9 minute read
thế giới tự nhiên dưới góc độ hóahọc
from PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ HÓA HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC BÀI ALKANE
1.3. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học góp phần phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học. 1.3.1. Dạy học dự án 1.3.1.1. Khái niệm Dạy học dự án là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm DH hướng vào người học, quan điểm dạy học vào hoạt động và quan điểm DHTH. Theo tác giả Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014) “DHDA là hình thức (phương pháp) dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu được. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao từ việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án và đánh giá kết quả thực hiện”. [2, tr 29] Tác giả Lê Kim Long và Nguyễn Thị Kim Thành, “Dạy học theo dự án (Project Based Learning) là một hình thức của hoạt động học tập, trong đó nhóm người học xác định một chủ đề làm việc, thống nhất về một nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra được”. [5, tr 267] Như vậy, DHDA là một hoạt động học tập trong đó người học/ nhóm người học thực hiện nhiệm vụ học tập tạo ra được sản phẩm đã được xác định mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện và được đánh giá kết quả thực hiện. 1.3.1.2. Các đặc điểm của dạy học dự án Định hướng vào HS - Chú ý đến hứng thú của người học, tính tự lực cao: HS trực tiếp tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân, khuyến khích tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, sáng tạo của người học. GV đóng vai trò là người tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ. - Người học được cộng tác làm việc, lựa chọn nhiệm vụ phù hợp: Các dự án được thực hiện theo nhóm, có sự cộng tác và phân công việc giữa các thành viên trong nhóm, rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa GV và HS cũng như các lực lượng xã hội tham gia và dự án.
Định hướng vào thực tiễn - Gắn liền với hoàn cảnh: Chủ đề dự án xuất phát từ tình huống của thực tiễn nghề nghiệp, đời sống xã hội, phù hợp với trình độ người học. - Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án gắn liền học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội, địa phương, gắn với môi trường, mang lại rác động tích cực. - Kết hợp lý thuyết và thực hành: Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học. - Dự án mang nội dung tích hợp: Kết hợp tri thức của nhiều môn học hay lĩnh vực khác nhau để giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. Định hướng vào sản phẩm Các sản phẩm được tạo ra, không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà còn tạo ra sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. 1.3.1.3. Các giai đoạn của dạy học dự án Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu dự án GV và HS có thể cùng nhau đề xuất ý tưởng về dự án hoặc GV giới thiệu một số hướng của đề tài để HS chọn dự án. Giai đoạn 2: Thiết kế dự án Để đảm bảo cho người học tham gia tích cực vào quá trình học tập, GV cần có kế hoạch và chuẩn bị thích hợp bao gồm: - Xác định mục tiêu: Cần định hướng cho HS bằng cách suy nghĩ đến sản phẩm cuối cùng được tạo ra sản phẩm là gì? Trên cơ sở đó cần chuẩn bị kiến thức, kĩ năng gì và các năng lực nào sẽ được hình thành. - Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: Để hướng dẫn HS tập chung vào ý tưởng quan trọng, nội dung mấu chốt của bài học, GV cần xây dựng bộ câu hỏi định hướng về các nội dung chính của bài học. Câu hỏi cần khái quát, thú vị, lôi cuốn người học. - Lập kế hoạch ĐG và xây dựng tiêu chí ĐG: Quá trình ĐG nên khuyến khích HS tự ĐG, ĐG đồng đẳng và sử dụng ĐG quá trình.
Advertisement
- Xây dựng nguồn tài liệu tham khảo: Cần cung cấp địa chỉ trang Website, sách, báo,… để HS tham khảo và lấy thông tin. Giai đoạn 3: Tiến hành dạy học theo dự án Bước 1: Hướng dẫn HS xác định mục tiêu và thảo luận ý tưởng dự án. Bước 2: Đánh giá nhu cầu, kiến thức người học trước khi tiến hành dự án. Bước 3: Chia nhóm và lập kế hoạch dự án. Bước 4: Học sinh thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện dự án HS phải liên tục phản hồi và chia sẻ thông tin với GV và các thành viên trong nhóm để tự điều chỉnh và định hướng, đồng thời tự đánh giá và đánh giá các bạn trong nhóm. Giai đoạn 4: Trình bày sản phẩm Các nhóm HS trình bày dự án, có thể trong phạm vi nhà trường hoặc ngoài nhà trường tùy thuộc vào quy mô của dự án. GV và các HS còn lại sẽ lắng nghe và dựa vào các tiêu chí ĐG sản phẩm để ĐG và cùng nhau rút kinh nghiệm, tổng kết nội dung bài học. Giai đoạn 5: Đánh giá dự án GV và HS cùng nhau ĐG quá trình thực hiện được, tổng kết các kết quả thu được và rút kinh nghiệm cho dự án sau. 1.3.1.4. Ưu điểm, hạn chế của phương pháp dạy học dự án
Ưu điểm của dạy học dự án - Những lợi ích HS nhận được khi học tập theo dự án: + Tăng sự chuyên cần, tự tin của HS và cải tiến đáng kể thái độ học tập. + Nhiều nghiên cứu cho thấy DHDA nâng cao chất lượng DH. HS tham gia vào các dự án chịu trách nhiệm lớn hơn so với các hoạt động trong lớp học truyền thống. + Tạo cơ hội cho HS PT các kỹ năng tư duy bậc cao. + Giúp người học hình thành và PT kỹ năng hợp tác và giao tiếp. + PT kỹ năng tự định hướng. + Hình thành cho HS những kỹ năng thế kỷ XXI, đây là những kỹ năng quan trọng, cần thiết cho công việc và cuộc sống ngoài đời của HS.
+ Mọi HS đều được hưởng lợi, đặc biệt là những HS có khuynh hướng không hứng thú với phương pháp học tập truyền thống. - Những lợi ích GV nhận được khi DHDA: + DHDA tạo điều kiện cho GV nâng cao tính chuyên nghiệp và hợp tác giữa các đồng nghiệp cũng như cơ hội để xây dựng mối quan hệ tốt với HS. + GV cảm thấy yêu nghề hơn khi xây dựng được một dự án mang tính hiệu quả cao và làm cho HS của mình thích thú, yêu môn học hơn. Hạn chế của dạy học dự án - Không phải bất kỳ bài học nào cũng áp dụng được DHDA. DHAN không phù hợp với những bài mang tính lý thuyết tưởng tượng, kiến thức hệ rộng. - PP này không hữu hiệu trong dạy HS tính toán, giải mã. - DHDA không thể thay thế hoàn mà là hình thức bổ sung khi cần thiết cho các PPDH truyền thống. - PP này đòi hỏi nhiều thời gian của cả GV và HS. - Để PP phát huy tối đa hiệu quả trong DH, đặc biệt với những hoạt động thực hành, thực tiễn của HS đòi hỏi phải có phương tiện vật chất phù hợp. 1.3.2. Phương pháp làm việc nhóm 1.3.2.1. Khái niệm Theo Nguyễn Lăng Bình (2010) dạy học theo nhóm là: “Phương pháp dạy hợp tác theo nhóm nhỏ là một phương thức xã hội của DH. HS của một lớp được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian có giới hạn. Mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả của làm việc được trình bày và đánh giá trước toàn lớp”. [6] 1.3.2.2. Quy trình thực hiện Tùy theo nhu cầu, mục đích được đề ra cho nhóm và số lượng cũng như NL của các thành viên trong nhóm, các nhóm được hình thành và PT theo nhiều hình thức và thời gian hoạt động khác nhau. Nhưng nhìn chung thì hầu như đều trải qua 3 bước cơ bản.
Bước 1: Làm việc chung cả lớp
- GV giới thiệu chủ đề thảo luận, nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân vị trí làm việc cho các nhóm. - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần). Bước 2: Làm việc theo nhóm - Lập kế hoạch làm việc. - Thỏa thuận quy tắc làm việc. - Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập. - Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm. - Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến. - GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo. Một số lưu ý - Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng HS/1 nhóm nên từ 4 - 6 HS. - Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung. - DH theo nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới. 1.3.3. Một số kĩ thuật dạy học tích cực 1.3.3.1. Kĩ thuật sơ đồ tư duy Theo Nguyễn Công Khanh (2014), "Sơ đồ tư duy (còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy) là một cách trình bày rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề bằng hình ảnh, mầu sắc, các từ khóa và các đường dẫn." [4] Sơ đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như: Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề; trình bày tổng quan một chủ đề; chuẩn bị ý tưởng cho một báo