2 minute read

Hình 1. 1. Cấu trúc không gian của SiO2

Bảng 1. 2. Bảng thống kê sự tăng trưởng GDP của ngành sơn Việt Nam năm 2015 – 2020 [2]

Năm Lượng tiêu thụ (triệu lít) Thu được (tỉ USD) GDP (%)

Advertisement

2015 419,8 3,31 6,24 2016 443,4 4,10 6,51 2017 472,8 8,03 6,72 2018 461.2 8,35 6,92 2019 492.5 8,92 7,36 2020 495,2 7,05 3,42

Thời tiết khí hậu mùa hè nắng gắt hay màu đông lạnh buốt những ngôi nhà được thiết kế từ vật liệu bê tông, mái tôn sẽ làm độ dẫn nhiệt lớn và hấp thụ lượng nhiệt lớn từ bên ngoài vào trong nhà làm nhiệt độ trong nhà sẽ gần như ngang bằng với ngoài trời. Đây là nỗi lo lắng và đem lại sự khó chịu cho con người gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và các trang thiết bị nội thất. Vì vậy việc lựa chọn sơn cách nhiệt là giải pháp hiệu quả và thuận tiện nên được áp dụng rộng rãi trong đời sóng. 1.2. Tổng quan về chất phủ 1.2.1. Chất phủ [11] 1.2.1.1. Định nghĩa sơn phủ

Chất phủ là một lớp bảo vệ được phủ lên bề mặt của một vật thể, thường được gọi là chất nền. Mục đích của việc sử dụng chất phủ có thể là trang trí, thêm chức năng đặc biệt hoặc bao gồm cả hai. Bản thân chất phủ có thể là một lớp phủ toàn bộ, bao phủ hoàn toàn lớp nền hoặc chỉ một phần của lớp nền.

Tất cả những đồ vật, vật dụng đều có thể bị tổn thương bề mặt dưới sự tác động của môi trường không khí bên ngoài (sự oxi hóa, sự ăn mòn) do ảnh hưởng của sức nóng mặt trời, mưa, sương,...sẽ khiến cho các vật liệu bằng sắt bị gỉ, gỗ bị mục,…

Ngoài ra một số vật dụng khi sử dụng hàng ngày thường xuyên bị trầy xướt, nứt nẻ, bào mòn. Để giảm tối thiểu các mức thiệt hại trên, người ta sử dụng một số lớp phủ khác nhau trên các bề mặt để bảo vệ chúng. Những đôi khi lớp phủ được dùng để trang trí với nhiều màu sắc đa dạng, làm bóng, làm nhẵn mịn các đồ vật xù xì, không đều đặn bị lỗi trong quá trình sản xuất. Từ các yếu tố kể trên, tất cả các lớp phủ đều có 2 chức năng: bảo vệ và trang trí.

This article is from: