3 minute read

1.1.2. Thiết bị

- Bông gòn không thấm nước DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Đèn cồn - Que trang - Que cấy 1.1.2. Thiết bị 1.1.2.1. Tủ cấy vô trùng Mục đích: Nuôi cấy vi sinh vật (VSV) tránh sự tạp nhiễm từ bên ngoài. Cấu tạo: Hình 1.4: Tủ cấy vô trùng Gồm 2 phần: Hệ thống lọc không khí và buồng cấy. Không khí sau khi qua hệ thống lọc sẽ trở nên vô khuẩn. Bên trong tủ cấy được trang bị đèn tử ngoại (UV) để đảm bảo tính vô trùng tuyệt đối trong thao tác cấy. Đèn tử ngoại sẽ được bật trước và sau khi sử dụng buồng cấy (20 - 30 phút). Lưu ý: Cần lau cồn bề mặt tủ cấy trước và sau khi làm việc. 1.1.2.2. Nồi hấp áp lực (Autoclave) Mục đích: Tiệt trùng dụng cụ, môi trường, tiêu diệt tế bào dinh dưỡng và bào tử.

Cấu tạo:

Advertisement

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Hình 1.5: Nồi hấp áp lực (Autoclave) Nguyên lý: Dùng hơi nước bão hòa áp suất cao để tiệt trùng. Sử dụng: Bước 1: Cắm nguồn; bật công tắc (bên hông thiết bị; phía tay phải). Bước 2: Gạt cần gạt sang biểu tượng ổ khóa mở, đồng thời dùng tay mở nắp. Bước 3: Xếp dụng cụ, môi trường cần tiệt trùng vào rổ và đặt vào trong thiết bị; đậy nắp lại. Bước 4: Kéo cần gạt qua biểu tượng ổ khóa đóng. Bước 5: Chọn MANUAL (nhiệt độ và thời gian được chọn theo chế độ điều khiển bằng tay; thông thường được thiết lập 120oC; 15 phút). Bước 6: Nếu chọn chương trình khác (xem thêm sách hướng dẫn). Bước 7: Ấn nút Start. Bước 8: Khi tiệt trùng xong lấy mẫu ra (khi nhiệt độ đạt mức bằng nhiệt bên ngoài, lúc đó áp suất trở lại bình thường mới mở nắp lấy dụng cụ ra được. Áp suất hạ xuống dưới 80 PA và có tiếng bíp báo hiệu quá trình hấp tiệt trùng đã hoàn tất).

Bước 9: Tắt máy bằng cách ấn nút Stop; đậy nắp (kéo cần gạt qua DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL vị trí khóa đóng), rút nguồn cắm điện. Lưu ý: - Nước trong nồi tiệt trùng phải là nước cất. - Kiểm tra mực nước trong nồi, không thấp hơn mức quy định; (mâm để dụng cụ hấp). - Thời gian khử trùng tùy thuộc vào thể tích vật muốn khử trùng và dụng cụ. - Cần phải vệ sinh thiết bị sau một thời gian sử dụng. - Không hấp các dụng cụ bằng nhựa sẽ gây chảy và hư hỏng dụng cụ. 1.1.2.3. Tủ sấy (Oven) Mục đích: Tiệt trùng dụng cụ nuôi cấy VSV, tiêu diệt tế bào dinh dưỡng và bào tử. Cấu tạo: Hình 1.6: Tủ sấy (Oven) Nguyên lý: Sử dụng không khí nóng 1200/2 giờ; 1800/30 phút Sử dụng: - Rửa sạch dụng cụ, sấy khô, gói giấy báo, sấy. - Ống nghiệm: Làm nút bông, gói giấy báo, 10 ống/gói. - Đĩa petri: 5-10 đĩa/gói

- Bình tam giác: Làm nút bông, gói giấy báo. DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Khi xếp dụng cụ vào tủ sấy không nên xếp quá khít nhau. - Bật công tắc, khi T0: 120-1800C mới bắt đầu tính thời gian. - Khử trùng xong tắt công tắc, đợi nhiệt độ hạ xuống còn 800C mới mở tủ để tránh làm nứt vỡ và ảnh hưởng đến tính vô trùng của dụng cụ. - Sau khi sấy, giấy báo và bông gòn phải có màu hơi vàng, nếu có màu nâu thì bông và giấy đã bị quá nhiệt. - Các dụng cụ đã khử trùng, cất ở chỗ kín, tránh bụi, chỉ bóc giấy báo ngay trước khi sử dụng. Lưu ý: Không sấy các dụng cụ bằng nhựa sẽ gây chảy và hư hỏng dụng cụ. 1.1.2.4. Kính hiển vi (Microscope) Mục đích: Được sử dụng để quan sát hình thái vi sinh vật. Cấu tạo: Hình 1.7: Kính hiển vi Bao gồm 4 hệ thống chính - Hệ thống giá đỡ - Hệ thống phóng đại

This article is from: