ĐỀ THI HSG DUYÊN HẢI BẮC BỘ MÔN NGỮ VĂN
vectorstock.com/26677865
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
Tổng hợp đề chính thức và đề xuất kì thi hsg khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn Ngữ văn khối 11 năm 2019 WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
ĐỀ THI CHỌN HSG KHU VỰC DHBB NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Ngữ văn – Lớp 11 Thời gian làm bài 180 phút
IC IA L
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH
ƠN
OF F
Câu 1 (8,0 điểm) “Bông hoa càng vươn cao về phía mặt trời thì rễ của nó càng ăn sâu vào lòng đất”. (F. Grim) Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. Câu 2 (12,0 điểm) Bàn về truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu cho rằng: Phải dồn nén tư tưởng vào trong một cốt truyện thật ngắn gọn, tự nhiên. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào ? Bằng việc phân tích một số truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11, anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.
DẠ
Y
KÈ M
QU Y
NH
----- Hết ----
Người ra đề
Lê Thị Thu Huyền (0912469240)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG KHU VỰC DHBB NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Ngữ văn – Lớp 11
IC IA L
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH
DẠ
Y
KÈ M
QU Y
NH
ƠN
OF F
CÂU 1. (8 điểm) I. Yêu cầu về kỹ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; vận dụng tốt các thao tác lập luận; dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. II. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu ý nghĩa nhận định, bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có căn cứ xác đáng. Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Sau đây là một số định hướng: 1. Giải thích (1,0 điểm) - Bông hoa: Những cái đẹp, những giá trị, tài năng trong cuộc sống. - Vươn cao về phía mặt trời: Hướng tới những điều lớn lao, cao cả; được tỏa sáng, được khẳng định mình giữa cuộc đời. - Rễ ăn sâu vào lòng đất: Cội nguồn của những cái đẹp, những giá trị, tài năng ấy xuất phát từ sự nỗ lực tích lũy để có nền tảng kiến thức và kinh nghiệm vững vàng nhất. -> Sử dụng cách nói ví von, F. Grim muốn đề cao sự nỗ lực tích lũy mỗi người để có nền tảng kiến thức và kinh nghiệm - yếu tố quyết định đi đến thành công và khẳng định được mình giữa cuộc đời. 2. Bình (4,0 điểm) - Không phải ai sinh ra cũng có những tố chất đặc biệt, hơn người. Phần lớn là do quá trình học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ sách vở và từ cuộc sống. Do đó, muốn thành công, muốn tạo ra được những giá trị lớn lao và khẳng định mình thì chúng ta càng phải nỗ lực học hỏi => Thành công bền lâu phải dựa trên một nền tảng tri thức vững vàng. - Càng có tri thức càng biết hướng về những điều tốt đẹp. - Càng thành công, con người càng biết trân quí những giá trị thân thuộc, bình dị quanh mình như tình yêu gia đình, yêu quê hương, yêu những giá trị truyền thống của dân tộc.... 3. Bàn luận, mở rộng vấn đề (2,0 điểm) - Thành công rực rỡ đôi khi lại xuất phát từ những gì rất thầm lặng; người càng khiêm tốn càng thành công… - Phê phán kiểu người có hiểu biết nông cạn nhưng hay khoe khoang kiến thức; có một chút tiếng tăm đã vội quên cội nguồn;… - Để thành công, con người cũng cần thiết lập các mối quan hệ khác. (như bông hoa không chỉ hút dinh dưỡng từ đất mà còn cần đến ánh sáng, không khí...) 4. Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm)
DẠ
Y
KÈ M
QU Y
NH
ƠN
OF F
IC IA L
III. Cách cho điểm - Điểm 7- 8: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày vấn đề một cách sâu sắc, thuyết phục; văn phong chuẩn xác, biểu cảm; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ. - Điểm 5- 6: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày vấn đề cơ bản rõ ràng nhưng chưa thật sâu sắc; mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt và chính tả. - Điểm 3- 4: Trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức; còn mắc lỗi về diễn đạt và chính tả. - Điểm 1- 2: Bài viết tỏ ra chưa hiểu rõ vấn đề, lúng túng trong cách giải quyết, mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả . - Điểm 0: Bài viết lạc đề, hiểu sai vấn đề hoặc không viết gì. CÂU 2 (12,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học có liên quan đến lí luận về đặc trưng của truyện ngắn. - Sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận giải quyết một vấn đề văn học theo định hướng yêu cầu của đề bài: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ… - Bài viết có bố cục chặt chẽ, khoa học, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo rõ các ý sau: 1. Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề cần nghị luận, trích nhận định. (1 điểm) 2. Giải thích (2 điểm) - Truyện ngắn: Là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, nội dung bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống, nhằm khắc họa một hiện tượng, phát hiện một đặc tính trong mối quan hệ của con người, một khoảnh khắc nội tâm con người… - Cốt truyện: Là biến cố, trình tự sự việc được kể theo trật tự nhất định, có mở đầu và kết thúc. - Tư tưởng: là phát ngôn của nhà văn về một sự vật, hiện tượng nào đó. Truyện ngắn hàm chứa tư tưởng là hàm chứa lời nhận xét, đánh giá của tác giả. - Truyện ngắn phải dồn nén tư tưởng vào trong một cốt truyện thật ngắn gọn, tự nhiên: + Ngắn gọn: Điển hình (chọn sự vật, hiện tượng tiêu biểu nhất đặt trong tương quan cùng loại), chọn chỗ đáng kể nhất để kể (chỗ con nhện nằm để chăng cả một cái lưới rộng, rút một sợi tơ là động cả lưới) => Lược đi những yếu tố rườm rà, tập trung vào yếu tố cơ bản). + Tự nhiên: Là tính liên tục của các sự kiện, chứa đầy cái khả nhiên mà vẫn tuân theo định hướng nghệ thuật của nhà văn, tạo ra được tính chỉnh thể của phạm vi đời sống.
DẠ
Y
KÈ M
QU Y
NH
ƠN
OF F
IC IA L
=> Ý kiến của Nguyễn Minh Châu đã nêu lên một đặc điểm cơ bản của truyện ngắn: Trong một lượng ngôn từ ít nhất, nhà văn phải xây dựng được hình tượng điển hình, vừa tuân theo qui luật khách quan, vừa hàm chứa tư tưởng chủ quan của nhà văn về đời sống. 3. Chứng minh và bình luận (7 điểm) a. Truyện ngắn phải ngắn gọn - Dung lượng ngắn hơn so với tiểu thuyết và truyện vừa. (So sánh dung lượng một số truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn 11 với tiểu thuyết Số đỏ về số trang, số nhân vật, sự xuất hiện các sự kiện, tình tiết…) - Cốt truyện chỉ nhằm khắc họa một hiện tượng, phát hiện một đặc tính trong mối quan hệ của con người, một khoảnh khắc nội tâm con người (Hai đứa trẻ, Chí Phèo, Đời thừa, Chữ người tử tù, Vi hành, Tinh thần thể dục…) - Tạo nên những điển hình: + Văn học lãng mạn thường tạo nên các điển hình nghệ thuật (Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù) + Văn học hiện thực sáng tạo cả điển hình xã hội và điển hình nghệ thuật (Chí Phèo, Đời thừa…) b. Truyện ngắn phải tự nhiên - Tác phẩm văn học dù là sản phẩm từ trí tưởng tượng của nhà văn nhưng nó vẫn phải xuất phát từ hiện thực của đời sống. Theo đó, các sự kiện trong truyện ngắn cũng phải có tính liên tục, cái này vừa là kết quả của cái kia, vừa là nguyên nhân của cái khác, chúng vừa thúc đẩy, vừa lí giải lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thể bền chặt, vừa thống nhất, vừa đa nghĩa. - Cốt truyện chứa đầy cái khả nhiên mà vẫn tuân theo định hướng nghệ thuật của nhà văn, tạo ra được tính chỉnh thể của phạm vi đời sống. (Chứng minh qua Hai đứa trẻ, Chí Phèo, Đời thừa,…) 4. Đánh giá, mở rộng nâng cao (2 điểm) - Ý kiến của Nguyễn Minh Châu đã thể hiện tiêu chuẩn để đánh giá một truyện ngắn đích thực và giúp ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của truyện ngắn đối với cuộc sống và với chính người nghệ sĩ. - Tuy nhiên, để có được sự ngắn gọn và tự nhiên, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có một vốn sống sâu sắc, phong phú; phải nắm vững các quy luật của đời sống, của nghệ thuật; biết khái quát những hiện tượng trong cuộc sống thành những điển hình nghệ thuật. Phải là những nhà văn thực sự tài năng mới làm được điều đó. - Bài học với nghệ sĩ và độc giả. III. Thang điểm: - Điểm 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
OF F
IC IA L
- Điểm 10: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể. - Điểm 8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể có một vài chỗ chưa hoàn thiện. - Điểm 6: Đáp ứng hơn nửa yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc một số lỗi. - Điểm 4: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại. - Điểm 2: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
DẠ
Y
KÈ M
QU Y
NH
ƠN
Lưu ý: Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo khi tổng điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25. ------------------------HẾT----------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XII, NĂM 2019
L
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
FI CI A
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 11 Thời gian: 180 phút (Đề thi gồm 05 trang)
OF
Câu 1 (8,0 điểm)
Viết một bài văn khoảng 600 chữ nói về tác hại khi sự thật bị bưng bít
ƠN
Câu 2 (12,0 điểm)
Sự đổi mới trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng cần tới những nỗ lực phi thường của không ít nghệ sĩ tài năng mang phẩm chất táo bạo dám chấp nhận thách
NH
thức và rủi ro để làm những điều mà người cùng thời không bao giờ hình dung được.
QU Y
Anh chị hiểu nhận định trên như thế nào?
Dựa vào hiểu biết về văn học từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám – 1945, hãy làm sáng tỏ.
--------------------------- Hết --------------------------
DẠ
Y
KÈ
M
Người ra đề: Võ Công Trí Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định Số ĐT: 0913482564
LẦN THỨ XII, NĂM 2019
FI CI A
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
L
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 11 Câu 1 (8,0 điểm)
OF
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: biết vận dụng các thao tác lập luận, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
ƠN
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng
1. Giải thích (2.0 điểm)
NH
cần hợp lí, rõ ràng, thuyết phục…Sau đây là một định hướng:
- Sự thật là điều đúng với hiện thực khách quan, không thể thay đổi được. Sự thật
QU Y
là đích đến của nhận thức nên sự thật cần cho đời sống. - Bưng bít sự thật là không cho người khác biết sự thật, ngăn cản người khác tiếp cận sự thật vì sự thật đó có thể gây phương hại đến lợi ích, danh dự của mình. - Bưng bít sự thật thường gắn liền với mưu đồ xấu xa, vụ lợi, nó là hành vi tiêu
M
cực cho nên có nhiều tác hại cho con người và xã hội.
KÈ
2. Bàn luận vấn đề (5.0 điểm) - Khi sự thật bị che đậy vì những mục đích đen tối thì sự giả dối sẽ lên ngôi, những giá trị sống chao đảo, nó có thể gây nên những bất ổn trong đời sống xã hội, có
DẠ
Y
thể gây tổn thương cho người khác. - Tôn trọng sự thật là cách để tạo dựng niềm tin. Xã hội có niềm tin là xã hội phát
triển. Tôn trọng sự thật là phẩm chất cần có của con người. 3. Bài học nhận thức và hành động (1.0 điểm) - Cần tôn trọng sự thật, lên án hành vi bưng bít sự thật.
- Tôn trọng sự thật là không nói, không làm điều gì gian dối
FI CI A
L
Câu 2 (12,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận ; biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận ; bài viết mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
OF
II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ
ƠN
bản sau: 1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận (1,0 điểm)
NH
2. Giải thích ý kiến (5,0 điểm)
a) Thế nào là sự đổi mới trong văn học ?
- Đổi mới trong văn học là làm thay đổi tình trạng trì trệ của văn học , để văn học
QU Y
phát triển theo hướng tiến bộ đáp ứng yêu cầu của thời đại. - Sự đổi mới văn học vừa diễn ra ở phạm vi một tác giả, tác phẩm vừa mang tính chất một trào lưu, một xu thế văn học. Đổi mới văn học không chỉ là sự đổi mới về nội dung tư tưởng, hình thức thể hiện mà còn là sự đổi mới ý thức nghệ thuật. Với ý nghĩa
M
ấy, văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đã đổi mới một cách sâu sắc.
KÈ
b) Tại sao sự đổi mới trong văn học luôn cần đến những nỗ lực phi thường của những nghệ sĩ có tài năng và dám chấp nhận thách thức, rủi ro ?
Y
Vì:
DẠ
- Muốn đổi mới phải vượt qua cái trì trệ hiện thời. Cái trì trệ, cũ kĩ là một thành
trì không dễ phá bỏ vì nó luôn được những người có đầu óc bảo thủ níu giữ - Để đổi mới văn học phải có sự nỗ lực phi thường vì nhà văn phải đổi mới từ ý
thức nghệ thuật đến sáng tác
- Đổi mới văn học không phải là những câu khẩu hiệu, những bài diễn thuyết,
FI CI A
mới, nhà văn không chỉ cần tâm huyết mà cần có tài năng.
L
những lời hô hào suông mà phải được minh chứng bằng sáng tác văn học. Vì vậy để đổi
- Văn học luôn có mối quan hệ mật thiết với chính trị. Trong điều kiện chính trị chưa sẵn sàng đổi mới thì những người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học có thể gặp phải thách thức, rủi ro. Vì vậy, trong công cuộc đổi mới, nhà văn phải dám
OF
chấp nhận thách thức, phải dấn thân thì mới đưa văn học thoát khỏi tình trạng sáo mòn, trì trệ. 3. Phân tích chứng minh (6,0 điểm)
ƠN
a) Vì sao phải đổi mới ? Do xã hội có nhiều thay đổi lớn dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong ý thức và tâm lí con người, đặc biệt là sự ra đời của nhiều tầng lớp xã hội
NH
mới có nhu cầu văn hoá, thẩm mĩ mới mà văn học trung đại không thể đáp ứng. Đổi mới văn học thời kì này (hiện đại hoá) là đưa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây.
QU Y
b) Chứng minh: Thí sinh biết chọn một số tác giả, tác phẩm để phân tích chứng minh. Sau đây là một vài gợi ý:
- Phan Bội Châu đã vượt lên khỏi giới hạn của một nhà Nho với những tư tưởng cấp tiến trong trong quan niệm của kẻ làm trai, trong ý thức về vai trò cá nhân trong lịch
M
sử, trong cái nhìn về hiền thánh, về Nho học…
KÈ
- Tản Đà với đổi mới trong thể hiện cái tôi cá nhân và những cách tân bước đầu trong nghệ thuật thơ - Xuân Diệu hiện diện trên thi đàn như một cái Tôi tự ý thức sâu sắc nhất, với một
Y
quan niệm hiện đại về nhân sinh, về thẩm mĩ và những cách tân mạnh mẽ trong nghệ
DẠ
thuật thể hiện - Các nhà văn Tự lực văn đoàn, cùng các nhà văn hiện thực như Vũ Trọng Phụng,
Nam Cao đã có sự đổi mới sâu sắc trong ý thức nghệ thuật, trong quan niệm về con người và đã đưa văn xuôi VN bước hẳn vào quỹ đạo của văn học hiện đại
**LƯU Ý
L
1) Những nội dung trên chỉ mang tính gợi ý. Trong quá trình làm bài, HS có thể
FI CI A
có hướng triển khai, sắp xếp ý theo cách khác nhưng phải đảm bảo làm nổi bật được trọng tâm vấn đề. Khuyến khích những ý tưởng sáng tạo độc đáo của HS. 2) Cần khuyến khích những bài làm sáng tạo --------------HẾT-------------
OF
Người ra đề: Võ Công Trí
Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
Số ĐT: 0913482564
ĐỀ ĐỀ XUẤT KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI – BẮC BỘ NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Ngữ văn 11 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm 02 câu trong 01 trang
FI CI A
L
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BÌNH LONG TỔ NGỮ VĂN
Câu 1. (8 điểm) Phải chăng, chúng ta sống là để hạnh phúc?
OF
Câu 2. (12 điểm) “Bước vào thế giới nghệ thuật là bước vào thế giới của ngôn ngữ, chứ không
phải bước vào hiện thực của khách quan hay miếu thờ lịch sử.” (Trần Đình Sử - Văn học và thời gian)
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
Trình bày quan điểm của anh/ chị về nhận định trên
GV ra đề: Lường Tú Tuấn Sđt: 0978452603
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG DUYÊN HẢI – BẮC BỘ NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm 02 câu trong 01 trang
FI CI A
L
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BÌNH LONG TỔ NGỮ VĂN
CÂU 1.
a. Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề, trích dẫn (1.0 điểm)
OF
1. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. Thể hiện được năng lực bàn luận vấn đề, đưa ra được chính kiến của bản thân về vấn đề xã hội. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, có khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề. - Diễn đạt trôi chảy, câu văn sáng rõ, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức
ƠN
Đề mở, nên học sinh có thể đưa ra quan điểm của mình miễn là đảm bảo logic, khoa học và mang tính nhân văn. Có thể tham khảo đáp án sau: -
Đề đặt ra câu hỏi vễ lẽ sống / mục đích sống của mỗi người trong cuộc đời.
NH
Mỗi người có thể có mục đích sống khác nhau như Sống là tỏa sáng/ sống là cống hiến / sống là hi sinh / sống là dấn thân / sống là hoàn thiện mình… b. Giải thích, bình luận (5 điểm)
Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một
QU Y
-
nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí. -
Hạnh phúc là mục đích sống mà ai trong cuộc đời cùng muốn theo đuổi và thành tựu.
Để hạnh phúc, có thể con người sẽ chọn tình yêu, gia đình và những sự thỏa
M
-
KÈ
mãn mà một đời sống vật chất đủ đầy có thể mang lại. Và để hạnh phúc, cần một tinh thần biết buông bỏ, sống trong tình yêu thương với người và sẵn sàng cho đi. Sự vun vén cho bản thân không đồng nghĩa với việc bạn sẽ có được
Y
cảm giác hạnh phúc.
DẠ
c. Bàn bạc , mở rộng vấn đề (2 điểm) -
Hạnh phúc xét trên một góc nhìn khác là sự vị kỉ, an ổn và bằng lòng. Nên về mặt xã hội là một lối sống ít tinh thần cống hiến và dấn thân.
L
CÂU 2
Nhận định của Trần Đình Sử nhấn mạnh vào đặc trưng của văn học: Văn học
OF
-
FI CI A
1. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. Thể hiện được năng lực cảm thụ văn chương của bản thân. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, có khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề. - Diễn đạt trôi chảy, câu văn sáng rõ, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: a. Giới thiệu và giải thích vấn đề (1.0 điểm) là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Từ đó, ngầm đối thoại lại quan điểm xã hội học dung tục trong nghiên cứu văn học. -
ƠN
b. Giải quyết vấn đề (9.0 điểm)
Đặc trưng của ngôn ngữ văn học gồm: tính chính xác, hàm súc; tính hình tượng; tính biểu cảm. Những đặc trưng này chi phối toàn bộ thế giới nghệ thuật
NH
của nhà văn, làm nên diện mạo riêng cho văn học.
+ Phân tích tính hàm súc để thấy sự đa nghĩa của tác phẩm văn học + Phân tích tính hình tượng để thấy văn học phản ánh và suy tư về đời sống
QU Y
bằng hình tượng cảm tính, mang tính thẩm mĩ chứ không không đồng nhất với hiện thực khách quan một cách thô sơ. + Phân tích tính biểu cảm để thấy ngoài giái trị hiện thực, văn học còn chủ yếu là nơi biểu hiện tình cảm, tư tưởng chủ quan của nhà văn. c. Bàn bạc, mở rộng (2 điểm)
Quan điểm của Trần Đình Sử đã gọi ra đúng bản chất của văn học. đó là một
M
-
KÈ
cái nhìn khoa học và tiến bộ. Đồng thời, sửa đổi một quan niệm lạc hậu, lỗi thời đã tồn tại từ lâu khi coi văn học là sự sao chụp hiện thực khách quan một
DẠ
Y
cách thô sơ
ĐỀ THI CHỌN HSG KHU VỰC DHBB
BẮC NINH
NĂM HỌC 2018 – 2019
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
Môn: Ngữ Văn – Lớp 11
BẮC NINH
Thời gian làm bài 180 phút
FI CI A
L
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
OF
(không kể thời gian phát đề)
Đề bài: CÂU 1 (8 ĐIỂM)
ƠN
“Mẹ ơi, mẹ bảo quả táo trên cây chín đỏ là nhờ có mặt trời. Thế thì củ cải đỏ lớn lên trong lòng đất vì sao mà đỏ?
NH
Mẹ ơi, mẹ bảo gà trống gáy thì trời sáng, thế sao gà trống chết rồi mà trời vẫn sáng? Mẹ ơi, mẹ bảo con không nên hỏi mẹ như vậy, vì làm mẹ thì không bao giờ sai. Vậy thì con cũng sẽ không bao giờ sai, vì sau này con cũng sẽ làm mẹ”.
QU Y
(Giả Bình Ao, Hỏi) Từ văn bản trên, trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc đặt ra những câu hỏi trong đời sống.
thơ ca”.
M
CÂU 2 (12 ĐIỂM) Có ý kiến cho rằng: “Từ thơ trung đại đến Thơ mới là cả một cuộc cách mạng trong
KÈ
Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy làm sáng tỏ “cuộc cách mạng trong thi ca” ấy qua hai bài thơ tự chọn trong chương trình Ngữ văn THPT (một của thơ
Y
trung đại, một của Thơ mới).
DẠ
--------------------------------------------Hết-------------------------------------------Người ra đề: Nguyễn Thị Mai Lan SĐT: 0989098241
FI CI A
L
HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (8 điểm) A) Yêu cầu về kĩ năng
Làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội ; bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; hành văn
OF
trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. B) Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể luận giải vấn đề theo quan điểm riêng của mình song cần
ƠN
lôgic, hợp lí và đảm bảo những ý cơ bản sau:
QU Y
NH
1, Giải thích: Bài thơ Hỏi của Giả Bình Ao đặt ra cho người đọc những suy nghĩ thú vị về việc hỏi. Câu hỏi của đứa bé với mẹ dường như vô tận, thắc mắc những điều tưởng chừng phi lí mà có lí. Thậm chí, đứa trẻ sau khi hỏi mẹ còn có kết luận rất ngộ nghĩnh: “Mẹ ơi, mẹ bảo con không nên hỏi mẹ như vậy, vì làm mẹ thì không bao giờ sai. Vậy thì con cũng sẽ không bao giờ sai, vì sau này con cũng sẽ làm mẹ”. Qua đó, Giả Bình Ao không chỉ cho thấy bản chất ngây thơ, hồn nhiên, hay tò mò khám phá của trẻ thơ mà còn đặt ra cho người lớn những suy nghĩ nghiêm túc về ý nghĩa của việc hỏi. Hỏi: Là một phản xạ tự nhiên của con người khi thắc mắc, quan tâm và cần thấu hiểu những vấn đề đang xảy ra . Hỏi là tên gọi khác của quá trình tư duy.
DẠ
Y
KÈ
M
2, Bàn luận: a, Ý nghĩa của việc đặt ra những câu hỏi trong đời sống? - Vì sao cần hỏi? Vì những điều ta biết là chỉ là hạt cát giữa sa mạc, nên mỗi chúng ta cần không ngừng học hỏi. - Hỏi giúp ta hiểu được bản chất của cuộc sống, khám phá những qui luật và giá trị cuộc sống. Tinh thần “Hoài nghi tất cả” (Các Mác) là cơ sở để con người khám phá thế giới xung quanh và khám phá chính bản thân mình. + Thế giới muôn màu muôn vẻ xung quanh con người được khám phá bằng chính những câu hỏi . VD: Cách Niu-tơn khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn ... + Einstein: “Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mê”, và “Quan trọng là người ta không ngừng hỏi”.
OF
FI CI A
L
+ Các phát kiến địa lý, phát minh khoa học...trên thế giới đều xuất phát từ việc các nhà khoa học đã không bằng lòng với những định đề có sẵn mà không ngừng đặt ra những câu hỏi để tìm ra bản chất của sự thật. (VD...) - Biết hỏi và không ngừng hỏi, con người còn khám phá ra sức mạnh của chính bản thân mình. D/c: Cậu bé Glen Cunningham từng băn khoăn hỏi chính mình: “Đôi chân được chẩn đoán có thể bị cắt bỏ của mình liệu có thể đi lại được không?”. Chính câu hỏi đó đã tạo ra nguồn sức mạnh vô biên cho đôi chân anh tiếp tục bước đi trong cuộc sống. Có lẽ nếu như cậu bé ngày ấy không tự đặt ra cho mình câu hỏi trăn trở thì ngày nay thế giới vẫn không thể biết đến Cunningham – người được mệnh danh là “người nhanh nhất thế giới”.
NH
ƠN
- Người biết đặt câu hỏi là người cầu tiến và luôn hướng đến những giá trị sống tốt đẹp. + Nick Vujicic đã từng đặt ra vô vàn những câu hỏi về khiếm khuyết của cơ thể mình, để rồi nhận ra anh có thể mang đến những giá trị vĩ đại hơn cả những bất hạnh mà tạo hóa đã mang đến cho mình. + Kyto Aya tự hỏi điều gì là quan trọng nhất nếu cuộc sống của cô quá ngắn ngủi và lời đáp mà cô nhận được đó là lời “Cảm ơn”. Cô trân trọng từng khoảnh khắc cô tồn tại trong cuộc đời và dành lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả mọi điều mà cô đã nhận được.
KÈ
M
QU Y
- Việc biết đặt ra những câu hỏi chứng minh ta là một người có khả năng quan sát và đánh giá vấn đề tốt, biết quan tâm đến mọi người cũng như cuộc sống xung quanh mình. “Những câu hỏi có thể dời non lấp bể, giúp các ý tưởng được “kích nổ’ ngay tức thì. Đó là những câu hỏi mà một khi dã được gợi lên, sẽ khiến loài người phải suy nghĩ theo hướng hoàn toàn khác biệt”- chuyên gia thiết kế nổi tiếng Steven Heller - Những thắc mắc thông minh khiến bạn khám phá ra nhiều điều mới mẻ, đập vỡ những định kiến của chính bạn và mọi người. Lịch sử nhân loại đi lên chính nhờ những câu hỏi không ngừng, những thắc mắc dường như không có hồi kết của con người...
DẠ
Y
b, Con người cần học cách hỏi như thế nào? - Không riêng gì trẻ thơ, bất cứ ai trong cuộc sống này đều có quyền hỏi và cần phải hỏi. - Song con người cần học cách hỏi. Không phải ai cũng biết hỏi. Câu hỏi chỉ đến khi ta đã nung nấu, nghiền ngẫm về một vấn đề nào đó thật chín muồi. Cần đặt
FI CI A
L
câu hỏi ở mọi khía cạnh: là gì, như thế nào, tại sao, khi nào...để tìm ra bản chất vấn đề. Cần rèn luyện tư duy phản biện, không ngừng đặt “mười vạn câu hỏi vì sao”. Đặt câu hỏi cho người khác và cho chính mình là một cách rèn luyện tư duy . Lev Tolstoy : “Nếu muốn tìm ra lời giải đáp trong bất kì vấn đề gì, câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi mà bạn đặt ra”. Câu hỏi hay phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, đúng việc.
QU Y
NH
ƠN
OF
c, Liên hệ thực tế Trong cuộc sống hiện nay, có người ngại hỏi, lại có những người không dám hỏi, hoặc không có gì để hỏi. Đó đều là biểu hiện tiêu cực của sự lười tư duy, sống vô cảm, thu mình trong vỏ ốc... 3, Bài học: - “Những câu hỏi còn quan trọng hơn câu trả lời. Bởi nó là động lực khiến ta phải không ngừng học tập, kiến tạo, thử nghiệm và tiến bộ” (Pete Welter). - Nói ra đừng sợ. Hỏi, bạn chỉ dốt trong giây lát, không hỏi, bạn dốt nát cả đời. - Không thể tư duy thì không thể thay đổi bất kì thứ gì => Con người cần tích cực tư duy. “Tôi tư duy tức là tôi tồn tại”. - Tuy nhiên, hỏi không phải để đó mà để con người có trách nhiệm bắt tay vào hành động và sáng tạo, nhằm giải đáp các câu hỏi không ngừng phát sinh trong đời sống. Biểu điểm:
- Điểm 8: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, luận giải sắc
M
sảo, tri thức phong phú.
- Điểm 6-7: Đáp ứng tương đối tốt yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, mắc vài
KÈ
lỗi về chính tả, diễn đạt
- Điểm 4-5: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý cơ bản, ít mắc lỗi về chính
Y
tả, diễn đạt.
DẠ
- Điểm 1-2-3: Chưa hiểu rõ vấn đề, bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn
đạt.
L
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
FI CI A
Câu 2: (12 điểm) A) Yêu cầu về kỹ năng:
Thí sinh biết cách làm tốt kiểu bài nghị luận văn học; vận dụng tốt kiến thức văn học sử về thời kì văn học và tác phẩm văn học; biết so sánh làm nổi rõ vấn đề.
OF
Bài viết có bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, bình luận, chứng minh, so sánh, phân tích…Hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
ƠN
B) Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những
NH
nội dung cơ bản sau: 1, Giải thích:
QU Y
a, Là gì?
Thơ trung đại: Thời kì thơ xuất hiện từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, do tầng lớp trí thức Hán học sáng tác. Đặc trưng chủ yếu: Tính qui phạm, ước lệ, tính sùng cổ và phi ngã.
M
Thơ mới: Phong trào thơ xuất hiện trong giai đoạn 1932-1945, do tầng lớp trí thức
KÈ
Tây học khởi xướng, có sự đổi mới sâu sắc về mĩ học, quan điểm sáng tác, thoát li khỏi thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây. Tinh thần của Thơ mới: “nằm trong một chữ tôi”, “thơ cốt chơn”, “đem ý thật có trong
Y
tâm khảm mình mà tả ra bằng những câu thơ không vần, không niêm luật gì hết.”
DẠ
“Cuộc cách mạng trong thi ca”: Một cuộc cách tân, một sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện, đem đến một bộ mặt mới, một chất lượng mới trong thi ca Việt Nam.
L
Ý kiến đã khẳng định những sự khác biệt của Thơ mới với thơ trung đại và đó
FI CI A
cũng là những đóng góp mới mẻ, sâu rộng, toàn diện của Thơ mới trong tiến trình thơ ca dân tộc. b, Tại sao?
- Do hoàn cảnh xã hội thay đổi…=> Tạo điều kiện để Thơ mới ra đời, thay thế
OF
thơ trung đại.
- Qui luật của văn học: Kế thừa và phát triển không ngừng: “cái hôm nay thai nghén từ hôm qua”…
NH
ƠN
2, Chứng minh, phân tích: Thí sinh có thể tự do lựa chọn tác phẩm, song cần làm sáng tỏ “cuộc cách mạng thi ca” ấy trên hai bình diện chủ đạo: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Gợi ý : Thu điếu và Đây mùa thu tới, Nhàn và Vội vàng... VD: Chọn Nhàn và Vội vàng. *Từ “Nhàn” đến “Vội vàng” là “một cuộc cách mạng trong thi ca” về nội dung tư tưởng:
QU Y
+ Hai bài thơ là sự khẳng định, đề cao hai tư tưởng, hai lối sống mang vẻ đẹp khác biệt, độc đáo, có ý nghĩa tích cực với mỗi thời đại: - Nhàn: Lối sống nhàn (PT các biểu hiện cụ thể của lối sống nhàn và ý nghĩa) - Vội vàng: Lối sống vội vàng (PT các biểu hiện cụ thể của lối sống vội vàng và ý nghĩa)
KÈ
M
+ Sự khác biệt đó bắt nguồn từ quan niệm của hai nhà thơ, hai thời kì thơ về thời gian, đời người... (chứng minh qua 2 bài thơ).
DẠ
Y
+ “Cuộc cách mạng” trong cách thể hiện của chủ thể trữ tình: Nhàn: Chủ thể trữ tình không xuất hiện trực tiếp, cái nhìn siêu ngã, siêu cá thể: “Một mai...nào”. Vội vàng: Chủ thể trữ tình dõng dạc xưng “tôi”, khẳng định khát vọng, cảm xúc mãnh liệt và trực tiếp: “tôi muốn...”, “ta muốn...”. => Từ thơ trung đại đến thơ mới là cuộc cách mạng của chữ ta và chữ tôi. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân, sự bộc lộ, giãi bày cái tôi nội cảm tràn đầy cảm xúc là một nội dung tư tưởng mới mẻ, chưa từng có của thơ mới so với thơ trung đại.
OF
FI CI A
L
*Từ “Nhàn” đến “Vội vàng” là “một cuộc cách mạng trong thi ca” về nghệ thuật: - Ngôn ngữ: từ chữ “đúc” đến chữ “nước” (chứng minh qua hai bài thơ) - Hình ảnh: Từ hình ảnh ước lệ, tượng trưng, sử dụng điển cố đến hình ảnh chân thực, có nhiều sáng tạo tân kì, mới mẻ. - Thể thơ: Từ thể thơ thất ngôn bát cú đóng băng niêm luật, đối xứng tề chỉnh đến thể thơ tự do, lối thơ vắt dòng... - Giọng điệu; từ đĩnh đạc ung dung đến vội vàng gấp gáp, “bản hành khúc của lòng ham sống”, từ đơn thanh đến đa thanh. - Bút pháp, thủ pháp: Từ ước lệ tượng trưng đến lãng mạn, tương giao...
QU Y
NH
ƠN
3, Bình luận: - Ý kiến đúng đắn, khẳng định ý nghĩa, sự đóng góp của phong trào Thơ mới trong tiến trình phát triển của thơ ca dân tộc. - Ý nghĩa của “một cuộc cách mạng trong thi ca” : + Đem đến cho thơ ca Việt Nam một diện mạo mới mẻ, một sức sống mới, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thời đại. + Đem đến nhiều phong cách nghệ thuật độc đáo. + Làm giàu đẹp thêm cho văn học dân tộc. - Tuy nhiên, bất cứ cuộc cách mạng nào cũng đều bắt nguồn từ quá khứ, kế thừa để phát triển. Không có thành tựu thơ trung đại, không có Thơ mới. - Bài học cho người sáng tác và thưởng thức. + Người sáng tác: Không ngừng sáng tạo, làm mới mình. + Người thưởng thức: Biết mở lòng đón nhận những cái mới, những cuộc cách mạng trong văn học. * Biểu điểm: - Điểm 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, tri thức phong
M
phú, lập luận sắc sảo.
KÈ
- Điểm 10-11: Đáp ứng được hầu hết các ý cơ bản, mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
Y
- Điểm 8-9: Đáp ứng được phần lớn những ý cơ bản, mắc một số lỗi nhỏ về
DẠ
chính tả, diễn đạt. - Điểm 6-7: Trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức, mắc một
số lỗi chính tả, diễn đạt.
L
- Điểm 4-5: Bài viết sơ sài, tri thức lí luận văn học nghèo nàn, phân tích dẫn
FI CI A
chứng hời hợt, mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1-2-3: Chưa hiểu rõ vấn đề, kĩ năng làm văn đuối, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
OF
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
* Lưu ý:
ƠN
- Giám khảo nắm yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ
NH
sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải linh hoạt, đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong nhóm chấm.
điểm toàn bài./.
QU Y
- Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng
DẠ
Y
KÈ
M
-------HẾT-------
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG
MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 11
IA L
Ngày thi: 20/04/2019
ĐỀ ĐỀ XUẤT
Thời gian làm bài: 180 phút
IC
(Đề bài gồm có 02 câu; 01 trang)
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF F
Câu 1. (8,0 điểm) Pawel Kuczynski - nhà họa sĩ nổi tiếng người Ba Lan, được nhận hàng trăm giải thưởng về những bức tranh châm biếm, trào phúng thể hiện những mặt xấu xa của thế giới. Mỗi bức tranh của ông đều đánh thức con người bằng một thông điệp “nhỏ mà không nhỏ”. Theo em thông điệp nào được tác giả gợi ra từ bức tranh dưới đây? Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về điều đó.
DẠ
Y
Câu 2. (12,0 điểm) Một nhà văn đích thực như một bức tranh treo trên tường mà khi tháo nó ra thì vĩnh viễn để lại khoảng trống. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chứng minh bằng một tác giả trong chương trình Ngữ văn lớp 11. --------------------------- HẾT --------------------------GV soạn đề: - Phạm Thị Thanh Bình (SĐT: 0912310870) - Đàm Thị Duyên (SĐT: 0987300052)
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HDC THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG
MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10
ĐỀ ĐỀ XUẤT
Ngày thi: 20/04/2019
(Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang)
Thời gian làm bài: 180 phút
IA L
IC
Câu Ý
LẦN THỨ XII
Nội dung
Trình bày suy nghĩ về bức tranh của Pawel Kuczynski - nhà họa sĩ nổi tiếng người Ba Lan.
8.0
OF F
1
Điểm
Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm chắc các thao tác nghị luận về một vấn đề xã hội.
NH ƠN
- Biết vận dụng kiến thức thực tế một cách linh hoạt.
- Bố cục mạch lạc, lập lập chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, hành văn có cảm xúc. Yêu cầu về kiến thức a
Giải thích ý nghĩa bức tranh
1.0
QU Y
- Hình ảnh một con người đang ở dưới cái hố sâu biểu tượng cho hoàn cảnh khó khăn, những tình huống đầy thử thách đòi hỏi con người phải có bản lĩnh để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. - Chiếc thang biểu tượng cho thời cơ, cơ hội tốt có thể giúp con người thoát khỏi tình thế khó khăn.
M
- Hình ảnh con người chặt những thanh gỗ trên thang để làm củi đốt xua đi giá lạnh cho thấy hành động nông cạn, thiếu tính toán chỉ vì cái lợi nhỏ tức thời mà tự hủy hoại tương lai tốt đẹp.
KÈ
=> Kết nối các hình ảnh với nhau ta hiểu được ý nghĩa của bức tranh: Trước tình thế khó khăn con người cần tính toán suy nghĩ cẩn trọng để tránh vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi lợi ích lâu dài. Đây chính là bài học, kinh nghiệm cho sự thành công.
Bàn luận
DẠ
Y
b
- Khẳng định tính đúng đắn, sâu sắc của thông điệp gợi ra từ bức tranh - Lý giải: + Lợi ích trước mắt chính là những cám dỗ, hấp dẫn có thể đem lại cho con người sự thỏa mãn trong tức thời vì thế thường làm con người nảy sinh lòng tham và mất sự tỉnh táo, sáng suốt đi lầm đường lạc lối
4.0
không nhìn ra những cơ hội trong tương lai. + Hơn thế đời người là hữu hạn, vì thế cần có một kế hoạch lâu dài mới đảm bảo cho mình một tương lai tốt.
IC
IA L
+ Nếu con người biết buông bỏ những cái lợi trước mắt tức là từ bỏ những thứ hấp dẫn, cám dỗ để tính toán kĩ lưỡng hơn cho những mục tiêu lâu dài thì có thể con đường đi đến thành công sẽ xa hơn, dài hơn nhưng chắc chắn đó là thành công lâu bền hơn. - Dẫn chứng:
OF F
+ Nhiều người vì cái lợi trước mắt mà quên mất tương lai lâu dài khi họ tham lợi nhuận chế biến đồ giả, tẩm thuốc hóa chất, lừa lọc người khác mà không nghĩ đến hậu quả sau này chính họ phải lĩnh nhận khi bản thân họ cũng phải mua những sản phẩm tương tự có thể gây bệnh nguy hiểm bất cứ lúc nào.
c
Mở rộng, lật lại vấn đề
NH ƠN
+ Những bậc cha mẹ yêu thương chiểu chuộng con những tưởng đó là cách yêu thương đúng cách mà không biết rằng đó là sai lầm nguy hại trong cách giáo dục con. 2.0
- Phê phán những người bị cám dỗ bởi cái lợi tức thời mà bán rẻ lương tâm không nghĩ đến tương lai lâu dài chính mình sẽ bị ảnh hưởng.
QU Y
- Tuy nhiên cần phân biệt giữa cái lợi trước mắt với những cơ hội đến với mình, cần có một cái lý trí tỉnh táo để suy xét và đưa ra quyết định đúng đắn. d
Bài học liên hệ
1.0
- Nhận thức được việc không nên ham cái lợi trước mắt mà bỏ qua cơ hội lâu dài
2
KÈ
M
- Hành động: Trước mỗi cơ hội gõ cửa mình, bạn nên cân nhắc, tính toán thật kỹ không nên nông nổi vội vàng có thể dẫn đến sự sai lầm đáng tiếc tự đánh mất cơ hội của chính mình.
Một nhà văn đích thực như một bức tranh treo trên tường mà khi tháo nó ra thì vĩnh viễn để lại khoảng trống.
DẠ
Y
Yêu cầu về kĩ năng - HS nhận thức được yêu cầu của đề, đảm bảo bố cục ba phần của bài viết: Mở - Thân- Kết. - Biết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận trong quá trình viết bài; diễn đạt mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc. - HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách nhưng cần làm sáng tỏ
12.0
yêu cầu của đề, phần lý luận và chứng minh cần thống nhất chặt chẽ. Yêu cầu về kiến thức a
Giải thích
IA L
2.0
IC
- Nhà văn chương đích thực: là nhà văn chân chính, sáng tạo nên được những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, tác động tích cực đến con người và cuộc sống của con người.
OF F
- Một nhà văn đích thực như một bức tranh treo trên tường mà khi tháo nó ra thì vĩnh viễn để lại khoảng trống: Cách nói hình ảnh “bức tranh treo trên tường... khi tháo nó ra... để lại khoảng trống„ về vị trí của những nhà văn lớn, nhà văn để lại ấn tượng sâu sắc và chiếm được tình cảm yêu quý ở người đọc.
NH ƠN
Ý cả câu: Một nhà văn đích thực phải là nhà văn tạo nên được dấu ấn riêng đậm nét trong sự nghiệp sáng tác để từ đó hình thành nên phong cách nghệ thuật nổi bật, có một vị trí vững chắc trong lòng độc giả. b
Bàn luận: Dựa trên cơ sở
* Tư chất của người nghệ sĩ:
- Nghệ thuật yêu cầu người nghệ sĩ phải có cá tính sáng tạo, phải có khuôn mặt sáng tạo, có tiếng nói, giọng nói riêng. Đó là bản sắc sáng tác của nghệ sĩ.
QU Y
- Cá tính sáng tạo là tư chất vô cùng quan trọng, quan trọng tới mức nó là tiêu chuẩn về sự sống còn của nghệ sĩ. Vì vậy, người nghệ sĩ phải tìm cho được cái bản sắc của mình. * Phong cách nghệ thuật:
DẠ
Y
KÈ
M
- Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình. Chính sự độc đáo đó tạo nên phong cách nghệ thuật. Một khi tác giả sáng tác văn học tạo được dấu ấn riêng biệt, độc đáo trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, biểu hiện rõ cái độc đáo qua các phương diện nội dung và hình thức của từng tác phẩm, nhà văn đó được gọi là nhà văn có phong cách nghệ thuật. - Căn cứ vào PCNT, người đọc có thể xác định tác phẩm của nhà văn này mà không thể của nhà văn kia. Đồng thời cũng căn cứ vào đó, người đọc hiểu thêm về con người với toàn bộ năng lực, mối quan tâm, sở trường,.. của người nghệ sĩ. Điều đó tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm và hứng thú cho người đọc.
4.0
IA L
PCNT là sự trưởng thành của một nhà văn: nhà văn nào cũng có nét riêng, chỉ ở những nhà văn thực sự tài năng mới có phong cách. Sự nở rộ của PCNT vì thế cũng là dấu hiệu về sự trưởng thành của một nền văn học.
IC
Như vậy, một nhà văn đích thực là phải có phong cách như một bức tranh treo trên tường mà khi tháo nó ra thì vĩnh viễn để lại khoảng trống. c
Chứng minh (HS tự do lựa chọn tác giả trong phạm vi đề định hướng)
5.0
OF F
- Yêu cầu HS chọn được một tác giả có phong cách nghệ thuật nổi bật, tiêu biểu của một giai đoạn, trào lưu, thời đại, dân tộc (cả những tác giả văn học nước ngoài).
NH ƠN
- Phân tích một hoặc nhiều tác phẩm của tác giả đó trên hai bình diện: nội dung, hình thức để xác định được những nét tiêu biểu, độc đáo của tác giả đó, khẳng định được phong cách riêng, một nghệ sĩ chân chính, tạo được vị trí trong nền văn học, giai đoạn văn học (ưu tiên những bài viết có sự mở rộng tác phẩm của tác giả được HS lựa chọn).
QU Y
- Bài viết phải xác định rõ nhưng biểu hiện riêng, độc đáo trong tác phẩm để làm nên “khuôn mặt sáng tạo, tiếng nói, giọng nói riêng”. Phân biệt với những bài viết chỉ đi phân tích tác phẩm một cách chung chung, không nắm vững lí luận, không biết cách triển khai phần chứng minh. d
Bình luận, liên hệ - mở rộng
M
- Với nhà văn - người sáng tạo: Phải luôn ý thức để tạo nên được phong cách riêng độc đáo bằng tài năng và tâm huyết của mình.
DẠ
Y
KÈ
- Với bạn đọc - người tiếp nhận: Phải cảm nhận được cái độc đáo, cái riêng có giá trị nghệ thuật cao trong tác phẩm của nhà văn, đánh giá được vị trí của những nhà văn có phong cách.
1.0
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
HÙNG VƯƠNG
KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
IA L
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ ĐỀ XUẤT
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11
IC
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm: 01 trang, 02 câu)
OF F
Câu 1 (8,0 điểm)
NH ƠN
Trong chương trình Chuyển động 24h của VTV24 có chia sẻ một câu chuyện như sau: Một người đàn ông Mỹ - Brian Breach đã đóng giả làm người ăn xin bên ngoài các cửa hàng của khu trung tâm thương mại. Brian Breach ăn xin nhưng không trắng tay. Brian Breach đã kì công tạo dựng nên cảnh ăn xin, nếu ai đi ngang qua mà cho anh 1 đô la hoặc 5 đô la thì ngay lập tức anh sẽ cho lại họ 100 đô la như một cách để đền đáp lòng tốt của họ. Brian Breach cho biết tới cuối ngày anh đã trao đi khá nhiều và nhận lại lòng biết ơn nhưng hơn hết anh đã cho mọi người những bài học quý giá. Anh muốn tìm hiểu xem hành động hảo tâm kia có thực sự bắt nguồn từ cái tâm muốn làm điều tốt hay không. Anh đang tìm kiếm lòng trắc ẩn thực sự của con người. (Dẫn theo Đài truyền hình Việt Nam VTV24, Chương trình Chuyển động 24h, phát sóng ngày 30/12/2018)
Câu 2 (12,0 điểm)
QU Y
Từ câu chuyện trên, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề sau: Phải chăng, xã hội càng văn minh, hiện đại thì con người càng có nhu cầu muốn tìm kiếm lòng trắc ẩn thực sự ?
M
Có ý kiến cho rằng: Mỗi tác phẩm văn học, xét đến cùng, đều thuộc về một thể loại nhất định. Nhưng lại rất ít tác phẩm tuân thủ nghiêm ngặt những quy định chặt chẽ của một thể loại (…). Những tác phẩm xuất sắc, nhất là những kiệt tác, thường vi phạm nguyên tắc của một thể loại đã được xác định.
KÈ
(GS. Trần Đăng Suyền, Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn học, NXB Giáo dục Việt Nam, H.2018, tr. 102)
________________ Hết______________
DẠ
Y
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao) và Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
1
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
HÙNG VƯƠNG
KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
IA L
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ ĐỀ XUẤT
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN - LỚP 11
IC
(Đáp án gồm 05 trang)
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF F
Câu 1 (8,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, viết văn tự nhiên, kết hợp giữa lập luận và cảm xúc, những trải nghiệm cá nhân của người viết. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần chính xác, hợp lí, rõ ràng, thuyết phục, đảm bảo nội dung cơ bản sau: Ý Nội dung Điểm 1 Giải thích 1,0 - Tóm tắt câu chuyện của Brian Breach => đó là một phép thử, một thước đo, một sự tìm kiếm về lòng tốt thực sự của con người trong cuộc sống hiện đại. - Câu chuyện của Brian Breach đã khiến chúng ta băn khoăn về một vấn đề trong xã hội hiện đại: Phải chăng xã hội càng văn minh, hiện đại thì con người càng có nhu cầu muốn tìm kiếm lòng trắc ẩn thực sự. + cuộc sống văn minh, hiện đại: chỉ cuộc sống hiện tại và cả tương lai rất tân tiến, phát triển về mọi mặt từ khoa học công nghệ đến kinh tế, văn hóa giáo dục,… + lòng trắc ẩn thực sự: tấm lòng yêu thương, cảm thông, thấu hiểu trước cảnh ngộ người khác, xuất phát từ thật tâm, không toan tính. => Câu hỏi đặt ra vấn đề: Khi xã hội càng văn minh, hiện đại thì con người càng khó khăn để tìm kiếm được lòng trắc ẩn thực sự và con người càng có mong muốn tìm kiếm, nhận được những tấm lòng thực sự. 2 Bàn luận, chứng minh 6,0
DẠ
Y
* Vì sao xã hội càng văn minh, hiện đại thì con người càng có nhu cầu tìm kiếm lòng trắc ẩn thực sự? - Thực tế cuộc sống hiện đại tác động khiến con người không cần lệ thuộc quá nhiều vào người khác; con người tìm được nhiều thú vui, mối bận tâm khác nhau; thế giới số chi phối cả những tình cảm, cảm xúc; nhiều thước đo giá trị cũng thay đổi;… - Xã hội càng văn minh, hiện đại thì thật khó khăn để tìm kiếm lòng trắc ẩn thực sự, vì trong thực tế có nhiều biểu hiện sống thực dụng, tàn nhẫn, xa cách với nhau, xuất hiện nhiều lối sống “mặt nạ”, “lòng trắc ẩn giả” (VD: làm từ 2
NH ƠN
OF F
IC
IA L
thiện để đánh bóng tên tuổi; núp dưới bóng từ thiện để trục lợi; …) - Trước sự tác động của cuộc sống hiện đại, con người cũng chịu nhiều áp lực, tổn thương hơn rất cần nhu cầu được sẻ chia, đồng cảm, thấu hiểu. * Vai trò, ý nghĩa của lòng trắc ẩn thực sự. - Mỗi người cảm thấy ấm lòng, tin tưởng hơn vào những điều tốt đẹp của cuộc sống, vào mối quan hệ giữa người với người. - Xã hội sống trong tình yêu thương, sẻ chia lan tỏa, con người được hưởng thụ sự văn minh thực sự không chỉ về vật chất mà cả tinh thần. - Nếu thiếu lòng trắc ẩn thực sự: Con người dần nguội lạnh tình yêu thương, lòng đồng cảm, sự thấu hiểu; Cuộc sống sẽ xuất hiện nhiều hơn những mưu mô, toan tính, cái ác, giả dối,…. * Làm thế nào để có được và tìm thấy lòng trắc ẩn thực sự? - Xuất phát từ lương tâm, trái tim mỗi người, không lợi dụng, toan tính ích kỉ, sống bằng tất cả sự chân thành, nhiệt huyết. - Có sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người một cách thật tâm, sẽ giúp mọi người vượt qua những khoảnh khắc khó khăn, tuyệt vọng. - Luôn không ngừng khao khát sự gắn kết, lan tỏa yêu thương, chia sẻ những thông điệp ý nghĩa, học cách lắng nghe, thấu hiểu. (Thí sinh nên chọn cách viết từ sự trải nghiệm của bản thân để có được một bài viết thuyết phục, giàu cảm xúc; có dẫn chứng tối ưu) Mở rộng, bài học 1,0
3
M
QU Y
- Tuy nhiên không nên bi quan vào cuộc sống. Lòng trắc ẩn thực sự có thể khó phân biệt, khó tìm thấy nhưng nó vẫn tồn tại. Vẫn còn đâu đó quanh ta nhiều tấm lòng hảo tâm thực sự. Quan trọng là ta phải biết lan tỏa tình cảm thật lòng giữa người với người. - Nhu cầu tìm kiếm lòng trắc ẩn thực sự đã thể hiện mặt trái của xã hội văn minh, hiện đại. Vì thế, nhu cầu ấy cần được lan tỏa, kết nối, nhân rộng. - Bài học: Thể hiện trải nghiệm của bản thân.
DẠ
Y
KÈ
Câu 2 (12,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học; Bài viết có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm, luận cứ thuyết phục; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. Hành văn trôi chảy, linh hoạt, có cảm xúc, chất văn. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: Ý Nội dung Điểm Giải thích 1 1,0 3
NH ƠN
OF F
IC
IA L
- Nguyên tắc của một thể loại: Thể loại là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học, nó là một khái niệm mang tính chất loại hình chỉ sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học. Tương ứng với mỗi thể loại sẽ có một kiểu hình thức nhất định. Thể loại như một mô hình, nó có các yếu tố tương đối ổn định. => Mỗi tác phẩm văn học, xét đến cùng, đều thuộc về một loại nhất định, có nghĩa là mỗi tác phẩm sẽ có một hình thức, cấu trúc ổn định. - Vi phạm nguyên tắc của một thể loại: Muốn nói tới những sáng tạo của nhà văn (đặc biệt là những nhà văn tài năng) vượt khỏi những quy định, mô hình, cấu trúc của thể loại, làm cho các thể loại có sự giao thoa với nhau. → Ý kiến đề cập đến những nhà văn tài năng không chỉ là người biết vận dụng những nguyên tắc của thể loại khi sáng tạo tác phẩm mà còn là những người có khả năng sáng tạo, phát hiện ra những khả năng mới của thể loại mà mình lựa chọn để tạo ra những tác phẩm có giá trị. Bàn luận 3,0 * Lý giải “Mỗi tác phẩm văn học, xét đến cùng, đều thuộc về một loại nhất định”: - Dựa vào đặc trưng của thể loại: + Thể loại của một tác phẩm văn học là một hiện tượng loại hình của sáng tác và giao tiếp văn học. Đó là cơ sở để người ta phân loại tác phẩm văn học. + Thể loại có tính ổn định về mặt cấu trúc, quy định chặt chẽ về hình thức. Mỗi thể loại lại có từng chuẩn mực, quy định riêng (Ví dụ: Truyện ngắn có đặc trưng riêng khác với Thơ, Tiểu thuyết,…) - Quá trình sáng tác của nhà văn: Lựa chọn thể loại với tính tích cực chủ động trong quá trình sáng tạo của nhà văn. Trong quá trình sáng tạo tác phẩm, nhà văn cần một hình thức chỉnh thể, mà hình thức chỉnh thể đó được thể hiện qua thể loại. * Lý giải “Nhưng lại rất ít tác phẩm tuân thủ nghiêm ngặt những quy định chặt chẽ của một thể loại (…). Những tác phẩm xuất sắc, nhất là những kiệt tác, thường vi phạm nguyên tắc của một thể loại đã được xác định”: - Bản chất của quá trình sáng tạo (vận dụng lý thuyết sáng tạo):
KÈ
M
QU Y
2
+ Tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật và lao động
Y
của nhà văn là quá trình sáng tạo. Sáng tác văn học về bản chất là quá
DẠ
trình sáng tạo ra cái mới, không bao giờ là áp dụng mô hình. + Để có những tác phẩm có giá trị, kiệt tác thì chắc chắn nhà văn không chỉ tuân thủ quy định mà phải có sáng tạo, “Văn chương không cần 4
người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho” (Nam Cao).
IA L
Người nghệ sĩ tài năng là người phải biết “xóa bỏ”, “Cái quý của nhà văn là sáng tạo cái mới chứ không phải viết được nhiều” (GS. Trần Đình Sử); “Nếu
tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả (Sê khốp).
IC
+ Đối với những nhà văn lớn, nhà văn tài năng, các nguyên tắc của thể đủ mạnh nó có thể phá vỡ những quy tắc đó.
OF F
loại không phải là áp lực lớn. Nhiều cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ
NH ƠN
- Đặc trưng của thể loại: + Bất cứ thể loại nào ngoài yếu tố ổn định cũng có những yếu tố tự do, linh động. Do đó người nghệ sĩ tài năng đã biết sáng tạo, vi phạm từ những yếu tố tự do ấy. + Có nhiều thể loại văn học luôn có sự vận động, biến đổi, giao thoa trong các giai đoạn văn học. - Một tác phẩm có giá trị, kiệt tác: Bên cạnh những yếu tố thuộc vềgiá trị tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật, thì “Mỗi tác phẩm nghệ thuật chân chính đều phá hoại một phần cái chủng loại đã hình thành” (Nhà mĩ học Ý – B. Croce). M. Bakhtin cũng khẳng định: “Sức sống của thể loại là ở chỗ nó tự đổi mới trong các tác phẩm đặc sắc”. Chứng minh 6,0đ a. Tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao): 3,0 * Truyện ngắn Chí Phèo thể hiện đúng những đặc trưng của thể loại truyện ngắn: - Cốt truyện, sự kiện, chi tiết. - Phạm vi phản ánh đời sống. - Nhân vật tự sự - Ngôn ngữ có tính liên tục * Truyện ngắn Chí Phèo có sự vi phạm những nguyên tắc thể loại: - Tác phẩm có sức chứa của một tiểu thuyết (tính chất tiểu thuyết): + Gia tăng thủ pháp hồi cố để tái hiện lại toàn bộ cuộc đời của nhân vật, bao quát toàn bộ đời sống, diện phản ánh rộng. + Xoay quanh nhiều tình huống - Truyện ngắn Chí Phèo cũng giàu chất thơ: + Diễn biến tâm trạng, những cung bậc tinh tế trong tâm hồn nhân vật Chí Phèo – Thị Nở; khung cảnh thiên nhiên đêm trăng bao bọc trong câu chuyện tình của Chí Phèo – Thị Nở. + Dung lượng: ngắn gọn gần với thơ; nhiều câu văn giàu nhịp điệu;… 3,0 b. Tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam):
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
3
5
NH ƠN
OF F
IC
IA L
* Truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện những đặc trưng của thể loại truyện ngắn: - Có yếu tố tự sự: cốt truyện đơn giản (truyện ngắn tuy khơi gợi cảm xúc nhưng vẫn đảm bảo yếu tố nòng cốt), chi tiết. - Có nhân vật tự sự, chi tiết, tình huống truyện. * Truyện ngắn Hai đứa trẻ có sự vi phạm những nguyên tắc thể loại: Đây là truyện ngắn giàu chất thơ, là truyện ngắn có nhiều yếu tố gần với thơ, “là một bài thơ trữ tình đầy xót thương”. - Không chú trọng vào cốt truyện, sự kiện mà tập trung khám phá con người ở khía cạnh cảm xúc, cảm giác, những biến thái mơ hồ, mong manh trong con người. - Khai thác các thủ pháp, biện pháp nghệ thuật của thơ; Ngôn ngữ giàu chất thơ, tính nhạc, cấu tứ đầu cuối tương ứng, nhiều chi tiết như nhãn tự của một bài thơ,… => Sáng tạo nghệ thuật vừa là sự khai phá những tiềm năng của thể loại vừa là sự khắc phục những giới hạn của thể loại. Hai tác phẩm trên đều là những tác phẩm có giá trị của hai nhà văn tài năng, có phong cách riêng. Mở rộng, đánh giá, bài học: 2,0 - Mỗi nhà văn tài năng có sở trường riêng về một thể loại. Mỗi thể loại luôn có những yêu cầu đặc thù, do vậy một nhà văn lớn thì không chỉ xác định về các yếu tố quy định của thể loại mà cần xem những người trước đó đã có đóng góp gì cho thể loại, để cách tân, sáng tạo, tạo cho thể loại những khả năng mới. - Người tiếp nhận văn học cần xác định rõ thể loại của tác phẩm để có cách đọc phù hợp, nhưng phải nhận thấy những khám phá, sáng tạo của nhà văn từ những hình thức, cấu trúc cố định, để đánh giá đúng một tác phẩm có giá trị, một nhà văn tài năng.
QU Y
4
M
Người ra đề: Nguyễn Thanh Xuân
KÈ
Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ
DẠ
Y
SĐT: 0915.305.356; mail: nguyenthanhxuanchv@gmail.com
6
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC
SỞ GD – ĐT PHÚ THỌ
DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 2019
IA L
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG
Môn: NGỮ VĂN 10 ĐỀ ĐỀ XUẤT
IC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang)
QU Y
NH ƠN
OF F
Câu 1 ( 8,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/ chị về thông điệp từ bức hình trên.
M
Câu 2 (12,0 điểm)
KÈ
Nhà văn Pháp Albert Camus (1913 - 1960) đã phát biểu trong diễn từ nhận giải Nobel Văn học 1957: Người nghệ sĩ phải tự rèn luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác.
Y
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua thực tế sáng tác của Nguyễn
DẠ
Du, làm sáng tỏ sự giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác của đại thi hào dân
tộc.
-------------Hết------------7
Người ra đề: Phạm Thị Lệ
SĐT:
IA L
Mỹ
0985406398
IC
HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (8 điểm)
OF F
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Có kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội, biết huy động các kiến thức sách vở, kiến thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình để làm bài.
NH ƠN
- Vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, lí lẽ xác đáng, trình bày khoa học, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 1. Xác định thông điệp từ bức tranh (1,5 điểm)
- Bức tranh vẽ hình ngọn đèn bị dẫn tới giá treo cổ, đứng nhìn xung quanh là những ngọn nến.
QU Y
- Ngọn đèn: tượng trưng cho ánh sáng, cái mới, cái tiến bộ - Ngọn nến: tượng trưng cho cái tối tăm, cũ kĩ, lạc hậu
M
=> Thông điệp: Cái mới, cái tiến bộ thường cô đơn, thậm chí người sáng tạo ra cái mới có khi phải trả giá bằng cả sinh mạng, bị giết chết bởi đám đông lạc hậu, tăm tối. 2. Bàn luận (4 điểm)
KÈ
a. Cái mới, cái tiến bộ luôn cô đơn, thậm chí người sáng tạo ra cái mới có khi phải trả giá bằng cả sinh mạng, bị giết chết bởi đám đông lạc hậu, tăm tối
Y
- Cái mới, cái tiến bộ đôi khi vượt xa tầm nhìn của thời đại nên không được đón nhận xứng đáng.
DẠ
- Người sáng tạo cũng là người mở đường, luôn tiên phong, dám nghĩ dám làm nên nhiều khi lạc lõng, bị vùi dập. Họ phải chịu thiệt thòi, cô đơn, thậm chí hi sinh tính mạng. b. Cuộc sống có cần những người đi tiên phong, sáng tạo, tìm ra cái mới 8
(Cần thiết vì:
IA L
- Với xã hội: sự sáng tạo, tìm tòi tích cực sẽ có ý nghĩa thúc đẩy tiến bộ xã hội
IC
- Với mỗi cá nhân: sáng tạo thể hiện tài năng, trí tuệ, bản lĩnh, thỏa mãn đam mê)
3. Mở rộng, nâng cao vấn đề (1,5 điểm)
OF F
(HS lấy dẫn chứng chứng minh)
- Phẩm chất cần có của những nhà sáng tạo tiên phong: tài năng và cả bản lĩnh để bảo vệ, đấu tranh cho sự tồn tại của cái mới; dũng cảm đương đầu với những cản trở của xã hội.
NH ƠN
- Thái độ ứng xử của xã hội trước cái mới: biết nhìn nhận, trân trọng sự sáng tạo, biết đón nhận, không kì thị, vùi dập cái mới. - Có phải cái mới nào cũng nên khuyến khích phát triển: chỉ khuyến khích những sáng tạo dựa trên lợi ích của con người, vì sự tiến bộ của xã hội. 4. Bài học (1,0 điểm)
Câu 2 (12 điểm)
QU Y
HS nêu bài học với bản thân
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học, biết huy động các kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả, tác phẩm để làm bài.
M
- Vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, lí lẽ xác đáng, trình bày khoa học, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
KÈ
II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích (1,5 điểm)
sĩ: người sáng tạo nên các tác phẩm nghệ thuật nói chung, nhà văn nói
Y
- Nghệ
DẠ
riêng.
- Người nghệ sĩ phải tự rèn luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác: phải sống gắn bó với cuộc đời, biết giao lưu, chia sẻ. 9
IA L
=> Ý kiến bàn về phẩm chất cần có, cũng là yêu cầu lí tưởng đối với một nghệ sĩ chân chính: không thu mình, tự cô lập bản thân với thế giới mà cần mở lòng, hướng tới cuộc đời chung. 2. Bình luận (3 điểm)
IC
Người nghệ sĩ phải tự rèn luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác vì:
OF F
- Xuất phát từ đặc trưng văn học: văn học phản ánh hiện thực cuộc sống, trung tâm của bức tranh ấy là con người. Vì vậy nếu nghệ sĩ tự tách mình ra khỏi mối dây liên hệ với con người, với cộng đồng xung quanh, anh ta không thể phản ánh chân thực, sâu sắc về đời sống.
NH ƠN
- Xuất phát từ chức năng văn học: tác phẩm văn học có khả năng mở rộng, nâng cao nhận thức, hiểu biết của độc giả về thế giới xung quanh, hiểu người để hiểu mình, từ đó hoàn thiện quá trình tự giáo dục. Nếu không có quá trình giao lưu với kẻ khác, những điều anh ta viết ra không có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân sinh, chỉ là tiếng nói cá nhân bé nhỏ, vô nghĩa. Tác phẩm văn học cũng vì thế không thể thực hiện tốt các chức năng, người cầm bút cũng không thực hiện được sứ mệnh thiêng liêng của mình.
QU Y
- Xuất phát từ yêu cầu với mọi nhà văn chân chính: phải gắn bó cùng dân tộc, thời đại, quan tâm đến những nỗi niềm, số phận con người. 3. Chứng minh (6 điểm):
- Học sinh tự chọn dẫn chứng sáng tác của Nguyễn Du trong và ngoài chương trình để phân tích và làm nổi bật sự giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác của tác giả. - Quá trình phân tích cần làm nổi bật các ý:
KÈ
M
+ Nguyễn Du đã chứng kiến những khổ đau của con người, bày tỏ thái độ đồng cảm, xót thương với những kiếp người bất hạnh ấy. + Ông căm ghét những thế lực chà đạp lên quyền sống con người, lên án những kẻ gây nên bao bất công, trái ngang trong xã hội.
Y
+ Ông kiếm tìm một sự tri âm, đồng điệu với những nỗi niềm riêng của bản thân.
DẠ
+ Ông đối thoại trực tiếp hoặc gián tiếp với những quan niệm khác về nhiều vấn đề trong đời sống.
4. Đánh giá, mở rộng, nâng cao (1,5 điểm) - Ý kiến đúng, đặt ra yêu cầu với người cầm bút chân chính. 10
- Tuy nhiên:
IA L
+ Giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác không có nghĩa là chaỵ theo xã hội ồn ào, quan tâm đến người khác mà xóa bỏ cái tôi riêng, không nói lên tiếng nói cá nhân người cầm bút.
- Yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp nhận:
IC
+ Giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác không có nghĩa là bỏ quên trau dồi tài năng nghệ thuật.
OF F
+ Người sáng tác: sống sâu với hiện thực, gắn bó với con người, mài sắc tư tưởng, tình cảm, trau dồi tài năng.
NH ƠN
+ Người tiếp nhận: nâng cao vốn hiểu biết, văn hóa, có khả năng tham gia vào quá trình giao lưu trong văn học, hoặc đồng cảm, đồng điệu cùng tác giả; hoặc đối thoại với tác giả, với nhân vật.
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Chú ý: Giám khảo cần tôn trọng ý kiến riêng, cách lựa chọn thể loại văn bản, lối hành văn riêng của thí sinh, miễn là bám sát yêu cầu của đề và bài viết có sức thuyết phục.
11
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11
IA L
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN – HÀ NỘI
NĂM 2019
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Thời gian làm bài 180 phút
IC
(Đề này có 01 trang, gồm 02 câu) Câu 1 (8 điểm)
OF F
“Đời người giống như một bài thơ, giá trị của nó không tùy thuộc vào số câu mà tùy thuộc vào nội dung”.
Anh / chị suy nghĩ gì về ý kiến trên? Trình bày suy nghĩ của mình bằng một bài văn nghị luận. Câu 2 (12 điểm)
NH ƠN
“Thơ của tôi là cánh cửa
Không cho ai mở dễ dàng
Thơ của tôi là hợp chất được làm Từ tức giận, tình yêu và xấu hổ” (Raxun Gamzatốp)
Bằng sự cảm nhận về hai tác phẩm “Tương tư” (Nguyễn Bính) và “Đây thôn Vĩ Dạ”
QU Y
(Hàn Mặc Tử), anh / chị hãy bình luận ý thơ trên.
DẠ
Y
KÈ
M
.................HẾT.................
Câu
Ý
IA L
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 Nội dung chính cần đạt
Điểm
Giải thích Ý kiến đặt ra mối tương quan giữa đời người và bài thơ
2,0
IC
+ Số câu: Là độ dài ngắn của một bài thơ, tương ứng với những năm tháng của đời người
+ Nội dung: Là tình cảm, tư tưởng, thông điệp hàm chứa trong bài thơ, tương ứng với ý nghĩa của đời người
OF F
1
+ Giá trị của bài thơ vì thế tương ứng với giá trị của đời người: không tùy thuộc vào thời gian sống (sống bao lâu) mà tùy thuộc vào giá trị sống (sống đẹp, sống có ý nghĩa) Phân tích, bình luận
NH ƠN
é Ý kiến khẳng định giá trị thực của đời sống con người. - Vì sao với con người điều quan trọng không phải là sống bao lâu mà là 2,0 sống có ý nghĩa?
+ Mọi bài thơ dù dung lượng dài ngắn khác nhau nhưng đều luôn có kết thúc. Con người dù sống trăm năm thì đời người vẫn là hữu hạn. é Để chiến thắng quy luật của thời gian, điều quan trọng không phải là sự
Câu 1
QU Y
kéo dài hơi thở sinh học mà là phải sống cuộc đời có ý nghĩa + Đời người là vô thường, con người không thể biết khi nào là dấu chấm hết cho bài thơ cuộc đời mình. é Để làm chủ sự sống, phải có ý thức biến mỗi phút giây sống trở nên có ý 2
nghĩa
M
- Làm thế nào để tạo ra ý nghĩa cho bài thơ cuộc đời? + Bài thơ có ý nghĩa khi để lại dư âm trong lòng người đọc, nó được sáng
KÈ
tạo bởi một người nhưng để hướng tới muôn người. é Ý nghĩa của sự sống là lan tỏa giá trị cho cuộc đời: biết cống hiến cho
cộng đồng, cùng cháy sáng cho lý tưởng chung, sống trọn vẹn, sống hết
DẠ
Y
mình, đem lại những điều tốt đẹp cho những cuộc đời xung quanh… + Bài thơ có giá trị khi nó không lặp lại, luôn đem đến sự phát hiện, trải nghiệm độc đáo. é Giá trị của sự sống là kiến tạo, kiếm tìm những điều mới mẻ để mỗi con người là một tồn tại duy nhất, không lặp lại, không thể thay thế nhưng cũng không đối lập mà hòa hợp với cuộc đời chung.
3,0
+ Bài thơ chỉ hoàn tất sau quá trình tìm kiếm với rất nhiều nỗ lực hoàn
IA L
thiện của chính tác giả é Mỗi người là tác giả trong bài thơ cuộc đời mình, vì thế để bài thơ trở
nên ý nghĩa, con người phải luôn cố gắng, biết tự phán xét, tự điều chỉnh HS chọn lọc dẫn chứng phù hợp, thuyết phục. Liên hệ thực tiễn, rút ra bài học
IC
để hoàn thiện bản thân.
OF F
- Liên hệ với thực tế của bản thân, thế hệ trẻ và xã hội Việt Nam.
Trong thực tế, có những cuộc đời dù ngắn ngủi nhưng sống có lý tưởng cao đẹp, có nhiều cống hiến cho nhân loại vẫn được người đời biết ơn, trân 3
trọng và tưởng nhớ. Có những người sống lâu nhưng cuộc sống mờ nhạt, 1,0 vô ích thì sẽ bị lãng quên bởi đó chỉ là sự tồn tại…
NH ƠN
- Bài học: ý thức về sự hữu hạn của cuộc đời giúp con người có trách nhiệm về sự tồn tại của mình, biết trân trọng những giây phút đang sống và miệt mài kiếm tìm, kiến tạo nên những giá trị của sự sống, … Biểu điểm:
- Điểm 7 - 8: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Điểm 5 - 6: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy,
QU Y
câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- Điểm 3 - 4: Bài làm còn thiếu ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc không quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
- Điểm 1 - 2: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗi diễn đạt (>7 lỗi).
M
Giải thích
- Thơ của tôi: mở đầu ý tưởng của nhà thơ Raxun Gamzatốp é Thơ trước
KÈ
hết là sự sáng tạo của thế giới nội tâm riêng tư, cá nhân. - Cánh cửa: Hình ảnh biểu tượng, khép mở hai thế giới: thế giới bên trong
DẠ
Y
Câu 2
1
(nội tâm) và thế giới bên ngoài (cuộc đời), thế giới của một người (tôi) và 2,0 thế giới của mọi người. Sứ mệnh của cánh cửa mở ra là để đón chào và giao tiếp với cuộc đời. Tuy nhiên, để có thể bước vào cánh cửa ấy cần có điều kiện: phải mở được, giải mã được hợp chất xúc cảm của nhà thơ. - Tức giận, tình yêu, xấu hổ: thế giới cảm xúc của nhà thơ trong hợp chất mà Raxun muốn nói tới.
é Ý thơ của Raxun Gamzatốp là cách diễn đạt giàu hình ảnh và sâu sắc về
IA L
những vấn đề đặc trưng của thơ ca: + Tình cảm, cảm xúc trong thơ: đa dạng, phong phú, mang tính cá nhân, cá thể, có thể hướng tới một hoặc nhiều đối tượng tiếp nhận.
+ Tiếp nhận thơ ca: để có được chiếc chìa khóa bước vào khám phá thế
IC
giới nghệ thuật của thơ, người đọc phải thực sự giao cảm và hòa điệu với
Chứng minh – Bình luận a) “Tương tư” (Nguyễn Bính)
OF F
thế giới cảm xúc mà nhà thơ đã gửi gắm.
- Cánh cửa cảm xúc: hé mở trực tiếp ngay từ nhan đề “Tương tư” - tình 3,0 cảm riêng tư, cá nhân, cá thể của nhà thơ.
NH ƠN
- Hợp chất xúc cảm: rất nhiều cung bậc tình cảm được bộc bạch: băn khoăn hờn dỗi, thở than trách móc, bâng khuâng mơ tưởng, khao khát nhân duyên… chi phối đến thế giới nghệ thuật của bài thơ, tạo nên không gian tương tư và thời gian tương tư đậm màu sắc “chân quê”. Tuy nhiên Nguyễn Bính than thở về khoảng cách không gian địa lí (Thôn Đoài – Thôn Đông), khoảng cách thời gian tâm lí (Ngày qua ngày lại qua ngày/ Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng) nhưng hình như không hề có ý định xóa
QU Y
đi những khoảng cách ấy bởi nếu không còn khoảng cách thì cũng sẽ không còn tồn tại nỗi niềm tương tư. 2
é Khoảng cách tạo nên những dư vị ngọt ngào, những trạng thái cảm xúc phong phú của nỗi tương tư.
b) “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
M
- Cánh cửa cảm xúc: khó nắm bắt khi mới chỉ đọc nhan đề bài thơ “Đây 3,0 thôn Vĩ Dạ” – nhưng hai tiếng Vĩ Dạ như ẩn chứa nỗi niềm sâu kín của cái
KÈ
tôi thi sĩ.
- Hợp chất xúc cảm: được khơi dậy từ những đặc trưng về hình thức nghệ thuật của Thơ Điên (hình ảnh, ngôn từ, mạch liên kết…), đặc biệt là sự
DẠ
Y
hiện diện của những khoảng cách: không gian, thời gian, khoảng cách của cõi mơ - cõi thực – cõi ảo. Tất cả góp phần tô đậm những niềm yêu, niềm đau hướng về xứ Huế, về người con gái Huế, về cuộc đời trần thế mãnh liệt mà đầy uẩn khúc trong hồn thơ Hàn Mặc Tử é Khoảng cách khắc sâu hơn tình yêu đau đớn mà bất lực của thi nhân với
con người và cuộc đời.
c) Bình luận
IA L
- Cả hai thi phẩm đều phản chiếu thế giới nội tâm trong cánh cửa của hai 2,0 cái tôi thời đại Thơ mới với những cảm xúc riêng tư, khát vọng cá nhân rất
thành thực (tình yêu) nhưng đều chạm đến được những rung động sâu xa trong tâm hồn người đọc.
IC
- Dù đều bộc bạch tình yêu và diễn tả tình yêu bằng sự hiện diện của những khoảng cách nhưng mỗi bài thơ lại chứa đựng hợp chất xúc cảm riêng. Với
OF F
“Tương tư”, đó là tình cảm thủy chung cùng khát khao gắn bó. Còn với “Đây thôn Vĩ Dạ”, đó lại là tình cảm đứt đoạn đi kèm mặc cảm chia lìa. Nguyễn Bính là nhà thơ của niềm yêu thương, còn Hàn Mặc Tử là thi sĩ của nỗi đau thương. Mở rộng vấn đề
NH ƠN
- Mỗi cánh cửa mở ra thế giới thơ của tôi sẽ góp phần làm nên phong cách nghệ thuật độc đáo của mỗi nhà thơ và diện mạo phong phú cho nền văn học.
- Để giải mã cánh cửa tâm hồn, cảm xúc của nhà thơ, người đọc cần: 3
+ Tìm hiểu thế giới hình tượng (VD: Thế giới thơ Nguyễn Bính: sự thân thuộc, bình dị của ca dao. Thế giới Hàn Mặc Tử: tượng trưng siêu thực, nhảy cóc về tư duy).
2,0
QU Y
+ Hiểu biết về cuộc đời thi nhân, về thời đại é Hành trình sáng tạo và đồng sáng tạo sẽ tạo nên sức sống bất diệt cho thơ ca. Biểu điểm:
- Điểm 11 - 12: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn đạt lưu loát, câu
M
văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Điểm 8 - 10: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi
KÈ
chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. - Điểm 5 - 7: Bài làm còn thiếu ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc không quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
- Điểm 3 - 4: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗi diễn đạt (>7 lỗi).
Y
- Điểm 1 - 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
DẠ
Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm. Có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm cho lẻ đến 0,25.
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII- NĂM 2019 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 11 Thời gian làm bài: 180 phút
L
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN
FI CI A
ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề bài gồm có 02 câu; 01 trang)
Câu 1 (8 điểm):
Trong “Đắc Nhân Tâm” – một “cuốn sách hay nhất của mọi thời đại đưa bạn đến
OF
thành công”, tác giả Dale Carnegie đã trích dẫn lời của nhà tâm lý học lỗi lạc Hans Selye: “Nỗi sợ bị lên án ở con người cũng lớn như việc khao khát được tán thưởng”
ƠN
Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên. Câu 2 (12 điểm):
NH
Bàn về Thơ mới, GS.TS Trần Nho Thìn nhận xét: “Thơ mới mở đường cho thơ hiện đại, trước hết là mở đường cho sự chiếm lĩnh một cách đầy chủ quan thế giới ngoại cảnh” ( Trần Nho Thìn, Thơ mới, nhìn từ thơ cũ: Vấn đề loại hình học của thơ hiện đại và thơ
QU Y
trung đại).
Bằng hiểu biết của mình về phong trào Thơ mới, anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.
DẠ
Y
KÈ
M
--------------------- HẾT ---------------------
Người ra đề:
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG
Dương Thị Ngọc Hà. SĐT: 0918666325 Cao Thị Nguyệt . SĐT: 0973996098
HDC THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
LẦN THỨ XI
DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 11
L
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN
FI CI A
Thời gian làm bài: 180 phút ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm có 06 trang) Câu 1.(8 điểm)
OF
I. Yêu cầu về kỹ năng
- Nắm chắc các thao tác nghị luận về một vấn đề xã hội. - Biết vận dụng kiến thức thực tế một cách linh hoạt.
ƠN
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, hành văn gợi cảm… II. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu ý nghĩa của câu nói, biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một
1.Giải thích:
QU Y
được những ý cơ bản sau:
NH
tư tưởng đạo lí, học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo
- Nỗi sợ bị lên án: Nỗi sợ hãi khi bị người khác phê phán, chỉ trích. - Khao khát được tán thưởng: mong muốn được người khác biểu dương, ngợi ca, đề cao, ghi nhận.
M
- Cách diễn đạt theo lối so sánh: cũng lớn như
KÈ
Ý nghĩa câu nói: Câu nói khẳng định một quy luật tâm lý thông thường của con người ở mọi thời đại: Nỗi sợ hãi khi bị người khác phê phán, chỉ trích những điểm xấu, điểm hạn chế hoặc sai lầm của mình diễn ra mãnh liệt trong mỗi người, nó
Y
cũng lớn như việc mong muốn được biểu dương, khen ngợi, ghi nhận những điểm
DẠ
tốt.
Nghệ thuật ứng xử: Chìa khóa để tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp và thành công trong cuộc sống là thay vì lên án, nhìn vào điểm chưa tốt của người khác, hãy học cách luôn nhìn vào điểm tốt, tán thưởng và động viên người khác.
2. Bình luận:
L
- Nhân vô thập toàn.Trong mỗi con người luôn tồn tại song hành ưu điểm và nhược
FI CI A
điểm, sở trường và sở đoản, không ai hoàn hảo. Nhược điểm của người này có khi là ưu điểm của người khác và ngược lại. - Vì sao con người luôn sợ bị người khác lên án?
+ Bị lên án, nghĩa là bị người khác nhìn thấy và chỉ ra những điểm chưa tốt, điểm hạn chế của bản thân với một thái độ chỉ trích, không thiện chí. Mà quy luật tâm lý thông
OF
thường, không ai muốn người khác biết đến những điểm xấu của mình.
+ Con người sợ bị lên án vì sợ mất đi hình tượng đẹp của bản thân trong mắt người cuộc sống. - Tác hại của sự lên án người khác:
ƠN
khác, từ đó sẽ mất đi niềm tin, mất đi nhiều mối quan hệ, mất đi nhiều cơ hội tốt đẹp trong
+ Có thể làm tổn thương lòng tự ái, tự trọng của người bị lên án.
NH
+Tạo những phản ứng tâm lí tiêu cực ở người bị lên án như: tức giận, thù hận, tự ti, chán nản, nhụt chí…
+ Sự lên án có thể hình thành thái độ chối bỏ trách nhiệm, buông xuôi, dẫn đến bế tắc
QU Y
trong giải quyết vấn đề.
+ Một số trường hợp, sự lên án, phê phán còn gây phản ứng cố tình làm ngược lại so với yêu cầu, làm xấu đi và tệ hơn tình hình hiện tại - Vì sao con người luôn khao khát được tán thưởng?
M
+ Được tán thưởng, nghĩa là được người khác nhìn nhận điểm tốt, ghi nhận công
KÈ
sức, thành quả, khen ngợi cho những cố gắng, phấn đấu của bản thân. + Được tán thưởng, nghĩa là được người khác thấy rõ vai trò, vị trí quan trọng của mình đối với họ hoặc đối với tập thể.
Y
+ Được tán thưởng, nghĩa là được người khác hoặc tập thể tin tưởng, đề cao.
DẠ
=> Sự tán thưởng sẽ mang lại niềm vui sướng, hạnh phúc, hãnh diện về bản thân cho người được khen. Tạo nguồn động lực tinh thần, tiếp sức cho con người vượt lên mọi khó khăn để làm tốt hơn, tạo dựng nhiều thành công trong cuộc sống. Lời khen giúp con
người tự tin hơn để tiếp tục khai thác những khả năng tiềm tàng của bản thân, chủ động
L
tạo dựng cơ hội và đón nhận, nắm bắt cơ hội trong cuộc sống nếu có.
FI CI A
- Phê phán những người hay lên án, chỉ trích, oán trách người khác. Ca ngợi những người luôn khéo léo trong ứng xử, biết cách tán thưởng, biểu dương người khác để động viên kịp thời và phát huy hết sức mạnh của họ. - Cần phân biệt rõ:
+ Không nên lên án, chỉ trích khác biệt với việc bao che trước việc làm sai trái của xây dựng tích cực chứ không phải mạt sát, hạ thấp.
OF
người khác. Khi người khác làm việc sai trái, cần phải chỉ ra, làm rõ nhưng trên tinh thần + Tán thưởng khác với tâng bốc, nịnh hót ( xu nịnh người khác nhằm trục lợi cá nhân
ƠN
hoặc khen ngợi ngay cả điểm chưa tốt nhằm kìm hãm đối phương) 3. Bài học nhận thức, hành động: Không nên lên án, chỉ trích người khác mà hãy động viên, tán thưởng, khen ngợi để phát huy khả năng, nội lực sống mạnh mẽ, tích cực trong
NH
mỗi người.
( Chú ý: Trong quá trình bàn luận, thí sinh phải liên hệ thực tế để đưa ra những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu và giàu sức thuyết phục).
QU Y
Biểu điểm:
- Điểm 7- 8: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày vấn đề một cách sâu sắc, thuyết phục; sáng tạo, văn phong chuẩn xác, biểu cảm, có kiến thức xã hội phong phú. - Điểm 5- 6: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày vấn đề cơ bản rõ ràng nhưng
M
chưa thật sâu sắc; mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt và chính tả.
KÈ
- Điểm 3- 4:Trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức; còn mắc lỗi về diễn đạt và chính tả.
- Điểm 1- 2: Bài viết tỏ ra chưa hiểu rõ vấn đề, lúng túng trong cách giải quyết, mắc nhiều
Y
lỗi diễn đạt và chính tả .
DẠ
- Điểm 0: Bài viết lạc đề, hiểu sai vấn đề hoặc không viết gì. Câu 2.(12 điểm) I. Yêu cầu về kỹ năng
- Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
L
- Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học, văn học sử để bàn luận vấn đề một cách
FI CI A
hợp lí.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng, có cảm xúc. II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày, sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:
OF
1. Giải thích:
- Thơ mới: Các sáng tác thơ của các nhà thơ trong phong trào Thơ mới. - Mở đường: mở ra một hướng tiếp cận, khám phá, miêu tả mới của thơ ca so với trước.
ƠN
- Sự chiếm lĩnh một cách đầy chủ quan thế giới ngoại cảnh: Sự chiếm lĩnh thế giới ngoại cảnh (thế giới thiên nhiên) theo ý muốn chủ quan của con người. => Nội dung khái quát của câu nói: Thơ mới đã mang đến cho thơ ca hiện đại Việt Nam
NH
một cách tiếp cận thế giới ngoại cảnh hoàn toàn mới mẻ. Đó là sự chủ động chinh phục, chiếm lĩnh, tái tạo…. thiên nhiên theo ý muốn chủ quan của con người. 2. Bình luận:
QU Y
- Đây là một nhận định đúng đắn, thể hiện sự đánh giá sâu sắc một trong những giá trị nội dung của phong trào Thơ mới cũng như đóng góp của Thơ mới đối với công cuộc hiện đại hóa nền thơ ca hiện đại nói riêng và văn học hiện đại Việt Nam nói chung. - Hs cần vận dụng tổng hợp kiến thức văn học sử cũng như hiểu biết về phong trào Thơ
M
mới để làm nổi bật một số vấn đề sau:
KÈ
* Văn học trung đại lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp. Thiên nhiên đóng vai trò là chủ thể trong mối quan hệ với con người.Triết học của thơ cũ là triết học của con người có ý thức về bản thân như là một bộ phận hữu cơ của thiên nhiên nên tìm mọi
Y
cơ hội để hài hòa, tan biến vào thiên nhiên, vũ trụ. Các nhà thơ xưa chưa nhìn nhận thiên
DẠ
nhiên như một đối tượng chiếm hữu mà nương vào thiên nhiên, châu tuần quanh thiên nhiên, ẩn mình trong thiên nhiên và chấp nhận sự thống trị của thiên nhiên. * Thơ mới: + Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa, văn học phương Tây – một nền
văn hóa, văn học lấy con người là trung tâm của vũ trụ. Logic của tư duy phương Tây
đứng trên lập trường nhân loại trung tâm luận lấy con người và tất cả những gì thuộc
L
về con người, những gì do con người tạo nên làm thước đo cho thế giới muôn loài, trong
FI CI A
đó có thiên nhiên.(GS. TS Trần NHo Thìn)
+ Trong Thơ mới, con người đã tách ra khỏi thế giới tự nhiên, cộng đồng và ý thức về bản thân như một chủ thể, một cá thể tự trị. Nó giành lấy vị trí chủ thể trong mối quan hệ với thiên nhiên, chinh phục, chiếm lĩnh và tái tạo lại thiên nhiên theo điệu sống của riêng mình. Con người là chuẩn mực của cái đẹp,
OF
kiêu hãnh ban phát những phẩm chất người và gắn những cảm xúc, tâm trạng của con người cho thiên nhiên. Do vậy, thiên nhiên hiện ra không phải như một thực
ƠN
thể vô tri mà như một sinh thể có cá tính, có linh hồn. 3. Chứng minh: hiện qua một số nội dung sau:
NH
- Sự chiếm lĩnh một cách đầy chủ quan thế giới ngoại cảnh trong Thơ mới được thể + Con người làm chủ thiên nhiên, khát khao chiếm lĩnh, tái tạo thiên nhiên theo điệu sống của mình.
QU Y
+ Con người đứng ở vị trí trung tâm của bức tranh ngoại cảnh để thưởng thức, tận hưởng…vẻ đẹp của thế giới muôn màu. + Con người là chuẩn mực của cái đẹp, Thơ mới lấy con người làm hệ quy chiếu để miêu tả thiên nhiên.
M
+ Bức tranh thiên nhiên sinh động, khỏe khoắn, giàu sức sống trở thành đối
KÈ
tượng để con người chiếm lĩnh. + Bức tranh thiên nhiên thấm đẫm chất người, thấm đẫm màu sắc chủ quan
(hành động, cảm xúc, tâm trạng…). Các nhà thơ mới dường như đã phổ các cảm giác chủ
Y
quan vào sự vật, chủ quan hóa khách thể để tạo nên một thế giới của riêng mình.
DẠ
- Thí sinh được tự do lựa chọn các tác phẩm trong phong trào Thơ mới để chứng
minh nhưng phải làm rõ được các nội dung trên qua những tác phẩm đó. Trong quá trình chứng minh vấn đề nghị luận, thí sinh cần liên hệ các sáng tác thơ trung đại để làm nổi bật cái mới, cái hiện đại của phong trào Thơ mới. Đồng thời cũng cần liên hệ các sáng tác thơ
hiện đại ( ngoài phong trào Thơ mới) để thấy được tính chất mở đường của Thơ mới trong
L
công cuộc hiện đại hóa nền thơ ca Việt Nam.
FI CI A
- Chú ý: Khi phân tích dẫn chứng, thí sinh phải chỉ ra được những đặc sắc nghệ thuật mà tác giả thơ mới sử dụng để thể hiện những nội dung trên. Sự chiếm lĩnh một cách đầy chủ quan thế giới ngoại cảnh sẽ đưa đến những hình thức nghệ thuật mới mẻ, độc đáo trong phong trào Thơ mới.
4. Bàn luận mở rộng: Đánh giá ý nghĩa của nhận định đối với người đọc khi tiếp nhận
OF
Thơ mới và giá trị, vị trí của Thơ mới trong nền văn học dân tộc. Biểu điểm:
ƠN
- Điểm 11 - 12: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, sâu sắc, độc đáo; diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ. - Điểm 9 - 10: Bài viết có nội dung tương đối đầy đủ (có thể còn thiếu một vài ý nhỏ); bố chính tả, dùng từ, viết câu.
NH
cục rõ ràng; diễn đạt trôi chảy; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ về - Điểm 7 - 8: bài viết đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn có thể chưa
QU Y
hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 5 - 6: Bài viết đáp ứng khoảng 1/2 nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều lỗi hành văn, chính tả. lỗi diễn đạt.
M
- Điểm 3 - 4: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài; kết cấu không rõ ràng; còn mắc nhiều
KÈ
- Điểm 1 - 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
DẠ
Y
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết gì.
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 11
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NĂM 2018
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
Thời gian làm bài: 180 phút
HOÀNG VĂN THỤ - HÒA BÌNH
(Đề thi gồm 2 câu trong 01 trang)
FI CI A
L
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Câu 1 (8,0 điểm)
OF
Có ý kiến cho rằng: Cuộc sống cũng tương tự như một trò đấm bốc. Thất bại không được tuyên bố khi bạn ngã xuống mà là khi bạn từ chối đứng dậy Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên.
ƠN
Câu 2 (12,0 điểm)
Bình luận ý kiến sau của nhà phê bình Viên Mai và làm sáng tỏ bằng một số tác
NH
phẩm thơ ca trong chương trình ngữ văn 11:
“Thơ thích đạm hơn thích nồng, nhưng phải là sự đạm sau khi đã nồng” (Thi nghi
QU Y
đạm bất nghi nồng, nhiên tất tu nồng hậu chi đạm)
DẠ
Y
KÈ
M
…………………………….HẾT……………………………… Người ra đề: Nguyễn Thị Hạnh (SĐT: 0977.584.179)
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 11 Câu
Nội dung chính cần đạt
1
Điểm
Có ý kiến cho rằng: Cuộc sống cũng tương tự như một trò đấm bốc. Thất
8,0
FI CI A
L
bại không được tuyên bố khi bạn ngã xuống mà là khi bạn từ chối đứng dậy
Đây là dạng đề mở. Thí sinh có quyền tự do trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng khác nhau. Tuy nhiên, cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: - Về hình thức và kĩ năng
OF
Trước hết, thí sinh cần phải xác định đây là đề nghị luận xã hội. Dạng đề này cho phép thí sinh tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn. Đồng thời, thí sinh cũng
ƠN
đựoc tự do huy động các chất liệu khác nhau như: chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình. Tuy nhiên, vẫn trong các tác phẩm văn học. - Về nội dung
NH
phải xác định rõ vấn đề ở câu này thuộc về thực tế đời sống chứ không phải
Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau:
II/ Thân bài
QU Y
I/ Mở bài : Giới thiệu vấn đề, trích dẫn nhận định
0,5 `
a.Giải thích một số thuật ngữ :
M
- Cuộc sống : thời gian được sống trên cuộc đời của mỗi con người
KÈ
- Thất bại : sự thua cuộc, đầu hàng - Bạn ngã xuống : hành động chỉ việc mắc sai lầm, vấp ngã -Từ chối đứng dậy : hành động cho thất sự bỏ cuộc, sự đầu hàng hoàn toàn
Y
trước số phận của bạn
DẠ
-> Như vậy có thể hiểu ý kiến trên thông qua việc so sánh cuộc sống như một
trò chơi đã bàn bàn về cách thái độ sống của con người trong đó khẳng định bạn không thua cuộc khi vấp ngã, mắc sai lầm mà chỉ thực sự thua cuộc và thất bại khi không dám đứng dậy để làm lại, để thay đổi
1,5
b. Bình
3
Học sinh cần đưa ra được chính kiến của cá nhân về lối sống này : đồng ý luận chặt chẽ, dẫn chứng hợp lý để chứng minh cho quan điểm của mình.
FI CI A
- Học sinh cần khẳng định đây là một quan điểm bổ ích và sâu sắc.
L
hay không đồng ý. Mọi ý kiến đều được chấp nhận miễn là học sinh có lập
- Học sinh cần dùng lý lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho nhận định. Có một vài gợi ý như sau :
+ Thất bại thực sự không phải là khi ngã xuống : vì trong cuộc sống việc mắc
OF
sai lầm là khó tránh khỏi kể cả với những người ưu tú, tài giỏi nhất ; hơn nữa sai lầm, vấp ngã giúp cho con người nhìn rõ được hạn chế, điểm yếu của bản thân, từ đó mang đến những bài học quý giá...Vấp ngã như vậy chỉ mang ý bàn đạp đưa bạn tới thành công
ƠN
nghĩa là thất bại tạm thời và nếu bạn ứng xử tốt với sai lầm, vấp ngã, nó sẽ là + Thất bại là khi từ chối đứng dậy : vì từ chối đứng dậy là thái độ sống yếu ớt,
NH
hèn nhát, không dám đối mặt với sự thật, không dám thay đổi. Với thái độ sống này thì thất bại là điều sớm muộn sẽ đến và bạn sẽ không chỉ thất bại trước người khác mà còn rơi vào thất bại đau đớn nhất là không dám vượt qua
QU Y
chính mình. Hơn nữa, với thái độ này, bạn sẽ không thể nhìn thấy những hạn chế của bản thân để khắc phục và sẽ tự chôn vùi mình trong sự bi quan, bế tắc + Đôi khi bắt chước, sao chép cuộc sống suy nghĩ của người khác sẽ khiến cho c/ Luận
M
con người mệt mỏi, giả dối, không tìm được hạnh phúc Học sinh cần lật xuôi, lật ngược vấn đề để bàn luận và rút ra bài học cho bản
KÈ
thân.
- Cần nhận thấy, thất bại không phải là khi ngã xuống nhưng không đồng
Y
nghĩa với việc cho phép mình vấp ngã liên tục, đi từ sai lầm này đến sai lầm
DẠ
khác. Sau mỗi sai lầm cần nghiêm khắc nhìn lại, rút ra bài học để hạn chế những lần vấp ngã sau - Từ chối đứng dậy cũng cần hiểu không phải là trong cuộc cạnh tranh với người khác mà là với chính cuộc đời mình để tránh thái độ cố chấp, bảo thủ. Có những thời điểm sẽ phải chấp nhận mình sai, mình thua cuộc để sau đó tìm
2,5
cách thay đổi, khắc phục. Mình có thể chưa vượt qua được người khác nhưng phải vượt qua được chính mình - Học sinh cần liên hệ bản thân để rút ra những bài học về nhận thức cũng như
L
hành động. Đây là phần cần được đánh giá cao. : khuyến khích những cảm xúc cuộc sống của chính mình
FI CI A
chân thành, những câu chuyện cảm động, chân thực của bản thân học sinh về III/ Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa việc sống độc lập, có bản sắc cá nhân. Bình luận ý kiến sau của nhà phê bình Viên Mai:
0,5 12,0
2
OF
“Thơ thích đạm hơn thích nồng, nhưng phải là sự đạm sau khi đã nồng” (Thi nghi đạm bất nghi nồng, nhiên tất tu nồng hậu chi đạm)
ƠN
Thí sinh có quyền triển khai bài làm của mình theo những hướng và các cách khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: Mở bài:
0,5
1/ Giải thích ý kiến:
NH
Dẫn dắt để giới thiệu được luận đề
1,5
- Thơ: là một thể loại văn học được sáng tác bằng phương thức trữ tình,
QU Y
thường có vần có nhịp, dùng để thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết - Đạm: sự giản dị, nhẹ nhàng nhưng thấm thía, có dư vị, dư ba -Nồng: sự rõ ràng, lên gân, phô trương => Ý kiến của Viên Mai đưa ra một quan điểm về thơ ca và văn học nói chung
M
phổ biến trong thời trung đại trong đó khẳng định thơ ca thường được đánh giá
KÈ
cao ở lối viết giản dị, nhẹ nhàng mang đến nhiều dư ba, dư vị hơn là lối viết bóng bẩy, lên gân, phô trương nhưng đó không phải là cái “đạm” của một trái tim nghèo nàn cảm xúc và cần cái “Đạm” của một trái tim với những cảm xúc
Y
mãnh liệt, sục sôi sau đó được chưng cất lên để thể hiện ra một cách giản dị ,
DẠ
giàu dư vị 2/ Bình * Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng, sâu sắc và đúng đắn. *Chứng minh:
6,5
- Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng, sâu sắc và đúng đắn. - Chứng minh: Học sinh kết hợp kiến thức lí luận và kiến thức văn học để chứng minh
L
+ Thơ quý đạm hơn quý nồng: vì giản dị vốn là đỉnh cao của cái đẹp. Sự
FI CI A
nhẹ nhàng, giản dị nhưng nhiều dư ba thể hiện tài năng của tác giả ở một trình
độ rất cao, hơn nữa tạo ra những khoảng trống, khoảng trắng cho người đọc được đồng sáng tạo với nhà thơ. Hơn nữa cái hay của thơ không nằm trên bề mặt câu chữ mà là phần ý ở ngoài lời, nên càng “đạm” càng giúp cho thơ có
OF
nhiều dư ba. Còn lối viết lên gân, phô trương, bóng bẩy có thể giúp nhà thơ chuyển tải được cảm xúc của mình nhưng khó có thể mang đến cho người đọc những dư vị sau đó
ƠN
+ Nhưng phải là đạm sau khi đã nồng: vì thơ là lĩnh vực của cảm xúc, nếu thiếu đi nhiệt hứng, sự mãnh liệt nồng nàn trong cảm xúc thì đạm không còn là thanh đạm mà chỉ còn là đạm bạc, nghèo nàn, không thể lay động được
NH
trái tim người đọc. Thơ dùng cảm xúc để chạm đến cảm xúc người đọc, bởi vậy nếu chưa chạm đến cảm xúc của người đọc thì cũng không thể khơi gợi những ý nghĩa sâu xa đằng sau lớp vỏ ngôn từ ít ỏi
QU Y
Để làm sáng tỏ những lí lẽ trên học sinh cần dùng các dẫn chứng về việc sáng tạo nghệ thuật ở đây tập trung làm sáng tỏ trong các tác phẩm văn học. Đánh giá cao những học sinh biết chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp, sắc sảo. Với chương trình thơ 11 những dẫn chứng thực sự phù hợp cho đề này sẽ là :
M
Thu điếu (Nguyễn Khuyến), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Tràng giang (Huy
KÈ
Cận), Chiều tối (Hồ Chí Minh)….
Y
3/ Luận:
DẠ
- Mở rộng vấn đề: Quan niệm về “Nồng” “Đạm” trong thơ ca cần rất linh hoạt và quan niệm của Viên Mai chỉ hoàn toàn đúng với quan niệm thơ ca trung đại chứ với thơ ca hiện đại cần có nhìn phóng khoáng hơn. Rất nhiều trường hợp nhà thơ dùng lối thể hiện rất “nồng” nhưng vẫn rất hấp dẫn nếu đó không phải là một sự khiên cưỡng, gò ép mà là sản phẩm của cá tính, của một cái tôi mãnh
3,0
liệt (ví dụ trường hợp của Xuân Diệu) - Bài học: liệt rồi tìm cách thể hiện qua những hình thức có nhiều dư ba, dư vị
L
+ Với nhà văn: Cần đi sâu vào cuộc sống để có những nguồn cảm hứng mãnh
FI CI A
+ Với người đọc: Cần tìm ra được cái “nồng” đằng sau lớp vỏ thanh đạm của những tác phẩm văn học
OF
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị vấn đề
Họ và tên:
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
Nguyễn Thị Hạnh (SĐT: 0977.584.179)
0,5
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
L
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC- ĐHQGHN TRƯỜNG THPT KHOA HỌC GIÁO DỤC
FI CI A
LẦN THỨ XII, NĂM 2019 ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Môn: Ngữ văn- Khối 11 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 20/04/2019
OF
Câu 1 (8 điểm)
Trong Chuyện con mèo dạy hải âu bay, chú mèo Zorba đã nói với cô hải âu con mà mình cứu sống và nuôi dưỡng:
ƠN
Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn, và sự khác biệt. Câu 2. (12 điểm)
NH
Từ câu nói trên, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu thương
Trong tiểu thuyết Sông nhà văn Nguyễn Ngọc Tư viết:
QU Y
Thật là lạ, ngay cả khi nghe người nào đó kể chuyện đời họ, mình cũng không có cảm giác chắc chắn là đã biết. Không chắc chắn được cái củ hành đó đã được bóc đến lớp tận cùng chưa.
Bằng hiểu biết của mình về các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11, anh/
DẠ
Y
KÈ
M
chị hãy bàn về niềm trăn trở của nhà văn đối với thân phận con người. GIÁO VIÊN RA ĐỀ Hoàng Lan Hương Tel: 0369658503
L
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Môn: Ngữ văn- Khối 11 NĂM HỌC: 2018 - 2019 Ngày thi: 20/04/2019
FI CI A
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC- ĐHQGHN TRƯỜNG THPT KHOA HỌC GIÁO DỤC
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1 (8 điểm)
OF
I. Yêu cầu chung
1. Học sinh hiểu được ý nghĩa của câu văn, từ đó suy nghĩ về mối quan hệ giữa tình yêu thương và sự khác biệt trong đời sống.
ƠN
2. Huy động những kiến thức xã hội có liên quan, đặc biệt là trải nghiệm của chính người viết để giải quyết một cách thuyết phục những nội dung mà đề bài đặt ra II.Yêu cầu cụ thể
NH
3. Bài viết rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt… Các ý chinh
QU Y
1. Giải thích- Phân tích
- Giải thích ý nghĩa của câu văn trích trong Chuyện con mèo dạy hải âu bay: Trong cuộc sống chúng ta thường dễ dàng gắn bó và dành tình cảm cho những người giống mình. Tuy nhiên, để chấp nhận, gắn bó và yêu
M
thương những người khác mình lại cực kì khó khăn. Nếu như sự gần gũi,
KÈ
gắn bó với những người giống mình thường là tình cảm tự nhiên thì yêu thương những kẻ khác biệt là cả một sự nỗ lực, cố gắng - Phân tích chi tiết:
Y
∑ Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình:
DẠ
chúng ta thường dễ dàng gần gũi và yêu thương những người giống mình, thậm chí cảm thấy sự gần gũi ấy như một lẽ tự nhiên bởi những điểm chung bản thân nó đã là cầu nối giữa hai con người. Càng có nhiều điểm
Điểm 4 điểm
FI CI A
nhau. Đồng cảnh thường dễ khiến người ta đồng cảm, và nhất là khi tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn thì con người gắn bó với nhau càng bền chặt hơn.
∑ Để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn: nếu như sự
tương đồng tạo nên một cầu nối tự nhiên giữa hai con người, hai tâm hồn
OF
thì sự khác biệt, bản thân nó đã là khoảng cách mà nếu không vượt qua
được, không rút ngắn được thì con người ta mãi mãi đứng bên cạnh nhau là hai mảnh đời xa lạ. Sự khác biệt luôn là một rào cản tâm lý khiến cho
ƠN
con người ta khó chấp nhận và thích ứng với tính cách của nhau, khó có thể lắng nghe, thấu hiểu hay mở lòng chia sẻ. Sự khác biệt thậm chí còn có
NH
thể tạo nên những xung đột căng thẳng khiến cho hai tâm hồn vốn khác biệt lại càng trở nên xa cách, không thể dung hòa. Yêu thương những kẻ khác mình thực sự khó khăn còn bởi con người thường có xu hướng đề cao bản thân mình, khó mà đặt mình vào vị trí của người khác. Hơn thế, để
QU Y
chấp nhận và yêu thương một con người với tất cả những khác biệt là một quá trình dài, đòi hỏi sự bao dung, kiên nhẫn và rất nhiều nỗ lực. Chúng ta đều ý thức được việc cần phải nỗ lực để hiểu và yêu thương một con người nhưng không phải ai cũng làm được điều đó.
M
→ Câu văn nói về một quy luật tâm lý của con người để nhắc nhở
KÈ
chúng ta về tình yêu thương trong cuộc đời cần vượt qua được khó khăn đến từ sự khác biệt. - Từ câu văn trên, học sinh trình bày và giải thích ý kiến của mình về
Y
tình yêu thương và sự khác biệt (những ý tưởng sau chỉ mang tính chất tham khảo, học sinh có thể đưa ra những suy nghĩ khác, miễn là diễn giải
DẠ
L
giống nhau, người ta càng dễ thấu hiểu, chia sẻ, tin tưởng và gắn bó với
một cách thuyết phục)
FI CI A
sự thấu hiểu. Tuy nhiên chúng ta quen nghĩ rằng phải có nhiều điểm chung
L
+ Yêu thương là chấp nhận sự khác biệt: để có thể yêu thương cần có thì mới dễ dàng thấu hiểu nhau, chúng ta cố gắng tìm kiếm điểm tương đồng ở nhau, xóa bỏ sự khác biệt hay tìm cách thay đổi bản thân để những khác biệt có thể trở nên những tương đồng. Đây đúng là một nỗ lực đáng
trân trọng nhưng không hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta chỉ có thể thay đổi
OF
để hoàn thiện chính mình, học cách thích nghi và hòa nhập chứ không nên
và không thể chối bỏ bản thân để tìm cách trở thành phiên bản của người khác. Xét cho đến cùng, con người ta sinh ra đã khác biệt, những trải
ƠN
nghiệm trong cuộc sống làm cho chúng ta khác biệt và giá trị của chúng ta cũng nằm trong chính những khác biệt đó. Vì thế, để thấu hiểu nhau điều
NH
đầu tiên là phải trân trọng những nét cá tính riêng biệt của nhau, chấp nhận và đừng bao giờ đem sự khác biệt ra để phán xét một con người. + Yêu thương chính sự khác biệt ấy: để có thể yêu thương nhau, chúng ta không chỉ phải học cách chấp nhận sự khác biệt mà hơn thế cần
QU Y
học cách yêu thương chính sự khác biệt ấy như là một phần của mỗi người. Chỉ khi ấy, sự khác biệt mới thôi không còn là rào cản, không còn là khoảng cách mà lại khiến chúng ta dễ dàng đến gần nhau hơn, dành tình cảm cho nhau một cách vô tư, dễ dàng bao dung với nhau hơn.
M
+ Yêu thương vượt lên trên sự khác biệt: tình yêu thương giữa con
KÈ
người với con người theo ý nghĩa đẹp đẽ và lý tưởng nhất của nó sẽ là thứ vượt lên trên mọi giới hạn. Xét cho đến cùng chúng ta mang trong mình vô số sự khác biệt từ màu da, dân tộc, tôn giáo đến quê hương bản quán,
Y
không gian sinh sống, văn hóa, tiếng nói… cho đến tính cách, suy nghĩ,
DẠ
thói quen… nhưng chúng ta cũng lại giống nhau vô cùng trong những ước mơ, khát vọng yêu thương, hòa bình, công bằng, hạnh phúc… trong cả sự
FI CI A
giống nhau và sẽ còn phải yêu thương nhau hơn vì chúng ta khác biệt, để
L
mạnh mẽ và yếu đuối… Vì thế, chúng ta sẽ yêu thương nhau vì chúng ta yêu thương có thể lấp đầy những khoảng cách của sự khác biệt. Đó là thứ tình cảm nhân loại.
3 điểm
2. Chứng minh:
Học sinh lấy dẫn chứng từ các hiện tượng, sự kiện đời sống và từ chính
OF
trải nghiệm của bản thân để chứng minh 3. Bình luận
1 điểm
- Khẳng định giá trị của tình yêu thương vượt lên trên mọi khác biệt
ƠN
- Có thể mở rộng bàn luận về cách mà chúng ta đem tình yêu thương ra để ứng xử với sự khác biệt đôi khi không thực sự đúng đắn. Với sự khác
NH
biệt của thiểu số, nhiều khi ta thương hại, ban phát tình thương cho họ hơn là một sự cảm thông, yêu thương vô tư, chân thành…
Câu 2 (12 điểm)
QU Y
- Liên hệ bản thân
I. Yêu cầu chung
1. Học sinh hiểu được ý kiến của Nguyễn Ngọc Tư về niềm trăn trở của nhà văn đối với thân phận con người- từ đó thêm trân trọng lao động nghệ thuật của
M
nhà văn cùng những giá trị mà tác phẩm văn chương đem lại.
KÈ
2. Huy động các kiến thức lí luận văn học có liên quan: nhà văn và lao động nghệ thuật, đặc trưng và những giá trị cơ bản của văn chương…để giải thích một cách thuyết phục vấn đề mà đề bài đặt ra
Y
3. Huy động cách kiến thức về quan niệm văn học, các tác giả, tác phẩm văn
DẠ
học để chứng minh cho ý kiến đề bài đưa ra, đặc biệt là các kinh nghiệm tiếp nhận tác phẩm văn học của chính bản thân người viết 4. Bài viết rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt…
L
II.Yêu cầu cụ thể Điểm
FI CI A
Các ý chính 1. Giải thích + Phân tích
5
- Giải thích khái quát: Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư dùng hình
ảnh “củ hành” để nói về niềm trăn trở của nhà văn đối với thân phận con người. Trước một thân phận người, nhà văn không bao giờ có
OF
thể bằng lòng về những điều đã nghe đã thấy, nhà văn phải không
ngừng đặt câu hỏi, không ngừng nghĩ suy về những điều còn ẩn giẩu bên trong. Như một củ hành có nhiều lớp, nhà văn phải đi tìm con
ƠN
người bên trong con người, đi tìm sự thật bên trong sự thật, bóc tách từng lớp để chạm đến được bản chất của con người, cốt lõi của cuộc
NH
đời. Cũng như bóc một củ hành, hành trình cố “tìm để hiểu” một con người, chạm đến được cốt lõi của đời sống là một hành trình đầy khổ đau và nhiều nước mắt.
- Phân tích chi tiết: lí giải từ đặc trưng của văn chương và ý
QU Y
thức về trách nhiệm của người cầm bút. + Đặc trưng, bản chất của văn chương: văn chương ra đời từ cuộc đời, phản ánh hiện thực đời sống nhưng không đơn thuần chỉ là một bức ảnh chụp, một bản sao nhợt nhạt của cuộc đời. Sở dĩ văn
M
chương có ý nghĩa với cuộc đời là bởi nó đem đến những nhận thức
KÈ
sâu sắc về con người và cuộc đời. Văn chương không tái hiện bề mặt mà khám phá chiều sâu của đời sống, văn chương thức tỉnh con người về một thực tại không giản đơn, một cuộc đời trăm ngả bộn
Y
bề, những phận người ngổn ngang trăm mối, những xung đột của
DẠ
con người với hoàn cảnh, với hệ giá trị và cả những cuộc đấu tranh, dằn vặt trong thế giới nội tâm…
L
+ Ý thức trách nhiệm của nhà văn trước cuộc đời: nhà văn
FI CI A
không phải chỉ là người thư ký ghi chép lại các sự việc xảy ra, không chỉ là người thợ chép lại trong tranh những điều mắt thấy,
phận sự của nhà văn là đem đến một cái nhìn mới, một cái nhìn sâu sắc hơn về con người và cuộc đời. Nhà văn khám phá những uẩn
khúc, những trái ngang giữa cuộc đời tưởng bình yên muôn thuở.
OF
Nhà văn tìm thấy những góc khuất bên trong thân phận mỗi con
người, những vẻ đẹp bị che lấp đi, những giấc mơ và khát vọng bị bào mòn bởi chính cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ… Nhà văn không
ƠN
bao giờ được phép bằng lòng với những điều đã thấy, phải liên tục đặt câu hỏi tại sao, phải dỡ bỏ những rào cản định kiến để nhìn có
NH
thể nhìn thật sâu vào thân phận con người.
+ Cho dù hành trình đi tìm sự thật về tâm hồn con người, bản chất của cuộc đời không phải là một hành trình đơn giản, nhà văn sẽ phải chịu nhiều tổn thương từ chính những điều mình nghe thấy,
QU Y
những điều trông thấy nhưng nhà văn chân chính sẽ không chấp nhận thỏa hiệp với cái nhìn hời hợt, giản đơn về con người và cuộc đời 2. Chứng minh
5
M
Học sinh chứng minh quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư bằng sự
KÈ
hiểu biết của mình về quan niệm sáng tác của các nhà văn, trải nghiệm tiếp nhận các tác phẩm văn chương nói chung và các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11 nói riêng
Y
3. Bình luận:
DẠ
Từ quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư, bàn luận về sứ mệnh của
nhà văn chân chính và giá trị của văn chương đích thực, ý thức trách
2
phẩm.
FI CI A
người tiếp nhận đối với lao động của nhà văn và thành quả là tác
L
nhiệm của người sang tạo ra văn chương và sự trân trọng đối của
GIÁO VIÊN LÀM GỢI Ý CHẤM Hoàng Lan Hương
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
Tel: 0369658503
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI -------------------
L
KỲ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI BẮC BỘ 2019 Môn: Ngữ văn Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang, 02 câu)
FI CI A
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ƠN
OF
Câu 1 (8,0 điểm): Đừng sợ khi phải leo ra đầu cành, bởi vì trái đang đậu ở đó. (F. Lenaban) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 2 (12,0 điểm): “Bí mật của nhà văn không phải là cảm hứng mà chính là cá tính ương ngạnh của anh ta, như người Thổ Nhĩ Kỳ có một câu đáng yêu: Đào giếng bằng kim” (Orhan Pamuk -Diễn từ Nobel văn học 2006) Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua một vài tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11.
QU Y
NH
------------------------Hết------------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
DẠ
Y
KÈ
M
Giáo viên ra đề: Bùi Thị Phương Thúy SĐT: 0916204757
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI -------------------
L
KỲ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI BẮC BỘ 2019 HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn (HDC gồm có 04 trang)
FI CI A
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ƠN
OF
A. Yêu cầu chung: 1. Thí sinh có thể trình bày thao các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung chính, chấp nhận bài viết có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng, lí lẽ thuyết phục, trân trọng bài làm của học sinh, khuyến khích những bài văn sáng tạo, có cách kiến giải riêng hợp lí, thuyết phục, có thể bỏ qua những lỗi nhỏ về kỹ năng hoặc có ý chưa sâu so với đáp án. 2. Chỉ có điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức lẫn kỹ năng. 3. Giảm khảo cần trừ điểm đối với những lỗi chính tả, ngữ pháp, hành văn.. trong bài viết. 4. Căn cứ vào hướng dẫn chấm, giám khảo có thể chia điểm lẻ trong mỗi câu chi tiết đến 0,25 điểm. Bài thi không làm tròn điểm.
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
B. Yêu cầu cụ thể: Câu 1 (8,0 điểm) I. Về kĩ năng: Biết làm văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí; bài viết có bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt mạch lạc, lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. II. Về kiến thức: - Hiểu đúng ý ý kiến, rút ra nhận thức phù hợp. - Thí sinh có thể trình bày những quan điểm riêng, nhưng cần có lí lẽ và căn cứ xác đáng, thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. - Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo những cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Ý Nội dung chính cần đạt Điểm 1 Giới thiệu vấn đề nghị luận rõ ràng, chính xác, hấp dẫn 0,5 2 Giải thích ý kiến 2,0 - Leo ra đầu cành: Hình ảnh ẩn dụ, chỉ việc con người ta sẵn sàng chấp nhận 1,0 mạo hiểm, việc vượt qua những khó khăn, thử thách, nguy hiểm, rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống. - Trái: Thành quả ngọt lành thu được sau khi vượt qua khó khăn. 1,0 => Ý kiến là lời khuyên con người đừng ngại thử thách gian nan nguy hiểm bởi vì chỉ khi vượt qua nó ta mới nhận được thành tựu hạnh phúc ngọt lành xứng đáng.
Bình luận, lý giải, chứng minh * Khẳng định ý kiến đúng. * Lý giải: - Những trái ngọt của đời vốn không tự có mà là kết quả của hành trình phấn đấu, rèn luyện lâu dài. - Để hái được trái ngọt của đời, mỗi người cần không ngừng nỗ lực, cố gắng, sẵn sàng đối mặt và vượt qua những thử thách, thậm chí là những nguy hiểm rủi ro trong cuộc sống. Xưa nay những thành tựu lớn, những cống hiến kiệt xuất làm thay đổi cuộc sống của con người đều xuất phát từ những nỗ lực không ngừng nghỉ, những mạo hiểm, những con đường gian nan... Thành công sẽ đến với những người dũng cảm, dám đương đầu, dám hy sinh. - Trái nếu ở đầu cành quá xa mà cứ cố leo ra thì kết quả chỉ làm mình bị thương tổn mà thôi. Ước mơ, mục tiêu hay thành tựu không nên là viển vông ảo tưởng vượt xa năng lực điều kiện bản thân, điều đó chỉ dẫn tới tai họa hay chí ít là sự thất vọng nặng nề. * Chứng minh: chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu. Bàn luận, mở rộng nâng cao vấn đề - Phê phán những người có tâm lý của con cáo trong ngụ ngôn La Fonten Con cáo và chùm nho, thích trái đầu cành nhưng hèn nhát, sợ hãi... - Phê phán những con người liều lĩnh bất chấp, không lường trước hậu quả, ngông cuồng và bất cần khi theo đuổi một mục tiêu nào đó. - Cần cân nhắc kĩ những ảnh hưởng, tác động của việc mình làm, của việc theo đuổi những dự định... đối với những người xung quanh, với cuộc sống chung, với cộng đồng để có sự thống nhất hài hòa giữa riêng –chung, có như vậy giá trị, thành quả mà ta đạt được mới thực sự ý nghĩa và mang giá trị vững bền. - HS mở rộng theo ý riêng. Rút ra bài học nhận thức và hành động HS tự rút ra bài học. Kết thúc vấn đề: Đúng, lắng đọng, sâu sắc
3,0
1,0
5 6
QU Y
NH
ƠN
4
OF
FI CI A
L
3
1,0 0,5
DẠ
Y
KÈ
M
Câu 2 (12,0 điểm) I. Về kĩ năng: - Thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bình luận, cảm thụ văn chương của mình để làm bài. - Bài viết có văn phong sáng rõ, bố cụ rõ ràng, hợp lý, lập luận và dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt lưu loát, biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận hiệu quả. - Thể hiện tốt năng khiếu viết văn, có sự sáng tạo trong cách nghĩ, cách viết. II. Về kiến thức: - Thí sinh xác định đúng vấn đề cần bàn luận: Yêu cầu của tiếp nhận văn học đối với độc giả. - Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những ý sau: Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
Giới thiệu vấn đề nghị luận rõ ràng, chính xác, hấp dẫn Giải thích ý kiến - Cá tính ương ngạnh: có chính kiến riêng và khăng khăng theo ý của mình, không bị lung lay chính kiến bởi ý kiến của những người xung quanh. - Đào giếng bằng kim: Ý chỉ những việc làm chẳng giống ai, đi đến đích bằng tư duy riêng, con đường riêng của mình. => Ý kiến nhấn mạnh cá tính sáng tạo là cốt tủy của văn học. Điều bí mật làm nên sức sống văn chương là những cá tính độc đáo, khác biệt của người sáng tác được thể hiện trong tác phẩm của mình. Bình luận, lý giải
0,5 2,0
3
FI CI A
L
1 2
OF
* Khẳng định ý kiến đúng đắn, xác đáng, thú vị * Lý giải: - Cá tính ương ngạnh, độc đáo của người nghệ sĩ:
ƠN
+ Là dấu ấn, phong cách cá nhân của người nghệ sĩ ấy, thẻ hiện qua những sáng tạo nghệ thuật mà nghệ sĩ ấy tạo nên bằng tài năng, tâm huyết của chính mình. Cái riêng ấy có thể là mối quan tâm, những phát hiện độc đáo, cái riêng ấy có thể là ngôn ngữ, giọng điệu. Cái riêng ấy có thể là thế giới nghệ thuật được tạo dựng trong tác phẩm...
4,0
2,0
1,0
- Cần hiểu rõ sự ương ngạnh trong cá tinh không đồng nghĩa với thái độ bảo thủ, cố chấp, tự cho mình là chân lý nghệ thuật, mà đó là bản lĩnh của người nghệ sĩ dám thể hiện cái tôi khác biệt của mình qua văn chương. Đào giếng bằng kim không hiểu theo nghĩa: đeo đuổi 1 việc làm trái lại, chống lại quy luật tự nhiên, mà đó cũng chỉ là cách nhà văn thể hiện cá tính, cũng có thể hiểu theo hướng đó là sự bền bỉ, kiên định của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.
1,0
M
QU Y
NH
+ Được tạo nên bằng tài năng, bằng công phu lao động nghệ thuật, bằng tích lũy vốn sống, bằng ý thức đào sâu, tìm tòi nên sẽ là những đóng góp của nhà văn để làm phong phú thêm cho nền văn học.
DẠ
Y
KÈ
- Một nền văn học nghệ thuật vận động, phát triển tự nhiên, đúng quy luật để luôn là sự dung hòa của “những cá tính ương ngạnh” nhằm tạo nên sự thống nhất trong đa dạng, phong phú của những tiếng nói riêng. Sự gặp gỡ, thống nhất của các phong cách, cá tính sáng tạo sẽ góp phần tạo nên gương mặt chung của từng giai đoạn, từng thời kì văn học - đó chính là phong cách thời đại.
4
Chứng minh: Học sinh lựa chọn được hai tác phẩm, trong đó thể hiện rõ cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ. Phân tích được những biểu hiện đặc sắc của phong cách và ý nghĩa của cá tính sáng tạo làm
4,0
5
nên giá trị cho tác phẩm. Bàn luận, mở rộng nâng cao
1,0
FI CI A
L
- Cá tính sáng tạo là biểu hiện của tài năng, là cơ sở tạo nên tầm vóc và diện mạo của cá nhân nghệ sĩ. Nó là kết quả của quá trình phấn đấu lâu dài, của những nỗ lực không ngừng trong tìm tòi, sáng tạo, gắn với ý thức sáng tạo nghệ thuật chân chính của nhà văn.
Khái quát vấn đề: Đúng, lắng đọng, có chiều sâu
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
6
OF
- Bài học đối với người sáng tạo và tiếp nhận: Tự vận động để hoàn thiện phong cách nghệ thuật và góp mặt trong nền văn học là trách nhiệm của người nghệ sĩ. Tìm hiểu nét riêng phong cách nghệ sĩ và mối liên hệ giữa phong cách cá nhân nghệ sĩ với thời đại sẽ giúp người đọc nhận rõ hơn gương mặt riêng và vai trò của mỗi nhà văn trong nền văn học.
0,5
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HỘI CÁC TRƯỜNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
THPT CHUYÊN DUYÊN HẢI BẮC BỘ
LÊ HỒNG PHONG
NĂM HỌC 2018-2019
IC IA L
SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH
MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 11 CHUYÊN
ĐỀ ĐỀ NGHỊ
Thời gian làm bài : 180 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 8 điểm)
OF F
Trong bộ phim Three Idiots (Ba chàng ngốc), câu nói cuối phim đọng lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả đó là: Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.
Còn bài viết đăng trên Tonybuoisang.club lại mang tựa đề : Có một thế hệ trẻ, mở
ƠN
miệng là thốt đam mê, nhưng vẫn dậy muộn, đói ăn, lười đọc sách và mãi không kiếm được tiền. ( www.tonybuoisang.club, 18/4/2018) Suy nghĩ của anh/chị về các ý kiến trên.
NH
Câu 2 ( 12 điểm)
Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta - là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là
QU Y
đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình và thấy được mình - nghĩa là trở thành nhà thơ.
( Raxun Gamzatop, Đaghetxtan của tôi, NXB Kim Đồng, 2018) Anh/ chị có đồng tình với quan niệm của Raxun Gamzatop? Hãy làm sáng rõ ý
HẾT
DẠ
Y
KÈ M
kiến của mình qua hiểu biết về tác phẩm của một nhà thơ mà anh/chị tâm đắc.
1
Đáp án chấm Câu 1: 8 điểm
IC IA L
I. Yêu cầu chung: - Nắm vững kiểu bài nghị luận xã hội - Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, bố cục rõ ràng. - Diễn đạt trong sáng, chuẩn xác, giàu cảm xúc. II. Yêu cầu cụ thể:
OF F
1.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hãy theo đuổi đam mê; nhưng không phải cứ đam mê là thành công sẽ đến.
ƠN
3.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Đảm bảo các yêu cầu trên, nêu được quan điểm của bản thân và biết lý giải một
NH
cách thuyết phục. Tuy nhiên, dù đưa ra quan điểm nào cũng cần dựa trên những cơ sở lôgic và minh chứng thuyết phục. Có thể theo định hướng sau đây: * Ý 1: Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn
QU Y
- Giải thích: Hãy theo đuổi đam mê là lời đề nghị về lối sống luôn lấy đam mê làm mục tiêu phấn đấu, sống hết mình vì những điều mình thích. Thành công sẽ theo đuổi bạn nghĩa là thành công đến với mỗi người một cách tự nhiên, họ được trải nghiệm thành công đúng với con đường mà họ đã vạch ra. Ý kiến muốn khẳng định vai trò của đam mê, khát vọng và ý thức thực hiện những đam mê khát vọng đó là cách hiệu quả
KÈ M
nhất để đưa người ta đến với thành công. - Tại sao?
+ Theo đuổi đam mê cho ta cảm hứng trong học tập và công việc; kiến tạo lối sống ý nghĩa để khẳng định bản thân; tạo động lực để thực hiện mục tiêu, vượt qua khó
Y
khăn trở ngại trong cuộc sống; cho ta ý chí để đi đến cùng sự lựa chọn; giúp phát huy tận độ năng lực và phẩm chất của mỗi người.
DẠ
+ Không có đam mê cuộc sống sẽ thật tẻ nhạt; bạn sẽ lập trình cuộc đời mình như
một cỗ máy di động; bạn sẽ cán đích thật vội vàng; bạn thiếu đi bao trải nghiệm để khám phá cuộc đời và khám phá chính mình; bạn có thể đi đường tắt, bỏ qua nhiều giai 2
đoạn, có thể đánh đổi, có thể trả giá để đạt mục tiêu. Thành công có thể vẫn đến nhưng không có giá trị thực, không giúp bạn ghi dấu ấn mình vào trang viết cuộc đời.
IC IA L
- Để theo đuổi đam mê: Cần hiểu rõ đam mê mình đang theo đuổi, hiểu rõ khả năng và giới hạn của chính mình khi theo đuổi và hiện thực hóa đam mê; Cần biến ý tưởng thành kế hoạch hành động để thực thi; Cần nuôi dưỡng và gìn giữ đam mê; Đừng quá bận rộn tìm kiếm thành công mà hãy bước đi thật chậm rãi, cụ thể, rõ ràng. Nhờ vậy thành công tự nhiên mà tìm đến. ( D/C)
OF F
- Đam mê không phải là yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công.
* Ý 2: Có một thế hệ trẻ, mở miệng là thốt đam mê, nhưng vẫn dậy muộn, đói ăn, lười đọc sách và mãi không kiếm được tiền.
- Giải thích: Mở miệng là thốt đam mê, không ít bạn trẻ nói chuyện đam mê
ƠN
như một thói quen nhưng vẫn trì trệ trong cuộc sống của mình và vẫn đói ăn, dậy muộn, lười đọc sách cho nên hậu quả là vẫn mãi không kiếm được tiền - không giàu sang được và thành công cũng không tìm đến. Thực tế cho thấy, có đam mê nhưng nhiều bạn trẻ
NH
vẫn không có thành công.
- Hiện tượng này đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là ở giới trẻ: nhiều bạn trẻ xây đắp những giấc mơ lớn lao, ấp ủ những hoài bão và dự
QU Y
định cao cả nhưng rồi nhanh chóng bị vùi lấp giữa thực trạng của xã hội hiện đại kéo theo hiện tượng thất nghiệp, hiện tượng nói nhiều làm ít, hiện tượng ngại khó ngại khổ, hiện tượng thích sống hưởng thụ, dựa dẫm ỷ lại vào người khác, bắt tay khởi nghiệp và thất bại triền miên… - Tại sao?
KÈ M
+ Đam mê có thể dẫn lối ta đi, nó mang một cái đích có vẻ chắc chắn, nhưng đam mê cũng như hầu hết các sự việc trên thế gian này luôn tiềm ẩn một yếu tố đáng ngại, đó là không có gì chắc chắn ngoài một cái rõ ràng của cảm xúc và sở thích cá nhân. + Không ai nói cho ta biết phải lựa chọn đam mê như thế nào, theo đuổi ra sao,
Y
cần lường trước nguy cơ gì. Không ai nói với ta rằng đam mê vừa là ngọn lửa sinh tồn cũng là ngọn lửa hủy diệt. Một lựa chọn sai lầm được thức đẩy bởi đam mê thì hậu quả
DẠ
là khôn lường. + Ta đã nghe nhiều câu chuyện về cái kết có hậu của đam mê, nhưng ta chưa
nghe thấy những trái đắng nhận lại trong hành trình ấy. 3
Không ít người dành cả thanh xuân theo đuổi đam mê nhưng mãi thất bại Nguyên nhân: nhận diện sai lầm đam mê: nhầm lẫn giữa sở thích với đam mê,
IC IA L
giữa hứng thú nhất thời với khát vọng đường dài, giữa thứ người khác ưa chuộng với thứ ta thật sự khát khao. Ngây thơ mà tin rằng chỉ cần có đam mê thôi là thành công sẽ tự tìm đến.
* Ý 3: Hợp cả hai ý kiến: Theo đuổi đam mê bằng cả lý trí và trái tim mình
- Cuộc sống sẽ thú vị và có ý nghĩa nếu mỗi người có một đam mê để theo đuổi.
OF F
- Không tùy tiện hoặc dễ dãi thốt lên hai chữ đam mê nếu không thật sự hiểu nó và có động lực theo đuổi.
- Để bản thân mang lại nhiều giá trị cho đời, với đam mê chúng ta cần phải + Biết lựa chọn đam mê để kiến tạo nên những cảm hứng sống bền bỉ và tạo lập
ƠN
giá trị lý tưởng, hài hòa giữa điều tôi thích với điều tôi giỏi và điều xã hội cần. + Biết lên kế hoạch rõ ràng, biết phát huy những lợi thế khách quan chủ quan trong đó cần phải nhận ra sức mạnh chủ quan mới mang tính quyết định.
NH
+ Sẵn sàng từ bỏ và thay đổi nếu nhận ra đó không phải đam mê đích thực + Và quan trọng là, nếu đam mê chở bạn, hãy để lý trí cầm cương: ta cần lắng nghe chính mình, nghe xung quanh, sử dụng các kiến thức,…để định hình đường đi,
QU Y
hình dung bất trắc, sẵn sàng cho những thác ghềnh phía trước. * Đánh giá và bài học
- Hai ý kiến tưởng như mâu thuẫn nhưng đã đem lại cái nhìn đa chiều và góc nhìn có tính phản biện về câu chuyện của đam mê. - Con người cần nuôi dưỡng đam mê để theo đuổi thành công trong cuộc sống
KÈ M
nhưng chớ nên để thành công định hướng mà bỏ lỡ đam mê. - Mỗi người chỉ có một lần để sống nên phải sống sao cho không hoài phí, trở thành một cá nhân có ích trong xã hội. - Hãy để đam mê dẫn đường, thắp lên cảm hứng sống, đừng để đam mê dẫn dụ
Y
vào lầm lạc, hãy đến với đam mê bằng cả trái tim, đừng nói chuyện đam mê như một thói a dua tầm thường.
DẠ
Liên hệ bản thân
Hướng dẫn chấm: - Điểm 0: hoàn toàn lạc đề 4
- Điểm Từ 1 đến 2: lạc đề, chưa hiểu vấn đề bàn luận -Điểm từ 3 đến 4:Chưa hiểu vấn đề nghị luận, lí lẽ, dẫn chứng sơ sài, còn mắc lỗi diễn
IC IA L
đạt. - Điểm từ 5 đến 6: Lí lẽ tương đối thuyết phục, dẫn chứng có song chưa đầy đủ, chọn lọc, hành văn trôi chảy.
-Điểm từ 7- đến 8: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sâu sắc,mới mẻ, dẫn chứng tiêu biểu, văn giàu cảm xúc, có giọng điệu .
OF F
Câu 2: Nghị luận văn học: 12 điểm
Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta - là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình và thấy
ƠN
được mình - nghĩa là trở thành nhà thơ.
( Raxun Gamzatop, Đaghextxtan của tôi, NXB Kim Đồng, 2018) Anh/chị có đồng tình với quan niệm của Raxun Gamzatop? Hãy làm sáng rõ ý
NH
kiến của mình qua hiểu biết về tác phẩm của một nhà thơ mà anh/chị tâm đắc. I. Yêu cầu chung:
- Thuần thục kĩ năng nghị luận về một vấn đề văn học II. Yêu cầu cụ thể: 1. Giải thích
QU Y
- Diễn đạt trong sáng, dùng từ chọn lọc, giàu hình ảnh.
- “ Nhà thơ”: Nhà thơ là một danh hiệu cao quý cho người làm thơ, người tạo tác những áng thơ ca vươn tới chân, thiện, mỹ ở đời, giúp cho ánh sáng xua tan bóng tối,
KÈ M
cho lương tâm, trí tuệ và tiến bộ cũng như hạnh phúc của con người. - “cách viết, bút pháp của anh ta – là một nửa việc làm”: cách thức sử dụng các phương thức, phương tiện biểu đạt ngôn ngữ để thể hiện tư tưởng tình cảm của người làm thơ là một nửa hành trình sáng tạo của người thi sĩ khi hoài thai hạt đau hạt xót làm
Y
ra khối tình con.
- “Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp”: Sáng
DẠ
tạo tinh thần của người làm thơ luôn gắn liền với những cảm nhận, phán đoán, phát hiện mới mẻ độc đáo về cuộc sống được thể hiện qua một phương thức phương tiện nghệ thuật riêng. Những tìm tòi sáng tạo đó nhất thiết phải đẹp: cái đẹp của cuộc sống, con 5
người, của cảm xúc, của nghệ thuật diễn đạt. Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung.
IC IA L
- “không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp theo một cách riêng”: Cái đẹp được bộc lộ trong sáng tạo của nhà văn phải độc đáo, riêng nhất, không lặp lại người khác, không lặp lại chính mình.
- Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình và thấy được mình - nghĩa là trở thành nhà thơ: Điều cốt yếu đối với một nhà thơ là xây dựng được hệ thống cách thức
OF F
biểu hiện của thơ mình và làm sắc nét bản ngã của mình ấy là một phẩm chất làm thơ đích thực.
-> Quan niệm của Raxun Gamzatop đã đề cao phẩm chất thẩm mỹ của thơ ca và cá tính sáng tạo của người làm thơ muôn đời, điều kiện tiên quyết của một nhà thơ chân
ƠN
chính. 2. Bàn luận
Ý kiến của Raxun Gamzatop là có cơ sở
NH
- Bắt nguồn từ quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ, như con ong sau bao nhiêu dặm đường bay tinh kết mật ngọt dâng tặng cho đời, người làm thơ từ những nghiền ngẫm, nếm trải nắng gió cuộc đời, từ những xúc cảm thành thực qua một trạng thái rung
QU Y
động khác thường mà chưng cất nên thơ. Khi cảm xúc tìm cho mình một hình thức phù hợp, khi ấy ta có thơ. Bởi vậy, quá trình mã hóa những suy ngẫm, linh cảm, rung động, những ẩn ức cao sâu hay mơ hồ… vào trong các ký hiệu, tín hiệu, từ ngữ hình ảnh, vần nhịp, cả những khoảng trống, khoảng trắng,… là một nửa hành trình sáng tạo của nhà thơ.
KÈ M
* Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp - Thơ ca cũng như văn học nghệ thuật muôn đời lấy cuộc sống và con người làm đối tượng phản ánh. Những không phải bất cứ điều gì cũng trở thành cội nguồn cảm hứng cho thơ, thi ca có xu hướng khám phá cuộc sống ở khía cạnh thẩm mỹ, nhìn nhận
Y
cuộc sống và con người ở phẩm chất thẩm mỹ. đó là những giá trị hướng tới cái đẹp. Sáng tạo cái đẹp là một mục đích và nhu cầu của con người trong nhiều lĩnh vực.
DẠ
Nhưng đối với nghệ thuật và văn học, đây là yêu cầu tiên quyết, là chức năng quan trọng nhất vì mọi giá trị mà văn học hướng tới đều là vì con người, xây dựng giá trị tốt 6
đẹp để nâng con người lên. Và mỗi nhà văn phải là người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp (Pautopxki), đưa ánh sáng vào trái tim con người.
IC IA L
- Nghệ thuật có khả năng vĩnh viễn hóa cái đẹp, ghi nhận và lưu giữ cái đẹp khoảnh khắc của đời sống để biến nó thành vĩnh cửu. Cái đẹp trong nghệ thuật thường được nâng cao hơn cái đẹp ngoài đời, được chắt lọc, kết tinh và kết cấu lại, nên mang tính độc đáo, điển hình. Hơn nữa, hình tượng nghệ thuật không chỉ là hình ảnh sao chép của đời sống thực tế, mà còn chứa đựng tư tưởng tình cảm của con người với những ý
OF F
nghĩa nhân sinh. Cho nên cái đẹp trong nghệ thuật mang sắc thái biểu cảm cao. Cái đẹp trong nghệ thuật thống nhất ở nội dung và hình thức một cách cao độ. Các yếu tố hình thức bao giờ cũng để làm rõ cái đẹp về nội dung. Các tác phẩm chỉ đẹp khi nó thể hiện chân thực đời sống trong mọi biểu hiện thẩm mĩ của nó thông qua lăng kính nhân đạo,
ƠN
thể hiện được sự phong phú về tinh thần của cá nhân con người và dưới một hình thức nghệ thuật hoàn thiện.
- Bản chất của lao động nghệ thuật ở người nghệ sĩ là sáng tạo, quá trình tạo tác
NH
ra các giá trị giàu tính thẩm mỹ độc đáo mới mẻ.
- Con đường đến với sự yêu thích và trái tim bạn đọc, đánh dấu giá trị của tác phẩm văn học là chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Mọi người nghệ sĩ sáng tác – thiện –mĩ.
QU Y
đều thuộc lòng chân lí nghệ thuật này và hướng tác phẩm của mình tới đích giá trị chân * Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp theo một cách riêng: - Bản chất của nghệ thuật là loại hình mang đậm dấu ấn cá nhân, cá thể. - Trong lao động nghệ thuật, người nghệ sĩ không chỉ sáng tạo ra thế giới mà còn
KÈ M
kiến tạo nên cõi riêng cho chính mình. Văn chương là địa hạt “người nghệ sĩ không được lặp lại người khác, kể cả lặp lại chính mình”. Đây vừa là yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật, vừa là nhu cầu khẳng định chính mình của người làm thơ. - Từ góc độ tiếp nhận: Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ
Y
đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay”. Người đọc
DẠ
thơ khi đón nhận một thi phẩm không chỉ đồng cảm, chia sẻ với tiếng lòng của người làm thơ mà còn mong muốn được ngộ ra, thức nhận một điều gì đó về chính mình, về 7
con người đồng nghĩa với nhu cầu hướng về nhà văn anh có đem lại điều gì mới mẻ cho văn chương không?( Leptonxtoi).
IC IA L
* Tìm ra được bút pháp của mình, thấy được mình, đó là nhà thơ - Thông qua sáng tạo, mỗi nghệ sĩ có sở trường, thói quen và cung cách riêng trong xây dựng hình tượng, lựa chọn ngôn ngữ, kết cấu,... khi chuyển hóa nhận thức đời sống vào tác phẩm.
- Những phương thức, cách thức có giá trị thẩm mỹ, định hình nhất quán và ổn
OF F
định trong hầu hết sáng tác của nhà thơ sẽ giúp anh ta nhận diện được mình- hình thành phong cách riêng. 3. Chứng minh
- HS chọn được tác phẩm của một nhà thơ tiêu biểu với những đóng góp có giá trị thẩm
ƠN
mỹ và một cá tính sáng tạo độc đáo.
- HS có thể bố cục bài viết theo các cách khác nhau, song phải đảm bảo các yêu cầu: + Làm sáng rõ cái đẹp của thi phẩm được lựa chọn trên cả hai phương diện: nội dung tư
NH
tưởng độc đáo và hình thức nghệ thuật hấp dẫn
+ Làm sáng rõ dấu ấn riêng trong tương quan so sánh với các thi phẩm của một số nhà thơ khác và với tiếng thơ của chính mình.
QU Y
+ Từ đó HS khái quát lên những nét ổn định, thống nhất, sắc nét, khác biệt làm thành phong cách độc đáo của người nghệ sĩ không thể trộn lẫn. Đây là một hướng
Chọn thơ Xuân Diệu- một hiện tượng thơ độc đáo, mới nhất trong các nhà thơ mới - Làm rõ vẻ đẹp thẩm mỹ của thi ca: Có thể chọn bài Vội vàng: Minh chứng cho cái đẹp
KÈ M
của nội dung tư tưởng: cảm xúc bồng bột sôi nổi, triết lý nhân sinh và quan niệm thẩm mỹ mới mẻ độc đáo. Cái đẹp của nội dung đó tìm được hình thức phù hợp: thơ tự do, nhịp thơ linh hoạt, giọng thơ sôi nổi, lôi cuốn, ngôn ngữ thơ tươi mới, hình ảnh thơ sống động, tân kỳ. Từ đó, so sánh với một số nhà thơ đương thời để thấy nét khác biệt trong
Y
cảm quan; so sánh với thơ xưa để thấy nét hiện đại. - Làm rõ vẻ đẹp rất riêng: Có thể chọn chùm ba bài thơ viết về đề tài mùa thu: Thơ
DẠ
duyên, Đây mùa thu tới, Nguyệt cầm, cảm nhận tập trung vào cái đẹp của thiên nhiên, của lòng người, của tình cảm, tư tưởng và của phương thức biểu hiện. 8
+ So sánh: với mùa thu trong thơ cổ để thấy lối cảm lối nghĩ và cách biểu đạt không lặp lại người khác.
IC IA L
+ Chỉ ra nét khác biệt trong ba bài để thấy XD không lặp lại chính mình. - Khái quát những đặc điểm thống nhất, ổn định, sắc nét góp phần khẳng định phong cách thơ XD qua những thi phẩm đó.
-> Tìm ra được bút pháp, thấy rõ được mình-> XD đích thực là nhà thơ tài năng 4. Mở rộng- nâng cao
OF F
- Đây là một ý kiến rất đúng đắn, sâu sắc đã nêu ra những yêu cầu cơ bản, nghiêm ngặt đối với mỗi nhà thơ nói riêng và với những người hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung. Muốn tác phẩm làm tổ lâu bền trong lòng người đọc, thơ cuả anh phải đẹp, phải hay, cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Muốn trở thành nhà thơ anh phải sáng tạo, phải có
ƠN
phong cách riêng, nếu không anh chỉ là một người thợ khéo mà thôi (ý của Nam Cao). - Quan niệm của Raxun Gamzatop có ý nghĩa định hướng cho cả người sáng tác và người tiếp nhận.
NH
+ Nhắc nhở người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật phải luôn chú ý hình thành và xây dựng phong cách nghệ thuật của riêng mình, từ đó có những góp riêng cho nền văn học nước nhà.
QU Y
+ Định hướng cho người tiếp nhận một tiêu chí thẩm mỹ quan trọng để thẩm bình các tác phẩm thơ ca, để đánh giá một nhà thơ tài năng – nhất định phải có phong cách nghệ thuật mới mẻ, độc đáo. Cách cho điểm
Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt giàu chất văn, lập luận rõ
KÈ M
ràng, dẫn chứng thuyết phục, phân tích sâu sắc… - Điểm 7-9: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.
- Điểm 4-6: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, hoặc liệt kê dẫn
Y
chứng đơn thuần. Còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.
DẠ
- Điểm 1-3: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề, chủ yếu thuật kể dẫn chứng. Diễn đạt và kĩ năng viết văn nghị luận yếu. - Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài. Người ra đề: Vũ Thanh Huyền 9
GV trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định
DẠ
Y
KÈ M
QU Y
NH
ƠN
OF F
IC IA L
Số điện thoại: 0915362802
10
SỞ GD-ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
IC IA L
BẮC BỘ LẦN THỨ XII
Môn thi: NGỮ VĂN - LỚP 11 NĂM HỌC 2018 - 2019
OF F
Câu 1 (8,0 điểm) Suy nghĩ của anh/chị sau khi đọc câu chuyện sau:
“Diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm đến người khác nhất. Người thắng cuộc là một cậu bé bốn tuổi.
ƠN
Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì về ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc” (Theo Phép màu nhiệm của đời- NXN Trẻ, 2005)
NH
Câu 2 (12,0 điểm) “Nói đến nghê thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người, nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả”
QU Y
(Nguyễn Đình Thi, Câu chuyện xung quanh việc sáng tác nghệ thuật- Nghiên cứu nghệ thuật số 1/1982) Bằng việc hiểu biết về văn học, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
DẠ
Y
KÈ M
----- Hết ---(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.)
Hồ Thị Thái – 0914.288.856
SỞ GD-ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG
IC IA L
BẮC BỘ LẦN THỨ XII
Môn thi: NGỮ VĂN - LỚP 11 NĂM HỌC 2018 - 2019
ƠN
OF F
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG KHU VỤC ĐỒNG BẰNG VÀ DHBB MÔN NGỮ VĂN - NĂM HỌC 2018 - 2019 Câu 1. (8,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội về một hiện tượng xã hội đặt ra trong một câu chuyện. - Bài viết có bố cục rõ ràng, các luận điểm, luận cứ xác đáng - Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ... - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng bài làm cần đạt được những ý cơ bản sau: 1. Phân tích văn bản và rút ra bài học (1,5 điểm)
QU Y
NH
- Câu chuyện kể về một cậu bé bốn tuổi được bình chọn là đứa trẻ quan tâm đến người khác nhất chỉ từ hành động rất đơn giản của em. Cậu bé không hề cất một lời an ủi, không hề lấy khăn lau nước mắt cho ông lão. Nhưng cách bé quan sát và đi đến hành động dù chỉ ngồi im trong lòng ông lão, để ống lão được khóc đã thể hiện sâu sắc được sự đồng cảm, chia sẻ ngây thơ mà rất chân thành của em. Và bằng kinh nghiệm của một cậu bé bốn tuổi, em đã đồng cảm và an ủi ông lão bằng cách riêng của mình. - Cốt lõi của câu chuyện là biết quan tâm đến người khác: quan tâm là sự gần gũi, yêu thương, chia sẻ với người khác nhất là khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
KÈ M
- Điều mà diễn giả Lê-Ô Bu-sca-gli-a muốn nhấn mạnh, đề cao trong câu chuyện kể lại là sự đồng cảm, chia sẻ, là lòng vị tha giữa những con người với nhau. Kể lại hành vi đáng khích lệ của một cậu bé con chỉ là cách để ông khắc sâu hơn giá trị của đức tính cao đẹp. Đó cũng là cách ứng xử nhân văn của con người trước cuộc sống..
DẠ
Y
2. Bàn luận (5 điểm) * Nhu cầu được quan tâm, sẻ chia là thể tất trong đời sống con người: - Cuộc sống luôn tồn tại những mảng màu đối lập: sáng- tối, sang-hèn, hạnh phúc vô biên- khổ đau cùng cực…Dù ở mảng màu nào con người cũng luôn có nhu cầu, khát muốn được quan tâm, sẻ chia. Bởi niềm vui được sẻ chia niềm vui nhân đôi, nỗi buồn được chia sẻ nỗi buồn vơi nửa. - Lẽ sống lớn nhất trong cuộc đời mỗi người là tình yêu thương. Một trong những biểu hiện của lòng yêu là sự quan tâm, động viên nhau để bức tranh mảng màu cuộc sống tươi sáng, rộn rã * Sự quan tâm, đồng cảm, sẻ chia càng đặc biệt quan trọng ý nghĩa khi người khác gặp khó khăn: - Động viên họ vượt qua đau thương, khó khăn, hoạn nạn… - Hướng họ vào niềm tin, lạc quan tiến về phía trước… * Nếu không quan tâm, đồng cảm, sẻ chia khi con người khác gặp khó khăn con người tự đóng lại thế giới và ý nghĩa sống đích thực của chính mình:
IC IA L
- Mỗi người sống giữa cuộc đời không phải chỉ biết vun đắp cho cuộc sống của riêng mình. Nếu chỉ biết đến cái tôi, nếu chỉ chăm chút cho bản thân mình được no ấm, đủ đầy, con người đó không bao giờ biết đến hạnh phúc đích thực. Và tất yếu, những kẻ như vậy sẽ bị cô lập giữa cộng đồng, xã hội. Mọi người xung quanh chắc chắn cũng không bao giờ để tâm đến loại người này. Cuộc sống đó có khác nào cuộc sống tù đày cô độc. * Khi quan tâm, chia sẻ với người khác là ta đang tạo chân giá trị cho chính mình:
- Giá trị của sự cho đi là nhận lại (Chúng ta tồn tại nhờ những gì ta nhận nhưng chúng ta sống nhờ những gì cho đi – Winston Churchill.) - Khi quan tâm người khác là ta biết đặt mình vào hoàn cảnh đó để có được bài học cuộc sống.
KÈ M
QU Y
NH
ƠN
OF F
* Sự đồng cảm, sẻ chia phải được thể hiện một cách tinh tế, đặt trong những mối quan hệ khác nhau: - Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn. - Sẻ chia về tinh thần: Một ánh mắt, một lời động viên, một nắm tay xiết chặt, một bờ vai để tựa nương...đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe (Cách cậu bé an ủi ông lão hàng xóm là ngồi gọn vào lòng ông và im lặng. Lúc này, “im lặng lặ vàng”, im lặng là cách hữu hiệu nhất để cậu bé tỏ rõ tình cảm của mình. Cậu im lặng để ông lão khóc cho vơi đi nỗi đau. Nước mắt sẽ đổi lại sự thanh thản, dịu lắng cho tâm hồn ông. Lẽ dĩ nhiên, đó chỉ là một cách an ủi và là cách an ủi của cậu bé bốn tuổi. Bằng sự trải nghiệm trong cuộc sống, chúng ta có thể có những phương thức khác thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia của mình… Cứ mỗi lần bạn cười với ai đó là bạn đã thể hiện tình yêu, trao một món quà, hoặc một điều đẹp đẽ với người ấy. Hãy gặp nhau và bắt đầu bằng những nụ cười. Đó là khởi nguồn của mọi tình yêu thương – Mẹ Teresa) - Sự sẻ chia phải đặt trong các mối quan hệ: Đối với người nhận, đối với người cho, đối với hiệu ứng xã hội… - Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người. 3. Bài học nhận thức và hành động 1,5 điểm) ∑ Nhận thức: - Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người. - Không phải ngẫu nhiên mà diễn giả Lê-Ô Bu-sca-gli-a lại để chúng ta chiêm nghiệm về giá trị của sự cảm thông, yêu thương, chia sẻ thông qua câu chuyện của một cậu bé bốn tuổi. Điều đó khơi gợi thông điệp của lòng vị tha: lòng vị tha là bản chất vốn có trong mỗi con người, đức tính cao quý đó cần phải được vun đắp từ khi con người còn là một đứa trẻ… ∑ Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn...Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình. Đôi khi những điều bạn làm nho nhỏ có thể thay đổi cả cuộc đời của người khác. ∑ Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. ∑ Sự quan tâm, sẻ chia cần phải thể hiện đúng lúc, đúng nơi, đúng nghĩa…
Y
‡ Cách ứng xử đẹp của cậu bé kia cần được nhân rộng, để xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.
DẠ
III. Cách cho điểm: 7 - 8 điểm: Đảm bảo được đầy đủ các yêu cầu, nghị luận có sức thuyết phục, dẫn chứng chọn lọc, phù hợp, diễn đạt có cảm xúc, có thể mắc một vài lỗi nhỏ. 5 - 6 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu ; nghị luận tương đối có sức thuyết phục, dẫn chứng chưa thật phong phú, không có sai sót lớn về diễn đạt.
IC IA L
3 - 4 điểm: Tỏ ra hiểu vấn đề; biết cách làm bài nghị luận xã hội, tuy vậy bài viết còn sơ sài về nội dung hoặc mắc nhiều lỗi, liên hệ thực tế kém 1 - 2 điểm: Hiểu vấn đề lơ mơ; mắc quá nhiều lỗi.
OF F
Câu 2 (12,0 điểm) “Nói đến nghê thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người, nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả” (Nguyễn Đình Thi, Câu chuyện xung quanh việc sáng tác nghệ thuật- Nghiên cứu nghệ thuật số 1/1982)
QU Y
- Nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả:
NH
ƠN
Bằng việc hiểu biết về văn học, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên. I. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học có liên quan đến lí luận về thiên chức của nghệ thuật. - Sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận giải quyết một vấn đề văn học theo định hướng yêu cầu của đề bài: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ… - Bài viết có bố cục chặt chẽ, khoa học, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo rõ các ý sau: 1. Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề cần nghị luận, trích nhận định. (1 điểm) 2. Giải thích (2 điểm) Ý kiến trên của Nguyễn Đình Thi đã khái quát được thiên chức của nghệ thuật: + Nghệ thuật là cách cảm, cách nghĩ, cách viết có dụng ý của nhà văn; sự sáng tạo ra những giá trị lớn về tư tưởng-thẩm mỹ, làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức.
KÈ M
+ Nghệ thuật phải nói đến sự cao cả của tâm hồn : Bản chất của con người là yêu cái đẹp, thích mình đẹp và hướng về cái đẹp. Văn học cũng như những ngành nghệ thuật khác, là một trong nhiều phương tiện hướng con người tới cái đẹp. Cái đẹp làm thỏa mãn nhu cầu trái tim, nhu cầu tâm hồn của con người; đối tượng của văn học là con người, vậy văn học chân chính trước hết hãy hướng tới con người với xúc cảm thẩm mĩ của thế giới tâm hồn- Cái đích đi tới của nghệ thuật chân chính, đích thực. - Cái cao cả là hiện thân của cái đẹp: + Đẹp tức là một cái gì cao cả: Nói đến sự cao cả của tâm hồn là đề cập đến những gì tinh tuý và Người nhất trong mỗi con người. Cũng có nghĩa là ta hiểu cái đẹp gắn liền một với cái cao cả. Cái đẹp là biểu hiện của cái cao cả. Bởi cái đẹp là cái hoàn thiện, đáng tôn thờ, trân quý… tức là cái đẹp gắn liền với sự cao cả.
DẠ
Y
+ Bản chất của văn học là cái đẹp - cái đẹp của ngôn ngữ, của hình tượng, của hành động - cho nên văn học đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người. Tác phẩm văn học chân chính giúp cho con người phát triển những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh, nâng cao năng lực cảm nhận cái đẹp, nâng cao thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ, hiệu chỉnh những sai lầm, uốn nắn những sự không lành mạnh hay thấp kém trong quá trình cảm thụ cái đẹp. Văn học thực hiện chức năng này một cách vô tư, không áp đặt với người đọc. - Cái cao cả trong văn chương phải được cảm nhận đặc biệt: + Không nên hiểu cái đẹp, cái cao cả một cách thuần tuý, phải biết một cách thâu đáo rằng: “Có khi
nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu , một tội ác, một tên giết người, nhưng cách nhìn, cách miêu tả
phải cao cả ” . Đó là cách tiếp cận của người nghệ sĩ trước bức tranh cuộc sống và đó cũng là sự thể
IC IA L
hiện lương tri của người cầm bút. + Đằng sau sự miêu tả của người nghệ sĩ luôn có nỗi niềm trăn trở để hướng tới phạm trù của cái đẹp và sự cao cả
‡ Ý kiến của Nguyễn Đình Thi hướng đến khẳng định chức năng thẩm mĩ của nghệ thuật đích thực.
DẠ
Y
KÈ M
QU Y
NH
ƠN
OF F
3. Chứng minh và bình luận (8 điểm) a. Nghệ thuật phải hướng đến cái đẹp, sự cao cả: - Văn học nghệ thuật luôn luôn có thiên chức cao cả là hướng về con người, phục vụ con người, đề cao con người. Vì thế, mỗi nhà văn khi cầm bút đều phải có ý thức hướng con người tới khát vọng nhân văn. - Bản chất của “Cái đẹp là cuộc sống” (Tsécnưsépxki) điều đó có ý nghĩa khẳng định cái đẹp với thuộc tính của cuộc sống luôn được biểu lộ rực rỡ và đầy đủ nhất. Cái đẹp không phải đơn thuần là một hiện tượng có tính chất sinh học mà trong cái đẹp có mối quan hệ biện chứng giữa cái có tính sinh vật và cái có tính xã hội, giữa cái khách quan và cái chủ quan, giữa cái thuộc hiện thực và cái thuộc lý tưởng. - Nhà văn là lương tri của thời đại. Trước hết, để làm nghệ thuật, để hướng tới sự cao cả của tâm hồn thì nhà văn phải sống cao cá, phải sống đẹp; biết hướng tới sự cao cả của tâm hồn qua phong cách nghệ thuật độc đáo của mình, điều mà Nguyễn Đình Thi đặt ra mãi mãi mới mẻ và thiết thực đối với văn học nói chung và với mỗi nhà văn nói riêng. Mỗi nét rung động trong đáy tâm hồn, một ánh nhìn, một nụ cười thánh thiện của con người sẽ được nghệ thuật làm cho bất tử. Cái cao cả không phải là cái gì trừu tượng, chung chung, càng không phải chỉ là thần thánh mà trước hết là ở tâm hồn con người. Con người cao cả, tức là con người đẹp. ‡ Nghệ thuật chỉ có ý nghĩa thẩm mĩ, chỉ chinh phục trái tim người đọc khi thể hiện những vấn đề, những cảm xúc mà con người hằng quan tâm, trăn trở, hướng con người tới giá trị Chân-Thiện -Mỹ. b. Nhưng nghệ thuật phải thể hiện cái nhìn đa diện về cái đẹp, cái cao cả: - Văn học là bức tranh phản ánh cuộc sống mà cuộc sống là những mảng màu đa sắc, vậy nên sự phản ánh của nghệ thuật cũng phải đa dạng trong góc nhìn đa chiều của người nghệ sĩ. Đó có thể là cái bi, cái hài, cái xấu, cái ác…Nhưng điểm đến của nghệ thuật sau cùng phải là cái đẹp, cái cao cả. - Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Người nghệ sĩ nhào nặn chất liệu hiện thực bằng đôi tay và cảm quan thẩm mĩ của riêng mình. - Vẻ đẹp của tác phẩm trước hết thể hiện ở những tư tưởng, tình cảm mà tác phẩm hàm chứa. Những cặp phạm trù tồn tại của những mặt đối lập từ bức tranh đời sống mà không âm vang vào tâm hồn, không lay động sâu xa cảm xúc của người nghệ sĩ thì không thể hóa thân thành cái đẹp của nghệ thuật. Chính vì vậy, cần thấy rằng văn chương là cuộc đời nhưng đó không phải là sự sao chép máy móc hiện thực mà phải được cảm nhận và thanh lọc qua tâm hồn, trí tuệ, lương tri của người nghệ sĩ để tạo nên tần suất giao cảm, đạt đến rung cảm thẩm mĩ để hướng đến giá trị nhân văn. c. Dù đứng ở góc nhìn nào nghệ thuật vẫn là tấm gương phản chiếu tâm hồn cao cả của người nghệ sĩ: - Nhà văn miêu tả cái đẹp để hướng đến cái hoàn mĩ, tuyệt mĩ.
IC IA L
- Nhà văn tả cái xấu, tàn bạo nhưng không bao giờ nhà văn đồng tình và thỏa hiệp với nó. Ngược lại, đi vào thế giới cái xấu, cái ác là người nghệ sĩ thay lời tuyên chiến, khai tử cái thấp hèn. Có người tả một cách chân thực, có người tả bằng bút pháp trào phúng nhưng dường như toát lên qua mỗi tác phẩm đều là những tâm hồn hết mực có trách nhiệm trước cuộc đời. Là nhà văn chân chính, phái có tư tưởng chân chính, phải làm nghệ thuật vì con người.
QU Y
NH
ƠN
OF F
- Đôi mắt nhà văn không nên và không thể nhìn sự vật ở một chiều. Khái quát bức tranh đa diện về đời sống là thiên chức của người nghệ sĩ để tìm ra bản chất sự vật. - Người nghệ sĩ hướng tới sự cao cả của tâm hồn qua cách thể hiện, phong cách nghệ thuật độc đáo của mình. 4. Đánh giá, mở rộng nâng cao (2 điểm) - Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã thể hiện sâu sắc thiên chức của văn chương, để đánh giá giá trị của một tác phẩm đích thực và giúp ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa to lớn của văn chương đối với cuộc sống con người. - Đây là một quan điểm sáng tác định hướng cho văn nghệ sĩ: nghệ thuật phải hướng đến cái cao cả, khát vọng nhân văn . Từ đó giúp nhà văn có ý thức và trách nhiệm hơn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật; hướng nghệ thuật chân chính đến giá trị Chân-Thiện -Mĩ. - Bài học với người sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật. III. Thang điểm: - Điểm 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 10: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể. - Điểm 8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể có một vài chỗ chưa hoàn thiện. - Điểm 6: Đáp ứng hơn nửa yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc một số lỗi. - Điểm 4: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại. - Điểm 2: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
DẠ
Y
KÈ M
Lưu ý: Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo khi tổng điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25. ------------------------HẾT----------------------
Hồ Thị Thái – 0914.288.856
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
ĐỀ ĐỀ XUẤT
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11
L
SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ
FI CI A
LẦN THỨ XII
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm: 01 trang, 02 câu)
OF
Câu 1 (8,0 điểm)
“Nếu bạn khóc vì mặt trời đã rời khỏi đời bạn, nước mắt sẽ ngăn bạn thấy
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 2 (12 điểm)
ƠN
được những vì sao."
(Tagore)
NH
“Nước mắt lăn trên má nhà thơ Giọt niềm vui má phải
Giọt đau buồn má trái
QU Y
Hai giọt căm thù và tình yêu Hai giọt hiền từ, long lanh Khi chưa gặp nhau, rất nhỏ Nhưng gặp nhau, thành mưa giông, bão tố
M
Căm thù gặp tình yêu là thơ.” (Thơ Raxun Gamzatov – Thái Bá Tân dịch, NXB Lao động, 2015)
KÈ
Bằng các tác phẩm thơ mới đã học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ------------ Hết ----------
Y
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì
DẠ
Họ và tên thí sinh:......................................................; Số báo danh:.........................
Người ra đề: Nguyễn Thị Hải Xoan
SĐT: 0941808887 KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
FI CI A
L
SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ
LẦN THỨ XII
ĐÁP ÁN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Câu 1 (8,0 điểm)
OF
I. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
ƠN
II. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần chính xác, hợp lí, rõ ràng, thuyết phục… và nêu được các ý cơ bản sau: I
Nội dung
NH
Ý Giải thích
Điểm 1,0
- “Khóc vì mặt trời đã rời khỏi đời bạn”: thái độ bi quan, buông xuôi
QU Y
trước những đau khổ, thất bại.
- “Nước mắt sẽ ngăn bạn thấy được những vì sao”: Buồn đau sẽ khiến bạn mất hết niềm tin, hi vọng, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tồi tệ và tăm tối.
M
-> Bằng cách đặt ra lối nói giả thiết (Nếu…thì) , Tagore đã gửi một
KÈ
thông điệp ý nghĩa về cuộc đời: Con người cần luôn lạc quan trước những buồn đau bởi chính sự lạc quan sẽ giúp bạn tìm ra những niềm vui, những may mắn trong đời. Bàn luận:
Y
II
DẠ
- Tại sao phải sống lạc quan? - Cần phải làm gì để sống lạc quan? - Phê phán những người không có niềm tin, không có ý chí phấn đấu
6,0
FI CI A
- Lạc quan là một thái độ sống tích cực cần có ở mỗi người, nhưng
L
vươn lên trong cuộc sống. nên tránh cách sống "lạc quan chủ nghĩa": dùng phép thắng lợi tinh thần để ngụy biện cho những điều xấu xa đang diễn ra trong thực tế. (Lưu ý: Học sinh cần có dẫn chứng để phù hợp với các luận điểm) III Bài học nhận thức và hành động
1,0
OF
- Nhận thức: Cần phải có ý chí, nghị lực, niềm lạc quan tin tưởng vào
tương lai để vững bước trong cuộc đời. Sống cần có lý tưởng, khát vọng và ước mơ.
ƠN
- Hành động: Trong cuộc sống cũng như trong học tập, mỗi chúng ta phải biết vượt lên chính mình, không nên chùn bước trước những khó Câu 2 (12,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng
NH
khăn thử thách…
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học: hiểu và giải quyết một vấn đề lí
QU Y
luận về đặc trưng của thơ ca, nhà văn và quá trình sáng tác; chứng minh qua một số bài thơ mới cụ thể (có những cảm nhận, đánh giá mang màu sắc cá nhân). - Bài viết có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm, luận cứ thuyết phục. văn chương.
M
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. Hành văn trôi chảy, linh hoạt, có chất
KÈ
- Trình bày sạch sẽ, khoa học. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những nội
Y
dung cơ bản sau:
DẠ
Ý I
Giải thích
Nội dung
Điểm 1,0đ
L
- “Nước mắt lăn trên má nhà thơ”: Nhà thơ phải có tâm hồn nhạy cảm,
FI CI A
dễ dàng rung động trước cuộc sống bởi lẽ thơ ca bắt nguồn từ những cảm xúc mãnh liệt.
- “Khi chưa gặp nhau, rất nhỏ”: Những cảm xúc còn tản mạn, nhỏ lẻ, chưa thống nhất, chưa lắng đọng thì chưa tạo thành cảm hứng sáng tạo thơ ca.
OF
- “gặp nhau, thành mưa giông, bão tố” / “Căm thù gặp tình yêu là
thơ”: những cảm xúc đa dạng phức tạp khi thống nhất trong một tình cảm lớn lao hơn, cao đẹp hơn và được soi sáng từ một tư tưởng, một
ƠN
điểm nhìn tiến bộ sẽ tạo thành cảm hứng, sự thôi thúc mãnh liệt (mưa giông, bão tố) dẫn đến sự ra đời của thơ ca.
NH
-> Nhận định của Gamzatov đã khái quát quy luật của quá trình sáng tác thơ ca, từ đó giúp ta nhận ra bản chất trữ tình của thơ và những yêu cầu cần có của một nhà thơ. Bàn luận:
3,0đ
QU Y
II
Học sinh vận dụng những kiến thức lí luận về đặc trưng thơ ca (tiếng nói của tình cảm, cảm xúc mãnh liệt), những yêu cầu cần có của một nhà thơ (nhạy cảm, tài năng…) và mối quan hệ chặt chẽ giữa cảm xúc, chiều III
M
sâu tư tưởng và tài năng ngôn ngữ…để làm sáng tỏ vấn đề. Phân tích, chứng minh
KÈ
- Học sinh chọn lựa được những tác phẩm đắt, phân tích, làm sáng tỏ: + Cảm hứng sáng tạo thơ ca bắt đầu từ những cảm xúc mãnh liệt, đa dạng, phức tạp.
Y
+ Cảm xúc trở thành cảm hứng sáng tạo khi gắn bó, hài hòa và thống nhất
DẠ
với những tư tưởng tình cảm lớn lao, cao đẹp. (VD những tác phẩm thơ mới tiêu biểu: Vội vàng của Xuân Diệu, Đây thôn
6,0đ
Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tràng giang của Huy Cận… ). 2,0
L
Đánh giá, tổng kết
FI CI A
IV
- Đoạn thơ đã nhận định đúng đắn đặc trưng cơ bản nhất của thơ ca: yếu tố cảm xúc. Tuy nhiên bên trong những cảm xúc mãnh liệt ấy là chiều sâu tư tưởng, là cái nhìn mới mẻ về cuộc sống con người. Ngoài ra sức
mạnh của thơ ca còn bắt nguồn từ những sáng tạo nghệ thuật ngôn từ
OF
độc đáo. - Yêu cầu đối với nhà thơ
ƠN
- Yêu cầu đối với bạn đọc Lưu ý khi chấm bài:
NH
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài
làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm. - Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài
QU Y
viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,...
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không
DẠ
Y
KÈ
chấm thi
M
sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XII, NĂM HỌC 2018 – 2019
L
SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ THÁNH TÔNG
FI CI A
ĐỀ ĐỀ NGHỊ
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1. (8.0 điểm) sợ, nhưng điều ngược lại càng đáng sợ hơn. Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
ƠN
Câu 2. (12.0 điểm)
OF
Cuộc sống luôn có ranh giới của sự an toàn. Bước qua ranh giới ấy là điều đáng
Người nghệ sĩ tự tôi luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với kẻ khác, ở cái cộng đồng anh ta không thể dứt bỏ.
NH
vị trí luôn luôn nằm giữa, một bên là cái đẹp anh ta không thể thiếu và bên kia là cái (Diễn từ Nobel văn chương 1957, Albert Camus)
Anh/chị hãy làm sáng tỏ “cái vị trí luôn luôn nằm ở giữa” của Thạch Lam và
QU Y
Nguyễn Tuân thông qua hai tác phẩm Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù.
DẠ
Y
KÈ
M
------------------------------ Hết ------------------------------
Giáo viên ra đề: Nguyễn Hữu Vĩnh Điện Thoại: 0986.224.202
L
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XII, NĂM HỌC 2018 – 2019
FI CI A
SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ THÁNH TÔNG -------------------(HDC gồm 04 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM: NGỮ VĂN 11 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
Câu 1 (8,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục để làm sáng tỏ yêu cầu của đề. - Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, không mắc các loại lỗi. II. Yêu cầu về kiến thức Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau: a. Giải thích - “ranh giới của sựu an toàn” là những giới hạn làm cho cuộc sống của con người được bình yên, không nguy hiểm. - “bước qua ranh giới ấy” là dám phá bỏ những giới hạn, dám bứt phá, vượt ra khỏi sự an toàn để chinh phục một chân trời mới. - “điều ngược lại” nghĩa là sống yên phận với sự an toàn ấy. => Câu nói chỉ ra rằng trong cuộc sống luôn có những giới hạn để chúng ta sống trong sự bình yên. Nếu ta dám bước qua giới hạn ấy để khám phá, chinh phục những điều mới mẻ thì ta sẽ gặp nhiều nguy hiểm, thách thức. Đó là điều đáng sợ. Thế nhưng, nếu bằng lòng sống ttrong sự bình yên ấy thì đó là điều đáng sợ hơn. => Thực chất câu nói khuyên chúng ta hãy mạnh dạn vượt qua giới hạn của sự an toàn để chinh phục những chân trời mới. b. Bàn luận - Mọi sự vật hiện tượng đều có xu hướng vận động đến chỗ cân bằng, ổn định. Con người cũng vậy. Và khi có được sự an toàn nào đó, con người thường tự bằng lòng với cuộc sống. - Khi con người dám mạo hiểm bước qua ranh giới của sự an toàn thì họ phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Bởi lẽ cuộc sống vốn không bằng phẳng. - Ngược lại những người không dám thay đổi cuộc sống, bằng lòng với hiện tại, sống an phận thì cuộc sống của họ cũng chỉ dậm chân một chỗ. Và nếu ai cũng như vậy thì thế giới này không thể phát triển, mọi thứ trở nên cũ kỹ, đơn điệu và nhàm chán, nên điều này càng đáng sợ hơn.
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
- Sống là phải hành động. Khi bước qua ranh gới của sự an toàn, con người có thể gặp nguy hiểm, nhưng con người sẽ khám phá được sức mạnh, tiềm năng của bản thân, chinh phục được những vùng đất mới, góp phần tạo ra những giá trị mới cho bản thân và nhân loại. - Để bước qua ranh giới của sự an toàn, con người cần phải có khát khao và mục tiêu cụ thể, có những hiểu biết nhất định chứ không phải mù quáng, liều lĩnh, đồng thời cần phải có một bản lĩnh vững vàng, một nghị lực phi thường. - Phê phán những kẻ chỉ biết sống an phận thủ thường, bằng lòng, tự mãn chẳng khác gì tự phủ định bản thân và cản trở sự vận động phát triển chung của nhân loại. c. Rút ra bài học, liên hệ bản thân. - Nhận thức rằng cuộc sống luôn vận động thay đổi và phát triển. Mọi sự an phận đồng nghĩa với tụt hậu. Phải biết mạo hiểm thì mới thành công. - Chủ động bứt phá trong công việc, đời sống, sẵn sàng bước qua cái ngưỡng an toàn để thay đổi bản thân, thay đổi thế giới. III. Biểu điểm - Điểm 7- 8: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận thuyết phục. - Điểm 5- 6: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 3- 4: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 1- 2: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề hoặc không biết cách lập luận, mắc lỗi nhiều về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.
DẠ
Y
KÈ
M
Câu 2 (12,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận văn học; hiểu và giải quyết những vấn đề lí luận về quá trình sáng tạo của nhà văn, phong cách tác giả và chức năng, giá trị của văn học…, biết dùng những tác phẩm cụ thể để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đó. - Bài viết có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm, luận cứ thuyết phục, trình bày sạch sẽ. Hành văn trôi chảy, linh hoạt, có chất văn, không mắc các loại lỗi. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
- “cái đẹp anh ta không thể thiếu”: Đó là thế giới nghệ thuật đặc trưng trong tác phẩm in đậm cá tính sáng tạo, phong cách của nhà văn. - “cái cộng đồng anh ta không thể dứt bỏ”: Nghĩa là nhà văn phải bám sát hiện thực đợi sống, tác phẩm phải mang hơi thở của thời đại, nói được tâm tư khát vọng của cộng đồng, đặt ra những vấn đề của nhân loại. - “vị trí luôn ở giữa”: là sự hài hòa hai yêu cầu trên. => Ý kiến nêu rõ yêu cầu đối với người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm của anh ta vừa phải là một thế giới nghệ thuật riêng, mang đậm phong cách cá nhân, vừa chứa đựng tiếng nói của cộng đồng, nhân loại, thỏa mãn nhu cầu, khát vọng, lợi ích của cộng đồng. 2.Bàn luận - Yêu cầu quan trọng nhất đối với nhà văn là phong cách. Phong cách là thước đo tài năng của người nghệ sĩ. Viết nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là phải có tiếng nói riêng không thể lẫn. Nếu không có phong cách, nhà văn không có chỗ đứng trên văn đàn. - Văn học là một hình thái ý thức xã hội, nó ra đời từ đời sống và phải quay lại phục vụ đời sống. Cho nên, nhà văn phải có sự va chạm, trải nghiệm sâu sắc đời sống để từ đó anh ta nói lên những vấn đề bức thiết của cộng đồng. Nếu dứt bỏ cộng đồng thì văn học chỉ là một trò chơi vô nghĩa. 3. Chứng minh a. Vị trí đứng giữa của Thạch Lam trong truyện Hai đứa trẻ. a.1. Cái đẹp không thể thiếu trong Hai đứa trẻ. - Truyện không có cốt truyện. Thạch Lam tập trung khai thác những cảm xúc mong manh, tinh tế mơ hồ và những chi tiết vụn vặt nhưng giàu sức gợi cảm và ý nghĩa khái quát. - Kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực, chất thơ và chất đời. - Thế giới nhân vật trong truyện là kiểu con người nhỏ bé. - Giọng điệu thủ thỉ tâm tình. - Sử dụng thủ pháp đối lập đặc sắc: bóng tối – ánh sáng, hiện thực – mơ ước… a.2. Cái cộng đồng không thể dứt bỏ trong Hai đứa trẻ. - Niềm xót thương của nhà văn đối với những kiếp người nhỏ bé, sống trong nghèo khổ, tam tối tù quẩn. - Trân trọng ước mơ dù nhỏ bé nhưng chính đáng và thiêng liêng của những kiếp sống nghèo khổ nơi phố huyện nhỏ. - Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật.
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
=> Từ đó, tác phẩm đánh thức mối đồng cảm sâu sắc ở độc giả. b. Vị trí đứng giữa của Nguyễn Tuân trong truyện Chữ người tử tù. b.1. Cái đẹp không thể thiếu trong Chữ người tử tù. - Đó là thế giới cái đẹp thuộc về một thời thời vang bóng. - Nhân vật được Nguyễn Tuân quan sát và miêu tả ở phương diện văn hóa thẩm mỹ nên có vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ. - Sử dụng kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc: thủ pháp lý tưởng hóa, nghệ thuật xây dựng tình huống độc đáo, nghệ thuật tương phản, đối lập… b.2. Cái cộng đồng không thể dứt bỏ trong Chữ người tử tù. - Trân quý những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. - Ca ngợi, đề cao vị trí và vai trò to lớn của cái đẹp trong đời sống. - Bày tỏ niềm khao khát về cuộc sống, xã hội tốt đẹp. 4. Đánh giá, nâng cao - Quan điểm của Albert Camus là rất xác đáng và có ý nghĩa quan trọng đối với người cầm bút. Nhà văn phải luôn đứng giữa cái cá nhân và cái cộng đồng, tác phẩm của anh ta phải hài hòa cái riêng và cái chung. - Câu nói của Albert Camus cũng là sự định hướng quan trọng đối với quá trình tiếp nhận của độc giả. III. Biểu điểm - Điểm 10- 12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận rõ ràng, phân tích bình luận có ý sâu sắc… - Điểm 7- 9: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 4- 6: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, hoặc phân tích tác phẩm đơn thuần. Còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 1- 3: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề, chủ yếu diễn xuôi văn bản. Diễn đạt và kĩ năng viết văn nghị luận yếu.
DẠ
Y
KÈ
- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài. * Lưu ý chung: - Giám khảo nắm yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm. -------HẾT-------
1
L
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Lần thứ XII - Năm học 2018- 2019
FI CI A
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY
MÔN THI: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể giao đề) (Đề thi gồm 02 câu trong 01 trang)
OF
Câu 1 ( 8,0 điểm).
M
QU Y
NH
ƠN
MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: "Em à, anh thích bánh mì cháy mà." Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói: "Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy." (Trích:https://vndoc.com/6-cau-truyen-cuoc-song-cuc-ky-y-nghia-ma-bannen-doc/download – Nguồn Internet). Câu trả lời của người cha với con gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về cách sống.
DẠ
Y
KÈ
Câu 2 ( 12,0 điểm). “ Thơ ca với muôn vàn những quan niệm khác nhau, luôn được cải biến hoàn thiện, phong phú cùng với thời gian, tựa như cây lớn trong trời rộng tỏa thêm nhiều cành nhánh. Mỗi cá thể sáng tạo đều chọn cho mình con đường riêng biệt, nhưng mọi nhà thơ đều chung một đích đến là khám phá và tôn vinh cái Đẹp”. ( Trích “ Vẻ đẹp và quyền năng của thơ ca” – Mai văn Phấn - Tham luận tại Liên hoan thơ châu Á-Thái Bình Dương lần thứ nhất - 2/2012 tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) Bằng những trải nghiệm về văn học anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên.
2
L
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Lần thứ XII - Năm học 2018- 2019
FI CI A
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY
MÔN THI: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể giao đề) (HDC gồm 02 câu trong 04 trang)
NH
ƠN
OF
Câu 1 ( 8,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm bắt và vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không mắc các lỗi chính tả và diễn đạt. - Trình bày bài sạch, đẹp, có tư duy khoa học. II.Yêu cầu về kiến thức 1. Phân tích câu chuyện để rút ra vấn đề nghị luận.
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
- Câu chuyện rất giản dị nhưng lại mang đến bài học nhân sinh sâu sắc. Bài học cuộc sống được thể hiện đậm nét trong câu trả lời của người cha với con : Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy. - Khi vợ làm cháy bánh mì ông không hề trách móc mà rất đồng cảm, chia sẻ với lỗi lầm của vợ. Người cha thể hiện rõ tấm lòng bao dung, độ lượng, thấu hiểu vợ và ông đã dạy con cách sống đó. ‡ Câu chuyện đã khuyên con người phải biết cảm thông, chia sẻ lỗi lầm của người khác trong cuộc sống. 2. Bàn luận, chứng minh. - Tại sao con người cần biết cảm thông, chia sẻ lỗi lầm với người khác? + Cuộc sống là một hành trình dài đầy khó khăn, gian khổ. Bước trên con đường ấy con người không bao giờ tránh được những sai lầm vấp ngã. Lúc ấy sự cảm thông chính là điểm tựa, là động lực để con người vững tin vào tương lai. + Cảm thông, chia sẻ với lỗi lầm của người khác chính là biểu hiện của tình người, của lòng vị tha, vì người khác. Nó chính là cầu nối tạo nên những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, nhân văn. + Con người luôn cố chấp, không chia sẻ với lỗi lầm người khác, tìm cách hạ nhục người khác vì những sai lầm chính là những con người có lối sống nhỏ nhen, ích kỉ.
3
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
- HS lấy dẫn chứng thực tế để chứng minh vấn đề nghị luận. 3.Bình luận mở rộng. - Câu chuyện đã đề nghị một lối sống đẹp, mọi người cần hướng tới - Cảm thông, chia sẻ với lỗi lầm của người khác không đồng nghĩa với việc dung túng, làm ngơ trước những điều sai trái. Trước sai lầm cần thiết phải sửa chữa chúng ta cần có sự góp ý chân thành, thẳng thắn trên tinh thần xây dựng để người mắc lỗi tiến bộ hơn. - Phê phán những con người suốt ngày đi bới móc tội lỗi người khác, nói những lời trách móc, mạt sát khiến người khác tổn thương. Góp ý với lỗi lầm của người khác không trên tinh thần xây dựng. - Bài học nhận thức, hành động: Luôn phải bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn và hướng tới những cách sống nhân văn, cao đẹp ( lối sống yêu thương, vị tha, vì người khác) III/ Biểu điểm - Điểm 7 – 8: Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. Bài viết giàu sức thuyết phục bởi bố cục hợp lí, nội dung phong phú, lập luận chặt chẽ, sắc sảo, dẫn chứng sinh động, tiêu biểu. Có nhiều ý sáng tạo. Diễn đạt trong sáng, trôi chảy, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ - Điểm 5 – 6: Đáp ứng được đa số các yêu cầu của đề bài. Bố cục nội dung tương đối hợp lí. Lập luận có sức thuyết phục, dẫn chứng đa dạng, chọn lọc. Diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 3 – 4: Hiểu đúng ý nghĩa câu nói nhưng còn lúng túng trong bàn luận, diễn đạt chưa chặt chẽ, thuyết phục - Điểm 1 – 2: Hiểu nội dung ý kiến nhưng còn nông, bài viết sơ sài, lan man, lập luận lộn xộn, dẫn chứng nghèo nàn, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc về nội dung, phương pháp hoặc bỏ giấy trắng
DẠ
Y
KÈ
M
Câu 2 ( 12,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng - Cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề lí luận văn học qua phân tích một số tác phẩm văn học cụ thể - Vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không mắc các lỗi chính tả và diễn đạt. - Trình bày bài sạch, đẹp, thể hiện tư duy khoa học. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo một số nội dung sau:
4
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
1. Giải thích: - Thơ ca với muôn vàn những quan niệm khác nhau, luôn được cải biến hoàn thiện, phong phú cùng với thời gian, tựa như cây lớn trong trời rộng tỏa thêm nhiều cành nhánh ‡ mệnh đề muốn nhấn mạnh vào sự phong phú trong quan niệm về thơ ca. Mỗi thời kì, mỗi nhà phê bình có thể xuất phát từ bối cảnh lịch sử, văn hóa khác nhau, dựa vào những tiêu chí khác nhau để thể hiện quan niệm riêng, làm cho định nghĩa thơ ngày càng đa dạng. - Mỗi cá thể sáng tạo đều chọn cho mình con đường riêng biệt, nhưng mọi nhà thơ đều chung một đích đến là khám phá và tôn vinh cái Đẹp ‡ đây là mệnh đề chính của nhận định. Tác giả đã khẳng định: Dù quan niệm về thơ có đa dạng, phong phú như thế nào thì đích tới cuối cùng của thơ cũng là khám phá và tôn vinh cái đẹp. - Khái niệm cái Đẹp: Hiểu theo nghĩa rộng không chỉ là sự khám phá vẻ đẹp của thế giới tự nhiên, con người mà còn là sự tôn vinh những tình cảm đẹp, giàu giá trị nhân văn thông qua một hình thức nghệ thuật độc đáo, giàu tính thẩm mĩ. ‡ Ý kiến của tác giả Trần Mai Phấn đã đề cập tới những vấn đề căn cốt về thơ ca. Mỗi người có một quan niệm khác nhau về thơ nhưng thơ ca đích thực phải là những thi phẩm luôn đặt sự tôn vinh cái Đẹp thành mục đích hướng tới, cái đẹp về cả nội dung tư tưởng lẫn hình thức biểu hiện. 2.Bình luận, chứng minh. a. Tại sao mục đích của thơ ca là tôn vinh cái đẹp? - Từ góc độ đặc trưng của văn học: Văn học, nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng sáng tạo theo qui luật của cái Đẹp. Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Do đó đây là vấn đề mang tính đặc trưng của văn học. - Từ góc độ chức năng của văn học: Mục đích cao nhất của văn học là bồi đắp tâm hồn con người, hướng con người tới những giá trị nhân văn, tốt đẹp. Chính vì vậy nếu văn học không tôn vinh cái đẹp, không giúp con người tiệm cận với chânthiện-mĩ thì người nghệ sĩ không thể hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình. - Từ góc độ người tiếp nhận: Chúng ta đến với thơ ca, với văn học nghệ thuật có nhiều mục đích. Thơ ca không chỉ giúp ta bồi đắp tâm hồn mà còn mang đến cho ta nhiều trải nghiệm thú vị về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người. Thơ ca là chiếc cầu nối giúp ta có thể thực hiện những chuyến du lịch bằng ngôn từ đến mọi nơi, thấu cảm mọi ngõ ngách tâm hồn con người, nối liền khoảng cách không gian, thời gian trong cảm nhận về thế giới. ( Thí sinh có thể kết hợp điểm dẫn chứng trong phần lí giải vấn để để tăng sức thuyết phục). b. Chứng minh. Thí sinh cần kết hợp chứng minh diện rộng và sâu. Khi lựa chọn dẫn chứng cụ thể để chứng minh cần đảm bảo một số tiêu chí. -Tác phẩm chọn phải là thể loại thơ
5
NH
rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục…
ƠN
OF
FI CI A
L
- Thi phẩm thực sự có giá trị thẩm mĩ - Phân tích thi phẩm theo hướng: Chỉ ra được sự tôn vinh cái Đẹp qua hai phương diện + Nội dung : Tác phẩm khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoặc con người như thế nào; tác phẩm có hướng con người tới những tình cảm đẹp, mang tính nhân văn? +Hình thức nghệ thuật độc đáo : nghệ thuật diễn đạt, sử dụng thi ảnh, cấu tứ, giọng điệu, ngôn từ…. 3.Bàn luận mở rộng. - Nhận định ngắn gọn nhưng đã đề cập tới nhiều vấn đề mang tính lí luận của thơ ca nói riêng, của văn học nghệ thuật nói chung bởi lẽ tôn vinh cái đẹp không chỉ là mục đích của thơ ca mà là mục đích của mọi hình thái nghệ thuật. - Tôn vinh cái Đẹp không có nghĩa chỉ miêu tả cái Đẹp của cuộc sống và con người. Đối tượng miêu tả có thể là những điều xấu xa, tàn ác nhưng tư tưởng tác phẩm lại hướng con người tới những tình cảm đẹp thì vẫn là sự tôn vinh cái Đẹp. - Bài học cho người sáng tạo và người tiếp nhận. III. Cho điểm - Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận - Điểm 7-9: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.
QU Y
- Điểm 4-6: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, hoặc phân tích tác phẩm đơn thuần. Còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 1-3: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề.
M
- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.
DẠ
Y
KÈ
Lưu ý: - Trên đây chỉ là những gợi ý có tính chất định hướng, giám khảo cần thảo luận kĩ về yêu cầu nội dung và biểu điểm để bổ sung cho hoàn chỉnh. - Giám khảo linh hoạt khi chấm bài. Cần khuyến khích, trân trọng những tìm tòi, sáng tạo riêng cả trong nội dung và hình thức của bài làm. - Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25. Người ra đề: Tạ Hoàng Tâm SĐT: 0984530585
Y
DẠ M
KÈ QU Y ƠN
NH
FI CI A
OF
L
6
SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM
KỲ THI OLYMPIC KHU VỰC DH - ĐBBB NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi 02 trang)
IA L
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ ĐỀ NGHỊ
IC
Câu 1 (8,0 điểm)
1.Tờ New York Times có một bài viết về Khin Myint Maung, một trung sĩ
OF F
cảnh sát giao thông tại Yangon (cố đô của Myanmmar),vừa được bầu chọn là “anh hùng trong đời thực” (real-life hero). New York Times mô tả thành tích của Khin Myint Maung như sau: “Hàng ngày, Khin Myint Maung có khoảng 12 tiếng làm nhiệm vụ ở một trong những nút giao thông hỗn loạn nhất thành
NH ƠN
phố. Anh ấy gỡ rối và chống ùn tắc giao thông bằng một thái độ kiên nhẫn, không mệt mỏi và vui vẻ, hài hước”. Sự mô tả ấy rõ ràng không giống với chiến tích một người anh hùng. Nhưng Khin Myint Maung vẫn được cộng đồng tôn vinh bởi thái độ và trách nhiệm tuyệt vời trong công việc của anh đã thuyết phục được người dân.(Theo Vn Express)
2. Khi giáo sư Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Huyết học Truyền máu
QU Y
Trung ương (Hà Nội) về hưu, hàng trăm người bệnh đứng xen kẽ với các y bác sĩ mặc blouse trắng đến chia tay và tri ân ông. Điểm chung giữa họ là gương mặt xúc động, nụ cười chia sẻ, và đâu đó có cả nước mắt nghẹn ngào.... Hơn 30 năm công tác, Giáo sư Trí có 14 năm gắn bó với Viện Huyết học Truyền
M
máu Trung ương, khởi xướng nhiều hoạt động hiến máu tình nguyện: Lễ hội xuân hồng, Hành trình đỏ... thu hút hàng nghìn người tham gia. Bản thân ông
KÈ
cũng đã 21 lần tham gia hiến máu tình nguyện. Ông là niềm yêu mến của các bệnh nhân và cán bộ nơi đây. (Theo Vn Express) Từ những câu chuyện trên, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của bản thân
Y
về những anh hùng trong đời thực.
DẠ
Câu 2 (12,0 điểm) Nhà thơ Thanh Thảo từng chia sẻ: "Tôi yêu chất người đầu tiên Những giọt sương lặn vào lá cỏ Qua nắng gắt, qua bão tốVẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh bình thản trước vầng dương" (Dấu chân qua trảng cỏ) Ý thơ trên đã gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về vẻ đẹp của chất người?
IA L
Hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp đó qua việc phân tích hai nhân vật trong các truyện ngắn ở chương trình Ngữ văn 11. .................................HẾT............................
IC
Giám thị không giải thích gì thêm
OF F
Họ và tên giáo viên ra đề Ngô Thị Minh Thủy
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
Số điện thoại: 0773535075
SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM
KỲ THI OLYMPIC KHU VỰC DH - ĐBBB NĂM HỌC 2018 – 2019
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM
IA L
A.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 11 (HDC gồm 06 trang)
HƯỚNG DẪN CHUNG
IC
- Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để hợp lý Hướng dẫn chấm.
OF F
đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và - Đặc biệt trân trọng , khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1 (8.0 điểm) I
Yêu cầu về kĩ năng
NH ƠN
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm
Điểm
- Vận dụng thuần thục cách thức làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý; kết hợp các thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn, huy động tốt kiến thức sách vở, đời sống, trải nghiệm bản thân để bảo vệ cho lập luận của mình.
QU Y
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ trôi chảy, hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. II
Yêu cầu về kiến thức
Cần giải thích được ý nghĩa của vấn đề, có lập luận rõ ràng, dẫn ra được những
M
dẫn chứng xác đáng, thuyết phục để bảo vệ lập luận. Học sinh có quyền đưa ra ý kiến riêng song cách hiểu và cách bàn luận phải xuất phát từ ý tưởng được nêu
KÈ
trên đề và phù hợp với các chuẩn mực chung của xã hội. Bài làm cần hướng đến các nội dung sau: 1
Giải thích vấn đề: Quan niệm về anh hùng từ hai câu chuyện
Y
- Anh hùng trong đời thực: Những con người cao cả, vĩ đại có thực trong cuộc
DẠ
sống đời thường. + Khin Myint Maung được tôn vinh là anh hùng vì đã tận tụy với công việc bằng một thái độ "kiên nhẫn, không mệt mỏi và vui vẻ, hài hước” ngay trong hoàn cảnh vất vả, nhiều áp lực.
1.5
+ Giáo sư Nguyễn Anh Trí có được sự yêu mến bởi lòng nhiệt thành với người bệnh, bằng những nỗ lực vì sự nghiệp cứu người.
IA L
- Như thế, anh hùng trong đời thực không hẳn là những người có chiến tích vĩ đại mà còn là những con người bình thường nhưng có lối sống đẹp. Họ rất tận tụy, nỗ lực hết mình, cống hiến nhiệt tình cho xã hội,
Bàn luận vấn đề: Những con người bình thường nhưng có lối sống đẹp, tận
5.0
IC
2
tụy với công việc, cống hiến cho cộng đồng xứng đáng là anh hùng
OF F
a, Tinh thần nỗ lực, tận tụy với công việc rât đáng được trân trọng: - Nỗ lực không ngừng giúp ta vượt qua mọi thử thách, đạt đến ước mơ .
- Nỗ lực không ngừng còn giúp ta khám phá những năng lực của bản thân, có được những trải nghiệm phong phú để hoàn thiện chính mình.
NH ƠN
- Sự tận tụy bộc lộ một tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng cao
b, Hướng đến cộng đồng sẽ làm nên ý nghĩa cao đẹp cho cuộc sống. - Hướng đến cuộc đời để quan tâm, sẻ chia, thấu hiểu nghĩa là ta đã lan tỏa thành công một cách tích cực nhất, làm đẹp hơn hình ảnh của chính mình. - Hướng đến mọi người, hướng đến cuộc đời sẽ làm tâm hồn giàu có hơn, đem lại hạnh phúc cho chính mình.
* Lối sống đẹp của những anh hùng ấy đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến mọi
QU Y
người.
c,Cần có những định hướng đúng đắn trong khát vọng "anh hùng" - Mọi thành tích phải gắn với thái độ làm việc tích cực, trung thực cùng tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, tránh xa những tham vọng, thủ đoạn thấp hèn để có hư
M
danh.
- Tinh thần hướng đến con người phải xuất phát từ trái tim chân thành yêu 3
KÈ
thương, không vụ lợi.
Bài học nhận thức và hành động
Y
- Cần nhận thức được ý nghĩa của việc trau dồi một lối sống đẹp với ý chí nỗ lực vươn lên và trái tim yêu thương để làm đẹp cho chính mình và cuộc sống.
DẠ
- Có những mục đích, thái độ và hành vi đúng đắn, cao đẹp trong mọi nỗ lực phấn đấu và cống hiến vì sự tiến bộ của xã hội cũng như gắn kết, sẻ chia trong cuộc đời. Câu 2 ( 12,0 điểm):
1.5
I
Yêu cầu về hình thức và kĩ năng
Điểm
IA L
- Vận dụng thuần thục cách thức làm bài văn nghị luận. Học sinh cần giải thích được ý nghĩa của ý thơ, xác định đúng trọng tâm vấn đề; phân tích nhân vật theo yêu cầu để làm sáng rõ tinh thần của ý thơ đồng thời xác định được nét riêng độc
IC
đáo của mỗi nhân vật và mỗi tác phẩm.
- Kết cấu bài văn chặt chẽ, bám sát vấn đề; hành văn mạch lạc, có hình ảnh, cảm II
Yêu cầu về nội dung
1
Giải thích nhận định
OF F
xúc; hạn chế mắc lỗi chính tả, đặt câu, dùng từ.
a,Giải thích ý nghĩa:
NH ƠN
- Bằng những câu thơ đẹp, giàu hình ảnh, xúc cảm và trí tuệ, Thanh Thảo đã bày tỏ quan niệm của mình về vẻ đẹp của con người qua ý tưởng về chất người: + Chất người: Phần tinh túy, tinh hoa của đời sống tinh thần thuộc về nhân tính làm nên vẻ đẹp, giá trị của con người (Những năng lực, tình cảm, khát vọng...) + Hình ảnh những giọt sương là sự ẩn dụ rất sinh động về vẻ đẹp của chất người: .Những giọt sương lặn vào lá cỏ: Vẻ trong sáng, nhỏ bé, bình dị của chất người.
QU Y
.Qua nắng gắt,qua bão tố/Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh/Vẫn long lanh bình thản trước vầng dương: Tương phản với sự hiện diện bé nhỏ, bình dị là một sức sống tiềm tàng mãnh liệt bất chấp mọi nghịch cảnh để vươn lên tỏa sáng khẳng định giá trị cao quý của con người. - Như thế, vẻ đẹp và giá trị mỗi con người chính là những điều tưởng như bé nhỏ,
M
giản đơn nhưng lại ẩn chứa một sức sống và khao khát mạnh mẽ trong cõi đời
KÈ
đầy bão tố, phong ba.
- Tình yêu của tác giả cho thấy đây là một nguồn cảm hứng lớn trong văn học chân chính.
Y
b, Lý giải vấn đề:
- Tại sao những điều tưởng như bé nhỏ, giản đơn ẩn chứa một sức sống và
DẠ
khao khát mạnh mẽ ấy lại làm nên vẻ đẹp của chất người? + Những điều bé nhỏ, trong sáng đã phản chiếu bản chất của con người: * Con người thật bé mọn trong vũ trụ và nhân sinh. Bởi thế, điều đầu tiên làm
nên chất người lại không phải là sự vĩ đại, lớn lao mà chính là những gì đơn sơ,
4.0
dung dị nhất. * Những gì làm nên chất người cũng thật trong sáng, nguyên sơ. Đó chính là dựng một đời sống gắn kết cùng nhau và cùng gắn bó với vạn vật.
IA L
bản tính thuần khiết tốt đẹp tự nhiên mà con người được tạo hóa ban tặng để xây + Sức sống tiềm tàng trong tâm hồn chính là sức mạnh, là nguồn lực để con
IC
người vươn lên khao khát khẳng định bản thân giữa vũ trụ và nhân sinh.
* Con người ý thức được sự bé nhỏ và hữu hạn nên họ nâng niu những điều quý
OF F
giá của sự sống, họ trân trọng vẻ đẹp của tâm hồn, tình cảm, những giá trị đạo đức đích thực, luôn giữ cho con người được là là người.
* Con người quý trọng sự sống nên không ngừng mơ ước và nỗ lực đấu tranh xây dựng một cuộc sống tốt đẹp.
NH ƠN
- Tại sao chất người lại là nguồn cảm hứng lớn trong văn học?
+ Văn học nghệ thuật ra đời từ nhu cầu, khát vọng của con người trên hành trình nhận thức bản thân và thế giới để đắp xây cuộc sống. Mỗi tác phẩm ra đời đều là một thành quả nghệ thuật chứa đầy cảm xúc, khát vọng chân thành nhất, mãnh liệt nhất về con người và về cuộc đời.
+ Trong tình yêu đó, văn học trước hết phải là con người, hướng về con người và đến với văn học là đến với những giá trị nhân bản đích thực thuộc về con người,
QU Y
giúp con người hoàn thiện mình hơn. Tấm lòng nhân đạo của người nghệ sĩ phải hướng đến chất người nguyên sơ, thuần khiết. 3
Phân tích - chứng minh
6.0
a, Nhân vật Chí Phèo
3.0
M
- Chí Phèo là câu chuyện số phận con người, số phận của chất người trong con người và thái độ căm phẫn của nhà văn khi nhân tính bị hủy hoại.
KÈ
Từ một Chí Phèo với chất người thuần khiết, đẹp đẽ, nghèo khổ nhưng hiền lành, lương thiện, coi trọng nhân phẩm, khao khát hạnh phúc, các thế lực phong kiến và thực dân đã tước đi quyền sống lương thiện của Chí, hủy hoại cả nhân hình,
Y
nhân tính, biến anh thành quỷ dữ tiếp tay cho cái ác, bị cộng đồng xa lánh, khinh
DẠ
bỉ, cả cuộc đời chìm đi trong những cơn say u tối. - Chí Phèo cũng là tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp và sức mạnh tiềm ẩn của nhân tính trong cuộc đấu tranh với cái ác. + Tình yêu nguyên sơ và sự chăm sóc ân cần của một thứ lòng tốt thuần hậu ở
Thị Nở, cũng là vẻ đẹp của chất người, đã thổi bùng ngọn lửa của nhân tính: những rung đông đơn sơ, sự xúc động chân thành,lòng biết ơn, khao khát yêu
IA L
thương, gắn kết...Nhân tính đã hồi sinh bất chấp nghịch cảnh. + Sự trỗi dậy của chất người không những giúp anh tìm lại được tình yêu cuộc sống mà còn thức tỉnh sức mạnh căm thù và ý thức phản kháng với cái ác. Hành
IC
động giết người, tự sát đẫm máu cũng chính là hành động quyết liệt nhân danh tính người để bảo vệ những điều tốt đẹp.
OF F
- Qua Chí Phèo, Nam Cao còn khẩn thiết đặt ra câu hỏi về trách nhiệm bảo vệ tính người:
+ Khi Chí thức tỉnh, khao khát hoàn lương thì những cái nhìn định kiến cay nghiệt đã cắt đứt con đường quay về, anh tự kết liễu đời mình đầy oan
NH ƠN
nghiệt.Tính người hồi sinh nhưng quyền làm người bị từ chối.
+ Cái chết của Chí còn để lại nỗi ám ảnh về sự nối dài của bi kịch nhân tính trong một xã hội bạo tàn. Vòng xoáy bạo liệt ấy sẽ không thôi vùi dập phần người nếu không có một sự thay đổi.
* Tỏa sáng với những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, hình tượng Chí Phèo đã kết tinh những khám phá sâu sắc về chất người Đó là tầm vóc của tư tưởng nhân đạo lớn.
QU Y
b. Nhân vật quản ngục trong "Chữ người tử tù" có chất người cao quý như sự hiện diện lặng lẽ của cái đẹp giữa cuộc đời - Quản ngục - một thanh âm trong trẻo của thiên lương bị đặt nhầm chỗ. + Viên quản ngục có tư chất nghệ sĩ và tình yêu cái đẹp tha thiết. Đó còn một
M
người biết kính trọng tài năng, khí phách, có tấm lòng biệt nhỡn liên tài. + Thế nhưng, ông lại đang đại diện cho quyền lực của gông xiềng, tội ác, ở “nơi
KÈ
người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc”, ông là cái thuần khiết bị đày giữa một đống cặn bã, là người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đởi kiếp với lũ quay quắt.
Y
- Quản ngục - Sự vươn lên của chất người bằng sức mạnh của cái đẹp
DẠ
+ Cái đẹp lý tưởng ở Huấn Cao đã đánh thức chất người bị vùi lấp trong hoàn cảnh tăm tối ở quản ngục. Cảm phục và tiếc cho một tài năng, con người này đã lựa chọn sống thực với bản chất thiên lương của mình, bảo vệ, gìn giữ cái đẹp. + Rung động trước cái đẹp ngay trong chốn lao tù tăm tối, lĩnh hội di nguyện của
bậc anh hùng trong phút biệt ly, quản ngục giác ngộ được những chân lý cao cả của nghệ thuật. Con người ấy cao cả hơn, bản lĩnh hơn trong giọt nước mắt "bái
IA L
lĩnh". Chất người thực sự tỏa sáng dưới sức mạnh của cái đẹp. Ông chính là "dòng chữ cuối cũng" đẹp nhất của Huấn Cao.
- Qua nhân vật quản ngục, nhà văn còn khẩn thiết đặt ra sứ mệnh bảo vệ
IC
thiên lương và cái đẹp
+ Trong xã hội bạo tàn, cái ác ngự trị, con người không được sống trọn ven với
OF F
thiên lương cao quý của mình
+ Trong xã hội bạo tàn, cái đẹp bị vùi dập, có số phận bi thương. Để đến với cái đẹp chân chính, con người phải chịu đựng mất mát, hy sinh..
* Với sự độc đáo của bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ cổ kính, Nguyễn Tuân đã
NH ƠN
giúp người đọc nhận ra sự tồn tại âm thầm mà mãnh liệt của cái đẹp ẩn sâu trong chất người đẹp đẽ. Đây là cái tâm cao cả của một nghệ sĩ luôn tôn thờ cái đẹp. 4
Đánh giá chung
- Việc tiếp cận hai nhân vật Chí Phèo và Quản ngục đã làm sáng rõ quan niệm của Thanh Thảo về vẻ đẹp của chất người trong cuộc đời và cả trong văn học - Quan niệm này thật sâu sắc có ý nghĩa lí luận trong sáng tác và tiếp nhận: + Với người sáng tác, khám phá và thể hiện vẻ đẹp và sức sống của chất người là
QU Y
thiên chức và cũng là thách thức trên con đường sáng tạo nghệ thuật chân chính, vì con người. Muốn vậy nhà văn cần có một tầm nhận thức, một tấm lòng sâu sắc hướng về con người và đề cao nguyên tắc sáng tạo. + Với người tiếp nhận: Đây là một tiêu chí quan trọng định hướng con đường
M
chiếm lĩnh và đánh giá một tác phẩm thành công, hấp dẫn.
DẠ
Y
KÈ
------------------------------------ HẾT--------------------------------------
2.0
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII MÔN THI: NGỮ VĂN – KHỐI 11 Ngày thi 21/04/2019 Thời gian làm bài 180 phút (Đề này có 02 câu; gồm 01 trang)
IA L
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI, ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HOÀ, T. HÀ NAM
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
IC
Câu 1 (8,0 điểm)
Trong một buổi nói chuyện về giao lưu văn hóa, một nhà lãnh đạo của ta đã
OF F
từng cho rằng: Mở cửa là có gió mát nhưng ruồi muỗi cũng bay vào. Tuy nhiên, đừng vì thế mà đóng cửa, hãy tìm cách đuổi ruồi muỗi ra, hãy khéo léo dùng vợt mà diệt chúng. Câu 2 (12,0 điểm)
NH ƠN
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của nhà lãnh đạo đó.
Pauxtopxki cho rằng: Chỉ có người nào nói được với mọi người những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị, nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra, người đó mới có thể là nhà văn.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng những tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11, anh/chị hãy làm rõ ý kiến trên.
KÈ
M
QU Y
-------------- Hết ----------------
DẠ
Y
Họ và tên thí sinh: ………………………………SBD:……………………………. Họ và tên giám thị số 1:…………………………………………………………….. Họ và tên giám thị số 2: …………………………………………………………..
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII MÔN THI: NGỮ VĂN – KHỐI 11 Ngày thi 21/04/2019 (Hướng dẫn chấm này gồm có 04 trang)
IA L
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI, ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
IC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
NH ƠN
OF F
YÊU CẦU CHUNG - Học sinh có kiến thức xã hội và văn học chính xác, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và cảm xúc. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, không đếm ý cho điểm; trân trọng, khuyến khích những bài có cảm xúc và sáng tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. YÊU CẦU CỤ THỂ
b) Thân bài *Giải thích
QU Y
Câu 1 (8,0 điểm) 1. Kĩ năng: Đáp ứng đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội; bố cục rõ ràng, hợp lí; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; những dẫn chứng thực tế phù hợp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2. Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách làm bài nghị luận xã hội, học sinh có thể trình bày, diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song về cơ bản cần có những ý sau: a) Mở bài. Dẫn dắt giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. (0,5 điểm) (1,0 điểm)
DẠ
Y
KÈ
M
- Mở cửa: Là hội nhập, giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới - Gió mát: Là những điều có ích, trong sáng ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của dân tộc. - Ruồi muỗi: Là những điều có hại, không lành mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của dân tộc. - Đóng cửa: Không giao lưu, chấm dứt những mối quan hệ với các nước, đặt mình ra khỏi vòng hội nhập. - Đuổi ruồi muỗi ra, dùng vợt diệt chúng: Ngăn chặn và tiêu diệt triệt để những ảnh hưởng tiêu cực trong giao lưu, hội nhập. => Bằng cách nói giàu hình ảnh, câu nói đã khẳng định: Trong thời kì giao lưu, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã đón nhận được nhiều ảnh hưởng tích cực giúp đất nước thêm giàu mạnh, hiện đại nhưng cũng có không ít những ảnh hưởng tiêu cực làm hạn chế sự phát triển đất nước.
IA L
Tuy nhiên không vì thế mà không giao lưu nũa. Quan trọng là chúng ta phát huy những ảnh hưởng tích cực và loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực. * Bàn luận (5,0 điểm) - Không thể phủ nhận trong thời kì hội nhập, giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam ta đã đón nhận được nhiều ảnh hưởng tích cực để phát triển đất nước (Kinh tế xã hội phát triển, đời sống văn hóa tiến bộ rõ rệt)
NH ƠN
OF F
IC
(Thí sinh lấy dẫn chứng thực tế làm sáng tỏ vấn đề) - Tuy nhiên, có rất nhiều những biểu hiện văn hóa cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực của việc hội nhập đến đời sống con người Việt Nam (văn hóa ăn mặc, văn hóa ứng xử, văn hóa bảo tồn truyền thống dân tộc…) (Thí sinh lấy dẫn chứng thực tế làm sáng tỏ vấn đề) - Hội nhập, giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới là quy luật tất yếu, cần thiết ở mọi thời đại, đặc biệt là trong thời kì mở cửa. Đóng cửa giao lưu là một việc không thể. - Khi giao lưu chúng ta cần: Tiếp thu có chọn lọc (hòa nhập mà không hòa tan), việc giao lưu không tránh được những hạn chế nhưng chúng ta cần có tư tưởng ngăn chặn chúng, không để cho chúng lây lan. * Bài học nhận thức và hành động. (1,0 điểm) c) Kết bài.
(0,5 điểm)
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Câu 2 (12 điểm) I. Yêu cầ u về kỹ năng - Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học. - Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học để bàn luận, chứng minh vấn đề một cách hợp lí, thuyế t phu ̣c. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắ c lỗi chı́nh tả, dùng từ, đă ̣t câu. II. Yêu cầ u về kiến thức Thí sinh có thể trình bày, sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau: 1. Giải thích (1,0 điểm) ∑ Những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị: chỉ tư tưởng độc đáo, mới mẻ có ý nghĩa, có giá trị nhân sinh lớn lao…được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật độc đáo. ∑ Nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra người đó mới có thể là nhà văn: cái nhìn cuộc sống mang tính khám phá, phát hiện của nhà văn. -> Ý kiến của Pauxtopxki là một định nghĩa về nhà văn với cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật. 2. Bình (3,0 điểm) - Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Văn chương là một hoạt động sáng tạo nó chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi. khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có, nhà văn là người nói được với mọi người những điều mới mẻ. - Văn học lấy chất liệu từ đời sống. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, điều cốt yếu là nhà văn phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát
IC
IA L
hiện về con người và đời sống.. Vì vậy có khi đề tài cũ nhưng nhà văn phải có cái nhìn khám phá những điều mới mẻ, thú vị mà người khác không nhận ra. Có như vậy, mới khơi gợi hứng thú ở người đọc. - Phong cách là biểu hiện cao nhất cho cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Về phương diện nội dung , phong cách nhà văn thể hiện qua quan niệm sống, cách nhìn, cách lí giải về hiện thực cuộc sống. Về phương diện nghệ thuật, phong cách thể hiện qua giọng điệu, ngôn ngữ cách cấu tứ tác phẩm, việc lựa chọ từ ngữ và các biện pháp tu từ… 3. Chứng minh * Phân tích, chứng minh
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF F
- Chọn được một số tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn 11. - Phân tích để làm rõ những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị, nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm. 4. Bàn luận, đánh giá ý nghıã của vấ n đề (1,0 điểm) - Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến - Yêu cầu đặt ra đối với nhà văn và độc giả. Biểu điểm - Điểm 11 - 12: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, sâu sắc, độc đáo; diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dung từ. - Điểm 9 - 10: Bài viết có nội dung tương đối đầy đủ (có thể còn thiếu một vài ý nhỏ); bố cục rõ ràng; diễn đạt trôi chảy; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 7 - 8: bài viết đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn có thể chưa hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 5 - 6: Bài viết đáp ứng khoảng ½ nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều lỗi hành văn, chính tả. - Điểm 3 - 4: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài; kết cấu không rõ ràng; còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1 - 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết gì. --------------Hết--------------
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 11
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NĂM 2019
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH
Thời gian làm bài: 180 phút ( Đề thi gồm 01 trang)
FI CI A
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
L
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
Câu 1. (8 điểm)
“ Quả trứng nếu vỡ từ bên ngoài là thức ăn, vỡ từ bên trong là sinh mệnh”
OF
Hình ảnh quả trứng trong câu nói trên gợi cho anh ( chị) những suy nghĩ gì ? Câu 2. ( 12 điểm)
ƠN
“Sáng tạo là một quá trình kép: nhà văn vừa sáng tạo ra thế giới vừa kiến tạo gương mặt mình”. ( Tôn-xtôi)
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
Bằng những hiểu biết của mình về một số tác giả trong chương trình Ngữ văn 11, anh( chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Người ra đề: Lê Nga Sđt: 0975633468
HƯỚNG DẪN CHẤM
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 11
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH
NĂM 2019
FI CI A
L
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
Câu 1 I. Yêu cầu về kĩ năng:
OF
Thí sinh biết cách vâ ̣n du ̣ng kı ̃ năng làm bài nghị luận xã hội: từ một hiện tượng, sự vật nghĩ về những vấn đề nhân sinh để ta ̣o lâ ̣p văn bản. Bài viết có bố cục rõ ràng, các luận điểm, luận cứ xác đáng, vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ..., diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
ƠN
II. Yêu cầu về kiến thức:
NH
1.Nêu vấn đề nghị luận: Hình ảnh quả trứng gà mang đến những nghĩ suy về cuộc sống con người : kết thúc bởi tác động từ bên ngoài hay bắt đầu bằng nội lực bên trong? 2. Giải thích:
- Vỡ là không còn nguyên vẹn trạng thái ban đầu, không còn nguyên khối mà tách ra từng mảnh do tác động của lực
QU Y
- Vỡ từ bên ngoài: do sự tác động của ngoại cảnh, quả trứng bị động hứng chịu lực từ bên ngoài nên vỡ ra -> gợi sự kết thúc, khép lại
- Vỡ từ bên trong: do sức mạnh của nội lực, quả trứng có cả một quá trình ấp iu để nở thành con gà, tâm thế chủ động.
M
- Thức ăn: trứng được nhào nặn, chế biến bởi bàn tay người khác, bị lệ thuộc
KÈ
- Sinh mệnh: là sự sống, sinh thể sống dần trưởng thành độc lập mà không chịu tác động của ngoại lực -> gợi sự bắt đầu, sự hình thành và phát triển
DẠ
Y
-> Ý cả câu: quả trứng mỏng manh nếu để bị đập vỡ từ bên ngoài thì đó là dấu chấm hết, là cái chết và sự lụi tàn, nhưng nếu đập vỡ từ bên trong thì đó là sự sinh thành, là đón chào một sinh mệnh mới. Hình ảnh quả trứng gợi nghĩ về sức mạnh nội lực và nỗ lực để trưởng thành của con người khi không lệ thuộc vào tác động bên ngoài 3. Bàn luận:
- Tại sao vỡ từ bên ngoài lại là sự kết thúc: bởi cuộc sống luôn chứa đầy khó khăn, thử thách, nếu con người hoàn toàn bị động, không chống đỡ trước tác động và sự tấn công của ngoại cảnh thì sẽ dễ bị đánh bại, gục ngã. Khi con người không chủ động nắm giữ sinh mệnh của mình, không làm chủ cuộc sống, số phận của mình, hoàn toàn lệ thuộc vào người khác, phó mặc cho hoàn cảnh thì đó là sự kết thúc nhanh chóng và đáng tiếc.
-> Nếu bạn đợi người khác đập vỡ mình từ bên ngoài vậy thì bạn sẽ trở thành thức ăn của người khác. - Tại sao vỡ từ bên trong lại là sinh mệnh, là sự sống bắt đầu và dần trưởng thành:
FI CI A
L
+Nếu tác động bên ngoài là áp lực thì tác động bên trong là nghị lực phi thường. Nếu tự mình bật phá sẽ thấy bản thân là một sinh mệnh diệu kỳ. Nếu nỗ lực từng bước để tồn tại độc lập và kiên cường, mặc những áp lực bên ngoài, phát huy hết nội lực để trưởng thành, bạn sẽ tạo nên những điều kỳ diệu, những giá trị lớn lao. +Nuôi dưỡng nghị lực sống để đương đầu với hoàn cảnh, ta sẽ biến áp lực thành động lực để vươn lên. Tự vỡ ra nghĩa là tự bứt lên để khai sinh những điều mới mẻ, vượt lên chính mình.
4.Bài học trong nhận thức và hành động
ƠN
OF
- Tuy nhiên không chịu tác động của ngoại cảnh không có nghĩa là con người sống hẹp hòi chỉ biết đến mình. Phải mở rộng lòng ra để đón nhận quan điểm, biết lắng nghe, mở rộng tấm lòng, biết cảm thông, sẻ chia. Thử thách, khó khăn và áp lực đôi khi lại tạo ra cơ hội để ta khẳng định bản lĩnh, giá trị bản thân. Mặt khác, nếu muốn giúp đỡ, tác động đến người khác cũng cần cân nhắc cho phù hợp, nếu không sẽ phản tác dụng
NH
- Tồn tại và trưởng thành là cả một quá trình, con người cần vươn lên trong mọi hoàn cảnh, thông minh nhanh nhạy xử lý khéo léo tình huống, biến khó khăn thành cơ hội.
III. Cách cho điểm:
QU Y
- Để “ vỡ” từ bên trong thì ta phải kiên nhẫn, kiên định, thậm chí phải chấp nhận những mất mát, những thiệt thòi để không ngừng vươn lên. Nhưng để có được sự chủ động, ta phải có nhiều nghị lực, rèn nhiều kỹ năng…
7 - 8 điểm: Đảm bảo được đầy đủ các yêu cầu, nghị luận có sức thuyết phục, diễn đạt có cảm xúc, có thể mắc một vài lỗi nhỏ.
M
5 - 6 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu ; nghị luận tương đối có sức thuyết phục, không có sai sót lớn về diễn đạt.
KÈ
3 - 4 điểm: Tỏ ra hiểu vấn đề; biết cách làm bài nghị luận xã hội, tuy vậy bài viết còn sơ sài về nội dung hoặc mắc nhiều lỗi. 1 - 2 điểm: Chưa hiểu rõ vấn đề hoặc không biết cách lập luận, mắc quá nhiều lỗi
Y
0 điểm: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết bài
DẠ
Câu 2. (12,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài bình luận ý kiến về một vấn đề lí luận văn học. Bài viết phải vừa có sắc thái lý luận, vừa thể hiện rõ những cảm nhận tinh tế về tác giả, tác phẩm - Biết xác định đúng luận đề, luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, kết cấu rõ ràng. - Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, giàu chất văn.
- Hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về kiến thức:
FI CI A
L
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải thể hiện khả năng vận dụng kiến thức lý luận văn học và cảm thụ một số tác phẩm trong chương trình lớp 11, tổng hợp các thao tác của bài nghị luận để bày tỏ ý kiến của mình, tránh sa vào phân tích thuần túy tác phẩm 1. Giải thích (2 điểm)
- Sáng tạo ra thế giới: cách nhìn, cách cảm nhận riêng của nhà văn với những khám phá, phát hiện, khơi dậy những điều mới mẻ, tiềm ẩn trong hiện thực đời sống.
OF
- Kiến tạo gương mặt mình: tạo ra nét khác biệt, dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo ( gương mặt riêng, giọng nói của riêng mình)
2. Bàn luận và chứng minh ( 8 điểm)
NH
* Bàn luận
ƠN
-> Câu nói nhấn mạnh bản chất của sáng tạo nghệ thuật và yêu cầu đối với người nghệ sĩ: nhà văn vừa tìm tòi, sáng tạo cái mới, cái chưa từng có trong phản ánh hiện thực, vừa tạo nên phong cách nghệ thuật của riêng mình
QU Y
- Sáng tạo ra thế giới: Văn học phản ánh hiện thực đời sống nhưng không phản ánh đơn thuần, không sao chép nguyên bản “ những điều trông thấy” mà còn thể hiện tình cảm của anh trước cuộc đời. Vì thế giới nghệ thuật gắn liền với hoạt động nhận thức, tư tưởng, từ ấn tượng tới cảm xúc. Người nghệ sĩ quan sát rồi ghi lại dấu ấn chủ quan, nhào nặn, tái tạo hiện thực theo quy luật của cái đẹp, in dấu xúc cảm thẩm mỹ của anh. - Kiến tạo gương mặt mình: Nhà văn phản ánh hiện thực bằng cái nhìn và cách thức riêng, tạo cho mình dấu ấn không thể trộn lẫn- phong cách độc đáo. Văn chương là bản ngã, là cái tôi, là tài năng và tâm hồn người cầm bút.
KÈ
M
- Quá trình kép: hai hoạt động song song, không tách rời, bổ sung, nâng đỡ nhau: khi tạo ra thế giới mới mẻ từ cách nhìn cách cảm của mình thì đồng thời nhà văn cũng thể hiện rõ cá tính sáng tạo. Chính phong cách độc đáo của tác giả khiến cho “ thế giới mới vừa được tạo lập” trở nên cuốn hút đặc biệt. * Chứng minh:
DẠ
Y
- HS chọn dẫn chứng tiêu biểu từ một đến một vài tác giả và tác phẩm trong chương trình ngữ văn 11, làm nổi bật thế giới nhà văn sáng tạo ra và gương mặt mỗi tác giả, chỉ rõ quá trình kép thể hiện như thế nào trong tác phẩm 3. Đánh giá, mở rộng vấn đề ( 2 điểm)
- Ý kiến của Tôn-xtôi rất xác đáng, hữu ích đối với cả người cầm bút và người thưởng thức văn chương. Nhà văn cần có ý thức sâu sắc về sứ mệnh của mình, đồng thời có đủ tâm, tài, bản lĩnh và khát vọng trên con đường sáng tạo.
III. Cách cho điểm: - Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu . Diễn đạt giàu chất văn, lập luận rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục, phân tích sâu sắc. Khuyến khích các bài văn có tính sáng tạo
FI CI A
L
- Điểm 7-9: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 4-6: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, hoặc liệt kê dẫn chứng đơn thuần. Còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt. - Điểm 1-3: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề, chủ yếu thuật kể dẫn chứng. Diễn đạt và kĩ năng viết văn nghị luận yếu. - Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.
OF
----------Hết----------
Người soạn đáp án: Lê Nga
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
Sđt: 0975633468
Y
DẠ M
KÈ QU Y ƠN
NH
FI CI A
OF
L
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 11 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề này có 02 câu; gồm 01 trang)
IA L
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN PHÚ ĐỀ ĐỀ XUẤT
IC
Câu 1 (8 điểm) Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau:
OF F
Một người không biết nói cho người khác nghe, và không biết lắng nghe người khác, càng học nhiều càng biết rộng thì càng trở nên vô dụng. Câu 2 (12 điểm)
NH ƠN
Từ nhận xét về văn Thạch Lam, Phan Huy Dũng viết: ... Nghệ thuật chính là một sự chế ngự chất liệu, vật liệu thông qua những phương thức, phương tiện diễn tả đặc thù.
(Theo Nguyễn Thành Thi, Thạch Lam - văn và người, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2001, trang 91)
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy liên hệ với Hai đứa trẻ của
QU Y
Thạch Lam và Chí Phèo của Nam Cao để làm sáng tỏ vấn đề.
DẠ
Y
KÈ
M
-------------- HẾT --------------
Câu
IA L
HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn (Khối 11) (Hướng dẫn chấm gồm 07 trang) Nội dung
Điểm
IC
I. Về kĩ năng:
- HS biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý.
OF F
Biết vận dụng các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận… Đưa ra được ý kiến riêng khi giải quyết vấn đề.
- Bài viết có bố cục mạch lạc, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, dẫn chứng phong phú thuyết phục.
NH ƠN
- Bài viết có chất văn, trình bày sạch sẽ, khoa học. II. Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí. Khuyến khích bài làm sáng tạo. Cần làm rõ được các ý chính sau: 1. Giải thích
Câu 1 - Một người không biết nói cho người khác nghe tức là kĩ năng
QU Y
giao tiếp kém, không có khả năng thuyết phục người khác bằng lời nói.
- không biết lắng nghe người khác là không chịu nghe, hoặc không tiếp thu lời nói, ý kiến của người khác.
2,0
- học nhiều biết rộng là tầm hiểu biết, những tri thức rộng rãi,
M
phong phú.
KÈ
‡ Ý kiến được diễn đạt dưới hình thức phủ định nhằm mục đích khẳng định mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa nói – nghe và học
DẠ
Y
của con người trong cuộc sống, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng, sự cần thiết của nói và nghe sẽ giúp cho việc học rộng biết nhiều trở nên hữu dụng.
2. Bình luận - Học và biết là sự tích lũy tri thức, hiểu biết của con người. Nói
5.0
cho người khác nghe, nghe người khác nói là sự giao tiếp, tương
IA L
tác của con người trong cuộc sống. Đây là hai nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của con người. vốn tri thức hiểu biết cũng trở nên vô dụng, vì:
IC
- Học rộng biết nhiều mà không biết nói cho người khác nghe thì
OF F
+ Kĩ năng giao tiếp kém, khả năng nói và thuyết phục người khác hạn chế, sẽ không thể hiện, khẳng định được mình trước cuộc đời, kiến thức hiểu biết mãi chỉ là mớ lí thuyết suông, vô giá trị. + Ngược lại, người biết nói cho người khác nghe, sẽ vận dụng được kiến thức tài năng của mình vào cuộc sống, tự khẳng định
NH ƠN
được vị thế của mình và có tác động tích cực đến người khác, tập thể. Đó là con đường dẫn tới thành công.
+ Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, nói cho người khác nghe càng là một kĩ năng sống cần thiết của con người thời hiện đại.
- Không biết lắng nghe người khác cũng là một điều rất tai hại
QU Y
khi con người học rộng biết nhiều: + Rơi vào tình trạng bảo thủ cố chấp, kiêu căng ngạo mạn hoặc vô cảm vô tâm.
+ Tự tách mình ra khỏi nhân loại, tự cô lập mình.
M
+ Kiến thức dù rộng đến mấy cũng thụt lùi lạc hậu và dễ mắc sai lầm.
KÈ
+ Lắng nghe người khác còn là phương pháp học hỏi trau dồi kiến thức hữu hiệu, tạo nên mối quan hệ tương tác hữu ích trong
DẠ
Y
cuộc sống. - Phê phán những kẻ mọt sách, kĩ năng sống kém; những kẻ kiêu căng ngạo mạn ếch ngồi đáy giếng... 3. Bài học
1.0
- Luôn trau dồi kiến thức sách vở và đời sống.
IA L
- Chú trọng rèn luyện các kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng nói và nghe... Tổng điểm
IC
8.0
I. Yêu cầu chung: Hiểu đúng đắn vấn đề, nắm được cách làm bài
OF F
văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bài viết nêu được ý kiến riêng, có sức thuyết phục. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính
NH ƠN
tả.
II. Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Giải thích ý kiến
- Nghệ thuật có hai ý hiểu: để chỉ một hình thái ý thức khác với Câu 2
khoa học, triết học; để chỉ tính chất nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
QU Y
- Chất liệu, vật liệu là các chi tiết của hiện thực cuộc sống mà nhà văn quan sát được, là vốn sống mà nhà văn tích lũy được, là những tính cách xã hội, đề tài, phạm vi hiện thực... mà nhà văn muốn khám phá và thể hiện.
M
- Phương thức, phương tiện là các phương tiện ngôn ngữ (ngữ
KÈ
âm, từ vựng, cú pháp, các biện pháp tu từ...); là các phương thức tổ chức lời văn, kết cấu tác phẩm, bút pháp nghệ thuật... đặc biệt, độc đáo phù hợp với đối tượng phản ánh, với phong cách tác giả,
DẠ
Y
phù hợp với phương pháp sáng tác và đặc trưng thể loại... Từ đó đem đến cho người đọc một cách nhìn một cách cảm nhận mới mẻ, giầu phát hiện đối với hiện thực. ‡ Ý kiến Phan Huy Dũng đã đi sâu vào một phương diện của lao
1.0
động sáng tạo văn học, khẳng định sự độc đáo của các tác phẩm
IA L
có thể cùng đề tài, cùng chất liệu, nhưng vẫn để lại những dư âm
khác nhau trong tác phẩm và người đọc chính là nhờ vào sự chế
IC
ngự - làm chủ, sáng tạo trong cách lựa chọn vật liệu chất liệu của đời sống và ngôn từ, là tài năng phát hiện hiện thực và sử dụng
OF F
các phương thức nghệ thuật để diễn tả phát hiện đó. 2. Bình luận
- Ý kiến trên là một nhận thức đúng đắn và sâu sắc về đặc trưng của văn học và bản chất của quá trình sáng tạo nghệ thuật. - Từ thực tế đời sống muôn màu, mỗi một người nghệ sĩ có tài
NH ƠN
năng phải là người tự tạo nên cho mình một cái nhìn, sự khám phá riêng biệt để sàng lọc từ bể đời rộng lớn những số phận con người, những hiện tượng đời sống, những vấn đề nhân sinh,... những nguồn vật liệu chất liệu riêng không trùng lặp với người khác.
- Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo đòi hỏi người nghệ sĩ
QU Y
không chỉ có được những chất liệu vật liệu của riêng mình, mà còn có năng lực biết chế ngự chất liệu, vật liệu thông qua những phương thức, phương tiện biểu đạt mang tính đặc thù, là cách xử lí chi tiết đời sống riêng, là những vân chữ không thể trộn lẫn,
M
khiến tác phẩm văn học, hình tượng nghệ thuật do người nghệ sĩ đó sáng tạo ra là duy nhất và không thể lặp lại, thậm chí ngay cả
KÈ
với chính tác giả của nó. Từ đó, tạo nên sức lôi cuốn hấp dẫn, tác động đến bạn đọc từ thế giới nghệ thuật do chính người nghệ sĩ
DẠ
Y
sáng tạo nên. Ë Đây chính là vấn đề phong cách, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Ë Đây cũng là đòi hỏi nghiêm ngặt dành cho công phu của
3,0
IA L
người nghệ sĩ trên con đường sáng tạo nghệ thuật. 3. Chứng minh: qua Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chí Phèo của Nam Cao
IC
- Chất liệu, vật liệu trong văn của Thạch Lam và Nam Cao chính là đề tài về kiếp sống của những con người nhỏ bé, cùng khổ
OF F
trong xã hội cũ; là những chi tiết về cuộc đời ,số phận nhân vật văn xuôi, mảng hiện thực đời sống thôn quê, huyện lị. Cùng chất liệu, vật liệu này đã có rất nhiều nhà văn có tên tuổi khai thác như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Trần Tiêu, Tô Hoài...
- Tuy nhiên, Thạch Lam và Nam Cao đã chế ngự chất liệu vật
NH ƠN
liệu ấy bằng những phương tiện, phương thức diễn tả đặc thù, in đậm cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn.
+ Cùng hướng tới những kiếp người cùng khổ trong xã hội cũ,Thạch Lam đặc biệt nhạy cảm với nỗi đau khổ của con người nhỏ bé bị chôn vùi trong một cuộc sống vô danh vô nghĩa, trong bóng đêm của nghèo khổ, vô vọng; bộc lộ khát vọng được sống
QU Y
trong ánh sáng của một sự sống đích thực. Truyện của Thạch Lam không có mâu thuẫn, xung đột, không có những bi kịch có thể gọi thành tên, chỉ có những cảm nhận da diết đầy xót thương về kiếp người. Nam Cao quan tâm tới những thân phận bị tha hóa
M
tới mức lưu manh hóa với sự sống bế tắc cùng đường; sáng tác của ông là tiếng kêu thức tỉnh nhân tính, đòi quyền sống cho con
KÈ
người đã bị xã hội vùi dập cả nhân hình, nhân tính. Truyện của Nam Cao phản ánh mối xung đột giai cấp gay gắt, khốc liệt, số
DẠ
Y
phận người nông dân lâm phải những bi kịch đau thương( bi kịch tha hóa,bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người) bởi sự áp chế của giai cấp thống trị và những thế lực tinh thần. + Về phương thức phương tiện diễn tả đặc thù: Thạch Lam chọn
6,0
loại truyện ngắn tâm tình, truyện phi cốt với cách kể chuyện
IA L
chậm rãi, tiết điệu thả, điểm nhìn trần thuật luôn được trao cho
nhân vật; với chi tiết sự kiện rất ít nhưng gợi nhiều vấn
IC
vương,câu văn giầu nhạc tính, cách tổ chức lời văn giàu hình ảnh đối lập, giầu ý nghĩa biểu trưng; bút pháp miêu tả nội tâm với
OF F
những rung động mơ hồ mong manh tinh tế... thấm đượm chất thơ chất trữ tình. Truyện ngắn Nam Cao có cốt truyện đầy đặn, giầu xung đột kịch tính, nhiều sự kiện biến cố; điểm nhìn trần thuật biến chuyển linh hoạt, giọng văn đa thanh phức điệu với sự kết hợp của nhiều yếu tố ngôn ngữ; bút pháp miêu tả tâm lí tài
NH ƠN
tình với một thế giới nội tâm đầy phức tạp; kết cấu song trùng đầu cuối tương ứng nội hàm nhiều ý nghĩa. 4. Đánh giá:
- Trong thế giới văn chương, chính tài năng nghệ thuật ,cá tính sáng tạo sẽ giúp cho người nghệ sĩ có được một vị trí xứng đáng trên văn đàn và làm cho diện mạo văn học thời kì ấy trở nên
QU Y
phong phú, đa dạng (Thạch Lam và Nam Cao chính là gương mặt tiêu biểu chứng minh cho qui luật sáng tạo này).
2.0
- Dấn thân vào con đường văn chương, người nghệ sĩ phải thực sự nghiêm túc, có ý thức cao trong việc chế ngự vật liệu chất liệu
M
thông qua những phương thức phương tiện đặc thù để tạo dựng cho mình một thế giới nghệ thuật riêng, một phong cách nghệ
KÈ
thuật độc đáo. Tổng điểm
12.0
* Lưu ý:
Y
- Trên đây chỉ là những gợi ý có tính chất định hướng, giám khảo cần thảo
DẠ
luận kĩ về yêu cầu nội dung và biểu điểm để bổ sung cho hoàn chỉnh trước khi chấm.
sáng tạo riêng cả trong nội dung và hình thức của bài làm.
--------------------- HẾT---------------------
IC
- Giáo viên cho điểm lẻ đến 0.25.
IA L
- Giáo viên linh hoạt khi chấm bài. Cần khuyến khích, trân trọng những tìm tòi,
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF F
Người ra đề: ÂN THỊ VÂN CHI (ĐT: 0982.646.769)
KÌ THI HỌC SINH GIỎI NĂM 2019 MÔN THI: NGỮ VĂN. LỚP 11 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi gồm 01 trang)
IC IA L
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN TUYÊN QUANG ---------ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
OF F
Câu 1 (8,0 điểm) Rất lâu trước điện thoại thông minh, Anber Anhxtanh từng tuyên bố “Tôi sợ một ngày nào đó công nghệ sẽ lấn át sự tương tác của con người. Thế giới sẽ có một thế hệ những kẻ ngốc” Suy nghĩ của anh/chị về nhận định trên của Anber Anhxtanh?
DẠ
Y
KÈ M
QU Y
NH
ƠN
Câu 2 (12 điểm) Nhà thơ Cuba Jose Marti nói: “Thiếu tình cảm thì chỉ có thể trở thành người thợ làm những câu thơ có vần, chứ không làm được nhà thơ” Bằng trải nghiệm về một số tác phẩm thơ mà anh/chị tâm đắc, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. - Hết Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh Hải -0919.013.812
NH
ƠN
OF F
IC IA L
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn và tính chất của kỳ thi là để chọn học sinh giỏi nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có những ý tưởng mới mẻ, cách trình bày sáng tạo. - Việc chi tiết hoá hướng dẫn chấm (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý, được thống nhất trong tổ chấm thi và được trưởng ban chấm thi duyệt. - Điểm toàn bài lẻ đến 0,25. II. Hướng dẫn chấm từng câu Câu 1 (8 điểm) a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): Sự lo lắng của Anber Anhxtanh về sự tương tác giữa con người với công nghệ: Con người tạo ra công nghệ nhưng lại bị chính công nghệ thao túng làm tổn thương, biến dạng tâm hồn con người. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (6,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
DẠ
Y
KÈ M
QU Y
Nội dung cần đạt Nêu vấn đề: Sự tương tác của công nghệ đối với cuộc sống của mỗi con người. 1.Giải thích, cắt nghĩa: - Tương tác: Tác động qua lại những chia sẻ để cùng hành động, để hướng tới mục tiêu chung tạo ra sự kết dính giữa con người với con người, con người với xã hội... - Công nghệ: Là sản phẩm trí tuệ do con người tạo ra, giúp con người giải quyết vấn đề đem lại lợi ích và năng xuất cho con người, trong đó điện thoại thông minh là một biểu tượng cho sự tương tác bởi nó tích hợp đầy đủ trên mọi phương diện -> Cách nói của Anhxtanh “tôi sợ một ngày nào đó công nghệ sẽ lấn át..” đã cho thấy sự lo lắng của ông về một hiện thực xảy ra trong tương lai: Con người tạo ra công nghệ nhưng lại bị chính công nghệ thao túng làm tổn thương và “biến dạng” tâm hồn con người. Từ đó mỗi người cần nhìn nhận lại vai trò của công nghệ trong quan hệ nhân tính của con người. 2. Bình luận, chứng minh * Vì sao giữa con người với con người luôn cần có sự tương tác? - Sự tương tác giữa con người với con người là sự sẻ chia toàn diện: thông tin, cảm xúc, sự quan tâm, trách nhiệm...chính những tương tác đó giúp con người có nhận thức đầy đủ hơn về bản thân mình, giúp chúng ta mạnh mẽ hơn vì chúng ta ý thức được trách nhiệm và bổn phận của mình, Tương tác giúp cho cuộc đời của cá nhân luôn hiện diện trong cuộc đời của người khác và họ cũng cảm nhận được cuộc đời của người khác trong cuộc đời của mình. Đó là mối quan hệ gắn bó giữa con người với con người trong mối quan hệ tình cảm ở chiều sâu. - Tương tác là điều kiện đặc biệt của trí tuệ con người, tương tác giúp cho con người hình thành những kĩ năng, giao tiếp, chia sẻ, hợp tác. Sự trưởng thành trí tuệ của mỗi cá nhân
Điểm 0.5 1.0
4,0
DẠ
Y
KÈ M
QU Y
NH
ƠN
OF F
IC IA L
luôn tỉ lệ thuận với tương tác. Con người càng trưởng thành về trí tuệ thì tương tác càng sâu, càng rộng. Và nhờ đó mà con người có thể cùng nhau hoàn thiện những ý tưởng lớn lao, tạo ra một thế giới công nghệ, hiện đại để hỗ trợ đắc lực cho cuộc sống của con người, xã hội. * Công nghệ xuất hiện có tác động thế nào đối với cuộc sống con người? - Công nghệ xuất hiện sẽ giúp cho chúng ta tương tác, cảm nhận được về nhau ngay cả khi chúng ta sống xa nhau về không gian địa lí. Thậm chí nó giúp chúng ta tương tác với cả những người mà chúng ta chưa từng gặp mặt, nó giúp chúng ta tham gia vào phong trào của một cộng đồng, bày tỏ quan điểm, cảm xúc trong một cộng đồng mà ta chưa một lần quen biết. Như vậy, nhờ có công nghệ mà sự tương tác giữa con người với con người trở nên đơn giản, thuận tiện và nhanh hơn. - Tuy nhiên với sự lạm dụng công nghệ dường như sự tương tác này đang dần xói mòn con người nó biến con người thành “những kẻ ngốc” + Một trong những yêu cầu thiết yếu giữa tương tác người với người là thời gian. Con người cần chia sẻ, lắng nghe để nuôi dưỡng sự tinh tế, khả năng cảm nhận về mình về người khác. Sự xuất hiện của công nghệ khiến cho chúng ta bị say mê, cuốn hút và những quan hệ khác khiến cho con người trở nên xa nhau, các giá trị thiết yếu của con người trở nên lỏng lẻo, hời hợt hơn. (Dẫn chứng) + Một trong những đặc điểm nổi bật của công nghệ là thế giới ảo, thế giới ấy luôn sẵn sàng mở ra cho chúng ta hoàn toàn có thể sở hữu trọn vẹn với một chiếc điện thoại thông minh và phí thuê bao. Thế giới ảo này gắn liền với lợi nhuận, trở thành lĩnh vực của sự kinh doanh, đánh vào sự tò mò, hiếu kì của con người. Người ta tương tác ảo, tương tác giữa máy tính với máy tính hoàn toàn thay thế cho tương tác thực. Điều này làm giảm thiểu đi sự phát triển của ngôn ngữ, của cảm xúc con người. Tất cả những điều đó khiến cho nhân tinhs và kĩ năng giao tiếp của con người bị khô cạn. Những ngón tay trên bàn phím trở nên linh hoạt hơn thì ngôn ngữ, cảm xúc của con người trở nên đơn giản hơn. Đó là biểu hiện của sự ngốc nghếch (dẫn chứng) + Và khi công nghệ hỗ trợ cho người quá nhiều trong cuộc sống nó sẽ triệt tiêu triệt tiêu khả năng tư duy, sáng tạo của con người. + Mặc dù những tương tác trên thế giới ảo là rất phong phú nhưng là những tương tác không có trách nhiệm, thiếu chiều sâu. Chúng ta tương tác, bình luận với các chủ thể vắng mặt vì mà con người tự do thoải mái bình luận, chê bai, chế giễu, sỉ nhục người khác mà không cần suy sét đúng, sai. Chính điều này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm tổn thương tinh thần người khác, thậm chí có những người không chịu được sức ép của dư luận mà phải tìm đến cái chết. Như vậy, càng nhiều quan hệ với thế gưới ảo con người càng sống thu mình, khép kín, ngại giao tiếp và rồi trở nên vô cảm. Đây là một biểu hiện của sự ngốc nghếch. (dẫn chứng) 3. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ 1 - Lo lắng của Anber Anhxtanh đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên sự xuất hiện một thế hệ 0.5 những kẻ ngốc không phải là định mệnh của con người. Công nghệ vẫn chỉ là công nghệ. Việc trở thành ngốc nghếch hay không phụ thuộc vào năng lực tương tác của con người. 0.5 - Mỗi cá nhân cần phải biết thích ứng trong một môi trường mới – môi trường của công nghệ. Con người không chỉ học trong môi trường của công nghệ mà còn phải học cách sông strong môi trường công nghệ do con người tạo ra. Học cách tương tác với công nghệ, không để công nghệ thao túng mình. d) Sáng tạo (0,25 điểm): Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm): Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
OF F
IC IA L
Câu 2 (12 điểm) a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5) điểm): Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình cảm cảm xúc là đặc trưng nổi bật của thơ ca. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (10 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: Điểm 0.5 2.0
DẠ
Y
KÈ M
QU Y
NH
ƠN
Nội dung cần đạt Nêu vấn đề: Một quan điểm, cách đánh giá về một trong những đặc trưng quan trọng của thơ ca là tình cảm, cảm xúc. 1.Giải thích, cắt nghĩa: - Nhà thơ: người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với cuộc sống và con người. Người biết yêu cái đẹp, sẵn sàng hi sinh vì cái đẹp. Người sáng tạo nên những vần thơ độc đáo, giàu tính thẩm mĩ. - Người thợ: người sản xuất hàng loạt, tạo ra hàng loạt những sản phẩm giống nhau mà không có sự sáng tạo. “Người thợ làm những câu thơ có vần” là những câu thơ thiếu vắng tình cảm, cảm xúc. => Ý kiến của Jose Martin khẳng định tình cảm, cảm xúc là một trong những đặc trưng cốt tử của thơ. Người làm thơ thiếu đi tình cảm, cảm xúc thì sẽ không thể trở thành một nhà thơ chân chính. 2. Bàn luận, chứng minh. a. Vì sao lại nói như vậy? - Tính trữ tình là đặc trưng nổi bật nhất của nội dung thơ. Vần, nhịp, điệu cần cho thơ nhưng chưa phải là bản chất của thơ. Điều cốt yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc nhưng đó phải là thứ tình cảm mãnh liệt của nhà thơ khi đứng trước cuộc đời. Tình cảm ấy không phải là thứ tình cảm kêu gào, khóc cười ồn ào ở bên ngoài, mà là sự rung động mãnh liệt từ bên trong tâm hồn nhà thơ, là sự giày vò, chấn động trong tâm hồn, lắng nghe tiếng nói của tâm hồn mình, đau đớn, sướng vui với những gì trong ấy. Chỉ có như thế thì thi nhân mới sáng tạo nên những vần thơ chứa chan cảm xúc. - Tình cảm trong thơ không phải là là sự bộc lộ tình cảm một cách bản năng, trực tiếp mà đó là thứ tình cảm đã được ý thức, được siêu thăng, tình cảm được lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ, gắn liền với khoái cảm của sự tự ý thức về mình, về đời. - Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đồng thời lại phải có tính tiêu biểu điển hình. Cảm xúc trong thơ nhất định là của một con người - cá nhân trong hoàn cảnh cụ thể nhưng đồng thời nó không đóng kín, khép lại cho riêng nhà thơ mà cảm xúc đó còn là sự đại diện phát ngôn cho tâm tình, suy nghĩ của nhiều người .Vichto Hugô từng cho rằng "Lầm lẫn thay nếu anh tưởng tôi không phải là anh". Cảm xúc thơ càng có tính tiêu biểu, điển hình thì càng tạo nên sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Và như thế nhà thơ mới tìm được sự đồng cảm nơi người đọc. – Nội dung tình cảm, cảm xúc trong thơ được thể hiện qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, hàm súc, giàu nhạc tính, cụ thể các yếu tố: thể thơ, nhịp điệu, vần điệu, thanh điệu, giọng điệu… Đọc thơ, cảm được vẻ đẹp của ngôn từ thơ coi như đã nhập được vào hồn thơ, chạm vào được “cõi thơ” thực sự.
3.0
3.5
IC IA L
Chứng minh: * Chọn được những bài thơ tấm đắc. * Phân tích theo đặc trưng thể loại. Chú ý phân tích định hướng để làm sáng tỏ : • Cảm xúc chân thành, mãnh liệt của nhà thơ gửi gắm trong bài thơ • Những tầng bậc ý nghĩa sâu xa. • Nhấn mạnh những khám phá, phát hiện mới mẻ của thi sĩ thể hiện qua thi phẩm trên các phương diện nội dung và nghệ thuật và phong cách. Đánh giá – Câu nói của Jose Martin đã nêu chính xác đặc trưng nội dung của thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức, là những rung động rất sâu ở bên trong tâm hồn nhà thơ, là tấc lòng, tư tưởng tình cảm mà thi sĩ kí thác, gửi gắm vào những vần thơ. Đề cao tình cảm, cảm xúc trong thơ không có nghĩa là coi nhẹ những đặc trưng khác của thơ. Bởi làm nên sự thành công cho một tác phẩm thơ còn phụ thuộc và những yếu tố khác như thi tứ, hình ảnh, âm điệu, nhịp điệu của thơ… – Câu nói của Jose Martin là định hướng cho người sáng tạo thơ ca. Muốn trở thành một nhà thơ chân chính đòi hỏi nhà thơ ấy phải sống sâu với đời, trải nghiệm nhiều về đời sống, ham học hỏi, tích lũy vốn sống để vốn sống trở thành chất sống chuyển hóa vào những vần thơ. Phải công phu trong sáng tạo nghệ thuật để những câu thơ không phải là sự rập khuôn, máy móc. - Người đọc thơ phải cảm nhận bằng trái tim, tâm hồn để khám phá bức thông điệp thẩm mĩ nhà thơ gửi gắm trong đó. Chỉ có như thế “thơ ca mới có thể kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế.
NH
ƠN
OF F
1,0
DẠ
Y
KÈ M
QU Y
d) Sáng tạo (0,5 điểm): Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
KỲ THI HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XII, NĂM HỌC 2018– 2019
IA L
SỞ GD VÀ ĐT TỈNH ĐĂK NÔNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN CHÍ THANH
ĐỀ THI MÔN: VĂN 11 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ ĐỀ XUẤT
Câu 1 (8.0 điểm)
OF F
Lâm Tắc Từ, một vị quan thời nhà Thanh từng nói:
IC
(Đề thi gồm 01 trang)
Biển rộng mênh mông, không bờ, không bến, không có giới hạn là bởi nó không cự tuyệt bất kì một giọt nước nào. Núi có thể đứng cao sừng sững vạn trượng là bởi nó không từ chối dẫu chỉ một hòn đá nhỏ.
NH ƠN
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói trên? Câu 2 (12.0 điểm)
Trong bài Truyện ngắn đầu tiên, K. Pauxtopxki cho rằng: Chỉ có người nào nói được với mọi người những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị, nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra, người đó mới có thể là nhà văn. (Bông hồng vàng và bình minh mưa, NXB văn học, 1999, tr.56)
QU Y
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 11.
--- HẾT ---
DẠ
Y
KÈ
M
Người ra đề: Phùng Thị Huệ - ĐT: 0966377545
HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung chính cần đạt
Điểm
Lâm Tắc Từ, một vị quan thời nhà Thanh từng nói:
1
8,0
IA L
Câu
Biển rộng mênh mông, không bờ, không bến, không có giới hạn là bởi nó không cự tuyệt bất kì một giọt nước nào. Núi có thể đứng cao sừng
IC
sững vạn trượng là bởi nó không từ chối dẫu chỉ một hòn đá nhỏ.
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu
OF F
nói trên? I. Yêu cầu về kĩ năng
- Có kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội, biết huy động các kiến thức
NH ƠN
sách vở, kiến thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình để làm bài.
- Vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, lí lẽ xác đáng, trình bày khoa học, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đạt được những nội dung cơ bản sau:
QU Y
1. Giải thích
2,0
- Hình ảnh biển rộng mênh mông, núi cao sừng sững là hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ - Không cự tuyệt một giọt nước nhỏ, không từ chối một hòn đá nhỏ có
M
nghĩa là sẵn sàng đón nhận tất cả mọi nhứ dù là nhỏ bé, bình thường nhất. Điều này gợi liên tưởng đến một tâm hồn rộng mở.
KÈ
-> Câu nói trên mượn quy luật của tự nhiên để ngụ ý khuyên răn con người rằng: Nếu biết sống bao dung, nhân hậu thì con người sẽ làm được việc lớn, trở nên vĩ đại.
DẠ
Y
2. Bình luận và chứng minh - Bao dung là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương.
4,0
- Lòng bao dung sẽ cảm hoá được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy,khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa.
IA L
- Không ai là không phạm sai lầm. Vì vậy khi ta bao dung với người
khác cũng chính là là ta đang chuẩn bị cho mình "một lối đi về”. Bởi cũng sẽ đến lượt ta sa ngã, phạm lỗi lầm. Ai sẽ tha thứ cho ta nếu ta
IC
không từng biết tha thứ?
- Những người biết bao dung, vị tha sẽ luôn cảm thấy tâm hồn an yên,
OF F
thanh thản; nhận được tình yêu thương, sự kính trọng của mọi người. - Nếu sống ích kỉ, bảo thủ thì con người trở nên nhỏ bé, tầm thường…. ( HS lấy dẫn chứng trong thực tế để chứng minh) 3. Mở rộng, nâng cao vấn đề:
1,0
NH ƠN
- Bao dung, vị tha là điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Nhưng bao dung không đồng nghĩa với việc chấp nhận, dung túng cho cái xấu, cái ác lộng hành. Vì như thế sẽ rất nguy hiểm đối với xã hội.
4. Bài học
QU Y
- Phê phán những kẻ còn sống ích kỉ, bảo thủ,… 1,0
- Phải sống nhân hậu, mở lòng với tất cả mọi người - Rộng lượng, tha thứ lỗi lầm cho người khác và cho cả chính bản thân
M
mình…
Trong bài Truyện ngắn đầu tiên, K. Pauxtopxki cho rằng:
2
KÈ
Chỉ có người nào nói được với mọi người những điều mới mẻ, có ý
nghĩa và thú vị, nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra, người đó mới có thể là nhà văn.
DẠ
Y
(Bông hồng vàng và bình minh mưa, NXB văn học, 1999, tr.56)
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 11. I. Yêu cầu về kĩ năng
12,0
- Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học, biết huy động các kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả, tác phẩm để làm bài.
IA L
- Vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, lí lẽ xác đáng, trình bày khoa học, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. song cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích
IC
II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau,
1,5
OF F
- Những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị là vấn đề tư tưởng đọc đáo, sâu sắc, có giá trị nhân sinh lớn lao,… được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật độc đáo.
- Nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra là cái nhìn cuộc sống
NH ƠN
mang tính khám phá và phát hiện của nhà văn. -> Ý kiến của Pauxtopxki là một định nghĩa về nhà văn với phong cách nghệ thuật độc đáo. 2. Bình luận
Nhà văn cần phải có phong cách nghệ thuật độc đáo là bởi vì: - Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy nó đòi hỏi người sáng
QU Y
tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm. Nhà văn phải là những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có ( Nam Cao).
M
- Văn học lấy chất liệu từ cuộc sống. Hiện thực cuộc sống luôn là mảnh đất màu mỡ để nhà văn không ngừng sáng tạo. Nhưng cuộc sống dẫu đa
KÈ
dạng, phong phú vẫn có giới hạn. Vì vậy, có khi viết về một đề đề tài cũ nhưng nhà văn phải có cái nhìn khám phá những điều mới mẻ, thú vị mà người đọc không nhận ra. Có như vậy tác phẩm mới có giá trị và khơi
DẠ
Y
gợi được hứng thú ở người đọc. - Hơn nữa, phong cách nghệ thuật là yếu tố góp phần tạo nên sự phát triển đa dạng, phong phú cho văn học; là một tiêu chí để đánh giá chính xác vai trò cũng như vị trí của nhà văn trên văn đàn. Bởi chỉ những nhà
3,0
văn thực thụ, có tài năng và tâm huyết mới tạo nên cho mình những phong cách nghệ thuật độc đáo. Phong cách nghệ thuật của nhà văn được
IA L
biểu hiện qua tác phẩm cả về nội dung lẫn hình thức. Tác phẩm ấy bao
giờ cũng thể hiện cách nhìn nhận, khám phá đầy mới lạ, độc đáo về cuộc riêng và có những sáng tạo nghệ thuật độc đáo,..
IC
sống; hướng đến những nội dung, chủ đề mới; mang một giọng điệu
3. Chứng minh: Thí sinh có thể lựa chọn phân tích một tác phẩm bất kỳ
6,0
OF F
trong chương trình Ngữ văn 11; song trong quá trình phân tích, bình giá cần chú ý những điểm sau để làm sáng rõ vấn đề đặt ra trong đề bài: - Quá tác phẩm ấy, tác giả đã mang đến những cái nhìn, phát hiện mới mẻ gì về hiện thực cuộc sống?
NH ƠN
- Tác phẩm ấy đã gửi gắm đến bạn đọc những tư tưởng gì mới mẻ, sâu sắc ?
- Tác giả đã chuyển tải bức thông điệp của mình bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo như thế nào?
- Từ đó đánh giá về tác phẩm và khái quát phong cách nghệ thuật của tác giả.
QU Y
4. Đánh giá, mở rộng, nâng cao
1,5
- Đây là ý kiến đúng đắn, giúp ta thấy được tầm quan trọng của cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật của nhà văn trong quá trình sáng tác. - Nhận định đã đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp nhận:
M
+ Với người sáng tác: phải sống sâu sắc, có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, trí tưởng tượng phong phú và có tài năng nghệ thuật độc đáo.
KÈ
+ Với người tiếp nhận: phải biết trân trọng những đóng góp mới mẻ,
giá trị của nhà văn qua tác phẩm.
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI
20,0
Y
Lưu ý:
DẠ
- Giám khảo phải đánh giá chính xác bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF F
IC
IA L
- Giám khảo làm tròn điểm tổng bài thi đến 0,5 điểm
ĐỀ XUẤT ĐỀ THI DUYÊN HẢI Môn: Ngữ Văn
IA L
Lớp: 11 ĐỀ BÀI
IC
Câu 1. Nghị luận xã hội (8 điểm) Câu 2. Nghị luận văn học (12 điểm)
OF F
Phải chăng, cách để hiể u cuô ̣c số ng là “số ng”?
Trong sáng tạo văn học, đường biên thể loại thường có xu hướng bị phá vỡ, nhất là với những nhà văn tài năng.
HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. Nghị luận xã hội 1. Cắ t nghıã :
NH ƠN
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
- Số ng: trải nghiê ̣m các tra ̣ng huố ng của đời số ng bằ ng toàn bô ̣ sư ̣ số ng và tâm hồ n để cảm nhâ ̣n mo ̣i giá tri ̣của cuô ̣c số ng cũng như ý nghıã tồ n ta ̣i của bản thân.
QU Y
- Hiể u cuô ̣c số ng: Nhâ ̣n biế t cả biể u hiêṇ và bản chấ t, bề rô ̣ng và chiề u sâu, ý thức đầ y đủ về sư ̣ vâ ̣n đô ̣ng và những giá tri ̣quý giá có thể có, nắ m bắ t đươ ̣c thư ̣c tra ̣ng đang tồ n ta ̣i và mo ̣i yêu cầ u đă ̣t ra để duy trı̀ hoă ̣c thay đổ i sư ̣ tồ n ta ̣i đó, nhı̀n thấ u đươ ̣c sự phức ta ̣p cũng như mo ̣i quy luâ ̣t của đời số ng. Trung tâm của cuô ̣c số ng là con người với tấ t cả sư ̣ phức ta ̣p của nô ̣i tâm và của các mố i quan hê ̣ nên hiể u cuô ̣c số ng cũng chıń h là hiể u con người trong đời số ng của người, hiểu mình trong cuộc sống của chính mình.
M
2. Lý giải:
KÈ
a. Vı̀ sao phải số ng mới hiể u đươ ̣c cuô ̣c số ng? - Số ng, ta mới chứng kiế n hế t mo ̣i thăng trầ m của thế sư ̣, thấ y hế t mo ̣i nông sâu rô ̣ng hep̣ của đời và của lòng người, biế t đươ ̣c sư ̣ phong phú, đa da ̣ng của cuô ̣c số ng và con người.
DẠ
Y
- Trải nghiê ̣m mo ̣i tra ̣ng huố ng của đời số ng, ta mới tâ ̣n thấ y mùi vi ̣và dư âm của nó lan tỏa vào sư ̣ số ng của chın ́ h ta. Khi ấ y, ta mới thư ̣c sư ̣ cảm nhâ ̣n về cuô ̣c số ng mô ̣t cách cu ̣ thể , chân thực nhấ t. - Hòa mı̀nh vào đời số ng, số ng bằ ng toàn bô ̣ con người (thể chấ t và tinh thầ n, hiể u biế t và cảm xúc, tı̀nh cảm), ta mới thư ̣c sư ̣ giao cảm với cuô ̣c số ng, với con người. Sự giao cảm sẽ giúp con người cảm nhâ ̣n cuô ̣c số ng mô ̣t cách sâu sắ c nhấ t. b. Vì sao phải sống mới hiểu được chính mình như một phần của đời sống?
- Khi sống, ta mới bộc lộ hết mọi khả năng, hạn chế, mọi trạng thái tính cách, tâm lý của bản thân. Sống khi ấy tựa như dư ̣ng lên mô ̣t tấm gương để ta soi vào mà tự nhận diện chính mình.
IC
IA L
- Khi sống là khi ta đặt mình trong các mối quan hệ của đời sống. Đó là lúc chúng ta sẽ phải tự điều chỉnh bản thân để hoặc thích nghi, hoặc chủ động thay đổi bên trong hoặc tác động làm thay đổi thế giới bên ngoài. Dù thế nào, đó cũng là cách để biết mình, hiểu mình và làm chủ bản thân mı̀nh.
OF F
- Khi sống, đặt mình trước những tình huống của đời sống, ta sẽ nhận biết cuộc sống và phát hiện ở mı̀nh những điề u mà nế u không ở vào tıǹ h thế ấ y se ̃ bi ̣ còn khuấ t lấ p, ẩ n kı́n đi. Hiểu mình, trải nghiê ̣m cuô ̣c đời, ta sẽ có cơ sở để hiểu hơn về đời, về người. c. Phải số ng như thế nào để hiể u cuô ̣c số ng tro ̣n veṇ và đúng đắ n nhấ t?
NH ƠN
- Số ng hế t mı̀nh, tro ̣n veṇ với chı́nh mı̀nh, với con người và cuô ̣c số ng xung quanh - se ̃ không phải nuố i tiế c về bấ t kı̀ điề u gı̀ trong toàn bô ̣ quá trı̀nh số ng của chı́nh mı̀nh. - Số ng nghiêm túc, tı̉nh táo, và thâ ̣n tro ̣ng - se ̃ không mắ c sai lầ m, không làm những viê ̣c vô bổ , vô ı́ch, không bỏ lỡ những điề u đáng quý, đáng tro ̣ng, không lañ g quên, vô tın ̀ h với mo ̣i điề u xảy ra. - Số ng có trách nhiêm ̣ - đó là cách để thực sư ̣ gắ n bó với cuô ̣c số ng, với con người. Sự gắ n bó là điề u kiê ̣n cầ n thiế t để giao cảm và thấ u hiể u. 3. Bàn luâ ̣n, đánh giá:
QU Y
- Không phải tấ t cả những ai đang có mă ̣t trong cuô ̣c đời này đề u đang “số ng”. Cầ n phân biê ̣t “số ng” và “tồ n ta ̣i”. Nế u chı̉ “tồ n ta ̣i”, thı̀ dù có kéo dài tới trăm năm vẫn không thể hiể u đươ ̣c điề u gı̀ đáng kể . Chı̉ khi thư ̣c sư ̣ “số ng”, thư ̣c sư ̣ trải nghiê ̣m và đúc kế t, ta mới có thể nhâ ̣n thức đươ ̣c về cuô ̣c số ng, về con người.
M
- Từ viê ̣c hiể u cuô ̣c số ng, hiể u con người, mỗi người sẽ có cơ sở, có căn cứ để hiể u hơn về chı́nh mı̀nh với tấ t cả ưu nhươ ̣c, thành ba ̣i, khát vo ̣ng và thực tế , điề u mı̀nh từng nghı ̃ và điề u người đánh giá, về mı̀nh.
KÈ
- Khi cách tố t nhấ t để hiể u cuô ̣c số ng và hiể u chıń h mı̀nh là số ng, thı̀ lư ̣a cho ̣n cách số ng, xác đinh ̣ mu ̣c tiêu cuô ̣c số ng và trải nghiê ̣m tấ t cả những gı̀ đế n với cuô ̣c đời của chıń h mı̀nh là viêc̣ mỗi người cầ n làm và phải làm mô ̣t cách tố t nhấ t có thể .
Y
- Bı̀nh tıñ h số ng, châ ̣m raĩ cảm nhâ ̣n cuô ̣c số ng và lắ ng nghe chıń h mı̀nh, chúng ta se ̃ hiể u và làm chủ đươ ̣c cuô ̣c số ng và làm chủ bản thân.
DẠ
- Khi có thể hiể u cuô ̣c số ng, hiể u chı́nh mı̀nh, ta sẽ không bi ̣bấ t ngờ trước điề u xảy ra, không sơ ̣ haĩ khi đố i mă ̣t với những điề u tồ i tê ̣ (bao gồ m cả cái chế t). Câu 2. Nghị luận văn học 1. Bản chất vấn đề:
- Sáng tạo văn học: quá trình nhà văn - bằng hiểu biết, trải nghiệm, cá tính và tài năng - tạo ra tác phẩm với tư cách là một sản phẩm nghệ thuật.
IA L
- Đường biên thể loại: ranh giới phân biệt thể loại này với thể loại khác, thường được nhận ra bằng những dấu hiệu đặc trưng riêng biệt. Những nhà văn tài năng luôn có xu hướng vận dụng những phương tiện, biện pháp, chất liệu... của các thể loại khác nhau trong quá trình sáng tạo tác phẩm.
IC
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
OF F
- Thể loại văn học là những loại hình, phương thức cấu tạo nên văn học nhằm tái hiện đời sống một cách trực quan và sinh động. Từ xưa, các thể loại văn học đã được phân chia một cách đa dạng và phức tạp. Trong sự vận động và phát triển của văn học, các thể loại trong văn học dần dần được mở rộng để đáp ứng nhu cầu biểu đạt của người sáng tác.
QU Y
NH ƠN
- Mỗi thể loại trong văn học đều mang một ý nghĩa và phương thức phản ánh khác nhau. Mỗi cách phản ánh của từng thể loại thường có tính quy luật và có tính hữu hạn. Quy luật nằm ở số lượng mỗi thể văn, thể thơ thường chỉ ứng với tinh thần cảm nhận, tư duy về ngôn ngữ, yêu cầu của người sáng tác cũng như tương quan với nhịp độ sống, phong cách sống, văn hóa sống của mỗi dân tộc. Hữu hạn là vì mỗi thể loại có phương thức phản ánh riêng xét từ hình thức tới nội dung (như thơ chỉ để hướng tới khám phá, biểu hiện nội tâm, hay văn xuôi chỉ để hướng tới khám phá bức tranh đời sống rộng lớn). Vì thế, để mở rộng khả năng biểu đạt, các thể loại thường có sự giao thoa, lấy chất liệu, phương tiện, cách thức của thể loại này vận dụng vào thể loại kia như một thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Cách vận dụng này không chỉ để thể hiện nhu cầu nội tại của người sáng tác mà còn để đáp ứng những nhu cầu thưởng thức ngày càng được mở rộng, nâng cao của độc giả. 2. Các dạng thức tiêu biểu:
- Chất thơ trong văn xuôi (truyện ngắn, tiểu thuyết) - Chất văn xuôi (màu sắc tự sự) trong thơ.
M
- Chất kịch trong truyện.
KÈ
- Chất thơ trong kịch...
Y
(Thí sinh không nhất thiết phải khảo sát tất cả các dạng thức của hiện tượng giao thoa thể loại. Điều quan trọng là phải lựa chọn chuẩn xác, phân tích sâu sắc biểu hiện và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng yếu tố thuộc đặc trưng của thể loại này trong tác phẩm thuộc thể loại kia.)
DẠ
3. Ý nghĩa, giá trị. - Mở rộng phạm vi phản ánh và khả năng chuyển tải cho tác phẩm. - Tạo nên nét độc đáo trong phong cách tác giả.
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
IA L
TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC
ĐỀ ĐỀ XUẤT DUYÊN HẢI VÀ ĐBBB Năm học 2018-2019 Môn: Ngữ văn – Lớp 11 (Thời gian làm bài 180’) ----------------------------
IC
Câu 1 (8 điểm):
OF F
“Có một gã khổng lồ đang say ngủ trong mỗi con người. Khi gã khổng lồ đó thức giấc, những phép màu sẽ xảy ra”- Frederick Faust. (Trích “Ba người thầy vĩ đại”, Robin Sharma, Nguyễn Xuân Hồng dịch, Nxb Lao động, 2017, tr.127) Anh/ Chị hãy viết một bài văn nghị luận về “một gã khổng lồ” theo quan điểm của chính mình.
NH ƠN
Câu 2 (12 điểm):
Trong tập tiểu luận, phê bình “Giăng lưới bắt chim”(NXB Trẻ, 2016, tr.17), Nguyễn Huy Thiệp cho rằng: “Tác phẩm dù hay ho đến đâu đi chăng nữa, nhà văn cũng sẽ hiện ra trước mắt chúng ta như một người nông nổi, một người nông nổi hết sức đáng thương, một kẻ bất hạnh- nhưng tốt bụng”.
QU Y
Anh/ Chị hãy bình luận ý kiến trên và làm sáng tỏ qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 11. -------------- Hết ---------------
M
Người ra đề: Trần Hoài Anh- GV Văn
KÈ
Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc ĐT: 0984338439
DẠ
Y
Email: anhthcvp@vinhphuc.edu.vn
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
IA L
TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT DUYÊN HẢI VÀ ĐBBB Năm học 2018-2019 Môn: Ngữ văn – Lớp 11 ----------------------------
IC
A. YÊU CẦU CHUNG
OF F
- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản
NH ƠN
của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa. - Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (8,0 điểm)
QU Y
a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. - Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
M
b.Về kiến thức:
KÈ
- Học sinh có thể bày tỏ những suy nghĩ khác nhau về “một gã khổng lồ” trong mỗi con người: đó có thể là sự sáng tạo, sự dũng cảm, sự chủ động dấn thân, sự tự tin, sự quyết liệt theo đuổi mục tiêu… Khi một trong những phẩm chất này được đánh thức,
DẠ
Y
con người có thể làm được nhiều điều kì diệu.
Nội dung
Điểm
1
Giải thích
1,0
IA L
Ý
- “Một gã khổng lồ đang say ngủ”: cách diễn đạt hình ảnh chỉ một
IC
trong những phẩm chất tiềm ẩn trong mỗi con người như: sự sáng tạo,
sự dũng cảm, sự chủ động dấn thân, sự tự tin, sự quyết liệt theo đuổi mục
OF F
tiêu, tình yêu thương…
- “Khi gã khổng lồ đó thức giấc, những phép màu sẽ xảy ra”: khi một trong những phẩm chất tiềm ẩn trên được bộc lộ, con người có khả năng làm được nhiều điều kì diệu, phi thường, làm thay đổi chính bản thân
NH ƠN
mình và thay đổi cuộc sống xung quanh.
(Học sinh cần chọn và chốt lại về “gã khổng lồ” theo quan điểm của cá nhân, giám khảo sẽ đánh giá được học sinh đang mong muốn, khao khát có được và đánh thức được phẩm chất nào trong mình) 2
Bàn luận: Học sinh cần chọn lấy một phẩm chất (một gã khổng lồ) còn 5,0
QU Y
tiềm ẩn trong mỗi con người để bàn luận. VD: sự dũng cảm dám chấp nhận thử thách.
- Cuộc sống của mỗi người luôn có nhiều khó khăn, thử thách: có người sinh ra trong gia đình nghèo khó, lại có kẻ mồ côi, người thì phải đi học xa
M
nhà, người lại hay gặp cảnh “học tài thi phận”, lận đận công danh sự nghiệp… Vô vàn khó khăn thử thách luôn đặt ra cho mỗi người trong mỗi
KÈ
giai đoạn cuộc đời. - Trước mỗi khó khăn thử thách, đôi khi chúng ta hèn nhát không dám đối
Y
diện và vươn lên. Lúc đó có “một gã khổng lồ” đang say ngủ đó là sự dũng
DẠ
cảm dám đối diện và vượt qua khó khăn thử thách. Chúng ta phải đánh thức phẩm chất tiềm ẩn đó (chứ không để sự hèn nhát chi phối cuộc đời) bằng cách: học hỏi những người xung quanh, tìm những người cùng chí hướng
để luôn được khích lệ và động viên, quyết tâm hành động…
IA L
- Khi sự dũng cảm được đánh thức, có nhiều phép màu xảy ra, con người có thể làm được nhiều điều kì diệu:
IC
+ trở thành một con người hoàn toàn mới mẻ: từ nhút nhát rụt rè và luôn sợ hãi trở thành người dũng cảm.
OF F
+ dám đương đầu mọi khó khăn thử thách, làm nên nhiều kỳ tích trong học hành, thi cử, thậm chí trở thành những người nổi tiếng.
+ họ không chỉ giúp được chính mình mà còn giúp được nhiều người khác trở nên dũng cảm, mạnh mẽ như mình, lan tỏa lối sống tốt đẹp ra cả xã hội,
(Lưu ý:
NH ƠN
sang các quốc gia khác…
-Học sinh cần kết hợp được lí lẽ với các dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề.
QU Y
-Vì đây là dạng đề mở, nên học sinh có thể lựa chọn các phẩm chất khác. Tuy nhiên ở phần bàn luận, học sinh cần làm rõ được vấn đề trọng tâm: phẩm chất tiềm ẩn ấy khi được đánh thức, con người có thể làm được những điều kì diệu gì?) 3
M
Bài học nhận thức và hành động - Để hiểu được phẩm chất tiềm ẩn của mình, mỗi người cẫn nỗ lực nhìn lại
KÈ
chính mình, cố gắng hiểu mình, tự trả lời câu hỏi: mình là ai? mình có điểm mạnh điểm yếu gì?, mình cần làm gì để sống tốt hơn?
Y
- Việc hiểu được những phẩm chất tiềm ẩn trong mỗi con người khiến
DẠ
chúng ta có cách nhìn nhận đánh giá người khác một cách toàn diện, biết trân trọng cá tính của từng người, biết khơi dậy điều tốt đẹp của những người xung quanh.
2,0
Câu 2 (12,0 điểm)
IA L
a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác
IC
lập luận.
OF F
- Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức:
NH ƠN
- Học sinh hiểu đúng nhận định, lựa chọn được những tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn lớp 11 để làm rõ ý kiến của nhà văn, nhà phê bình văn học Nguyễn Huy Thiệp. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: Nội dung
1
Giải thích nhận định:
QU Y
Ý
- Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn đương đại Việt Nam với nhiều góc nhìn mới mẻ, táo bạo trong sáng tác văn chương và trong lý luận phê bình văn học.
KÈ
M
- Bằng những trải nghiệm sâu sắc về nghệ thuật và hiểu rõ những dấu ấn cá nhân của nhà văn trong sáng tác, ông cho rằng: “Tác phẩm dù hay ho đến đâu đi chăng nữa, nhà văn cũng sẽ hiện ra trước mắt chúng ta như một người nông nổi, một người nông nổi hết sức đáng thương, một kẻ bất hạnh- nhưng tốt bụng”.
DẠ
Y
=> Câu nói đã khái quát vấn đề về dấu ấn riêng của nhà văn, phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn trong tác phẩm. Mỗi sáng tác văn học là sự ghi dấu cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ với những rung cảm thẩm mĩ sâu sắc.
Điểm 2,0
Bàn luận, chứng minh:
8,0
a,
Bàn luận:
2,0
IA L
2.
- Tác phẩm văn học không chỉ phản ánh hiện thực đời sống, mà còn
IC
là nơi ghi lại dấu ấn, gương mặt riêng của tác giả. Bởi mỗi sáng tác đều là “con đẻ tinh thần” của người nghệ sĩ.
OF F
- Mỗi nhà văn đều có một thế giới nội tâm và tinh thần riêng. Thế giới đó rất giàu cảm xúc, nhiều góc khuất, đó là sự nông nổi, đáng thương, bất hạnh… Thế giới tinh thần đó có cơ sở từ truyền thống văn hóa của quê hương, nếp sống của gia đình và cá tính riêng của
NH ƠN
mỗi nhà văn (VD: Nguyên Hồng nhạy cảm, hay khóc; Nam Cao trăn trở suy tư; Nguyễn Tuân ngang tàng, ngông…).
- Nhưng dù có nhiều tâm sự, nhiều cá tính, họ đều là những người nghệ sĩ “tốt bụng”- có tấm lòng thiên lương, trong sáng, sáng tác văn học để giãi bày, để chia sẻ, để thể hiện quan điểm về cái đẹp, để tuyệt lộ…
QU Y
bảo vệ lẽ phải, để cất tiếng thay cho những con người cùng đường
→ Quan điểm của Nguyễn Huy Thiệp cho ta nhận diện được gương mặt cá nhân, dấu ấn và cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật riêng của mỗi người nghệ sĩ.
Chọn một vài tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11 để làm sáng
M
b,
KÈ
tỏ (học sinh có thể lấy các dẫn chứng khác nhau nhưng phải phân tích được gương mặt cá nhân, dấu ấn và cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật riêng của mỗi người nghệ sĩ. Dưới đây chỉ là một
DẠ
Y
số gợi ý):
Vội vàng- Xuân Diệu:
-Xuân Diệu hiện ra trước mắt người đọc với một cái tôi nông nổi, bồng bột, nhìn đời bằng cặp mắt “xanh non biếc rờn”, đắm say vồ
6,0
vập tận hưởng mọi khoảnh khắc và vẻ đẹp trần thế.
IA L
- Xuân Diệu cũng ghi lại dấu ấn cá nhân trong bài thơ với một cái tôi buồn bã, tiếc thương trước sự trôi chảy của thời gian.
OF F
IC
- Đứng trước khoảng thời gian luôn chảy trôi và quy luật phai tàn của vạn vật, Xuân Diệu vẫn lạc quan với triết lí sống giục giã, sống vội vàng, muốn “ôm”, “riết”, “say”, “thâu”, “cắn”… mọi thanh sắc của cuộc đời => nhà thơ đã ghi dấu ấn cảm xúc thẩm mĩ, con người của mình trong sáng tác văn chương.
NH ƠN
* Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử
- Sự nông nổi, đáng thương, bất hạnh của cái tôi Hàn Mặc Tử trong bài thơ là những cảm xúc chân thành, tha thiết trước cảnh khu vườn thôn Vĩ và có mặc cảm chia lìa, dự cảm về cái chết. - Tuy nhiên hồn thơ Hàn Mặc Tử vẫn ghi dấu ấn riêng ở khát khao tình đời, tình người. Trong nỗi đau thể xác và tinh thần, nhà thơ vẫn hướng về sự sống với một tấm lòng yêu thương và tràn đầy hi vọng.
QU Y
* Hai đứa trẻ- Thạch Lam
M
- Trên trang văn, Thạch Lam hiện lên là một người nghệ sĩ từ cuộc đời và những tâm sự “đáng thương” của mình, có những đồng cảm và suy tư sâu sắc trước cuộc sống nghèo khổ của những con người nơi phố huyện tăm tối.
DẠ
Y
KÈ
- Trong tác phẩm, Thạch Lam thể hiện một cái tôi “tốt bụng”, đôn hậu và nhạy cảm, nhìn thấy được “ánh sáng” tiềm ẩn bên trong những con người nhỏ bé: lòng trắc ẩn của Liên, tâm hồn ngây thơ của An, sự ngóng đợi những đổi thay sắp tới của gia đình bác Xẩm, bác phở Siêu, mẹ con chị Tí, khát vọng hướng tới ánh sáng và tương lai (qua cảnh đợi tàu). *Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân - Cái tôi của Nguyễn Tuân trên trang văn đầy sự ngang tàng (thể
hiện qua khí phách và bản lĩnh của Huấn Cao).
IA L
- Cái tôi của Nguyễn Tuân luôn trăn trở khao khát và hướng về cái Đẹp, cái Thiện (thể hiện qua cảnh cho chữ và cái vái lạy của quản ngục).
3.
OF F
IC
(Lưu ý: Trong quá trình phân tích dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ trong mỗi tác phẩm, học sinh phải phân tích được những phương tiện nghệ thuật để thể hiện cái tôi cá nhân, phong cách riêng của nhà văn) Đánh giá, tổng kết:
- Ở những tác phẩm văn học hay, có giá trị, nhà văn phải là người
NH ƠN
phơi trải và thể hiện hết con người của mình lên trang giấy (ở mọi góc độ vui buồn, mọi góc khuất của cảm xúc, suy nghĩ). Đó là quá trình người nghệ sĩ “như con tằm rút ruột nhả tơ”, giãi bày lòng mình, tái hiện mình trên trang viết.
- Những rung động thẩm mĩ là cần thiết trong sáng tạo nghệ thuật,
QU Y
tuy nhiên nhà văn còn phải là người có tài năng thật sự thì dấu ấn, cái tôi, gương mặt mình mới thật sự “đóng dấu triện” riêng, mới để lại “dạng vân chữ” (chữ dùng của Lê Đạt) trong sáng tác. => Một tác phẩm văn học chân chính cần có dấu ấn cá nhân độc
M
đáo.
KÈ
- Tiếp nhận văn học phải là quá trình bạn đọc ghi nhớ được gương mặt riêng của mỗi nhà văn. Một nền văn học lớn là nền văn học có
Y
nhiều cá tính sáng tạo.
DẠ
Người ra đề: Trần Hoài Anh- GV Văn Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc ĐT: 0984338439 Email: anhthcvp@vinhphuc.edu.vn
2,0
Y
DẠ
KÈ
M QU Y NH ƠN
OF F
IC
IA L