CONTENTS
TABLE OF
6 LETTER FROM EDITOR | BREAD ISSUE THƯ BAN BIÊN TẬP | CHUYÊN ĐỀ BÁNH MÌ
18 LIKE & SHARE | BREAD REPORT THÍCH VÀ CHIA SẺ | ĐIỂM TIN BÁNH MÌ
10 HISTORY | STORY ABOUT BREAD LỊCH SỬ | CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC BÁNH MÌ
15 STORY | VIETNAMESE SANDWICH IN USA CÂU CHUYỆN | BÁNH MÌ VIỆT Ở MỸ
19 STORE | FAVOURITE VIETNAMESE SANDWICH RESTAURANT IN LONDON CỬA HÀNG | CÁC CỬA HÀNG BÁNH MÌ VIỆT ĐƯỢC YÊU THÍCH Ở LONDON
BREAD STORY
MỘT MẪU BÁNH MÌ .18 BREAD OF LOVE .22 BÁNH MÌ LÀM SAO QUÊN .26
30 MENU SUMMARY TÓM TẮT THỰC ĐƠN
4 breadaholics magazine | table of contents
breadaholics magazine 5
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI THẾ GIỚI CỦA BREADAHOLICS Trong dịp lễ Giáng sinh và Tết dương lịch vừa qua, bánh mì Việt là một trong những món ăn nhanh bán chạy nhất tại Mỹ. Sau khi đã chán ngấy vị ngọt của bánh kẹo, người Mỹ ra đường tìm kiếm những món ăn lạ miệng và phát hiện ra bánh mỳ Việt. Các quán bánh mì Việt Nam tại Mỹ bỗng nhiên đắt hàng đột biến khiến mục ẩm thực của tạp chí Boston phải đưa một tin bài về món ăn nhanh khoái khẩu mới của dân Mỹ. Bánh mì được coi là “thuốc giải độc” cho những ai đang phát ngấy vị ngọt của bánh kẹo sau ngày lễ tết. Bánh mì là một món ăn tổng hoà những đặc trưng tinh tế của hai nền ẩm thực Việt - Pháp, được đánh giá là phù hợp để ăn… cả ngày mà không thấy chán, từ bữa sáng, bữa trưa tới các bữa ăn nhẹ trong ngày. Bánh mì Việt vừa có tinh bột, chất đạm lại có chất xơ là các loại rau ghém đi kèm nên được xếp vào một trong những loại thức ăn nhanh tốt cho sức khoẻ. Vừa nhanh gọn, vừa ngon - bổ - rẻ, đó là những lý do khiến người Mỹ đổ xô tới các cửa hàng bánh mì Việt Nam để thưởng thức món ăn đường phố quen thuộc của người Việt trong những ngày đông lạnh. Bánh mì Việt Nam giòn ngon tới mức bài báo còn nhắc nhở người ăn hãy cẩn thận vì bánh giòn quá có thể khiến vụn bánh bám vào áo. Phần nhân bên trong được miêu tả bằng những tính từ như “mềm mại, xốp ẩm, thơm ngon” với những hương vị đa dạng của patê, giăm bông, xúc xích, giò chả… và những loại sốt do bạn tuỳ ý lựa chọn như mayonnaise, tương ớt, tương đen hay nước sốt. Mời bạn cùng thưởng thức những câu chuyện có trong quyển tạp chí “mini” đang cầm trên tay và nhâm nhi những món ngon từ bánh mì Việt của chúng tôi nhé...
BREADAHOLICS
6 breadaholics magazine | letter from editor
breadaholics magazine 7
----- ------- ----- --- ----- --- ----- ------------------------------------------------------------------------------------
bánh mì của Pháp. Trong khi đó, các nguyên liệu bên trong như xá xíu, thịt heo nguội, lại có nguồn gốc từ Trung Quốc. Riêng các loại thảo mộc và gia vị rõ ràng là đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Mức giá trung bình của một ổ bánh mì là khoảng 15.000 đồng. Và một điều thú vị mà tờ báo này viết là: “Sẽ không mấy người biết được rằng món sandwich ngon nhất thế giới không phải được tìm thấy ở thành phố Rome, Copenhagen hay New York, mà nó ở Việt Nam.” Điều này đã khiến rất nhiều người rất bất ngờ, mặc dù trước đây, món bánh mì Việt Nam của chúng ta được rất nhiều trang báo nước ngoài giới thiệu, nhưng để trở thành một món ăn đường phố, hấp dẫn và được nhiều người thích nhất thế giới là chuyện khó mà tưởng tượng được đúng không nào? Có thể theo dõi thêm thông tin tại:
www.kenh14.vn
THE BEST STREET FOOD Mới đây, tờ báo hàng đầu Anh - The Guardian đã đăng tải bảng xếp hạng 10 món ăn đường phố ngon và hấp dẫn du khách nhất thế giới. Trong đó, món bánh mì của Việt Nam chúng ta đã vượt qua cả món súp mì của Myanmar, daulat ki chaat của Ấn Độ, phat kaphrao của Thái Lan, bánh burek của Bosnia Herzegovina và bánh tamales của Mexico,... Ngoài ra trên trang du lịch nổi tiếng của Mỹ này còn dành hẳn một bài viết khá dài để giới thiệu về món bánh mì của chúng ta. Bài viết ghi rằng, món bánh mì là một sản phẩm được giao lưu văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia. Chẳng hạn như chiếc bánh mì nướng giòn, rất giống với các loại
8 breadaholics magazine
| like & share
YAKITATE!! JAPAN
Vua bánh là 1 bộ manga khá hay và vừa lãnh giải manga hay nhất trong năm 2006. Câu chuyện xoay quanh Kazuma một cậu bé nông thôn thật thà hiền lành tốt bụng trong quá trình đi tìm tòi sáng tạo ra những chiếc bánh mỳ đậm chất Nhật Bản ( Vua bánh mì nhật bản ). Trên con đường làm bánh mỳ, kazuma đã gặp đc những người bạn tốt bụng và họ cũng là những thợ bánh mỳ chuyên nghiệp. Nhóm bạn đã cùng nhau chống lại những âm mưu đen tối của ông chủ cửa hàng bánh mỳ st’pirre và tham gia cuộc chiến 24’ để lấy lại công ty Pantasia.
--------- ----- ----- --- ----- --- ----- ----------------------------------------------- -----------------------------------
NGƯỜI MỸ BÁN BÁNH MÌ VIỆT
Những người bên cạnh chúng ta, hầu như ai cũng cất giữ một bí mật nào đó phía sau họ. Một tân sinh viên trường kinh tế đột nhiên bỏ học trở thành cô thợ bánh, ngoài làm bánh ra thì không còn quan tâm tới bất cứ một điều gì khác. Một chàng người mẫu ngôi sao tưởng như vẻ bề ngoài tỉ lệ nghịch với trí thông minh hóa ra lại từng là thủ khoa ngành Hóa học của một trường nổi tiếng. Một chàng giám đốc đẹp trai lúc nào cũng lạnh lùng, trầm tĩnh mang trong mình hai dòng máu Pháp-Việt… Tất cả những người trẻ này, với bí mật của riêng mình sẽ cùng xuất hiện trong một câu chuyện đẹp và thú vị đến ngỡ ngàng về tình yêu, đam mê, lý tưởng sống, sự hy sinh và khao khát tự do… Vừa trở về từ Paris, Vi An đã tham gia vào một cuộc thi tuyển lạ lùng và đầy cam go để trở thành cô thợ bánh chính thức của nhà hàng Moon Harvest. Ớ đó, cô vướng vào một mối quan hệ đồn thổi với giám đốc nhà hàng Elton Trần, một chàng trai có đôi mắt xanh quyến rũ nhưng lạnh lùng, người luôn muốn khẳng định tài năng của Vi An thông qua các thử thách mà anh đặt ra. Để tiện cho công việc, Vi An cho thuê lại căn nhà cũ của mình để dọn tới ở một chung cư nằm trong trung tâm thành phố. Người hàng xóm mới, cũng chính là người đã thuê lại căn nhà của cô là người mẫu, diễn viên nổi tiếng Quang Hải. Sau nhiều lần chạm trán bất ngờ và vô số hiểu lầm về đối phương, mối quan hệ tưởng như hờ hững giữa cô thợ bánh vô danh và chàng người mẫu nổi tiếng nảy lên những mầm cây lạ. Nhưng ngoài làm bánh ra, Vi An từ
Bánh mì Lone Wolf mở ra ở Tulsa, Oklahoma, Mỹ vài tuần nay, và đêm nào họ cũng bán hết veo trong khi khách vẫn còn hỏi mua thêm nữa. Cơn sốt bánh mì kiểu Việt Nam đang lan khắp nước Mỹ, đến mức nó được nhắc đến với tên bằng tiếng Việt, như “tiền bối” phở vậy, “banh mi”. Tại thành phố Oklahoma, nhiều hàng bánh đã xuất hiện trong mấy năm gần đây, còn ở Tulsa, thì Lone Wolf gần như là hiệu bánh đầu tiên. Trước khi bắt tay vào kinh doanh, hai người chủ hiệu là Phillips và Danielle Admire đã tìm hiểu thật kỹ lưỡng. Phillips có kinh nghiệm nấu ăn ở các nhà hàng Á, và trong một chuyến đi tới san Diego, họ đã ăn thử thật nhiều loại bánh mì.
NỤ HÔN BÁNH MÌ chối tất cả những mối quan hệ khiến cho cô bị phân tâm, kể cả sự quan tâm kín đáo của Elton Trần hay những cơn nhói tim bất thường khi ở cạnh Quang Hải. Mặc dầu vậy, tình yêu lúc nào cũng có lí lẽ của riêng mình. Nó hàn gắn những tổn thương, đau khổ, giúp những người yêu nhau vượt qua biết bao nhiêu trở ngại, khoảng cách hay những mối nghi ngờ để đến gần nhau. Khi cánh cửa mở ra, bí mật của quá khứ dù có bất ngờ đến đâu cũng chỉ là những câu chuyện xưa cũ. Vượt qua nó, mỗi người sẽ cảm thấy mình mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn, thấy thêm khao khát hướng tới tình yêu và những khát vọng cao đẹp trong cuộc sống. Giống như Vi An, cô thợ bánh nhỏ bé cuối cùng cũng cập bến tới một vườn hồng tháng Năm yên bình mà cô hằng mong đợi. Tác giả Minh Hoon Công ty phát hành Bách Việt
NXB Thời Đại
like & share | breadaholics magazine 9
CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC BÁNH MÌ
Ấn tượng của các du khách khi đến với Việt Nam không chỉ là món nem, món phở mà còn vì món bánh mì đặc biệt, mà theo đánh giá là không giống với bất cứ đất nước nào. Hãy cùng tìm hiểu về điều đặc biệt làm nên thương hiệu chiếc bánh mì Việt nhé! 10 breadaholics magazine | history
Lịch sử Đối với người phương Tây bánh mì là món ăn chính, xét về mặt biểu tượng thậm chí được đồng nhất với thánh thể của chúa Kitô : Bánh mì là bí nhiệm nhỏ, rượu vang là bí nhiệm lớn. Bánh mì có mặt ở Việt Nam tự năm nào thì không ai biết chính xác, nhưng chắc chắn là bánh mì đã theo chân người Tây phương vào nước ta cùng với văn hóa, tôn giáo. Ban đầu bánh mì chiếm Sài Gòn, Lục Tỉnh, Bắc Kỳ, vào cung đình Huế rồi ngự trị trên toàn đất nước cho đến tận ngày nay. Theo tự điển Thanh Nghị bánh mì là “Bánh làm bằng bột mì, hấp lò chín tròn phồng”. Ngoài Bắc gọi là bánh Tây, người miền quê Lục Tỉnh gọi là bánh mì ổ. Trong 4 cách cân, đo, đong, đếm thì bánh mì thuộc loại đếm mà đơn vị không dùng tiếng: cái (cái bánh cam), chiếc (như chiếc bánh phồng), đòn (như đòn bánh tét), đôi, cặp (cặp lạp xường), chục hay tá... mà là “ổ” (ổ bánh mì). Phải chăng bánh mì lúc xưa vào Nam Kỳ hình vuông, hình tròn, loại dùng để ăn lâu, giống như ổ bánh bông lan nên đươc người Nam Kỳ Lục Tỉnh bấy giờ kêu là bánh mì ổ. Trong cái nhìn, trong quan niệm của dân ta thì đây là món ăn chơi, không phải là thực phẩm thường xuyên như cơm, thế nhưng dần dà đã trở thành “cơm tay cầm”, tức không ăn bằng chén đũa và ăn bánh mì thay cơm được định danh theo kiểu nói lóng là “thổi kèn”, hàm nghĩa là ăn tùng tiệm qua bữa, không đầy đủ đàng hoàng như bữa cơm thường lệ. Như vậy, chiếc bánh mì chính là sự giao thoa trong văn hóa ẩm thực Pháp và Việt Nam mà những nơi khác không có.
Từ dân dã Đã từ rất lâu rồi, chiếc bánh mì gắn với người nghèo, nhất là trẻ con nhà nghèo. Chiếc bánh mì nhỏ với những nguyên liệu đơn sơ, bình dị là niềm mơ ước, là niềm vui của biết bao đứa trẻ nhà nghèo. Chiếc bánh mì gắn với ước mơ no ấm của những đôi mắt, tâm hồn ngây thơ. Đơn giản và rẻ hơn cả là bánh mì bì. Chẳng có gì bổ béo ở thứ bánh này nhưng ngon và có hương vị riêng. Bì (da) heo trộn thính thơm phức, ăn dai dai. Nước mắm pha loãng có thêm tỏi ớt chan vào thấm ổ bánh mì. Hôm nào có tiền thì ăn ổ bánh mì đầy đủ hơn với ít chả lụa, miếng thịt, đồ chua… Và những chiếc xe kính, bên trong có đầy đủ nguyên liệu để cho vào chiếc bánh mì chính là hình ảnh ta thường gặp trên đường phố Sài Gòn không chỉ xưa mà cả ngày nay. Ở từng góc phố, từng con đường, hẻm nhỏ tại thành phố đâu đâu ta cũng bắt gặp. Bên cạnh những chiếc xe kính ấy là hình ảnh những người mẹ, người anh, người chị, người em nhỏ tảo tần, chịu thương chịu khó góp nhặt, ki cóp từng đồng bạc nhỏ để lo cho gia đình. Nó là hình ảnh đôi khi trong mắt ai đó là nhếch nhác nhưng lại là một nét trong văn hóa ẩm thực xứ này. Chắc chắn rằng thành phố năng động sẽ thiếu vắng đi điều gì đó khi không còn những hình ảnh đó nữa.
history | breadaholics magazine 11
M贸n ABCDE
12 breadaholics magazine
| history
CHIẾC BÁNH MÌ GẮN VỚI ƯỚC MƠ NO ẤM CỦA NHỮNG ĐÔI MẮT, TÂM HỒN NGÂY THƠ. ĐƠN GIẢN VÀ RẺ HƠN CẢ LÀ BÁNH MÌ BÌ. CHẲNG CÓ GÌ BỔ BÉO Ở THỨ BÁNH NÀY NHƯNG NGON VÀ CÓ HƯƠNG VỊ RIÊNG.
Đến cao sang Tưởng rằng ổ bánh mì ấy mãi chỉ khép nép trong những chiếc xe đứng trên mọi nẻo đường thành phố, nhưng không giờ đây chúng đã nghiễm nhiên bước chân vào những cửa hàng sang trọng, nằm “chễm chệ” trong những tủ kính sáng choang, lấp lánh. Cách làm mới thay vì truyền thống như bao đời nay của những nhà sản xuất đã đưa bánh mì lên vị trí sang trọng hơn. Những tiệm bánh mì (bakery) bán cho khách ăn liền được mọc lên tại các vị trí đắc địa thay chiếc tủ kính rong ruổi khắp nẻo đường. Đầu tiên là sự bùng nổ của các Bakery Kinh Đô (giá bánh trung bình từ 3.000 đồng - 3.500 đồng/cái) đã kéo theo “làn sóng” tự làm mới mình của các cửa hàng bánh mì đã có từ trước như Đức Phát (có thể nói đây là thương hiệu có giá rẻ và chủng loại bánh phong phú hơn cả với trên 200 loại bánh, chủ lực là bánh mì lạt, bánh mì sandwich, bánh mì kẹp thịt, giá trung bình chỉ từ 2.000 đồng - 2.500 đồng/cái), rồi Hỷ Lâm Môn, Maxim’s. Thêm vào đó là những cửa hàng bánh do nước ngoài đầu tư như Bon (Pháp), B. Bang (Hàn Quốc), Love Bread (hay bánh mì tình yêu của Singapore), quán bánh mì Ta (Lê Thánh Tôn, quận 1 giá 11.000 - 13.000 đồng) được coi là hợp lý với chất lượng vệ sinh và nhiều thịt, chả. Hay bánh mì Chop Chop trên đường Cống Quỳnh, quận 1 với mô-típ thuần Tây. Một quầy bar ngăn cách hoàn toàn với bên ngoài bằng kính để khách an tâm chuyện vệ sinh. Rồi bánh mì bát Bistro, loại “đặc sản” của quán bánh mì Bistro, ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7, bánh mì Hàn Quốc “Tous Les Jours” (180 đường Hai Bà Trưng), Bamizon (số 9 Nguyễn Văn Chiêm, Q.1), Breadaholics (224 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3). Đặc biệt là sự xuất hiện của loại Bánh Mì Tươi mà đầu tiên là ở số 62 đường Mạc Ðĩnh Chi, quận 1. Ăn bánh mì vừa lấy ra, vỏ
bánh màu vàng tươi, ruột mềm xốp, ăn hết ổ bánh, lòng bàn tay còn hơi ấm của bánh thơm nóng. Nhiều khách dùng hết ổ bánh mì tươi, mà dĩa thức ăn kèm vẫn còn nguyên. Tất nhiên giá một phần ăn bánh mì ở quán “Bánh Mì Tươi” bằng giá một tô phở mắc nhất tại Sài Gòn, như ở những quán “Phở 24”. Đa phần các bakery của các doanh nghiệp Việt Nam có giá bánh từ 1.000 đồng - 5.000 đồng/cái. Bánh tươi trong các cửa hàng do nước ngoài đầu tư có giá cao hơn (trung bình trên 5.000 đồng/sản phẩm) vì mạng lưới phân phối hẹp, lượng khách ít, chi phí cao. Và điều mà tất cả các cửa hàng sang trọng này hướng đến đồng thời cũng là nét khác biệt làm nên thành công so với hình thức truyền thống là các cửa hàng được trang trí lịch sự, bắt mắt, sạch sẽ tạo nên môi trường an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Điều đó đã đánh trúng vào tâm lý của người mua trong bối cảnh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều điều phải tranh luận. Như thế, bánh mì từ vị trí vô cùng dân dã đã vươn lên đứng vào hàng cao sang với tên gọi “Fastfood made in Viet Nam”. Sự chuyển đổi này trước hết dựa vào chính sự tiện lợi của bản thân nó. Bánh mì tự bản thân đã là fastfood. Fastfood không chỉ với ý nghĩa “ăn nhanh” mà sâu xa hơn là có được một bữa ăn nhanh trong thời gian chấp nhận được, tiện lợi, đầy đủ dinh dưỡng và không quá nhiều phụ kiện đi kèm. Nó phù hợp với xu hướng của cuộc sống hối hả, đầy năng động ngày nay. Cùng với một chỗ đứng vững chắc của những ổ bánh mì bình dân, sự phát triển nhanh chóng của “bánh mì hạng sang” giờ đây bánh mì đã là một thành tố quan trọng trong cái mà người ta thường gọi là “văn hóa ẩm thực”.
history | breadaholics magazine 13
2
1
3
4
5 1 - The Chrysler Building, New York 6 - Notre Dame, Paris
14 breadaholics magazine
| story
6
2 - Tower Bridge, London
3 - Westminster Abbey, London
4 - The United States Capitol, Washington, D.C
5 - Osaka pagoda, Japan
Ì M H N Á B VIỆT Ở MỸ BÀI VIẾT
hồng hạnh
“Vỏ ngoài giòn rụm nhưng ruột bên trong lại xốp mềm, còn nhân bánh vừa đậm đà lại vừa cay nồng”... là đánh giá của nhiều chuyên gia ẩm thực người Mỹ về món bánh mì Việt Nam.
story | breadaholics magazine 15
Nhưng, với người Việt xa xứ, bánh mì không chỉ là một món ăn mà còn là những câu chuyện đời - chuyện tình. Với những người Việt đi du học, du lịch dài ngày, ăn bánh mì còn là ăn thương ăn nhớ quê nhà... Baoguette và đôi vợ chồng bánh mì Khiêm tốn nép mình trong dãy phố Lexington ở New York, đối diện với doanh trại quân đội Mỹ đồ sộ và phía sau là công viên của thành phố Quả táo lớn, Baoguette thu hút không ít thực khách Việt thích ăn bánh mì tìm đến. Tiệm nhỏ, chiều ngang khoảng chừng 3m, một băng ghế dài có chiếc bàn dài dành cho những thực khách thích ngồi lại. Một tủ dài để các loại “nhân” bánh mì và một lò nướng bánh, một tủ lạnh bán đủ loại thức uống, có cả cà phê. Khi nghe hai vị khách nói tiếng Việt với nhau, cậu bán hàng người Mỹ đã nhanh nhẹn bật băng nhạc Việt Nam. Và, giữa New York náo nhiệt sầm uất, trong một quán bánh mì nhỏ, tôi đã vừa nghe Quang Dũng hát Một hôm bước qua thành phố lạ, thành phố đã đi ngủ trưa vừa... “gặm” bánh mì cari cay xé và nước mắt chảy ra mà chẳng biết vì cay hay vì lý do gì... New York vốn là thành phố không bao giờ ngủ, đừng nói gì tới... ngủ trưa. Nhưng không khí ở Baoguette khá lạ. Có lẽ, nó khá yên ắng vì đối diện là khu doanh trại quân đội chiếm gần cả dãy phố, như một pháo đài lừng lững. Chủ tiệm Baoguette là đôi vợ chồng Michael Huỳnh - Thảo Nguyên. Dường như với đôi vợ chồng “bánh mì” này, sự sáng tạo và tình yêu với bánh mì là không giới hạn. Thảo Nguyên sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống làm nghề nấu ăn. Đến New York không bao lâu, hai vợ chồng đã cố gắng để đưa bánh mì trở thành món ăn quen thuộc với thành phố không nhiều cư dân người Việt này. Món bánh mì có “ruột” là cà ri thịt heo với thịt heo băm nhuyễn, vị cà ri cay xé mà tôi chọn chính là món “độc chiêu” của Baoguette. Với Michael Huỳnh, bí quyết của bánh mì ngon còn là ở độ nóng giòn: “Luôn phải tươi và mới”. New York đắt đỏ nhưng bánh mì Baoguette khá cạnh tranh về giá lẫn vệ sinh thực phẩm so với thức ăn nhanh được bán tại các bếp ăn di động người Mễ khắp phố. Một phần bánh mì của Baoguette có giá từ 3 USD đến 7 USD. Trong khi đó, một xâu thịt gà phi lê nướng kiểu Mễ đã 5 USD
16 breadaholics magazine
| story
Văn hóa mở và sự dung nạp Bánh mì VN có xuất xứ từ Pháp nhưng đã bị “bản địa hóa” đến mức hiện nay, chiếc bánh mì VN tại quê nhà hoặc chu du theo người Việt trên đường xa xứ đều được người nước ngoài ngầm hiểu đó là bánh mì của người VN. Đó cũng là một điều thú vị về sức mạnh bản địa của văn hóa ẩm thực VN. Không giống người Mỹ thích ăn bánh mì mềm, người VN vẫn thích ăn bánh mì nóng giòn. Và cũng chính đặc điểm này đã giúp bánh mì VN có vị trí riêng trong “làng bánh mì” phong phú ở Mỹ. Thêm vào đó, cũng là thịt nguội, chả lụa, pate, nhưng người VN ở Mỹ tạo cho bánh mì Việt một “phong cách riêng” với pate tự làm có hương vị đặc trưng của nước mắm. Với bánh mì thịt bò nướng, vị quế và nước mắm đã tạo ra sự độc đáo không thể đụng hàng. Ngoài bánh mì chả lụa, thịt nguội, thịt bò nướng, giới mê bánh mì VN ở Mỹ còn thống kê được các loại bánh mì nhân xúc xích, nhân cà ri... Có thể nói, chiếc bánh mì VN hòa nhập vào đời sống Mỹ đã thành một kiểu văn-hóa-mở như chính nước Mỹ: dung nạp và mở cửa đón những điều... kỳ lạ nhất, cũng giống như việc vỏ bánh mì giòn đón nhận những món “nhân” lạ lẫm làm ruột của mình. Với những người suốt đời “gặp nhau làm ngơ” với đồ Tây béo ngậy, đồ Mỹ lắm thịt hơi có vẻ “phàm tục” thì đồ ăn Việt trở thành một thói quen ẩm thực, một sự yêu thích mang giá trị văn hóa và cả dân tộc tính. Đừng ai nói rằng một món ăn chỉ là món ăn. Khi bạn gặp một món ăn quen thuộc trên một đất nước xa lạ, giữa những người xa lạ, khi bạn đưa món ăn ấy vào miệng, đó là cả quê hương đang vẫy gọi. Chuyện tình bánh mì Boston Sau phở, bánh mì là món ăn Việt được ưa chuộng ở Boston. Bánh mì Việt ở Boston chủ yếu xuất hiện ở hai khu: Chinatown trong trung tâm thành phố Boston và khu “Vietnam town” vùng Dochester với hơn 90% dân cư trong khu vực là người VN.
Ngoài ra, bánh mì còn xuất hiện trong những chợ người Việt. Ở thủ phủ người Việt Boston, có hai tiệm bánh mì nổi tiếng vẫn được dân trong vùng và người Việt ở các nơi lân cận tìm đến: bánh mì Ba Lẹ và bánh mì King Do (King, chứ không phải Kinh). Cửa hàng Ba Lẹ nhỏ hơn, kém “long lanh” hơn King Do về mặt trưng bày, nhưng theo anh Lâm Bảy, một tín đồ bánh mì ở Dochester thì “bánh mì Ba Lẹ có pate ngon hơn, thịt bò ướp nước mắm cũng ngon hơn”. Cả hai tiệm bánh mì lớn nhất ở khu vực này đều bán kèm các loại xôi, chè, trà xanh, bánh đậu, bánh tét, bánh ú, bánh ít lẫn cơm VN theo kiểu công nghiệp: mua và đi ngay. Sáng sớm nào cũng vậy, Ba Lẹ đông nghịt người xếp hàng dài tận ra vỉa hè. Gần như 100% khách vào tiệm này đều mua bánh mì. Nhiều người mua cả chục ổ cho các đồng nghiệp. Tại khu Chinatown, dù là thủ phủ của người Hoa nhưng bánh mì Việt vẫn có chỗ đứng của mình. Những tiệm bánh mì ở đây thường có diện tích khá nhỏ với bề ngang chỉ khoảng 2m, đủ chỗ cho một chiếc tủ dài, kệ để bánh, lò nướng và các loại nhân - pate, chả lụa, thịt heo... Các tiệm bánh mì Việt ở Chinatown Boston không có chỗ cho khách ngồi lại. Ngoài bánh mì, chủ tiệm còn bán kèm các loại xôi, chè, gỏi cuốn. Sự sáng tạo của những “nghệ nhân bánh mì Việt” ở Boston cũng không kém gì các bạn đồng nghiệp ở New York. Một trong những loại nhân bánh mì độc đáo nhất của Boston là bánh mì thịt bò nướng với thịt bò ướp vị quế, nước mắm, bột ngọt, đường rồi nướng lên. Một ổ bánh mì thịt bò nướng có giá 3 USD, mua năm ổ thường được tặng một ổ. Bánh mì pate chả lụa giá từ 2,5 USD đến 3 USD. Du học sinh Việt Nam “kết” nhất là bánh mì thịt bò nướng ở khu chợ 88 trên đường Brighton, trong khu vực Boston College. Mua một ổ bánh mì cắt làm hai, bạn một nửa, tôi một nửa, mùi thơm của thịt bò tẩm quế và nước mắm hòa quyện trong vị giòn tan của bánh mì mới ra lò... Chọn thêm một ly chè to với giá 3 USD, hai sinh viên nữ sẽ có một bữa trưa VN ngon lành, vừa đỡ nhớ nhà vừa thỏa mãn cái bao tử, lại vừa hài lòng với túi tiền vốn còm nhom của dân sống bằng học bổng.
BÁNH MÌ VN CÓ XUẤT XỨ TỪ PHÁP NHƯNG ĐÃ BỊ “BẢN ĐỊA HÓA” ĐẾN MỨC HIỆN NAY, CHIẾC BÁNH MÌ VN TẠI QUÊ NHÀ HOẶC CHU DU THEO NGƯỜI VIỆT TRÊN ĐƯỜNG XA XỨ ĐỀU ĐƯỢC NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NGẦM HIỂU ĐÓ LÀ BÁNH MÌ CỦA NGƯỜI VN Làm quen với giới học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh người Việt ở Boston, tôi được nghe không ít chuyện tình... bánh mì của các cô cử, cậu nghè ở xứ người. Nhưng thú vị nhất phải là chuyện tình của anh Nguyễn C. và chị Linda. Anh là người Việt gốc Hoa sống ở Chợ Lớn, sang Mỹ cả chục năm không mảnh tình vắt vai vì mải mê công việc. Tuổi hơn 40, anh vẫn miệt mài kinh sử để học đại học. Nguyễn C. mở một tiệm bánh mì nhỏ trong khu vực Brighton. Chị Linda là người Ba Lan, sang Mỹ học bằng một học bổng nghiên cứu sinh, tằn tiện lắm mới đủ tiêu xài. Nghe bạn bè VN “dụ khị”, chị nhiễm luôn thói quen ăn trưa bằng bánh mì cho đỡ tốn tiền, Mc Donald đằng nào cũng đắt hơn mà lại dễ béo và ngán. Linda mua bánh mì, anh C. bán bánh mì, giá từ 3 USD giảm dần xuống còn... 0 USD, nhân bánh thì ngày càng nhiều lên. Và đến ngày chị xong bằng thạc sĩ, anh xong bằng cử nhân thì họ thành... vợ chồng. Tiệm bánh mì được sang lại, thay vào đó là một nhà hàng nhỏ bán món ăn Trung Quốc, nhưng trong nhà hàng này, vẫn có một món thức ăn VN đã tác thành duyên nợ cho họ: bánh mì.
story | breadaholics magazine 17
Ảnh trên: GRILLED CHOPPED MEAT - Bánh mì chả | 27.000/39.000
Một mẫu bánh mì BÀI VIẾT
sưu tầm
...Không biết bao nhiêu lần anh rút mẩu bánh mỳ đã khô cứng như đá ra khỏi túi, anh ngắm cái gói nhỏ gói bằng một miếng vải thô, quấn thật chặt và buộc bằng một sợi dây gai thắt nút,... 18 breadaholics magazine
| bread story
Một lần trong chiến tranh thế giới thứ hai có hai người tù Do thái trốn khỏi trại tập trung, họ chạy thục mạng và quyết định chia làm hai ngả. Người tù già hơn nắm chặt tay người tù trẻ, và đưa cho cậu một cái gói nhỏ,ông đắn đo một lúc rồi nói “Này cháu, ta chỉ có một mẩu bánh mỳ, cháu hãy cầm lấy, ta già rồi, chịu đói được lâu hơn cháu... Nhưng cháu hãy hứa với ta rằng: chỉ khi nào cháu không còn cách nào, không còn một cách nào khác để có cái ăn thì cháu mới giở miếng bánh này ra. Trong rừng có nhiều thứ ăn được, nếu đến chỗ có dân cháu có thể làm thuê kiếm miếng ăn. Đường từ đây về nhà còn xa lắm, và nếu trong túi vẫn còn một miếng bánh thì cháu vẫn còn có thể chịu đựng được mọi gian truân...” Người tù trẻ cảm động, hứa với ông già, nắm chặt lấy mẩu bánh mỳ rồi lao đầu chạy. Ròng rã bao nhiêu ngày đêm anh nhằm hướng quê nhà mà chạy, khi thì phải lẩn lút trong rừng, khi thì băng cánh đồng. Anh hái quả rừng, lội suối tìm cá, khi gặp những người chăn cừu anh bẻ củi đến cho họ để nhận một bát sữa, hay một miếng thịt cừu thơm lừng. Đã có lúc anh tưởng chừng không còn cách nào khác để có một miếng ăn, Tránh né bọn Đức, anh lẩn lút vòng qua đầm lầy trong cái nóng hầm hập, xung quanh chỉ một màu xám xịt của lau sậy. Không biết bao nhiêu lần anh rút mẩu bánh mỳ đã khô cứng như đá ra khỏi túi, anh ngắm cái gói nhỏ gói bằng một miếng vải thô, quấn thật chặt và buộc bằng một sợi dây gai thắt nút, cái gói chỉ bằng nửa miếng xà phòng, chắc mẩu bánh mỳ còn bé hơn, song anh vẫn nuốt nước miếng, nghĩ đến vị bột ngọt ngào trên đầu lưỡi. Anh nhìn trừng trừng cái gói nhỏ rồi lại đút vào túi, bởi anh kinh hoàng nghĩ đến ngày mai, túi rỗng không mà đường thì còn xa lắc. Cứ thế anh đi ròng rã và cuối cùng cũng đến cái ngày anh ngã nhào vào tay người thân. Sau những phút vui sướng khóc cười anh vùng dậy, rút ra cái gói nhỏ đã bẩn thỉu hôi hám song vẫn được quấn rất chặt, anh nói “Mẹ ơi, nhờ mẩu bánh này đây mà con thoát chết trở về.” anh cảm động gỡ nút dây, mở lần vải bọc và sững sờ... Đó chỉ là một miếng gỗ được gọt đẽo vuông vức như một mẩu bánh mì! Chàng trai sau phút ngạc nhiên bất ngờ, xúc động đưa hay tay lên và nghẹn ngào: “Ôi lạy chúa, tạ ơn người đã ban cho con một thiên sứ, người mà đã mang cho con một hy vọng để sống và tồn tai, cầu xin người phù hộ cho ông...”
CÁC CỬA HÀNG
BÁNH MÌ VIỆT NAM ĐƯỢC YÊU THÍCH Ở LONDON
Bánh mì của người Việt được ưa chuộng ở châu Âu, nơi vốn tự hào với những chiếc bánh mì ngon. Tờ Time Out London còn ghi hẳn tên món ăn có dấu đàng hoàng là “bánh mì” thay vì dùng từ tiếng Anh. Ở London, món này ngày càng phổ biến trong các khu chợ, nhà hàng, quán cà phê. Sau đây là 6 điểm để bạn thưởng thức món ăn này ở thủ đô nước Anh. store | breadaholics magazine 19
CAPHE HOUSE Bánh mì Việt Nam nhanh chóng trở thành món ăn được ưa chuộng ở London. Ở quán Caphe House, bánh mì thường hoặc bánh mì nâu được nướng giòn và cho pate tự làm, cà rốt thái chỉ, thịt nướng, ớt tươi cùng với chút sốt thịt lợn đặc biệt. Ở quán cũng bán cả nem và cơm cùng với cà phê pha phin hoặc cà phê sữa. Chủ quán là người miền Nam, rất thân thiện và sẵn sàng lắng nghe phản hồi. |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
CITY CAPHE Nằm ở trung tâm của thành phố nên quán thu hút nhiều dân văn phòng hơn các khu khác. Không chỉ tạo được không gian ấm cúng, quán còn cố gắng giữ được đúng chất bánh mì Hội An. Bánh mì thịt lợn có giá 3,85 bảng có pate, thịt nguội, thịt lợn nướng với chút cà rốt thái chỉ, rau xà lách. Địa chỉ tại:
17 Ironmonger Lane City London EC2V 8EY Website:
www.citycaphe.com
twitter.com/CityCaphe
20 breadaholics magazine| store
PANDA PANDA Món ăn đúng chất Việt Nam với bánh mì kẹp chả, thịt kèm theo các loại rau. Quán còn để lại ấn tượng bởi không gian trẻ trung, nhân viên thân thiện. Trong thực đơn còn có một vài món ăn nhẹ kiểu Hong Kong như cá viên hay các loại hoa quả tráng miệng. Địa chỉ tại:
8 Deptford Broadway Deptford London SE8 4PA Website:
www.panda-panda.co.uk Facebook: Panda Panda Cafe
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
BÁNH MÌ 11 Hai cô gái Hà Nội đã cùng lập ra hàng bánh mì này. Quán được mở vào tháng 7/2009 ở chợ Broadway. Ở đây, bánh chỉ được bán vào dịp cuối tuần khi hai cô gái Vân và Anh nấu sẵn đồ ở nhà và chở tới chợ để bán. Sau đó, họ mở thêm ở phố Berwick, bán từ 10h tới 15h từ thứ hai tới thứ 6 hàng tuần.
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
BÁNH MÌ BAY
101 Great Eastern Street London EC2A 3JD
Cửa hàng được mở ở trung tâm London tới 22h. Tuy nhiên, giờ cao điểm bán chạy của quán là vào tầm trưa, phục vụ cho dân văn phòng. Ở đây có nhiều món ngon khác nhau nhưng bánh mì vẫn là món chính, pate của quán cũng được nhiều người khen. Cafe Bay còn phục vụ nhiều món ngon của Việt Nam như phở, bánh canh...
www.banhmi11.com
Địa chỉ tại:
Địa chỉ tại:
Website:
www.facebook.com/Banhmi11
4-6 Theobald’s Road, Bloomsbury, London
store | breadaholics magazine 21
BREAD OF LOVE
Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là “Câu chuyện bát mì”. Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31-12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho nên đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ. Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phác, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. Đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời. - Xin mời ngồi! Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói: - Có thể... cho tôi một… bát mì được không? Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang
22 breadaholics magazine | bread story
nhìn chăm chú. - Đương nhiên… đương nhiên là được, mời ngồi vào đây. Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to: - Cho một bát mì. Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. - Ngon quá - thằng anh nói. - Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ. Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: “Thật là ngon! Cám ơn!” rồi cúi chào và bước ra khỏi quán. - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ ông bà chủ cùng nói. Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31-12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái. - Có thể… cho tôi một… bát mì được không? - Đương nhiên… đương nhiên, mời ngồi! Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như
năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp: - Cho một bát mì. Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời: - Vâng, một bát mì! Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng: - Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không? - Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý. Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: “Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!”. Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán. - Thơm quá! - Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá! Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy! Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình. - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ! Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu. Đến ngày 31-12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện.
LỜI CHÚC ĐÓ ĐÃ GIÚP CHÚNG TÔI CÓ DŨNG KHÍ ĐỂ SỐNG, KHIẾN CHO GÁNH NẶNG CỦA BA ĐỂ LẠI NHẸ NHÀNG HƠN”. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/ bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy “Đã đặt chỗ”. Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đều đã lớn rất nhiều. - Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón. Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói: - Làm ơn nấu cho chúng tôi… hai bát mì được không? - Được chứ, mời ngồi bên này! Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy “Đã đặt chỗ” đi, sau đó quay vào trong la to: “Hai bát mì”. - Vâng, hai bát mì. Có ngay. Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi. Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây. - Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con! - Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ? - Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta
phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng. - Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời. Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe. - Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi! - Hả, mẹ nói thật đấy chứ? - Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi. - Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé. - Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần, chúng ta phải cố gắng lên! - Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều! - Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự. - Có thật thế không? Sau đó ra sao? - Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?”, Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc
trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: “Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc”. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: “Vào tối 31-12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn”. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: “Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!”. Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài. - Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời. - Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao? - Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: “Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vã về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được… Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con”. Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo: - Cám ơn! Chúc mừng năm mới!
bread story |breadaholics magazine 23
M贸n ABCDE
24 breadaholics magazine | bread story
Lại một năm nữa trôi qua. Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy “Đã đặt chỗ” nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện. Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ. “Việc này có ý nghĩa như thế nào?”. Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai “cũ” trở thành “cái bàn hạnh phúc”, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này. Rồi rất nhiều lần 31-12 đã đi qua. Lại một ngày 31-12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà. Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im
bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại.
Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vã nhả ra, đứng dậy nói: - Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ! Mau lên!
Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên. Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm: - Làm ơn… làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói: - Ồ phải… Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì. Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời: - Có ngay. Ba bát mì.
Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp bắp nói: - Các vị… các vị là…
Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm.
Một trong hai thanh niên tiếp lời: - Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.
-oOo-
Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: Chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người. Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: “Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt”. Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.
bread story |breadaholics magazine 25
Chỉ là chuyện bán bánh mì để mưu sinh, nếu chịu ngẫm suy thì quả đúng là chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học ý nhị cho cuộc sống. Dưới đây là những dòng tản mạn đã theo tôi suốt chiều dài 60km trên một chuyến xe đò khi “gặm nhấm” bài báo nói trên và nhớ về những tháng ngày xa xưa.
1
BÁNH MÌ LÀM SAO QUÊN BÀI VIẾT
trần ngọc vui
26 breadaholics magazine | bread photography story
. Tôi có một ông bạn làm báo đã lâu năm. Phải nói ngay ông ta là người ghiền bánh mì thịt hết sức kỳ lạ. Hầu như sáng nào ông cũng thưởng thức bánh mì thịt bên ly cà phê đen bốc khói. Ông từng nói với tôi: “Bánh mì thịt không nơi nào giống nơi nào. Ăn cho khoái khẩu, ăn không ngán thì chỉ có cách mua ở nhiều nơi khác nhau. Sài Gòn mênh mông, bánh mì thịt bao la, đúng không?”. Theo ông bạn tôi, sáng sớm ăn bánh mì thì người ta mới có thể thoải mái tay gặm tay giở báo, tức là vừa lo được cho bao tử vừa cập nhật được thông tin. Có dạo tôi sinh sống ở TP.HCM. Chính ông bạn tôi đã mách bánh mì Như Lan ăn “đã” lắm. Tôi vẫn còn nhớ mình mua ổ bánh mì thịt Như Lan 7.000đ (trong ruột dày đặc đủ thứ: bơ, thịt nguội, giăm bông, giò lụa, patê...) vào một buổi sáng năm 2000. Lên tàu cánh ngầm TP.HCM - Vũng Tàu, ăn được nửa ổ là tôi đã cười thầm và tự nhủ “cho mày no tới trưa”. Đến Vũng Tàu vào quán cà phê, tôi vừa gặm nửa ổ còn lại vừa xem truyền hình trực tiếp khánh thành cầu Mỹ Thuận, một sự kiện lớn không chỉ của đồng bằng sông Cửu Long mà của cả nước. Khi nghe tôi bảo là sao không viết báo hay viết sách về chuyện bánh mì thịt Sài Gòn, ông bạn vỗ vai tôi, cười phá lên và nói nhanh: “Ăn bánh mì mà viết cái gì cha nội?”.
2
. Sinh ra và lớn lên ở Cần Thơ, tôi có những ký ức khó phai mờ về bánh mì thịt của các bác người Hoa. Đường Võ Thị Sáu, TP Cần Thơ hiện nay có tên là đường Pasteur trước năm 1975. Trên con đường rất ngắn này có một con hẻm nổi tiếng về các lò: lò tương, lò chao, lò bánh. Riêng với tôi, cái nhớ nhất
là những ổ bánh mì thịt của đôi vợ chồng người Hoa. Bánh mì thịt nói chung thời đó là trong ruột phải có thịt, nước xốt, dưa chua, ớt, nước tương hay muối tiêu... Riêng bánh mì thịt của hai bác người Hoa này là không xịt nước tương, không rắc muối tiêu mà có “độc chiêu” trét tương lên thịt khìa. Đó là một loại tương có nét giống tương ăn phở bây giờ nhưng có vẻ đen hơn, mùi vị thơm ngon hơn. Bạn tưởng tượng xem cái mùi vị thơm nồng hơi mặn của tương quyện vào thịt heo khìa mềm dính chút mỡ hơi lạt, dưa chua là củ cải trắng xắt dài vừa phải (chứ không phải là lát dẹp mỏng) giòn giòn chua chua và chút ớt đỏ bằm bên trong ổ bánh mì được nướng sơ qua trên bếp than! Nếu bạn được ăn một miếng từ ổ bánh mì thịt trét tương tôi vừa kể thì chắc chắn bạn sẽ không kìm lòng được. Thuở thiếu thời, tôi và những đứa bạn cùng xóm từng nhai ngấu nghiến những ổ bánh mì thịt trét tương vào những buổi chiều mưa rả rích, dù ăn không biết đã bao lần. Suýt nữa tôi quên là tất cả từ tương, thịt khìa, dưa chua, ớt bằm đều được vợ chồng bác người Hoa chế biến theo công thức riêng tại gia. Bánh mì thì lấy từ lò Tân Tiến lừng danh một thời ở phố Cần, đó là loại bánh mì trông vàng đều đẹp mắt, giòn và không đặc ruột. Hằng ngày xe bánh mì thịt trét tương bắt đầu bán cho bà con trong xóm từ khoảng 3 giờ chiều, sau đó chừng nửa tiếng đồng hồ vợ chồng bác người Hoa đẩy xe ra chợ Cần Thơ tiếp tục bán bên bến sông Ninh Kiều hữu tình. Ước gì vợ chồng bác người Hoa ấy còn sống để tôi có thể “tư vấn” xây dựng thương hiệu “Bánh mì tương Cần Thơ”. Nói chơi vậy thôi chứ tôi mà bày đặt “tư
Từ trên xuống: - Món ABCDE - Món ABCDE - Món ABCDE
photography bread story| |breadaholics magazine 27
ÔNG SÁNG CHẾ CHO RIÊNG MÌNH MỘT MÓN BÁNH MÌ “ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ”: BÁNH MÌ CHAN NƯỚC... BA KHÍA!
vấn” này nọ thì hổng chừng sẽ được nghe: “Bánh mì trét tương mà thương với hiệu gì hả nị?” (nị tiếng Quảng Đông nghĩa là mày, mậy). Có điều tôi thấy tiếc là công thức làm tương trét bánh mì quá đặc biệt đó chắc đã thất truyền!
3
. “Cân thịt bán bánh mì” là câu chuyện kinh doanh khá ấn tượng về một ông lão người Hoa ở TP Cần Thơ. Lâu lắm rồi tôi không gặp lại ông, nhưng vẫn còn nhớ như in động tác cân thịt cẩn thận của ông: Trước tiên, một nhúm thịt được ông để lên chiếc cân nhỏ, kế tiếp là điều chỉnh lượng thêm hay bớt tùy theo giá tiền ổ bánh mì khách mua, sau đó mới gắp thịt đã cân vào trong ruột bánh mì và cuối cùng bổ sung dưa chua, gia vị. Mua bánh mì của ông lão người Hoa rất nhiều lần, nhưng chưa bao giờ tôi hỏi vì sao ông phải cân tỉ mỉ như thế. Tính cách của ông, phong cách buôn bán của ông đã quá đủ để phát đi thông điệp: Phàm làm việc gì dù lớn hay nhỏ, con người chúng ta cũng phải đảm bảo uy tín, tính chính xác và sự công bằng. Nói đơn giản hơn, ông lão người Hoa đã thu hút nhiều khách hàng, không chỉ từ chất lượng của ổ bánh mì mà còn từ chính cái tâm của ông.
28 breadaholics magazine | bread story
từ món ba khía trộn với tỏi, ớt, đường, bột ngọt và chanh vắt, vốn rất đỗi quen thuộc với người dân miền Tây Nam bộ. Tôi tự hỏi cơm ăn với ba khía rất “bắt” thì có lý gì mình không thử nước ba khía với bánh mì. Biết đâu chừng mình sẽ phát hiện ra cái “triết lý” ẩm thực gì đó vô cùng hấp dẫn! Còn bạn, bạn có muốn thử không?
5
4
. Có lẽ từ trước năm 1975, bánh mì chan nước đã có ở các đô thị miền Nam, chủ yếu bán cho giới học sinh. Hồi học tiểu học vào thập niên 1970 ở TP Cần Thơ, thỉnh thoảng tôi có mua bánh mì chan nước ở khu vực Trường tiểu học Võ Tánh (nay là khu vực đường Trương Định). Với bánh mì chan nước này (giá chẳng hơn bánh mì không là bao), không phải chỉ có con em nhà nghèo mới mua mà con em nhà khá giả cũng khoái ăn. Đã gọi là bánh mì chan nước thì đúng là chỉ có bánh mì với nước xốt và chút nước tương, nhưng cái hấp dẫn ở đây chính là mùi vị thơm ngọt không chỉ từ nước xốt mà còn từ những miếng hành phi bé xíu. Thời đó, người bán không chế biến hành phi bằng mỡ động vật đã sử dụng nhiều lần, cho nên học sinh chúng tôi chưa từng bị ngộ độc hay bị “Tào Tháo rượt”. Nói đến bánh mì chan nước, tôi chợt nhớ đến chuyện một ông Tây sang Việt Nam, lấy vợ Việt Nam, sinh con đẻ cái, sinh hoạt, ăn uống như người Việt Nam. Ông sáng chế cho riêng mình một món bánh mì “độc nhất vô nhị”: bánh mì chan nước... ba khía. Có lẽ, ông dùng nước
. Năm 1982, tôi bắt đầu nghề dạy học ở một trường cấp III thuộc huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng hiện nay (lúc đó thuộc tỉnh Hậu Giang). Một buổi sáng tôi ra chợ huyện uống cà phê như thường lệ thì có người mời dùng điểm tâm. Bữa điểm tâm bao gồm tô cháo nóng với mấy lát thịt heo, vài cục huyết nhỏ, giá sống, kèm theo ổ bánh mì chấm... cháo và một ly “xây chừng” (ly cà phê đen nhỏ). Mới sau chiến tranh, kinh tế cực kỳ khó khăn, nên ổ bánh mì nhỏ trước mắt tôi tất nhiên cũng khó khăn lắm mới được “ra đời”. Trông hình dạng nó “suy dinh dưỡng”, méo mó, mềm xèo, chỗ vàng vàng, chỗ trăng trắng! Lương giáo viên những năm tháng đó đúng là “ba cọc ba đồng”. Được bữa ăn sáng và uống cà phê như thế quá hạnh phúc. Bây giờ đi đâu, làm gì mà hễ thấy bánh mì là tôi lại nhớ cái món bánh mì chấm cháo - một bữa ăn đã từng cho tôi cảm giác no thật quý giá và ý nghĩa cách nay hơn 1/4 thế kỷ. Biết nói gì nữa đây về “cơm tay cầm”, tên gọi khác nghe rất gần gũi và thân thương của bánh mì? Tôi chỉ còn biết thốt lên rằng bánh mì và đời thường luôn chứa chan bao kỷ niệm khó quên...
M贸n ABCDE
bread story |breadaholics magazine 29
read, love 30 breadaholics magazine
dreams
hey you! choose from
MENU
our gourmet selection
SUMMARY
regular premium
Bánh mì thịt Bánh mì chả Bánh mì xíu mại Bánh mì gà xé Bánh mì ốpla
meataholics x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25.000 vnd x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 35.000 vnd GRILLED CHOPPED MEAT x x x x x x x x x x 27.000 vnd x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 39.000 vnd ITALIAN MEATBALL x x x x x x x x x x x x x x x 25.000 vnd x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 35.000 vnd SHREDDED CHICKEN x x x x x x x x x x x x x x 27.000 vnd x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 39.000 vnd FRIED EGG x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21.000 vnd x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 29.000 vnd *Please allow longer preparation time
Bánh mì cá ngừ Bánh mì rau củ Bánh mì thập cẩm đặc biệt
TUNAMANIA x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 27.000 vnd x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 39.000 vnd VEGGIE LOVERSx x x x x x x x x x x x x x x x x x x 19.000 vnd x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 23.000 vnd BREADAHOLICS SPECIAL MIX x x x x x 45.000 vnd
menu summary | breadaholics magazine 31
how to be a
breadaholics
Standard loaf used is Vietnamese baguette, release your inner breadaholic by upgrading!
Bánh mì Pháp Bánh mì lúa mạch đen Bánh mì ngũ cốc Bánh mì yến mạch Bánh mì trắng Bánh mì Ý
+ 10.000
FRANCE BAGUETTE x x x x x x x x x x x x x x x vnd RYE BREAD x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 11.000 vnd WHOLE GRAIN BREAD x x x x x x x x x x x x x 12.000 vnd OAT BREAD x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 10.000 vnd WHITE BREAD x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 11.000 vnd CIABATTA x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 12.000 vnd
complete your meal! Add any drink to your bread purchase for these super-saving combo prices
+
9.000 vnd
Coke/Coke Light/Fanta/Sprite/Dasani Milk/Soya Milk * Black Coffee/ Milk Coffee * * All drinks are iced
Bánh Bánh mì mì yến yến mạch mạch Bánh Bánh mì mì trắng trắng Bánh Bánh mì mì ÝÝ
OAT OAT BREAD BREAD xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx 10.000 10.000 vnd vnd WHITE WHITE BREAD BREAD xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx 11.000 11.000 vnd vnd CIABATTA CIABATTA xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx 12.000 12.000 vnd vnd
complete your your meal! meal! complete
Add Add any any drink drink to to your your bread bread purchase purchase for these super-saving combo for these super-saving combo prices prices
++
9.000 vnd vnd Coke/Coke Light/Fanta/Sprite/Dasani Coke/Coke Light/Fanta/Sprite/Dasani Milk/Soya Milk/Soya Milk Milk * * Black Coffee/ Black Coffee/ Milk Milk Coffee Coffee * * * All drinks are iced ***All drinks are iced Only one drink per bread purchase is allowed, valid for take-away only. ** Only one drink per bread purchase is allowed, valid for take-away only.
DESIGN YOUR OWN BREAD! Standard Standard loaf loaf used used is is Vietnamese Vietnamese baguette, baguette, veggie veggie fillings fillings && sauces sauces are are complimentary! complimentary!
11 meat meat filling filling xx xx xx xx xx xx xx xx 25.000 25.000VND VND 22 meat meat filling filling xx xx xx xx xx xx xx xx 31.000 31.000VND VND 33 meat filling 36.000 x x x x x x x x meat filling x x x x x x x x 36.000VND VND Additional Additional meat meat filling filling +5.000VND/each +5.000VND/each Warning: Too many sauces used together may create weird taste! Warning: Too many sauces used together may create weird taste!
menu summary |breadaholics magazine 33
our delicious
main courses
Món ABCDE
BÒ HẦM PÂTÉ BRAISED BEEF PATE x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd Chicken slow-cooked in pate sauce, accompanied by seasonal greens Gà ninh nhừ với xốt pâté kèm rau củ
BÒ NƯỚNG XỐT VỊ Ý ITALIANA BEEF GRIGILIA x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd Sliced beef brochette fire-grilled, drizzled in sauce and complemented with salad Bò xắt lát mỏng, nướng xiên, chan xốt kèm salad
BÒ XÓT VANG BRAISED BEEF SAUCE AU VIN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd Beef braised in wine bisque, complemented with seasonal greens Bò ninh nhừ với xốt rượu vang kèm rau củ
BÒ CUỘN HOLICS BREADAHOLICS BEEF ROULE
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
18.000 vnd
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
18.000 vnd
Rolled beef braised in special Breadaholics sauce, complemented with seasonal greens Bò cuộn nhân hầm với xốt Breadaholics kèm rau củ
BÒ BÍT TẾT TRADITIONAL BEEFSTEAK
Pan-seared beef complemented with seasonal greens and mashed potatoes Bò áp chảo kèm rau củ và khoai tây nghiền
menu summary |breadaholics magazine 35
our delicious
main courses
BÒ HẦM PÂTÉ BRAISED BEEF PATE x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd Chicken slow-cooked in pate sauce, accompanied by seasonal greens Gà ninh nhừ với xốt pâté kèm rau củ
BÒ NƯỚNG XỐT VỊ Ý ITALIANA BEEF GRIGILIA x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd Sliced beef brochette fire-grilled, drizzled in sauce and complemented with salad Bò xắt lát mỏng, nướng xiên, chan xốt kèm salad
BÒ XÓT VANG BRAISED BEEF SAUCE AU VIN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd Beef braised in wine bisque, complemented with seasonal greens Bò ninh nhừ với xốt rượu vang kèm rau củ
BÒ CUỘN HOLICS BREADAHOLICS BEEF ROULE
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
18.000 vnd
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
18.000 vnd
Rolled beef braised in special Breadaholics sauce, complemented with seasonal greens Bò cuộn nhân hầm với xốt Breadaholics kèm rau củ
BÒ BÍT TẾT TRADITIONAL BEEFSTEAK
Pan-seared beef complemented with seasonal greens and mashed potatoes Bò áp chảo kèm rau củ và khoai tây nghiền
Món ABCDE
CÁNH GÀ XỐT CAM TANGY CHICKENWING x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd Chicken wing baked in light orange dressing, complemented with salad Cánh gà nướng xốt vị cam kèm salad
GÀ VIÊN PHÔMAI CHEESY CHICKEN BOULE
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
Chicken fillet emince baked, accompanied by seasonal greens Nạc gà băm viên phủ phômai, đút lò kèm rau củ
18.000 vnd
GÀ NƯỚNG TỎI CHICKEN WITH GARLIC x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd Chicken thighs girlled with garlic and herbs Ðùi gà ướp tỏi và các loại thảo mộc nướng
GÀ NẤU NẤM CHICKEN IN MUSH ROOM SAUCE
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
Chicken slow-cooked in braised stew, complemented wit mushrooms sauce Gà hầm kèm các loại nấm
18.000 vnd
CÀRY GÀ CHICKEN CURRYx x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd Chicken braised in curry sauce, accompanied by seasonal greens Gà ninh nhừ với xốt cà ry kèm rau củ
36 breadaholics magazine | menu summary
BÒ XÓT VANG BRAISED BEEF SAUCE AU VIN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd Beef braised in wine bisque, complemented with seasonal greens Bò ninh nhừ với xốt rượu vang kèm rau củ
BÒ CUỘN HOLICS BREADAHOLICS BEEF ROULE
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
18.000 vnd
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
18.000 vnd
Rolled beef braised in special Breadaholics sauce, complemented with seasonal greens Bò cuộn nhân hầm với xốt Breadaholics kèm rau củ
BÒ BÍT TẾT TRADITIONAL BEEFSTEAK
Pan-seared beef complemented with seasonal greens and mashed potatoes Bò áp chảo kèm rau củ và khoai tây nghiền
CÁNH GÀ XỐT CAM TANGY CHICKENWING x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd Chicken wing baked in light orange dressing, complemented with salad Cánh gà nướng xốt vị cam kèm salad
GÀ VIÊN PHÔMAI CHEESY CHICKEN BOULE
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
Chicken fillet emince baked, accompanied by seasonal greens Nạc gà băm viên phủ phômai, đút lò kèm rau củ
18.000 vnd
GÀ NƯỚNG TỎI CHICKEN WITH GARLIC x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd Chicken thighs girlled with garlic and herbs Ðùi gà ướp tỏi và các loại thảo mộc nướng
GÀ NẤU NẤM CHICKEN IN MUSH ROOM SAUCE
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
Chicken slow-cooked in braised stew, complemented wit mushrooms sauce Gà hầm kèm các loại nấm
18.000 vnd
CÀRY GÀ CHICKEN CURRYx x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd Món ABCDE
Chicken braised in curry sauce, accompanied by seasonal greens Gà ninh nhừ với xốt cà ry kèm rau củ
SƯỜN NON HẦM TIÊU XANH PORK RIBS IN GREEN PEPPER x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd Stewed pork ribs with green pepper and selected vegetables Sườn non hầm tiêu xanh và các loại rau củ
SƯỜN ÐÚT LÒ BAKED PORK RIBS x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd Baked pork ribs, served with BBQ sauce and salad Sườn đút lò sốt BBQ kèm salad
SƯỜN NON NẤU CÀRY PORK RIBS CURRY x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd Pork ribs stewed in curry, accompanied by seasonal greens Sườn non ninh nhừ vị càry kèm rau củ
menu summary |breadaholics magazine 37
look at me please!
the best choice 4 you
Trà Earl Grey Trà English Breakfast Trà Lài
Earl Grey x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd English Breakfast x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd Jasmine Green Tea x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 18.000 vnd
Cà Phê Ðen Cà Phê Sữa
Black Coffee x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 20.000 vnd Black Coffee with Milk x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 23.000 vnd *Choice of hot or iced / Tuỳ chọn nóng hoặc đá
Sôcôla Cacao
Chocolate x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25.000 vnd Cacao x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25.000 vnd *Choice of hot or iced / Tuỳ chọn nóng hoặc đá
Sữa Tươi Sữa Ðậu Nành
Fresh Milk x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 20.000 vnd Soya Bean Milk x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 20.000 vnd Coke/Coke Light/Fanta/Sprite x x x x x x x x x x x x x x x x 15.000 vnd Dasani x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 15.000 vnd Soda/Soda with Lime x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 12.000 vnd
Cam/Cam Cà rốt Dưa hấu Chanh Ổi Dừa Hoà trộn Dâu Xoài Cam Bơ Hoà trộn
Orange/ Carrot Orange x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 30.000 vnd Watermelon x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 35.000 vnd Lime x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 20.000 vnd Guava x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 35.000 vnd Coconut x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 30.000 vnd Mixed x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 40.000 vnd Strawberry x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Mango x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Orange x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Avocado x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Mixed x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
30.000 vnd 35.000 vnd 30.000 vnd 35.000 vnd 40.000 vnd
Grapefruit/Orange/Lime/Kiwi/Cranberry x x x x 20.000 vnd Cherry/Vanilla/ Watermelon/Maiden Madras x x x x x x x x x x x x x x x x x x 20.000 vnd Cranberry Breeze/ Cherry Cream/Citrus Twist x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 20.000 vnd dâu vani sô cô la
Strawberry x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25.000 vnd Vanilla x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25.000 vnd Chocolate x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25.000 vnd 39 menu summary |breadaholics magazine
Dưa hấu Chanh Ổi Dừa Hoà trộn
Watermelon x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 35.000 vnd Lime x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 20.000 vnd Guava x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 35.000 vnd Coconut x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 30.000 vnd Mixed x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 40.000 vnd
Dâu Xoài Cam Bơ Hoà trộn
Strawberry x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Mango x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Orange x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Avocado x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Mixed x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
30.000 vnd 35.000 vnd 30.000 vnd 35.000 vnd 40.000 vnd
Grapefruit/Orange/Lime/Kiwi/Cranberry x x x x 20.000 vnd Cherry/Vanilla/ Watermelon/Maiden Madras x x x x x x x x x x x x x x x x x x 20.000 vnd Cranberry Breeze/ Cherry Cream/Citrus Twist x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 20.000 vnd dâu vani sô cô la
Strawberry x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25.000 vnd Vanilla x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25.000 vnd Chocolate x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25.000 vnd
dâu việt quất đào
Strawberry x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25.000 vnd blueberry x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25.000 vnd peach x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25.000 vnd
Dĩa trái cây nhỏ Dĩa trái cây lơn Bánh flan Bánh tiramisu Bánh phô mai Bánh sôcôla
Regular Fruit Platter x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 40.000 vnd Special Fruit Platter x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 60.000 vnd Flan x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 20.000 vnd Tiramisu x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 35.000 vnd Cheese Cake x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 35.000 vnd Chocolate Brownie x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 40.000 vnd
*Desserts are for dine-in only *Món tráng miệng không áp dụng cho mang đi
WWW.BREADAHOLICS.COM WWW.FACEBOOK.COM/BREADAHOLICS INFO@BREADAHOLICS.COM ĐỊA CHỈ
224 nguyễn thị minh khai, phường 6, quận 3, tp.hcm ĐIỆN THOẠI
(08) 39.30.38.49