Catalogue40 nam

Page 1

ÑAÛNG BOÄ THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH

HUYEÄN UÛY CAÀN GIÔØ

BAÙO CAÙO TOÅNG KEÁT 40 NAÊM HUYEÄN DUYEÂN HAÛI (CAÀN GIÔØ) SAÙP NHAÄP THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH

Caàn Giôø, ngaøy 29 thaùng 12 naêm 2018



ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HUYỆN ỦY CẦN GIỜ Cần Giờ, ngày 19 tháng 12 năm 2018 *

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA HUYỆN DUYÊN HẢI (CẦN GIỜ) 40 NĂM SÁP NHẬP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ____________ Huyện Duyên Hải (Cần Giờ) là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm về hướng Đông Nam, cách trung tâm thành phố 50 km theo đường chim bay, có hơn 20 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Huyện Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên 71.361 ha, chiếm 1/3 diện tích thành phố, trong đó trên 70% là diện tích rừng ngập mặn và sông rạch; hai sông Lòng Tàu và Soài Rạp là tuyến đường thuỷ quan trọng cho các tàu có trọng tải lớn từ biển Đông ra vào thành phố. Dân số huyện Cần Giờ đến nay là 75.452 người. Về hành chính, Cần Giờ có 6 xã và 1 thị trấn , trong đó Thạnh An là xã nằm trên cù lao Phú Lợi, một hòn đảo cách xa đất liền 7 km, trung tâm huyện đặt tại thị trấn Cần Thạnh. I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ỆN SAU NGÀY CHIẾN THẮNG 30/4/1975.

DUYÊN HẢI ( CẦN GIỜ)

1. Những năm đầu sau ngày chiến thắng 30/4/1975. Trước 30/4/1975, Duyên Hải là một quận của tỉnh Gia Định, có căn cứ quân sự tiền tiêu của địch, canh phòng cho con đường thủy huyết mạch từ Biển Đông vào Sài Gòn. Xung quanh đồn bốt địch là những vùng dân cư nghèo nàn, lạc hậu, bị chà đi xát lại bởi các cuộc hành quân bố ráp. Hơn 02 triệu tấn bom đạn, 04 triệu lít chất độc hóa học đã biến rừng ngập mặn thành bình địa trơ trụi, hệ sinh thái môi trường bị biến đổi nghiêm trọng. Sau 30/4/1975, huyện Duyên Hải được thành lập từ quận Cần Giờ và quận Quảng Xuyên, thuộc tỉnh Đồng Nai; gồm 8 xã Cần Thạnh, Long Thạnh , Đồng Hòa, Thạnh An, Tân Thạnh, Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn . Đảng bộ và nhân dân Duyên Hải tiếp quản một cơ ngơi hết sức khiêm tốn , cơ sở vật chất về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế nghèo nàn, lạc hậu ; giao thông đi lại chủ yếu bằng đường t hủy, toàn huyện chỉ có 13km đường nối liền xã Cần Thạnh và xã Long Hòa; đồng thời, Đảng bộ, Chính quyền huyện phải đối mặt ngay với nạn đói, nạn dốt, phải gấp rút tìm và giải quyết công ăn, việc làm, học hành, chữa bệnh cho gần 30.000 người dân trong huyện.


2

a) Về kinh tế : Toàn huyện tập trung cho sản xuất nông nghiệp, trong đó xác định trồng lúa và cây lương thực là nhiệm vụ hàng đầu , tổ chức vận động nhân dân khai hoang, phục hóa, v ụ mùa 1976 – 1977, diện tích gieo cấy đạt 4.280 ha. Ngư nghiệp là ngành sản xuất quan trọng sau nông nghiệp, chủ yếu là đánh bắt thủy sản. Nghề làm muối hình thành ở ấp Thiềng Liềng xã Thạnh An và xã Long Hòa với diện tích 77 ha; chế biến hải sản chủ yếu là làm mắm ruốc với sản lượng 100 tấn/năm. Thương nghiệp chủ yếu là phân phối nhu yếu phẩm, lương thực, cung ứng xăng dầu cho sản xuất ngư nghiệp. Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, huyện đã tổ chức nhiều đợt cứu đói. b) Về văn hóa – xã hội : Các hoạt động về văn hóa, giáo dục, y tế được quan tâm nhưng rất khó khăn do ngân sách còn hạn chế. Ngành văn hóa thông tin tận dụng các cơ sở cũ làm công tác thông tin, tuyên truy ền; thành lập đội chiếu phim lưu động, đội văn nghệ lưu động …Về giáo dục, năm học 1976 – 1977 toàn huyện có 13 trường với 131 giáo viên và 3.939 học sinh; phong trào “bình dân học vụ” đã xóa mù chữ cho 2.449 người (năm 1977) . Mạng lưới y tế huyện, xã được hình thành, cơ bản phục vụ về chăm lo sức khỏe cho nhân dân tích cực chữa trị và thực hiện công tác phòng dịch, nhất là bệnh sốt rét, dịch tả. c) Về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền : Đảng bộ huyện có 85 đảng viên, sinh hoạt tại 9 chi bộ trực thuộc. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện có 13 ủy viên, Ban Thường vụ Huyện ủy gồm 5 ủy viên. Toàn huyện có 113 cán bộ, đảng viên tham gia công tác qu ản lý hành chính, đa số có trình độ sơ cấp. Các đoàn thể chính trị được thành lập và có sự phát triển , là nòng cốt trong các phong trào sản xuất, xây dựng cuộc sống mới. d) Quốc phòng – an ninh : Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội cũng là nhiệm vụ hàng đầu và hết sức nặng nề trong giai đoạn này. Trong 2 năm, huyện đã tổ chức nhiều đợt truy quét, bắt giữ hàng trăm đối tượng các loại tổ chức hoạt động chính trị, phản cách mạng, tổ chức vượt biên trái phép, gây rối trật tự an toàn xã hội … Trong 2 năm 1976 - 1977, với sự nỗ lực tối đa, huyện đã ổn định an ninh chính trị, vượt qua nạn đói, khôi phục sản xuất, tạo nền tảng phát triển kinh tế xã hội cho những năm tiếp theo. 2. Quá trình sáp nh ập huyện Duyên Hải vào thành phố Hồ C hí M inh. Tháng 11 năm 1977, huy ện Duyên Hải vinh d ự đón đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn về thăm; c ùng đi có đồng chí Võ Văn Kiệt – Bí thư Thànhủy, đồng chí Nguyễn Thành Thơ – Phó Bí thư Thànhủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh . Sau khi đi th ực địa và làm việc với lãnh đạo


3

huyện, đồng chí Tổng Bí thư trao đổi về đề nghị của đồng chí Võ Văn Kiệt liên quan đến vị trí quan trọng của huyện Duyên Hải, cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh, nên chuyển nhập vào thành phố ; định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển ngư nghiệp ở huyện; gợi ý việc xây dựng con đường bộ thông ra bờ biển xuyên Rừng Sác đầm lầy. Những vấn đề có tầm chiến lược đã được thống nhất kết luận: huyện Duyên Hải là vị trí tiền tiêu của thành phố, không chỉ quan trọng về khía cạnh an ninh quốc phòng mà còn hướng tới khai thác tiềm năng phong phú của Biển Đông; bảo vệ con đường thủy quốc tế vào cảng Sài Gòn; mở con đường bộ từ nội thành về bờ biển và khôi phục Rừng Sác Cần Giờ. Ngày 12 tháng 01 năm 1978, Thường vụ Hội đồng Chính phủ ra quyết định sáp nhập huyện Duyên Hải vào thành phố Hồ Chí Minh . Ngày 27 và 28 tháng 02 năm 1978, tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức bàn giao. Ngày 29 tháng 12 năm 1978, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa VI ban hành Nghị quyết phê chuẩn huyện Duyên Hải chính thức sáp nhập vào thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong quá trình xây dựng và phát triển của huyện. II. NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN SAU KHI DUYÊN HẢI (CẦN GIỜ) SÁP NHẬP THÀNH PHỐ : Ngay sau khi sáp nhập vào Thành phố, cùng với khó khăn chung của cả nước và Thành phố, Đảng bộ và nhân dân huyện Duyên Hải bắt tay vào một cuộc đấu tranh cách mạng mới không kém phần gay go, gian khổ và quyết liệt. Đảng bộ và nhân dân Cần Giờ có lúc phải đối mặt với thiếu đói nghiêm trọng, có lúc vấn đề an ninh nội chính bất ổn, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng và phát triển của huyện. Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố , được sự quan tâm hỗ trợ, chung sức đồng lòng của các ban ngành, đoàn thể và nhân dân Thành phố, Đảng bộ và nhân dân huyện Duyên Hải được tiếp thêm sức mạnh, phát huy tính năng động, sáng tạo, đoàn kết, nỗ lực, đề ra nhiều chủ trương , giải pháp thực hiện với quyết tâm chính trị cao, từng bước vượt qua khó khăn, thử thách, tạo tiền đề cho sự phát triển của huyện. Các bước đ i lên của huyện gắn liền với những sự kiện lịch sử trên địa bàn huyện dưới sự lãnh đạo đúng đắn, có tầm nhìn chiến lược của Trung ương và Thành phố ; sự năng động, sáng tạo, quyết tâm, kiên cường của Đảng bộ và nhân dân huyện đã biến những ước mơ trở thành hiện thực, những thành quả đạt được rất đáng tự hào qua từng giai đoạn phát triển. 1. G iai đoạn 1978 – 1979: Phát tri ển ngư nghiệp được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện thay cho nông nghiệp; nỗ lực khắc phục khó khăn trên nhi ều lĩnh vực, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát tr iển. Theo chủ trương chung của cả nước về phát triển cây lương thực, ngành nông nghiệp được tập trung đầu tư và tăng mạnh về diện tích . Vụ mùa năm 1978 thất bại, nhiều hộ nông dân thiếu đói phải ly hương, tạm về miền tây Nam bộ kiếm sống. Sớm nhận thấy những nhược điểm khách quan khó khắc phục


4

do thời tiết, thổ nhưỡng, cuối năm 1979, Thành phố tổ chức hội nghị chuyên đề về phát triển ngư nghiệp ở huyện, xác định ngư nghiệp là thế mạnh thay cho nông nghiệp, trong đó con tôm xuất khẩu là mũi nhọn; từ đó, nhiều ngành nghề mới từ đánh bắt, thu mua, chế biến được khuyến khích phát triển; nghề nuôi thâm canh, bán thâm canh được hướng dẫn, quy hoạch sản xuất. Lĩnh vực văn hóa – xã hội có bước tiến vượt bậc. Ở lĩnh vực giáo dục, năm học đầu tiên huyện trực thuộc thành phố được chăm lo tốt hơn, toàn huyện quyết tâm đưa mặt bằng văn hóa tiến nhanh. Trong năm 1978 lần đầu tiên hai lớp cấp 3 được mở tại Bình Khánh và Cần Thạnh, có 45 em học sinh. Ngành y tế được thành phố chi viện về nhân sự, hình thành mạng lưới từ huyện đến xã gồm 80 cán bộ y tế, trong đó có 2 bác ĩs, 3 y sĩ, 12 y tá, 5 hộ sinh và chuyên môn khác, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Hoạt động văn hóa – thông tin khởi sắc, tập trung công tác tuyên truyền, cổ động đồng thời quan tâm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về văn hóa văn nghệ của nhân dân. Trong giai đoạn này, việc khôi phục và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ là một chủ trương có ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử ; là thành quả lao động miệt mài, sáng tạo, gian khổ, kể cả hy sinh xương máu của các ngành, các cấp, các đơn vị xung kích, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong huyện. Ngay sau khi tiếp nhận huyện Duyên Hải từ tỉnh Đồng Nai, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là đồng chí Bí thư Thành ủy – Võ Văn Kiệt - đã chỉ đạo nhanh chóng phục hồi lại rừng ngập mặn Cần Giờ; đây là chủ trương đúng đắn, người dân nhận thức được vừa là trách nhiệm, vừa là lợi ích trực tiếp nên mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng đã tích cực hưởng ứng. Ngày 25 tháng 8 năm 1978, huyện tổ chức ra quân trồng rừng, huy động 19.475 ngày công lao động, sau hơn một tháng trồng được 3.161 ha, mở đầu cho việc khôi phục và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ. Với tầm nhìn xa trông ộr ng của lãnh đạo thành phố, sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, sau 22 năm trồng và bảo vệ, từ vùng đất trơ trụi do chiến tranh, ngày 22 tháng 01 năm 2000, rừng ngập m ặn Cần Giờ đã được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam, với tổng diện tích 38.556 ha (trong đó có 30.162 ha rừng phòng hộ gồm 8.912 ha rừng tự nhiên tái sinh, 1.000 ha rừng trồng tự túc của dân và 20.250 ha rừng trồng lại từ năm 1978). Việc bảo vệ, phát triển tài nguyên và hệ sinh thái rừng đã góp phần to lớn vào việc giữ gìn môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển được nhiều nguồn lợi thiên nhiên khác. Việc tăng cường nhân sự của Thành phố để kiện toàn tổ chức bộ máy có ý nghĩa quan trọng đối với huyện. Trong năm 1978, Thành ủy điều động 56 đảng viên và 200 cán bộ chuy ên môn làm nòng ốc t lãnh đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương của Thành ủy và Huyện ủy. Năm 1979, Thành ủy tiếp tục điều động 40 cán bộ, đảng viên về huyện công tác. Huyện ủy tiến hành củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, thành lập 15 ban với nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn. Đến cuối năm 1979, Đảng bộ huyện có 207 đảng viên, 26 chi bộ cơ sở, trong đó có 7 chi bộ xã, 18 chi bộ cơ quan, 1 đảng bộ cơ sở quân sự.


5

2. Giai đoạn 1980-1990 : khôi phục và phát triển kinh tế. Ngư nghiệp - ngành kinh ết mũi nhọn phát triển mạnh cùng với nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tổng sản lượng hải sản tăng từ 8.000 tấn năm 1975 lên 15.000 tấn năm 1990. Rừng ngập mặn được phục hồi, bảo vệ tốt trong nhiều năm đã tái tạo nguồn lợi thủy sản, nghề khai thác, nuôi trồng tăng trưởng cao; nghề muối được đầu tư mở rộng diện tích, nâng cao năng suất; vườn cây ăn trái phát triển giúp kinh tế nhà vườn thu được nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị. Các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện, vai trò kinh tế hộ được phát huy, tạo thu nhập, từng bước cải thiện, ổn định đời sống nhân dân. Trong ngư nghiệp đã xuất hiện và phát triển nghề cào khơi với mô hình khai thác xa bờ, đánh bắt dài ngày có hiệu quả. Nghề nuôi tôm theo phương pháp bán công nghi ệp và quảng c anh tạo được nguồn tôm có giá trị cao để xuất khẩu. Nông nghiệp cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ, đầu tư cơ giới hóa, thâm canh, tăng vụ mở rộng diện tích sản xuất từ 3.000 ha năm 1979 tăng lên 4.000 ha năm 1990. Trong đó có 2.500 ha lúa caoản, s năng suất t ừ 3-5 tấn/ha. Nhiều nông trường quốc doanh được thành lập, đến tháng 3/1985, toàn huyện có 16 nông trường và 02 trường giáo dục cải tạo của các đơn vị Thành phố và các quận nội thành được xây dựng và hoạt động có hiệu quả, góp phần hình thành vành đai thực phẩm cho Thành phố, thực hiện chính sách giãn dân, tạo thêm việc làm cho người lao động, nhất là thanh niên. Cùng với sự phát triển về kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng có nhiều tiến bộ. Ngành Giáo dục và đào tạo tập trung sức xây dựng trường lớp, giải phóng tình trạng học ca ba; ngành Y ết được đầu tư với việc thành lập Trung tâm Y ế, t có 01 bệnh viện, 3 phòng khám đa khoa, 7 trạm y tế xã, 1 phòng khám sức khỏe trẻ em và 4 đội chuyên khoa, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm hơn. Văn hóa thông tin được duy trì hoạt động, phục vụ thông tin và cơ bản đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn nghệ của nhân dân. - Việc xây dựng đường Nhà Bè – Duyên Hải (1983 – 1986). Việc kết nối giữa Cần Giờ và nội thành Thành phố là một thành tựu to lớn mang ý nghĩa lịch sử của Đảng bộ và nhân dân Duyên Hải . Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, với cách làm rất sáng tạo là chủ động làm từng đoạn, kết nối từng xã (đường liên xã), sau đó có sự tiếp sức của Thành phố và Trung ương đã tạo ra con đường xuyên Rừng Sác đầm lầy, con đường mà hầu hết mọi người chưa nghĩ đến. Năm 1983, huyện huy động hàng ngàn ngày công lao động và vốn ngân sách huyện đã hoàn tất 12,9km đường đất nối 2 xã Bình Khánh – An Thới Đông. Năm 1984, công trình đường Nhà Bè – Duyên Hải (thay cho tên gọi đường liên xã) có sự chỉ đạo của Trung ương và Thành phố đã được thi công, hoàn t ất 9 cầu (dài 1.200m), đắp hàng chục con đập qua rạch và đầm lầy, đắp hàng triệu mét khối nền hạ con đường dài hơn 24km từ xã An Thới Đông đến xã Long Hòa, kết nối vào hương lộ Long Hòa – Cần Thạnh. Đường Nhà Bè -


6

Duyên Hải với kết cấu nền đường cấp phối sỏi đỏ thông xe kỹ thuật ngày 30/4/1985, chính th ức khánh thành ngày 29/4/1986, dài 36 km, có 9 cầu và 2 phà, tạo thuận lợi cho huyện thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tiềm năng kinh tế biển, du lịch sinh thái biển, sinh thái rừng để thu hút khách du lịch đến với Cần Giờ. - Sự kiện lưới điện quốc gia được kéo về huyện : Để chuẩn bị cho sự phát triển mạnh về sau, trong bối cảnh mất mùa thiếu đói nghiêm trọng, lãnh đạo huyện đã quyết tâm kiến nghị Thành phố và Trung ương sớm đưa lưới điện quốc gia về Duyên Hải. Được Chính phủ và Thành phố hỗ trợ, tháng 9 năm 1990 lưới điện quốc gia đã về đến Duyên Hải sớm hơn dự kiến 5 năm. Điện lưới song hành cùng đường Nhà Bè – Duyên Hải bước đầu làm thay đổi tích cực đời sống nhân dân, đã góp phần thúc đẩy nhanh chương trình mục tiêu điện khí hóa nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng ngành nghề, cải thiện sinh hoạt đời sống và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. 3. Giai đoạn 199 1 – 2000 : kinh tế - xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 13%/năm. Kinh tế của huyện tiếp tục giữ được sự ổn định và có bước tăng trưởng khá. Nghề nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển mạnh, góp phần gia tăng sản lượng và giá trị. Nghề nuôi nghêu phát triển từ năm 1992 đến năm 2000 có tổng diện tích 3.000 ha, chiếm 50% cơ cấu sản lượng ngư nghiệp; đặc biệt, thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã phát triển mạnh nghề nuôi tôm sú có hiệu quả kinh tế cao. Nổi bật là việc xây dựng cơ sở hạ tầng, là lĩnh vực có sự chuyển biến mạnh mẽ nhất, tạo sự biến đổi sâu sắc bộ mặt của huyện. Đến năm 2000, hệ thống giao thông đường bộ cơ bản hoàn thiện với c ác tuyến nhánh nối liền các xã (trừ xã Thạnh An) và đường nội xã; hoàn thành công trình cầu Dần Xây (thay cho phà), lấp cầu phao Hào Võ, nâng cấp trải nhựa, mở rộng tuyến đường Nhà Bè – Cần Giờ 6 làn xe; xây dựng các công trình thủy lợi c ho các xã nông nghiệp; kè đá chắn sóng cho tuyến bờ biển Cần Thạnh – Long Hòa. Hệ thống lưới điện, bưu điện, các công trình văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục được xây dựng khá hoàn chỉnh, mạng lưới phân phối nước cục bộ ở thị trấn Cần Thạnh và các điểm dân cư được nhà nước và các thành phần kinh tế đầu tư. Chương trình “Nâng cao dân trí, đào ạo t nguồn nhân lực” đã mang lại những kết quả khá toàn diện cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Phát triển nhanh các ngành học, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và x óa mù chữ; hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư đáp ứng ngày càng tốt hơn cho sự phát triển của ngành giáo dục. Ngành Y ết cũng được quan tâm, các xã đều có bác sĩ và nữ hộ sinh trung cấp, các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết được phòng chống không để lây lan thành dịch. Đặc biệt, Bệnh viện miễn phí Cần Giờ - bệnh viện miễn phí đầu tiên của huyện và của Thành phố được xây dựng, chăm lo sức khỏe miễn phí


7

cho nhân dân trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn cho thấy sự quan tâm rất lớn của Thành phố. Đời sống văn hóa cơ sở được xây dựng và nâng lên thông qua Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Các hoạt động lễ hội, văn hóa dân gian được khuyến khích phát triển đúng hướng. Ngày 13 tháng 4 năm 2000, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra quyết định công nhận Di chỉ khảo cổ học Giồng Cá Vồ thuộc xã Long Hòa là Di tích khảo cổ học, nằm trong những di tích lịch sử - văn hóa của quốc gia cần được bảo vệ. - Việc đổi tên thành huyện Cần Giờ: Tháng 5 năm 1989, Đại hội Đảng bộ huyện Duyên Hải lần thứ 5 nhiệm kỳ 1989 - 1991 đã kiến nghị với Trung ương và Thành phố về việc đổi tên huyện Duyên Hải thành huyện Cần Giờ tên gọi truyền thống của huyện. Đến ngày 18 tháng 12 năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 405-HĐBT đổi tên huyện Duyên Hải thành phố Hồ Chí Minh thành huyện Cần Giờ. - Về chủ trương “xóa hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo” Giai đo ạn này, qua thực tiễn vô cùng khó khăn của địa phương, với tinh thần tự lực, tự cường huyện đã thực hiện và đề xuất thành phố chủ trương “xóa hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo”, sau đã trở thành chủ trương chung của Thành phố và của cả nước. Trong quá trình chuẩn bị Đại hội VI của Đảng bộ huyện (1991 – 1995), mục tiêu “xóa h ộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo” được thảo luận trong hội nghị lãnh đạo Thành phố gồm các sở, ngành liên quan góp ý dự thảo văn kiện của huyện Duyên Hải; hội nghị này đã hình thành chủ trương “xóa đói, gi ảm nghèo” của thành phố. Chương trình gi ảm hộ nghèo đạt kết quả tốt với nhiều giải pháp như tăng nguồn vốn vay,phát triển các ngành nghề mới quy mô nhỏ và vừa, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, cải thiện môi trường lao động, giải quyết vấn đề nhà ở, trị bệnh, học hành, đặc biệt là lồng ghép các chương trình xã hội để chăm lo cho người nghèo … đến cuối năm 2000 tỷ lệ hộ nghèo được kéo giảm đáng kể, còn 22% trên tổng số hộ dân. - Việc di dời, bố trí dân cư. Một thành quả nổi bật trong giai đoạn này là việc thực hiện chương trình di dời, bố trí lại dân cư, ổn định cuộc sống cho người dân. Xã Tam Thôn Hiệp với 780 hộ dân sinh sống trong rừng phòng hộ, đi lại khó khăn chỉ bằng đường thủy, không có điều kiện phát triển đã được di dời về đất liền (Nông trường Quận 3), hình thành trung tâm xã mới, tổ chức lại cuộc sống với nhiều thuận lợi hơn cho nhân dân. Ngày 28 tháng 4 năm 2000, Đảng bộ, quân và dân huyện Cần Giờ vinh dự được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những công lao đóng góp và thành tích xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 4. Giai đoạn 2001 – 2010 : ổn định trong xây dựng và phát triển. Thực hiện thắng lợi mục tiêu giai đoạn đầu là phát huy truyền thống anh hùng, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, động viên tinh thần tự lực vươn lên,


8

thu hút mạnh mẽ đầu tư, thực hiện tốt mục tiêu ổn định chính trị, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, an toàn. Kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá hàng năm. Chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và mặt nước, bãi bồi ven sông, ven biển ở 4 xã phía bắc mang lại kết quả cao nhờ chuyển diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp, nuôi luân canh trên ruộng lúa, ruộng muối, giải quyết nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động. Chương trình chuyển dịch c ơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từng bước nâng cao năng suất, hiệu quả; các ngành thuộc khu vực nông nghiệp đều phát triển tốt; cơ cấu sản phẩm trong nội bộ các ngành chuyển dịch theo hướng tăng sản lượng các sản phẩm có giá trị cao. Văn hóa – xã hội tiếp tục phát triển. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo không ngừng được đầu tư theo hướng toàn diện trên cả 3 mặt : cơ sở vật chất, quản lý giáo dục và huy động nguồn lực. Cơ chế phối hợp g iữa 3 môi trường : nhà trường, gia đình và xã hội được phát huy tốt và trở thành phương châm phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn. Công tác chăm sóc ứs c khỏe nhân dân tiếp tục được quan tâm, hệ thống y tế từ huyện đến xã hoạt động khá tốt, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao có nhiều tiến bộ; đầu tư hoàn thiện thiết chế văn hóa cơ sở. Chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, giải quyết việc làm, chăm lo đời sống xã hội đạt kết quả cao. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 99%, sử dụng điện đạt 97%. 5. Giai đoạn 2011 – 2015 : kinh tế - xã hội đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất đạt bình quân 10%/năm, tuy chưa đạt chỉ tiêu (13%/năm) nhưng đó là kết quả của sự nỗ lực, vận dụng có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng bộ huyện và sự quan tâm hỗ trợ của Thành phố; bám sát thực tiễn, kịp thời đề xuất, đồng thời chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cho nhân dân trong đầu tư sản xuất, kinh doanh. Diện mạo huyện Cần Giờ thay đổi mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện rõ rệt với hệ thống hạ tầng giao thông trong toàn huyện được đầu tư nâng cấp; hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng bình ổn thị trường đã hình thành hình thức mua sắm văn minh, hiện đại; nhà ở của người dân đã từng bước được kiên cố hóa, cơ bản không còn nhà tạm, dột nát; hệ thống lưới điện đã bao phủ toàn huyện, kể cả xã Thạnh An. Văn hóa - xã hội có nhi ều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo được quan tâm đầu tư toàn diện, các trường học được xây dựng khang trang, hi ệu suất đào tạo ngày càng tăng, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên; chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn đảm bảo; công tác triển khai phòng, chống thiên tai, lụt bão, cứu hộ cứu nạn được thực


9

hiện kịp thời, đạt hiệu quả, đảm bảo tính mạng và tài sản của Nhân dân; quốc phòng - an ninh được giữ vững. Đặc biệt, trong giai đoạn này hệ thống đường ống dẫn nước sạch Nhà Bè – Cần Giờ và đường ống nhánh kết nối đến xã Long Hòa, thị trấn Cần Thạnh, ấp An Nghĩa (xã An Thới Đông) và một phần xã Bình Khánh đã hoàn thành, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Mặc dù vẫn còn một số hộ dân ở vùng sâu, vùng xa sử dụng nước còn khó khăn, giá cao, tuy nhiên đã có 100% hộ dân được sử dụng nước sạch. Lưới điện quốc gia đã phủ toàn huyện, hoàn thành hệ thống cáp ngầm đưa điện quốc gia về xã Thạnh An (xã biệt lập với đất liền). III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU 40 NĂM SÁP NHẬP THÀNH PHỐ (T hực trạng huyện Duyên H ải (C ần G iờ) hiện nay – G iai đo ạn 2016 đến nay). Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Cần Giờ tiếp tục phát huy truyền thống Anh hùng cách mạng, năng động sáng tạo trong từng bước đi, từng giai đoạn cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn để trưởng thành. Những thành quả hôm nay đã khẳng định sự nỗ lực vươn lên, tính chủ động, tích cực trong việc triển khai và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương và Thành phố. 1. Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; du lịch có bước khởi sắc rõ rệt. Tăng trưởng tổng giá trị sản xuất bình quân đạt 10%/năm. Trong đó, ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 0,5%/năm, ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 17%/năm và ngành dịch vụ tăng bình quân 18%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, cụ thể: so với năm 2015, tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 32,6% lên 4 0%, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 56,2% xuống còn 47% và ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 11,3% lên 13%. - Về thủy sản: Ngành thủy sản tiếp tục được xác định là ngành kinh tế chủ lực. Bên cạnh các mô hình, đối tượng nuôi trước đây như nuôi nghêu, tôm và hàu, huyện đã phát triển thêm một số đối tượng nuôi mới, có ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất (1); riêng hoạt động đánh bắt thủy sản ngày càng khó khăn (gi ảm bình quân 2,2%/năm) do nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm, các phương tiện đánh bắt phần lớn hoạt động với công suất nhỏ, ngư trường khai thác chủ yếu ở vùng gần bờ và thường xuyên chịu ảnh hưởng của những đợt thời tiết xấu, một số phương tiện đánh bắt xa bờ chuyển nhượng…

Nuôi tôm theo công nghệ mới (nuôi 2, 3 giai đoạn, nuôi theo quy trình VietGAP, nuôi tôm sú Moana, nuôi hữu cơ, nuôi mật độ cao 200 con/m2); triển khai thực hiện 07 mô hình nuôi trình diễn, thí điểm thử nghiệm các đối tượng như: cá mú, nuôi tôm thẻ chân trắng 02 giai đoạn, nuôi tôm thẻ theo tiêu chuẩn GAP, nuôi ốc hương, nuôi cua, nuôi tôm thẻ chân trắng ghép cá rô phi trong vèo; có 5 mô hình nuôi đ ạt hiệu quả được nhân rộng (nuôi cá mú, ốc hương, tôm 2 giai đoạn, nuôi tôm thẻ theo tiêu chuẩn GAP, nuôi tôm thẻ chân trắng ghép cá rô phi trong vèo). Nuôi ốc hương và nuôi hàu với hình thức lấy giống tự nhiên. (1)


10

- Về nông nghiệp: Giá trị sản xuất tăng bình quân 0,5%/năm, chủ yếu là trồng cây ăn trái và chăn nuôi gia súc; định hướng sẽ chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng lúa sang các mô hình khác (nuôi tr ồng thủy sản, nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái) nhưng tiến độ thực hiện còn chậm so với kế hoạch. Diện tích trồng xoài theo tiêu chuẩn Vietgap tuy được mở rộng nhưng quy mô còn nhỏ lẻ , chưa tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ trong nội bộ ngành nông nghiệp. - Về lâm nghiệp: tổng diện tích rừng và đất rừng hiện nay là 34.672,79 ha, trong đó diện tích có rừng trong quy hoạch là 32.451,02 ha và ngoài quy ho ạch là 2.221,77 ha. Về hoạt động sinh trưởng cây rừng, rừng đã được giao khoán bảo vệ cho 12 đơn vị và 145 hộ dân với mức khoán là 1.156.000đ/ha/năm, tạo sự phát triển ổn định của rừng và sự an tâm gắn bó với nghề rừng của người bảo vệ rừng. - Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 358 cơ sở, hộ c á thể sản xuất tiểu thủ công nghiệp (tăng 75 cơ sở so với năm 2015) với hoạt động chủ yếu là chế biến thủy sản, gia công hàng may mặc, sản xuất nước đá, nước uống, gia công gỗ…Đa số hoạt động với quy mô nhỏ, sản xuất theo phương thức thủ công, còn khó khăn về thị trường tiêu thụ nên chưa quan tâm đến việc mở rộng quy mô sản xuất, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa…, dẫn đến giá trị sản phẩm đạt thấp. Thời gian qua, huyện đã tăng cường phối hợp thực hiện các giải pháp như hỗ trợ máy sấy, xây dựng quy trình, công thức chế biến, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu đã được chứng nhận…để góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. - Về dịch vụ: Tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Cơ sở vật chất ngành thương mại dịch vụ được đầu tư, mạng lưới bán lẻ tiếp tục phát triển. Công tác rà soát và giới thiệu mặt bằng cho các doanh nghiệp phát triển các điểm bán hàng bình ổn được chú trọng nhưng do địa bàn rộng, điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn nên chưa thu hút doanh nghiệp tham gia (2). Từ đầu nhiệm kỳ (2015 -2020) đến nay, có 68 doanh nghiệp thành lập mới và vận động 04 hộ kinh doanh cá thể chuyển sang loại hình doanh nghiệp ; tổng số doanh nghiệp đan g hoạt động trên địa bàn huyện hiện nay là 254 doanh nghiệp. Hàng năm, việc tổ chức hội nghị tiếp xúc với doanh nghiệp luôn được huyện duy trì nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tham gia rất ít. - Du lịch: ngành du lịch của huyện đang trên đà phát triển, thu hút lượng du khách đến huyện ngày càng nhiều, tăng bình quân 54%/năm với doanh thu bình quân đạt 512 tỷ đồng. Huyện đã phối hợp khảo sát tuyến du lịch đường sông; các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu ngh ỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí; các tuyến, điểm du lịch, tham quan, mua sắm, điều tra, thống kê toàn bộ tài nguyên du lịch để đánh Đến nay, toàn huyện có 09 chợ truyền thống, trong đó có 03 chợ mới được đầu tư, nâng cấp đạt chuẩn nông thôn mới; 26 điểm bán hàng bình ổn hoạt động, giảm 6 điểm so với năm 2015. (2)


11

giá đúng thực trạng, tiềm năng du lịch của huyện, phục vụ công tác lập quy hoạch phát triển du lịch ở huyện. Xây dựng Đề án phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời, triển khai các giải pháp khắc phục những hạn chế trong phát triển ngành du lịch, chấn chỉnh sắp xếp lại trật tự kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện. Tổ chức nhiều hoạt động để quảng bá hình ảnh du lịch và giới thiệu sản phẩm đặc trưng của huyện; tuy nhiên, sản phẩm du lịch ở huyện chưa phong phú, chưa tạo được sự thu hút đối với du khách cũng như chưa phản ánh được nét đặc trưng của địa phương, việc xây dựng nhãn hiệu các sản phẩm đặc trưng như xoài cát, khô cá dứa, yến sào…đã được triển khai nhưng còn chậm, đến nay vẫn chưa có sản phẩm được chứng nhận. Cơ sở hạ tầng du lịch, hạ tầng giao thông tiếp tục được tập trung đầu tư xây dựng, đặc biệt với việc khánh thành tuyến tàu thủy cao tốc th ành phố Hồ Chí Minh - Cần Giờ - Vũng Tàu và bến phà Cần Giờ - Cần Giuộc và một số dự án lớn được Trung ương, thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư (Dự án đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ, Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ, tuyến phà kết nối Cần Giờ - Vũng Tàu…) là động lực thúc đẩy du lịch của huyện phát triển trong thời gian tới. - Về ngân sách - tín dụng: Tổng mức thu ngân sách bình quân hàng năm tăng 67%. Tốc độ thu ngân sách Nhà nước tăng khá cao nhưng chưa bền vững, chủ yếu tăng từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất (do thị trường đất đai trên địa bàn huyện biến động ở một số thời điểm). Công tác điều hành ngân sách được thực hiện trên tinh thần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Công tác đầu tư được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và theo tình hình thực tế với tổng mức đầu tư tăng bình quân tăng 2,9% so với giai đoạn 2014 2015. Bên cạnh việc tranh thủ tối đa các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thành phố, huyện luôn nỗ lực tìm kiếm, huy động nguồn lực tại địa phương để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các công trình xã hội dân sinh, hạ tầng kinh tế. Việc kêu gọi đầu tư có chuyển biến tích cực, đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài huyện đến nghiên cứu, đặt vấn đề đầu tư, liên doanh liên k ết sản xuất trên địa bàn. Hoạt động cho vay của các Chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn huyện không ngừng tăng trưởng và hướng vào mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện; vốn cho vay tăng bình quân 4%/năm, trong đó vốn cho vay trung hạn trên 6%/năm. 2. Công tác quản lý đô thị và phát triển nông thôn, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái được tăng cường; chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được tập trung thực hiện theo hướng vừa giữ vững vừa nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt được; kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng phát triển


12

Công tác quản lý quy hoạch được tăng cường, tổ chức công bố, công khai theo quy định các Đồ án quy hoạch trên địa bàn huyện được phê duyệt (3). Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016-2020), kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Hiện nay, công tác rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch trên địa bàn huyện được Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo tạm ngưng cho đến khi có kết quả thi tuyển ý tưởng quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 huyện Cần Giờ (thành phố đã phê duyệt nhiệm vụ tuyển chọn ý tưởng quy hoạch phát triển huyện). Hạ tầng và phương tiện giao thông được đầu tư phát triển ngày càng tốt hơn, đã triển khai đầu tư xây dựng hoàn chỉnh 05 bến khách du lịch, bến xe tại thị trấn Cần Thạnh, đưa vào khai thác 02 tuyến vận tải hành khách công c ộng và tuyến phà Cần Giờ - Cần Giuộc, phục vụ nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa c ủa nhân dân trên địa bàn. So với năm 2015, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 1,1 lần và hàng hóa tăng 1,6 lần, tăng trưởng doanh thu bình quân 2 năm (20162017) gần 30,7%/năm. Nhu cầu chỉnh trang nhà ở trong nhân dân tăng cao, từ việc thực hiện các chính sách hỗ trợ từ ngân sách Nhà n ước và chương trình vận động hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, có 1.725 c ăn nhà ở được xây dựng mới và sửa chữa, cải tạo, tương ứng với tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 85%, cơ bản không còn nhà tạm bợ. Bên cạnh đó, huyện đang kêu gọi đầu tư chỉnh trang 02 khu dân cư tại thị trấn Cần Thạnh và xã Bình Khánh. Quản lý trật tự xây dựng, đô thị được huyện tập trung thực hiện nhưng chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ, số vụ vi phạm về xây dựng không phép, sai phép tăng 2,06 lần so với năm 2015, trong đó xây dựng không phép tăng 1,98 lần. Hoàn thành dự án xây dựng mới cáp ngầm vượt sông Lòng Tàu cấp điện cho xã Thạnh An và ấp Thiềng Liềng; cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện, duy trì tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 100%. Hệ thống nước sạch phục vụ sản xuất, đời sống người dân được huyện tập trung thực hiện; đảm bảo hộ dân được sử dụng nước đầy đủ và được hưởng chính sách giá nước chung của thành phố, duy trì tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch 100%(4). Công tác ứng phó biến đổi khí hậu được quan tâm và chỉ đạo thực hiện chặt chẽ thông qua việc theo dõi, nắm bắt và kịp thời thông tin tình hình diễn biến của thời tiết, thường xuyên kiểm tra, vận hành máy móc, bổ sung thiết bị và tổ chức diễn tập phương án phòng thủ dân sự ứng phó bão mạnh, kết hợp triều cường và Gồm Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện, 31 đồ án quy hoạch đô thị 1/2000 và 14 đồ án quy hoạch chi tiết 1/500. (3)

Đến nay, đã triển khai đầu tư hoàn thành 01 dự án lắp đặt mạng ống cấp nước, chuẩn bị khởi công và đang thi công 06 dự án lắp đặt mạng nước; còn 20 Trạm phân phối nước chưa hòa mạng với mạng cấp nước của Công ty Sawaco, còn 520 hộ dân ở xa khu dân cư tập trung sử dụng nước bằng phương thức đổi lẻ; 450 hộ chưa được hưởng chính sách bù giá nước của thành phố do số hộ này ở xa sử dụng nước qua ghe đổi lẻ, giá nước đổi được thỏa thuận với chủ phương tiện. (4)


13

tìm kiếm cứu nạn, chuẩn bị sẵn sàng theo phương châm “4 tại chỗ”; đã tổ chức di dời 48/68 hộ dân ở khu vực Dần Xây và 18 hộ sống ở khu vực có nguy cơ sạt lở cao; triển khai xây dựng 11 công trình phục vụ công tác phòng chống thiên tai và đang th ực hiện 02 Dự án(5). Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên rừng ngập mặn; triển khai nhiều chương trình nghiên cứu quan trắc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hướng đến sự phát triển bền vững, tăng diện tích rừng và đa dạng sinh học; thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đến tham quan nghiên cứu khoa học để nâng cao nhận thức trong cộng đồng về các giá trị kinh tế - xã hội, môi trường và tính đa dạng sinh học của Rừng ngập mặn trong đời sống xã hội. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng và hưởng ứng tích cực của các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân; ngoài sự nỗ lực, chung sức của cả hệ thống chính trị huyện, còn được sự hỗ trợ của lãnh đạo và các đơn vị Thành phố, đến nay đã đạt kết quả khả quan, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư từng bước hoàn chỉnh. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, năm 2015 thu nhập bình quân người dân nông thôn đạt 37,475 triệu đồng/người/năm, tăng từ 1,5 – 1,9 lần so với trước khi thực hiện đề án (tương ứng với 15 triệu đồng/người/năm trước khi thực hiện đề án), năm 2017 đạt 43,788 triệu đồng/người/năm, bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến, cơ sở hạ tầng dần hoàn chỉnh, sản xuất nông nghiệp có bước tiến mới, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế - xã hội phát tri ển. Phong trào “Toàn huy ện chung sức xây dựng nông thôn mới” tiếp tục được đẩy mạnh gắn với phong trào ”Dân vận khéo” và đã đạt nhiều kết quả tích cực, có 74 mô hình, việc làm thiết thực được đăng ký thực hiện. Bên cạnh đó, huyện cũng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các đơn vị ngoài huyện theo chương trình ký kết hỗ trợ, phối hợp “Chung sức xây dựng nông thôn mới” với các nội dung như xây dựng nhà tình thương, trao tặng học bổng, bảo hiểm y tế, các phương tiện sinh kế, hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng các công trình giao thông, khám chữa bệnh... Huyện đã huy động 7.993 lượt ngày công lao động; 1.300 hộ dân tham gia hiến 281.589m 2 đất thực hiện các công trình, tương ứng giá trị gần 60 tỷ đồng; sửa chữa 1.732 căn nhà ở tạm bợ, dột nát (trong đó có 856 căn huy động từ sự hỗ trợ theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy), cùng với các khoản hỗ trợ khác về an sinh xã hội, hỗ trợ cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tham gia phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất…

(5)

Dự án Di dời, bố trí dân cư phòng tránh thiên tai xã Thạnh An, Dự án xây dựng hệ thống đê dọc sông Hà Thanh từ mũi Đồng Hòa đến mũi Cần Thạnh.


14

Với xuất phát điểm thấp, chỉ đạt 03 - 05 tiêu chí/xã (trước khi xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới), đến tháng 4 năm 2016, toàn huyện có 06/06 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới (hoàn thành Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2015), được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, đến cuối năm 2015, thu nhập bình quân người dân nông thôn đạt 38,5 triệu đồng/người/năm, tăng từ 1,51,9 lần so với trước khi thực hiện đề án (tương ứng với 15 triệu đồng/người/năm trước khi thực hiện đề án), năm 2017 đạt 45 triệu đồng/người/năm; bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến, cơ sở hạ tầng dần hoàn chỉnh, sản xuất nông nghiệp có bước tiến mới, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 3. Công tác giảm nghèo bền vững được tập trung thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực; bảo đảm chính sách an sinh xã hội; chất lượng giáo dục - đào tạo tiếp tục được giữ vững; đời sống văn hóa, tinh thần của người dân ngày càng đư ợc nâng cao. Giảm nghèo bền vững là một trong 03 chương trình trọng điểm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XI đề ra, yêu cầu sự tham gia của cả hệ thống chính trị với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về kinh tế và chính sách xã hội. Trong đó, tập trung các giải pháp về tạo điều kiện , môi trường thuận lợi để hỗ trợ, giúp đỡ người dân làm kinh tế có hiệu quả, tìm kiếm việc làm ổn định, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Qua đó, góp phần kéo giảm 35,57% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn giảm nghèo bền vững so với năm 2016 và không còn hộ nghèo theo chuẩn 16 triệu đồng/người/năm; thu nhập bình quân hộ nghèo diện chính sách đạt 18,34 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2,57 lần so với n ăm 2011. Đến cuối năm 2018, số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 1.053/18.248 hộ, chiếm 5,77% trên tổng số hộ dân. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm luôn được chú trọng thực hiện bằng nhiều giải pháp, bao gồm cả tuyên truyền, thuyết phục, vận động; có 4.184 lao động được đào tạo nghề trong hơn 02 năm qua, trong đó có 1.600 lao động được đào tạo các ngành nghề sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Hiện nay, tỷ lệ lao động được đào tạo có việc làm đạt 85,18% trên tổng số lao động đang làm việc. Bằng nhiều hình thức và giải pháp phù hợp, huyện giải quyết việc làm cho 34.039 lao động, đạt tỷ lệ 96,23%, trong đó có 3.609 lao động được tạo việc làm tăng thêm. Các chế độ, chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời; ngoài các chế độ, chính sách trợ cấp hàng tháng của Trung ương, thành phố, huyện đã huy động thêm sự đóng góp của tổ chức, cá nhân để chăm lo cho đối tượng chính sách. Về phát triển giáo dục - đào tạo: Hiệu quả và chất lượng đào tạo ở các cấp học được nâng lên; tỷ lệ học sinh thi đậu đại học, cao đẳng ngày càng tăng; giữ vững và nâng cao hiệu quả phổ cập giáo dục các cấp. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu; hàng năm được


15

đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và lý luận chính trị. Công tác chăm lo cho giáo viên và h ọc sinh có hoàn cảnh khó khăn luôn được huyện quan tâm. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học được đầu tư xây dựng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 18 dự án xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa, mở rộng trường học; đến nay, toàn huyện có 28/38 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và 21/38 trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 10 trường so với cuối năm 2015). Dự kiến giai đoạn 2020 - 2030, huyện sẽ đề xuất thành phố quy hoạch làng Đại học tại huyện để đáp ứng nhu cầu mở rộng Khu trung tâm đô thị kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của thành phố ra vùng ven nội thành. Các xã, thị trấn đều có Trung tâm học tập cộng đồng, tuy nhiên hoạ t động còn hạn chế, chưa thu hút người dân tham gia. Trung tâm Dạy nghề huyện được xây dựng với tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng, quy mô 34.571 m2 trong đó đất xây dựng 10.276 m 2 bao gồm: 33 phòng học, 21 phòng thực hành, 47 phòng phục vụ học tập và sinh hoạt. Trung tâm có đủ điều kiện đảm bảo giảng dạy cho 1.200 em học viên đến học tập, Ký túc xá có chổ ở cho khoảng 200 em nếu có nhu cầu ở lại trung tâm. Trung tâm được trang bị thiết bị, dụng cụ, phương tiện đào tạo cho 20 ngành nghề đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy nghề tại huyện Cần Giờ. Hoàn thành việc sáp nhập Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Tổng hợp - Hướng nghiệp theo quy định, nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên của huyện sau khi sáp nhập; giới thiệu người lao động tham gia đào tạo các ngành nghề thuộc nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tại các trường cao đẳng, trung cấp có liên kết với các doanh nghiệp theo mô hình “Đào tạo kép” trên địa bàn thành phố. - Về phát triển văn hóa - thông tin, thể dục thể thao: Nhiều hoạt động lễ, hội diễn ra hàng năm được đầu tư nâng cấp về hình thức và nội dung, các loại hình văn hóa văn nghệ chuyên nghiệp được tổ chức đến các xã, thị trấn trong các ngày lễ lớn (biểu diễn 40-50 suất/năm); phong trào văn hóa, văn ngh ệ quần chúng ở cơ sở tiếp tục phát triển, hình thành các Câu lạc bộ, đội nhóm văn nghệ, với nhiều hoạt động sôi nổi. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng đi vào chiều sâu; hiện có 30/33 ấp, khu phố giữ vững danh hiệu văn hóa 3 năm liên t ục, 93,6% số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa. Cơ sở vật chất văn hóa, thể thao trên địa bàn huyện được đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và tập luyện thể dục thể thao của nhân dân. Hiện có 33/33 ấp, khu phố có văn phòng kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa, 06 Trung tâm văn hóa thể thao đạt chuẩn; tuy nhiên, hoạt động còn hạn chế. Hoạt động thông tin tuyên truyền được chú trọng và thực hiện với nhiều hình thức. Hoạt động thể dục thể thao tiếp tục phát triển; phong trào thể thao trong quần chúng, trường học được đẩy mạnh, góp phần nâng cao tỷ lệ người dân tham gia tập luyện thể dục thường xuyên; số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể


16

thao là 4.000 hộ, tăng gần 700 hộ so với năm 2015. Công tác xã hội hóa lĩnh vực thể dục thể thao tiếp tục được phát huy, hiện trên địa bàn huyện có 275 cơ sở thể thao ngoài công lập hoạt động với các hình thức sân bóng, hồ bơi, thu hút ngày càng nhiều đối tượng tham gia tập luyện. - Về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Phối hợp thực hiện Đề án 1816 về việc luân phiên cán bộ y tế hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật chuyên môn cho bác sỹ bệnh viện huyện để khám và điều trị bệnh cho người dân, chất lượng khám, chữa bệnh từng bước được nâng lên. Đã triển khai xây dựng mới và sửa chữa 05 Trạm Y tế xã, cơ bản hoàn thành việc xây dựng mới Bệnh viện huyện với quy mô 200 giường; đồng thời phối hợp với Sở Y tế chuẩn bị phương án nhân sự và phương án triển khai các phòng khám vệ tinh của Bệnh viện thành phố để hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện công tác khám chữa bệnh của Bệnh viện huyện; dự kiến đến cuối năm 2018, số gi ường bệnh đạt 37,96 giường/10.000 người. Hiện nay, có 5/7 Trạm y tế thực hiện phòng khám bác sỹ gia đình; 7/7 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế luôn được huyện quan tâm và thực hiện với nhiều hình thức. Thực hiện có hiệu quả chính sách y tế toàn dân, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 91,9%. Chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế quốc gia được thực hiện và đều đạt kết quả cao; tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng mở rộng hàng năm đạt trên 97%, tỷ lệ trẻ em uống Vitamin A đ ạt 98%, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 3,6% xuống còn 3,3%. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cung cấp đảm bảo an toàn, thực hiện theo chuẩn quốc gia, kéo giảm được tỷ lệ cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên dưới 4,8%; đảm bảo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1% (0,7%). Tình hình dịch bệnh trong thời gian qua tuy gia tăng nhưng ngành y tế đã triển khai các biện pháp ngăn chặn và điều trị kịp thời, không có tử vong. Bên cạnh đó, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được các ngành phối hợp thực hiện tốt. 4. Hệ thống chính tr ị thường xuyên được củng cố; đội ngũ cán bộ công chức ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ . Đảng bộ huyện có 34 chi, đảng bộ cơ sở(6), trong đó có 13 đảng bộ (với 140 chi bộ trực thuộc) và 21 chi bộ. Công tác quản lý và kết nạp đảng viên được tập trung thực hiện; từ đầu năm 2016 đến nay đã kết nạp được 283/550 đảng viên, đạt 51,45%, trong đó có 85 đảng viên trong giáo viên, 04 đảng viên trong công nhân, 32 đảng viên ở địa bàn khu dân cư; tính đến nay, tổng số đảng viên của Đảng bộ huyện là 2.380 đảng viên, trong đó dự bị là 153, đảng viên nữ là 926. Thành lập mới Chi bộ cơ quan Hội đồng Nhân dân huyện và Chi bộ Văn phòng Đăng ký đ ất đai huyện Cần Giờ; thành lập Chi bộ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện trên cơ sở sáp nhập Chi bộ Trung tâm dạy nghề và Chi bộ Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện; giải thể 01 chi bộ cơ sở (Chi bộ Ban Quản lý Khu du lịch 30/4). (6)


17

Với sự tập trung lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, nhìn chung, các chi bộ đã thực hiện tốt việc duy trì nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, nội dung sinh hoạt ngày càng thiết thực gắn với nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế tại địa phương, cơ quan, đơn vị; tổ chức sinh hoạt ít nhất 4 chuyên đề trong năm; tỷ lệ đảng viên tham dự đạt từ 90% trở lên. Công tác đánh giá, phân loại tổ chức đảng, đảng viên hàng năm được chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả theo hướng thiết thực, phù hợp với đặc điểm từng loại hình tổ chức đảng; qua đánh giá hàng năm, không có tổ chức cơ sở đảng yếu kém 02 năm liền(7). Việc tham dự sinh hoạt chi bộ định kỳ của các đồng chí Huyện ủy viên và chuyên viên các Ban Xây dựng Đảng, Ủy ban Kiểm tra, Văn ph òng Huyện ủy cũng được theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở. Công tác quy hoạch cán bộ được nghiêm túc triển khai thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, đảm bảo dân chủ, công khai, đáp ứng các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, năng lực công tác và các yêu cầu về số lượng cơ cấu, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Theo đó, huyện đã hoàn thành công tác quy ho ạch nguồn nhân sự cấp ủy và cán bộ, lãnhđạo quản lý đến năm 2025 và những năm tiếp theo; đồng thời, xây dựng kế hoạch vận hành sau quy ho ạch và tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch hàng năm.Công tác b ố trí, luân chuy ển, điều động, chuyển đổi vị trí cán bộ được tiến hành từng bước chặt chẽ, theo đúng quy trình, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo theo quy hoạch và tiêu chuẩn của từng chức danh. Quan tâm và thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức với các hình thức phù hợp, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực công tác, bản lĩnh chính tr ị, chất lượng và hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tính đến tháng 5 năm 2018, số lượng cán bộ, công chức, viên chức của huyện là 1.924 ngư ời, trong đó: cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên là 325 người, cán bộ, công chức cấp xã: 281 người và 1.318 viên chức. Đội ngũ viên chức qua các năm có tăng lên, đặc biệt là khối giáo dục và y tế. Tỷ lệ nữ hiện chiếm trên 56,03% (1.078/1.924); có 0,52% (10/1.924) là người dân tộc thiểu số. Về cơ cấu theo ngạch, chức danh nghề nghiệp: số lượng đang giữ ngạch/chức danh nghề nghiệp tương đương ngạch chuyên viên cao cấp và ngạch chuyên viên chính chỉ đạt 0,42% (08/1.924); ngạch chuyên viên chiếm trên 35,91% (691/1.924); ngạch cán sự và tương đương đạt 24,27% (467/1.924). Độ tuổi 31 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu độ tuổi là 40,8%; từ 41 đến 50 tuổi chiếm 28,69%; trên 50 tuổi chiếm 13,36%, còn lại là đội ngũ trẻ dưới 30 tuổi chiếm 18,19%. + Các chức danh lãnh đạo, quản lý: Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý các cấp cơ bản đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (95,41%); Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh bình quân hàng năm đ ạt 61,1%; tỷ lệ đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt 8,63%, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 83,37%, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ đạt 7,13%, đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ đạt 0,87%. (7)


18

trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên đạt trên 85,77%; đồng thời tỷ lệ trình độ tin học đạt chuẩn (85,08%) và trình độ ngoại ngữ (74,18%). Tuy nhiên, tỷ lệ đạt chuẩn về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch công chức/chức danh nghề nghiệp viên chức còn thấp (42,39%). + Công chức, viên chức không giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý (từ chuyên viên và tương đương ởtr lên): Đội ngũ đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu ngạch, chức danh nghề nghiệp đạt tỷ lệ thấp khoảng 97,04%; trình độ ngoại ngữ (52,48%) và tin học (53,54%) về lý luận chính trị (60,29%) theo đúng quy định, trong đó số lượng được bồi dưỡng đạt chuẩn về quản lý nhà nước còn rất thấp 8. Đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ trẻ, nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý các cấp trong bộ máy hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập chưa được quan tâm bồi dưỡng để đạt chuẩn theo chỉ tiêu đề ra. * Cán bộ, công chức xã, thị trấn: + Đối với cán bộ chủ chốt: Tỷ lệ đạt trình độ đại học trở lên về chuyên môn, nghiệp vụ và đạt chuẩn về lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học tương đối cao (92,42%; 83,58%; 78,57% và 80%). Tuy nhiên, để đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động ở cơ sở, đặc biệt là công tác chỉ đạo, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và phục vụ nhân dân, nâng cao đạo đức công vụ, cần phải quan tâm đặc biệt đến nâng cao tỷ lệ được bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, hiện chỉ có 45,99% đạt chuẩn. + Đối với công chức chuyên môn: Công chức cấp xã đã được quan tâm tuyển dụng đội ngũ trẻ tuổi, được đào tạo đúng chuyên môn, góp phần nâng tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ chuyên môn lên 70,31%; tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ trung cấp lý luận chính trị đạt 75%; trình độ tin học đạt khá cao (93,75%), trình độ ngoại ngữ đạt 82,81% và tỷ lệ công chức cấp cấp xã có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch công chức đạt 71,88%, qua đó cơ bản đáp ứng yêu cầu của công việc, vị trí việc làm của từng chức danh công chức, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn huyện. Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có sự thay đổi lớn; đảm bảo về số lượng và tăng về chất lượng. Cơ cấu đội ngũ được trẻ hóa, tỷ lệ có trình độ đại học, sau đại học ngày càng cao. Chất lượng đội ngũ được nâng cao cả trên 02 mặt: bằng cấp, chứng chỉ và kỹ năng công tác, năng lực thực thi nhiệm vụ. 5. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền ngày càng được nâng cao, đảm bảo quyền lợi thiết thực cho nhân dân Hội đồng nhân dân huyện tuy mới được tái lập nhưng hoạt động sớm đi vào nền nếp và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; xây dựng và triển khai thực 8 Về lý luận chính trị, đội ngũ công chức chỉ đạt 76,62%; viên chức đạt 43,95% trình độ từ trung cấp trở lên; số lượng cán bộ, công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đúng theo ngạch hiện giữ chỉ đạt 31,34%.


19

hiện Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, có kế hoạch cụ thể hàng năm. Việc tổ chức các kỳ họp Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân được duy trì, đảm bảo đúng quy định, nội dung được chuẩn bị chu đáo, cách thức tổ chức có nhiều đổi mới, linh hoạt. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân được tăng cường thông qua các kỳ họp Hội đồng nhân dân và chương trình giám sát chuyên đề hàng năm, với các nội dung phù hợp tình hình thực tế của huyện, tập trung vào các vấn đề, lĩnh vực cử tri và nhân dân quan tâm(9). Phối hợp duy trì thực hiện phát thanh chuyên mục “Người đại biểu Hội đồng nhân dân” và “Ý kiến người dân” trên Đài truyền thanh huyện nhằm tuyên truyền về hoạt động của Hội đồng nhân dân và trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân... Công tác quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân huyện có nhiều tiến bộ. Hoạt động, hiệu quả của các phòng ban chức năng được tập trung củng cố và nâng cao; quy định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng giữa các phòng, ban, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ, công chức được tạo điều kiện để học tập, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng điều hành, thực hiện công vụ, giáo dục đạo đức, phẩm chất chính trị. Đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, tăng cường dân chủ, đổi mới cơ chế sắp xếp và bổ nhiệm nhân sự theo hướng nâng cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan. Thường xuyên rà soát, củng cố, tổ chức bộ máy các phòng, ban chuyên môn; tri ển khai xây dựng vị trí việc làm gắn với tinh giản biên chế ở các cơ quan đảm bảo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế(10). Cải cách hành chính tiếp tục được triển khai thực hiện và đạt kết quả tích cực, trong đó tập trung thực hiện cải tiến quy trình thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, kinh doanh theo hướng rút ngắn thời gian, đảm bảo chất lượng giải quyết hồ sơ, giảm bớt phiền hà cho dân và thực hiện thư xin lỗi đối với hồ sơ giải quyết trễ hạn. Hoàn thành việc rà soát và công bố bộ thủ tục hành chính dùng chung cho huyện, xã, thị trấn; cơ chế hành chính “một cửa”, “một cửa liên thông” tại huyện, xã, thị trấn tiếp tục được củng cố ngày càng hoàn thiện và mang lại hiệu quả thiết thực, thông qua việc ứng dụng hệ thống quản lý trong cung cấp dịch vụ hành chính đã nâng cao chất lượng phục vụ, nâng tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn(11). Công tác tiếp c ông dân, giải quyết khiếu nại tố cáo được tăng cường và từng bước khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Ngoài việc tiếp công dân theo lịch tại đơn vị, định kỳ 6 tháng, Thường trực Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân Tính đến nay, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân đã tổ chức 08 cuộc giám sát, 14 cuộc khảo sát tại 71 lượt cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn và 01 phiên giải trình tại phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện. (9)

(10)

Thực hiện giải thể Ban quản lý Khu du lịch 30/4, tổ chức lại Trung tâm y tế dự phòng thành Trung tâm y tế. Tiếp tục thực hiện thí điểm Bí thư kiêm chủ tịch xã Thạnh An. Hàng năm giải quyết 51.090 /51.347 hồ sơ hành chính tiếp nhận của công dân chủ yếu hồ sơ xây dựng, đăng ký kinh doanh...; giải quyết đúng hạn 50.720 hồ sơ/năm gồm chứng thực, kinh doanh, xây dựng.

(11)


20

dân và Ủy ban nhân dân huyện tổ chức đối thoại với công dân ở các xã, thị trấn để lắng nghe, ghi nhận, giải thích và chỉ đạo giải quyết các thắc mắc, ý kiến phản ánh, khiếu nại tố cáo của công dân theo yêu cầu, đúng quy định, từng bước tạo được niềm tin trong nhân dân, bình quân hàng năm tổ chức tiếp 769 lượt c ông dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, đạt 93% số đơn thụ lý. Nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp được lãnh đạo huyện, xã, thị trấn trực tiếp đối thoại với nhân dân và tập trung giải quyết; tình trạng khiếu nại mang tính chất tập thể, có tính gay gắt hoặc gây mất trật tự x ã hội không còn xuất hiện, t ình trạng khiếu nại kéo dài cũng giảm. Hoạt động thanh tra thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, coi trọng việc kiểm tra thực hiện kết luận sau thanh tra, gắn nội dung thanh tra với công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và ngăn chặn, xử lý nhiều sai phạm trên các lĩnh vực. 6. Quốc phòng - an ninh được giữ vững ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương luôn được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân trong khu ực v phòng thủ huyện vững chắ c. Hoàn thành bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng theo phân cấp; phối hợp làm tốt công tác quy hoạch và xây dựng các công trình phòng thủ đúng theo quy định; hoàn thành tốt công tác tuyển quân, tổ chức huấn luyện dân quân dự bị, thực hiện tốt các đợt diễn tập khu vực phòng thủ, hội thao quốc phòng hàng năm, huấn luyện nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng củng cố các tổ, ấp, khu phố vững mạnh, phát huy vai trò của nhân dân, của lực lượng bảo vệ trật tự trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong thời gian qua, quần chúng đã cung cấp 627 nguồn tin có giá trị, giúp lực lượng Công an khám phá 134 vụ, bắt và xử lý 269 đối tượng. Tình hình tội phạm hình sự chưa được kéo giảm, còn tiềm ẩn phức tạp, số vụ trộm cắp tài sản công dân, cố ý gây thương tích gia tăng và chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm, gần đây tội phạm ma túy, tệ nạn đánh bài, đá gà ăn thua bằng tiền qua mạng, đối tượng nghiện ma túy tăng cao, có ấdu hiệu cho vay nặng lãi dẫn đến mâu thuẫn đánh người(12). Việc kiểm tra, tổ chức duy tu sửa chữa, nâng cấp mặt đường, lắp đặt bổ sung biển báo giao thông...được thực hiện hàng năm. Cùng với việc tăng cường tuyên truyền trên đài truyền thanh, tổ chức hội thi, phát động phong trào thực Tính đến nay, trên địa bàn huyện có 168 đối tượng sử dụng chất ma túy được quản lý và 7/7 xã, thị trấn có tệ nạn ma túy, chưa có địa bàn được chuyển hoá theo kế hoạch đề ra. Trong hơn 02 năm, đã phát hi ện, khám phá 45/56 vụ phạm pháp hình sự, tương ứng tỷ lệ đạt 80,35%; 16 vụ phạm pháp ma túy và xử lý 95 vụ vi phạm tệ nạn xã hội , trong đó 94% số vụ vi phạm là đá gà, đánh bạc trên máy bắn cá ăn thua bằng tiền.

(12)


21

hiện chủ đề xây dựng nếp sống “văn hóa giao thông” đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông trong nhân dân, kéo giảm tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên trên cả 3 mặt (13). Tuy nhiên, kết quả lập lại trật tự đô thị chưa được duy trì lâu dài, chưa giải quyết dứt điểm tình trạng buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường tại một số khu vực. Trước tình hình trên, căn cứ đặc điểm tình hình địa phương, huyện đã đề xuất thành phố cho phép sử dụng vỉa hè tại một số khu vực nhất định để phục vụ kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa nhưng đến nay chưa được chấp thuận. Thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị sản xuất kinh doanh, công nhân viên chức lao động trong công tác phòng cháy chữa cháy và xây dựng, củng cố phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy tại đơn vị. Hàng năm, tổ chức Hội thao, tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; kiểm tra xử lý các vi phạm về phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. * *

*

Những tiến bộ đạt được trên lĩnh vực kinh tế - xã hội trong 40 năm qua đã làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của người dân và tình hình nông thôn huyện Duyên Hải (Cần Giờ). Khác với nhiều địa phương, Duyên Hải không kế thừa cơ sở hạ tầng của chế độ cũ mà phải xây dựng lại từ đầu, thậm chí phải khắc phục những tàn dư do chiến tranh để lại. Với xuất phát điểm là một căn cứ quân sự tiền tiêu, giao thông đi lại chủ yếu là đường thủy, chỉ có 13 km đường nhựa nối liền 2 xã, nay đã có đường trải nhựa rộng lớn nối liền về Thành phố và các xã (trừ xã Thạnh An); từ một vùng dân cư nghèo nàn, không có điện, nay lưới điện quốc gia đã phủ toàn huyện kể cả xã Thạnh An; từ 30.000 dân trong tình trạng thiếu đói, trình độ học vấn thấp nay trong tổng số 75.452 người không còn nghèo theo chuẩn quốc gia, hệ thống giáo dục, cơ sở vật chất trường học đã khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi người dân; từ những trạm y tế chỉ để làm công tác sơ cấp cứu đến nay hệ thống y tế đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đượ c đảm bảo; từ vùng đất trơ trụi do Mỹ rãi chất độc khai hoang, nay Rừng Sác Cần Giờ đã trở thành rừng bảo tồn cấp quốc gia và được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam.

Xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông, làm chết 18 người, bị thương 06 người, giảm 05 vụ, giảm 03 người chết và giảm 05 người bị thương. (13)


22

Đảng bộ và nhân dân Duyên Hải thực sự tự hào với những thành tích đạt được. Trong chiến tranh, Đảng bộ và nhân dân huyện Duyên Hải được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 4 Huân chương Giải phóng hạng hai, 4 Huân chương Giải phóng hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Các xã, thị trấn được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân gồm : xã Lý Nhơn (năm 1994), thị trấn Cần Thạnh (năm 1995), xã Long Hòa (năm 2010). Trong giai đoạn xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân Duyên Hải đã được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2005). Vừa qua, năm 2017, huyện Cần Giờ vinh dự nhận được Cờ thi đua của Chính phủ và Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Thành phố dẫn đầu Cụm thi đua 5 huyện ngoại thành. Những thành tựu có được ngày hôm nay chính là kết quả của sự hy sinh bằng xương máu, mồ hôi, nước mắt của bao thế hệ cha anh đi trước; là kết quả của sự đoàn kết, nhất trí, ý chí tự lực, tự cường quyết tâm cao của toàn Đảng bộ, quân và dân huyện nhà; là kết quả của sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Trung ương, của Thành phố, sự giúp đỡ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện. Tuy nhiên, những khó khăn vẫn còn nhiều , đòi hỏi Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện phải luôn nỗ lực, chủ động hơn nữa để phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh- quốc phòng trong thời gian tới. IV. H ẠN CHẾ, KHÓ KHĂN, NGUYÊN NHÂN : 1. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh : - Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất không đạt mục tiêu đề ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, tỷ trọng khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản trong tổng giá trị sản xuất còn cao. - Nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế chủ lực của địa phương nhưng chưa tạo được sự đột phá trong tăng trưởng kinh tế; giá trị các sản phẩm nông nghiệp của địa phương còn thấp; chưa xây dựng được các nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm nông nghiệp, thủy sản đặc trưng huyện Cần Giờ. - Sản xuất thủy sản, nông nghiệp chưa có sự gắn kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm; sản phẩm sản xuất chưa có thương hiệu, chất lượng và khả năng cạnh tranh thấp. Các hợp tác xã hoạt động đạt hiệu quả rất ít. Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu gia công và chế biến thủy hải sản với quy mô nhỏ, sản xuất phụ thuộc vào thời vụ và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở những thời điểm lễ, Tết. - Ngành nghề nông thôn, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn chủ yếu vẫn là sản xuất gia công, chế biến nhỏ lẻ có giá trị gia tăng thấp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với dịch vụ du lịch nhà vườn chưa phát triển.


23

- Lĩnh vực du lịch tuy có phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, hạ tầng phục vụ du lịch chưa được đầu tư; sản phẩm du lịch chưa phong phú, chủ yếu dựa vào lợi thế về điều kiện tự nhiên, chưa thật sự hấp dẫn đối với du khách. Phát triển du lịch chưa tương xứng và phát huy hết lợi thế, doanh thu du lịch chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng giá trị sản xuất; một số loại hình du lịch nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái chậm hoàn thành. 2. Lĩnh vực quản lý đô thị, phát triển nông thôn : - Công tác quản lý đất đai, quản lý đô thị còn nhiều bất cập , việc xây dựng các quy hoạch ngành chậm thực hiện dẫn đến công tác quản lý theo quy hoạch gặp nhiều khó khăn. - Giao thông đường bộ xuống cấp. Do địa bàn có nền đất yếu nên một số tuyến đường giao thông liên xã, nội xã, tuyến đường trong khu vực sản xuất đã hư hỏng , gây khó khăn cho ngư ời dân trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất. Các tuyến đường bê tông trong khu dân cư đã xuống cấp và không có hệ thống thoát nước, gây nước đọng trong khu dân cư, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân. - Hạ tầng phục vụ sản xuất tuy được đầu tư nhưng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nên có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất; hệ thống thủy lợi chưa có kênh cấp, kênh thoát riêng biệt nên ảnh hưởng đến sản xuất theo khuyến nghị của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương; vẫn còn một số khu vực do chưa có hạ tầng giao thông kết nối nên điện năng phục vụ sản xuất còn hạn chế. - Vệ sinh môi trường, cảnh quan nông thôn một số khu vực chưa đảm bảo xanh, sạch, đẹp, còn tình trạng xả rác xuống kênh rạch, ở các khu dân cư... ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân; hạ tầng thoát nước tại các khu dân cư chưa hoàn chỉnh, tình trạng lấn chiếm kênh rạc h còn phổ biến, ý thức người dân trong bảo vệ môi trường còn thấp, các hoạt động tuyên truyền có thực hiện xuyên suốt nhưng hiệu quả đem lại vẫn chưa cao. - Việc huy động nguồn lực từ xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách thành phố. 3. Lĩnh vực văn hóa – xã hội : - Công tác giảm nghèo tuy đạt được nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa thật sự bền vững, tình trạng tái nghèo vẫn còn diễn ra, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với các huyện ngoại thành khác của thành phố. - Công tác vận động học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông bỏ học tham gia các lớp đào tạo nghề còn thấp; lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo tham gia làm việc ở nước ngoài còn thấp; khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ của người lao động còn hạn chế. - Đội ngũ bác sĩ còn thiếu nhiều so với yêu cầu, mặc dù Thành phố đã


24

ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhưng vẫn chưa có bác sĩ tình nguyện về công tác tại huyện; nhân sự thiếu dẫn đến ảnh hưởng ch ất lượng khám, chẩn đoán, điều trị bệnh và việc triển khai các kỹ thật chuyên môn về y tế. 4. Lĩnh vực quốc phòng – an ninh: - Tình hình tội phạm hình sự, ma túy và một số loại hình tệ nạn xã hội còn diễn ra phức tạp; vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng, kinh doanh mua bán lấn chiếm vỉa hè, lề đường có chiều hướng gia tăng. - Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước một số lĩnh vực chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Kỷ luật kỷ cương hành chính đôi khi còn lỏng lẻo làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. 5. Nguyên nhân - Một số dự án quan trọng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương nhưng đến nay chưa được triển khai thực hiện (14); giao thông vẫn còn cách trở nên chưa tạo điều kiện khai thác tiềm năng về nhiều mặt của địa phương và thu hút các nhà đầu tư lớn. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn rất ít, phần lớn hoạt động quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp. - Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế, chậm ban hành và triển khai quy hoạch ngành làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển, nhất là quy hoạch nuôi trồng thủy sản, nuôi chim yến…dẫn đến sự phát triển một cách tự phát. - Cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa đồng bộ; đầu tư từ ngân sách nhà nước vào nông nghi ệp, nông thôn còn thấp. - Sản xuất nông nghiệp, thủy sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết, môi trường, dịch bệnh, giá cả thị trường thường xuyên biến động nên sản xuất khó khăn, thu nhập, đời sống của người dân không ổn định. - Tiến độ triển khai hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo từng giai đoạn còn chậm, mức độ đạt các tiêu chí còn thấp. - Trình độ, chuyên môn, tay nghề của người sản xuất còn hạn chế nên việc tiếp thu, chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. V. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ thực tiễn 40 năm xây dựng và phát triển huyện, Đảng bộ và nhân dân Cần Giờ đúc kết được một số bài học kinh nghiệm : Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh là yếu tố quyết định thắng lợi tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng – an ninh của (14)

Dự án Khu đô thị lấn biển, Nhà máy may - sợi ở xã Tam Thôn Hiệp, dự án xây dựng Trung tâm thủy sản thành phố tại xã Bình Khánh, Khu Nông nghiệp công nghệ cao tại Hào Võ.


25

huyện. Trong quá trình lãnhđạo, Đảng bộ huyện thường xuyên xây dựng lực lượng chính trị, thường xuyên chỉnh đốn Đảng bộ, đồng thời tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Chủ trương đào tạo cán bộ tại chỗ, cán bộ trẻ để từng bước thay thế cán bộ tăng cường từ Thành phố là một chủ trương đúng đắn, kịp thời, giúp cho huyện sớm có đội ngũ cán bộ đảm đương được nhiệm vụ, thay thế cho cán bộ tăng cường. Hệ thống chính trị được xây dựng theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và gắn với phong trào chung của toàn xã hội; nhất quán trong hệ thống lãnh đạo, quản lý là tinh thần tự lực, tự cường với phương châm hành động: tự cứu mình trước khi được hỗ trợ từ cấp trên, từ nơi khác. Phải phát huy đúng mức nội lực đồng thời với việc huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực hỗ trợ, chi viện từ bên ngoài. Thực tế cho thấy khi thực hiện các chủ trương, chính sách trên địa bàn huyện đạt được kết quả cao là do biết phát huy tính cần cù, năng động, sáng tạo và tập hợp sự đồng thuận, hưởng ứng của quần chúng nhân dân, đồng thời phải trân trọng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc mời gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện đến đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương. Phát huy tinh thần tự lực tự cường và tính năng động sáng tạo của các đơn vị kinh tế, các địa phương và từng hộ gia đình là cuộc vận động thực tế có hiệu quả của huyện; mặt khác, kết hợp với sự chi viện, giúp đỡ nhiều mặt to lớn của Thành phố và Trung ương là ựs kiên trì, thuyết phục, đeo bám giải quyết tháo gỡ từng vụ việc. Đây là bài học kinh nghiệm trong thời kỳ vượt khó của huyện và là phương châm, phương pháp trong các thời kỳ sau. Phát triển nông nghiệp đa dạng, lấy ngư nghiệp làm ngành sản xuất chủ lực. Sớm xác định tiềm năng, thế mạnh cũng như nhược điểm, hạn chế khách quan của huyện để có chủ trương đúng đắn, kịp thời trong phát triển kinh tế. Luôn quan tâm, tạo sự gắn kết, thông thoáng giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa, đồng thời tạo ra các chính sách thị trường thúc đẩy các ngành sản xuất khác cùng tăng trưởng, tích lũy để xây dựng cơ sở hạ tầng trong toàn xã hội, nâng mức sống các hộ dân nhất là ngư dân lên khá rõ nhất là giai đoạn 1991 – 2000. Huy động các nguồn lực, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trước hết hoàn thiện dần hệ thống đường, điện, nước trong nội phận huyện, đưa điện lưới quốc gia về Cần Giờ (năm 1990) là mộ t đầu tư hạ tầng có ý nghĩa nhiều mặt; đồng thời xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho sản xuất, sinh hoạt, xây dựng công sở, nhà làm việc, nhà ở trong nhân dân … làm thay đổi rõ nét bộ mặt Cần Giờ . VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CẦN GIỜ TRONG THỜI GIAN TỚI. 1. Mục tiêu Là huyện biển duy nhất của thành phố, có vị trí quan trọng trong thực hiện Chiến lược biển và lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Đảng bộ huyện Cần Giờ đã xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với giữ vững an ninh-


26

quốc phòng với mục tiêu chung là : “Tiếp tục phát huy truyền thống Anh hùng cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế bền vững theo hướng dịch vụ, nông nghiệp, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế biển; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng; bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ, phát huy giá trị Khu dự trữ sinh quyển thế giới, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đẩy mạnh phát triển sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục và bảo đảm an sinh xã hội; xây dựng chính quyền đi đôi với tích cực cải cách hành chính; giữ vững ổn định chính trị - xã hội và quốc phòng - an ninh. Nâng cao chất lượng huyện nông thôn mới. Xây dựng huyện thành đô thị du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí tầm cỡ khu vực và quốc tế”. 2. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện a) Về quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng Thành phố đã tuyển chọn ý tưởng quy hoạch phân khu ỷt lệ 1/5000 huyện Cần Giờ với định hướng phát triển Cần Giờ thành đô thị du lịch nghỉ dưỡng và giải trí, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh vốn có của huyện, trong đó đảm bảo việc bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn. - Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ : Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ quy mô 2.870ha tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh. Đây là dự án trọng điểm của Thành phố, góp phần mở rộng không gian đô thị theo hướng hiện đại, tiến ra biển, tạo nên động lực phát triển cho thành phố trong những năm tới. - Xây dựng cầu Cần Giờ kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm thành phố: Dự án đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải của thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố hiện đang xem xét phương án thi ết kế kiến trúc Cầu. - Nâng cấp cải tạo tuyến đường Rừng Sác: Thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư theo hình thức đối tác Công tư - PPP, dự án được bổ sung vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải của thành phố và nhà đầu tư đang lập đề xuất dự án theo chỉ đạo của thành phố. Đồng thời, Thành phố sẽ phát triển hệ thống giao thông đường thuỷ bằng tàu cao tốc nối Cần Giờ với Quận 1; Cần Giờ Vũng Tàu. - Dự án phát triển kinh tế - xã hội xã đảo Thạnh An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: đây là dự án được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho xã đảo, tạo điều kiện cho người dân trên xã sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Thành phố đã chấp thuận chủ trương thực hiện dự án, trong đó có 10 danh mục dự án đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội với tổng mức đầu tư 381 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.


27

- Khai thác, phát triển du lịch Cần Giờ: thành phố đã quan tâm chỉ đạo huyện Cần Giờ xây dựng Đề án phát triển du lịch sinh thái huyện giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn đến năm 2030, theo đó tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng gồm: tài nguyên thiên nhiên về biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp cùng với tài nguyên nhân văn, nét truyền thống văn hóa mang đặc trưng cư dân vùng biển kết hợp với đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, gắn với đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ để đảm bảo chất lượng, thông thạo ngoại ngữ nhằm phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái đặc trưng như: du lịch sinh thái rừng và biển, du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch lịch sử gắn liền với giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, từng bước xây dựng huyện Cần Giờ thành đô thị biển, du lịch nghỉ dưỡng và giải trí hàng đầu Việt Nam và khu vực. - Việc phát triển tuyến giao thông kết nối bằng máy bay trực thăng từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Cần Giờ và đầu tư cầu vượt biển hiện đại nối liền Cần Giờ - Vũng Tàu dài khoảng 17km cũng là khả năng mà thành phố sẽ xem xét trong quá trình đầu tư phát triển huyện Cần Giờ. b) Về kinh tế : Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế nhanh, bền vững; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả của các lĩnh vực kinh tế. Xác lập cơ cấu đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất - kinh doanh; nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác tiềm năng, thế mạnh về dịch vụ du lịch và thủy sản. Đẩy mạnh Đề án tổ chức lại khai thác thủy sản, tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ nhằm phục hồi và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững. Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ để thúc đẩy phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, tiến tới phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tập trung lãnh đạo thực hiện chiến lược kinh tế biển gắn với nhiệm vụ an ninh - quốc phòng; nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển. Triển khai thực hiện chủ trương của thành phố về đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ, từng bước xây dựng huyện Cần Giờ trở thành đô thị biển, đô thị du lịch nghỉ dưỡng và giải trí hàng đầu của Việt Nam và khu vực. Tích cực, chủ động khai thác mở rộng thị trường, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư. Phát triển nhanh mạng lưới phân phối, bán buôn và bán lẻ, hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị để giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của địa phương. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có giá trị gia tăng cao. Tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực kinh tế có lợi thế so sánh. Tích cực đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu để tăng năng lực sản xuất của ngành công nghiệp, khuyến khích phát triển các cơ


28

sở chế biến công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trường theo định hướng quy hoạch. Tiếp tục đầu tư xây dựng phát triển lưới điện đồng bộ với phát triển đô thị, đảm bảo vận hành linh hoạt và có dự phòng; từng bước ngầm hóa lưới điện phân phối trung hạ thế. Tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, gắn liền với đặc trưng của một huyện nông thôn mới của thành phố, xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch và sản phẩm đặc trưng mang màu sắc bản địa; đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp; triển khai dịch vụ bảo hiểm trong nông nghiệp. Xây dựng chương trình phát triển Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ nhằm phát huy giá trị, nâng cao vị thế trong và ngoài nước. Tập trung quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn, đẩy mạnh công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các loài động vật hoang dã; tập trung thực hiện các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc bảo vệ rừng, quan trắc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng rừng ngập mặn Cần Giờ. Tiếp tục tập trung chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng khai thác và phát huy thế mạnh về du lịch sinh thái rừng và biển, du lịch lịch sử, phát triển mô hình du lịch sinh thái xứng với tiềm năng của Khu dự trữ sinh quyển thế giới. c) Về văn hóa – xã hội. Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đề cao đạo đức, trách nhiệm, nâng cao chất lượng giảng dạy, quản lý của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo; xây dựng xã hội học tập; thực hiện xã hội hóa giáo dục theo hướng thiết thực hiệu quả. Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp. Phát triển các cơ sở dạy nghề, mở rộng đối tượng, ngành nghề, nâng cao chất lượng nội dung đào tạo và tỉ lệ lao động qua đào tạo. Phát triển văn hóa theo hướng tiên tiến, văn minh, hiện đại, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa và các giá trị tinh thần của dân tộc. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa. Nâng cao tính văn hóa trong trong các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Xây dựng diện mạo văn hóa huyện với những đặc trưng tương xứng với truyền thống anh hùng cách mạng và truyền thống lịch sử văn hóa của cư dân vùng biển. Đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành y tế từng bước hiện đại về cơ sở vật chất, trang thiết bị lẫn chất lượng khám chữa bệnh, thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ ở các cấp. Tăng cường xã hội hóa về y tế trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện có hiệu quả công tác dân số trong tình hình mới , chính sách bảo hiểm y tế, nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, tăng hộ khá, giàu, cải thiện nâng cao chất lượng sống của nhân dân, gắn phát tri ển kinh tế


29

với thực hiện chính sách an sinh xã hội, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Thực hiện các biện pháp để tạo việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp hàng năm, tăng thu nhập cho người lao động. Huy động nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo cho người nghèo, đối tượng chính sách, có công, đối tượng dễ tổn thương trong xã hội. d) Về xây dựng hệ thống chính trị. Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, năng lực tốt và gắn bó mật thiết với nhân dân, đáp ứng yêu cần nhiệm vụ chính trị của huyện. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Huyện ủy và các cấp ủy đối với hệ thống chính trị; phát huy mạnh mẽ, nâng cao vai trò điều hành, hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, hoạt động của các đoàn thể chính trị-xã hội; xây dựng hệ thống chính trị hoạt động năng động, có hiệu lực và hiệu quả./.







Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.