2 minute read
Hình 1. 3. Cấu tạo và tác dụng của sơn cách nhiệt trên bề mặt tường Hình 1. 4. So sánh đặc tính phản xạ ánh sáng mặt trời của sơn chống nóng và sơn
from BÁO CÁO ĐỒ ÁN ĐỀ TÀI TÌM HIỂU QUY TRÌNH TỔNG HỢP SƠN CÁCH NHIỆT CHO TƯỜNG TỪ PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP
Sơn dầu là loại sơn phổ biến ở trên thị trường, được dùng để sơn kim loại, gỗ và bê tông. Sơn dầu được sản xuất ở hai dạng: sơn đặc chứa 12 – 25% dầu và loãng chứa 30 – 35% dầu (so với khối lượng chất tạo màu).
Sơn men chứa nhiều chất kết dính nên mặt sơn dễ bong. Sơn men có độ bền ánh sáng và chống mài mòn tốt, mau khô. Chúng được dùng dể sơn kim loại, gỗ, bê tông, mặt vữa ở phía trong và phía ngoài nhà. Sơn men ankit, epôxit và ure – fomaldehytankin là những loại sơn phổ biến hiện nay.
Advertisement
Sơn ankin gồm có nhiều loại sơn với tính ổn định nước, chống tác dụng của kiềm, độ bền và tuổi thọ khác nhau. Sơn Epoxy có độ bền hóa học, bền nước cao, dùng để chống ăn mòn cho kim loại và gỗ. Sơn ure – fomaldehyt có độ bền nước cao dùng để sơn phủ ngoài trang thiết bị.
Sơn pha nước và nhựa bay hơi trên nền khoáng chất loại sơn này bền kiềm và bền ánh sáng, được chia ra thành 3 loại: sơn vôi, sơn silicat, sơn xi măng.
Sơn vôi dùng sơn tường gạch, bê tông và vữa cho mặt chính và bên trong nhà.
Sơn silicat dùng cho mặt chính của nhà ở nơi có độ ẩm bình thường và độ ẩm cao. Sơn silicat rất kinh tế và có tuổi thọ cao hơn sơn peclovinyl, sơn vôi và sơn cazêin.
Sơn xi măng là loại sơn có dung môi là nước. Sơn polime-xi măng được chế tạo từ chất tạo màu bền kiềm, bền ánh sáng cùng với xi măng và nhựa tổng hợp. Sơn polime-xi măng có màu sắc khác nhau phục vụ cho công tác thi công vào những mùa khác nhau
Những thành phần cơ bản của sơn phủ [12] - Chất kết dính (nhựa): là chất kết dính cho tất cả các bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất kết dính sử dụng trong sơn được xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng. Chất kết dính phải bảo đảm về khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền màng. - Bột độn (Extender): được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải thiện một số tính chất như tính chất của màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt…), khả năng thi công, kiểm soát độ lắng…