2 Về chúng tôi
Hanoi Ad Hoc 1.0
Mai Hưng Trung // Sáng lập Hanoi Ad hoc, Atelier M32, Pháp Kiến trúc sư trưởng văn phòng atelier M32, Paris, người khởi xướng Hanoi Ad Hoc Tốt nghiệp loại ưu từ ENSA Paris Malaquais, Pháp và Leibniz Universitat Hannover, CHLB Đức. Mai Hưng Trung luôn hứng thú bởi sự hỗn loạn và tầm thường trong đô thị, điều được coi như chất xúc tác không thể thiểu tác động trực tiếp đến những thay đổi đô thị. Trung tập trung chủ yểu vào những chiến lược quy hoạch cải tạo những đô thị hậu công nghiệp cũng như tìm cách định nghĩa kiến trúc và mẫu hình đô thị bản địa. Giới hạn địa lý của các dự án của Trung trải dài từ những làng quê Việt Nam đến những đô thị Châu Âu đang co hẹp và đang đi vào những lãng quên. Trung đã chiến thắng và được đề cử cho nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như Europan 15 / Productive City 2, World Architectural Festival 2018, Ashui Awards 2020 and 2018, Spec GoGreen 2017, ASA International Competition 2015 Density/dense city. Vào năm 2018, Trung được chọn là một trong một trăm người Việt trẻ tiên phong, và là thành viên của mạng lưới đổi mới sáng tạo quốc gia.
GS.Christina Schwenkel // Đại học California, Riverside, Hoa Kỳ Christina SCHWENKEL là giáo sư ngành nhân học tại Đại học California, Riverside và từng điều hành Program in Southeast Asian Studies - Dự án nghiên cứu các vùng Nam Á (SEATRiP). Christina là đồng biên tập của Journal of Vietnamese Studies - Tập san nghiên cứu về Việt Nam, và là tác giả của cuốn sách Building Socialism: The Afterlife of East German Architecture in Urban Vietnam (nhà xuất bản Đại học Duke, 2020) được xuất bản gần đây. Christina đã thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu về dân tộc học tại Việt Nam, các nghiên cứu quan tâm tới các vấn đề chuyển giao công nghệ toàn cầu và sự tái kết cấu cơ sở hạ tầng đô thị bối cảnh hậu chiến tranh. The American War in Contemporary Vietnam: Transnational Remembrance and Representation (nhà xuất bản Đại học Indiana, 2009) - cuốn sách đầu tiên của Christina - viết về sự tưởng nhớ và xem xét sự hình thành những tri thức về lịch sử và khía cạnh địa chính trị của nó. Một cuốn sách được viết gần đây khác của Christina tập trung về Chiến tranh lạnh trong công nghệ chính trị và sự lan truyền tinh thần chủ nghĩa xã hội giữa Việt Nam và Đông Đức trong lý thuyết quy hoạch đô thị và trong mô hình kiến trúc.
12