GIÁO TRÌNH HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU XÂY DỰNG (NGUYỄN THỊ THUÝ HẰNG, MAI HỒNG HÀ, PHẠM ĐỨC THIỆN, PHAN ĐỨC HÙNG, NGUYỄN THỊ BÍCH LIỄU, NGUYỄN THANH TÚ) WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU XÂY DỰNG Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 vectorstock com/24597468 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ******************* ThS. NGUYỄN THỊ THUÝ HẰNG, TS. MAI HỒNG HÀ, TS. PHẠM ĐỨC THIỆN, PGS.TS. PHAN ĐỨC HÙNG, TS. NGUYỄN THỊ BÍCH LIỄU, ThS. NGUYỄN THANH TÚ GIÁO TRÌNH HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU XÂY DỰNG NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 2
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 3 LỜI NÓI ĐẦU Vật liệu xây dựng là bất kỳ vật liệu nào được sử dụng cho mục đích xây dựng. Chi phí vật liệu thường chiếm khoảng 60-70% giá thành của một công trình xây dựng. Do đó, việc thí nghiệm, kiểm tra chất lượng vật liệu đóng vai trò đặc biệt quan trọng, không những giúp đảm bảo chất lượng công trình mà còn giúp giảm giá thành xây dựng công trình. Giáo trình này được biên soạn phục vụ cho việc học môn Thực tập vật liệu xây dựng của sinh viên các trường cao đẳng, đại học các ngành Xây dựng; giúp người học có thể hiểu về các tính chất cơ lý xi măng, cốt liệu dùng cho bê tông và bê tông xi măng và vận dụng các tiêu chuẩn hiện hành (Tiêu chuẩn Việt Nam-TCVN) để xác định được các chỉ tiêu cơ lý đó. Trong quá trình biên soạn, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự góp ý của người đọc để các lần xuất bản sau, giáo trình được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi về địa chỉ email: hangntt@ hcmute.edu.vn Nhóm tác giả
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 4
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 5 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .........................................................................................3 Phần 1: CÁC THÍ NGHIỆM VỀ XI MĂNG ........................................7 Bài 1: Xác định khối lượng riêng của xi măng .....................................7 Bài 2: Xác định lượng nước tiêu chuẩn của xi măng ............................9 Bài 3: Xác định thời gian đông kết của xi măng .................................13 Bài 4: Xác định độ bền uốn và nén của mẫu vữa xi măng ..................17 Phần 2: CÁC THÍ NGHIỆM VỀ CỐT LIỆU DÙNG CHO BÊ TÔNG XI MĂNG ...................................................................23 Bài 5: Lấy mẫu cốt liệu của cát và đá .................................................23 Bài 6: Xác định khối lượng riêng và khối lượng thể tích của cốt liệu dùng cho bê tông và vữa ....................................................28 Bài 7: Phân tích thành phần hạt cát - đá ..............................................37 Phần 3: CÁC THÍ NGHIỆM VỀ BÊ TÔNG XI MĂNG ...................48 Bài 8: Tính toán cấp phối bê tông xi măng .........................................48 Bài 9: Phương pháp lấy mẫu, đúc bão dưỡng mẫu và khoan lấy mẫu ...........................................................................................58 Bài 10: Xác định độ dẻo của hỗn hợp bê tông nặng..............................65 Bài 11: Xác định cường độ chịu nén của bê tông nặng theo phương pháp phá hủy mẫu .....................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................77
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 6
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 7 BÀI 1 XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA XI MĂNG TCVN 4030:03 1.1. KHÁI NIỆM Khối lượng riêng aγ là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở trạng thái hoàn toàn đặc. 1.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 1.2.1. Dụng cụ thí nghiệm Chậu nước. Bình xác định khối lượng riêng của xi măng. Phễu, bình chứa nước. Vật liệu: xi măng, dầu hỏa. Hình 1.1: Bình đong và phễu rót Hình 1.2: Bình xác định khối lượng riêng PHẦN 1 CÁC THÍ NGHIỆM VỀ XI MĂNG
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 8 Tiến hành thử Đặt bình xác định khối lượng riêng của xi măng vào chậu nước cho phần chia độ của nó chìm dưới nước rồi kẹp chặt không cho nổi lên. Nước trong chậu phải giữ ở nhiệt độ 27 ± 2oC. Đổ dầu hỏa vào bình đến vạch số không (0), sau đó lấy bông hoặc giấy bọc thấm hết những giọt dầu bám vào cổ bình trên phần chứa dầu. Dùng cân phân tích cân 65 gam xi măng đã được sấy khô ở nhiệt độ 105÷110oC trong 2 giờ và được để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng thí nghiệm. Lấy thìa con xúc xi măng đổ từ từ ít một qua phễu vào bình cho đến khi mực chất lỏng trong bình lên tới một vạch của phần chia độ phía trên. Lấy bình đổ ra khỏi chậu nước xoay đứng qua lại l0 phút cho không khí trong xi măng thoát ra. Lại đặt bình vào chậu để 10 phút cho nhiệt độ của bình bằng nhiệt độ của nước rồi ghi mực chất lỏng trong bình (V). 1.3. TÍNH TOÁN KẾT QUẢ Khối lượng riêng của xi măng được tính bằng trị số trung bình cộng của kết quả hai lần thử: Bảng 1.1: Kết quả thí nghiệm Lầnthử Khối lượng xi măng ban đầu Mực chất lỏng trong bình ban đầu Khối lượng xi măng còn lại Mực chất lỏng trong bình lúc sau 21 (g/cm3; kg/dm3; kg/l; T/m3) Trong đó: G: Khối lượng xi măng dùng để thử, (g). V a : Thể tích chất lỏng bị xi măng chiếm chỗ, (cm3). 1.4. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 9 BÀI 2 XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC TIÊU CHUẨN CỦA XI MĂNG TCVN 6017:2015 (ISO 9597:2008) 2.1. KHÁI NIỆM Lượng nước tiêu chuẩn (tính bằng % so với khối lượng xi măng) là lượng nước cần thiết đảm bảo cho hồ xi măng đạt độ dẻo tiêu chuẩn. Độ dẻo tiêu chuẩn của hồ xi măng được đánh giá bằng độ lún sâu của kim tiêu chuẩn vào hồ xi măng khi cho kim rơi tự do từ độ cao H = 0mm so với mặt hồ xi măng. Độ dẻo tiêu chuẩn ứng với độ cắm của kim tiêu chuẩn đạt được giá trị quy định 34 ± 2mm hoặc khi mũi kim Vicat to cách đáy khâu 6 ± 2mm. 2.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.2.1. Dụng cụ - thiết bị Cân, có độ chính xác đến 1g. - Ống đong có vạch chia hoặc buret, có khả năng đo thể tích chính xác đếnMáy1%. trộn, phù hợp với các yêu cầu của ISO 679. - Dùng dụng cụ Vicat với kim to. Kim to được làm bằng kim loại không rỉ và có dạng một trụ thẳng, có chiều dài hữu ích là 50 ± 1mm và đường kính là 10 ± 0,05mm. Khối lượng toàn phần của phần chuyển động là 300 ± 1g. Chuyển động của nó phải thật thẳng đứng và không chịu ma sát đáng kể, và trục của chúng phải trùng với trục kim to. Vành khâu Vicat để chứa hồ phải được làm bằng cao su rắn. Vành khâu có dạng hình nón cụt, sâu 4 ± 0,2mm, đường kính trong phía trên l70 ± 5mm và ở đáy l80 ± 5mm. Vành khâu phải đủ cứng và phải có một tấm đế phẳng bằng thủy tinh có kích thước lớn hơn vành khâu và dày ít nhất 2,5mm. Vật liệu: xi măng. Nước cất hoặc nước đã khử ion được sử dụng để chế tạo, bảo quản hoặc luộc mẫu.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 10 Hình 2.1: Ống đong Hình 2.2: Máy trộn Chú thích: Vành khâu bằng kim loại hoặc chất dẻo hay vành khâu dạng hình trụ đều có thể sử dụng miễn là phải đảm bảo chiều sâu yêu cầu và kết quả thu được phải giống như khi thử bằng vành khâu cao su cứng hình nón cụt. 2.2.2. Tiến hành thử Hình 2.3: Dụng cụ Vicat
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 11 a) Trộn hồ xi măng Cân 500g xi măng, chính xác đến 1g. Cân một lượng nước là 125g rồi đổ vào trong cối trộn hoặc dùng ống đong có vạch chia hay buret để đo lượng nước đổ vào cối trộn. Đổ xi măng vào nước một cách cẩn thận để tránh thất thoát nước hoặc xi măng. Thời gian đổ không ít hơn 5 giây và không nhiều hơn 10 giây. Lấy thời điểm kết thúc đổ xi măng là thời điểm “không”, từ đó tính thời gian làm tiếp theo. Khởi động ngay máy trộn và cho chạy với tốc độ thấp trong 90 giây. Sau 90 giây, dừng máy trộn khoảng 15 giây để vét gọn hồ ở xung quanh cối vào vùng trộn của máy bằng một dụng cụ vét thích hợp. Khởi động lại máy và cho chạy ở tốc độ thấp thêm 90 giây nữa. Tổng thời gian chạy máy trộn là 3 phút. Chú thích: Mọi phương pháp trộn khác, dù bằng tay hay máy đều có thể được sử dụng miễn là cho kết quả như với phương pháp quy định theo tiêu chuẩn này. b) Đổ vào vành khâu Đổ ngay hồ vào khâu đã được đặt trên tấm đế phẳng bằng thủy tinh có bôi một lớp dầu. Đổ đầy hơn khâu mà không nén hay rung quá mạnh. Dùng dụng cụ có cạnh thẳng gạt hồ thừa theo kiểu chuyển động cưa nhẹ nhàng, sao cho hồ đầy ngang khâu và bề mặt phải phẳng trơn.
c) Thử độ lún Trước khi thử gắn kim to vào dụng cụ Vicat, hạ kim to cho chạm tấm đế và chỉnh kim chỉ về số “không” trên thang chia vạch. Nhấc kim to lên vị trí chuẩn bị vận hành. Ngay sau khi gạt phẳng mặt hồ, chuyển khâu và tấm đế sang dụng cụ Vicat tại vị trí đúng tâm dưới kim to. Hạ kim to từ từ cho đến khi nó tiếp xúc với mặt hồ. Giữ ở vị trí này từ 1 đến 2 giây để tránh tốc độ ban đầu hoặc gia tốc của bộ phận chuyển động. Sau đó thả nhanh bộ phận chuyển động để kim to lún thẳng đứng vào trung tâm hồ. Thời điểm thả kim to từ thời điểm số “không” là 4 phút. Đọc số trên thang vạch thì kim to ngừng lún, hoặc đọc tại thời điểm 30 giây sau khi thả kim to, tùy theo việc nào xảy ra sớm hơn.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 12 Ghi lại số đọc, trị số đó biểu thị khoảng cách giữa đầu kim to với tấm đế. Đồng thời ghi lại lượng nước của hồ tính theo phần trăm khối lượng xi măng. Lau sạch kim to ngay sau mỗi lần thử lún. Lặp lại phép thử với hồ có khối lượng nước khác nhau cho tới khi thu được một khoảng cách giữa kim to với tấm đế là 6 ± 2mm. Ghi lại hàm lượng nước của hồ này, lấy chính xác đến 0,5% và coi đó là lượng nước cho độ dẻo chuẩn. 2.3. TÍNH TOÁN KẾT QUẢ Kết quả ghi vào bảng sau: Bảng 2.1: Bảng kết quả lượng nước tiêu chuẩn xi măng Lần thử Xi (g)măng Nước(g) Độ cắm (mm)sâu Cách(mm)đáy Ghi chú 21 … n … … 32-36 4-8 _________ 2.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ Kết luận về lượng nước tiêu chuẩn của loại xi măng thí nghiệm (tính bằng % so với khối lượng xi măng). Ghi những nhận xét về quá trình thí nghiệm, độ tin cậy của kết quả. Đánh giá kết quả thí nghiệm.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 13 BÀI 3 XÁC ĐỊNH THỜI GIAN ĐÔNG KẾT CỦA XI MĂNG TCVN 6017:95 3.1. KHÁI NIỆM Sau khi trộn xi măng với nước, hồ xi măng có tính dẻo cao nhưng sau đó tính dẻo mất dần. Thời gian tính từ lúc trộn xi măng với nước cho đến khi hồ xi măng mất dẻo và bắt đầu có khả năng chịu lực gọi là thời gian đôngThờikết.gian đông kết của xi măng bao gồm 2 giai đoạn là thời gian bắt đầu đông kết và thời gian kết thúc đông kết: - Thời gian bắt đầu đông kết: Là khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu trộn xi măng với nước cho đến khi hồ xi măng mất tính dẻo, ứng với lúc kim Vicat nhỏ có đường kính 1,13 ± 0,05mm lần đầu tiên cắm cách tấm kính 6 ± 3mm. - Thời gian kết thúc đông kết: Là khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu trộn xi măng với nước cho đến khi trong hồ xi măng hình thành các tinh thể, hồ cứng lại và bắt đầu có khả năng chịu lực, ứng với lúc kim Vicat có đường kính 1,13 ± 0,05mm lần đầu tiên cắm sâu vào hồ 0,5mm. 3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.2.1. Dụng cụ - thiết bị - Cân, có độ chính xác đến 1g. Ống đong có vạch chia hoặc buret, có khả năng đo thể tích chính xác đếnMáy1%. trộn, phù hợp với các yêu cầu của ISO 9597:2008. - Dùng dụng cụ Vicat với kim nhỏ. Kim này được làm bằng kim loại không rỉ và có dạng một trụ thẳng, có chiều dài hữu ích là 50 ± 1mm và đường kính là 1,13 ± 0,05mm. Khối lượng toàn phần của phần chuyển động là 300 ± 1g. Chuyển động của nó phải thật thẳng đứng và không chịu ma sát đáng kể, và trục của chúng phải trùng với trục kim.
Lặp lại phép thử trên cùng một mẫu tại những vị trí cách nhau thích hợp, nghĩa là không nhỏ hơn 10mm kể từ rìa khâu hoặc từ lần trước đến lần sau. Thí nghiệm được lặp lại sau những khoảng thời gian thích hợp, thí dụ cách nhau 10 phút. Giữa các lần thả kim giữ mẫu trong phòng ẩm. Lau sạch kim Vicat ngay sau mỗi lần thả kim. Ghi lại thời gian đo từ điểm “không” đến thời điểm khoảng cách giữa đầu kim và mặt trên tấm đế đạt 6 ± 3mm, lấy đến phút gần nhất.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 14 Vành khâu Vicat để chứa hồ phải được làm bằng cao su rắn. Vành khâu có dạng hình nón cụt, sâu 4 ± 0,2mm, đường kính trong phía trên l70 ± 5mm và ở đáy l80 ± 5mm. Vành khâu phải đủ cứng và phải có một tấm đế phẳng bằng thủy tinh có kích thước lớn hơn vành khâu và dày ít nhất 2,5mm. Vật liệu: xi măng Nước cất hoặc nước đã khử ion được sử dụng để chế tạo, bảo quản hoặc luộc mẫu. 3.2.2 Tiến hành thử a) Đổ vào vành khâu Trước khi thử gắn kim nhỏ vào dụng cụ Vicat, hạ kim nhỏ cho chạm tấm đế và chỉnh kim chỉ về số “không” trên thang chia vạch. Nhấc kim nhỏ lên vị trí chuẩn bị vận hành. Đổ ngay hồ có độ dẻo tiêu chuẩn vào khâu và gạt bằng miệng khâu. b) Thử độ lún xác định thời gian bắt đầu đông kết Đặt khâu đã có hồ và tấm đế vào phòng dưỡng hộ ẩm, sau thời gian thích hợp chuyển khâu sang dụng cụ Vicat, ở vị trí dưới kim. Hạ kim từ từ cho tới khi chạm vào hồ. Giữ nguyên vị trí này trong vòng 1 giây đến 2 giây để tránh vận tốc ban đầu hoặc gia tốc cưỡng bức của bộ phận chuyển động. Sau đó thả nhanh bộ phận chuyển động và để nó lún sâu vào trong hồ. Đọc thang số khi kim không còn xuyên nữa, hoặc đọc vào lúc sau 30 giây thả kim, tùy theo cách nào xảy ra sớm hơn. Ghi lại các trị số trên thang số, trị số này biểu thị khoảng cách giữa đầu kim và tấm đế. Đồng thời ghi lại thời gian tính từ điểm “không”.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 15 Độ chính xác có thể được đảm bảo bằng cách giảm khoảng thời gian giữa các lần thả kim gần tới điểm cuối và quan sát các kết quả liên tiếp thấy không biến động quá nhiều. c) Thử độ lún xác định thời gian kết thúc đông kết Lật úp khâu đã sử dụng ở trên lên tấm đế của nó sao cho việc thử kết thúc đông kết được tiến hành ngay trên mặt của mẫu mà lúc đầu đã tiếp xúc tấmLặpđế.lại phép thử lún tại các vị trí khác trên bề mặt mẫu thử đó, sao cho các vị trí thử cách nhau ít nhất 5mm nhưng phải cách vị trí thử ngay trước đó ít nhất 10mm và cách thành khuôn ít nhất 8mm. Thử nghiệm được lặp lại sau những khoảng thời gian thích hợp, ví dụ cách nhau 30 phút. Lau sạch kim Vicat ngay sau mỗi lần thả kim. Ghi lại thời gian đo, chính xác đến 15 phút, từ điểm “không” vào lúc kim chỉ lún 0,5mm vào mẫu và coi đó là thời gian kết thúc đông kết của xi măng. Đó chính là thời gian mà vòng gắn trên kim, lần đầu tiên không còn ghi dấu trên mẫu. Thời gian này có thể xác định một cách chính xác bằng cách giảm thời gian giữa các lần thử gần đến điểm cuối và quan sát thấy các kết quả thử kế tiếp không biến động quá nhiều. Chú thích: Các máy đo thời gian đông kết tự động có bán sẵn đều có thể được sử dụng miễn là máy đó cho cùng kết quả như khi dùng dụng cụ và quy trình quy định trong tiêu chuẩn này. Nếu dùng máy tự động, không cần thiết phải lật úp mẫu. 3.3. TÍNH TOÁN KẾT QUẢ Kết quả thí nghiệm được theo dõi và ghi vào bảng sau: Bảng 3.1: Thời gian đông kết của xi măng T.gian(ph) 5 10 15 … 70 75 90 … 300 315 330 Cắmsâu t0 40 40 40 … 39 36 t1 vòngvếtCó vòngvếtCó vòngMấtvết t2 Thời gian bắt đầu đông kết: t1 = _________ (phút). Thời gian kết thúc đông kết: t2 = _________ (phút).
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 16 3.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ So với tiêu chuẩn TCVN 6017-95. So với các loại xi măng thường dùng.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 17 BÀI 4 XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN UỐN VÀ NÉN CỦA MẪU VỮA XI MĂNG (TCVN 6016 : 2011) 4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP Phương pháp bao gồm cách xác định độ bền nén và độ bền uốn tương ứng của các mẫu thử hình lăng trụ có kích thước 40 x 40 x 160mm. Các mẫu này được đúc từ một mẻ vừa dẻo, chứa một phần xi măng và ba phần cát tiêu chuẩn theo khối lượng với tỷ lệ nước/xi măng là 0,5. Cát tiêu chuẩn từ những nguồn khác nhau đều có thể được sử dụng miễn là kết quả độ bền của xi măng khi sử dụng cát đó không sai khác đáng kể, so với kết quả độ bền xi măng đó khi sử dụng cát chuẩn theo ISO. Vữa được trộn bằng máy và lèn chặt trong một khuôn nhờ sử dụng máy dằn.Thiết bị và kỹ thuật lèn chặt khác cũng có thể dùng nhưng kết quả không được sai khác so với việc dùng thiết bị dằn chuẩn. Các mẫu trong khuôn được bảo dưỡng nơi không khí ẩm 24 giờ và sau đó các mẫu được tháo khuôn rồi được ngâm ngập trong nước cho đến khi đem ra thử độ bền. Đến dộ tuổi yêu cầu, mẫu được vớt ra khỏi nơi bảo dưỡng, sau khi thử uốn mẫu bị bẻ gãy thành hai nửa và mỗi nửa mẫu gãy được dùng để thử độ bền nén. 4.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 4.2.1 Dụng cụ - thiết bị Máy trộn - MáyMáyKhuôndằnthử độ bền uốn/Máy thử độ bền nén Gá định vị mẫu của máy thử cường độ nén
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 184.2.2. Thành phần vữa a) CátCáttiêu chuẩn ISO là cát thiên nhiên giàu silic, gồm tốt nhất là các hạt tròn cạnh và có hàm lượng SiO2 không ít hơn 98%. Cấp phối hạt nằm trong các giới hạn quy định ở bảng sau: Bảng 4.1: Cấp phối hạt của cát tiêu chuẩn ISO KTLS (mm) Kích thước lỗ vuông mm LSTL (%) 0,080,160,51,621 0 7 ± 5 33 ± 5 67 ± 5 87 ± 5 99 ± 1 b) Xi măng Xi măng để thử nghiệm nếu phải để lâu hơn 24 giờ kể từ lúc lấy mẫu đến lúc tiến hành thử, thì phải được lưu giữ toàn bộ trong thùng kín, loại thùng không gây phản ứng xi măng. c) NướcNướccất được sử dụng cho các phép thử công nhận. Còn đối với các thử nghiệm khác, sử dụng nước uống. 4.2.3. Chế tạo vữa a) Thành phần Tỷ lệ khối lượng bao gồm một phần xi măng, ba phần cát tiêu chuẩn và một nửa phần là nước (tỷ lệ nước/xi măng = 0,5). Mỗi mẻ cho ba mẫu thử sẽ gồm: 450 ±2g xi măng. 1350 ± 5g cát. 225 ± 1g nước.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 19 b) DùngTrộnmáy trộn để trộn mỗi mẻ vữa. Máy trộn khi đã ở vị trí thao tác, cần tiến hành như sau: - Đổ nước vào cối và thêm xi măng. - Khởi động máy trộn ngay và cho chạy ở tốc độ thấp, sau 30 giây thêm cát từ từ trong suốt 30 giây. Bật máy trộn và cho chạy ở tốc độ cao (xem Bảng 4.2), tiếp tục trộn thêm 30 giây. Bảng 4.2: Tốc độ của cánh trộn Tốc độ Chuyển động quay tròn (min-1) Chuyển động hành tinh (min 1) Thấp 140 ± 5 62 ± 5 Cao 285 ± 10 125 ± 10 - Dừng máy trộn 90 giây. Trong vòng 15 giây đầu dùng bay cao su cào vữa bám ở thành cối, ở đáy cối và vun vào giữa cối. Tiếp tục trộn ở tốc độ cao trong 60 giây nữa. - Thời gian của mỗi giai đoạn trộn khác nhau có thể được tính chính xác đến ±1 giây. 4.2.4. Chế tạo mẫu thử a) Hình dạng và kích thước Mẫu thử hình lăng trụ có kích thước 40 x 40 x 160mm. b) Đúc mẫu Tiến hành đúc mẫu ngay sau khi chuẩn bị xong vữa. Khuôn và phễu được kẹp chặt vào bàn dằn. Dùng một xẻng nhỏ thích hợp, xúc một hoặc hai lần để rải lớp vữa đầu tiên cho mỗi ngăn khuôn sao cho mỗi ngăn trải thành hai lớp thì đầy (mỗi lần xúc khoảng 300g) và lấy trực tiếp từ máy trộn. Sau đó lèn lớp vữa đầu bằng cách dằn 60 cái. Đổ thêm lớp vữa thứ hai rồi lèn lớp vữa này bằng cách dằn thêm 60 cái. Nhẹ nhàng nhấc khuôn khỏi bàn dằn. Gạt bỏ vữa thừa bằng một thanh gạt kim loại, thanh này được giữ thẳng đứng và chuyển động từ từ
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 20 theo kiểu cà ngang mỗi chiều một lần. Cũng dùng thanh gạt trên gạt bằng mặt vữa.Ghi nhãn hoặc đánh dấu các khuôn để nhận biết mẫu và vị trí tương đối của chúng so với bàn dằn. 4.2.5. Bảo dưỡng mẫu thử a) Xử lý và cất giữ mẫu trước khi tháo khuôn Gạt bỏ vữa thừa trên rìa khuôn coi như một phần của việc tháo dỡ. Đặt một tấm kính kích thước 210mm x 185mm và dày 6mm lên khuôn. Cũng có thể dùng một tấm thép hoặc vật liệu không thấm khác có cùng kích thước.Đặtngay các khuôn đã đánh dấu lên giá nằm ngang trong phòng không khí ẩm hoặc trong tủ. b) Tháo dỡ khuôn Việc tháo dỡ khuôn phải rất thận trọng: Đối với các phép thử 24 giờ, việc tháo dỡ khuôn mẫu không được quá 20 phút trước khi mẫu được thử. Đối với các phép thử có tuổi mẫu lớn hơn 24 giờ, việc tháo dỡ khuôn tiến hành từ 20 giờ đến 24 giờ sau khi đổ khuôn. Mẫu đã tháo khỏi khuôn và được chọn để thử vào 24 giờ (hoặc vào 48 giờ nếu dỡ khuôn muộn), được phủ bằng khăn ẩm cho tới lúc thử. Đánh dấu các mẫu đã chọn để ngâm trong nước và tiện phân biệt mẫu sau này, đánh dấu bằng mực chịu nước hoặc bằng bút chì.
c) Bảo dưỡng trong nước Các mẫu đã đánh dấu được nhận chìm ngay trong nước (để nằm ngang hoặc để thẳng đứng, tùy theo cách nào thuận tiện) ở nhiệt độ 27 ± 20C trong các bể chứa thích hợp. Trong suốt thời gian ngâm mẫu, không lúc nào khoảng cách giữa các mẫu hay độ sâu của nước trên bề mặt mẫu lại nhỏ hơn 5 mm. Lấy mẫu cần thử ở bất kỳ tuổi nào (ngoài 24 giờ hoặc 48 giờ khi tháo khuôn muộn) ra khỏi nước không được quá 15 phút trước khi tiến hành thử. Dùng vải ẩm phủ lên mẫu cho tới lúc thử.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 21 d) Tuổi của mẫu để thử độ bền Tính tuổi của mẫu thử từ lúc bắt đầu trộn xi măng và nước. Khi thử độ bền theo yêu cầu ở các tuổi khác nhau, cần đảm bảo giới hạn sau: 24 giờ ± 15 phút 48 giờ ± 30 phút 72 giờ ± 45 phút 7 ngày ± 2 giờ > 28 ngày ± 8 giờ 4.2.6. Tiến hành thử a) Xác định độ bền uốn Đặt mẫu lăng trụ vào máy thử với một mặt bên tựa trên các con lăn gối tựa và trục dọc của mẫu vuông góc với các gối tựa. Đặt tải trọng theo chiều thẳng đứng bằng con lăn tải trọng vào mặt đối diện của lăng trụ và tăng tải trọng dần dần tốc độ 50 ± l0N/s cho đến khi mẫu gãy. Tính độ bền uốn, R u (MPa), theo công thức sau: R u = 3Pl 2b3 Trong đó: P: là tải trọng đặt lên giữa lăng trụ khi mẫu bị gãy (N). l: là khoảng cách giữa các gối tựa (mm). b: là cạnh của tiết diện vuông của lăng trụ (mm). b) Xác định độ bền nén Thử độ bền nén các nửa lăng trụ trên các mặt bên phía tiếp xúc với thành khuôn. Đặt mặt bên các nửa lăng trụ vào chính giữa và đặt nằm ngang sao cho mặt cuối của lăng trụ nhô ra ngoài tấm ép hoặc má ép khoảngTăngl0mm.tải trọng từ từ với tốc độ 2400 ± 200N/s trong suốt quá trình cho đến khi mẫu bị phá hoại. Tính độ bền nén, R n (MPa), theo công thức sau:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 22 R n = P F Trong đó: P: là tải trọng tối đa lúc mẫu bị phá hoại (N). F: là diện tích tấm ép hoặc má ép (mm2). (40mm x 40mm=1600mm2). 4.3. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM 4.3.1. Cường độ uốn a) Tính toán và biểu thị kết quả Kết quả thử cường độ uốn là giá trị trung bình số học của ba lần xác định cường độ uốn riêng biệt, mỗi giá trị lấy chính xác đến 0,1 MPa, nhận được trên mỗi bộ ba mẫu thử lăng trụ. Kết quả trung bình lấy chính xác đến 0,1 MPa. b) Báo cáo kết quả thử nghiệm Ghi lại tất cả các kết quả riêng biệt. Báo cáo giá trị trung bình tính toán. 4.3.2. Cường độ nén a) Tính toán và biểu thị kết quả Kết quả thử cường độ nén là giá trị trung bình số học của sáu kết quả xác định cường độ nén riêng biệt, mỗi giá trị lấy chính xác đến 0,1 MPa, nhận được từ sáu nửa lăng trụ gãy trên một bộ ba mẫu thử lăng trụ.Nếu một kết quả trong số sáu lần xác định vượt quá ±10% so với giá trị trung bình thì loại bỏ kết quả đó và chỉ tính giá trị trung bình của năm kết quả còn lại. Nếu một trong năm kết quả này vượt quá ±10% giá trị trung bình của chúng thì loại bỏ toàn bộ kết quả và lặp lại phép thử. Kết quả trung bình lấy chính xác đến 0,1 MPa. b) Báo cáo kết quả thử nghiệm Ghi lại tất cả các giá trị riêng biệt. Báo cáo giá trị trung bình tính toán và bất kỳ một kết quả loại bỏ nào theo 4.3.2a
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 23 BÀI 5 LẤY MẪU CỐT LIỆU CỦA CÁT VÀ ĐÁ TCVN 7572-1:2006 5.1. KHÁI NIỆM VỀ CỐT LIỆU Các vật liệu rời nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo có thành phần hạt xác định, khi nhào trộn với xi măng và nước, tạo thành bê tông hoặc vữa. Theo kích thước hạt, cốt liệu được phân ra cốt liệu nhỏ và cốt liệu lớn. 5.2. CỐT LIỆU NHỎ (FINE AGGREGATE) Hỗn hợp các hạt cốt liệu kích thước chủ yếu từ 0,14mm đến 5mm. Cốt liệu nhỏ có thể là cát tự nhiên, cát nghiền và hỗn hợp từ cát tự nhiên và cát-nghiền.Cáttự nhiên (natural sand): Hỗn hợp các hạt cốt liệu nhỏ được hình thành do quá trình phong hoá của các đá tự nhiên. Cát tự nhiên sau đây gọi là cát. - Cát nghiền (crushed rock sand): Hỗn hợp các hạt cốt liệu kích thước nhỏ hơn 5mm thu được do đập và/hoặc nghiền từ đá. 5.3. CỐT LIỆU LỚN (COARSE AGGREGATE) Hỗn hợp các hạt cốt liệu có kích thước từ 5mm đến 70mm. Cốt liệu lớn có thể là đá dăm, sỏi, sỏi dăm (đập hoặc nghiền từ sỏi) và hỗn hợp từ đá dăm và sỏi hay sỏi dăm. Sỏi (gravel): Cốt liệu lớn được hình thành do quá trình phong hoá của đá tựĐánhiên.dăm (crushed rock): Cốt liệu lớn được sản xuất bằng cách đập và/hoặc nghiền đá. PHẦN 2 CÁC THÍ NGHIỆM VỀ CỐT LIỆU DÙNG CHO BÊ TÔNG XI MĂNG
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 24 Sỏi dăm (crushed gravel): Cốt liệu lớn được sản xuất bằng cách đập và/hoặc nghiền cuội, sỏi kích thước lớn. Phương pháp lấy mẫu cốt liệu (theo TCVN 7572-1:2006). 5.4. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ Cân kỹ thuật, chính xác đến 1%. Dụng cụ xúc mẫu hoặc lấy mẫu trên băng chuyền, bằng gỗ hoặc bằng kimThiếtloại.bị chia mẫu, gồm hộp chứa và máng chia mẫu như mô tả trên Hình 5.1. Chiều rộng khe chảy của máng chia mẫu phải lớn hơn 1,5 lần kích thước hạt cốt liệu nhỏ lớn nhất. Hình 5.1: Dụng cụ chia mẫu 5.5. LẤY MẪU 5.5.1 Cốt liệu nhỏ a) Lấy mẫu ban đầu Trên các băng truyền, mẫu ban đầu được lấy định kỳ từ 0,5 giờ đến 1 giờ và lấy trên suốt chiều ngang băng chuyền cát. Có thể sử dụng dụng cụ Hình 5.1 để lấy mẫu trên băng chuyền. Nếu cốt liệu nhỏ đồng nhất thì thời gian giữa hai lần lấy có thể kéo dài. - Trong kho chứa, mẫu ban đầu của cốt liệu nhỏ được lấy từ nhiều điểm khác nhau theo chiều cao đống cốt liệu từ đỉnh xuống tới chân, sao cho mẫu lấy ra đại diện cho cả lô cốt liệu nhỏ.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 25 Nếu cốt liệu nhỏ ở trong các bể chứa thì phải lấy cả trên mặt và dưới đáy bể. - Mỗi lô cốt liệu nhỏ lấy từ 10 mẫu đến 15 mẫu ban đầu. b) Rút gọn mẫu Các mẫu ban đầu sau khi lấy theo 5.1.1 được gộp lại, trộn kỹ và rút gọn theo phương pháp chia tư hoặc phương pháp chia đôi bằng thùng chứa có máng nhỏ (Hình 5.1) để có mẫu trung bình khoảng (20 – 40) kg. - Rút gọn mẫu theo phương pháp chia tư: Đổ cốt liệu nhỏ lên một mặt phẳng khô sạch, không thấm nước. San phẳng mặt mẫu và kẻ hai đường thẳng vuông góc để chia mẫu thành bốn phần đều nhau. Lấy hai phần bất kỳ đối đỉnh nhau, gộp lại làm một. Sau đó lại trộn kỹ và rút gọn phần mẫu gộp như trên cho tới khi đạt được khối lượng cần thiết. Rút gọn mẫu bằng thùng chứa có hai máng nhỏ. Đổ mẫu cốt liệu nhỏ vào thùng chứa, san phẳng rồi mở máng cho cốt liệu nhỏ chảy theo hai máng chia ra phía ra ngoài. Dùng một nửa (khối lượng cốt liệu nhỏ của một máng) để tiếp tục rút gọn như thế cho tới khi đạt được khối lượng cần thiết. Bảng 5.1: Khối lượng mẫu cần thiết để xác định từng phép thử Tên phép thử Khối lượng một mẫu thí nghiệm (kg) 1. Xác định thành phần thạch học Đảm bảo khối lượng mẫu đối với từng cỡ hạt theo TCVN 7572-3 : 2006 2. Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước 0,03 3. Xác định khối lượng thể tích xốp và độ hổng Từ 5 đến 10 (tùy theo hàm lượng sỏi chứa trong cát) 4. Xác định độ ẩm 1 5. Xác định thành phần hạt 2 6. Xác định hàm lượng bùn, bụi, sét 0,5 7. Xác định tạp chất hữu cơ 0,25
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 26 5.5.2. Cốt liệu lớn a) Lấy mẫu ban đầu Mẫu ban đầu của cốt liệu lớn được lấy trên băng truyền, trong kho hoặc bể chứa theo nguyên tắc đã nêu ở 5.5.1a CHÚ THÍCH 1) Khi chiều rộng băng truyền lớn hơn hay bằng 1000mm thì lấy mẫu ban đầu bằng cách chặn ngang một phần băng tải cho vật liệu rơi ra. 2) Nếu vật liệu đồng nhất thì việc lấy mẫu có thể thưa hơn: Nếu kho là các hộc chứa thì mẫu ban đầu được lấy ở lớp trên mặt và lớp dưới đáy hộc chứa. Lớp dưới đáy lấy bằng cách mở cửa đáy hộc chứa cho vật liệu rơi ra b) Khối lượng mẫu ban đầu Tùy theo độ lớn của hạt cốt liệu lớn, khối lượng mẫu ban đầu qui định trong Bảng 5.2. Bảng 5.2: Khối lượng mẫu ban đầu của cốt liệu lớn Kích thước lớn nhất của hạt cốt liệu mm Khối lượng mẫu ban đầu kg 10 2,5 20 5,0 40 10,0 70 15,0 c) Rút gọn mẫu Gộp các mẫu đã lấy theo 5.5.2a và rút gọn mẫu theo qui tắc đã nêu trong 5.5.1bd)Mẫu trung bình Tuỳ theo cỡ hạt, khối lượng mẫu trung bình của cốt liệu lớn dùng để thử mỗi loại chỉ tiêu được lấy từ mẫu đã rút gọn theo 5.5.2c, không nhỏ hơn bốn lần khối lượng được nêu trong Bảng 5.3.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 27 Bảng 5.3: Khối lượng nhỏ nhất của mẫu thử để xác định tính chất của cốt liệu lớn Tên phép thử Khối lượng nhỏ nhất của mẫu cốt liệu lớn cần thiết để thử tùy theo cỡ hạt, kg Từ đếnmm510mm Từ đếnmm1020mm Từ đếnmm2040mm Từ đếnmm4070mm Trên70mm 1. Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước 0,5 1,0 2,5 2,5 2,5 2. Xác định khối lượng thể tích xốp và độ hổng 6,5 15,5 30,0 60,0 60,0 3. Xác định thành phần hạt 5,0 5,0 15,0 30,0 50 4. Xác định hàm lượng bùn, bụi, sét 0,25 1,0 5,0 15,0 15,0 5. Xác định hàm lượng hạt thoi dẹt 10,0 10,0 10,0 20,0 30,0 6. Xác định độ ẩm 1,0 2,0 5,0 10,0 20,0 7. Xác định thành phần thạch học 0,25 1,0 10,0 15,0 35,0 8. Xác định độ nén dập trong xi lanh Đường kính 75 mm 0,8 0,8 + + + Đường kính 150 mm 6,0 6,0 6,0 + + 9. Độ hao mòn khi va đập trong máy mài mòn va đập Los Angeles 10,0 10,0 20,0 + + CHÚ THÍCH 1 Đá dăm thuộc cỡ hạt có dấu cộng (+) trước khi đem thử phải đập vỡ để đạt cỡ hạt nhỏ hơn liền kề trong Bảng 5.3, sau đó lấy khối lượng mẫu bằng khối lượng mẫu của cỡ hạt mới nhận được. CHÚ THÍCH 2 Để tiến hành một số phép thử đá dăm hoặc sỏi, khối lượng mẫu cần thiết lấy bằng tổng khối lượng các mẫu cho từng phép thử.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 28 BÀI 6 XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH CỦA CỐT LIỆU DÙNG CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA TCVN 7572-4:2006 6.1. BẢN CHẤT PHÉP THỬ Xác định khối lượng mẫu khô và thể tích tự nhiên hay thể tích đặc từ đó tính ra khối lượng riêng hay khối lượng thể tích của cốt liệu. 6.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM (theo TCVN 7572-4:2006) 6.2.1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước của cốt liệu có kích thước không lớn hơn 40mm, dùng chế tạo bê tông và vữa. Khi cốt liệu lớn có kích thước hạt lớn hơn 40mm áp dụng TCVN 7572-5:2006. 6.2.2. Dụng cụ - thiết bị - Cân kỹ thuật, độ chính xác 0,1%. Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ sấy ổn định từ 1050C đến 1100C. Bình dung tích, bằng thuỷ tinh, có miệng rộng, nhẵn, phẳng dung tích từ 1,05 lít đến 1,5 lít và có tấm nắp đậy bằng thuỷ tinh, đảm bảo kínThùngkhí. ngâm mẫu, bằng gỗ hoặc bằng vật liệu không gỉ. Khăn thấm nước mềm và khô có kích thước 450mm x 750mm. - Khay chứa bằng vật liệu không gỉ và không hút nước. Côn thử độ sụt của cốt liệu bằng thép không gỉ, chiều dày ít nhất 0,9mm, đường kính nhỏ 40mm, đường kính lớn 90mm, chiều cao 75mm. - Phễu chứa dùng để rót cốt liệu vào côn. Que chọc kim loại khối lượng 340 ± 5g, dài 25 ± 3mm được vê tròn hai đầu.-Bình hút ẩm. Sàng có kích thước mắt sàng 5mm và 140mm.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 29 6.2.3. Chuẩn bị mẫu thử Mẫu thử được lấy và rút gọn theo TCVN 7572-1:2006 để đạt khối lượng cần thiết cho phép thử. Cốt liệu lớn: Lấy khoảng 1 kg đã sàng loại bỏ cỡ hạt nhỏ hơn 5mm. Cốt liệu nhỏ: Lấy khoảng 0,5 kg cốt liệu nhỏ đã sàng bỏ loại cỡ hạt lớn hơn 5mm và gạn rửa loại bỏ cỡ hạt nhỏ hơn 140mm. Mỗi loại cốt liệu chuẩn bị 2 mẫu để thử song song. Hình 6.1: Dụng cụ thí nghiệm khối lượng riêng của cát 6.2.4. Tiến hành thử Các mẫu cốt liệu sau khi chuẩn bị được ngâm trong các thùng ngâm mẫu trong 24 ± 4 giờ ở nhiệt độ 27 ± 20C. Trong thời gian đầu ngâm mẫu, cứ khoảng từ 1 giờ đến 2 giờ khuấy nhẹ cốt liệu một lần để loại bọt khí bám trên bề mặt hạt cốt liệu. Làm khô bề mặt mẫu (cốt liệu về trạng thái bão hoà nước, khô bề mặt).Đối với cốt liệu lớn: vớt mẫu khỏi thùng ngâm, dùng khăn bông lau khô nước đọng trên bề mặt hạt cốt liệu.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 30 Đối với cốt liệu nhỏ: Nhẹ nhàng gạn nước ra khỏi thùng ngâm mẫu hoặc đổ mẫu vào sàng 140mm.Rải cốt liệu nhỏ lên khay thành một lớp mỏng và để cốt liệu khô tự nhiên ngoài không khí. Chú ý không để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Có thể đặt khay mẫu dưới quạt nhẹ hoặc dùng máy sấy cầm tay sấy nhẹ, kết hợp đảo đều mẫu. Hình 6.2: Sấy làm khô bề mặt của cát Trong thời gian chờ cốt liệu khô, thỉnh thoảng kiểm tra tình trạng ẩm của cốt liệu bằng côn thử và que chọc theo quy trình sau: Đặt côn thử trên nền phẳng, nhẵn, không thấm nước. Đổ đầy cốt liệu qua phễu vào côn thử, dùng que chọc đầm nhẹ 25 lần. Không đổ đầy thêm cốt liệu vào côn. Nhấc nhẹ côn lên và so sánh hình dáng của khối cốt liệu với các dạng cốt liệu chuẩn (xem Hình 6.3). Hình 6.3: Kiểm tra tình trạng ẩm của cát
Nếu có dạng Hình 6.4.a và 6.4.b, cần tiếp tục làm khô cốt liệu và thử lại đến khi đạt trạng thái như Hình 6.4.c. Nếu có dạng Hình 6.4.d, cốt liệu đã bị quá khô, cần ngâm lại cốt liệu vào nước và tiến lại. Đổ tiếp nước đầy bình. Đặt nhẹ tấm kính lên miệng bình đảm bảo không còn bọt khí đọng lại ở bề mặt tiếp giáp giữa nước trong bình và tấm kính. Dùng khăn lau khô bề mặt ngoài của bình thử và cân bình + mẫu + nước + tấm kính, ghi lại khối lượng (m2). Đổ nước và mẫu trong bình qua sàng 140mm đối với cốt liệu nhỏ và qua sàng 5mm đối với cốt liệu lớn. Tráng sạch bình đến khi không còn mẫu đọng lại. Đổ đầy nước vào bình, lặp lại thao tác đặt tấm kính lên trên miệng như trên, lau khô mặt ngoài bình thử. Cân và ghi lại khối lượng bình + nước + tấm kính (m3). Sấy mẫu thử đọng lại trên sàng đến khối lượng không đổi.
hành thử lại đến khi đạt yêu cầu. a) b) c) d) Hình 6.4: Các loại hình dáng của khối cốt liệu Ngay sau khi làm khô bề mặt mẫu, tiến hành cân mẫu và ghi giá trị khối lượng (m1). Từ từ đổ mẫu vào bình thử. Đổ thêm nước, xoay và lắc đều bình để bọt khí không còn đọng
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 31 Nếu khối cốt liệu có hình dạng tương tự Hình 6.4.c cốt liệu đã đạt đến trạng thái bão hoà nước khô bề mặt.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 32 26 Để nguội mẫu đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm, sau đó cân và ghi khối lượng mẫu ( ). 6.2.5. Tính kết quả Khối lượng riêng của cốt liệu ( ) g/cm3, chính xác đến 0,01g/cm3, được xác định theo công thức sau: Trong đó: : là khối lượng riêng của nước, (g/cm3). : là khối lượng của bình + nước + tấm kính + mẫu, (g). : là khối lượng của bình + nước + tấm kính, (g), : là khối lượng mẫu ở trạng thái khô hoàn toàn, (g), Khối lượng thể tích của cốt liệu ở trạng thái khô ( ) g/cm3, chính xác đến 0,01g/cm3, được xác định theo công thức sau: Trong đó: : là khối lượng riêng của nước, (g/cm3). : là khối lượng mẫu ướt, (g). : là khối lượng của bình + nước + tấm kính + mẫu, (g). : là khối lượng của bình + nước + tấm kính, (g). : là khối lượng mẫu ở trạng thái khô hoàn toàn, (g ). Khối lượng thể tích của cốt liệu ở trạng thái bão hoà nước ( ), g/cm3 , lấy chính xác đến 0,01g/cm3, theo công thức sau: Trong đó: : là khối lượng riêng của nước, (g/cm3) : là khối lượng mẫu ướt, (g). : là khối lượng của bình + nước + tấm kính + mẫu, (g). : là khối lượng của bình + nước + tấm kính, (g). Độ hút nước của cốt liệu ( ), tính bằng phần trăm khối lượng, chính xác đến 0,1%, xác định theo công thức:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 3327 Trong đó: : là khối lượng riêng của nước, (g/cm3). : là khối lượng mẫu ướt, (g). : là khối lượng mẫu ở trạng thái khô hoàn toàn (g). Kết quả thử khối lượng riêng, khối lượng thể tích của cốt liệu là giá trị trung bình cộng số học của hai kết quả thử song song. Nếu kết quả giữa hai lần thử chênh lệch nhau lớn hơn 0,02g/cm3 cần tiến hành thử lại lần thứ ba. Kết quả thử là trung bình cộng của hai giá trị gần nhau nhất. Kết quả thử độ hút nước của cốt liệu là giá trị trung bình cộng của hai kết quả thử song song. Nếu chênh lệch giữa hai lần thử lớn hơn 0,2%, tiến hành thử lần thứ ba và khi đó kết quả thử là trung bình cộng của hai giá trị gần nhau nhất. 6.2.6. Báo cáo kết quả Báo cáo thử nghiệm cần có các thông tin sau: Loại và nguồn gốc cốt liệu; Tên kho bãi hoặc công trường; - Vị trí lấy mẫu; Ngày lấy mẫu, ngày thí nghiệm; Tiêu chuẩn áp dụng; - Khối lượng mẫu qua các bước thử ( và ); Kết quả thử; - Tên người thử và cơ sở thí nghiệm. 6.3. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM (THEO TCVN 7572-5:2006) 6.3.1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước của đá gốc và các hạt cốt liệu lớn đặc chắc, có kích thước lớn hơn 40mm. 6.3.2. Dụng cụ - thiết bị Cân kỹ thuật, có độ chính xác 1%. Cân thủy tĩnh, có độ chính xác 1%, và có giỏ đựng mẫu. - Thùng ngâm mẫu, bằng gỗ hay bằng vật liệu không gỉ. Khăn thấm nước mềm và khô. Thước kẹp.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 34 28 Bàn chải sắt. - Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ sấy ổn định từ 1050C đến 1100C. 6.3.3. Tiến hành thử Mẫu đá gốc được đập thành cục nhỏ, kích thước không nhỏ hơn 40mm. Cân khoảng 3kg mẫu đá gốc đã đập hoặc các hạt đá dăm có kích thước lớn hơn 40mm. Ngâm trong các dụng cụ chứa phù hợp, đảm bảo mực nước ngập trên bề mặt cốt liệu khoảng 50mm. Các hạt cốt liệu bẩn hoặc lẫn tạp chất, bùn sét có thể dùng bàn chải sắt cọ nhẹ bên ngoài. Ngâm mẫu liên tục trong vòng 48 giờ. Thỉnh thoảng có thể xóc, khuấy đều mẫu để loại trừ bọt khí còn bám trên bề mặt mẫu. 6.5: Ngâm bão hòa mẫu đá Vớt mẫu, dùng khăn lau ráo mặt ngoài và cân xác định khối lượng mẫu ( ) ở trạng thái bão hoà nước chính xác đến 0,1g. Ngay khi cân mẫu xong, đưa mẫu vào giỏ chứa của cân thu ỷ tĩnh. Lưu ý mức nước khi chưa đưa mẫu và sau khi đưa mẫu vào giỏ phải bằng nhau. Cân mẫu (ở trạng thái bão hoà) trong môi trường nước ( ) bằng cân thu ỷ tĩnh chính xác đến 0,1g. Vớt mẫu và sấy mẫu đến khối lượng không đổi. Để nguội mẫu đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm. Cân xác định khối lượng mẫu khô ( ) chính xác đến 0,1g. 6.4. TÍNH KẾT QUẢ Khối lượng riêng của đá gốc hoặc hạt cốt liệu lớn ), tính bằng g/cm3, chính xác tới 0,01g/cm3, theo công thức sau:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 3529 Trong đó: : là khối lượng riêng của nước, (g/cm3). : khối lượng mẫu khô, (g). : là khối lượng mẫu ở trạng thái bão hoà cân trong môi trường nước, (g). Khối lượng thể tích của đá gốc hoặc hạt cốt liệu lớn ở trạng thái bão hoà nước ( ), g/cm3 , chính xác tới 0,01g/cm3, theo công thức sau: Trong đó: : khối lượng riêng của nước, (g/cm3). : khối lượng mẫu ở trạng thái bão hoà, cân ngoài không khí, (g). : khối lượng mẫu ở trạng thái bão hoà, cân trong nước, (g). Khối lượng thể tích của đá gốc hoặc hạt cốt liệu lớn ở trạng thái khô ( ), tính bằng g/cm3 , tính chính xác tới 0,01g/cm3, theo công thức: Trong đó: : khối lượng riêng của nước, (g/cm3) : khối lượng mẫu khô, (g) : khối lượng mẫu ở trạng thái bão hoà (cân ngoài trời), (g) : là khối lượng mẫu ở trạng thái bão hoà (cân trong nước). (g) Độ hút nước của đá gốc hoặc hạt cốt liệu lớn ( ), tính bằng phần trăm khối lượng, chính xác tới 0,1%, theo công thức: Trong đó: : khối lượng mẫu khô, (g). : khối lượng mẫu ở trạng thái bão hoà (cân ngoài không khí), (g). Kết quả thử khối lượng riêng, khối lượng thể tích của đá gốc hoặc hạt cốt liệu lớn là giá trị trung bình cộng của hai kết quả thử song song.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 36 30 Nếu kết quả giữa hai lần thử chênh nhau lớn hơn 0,02g/cm 3, tiến hành thử lần thứ ba và kết quả cuối cùng là trung bình cộng của hai giá trị gần nhau nhất. Kết quả thử độ hút nước của cốt liệu tính bằng trung bình cộng của hai kết quả thử song song. Nếu kết quả giữa hai lần thử chênh nhau lớn hơn 0,2%, tiến hành thử lại lần thứ ba và kết quả là trung bình cộng của hai giá trị gần nhau nhất. Đối với đá gốc có dạng hình trụ, khối có kích thước hình học xác định, có thể xác định bằng cách đo và tính toán th ể tích hình học ( ) của mẫu thử. Khi đó khối lượng thể tích ở trạng thái khô ( ), tính bằng g/cm3, chính xác đến 0,01 g/cm3, theo công thức sau: Trong đó: : là khối lượng mẫu thử ở trạng thái khô, (g). : là thể tích mẫu thử, (cm3). Khối lượng thể tích ở trạng thái bão hoà nước ( ), tính bằng g/cm3, chính xác đến 0,01g/cm3, theo công thức sau: Trong đó: : là khối lượng riêng của nước, (g/cm3). : là khối lượng mẫu thử ở trạng thái bão hoà nước, (g). : là thể tích mẫu thử, (cm3). 6.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ Báo cáo thử nghiệm cần có đủ các thông tin sau: - Loại, nguồn gốc đá hoặc cốt liệu. - Tên kho bãi hoặc công trường. - Vị trí lấy mẫu. - Ngày lấy mẫu, ngày thí nghiệm. - Kết quả thử khối lượng riêng. - Kết quả thử khối lượng thể tích. Kết quả thử độ hút nước. - Tên người thử và cơ sở thí nghiệm. Viện dẫn tiêu chuẩn này.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 37 BÀI 7 PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HẠT CÁT VÀ ĐÁ ĐÁ 7.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 7.1.1 Môđun độ lớn của cát (fineness modulus of sand) Chỉ tiêu danh nghĩa đánh giá mức độ thô hoặc mịn của hạt cát. Mô đun độ lớn của cát được xác định bằng cách cộng các phần trăm lượng sót tích luỹ trên các sàng 2,5mm; 1,25mm; 630mm; 315mm; 140mm và chia cho 100. 7.1.2. Kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu lớn (Dmax) (maximum particle size) Kích thước danh nghĩa tính theo kích thước mắt sàng nhỏ nhất mà không ít hơn 90% khối lượng hạt cốt liệu lọt qua.
7.1.4.
7.1.3. Kích thước hạt nhỏ nhất của cốt liệu lớn (Dmin) (minimum particle size) Kích thước danh nghĩa tính theo kích thước mắt sàng lớn nhất mà không nhiều hơn 10% khối lượng hạt cốt liệu lọt qua. Hạt thoi dẹt của cốt liệu lớn (elongation and flakiness index of coarse aggregate) Hạt có kích thước cạnh nhỏ
nhất nhỏ hơn 1/3 cạnh dài. 7.1.5. Thành phần hạt của cốt liệu (particle size distribution) Tỷ lệ phần trăm khối lượng các hạt có kích thước xác định. 7.1.6. Tạp chất hữu cơ (organic impurities) Các chất hữu cơ trong cốt liệu có thể ảnh hưởng xấu đến tính chất của bê tông hoặc vữa xi măng. 7.1.7. Màu chuẩn (standard colors) Màu quy ước dùng để xác định định tính tạp chất hữu cơ trong cốt liệu. 7.2. YÊU CẦU KỸ THUẬT 7.2.1. Đối với cát
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 38 a) Theo giá trị mô đun độ lớn, cát dùng cho bê tông và vữa được phân ra hai nhóm chính: - Cát thô khi mô đun độ lớn trong khoảng từ lớn hơn 2,0 đến 3,3; - Cát mịn khi mô đun độ lớn trong khoảng từ 0,7 đến 2,0. b) Cát thô có thành phần hạt như quy định trong Bảng 7.1 được sử dụng để chế tạo bê tông và vữa tất cả các cấp bê tông và mác vữa. Bảng 7.1: Thành phần hạt của cát Kích thước lỗ sàng Lượng sót tích luỹ trên sàng (% khối lượng) Cát thô Cát mịn 2,5 mm Từ 0 đến 20 0 1,25 mm Từ 15 đến 45 Từ 0 đến 15 630 mm Từ 35 đến 70 Từ 0 đến 35 315 mm Từ 65 đến 90 Từ 5 đến 65 140 mm Từ 90 đến100 Từ 65 đến 90 Lượng qua sàng 140 mm, không lớn hơn 10 35 c) Cát mịn được sử dụng chế tạo bê tông và vữa như sau: - Đối với bê tông: cát có môđun độ lớn từ 0,7 đến 1 (thành phần hạt như Bảng 7.1) có thể được sử dụng chế tạo bê tông cấp thấp hơn B15. Cát có môđun độ lớn từ 1 đến 2 (thành phần hạt như Bảng 7.1) có thể được sử dụng chế tạo bê tông cấp từ B15 đến B25; - Đối với vữa: cát có môđun độ lớn từ 0,7 đến 1,5 có thể được sử dụng chế tạo vữa mác nhỏ hơn và bằng M5; Cát có môđun độ lớn từ 1,5 đến 2 được sử dụng chế tạo vữa mác M7,5. d) Cát dùng chế tạo vữa không được lẫn quá 5% khối lượng các hạt có kích thước lớn hơn 5mm. e) Hàm lượng các tạp chất (sét cục và các tạp chất dạng cục; bùn, bụi và sét) trong cát được quy định trong Bảng 7.2.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 39 Bảng 7.2: Hàm lượng các tạp chất trong cát Tạp chất Hàm lượng tạp chất (% khối lượng, không lớn hơn) Bê tông cấp cao hơn B30 Bê tông cấp thấp hơn và bằng B30 Vữa Sét cục và các tạp chất dạng cục Khôngcóđược 0,25 0,50 Hàm lượng bùn, bụi, sét 1,50 3,00 10,00 f) Tạp chất hữu cơ trong cát khi xác định theo phương pháp so màu, không được thẫm hơn màu chuẩn. Cát không thoả mãn điều kiện này có thể được sử dụng nếu kết quả thí nghiệm kiểm chứng trong bê tông cho thấy lượng tạp chất hữu cơ này không làm giảm tính chất cơ lý yêu cầu đối với bê tông. g) Hàm lượng clorua trong cát, tính theo ion Cl tan trong axit, quy định trong Bảng 7.3. Bảng 7.3: Hàm lượng ion Cl trong cát Loại bê tông và vữa Hàm lượng ion Cl (% khối lượng), không lớn hơn Bê tông dùng trong các kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước 0,01 Bê tông dùng trong các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và vữa thông thường 0,05 Cát có hàm lượng ion Cl lớn hơn các giá trị quy định ở Bảng 7.3 có thể được sử dụng nếu tổng hàm lượng ion Cl trong 1m3 bê tông từ tất cả các nguồn vật liệu chế tạo, không vượt quá 0,6 kg. h) Cát được sử dụng khi khả năng phản ứng kiềm silic của cát kiểm tra theo phương pháp hoá học (TCVN 7572-14:2006) phải nằm trong vùng cốt liệu vô hại. Khi khả năng phản ứng kiềm - silic của cốt liệu kiểm tra nằm trong vùng có khả năng gây hại thì cần thí nghiệm kiểm tra bổ sung theo phương pháp thanh vữa (TCVN 7572-14:2006) để đảm bảo chắc chắn vô hại.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 40 Cát được coi là không có khả năng xảy ra phản ứng kiềm – silic nếu biến dạng ( e ) ở tuổi 6 tháng xác định theo phương pháp thanh vữa nhỏ hơn 0,1%. 7.2.2. Cốt liệu lớn a) Thành phần hạt Cốt liệu lớn có thể được cung cấp dưới dạng hỗn hợp nhiều cỡ hạt hoặc các cỡ hạt riêng biệt. Thành phần hạt của cốt liệu lớn, biểu thị bằng lượng sót tích luỹ trên các sàng, được quy định trong Bảng 7.4. Bảng 7.4: Thành phần hạt của cốt liệu lớn thướcKíchlỗsàng(mm) Lượng sót tích lũy trên sàng, % khối lượng, ứng với kích thước hạt liệu nhỏ nhất và lớn nhất (mm) 5-10 5-20 5-40 5-70 10-40 10-70 20-70 100 0 0 0 70 0 0-10 0 0-10 0-10 40 0 0-10 40-70 0-10 40-70 40-70 20 0 0-10 40-70 … 40-70 … 1009010 0-10 40-70 … … 10090- 100905 10090- 10090- 10090- 10090b) Hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu lớn tuỳ theo cấp bê tông không vượt quá giá trị quy định trong Bảng 7.5. Bảng 7.5: Hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu lớn Cấp bê tông Hàm lượng bùn, bụi, sét, % khối lượng, không lớn hơn Cao hơn B30 1,0 Từ B15 đến B30 2,0 Thấp hơn B15 3,0
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 41 c) Cường độ của đá Đá làm cốt liệu lớn cho bê tông phải có cường độ thử trên mẫu đá nguyên khai hoặc mác xác định thông qua giá trị độ nén dập trong xi lanh lớn hơn 2 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá gốc phún xuất, biến chất; lớn hơn 1,5 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá gốc trầm tích. Mác đá dăm xác định theo giá trị độ nén dập trong xi lanh được quy định trong Bảng 7.6. Bảng 7.6: Mác của đá dăm từ đá thiên nhiên theo độ nén dập Mácdăm*đá Độ nén dập trong xi lanh ở trạng thái bão hoà nước, % khối lượng Đá trầm tích Đá phún xuất xâm nhập và đá biến chất Đá phún xuất phun trào 140 Đến 12 Đến 9 120 Đến 11 Lớn hơn 12 đến 16 Lớn hơn 9 đến 11 100 Lớn hơn 11 đến 13 Lớn hơn 16 đến 20 Lớn hơn 11 đến 13 80 Lớn hơn 13 đến 15 Lớn hơn 20 đến 25 Lớn hơn 13 đến 15 60 Lớn hơn 15 đến 20 Lớn hơn 25 đến 34 40 Lớn hơn 20 đến 28 30 Lớn hơn 28 đến 38 20 Lớn hơn 38 đến 54 * Chỉ số mác đá dăm xác định theo cường độ chịu nén, tính bằng MPa tương đương với các giá trị 1 400; 1 200; ...; 200 khi cường độ chịu nén tính bằng kG/cm2. d) Sỏi và sỏi dăm dùng làm cốt liệu cho bê tông các cấp phải có độ nén dập trong xi lanh phù hợp với yêu cầu trong Bảng 7.7.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 42 Bảng 7.7: Yêu cầu về độ nén dập đối với sỏi và sỏi dăm Cấp bê tông Độ nén dập ở trạng thái bão hoà nước, % khối lượng, không lớn hơn Sỏi Sỏi dăm Cao hơn B25 8 10 Từ B15 đến B25 12 14 Thấp hơn B15 16 18 e) Độ hao mòn khi va đập của cốt liệu lớn thí nghiệm trong máy Los Angeles, không lớn hơn 50% khối lượng. f) Hàm lượng hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn không vượt quá 15% đối với bê tông cấp cao hơn B30 và không vượt quá 35% đối với cấp B30 và thấp hơn.g)Tạp chất hữu cơ trong sỏi xác định theo phương pháp so màu, không thẫm hơn màu chuẩn. Sỏi chứa lượng tạp chất hữu cơ không phù hợp với quy định trên vẫn có thể sử dụng nếu kết quả thí nghiệm kiểm chứng trong bê tông cho thấy lượng tạp chất hữu cơ này không làm giảm các tính chất cơ lý yêu cầu đối với bê tông cụ thể. h) Hàm lượng Cl Hàm lượng ion Cl (tan trong axit) trong cốt liệu lớn, không vượt quá 0,01%. Có thể được sử dụng cốt liệu lớn có hàm lượng ion Cl lớn hơn 0,01 % nếu tổng hàm lượng ion Cl trong 1 m 3 bê tông không vượt quá 0,6 kg. i) Khả năng phản ứng kiềm silic đối với cốt liệu lớn được quy định như đối với cốt liệu nhỏ (theo 7.2.1h). 7.3. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM (THEO TCVN 7572-2:2006) 7.3.1. Dụng cụ - thiết bị - Cân kỹ thuật có độ chính xác 1%. - Máy lắc sàng. - Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ đạt nhiệt độ sấy ổn định từ 1050C đến 1100C.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 43 - Bộ sàng tiêu chuẩn, kích thước mắt sàng 2,5mm; 5mm; 10mm; 20mm; 40mm; 70mm; 100mm và sàng lưới kích thước mắt sàng 140mm; 315mm; 630mm và 1,25mm. Bảng 7.8: Kích thước lỗ sàng tiêu chuẩn dùng để xác định thành phần hạt của cốt liệu Cốt liệu nhỏ 140 m m 315 m m 630 m m 1,25mm 2,5mm 5mm Cốt liệu lớn 5mm 10mm 20mm 40mm 70mm 100mm 7.3.2. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử Lấy mẫu cốt liệu theo TCVN 7572-1:2006. Trước khi đem thử, mẫu được sấy đến khối lượng không đổi và để nguội đến nhiệt độ phòng thí nghiệm. 7.3.3. Tiến hành thử a) Cốt liệu nhỏ Cân lấy khoảng 2000g ( m o ) cốt liệu từ mẫu thử đã được chuẩn bị theo TCVN 7572-1:2006 và sàng qua sàng có kích thước mắt sàng là 5mm.Xếp chồng từ trên xuống dưới bộ sàng tiêu chuẩn theo thứ tự kích thước mắt sàng từ lớn đến nhỏ như sau: 2,5mm; 1,25mm; 630mm; 315mm; 140mm và đáy sàng. Cân khoảng 1000g (m) cốt liệu đã sàng qua sàng có kích thước mắt sàng 5 mm sau đó đổ cốt liệu đã cân vào sàng trên cùng (sàng có kích thước mắt sàng 2,5 mm) và tiến hành sàng. Có thể dùng máy sàng hoặc lắc bằng tay. Khi dùng máy sàng thì thời gian sàng theo quy định của từng loại máy. Khi sàng bằng tay thì thời điểm dừng sàng là khi sàng trong vòng 1 phút mà lượng lọt qua mỗi sàng không lớn hơn 0,1% khối lượng mẫu thử. Cân lượng sót trên từng sàng, chính xác đến 1g.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 44 b) Cốt liệu lớn Cân một lượng mẫu thử đã chuẩn bị theo TCVN 7572-1:2006 với khối lượng phù hợp kích thước lớn nhất của hạt cốt liệu. Bảng 7.9: Khối lượng mẫu thử tuỳ thuộc vào kích thước lớn nhất của hạt cốt liệu Kích thước lớn nhất của hạt cốt liệu (D max ) mm Khối lượng mẫu, không nhỏ hơn kg 10 5 20 5 40 10 70 30 Lớn hơn 70 50 Xếp chồng từ trên xuống dưới bộ sàng tiêu chuẩn theo thứ tự kích thước mắt sàng từ lớn đến nhỏ như sau: 100mm; 70mm; 40mm; 20mm; 10mm; 5mm và đáy sàng. Đổ dần cốt liệu đã cân vào sàng trên cùng và tiến hành sàng. Chú ý chiều dày lớp vật liệu đổ vào mỗi sàng không được vượt quá kích thước của hạt lớn nhất trong sàng. Có thể dùng máy sàng hoặc lắc bằng tay. Khi dùng máy sàng thì thời gian sàng theo quy định của từng loại máy. Khi sàng bằng tay thì thời điểm dừng sàng là khi sàng trong vòng 1 phút mà lượng lọt qua mỗi sàng không lớn hơn 0,1 % khối lượng mẫu thử.Cân lượng sót trên từng sàng, chính xác đến 1g. 7.4. TÍNH KẾT QUẢ a) Cốt liệu nhỏ Lượng sót trên sàng có kích thước mắt sàng 5 mm (S5), tính bằng phần trăm khối lượng, chính xác đến 0,1 %, theo công thức:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 45 Trong đó: m 5: khối lượng phần còn lại trên sàng có kích thước mắt sàng 5mm, (g). m0: khối lượng mẫu thử, (g). Lượng sót riêng trên từng sàng kích thước mắt sàng i (ai), tính bằng phần trăm khối lượng, chính xác đến 0,1 %, theo công thức: Trong đó: mi : là khối lượng phần còn lại trên sàng có kích thước mắt sàng i, (g). m : là tổng khối lượng mẫu thử, (g). Lượng sót tích lũy trên sàng kích thước mắt sàng i, là tổng lượng sót riêng trên sàng có kích thước mắt sàng lớn hơn nó và lượng sót riêng bản thân nó. Lượng sót tích lũy (Ai ), tính bằng phần trăm khối lượng, chính xác tới 0,1%, theo công thức: Trong đó: ai : là lượng sót riêng trên sàng có kích thước mắt sàng i, (%) a2,5 : là lượng sót riêng trên sàng có kích thước mắt sàng 2,5 mm, (%). Môđun độ lớn của cốt liệu nhỏ (Mđl ), không thứ nguyên, chính xác tới 0,1; theo công thức: Trong đó: là lượng sót tích luỹ trên các sàng kích thước mắt sàng tương ứng 2,5mm; 1,25mm; 630mm; 315mm và 140mm. Vẽ biểu đồ biểu diễn vùng quy phạm của cát (Hình 7.1, 7.2) và
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 46 đường thành phần hạt (căn cứ vào lượng sót tích luỹ trên mỗi sàng và đường kính cỡ hạt) của cốt liệu nhỏ. 5 000. 2 . 5 00 1. 2 5 0 0. 6 3 0 0. 3 1 5 10. 4 0 0 20 40 60 80 100 KTLS (mm) L ST L ( % ) Vùng quy phạm của cát thô phần hạt của cát thô Đường biể u diễ n thành Hình 7.1: Biểu đồ thành phần hạt của cát thô 5 000. 2 . 5 00 1. 2 5 0 0. 6 3 0 0. 3 1 5 10. 4 0 0 20 40 60 80 100 KTLS (mm) L ST L ( % ) Vùng quy phạm của cát mịn phần hạt của cát mịn Đường biể u diễ n thành Hình 7.2: Biểu đồ thành phần hạt của cát mịn
Lượng sót tích luỹ trên từng sàng, tính theo phần trăm khối lượng.
Đối với cốt liệu nhỏ: phần trăm lượng hạt lớn hơn 5mm, phần trăm lượng hạt nhỏ hơn 0,15mm, mô đun độ lớn. Đối với cốt liệu lớn: cỡ hạt lớn nhất. Viện dẫn tiêu chuẩn này. Tên người thí nghiệm và cơ sở thí nghiệm.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 47 b) Cốt liệu lớn Tính lượng sót riêng (ai). Tính lượng sót tích lũy trên sàng (Ai ). Xác định Dmax, Dmin. Vẽ biểu đồ biểu diễn vùng quy phạm của đá (Hình 7.3) và đường thành phần hạt (căn cứ vào lượng sót tích luỹ) của cốt liệu nhỏ. 7 0 4 0 2 0015 100 20 30 40 50 60 70 80 90 100 KTLS (mm) L ST L ( % ) của đá 5 4 0 Vùng quy phạm phần hạt của đá 5 4 0 Đường biể u diễ n thành Hình 7.3: Biểu đồ thành phần hạt của đá 5-40 7.3.5. Báo cáo kết quả Báo cáo thử nghiệm cần có đủ các thông tin sau: - Loại và nguồn gốc cốt liệu. - Tên kho, bãi hoặc công trường. Vị trí lấy mẫu. Ngày lấy mẫu, ngày thí nghiệm. Bộ sàng thử cốt liệu. Lượng sót trên từng sàng, tính theo phần trăm khối lượng.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 48 BÀI 8 TÍNH TOÁN CẤP PHỐI BÊ TÔNG XI MĂNG 8.1. KHÁI QUÁT CHUNG 8.1.1. Ý nghĩa của việc xác định cấp phối bê tông Xác định cấp phối bê tông là tìm ra tỷ lệ hợp lý các loại nguyên vật liệu nước, xi măng, cát, đá hoặc sỏi cho 1m3 bê tông để đạt các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế tại công trường. 8.1.2. Các cách biểu thị cấp phối bê tông Thành phần của bê tông thường được biểu thị khối lượng xi măng (kg), thể tích cốt liệu (m3) và nước (lít). Cũng có thể biểu thị bằng tỷ lệ về khối lượng (hoặc thể tích) trên một đơn vị khối lượng (hoặc thể tích) xi măng. Nếu trộn bê tông trong phòng thí nghiệm, hoặc tại trạm trộn có hệ thống định lượng tự động thì cấp phối bê tông được biểu thị bằng khối lượng các loại vật liệu dùng trong 1m3 bê tông (kg). 8.1.3. Các cách xác định cấp phối bê tông Để xác định cấp phối bê tông có thể thực hiện bằng 2 phương pháp: - Xác định cấp phối bê tông bằng phương pháp tính toán kết hợp với thực nghiệm.-Xácđịnh cấp phối bê tông bằng phương pháp tra bảng kết hợp với thực nghiệm. 8.1.4. Nguyên tắc của phương pháp Căn cứ vào điều kiện cơ bản về nguyên vật liệu, độ sụt và mác bê tông yêu cầu ta sử dụng bảng tra để xác định sơ bộ thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông sau đó tiến hành kiểm tra bằng thực nghiệm theo vật liệu thực tế sẽ thi công trên công trường và điều chỉnh để có cấp phối bê tông phù hợp nhất. PHẦN 3 CÁC THÍ NGHIỆM VỀ BÊ TÔNG XI MĂNG
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 49 8.2. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 8.2.1. Tra bảng để xác định sơ bộ thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông Căn cứ vào: Loại mác xi măng Độ sụt Cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu (Dmax) Mác bê tông Tra bảng xác định sơ bộ thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông (các Bảng từ 8.2 đến 8.13). Sau khi tra bảng tìm được thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông cần lập 3 thành phần định hướng. Thành phần 1: (thành phần cơ bản) như đã tra bảng. Thành phần 2: là thành phần tăng 10% xi măng so với lượng xi măng ở thành phần 1. Lượng nước như thành phần 1. Thành phần cốt liệu lớn và nhỏ cũng tính lại theo lương xi măng và lượng nước đã hiệu chỉnh. Thành phần 3: là thành phần giảm 10% xi măng so với lượng xi măng ở thành phần 1. Lượng nước như thành phần 1. Thành phần cốt liệu lớn và nhỏ cũng tính lại theo lượng xi măng. Chú ý: Khi tra bảng, cốt liệu biểu thị bằng m3 nhưng để bước kiểm tra thực nghiệm được chính xác ta cần chuyển cách biểu thị từ thể tích sang khối lượngĐể(kg).chuyển cách biểu thị từ thể tích sang khối lượng (kg) cần sử dụng số liệu về khối lượng thể tích xốp của cát và đá dăm (kg/m3) thực tế xác định được ở bài thí nghiệm số 6. Ví dụ: Sử dụng bảng tra để xác định sơ bộ và lập 3 thành phần định hướng liều lượng vật liệu cho 1m3 bê tông M250, dùng xi măng PCB30, đá dăm 40mm, độ sụt 6 8cm. Thực tế xác định được 1350kg/m3; 1400kg/m3 , khối lượng riêng của xi măng là 3,0 kg/l; của cát và đá là 2,6kg/l.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 50
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 51 8.2.2. Kiểm tra bằng thực nghiệm Sau khi lập 3 thành phần định hướng ta tiến hành kiểm tra bằng thực nghiệm với nguyên vật liệu thực tế sẽ thi công. Khi thí nghiệm phải đồng thời tiến hành kiểm tra 3 thành phần đã xác định ở bước sơ bộ, thông qua đó chọn thành phần đáp ứng yêu cầu về chất lượng bê tông, điều kiện thi công và đủ sản lượng 1m3 Trình tự thực hiện như sau: Dự kiến thể tích của các mẻ trộn thí nghiệm: Tùy thuộc vào số lượng mẫu, kích thước mẫu bê tông cần đúc để kiểm tra cường độ mà trộn mẻ hỗn hợp bê tông với thể tích chọn theo Bảng 8.1. Bảng 8.1: Thể tích mẻ trộn Mẫu lập phương kích thước cạnh (cm) Thể tích mẻ trộn với số viên mẫu cần đúc, lít 3 6 9 12 10 x 10 x 10 6 8 12 16 15 x 15 x 15 12 24 36 48 20 x 20 x 20 25 50 75 100 30 x 30 x 30 85 170 255 340
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 52 Tính liều lượng vật liệu cho các mẻ trộn thí nghiệm: Từ liều lượng vật liệu của 1m 3 bê tông đã xác định được ở bước sơ bộ cho 3 thành phần sẽ xác định được khối lượng vật liệu cho mỗi mẻ trộn theo thể tích đã dự kiến. Kiểm tra độ sụt của hỗn hợp bê tông và điều chỉnh thành phần vật liệu để hỗn hợp bê tông đạt độ sụt : Trong quá trình kiểm tra bằng thực nghiệm cần ghi lại lượng vật liệu đã thêm vào các mẻ trộn để sau này điều chỉnh lại ở bước 3. Đúc mẫu bê tông (TCVN 3105:1993). - Bảo dưỡng các mẫu bê tông (TCVN 3105:1993). - Xác định cường độ nén của bê tông nặng theo phương pháp phá hủy mẫu (TCVN 3118:1993): Trên cơ sở 3 thành phần đã thí nghiệm, chọn một thành phần có cường độ nén thực tế (R tt ) vượt mác bê tông yêu cầu thiết kế theo cường độ nén. Nếu trộn bê tông bằng các trạm trộn tự động thì lấy độ vượt mác khoảng 10%. Nếu trộn bê tông bằng các trạm trộn cân đong thủ công thì lấy độ vượt mác khoảng 15%. 8.2.3. Xác định lại khối lượng vật liệu thực tế cho 1m3 bê tông Căn cứ vào liều lượng vật liệu thực tế đã sử dụng trong quá trình thí nghiệm cho mẻ trộn đạt độ sụt và đồng thời đạt mác yêu cầu đã được chọn ta tiến hàn h tính lại liều lượng vật liệu cho 1m3 bê tông theo các công thức sau : Trong đó : : Lượng xi măng, nước, cát, đá (sỏi) đã dùng cho mẻ trộn thí nghiệm sau khi đã kiểm tra đạt độ sụt và cường độ chịu lực (mẻ trộn đã được chọn) có thể tích Vm lít, kg. : Lượng xi măng, nước, cát, đá (sỏi) dùng cho 1m3 bê tông sau khi đã kiểm tra đạt độ sụt và cường độ chịu lực (mẻ trộn đã được chọn), kg.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 53 Từ thành phần của bê tông trên ta biểu thị khối lượng xi măng (kg) và thể tích cốt liệu (m3), nước (l). Cách tính như sau: Trong đó: : là khối lượng thể tích xốp của cát và đá dăm (kg/ m3) thực tế xác định tại hiện trường. Như vậy qua các bước tra bảng xác định sơ bộ, kiểm tra bằng thực nghiệm và điều chỉnh lại ta đã xác định được thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông. 8.3. CÁC BẢNG TRA 8.3.1. Khi dùng xi măng PC30 (hoặc PCB 30): a) Khi độ sụt của hỗn hợp bê tông: 2¸4 cm Đá = 20 mm. (40- 70) % cỡ 0,5 x 1 cm và (60 - 30) % cỡ 1 x 2 cm Bảng 8.2: Thành phần Vật liệu Đơnvị Mác bê tông 100 150 200 250 300 Xi măng Kg 218 281 342 405 439 Cát vàng m 3 0,516 0,493 0,469 0,444 0,444 Đá dăm m 3 0,905 0,891 0,878 0,865 0,865 Nước Lít 185 185 185 185 174 Đá = 40 mm. (40- 70) % cỡ 1 x 2 cm và (60 - 30) % cỡ 2 x 4 cm
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 54 Bảng 8.3: Thành phần vật liệu Đơnvị Mác bê tông 100 150 200 250 300 Xi măng Kg 207 266 323 384 455 Cát vàng m 3 0,516 0,496 0,471 0,452 0,414 Đá dăm m 3 0,906 0,891 0,882 0,864 0,851 Nước Lít 175 175 175 175 180 b) Khi độ sụt của hỗn hợp bê tông: 6 - 8 cm Đá = 20 mm. (40- 70) % cỡ 0,5 x 1 cm và (60 - 30) % cỡ 1 x 2 cm Bảng 8.4 Thành phần vật liệu Đơnvị Mác bê tông 100 150 200 250 300 Xi măng kg 230 296 361 434 458 Cát vàng m 3 0,494 0,475 0,450 0,425 0,424 Đá dăm m 3 0,903 0,881 0,866 0,858 0,861 Nước lít 195 195 195 195 181 Đá = 40 mm. (40- 70) % cỡ 1 x 2 cm và (60 - 30) % cỡ 2 x 4 cm Bảng 8.5 Thành phần vật liệu Đơn vị Mác bê tông 100 150 200 250 300 Xi măng Kg 218 281 342 405 427 Cát vàng m 3 0,501 0,478 0,455 0,427 0,441 Đá dăm m 3 0,896 0,882 0,867 0,858 0,861 Nước Lít 185 185 185 185 169
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 55 c) Khi độ sụt của hỗn hợp bê tông: 14 - 17cm Đá = 20 mm (40- 70) % cỡ 0,5 x 1 cm và (60 - 30) % cỡ 1 x 2 cm Bảng 8.6 Thành phần vật liệu Đơnvị Mác bê tông 150 200 250 300 Xi măng Kg 297 363 436 480 Cát vàng m 3 0,521 0,494 0,456 0,448 Đá dăm m 3 0,832 0,820 0,808 0,805 Nước Lít 195 195 198 190 Phụ gia PGhóadẻo PGhóadẻo PGhóadẻo PGdẻosiêu Đá = 40 mm (40- 70) % cỡ 1 x 2 cm và (60 - 30) % cỡ 2 x 4 cm Bảng 8.7 Thành phần vật liệu Đơn vị Mác bê tông 150 200 250 300 Xi măng Kg 284 345 410 455 Cát vàng m 3 0,523 0,502 0,468 0,458 Đá dăm m 3 0,831 0,817 0,812 0,806 Nước Lít 186 186 186 180 Phụ gia PGhóadẻo PGhóadẻo PGhóadẻo PGdẻosiêu 8.3.2. Khi dùng xi măng PC40 (hoặc PCB40) a) Khi độ sụt của hỗn hợp bê tông: 2 - 4 cm Đá = 20 mm (40- 70) % cỡ 0,5 x 1 cm và (60 - 30) % cỡ 1 x 2 cm
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 56 Bảng 8.8 Thành phần vật liệu Đơnvị Mác bê tông 150 200 250 300 350 400 Xi măng kg 233 281 327 374 425 439 Cát vàng m 3 0,510 0,493 0,475 0,457 0,432 0,444 Đá dăm m 3 0,903 0,891 0,881 0,872 0,860 0,865 Nước lít 185 185 185 185 187 170 Phụ gia Phụ gia dẻo hóa Đá = 40 mm. (40- 70) % cỡ 1 x 2 cm và (60 - 30)% cỡ 2 x 4 cm Bảng 8.9 Thành phần vật liệu Đơnvị Mác bê tông 150 200 250 300 350 400 Xi măng kg 211 266 309 354 398 455 Cát vàng m3 0,511 0,496 0,479 0,464 0,358 0,414 Đá dăm m3 0,902 0,891 0,882 0,870 0,864 0,851 Nước lít 175 175 175 175 175 180 d) Khi độ sụt của hỗn hợp bê tông: 6 - 8 cm Đá = 20 mm (40- 70) % cỡ 0,5 x 1 cm và (60 - 30) % cỡ 1 x 2 cm Bảng 8.10 Thành phần vật liệu Đơnvị Mác bê tông 150 200 250 300 350 400 Xi măng Kg 246 296 344 394 455 458 Cát vàng m 3 0,495 0,475 0,456 0,436 0,400 0,424 Đá dăm m 3 0,891 0,881 0,872 0,862 0,851 0,861 Nước Lít 195 195 195 195 200 181 Phụ gia Phụ gia dẻo hóa
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 57 Đá = 40 mm (40- 70) % cỡ 1 x 2 cm và (60 - 30) % cỡ 2 x 4 cm Bảng 8.11 vậtThànhphầnliệu Đơnvị Mác bê tông 150 200 250 300 350 400 Xi măng Kg 233 281 327 374 425 427 Cát vàng m 3 0,496 0,477 0,461 0,442 0,418 0,441 Đá dăm m 3 0,891 0,882 0,870 0,862 0,851 0,861 Nước Lít 185 185 185 185 187 169 Phụ gia Phụ gia e) Khi độ sụt của hỗn hợp bê tông: 14 - 17 cm Đá = 20 mm (40- 70) % cỡ 0,5 x 1 cm và (60 - 30) % cỡ 1 x 2 cm Bảng 8.12 Thành phần vật liệu Đơnvị Mác bê tông 150 200 250 300 350 400 Xi măng Kg 247 297 346 396 455 480 Cát vàng m 3 0,542 0,522 0,501 0,477 0,448 0,448 Đá dăm m 3 0,841 0,832 0,822 0,816 0,805 0,805 Nước Lít 195 195 195 195 200 190 Phụ gia Phụ gia dẻo hóa Phụ gia dẻo hóa Phụ gia dẻo hóa Phụ gia dẻo hóa Phụ gia dẻo hóa Phụ gia siêu dẻo Đá = 40 mm (40- 70) % cỡ 1 x 2 cm và (60 - 30) % cỡ 2 x 4 cm Bảng 8.13 Thành phần vật liệu Đơnvị Mác bê tông 150 200 250 300 350 400 Xi măng Kg 235 284 330 378 429 455 Cát vàng m 3 0,542 0,522 0,505 0,485 0,459 0,459 Đá dăm m 3 0,842 0,831 0,822 0,814 0,800 0,800 Nước lít 186 186 186 186 188 180
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 58 BÀI 9 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU, ĐÚC BÃO DƯỠNG MẪU VÀ KHOAN LẤY MẪU – TCVN 3015:1993 9.1. ĐỊNH NGHĨA Hỗn hợp bê tông nặng là hỗn hợp đã được nhào trộn đồng nhất theo một tỷ lệ hợp lý các vật liệu sau: chất kết dính, nước, cốt liệu lớn, cốt liệu nhỏ và phụ gia (nếu có) kể từ lúc trộn xong cho tới khi còn chưa rắn chắc.Bê tông nặng là hỗn hợp bê tông nặng đã rắn chắc sau khi tạo hình. 9.2. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU HỖN HỢP BÊ TÔNG Mẫu thử các tính chất của hỗn hợp bê tông được lấy tại hiện trường hoặc được chuẩn bị trong phòng thí nghiệm. Mẫu hiện trường được lấy khi cần kiểm tra chất lượng của hỗn hợp bê tông hoặc bê tông trong quá trình sản xuất, thi công và nghiệm thu. Mẫu thử trong phòng thí nghiệm được chuẩn bị khi cần thiết kế mác bê tông hoặc kiểm tra các thành phần định mức vật liệu trước khi thi công. 9.2.1. Tại hiện trường Mẫu được lấy tại đúng vị trí cần kiểm tra. - Đối với bê tông toàn khối: tại nơi đổ bê tông. Đối với bê tông sản xuất cấu kiện đúc sẵn: tại nơi đúc sản phẩm. Đối với bê tông trạm trộn hoặc trong quá trình vận chuyển: tại cửa xả của máy trộn hoặc ngay trên dây chuyền vận chuyển. Mẫu cần lấy không ít hơn l,5 lần tổng thể tích số các viên mẫu bê tông cần đúc và các phép thử hỗn hợp bê tông cần thực hiện, song không ít hơn 20 lít. Mẫu được lấy phải thực sự đại diện cho khối hỗn hợp bê tông cần kiểm tra. Mẫu đại diện được gộp ít nhất từ 3 mẫu cục bộ lấy với khối lượng xấp xỉ bằng nhau nhưng ở các vị trí khác nhau. Khi lấy các mẫu cục bộ từ máy trộn cần chọn phần giữa cối trộn, không lấy ở đầu và cuối cối trộn.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 59 Các mẫu cục bộ sau từng lần lấy được chứa trong các dụng cụ đựng sạch, không hút nước và được bảo quản để mẫu không bị mất nước và bị tác dụng của nhiệt độ cao. Thời gian lấy xong một mẫu đại diện không kéo dài quá 15 phút. 9.2.2. Mẫu hỗn hợp bê tông trong phòng thí nghiệm Được chế tạo theo nguyên tắc: dùng vật liệu đúng như vật liệu hiện trường; cân đong vật liệu bảo đảm sai số không vượt quá l% đối với xi măng, nước trộn và phụ gia, 2% đối với cốt liệu; Trộn hỗn hợp theo quy trình và thiết bị để tạo ra hỗn hợp có chất lượng tương đương như trong điều kiện sản xuất thi công. Trước khi thử hoặc đúc khuôn, toàn bộ mẫu được trộn đều lại bằng xẻng. Sau đó, các chỉ tiêu của hỗn hợp bê tông được tiến hành thử ngay không chậm hơn 5 phút, các viên mẫu bê tông cần đúc cũng được tiến hành đúc ngay không chậm hơn 15 phút kể từ lúc lấy xong toàn bộ mẫu. 9.3. ĐÚC MẪU BÊ TÔNG 9.3.1. Kích thước cạnh nhỏ nhất Mẫu bê tông được đúc thành các viên theo các tổ. Tổ mẫu thử chống thấm gồm 6 viên, tổ mẫu thử mỗi chỉ tiêu khác gồm 3 viên. Kích thước cạnh nhỏ nhất của mỗi viên tuỳ theo cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu dùng để chế tạo bê tông được quy định trong Bảng 9.l. Đối với các viên mẫu thử mài mòn cho phép đúc trong khuôn có kích thước cạnh 70,7mm khi cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu tới 20mm. Bảng 9.1: Kích thước mẫu Cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu Kích thước cạnh nhỏ nhất của viên mẫu (cạnh mẫu lập phương, cạnh thiết diện mẫu lăng trụ, đường kính mẫu trụ) 10 và 20 1007040 300200150100 9.3.2. Hình dáng, kích thước viên mẫu Hình dáng và kích thước các viên mẫu ứng với các chỉ tiêu cần thử được quy định trong Bảng 9.2.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 60 Bảng 9.2: Hình dáng và kích thước mẫu Chỉ tiêu cần thử Hình dáng viên mẫu Các loại kích thước viên (mm) Cường độ kéo Cường độ kéo khi bửa a = 100, 150, 200, 300 d = 150, 200, 300, 400 h = 2d Cường độ lăng trụ, cường độ kéo khi uốn Độ co: Mô đun đàn hồi a = 100, 150, 200 b = 4a = 400, 600, 800 Độ thấmchốngnước d = 150 h = 150 Độ mài mòn a = 70,7 d = 70,7 h = 70,7 9.3.3. Số tổ mẫu cần đúc Đối với các cấu kiện bê tông ứng suất trước: 3 tổ mẫu để xác định cường độ nén của bê tông ở các thời điểm: truyền ứng suất của cốt thép lên bê tông; giải phóng sản phẩm khỏi khuôn hoặc bệ đúc (nếu hai thời điểm này trùng nhau thì bớt đi một tổ mẫu) và ở tuổi 28 ngày đêm.
b) Khi hỗn hợp có độ cứng 10 tới 20 giây hoặc có độ sụt 5 tới 9 cm: Cũng đổ hỗn hợp vào khuôn thành một hoặc hai lớp như trên. Sau dó tiến hành đầm hỗn hợp trong khuôn hoặc bằng bàn rung như trên hoặc bằng đầm dùi. - Khi đầm bê tông bằng đầm dùi thì sử dụng loại đầm tần số 7200 vòng/phút đường kính dùi không to quá l/4 kích thước nhỏ nhất của viên mẫu. Cách đầm như sau: đổ xong lớp thứ nhất, thả đầu dùi nhanh và thẳng
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 61 Đối với các cấu kiện bê tông thông thường: Hai tổ mẫu để xác định cường độ nén của bê tông ở các thời điểm giải phóng sản phẩm khỏi khuôn và ở tuổi 28 ngày đêm. Đối với các kết cấu bê tông toàn khối và hỗn hợp bê tông thương phẩm: Một tổ mẫu để xác định cường độ nén của bê tông ở tuổi 28 ngàyNgoàiđêm.ra, nếu bê tông còn phải đảm bảo các yêu cầu khác (độ chống thấm, độ mài mòn, cường độ kéo uốn, cường độ nén ở tuổi 180 ngày...) thì phải đúc thêm số tổ mẫu tương ứng để thử các tính chất đó. 9.3.4. Khuôn đúc mẫu Các viên mẫu bê tông được đúc trong các khuôn kín, không thấm nước, không gây phản ứng với xi măng và có bôi chất chống dính trên các mặt tiếp xúc với hỗn hợp. Khuôn đúc mẫu phải dảm bảo độ cứng và ghép chắc chắn để không làm sai lệch kích thước, hình dáng viên đúc. Mặt trong của khuôn phải nhẵn phẳng và không có các vết lồi lõm sâu quá 80µm. 9.3.5. Đổ và đầm hỗn hợp bê tông trong khuôn. a) Khi hỗn hợp có độ cứng trên 20 giây hoặc có độ sụt dưới 4 cm: Đổ hỗn hợp vào khuôn thành một lớp với khuôn có chiều cao 150 mm trở xuống, thành hai lớp với khuôn có chiều cao trên 150mm. Đổ xong lớp đầu thì kẹp chặt khuôn lên bàn rung, rồi rung cho tới khi thoát hết bọt khí lớn và hồ xi măng nổi đều. Sau đó đổ và đầm như vậy tiếp lớpCuối2. cùng dùng bay gạt bỏ hỗn hợp thừa và xoa phẳng mặt mẫu.
đáy; lớp sau chọc xuyên vào lớp trước. Chọc xong dùng bay gạt bê tông thừa và xoa phẳng mặt mẫu. - Các viên mẫu đúc trong khuôn trụ sau khi đầm được
của hỗn hợp tạo hình (ly tâm, hút chân không...), phương pháp đúc mẫu kiểm tra được thực hiện theo các chỉ dẫn riêng cho các sản phẩm kết cấu sử dụng công nghệ đó. d) Bảo dưỡng mẫu bê tông Các mẫu đúc để kiểm tra chất lượng bê tông dùng cho các kết cấu sản phẩm phải được
62 vào hỗn hợp tới độ sâu cách dáy khuôn khoảng 2cm. Giữ đầm ở vị trí này cho tới khi hồ xi măng nổi đều, bọt khí lớn thoát hết thì từ từ rút đầm ra. Sau đó đổ tiếp lớp 2 và lại đầm như vậy. Ở lần thứ hai thả đầu dùi sâu vào lớp dưới khoảng 2cm.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
c) Khi hỗn hợp bê tông có độ sụt 10 cm trở lên: Đổ hỗn hợp vào khuôn thành một lớp đối với các khuôn có chiều cao dưới l00mm, thành hai lớp đối với các khuôn có chiều cao từ 150 đến 200mm và thành 3 lớp đối với khuôn cao 300mm. Sau đó, dùng thanh thép tròn đường kính 16 mm, dài 600mm chọc đều từng lớp, mỗi lớp cứ bình quân 10cm2 chọc một cái. Lớp đầu chọc tới làm phẳng mặt như sau: Trộn hồ xi măng đặc (tỷ lệ nước : xi măng 0,32 - 0,36). Sau khoảng 2 - 4 giờ, chờ cho mặt mẫu se và hồ xi măng đã co ngót sơ bộ, tiến hành phủ mặt mẫu bằng lớp hồ mỏng tới mức tối đa. Phủ xong dùng tấm kính, hoặc tấm thép phẳng là phẳng mặt mẫu. Khi đúc mẫu ngay tại địa điểm sản xuất, thi công, cho phép đầm hỗn hợp bê tông trong khuôn bằng các thiết bị thi công hoặc bằng các thiết bị có khả năng đầm chặt bê tông trong khuôn tương đương như bê tông khối đổ.Khi chế độ đầm trong thi công sản xuẩt dẫn đến việc giảm nước bảo dưỡng và được đóng rắn kể từ khi đúc xong tới ngày thử mẫu giống như điều kiện bảo dưỡng và đông rắn của các kết cấu sản phẩm đó. Các mẫu dùng để kiểm tra chất lượng bê tông thương phẩm để thiết kế mác bê tông sau khi đúc được phủ ẩm trong khuôn ở nhiệt độ phòng cho tới khi tháo khuôn rồi được bảo dưỡng tiếp trong phòng
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 63 dưỡng hộ tiêu chuẩn có nhiệt độ 27 ± 2 oC, độ ẩm 95- l00% cho đến ngày thử Thờimẫu.hạn giữ mẫu trong khuôn là 16 - 24 giờ đối với bê tông mác 100 trở lên, 2 hoặc 3 ngày đêm đối với bê tông có phụ gia chậm đông rắn hoặc mác 75 trở xuống. Trong quá trình vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm các mẫu phải được giữ không để mất ẩm bằng cách phủ cát ẩm mùn cưa ẩm hoặc đóng trong túi ni lông. Tất cả các viên mẫu được ghi ký hiệu ở mặt không trực tiếp chịu tải. e) Khoan lấy mẫu Việc khoan, cắt các mẫu bê tông chỉ được tiến hành tại các vị trí trên kết cấu sao cho sau khi lấy mẫu kết cấu không bị giảm khả năng chịu lực. Khoan, cắt mẫu được tiến hành ở các vị trí không có cốt thép trong kết cấu.Trong trường hợp không tìm được các vị trí như trên thì chỉ được dùng để thử nén các viên mẫu có cốt thép nằm vuông góc với hướng đặt lực nén, thử uốn các viên mẫu có cốt thép nằm song song với hướng đặt lực uốn. Không dùng các viên mẫu có cốt thép để thử bửa. Khoan, cắt các mẫu thử độ chống thấm nước của bê tông được tiến hành theo hướng và ở các vị trí sao cho khi thử, chiều tác dụng của áp lực nước lên mẫu đồng hướng với chiều tác dụng của áp lực nước vào kết cấu. Khoan, cắt mẫu thử độ mài mòn của bê tông được tiến hành từ các vị trí mà kết cấu phải chịu mài mòn khi sử dụng. Các mẫu khoan, cắt từ kết cấu nếu có lẫn cốt thép thì vị trí, đường kính và các đặc điểm khác của cốt thép phải được ghi đầy đủ trong hồ sơ khoan mẫu và biên bản thử. Kích thước các viên mẫu khoan, cắt tuỳ theo cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu bê tông và chỉ tiêu cần thử được chọn theo Bảng 9. l và 9.2 của tiêu chuẩnMẫunày. khoan, cắt cũng được làm theo từng tổ. Tổ mẫu thử chống thấm gồm 6 viên, tổ mẫu để thử mỗi chỉ tiêu còn lại là 3 viên. Trong trường hợp không khoan, cắt đủ số viên như trên thì lấy đủ 6 viên thử chỉ tiêu chống thấm, các chỉ tiêu còn lại được phép lấy 2 viên làm một tổ mẫu thử. Số tổ mẫu cần khoan để kiểm tra các lô sản phẩm đúc sẵn hoặc các
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 64 khối đổ tại chỗ được lấy theo quy định nghiệm thu cho các lô sản phẩm hay các khối đổ đó. f) Hồ sơ mẫu thử Trong hồ sơ lấy mẫu hỗn hợp bê tông ghi rõ: - Ngày, giờ, vị trí lấy mẫu; Số mẫu cục bộ và khoảng thời gian ngắt quãng giữa chúng; - Độ đồng nhất của mẫu; Điều kiện bảo quản mẫu . Trong hồ sơ đúc và bảo dưỡng mẫu ghi rõ: Ngày, giờ chế tạo mẫu; - Mục tiêu sử dụng mẫu; Phương pháp đầm, phương pháp bảo dưỡng mẫu; - Cách vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm. Trong hồ sơ khoan mẫu ghi rõ: - Vị trí khoan; Ngày đổ bê tông và ngày khoan mẫu; - Chỉ tiêu cần thử; Các đặc điểm khác của mẫu (vị trí và đường kính cốt thép lẫn trong mẫu).
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 65 BÀI 10 XÁC ĐỊNH ĐỘ DẺO CỦA HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG TCVN 3106:1993 10.1. Ý NGHĨA CỦA ĐỘ SỤT CỦA HỖN HỢP BÊ TÔNG Độ sụt là chỉ tiêu quan trọng nhất của hỗn hợp bê tông, nó đánh giá khả năng dễ chảy của hỗn hợp bê tông dưới tác dụng của trọng lượng bản thân hoặc rung động. Độ lưu động được xác định bằng độ sụt (SN, cm) của khối hỗn hợp bê tông trong côn hình nón cụt có kích thước tùy thuộc vào cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu. Khi độ sụt thích hợp phù hợp với đặc điểm của kết cấu và phương pháp thi công sẽ giúp cho quá trình thi công được dễ dàng, độ đặc, cường độ của bê tông sẽ tăng. Như vậy độ sụt liên quan đến khả năng thi công và chất lượng của bê tông, do đó cần phải xác định. 10.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 10.2.1. Dụng cụ - Thiết bị thử Côn thử độ sụt là một côn hình nón cụt, được uốn hàn hoặc cán từ thép tôn dày tối thiểu 1,5mm. Mặt trong của côn phải nhẵn, không có các vết nhô của đường hàn hoặc đinh tán. Các thông số của côn được quy định như sau: Bảng 10.1: Thông số côn Loại côn Kích thước, mm N1 100 ± 2 200 ± 2 300 ± 2 N2 150 ± 2 300 ± 2 450 ± 2 Thanh thép tròn trơn đường kính 16mm, dài 600mm hai đầu múp tròn. - Phễu đổ hỗn hợp. Thước lá kim loại dài 80cm chính xác tới 0,5cm. - Tấm đế.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 66 Hình 10.1: Dụng cụ xác định độ sụt 10.2.2. Lấy mẫu chuẩn bị thử Lấy mẫu hỗn hợp bê tông để thử theo TCVN 3105 : 1993. Thể tích hỗn hợp bê tông cần có: 8 lít khi cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu bê tông tới 40mm; 24 lít khi cỡ hạt cốt liệu lớn nhất là 70 hoặc 100mm. 10.2.3. Tiến hành thử Tiến hành thử theo trình tự sau: Chọn côn: Dùng côn N1 để thử hỗn hợp bê tông có cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu tới 40mm, côn N2 để thử hỗn hợp bê tông có cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu tới 70mm hoặc 100mm. Tẩy sạch bê tông cũ. Dùng giẻ ướt lau mặt trong của côn và dụng cụ khác mà trong quá trình thử tiếp xúc với hỗn hợp bê tông. Đặt côn lên nền cứng, phẳng, không thấm nước.
Đứng lên gối đặt chân để giữ cho côn cố định trong cả quá trình đổ và đầm hỗn hợp bê tông trong côn. Đổ hỗn hợp bê tông qua phễu vào côn làm 3 lớp, mỗi lớp chiếm khoảng một phần ba chiều cao của côn.
Hình 10.2: Cho mẫu vào côn Thêm hỗn hợp bê tông cho đầy côn.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 67 Sau khi đổ từng lớp, dùng thanh thép tròn chọc đều trên toàn mặt hỗn hợp bê tông từ xung quanh vào giữa. Khi dùng côn N 1 mỗi lớp chọc 25 lần, khi dùng côn N 2 mỗi lớp chọc 56 lần. Lớp đầu chọc suốt chiều sâu, các lớp sau chọc xuyên sâu vào lớp trước khoảng 2÷3cm. Ở lớp thứ ba vừa chọc vừa thêm để giữ mức hỗn hợp luôn đầy hơn miệng côn.
Hình 10.3: Cho mẫu vào côn Gạt phẳng mặt. Rút côn theo phương thẳng đứng từ từ trong khoảng 5-10s.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 68
Hình 10.5: Rút côn lên theo phương thẳng đứng
Hình 10.4: Rút côn lên theo phương thẳng đứng Đặt côn sang bên cạnh khối hỗn hợp bê tông vừa rút côn. Đo chênh lệch chiều cao giữa miệng côn với điểm cao nhất của khối hỗn hợp chính xác tới 0,5cm.
Ghi chú: Thời gian thử tính từ lúc bắt dầu đổ hỗn hợp bê tông vào côn cho tới thời điểm nhất côn khỏi khối hỗn hợp phải được tiến hành không ngắt quãng và khống chế không quá 150 giây. Nếu khối hỗn hợp bê tông sau khi nhấc khỏi côn bị đổ hoặc tạo thành hình khối khó đo thì phải tiến hành lấy mẫu khác theo TCVN 3105:1993 để thử lại.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 69 10.3. TÍNH KẾT QUẢ Khi dùng côn N1 số liệu đo được làm tròn tới 0,5cm, chính là độ sụt của hỗn hợp bê tông cần thử. Khi dùng côn N2 số liệu đo được phải tính chuyển về kết quả thử theo côn N1 bằng cách nhân với hệ số 0,67. Hỗn hợp bê tông có độ sụt bằng không hoặc dưới l,0cm được coi như không có tính dẻo. Khi đó đặc trưng của hỗn hợp được xác định bằng cách thử độ cứng theo TCVN 3107 : 1993. Điều chỉnh thành phần vật liệu để đạt độ sụt Khi kiểm tra độ sụt có thể xảy ra các trường hợp sau: Độ sụt thực tế bằng độ sụt yêu cầu. Độ sụt thực tế nhỏ hơn hay lớn hơn độ sụt yêu cầu. Cách giải quyết như sau: Nếu độ sụt thực tế nhỏ hơn độ sụt yêu cầu khoảng 2-3cm thì phải tăng thêm 5 lít nước cho 1m3 bê tông Nếu độ sụt thực tế nhỏ hơn độ sụt yêu cầu 4cm trở lên thì phải tăng cả nước và xi măng sao cho tỷ lệ N/X không thay đổi cho tới khi nào hỗn hợp bê tông đạt độ sụt theo yêu cầu. Trong trường hợp này cần chú ý rằng: để tăng một cấp độ sụt khoảng 2-3cm cần thêm 5 lít nước. Như vậy khi độ sụt thiếu 4cm trở lên thì cần tính lượng xi măng tương ứng cần tăng để đảm bảo chất lượng của bê tông.Nếu độ sụt thực tế lớn hơn độ sụt yêu cầu khoảng 2-3cm thì phải tăng thêm lượng cốt liệu cát và đá (sỏi) khoảng 2-3% so với khối lượng ban đầu.Nếu độ sụt thực tế lớn hơn độ sụt yêu cầu khoảng 4-5cm trở lên thì phải tăng thêm đồng thời lượng cốt liệu cát, đá (sỏi) và xi măng khoảng 5% so với khối lượng ban đầu. 10.4. BIÊN BẢN THỬ Trong biên bản thử ghi rõ:
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 70 Ngày, giờ lấy mẫu và thử nghiệm; Nơi lấy mẫu; Độ sụt của hỗn hợp bê tông; Chữ ký của người thử.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 71 BÀI 11 XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA BÊ TÔNG NẶNG THEO PHƯƠNG PHÁP PHÁ HỦY MẪU TCVN 3118:1993 11.1. KHÁI CườngNIỆMđộmẫu lập phương chuẩn là cường độ nén của viên mẫu bê tông khối lập phương kích thước 150 x 150 x 150mm được chế tạo, bảo dưỡng và thí nghiệm theo các tiêu chuẩn TCVN 3105:1993 và TCVN 3118:1993. Mác bê tông theo cường độ chịu nén là giá trị trung bình làm tròn đến hàng đơn vị MPa cường độ nén của các viên mẫu bê tông khối lập phương kích thước 150 x 150 x 150mm được đúc, đầm, bảo dưỡng và thí nghiệm theo tiêu chuẩn ở tuổi 28 ngày đêm. Mác bê tông ký hiệu là M. Cấp bê tông theo cường độ chịu nén là giá trị cường độ nén của bê tông với xác suất đảm bảo 0,95. Cấp bê tông được ký hiệu là B (theo TCVNTương5574:2018).quangiữa cấp bê tông và mác bê tông theo cường độ nén được xác định thông qua công thức: ( )1 –1,64BM=ν Trong đó: n Hệ số biến động cường độ bê tông. Khi không xác định được hệ số biến động và chấp nhận chất lượng bê tông ở mức trung bình, n = 0,135 (TCVN 5574:2018) thì B = 0,778M. 11.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 11.2.1. Dụng cụ - thiết bị Máy nén: Máy nén được lắp đặt tại một vị trí cố định. Sau khi lắp, máy phải định kỳ 1 năm một lần hoặc sau mỗi lần sửa chữa được cơ quan đo lường Nhà nước kiểm tra và cấp giấy chứng thực hợp lệ. Thước lá kim loại.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 72 Đệm truyền tải (sử dụng khí nén các nửa viên mẫu đầm sau khi uốn gãy): Đệm truyền tải (Hình 11.1) được làm bằng thép dày 20 ± 2mm có rãnh cách đều mẫu 30 ± 2mm. Phần truyền tải vào mẫu có kích thước bằng kích thước tiết diện của các viên mẫu đầm (100 x 100 ; 150 x 150 ; 200 x 200mm). Hình 11.1: Máy nén bê tông 11.2.2. Chuẩn bị thử Chuẩn bị thử theo trình tự sau: - Đúc mẫu và bảo dưỡng mẫu. Chuẩn bị mẫu thử nén theo nhóm mẫu. Mỗi nhóm mẫu gồm 3 viên. Khi sử dụng bê tông khoan cắt từ kết cấu, nếu không có đủ 3 viên thì được phép lấy 2 viên làm một nhóm mẫu thử. Việc lấy hỗn hợp bê tông, đúc bảo dưỡng, khoan cắt mẫu bê tông và chọn kích thước viên mẫu thử nén phải được tiến hành theo TCVN 3105:1993.-Việc chuẩn bị để xác định cường độ nén của bê tông là viên mẫu lập phương kích thước 150 x 150 x 150mm. Các viên mẫu lập phương kích thước khác tiêu chuẩn và các viên mẫu trụ sau khi thử nén phải được tính đổi kết quả thử về cường độ viên chuẩn.
Diện tích chịu lực khi thử các nửa viên dầm đã uốn gãy được tính bằng trung bình số học diện tích các phần chung giữa các mặt chịu nén phía trên và phía dưới các đệm thép tương ứng.
mặt tạo bởi đáy côn đúc và mặt hở để đúc mẫu làm hai mặt chịu nén.Trong trường hợp các mẫu thử không thỏa mãn các yêu cầu trên thì mẫu phải được gia công lại bằng cách mài bớt hoặc làm phẳng mặt bằng một lớp hồ xi măng không dày quá 2mm. Cường độ của một lớp
- Khe hở lớn nhất giữa chúng với thành thước kẻ góc vuông khi đặt thành kia áp sát các mặt kề bên các mẫu lập phương hoặc các đường sinh của mẫu trụ không vượt quá 1mm trên 100mm tính từ điểm tì thước trên mặt kiểm tra. Đối với các viên mẫu lập phương và các viên nửa dầm đã uốn không lấy xi măng này khi thử phải không được thấp hơn một nửa cường độ dự kiến sẽ đạt của mẫu bê tông. 11.2.3. Tiến hành thử Tiến hành thử theo trình tự sau: a) Xác định diện tích chịu lực của mẫu Đo chính xác tới 1mm các cặp cạnh song song của hai mặt chịu nén (đối với mẫu lập phương), các cặp đường kính vuông góc với nhau từng đôi một trên từng mặt chịu nén (đối với mẫu trụ). Xác định diện tích hai mặt chịu nén trên và dưới theo các giá trị trung bình của các cặp cạnh hoặc của các cặp đường kính đã đo. Diện tích chịu lực của mẫu khi đó chính là trung bình số học diện tích của hai mặt.
-
b) Xác định tải trọng phá hoại mẫu Chọn thang lực thích hợp của máy để khi nén tải trọng phá hoại nằm trong khoảng 20÷80% tải trọng cực đại của thang lực nén đã chọn. Không được nén mẫu ngoài thang lực trên.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 73 Kiểm tra và chọn hai mặt chịu nén của các viên mẫu thử sao cho: Khe hở lớn nhất giữa chúng với thước thẳng đặt áp sát xoay theo các phương không vượt quá 0,05mm trên 100mm tính từ điểm tì thước.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 74 Đặt mẫu vào máy nén sao cho một mặt chịu nén đã chọn nằm đúng tâm thớt dưới của máy. Vận hành máy nhẹ nhàng cho mặt trên của máy tiếp cận với thớt trên của máy.Tăng tải liên tục với tốc độ không đổi và bằng 6 ± 4 daN/cm2.giây cho tới khi mẫu bị phá hoại (Dùng tốc độ gia tải nhỏ đối với bê tông có cường độ thấp, tốc độ gia tải lớn đối với bê tông có cường độ cao). Lực tối đa đạt được là giá trị tải trọng phá hoại mẫu. Hình 11.2: Thí nghiệm nén mẫu bê tông 11.3. TÍNH KẾT QUẢ Cường độ nén từng viên mẫu bê tông (R n ) được tính bằng (daN/cm2) theo công thức: n n n P Rk F = Trong đó: P n : Tải trọng phá hoại, (daN); F n : Diện tích chịu lực nén của viên mẫu, (cm2); k: Hệ số tính đổi kết quả thử nén các viên mẫu bê tông kích thước khác chuẩn về cường độ của viên mẫu kích thước 150 x 150 x 150mm. Giá trị k lấy theo Bảng 11.1.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 75 Bảng 11.1: Hệ số tính đổi k. Hình dáng và kích thước của mẫu (mm) Hệ số tính đổi k Mẫu lập 71,4x143300x300x300200x200x200150x150x150100x100x100phươngMẫutrụvà100x200150x300200x400 1,241,201,161,101,051,000,91 Tính cường độ chịu nén của của nhóm mẫu bê tông: - So sánh các giá trị cường độ nén lớn nhất và nhỏ nhất với cường độ nén của viên mẫu trung bình. Nếu cả hai giá trị đó đều không lệch quá 15% so với cường độ nén của viên mẫu trung bình thì cường độ nén của bê tông được tính bằng trung bình số học của ba kết quả thử trên ba viên mẫu. Nếu một trong hai giá trị đó lệch quá 15% so với cường độ nén của viên mẫu trung bình thì bỏ cả hai kết quả lớn nhất và nhỏ nhất. Khi đó cường độ nén của bê tông là cường độ nén của một viên mẫu còn lại. Nếu tổ mẫu bê tông chỉ có hai viên thì cường độ nén của bê tông được tính bằng trung bình số học kết quả thử của hai viên mẫu đó. 11.4. BIÊN BẢN THỬ Trong biên bản thử ghi rõ: Ký hiệu mẫu Nơi lấy mẫu Tuổi bê tông, điều kiện bảo dưỡng, trạng thái mẫu lúc thử - Mác bê tông thiết kế - Kích thước từng viên mẫu
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 76 - Diện tích chịu nén của từng viên - Tải trọng phá hoại từng viên - Cường độ chịu nén của từng viên và cường độ chịu nén trung bình - Chữ ký của người thử 11.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu sau: Bảng 11.2: Báo cáo kết quả Mẫu số dạngHìnhmẫu thướcKích Lực nén phá hoại mẫu (daN) Cường độ chiụ nén (daN/ cm2) Ghichú 21 3
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. TCVN 4030:2003. Xi măng - phương pháp thử – xác định cường độ. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam. [2]. TCVN 6016:2011. Xi măng - phương pháp thử – xác định cường độ. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam. [3]. TCVN 6017:2015. Xi măng - Phương pháp xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam. [4]. TCVN 7572-1÷20 : 2006. Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam. [5]. TCVN 3105:1993. Hỗn hợp bê tông và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam. [6]. TCVN 3106:1993. Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam. [7]. TCVN 3118:1993 . Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén. [8]. TCVN 3118:1993 . Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén. [9]. Phạm Duy Hữu (2009) . Vật liệu xây dựng . NXB Giao thông Vận tải. [10]. Phùng Văn Lự. Giáo trình Vật liệu xây dựng (Dùng cho trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề). NXB Giáo Dục.
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL