BỘ ĐỀ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI TỈNH HÓA THPT TẬP 1 (PHẦN ĐỀ THI)

Page 1

LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI TỈNH HÓA THPT

vectorstock.com/10212088

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

BỘ ĐỀ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI TỈNH HÓA THPT TẬP 1 (PHẦN ĐỀ THI) WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


MỤC LỤC Đề số 01 Đề số 02 Đề số 03 Đề số 04 Đề số 05 Đề số 06 Đề số 07 Đề số 08 Đề số 09 Đề số 10 Đề số 11 Đề số 12 Đề số 13 Đề số 14 Đề số 15 Đề số 16 Đề số 17 Đề số 18 Đề số 19 Đề số 20 Đề số 21 Đề số 22 Đề số 23 Đề số 24 Đề số 25 Đề số 26 Đề số 27 Đề số 28 Đề số 29 Đề số 30 Đề số 31 Đề số 32 Đề số 33 Đề số 34 Đề số 35 Đề số 36 Đề số 37 Đề số 38 Đề số 39 Đề số 40 Đề số 41 Đề số 42

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 03 Trang 05 Trang 07 Trang 08 Trang 10 Trang 12 Trang 14 Trang 16 Trang 18 Trang 20 Trang 22 Trang 24 Trang 25 Trang 27 Trang 28 Trang 30 Trang 32 Trang 33 Trang 34 Trang 36 Trang 37 Trang 39 Trang 41 Trang 42 Trang 44 Trang 46 Trang 47 Trang 50 Trang 52 Trang 54 Trang 56 Trang 57 Trang 58 Trang 60 Trang 62 Trang 64 Trang 67 Trang 69 Trang 71 Trang 72 Trang 73 Trang 75

Giải đề số 01 Giải đề số 02 Giải đề số 03 Giải đề số 04 Giải đề số 05 Giải đề số 06 Giải đề số 07 Giải đề số 08 Giải đề số 09 Giải đề số 10 Giải đề số 11 Giải đề số 12 Giải đề số 13 Giải đề số 14 Giải đề số 15 Giải đề số 16 Giải đề số 17 Giải đề số 18 Giải đề số 19 Giải đề số 20 Giải đề số 21 Giải đề số 22 Giải đề số 23 Giải đề số 24 Giải đề số 25 Giải đề số 26 Giải đề số 27 Giải đề số 28 Giải đề số 29 Giải đề số 30 Giải đề số 31 Giải đề số 32 Giải đề số 33 Giải đề số 34 Giải đề số 35 Giải đề số 36 Giải đề số 37 Giải đề số 38 Giải đề số 39 Giải đề số 40 Giải đề số 41 Giải đề số 42

Trang 57 Trang 66 Trang 72 Trang 79 Trang 87 Trang 95 Trang 101 Trang 106 Trang 112 Trang 119 Trang 129 Trang 133 Trang 137 Trang 145 Trang 148 Trang 156 Trang 160 Trang 164 Trang 170 Trang 173 Trang 178 Trang 183 Trang 192 Trang 201 Trang 205 Trang 213 Trang 220 Trang 223 Trang 228 Trang 233 Trang 57 Trang 66 Trang 72 Trang 79 Trang 87 Trang 95 Trang 101 Trang 106 Trang 112 Trang 119 Trang 129 Trang 133

Trang 2


PHẦN 1. ĐỀ THI ĐỀ SỐ 1 Câu I 1. Trong các cấu trúc có thể có sau đây, những cấu trúc nào tồn tại ưu tiên hơn? Vì sao? Ion ICl4-: Phân tử TeCl4 Cl Cl Cl Cl Cl Te Cl Te Cl I Cl I Cl Cl Cl Cl Cl Cl Cl Cl (c) (d) (a) (b) 2. Tại sao nước đá nhẹ hơn nước lỏng? (có vẽ hình minh họa) 3. 137Ce tham gia phản ứng trong lò phản ứng hạt nhân, có chu kì bán hủy 30,2 năm. 137Ce là một trong những đồng vị bị phát tán mạnh ở nhiều vùng của châu Âu sau một vụ tai nạn hạt nhân. Sau bao lâu lượng chất độc này còn 1% kể từ lúc tai nạn xảy ra. 4. Dựa theo thuyết MO, hãy giải thích từ tính của phân tử F2 và ion CO+. Câu II 1. Cho các dữ kiện: 2NO2 (k) N2O4 (k) 9,665 33,849 ∆H o (kJ / mol) ht

∆S o298

(kJ / mol)

304,3

240,4

Giả thiết rằng biến thiên entanpi và entropi phản ứng không thay đổi theo nhiệt độ. Phản ứng sẽ tự xảy ra theo chiều nào tại nhiệt độ: (a) 0oC và (b) 100oC. 2. Cho hỗn hợp khí A gồm H2 và CO có cùng số mol. Người ta muốn điều chế H2 đi từ hỗn hợp A bằng cách chuyển hóa CO theo phản ứng: CO (k) + H2O (k) ⇌ CO2 (k) + H2 (k) Hằng số cân bằng KC của phản ứng ở nhiệt độ thí nghiệm không đổi (toC) bằng 5. Tỷ lệ số mol ban đầu của CO và H2O bằng 1 : n. Gọi a là % số mol CO bị chuyển hóa thành CO2. (a) Hãy thiết lập biểu thức quan hệ giữa n, a và KC. (b) Cho n = 3, tính % thể tích CO trong hợp chất khí cuối cùng (tức ở trạng thái cân bằng). Câu III 1. Dung dịch A gồm có H2SO4 0,05 M; HCl 0,18 M và CH3COOH 0,02 M. Thêm NaOH vào dung dịch A đến nồng độ của NaOH bằng 0,23 M thì dừng, ta thu được dung dịch A1. (a) Tính nồng độ các chất trong dung dịch A1. (b) Tính pH của dung dịch A1. (c) Tính độ điện ly của CH3COOH trong dung dịch A1. Cho: Ka( HSO −4 ) = 10-2; Ka(CH3COOH) = 10-4,75

2. Trộn dung dịch X chứa BaCl2 0,01M và SrCl2 0,1M với dung dịch K2Cr2O7 1M, có các quá trình sau đây xảy ra: Cr2O72– + H2O ⇌ 2CrO42– + 2H+ K a = 2,3.10-15 Ba2+ + CrO42– ⇌ BaCrO4↓

T1−1 = 10 9,93

Sr2+ + CrO42– ⇌ SrCrO4↓

T2 −1 = 10 4,65

Tính khoảng pH để có thể kết tủa hoàn toàn Ba2+ dưới dạng BaCrO4 mà không kết tủa SrCrO4. Câu IV 1. Người ta lập một pin gồm hai nửa pin sau: Zn/Zn(NO3)2 0,1M và Ag/AgNO3 0,1M có thế khử chuẩn tương ứng là E o

Zn 2 + / Zn

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

= −0,76V và E o

Ag + / Ag

= +0,80V .

Trang 3


(a) Thiết lập sơ đồ pin. (b) Viết phương trình phản ứng khi pin làm việc. (c) Tính suất điện động của pin. (d) Tính nồng độ các ion trong dung dịch khi pin ngừng hoạt động. 2. Hoàn thành phản ứng oxy hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron: (a) FexOy + HNO3 → NnOm + ... (b) Cr3+ + ClO3- + OH- → ... 3. Hoàn thành phản ứng oxy hóa khử sau theo phương pháp ion - electron: (a) SO32- + MnO4- + H2O → ... (b) FexOy + H+ + SO42- → Fe3+ + SO2 + S + H2O (với tỉ lệ mol SO2 và S là 1:1) Câu V 1. Thực tế khoáng pirit có thể coi là hỗn hợp của FeS2 và FeS. Khi xử lí một mẫu khoáng pirit bằng brom trong dung dịch KOH dư người ta thu được kết tủa đỏ nâu A và dung dịch B. Nung kết tủa A đến khối lượng không đổi thu được 0,2g chất rắn. Thêm lượng dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch B thì thu được 1,1087g kết tủa trắng không tan trong axit. (a) Viết các phương trình phản ứng. (b) Xác định công thức tổng của pirit. 2. Cho dung dịch A chứa 356 gam hỗn hợp X gồm NaBr và NaI tác dụng với 0,4 mol Cl2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn A có khối lượng 282,8 gam. (a) Chứng tỏ rằng chỉ có NaI phản ứng. (b) Cho dung dịch A trên tác dụng với Cl2. Để dung dịch thu được chứa hai muối thì lượng Cl2 tối thiểu phải dùng là 35,5 gam. Tính số mol mỗi chất trong hỗn hợp X.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 4


ĐỀ SỐ 2 Câu 1. Dựa vào cấu tạo nguyên tử, phân tử hãy giải thích các câu sau đây: 1.1. Năng lượng ion hóa thứ nhất của nitơ lớn hơn năng lượng ion thứ nhất của oxi. 1.2. Nhịệt độ sôi của HCl thấp hơn nhiệt độ sôi của HF và HBr. 1.3. Nhiệt độ nóng chảy của CaO cao hơn nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của KCl. 1.4. Cacbondioxit dễ bay hơi hơn lưu huỳnh dioxit. 1.5. Từ 4 nguyên tử N tạo ra 2 phân tử N2 thuận lợi hơn 1 phân tử N4 dạng tứ diện. Biết năng lượng liên kết của N – N là 163 kJ / mol và N≡N là 945 kJ/mol. Câu 2. Nguyên tử của các nguyên tố A, R, X có electron cuối cùng ứng với 4 số lượng tử: 1 A: n = 3 ℓ = 1 m = +1, s = + 2 1 R: n = 2 ℓ = 1 m = 0, s=− 2 1 X: n = 2 ℓ = 1 m = +1, s = − 2 2.1. Gọi tên A, R, X (theo quy ước các giá trị của m theo tứ tự +ℓ... 0 ...-ℓ) 2.2. Xác định trạng thái lai hóa của các nguyên tử trung tâm và dạng hình học của các phân tử và ion sau: R2X, AR6, H2AX3, AX 24− (H là hidro). Câu 3. Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng ion – electron. 3.1. NaNO3 + Zn + KOH → Na 2 ZnO 2 + K 2 ZnO 2 + NH 3 + H 2 O 3.2. KMnO4 + H 2SO 4 + H 2 O 2 → O 2 + ... 3.3. Fe x O y + H + + NO 3− → N z O t + ...

Câu 4. 4.1. Hòa tan 9 gam axit axetic vào nước để được 1,5 lít dung dịch X. Tính pH của dung dịch X và độ điện ly  của axit axetic.Thêm 36,9 gam CH3COONa vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y. 4.2. Cho dung dịch chứa đồng thời KI 0,01M và KCl 0,1M, khi dùng một lượng dung dịch AgNO3 thích hợp để tác dụng với dung dịch trên. a. Hãy cho biết kết tủa nào được tạo thành trước? Vì sao? b. Tính nồng độ Ag+ trong dung dịch AgNO3 cần để tách hết ion I- ra khỏi dung dịch trên. Cho TAgI = 8,3.10-17 ; TAgCl = 1,76.10-10 Câu 5.  → 2NO2 (khí) 5.1. Cho cân bằng N2O4 (khí) ←  Trong một bình chân không thể tích 0,5 lít được duy trì ở 450C, có 3.10-3 mol N2O4 nguyên chất. Khi cân bằng được thiết lập, áp suất trong bình là 0,255 atm. Xác định độ phân hủy của N2O4 ở nhiệt độ này và hằng số cân bằng KP. Biết biến thiên entanpi của phản ứng phân huỷ N2O4 là 72,8 KJ/mol. Tính KP ở 210C 5.2. Tính năng lượng liên kết trung bình C – H và C – C từ các kết quả thực nghiệm sau: - Nhiệt đốt cháy CH4: -801,7 kJ/mol - Nhiệt đốt cháy C2H6 -1412,7 kJ/mol - Nhiệt đốt cháy H2: -241,5 kJ/mol - Nhiệt đốt cháy than chì -393,4 kJ/mol - Nhiệt hóa hơi than chì: +715,0 kJ/mol - Năng lượng liên kết H - H +431,5 kJ/mol 0 Các kết quả đều do ở 298 K và 1 atm.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 5


Câu 6. Một hỗn hợp A gồm M2CO3, MHCO3, MCl (M là kim loại kiềm). Cho 43,71 gam A tác dụng hết với V mL (dư) dung dịch HCl 10,52% (d=1,05) thu được dung dịch B và 17,6 gam khí C. Chi B làm hai phần bằng nhau. Phần 1: Phản ứng vừa đủ với 125 mL dung dịch KOH 0,8M, cô cạn dung dịch thu được m (gam) muối khan. Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 68,88 gam kết tủa trắng. 6.1. Tính khối lượng nguyên tử M. 6.2. Tính % về khối lượng các chất trong hỗn hợp A. 6.3. Tính giá trị của V và m. Cho K = 39 ; Na = 23 ; Ag = 108 ; N = 14 ; Cl = 35.5 ; Li = 7 ; O = 16 ; C = 12.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 6


ĐỀ SỐ 3 Câu 1. a) Tìm số hạt α và β được phóng ra từ họ phóng xạ

238 92

U thành nguyên tố X. Biết rằng nguyên tử

của nguyên tố X có electron cuối cùng được đặc trưng bằng 4 số lượng tử n = 6, ℓ = 1, m = 0, 1 s = + ; tỉ lệ giữa hạt không mang điện và hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử X là 2 1,5122. b) Hãy cho biết dạng hình học của SO2 và CO2. Từ đó so sánh nhiệt độ sôi và độ hòa tan trong nước của chúng. Câu 2. Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron. a) C + O2  → CO + CO2 b) CrI3 + Cl2 + KOH  → K2CrO4 + KIO4 + KCl + H2O

→ Cu2S + SO2 + Fe2O3 c) CuFeS2 + O2  d) NaIOx + SO2 + H2O  → I2 + Na2SO4 + H2SO4 e) KClO4 + C  → KCl + CO Câu 3. Xét phản ứng IO 3− + 5I − + 6H +  → 3I 2 + 3H 2 O Vận tốc của phản ứng đo ở 250C có giá trị theo bảng sau: [I-] (M) IO 3− (M ) H + (M ) Thí nghiệm

[ ]

[ ]

Vận tốc (mol.l-1. s-1

1 0,010 0,10 0,010 0,60 2 0,040 0,10 0,010 2,40 3 0,010 0,30 0,010 5,40 5 0,010 0,10 0,020 2,40 a) Lập biểu thức tính vận tốc của phản ứng. b) Tính hằng số vận tốc của phản ứng và xác định đơn vị của hằng số tốc độ đó. c) Năng lượng hoạt hóa của phản ứng E = 84 kJ.mol-1 ở 250C. Tốc độ phản ứng thay đối như thế nào nếu năng lượng hoạt hóa giảm đi 10 kJ.mol-1. Câu 4. Cation kim loại M3+ có tính axit với hằng số điện li axit nấc thứ nhất là 5.10-3. Tích số tan của hidroxit M(OH)3 là 10-37. Bỏ qua nấc điện li axit thứ hai và thứ ba của M3+. a) Hãy tính pH của dung dịch M(NO3)3 0,01M b) Tính pH và nồng độ mol của muối M(NO3)3 để bắt đầu xuất hiện kết tủa M(OH)3. Câu 5.  → 2NO(k) + Cl2 (k) NOCl bị phân hủy theo phản ứng: 2NOCl (k) ←  Lúc đầu chỉ có NOCl. Khi cân bằng ở 5000K có 27% NOCl bị phân hủy và áp suất tổng cộng của hệ 1 atm. Hãy tính ở 5000K: a) Kp và ∆G0 của phản ứng. b) Áp suất riêng phần của từng chất trong phản ứng khi cân bằng. c) Nếu hạ áp suất hệ xuống dưới 1 atm thì sự phân hủy NOCl tăng hay giảm? Vì sao? Câu 6. Hỗn hợp X gồm Al và kim loại M, trong đó số mol của M lớn hơn số mol của Al. Hòa tan hoàn toàn 1,08 gam hỗn hợp X bằng 100 ml dung dịch HCl thu được 1,176 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Khi cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,9375 gam kết tủa. a) Tính nồng độ mol / l của dung dịch HCl đã dùng, biết M có hóa trị II trong muối tạo thành. b) Xác định M và phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 7


ĐỀ SỐ 4 Câu 1. Cho ba nguyên tố X, Y, Z thuộc cùng một chu kỳ nhỏ trong hệ thống tuàn hoàn (ZX < ZY < ZZ). Số hiệu nguyên tử của Y bằng trung bình cộng số hiệu nguyên tử của X và Z. Electron cuối cùng của nguyên tử Y có giá trị các số lượng tử là ℓ = 1; m =+ 1; s = +1/2 (Quy ước: số lượng tử nhận giá trị từ -ℓ qua 0 đến +ℓ) 1.1. Xác định số hiệu nguyên tử và gọi tên ba nguyên tố trên, biết rằng chỉ có hai trong ba nguyên tố này có khả năng tạo hợp chất khí với hidro. 1.2. Viết công thức phân tử, công thức Lewis, cho biết bản chất liên kết và đặc điểm cấu tạo (hình học phân tử và khả năng dime hóa) của các phân tử hình thành giữa từng cặp nguyên tố X và Z, Y và Z. Từ đặc điểm cấu tạo phân tử, cho biết hai chất nào có thể tạo cặp axit-bazơ Lewis. Câu 2. 2.1. Bổ túc và cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp ion – electron: a. MnO −4 + H 2 O 2 + H + → O 2 + ... b. CrO 2− + Br2 + OH − → CrO 24− + ... c.

Cu 2 S + HNO 3

đặc

d. Fe x O y + H 2 SO 4

→ Cu 2+ + SO 24− + NO 2 + ...

đặc

→ SO 2 + ...

 → Fe3+ + Ag 2.2. Cho phản ứng: Fe2+ + Ag+ ← 

Biết:

E 0 Ag + / Ag = 0,8(V) , E 0 Fe3+ / Fe 2 + = 0,77 (V)

a. Ở điều kiện chuẩn phản ứng xảy ra theo chiều nào? b. Tính hằng số cân bằng K của phản ứng ở 250C. c. Một dung dịch chứa Fe(NO3)3 0,1M; Fe(NO3)2 0,01M; bạc kim loại và AgNO3 0,01M. Xác định chiều phản ứng trong điều kiện này?

Câu 3. 3.1. NOCl bị phân hủy theo phản ứng:  → 2NO (k) + Cl2 (k) 2NOCl ←  Ở 500K, biến thiên năng lượng tự do Gip của phản ứng bằng 17,11 KJ. a. Tính hằng số cân bằng Kp của phản ứng. b. Hãy lập biểu thức tính độ phân li  của NOCl (k) theo Kp và P tại 500K và P (atm) 3.2. Xét phản ứng mA + n B → pC (nhiệt độ không đổi) Thí nghiệm cho thấy vận tốc phản ứng này: - Tăng gấp đôi khi ta tăng gấp đôi nồng độ A và giữ nguyên nồng độ B. - Giảm 27 lần khi giảm nồng độ B 3 lần và giữ nguyên nồng độ A (so với ban đầu). Tìm bậc phản ứng đối với mỗi tác chất trong phản ứng, viết biểu thức tốc độ phản ứng. Câu 4. 4.1. Tính pH và nồng độ mol/l của ion hidrosunfua và sunfua trong dung dịch bão hòa H2S 0,1M. Biết hằng số axit của H2S là K1 = 1,0.10-7 ; K2 = 1,3.10-13 4.2. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,01M cần cho vào 100 ml dung dịch H3PO4 0,01M sao cho pH của dung dịch thu được bằng 7,21. Biết axit H3PO4 có pK1 = 2,15; pK2 = 7,21 và pK3 = 12,32. Câu 5. 5.1 Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 8


a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tìm a. 5.2 Bổ túc các phản ứng sau: 0

t C A → B+C ↑ MnO 2

B đpnc  → D + E ↑ D + H 2O  → F + G ↑ 0

t C E + F đặc → A + B+ H2O

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 9


ĐỀ SỐ 5 Câu 1. 1.1 Cho hai nguyên tố A, B đứng kế nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn có tống số (n + ℓ) bằng nhau; trong đó số lượng tử chính của A lớn hơn số lượng tử chính của B. Tống đại số của bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng trên B là 4,5. a. Hãy xác định bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng trên A, B. b. Hợp chất X tạo bởi A, Cl, O có thành phần phần trăm theo khối lượng lần lượt là: 31,83%; 28,98% ; 39,18%. Xác định công thức phân tử của X. 1.2 Mô tả dạng hình học phân tử, trạng thái lai hóa của nguyên tử của nguyên tố trung tâm trong các phân tử: IF5, XeF4, Be( CH3)2 1.3 So sánh độ lớn góc liên kết của các phân tử sau đây. Giải thích. PI3, PCl5, PBr3, PF3 1.4 So sánh nhiệt độ nóng chảy của các chất sau. Giải thích. NaCl, KCl, MgO Câu 2. 2.1. Chuẩn độ một dung dịch CH3COOH 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M. Khi 50% lượng axit axetic trong dung dịch được trung hòa thì pH của dung dịch thu được là bao nhiêu? Biết CH3COOH có Ka = 1,8.10-5 2.2. Tính pH của dung dịch NaHCO3 1M. Biết:  → H+ + HCO 3− H2CO3 ← pK1 = 6,56   → H+ + CO 32− HCO 3− ← 

pK2 = 10,25

Câu 3. 3.1. Cân bằng phương trình phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron. Fe x O y + HNO 3 → Fe(NO 3 )3 + N n O m + H 2 O 3.2. Hoàn thành và cân bằng phản ứng oxihoá - khử sau theo phương pháp thăng bằng ionelectron.

NaNO2 + KI + H 2 O → NO ↑ +... 3.3. Hoà tan hoàn toàn 9,28 gam một hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn với số mol bằng nhau trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y và 0,07 mol một sản phẩm duy nhất chứa lưu huỳnh. Xác định xem sản phẩm chứa lưu huỳnh là sản phẩm nào trong số các chất sau: H2S, S, SO2? Câu 4. 4.1. Cho các dữ kiện sau. C 2 H 4 (k ) + H 2 (k ) → C 2 H 6 (k ) ∆H 1 = −136,951 KJ.mol −1

7 C 2 H 6 (k ) + O 2 (k ) → 2CO 2 (k ) + 3H 2 O 2 C(r ) + O 2 (k ) → CO 2 (k ) 1 H 2 (k ) + O 2 (k ) → H 2 O(k ) 2 Hãy xác định: a. Nhiệt tạo thành của etylen (∆Htt) b. Nhiệt đốt cháy của etylen (∆Hđc)

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

∆H 2 = −1559,837 KJ.mol −1 ∆H 1 = −393,514 KJ.mol −1 ∆H 1 = −285,838 KJ.mol −1

Trang 10


4.2. Từ hệ thức: ∆G 0 = −RT ln K và phương trình: ∆G 0 = ∆H 0 + ∆S0 K a. Lập biểu thức: ln 2 K1 • Trong đó K1, K2 lần lượt là hằng số của phản ứng ở nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao. • Khi ∆H0 và ∆S0 không thay đổi theo nhiệt độ. b. Áp dụng cho phản ứng: 1  → NO2 (k) NO (k) + O 2 ←  2 Biết ∆H0 = -56,484 KJ và KP = 1,3. 10-6 ở 250. Tính KP ở 3250C. c. Tính ∆H0 của phản ứng: 1 3  → N 2 (k ) + H 2 (k ) ←  NH 3 (k ) 2 2 Biết KP ở 4000C là 1,3.10-2 và 5000C là 3,8.10-3 Câu 5. Cho 3, 87 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al vào 350 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M được dung dịch B và 4,368 lít H2 (đktc). 5.1. Chứng minh rằng trong dung dịch B vẫn còn axit. 5.2. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. 5.3. Tính thể tích dung dịch C gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M cần trung hoà hết axit dư trong B. 5.4. Tính thể tích tối thiểu của dung dịch C (với nồng độ trên) tác dụng với dung dịch B để lượng kết tủa lớn nhất. Tính lượng kết tủa đó. 5.5. Tìm giới hạn khối lượng muối thu được trong dung dịch B.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 11


ĐỀ SỐ 6 Câu 1. Electron cuối cùng phân bố vào các nguyên tử của các nguyên tố A, B lần lượt được đặc trưng bởi : A : n = 3, l = 1, m = -1, m s = + 1/2 B : n =3 , l = 1, m= 0, ms = - 1/2. 1.1. Dựa trên cấu hình electron, xác định vị trí A, B trong bảng hệ thống tuần hoàn. 1.2. Cho biết loại liên kết và viết công thức cấu tạo của phân tử AB3. 1.3. Trong tự nhiên tồn tại hợp chất A2B6. Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử của hợp chất này. Câu 2. 2.1. Cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm và cấu hình học của các phân tử và ion sau : NH4+, PCl5, SF6, XeF4. 2.2. Cho các số liệu sau của NH3 và NF3: NF3 NH3 Momen lưỡng cực: 1,46D 0,24D Nhiệt độ sôi: -330C -1290C Giải thích sự khác nhau về momen lưỡng cực và nhiệt độ sôi của hai phân tử trên. Câu 3. 3.1. Xác định hiệu ứng của phản ứng: CH4 + Cl2(k) → CH3Cl(k) + HCl(k) Cho biết hiệu ứng của các phản ứng sau: H2(k) + 1/2 O2 → H2O(l) ∆H1 = -68,32 kcal CH4(k) + 2O2(k) → CO2(k) + 2H2O(l) ∆H1 = -212,79 kcal 1/2H2(k) + 1/2 Cl2(k) → HCl(k) ∆H3 = -22,06 kcal CH3Cl(k) + 3/2O2(k) → CO2(k) + H2O(l) + HCl(k) ∆H4 =-164,0 kcal 3.2. 14,22 g iod và 0,112 g hidro được chứa trong bình kín thể tích 1,12 lít ở nhiệt độ 400oC. Tốc độ ban đầu của phản ứng là Vo = 9.10-5 mol. l-1. phút -1, sau một thời gian (ở thời điểm t) nồng độ mol của HI là 0,04 mol/lít và khi phản ứng :  → 2HI H2 + I2 ←  đạt cân bằng thì [[HI] = 0,06 mol/lít. a. Tính hằng số tốc độ của phản ứng thuận và phản ứng nghịch. b. Tốc độ tạo thành HI tại thời điểm t là bao nhiêu ? c. Viết đơn vị của các đại lượng đã tính được. Câu 4. 4.1. Cân bằng các phản ứng oxi hoá khử sau theo phương pháp cân bằng ion-electron và viết lại dưới dạng phân tử FexOy + H+ + SO 24 − → SO2 + .... As2S3 + H+ + NO 3− → NO + ... Al + H+ + NO 3− → ....+ NO + N2O + .... Biết rằng tỉ khối hơi của hỗn hợp NO và N2O so với He là 8,375. 4.2. Cân bằng phản ứng oxi hoá khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. a. FeO + HNO3 → NxOy +... b. C17H31COOH + KMnO4 + H2SO4 → → C6H12O2 + C3H4O4+C9H16O4+MnSO4 + K2SO4 +H2O

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 12


Câu 5. 5.1. Trộn 10 ml dung dịch CH3COOH có pH = 3,5 với 10 ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = 11,5. Tính pH của dung dịch thu được , biết Ka(CH3COOH) =10-4,76. 5.2. Người ta dự định làm kết tủa CdS từ một dung dịch có chứa Cd2+ và Zn2+ có nồng độ là [Cd2+] = [Zn 2+] = 0,02M bằng cách làm bão hoà liên tục H2S (nồng độ trong dung dịch không đổi bằng 0,1M). Xác định khoảng pH để làm kết tủa tối đa CdS mà không kết tủa ZnS. Cho biết : T (CdS) = 10-28; T(ZnS) = 10-22 H2S có K1= 1,0.10-7 và K2 = 1,3.10-13. Câu 6. 6.1. Ion I- trong KI bị oxi hoá thành I2 bởi FeCl3, O3, H2SO4 đặc.Br2, IO 3− (trong môi trường axit). Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 6.2. Hỗn hợp A gồm hai kim loại Mg và Zn. Dung dịch B là dung dịch HCl nồng độ x mol/lít. Thí nghiệm 1: Cho 20,2 g hốn hợp A vào 2 lít dung dịch B thì thoát ra 8,96 lít H2 (đktc). Thí nghiệm 2. Cho 20,2 g hỗn hợp A vào 3 lít dung dịch B thì thoát ra 11,2 lít H2 (đktc). Tính x và thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong A ?

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 13


ĐỀ SỐ 7 Câu 1:

1.1 X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với hiđro có dạng XH3. Electron cuối cùng trên nguyên tử X có tổng bốn số lượng tử bằng 4,5. (Quy ước: từ - ℓ đến + ℓ) a. Viết cấu hình electron nguyên tử có thể có của X. b. Ở điều kiện thường XH3 là một chất khí. X tạo với oxi một số phân tử và ion sau: XO2; XO2+; XO2-. Hãy viết công thức Lewis, cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm, dự đoán dạng hình học của các phân tử và ion trên, đồng thời sắp xếp các góc liên kết trong chúng theo chiều giảm dần. Giải thích. c. Hãy so sánh góc liên kết và momen lưỡng cực của XH3 và XF3. Giải thích.

1.2 Một mẫu đá chứa 13,2 µ g

238 92

U

và 3,42 µ g

206 82

Pb , biết chu kì bán huỷ của

238 92

U là 4,51.109

năm. Hãy tính tuổi của mẫu đá trên. 1.3 Thực nghiệm xác định được giá trị momen lưỡng cực của phân tử H2S là 1,09 D và của liên kết S-H là 2,61.10-30 C.m. Hãy xác định góc liên kết H-S-H, cho 1D = 3,33.10-30 C.m. Câu 2: 2.1. Cho các dữ kiện sau: Năng lượng kJ.mol-1 Năng lượng kJ.mol-1 Thăng hoa của Na 108,68 Liên kết của Cl2 242,60 Ion hóa thứ nhất của Na 495,80 Mạng lưới NaF 922,88 Liên kết của F2 155,00 Mạng lưới NaCl 767,00 -1 Nhiệt tạo thành của NaF rắn: -573,60 kJ.mol Nhiệt tạo thành của NaCl rắn: - 401,28 kJ.mol-1 Hãy nhận xét khả năng tạo thành anion halogenua của Flo và Clo. 2.2. Cho phản ứng 2N2O5(k)  4NO2 (k) + O2 (k) ở T (K) với kết quả thực nghiệm Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 Nồng độ N2O5 (mol.l-1) 0,170 0,340 0,680 -1 -1 -3 -3 Tốc độ phân hủy (mol.l .s ) 1,39.10 2,78.10 5,55.10-3 a. Hãy viết biểu thức tốc độ phản ứng và xác định bậc phản ứng. b. Biết năng lượng hoạt hóa của phản ứng là 24,74 Kcal.mol-1 và ở 250C nồng độ N2O5 giảm đi một nửa sau 341,4 giây. Hãy tính nhiệt độ T. Câu 3: 3.1 Dung dịch X gồm HF 0,1M và NaF 0,1M. a. Tính pH của dung dịch X. Biết hằng số axit của HF là Ka = 6,8.10-4. b. Tính pH của dung dịch thu được khi thêm 0,01 mol HCl vào 1 lít dung dịch X, xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. 3.2 a. Hãy tính pH của dung dịch CH3COONH4 0,4M b. Hãy tính pH của dung dịch NH4CN 0,1M.

K b(NH3 ) =1,8.10−5 ; K a(HCN) = 6,2.10−10 ; K a(CH3COOH) =1,8.10−5 ; K H2O =10−14 3.3 Sục từ từ khí H2S vào dung dịch chứa các ion Cu2+ 0,001M và Pb2+ 0,001M cho đến khi bão hoà H2S 0,01M và pH của dung dịch được giữ cố định bằng 2. a. Kết tủa nào xuất hiện trước? b. Có tách hoàn toàn hai ion trên ra khỏi nhau bằng H2S không? Biết H2S có

K a1 = 10-7 , K a 2 = 10 -13

TCuS = 6,3.10−36 ; TPbS = 2,5.10−27 ; K H 2O = 10−14 Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 14


Câu 4: 4.1. Hoàn thành và cân bằng các phương trình hoá học sau bằng phương pháp thăng bằng ion – electron: a. MnO4- + SO32- + H+ → Mn2+ + .... b. C2H5OH + MnO4- → CH3COO- + MnO2 + OH- + H2O c. CrO2- + Br2 + OH- → CrO42- + ....... d. CuxSy + H+ + NO3- → Cu2+ + SO42- + NO + H2O 4.2. Cho o o EFe = −0,036V; EFe = −0, 44V 3+ 2+ / Fe / Fe

EIo / 2 I − = 0, 54V; TFe ( OH )2 = 10−14,78 ; TFe ( OH )3 = 10 −37,42 2

a. Tính suất điện động của pin: Pt(H2; 1 atm) H+ 1M  Fe3+ 0,5M; Fe2+ 0,025M Pt b. Viết phương trình phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực và phương trình phản ứng khi pin hoạt động. c. Dung dịch KI có phản ứng với dung dịch FeCl3 không ? Giải thích. d. Tính khử của Fe2+ biến đổi như thế nào khi pH tăng? Câu 5: 5.1. Hãy hoàn thành các phương trình hoá học sau: a. O3 + KI + H2O → b. Cl2 + Br2 + H2O → c. H2O2 + KMnO4 + H2SO4 → d. PbS + H2O2 → e. Na2S2O3 + AgBr → f. AlCl3 + Na2S + H2O → g. NaI (tinh thể) + H2SO4 (đặc, nóng) → h. KI + FeCl3 → 5.2. Có ba muối A, B, C của cùng kim loại Mg và tạo ra từ cùng một axit. Cho A, B, C tác dụng với những lượng như nhau của HCl thì có cùng một khí thoát ra với tỉ lệ mol tương ứng 2:4:1. Xác định A, B, C viết các phương trình phản ứng xảy ra. 5.3. Viết các quá trình ở các điện cực và phương trình hóa học xảy ra khi điện phân 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 0,1M và NaCl 0,1M với các điện cực trơ, có màng ngăn xốp, cho đến khi vừa hết các muối này. Tính khối lượng dung dịch đã giảm đi trong quá trình điện phân. Cho: C = 12; N = 14 ; O = 16; F = 19; Na = 23 ; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Pb = 207.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 15


ĐỀ SỐ 8 Câu I :

I.1 X thuộc chu kỳ 4, Y thuộc chu kỳ 2 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Ii là năng lượng ion hoá thứ i của một nguyên tử. Thực nghiệm cho biết tỉ số Ik+1/ Ik của X và Y như sau: I k +1 Ik

I2 I1

I3 I2

I4 I3

I5 I4

I6 I5

X

1,94

4,31

1,31

1,26

1,30

Y

2,17

1,96

1,35

6,08

1,25

Lập luận để xác định X và Y. I.2 Phân tử CuCl kết tinh dưới dạng lập phương mặt tâm. 2.1 Hãy biểu diễn ô mạng cơ sở của tinh thể này. 2.2 Tính số ion Cu+ và Cl- rồi suy ra số phân tử CuCl chứa trong ô mạng cơ sở. 2.3 Xác định bán kính ion của Cu+. Cho dCuCl = 4,316 g/cm3; r Cl-= 1,84Ao; Cu = 63,5; Cl = 35,5. Biết N= 6,023.1023.

I.3 Urani phân rã phóng xạ thành radi theo chuỗi sau : 238 92

U

α α α β− β−  → → → Th → Pa → U  Th  Ra

Viết đầy đủ các phản ứng của chuỗi trên.

Câu II: II.1 Trong bình chân không dung tích 500cm3 chứa m gam HgO rắn. Đun nóng bình đến 5000C xảy ra phản ứng: 2HgO(r) 2Hg(k) + O2(k) Áp suất khi cân bằng là 4 atm 1.1 Tính KP của phản ứng 1.2 Tính khối lượng nhỏ nhất của thuỷ ngân oxit cần lấy để tiến hành thí nghiệm này. Cho Hg = 200. II.2 Đốt cháy etan ( C2H6 ) thu sản phẩm là khí CO2 và H2O ( lỏng ) ở 25°C. 2.1 Viết phương trình nhiệt hoá học của phản ứng xảy ra. Hãy xác định nhiệt hình thành etan và năng lượng liên kết C=O. Biết khi đốt cháy 1 mol etan toả ra lượng nhiệt là 1560,5KJ. Và :

CO2 H2O (l) O2

∆Hht ( KJ.mol-1)

Liên kết

-393,5 -285,8 0

C–C H–C H–O O=O

Năng lượng liên kết ( KJ.mol-1 ) 347 413 464 495

2.2 Phản ứng có ∆G° = -1467,5 ( KJ.mol-1). Hãy tính độ biến thiên entropi của phản ứng đã cho theo đơn vị J.mol-1.K-1. Câu III: III.1 Thêm 1 ml dung dịch NH4SCN 0,10 M vào 1ml dung dịch Fe3+ 0,01 M và F − 1M. Có màu đỏ của phức FeSCN 2+ hay không? Biết rằng màu chỉ xuất hiện khi C FeSCN 2+ > 7.10 −6 M và dung dịch

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 16


được axit hóa đủ để sự tạo phức hidroxo của Fe (III) xảy ra không đáng kể. Cho β3−1FeF = 10−13,10 ; 3

β1FeSCN

2+

= 10

3,03

( β là hằng số bền).

III.2 Đánh giá thành phần cân bằng trong hỗn hợp gồm Ag + 1,0.10-3 M; NH3 1,0 M và Cu bột. Cho

β2 Ag(NH ) = 107,24 ; β 4Cu(NH + 3 2

2+ 3 )4

= 1012,03 ; E 0 Ag+ / Ag = 0, 799V;E 0 Cu2+ / Cu = 0,337V (ở 250C)

Câu IV: IV.1 Biết thế oxi hóa khử tiêu chuẩn: E0 Cu2+/Cu+ = +0,16 V E0 Fe3+/Fe2+ = +0,77 V E0 Ag+/Ag = +0,8 V E0 Cu+/Cu = +0,52 V E0 Fe2+/Fe = -0,44 V E0 I2/2I- = +0,54 V Hãy cho biết hiện tượng gì xảy ra trong các trường hợp sau: 1.1 Cho bột sắt vào dung dịch sắt (III) sunfat 1.2 Cho bột đồng vào dung dịch đồng (II) sunfat 1.3 Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (II) nitrat 1.4 Cho dung dịch sắt (III) nitrat vào dung dịch kali iotua IV.2 Hoà tan 7,82 gam XNO3 vào nước thu được dung dịch A. Điện phân dung dịch A với điện cực trơ - Nếu thời gian điện phân là t giây thì thu được kim loại tại catot và 0,1792 lít khí (đktc) tại anot - Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được 0,56 lít khí (đktc) Xác định X và tính thời gian t biết I = 1,93 A. Câu V: V.1 Đốt cháy hoàn toàn 4,4g sunfua của kim loại M (công thức MS) trong oxi dư. Chất rắn sau phản ứng đem hoà tan trong 1 lượng vừa đủ dung dịch HNO3 37,8% thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được là 41,72%. Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra 8,08g muối rắn. Lọc tách muối rắn thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch là 34,7%. Xác định công thức muối rắn. V.2 Viết các phương trình phản ứng xảy ra: 2.1 Ion I- trong KI bị oxi hoá thành I2 bởi FeCl3, O3; còn I2 oxi hoá được Na2S2O3. 2.2 Ion Br- bị oxi hoá bởi H2SO4đặc, BrO3-(môi trường axit); còn Br2 lại oxi hoá được P thành axit tương ứng. 2.3 H2O2 bị khử NaCrO2(trong môi trường bazơ) và bị oxi hoá trong dung dịch KMnO4(trong môi trường axit).

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 17


ĐỀ SỐ 9 CÂU 1:

(1) Nguyên tố R thuộc nhóm nào ? phân nhóm nào trong bảng hệ thống tuần hoàn ? Nguyên tố R là kim loại hay phi kim ? Biết số oxi hoá của nguyên tố R trong hợp chất oxit cao nhất là mo, trong hợp chất với hidro là mH và:  mo - mH = 6 (2) Xác định nguyên tố R, biết trong hợp chất với hidro có %H = 2,74% về khối lượng. Viết CTPT oxit cao nhất của R và hợp chất của R với hidro. (3) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây: NaRO + SO2 + H2O → ………………………………… HRO + I2 + H2O → ………………………………… FeR3 + SO2 + H2O → ………………………………… → ………………………………… KRO3 + HI R là nguyên tố trên (câu 2) CÂU II: (1) Cho biết sự biến đổi trạng thái lai hoá của nguyên tử Al trong phản ứng sau và cấu tạo hình học của AlCl3, AlCl Θ4 . AlCl3 + Cl Θ → AlCl Θ4 (2) Biểu diễn sự hình thành liên kết phối trí trong các trường hợp sau: (o): Sản phẩm tương tác giữa NH3 và BF3. (b): Sản phẩm tương tác giữa AgCl với dung dịch NH3. (3): Giải thích sự khác nhau về góc liên kết trong từng cặp phân tử sau: (a) ClSCl = 103o và ClOCl=111° (b) FOF = 103°15’ và ClOCl=111° CÂU III:  → CaO (r) + CO2 (k) (1) Xét cân bằng: CaCO3 (r) ←  - Ở 800oC, áp suất hơi của khí CO2 là 0,236atm. (a). Tính hằng số cân bằng Kp và Kc của phản ứng ? (b). Cho 125 (gam) canxi carbonat vào một bình có dung tích không đổi là 100 lít. Hỏi ở trạng thái cân bằng có bao nhiêu phần trăm canxi carbonat đã bị nhiệt phân ? (2) Xét phản ứng thuận nghịch sau:  → 2HI (k) H2 (k) + I2 (k) ←  - Ở 400oC phản ứng trên có giá trị hằng số cân bằng Kc = 50. - Tại một thời điểm nào đó của hệ phản ứng, nồng độ mol/lít của các chất có giá trị sau đây: [H2] (mol/l) [I2] (mol/l) [HI] (mol/l) a 2,0 5,0 10,0 b 1,5 0,25 5,0 c 1,0 2,0 10,0 Hỏi tại thời điểm đó phản ứng đang diễn biến theo chiều nào để đạt trạng thái cân bằng. CÂU IV: (5 điểm) (1) Canxi hidroxit là một bazơ ít tan. Trong dung dịch nước có tồn tại cân bằng:  → Ca2+(t) + 2OH- (t) Ca(OH)2 (r) ←  Biết: AGo(KCal.mol-1) – 214,30 Hãy tính:

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

- 132,18

- 37,59

Trang 18


(a) Tích số tan của Ca(OH)2 ở 25oC ? (b) Tính nồng độ các ion Ca2+; OH- trong dung dịch nước ở 25oC. (2) Ở nhiệt độ thường độ tan của BaSO4 trong nước là 1,05.10-5 (mol.l-1). Tính xem độ tan của BaSO4 sẽ thay đổi thế nào nếu người ta pha thêm vào nước BaCl2 hay Na2SO4 để cho nồng độ của chúng bằng 0,01 (mol.l-1). CÂU V: Cho các phương trình phản ứng sau đây: 1. A1  →

A2 + A3 + A4

o

;t 2. A1 xt  → A2 + A4 o

t A2 + A4 3. A3 →

4. A1 + Zn + H2SO4  → A2 + ZnSO4 + H2O 5. A3 + Zn + H2SO4  → A2 + ZnSO4 + H2O 6. A1 + A2 + H2SO4  → A5 + NaHSO4 + H2O

→ A2 + A6 + H2O 7. A5 + NaOH  o

t 8. A6 → A1 + A2 Biết: * Trong điều kiện thường A4; A5 là các chất khí * A1 có chứa 21,6% Na theo khối lượng. * A3 có chứa 18,78% Na theo khối lượng * A1; A3 là hợp chất của Clor. Cho: Na = 23; Cl = 35,5; H = 1; S = 32; O = 16 CÂU IV: (1) Cho hai bình có thể tích bằng nhau: - Bình (1) chứa 1 (mol) Cl2; bình (2) chứa 1 (mol) O2 - Cho vào hai bình 2,40 (gam) bột kim loại M có hoá trị không đổi. Đun nóng hai bình để các phản ứng trong chúng xảy ra hoàn toàn, rồi đưa hai bình về nhiệt độ ban đầu, nhận thấy lúc đó tỉ số áp suất khí trong hai bình là: P1 = 1,8 P2 1,9

Hãy xác định kim loại M ? (2) Một hỗn hợp (A) đồng số mol của FeS2 và FeCO3 vào một bình kín dung tích không đổi chứa lượng khí O2 dư. Nung bình đến nhiệt độ cao đủ để oxi hoá hoàn toàn hết các chất trong (A), rồi đưa bình về nhiệt độ ban đầu. Hỏi áp suất trong bình trước và sau phản ứng thay đổi thế nào ? Cho: Ca = 40; Fe = 56; S = 32; C = 12 ; O = 16 Ba = 137; Ag = 108; Cu = 64; Mg = 24 Zn = 65; Pb = 207; Cr = 52

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 19


ĐỀ SỐ 10 Câu 1.

Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố M, R có công thức MaRb trong đó R chiếm 6,667% về khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có n = p + 4, còn trong hạt nhân của R có p’=n’, trong đó n, p, n’, p’ là số nơtron và proton tương ứng của M và R Biết rằng tổng số hạt proton trong phân tử Z = 84 và a + b = 4 Tìm công thức phân tử của Z Câu 2. (Lý thuyết phản ứng về hóa học) a. Xác định bậc phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng ở pha khí (3000k) của phản ứng: A(k) + B(k) → C(k) Dựa trên kết quả thực nghiệm sau đây: Thí nghiệm [A] mol/l [B] mol/l Tốc độ mol.l-1.s-1 1 0,010 0,010 1,2.10-4 2 0,010 0,020 2,4.10-4 3 0,020 0,020 9,6.10-4 b. Người ta trộn CO và hơi H2O tại nhiệt độ 1000k với tỉ lệ 1 : 1. Tính thành phần của hệ lúc cân bằng, biết rằng: 2H 2 O ⇌ 2H 2 + O2 có pkp,1 = 20,113

2CO 2 ⇌ 2CO + O2 có pkp,2 = 20,400 c. Cho các dữ kiện dưới đây: C2 H 4 + H 2 → C2 H 6 ∆H a = −136,951 KJ / mol

7 C2 H 6 + O 2 → 2CO 2 + 3H 2 O(l) ∆H b = −1559,837 KJ / mol 2 C + O 2 → CO 2 ∆H c = −393,514 KJ / mol 1 H 2 + O 2 → H 2 O(l) ∆H d = −285,838 KJ / mol 2 Hãy xác định: Nhiệt hình thành và nhiệt đốt cháy của etylen C2H4 Câu 3 (cân bằng trong các hệ axit bazơ, dị thể và tạo phức) a. Độ tan của BaSO4 trong dung dịch HCl 2M bằng 1,5.10-4M. Tính tích số tan của BaSO4 rồi suy ra độ tan của BaSO4 trong nước nguyên chất và trong dung dịch Na2SO4 0,001M. Cho biết pka đối với nấc phân li thứ hai của H2SO4 là 2 b. Có thể hòa tan 0,01 mol AgCl trong 100ml dung dịch NH3 1M hay không? Biết TAgCl=1,8.1010 , Kbền của phức [Ag(NH3)2]+ là 1,8.108. c. Tính pH của dung dịch thu được trong các hỗn hợp sau: 10ml dung dịch axit axêtic (CH3COOH) 0,10M trộn với 10ml dung dịch HCl có pH = 4,0 25ml dung dịch axit axêtic có pH = 3,0 trộn với 15ml dung dịch KOH có pH = 11,0 10ml dung dịch axit axêtic có pH = 3,0 trộn với 10ml dung dịch axit fomic (HCOOH) có pH=3,0. Biết pKa của CH3COOH và HCOOH lần lượt là 4,76 và 3,75 Câu 4: A. Phản ứng oxi hóa – khử: 1. Điều khẳng định sau đây có đúng không? “ Một chất có tính oxi hóa gặp một chất có tính khử nhất thiết phải xảy ra phản ứng oxi hóa – khử”. Giải thích. 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây dưới dạng phân tử và dạng ion: a. MnO 4− + C 6 H12 O 6 + H + → Mn 2+ + CO 2 ↑ +... b. Fe x O y + H + + SO 24 − → SO 2 ↑ +...

B. Điện hóa học Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 20


1. Nếu muốn thực hiện các quá trình sau đây: a. Sn 2+ → Sn 4+ b. Cu + → Cu 2+ c. Mn 2 + → MnO −4

d. Fe2+ → Fe3+

Chúng ta có thể dùng nước brom được không? Biết: E 0 Fe3+ / Fe2 + = +0, 77v ;

E 0 MnO− / Mn 2 + = +1,51v , E 0Sn 4 + / Sn 2 + = +0,15v 4

;

E 0 Br

2

/ 2Br −

E 0 CU 2 + / Cu = +0,34v ;

= +1, 07v

Viết phương trình phản ứng nếu xảy ra và tính hằng số cân bằng của phản ứng xảy ra. 2. Người ta lập 1 pin gồm 2 nữa pin sau: Zn / Zn ( NO3 )2 (0,1M) và Ag / Ag NO3 (0,1M) có thể chuẩn tương ứng bằng -0,76v và 0,80v (e) (f) (g) (h)

Thiết lập sơ đồ pin và các dấu ở 2 điện cực Viết phương trình phản ứng khi pin làm việc Tính E của pin Tính các nồng độ khi pin không có khả năng phát điện (pin đã dùng hết)

Câu 5: 1. Một khóang vật X gồm 2 nguyên tố: A (kim loại) và B (phi kim) - Khi đốt X được chất rắn Y (A2O3) và khí Z (BO2) trong đó phần trăm khối lượng của A trong Y là 70% và của B trong Z là 50% - Y tác dụng vừa đủ với 1,8 (g) H2 ở nhiệt độ cao. - Z tác dụng vừa đủ với 117,6(g) K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4 dư cho muối Cr3+ Xác định tên khóang vật X và khối lượng X đã đốt 2. Từ muối ăn, đá vôi và nước, viết các phương trình phản ứng điều chế nước Javel và clorua vôi.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 21


ĐỀ SỐ 11 Câu I

Cho bộ bốn số lượng tử của electron chót cùng trên nguyên tử của các nguyên tố A, X, Z như sau: A: n = 3, l = 1, m = - 1, s = -1/2 X: n = 2, l = 1, m = - 1, s = -1/2 Z: n = 2, l = 1, m = 0, s = +1/2 I.1 Xác định A, X, Z. I.2 Cho biết trạng thái lai hoá và cấu trúc hình học của các phân tử và ion sau: ZA2, AX2, AX32-, AX42-. I.3 Bằng thuyết lai hoá giải thích sự tạo thành phân tử ZX. Giải thích vì sao ZX có moment lưỡng cực bé. Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử phức trung hoà Fe(CO)5 bằng thuyết VB. I.4 Giải thích vì sao AX32- lại có khả năng hoà tan A tạo thành A2X32-. Câu II II.1 Nghiên cứu động học của phản ứng: NO2 + CO = CO2 + NO Người ta thấy ở nhiệt độ trên 5000C phương trình tốc độ của phản ứng có dạng: v = k[NO2].[CO]. Còn ở dưới 5000C phương trình tốc độ phản ứng có dạng: v = k[NO2]2 Hãy giả thiết cơ chế thích hợp cho mỗi trường hợp trên. II.2 Độ tan của Mg(OH)2 trong nước ở 180C là 9.10-3 g/lit còn ở 1000C là 4.10-2 g/lit. II.2.1 Tính tích số tan của Mg(OH)2 ở hai nhiệt độ và pH của các dung dịch bão hoà. II.2.2 Tính các đại lượng ∆ H0, ∆ G0 và ∆ S0 của phản ứng hoà tan, coi ∆ H0 và ∆ S0 không thay đổi theo nhiệt độ. Câu III III.1 Cho 0,01 mol NH3, 0,1 mol CH3NH2 và 0,11 mol HCl vào nước được 1 lít dung dịch. Tính pH của dung dịch thu được? Cho: pK NH + = 9,24; pK CH NH+ = 10,6; pK H 2 O = 14. 4

3

3

III.2 Tính độ tan của AgSCN trong dung dịch NH3 0,003 M. Cho T AgSCN = 1,1.10-12 và hằng số phân li của phức [Ag(NH3)2]+ bằng 6.10-8.

Câu IV IV.1 Hoàn thành và cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp ion electron. IV.1.1. CrI3 + KOH + Cl2  → K2CrO4 + KIO4 + KCl + H2O

→ Al(NO3)3 + N2O + NO + H2O IV.1.2. Al + HNO3  IV.2 Để xác định hằng số điện li của axit axêtic người ta thiết lập một pin gồm hai điện cực: Điện cực 1 là điện cực hidrô tiêu chuẩn Điện cực 2 là dây Pt nhúng vào dung dịch axit axêtic 0,01M. IV.2.1 Thiết lập sơ đồ pin và viết các bán phản ứng xảy ra trên bề mặt mỗi điện cực khi pin hoạt động. IV.2.2 Sức điện động của pin đo được ở 250C là 0,1998 V. Tính hằng số điện li của axit axêtic. Cho: RT ln = 0, 0592 lg , P H2 = 1atm. nF Câu V V.1. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong các quá trình hoá học sau: V.1.1 Hoà tan bột chì vào dung dịch axit sunfuric đặc (nồng độ > 80%) V.1.2 Hoà tan bột Cu2O vào dung dịch axit clohidric đậm đặc dư. V.1.3 Hoà tan bột sắt vào dung dịch axit sunfuric loãng, sau đó thêm nước clo đến dư vào dung dịch thu được. V.1.4 Để một vật làm bằng bạc ra ngoài không khí bị ô nhiễm khí H2S một thời gian.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 22


V.2 Có ba muối A, B, C của cùng kim loại magie và tạo ra từ cùng một axit. Cho A, B, C tác dụng với những lượng như nhau cuả axit HCl thì có cùng một chất khí thoát ra với tỉ lệ mol tương ứng là 2:4:1. Xác định A, B, C và viết các phương trình phản ứng xảy ra. V.3 Khi thêm 1 gam MgSO4 khan vào 100 gam dung dịch MgSO4 bão hoà ở 200C đã làm cho 1,58 gam MgSO4 kết tinh lại ở dạng khan. Hãy xác định công thức của tinh thể muối ngậm nước kết tinh. Biết độ tan cuả MgSO4 ở 200C là 35,1 gam trong 100 gam nước.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 23


ĐỀ SỐ 12 Câu 1:

a) Cho biết trong môi trường axit Mn+4 Oxi hóa được H2O2 ngược lại trong môi trường bazơ H2O2 lại oxihoá được Mn+2 thành Mn+4. Hãy viết phương trình phản ứng minh họa. b) Một trong những phản ứng xảy ra ở vùng mỏ đồng: CuFeS2 + Fe2(SO4)3 + O2 + H2O → CuSO4 +FeSO4+H2SO4 Cân bằng theo phương pháp thăng bằng e và nhận xét về các hệ số? Câu 2: Cho biết hằng số điện li của: Axit axetic : Ka CH3COOH = 1,8.10-5 mol/l Axit propionic : Ka C2H5COOH = 1,3.10-5 mol/l Một dung dịch chứa CH3COOH 0,002M và C2H5COOH x M a. Hãy xác định giá trị của x để trong dung dịch này ta có độ điện li của axit axetic là 0,08. b. Hãy xác địch giá trị x để dung dịch hổn hợp này có giá trị pH = 3,28 (nồng độ CH3COOH vẫn là 0,002M). Câu 3: Cho hỗn hợp khí A hồm H2 và CO có cùng số mol. Người ta muốn điều chế H2 đi từ hỗn hợp A bằng cách chuyển hóa CO theo phản ứng: CO(K) + H2O(K) ⇔ CO2(K) + H2(K) Hằng số cân bằng Kc của phản ứng ở nhiệt độ thí nghiệm không đổi (t0C) bằng 5. Tỷ lệ số mol ban đầu của CO và H2O bằng 1: n. Gọi a là % số mol CO bị chuyển hóa thành CO2. 1. Hãy thiết lập biểu thức quan hệ giữa n, a và Kc. 2. Cho n = 3, tính % thể tích CO trong hợp chất khí cuối cùng (tức ở trạng thái cân bằng). 3. Muốn % thể tích CO trong hỗn hợp khí cuối cùng nhỏ hơn 1% thì n phải có giá trị bao nhiêu. Câu 4: Một pin điện được thiết lập bởi điện cực Zn nhúng vào dung dịch Zn(NO3)2 0,1M và điện cực Ag nhúng vào dung dịch AgNO3 0,1M. Cho E0 Zn2+/Zn = - 0,76V E0 Ag+ /Ag = 0,8V a. Viết sơ đồ pin. b. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin hoạt động. c. Tính sức điện động của pin d. Tính nồng độ các chất khi pin hết. Câu 5: Cho khí Cl2 tác dụng với Ca(OH)2 ta được Clorua vôi là hỗn hợp CaCl2, Ca(ClO)2, CaOCl2 và nước ẩm . Sau khi loại bỏ nhờ đun nhẹ và hút chân không thì thu được 152,4g hỗn hợp A chứa (% khối lượng); 50% CaOCl2; 28,15% Ca(ClO)2 và phần còn lại là CaCl2. Nung nóng hỗn hợp A thu được 152,4g hỗn hợp B chỉ chứa CaCl2 và Ca(ClO3)2. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Tính thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng. 3. Tính % khối lượng CaCl2 trong hỗn hợp B. Nung hỗn hợp B ở nhiệt độ cao tới phản ứng hoàn toàn và lấy tất cả khí thóat ra cho vào bình kín dung tích không đổi chỉ chứa 16,2 g kim loại M hóa trị n duy nhất (thể tích chất rắn không đáng kể). Nhiệt độ và áp suất ban đầu trong bình là t0C và P atm. Nung nóng bình một thời gian, sau đó đưa nhiệt độ bình về t0C, áp suất trong bình lúc này là 0,75 P atm. Lấy chất rắn còn lại trong bình hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thấy bay ra 13,44 lít khí (đktc). Hỏi M là kim loại gì?

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 24


ĐỀ SỐ 13 Câu I: 1. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng minh họa trong các trường hợp sau: (a) Hòa tan từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, sau đó thêm HCl vào dung dịch thu được đến dư. (b) Thêm dung dịch K2CO3 vào dung dịch Fe(NO3)3 2. A là dung dịch Na2CO3 0,1M; B là dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1M và KHCO3 0,1M và C là dung dịch KHCO3 0,1M. (a) Tính thế tích khí CO2 (đktc) thoát ra khi cho từ từ từng giọt đến hết 50 mL dung dịch HCl 0,1M vào 100 mL dung dịch A và khi cho hết 100 mL dung dịch B vào 200 mL dung dịch HCl 0,1M. (b) Xác định số mol các chất có trong dung dịch thu được khi thêm 100 mL dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 150 mL dung dịch C. (c) Tính pH của các dung dịch A và C, biết axit cacbonic có pK1 = 6,35 và pK2 = 10,33. (d) Đề nghị phương pháp nhận biết các anion có trong dung dịch B. Câu II: 1. (a) Amoniac có tính oxi hóa hay tính khử? Viết phương trình phản ứng minh họa. (b) Trong dung môi amoniac lỏng, các hợp chất KNH2, NH4Cl, Al(NH2)3 có tính axit, bazơ hay lưỡng tính? Viết các phương trình phản ứng minh họa. 2. Hòa tan 4,8 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư, hay hòa tan 2,4 gam muối sunfua kim loại này cũng trong dung dịch HNO3 đặc nóng, thì đều cùng sinh ra khí NO2 duy nhất có thể tích bằng nhau trong cùng điều kiện. (a) Viết các phương trình phản ứng dưới dạng phương trình ion. (b) Xác định kim loại M, công thức phân tử muối sunfua. (c) Hấp thụ khí sinh ra ở cả hai phản ứng trên vào 300 mL dung dịch NaOH 1M, rồi thêm vào đó một ít phenolphtalein. Hỏi dung dịch thu được có màu gì? Tại sao? Câu III: 1. (a) Tính tỉ lệ các sản phẩm monoclo hóa (tại nhiệt độ phòng) và monobrom hóa (tại 127oC) isobutan. Biết tỉ lệ khả năng phản ứng tương đối của nguyên tử H trên cacbon bậc nhất, bậc hai và bậc ba trong phản ứng clo hóa là 1,0 : 3,8 : 5,0 và trong phản ứng brom hóa là 1 : 82 : 1600. (b) Dựa vào kết quả tính được ở câu (a), cho nhận xét về các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng các sản phẩm của phản ứng halogen hóa ankan. 2. Dùng cơ chế phản ứng giải thích tại sao khi xử lý 2,7-đimetylocta-2,6-dien với axit photphoric thì thu được 1,1-đimetyl-2-isopropenylxiclopentan. 3. Hiđro hóa một hiđrocacbon A (C8H12) hoạt động quang học thu được hiđrocacbon B (C8H18) không hoạt động quang học. A không tác dụng với Ag(NH3)2+ và khi tác dụng với H2 trong sự có mặt của Pd/PbCO3 tạo hợp chất không hoạt động quang học C (C8H14). a) Lập luận xác định cấu tạo (có lưu ý cấu hình) và gọi tên A, B, C. b) Oxi hóa mãnh liệt A bằng dung dịch KMnO4 trong H2SO4.Viết phương trình hoá học. Câu IV: (4 điểm) 1. Limonen (C10H16) là tecpen có trong vỏ quả cam, chanh và bưởi. Oxi hóa limonen bằng kalipemanganat tạo chất A.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 25


H3C C CH3

C O

O

CH2 CH2 CH CH2COOH

(A) (a) Dùng dữ kiện trên và qui tắc isopren xác định cấu trúc của limonen. (b) Viết công thức các sản phẩm chính hình thành khi hidrat hóa limonen. 2. Để điều chế nitrobenzen trong phòng thí nghiệm và tính hiệu suất phản ứng, người ta tiến hành các bước sau: Cho 19,5 ml axit nitric vào một bình cầu đáy tròn cỡ 200 mL làm lạnh bình và lắc, sau đó thêm từ từ 15 mL H2SO4 đậm đặc, đồng thời lắc và làm lạnh đến nhiệt độ phòng. Lắp ống sinh hàn hồi lưu (nước hay không khí), cho tiếp 13,5 mL benzen qua ống sinh hàn với tốc độ chậm và giữ nhiệt độ không quá 500C, đồng thời lắc liên tục (a). Sau khi cho hết benzen, tiếp tục đun nóng bình phản ứng trên bếp cách thuỷ trong 30-45 phút và tiếp tục lắc. Sau đó làm lạnh hỗn hợp phản ứng và đổ qua phễu chiết. Tách lấy lớp nitrobenzen ở trên. Rửa nitrobenzen bằng nước rồi bằng dung dịch Na2CO3 (b). Tách lấy nitrobenzen cho vào bình làm khô có chứa chất làm khô A ở thể rắn (c). Chưng cất lấy nitrobenzen bằng bình Vuy-êc trên bếp cách thuỷ để thu lấy nitrobenzen sạch. Cân lượng nitrobenzen thấy được 15 gam (d). (a) Viết phương trình hoá học chính và các phương trình thể hiện cơ chế của phản ứng. Cho biết vì sao cần phải lắc bình liên tục và giữ nhiệt độ phản ứng ở 500C? Nếu không dùng H2SO4 đậm đặc, phản ứng có xảy ra không? (b) Vì sao cần phải rửa nitrobenzen bằng nước, sau đó bằng dung dịch Na2CO3? (c) A có thể là chất nào? (d) Tính hiệu suất phản ứng nếu khối lượng riêng của benzen 0,8g/mL. Câu V: A là hidrocacbon không làm mất màu dung dịch brom. Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol A và hấp thu sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH)2 thu được kết tủa và khối lượng bình tăng lên 11,32 gam. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được kết tủa lại tăng lên, tổng khối lượng kết tuả hai lần là 24,85 gam. A không với dung dịch KMnO4/H2SO4 nóng, còn khi monoclo hóa trong điều kiện chiếu sáng thì chỉ tạo một sản phẩm duy nhất. 1. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A. 2. Người ta có thể điều chế A từ phản ứng giữa benzen và anken tương ứng trong axit sunfuric. Dùng cơ chế phản ứng để giải thích phản ứng này. 3. Mononitro hóa A bằng cách cho phản ứng với axit nitric (có mặt axit sunfuric đặc) thì sản phẩm chính thu được là gì? Tại sao?

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 26


ĐỀ SỐ 14 Câu 1 : A, B, C là ba kim loại liên tiếp nhau trong một chu kỳ. Tổng số khối của chúng là 74. 1) Xác định A, B, C 2) Cho 11,15g hỗn hợp (X) (gồm A, B, C) hòa tan vào H2O thu được 4,48 lít khí, 6,15g chất rắn không tan và dung dịch Y. Lấy chất rắn không tan cho vào dung dịch HCl dư thu được 0,275 mol H2 . Tính % khối lượng các chất A, B, C trong 11,15 gam hỗn hợp X. Câu 2 : Tính năng lượng liên kết trong bình C – H và C – C từ các kết quả thực hiện nghiệm sau : - Nhiệt đốt cháy CH4 = - 801,7 kJ/mol - Nhiệt đốt cháy C2H6 = - 1412,7 kJ/mol - Nhiệt đốt cháy Hiđrô = - 241,5 kJ/mol - Nhiệt đốt cháy than chì = - 393,4 kJ/mol - Nhiệt hóa hơi than chì = 715 kJ/mol - Năng lượng liên kết H – H = 431,5 kJ/mol Các kết quả đều đo được ở 2980k và 1atm Câu 3 : Người ta dự định làm kết tủa CdS từ một dung dịch có chứa Cd2+ ([Cd2+] = 0,02M), Zn2+ ([Zn2+] = 0,02M) bằng cách làm bão hòa một cách liên tục dung dịch vào H2S. 1/ Người ta phải điều chỉnh pH của dung dịch trong giới hạn nào để có kết quả một số lượng tối đa CdS không làm kết tủa ZnS ? 2/ Tính [Cd2+] còn lại sau khi ZnS bắt đầu kết tủa. Dung dịch bão hòa có [H2S] = 0,1M. H2S có k1 = 1,0 . 10-7 và k2 = 1,3 . 10-13; CdS có ksp = 10-28 và ZnS có ksp = 10-22 Câu 4 : 1/ Định nghĩa phản ứng oxy hóa khử nội phân tử. Cho thí dụ. Định nghĩa phản ứng tự oxy hóa (dị phân). Cho thí dụ. 2/ Hoàn thành phản ứng oxy hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron : a) FexOy + HNO3 → NnOm + ......... b) Cr3+ + ClO3− + OH − → ....... 3/ Cân bằng phản ứng oxy hóa khử sau theo phương pháp ion – electron : a) MnO4− + SO32 − + H 2O → ... b) FexO y + SO42 − + H + → Fe3+ + SO2 + S + H 2O

Câu 5 : Một học sinh cẩn thận làm thí nghiệm như sau Cho một ít Br2 vào bình chứa dung dịch NaOH dư, rồi cho tiếp vào bình 1 mẫu urê. Sau 15 phút cho từ từ dung dịch H2So4 đến pH = 7. Sau đó em học sinh này cho tiếp vào bình dung dịch Na2CO3 đến dư; rồi sau đó lại cho từ từ dung dịch H2SO4 đến pH = 7. Cuối cùng em cho vào bình chứa dung dịch natri arsenit Na3AsO3 0,1M. Mỗi lần như vậy, em học sinh thấy nếu không có khí sủi bọt bay lên thì dung dịch trong bình lại đổi màu. 1/ Hãy viết các phương trình phản ứng đã xảy ra. 2/ Nếu dùng 9,6g Brôm đầu tiên và 0,6g urê thì thể tích dung dịch Na3AsO3 0,1M tối thiểu để phản ứng xảy ra hoàn toàn là bao nhiêu ?

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 27


ĐỀ SỐ 15 Câu 1

1) Hợp chất ion (A) được tạo thành từ 2 nguyên tố, các ion đều có cầu hình electron : 1s2, 2s2, 2p , 3s , 3p6. Trong phân tử (A) cố tổng số hạt (p, n, e) là 164. a) Xác định CTPT có thể có của (A). b) Cho (A) tác dụng vừa đủ với 1 lượng Brôm thu được chất rắn (D) không tan trong nước. (D) tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 13,44l khí (Y) (đktc). Tìm công thức phân tử đúng của (A) và tính nồng độ mol/l của dung dịch H2SO4. 1) X, Y là 2 phi kim. Trong nguyên tử X và Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện lần lượt là 14 và 16. Biết trong hợp chất XYn: X chiếm 15,0486% về khối lượng; Tổng số prôton là 100; Tổng số nơtron là 106. a) Xác định số khối và tên nguyên tố X, Y. b) Xác định công thức cấu tạo của XYnvà cho biết kiểu lai hóa của nguyên tố X. c) Viết phương trình phản ứng giữa XYn với P2O5 và với H2O. Câu 2 : 1) Trộn 100ml dung dịch BaSO4 bão hòa (không chứa chất rắn BaSO4) với 100ml dung dịch CaCl2 0,01M. Hỏi có phản ứng tạo kết tủa CaSO4 không ? Biết TCaSO =6,1.10-5; TBaSO = 1,1.10-10. 6

2

4

4

2+

2) Tính nồng độ Zn và pH của dung dịch tạo thành khi cho 0,1mol ZnS(r) vào dung dịch HCl 0,1M. Biết : TZnS = 1,2 . 10-23 và H2S có Ka = 10-7 ; K a = 10-13. 1

2

3) Cho 2,24l NO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 500ml dung dịch NaOH 0,2001M thu được dung dịch (A). Tính pH của dung dịch A. Câu 3:Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 3 kim loại Zn, Cu, Ag vào 0,5l dung dịch HNO3 aM thu 1,344l khí (A) (đktc), hóa nâu trong không khí và dung dịch (B). 1) Lấy ½ dung dịch (B) cho tác dụng với dung dịch NaCl dư thu được 2,1525g kết tủa và dung dịch (C). Cho dung dịch (C) tác dụng với NaOH dư, thu được kết tủa (D). Nung (D) ở t0C đến khối lượng không đổi thu đựợc 1,8g chất rắn. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. 2) Nếu cho m gam bột Cu vào ½ dung dịch (B) khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thu 0,168l khí A (ở đktc); 1,99g chất rắn không tan và dung dịch E. Tính m, a và nồng độ mol/l các ion trong dung dịch (E). (Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) Câu 4: 1) Hợp chất hữu cơ (A) chứa 2 nguyên tố, có khối lượng mol 150 < MA < 170. Đốt cháy hoàn toàn m gam A thu được m gam H2O. A không làm mất màu Brôm, không phản ứng với Br2 khi cố bột Fe, t0; phản ứng với Br2 khi chiếu sáng. Đun nóng A với dung dịch KMnO4 dư, sau khi axit hóa sản phẩm được chất hữu cơ (X). Đun nóng (X) được chất hữu cơ (Y) chứa 2 nguyên tố. Tìm CTCT của A, X, Y. Viết phương trình phản ứng. 2) Khi cho 1 hidrocacbon (A) tác dụng với Br2 chỉ thu được một dẫn xuất (B) chứa Br2 có tỉ khối hơi đối với không khí là 5,207. a) Tìm CTPT của (A), (B) b) C, D là 2 đồng phân vị trí của B. Đun nóng mỗi chất B, C, D với dung dịch đặc KOH/C2H5OH thì B không thay đổi, trong khi C và D đều cho cùng sản phẩm E có CTPT là C5H10. Oxi hóa E bằng dung dịch KMnO4 trong môi trường axit thi được 1 axit và 1 Xeton. Tìm CTCT của B, C, D, E và viết các phương trình phản ứng. Câu 5: Từ nguyên liệu ban đầu là benzen, metan các chất vô cơ và điều kiện cần thiết. Viết các phương trình phản ứng điều chế : a) Xiclo hexađien – 1,3

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 28


b) axit – m – amino benzoic c) Thuốc diệt cỏ 2,4 – D (axit 2,4 – Điclo phenoxi axetic)

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 29


ĐỀ SỐ 16 Câu I

I.1. So sánh bán kính của các hạt sau: Al, Al3+, Na, Na+, Mg, Mg2+, F-, O2I.2. Trong số các cấu trúc có thể có sau đây: a) Của ICl4(-): Cl

..

Cl

Cl

Cl

..

I Cl

I Cl

..

Cl

..

(a)

Cl

(b)

b) Của TeCl4: Cl

Cl Cl ..

Cl Cl

Te

Te

Cl

Cl

..

Cl (c)

(d)

c) Của ClF3: F

F ..

.. Cl

F

F

..

Cl

.. .. F (ñ)

F F F

Cl ..

(e)

F

(g)

những cấu trúc nào có khả năng tồn tại ưu tiên hơn? Vì sao? I.3. Tại sao nước đá nhẹ hơn nước lỏng? (có vẽ hình minh họa) Câu II: Ở nhiệt độ cao, khí HF bị phân li một phần thành H2 và F2 theo phương trình phản ứng: 2HF (k) H2 (k) + F2 (k)

Ở 10000C hằng số cân bằng KP = 1,00 x 10 – 13. Tính nồng độ các chất khi thực hiện sự phân li 1 mol HF ở 10000C trong bình kín thể tích 2 lit. Câu III III.1. Có một dung dịch axit HA và HX, biết nồng độ của axit HX trong dung dịch là 2 . 10 – 3 M. Tính nồng độ của axit HA ở trong dung dịch sao cho độ điện ly của HX là bằng 0,08. Cho KHA = 1,3 . 10 – 5 và KHX = 1,8 . 10 – 5 III.2. III.2.1. Tính nồng độ ion S2 – và pH của dung dịch H2S2 – 0,010M. III.2.2. Khi thêm 0,001 mol HCl vào 1 lit dung dịch H2S 0,010M thì nồng độ ion S2 – bằng bao nhiêu? Cho hằng số axit của H2S : K A1 = 10 −7 và K A 2 = 10 −12,92 . Câu IV IV.1. Ion MnO4(-) oxi hóa được Cl(-) v Br(-) (trong môi trường axit). Tính hằng số cân bằng của các phản ứng đó. IV.2. Có thể điều chỉnh pH để MnO4(-) chỉ oxi hóa một trong hai ion. Giải thích tại sao? 0 0 Cho: E 0MnO− / Mn2+ = +1,51V; E Cl = +1,36V; E Br = +1, 065V / 2Cl( − ) / 2 Br ( − ) 4

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

2

2

Trang 30


IV.3. Viết đầy đủ phương trình phản ứng sau đây và tiến hành cân bằng bằng phương pháp ion electron: MnO(OH)2 + PbO2 + H(+) + NO3(-) → H(+) + MnO4(-) + Pb2+ + H2O Câu V V.1. Đun nóng m gam bột Fe với bột lưu huỳnh, trong bình kín không có không khí. Sau một thời gian thu được 4 gam rắn A có Fe, S và FeS. Hòa tan hoàn toàn rắn A vào dd H2SO4 đặc nóng thu được 3,36 lit khí SO2 (đktc). V.1.1. Viết các phương trình phản ứng. V.1.2. Tính m gam. V.2. Viết các phương trình phản ứng sau đây: V.2.1. Viết phương trình phản ứng khi cho Cl2 dư tác dụng với dung dịch kali iođua; dung dịch natri thiosunfat. V.2.2. Viết phương trình phản ứng khi cho khí CO2 lội qua các dung dịch nước javel, dung dịch canxi hipoclorit.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 31


ĐỀ SỐ 17 Bài số 1: Bằng phương pháp MO, hãy mô tả sự hình thành liên kết của các phân tử: HF, HCl, HBr, HI. Từ kết quả thu được, hãy giải thích sự thay đổi độ bền của liên kết H-X khi X thay đổi từ F→I. Bài số 2: A được tạo thành từ Cation X+ và Anion Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử gồm 3 nguyên tố phi kim. Tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2 : 3 : 4. tổng số proton trong A là 42 và trong Ychứa 2 nguyên tố cùng chu kì và thuộc 2 phân nhóm chính liên tiếp. a) Viết công thức phân tử, công thức e, công thức cấu tạo và gọi tên A. b) Cho 2,5 g X (A + tạp chất) trộn với (Al, Zn) dư rồi nung nóng với NaOH dư  khí thoát ra cho hoàn toàn vào 100 ml H2SO4 0,15M. Trung hoà H2SO4 dư cần 35 ml NaOH 0,1M. Viết phương trình, tính khối lượng A trong X. Bài số 3: Đánh giá thành phần cân bằng trong dung dịch H3PO4 0,01M. Cho Ka1=10-2,23, Ka2=10-7,21, Ka3=10-12,32, Kw=10-14. Bài số 4: a) Đốt hoàn toàn Hidro cacbon A cho VCO2 : V H 2O = 1,75 khi hoà tan 0,45 g A trong 50 g C6H6 thì nhiệt độ sôi (dd)= 80,355OC (tsôi C6H6 =80,1OC). Xác định CTPT của A biết hằng số nghiệm sôi là 2,61. b) Cho 20,7 g A phản ứng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư được 68,85 g kết tủa. Mặt khác A phản ứng với HCl cho B chứa 59,66 % Clo trong phân tử. Cho B phản ứng với Br2/ás, tO (tỉ lệ mol 1:1) chỉ thu đựơc 2 dẫn xuất Halogen.Viết CT cấu tạo của A, B. Viết các phản ứng. c) Đồng phân D của A không làm nhạt màu Br2/CCl4 nhưng phản ứng được với Br2/ás và Br2/Fe,tO. Xác định CTCT của D và viết phương trình phản ứng. Bài số 5: A là một Hidrocacbon thu được khi chế biến dầu mỏ. Dùng chất xúc tác (AlCl3, … ) có thể alkyl hoá A thành B bằng isobutan. Thành phần % hidro trong B nhiều hơn trong A là 1%. Trong điều kiện của phản ứng Refoming, A được chuyển hoá thành C, sản phẩm C này tác dụng với hỗn hợp HNO3 đđ và H2SO4 đđ sinh ra chỉ một dẫn xuất nitro D. Hợp chất C không tác dụng với nươc Brom, nhưng có thể bị oxi hoá bởi KMnO4 dư trong môi trường axit sinh ra axit E. Nung chảy muối Natri của E với NaOH rắn sinh ra F, sản phẩm F này có thể bị hidro hoàn toàn thành G. Các Hidrocacbon A, G và sản phẩm K, sinh ra khi hdro hoá hoàn toàn thành C, có thành phần % nguyên tố như nhau. Ozon phân A thu được một hỗn hợp sản phẩm trong đó có C3H6O (L) tham gia phản ứng với iot trong dung dịch NaOH đun nóng sinh ra kết tủa màu vàng có mùi hăng hắc khá đặc trưng. a) Xác định công thức phân tử của A và B. b) Xác định công thức cấu tạo của A và tất cả các sản phẩm được kí hiệu bắng chữ từ A đến L nêu ở đầu bài. c) Gọi tên các hợp chất được kí hiệu bằng chữ ở trên (từ A đến L) theo danh pháp IUPAC. d) Cho biết những hợp chất có đồng phân hình học, đồng phân quang học. Giải thích.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 32


ĐỀ SÔ 18 Câu I :

Xét các phân tử BF3, NF3 và IF3. Trả lời các câu hỏi sau : I.1. Viết công thức chấm electron Lewis của các chất trên I.2. Dựa vào thuyết lai hóa obitan nguyên tử hãy cho biết tr ạng th ái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của mỗi phân tử 1.3. Xác định xem phân tử nào là phân cực và không phân cực. Giải thích kết quả đã chọn Câu II: II.1. Cho các phản ứng thuận nghịch sau: Fe3O4 + H 2 3FeO + H2O (a) FeO + H2

Fe + H2O

Fe3O4 + 4H2

3Fe + 4H2O (c) 2Fe + 3H2O (d)

Fe2O3 + 3H2

(b)

Biết rằng nước, H2 ở pha khí, các chất còn lại ở pha rắn. Hãy biểu thị hằng số cân bằng của phản ứng (a) thông qua hằng số cân bằng của các phản ứng còn lại II.2. Quá trình hoà tan tinh thể ion vào nước bao gồm những quá trình nào? Hãy cho biết những quá trình nào là thu nhiệt, quá trình nào là toả nhiệt. Từ đó giải thích hiện tượng khi hoà tan các tinh thể NaOH, MgCl2, NH4NO3 vào từng cốc nước riêng biệt. Câu III : III.1. Tính pH của dung dịch H2C2O4 0,01M. III.2. Cho từ từ dung dịch C2O42- vào dung dịch chứa ion Mg2+ 0,01M và Ca2+ 0,01M. III.2.1. Kết tủa nào xuất hiện trước. III.2.2. Nồng độ ion thứ nhất còn lại bao nhiêu khi ion thứ hai bắt đầu kết tủa. III.3. Tính pH của dung dịch để 0,001moL CaC2O4 tan hết trong 1 Lít dung dịch đó. Biết H2C2O4 có các hằng số axít tương ứng là pK1 = 1,25; pK2 = 4,27 Tích số tan của CaC2O4 là 10 – 8,60; MgC2O4 là 10 - 4,82 Câu IV : Ở 250C, người ta thực hiện một pin gồm hai nửa pin sau : Ag | AgNO3 0,1 M và Zn | Zn(NO3)2 0,1 M. IV.1. Thiết lập sơ đồ pin. IV.2. Viết các phản ứng tại các điện cực và phản ứng xảy ra khi pin làm việc. IV.3. Tính suất điện động của pin. IV.4. Tính nồng độ các ion khi pin không có khả năng phát điện. Cho:

E 0 Ag + / Ag = 0,8V E 0 Zn 2 + / Zn = −0,76V

Câu V: Nung hỗn hợp A gồm sắt và lưu huỳnh sau một thời gian được hỗn hợp rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V1 lít hỗn hợp khí C. Tỷ khối của C so với hidro bằng 10,6. Nếu đốt cháy hoàn toàn B thành Fe2O3 và SO2 cần V2 lít khí oxi. V.1. Tìm tương quan giá trị V1 và V2 (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). V.2. Tính hàm lượng phần trăm các chất trong B theo V1 và V2 . V.3. Hiệu suất thấp nhất của phản ứng nung trên là bao nhiêu phần trăm. V.4. Nếu hiệu suất của phản ứng nung trên là 75%, tính hàm lượng phần trăm các chất trong hỗn hợp B. Cho biết S = 32; Fe = 56; O = 16.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 33


ĐỀ SỐ 19 Câu I

I.1. I.1.1. Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tố X là 5p5. Tỷ số nơtron và điện tích hạt nhân bằng 1,3962. Số nơtron của X bằng 3,7 lần số nơtron của nguyên tử thuộc nguyên tố Y. Khi cho 4,29 gam Y tác dụng với lượng dư X thì thu được 18,26 gam sản phẩm có công thức là XY. Hãy xác định điện tích hạt nhân Z của X và Y và viết cấu hình electron của Y tìm được. I.1.2. Hãy cho biết trạng thái lai hóa và dạng hình học của hợp chất XCl3. I.1.3. Bán kính nguyên tử Cobalt là 1,25Å. Tính thể tích của ô đơn vị của tinh thể Co nếu trong 1 trật tự gần xem Co kết tinh dạng lập phương tâm mặt. I.2. Sản phẩm bền vững của sự phóng xạ 238U là 206Pb. Người ta tìm thấy 1 mẩu quặng uranit có chứa 238U và 206Pb theo tỉ lệ 67,8 nguyên tử 238U : 32,2 nguyên tử 206Pb. Giả sử rằng 238U và 206 Pb không bị mất đi theo thời gian vì điều kiện khí hậu. Hãy tính tuổi của quặng. Biết chu kì bán hủy của 238U là 4,51.109 năm. Câu II II.1. Tính ái lực điện tử của F, biết: K(r) → K(k) ∆H0 = 90 kJ K(k) → K+(k) + e ∆H0 = 419 kJ F2(k) → 2F(k) ∆H0 = 159 kJ K(r) + ½ F2(k) → KF(r) ∆H 0f = - 569 kJ K+(k)

+ F-(k)

→ KF(r)

∆H 0mang = - 821 kJ

II.2. Một phản ứng trong dung dịch nước xảy ra như sau: A → 3B Bảng số liệu sau cho biết nồng độ của A theo thời gian:

II.2.1. Hỏi tốc độ phản ứng trung bình đối với A trong khoảng thời gian từ 6 – 8 giây là bao nhiêu? II.2.2. Hỏi tốc độ phản ứng trung bình đối với B trong khoảng thời gian từ 2 – 3 giây là bao nhiêu? II.3. Xác định nhiệt độ tại đó áp suất phân li của NH4Cl là 1 atm biết ở 250C có các dữ kiện: ∆ H ht0 (kJ/mol) ∆ G ht0 (kJ/mol) NH4Cl(r) -315,4 NH3(k) -92,3 HCl(k) -46,2

-203,9 -95,3 -16,6

Câu III III.1. Một dung dịch A chứa hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 10-3 M và MnCl2 1M. III.1.1. Hãy dự đoán hiện tuợng xảy ra khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch A cho đến dư. III.1.2. Tính khoảng pH cần thiết lập để tách Fe3+ ra khỏi Mn2+ dưới dạng hidroxit. Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh Trang 34


III.1.3. Nếu dung dịch A còn chứa thêm NaF 1M thì có hiện tượng gì xảy ra khi cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào dung dịch A. Cho : η Mn 2 + = 10 −10 ,6 ,η Fe 3+ = 10 −2 ,17 , TFe ( OH )3 = 10 −35,5 , TMn ( OH ) 2 = 10 −12 ,35 , β FeF 3− = 1016,10 6

2+

2+

III.2. Một mẩu nước máy chứa ion Ni và Pb . Khi thực hiện chuẩn độ ta thu được kết quả: ion Pb2+ bắt đầu kết tủa PbS khi nồng độ Na2S trong nước vượt quá 8,41.10-12M. Và ion Ni2+ bắt đầu kết tủa NiS khi nồng độ Na2S vượt quá 4,09.10-8M. V.3.1 Hỏi nồng độ của ion Pb2+ và Ni2+ trong nước máy là bao nhiêu? V.3.2 Có bao nhiêu % Pb2+ và Ni2+ còn lại trong dung dịch khi nồng độ của Na2S cân bằng là 5.10-11 M? Cho biết : Tt(PbS) = 3.10-28 ; Tt(NiS) = 3.10-20 Câu IV IV.1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng ion electron: IV.1.1. P → PH3 + H2PO2− (môi trường kiềm) IV.1.2. FeCl2 + H2O2 + HCl → FeCl3 + H2O IV.2. Một pin được cấu tạo bởi 2 điện cực: điện cực thứ nhất gồm một thanh đồng nhúng trong dung dịch Cu2+ có nồng độ 10-2 M; điện cực thứ 2 gồm một thanh đồng nhúng trong dung dịch phức chất [Cu(NH3)4]2+ có nồng độ 10-2 M. Sức điện động của pin ở 250C là 38 mV. IV.1.1. Tính nồng độ (mol.l-1) của ion Cu2+ trong dung dịch ở điện cực âm. 0 = 0,34 V. IV.1.2. Tính hằng số bền của phức chất. Biết : E Cu 2+ / Cu Câu V V.1. Nguyên nhân gây ngộ độc cơ quan hô hấp của các khí và hơi halogen có giống với nguyên nhân tẩy màu các chất hữu cơ của chúng không? V.2. Tại sao hidrosunfua lại độc đối với người? V.3. Hỗn hợp A gồm Al, Zn, S dưới dạng bột mịn. Sau khi nung 33,02 gam hỗn hợp A (không có không khí) một thời gian, nhận được hỗn hợp B. Nếu thêm 8,296 gam Zn vào B thì hàm lượng đơn chất Zn trong hỗn hợp này bằng ½ hàm lượng Zn trong A. - Lấy ½ hỗn hợp B hòa tan trong H2SO4 loãng dư thì sau phản ứng thu được 0,48 gam chất rắn nguyên chất. - Lấy ½ hỗn hợp B thêm 1 thể tích không khí thích hợp. Sau khi đốt cháy hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí C trong đó N2 chiếm 85,8% về thể tích và chất rắn D. Cho hỗn hợp khí C đi qua dung dịch NaOH dư thì thể tích giảm 5,04 lit (đktc) V.3.3 Viết các phương trình phản ứng. V.3.4 Tính thể tích không khí (đktc) đã dùng. V.3.5 Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong B.(Cho: Al=27, Zn=65, S=32)

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 35


ĐỀ SỐ 20 Câu 1: Hợp chất A có công thức là MXx trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là một kim loại, X là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có N – Z = 4 và của X có N’ = Z’. Tổng số proton trong MXx là 58. Xác định công thức phân tử của A. Câu 2: 1) Cho các chất sau đây: CO2 , SO2 , C2H5OH, CH3COOH, HI. Hãy cho biết chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất? Giải thích? 2) Dùng thuyết nối hóa trị, hãy cho biết cơ cấu lập thể (biểu diễn bằng hình vẽ) và trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm của các phân tử và ion sau: H2SO4 , [Ni(CN)4]2- , ICl3 , XeF4 Câu 3: Nguyên tử của một nguyên tố X trong đó electron cuối cùng có 4 số lượng n = 3, l = 1, m = 0, s=-½ 1) Xác định tên nguyên tố X. 2) Hòa tan 5,91 hỗn hợp NaX và KBr vào 100ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 chưa biết nồng độ, thu được kết tủa A và dung dịch B. Trong dung dịch B, nồng độ % của NaNO3 và KNO3 tương ứng theo tỉ lệ 3,4 : 3,03. Cho miếng kẽm vào dung dịch B, sau khi phản ứng xong lấy miếng kẽm ra khỏi dung dịch, thấy khối lượng tăng 1,1225g. a) Tính lượng kết tủa của A? b) Tính CM của AgNO3 trong dung dịch hỗn hợp. (cho Na = 23, N = 14, K = 39, Ag = 108, Br = 80, Zn = 65, Cu = 64) Câu 4: Để có dung dịch đệm có pH = 8,5, người ta trộn dung dịch HCl 0,2M với 100ml dung dịch KCN 0,01M. Tính thể tích dung dịch HCl 0,2M đã được dùng, biết rằng HCN có KA = 4,1.10-10. Câu 5: Cho axit axetic tác dụng với etanol, khi hỗn hợp đạt tới trạng thái cân bằng thì KC = 4. 1) Khi cho 1 mol axit axetic tác dụng với 1 mol etanol và 1 mol metanol, người ta được một hỗn hợp cân bằng có chức 0,86mol H2O Xác định thành phần của hỗn hợp. 2) Người ta cho 1 mol axit acetic tác dụng với 1 mol metanol. Tính thành phần của hỗn hợp cân bằng có được. Câu 6: Dưới tác dụng của nhiệt, PCl5 bị phân tách thành PCl3 và Cl2 theo phản ứng cân bằng  → PCl3 (K) + Cl2 (K) PCl5 (K) ←  Ở 2730C và dưới áp suất 1atm người ta nhận thấy rằng hỗn hợp cân bằng có khối lượng riêng là 2,48 g/l. Tìm KC và KP của phản ứng trên. Cho R = 0,0,821 lít . atm . mol-1 . độ-1

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 36


ĐỀ SỐ 21 Câu I

Nguyên tử của nguyên tố phi kim A có electron cuối cùng có bộ 4 số lượng tử thỏa mãn m+l=0 và n + ms = 3/2 ( quy ước các giá trị m từ thấp đến cao ) I.1. Xác định số hiệu nguyên tử, gọi tên nguyên tố A. Viết công thức electron, công thức cấu tạo của phân tử A2. Kiểm chứng số liên kết và tính chất thuận từ của A2 bằng cấu hình electron của phân tử. I.2. Ion A3B2- và A3C2- lần lượt có 42 và 32 electron I.2.1. Tìm 2 nguyên tố B và C ( số hiệu nguyên tử, tên, ký hiệu ) I.2.2. Dung dịch muối của A3B2- và A3C2- khi tác dụng với axit clohidric cho khí D và F tương ứng. - Mô tả dạng hình học của phân tử D và E. - Nêu phương pháp hóa học phân biệt D và E. - Khí nào trong 2 khí đó có thể kết hợp với O2 ? Tại sao? Câu II II.1. Phản ứng CO + Cl2 ↔ COCl2 có biểu thức tốc độ là v = k.[CO].[Cl2]m. Tìm m, biết đơn vị của v là mol.l −1.s −1 và của k là mol-3/2.l3/2.s-1. Tốc độ của phản ứng sẽ thay đổi như thế nào nếu thể tích hỗn hợp được nén giảm n lần (n>1) so với ban đầu ( nén đẳng nhiệt ). II.2. Cho 1 mol HI vào 1 bình kín . Đun nóng bình đến nhiệt độ T. Khi phản ứng cân bằng, số mol HI là 0.8 (mol). Nếu cho 0,2mol H2 và 0,4mol I2 vào 1 bình rồi đun nóng đến T. Hỏi khi phản ứng cân bằng, số mol mỗi khí trong bình là bao nhiêu? Tính hiệu suất phản ứng tạo thành HI ? Câu III III.1. Hòa tan hết 1,25 gam axit HA vào nước thành 50ml dung dịch. Để chuẩn độ hết lượng axit này cần dùng 41,20ml dung dịch NaOH 0,09M. Hãy xác định pH của dung dịch thu được tại điểm tương đương của phép chuẩn độ? Biết rằng nếu thêm 8,24ml dung dịch NaOH trên vào lượng axit ban đầu thì pH của dung dịch thu được lúc đó là 4,3 III.2. Cho 2 dung dịch: dung dịch A chứa Al2(SO4)3, dung dịch B chứa NaOH chưa biết nồng độ. Thí nghiệm 1 : Trộn 50ml dung dịch A với 60ml dung dịch B thu được kết tủa. Nhiệt phân hoàn toàn kết tủa này thu được 1,02g chất rắn. Thí nghiệm 2 : Trộn 50ml dung dịch A với 100ml dung dịch B, được kết tủa. Nhiệt phân hoàn toàn kết tủa cũng được 1,02g chất rắn. III.2.1. Xác định nồng độ mol/l của 2 dung dịch A và B III.2.2. Phải thêm vào 100ml dung dịch A bao nhiêu ml dung dịch B để chất rắn thu được sau khi nhiệt phân hoàn toàn kết tủa có khối lượng 1,36g. Câu IV IV.1. So sánh khả năng hòa tan của CuS trong dung dịch HCl và trong dung dịch hỗn hợp HCl, H2O2 Cho TtCuS = 1.10-35, Eo H2O2/H2O = 1,77(v), Eo S/H2S = 0,14(v), H2S có Ka1 =1.10-7 ; Ka2 =1.10-13 IV.2. Ở 820oC, xét 2 cân bằng : CaCO3 CaO + CO2 (1) K1=0,2 MgCO3 MgO + CO2 (2) K2=0,4 Người ta đưa 1mol CaO, 1mol MgO và 3mol CO2 vào 1 xilanh có thể tích rất lớn. Ban đầu là chân không và được giữ ở 820oC. Nhờ 1 pixtông, hỗn hợp được nén chậm. Nghiên cứu và vẽ đường biểu diễn của áp suất p theo v. Câu V. Hòa tan 11,92g hỗn hợp (A) gồm 2 kim loại kiềm X,Y và 1 kim loại M thuộc nhóm IIA vào nước thu được 3,20 lít dung dịch (C) và 0,16 mol khí (B). Dung dịch D loãng chứa HCl và H2SO4 trong đó số mol HCl gấp đôi số mol H2SO4. Cho 1/2 dung dịch (C) vào V(lít) dung dịch D, thu được hỗn hợp sản phẩm E ( gồm cả kết tủa và dung dịch ) . Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 37


V.1. Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn E biết rằng E khi tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư giải phóng 1,12 lít khí (đo ở ĐKC). V.2. Cho ½ dung dịch C còn lại vào dung dịch Al(NO3)3 0,5M, thu được kết tủa F và dung dịch G. Nhiệt phân hoàn toàn F thì được 2,55g chất rắn. Tính thể tích dung dịch Al(NO3)3 đã dùng. V.3. Cho V(lít) dung dịch D vào dung dịch G. So sánh lượng kết tủa thu được lúc này với lượng kết tủa ở câu V.1. Biết M phản ứng được với nước, muối sunfat của M không tan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho Ba: 137 ; S: 32 ; O: 16 ; H: 1 ; Cl: 35,5 ; Al: 27

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 38


ĐỀ SỐ 22 Câu 1: 1. Bộ 4 số lượng tử nào sau đây được chấp nhận cho một electron trong ngtử. n l ml ms a. 3 0 +1 -1/2 b. 2 1 -1 -1/2 c. 2 2 0 +1/2 d. 3 1 +1 -1/2 Trường hợp nào phù hợp hãy cho biết vị trí của ngtố đó trong bảng tuần hoàn,tính chất hoá học đặc trưng.Viết pứ minh hoạ. 2. Xét ngtử của ngtố có electron cuối cùng có bộ 4 số lượng tử: n l ml ms a. 3 2 0 +1/2 b. 3 2 +1 -1/2 Có tồn tại những cấu hình này không?Vì sao? 3. Cho biết trạng thái lai hoá của ngtử trung tâm và dạng hình học của các phân tử sau : H2O , H2S , H2Se , H2Te . - Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần độ lớn góc liên kết và giải thích sự sắp xếp đó. - Tại sao ở điều kiện thường H2O ở thể lỏng,còn H2S , H2Se , H2Te ở thể khí? - Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử của các chất trên.Giải thích. 4. Sự phân rã phóng xạ của hạt nhân 92U238 xảy ra qua 86Rn222 đến 82Pb207.Khi đó hạt nhân Uran,sau đó hạt nhân Radon cho thoát ra và hấp thụ những hạt nào , với số lượng bao nhiêu? Câu 2 : 1. Viết các ptpứ biểu diễn các thí nghiệm sau : - Cho khí H2S đi qua dd FeCl3 thu được kết tủa vàng. - Cho khí Clo đi chậm qua dd nước Brom làm mất màu dd đó. - Cho một luồng khí Flo đi qua dd NaOH 2% lạnh,pứ làm giải phóng khí oxiđiflorua. - Cho bột Al2O3 hoà tan hết trong lượng dư dd NaOH,sau đó thêm dd NH4Cl dư , đun nóng nhẹ. - Nhỏ từ từ dd nước amoniac,cho đến dư,vào dd CuSO4. 2. Tiến hành diện phân ( với điện cực trơ,màng ngăn xốp ) dd chứa a mol Cu(NO3)2 và b mol NaCl đối với 3 trường hợp : 2a = b , b < 2a , b > 2a . Viết các ptpứ điện phân xảy ra cho tới khi H2O bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực. Câu 3: 1. Trộn 100 ml dd HCOOH 0,1M vơi100 ml dd NaOH 0,05M được 200 ml dd A. Tìm pH của dd A. - pH của dd A sẽ thay đổi như thế nào khi thêm vào dd 0,001 mol HCl hoặc 0,001 mol NaOH. - Từ các kết quả trên hãy cho nhận xét. 2. Xác định nhiệt độ tại đó áp suất phân li của NH4Cl là 1 atm,biết ở 25oC có các dữ kiện : ∆ Hott ( kJ/mol ) ∆ Go ( kJ/mol ) NH4Cl(r) -315,4 -203,9 HCl(k) -92,3 -95,3 NH3(k) -46,2 -16,6 2+ 3. Cho H2S lội qua dd chứa Cd 0,01M và Zn2+ 0,01M đến bão hoà. a. Hãy xác định giới hạn pH phải thiết lập trong dd sao cho xuất hiện kết tủa CdS mà không có kết tủa ZnS. Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 39


b. Hãy thiết lập khu vực pH tại đó chỉ còn 0,1% Cd2+ trong dd mà Zn2+ vẫn không kết tủa.Biết dd bão hoà H2S có [H2S} = 0,1M và H2S có Ka1 = 10-7 , Ka2 = 1,3.10-13,TCdS = 10-28 , TZnS = 10-22 .Bỏ qua quá trình tạo phức hidroxo của Cd2+ và Zn2+. Câu 4: 1. Cân bằng các pứ oxi hoá khử sau : a. Theo phương pháp cân bằng electron : Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + CuSO4 + NO2 + H2O. CH3−CH=CH2 + KMnO4 + H2O → CH3−CHOH−CH2OH + MnO2 + KOH b. Theo phương pháp cân bằng ion - electron : K2Cr2O7 + H2SO4 + NO → Cr2(SO4)3 + HNO2 + K2SO4 + H2O. NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O. 2. Hãy cho biết pứ nào xảy ra trong các trường hợp sau: FeCl3 + NaCl FeCl3 + NaBr FeCl3 + NaI Biết

EoCl E

2 / 2Cl

o Fe3+ / Fe2+

= 1,359V

EoBr / 2Br− = 1,065V 2

EoI / 2I− = 0,536V 2

= 0, 77V

3. Tính E oAgCl / Ag và hằng số cân bằng của pứ sau: 2AgCl↓ + Cu ⇌ 2Ag↓ + Cu2+ + 2 Cl− Biết EoAg+ / Ag = 0,799V E oCu2+ / Cu = 0,337V 4. Cho E oCu2+ / Cu = 0,345V

TAgCl = 10 −10

; E oZn2+ / Zn = −0, 76V.

a. Hãy viết sơ đồ pin được dùng để xác định thế điện cực tiêu chuẩn của các cặp trên . Chỉ rõ cực dương,cực âm.Cho biết pứ thực tế xảy ra trong pin khi pin hoạt động . b. Ở 25oC,tiến hành thiết lập 1 hệ ghép nối giữa thanh Zn nhúng vào dd ZnCl2 0,01M với thanh Cu nhúng vào dd CuCl2 0,001M thu được một pin điện hoá. -Viết kí hiệu của pin và pứ xảy ra khi pin làm việc. -Tính Epin. Câu 5: Hoà tan 9,24g hỗn hợp Al,Cu trong dd HCl dư 5% ( so với lý thuyết ) thu được 6,72 lít khí A ( đktc) , ddB và rắn C. a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b. Cho tất cả dd B tác dụng với dd NaOH 0,5M . Tính thể tích dd NaOH cần dùng để sau pứ thu được 9,36g kết tủa. c. Hoà tan toàn bộ chất rắn C trong 60 ml dd HNO3 2,0M , chỉ thu được khí NO . Sau khi pứ kết thúc cho thêm lượng dư H2SO4 vào dd thu được lại thấy có khí NO bay ra . Giải thích và tính thể tích khí NO (đktc) bay ra sau khi thêm H2SO4.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 40


ĐỀ SỐ 23 Câu I: 1. So sánh, có giải thích. a. Độ lớn góc liên kết của các phân tử: • CH4; NH3; H2O. • H2O; H2S. b. Nhiệt độ nóng chảy của các chất : NaCl; KCl; MgO c. Nhiệt độ sôi của các chất : C2H5Cl; C2H5OH; CH3COOH 137 2. Ce tham gia phản ứng trong lò phản ứng hạt nhân, có chu kì bán hủy 30,2 năm. 137Ce là một trong những đồng vị bị phát tán mạnh ở nhiều vùng của châu Âu sau tai nạn hạt nhân Trecnibun. Sau bao lâu lượng chất độc này còn 1% kể từ lúc tai nạn xảy ra. Câu II: 1. Đối với các phân tử có công thức tổng quát AXn (n ≥ 2 ), làm thế nào để xác định phân tử đó phân cực hay không phân cực ? 2.Cho phản ứng : CaCO3(r)  CaO(r) + CO2(k) Cho biết : ở 298oK, ∆ Hopư = +178,32 kJ ; ∆ So = +160,59 J/K a. Phản ứng có tự diễn biến ở 25oC không ? Khi tăng nhiệt độ, ∆ G của phản ứng sẽ thay đổi như thế nào? b. Phản ứng có tự diễn biến ở 850oC không ? Câu III: 1.Hãy giải thích tại sao PbI2 ( chất rắn màu vàng) tan dễ dàng trong nước nóng, và khi để nguội lại kết tủa dưới dạng kim tuyến óng ánh ? 2.Tính thể tích dung dịch NaOH 0,01 M cần dùng để trung hòa hoàn toàn 10ml dung dịch H2SO4 có pH = 2. Biết HSO4- có pKa = 2. Câu IV: 1.Hãy tìm các chất thích hợp trong các sơ đồ sau và viết các phương trình phản ứng. Cho biết S là lưu huỳnh, mỗi chữ cái còn lại là một chất. S + A  X S + B Y Y + A  X + E X + D  Z X + D + E  U + V Y + D + E  U + V Z + E  U + V 2.Tính độ phân li của N2O4 ở 25oC, 1atm. Biết sự phân li xảy ra theo phản ứng: N2O4 2NO2 Khi cho 1,6 gam N2O4 phân li trong 1 bình kín thu 500ml ở 760 mmHg. Câu V Khối l ượng riêng nhôm clorua khan được đo ở 200oC, 600oC, 800oC dưới áp suất khí quyển lần lượt là : 6,9 ; 2,7 ; 1,5 g/dm3. a. Tính khối lượng phân tử của nhôm clorua khan ở mỗi nhiệt độ nêu trên ( hằng số khí R= 0,082) b. Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của hơi nhôm clorua ở 200oC, 800oC. c. Nêu phương pháp điều chế nhôm clorua khan rắn trong phòng thí nghiệm. Cần chú ý tính chất nào của AlCl3 khi thực hiện phản ứng điều chế ?

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 41


ĐỀ SỐ 24 Câu I : 1/ Hai nguyên tố A, B tạo thành hợp chất X. Khi đốt nóng đến 8000C tạo ra đơn chất A. Số electron hóa trị trong nguyên tử nguyên tố A bằng số lớp electron nguyên tử nguyên tố B. Số electron hóa trị trong nguyên tử nguyên tố B bằng số lớp electron nguyên tử nguyên tố A. Diện tích hạt nhân của nguyên tử B gấp 7 lần của nguyên tử A. Xác định nguyên tố A, B và công thức phân tử của hợp chất X. 2/ Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt bằng 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa, trong phân tử của hợp chất đó có tổng số proton của các nguyên tử bằng 77. a/ Hãy cho biết 4 số lượng tử ứng với electron chót của M và X. b/ Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. c/ Xác định công thức phân tử của MXa. Câu II : 1/ Hãy xác định đơn vị của hằng số tốc độ phản ứng có bậc 0, 1, 2, 3 (đơn vị nồng độ mol/l ; đơn vị thời gian là s) Ap dụng : phản ứng : 2N2O5 = 4NO2 + O2 Trong pha khí ở 250C có hằng số tốc độ phản ứng bằng 1, 73.10−5 s-1 . Tính tốc độ đầu của phản ứng xảy ra trong bình phản ứng dung tích 12 lít và và áp suất 0,1 atm. 2/ Cho phản ứng : CO(k) + Cl2(k) = COCl2(k) a) Thực nghiệm cho biết biểu thức tốc độ phản ứng thuận là : V1 = K1. CCO .C3Cl2 . Hãy viết biểu thức tốc độ phản ứng nghịch. 2

b) Ở 1000C phản ứng có hằng số cân bằng KP = 1, 25.108 atm -1 - Tính hằng số cân bằng K'C , K'X (X là phần mol của khí Xi =

ni ) của phản ứng phân hủy n hh

ở 1000C (ghi rõ đơn vị các hằng số cân bằng, nếu có) Tính độ phân li  của COCl2 ở 1000C dưới áp suất tổng quát 2atm. Câu III : 1/ Một axit yếu đơn chức hoà tan vào nước, nồng độ C (mol/l), hằng số axit K, nồng độ [H+] lúc cân bằng a(mol/l) a2 +a K b) Từ đó giải thích tại sao dung dịch của một đơn axit yếu càng loãng thì pH của dung dịch càng tăng. 2/ Trong một dung dịch 2 axit yếu HA1 và HA2 có hằng số cân bằng khác nhau. a) Tính nồng độ [H+] trong dung dịch 2 axit đó theo hằng số cân bằng và nồng độ của 2 axit.

a) Chứng minh : C =

b) Ap dụng : Trong 1 dung dịch 2 axit CH3COOH 2.10 −3 (mol/l) và C2H5COOH

1,9.10−2 (mol/l) . Tính pH của dung dịch 2 axit đó. Câu IV : 1/ Cho biết các giá trị thế điện cực :

Fe2 + + 2e = Fe Fe3+ + 1e = Fe2 + a) Xác định E0 của cặp Fe3+/ Fe Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

E 0 = - 0,44 V E 0 = - 0,77 V Trang 42


b) Từ kết qủa thu đượcv hãy chứng minh rằng khi cho sắt kim loại tácdụng với dung dịch HCl 0,1M chỉ có thể tạo thành Fe2+ chú không thể tạo thành Fe3+. 2/ Từ các dư kiện của bảng thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hóa – khử, chứng minh rằng các kim loại có thế điện cực âm ở điều kiện chuẩn đẩy được hidro ra khỏi dung dịch axit. Câu V : Cho 50 gam dung dịch MX (M là kim loại kiềm, X là halogen) 35,6% tác dụng với 10 gam dung dịch AgNO3 thu được kết tủa. Lọc kết tủa, được dung dịch nước lọc. Biết nồng độ MX trong dung dịch sau thí nghiệm giảm 1,2 lần so với nồng độ ban đầu. a) xác định công thức muối MX. b) trong phòng thí nghiệm, không khí bị ô nhiễm một lượng khí X2 rất độc, hãy tìm cách loại nó ( viết phương trình phản ứng ).

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 43


ĐỀ SỐ 25 Câu I:

1) Từ muối ăn, bằng phương pháp điện phân dung dịch thì được khí Cl2 đồng thời thu được H2 và NaOH. Để thu được dung dịch NaOH có nồng độ cao và tinh khiết người ta làm như thế nào? - Nói rõ các quá trình diễn ra trong cách làm đó. - Biện pháp gì cần chú ý khi tiến hành điều chế. 2) Chất C.F.C là chất được sử dụng trong thiết bị lạnh thường gây ô nhiễm môi trường. Hãy cho biết: - Chất C.F.C là những chất nào? - Tác hại gây ô nhiễm môi trường như thế nào? Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) Câu II: 1) Một mẫu vật có số nguyên tử 11C (T1/2 = 20 phút) và 14C (T1/2 = 5568 năm) như nhau ở một thời điểm nào đó. a) Ở thời điểm đó tỉ lệ cường độ phóng xạ của 11C và 14C là bao nhiêu? b) Tỉ lệ đó sẽ bằng bao nhiêu sau 6 giờ? 2) Nghiên cứu động học của phản ứng: NO2 +CO  CO2 +NO Người ta thấy ở nhiệt độ trên 500oC phương trình tốc độ phản ứng có dạng: v = k[NO2][CO] còn dưới 500oC phương trình tốc độ phản ứng có dạng: v = k[NO2]2 a) Hãy giả thiết cơ chế thích hợp cho mỗi trường hợp. b) Hãy cho biết lí thuyết về: hằng số k, bậc phản ứng CÂU III Phát hiện và sửa lỗi trong các phương trình sau (nếu có): 1) CaI2 + H2SO4 đặc  CaSO4 +2HI 2) 3FeCl2 + 2H2SO4 đặc  FeSO4 + 2FeCl3 + SO2 +2H2O 3) 2CrCl3 +3Cl2 +14KOH  K2Cr2O7 + 12KCl + 7H2O 4) HF + NaOH  NaF +H2O 5) Cl2 +2KI dư  2KCl + I2 CÂU IV Phản ứng nhiệt phân CaCO3 được tiến hành trong 1 bình kín. Khi áp suất của CO2 trong bình lên đến 0,236 atm thì không thay đổi nữa mặc dù trong bình vẫn còn CaCO3 và có CaO. 1) Tính Kp, Kc của phản ứng ở 800oC 2) Trong bình dung tích 10 lít, nếu ta bỏ vào đó 5 gam CaCO3 và 2 gam CaO, nung nóng bình đến 800oC để đạt cân bằng thì sau khi cân bằng, khối lượng mỗi chất rắn trong bình là bao nhiêu gam? CÂU V 1) Nêu khái niệm dung dịch đệm? Cho 2 ví dụ 2) Dung dịch X là dung dịch hỗn hợp gồm axit yếu HA 0,1M và NaA 0,1M. a) tính pH của dung dịch X b) thêm vào 1 lít dung dịch X trên b-1: 0,01 mol HCl b-2: 0,01 mol NaOH Hãy tính pH của dung dịch thu được trong mỗi trường hợp biết Ka HA = 6,8 × 10-4 CÂU VI Tổng các hạt (p, n, e) trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. 1) Xác định 2 kim loại A, B 2) Cho 18,6 gam hỗn hợp R gồm A và B vào 500ml dung dịch HCl xM. Khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 34,575 gam chất rắn. Nếu cũng cho 18,6 gam hỗn hợp R vào Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 44


800ml dung dịch HCl trên, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì được 39,9 gam chất rắn. Hãy: a) Tính khối lượng của A, B trong R b) Tính x

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 45


ĐỀ SỐ 26 Câu 1. Nguyên tử C có electron cuối cùng ứng với 4 số lượng tử: n = 3, l = 1, m = 0, ms = -1/2 Hai nguyên tố A, B với ZA < ZB < ZC ( Z là điện tích hạt nhân ). Biết rằng: - tích số ZA. ZB. ZC = 952 -tỉ số ( ZA + ZC ) / ZB = 3. 1. Viết cấu hình electron của C, xác định vị trí của C trong bảng Hệ thống tuần hoàn, từ đó suy ra nguyên tố C? 2. Tính ZA, ZB. Suy ra nguyên tố A, B? 3. Hợp chất X tạo bởi 3 nguyên tố A, B, C có công thức ABC. Viết công thức cấu tạo của X. Ở trạng thái lỏng, X có tính dẫn điện.Vậy X được hình thành bằng các liên kết hóa học gì?  → 2NO2 (k) ( 1 ) Câu 2. Cho hỗn hợp cân bằng trong bình kín: N2O4 (k) ←  Thực nghiệm cho biết: Khi đạt tới trạng thái cân bằng ở áp suất chung 1 atm - ở 350C hỗn hợp có khối lượng mol trung bình Mhh = 72,45 g/mol - ở 450C hỗn hợp có khối lượng mol trung bình Mhh = 66,8 g/mol 1. Hãy xác định độ phân li α của N2O4 ở mỗi nhiệt độ trên. 2. Tính hằng số cân bằng KP của ( 1 ) ở mỗi nhiệt độ (lấy tới chữ số thứ ba sau dấu phẩy).Trị số này có đơn vị không ? Giải thích? 3.Hãy cho biết phản ứng theo chiều nghịch của phản ứng (1) là thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Giải thích?. Câu 3: Độ tan của AgCl trong nước cất ở một nhiệt độ nhất định là 1,81 mg/dm3.Sau khi thêm HCl để chuyển pH về 2,35, giả thiết thể tích dung dịch sau khi thêm axit vẫn giữ nguyên và bằng 1dm3. Hãy : 1.Tính nồng độ ion Cl- trong dung dịch trước và sau khi thêm HCl. 2.Tính tích số tan T trong nước của AgCl ( dùng đơn vị thứ nguyên ). 3.Tính xem độ tan của AgCl đã giảm đi mấy lần sau khi axit hóa dung dịch ban đầu đến khi có pH=2,35. 4.Tính khối lượng của NaCl và của Ag tan được trong 10 m3 dung dịch NaCl 10-3 M Câu 4: Đốt cháy hòan tòan 12g một muối sunfua kim loại M (hóa trị II), thu được chất rắn A và khí B.Hoà tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 33,33%. Làm lạnh dung dịch muối này thấy tách ra 15,625g tinh thể muối ngậm nước X, phần dung dịch bão hòa lúc này có nồng độ 22,54%. 1.Xác định kim loại M và công thức hoá học muối tinh thể ngậm nước X. 2.Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi: a. Đun nóng khí B với nước trong ống kín ở 1500C thấy thóat ra chất rắn màu vàng. b. Cho khí B đi qua nước Brom cho đến khi vừa mất màu đỏ nâu của dung dịch . Sau đó thêm dung dịch BaCl2 vào thấy kết tủa trắng. Câu 5: Dung dịch bão hoà canxi cacbonat trong nước có độ pH = 9,95. Axit cacbonnic có Ka 1= 4,5.10-7mol/l và Ka 2= 4,7.10-11mol/l. 1. Hãy tính độ tan của CaCO3 trong nước và tích số tan của CaCO3. 2. Hãy tính nồng độ tối đa cuả ion Ca2+ trong dung dịch CaCO3 với pH=7,40 và nồng độ cân bằng cuả HCO3-= 0,022 M. Cho tích số tan KL(CaCO3)= 5,2.10-9(mol/l)2 (giá trị này không trùng với phần tính của baì 1.).

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 46


ĐỀ SỐ 27 Câu I: I.1 Cho X, Y, Z là 3 nguyên tố có 4 số lượng tử của electron cuối cùng lần lượt là: 1 X: n = 2, l = 1, ml = + 1, ms = 2 1 Y: n= 3, l = 1, ml = + 1, ms = 2 1 Z: n= 3, l = 1, ml = 0, ms = 2 X ác định X, Y, Z. I.2> A là hợp chất của X, Y, Z có dạng dA/H2 = 67,5 là hợp chất phổ biến được dùng trong tổng hợp hữu cơ. ở 3500C, 2 atm có phản ứng.  → A (k) ← YX2 + Z2(k) (1) Kp = 50  I.2.1. Hãy cho biết đơn vị của trị số đó và giải thích hằng số cân bằng có đơn vị như vậy. I.2.2 Tính tỷ khối của hỗn hợp so với H2 khi đạt đến trạng thái cân bằng. I.2.3 Tính số mol A cần cho vào để lúc cân bằng có 147,09 mol Cl2 I.3 I.3.1 Cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tố trung tâm trong A, B. Dự đoán dạng hình học của mỗi phân tử. I.3.2 Viết phương trình phản ứng chi cho A, B vào dung dịch NaOH dư. Câu II: Khi cho Co3+, Co2+ v ào nước amoniăc có xảy ra hai phản ứng  → [Co(NH3)6]3+ K1 = 4,5 . 1033(mol/l)-6 Co3+ (aq) + 6 NH3aq ←   → [Co(NH3)6]2+ K2 = 2,5 . 104 (mol/l)-6 Co2+ (aq) + 6 NH3aq ←  II.1. Cho biết tên gọi, trạng thái lai hoá, dạng hình học của 2 phân tử trên II.2. Nếu thay NH3 trong [ Co(NH3)6 ]3+ bằng i nguyên tử Cl (i = 1,2) thì có thể tồn tại bao nhiêu đồng phân. Cho các đồng phân này tác dụng với Fe2+ trong môi trường axit. Viết phương trình phản ứng. II. 3. Trong một dung dịch, nồng độ cân bằng của amoniac là C(NH3(aq)) = 0,1 mol/l và tổng nồng độ của Co3+ (aq) và [Co(NH3)6 ]3+aqbằng 1 mol/l. II 3.1 Tính nồng độ của Co3+(aq) trong dung dịch này. II.3.2 Trong một dung dịch khác mà nồng độ cân bằng của amoniăc là 0,1 mol/l. Tính tỷ lệ 2+ C(Co aq)/C([Co(NH3)6 ]2+aq) II.3.3 Co3+(aq) phản ứng với nước giải phóng khí nào? giải thích? II.3.4 Vì sao không giải phòng khí trong dung dịch Co3+aq có NH3 Biết:  → Co2+ aq Co3+(aq) + e ← E0 = + 1,82V   → H2(k) + 2OH- aq 2H2O + 2e ←   → 2H2O O2(k) + 4 H+aq + 4e ← 

E0 = - 0,42 V tại PH = 7 E0 = + 0,82 (V) tại PH = 7

Câu III III 1. Đixian là hợp chất có công thức: C2N2 III 1.1 Viết công thức cấu tạo của đixian. Khi đun nóng đixian đến 5000C được chất rắn A có màu đen, có công thức (CN)n. Viết công thức cấu tạo A. III.1.2 Đixian có tính chất hoá học tương tự với halôzen. Hãy viết phương trình của đixian với H2, H2O, NaOH. Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 47


III 1.3 Biết rằng có xảy ra phản ứng. 2 NaI + (CN)2 -> 2NaCN + I2 NaBr + (CN)2 không xảy ra Hãy sắp xếp E0Br2/2Br- , E0I2/2I- , E0(CN)2/2CNIII 1.4 Khi CN)2 phản ứng với H20 ngoài sản phẩm là 2 axít còn có sản phẩm A’ có công thức phân tử là C2H402N2. Biết A’ + H20 -> Điamoni oxalat - Viết phương trình phản ứng - Trong quá trình tạo ra A’ có nghĩa gì về mặt hoá học. III 1.5 Để điều chế xian có thể cho dung dịch CuS04 tác dụng với dung dịch NaCN viết phương trình phản ứng. III.2 Hỗn hợp rắn A gồm kim loại M và một oxit của nó có khối lượng là 177,24 (g). Chia A thành 3 phần bằng nhau: P1: Hoà tan trong dung dịch gồm HCl và H2SO4 dư được 4,48(l) H2 P2: hoà tan dung dịch HNO3 dư được 4,48 (l) khí không màu hoá nâu trong không khí. Và dung dịch B P3: Đem đun nóng với chất khí CO dư đến khi phản ứng hoàn toàn thì cho toàn bộ chất rắn hoà tan hết trong nước cường toan dư thì chỉ có 17,92 (l) NO thoát ra . Các khí thoát ra ở (đktc) III. 2.1 Xác định công thức của kim loại và oxit III 2.2 Nếu ở phần 2 cho thể tích của dung dịch HNO3 là 1 lít và lượng HNO3 dư 10% so với lượng phản ứng vừa đủ với hỗn hợp kim loại và oxit - Xác định CM(HNO3) - Dung dịch B có khả năng hoà tan tối đa bao nhiêu gam Fe. Câu IV: IV 1 Những chất nào dưới đây có thể tồn tại đồng phân hình học. Nếu có hãy xác định danh pháp (Z, E) CH3 - (CH2)7CH = CH(CH2)7COOH, C6H5N = NC6H5 OH

OH

IV .2. Cho hỗn hợp chất lỏng gồm:

Cl

Hỏi có thể tồn tại những loại liên kết hiđrô nào ? Dạng nào bền nhất, dạng nào kém bền nhất. IV.3 So sánh tính bazơ của các chất sau.

NH (C2H5)2NH,

, CH3 - C - NH2, O

,

NH2 ,

NH2

CH3

NH2

CH3

Câu V V.1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng để tổng hợp thuốc đau mắt opthain là dung dịch nước của hợp chất F (C16H27ClN2O3). Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 48


OH

H+

KMnO4 t0

X

CH3 H2/Pd

HNO3 Y

nC3H7Cl A

OH-

SOCl2 B

C

HO(CH2-CH2)-N(Et)2 D

HCl E

F

V.2 Đốt cháy hoàn toàn 10,4(g) HĐCB được CO2 và H2O. Toàn bộ sản phẩm cho qua bình dung dịch Ca(OH)2 thấy có 40 (g) kết và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên 2,4 (g). Nếu cho tiếp KOH vào dung dịch sau phản ứng có thêm 40 (g) kết tủa nữa. Biết dA/H2 = 52 V 2.1. Xác định CTPT, CTCT A biết 3,12 (g) A phản ứng hết 4,8 (g) Br2 hoặc tối đa 2,688(l) H2 (đktc). V 2.2. Khi trùng hợp A (xúc tác H+) ngoài Polime còn có B là sản phẩm nhị hợp của A. Xác định CTCTB.và trình cơ chế tạo thành B.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 49


ĐỀ SỐ 28 Câu 1: Cho hai nguyên tử A và B có tổng số hạt là 65 trong đó hiệu số hạt mang điện và không mang điện là 19. Tổng số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 26. a) Xác định A, B; viết cấu hình electron của A, B và cho biết bộ 4 số lượng tử ứng với electron sau cùng trong nguyên tử A, B. b) Xác định vị trí của A, B trong HTTH. c) Viết công thức Lewis của phân tử AB2, cho biết dạng hình học của phân tử, trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm? d) Hãy giải thích tại sao phân tử AB2 có khuynh hướng polime hoá? Câu 2: 1) Mg(OH)2 có kết tủa được không khi thêm 1ml dung dịch MgCl2 1M vào 100ml dung dịch NH3 1M và NH4Cl 1M. Biết: TMg(OH) 2 = 1,5.10-10,95 và pKb = 4,75. 2) Tính pH và nồng độ mol của Cr O 24− , Cr2 O 27− trong dung dịch K2Cr2O7 0,01M và CH3COOH 0,1M. Cho:

K CH3COOH = 1,8.10-5  → Cr O 24− + H3O+ HCr O −4 + H2O ← 

pK2 = 6,5

 → Cr2 O 27− + H2O 2HCr O −4 ← 

pK1 = -1,36

Câu 3: 1) Cân bằng các phản ứng oxi hoá - khử sau theo phương pháp cân bằng ion-electron: a) KMnO4 + FeS2 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. b) M + HNO3 → M(NO3)n + NxOy + H2O. 2) Tính thế tiêu chuẩn E1 của bán phản ứng: H2SO3 + 6H+ + 6e → H2S + 3H2O Cho biết thế tiêu chuẩn của các bán phản ứng sau: H2SO3 + 4H+ + 4e → S + 3H2O E 20 = +0,45V S + 2H+ + 2e → H2S E 30 = +0,141V 3) Giải thích tại sao Ag kim loại không tác dụng với dung dịch HCl mà tác dụng với dung dịch HI để giải phóng ra hiđrô. Biết: E 0

Ag+ /Ag

Câu 4: Cho cân bằng:

= +0,8V; TAgCl = 10-9,75 ; TAgI = 10-16

 → PCl5 (K) ← 

PCl3(K) + Cl2(K)

1) Trong một bình kín dung tích Vl chứa m(g) PCl5, đun nóng bình đến nhiệt độ T(0K) để xảy ra phản ứng phân li PCl5. Sau khi đạt tới cân bằng áp suất khí trong bình là P. Hãy thiết lập biểu thức của Kp theo độ phân li α và áp suất P. 2) Người ta cho vào bình dung tích Vl 83,4g PCl5 và thực hiện phản ứng ở nhiệt độ T1 (0K). Sau khi đạt tới cân bằng đo được áp suất 2,7 atm. Hỗn hợp khí trong bình có tỉ khối so với hiđrô bằng 69,5. Tính α và Kp. 3) Trong một thí nghiệm khác giữ nguyên lượng PCl5 như trên, dung tích bình vẫn là V (l) nhưng hạ nhiệt độ của bình đến T2 = 0,9T1 thì áp suất cân bằng đo được là 1,944 atm. Tính Kp và α. Từ đó cho biết phản ứng phân li PCl5 thu nhiệt hay phát nhiệt. Cho Cl = 35,5; P = 31; H = 1. Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm bột Fe và S đun nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp A. Cho A tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thu được sản phẩm khí Y có d Y/H 2 =13. Lấy 2,24l (đktc) khí Y đem đốt cháy rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy đó đi qua 100ml dung dịch H2O2 Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 50


5,1% (có khối lượng riêng bằng 1g/ml), sau phản ứng thu được dung dịch B. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính % khối lượng các chất trong X? c) Xác định nồng độ % của các chất trong dung dịch B? Cho Fe = 56; S = 32; H = 1; O = 16

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 51


ĐỀ SỐ 29 Câu 1. 1. Hãy cho biết dạng hình học và trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm đối với phân tử H2O và H2S. So sánh góc liên kết trong 2 phân tử đó và giải thích. 2. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố chu kì 3 như sau, hãy nhận xét và giải thích: Nguyên tử Na Mg Al Si P S Cl o

1,86 1,60 1,43 1,17 1,10 1,04 0,99 Bán kính ( A ) 3. Khí N2 và khí CO có một số tính chất vật lý giống nhau như sau: Năng lượng phân ly Khoảng cách giữa các Nhiệt độ nóng chảy o

(oC) hạt nhân ( A ) N2 945 1,10 – 210 CO 1076 1,13 – 205 Dựa vào cấu hình MO của phân tử N2 và phân tử CO để giải thích sự giống nhau đó. 4. Giải thích độ bền phân tử và tính khử của các hợp chất hydrohalogenua. Câu 2. a). Chứng minh hệ quả của định luật Hess: “Hiệu ứng nhiệt của phản ứng bằng tổng năng lượng liên kết của các chất tham gia trừ tổng năng lượng liên kết của các chất tạo thành”. b). Áp dụng: Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng sau (các chất đều ở pha khí) và nêu ý nghĩa hóa học của kết quả tính được: CH HC CH to, xúc tác CH3–CH2–CH2–CH2–CH2–CH3 + 3H2 CH HC (n-hecxan) CH phân tử (kJ/mol)

(benzen) Cho năng lượng liên kết:: Trong n -hecxan: Trong benzen: Trong H2:

C – H: C – H: H – H:

412,6kJ/mol 420,9kJ/mol 430,5kJ/mol

C – C : 331,5kJ/mol C – C (trung bình): 486,6kJ/mol

Câu 3. Ở nhiệt độ T, phản ứng giữa CO2 và C (rắn) nóng đỏ, dư tạo thành CO có hằng số cân bằng KP bằng 10. a). Xác định nồng độ phần mol của các khí trong hỗn hợp tại trạng thái cân bằng, biết áp suất chung của hỗn hợp tại trạng thái cân bằng là 4atm. b). Xác định áp suất riêng của CO2 lúc cân bằng. c). Xác định áp suất chung của hỗn hợp sao cho lúc cân bằng CO2 chiếm 6% về thể tích. Câu 4. 1. Trộn dung dịch X chứa BaCl2 0,01M và SrCl2 0,1M với dung dịch K2Cr2O7 1M, có các quá  → trình sau đây xảy ra: Cr2O72– + H2O ← 2CrO42– + 2H+ K a = 2,3.10-15   → BaCrO4↓ T1−1 = 10 9,93 , Ba2+ + CrO42– ← 

 → SrCrO4↓ Sr2+ + CrO42– ← 

T2 −1 = 10 4,65

Tính pH để có thể kết tủa hoàn toàn Ba2+ dưới dạng BaCrO4 mà không kết tủa SrCrO4. 2. Tính pH của dung dịch NH4HCO3 0,1M. Biết: NH3 có K b = 10 −4,76 ; Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

H2CO3 có K a1 = 10 −6,35 và K a 2 = 10 −10,33 Trang 52


Câu 5. 1. Cho các sơ đồ phản ứng sau: KMnO4 + HCl khí A FeS + HCl khí B Na2SO3 + H2SO4 khí C NH4HCO3 + NaOH khí D ? A+D ? A + B + H2 O B+C ? C + D + H2 O ? Viết phương trình phản ứng xảy ra theo sơ đồ đã cho. 2. Hòa tan 2,14g một muối clorua vào nước thu được 200ml dung dịch X. Cho ½ dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 2,87g kết tủa. a). Xác định muối clorua đã dùng. b). Viết các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện, nếu có): + đơn chất A

X

+ NaOH

Y

Cl2

+ KOH, đun sôi

khí R

Z + đơn chất B

khí Q Câu 6. Nung a gam hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Z có d Z / H 2 = 13. a). Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong X. b). Cho phần 2 tác dụng hết với 55g dung dịch H2SO4 98%, đun nóng thu được V lít khí SO2 (ĐKTC) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng hết với dung dịch BaCl2 dư tạo thành 58,25g kết tủa. Tính a,V.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 53


ĐỀ SỐ 30 Câu I 1. X, Y là hai phi kim. Trong nguyên tử X, Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện lần lượt là 14 và 16. Hợp chất A có công thức XYn, có đặc điểm: - X chiếm 15,0486% về khối lượng - Tổng số proton là 100 - Tổng số nơtron là 106 a. Xác định số khối và tên nguyên tố X, Y. Cho biết bộ bốn số lượng tử của e cuối cùng trên X, Y b. Biết X, Y tạo với nhau hai hợp chất là A, B. Viết cấu trúc hình học và cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm của A, B. c. Viết các phương trình phản ứng giữa A với P2O5 và với H2O Viết các phương trình phản ứng giữa B với O2 và với H2O 2. Cho biết trị số năng lượng ion hoá thứ nhất I1(eV) của các nguyên tố thuộc chu kỳ II như sau: Chu kỳ II Li Be B C N O F Ne I1 (eV) 5,39 9,30 8,29 11,26 14,54 13,61 17,41 21,55 Nhận xét sự biến thiên năng lượng ion hoá thứ nhất của các nguyên tố trên. Giải thích. Câu II  → 2NO2 (khí) 1. Ở 270C, 1atm N2O4 phân huỷ theo phản ứng: N2O4 (khí) ←  với tốc độ phân huỷ là 20% a. Tính hằng số cân bằng Kp. b. Độ phân huỷ một mẫu N2O4 (khí) có khối lượng 69 gam, chứa trong một bình có thể tích 20 (lít) ở 270C 2. Ở 3100C sự phân huỷ AsH3 (khí) xảy ra theo phản ứng: 2AsH3 (khí) 2As (r) + 3H2 (khí) được theo dõi bằng sự biến thiên áp suất theo thời gian: t (giờ) P (mmHg)

0 733,32

5,5 805,78

6,5 818,11

8 835,34

Hãy chứng minh phản ứng trên là bậc 1 và tính hằng số tốc độ. Câu III 1. Có một dung dịch chứa các muối sunfat, sunfit và cacbonat của natri và amoni. Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết từng muối 2. Dung dịch X chứa K2Cr2O7 1M, BaCl2 0,01M, SrCl2 0,1M. Tìm khoảng pH cần thiết lập vào dung dịch để tách hoàn toàn Ba2+ ra khỏi dung dịch. Cho biết: Tt BaCrO4 = 10-9,7; Tt SrCrO4 = 10-4,4  → 2CrO42- + 2H+ K= 10-14,6 Và: Cr2O72- + H2O ← 

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 54


Câu IV 1.X, Y, Z lần lượt là hợp chất của lưu huỳnh, trong đó lưu huỳnh lần lượt thể hiện số oxi hoá là: -2, +4, +6. Sơ đồ sau biễu diễn mối quan hệ giữa X, Y, Z với lưu huỳnh đơn chất S0 Z X Y Z Z S0 Hãy xác định các chất thích hợp và viết phương trình phản ứng minh hoạ theo sơ đồ trên, ghi rõ điều kiện (nếu có) 2. Xét khả năng hoà tan HgS trong a. Axit nitric. b.Nước cường toan. 0 Cho biết: E NO3-/NO = E20 = 0,96 V, E0 S/H2S = E01 = 0,17 V, THgS = 10-51,8, Phức HgCl42- có β 4 = 1014,92, H2S có Ka1=10-7 , Ka2=10-12,92 Câu V. Nung m gam hỗn hợp A gồm FeS và FeS2 trong một bình kín dung tích không đổi chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C có thành phần phần trăm theo thể tích: N2 = 84,77%; SO2 = 10,6%; còn lại là O2. Hoà tan chất rắn B trong dung dịch H2SO4 vừa đủ, dung dịch thu được cho tác dụng với Ba(OH)2 dư. Lọc lấy kết tủa làm khô nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi, thu được 12,885 g chất rắn. 1. Tính % khối lượng mỗi chất trong A. 2. Tính m. Cho: Fe=56; S=32; O=16; Ba=137.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 55


ĐỀ SỐ 31 Câu 1: Hợp chất A tạo bởi 2 ion M

2+

và XO m − . Tổng số hạt electron trong A là 91. trong ion

XO m − có 32 electron. Biết trong M có số nơtron nhiều hơn số prôton là 6 hạt. X thuộc chu kỳ 2 và có số nơtron bằng số prôton. a. Xác định công thức phân tử của A. b. Cho m gam hỗn hợp gồm: A và NaCl. Điện phân dung dịch hỗn hợp trên với điện cực trơ, có màng ngăn đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả 2 điện cực thì ngừng điện phân. Ở anốt thu được 4,48 lít khí ở ĐKTC và dung dịch sau điện phân hòa tan vừa hết 16,2 gam ZnO. Tính m? Câu 2: Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ CH3 COCH3 theo thời gian (trong quá trình nhiệt phân) người ta cho kết quả sau: t(phút) 0 15 30 C(mol/lit) 25,4 9,83 3,81 Tính xem trong bao lâu lượng CH3 COCH3 giảm đi một nửa và trong bao lâu giảm đi 1%. Câu 3: Dung dịch K2CO3 có pH=11 (dung dịch A). Thêm 10ml HCl 0,012M vào 10ml ddA ta thu được ddB. Tính pH của ddB. Biết rằng H2CO3 có pk1=6,35 và pk2=10,33. Câu 4: Lắp 1 pin bằng cách nối điện cực hydro chuẩn với một nửa pin bởi 1 dây đồng nhúng vào 40ml ddCuSO4 0,01M có thêm 10ml ddNH3 0,5M. Chấp nhận rằng chỉ tạo phức Cu(NH 3 ) 4 2+ với nồng độ NH 4+ là không đáng kể so với nồng độ NH3. 2+

a. Xác định E Cu /Cu . b. Tính E o Cu(NH 3 ) 4 2+ /Cu . Biết E o Cu 2+ /Cu = 0,34v;

Cu(NH 3 )4 2+ /Cu

lgβ Cu(NH 3 ) 4 2+ =13,2 và ECu 2+ /Cu=ECu(NH3 ) 4 2+ /Cu Câu 5: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm KI và KIO3 trong dd H2SO4 loãng, chỉ thu được ddX. - Lấy 1/10 ddX phản ứng vừa hết với 20ml dd Fe2(SO4)3 1M. - Lấy 1/10 ddX phản ứng vừa hết với 20ml dd Na2S2O3 1M. Tính m?

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 56


ĐỀ SỐ 32

Câu 1: 1.1. Một mẫu đá uranynit có tỉ lệ khối lượng 206Pb : 238U = 0,0453. Cho chu kì bán hủy của 238U là 4,55921.109 năm. Hãy tính tuổi của mẫu đá đó. 1.2. Một mẫu than củi đuợc tìm thấy trong một hang động khi tốc độ phân hủy còn 2,4 phân hủy/phút tính cho 1 gam. Giả định rằng mẫu than này là phần thừa của mẫu than do 1 họa sĩ dùng vẽ tranh, hỏi bao nhiêu năm sau người ta tìm thấy mẫu than Biết rằng trong cơ thể sống tốc độ phân hủy C là 13,5 phân hủy/giây, chu kì bán hủy của C là 5730 năm. 1.3. A, B là 2 nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn trong đó B có tổng số lượng tử ( n + l ) lớn hơn tổng số lượng tử ( n + l ) của A là 1. Tổng số đại số của bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng của cation A a + là 3,5. a)Xác định bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng trên A, B. b)Viết cấu hình electron và xác định tên của A, B. Câu 2: 2.1. Trong 1 bình kín dung tích không đổi 0,42lít chứa mêtan và hơi nước. Nung nóng bình sau 1 thời gian để điều chế hỗn hợp H2, CO. Sau đó làm lạnh bình tới 25oC, thấy áp suất bình là 776,7mmHg. Biết thể tích chất lỏng không đáng kể, áp suất hơi nước ở 250C là 23,7 mmHg. Lấy tất cả khí trong bình đem đốt cháy thấy tỏa 1,138Kcal nhiệt. Biết nhiệt đốt cháy của CO, H2, CH4 tương ứng là ∆ H = - 24,4 ; - 63,8 ; - 212,8 Kcal/mol. Tính % CH4 bị chuyển hóa? 2.2. Tại 250C, ∆ G0 tạo thành của các chất như sau: (theo Kj/mol) CO2 (k) CO(k) H2O(l) H2O(K) -228,374 - 394,007 - 137,133 - 236,964 a) Tính Kp của phản ứng CO(k) + H2O(l) = H2(k) + CO2(k) tại 250C b) Tính P hơi nước ở 250C Câu 3 : 3.1. Đánh giá khả năng hòa tan AgI trong NH3 1 M . Cho biết K s ( AgI ) = 10 - 16 và hằng số bền của Ag(NH3) + là β = 10 7,24 3.2 . Tính p H của dung dịch CH3COONH4 0,4 M biết rằng KA (CH3COONH4) = 1,8.10-5 ; KB ( NH3 )= 1,6 .10 – 5 Câu 4 : 4.1. Mắc nối tiếp các bình điện phân sau đây : bình I đựng CuSO4, bình II đựng dung dịch KCl (có màng ngăn xốp), bình III đựng dung dịch AgNO3. Hỏi sau khi ở catốt bình (I) thoát ra 3,2 gam kim loại thì ở các điện cực còn lại thoát ra những chất gì ? bao nhiêu gam (đối với chất rắn), bao nhiêu lít (ở đktc, đối với chất khí) biết rằng sau điện phân trong các dung dịch vẫn còn muối và không dùng công thức của định luật Faraday. 4.2. Một dung dịch chứa CuSO4 0,1M ; NaCl 0,2M ; Cu dư và CuCl dư. a) Chứng minh rằng xảy ra phản ứng sau ở 25oC : Cu + Cu2+ + 2Cl- 2 CuCl ↓ Biết rằng TtCuCl = 10 -7 và thế khử chuẩn ở 25oC của Cu2+/Cu+ và Cu+/Cu lần lượt là 0,15V và 0,52V. b) Tính hằng số cân bằng của phản ứng trên và nồng độ của các ion Cu2+ và Cl- khi cân bằng. Câu 5: 5.1. Đun nóng một hỗn hợp gồm bột đồng, đồng I oxit, đồng II oxit với dung dịch H2SO4 loãng sau phản ứng

khối lượng kim loại còn lại bằng

1 khối lượng hỗn hợp ban đầu. Cũng khối lượng hỗn hợp ban đầu như trên 4

nếu cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl đặc thì thấy có 85% khối lượng hỗn hợp tác dụng. a)Trình bày cách tính riêng toàn bộ đồng trong hỗn hợp. b)Tính khối lượng hỗn hợp cần dùng để điều chế 42,5 (g) đồng. 5.2. Cation R+ và anion Y − điều có cấu hình electron ở lớp ngoài cùnglà 3p6. a)Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tổ R, Y. Từ đó cho biết tên R, Y. b)X là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố R và Y. Viết phương trình phản ứng theo dãy biến hoá sau: A1 A2 A3 X X X X B1 B2 B3

ĐỀ SỐ 33 I. Câu I Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 57


I.1) cho X, Y là 2 phi kim trong nguyên tử X và Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện lần lượt là 14 và 16. biết trong hợp chất XYn . X chiếm 15,0486 % về khốI lựơng . Tổng số proton là 100 . Tổng số nơtron là 106 a. Xác định số khối và tên X, Y b. Xác định CTCT XYn và cho biết kiểu lai hóa của nguyên tố X dạng hình học của XYn. c. Viết phương trình phản ứng giữa XYn với P2O5 và với H2O I.2) a. Tại sao SiO2 là một chất rắn ở nhiệt độ phòng nóng chảy ở 1973K trong khi đó CO2 lại là chất khí ở nhiệt độ phòng nóng chảy ở 217K b. Chất dicloetilen (C2H2Cl2) có ba đồng phân ký hiệu X,Y,Z - Chất X không phân cực còn chất Z phân cực - Chất X và chất Z kết hợp với Hidro cho cùng sản phẩm X (họăc Z) + H2  Cl - CH2 - CH2 – Cl . Viết công thức cấu tạo X, Y, Z . Chất Y có momen lưỡng cực không ? Câu II  → 2HI (k) ở 6000C bằng 64 I.1. Hằng số cân bằng của phản ứng : H2 (k) + I2(k) ←  a. Nếu trộn H2 và I2 theo tỉ lệ mol 2:1 và đun nóng hỗn hợp tới 6000C thì có bao nhiêu phần trăm I2 tham gia phản ứng ? b.) Cần trộn H2 và I2 theo tỉ lệ như thế nào để có 99% I2 tham gia phản ứng (6000C) II-2. Một chất thải phóng xạ có chu kỳ bán hủy là 200 năm được chứa trong thùng kín và chôn dưới đất. phải trong thời gian là bao nhiêu để tốc độ phân rã giảm từ 6,5.1012 nguyên tử/phút xuống còn 3.10-3 nguyên tử/phút. II-3 Tính nhiệt của phản ứng: CH4 + 3Cl2  HCCl3 + 3HCl Biết EC-H : +413KJ/mol EC-Cl : +339KJ/mol ECl-Cl : + 243KJ/mol EH-Cl : + 427KJ/mol Phản ứng trên tỏa nhiệt hay thu nhiệt ? Câu III III.1. Hòa tan 0,1mol NH4Cl vào 500ml nước. a. Viết phương trình phản ứng và biểu thức tính Ka b. Tính pH dung dịch trên biết K a ( NH 4+ ) = 5.10 −10 III.2. Độ tan PbI2 ở 180C 1,5.10-3 mol/l a. Tính nồng độ mol/l của Pb2+ và I − trong dung dịch bảo hòa PbI2 ở 180C. b. Tính tích số tan PbI2 ở 180C. c. Muốn giảm độ tan PbI2 đi 15 lần, thì phải thêm bao nhiêu g KI vào 1l dung dịch bảo hòa PbI2. (K=39; I=127) III. 3. Cho giản đồ thế khử chuẩn Mn trong môi trường axit −

0 , 56 V MnO 4 + → MnO 4 +1,7V

2−

?  → MnO 2

a. Tính thế khử chuẩn của các cặp MnO42-/MnO2 b. Hãy cho biết phản ứng sau có thể xảy ra được không ? tại sao ? 3MnO42- + 4H + = 2MnO-4 + MnO2 + 2H2O Tính hằng số cân bằng của phản ứng trên. Câu IV. IV.1 Để nghiên cứu cân bằng sau ở 250C Cu( r) + 2Fe3+ (dd) Cu2+ (dd) + 2Fe2+ (dd) Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 58


người ta chuẩn bị dung dịch CuSO4 0,5M ; FeSO4 0,025M a. Cho biết chiều của phản ứng b. Tính hằng số cân bằng phản ứng c. Tỉ lệ

[Fe ] có giá trị bao nhiêu để phản ứng đổi chiều. [Fe ] 3+

2+

E0 Cu2+ /Cu = 0,34V E0 Fe2+ / Fe = 0,77V IV. 2. Cho E0Cr2O72-/2Cr3+ = 1,36V a. Xét chiều của phản ứng tại pH=0, viết phương trình phản ứng dưới dạng ion và phân tử. b. Cân bằng phản ứng theo phương pháp ion-electron Câu V. V.1) Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ biến hóa +Y +z A → A1 → A2 X A0  +→

→A

+Y → C → A0

+T +u B → B1 → B2

Biết A0 : hợp chất của một kim loại và một phi kim. A, A1, A2, C : các hợp chất của lưu huỳnh B, B1, B2, C : hợp chất của đồng dạng hoặc đồng kim loại V.2). Chất X ở dạng tinh thể màu trắng có các tính chất hóa học sau : - Đốt nóng X ở nhiệt độ cao do ngọn lửa màu vàng. - Hòa tan X vào nước được dung dịch A. Cho khí SO2 đi từ từ qua dung dịch A thấy xuất hiện màu nâu, khi tiếp tục cho SO2 đi qua thì màu nâu mất đi do thu được dung dịch B. Thêm một ít dung dịch HNO3 vào dung dịch B sau đó thêm lượng dư AgNO3 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. - Hòa tan X vào nước thêm vào một ít dung dịch H2SO4 loãng và KI thấy xuất hiện màu nâu và màu nâu mất đi khi thêm dung dịch Na2S2O3 vào. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion thu gọn. b. Để xác định công thức phân tử của X người ta hòa tan 0,1g X vào nước, thêm lượng dư KI và vài ml dung dịch H2SO4 dung dịch có màu nâu, chuẩn độ I2 thoát ra (chất chỉ thị là hồ tinh bột) bằng dung dịch Na2S2O3 0,1M mất màu thì tốn hết 37,4ml dung dịch Na2S2O3. Tìm công thức phân tử X.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 59


ĐỀ SỐ 34 Câu I 1) Hãy giải thích tại sao phân tử Cl2O có góc liên kết (111o) nhỏ hơn và độ dài liên kết Cl-O (1,71Å) lớn hơn so với phân tử ClO2 (118o và 1,49Å)? 2) So sánh và giải thích độ mạnh: a) tính axit, tính oxi hóa của các chất HClO, HClO2, HClO3 và HClO4. a) tính axit, tính khử của các chất HF, HCl, HBr, HI 3) Giải thích sự biến đổi khối lượng riêng của nước theo nhiệt độ: Nhiệt độ (oC)......... 0 4 10 15 20 D (g/ml)................ 0,999866 1,000000 0,999727 0,999127 0,998230 Câu II: 1. Xác định nhiệt hình thành AlCl3 khi biết: ∆H1 = -232,24 kJ Al2O3 (r) + 3COCl2 (k) → 3CO2 (k) + 2AlCl3 (r) ∆H2 = -112,40 kJ CO (k) + Cl2 (k) → COCl2 (k) 2Al (r) + 1,5O2 (k) → Al2O3 (k) ∆H3 = -1668,20 kJ Nhiệt hình thành của CO: ∆H4 = -110,40 kJ/mol Nhiệt hình thành của CO2: ∆H5 = -393,13 kJ/mol. o 2. Tại 25 C phản ứng bậc một sau có hằng số tốc độ k = 1,8.10-5 s-1: 2N2O5(k) → 4NO2(k) + O2(k) Phản ứng trên xảy ra trong bình kín có thể tích 20,0 L không đổi. Ban đầu lượng N2O5 cho vừa đầy bình. Tại thời điểm khảo sát, áp suất riêng của N2O5 là 0,070 atm. Giả thiết các khí đều là khí lí tưởng. (a) Tính tốc độ (i) tiêu thụ N2O5; (ii) hình thành NO2; O2. (b) Tính số phân tử N2O5 đã bị phân tích sau 30 giây. 3. Phản ứng dưới đây đạt đến cân bằng ở 109K với hằng số cân bằng Kp = 10: C (r) + CO2 (k) 2CO (k) (a) Tìm hàm lượng khí CO trong hỗn hợp cân bằng, biết áp suất chung của hệ là 1,5atm. (b) Để có hàm lượng CO bằng 50% về thể tích thì áp suất chung là bao nhiêu? Câu III: 1) Viết phương trình các phản ứng tương ứng với trình tự biến đổi số oxi hóa của lưu huỳnh sau đây: −2

0

+4

+6

+4

0

−2

(1) ( 2) ( 3) ( 4) (5) ( 6) S → S → S → S → S → S → S 2) Trình bày phương pháp nhận biết các ion halogenua trong mỗi dung dịch hỗn hợp sau đây: (a) NaI và NaCl, (b) NaI và NaBr. 3) Viết phương trình phản ứng minh họa quá trình điều chế các chất sau đây từ các đơn chất halogen tương ứng: (a) HClO4, (b) I2O5, (c) Cl2O, (d) OF2. Câu IV: Cho 6,000 g mẫu chất chứa Fe3O4, Fe2O3 và các tạp chất trơ. Hòa tan mẫu vào lượng dư dung dịch KI trong môi trường axit (khử tất cả sắt thành Fe2+) tạo ra dung dịch A. Pha loãng dung dịch A đến thể tích 50 mL. Lượng I2 có trong 10 mL dung dịch A phản ứng vừa đủ với 5,500 mL dung dịch Na2S2O3 1,00M (sinh ra S4O62-). Lấy 25 mL mẫu dung dịch A khác, chiết tách I2, lượng Fe2+ trong dung dịch còn lại phản ứng vừa đủ với 3,20 mL dung dịch MnO41,000M trong H2SO4. 1) Viết các phương trình phản ứng xảy ra (dạng phương trình ion thu gọn). 2) Tính phần trăm khối lượng Fe3O4 và Fe2O3 trong mẫu ban đầu.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 60


Câu V: Thực tế khoáng pirit có thể coi là hỗn hợp của FeS2 và FeS. Khi xử lí một mẫu khoáng pirit bằng brom trong dung dịch KOH dư người ta thu được kết tủa đỏ nâu A và dung dịch B. Nung kết tủa B đến khối lượng không đổi thu được 0,2g chất rắn. Thêm lượng dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch B thì thu được 1,1087g kết tủa trắng không tan trong axit. 1) Viết các phương trình phản ứng. 2) Xác định công thức tổng của pirit. 3) Tính khối lượng brom theo lí thuyết cần để oxi hóa mẫu khoáng.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 61


ĐỀ SỐ 35 Câu I: 1. Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân bằng +41,652.10-19 C; nguyên tử của nguyên tố Y có khối lượng bằng 1,8.10-22 gam. Xác định X, Y và dựa trên cấu hình electron, hãy cho biết (có giải thích) mức oxi hóa bền nhất của X và Y trong hợp chất. 2. (a) Hãy cho biết (có giải thích) theo thuyết liên kết hóa trị thì lưu huỳnh (S) có thể có cộng hóa trị bằng bao nhiêu? (b) Cho biết cấu tạo đơn phân tử và dạng hình học của hợp chất với hiđro, oxit và hiđroxit của lưu huỳnh tương ứng với các giá trị cộng hóa trị đã xác định ở câu (a). 3. Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1 - kJ/mol) của các nguyên tố chu kỳ 2 có giá trị (không theo trật tự) 1402, 1314, 520, 899, 2081, 801, 1086, 1681. Gán các giá trị này cho các nguyên tố tương ứng. Giải thích. Câu II: 1. Tính nhiệt hình thành của ion clorua (Cl-) dựa trên các dữ liệu: Nhiệt hình thành HCl (k):

∆H1o = −92,2 kJ/mol

Nhiệt hình thành ion hidro (H+):

∆H o2 = 0 kJ/mol

HCl (k) + aq → H+ (aq) + Cl- (aq) ∆H 3o = −75,13 kJ/mol 2. Khí SO3 được tổng hợp trong công nghiệp theo phản ứng: SO2 (k) + 1/2O2 (k) SO3 (k) ∆H = -192,5 kJ Đề nghị các biện pháp làm tăng hiệu suất quá trình tổng hợp SO3. 3. Cho cân bằng hóa học sau: N2O4 (k) ⇌ 2NO2 (k) (1) Thực nghiệm cho biết khối lượng mol phân tử trung bình của hai khí trên ở 35oC bằng 72,45 g/mol và ở 45oC bằng 66,80 g/mol. a) Tính độ phân li của N2O4 ở mỗi nhiệt độ trên? b) Tính hằng số cân bằng KP của (1) ở mỗi nhiệt độ trên? Biết P = 1 atm c) Cho biết theo chiều nghịch, phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Câu III: 1. Sục khí clo qua dung dịch kali iotua một thời gian dài, sau đó người ta cho hồ tinh bột vào thì không thấy xuất hiện màu xanh. Hãy giải thích và viết phương trình hoá học minh họa. 2. Để nhận biết ion sunfit, người ta cho vào một ống nghiệm 1 đến 2 giọt dung dịch iot, 3 đến 4 giọt dung dịch A có chứa ion sunfit (1). Sau đó cho tiếp vào đó 2-3 giọt dung dịch HCl và vài giọt dung dịch BaCl2 thấy xuất hiện kết tủa B (2). (a) Nêu hiện tượng xảy ra trong các giai đoạn 1, 2 của thí nghiệm và viết phương trình hóa học để minh họa. (b) Cho biết tại sao thí nghiệm nhận biết ion sunfit nêu trên thường được tiến hành trong môi trường axit hoặc môi trường trung hòa, không được tiến hành trong môi trường bazơ? 3. Hòa tan 8,4 gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, hay hòa tan 52,2 gam muối cacbonat kim loại này cũng trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thì lượng khí sinh ra đều làm mất màu cùng một lượng brom trong dung dịch. Viết các phương trình hoá học và xác định kim loại M, công thức phân tử muối cacbonat. Câu IV: 1. Vẽ hình (có chú thích đầy đủ) mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 khô từ MnO2 và dung dịch HCl. 2. Kali clorat được sử dụng trong các ngành sản xuất diêm, pháo hoa và chất nổ. Trong công nghiệp, kali clorat được điều chế bằng cách cho khí clo đi qua nước vôi đun nóng, rồi lấy dung dịch nóng đó Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 62


trộn với KCl và để nguội để cho kali clorat kết tinh (phương pháp 1). Kali clorat còn được điều chế bằng cách điện phân dung dịch KCl 25% ở nhiệt độ 70 đến 75oC (phương pháp 2). a) Viết phương trình hóa học xảy ra trong mỗi phương pháp điều chế kali clorat. b) Tính khối lượng kali clorua và điện lượng (theo A.giờ) cần để tạo ra 100g kali clorat theo phương pháp 2. 3. Trong công nghiệp, brom được điều chế từ nước biển theo quy trình như sau: Cho một lượng dung dịch H2SO4 vào một lượng nước biển, tiếp theo sục khí clo vào dung dịch mới thu được (1), sau đó dùng không khí lôi cuốn hơi brom vào dung dịch Na2CO3 tới bão hòa brom (2). Cuối cùng cho H2SO4 vào dung dịch đã bão hòa brom (3), thu hơi brom rồi hóa lỏng. a) Hãy viết các phương trình hóa học chính xảy ra trong các quá trình (1), (2), (3). b) Nhận xét về mối quan hệ giữa phản ứng xảy ra ở (2) và (3). Câu V: 1. Những thay đổi nào có thể xảy ra khi bảo quản lâu dài trong bình miệng hở các dung dịch sau đây: (a) axit sunfuhiđric, (b) axit bromhiđric, (c) nước Gia-ven, (d) dung dịch H2SO4 đậm đặc. 2. Hỗn hợp A gồm bột S và Mg. Đun nóng A trong điều kiện không có không khí, sau đó làm nguội và cho sản phẩm tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 2,987 L khí B có tỉ khối so với không khí bằng 0,8966. Đốt cháy hết khí B, sau đó cho toàn bộ sản phẩm vào 100ml H2O2 5% (D = 1g/mL) thu được dung dịch D. Xác định % khối lượng các chất trong A và nồng độ % các chất tạo ra trong dung dịch D. Cho thể tích các chất khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. 3. Hàm lượng cho phép của tạp chất lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,30%. Người ta đốt cháy hoàn toàn 100,0 gam một loại nhiên liệu và dẫn sản phẩm cháy (giả thiết chỉ có CO2, SO2 và hơi nước) qua dung dịch KMnO4 5,0.10-3M trong H2SO4 thì thấy thể tích dung dịch KMnO4 đã phản ứng vừa hết với lượng sản phẩm cháy trên là 625 mL. Hãy tính toán xác định xem nhiên liệu đó có được phép sử dụng hay không?

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 63


ĐỀ SỐ 36 Câu 1 : CẤU TẠO CHẤT 1. Biết năng lượng ion hóa thứ nhất của quá trình Li → Li+ + e (I1), I1 = 5,39 eV và quá 2+ trình Li → Li + 2e cần cung cấp năng lượng E = 81,01 eV. Tính I2 và I3 từ đó suy ra năng 3+ lượng cần cung cấp để xảy ra quá trình Li → Li + 3e. 2. Dựa vào cấu tạo phân tử, hãy trình bày các lập luận để trả lời các câu hỏi sau: a. Trong dãy các hiđro halogenua HX, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất? b. So sánh momen lưỡng cực và nhiệt độ sôi của CCl4 và CHCl3. c. Trong các chất sau: CH4 , C2H5Cl, NH3 và H2S chất nào dễ tan trong nước nhất? Giải thích. Câu 2 : DUNG DỊCH – SỰ ĐIỆN LI – pH 1. Tính pH và độ điện li của dung dịch NaCN 0,1M (dung dịch A) 2. pH và độ điện li thay đổi ra sao khi: a. Có mặt NaOH 0,005M b. Có mặt HCl 0,002M c. Có mặt NaHSO4 0,010M d. Trộn 50 ml dung dịch A với 150 ml HCOONa 0,1M. Cho Ka(HCN) = 10-9,35, Ka(HSO-4 ) = 1,0.10-2, Ka(HCOOH) = 10-3,75. Câu 3 : TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG – CÂN BẰNG HÓA HỌC Ure được điều chế từ phản ứng nhiệt phân amonixianat H2N C NH2 NH4OCN O Lấy 30,0 gam amonixianat hòa tan trong 1,00 lít nước. Lượng urê thu được theo thời gian qua thực nghiệm như sau: t (phút) 0 20 50 65 150 mure (gam) 0 9,4 15,9 17,9 23,2 1. Tính nồng độ mol của amonixianat ở từng thời điểm trên 2. Chứng minh phản ứng trên có bậc 2 và tính hằng số tốc độ k 3. Khối lượng của amonixianat còn lại bao nhiêu sau 30 phút? Câu 4 : NHIỆT HÓA HỌC – ĐỘNG HÓA HỌC Xét cân bằng 2NOCl(k) 2NO(k) + Cl2(k) Các số liệu nhiệt động cho ở bảng: NOCl NO ΔH° (kJ.mol-1) 51,71 90,25 S° (J.mol-1.K-1) 26,4 21,1 Cho rằng ΔH, ΔS thay đổi theo nhiệt độ không đáng kể. 1. Tính Kp của phản ứng ở 298K

Cl2 0 22,3

2. Tính K′p của phản ứng ở 475K 3. Một cách cẩn thận, cho 2,00 gam NOCl vào bình chân không có thể tích 2,00 lít. Tính áp suất trong bình lúc cân bằng ở 298K và ở 475K Câu 5 : HÓA VÔ CƠ Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 64


Cho từ từ đến dư dung dịch KCN vào dung dịch FeSO4 thu được kết tủa (A) màu vàng nâu, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu vàng, đem cô cạn dung dịch thu được tinh thể ngậm nước (B). Khi phân tích, thấy tỉ lệ nước trong phân tử chất (B) chiếm 12,796% về khối lượng. Đun nóng (B) ở nhiệt độ khoảng 90°C thì nó mất nước biến thành muối khan (C) màu trắng, nếu tiếp tục đun đến 100°C thì (C) bị phân hủy. Ở điều kiện thường, chất (C) bền với oxi trong không khí và với dung dịch kiềm, nhưng tác dụng được với clo tạo chất (D) có màu vàng. 1. Xác định công thức của (B), gọi tên các chất (A), (C), (D) và viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển hóa trên. 2. Ion phức trong (C) có tính nghịch từ. Hãy cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của ion phức này. Câu 6 : ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ 1. Cho cân bằng sau ở 25°C – – HX (aq) + RCOO (aq) RCOOH (aq) + X (aq) trong đó, HX là một axit mạnh. Hãy xếp thứ tự giảm dần về độ phản ứng của muối của các axit trong bảng sau:

axit

CH3COOH

HCOOH

CH2ClCOOH

pKa

4,76

3,75

2,87

COOH O2N

COOH

4,21

3,44

Giải thích. 2. Có 2 axit: Axit – 4 – brombixiclo [2.2.2] octan – 1 – cacboxylic (A) và Axit – 5 – brompentanoic (B) a. Viết công thức cấu tạo của 2 axit trên b. So sánh độ mạnh axit của chúng. Giải thích Câu 7 : TỔNG HỢP HỮU CƠ – CƠ CHẾ PHẢN ỨNG 1. Bằng phản ứng SN 2 chọn chất nucleophin và chất nền thích hợp để tổng hợp các hợp chất sau:

O O O a. CH3 OCH3 b. C6 H5 COOCH2C6 H5 c. d. 2. Đixeten là tác nhân thường được dùng tổng hợp hữu cơ bởi cơ chế sau: CH2 R

OH O

O

CH2

ete -H

RO

O

H

RO

C

CH 2 C

O

O

CH 3

O

Hãy giải thích

3. Từ cumen

CH(CH3) 2 viết phản ứng điều chế coumarin

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

O

O

Trang 65


Câu 8 : AMINO AXIT – HỢP CHẤT DỊ VÒNG 1. Cho một số amino axit CH3 NH2COOH (Gly)

HOOCCH2CHNH2COOH (Asp) HOCH2CHNH2COOH (Ser) HOOCCH2CH2CHNH2COOH (Glu)

CH2 NH2[CH2 ]3CHNH2COOH (Lys)

N H

COOH

(Pro) NH

có tên là pirolidin. Sắp xếp Gọi tên các amino axit trên theo danh pháp thay thế biết các amino axit trên theo trình tự tăng dần pHI (không cần giải thích) 2. Từ một nguồn thiên nhiên, bằng phản ứng thủy phân người ta thu được một số amino axit pKa Ile

CH3CH2CH(CH3)CH(NH2)COOH

2,33

9,67

Glu HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH

2,19

4,25

9,67

Lys CH2 NH2[CH2 ]3CHNH2COOH CH2 CH COOH His N

2,18

8,95

10,63

N H

1,87

6,05

9,15

NH2

a. Viết công thức Fischer của các amino axit ở pHI , trên đó có ghi pK bên cạnh nhóm chức thích hợp biết C2H5COOH có pK = 4,8 b. Tính pHI của từng amino axit c. His

Histamin. Viết công thức cấu tạo của histamin và so sánh tính bazơ của

các nguyên tử N trong phân tử. Câu 9 : CACBOHYĐRAT Hợp chất hữu cơ (A) chứa C, H, O có M(A) = 180. Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất (A) thấy nO2 cháy = nCO2 =nH2O. 1. Xác định công thức phân tử của (A). Biết (A) có nhóm chức –CHO còn lại là các nhóm –OH. Xác định số đồng phân quang học của (A). 2. Một trong những đồng phân quang học trên là (B). Cấu hình của (B) có thể được xác định dựa vào các dữ kiện sau: Thoái phân Wolh dựa vào biến đổi sau

Khi thực hiện thoái phân Wolh, (B) cho chất (C) có 5 nguyên tử cacbon. Oxi hóa (C) bằng HNO3 thu được axit trihiđroxiđicacboxilic có 3 nguyên tử C bất đối và có tính quang hoạt. Tiếp tục thực hiện thoái phân Wolh với chất (C) ở trên, sau đó oxi hóa bằng HNO3 thu được axit D-tactric có tính quang hoạt. Oxi hóa (B) thu được một axit tetrahiđroxidicacboxilic không có tính quang hoạt. Xác định cấu hình của (B).

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 66


ĐỀ SỐ 37 Câu I: I.1. Silic có cấu trúc tinh thể giống kim cương với thông số mạng a = 0,534 nm.Tính bán kính nguyên tử cộng hóa trị của Silic và khối lượng riêng (g.cm-3) của nó. Cho biết MSi= 28,086 g.mol-1. Kim cương có cấu trúc lập phương tâm diện, ngòai ra còn có 4 nguyên tử nằm ở 4 hốc tứ diện của ô mạng cơ sở. I.2. Có các phân tử XH3 I.2.1. Hãy cho biết cấu hình hình học của các phân tử PH3 và AsH3. I.2.2. So sánh góc liên kết HXH giữa hai phân tử trên và giải thích. I.2.3. Những phân tử nào sau đây có moment lưỡng cực lớn hơn 0 ? BF3, NH3, SiF4, SiHCl3, SF2, O3. Cho biết Zp = 15, ZAs = 33, ZO = 16, ZF = 9, ZCl = 17, ZB = 5, ZN = 7, ZSi = 14, ZS = 16. Câu II: Amoni hidrosunfua là một chất không bền dễ dàng bị phân hủy thành NH3(k) và H2S(k)  → NH3(k) + H2S(k) NH4HS(r) ←  Cho biết các số liệu nhiệt động học sau đây tại 25oC Ho ( KJ.mol-1) So ( J.K-1.mol-1) NH4HS(r) -156,9 113,4 NH3(k) - 45,9 192,6 H2S(k) - 20,4 205,6 0 0 0 0 II.1. Tính ∆ H , ∆ S , ∆ G tại 25 C. II.2. Tính hằng số cân bằng Kp tại 25oC của phản ứng trên. II.3. Tính hằng số cân bằng Kp tại 35oC của phản ứng trên giả thiết rằng cả ∆ H0 và ∆ S0 không phụ thuộc vào nhiệt độ. II.4. Tính áp suất toàn phần trong bình chứa nếu phản ứng đạt cân bằng tại 250C. Bỏ qua thể tích của NH4HS(r) . Câu III: Trị số pH của nước nguyên chất là 7,0; trong đó khi nước mưa tự nhiên có tính axit yếu do sự hòa tan của CO2 trong khí quyển. Tuy nhiên trong nhiều khu vực nước mưa có tính axit mạnh hơn. Điều này do một số nguyên nhân trong đó có nguyên nhân tự nhiên và những nguyên nhân xuất phát từ hoạt động của con người. Trong khí quyển SO2 và NO bị oxi hóa theo thứ tự thành SO3 và NO2, chúng phản ứng với nước để chuyển hóa thành axít sunfuric và axít nitric. Hậu quả là tạo thành mưa axít với pH trung bình khoảng 4,5. Lưu huỳnh dioxit là một oxit hai chức trong dung dịch nước. Tại 250C :  → HSO3-(aq) + H+( aq) SO2 (aq) + H2O (l) ← Ka1 = 10-1,92 M   → HSO3-(aq) ← 

SO3-(aq) + H+( aq)

Ka2 = 10-7,18 M

Tất cả các câu hỏi sau đều xét ở 250C III.1. Độ tan của SO2 là 33,9 L trong 1 L H2O tại áp suất riêng phần của SO2 bằng 1 bar. III.1.1. Tính nồng độ toàn phần của SO2 trong nước bão hòa khí SO2 (bỏ qua sự thay đổi thể tích do sự hòa tan SO2). III.1.2. Tính thành phần phần trăm của ion HSO3-. III.1.3. Tính pH của dung dịch. III.2. Nhỏ từng giọt Br2 đến dư vào dung dịch SO2 0,0100 M, toàn bộ SO2 bị oxi hóa thành SO42-. Br2 dư được tách ra bằng cách sục với khí N2 . Viết một phương trình phản ứng của quá trình. Tính nồng độ H+ trong dung dịch thu được. Biết pKa(HSO4-) = 1,99.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 67


Câu IV: IV.1. Trộn hai thể tích bằng nhau của hai dung dịch SnCl2 0,100 M và FeCl3 0,100 M. Xác định nồng độ các ion thiếc và ion sắt khi cân bằng ở 250C. Tính thế của các cặp oxi hóa khử khi cân bằng. IV.2. Khi nhúng một sợi Ag vào dung dịch Fe2(SO4)3 2,5.10-2 M. Xác định nồng độ của Fe3+, Fe2+ và Ag+ khi cân bằng ở 250C. o o Biet ESn4+ = 0,15 V ; Eo 3+ = 0, 77 V ; E = 0,80 V + Fe 2+ Ag Sn 2 + Fe Ag

Câu V: Theo lí thuyết công thức của khoáng pyrit là FeS2.Trong thực tế một phần ion disunfua S2- bị thay thế bởi ion sunfua S2- và công thức tổng quát của pyrit có thể biểu diễn là FeS2-x. Như vậy có thể coi pyrit như một hỗn hợp của FeS2 và FeS. Khi xử lý một mẫu khoáng với Br2 trong KOH dư thì xảy ra các phản ứng sau: FeS2 + Br2 + KOH → Fe(OH)3 + KBr + K2SO4 + H2O FeS + Br2 + KOH → Fe(OH)3 + KBr + K2SO4 + H2O Sau khi lọc thì chất không tan tách khỏi dung dịch và: -/ Fe(OH)3 được nung nóng và chuyển hóa hoàn toàn thành Fe2O3 có khối lượng 0,2 gam. -/ Cho dư dung dịch BaCl2 vào pha lỏng được 1,1087 gam kết tủa BaSO4. V.1. Xác định công thức của pyrit. V.2. Cân bằng hai phương trình phản ứng trên, nêu rõ cân bằng electron. V.3. Tính lượng Br2 theo gam cần thiết để oxi hóa mẫu khoáng.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 68


ĐỀ SỐ 38 CÂU I 1. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của NO2, BCl3, NH3. Giải thích tại sao 2 phân tử NO2 có thể kết hợp cho ra N2O4? 2. Xác định vị trí trong bảng HTTH của nguyên tử mà electron cuối cùng có 4 số lượng tử tương ứng là: (a) n = 2, l =1, m=0, s = +1/2 (b) n = 2, l =1, m=0, s = -1/2 CÂU II 1) Tính năng lượng mạng tinh thể ion của muối BaCl2 từ các dữ liệu thực nghiệm sau: Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của BaCl2 từ tinh thể là - 205,6 Kcal/mol, năng lượng liên kết Cl2 là 57,0 Kcal/mol, nhiệt thăng hoa của Ba là 46,0 Kcal/mol, năng lượng ion hóa thứ nhất của Ba là 119,8 Kcal/mol, năng lượng ion hóa thứ hai của Ba là 230,0 Kcal/mol, ái lực electron của clo là -87,0 Kcal/mol.  → 2NO2(k) 2) Cho cân bằng hóa học sau: N2O4(k) ←  Thực nghiệm cho biết : ở 350C có M hh = 72,45 g/mol, ở 450C có M hh = 66,80 g/mol a) Tính độ phân li của N2O4 ở mỗi nhiệt độ trên? b) Tính hằng số cân bằng KP của (1) ở mỗi nhiệt độ trên? Biết P = 1 atm c) Cho biết theo chiều nghịch phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt?. CÂU III. 1) Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau bằng phương pháp electron: (a) K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O (b) FexOy + H2SO4 đ → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 2) Hoàn thành các phương trình phản ứng và cho biết ý nghĩa thực tiễn của chúng: a) Na2O2 + KO2 + CO2 → ? + ? +? b) Ca(OH)2 + Cl2 → ? + ? CÂU IV . 1. Hãy giải thích tại sao: (a) ở điều kiện thường H2S là một chất khí nhưng H2O là chất lỏng? (b) dung dịch H2S để lâu trong không khí lại bị vẩn đục? 2. Để xác định hàm lượng của lưu huỳnh trong nhiên liệu người ta lấy 100,0 gam nhiên liệu đó đốt cháy hoàn toàn. Khí tạo thành gồm CO2, SO2 và hơi nước được dẫn vào nước tạo ra 500,0 mL dung dịch A. Chấp nhận rằng tất cả SO2 tan vào trong dung dịch. Lấy 10,0mL dung dịch A tác dụng vừa đủ với dung dịch KMnO4 5,0.10-3M trong H2SO4 thấy thể tich KMnO4 đã phản ứng là 12,5 ml 3. Để xác định hàm lượng của lưu huỳnh trong nhiên liệu người ta lấy 100,0 gam nhiên liệu đó đốt cháy hoàn toàn. Khí tạo thành gồm CO2, SO2 và hơi nước được dẫn vào nước tạo ra 500,0 mL dung dịch A. Chấp nhận rằng tất cả SO2 tan vào trong dung dịch. Lấy 10,0mL dung dịch A tác dụng vừa đủ với dung dịch KMnO4 5,0.10-3M trong H2SO4 thấy thể tich KMnO4 đã phản ứng là 12,5 mL. a) Viết phương trình phản ứng giữa dung dịch A với dung dịch KMnO4. b) Nhiên liệu đó có được phép sử dụng hay không? Biết hàm lượng cho phép của lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,30%. CÂU V . 1. Cho NaCl rắn vào dung dịch H2SO4 đậm đặc thu được khí HCl. Nếu thay NaCL bằng NaI thì có thu được khí HI không? Giải thích và viết phương trính phản ứng?

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 69


2. Sục khí clo qua dung dịch kali iotua một thời gian dài sau đó người ta cho hồ tinh bột vào để xác định sự có mặt của iot đơn chất nhưng không thấy màu xanh. Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng? 3. Iot bán trên thị trường thường có lẫn tạp chất là clo, brôm và nước. Để tinh chế loại iot đó người ta thường nghiền nó với kali iotua và vối sống rồi nung hỗn hợp trong cốc được đậy bằng một bình chứa nược lạnh. Khi đó iot sẽ bám vào đáy bình. Giải thích và viết phương trình phản ứng? 4. Bình kín A dung tích V lit chứa đầy khí HCl ở đktc. Cho từ từ nước vào bình A đến khi đầy bình thu được dung dịch B. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch B. Biết toàn bộ lượng HCl tan hết và quá trình hòa tan xem thể tích không thay đổi.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 70


ĐỀ SỐ 39 Câu I: Bổ túc và cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron hoặc phương pháp ion electron : ( chỗ “ …” có thể thêm một hoặc nhiều chất ) 1. K2S2O8 + MnSO4 + H2O → K2SO4 +KMnO4 +… 2. K2Cr2O7 + Na2SO3 + H2SO4 → … 3. Al + NaNO3 + NaOH + … → NH3 + … + NaOH → NH3 + … 4. Zn + NaNO3 Câu II: Sục khí (A) vào dung dịch (B) ta được chất rắn (C) màu vàng và dung dịch (D) .Sục tiếp khí (A) vào dung dịch (D) không xuất hiện kết tủa nhưng nếu thêm CH3COONa vào dung dịch (D) rồi mới sục khí (A) vào thì thu được kết tủa màu đen (E). Khí (X) có màu vàng lục tác dụng với khí (A) tạo ra chất (C) và (F) .Nếu khí (X) tác dụng với khí (A) trong nước tạo ra chất (Y) và (F) , rồi thêm BaCl2 vào thấy có kết tủa trắng. (A) tác dụng với dung dịch chứa chất (G) là muối nitrát tạo ra kết tủa (H) màu đen. Đốt cháy (H) bởi oxi ta được chất lỏng (I) màu trắng bạc. 1. Viết công thức phân tử của (A) , (B) , (C),(E) , (F) (G) ,(H) ,(I) ,(X) ,(Y) và các chất trong (D) 2. Viết phương trình phản ứng đã xảy ra. 3. Giải thích tại sao khi cho dung dịch CH3COONa vào dung dịch (D) thì mới có kết tủa ? Câu III: 1. Cho hai phản ứng sau : C (r) + O2 (k)→ CO2 (k) (1) C (r) + ½ O2 (k) → CO (k) (2) 0 0 ∆H 1 = - 393,509 kJ/mol ∆H 2 = -110 ,525 kJ/mol ở 250C ∆S01 = 2,86J/mol ∆S02 = 89,365 J/mol ở 250C. Khi nhiệt độ tăng phản ứng nào diễn ra thuận lợi hơn? Vì sao? 2. Khi tiến hành phân huỷ (CH3)2O trong bình kín ở 504oC và đo áp suất tổng quát của hệ: t (s) P (tổng quát)

(CH3)2O  → CH4 + 0 ( atm) 400

CO

+

H2 1550 800

3100 1000

1.Chứng minh phản ứng bậc nhất và tính k ở nhiệt độ trên ( Cho ln 2 = 0,693) 2.Tính áp suất tổng quát trong bình và tính phần trăm (CH3)2O đã bị phân huỷ sau 480 s Câu IV: Trong một bình có thể tích 1568 lít ở nhiệt độ 1000K có những mẫu chất sau: 2 mol CO2, 0,5 mol CaO và 0,5 mol MgO. Hệ này được nén thật chậm sao cho từng cân bằng được thiết lập. Ở 1000K có các hằng số cân bằng sau:  → CaO + CO2 CaCO3 ← K1 = 0,2 atm   → MgO + CO2 MgCO3 ← 

K2 = 0,4 atm

Vẽ đồ thị của hàm P = f(V) và giải thích ngắn gọn sự biến thiên của đồ thị.( P là áp suất của hệ , V là thể tích của khí. Trục tung biểu diễn thể tích , trục hoành biểu diễn áp suất) Câu V: Cho 48 gam Fe2O3 vào m gam dung dịch H2SO4 9,8% ( loãng) ,sau phản ứng , phần dung dịch thu được có khối lượng 474 gam ( dung dịch A) . 1.Tính C% các chất trong dung dịch (A) ; tính m. 2. Nếu cho 48 gam Fe2O3 vào m gam dung dịch H2SO4 9,8% ( loãng) , sau đó sục SO2 vào đến dư tính C% của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 71


ĐỀ SỐ 40 Câu 1: Cho 3 nguyên tố A, B, C ( ZA< ZB< ZC ) đều ở phân nhóm chính và không cùng chu kỳ trong HTTH. Tổng số lượng tử chính của electron cuối cùng của 3 nguyên tử A, B, C bằng 6, tổng số lượng tử phụ của chúng bằng 2, tổng số lượng tử từ bằng -2 và tổng số lượng tử spin bằng -1/2, trong đó số lượng tử spin của electron cuối cùng của A là +1/2 a) Gọi tên 3 nguyên tố đã cho b) Cho biết dạng hình học của phân tử A2B, A2C. So sánh góc hóa trị trong 2 phân tử đó và giải thích  → 2Hg(k) + O2(k) Câu 2:Thủy ngân oxyt phân hủy được theo: 2HgO(r) ←  Với các số liệu sau: ∆H0298 (Kj/mol) S0298(J/ mol.K) Cp( J/ mol.K) Hg(k) 61,0 175,0 21,0 0 205,0 29,0 O2(k) HgO(r) -91,0 70,0 44,0 a) Hãy tính ∆G và Kp cho phản ứng ở 4000C b) Tính áp suất riêng phần của Hg và áp suất tổng của các khí trong cân bằng ở 4000C Câu 3: a) Hãy đánh giá pH của dung dịch và độ điện ly của chất thu được khi pha loãng 10 ml dung dịch H2SO4 có pH= 0,5 thành 200 ml dung dịch. b) Dung dịch bão hòa Canxicacbonat trong nước có pH= 9,95. Hãy tính độ tan của CaCO3 trong nước và tích số tan của CaCO3. Biết Ka của H2CO3 là ( 4,5.10-7, 4,7.10-11) c) Trộn 10 ml dung dịch MgCl2 0,02M với 10 ml dung dịch chứa NH3 0,1M và NH4Cl 0,1M. Cho biết có kết tủa Mg(OH)2 hay không? Biết TMg(OH) 2 =6.10 −10 và K NH+ = 5,5.10−10 4

Câu 4: a) Hãy tạo một pin mà trong đó xảy ra phản ứng: Pb(r) + CuBr2( dd 0,01M) → PbBr2(r) + Cu (r) Hãy biểu diển pin theo hệ thống ký hiệu qui ước và viết phương trình nửa phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực. b) Nếu ở 250C sức điện động của pin bằng 0,442 V thì tích số tan của PbBr2 bằng bao nhiêu? Cho E 0Pb2+ /Pb = -0,126V, E 0Cu 2+ /Cu = 0,34V Câu 5: Cho 356 g hổn hợp X gồm NaBr và NaI tác dụng với 0,4 mol Cl2. Cô cạn dung dịch thu được một chất rắn A có khối lượng 282,8 g a) Chứng tỏ rằng chỉ có NaI phản ứng. b) Tính số mol mỗi chất trong X giả sử lượng Cl2 tối thiểu để cho chất rắn thu được sau phản ứng chỉ chứa 2 muối là 35,5 g Cl2. c) Với khối lượng nào của Cl2 để hổn hợp rắn thu được khi tác dụng với dung dịch AgNO3 dư cho ta m g kết tủa. Xét 2 trường hợp. α) m = 537,8 g. β) m = 475 g.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 72


ĐỀ SỐ 41 Câu I: 1) Hãy giải thích tại sao phân tử Cl2O có góc liên kết (111o) nhỏ hơn và độ dài liên kết Cl-O (1,71Å) lớn hơn so với phân tử ClO2 (118o và 1,49Å)? 2) So sánh và giải thích độ mạnh: (a) tính axit, tính oxi hóa của các chất HClO, HClO2, HClO3 và HClO4. (b) tính axit, tính khử của các chất HF, HCl, HBr, HI 3) Giải thích sự biến đổi khối lượng riêng của nước theo nhiệt độ: Nhiệt độ (oC)......... 0 4 10 15 20 D (g/ml)................ 0,999866 1,000000 0,999727 0,999127 0,998230 Câu II: 1. Xác định nhiệt hình thành AlCl3 khi biết: ∆H1 = -232,24 kJ Al2O3 (r) + 3COCl2 (k) → 3CO2 (k) + 2AlCl3 (r) ∆H2 = -112,40 kJ CO (k) + Cl2 (k) → COCl2 (k) 2Al (r) + 1,5O2 (k) → Al2O3 (k) ∆H3 = -1668,20 kJ Nhiệt hình thành của CO: ∆H4 = -110,40 kJ/mol Nhiệt hình thành của CO2: ∆H5 = -393,13 kJ/mol. o 2. Tại 25 C phản ứng bậc một sau có hằng số tốc độ k = 1,8.10-5 s-1: 2N2O5(k) → 4NO2(k) + O2(k) Phản ứng trên xảy ra trong bình kín có thể tích 20,0 L không đổi. Ban đầu lượng N2O5 cho vừa đầy bình. Tại thời điểm khảo sát, áp suất riêng của N2O5 là 0,070 atm. Giả thiết các khí đều là khí lí tưởng. (a) Tính tốc độ (i) tiêu thụ N2O5; (ii) hình thành NO2; O2. (b) Tính số phân tử N2O5 đã bị phân tích sau 30 giây. 3. Phản ứng dưới đây đạt đến cân bằng ở 109K với hằng số cân bằng Kp = 10: C (r) + CO2 (k) 2CO (k) (a) Tìm hàm lượng khí CO trong hỗn hợp cân bằng, biết áp suất chung của hệ là 1,5atm. (b) Để có hàm lượng CO bằng 50% về thể tích thì áp suất chung là bao nhiêu? Câu III: 1) Viết phương trình các phản ứng tương ứng với trình tự biến đổi số oxi hóa của lưu huỳnh sau đây: −2

0

+4

+6

+4

0

−2

(1) ( 2) ( 3) ( 4) (5) ( 6) S → S → S → S → S → S → S 2) Trình bày phương pháp nhận biết các ion halogenua trong mỗi dung dịch hỗn hợp sau đây: (a) NaI và NaCl, (b) NaI và NaBr. 3) Viết phương trình phản ứng minh họa quá trình điều chế các chất sau đây từ các đơn chất halogen tương ứng: (a) HClO4, (b) I2O5, (c) Cl2O, (d) OF2. Câu IV: Cho 6,000 g mẫu chất chứa Fe3O4, Fe2O3 và các tạp chất trơ. Hòa tan mẫu vào lượng dư dung dịch KI trong môi trường axit (khử tất cả sắt thành Fe2+) tạo ra dung dịch A. Pha loãng dung dịch A đến thể tích 50 mL. Lượng I2 có trong 10 mL dung dịch A phản ứng vừa đủ với 5,500 mL dung dịch Na2S2O3 1,00M (sinh ra S4O62-). Lấy 25 mL mẫu dung dịch A khác, chiết tách I2, lượng Fe2+ trong dung dịch còn lại phản ứng vừa đủ với 3,20 mL dung dịch MnO4- 1,000M trong H2SO4. 3) Viết các phương trình phản ứng xảy ra (dạng phương trình ion thu gọn). 4) Tính phần trăm khối lượng Fe3O4 và Fe2O3 trong mẫu ban đầu. Câu V: Thực tế khoáng pirit có thể coi là hỗn hợp của FeS2 và FeS. Khi xử lí một mẫu khoáng pirit bằng brom trong dung dịch KOH dư người ta thu được kết tủa đỏ nâu A và dung dịch B. Nung kết tủa B

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 73


đến khối lượng không đổi thu được 0,2g chất rắn. Thêm lượng dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch B thì thu được 1,1087g kết tủa trắng không tan trong axit. 1) Viết các phương trình phản ứng. 2) Xác định công thức tổng của pirit. 3) Tính khối lượng brom theo lí thuyết cần để oxi hóa mẫu khoáng.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 74


ĐỀ SỐ 42 CÂU I I.1. Viết công thức cấu tạo Lewis, nêu trạng thái lai hóa và vẽ dạng hình học của các phân tử sau: (a) B2H6 (b) XeO3 (c) Al2Cl6. Giải thích vì sao có Al2Cl6 mà không có phân tử B2F6? I.2. I.2.1. Trình bày cấu tạo của các ion sau: O +2 , O 22 − theo thuyết MO (cấu hình electron, công thức cấu tạo). Nhận xét về từ tính của mỗi ion trên.

I.2.2. So sánh và giải thích ngắn gọn độ phân cực (momen lưỡng cực) của các chất sau: NH3, NF3, BF3. I.3. Hòa tan 2,00 gam muối CrCl3.6H20 vào nước, sau đó thêm lượng dư dung dịch AgNO3 và lọc nhanh kết tủa AgCl cân được 2,1525 gam. Cho biết muối crom nói trên tồn tại dưới dạng phức chất. I.3.1. Hãy xác định công thức của phức chất đó. I.3.2. Hãy xác định cấu trúc (trạng thái lai hóa, dạng hình học) và nêu từ tính của phức chất trên. CÂU II (4 điểm) II.1. Uran là một nguyên tố phóng xạ tự nhiên. II.1.1. Một trong các hạt nhân dưới đây được hình thành từ dãy phóng xạ bắt đầu bằng Hỏi hạt nhân đó là hạt nhân nào? Pb. Vì sao?

236

U,

234

U,

228

Ac,

224

Ra,

224

Rn,

220

Ra,

215

Po,

238 92

212

U.

Pb,

221

II.1.2. Tìm số hạt α và β được phóng ra từ dãy phóng xạ bắt đầu bằng

238 92

U để tạo thành

nguyên tố X. Biết rằng nguyên tử của nguyên tố X có bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng là n=6, l=1, m=0 và s=+1/2; Tỷ lệ giữa số hạt không mang điện và số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử X là 1,5122.

1 3 N2(k) + H2(k) NH3(k) có hằng số cân bằng ở 4000C là 1,3.10-2 và ở 2 2 5000C là 3,8.10-3. Hãy tính ΔH0 của phản ứng trên.

II.2. Cho phản ứng:

II.3. Xét phản ứng: CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (k). ∆H0298K(Kcal/mol)=42,4. ∆S0298K(cal/mol.K)= 38,4. Trong điều kiện áp suất của khí quyển thì ở nhiệt độ nào đá vôi bắt đầu bị nhiệt phân. CÂU III III.1. Hoàn thành các phương trình phản ứng (a, b) dạng ion thu gọn và (c, d) dạng phân tử: (a). ? + ? + HCO3- → BaCO3↓+ ? + H2O. (b). H3O+ + MgCO3 → Mg2- + HCO3- + ... (c). NaHS + CuCl2 → CuS↓ + ? + ? (d). NH4HSO4 + Ba(OH)2 → ..... III.2. Dung dịch A chứa hỗn hợp MgCl2 10 −4 M và FeCl3 10 −4 M. Tìm trị số pH thích hợp để tách Fe3+ ra khỏi dung dịch A dưới dạng kết tủa hidroxit. Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 75


Cho biết tích số hòa tan: KS(Mg(OH)2) = 1,12.10 −11 và KS(Fe(OH)3) = 3,162.10 −38

III.3. Dung dịch A gồm có H2SO4 0,05 M; HCl 0,18 M; CH3COOH 0,02 M. Thêm NaOH vào dung dịch A đến nồng độ của NaOH đã thêm vào là 0,23 M thì dừng thu được dung dịch A1. III.3.1. Tính nồng độ các chất trong dung dịch A1. III.3.2. Tính pH của dung dịch A1. III.3.3. Tính độ điện ly của CH3COOH trong dung dịch A1. Cho: Ka(HSO − )= 10-2 ; Ka(CH3COOH) = 10-4,75 4

CÂU IV IV.1. Thêm NaOH dư vào dung dịch Cr2(SO4)3. Thêm tiếp H2O2 đến dư được hỗn hợp A. IV.1.1. Có hiện tượng gì xãy ra? Viết phương trình dạng ion. IV.1.2. Thêm H2SO4 đặc vào hỗn hợp A thấy xuất hiện màu tím xanh của H3CrO8. Hãy viết phương trình phản ứng dạng ion. IV.2. Lượng 0,18 gam một đơn chất R tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc thu được khí A. Thu toàn bộ khí A vào dung dịch nước vôi dư thì nhận được 5,1 gam kết tủa. Xác định đơn chất R. IV.3. Cho biết: các cặp oxi-hóa khử Cu2+/Cu, I 3− /3I − và Cu+/Cu có thế khử chuẩn lần lượt là E 10 =0,34v và E 02 = 0,55v; E 03 = 0,52v và tích số hòa tan của CuI là KS= 10 −12

IV.3.1.

Thiết lập sơ đồ pin sao cho khi pin hoạt động xãy ra phản ứng:

2Cu2+ + 5I- 2CuI↓ + I 3−

IV.3.2.

Tính suất điện động của pin.

CÂU V. Chất X ở dạng tinh thể màu trắng có các tính chất sau:

•Đốt X ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. •Hòa tan X vào nước được dung dịch A, cho khí SO2 đi từ từ qua dung dịch A thấy xuất hiện màu nâu. Nếu tiếp tục cho SO2 qua thì màu nâu biến mất thu được dung dịch B; thêm một ít HNO3 vào dung dịch B , sau đó thêm dư dung dịch AgNO3 thấy tạo thành kết tủa màu vàng. •Hòa tan X vào nước, thêm một ít dung dịch H2SO4 loãng và KI thấy xuất hiện màu nâu và màu nâu bị biến mất khi thêm Na2S2O3. V.1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dạng ion. V.2. Để xác định công thức phân tử của X người ta hòa tan hoàn toàn 0,1 g X vào nước thêm dư KI và vài ml H2SO4 loãng, lúc đó đã có màu nâu, chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,1 M tới mất màu tốn hết 37,4 ml dung dịch Na2S2O3. Tìm công thức phân tử của X.

Bộ đề luyện thi HSG Tỉnh

Trang 76


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.