TẠI SAO XƠ GAN LÀ MỘT VẤN ÐỀ?
Lá gan bị chai thì sẽ trở nên rất cứng và nổi u với các mô sẹo. Ðiều này làm cho
máu rất khó lưu thông qua gan. Việc này gây ra sự tích tụ hoặc áp lực ở một bên
của gan gây ra tăng áp lực bên trong các tĩnh mạch nối với gan.
Thử tưởng tượng một ống nhựa chứa
đầy nước mà bị xoắn ở một đầu. Ðiều này làm cho nước tích tụ và chảy ngược về phía vòi mở nước.
Một trong những tĩnh mạch bị ảnh
hưởng gọi là tĩnh mạch cửa, có trách
nhiệm đem máu tới gan. Khi áp lực nơi mạch máu này gia tăng, việc này gọi là Tăng áp tĩnh mạch cửa.
Việc này làm cho máu chảy ngược (giống như khi vòi nước bị xoắn) về lại lá lách.
Kích cỡ của lá lách bị tăng lên làm phá vỡ các tiểu cầu (một loại tế bào máu) làm
ảnh hưởng sự hữu hiệu của việc tạo cục máu đông (giúp cầm máu).
Ngoài việc gây khó khăn cho dòng máu, các mô sẹo cũng làm cho gan khó hoạt động hữu hiệu.
Vai trò của gan là lọc và loại bỏ các chất độc, tạo ra mật để tiêu hóa chất dinh dưỡng, kiềm chế việc đông máu và sản xuất các proteins quan trọng.
Khi gan không thể thực hiện các vai trò thiết yếu này, hậu quả là có nhiều độc chất sẽ thoát vào cơ thể, làm cho bệnh nhân bị chứng rối trí và khó tập trung.
Biến chứng của bệnh xơ gan
Người bị xơ gan có nguy cơ tiến triển thành ung thư gan và loãng xương. Ngoài ra
còn có biến chứng khác như tiểu đường loại 2 và suy thận.
4
2
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA XƠ GAN LÀ GÌ?
Có hai (2) giai đoạn của bệnh xơ gan – mất mát có bù đắp và mất mát không bù
đắp.
Xơ gan còn bù (compensated cirrhosis) thì thường có rất ít hoặc không có triệu chứng. Ðiều này là vì vẫn còn đủ các tế bào lành mạnh trong gan để gan làm việc.
Ở thời điểm này gan có thể ‘bù đắp’ hoặc đền bù cho sự tổn hại trước đó.
Tuy nhiên, nếu gan tiếp tục bị hư hại (do bệnh Viêm gan [Hepatitis] không được chữa trị, chế độ ăn uống nghèo nàn hoặc uống rượu) các tế bào gan lành mạnh sẽ trở nên căng thẳng và không còn hoạt động tốt được nữa.
Một số triệu chứng mà bệnh nhân có thể cảm thấy là mệt mỏi, chán ăn và sụt cân. Khi các tế bào gan lành mạnh bị chịu đựng quá sức, bệnh nhân có thể tiến triển từ xơ gan có bù thành xơ gan mất bù.
Xơ gan mất bù (decompensated cirrhosis) là bệnh rất trầm trọng. Những người mắc bệnh này nhận thấy có sự suy giảm sức khỏe nhanh chóng và sẽ trải qua các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy gan.
5
3
DẤU HIỆU CỦA XƠ GAN MẤT BÙ
Chảy máu phình tĩnh mạch thực quản
Với bệnh xơ gan, máu không còn chảy dễ dàng qua gan. Ðiều này làm tăng áp lực tĩnh mạch đưa máu vào gan (tĩnh mạch cửa), làm cho máu tràn ra các tĩnh mạch nhỏ xung quanh gan, làm chúng phình to ra để chứa lượng máu lớn này. Việc tăng áp lực này còn ảnh hưởng đến các mạch máu lớn trong thực quản (đường nuốt), làm cho chúng cũng phình to ra.
Những chỗ mạch máu giãn ra được gọi là phình tĩnh mạch. Phình tĩnh mạch rất nguy hiểm vì chúng mong manh và có thể bị vỡ làm mất nhiều máu. Chảy máu phình tĩnh mạch hay xảy ra ở người có tĩnh mạch to hay xơ gan giai đoạn cuối và có thể gây chết người.
Chảy máu phình tĩnh mạch cần được cấp cứu. Nếu quí vị nôn ra máu, hay thấy phân màu đen và dính, cần đến ngay khoa cấp cứu gần nhất.
Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản
Thực quản
Gan bị chai
Tĩnh mạch cửa
Dạ dày
Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản Tĩnh mạch giãn chảy máu
6
4
Bệnh não (Rối loạn tâm thần)
Khi bị xơ gan, thì gan không thể lọc chất độc ra khỏi cơ thể. Khi việc này xảy ra, các chất độc như ammonia có thể đi vào não và gây ra chứng rối trí (confusion). Việc này gọi là bệnh não.
Các giai đoạn sớm của bệnh não làm ảnh hưởng đến chu kỳ thức-ngủ. Quý vị có thể nhận thấy rằng mình khó ngủ vào ban đêm nhưng rất buồn ngủ vào ban ngày.
Quý vị hoặc người thân cũng có thể nhận thấy có các thay đổi về tâm tính và sự tập trung của quý vị. Tất cả các triệu chứng này có thể là giai đoạn sớm của bệnh não và quý vị cần nói với nhân viên y tế về điều này vào cuộc hẹn kế tiếp.
Bạn có thể được kê đơn thuốc để ngăn ngừa bệnh não xảy ra. Ðiều quan trọng là nếu được kê đơn, bạn phải dùng thuốc này thường xuyên.
Bệnh não có thể rất nghiêm trọng.
Nếu quý vị hoặc người thân nhận thấy rằng quý vị bị rối trí hoặc rất buồn ngủ, thì nên đến ban cấp cứu nơi bệnh viện ngay lập tức.
7
5
Cổ trướng
Áp lực tăng nơi tĩnh mạch gây ra do xơ gan cũng có thể gây ra sự tích tụ chất dịch trong ổ bụng. Việc này gọi là cổ trướng (ascites – đọc là e-sai-ti).
Bụng sẽ phình lớn ra và quý vị sẽ nhận thấy mình tăng cân bất ngờ.
Quý vị sẽ có thể cảm thấy khó chịu và khó ăn uống vì lúc nào cũng cảm thấy no.
Cũng có thể bị khó khở, nhất là khi nằm.
Cổ trướng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu dịch chất bị nhiễm trùng.
Nếu bất ngờ bị đau bụng hoặc sốt, quý vị cần đến ban cấp cứu nơi bệnh viện ngay lập tức.
Hoàng đản
Hoàng đản là chứng vàng da và tròng trắng của mắt chuyển sang màu vàng, do tích tụ của chất Bilirubin. Bilirubin là chất thường được lọc ra nếu gan lành mạnh.
Nếu lần đầu nhận thấy chứng này, có thể đó là dấu hiệu cho biết rằng gan bị suy yếu thêm hoặc bị nhiễm trùng. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu việc này xảy ra.
8
jcomp 6
QUẢN CHẾ BỆNH XƠ GAN
Dù bệnh xơ gan không chữa được nhưng quí vị có thể cùng hợp tác với các chuyên
gia y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe của gan và ngăn chặn quá trình phát triển
của bệnh. Quản chế bệnh xơ gan bao gồm việc tham dự cuộc hẹn với bác sỹ để
tầm soát, lấy thuốc khi cần và duy trì chế độ dinh dưỡng và ăn uống phù hợp.
Theo dõi Thường xuyên
Chụp Tầm soát Ung thư gan
Siêu âm gan và thử máu 6 tháng 1 lần là việc quan trọng để tầm soát ung thư gan.
Ðiều trị
Nếu tìm ra khối u sớm thì có thể chữa trị được. Vì vậy, điều rất quan trọng là phát
hiện và điều trị ung thư càng sớm càng tốt.
Việc quí vị tham dự đầy đủ các cuộc hẹn trên là rất quan trọng.
9
7
Sàng lọc Phình tĩnh mạch
Xét nghiệm nội soi cho biết quý vị có bị phình tĩnh mạch thực quản hay không. Giãn
nhẹ thì không cần điều trị nhưng quý vị cần làm xét nghiệm nội soi thường xuyên
để kiểm tra độ tiến triển của bệnh. Phình tĩnh mạch được điều trị bằng thuốc hoặc
thủ thuật thắt vòng thun (rubber band).
Thủ thuật Thắt vòng thun
Thủ thuật này được chỉ định khi tình trạng phình tĩnh mạch không thể điều trị bằng thuốc. Trong quá trình nội soi, bác sỹ sẽ dùng những vòng thun nhỏ thắt những búi tĩnh mạch thực quản bị giãn khiến cho những tĩnh mạch này thu nhỏ lại sau vài ngày. Thủ thuật này cũng có hiệu quả tương tự như dùng thuốc trong việc ngăn ngừa vỡ giãn tĩnh mạch cỡ lớn và trung bình. Tuy nhiên vẫn có nguy cơ tái phát nên quý vị vẫn cần làm xét nghiệm nội soi thường xuyên.
Sàng lọc Loãng xương
Một trong các biến chứng của Xơ gan là Loãng xương, làm tăng nguy cơ gẫy rạn xương.
Xương khỏe mạnh Loãng xương
10
Quý vị sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm đo mật độ xương. Nếu mật độ giảm (xương mỏng, yếu hay mất xương), bác sỹ sẽ yêu cầu quý vị dùng các biện pháp bổ sung như uống hoặc tiêm vitamin D và Canxi. 8
Rút dịch Cổ trướng
Nếu quí vị thấy bụng trương to hay quá khó chịu do cổ trướng thì có thể cần lấy dịch ra. Thủ thuật này được gọi là paracentesis hay chọc dịch ổ bụng. Khi quí vị cần thủ thuật đó, bác sỹ hay điều dưỡng sẽ giải thích rõ ràng hơn.
Chích vacxin
Người xơ gan có xu hướng dễ bị nhiễm các bệnh nhiễm trùng như cúm và viêm phổi. Chích ngừa thường xuyên sẽ giảm bớt nguy cơ nhiễm các bệnh này.
Chúng tôi cũng khuyên quí vị nên chích ngừa vacxin viêm gan siêu vi A và siêu vi B
để bảo vệ gan. Vì nếu nhiễm các bệnh này gan sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn.
Thận trọng khi phẫu thuật
Phải thận trọng nếu quí vị cần bất cứ loại phẫu thuật nào.
Quí vị nên cho bác sỹ phẫu thuật biết mình bị xơ gan và báo cho bác sỹ điều trị gan biết kế hoạch của bất kỳ cuộc phẫu thuật nào. Bởi vì một số cuộc phẫu thuật sẽ tạo nhiều áp lực cho gan và có nguy cơ dẫn tới suy gan.
Bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng cần được lên kế hoạch giữa quí vị và bác sỹ phẫu thuật để bảo đảm mức an toàn cao nhất.
11
9
Sử dụng thuốc
Có nhiều loại thuốc được bác sỹ kê toa
tại phòng khám gan. Ðiều quan trọng là quí vị uống thuốc theo đúng chỉ dẫn trong toa.
Thuốc cho tổn thương não (Encephalopathy)
Lactulose: lactulose là thuốc xổ dạng lỏng. Thuốc có tác dụng hút các chất
độc trong cơ thể và đào thải chúng ra ngoài qua phân khi đi cầu. Thuốc có thể làm tăng số lần đi cầu hàng ngày và thông thường quí vị cần đi cầu 2-3 lần phân mềm mỗi ngày.
Tuy việc đi cầu nhiều lần có thể gây bất tiện, nhưng quí vị vẫn phải tiếp tục uống thuốc này.
Nếu quí vị thấy phiền khi uống lactulose (đi cầu quá nhiều lần, tiêu chảy), đừng ngại mà hãy nói chuyện với điều dưỡng phòng khám gan, vì họ có thể điều chỉnh liều cho quý vị.
Rifaximin: là loại thuốc kháng sinh có thể làm giảm số lượng các hóa chất góp phần gây tổn thương não có trong đường ruột và trong máu.
Thuốc chữa Cổ trướng
Thuốc lợi tiểu: spironolactone (Aldactone) và frusemide (Lasix) là 2 loại thuốc giúp giảm bớt chất dịch dư thừa trong cơ thể. Chất dịch này được đưa ra ngoài cùng nước tiểu. Khi quí vị dùng các thuốc này, bác sỹ cần theo dõi chức năng thận (qua xét nghiệm máu) và điều chỉnh liều lượng thuốc nếu thuốc ảnh hưởng nhiều đến thận.
12
10
Thuốc chữa chảy máu phình tĩnh mạch
Thuốc hạ huyết áp có thể được dùng để giảm bớt nguy cơ vỡ phình tĩnh mạch. Nếu quí vị bắt đầu dùng thuốc này, huyết áp và nhịp tim cần được theo dõi. Nếu quí vị thấy chóng mặt khi bắt đầu dùng thuốc giảm huyết áp, hãy nói cho bác sỹ biết để
điều chỉnh liều lượng.
Thuốc bổ trợ
Bác sỹ có thể kê thêm vitamin D và canxi nếu quí vị thiếu vitamin D. Những thuốc
bổ trợ này cùng với chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp xương khỏe và giảm nguy cơ gãy xương.
Thuốc cho các chứng bệnh khác
Xơ gan có thể ảnh hưởng đến việc cơ thể đáp ứng với các loại thuốc khác. Nếu quí
vị được bác sỹ gia đình hay bác sỹ khác cho toa thuốc mới, điều quan trọng là quí vị phải cho bác sỹ biết là mình bị bệnh xơ gan.
Một số thuốc có thể không phù hợp với quí vị, hay cần phải dùng liều nhỏ hơn do chứng xơ gan. Hãy mang thuốc mới đến cuộc hẹn với bác sỹ phòng khám gan và cho họ biết rằng mình vừa được cho thuốc mới.
Nhiều loại thuốc bổ trợ và thảo dược có thể làm tổn thương gan và cần phải ngừng lại. Bác sỹ sẽ giải thích cụ thể cho quý vị.
13
11
Dinh Dưỡng
Dinh dưỡng tốt là rất quan trọng để hỗ trợ chức năng gan khi bạn bị xơ gan. Suy dinh dưỡng, giảm cân và teo cơ thường gặp ở những người bị xơ gan và điều này có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống hợp lý. Không phải tất cả những người bị xơ gan đều cần tuân theo cùng một chế độ ăn kiêng, vì vậy điều quan trọng là phải gặp chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại phòng khám gan và được cung cấp thông tin chế độ ăn uống cụ thể cho tình trạng của bạn.
Tôi có cần phải tuân theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt không?
Trong giai đoạn đầu của xơ gan, thường không cần chế độ ăn kiêng đặc biệt. Dinh dưỡng tốt có thể hỗ trợ chức năng gan và sức khỏe nói chung. Bạn nên tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, đồng thời duy trì cân nặng khỏe mạnh. Chế độ ăn uống của bạn nên bao gồm nhiều loại thực phẩm từ tất cả các nhóm thực phẩm bao gồm bánh mì và ngũ cốc, trái cây và rau quả, thịt nạc (và các lựa chọn thay thế như đậu lăng và các loại đậu), và sữa/các sản phẩm từ sữa (và các sản phẩm thay thế đậu nành). Mỗi nhóm thực phẩm cung cấp cho cơ thể bạn các chất dinh dưỡng thiết yếu, vì vậy điều quan trọng là không loại bỏ bất kỳ nhóm thực phẩm nào khỏi chế độ ăn uống của bạn.
Bệnh Gan mức độ nặng
Nếu bệnh xơ gan ở mức độ nặng hơn (Advanced Liver Disease - Bệnh Gan mức độ nặng), chuyên viên chế độ ăn uống sẽ đề nghị một chế độ chuyên biệt hơn nữa cho quý vị. Bệnh nhân thường trải qua các triệu chứng như ăn mất ngon, buồn nôn, giảm mức năng lượng hoặc dịch chất bị giữ lại ở chân (phù nề) hoặc bụng (cổ trướng). Các triệu chứng này thường dẫn đến khó ăn uống ở mức độ mà cơ thể cần đến, nhất là chất đạm (protein). Chế độ ăn uống nghèo nàn, cùng chức năng gan kém cỏi, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và mất cơ (nhất là ở tay và quanh vai, ngực và lưng). Nếu quý vị bị Bệnh Gan Mức độ nặng, điều rất quan trọng là nên thảo luận với bác sĩ và chuyên viên chế độ ăn uống. Họ có thể đề nghị một chế độ ăn uống có nhiều chất đạm và ít chất muối.
14
12
Nếu quý vị đã được khuyên nên theo chế độ ăn uống có nhiều chất đạm (protein), nên dùng nhiều thức ăn như: thịt, gà vịt, hải sản, trứng, sữa, sữa chua, phó mát, đậu hột (ví dụ hột điều), hạt, đậu lăng, các loại rau đậu và các sản phẩm từ đậu nành. Bác sĩ hoặc chuyên viên chế độ ăn uống cũng có thể đề nghị việc dùng thêm thức uống có bổ sung protein đặc biệt.
Nếu quý vị đã được khuyên nên theo chế độ ăn uống giảm muối (ít sodium), thì
không nên nêm muối vào thức ăn đang nấu hoặc khi ăn, và nên tránh thức ăn chế biến sẵn, thức ăn mua mang về hoặc gia vị mà có nhiều muối.
Hầu hết những người có Bệnh Gan Mức độ nặng đều nhận thấy rằng sẽ giúp ích
nếu chia ra vài bữa ăn nhỏ trong ngày, nhất là khi mình cảm thấy không ngon
miệng. Quý vị nên ăn 6 tới 8 bữa ăn nhỏ mỗi ngày, và ăn một món vặt lành mạnh
trước khi đi ngủ. Ðiều quan trọng là không được nhịn ăn quá 7-8 tiếng đồng .
Chế độ ăn giàu chất đạm (protein)
Nếu quí vị được khuyên tuân theo chế độ ăn giàu đạm, thì cần phải ăn nhiều thức ăn như các loại thịt, đồ biển, trứng, sữa, sữa chua, formai, các loại hạt, đậu, đậu lăng và sản phẩm từ đậu nành. Bác sỹ và chuyên viên dinh dưỡng có thể khuyến cáo quý vị uống thêm đồ uống bổ trợ đạm đặc biệt nếu cần.
Chế độ ăn ít muối (ăn nhạt)
Nếu quí vị được khuyên tuân theo chế độ ăn nhạt thì không nên thêm muối vào thức ăn khi nấu hay khi ăn, và tránh thức ăn nhiều muối như đồ chế biến sẵn, đồ nấu sẵn ở tiệm, hay các loại gia vị khác.
Hạn chế chất lỏng
Quí vị có thể được đề nghị hạn chế uống chất lỏng.
Bác sỹ sẽ nói khi nào quý vị cần hạn chế và lượng chất lỏng có thể dùng hàng ngày.
15
13
Cách để hẹn gặp một chuyên viên chế độ ăn uống?
Bác sĩ của quý vị hoặc y tá về gan có thể giới thiệu để quý vị gặp một chuyên viên chế độ ăn uống. Trong cuộc hẹn đầu tiên với chuyên viên này, họ sẽ thẩm định việc dinh dưỡng của quý vị, gồm có:
Cân thể trọng, đo chiều cao, tính Chỉ số Khối lượng Cơ thể của quý vị (BMI).
Họ cũng có thể đo lường sức mạnh tay nắm chặt của quý vị và kích cỡ cơ bắp ở cánh tay phía trên của quý vị.
Hỏi về các triệu chứng lâm sàng của quý vị vì có thể ảnh hưởng đến mức lượng ăn uống của quý vị.
Thẩm định các thức ăn uống mà quý vị dùng, về nhu cầu cụ thể của gan và bất cứ các bệnh trạng nào của quý vị.
Chuyên viên chế độ ăn uống sau đó sẽ cung ứng hướng dẫn thực tiễn về chế độ ăn uống và dinh dưỡng nhằm hỗ trợ chức năng gan và sức khỏe tổng quát của quý vị. Nhu cầu ăn uống của quý vị có thể thay đổi theo thời gian, do đó chuyên viên này sẽ tiếp tục theo dõi nhằm đảm bảo quý vị sẽ luôn có chế độ ăn uống tốt nhất cho gan.
16
14
Photo by Freepik
KẾ HOẠCH DINH DƯỠNG
Với những người xơ gan - loại bệnh gan mãn tính - ăn uống tốt là một
phần quan trọng của chăm sóc tổng thể.
THIẾU DINH DƯỠNG TỪ
MỨC TRUNG BÌNH ÐẾN
NGHIÊM TRỌNG LÀ PHỔ
BIẾN Ở BÊNH NHÂN XƠ
GAN
ÐẠM (PROTEIN) LÀ
CHẤT DINH DƯỠNG
TỐI QUAN TRỌNG CHO
NGƯỜI BỊ XƠ GAN
Triệu chứng thiếu dinh dưỡng:
giảm cân
giảm cơ bắp
da nhợt nhạt
rối loạn ý thức
rụng tóc
Thiếu dinh dưỡng có thể gây ra:
Suy giảm miễn dịch
Mệt mỏi
Lâu lành vết thương
tăng biến chứng sau phẫu thuật
Ðạm cần cho sự phát triển, trưởng thành, chữa lành và bảo trì các mô của cơ thể.
Khi chức năng gan kém đi thì khả năng tạo ra
chất đạm cũng kém đi. Cơ thể phải dùng chất đạm của cơ bắp để hoạt động, dẫn đến sự giảm bớt và yếu đi của cơ bắp.
CÁC VITAMIN VÀ CHẤT
KHOÁNG KHÁC
Bệnh nhân còn có nguy cơ thiếu:
Vitamin A,D,E,K, nhóm B
chất sắt
22
20
KẾ HOẠCH DINH DƯỠNG
Ăn thêm dưỡng chất không dễ dàng, nhất là khi quí vị không ngon miệng.
Những gợi ý để giúp ăn tốt hơn
thường.
Ăn thêm đồ ăn vặt (snacks) có nhiều dinh dưỡng giữa các bữa chính
Uống các loại nước bổ dưỡng
Hạn chế thức ăn ít calo và đồ uống dành cho người ăn kiêng
Ăn thức ăn giàu đạm và năng lượng
Ðể đồ ăn vặt sẵn xung quanh ( dễ ăn hơn nếu có sẵn đồ ăn)
Ăn nhiều loại thức ăn, mỗi loại một ít.
Ðồ ăn lạnh có thể hấp dẫn hơn
Thử các loại thức ăn yêu thích
Chọn đồ dễ ăn (kem, chè )
Nếu thấy buồn nôn:
Tránh bỏ bữa (bụng rỗng cũng làm tăng cảm giác buồn nôn)
Ăn và uống chậm, mút kẹo ngậm hay kẹo bạc hà
Nghỉ ở tư thế ngồi thẳng sau khi ăn
Mặc quần áo rộng rãi
Thở không khí trong lành.
Tránh đồ ăn nhiều gia vị, quá ngọt, nhiều dầu mỡ hay đồ chiên /rán
Tránh mùi nấu ăn.
Uống thường xuyên từng ngụm nước nhỏ
Tránh ăn quá no
Giảm bớt hay bỏ hẳn cà phê
Uống đồ uống lạnh có ga có thể giảm buồn nôn.
Ăn thêm đồ nhiều tinh bột như bánh qui, hạt ngũ cốc, bánh mì nướng với mật ong.
23
21
24 GHI CHÚ 22
25 Published by Hepatitis SA May 2023 Kaurna Country 3 Hackney Road, Hackney SA 5069 hepsa.asn.au Tel 08 83628443 SA Health has contributed funds to this program.