Nhẫn Thì An

Page 1

Nhêîn thò An Tỳ kheo THÍCH THIỆN PHÁP


Nhẫn thì an

2

Nhêîn thò an “Nhẫn là thuyền vững chắc Giúp ta vượt sóng gió. Nhẫn là nước cam lồ Rưới tắt lửa tham sân. Nhẫn là vị thuốc hay Cứu bệnh trong cơn nguy. Nhẫn là tạng kho báu Chứa giữ các công đức”. hái tử Tất Đạt Đa đã thành Phật cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm nhờ tu hạnh nhẫn nhục không chỉ trong một kiếp, mà còn trong vô số kiếp. Điều đó cho thấy rằng đây là một pháp tu rất quan trọng cho những ai muốn vượt phàm nhập thánh, hay nói một cách rất đơn giản là xa lìa phiền não để được an lạc giải thoát. Trong dòng đời, con người thường sống bằng sự tạo nghiệp nên dễ nóng nảy, buồn phiền, giận hờn, làm khổ lẫn nhau. Từ mê chấp sanh phiền não, rồi tham lam, ganh ghét là những nhân tố gây đau khổ cho con người. Vì vậy:


Nhẫn thì an

3

“Muốn an thì nhẫn, đã nhẫn thì an” Không nhẫn thì không an. Vợ chồng có thương nhau cho lắm, có duyên nợ với nhau thật nhiều nhưng nếu không nhẫn thì cuộc sống gia đình vẫn bất hòa, không an. Đối trị lòng sân hận Phật dạy pháp nhẫn nhục Một pháp môn vi diệu Tận diệt sự hận thù. Trên đời này do không nhẫn, do hận thù mà con người sát phạt lẫn nhau ghê gớm, để rồi con người làm khổ con người. Hãy khảo sát về pháp nhẫn để biết đường tu.

 Tu là gì? Tu là sửa đổi, tu là chuyển hóa nghiệp chướng. Gia đình mà lộn xộn, không đầm ấm, không có niềm vui là gia đình đầy nghiệp chướng. Con người sống không có niềm vui, không yên ổn là con người đầy nghiệp chướng. Có “an” là nhẹ nghiệp, không an là nặng nghiệp. Muốn an phải hóa giải nghiệp, hóa giải tâm giận hờn, tâm hận thù, tâm ác nơi lòng ta. Người ta nói nặng mình, nếu mình đừng cố chấp, đừng hận thù thì tâm an, sẽ không gây tội lỗi. Nhẫn là điều quan trọng


Nhẫn thì an

4

để tâm hồn và cuộc sống của chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, bình an. Nhẫn nói cho đủ là an nhẫn. Nhẫn nhục hay an nhẫn Là chịu đựng là chịu khó Gặp khó khăn chướng ngại Không than oán, phiền não. Không có gì an bằng nhẫn, không có gì đẹp bằng đạo đức. “Nhẫn nhục là nhân cách sống đạo đức cao thượng, đem đến sự bình yên và hạnh phúc cho mỗi con người”.

 Tại sao gọi là nhẫn nhục? Thế nào là nhẫn mà có nhục? Nhẫn mà không có nhục? Phần đông con người sống bằng tâm phàm nên lấy ngũ dục, lấy danh vọng, lấy lợi dưỡng làm trọng. Do chấp thật có ta, nên kẹt về danh, về lợi. Mỗi lần nhẫn cảm thấy như có nhục, cái danh càng lớn thì cảm thấy nhục nhiều hơn, tức nhiều hơn. Từ đó hận thù nhiều hơn, trả đũa nhiều hơn, tội lỗi theo đó cũng nhiều hơn. Nhẫn mà không nhục là do có trí tuệ nên không thấy có tôi và cái của tôi, nên khi nhẫn thì tâm vẫn bình thường, phiền não chẳng sanh. Quán xét kỹ thân và ý ta thấy rõ:


Nhẫn thì an

5

Không bao lâu thân này, Sẽ nằm dài trên đất, Bị vứt bỏ vô thức, Như khúc cây vô dụng. Cái suy nghĩ cũng đâu thật là tôi, vì nó khi có khi không, lúc vầy lúc khác, không chân thật thường còn. Căn trần thức duyên hợp Ý tưởng liền sanh khởi Tâm vô thường xuất hiện Chẳng phải thật tâm mình. Do thấy có tôi mà có nhục, hãy nhìn vào lẽ thật, không thấy có mình thì ai nhục đây. Có những chuyện thường xảy đến với chúng ta trong đời sống hàng ngày, vậy ta nên xử trí ra sao? Chúng tôi đơn cử một câu chuyện nhỏ sau đây: Một hôm, một ông nọ gặp người bạn và nói: “Hôm qua con nhỏ đó dữ quá! Nó chửi anh ghê thật!” Ông bạn đáp: “Ồ! nó chửi người nào chứ có chửi tôi đâu”. - Nó kêu tên anh thiệt mà?! - À, chắc người nào đó trùng tên với tôi.


Nhẫn thì an

6

- Tôi nghe nó chửi anh rõ ràng mà! Ông bạn mỉm cười đáp rằng: “Thân này mẹ tôi sanh ra, tên này của ba mẹ tôi đặt, không có cái gì là thật của tôi. Cái thân này nó đâu thật là của tôi. Còn cái tâm suy nghĩ kia, nó cũng là vọng tưởng điên đảo, khi vầy khi khác thì nó đâu phải thật của tôi!” Do thấy thật của tôi nên nhẫn mà có nhục. Muốn nhẫn không mà không nhục thì đừng thấy có tôi và của tôi. Người ta đang chĩa mũi tên bắn mình, thấy không chịu nỗi “cần né đòn” để bình yên là người khôn. Nếu không thấy có ta, mũi tên bắn vào đâu? Cứ tưởng là ta giỏi, cho mũi tên bắn ngay mình rồi nhăn nhó, thù hằn, đau khổ. Hãy xét lại mình, nếu nội lực còn yếu thì tránh là hay nhất. Trên đời này con người đau khổ vì cái của tôi: thân tôi, con tôi, ruộng vườn của tôi, nhà cửa của tôi, tài sản của tôi v.v... Nhưng sự thật cái thân này còn chưa thật của tôi, thì cái gì là của tôi đây. Con tôi, tài sản tôi Người ngu sanh ưu não Tự ta, ta không có Con đâu tài sản đâu.


Nhẫn thì an

7

Nó không thật là của mình, nên có mắt huệ nhìn rõ điều đó để nhẫn mà không nhục. Phải thường quán chiếu đời là cõi tạm, thân là vô thường. Mạng sống của chúng ta Sớm còn tối lại mất Chỉ trong khoảng sát na Là đã qua đời khác. Thân là không thật nên gọi tạm của tôi. Người ta nói nặng, không thấy có tôi thì lấy ai giận, ai tức, ai đau khổ. Nhẫn mà không nhục mới là hay. Trong nhẫn có ba cái nhẫn: 1. Thân nhẫn: Dù cảnh nắng, mưa, nóng, lạnh, dù bị người đánh đập hay chạm trán với bao nhiêu việc khó khăn mà thân này vẫn có sức chịu đựng. Cảnh nắng, mưa, nóng, lạnh Hành hạ bức não thân Thân cam chịu không phiền Được gọi là thân nhẫn. Người ta đánh mình, hay lỡ người ta đụng vào người mình thì quán chiếu “cục thịt đụng cục thịt” thì có chi mà giận. Vì thấy có tôi nên nghĩ rằng nó ghét tôi, nó đánh tôi nên tôi giận. Không thấy có tôi thì không phiền não.


Nhẫn thì an

8

Biết thân là giả tạm, khi gặp điều khó khăn chướng ngại chỉ cần nhẫn là an. Sống như vậy để không làm khổ mình. “Nhẫn nhẫn nhẫn, trái chủ oan gia từ đây dứt”. Nếu tâm đầy cố chấp, nó ghét tôi, nó đánh tôi, nó thù tôi, thì hận thù không thể nguôi. Người kia làm khổ tôi đây Ai còn nghĩ vậy, oán này chưa tan. Người kia làm khổ tôi đây Ai đừng nghĩ vậy, oán này tiêu tan. Phải có mắt huệ nhìn rõ lẽ thật để tạo sự bình an cho mình và người chung quanh. 2. Khẩu nhẫn: Sự nhục mạ chua cay Hoặc mắng nhiếc tồi tệ Cam chịu không chửi lại Được gọi là khẩu nhẫn. “Thần khẩu hại xác phàm” xưa nay kinh nghệm trong dân gian vẫn thường nhắc nhở nhau câu nói này. Vậy, đừng để khẩu tạo nghiệp chướng, nên tập khẩu nhẫn. Có người nọ chửi ông kia thật nhiều, nhưng ông giữ tâm bình thản không có lời nói nặng lại, vì biết rằng lời nói chỉ là phương tiện không thật.


Nhẫn thì an

9

“Hạnh phúc cũng từ cái miệng, phước đức cũng từ cái miệng, tội lỗi cũng từ cái miệng”. Muốn bình yên phải tu cái miệng. Ai có nói nặng, nhẹ thì cảm nhận lời nói không thật, không chấp nên không khổ. Chấp nhiều thì khổ nhiều, chấp nhiều là nặng nghiệp. Trong một gia đình, nếu người trong gia đình thường hay giận hờn, cố chấp thì gia đình đó là địa ngục. Nếu một người đầy buồn phiền, đụng đâu nói đó, không tu cái miệng, không nhẫn cái miệng thì không có sự bình an. Có câu chuyện: Bữa nọ, Đức Thế Tôn trên đường đi khất thực, có bọn người Bà La Môn đi theo sau chửi thật nhiều. Đức Thế Tôn vẫn bình thản, chậm rãi đi từng bước mà không một lời phản ứng. Tức quá, bọn này mới chặn Đức Thế Tôn lại và hỏi: - Ông Cù Đàm! Nãy giờ tôi chửi ông như vậy, ông có nghe không? Đức Thế Tôn trầm tĩnh mà nói rằng: “Giả sử ông dọn mâm cơm mời Như Lai ăn, Như Lai không ăn thì mâm cơm đó ai ăn?” - Tôi mời ông không ăn thì tôi ăn. - Hồi nãy giờ ông chửi, Như Lai không nhận thì tiếng chửi ấy về ai? Kinh Phật có dạy: “Ngậm máu phun người, miệng mình dơ trước”, hay “Ngước mặt lên trời


Nhẫn thì an

10

phun nước miếng, nước miếng không lên trời mà rơi xuống mặt mình” ngụ ý: mình chửi người, mình ghét người, mình thù người thì tâm mình độc ác, tâm độc ác là có nghiệp xấu, có tội lỗi. Khi tiếp cận mọi người mà nói nặng người, chửi mắng người, làm khổ người thì ta có khẩu nghiệp nặng. Ác nghiệp làm ta khổ Phước nghiệp làm ta vui Khi ta bỏ thân này Nghiệp theo sát bên ta. Ta không sợ ai, chỉ sợ ác nghiệp của lòng ta. Nghiệp từ cái miệng thì quả cũng trổ từ cái miệng. Nếu không tu cái miệng, thường nói lời ác, sau này sẽ bị quả báo sứt môi, câm ngọng. Phải nhẫn ở cái miệng để có lời nói thanh cao, êm dịu và phước đức. Nghe người nói nặng, trách hờn mà không cãi lại là nhẫn cái miệng. Vợ chồng thương nhau lắm mà không nhẫn cái miệng nên gọi là khắc khẩu. Chúng ta là người phàm sống bằng tâm trần tục nên có lúc còn nóng giận, nặng lời. Muốn cho gia đình êm ấm, hòa thuận thì phải nhẫn, lỡ ông nóng thì bà nhịn, bà nóng thì ông nhịn. Đó là cách sống để tạo sự ấm áp trong gia đình. Lời nói phiền trách người là có nghiệp, lâu ngày thành thói quen gọi là khẩu nghiệp xấu. “Đi đêm có


Nhẫn thì an

11

ngày gặp ma”, hôm nay nói xấu về người đó nhiều quá, mai mốt gặp người khác họ không nhịn nên sanh rắc rối. Hãy tu cái miệng, hãy nhẫn cái miệng. 3. Ý nhẫn: Người đời thường nhẫn cái thân, nhẫn cái miệng, nhưng ý khó nhẫn. Đối trước mọi nghịch cảnh Không khởi tâm phản đối Không căm hờn, oán hận Được gọi là ý nhẫn. Người đời bằng tâm phàm thường nhẫn trong đè nén, dằn xuống. Cái lò xo đè mạnh xuống, buông ra nó bung lên rất mạnh. Trái banh quăng vô tường nhẹ dội ra nhẹ, quăng vô tường mạnh dội ra mạnh. Nhẫn đè nén cũng vậy. Nhẫn bằng hình thức đè nén khi chịu đựng không nổi, sát phạt ghê gớm. Phải nhẫn cái ý bằng cách không chấp, buông xả. Một thí tất cả thí Một xả tất cả xả Thí xả cho sạch hết Thức thời mặt thật hiện. Cái gì đáng nghe thì nghe, không đáng nghe thì xả bỏ. Cái gì luận bàn để có lợi thì nên, không đáng thì xả bỏ. Nhẫn của đại thừa là xả bỏ, không cố


Nhẫn thì an

12

chấp, không thấy có mình có người. Chuyện đáng đem vào thì đem, chuyện không đáng thì xả bỏ, như vậy không có đè nén, xả hết cho tâm được nhẹ nhàng được gọi là ý nhẫn. Thân nhẫn, khẩu nhẫn, ý nhẫn thì không có kẻ thù. Kẻ thù hại kẻ thù Oan gia hại oan gia Không bằng tâm tà vạy Gây ác hại chính ta. Nếu không nhẫn, có phản ứng thì có đối thủ. Kệ rằng: “Nhẫn một chút, sóng yên gió lặng, Lùi một bước, biển rộng trời cao”. Muốn được bình yên thì phải tập “nhẫn một chút, lùi một bước”. Khi “nhẫn một chút” thì sóng gió không có, sóng không phải ở ngoài biển mà sóng nơi lòng người. Nó làm điêu đứng, rối rắm, đau khổ. Người ta đánh, mình “lùi một chút”, một người đánh một người lùi thì người nào được thương chắc quý Phật tử cũng biết. Mọi người vẫn thường nói: “Cái tên gì ngang ngược bạo ác quá, người ta nhịn mà cứ đánh hoài”, ghét người dữ mà thương người nhịn vốn lẽ rất tự nhiên. “Lùi một chút” tâm trầm tĩnh,


Nhẫn thì an

13

dịu hòa, hồn nhiên, thênh thang rộng lớn như biển rộng trời cao, đạo đức tăng trưởng, được mọi người thương mến, kính yêu. Nhờ lùi mà mọi người kính trọng, còn ngang tàn, háo thắng, sát phạt thì đó là tội ác. Lúc vinh đừng cao hứng Khi nhục đừng oán hận Nhẫn nhục có sức mạnh Cảm phục được lòng người. Có ông nọ tánh nóng ghê gớm lắm, đếp gặp Hòa thượng: “Bạch Hòa thượng, tánh con nóng lắm nên gia đình con không yên. Xin Hòa thượng dạy cho con pháp tu dằn tánh nóng.” Hòa thượng dạy rằng: “Con viết 1.000 chữ “nhẫn”, chỗ nào cũng dán lên và tu với chữ nhẫn”. Muốn hết nóng thì nhẫn, muốn yên thì nhẫn. Tiền thân đức Phật là vị tiên tu hạnh nhẫn nhục. Kìa tiên nhơn nhẫn nhục Tiền thân đức Thích Ca Thân bị cắt từng đoạn Tâm không chút giận hờn. Khi Đức Phật Thích Ca còn là vị tiên tu hạnh nhẫn nhục. Ngày nọ, vua Ca Lợi dẫn một đoàn quân đi vào một khu rừng. Đến khu rừng, các tỳ nữ của


Nhẫn thì an

14

nhà vua thấy vị tiên thì tất cả chạy lại, quay quần bên vị tiên đó. Nhà vua tức giận mới hỏi vị tiên: - Ông làm gì ở đây? - Tôi tu hạnh nhẫn nhục. - Vậy tôi cắt thịt của ông, thử xem ông có nhẫn nhục nổi không. Nói xong, nhà vua cắt tay, cắt mũi của vị tiên nhưng vị tiên đó vẫn bình thường không tỏ ra thái độ lo sợ hay đau đớn, vì tâm của vị tiên này đã đạt đến trạng thái vô phân biệt. Thấy vậy, nhà vua mới hỏi lại: - Ông thật sự đã nhẫn nhục chưa? - Nếu tôi thật sự tu hạnh nhẫn nhục, thì những gì mà Ngài đã làm trên thân tôi đều lành lặn hết. Huyền diệu thay! Những bộ phận bị cắt đều lành lặn lại như cũ. Vị tiên ấy nói với nhà vua: - Khi thành đạo tôi sẽ độ ông trước, vì ông có duyên với tôi. Và khi thành Phật, đức Phật Thích Ca đã hóa độ Ngài Kiều Trần Như, chính là hậu thân của vua Ca Lợi. Nhờ nhẫn nhục mà đức Phật đã nhiếp phục được vua Ca Lợi phải quay lại làm đại tử của Ngài. Nhẫn


Nhẫn thì an

15

làm sao mà đối thù phải mềm lòng, mọi người kính phục, thì nhẫn đó tuyệt vời. Khi người chửi mình, nhẫn làm sao cho người ta hết chửi, mà còn thương mến thì mới thật là nhẫn. Còn người ta chửi một tiếng, mình nổi sân mắng chửi lại, sanh phiền não thì mất hết tình nghĩa. Lấy ơn báo oán, oán tiêu Lấy oán báo oán, càng nhiều oan gia Người oán ta, ta nên lấy ơn hóa giải. Anh thù tôi, thì tôi nhẫn và tạo cách cảm hóa anh. Còn người làm xấu, mình chửi lại người thì ai phục mình. Cho nên hạnh nhẫn nhục là hạnh cao đẹp. Người thuần phục hạnh nhẫn nhục sẽ có lòng nhân, hiếu thảo hơn người thường. Câu chuyện có thật về một người học trò của Khổng Tử tên là Mẫn Tử Khiên đã được mọi người lưu truyền đến ngày nay với tấm lòng kính trọng và yêu mến ông. Chuyện xảy ra trong thời Xuân Thu, tại vùng Đông Nam Khúc Phụ, nước Lỗ (nay là thành phố Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông), Mẫn Tử Khiên được sinh ra trong một gia đình kinh doanh mua bán nhỏ. Cha lo việc buôn bán, mẹ chăm việc bếp núc trong nhà. Năm Tử Khiên lên bốn tuổi, mẹ chú bị nhiễm bệnh lao phổi, cha thường vắng nhà, chỉ có Tử Khiên ở cạnh và chăm sóc mẹ.


Nhẫn thì an

16

Mùa thu năm ấy, trong giờ phút hấp hối bà đã nói với Tử Khiên: “Sau khi mẹ chết đi, con phải làm người lương thiện, muốn nên người thì phải học tập chăm chỉ”. Những lời tâm huyết của mẹ trước lúc đi xa đã in vào tâm hồn trẻ thơ của chú. Một năm sau đó, cha Tử Khiên lấy Lý Thị làm vợ kế, lúc đầu mẹ kế đối xử với Tử Khiên rất tốt, nhưng sau khi có hai đứa con riêng thì dần ngược đãi chú. Chú chỉ được ăn cơm thừa, canh cặn, mặc áo rách rưới. Tử Khiên rất đau khổ, nhiều lúc khóc thầm, nhưng sau những lần ấy, chú nhớ lời mẹ dặn, lấy lại tinh thần đến trường nghe thầy giảng giải về đạo. Ngày tháng trôi qua, Tử Khiên cũng đã học được nhiều đạo lý làm người. Rồi vào một ngày mùa đông giá rét năm chú mười lăm tuổi, gió to gào thét, hoa tuyết bay đầy trời, bốn cha con Tử Khiên cùng nhau ra ngoài kéo xe. Lúc ấy Tử Khiên chỉ mặc một chiếc áo bông bằng hoa lau, nên khi cơn gió nào thổi qua là chú bị lạnh toát toàn thân như ngàn mũi kim đâm vào người, còn hai em của chú thì được mặc áo bông mới, vừa dầy, vừa ấm. Khi kéo xe qua được chiếc cầu nhỏ thì đến con đường đất. Sắc mặt của hai đứa em đều đỏ hồng hào, không ngừng chảy mồ hôi trên trán. Nhưng Tử Khiên toàn thân lại run cầm cập, sắc mặt trắng bệch,


Nhẫn thì an

17

cha của chú vừa nhìn thấy đã tức giận nói: “Mày là anh lớn, kéo xe lại lười, trời lạnh thế này, đi đường xa như vậy, mà không đỗ một giọt mồ hôi nào?”. Tử Khiên nhìn cha bằng con mắt hờn tủi, trong lòng nghĩ: “Cha đâu có biết được nỗi khổ tâm trong lòng con. Nếu như con nói ra, không những em con bị mắng mà mẹ kế...” nghĩ đến đây, chú lại gắng sức tiếp tục kéo xe. “Giỏi lắm! Giờ thì mày đã đủ lông đủ cánh, dám nhìn ta với ánh mắt như vậy hả!". Trong lúc tức giận, ông đã lấy roi đánh vào lưng Tử Khiên, khi roi vừa đánh xuống thì áo bông của chú rách tung ra. Từng lớp hoa lau bay lên trên không, rồi rơi xuống nền đất. Người cha hết sức ngạc nhiên, nhặt lên xem mới bỗng nhiên tỉnh ngộ. “Thứ con mặc là.... cha không tốt với con rồi!”, ông ôm chặt lấy con mà không nói thành lời. “Tử Khiên, mau cùng hai em kéo xe về nhà đi. Cha phải hỏi tội mẹ kế con và đuổi bà ta đi.” “Cha ơi không thể làm như vậy được”. Tử Khiên vừa nói vừa quỳ dưới đất, thành khẩn cầu xin: “Khi mẹ ở lại, chỉ có mình con chịu lạnh, nhưng nếu mẹ phải ra đi hai em con sẽ bơ vơ khổ cực". Hai người em thấy vậy cũng quỳ xuống rơi lệ cầu xin ông. Người cha thấy các con như vậy cũng thương tâm mà bỏ ý nghĩ đuổi vợ đi. Người mẹ kế sau khi nghe


Nhẫn thì an

18

hai con mình thuật lại câu chuyện, bà rất ân hận và quyết tâm sửa chữa sai lầm của mình, đối xử với Tử Khiên ngày một tốt hơn, có khi còn hơn cả con đẻ của mình nữa. Thế mới thấy sức mạnh của lòng nhân đã cảm hóa và thay đổi được con người hẹp hòi, vị kỷ. Nhưng để có sức mạnh này, chúng ta phải có sự nhẫn nhục và trao đổi trí tuệ để thấy được điều hay lẽ phải nên làm, từ đó chuyển hóa chính con người mình và ảnh hưởng tốt đến những người chung quanh. Như Mẫn Tử Khiên, ông rất xứng đáng với lời khen của Khổng Tử: “Mẫn Tử Khiên, trên thì kính trọng cha mẹ, dưới thuận hòa với anh em, lời nói và hành động không trái ngược nhau, do vậy không bị người đời trê trách”1. Trong nhẫn còn có 4 loại nhẫn: 1. Sanh nhẫn: Chúng sanh hoàng hành ta Ta sẵn sàng cam chịu Không tỏ chút hận thù Được gọi là sanh nhẫn.

1

Hiếu tai Mẫu Tử Khiên, nhân bất vu kỳ phụ mẫu côn đệ chi ngôn.


Nhẫn thì an

19

Nhẫn nhục đối với con người, cả với con thú. Con người dữ quá mình phải nhẫn, con chó dữ quá mình cũng nhẫn... Nhẫn nhịn từng lời nói của con người. Nhẫn để yên, nhẫn để tu. Sanh nhẫn là nhẫn với con người và chúng sanh trong pháp giới. 2. Pháp nhẫn: Cảnh nắng, mưa, gió, lạnh Hoành hành cuộc đời ta Cam chịu không than phiền Được gọi là pháp nhẫn. Nhẫn đối với các pháp: nắng, mưa, gió, lạnh đều bình thản chịu đựng được. 3. Vô sanh nhẫn: Trực nhận được lẽ thật Không còn chấp mình người Không buồn giận, phiền than Gọi là vô sanh nhẫn. Trực nhận được lẽ thật biết đời là cõi tạm, thân tâm là không, cảnh vật là không, sự sống không thật, trên đời này cuối cùng là con số 0. Chúng ta đang sống là đang đóng vở tuồng cải lương trên sân khấu, hạ màn rồi ai cũng như nấy. Hạ màn chính là lúc


Nhẫn thì an

20

mình trút hơi thở sau cùng. Có xưng hùng, xưng bá thì cuối cùng nằm trong sáu miếng ván. Hiểu rõ đời người là mộng huyễn, không thấy có mình, không thấy có người, nhẫn mà không nhục là vô sanh nhẫn. Người nhẫn là người có đạo đức, người có giá trị. 4. Tịch diệt nhẫn: Tâm không sanh không diệt, tâm chứng ngộ chân lý, thanh thản bình yên, sống đời tự tại, giẫm đạp lên thuận nghịch, khen chê. Tịch diệt là Niết bàn ở cõi thế, không có ngã, không có ta, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Tịch diệt nhẫn là trí nhẫn. Sáng suốt mà chịu đựng Muôn ngàn điều cay đắng Do chúng sanh gây tạo Được gọi là trí nhẫn.

Nhẫn nhục Ba la mật Thân, khẩu, tâm trong sạch Nhẫn không thấy mình nhẫn Và cảnh vật để nhẫn. Nhẫn nhục Ba la mật cao hơn. Người phàm chưa làm được, nhưng người tu đến chiều sâu sẽ làm được


Nhẫn thì an

21

để có sự bình an cao hơn. Cụ thể chính là cuộc đời của đức Phật, người bậc tu hành công đức viên mãn, luôn gặp những khó khăn chướng ngại nhưng người đều vượt qua nhẹ nhàng và độ rất nhiều chúng sanh. Lần nọ, Đức Thế Tôn đi giáo hóa ở một làng Bà La Môn, trong làng có gia đình nọ giỏi về tướng số lại hạ sanh được một cô con gái rất đẹp. Ông Bà La Môn này muốn gả con cho người có đủ ba mươi hai tướng tốt, nhưng tìm mãi chưa được. Bỗng một hôm ông tình cờ gặp Phật đang đi giáo hóa, ông mừng quá chạy về nhà kêu vợ ra xem. Bà vợ ra thấy Phật rất hài lòng, đúng là người đủ ba mươi hai tướng tốt. Bà bèn ngỏ ý muốn gả con gái cho Ngài. Phật nói: “Đối với bà thì con gái bà đẹp. Song, đối với ta thì đó là một đãy da hôi thối, tất cả trong thân nàng đều là bất tịnh”. Nghe Phật đáp, bà buồn trở về nhà thuật lại cho con gái nghe. Cô tự ái, nổi giận, ôm lòng thù oán và thề rằng sẽ trả thù Phật. Chẳng lâu sau, cô được làm hoàng hậu của một nước nhờ vào nhan sắc của mình. Bấy giờ, Phật đến giáo hóa xứ đó, hoàng hậu bèn tập hợp du đãng chặn đường Phật để mắng chửi. Tôn giả A Nan đi theo Phật thấy họ vây chửi thậm tệ, Ngài không chịu nổi mới nói: “Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn đi nước khác giáo hóa”. Phật hỏi: “Đi đâu?”


Nhẫn thì an

22

A Nan thưa. “Thế Tôn đi nước nào cũng được, vì ở nước này cứ bị người vây chửi, con không kham chịu được”. Phật hỏi: “Giả sử đi đến chỗ khác bị người chửi nữa thì A Nan tính sao?” A Nan thưa: “Nếu tới đó mà bị chửi nữa thì chúng ta về nước Xá Vệ, Ma Kiệt Đà… chỗ mà Thế Tôn có nhiều đệ tử, ở đó giáo hóa”. Phật hỏi: “Nếu là thầy thuốcc giỏi. A Nan có nên để bảng: Tôi chỉ trị những bệnh nhẹ, không trị những bệnh nặng chăng?” A Nan thưa: ”Bạch Thế Tôn, không được. Thầy thuốc giỏi phải trị được bệnh nặng mới cứu được nhiều người”. Phật nói: “Cũng vậy, dân ở đây họ nhiều mê muội là người bệnh nặng nên gặp ta họ chửi. Thôi, thong thả, để ta giáo hóa họ vì họ cần ta”. Du đãng vẫn tiếp tục chửi. An Nan nói: “Họ chửi Thế Tôn hoài, làm sao giáo hóa được?” “Chừng nào họ không nghe lời nói của ta thì ta đi”. Nghe Phật trả lời A Nan như vậy, du đãng nói: “Thôi. Cù Đàm hãy ở đây giáo hóa, chúng ta sẽ nghe lời Ngài dạy”. Từ đó, Phật nói pháp giáo hóa họ.


Nhẫn thì an

23

Đức Phật còn bị người chửi mắng huống chi là chúng ta. Tôn giả A Nan còn tâm phàm như chúng ta nên nghe chửi không kham chịu được, còn Phật đã giác ngộ, tiếng chửi đối với Ngài như gió thoảng ngoài tai. Ngài không động tâm, thương họ là những người mê muội, bệnh nặng nên nói pháp cứu chữa. Cũng vậy, đối với người Phật tử có gia đình mà biết tu, khi bị chồng (vợ), hoặc con làm khó dễ, đó là cơ hội tốt để mình tu, chớ buồn giận và đừng cho rằng bạn mình, con mình phá rối không cho mình tu, mà nên xét nghĩ thương bạn, thương con vì chưa hiểu đạo, còn mờ tối, cần sự cảm hóa của mình. Thế nên, trước những lời xúc não, mọi khó khăn, chúng ta hãy sáng suốt kham nhẫn tất cả thì được an vui. Từng bước ta nhẫn. Nhẫn từ thấp đến đỉnh cao là thành Phật, đức Phật đã nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Phải tu nhẫn để thành Phật về sau. Đã có duyên gặp Phật, gặp Pháp, gặp Thầy phải tăng trưởng thiện duyên, để được thành Phật. Lấy nhẫn làm đầu, lấy nhẫn làm an, lấy nhẫn làm sự sống, lấy nhẫn làm hạnh phúc. Nhẫn là thuyền vững chắc Giúp ta vượt sóng gió. Nhẫn là nước cam lồ Rưới tắt lửa tham sân


Nhẫn thì an

24

Nhẫn là vị thuốc hay Cứu bệnh trong cơn nguy. Nhẫn là tạng kho báu Chứa giữ các công đức. Hôm nay đi chùa về nhà viết 1.000 chữ nhẫn dán lên “Nhẫn thì an”. Người tu hạnh nhẫn nhục Tập tánh giống như nước Thường mềm dẻo mát dịu Rộng lượng và khoan dung. Nước mát dịu, nước lợi ích, hãy tập tánh giống như nước. Nhìn thấy nước mát thì tâm phải mát như nước. Tâm mát là có nhẫn, tâm nóng là có sóng gió. Nhẫn nhục như bùn đất Dù sạch giơ đổ lên Đại địa cam thọ hết Không tỏ chút giận hờn. Đất bằng hay nhẫn nhục. Bất cứ vật gì dù sạch hay dơ đổ lên đất vẫn cam thọ. Nguyện tu sức nhẫn nhục như đại địa. Nguyện không trái nghịch ý người. Hãy tập tánh giống như đất, đất dung chứa, đất cam chịu. Ai có để đồ dơ bẩn, tội lỗi vào mình thì tâm


Nhẫn thì an

25

phải giống như đất không phản ứng, không chống trái. Bậc trí tuệ nhập đạo Thường vui vẻ nhận lãnh Sự chửi mắng cay độc Như uống nước cam lồ. Trên lộ trình tu phải giẫm đạp lên thuận nghịch, bị người chửi mà không giận mới là tu thiệt, còn người ta mới khảo đảo mà nổi cơn điên lên rồi thì cần nên xét lại. Có câu chuyện bắt nguồn từ một Phật thoại sẽ cho chúng ta tỏ rõ về hạnh tu nhẫn nhục: Ngày xưa, có một nhà sư lên núi chọn một gốc cây, ngồi xếp bằng tu theo lối trường định. Một hôm, có hai vợ chồng con chim chích đến làm tổ ngay trên đầu của nhà sư. Vị sư cứ để yên, mặc chúng muốn làm gì thì làm. Hôm đó, đến lượt con chim mái đi tìm mồi, lúc lượn qua cái hồ, nó thấy một con nhện đang giang tơ trong một đóa sen. Nhện nhác thấy chim liền ẩn mình vào giữa những cánh hoa, làm chim mất công tìm mãi. Không ngờ vừa tắt ánh mặt trời, hoa sen cụp các cánh lại, nhốt chim vào trong. Chim cố tìm lối chui ra, nhưng những cánh hoa vây bọc dầy quá nên dành chịu nằm lại đó.


Nhẫn thì an

26

Mãi đến sáng hôm sau, chờ lúc hoa sen nở chim mái mới thoát được bay về tổ. Một cuộc tranh cãi nổ ra trên đầu nhà sư. Ghen vợ, chim trống mắng nhiếc không tiếc lời. Cuộc đấu khẩu kéo dài hết cả buổi sáng vẫn chưa chấm dứt. Nhà sư rất khó chịu. Tới lúc vợ chồng chim cãi vả đến chỗ găng nhất, nhà sư lấy tay giật cái tổ chim rất mạnh, quăng xuống đất và nói: - Đồ khốn! Chỉ có mỗi chuyện đó mà chúng mày làm điếc cả tai ông từ sáng đến giờ. Thế là công sức tu luyện của nhà sư hốt nhiên vứt bỏ trong chốc lát. Nhưng nhà sư vẫn không nản chí, ngài tìm đến một khúc sông chảy xiết, tình nguyện làm người chèo đò đưa khách qua sông không lấy tiền. Một hôm nước sông tự nhiên chảy xiết hơn mọi ngày và trời bỗng đổ một trận mưa lớn. Giữa lúc đó có một người đàn bà dắt một em bé đòi qua sông. Nhà sư vận dụng hết tay nghề để đưa hai mẹ con người nọ qua bên kia sông. Lúc sắp lên bờ, người đàn bà bỗng kêu lên: - Ta quên mất! Có một gói hành lý bỏ quên ở cái quán bên kia. Vậy nhờ ông chịu khó chèo sang lấy hộ.


Nhẫn thì an

27

Nhà sư nín lặng chèo qua sông giữa sóng gió. Mãi đến gần tối nhà sư mới đưa được gói hành lý sang cho người đàn bà. Nhưng khi xem lại hành lý, người đàn bà lại kêu lên: “Thôi rồi! Tôi còn một đôi giầy của thằng bé để gần ở giường, vậy nhờ ông gắng sang lấy hộ cho tôi một lần nữa”. Người đàn bà nói chưa dứt lời thì nhà sư đã giơ tay chỉ vào mặt: “Đồ đàn bà hư! Tao có phải sanh ra để hầu hạ mẹ con nhà mày mãi đâu”. Nhưng người đàn bà ấy vốn là Đức Bồ tát Quán Thế Âm thị hiện thử lòng nhà sư đó, bấy giờ hiện nguyên hình và cất tiếng bảo rằng: - Nhà ngươi vẫn chưa thực tâm nhẫn nhục, sự tu chưa đạt kết quả, chỉ tu hú mà thôi! Nhà sư thẹn quá đành cúi đầu nhận lỗi. Người tu hạnh nhẫn nhục phải giẫm đạp lên thuận nghịch, khen chê, thương ghét. Dù người có nói nặng, có khảo đảo vẫn không phản ứng. Khen chê, thương ghét mặc người. Từ bi hỷ xả, nơi nơi rải đều Mưa trời nào nệ rong rêu Tâm từ vô lượng rải đều chúng sanh. Nhẫn thì an, nhẫn để tìm sự giác ngộ. Muốn đắc đạo thì phải nhẫn. Người đắc đạo không động niệm,


Nhẫn thì an

28

không cố chấp. Chuyện bên ngoài là chuyện của người, chuyện của ta là phải nhẫn. Bởi chưa nhẫn sâu nên còn phiền não, còn phản ứng. Nhẫn nhục hạnh an ổn Khắc phục tâm hận thù. Tiêu trừ các tai nạn Hưởng nhân quả sâu xa. Nhẫn thì an ổn, kẻ thù không có, tâm linh thăng hoa và dần dần thâm nhập Phật đạo. Nhờ tu hạnh nhẫn nhục Lửa sân hận dập tắt. Dục vọng chẳng hoành hành Căn lành dần thêm lớn. Nhờ nhẫn mà không còn giận nữa, bao nhiêu dục vọng không còn hoành hành. Nhẫn không chỉ bên ngoài, mà nhẫn cả trong lòng. Bên ngoài thì nhẫn với người, bên trong phải nhẫn với lòng mình. Nhẫn cái nghiệp của ta là quan trọng. Bao nhiêu sự thèm khát, đòi hỏi, giận hờn, ham muốn… ta phải nhẫn nó, buông xả hết. Bên ngoài nhẫn được, mà bên trong không nhẫn thì tâm vẫn chưa an. Bên ngoài nhẫn, bên trong cũng nhẫn sẽ chuyển hóa được


Nhẫn thì an

29

nghiệp chướng, đạo tâm tăng trưởng, sự sống dần an lành, hạnh phúc. Nhờ tu hạnh nhẫn nhục Gia đình được sum họp, Bạn hữu được tương thân, Tớ thầy được trung tín. Trong gia đình muốn yên thì phải nhẫn, Nhìn kỹ lại hiện thực, đừng nói rằng gia đình tôi không yên là tại ông này phạt, bà kia phạt, mà gia đình không yên là do mọi người trong gia đình không nhẫn. Nhờ nhẫn mà gia đình sum họp, bạn bè thương yêu và tớ thầy gần gũi. Nhờ tu hạnh nhẫn nhục Lòng từ được tăng trưởng Trí đức được nâng cao Đạo mầu ngày tỏ rạng. Nhẫn nhục là trí đức có, lòng từ có và gần được với đạo. Toàn thể chư hành giả hôm nay hãy tập tu hạnh nhẫn. Không nhẫn là rạn nứt tình thương, thù hận lẫn nhau và gây đau khổ cho nhau. Có nhẫn thì được bình yên hạnh phúc. Do vậy nên “nhẫn thì an”.


Thoát nhà lửa

30

Thoaát nhaâ lûãa rong Kinh Pháp Hoa, Phật có dạy “Tam giới2 không an như ở trong nhà lửa”. Ở trong tam giới chúng sanh không thể có bình an, do nội tâm bị lửa đốt. Hôm nay, chúng tôi xin giảng giải về ngọn lửa đặc biệt ấy. Đó là lửa giận hờn nơi con người mà Đức Phật gọi là sân. “Ba cõi không an Dường như nhà lửa Đau khổ dẫy đầy Thật đáng sợ hãi!” Hiện đời có ba thứ độc làm con người đau khổ, phá hoại nếp sống bình an của con người là tham, sân, si nhưng nếu đặt đúng trật tự từ gốc đến ngọn là si, tham, sân. Giận hờn là ngọn lửa dễ thấy nhất, dễ làm cho con người đau khổ nhất. Vì vậy, phải tìm hiểu rõ về lửa giận hờn, có phương cách tu hành thích hợp để không làm đau khổ cho nhau. Tâm giận hờn bình thường ta không có, nó sẽ có khi gặp cảnh trái ý nghịch lòng. 2

Tam giới là dục giới, sắc giới và vô sắc giới.


Thoát nhà lửa

31

Buồn phiền và nóng nảy Khó chịu và bực bội Khi gặp cảnh nghịch lòng Thì lòng sân xuất hiện. Sân, tham, gốc chẳng có Bởi tập nhiễm mà có Ẩn náo nơi thân tâm Đủ duyên thì xuất hiện. Do vô trí nên chấp ngã, phục vụ cho ngã nên có lòng tham, tham mà không toại nguyện, hoặc bị ngăn trở, dồn nén bức xúc, liền nổ sân. Nhất là những người kém phước, sự sống lúc nào cũng khó khăn, vất vả nên thường sân hận, đến đỉnh cao của nó có thể liều lĩnh. Một khi nổi sân thì mọi tội ác nào cũng dám làm, mọi thất bại nào cũng không sợ. Tất cả sự hung tợn, dữ dằn, ác độc đều do sân hận mà phát sanh. Gia đình không bình yên , không có niềm vui cũng bởi sân hận. Sân có loại bộc phát, có loại thầm kín và được chia làm ba loại:

1. Hỏa sân: Là sân lửa ngọn. Nghe một lời nói trái tai, thấy một hành động không vừa ý liền nổi nóng là rầy, thân tâm thô tháo, mất hết lý trí, tạo nghiệp không hiền.


Thoát nhà lửa

32

Lửa sân đốt thân tâm Mặt xanh dờn, đỏ lét, Biết đánh đập chém giết Chẳng màng hậu quả chi. Loại sân biểu hiện ra tướng thô nên dễ nhận biết. Những điều gì mình muốn mà bị kẻ khác ngăn trở, liền nổi giận mặt xanh dờn đỏ lét, thốt ra lời nặng nề, tay chân quơ múa, thân tâm mất hết trầm tỉnh, mất chủ động. Một phen nổi sân là một trận bão bùng, tai họa hiểm nguy không thể lường trước được. Tục rằng: Nó quá mất ngon Và khi giận quá mất khôn thành khờ. Lửa sân đôi mắt đã mờ, Trắng đen phải quấy bây giờ thấy đâu. Không phân nghĩa nặng, tình sâu, Không rành sự cảnh, đuôi đầu là chi. Con tâm đã lánh đường nào, Mà con ma giận nhập vào đó thôi. Khi sân hận bộc phát dữ dội, con người không sáng suốt, không còn khả năng phán đoán đúng sai, nhận định hậu quả tốt xấu, con người hành động như kẻ điên cuồng, nên gọi là “bị ma giận nhập”.


Thoát nhà lửa

33

Bên trong có nhân, bên ngoài có nghịch cảnh, đủ duyên hợp lại sanh ra hiện tượng giận hờn. Chúng ta hãy cảm nhận rõ điều này. Muốn bớt giận hờn phải bớt duyên. Mỗi lần gặp mặt một người nào đó ta thường nổi giận, phải tránh gặp người đó để bớt giận hờn. Còn tâm phàm thì còn giận hờn, không thô thì tế, không tế thì vi, không sao hết được. Chừng nào tu đạt Thánh quả mới không còn nữa. Bệnh mà có thuốc trị thì không đánh sợ, bệnh nan y không có thuốc trị mới là đáng sợ. Biết mình có bệnh giận hờn, thường chuẩn bị thuốc trị thì an tâm, sợ nổi giận lên mà khoog có thuốc trị, làm rối cho mình và làm khổ cho mọi người chung quanh, đó là điều tai hại, tội lỗi. Hỏa sân thường có ở người nam và người nữ có tánh nam. Khi giận lên thì việc gì cũng dám làm, tội lỗi cỡ nào cũng không sợ, người này dễ bị đọa vào địa ngục. Nên có câu “Một ngọn lửa sân đốt cháy rừng công đức”, làm được bao nhiêu công đức khi nổi sân thì công đức cháy rụi hết. Vì sao vậy? Là vì ta chưa làm chủ được ta, chẳng còn trí sáng, gây điều tai hại tội lỗi thì công đức được bao làm sao xóa tội, cũng như “gom củi ba năm đốt cháy một giờ”.


Thoát nhà lửa

34

Một Phật tử đi chùa được ba năm, bị một người chê cười, chọc tức bắt đầu nổi con giận không đi chùa nữa, hoặc phản nghịch lại thì công đức bị cháy hết. Chúng tôi xin nói thêm để quý vị rõ, “công đức bị cháy” ở đây ngụ ý rằng việc tu tập dỡ dang, không đạt kết quả, trí tuệ chẳng có cơ hội khai phát. Chứ chẳng phải những việc làm lành trước đây của mình sẽ không được hưởng quả tốt, nhân quả không bao giờ sai cả. Vợ chồng chắt chiu xây dựng được ngôi nhà, nhưng khi nổi giận lên, đốt ngôi nhà cháy rụi, vừa phá hoại công sức của mình và làm phiền toái người chung quanh. Hỏa sân thật là đáng sợ! Người ôm ấp lòng sân hận là kẻ chứa chấp rắn độc trong nhà, tai nạn đến với mình dễ dàng trong giây phút, vậy hãy hóa giải lòng sân để trở thành người hiền.

2. Phiền não sân: Lửa than trong tro. Cái giận này ít bộc lộ ra ngoài, thường cố chấp, ngấm ngầm thầm kín nơi tâm. Khi nghe lời nói trái tai, liền phiền giận ghim gút trong lòng. Đây là hiện tượng “cục than trong tro”, nó âm ỉ không thấy ngọn lửa mà khi chạm vào thì bỏng tay. Loại sân này tác hại hành hạ người giận trằn trọc, khổ đau. Những điều bực bội giấu kín nơi lòng, ngấm ngầm phiền não, tiêu cực chán chường, ăn không ngon ngủ không yên, máu huyết lộn ngược, lâu ngày sanh


Thoát nhà lửa

35

bệnh. Những phụ nữ hay ghen ngầm, hoặc những người khó tánh, cố chấp, biểu hiện qua gương mặt “bánh bao chiều” là dấu hiệu của phiền não sân chi phối. Ăn uống chẳng được ngon, Giấc ngủ chẳng được yên, Trằn trọc đau khổ mãi, Bởi ma giận nhập vào. Phiền não sân thường có nơi người nữ, hoặc người có tánh nhu. Người vợ đang giận ngầm người chồng, vừa gặp mặt nhau có cảm giác bực bội, phiền hà là dấu hiện “gài bom chờ nổ”, hãy tìm cách tháo ngòi bom để không làm khổ lẫn nhau. Từ tâm giận hờn phiền não chiêu cảm môi trường sống nhiều âm khí. Do âm khí nhiều, sinh khí mất, làm cho con người ngột ngạt, bực bội không vui vẻ, nên không thích sống trong gia đình. Nếu vào một gia đình nào mà ta có cảm giác nặng nề, không vui, không thoải mái, thì biết rằng gia đình đó có người đang phiền giận. Ai quyết định gia đình ấm áp? Ai quyết định gia đình bực bội, không yên? Mỗi thành viên trong gia đình phải nhận định rõ điều này. Tất cả mọi người trong gia đình là nhân tố quyết định. Phải hóa giải bệnh giận ngầm để gia đình ấm áp, vui vẻ. Người


Thoát nhà lửa

36

Phật tử, ai có bệnh này thì phải cố gắng khắc phục, hóa giải “đừng cho nhau ăn muối mặn lắm, khổ lắm!”. Vì vậy, giận hờn là tội lỗi, giận hờn là không có hạnh phúc. Cha con phải xa nhau, Vợ chồng phải lìa nhau, Bởi tình thương rạn nứt, Gốc sân hận mà ra. Cảnh chiến tranh tan tóc, Cảnh đánh đập rợn người, Tạo muôn việc thê lương, Gốc bởi lòng sân hận. Phiền não sân ai cũng có, bệnh này đáng sợ. Ta phải tu làm sao cho bệnh này bớt lần. Không phải tu một ngày, một tháng, mà phải trãi qua nhiều tháng nhiều năm mới bớt lần.

3. Độc sân: Lửa địa ngục. Khi nổi giận lên, hành động rất là táo tợn để thỏa mãn cơn giận, có thể giết người cho bằng được. Cũng như con rắn có độc độc sẵn, cắn người một cái là chết. Hành động cho lợi gan mình sẽ tạo một sự thù hằn, tội lỗi. Hại được người, nhưng chính mình thì cũng chẳng an ổn gì.


Thoát nhà lửa

37

Sân lên là phát cơn điên Người khôn hóa dại, người hiền hóa ngu. Thế nên độc sân là mối hiểm họa cho mình, cho người. Mọi khổ đau trong đời này cho đến muôn kiếp đều do sân gây ra. Ba loại sân hận trên chi phối hàng ngày trong đời sống của chúng ta, cộng với tham lam, mê chấp phủ trùm khắp tam giới nên gọi là “Tam giới không an như ở trong nhà lửa”. Ở trong cõi phàm tục này, muốn tu dưỡng thân tâm cho thanh tịnh là điều hơi khó. Nhưng điều đó không ngại, vì đã có phương pháp tu tập chữa trị được các thứ tâm bệnh nên trên. Phật dạy từng phương cách đối trị tâm bệnh giận hờn, nếu chúng ta quyết tâm kiên trì thực hiện một thời gian sẽ hàng phục được tâm bệnh đó. Muốn trừ bệnh sân hận Tập uống bốn loại thuốc Một thuận thảo, hòa hợp Hai nhẫn nhục nhịn nhường Ba từ, bi, hỷ, xả Bốn vô ngã, vị tha Tùy bệnh mà dụng thuốc Khéo dùng tất an vui.


Thoát nhà lửa

38

Đây là những loại thuốc quý giúp hành giả hóa giải tâm bệnh giận hờn. 1. Thuận thảo, hòa hợp Người ta thường nói: “Khi thương trái ấu cũng tròn Khi ghét quả bồ hòn cũng méo”. Khi thương thì thông cảm cho nhau hết, khi ghét rồi thì chuyện nhỏ cũng bới móc thành lớn chuyện. Vì vậy, để có tình thương trọn vẹn cho nhau, chất liệu cần thiết phải có là thuận thảo, hòa hợp. Từ nếp sống thuận hòa giữa chồng đối với vợ, giữa cha mẹ với con cái, giữa anh em với nhau… sẽ đem lại sự bình an hạnh phúc cho gia đình. Mối quan hệ giữa xã hội và gia đình, giữa con người và con người phải tương thân, tương trợ, tôn trọng lẫn nhau để không có sự chống trái, rạn nứt tình thương. Muốn hòa thuận phải có sự thông cảm. Muốn thông cảm phải tập lắng nghe nỗi thống khổ của nhau. Do không biết nên chấp, biết rồi còn chấp không? Hiểu được thì không trách hờn, không hiểu thì dễ trách hờn. Tất cả mọi người hãy hiểu rõ về nhau để thông cảm cho nhau, kiến tạo sự hòa thuận cùng nhau. 2. Nhẫn nhục nhịn nhường


Thoát nhà lửa

39

Nhịn nhường là bước đầu tiên Kìa chư Phật Thánh đã khuyên ta hoài. Nhẫn là trạng thái tâm có sức chịu đựng tốt, khi tiếp xúc các pháp trần gặp những điều trái tai gai mắt, mà chư hành giả không động niệm, không tức giận, không bực bội. Nhẫn nhục là mạnh mẽ, bền vững trong cuộc sống. Như có người chọc giận mình, làm trái ý mình, thì chúng ta sáng suốt chủ động, đừng để tâm sân dấy lên. Hãy cảm nhận lời nói là duyên hợp huyễn mộng, không thật, gác bỏ ngoài tai để không bị động tâm thành phiền não. Nhẫn nhục là mạnh mẽ Vì chẳng ôm lòng ác Thân tâm thường an kiện Được người trời kính yêu. Những người có nghiệp nóng nảy, giận hờn thì hậu quả là phải sống cô đơn. Mỗi lần giận hờn là nổi gai góc đâm mọi người chung quanh, thì không ở gần với ai được. Do đó người thường giận hờn là tự cô lập mình và làm khổ cho mình. Kinh Pháp cú có câu: Dầu tại bãi chiến trường Thắng hàng ngàn quân địch Tự thắng mình tốt hơn


Thoát nhà lửa

40

Thật chiến thắng tối thượng. Cơn tức giận dấy lên mà chúng ta kiềm chế được là có sức chịu đựng, cứng cỏi, chớ không phải tầm thường. Thắng được cơn nổi giận của chính mình còn hơn một ông tướng thắng cả một vạn quân, bởi chiến thắng của ông tướng là từ sự đóng góp, hi sinh của nhiều người, còn ta đối diện với chính ta thì đó mới là cuộc chiến cam go nhất. Người nhẫn nhục như thế đâu phải yếu đuối. Đối với lời nói trái tai, hành động gai mắt mà chúng ta nổi giận, bỏ hết công việc thì hư việc của mình, chứ đâu hư việc của người. Người mắng chửi, đánh đập, mà chúng ta nhịn được, bỏ qua hết, không buồn giận là chúng ta đã thuần hạnh nhẫn nhục. Với người Phật tử “nhẫn nhục, nhịn nhường” là điều quan trọng vì “Muốn an thì nhẫn”. Khi chồng nổi nóng thì vợ phải nhịn, nhịn mà không bỏ qua, để khi nào chồng vui thì vợ nên nhắc nhở “Hôm qua ông nổi cơn kỳ quá, làm cho gia đình không được vui vẻ, mai mốt đừng nổi cơn như vậy”. Nhẫn có nghĩa là để gia đình yên ổn, chứ không phải nhẫn để thành nhu nhược, bị mọi người lấn lướt. Nhẫn để xây dựng cho nhau tốt hơn. Chồng nóng vợ phải nhẫn, vợ nóng chồng phải nhẫn. Vợ chồng đều nổi giận thì “xẹt lửa”, mâm cơm rớt xuống đất, đồ đạc trong nhà bay tứ tung, hoặc xách gói ra đi, là điều không hay.


Thoát nhà lửa

41

Nhẫn mà không nhục, không nhu nhược yếu hèn. Nhẫn để xây dựng nhau đến chổ hoàn thiện, kiến tạo sự sống tốt đẹp cho nhau. Trong Kinh A Hàm có câu chuyện về Ngài Phú Lâu La, một trong mười đệ tử lớn của Đức Phật. Khi Ngài xin Đức Phật đi về phương Bắc giáo hóa. Đức Phật liền hỏi: “Này Phú Lâu La, người phương Bắc hung hăng lắm, nếu ông về đó giáo hóa họ sẽ chửi mắng ông, ông nghĩ thế nào?” Ngài trả lời: “Bạch Thế Tôn, nếu họ chửi mắng con, con nghĩ họ còn lương thiện vì họ chưa đánh đập con”. Phật nói: “Giả dụ họ đánh đập ông thì ông nghĩ thế nào?” Ngài thưa: “Bạch Thế Tôn, nếu họ đánh đập con, con nghĩ họ cũng còn lương thiện vì chưa giết chết con”. Phật bảo: “Nếu họ giết ông chết thì ông nghĩ thế nào?” Ngài trả lời: “Bạch Thế Tôn, nếu họ giết con chết thì họ là người ơn của con, vì nhờ họ mà con xả được cái thân tứ đại hôi thúi này”.


Thoát nhà lửa

42

Phật nói: “Được. Như vậy thì ông nên đến đó giáo hóa họ”. Đây là tấm gương cho chúng ta học hỏi. Đừng nghĩ mình cải giỏi, nói hay là tốt, càng cải giỏi nói hay, lấn lướt người thì tội lỗi càng tăng chứ không phải giảm. Người ta nói nặng, nói nhẹ cũng nhẫn, nhẫn nhịn là buông bỏ đừng chấp. Kẻ hơn thì thêm oán Người thua ngủ chẳng yên. Hơn thua hai đều xả, Ấy được yên ổn ngủ. “Nhẫn thì an” hãy tự nhắc mình như vậy. 3. Từ bi, hỷ xả Từ bi, hỷ xả là tình thương rộng lượng bình đẳng giữa con người đối với muôn loài. Lấy ân báo oán, oán tiêu Lấy oán báo oán càng nhiều oan gia. Không thể lấy thù oán mà diệt được lòng sân hận, chỉ có tâm từ bi mới hóa giải được hận thù. Đời này hận rửa hận Muôn thuở chẳng sạch thù. Từ bi rửa sạch hận Là định luật ngàn thu.


Thoát nhà lửa

43

Ai ghét ta nhiều nhất, ai thù ta nhiều nhất, ai có thành kiến với ta nhiều nhất, ta phải trải rộng tình đến với người đó để hóa giải hận thù nên gọi là “từ bi quán”. Trên đời này cái khổ đáng sợ nhất là “oán tằng hội khổ”. Nhìn thấy mặt kẻ thù Như kim đâm vào mắt Ở chung với người nghịch Như nếm mật nằm gai Cảnh ngượng ngùng khổ sở Do ghét mà gặp nhau Là oán tằng hội khổ. Muốn gặp mặt nhau mà không khổ thì chúng ta phải trải rộng tình thương với nhau. Người ghét ta, người thù ta, do kiếp trước mình đã gieo nghiệp chướng với người đó nên mới có sự oán thù như vậy. Muốn hóa giải nghiệp chướng đó phải lấy tình thương xóa bỏ hận thù. Anh có quyền ghét tôi, nhưng tôi không có quyền ghét anh, mà tôi phải trải rộng tình thương đến với anh. Cha mẹ nào lỡ sanh ra một đứa con ngỗ nghịch, bất hiếu, nên biết rằng do nhân bất hiếu mình đã gieo, nay nên trải rộng tình thương đến với đứa con này, cứ trải mãi đến ngày nào đứa con biết hiếu thảo mới thôi.


Thoát nhà lửa

44

Trong vô lượng kiếp chúng ta đã tạo biết bao nhiêu nghiệp chướng, đã làm đau khổ biết bao nhiêu người, nên bây giờ gặp mặt ta là người có sự thù ghét. Ai ghét thì ta cứ đem tiền, đem quà đến cho, thăm viếng hoài, người ta sẽ chuyển ghét thành thương, hết oán hận mà thành ân nghĩa. Người đình trưởng ở nước Lương và người đình trưởng ở nước Sở, hai bên cùng trồng dưa. Người nước Lương chăm làm và thường tưới nước nên dưa tốt. Còn bên nước Sở ít chăm sóc, ít tưới tiêu nên dưa xấu. Người đình trưởng thấy dưa bên nước Lương tốt hơn dưa mình, nên sinh ra ghen ghét. Đem đến lén sang cào phá dưa nước Lương, làm hỏng đi một ít. Sau người đình trưởng nước Lương biết được, nói với quan Tống Tựu, ý muốn đem dân qua cào dưa nước Sở trả thù. Tống Tựu bảo: - Ôi! Sao làm thế được! Làm như vậy chỉ gây thù chuốc họa mà thôi! Nay ngươi đừng sang cào dưa người, mà nên đêm đến lén sang tưới dưa cho người, đừng cho người ta biết thì việc sẽ tốt đẹp. Người đình trưởng nghe lời Tống Tựu, y như vậy mà làm. Sau dưa bên Sở mỗi ngày tốt, đình trưởng bên Sở lấy làm lạ, dò xét mãi mới biết người bên nước Lương tưới giúp.


Thoát nhà lửa

45

Quan nước Sở biết việc đó, tâu lên vua nước Sở. Vua Sở có ý buồn thẹn, nghĩ rằng: “Ngoài cái tội đi cào dưa, chắc còn nhiều việc khác rắc rối đáng tội với người ta nữa”. Vua bèn lấy của, sai người sang nước Lương để tạ tội và giao hảo. Vua Lương cũng tin lòng thành thật nên hai nước giao hòa bền lâu. Lão Tử nói: “Báo oán dĩ đức” nghĩa là lấy đức trả oán. Người ta đã làm không phải thì đừng bắt chước họ, mà hãy làm những việc lợi giúp người ta, tích đức lâu dần sẽ được người cảm phục, không còn oán hận nữa. “Có tình thương thì không có hận thù, có hận thù thì không tình thương”. Vậy hãy chuyển hóa hận thù bằng cách trải rộng tình thương cho nhau. Ở bất cứ đâu chúng ta cũng khởi tư tưởng thương yêu và giúp đỡ mọi người. Có tình thương là có phước đức, có tình thương hận thù sẽ chết ngộp, niềm vui, hạnh phúc sẽ nảy nở. Người Phật tử muốn không làm khổ mình phải thương mình, tập hạnh từ bi hỷ xả, đừng giận ai, đừng ghét ai. Mỗi lần giận người là ta khổ trước. Thương người là thương ta, hận người là hại ta như “Ngước mặt lên trời phun nước miếng, nước miếng rớt xuống dính mặt mình”. Thường xuyên tự nhắc mình phải biết thương yêu mọi người. Dù người không yêu ta


Thoát nhà lửa

46

Dù đời cay đắng như vôi Dù người bạc đen lừa dối Ta vẫn cứ yêu thương người. Khi lòng từ phát triển thì lòng sân bị chế phục. Lòng từ ái thương yêu mọi người như dòng nước suối trong mát, dập tắt ngọn lửa sân hận đang bừng cháy âm ỉ trong tâm hồn chúng ta. 4. Vô ngã vị tha Vô ngã là không thấy có mình. Vị tha là sống vì mọi người. Người sống vô ngã vị tha là người không tự kỷ, không xem mình là trọng, mà lúc nào cũng có đức tính khiêm tốn, bình dân, sống vì người, biết lo cho người, biết giúp đở mọi người, biết tạo sự tỉnh ngộ cho người. Đó là tâm Bồ tát, tâm thánh thiện vi diệu, mà mỗi người con Phật chúng ta cần phải trang bị. Không thấy có mình, nên khi người ta nói nặng sẽ không buồn, không khổ. Vì thấy có mình nên có giận, có tức, không thấy có mình thì lấy ai giận đây? Cái thân này là duyên hợp bởi tứ đại, nó không thật là mình, đừng có chấp nó lắm. Người ta có chửi mình thì tên đó đâu thật là mình, nó là do cha mẹ đặt ra. Kiếp này sanh ra, cha mẹ đặt tên A, kiếp sau sanh ra lại đặt tên B, như vậy cái tên là giả tạm, biết nó tạm sẽ không có phiền não, còn nghe người ta nói


Thoát nhà lửa

47

lén tên mình liền nổi nóng, như vậy phải khổ thôi. Do mê chấp mà tạo thành cái khổ cho mình. Chúng ta phải có trí tuệ nhìn rõ lẽ thật cuộc sống, thân này là giả tạm, mạng sống con người đo bằng hơi thở như chỉ mành treo chuông. Dù muốn dù không, không ai thoát khỏi vòng vận hành “sinh – già – bệnh – chết”. Khi kiếp người đã mãn, thân xác này hòa vào cát bụi, xuôi tay nhắm mắt bỏ lại mọi thứ trên đời. Xác định thân này là không thật, nên đừng bám víu vào nó. Điều quan trọng là phải tỉnh ngộ trong việc sống chết. Chúng ta đau khổ với sống chết, hay hạnh phúc với sống chết, đó là vấn đề mà người Phật tử cần phải lưu tâm. Trong cuộc sống muốn có hạnh phúc phải gieo bòn phước đức và trí tuệ. Mọi hành động phải nên nhịp nhàng và trầm tỉnh. Thân người như bập dừa trôi giữa sông, thần thức bám vào bập dừa thì hãy cố gắng vào bờ cho nhanh, bằng cách tập tinh tấn tu hành, tinh tấn niệm Phập để được tỉnh ngộ giữa cuộc đời. Tỉnh ngộ thì sống chết có sợ đâu. Tục ngữ có câu: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, Đức Phật là bậc đã chứng ngộ chân lý, tâm vị tha vô lượng, nên đệ tử Phật chúng ta cũng phải học hỏi, thực hành hạnh vô ngã, vị tha khi tiếp cận mọi người. Chúng ta phải thể hiện đức tính này qua lời nói, hành động, để từ đó dục


Thoát nhà lửa

48

vọng và sân hận sẽ giảm lần và thường xuyên phản tỉnh, kiểm soát mình trong cuộc sống. Một người nóng giận mắng ào ào Chẳng lẽ ta đây cũng vậy sao? Một đứa cọc cằn thêm đứa nữa Thành ra hai đứa cũng như nhau. Sân hận là hiểm họa của con người. Chúng ta phải nổ lực buông xả để đem lại an ổn cho ta và mọi người. Khi bệnh sân hận nổi lên, chúng ta phải dùng bốn loại thuốc: “Thuận thảo hòa hợp, nhẫn nhục nhịn nhường, từ bi hỷ xả và vô ngã vị tha” để trị tâm bệnh. Người Phật tử cần hiểu rõ pháp tu này để hóa giải bệnh giận hờn ngỏ hầu thoát ra khỏi nhà lửa.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.