4 minute read

Sơ đồ 1. 1.Hạt nanosilica được tổng hợp bằng phương pháp kết tủa

KÍ HIỆU CỤM TỪ VIẾT TẮT ASTM TCVN BĐ BTT CFE CSV BSC CTM DBP DOP DTH EP YD-128 ISO PEPA PU SBTT SCN-BSC SCN-BSC-BTT SCN-GS SCN-NĐ SCN-O SCTA Tiêu chuẩn Mỹ Tiêu chuẩn Việt Nam Bột độn Bột thủy tinh Cacdarnol- formaldehyt-epoxy Cao su vòng Bột silica Chất tạo màng Đibutylphtalat O-dioctylphtalat Dầu trùng hợp Nhựa epoxy 128 Tiêu chuẩn quốc tế Polyetylen polyamin Polyuretan Sơn bột thủy tinh Sơn nâu đỏ - bột silica Sơn nâu đỏ- bột silica và bột thủy tinh. Sơn cách nhiệt ghi sáng Sơn cách nhiệt nâu đỏ Sơn nâu đỏ không có phụ gia cách nhiệt Sơn cách nhiệt - cát thạch anh

LỜI MỞ ĐẦU

Advertisement

Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, nhất là các ngành kỹ thuật, công nghiệp và xây dựng đang phát triển không ngừng để góp phần vào công cuộc chuyển mình của đất nước.

Sự phát triển đó chính là nền tảng cho sự lớn mạnh của ngành công nghiệp sản xuất sơn và vật liệu phủ (sản xuất sơn và chất phủ tại Việt Nam năm 2020 đạt sản lượng 345 triệu lít với giá trị 994 triệu đô la Mỹ).

Một công trình không thể hoàn hảo nếu thiếu sơn, hay các thiết bị không thể được bảo vệ nếu không được sơn. Sơn không chỉ giúp bảo vệ bề mặt, mà còn giúp lan tỏa màu sắc, mang vẻ đẹp vào cuộc sống và môi trường xung quanh. Sơn không chỉ là thứ phủ bên ngoài gỗ hay tường, xi măng hay vữa, sắt thép hay nhựa. Sơn là màu sắc tạo nên vẻ quyến rũ, tạo cảm giác vui vẻ, tôn vinh sự sáng tạo và vẻ đẹp.

Do đó, sơn đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng trong đời sống và đang đáp ứng nhu cầu thiết yếu của thị trường và cũng là bước đệm quan trọng của các ngành công nghiệp khác.

Bên cạnh đó, thiên nhiên đang ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu bất thường, con người dễ dàng cảm nhận sự thay đổi khi mùa hè nóng nực hơn và khi mùa đông lạnh sâu hơn. Bên cạnh những nỗ lực làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu và “Sơn phủ nano cách nhiệt ”sẽ là một giải pháp giải quyết hiệu quả cho hiện tượng trên.

Chúng em nhận thấy được đề tài về sơn phủ cách nhiệt thật sự đang là nhu cầu cấp thiết của thị trường hiện nay và cũng nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy Th.S Nguyễn Quang Thái, chúng em đã tìm hiểu, học hỏi thêm những kiến thức và giúp chúng em hiểu rõ về quy trình sản xuất các loại sơn.

Qua đó, chúng em thấy cần phải nỗ lực học hỏi nhiều hơn nữa để mở rộng kiến thức chuyên ngành chuẩn bị hành trang cho tương lai. Nhóm xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự ra đời của sơn bắt nguồn từ loài người cổ xưa sử dụng các vật liệu thiên nhiên sẵn có để tạo các bức tranh trên bề mặt nền đá của các hang động nhằm ghi lại hình ảnh cuộc sống thường ngày cho các thế hệ sau. Những bức tranh được các nhà khảo cổ học thế giới cho là minh chứng đầu tiên của sơn với niên đại khoảng 25.000 năm.

Ở Việt Nam, lịch sử của sơn ra đời chậm hơn khi ông cha ta cách đây khoảng 400 năm trước đã ghi dấu ấn bằng cách biết dùng sơn từ cây sơn mọc tự nhiên để trang trí và bảo vệ cho các pho tượng thờ bằng gỗ, các tấm hoành phi câu đối. Sau hàng trăm năm, lớp sơn bảo vệ này chất lượng hầu như không thay đổi.

Hiện nay nhắc đến sơn, chủ yếu đó là sơn nhà hoặc sơn nội thất. Sự phát triển của ngành sơn đi cùng với sự phát triển tiến bộ của xã hội. Sơn có tác dụng trang trí, làm đẹp và bảo vệ sản phẩm bền vững với thời gian.

Hiện nay nhu cầu về vật liệu sơn phủ là rất lớn, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cỡ khoảng 5%, cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp và bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng... đang được đặc biệt quan tâm thì vấn đề nghiên cứu không chỉ là tạo ra các loại sơn chất lượng cao, hạ giá thành, mà việc nghiên cứu hướng tới ứng dụng các loại sơn đặc trưng có khả năng cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng đang được hết sức chú ý hiện nay. Bảng 1. 1. Bảng phân loại thị trường sơn Việt Nam [1] Phân khúc Thị phần Cao cấp (các thương hiệu lớn) 35 % Tốt (các thương hiệu trung bình – khá) 25% Trung bình (các thương hiệu nhỏ) 15% Còn lại (thương hiệu sản xuất nội địa) 15%

Nếu xét về tiềm năng thì ngành sơn còn nhiều cơ hội và cơ hội rất lớn để phát triển. Song song đó cũng là sự cạnh tranh gay gắt, khi số doanh nghiệp sơn tính cho tới đến năm 2020 đã tăng lên với con số 600 doanh nghiệp. Thống kê ở năm 2020 cho thấy doanh nghiệp nội chỉ chiếm 40% thị trường, phần lớn hơn dành cho sơn ngoại với một vài thương hiệu có tiếng.

This article is from: