20 minute read
Tài liệu tham khảo
1. Mắt – tiếp nhận
Như đã nói ở trên, ngành thiết kế đồ hoạ nói riêng, đa truyền thông nói chung là một ngành làm việc với các yếu tố thị giác (thông qua mắt), chính vì vậy, yếu tố quan trọng tiên quyết là bạn phải có một con mắt, dĩ nhiên rồi, ý tôi ở đây là một con mắt biết cảm thụ nghệ thuật.
Advertisement
Qua tiếp xúc với sinh viên, tôi nhận thấy rằng, các bạn sinh viên ở các khu vực thành thị (hoặc những bạn có điều kiện được tiếp xúc sớm hơn với CNTT, truyền thông, quảng cáo) có con mắt nghệ thuật tốt hơn so với các bạn ít được tiếp xúc. Đó là điều dễ hiểu, giả sử tôi yêu cầu các bạn vẽ hình ảnh một chiếc xe hơi, một bạn được tiếp xúc, nhìn nhiều hơn, sẽ có thể nắm bắt được các yếu tố, chi tiết, và có thể vẽ nó một cách chính xác hơn so với 1 bạn chưa từng nhìn hoặc nhìn ít hơn.
Mắt ở đây đại diện cho đầu tiếp nhận thông tin (input), mở rộng ra, bạn cần các giác quan khác như thính giác, khứu giác, xúc giác, …
Q: Đâu là bức tranh ấn tượng mặt trời mọc/ Phân biệt một số tác phẩm, quảng cáo
2. Tim – rung động
Ai sống cũng đều cần có tim cả, tim giúp chuyển máu nuôi khắp cơ thể, là bộ phận quan trọng giúp duy trì sinh mệnh. Đối với người làm nghệ thuật, tim còn quan trọng hơn thế nhiều. Tim ở đây là đại diện cho phương tiện cảm xúc, là sự rung động của tâm hồn khi tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng thông quan mắt, tai, mũi, lưỡi, tay, chân.
Một người làm nghệ thuật phải biết thưởng thức cái đẹp và biết rung động, đồng cảm, thấu hiểu. Một mẹo nhỏ cho các bạn, môn văn học chúng ta học cấp 2, cấp 3 khá liên quan đến yếu tố này
Q: Hãy cảm nhận bức tranh bên
Tôi đang đi trên đường cùng hai người bạn/ Hoàng hôn, bầu trời chuyển sang màu đỏ như máu/ Bỗng tôi thấy chán nản/ Đứng lại, tôi cảm giác mệt mỏi vô cùng/ Cả thành phố như chìm trong máu và lửa/ Các bạn tôi đã đi trước/ Chỉ còn mình tôi run rẩy, sợ hãi/ Tôi nghe như có tiếng thét lớn trong thiên nhiên - Em
3. Não – phân tích, tư duy
Sau khi đã tiếp nhận thông tin và cảm nhận nó, thì việc phân tích và tư duy là công việc tiếp theo chúng ta phải làm. Đã khi nào bạn tự hỏi, tại sao bức tranh kia đẹp, tại sao quảng cáo kia xấu, làm thế nào để có thể làm được thứ này, thứ kia,…
Hãy tập cho mình một thói quen luôn phân tích, tư duy với mọi thứ diễn ra trước mắt chúng ta bằng các câu hỏi: Để làm gì, cái gì, như thế nào, tại sao, …
4. Tay – thực hành
Và đây có lẽ là điều mà các bạn mong chờ nhất, đến lúc thực hành rồi. Có nhiều sinh viên khi yêu cầu thiết kế đã tiến tới bước này luôn trong khi chưa trả qua 3 bước trên. Tôi hay nói các bạn ấy là như thế không khác gì đi lạc trong khu rừng tối đen vậy. Mắt bạn bị bịt kín, không biết đường, tim bạn không thể cảm nhận nơi đó an toàn, nguy hiểm, thơ mộng hay dữ dội, và não bạn thì không thể phân tích rằng tôi cần làm gì, tôi cần đi đâu, và làm như thế nào. Bạn sẽ mãi mãi bị lạc trong khu rừng đó, cũng giống như thiết kế của bạn sẽ luôn đi vào bế tắc nếu cứ cắm đầu vào làm. Điều này làm tôi nhớ đến một câu nói trong phim thằng Bờm: Tay làm đầu phải nghĩ
Và tất nhiên, bạn không thể chỉ sử dụng tay để thiết kế được, bạn cần các công cụ, đó là các phần mềm, các thiết bị hỗ trợ. Và kể cả việc dùng chúng như thế nào thì cũng cần phải có tư duy, cần có cả 3 yếu tố trên
BÀI TẬP ỨNG DỤNG
Bài tập 1: Có loại hình nghệ thuật, đặc điểm của chúng là gì, nêu một số tác phẩm tiêu biểu của mỗi loại hình
Bài tập 2: Sự giống và khác nhau của ngành thiết kế đồ hoạ (Graphic design) và ngành thiết kế truyền thông đa phương tiện (Multimedia), các lĩnh vực, ngành nghề trong đó là gì, nêu một số sản phẩm
Bài tập 3: Tác phẩm dưới đây được tạo ra bằng cách nào, hãy tạo ra một tác phẩm của riêng mình và đặt tên cho nó
BÀI 2
CÁC TRƯỜNG PHÁI HỘI HOẠ
I. CÁC THUẬT NGỮ
1. Hội hoạ là gì
Hội họa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật. Thông thường, công việc này do họa sĩ thực hiện. (Họa sĩ là từ dùng để chỉ những người coi hội họa là nghề nghiệp của mình). Kết quả của công việc đó là các tác phẩm hội họa hay còn gọi là các tranh vẽ. Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất. Nói cách khác, hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sĩ.
Cueva de las Manos, (Hang của những bàntay)Argentina
Cách đây 30000 năm, con người đã phát minh ra các dụng cụ để vẽ tranh và không ngừng cải tiến trong các thế kỷ tiếp theo. Người Ai Cập khoảng 5000 năm trước, đã phát huy kỹ thuật vẽ tranh của riêng mình bằng cách sơn màu nước trên bùn thạch cao hay đá vôi.
2. Trường phái nghệ thuật Song hành cùng quá trình phát triển văn hóa, lịch sử của con người, hội họa cũng sở hữu một tiến trình đặc trưng. Hội họa trải qua những bước đi đầu tiên với các hình vẽ trên vách hang động của người nguyên thủy, là những hình vẽ sơ khai nhất của con người về thế giới quan. Bằng sức mạnh của trí tưởng tượng, loài người tiến đến thời kì hội họa cổ điển (còn gọi là hội họa giá vẽ, hội họa hàn lâm) với quy chuẩn nghiêm ngặt như: phải vẽ trong xưởng, tranh phải dùng màu vẽ và vẽ trên một bề mặt phẳng, tả chi tiết, đúng các tiêu chí về mặt bố cục, nội dung...Qua nhiều diễn biến lịch sử cùng sự phát triển của khoa học, hội họa phát triển đa dạng và không còn "gò bó" trong những giới hạn của hội họa cổ điển.
Hội họa phân nhánh qua các "trường phái hội họa". Ở đây, thuật ngữ “trường phái” dùng để chỉ một phong cách mà trong đó phân loại một nhóm các họa sỹ có chung những kỹ thuật vẽ tranh và phương pháp thể hiện. Trong thời gian từ cổ điển đến hiện nay, đã có rất nhiều trường phái hội họa ra đời góp phần làm thay đổi quan điểm về thẩm mỹ của thế giới.
Minhhoạ các trường phái hội hoạ hiện đại
II. CÁC TRƯỜNG PHÁI HỘI HOẠ HIỆN ĐẠI
1. Trường phái ấn tượng - Impressionism (1874- 1886) Ấn tượng (tiếng Pháp: Impressionnisme; tiếng Anh: Impressionism) là một trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại Paris (Pháp) vào cuối thế kỷ 19. Trường phái ấn tượng đánh dấu một bước tiến quan trọng của hội họa. Cái tên "ấn tượng" do các nhà phê bình gọi theo một bức tranh nổi tiếng của Claude Monet: Impression, soleil levant (Ấn tượng mặt trời mọc) Ở Pháp vào thế kỷ 19, giới hội họa gần như bị bao vây bởi các quy tắc quá cứng nhắc. Một nhóm họa sĩ trẻ đã cố gắng để phá vỡ truyền thống, bằng cách tránh xưởng vẽ và những giá trị cũ của nó, họ thu nhận những hiệu ứng thị giác từ phong cảnh, ánh sáng và những hiện tượng tự nhiên.
Năm 1874, một triển lãm ẩn danh gồm 30 người được thành lập tại Paris, họ trưng bày các tác phẩm của mình. Hình thức, chủ đề và kỹ thuật của các tác phẩm trong triển lãm rất mới lạ nhanh chóng gây được tiếng vang khắp Paris. Thuật ngữ “Trường phái Ấn tượng” xuất phát từ cuộc triển lãm này, Trong các cuộc triển lãm tiếp theo, họ chỉ đơn giản ký tên là “Trường phái Ấn tượng”, đó là cách trường phái Ấn tượng ra đời (thông qua việc đặt tên không chính thức).
Đặc điểm: Những bức tranh thuộc trường phái ấn tượng được vẽ bằng những nét cọ mảnh, nhỏ, song vẫn có thể nhìn thấy rõ, bố cục thoáng, kèm theo sự pha trộn không hạn chế giữa các màu với nhau và nhấn mạnh độ miêu tả chính xác về sự thay đổi chất lượng của ánh sáng trong tranh (thường để làm nổi bật rõ ảnh hưởng của dòng thời gian), vật mẫu đời thường, và góc nhìn khác lạ. Hai ý tưởng đáng chú ý trong trường phái này là: bức tranh được vẽ rất nhanh với mục đích là ghi lại một cách chính xác tổng quan của khung cảnh.Tiếp theo sau là thể hiện một cái nhìn mới,nhanh và không định kiến; khác với trường phái hiện thực,tự nhiên.
Một số hoạ sĩ tiêu biểu: Mary Cassatt, Edgar Degas, Max Liebermann, Claude Monet, Berthe Morisot, Camille Pissarro, Pierre-Auguste Renoir, Zinaida Yevgenyevna Serebryakova, Alfred Sisley,
Một số hoạ sỹ ảnh hưởng của Ấn tượng và sau này phát triển thành trường phái khác: Vincent van Gogh, Paul Cezanne (tuy sau này đã rời bỏ phong trào), Édouard Manet (tuy Manet không xem mình thuộc phong trào),
Đêm đầy sao trên sông Rhone – Van Gogh
Sự phát triển của Trường phái Ấn tượng Trường phái Ấn tượng đã tạo ra những bước đột phá. Về chủ đề, trường phái Ấn tượng đã phá vỡ những chủ đề tôn giáo và lịch sử truyền thống, họ đã thể hiện những cảnh đẹp của cuộc sống hiện thực. Về màu sắc, họ đã phân tích chính xác hơn những ảnh hưởng của màu sắc và ánh sáng trong tự nhiên, dần dần khám phá ra nguyên tắc bổ sung của màu sắc, bên ngoài là các nét vẽ tự do, không giới hạn các chi tiết của tranh và nhấn mạnh phong cách cá nhân của họ.
Phụ nữ Tahitian bên bờ biển – Paul Gauguin
Ánh sáng và màu sắc của trường phái Ấn tượng trong các tác phẩm Monet là đại diện tiêu biểu và là thủ lĩnh của trường phái Ấn tượng, ông đã gắn bó với phong cách của nó trong suốt cuộc đời của mình. Mặc dù bị chế giễu và nhạo báng, ông vẫn kiên định con đường mình đã chọn. Ông quan sát, nghiên cứu kỹ hơn, cảm nhận về màu sắc và vẻ đẹp tự nhiên hơn.
Nhà ga– Claude Monet
Những bức tranh thuộc trường phái Ấn tượng được vẽ bằng những nét cọ cụ thể, rõ ràng, sự pha trộn không hạn chế giữa các màu với nhau và nhấn mạnh đến sự thay đổi của độ sáng trong tranh.
Do đó cảnh quan, cả trong thị trấn và vùng nông thôn đã trở thành đối tượng tự nhiên và có ảnh hưởng nhất đối với họa sĩ trường phái này.
Camille trước cảnh sông nước Bennecourt– Claude Monet Phố– Claude Monet
Sự phát triển của trường phái Ấn tượng đã tạo ra một bước đột phá, nó đã thay đổi những chủ đề tôn giáo, văn học và lịch sử nhàm chán. Hiệu suất của ánh sáng và màu sắc là một bước đột phá lớn trong lịch sử hội họa. Các tác phẩm theo trường phái Ấn tượng thể hiện bữa tiệc thị giác độc đáo, mang đến cho người xem trải nghiệm thị giác mới. Tuy không tồn tại mãi mãi nhưng ảnh hưởng của nó đối với các thế hệ mai sau sẽ không bị suy yếu trước những biến động của thời đại.
2. Trường phái hậu ấn tượng Hậu Ấn tượng là tên gọi chung để chỉ tới những nghệ sĩ thuộc thời kỳ sau trường phái Ấn tượng. Bốn họa sĩ nổi bật nhất giai đoạn, Paul Cézanne, Paul Gauguin, Vincent Van Gogh và Georges Seurat với bốn phong cách khác biệt đã làm phong phú và đa dạng một thời kỳ ngắn ngủi nhưng đầy vang dội của nghệ thuật, báo hiệu cho các trào lưu sẽ nở rộ ở thế kỷ 20.
Hậu Ấn tượng thực chất không phải một trường phái nghệ thuật chính thống. Nó là tên gọi chung của một nhóm nhỏ họa sĩ độc lập với mong muốn khắc phục những điểm hạn chế của trường phái Ấn tượng vào cuối thế kỷ 19. Họ hình thành nhiều phong cách hội họa mới, tập trung vào yếu tố cảm xúc, kết cấu cùng tôn giáo còn thiếu sót trong Trường phái Ấn tượng. Những tìm tòi của nghệ sĩ Hậu Ấn tượng là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của hội họa đương đại sau này.
Trường phái Ấn tượng là phong trào mở đường cho hội họa đương đại. Như những trào lưu nghệ thuật khác, trường phái Ấn tượng sớm được công chúng đón nhận và trở nên phổ biến, tuy nhiên, thế hệ họa sĩ lâm thời dần nhận ra những yếu điểm của nó. Hàng loạt những gương mặt nổi bật của trường phái Ấn tượng như Vincent Van Gogh, Paul Cézanne, Paul Gauguin và Georges Seurat đã phá bỏ mọi rào cản để tự do sáng tạo, qua đó đặt nền móng cho hội họa thế kỉ 20. Thuật ngữ 'Hậu Ấn tượng' được trích từ tên buổi triển lãm 'Manet và những nghệ sĩ hậu ấn tượng' được tổ chức tại Luân Đôn vào mùa đông năm 1919 bởi họa sĩ kiêm nhà phê bình Roger Fry. Mặc dù tên gọi có điểm tương đồng, bản chất hai trường phái là hoàn toàn đối lập.
VINCENT VAN GOGH (1853-1890) 'View of Arles-Orchard in Bloom with Poplars', 1890 (tranh sơn dầu trên chất liệu canvas
• Paul Gauguin (1848-1903)
Cloisonnism, Synthetism và Symbolism là những thuật ngữ được sử dụng bởi các nghệ sĩ theo trường phái Hậu Ấn tượng, trong đó có Paul Gauguin.
Thuật ngữ Cloisonnism được đưa ra bởi nhà phê bình Edouard Dujardin. Nó phản ánh kỹ thuật làm đồ kim hoàn mà cụ thể là kỹ thuật khảm bề mặt đá với lớp men tráng màu 'cloisonné' ('cloinson' trong tiếng pháp mang nghĩa 'khung viền'). Hiệu quả thị giác mà nó đem lại mang nét tương đồng với những bức họa có đường nét sắc sảo cùng màu sắc hài hòa của Gauguin.
Với kỹ thuật Synthetism, người nghệ sĩ mong muốn truyền tải cảm xúc của mình qua từng chi tiết bằng cách tối giản hóa các nét vẽ và phóng đại màu sắc được sử dụng trong tranh nhằm nâng cao giá trị biểu cảm của nó, là phương tiện giúp người nghệ sĩ truyền tải tâm tư và tình cảm. Cũng bởi vậy, Gauguin dần được biết tới là họa sĩ theo phong cách 'Symbolism'.
'The Yellow Christ' là một trong những tác phẩm Hậu Ấn tượng tiêu biểu của Gauguin. Xuất hiện trong tranh là khung cảnh những người phụ nữ Brento truyền thống đang cầu nguyện bên đường. Một số nhà phê bình cho rằng bức tranh là tiền thân của chủ nghĩa biểu tượng, đồng thời là nỗ lực của tác giả để thu hút sự chú ý của dân chúng về những vấn đề tôn giáo nhức nhối đang diễn ra lúc bấy giờ. Được truyền cảm hứng từ hình ảnh cây thánh giá bằng gỗ tại một nhà thờ vùng Tremalo, Gauguin đã đưa nó vào như chủ thể của bức họa. Ngoài ra, ông còn sử dụng kỹ thuật tối giản hóa, kết hợp các nét vẽ đậm cùng những gam màu táo bạo nhằm đạt tối đa hiệu quả biểu cảm.
AUL GAUGUIN (1848-1903) 'The Yellow Christ', 1889 (tranh sơn dầu trên chất liệu canvas)
Sự nghiệp hội họa của Gauguin có thể chia làm hai giai đoạn lớn: giai đoạn đầu ông vẽ nhiều về khung cảnh vùng quê Port Aven mộc mạc tại Brittany, giai đoạn sau, ông dành phần lớn thời gian tại hòn đảo nguyên sơ Marquesas thuộc Thái Bình Dương. Thông qua các tác phẩm hội họa thuộc hai giai đoạn trên, Gauguin đã chứng minh năng lực biểu cảm tiềm ẩn của sắc màu, là tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa Dã thú.
PAUL GAUGUIN (1848-1903) 'Tahitian Landscape', 1893 (tranh sơn dầu trên chất liệu canvas)
• Vincent Van Gogh (1853-90)
Mắc dù đã thừa nhận giá trị nhất định của trường phái Ấn tượng, Vincent Van Gogh vẫn bác bỏ nhận định của các nghệ sĩ thuộc trường phái về cùng hiệu quả của sắc màu và ánh sáng tự nhiên tới tác phẩm. Những tìm tòi của Van Gough về mặt tôn giáo và xúc cảm trong hội họa có ảnh hưởng tích cực tới chủ nghĩa Biểu Tượng.
VINCENT VAN GOGH (1853-1890) 'Wheatfield with Crows', 1890 (tranh sơn dầu trên chất liệu canvas)
• Paul Cézanne (1839-1906)
Paul Cézanne tin rằng nghệ sĩ phái Ấn tượng đã đánh mất một trong những yếu tố căn bản tạo nên thành công của một tác phẩm hội họa. Đó chính là nghệ thuật thanh lọc và dung hòa các yếu tố thị giác. Ông nhận thấy kỹ thuật của nghệ sĩ phái Ấn tượng còn nhiều hạn chế bởi họ luôn trong trạng thái vội vã nắm bắt những khoảnh khắc ngắn ngủi. Cézanne mong muốn thực hiện những bức họa với kết cấu chặt chẽ, ''cô đọng và có giá trị lâu bền, như những bức họa được trưng bày trong viện bảo tàng'' .
PAUL CÉZANNE (1839-1906) 'The Château at Médan', 1880 (tranh sơn dầu trên chất liệu canvas)
Ông gọi những tác phẩm của mình là 'những công trình sau tự nhiên', trong đó, thế giới đa chiều được mô phỏng với những đường nét và màu sắc trên giấy vẽ. Cách mà Cézanne sắp xếp và bóc tách từng chi tiết kết hợp sử dụng những sắc màu biến tấu đã truyền cảm hứng cho thế hệ họa sĩ Lập thể về sau.
• Georges Seurat (1859-1891) Bất mãn với những hạn chế của trường phái Ấn tượng, đặc biệt là việc các tác phẩm thuộc trường phái thiếu độ chuẩn xác trong chi tiết hay nét vẽ, Georges Seurat đã phát triển kỹ thuật vẽ tranh Pointillism hay còn gọi là NeoImpressionism. Đây là phép pha màu xen kẽ cho phép người họa sĩ đem các chất liệu màu đặt cạnh nhau thành những chấm li ti để tạo nên hiệu quả từ xa.
Nhìn vào tác phẩm của Seurat, người thưởng thức sẽ thấy chúng mang hơi hướng của trường phái Ấn tượng thay vì Pointillism bởi các tác phẩm của ông thường được vẽ ngoài trời, sử dụng một kỹ thuật thuộc chủ nghĩa Ấn tượng để có thể nhanh chóng nắm bắt được ánh sáng cùng màu sắc tự nhiên.
Sau đó, Seurat sẽ mang bức vẽ trở lại phòng làm việc và chỉnh sửa nó theo phong cách Pointillism. Phương pháp này cho phép người họa sĩ tiếp cận tác phẩm một cách thận trọng và tỉ mẩn hơn, sử dụng những nét vẽ sắc sảo và tạo hình rõ nét mà vẫn giữ được hiệu quả ánh sáng cùng sắc màu thuộc trường phái Ấn tượng.
Thông tin cần ghi nhớ về trường phái Hậu Ấn tượng
- Hậu Ấn tượng là tên gọi chung của một nhóm nhỏ họa sĩ độc lập với mong muốn khắc phục những điểm hạn chế của trường phái Ấn tượng vào cuối thế kỷ 19. Những tìm tòi của nghệ sĩ Hậu Ấn tượng là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của hội họa đương đại sau này. - Các tác phẩm của Paul Gauguin có ảnh hướng lớn tới sự phát triển của trường phái Dã thú. - Các tác phẩm của Vincent Van Gogh có ảnh hưởng lớn tới trường phái Biểu hiện thế kỷ 20. - Các tác phẩm của Paul Cézanne có ảnh hưởng lớn tới xu hướng Lập thể vào đầu thế kỷ 20. - Kỹ thuật Pointillism của Seurat có tác động tới những nghệ sĩ có bước tiếp cận thận trọng hơn với hội họa, là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của trường phái Trừu tượng.
BÀI 4
NGOẠI KHOÁ: BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM
I. SINH VIÊN CHUẨN BỊ - Kiến thức: Ôn tập nội dung kiến thức bài 2, 3, về các trường phái hội hoạ trên thế giới và Việt Nam - Kỹ năng: o Chụp ảnh lấy tư liệu o Ghi chép o Phác hoạ tư liệu - Cách thức làm việc: Theo nhóm (từ 3-5 sinh viên)
II. NỘI DUNG NGOẠI KHOÁ - Lịch sử mỹ thuật Việt Nam từ thời cổ đại đến hiện đại o Mỹ thuật Tiền sử o Mỹ thuật Phong kiến (theo từng triều đại phong kiến) o Mỹ thuật cận – hiện đại - Chọn lọc tư liệu thiết kế làm thu hoạch
III. CÂU HỎI THU HOẠCH
Câu 1: Hãy nêu các tổng quan các giai đoạn mỹ thuật, và tác động của lịch sử tới nền mỹ thuật Việt Nam như thế nào? Các tác phẩm tiêu biểu của các giai đoạn đó là gì?
Câu 2: Nền mỹ thuật trong giai đoạn lịch sử nào khiến các anh/chị thấy ấn tượng nhất, hãy trình bày cụ thể về giai đoạn đó
Câu 3: Chọn ra các nguyên liệu thiết kế mà các anh chị thích, sử dụng kỹ năng chụp/ vẽ phác hoạ, xé, dán để tạo nên một tác phẩm mỹ thuật, đặt tên và thuyết trình cho bản mỹ thuật đó