HƯỚNG DẪN ĐIỀU KHIỂN XE MÁY
GIỚI THIỆU
SỨ MỆNH
Sứ mệnh của Sở quản lý phương tiện cơ giới Quận Columbia (District of Columbia Department of Motor Vehicles, DC DMV) là thúc đẩy hoạt động đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện cơ giới và an toàn công cộng, đồng thời cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc.
TẦM NHÌN
Tầm nhìn của DC DMV là dẫn đầu phong trào sáng tạo đổi mới và công nghệ.
TỔNG QUAN VỀ DC DMV
Mỗi ngày, DC DMV trực tiếp hỗ trợ cho trung bình 3.200 người cư trú lẫn không cư trú tại Quận, con số này lớn hơn bất cứ cơ quan chính quyền cấp Quận nào. DC DMV còn cung cấp dịch vụ cho hơn 623.000 tài xế có bằng lái hoặc thẻ căn cước và 310.000 phương tiện đã đăng ký tại bốn trung tâm dịch vụ. Chúng tôi xử lý hơn 2,7 triệu phiếu phạt hàng năm thông qua các hoạt động thu tiền phạt hoặc cung cấp phương thức phản đối phiếu phạt cho người dân. Chúng tôi cũng tiến hành hơn 178.000 đợt kiểm tra xe cơ giới mỗi năm.
Để đạt được sứ mệnh đề ra, chúng tôi đã xây dựng ba lĩnh vực chương trình hoạt động:
• Dịch vụ lập phiếu phạt
• Dịch vụ dành cho tài xế
• Dịch vụ phương tiện
QUẬN COLUMBIA
SỞ QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI
HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY
Ở Quận Columbia, bạn bắt buộc phải có bằng lái xe hợp lệ kèm theo chứng nhận lái xe máy (M) để điều khiển xe máy.
Luật của Quận Columbia định nghĩa là bất kỳ phương tiện cơ giới nào chạy ở tốc độ trên 30 dặm/giờ có ghế ngồi hoặc yên xe để người điều khiển sử dụng và có hai (2) hoặc ba (3) bánh tiếp xúc với mặt đất.
Bạn có thể nhận được chứng nhận lái xe máy (M) trên bằng lái xe
Quận Columbia của mình nếu bạn:
• Từ đủ 18 tuổi trở lên
• Có bằng lái xe hợp lệ tại Quận Columbia
• Vượt qua bài kiểm tra kiến thức xe máy của Quận Columbia
• Cung cấp Chứng chỉ Hoàn thành Khóa học Thực Hành Xe máy đã tham gia trong vòng 6 tháng qua
CÁC ĐỊA ĐIỂM CUNG CẤP DỊCH VỤ
Bạn có thể nhận Chứng nhận lái xe máy (M) tại bất kỳ địa điểm Trung tâm Dịch vụ DMV nào hoặc nhận trực tuyến tại Chứng nhận lái xe máy
Sách hướng dẫn này được Sở Quản lý Phương tiện Cơ giới Quận Columbia (District of Columbia Department of Motor Vehicles, DC DMV) phát triển với sự hợp tác của Viện Dịch vụ Công Quốc gia, Tổ chức An toàn Xe máy và Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Quốc gia.
5 NGƯỜI LÁI XE VÀ XE MÁY 6 CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LÁI XE
Mặc đồ bảo hộ phù hợp
Hiểu rõ chiếc xe của bạn
Nắm rõ các trách nhiệm của bạn
LÁI XE TRONG KHẢ NĂNG CỦA MÌNH
Cách điều khiển phương tiện cơ bản
Giữ khoảng cách khi đi xe
Quy trình SEE
Giao lộ
Tăng khả năng nhận diện
Tránh va chạm
Ứng phó với mặt đường nguy hiểm
Vấn đề kỹ thuật
Động vật
Vật thể bay
Di chuyển ra khỏi làn đường đang đi
Chở hành khách và hàng hóa
Đi theo nhóm
33 ĐỦ SỨC KHỎE
ĐỂ LÁI XE
Tại sao thông tin này lại quan trọng
Rượu và các loại thuốc khác trong điều khiển mô tô
Nồng độ cồn trong cơ thể
Đồ uống có cồn và điều luật liên quan
Giảm thiểu rủi ro
Can thiệp để bảo vệ bạn bè
Trạng thái mệt mỏi
37
NHẬN CHỨNG CHỈ LÁI XE MÁY (M)
CỦA BẠN
Bài kiểm tra kiến thức
NGƯỜI LÁI XE VÀ XE MÁY
Xe
ngược chiều
Gương
chiếu hậu
Biển báo chỉ dẫn
Mối nguy trên mặt
đường
Lối qua
đường
Xe nhập làn
Lái xe máy là một trải nghiệm độc đáo. So với lái
ô tô, thay vì ngồi trong xe, bạn sẽ được cưỡi phần thân trên xe máy. Không như một người lái xe thụ động, mà như một người lái xe chủ động điều khiển một chuỗi các góc cua êm ái, nhịp nhàng theo nhịp điệu của luồng giao thông; sang số, tăng tốc và phanh một cách chính xác. Dù bạn lái xe đến hoặc về từ nơi làm việc hay thích sự gắn bó của một chuyến đi nhóm vào cuối tuần, việc lái xe máy sẽ đánh thức mọi giác quan của bạn và tạo ra một cảm giác khoan khoái của sự tự do tự tại. Gắn liền với cảm giác tự do đó là trách nhiệm. Tất cả các tiểu bang đều yêu cầu một số giấy phép hoặc chứng nhận để chứng minh bạn có trình độ kỹ năng và kiến thức tối thiểu. Cuốn sổ tay này và các ấn phẩm khác về xe máy có thể giúp bạn chuẩn bị để thành công. Bạn cũng có thể cân nhắc tham gia một khóa đào tạo thực hành chính thức, ngay cả khi tiểu bang của bạn không yêu cầu bạn phải hoàn thành khóa đào tạo này. Bạn sẽ học được cách cải thiện kỹ năng lái và chiến lược về mặt tinh thần để có thể trở thành một người lái xe an toàn hơn, tỉnh táo hơn cũng như tận hưởng
Đèn giao thông
Người đi xe đạp
Xe cắt ngang
Gương chiếu hậu
trải nghiệm lái xe hơn nữa.
Sơ đồ trên minh họa môi trường phức tạp đang chờ bạn và hỗ trợ các khái niệm mà theo như Tổ
chức An toàn Xe máy cho biết, “Việc lái xe an toàn không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng thể chất điều khiển xe mà còn vào kỹ năng tinh thần thông qua nhận thức và phán đoán.”
Việc điều khiển thành công một chiếc xe máy là một nhiệm vụ phức tạp hơn nhiều so với việc lái ô tô. Bên cạnh việc đòi hỏi thể lực, sự phối hợp và khả năng giữ thăng bằng, để lái xe máy, bạn còn cần phải luôn cảnh giác và chú ý đến vị trí của mình so với các phương tiện khác trên đường. Xe máy phản ứng nhanh hơn ô tô nhưng cũng nhạy cảm hơn với các lực tác động bên ngoài, như mặt đường không bằng phẳng hoặc có gió tạt ngang. Xe máy cũng khó nhìn thấy hơn so với ô tô do hình dáng hẹp hơn đồng thời khả năng bảo hộ kém hơn nhiều vì khiến người lái phải tiếp xúc với các phương tiện giao thông cùng các yếu tố khác. Tuy nhiên, tất cả những rủi ro này vẫn có thể kiểm soát được thông qua tập luyện và dạy dỗ.
CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LÁI XE
Những gì bạn làm trước khi bắt đầu chuyến đi sẽ góp phần lớn vào việc xác định
liệu bạn có an toàn đến được nơi mình muốn hay không. Trước khi bắt đầu bất kỳ chuyến đi nào, người lái xe an toàn cần lưu ý:
1. Mặc đồ bảo hộ phù hợp.
2. Làm quen với việc lái xe máy.
3. Kiểm tra các thiết bị trên xe máy.
4. Đảm bảo lái xe có trách nhiệm.
MẶC ĐỒ BẢO HỘ PHÙ HỢP
Khi bạn lái xe, đồ bảo hộ của bạn được xem là “phù hợp” khi có thể bảo vệ cho bạn. Khi bị va chạm, bạn sẽ có cơ hội tránh được chấn thương nghiêm trọng cao hơn nhiều nếu bạn mặc:
• Một chiếc mũ bảo hiểm được phê duyệt.
• Thiết bị bảo vệ mặt hoặc mắt.
• Quần áo bảo hộ.
Đội mũ bảo hiểm
Va chạm có thể xảy ra - đặc biệt là ở những tay
lái mới học, chưa được đào tạo. Và cứ năm vụ tai
nạn xe máy thì sẽ có một vụ gây thương tích ở
đầu hoặc cổ. Chấn thương ở đầu cũng nghiêm
trọng như chấn thương ở cổ - và thậm chí còn phổ biến hơn nhiều.
Nhiều phân tích tai nạn cho thấy chấn thương
ở đầu và cổ chiếm phần lớn các thương tích
nghiêm trọng, gây tử vong cho người đi xe máy. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trừ một số trường hợp ngoại lệ, còn lại, chấn thương ở đầu và cổ
đều có thể giảm bớt khi đội đúng loại mũ bảo
hiểm đã được phê duyệt.
Một số tay lái không đội mũ bảo hiểm vì cho rằng mũ bảo hiểm sẽ hạn chế tầm nhìn hai
bên. Một số khác lại chỉ đội mũ bảo hiểm khi đi
đường dài hoặc khi lái xe với tốc độ cao. Dưới
đây là một số thông tin cần xem xét:
• Mũ bảo hiểm được phê duyệt vẫn tạo điều kiện cho bạn tầm nhìn rất rộng ở cả hai bên
khi cần thiết. Một nghiên cứu về hơn 900 vụ tai nạn xe máy, trong đó có 40% người lái xe máy đội mũ bảo hiểm, không hề phát hiện một trường hợp nào chỉ ra rằng mũ bảo hiểm khiến người lái xe không thấy được nguy hiểm.
• Hầu hết các tai nạn thường xảy ra đối với những chuyến đi ngắn (dưới 5 dặm), chỉ vài phút sau khi xuất phát.
• Hầu hết người lái xe đi với tốc độ dưới 30 dặm/giờ khi xảy ra tai nạn. Ở tốc độ này, mũ bảo hiểm có thể giảm một nửa số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng của chấn thương ở đầu.
Bất kể tốc độ là bao nhiêu, người lái xe đội mũ bảo hiểm cũng có khả năng sống sót sau chấn thương ở đầu cao gấp ba lần so với những
người không đội mũ bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tai nạn.
Lựa chọn mũ bảo hiểm
Có hai dòng mũ bảo hiểm chính, cung cấp hai
mức độ che phủ khác nhau: ba phần tư và toàn
bộ mặt.
Dù bạn chọn kiểu dáng nào, bạn vẫn có thể
được bảo vệ tối ưu khi đảm bảo rằng mũ bảo hiểm:
• Đáp ứng các tiêu chuẩn của Sở Giao thông Vận tải Hoa Kỳ (Department of Transportation, DOT) và của tiểu bang. Mũ bảo hiểm có nhãn của Snell Memorial
Foundation giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng.
• Vừa khít với đầu , ở mọi góc độ.
• Không có khuyết điểm rõ ràng chẳng hạn
như vết nứt, lớp đệm lỏng lẻo hoặc dây đai bị sờn.
Dù bạn quyết định đội mũ bảo hiểm nào, hãy
cài đai chắc chắn khi lái xe. Nếu không, khi bạn
bị va chạm, chiếc mũ có thể sẽ bay khỏi đầu
trước khi có thể bảo vệ bạn.
Bảo vệ mắt và mặt
Tấm chắn bằng nhựa chống vỡ có thể giúp bảo
vệ toàn bộ khuôn mặt của bạn khi xảy ra tai nạn.
Tắm chắn cũng sẽ bảo vệ bạn khỏi gió, bụi, đất, mưa, côn trùng và sỏi bị hắt lại từ các xe ô tô phía trước. Những thứ này có thể khiến bạn mất tập trung và gây ra đau đớn. Nếu bạn phải đối phó với chúng, bạn sẽ không thể tập trung hoàn toàn sự chú ý của mình vào đường đi.
Kính chỉ bảo vệ được mắt của bạn, chúng sẽ không bảo vệ được phần còn lại của khuôn mặt như tấm chắn. Kính chắn gió không thể thay thế cho tấm che mặt hoặc kính bảo hộ. Hầu hết kính chắn gió cũng không bảo vệ mắt bạn khỏi gió.
Kính mắt hoặc kính râm cũng vậy. Kính không
thể ngăn nước mắt chảy và có thể bị thổi bay khi bạn quay đầu lại trong lúc lái xe.
Để đảm bảo hiệu quả, thiết bị bảo vệ mắt hoặc
tấm che mặt phải:
• Không có vết trầy xước.
• Chống được sự xâm nhập.
• Cung cấp tầm nhìn rõ ràng ở cả hai bên.
• Gắn chặt để không bị bung ra.
• Cho phép không khí lưu thông để giảm nước sương đọng.
• Có đủ chỗ để đeo kính mắt hoặc kính râm, nếu cần.
Không nên đeo kính bảo vệ mắt có màu vào ban đêm hoặc bất kỳ lúc nào có ít ánh sáng.
Trang phục
Trang phục phù hợp sẽ bảo vệ bạn khi có va chạm. Trang phục còn mang lại sự thoải mái, cũng như bảo vệ bạn khỏi nhiệt độ nóng, lạnh, bụi và các bộ phận nóng, chuyển động của xe máy.
• Áo khoác và quần phải che kín hoàn toàn tay và chân. Chúng phải vừa khít để không
bị bay trong gió nhưng cũng phải đủ rộng
để cử động được tự do thoải mái. Da thuộc mang lại sự bảo vệ tốt nhất. Chất liệu tổng hợp cứng cáp cũng mang lại nhiều khả năng bảo vệ.
Mặc áo khoác ngay cả khi thời tiết ấm áp để tránh mất nước. Nhiều loại được thiết kế để bảo vệ mà không khiến bạn quá nóng, ngay cả trong những ngày hè.
• Bốt hoặc giày phải đủ cao và chắc chắn để che cũng như hỗ trợ mắt cá chân của bạn. Đế giày phải làm bằng chất liệu cứng, bền, chống trơn trượt. Chọn gót giày thấp để tránh vướng vào bề mặt gồ ghề. Hãy thắt và nhét dây giày vào trong thật gọn gàng để chúng không vướng vào xe máy của bạn.
• Găng tay giúp bạn bám, cầm được tốt hơn, đồng thời giúp bảo vệ bàn tay của bạn khi tai nạn. Găng tay của bạn phải được làm bằng da hoặc chất liệu có độ bền tương tự.
Trong thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt, quần áo phải
đảm bảo giữ ấm và khô ráo, cũng như bảo vệ bạn khỏi các chấn thương. Bạn sẽ không thể
điều khiển tốt xe máy nếu bị tê cứng chân tay.
Lái xe thời gian dài trong thời tiết lạnh có thể
gây ra cảm lạnh và mệt mỏi nghiêm trọng.
Áo khoác mùa đông phải chống được gió cũng
như vừa khít ở cổ, cổ tay và thắt lưng. Áo mưa
chất lượng tốt được thiết kế dành cho người đi
máy có khả năng chống rách hoặc chống phồng
lên khi lái tốc độ cao.
Hiểu rõ chiếc xe của bạn
Có rất nhiều thứ trên đường cao tốc có thể khiến bạn gặp rắc rối. Tuy nhiên, đừng để chiếc xe máy của bạn trở thành một trong số đó. Để đảm bảo rằng chiếc xe máy của bạn sẽ không làm bạn thất vọng, bạn nên:
• Đọc hướng dẫn sử dụng trước tiên.
• Bắt đầu với chiếc xe phù hợp với mình.
• Làm quen với việc điều khiển xe.
• Kiểm tra xe trước mỗi chuyến đi.
• Đảm bảo xe luôn trong tình trạng an toàn để lái trước chuyến đi.
• Tránh thêm thắt phụ kiện và sửa đổi khiến xe của bạn khó điều khiển hơn.
Chiếc xe phù hợp với bạn
Trước tiên, hãy đảm bảo rằng chiếc xe máy của
bạn phù hợp với bạn. Tức là chiếc xe này phải
“vừa tầm” với bạn. Bàn chân của bạn phải chạm
đất khi bạn ngồi trên xe máy.
1.
Tự kiểm tra
Tấm chắn mặt bằng nhựa chống vỡ:
A. Không cần thiết nếu bạn có kính chắn gió.
B. Chỉ bảo vệ được đôi mắt của bạn.
C. Giúp bảo vệ toàn bộ khuôn mặt của bạn.
D. Không bảo vệ được khuôn mặt của bạn tốt bằng kính bảo hộ.
Đáp án ở trang 37
Tối thiểu, chiếc xe máy hợp pháp để đi trên
đường của bạn phải có:
• Đèn pha, đèn hậu và đèn phanh.
• Phanh trước và phanh sau.
• Đèn xi-nhan.
• Kèn.
• Hai cái gương. Mượn và cho mượn Người mượn và cho mượn xe máy đều phải cẩn
trọng. Tai nạn là vấn đề khá phổ biến ở những
người mới bắt đầu lái xe - đặc biệt là trong những tháng đầu tiên lái xe. Việc lái một chiếc xe không quen thuộc lại càng làm tăng thêm
vấn đề. Nếu bạn mượn xe máy, hãy làm quen với xe trong khu vực được kiểm soát. Và nếu bạn cho bạn bè mượn xe của mình, hãy đảm
bảo rằng họ được cấp bằng cũng như biết lái xe trước khi cho họ tham gia giao thông.
Cho dù bạn có kinh nghiệm đến đâu, bạn vẫn phải cẩn thận hơn khi lái bất kỳ chiếc máy nào mới hoặc không quen thuộc với bạn. Hơn một nửa số vụ tai nạn xảy ra với xe máy đều xuất phát từ người điều khiển chỉ mới lái trong thời gian dưới sáu tháng.
Làm quen với việc điều khiển xe máy
Hãy chắc chắn rằng bạn hoàn toàn quen thuộc với chiếc xe trước khi lái ra đường. Đừng quên
đảm bảo xem lại hướng dẫn sử dụng. Điều này
đặc biệt quan trọng nếu bạn sắp lái một chiếc xe đi mượn.
Nếu bạn định sử dụng một chiếc xe không quen thuộc, hãy:
Điều khiển xe máy
Tay côn
Đồng hồ tốc độ & Đồng hồ đo quãng đường
Cần số Van cấp nhiên
liệu (Nếu được trang bị)
Tay phanh trước
Máy đo tốc độ vòng quay
(Nếu được trang bị)
Nút kèn xe
Công tắc ngắt động cơ
Bàn đạp phanh sau
Cần khởi động (Nếu được trang bị)
• Thực hiện tất cả các bước kiểm tra mà bạn sẽ thực hiện trên xe máy của mình.
• Tìm hiểu vị trí của mọi thứ, đặc biệt là đèn xi-nhan, kèn, công tắc đèn pha, van cấp nhiên liệu cũng như công tắc ngắt động cơ. Tìm và tập vận hành các bộ phận này mà không cần phải mò mẫm.
• Nắm rõ hộp số xe. Nhấn ga, côn và phanh vài lần trước khi bắt đầu lái xe. Tất cả bộ phận điều khiển thường sẽ có phản ứng hơi khác một chút.
• Đi xe thật thận trọng và chú ý đến xung quanh. Tăng tốc nhẹ nhàng, quay xe chậm hơn và chừa đủ khoảng trống để dừng lại.
Kiểm tra xe của bạn
Xe máy cần được chú ý thường xuyên hơn ô tô. Một trục trặc kỹ thuật nhỏ trên ô tô hiếm khi dẫn đến điều gì khác ngoài sự bất tiện cho
người lái xe.
Nếu có vấn đề gì với xe máy, bạn sẽ cần phải
dò ra nó trước khi tham gia giao thông. Hãy kiểm tra toàn diện chiếc xe của bạn trước mỗi chuyến đi.
Cần gạt gió (Tùy dòng xe)
Công tắc đèn (Cao/thấp)
Công tắc xi nhan
Nút khởi động điện
Bướm ga
Trước khi lên xe, hãy thực hiện các bước kiểm tra sau:
• Lốp - Kiểm tra áp suất không khí, độ mòn chung và rãnh lốp.
• Xăng dầu - Mức dầu và chất lỏng. Tối thiểu, hãy kiểm tra dầu thủy lực và chất làm mát hàng tuần. Nhìn dưới gầm xe máy để tìm dấu hiệu rò rỉ dầu hoặc ga.
• Đèn pha và đèn hậu - Kiểm tra cả hai. Kiểm tra công tắc để đảm bảo cả đèn pha và đèn cốt đều hoạt động.
• Đèn xi nhan - Bật cả đèn xi nhan phải và trái. Đảm bảo tất cả đèn đều hoạt động bình thường.
• Đèn phanh - Kiểm tra cả hai bộ điều khiển phanh và đảm bảo đèn phanh của mỗi bộ
đều bật được.
Khi đã lên xe máy, hãy hoàn tất các bước kiểm tra sau trước khi chạy:
• Tay côn và bướm ga - Đảm bảo chúng hoạt
động trơn tru. Bướm ga sẽ bật trở lại khi bạn nhả tay ga. Tay côn phải khít chặt và hoạt
động mượt mà.
• Gương - Lau sạch và điều chỉnh cả hai
gương trước khi chạy. Thật khó để lái xe
bằng một tay khi bạn phải điều chỉnh
gương. Hãy điều chỉnh mỗi gương để có
thể nhìn thấy làn đường phía sau và càng
nhiều làn đường bên cạnh càng tốt. Khi
được điều chỉnh đúng cách, gương có thể cho thấy cạnh cánh tay hoặc vai của bạnnhưng quan trọng nhất là phải thấy được con đường phía sau và bên cạnh.
• Phanh - Thử từng cần phanh trước và sau.
Đảm bảo mỗi bộ phận đều chắc chắn và
ghìm chặt xe máy khi phanh hết cỡ.
• Kèn - Kiểm tra kèn xe. Đảm bảo còi hoạt động.
Ngoài những kiểm tra bạn nên thực hiện trước mỗi chuyến đi, hãy kiểm tra những bộ phận sau đây ít nhất một lần một tuần: Bánh xe, cáp, ốc vít và nhớt xe. Xem hướng dẫn sử dụng để biết khuyến nghị.
2. Tự kiểm tra
Hơn một nửa số vụ tai nạn:
A. Xảy ra ở tốc độ lớn hơn 35 dặm/giờ.
B. Xảy ra vào buổi tối.
C. Do lốp xe bị mòn.
D. Xuất phát từ những người lái xe máy chưa đầy sáu tháng.
Đáp án ở trang 37
NẮM RÕ CÁC TRÁCH NHIỆM CỦA
BẠN
“Tai nạn” ám chỉ sự kiện xảy ra khi không lường trước, không phải do lỗi hoặc sự bất cẩn của bất kỳ ai. Nhưng khi tham gia giao thông thì không phải như vậy. Trên thực tế, hầu hết những người liên quan đến vụ tai nạn thường phải nhận một phần trách nhiệm về những gì xảy ra.
Hãy thử xét tình huống mà một người cố gắng vượt giao lộ khi đèn vàng chuyển sang đỏ. Đèn phía bạn chuyển sang xanh. Bạn lái xe vào giao lộ khi chưa quan sát xem có người nào đi sau không. Chỉ cần thế là hai bạn có thể va vào
nhau. Người lái xe có trách nhiệm dừng lại. Và
bạn có trách nhiệm phải quan sát trước khi di chuyển. Không ai trong số các bạn thực hiện đúng luật giao thông. Chỉ vì người đầu tiên
bắt đầu chuỗi sự kiện dẫn đến tai nạn là người khác không có nghĩa là chúng ta không có trách nhiệm nào trong việc này.
Là người điều khiển phương tiện giao thông, bạn không thể chắc chắn rằng những người khác sẽ nhìn thấy bạn hoặc nhường quyền đi trước. Để giảm nguy cơ xảy ra tai nạn, hãy đảm bảo:
• Dễ nhận diện - mặc quần áo phù hợp, sử dụng đèn pha, đi ở vị trí làn đường tốt nhất để có thể quan sát và dễ nhận diện.
• Truyền đạt ý định của bạn - sử dụng xinhan, đèn phanh và vị trí làn đường thích hợp.
• Duy trì khoảng cách an toàn thích hợp - đi sau xe, có xe đi sau, đi chung làn đường, vượt và bị vượt.
• Quan sát đường đi của bạn trước 12 giây.
• Xác định và tách biệt nhiều mối nguy hiểm.
• Chuẩn bị hành động - luôn cảnh giác và biết cách thực hiện các kỹ năng tránh va chạm thích hợp.
Việc xác định ai đúng, ai sai không còn quan trọng khi có người bị thương trong một vụ tai nạn. Rất hiếm có vụ tai nạn nào chỉ có một nguyên nhân duy nhất. Khả năng lái x e tỉnh táo, đưa ra quyết định quan trọng và thực hiện chúng là điều tạo nên sự khác biệt giữa người lái xe có trách nhiệm và những người còn lại. Hãy nhớ rằng, bạn có trách nhiệm ngăn ngừa
việc trở thành nguyên nhân gây ra tai nạn
hoặc tham gia vào một vụ tai nạn chỉ vì không chuẩn bị.
LÁI XE TRONG KHẢ NĂNG CỦA MÌNH
Sách hướng dẫn không thể dạy bạn cách kiểm soát hướng, tốc độ hoặc giữ thăng bằng. Đó là điều bạn chỉ có thể học được thông qua thực hành. Nhưng
để kiểm soát, phải bắt đầu bằng việc nắm rõ khả năng của mình và điều
chỉnh thao tác lái xe trong khả năng đó, cùng với việc tìm hiểu và tuân thủ
luật lệ giao thông.
CÁCH ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN
CƠ BẢN
Vị trí cơ thể
Để điều khiển tốt xe máy:
• Tư thế - Ngồi sao cho bạn có thể sử dụng
tay để điều khiển xe máy thay vì cố gắng
ngồi thẳng.
• Vị trí ngồi - Ngồi nghiêng về phía trước để
hơi gập nhẹ cánh tay khi nắm tay cầm. Việc gập nhẹ cánh tay cho phép bạn nhấn tay lái mà không cần phải duỗi tay.
• Tay - Giữ chặt tay cầm để giữ vững tay lái
khi đi trên bề mặt gồ ghề. Đầu tiên, phải
để cổ tay duỗi thẳng. Điều này sẽ giúp bạn tránh vô tình sử dụng quá nhiều ga. Ngoài
ra, hãy điều chỉnh tay lái sao cho bàn tay bạn ngang bằng hoặc thấp hơn khuỷu tay.
Việc này tạo điều kiện để bạn sử dụng các
cơ thích hợp, giúp điều khiển chính xác.
Giữ tay lái
• Đầu gối - Giữ đầu gối áp vào bình xăng để
giúp bạn giữ thăng bằng khi xe máy rẽ.
• Bàn chân - Giữ chân bạn chắc chắn trên
chỗ để chân để giữ thăng bằng. Đừng kéo
lê chân. Nếu chân bạn vướng vào vật gì đó,
bạn có thể bị thương và ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe máy. Giữ chân bạn gần các bộ phận điều khiển để có thể tiếp cận
chúng nhanh chóng khi cần. Ngoài ra, đừng
để ngón chân của bạn hướng xuống dướichúng có thể bị kẹt giữa mặt đường và chỗ
để chân.
Sang số
Việc sang số không chỉ đơn giản là giúp xe máy tăng tốc một cách êm ái. Học cách sử dụng số khi về số thấp, rẽ hoặc lên dốc cũng quan trọng không kém để vận hành xe máy an toàn.
Cần số nằm ở phía trước chỗ để chân bên trái và sử dụng bằng chân trái. Để “lên” số cao hơn, hãy đặt chân dưới cần số rồi nâng lên và nhả ra. Để xuống số, hãy nhấn cần số xuống rồi nhả ra.
Cần số sẽ thay đổi một số mỗi lần nâng lên hoặc nhấn xuống. Khi nhả cần số, lò xo sẽ trả cần số về vị trí trung tâm, tại đó cơ cấu sẽ được thiết lập lại cho đợt lên hoặc xuống số tiếp theo. Cấu trúc số
thường gặp trên cần số xe máy là 1-N-2-3-4-5. N là số mo, có thể chọn bằng cách “nâng nửa số” từ số 1 hoặc “nhấn nửa số” từ số 2. Hầu hết xe máy có năm số, nhưng một số xe sẽ có bốn hoặc sáu số.
Khi xe tăng tốc, bạn sẽ cần phải chuyển sang số cao hơn. Nên sang số trước khi vòng tua máy
đạt đến tốc độ tối đa khuyến cáo. Theo nguyên tắc chung, cần sang số đúng lúc để tránh động cơ quay quá mức, nhưng không quá sớm khiến
động cơ bị giật.
Khi lên số, hãy sử dụng quy trình 3 bước: 1)
Nhả ga khi bạn bóp tay côn, 2) nâng cần số lên
hết cỡ rồi thả ra, 3) nhả tay côn một cách nhẹ
nhàng và điều chỉnh ga.
Bạn nên xuống số bằng tay côn khi giảm tốc độ
hoặc dừng lại. Bạn cũng có thể xuống số khi cần
nhiều sức hơn để tăng tốc.
Hãy chắc chắn giảm tốc độ lái xe sao cho phù
hợp khi xuống số thấp hơn. Nếu không, xe máy
sẽ chao đảo và bánh sau có thể bị trượt. Khi
xuống dốc hoặc chuyển sang số 1, bạn có thể
cần phải sử dụng phanh để giảm tốc độ đủ
chậm trước khi xuống số an toàn.
Khi xuống số, hãy sử dụng quy trình 3 bước: 1)
Nhả ga khi bạn bóp tay côn, 2) nhấn mạnh cần số
xuống rồi nhả ra, 3) nhả nhẹ tay côn khi bóp ga.
Việc tăng nhẹ ga khi đang nhả nhẹ tay côn có thể giúp động cơ tăng tốc nhanh hơn và xuống số
thấp mượt mà hơn. Động tác xuống số sẽ gây ra hiệu ứng tương tự như khi sử dụng phanh. Hiện tượng này được gọi là phanh động cơ. Để sử
dụng phanh động cơ, hãy chuyển xuống từng số
một và nhẹ nhàng nhả tay côn qua vùng ma sát
giữa mỗi lần xuống số. Giữ nguyên vùng ma sát
cho đến khi tốc độ động cơ ổn định. Sau đó nhả cần số ra hoàn toàn cho đến khi sẵn sàng xuống số tiếp theo. Thông thường, bạn sẽ cần chuyển
từng số một, nhưng bạn có thể chuyển nhiều số
cùng lúc khi bóp tay côn.
Giữ số 1 khi bạn dừng lại để có thể di chuyển nhanh chóng nếu cần.
Thực hiện thao tác nhả tay côn một cách trơn
tru và đều đặn, đặc biệt là khi về số thấp. Tốt
nhất là nên sang số trước khi vào cua. Tuy nhiên, nhiều lúc việc sang số khi vào cua là cần thiết. Nếu vậy, hãy nhớ thực hiện một cách nhẹ nhàng. Sự thay đổi đột ngột lực truyền tới bánh sau có thể gây trượt bánh.
Phanh
Xe máy của bạn có hai phanh: một cho bánh trước và một cho bánh sau. Hãy sử dụng cả hai cùng một lúc. Phanh trước mạnh hơn, có thể cung cấp ít nhất ba phần tư tổng lực dừng xe. Phanh trước an toàn khi sử dụng nếu bạn dùng
đúng cách.
Hãy ghi nhớ:
• Sử dụng cả hai phanh mỗi khi giảm tốc
hoặc dừng lại. Sử dụng cả hai phanh ngay
cả khi dừng xe “bình thường” cũng sẽ giúp
bạn rèn luyện thói quen hoặc kỹ năng sử dụng cả hai phanh đúng cách trong trường
hợp khẩn cấp. Bóp phanh trước và nhấn
phanh sau xuống. Việc kéo mạnh phanh
trước hoặc đạp mạnh phanh sau có thể
khiến phanh bị bó cứng, gây ra các vấn đề
ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát.
• Nếu bạn biết kỹ thuật , bạn có thể sử dụng cả hai phanh khi rẽ, mặc dù phải thực hiện rất cẩn thận. Khi nghiêng xe máy, một phần
lực bám sẽ được sử dụng để vào cua. Lực bám dừng xe lúc này sẽ giảm. Có thể xảy ra tình trạng trượt bánh nếu bạn phanh quá mạnh.
Ngoài ra, sử dụng phanh trước không đúng cách trên bề mặt trơn trượt có thể gây nguy hiểm. Hãy cẩn thận và bóp cần phanh, đừng kéo.
• Một số xe máy có hệ thống phanh tích hợp kích hoạt phanh trước và phanh sau cùng lúc khi đạp phanh sau. (Tham khảo hướng dẫn sử dụng để biết chi tiết về cách
vận hành và cách sử dụng hiệu quả các hệ thống này.)
Phanh ở góc cua
Bất cứ khi nào xe máy bị nghiêng, lực bám dùng
để phanh sẽ giảm đi. Góc nghiêng càng lớn thì
khả năng lốp xe mất độ bám càng cao.
Để dừng xe nhanh chóng và an toàn nhất có thể khi vào cua, tùy thuộc vào tình trạng đường sá và giao thông, hãy cố gắng giữ xe máy vuông góc với đường nhất có thể, sau đó phanh. Nếu điều kiện không cho phép, hãy phanh nhẹ nhàng và từ từ, đừng phanh quá gấp như khi xe máy đang đi thẳng. Khi bạn giảm tốc độ, bạn có thể giảm góc nghiêng, chờ đến lúc lực bám
tăng lên, bạn có thể phanh chắc hơn, để đến khi xe dừng lại, xe sẽ thẳng đứng và tay lái vuông góc. Cần phải thực hành để làm tốt điều này.
Rẽ
Người lái xe thường cố gắng vào cua hoặc rẽ quá nhanh. Khi không ôm được khúc cua, họ sẽ chệch sang làn đường khác hoặc lao ra khỏi
đường. Đôi khi, họ có thể phản ứng thái quá và phanh quá mạnh, khiến xe trượt bánh, mất kiểm soát. Hãy đi vào các khúc cua và đường rẽ một
cách thận trọng.
Sử dụng bốn bước để kiểm soát tốt hơn:
• ĐI CHẬM
• QUAN SÁT
• NHẤN
• TĂNG GA TỪ TỪ
• ĐI CHẬM - Giảm tốc độ trước khi rẽ bằng cách giảm ga và nếu cần, hãy đạp cả hai phanh.
• QUAN SÁT - Quan sát góc cua về phía bạn muốn đi. Chỉ quay đầu, không quay vai và để tầm mắt ngang với đường chân trời.
• NHẤN - Để rẽ, xe máy phải nghiêng. Để nghiêng xe máy, hãy nhấn vào tay cầm theo hướng rẽ. Nhấn trái - nghiêng sang trái - rẽ trái. Nhấn phải - nghiêng phải - rẽ phải. Tốc độ cao hơn và/hoặc khúc cua hẹp hơn đòi hỏi xe máy phải nghiêng nhiều hơn.
• TĂNG GA TỪ TỪ - Tăng ga từ từ khi qua khúc cua để ổn định hệ thống treo. Duy trì tốc độ ổn định hoặc tăng tốc dần dần khi
qua khúc cua. Điều này sẽ giúp giữ cho xe máy ổn định.
Khi vào cua bình thường, người lái và xe máy phải nghiêng về một góc bằng nhau.
Khi vào cua chậm, hãy giữ thăng bằng bằng cách chỉ nghiêng xe máy và giữ thẳng người.
Ôm cua bình thường
Ôm cua chậm, chặt
3. Tự kiểm tra
Khi lái xe, bạn nên:
A. Xoay đầu và vai để quan sát khi cua.
B. Giữ cánh tay thẳng.
C. Giữ đầu gối cách xa bình xăng.
D. Chỉ quay đầu và mắt để nhìn về phía bạn đang di chuyển.
Đáp án ở trang 37
GIỮ KHOẢNG CÁCH KHI ĐI XE
Biện pháp an toàn tốt nhất bạn có thể thực hiện là giữ khoảng cách - một “khoảng đệm không gian” - xung quanh xe máy của mình. Nếu người khác mắc lỗi, khoảng cách cho phép bạn:
• Thời gian để phản ứng.
• Không gian để hành động.
Vị trí làn đường Ở một vài khía cạnh, kích thước của xe máy có thể có lợi cho bạn. Mỗi làn đường giao thông
cho phép xe máy ba lối để di chuyển, như đã thể hiện trong hình minh họa.
Vị trí làn đường của bạn nên:
• Tăng khả năng quan sát và nhận diện của bạn.
• Tránh các điểm mù của người khác.
• Tránh mối nguy trên mặt đường.
• Đảm bảo tránh bị các phương tiện khác xâm phạm vào làn đường.
• Cho biết ý định của bạn.
• Tránh luồng gió mạnh từ các phương tiện khác.
• Chừa một lối thoát.
Chọn lối phù hợp để tối đa hóa khoảng cách của bạn và khiến người tham gia giao thông khác dễ dàng nhìn thấy bạn.
Nhìn chung, không có vị trí nào là tốt nhất để người lái xe giữ mức độ nhận diện cũng như duy trì khoảng trống xung quanh xe máy. Không cần phải tránh phần nào của làn đường - kể cả phần giữa.
Hãy chọn vị trí ở phần làn đường mà khả năng cao là người khác có thể thấy bạn và bạn có thể duy trì khoảng cách xung quanh mình. Thay đổi vị trí khi tình hình giao thông thay đổi. Chạy ở lối 2 hoặc 3 nếu các phương tiện giao thông và các vấn đề tiềm ẩn chỉ nằm bên trái bạn. Ở yên
tại lối 1 hoặc 2 nếu các mối nguy chỉ ở bên phải bạn. Nếu các phương tiện đang chạy ở cả hai bên, vị trí giữa làn, lối 2, thường là lựa chọn tốt
nhất của bạn.
Dải dầu ở phần giữa dùng để thu phần dầu
chảy từ xe thường có bề ngang không quá hai feet. Trừ khi đường ướt, nếu không thì dải giữa làn đường bình thường có đủ
bám để bạn có thể an toàn chạy trên đó. Bạn có thể di chuyển sang bên trái hoặc bên phải dải nhớt mà vẫn ở trong phần giữa của làn đường giao thông.
Tránh lái xe trên những khu vực có nhiều dầu và nhớt đọng thường thấy ở các giao lộ đông đúc hoặc trạm thu phí.
Đi sau phương tiện khác
“Đi quá gần” có thể là nguyên nhân gây ra va chạm ở người đi xe máy. Khi tham gia giao thông, xe máy cũng cần nhiều khoảng cách
để dừng như xe ô tô. Thông thường, nên duy trì khoảng cách tối thiểu hai giây đằng sau
phương tiện phía trước.
Để đo khoảng cách đi sau:
• Chọn điểm đánh dấu , chẳng hạn như vạch
kẻ đường hoặc cột đèn, trên hoặc gần
đường phía trước.
• Khi thanh cản sau của xe phía trước vượt qua điểm đánh dấu, hãy đếm số giây: “một nghìn lẻ một, một nghìn lẻ hai.”
• Nếu bạn đến điểm đánh dấu trước khi bạn
đếm đến “hai”, thì bạn đang đi quá gần.
Khoảng cách đi sau hai giây để lại khoảng
không gian tối thiểu cần thiết khi dừng hoặc
chuyển hướng nếu người lái xe phía trước dừng
đột ngột. Điều này cũng cho phép bạn quan sát tốt hơn các ổ gà và những mối nguy hiểm khác
trên đường.
Nếu xe máy của bạn cần nhiều thời gian để
dừng hơn bình thường, thì bạn sẽ cần một
khoảng cách lớn hơn. Nếu mặt đường trơn trượt, nếu bạn không thể hiểu được xe phía trước
hoặc nếu giao thông đông đúc và ai đó có thể
chen vào phía trước bạn, hãy mở rộng khoảng
cách đi sau từ ba giây trở lên.
Giữ khoảng cách với phương tiện phía trước kể
cả khi bạn đã dừng xe. Điều này sẽ giúp bạn
dễ dàng tránh đường hơn nếu có ai đó áp sát
bạn từ phía sau. Quy tắc này cũng để lại cho
bạn khoảng không gian tối thiểu cần thiết nếu
phương tiện phía trước bắt đầu lùi lại vì lý do gì đó.
Khi ở phía sau ô tô, hãy lái xe ở nơi người lái xe có thể nhìn thấy bạn qua gương chiếu hậu. Hình ảnh của bạn sẽ nằm ở giữa gương chiếu hậu, nếu bạn lái xe ở phần giữa của làn đường - ở vị trí này khả năng cao là người lái xe có thể nhìn thấy bạn.
Người lái xe có thể nhìn thấy bạn qua gương hai bên, nếu bạn lái ở phía xa làn đường. Nhưng hãy nhớ phần lớn người lái xe thường không nhìn gương hai bên nhiều bằng nhìn gương chiếu hậu. Nếu tình hình giao thông cho phép, phần giữa của làn đường thường là nơi tốt nhất để người lái xe phía trước có thể nhìn thấy bạn và tránh bị người khác tranh làn.
Phương tiện khác đi sau
Tăng tốc để tránh việc ai
đến việc họ bám sát bạn với tốc độ nhanh hơn.
Cách tốt nhất để ứng phó với người đi quá gần là để họ đi trước bạn. Khi ai đó đi quá gần, hãy chuyển làn và để họ vượt qua. Nếu bạn không thể làm vậy, hãy giảm tốc độ và tạo thêm
khoảng trống phía trước để cả bạn và người đi quá gần đều có khoảng trống để dừng lại. Điều này cũng sẽ giúp họ vượt lên. Nếu họ không
vượt lên, bạn sẽ phải cho mình và người đi quá
gần đó nhiều thời gian và không gian hơn để hành động trong trường hợp xảy ra tình huống
khẩn cấp ở phía trước.
Vượt và bị vượt
Việc vượt và bị phương tiện khác vượt cũng
không khác mấy so với ô tô. Tuy nhiên, tầm nhìn lúc này còn quan trọng hơn nữa. Hãy chắc là những người lái xe khác thấy bạn, và bạn cũng thấy được các nguy cơ tiềm ẩn.
Vượt 1. Lái ở phần bên trái làn đường ở một khoảng cách an toàn để tăng tầm nhìn cũng
như giúp người khác dễ nhìn thấy bạn hơn. Xi nhan và kiểm tra dòng xe cộ đang đi tới. Dùng gương và ngoái đầu quan sát xe cộ phía sau.
2. Khi an toàn, hãy di chuyển sang làn bên trái và tăng tốc. Chọn vị trí làn đường không lấn át xe bạn đang vượt và có khoảng trống để tránh các chướng ngại trên làn đường của bạn.
3. Lái qua điểm mù nhanh nhất có thể.
4. Xi nhan lần nữa, hoàn thành việc kiểm tra gương và ngoái đầu quan sát trước khi quay lại làn ban đầu rồi tắt xi nhan.
Hãy nhớ phải vượt với tốc độ được cho phép và chỉ khi ở khúc được cho phép vượt. Phải
nắm rõ các biển báo và vạch kẻ đường!
Bị vượt
Khi bạn bị xe phía sau hoặc xe đang chạy tới
vượt qua, hãy đi ở phần giữa làn đường của bạn. Áp sát họ có thể khiến bạn rơi vào tình huống nguy hiểm.
Tránh bị va chạm bởi:
• Phương tiện kia - Một sai sót nhỏ của bạn
hoặc người lái xe muốn vượt có thể gây ra tình trạng va quệt bên hông.
• Gương mở rộng - Vài người lái xe có thể quên rằng gương của họ đang mở rộng hơn so với thanh cản.
• Các vật bị ném ra từ cửa sổ - Kể cả khi người lái xe biết bạn ở đó, người ngồi trên xe có thể không thấy bạn và ném gì đó vào
bạn hoặc ném xuống con đường phía trước bạn.
• Luồng gió mạnh từ các phương tiện lớn
hơn - Chúng có thể ảnh hưởng đến khả
năng kiểm soát của bạn. Nếu bạn ở phần giữa làn khi bị luồng gió này tạt trúng, bạn sẽ có nhiều không gian hơn để xử lý lỗi so với khi bạn ở hai bên làn.
Đừng di chuyển vào phần làn xa nhất của
phương tiện đang vượt. Việc này có thể khiến người lái xe khác cắt làn của bạn quá sớm.
Đi chung làn đường
Xe ô tô và xe máy cần cả một làn để vận hành an toàn. Vậy nên, việc đi chung làn đường thường bị cấm.
Di chuyển giữa các hàng xe ô tô đang dừng hoặc đang di chuyển trên cùng một làn đường có thể khiến bạn dễ gặp phải những chuyện không ngờ. Một bàn tay thò ra khỏi cửa sổ; cánh cửa có thể mở ra; xe ô tô có thể đột ngột rẽ. Vậy nên, hãy ngăn người khác đi chung làn đường. Đừng ngần ngại giữ vị trí trung tâm bất cứ khi nào người lái xe có ý chen vào. Người lái xe muốn làm điều này nhất khi:
• Trong điều kiện giao thông đông đúc, nối tiếp nhau.
• Khi họ muốn vượt qua bạn.
• Khi bạn chuẩn bị rẽ ở giao lộ.
• Khi bạn đang di chuyển sang làn đường ra hoặc ra khỏi cao tốc.
Nhập làn
Những người lái xe trên đoạn đường vào cao tốc có thể không nhìn thấy bạn trên đường
cao tốc. Hãy nhường cho họ nhiều không gian.
Chuyển sang làn đường khác nếu có làn trống.
Nếu không có chỗ để chuyển làn, hãy điều
chỉnh tốc độ để nhường không gian cho tài xế nhập làn.
Xe chạy dọc bên cạnh
Đừng chạy kế bên các xe ô tô hoặc xe tải bên
các làn khác nếu không cần thiết. Bạn có thể
đang ở trong điểm mù của một chiếc ô tô ở làn
kế bên và xe này có thể chuyển sang làn đường
của bạn mà không báo trước. Ô tô ở làn kế bên cũng chặn lối thoát của bạn nếu bạn gặp nguy
hiểm ở làn đường của mình. Tăng tốc hoặc lùi lại
để tìm nơi thông thoáng không có xe cộ ở hai bên.
4. Tự kiểm tra
Cách tốt nhất để ứng phó với người đi quá gần là:
A. Chuyển làn và để họ vượt qua.
B. Dùng kèn xe và làm những cử chỉ tục tĩu.
C. Tăng tốc để tạo khoảng cách giữa bạn và người đi quá gần.
D. Phớt lờ họ.
Đáp án ở trang 37
QUY TRÌNH SEE
Người lái xe giỏi có kinh nghiệm là người nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh họ. Họ sẽ cải thiện chiến lược lái xe của mình bằng cách sử dụng SEE, một quy trình gồm ba bước được sử dụng để đưa ra đánh giá phù hợp và áp dụng chính xác trong các tình hình giao thông khác nhau:
• Search (Dò tìm)
• Evaluate (Đánh giá)
• Execute (Thực hiện)
Hãy xem xét từng bước này.
Search (Dò tìm)
Tích cực dò tìm phía trước, hai bên và phía sau để tránh những mối nguy hiểm tiềm ẩn ngay cả trước khi chúng xuất hiện. Mức độ quyết đoán khi thăm dò cũng như lượng thời gian và không gian mà bạn có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu tác hại. Tập trung hơn vào việc dò tìm các lối thoát tiềm năng trong hoặc xung quanh các giao lộ, khu mua sắm, trường học và khu công trình.
Dò tìm các yếu tố như:
• Xe cộ đang tới có thể rẽ trái phía trước bạn.
• Xe cộ từ bên trái và phải.
• Xe cộ tiến đến từ phía sau.
• Tình trạng đường nguy hiểm.
Đặc biệt cảnh giác ở những khu vực có tầm
nhìn hạn chế. Môi trường xung quanh “tấp nập”
có thể che khuất bạn và xe máy của bạn khỏi
những người khác.
Evaluate (Đánh giá)
Hãy nghĩ xem các mối nguy hiểm có thể tác
động lẫn nhau như thế nào để gây rủi ro cho bạn.
Lường trước những vấn đề có thể xảy ra và chuẩn bị kế hoạch giảm thiểu rủi ro.
• Đặc điểm của đường và mặt đường - Ổ gà, lan can, cầu, cột điện thoại và cây cối sẽ không lấn vào đường đi của bạn nhưng có thể ảnh hưởng đến chiến lược lái xe của bạn.
• Thiết bị điều khiển giao thông - Tìm đèn tín hiệu giao thông, bao gồm biển báo quy định, biển cảnh báo và vạch kẻ đường
để giúp bạn đánh giá các tình huống phía trước.
• Phương tiện và lưu lượng giao thông
khác - Có thể lấn vào đường của bạn và làm
tăng khả năng xảy ra va chạm.
Hãy suy nghĩ về các yêu cầu thời gian và không gian để duy trì mức độ an toàn. Bạn phải dành thời gian để phản ứng nếu trường hợp khẩn cấp xảy ra.
Execute (Thực hiện)
Thực hiện quyết định của bạn.
Để tạo thêm không gian và giảm thiểu tác hại từ bất kỳ mối nguy hiểm nào, hãy:
• Thông báo sự hiện diện của bạn bằng đèn và/hoặc kèn xe.
• Điều chỉnh tốc độ của bạn bằng cách tăng tốc, dừng hoặc giảm tốc.
• Điều chỉnh vị trí và/hoặc hướng của bạn.
Áp dụng câu ngạn ngữ xưa “từ từ từng thứ một”
để xử lý hai hoặc nhiều mối nguy hiểm. Điều
chỉnh tốc độ để tách biệt hai mối nguy hiểm.
Sau đó, giải quyết từng mối nguy hiểm riêng
lẻ. Việc ra quyết định sẽ trở nên phức tạp hơn
khi có từ ba mối nguy hiểm trở lên. Hãy đánh giá hậu quả của từng tình huống và giữ khoảng cách an toàn với các mối nguy hiểm như nhau. Ở những khu vực có nguy cơ cao tiềm ẩn, chẳng hạn như giao lộ, khu mua sắm, trường học và khu công trình, hãy kiểm soát côn và cả hai phanh để giảm thời gian bạn cần phản ứng.
5. Tự kiểm tra
giảm thời gian phản ứng, bạn nên:
A. Đi chậm hơn tốc độ cho phép.
B. Kiểm soát côn và cả hai phanh.
C. Chuyển sang số N khi giảm tốc.
D. Nhả côn khi rẽ.
GIAO LỘ
Đáp án ở trang 37
Khả năng xảy ra va chạm giữa bạn và các phương tiện giao thông khác cao nhất là tại các giao lộ. Giao lộ có thể ở giữa khu đô thị hoặc trên đường lái xe vào đường dân cư - bất kỳ nơi nào xe cộ có thể cắt ngang đường đi của bạn. Hơn một nửa số vụ va chạm xe máy/ô tô là do người lái xe ô tô đi vào phần đường dành riêng cho người lái xe máy. Những chiếc ô tô rẽ trái phía trước bạn, bao gồm cả những chiếc ô tô rẽ trái từ làn đường bên phải của bạn và những chiếc ô tô trên đường phụ lấn vào làn đường của bạn, là những mối nguy hiểm lớn nhất. Việc bạn áp dụng SEE [tr.17] tại các giao lộ là rất quan trọng.
Không có gì đảm bảo rằng người khác nhìn thấy bạn. Đừng bao giờ coi việc “chạm mắt ” là dấu
hiệu cho thấy người lái xe sẽ nhường đường.
Thông thường, dù người lái xe ô tô có nhìn thẳng vào người lái xe máy thì vẫn không có gì đảm bảo là họ thực sự “nhìn thấy” người đó. Đôi mắt duy nhất mà bạn có thể tin cậy là đôi mắt của bạn. Nếu một chiếc ô tô có thể đi vào đường đi của bạn, hãy giả định rằng nó sẽ làm vậy. Người lái xe giỏi luôn “dò tìm rắc rối” - không phải để vướng vào rắc rối mà để tránh xa nó
Hãy tăng khả năng nhận diện tại các giao lộ.
Bật đèn pha và lái xe ở vị trí làn đường cho bạn tầm nhìn tốt nhất về dòng xe cộ đang đi tới. Tạo không gian xung quanh xe máy để bạn có thể thực hiện hành động né tránh.
Khi bạn đến gần giao lộ, hãy chọn vị trí làn đường để người lái xe có thể nhìn rõ bạn hơn.
Kiểm soát côn và cả hai phanh để giảm thời gian phản ứng.
Khi tiến vào giao lộ, bạn hãy giảm tốc độ. Sau khi tiến vào giao lộ, hãy tránh xa các phương tiện
chuẩn bị rẽ. Đừng đột ngột thay đổi tốc độ hoặc vị trí. Tài xế có thể nghĩ rằng bạn chuẩn bị rẽ.
Giao lộ khuất
Nếu bạn tiến vào các giao lộ khuất, hãy di chuyển sang phần đường nằm trong tầm nhìn của tài xế khác sớm nhất có thể. Trong hình
minh họa này, người điều khiển xe máy đã di chuyển sang phần bên trái của làn đường - tránh
xa chiếc xe đang đỗ - để người lái xe phía đối diện có thể nhìn thấy anh ta sớm nhất có thể.
Điều quan trọng cần lưu ý là đảm bảo tầm nhìn của bản thân và tạo điều kiện để người khác có thể thấy được bạn trong khi vẫn duy trì khoảng cách an toàn.
Trước tiên, hãy dừng ở biển báo dừng hoặc vạch dừng nếu có. Sau đó, tiến về phía trước và dừng lại một lần nữa, ngay gần điểm giao nhau giữa làn đường cắt ngang và làn đường của bạn. Từ vị trí đó, nghiêng người về phía trước và quan sát xung quanh các tòa nhà, xe đang dừng đỗ hoặc bụi cây để xem có gì đang di chuyển đến gần không. Đừng quên đảm bảo bánh trước của bạn không đi vào làn đường cắt ngang khi bạn đang quan sát.
Vượt ô tô đang dừng đỗ
Luôn di chuyển về bên trái của làn đường khi
vượt những chiếc ô tô đang dừng đỗ. Bạn có thể tránh được cửa xe để mở, người lái xe
bước khỏi xe hoặc người đi giữa các xe. Nếu có phương tiện di chuyển ngược chiều, bạn nên giữ nguyên vị trí ở giữa làn đường để giữ khoảng cách an toàn tối đa.
Một vấn đề lớn hơn có thể xảy ra nếu người điều khiển phương tiện rời khỏi lề đường mà không quan sát tình hình giao thông phía sau.
Ngay cả khi có quan sát, họ vẫn có thể không nhìn thấy bạn.
6. Tự kiểm tra
Giao tiếp bằng mắt với các tài xế khác:
A. Là dấu hiệu họ đã nhìn thấy bạn.
B. Tốn công vô ích.
C. Không có nghĩa người khác sẽ nhường
đường.
D. Chắc chắn người khác sẽ nhường đường. Đáp án ở trang 37
Trong nhiều trường hợp, người khác có thể bất
ngờ cắt ngang đường bạn. Hãy giảm tốc độ hoặc đổi làn để nhường đường cho họ.
Trường hợp nguy hiểm nhất là khi xe bất ngờ quay đầu. Họ có thể cắt ngang, chặn đường hoàn toàn và khiến bạn không còn không gian để di chuyển. Vì bạn không thể đoán trước được hành động của người lái xe khác, hãy giảm tốc độ và thu hút sự chú ý của họ. Bấm kèn và tiếp tục di chuyển một cách thận trọng.
Đỗ xe bên đường
Đỗ xe vuông góc với lề đường, bánh sau chạm vào lề.
TĂNG KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN
Trong các vụ va chạm với xe máy, người lái ô tô thường nói rằng họ không nhìn thấy xe máy.
Khi nhìn từ phía trước hoặc phía sau, hình dáng của xe máy nhỏ hơn nhiều so với ô tô. Ngoài ra, thường sẽ khó để nhận thấy nếu không tìm kiếm có chủ đích, vậy nên hầu hết người lái ô tô thường không chủ động quan sát xe máy. Thay vào đó, họ thường bỏ qua xe máy hai bánh, kích thước nhỏ để tìm kiếm những chiếc ô tô có thể gây ra vấn đề cho họ.
Ngay cả khi người lái ô tô nhìn thấy bạn, bạn cũng chưa hẳn sẽ an toàn. Phương tiện kích
thước nhỏ thường tạo cảm giác ở khoảng cách
xa hơn và di chuyển chậm hơn so với thực tế. Rất nhiều tài xế thường cắt ngang trước mặt người điều khiển xe máy và cho rằng họ có nhiều thời gian. Đó là lý do họ thường phạm sai lầm.
Tuy nhiên, có nhiều cách để giúp người khác dễ dàng nhìn thấy bạn và xe máy của mình hơn.
Trang phục
Hầu hết các vụ va chạm xảy ra vào ban ngày. Hãy mặc quần áo sáng màu để tăng khả năng nhận diện. Đừng quên cơ thể bạn chiếm một nửa diện tích bề mặt nhận diện của người & xe máy.
Áo khoác hoặc áo ghi-lê màu cam, đỏ, vàng
hoặc xanh lá là lựa chọn tốt nhất để người khác có thể thấy bạn. Mũ bảo hiểm của bạn không
chỉ bảo vệ bạn trong trường hợp va chạm. Mũ
bảo hiểm màu sáng cũng có thể giúp người
khác nhìn thấy bạn.
Bất kỳ màu sáng nào cũng đều tốt hơn màu tối hoặc màu xỉn. Lựa chọn tốt nhất là quần áo sáng màu có vật liệu phản quang (mũ bảo hiểm, áo khoác hoặc áo ghi-lê).
Vật liệu phản quang trên áo ghi-lê và hai bên
mũ bảo hiểm sẽ giúp người điều khiển phương
tiện khác dễ dàng nhìn thấy bạn. Vật liệu phản quang cũng rất hữu ích cho người lái xe ô tô di chuyển ngược chiều hoặc đi từ phía sau bạn quan sát.
Đèn pha
Cách tốt nhất để người khác nhìn thấy xe máy
của bạn là bật đèn pha - mọi lúc (dù các xe máy
mới bán tại Mỹ từ năm 1978 trở đi đã tự động bật đèn pha khi chạy). Nhiều nghiên cứu cho thấy, vào ban ngày, một chiếc xe máy bật đèn pha sẽ tăng gấp đôi khả năng nhận diện. Ban đêm và khi có sương mù thì nên sử dụng đèn cốt.
Đèn xi-nhan
Đèn xi-nhan trên xe máy tương tự như trên ô tô.
Mục đích để báo hiệu cho người khác biết bạn
định làm gì.
Tuy nhiên, do người điều khiển xe máy có nguy
cơ tai nạn cao hơn, nên đèn xi-nhan còn quan
trọng hơn thế. Hãy sử dụng đèn xi-nhan khi đổi
làn đường hoặc rẽ. Dùng đèn xi-nhan cả khi
bạn nghĩ xung quanh không có ai. Chính chiếc xe mà bạn không nhìn thấy là mối nguy hiểm
lớn nhất cho bạn. Đèn xi-nhan cũng giúp người khác dễ thấy bạn hơn. Đó là lý do bạn nên sử dụng đèn xi-nhan ngay cả khi điều bạn định làm là hiển nhiên.
Khi vào đường cao tốc, người lái xe ô tô phía sau sẽ dễ nhìn thấy đèn xi-nhan của bạn nhấp nháy và nhường đường cho bạn hơn.
Việc bật đèn xi-nhan trước khi rẽ giúp giảm bớt sự nhầm lẫn và khó chịu cho các phương tiện giao thông xung quanh bạn. Sau khi bạn rẽ, hãy nhớ tắt đèn xi-nhan, nếu không, tài xế ô tô khác có thể nghĩ rằng bạn định rẽ thêm lần nữa và đi thẳng vào làn của bạn. Luôn bật đèn xi-nhan khi rẽ để các tài xế ô tô khác có thể phản ứng phù hợp. Đừng để họ phải đoán xem bạn định làm gì.
Đèn phanh
Đèn phanh của xe máy thường không dễ thấy
bằng đèn phanh của ô tô, đặc biệt là khi đèn
hậu của bạn đang bật. (cùng với đèn pha.) Nếu có thể, hãy nháy đèn phanh để người khác nhìn thấy bạn. Việc nháy đèn phanh rất quan trọng, đặc biệt trong các trường hợp:
• Bạn giảm tốc độ đột ngột hơn bình
thường: như khi rẽ ra khỏi đường cao tốc.
• Bạn giảm tốc độ ở những nơi người khác
có thể không ngờ tới (giữa một dãy nhà
hoặc trong hẻm).
Nếu có xe nào đó đi sát phía sau bạn, bạn nên
nháy đèn phanh trước khi giảm tốc độ. Xe phía sau có thể đang quan sát bạn và không nhìn
thấy vật cản phía trước khiến bạn phải giảm tốc
độ. Điều này sẽ ngăn họ đi quá gần và cảnh báo
họ về những nguy hiểm không thể thấy được ở phía trước.
Sử dụng gương chiếu hậu
Dù quan sát phía trước rất quan trọng nhưng
bạn cũng không thể bỏ qua tình hình phía sau.
Tình trạng giao thông thay đổi rất nhanh. Biết
được những gì đang xảy ra phía sau là điều cần thiết để bạn đưa ra quyết định an toàn về cách xử lý những rắc rối phía trước.
Bạn nên giữ thói quen thường xuyên kiểm tra gương chiếu hậu. Hãy đặc biệt chú ý đến việc quan sát qua gương chiếu hậu:
• Khi bạn dừng lại ở giao lộ. Quan sát xe ô tô đang đến từ phía sau. Nếu người lái xe không chú ý, họ có thể đâm vào bạn trước khi nhìn thấy bạn.
• Trước khi đổi làn. Hãy kiểm tra xem có ai sắp vượt qua bạn.
• Trước khi giảm tốc độ. Người lái xe phía sau có thể không biết ý định của bạn hoặc
không chắc chắn khi nào bạn sẽ giảm tốc
độ. Ví dụ, bạn ra tín hiệu rẽ và người lái xe
nghĩ rằng bạn sẽ rẽ ở giao lộ xa hơn, chứ không phải ở lối rẽ gần hơn.
Một số xe máy có gương chiếu hậu tròn (lồi).
Loại gương này cho tầm nhìn rộng hơn so với gương phẳng. Tuy nhiên, chúng cũng khiến xe ô tô trông xa hơn thực tế. Nếu bạn chưa quen với gương lồi, hãy tập làm quen. (Khi dừng xe, hãy
chọn một chiếc xe ô tô·đang đỗ trong gương xe của bạn. Hình dung khoảng cách của xe. Sau đó, quay lại kiểm tra xem bạn ước lượng chính xác
đến mức nào.) Thực hành với gương đến khi bạn quen việc ước lượng khoảng cách. Ngay cả khi
đã quen, hãy tăng khoảng cách trước khi đổi làn.
Quay đầu quan sát
Chỉ quan sát qua gương chiếu hậu là chưa đủ. Xe máy cũng có “điểm mù” như ô tô. Trước khi
đổi làn, hãy quay đầu và nhìn sang hai bên để quan sát các phương tiện khác.
Trên đường có nhiều làn xe, hãy kiểm tra làn
đường ngoài cùng và làn đường bên cạnh.
Người lái xe ô tô ở làn đường xa có thể hướng tới cùng khoảng trống mà bạn định đi vào.
Bạn cũng nên duy trì thói quen quay đầu quan sát. Chỉ khi biết những gì đang xảy ra xung quanh, bạn mới có thể hoàn toàn sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.
Kèn xe
Hãy sẵn sàng bấm kèn xe để thu hút sự chú ý một cách nhanh chóng.
Bạn nên bấm nhẹ còi trước khi vượt phương tiện khác.
Đây là một số tình huống:
• Tài xế xe ô tô ở làn bên cạnh đang đi sát
chiếc xe phía trước và có dấu hiệu muốn
vượt.
• Có người ngồi trong xe đang đỗ bên
đường.
• Có người đạp xe hoặc đi bộ trên đường. Trong trường hợp khẩn cấp, hãy bấm kèn thật
lâu và to. Hãy sẵn sàng dừng lại hoặc tránh xa nguy hiểm. Điểm
Hãy nhớ rằng kèn xe máy không to bằng còi xe
ô tô, vì vậy, hãy sử dụng kèn, nhưng đừng quá
phụ thuộc vào nó. Bạn có thể sử dụng những
cách khác phù hợp hơn.
Điều khiển xe vào ban đêm
Vào ban đêm, bạn sẽ khó quan sát hơn và người khác cũng khó nhìn thấy bạn. Người khác sẽ khó
phân biệt được đèn pha hoặc đèn hậu của bạn giữa những ánh đèn xe ô tô xung quanh. Để
đảm bảo an toàn, bạn nên:
• Giảm tốc độ - Đi chậm hơn so với ban ngày, đặc biệt là trên những con đường bạn không quen. Như vậy, bạn sẽ dễ tránh được chướng ngại vật.
• Tăng khoảng cách - Bạn sẽ khó ước lượng khoảng cách vào ban đêm so với ban ngày. Mắt dựa vào bóng tối và độ tương phản ánh sáng để xác định khoảng cách và tốc độ di chuyển của vật thể. Độ tương phản này không đủ hoặc sẽ bị biến dạng dưới ánh đèn nhân tạo vào ban đêm. Hãy mở rộng khoảng cách theo sau phương tiện khác lên ba giây hoặc hơn. Đồng thời hãy chừa thêm khoảng cách khi cần vượt qua và cho xe khác vượt qua.
• Tận dụng ánh sáng của xe ô tô phía trước
- Đèn pha của xe ô tô phía trước có thể cung cấp tầm nhìn tốt hơn so với cả đèn pha của bạn. Đèn hậu nảy lên xuống có thể cảnh báo bạn về những chỗ gồ ghề hoặc mặt đường xấu.
• Sử dụng đèn pha - Tận dụng tối đa ánh sáng. Sử dụng đèn pha bất cứ khi nào không có xe phía trước hoặc đối diện. Tăng độ nhận diện: Mặc quần áo phản quang khi đi xe vào ban đêm.
• Linh hoạt thay đổi vị trí trên làn đường. Thay đổi vị trí trên làn đường là cách tốt nhất để có tầm nhìn, tăng độ nhận diện và giữ khoảng cách an toàn.
7. Tự kiểm tra
Quần áo phản quang nên:
A. Mặc vào ban đêm.
B. Mặc vào ban ngày.
C. Không nên mặc.
D. Mặc cả ngày lẫn đêm
Đáp án ở trang 37
TRÁNH VA CHẠM
Dù bạn có cẩn thận đến đâu, đôi khi bạn vẫn có
thể gặp tình huống nguy hiểm. Khả năng vượt qua nguy hiểm phụ thuộc vào mức độ phản ứng nhanh và chính xác của bạn. Thông thường, tai nạn xảy ra vì người điều khiển xe máy không
chuẩn bị hoặc không có kỹ năng thực hiện các
động tác tránh va chạm.
Biết khi nào nên dừng và cách dừng hoặc tránh là hai kỹ năng quan trọng để tránh tai nạn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể dừng lại nhanh chóng để tránh chướng ngại vật. Vậy nên, người điều khiển xe máy cần có khả năng tránh chướng ngại vật. Việc xác định nên dùng kỹ năng nào cho từng tình huống cũng rất quan trọng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết những người điều khiển xe máy gặp tai nạn là do:
• Phanh quá yếu bánh trước và phanh quá mạnh bánh sau.
• Không tách biệt việc phanh và đánh lái hoặc không đánh lái khi cần thiết.
Những thông tin sau đây có cung cấp một số lời khuyên hữu ích.
Dừng gấp
Để phanh xe nhanh chóng, hãy dùng cả phanh
trước và phanh sau cùng một lúc. Đừng ngần
ngại sử dụng phanh trước, nhưng cũng đừng “kéo” quá mạnh. Hãy bóp cần phanh đều và tăng dần lực. Nếu bánh trước bị phanh cứng, hãy nhả phanh trước ngay lập tức rồi phanh lại. Đồng thời, cùng lúc đó hãy đạp phanh sau. Nếu vô tình bó cứng phanh sau trên mặt đường có độ bám tốt, bạn có thể giữ nguyên cho đến khi xe dừng hẳn; tuy nhiên, ngay cả khi bánh sau bị bó cứng, bạn vẫn có thể kiểm soát xe máy trên
đường thẳng nếu xe đang ở tư thế thẳng đứng và di chuyển theo đường thẳng.
Luôn sử dụng cả hai phanh cùng một lúc để dừng xe. Phanh trước có thể cung cấp từ 70% lực phanh trở lên.
Nếu bạn cần dừng xe gấp khi đang rẽ hoặc vào cua, kỹ thuật tốt nhất là dựng thẳng xe trước khi phanh.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể
dựng thẳng xe trước khi phanh. Nếu bạn phải phanh khi đang nghiêng xe, hãy bóp nhẹ phanh và giảm ga. Khi giảm tốc, bạn có thể giảm độ nghiêng của xe và tăng lực phanh đến khi xe thẳng đứng và có thể áp dụng lực phanh tối đa.
Bạn nên “duỗi” tay lái trong vài feet cuối cùng khi dừng lại. Sau đó, xe máy nên để đứng thẳng và cân bằng.
Đánh lái hoặc cua nhanh
Đôi khi bạn có thể không có đủ chỗ để dừng
lại, ngay cả khi bạn sử dụng cả hai phanh đúng
cách. Một vật thể có thể bất ngờ xuất hiện trên
đường đi. Hoặc xe phía trước có thể dừng lại
đột ngột. Cách duy nhất để tránh va chạm có thể là cua nhanh hoặc đánh lái.
Đánh lái là bất kỳ sự thay đổi hướng đột ngột nào. Có thể là hai lần cua nhanh hoặc dạt nhanh vào ven đường.
Ấn một lực nhỏ vào tay lái ở bên bạn định chuyển hướng để tránh va chạm. Điều này sẽ khiến xe máy nghiêng nhanh. Càng vào cua gấp, xe máy càng phải nghiêng nhiều hơn.
Giữ thẳng cơ thể và để xe máy nghiêng theo hướng cua trong khi đầu gối áp vào bình xăng và chân đặt chắc chắn trên chỗ để chân. Để xe máy chuyển động bên dưới bạn. Đảm bảo lối tránh va chạm nằm trong tầm nhìn của bạn. Nhấn vào tay lái còn lại sau khi bạn vượt qua chướng ngại vật để quay lại hướng di chuyển ban đầu. Để đánh lái sang trái, hãy nhấn tay lái bên trái, sau đó nhấn tay lái bên phải để trở lại trạng thái cân bằng. Để
đánh lái sang phải, hãy nhấn tay lái bên phải, sau
đó nhấn tay lái bên trái.
NẾU CẦN PHẢI PHANH, TÁCH BẠCH VIỆC
PHANH VÀ ĐÁNH LÁI.
Phanh trước hoặc sau — không bao giờ phanh khi đang đánh lái.
Vào cua
Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn một xe là người lái mô tô đánh lái hoặc cua rộng, va chạm với mặt đường hoặc một vật thể cố định.
Mỗi khúc cua mỗi khác. Lưu ý xem khúc cua có
giữ nguyên, rộng dần, hẹp lại hay gồm nhiều khúc cua liên tục không.
Lái xe trong giới hạn kỹ năng của bạn và tuân
thủ tốc độ giới hạn được quy định.
Đường đi tốt nhất không phải lúc nào cũng là
đường ôm theo khúc cua.
Thay đổi vị trí làn đường tùy thuộc vào tình hình giao thông, tình trạng đường sá và khúc cua.
Nếu không có phương tiện giao thông, hãy bắt
đầu thao tác từ đầu ngoài khúc cua để tăng tầm
nhìn và bán kính vào cua hiệu quả. Khi vào cua, hãy chạy hướng về phía bên trong của khúc cua,
và khi qua tâm, chạy hướng ra phía ngoài để thoát cua.
Một giải pháp thay thế khác là chạy giữa làn
đường của bạn trước khi vào cua — và giữ vị trí đó cho đến khi thoát cua. Giải pháp này giúp
bạn phát hiện phương tiện hướng đối diện sớm nhất có thể. Bạn cũng có thể điều chỉnh
cho phương tiện “len ra” vạch giữa hoặc khi có chướng ngại vật chặn một phần làn đường của bạn.
Cách tốt nhất để dừng xe nhanh là:
A. Chỉ sử dụng phanh trước.
B. Sử dụng phanh sau trước.
C. Giảm ga và sử dụng phanh trước.
dụng cả hai phanh cùng một lúc.
Đáp án ở trang 37
ỨNG PHÓ VỚI MẶT ĐƯỜNG NGUY
HIỂM
Nguy cơ bị ngã hoặc gặp tai nạn của bạn tăng
lên mỗi khi đi qua:
• Bề mặt không bằng phẳng hoặc có chướng ngại vật.
• Bề mặt trơn trượt.
• Đường ray tàu hoả.
• Rãnh và lưới.
Chướng ngại vật
Bề mặt không bằng phẳng và có chướng
ngại vật
Chú ý các bề mặt không bằng phẳng như mặt
đường gồ ghề, nứt vỡ, ổ gà hoặc các mảnh rác nhỏ trên đường.
Cố gắng tránh chướng ngại vật bằng cách giảm tốc độ hoặc đi vòng qua. Nếu buộc phải chạy lên chướng ngại vật, trước tiên hãy xác định xem có khả thi không. Tiếp cận chướng ngại vật ở góc càng gần 90˚ càng tốt. Nhìn về phía bạn muốn đi để kiểm soát lộ trình di chuyển. Nếu phải chạy lên chướng ngại vật, bạn nên:
• Giảm tốc độ càng nhiều càng tốt trước khi tiếp xúc.
• Đảm bảo xe máy đứng thẳng.
• Nhấc người lên một chút khỏi yên xe với trọng lượng dồn lên chỗ để chân để hấp thụ lực tác động bằng đầu gối và khuỷu tay, tránh bị văng khỏi xe máy.
• Ngay trước khi tiếp xúc, tăng nhẹ ga để làm nhẹ phần đầu xe.
Nếu bạn chạy lên một vật thể trên đường, hãy
tấp vào lề đường, kiểm tra lốp và mâm bánh xe xem có hư hỏng gì không rồi đi tiếp.
Bề mặt trơn trượt
Xe máy hoạt động tốt hơn khi chạy trên những bề mặt có độ bám tốt. Các bề mặt có độ bám kém bao gồm:
• Mặt đường ướt, đặc biệt là ngay sau khi bắt đầu mưa và trước khi dầu trên mặt đường bị rửa trôi ra lề đường.
• Đường sỏi hoặc nơi cát và sỏi tích tụ.
• Bùn, tuyết và băng.
• Vạch kẻ làn đường (vạch sơn), tấm thép và nắp cống, đặc biệt là khi ướt.
Để lái xe an toàn trên bề mặt trơn trượt:
• Giảm tốc độ — Giảm tốc trước khi vào bề mặt trơn trượt để hạn chế khả năng trượt bánh. Xe máy của bạn cần thêm khoảng cách để dừng lại. Và điều đặc biệt quan trọng là phải giảm tốc độ trước khi vào khúc cua ướt.
• Tránh thay đổi đột ngột — Bất kỳ thay đổi đột ngột nào về tốc độ hoặc hướng đi đều có thể gây trượt bánh. Thật nhẹ nhàng khi tăng tốc, chuyển số, cua hoặc phanh.
• Sử dụng cả hai phanh — Phanh trước vẫn có hiệu quả, ngay cả trên bề mặt trơn trượt. Bóp cần phanh từ từ để tránh khóa bánh trước. Nhớ nhấn nhẹ phanh sau.
• Giữa làn đường có thể nguy hiểm khi ướt. Khi trời bắt đầu mưa, hãy đi trên vệt bánh xe do ô tô để lại. Thường thì vệt lốp bên trái sẽ là vị trí tốt nhất, tùy thuộc vào tình trạng giao thông và các điều kiện đường sá khác.
• Chú ý các vết dầu khi bạn đạp phanh để dừng hoặc đỗ xe. Bạn có thể bị trượt và ngã.
• Bụi bẩn và sỏi tích tụ hai bên đường — đặc biệt là ở khúc cua và nhánh rẽ vào và ra khỏi xa lộ. Chú ý khu vực mép đường, đặc biệt khi cua gấp và khi vào hoặc ra khỏi xa lộ với tốc độ cao.
• Mưa khô và tuyết tan nhanh hơn ở một
số đoạn đường so với những đoạn khác. Các lớp băng thường hình thành ở những
khu vực thấp hoặc râm mát, trên cầu và cầu
vượt. Bề mặt ướt hay lá ướt đều trơn trượt
như nhau. Đi trên phần đường ít trơn trượt nhất của làn đường và giảm tốc độ.
Người lái thận trọng tránh xa những con đường phủ đầy băng hoặc tuyết. Nếu bạn không thể tránh được bề mặt trơn trượt, hãy giữ xe máy thẳng đứng và di chuyển càng chậm càng tốt.
Nếu bạn gặp phải một bề mặt lớn quá trơn trượt
đến mức bạn phải thả trôi hoặc đi với tốc độ đi bộ, hãy cân nhắc để chân lướt trên bề mặt. Nếu xe máy sắp đổ, bạn có thể giữ thăng bằng cho
mình. Đảm bảo không đạp phanh. Nếu có thể, hãy bóp côn và thả trôi. Thực hiện động tác này
ở bất kỳ tốc độ nào ngoài tốc độ chậm nhất đều có thể gây nguy hiểm.
Đường ray tàu hỏa, Đường ray xe điện và Các
khe nối trên mặt đường
Thường thì đi thẳng trong làn đường của bạn để
băng qua đường ray sẽ an toàn hơn. Rẽ để đối diện với các đường ray (ở góc 90˚) có thể nguy hiểm hơn — lộ trình của bạn có thể dẫn bạn vào
làn đường khác.
Đối với các đường ray và khe nối trên đường
chạy song song với lộ trình của bạn, hãy di
Đường cắt ngang - ĐÚNG
Đường cắt ngang - SAI
Đường song song - SAI
Đường song song - ĐÚNG
Đường ray - ĐÚNG
Đường ray - SAI
chuyển xa khỏi các đường ray, rãnh hoặc khe nối để vượt qua với góc ít nhất là 45˚. Sau đó, thực hiện cua nhanh và gắt. Việc di chuyển chéo qua có thể làm kẹt bánh xe của bạn và khiến bạn mất thăng bằng.
Rãnh và Lưới
Lái xe qua các rãnh thoát nước mưa hoặc lưới chắn trên cầu có thể khiến xe máy lắc lư. Cảm giác không ổn định và lắc lư thường không gây nguy hiểm. Thư giãn, duy trì tốc độ ổn định và đi thẳng qua.
Việc băng qua một góc đường buộc người lái
xe phải chạy theo kiểu ziczac để giữ đúng làn
đường. Việc di chuyển theo kiểu ziczac nguy hiểm hơn nhiều so với cảm giác lắc lư.
9. Tự kiểm tra
Khi trời bắt đầu mưa, thường thì tốt nhất là:
A. Đi vào giữa làn đường.
B. Tấp xe vào lề đường cho đến khi hết mưa.
C. Đi trên vệt lốp xe do ô tô để lại.
D. Tăng tốc độ.
VẤN ĐỀ KỸ THUẬT
Đáp án ở trang 37
Bạn có thể rơi vào tình huống khẩn cấp ngay
khi có vấn đề xảy ra với xe máy của bạn. Khi xử
lý bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào, hãy cân nhắc các
điều kiện đường xá và giao thông mà bạn gặp phải. Sau đây là một số hướng dẫn có thể giúp
bạn xử lý các vấn đề kỹ thuật một cách an toàn.
Hỏng lốp xe
Bạn hiếm khi nghe thấy lốp xe bị xẹp. Nếu xe máy bắt đầu vận hành bất thường thì có thể là do lốp xe bị hỏng. Điều này có thể nguy hiểm.
Bạn phải có khả năng nhận biết từ phản ứng của xe máy. Nếu một lốp xe của bạn đột nhiên xì hơi, hãy phản ứng nhanh để giữ thăng bằng.
Dừng lại bên lề và kiểm tra lốp xe.
Nếu lốp trước bị xẹp, tay lái sẽ có cảm giác “nặng”. Lốp bánh trước bị xẹp đặc biệt nguy hiểm vì nó ảnh hưởng đến việc điều khiển tay lái. Bạn phải lái tốt để giữ thăng bằng.
Nếu lốp sau bị xẹp, phần sau của xe máy có thể bị giật hoặc lắc lư.
Nếu một trong hai lốp xe bị xẹp khi đang lái:
• Giữ chặt tay lái, nhả ga và giữ xe đi thẳng.
• Tuy nhiên, nếu cần phanh, từ từ phanh lốp không bị xẹp, nếu bạn biết chắc chắn đó là lốp nào.
• Khi xe máy đi chậm lại, hãy tấp vào lề đường, bóp côn và dừng lại.
Van tiết lưu bị kẹt
Xoay van tiết lưu qua lại vài lần. Nếu cáp van tiết lưu bị kẹt, thao tác này có thể giải phóng cáp. Nếu van tiết lưu vẫn bị kẹt, ngay lập tức bật công tắc ngắt động cơ và đồng thời kéo côn.
Thao tác này sẽ ngắt nguồn điện từ bánh sau, mặc dù tiếng động cơ có thể không giảm ngay lập tức. Khi xe máy đã “được kiểm soát”, tấp vào
lề đường và dừng lại.
Sau khi dừng lại, kiểm tra cẩn thận cáp van tiết
lưu để tìm ra nguyên nhân gây ra sự cố. Đảm
bảo van tiết lưu hoạt động trơn tru trước khi bạn
bắt đầu lái xe trở lại.
Lắc lư
“Lắc lư” xảy ra khi bánh trước và tay lái đột nhiên
bắt đầu lắc từ bên này sang bên kia ở bất kỳ tốc độ nào. Hầu hết các trường hợp lắc lư có thể là do chở không đúng cách, phụ kiện không phù hợp hoặc áp suất lốp không đúng. Nếu bạn đang chở một vật nặng, hãy giảm tải. Nếu bạn không thể, hãy di chuyển vật đó. Dồn trọng lượng vào vị trí thấp hơn và xa hơn về phía trước của xe máy. Đảm bảo áp suất lốp, độ nén lò xo, giảm xóc khí và các bộ giảm chấn được điều chỉnh theo mức khuyến nghị cho trọng lượng đó. Đảm bảo kính chắn gió và các bộ che chắn gió được lắp đặt đúng cách.
Kiểm tra xem các vấn đề như điều chỉnh tay lái không đúng; các bộ phận tay lái bị mòn; bánh trước bị cong, lệch hoặc mất cân bằng; ổ bi hoặc nan hoa bánh xe bị lỏng; và ổ bi của gắp đôi bị mòn. Nếu không xác định được nguyên nhân nào trong số này, hãy nhờ một chuyên gia có trình độ kiểm tra kỹ lưỡng xe máy.
Cố gắng “tăng tốc thoát khỏi tình trạng lắc lư” chỉ khiến xe máy mất ổn định hơn. Thay vào đó:
• Nắm chặt tay lái, nhưng đừng chống lại tình trạng lắc lư.
• Giảm ga từ từ để làm chậm tốc độ. Không phanh; phanh có thể càng khiến rung lắc hơn.
• Di chuyển trọng lượng của bạn càng xa về phía trước và xuống dưới càng tốt.
• Tấp xe vào lề ngay khi có thể để khắc phục sự cố.
10. Tự kiểm tra
Nếu xe của bạn bắt đầu lắc lư:
A. Tăng tốc để thoát khỏi tình trạng lắc lư.
B. Từ từ bóp phanh.
C. Nắm chặt tay lái và giảm ga từ từ.
D. Hạ số.
Vấn đề về xích
Đáp án ở trang 37
ĐỘNG VẬT
Thông thường, bạn nên làm mọi cách để tránh đâm phải động vật. Tuy nhiên, nếu bạn đang tham gia giao thông, hãy đi đúng làn đường của mình. Đâm phải một vật nhỏ ít nguy hiểm hơn so với đâm vào một vật lớn — như ô tô.
Xe máy có vẻ thu hút chó. Nếu bạn bị chó rượt, hãy hạ số và từ từ đến gần con vật. Khi đến gần, hãy tăng tốc và bỏ lại con vật ở phía sau. Đừng đá vào con vật. Tiếp tục điều khiển xe máy hướng về nơi bạn muốn đến.
Đối với các loài động vật lớn hơn (hươu, nai, gia súc) hãy phanh và sẵn sàng dừng xe — vì chúng rất khó lường.
Xích bị trượt hoặc đứt khi đang lái có thể khóa
bánh sau và khiến xe bạn bị trượt. Có thể tránh
được tình trạng xích bị trượt hoặc đứt bằng cách bảo dưỡng đúng cách.
• Trượt xích — Nếu xích bị trượt khi bạn cố tăng tốc nhanh hoặc lên dốc, hãy tấp vào
lề đường. Kiểm tra xích và bánh răng. Việc
siết chặt xích có thể giúp ích. Nếu vấn đề là xích bị mòn hoặc giãn, hoặc các bánh răng
bị mòn hoặc cong, hãy thay xích, bánh răng hoặc cả hai rồi lái tiếp.
• Đứt xích — Bạn sẽ nhận thấy bánh sau bị mất lực ngay lập tức. Đóng van tiết lưu và phanh cho đến khi dừng hẳn.
Động cơ bị kẹt
Động cơ “bị khóa” hoặc “đông cứng” thường là do thiếu dầu. Các bộ phận chuyển động của
động cơ không thể hoạt động trơn tru với nhau và động cơ quá nóng. Dấu hiệu đầu tiên có thể là mất công suất động cơ hoặc tiếng động cơ thay đổi. Kéo tay côn để ngắt kết nối động cơ với bánh sau. Tấp xe vào lề và dừng lại. Kiểm tra dầu. Nếu cần, hãy tra dầu càng sớm càng tốt nếu không động cơ sẽ bị kẹt. Khi điều này xảy ra, tác động sẽ giống như khi bánh sau bị khóa. Để động cơ nguội trước khi khởi động lại.
A. Đá nó đi.
B. Dừng lại cho đến khi con vật mất hứng thú.
C. Lạng vòng qua con vật.
D. Đi từ từ đến gần con vật, sau đó tăng tốc. Đáp án ở trang 37
VẬT THỂ BAY
Đôi khi người lái xe bị côn trùng, tàn thuốc lá từ ô tô hoặc sỏi đá từ bánh xe của phương tiện đi trước văng trúng. Nếu bạn đang đeo tấm che mặt, tấm che có thể bị bẩn hoặc nứt, làm cản trở tầm nhìn. Nếu không có tấm che mặt, vật thể lạ có thể văng vào mắt, mặt hoặc miệng của bạn. Dù có chuyện gì xảy ra, hãy tập trung nhìn đường và nắm vững tay lái. Khi an toàn, hãy tấp xe vào lề đường và xử lý tổn thương.
DI CHUYỂN RA KHỎI LÀN ĐƯỜNG
ĐANG ĐI
Nếu bạn cần di chuyển ra khỏi làn đường đang
đi để kiểm tra xe (hoặc chỉ để nghỉ ngơi một lúc), hãy chắc chắn rằng bạn:
• Quan sát lề đường — Đảm bảo bề mặt lề
đường đủ cứng để tấp vào. Nếu lề đường là
cỏ mềm, cát xốp hoặc bạn không chắc là gì
thì hãy giảm tốc độ trước khi tấp vào lề.
• Xi-nhan — Tài xế phía sau có thể không
biết bạn chuẩn bị giảm tốc. Hãy bật xi-nhan biểu thị rõ ràng rằng bạn sẽ giảm tốc độ và chuyển hướng. Nhìn vào gương chiếu hậu và quan sát xung quanh trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào.
• Tấp vào lề đường — Đỗ xe càng xa làn đường càng tốt. Rất khó để nhìn thấy một
chiếc mô tô đậu bên lề đường. Bạn sẽ không muốn người khác cũng tấp xe vào cùng chỗ với bạn.
• Đỗ xe cẩn thận — Lề đường dốc và mềm có thể khiến việc dựng chân chống bên hoặc chân chống giữa trở nên khó khăn.
CHỞ HÀNH KHÁCH VÀ HÀNG HÓA
Chỉ những người lái xe giàu kinh nghiệm mới nên chuyên chở hành khách hoặc hàng hóa cồng kềnh. Trọng lượng tăng thêm sẽ làm thay
đổi cách vận hành, thăng bằng, tăng tốc và giảm tốc của xe máy. Trước khi chuyên chở hành khách hoặc hàng hóa nặng trên đường, hãy tập
luyện ở những khu vực không có xe qua lại.
Trangbị
Để vận chuyển hành khách an toàn:
• Trang bị và điều chỉnh xe máy của bạn để chuyên chở hành khách.
• Hướng dẫn hành khách trước khi bạn khởi hành.
• Điều chỉnh kỹ thuật lái xe của bạn sao cho phù hợp với trọng lượng tăng thêm.
Trang bị cần thiết bao gồm:
• Chỗ ngồi — đủ rộng cho cả hai người mà không cảm thấy chật chội. Bạn không nên ngồi xa về phía trước hơn bình thường.
• Chỗ để chân — cho khách. Chỗ để chân vững chắc giúp hành khách không bị ngã và tránh việc kéo bạn ngã theo.
• Trang bị bảo hộ — cùng loại trang bị bảo hộ được khuyến nghị cho người điều khiển phương tiện.
Điều chỉnh hệ thống giảm xóc để phù hợp với trọng lượng tăng thêm. Bạn có thể cần tăng thêm vài pound áp suất cho lốp xe khi chở hành khách.
(Xem sách hướng dẫn sử dụng để biết cách cài
đặt phù hợp.) Khi khách ngồi cùng bạn trên yên xe, hãy điều chỉnh gương chiếu hậu và đèn pha để phù hợp với sự thay đổi góc độ của xe.
Hướng dẫn hành khách
Dù hành khách của bạn là người đi xe máy đi nữa thì cũng hướng dẫn đầy đủ trước khi khởi hành. Hướng dẫn hành khách:
• Chỉ lên xe sau khi đã nổ máy.
• Ngồi hướng người về phía trước nhiều nhất có thể mà không gây cản trở.
• Giữ chặt eo, hông, đai lưng của bạn, hoặc tay vịn dành cho khách.
• Để cả hai chân lên chỗ để chân, ngay cả khi xe dừng lại.
• Giữ chân cách xa (các) bộ giảm thanh, xích xe hoặc các bộ phận di động.
• Ngồi ngay phía sau bạn, nghiêng người theo khi bạn nghiêng.
• Tránh nói chuyện hoặc cử động không cần thiết.
Bên cạnh đó, hãy nhắc hành khách giữ chặt vòng tay khi bạn:
• Đi qua những mặt đường không an toàn.
• Đang chuẩn bị đi ra khỏi điểm dừng.
• Cảnh báo trước khi bạn thực hiện động tác bất ngờ.
Lái xe chở khách
Xe máy của bạn sẽ phản ứng chậm hơn khi có thêm hành khách. Trọng lượng hành khách càng nặng, thời gian để giảm tốc và tăng tốc càng lâu
— đặc biệt là với xe máy hạng nhẹ.
12. Tự kiểm tra
Hành khách nên:
A. Nghiêng người khi bạn nghiêng.
B. Giữ chặt vào yên xe.
C. Không bao giờ giữ chặt bạn.
D. Ngồi càng hướng về phía sau càng tốt Đáp án ở trang 37
• Đi chậm lại một chút, đặc biệt khi đi qua khúc cua, góc đường hoặc đoạn đường gồ ghề.
• Bắt đầu giảm tốc trước khi bạn sắp đến điểm dừng.
• Giữ khoảng cách đủ rộng với phía trước và hai bên xe.
• Chờ khoảng trống rộng hơn trước khi vượt, nhập làn hoặc hòa vào dòng xe.
Thông báo cho hành khách về các tình huống
đặc biệt — khi bạn tăng tốc, dừng đột ngột, cua
gắt hoặc đi qua đoạn đường gồ ghề. Nghiêng
đầu nhẹ để hành khách hiểu ý bạn rõ hơn, nhưng vẫn tập trung nhìn đường đi trước mặt.
Chở hàng hóa
Hầu hết các xe máy không được thiết kế để chuyên chở nhiều hàng hóa. Hàng hóa nhẹ cân có thể được vận chuyển an toàn nếu được đặt
đúng chỗ và buộc chặt.
• Cố định hàng hóa nhẹ cân — Buộc chặt
hàng hoặc đặt hàng vào túi yên xe. Đặt
hàng hóa lên thanh tựa lưng hoặc khung tựa sau yên xe có thể làm tăng trọng tâm và ảnh hưởng đến sự cân bằng của xe.
• Để hàng hóa phía trước — Đặt hàng lên
phía trên, hoặc phía trước, của trục sau xe. Túi bình xăng giúp giữ hàng hóa ở phía trước, nhưng hãy cẩn thận khi chất hàng hóa là vật cứng hoặc sắc nhọn. Đảm bảo túi bình xăng không cản trở tay lái hoặc các bộ điều khiển. Việc treo hàng phía sau trục sau xe có thể ảnh hưởng đến cách xe ôm cua và phanh. Việc này cũng có thể gây rung lắc.
• Phân bổ tải trọng đồng đều — Hàng hóa ở trong túi yên xe có cùng trọng lượng. Tải trọng không đều có thể làm cho xe nghiêng về một bên.
• Buộc chặt hàng hóa — Buộc hàng chắc chắn bằng dây thun (dây bungee hoặc lưới). Dây thun có nhiều điểm móc giữ ở mỗi bên sẽ an toàn hơn. Hàng được buộc chặt không được vướng vào bánh xe hoặc xích, gây kẹt và trượt. Dây có xu hướng co giãn và lỏng nút thắt, khiến cho hàng hóa bị di chuyển hoặc rơi xuống.
• Kiểm tra hàng hóa — Dừng lại và kiểm tra hàng thường xuyên để đảm bảo hàng không bị lỏng lẻo hoặc di chuyển.
ĐI THEO NHÓM
Nếu bạn lái xe cùng những người khác, hãy đảm bảo lái xe an toàn và không làm cản trở giao thông.
Giữ nhóm nhỏ Đi nhóm nhỏ giúp cho tài xế ô tô vượt qua dễ dàng và an toàn hơn khi cần. Một nhóm nhỏ ít
bị phân tách bởi dòng xe hoặc đèn đỏ. Người lái xe không cần phải tăng tốc để bắt kịp. Nếu nhóm của bạn có hơn bốn hoặc năm người lái xe, hãy chia nhóm thành hai hoặc nhiều nhóm nhỏ hơn.
Giữ nhóm đi cùng nhau
• Lập kế hoạch — Người dẫn đoàn nên nhìn về phía trước để phát hiện những thay đổi và ra hiệu sớm để “thông tin truyền đi” kịp thời. Bắt đầu chuyển làn sớm để người đi sau hoàn tất chuyển làn.
• Xếp người mới lên phía trước — Để tay lái không có kinh nghiệm đi ngay phía sau người dẫn đoàn. Như vậy, những tay lái có kinh nghiệm hơn có thể quan sát từ phía sau.
• Theo tốc độ người đi sau — Để người chốt đoàn điều chỉnh tốc độ. Sử dụng gương chiếu hậu để quan sát người đi sau. Nếu
một tay lái tụt lại phía sau, tất cả mọi người nên giảm tốc độ một chút theo tốc độ người chốt đoàn.
• Nắm lộ trình — Đảm bảo mọi người đều nắm lộ trình. Nhờ đó, nếu có người bị tách
đoàn, họ sẽ không cần phải tăng tốc để tránh bị lạc hoặc rẽ nhầm đường. Bố trí điểm dừng thường xuyên khi đi đường dài. Giữ khoảng cách an toàn
Duy trì đội hình di chuyển chặt chẽ nhưng phải giữ khoảng cách an toàn để mỗi tay lái trong nhóm có thời gian và không gian phản ứng với trường hợp nguy hiểm. Một đội hình di chuyển chặt chẽ chiếm ít không gian hơn trên xa lộ, dễ quan sát hơn và ít có khả năng bị tách đoàn hơn. Tuy nhiên, đội hình phải được duy trì đúng cách.
• Không đi song song — Không bao giờ điều khiển xe đi song song với tay lái khác. Không có không gian trong trường hợp bạn phải tránh ô tô hoặc vật thể trên đường. Muốn nói chuyện, hãy chờ đến khi cả hai dừng lại.
• Đi theo đội hình so le — Đây là cách tốt nhất để giữ đội hình chặt chẽ mà vẫn duy trì khoảng cách an toàn. Người dẫn đoàn đi ở phía bên trái làn đường, tay lái thứ hai giữ khoảng cách một giây phía sau ở bên phải làn đường.
• Đầu tiên, người dẫn đoàn nên rời đoàn và
vượt lên khi đã an toàn. Sau khi vượt, người dẫn đoàn nên quay lại vị trí bên trái và tiếp tục đi với tốc độ khi vượt xe để chừa đủ khoảng trống cho người tiếp theo.
• Sau khi người dẫn đoàn vượt an toàn, người thứ hai nên di chuyển lên vị trí bên trái và tìm cơ hội an toàn để vượt lên. Sau khi vượt, người này nên quay lại vị trí bên phải và chừa đủ khoảng trống cho người tiếp theo.
Một số người đề nghị rằng người dẫn đoàn nên di chuyển sang bên phải sau khi vượt qua phương tiện khác. Đây không phải là một ý
tưởng tốt. Hành động này khiến người thứ hai
vượt lên và dừng lại trước khi có đủ khoảng cách an toàn trước xe đã vượt. Cách đơn giản và an toàn hơn là chờ cho đến khi có đủ khoảng trống phía trước xe đã vượt để mỗi tay lái di chuyển vào vị trí như trước khi vượt xe.
Đội hình một hàng — Tốt nhất là di chuyển thành đội hình một hàng khi ôm cua, rẽ, vào hoặc ra khỏi xa lộ.
13. Tự kiểm tra
Tay lái thứ ba duy trì vị trí bên trái, cách hai giây so với người lái đầu tiên. Tay lái thứ tư sẽ giữ khoảng cách hai giây phía sau người lái thứ hai. Đội hình này giúp cả nhóm đi gần nhau và mỗi tay lái sẽ giữ được khoảng cách an toàn với người phía trước, phía sau và hai bên.
• Vượt xe theo đội hình — Tay lái trong đội hình so le nên vượt từng người một.
Khi đi theo nhóm, những người lái xe không có kinh nghiệm nên ở vị trí:
A. Ngay sau người dẫn đoàn.
B. Phía trước cả nhóm.
C. Đi cuối nhóm.
D. Bên cạnh người dẫn đoàn.
Đáp án ở trang 37
Lái xe máy là một công việc khó khăn và phức tạp. Những người lái xe thành thạo sẽ
luôn quan sát môi trường xung quanh, điều khiển xe một cách linh hoạt, nhận diện
các mối nguy tiềm ẩn, đưa ra quyết định chính xác và thực hiện chúng một cách nhanh chóng và thuần thục. Khả năng xử lý và phản ứng của bạn với những thay đổi
về đường đi và giao thông phụ thuộc vào mức độ tỉnh táo và sẵn sàng của bạn. Rượu
và một số loại chất kích thích khác làm giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng và lái xe an toàn của bạn hơn bất kỳ yếu tố nào khác. Chỉ một ly rượu cũng có thể có ảnh hưởng
đáng kể đến hiệu suất của bạn. Hãy xem xét các rủi ro khi lái xe sau khi uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích. Hãy xem xét những việc cần làm để bảo vệ bạn và những người lái xe cùng bạn.
TẠI SAO THÔNG TIN NÀY LẠI QUAN
TRỌNG
Rượu là nguyên nhân chính gây ra tai nạn xe
máy, đặc biệt là tai nạn chết người. Các nghiên
cứu chỉ ra rằng có 40% đến 45% trên tổng số
người lái xe máy tử vong trong các vụ tai nạn
có sử dụng rượu bia. Chỉ một phần ba trong số
những người lái xe đó có nồng độ cồn trong
máu vượt quá giới hạn cho phép. Phần còn lại
chỉ uống một vài đơn vị cồn — đủ để làm giảm
khả năng điều khiển xe. Trước đây, nồng độ chất kích thích khó xác định hơn hoặc không tách biệt khỏi các vi phạm liên quan đến rượu bia trong biên bản giao thông. Nhưng lái xe “dưới
ảnh hưởng” của rượu hoặc chất kích thích đều gây nguy hiểm cả về thể chất và pháp lý cho tất cả người lái xe.
Uống rượu bia và sử dụng chất kích thích là một vấn đề lớn đối với người đi xe máy cũng như đối với người lái ô tô.
Tuy nhiên, người lái xe máy có khả năng tử vong hoặc bị chấn thương nặng trong một vụ tai nạn cao hơn. Chấn thương xảy ra trong 90% các vụ tai nạn xe máy và 33% các vụ tai nạn xe ô tô có liên quan đến việc lạm dụng chất gây nghiện. Mỗi năm, có khoảng 2.100 người lái xe máy tử vong và khoảng 50.000 người khác bị thương
nặng trong các vụ tai nạn tương tự. Những số
liệu thống kê này quá nghiêm trọng và không
thể xem nhẹ.
Việc hiểu rõ tác động của rượu và một số loại chất kích thích khác sẽ giúp bạn nhận ra rằng
việc lái xe khi đang bị ảnh hưởng bởi những
chất này là không nên. Hãy thực hiện các hành
động tích cực để bảo vệ bản thân và ngăn chặn người khác làm hại mình.
RƯỢU VÀ CÁC CHẤT KÍCH THÍCH KHÁC KHI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY
Không ai miễn nhiễm với tác động của rượu hoặc chất kích thích. Bạn bè có thể khoe khoang về khả năng uống rượu hoặc việc cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng chất kích thích nhưng rượu hoặc chất kích thích đều làm họ giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng và thực hiện các công việc liên quan đến thể chất một cách hiệu quả. Khả năng phán đoán và ra quyết định cần trong khi điều khiển phương tiện bị ảnh hưởng ngay từ sớm, trước cả khi vượt qua các giới hạn pháp lý.
Nhiều loại thuốc không kê đơn, thuốc theo toa và thuốc cấm có tác dụng phụ làm tăng rủi ro khi lái xe. Rất khó để đo lường chính xác mức
độ liên quan của một số loại thuốc nhất định trong các vụ va chạm xe máy. Nhưng chúng ta biết rằng các loại thuốc khác nhau ảnh hưởng thế nào đến việc lái xe máy. Chúng ta cũng biết rằng tác dụng kết hợp của cồn và các loại thuốc khác còn nguy hiểm hơn khi dùng riêng lẻ.
NỒNG ĐỘ CỒN TRONG CƠ THỂ
Cồn đi vào máu nhanh chóng. Không như hầu
hết các loại thực phẩm và đồ uống, cồn không
cần được tiêu hóa. Trong vòng vài phút sau khi
uống, cồn sẽ lên não và bắt đầu ảnh hưởng
đến người uống. Tác dụng chính của cồn là làm
chậm và làm suy giảm các chức năng của cơ thể
- cả về tinh thần và thể chất. Dù bạn đang làm
gì, bạn sẽ làm việc kém hiệu quả hơn sau khi
uống rượu.
Nồng độ cồn trong máu
Nồng độ cồn trong máu hay BAC là lượng cồn so với lượng máu trong cơ thể. Thông thường, trung bình cứ sau một giờ cơ thể có thể đào thải
một đơn vị cồn. Nhưng nhiều yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến lượng cồn lưu lại. Lượng
cồn trong máu càng nhiều, mức độ suy giảm
chức năng càng lớn.
Có ba yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định BAC:
• Lượng cồn bạn uống.
• Tốc độ uống của bạn.
• Thể trọng của bạn.
Các yếu tố khác cũng góp phần vào việc cồn
ảnh hưởng đến cơ thể của bạn.
Giới tính, tình trạng thể chất và lượng thức ăn nạp
vào chỉ là một vài yếu tố có thể khiến mức BAC
của bạn thậm chí còn cao hơn. Nhưng chúng ta
vẫn chưa biết rõ tác động cụ thể của những yếu
tố này Cồn vẫn có thể tích tụ trong cơ thể bạn
ngay cả khi bạn uống với tốc độ một đơn vị
mỗi giờ. Năng lực và khả năng phán đoán có thể
bị ảnh hưởng bởi một đơn vị đó.
Một lon bia 12 ounce, một loại đồ uống pha với
một chút rượu và một ly rượu vang 5 ounce đều
chứa cùng một lượng cồn.
Bạn càng uống nhanh, lượng cồn tích tụ trong
cơ thể bạn càng nhiều. Nếu bạn uống hai đơn vị
trong một giờ, thì sau giờ đó, ít nhất một đơn vị
sẽ còn lại trong máu của bạn.
Nếu không xét đến bất kỳ yếu tố nào khác, những ví dụ này minh họa tại sao thời gian là
yếu tố quan trọng khi người lái xe quyết định
uống rượu.
Một người đang uống:
– Bảy đơn vị trong khoảng thời gian ba giờ sẽ
có ít nhất bốn (7 – 3 = 4) đơn vị còn lại trong cơ
thể sau ba giờ. Họ sẽ cần ít nhất bốn giờ nữa để
đào thải bốn đơn vị còn lại trước khi nghĩ đến
việc lái xe.
-Bốn đơn vị trong khoảng thời gian hai giờ sẽ
có ít nhất hai (4 – 2 = 2) đơn vị còn lại trong cơ
thể sau hai giờ. Họ sẽ cần ít nhất hai giờ nữa để
đào thải hai đơn vị còn lại trước khi nghĩ đến
việc lái xe.
Những trường hợp người cao to hơn thì có thể
không tích tụ nồng độ cồn cao như vậy đối với mỗi lần uống. Họ có nhiều máu và các chất dịch cơ thể khác hơn. Nhưng đừng vì sự khác
biệt của từng cá nhân này mà mạo hiểm nghĩ rằng năng lực và khả năng phán đoán không bị ảnh hưởng. Việc bạn say rượu có hợp pháp hay không không phải là vấn đề thực sự. Sự suy giảm khả năng phán đoán và kỹ năng bắt đầu ở mức thấp hơn nhiều so với giới hạn hợp pháp.
ĐỒ
UỐNG CÓ
CỒN VÀ ĐIỀU LUẬT
LIÊN QUAN
Ở Quận Columbia, một người có nồng độ cồn trong máu (BAC) từ 0,08% trở lên được coi làn người say rượu. Vẻ ngoài hay hành động của bạn tỉnh táo đến đâu cũng không quan trọng. Xét nghiệm hơi thở hoặc nước tiểu thường là cách để xác định bạn lái xe hợp pháp hay bất hợp pháp.
Khả năng bạn bị cho dừng xe vì lái xe dưới tác
động của cồn đang tăng lên. Việc thực thi pháp
luật đang được tăng cường trên khắp cả nước
để ứng phó với tình trạng tử vong và thương
tích vô nghĩa do người lái xe say rượu gây ra.
Sự đồng thuận ngầm
Ở Quận Columbia, bất kỳ ai đang điều khiển
phương tiện đều phải đồng ý cho xét nghiệm
hóa học máu, nước tiểu hoặc hơi thở nhằm mục
đích xác định nồng độ cồn trong máu. Nếu một người từ chối xét nghiệm, họ sẽ được thông báo rằng việc không đồng ý hoặc từ chối xét
nghiệm sẽ khiến họ bị thu hồi giấy phép lái
xe tại Washington D.C. Nếu người đó có giấy phép lái xe do Quận cấp, người đó sẽ được thông báo rằng việc không đồng ý hoặc từ chối xét nghiệm sẽ khiến họ phải đăng ký
vào Chương trình Khóa Liên Động Đánh Lửa. (Xem Bộ luật chính thức của D.C. § 50-1905)
Hậu quả của việc bị Kết tội
Nhiều năm trước, những người phạm tội lần đầu có cơ hội thoát tội bằng cách nộp một khoản
tiền phạt nhỏ và tham gia các lớp học cai nghiện
rượu. Ngày nay, luật pháp của hầu hết các tiểu
bang áp dụng các hình phạt nghiêm khắc đối
với những người điều khiển khi đã sử dụng rượu bia. Đây là những hình phạt bắt buộc, hình phạt
thẩm phán phải áp dụng.
Nếu bạn bị kết tội lái xe dưới ảnh hưởng của
cồn hoặc chất kích thích, bạn phải đăng ký tham
gia Chương trình Khóa Liên Động Đánh Lửa
(IID) của Sở Phương Tiện Cơ Giới DC.
Để tham gia Chương trình IID, bạn phải có
giấy phép lái x e hạn chế của DC DMV và chỉ
những x e được chỉ định có lắp đặt IID mới
được phép lái.
Các hạn chế và điều kiện trên giấy phép lái xe
của bạn sẽ vẫn có hiệu lực trong suốt thời gian
đăng ký chương trình bắt buộc và thời gian đó
sẽ được gia hạn nếu bạn vi phạm các quy tắc
của Chương trình IID hoặc vi phạm các quy định
khác liên quan đến việc lái xe.
Việc không đăng ký vào chương trình IID bắt
buộc sẽ dẫn đến việc thu hồi giấy phép lái xe
vô thời hạn và đình chỉ tất cả các xe đã đăng ký.
Giấy phép lái xe sẽ không đủ điều kiện được
cấp lại cho đến khi việc đăng ký vào Chương
trình IID hoàn tất.
GIẢM THIỂU RỦI RO
Khả năng đánh giá năng lực lái xe của bạn bị
ảnh hưởng đầu tiên. Bạn có thể nghĩ rằng mình
đang lái rất tốt, dù thực tế bạn đang lái càng
kém đi. Kết quả là bạn lái xe tự tin hơn, chấp
nhận rủi ro ngày càng lớn hơn. Giảm thiểu rủi ro khi uống rượu bia và lái xe bằng cách thực hiện
các bước sau trước khi uống.
Kiểm soát việc uống rượu bia hoặc kiểm soát
việc lái xe của bạn.
Đừng Uống
• Đừng uống - Một khi đã uống, bạn sẽ khó dừng lại.
• Đặt ra giới hạn hoặc tự điều chỉnh tốc độ là
những giải pháp không hiệu quả. Một trong
những điều đầu tiên bị cồn ảnh hưởng là
khả năng phán đoán tốt của bạn. Ngay cả khi cố gắng uống có chừng mực, bạn có thể
không nhận ra kỹ năng của mình đã bị tác
động gây mệt mỏi của rượu bia ảnh hưởng
đến mức nào.
• Hoặc Không lái xe - Nếu không kiểm soát
được việc uống rượu bia, bạn phải kiểm soát việc lái xe của mình.
• Để xe lại - để bạn không bị chuyện lái xe cám dỗ. Sắp xếp một cách khác để về nhà.
• Chờ đợi - Nếu bạn vượt quá giới hạn, hãy
đợi cho đến khi cơ thể đào thải hết rượu và tác động gây mệt mỏi.
CAN THIỆP ĐỂ BẢO VỆ BẠN BÈ
Những người uống quá nhiều rượu sẽ không thể đưa ra quyết định sáng suốt. Người khác phải vào cuộc và ngăn họ thực hiện hành động quá mạo hiểm. Không ai muốn làm việc nàythật khó chịu, rắc rối và không lợi lộc gì. Bạn hiếm khi được cảm ơn vì những nỗ lực của mình vào thời điểm đó. Nhưng những giải pháp khác thường tệ hơn.
Có một số cách để ngăn bạn bè tự làm tổn
thương chính họ:
• Sắp xếp một phương tiện an toàn - Cung cấp những phương tiện khác để họ về nhà.
• Giảm tốc độ uống - Rủ họ tham gia vào các
hoạt động khác.
• Giữ họ lại - Sử dụng bất kỳ lý do nào để
ngăn họ lái xe. Gọi cho họ đồ ăn và cà phê
để giết thời gian. Giải thích mối lo ngại của
bạn về nguy cơ bị bắt, bị thương hoặc làm
tổn thương người khác. Lấy chìa khóa của họ nếu có thể.
• Rủ bạn bè tham gia - Dùng áp lực từ bạn bè trong nhóm để can thiệp.
Sẽ rất hữu ích nếu bạn nhờ người khác hỗ trợ khi quyết định vào cuộc. Càng nhiều người ủng hộ bạn, bạn càng quyết đoán và người lái xe
càng khó kháng cự. Mặc dù bạn có thể không
được cảm ơn vào thời điểm đó, nhưng bạn sẽ không bao giờ phải nói rằng, “Giá như tôi đã...”
Cần sa và Điều khiển xe máy
Cần sa (Marijuana) đang dần được chấp nhận là có ứng dụng y tế hợp pháp và là một loại thuốc
giải trí tại Hoa Kỳ, bằng chứng là xu hướng gần
đây nó được cho phép sử dụng trong luật của tiểu bang. Hơn một nửa số tiểu bang cho phép
sử dụng cần sa vì mục đích y tế và một số tiểu
bang cho phép sử dụng vì mục đích giải trí đối
với những người từ 21 tuổi trở lên.
Mặc dù cần sa có thể được sử dụng cho mục
đích y tế hoặc giải trí tại tiểu bang của bạn một
cách hợp pháp, nhưng điều khiển phương tiện
cơ giới trong khi bị ảnh hưởng bởi cần sa vẫn
không hợp pháp, an toàn hoặc khôn ngoan vì
nó có xu hướng làm sai lệch nhận thức của bạn
về thời gian, không gian và tốc độ. Điều này
đặc biệt quan trọng đối với người lái xe máy, những người phải liên tục đánh giá chi tiết các
tình huống giao thông phức tạp và đưa ra quyết định trong tích tắc, đòi hỏi người lái phải nhận thức chính xác để điều khiển an toàn và duy trì khoảng cách an toàn hợp lý.
Khi hút cần sa, tác dụng của nó thường bắt đầu trong vòng vài phút và có thể kéo dài từ 2 đến 4 giờ. Nhưng khi ăn cần sa, tác dụng có thể chậm hơn một giờ và thời gian “phê” có thể kéo dài hơn 6 giờ.
Hãy cẩn thận. Không được lái xe máy hoặc bất
kỳ phương tiện cơ giới nào nếu bạn bị ảnh
hưởng bởi cần sa và tìm phương tiện di chuyển thay thế nếu bạn sẽ chịu ảnh hưởng của cần sa tại điểm đến của mình. Cũng giống như rượu, người lái xe bị ảnh hưởng bởi cần sa có thể bị kết tội lái xe khi đang bị ảnh hưởng và phải chịu
những hình phạt khắc nghiệt tương tự.
TRẠNG THÁI MỆT MỎI
Việc điều khiển xe máy mệt mỏi hơn nhiều so với việc lái một chiếc ô tô. Trong một chuyến đi dài, bạn sẽ mệt sớm hơn so với khi đi ô tô. Tránh lái xe khi mệt mỏi. Mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe máy của bạn.
• Bảo vệ bản thân khỏi các yếu tố - Gió, lạnh và mưa khiến bạn nhanh mệt mỏi. Mặc ấm. Kính chắn gió rất hữu ích nếu bạn định lái xe đường dài.
• Giới hạn quãng đường - Người lái xe có kinh nghiệm hiếm khi cố lái xe hơn sáu giờ mỗi ngày.
• Nghỉ ngơi thường xuyên - Dừng lại và xuống xe ít nhất hai giờ một lần.
• Không uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích - Các chất kích thích nhân tạo thường gây ra tình trạng mệt mỏi cực độ hoặc trầm cảm khi hết tác dụng. Người lái xe không thể tập trung vào nhiệm vụ lái xe.
14. Tự kiểm tra Nếu bạn đợi một giờ cho mỗi
cơ thể trước khi lái xe:
A. Bạn không thể bị bắt vì uống rượu bia khi lái xe.
B. Kỹ năng lái xe của bạn sẽ không bị ảnh hưởng.
C. Tác dụng phụ của việc uống rượu có thể vẫn còn.
D. Bạn sẽ ổn thôi miễn là bạn lái chậm. Đáp án ở trang 37
NHẬN CHỨNG CHỈ LÁI XE MÁY (M)
Lái xe an toàn đòi hỏi kiến thức và kỹ năng. Bài thi cấp phép là thước đo tốt nhất về các kỹ năng cần thiết để điều khiển phương tiện tham gia giao thông an toàn. Việc tự đánh giá kỹ năng là chưa đủ. Mọi người thường đánh giá quá cao khả năng của chính mình. Bạn bè và người thân thậm chí còn khó hoàn toàn trung thực về kỹ năng của bạn hơn. Các kỳ thi cấp phép được thiết
kế để chấm điểm khách quan hơn.
Để nhận được Chứng chỉ lái xe máy, bạn phải vượt qua Bài kiểm tra kiến thức về xe máy của DC DMV và hoàn thành Khóa học Lái xe máy trong vòng 6 tháng gần nhất.
Các câu hỏi kiểm tra kiến thức dựa trên thông tin, thực hành và ý tưởng từ sách hướng dẫn này.
Bạn có thể xin cấp Chứng chỉ lái xe máy tại bất kỳ Trung tâm dịch vụ DMV nào.
Bài Kiểm tra Kiến thức (Câu hỏi mẫu)
1. Điều quan trọng NHẤT là phải nháy đèn phanh khi:
A. Có người đang đi sau quá gần.
B. Bạn sẽ giảm tốc đột ngột.
C. Có biển báo dừng ở phía trước.
D. Xi nhan của bạn không hoạt động.
2. Lực giảm tốc tối đa của phanh TRƯỚC là bao nhiêu?
A. Khoảng một phần tư.
B. Khoảng một nửa.
C. Khoảng ba phần tư.
D. Toàn bộ lực giảm tốc.
3. Để đánh lái đúng cách:
A. Chuyển trọng lượng của bạn một cách nhanh chóng.
B. Quay tay lái nhanh chóng.
C. Nhấn tay cầm theo hướng rẽ.
D. Nhấn tay cầm theo hướng ngược lại với hướng rẽ.
Đáp án phần Tự kiểm tra (các trang trước)
1-C, 2-D, 3-D, 4-A, 5-B, 6-C, 7-D
8-D, 9-C, 10-C, 11-D, 12-A, 13-A, 14-C
4. Nếu bị xẹp lốp khi đang lái xe và bạn phải dừng lại, cách tốt nhất thường là:
A. Thả lỏng tay lái.
B. Chuyển trọng lượng về phía lốp tốt.
C. Phanh xe bên phía lốp còn tốt và đánh lái vào lề đường.
D. Sử dụng cả hai phanh và dừng lại nhanh chóng.
5. Chiếc ô tô bên dưới đang chuẩn bị đi vào
giao lộ. Tốt nhất là:
A. Giao tiếp bằng mắt với tài xế.
B. Giảm tốc độ và sẵn sàng phản ứng.
C. Duy trì tốc độ và vị trí.
D. Duy trì tốc độ và di chuyển về bên phải.
Đáp án Bài kiểm tra kiến thức ở trên: 1-B, 2-C, 3-C, 4-C, 5-B