4 minute read
MỞ ĐẦU
from VẬN DỤNG CÁC QUAN ĐIỂM DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Advertisement
Ngày nay, đất nước đang trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, xu thế hội nhập hợp tác, xu thế kinh tế mở, xu thế kinh tế tri thức…đã và đang hiển hiện rõ và trở thành những nhân tố tác động ở các mức độ khác nhau đến tất cả các mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, giáo dục cần phải đổi mới mạnh mẽ và triệt để nhằm đào tạo ra những con người biết thích ứng một cách có hiệu quả trước những thay đổi, luôn luôn nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, phát huy tinh thần tự lực tự cường trong lao động và học tập. Để đạt được những thành tựu nổi bật về giáo dục, chúng ta cần đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) mà đặc biệt là phát huy tính tích cực của người học, coi việc phát triển năng lực người học là tiêu chí hàng đầu. Hiện nay một khái niệm được nhắc đến nhiều là dạy học phân hóa (DHPH). Dạy học phân hóa đòi hỏi công tác quản lý trường học phải thích ứng và tạo điều kiện phù hợp với nguyên tắc này. Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị Quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12- 1996) và được thể chế hóa trong Luật Giáo dục sửa đổi ban hành ngày 27/6/2005, điều 2.4: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [5] Như vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực cho học sinh, việc tổ chức hình thức học tập đa dạng cho người học đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải có kiến thức sâu rộng - liên môn, xuyên môn. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều giáo viên tích cực đổi mới PPDH nhưng việc đổi mới PPDH trong nhà trường phổ thông theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh vẫn còn hạn chế, không làm thay đổi bản chất của quá trình dạy học thụ động. Hơn nữa, với cùng một nội dung kiến thức nhưng lựa chọn phương pháp dạy học khác nhau thì kết quả cũng sẽ khác nhau. Do đó, người giáo viên cần biết cách lựa chọn phương pháp dạy học nào là phù hợp
1
nhất, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhận thức của người học. Trong một lớp học, trình độ kiến thức, khả năng tư duy của học sinh (HS) không đồng đều vì vậy không thể áp dụng cách dạy đồng loạt. Phương pháp dạy này không phát huy khả năng nhận thức của học sinh, HS khá giỏi không có điều kiện để phát triển, HS yếu kém cũng không có cơ hội để vươn lên. Để phát huy tính tích cực của người học đòi hỏi phải có sự phân hóa về trình độ, cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập. Và cách giải quyết phù hợp đó là quan điểm “dạy học phân hóa” với các PPDH tích cực trong đó có PPDH theo dự án, PPDH theo hợp đồng và PPDH theo góc sẽ giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Nghiên cứu về dạy học phân hoá trong các nước phát triển đã bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực góp phần cải cách giáo dục. Cụ thể, quan điểm dạy học này đã được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu Âu mà đặc biệt là Vương Quốc Bỉ; ở Việt Nam 14 Sở GD&ĐT, 13 trường CĐSP, và 42 trường thực hành SP (Tiểu học, THCS, Dân tộc nội trú) thuộc 14 tỉnh miền núi phía Bắc đã được tiếp cận thông qua dự án Việt - Bỉ (VVOB) “Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học, THCS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”. Do đó, nước ta cũng đã có một số công trình nghiên cứu và áp dụng PPDH theo dự án, PPDH theo hợp đồng và PPDH theo góc vào một số trường Tiểu học, THCS, Dân tộc nội trú. Có thể thấy rằng ba phương pháp dạy học trên không phải là phương pháp hay hình thức dạy học hoàn toàn mới, nó đã có trên trăm năm hình thành và phát triển nhưng các phương pháp này đã mang lại những hiệu quả vô cùng thiết thực và được giáo viên, học sinh tiếp cận một cách hứng thú khi mới triển khai ở Việt Nam. Đây là hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học hiện đại, là xu thế tất yếu của giáo dục nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế và gia nhập WTO. Ở Việt Nam, dạy học theo quan điểm DHPH dù đã và đang được nghiên cứu và áp dụng. Tuy nhiên năng lực tổ chức, quản lý cũng như các điều kiện để tổ chức quản lý dạy học theo quan điểm DHPH trong các trường THPT còn nhiều hạn chế. Các luận văn đó tập trung nghiên cứu và vận dụng các PPDH trên vào các chương bài nghiên cứu về chất cụ thể. Trong khi đó mảng bài về các lý thuyết chủ đạo là nội
2