Sach Tham Luan

Page 1



40 NĂM HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN CẦN GIỜ Gs. Ts Nguyễn Tấn Bỉnh – Giám đốc Sở Y tế Cần Giờ là một trong năm huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, 40 năm qua tính từ ngày Cần Giờ được chuyển về thành phố Hồ Chí Minh (1978 - 2018) Cần Giờ đã có những chuyển mình trong chặng đường đầy thử thách và rất đáng tự hào. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ: - Mạng lưới y tế vào thời điểm 1978 bao gồm bệnh viện huyện (50 giường bệnh), trung tâm y tế, phòng y tế và các trạm y tế (mỗi trạm có từ 3-5 nhân viên), nguồn nhân lực chỉ có y sĩ, điều dưỡng, không có bác sĩ. Những trường hợp nặng phải chuyển sang bệnh viện Vũng Tàu. - Về dịch tể, Cần Giờ là một trong những điểm có dịch sốt rét, bệnh sốt xuất huyết hoành hành. Để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân huyện Cần Giờ, với sự quyết tâm của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân Huyện Cần Giờ, sự quan tâm của lãnh đạo Thành phố, Sở Y tế và sự hỗ trợ của các bệnh viện của thành phố, trong các năm qua, bệnh viện và trung tâm y tế huyện Cần giờ, 7 trạm y tế đều được xây dựng mới. Nguồn nhân lực được đầu tư từ các trường đại học y khoa, tăng cường bác sĩ từ các bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Mắt, Răng Hàm Mặt, Tai Mũi Họng…Các dịch bệnh tại huyện Cần Giờ được bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố tập trung hướng dẫn, kiểm soát, khống chế thành công. Sau 40 năm đầu tư, phát triển, với sự nỗ lực của cán bộ y tế tại Cần Giờ, sự quan tâm của Đảng bộ và Chính quyền các cấp, trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, Cần Giờ đã đạt được một số thành quả nổi bật: Đến nay, dù Cần Giờ có khu rừng nguyên sinh rộng lớn, nhưng bệnh sốt rét đã được khống chế hoàn toàn, không còn ca bệnh sốt rét trên địa bàn huyện Cần Giờ, các dịch bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng đều được kiểm soát hiệu quả (trong nhiều năm qua, Cần Giờ không còn ca tử vong do sốt xuất huyết và tay chân miệng). Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi chỉ còn 2,92%. (năm 1995, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng tại Cần Giờ là 36%, năm 2000 tỷ lệ này là 24%) Về điều trị bệnh, với sự hỗ trợ của các bệnh viện tuyến thành phố, bệnh viện huyện Cần Giờ đã thực hiện phẫu thuật mổ bắt con trong trường hợp cấp cứu đối với sản phụ, phẫu thuật về tiêu hoá, về chấn thương, điều trị các bệnh lý về mắt, tai mũi 1


họng, răng hàm mặt, giúp người dân huyện Cần giờ bớt đi về thành phố để khám chữa bệnh. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của toàn huyện Cần Giờ năm 2018 là 93,59%. Về mạng lưới y tế, Cần Giờ hiện nay có một bệnh viện vừa được xây dựng với quy mô 200 giường bệnh khang trang, hiện đại, Trung tâm y tế, Phòng khám đa khoa An Nghĩa, 7 trạm y tế, 55 cơ sở hành nghề y tế tư nhân (13 phòng khám chuyên khoa, 11 nhà thuốc, 27 đại lý thuốc, 4 phòng khám y học cổ truyền). Về nhân lực: Toàn huyện có 34 bác sĩ (4 bác sĩ có học vị sau đại học), 2 dược sĩ đại học, 15 y sĩ, 21 dược sĩ trung cấp, 22 nữ hộ sinh, 70 điều dưỡng trung cấp, cử nhân công nghệ thực phẩm, cử nhân y tế công cộng. Các trạm y tế đều có bác sĩ khám chữa bệnh, nữ hộ sinh để chăm sóc sản phụ tại mỗi xã. tới:

Định hướng phát triển về hoạt động chăm sóc sức khoẻ trong thời gian

Trong thời gian tới, với định hướng phát triển của huyện Cần Giờ theo định hướng quy hoạch của thành phố, đối với hoạt động chăm sóc sức khoẻ, Cần Giờ sẽ thực hiện tốt hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ, nghỉ dưỡng, việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và du khách khi đến Cần Giờ sẽ có những thuận lợi và thách thức về nguồn nhân lực trong y tế, về phát triển mô hình chăm sóc sức khoẻ theo nguyên lý y học gia đình. - Đối với hoạt động khám chữa bệnh: đáp ứng với mục tiêu vừa chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Cần Giờ, vừa chăm sóc y tế cho du khách tham quan nghỉ dưỡng, Sở Y tế tiếp tục phân công các bệnh viện thành phố hỗ trợ bệnh viện Cần Giờ phát triển các chuyên khoa như Sản, Chấn thương, Hồi sức cấp cứu, Nhi khoa… Như vậy, Cần Giờ sẽ tiếp tục đầu tư về nguồn nhân lực để có thể tiếp nhận việc chuyển giao kỹ thuật của các bệnh viện tuyến thành phố, đảm bảo việc chuyển giao có tính bền vững. - Đối với hoạt động động phòng chống dịch, phòng chống bệnh truyền nhiễm và các bệnh không lây nhiễm: Sở Y tế tổ chức các hoạt động huấn luyện, đào tạo để nâng chất nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh tại trung tâm y tế và trạm y tế. Cần Giờ sẽ tiếp thu các chương trình để triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm. - Đối với hoạt động nâng chất trạm y tế, thực hiện theo nguyên lý y học gia đình: Các trạm Y tế của Cần Giờ đều đã có bác sĩ và đang thực hiện chăm sóc sức khoẻ khá tốt. Trong thời gian tới, ngành y tế sẽ bổ sung thêm bác sĩ để mỗi trạm có 2 bác sĩ, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tại trạm y tế. Các trạm y tế sẽ phải sắp xếp, đổi mới hoạt động theo hướng ngày càng hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý sức khoẻ cho nhân dân. 2


- Huyện Cần Giờ cũng cần xây dựng các chính sách để thu hút và giữ chân các bác sĩ, điều dưỡng, các chuyên ngành y tế để việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân thực hiện được một cách bền vững. Sở Y tế tin tưởng với truyền thống anh hùng của Đảng bộ, Nhân dân huyện Cần Giờ, việc xây dựng Cần Giờ trở thành điểm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, hoạt động chăm sóc sức khoẻ, phát triển mạng lưới y tế trên địa bàn huyện Cần Giờ sẽ ngày càng thành công, xứng đáng với niềm tin tưởng của lãnh đạo và nhân dân thành phố./. Tháng 12 năm 2018

3


THAM LUẬN Đánh giá kết quả xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Cần Giờ qua 40 năm sáp nhập Thành phố và định hướng trong thời gian tới. Huyện Duyên Hải (huyện Cần Giờ ngày nay) được sáp nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29/12/1978), theo đồng chí Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân “đây là quyết định lịch sử, có tầm chiến lược để thành phố trở thành một đô thị có biển, phát triển được kinh tế, văn hóa, tiềm lực quốc phòng”. Kể.từ đó Đảng bộ, chính quyến và nhân dân huyện Cần Giờ đã nỗ lực, phát huy tính năng động sáng tạo, đề ra nhiều giải pháp chủ trương, biến những ước mơ trở thành hiện thực, đạt được những thành quả đáng tự hào, làm thay đổi sâu sắc đời sống và bộ mặt của huyện. Có thể nói rằng bốn điều có được lớn nhất ở huyện Cần Giờ sau hơn 40 năm, được người dân thừa nhận, đó là rừng, đường, điện, nước. Những điều này đã làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn và cuộc sống của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, từ khi có Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ngay từ năm 1995, từ nền tảng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phát động, đến năm 2000, theo chỉ đạo của Trung ương, phong trào chính thức mang tên “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được triển khai sâu rộng tại thành phố trong đó có huyện Cần Giờ cùng các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, đã góp phần xây dựng và phát triển đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn. Trong những năm qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện Cần Giờ đã không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả và lan tỏa đến nhiều lĩnh vực, qua đó đã khơi gợi được tiềm năng và sức mạnh của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư..., tạo thành sức mạnh cho các phong trào hành động cách mạng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Qua kết quả triển khai thực hiện nội dung phong trào văn hóa ở cơ sở, từ năm 1999 đến nay toàn huyện đã có 401.595 lượt hộ gia đình tham gia đăng ký xây dựng Gia đình văn hóa, trong đó có 223.646 lượt hộ được công nhận đạt chuẩn Gia đình văn hóa; hàng năm có 100% ấp, khu phố đăng ký xây dựng ấp, khu phố văn hóa, trong đó 360 lượt ấp, khu phố được công nhận, ghi nhận đạt chuẩn ấp, khu phố văn hóa; có 1.747 lượt cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký tham gia thực hiện xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa, trong đó có 1.228 lượt cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; có 6/6 xã và thị trấn Cần Thạnh hàng năm đều được Ban Chỉ đạo huyện công nhận, ghi nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; đồng thời, các nội dung văn hóa trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở như: Công tác giảm nghèo, chăm lo cho gia đình chính sách, đào tạo nghề và giải quyết việc làm; phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Tương thân, tương ái”, công tác chăm sóc sức khỏe, bảo vệ chăm sóc trẻ em, chăm lo sự nghiệp giáo dục cũng được các cơ quan, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo các cấp tích cực triển khai thực hiện. Hàng năm, thông qua Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã 4


có nhiều tập thể, hộ gia đình, cá nhân được tuyên dương khen thưởng, nhiều mô hình mới mang lại hiệu quả được nhân rộng. Hiện nay, 100% các xã đều có Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, Văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Việc đầu tư trang thiết bị văn hóa, dụng cụ thể dục thể thao phục vụ cho công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao tại địa bàn dân cư luôn được quan tâm. Hầu hết các đơn vị đều được cung cấp các trang thiết bị phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao của nhân dân với hơn 400 cơ sở hoạt động. Cụ thể: Trung tâm Văn hóa huyện được trang bị âm thanh, ánh sáng công suất lớn, âm thanh cơ động, sân khấu cơ động lắp ráp (50m2); Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã được trang bị các loại nhạc cụ, dụng cụ thể dục thể thao, cụm pano tuyên truyền, bộ khung pano triển lãm di động; Văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa được trang bị các loại nhạc cụ, dụng cụ thể dục thể thao, trạm thông tin tuyên truyền... Ngoài ra, tại Trung tâm Văn hóa huyện, các xã, ấp, Công viên Cần Thạnh mỗi địa điểm được trang bị 10 bộ dụng cụ tập thể dục đơn giản ngoài trời phục vụ người dân tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, phù hợp với nhiều lứa tuổi, được nhân dân đồng tình hưởng ứng và tham gia tích cực. Trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã được gắn kết với Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại huyện Cần Giờ. Hưởng ứng phong trào, người dân đã bổ sung thêm nhiều quy định nếp sống văn hoá mới trên cơ sở kế thừa những điểm tích cực của quy chuẩn truyền thống nhằm bảo tồn, phát huy các phong tục, tập quán trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Nhiều tiêu chuẩn về cưới xin, mừng thọ, ma chay, tham gia lễ hội…theo Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã được người dân hưởng ứng và đưa vào quy ước cộng đồng khu dân cư nhằm xây dựng cách ứng xử giao tiếp văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, mỹ quan đô thị… Huyện cũng đã tập trung chú ý tới môi trường văn hóa trong cộng đồng dân cư, thực hiện văn hóa ứng xử trong lễ hội và tại nơi công cộng của người dân... Cụ thể nhất là trong việc tổ chức Lễ hội Nghinh Ông tại huyện Cần Giờ: Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2013. Đến năm 2017, lễ hội này đã được nâng tầm quy mô cấp Thành phố, do Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ thực hiện. Việc tổ chức lể hội nhằm tạo cho người dân tham dự lễ hội có ý thức về niềm tự hào, ý thức về tinh thần, ý thức cộng sinh với cộng đồng và dân tộc thông qua việc tìm hiểu về lễ hội mà mình tham gia từ đó thúc đẩy ý thức về cộng đồng và trách nhiệm cá nhân. Lễ hội được tổ chức trang trọng và quy mô hàng năm với nhiều hoạt động vui chơi giải trí đa dạng và phong phú của miền biển đã được người dân hưởng ứng và tham gia sôi nổi, tạo nên không khí vui tươi hào hứng của lễ hội. Trong Lễ Rước Nghinh Ông, khi kiệu rước nghinh về tại Lăng Ông Thủy Tướng, do có sự chuẩn bị của Ban Tổ chức lễ và quan trọng hơn cả là do ý thức ứng xử văn hóa của người dân nhất là đối tượng thanh niên, do đó dù người tham gia lễ đông đến gần ngàn người nhưng lễ rước vẫn được diễn ra trong trật tự, an toàn, mọi người cùng tham gia và 5


thưởng ngoạn lễ hội một cách văn minh trật tự, không có hiện tượng giật, cướp lễ vật cúng trong kiệu rước, dù người dân nào cũng rất muốn có vì đó là “Lộc của Ông”. Có thể khẳng định, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tại huyện Cần Giờ đã làm chuyển biến đời sống văn hóa cơ sở, làm thay đổi rõ diện mạo nông thôn của huyện như: Đời sống kinh tế của nhân dân không ngừng được nâng cao, số hộ nghèo ngày càng giảm, số hộ khá, giàu tăng lên; tình làng nghĩa xóm được củng cố; nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội có nhiều tiến bộ, giảm dần các hủ tục lạc hậu; cảnh quan, vệ sinh môi trường được cải thiện; các chỉ tiêu xã hội về y tế, giáo dục được thực hiện tốt, giảm dần tệ nạn xã hội; các công trình giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi cho người dân ngày càng phát triển… đã từng bước nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân ở địa bàn dân cư... góp phần vào việc giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Nhằm xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển, trong thời gian tới, huyện Cần Giờ cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, vận động quần chúng nhân dân trong việc chấp hành tốt chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương cũng như Quy ước của ấp, khu phố đề ra. Huy động các nguồn lực tham gia thực hiện phong trào, tăng cường công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá, quan tâm đầu tư vào hoạt động các thiết chế văn hoá, thể thao ở cơ sở; gắn kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở cơ sở với phong trào xây dựng nông thôn mới. Cụ thể như: - Một là, đưa mục tiêu, nhiệm vụ, hệ thống chỉ tiêu thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa” hàng năm vào Nghị quyết của các Cấp ủy Đảng, kế hoạch của chính quyền các cấp để tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện; Có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế, tồn tại, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Hai là, tăng cường phổ biến, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo về phong trào của Ban Chỉ đạo Thành phố nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về ý nghĩa, mục đích, lợi ích thiết thực của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thông tin tuyên truyền của huyện với cơ sở phường, xã, thị trấn, ấp, khu phố, tổ dân phố, tổ nhân dân để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ có hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại địa phương. - Ba là, tiếp tục phát động và đưa các phong trào , các cuộc vận động của các đoàn thể ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng; tránh hình thức về xây dựng các danh hiệu văn hóa: Gia đình văn hóa, xây dựng ấp, khu phố văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa; thực hiện quy ước cộng đồng dân cư, nếp sống văn minh đô thị hàng năm..., qua đó góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở địa bàn dân cư. 6


- Bốn là, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo phong trào các cấp, Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh” các ấp, khu phố. Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ là Ban Chỉ đạo các cấp, Ban vận động Ấp, Khu phố văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa về các chủ trương, chính sách, các văn bản mới của Đảng và Nhà nước về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hàng năm, để cập nhật và nâng cao trình độ nhận thức, kỹ năng tổ chức thực hiện phong trào, chú ý tập trung cho cán bộ phong trào ở cấp cơ sở. - Năm là, tăng cường công tác điều tra, khảo sát để nắm bắt tình hình thực tiễn ở cơ sở trong quá trình thực hiện phong trào, để có thể đề ra các giải pháp định hướng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phù hợp từng giai đoạn, từng thời điểm, nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trên địa bàn huyện; hoàn thiện các thiết chế văn hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa đã được đầu tư; đồng thời tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện cho sự nghiệp phát triển văn hóa - thể thao tại các xã, thị trấn. - Sáu là, tăng cường nguồn lực phát triển văn hóa nông thôn, sự đầu tư từ ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa văn hóa - thể thao, trong đó tập trung xây dựng, củng cố và phát triển hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao hiện có ở cơ sở. Xây dựng giải pháp củng cố về tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thông tin và thể thao hiện có tại các xã; tuyên truyền, vận động và tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao. - Bảy là, tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện phong trào để nêu gương người tốt, việc tốt, gia đình văn hóa tiêu biểu; kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; giới thiệu, nhân rộng cách làm hay, những gương điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào ở cơ sở./. SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

7


TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2018

THAM LUẬN

QUÁ TRÌNH ĐIỆN KHÍ HÓA NÔNG THÔN, ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN GIỜ I. TÌNH HÌNH LƯỚI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN GIỜ NHỮNG NGÀY ĐẦU THÀNH LẬP Ngày 29 tháng 12 năm 1978, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa VI ban hành Nghị quyết phê chuẩn huyện Duyên Hải chính thức sáp nhập vào thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong quá trình xây dựng và phát triển của huyện, là một sự kiện trọng đại mà mỗi người dân Cần Giờ không thể nào quên. Và ngày nay, Cần Giờ đã trở thành một địa danh thân quen đối với người dân Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh bởi lịch sử đấu tranh hào hùng trong hơn 300 năm hình thành và phát triển, với những kỳ tích oanh liệt trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Bốn mươi năm – một chặng đường phát triển, cùng với sự chuyển mình đi lên của thành phố, huyện Cần Giờ đã thật sự thay da đổi thịt, thành một huyện ổn định về kinh tế-xã hội, an ninh - quốc phòng. Có thể nói, những gì mà Cần Giờ đạt được trong thời gian qua là kết quả của quá trình phấn đấu kiên trì, nổ lực vươn lên, là kết tinh của trí tuệ, phẩm chất của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Cần Giờ. Và gắn liền với sự chuyển mình của mảnh đất này là sự phát triển không ngừng của ngành Điện thành phố Hồ Chí Minh nói chung – lưới điện trên địa bàn huyện Cần Giờ nói riêng. Lần đầu tiên là vào năm 1980, Huyện Cần Giờ bắt đầu có ánh sáng điện với 02 trạm phát điện diesel tại 02 trung tâm xã Cần Thạnh và xã Bình Khánh với công suất 375 KVA (Cần Thạnh 250 KVA, Bình Khánh 125 KVA), thời gian phát 3 giờ trong ngày với bán kính lưới hạ thế 300m. Trong bối cảnh mất mùa thiếu đói nghiêm trọng lúc bấy giờ, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, được sự quan tâm hỗ trợ, chung sức đồng lòng của các ban ngành, đoàn thể Thành phố, Đảng bộ và nhân dân huyện Duyên Hải, Ngành Điện thành phố Hồ Chí Minh được tiếp thêm sức mạnh, phát huy tính năng động, sáng tạo, đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm đưa lưới điện quốc gia về Duyên Hải tạo tiền đề cho sự phát triển của huyện. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 45 năm Ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Chính phủ đồng ý và các bộ ngành phê duyệt, với sự hỗ trợ của lãnh đạo Thành phố, vào tháng 9 năm 8


1990, lần đầu lưới điện quốc gia vượt sông Soài Rạp rộng lớn về đến Rừng Sác bạt ngàn với quy mô: - Về nguồn điện: + Xây dựng mới đường dây cao thế 66kV Việt Thành – An Nghĩa với tổng chiều dài 25km, trong đó khoảng vượt sông Soài Rạp là 792m, với 2 trụ vượt cao 98m, đây là trụ vượt cao nhất miền Nam lúc bấy giờ. + Xây dựng mới trạm biến áp trung gian 66/15kV An Nghĩa với công suất là 4MVA. - Về lưới điện phân phối: + Xây dựng mới đường dây 15kV với tổng chiều dài 42,2km + Xây dựng mới đường dây hạ thế với tổng chiều dài 12,5km + Xây dựng mới 8 trạm biến áp phân phối với tổng công suất 1.025KVA, cung cấp điện cho người dân trên địa bàn xã Cần Thạnh và xã Bình Khánh. Lưới điện quốc gia được đưa về huyện, điện lưới song hành cùng đường Nhà Bè – Duyên Hải bước đầu làm thay đổi tích cực đời sống nhân dân, đã góp phần thúc đẩy nhanh chương trình mục tiêu điện khí hóa nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng ngành nghề, cải thiện sinh hoạt đời sống và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, phần nào đã giúp người dân huyện biển gần với nội thành hơn, tiếp cận nhanh hơn ánh sáng đời sống văn minh đô thị. Đó là hiệu quả ban đầu của lưới điện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ở một số khu vực tập trung. Mặc dù mới thành lập nhưng Chi nhánh Điện Duyên Hải - Nay là Công ty Điện lực Duyên Hải trực thuộc Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần đáng kể vào việc phục vụ sản xuất, tích cực thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, mở ra khả năng tăng cường năng lực sản xuất của Huyện. II. NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐIỆN KHÍ HÓA NÔNG THÔN TẠI CẦN GIỜ Tiếp nối thành quả đạt được từ chương trình điện khí hóa nông thôn, Sở Điện lực thành phố Hồ Chí Minh – nay là Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai thực hiện điện khí hóa các xã còn lại trên địa bàn huyện Cần Giờ, cụ thể: tại Xã Long Hòa vào năm 1993, Xã An Thới Đông, Xã Tam Thôn Hiệp vào năm 1994, Xã Lý Nhơn vào năm 1995. Riêng đối với xã đảo Thạnh An, vào năm 1999 Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (tên gọi lúc bấy giờ của Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện phát điện diesel cho xã trên cơ sở tiếp nhận trạm phát điện diesel của xã, đồng thời nâng công suất từ 0,215 KVA thành 187,5 KVA và tăng thời gian phát từ 3 giờ/ngày lên 7 giờ/ngày và đến năm 2006 đã xây dựng nhà máy phát diesel Thạnh An với công suất 750KVA và nâng thời gian phát 18 giờ/ngày, đến năm 2013 đã thực hiện phát 24/24 giờ với công suất phát 1000KVA. Tuy nhiên, nguồn điện hiện tại mới đáp ứng được cơ bản nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người dân xã 9


đảo. Trước tình hình đó, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/2015, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ khánh thành và đóng điện tuyến cáp ngầm đưa điện lưới Quốc gia ra xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, đây là công trình điểm nhấn quan trọng về diện mạo nông thôn mới của huyện Cần Giờ, thỏa niềm mong ước bao đời nay của hơn 4.900 người dân đang sinh sống tại đây. Dự án có tổng mức đầu tư trên 200 tỷ đồng, sử dụng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Và đây là công trình đầu tiên của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện kéo cáp ngầm trung thế 22kV trên biển, với chiều dài gần 6 km, đã được thực hiện thành công trong thời gian ngắn nhất và nhanh nhất (khoảng 4 tháng) dù gặp rất nhiều khó khăn khi đang thi công. Trước đây khi người dân xã đảo Thạnh An còn sử dụng điện từ dầu Diesel, lượng điện cung cấp cho xã chỉ 1,3 triệu kWh, bình quân 150 - 280 kWh/người/năm, trong khi sản lượng điện bình quân cho người dân Thành phố là 2.300 kW/năm. Nay khi công trình này đi vào vận hành, đã nâng mức sử dụng điện của người dân từ mức bình quân dưới 300 kWh/ người/năm lên mức 1000 kWh/người/năm của huyện Cần Giờ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Thạnh An. Tiếp tục thể hiện sự quan tâm của ngành điện, của thành phố để tạo điều kiện cho người dân nơi đây yên tâm bám biển và bảo vệ biển, đảo. Đồng thời khẳng định sự chung sức của ngành điện với Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng sống đối với người dân tại vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn giúp người dân ổn định cuộc sống. Năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị hệ thống điện năng lượng mặt trời cho ấp Thiềng Liềng, cung cấp điện cho 172 hộ dân, đáp ứng một phần nhu cầu điện sinh hoạt cho bà con. Và đến năm 2016, với sự nổ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp điện, tạo được lòng tin của người dân vào ngành điện, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Công ty Điện lực Duyên Hải đã tổ chức khánh thành và đóng điện Công trình xây dựng mới lưới điện 22 kV xuyên rừng cấp điện cho ấp Thiềng Liềng để phục vụ bà con nhân dân nơi đây. Ấp Thiềng Liềng là ấp cuối cùng của Thành phố HCM hòa điện lưới quốc gia. Công trình có tổng mức đầu tư trên 51 tỷ đồng, với khối lượng: 6.646 m đường cáp ngầm trung thế, 3.000 m đường dây nổi trung thế, 5.000 m đường dây hạ thế và cấp điện qua 04 trạm biến thế (4x150 kVA) với tổng công suất 600 kVA, lắp đặt mới 200 công tơ. Toàn tuyến công trình với điểm đầu từ trung tâm xã đảo Thạnh An, được xây dựng đa phần đi qua ruộng muối, sông ngòi, bãi bồi và rừng ngập mặn huyện Cần Giờ. Công trình hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần đảm bảo cấp điện ổn định, liên tục cho ấp Thiềng Liềng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để người dân nơi đây phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện tiêu chí phủ kín lưới điện quốc gia 100% trên địa bàn. Từ đó đến nay, Ban Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh rất quan tâm, không ngừng cải tạo, bảo trì hệ thống lưới điện để nguồn điện cung cấp luôn luôn an toàn, ổn định và liên tục đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho nhân dân xã đảo Thạnh An. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU 40 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN GIỜ 10


Qua gần 40 năm hình thành và phát triển, mạng lưới điện phục vụ đời sống và sản xuất không ngừng được mở rộng, nâng quy mô lưới điện trải rộng trên địa bàn. Đến nay, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cung cấp điện cho người dân trên địa bàn huyện Cần Giờ thông qua đường dây cao thế và lưới điện phân phối với quy mô: - Về lưới điện cao thế 110kV (02 mạch) từ trạm biến áp trung gian 220/110/22kV Nhà Bè về trạm biến áp trung gian 110/22kV An Nghĩa và trạm biến áp trung gian 110/22kV Cần Giờ với tổng chiều dài đơn tuyến 88,9km. Ngành Điện đã thực hiện xây dựng mới 02 trạm biến áp trung gian 110/22kV thay thế cho trạm biến áp 66/15kV An Nghĩa cũ với công suất: Trạm biến áp An Nghĩa 110/22kV có công suất 16MVA; Trạm biến áp Cần Giờ 110/22kV có công suất 2x16MVA. - Về lưới điện phân phối: với tổng chiều dài 199,14km lưới điện trung thế; 216,63km lưới điện hạ thế; 361 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 63 MVA, cung cấp cho hơn 23.559 khách hàng. Với sự quan tâm của thành phố cùng với những nỗ lực vượt bậc của Ban Lãnh đạo và lực lượng cán bộ, công nhân viên Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh, đến nay đã đạt 100% tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia, đảm bảo thực hiện tốt tiêu chí số 4 về điện trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, góp phần cùng Đảng bộ và chính quyền huyện Cần Giờ thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Ngoài việc sản xuất, kinh doanh hiệu quả, ngành điện còn thực hiện tốt công tác chăm lo an sinh xã hội, có những đóng góp thiết thực mang tính nhân văn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng điện của nhân dân, như: Năm 2014, 2015 thực hiện hỗ trợ xóa nhà dột nát, nhà tạm tại xã Thạnh An – huyện Cần Giờ (xây dựng mới 70 căn nhà, sửa chữa 58 căn nhà) với tổng giá trị 5,13 tỷ đồng. Giai đoạn 2017-2019 hỗ trợ 3 xã Thạnh An, An Thới Đông và Lý Nhơn thực hiện làm đường giao thông nông thôn (06 tuyến đường, tổng chiều dài 1500m), xây dựng mới nhà tình nghĩa, nhà tình thương (84 căn), sửa chữa nhà tình nghĩa, nhà tình thương (18 căn), hỗ trợ vốn để trang bị phương tiện sản xuất (con giống (30hộ), máy may (60cái), xuồng (26cái), xe bánh mì, nước mía (30 chiếc), làm muối (10 hộ), phương tiện thông tin liên lạc (09 bộ), hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo (900 suất), hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (1.434 thẻ). Tổng kinh phí hỗ trợ trong 03 năm gần đây là khoản 9, 474 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Đoàn thanh niên phối hợp với Huyện Đoàn tổ chức các hoạt động tình nguyện vì an sinh xã hội như: Công trình “Nguồn sáng an toàn, văn minh, tiết kiệm vì an sinh xã hội” đã thực hiện cải tạo lại hệ thống điện cho 842 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cải tạo lại hệ thống đèn chiếu sáng dân lập của 12 số tuyến hẻm, tổ chức hơn 50 buổi tuyên truyền trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho thanh thiếu nhi trên địa bàn Huyện… 11


IV.

KẾT LUẬN

Bốn mươi năm kể từ khi sáp nhập về thành phố Hồ Chí Minh, Huyện Cần Giờ ngày nay là kết quả của cả quá trình phấn đấu kiên trì. Những kết quả đó không chỉ đánh dấu chặng đường phát triển mới của huyện mà còn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển trong những năm tiếp theo. Điều đáng tự hào của ngành Điện là đã được đồng hành và góp phần trong suốt quá trình phát triển trường tồn đó cùng người dân Huyện Cần Giờ. Chặng đường bốn mươi năm phát triển của Huyện Cần Giờ từ khi sáp nhập vào thành phố Hồ Chí Minh, cũng là cả quá trình phát triển không ngừng của ngành Điện nói chung, Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh nói riêng. Có thể nói, nhờ biết phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh đã tỏ rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đến nay, mạng lưới điện phục vụ đời sống và sản xuất không ngừng được mở rộng, quy mô lưới điện được trải rộng trên địa bàn. Tổng chiều dài lưới điện cao thế đã tăng gấp 4 lần, công suất máy biến thế đạt từ 4MVA, nay đã tăng lên 16MVA, số lượng trạm biến áp trung gian tăng 200%. Tổng chiều dài lưới điện trung thế tăng gấp 5 lần, chiều dài lưới điện hạ thế tăng gấp 18 lần so với những ngày đầu sáp nhập. Với tinh thần và nghị lực vượt khó, đoàn kết và quyết tâm cao, cán bộ, công nhân viên Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh cải tiến công tác quản lý, các chương trình tiết kiệm điện, luôn nâng cao chất lượng cung cấp điện, chất lượng dịch vụ khách hàng cũng như chất lượng các sản phẩm để góp phần trong việc xây dựng Huyện Cần Giờ trở thành huyện giàu về biển, có môi trường xã hội hài hòa, văn minh, hiện đại và là điểm đến của mọi du khách. TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

12


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THAM LUẬN Giáo dục huyện Cần Giờ sau 40 năm phát triển

Cần Giờ là huyện ngoại thành nằm về hướng Đông Nam của Thành phố. Từ khi được sáp nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1978, cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, giáo dục Cần Giờ nhận được sự chi viện, hỗ trợ của thành phố về mọi mặt; từ trường lớp trang thiết bị, cơ chế, chính sách, ngân sách và con người. Qua đó, phần nào giúp giáo dục Cần Giờ không ngừng phát triển.

1. Những kết quả cơ bản đã đạt được trong lĩnh vực giáo dục của huyện Cần Giờ sau 40 năm sáp nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh

Năm học 1978 - 1979 là năm học đầu tiên huyện Duyên Hải sát nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh. Năm đầu tiên này, giáo dục huyện tiếp nhận gần 100 giáo viên các ngành học, bậc học và một số cán bộ quản lí giáo dục tăng cường. Thời điểm này, toàn huyện chỉ mới có 9 trường phổ thông các cấp với 144 lớp, 231 giáo viên, 6.801 học sinh (tăng 800 em so với năm trước). Đây là giai đoạn phong trào xoá mù chữ và bổ túc văn hoá phát triển mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho nhân dân.

Riêng trường bổ túc huyện đã tiếp nhận hơn 100 học viên. Trong những năm đầu, giáo dục Cần Giờ gặp rất nhiều khó khăn. Do đời sống các gia đình còn nhiều khó khăn cũng như trình độ dân trí chưa cao nên số lượng học sinh huy động ra lớp thấp mà tỉ lệ bỏ học lại khá cao. Điều kiện sống khó khăn, giữa vùng sông nước, cách biệt về địa lí và giao thông nên giáo viên đa số phải sống tập thể tại trường, thu nhập thấp, thường xuyên bị trễ lương, thiếu nước sinh hoạt,… Vì vậy, việc động viên, cải thiện chế độ, chính sách, đảm bảo thu nhập tối thiểu, điều kiện sinh hoạt… để giữ chân giáo viên và địa phương hóa đội ngũ nhà giáo là hết sức cần thiết. Đó là chưa kể tình trạng cơ sở vật chất trường lớp còn nghèo nàn, lạc hậu; nhiều phòng học bằng tranh tre, nứa lá; không đảm bảo điều kiện dạy học.

Tuy nhiên, với những cơ chế, chính sách đặc thù, với sự đầu tư về ngân sách hàng năm từ thành phố; cùng với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền các 13


cấp của huyện Cần Giờ; giáo dục huyện đã phát triển liên tục, gặt hái nhiều thành tựu quan trọng, cơ bản. Cụ thể:

- Trong 40 năm qua (1978-2018), huyện Duyên Hải - Cần Giờ đã kịp thời ban hành và tổ chức quán triệt, thực hiện nhiều Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Đề án phát triển giáo dục và đào tạo hiệu quả. Việc triển khai thực hiện nhận được sự quan tam lã nh đạo, chỉ đạo, hướng dã n, tang cường lực lượng hỗ trợ của Ủy ban nhân dân thành phố, cá c sở, ban, ngành thành phố, Huyện ủy và cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức xã hội, sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, sự ủng hộ đồng lòng của người dân, nên sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện.

- Công tác triển khai đầu tư xây dựng trường lớp được quan tâm thực hiện ngay ở những giai đoạn huyện Cần Giờ còn hết sức khó khăn. Quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp đến năm 2020 (phê duyệt tại Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân huyện), là cơ sở để công tác đầu tư xây dựng trường lớp được tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện. Từ chỗ không đủ trường lớp, đến nay đã có 40 trường (tăng 31 trường, tăng 344,4% sau 40 năm và nhất là vừa thành lập trường THCS-THPT Thạnh An tại xã đảo Thạnh An), đáp ứng nhu cầu học tập của 16.272 học sinh (tăng 139,3%). Đến giai đoạn 2008 – 2018, 100% học sinh của huyện đã được học 2 buổi/ngày. Số trường đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh (năm 1999 không có trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay đã có 31 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, 21 trường đạt chuẩn quốc gia). - Huyện đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất trường lớp phù hợp với quy hoạch, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển giáo dục trên địa bàn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trường học, đáp ứng ngày càng tốt hơn điều kiện dạy và học1. Đảm bảo toàn bộ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo phân bổ của thành phố, được Ủy ban nhân dân huyện phân bổ lại toàn bộ cho ngành giáo dục và hỗ trợ thêm2. Quan tâm, đầu tư phát triển hệ thống nhà công vụ giáo viên và ký túc xá học sinh với tổng kinh phí 32.780 triệu đồng, trong đó nguồn ngân sách 31 tỉ đồng, còn lại là từ nguồn xã hội hóa. Toàn huyện hiện có 10 nhà công vụ với quy 1 Giai đoạn 2015 - 2018, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 21 dự án xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng, cải tạo, sửa chữa trường học, với quy mô 215 phòng học và khối phụ, tổng mức kinh phí đầu tư 1.412,673 tỷ đồng; trong giai đoạn 2018 - 2020 có 11 danh mục công trình (đang được thi công, chuẩn bị khởi công, đang trình phê duyệt dự án đầu tư, đang đề xuất chủ trương đầu tư).

kinh phí phân bổ năm 2018 là 177.904.000.000 đồng, năm 2017 là 155.838.000.000 đồng, năm 2016 là 134.996.000.000 đồng, năm 2015 là 127.782.000.000 đồng; ngoài ra còn hỗ trợ thêm kinh phí cho ngành giáo dục và đào tạo như kinh phí tổ chức khai giảng năm học mới (02 triệu/trường), kinh phí tổ chức hoạt động ngày 20/11 (100.000 đồng/người); kinh phí hỗ trợ ôn tập thi trung học phổ thông quốc gia, kinh phí ôn tập học sinh thi lại trong dịp hè từ năm 2015 đến 2018, kinh phí khen thưởng động viên cán bộ, giáo viên và học sinh đạt thành tích cao trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập từng năm học... 2 Tổng

14


mô 75 phòng, tổng diện tích sàn xây dựng 2.677m2, phục vụ nhu cầu của 133 cán bộ, giáo viên, nhân viên; có 02 ký túc xá học sinh phục vụ nhu cầu của 150 học sinh xa nhà. - Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên, nhân viên được quan tâm, thực hiện tốt. Thành phố luôn quan tâm, tăng cường đội ngũ giáo viên từ nội thành về Cần Giờ hỗ trợ, đồng thời ưu tiên thực hiện các chế độ chính sách đặc thù cho Cần Giờ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là người địa phương. Từ chỗ thiếu giáo viên, đội ngũ không ổn định, đến nay giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục huyện đã đảm bảo về số lượng, từng bước được nâng cao về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ3 (cán bộ quản lý, giáo viên trên chuẩn đào tạo là 88,64%); tỉ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp tăng so với các năm trước, tôn vinh biểu dương nhiều gương thầy cô giáo tiêu biểu4. Công tác phát triển đảng viên trong ngành giáo dục và đào tạo được quan tâm thực hiện. Hiện chỉ còn 02 trường (Trường Chuyên biệt Cần Thạnh và Mầm non Đồng Tranh) chưa có chi bộ riêng. Tính đến tháng 10 năm 2018, toàn ngành giáo dục huyện có 583 đảng viên, chiếm tỉ lệ 42% và đã vượt chỉ tiêu đề ra 35% (vào năm 2020).

- Huyện cũng đã quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách chung và đặc thù đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; học sinh diện gia đình nghèo, diện chính sách được quan tâm chăm lo, thực hiện đầy đủ các chính sách miễn giảm học phí, tiền học 2 buổi ngày, hỗ trợ chi phí học tập, tiền ăn trưa theo quy định; kịp thời khen thưởng động viên học sinh đạt giải trong các kỳ thi, hội thi; triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu tiên cho giáo dục và đào tạo tại địa bàn xã Thạnh An. Thành phố tiếp tục ưu tiên phân bổ ngân sách chi thường xuyên hàng năm cho ngành giáo dục và đào tạo huyện Cần Giờ với mức phân bổ kinh phí trên đầu học sinh theo hệ số 1,3; chế độ chính sách đối với các đối tượng nhân viên bảo vệ, phục vụ, nấu ăn, nuôi dưỡng; kinh phí 1,3 tỷ

Đến nay đã có 100 % cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn đào tạo trở lên, trong đó trên chuẩn là 88,64 % (tăng 5,63% so với năm 2015, tăng 4,28% so với năm 2016, tăng 0,9% so với năm 2017); có 23,6% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, tăng 11% so với năm 2015. Về đào tạo Đại học, sau Đại học: Hiện có 13 cán bộ, giáo viên có bằng Thạc sĩ. Trong giai đoạn 2015 - 2018, đã cử 122 cán bộ, giáo viên, nhân viên đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đã tổ chức bồi dưỡng chính trị trong dịp hè hàng năm cho gần 1000 cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Thành ủy, tổ chức mở lớp trung cấp lý luận chính trị riêng cho ngành giáo dục và đào tạo (tổ chức vào hàng thứ bảy hàng tuần trong năm học và học tập trung vào tháng 6 dịp hè hàng năm). 3

4 Đến tháng 10 năm 2018: có 55% giáo viên dạy giỏi cấp trường, tăng 02% so với năm 2017; có 18,2% giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tăng 1,1% so với năm 2017; có 04 giáo viên dạy giỏi và chủ nhiệm giỏi cấp thành phố; Năm 2017: có 53% giáo viên dạy giỏi cấp trường, tăng 1,7% so với năm 2016; có 17,1% giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tăng 3,09% so với năm 2016; có 04 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, tăng 02 giáo viên so với nam 2016, có 02 giá o vie n được tặng danh hiẹ u Nhà giá o ưu tú ; Nam 2016: có 51,3 % giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, tăng 11,3% so với năm 2015; có 14,01% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tăng 2,01 % so với năm 2015; có 02 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, tăng 01 giáo viên so với năm 2015; có 02 giáo viên được Sở Giáo dục và Đào tạo trao giải thưởng Võ Trường Toản. Hàng năm, Thầy cô giáo tiêu biểu, điển hình trong dạy chữ, dạy người và gương học sinh tiêu biểu của huyện được tuyên dương khen thưởng: giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố (từ năm 2016 đến thá ng 10 nam 2018 là 10 giá o vie n); nam 2016 và nam 2017 có 02 giáo viên được trao giải thưởng Võ Trường Toản, 02 giáo viên tiểu học được nêu gương trong chương trình “Tỏa sáng giữa đời thường” do đài truyền hình HTV thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, 02 giáo viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú; Trong 03 năm (2016, 2017, 2018) có 303 giáo viên đạt thành tích xuất sắc, đạt giáo viên giỏi cấp huyện được khen thưởng.

15


để hỗ trợ thực hiện phổ cập bơi lội cho học sinh huyện giai đoạn 2016 - 2020. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Cần Giờ 5.

- Chất lượng giáo dục ở các cấp học có nhiều chuyển biến tích cực. Từ việc phải tập trung xóa mù chữ, đến nay Huyện đã đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập giáo dục các cấp học, đồng thời kết quả này tiếp tục được giữ vững và nâng cao6, trình độ họ c vá n bình quan củ a người dan huyện được nang len rõ rẹ t, nhanh chóng (năm 2005 đạt 6,8 lớp; năm 2009 đạt 8,2 lớp; năm 2010 đạt 8,5 lớp; đến năm 2018 đạt 9,3 lớp). Trước đây, học sinh của Huyện khi thi tốt nghiệp Trung học cơ sở và trung học phổ thông, môn tiếng Anh phải thi bằng môn thay thế, được cộng điểm ưu tiên vùng khó khăn, đến nay học sinh Cần Giờ tham gia thi tốt nghiệp như các nơi khác, môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông có môn tiếng Anh, không còn thi môn thay thế, không còn điểm ưu tiên, nhưng kết quả tốt nghiệp vẫn đạt cao, tỉ lệ tốt nghiệp hàng năm ngang bằng với tỉ lệ tốt nghiệp chung của thành phố.

- Cong tá c bò i dưỡng giá o vien tin họ c đẻ chuả n bị cho viẹ c dạ y tin họ c cho họ c sinh theo chuả n quó c té được quan tâm và thực hiện tốt7. Huyện đã triển khai kế hoạch thực hiện phổ cập bơi lội cho học sinh giai đoạn 2016 – 2020. Đến nay đã có 35% học sinh tiểu học và trung học cơ sở được phổ cập bơi lội (tăng 20,4% so với nam 2015); tỏ chức tạ p huá n định hướng giá o dụ c STEM để góp phần phát triển phẩm chất và năng lực, rèn luyện kỹ năng sống cho hoc sinh; số lượng học sinh đạ t giả i trong cá c kỳ thi, họ i thi cấp thành phố, cấp quốc gia cũng tăng8. - Các trường đầu tư cho học sinh tham gia các kỳ thi, hội thi tiếng Anh, đưa giáo viên bản ngữ vào nhà trường, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh; số học

5 Cha mẹ học sinh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Huyện đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Phòng LĐTB&XH, Liên đoàn Lao động huyện, các đơn vị, cá nhân đã vận động, hỗ trợ nhiều suất học bổng cùng hiện vật cho học sinh (xe đạp, tập, sách giáo khoa, đồng phục, góc học tập...), mỗi năm trên 6 tỷ đồng; Công đoàn Giáo dục Thành phố vận động hỗ trợ xây dựng 10 căn nhà mái ấm Công đoàn cho giáo viên, tổng kinh phí 500.000.000 đồng (50.000.000 đồng/căn), hỗ trợ 880 triệu đồng để sửa chữa, nâng cấp trường Mầm non Lý Nhơn cũ thành Nhà công vụ giáo viên; hỗ trợ xây 34 căn nhà cho cán bộ, giáo viên, nhân viên diện khó khăn, trị giá 1.100.000.000 đồng; vận động tài trợ 500 triệu đồng lắp đặt hồ bơi di động tại trường tiểu học An Nghĩa.

Tổng diện tích đất xây dựng trường học 463.226 m2 (46,32 ha), diện tích đất bình quân 28,40 m2/học sinh, đã vượt so chỉ tiêu đề ra đến năm 2020 là 10 m2/học sinh; toàn huyện có 671 phòng học, đạt 315 phòng học/10.000 người dân trong độ tuổi từ 03 tuổi đến 18 tuổi. Tỉ lệ phổ cập mầm non 5 tuổi là 99,41%, tỉ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi là 95,6%, tỉ lệ phổ cập cấp trung học cơ sở là 92,4%, tỉ lệ phổ cập giáo dục bậc trung học là 78,2%; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi là 99,6%; tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi biết chữ là 99,94%; trình độ học vấn bình quân của người dân đạt lớp 9,3.

6

7 Trong năm học 2017 - 2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Công ty IIG, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn và cấp giấy chứng nhận cho 30 giáo viên (100% giáo viên) giảng dạy tin học theo chương trình IC3. Sau khi đã thỏa thuận, thó ng nhá t với phụ huynh học sinh, có 12 trường tiểu học và trung học cơ sở bắt đầu giảng dạy ở năm học 2018 - 2019 theo Chương trình tin học theo chuẩn quốc tế IC3 Spark dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở. 8 Năm 2018 có 205 em đạt giải các kỳ thi, hội thi cấp thành phố và cấp quốc gia (đặc biệt có 30 giải cấp quốc gia); năm 2017 có 166 em đạ t giả i kỳ thi, họ i thi cá p thà nh phó ; na m 2016 có 152 giải cấp thành phố và cấp quốc gia (đặc biệt có 09 giải cấp quốc gia); năm 2015 là 114 giải; năm 2010 là 48 giải; năm 2008 là 43 giải.

16


sinh được làm quen, học tiếng Anh và kết quả học sinh thi chứng chỉ tiếng Anh chuẩn quốc tế tiếp tục có chuyển biến tích cực9. Đến tháng 10 năm 2018, có 1.552/10.768 học sinh có chứng chỉ tié ng Anh chuả n quốc tế, tỉ lệ 14,41% (tăng 5,4% so với năm 2017 và tăng 10,63% so với năm 2015). Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp liên tụ c tăng10, năm 2010 đạt 25%, đến năm 2018 đạt 71,47%. Đây là những nguồn nhân lực chất lượng, phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển huyện Cần Giờ cũng như Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Một số nội dung giáo dục Cần Giờ cần tập trung trong thời gian tới

Trong thời gian tới, căn cứ định hướng phát triển của ngành giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020, để giáo dục Cần Giờ tiếp tục phát triển, đóng góp nguồn nhân lực chất lượng, phục vụ hiệu quả công cuộc xây dựng và phát triển Huyện, Thành phố; Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Giờ cần tập trung một số công việc như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện tốt công tác xóa mù chữ - phổ cập giáo dục. Mặc dù học vấn bình quân của người dân huyện Cần Giờ tăng cao nhưng vẫn thấp hơn so với bình quân của thành phố (Cần Giờ đạt 9,3 lớp so với Thành phố 9,68); không để xảy ra trường hợp trẻ đến tuổi mà không được đến trường. - Tăng cường đầu tư xây dựng trường lớp khang trang, hiện đại. Trong giai đoạn vừa qua, huyện Cần Giờ đã thực hiện tốt quy hoạch trường lớp; trong giai đoạn mới cần tiếp tục đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học hiện đại; tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chât lượng, trình độ lí luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên (tỉ lệ đạt và trên chuẩn của đội ngũ thấp hơn trung bình của thành phố). Đây là điều kiện quyết định với thành công của công cuộc đổi mới giáo dục. - Tích cực, hiệu quả hơn trong công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Tỉ lệ 6,74% học sinh phân luồng sau trung học cơ sở vào giáo dục nghề Đến nay, 100% học sinh phổ thông được học tiếng Anh; mở rộng quy mô trường, lớp mô hình tiếng Anh tăng cường, 7 trường dạy tiếng Anh tăng cường với 31 lớp, 1.022 hoc sinh (tăng 04 trường, 12 lớp, 397 học sinh so với năm 2015). Các trường mầm non triển khai thực hiện 14 nhóm lớp gồm 523 trẻ làm quen tiếng Anh như là một hoạt động ngoại khóa (tăng 418 trẻ so với năm 2015); các trường tiểu học và trung học cơ sở triển khai đưa giáo viên người nước ngoài tham gia giảng dạy tiếng Anh, hiện có 04 trường với 937 học sinh (28 lớp) từ lớp 2 đến lớp 5, tăng 03 trường so với năm 2015; Học sinh tham gia dự thi các kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, kết quả hiện có 1.552/10.766 lượt học sinh có chứng chỉ tiếng Anh theo chuẩn quốc tế, đạt tỉ lệ 14.41%, tăng 10,63% so với năm 2015 (năm 2015 chỉ có 3,78 % học sinh có chứng chỉ tiếng Anh theo chuẩn quốc tế). 9

Năm 2018 số học sinh đậu đại học là 313/736 em, tỷ lệ 42,53%; đậu cao đẳng là 182/736 em, tỷ lệ 24,73%; số học sinh đậu trung cấp: 31/736, tỷ lệ 4,21%. Năm 2017 số học sinh đậu đại học là 269/649 em, tỷ lệ 41,4%; đậu cao đẳng là 164/649 em, tỷ lệ 25,3%; số học sinh đậu trung cấp: 57/649, tỷ lệ 8,8%. Năm 2016: số học sinh đậu đại học là 194/540 em, tỷ lệ 35,9%; đậu cao đẳng là 98/540 em, tỷ lệ 18,1%; số học sinh đậu trung cấp là 70/540, tỷ lệ 13,0%. Năm 2015: Số học sinh đậu đại học là 173/656 em, tỷ lệ 26,37%; đậu cao đẳng là 109/656 em, tỷ lệ 16,61%; số học sinh đậu trung cấp là 79/656 em, tỷ lệ 12,04%. 10

17


nghiệp là của huyện Cần Giờ là rất thấp, chưa phù hợp với điều kiện, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tăng cường chất lượng giáo dục toàn diện, kéo giảm hơn nữa khoảng cách với các quận nội thành. Phải quan tâm, đầu tư mạnh mẽ, nâng cao chất lượng giảng dạy Tin học và Ngoại ngữ (nhất là Tiếng Anh) cho học sinh của Huyện; trong đó, các trường cần mạnh dạn khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh tiếp cận và đạt được các Chuẩn Quốc tế. Công tác giáo dục kĩ năng, nhất là các kĩ năng mềm, kĩ năng học tập suốt đời, kĩ năng làm việc, nhất là trong thời đại của khoa học và công nghệ,… cũng phải được tập trung đầu tư, triển khai thực hiện hiệu quả hơn. Tỉ lệ các trường tổ chức những hoạ t đọ ng giá o dụ c trả i nghiẹ m, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động phòng chống đuối nước còn hạn chế, tỉ lệ học sinh biết bơi còn thấp,… là những yếu tố cần khắc phục trong giai đoạn tới.

Trong 40 năm xây dựng và phát triển, giáo dục và đào tạo huyện Cần Giờ đã có sự vươn mình mạnh mẽ; khắc phục được về cơ bản những hạn chế, yếu kém ban đầu, nhất là về điều kiện tổ chức hoạt động dạy và học. Trong thời gian sắp tới, trên cơ sở những điều kiện nền tảng (trường lớp, giáo viên,…) đã được đảm bảo, chắc chắn Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Giờ sẽ tham gia mạnh mẽ vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục Thành phố, tiếp tục có những bước phát triển vững chắc, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương./. THÁNG 12 NĂM 2018

18


GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẦN GIỜ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh là một địa phương có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa hết sức độc đáo và đa dạng. Có lẽ, tại Thành phố Chí Minh, chỉ có duy nhất vùng đất này hội tụ đủ các yếu tố, tiềm năng để phát triển du lịch, là nơi duy nhất của thành phố có biển, có hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, có các di tích lịch sử, có các lễ hội Nghinh Ông đặc trưng của người dân vùng ven biển, các làng nghề truyền thống….Cần Giờ có nguồn tài nguyên du lịch quý giá nhưng chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng và ngành du lịch cần có những định hướng và giải pháp để Cần Giờ trở thành điểm đến lý tưởng cho khách du lịch, thúc đẩy thương hiệu du lịch Cần Giờ phát triển mạnh mẽ hơn. 1. Thế mạnh về du lịch của Cần Giờ - sự đa dạng về tài nguyên du lịch Theo kết quả Đề án kiểm kê, đánh giá và quản lý hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 do Sở Du lịch chủ trì cùng Trường Đại học Kinh tế Luật Thành phố Hồ Chí Minh (UEL) và Khoa Du lịch – Trường Đại học Huế triển khai. Kết quả Đề án, với vị trí địa lý thuận lợi Cần Giờ có lợi thế lớn về tài nguyên du lịch so với tài nguyên 24 quận, huyện của thành phố11. Là một trong năm huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, huyện Cần Giờ nằm án ngữ ở phần duyên hải cực Nam, cách trung tâm Thành phố khoảng 50km và là huyện duy nhất của thành phố có hệ thống rừng ngập mặn với mạng lưới sông, rạch chằng chịt, quanh co mang đặc trưng vùng sông nước Nam Bộ. Với lợi thế về tài nguyên tự nhiên để khai thác và phát triển du lịch, rừng ngập mặn Cần Giờ tạo nên môi trường sinh thái trong sạch “lá phổi xanh”, “bức tường xanh” của thành phố, bên cạnh đó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hòa khí hậu cho cả thành phố. Biển Cần Giờ có vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối khai thác kinh tế biển, phát triển du lịch sinh thái biển đảo, ven biển có nhiều cửa sông lớn như sông Lòng Tàu, Soài Rạp, Hà Thanh, cùng với tiềm năng thủy sản vùng biển Cần Giờ rất lớn đã tạo nên một lợi thế cho sự phát triển du lịch. Ngoài ra, hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú bao quanh Cần Giờ giống như hòn đảo nhỏ yên tĩnh, tách biệt với sự ồn ào, náo nhiệt của thành phố. 11

Báo cáo kiểm kê, đánh giá, xếp hạng tài nguyên du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

19


Bên cạnh đó, tài nguyên văn hóa đặc sắc của Cần Giờ cũng là một trong những chìa khóa để hình thành nên những sản phẩm và dịch vụ du lịch hấp dẫn, mang đậm bản sắc riêng của vùng Đông Nam thành phố. Cần Giờ có rất nhiều di tích văn hóa tôn giáo - tín ngưỡng bao gồm: đình thần, chùa, thánh thất, nhà thờ, miễu và Lăng Ông. Mỗi cơ sở tôn giáo đều có nét đặc trưng riêng. Trong đó, Lễ hội Nghinh Ông được nhân dân tổ chức diễn ra hàng năm vào tháng 8 âm lịch (trùng với Tết trung thu) là sự kiện văn hoá đặc trưng của huyện Cần Giờ, qua đó thu hút được rất nhiều khách du lịch đến tham quan, vui chơi, giải trí. Nói đến Cần Giờ, còn nói đến một nơi có đặc trưng riêng của làng nghề truyền thống, với ba loại hình làng nghề truyền thống của một huyện biển đảo đó là (1) Làng rừng tập trung ở Tam Thôn Hiệp và An Thới Đông; (2) Làng chài tập trung ở các bến chài Cần Thạnh, Long Hoà, Thạnh An và (3) Làng muối tập trung tại ấp Tân Điền xã Lý Nhơn. Các làng nghề truyền thống này luôn được giữ gìn và tôn tạo, đánh dấu sự phát triển của các dạng quần cư, một nét đẹp văn hoá ở Cần Giờ. Có thể thấy, với đặc trưng hệ sinh thái độc đáo cũng như các giá trị lịch sử văn hóa lâu đời của mình, Cần Giờ được đánh giá cao về tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái: rừng, biển, hệ thống kênh rạch, cảnh quan thiên nhiên và truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, lễ hội dân gian đặc sắc của người dân bản địa. Cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của Cần Giờ là cơ sở nền tảng để phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mang tầm cỡ vùng và quốc gia. Với cảnh quan thiên nhiên xanh, sạch, đẹp, không khí trong lành; với giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng, tập quán hiếu khách của người dân địa phương cùng với các hoạt động văn hoá, lễ hội đặc trưng và các sản vật đặc sắc riêng đã hấp dẫn và thu hút khách tham quan du lịch đến Cần Giờ ngày càng đông. Bảng 1.1: Thống kê số lượng TNDL tại mỗi Quận, Huyện (Nguồn: Kết quả Đề án Kiểm kê, đánh giá và quản lý hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn TPHCM) Số lượng TNDL tại mỗi Quận, Huyện 70 59 60 47

50 40

25

15

20

12 8

7

10

19

16

13

6

7

15 17 16

15 15

13

Quận 12

23

Quận 11

30

9

11

9

5

4

20

Nhà Bè

Hóc Môn

Củ Chi

Cần Giờ

Bình Chánh

Thủ Đức

Tân Phú

Tân Bình

Phú Nhuận

Gò Vấp

Bình Thạnh

Bình Tân

Quận 10

Quận 9

Quận 8

Quận 7

Quận 6

Quận 5

Quận 4

Quận 3

Quận 2

Quận 1

0


Căn cứ vào kết quả Đề án Kiểm kê, đánh giá và quản lý hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Cần Giờ là địa bàn có số lượng tài nguyên lớn thứ 7 trong số 24 quận huyện của thành phố với 15 tài nguyên được phân loại xếp hạng. Bảng 1.2: Thống kê Tài nguyên du lịch trên địa bàn huyện Cần Giờ (Nguồn: Kết quả Đề án Kiểm kê, đánh giá và quản lý hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)

Trong tổng số tài nguyên kể trên, có thể xác định tài nguyên du lịch của Cần Giờ được đánh giá là độc đáo và đa dạng về giá trị thiên nhiên và văn hóa, thuộc 2 nhóm chính là tiềm năng du lịch sinh thái rừng ngập mặn và tiềm năng du lịch biển. Có thể liệt kê một số tài nguyên du lịch của vùng như hệ thống rừng ngập mặn gắn với mạng lưới kênh rạch quanh co uốn khúc, khu di tích lịch sử Rừng Sác, khu du lịch Lăng Ông Nam Hải (Lăng Cá Ông), khu lâm viên Cần Giờ với nhiều tiềm năng thu hút khách trong và ngoài nước. Trong số đó, phải nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của tiềm năng du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ trong định hướng chiến lược phát triển du lịch của huyện. Với tổng diện tích hơn 30.000 ha, chiếm hơn ½ diện tích toàn huyện Cần Giờ; được UNESCO công nhận đưa vào danh sách khu dự trữ sinh quyển thế giới và là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Việt Nam12 được công nhận, giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ không chỉ nổi bật trong việc cân bằng môi trường của Thành phố như một lá phổi xanh thanh lọc không khí, giảm thiểu ô nhiễm mà ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu và khám phá. Có thể khẳng định rừng ngập mặn sẽ là chìa khóa quan trọng trong việc khai phá tiềm năng du lịch của Cần Giờ; định hướng phát triển du lịch Cần Giờ theo hướng sinh thái bền vững. 12

Năm 2000, UNESCO công nhận Rừng ngập mặn Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển thế giới và là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Việt Nam.

21


2. Sự phát triển “ấn tượng” của du lịch Cần Giờ “Ấn tượng” về số lượng khách du lịch đến tham quan và tổng doanh thu du lịch của Cần Giờ tăng vượt bậc. Có thể thấy rằng, từ khoảng 3 năm trở lại đây, số lượt khách và tổng doanh thu du lịch tại Cần Giờ tăng đáng kể, nếu như trong giai đoạn 5 năm từ 2010 – 2015 tốc độ tăng trưởng về khách du lịch và doanh thu chỉ trong khoảng 12-17% (khách du lịch ) thì từ năm 2016 đến nay tốc độ tăng trưởng tăng đáng kể, bình quân 46% (khách du lịch) và 54.5% (tổng doanh thu). Năm 2010 2012 2014 2015 2016 2017 2018

Số lượt khách 410.000 420.000 480.000 655.000 1 triệu (tăng 53,5% so với 2015) 1.55 triệu (tăng 54% so với 2016) Gần 2 triệu (tăng 30% so với 2017)

Tổng doanh thu 123 tỷ đồng 105 tỷ đồng 167 tỷ đồng 262 tỷ đồng 402 tỷ đồng (tăng 53% so với 2015) 621 tỷ đồng (tăng 54.5 %so với 2016) Hơn 900 tỷ đồng (tăng 56% so với 2017)

Trong 40 năm qua, Cần Giờ chú trọng trong việc thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuất đã ngày càng đáp ứng theo nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Cần Giờ chú trọng vào công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng cơ sở, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch bền vững, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống giao thông. Cụ thể, tuyến đường rừng Sác – Cần Giờ nối xuyên suốt từ phà Bình Khánh đến mũi Cần Giờ đã được nâng cấp và đạt chất lượng cao dài 36km với 6 làn xe giúp kết nối khu vực trung tâm Thành phố với Cần Giờ, tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Ngoài ra, nhiều công trình giao thông quan trọng cũng đang được triển khai xây dựng như cầu Bình Khánh, cầu Cần Giờ, cầu Vàm Sát 2.

Cần Giờ cũng tập trung phát triển các bến thủy nội địa, bến phà và các bến tàu du lịch tại các điểm Tắc Xuất (thị trấn Cần Thạnh), Dần Xây, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn cũng như phát triển hệ thống giao thông đường thủy trên sông Lòng Tàu và Soài Rạp để kết nối Cần Giờ với trung tâm thành phố và các địa phương lân cận để thu hút khách du lịch đến Cần Giờ tham quan trải nghiệm.

Năm 2017, huyện Cần Giờ đã xây dựng Đề án phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời, phối hợp Sở Du lịch thành phố khảo sát tuyến du lịch đường sông; khảo sát các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí; khảo sát các tuyến, điểm du lịch, tham quan, mua 22


sắm, điều tra, thống kê toàn bộ tài nguyên du lịch để đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng du lịch của huyện, phục vụ công tác phát triển du lịch ở huyện. Triển khai các giải pháp khắc phục hạn chế trong hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện, chấn chỉnh hoạt động ở khu du lịch 30/4, vận động các hộ nuôi thủy sản, nhà vườn đồng ý tham gia thực hiện mô hình du lịch trải nghiệm, phát triển sản phẩm du lịch phục vụ du khách như câu cá giải trí, bơi thuyền thúng bắt vịt trời, ẩm thực, trải nghiệm thu hoạch hàu, bắt tôm, cá... Các doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch có nhiều cải tiến về chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ du khách ngày càng tốt hơn.

Năm 2018, Ủy ban nhân dân huyện phối hợp Sở Du lịch, các doanh nghiệp lữ hành Thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn khảo sát, nghiên cứu tiềm năng du lịch để đưa vào khai thác các tour, tuyến mới nhằm đa dạng loại hình sản phẩm du lịch; tích cực tham mưu Ủy ban nhân dân huyện xay dựng nhã n hiẹ u chứng nhận cho cá c sản phẩm đặc trưng Cần Giờ; hướng dã n cá c cơ sở xay dựng hò sơ tham dự sả n phả m cong nghiẹ p nong thon tieu biẻ u, thủ tục đăng ký kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Cần Giờ đã triển khai ứng dụng công nghệ GIS trong xây dựng bản đồ du lịch và cẩm nang du lịch ở địa chỉ http:/dulichcangio.hcmgis.vn để quảng bá thế mạnh, tiềm năng du lịch của huyện. Định hướng phát triển du lịch Cần Giờ trong thời gian tới

Thứ nhất, kêu gọi, thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch Thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông thủy, bộ và cơ cở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch khác. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ nhiệm vụ phát triển bền vững du lịch sinh thái Cần Giờ; hướng đến mục tiêu xây dựng Cần Giờ thành đô thị du lịch sinh thái vừa có hệ động thực vật đa dạng, văn hóa lịch sử phong phú, vừa cân bằng sinh thái về môi trường, vừa hấp dẫn du khách; góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của Thành phố.

Tập trung cải tạo và hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn huyện, đặc biệt hệ thống giao thông kết nối từ trung tâm thành phố đến Cần Giờ; tuyến giao thống kết nối các xã như Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh, An Thới Đông và Lý Nhơn, tuyến dọc biển Cần Thạnh – Long Hòa…; gi ao thông kết nối các tỉnh lân cận như Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang… và hệ thống giao thông tại các khu du lịch, hệ thống cầu tàu bến đỗ phục vụ tuyến du lịch đường sông, ưu tiên nâng cấp, mở rộng bến phà Bình Khánh đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch.

Với đặc điểm là diện tích mặt nước, sông rạch chiếm tới hơn 30% diện tích toàn huyện, Cần Giờ cũng tập trung phát triển hệ thống giao thông thủy và xem đây là một thế mạnh để đầu tư xây dựng các bến thủy nội địa, và các bến tàu du lịch. Hình thành các tuyến du lịch đường thủy từ trung tâm thành phố đến Cần Giờ và các tuyến du lịch đường thủy tại các điểm của Cần Giờ để tạo ra sự phong phú, hấp dẫn cho các chương trình du lịch và có thêm nhiều lựa chọn cho du 23


khách. Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững, trong giai đoạn tiếp theo, Cần Giờ cần tập trung đầu tư phát triển hoàn chỉnh và tổ chức khai thác có hiệu quả không gian du lịch trên địa bàn huyện, trên cơ sở từng bước khép kín và kết nối với các không gian du lịch khác trong khu vực bao gồm các tuyến điểm (tuyến du lịch từ trung tâm Thành phố đi Cần Giờ, tuyến du lịch đường sông) và khu du lịch sinh thái (khu du lịch bãi biển 30/4, khu du lịch Lâm Viên Cần Giờ, đặc khu rừng Sác, khu núi đá Giồng Chùa...) trên địa bàn huyện, sao cho phù hợp với tâm lý, văn hóa tín ngưỡng của người dân bản địa, thể hiện được sự đa dạng của hệ sinh thái khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, bảo đảm sức tải tối đa của điểm đến cũng như đáp ứng các yêu cầu chính đáng của thị trường du lịch hiện nay.

Bên cạnh đó, cần tăng cường kêu gọi đầu tư xây dựng các dịch vụ bổ trợ cho phát triển du lịch như đầu tư xây dựng điểm dừng chân kết hợp giới thiệu đặc sản Cần Giờ như Xoài, Khô cá dứa, mãng cầu…Ngoài ra, cần xây dựng và nâng cấp hệ thống khách sạn và cơ sở lưu trú đạt chuẩn du lịch phục vụ du khách trong và ngoài nước; ưu tiên các dự án đầu tư gắn với bảo vệ và phát huy giá trị môi trường sinh thái của địa phương, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu lưu trú đạt chuẩn của du khách và doanh nghiệp du lịch. Thứ hai, phát huy thế mạnh của Cần Giờ để phát triển nhiều mô hình, sản phẩm du lịch tăng tính trải nghiệm cho du khách

Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với thế mạnh tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ và các giá trị văn hóa lịch sử Cần Giờ nói chung và vùng Rừng Sác nói riêng. Chủ động hình thành các chương trình du lịch hấp dẫn và sản phẩm du lịch tăng tính trải nghiệm cho khách du lịch dựa trên thế mạnh về tài nguyên sinh thái gắn liền với cảnh quan sông nước đa dạng, môi trường không khí trong lành; khám phá rừng ngập mặn rộng hàng chục nghìn héc-ta với nhiều loại thực vật, động vật đặc thù; các làng nghề truyền thống, gắn bó lâu đời với người dân địa phương và cả những nghề mới hình thành, những năm gần đây như nghề nuôi chim yến, nuôi trồng thủy sản; tìm hiểu khu căn cứ Rừng Sác nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến...

- Du lịch sinh thái biển, là du lịch đặc trưng của huyện, địa phương duy nhất của Thành phố có biển, với 14km dọc đường Duyên Hải, trải dài từ thị trấn Cần Thạnh đến xã Long Hòa. Bên cạnh đó, với lợi thế đường bờ biển dài hơn 13km từ mũi Cần Giờ đến mũi Đồng Tranh và chỉ cách mũi Nghinh Phong (Vũng Tàu) 10km, còn nguyên vẹn và đủ khả năng cải tạo đầu tư phục vụ du lịch biển. Cần tập trung đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch liên quan sinh thái biển như nghỉ mát, hội thảo, thể thao dưới nước, vui chơi giải trí… ; phát triển các điểm du lịch xung quanh như du lịch sinh thái biển đảo Thạnh An, du lịch sinh thái núi Giồng Chùa.

- Du lịch sinh thái rừng là sản phẩm du lịch luôn được quan tâm thu hút, với diện tích khoảng 37.000ha và nhiều địa điểm hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu tham quan, 24


nghiên cứu của du khách như Tràm Chim, Đầm Dơi, Đảo Khỉ, rừng ngập mặn… đã thu hút các doanh nghiệp đầu tư khai thác. Ngoài ra, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ cũng đã tổ chức mô hình tham quan đời sống của các hộ giữ rừng trong rừng phòng hộ cho du khách là nhà khoa học, sinh viên học sinh tham quan kết hợp với nghiên cứu khoa học; xây dựng Trung tâm Truyền thông giáo dục môi trường nhằm thúc đẩy các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho cộng đồng. Ngoài du lịch sinh thái rừng ngập mặn, Cần Giờ cũng cần tập trung thu hút đầu tư phát triển khu du lịch biển xanh và bền vững trên cơ sở nghiên cứu kỹ các yếu tố tác động môi trường, biến đổi khí hậu và gắn kết hài hòa với không gian du lịch sinh thái rừng ngập mặn và văn hóa lịch sử rừng Sác. Định hướng trong thời gian đến đưa Cần Giờ trở thành một trung tâm đô thị du lịch sinh thái biển tầm cỡ, quy mô và bền vững; đủ sức cạnh tranh với các đô thị du lịch biển khác trong vùng.

- Du lịch sinh thái nông nghiệp, được quy hoạch phát triển tại 04 xã Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn, với diện tích khoảng 28.710ha đất nông - lâm - ngư nghiệp. Phát triển theo mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy hải sản.

- Du lịch văn hóa, tín ngưỡng, từng bước nâng cấp Lễ hội Truyền thống Ngư dân Cần Giờ “Lễ hội Nghinh ông Cần Giờ” thành Lễ hội cấp quốc gia, đa dạng hóa phần hội nhằm thu hút ngày càng đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham gia. Bên cạnh đó, cần đầu tư vào các công trình xây dựng Khu Di chỉ khảo cổ Giồng Cá Vồ, Khu di tích lịch sử Rừng Sác, Di tích lịch sử Gò Chùa sẽ góp phần thu hút khách du lịch đến tìm hiểu, nghiên cứu và tham quan.

- Du lịch đường sông, là một tiềm năng chưa khai thác, với thế mạnh sông rạch chiếm 31,49% diện tích cả huyện, len lỏi trong rừng phòng hộ, thông thương giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang) là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển du lịch đường sông. Trong thời gian tới, cần tiếp tục đầu tư, kêu gọi đầu tư các bến tàu du lịch, phương tiện tàu thuyền hiện đại và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đường sông là sản phẩm đặc trưng của Cần Giờ. - Phát triển mô hình làng nghề truyền thống phục vụ du lịch:

+ Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống mang tính đặc trưng tại địa phương: làng nghề cá (xã Thạnh An), nghề muối (xã Lý Nhơn), làng nuôi chim yến (xã Tam Thôn Hiệp)…việc đưa nét đặc trưng này để khai thác du lịch là một yếu tố quan trọng và cần thiết để đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

+ Xây dựng các tour, tuyến đưa du khách tham quan mô hình du lịch sinh thái rừng ngập mặn kết hợp với tìm hiểu đời sống các hộ dân giữ rừng; du lịch sinh thái nông nghiệp với mô hình vườn - ao - du lịch kết hợp với tìm hiểu các làng nghề… Thiết kế các tặng phẩm, hàng lưu niệm phong phú, đa dạng về mẫu mã, được sản xuất từ các sinh vật biển của các loài nhuyễn thể, ốc, đồi mồi; các sản phẩm đặc trưng của huyện như thủy sản các loại, xoài, mãng cầu, khô cá dứa, mực và các loại khô hải sản khác đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách tham quan. 25


Thứ ba, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Cần Giờ Tăng cường phối hợp liên kết giữa các đơn vị trên địa bàn huyện và giữa huyện với các đơn vị bên ngoài, gắn kết chặt chẽ công tác quảng bá xúc tiến du lịch với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố trong công tác định vị thương hiệu cho du lịch sinh thái Cần Giờ, đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến thông qua các chiến dịch truyền thông hiện đại, các chương trình hội chợ triển lãm du lịch trong và ngoài nước.

Tập trung công tác tuyên truyền quảng bá giá trị của tài nguyên du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ; xác định rõ ràng và nhất quán du lịch sinh thái bền vững là hình ảnh đại diện của du lịch Cần Giờ trong các chiến dịch quảng bá xúc tiến. Tập trung quảng bá xúc tiến du lịch thông qua việc giới thiệu các điểm du lịch, các sản phẩm đặc trưng như khô các dứa, xoài cát Cần Giờ.

Thực hiện các bảng hướng dẫn cụ thể đường đi cũng như bảng hướng dẫn tại các điểm du lịch đặc trưng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quảng bá du lịch, phát huy trang thông tin du lịch, phần mềm giới thiệu Du lịch Cần Giờ bằng các ngoại ngữ thông dụng như tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn…Tăng cường tham gia các sự kiện giới thiệu du lịch Cần Giờ trong và ngoài nước để đưa hình ảnh Cần Giờ đến đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại địa phương về khả năng ngoại ngữ, kĩ năng chuyên môn và trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thị trường bằng các chính sách hỗ trợ và phối hợp cụ thể. Chú trọng công tác tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng về du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương; qua đó, tạo nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng địa phương, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và phát triển du lịch cộng đồng bền vững trên địa bàn huyện.

26


PHÁT BIỂU CỦA BỘ CHỈ HUY Tại Hội nghị đánh giá thành tựu phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ 40 năm sáp nhập về Thành phố Hồ Chí Minh Kính thưa: …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… Huyện Cần Giờ có 23 km bờ biển; có vùng biển rộng gần 5 000 km2, chiều rộng từ bờ biển ra đến đường biên giới quốc gia trên biển khoảng 110 hải lý (trên 200km). Địa hình chủ yếu là hệ sinh thái rừng ngập mặn, sông rạch chằng chịt, có nhiều luồng sông từ Thành phố và các tỉnh ra biển, nhiều cửa sông, cửa lạch lớn như Lòng Tàu, Cái Mép, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Có 3 luồng hàng hải quốc tế hết sức quan trọng, chiến lược. Thời điểm cuối năm 1978, huyện Duyên Hải được chuyển giao về Thành phố Hồ Chí Minh thì cơ sở hạ tầng hầu như chưa có gì, đời sống nhân dân còn hết sức khó khăn, dân trí thấp nên đây trở thành địa bàn thuận lợi cho việc xâm nhập từ biển vào của các thế lực thù địch và cũng là nơi thuận lợi câu móc, tiếp tay, tổ chức các điểm tập kết, trung chuyển hoạt động vượt biển trốn đi nước ngoài. Trước năm 1978, ở huyện Duyên Hải có 01 Đồn Biên phòng mang phiên hiệu 782 thuộc lực lượng Công an nhân dân Vũ trang tỉnh Đồng Nai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển. Nhưng do xa chỉ huy, chỉ đạo, phương tiện hạn chế, lực lượng mỏng nên hiệu quả đấu tranh chống hoạt động vượt biển trốn đi nước ngoài còn hạn chế (hàng năm có hàng chục vụ; xã Thạnh An lúc đó có tên là đảo RADO do hoạt động tiếp tay vượt biển trốn đi nước ngoài). Sau khi tiếp nhận Đồn 782 từ Công an nhân dân vũ trang tỉnh Đồng Nai chuyển về, Công an nhân vũ trang Biên phòng cảng Sài Gòn, sau là Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố đã nhanh chóng triển khai hệ thống đồn, trạm Biên phòng và Hải đội 2 đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới biển và tham gia phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn huyện. Các đơn vị Biên phòng đã bám trụ, đồng cam cộng khổ với người dân, cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ Quốc, bảo vệ biên giới quốc gia, trực tiếp là đã ngăn chặn hiệu quả hoạt động vượt biên, bắt hàng chục vụ, hàng ngàn người, thu nhiều phương tiện. Tháng 8/1986, Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố đã tham mưu cho Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số 115/QĐ-UB ban hành Quy định đi lại, cư trú trong địa bàn biên phòng, cụ thể hoá các quy định, quy chế tạo cơ sở pháp lý cho Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh, giữ gìn trật tự xã hội trên tuyến biển Thành phố. Quán triệt, thực hiện Chỉ thị 16/HĐBT, Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố đã tham mưu cho Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh ra Thông tri 57/TTTU về tổ chức thực hiện ngày Biên phòng và tổ chức kỷ niệm 30 năm truyền thống lực lượng Bộ đội Biên phòng Việt Nam (3/3/1959 - 3/3/1989). Nội dung Thông tri 57/TT-TU của Thành uỷ đã yêu cầu các cấp, các ngành mở đợt tuyên truyền sâu rộng 27


trong các tầng lớp nhân dân về chức năng, nhiệm vụ, quá trình chiến đấu xây dựng và trưởng thành của Bộ đội Biên phòng Việt Nam nói chung và Bộ đội Biên phòng Thành phố nói riêng; thực hiện các nội dung, yêu cầu của Quyết định 16 của Hội đồng Bộ trưởng; đã giao cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các địa phương, tổ chức thăm hỏi, động viên, kết nghĩa với các đơn vị Bộ đội Biên phòng đóng quân trên địa bàn huyện Duyên Hải. Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân Thành phố về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, truyền thống chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Bộ đội Biên phòng nói chung và Bộ đội Biên phòng thành phố nói riêng; thấy được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ biên giới vùng biển, xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng và địa bàn biên phòng vững mạnh, làm cơ sở xây dựng nền biên phòng toàn dân. Trải qua 40 năm xây dựng, cống hiến và trưởng thành gắn bó cùng cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân huyện biên giới biển Cần Giờ, cán bộ, chiến sỹ lực lượng Bộ đội Biên phòng đã nỗ lực, cố gắng, khắc phục khó khăn, triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác Biên phòng, tích cực tham gia phát triển kinh tế - văn hóa -xã hội, góp phần xây dựng huyện Cần Giờ ngày càng phát triển, cụ thể là: Một là, tham mưu cho Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư cho công tác biên phòng gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh ở địa phương. Xây dựng hệ thống đồn, trạm biên phòng, cầu cảng, Trạm Quân Dân y kết hợp (Hải đội 2, Thiềng Liềng …) mang tính lưỡng dụng, vừa phục vụ công tác biên phòng, phòng thủ tác chiến, vừa phục vụ dân sinh, là nơi trú tránh bão lụt, thiên tai cho dân. Đầu tư tàu thuyền, ca nô đảm bảo tuần tra, bảo vệ chủ quyền đồng thời làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn … Hai là, đã tham mưu cho Huyện ủy lãnh đạo, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện tốt quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia. Xây dựng thế trận biên phòng trong thế trận quốc phòng gắn với thế trận an ninh ở địa phương. Từng bước nâng cao nhận thức của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân Thành phố nói chung và Cần Giờ về biển, vai trò của biển đối với sự phát triển của đất nước, của từng địa phương, về chủ quyền biển đảo. Tham mưu xử lý tốt các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn. Ba là, triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp công tác Biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh khu vực biên giới biển phụ trách. - Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện hoạt động ra vào vùng biển, ngăn chặn hiệu quả hoạt động vượt biển trái phép; hàng chục vụ xâm nhập trái phép … Đồng thời thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước như Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, hỗ trợ nhiên liệu cho ngư dân … Phối hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ bảo vệ môi trường sinh thái biển, bảo vệ rừng phòng hộ... 28


- Tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và phối hợp chặt chẽ với công an, quân sự huyện nắm chắc tình hình địa bàn, quản lý chặt chẽ các loại đối tượng, bóc gỡ cơ sở ngầm, phát hiện đấu tranh ngăn chặn và xử lý tốt các vụ việc xảy ra (nổi bật là chống tội phạm ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại, khai thác tài nguyên (cát) trái phép, …). - Tham gia xây dựng khu vực phòng thủ địa phương vững mạnh; thực hiện Nghị định 30/2010/NĐ-CP, Nghị định 130/2015/NĐ-CP về huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển; tổ chức huấn luyện và xây dựng dân quân và tự vệ trên biển, giáo dục quốc phòng an ninh, diễn tập cơ chế, chiến đấu phòng thủ… - Chủ trì công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới biển; tổ chức huấn luyện, diễn tập; huy động hàng trăm lượt phương tiện/hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn cứu hàng trăm người, phương tiện; góp phần bảo vệ tài sản Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, sự cố, tiểu biểu là phòng chống cơn bão số 9 (Durian) năm 2006, các vụ chìm tàu HP29, Hoàng Phúc 18 … Bốn là, đơn vị cũng đã làm tốt công tác dân vận gắn với xây dựng địa bàn Biên phòng vững mạnh toàn diện. Thông qua việc triển khai thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân” theo Chỉ thị 16 của Hội đồng Bộ trưởng từ năm 1989; qua đó đã góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng nhân dân; giúp nhân dân hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Hoạt động “Ngày Biên phòng toàn dân” đã thực sự trở thành ngày hội của người dân trên địa bàn huyện Cần Giờ. Phát động sâu rộng phong trào quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới theo Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ; đã xây dựng hàng chục Tổ Tự quản tàu thuyền, Tổ Tự quản An ninh trật tự, Bến bãi tàu thuyền an toàn. Đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân nơi biên giới, hải đảo" được triển khai từ năm 2013 đã xây dựng hệ thống báo cáo viên, tổ tư vấn pháp luật, trang bị tủ và sách pháp luật, tuyên truyền phổ biến cho hơn 12 nghìn lượt người. Bộ đội Biên phòng Thành phố cũng đã ký kết, thực hiện tốt các chương trình công tác phối hợp liên tịch với Sở Văn hóa-Thể thao, Thông tin - Truyền thông, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, với Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố nhằm thực hiện tốt công tác dân vận, tuyên truyền về biển đảo, biên giới quốc gia, chăm lo cho dân. Các đơn vị Bộ đội Biên phòng cũng chủ động thực hiện hiệu quả, thiết thực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân dân địa bàn biên giới biển huyện Cần Giờ thông qua các đợt vận động như: "Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới "; “Vì những con tàu xa khơi”; các mô hình “Con đường và mái nhà cho dân”, công trình“ Điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng”, “Phòng học vi tính cộng đồng” , “Công trình cấp nước sạch”, " Nâng bước em tới trường" , " Hãy làm sạch biển", phong trào “Bộ đội Biên phòng Thành phố chung sức 29


xây dựng Nông thôn mới”; “Chung tay vì người nghèo- không để ai bị bỏ lại phía sau” … Qua đó, đã xây dựng các đơn vị biên phòng thành các "Điểm sáng văn hóa", đưa thông tin về cơ sở, nâng mức hương thụ văn hóa cho người dân, tổ chức và bảo vệ tốt các lễ hội truyền thống của ngư dân, xây dựng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Tổ chức hàng chục lớp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, tặng phòng học vi tính, học bổng, vận động trẻ em tới lớp, đặc biệt là chương trình " Nâng bước em tới trường" đỡ đầu cho 28 cháu đến khi tốt nghiệp THPT với mức hỗ trợ 500 000đ/tháng. Huy động hàng trăm lượt cán bộ chiến sỹ tham gia đắp đường Cần Giờ nối xã Bình Khánh tới trung tâm huyện; tổ chức hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sỹ xây dựng, tu bổ hàng chục km đường dân sinh. Tặng hàng trăm căn "Nhà tình nghĩa", " Nhà tình thương", "Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới"; hàng trăm phương tiện sinh kế; hàng chục ngàn lượt khám, phát thuốc, tặng quà cho người dân, đối tượng chính sách… Những việc làm, kết quả đó đã góp một phần xây dựng Cần Giờ ngày càng phát triển, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, niềm tin của người dân đối với Đảng, chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng. Qua đó, lực lượng Bộ đội Biên phòng cũng không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, cả về trình độ chiến đấu, công tác, trang bị kỹ thuật, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu nhiêm vụ. Kính thưa toàn thể các đồng chí! Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực, biển đảo còn diễn biến phức tạp, khó lường. Các thế lực thù địch sẽ tiếp tục chống phá quyết liệt. Về an ninh trật tự ở địa bàn huyện Cần Giờ vẫn cần chú ý chống tội phạm ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại, khai thác tài nguyên (cát) trái phép, vi phạm trong các lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ bảo vệ môi trường sinh thái biển, bảo vệ rừng phòng hộ... Bên cạnh đó, cũng cần chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bão và siêu bão, các sự cố trên sông, biển. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới biển, xây dựng địa bàn biên giới biển Cần Giờ vững mạnh, Bộ đội Biên phòng Thành phố tập trung một số nội dung sau: Một là: Quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 33-NQ/BCT của Bộ Chính trị (khóa XII) về Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia; các chủ trương, chính sách đối ngoại; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; đồng thời nắm chắc tình hình biên giới, biển, đảo, tình hình nhiệm vụ của đơn vị để làm tốt công tác tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố lãnh đạo, chỉ đạo công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới biển, xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng Thành phố vững mạnh toàn diện, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hai là: Thực hiện đổi mới đồng bộ, toàn diện công tác Biên phòng đáp ứng yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới; xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng Thành 30


phố cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; phát huy truyền thống anh hùng của lực lượng, phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ"; bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh vùng biển, cửa khẩu cảng Thành phố, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên phòng; đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển, bảo vệ Thành phố nói chung và huyện Cần Giờ nói riêng. Ba là: Tiếp tục làm tốt công tác vận động nhân dân trên địa bàn biên giới biển Cần Giờ trong thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân địa bàn Biên phòng huyện về sự nghiệp biên phòng; thực hiện tốt nội dung "Ngày Biên phòng toàn dân"; tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Triển khai thực hiện tốt chủ trương của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về phân công đảng viên phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới. Bốn là: Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Thành phố sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Huyện ủy Cần Giờ để lãnh đạo, chỉ đạo công tác biên phòng và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng, kết hợp nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới biển, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Là lực lượng luôn gắn bó với huyện Cần Giờ, chúng tôi nhận thấy từ khi được chuyển giao về Thành phố, 40 năm qua, được sự lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư của Thành phố, sự nỗ lực của nhân dân, cán bộ, chiến sỹ huyện, Cần Giờ đã có sự phát triển toàn diện, vượt bậc. Tuy nhiên, huyện vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống của một bộ phận nhân dân còn thấp, nhiều lao động nhất là lao động nữ chưa có việc làm, tiềm năng phát triển rất lớn, đặc biệt là phát triển du lịch, kinh tế biển nhưng chưa được khơi dậy. Chính vì thế, Bộ đội Biên phòng Thành phố kiến nghị Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, các cấp, các ngành có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 36-NQ/TW (Khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; quan tâm đầu tư hơn nữa về xây dựng cơ sở hạ tầng, về chính sách ưu tiên phát triển kinh tế biển để huyện biên giới biển Cần Giờ ngày càng phát triển vững chắc, giàu mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ biên giới biển của Thành phố trong tình hình mới. BỘ CHỈ HUY BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG THÀNH PHỐ

31


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2018

BÁO CÁO THAM LUẬN “Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn huyện Cần Giờ” ***** Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016, số hộ tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn huyện Cần Giờ là 4.735 hộ (chiếm 18,7% tổng số hộ tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn thành phố)13; trong đó: 320 hộ nông nghiệp, 239 hộ lâm nghiệp, 3.612 hộ thủy sản, 564 hộ diêm nghiệp. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một vấn đề luôn được Thành phố quan tâm đầu tư, phát triển. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, giảm diện tích trồng lúa một vụ và diện tích trồng mía hiệu quả thấp sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của thành phố như hoa lan, mai, cây kiểng, rau an toàn, bắp, cỏ chăn nuôi, chim yến, bò thịt, cá cảnh… Về chuyển dịch cơ cấu năm 2018 của thành phố: Trồng trọt chiếm tỷ trọng 27,7% (cùng kỳ 26,1%), chăn nuôi 34,1% (cùng kỳ 36,2%), dịch vụ nông nghiệp 7,8% (cùng kỳ 7,3%), thủy sản 29,8% (cùng kỳ 29,5%). Tính đến ngày 21 tháng 12 năm 2018, tình hình phê duyệt phương án được hỗ trợ lãi vay theo Quyết định số 655/QĐ-UBND trên địa bàn huyện Cần Giờ là 29 quyết định, với 646 hộ, doanh nghiệp, hợp tác xã được hỗ trợ lãi vay, tổng vốn đầu tư: 522,591 tỷ đồng (chiếm 39,83% tổng vốn đầu tư của thành phố), tổng vốn vay: 358,202 tỷ đồng (chiếm 43,76% tổng vốn vay của thành phố). Bình quân vốn đầu tư 809 triệu đồng/hộ/phương án, bằng 1,37 lần so với năm 2017 (592 triệu đồng/hộ/phương án) và cao hơn 1,83 lần bình quân giai đoạn 2011- 2017 (443 triệu đồng/hộ/phương án). I. Định hướng phát triển nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới: Tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân. Nhân rộng các mô hình diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, cơ giới hóa, hiện đại hóa; sản xuất giống thủy sản, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững kết hợp du lịch sinh thái, có khả năng cạnh tranh gắn với dịch vụ phục vụ đầu ra như bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. 13

Trên địa bàn thành phố có 25.330 hộ tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

32


Thành phố đã ban hành danh mục 3 nhóm sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp của thành phố, gồm: Nhóm sản phẩm cây trồng chủ lực: Rau và hoa, cây kiểng; nhóm sản phẩm chăn nuôi chủ lực: Bò sữa (con giống, sữa) và heo (con giống, thịt); Nhóm sản phẩm thủy sản chủ lực: Tôm nước lợ (cá cảnh xác định là nhóm sản phẩm có tiềm năng) theo Quyết định số 4545/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố; theo đó, nhóm sản phẩm thủy sản chủ lực gồm tôm nước lợ tập trung chủ yếu ở huyện Cần Giờ, chiếm tỷ trọng 49,5% so với lĩnh vực thủy sản của thành phố và 10,8% so với ngành nông nghiệp thành phố. 1. Về sản xuất nông nghiệp: Tiếp tục hỗ trợ những khu còn đất sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch theo hướng chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả (lúa, muối, …) sang đầu tư sản xuất công nghệ cao (xoài vietGAP, tôm thâm canh công nghệ cao,...). 2. Về thủy sản: a) Đối với khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: - Giảm dần sản lượng khai thác thủy sản ven bờ, đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ, nâng cao hiệu quả khai thác và giảm tổn thất sau thu hoạch; - Gắn khai thác thủy sản với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng; - Tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình kinh tế tập thể đối với khai thác vùng biển khơi (THT.HTX) và mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ; - Khai thác thủy sản gắn liền với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. b) Đối với nuôi trồng thủy sản: - Ứng dụng công nghệ tiên tiến khoa học – kỹ thuật, ứng dụng cơ giới hóa, quy trình công nghệ cao vào trong nuôi trồng thủy sản; phát triển và nhân rộng các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái. - Đối với con tôm, giảm diện tích nuôi tôm quảng canh, nhân rộng mô hình nuôi tôm thâm canh công nghệ cao; đối với con nghêu, khi chưa thực hiện dự án lấn biển Cần Giờ, vẫn tiếp tục nuôi đến khi dự án thực hiện, đồng thời định hướng công tác chuyển đổi cho người dân trong thời gian tới. - Nghiên cứu sản xuất con giống theo quy trình công nghệ cao, giúp nâng cao chất lượng con giống, đa dạng chủng loại, giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân trên địa bàn huyện và thành phố, đào tạo nghề cho các hộ nuôi tôm, tạo điều kiện để chuyển đổi đất sản xuất. e) Phát triển nghề nuôi chim yến lấy tổ: Xây dựng vùng nuôi chim yến trong nhà tập trung cách biệt với các công trình dân sinh trên địa bàn thành phố phù hợp với quy hoạch chung của thành phố; ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ nuôi chim yến theo quy mô công nghiệp, tiến tới ngưng hoạt động đối với các nhà nuôi chim yến tự phát, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà trên địa bàn thành phố có hiệu quả, bền vững gắn với bảo tồn nguồn chim yến tự nhiên, bảo vệ môi trường 33


sinh thái, an toàn dịch bệnh, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện thành công chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 3. Về chăn nuôi: Chăn nuôi heo không nên phát triển nhanh vì còn nhiều rủi ro. Tổ chức kiểm soát môi trường trong chăn nuôi heo; hướng dẫn các hộ chăn nuôi xây dựng hầm biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi; phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học, nhằm giảm ô nhiễm môi trường và giảm hệ số tiêu tốn thức ăn. 4. Về diêm nghiệp Theo Chương trinh phát triển nông nghiệp đến năm 2020 hướng đến 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp (hiện nay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Ủy ban nhân dân thành phố): Đến năm 2020, diện tích muối giảm còn 1.000 ha (trong đó: 100% muối trải bạt); đến năm 2025, diện tích muối giảm còn 854 ha (trong đó 100% là muối trải bạt và ổn định ở các năm tiếp theo). Hình thành vùng sản xuất muối tập trung có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh với quy mô diện tích 583,8 ha ở xã Lý Nhơn và 80 ha ở xã Thạnh An. 5. Phát triển các ngành nghề nông thôn: Tập trung phát triển các ngành chế biến thủy sản, sản phẩm tổ yến, sản phẩm từ muối; phát triển các loại hình kinh tế trang trại kết hợp du lịch, mô hình du lịch nhà vườn; lựa chọn mỗi xã 01 điểm đến đã kết nối với các đơn vị du lịch lữ hành. 6.Về nông thôn mới: Tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát triển sản xuất, hỗ trợ việc làm, phát triển du lịch và dịch vụ đi kèm để nâng cao thu nhập cho người dân. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Công tác thông tin, tuyên truyền - Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới như: việc chuyển đổi đất lúa, đất nuôi thủy sản hiệu quả thấp sang cây, thủy sản hiệu quả cao hơn; triển khai các lớp tập huấn, tuyên truyền về VietGAP, các lớp tập huấn về xúc tiến thương mại, tổ chức các lớp huấn luyện chuyên đề (phòng chống dịch bệnh động vật trên tôm nước lợ; kỹ thuật nuôi tôm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; chính sách và một số chương trình trọng điểm về phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố;…). - Tuyên truyền, vận động hội viên Hội nông dân huyện tham gia các hội chợ, triển lãm, xây dựng website nhằm giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện. 2. Rà soát, điều chỉnh, xây dựng chính sách, quy hoạch, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh chuyển dịch, phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện: 34


Thành phố đã xây dựng Chương trình phát triển nông nghiệp đến năm 2020 hướng đến 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; trong đó, một số chính sách liên quan trực tiếp hỗ trợ chuyển đổi phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ như: - Chuyển đổi diện tích đất sản xuất muối và sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản: Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư hạ tầng ban đầu (ao đào, ao nổi, lót bạt,…) nhưng không quá 70 triệu đồng/ha. - Chuyển đổi đất trồng cây lúa hiệu quả thấp sang trồng cây có hiệu quả cao hơn (rau, hoa, bắp, cỏ chăn nuôi): Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí cải tạo hạ tầng sản xuất trong vụ đầu tiên, nhưng không quá 30 triệu đồng/ha. Ngoài ra, một số chính sách hỗ trợ khác như: Chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018 – 2020, thu hút cán bộ trẻ về làm việc cho hợp tác xã nông nghiệp; Chính sách khuyến khích hộ nông dân tham gia liên kết, trở thành thành viên của hợp tác xã; Chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân tham gia sản xuất giống như về mặt kỹ thuật, quy trình và cây con giống, … để cung cấp cho các hộ sản xuất; Các cơ chế chính sách phát triển nhóm sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp thành phố. 4. Duy trì, mở rộng, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho người dân thúc đẩy hỗ trợ phát triển sản xuất giống thủy sản, phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với du lịch sinh thái: Tiếp tục nghiên cứu, thuần dưỡng và sinh sản nhân tạo các giống tôm, cá dứa, cá cảnh, nghêu,…; kết hợp đồng bộ với quy trình nhân, nuôi dưỡng và an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu. Đa dạng hóa phương thức nuôi, áp dụng phương thức nuôi phù hợp theo đối tượng và vùng sinh thái; nuôi quảng canh, nuôi đảm bảo tính bền vững, sự đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường. Tái tạo nguồn lợi, phát triển các con giống có giá trị cao đang có nguy cơ tuyệt chủng (như cá chìa vôi, cá dứa,…); rà soát các đơn vị đang thuần dưỡng giống trên địa bàn thành phố có nhu cầu và đủ khả năng sản xuất giống theo quy trình công nghệ cao, vận động, khuyến khích chuyển sang sản xuất giống đầu tư theo công nghệ cao; nghiên cứu, hỗ trợ, hướng dẫn quy trình sản xuất con giống, ưu tiên những loại thủy đặc sản (cá dứa, cá chìa vôi, tôm,.. ), nhằm phát triển, xây dựng thương hiệu, nhân rộng triển khai đại trà. Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất con giống tôm và những sản phẩm đặc sản chủ lực của thành phố vào Khu nông nghiệp công nghệ cao ngành thủy sản tại huyện Cần Giờ để phục vụ người dân sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng con giống, giảm giá thành và giảm chi phí vận chuyển. Nghiên cứu xác định đúng giống cá dứa thông qua giải mã, xác định gen và quy trình sinh sản, nhân giống, xây dựng thương hiệu Cá Dứa giống Cần Giờ. Thử nghiệm, thực hiện chuyển giao một số mô hình sản xuất thủy sản theo công nghệ cao mới, quy trình VietGAP, nuôi trồng thủy sản có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc với một số sản phẩm (tôm, nhuyễn thể,...), nghiên cứu thực hiện các mô 35


hình chuyển đổi diện tích sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản, mô hình đánh bắt thủy sản xa bờ có đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị chế biến. Mời gọi các tổ chức cá nhân tham dự Hội chợ, triển lãm quảng bá sản phẩm của địa phương, kết nối các lữ hành du lịch. 6. Hỗ trợ xây dựng và phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả với nòng cốt là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi Tiếp tục tư vấn, vận động, hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã nông nghiệp cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu phát triển sản xuất các cây con chủ lực của huyện để đẩy mạnh liên kết, liên doanh trong cung cấp vật tư đầu vào và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; tiếp tục hỗ trợ Hợp tác xã Thuận Yến xây dựng thành công mô hình hợp tác xã tiên tiến, hiện đại. Tháng 12 năm 2018

36


HẠ TẦNG GIAO THÔNG CẦN GIỜ, THÀNH QUẢ VÀ TẦM NHÌN Sở Giao thông vận tải TP.HCM Cách đây bốn mươi năm, huyện Duyên Hải (nay là Cần Giờ) được sáp nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh. Thời điểm đó, Cần Giờ chỉ có một tuyến đường bộ dài 13km nối liền hai xã Cần Thạnh và Long Hòa. Việc đi lại giữa các xã trong huyện, giữa trung tâm huyện với các xã, giữa huyện với Thành phố và ngược lại hết sức khó khăn, chủ yếu bằng phương tiện thủy thông qua hệ thống sông kênh rạch. Do đó, để phát huy tiềm năng, thế mạnh của Cần Giờ, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng thì cần phải đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho Cần Giờ. Trong đó, giao thông là lĩnh vực cần phải được đầu tư mạnh và phải đi trước một bước. 1.Thành quả bốn mươi năm xây dựng và phát triển giao thông huyện Cần Giờ: Khi Cần Giờ được sáp nhập, Thành phố đã xác định khâu đột phá đầu tư phát triển Cần Giờ là phải đầu tư hệ thống giao thông kết nối từ trung tâm thành phố đến trung tâm huyện và các xã trong huyện. Trong đó ưu tiên tuyến đường trục xương sống, huyết mạch nối từ trung tâm thành phố đến trung tâm huyện để kết nối với các xã. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội còn rất khó khăn nên tuyến đường Nhà Bè - Duyên Hải (nay là tuyến đường Rừng Sác) đến tháng 3 năm 1984 mới được xây dựng. Tuyến đường với điểm khởi đầu là mũi Nhà Bè (Bến phà Bình Khánh) và điểm cuối là đường Duyên Hải với tổng chiều dài là 36km, bề rộng nền đường 8m đắp bằng đất tại chỗ, mặt đường rộng 6m bằng đất sỏi đỏ Thủ Đức dày 30cm; có tất cả 7 cầu bê tông cốt thép (cầu Rạch Lá, cầu An Nghĩa, cầu Nông trường Quận 5, cầu Rạch Đôn, cầu Lôi Giang, cầu Long Giang Xây và cầu Hà Thanh); một cầu phao xi măng lưới thép (Hào Võ); một bến phà nổi (Bình Khánh); một bến phà chuồi (Dần Xây). Toàn bộ tuyến đường được thiết kế cho xe có tải trọng 13 tấn lưu thông. Điều kiện thi công công trình rất khó khăn do nền đất mềm, yếu, tình hình địa chất, thủy văn phức tạp; lượng vật tư, tiền vốn có hạn; điều kiện vật tư, thiết bị cơ giới, trình độ nhân lực hạn chế. Thành phố chủ yếu huy động sức người, và đã huy động trên 20 đơn vị tham gia, trong đó có các đơn vị như: Trung đoàn Gia Định, Trung đoàn 10, Công an Thành phố, Thành đoàn Thanh niên, Công Binh Quân Khu 7, Liên hiệp xí nghiệp công trình giao thông 6, Sở Thủy lợi, Sở Giao thông vận tải và huyện đội Duyên Hải, nhân dân các xã ở Duyên Hải,…Với quyết tâm của lãnh đạo thành phố, sự nỗ lực của các lực lượng tham gia, tuyến đường Nhà Bè - Duyên Hải đã được thông xe kỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/1985) và hoàn thành toàn tuyến đưa vào khai thác sử dụng một năm sau đó. Tuyến đường này là công trình then chốt, tạo điều kiện để xây dựng các tuyến đường nhánh kết nối với các xã, các khu dân cư; là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, phát triển kinh tế biển. Từ đó đánh thức các tiềm năng, thế mạnh của 37


Cần Giờ góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Tuyến đường Nhà Bè - Duyên Hải hình thành đưa vào sử dụng và phát triển đến nay đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo Thành phố và huyện Cần Giờ, thể hiện tinh thần tự lực tự cường, tính sáng tạo của Thành phố. Theo năm tháng phát triển của huyện Cần Giờ, tuyến đường từng bước được nâng cấp, mở rộng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (nhựa hóa vào năm 1998-1999; cầu Dần Xây thay cho phà hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2001; hoàn thành mở rộng đường giai đoạn 2, năm 2008 khai thác một bên - 3 làn xe, năm 2011 chính thức hoàn thành khai thác 02 bên - 6 làn xe), ban đầu khai thác tốc độ 60km/h, hiện nay khai thác tốc độ 80km/h, 70km/h và 60km/h; Tuyến đường Rừng Sác là tuyến độc đạo kết nối trực tiếp huyện Nhà Bè với trung tâm thành phố thông qua phà Bình Khánh, nó có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế, du lịch, đảm bảo quốc phòng - an ninh của huyện Cần Giờ và thành phố Hồ Chí Minh. Tính chất độc đáo của nó là đi xuyên vào vị trí trung tâm của khu rừng phòng hộ với chiều dài gần 24 km theo hướng từ Tây bắc xuống Đông nam, là công trình đầu tư hạ tầng giao thông bộ được xây dựng qua nhiều thời kỳ sau khi huyện Cần Giờ sát nhập về thành phố Hồ Chí Minh, có quy mô giá trị đầu tư lớn nhất ở huyện Cần Giờ tính đến thời điểm hiện nay. Ngoài ý nghĩa lịch sử và chiến lược về quốc phòng - an ninh; đường Rừng Sác kết nối với các tuyến giao thông bộ của thành phố theo hướng Đông nam, tạo thành trục giao thông liên hoàn để thành phố từng bước mở rộng và phát triển về phía biển. Đối với huyện Cần Giờ, đây là công trình mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài, là biểu trưng văn hóa, chính trị, kinh tế - xã hội của huyện. Song song với sự hình thành, nâng chất tuyến đường Rừng Sác, các tuyến đường trục liên xã, ấp, xóm tiếp tục được hình thành và nâng chất giúp cho nhân dân huyện Cần Giờ đi lại thuận tiện, phục vụ sản xuất, du lịch, phát triển kinh tế, đảm bảo mục tiêu quốc phòng - an ninh; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên. Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, hệ thống hạ tầng giao thông của huyện Cần Giờ từng bước được hình thành, dần hoàn thiện và đồng bộ, hệ thống giao thông nông thôn được phát triển nhanh. Đến nay, hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đi lại của người dân, cụ thể như sau: - Về đường bộ: Giao thông đối ngoại là tuyến đường trục Rừng Sác kết nối trực tiếp với huyện Nhà Bè để về trung tâm thành phố thông qua phà Bình Khánh. Mạng lưới đường giao thông trên địa bàn huyện Cần Giờ có tổng chiều 176,7km, với 96 tuyến đường có chiều rộng nền đường lớn hơn hoặc bằng 5 mét (không kể các đường nhỏ có lộ giới dưới 12m, đường nhỏ trong khu dân cư, đường ấp, đường đồng muối, đường đê khác...); trong đó có 11 tuyến đường chính(14).

14()

Như: đường Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Hà Quang Vóc, Bà Xán, Dương Văn Hạnh, đường Duyên Hải, Lương Văn Nho, Thạnh Thới (30/4), Tắc Suất.

38


- Về công trình vượt sông, kênh, rạch: Có 136 cầu lớn, nhỏ, với tổng chiều dài hơn 5.665m (chưa tính cầu Vàm Sát 2 đang được xây dựng, dự kiến hoàn thành năm 2019). - Về giao thông đường thủy: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 01 bến phà Bình Khánh, trên địa bàn huyện có 37 bến thủy nội địa (gồm 12 bến thủy nội địa vận chuyển hành khách, 17 bến thủy nội địa bốc dỡ vật liệu xây dựng, 02 bến thủy nội địa vận chuyển hàng hóa, 06 bến khách ngang sông), 05 bến du lịch và 61 phương tiện vận chuyển hành khách, các bến thủy nội địa đều có giấy phép hoạt động theo quy định; vận chuyển hành khách, hàng hóa giao thương với các địa phương lân cận như: Huyện Nhà Bè, huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước tỉnh Long An; huyện Gò Công Đông, huyện Gia Thuận tỉnh Tiền Giang, Thành phố Vũng Tàu…Ngoài ra còn trên 1.200 phương tiện khai thác và nuôi trồng thủy sản, vận chuyển thu mua thủy sản,… - Về vận tải hành khách công cộng: hiện có 05 tuyến xe buýt (15) và 03 tuyến vận tải hành khách, du lịch bằng đường thủy(16). Đến nay, khối lượng vận chuyển hành khách tăng 1,1 lần và vận tải hàng hóa tăng 1,6 lần so với năm 2015. Riêng lượng hành khách thông qua bến phà Bình Khánh năm 2018 là 9,43 triệu lượt tăng 7% so với năm 2017 và tăng 12% so với năm 2016. Hạ tầng giao thông của huyện Cần Giờ được quan tâm đầu tư, phát triển trong 40 năm qua đã chứng minh chủ trương đúng đắn của Lãnh đạo Thành phố “xác định giao thông là lĩnh vực cần được đầu tư mạnh và phải đi trước một bước”. Tuyến đường Rừng Sác đã làm thay đổi căn bản huyện đảo này, cùng với hệ thống giao thông đường bộ được phát triển đến các cụm dân cư nông thôn, ô tô đã có thể về đến tất cả trung tâm các xã (ngoại trừ xã đảo Thạnh An), tạo tiền đề thực hiện thành công tiếp các chương trình, mục tiêu lớn như Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững,.. Kinh tế - xã hội Cần Giờ phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. 2. Định hướng phát triển hạ tầng giao thông Cần Giờ Với mục tiêu đưa Cần Giờ vươn lên trở thành một trung tâm du lịch sinh thái, du lịch biển kết hợp nghỉ dưỡng. Do đó, hệ thống hạ tầng giao thông phải được nghiên cứu, quy hoạch đồng bộ với các loại hình giao thông đa dạng đáp ứng yêu cầu. Trong đầu tư, cần ưu tiên đầu tư cho giao thông đi trước một bước phù hợp với tiến độ đầu tư, phân kỳ đầu tư chung. Phải gắn kết chặt chẽ giữa đầu tư phát triển đô thị, du lịch, phát triển sản xuất với phát triển giao thông và bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái biển. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư giao thông có trọng tâm, trọng điểm. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Cần Giờ còn nhiều hạn chế, khó khăn; hạ tầng giao thông đối ngoại chưa được kết nối hoàn chỉnh, đồng bộ với các khu vực lân cận; giao thông nội bộ xuống cấp do 15()

là: (1) Sài Gòn – Cần Giờ; (2) Đồng Hòa – Cần Thạnh và (3) Bình Khánh – Cần Thạnh; (4) Tân Điền – An Nghĩa; (5) An Thới Đông – Ngã 3 Bà Xán 16() Gồm: (1) Tuyến VTHK kết hợp du lịch đường thủy từ bến Bạch Đằng đi Cần Giờ, Vũng Tàu và ngược lại; (2) Tuyến VTHK cố định từ Cần Thạnh đi Thạnh An; (3) Tuyến phà Cần Giờ - Cần Giuộc (Long An) đưa vào khai thác tháng 8/2018 (do ông Lý Kim Hồng đầu tư).

39


thiếu kinh phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp… trong khi đó nguồn vốn cho đầu tư từ ngân sách Thành phố và Huyện còn rất hạn chế, việc huy động các nguồn lực, kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn ngoài ngân sách còn gặp nhiều khó khăn do các quy định của pháp luật về xây dựng và đầu tư thời gian qua có thay đổi nhiều, các hướng dẫn thực hiện quy định còn chậm ban hành và thiếu đồng bộ, đặc biệt là giữa quy định pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư và quy định pháp luật về đất đai (cụ thể: các quy định liên quan đến xử lý nhà đất, quản lý tài sản công để thanh toán cho đầu tư theo hình thức BT)… Về giao thông đường bộ: Đối với giao thông đối ngoại, ưu tiên sớm đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ dài 3,4 km với 4 làn xe (tĩnh không thông thuyền 55m) thay thế phà Bình Khánh, kết nối giao thông trực tiếp huyện Cần Giờ với các khu vực lân cận và trung tâm thành phố; tiếp tục nâng cấp hoàn chỉnh tuyến trục chính đường Rừng Sác nối huyện Cần Giờ với Thành phố theo quy hoạch đã duyệt nhằm thúc đẩy và phát triển nhanh Khu đô thị biển Cần Giờ, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trên toàn địa bàn. Tiếp tục trao đổi, thống nhất với Bộ Giao thông thông vận tải để triển khai xây dựng nhánh cầu kết nối đường Rừng Sác với đường cao tốc liên vùng phía Nam (Bến Lức - Long Thành) để kết nối Thành phố và Cần Giờ và với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó, xác định việc xây dựng cầu Cần Giờ đưa vào sử dụng để rút ngắn thời gian đi lại giữa Cần Giờ với các địa phương và trung tâm thành phố có ý nghĩa quan trọng như việc xây dựng tuyến đường Nhà Bè - Duyên Hải trước đây, xây dựng phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu. Đối với giao thông đối nội: Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn huyện bao gồm đường đô thị khu vực thị trấn Cần Thạnh, các tuyến đường thuộc chương trình nông thôn mới, các trục đường phục vụ sản xuất và nuôi trồng thủy sản, các tuyến đường phục vụ phòng tránh trú bão, các tuyến đường phục vụ và khai thác hiệu quả các dịch vụ du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng. Hoàn thành xây dựng đường vành đai kết nối 4 xã phía Bắc: Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn; xây dựng tuyến đường Duyên Hải dọc biển Cần Thạnh - Long Hòa; xây dựng tuyến đường bộ nối trung tâm xã đảo Thạnh An với ấp Thiềng Liềng (xã Thạnh An). Về Giao thông đường thủy: Với điều kiện tự nhiên là hệ thống sông ngòi, kênh rạch vô cùng phong phú và đầy tiềm năng, giao thông thủy được xem là thế mạnh của huyện Cần Giờ. Việc lưu thông từ huyện, các xã, thị trấn đến các địa phương giáp ranh chủ yếu bằng các tuyến đường thủy. Trong thời gian tới cần quan tâm đầu tư xây dựng các bến phà chính phục vụ phát triển giao thông đường thủy, tạo điều kiện mở rộng giao thương, buôn bán giữa các vùng như phà vượt biển từ Cần Thạnh đi Vũng Tàu, phà Bình Khánh 1 đi Phú Xuân - Nhà Bè, phà Bình Khánh 2 đi Hiệp Phước - Nhà Bè, phà Bình Khánh 3 đi Nhơn Trạch - Đồng Nai; phà Lý Nhơn, phà An Thới Đông đi Cần Giuộc - Long An...; xây dựng mới cảng khách, Cần Giờ tại xã Long Hòa; xây dựng phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu; xây dựng thêm các bến tàu du lịch tại các điểm Tắc Xuất (thị trấn Cần Thạnh), Dần Xây, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn để thu hút khách du lịch đến tham quan bằng đường thủy. 40


Về hệ thống giao thông công cộng: Tập trung phát triển và sử dụng phương tiện xe buýt trên đường bộ và sử dụng phà, canô cho giao thông thủy; xây dựng lộ trình thay thế, đổi mới các phương tiện thân thiện môi trường, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo... trong thời gian tới. Về bến bãi: Đầu tư bến bãi đảm bảo diện tích đất bến bãi trên địa bàn huyện Cần Giờ theo quy hoạch là 52,1 ha, bao gồm: Bến, bãi xe: 20,8 ha (gồm: bãi xe Cần Thạnh thuộc khu lấn biển 08 ha; bãi đậu xe Bình Khánh 05 ha; cảng khách Cần Giờ 07 ha; bến xe buýt Cần Giờ 0,8 ha); Bến phà và sân bãi: 10,5 ha. Cần Giờ là vùng đất thấp trũng, nhiễm mặn, nền địa chất yếu, chi phí đầu tư xây dựng cao, điều kiện xây dựng công trình khó khăn, nhất là những năm đầu sáp nhập vào Thành phố. Đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản hình thành, đáp ứng yêu cầu hiện tại. Đó là kết quả hết sức to lớn thể hiện sự quyết liệt của lãnh đạo Thành phố, sự hỗ trợ của Trung ương, sự phối hợp của các sở ngành, đặc biệt là sự nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân huyện Cần Giờ. Trong thời gian tới, việc xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Cần Giờ theo quy hoạch, nhất là các công trình có quy mô lớn, vốn đầu tư cao như cầu Cần Giờ là những thách thức, cho nên tiếp tục rất cần sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; sự quan tâm, ủng hộ của người dân thành phố trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng để Cần Giờ phát triển xanh, sạch và bền vững./. SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

41


Hội nghị đánh giá thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Duyên Hải (Cần Giờ) 40 năm sáp nhập về thành phố Hồ Chí Minh Tham luận: CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN GIỜ - THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Sở Tài nguyên và Môi trường Huyện Cần Giờ là một huyện có vị trí và điều kiện tự nhiên vô cùng đặc biệt của thành phố với diện tích đất tự nhiên là 70.445,34 ha, với bờ biển dài khoảng 15km và diện tích mặt biển khoảng 900km2. Cần Giờ cũng là khu vực tập trung các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh với rừng ngập mặn Cần Giờ - khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận. Huyện Cần Giờ, vì vậy, đóng một vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố (đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, giao thông thủy…) mà còn đối với chất lượng môi trường và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong tình hình hiện nay.

Về phía huyện Cần Giờ, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc biệt tạo nhiều thuận lợi về chất lượng và cảnh quan môi trường nhưng đồng thời cũng là những khó khăn thách thức cho công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện.

- Về dân số: Huyện Cần Giờ có diện tích lớn nhất nhưng dân số thấp nhất trong 24 quận huyện với 74.960 người17 (gồm 18.100 hộ gia đình), các áp lực về lượng chất thải phát sinh trên địa bàn huyện không lớn như các khu vực khác trên địa bàn thành phố. Tổng khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày trên địa bàn huyện khoảng 27 tấn/ngày.

- Về cơ sở sản xuất: Địa bàn huyện Cần Giờ không tập trung nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp, không có khu công nghiệp cụm công nghiệp, chỉ có một số các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ với các ngành nghề ít có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường18. Trên địa bàn huyện có 67/67 cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ có phát sinh nước thải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: trên địa bàn huyện đa số quy mô hộ gia đình, chăn nuôi nhỏ lẻ, hoạt động không thường xuyên, rải rác tại các xã và không tập trung.

Kết quả quan trắc cũng cho thấy chất lượng nước biển ven bờ khu vực Cần Giờ nhìn chung vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Theo kết quả quan trắc nước biển ven bờ thuộc khu vực nuôi trồng thuỷ sản và bãi tắm trong năm 2017, hầu hết các chỉ tiêu (pH, DO, COD, KLN, Dầu mỡ, Coliform, thuốc trừ sâu hữu cơ) đều đạt quy chuẩn cho phép trừ chỉ tiêu amoni tại 6 vị trí 17

Niên giám Thống kê, 2015 Quyết định số 383/QĐ-UBND ngày 24 tháng 1 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về Phê duyệt danh mục và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2015-2016, huyện Cần Giờ không có cơ sở thuộc danh mục Cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

18

42


quan trắc khu vực nuôi trồng thủy sản (cửa sông Đồng Tranh, cửa sông Lòng Tàu, cửa sông Cái Mép, bãi Cần Thạnh, bãi 30/4, bãi Đồng Hòa)19.

Bên cạnh những thuận lợi trên, với địa bàn rộng, nhiều khu vực dân cư phân tán, cách biệt (xã đảo Thạnh An, ấp Thiềng Liềng) cũng gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý chất thải trên địa bàn huyện, đặc biệt là công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

Trên địa bàn huyện hiện có 81 điểm hẹn, 01 trạm trung chuyển chất thải rắn (trạm trung chuyển Bình Khánh với khối lượng tiếp nhận: 21,9 tấn/ngày). Trên địa bàn huyện hiện chưa có công trình tiếp nhận xử lý rác (các bãi chôn lấp hiện hữu) đã đóng cửa do hết công suất khai thác. Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước để xử lý. Đến nay, số hộ dân đăng ký thu gom rác tại 6 xã là 10.416/12.428, chiếm 83,8%20, còn lại 2.012 hộ thuộc khu vực nội đồng, xa khu dân cư chưa được tổ chức thu gom rác. Tại các khu vực này, huyện thực hiện tuyên truyền, vận động người dân phân loại chất thải, xử lý tại chỗ theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường (bán phế liệu, rác hữu cơ dễ phân huỷ làm phân bón và xã thu gom xử lý theo quy định đối với rác còn lại). Rác thải sinh hoạt trên xã đảo Thạnh An được thu gom, tập kết tại khu vực cầu phà và vận chuyển bằng ghe về khu xử lý tại Đa Phước dễ gặp các rủi ro sự cố môi trường.

Ngoài ra, hạ tầng thoát nước tại khu dân cư chưa hoàn chỉnh, dễ phát sinh các điểm ngập, tù đọng nước; tình trạng lấn chiếm kênh rạch còn phổ biến, ý thức bỏ rác đúng nơi quy định của một số người dân còn hạn chế… ảnh hưởng đến cảnh quan, vệ sinh môi trường tại một số khu vực dân cư trên địa bàn.

Trong thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường và huyện Cần Giờ có sự gắn kết chặt chẽ trong thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. - Góp ý, hướng dẫn, đôn đốc và giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình các xã lập và triển khai Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

- Triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng khu xử lý rác sinh hoạt và giải pháp xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường” trên địa bàn huyện Cần Giờ (được phê duyệt tại Quyết định số 4251/QĐ-UBND ngày 17/8/2016) và Quyết định số 3525/QĐ-UBND về phê duyệt chủ trương đầu tư bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng khu xử lý rác sinh hoạt 100 tấn/ngày tại xã An Thới Đông. Huyện Cần Giờ cũng đã chủ động kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ 19

Chỉ tiêu Amoni vượt từ 1,694 – 2,696 lần quy chuẩn cho phép (QCVN 10-MT:2015/BTNMT; giới hạn khu vực nuôi trồng thủy sản và khu vực bãi tắm0 20

Chưa tính thị trấn Cần Thạnh

43


trương đầu tư Khu xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn xã Thạnh An, với công suất với công suất 10 tấn/ngày.

- Phối hợp triển khai mô hình “Quản lý môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng” tạ i xã Thạ nh An, huyẹ n Cà n Giờ với mụ c tieu nang cao vai trò và tăng cường sự tham gia, phối hợp của của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là cộng đồng dân cư xã Thạnh An, huyện Cần Giờ trong giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương. Kết quả thực hiện trong năm 2018 đã góp phần chuyển hóa các điểm ô nhiễm, có nguy cơ ô nhiễm, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp trên địa bàn xã. Với định hướng phát triển Cần Giờ trong thời gian tới, đặc biệt là sự gia tăng dân số và phát triển về du lịch cùng với quá trình triển khai dự án Hệ thống công trình lấn biển và khu đô thị du lịch biển Cần Giờ, công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Cần Giờ cần được tiếp cận theo hướng tổng hợp, đa ngành, đa mục tiêu, liên vùng để hướng tới phát triển bền vững về mặt môi trường, sinh thái, kinh tế và xã hội. Trong đó, đối với công tác quản lý môi trường cần tập trung các nội dung sau: - Hoàn thiện hạ tầng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Tiếp tục tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên toàn địa bàn; Mở rộng đường dây thu gom, vận chuyển rác đến các khu vực nội đồng, xa khu dân cư, đảm bảo 100% chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện được thu gom và xử lý theo quy định; Định kỳ tổ chức điểm thu gom rác thải nguy hại hộ gia đình và vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật; Bố trí hợp lý, đầy đủ các thùng rác và nhà vệ sinh công cộng để phục vụ nhu cầu thải bỏ rác, giữ gìn vệ sinh môi trường, đặc biệt là tại các khu vực du lịch;

- Đẩy nhanh việc đầu tư công trình xử lý rác thải tại xã An Thới Đông và xây dựng đề án xử lý chất thải rắn trên địa bàn xã Thạnh An (và ấp Thiềng Liềng);

- Tiếp tục duy trì, giám sát hoạt động của các tổ tự quản về môi trường tại Thạnh An đồng thời nhân rộng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng cho các khu dân cư khác trên toàn địa bàn huyện;

- Duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường với các hình thức đa dạng kết hợp với tăng cường công tác xử phạt đối với các vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; Thường xuyên rà soát các điểm ô nhiễm do tồn đọng rác thải, nước thải và có giải pháp chuyển hoá thành các công trình xanh sạch đẹp; 44


- Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ khu vực Cần Giờ trong đó có tính toán đến các dự báo về áp lực đối với môi trường trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và du lịch của huyện.

45


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 12 năm 2018

BÁO CÁO THAM LUẬN ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH TỰU, KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ TRONG THỰC HIỆN CẤP NƯỚC SẠCH AN TOÀN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN GIỜ ******* Tại Hội nghị đánh giá thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Duyên Hải (Cần Giờ) kỷ niệm 40 năm sáp nhập Thành phố Hồ Chí Minh (29/12/1978-29/12/2018)

Kính thưa hội nghị!

Được sự cho phép của Ban tổ chức Hội nghị, thay mặt Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco), tôi xin phép được chia sẻ nhận định đánh giá của Sawaco về những thành tựu, khó khăn, mặt hạn chế còn tồn tại và đề xuất kiến nghị trong thực hiện cấp nước sạch an toàn bền vững trên địa bàn huyện Cần Giờ tại Hội nghị đánh giá thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Duyên Hải (Cần Giờ) kỷ niệm 40 năm sáp nhập Thành phố Hồ Chí Minh (29/12/197829/12/2018). Kính thưa Hội nghị!

40 năm qua kể từ ngày huyện Duyên Hải (Cần Giờ) sáp nhập Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Cần Giờ được Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm đầu tư rất lớn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội và ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân huyện từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển so với các quận, huyện của Thành phố.

Đối với lĩnh vực cấp nước cho người dân, Sawaco được biết những ngày đầu sáp nhập vào Thành phố, huyện Cần Giờ gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết nhu cầu nước sạch và nước hợp vệ sinh cho người dân do đặc thù địa bàn rộng lớn và bị ngăn cách bởi địa hình sông, rạch chằng chịt. Trước những khó khăn về nước sạch của dân, Thành phố, UBND huyện Cần Giờ đã kêu gọi xã hội hóa doanh nghiệp đầu tư và các tư nhân đầu tư nguồn nước (Nhà máy xử lý nước lợ), trạm cấp nước và hệ thống tuyến ống phân phối cấp nước sạch trực tiếp đến người dân thông qua phương thức Thành phố cấp bù giá nước sạch và cấp bù chi phí vận chuyển nước bằng sà lan. 46


* Giai đoạn trước năm 2011 Việc cung cấp nước sạch đến người dân do các Trạm cấp nước Nhà nước đầu tư và các Trạm cấp nước vệ tinh tư nhân nhỏ lẻ đầu tư theo hình thức xã hội hóa. Các Trạm vệ tinh cấp nước này đầu tư mạng phân phối cấp nước trực tiếp đến các hộ dân trên toàn huyện và lấy nguồn thông qua vận chuyển nước sà lan, ghe lòng chở nước lấy từ các họng nước của hệ thống cấp nước của Sawaco với tổng nhu cầu sử dụng khoảng 170.000 m3/tháng.

Tại thời điểm này có hơn 30 đơn vị cung cấp nước cho nhân dân toàn huyện. Tuy nhiên hạ tầng kỹ thuật hệ thống cấp nước của các Trạm cấp nước này hạn chế do chưa được đầu tư theo quy định Ngành, đã sử dụng lâu năm ít được đầu tư cải tạo và ngoài ra do nguồn nước cấp phụ thuộc vận chuyển từ sà lan nên chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng nước liên tục của người dân (Trạm cấp nước vệ tinh thường vận hành bơm nước vào một số khung giờ trong ngày vào mạng lưới để cấp cho người dân sử dụng).

Để đảm bảo người dân sử dụng nước theo giá chung của người dân Thành phố theo quy định, Thành phố phải dành một khoảng kinh phí cấp bù hàng năm khoảng 60 tỷ đồng (bao gồm chi phí vận chuyển sà lan và chi phí bù giá nước cho Trạm vệ tinh phân phối nước đến các hộ dân). Ngoài ra tại một số khu vực xa khu dân cư, người dân phải mua nước với giá cao hơn rất nhiều lần so với giá nước Thành phố quy định do chưa có hệ thống tuyến ống phân phối. Nhận định tình hình cấp nước giai đoạn trước năm 2011

Các Trạm vệ tinh cấp nước đầu tư theo hình thức xã hội hóa đã giải quyết cơ bản nhu cầu cấp thiết về sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn huyện Cần Giờ.

Thành phố phải hỗ trợ bù giá nước cho người dân sử dụng nước trên địa bàn huyện Cần Giờ khoảng 60 tỷ đồng/năm. Việc hỗ trợ bù giá nước để cung cấp nước chỉ là giải pháp tạm thời chưa phải là giải pháp mang tính ổn định, bền vững để đảm bảo nước sạch an toàn, liên tục cho người dân trên địa bàn huyện Cần Giờ.

UBND huyện Cần Giờ phải bố trí bộ máy quản lý việc cung cấp nước với các vệ tinh trên địa bàn và quản lý việc cấp bù giá nước.

Người dân trên địa bàn huyện sử dụng nước với chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế từ việc cung cấp nước của nhiều vệ tinh khác nhau đồng thời phụ thuộc vào hoạt động vận chuyển sà lan nên khi sà lan có sự cố dẫn đến thiếu nước xuất hiện tình trạng người dân phải mua nước với giá cao tại một số nơi trên địa bàn. * Giai đoạn trước năm 2011-đến nay

Được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Thành phố, lãnh đạo UBND huyện Cần Giờ, Thành phố giao cho Sawaco đầu tư dự án bằng nguồn ngân sách tuyến ống truyền tải chính dẫn nước về Cần Giờ với kinh phí gần 700 tỷ đồng. Dự án được Sawaco hoàn thành và đưa vào sử dụng 04/2011 với tổng chiều dài tuyến 47


ống truyền tải là 41.916m (đặc biệt có 02 tuyến siphong băng Sông Soài Rạp và sông Tắc Sông Chà) với mục tiêu thay thế phương thức cấp nước từ sà lan, giảm cấp bù từ ngân sách, người dân Cần Giờ được sử dụng nước an toàn, liên tục, được phục vụ dịch vụ cấp nước, giá nước theo quy định chung của Thành phố. Ngoài ra, thực hiện chủ trương Thành phố tại các công văn số 724/UBND-ĐT ngày 16/2/2017 và công văn số 6209/UBND-ĐT ngày 09/10/2017, giao Sawaco ưu tiên phát triển mạng lưới cấp nước trên địa bàn huyện Cần Giờ nhằm hoàn thiện mạng lưới cấp nước và giảm cấp bù từ ngân sách. Cụ thể Sawaco đã đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước như sau:

+ Trong giai đoạn 2011-2017, Sawaco đã đầu tư 09 dự án phát triển 73.925m ống với tổng kinh phí khoảng 119 tỷ đồng để thay thế phương thức cấp nước từ sà lan qua đó đã góp phần giảm dần kinh phí cấp bù hàng năm từ ngân sách Thành phố từ 60 tỷ/năm giảm còn khoảng 25-27 tỷ/năm.

+ Giai đoạn 2018-2019: Sawaco đang tiếp tục triển khai đầu tư 14 dự án phát triển mạng tại các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Cần Thạnh, Long Hòa với tổng mức đầu tư khoảng 190 tỷ đồng (dự kiến phát triển thêm 92.271m ống). Các dự án này khi hoàn thành sẽ cơ bản thay thế phương thức cấp nước bằng sà lan tại các xã trên địa bàn (trừ xã Thạnh An), thay thế mạng cấp nước các vệ tinh hiện hữu theo yêu cầu UBND huyện và theo lộ trình bàn giao vùng cấp nước cho Sawaco.

* Thành quả đạt được đến cuối năm 2018: Đến nay tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch trên địa bàn huyện Cần Giờ về cơ bản đạt 100% hộ dân sử dụng nước sạch; tuy nhiên tỉ lệ đạt 100% phải được thực hiện qua nhiều phương thức cấp nước. Cụ thể: + Phương thức 1: cấp nguồn trực tiếp từ tuyến ống Sawaco có 13.921/18.701 hộ chiếm 74,44% (gồm Sawaco bán sỉ qua đồng hồ tổng cho 08 Trạm cấp nước vệ tinh và Trạm cấp nước Sawaco-Xí nghiệp Cấp nước Cần Giờ cấp nước trực tiếp đến các hộ dân). + Phương thức 2: cấp nguồn từ sà lan thông qua Trạm cấp nước vệ tinh cấp nước trực tiếp đến các hộ dân có 4.345/18.701 hộ chiếm 23,23%. + Phương thức 3: cấp nguồn từ sà lan thông qua điểm đổi lẻ (bồn chứa nước tâp trung) cấp nước đến các hộ dân có 435/18.701 hộ chiếm 2,33%. (Số liệu Phòng quản lý đô thị cung cấp tại cuộc họp giao ban ngày 22/8/2018).

Như vậy, hiện còn khoảng 4.780/18.701 hộ chiếm 25,56% số hộ còn được cấp nước từ nguồn sà lan mà Thành phố còn phải cấp bù từ ngân sách Nhà nước. * Giai đoạn năm 2019-2020

Trước thực trạng cấp nước còn tồn tại, được sự quan tâm của Thành phố và kiến nghị của UBND huyện, của Sawaco nhằm đảm bảo cấp nước an toàn bền vững trên địa bàn huyện. Ngày 06/06/2018 Văn phòng UBND Thành phố đã có thông báo số 344/TB-VP thông báo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Thành phố 48


Trần Vĩnh Tuyến về chủ trương Thành phố sẽ tiếp tục bố trí vốn ngân sách để đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển mạng lưới cấp nước nhằm hoàn thiện hệ thống cấp nước Cần Giờ. Kính thưa hội nghị!

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác cấp nước sạch còn có những bất cấp khó khăn, hạn chế như sau:

Với mục tiêu đảm bảo cung cấp nước sạch trực tiếp, an toàn, liên tục đến người dân và giảm cấp bù từ ngân sách giai đoạn 2019-2020, việc đầu tư phát triển mạng cấp nước cần nguồn vốn đầu tư lớn do đó Sawaco gặp khó khăn về nguồn vốn để đầu tư phát triển đồng bộ, hoàn thiện hệ thống cấp nước trên địa bàn huyện Cần Giờ đoạn 2019-2020.

Công tác bàn giao vùng cấp nước cho Sawaco còn chậm so với tiến độ đề ra nguyên nhân chủ yếu do chưa có cơ chế giải quyết bồi thường, hỗ trợ vệ tinh ngưng hoạt động. Hiện nay, một số khu vực như xã Tam Thôn Hiệp và xã An Thới Đông, Sawaco đã hoàn thiện hệ thống cấp nước và có thể tiếp nhận thay thế mạng cấp nước của vệ tinh và cấp nước trực tiếp cho người dân nhưng chưa thể thực hiện bàn giao cho Saawco do chưa giải quyết bồi thường, hỗ trợ vệ tinh ngưng hoạt động. Trong quá trình tiếp nhận vùng cấp nước và đầu tư thay thế mạng cấp nước vệ tinh, việc triển khai các dự án cần có thời gian thực hiện đầu tư theo quy định trong khi việc cấp nước cho người dân phải liên tục do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các vệ tinh và người dân để có kế hoạch, lộ trình bàn giao phù hợp tránh trường hợp các vệ tinh đồng loạt ngưng cung cấp nước làm ảnh hưởng cấp nước cho người dân trong khi các dự án chưa kịp triển khai. Sawaco và các vệ tinh chưa thống nhất giá bán sỉ mới làm ảnh hưởng đến doanh thu để đảm bảo chi phí vận hành, quản lý hệ thống cấp nước cũng như duy tu, bảo trì, đầu tư phát triển mạng. Ngoài ra, hiện nay các vệ tinh mua sỉ nước sạch với Sawaco còn chậm thanh toán tiền nước cho Sawaco điều này có thể ảnh hưởng đến việc cấp nước liên tục, bền vững cho người dân trong vùng. Kính thưa hội nghị! Nhân hội nghị này, Sawaco cũng xin đề xuất, kiến nghị một số nội dung nhằm phục vụ tốt hơn nhiệm vụ cấp nước sạch cho người dân và cho mục phát triển kinh tế của huyện như sau: 1. Từ nhận định trong những năm qua về tính hiệu quả khi đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống cấp nước góp phần giảm cấp bù giá nước hàng năm từ ngân sách, qua đó Sawaco kiến nghị UBND Thành phố xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách phải cấp bù cho giá nước hàng năm cân đối bố trí nguồn vốn cấp cho Sawaco để đầu tư, xây dựng hoàn thiện hệ thống cấp nước Cần Giờ giai đoạn 2019-2020 do Sawaco gặp khó khăn về vốn đầu tư. 49


2. UBND Thành phố và Sở Ngành liên quan sớm xem xét cơ chế giải quyết bồi thường, hỗ trợ Trạm cấp nước vệ tinh ngưng hoạt động để công tác bàn giao vùng cấp nước và triển khai thay thế mạng cấp nước vệ tinh theo lộ trình đề ra. Trên đây là một số ý kiến tham luận của Sawaco tại tại Hội nghị đánh giá thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Duyên Hải (Cần Giờ) kỷ niệm 40 năm sáp nhập Thành phố Hồ Chí Minh (29/12/1978-29/12/2018) nhằm góp phần vào mục tiêu chung phát triển kinh tế xã huyện Cần Giờ trong thời gian tới theo định hướng quy hoạch phát triển của Thành phố trên địa bàn huyện Cần Giờ.

50




Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.