất, bón - Chống xói mòn đất, chống khô dụng phân hợp lí cạn, chống ô nhiễm. - Khơi thông dòng chảy, không xả rác, chất thải công nghiệp. - Tiết kiệm nguồn nước ngọt.
Page 215
- Khai thác hợp lí kết hợp trồng bổ sung. - Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên.
FF IC IA L O N Ơ H
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
Hình 3: Sự suy giảm tài nguyên 3. Khái niện phát triển bền vững: Phát triển bèn vững là sự phát triển không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm tổn hại đến thế hệ tương lai đáp ứng lại các nhu cầu của họ. → Sự pháp triển bền vững là mối liên hệ giữa công nghiệp hóa và thiên nhiên. 4. Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã 4.1. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã. - Môi trường đang bị suy thoái: + Gĩư gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng tránh ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán. 4.2. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên. a) Bảo vệ tài nguyên sinh vật. - Bảo vệ tài nguyên sinh vật gồm: + Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn. + Trồng cây gây rừng + Xây dựng khu bảo tồn, giữ nguồn gen quí + Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi. b) Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa. - Bảng 59 SGK . 4.3. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã. - Tham gia tuyên truyền. - Nâng cao ý thức và trách nhiệm cho mỗi người. 5. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. 5.1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng. - Xây dung kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên rừng để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên. + Xây dựng khu bảo tồn để giữ cân bằng và bảo vệ nguồn gen. Page 216
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
+ Trồng rừng → phục hồi HST, chống xói mòn. + Vận động định cư → bảo vệ rừng đầu nguồn + Phát triển dân số hợp lí → giảm lực về tài nguyên. + Tuyên truyền bảo vệ rừng → toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng. 5.2. Bảo vệ hệ sinh thái biển. - Bảo vệ bãi cát và không săn bắt tự do. - Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng. - Xử lí các nguồn chất thải trước khi đổ ra sông, biển. - Làm sạch bãi biển. 5.3. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp. - Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. - Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp: + Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu: Lúa nước, cây công nghiệp. + Cải tạo hệ sinh thái bằng cách đưa giống mới để có năng suất cao. 6. Luật bảo vệ môi trường 6.1. Sự cần thiết ban hành luật - Luật bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu của con người cho môi trường. - Luật bảo vệ mội trường điều chỉnh việc khai thác sử dụng các thành phần môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. 6.2. Một số nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam a) Phòng chống suy thoái ô nhiễm và sự cố môi trường: + Cá nhân, tập thể phải có trách nhiệm giữ cho môi trường sạch và xanh. + Cá nhân, tập thể có trách nhiệm xử lí chất thải đúng qui trình để chống suy thoái và ô nhiễm môi trường. + Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam. + Sử dụng tiết kiệm tài nguyên b) Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường: + Khi có sự cố về môi trường thì cá nhân, tổ chức phải khắc phục kịp thời và báo cáo với cơ quan quản lí cấp trên ( nếu ở mức quan trọng để xử lí) 6.3. Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường - Mỗi người dân phải tìm hiểu và nắm vững Luật bảo vệ môi trường. - Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường.
D
ẠY
KÈ
ÔN TẬP Câu 1: Tác động của con người tới môi trường như thế nào qua các thời kì phát triển của xã hội? Trả lời: - Thời kì nguyên thủy: Đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ => giảm diện tích rừng. - Xã hội nông nghiệp: + Trồng trọt, chăn nuôi. + Phá rừng làm khu dân cư, khu sản xuất. => Thay đổi đất và tầng nước mặt. - Xã hội công nghiệp: Khai thác tài nguyên bừa bãi, xây dựng nhiều khu công nghiệp => đất càng thu hẹp, lượng rác thải rất lớn. Câu 2: Những hoạt động nào của con người phá hủy môi trường tự nhiên, hậu quả từ những hoạt động đó là gì? Trả lời: - Nhiều hoạt động của con người như khai thác khoáng sản, đô thị hóa,… gây hậu quả xấu, làm mất các loài sinh vật, làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã, gây mất cân bằng sinh thái. Page 217
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu như xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội, lũ quét… Câu 3: Đứng trước những hậu quả nghiêm trọng của sự suy thoái môi trường con người đã và đang làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? Trả lời: - Con người đã và đang nổ lực để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên: + Hạn chế sự gia tăng dân số. + Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. + Bảo vệ các loài sinh vật. + Phục hồi và trồng rừng mới. + Xử lí chất thải gây ô nhiễm. + Lai tạo giống có năng xuất và phẩm chất tốt - Mọi người đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của mình. Câu 4: Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm. Trả lời: - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. - Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường : + Các chất khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. + Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. + Các chất phóng xạ. + Các chất thải rắn. + Vi sinh vật gây bệnh. Câu 5: Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? Trả lời: - Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như: Ô nhiễm do thải các khí độc vào bầu khí quyển, ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc, ô nhiễm do các chất phóng xạ, ô nhiễm do các chất thải lỏng và rắn, ô nhiễm do các tác nhân sinh học… - Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra như việc đốt cháy nhiên liệu (củi, than, dầu mỏ, khí đốt…), trong công nghiệp giao thông vận tải và đun nấu… và do một số hoạt động của tự nhiên như núi lửa, lũ lụt… - Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm… dùng không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. - Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển. Câu 6: Hãy nêu nguyên nhân ô nhiễm do chất phóng xạ. Tác hại của chúng thế nào đến con người? Trả lời: - Nguyên nhân ô nhiễm do chất phóng xạ: Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử, những vụ thử vũ khí hạt nhân. - Tác hại: gây đột biến, các bệnh ung thư và các bênh di truyền ở người. Câu 7: Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải làm gì? Trả lời: - Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: + Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. + Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm. + Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời... + Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu Page 218
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
+ Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm. + Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải hành động để chống ô nhiễm góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình và cho các thế hệ mai sau. - Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải hành động để chống ô nhiễm góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình và cho các thế hệ mai sau. Câu 8: Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. Trả lời: - Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu lửa,…) là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt như than đá, dầu lửa, khoáng sản… - Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước,…) - Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, song, thủy triều…) được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng ngày một cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường. Câu 9: Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? Trả lời: Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng như cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tài, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau. Câu 10: Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch? Trả lời: Năng lượng sạch là nguồn năng lượng không gây ô nhiễm môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều và năng lượng nhiệt từ lòng đất,... Câu 11: Nêu ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã. Trả lời: - Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. Đó là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên. Thiên nhiên hoang dã được bảo vệ sẽ tránh được nhiều thảm họa như: lũ lụt, xói mòn đất, hạn hán, ô nhiễm môi trường... - Hiện nay môi trường ở nhiều vùng trên Trái Đất đang bị suy thoái gây tác hại đáng kể đến cuộc sống của con người và sinh vật . Vì vậy , mỗi quốc gia cần có biện pháp khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên để phát triển bền vững . Câu 12: Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã. Trả lời: - Bảo vệ tài nguyên sinh vật: + Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn... + Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. + Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã. + Không săn bắt động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật. + Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm. - Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa: + Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất. + Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí. + Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh. + Thay đổi các loại cây trồng hợp lí. + Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao. Câu 13: Mỗi học sinh chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên? Trả lời: - Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. Page 219
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Không săn bắt các động vật hoang dã. - Tuyên truyền cho mọi người đều hiểu biết. - Cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên hoang dã. Câu 14: Hãy nêu các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất, lấy ví dụ. Trả lời: - Có ba hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất: + Hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái thảo nguyên, hệ sinh thái hoang mạc,… + Hệ sinh thái nước mặn: Hệ sinh thái vùng biển khơi, hệ sinh thái rừng ngập mặn,… + Hệ sinh thái nước ngọt: Hệ sinh thái sông, suối, hệ sinh thái hồ, ao,… Câu 15: Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu biện pháp bảo vệ. Trả lời: - Cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng vì rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật và bảo vệ rừng góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất. - Có nhiều biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng: + Xây dựng kế hoạch khai thác ở mức độ hợp lí. + Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. + Phòng chống cháy rừng. + Vận động đồng bào dân tộc định canh, định cư. + Trồng rừng. + Tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ rừng… Câu 16: Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu biện pháp bảo vệ. Trả lời: - Cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển vì các loài động vật trong hệ sinh thái biển rất phong phú, là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yếu của con người. Tuy nhiên, tài nguyên sinh vật biển không phải là vô tận. Hiện nay, do mức độ đánh bắt hải sản tăng quá nhanh nên nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt. - Có nhiều biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển: Trước hết cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài vật biển quý hiếm, đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển… Câu 17: Hãy chứng minh rằng nước ta là nước có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú. Cần làm gì để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó. Trả lời: - Nước ta là nước có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú: Nhờ hệ sinh thái này cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và nguyên liệu cho công nghiệp, đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế cũng như môi trường. - Biện pháp bảo vệ sự phong phú của hệ sinh thái đó là duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu, đồng thời phải cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao. Câu 18: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng của các hệ sinh thái? Trả lời: - Có nhiều biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng, ví dụ: Xây dựng kế hoạch khai thác ở mức độ hợp lí; xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; phòng chống cháy rừng; vận động đồng bào dân tộc định canh, định cư; trồng rừng; tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ rừng… - Bảo vệ hệ sinh thái biển trước hết cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài vật biển quý hiếm, đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển… - Biện pháp duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái nông nghiệp là bên cạnh việc bảo vệ cần phải cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiện quả cao. Câu 19: Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm mục đích gì? Trả lời: Page 220
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên. Câu 20: Trình bày sơ lược hai nội dung vế phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường của Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam. Trả lời: a) Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường: - Quy định về phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường có liên quan tới việc sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan. - Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam. b) Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường: - Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp. - Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường. Câu 21: Mỗi học sinh cần làm gì để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường? Trả lời: - Ý thức và hành động thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường. - Tuyên truyền giáo dục mọi người xung quanh cùng ý thức và hành động thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường Câu 22: Chọn nội dung thích hợp điền vào chỗ trống: Mối quan hệ Đặc điểm 1. Cộng sinh .............................................................................................. 2. Hội sinh .............................................................................................. 3. Cạnh tranh .............................................................................................. .............................................................................................. 4. Ký sinh, nửa ký sinh 5. Sinh vật ăn sinh vật khác .............................................................................................. Câu 23: Chọn nội dung thích hợp điền vào chỗ trống: Các chỉ số Thể hiện 1. Độ đa dạng ........................................................................................................ ......................................................................................................... 2. Độ nhiều 3. Độ thường gặp ......................................................................................................... 4. Loài ưu thế ......................................................................................................... 5. Loài đặc trưng ......................................................................................................... Câu 24: Chọn nội dung thích hợp điền vào chỗ trống: Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể …………(1)……………, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một …………(2)………… nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng …………(3)…………….tạo thành những thế hệ mới. Trả lời: (1) cùng loài (2) thời điểm (3) sinh sản (hoặc giao phối) Câu 25: Chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A và điền vào cột Kết quả: Dạng tài nguyên (A) Các tài nguyên (B) Kết quả 1. Tài nguyên tái sinh. a. Quặng Hematit 1…….. 2. Tài nguyên không tái sinh 2…….. b. Năng lượng mặt trời 3. Tài nguyên năng lượng vĩnh c. Tài nguyên rừng 3…….. cửu d. Kim cương e. Tài nguyên đất g. Năng lượng gió Trả lời: 1. c Page 221
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
2.a, d 3.b, e, g Câu 26: Chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A và điền vào cột Kết quả: Biện pháp cải tạo hệ sinh thái Hiệu quả (B) Kết quả (A) 1. Đối với những vùng đất trống, a. Góp phần điều hòa lượng nước, mở rộng 1…….. đồi núi trọc thì việc trồng rừng là diện tích đất trồng. 2…….. biện pháp chủ yếu và cần thiết b. Hạn chế xói mòn, hạn hán, lũ lụt, tạo môi 3…….. nhất. trường sống cho nhiều loài sinh vật, cải tạo 4…….. 2. Tăng cường công tác làm thủy khí hậu. 5…….. lợi và tưới, tiêu hợp lí c. Tăng độ màu mỡ cho đất, hạn chế lây lan dịch bệnh. 3. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh 4. Thay đổi các loại cây trồng hợp d. Đem lại lợi ích kinh tế, có nguồn vốn để lí đầu tư cải tạo môi trường. 5. Chọn giống vật nuôi và cây e. Hạn chế cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tăng trồng có năng suất cao. hiệu suất sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng. Trả lời: 1.b 2.a 3.c 4.e 5.d TRẮC NGHIỆM Câu 1: Từ khi con người xuất hiện trên trái đất, con người tác động tới môi trường ở các thời kỳ A. Thời kỳ Nguyên thuỷ và thời kỳ xã hội nông nghiệp. B. Thời kỳ xã hội nông nghiệp và thời kỳ xã hội công nghiệp. C. Thời kỳ xã hội công nghiệp và thời kỳ Nguyên thuỷ. D. Thời kỳ Nguyên Thuỷ, thời kỳ xã hội nông nghiệp và thời kỳ xã hội công nghiệp. Câu 2: Cách sống của con người trong thời kỳ nguyên thuỷ là A. Đốt rừng và chăn thả gia súc. B. Đốt rừng và khai thác khoáng sản. C. Săn bắt và hái lượm. D. Săn bắn động vật hoang dã. Câu 3: Tác động đáng kể nhất của con người đối với môi trường trong thời kỳ nguyên thuỷ là A. Trồng cây lương thực. B. Chăn nuôi gia súc và hái lượm cây rừng. C. Hái lượm cây rừng và săn bắn động vật hoang dã. D. Biết dùng lửa nấu nướng thức ăn, sưởi ấm cơ thể và xua đuổi thú dữ. Câu 4: Trong thời kỳ xã hội nông nghiệp, con người tác động mạnh tới môi trường bằng các hoạt động A. Dùng lửa để nấu nướng, xua đuổi và săn bắt thú rừng bằng nhiều cách đã làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn bị cháy. B. Chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc, tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái nông nghiệp. C. Máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường, công nghiệp khai thác khoáng sản đã làm mất đi nhiều cánh rừng đô thị hoá đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt. D. Công nghiệp khai thác khoáng sản đã làm mất đi nhiều cánh rừng đô thị hoá đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt. Câu 5: Trong thời kỳ xã hội công nghiệp, con người đã tác động mạnh làm suy thoái môi trường bằng hoạt động A. Dùng lửa để nấu nướng , xua đuổi và săn bắt thú rừng đã làm nhiều cánh rừng rộng lớn bị cháy. Page 222
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
B. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn tới việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc. C. Máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường, công nghiệp khai thác khoáng sản đã làm mất đi nhiều cánh rừng đô thị hoá đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và dất trồng trọt. D. Máy móc công nghiệp ra đời ngành hoá chất sản xuất được nhiều loại phân bón. Câu 6: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là A. Phá huỷ thảm thực vật từ đó gây ra nhiều hậu quả. B. Gây ra chiến tranh làm tiêu huỷ sức người sức của và ô nhiếm môi trường. C. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái ở nhiều vùng. D. Phá huỷ môi trường nước. Câu 7: Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là A. Sự thay đổi của khí hậu. B. Tác động của con người. C. Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh: lũ lụt, thiên tai. D. Do các loài sinh vật trong quần xã tạo ra. Câu 8: Chọn những biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường trong những biện pháp sau: 1. Tăng cường xây dựng các công trình thuỷ điện. 2. Hạn chế sự tăng nhanh dân số. 3. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. 4. Bảo vệ các loài sinh vật. 5. Phục hồi và trồng rừng mới. 6. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm. 7. Tạo ra các loài vật nuôi, cây trồng có năng suất cao. A. 1, 2, 3, 4, 5, 6. B. 2, 3, 4, 5, 6, 7. C. 1, 3, 4, 5, 6, 7. D. 1, 2, 3, 4, 6, 7. Câu 9: Hoạt động của con người không gây ô nhiễm môi trường? A. Khai thác khoáng sản. B. Dùng không đúng các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm. C. Tạo ra các loại vật nuôi, cây trồng có năng suất cao. D. Đốt phá rừng bừa bãi. Câu 10: Tác nhân nào không gây ô nhiễm môi trường? A. Đốt phá rừng bừa bãi, trồng cây gây rừng. B. Dùng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm bừa bãi. C. Xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp ở khu dân cư. D. Tăng diện tích rừng đầu nguồn. Câu 11: Trồng cây gây rừng có tác dụng A. tăng sản lượng gỗ. B. Phục hồi chỗ ở cho một số loài sinh vật. C. Phục hồi nguồn nước ngầm, chống xói mòn và thoái hoá đất. D. phục hồi chỗ ở cho nhiều loài sinh vật và phục hồi nguồn nước ngầm, chống xói mòn và thoái hoá đất. Câu 12: Ô nhiễm môi trường A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn , các tính chất vật lý hoá học , sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác. B. Là môi trường có nhiều chất thải độc hại. C. Là môi trường có các loại rác thải khó tiêu huỷ và nhiều xác chết động thực vật gây hôi thối. D. Là hiện tượng môi trường bị thay đổi do thời tiết. Câu 13: Nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường? Page 223
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. Do hoạt động của con người. B. Do một số hoạt động của tự nhiên. C. Do sự cạnh tranh chiếm thức ăn , chỗ ở của các loài sinh vật. D. Do hoạt động của con người và một số hoạt động của tự nhiên. Câu 14: Các tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là 1. Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. 2. Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học. 3. Các chất phóng xạ. 4. Các chất thải rắn. 5. Các chất thải do hoạt động xây dựng. 6. Ô nhiễm do sinh vật gây ra. 7. Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh. A. 1, 2, 3, 4, 6. B. 2, 3, 4 , 5, 7. C. 1, 2 , 3, 5, 6. D. 1, 3, 4, 6, 7. Câu 15: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là A. Đốt củi. B. Khí thải do sản xuất công nghiệp và hoạt động của các phương tiện giao thông. C. Khí thải trong sinh hoạt. D. Cháy rừng, khí thải và hoạt động của các phương tiện giao thông. Câu 16: Dấu hiệu không là ô nhiễm môi trường? A. Nước bẩn. B. Sự gia tăng tiếng ồn. C. Sự gia tăng các chất bụi trong không khí. D. Cầu vồng xuất hiện sau mưa. Câu 17: Các chất bảo vệ thực vật và những chất độc hoá học thường được tích tụ A. Trong đất, nước. B. Trong nước, không khí. C. Trong đất, nước, không khí và trong cơ thể sinh vật. D. Trong không khí. Câu 18: Sự phát tán các chất bảo vệ thực vật và các chất độc hoá học trong tự nhiên theo con đường A. Theo nước mưa ngấm xuống đất. B. Theo nước mưa chảy ra ao hồ. C. Hoà tan trong hơi nước và bốc hơi vào không khí. D. Theo nước mưa ngấm xuống đất, chảy ra ao hồ, sông suối và đại dương, hoà tan trong hơi nước và bốc hơi vào không khí. Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm sinh học do vi sinh vật gây bệnh là A. Các chất thải không được thu gom. B. Các chất thải không được xử lý. C. Vi sinh vật gây bệnh phát triển trên những chất thải không được thu gom và không được xử lý đúng cách. D. Các chất thải được thu gom nhưng không được xử lý. Câu 20: Yếu tố nào sau đây không phải là tác nhân hoá học gây ra ô nhiễm môi trường? A. Các khí thải từ nhà máy công nghiệp. B. Các tiếng ồn quá mức do xe cộ và phương tiện giao thông. C. Lạm dụng thuốc diệt cỏ trong bảo vệ thực vật. D. Dùng qua nhiều thuốc trừ sâu so với nhu cầu cần thiết trên đồng ruộng. Câu 21: Nguồn gốc gây ra sự ô nhiễm sinh học môi trường sống là do A. Các vụ thử vũ khí hạt nhân. Page 224
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
B. Các bao bì bằng nhựa, cao su thải ra môi trường. C. Các chất thải từ sinh vật như phân, xác chết, rác các bệnh viện. D. Các khí thải do quá trình đốt nhiên liệu. Câu 22: Nguồn gây ô nhiễm phóng xạ không có ở A. Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ B. Chất thải của các nhà máy điện nguyên tử C. Các vụ thử vũ khí hạt nhân và vũ khí nguyên tử D. công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu và diệt cỏ. Câu 23: Hoạt động nào thải ra các chất thải rắn không đước xử lý , gây ô nhiễm môi trường? A. Hoạt động sản xuất công nghiệp của con người. B. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người. C. Hoạt động y tế và sinh hoạt hằng ngày của con người. D. Hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động y tế và sinh hoạt của con người. Câu 24: Các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường là gì? 1. Các biện pháp sử lý chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt . 2. Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm. 3. Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm (năng lượng gió, năng lượng mặt trời ..). 4. Trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà không khí. 5. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm. 6. Tăng cường xây dựng các khu vui chơi, giải trí. A. 1, 2, 3, 4, 6. B. 1, 2, 3, 4, 5. C. 2, 3, 4, 5, 6. D. 1, 2, 4, 5, 6. Câu 25: Rừng bị thu hẹp nhanh là do A. Dân số tăng nhanh dẫn đến chặt phá rừng bừa bãi. B. Khai thác khoáng sản không hợp lý. C. Đô thị hoá tăng nhanh. D. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Câu 26: Nguyên nhân chủ yếu làm cho đất bị xói mòn và bị bạc màu là do A. Đặc điểm của đất. B. Rừng bị chặt phá nhiều. C. Do ít rừng nguyên sinh. D. Do sử dụng phân bón không hợp lí. Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều động vật bị diệt vong là A. Do sự thay đổi của điều kiện khí hậu. B. Do sự săn bắn động vật bừa bãi. C. Do nhu cầu của con người ngày càng tăng. D. Do dân số tăng nhanh lên làm tăng nạn phá rừng. Câu 28: Hiện tượng không làm cho môi trường không khí ở đô thị bị ô nhiễm là A. Khí thải của các phương tiện giao thông. B. Khí thải của các nhà máy. C. Khí thải trong sinh hoạt gia đình. D. Bê tông hóa đô thị. Câu 29: Nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường nước ở đô thị bị ô nhiễm ? A. Nước thải từ các nhà máy hợp tác xã thủ công nghiệp. B. Nước thải sinh hoạt. C. Thuốc bảo vệ thực vật. D. Nước thải từ bệnh viện . Câu 30: Tác hại chủ yếu do ô nhiễm môi trường là Page 225
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A. ảnh hưởng tới sức khoẻ và đời sống của con người. B. Làm giảm tuổi thọ của sinh vật. C. Gây mất cân bằng sinh thái. D. Làm giảm nguồn tài nguyên. Câu 31: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh là do A. Vi sinh vật gây bệnh có khả năng sinh sản. B. Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. C. Thói quen trong sinh hoạt con người. D. Do lạm dụng thuốc. Câu 32: Để phòng chống ô nhiễm môi trường, trong các biện pháp sau biện pháp nào là quan trọng hơn? A. Chống xói mòn và chống làm kiệt quệ đất, sử dụng tài nguyên hợp lý. B. Hạn chế những sinh vật gây hại. C. Sử dụng công nghệ để cải tạo các giống cây trồng vật nuôi. D. Khai thác tài nguyên động vật và thực vật có kế hoạch. Câu 33: Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường? A. Trồng nhiều cây xanh. B. Xây dựng các nhà máy xử lý rác thải. C. Bảo quản và sử dụng hợp lý hoá chất bảo vệ thưc vật. D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường. Câu 34: Cách phòng tránh bệnh giun sán tốt nhất là gì ? A. Dùng thuốc khi bị nhiễm giun sán. B. Giữ gìn vệ sinh môi trường. C. Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống. D. Giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh khi ăn uống. Câu 35: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ tạo ra khả năng ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất? A. Khí đốt. B. Than đá. C. Mặt trời. D. Dầu mỏ. Câu 36: Con người phải có trách nhiệm gì để góp phần phát triển bền vững? A. Bảo vệ môi trường sống và thiên nhiên. B. Khai thác sử dụngvà phục hồi tài nguyên thiên nhiên. C. Không tác động vào môi trường. D. Bảo vệ môi trường sống và thiên nhiên, khai thác sử dụngvà phục hồi tài nguyên thiên nhiên, không tác động vào môi trường. Câu 37: Mỗi quốc gia chỉ có thể phát triển bền vững trong điều kiện nào sau đây? A. Môi trường sống và thiên nhiên được bảo vệ tốt, duy trì được cân bằng sinh thái. B. Không tác động vào môi trường. C. Khai thác ,sử dụng và phục hồi tài nguyên thiên nhiên. D. Kinh tế tăng trưởng nhanh. Câu 38: Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số những từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu: “Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá huỷ ……………..từ đó gây ra những hậu quả: xói mòn và thoái hoá đất, hạn hán và lũ lụt”. A. Môi trường biển. B. Thảm thực vật. C. Đất. D. Cầu, cống. Page 226
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 39: Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số những từ , cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong các câu sau: “ Quá trình đốt cháy nhiên liệu như: củi, than, dầu mỏ, khí đốt trong công nghiệp, giao thông vận tải và đun nấu trong gia đình đã thải vào không khí nhiều loại khí …………….... cho đời sống con người và các sinh vật”. A. Độc hại. B. Không độc. C. Có lợi. D. Có hại. Câu 40: Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số những từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong các câu sau: “ Ngoài việc gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển , ô nhiếm môi trường sống còn góp phần làm ………………..các hệ sinh thái, môi trường sống còn của con người và sinh vật”. A. phát triển. B. ổn định. C. suy thoái. D. cân bằng. Câu 41: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là A. Tài nguyên không tái sinh. B. Tài nguyên tái sinh. C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. D. Tài nguyên không tái sinh, tài nguyên tái sinh ,tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. Câu 42: Những dạng tài nguyên sau đây là tài nguyên tái sinh? A. Tài nguyên nước. B. Tài nguyên đất. C. Tài nguyên sinh vật. D. Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật. Câu 43: Trong các dạng tài dưới đây, tài nguyên không tái sinh là A. Tài nguyên đất. B. Tài nguyên rừng. C. Khí đốt thiên nhiên. D. Năng lượng thuỷ Triều. Câu 44: Sử dụng tài nguyên thiên nhiên là A. Hình thức quản lý đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên cho xã hội. B. Bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên. C. Sử dụng có hiệu suất cao nhất nguồn tài nguyên thiên hiện có. D. Hình thức quản lý đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên cho xã hội và sử dụng có hiệu suất cao nhất nguồn tài nguyên thiên hiện có. Câu 45: Tại sao phải sử dụng hợp lý tài nguyên đất? A. Đất là môi trường duy nhất để sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. B. Đất là nơi xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông … C. Đất là tài nguyên chóng bị thoái hoá. D. Đất là môi trường duy nhất để sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, đất là nơi xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông. Câu 46: Tại sao không phải sử dụng hợp lý tài nguyên nước? A. Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật trên Trái Đất. B. Tài nguyên nước là yếu tố quyết định chất lượng môi trường sống của con người. C. Nguồn tài nguyên nước trên Trái Đất đang ngày một ít dần và bị ô nhiễm. D. Vì nước là nguồn tài nguyên vô tận. Câu 47: Vai trò nào không phải của tài nguyên rừng? A. Rừng có nhiều loại lâm sản quý và vai trò quan trọng trong điều hoà khí hậu . B. Rừng góp phần ngăn chặn lũ lụt, xói mòn đất . Page 227
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
C. Rừng là nơi cư trú các động vật và vi sinh vật. D. Rừng cung cấp nước cho con người. Câu 48: Vai trò của thực vật trong thiên nhiên là A. Điều hoà khí hậu, làm tăng lượng mưa và giảm ô nhiễm môi trường. B. Chống xói mòn và sụt lở đất, hạn chế lũ lụt và hạn hán. C. Cung cấp thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản, ô xi cho quá trình hô hấp cho động vật. D. Điều hoà khí hậu, làm tăng lượng mưa và giảm ô nhiễm môi trường, chống xói mòn và sụt lở đất, hạn chế lũ lụt và hạn hán, cung cấp thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản, ô xi cho quá trình hô hấp cho động vật. Câu 49: Nếu không sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên thì điều gì sẽ xảy ra? A. Làm cạn kiệt tài nguồn tài nguyên thiên nhiên. B. Làm ô nhiễm môi trường. C. Làm suy thoái môi trường. D. Làm mất nơi sinh sống của cháu mai sau. Câu 50: Nhiệm vụ của người học sinh đối với việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là 1. Trồng cây xanh. 2. Trồng rừng, bảo vệ rừng. 3. Chống khai thác bừa bãi tài nguyên khoáng sản, chặt phá rừng. 4. Có ý thức tiết kiệm điện nước khi sử dụng. 5. Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và trồng rừng. A. 1,2,4,5. B. 1,3,4,5. C. 3,4,5. D. 1,2,3,4,5. Câu 51: Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là cơ sở để A. Duy trì cân bằng sinh thái. B. Tránh ô nhiễm môi trường. C. Tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. D. Duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Câu 52: Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã: 1. Xây dựng các khu bảo tồn,các vườn để bảo vệ sinh vật. 2. Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn. 3. Trồng cây gây rừng, không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật, bảo vệ nguồn gen quí. 4. Tăng cường săn bắt động vật ăn thịt. 5. Khai thác gỗ lớn quáy hiếm để phát triển kinh tế. A. 1, 2, 4. B. 1, 2, 3. C. 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4, 5. Câu 53: Cải tạo hệ sinh thái bị thoái hoá không dùng cách A. Trồng cây gây rừng. B. Tăng cường thuỷ lợi. C. Chọn giống vật nuôi, cây trồng thích hợp có năng suất cao. D. Tăng cường phun thuốc diệt trừ côn trùng sâu hại. Câu 54: Ai chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường A. Con người. B. Thực vật. C. Động vật. D.Thực vật và động vật. Page 228
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Câu 55: Cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên là A. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã. B. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên. C. Phát triển các ngành công nghiệp. D. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã, khai thác triệt để các nguồn tài nguyên và phát triển các ngành công nghiệp. Câu 56: Nguyên nhân dẫn đến đồi núi trọc và lũ lụt là A. Chặt phá rừng. B. Du canh, du cư. C. Trồng rừng, bảo vệ rừng. D. Chặt phá rừng, du canh, du cư. Đáp án: D Thông hiểu Câu 57: Biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất để phủ xanh đất trồng và đồi núi trọc là A. Trồng rừng, bảo vệ rừng. B. Di canh, di cư. C. Đốt rừng làm nương rẫy. D. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã. Câu 58: Làm thế nào để bảo vệ thiên nhiên? A. Cải tạo các hệ sinh thái bị suy thoái . B. Bảo vệ tài nguyên sinh vật. C. Tăng cường trồng rừng. D. Cải tạo các hệ sinh thái bị suy thoái , bảo vệ tài nguyên sinh vật, tăng cường trồng rừng và bảo tồn động vật quý hiếm. Câu 59: Tại sao phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã? A. Cần bảo vệ các loài sinh vật B. Có nhiều vùng đất trên Trái Đất đang bị thoái hoá cần có biện pháp khôi phục . C. Cần khôi phục môi trường D. Cần bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng và cần khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên bền vững . Câu 60: Các hệ sinh thái quan trọng cần bảo vệ là A. Hệ sinh thái rừng. B. Hệ sinh thái biển. C. Hệ sinh thái nông nghiệp. D. Hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp. Câu 61: Bảo vệ rừng là A. Góp phần bảo vệ các loại sinh vật. B. Điều hoà khí hậu. C. Giữ cân bằng sinh thái của trái đất. D. Góp phần bảo vệ các loại sinh vật, điều hoà khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của trái đất. Câu 62: Các biện pháp không bảo vệ sinh thái rừng là A. Xây dựng kế hoạch để khai thác. B. Trồng rừng, phòng chống cháy rừng. C. Phát triển dân số hợp lý, chống du canh du cư. D. Đốt rừng làm rẫy tăng sản lượng nông nghiệp. Câu 63: Biện pháp không bảo vệ hệ sinh thái biển là A. Bảo vệ bãi cát (bãi đẻ) của rùa biển. B. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có. C. Xử lý nước thải khi đổ ra sông, biển. D. Phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản. Câu 64: Biện pháp duy trì sự đa dạng của hệ sinh thái nông nghiệp: A. Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp. Page 229
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
B. Cải tạo hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao. C. Khai thác triệt để. D. Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp, cải tạo hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao. Câu 65: Các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu ở Việt nam là A. Vùng núi, vùng trung du phía bắc; vùng miền trung và miền nam. B. Vùng Tây nguyên và vùng đồng bằng. C. Vùng đồng bằng sông thổ sông Hồng và vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu long. D. Vùng núi, vùng trung du phía bắc; vùng Tây nguyên; vùng đồng bằng sông thổ sông Hồng; vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu long. Câu 66: Các hệ sinh thái cạn chủ yếu là A. Các hệ sinh thái rừng. B. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng. C. Các hệ sinh thái thảo nguyên, hoang mạc, núi đá vôi. D. Các hệ sinh thái rừng; Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng; Các hệ sinh thái thảo nguyên, hoang mạc, núi đá vôi. Câu 67: Các hệ sinh thái dưới nước gồm A. Các hệ sinh thái nước mặn. B. Các hệ sinh thái nước ngọt. C. Các hệ sinh thái rừng. D. Các hệ sinh thái nước mặn, nước ngọt. Câu 68: Hàng năm trên thế giới và ở Việt nam có tổ chức ngày “ Làm sạch bãi biển” theo em tác dụng của hoạt động đó là gì? A. Làm sạch bãi biển và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển của mọi người. B. Phát triển nghề du lịch biển. C. Xử lý nước thải trước khi đổ ra biển. D. Vận động mọi người không đánh bắt những loài rùa biển. Câu 69: Nhóm tài nguyên nào sau đây là cùng một dạng: (tài nguyên tái sinh, không tái sinh và năng lượng vĩnh cửu)? A. Tài nguyên khoáng sản, khí đốt, thủy triều B. Nước, suối nước nóng, thủy triều. C. Dầu mỏ, than đá, sinh vật. D. Tài nguyên sinh vật, đất, nước. Đáp án C . Tài nguyên không tái sinh. Câu 70: Nhóm tài nguyên nào sẽ bị cạn kiệt sau một thời gian sử dụng? A. Thủy triều, suối nước nóng. B. Sinh vật biển, than đá, nước. C. Quặng phốt phát, năng lượng từ dầu mỏ D. Tài nguyên đất, năng lượng gió. Câu 71: Để bảo vệ tài nguyên rừng, biện pháp chủ yếu là A. Không khai thác các nguồn nguyên liệu từ rừng nữa. B. Khai thác các khu rừng già để trồng lại rừng mới. C. Không khai thác quá mức các loài động vật hoang dã. D. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. Câu 72: Nhóm vật chất nào sau đây thuộc dạng tài nguyên không tái sinh? A. Tài nguyên sinh vật, thủy triều, năng lượng gió. B. Rừng, than đá, dầu khí. C. Tài nguyên đất, nước, năng lượng mặt trời. D. Than đá, dầu khí, quặng bôxit. Câu 73: Nhóm tài nguyên năng lượng sạch gồm: A. Năng lượng từ dầu khí, năng lượng gió. B. Nhiệt từ lòng đất, than đá, khí đốt. Page 230
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
C. Năng lượng nhiệt từ mặt trời, quặng phốt phát. D. Năng lượng gió, thủy triều, năng lượng suối nước nóng. Câu 74: Đối với những vùng đất trống, đồi trọc biện pháp chủ yếu và cần thiết là: A. Tăng cường chăn thả gia súc. B. Tăng cường bón phân hóa học và phân hữu cơ cho đất. C. Trồng cây gây rừng. D. Xây dựng khu đô thị, làm nhà ở. Câu 75: Các chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường được tích tụ ở A. Đất, nước. B. Không khí, đất. C. Nước, không khí. D. Đất, nước và trong cơ thể sinh vật. Câu 76: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm sinh học do vi sinh vật gây ra là gì? A. Các chất thải không được thu gom B. Các chất thải không được xử lí. C. Vi sinh vật gây bệnh phát triển trên các rác thải chưa được thu gom và xử lí đúng cách D. Các chất thải được thu gom nhưng lại không được xử lí. Câu 77: Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường? A. Trồng nhiều cây xanh. B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải. C. Bảo quản và sử dụng hợp lí các hóa chất bảo vệ thực vật. D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về việc bảo vệ môi trường. Câu 78: Nếu Luật bảo vệ môi trường không quy định: ”Nghiêm cấm săn bắt động vật hoang dã” thì hậu quả gì sẽ xảy ra? A. Chất thải đổ không đúng quy định. B. Động vật hoang dã bị khai thác đến cạn kiệt. C. Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch. D. Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch. Câu 79: Luật bảo vệ môi trường có quy định: ”Cần có quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch cải tạo đất” có tác dụng gì? A. Đất được sử dụng hợp lí, không gây lãng phí đất và phục hồi đất bị thoái hóa. B. Chất thải được thu gom đúng chỗ và được xử lí, không gây ô nhiễm môi trường. C. Động vật hoang dã không bị khai thác cạn kiệt. D. Khai thác rừng có kế hoạch, không khai thác rừng đầu nguồn. Câu 80: Các tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường thì sẽ phải làm gì? A. Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra. B. Phải khắc phục hậu quả đã gây ra. C. Sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi hoàn thiệt hại đã gây ra. D. Bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả môi trường đã gây ra. Câu 81: Từ năm 1972, ngày 5/6 hàng năm được chọn làm ngày môi trường thế giới với mục đích A. Chọn đây là ngày làm sạch môi trường. B. Tuyên truyền để nâng cao ý thức mọi người về bảo vệ môi trường. C. Chọn đây là ngày làm sạch bãi biển. D. Tuyên truyền cho mọi người cùng biết đây là ngày ra đời của Luật bảo vệ môi trường. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đáp án : D Nhận biết Câu 2: Đáp án : C Nhận biết Câu 3: Đáp án : D Thông hiểu Câu 4: Đáp án : B Nhận biết Page 231
FF IC IA L O N Ơ H N
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
Câu 5: Đáp án : C Nhận biết Câu 6: Đáp án : A Nhận biết Câu 7: Đáp án : B Thông hiểu Câu 8: Đáp án : B Thông hiểu Câu 9: Đáp án : C Vận dụng Câu 10: Đáp án : D Vận dụng Câu 11: Đáp án: D Thông hiểu Câu 12: Đáp án: A Nhận biết Câu 13: Đáp án : D Nhận biết Câu 14: Đáp án : A Thông hiểu Câu 15: Đáp án : D Nhận biết Câu 16: Đáp án : D Nhận biết Câu 17: Đáp án : C Thông hiểu Câu 18: Đáp án : D Thông hiểu Câu 19: Đáp án : C Nhận biết Câu 20: Đáp án : B Vận dụng Câu 21: Đáp án : C Nhận biết Câu 22: Đáp án : D Thông hiểu Câu 23: Đáp án : D Nhận biết Câu 24: Đáp án : B Thông hiểu Câu 25: Đáp án : A Nhận biết Câu 26: Đáp án B Nhận biết Câu 27: Đáp án : D Nhận biết Câu 28: Đáp án : A Nhận biết Câu 29: Đáp án : B Nhận biết Câu 30: Đáp án : A Thông hiểu Câu 31: Đáp án : B Nhận biết Câu 32: Đáp án : A Vận dụng Câu 33: Đáp án : D Vận dụng Câu 34: Đáp án : D Thông hiểu Câu 35: Đáp án : C Nhận biết Câu 36: Đáp án : A Thông hiểu Câu 37: Đáp án : A Thông hiểu Câu 38: Đáp án : B Nhận biết . Câu 39: Đáp án : A Thông hiểu Câu 40: Đáp án : C Thông hiểu Câu 41: Đáp án : D Nhận biết . Câu 42: Đáp án : D Nhận biết. Câu 43: Đáp án : C. Nhận biết. Câu 44: Đáp án :D Thông hiểu . Câu 45: Đáp án : D Vận dụng . Câu 46: Đáp án : D Vận dụng Câu 47: Đáp án : D Vân dụng Câu 48: Đáp án : D. Vận dụng Câu 49: Đáp án : A. Thông hiểu Câu 50: Đáp án D Vận dụng. Câu 51: Đáp án : D Thông hiểu Câu 52: Đáp án : B Thông hiểu Câu 53: Đáp án : D Vận dụng Câu 54: Đáp án: A Thông hiểu Câu 55: Đáp án: D Thông hiểu
Page 232
FF IC IA L O N Ơ
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Câu 56: Đáp án: D Thông hiểu Câu 57: Đáp án: A Thông hiểu Câu 58: Đáp án : D .Thông hiểu . Câu 59: Đáp án : D Thông hiểu . Câu 60: Đáp án: D Nhận biết Câu 61: Đáp án: D Thông hiểu Câu 62: Đáp án: D Vận dụng Câu 63: Đáp án: D Vận dụng Câu 64: Đáp án: DThông hiểu Câu 65: Đáp án: DNhận biết Câu 66: Đáp án: D Nhận biết Câu 67: Đáp án: D Nhận biết Câu 68: Đáp án: A Thông hiểu Câu 69: Đáp án C . Tài nguyên không tái sinh. Câu 70: Đáp án C Câu 71: Đáp án D Câu 72: Đáp án B Câu 73: Đáp án D Câu 74: Đáp án C Câu 75: Đáp án D Câu 76: Đáp án ??? Câu 77: Đáp án D Câu 78: Đáp án B Câu 79: Đáp án A Câu 80: Đáp án D Câu 81: Đáp án ???
Page 233