11 minute read

cơ; 6-tuyến bã nhờn; 7-chân lông tuyến mồ hôi; 9-thần kinh cảm giác; 10-hồng huyết cầu; 11-tuyến mồ

Tập bài giảng MỸ PHẨM DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Nhóm acid AHAs và BHAs trong chăm sóc da AHAs và BHAs tuy đều là những nhóm acid có trong hoa quả và cây cỏ thiên nhiên, nhưng thành phần của chúng rất khác nhau. Mỗi loại đều có tính năng riêng biệt. Chăm sóc da mặt + Làm sạch da + Làm đẹp da 6.1.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm Một số sản phẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp và cải thiện các vấn đề đề cập ở trên như phấn mặt, kem dưỡng da, kem chống ẩm, kem chống nắng… 6.2. Môi 6.2.1. Sinh lý môi So sánh sinh lý giữa môi với da được thể hiện ở bảng 2 Bảng 1.2. So sánh sinh lý giữa môi và da Phân loại Da Môi Tuyến nhờn Có Không Lớp sừng Dày Rất mỏng Thành phần giữ ẩm tự nhiên NMF

Nhiều 0,76-1,27μmol/mg

Advertisement

Ít 0,12mol/mg Tốc độ bay hơi nước 11Chậm 19g/mm2 hr

Nhanh 78g/mm2 hr Lượng H2O

Nhiều 30-39sμΩ

Ít 16-25 sμΩ So với da, khả năng giữ ẩm của môi kém hơn và rất dễ bị khô, nứt nẻ, làm nảy sinh ra nhiều vấn đề đối với việc giữ ẩm cho môi khi sử dụng sản phẩm chăm sóc môi. Thực ra, không phải môi không có tuyến lông và tuyến nhờn, nhưng có ít và sâu trong môi, cộng thêm lớp sừng mỏng có những phần xốp mềm nhô lên không liên tục tạo cho môi những đặc tính: lượng nước trên môi thấp, môi không lông, không dầu, màu hồng khác da và có lằn sọc quanh môi.

6.2.2. Một số vấn đề liên quan đến môi

+ Sự bắt màu của môi: khả năng bắt màu khác biệt so với da. Khi bôi son, chỉ có phần xóp mô mềm nhô lên của môi là bắt màu, phần lõm của môi ít bắt màu. + Giữ ẩm cho môi: môi rất dễ bị khô, do đó giữ ẩm cho môi là một đích hướng đến của mỹ phẩm.

6.2.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm

Cho đến nay, các dạng sản phẩm chính cho môi là son môi (với nhiều mục đích khác nhau như chống nẻ, làm đẹp…).

6.3. Tóc

Tập bài giảng MỸ PHẨM DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 6.3.1. Sinh lý tóc Cấu trúc: gồm 2 phần nang tóc và thân tóc (tủy, vỏ, tiểu biểu bì – 3 lớp này được bao quanh bởi 2 lớp bao, một là chất không định hình, keratin do những tế bào thuộc 1/3 bên dưới của nang tóc sản sinh) Hình 1.2. Cấu tạo tóc và cấu tạo sợi tóc Chu trình: mỗi sợi tóc đều qua 3 giai đoạn tăng trưởng (giai đoạn anagen, giai đoạn catagen, giai đoạn telogen). Thành phần: Tóc được hình thành từ những bó polypeptid (kerantin) tạo thành những phân tử mạch dài của các acid amin như: cystein, leucin, isoleucin, glutamic acid… trong đó cystein chiếm chủ yếu, chúng liên kết với nhau nhờ các liên kết khác nhau (van der waals, hydro, muối amid, muối disunfua). Các trạng thái của tóc: một sợi tóc có 4 trạng thái: gần chân tóc – tóc mới, biểu bì đều đặn, cách chân tóc 5 cm – tóc già hơn, biểu bì bị hư một phần, phần đuôi tóc – tóc bị tấn công cơ học nhiều, vỏ tóc gần như bị phơi ra, cuối sợi tóc – biểu bì bị mất, vỏ bị phơi bày hoàn toàn. 6.3.2. Một số vấn đề liên quan đến tóc và da đầu Các chất bẩn trên tóc: chất nhờn do tuyến bã nhờn tiết ra, mô hôi, các mảnh keratin bị già bong ra, sự lưu các sản phẩm chăm sóc tóc, lớp bụi khói không khí xung quanh. Gàu: Các tế bào ở bề mặt lớp sừng da đầu bị hủy hoại và phát sinh nhiều mảnh keratin nhỏ hay các vảy ly ty là điều bình thường. Nếu bất thường sẽ có thể xảy ra hai trường hợp: bị gàu khô và gàu thật sự. Một số bệnh khác của tóc: viêm da tiết bã, viêm nang lông, á sừng, vảy nến, tóc già, chí da đầu, thần kinh, rụng tóc… Vệ sinh chăm sóc tóc và da đầu: luôn giữ da đầu khô ráo và sạch sẽ, cố gắng tránh những tiếp xúc tác dụng quá mạnh lên da và tóc. 6.3.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm

Tập bài giảng MỸ PHẨM DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Do yêu cầu làm đẹp và sạch tóc hiện nay có một số sản phẩm chăm sóc tóc như: làm đẹp tóc (nhuộm, uốn, keo xịt…), làm sạch tóc (dầu gội đầu, xả…), ngoài ra còn một số sản phẩm chuyên biệt khác. 6.4. Móng 6.4.1. Sinh lý móng Cấu tạo: Móng tay có cấu tạo gồm 2 phần lớp móng và đĩa móng Tính chất: phát triển liên tục, móng phải phát triển nhanh hơn móng trái, móng giữa dài nhanh nhất, móng út chậm nhất, trai và gái có phát triển móng gần như nhau trong độ tuổi 19-23, tốc độ phát triển móng trong một tuần 0,21,5mm/tuần. Hình 1.3. Cấu tạo móng 6.4.2. Một số vấn đề liên quan đến móng Bệnh không móng, bệnh rớt móng, lỏng móng, dòn móng, rách móng, hạt gạo, móng bị ố. 6.4.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm Cho đến nay, mỹ phẩm chính chăm sóc cho móng tay vẫn là sơn móng tay. 6.5. Răng, miệng 6.5.1. Sinh lý răng và miệng Miệng gồm phần cố định (răng, má lưỡi, lợi) và phần di động (nước bọt). Cấu tạo răng: răng được cố định trong các ổ xương bởi chân răng. Phần bên ngoài là thân răng, bao bọc bên ngoài chân răng là nướu. Nếu cắt đôi răng kể từ ngoài vào trong ta có: men răng, ngà răng, tủy răng. Nước bọt do các gân ở gò má và phần dưới lưỡi tiết ra, nó luôn luôn được đổi mới, bảo vệ và làm trơn nướu răng. Trong nước bọt chứa protein, muối, enzym, vi khuẩn và các chất kháng khuẩn.

Tập bài giảng MỸ PHẨM DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Hình 1.4. Cấu tạo răng 6.5.2. Một số vấn đề liên quan đến răng miệng Bệnh gây ra do vi sinh vật có hại trong miệng Bệnh khác: răng vàng ố, lõm chõm, răng nhạy cảm… 6.5.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm Cho đến nay, sản phẩm mỹ phẩm chính chăm sóc răng miệng vẫn là kem đánh răng, ngoài ra còn một số sản phẩm khác như nước súc miệng, kem tẩy trắng, kẹo trắng răng… CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ CHƢƠNG I 1. Trình bày định nghĩa mỹ phẩm. 2. Trình bày mục đích, phạm vi sử dụng mỹ phẩm. 3. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của da. 4. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của môi. 5. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của móng. 6. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của tóc. 7. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của răng, miệng.

Tập bài giảng MỸ PHẨM DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Chƣơng II: NGUYÊN LIỆU, THÀNH PHẦN DÙNG TRONG MỸ PHẨM Mục tiêu học tập: 1. Trình bày được đặc điểm, vai trò các thành phần cơ bản của mỹ phẩm. 2. Trình bày được một số vấn đề liên quan đến nước sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm. 3. Trình bày được sơ lược về bao bì đóng gói mỹ phẩm. ------------------------------------------------------------------------------------Để hình thành nên một sản phẩm mỹ phẩm cần có sự tham gia của nhiều thành phần, công đoạn. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu một cách tổng quát về các thành phần nguyên liệu trong sản xuất mỹ phẩm, nước trong sản xuất và bao bì đóng gói mỹ phẩm. Theo nội dung của thông tư 06 của Bộ Y tế, cách ghi thành phần công thức có trong sản phẩm mỹ phẩm như sau: + Thành phần có trong công thức sản phẩm phải được ghi đầy đủ theo thứ tự hàm lượng giảm dần. Các thành phần nước hoa, chất tạo hương và các nguyên liệu của chúng có thể viết dưới dạng “hương liệu” (perfume, fragrance, flavour, aroma). Những thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% có thể liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào sau các thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%. Các chất màu có thể được ghi theo bất cứ thứ tự nào sau các thành phần khác theo chỉ dẫn màu (CI) hoặc theo tên như trong Phụ lục IV (Annex IV) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Những sản phẩm mỹ phẩm dùng để trang điểm, dưới dạng các màu khác nhau có thể liệt kê tất cả các chất màu trong mục “có thể chứa” hoặc “+/-”. + Nêu đầy đủ tỷ lệ phần trăm của các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Giữa hàng đơn vị và hàng thập phân được đánh dấu bằng dấu phẩy (“,”). + Tên thành phần phải được ghi bằng danh pháp quốc tế (International Nomenclature of Cosmetic Ingredients - INCI) quy định trong các ấn phẩm mới nhất: Từ điển thành phần mỹ phẩm quốc tế (International Cosmetic Ingredient Dictionary), Dược điển Anh (British Pharmacopoeia), Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia), Dữ liệu tóm tắt về hoá học (Chemical Abstract Services), Tiêu chuẩn Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Standard Cosmetic Ingredient), ấn phẩm của Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Cosmetic Ingredients Codex). Tên thực vật và dịch chiết từ thực vật phải được viết bằng tên khoa học bao gồm chi, loài thực vật (tên chi thực vật có thể rút ngắn). Các thành phần có nguồn gốc từ động vật cần nêu chính xác tên khoa học của loài động vật đó. + Những chất sau đây không được coi là thành phần của mỹ phẩm:  Tạp chất trong nguyên liệu được sử dụng.  Các nguyên liệu phụ được sử dụng vì mục đích kỹ thuật nhưng không có mặt trong sản phẩm thành phẩm.

Tập bài giảng MỸ PHẨM DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL  Nguyên liệu được sử dụng với số lượng cần thiết như dung môi hoặc chất mang của các thành phần tạo mùi. Trong chương này, sẽ đề cập đến các nhóm nguyên liệu cơ bản trong công thức để sản xuất mỹ phẩm bao gồm:  Các dầu, mỡ, sáp  Chất hoạt động bề mặt  Chất làm ẩm  Chất sát trùng  Chất bảo quản  Chất chống oxy hóa  Chất màu  Hương liệu  Chất phụ gia khác Số lượng cũng như các thành phần của các nguyên liệu tùy theo công thức của từng loại sản phẩm. Mỗi loại nguyên liệu có thể có một hoặc nhiều chức năng, và có tác động tương đồng hoặc hỗ trợ cho các nguyên liệu khác. Bài 1: CÁC NHÓM TÁ DƢỢC CƠ BẢN DÙNG TRONG MỸ PHẨM 1. Dầu – mỡ - sáp Các chất béo Chiếm vị trí chủ yếu trong số các nguyên liệu sử dụng trong các chế phẩm mỹ phẩm nói chung, chế phẩm dùng cho da nói riêng. Các dầu, mỡ có nguồn gốc động thực vật: bản chất là các triglycerid của các acid béo no (lauric, myristic, palmitic, stearic…) và các acid béo không no (oleic, linolic, linoleic…). Chính do cấu tạo như vậy mà các chất béo dễ thấm qua lỗ chân lông cũng như qua biểu bì của da, do vậy, trong các chế phẩm mỹ phẩm dùng bảo vệ da, người ta ít dùng nhóm tá dược này. Nhược điểm của nhóm tá dược béo là dễ bị ôi khét, biến chất, sản phẩm của quá trình ôi khét dầu mỡ là các aldehyd, ceton, acid béo rất dễ gây ra kích ứng, dị ứng đối với da, niêm mạc. Trong quá trình chế biến và sử dụng, cũng như trong thành phần các chế phẩm mỹ phẩm có sử dụng tá dược dầu mỡ, sáp, người ta thường cho thêm vào một tỷ lệ các chất chống oxy hóa như alpha toccoferol, BHA, BHT, este của các acid galic (propyl, butyl…), các chất tạo phức càng cua… + Các dầu mỡ hay dùng như: dầu lạc, dầu vừng, dầu olive…, mỡ lợn… + Các este của các acid béo cao bậc nhất như: isopropyl myristat, isopropyl laurinat, isopropyl palmitat được sử dụng khá nhiều bởi vì có tính thấm tốt và không bị ôi khét. + Các sáp: sáp ong, sáp carnaubar…

This article is from: