2 minute read
Hình 1. 2. Silica được tổng hợp bằng phế phẩm nông nghiệp
from BÁO CÁO ĐỒ ÁN ĐỀ TÀI TÌM HIỂU QUY TRÌNH TỔNG HỢP SƠN CÁCH NHIỆT CHO TƯỜNG TỪ PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP
Một số loại có thể dùng làm lớp phủ cho bề mặt như sơn, giấy dán, tấm nhựa, tấm film, mạ bạc và mạ Crom... Nhưng không có bất kỳ một lớp phủ nào tiện lợi hơn sơn, có thể áp dụng cho bất kỳ bề mặt, hình dạng và kích thước khác nhau của vật thể. 1.2.1.1. Định nghĩa chất phủ nano
Chất phủ nano là phủ lên bề mặt một lớp sơn nano mỏng có cấu trúc hạt siêu nhỏ tác dụng bảo vệ bề mặt vật liệu. Chất phủ nano sẽ kết tinh lại thành một lớp cấu trúc phân tử trong suốt và chắc chắn trên bề mặt sản phẩm, nhờ đó tăng cường khả năng bảo vệ bề mặt, giảm trầy xước và giữ độ sáng bóng lâu hơn.
Advertisement
Chất phủ nano cung cấp các giải pháp hiệu quả về chi phí cho các ngành công nghiệp có các ứng dụng và yêu cầu hiệu suất khắt khe. Chất phủ nano đã bắt kịp được xu hướng toàn cầu đang thay đổi như nhu cầu về tính đa chức năng, thấm nước, VOCs thấp và chất phủ có nguồn gốc sinh học.
Không giống như các chất phủ truyền thống, chất phủ nano có thể mang lại nhiều chức năng cho một lớp phủ như: kháng khuẩn, kháng virus, chống bụi bẩn và nước, tăng cường tuổi thọ sản phẩm, độ cứng, duy trì độ bóng, chống ăn mòn, cách nhiệt và chống cháy, ổn định bức xạ tia cực tím, chống vẽ bậy và tự làm sạch.
Việc sử dụng vật liệu nano sẽ giúp cải thiện hiệu suất trong các lớp phủ chống mài mòn, chống ăn mòn, đồng thời thể hiện sự tăng cường đáng kể về độ bền ngoài trời, cũng như cải thiện đáng kể độ cứng và tính linh hoạt so với các lớp phủ truyền thống. 1.2.2. Định nghĩa sơn
Sơn là một hỗn hợp đồng nhất trong đó có chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục có khả năng bám dính lên bề mặt vật chất. Hỗn hợp được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi tùy theo chất của mỗi loại sản phẩm.[11]
Để đảm bảo tuổi thọ và chất lượng trang trí cao, sơn cần phải thỏa mãn các yêu cầu chính sau: sơn phải mau khô (không quá hơn 24 giờ sau khi sơn), có tính co giãn tốt, có độ bền cơ học cao, chịu được va chạm, bền với thời tiết, có tính bám dính cao vào vật liệu cần sơn, có mặt nhẵn bóng, màu sắc phù hợp. Ngoài ra hiện nay sơn cần phải có thêm các tính năng như độ cách điện, cách nhiệt, cách âm, chịu ẩm ướt, không ngấm nước, bền nhiệt và bền hóa học, đảm bảo điều kiện vệ sinh…
Các loại sơn thông dụng [12]