1. Mắt – tiếp nhận Như đã nói ở trên, ngành thiết kế đồ hoạ nói riêng, đa truyền thông nói chung là một ngành làm việc với các yếu tố thị giác (thông qua mắt), chính vì vậy, yếu tố quan trọng tiên quyết là bạn phải có một con mắt, dĩ nhiên rồi, ý tôi ở đây là một con mắt biết cảm thụ nghệ thuật. Qua tiếp xúc với sinh viên, tôi nhận thấy rằng, các bạn sinh viên ở các khu vực thành thị (hoặc những bạn có điều kiện được tiếp xúc sớm hơn với CNTT, truyền thông, quảng cáo) có con mắt nghệ thuật tốt hơn so với các bạn ít được tiếp xúc. Đó là điều dễ hiểu, giả sử tôi yêu cầu các bạn vẽ hình ảnh một chiếc xe hơi, một bạn được tiếp xúc, nhìn nhiều hơn, sẽ có thể nắm bắt được các yếu tố, chi tiết, và có thể vẽ nó một cách chính xác hơn so với 1 bạn chưa từng nhìn hoặc nhìn ít hơn. Mắt ở đây đại diện cho đầu tiếp nhận thông tin (input), mở rộng ra, bạn cần các giác quan khác như thính giác, khứu giác, xúc giác, …
Q: Đâu là bức tranh ấn tượng mặt trời mọc/ Phân biệt một số tác phẩm, quảng cáo 2. Tim – rung động Ai sống cũng đều cần có tim cả, tim giúp chuyển máu nuôi khắp cơ thể, là bộ phận quan trọng giúp duy trì sinh mệnh. Đối với người làm nghệ thuật, tim còn quan trọng hơn thế nhiều. Tim ở đây là đại diện cho phương tiện cảm xúc, là sự rung động của tâm hồn khi tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng thông quan mắt, tai, mũi, lưỡi, tay, chân. Một người làm nghệ thuật phải biết thưởng thức cái đẹp và biết rung động, đồng cảm, thấu hiểu. Một mẹo nhỏ cho các bạn, môn văn học chúng ta học cấp 2, cấp 3 khá liên quan đến yếu tố này Q: Hãy cảm nhận bức tranh bên
Tôi đang đi trên đường cùng hai người bạn/ Hoàng hôn, bầu trời chuyển sang màu đỏ như máu/ Bỗng tôi thấy chán nản/ Đứng lại, tôi cảm giác mệt mỏi vô cùng/ Cả thành phố như chìm trong máu và lửa/ Các bạn tôi đã đi trước/ Chỉ còn mình tôi run rẩy, sợ hãi/ Tôi nghe như có tiếng thét lớn trong thiên nhiên - Em