MACBA Museu d'Art Contemporani de Barcelona - Richard Meier

Page 1

RICHARD MEIER Museu d’Art Contemporani de Barcelona



RICHARD MEIER Museu d’Art Contemporani de Barcelona



Richard Meier

01

Giới thiệu tác giả

02

Công trình tiêu biểu

Museu d’Art Contemporani de Barcelona

03

Tổng quan về công trình

04

Hồ sơ kỹ thuật

05

Phân tích chuyên sâu

5


Richard Meier

6


7


01

Giới thiệu tác giả RICHARD MEIER Ngày sinh: 12/10/1934 Nơi sinh: Newark, New Jersey, Hoa Kỳ Ông là người gốc Do Thái, học tại đại học Cornell, nơi ông tốt nghiệp năm 1957, khi học xong ông chuyển tới Châu Âu, nơi ông có cơ hội gặp Le Corbusier, người sẽ có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc của ông sau này. Khi trở về Hoa Kỳ nơi ông làm việc cho một số văn phòng của các kiến trúc sư, bao gồm cả Skidmore, Owings, Merrill và Marcel Breuer, cho đến năm 1963 ông đã mở văn phòng kiến trúc sư trong căn hộ của mình tại New York, công trình đầu tiên của ông là nhà của bố mẹ ông tại Essex Fells, New Jersey. Từ 1962 đến 1973, song song với hoạt động thiết kế bên ngoài, Richard Meier còn tham gia giảng dạy tại Trường Khoa học và nghệ thuật cao cấp (Cooper Union for the Advancement Science and Art), tại Đại học Yale (1975-1977) và Đại học Harvard (1980-1991). Ông là một thành viên của nhóm New York Five gồm có 5 kiến trúc theo chủ nghĩa Hiện đại với việc sử dụng các yếu tố thuần khiết (hình khối, màu sắc) của kiến trúc. Không gian kiến trúc của ông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Le Corbusier. Giải thưởng: Giải thưởng Pritzker (1984) Huy chương vàng AIA (1997) Thành tựu trọn đời A+ (2013)

8


9


10


Ngay từ đầu, Meier đã đi theo một dòng nhất định và vĩnh viễn trong các dự án của mình. Meier luôn quan trọng sự rõ ràng của đường nét, sự hài hòa, không gian và ánh sáng và việc sử dụng màu trắng, nhất quyết phải là màu trắng. Việc tổ chức các tòa nhà dựa trên các mô hình hình học tuân theo các điều kiện của môi trường xung quanh và giúp sắp xếp các không gian bên trong và bên ngoài. Trong đại đa số, tòa nhà của Meier có màu trắng, màu sắc được coi là tinh khiết nhất vì nó tập hợp tất cả những thứ khác và thay đổi tông màu của nó theo ngày.

11


Đặc điểm kiến trúc của Richard Meier đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nhưng cuối cùng nó ổn định theo mô hình được nghiên cứu theo các phương diện sau: a.Hình thể Thiết kế của Richard Meier là những hình khối rõ nét mang những triết lí độc đáo trừu tượng. Sử dụng kết hợp nhiều hình khối cơ bản và các phép biến hình. Sử dụng nhiều lớp mặt đứng cùng với cấu trúc hệ lưới. b.Màu sắc Các tòa nhà của Meier gần như chỉ có một màu trắng từ trong lẫn ngoài. Sự vắng mặt của màu sắc khác cho phép người xem tâp trung vào cấu trúc hình khối cơ bản của tòa nhà. Qua đó làm nổi bật hình khối vật chất của công trình. c. Ánh sáng Nhưng bức tường trắng phẳng và hình dạng của cấu trúc tạo ra một sự tương tác năng động giữa ánh sáng và bóng tối. Tính mờ của công trình cho phép đón được nhiều ánh sáng tự nhiên.

12


13


14


15


Các công trình ông tạo ra đều mang giá trị bền vững, chúng không chỉ là những kiệt tác kiến trúc mà còn là đại diện cho một thời kỳ lịch sử. Nét đặc trưng và đặc thù của chúng sẽ luôn nhắc nhớ những con người tương lai về một thời kỳ lừng lẫy của kiến trúc, của chủ nghĩa hiện đại.

16


17


18


19


02

Công trình tiêu biểu

Douglas House Harbor Springs, Michigan 1971 - 1973

20


21


Smith House Darien, Connecticut 1965 - 1967

22


Saltzman House East Hampton, New York 1967 - 1969

23


The Atheneum New Harmony, Indiana 1975 - 1979

24


High Museum of Art Atlanta, Georgia 1980 - 1983

25


The Getty Center Los Angeles, California 1984 - 1997

26


Neugebauer House Naples, Florida 1995 - 1998

27


28


Jubilee Church Rome, Italy 1996 - 2003

29


Museu d’Art Contemporani de Barcelona

30


31


03

Tổng quan về công trình

MACBA là bảo tàng nghệ thuật đương đại nằm ở quảng trường ở El Raval, Ciutat Vella, Barcelona, Catalonia, Tây Ban Nha. Năm 1959,nhà phê bình nghệ thuật Alexandre Cirici Pellicer đã thành lập nhóm nghệ sĩ đương đại trong một loạt 23 triển lãm với hy vọng bắt đầu một bộ sưu tập cho một bảo tàng nghệ thuật đương đại mới ở Barcelona. Mãi đến năm 1986, Hội đồng thành phố Barcelona mới đề nghị kiến ​​trúc sư người Mỹ Richard Meier & Partners (1987 -1995) thiết kế bảo tàng. Các nhà phê bình nghệ thuật Francesc Miralles và Rosa Qu bến được thuê để viết xác nhận về nhiệm vụ của bảo tàng. Năm 1987, Quỹ MACBA được thành lập. Trong năm tiếp theo, Quỹ MACBA, kết hợp với Generalitat de Catalunya và Hội đồng thành phố Barcelona ​​đã thành lập Hiệp hội MACBA để tiếp tục đẩy sâu về quá trình hình thành bảo tàng. Hiệp hội ủy thác cho Meier vào cuối năm đó để xây dựng bảo tàng. Đây là một vấn đề gây tranh cãi khi xem xét rằng bảo tàng không có bộ sưu tập tại thời điểm xây dựng. Bảo tàng mở cửa cho công chúng vào năm 1995. Vào năm 2014, bảo tàng đã được mở thêm một phòng họp cho các chương trình hoạt động, bao gồm một nhà nguyện từ thế kỷ 15 đã được chuyển đổi cùng với hai đại sảnh, tổng diện tích khoảng 21.500 feet vuông, tương đương với quảng trường trung tâm Plaça dels Angels.

32


33


34


35


36


Sau khi hoàn thành công trình, truyền thông địa phương gọi bảo tàng là Đá ngọc trai giữa các kiến ​​trúc cũ và những con đường hẹp chỉ cách trung tâm kiến ​​trúc Gothic của Barcelona vài dãy nhà. Phong cách kiến ​​trúc của tòa nhà có liên quan mạnh mẽ đến Chủ nghĩa hiện đại . Tòa nhà lớn màu trắng (120 x 35 mét) với mặt đứng phía nam được tráng men, tạo ra một khung cảnh ngắm nhìn khắp quảng trường và cho phép nhiều ánh sáng tự nhiên chiếu sáng các phòng trưng bày bên trong. Bảo tàng có ba phòng trưng bày chính, có thể được chia nhỏ, cũng như năm phòng trưng bày nhỏ hơn, một trong số đó là trong một tòa tháp. Năm 1985, đối với khu vực này, Barcelona đã đề xuất dự án có tên là “Dal Liceo al Seminario”, liên quan đến việc phá hủy các bộ phận của đô thị bao gồm những con đường hẹp và các tòa nhà chung cư đông đúc, và xây dựng các tòa nhà giá trị lớn hơn về lợi ích văn hóa. Mục đích là làm cho khu phố trở thành trung tâm tập trung, tăng cường sự hấp dẫn của khu phố và ủng hộ sự phục hồi của nó. Mục đích ​​để cho phép mọi người kết nối các trung tâm thu hút này. Và trong kế hoạch này, MACBA đã được xây dựng. Việc phá hủy các tòa nhà dân cư cũ từ thế kỷ XVII - XIX tạo ra một không gian rộng mở.

37


04 Hồ sơ kỹ thuật

38


39


40


Phác thảo sơ bộ 41


42


43


Mặt bằng tầng 1

44


Mặt bằng mái

45


Mặt bằng tầng 2

46


Mặt bằng tầng 3

47


Mặt đứng hướng Nam

Mặt đứng hướng Bắc

48


Mặt cắt qua khối trụ

Mặt cắt qua các phòng trưng bày

49


Isometric

50


51


Concept

Bối cảnh

Hình khối

Cấu trúc bao che

Không gian lưu thông chính

52


Nguyên lý hoạt động

Kết cấu

Không gian lưu thông

Khối hoạt động chính

53


Khán phòng

Mặt bằng khán phòng

54


Mặt bằng khán phòng

55


05

Phân tích chuyên sâu

Sơ đồ chức năng

56

Sảnh

Quầy lễ tân

Khu trưng bày

Cầu thang

Khu văn phòng

Khu trưng bày bổ sung

Thang máy

Hiệu sách

Khu trưng bày đặc biệt

Cafe

Khu vệ sinh

Phòng kĩ thuật

Phòng tạp vụ

Phòng hội nghị

Hành lang


Tầng 1

Tầng 2

Tầng 3

57


Giao thông

Giao thông đứng Khách tham quan Nhân viên

Tầng 1

Tầng 2

Tầng 3

58


Giao thông thoát hiểm

Giao thông đứng Lối thoát hiểm

Tầng 1

Tầng 2

Tầng 3

59


Sảnh chính

Để đến không gian trưng bày, du khách phải đi qua phần sảnh có hình trụ, được chiếu sáng từ trên trần, dẫn tới đường dốc nối liền ba tầng, với góc nhìn ra phía quảng trường Plaça dels Àngels về phía Nam. Sảnh lớn, cùng với những hành lang được lát gạch trong suốt, cho phép du khách có thể tiếp cận sau không gian liên hoàn với các cốt cao độ liên tiếp. Đây là điểm bắt đầu của một lối đi kết nối với khu vườn phía sau tòa nhà và chia tầng trệt thành hai khu vực: một mặt, các khu vực riêng tư, cửa hàng sách và cửa hàng bảo tàng; mặt khác, sảnh dẫn đến các phòng triển lãm.

60


61


62


Đường cong mang ngôn ngữ của Meier tạo nên một bộ sưu tập có chức năng như một trung tâm chính của tòa nhà. Không gian tiếp cận tạo ra cảm giác về sự hướng tâm, đồng nhất ánh sáng tự nhiên trong mọi môi trường. Cùng với sự rỗng của khối tròn, sảnh chính tạo ra yếu tố giao tiếp giữa không gian bên trong và bên ngoài. Trong không gian này, các chức năng tiếp nhận và định hướng được đặt cho toàn bộ tòa nhà. Hình dạng mềm và cong đi kèm với cách tiếp cận vào môi trường liên kết chính giữa 3 tầng triển lãm của tòa nhà. Sảnh của công trình được bố trí quầy gửi mũ áo (cũng như hành lí) cho khách tham quan.

63


Khu vực giao thông chính

Cấu trúc giao thông xuyên phòng, lối đi hành lang bên, hành lang giữa chạy dài nối tiếp nhau, liên kết sảnh và cụm chức năng theo 3 tuyến: tuyến thẳng, tuyến tự do và tuyến cong. Khu vực giao thông chính được tổ chức các hành lang nghỉ trực tiếp thông qua phòng trưng bày và cầu thang lên tầng trên. Những không gian dành cho mục đích gỉai lao , phục vụ cho việc nghỉ ngơi giữ những buổi diễn hoặc chờ vào xem. Tại những không gian này, ông đã bố trí các khối quầy giải khát, các chô nghỉ ngơi thư giãn, hoặc khi cần có thể sử dụng không gian làm triển lãm, chuyên đề. Đông thời che mưa nắng không gian chuyển tiếp và tăng hiệu quả thẩm mỹ cho công trình.

64


65


66


Cầu thang xoắn được bố trí ngay cạnh sảnh nhằm nhấn mạnh và dễ thấy từ phía lối vào công trình và đảm bảo từ phòng xa nhất nằm ở hành lang cụt đến một cầu thang bất kỳ ( không quá 25m). Ngay cạnh đó là đường dốc thoải liên kết chính giữa 3 tầng của phòng triển lãm trong tòa nhà. Hình thức hai vế song song và có chống trượt ở giữ nhằm phục vụ tốt cho người tàn tật và vận chuyển đồ đạc thiết bị nặng. Một kiểu đi dạo dẫn khách tham quan nhìn từ bên trong tòa nhà phía trước và ngược lại, trong mối quan hệ qua lại giữa bên trong và bên ngoài.

67


Khu trưng bày

Các phòng triển lãm được Richarđ Meier thiết kế có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, để thích nghi tốt nhất với đặc điểm của Bảo tàng. Khu vực trưng bày chứa những sản phẩm đa dạng và khác nhau, và có nhiều kích cỡ được sắp xếp theo ba cấp độ, tạo ra những khoảng không gian gần gũi và tràn ngập ánh sáng mặt trời. Bằng cách phân tích mặt cắt, chúng ta có thể quan sát sự sắp xếp của 6 mặt phẳng thẳng đứng đóng vai trò là bộ lọc cho ánh sáng và đặc biệt làm phong phú thêm khu vực trưng bày.

68


69


70


Phòng lớn, được quay quanh bằng các không gian nhỏ như: WC và WC cho người khuyết tật, phòng tạp vụ và các khu vực cầu thang phụ. Đây là mối quan hệ phụ thuộc, mạnh dạn và trực tiếp. Đồng thời, khu vực trưng bày liên hệ trực tiếp không có yêu cầu cách lý cao giữa các không gian khác tạo nên một hệ thống không gian phong phú, nhiều đột biến bất ngờ. Phía trên các không gian lớn được kết hợp tổ chức không gian vạn năng và chỉ đưuọc ngăn chia không gian theo kiểu vách nhẹ.

71


Khu kết nối

Khu vực kết nối là cầu nối giữa hai hình khối tạo nên bố cục hình khối hoàn chỉnh. Đây là giải pháp phân khu trong một tổng thể kiến trúc liên thông, liên hoàn. Theo cách này công năng trưng bày chính được bố trí trong từng không gian ở một khoảng cách không quá xa được lối liền nhàu bằng hệ thống hành lang cầu để tiếp nối đến không gian trừng bày bổ sung. Từ đó hình khối, quan điểm của KTS được nhấn mạnh, những khuyết điểm được giảm nhẹ, tạo ra sự thông nhất liên hoàn không gian lẫn hình khối.

72


73


74


Tạo hình khối kiến trúc đồ sộ, liên hệ giữu các bộ phận sẽ thuận tiện và mục đích người sử dung được linh hoạt. Các khối nhà cao tầng thật sự hiện đại đã được bố cục rất khéo léo tạo ra một hệ thồng quần thể không gian liên hoàn gợi cảm, có sự kết hợp đan xen phong phú với các đường giao thông dưới mặt đất và trên cao rất ngoạn mục và đầy ấn tượng.

75


Khu văn phòng

Liên hệ khối chính của bảo tang, các khu vực văn phòng, dịch vụ và trung tâm tài liệu được bố trí tách rời so với khu trưng bày. Trong khu vực đó được thiết kế tổ chức làm việc theo kiểu từng nhóm hoạt động. Richard Meier đã thiết kế các khu vực đó dựa trên bố cục tạo hình trên mặt bằng và có những giải pháp không gian độc đáo. Nó tách thành khối độc lập để đảm bảo sự yên tĩnh, biệt lập. Đồng thời, bảo tàng được sử dụng những vách ngăn và những không gian lưu thông liên hoàn để cách ly một chặt chẽ nhưng dễ hòa nhập.

76


77


Ánh sáng

Tầng 1

Tầng 2

Tầng 3

Bản vẽ phân tích các điều kiện MACBA sử dụng ánh sáng làm nguyên tắc tổ chức 78


Giếng trời

Tường che khuất ánh sáng Sàn kính Ánh sáng nhẹ hơn thông qua bức tường kính

Cột ánh sáng

Các bề mặt khác nhau tạo các trải nghiệm không gian ánh sáng đa dạng

Ánh sáng tự nhiên

Tự nhiên

Tự nhiên + Nhân tạo

Nhân tạo

Đánh giá không gian qua các nguồn sáng đặc trưng của chúng 79


80


Ánh sáng là một trong số các yếu tố quan trọng trong các sáng tác của Meier và cũng là yếu tố chính tạo nên sự thánh công của MACBA. Ánh sáng được tận dụng một cách triệt để. Một loạt giếng trời được thiết kế dọc theo mái của tòa nhà, sàn nhà lát bằng kính hộp mờ cho phép ánh sáng lọc từ tầng này sang tầng khác trong toàn bộ cấu trúc. Meier lấy cảm hứng trực tiếp từ khu phố Gothic, nơi những con đường quanh co cắt ngang qua một khối dày đặc của các tòa nhà bằng đá nặng. Ánh sáng mặt trời chiếu xuống từ những khe hở hẹp làm tăng thêm sức sống cho các bề mặt thẳng đứng. Đáng chú ý nhất là bức tường kính ở phía NWam cho phép ánh sáng tiếp cận vào khu vực hành lang dốc nối 3 cấp độ của công trình.

81


Khán phòng

82


Khán phòng là không gian công cộng duy nhất của MACBA nằm ở tầng hầm của tòa nhà. Khán phòng được xây dựng vào năm 2004, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về một không gian cho các hoạt động riêng có tính linh hoạt về chức năng, với quyền truy cập trực tiếp từ bên ngoài, đông thời có thể mở rộng bề mặt và nâng cấp các điều kiện cơ sở, đặc biệt là ở nhu cầu nghe nhìn.

83


Du khách có thể tiếp cận khán phòng trực tiếp từ Quảng trường Joan Coromines hoặc tiếp cận qua các thang từ bên trong bảo tàng. Đây là nơi diễn ra các buổi thuyết trình tác phẩm, hội thảo, hội nghị, chiếu phim và một số hoạt động khác. Với các thiết bị công nghệ mới nhất, khán phòng này cho phép nhiều cấu hình truy cập vào tùy thuộc vào từng loại hoạt động.

84


85


Phòng chính có sức chứa 200 người với diện tích 200m2. Do yêu cầu chức năng, các bức tường tối, được lắp đặt một dải gỗ có khả năng hấp thụ âm thanh tốt. Đồ nội thất có thể tháo rời cho phép sử dụng linh hoạt không gian, để có thể tổ chức các hội nghị, rạp chiếu phim, buổi hòa nhạc và các hoạt động nghệ thuật khác nhau.

86


87


Tài liệu tham khảo

https://www.archiweb.cz/en/b/macba-museu-d-art-contemporani-de-barcelona?fbclid=IwAR1oWPt73u_Iq384uwiaYoYZU6hENi75pH5u6ZDAF-_TAme--9pZwXe_SH4 https://www.plataformaarquitectura.cl/cl/02-246412/cl-sicos-de-arquitectura-museo-mac-de-barcelona-richard-meier-partners-architects-llp https://www.macba.cat/en/?gclid=CjwKCAiAi4fwBRBxEiwAEO8_HoysUYL2NePwHOuLvqHTi4c1Mizv7BhM1eL5m1TKs43I5Ju3DJ2POhoCkIYQAvD_BwE https://www.richardmeier.com/?projects=barcelona-museum-of-contemporary-art-2 https://en.wikipedia.org/wiki/Richard_Meier https://issuu.com/tropicspace_library/docs/macba?fbclid=IwAR1_3XY1s7-bjHmM3ziRJzPJgTuvMicseN3maPxDe3U9_fDPkt8ToDhNRZE https://www.flickr.com/photos/molinary/4067051812/in/photostream/?fbclid=IwAR0u_we-xncAZa1LZogndJpe0fNyUKf1uYToDMvbAPLbSBahzlPOD6Yeec0 https://www.citytoursbarcelona.com/castellano/series-de-fotos/macba?fbclid=IwAR2P4cwgKFe9W3NeDltFwzbGmaW1EUIEIroGFcLvg1Myh3MX-wrOygVr1lw http://www.sobatchelor.com/portfolio/the-macba-series-part-a/

88


89


Nhóm sinh viên thực hiện Nguyễn Công Tuân Nguyễn Thu Hằng Phùng Thu Phương Nguyễn Duy An Đỗ Phương Mai




Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.