KHOA BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - HUẾ SỐ 1 THỨ NĂM 20/12/2012
CÙNG BẠN ĐỒNG HÀNH KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP ĐẤT CỐ ĐÔ
PHÓNG SỰ - KÝ SỰ
Kí ức 45 năm bên rìa hoà bình
Bầu trời đã tĩnh, không còn tiếng đạn, tiếng bom, tiếng gầm gừ của máy bay địch… Đó là hình ảnh những năm bên rìa hòa bình kể từ những trận đánh lịch sử xuân Mậu Thân (1968). Tại mảnh đất cố đô đã sinh ra những cô gái huyền thoại với biệt danh tiểu đội “11 cô gái sông Hương” như một bài ca không bao giờ quên của người dân xứ huế. Tr.4
Nón bài thơ xứ Huế
Tr.13
DU LỊCH
Top 5 địa điểm
du lịch tiềm năng của
Cố đô Huế
Tr.15
Sự mê hoặc ở... “Thành phố Ma” Tr.16
Ảnh: Bảo Hoà
PHÓNG SỰ ẢNH
Chương trình nghệ thuật trong đêm bế mạc Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012
Du lịch Huế tràn đầy lạc quan
360 ĐỘ HUẾ
“Huế giờ đây giống như nàng công chúa quen cuộc sống khép kín, thâm trầm trong tử cấm thành hợp duyên với chàng thủy thủ trẻ trung trở nên đằm thắm, hấp dẫn hơn bao giờ hết. Du khách chọn Huế làm điểm đến vì nơi đây dung hòa được việc vừa giữ gìn “tính khí” một đô thị di sản vừa quan tâm xu thế hội nhập để phát triển” - Ban chỉ đạo Năm Du lịch quốc gia 2012 tỉnh Thừa Thiên Huế lạc quan cho biết. Tr.6
CÙNG TRONG SỐ NÀY:
02 08 09 10
ẨM THỰC
Thời sự Phần tin trong tỉnh & Tin vắn
Bên bát bánh canh
NAM PHỔ
3600 Huế Lữ khách “hiến kế” cho du lịch Huế Phỏng vấn nhanh Tiếp nhận có chọn lọc thì không sợ bị “đầu độc” Sách hay mỗi tuần Chuyện con mèo dạy hải âu bay
Tr.10
Bát bánh canh Nam Phổ - Ảnh: Lệ Quyên
Bánh Huế
Tr.11
2
THỨ NĂM - 20/12/2012
Phê duyệt đề án phát triển dịch vụ gắn với di tích Cố đô Huế
THỜI SỰ Thị Xuân ( TP Huế) mang tên Dã Viên. Với kinh phí đầu tư hơn 730 tỉ đồng, cầu Dã Viên có chiều dài 542,5m (gồm cả đường dẫn), rộng 24,5m với bốn làn xe và hai lề đường dành cho người đi bộ đã được khánh thành và đưa vào sử dụng vào dịp Quốc khánh 2-9 vừa qua. Cầu có năm nhịp, được thiết kế theo kiến trúc Huế nhưng vẫn đúng theo tiêu chuẩn đường phố đô thị với mặt đường tráng bê tông nhựa. Dọc theo 2 bên cầu có sáu vọng lâu để người dân và du khách có thể ngồi hóng mát, ngắm cảnh.
CAO HƯƠNG
Ảnh: NGỌC HIỂN
Không tổ chức thi học kỳ vào chính lễ Noel
Festival diễn ra 2 năm một lần góp phần quảng bá Huế đến với bạn bè thế giới UBND tỉnh vừa thông qua Đề án phát triển dịch vụ trên cơ sở phát huy giá trị di tích Cố đô Huế từ nay đến năm 2020. Để xây dựng khu di sản Huế thành điểm đến tham quan, địa chỉ mua sắm hấp dẫn, thể hiện tính văn minh, tiện ích trong chuỗi di sản thế giới của khu vực miền Trung và cả nước. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nguồn thu dịch vụ bình quân hằng năm giai đoạn 2012-2015 đạt 70%, giai đoạn 2016-2020 đạt 20%; tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm cho cả thời kỳ 2012-2020 đạt 45% và đến 2020, cơ cấu nguồn thu dịch vụ đạt tỷ trọng 30% so với nguồn thu bán vé tham quan. Đề án nêu rõ, Huế sẽ phát triển dịch vụ theo hướng đẩy mạnh giá trị gia tăng sản phẩm, thúc đẩy phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo sản phẩm có chất lượng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu nguồn thu, tăng nhanh tỷ trọng nguồn thu dịch vụ gắn với Quần thể di tích Cố đô Huế.
Để các em học sinh theo dạo Công giáo và Tin lành trên địa bàn toàn tỉnh có điều kiện tốt tham gia sinh hoạt vào dịp Giáng Sinh. Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công văn yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo hiệu trưởng các trường phổ thông, Giám đốc các Trung tâm trực thuộc Sở và Trưởng phòng GD&ĐT TP Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và các huyện không bố trí lịch thi vào các ngày 24, 25/12/2012. Đây là năm thứ 4 UBND tỉnh đã có chủ trương không tổ chức thi học kỳ I vào ngày lễ quan trọng của bà con có tín ngưỡng Công giáo và Tin lành, được giáo viên, phụ huynh và học sinh theo các tôn giáo trên hưởng ứng.
CAO HƯƠNG
Đóng cửa sân bay Phú Bài 8 tháng trong năm 2013
HOÀNG VÂN
Ảnh: NGỌC HIỂN
Cầu đường bộ qua sông Hương mang tên Dã Viên
Ảnh: Internet Sân bay Phú Bài sẽ đóng cửa từ tháng 3-2013
Ngày 19-12, ông Phan Tiến Dũng, giám đốc Sở VH-TT&DL Thừa Thiên - Huế, cho biết bắt đầu từ tháng 3-2013 cảng hàng không quốc tế Phú Bài sẽ tạm đóng cửa đến tháng 11-2013 để sửa chữa đường băng. Nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách trong lĩnh vực du lịch trong thời gian sân bay đóng cửa, các doanh nghiệp trong ngành du lịch đã có kiến nghị đến UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, các hãng hàng không hạ cánh tại Đà Nẵng, cho các công ty du lịch lữ hành mở văn phòng đại diện ở sân bay Đà Nẵng để hỗ trợ trực tiếp du khách, UBND tỉnh nâng cấp đường bộ từ Đà Nẵng - Huế để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách nhanh và an toàn. Các doanh nghiệp cũng đề nghị tỉnh hỗ trợ chi phí và phương tiện để vận chuyển khách bằng đường bộ chặng Đà Nẵng-Huế. Ông Lê Trường Lưu, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Cầu đường bộ Dã Viên khánh thành ngày 2-9 vừa qua Huế, cho biết tỉnh đang lập kế hoạch để trung chuyển khách du Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất đặt tên lịch từ Huế vào sân bay Đà Nẵng và ngược lại. cầu đường bộ bắc qua sông Hương nối quốc lộ 1A và đường Bùi NGỌC HIỂN
THỜI SỰ
Xích lô Phương tiện du lịch thân thiện
THỨ NĂM - 20/12/2012
3
TIN VẮN Cây thông Noel làm bằng vàng ở Tokyo Một cây thông Noel được làm hoàn toàn bằng vàng trị giá 4,2 triệu USD đang được trưng bày tại cửa hàng trang sức Ginza Tanaka, thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Cây thông do Công ty kim hoàn Tanaka Kikinzoku sản xuất. Để hoàn thành cây thông đắt đỏ này người ta đã sử dụng 40kg vàng với 10 người thợ làm việc trong 2 tháng.
Soi da bằng điện thoại di động Tập đoàn công nghệ Fujitsu của Nhật vừa đưa tính năng soi da vào chiếc điện thoại thông minh do hãng sản xuất. Chiếc điện thoại này có thể thay thế bác sĩ da liễu khi có chức năng kiểm tra làn da của người sử dụng. Chỉ cần chụp một tấm ảnh ở gò má hay một phần mặt, điện thoại sẽ đưa ra kết quả của những vết nám và phân tích màu sắc của da. Nó có thể so sánh làn da ở những thời điểm khác nhau trong ngày, phát hiện những biến đổi của gương mặt do sự mệt mỏi hoặc thiếu ngủ.
Cà phê “phân voi” đắt nhất thế giới Cà phê “phân voi” được sản xuất trên những ngọn đồi phía bắc Thái Lan chính thức được công nhận danh hiệu “Cà phê đắt nhất thế giới”. Loại cà phê đắt đỏ này chỉ được bán tại Thái Lan, Maldives và Abu Dhabi với giá 1.100 USD/kg. Các nhà sản xuất cho voi ăn những hạt cà phê tươi cùng với chuối, mía và một số thành phần khác. Sau 15 - 30 giờ, dạ dày khổng lồ của chú voi sẽ “xuất xưởng” những hạt cà phê lẫn trong phân qua đường tiêu hóa. Sau đó, các quản tượng thu lại và đem phơi khô. Loại cà phê này có tên Black Ivory (Ngà voi đen).
Voi nói được tiếng Hàn Quốc Ảnh: Internet Xích lô - Một góc nhìn đẹp của xứ Huế
HUỆ NGUYỄN
Ảnh: Internet
Trong các đề án quyết tâm xây dựng thành phố Huế trở thành trung tâm du lịch đặc sắc của cả nước, về phương tiện giao thông, xích lô là loại hình được quan tâm hơn cả. Xích lô đang là phương tiện giao thông được khách du lịch khá ưa thích, thân thiện với môi trường, nên hình ảnh chiếc xích lô phù hợp hơn với bản sắc, thần thái của cố đô Huế. Hiện nay, số xích lô đang hoạt động trên địa bàn thành phố do công an quản lý được là 2757 chiếc. Trong đó số xích lô hiện đang tham gia dịch vụ vận chuyển khách du lịch là 211 chiếc được chia thành 18 tổ. Một số lượng xích lô du lịch đã được đưa vào nghiệp đoàn xích lô, để có phương án, biện pháp và có quy trình hơn trong việc đưa đón khách du lịch trên địa bàn thành phố. Khi các xích lô du lịch được đưa vào nghiệp đoàn tạo ra những thuận lợi trong khi hành nghề cho các tài xế xích lô. Và chính điều này cũng đã góp phần tạo nên sự thành công của Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012.
Chú voi Koshik, 22 tuổi, thuộc vườn thú Everland, Hàn Quốc có thể phát ra năm âm thanh giống tiếng người. Nhưng để hiểu những gì chú nói, bạn phải học tiếng Hàn Quốc. Năm âm thanh đó: annyong (xin chào theo tiếng Hàn), choah (tốt), aniya (không), anja (ngồi xuống), nuo (nằm xuống). Chú phát ra những âm thanh đó bằng cách đưa đầu vòi vào miệng. Koshik có khả năng bắt chước tiếng người một cách dễ dàng từ năm 2004, lúc đó khoảng 14 tuổi. Chuyên viên nghiên cứu tiếng voi, cô Angela Stoeger, cho biết: “Âm thanh con người có hai khía cạnh quan trọng: độ cao và âm sắc. Và Koshik có thể sử dụng cả hai điều này”.
(TỔNG HỢP)
4
THỨ NĂM - 20/12/2012
Một thời máu lửa
Đ
PHÓNG SỰ - KÝ SỰ
Ký ức 45 năm b
11 cô gái sông Hương trong năm 1968 chụp lại từ ảnh tư li lực lượng rút quân khỏi thành phố về bên kia cầu Vân Dương để bổ sung và củng cố lực lượng. Sau một ngày thì bọn địch phản công và càn quét, chị em cùng với du kích thôn Vân Dương đánh chống trả bọn địch và thêm hai đồng chí nữa hy sinh.
Ảnh : Đ.V.Cương
ang ở độ tuổi 17–23, những cô gái ngày ngày phải đối mặt với cảnh càn quét, bắt bớ của địch. Tiểu đội vũ trang “11 cô Bầu trời đã tĩnh, không còn tiếng đạn, gái sông Hương” ra đời, các cô đều lớn lên tại xã Thủy Thanh vùng ven đô tiếng bom, tiếng gầm gừ của máy bay địch… thành phố Huế, là vùng tranh chấp giữa ta Đó là hình ảnh những năm bên rìa hòa bình và địch. Hiện nay, tiểu đội 11 cô gái sông kể từ những trận đánh lịch sử xuân mậu thân Hương còn 5 người. Chị Nguyễn Thị Xê (1968). Tại mảnh đất cố đô đã sinh ra những đang sống tại Ninh Bình, Nguyễn Thị Hợi cô gái huyền thoại với biệt danh tiểu đội “11 đang sống tại Điền Môn, Phong Điền, Thừa cô gái sông Hương” như một bài ca không Thiên Huế và 3 chị Chế Thị Mừng, Nguyễn Thị Hoa, Hoàng Thị Nở đều sống tại TP bao giờ quên của người dân xứ huế. Huế. thuộc tiểu đoàn “11 cô gái sông Hương” làm Đúng hẹn, chúng tôi được gặp chị nhiệm vụ đưa bộ đội vào đánh địch trong Hoa, chị Mừng, tại nhà chị Hoàng Thị Nở, thành phố và chuyển thương binh ra ngoài 131/1 đường Bà Triệu, TP Huế. Mỗi năm trôi xây dựng lực lượng thanh niên làm nòng cốt truy bắt kẻ địch lẩn trốn. qua, các chị lại khác đi rất nhiều, ánh mắt đã Chị Hoa nhớ lại: “Ngày đó chúng tôi có dấu hiệu mờ đi, mái tóc không còn xanh, được lệnh chia làm ba tổ, Tổ K10 diệt xe tăng khuôn mặt báo hiệu cái tuổi “lục thập cổ và hỏa lực của địch – đội nữ được trang bị lai hy”, ấy vậy cái không khí tụ họp ôn lại kỉ AK, CKC các bin lên thanh, lựu đạn và mìn niệm như làm các chị trẻ lại về một thời hào các loại. Cả đêm 11, sáng ngày 12 chúng tôi củng cố hầm hào công sự và bố trí trận hùng của dân tộc. Chị Nở kể: “ Tuy sống trong vùng địa chiến đấu phân công trách nhiệm từng tổ, từng đồng chí, đến 6 giờ sáng thì chúng tranh chấp nhưng đến 19 tháng 5 hàng năm bắn pháo cấp tốc dọn đường cho bộ binh được các chú cấp trên cho phép là chúng tấn công. Sau một lúc nó ngừng bắn, một tôi kỷ niệm về Bác, về đời hoạt động của đoàn xe bọc thép 10 chiếc gồm M41 và Bác Hồ. Khi được các chú đi trước động viên M113 nối đuôi nhau từ bến An Cựu thẳng giúp đỡ, hướng dẫn, chị em rất hăng hái và đường Bà Triệu. Chiếc xe M41 đi đầu quay tích cực, quên ăn, quên vòng xuống đường Thủy ngủ và sẵn sàng hy Phú quay vòng DKZ bắn Với chiến công hiển hách ấy, sinh cả bản thân để xả vào làng Phú Xuân rồi làm bằng được công tiểu đội du kích 11 cô gái sông loạt súng DKZ đại diện việc cách mạng giao”. Hương thuộc LLVT TP Huế đã trên 10 chiếc xe bắn xối Cuối năm 1967 vinh dự được Bác Hồ tặng bài xả vào làng, nhà cửa cây được cấp trên cho thơ khen ngợi chiến công: “Dõng cối bị đổ nát. Sau dập thành lập đội nữ vũ dạc tay cầm khẩu súng trường/ pháo 105 dữ dội bọn địch trang bí mật gồm Khôn ngoan dàn trận khắp trong tưởng ta bị tiêu diệt, nó 11 người, được giao phường/ Bác khen các cháu dân không ngờ ta ngồi trong nhiệm vụ nắm bắt quân gái/ Đánh giặc Hoa Kỳ phải công sự luôn theo dõi tình hình hoạt động nát xương”. chúng từng bước”. Chị của bọn địch trên địa Nở tiếp lời: “Lúc đó được bàn các vùng ven Thủy Thanh, Bích Thủy, lệnh bắn quả B40 đầu quả B40 đầu tiên An Thủy đến làng Phú Xuân vùng ven Huế chặn đầu nó lại, quả đạn B40 trúng thùng (nay là phường Xuân Phú) trở thành cửa xe tăng bốc cháy rồi tiếp quả đạn B40 thứ 2, ngõ đưa bộ đội vào đánh địch trong thành thứ 3, bị thương bọn bộ binh trong xe nhảy phố Huế. Trước đây các chị đã thuộc lòng ra liều mạng xông vào trận địa ta, chị em các đường ven bờ sông Vân Dương với tung lựu đạn và nổ súng đồng loạt vào đội công việc ngày đi tổ chức xây dựng lực hình của địch. Cuộc tấn công đầu tiên thăm lượng nòng cốt, tối đến đi diệt bọn ác ôn dò của chúng bị thất bại và rút lui”. và đưa đón cán bộ về hoạt động chiến đấu Sau hai đợt tấn công không thành trên địa bàn thành phố. của kẻ địch, chúng đã bỏ lại 70 xác chết, Xã Thủy Phú nằm sát đường Bà Triệu 4 chiếc xe bị cháy, chị em tiểu đội đã thu bây giờ, là căn cứ dừng chân đánh vào khu nhiều vũ khí đạn dược. Chúng tiếp tục mở tam giác nơi diễn ra chiến sự ác liệt giữa cuộc tấn công thứ 3 với sự thay đổi vị trí, ta và địch. Sân vận động thành phố nổi bọn bộ binh mang mặt nạ, đi vòng từ khách tiếng là trung tâm giam giữ các chiến sĩ sạn Hương Giang bao vây tổ 2. Tổ 3 đã gài bị địch bắt bớ người hàng loạt. Mùa xuân mìn và bắn súng hô xung phong để giải vây năm 1968, chúng tập trung nơi đây để dấu cho tổ 2, nhưng cuối cùng 2 đồng chí nữ vũ mình và nghe ngóng quân ta và lực lượng trang và 2 đồng chí bộ đội đã hy sinh đó là ta tại làng Phú Xuân, nhưng chúng không đồng chí Hoàng Thị Sau và đồng chí Đỗ Thị rõ binh chủng lực lượng phía ta ra sao quân Hoa. Kẻ địch phải bỏ mạng tại trận địa 30 số bao nhiêu và vũ khí như thế nào. Sự thật binh sĩ và quân ta thu được nhiều loại súng thì lực lượng chủ lực ta đã đi làm nhiệm vụ đạn chiến đấu. Theo lệnh của chỉ huy mặt nơi khác ở đây chỉ còn một tiểu đội hỏa lực trận, sau 26 ngày đêm làm chủ TP Huế, các
Cô gái sông Hương tuổi 17 vác khẩu súng trường trên vai với nụ cười rạng rỡ, chụp từ ảnh tư liệu.
PHÓNG SỰ - KÝ SỰ
THỨ NĂM - 20/12/2012
5
bên rìa hoà bình
cả tiểu đội 11 người và một tấm ảnh cô du kích 17 tuổi vác súng trên vai, cười rạng rỡ. Xuân Mậu Thân (1968) kết thúc. Theo tiếng gọi từ chiến trường BìnhTrị-Thiên khói lửa những cô gái sông Hương còn lại vẫn tiếp tục cầm súng. Sau ngày đó có 2 người tiếp tục ngã xuống – chị Đỗ Thị Cúc hy sinh năm 1969 và chị Phạm Thị Liên hy sinh năm 1972. Năm 1975, năm người còn lại của tiểu đội du kích “11 cô gái sông Hương” huyền Chị Nguyễn Thị Hoa , bên cạnh đứa cháu nội (Ảnh : thoại bước ra khỏi cuộc Đ.V.Cương ) chiến tranh cùng dân tộc trở về với cuộc sống đời Bia tưởng niệm 11 cô gái sông Hương thường trong vai trò người đã được UBND tỉnh Thừa Thiên con, người vợ, người mẹ Huế xây dựng tại phường Xuân Phú và là người bà trong thời - địa điểm gắn với chiến công của bình. Dù ở đâu, làm gì họ họ 45 năm về trước. Đặc biệt, ngày cũng nỗ lực vượt lên số 9/2/2009, tiểu đội du kích 11 cô gái phận để giữ mãi hình ảnh sông Hương vinh dự được Chủ tịch tuyệt vời của “11 cô gái nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND vì những chiến công sông Hương. Tạm chia tay “những xuất sắc trong kháng chiến chống cô gái sông Hương”, tôi Mỹ, cứu nước. Chị Hoàng Thị Nở ngồi xem lại những tấm ảnh tiểu đội nhủ lòng và hứa sẽ quay của cả một tiểu đoàn. Bây giờ, được gặp trực 11 cô gái sông Hương ( Ảnh : Đ.V.Cương ) trở lại để tìm hiểu nhiều tiếp các chị, tôi có thể mạo muội hiểu các cái hay và sâu hơn nữa về những năm tháng chị là đại diện của phần tinh túy - một biểu iệu ( Ảnh : Đ.V.Cương ) kháng chiến hào hùng của dân tộc. Cuộc tượng người con gái Huế nói riêng và người trò chuyện với những nhân chứng lịch sử con gái Việt Nam nói chung: Kiên cường, bất là sự trải nghiệm nhiều cung bậc. Bởi ở đó, khuất, trung hậu, đảm đang. Tôi về, tự nhủ với tôi đã cảm thấy tự hào và mê mẩn đến cảm lòng mình, đây sẽ là một bản hùng ca, một phục về những cô gái thời chiến ở tuổi mười Trận đánh xuân Mậu Thân là trận tám đôi mươi sức vóc nhỏ bé lại có thể kiên trang sử vàng mãi mãi không bao giờ quên! đánh không thể nào quên của tiểu đội cường chống trả lại đội quân thiện chiến ĐẶNG VĂN CƯƠNG “11cô gái sông Hương” và những đồng đội nữ anh hùng. Kết thúc trận đánh, ta giành chiến thắng ngoan cường, song 4 cô gái đã vĩnh viễn nằm xuống giữa phố phường khi đang ở tuổi thanh xuân, đó là chị Sau, chị Hoa, chị Hết và chị Diên, những đồng đội nữ anh hùng đã cùng nhau sống, chiến đấu bảo vệ làng xóm, đi tới đâu cũng được nhân dân đùm bọc... Đôi má với những nếp nhăn như đang ngăn những giọt nước mắt, chị Nở thì thầm: “Ở cái tuổi thanh xuân, chúng tôi chưa một ai có người yêu. Xuân năm ấy, Huế mưa phùn lất phất, se lạnh. Mấy chị em ăn Tết ngay trên công sự trong tâm trạng tiễn biệt đồng đội mùi hương khói bốc ngùn ngụt xen lẫn những mùi bánh Tết được nhân dân trong phố đem ra tiếp tế”. Kỷ vật chị còn giữ được là những tấm ảnh chụp vội lúc tập bắn súng, được cất giữ cận thận trong cuốn album đã phai màu Bia tưởng niệm được dựng tại phường Xuân Phú – TP Huế, địa điểm gắn với chiến công của các cô gái theo thời gian. Đó là tấm ảnh chụp tập thể sông Hương 45 năm về trước (Ảnh :Đ.V.Cương )
Ngày ấy và bây giờ
6
THỨ NĂM - 20/12/2012
360 ĐỘ HUẾ
Lữ khách “hiến kế” cho
du lịch Huế Stéphanie Haelterman
Anh Nguyễn Lộc
22 tuổi, du khách Bỉ
Chưbrông – Gia Lai
Để phát triển du lịch ở Huế nên chú trọng việc đào tạo hướng dẫn viên là người bản xứ. Bởi lẽ, nếu được đi cùng người bản xứ chúng tôi sẽ chắc chắn đi hết tất cả những địa điểm thú vị nhất; đồng thời cũng tiết kiêm một khoảng thời gian tương đối.
Di tích của Huế bị hư hỏng khá nhiều, nếu không tái tạo kịp thời, tu sửa đúng lúc thì có nguy cơ một số địa danh nổi tiếng sẽ bị lãng quên. Ngoài ra, nên xây dựng một vài cụm vui chơi mang tính chất kết hợp hài hòa với thiên nhiên chứ tham quan di tích lịch sử mãi rồi cũng chán.
Meredith và Cecilnath
Sarah Faeth Sanders
Newzealand
Sinh viên Đại học Azusa Pacific – Hoa Kỳ Vợ chồng tôi đi khá nhiều nước trên thế giới; ở Việt Nam, chúng tôi cũng đã đặt chân tới nhiều thành phố, trong đó Huế đọng lại nhiều ấn tượng nhất. Thế nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy tiềm năng du lịch nơi đây vẫn chưa khai thác hết. Nên chăng, cần xây dựng những công trình vui chơi giải trí tái hiện lại những trò chơi truyền thống để du khách vừa có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các công trình lịch sử vừa được sống trong những sinh hoạt, vui chơi thời đó.
GÓC CHÂM BIẾM
Tôi yêu Huế, nhung vẫn còn nhiều vấn đề cho một khách du lịch với một ngân sách nhỏ như tôi. Tôi nghĩ rằng lệ phí vào cửa tại thành và những lăng mộ này hơi cao. Nên chăng điều đó cần phải thay đổi?
HUYỀN TRANG - THUỲ DƯƠNG - THU HIỀN
Cũng chỉ lãi 10 ngàn thôi đấy
- Ê, mày đoán xem cái túi của tao bao nhiêu tiền? - Mấy cái vụ ni tui ngu ngơ lắm, chẳng biết mô, mà chắc cũng đắt hè. - Ngu ngơ ngù ngờ như mày đi ra khỏi đường họ chặt, chém cho là phải. Tau kể cho mà nghe, lấy kinh nghiệm nha. Cái túi xách ấy, lúc tau tới cửa hàng họ nói 280k, và theo kinh nghiệm truyền lại tao trả xuống một nữa: 140k và kiên quyết với giá đó. Nhưng sau khi trả xong, ông ấy kì kèo thế này nè: - 240k cháu à, chừng đấy chú lãi 10 ngàn thôi đấy. - 220k đó cháu, giá đấy chú lãi có 10 ngàn thôi đấy. - 200k giá cuối, giá đấy chú chỉ lãi có 10 ngàn thôi đấy. … Và cứ giảm dần, giảm dần - 160k, chừng ấy chú chỉ lãi có 10 ngàn thôi đấy - Cuối cùng, ừ, 140k vậy, chừng ấy chú cũng chỉ lãi có 10 ngàn thôi đấy. - Hahaa, khiếp nhỉ, nếu là tau chắc tau cũng tưởng bở là chỉ lỗ có10 ngàn thôi đấy. Ê, mà mày nhìn kìa, cái Lan cũng có cái giống y chang mày tề. - Lan, Lan..mày mua cái túi mấy tiền đó? - 80k thôi, gặp người quen nên mua hên vậy đó. - Tôi cười đắc chí, lần sau mày nên nhớ kinh nghiệm để đời là: chưa tới 1/3 nghe chưa. LÊ NIÊN
360 ĐỘ HUẾ
THỨ NĂM - 20/12/2012
7
Phỏng vấn nhanh Lời Tòa soạn: Năm 2012 qua đi, du lịch khởi sắc khiến nhiều người lo ngại về sự bình yên, thâm trầm của Huế sẽ bị “đầu độc”. Liệu cố đô có còn giữ được “phong độ” của một đô thị di sản, Huế today đã có cuộc trao đổi với ông Phan Tiến Dũng – Giám đốc Sở VHTT & DL tỉnh này để tìm hiểu vấn đề. PV: Chào ông! xin ông cho biết năm 2012 du lịch Huế đã đầu tư như thế nào vào cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng đó sẽ tiếp tục phát triển ra sao?
Trả lời: Năm vừa qua, chúng tôi đã tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng vào các khu du lịch cao cấp, các khu resort, khách sạn, nhà nghỉ. Hệ thống về các hoạt động vui chơi, nhiều công trình công cộng để tổ chức lễ hội sinh hoạt cộng đồng, các quảng trường. Đồng thời, chúng tôi đã xây dựng 400 phòng vệ sinh, trong đó có 370 phòng phục vụ cho nam, nữ, 30 phòng cho người khuyết tật đáp ứng nhu cầu của khách càng tăng về những năm sau đối với Huế.
PV: Nếu khách du lịch tới Huế đông hơn liệu cố đô nhỏ bé có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho khách không? Ông Dũng hăng say đề cập tới hoạch định cho du lịch Huế- Ảnh: Bảo Hoà
Trả lời: Tất nhiên là có thể, cơ sở hạ tầng chúng tôi đảm bảo điều này. Hiện tỉnh đang mở rộng khai thác các vùng đầm phá và biển để mở rộng thời gian lưu trú của khách tại chỗ, khai thác tiềm năng của vùng đầm phá lớn nhất Châu Á. Để tiếp tục thu hút khách du lịch trong thời gian tới, tỉnh đã đề nghị và được Chính phủ cho phép nâng cấp khu sân bay, nhà ga. Tôi có thể nói vì sao những năm đầu Huế chỉ có 50-60 quốc gia nhưng đến năm 2008 có 80, 2010 có 90 quốc gia và hiện tại có trên 100 quốc gia có người đến đây để tham dự các kỳ lễ hội. Vì Huế vô cùng hấp dẫn.
Ảnh: Bảo Hoà
Du lịch Huế thân thiện, yên bình
Tiếp nhận có chọn lọc thì không sợ bị “đầu độc” PV: Vậy nếu đông khách quá, Huế có còn giữ được vẻ đẹp yên bình như hiện nay? Tỉnh sẽ ứng phó thế nào khi Huế trở thành điểm đến danh tiếng thế giới? Liệu cố đô có bị ô nhiễm văn hóa, ô nhiễm môi trường?
Trả lời: Huế là nơi có nền văn hóa, lịch sử truyền thống. Bên cạnh đó, Huế phải luôn luôn mới về thái độ, ứng xử với khách sẽ tốt hơn mọi dịch vụ. Nói Huế là một thành phố ồn ào mà chạy trốn thì không đúng bởi con người Huế không phải lúc nào cũng thâm trầm mãi mà có những tiến bộ, theo kịp nhịp đập của đời sống xã hội hiện đại. Bản chất của con người đều giữ được nét tinh tế trong cuộc sống họ. Huế tuyệt đối sẽ không bị ảnh hưởng bởi văn hóa xấu đâu dù họ có bị “đầu độc”. Ví dụ du khách đi vào các lăng tẩm nhưng ăn mặc quá “lố” chúng tôi sẽ cho thuê đồ áo cung đình. Còn việc ô nhiễm môi trường cũng được đẩy lùi vì Huế đang sắp nhận được nhãn hiệu vàng của “Du lịch xanh”. Nhìn chung Huế không hề đóng cửa mà sự tiếp nhận về kiến trúc đô thị, sinh hoạt xã hội về cả đời sống nghệ thuật thì Huế có sự chọn lọc. Như vậy, sắp tới ở Huế cũng cần giữ lại những khu vực cần thiết, giữ gìn những môi trường truyền thống và đồng thời phải có một khu vực để tiếp nhận đời sống đương đại chứ Huế không lạc hậu đâu nhé!
PV: Vâng, trân trọng cảm ơn ông!
BẢO HOÀ - THUỲ LINH
8
THỨ NĂM - 20/12/2012
“Tạm biệt và hẹn gặp lại”
N
gày 15/12 Lễ bế mạc và bàn giao cờ luân lưu Năm du lịch quốc gia 2013 cho lãnh đạo TP Hải Phòng, sự kiện cuối cùng đã chính thức khép lại Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ. Sự kiện quan trọng này được tổ chức tại Trung tâm thể thao Huế qua sự dàn dựng của Tổng đạo diễn NSND Nguyễn Ngọc Bình – GĐ Nhà hát Nghệ Thuật Ca kịch Huế. Đêm bế mạc hoành tráng với mờ ảo ao sen, lung linh ánh sáng, âm nhạc góp thêm phần tôn vinh đặc sắc văn hóa của duyên hải Bắc Trung Bộ và đặt dấu ấn sâu đậm về văn hóa Việt Nam cho bạn bè quốc tế. “Chúng tôi sẽ lưu lại trong tim màn hợp xướng dân ca ba miền, là ký ức Âu lạc và nhiều gương mặt trìu mến của con người xứ Huế mang sang trời Tây. Buổi lễ chia tay thật hoành tráng và đáng yêu”, ông William Most (45 tuổi) chia sẻ sự xúc động của mình đối với đêm bế mạc. Ngay sau khi kết thúc lễ bế mạc, ông Henri Pompidor, du khách Pháp tiếc nuối:“Tôi ra về nhưng dư âm về kinh đô xưa của Việt Nam nói chung, thành phố Huế thanh lịch và mến khách nói riêng còn đọng mãi, tôi đến đây vì muốn tạm biệt Huế và nói hẹn gặp lại các bạn”. Trong khi bên ngoài tiết trời đang se lạnh, nhưng trong sân khấu ấm cúng nhờ gần 500 nghệ sỹ biểu diễn hết mình như thay Huế nói lên lời giã bạn.
360 ĐỘ HUẾ
Du lịch Huế
tràn đầy lạc
Đạt được kỳ vọng Công chúng không đứng ngoài cuộc chính là thành công làm nên một năm du lịch quốc gia phục vụ cộng đồng được trọn vẹn. Năm 2012 là năm du lịch Huế bội thu dù bối cảnh không mấy khả quan của ngành du lịch do suy thoái kinh tế toàn cầu và bất ổn chính trị của một số nước trong khu vực. Lượng khách du lịch tới 6 tỉnh Bắc Trung Bộ (Từ Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế) ước tính đạt 10,3 triệu lượt khách (tăng 2 triệu lượt so với năm 2011). Riêng khách du lịch đường tàu biển đạt 45 ngàn lượt khách quốc tế. Chủ yếu khách: Ý, Mỹ, Canada, Trung Quốc, Thái Lan… Doanh thu du lịch của Huế ước tính đạt xấp xỉ 1 ngàn 800 tỷ, doanh thu xã hội từ du lịch là gần 4 ngàn 500 tỷ. Du lịch đóng gần 50% GDP cho toàn tỉnh trong năm, thúc đẩy các ngành kinh tế xã hội khác phát triển. Sản phẩm du lịch kết nối các tuyến kinh đô cổ Việt Nam như: Cố đô hoa Lư, Thành Nhà Hồ, Cố đô Huế, tuyến du lịch “Con đường Di sản Miền Trung”… rất thú vị. Đặc biệt, Lễ hội biển và đầm phá đã tổ chức với chất lượng cao, tạo nên mùa cao điểm thu hút đông khách du lịch.
Lục cúng hoa đăng - Ảnh: Bảo Hoà
“Huế giờ đây giống như nàng công chúa quen cuộc sống khép kín, thâm trầm trong trung trở nên đằm thắm, hấp dẫn hơn bao giờ hết. Du khách chọn Huế làm điểm đến vì nơi một đô thị di sản vừa quan tâm xu thế hội nhập để phát triển” - Ban chỉ đạo Năm Du lịch q biết. Điều tâm đắc nhất trong năm du lịch còn mang đậm tính nhân văn khi đem một số chương trình biểu diễn nghệ thuật trong kỳ Festival do UBND Tỉnh chủ trì phục vụ cho học sinh vạn đò ở Kim Long, bệnh viện, công nhân vệ sinh, công trình đô thị và công an, những người lặng lẽ phục vụ lễ hội bao năm nay. Tính đến năm 2020 lượng khách đến Thừa Thiên Huế đạt mục tiêu phát triển bền vững. Huế sẽ đón khoảng 6 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 2,5 triệu lượt khách quốc tế. Đó chính là tiền đồ trong tầm tay của du lịch Huế, ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định chắc nịch.
Huế - Kinh đô xưa, ngày nay là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc, trung tâm giáo dục và đào tạo, trung tâm khoa học và công nghệ, trung tâm y tế chuyên sâu của Việt Nam, với hai di sản văn hóa thế giới quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc – âm nhạc Cung đình Việt Nam. Bên cạnh đó còn lưu giữ gần 500 lễ hội truyền thống, trên 1000 di tích lịch sử văn hóa, lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh – Danh nhân văn hóa thế giới. Dọc chiều dài của tỉnh là Vịnh Lăng Cô – một trong những Vịnh biển đẹp nhất thế giới, Khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã, khu vực sinh thái Tam Giang - Cầu Hai...
360 ĐỘ HUẾ
c quan
THỨ NĂM - 20/12/2012
nơi gặp gỡ của các Thành phố lịch sử”. Ngay trong màn dạo đầu này, những hạt sạn chưa được lọc kỹ vẫn còn làm buồn lòng du khách khi rời chân khỏi cố đô như: tuần nhạc Trịnh Công Sơn Du khách đến với một Huế vừa truyền thống vừa hiện đại - Ảnh: Bảo Hoà tại vườn Cơ Hạ, Thành nội được đông đảo nàn của du khách. Anh Phước cho biết người dân tới xem trong niềm vui hào thêm: Trung tâm Thể thao tỉnh có sức chứa hứng song các nghệ sỹ biểu diễn kiểu chạy khoảng 3000 chỗ ngồi nhưng khán giả đến sô khiến chất lượng giọng hát trở nên dưới xem các sự kiện chỉ lẹt đẹt vài trăm người. mức đại trà. “Du khách đến từ Châu Âu và các nước Những lễ hội chính của Festival năm ASEAN nói với tôi họ rất yêu mảnh đất Huế nay là Thiên Hạ Thái Bình, Thao diễn Thủy xinh đẹp này, sẽ trở lại vì họ tin tưởng chúng Binh triều Nguyễn, Hành Trình Mở cõi - thật ta hoàn toàn có khả năng khắc phục được lãng phí khi không lưu giữ lại bằng cách ngay từ bây giờ” - anh Phước nói. sản xuất băng đĩa vì nó chỉ diễn ra 1 lần. BẢO HOÀ - NGUYỄN KHÁNH Ban tổ chức quên khâu quảng bá Huế tới những người chưa tới cố đô lần nào thông Ông Ngô Hòa, Phó chủ tịch UBND qua người thân và bỏ lỡ khoản thu không tỉnh TT – Huế cho biết: “Tỉnh vừa nhỏ từ việc bán băng đĩa này mang lại. thông qua chiến lược khắc phục Đồng thời, việc sản xuất băng đĩa cũng đáp những hạn chế để Huế là lựa chọn ứng được phần nào nhu cầu “tiêu tiền”, mua số một trong sổ tay du lịch của du sắm của khách du lịch khi lữ hành và lưu trú khách thập phương. Trong đó, sẽ thu hút du khách ở khu vực và các nước tại Huế. Chưa kể đến, trong Lễ Tế Giao tình láng giềng qua đường bộ, biến khó trạng “thật giả lẫn lộn” vẫn còn tồn tại mà khăn của Huế là mưa trở thành sản không rõ mục đích gây lãng phí cho vốn phẩm du lịch. Du lịch Huế có một đầu tư. tương lai rộng mở khi cân đối được Trong năm du lịch quốc gia, rải rác hai yếu tố truyền thống và hiện đại trong các hoạt động khác buồn tẻ như: một cách hài hòa. Mà năm du lịch “Sao Mai Điểm Hẹn 2012 (Tháng 6 - 8) đìu quốc gia duyên hải Bắc Trung bộ là hiu, vắng vẻ khách” - anh Lê Hữu Phước một một bằng chứng sống động nhất. hướng dẫn viên du lịch phản ánh lại phàn
tử cấm thành hợp duyên với chàng thủy thủ trẻ i đây dung hòa được việc vừa giữ gìn “tính khí” quốc gia 2012 tỉnh Thừa Thiên Huế lạc quan cho
Khoảng trống đầy thách thức
9
Sau 4 mùa với 20 món “của ngon, vật lạ” cho đại tiệc “Du lịch di sản”, Bắc Trung Bộ đã để lại trong lòng du khách thập phương nhiều ấn tượng sâu sắc, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, dù những kỳ vọng đã đạt được thì vẫn còn một vài “khoảng trống” hậu năm du lịch quốc gia đầy thách thức đáng bàn để rút kinh nghiệm về sau. “Khai vị” nhưng cũng là điểm nhấn khởi động năm du lịch đầy sức cuốn hút chính là sự kiện Festival 2012 với chủ đề: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Trao bằng khen cho ban chỉ đạo năm du lịch - Ảnh: Bảo Hoà
THỨ NĂM - 20/12/2012
10
Nếu được một lần đến với Huế, bạn đừng quên thưởng thức một món ăn dân giã nhưng đầy hương vị nơi đây – món bánh canh Nam Phổ. Không cầu kì, kiểu cách, cũng chẳng cao sang nhưng lại đậm đà, đủ dư vị trong cảm nhận của thực khách…
ẨM THỰC & GIẢI TRÍ
Bên bát bánh canh
NAM PHỔ
Bánh canh Nam Phổ có cái tên đặc biệt như vậy bởi nó có xuất xứ từ làng Nam Phổ (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang), cách thành phố Huế 6km. Món bánh canh đặc biệt không chỉ ở tên gọi mà còn ấn tượng bởi cách chế biến, màu sắc cũng như mùi vị khi được thưởng thức nó. Theo chân những o, những mệ (bà), chúng tôi có dịp về khu vực chợ Dinh, tiếp xúc với mệ Dư nổi tiếng lâu năm về nghề này. Mệ bán bánh canh Nam Phổ đến nay đã là 47 năm, từ khi còn là một thiếu nữ 16 tuổi. Gần 30 năm đầu nghề, mệ bán rong từng đầu làng ngõ xóm. Gần 20 năm sau, do tuổi già, mệ mở một quán nhỏ bên đường, bán bánh canh cho người qua kẻ lại và vẫn giữ nguyên hình thức là một quán vỉa hè. Dù nhỏ nhưng quán luôn tấp tập người mua, từ những người bình dân, trí thức cho đến những người giàu có. “Mệ vẫn cứ tiếp tục bán ở đây cho đến khi nào không đi được nữa mới nghỉ …”- Mệ tâm sự. Rong ruỗi bên gánh hàng rong (Chợ Nọ) - Ảnh: Lệ Quyên Để hiểu trọn vị bánh canh Nam Phổ, ta không thể bỏ qua những gánh hàng rong. Ở Huế, món ăn này được bán dạo khắp vùng, đặc biệt là các khu vực An Cựu, chợ Dinh, Bến Ngự, đường Hồ Đắc Di,… Cứ 1-2 giờ chiều, các o, các mệ lại kĩu kịt trên vai gánh hàng rong tỏa đi khắp lối phố. Một tô bánh canh hàng rong giá chỉ tầm 5 đến 7 nghìn đồng nhưng bên trong là hương vị đậm đà chất Huế, ngọt ngào quê hương và thanh tao bình dị. Bánh canh Nam Phổ được chế biến từ bột gạo tẻ, nhưng bột đó phải là thứ bột của quê nhà, bột ở nơi khác, hương vị sẽ không ngon nữa. Bên cạnh đó còn có bột lọc để tạo độ sánh, dẻo cho bánh canh. Phần nhân cũng rất đặc biệt: tôm tươi, thịt và cá xay nhuyễn được trộn quyện vào nhau cùng với bột điều tạo màu đỏ cam hấp dẫn, kích thích vị giác… Bánh canh Nam Phổ phải ăn kèm với nước mắm cốt và ớt xanh, cả 2 tạo nên dư vị nồng nồng, cay cay, mằn mặn, nhắc đến ai cũng phải thèm! Trong tiết trời se se lạnh của những ngày mùa đông ở Huế, được ở bên một gánh hàng rong, thưởng thức một tô bánh canh Nam Phổ ngon, rẻ, ấm nóng, thật không còn gì bằng!
Những địa điểm bạn có thể thưởng thức sự tuyệt vời của bánh canh Nam Phổ : Ảnh: Lệ Quyên
1. Quán Nam Phổ (54 Nguyễn Công Trứ - TP Huế) 2. Quán ở đường Phạm Hồng Thái 3. Chợ Dinh, chợ An Cựu, chợ Tây Lộc,… 4. Vỉa hè các đường Hồ Đắc Di, Nguyễn Sinh Cung, Phan Đình Phùng,..
Huỳnh Bông
Chuyện con mèo
dạy hải âu bay
“Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn, và con đã giúp chúng ta làm được điều đó. Con là chim hải âu, và con phải sống cuộc đời của một con hải âu. Con phải bay.” Đó là lời của con mèo mun,mập ú Zorba với cô nàng hải âu non bé bỏng đã được cộng đồng mèo ở bến cảng Hamburg chăm sóc và bảo vệ từ khi trứng nước. Câu chuyện thấm đẫm tình mèo và tình người này là một kiệt tác dành cho thiếu nhi của Luis Sepúlveda, Tựa đề cuốn sách là một nghịch lý, diễn tiến trong câu chuyện là một nghịch lý nhưng ý nghĩa và giá trị cuốn sách mở ra ngay trong nghịch lý lạ kỳ đó! Đọc. Cười. Suy nghĩ. Bật khóc. Và cảm thấy Hạnh Phúc. Cuộc sống thật diệu kỳ!
HỒNG NHUNG
Ảnh: Internet
Sách hay mỗi tuần
ẨM THỰC & GIẢI TRÍ
THỨ NĂM - 20/12/2012
11
Văn hoá
Cà phê Cóc Huế
Cà phê cóc bên đường Trương Định - Ảnh: Lệ Quyên Có lẽ trên đất nước hình chữ S này không có nơi nào nhiều những quán cà phê nằm san sát trên vỉa hè dọc các con đường trong lòng thành phố như ở Huế. Người Huế gọi đó là những quán cà phê cóc, bởi nó như những quán cóc ven đường chỉ bán duy nhất những thứ nước uống. Đã từ lâu lắm rồi, những quán cà phê cóc gắn liền với những tên đường như Phạm Hồng Thái, Trương Định, Nguyễn Trường Tộ... gợi nên vẻ thân quen, vừa có chút xôn xao phố xá lại vừa mang sự đũng đĩnh của lòng người. Khách đến với quán cà phê cóc cũng có đủ hạng người, từ người khách du lịch, anh sinh viên lần đầu đến Huế, hay những cao niên sống gần trọn cuộc đời với Huế nhâm nhi tách cà phê bên bàn cờ. Từ những người trí thức cùng ngồi đọc báo, cùng tranh luận, đến người xích lô ghé lại giải khát… Không có tiếng nhạc ồn ào, không ghế salon sang trọng, những quán cà phê cóc đơn giản chỉ là những chiếc ghế nhựa kê san sát nhau làm cho con người ta trở nên bình dị hơn, gần nhau hơn như hơi thở, phong vị riêng của thành phố. “Người đi chốn xa thương về cố đô”, ngoài dòng sông Hương thơ mộng, những lăng tẩm, chùa chiền, người ta cũng mường tượng đến hình ảnh một góc quán quen bên đường, đến những câu chuyện chóng quên cùng bạn bè bên ly cà phê, những vần thơ chợt lóe lên trong đầu giữa không gian rất thơ của Huế,…Có thể nói không quá rằng, cà phê quán cóc là một phần nhịp sống của con người xứ Huế, là một nét văn hóa đất Cố đô.
HIẾU MINH
Bạn bè Quốc tế
nghĩ gì?
Bánh Huế
Văn hóa ẩm thực là nét đặc trưng nổi bật của xứ Huế, khiến bao người dẫu chỉ thưởng thức qua một lần đều phải nhớ mãi. Và những loại bánh Huế là một trong những nét đặc sắc ấy. Ở đây có hàng trăm loại bánh ngon, trong đó phải kể đến bánh lọc, bánh nậm, bánh bèo, bánh ram ít... Mỗi loại bánh lại có một cách làm và ý nghĩa riêng thể hiện tấm lòng của con người cố đô. Nếu có dịp đến với vùng đất này, chúng ta đừng quên dành một khoảng thời gian để thưởng thức bằng miệng, bằng mắt và bằng tai nữa, như thế mới có thể tận hưởng hết những hương vị đậm đà của nó. Bởi bánh Huế là những tác phẩm vừa cầu kỳ sang trọng vừa dân dã làng quê, như một điểm nhấn trong nghệ thuật làm bếp của người nội trợ đất kinh kì.
Địa chỉ tham khảo :
- Quán bèo nậm lọc bà Đỏ (71 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Huế) (84 54) 3541182 - Quán Tranh bèo nậm lọc (Đường Chi Lăng, Huế) (84 54) 3531866 - Quán gốc bánh bèo Bà Cư Cung An Định (23/177 Phan Đình Phùng) (84 54) 3832890 - Bánh bèo nậm lọc Mợ (Đường Điện Biên Phủ, Huế)
LỆ QUYÊN
Andrew (Úc) Món ăn Huế rất ngon và phong phú. Tôi thích nhất là bia Huda, cocktail, cá và các loại canh, soup ở đây. Tuy nhiên, tôi lại không thích ăn cay trong khi các món ăn ở đây lại quá nhiều tiêu và ớt…
Linh, Uy (T.Quốc) Ở Huế cũng được vài tháng rồi nên chúng tôi ăn được khá nhiều món ăn đặc sản như các loại bánh Huế, cơm hến, chè cung đình,… Giá cả thì bình dân, khá rẻ. Tuy nhiên, chúng tôi ăn không quen nước mắm ở đây.
George, Sally (Anh) Chúng tôi ăn chay, các món chay ở Huế rất khác so với đất nước chúng tôi nhưng không quá cay và khá dễ chịu. Bia Huda cũng là thứ nước uống đáng thưởng thức.
Avier (Pháp) Những món ăn ở Huế không tệ tí nào. Tôi thích thú với rượu ở đây, đồ ăn khá ngon, không chê vào đâu được!
HUỲNH BÔNG - HỒNG NHUNG
ẢNh: Lệ Quyên
Huế là thành phố vốn nổi tiếng nhất cả nước về các đặc sản ẩm thực. Nhưng trong nước là vậy, còn đối với những du khách nước ngoài, họ nghĩ gì về món ăn Huế. Phóng viên đã có những cuộc phỏng vấn với một số khách du lịch đến từ nhiều nơi trên thế giới để biết cảm nhận của họ về ẩm thực chốn cố đô này!
Ảnh: Lệ Quyên
THỨ NĂM - 20/12/2012
12
PHÓNG SỰ ẢNH Ảnh: Minh Hiếu Duy Nhân
Nón bài thơ xứ Huế
“ …Sao anh không về thăm quê em/ Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên/Bàn tay xây lá, tay xuyên nón/Mười sáu vành, mười sáu trăng lên…” ( Nguyễn Khoa Điềm). Hàng trăm năm nay, nón lá không chỉ là vật dụng thân thiết trong cuộc sống, để che mưa che nắng, mà nó đã trở thành đặc sản văn hóa của người dân xứ Huế. Với chiếc “nón bài thơ” làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng, thướt tha của những người phụ nữ xứ mộng mơ. Nghề làm nón lá hình thành và phát triển ở Huế từ hàng trăm năm nay, với rất nhiều làng nón nổi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa, Tây Hồ, Mỹ Lam…Nón lá Huế có rất nhiều loại tùy thuộc vào loại lá nón hay cách sắp xếp lá như: nón lá kè, nón Người Phú Hồ tự hào vì nón lá của làng quê nghèo được khách hàng nhiều nơi ưa chuộng, ba lớp, nón bài thơ, nón 2 lớp và đặc biệt là và tự hào vì họ vẫn sống được với nghề nón thống, nhất là với thế hệ trẻ. nón Gò Găng được kết hợp hài hòa giữa nón bài thơ của xứ Huế và nón ngựa ngày xưa ở vùng đất Bình Định. Nếu làm chuyên thì mỗi ngày một người thợ chằm được từ 3 đến 5 chiếc nón tùy thuộc vào tay nghề hay thời gian làm viêc của từng người. Giá cả trên thị trường của một chiếc nón thành phẩm từ mấy chục nghìn đồng một chiếc nón hai lớp bình thường cho đến trên một trăm nghìn một chiếc nón Gò Găng cầu kỳ.
Lá cọ là nguyên liệu chính để làm nón.
Lá nón được ủi nhẹ nhàng cho thẳng thớm trên bếp lửa. Ủi lá không khó nên các em nhỏ có thể giúp mẹ làm công việc này.
Theo chị Ngô Thị Sen ở làng chuyên chằm nón bài thơ Phú Hồ ( Phú Vang, TT Huế ) cho biết, trước đây người dân vùng này mưa sinh chủ yếu bằng nghề chằm nón bài thơ để bán. Nhưng bây giờ số lượng người còn bám trụ với nghề chỉ đếm được trên đầu ngón tay, đa số là những
người già có thâm niên làm nón mà tuổi nghề xấp tuổi đời hay một số làm phụ để kiếm thêm thu nhập lúc nhàn rỗi. Còn những người trẻ tuổi người đi học để làm ông này bà nọ, kẻ bỏ xứ đi làm ăn xa. “O chằm nón ri là được bốn mươi mấy năm ruồi, lúc trước cả làng ni từ nhỏ tơi lớn
đều chằm nón hết nhưng giờ chừ thì hiếm lắm. Giá nguyên liệu thì ngày càng cao, thời giờ với công sức bỏ ra thì nhiều mà người mua thì ngày càng ít. Làm răng sống cho nổi mà theo nghề”, O Nguyễn Thị Khá ( làng Mỹ Lam, xã Phú Mỹ, Phú Vang) ngao ngán nói.
PHÓNG SỰ ẢNH
THỨ NĂM - 20/12/2012
Các o tranh thủ thời gian rảnh rỗi để chằm lá – công đoạn khó nhất và đòi hỏi những mũi kim khéo léo từ đôi tay lành nghề.
13
Cuối cùng chiếc nón sẽ được kiểm tra cẩn thận và hoàn thiện trước khi tung ra thị trường.
Nón lá được bày bán khá phổ biến, giá mỗi chiếc nón được bán với giá từ 15 đến trên 50 Nón lá là vật che nắng che mưa, là chiếc quạt tay những lúc nóng nực của người lao động. ngàn đồng.
Chị Sen đang “nứt” vành nón, đây là công đoạn cuối cùng trước khi hoàn thành sản phẩm.
“Ai vô xứ Huế mộng mơ. Nhớ mua chiếc nón bài thơ làm quà.” Nón bài thơ từ bao giờ đã trở thành món quà quen thuộc của du khách mỗi khi đến với cố đô.
THUỲ VÂN
14
5
DU LỊCH
THỨ NĂM - 20/12/2012
địa điểm du lịch tiềm
Top năng của cố đô Huế 1. Làng cổ Phước Tích
Ảnh: Hạnh Nguyên
Nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, cách thành phố Huế khoảng 40km về phía Bắc. Làng cổ Phước Tích nép mình bên bờ sông Ô Lâu hiền hoà cổ kính như một bảo tàng sống động của văn hóa làng quê Việt được lưu giữ nguyên vẹn qua hàng trăm năm nay. Đây là ngôi làng thứ 2 của Việt Nam được Bộ VH-TT&DL xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 2009. Đến Phước Tích du khách như lạc vào không gian xanh của những khu vườn và những cây cổ thụ nhuốm màu thời gian. Cây thị đầu làng đã gần 500 năm tuổi, chu vi gốc hai người ôm không xuể, hay như cây hoàng lan trên 100 năm tuổi vẫn nở hoa đúng mùa thơm ngát cả vùng quê. Đặc biệt là hàng chục đình, chùa, miếu phục vụ đời sống văn hóa cộng đồng có dấu tích của nền văn hóa Chăm cổ. Thú vị hơn là du khách sẽ được thưởng thức những đồ gốm cổ với những hoa văn tinh xảo và có thể thử làm “thợ gốm” bằng cách xoay gốm truyền thống cổ xưa của người dân Phước Tích. Nép mình dưới những bóng cây cổ thụ là một quần thể nhà rường cổ với mật độ dày đặc hơn cả Cố đô Huế. Trong làng có 117 ngôi nhà thì có đến 37 ngôi nhà rường có tuổi trên 100 năm, cùng 12 nhà thờ họ, các đền miếu Ngôi nhà rường của làng cổ Phước Tích còn nguyên vẹn. Có 12 ngôi nhà rường thuộc loại đặc biệt quý hiếm, có tuổi thọ từ 150 – 200 năm, cột gỗ đen bóng thời gian, vì kèo, xuyên, trếng, hoành phi, bản khoa, cửa đố… chạm trổ tinh xảo không thua kém các công trình kiến trúc gỗ trong Hoàng cung triều Nguyễn.
2. Vườn Quốc gia Bạch Mã Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất thần kinh, Bạch Mã hiện ra mang vẻ đẹp trầm hùng, kỳ vỹ và ôn hòa. Bạch Mã được đánh giá là một trong những vùng khí hậu dễ chịu nhất của những nơi nghỉ mát trên vùng núi Đông Dương. Bởi nơi đây gần biển nên nhiệt độ mùa đông không bao giờ xuống dưới 400C và nhiệt độ cao nhất vào mùa hè ít khi vượt quá 260C. Bạch Mã còn giữ được hầu như nguyên vẹn những thảm thực vật phong phú và những cánh rừng nguyên sinh bát ngát. Rừng có các loại gỗ quý như Trò Chỉ, Giẻ Hương, Gõ, Tùng…. nhiều cây đường kính 80-100cm. Hệ thực vật phong phú và đa dạng có tới 1406 loại. Bạch Mã hội tụ trên 300 loại cây thuốc nam. Hệ động vật ở Bạch Mã có 931 loài bao gồm: 83 loài thú, 333 loài chim, 31 loài bò sát, 21 loài ếch nhái, 39 loài cá, 218 loài bướm, 178 loài côn trùng cánh cứng ăn lá, 28 loài mối. Có những loại thú hiếm còn tồn tại như gấu, báo. Hổ, sao la....đặc biệt bạch mã là nơi cư trú của loài chim Toàn cảnh thiền viện Bạch Mã quý như Trĩ Sao (đuôi dài 2m, cao 4.050cm) và gà lôi lam mào trắng. Vườn quốc gia Bạch Mã có cảnh quan thiên nhiên đẹp và khí hậu rất trong lành. Đây là tài nguyên du lịch sinh thái quý nhất của khu vực bạch mã, du khách sẽ có dịp khám phá nhiều đường mòn thiên nhiên kỳ ảo như: đường mòn Trĩ Sao, đường mòn Thác Đỗ Quyên, đường mòn Thác Ngủ Hồ, đường mòn Hải Vọng đài. Ảnh: Internet
3. Lăng Gia Long Lăng Gia Long hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng được xây dựng từ năm 1814-1820, nằm giữa quần núi Thiên Thọ gồm 42 đồi, núi lớn nhỏ thuộc xã Hương Thị, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là nơi yên nghỉ của vua Gia Long (1762-1820), vị vua đầu tiên trong số 13 đời vua nhà Nguyễn. Lăng Gia Long hoành tráng nhưng đơn giản như cuộc đời của một vị võ tướng, trước mặt là núi Đại Thiên Thọ, ngọn núi lớn nhất
DU LỊCH
THỨ NĂM - 20/12/2012
Ảnh: Hạnh Nguyên
làm tiền án, sau có ngọn núi làm hậu chấm, bên trái và bên phải có 14 ngọn núi là tả thanh long và hữu bạch hổ. Trong khuôn viên, trước mặt lăng có hồ bán nguyệt, sau hồ là sân chầu, tiếp đến là sân tế chia làm 6 bậc cao dần, cuối cùng là Bửu Thành, nơi đặt mộ phần của Vua và Hoàng hậu. Điều đặc biệt nhất lại là điều đơn giản nhất trong lăng là khu mộ đặt thi hài vua và hoàng hậu. Hai ngôi mộ nằm sát bên nhau biểu hiện tình cảm thủy chung cao đẹp giữa vua và hoàng hậu đã từng vào sinh, ra tử với nhau trong suốt cuộc đời chinh chiến. Đó là điểm độc đáo của lăng Gia Long mà không thấy ở một lăng vua Nguyễn nào khác. Vẻ đẹp u tịch của thiên nhiên với nét uy nghi của đồi núi, kiến trúc trong lăng khiến con người cảm thấy nhỏ bé. Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt vời về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc.
15
Cống vào lăng Gia Long
4. Huyền Không Sơn Thượng Huyền Không Sơn Thượng được biết đến là một ngôi chùa với quần thể kiến trúc Phật giáo tao nhã và không gian văn hóa cổ điển, những tấm đá khắc thư pháp đã phôi pha màu thời gian. Để đến với chùa du khách phải vượt qua nhiều quãng đường lên đồi xuống dốc mà hai bên là cảnh núi rừng thiên nhiên, tiếng suối chảy rì rào, sim, mua, tràm, chổi... ẩn hiện theo mùa, qua rừng tùng ngút ngàn, những cụm cổ thạch rêu phong, những bài thơ trên đá… Từ cổng chùa bạn sẽ bị thu hút bởi những tảng đá lớn, trên đó có dòng chữ thư pháp bay bổng. Du khách sẽ có cảm giác như lạc vào chốn bồng lai với những giỏ phong lan, những cội mai già, những gốc tùng bách bên thảm cỏ rêu phong khoe vẻ đẹp tao nhã hoang sơ cộng với kiến trúc sân vườn Huế độc đáo. Đến với Huyền Không Sơn Thượng là đến với cái vĩnh hằng của sự sống và tìm thấy sự bằng an thanh tịnh của lòng mình. Cảnh đẹp chốn bồng lai Huyền Không Sơn Thượng Những người yêu thích thư pháp hay những người khách phương xa vào các dịp lễ hội có thể tụ hội về chùa Huyền Không Sơn Thượng để cùng nhau đàm đạo, thưởng thức các nét bút tài hoa, bình thơ, ngắm gió trăng, mây núi và uống trà. Và cửa thiền Huyền Không, còn là một góc nhân văn của xứ Huế mộng mơ. Ảnh: Lê Niên
5. Phố cổ Gia Hội
Ảnh: Hoàng Yến
Phố cổ Gia Hội được các chuyên gia đánh giá như một Hội An giữa cố đô Huế, mang vẻ đẹp rêu phong, nét cổ kính đã nhuốm màu thời gian. Với nhiều công trình văn hóa đặc sắc, là sự cộng hưởng của hệ thống tôn giáo Ấn – Hoa - Việt - Chăm, tạo nên sức hút kì lạ nếu ai đó đã từng thả bước thong dong trên đường Chi Lăng, đường Bạch Đằng. Chi Lăng là một con đường của phố cổ Gia Hội còn được gọi với cái tên khác là “phố người Hoa”. Con phố này có nhiều kiến trúc văn hóa tâm linh của người Hoa như: chùa Chiêu Ứng, chùa Bà, chùa Quảng Đông đến Hội quán Triều Châu, Hội quán Phúc Kiến (và sau này được đổi tên thành Hội quán Quảng Triệu) đều được cộng đồng người Hoa xây dựng rất công phu, uy nghi và tráng lệ. Dọc đường Chi Lăng và đường Bạch Đằng sẽ bắt gặp những ngôi nhà cổ, được xây theo lối nhà Rường Huế. Có những ngôi nhà đã trải qua hai thế kỉ với những thăng trầm của lịch sử đất nước. Bốn nền văn hóa khác nhau đều mang đặc sắc riêng hòa trộn với nét đẹp cổ kính Nét đặc sắc kiến trúc của chùa Tàu ở phố cổ Gia Hội làm cho con phố cổ này có sức lôi cuốn kì lạ. Các kiến trúc tâm linh của người Việt như: Thanh Bình từ đường, nhà thờ nghề tổ ngành hát Tuồng, được nhà nước phong tặng di tích cấp quốc gia loại 1. Ngoài ra, thánh đường Thiên tiên thánh giáo là một nơi thờ cúng liêng thiêng của văn hóa Chăm, có kiến trúc xếp đá của người Chăm và vẫn còn nhiều bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu văn hóa.
HẠNH NGUYÊN - NGUYỄN HUYỀN
16
DU LỊCH
THỨ NĂM - 20/12/2012
“thành phố Sự mê hoặc ở... ” Ma
A
n Bằng - nổi Ảnh: Lê Niên tiếng với hàng trăm lăng mộ đồ sộ và kiến trúc chạm trổ tinh tinh xảo. Không chỉ có ý nghĩa tâm linh của thế giới cõi âm mà các lăng mộ này còn có giá trị về văn hóa, nghệ thuật. Đến “thành phố ma” bạn sẽ được khám phá những điều mới lạ, xếp vào đặc biệt nhất ở Việt Nam mà chỉ riêng mảnh đất thần kinh này mới có. Chúng tôi đi băng qua những cánh đồng lúa mới gặt xong, mùi lúa chín và rơm rạ hòa quyện vào nhau, cho ta cảm giác trở về với tuổi thơ. Phóng xa tầm mắt là mênh mông màu xanh của mây trời và màu nước của phá Tam Hệ thống lăng mộ đồ sộ ở An Bằng Giang. Nơi có những con đò nhỏ ở xa xa, bà để phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt bóng người chèo đò bé xíu như đang bị hút hơn. vào khoảng xanh vô tận. Để hiểu rõ hơn về kiến trúc lăng mộ Làng An Bằng cách thành phố Huế ở đây, chúng tôi tìm gặp ông Lê Đoàn là 40km, thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang, người đã làm 80% các lăng mộ của An Bằng. tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông được người trong làng gọi với cái tên Về đến làng An Bằng chúng tôi bị “bàn tay vàng”, được nhà nước tặng danh choáng ngợp trước một “hệ thống” lăng mộ hiệu “Nhà kiến trúc văn hóa”. Ông Đoàn cho nguy nga và lộng lẫy. Không chỉ đơn thuần biết: kiến trúc các lăng mộ được xây theo là ngôi mộ mà ở đây các lăng mộ được xây hệ thống mái che, có cổng, trụ, tường, đế, như một ngôi biệt thự dành cho người chết. hầu hết các ngôi mộ đều được khảm bằng Có những lăng mộ được xây cất với số tiền đá, và từ các vật liệu gốm sứ bình hoa, chén lên đến 2 tỷ đồng Việt nam. Sự đan xen của bát, thủy tinh … Chạm trổ nên những hoa màu sắc cộng hưởng với những đường nét văn như: Hình bộ tứ linh, Hạc đậu linh Quy, chạm trổ khảm sành tinh vi điêu luyện bởi mai lan cúc trúc, xuân hạ thu đông, Long Ly bàn tay khéo léo của các thợ kép đã cuốn Quy Phượng, Rồng chầu mặt Nguyệt, Điếu hút chúng tôi đến kì lạ. Ngư, đầu Rồng uốn lượn… và mỗi lăng mộ An Bằng vốn là một làng nghèo ven đều có nét đặc trưng riêng của nó nhưng biển làm nghề chài lưới, để thoát nghèo vẫn mang trong mình nét trầm tư Huế. nhiều người đã vượt biên ra nước ngoài để Để có được một tác phẩm kiến trúc sinh sống. Sau này khi đã giàu có họ trở về sống động, rực rỡ và có giá trị nghệ thuật làng để báo hiếu tổ tiên, bằng cách xây cho cao, các nghệ nhân rất tinh tế khi chọn chất dòng họ những lăng mộ nguy nga, tráng lệ. liệu và kết hợp chúng một cách ăn khớp. Để nhớ ơn tổ tiên, xuất phát từ quan niệm Đối với màu men dùng để khảm sành của người Việt là “mồ yên mả đẹp” cho ông thường có màu tươi sáng, rực rỡ. Các màu
đỏ tía, đỏ cánh sen, hồng nhiều thuộc gam màu nóng chủ đạo trong các bức tranh, màu đen chỉ sử dụng ở một số họa tiết nhất định như mắt rồng, mắt phượng, còn màu xanh phổ biến là xanh lam, xanh lục, xanh tím. Ông Đoàn còn cho biết thêm cũng bằng đó nguyên liệu và màu sắc nhưng nếu những người làm nghề lâu năm sẽ tạo ra nhiều bức tranh sống động khác nhau bằng sự sáng tạo và đôi mắt thẩm mĩ của họ. Không chỉ thỏa sức thưởng thức các tác phẩm khảm sành của các nghệ nhân khéo tay ở đất cố đô. Đến với An Bằng chúng ta còn được tham quan những ngôi chùa và nhà thờ bên bờ biển, được nghe tiếng sóng vỗ rì rầm, nước biển trong veo và hoang sơ như mê hoặc lòng người. Sáng tinh mơ sẽ nghe được những âm thanh sống động, nhịp nhàng của những người đàn ông chuẩn bị đẩy thuyền vô bờ sau một đêm chài lưới vất vả và tiềng cười của các bà, các chị vui mừng được mùa cá, tôm. Làng An Bằng hứa hẹn một tour du lịch khám phá lý thú, bởi nơi đây hội tụ đầy đủ các tiềm năng vừa đi du lịch khám phá mà còn có ý nghĩa về tâm linh.
HOÀNG YẾN - HUYỀN TRANG Ảnh: Nguyễn Huyền
Sự thống nhất trong văn hoá kiến trúc ở Việt Nam
HUẾ TODAY - CÙNG BẠN ĐỒNG HÀNH KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP ĐẤT CỐ ĐÔ
ẤN PHẨM DO KHOA BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - HUẾ PHỐI HỢP CÙNG GIẢNG VIÊN JAY HARTWELL ĐẾN TỪ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HAWAII - MỸ THỰC HIỆN.
Cố vấn: cô ĐINH KHẮC QUỲNH GIANG | Ban biên tập: NGUYỄN THỊ HUỆ - LÊ NGỌC HIỂN - TRẦN HIẾU MINH Thiết kế: NGUYỄN TRUNG AN - PHAN THỊ THUỲ DƯƠNG | Ban Thời Sự: LÊ NGỌC HIỂN (Trưởng nhóm) - NGUYỄN THỊ HUỆ - CAO THỊ HƯƠNG - NGUYỄN THỊ HOÀNG VÂN | Ban Phóng Sự - Ký Sự: ĐẶNG VĂN CƯƠNG (Trưởng nhóm) - NGUYỄN THỊ THU | Ban 360 Độ Huế: PHAN THỊ HOÀ (Trưởng nhóm) - TRẦN VĂN KHÁNH - PHAN THỊ THUỲ DƯƠNG - LÊ THỊ NIÊN - LƯỜNG THỊ HUYỀN TRANG - NGUYỄN THỊ THU HIỀN - NGUYỄN THUỲ LINH | Ban Ẩm Thực - Giải Trí: TRẦN HIẾU MINH (Trưởng nhóm) - NGUYỄN THỊ LỆ QUYÊN NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG - HUỲNH THỊ BÔNG | Ban Phóng Sự Ảnh: PHAN MINH HIẾU (Trưởng nhóm) - TRẦN THỊ THUỲ VÂN - VÕ DUY NHÂN | Ban Du Lịch: HOÀNG THỊ YẾN (Trưởng nhóm) - TRẦN THỊ HẠNH - NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG - NGUYỄN THỊ HUYỀN ẤN PHẨM LƯU HÀNH NỘI BỘ