1 minute read

học

kiến thức hóa học vào tình huống mới, có năng lực tư duy khái quát và sáng tạo. Đồng thời có kĩ năng thực nghiệm thành thạo và có năng lực nghiên cứu khoa học hóa học.

1.3.2. Vai trò, những phẩm chất và năng lực cần có của một học sinh giỏi hóa học [6]

Advertisement

1.3.2.1. Vai trò của bộ môn Hóa học ở trường phổ thông Hóa học – môn khoa học thực nghiệm có ứng dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống. Ngành hóa với bàn tay thần kì của mình đã từng bước làm thay đổi cuộc sống trong tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, y học, nghệ thuật. Những phát minh kì diệu của hóa học đã thúc đẩy sự phát triển nền văn minh nhân loại. - Hóa học góp phần đào tạo nghề có chuyên môn về hóa học phục vụ cho đời sống, sản xuất, khoa học xã hội hiện đại, phát triển xã hội, đặc biệt cho công cuộc Hóa học hóa đất nước.

- Góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và coi nền học vấn Hóa học như một bộ phận hỗ trợ. 1.3.2.2. Những phẩm chất và năng lực cần có của một học sinh giỏi hóa học Có thể khái quát những phẩm chất và năng lực cần có của một học sinh giỏi hóa học:

- Có kiến thức hóa học cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ thống. Để có được phẩm chất này đòi hỏi học sinh phải có năng lực tiếp thu kiến thức, tức là có khả năng nhận thức vấn đề nhanh, rõ ràng, có ý thức bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức. - Có trình độ tư duy hóa học phát triển. Tức là biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, có khả năng sử dụng phương pháp đoán mới: qui nạp, diễn dịch, loại suy. Để có được những phẩm chất này đòi hỏi người học sinh phải có năng lực suy luận logic, năng lực kiểm chứng, năng lực diễn đạt.

- Có khả năng quan sát, nhận thức, nhận xét các hiện tượng tự nhiên. Phẩm

This article is from: